LA TranThiThuLan PDF

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 210

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM


HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
--------------------------------------

TRẦN THỊ LAN THU

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN


TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Hà Nội, 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
--------------------------------------

TRẦN THỊ LAN THU

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN


TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngành: Quản lý giáo dục


Mã số: 9.14.01.14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. LÊ PHƢỚC MINH

Hà Nội, 2019
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, những gì mà tôi viết trong luận án này là do sự tìm hiểu và
nghiên cứu của bản thân tôi. Mọi kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của các tác
giả đều có trích dẫn nguồn gốc cụ thể. Luận án này cho đến nay chưa được bảo vệ tại
bất kỳ một Hội đồng bảo vệ luận án Tiến sĩ nào ở trong nước cũng như ở nước ngoài,
và cho đến nay chưa được công bố trên bất kỳ một phương tiện thông tin nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì cam đoan ở trên.

Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2019


NCS. Trần Thị Lan Thu
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được Luận án này, tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Phước Minh đã trực tiếp hướng dẫn, đóng góp những ý
kiến quý báu cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện Luận án.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, cán bộ Khoa Tâm lý Giáo dục – Học
viện Khoa học Xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Xin chân thành
cảm ơn Vụ Giáo dục Đại học, tập thể Ban Giám hiệu, cán bộ quản lý, giảng viên và
sinh viên của Trường Đại học Mở Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà
Nội, Trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Đào tạo Trực tuyến của
Trường Đại học Mở Hà Nội đã hỗ trợ giúp đỡ, động viên để tôi hoàn thành luận án
này.
Với tất cả yêu thương dành cho gia đình.
Xin chân thành cảm ơn!

NCS. Trần Thị Lan Thu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ
ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC ................................... 7
1.1. Tình hình nghiên cứu về đào tạo trực tuyến ........................................................ 7
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý đào tạo trực tuyến trong các
trường đại học ........................................................................................................... 16
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC ............................................................................. 27
2.1. Đào tạo trực tuyến .............................................................................................. 27
2.2. Đào tạo trực tuyến tại trường đại học ................................................................ 38
2.3. Quản lý đào tạo trực tuyến tại các trường đại học ............................................. 41
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo trực tuyến tại các trường đại học .......... 58
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO
TẠO TRỰC TUYẾN TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM .................. 64
3.1. Vài nét về đào tạo trực tuyến và đào tạo trực tuyến ở Việt Nam ....................... 64
3.2. Địa bàn khảo sát, tổ chức và phương pháp nghiên cứu ..................................... 70
3.3. Thực trạng đào tạo trực tuyến trong các trường đại học .................................... 77
3.4. Thực trạng quản lý đào tạo trực tuyến tại các trường đại học ........................... 88
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN Ở CÁC
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM ....................................................................... 112
4.1. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp quản lý đào tạo trực tuyến tại các trường
đại học Việt Nam .................................................................................................... 112
4.2. Giải pháp quản lý đào tạo trực tuyến tại các trường đại học Việt Nam ........... 113
4.3. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp quản lý đào
tạo trực tuyến trong các trường đại học ở Việt Nam............................................... 136
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ .............................................................................................................. 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 152
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt Viết đầy đủ


CBQL Cán bộ quản lý
CNTT Công nghệ thông tin
CTĐT Chương trình đào tạo
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
ĐT Đào tạo
ĐTTT Đào tạo trực tuyến
ĐTTX Đào tạo từ xa
NCS Nghiên cứu sinh
QLĐT Quản lý đào tạo
TS Tuyển sinh
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Một số điểm khác biệt giữa đào tạo truyền thống và đào tạo trực tuyến........ 29
Bảng 2.2: Ma trận các chức năng quản lý và nội dung quản lý theo mô hình
CIPO trong ĐTTT .......................................................................................... 56
Bảng 3.1: Tổng hợp một số thông tin của các trường ............................................... 70
Bảng 3.2. Thang đánh giá thực trạng ........................................................................ 76
Bảng 3.3: Qui mô sinh viên ĐTTT tại các trường khảo sát (tại thời điểm khảo sát) ...... 77
Bảng 3.4: Mức độ đáp ứng của hạ tầng công nghệ ĐTTT đối với các hoạt động
ĐTTT .............................................................................................................. 78
Bảng 3.5: Đánh giá mức độ đáp ứng của học liệu đối với hoạt động ĐTTT ............ 79
Bảng 3.6: Khả năng đáp ứng của đội ngũ giảng viên đối với ĐTTT ........................ 81
Bảng 3.7: Khả năng đáp ứng của đội ngũ nhân lực hỗ trợ ĐTTT ............................ 83
Bảng 3.8: Các hoạt động học tập của người học....................................................... 85
Bảng 3.9: Các hoạt động giảng dạy từ phía nhà trường............................................ 86
Bảng 3.10: Mức độ thực hiện quá trình tổ chức dạy học trong ĐTTT ..................... 87
Bảng 3.11: Mức độ thực hiện các nội dung quản lý tuyển sinh và tư vấn học ......... 88
Bảng 3.12: Đánh giá mức độ thực hiện các nội dung quản lý hạ tầng công nghệ
ĐTTT .............................................................................................................. 90
Bảng 3.13: Mức độ thực hiện nội dung quản lý học liệu đào tạo trực tuyến ............ 92
Bảng 3.14: Mức độ thực hiện nội dung quản lý đội ngũ giảng viên đào tạo trực
tuyến ............................................................................................................... 94
Bảng 3.15: Mức độ thực hiện nội dung quản lý đội ngũ nhân lực hỗ trợ ĐTTT ...... 96
Bảng 3.16: Mức độ thực hiện nội dung quản lý hệ thống các văn bản - qui định
về tổ chức và hoạt động đào tạo trực tuyến tại trường đại học ...................... 98
Bảng 3.17: Mức độ thực hiện nội dung quản lý quá trình dạy-học ........................ 100
Bảng 3.18: Mức độ thực hiện nội dung quản lý kiểm tra-đánh giá ........................ 102
Bảng 3.19: Mức độ thực hiện nội dung quản lý đánh giá KQ đầu ra và tốt nghiệp ..... 104
Bảng 3.20: Mức độ thực hiện của từng nội dung quản lý thông tin đầu ra ............ 106
Bảng 3.21: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bối cảnh đến QLĐTTT... 108
Bảng 3.22: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ĐTTT ....... 109
Bảng 4.1: Đề xuất qui trình quản lý phát triển học liệu ĐTTT ............................... 119
Bảng 4.2: Đề xuất qui trình quản lý các hoạt động dạy-học ................................... 126
Bảng 4.3: Đề xuất danh mục các tài liệu cung cấp hỗ trợ sinh viên ....................... 131
Bảng 4.4: Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các
giải pháp ....................................................................................................... 136
Bảng 4.5: Tổng hợp ý kiến đánh giá về thực nghiệm giải pháp “Quản lý phát triển
học liệu ĐTTT đa dạng, đảm bảo chất lượng chuyên môn và kỹ thuật” ........... 142
Bảng 4.6: Đánh giá của người học đối với học liệu trước khi phát triển nâng
cấp (Đơn vị tính: %) ..................................................................................... 144
Bảng 4.7: Đánh giá của người học đối với học liệu sau khi phát triển nâng cấp... 145
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Cấu trúc của chương trình đào tạo hỗn hợp .............................................. 31
Hình 2.2: Mô hình tổ chức ĐTTT dựa trên tác động của CNTT và truyền thông ......... 32
Hình 2.3: Các hoạt động học tập của sinh viên ......................................................... 39
Hình 2.4: Mô hình quản lý đào tạo theo quá trình .................................................... 47
Hình 2.5: Mô hình quản lý đào tạo CIPP .................................................................. 47
Hình 2.6: Mô hình CIPO ........................................................................................... 48
Hình 2.7: Vận dụng mô hình CIPO trong quản lý ĐTTT ......................................... 49
Hình 3.1: Biểu đồ 10 quốc gia đứng đầu về t lệ tăng E-Learning tự học tính
tới 2016........................................................................................................... 68
Hình 4.1: Đề xuất qui trình quản lý hạ tầng công nghệ ĐTTT ............................... 116
Hình 4.2: Chu trình quản lý phát triển học liệu ĐTTT ........................................... 119
Hình 4.3: Đề xuất qui trình quản lý giảng viên ....................................................... 123
Hình 4.4: Đề xuất qui trình quản lý các hoạt động hỗ trợ sinh viên ....................... 128
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các trường đại học đào tạo từ xa và đào tạo trực tuyến ........................ 162
Phụ lục 2: các ngành đào tạo đang triển khai theo phương thức chính đào tạo
trực tuyến tại các trường đại học .................................................................. 163
Phụ lục 3: Mẫu phiếu khảo sát (Dành cho cán bộ quản lý) .................................... 164
Phụ lục 4: Mẫu phiếu khảo sát (Dành cho giảng viên chương trình ĐTTT) .......... 176
Phụ lục 5: Mẫu phiếu khảo sát (Dành cho sinh viên) ............................................. 186
Phụ lục 6: Phiếu thăm dò ý kiến chuyên gia về các giải pháp ................................ 191
Phụ lục 7: Phiếu khảo sát ý kiến ............................................................................. 193
Phụ lục 8: Qui trình xây dựng học liệu điện tử ....................................................... 195
Phụ lục 9: Quyết định giao nhiệm vụ xây dựng học liệu điện tử ............................ 198
Phụ lục 10: Sản phẩm học liệu điện tử .................................................................... 199
Phụ lục 11: Phiếu khảo sát ý kiến đánh giá của nhóm sinh viên đối với học liệu
điện tử mới ................................................................................................... 200
Phụ lục 12: Dữ liệu thống kê phân tích
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Chúng ta đang tiến tới một cuộc cách mạng công nghiệp làm thay đổi cơ bản
lối sống, phong cách làm việc và cách thức giao tiếp, cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 mà ở đó CNTT có sự chi phối và ảnh hưởng rất lớn. Trong cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 này, với những thành tựu nổi bật trong các lĩnh vực: internet, mạng xã
hội, dữ liệu khổng lồ, di động, trí tuệ nhân tạo,… đã tạo ra những thay đổi vô cùng
lớn trong mọi hoạt động ở mọi lĩnh vực của con người. Cùng với đó, hệ thống giáo
dục đã và đang bị tác động mạnh mẽ, toàn diện và có những thay đổi rất lớn.Việc áp
dụng các công nghệ hiện đại vào quá trình đào tạo đã tạo cho người học nhiều cơ
hội hơn trên con đường chiếm lĩnh tri thức, tạo ra những sản phẩm tri thức có giá trị
cao, phù hợp với sự phát triển chung của thế giới. Đào tạo trực tuyến được biết đến
như một mô hình, một phương thức đào tạo hiện đại, đã không còn là khái niệm mới
mẻ đối với các nhà quản trị giáo dục và được coi là một cuộc cách mạng dạy và học,
trở thành xu hướng tất yếu của thời đại. ĐTTT được áp dụng ở hầu hết các trường
đại học trên thế giới với nhiều mức độ khác nhau, từ việc ứng dụng máy tính hỗ trợ
cho đào tạo, tới việc sử dụng E-learning như một phần của quá trình đào tạo hay
thậm chí là đào tạo hoàn toàn trực tuyến, không cần người học phải tới các lớp học
truyền thống.Thay vì người học và người dạy tới các lớp học truyền thống, ĐTTT đã
giúp cho việc trao đổi thông tin, truyền đạt tri thức, việc tổ chức lớp học linh hoạt ở
mọi lúc, mọi nơi, sử dụng các thành tựu CNTT.Tuy nhiên, việc triển khai ĐTTT trên
qui mô lớn, với nhu cầu học tập và chia sẻ kiến thức ngày càng tăng, sự linh hoạt thực
hiện ở mọi lúc, mọi nơi, thậm chí đáp ứng tính cá nhân hóa người học rất cao, đòi hỏi
hoạt động quản lý đào tạo trực tuyến phải đáp ứng được mục tiêu đào tạo, chất lượng
đào tạo, nhất là đối với các chương trình đào tạo trực tuyến cấp bằng đại học.
Ở Việt Nam hiện nay, ĐTTT mới trong giai đoạn phát triển, chưa có bộ tiêu
chuẩn đảm bảo chất lượng riêng đối với các trường đại học tổ chức đào tạo theo
phương thức trực tuyến. Các trường đại học ứng dụng ĐTTT chủ yếu dựa trên khả
năng ứng dụng CNTT, nguồn lực của mỗi trường ở mức độ khác nhau và còn những
hạn chế nhất định, chưa có sự đầu tư của Nhà nước, trong khi việc triển khai ĐTTT
đòi hỏi sự đầu tư lớn có bài bản về hạ tầng công nghệ, nội dung đào tạo, nguồn nhân
lực, về xây dựng qui trình tổ chức thực hiện. Trong Báo cáo tổng kết tại Hội thảo
1
quốc gia về giáo dục từ xa đã nêu về chất lượng đào tạo từ xa ở Việt Nam còn thấp,
“chưa chú trọng xây dựng học liệu điện tử,… đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ thuật,
giảng viên chuyên môn và phương pháp sư phạm ĐTTX chưa được quan tâm đúng
mức,…chưa xây dựng được Bộ tiêu chuẩn và hệ thống kiểm định chất lượng dành
riêng cho ĐTTX,… các trường không có cơ sở tự đánh giá những hoạt động của họ
dẫn tới mỗi trường làm một kiểu, thiếu sự nhất quán, đồng bộ…”. Phát biểu tại Hội
thảo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhấn mạnh cần phát triển tiếp tục, ứng
dụng CNTT để phát triển qui mô song hành với chất lượng đào tạo.
Như vậy, trong xu thế phát triển của giáo dục mở và từ xa, xu thế phát triển
của CNTT và ĐTTT trên thế giới và ở Việt Nam, trong điều kiện nguồn lực đầu tư ở
các trường đại học cho ĐTTT ở Việt Nam còn hạn chế, để đáp ứng các mục tiêu đặt
ra từ các chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh phát triển, ứng dụng
CNTT, đổi mới giáo dục đại học đáp ứng được nhu cầu học tập thường xuyên, học
suốt đời của mọi tầng lớp trong xã hội,nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực,
thì quản lý ĐTTT là khâu quyết định để thực hiện các mục tiêu giáo dục và đào tạo
đảm bảo chất lượng ĐTTT. Đồng thời, thực trạng ĐTTT được rất nhiều trường đại
học quan tâm, nhưng chất lượng ĐTTT và chất lượng quản lý ĐTTT còn nhiều vấn
đề đặt ra, các trường đại học Việt Nam cần thiết có những giải pháp quản lý đối với
hoạt động ĐTTT. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý đào tạo trực
tuyến tại các trƣờng đại học ở Việt Nam” nhằm nghiên cứu và tìm ra những giải
pháp quản lý ĐTTT ở các trường đại học Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận, chỉ ra thực trạng quản lý ĐTTT tại
các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận CIPO, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý
ĐTTT tại các trường đại học Việt Nam hiện nay theo tiếp cận CIPO góp phần nâng
cao hiệu quả đào tạo trực tuyến tại các trường đại học hiện nay.
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, tác giả xác định nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
1) Nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý ĐTTT tại các
trường đại học.
2) Xây dựng cơ sở lý luận của quản lý ĐTTT tại các trường đại học.
3) Phân tích, đánh giá và chỉ ra thực trạng quản lý ĐTTT tại các trường đại
học Việt Nam cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng này.

2
4) Đề xuất giải pháp và khảo nghiệm, thử nghiệm một giải pháp quản lý
ĐTTT tại các trường đại học Việt Nam.
3. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi, giả thuyết nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu:
Quản lý hoạt động ĐTTT tại các trường đại học Việt Nam hiện nay.
- Khách thể nghiên cứu:
Hoạt động quản lý ĐTTT tại các trường đại học Việt Nam hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện tại 03 trường đại học Việt Nam thực hiện đào tạo
trực tuyến trình độ đại học, cấp bằng đại học hệ từ xa có qui mô sinh viên lớn và
phát triển mạnh trong lĩnh vực đào tạo từ xa và trực tuyến.
Có nhiều chủ thể tham gia quản lý đào tạo trực tuyến tại trường đại học. Tuy
nhiên, luận án xác định chủ thể chính quản lý hoạt động này là hiệu trưởng các
trường đại học, các chủ thể khác là chủ thể phối hợp.
Số liệu thứ cấp được tác giả tiến hành thu thập giai đoạn 2015-2017. Số liệu
sơ cấp được tác giả phỏng vấn phát phiếu khảo sát các cán bộ và nhân viên đang làm
việc tại các trường đại học của Việt Nam triển khai ĐTTT cấp bằng đại học hệ từ xa.
Số liệu thứ cấp dự kiến thu thập từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 12 năm 2017.
-Giả thuyết khoa học:
Hiện nay, ĐTTT đang dần được nhiều trường đại học triển khai đào tạo thay
thế hoặc kết hợp với đào tạo từ xa cấp văn bằng đại học. Tuy nhiên, ĐTTT đang tồn
tại những hạn chế về các điều kiện triển khai ĐTTT như hạ tầng công nghệ đào tạo,
nội dung học liệu ĐTTT, đội ngũ giảng viên chưa đáp ứng được yêu cầu và nhiệm
vụ đào tạo trực tuyến; quản lý quá trình dạy - học chưa hiệu quả, sự tương tác giảng
viên - sinh viên - sinh viên còn hạn chế; các thông tin đầu ra chưa được triển khai sử
dụng để phục vụ tốt cho quá trình tổ chức đào tạo và quản lý; khả năng thích ứng
chưa cao với tác động của bối cảnh mới. Nếu phân tích và làm rõ bản chất đào tạo
trực tuyến và quản lý đào tạo trực tuyến tại các trường đại học theo tiếp cận CIPO từ
đó đề xuất được các giải pháp quản lý đào tạo trực tuyến tại các phương đại học hiện
nay có căn cứ khoa học, có tính đồng bộ và khả thi tạo ra sự đổi mới trong quản lý
đầu vào, quá trình, đầu ra và bối cảnh sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo
trực tuyến tại các trường đại học trong giai đoạn hiện nay.

3
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Để thực hiện nghiên cứu luận án, tác giả sử dụng các phương pháp luận và
phương pháp nghiên cứu sau:
4.1. Phương pháp luận
Để triển khai nghiên cứu quản lý đào tạo trực tuyến tại các trường đại học, luận
án sử dụng các cách tiếp cận sau đây:
- Tiếp cận hệ thống:
Trong luận án sẽ nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa các vấn đề nghiên
cứu một cách hệ thống của đào tạo trực tuyến và quản lý đào tạo trực tuyến tại
trường đại học. Trong đó, các vấn đề của đào tạo trực tuyến như hạ tầng công nghệ
đào tạo, nội dung học liệu ĐTTT, đội ngũ giảng viên ; các thông tin đầu ra và các
vấn đề của quản lý đào tạo trực tuyến tại các trường đại học ở nước ta hiện nay gắn
liền với yêu cầu của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và gắn với cuộc cách
mạng công nghệ 4.0. Tất cả các vấn đề này cần phải được nghiên cứu một cách hệ
thống trên cơ sở phân tích các cấu phần và mối quan hệ biện chứng giữa chúng.
- Tiếp cận CIPO kết hợp với chức năng quản lý: Đào tạo trực tuyến tại
trường đại học là một quá trình diễn ra liên tục dưới sự tác động của các yếu tố đầu
vào, các yếu tố quá trình, các yếu tố đầu ra và các yếu tố bối cảnh. Để quản lý được
hoạt động đào tạo trực tuyến tại trường đại học cần phải quản lý các yếu tố đầu vào,
các yếu tố quá trình, các yếu tố đầu ra và các yếu tố bối cảnh thông qua việc thực
hiện tốt các chức năng của quản lý giáo dục (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm
tra, đánh giá) sẽ đảm bảo đào tạo trực tuyến tại các trường đại học đạt được mục
đích đã đặt ra.
- Tiếp cận thực tiễn: Trong luận án, việc nghiên cứu quản lý đào tạo trực
tuyến tại các trường đại học hiện nay cần phải được nghiên cứu, đánh giá trong thực
tiễn. Căn cứ vào mức độ thực hiện hoạt động đào tạo trực tuyến và quản lý hoạt
động đào tạo trực tuyến tại các trường đại học hiện nay trong thực tiễn như thế nào
mới có cơ sở xác thực để đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động này hiệu quả và
phù hợp với thực tiễn.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu

4
- Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
5. Đóng góp mới của luận án
5.1. Về lý luận:
Trong xu thế của thế giới về phát triển đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến, nhu
cầu học tập suốt đời, trong khi qui mô đào tạo từ xa tại các trường đại học ở Việt
Nam giảm sút trong những năm gần đây, ĐTTT là phương thức đào tạo ứng dụng
CNTT và truyền thông đã được nhiều trường đại học bắt đầu áp dụng hỗ trợ và thay
thế cho hệ đào tạo từ xa. Luận án đã xác định được cơ sở lý luận của ĐTTT, quản lý
ĐTTT dựa trên mô hình CIPO (bối cảnh - đầu vào - quá trình - đầu ra), những vấn
đề lí luận này góp phần bổ sung vào lí luận về quản lý đào tạo trực tuyến của khoa
học quản lý giáo dục.
5.2. Về thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận án đã chỉ ra thực trạng ĐTTT và quản
lý ĐTTTở các trường đại học Việt Nam khi triển khai đào tạo trình độ đại học cấp
bằng hệ từ xa còn một số hạn chế, bất cập.Đề xuất được 07 giải pháp có tính cần
thiết và tính khả thi cao để quản lý ĐTTT tại các trường đại học Việt Nam, thực hiện
yêu cầu đổi mới giáo dục đại học và nâng cao chất lượng đào tạo từ xa. Đã chỉ ra 02
giải pháp có sự tác động nhiều nhất đến người học, đó là: 1) Quản lý phát triển học liệu
ĐTTT đa dạng, đảm bảo chất lượng chuyên môn và kỹ thuật, 2) Quản lý hoạt động hỗ
trợ sinh viên và xây dựng hệ thống các tài liệu hỗ trợ cung cấp cho sinh viên.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, sự phát triển của CNTT là điều kiện
thuận lợi và có sự ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động giáo dục-đào tạo cũng như việc
quản lý các hoạt động này thông qua việc ứng dụng CNTT trong đào tạo, hình thành
phương thức đào tạo trực tuyến, trở thành xu thế đào tạo trong thời kỳ mới. Tại nhiều
trường đại học ở Việt Nam có triển khai đào tạo từ xa, ĐTTT đã dần chiếm ưu thế,
không chỉ hỗ trợ cho đào tạo từ xa mà còn được áp dụng thay thế, triển khai ngày càng
rộng rãi. Tuy vậy,thực trạng ĐTTT được rất nhiều trường đại học quan tâm, nhưng chất

5
lượng ĐTTT và chất lượng quản lý ĐTTT còn nhiều vấn đề đặt ra.Vì vậy, nghiên cứu
về quản lý ĐTTT tại các trường đại học ở Việt Nam có ý nghĩa lý luận và thực tiễn góp
phần nâng cao chất lượng ĐTTT, chất lượng quản lý ĐTTT nói riêng và chất lượng giáo
dục đào tạo nói chung ở các trường đại học Việt Nam hiện nay.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận án gồm 04 chương và các
phụ lục:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về đào tạo trực tuyến và quản lý
ĐTTT
Chương 2: Cơ sở lý luận về đào tạo trực tuyến và quản lý ĐTTT
Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về quản lý ĐTTT tại các trường đại
học ở Việt Nam
Chương 4: Giải pháp quản lý ĐTTT tại các trường đại học Việt Nam hiện nay.

6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
TRỰC TUYẾN Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC

1.1. Tình hình nghiên cứu về đào tạo trực tuyến


1.1.1. Trên thế giới
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, đến nay ĐTTT đã trở thành xu thế
tất yếu của thời đại. ĐTTT mang nhiều ưu điểm, lợi ích vượt trội trong hoạt động giảng
dạy bởi nó giúp người dạy và người học đạt được những kỹ năng cần thiết cho công
việc ở thế k XXI. Vì vậy, nhiều học giả và các tổ chức đã quan tâm nghiên cứu cũng
như tiến hành triển khai ĐTTT trên các giác độ, phạm vi khác nhau.
- Về phương pháp luận và nội hàm cho ĐTTT:
ĐTTT được coi là chính thức khởi nguồn từ năm 1963. Belawati và Baggaley
(2010) đã nêu ra nguyên lý “giáo dục phải được mở cho tất cả mọi người”, nhấn
mạnh sự linh hoạt và mềm dẻo của hệ thống giáo dục - đào tạo trực tuyến, giảm
thiểu các rào cản xuất phát từ tuổi tác, vị trí địa lý, thời gian và tình trạng tài chính
[53]. Sự phát triển của ĐTTT được chi phối bởi triết lý giáo dục rằng việc sử dụng
tài liệu dạy học được tiêu chuẩn hóa và chuẩn bị trước nhằm giúp đạt được lợi ích
kinh tế do quy mô đem lại. Điều này nhấn mạnh tính tự chủ của người học. Khi hệ
thống học liệu đa phương tiện được chuẩn bị sẵn thì người học có thể chủ động quá
trình học tập cho phù hợp với thời gian và điều kiện tài chính của mình [85].
Để xác định nội hàm ĐTTT, nhiều quan điểm đã đưa ra các nhận định dưới
các góc nhìn khác nhau. Resta và Patru (2010) cho rằng ĐTTT là hình thức học tập
bằng truyền thông qua mạng Internet theo cách tương tác với nội dung học tập và
được thiết kế dựa trên nền tảng phương pháp dạy học [91]. Horton (2006) xác định,
xét một cách đơn giản, ĐTTT là việc sử dụng các CNTT và máy tính nhằm tạo ra
các trải nghiệm học tập [71]. Như vậy, các quan điểm này cho rằng tất cả những gì
được gọi là ĐTTT đều phải liên quan tới CNTT, mạng Internet và máy tính. Tuy
nhiên, theo Resta và Patru (2010), ngoài yếu tố công nghệ thì còn có một yếu tố nền
tảng khác, đó chính là phương pháp dạy học được sử dụng trong quá trình thiết kế
và triển khai các hoạt động dạy học qua ĐTTT. Cụ thể hơn, Karl (2001) cho rằng
ĐTTT là việc giảng dạy trong môi trường học tập mà người dạy và người học có sự

7
cách biệt về thời gian hay không gian, hoặc cả hai. Người dạy cung cấp nội dung
khóa học thông qua các ứng dụng quản lý học tập (LMS, LCMS), các nguồn tài
nguyên đa phương tiện, mạng Internet, hội thảo trực tuyến…, còn người học nhận
nội dung khóa học và tương tác với người dạy thông qua cùng các phương tiện kỹ
thuật đó [77]. Theo Elliott và Healy (2001), ĐTTT là “việc áp dụng công nghệ để
tạo ra, cung cấp, chọn lựa, quản trị, hỗ trợ và mở rộng cách học truyền thống” [65].
Việc phát triển của Internet, cùng với khả năng giúp người học tiếp cận liên tục các
khóa đào tạo một cách hiệu quả và tiết kiệm, đã tạo nên một thời kỳ mới cho việc
dạy và học đạt đến những tầm cao mới mà chưa có công nghệ nào có thể sánh được.
Cùng với sự phát triển không ngừng của CNTT, ĐTTT đã được triển khai tại
nhiều trường đại học trên thế giới, các tiêu chuẩn công nghệ mới được áp dụng
nhằm tiếp cận với những cơ hội giáo dục và đào tạo mới. Theo tổng kết của Taylor
(2001), các hoạt động ĐTTT đã trải qua 5 thế hệ công nghệ, đó là: (i) Mô hình học
hàm thụ: Mô hình này tương tác dựa trên công nghệ in ấn, tài liệu được gửi đến sinh
viên qua đường bưu điện, tương tác giữa người dạy và sinh viên gặp rào cản về thời
gian, vị trí địa lý và tốc độ học tập. (ii) Mô hình tương tác đa phương tiện dựa trên
công nghệ in ấn, âm thanh và video. Mô hình này làm giàu thêm kinh nghiệm học
tập cho người học, nhưng sự tương tác giữa người học và người dạy vẫn phụ thuộc
vào thư từ và điện thoại. (iii) Mô hình tương tác qua CNTT dựa trên các ứng dụng
của công nghệ viễn thông để đào tạo. Mô hình này bị hạn chế về thời gian, địa điểm
và tốc độ đường truyền thông tin. (iv) Mô hình học tập linh hoạt dựa trên giao diện
Website trực tuyến qua Internet và Website toàn cầu (www), với một loạt các giải
pháp tạo thuận lợi cho sự tương tác giữa người dạy – người học, người học – người
học thông qua email, diễn đàn trao đổi và các phương tiện truyền thông đa phương
tiện. (v) Mô hình học tập linh hoạt thông minh, thừa hưởng tất cả các giải pháp của
mô hình thế hệ thứ tư và bổ sung giải pháp tương tác truyền thông đa phương tiện
hai chiều và hệ thống trả lời tự động, áp dụng phương thức học tập với nguồn lực
được chia sẻ trên toàn cầu. Với mô hình này, ĐTTT trở nên hoàn thiện hơn với chi
phí tối thiểu, không bị hạn chế về điều kiện kinh tế, mang lại hiệu quả cao [99].
Theo Belawati và Baggaley (2010), ĐTTT được xem như một phương thức
giáo dục thích hợp cho việc theo đuổi sự nghiệp học tập của cá nhân, phát triển kỹ
năng chuyên nghiệp và thỏa mãn nhu cầu học tập. Ở phần lớn các quốc gia có tổ

8
chức hình thức ĐTTT, hình thức này chủ yếu dành cơ hội thứ hai cho những người
không có cơ hội theo đuổi hình thức học tập truyền thống “mặt đối mặt”. Yếu tố lợi
thế của ĐTTT là giảm thiểu các rào cản về thời gian, địa điểm, tuổi tác, điều kiện
kinh tế và trình độ đầu vào. Khái niệm “học tập suốt đời và giáo dục cho mọi người”
được UNESCO công nhận chính là nội hàm của khái niệm về ĐTTT. Do đó, DfES
(2003) nhận định, ĐTTT có tiềm năng cách mạng hóa cách thức chúng ta dạy và học
[63]. JISC (2007) cũng nhấn mạnh, ĐTTT là phương thức có ưu thế tạo điều kiện và
hỗ trợ học tập thông qua sử dụng CNTT và truyền thông [73].
Theo Verduin và Clark (1991), ĐTTT là một hình thức học tập trong đó có sự
giãn cách về thời gian và không gian giữa người học và người dạy [102]. Với sự
phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, người học có thể sử dụng nhiều
hình thức khác nhau thông qua các phương tiện truyền thông khác nhau để đạt được
mục đích học tập của mình. Theo quan điểm về lý thuyết phát triển ĐTTT của
Moore và Anderson (2003), ĐTTT thiên về sự độc lập và tự chủ trong học tập, với
bốn thành tố cơ bản trong mọi tình huống giảng dạy và học tập, đó là: người dạy,
người học, hệ thống truyền tải kiến thức và nội dung học tập. Các chương trình
ĐTTT dựa trên hai biến “cấu trúc” và “đối thoại” để phân loại, trong đó thiết kế
khóa học và các phương tiện truyền đạt kiến thức là biến cấu trúc, còn mối quan hệ
giữa người dạy và người học, giữa người học với người học là biến “đối thoại”. Ở
đây, khái niệm độc lập và tự chủ trong học tập được nhấn mạnh như là tính chất đặc
thù cá nhân nhằm giúp người học đạt được mục tiêu học tập.
- Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những lợi ích của ĐTTT:
Sự phát triển của công nghệ và Internet không chỉ có tiềm năng thay đổi cách
thức tiếp cận tri thức mà còn làm chuyển đổi và tái cơ cấu các mô hình giáo dục đại
học truyền thống. Karon (2000) cho rằng ĐTTT có khả năng tiếp cận các khóa học
dễ dàng hơn, chúng có sẵn thông qua Internet nên phù hợp hơn so với cách học
truyền thống [78]. Trong khi đó, Urdan và Weggen (2000) gợi ý rằng ĐTTT có thể
dẫn đến t lệ duy trì cao hơn do các tài liệu được cá nhân hóa và phản ánh các kiểu
học khác nhau. Các nhà giáo dục truyền thống có xu hướng bỏ qua ĐTTT, xem nó
như là một công cụ đào tạo, không phản ánh môi trường học tập của một lớp học
truyền thống khuyến khích sự tranh luận, thảo luận và học tập tương tác. Tuy nhiên,
sự phát triển của các công cụ học tập trực tuyến đang tạo cơ hội cho các yếu tố này
xuất hiện và ĐTTT đang phát triển thành một lớp học ảo [100].

9
Theo Adlakha và cộng sự (2011), việc sử dụng Internet để cung cấp các sáng
kiến ĐTTT đã tạo ra những kỳ vọng trong thị trường kinh doanh và trong các tổ
chức giáo dục đại học. ĐTTT đã giúp các trường đại học mở rộng phạm vi tiếp cận
địa lý hiện tại để trở thành những nhà cung cấp dịch vụ giáo dục toàn cầu. Với các
lợi thế trong học tập như: Khóa học có thể được sắp xếp phù hợp với cá nhân và
công việc chuyên môn, giảm chi phí và thời gian đi lại, người học có thể tùy chọn
khóa học phù hợp mức độ kiến thức và mối quan tâm của họ, người học có thể học
bất cứ nơi nào họ có thể truy cập vào máy tính và Internet, các hoạt động học tập đa
dạng, người học phát triển các kỹ năng về máy tính và Internet, xây dựng sự tự tin
và độc lập, khuyến khích người học chịu trách nhiệm về việc học tập của họ, ĐTTT
được khẳng định đóng vai trò quan trọng trong việc học tập suốt đời và giáo dục
toàn cầu [46]. Beatrice (2011) cũng đồng quan điểm khi khẳng định, học tập theo
phương thức ĐTTT là một lựa chọn tốt với những lợi ích như: Nội dung học tập được
chia sẻ cho nhiều người; sinh viên có thể đến từ nhiều nơi khác nhau; không cố định về
địa điểm và thời gian; không bị giới hạn về thời gian theo học; người học tập trung vào
kỹ năng nhận thức hơn là kỹ năng nghe và đọc sách, có hiểu biết về CNTT, sinh viên có
động lực tự học cao và khóa học cho phép lựa chọn thời gian theo học [53].
Theo dự đoán của Nicholson (1998), trong thế k XXI, các tổ chức giáo dục,
đặc biệt là các trường đại học sẽ có sự phát triển hoàn toàn khác so với các tổ chức
tiền thân. Thay vì chỉ đào tạo một nhóm nhỏ sinh viên, các trường sẽ tổ chức theo
một quy mô rộng lớn hơn, với khoảng cách lớn hơn, thậm chí đào tạo theo số lượng lớn
trên toàn thế giới [87]. Theo Zhang (2003), sự phát triển của hình thức ĐTTT trong các
tổ chức giáo dục không chỉ là sự bổ sung cho hình thức đào tạo truyền thống, mà nó còn
có thể dẫn đến sự thay thế hoàn toàn cho một số tổ chức hoặc chương trình đào tạo bởi
những ưu thế vượt trội của nó trong lĩnh vực giáo dục [108].
ĐTTT cũng phải đối mặt với những thách thức nhất định, đặc biệt là kỹ năng
sử dụng CNTT của giảng viên và sinh viên. Nhiều tác giả đã chỉ ra sự cần thiết phải
chuẩn bị cho người dạy và người học kỹ năng sử dụng Internet, CNTTđể truy cập
vào các web site tốt, tìm kiếm các thông tin có giá trị, và phát triển kỹ năng quản lý
tri thức, kỹ năng dạy và học. Theo Pettigrew và Elliott (1999), có một số nguyên tắc
cần lưu ý trong việc đào tạo kỹ năng sử dụng CNTT cho sinh viên trong quá trình
ĐTTT, đó là: linh hoạt, sử dụng thường xuyên và tự tin, tài liệu học tập đa dạng và
cập nhật. Linh hoạt là khả năng xoay sở để thích nghi với sự khác biệt về phần cứng

10
hay các phiên bản phần mềm được trang bị khác nhau giữa học đường và nơi làm
việc. Sinh viên phải được chuẩn bị để có thể thích ứng nhanh với việc nâng cấp các
thiết bị. Việc sử dụng thường xuyên là rất quan trọng bởi vì kỹ năng chỉ có thể hình
thành và thuần thục khi được sử dụng thường xuyên. Sinh viên cần được hỗ trợ bởi
các phương pháp huấn luyện và tài liệu học tập đa dạng để giúp họ học tập hiệu quả.
Sách, các loại sổ tay hướng dẫn, làm mẫu và hướng dẫn, trợ giúp kỹ thuật trực tiếp
hoặc trực tuyến, hướng dẫn gián tiếp qua băng hình… sẽ giúp sinh viên lựa chọn
phương pháp học tập tốt nhất đáp ứng nhu cầu học tập của họ. Điều này rất quan
trọng nhằm giúp sinh viên đạt được bằng cấp đại học bất chấp kỹ năng CNTT của
họ đã được trang bị ở mức độ nào từ các cấp học phổ thông [89].
- Về cách thức và quá trình tổ chức đào tạo trực tuyến, các điều kiện triển
khai ĐTTT như hạ tầng công nghệ, nội dung, đội ngũ,…, hoạt động hỗ trợ người
học trong ĐTTT:
ĐTTTtrong thời kỳ đầu chủ yếu dựa vào việc sử dụng các hệ thống học liệu
hàm thụ được chuẩn bị trước với sự cung ứng của hệ thống bưu điện. Ngày nay, với
việc ứng dụng CNTT và truyền thông đã làm cho hình thức ĐTTT trở nên linh hoạt
hơn, có tính tương tác hơn, mang tính cá thể hóa và đem lại hiệu quả kinh tế cao
hơn. Từ mô hình ĐTTT với thông tin một chiều đã chuyển sang mô hình thông tin
hai chiều hiệu quả giữa người dạy và người học, giữa người học với hệ thống học
liệu và giữa người học với cơ sở quản lý đào tạo. Sự tương tác hai chiều kết hợp với
hệ thống học liệu chuẩn sẽ giúp sinh viên đạt được hiệu quả của khóa học. Sự thiếu
vắng thông tin phản hồi đối với sinh viên có thể gây ảnh hưởng đến kết quả học tập,
bởi sinh viên luôn có những nhu cầu khác nhau mà học liệu không thể đáp ứng
được, do vậy cần có sự hỗ trợ của đội ngũ giảng viên hướng dẫn và đội ngũ nhân
viên hỗ trợ quản lý học tập. Thực tế cho thấy hiệu quả học tập nâng cao rõ rệt khi có
sự hỗ trợ với tư cách chuyên môn của người thầy và sự hỗ trợ hành chính của đội
ngũ cán bộ quản lý [70].
Bàn về các mối tương tác trong khóa học ĐTTT, Moore và Kearsley (1996)
cho rằng có ba mối tương tác quan trọng, đó là: (i) học viên – nội dung học; (ii) học
viên – giảng viên; (iii) học viên – học viên. Khóa học ĐTTT cần tạo điểu kiện cho
tất cả các mối tương tác này được phát huy hiệu quả và đạt được mong muốn của
học viên một cách tốt nhất [86]. Người học theo phương thức ĐTTT có thể cảm thấy

11
bị cô lập, thất vọng và lo lắng ở mức độ cao nếu thiếu các giao tiếp và tương tác
giữa các đối tượng trong chương trình đào tạo [101]. Một cách để giải quyết vấn đề
này chính là thiết lập ý thức cộng đồng cho người học ngay từ đầu bằng cách tạo
cho họ một khoảng thời gian khởi động không chính thức cùng với việc sử dụng các
bài tập cấu trúc [105]. Các công cụ tương tác trên Internet cho phép người học làm
việc theo nhóm và phản hồi ngay tức thì, người học có thể chia sẻ và thảo luận về
quan điểm với nhau một cách trực tuyến. Do đó, loại môi trường tương tác xã hội
này có thể tạo điều kiện mang lại những trải nghiệm học tập tích cực [77].
Theo lý thuyết tương tác và giao tiếp của Garrison (2011), trong quá trình tự
học một cách chủ động của người học thì tầm quan trọng của dịch vụ hỗ trợ quản lý,
tư vấn, giảng dạy, tuyển sinh, làm việc theo nhóm được thể hiện rõ rệt. Sự tương tác
và mối quan hệ giữa người học với người dạy, cán bộ quản lý, hỗ trợ vận hành được
xem như là sự giao tiếp có định hướng thông tin, do đó sự giao tiếp hai chiều là rất
quan trọng và là đặc thù của ĐTTT, dù đó là giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp [66].
Bên cạnh những lợi ích, ĐTTT cũng phải đối mặt với các vấn đề khác như:
Sự hài lòng của người học đối với các cơ sở đào tạo, liên quan đến t lệ bỏ học [82],
[93], [106]; Chen và cộng sự (2006) cho rằng nhu cầu về con đường học tập cá nhân
và trình tự chương trình đào tạo, liên quan đến khả năng của người học; Theo Yang
và Liu (2007), nhu cầu về cơ hội hợp tác, các động lực học tập và các công cụ tương
tác hiệu quả... Wagner và cộng sự (2005) chỉ ra rằng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến
sự hài lòng của sinh viên trong chương trình ĐTTT gồm: chất lượng tài liệu học tập,
nội dung chương trình học, chất lượng và tương tác giữa sinh viên và người dạy,
giữa sinh viên với sinh viên, cấu trúc và cách trình bày của khóa học… [107].
Parsad và Lewis (2008) xác định sự hiểu biết chuyên môn sâu, khả năng sử dụng
công nghệ giảng dạy từ xa của giảng viên là nhân tố tác động trực tiếp đến sự hài
lòng của sinh viên. Sự thiếu tự tin cũng như mức độ hiểu biết kém của giảng viên
trong việc sử dụng công nghệ mới có khả năng dẫn đến hiệu quả giảng dạy thấp
hoặc thậm chí có thể coi là thất bại cho cả giảng viên và sinh viên, điều này dẫn đến
sự hài lòng gần như không có. So với các lớp học trong phương thức giáo dục
truyền thống, sinh viên dường như có trách nhiệm hơn đối với việc tương tác giữa
giảng viên và sinh viên trong môi trường ĐTTT. Moore và Kearsley (1996) nhấn
mạnh sự hiểu biết tinh thông và kinh nghiệm trong việc tiếp cận với môi trường

12
giảng dạy mới sẽ là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiếp cận với môi
trường học tập trực tuyến của giảng viên. Reinhart và Schneider (2001) khẳng định,
hiểu được các yếu tố quyết định sự hài lòng của sinh viên trong phương thức ĐTTT
sẽ là cơ sở cho các nhà quản lý, các tổ chức giáo dục phát triển chương trình, thiết
kế nội dung khóa học tốt hơn [90].
1.1.2. Ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, cùng với xu hướng chung của thế giới, ĐTTT đã
trở thành xu hướng tất yếu của giáo dục đại học tại Việt Nam, trở thành một phương
thức đào tạo tiên tiến được nhiều trường đại học áp dụng nhằm nâng cao chất lượng
đào tạo. Với mạng lưới Internet ngày càng phát triển và tốc độ truy cập có thể chấp
nhận được, ĐTTT đã làm thay đổi mạnh mẽ quá trình tự học do khả năng cá nhân
hóa cũng như đáp ứng hiệu quả các hoạt động học tập của người học, trở thành mối
quan tâm nghiên cứu và được đưa vào triển khai trong nhiều trường đại học ở Việt
Nam với các phạm vi, mức độ khác nhau.
Khái niệm, một số vấn đề lý luận về ĐTTT và sự phát triển của ĐTTT đã được
các tác giả đề cập:
Theo Trịnh Văn Biểu (2012), hiểu theo nghĩa rộng, ĐTTT là một thuật ngữ
dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên CNTT. Theo quan điểm hiện đại,
ĐTTT là sự phân phát các nội dung học sử dụng các công cụ điện tử như máy tính,
mạng Internet. Thông qua một máy tính, người dạy và người học có thể giao tiếp với
nhau qua mạng dưới các hình thức như e-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn
(forum), hội thảo video. ĐTTT tạo ra yếu tố giao tiếp hai chiều giữa học viên với
giáo viên “ảo” và trao đổi với các bạn học “ảo” qua mạng máy tính hoặc Internet.
ĐTTT còn có tác dụng kích thích ý thức tự học của người học, hỗ trợ người học tiếp
cận với nguồn thông tin phong phú hơn rất nhiều so với bài giảng trên lớp của giáo
viên [44]. Lê Huy Hoàng (2011) xác định: “ĐTTT là một loại hình đào tạo chính
quy hay không chính quy hướng tới thực hiện tốt mục tiêu học tập, trong đó có sự
tương tác trực tiếp giữa người dạy với người học cũng như giữa cộng đồng học tập
một cách thuận lợi thông qua CNTT và truyền thống” [18]. Vũ Thị Hạnh (2013) đi
sâu hơn vào khái niệm ĐTTT khi xác định có hai hình thức giao tiếp giữa người dạy
và người học, bao gồm giao tiếp đồng bộ và giao tiếp không đồng bộ. Giao tiếp
đồng bộ là hình thức giao tiếp trong đó có nhiều người truy cập mạng tại cùng một

13
thời điểm và trao đổi thông tin trực tiếp với nhau như thảo luận trực tuyến, hội thảo
video…; giao tiếp không đồng bộ là hình thức mà những người giao tiếp không nhất
thiết phải truy cập mạng tại cùng một thời điểm, ví dụ như các khóa tự học qua
Internet, e-mail, diễn đàn… Đặc trưng của kiểu học này là giảng viên phải chuẩn bị
tài liệu khóa học trước khi nó diễn ra; còn người học được tự do chọn lựa thời gian
tham gia khóa học [17].
Bàn về các thành phần cấu thành hệ thống ĐTTT, Lê Huy Hoàng và Lê Xuân
Quang (2011) xác định một cách tổng thể, một hệ thống ĐTTT bao gồm ba phần
chính: Hạ tầng truyền thông và mạng, bao gồm các thiết bị đầu cuối người dùng hay
học viên, thiết bị tại các cơ sở cung cấp dịch vụ, mạng truyền thông; hạ tầng phần
mềm, gồm các phần mềm LMS, LCMS, Authoring Tools...; và nội dung đào tạo (hạ
tầng thông tin), gồm nội dung các khóa học, các chương trình đào tạo, các phần
mềm dạy học - đây là các thành phần quan trọng của ĐTTT [19]. Ở một giác độ
khác, Bùi Kiên Trung (2016) xác định các thành phần cơ bản của ĐTTT bao gồm:
Chương trình đào tạo; đội ngũ giảng viên hướng dẫn; đội ngũ cán bộ quản lý; hệ thống
tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn trực tuyến; hệ thống học liệu đa phương tiện; hệ thống CNTT
trực tuyến; hoạt động cộng đồng; đảm bảo chất lượng trong ĐTTT [36].
Theo Nguyễn Thị Lệ (2012), ĐTTT được coi là một giải pháp tận dụng tiến bộ
của CNTT và truyền thông để truyền tải các kiến thức và kỹ năng đến những người học
là cá nhân và tổ chức ở bất kì nơi nào trên thế giới tại bất kì thời điểm nào. Do đó, ở Việt
Nam, từ năm 2006, việc triển khai ứng dụng hệ thống ĐTTT đã có nhiều khởi sắc, một
phần là được sự quan tâm của Nhà nước, một phần là sự nỗ lực của các doanh nghiệp
CNTT đã nghiên cứu ĐTTT để phát triển nền giáo dục nước nhà [23].
Theo đánh giá của Nguyễn Thị Bạch Tuyết (2014), việc triển khai ĐTTT ở
Việt Nam có những ưu điểm chính sau: Mở ra một thế giới học tập mới, tiết kiệm
chi phí và thời gian, uyển chuyển, linh động, tính hấp dẫn, tăng hiệu quả, tăng tính
tự chủ, hệ thống tối ưu hóa và bình đẳng về cơ hội học tập [41]. Lê Trung Thành và
cộng sự (2015) khẳng định, xét trên nhiều phương diện khác nhau, phát triển ĐTTT
là điều tất yếu trong sự phát triển nền giáo dục quốc gia, bởi: Thứ nhất, đứng trên
góc độ của nhà quản lý, ĐTTT đáp ứng một phần mục tiêu phát triển nền giáo dục
quốc gia, đó là “nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực”, tạo sự công bằng với bất
kỳ ai có nhu cầu học tập; Thứ hai, ĐTTT phù hợp với một phần đông đối tượng theo

14
học mà các loại hình đào tạo khác không đáp ứng được; Thứ ba, định hướng ĐTTT là
tính ứng dụng hơn tính khoa học thuần túy, yêu cầu của sinh viên không chỉ là bằng cấp
mà còn là kiến thức để phục vụ công việc và để tự hoàn thiện bản thân. Do đó, các tác
giả nhấn mạnh phát triển ĐTTT là một xu thế tất yếu của giáo dục hiện đại [31].
Đề cập đến vấn đề nội dung trong ĐTTT, Thái Kim Phụng và Trương Việt
Phương (2016) xem xét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chất lượng thông tin đến
kiến thức thu nhận của sinh viên, từ đó đề xuất một số giải pháp: Các trường học
hoặc các tổ chức có triển khai hệ thống Elearning cần chú trọng khâu xuất bản nội
dung lên website ĐTTT cho người học phải thật dễ hiểu, hàm lượng vừa đủ (không
thiếu cũng không thừa) và đặc biệt là phải mang tính áp dụng đối với từng môn học
cụ thể; chú trọng tạo sự thuận lợi cho sinh viên truy cập thông tin và lựa chọn những
công cụ xuất bản thông tin phù hợp để sinh viên có thể dễ dàng theo dõi và tổng hợp
cho việc học của mình; phát triển các công cụ nhằm nâng cao sự tương tác giữa sinh
viên và giảng viên; thường xuyên cập nhật nội dung bài học, bài giảng đồng thời
cũng cần phải có cơ chế bảo mật thông tin phù hợp [26].
Đề cập đến các hoạt động tổ chức đào tạo theo phương thức trực tuyến, theo
Bùi Kiên Trung và Nguyễn Đức Hòa (2014), hiện nay hầu hết các đơn vị tổ chức
ĐTTT ở Việt Nam đã dần chuyển sang mô hình đào tạo kết hợp, đối với mỗi lớp
học hiện nay gồm bốn hoạt động chính của sinh viên: (i) Tự học, tự nghiên cứu:
Sinh viên học qua tài liệu hướng dẫn tự học (dạng text), bài giảng đa phương tiện
(slide, video, audio). Việc theo dõi bài giảng của sinh viên sẽ được hệ thống ghi
nhận và được tính vào phần đánh giá điểm chuyên cần của sinh viên. (ii) Trao đổi,
thảo luận, giải đáp: Bao gồm các hoạt động tương tác qua hệ thống CNTT hỗ trợ,
email, điện thoại, diễn đàn trao đổi… (iii) Luyện tập: Sinh viên sẽ có bài luyện tập
dưới dạng trắc nghiệm, tự luận, tự luận có giải thích… để ôn tập, kiểm tra lại phần
kiến thức đã học. (iv) Kiểm tra, đánh giá: Trong thời gian diễn ra lớp học, luôn có
một hệ thống kiểm tra, đánh giá cho cả người dạy và sinh viên. Sinh viên sẽ có các
bài kiểm tra tính điểm dưới dạng trắc nghiệm, tự luận, bài tập nhóm…, kết quả được
tổng hợp để tính điểm điều kiện cho sinh viên [37].
Như vậy, từ việc tổng quan tình hình các công trình nghiên cứu về ĐTTT của
các tác giả trong và ngoài nước, có thể đi đến một số nhận xét như sau:
Một là, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, ĐTTT đã trở thành xu thế
tất yếu của thời đại. Với nhiều ưu điểm, lợi ích vượt trội trong hoạt động giảng dạy

15
như sự linh hoạt và mềm dẻo của hệ thống giáo dục ĐTTT, giảm thiểu các rào cản
xuất phát từ tuổi tác, vị trí địa lý, thời gian và tình trạng tài chính, ĐTTT được coi là
mô hình đào tạo phù hợp với thời gian và điều kiện tài chính của người học trong
thế k XXI.
Hai là, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về ĐTTT,
tuy nhiên nội hàm nhấn mạnh đến các yếu tố cơ sở hạ tầng như CNTT, mạng
Internet, máy tính và yếu tố phương pháp dạy học được sử dụng trong quá trình thiết
kế và triển khai các hoạt động dạy học qua ĐTTT. Cùng với việc ứng dụng CNTT
và truyền thông, mô hình ĐTTT với thông tin một chiều đã chuyển sang mô hình
thông tin hai chiều hiệu quả giữa người dạy và người học, giữa người học với hệ
thống học liệu và giữa người học với cơ sở quản lý đào tạo, xoay quanh ba mối
tương tác quan trọng là học viên – nội dung học, học viên – giảng viên và học viên –
học viên. ĐTTT có nhiều lợi thế trong học tập, tuy nhiên mô hình này cũng phải đối
mặt với những thách thức nhất định, đặc biệt là kỹ năng sử dụng CNTT của giảng
viên và sinh viên. Dù vậy, trong tương lai, các tổ chức giáo dục, đặc biệt là các
trường đại học sẽ có sự phát triển hoàn toàn khác so với các tổ chức tiền thân. Thay
vì chỉ đào tạo một nhóm nhỏ sinh viên, các trường sẽ tổ chức theo một quy mô rộng
lớn hơn, với khoảng cách lớn hơn, thậm chí đào tạo theo số lượng lớn trên toàn thế
giới. Sự phát triển của hình thức ĐTTT không chỉ là sự bổ sung cho hình thức đào
tạo truyền thống, mà nó còn có thể dẫn đến sự thay thế hoàn toàn cho một số tổ chức
hoặc CTĐT bởi những ưu thế vượt trội của nó trong lĩnh vực giáo dục.
Ba là, ở Việt Nam, ĐTTT cũng đã trở thành xu hướng tất yếu của giáo dục
đại học trở thành một phương thức đào tạo tiên tiến được nhiều trường đại học áp
dụng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Kế thừa các công trình nghiên cứu nước
ngoài, các nhà nghiên cứu trong nước đã đưa ra các khái niệm ĐTTT có nội hàm
đồng nhất, đồng thời chỉ ra các thành phần cấu thành hệ thống ĐTTT. Đặc biệt, các
tác giả nhấn mạnh các ưu điểm, các yếu tố ảnh hưởng và xu hướng phát triển đặc
thù của ĐTTT trong bối cảnh nền giáo dục Việt Nam.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý đào tạo trực tuyến trong
các trƣờng đại học
1.2.1. Trên thế giới
Với sự phát triển nhanh chóng của CNTT, các trường đại học trên khắp thế
giới đang đầu tư ngày càng mạnh vào hệ thống ĐTTT để hỗ trợ hoạt động giảng dạy

16
truyền thống cũng như nâng cao hiệu quả và trải nghiệm học tập. Tuy nhiên, sự
thành công của một hệ thống ĐTTT phụ thuộc rất lớn vào vai trò quản lý cũng như
nhiều yếu tố liên quan khác. Do đó, nhiều công trình nghiên cứu đã tập trung làm rõ
vấn đề quản lý ĐTTT dưới nhiều góc độ khác nhau như cá nhân, xã hội, văn hóa,
công nghệ, tổ chức và môi trường… để đảm bảo hoạt động ĐTTT thành công.
ĐTTT đã được nhiều tác giả, nghiên cứu nhìn nhận ở góc độ mục tiêu, chiến lược:
Curran (2004) cho rằng những thay đổi trong môi trường kinh tế - xã hội
cũng như những tiến bộ trong CNTT đã thúc đẩy các trường đại học thay đổi chiến
lược truyền thống sang chiến lược ĐTTT. Bất kỳ tổ chức nào cũng cần một cơ sở để
áp dụng chiến lược ĐTTT [61]. Theo Annemieke và cộng sự (2008), việc cam kết
nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập là một mục tiêu thường xuyên trong chiến
lược quản lý ĐTTT của các trường đại học. Tuy nhiên, các trường đại học muốn có
chiến lược quản lý ĐTTT thành công thì phải đảm bảo rằng họ đã được chuẩn bị đầy
đủ về văn hóa và công nghệ [49]. Wheelen và Hunger (2008) đưa ra mục đích của
quản lý ĐTTT thành công là nhằm thỏa mãn những kỳ vọng về trải nghiệm học tập
của sinh viên tại trường đại học, làm cho họ hiểu được vai trò của mình cũng như
những gì họ có thể mong đợi thực tế từ các giảng viên và nhà trường [104]. Do đó,
để quản lý ĐTTT hiệu quả, theo Uvasara và Heshan (2010), cần phải xác định rõ
tầm nhìn và sứ mệnh, phân tích tình hình hiện tại thông qua một loạt các phân tích
như mô hình năm lực lượng của Porter hoặc phân tích SWOT để xác định điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của nhà trường [101].
Nghiên cứu các mô hình và chiến lược áp dụng ĐTTT tại các trường đại học
ở châu Âu, Benedetto và cộng sự (2003) chỉ ra phần lớn các trường đại học trong
mẫu nghiên cứu triển khai ĐTTT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho sinh viên
và mở rộng các khóa học trong chương trình giảng dạy của họ. Các tác giả nhận
định, việc áp dụng ĐTTT chắc chắn sẽ trở thành xu hướng lan rộng ra tất cả các
trường đại học, tuy nhiên nó không phải là sự thay thế hoàn toàn phương thức giáo
dục truyền thống. Thay vào đó, theo quan điểm chiến lược của các nhà quản lý
trường học, ĐTTT đang được tích hợp vào các trường đại học nhằm cung cấp các
khóa học đa dạng. Các trường đại học chấp nhận ĐTTT với một định hướng tiếp cận
thực tế hơn: công nghệ nhằm hỗ trợ và thu nhận sự phản hồi để xác định rõ ràng nhu
cầu hoặc mong muốn của người học đối với tổ chức giáo dục. Điều này cũng giải
thích tại sao phần lớn các trường đại học giới thiệu ĐTTT để hỗ trợ và cải thiện hoạt

17
động giảng dạy truyền thống, hơn là thay thế chúng hoàn toàn. Tuy nhiên, kết quả
nghiên cứu này không có nghĩa rằng về lâu dài sẽ không có thay đổi lớn trong hệ
thống giáo dục đại học. Dù vậy, hiện tại, động lực của các trường đại học không
phải là giới thiệu các công nghệ giáo dục mới, mà là các chiến lược mới của tổ chức
cả ở cấp độ định hướng lẫn cấp độ tổ chức và giảng viên.
Nhóm tác giả Ali, Kate và Xiaohui (2013) tiến hành nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về môi trường học tập trực tuyến tại các
nước đang phát triển. Nhóm nhân tố mà các tác giả tiến hành khảo sát bao gồm:
nhận thức về tính hữu ích của ĐTTT, nhận thức về tính hữu dụng của ĐTTT (hoàn
thành nhiệm vụ học tập nhanh chóng, cải thiện hiệu suất học tập, dễ dàng tìm hiểu
nội dung khóa học), các chuẩn mực xã hội (nghe theo lời khuyên của giảng viên, của
bạn bè, của thầy cô về việc tham gia học trực tuyến), sự cải thiện chất lượng công
việc và cuộc sống (tiết kiệm chi phí khi tải tài liệu trực tuyến, sử dụng email để liên lạc
với giáo viên và bạn bè…). Kết quả nghiên cứu cho thấy cả bốn nhân tố này đều ảnh
hưởng đến hành vi lựa chọn học trực tuyến của các sinh viên tại các nước phát triển.
Kết quả nghiên cứu trên đã cung cấp thêm những đặc điểm của hình thức ĐTTT, tính
hữu ích của ĐTTT, làm cơ sở cho việc nghiên cứu công tác quản lý ĐTTT [47].
Arw và cộng sự (2016) xem xét việc thực hiện các chiến lược ĐTTT, xuất
phát từ quan điểm của bốn mục tiêu chính: Nâng cao năng lực và khả năng ứng
dụng ĐTTT; Hướng tới các công nghệ học tập mới và các ứng dụng của chúng;
Cung cấp thông tin chất lượng để áp dụng chiến lược ĐTTT; Phát triển chất lượng
của nguồn tài liệu đào tạo hoặc sử dụng lại những tài liệu đã được tạo ra [50].
Với các chiến lược ĐTTT dành cho những người dẫn dắt sáng kiến học tập
tại các tổ chức giáo dục, Brandon (2007) cho rằng lãnh đạo nhà trường cần đưa ra
một cái nhìn dài hạn tập trung vào các vấn đề: (i) Duy trì chiến lược ĐTTT thông
qua các bước lập chiến lược học tập và quy trình phát triển chiến lược ĐTTT; (ii)
Các chiến lược chuyển đổi sang ĐTTT: Thẩm định, thiết kế và lựa chọn, ứng dụng,
triển khai, đánh giá; (iii) Các chiến lược thiết kế cho học tập online và hỗn hợp liên
quan đến lớp học online hoặc trực tiếp, đồng bộ hay không đồng bộ; (iv) Hoạt động
marketing và quản lý sự thay đổi về ĐTTT nhằm thúc đẩy người học, động lực của
nhà quản lý và cả tổ chức. Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh, dù ĐTTT có thể chỉ là việc
giảng viên dẫn dắt lớp học với một khóa học trực tuyến thì nó vẫn là một thay đổi
trong tổ chức, nó đòi hỏi sự thay đổi đối với người giảng dạy, giám sát trực tiếp, các

18
nhà quản lý, quản lý cao cấp cũng như tất cả nhân viên trong tổ chức. Các giảng
viên có thể cảm thấy bị đe dọa rằng họ sẽ bị “thay thế” bởi ĐTTT; các nhà quản lý,
những người luôn kiểm soát việc quản lý đào tạo, thường cảm thấy bị suy yếu khi
người học có thể học bất cứ lúc nào và từ bất cứ đâu… Do đó, quản lý ĐTTT chính
là quản lý sự thay đổi về quy trình, hoạt động và cách tiếp cận quản lý nhân sự của
tổ chức, từ cách thức truyền thống chuyển sang cách thức trực tuyến. Trọng tâm của
quản lý thay đổi là về thái độ và hành vi của tất cả mọi người trong tổ chức về
ĐTTT [57].
Một số nghiên cứu đề cập đến các vấn đề quản lý, các giải pháp cho các điều
kiện triển khai ĐTTT như về cơ sở hạ tầng, công nghệ, nội dung, đội ngũ giảng dạy,
đội ngũ hỗ trợ,…:
Theo Bagarukayo và Kelema (2015), mặc dù ĐTTT là công nghệ mang nhiều
lợi ích trong việc giảng dạy, học tập và đánh giá nhưng đối với nhiều trường đại học,
có mối quan ngại rằng họ không tận dụng được hết tiềm năng của phương thức này.
Mức độ sử dụng ĐTTT và cách thức áp dụng tại các trường đại học khác nhau xuất
phát từ một số thách thức về nền tảng công nghệ, văn hóa giáo dục, năng lực giảng
viên, tầm nhìn chiến lược của tổ chức, sự hài lòng của người học, sự hỗ trợ người
dùng, nhận thức của lãnh đạo... Do đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp: (i) Đào
tạo và hỗ trợ về chính sách và kỹ năng liên quan đến CNTT và truyền thông: Giảng
viên và người học thường gặp khó khăn trong việc sử dụng hệ thống quản lý học tập
(LMS) do thiếu kỹ năng công nghệ, do đó nhà trường cần có sự hỗ trợ nhân sự về
công nghệ cũng như phát triển các công cụ phần mềm giáo dục để hỗ trợ các hoạt
động học tập, cần có các chương trình về quản lý, chính sách và nhận thức để
khuyến khích sử dụng ĐTTT trong tổ chức. (ii) Chi phí và công nghệ: Để thực hiện
thành công ĐTTT thì các trường đại học cần tập trung vào các vấn đề về chi phí và
công nghệ, có thể giảm chi phí bằng cách sử dụng các phần mềm quản lý miễn phí
tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi tổ chức. Tuy nhiên, điều quan trọng là ban lãnh đạo
cần tham gia vào các quyết định chính sách và đầu tư vào đổi mới công nghệ để giải
quyết những vấn đề thách thức này. (iii) Mở rộng khả năng truy cập: ĐTTT được
khuyến khích cho người học đến từ các nền văn hóa, chủng tộc và ngôn ngữ khác
nhau bằng cách sử dụng nội dung có sẵn ở bất cứ đâu, khai thác các nền tảng học tập
trực tuyến như các ứng dụng di động. (iv) Quy mô lớp học lớn: Các công nghệ giáo
dục có thể đáp ứng số lượng lớp học lớn bằng cách cung cấp nội dung có thể truy

19
cập ở bất kể địa điểm nào và cho phép tạo ra nhóm học tập có thể dễ dàng quản lý.
(v) Đánh giá chương trình giảng dạy: Cần thay đổi chương trình giảng dạy để kết
hợp với phương pháp sư phạm thực tế nhằm thúc đẩy người học giải quyết vấn đề,
tư duy phê phán và ra quyết định. (vi) Các vấn đề cơ sở hạ tầng và kỹ thuật: Các
trường đại học cần cải thiện cơ sở hạ tầng công nghệ bằng cách tìm kiếm nguồn tài
trợ từ chính phủ và các cơ quan khác để trang bị cơ sở hạ tầng đầy đủ. (vii) Cần có
động lực giảng viên thúc đẩy và khuyến khích giảng viên sáng tạo nội dung để dễ sử
dụng LMS. (viii) Người học và người hỗ trợ: Giảng viên cần khuyến khích người
học gia tăng sự tham gia vào môi trường học tập trực tuyến, phát huy tính hiệu quả,
tích cực hơn [51].
Tagreed và cộng sự (2016) đã đưa ra cái nhìn sâu sắc về nguồn gốc, đặc điểm
cũng như các điểm yếu và điểm mạnh của hệ thống ĐTTT, trong đó đặc biệt xem
xét các yếu tố liên quan đến người học như hành vi, thái độ, nguồn gốc văn hóa và
các yếu tố nhân khẩu học khác có ảnh hưởng đến hoạt động ĐTTT. Dựa trên những
phân tích đó, các nhà hoạch định chính sách, nhà giáo dục, giảng viên và chuyên gia
có thể thiết kế khóa học nhằm thúc đẩy kiến thức kiến thức của sinh viên, làm cho
việc học tập trở nên hiệu quả và hấp dẫn hơn, đáp ứng mong đợi của hệ thống quản
lý học tập. Điều này có thể giúp nhà quản lý triển khai hệ thống ĐTTT hiệu quả nhất
cũng như đưa ra được các quyết định chiến lược về công nghệ trong tương lai.
Liên quan đến việc quản lý nội dung - học liệu trong ĐTTT, Hao Shi (2010)
cho rằng học liệu điện tử là tập hợp các tài liệu dưới dạng điện tử phục vụ dạy và
học, bao gồm: sách giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, bài kiểm tra đánh
giá, bản trình chiếu, bảng dữ liệu, các tệp âm thanh, hình ảnh, video, bài giảng điện
tử, phần mềm dạy học, thí nghiệm ảo. Tác giả đã chỉ ra vấn đề quản lý học liệu phục
vụ ĐTTT thông qua hệ thống phần mềm cho phép sinh viên truy cập dễ dàng. Theo
đó, tác giả đề xuất cần thiết kế lại các chương trình giảng dạy lấy người học làm
trung tâm, đặt trách nhiệm kiểm soát việc học tập cho người học. Việc thiết kế lại
này thể hiện sự chuyển đổi từ một mô hình học tập thụ động sang mô hình học tập
tích cực [69].
Tập trung vào khía cạnh tư vấn, hỗ trợ người học, Boulton (2008) chỉ ra một
thách thức lớn mà nhà quản lý phải giải quyết đó là mức độ hài lòng và không hài
lòng của người học, thể hiện ở các chỉ số như sự chậm trễ trong việc tải các tài liệu
học tập, sự tẻ nhạt của các tài liệu, sự hỗ trợ của giáo viên, sự hỗ trợ của kỹ thuật

20
viên trường học, việc học nhóm, sự phản hồi chính thức mà người học nhận được,
cơ hội làm việc cộng tác, các vấn đề kỹ thuật, có thể xem lại lý thuyết mà người học
không hiểu... Từ đó, tác giả nhấn mạnh việc giới thiệu cho người học về ĐTTT và
các công cụ học tập kết hợp để họ có thể thiết lập các kỹ năng học tập trực tuyến và
phát triển thành học tập suốt đời, như quản lý tốc độ học tập của bản thân, học cách
trở thành những người học tự lập và chịu trách nhiệm nhiều hơn về việc học của
mình nhằm đáp ứng các yêu cầu đầy thách thức của xã hội thông tin. Với sự sẵn có
của ĐTTT và các trường học cung cấp chương trình giảng dạy ngày càng linh hoạt,
các nhà quản lý trường học cần phải xem xét tập huấn cho người học về cách sử
dụng các tài liệu học tập trực tuyến và phát triển các kỹ năng học tập tự lập, cũng
như có thể xem xét sự tham gia của phụ huynh trong việc hỗ trợ học sinh học trực
tuyến ở nhà... Một điều đáng thất vọng là một số lượng lớn người học không hoàn
thành khóa học, nhưng nhà trường sẽ học được rất nhiều từ kinh nghiệm đó, đội ngũ
giáo viên có thể phát triển sự tự tin hơn trong việc chuẩn bị ĐTTT cho học sinh, và
các nhà quản lý cấp cao nhận thức được rằng có giới thiệu ĐTTT ở quy mô nhỏ và ở
độ tuổi sớm hơn, đồng thời cung cấp hỗ trợ hướng dẫn theo thời gian cho người học.
Có như vậy, kinh nghiệm sẽ đảm bảo t lệ hoàn thành tốt hơn trong những năm tiếp
theo và việc phổ biến ĐTTT sẽ được phát triển rộng rãi trong toàn trường [65]. Theo
Joo (1999), các nhà quản lý ĐTTT phải đối mặt với nhiều thách thức như vai trò và
năng lực của giảng viên và người học, sự đào tạo thích hợp, dễ dàng tiếp cận các tài
liệu có chất lượng cao, cũng như sự hỗ trợ học thuật, hành chính và kỹ thuật một
cách có hệ thống trong và ngoài trường học… [56].
Đề cập đến việc quản lý đảm bảo các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng,
Belawati và Baggaley (2010) nhấn mạnh, đảm bảo chất lượng là nhân tố quan trọng
trong quản lý và phát triển ĐTTT. Theo đó, có 9 tiêu chuẩn chính để đảm bảo chất
lượng ĐTTT, bao gồm: Chính sách và kế hoạch; nguồn nhân lực tuyển dụng và phát
triển; quản lý và điểu hành; học viên; thiết kế và phát triển chương trình; thiết kế và
phát triển học liệu; dịch vụ hỗ trợ học tập; đánh giá học tập của học viên; phương
tiện dạy và học.Tổ chức các Bộ trưởng giáo dục Đông Nam Á (2003), đã chỉ ra:
quản lý chất lượng đào tạo gồm cơ cấu tổ chức, các thủ tục, các quy trình và nguồn
lực cần thiết để quản lý tổng thể, đạt được những tiêu chuẩn, tiêu chí và các chỉ số
cụ thể do nhà nước ban hành, nâng cao và cải tiến liên tục nhằm thỏa mãn yêu cầu
của học sinh và đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Trong nghiên cứu, nhóm

21
tác giả đã xây dựng những khung lý thuyết về chất lượng đào tạo, quản lý chất
lượng đào tạo và áp dụng tiêu chuẩn ISO để đánh giá chất lượng đào tạo tại một số
trường tại Đông Nam Á. [53]
Bàn về các yếu tố tạo nên sự thành công của ĐTTT, Bussakorn và cộng sự
(2012) cho rằng, có năm nhân tố chính đó là: Cơ chế quản lý, môi trường học tập,
thiết kế bài giảng, dịch vụ hỗ trợ và việc đánh giá khóa học. Trong đó, yếu tố đầu
tiên được nhấn mạnh chính là cơ chế quản lý, bởi các khóa học trực tuyến cần phải
được ban lãnh đạo lập kế hoạch một cách thận trọng, với các hoạt động sau: (i)
Nghiên cứu thị trường: phân tích về các yêu cầu mục tiêu giáo dục với các dữ liệu
nghiên cứu thị trường phải được cập nhật; (ii) Khung chương trình: Lãnh đạo tổ
chức phải xác định khuôn khổ và phạm vi của chương trình liên quan đến các các
chính sách và thủ tục về triết lý, tầm nhìn, vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ…; (iii)
Kế hoạch hoạt động: Yếu tố này chính là phong cách quản lý của tổ chức nhằm tích
hợp ĐTTT vào toàn bộ chương trình giảng dạy; (iv) Hiệu quả chi phí: Để thực hiện
thành công, ĐTTT cần một khoản ngân sách đủ lớn và dài hạn cho các khóa học,
cũng như để phát triển dịch vụ hỗ trợ người học. Theo các tác giả, cơ chế quản lý
hiệu quả sẽ giúp ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên biết được họ sẽ phải làm gì để
triển khai ĐTTT thành công trong tổ chức [99].
1.2.2. Ở Việt Nam
Trên thực tế, ĐTTT không còn mới mẻ ở các trường đại học trên thế giới,
nhưng ở Việt Nam, nó được biết đến như một phương pháp giáo dục mới chỉ thật sự
bắt đầu phát triển vài năm gần đây. ĐTTT đang được nhiều nhà trường quan tâm
đến sự tiện ích và vai trò đối với giáo dục đại học trong bối cảnh cách mạng công
nghiệp 4.0. Một số trường đã bắt đầu triển khai ĐTTT kết hợp hoặc thay thế cho
hình thức đào tạo từ xa. Vì vậy, các nghiên cứu về quản lý ĐTTT còn rất hạn chế.
Nhấn mạnh ĐTTT là một trong những giải pháp ứng dụng CNTT trong giáo
dục, Nguyễn Văn Linh và cộng sự (2013) chỉ ra, để xây dựng thành công một hệ
thống ĐTTT chuẩn mực, bao gồm hệ thống quản lý đào tạo và các nội dung số phục
vụ công tác đào tạo theo học chế tín chí, các nhà quản lý giáo dục cần phải: Chọn
giải pháp xây dựng một hệ thống ĐTTT phù hợp; nghiên cứu lựa chọn chuẩn và hệ
quản lý đào tạo nền cho ĐTTT; xây dựng một số công cụ hỗ trợ, đặc biệt là các công
cụ tích hợp vào hệ nền cho ĐTTT; đề xuất cấu trúc bài giảng điện tử và ma trận kiến
thức đáp ứng yêu cầu; triển khai hệ thống trong thực tiễn. Với những lợi ích thiết

22
thực mà hệ thống ĐTTT mang lại, các tác giả khuyến nghị, ngoài việc mở các lớp
ĐTTT ở dạng đại học hoặc liên thông, các cơ sở đào tạo có thể sử dụng ĐTTT trong
tập huấn ngắn hạn, hỗ trợ đào tạo cho giáo dục phổ thông và sau đại học [22].
Từ kinh nghiệm triển khai phương thức ĐTTT tại Trường Đại học Cần Thơ,
với việc áp dụng hệ thống quản lý học tập Dokeos (gồm các chức năng: tạo tài liệu
học tập, tương tác, wiki và quản trị), Thạch Thị Tuyến (2015) đề xuất một số giải
pháp quản lý hoạt động ĐTTT: (i) Nghiên cứu thêm về phần mềm mã nguồn mở
Moodle để hướng tới chuyển sang Moodle, khắc phục những hạn chế của phần mềm
Dokeos; (ii) Lãnh đạo nhà trường phải có quy định chính sách rõ ràng về bản quyền
học liệu; (iii) Tổ chức tập huấn thường xuyên cho cán bộ giảng dạy có nhu cầu ứng
dụng ĐTTT vào công tác giảng dạy cũng như đội ngũ cán bộ thư viện vì đó là
những người trực tiếp tư vấn kỹ năng tìm kiếm thông tin và xử lý thông tin cho bạn
đọc; (iv) Cấu trúc lại cây thư mục để người dùng dễ dàng tiếp cận; (v) Nâng cấp
đường truyền tốc độ cao để lượng truy cập cùng một thời điểm sẽ nhanh hơn; (vi)
Hỗ trợ chế độ phù hợp để khuyến khích giảng viên soạn bài giảng ĐTTT; (vii)
Giảng viên nên kết hợp sử dụng ĐTTT và các phương pháp giảng dạy truyền thống
để người dạy và người học có thể giao tiếp, thảo luận, trao đổi và giải quyết một số
vấn đề nhằm mục đích rèn luyện kĩ năng giao tiếp xã hội [39].
Bùi Trung Kiên (2016) tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng
dịch vụ đào tạo với sự hài lòng và mức độ trung thành của sinh viên trong đào tạo từ
xa ĐTTT. Nghiên cứu đã chứng minh sự hài lòng của sinh viên là nền tảng hình
thành lòng trung thành của sinh viên trong môi trường ĐTTT, từ đó đưa ra khuyến
nghị về quản lý ĐTTT: (i) Đối với các cơ quan quản lý nhà nước: Đẩy mạnh cải
cách toàn diện nền giáo dục Việt Nam, tạo sân chơi bình đẳng cho các trường đại
học, các cơ sở giáo dục có đủ điều kiện và năng lực tham gia phương thức ĐTTT;
Quy hoạch nguồn lực theo từng giai đoạn phát triển cụ thể của đất nước, trên cơ sở
đó các tổ chức giáo dục ĐTTT sẽ xây dựng kế hoạch đào tạo phu hợp, đáp ứng nhu
cầu nguồn nhân lực cho từng địa phương cụ thể; Có chính sách không phân biệt đối
xử với cùng hệ đào tạo khi triển khai theo các hình thức đào tạo khác nhau; Có
chính sách, dự án ưu tiên đầu tư phát triển loại hình ĐTTT; (ii) Đối với các đơn vị tổ
chức ĐTTT: Định hình cơ cấu tổ chức phù hợp; Phát triển chương trình ĐTTT theo
hướng mở rộng; Nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ đào tạo trong ĐTTT; Nâng cao
chất lượng đội ngũ giảng viên đáp ứng nhu cầu ĐTTT theo tính chất đặc thu của loại
hình đào tạo; Phát triển hệ thống CNTT trực tuyến; Phát triển công tác học sinh,

23
sinh viên trong ĐTTT; Triển khai công tác đảm bảo chất lượng, truyền thông để
khẳng định vị thế ĐTTT trong hệ thống đào tạo quốc dân; Nâng cao hiệu quả quản
lý tài chính. Nghiên cứu đã cung cấp cho nhà quản lý nhận thức đúng đắn về chất
lượng đào tạo trực tuyến và sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo trực
tuyến để từ đó thấy được vai trò và sự cần thiết của công tác quản lý đào tạo trực
tuyến để có các giải pháp quản lý chất lượng nhằm cung cấp các khoá học E-
learning đáp ứng cho ngày càng đông đảo người học [36].
Trần Thị Lan Thu và cộng sự (2016) tiến hành nghiên cứu đánh giá chất
lượng đào tạo từ xa theo phương thức trực tuyến của Trường Đại học Mở Hà Nội,
trong đó chỉ ra vai trò quan trọng của công tác đánh giá chất lượng ĐTTT trong nhà
trường, đồng thời cho thấy vai trò của công tác đảm bảo chất lượng nhằm thực hiện
đào tạo theo hướng mở rộng quy mô, đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội. Dựa trên
các bộ tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng của Hiệp hội Các trường đại học Mở châu Á,
một số trường đại học trực tuyến trong khu vực và trên thế giới, các tác giả đã
nghiên cứu cơ sở lý luận và xây dựng bộ tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đào tạo đại
học hệ từ xa trực tuyến áp dụng cho Trường Đại học Mở Hà Nội. Nghiên cứu đã đặt
ra yêu cầu mới đối với nhà quản lý giáo dục trong việc đặt ra các tiêu chuẩn đảm
bảo chất lượng cho loại hình đào tạo từ xa trực tuyến. Tuy nhiên, nghiên cứu mới
chỉ cung cấp một phần nội dung trong quản lý ĐTTT [33].
Theo Nguyễn Hồng Minh (2017), đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp
4.0, hệ thống giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng sẽ bị
tác động mạnh mẽ và toàn diện, các khái niệm về phòng học ảo, thầy giáo ảo, thiết
bị ảo sẽ trở thành xu hướng trong hoạt động đào tạo. Và do đó, hệ thống giáo dục
phải đối mặt với nhiều vấn đề thách thức về phương thức và phương pháp đào tạo
với sự ứng dụng mạnh mẽ của CNTT, sự thay đổi trong quản trị nhà trường với xu
hướng đào tạo ảo, mô phỏng, số hóa bài giảng trở thành xu hướng đào tạo tương lại,
đổi mới mô hình nhà trường, đổi mới quản lý cả ở cấp vĩ mô và cấp cơ sở… Theo
do, tác giả đề xuất các nhóm giải pháp chính như sau: (i) Đổi mới cơ chế chính sách
phù hợp với thực tiễn đối với đội ngũ nhà giáo, người học, cơ sở giáo dục nhằm tạo
sự linh hoạt thích ứng với những thay đổi của khoa học công nghệ và yêu cầu của
thị trường; (ii) Đổi mới quản lý giáo dục, ứng dụng CNTT trong quản lý; (iii) Đổi
mới hoạt động đào tạo: chương trình đào tạo thiết kế linh hoạt, phương pháp đào tạo
lấy người học làm trung tâm và sự ứng dụng CNTT trong thiết kế và truyền đạt bài
giảng, hình thức và phương pháp thi, kiểm tra; (iv) Nâng cao năng lực và chất lượng

24
của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; (v) Phát triển đào tạo tại doanh
nghiệp và gắn kết với doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo; (vi) Đẩy mạnh hoạt
động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; (vii) Tăng cường hợp tác quốc
tế trong lĩnh vực giáo dục [24].
Như vậy, từ tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới về quản lý ĐTTT, có
thể đi đến một số nhận xét chính sau:
Một là, những thay đổi trong môi trường kinh tế - xã hội cũng như những tiến bộ
trong CNTT đã thúc đẩy các trường đại học đầu tư ngày càng mạnh vào hệ thống
ĐTTT cũng như thay đổi chiến lược truyền thống sang chiến lược ĐTTT. Tuy nhiên, sự
thành công của một hệ thống ĐTTT phụ thuộc rất lớn vào vai trò quản lý cũng như
nhiều yếu tố khác như cá nhân, xã hội, văn hóa, công nghệ, tổ chức và môi trường…
Hai là, đi vào nghiên cứu cụ thể, các công trình nước ngoài nhấn mạnh vào
yếu tố chiến lược trong quản lý ĐTTT, liên quan tới tầm nhìn và sứ mệnh, các điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của tổ chức, yếu tố giảng viên và người học…
Đặc biệt, hoạt động quản lý ĐTTT phải đối mặt với nhiều thách thức như mức độ
hài lòng của người học, vấn đề đảm bảo chất lượng, vấn đề quản lý học liệu phục vụ
ĐTTT... Do đó, lãnh đạo nhà trường cần đưa ra một cái nhìn dài hạn tập trung vào
các vấn đề như duy trì chiến lược ĐTTT; Đào tạo và hỗ trợ về chính sách và kỹ
năng liên quan đến CNTT và truyền thông; Chi phí và công nghệ; Khả năng truy
cập; Quy mô lớp học; Đánh giá chương trình giảng dạy; Các vấn đề cơ sở hạ tầng và
kỹ thuật; Động lực giảng viên... nhằm đảm bảo hoạt động ĐTTT hiệu quả.
Ba là, xuất phát muộn hơn so với thế giới, các trường đại học ở Việt Nam đã
bước đầu phát triển ĐTTT và ứng dụng một số phần mềm thông dụng của ĐTTT
trong các khóa học và dự án. Mặc dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc triển
khai và quản lý hoạt động ĐTTT song với sự chỉ đạo và quán triệt định hướng về
quản lý ĐTTT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học đã nghiên cứu ứng
dụng phương thức ĐTTT vào hoạt động đào tạo của nhà trường với nhiều giải pháp
về quản lý ở tầm vĩ mô và vi mô, tập trung vào các vấn đề về nhận thức của lãnh
đạo, năng lực giảng viên, đầu tư công nghệ, quản lý sự thay đổi, đổi mới cơ chế
chính sách và hoạt động đào tạo...

25
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Từ phân tích tổng quan các công trình nghiên cứu ở trên, có thể thấy các
nghiên cứu đã chỉ ra ĐTTT là một phương pháp đào tạo tiên tiến, toàn diện, có khả
năng kết nối và chia sẻ tri thức rất hiệu quả, đã và đang trở thành xu hướng chung
của giáo dục thế giới. Việc triển khai ĐTTT trong giáo dục đào tạo là một hướng đi
tất yếu nhằm đưa giáo dục Việt Nam tiếp cận với nền giáo dục thế giới. Nội hàm và
các vấn đề lý luận về ĐTTT đã được các nghiên cứu đưa ra làm cơ sở tham khảo để
xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu. Các nghiên cứu đề cập quản lý ĐTTT
ở góc độ mục tiêu, chiến lược. Các hoạt động quản lý ĐTTT như quản lý hạ tầng
công nghệ ĐTTT, nội dung – học liệu, đội ngũ giảng viên, quá trình tổ chức đào tạo,
các hoạt động hỗ trợ người học được đề cập và thông qua các giải pháp quản lý.Tuy
nhiên, xét về mặt lý thuyết, hiện nay chưa có một nghiên cứu nào đi sâu vào trình
bày một cách hệ thống về cơ sở lý luận về quản lý ĐTTT tại các trường đại học ở
Việt Nam. Xét về khía cạnh thực tiễn, vẫn chưa có nghiên cứu nào tập trung nghiên
cứu thực nghiệm về quản lý ĐTTT, thông qua việc trình bày thực trạng về các nội
dung của quản lý ĐTTT một cách toàn diện. Nhìn chung, các nghiên cứu mới chủ
yếu xem xét vấn đề quản lý ĐTTT dựa trên kinh nghiệm triển khai ĐTTT trong
phạm vi và tập trung vào một số khía cạnh nhất định. Do đó, việc nghiên cứu về
quản lý ĐTTT tại các trường đại học ở Việt Nam có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết
sức quan trọng, góp phần lấp đầy các khoảng trống nghiên cứu nói trên.

26
Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC

2.1. Đào tạo trực tuyến


2.1.1. Đào tạo
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, đào tạo là quá trình tác động đến một
con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, kĩ
xảo... một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và
khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào việc
phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người [45]. Đào tạo là
hoạt động truyền thụ kiến thức, huấn luyện kỹ năng, giáo dục thái độ nhằm giúp
người học chiếm lĩnh được năng lực một nghề nghiệp hoặc một năng lực liên quan
đến những mặt khác của cuộc sống. Hoạt động đào tạo bao quát các vấn đề: Mục
tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương thức đào tạo, người dạy, người học và
phương tiện đào tạo. Mỗi yếu tố này đều có những tính chất đặc điểm riêng và có
những tác động khác nhau đến kết quả của quá trình đào tạo, đồng thời giữa chúng
có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau [44].Đào tạo là hoạt động mang
tính phối hợp giữa các chủ thể dạy học (người dạy và người học), là sự thống nhất
hữu cơ giữa hai mặt dạy và học tiến hành trong một cơ sở giáo dục, là hoạt động
chuyển giao có hệ thống, có phương pháp những kinh nghiệm, những tri thức,
những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp chuyên môn, trong đó quy định một cách chặt
chẽ, cụ thể tính chất, phạm vi, cấp độ, cấu trúc, quy trình của hoạt động đào tạo [29].
Khái niệm đào tạo trong luận án được tác giả xác định là: Quá trình chuyển
giao tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn giữa người dạy và
người học trong một môi trường dạy và học xác định. Theo đó, nhà trường thực hiện
chức năng đào tạo theo quá trình bao gồm các khâu: 1) đầu vào: tuyển sinh, xây
dựng các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện đào tạo; 2) các hoạt động đào tạo:
dạy, học,…; và 3) đầu ra: kiểm tra, đánh giá kết quả dạy và học, cấp văn bằng, kiểm
định và đảm bảo chất lượng đào tạo.
2.1.2. Đào tạo trực tuyến
Verduin và Clark (1991) xác định ĐTTT là một hình thức học tập trong đó có
sự giãn cách về thời gian và không gian giữa người học và người dạy [102]. Với sự
phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, người học có thể sử dụng nhiều

27
hình thức khác nhau thông qua các phương tiện truyền thông khác nhau để đạt được
mục đích học tập của mình. Horton (2006) cho rằng ĐTTT là việc sử dụng các
CNTT và máy tính nhằm tạo ra các trải nghiệm học tập [71]. Theo Resta và Patru
(2010), ngoài yếu tố công nghệ thì còn có một yếu tố nền tảng khác, đó chính là
phương pháp dạy học được sử dụng trong quá trình thiết kế và triển khai các hoạt
động dạy học qua ĐTTT. Cụ thể hơn, Karl (2001) cho rằng ĐTTT là việc giảng dạy
trong môi trường học tập mà người dạy và người học có sự cách biệt về thời gian
hay không gian, hoặc cả hai. Người dạy cung cấp nội dung khóa học thông qua các
ứng dụng quản lý học tập (LMS, LCMS), các nguồn tài nguyên đa phương tiện,
mạng Internet, hội thảo trực tuyến…, còn người học nhận nội dung khóa học và
tương tác với người dạy thông qua cùng các phương tiện kỹ thuật đó [77]. Theo
Elliott và Healy (2001), ĐTTT là “việc áp dụng công nghệ để tạo ra, cung cấp, chọn
lựa, quản trị, hỗ trợ và mở rộng cách học truyền thống” [65]. UNESCO xác định
ĐTTT là quá trình học tập sử dụng các phương tiện điện tử, CNTT và truyền thông.
Đào tạo trực tuyến cho phép mọi người có thể học ở mọi lúc, mọi nơi, xóa bỏ những
giới hạn về thời gian và không gian để cho mọi người có cơ hội học tập và học tập
theo nhu cầu của mình (UNESCO, 2010) [99].Theo tác giả Tony Bates, tất cả các
hoạt động trên máy tính và Internet hỗ trợ giảng dạy và học tập - cả trong trường và
ở xa, bao gồm cả việc sử dụng các CNTT và truyền thông về hành chính cũng như
khoa học để hỗ trợ học tập, như phần mềm liên kết giữa cơ sở dữ liệu của sinh viên
và việc giảng dạy, ví dụ như danh sách lớp học, địa chỉ e-mail, v.v. Ngoài ra, ĐTTT có
các hình thức khác nhau, từ trợ giúp lớp học đến học tập trực tuyến hoàn toàn [85].
Có thể nói rằng, khái niệm và nội hàm ĐTTT được rất nhiều tác giả đề cập,
nhìn chung đều có những điểm chung xoay quanh việc học tập dựa trên CNTT cùng
với mối liên hệ giữa người dạy, người học thông qua các hoạt động dạy-học, nội
dung, phương pháp. Khái niệm ĐTTT trong luận án được tác giả xác định là: Quá
trình đào tạo sử dụng các phương tiện điện tử, CNTT và truyền thông nhằm thực
hiện chuyển giao, chia sẻ kiến thức giữa người dạy và người học, xoá bỏ những giới
hạn về thời gian và không gian.
2.1.2.1. Đặc điểm của đào tạo trực tuyến
Theo Trần Xuân Tuyến (2013),ĐTTT có những đặc điểm sau: Không bị giới hạn
bởi không gian và thời gian nhờ có sự phổ cập rộng rãi của Internet, do đó có thể giúp
cho người học tiết kiệm thời gian; Tính hấp dẫn: Với sự hỗ trợ của công nghệ

28
multimedia, những bài giảng được tích hợp dạng văn bản với các dạng hình ảnh, âm
thanh, video… người học có thể tương tác với bài học; Tính dễ tiếp cận, truy cập ngẫu
nhiên cho phép học viên lựa chọn đơn vị tri thức, tài liệu một cách tùy ý theo trình độ
kiến thức và điều kiện truy nhập mạng của mình; Tính cập nhật: nội dung khóa học
thường xuyên được cập nhật và đổi mới để đáp ứng nhu cầu người học; Có sự hợp tác,
trao đổi giữa các học viên với nhau và giữa học viên với giáo viên [40].
Còn theo một số tác giả khác, ĐTTT còn có những đặc điểm:Có nhiều đổi
mới và tiến bộ hơn so với các hình thức học truyền thống, cung cấp cho học viên
sự kết hợp “nghe, nhìn và sự chủ động”. ĐTTT giúp cho việc đào tạo hiệu quả tới
được nhiều đối tượng người học khác nhau trên toàn cầu, có thể cắt giảm được chi
phí in ấn, xuất bản và phân phối khi áp dụng việc đào tạo qua mạng; Người học
trực tuyến có thể chủ động chọn những kiến thức phù hợp với mình so với hình thức
tiếp thu thụ động trên lớp; ĐTTT cho một cách học mang tính tương tác cao: Với
việc cung cấp tốt nhất các loại hình đào tạo đồng bộ hay công nghệ từ xa như hệ
thống tin nhắn, chat, thư điện tử và đàm thoại qua mạng sẽ giảm được khả năng học
viên bị cô lập, tạo ra sự tương tác cần thiết trong quá trình học. Nếu có thể tạo ra
được các hình thức tương tác trực tuyến mạnh mẽ hơn nữa giữa học viên và giảng
viên thì hiệu quả sẽ được nâng cao rõ rệt; ĐTTT là loại hình đào tạo mà học viên là
chủ đạo và mang tính cá nhân: Người tham gia vào loại hình ĐTTT tự kiểm soát tốc
độ học, công cụ học tập, địa điểm học cũng như khối lượng kiến thức mà họ muốn
thu nhận, họ được tự mình quyết định cách thức thu nhận kiến thức, kĩ năng và khả
năng phù hợp với phong cách học của chính mình; ĐTTT là loại hình đào tạo hiệu
quả, cho phép học viên tương tác với công cụ học tập để có thể ghi nhớ được tối đa khối
lượng kiến thức đã học được[39], [45], [30].
Với những đặc điểm của ĐTTT mà các tác giả đưa ra như trên, có thể thấy những điểm
khác biệt giữa hình thức đào tạo truyền thống và ĐTTT thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 2.1: Một số điểm khác biệt giữa đào tạo truyền thống và đào tạo trực tuyến
Đặc điểm Đào tạo truyền thống Đào tạo trực tuyến
 Thày và trò giao tiếp giới hạn  Học ở mọi nơi
Phạm vi, trong lớp học giáp mặt  Thày có thể giảng cho nhiều học viên ở
quy mô, thời  Giới hạn về số lượng học viên nhiều địa điểm khác nhau
gian tham gia  Học mọi thời gian có thể, chủ động
 Thời gian lớp học cố định điều tiết về thời gian học
 Thày và trò phải chi phí di  Thày và trò không phải chi phí di
chuyển đến địa điểm học chuyển đến địa điểm học
Chi phí
 Không phải chi phí phương  Phải chi phí cho phương tiện học tập
tiện học tập (máy tính, đường truyền)
Tài liệu, nội  Chủ yếu tài liệu in ấn, đĩa CD,  Các hình thức tài liệu có thể phát triển

29
dung kiến các hình thức tài liệu ít đa và sử dụng đa dạng phong phú, có thể
thức dạng phong phú đáp ứng cho nhiều đối tượng
 Nội dung giảng dạy và cách  Nội dung giảng dạy nhất quán và được
thức truyền đạt phụ thuộc vào kiểm duyệt trước cho tất cả học viên
từng cá nhân giảng viên
 Thày và trò trong buổi học  Người học chủ động nội dung học tập,
tuân theo đúng trình tự giáo có thể học nội dung mình muốn, học
án, số giờ giảng lại nhiều lần
 Học viên nghỉ học sẽ không  Khả năng tích hợp nhiều ứng dụng tiện
nắm được nội dung buổi học ích hỗ trợ học tập kết hợp (từ điển, tài
Việc chia sẻ
 Khó kiểm soát nội dung giảng liệu tham khảo, phần mềm, thiết bị
tài liệu, nội
dạy trên lớp audio, video, các công cụ tìm kiếm…)
dung
 Khả năng sử dụng trên các thiết bị nối
mạng (máy tính, thiết bị di động thông
minh)
 Nội dung giảng dạy được kiểm soát và
công khai trên lớp
 Trao đổi, thảo luận trực tiếp  Trao đổi thảo luận trực tuyến (đồng bộ)
giúp phản hồi giải quyết vấn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố đường
đề ngay truyền và thiết bị của người dạy và
 Giới hạn người tham gia người học
 Giới hạn về thời gian, địa  Trao đổi thảo luận (không đồng bộ) hạn
điểm chế về khả năng phản hồi ngay
Trao đổi,
 Hạn chế khả năng ghi nhận,  Trao đổi thảo luận (không đồng bộ)
thảo luận
người không tham dự sẽ không giới hạn số người tham gia
(tương tác)
không nắm được thông tin  Không giới hạn về thời gian, vị trí địa
lý của những người tham gia
 Chủ đề đa dạng, thay đổi linh hoạt,
người học chủ động
 Nội dung trao đổi thảo luận được kiểm
soát, ghi nhận lại, người không tham dự
có thể theo dõi được.
Khả năng  Việc theo dõi kết quả học tập  Học viên dễ dàng theo dõi tiến độ học
theo dõi, của thày với trò khó thực hiện tập của mình
giám sát học thường xuyên và thuận tiện  Giảng viên có thể dễ dàng theo dõi kết
tập quả học tập của từng học viên
 Kỹ năng thực hành được luyện  Kỹ năng thực hành khó đáp ứng tốt như
Luyện tập, tập tốt hơn khi tập trung khi tập trung
thực hành,  Giới hạn về số lượng bài tập  Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm cho phép
tự đánh giá  Bài tập tự đánh giá của học viên không giới hạn số lượng bài tập
phụ thuộc vào sự phản hồi của  Hỗ trợ phản hồi ngay kết quả tự động
giảng viên nhanh hay chậm. trên hệ thống công nghệ.

2.1.2.2. Một số mô hình tổ chức đào tạo trực tuyến


Như đã đưa ra khái niệm ở trên, ĐTTT là quá trình đào tạo sử dụng các
phương tiện điện tử, CNTT và truyền thông. Đó là một cách hiểu chung nhất, tuy
nhiên tùy theo cách thức, mức độ ứng dụng CNTT mà việc áp dụng ĐTTT cũng có
nhiều hình thức khác nhau.
Theo bộ tài liệu nghiên cứu về “Đảm bảo chất lượng trong đào tạo trực
tuyến” của Trung tâm nghiên cứu giáo dục đại học Melbourne tại trường đại học
Melbourne [38], việc ứng dụng ĐTTT được thực hiện cụ thể theo 03 cách sau:

30
- Đào tạo trực tiếp theo cách truyền thống: Trong khi sinh viên có thể tham dự
các bài giảng trực tiếp trên lớp, hiện nay việc sử dụng công nghệ để cung cấp thêm các
nguồn tài nguyên giáo dục và/hoặc các công cụ quản lý đã trở thành một chuẩn mực.
- Đào tạo hoàn toàn trực tuyến: Đào tạo hoàn toàn trực tuyến có thể biểu hiện
dưới nhiều hình thức. Được biết đến nhiều nhất là các khóa học mở trực tuyến đại
chúng (MOOCs – Massive Open Online Courses). Ở nhiều cơ sở đào tạo hiện nay,
các chương trình học được cung cấp hoàn toàn trực tuyến mà không yêu cầu sinh
viên phải đến lớp học tại giảng đường. Tài nguyên học tập được cung cấp trực
tuyến, các hoạt động tương tác, liên lạc và đánh giá diễn ra thông qua một hệ thống
quản lý học tập hoặc các nền tảng công nghệ - kỹ thuật khác.
- Đào tạo hỗn hợp: Là phương thức phổ biến nhất của ĐTTT trong bối cảnh
giáo dục đại học trên thế giới hiện nay. Sinh viên có thể tham dự một số lớp học trực
tiếp/trực diện, nhưng đồng thời cũng truy cập tài nguyên, tương tác với giảng viên
và với nhau, tham gia các hoạt động học tập trong môi trường trực tuyến. Là một
phần của một chương trình học tập hỗn hợp, một số môn học có thể kết hợp các hoạt
động trực tuyến với việc học tập và đánh giá trực tiếp. Ví dụ, sinh viên có thể được
yêu cầu xem trước một phần nội dung bài giảng, hoàn thành các bài tập kiểm tra
trực tuyến, các hoạt động mô phỏng để chuẩn bị cho các buổi hướng dẫn hoặc các
buổi thực hành tại phòng thí nghiệm được tổ chức trên lớp. Tuy nhiên bên cạnh đó,
một số học phần trong chương trình học tập hỗn hợp có thể được cung cấp hoàn toàn
trực tuyến.
Hình 2.1: Cấu trúc của chương trình đào tạo hỗn hợp

Đào tạo hoàn toàn Đào tạo trực tiếp Đào tạo hỗn hợp
trực tuyến Tất cả hoạt động học Phương pháp này kết
Tất cả hoạt động học tập và đánh giá diễn hợp các hoạt động
tập và đánh giá diễn ra ra trên lớp, nhưng tài tương tác trực tuyến
trực tuyến nguyên học tập có thể với các hoạt động học
được cung cấp trực tập và đánh giá trực
tuyến tiếp

Nguồn: Theo tài liệu nghiên cứu về “Đảm bảo chất lượng trong đào tạo trực tuyến” của
Trung tâm nghiên cứu giáo dục đại học Melbourne tại trường đại học Melbourne [38]

31
Việc triển khai ĐTTT được thực hiện ở các mức độ khác nhau tuỳ theo mức
độ ứng dụng CNTT. Tham khảo hai mô hình triển khai ĐTTT sau cho thấy mỗi mô
hình được xác định các mức độ khác nhau:
- Xét theo mức độ tác động của CNTT và truyền thông đến các hoạt động
học tập, Hội đồng nghiên cứu E-Learning Hoa Kỳ (Sloan Consortium),ĐTTT được
chia thành 5 mức độ sau [91]:
 Mức 1: ĐTTT phụ trợ trực diện. T lệ các hoạt động
học tập được kết nối với Internet là 0% -10%, ĐTTT
chỉ là phụ trợ.
 Mức 2: ĐTTTbổ trợ trực diện. T lệ các hoạt động
học tập được kết nối với Internet là 11% - 39%, học
tập có sự hỗ trợ trực tuyến.
 Mức 3: ĐTTTngang bằng trực diện. T lệ các hoạt
động học tập được kết nối với Internet là 40% - 59%,
học tập kết hợp giữa trực diện và ĐTTT.
 Mức 4: Trực diện bổ trợ ĐTTT. T lệ các hoạt động
học tập được kết nối với Internet là 60% - 89%, học
tập có sự bổ trợ đắc lực của trực tuyến.

 Mức 5: ĐTTT hoàn toàn chủ đạo với t lệ kết nối với Hình 2.2: Mô hình tổ
Internet là 90% - 100%. Học tập hoàn toàn dựa vào chức ĐTTT dựa trên
công nghệ điện tử và số hóa. tác động của CNTT và
truyền thông
- Xét về mặt hệ thống thì mô hình triển khai ĐTTT được tổ chức thành 3 cấp
độ [100]:
 Cấp độ 1: CBT (Computer-Based Training - Học trên máy tính) &
WBT (Web-Based Training - Học trên Web/Internet/Intranet), là khởi đầu
của mọi mô hình ĐTTT. Học viên học thông qua CD-ROM hoặc Web (Mô
hình học qua Web đang ngày càng phát triển), cho phép học từng bước, có
kiểm tra mức độ tiếp thu bài, học viên tự học, không có giáo viên hướng
dẫn, chi phí thấp.
 Cấp độ 2: Học trực tuyến có giảng viên, thông qua Internet/Intranet, sử
dụng hệ thống Quản lý Học tập (LMS), có sự tương tác giữa giảng viên –
học viên, học viên – học viên. Giảng viên có thể trực tiếp trả lời câu hỏi, đặt

32
câu hỏi, chấm điểm đánh giá học viên, có thể chỉ dẫn học viên tham gia các
khóa học mức cao hơn.
 Cấp độ 3: Lớp học ảo, học thông qua mạng Internet/Intranet, sử dụng Hệ
thống Quản lý Học tập (LMS). Các “lớp học ảo” được tổ chức ngay trên
mạng như các lớp học thông thường. Các giờ học “live” được tổ chức để
thảo luận về các “tình huống (case studies)”. Giáo viên có thể thực hiện các
hướng dẫn trực tiếp (hands-on) nhờ công nghệ Streaming: VOD, Elap, e-
connect, wiziq… Sinh viên có thể học trực tiếp hoặc xem lại các bài giảng
và làm bài tập off-line với hình thức giống như đang tham gia lớp học trực
tiếp. Tất cả các khoá học trực tuyến có thể được quản lý, giám sát giống
như các lớp học thông thường.
Các mức phân loại được đưa ra theo tiêu chí dựa trên việc phân phối nội dung
và cách thức tổ chức các hoạt động học tập thông qua công nghệ kết nối
Internet.Việc tổ chức triển khai đào tạo ở các mức độ khác nhau có ảnh hưởng đến
công tác quản lý ĐTTT đối với các cơ sở ĐTTT.
2.1.2.3. Vai trò và ảnh hưởng của đào tạo trực tuyến trong giáo dục
Đào tạo trực tuyến ngày càng trở nên quan trọng và đang dần làm thay đổi
mô hình học tập, cách thức tiếp cận tri thức của nhiều đối tượng tiềm năng như học
sinh, sinh viên, viên chức nhà nước... trong giai đoạn hiện nay. ĐTTT đang làm cho
việc học tập trở nên thú vị hơn, hấp dẫn hơn và thuyết phục hơn. Một số vai trò của
ĐTTT có thể được kể ra như:
- Là chất xúc tác đang làm thay đổi toàn bộ mô hình học tập trong thế k

này. Mọi người không phân biệt tuổi tác, không phụ thuộc vào khoảng cách địa lý
đều có thể tham gia học tập. ĐTTT giúp cho việc học tập dạng thụ động như trước
đây được giảm bớt. Người học không cần phải tập trung trong các lớp học với kiểu
học “đọc và ghi” thông thường, giúp cho việc học tập trở nên rất chủ động. Điều cốt
yếu là tập trung vào sự tương tác, “học đi đôi với hành”. Người học có thể vừa xem
các bài giảng động bằng flash vừa có thể thực hành theo ngay trên máy.
- Giúp cho việc học tập trở nên thú vị hơn, hấp dẫn hơn và thuyết phục hơn.

Các môn học khó hoặc nhàm chán có thể trở nên dễ dàng hơn, thú vị hơn.
- Có thể hỗ trợ “học tập thông qua nhận xét và thảo luận” dựa trên cộng
đồng trực tuyến.

33
- Cho phép người học tự quản lí được tiến trình học tập của mình theo cách
phù hợp nhất. Có nhiều cách học khác nhau như đọc, xem, khám phá, tìm hiểu,
tương tác, thực hành, giao tiếp, thảo luận, chia sẻ kiến thức. ĐTTT đồng nghĩa với
việc người học có thể truy cập tới rất nhiều nguồn tài nguyên phục vụ cho học tập:
cả tư liệu và con người, và theo cách này mỗi người đều có quyền chọn lựa hình
thức học tập phù hợp nhất với khả năng và điều kiện của mình.
- ĐTTT có thể loại bỏ các rào cản về thời gian và không gian, là những rào
cản có thể khiến sinh viên không thể tham gia vào các chương trình học tập truyền
thống tại nhà trường [38]. Giúp cho việc học tập vẫn có thể tiến hành được đồng
thời trong khi làm việc, khi mà các doanh nghiệp đã bắt đầu nhận thấy học tập
không chỉ có thể diễn ra lớp học. Người học không còn phải đi những quãng đường
dài để theo học một khóa học dạng truyền thống, người học hoàn toàn có thể học tập
bất cứ khi nào họ muốn, ban ngày hay ban đêm, tại bất cứ đâu - tại nhà, tại công sở,
tại thư viện nội bộ.
Theo William Horton & Catherine, so với giáo dục truyền thống, ĐTTT có
nhiều ưu điểm và lợi ích vượt trội hơn, E-Learning đã làm thay đổi cách dạy và học
theo các tiêu chí mới như: Học mọi nơi (any where), học mọi lúc (any time), học suốt
đời (life long), dạy cho mọi người (any one) và mọi trình độ tiếp thu khác nhau [82].
Vai trò của đào tạo trực tuyến đối với người học:
-Làm biến đổi cách học cũng như vai trò của người học, người học đóng vai
trò trung tâm và chủ động của quá trình chiếm lĩnh tri thức của mình. ĐTTT phù
hợp với nhiều đối tượng học tập, mỗi người học có phong cách học tập, cách tiếp
cận nguồn tri thức khác nhau, người học có thể học theo thời gian biểu cá nhân, với
tốc độ tuỳ theo khả năng và có thể chọn các nội dung học phù hợp, do đó nó sẽ mở
rộng đối tượng đào tạo rất nhiều.
- Tạo ra sự hấp dẫn với nhiều đối tượng người học. Với người học phổ thông
sẽ được lôi cuốn bởi các bài giảng đa phương tiện với âm thanh, hình ảnh sống
động, kỹ xảo hoạt hình, các trò chơi mang tính giáo dục cao, các bài học mô phỏng:
phòng thí nghiệm ảo, thư viện ảo,… có độ tương tác cao giữa người học và chương
trình, đàm thoại trực tiếp qua mạng. Điều này đem đến cho học viên sự thú vị, say
mê trong quá trình tiếp thu kiến thức cũng như hiệu quả trong học tập. Với người
trưởng thành, họ luôn thấy thuận tiện, hấp dẫn bởi thời gian linh hoạt và phù hợp
với hoàn cảnh công việc, chi phí đầu tư cho việc học tập, nghiên cứu thấp và đặc

34
biệt là họ được lựa chọn những kiến thức cần thiết để phục vụ cho công việc hiện
tại một cách thuận lợi và nhanh chóng.
- Cho phép người học làm chủ hoàn toàn quá trình học của bản thân, từ thời
gian, lượng kiến thức cần học cũng như thứ tự học các bài, đặc biệt là cho phép tra
cứu trực tuyến những kiến thức có liên quan đến bài học một cách tức thời, duyệt
lại những phần đã học một cách nhanh chóng, tự do trao đổi với bạn bè hoặc giáo
viên ngay trong quá trình học.
Vai trò của đào tạo trực tuyến đối với các nhà giáo dục:
-Thúc đẩy một nền giáo dục mở, giúp mọi người tiếp cận rất nhiều thông
tin, thông tin nhiều chiều, rất nhanh, rút ngắn mọi khoảng cách, thu hẹp mọi không
gian, tiết kiệm về thời gian. Do thông tin nhiều chiều nên hoạt động giáo dục tất
yếu phải dân chủ hơn, hạn chế áp đặt một chiều, tự do tư tưởng tốt hơn đối với
người học, nhờ vậy, tư duy độc lập phát triển, dẫn đến năng lực phát triển.
- Giúp cho việc đổi mới nền giáo dục toàn diện, chuyển nền giáo dục từ chủ
yếu là truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, giảm thuyết giảng,
tăng tự học, thực hiện “giảng ít, học nhiều”, bằng cách giúp người học phương
pháp tiếp cận và cách tự học, cách giải quyết vấn đề. Việc truyền thụ, cung cấp
kiến thức sẽ do CNTT đảm nhận, giải phóng người thầy khỏi sự thiếu hụt thời
gian, để người thầy có thể tập trung giúp người học phương pháp tiếp cận và giải
quyết vấn đề, tổ chức các hoạt động học tập gắn với thực tiễn nhằm phát triển năng
lực của người học.
- Giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc giảng dạy. Chất lượng giáo
dục phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người thầy, một người thầy giỏi có thể
thay thế nhiều người thầy không giỏi, tiếp cận cùng lúc với nhiều người học ở nhiều
nơi, bất kể khoảng cách xa, gần. Giúp xóa bỏ ranh giới địa lý, trình độ, văn hóa vùng
miền, tuổi tác, thâm chí cả ngôn ngữ,… góp phần tạo ra xã hội học tập và học tập
suốt đời.
Vai trò của đào tạo trực tuyến đối với các nhà quản trị giáo dục:
- Hệ thống ĐTTT là một giải pháp đào tạo đồng bộ, giúp cho công việc quản
lý đầy đủ hơn, khoa học hơn, minh bạch và dân chủ hơn, từ quản lý người học,
nguồn nhân lực, chương trình, kế hoạch đào tạo, tài nguyên học tập cho đến tài
chính, một cách đồng bộ và tối ưu hóa phương án quản lý. Hệ thống ĐTTT giúp cho

35
việc kiểm tra, đánh giá năng lực người học, năng lực của các cơ sở đào tạo một cách
công bằng và minh bạch, từ đó, giúp cho nhà quản trị giáo dục có giải pháp hỗ trợ
kịp thời, phát huy và nâng cao chất lượng, hiệu quả tại các cơ sở đào tạo.
- Với cuộc CMCN 4.0, trường học sẽ không là nơi độc quyền trong việc tạo
và chuyển giao tri thức. Mô hình “nhà trường - doanh nghiệp” sẽ là công bằng và
pha trộn khi xem xét ở góc độ chuyển giao các sản phẩm tri thức “lý thuyết đi đôi
với thực tiễn”. Vì vậy, ĐTTT sẽ giúp các nhà quản trị giáo dục địa phương định
hướng, phát triển nguồn nhân lực để tạo ra các sản phẩm tri thức phù hợp với sự
phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Ngoài ra, theo bộ tài liệu nghiên cứu về “Đảm bảo chất lượng trong đào tạo
trực tuyến” của Trung tâm nghiên cứu giáo dục đại học Melbourne tại trường đại
học Melbourne[38], ĐTTT có thể loại bỏ các rào cản về thời gian và không gian, là
những rào cản có thể khiến sinh viên không thể tham gia vào các chương trình học
tập truyền thống tại nhà trường. Những tiến bộ về công nghệ và phương pháp giảng
dạy gần đây đồng nghĩa với việc các chương trình ĐTTT có thể cung cấp những trải
nghiệm hấp dẫn, chất lượng cao cho sinh viên - thậm chí ngay cả với các chương
trình như kỹ thuật và y học, vốn thường được coi là mang nặng tính “thực hành”.
Như vậy, có thể nói rằng: đào tạo trực tuyến có vai trò đáp ứng mọi nhu cầu
học tập, đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc xây dựng xã hội học tập và học
suốt đời.
2.1.2.4. Một số hạn chế của đào tạo trực tuyến
Bên cạnh những điểm mạnh, lợi thế của ĐTTT mang lại, ĐTTT cũng phải đối
mặt với các vấn đề như:
Về phía người học có những đặc điểm khác biệt:
- Điều kiện cá nhân người học:Người học từ xa hầu hết là những người

trưởng thành. Phần lớn trong số họ là những người ít có điều kiện học tập trung tại
cơ sở của nhà trường, nhiều người đã có gia đình, bận rộn với công việc. Vì vậy, họ
thường phải đối mặt với những lo lắng, thu xếp trong việc học tập, công việc và gia
đình, kể cả vấn đề tài chính và tài liệu, phương tiện học tập.
- Sự gián cách của người học:Người học theo hình thức từ xa chịu sự gián

cách về mặt địa lý với nhà trường, với giảng viên và với các sinh viên khác. Hơn
nữa việc học từ xa tại nhiều địa điểm học tập khác nhau như cơ quan, nơi công cộng

36
sẽ ảnh hưởng đến việc tập trung. Học từ xa còn hạn chế cơ hội giao tiếp đối thoại
trong học tập.
- Nhu cầu cá nhân của người học:Người học từ xa có nhiều hoàn cảnh và

điều kiện khác nhau, ở nhiều nơi khác nhau, có nghề nghiệp riêng và có nhiều độ
tuổi. Vì vậy, nhu cầu học tập của họ không như nhau và giáo dục từ xa mang đến
cho họ có sự chi phối bởi các tài liệu được cung cấp, sự phù hợp về thời gian cho
việc tự học, sự kết nối với giảng viên. Nhu cầu cá nhân của người học là đa dạng do
đặc điểm điều kiện của người học, điều đó làm tăng nhu cầu được hỗ trợ học tập
theo nhóm những người học có cùng hoàn cảnh điều kiện và nhu cầu học tập.
- Vấn đề bỏ học/nghỉ học:Vấn đề bỏ học/nghỉ học là vấn đề mà đào tạo từ

xa, đào tạo trực tuyến quan tâm [82], [93], [106]). Theo Tait (2003), trường Đại học
Mở Anh quốc, việc giảm t lệ bỏ học/nghỉ học luôn là mục tiêu của các hệ thống
đào tạo từ xa so với các hình thức học chính qui truyền thống, mặc dù thực tế người
học từ xa thường là người lớn tuổi hơn, có gia đình và đang làm việc.
- Sự tiếp thu kiến thức ở nhiều mức độ khác nhau: Trong đào tạo từ xa,

cùng một nội dung khóa học được thiết kế cho mọi sinh viên, mặc dù người học
ở nhiều trình độ khác nhau, năng lực học tập khác nhau. Họ có nhu cầu về con
đường học tập cá nhân và trình tự chương trình đào tạo, liên quan đến khả năng
của người học; nhu cầu về cơ hội hợp tác, các động lực học tập và các công cụ
tương tác hiệu quả [106].
- Khả năng tiếp cận với phương pháp học:khi sinh viên tham gia vào hệ
thống lần đầu sẽ chưa quen với phương pháp tự học, còn tâm lý trở ngại về sử dụng
CNTT.
Về phía cơ sở đào tạo cũng phải đối mặt với những vấn đề sau:
- Kiểm soát chất lượng từ các điều kiện triển khai đào tạo đến quá trình tổ
chức dạy, học, kiểm tra đánh giá.
- Mức độ sử dụng đào tạo trực tuyến và cách thức áp dụng tại các trường đại
học khác nhau xuất phát từ một số thách thức về nền tảng công nghệ. Để thực hiện
thành công ĐTTT thì các trường đại học cần tập trung vào các vấn đề về chi phí và
công nghệ, cần có chính sách đầu tư và đổi mới công nghệ [65].
- Phương pháp và kỹ năng của giảng viên trong giảng dạy trực tuyến. Sự
thiếu tự tin cũng như mức độ hiểu biết kém của giảng viên trong việc sử dụng công
nghệ mới có khả năng dẫn đến hiệu quả giảng dạy thấp hoặc thậm chí có thể coi là

37
thất bại cho cả giảng viên và sinh viên, điều này dẫn đến sự hài lòng của người học
gần như không có [77].
- Tính tương tác và mức độ tương tác giảng viên – sinh viên, sinh viên –
sinh viên trong môi trường ĐTTT có thể thấp hơn nhiều so với đào tạo truyền thống
nếu như hạ tầng công nghệ, nội dung đào tạo và phương pháp tổ chức đào tạo không
đảm bảo. Người học theo phương thức đào tạo trực tuyến có thể cảm thấy bị cô lập,
thất vọng và lo lắng ở mức độ cao nếu thiếu các giao tiếp và tương tác giữa các đối
tượng trong chương trình đào tạo [101].
- Boulton (2008) chỉ ra một thách thức lớn mà nhà quản lý phải giải quyết
đó là mức độ hài lòng và không hài lòng của người học, thể hiện ở các chỉ số như sự
chậm trễ trong việc tải các tài liệu học tập, sự tẻ nhạt của các tài liệu, sự hỗ trợ của
giáo viên, sự hỗ trợ của kỹ thuật viên trường học, việc học nhóm, sự phản hồi chính
thức mà người học nhận được, cơ hội làm việc cộng tác, các vấn đề kỹ thuật,... [65].
2.2. Đào tạo trực tuyến tại trƣờng đại học
2.2.1. Tổ chức hoạt động đào tạo trực tuyến tại trường đại học
Khác với đào tạo truyền thống, trong ĐTTT có vai trò của CNTT và truyền
thông để hỗ trợ cho quá trình tự học của người học. Tùy theo mức độ ứng dụng
CNTT như đã nêu ở trên (mục 2.2.2), việc tổ chức đào tạo được chuẩn bị và thực
hiện các hoạt động đào tạo ở các mức độ khác nhau.
Theo Bùi Kiên Trung và Nguyễn Đức Hòa (2014), hiện nay hầu hết các
trường đại học tổ chức ĐTTT ở Việt Nam đã dần chuyển sang mô hình đào tạo kết
hợp, đối với mỗi lớp học hiện nay gồm bốn hoạt động chính của sinh viên: (i) Tự
học, tự nghiên cứu: Sinh viên học qua tài liệu hướng dẫn tự học (dạng text), bài
giảng đa phương tiện (slide, video, audio). Việc theo dõi bài giảng của sinh viên sẽ
được hệ thống ghi nhận và được tính vào phần đánh giá điểm chuyên cần của sinh
viên. (ii) Trao đổi, thảo luận, giải đáp: Bao gồm các hoạt động tương tác qua hệ
thống CNTT hỗ trợ, email, điện thoại, diễn đàn trao đổi… (iii) Luyện tập: Sinh viên
sẽ có bài luyện tập dưới dạng trắc nghiệm, tự luận, tự luận có giải thích… để ôn tập,
kiểm tra lại phần kiến thức đã học. (iv) Kiểm tra, đánh giá: Trong thời gian diễn ra
lớp học, luôn có một hệ thống kiểm tra, đánh giá cho cả người dạy và sinh viên.
Sinh viên sẽ có các bài kiểm tra tính điểm dưới dạng trắc nghiệm, tự luận, bài tập
nhóm…, kết quả được tổng hợp để tính điểm điều kiện cho sinh viên [37].
Các hoạt động học tập của người học thông thường cần bao gồm: (1) Tự học
với học liệu được cung cấp, đăng tải trên hệ thống phần mềm; (2) Trao đổi, thảo

38
luận giữa sinh viên – giảng viên – sinh viên; (3) Luyện tập, thực hành; (4) Kiểm tra,
đánh giá, thi.
Kết thúc học phần, các trường tổ chức thi kết thúc học phần tập trung tại địa
điểm của nhà trường hoặc của trạm liên kết đào tạo tại các địa phương, thực hiện
theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hình 2.3: Các hoạt động học tập của sinh viên
Nguồn: Trung tâm Đào tạo trực tuyến (Trường Đại học Mở Hà Nội)
Nhìn chung, để tổ chức ĐTTT, các cơ sở đào tạo cần chuẩn bị về hạ tầng
công nghệ đào tạo, hệ thống phần mềm phục vụ truyền tải kiến thức và quản lý, kho
học liệu điện tử được đưa lên hệ thống quản lý và phân phối tới người học, hệ thống
website cổng thông tin, hệ thống văn bản qui định, đội ngũ nhân lực quản trị hệ
thống và thiết kế nội dung bài giảng, đội ngũ giảng viên hướng dẫn và giảng dạy qua
mạng, đội ngũ cán bộ phục vụ đào tạo (gồm cán bộ quản lý người học, cán bộ tư vấn
phương pháp học trực tuyến, cán bộ hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ hành chính).
2.2.2. Điều kiện để tổ chức đào tạo trực tuyến tại trường đại học
Để tổ chức ĐTTT ở bất kỳ mức độ ứng dụng CNTT nào đều cần phải chuẩn
bị về nội dung được thể hiện qua các học liệu/ bài giảng điện tử và hệ thống hạ tầng
CNTT để đăng tải nội dung học liệu cung cấp cho người học. Đối với ĐTTT ở trình
độ đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 12/2016/TT-BGDĐT
ngày 22/4/2016 quy định việc ứng dụng CNTT trong quản lý, tổ chức đào tạo qua

39
mạng đối với các đại học, học viện, trường đại học [4]. Thông tư đã qui định về điều
kiện đối với các trường đại học khi tổ chức triển khai đào tạo qua mạng. Các yêu
cầu bao gồm:
- Hạ tầng công nghệ ĐTTT: Hạ tầng công nghệ ĐTTT được thiết lập chính là
điều kiện về cơ sở vật chất quan trọng để triển khai ĐTTT, bao gồm: Cổng thông tin
điện tử ĐTTT, hệ thống máy chủ và hạ tầng kết nối mạng Internet, hệ thống phần
mềm quản lý học tập, hệ thống phần mềm quản lý nội dung;
- Hệ thống học liệu phục vụ dạy-học;
- Đội ngũ giảng viên;
- Đội ngũ nhân lực hỗ trợ đảm bảo triển khai hoạt động ĐTTT
- Hệ thống văn bản qui định, hướng dẫn tổ chức thực hiện quản lý và ĐTTT.
a) Hạ tầng công nghệ đào tạo trực tuyến
- Cổng thông tin điện tử ĐTTT được xây dựng phải tích hợp hệ thống quản
lý học tập (cho phép người học truy cập vào các nội dung học tập qua mạng như đã
đăng ký và có thể tự học tập, tự đánh giá, nắm bắt được tiến trình, kết quả học tập
của bản thân; Cho phép cơ sở đào tạo quản lý điểm, tiến trình học tập của người học
và các hoạt động của giảng viên, cố vấn học tập trên môi trường mạng; Cung cấp
diễn đàn trao đổi và các công cụ hỗ trợ khác để người học có thể trao đổi với giảng
viên và các phòng ban của cơ sở đào tạo các vấn đề liên quan đến học qua mạng).
- Hệ thống máy chủ và hạ tầng kết nối mạng Internet phải có đủ băng thông,

năng lực đáp ứng số lượng và nhu cầu truy cập của người dùng (là sinh viên, giảng
viên, CBQL), không để xảy ra hiện tượng nghẽn mạng hay quá tải. Cơ sở đào tạo có
thể lựa chọn hình thức đầu tư hoặc thuê dịch vụ hạ tầng CNTT trên cơ sở đảm bảo
an toàn, an ninh thông tin và hiệu quả đầu tư.
- Hệ thống quản lý học tập: là hệ thống phần mềm cho phép tổ chức và triển

khai các hoạt động đào tạo qua mạng từ lúc nhập học đến khi người học hoàn thành
khóa học qua mạng; giúp cơ sở đào tạo theo dõi và quản lý quá trình học tập của
người học; tạo ra môi trường dạy và học ảo; giúp giáo viên giao tiếp với người học
trong việc giao bài tập, trợ giúp, giải đáp; giúp người học có thể theo dõi được tiến
trình học tập, tham gia các nội dung học qua mạng, kết nối với giáo viên và các học
viên khác để hướng dẫn, giải đáp câu hỏi hoặc trao đổi bài.
- Hệ thống quản lý nội dung học tập: là hệ thống phần mềm quản lý nguồn

nội dung học tập qua mạng, cho phép tổ chức lưu trữ và phân phát các nội dung học

40
tập tới người học. Hệ thống quản lý nội dung học tập có sự phối hợp chặt chẽ với hệ
thống quản lý học tập (để truyền tải nội dung học tập tới người học).
b) Hệ thống học liệu phục vụ dạy-học: Học liệu điện tử: là tập hợp các tài
liệu điện tử phục vụ dạy và học dưới nhiều định dạng như các tệp âm thanh, hình
ảnh, video, phần mềm dạy học, thí nghiệm ảo... đảm bảo chuyên môn, có tính sư
phạm cao đáp ứng nhu cầu tự học và được cung cấp đến người học qua mạng
Internet, trực tuyến qua mạng nội bộ hoặc không cần kết nối mạng qua đĩa CD,
DVD, thẻ nhớ,… Học liệu điện tử ĐTTT phải được chuẩn bị đầy đủ trước khi tổ
chức khóa học.
c) Đội ngũ giảng viên: tham gia giảng dạy trực tuyến ngoài đáp ứng yêu
cầu chuyên môn, cần đảm bảo kỹ năng dạy học qua mạng và phương pháp giảng
dạy từ xa.
d) Đội ngũ nhân lực hỗ trợ đảm bảo triển khai hoạt động đào tạo trực
tuyến:Cán bộ kỹ thuật quản trị hệ thống ĐTTT phải am hiểu các hệ thống ứng dụng
CNTT liên quan đến ĐTTT của cơ sở đào tạo để quản trị, vận hành hệ thống CNTT
đảm bảo hoạt động ổn định. Cán bộ thiết kế học liệu điện tử phải am hiểu quy trình thiết
kế, quy trình sản xuất học liệu; sử dụng thành thạo các công cụ CNTT liên quan và phối
hợp với giảng viên chuyên môn để tổ chức thiết kế, xây dựng học liệu điện tử.
e) Hệ thống văn bản qui định, hướng dẫn tổ chức thực hiện quản lý và đào
tạo trực tuyến. Trong các văn bản của nhà trường quy định rõ qui trình tổ chức, thực
hiện trong quản lý, vận hành các hệ thống CNTT, tổ chức ĐTTT. Qui định về điều
kiện để tổ chức triển khai đào tạo qua mạng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành
Thông tư số 12/2016/TT-BGDĐT ngày 22/4/2016 quy định ứng dụng CNTT trong
quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng đối với các đại học, học viện, trường đại học [4].
2.3. Quản lý đào tạo trực tuyến tại các trƣờng đại học
2.3.1. Quản lý
Quản lý là một trong những hoạt động cơ bản nhất của con người mang ý
nghĩa quyết định, mang tính chất sống còn của các chủ thể tham dự vào các hoạt
động xã hội. Theo tác giả Phan Văn Kha, “quản lý là một tập hợp các hoạt động lập
kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các quá trình tự nhiên, xã hội, khoa học, kỹ
thuật và công nghệ để chúng phát triển hợp quy luật, các nguồn lực (hiện hữu và
tiềm năng) vật chất và tinh thần, hệ thống tổ chức và các thành viên thuộc hệ thống

41
để đạt được các mục đích đã định.” [22]. Tác giả Trần Khánh Đức cho rằng: “Quản
lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm định hướng, tổ chức, sử dụng các
nguồn lực và phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để
đạt được các mục tiêu đề ra một cách có hiệu quả nhất” [33]. Theo tác giả Đặng Vũ
Hoạt: “Quản lý là quá trình tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý
(người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) - trong một tổ chức - nhằm
làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”. [22]
Từ định nghĩa và những quan niệm có thể rút ra về bản chất của quản lý:
- Quản lý là một tác động có hướng đích, có mục tiêu xác định.
- Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, là
mối quan hệ ra lệnh - phục tùng, không đồng cấp và có tính bắt buộc. Quản lý làm
cho khả năng thích nghi giữa chủ thể với đối tượng quản lý và ngược lại.
- Quản lý là sự tác động, mang tính chất chủ quan nhưng phải phù hợp với
quy luật khách quan.
- Hoạt động quản lý là sự vận động của thông tin.
Nhìn chung các khái niệm, định nghĩa trên đều có chung những nét đặc trưng
cơ bản chủ yếu đó là: Quản lý là quá trình tác động của chủ thể quản lý đến đối
tượng quản lý bằng việc vận dụng các chức năng, công cụ và phương pháp quản lý
phù hợp nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng và cơ hội của tổ chức để đạt
được mục tiêu đặt ra.
Mỗi tác giả có cách xác định các chức năng quản lý khác nhau, tuy nhiên có
thể khái quát lại quản lý có 04 chức năng: Lập kế hoạch; Tổ chức thực hiện; Lãnh
đạo, chỉ đạo; Kiểm tra, đánh giá.
2.3.2. Quản lý đào tạo
Quản lý đào tạo là quản lý việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch đào tạo, nội
dung chương trình đào tạo, kết quả đào tạo, đồng thời cũng quản lý về cơ sở vật
chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ đào tạo và đội ngũ cán bộ phục vụ đào tạo. Tác
giả Đặng Quốc Bảo cho rằng, QLĐT là quản lý các nhân tố tác động đến đào tạo
bao gồm: Mục tiêu đào tạo; Nội dung đào tạo; Phương pháp đào tạo; Lực lượng đào
tạo -giảng viên; Đối tượng đào tạo –Người học; Hình thức tổ chức đào tạo; Điều
kiện đào tạo; Môi trường đào tạo; Bộ máy tổ chức đào tạo; và Quy chế đào tạo. [29]

42
Từ việc phân tích các khái niệm nêu trên, luận án xác định khái niệm quản lý
đào tạo như sau:Quản lý đào tạo là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thể
quản lý trong quá trình đào tạo thông qua các chức năng của quản lý và bằng
những công cụ, phương pháp quản lý phù hợp để đạt được mục tiêu chung của quá
trình đào tạo.
2.3.3. Quản lý đào tạo trực tuyến
Vận dụng khái niệm quản lý vào lĩnh vực ĐTTT, luận án xây dựng khái niệm
quản lý ĐTTT như sau:
Quản lý đào tạo trực tuyến là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch
của chủ thể quản lý (gồm các cấp quản lý khác nhau từ Ban giám hiệu, các Phòng,
Khoa, Trung tâm đào tạo) lên các đối tượng quản lý (bao gồm giảng viên, sinh viên,
cán bộ quản lý cấp dưới và cán bộ phục vụ đào tạo) để thực hiện các hoạt động đào
tạo được ứng dụng các trang thiết bị điện tử, phần mềm, mạng viễn thông. Việc
quản lý thông qua việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản lý nhằm giúp
quá trình đào tạo được vận hành một cách hiệu quả, nâng cao chất lượng công tác
dạy và học trong giáo dục đào tạo.
Luận án nghiên cứu quản lý ĐTTT theo các thành tố của “đầu vào”, “quá
trình”, “đầu ra” với sự tác động của “bối cảnh”.
2.3.4. Các chức năng của quản lý đào tạo trực tuyến
Một phần không thể thiếu của quản lý là quá trình thực hiện các chức năng
của quản lý, muốn quản lý tốt thì người quản lý cần thực hiện tốt các chức năng của
quản lý. Trong các phạm trù cơ bản của quản lý thì phạm trù chức năng quản lý
chiếm vị trí then chốt, mang tính chất bộ phận tạo thành hoạt động quản lý tổng thể.
Các chức năng quản lý là những hình thái biểu hiện sự tác động có mục đích đến tập
thể người nói chung mà bất cứ chủ thể quản lý nào, bất cứ cấp độ nào, đối tượng nào
cũng đều phải thực hiện. Các nghiên cứu về khoa học quản lý cho đến nay đã đưa ra
kết luận tương đối thống nhất về 4 chức năng cơ bản của quản lý, đó là: chức năng
lập kế hoạch, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo và chức năng kiểm tra.
 Chức năng lập kế hoạch
Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên của quản lý, là việc hoạch định các công
việc cần thực hiện một cách chủ động, hiệu quả và khoa học để việc thực hiện đạt

43
kết quả tốt mục tiêu của tổ chức.Chức năng lập kế hoạch gồm các bước: dự báo, xác
định mục tiêu, xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu.
- Công việc dự báo có nhiệm vụ tìm ra phương hướng hoạt động và phát triển

của nhà trường trên cơ sở nghiên cứu đường lối chính sách chung, xu thế phát triển
của xã hội, nhu cầu đào tạo, điểm mạnh điểm yếu và khả năng của nhà trường để
xác định đúng phương hướng phát triển của nhà trường. Đối với mục tiêu quản lý
ĐTTT, người quản lý cần nghiên cứu chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
về phát triển giáo dục – đào tạo nói chung, ĐTTT nói riêng, nghiên cứu xu thế phát
triển của CNTT – truyền thông trên thế giới, ở Việt Nam, nghiên cứu phân tích nhu
cầu đào tạo của xã hội, phân tích những điểm mạnh – điểm yếu của nhà trường về
các nguồn lực cho ĐTTT.
- Công việc xác định mục tiêu quản lý được thực hiện dựa trên định hướng

phát triển và các nguồn lực quản lý. Căn cứ vào hệ thống mục tiêu QLĐT nói chung,
hệ thống mục tiêu quản lý đối với ĐTTT của nhà trường bao gồm: phát triển về số
lượng và nâng cao chất lượng đào tạo; phát triển và nâng cao chất lượng hiệu quả
các điều kiện triển khai ĐTTT; đổi mới qui trình đào tạo hiệu quả hơn; phát triển các
dịch vụ đào tạo; xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên đầy đủ đáp ứng yêu cầu của
ĐTTT, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, phương pháp và kỹ năng giảng
dạy trực tuyến; phát triển các mối quan hệ giữa nhà trường với xã hội nhằm làm tốt
công tác đào tạo và phát triển đào tạo.
- Công việc xây dựng kế hoạch thực hiện nhằm xác định những công việc

cần phải làm và xây dựng phương án thực hiện, từ đó đánh giá, lựa chọn phương án
và ra quyết định.
 Chức năng tổ chức
Là quá trình tiếp nhận và sắp xếp nguồn lực theo những cách thức nhất định
nhằm hiện thực hoá các mục tiêu đã đề ra theo kế hoạch, hay nói cách khác tổ chức
là quá trình triển khai kế hoạch, bao gồm xây dựng cơ cấu tổ chức, chỉ đạo thực hiện
theo kế hoạch.Vai trò của chức năng tổ chức nhằm hiện thực hoá các mục tiêu theo
kế hoạch đã được xác định. Chức năng tổ chức còn có vai trò tạo ra sức mạnh mới
của một tổ chức, một nhà trường, một đơn vị hoặc có thể cả một hệ thống nếu việc
tiếp nhận, phân phối, sắp xếp các nguồn lực được tiến hành khoa học và hợp

44
lý.Chức năng tổ chức trong quản lý bao gồm các công việc: xây dựng tổ chức bộ
máy quản lý, xây dựng phát triển đội ngũ, xác định cơ chế quản lý.
- Việc xây dựng tổ chức bộ máy quản lý là xác định cơ cấu tổ chức của chủ

thể quản lý cũng như cơ cấu của cả đối tượng quản lý với chức năng nhiệm vụ, đồng
thời xác định kiểu cấu trúc tổ chức được áp dụng trong bộ máy quản lý, chỉ rõ
những mối quan hệ bên trong giữa các bộ phận của toàn bộ hệ thống nhằm quản lý
có hiệu lực và hiệu quả trong quá trình hoạt động của bộ máy quản lý.
- Xây dựng phát triển đội ngũ là quá trình thực hiện quản lý nguồn nhân lực

và quản lý nhân sự. Việc quản lý nguồn nhân lực bao gồm qui hoạch đội ngũ, tuyển
chọn, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ. Việc quản lý nhân sự gồm quản lý các hoạt động
của đội ngũ như bố trí sắp xếp nhân sự vào vị trí, đào tạo tập huấn, phối hợp hoạt
động và phát triển các mối quan hệ trong công việc, bồi dưỡng và kiểm tra đánh giá
xếp loại đội ngũ cán bộ, thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ.
- Xác định cơ chế quản lý gồm xác định thiết chế tổ chức và chế độ qui

phạm cho việc thực hiện quá trình quản lý giáo dục có hiệu lực, hiệu quả, đạt tới các
mục tiêu.
 Chức năng lãnh đạo, chỉ đạo
Trong quá trình triển khai kế hoạch, sau khi đã thiết lập cơ cấu tổ chức bộ
máy, nhân sự, người quản lý cần phải chỉ đạo, điều hành công việc của các cá nhân,
nhóm người lao động.
Lãnh đạo, chỉ đạo là quá trình tác động đến các thành viên của tổ chức, tập
hợp, liên kết các thành viên trong tổ chức; theo sát các hoạt động của bộ máy, hướng
dẫn, điều chỉnh công việc, làm cho người lao động nhiệt tình, tự giác nỗ lực phấn
đấu các mục tiêu của tổ chức, bao gồm: kích thích động viên, thông tin hai chiều,
bảo đảm sự hợp tác trong thực tế.
 Chức năng kiểm tra
Kiểm tra là những hoạt động của chủ thể quản lý nhằm đánh giá và xử lý
những kết quả của quá trình vận hành tổ chức, từ đó tiến hành những hoạt động điều
chỉnh, uốn nắn khi cần thiết. Như vậy, kiểm tra là hệ thống phản hồi về kết quả của
các hoạt động và là hệ thống phản hồi dự báo trước những kết quả có thể xảy ra.
Chức năng kiểm tra bao gồm: xây dựng định mức và tiêu chuẩn, các chỉ số công

45
việc, phương pháp đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh. Quá trình kiểm tra có
những giai đoạn sau: - Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn kiểm tra, là những chuẩn
mực mà các cá nhân, tập thể cà tổ chức phải thực hiện để đảm bảo cho toàn bộ tổ
chức hoạt động có hiệu quả. Các tiêu chuẩn của kiểm tra rất phong phú do tính đặc
thù của tổ chức, sự đa dạng của kế hoạch, chương trình, sản phẩm, dịch vụ,…; -
Đánh giá sự thực hiện các hoạt động, dự báo những sai lệch, nguyên nhân sai lệch.
Kiểm tra có vai trò quan trọng trong quá trình quản lý, là nhu cầu cơ bản để
hoàn thành các quyết định quản lý. Chức năng kiểm tra bảo đảm cho các kế hoạch
được thực hiện với hiệu quả cao, đảm bảo thực thi quyền lực quản lý của những
người lãnh đạo, giúp hệ thống theo sát và đối phó với sự thay đổi của môi trường và
tạo tiền đề cho quá trình hoàn thiện, đổi mới.
Các chức năng quản lý gắn bó chặt chẽ với nhau, đan xen lẫn nhau. Tuy
nhiên trong mọi hoạt động quản lý, thông tin đóng vai trò quan trọng, được coi như
là mạch máu của hoạt động quản lý.
2.3.5. Quản lý đào tạo trực tuyến theo mô hình CIPO
Mục tiêu lớn nhất của QLĐT là không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả
đào tạo, nhất là trong cơ chế thị trường trong giai đoạn hiện nay. Để QLĐT hướng tới
chất lượng đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cơ chế thị trường, việc nghiên cứu, xem xét
và lựa chọn mô hình QLĐT phù hợp có vai trò rất quan trọng và cần thiết.
Báo cáo tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội XI ngày 15/11/2004 của Chính phủ về tình
hình giáo dục Việt Nam đã nêu: Cơ chế quản lý giáo dục chưa tương thích với nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực
của đất nước; Quản lý nhà nước về giáo dục còn nặng tính quan liêu, chưa thoát
khỏi tình trạng ôm đồm, sự vụ; Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch còn nhiều
bất cập…; đã chỉ đạo Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cải tiến
công tác quản lý, điều hành, tập trung vào chức năng quản lý nhà nước, lấy việc
quản lý chất lượng làm nhiệm vụ trọng tâm [41]. Kết luận tại Hội thảo quốc gia về
Đào tạo từ xa, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nhấn mạnh: Phát triển đào tạo từ xa, ĐTTT
đồng thời với việc nâng cao chất lượng đào tạo và quản lý.
Trong quản lý giáo dục và đào tạo có một số mô hình quản lý đào tạo hướng
tới chất lượng đã được nghiên cứu và vận dụng như:

46
- Mô hình quản lý đào tạo theo quá trình của tác giả Phan Văn Kha gồm các
thành tố cơ bản“đầu vào”, “quá trình dạy học”,“đầu ra” [22]:
Hình 2.4: Mô hình quản lý đào tạo theo quá trình

Đầu vào Quá trình Đầu ra


(Input) (Process)

Kết quả học tập Đáp ứng y/ccủa


(Output) TTLĐ (Outcome)

 Người học Quá trình Chuẩn đầu ra:  Vị trí, việc làm
 Giảng viên dạyhọc
 Lương, thu
 Kiến thức
 CTĐT nhập
 Kỹ năng
 CSVC…  Thái độ  Triển vọng
nghề nghiệp

Phản hồi của thị trường lao động

- Mô hình CIPP với cách tiếp cận khi nghiên cứu, xem xét chất lượng của hệ
thống đào tạo dựa trên mô hình của nhóm tác giả Zhang et al (2011) [107]. Hệ thống
đào tạo bao gồm các yếu tố: Bối cảnh (Context), Đầu vào (Input), Quá trình
(Process), Sản phẩm (Product). Mô hình CIPP đã nhấn mạnh và thành phần về Sản
phẩm (Product) là kết quả đầu ra và có thêm thành phần về Tác động của bối cảnh
(Context) có ý nghĩa kiểm soát quá trình đào tạo và tất cả các yếu tố tác động từ môi
trường kinh tế - xã hội lên quá trình đào tạo để hướng tới chất lượng đáp ứng được
yêu cầu của thực tiễn nhu cầu doanh nghiệp, nhu cầu xã hội.
Hình 2.5: Mô hình quản lý đào tạo CIPP

Đầu vào Quá Sản phẩm


(Input) trình(Process) (Product)
 Tuyển sinh  Quá trình đào  Kết quả học tập
 Người học tạo, giám sát,  Sự hài lòng của
 Giảng viên kiểm tra đánh người học
 CTĐT giá  Sự thành công của
 CSVC… người học,…

Bối cảnh (Context)


Cơ hội, nhu cầu thị trường

47
- Mô hình CIPO: Với những đặc điểm tương đồng với mô hình CIPP, mô
hình CIPO do Scheerens, J. (1990) đưa ra với quan điểm chất lượng đào tạo là một
quá trình. Mô hình này cũng như mô hình quản lý đào tạo theo quá trình, nhưng có
bổ sung thêm bối cảnh bên ngoài tác động đến đào tạo, do vậy, toàn diện hơn và phù
hợp với một xã hội đang trong xu thế phát triển hiện đại, đặc biệt là trong tiến trình
đổi mới toàn diện về giáo dục đào tạo ở nước ta, sự phát triển mạnh mẽ của CNTT
ứng dụng trong đào tạo ở nước ta và xu thế trên toàn thế giới trong bối cảnh cách
mạng công nghiệp 4.0. Mô hình này được thể hiện như ở hình 2.6. [94]
Hình 2.6: Mô hình CIPO

Đầu vào Quá trình Đầu ra


(Input) (Process) (Output)

 Tuyển sinh  Quá trình dạy-học  Người học tốt


 Giáo viên nghiệp
 CTĐT  Sự hài lòng của
 Cơ sở vật chất và người học
trang thiết bị dạy  Tăng năng suất lao
học động cho xã hội
 Tài chính

Tác động của bối cảnh (Context)


- Chính trị, kinh tế, xã hội
- Thể chế, chính sách
- Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ
- Xu thế hội nhập quốc tế,…

Mô hình CIPO có ưu điểm là bao quát được nội dung của các mô hình QLĐT
theo quá trình ở trên, ngoài ra còn đề cập đến tác động của bối cảnh. Đây là tác động
có ảnh hưởng lớn đến đào tạo và QLĐT ở nước ta đặc biệt là đối với ĐTTT và quản
lý ĐTTT trong bối cảnh phát triển kinh tế-xã hội, tiến bộ của khoa học CNTT và
truyền thông, xu thế phát triển của ĐTTT trên thế giới, nước ta đang trong tiến trình
hội nhập quốc tế sâu rộng. Yếu tố đầu ra không chỉ quan tâm đến kết quả học tập, sự
hài lòng, thành công của người học mà còn quan tâm đến sự hài lòng của người sử
dụng lao động và hiệu quả tăng năng suất lao động cho xã hội.
Mô hình quản lý đào tạo theo quá trình quan tâm đến quản lý chất lượng các
yếu tố đầu vào, quá trình và các yếu tố đầu ra của đào tạo, tuy nhiên chưa quan tâm

48
đến tác động của bối cảnh trong khi chúng ta đang sống trong một thời đại đang có
nhiều biến đổi về kinh tế-xã hội trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục-đào tạo trong nền kinh tế thị trường và
hội nhập quốc tế. Những yếu tố này cùng với sự tác động của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến các hoạt động đào tạo và QLĐT, đặc biệt là
ĐTTT. Mô hình QLĐT truyền thống hiện nay chỉ mới dừng lại một ở mô hình
QLĐT theo quá trình và chưa được toàn diện khi áp dụng cho ĐTTT có nhiều khác
biệt và đặc thù so với đào tạo truyền thống.
Với những lý do nêu trên, tác giả vận dụng mô hình CIPO trong quản lý
ĐTTT ở các trường đại học Việt Nam.
Vận dụng mô hình CIPO trong quản lý ĐTTT, luận án cần phải quản lý các
yếu tố đầu vào, quản lý quá trình dạy học đến quản lý các yếu tố đầu ra, đồng thời
cũng cần quan tâm đến tác động của bối cảnh tác động từ môi trường chính trị - kinh
tế - xã hội, sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, sự hội nhập quốc tế lên quá trình
đào tạo để hướng tới chất lượng đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn nhu cầu doanh
nghiệp, nhu cầu xã hội. Khi đó, quản lý ĐTTT được đặt trong một môi trường có
tính vận động và có ý nghĩa toàn diện hơn, ngoài thông tin thu nhận phản hồi từ
người lao động đã tốt nghiệp, từ các đơn vị, doanh nghiệp sử dụng nhân lực hoặc
vấn đề bảo đảm chất lượng của cơ sở đào tạo (xem hình 2.7).
Hình 2.7: Vận dụng mô hình CIPO trong quản lý ĐTTT

Đầu vào Quá trình Đầu ra


(Input) (Process) (Output)

 Tuyển sinh và  Quá trình dạy-  Kết quả  Thông tin đầu
tư vấn học đầu ra ra (sự hài lòng của
người học & người
 Các điều kiện  Quá trình kiểm  Tốt nghiệp sử dụng nhân lực,
triển khai ĐTTT tra-đánh giá việc làm sau tốt
(hạ tầng, học liệu, nghiệp, t lệ
đội ngũ,…) bỏhọc)

Tác động của bối cảnh (Context)


đến QLĐTTT
- Chủ trương, thể chế, chính sách
- Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ
- Xu thế phát triển của giáo dục từ xa, giáo
dục suốt đời và xu thế hội nhập quốc tế,…

49
1- Quản lý đầu vào
Việc quản lý đầu vào nhằm xác định năng lực của hệ thống thực hiện quá
trình đào tạo và các điều kiện thực hiện quá trình đào tạo; xác định các nguồn lực,
các chiến lược giải pháp và các thiết kế qui trình cho sự phù hợp, tính khả thi cho
quá trình tổ chức đào tạo.
a) Quản lý công tác tuyển sinh và tư vấn học trực tuyến, bao gồm: Quản lý
chính sách tuyển sinh; Quản lý quá trình tuyển sinh (tổ chức xét tuyển, phân nhóm
sinh viên theo trình độ đầu vào, theo trạm đào tạo,…); Quản lý công tác tư vấn,
hướng dẫn cho sinh viên về phương pháp học trực tuyến, lựa chọn chương trình học
và đăng ký học. Qua công tác tuyển sinh, cơ sở đào tạo sẽ cùng với người học thống
nhất về CTĐT, khung thời gian, địa điểm đào tạo và các khoản thu học phí, lệ phí,
loại văn bằng được cấp,mà theo đó cơ sở đào tạo sẽ cung cấp dịch vụ đào tạo cho
người học theo nhu cầu của người học. Đồng thời, cơ sở đào tạo hỗ trợ người học
tìm hiểu các yêu cầu về CTĐT, về đánh giá và nắm được những lợi ích thu được sau
khi hoàn thành khóa học.
b) Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 12/2016/TT-BGDĐT
ngày 22/4/2016 quy định ứng dụng CNTT trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng
đối với các đại học, học viện, trường đại học [4], trong đó qui định về điều kiện để
tổ chức triển khai đào tạo qua mạng. Theo Thông tư, quản lý các điều kiện bảo đảm
chất lượng đáp ứng yêu cầu của hoạt động ĐTTT gồm:
- Hạ tầng công nghệ ĐTTT phục vụ dạy-học: Hạ tầng công nghệ ĐTTT được
thiết lập chính là điều kiện về cơ sở vật chất quan trọng để triển khai ĐTTT, bao
gồm: Cổng thông tin điện tử ĐTTT, hệ thống máy chủ và hạ tầng kết nối mạng
Internet, hệ thống phần mềm quản lý học tập, hệ thống phần mềm quản lý nội dung;
- Hệ thống học liệu điện tử là tập hợp các tài liệu điện tử phục vụ dạy và học
dưới nhiều định dạng như các tệp âm thanh, hình ảnh, video, phần mềm dạy học, thí
nghiệm ảo... đảm bảo chuyên môn, kỹ thuật và có tính sư phạm cao đáp ứng nhu cầu
tự học và được cung cấp đến người học qua mạng Internet, trực tuyến qua mạng nội
bộ hoặc không cần kết nối mạng qua đĩa CD, DVD, thẻ nhớ,… Học liệu điện tử
ĐTTT phải được chuẩn bị đầy đủ trước khi tổ chức khóa học. Trong ĐTTT, học liệu
điện tử đa dạng, phong phú, dễ tiếp thu có vai trò quan trọng đối với việc tự học qua
mạng của người học;
- Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy trực tuyến ngoài đáp ứng yêu cầu
chuyên môn, cần đảm bảo kỹ năng dạy học qua mạng,phương pháp giảng dạy từ xa;

50
- Đội ngũ nhân lực hỗ trợ đảm bảo triển khai hoạt động ĐTTT. Cán bộ kỹ
thuật quản trị hệ thống ĐTTT phải am hiểu các hệ thống ứng dụng CNTT liên quan
đến ĐTTT của cơ sở đào tạo để quản trị, vận hành hệ thống CNTT đảm bảo hoạt
động ổn định. Cán bộ thiết kế học liệu điện tử phải am hiểu quy trình thiết kế, quy
trình sản xuất học liệu; sử dụng thành thạo các công cụ CNTT liên quan và phối hợp
với giảng viên chuyên môn để tổ chức thiết kế, xây dựng học liệu điện tử.
- Hệ thống văn bản qui định, hướng dẫn tổ chức thực hiện quản lý và
ĐTTT.Trong đó quy định rõ qui trình tổ chức, thực hiện trong quản lý, vận hành các
hệ thống CNTT,tổ chức ĐTTT.
Quản lý các điều kiện triển khai ĐTTT là khâu quan trọng của quản lý ĐTTT,
đó cũng là yêu cầu mà Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định cho các trường đại học khi
triển khai ĐTTT. Quản lý tốt các điều kiện triển khai ĐTTT là cơ sở để thực hiện
hoạt động ĐTTT đảm bảo chất lượng.
2- Quản lý quá trình
Quản lý quá trình thực chất là quản lý quá trình dạy, học và kết hợp với quá
trình đánh giá kết quả dạy và học nhằm đảm bảo thực hiện chương trình đào tạo từ
khi sinh viên nhập học cho đến khi có kết quả cuối cùng.Quản lý quá trình nhằm xác
định hay dự báo – trong quá trình – các điểm yếu trong việc thiết kế qui trình hay
việc thực hiện nó nhằm cung cấp thông tin cho các quyết định đã lên kế hoạch trước,
để thực hiện và cải tiến thiết kế qui trình.
Để quản lý quá trình dạy và học cần lập kế hoạch, chỉ đạo, điều hành quá
trình dạy-học theo CTĐT đã thiết kế đáp ứng yêu cầu chuyên môn và yêu cầu của
phương thức dạy-học trực tuyến. Việc lập kế hoạch này cần căn cứ vào kế hoạch
học tập do sinh viên đăng ký theo năng lực và điều kiện của từng cá nhân. Trên cơ
sở kế hoạch học tập mà sinh viên đăng ký, nhà trường tổ chức quá trình dạy-học có
sự tham gia của giảng viên chuyên môn, trợ giảng của các chuyên gia đến từ doanh
nghiệp. Trong đó, quản lý các hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của
sinh viên phải được triển khai với quy trình thống nhất; được theo dõi, đánh giá
nhằm điều chỉnh kịp thời các hoạt động này để đạt mục tiêu dạy-học. Công tác đánh
giá kết quả dạy và học cần được chú ý trong quá trình tổ chức dạy-học nhằm bảo
đảm kết quả được đánh giá theo quá trình và chuẩn đầu ra qui định.
Với đặc điểm của ĐTTT, quá trình dạy và học chủ yếu được tiến hành qua hệ
thống công nghệ ĐTTT và có sự cách biệt về không gian giữa người dạy – người

51
học – cơ sở đào tạo, quá trình dạy và học trong ĐTTT cần có sự hỗ trợ của đội ngũ
phục vụ đào tạo. Do vậy, bên cạnh việc quản lý quá trình dạy và học, trong ĐTTT
có vai trò khá quan trọng của công tác quản lý quá trình hỗ trợ đào tạo.
Theo C. Krishman (2012), hỗ trợ người học bao gồm các phương tiện và hoạt
động cung cấp cho người học, làm cho quá trình học tập dễ dàng hơn và thú vị hơn.
Trong ĐTTX, việc hỗ trợ người học có vai trò kết nối giữa người học và nhà trường.
Việc cung cấp các hình thức hỗ trợ người học ngày càng được mở rộng và được coi
là yếu tố chủ đạo trong các hệ thống ĐTTX [108]. Insung Jung (2007) cho rằng việc
hỗ trợ người học giữ vai trò trung tâm của các hoạt động đào tạo mở, nó nhằm đáp
ứng nhu cầu học tập của người học và phòng ngừa các vấn đề dẫn đến bỏ học hoặc
thất bại trong học tập [74].Theo nhiều ý kiến của các chuyên gia đều cho rằng việc
hỗ trợ người học có vai trò quan trọng trong thành công của ĐTTX, nó giúp cho nhà
trường thực hiện nhiệm vụ đào tạo một cách có trách nhiệm hơn đối với người học.
Đặc biệt, trong xu thế ĐTTT phát triển, qui mô người học tăng lên đặt ra yêu cầu về
việc cung cấp nhiều hơn nữa những phương tiện và hoạt động hỗ trợ cho người học,
việc cung cấp các phương tiện và hoạt động hỗ trợ học viên là nhằm đáp ứng nhu
cầu và đồng thời tạo động lực học tập cho người học [32]. Theo đó cho thấy, sinh
viên tự học, học từ xa cần sự hỗ trợ để: duy trì và tăng cường động cơ học tập; nâng
cao kỹ năng học tập hiệu quả; giúp sinh viên khắc phục được những trở ngại trong
việc học tập trực tuyến,không phải lo lắng về sự đơn độc trong việc kết nối với các
giảng viên và bạn học cả về mục đích xã hội và mục đích học tập; được hướng dẫn
học tập thông qua các tài liệu học tập; được cung cấp các nguồn tài nguyên học tập
và được giải đáp các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính.Việc hỗ trợ sinh viên
được thực hiện từ khi sinh viên bắt đầu vào học, làm quen với phương pháp học tập
từ xa, với kỹ năng học tập trực tuyến sử dụng hệ thống công nghệ ĐTTT, cho đến
việc cung cấp các thông tin, qui định cần thiết cho sinh viên trong quá trình học tập,
giải đáp các vấn đề về học tập, về thủ tục hành chính, về kỹ thuật giúp cho quá trình
học tập của sinh viên thuận lợi và luôn được duy trì đạt hiệu quả.
3- Quản lý đầu ra
Quản lý đầu ra giúp xác định được kết quả thực hiện trong mối liên hệ với
các thông tin về bối cảnh, đầu vào và quá trình, nhằm quyết định tiếp tục, hủy bỏ,
sửa đổi hay tập trung vào những hoạt động cần thiết và liên kết các hoạt động giữa
các giai đoạn chính khác của quá trình thay đổi.

52
a) Quản lý công tác đánh giá kết quả đầu ra và tốt nghiệp là quá trình quản lý
bao gồm: quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên về kiến thức, kỹ năng, thái
độ, phản ánh chất lượng dạy, học và kiểm tra đánh giá trong quá trình đào tạo; quản
lý tình hình tốt nghiệp; quản lý việc cấp phát văn bằng tốt nghiệp.
b) Quản lý thông tin đầu ra. Trong mối liên hệ với các thông tin về bối cảnh, đầu
vào và quá trình, cùng với những đặc điểm của phương thức ĐTTT, việc quản lý thông
tin đầu ra bao gồm các thông tin: sự hài lòng của người học, tình hình việc làm sau khi tốt
nghiệp, sự hài lòng của đơn vị sử dụng lao động, t lệ bỏ học của sinh viên. Thông qua
các thông tin như vậy, cơ sở đào tạo có thể thực hiện điều chỉnh các hoạt động QLĐT,
đồng thời xác định được tiềm năng và xu hướng phát triển của nhà trường.
4- Tác động của bối cảnh đến quản lý ĐTTT
Việc xem xét đến tác động của các yếu tố bối cảnh liên quan đến công tác
quản lý ĐTTT giúp cơ sở đào tạo xác định và đánh giá nhu cầu và cơ hội trong bối
cảnh để đưa ra quyết định quản lý đáp ứng các mục tiêu hoạt động và giải quyết các
vấn đề. Các yếu tố thuộc bối cảnh bao gồm: Chủ trương, thể chế, chính sách; Sự tiến
bộ của khoa học và công nghệ; Xu thế phát triển của giáo dục từ xa, giáo dục suốt
đời và Hội nhập quốc tế.
a) Về chủ trương, thể chế, chính sách: những tác động từ Nghị quyết Trung
ương Đảng, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Nghị định, Thông tư,… giữ vai
trò định hướng, chi phối các hoạt động toàn ngành giáo dục nói chung và ĐTTT nói
riêng phát triển đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội.Hệ thống văn
bản pháp luật, các qui chế qui định được xây dựng dựa trên nền tảng của các định
hướng chính trị, chủ trương chính sách phát triển ĐTTT, nhằm quy định việc tổ
chức hoạt động ĐTTT trong nhà trường, đồng thời là cơ sở để chế tài những vi
phạm những điều mà pháp luật qui định. Từ đó đặt ra yêu cầu đối với các cơ sở
ĐTTT phải nắm bắt và chấp hành các quy định của pháp luật đề ra.Nhà nước điều
tiết vĩ mô nền giáo dục nói chung trong đó có ĐTTT thông qua các chính sách và
các chương trình mục tiêu, đồng thời kiểm soát, hay khuyến khích, tài trợ. Nhà nước
quyết định những chính sách đầu tư cho giáo dục, thông qua giáo dục để phát triển
nền kinh tế xã hội, Nhà nước còn quyết định những chính sách đầu tư về CNTT, các
dịch vụ công cộng khác để hỗ trợ cho giáo dục.
Chủ trương của Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT thể hiện
qua Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT và truyền thông”

53
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo QĐ 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010. Theo
đó, mục tiêu đến năm 2020 đạt trên 70%;… phủ sóng thông tin di động băng rộng
đến 95% dân cư [31]. Đề án “Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-
2020” đã đề ra mục tiêu đến năm 2020: 4,5% dân số học đại học (4,5 triệu người),
trong đó 40% học chính quy, 40% học từ xa và 20% học trực tuyến [37]. Đề án
“Phát triển Giáo dục từ xa giai đoạn 2005-2020” được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt theo Quyết định số 164/2005/QĐ-TTg ngày 04/7/2005. Đề án nhằm mục tiêu
phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục từ xa, tạo điều kiện để người dân, đặc
biệt là nhân dân ở các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn được học tập
thường xuyên, học tập suốt đời, góp phần nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn,
nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao dân trí và đào tạo nguồn nhân lực cho
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [26].
Như vậy, công tác quản lý ĐTTT phải tuân thủ, chấp hành theo đúng chủ
trương, chính sách, pháp luật và qui chế qui định của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và
Đào tạo đối với ĐTTT, đồng thời chịu sự tác động từ các chính sách đầu tư, khuyến
khích, sự điều tiết của Nhà nước đối với sự phát triển của ĐTTT. Các biến động của
môi trường chính trị - pháp luật sẽ tạo ra những cơ hội và thách thức đối với các cơ
sở ĐTTT.
b) Về sự tiến bộ của khoa học và công nghệ: Cách mạng công nghiệp 4.0 với
những thành tựu nổi bật trong các lĩnh vực: internet, mạng xã hội, dữ liệu khổng lồ,
di động, trí tuệ nhân tạo,… tạo ra những thay đổi lớn trong mọi hoạt động ở mọi lĩnh
vực của con người, giáo dục là một trong những lĩnh vực chịu sự tác động tác động
mạnh mẽ và toàn diện, những liên kết “ảo” được thiết lập thông qua CNTT và
truyền thông như phòng học ảo, thiết bị ảo, không gian ảo,… Trong môi trường
CNTT phát triển, ĐTTT đã tận dụng thế mạnh của CNTT, việc phân phối các nội
dung học được sử dụng các công cụ điện tử hiện đại như thiết bị điện tử, mạng vệ
tinh, mạng Internet, Intranet,… trong đó nội dung học có thể thu được từ các
website, đĩa CD, video, audio… thông qua các thiết bị kết nối hiện đại (Máy tính,
TV, Smart phone,…); người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng
dưới các hình thức như: e-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội
thảo trực tuyến VOD…
Việt Nam bắt đầu sử dụng internet từ năm 1997. Theo thống kê năm 2015,
trên trang web “We are social” 39,8 triệu người tương đương với 44% dân số Việt

54
Nam sử dụng Internet. Có 40% người dùng internet đã sử dụng trên 5 năm; 71%
người dùng tuổi từ 15 đến 34 và có 33% người dùng internet là học sinh và sinh
viên. Việt Nam có thị trường sử dụng internet tăng nhanh nhất trong khu vực và
thuộc vào nhóm cao nhất trên thế giới (theo Cimigo Netcitizens). T lệ tăng người
dùng internet trong giai đoạn 2010-2020 dự kiến tăng 12.035% [97]. Việc ứng dụng
những thành tựu của khoa học công nghệ, kinh tế tri thức sẽ tạo điều kiện thuận lợi
để cơ sở đào tạo từng bước đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, hiện đại hoá
thiết bị phục vụ đào tạo qua đó góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo. ĐTTT đòi hỏi
ứng dụng CNTT vào giảng dạy, do vậy sự hiểu biết và vận dụng các thành tựu công
nghệ trong quản lý ĐTTT sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hình thức đào tạo này, làm
cho việc giải quyết các nhiệm vụ QLĐT được dễ dàng hơn, đồng thời là cơ sở để
các sản phẩm ĐTTT được thực hiện và ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu xã hội.
Như vậy, sự tiến bộ của khoa học công nghệ là yếu tố quan trọng tác động
trực tiếp đến giáo dục nói chung và ĐTTT nói riêng. CNTT và truyền thông liên tục
phát triển đã tạo nên sự thay đổi, cập nhật thường xuyên đối với ĐTTT, từ đó có ảnh
hưởng đến công tác quản lý ĐTTT ở các trường đại học.
c) Về xu thế phát triển của giáo dục từ xa, giáo dục suốt đời và xu thế hội
nhập quốc tế:Với sự phát triển vượt bậc của CNTT và truyền thông, trong thế k 21,
ứng dụng CNTT vào đào tạo trở thành xu thế phát triển của thế giới nhất là đối với
cộng đồng giáo dục mở và từ xa. Đào tạo trực tuyến – một phương thức giáo dục
hiện đại ngày nay đã trở thành xu hướng trong hoạt động giáo dục - đào tạo và được
khẳng định trong thời gian tới sẽ phát triển mạnh.Tổ chức UNESCO đã đưa ra
khuyến nghị: “Giáo dục thế k 21 phải thực hiện bốn trụ cột - học để biết, học để
làm, học để chung sống và học để tồn tại”; Giáo dục suốt đời là chìa khoá để mở cửa
vào thế k 21 và các nền giáo dục phải định hướng lại theo phương hướng này;
Trong thời đại Internet thì xã hội học tập gắn liền với xã hội thông tin” [99]. Giáo
dục ngày nay ngày càng đa dạng hơn với hình thức học tập trực tuyến, đã cung cấp
ngày càng nhiều khoá học cho người đang đi làm, những người không có điều kiện
học tập trung. Số lượng người học trực tuyến ở nhiều nước trên thế giới và trong
khu vực ngày càng tăng. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, ĐTTT ở nhiều
trường đại học mặc dù được tổ chức với nhiều mức độ ứng dụng công nghệ khác
nhau nhưng nhìn chung đã phát triển mạnh, không chỉ áp dụng cho các chương trình
ĐTTX cấp văn bằng mà còn hỗ trợ cho các chương trình đào tạo hệ chính qui, vừa

55
làm vừa học, đào tạo bồi dưỡng…Trong xu thế phát triển như vậy đòi hỏi công tác
quản lý ĐTTT hiệu quả và nâng cao chất lượng đào tạo.
Hiệp hội các trường đại học mở châu Á (AAOU) năm 2010 cũng đã kết luận
trong báo cáo Hội nghị thường niên “Đào tạo mở và từ xa là công cụ để học tập suốt
đời” và trong những năm gần đây các Hội nghị thường niên đã thu hút nhiều nghiên
cứu về lĩnh vực ĐTTT.Bên cạnh đó, xu thế hoà bình hợp tác, hội nhập quốc tế đòi
hỏi các cơ sở đào tạo trực tuyến phải đổi mới chương trình đào tạo, phương thức,
phương pháp đào tạo cho phù hợp với thực tế, theo hướng hiện đại hoá. Từ đây, đòi
hỏi hoạt động quản lý ĐTTT phải thực hiện hiệu quả để đáp ứng yêu cầu hội nhập.
2.3.6. Ma trận các chức năng quản lý và nội dung quản lý đào tạo trực tuyến
Nhằm định hướng và chủ động triển khai quản lý ĐTTT vận dụng mô hình
CIPO, để dễ dàng trong việc tiếp cận những điểm đặc trưng và những vấn đề cốt lõi
cần tập trung nghiên cứu, tác giả lập ma trận các chức năng quản lý và nội dung
quản lý theo mô hình CIPO trong ĐTTT.
Bảng 2.2: Ma trận các chức năng quản lý và nội dung quản lý theo
mô hình CIPO trong ĐTTT
Các nội dung của Các chức năng quản lý
TT quản lý ĐTTT theo
CIPO Tổ chức thực Kiểm tra,
Lập kế hoạch Chỉ đạo
hiện giám sát
1 Quản lý đầu vào
1.1 Quản lý công tác Lập kế hoạch Tổ chức TS Chỉ đạo các Kiểm tra các
tuyển sinh và tư vấn TS, thông báo và tư vấn hoạt động TS hoạt động TS
học trực tuyến TS và chuẩn người học và tư vấn người và tư vấn người
bị nội dung tư đầy đủ thông học hiệu quả học đúng chỉ
vấn người học tin và rõ ràng tiêu và qui định
1.2 Quản lý các điều - Lập kế - Tổ chức xây - Chỉ đạo hoạt - Đánh giá
kiện triển khai hoạchxây dựng, phát động xây hiệu quả xây
ĐTTT (hạ tầng công dựng, phát triển và vận dựng, phát dựng, phát
nghệ ĐTTT phục vụ triển và sử hành hạ tầng triển và vận triển và vận
dạy-học, hệ thống dụng hạ tầng công nghệ hành hạ tầng hành hạ tầng
học liệu điện tử, đội công nghệ ĐTTT đảm công nghệ công nghệ
ngũ giảng viên, đội ĐTTT đáp bảo yêu cầu ĐTTT đúng ĐTTT phục
ngũ nhân lực hỗ trợ, ứng yêu cầu đã đặt ra tiến độ vụ đào tạo
hệ thống các văn cập nhật và - Triển khai - Chỉ đạo hoạt - Kiểm tra,
bản - qui định về tổ các hoạt biên soạn, động biên giám sát hoạt
chức và hoạt động động ĐTTT. cập nhật, soạn, cập động biên
ĐTTT) - Lập kế phát triển và nhật, phát soạn, cập
hoạch biên sử dụng hệ triển và sử nhật, phát
soạn, cập thống học dụng hệ triển và sử
nhật, phát liệu điện tử thống học dụng hệ
triển và sử kịp thời đáp liệu điện tử thống học
dụng hệ ứng các hoạt đảm bảo chất liệu điện tử

56
thống học động dạy- lượng đảm bảo chất
liệu điện tử học - Chỉ đạo công lượng, đánh
đáp ứng yêu - Tổ chức tác tuyển giá hiệu quả
cầu của tuyển dụng, dụng, tập của học liệu
CTĐT và tập huấn đội huấn đội ngũ được sử dụng
nhu cầu dạy- ngũ giảng giảng viên - Các hoạt động
học viên theo đảm bảo qui tuyển dụng,
- Lập kế đúng qui định tiêu tập huấn đội
hoạch tuyển trình chuẩn giảng ngũ giảng
dụng, tập - Tổ chức viên viên được
huấn đội ngũ tuyển dụng, - Chỉ đạo công đánh giá hiệu
giảng viên tập huấn đội tác tuyển quả định kỳ
định kỳ và ngũ nhân lực dụng, tập - Các hoạt
phù hợp với hỗ trợ ĐTTT huấn đội ngũ động tuyển
nhu cầu đào theo đúng nhân lực hỗ dụng, tập
tạo qui trình trợ ĐTTTđảm huấn đội ngũ
- Lập kế - Triển khai bảo tiêu chí nhân lực hỗ
hoạch tuyển xây dựng đặt ra trợ
dụng, tập mới/ cập - Chỉ đạo công ĐTTTđược
huấn đội ngũ nhật hệ tác xây dựng, đánh giá hiệu
nhân lực hỗ thống các cập nhật hệ quả định kỳ
trợ ĐTTT văn bản, qui thống các văn - Đánh giá
định kỳ và định về tổ bản, qui định hiệu lực, hiệu
phù hợp với chức và hoạt về tổ chức và quả hệ thống
nhu cầu đào động ĐTTT hoạt động các văn bản -
tạo đáp ứng yêu ĐTTT đúng qui định về tổ
- Lên kế cầu thực tiễn qui trình ban chức và hoạt
hoạch định hành văn bản động ĐTTT
kỳ xây dựng quản lý phục vụ hoạt
mới/ cập động quản lý
nhật hệ và tổ chức
thống các đào tạo
văn bản - qui
định về tổ
chức và hoạt
động ĐTTT
2 Quản lý quá trình
2.1 Quản lý quá trình Kế hoạch Tổ chức quá Chỉ đạo hoạt Giám sát quá
dạy-học giảng dạy và trình dạy-học động dạy-học trình dạy-học
học tập được thực hiện theo đảm bảo chất và đánh giá
xây dựng định đúng kế lượng và nâng hiệu quả các
kỳ, đầy đủ và hoạch và cao hiệu quả hoạt động
rõ ràng CTĐT đào tạo dạy-học
2.2 Quản lý quá trình Kế hoạch các Tổ chức quá Chỉ đạo hoạt Giám sát quá
kiểm tra – đánh giá hoạt động trình kiểm động kiểm tra- trình kiểm tra-
kiểm tra-đánh tra-đánh giá đánh giá đảm đánh giá và
giá được xây thực hiện theo bảo chất lượng đánh giá hiệu
dựng định kỳ, đúng kế và đáp ứng quả hoạt động
đầy đủ và rõ hoạch và yêu hiệu quả đào kiểm tra-đánh
ràng cầu của tạo giá
CTĐT

57
3 Quản lý đầu ra
3.1 Quản lý đánh giá kết Hoạt động Triển khai Chỉ đạo hoạt Kiểm tra,
quả đầu ra và tốt đánh giá kết hoạt động động đánh giá giám sát hoạt
nghiệp quả đầu ra và đánh giá kết kết quả đầu ra động đánh giá
tốt nghiệp quả đầu ra và và tốt nghiệp kết quả đầu ra
được lên kế tốt nghiệp đảm bảo qui và tốt nghiệp
hoạch định kỳ theo đúng kế định đúng qui trình,
hoạch, qui qui định
trình và yêu
cầu của
CTĐT
3.2 Quản lý thông tin Kế hoạch thu Triển Chỉ đạo hoạt Đánh giá hiệu
đầu ra (sự hài lòng nhận và xử lý khaiviệc thu động thu nhận quả hoạt động
của người học, tình thông tin đa nhận và xử lý và xử lý thông thu nhận và xử
hình việc làm sau chiều về đầu thông tin đa tin đa chiều về lý thông tin đa
khi tốt nghiệp, sự ra của ĐTTT chiều về đầu đầu ra của chiều về đầu
hài lòng của đơn vị được xây ra của ĐTTT ĐTTT thực ra của ĐTTT
sử dụng nhân lực, t dựng định kỳ, đến đầy đủ hiện chân và việc sử
lệ bỏ học) đầy đủ, rõ các đối tượng thực, khách dụng các
ràng liên quan quan thông tin này
4 QLĐT thích ứng Lập kế hoạch Tổ chức Chỉ đạo sẵn Kiểm tra các
với tác động của bối chủ động phương án sàng thích ứng hoạt động
cảnh (Chủ trương, thích ứng với thích ứng với với những tác thích ứng với
thể chế, chính sách; những tác những tác động của bối những tác
Sự tiến bộ của khoa động của bối động của bối cảnh động của bối
học và công nghệ; cảnh cảnh cảnh
Xu thế phát triển
của giáo dục từ xa,
giáo dục suốt đời và
xu thế hội nhập
quốc tế,...)

2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý đào tạo trực tuyến tại các trƣờng
đại học
Quản lý là một trong những hoạt động cơ bản nhất của con người mang ý
nghĩa quyết định, mang tính chất sống còn của các chủ thể tham dự vào các hoạt
động xã hội. Quản lý đúng sẽ dẫn đến thành công, ổn định và phát triển bền vững,
còn quản lý chưa đúng sẽ dẫn đến thất bại, suy thoái. Việc thành công hay thất bại
trong quản lý chịu sự tác động, ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan và khách quan,
hay các yếu tố thuộc môi trường bên trong và môi trường bên ngoài.
2.4.1. Nhận thức của tổ chức về công tác đào tạo trực tuyến
Nhận thức về công tác ĐTTT được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân hay
tổ chức tin rằng việc sử dụng một hệ thống ĐTTT sẽ cường khả năng đào tạo và
hiệu quả hoạt động của tổ chức của mình (Davis, F. D, 1989) [86]. Với quan điểm
này, có thể hiểu nhận thức của tổ chức là nhận thức của nhiều người trong tổ chức
ĐTTT bao gồm: Nhận thức của người dạy, nhận thức của người học, nhận thức của

58
người làm quản lý, các chính sách về ĐTTT. Chiu, Liu và Sun (2005) [101] đã
chứng minh rằng nhận thức ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả quản lý ĐTTT e-
learning. Ngoài ra, nếu một tổ chức chú trọng, quan tâm đến hoạt động ĐTTT thì sẽ
có ảnh hưởng tích cực đến thành công của công tác quản lý hoạt động này (Johnson,
Hornik và Salas, 2008) [106].
ĐTTT có những đặc điểm riêng biệt khác với đào tạo truyền thống (giáp
mặt). ĐTTT có những ưu điểm mà đào tạo truyền thống không đáp ứng được. Nhận
thức của tổ chức về công tác ĐTTT, những ưu điểm, lợi thế, cách thức vận dụng và
khai thác lợi thế của nó có ảnh hưởng đến hoạt động quản lý.
Nếu các tổ chức ĐTTT coi vị trí, vai trò mục tiêu quản lý ĐTTT hướng đến
xã hội học tập là nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo
thì họ sẽ chú trọng đầu tư cho công tác quản lý cả về nguồn nhân lực và hệ thống
công nghệ, phần mềm quản lý. Từ đó, công tác quản lý ĐTTT sẽ đạt hiệu quả cao
hơn và ngược lại.
2.4.2. Năng lực, trình độ của đội ngũ quản lý
Trình độ nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến hiệu quả hay thành công
của tất cả các lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội. Đối với giáo dục – đào tạo,
cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành
các hoạt động của giáo dục (Luật Giáo dục, Điều 16) [27].
Đội ngũ quản lý là lực lượng đảm bảo cho hoạt động đào tạo được thực hiện.
Nếu không có đội ngũ này sẽ không có sự tổ chức và quản lý đào tạo. Ở một trường
đại học, đội ngũ cán bộ quản lý đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của nhà trường. Chính đội ngũ này xác định mục tiêu, sứ mạng và tầm nhìn cho
nhà trường; xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; vạch ra các sách
lược, chiến lược cho sự phát triển của nhà trường; và chịu trách nhiệm về những vấn
đề do mình đặt ra [28].
Trong xu thế giáo dục từ xa trực tuyến trên thế giới và ở nước ta hiện nay, với
những đòi hỏi ngày càng cao đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, việc lựa
chọn được những bước đi phù hợp là yếu tố cốt lõi của quản lý đào tạo nói chung và
ĐTTT nói riêng. Đặc biệt trong yêu cầu, đòi hỏi của giai đoạn mới, trong xu thế hội
nhập, yêu cầu về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, người cán bộ
quản lý giáo dục – đào tạo còn phải đáp ứng các yêu cầu về năng lực chuyên môn,
phải có năng lực tổ chức với các kỹ năng trong điều hành, giải quyết công việc.
Năng lực và nghiệp vụ quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý để đáp ứng được các yêu

59
cầu đổi mới và hội nhập, thích ứng với sự phát triển chung còn đòi hỏi phải thường
xuyên được bồi dưỡng, nâng cao.
Đối với lĩnh vực ĐTTT, công tác tổ chức và quản lý đào tạo từ người quản lý
cấp nhà trường đến cấp đơn vị và các cán bộ nhân viên đòi hỏi mang tính đặc thù và
chuyên nghiệp cao, vì vậy đội ngũ cán bộ ở trường đại học phải là những người am
hiểu về ĐTTT, được đào tạo, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao trong lĩnh vực
mà mình phụ trách, thường xuyên được tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức
mới, nâng cao kỹ năng để có khả năng độc lập giải quyết những vấn đề trong công
tác quản lý và phục vụ đào tạo. Đội ngũ cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ, am hiểu
về kỹ thuật mạng, phần mềm quản lý sẽ tạo ra hiệu quả cao cho công tác quản lý
ĐTTT (Lance Dublin, 2004) [105]. Bên cạnh đó, theo Amy Smith (2006) [96] “quản
lý ĐTTT không là gì cả nếu không có nội dung tốt”. Mặt khác, nội dung quản lý phụ
thuộc vào trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý (Roberta &
Westwood, 2001) [92].
2.4.3. Ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo
Công nghệ và truyền thông là yếu tố đầu tiên nhắc đến vì đó là điều kiện tiên
quyết cho việc xây dựng mạng lưới ĐTTT cũng như thiết lập hệ thống quản lý mạng
lưới này (Rabeb Mbarek & Ferid Zaddem, 2013) [104].
Với đặc điểm của ĐTTT, người dạy, người học đều sử dụng thiết bị CNTT,
mạng internet và hệ thống công nghệ phần mềm trong việc giảng dạy và học tập trực
tuyến của mình. Chính vì vậy, việc ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo đối với
phương thức ĐTTT là rất cần thiết và thuận lợi. Ở Hoa Kỳ, hầu hết các nhân viên
làm việc trong lĩnh vực học thuật được trang bị máy tính có nối mạng ở các trường
đại học. Tương tự, các học giả ở Anh Quốc có tài khoản cá nhân trực tiếp để sử
dụng thiết bị phần cứng và các chương trình phần mềm giáo dục. Điều này góp phần
tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý đào tạo (OECD, 2001). [88]
Ứng dụng tốt CNTT trong quản lý ĐTTT là yếu tố quan trọng để nâng cao chất
lượng và hiệu quả quản lý đào tạo của nhà trường. Sự phát triển của CNTT cho phép
xây dựng được những sản phẩm phần mềm phục vụ quản lý đào tạo có thể đáp ứng:
- Thông tin công tác quản lý đào tạo của nhà trường một cách công khai,
minh bạch, cụ thể, từ công tác kế hoạch, tuyển sinh, mở lớp, giảng dạy,
học tập, thi cử, tốt nghiệp được theo dõi, cập nhật mang tính hệ thống.

60
- Về phương diện quản lý nhà nước: ứng dụng tiến bộ mới về CNTT vào
hoạt động đào tạo và quản lý đào tạo cho phép bao quát được toàn bộ hoạt
động này của nhà trường một cách kịp thời, chính xác; giúp cán bộ lãnh
đạo, quản lý nắm bắt đầy đủ, chi tiết, chính xác mọi thông tin cần thiết
trong bất kỳ thời điểm nào với đối tượng được quản lý; đồng thời tiết
kiệm thời gian, nhân lực và vật lực, giảm thiểu những phối hợp quản lý
không cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, quản lý của nhà
trường.
- Việc ứng dụng CNTT với sự hỗ trợ của các chương trình ứng dụng, phần
mềm và các hệ thống quản trị dữ liệu, người sử dụng, người quản lý có
thể khai thác thông tin, cơ sở dữ liệu cần thiết theo phân quyền cho người
sử dụng phục vụ hoạt động quản lý.
Tuy nhiên, đầu tư CNTT tại nhà trường trong tình hình hiện nay không cứ có
nhiều tiền là làm được mà cần sự phân tích thấu hiểu đặc điểm hệ thống và phải phát
triển trên nền của một mô hình quản lý tốt cùng với các tiền đề nhân lực CNTT tốt [35].
2.4.4. Cơ cấu tổ chức đơn vị đào tạo trực tuyến
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý giáo dục – đào tạo là tập hợp các bộ phận
(đơn vị hoặc cá nhân) có mối quan hệ phụ thuộc và mối quan hệ phối hợp, được
chuyên môn hoá, có chức năng nhiệm vụ và quyền hạn nhất định, được bố trí theo
những cấp hoặc các bộ phận khác nhau nhằm thực hiện các chức năng quản lý và
mục tiêu chung đã được xác định.
Cơ cấu tổ chức quản lý một mặt phản ánh cơ cấu trách nhiệm của mỗi đơn vị
trong tổ chức, mặt khác có tác động tích cực trở lại đến việc phát triển của tổ chức. Cơ
cấu tổ chức quản lý gồm các thuộc tính cơ bản: Chuyên môn hóa; Phân chia tổ chức
thành các bộ phận; Quyền hạn và trách nhiệm; Cấp bậc và phạm vi quản lý; Tập trung
và phân quyền trong quản lý; Phối hợp giữa các bộ phận của cơ cấu tổ chức.
Cơ cấu tổ chức của một đơn vị được thực hiện tốt cần đảm bảo tính tối ưu,
năng động, linh hoạt, tin cậy, hiệu quả kinh tế sẽ mang lại sự phát triển cho tổ chức.
Đồng thời khi xác định cơ cấu tổ chức quản lý thì đảm bảo nguyên tắc gắn với
phương hướng và mục đích của hệ thống, với qui mô tổ chức hoạt động, tính đặc thù
của tổ chức, phù hợp với môi trường. Cơ cấu quản lý cần được phân công, phân
nhiệm theo nguyên tắc chuyên môn hoá đi kèm với các tiêu chuẩn, ngoài ra còn cần
đảm bảo tính hiệu quả với chi phí ít nhất.

61
Đào tạo trực tuyến có tính đặc thù so với với hình thức giáo dục đào tạo khác
từ đối tượng người học đến người dạy, phương tiện học tập và cách thức tổ chức quá
trình đào tạo. Do vậy, cơ cấu tổ chức đơn vị ĐTTT về đội ngũ quản lý, cấu trúc các
đơn vị trong nhà trường, phân công chức năng nhiệm vụ có ảnh hưởng quan trọng
đến công tác quản lý ĐTTT trong nhà trường để thích ứng với đối tượng, qui mô
người học, cách thức tổ chức đào tạo và môi trường ứng dụng CNTT truyền thông
trong đào tạo và đảm bảo các qui chế qui định đối với ĐTTT.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2


Trong chương 2, tác giả đã phân tích và hệ thống hóa cơ sở lý luận về ĐTTT,
ĐTTT tại trường đại học và quản lý ĐTTT tại trường đại học. Về “đào tạo trực
tuyến”, tác giả đã đi sâu phân tích về khái niệm, đặc điểm, một số mô hình tổ chức
ĐTTT, vai trò vả ảnh hưởng của ĐTTT đối với giáo dục. Trong đó, khái niệm “Đào
tạo trực tuyến được xác định là quá trình đào tạo sử dụng các phương tiện điện tử,
CNTT và truyền thông nhằm thực hiện chuyển giao, chia sẻ kiến thức giữa người
dạy và người học, xoá bỏ những giới hạn về thời gian và không gian. Về “đào tạo
trực tuyến tại trường đại học”, tác giả đã phân tích làm rõ các hoạt động tổ chức
ĐTTT và các điều kiện để tổ chức ĐTTT trong trường đại học.
Các khái niệm công cụ được xác định gồm: khái niệm về “Đào tạo”, “Quản
lý”, “Quản lý đào tạo”, “quản lý ĐTTT”. Trong đó khái niệm “quản lý ĐTTT” được
xác định là: quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (gồm
các cấp quản lý khác nhau từ Ban giám hiệu, các Phòng, Khoa, Trung tâm đào tạo)
lên các đối tượng quản lý (bao gồm giảng viên, sinh viên, cán bộ quản lý cấp dưới
và cán bộ phục vụ đào tạo) để thực hiện các hoạt động đào tạo được ứng dụng các
trang thiết bị điện tử, phần mềm, mạng viễn thông.
ĐTTT khác biệt với đào tạo kiểu truyền thống ở mọi yếu tố từ đầu vào, quá
trình dạy học đến đầu ra dưới tác động của bối cảnh. ĐTTT bắt đầu hình thành và
phát triển từ lâu trên thế giới và trong những năm gần đây đang được vận dụng
mạnh vào điều kiện phát triển của Việt Nam. Ưu điểm lớn nhất của phương thức đào
tạo này là dựa trên thế mạnh của CNTT và truyền thông giúp cho việc rút ngắn
khoảng cách giữa người dạy và người học, người học có thể tham gia học tập linh
hoạt, chủ động ở không gian, thời gian khác nhau, người học là trung tâm của quá
trình đào tạo. Tuy nhiên, để phát huy tốt những ưu điểm của phương thức đào tạo
này đòi hỏi các điều kiện kèm theo về hạ tầng CNTT, hệ thống học liệu điện tử, đội

62
ngũ giảng viên, đội ngũ nhân lực hỗ trợ các hoạt động tổ chức và phục vụ đào tạo,
hệ thống văn bản – qui định – hướng dẫn thực hiện phải đồng bộ và đáp ứng những
yêu cầu của quá trình đào tạo trong môi trường đặc thù - trực tuyến; đồng thời, lựa chọn
được mô hình quản lý tối ưu để quản lý có hiệu quả quá trình ĐTTT, nâng cao chất
lượng đào tạo,đáp ứng yêu cầu chuẩn chuyên môn và nhu cầu học tập của xã hội.
Quản lý ĐTTT hướng tới chất lượng hiện có nhiều cấp độ và mô hình quản lý
có thể vận dụng tùy thuộc vào quy mô, điều kiện thực tế của mỗi trường đại học.
Qua phân tích một số mô hình QLĐT, mô hình CIPO với bốn thành tố là: Đầu vào,
Quá trình, Đầu ra và Bối cảnh là phù hợp để vận dụng trong quản lý ĐTTT, vì cách
tiếp cận trong mô hình vận dụng này là tiếp cận theo quá trình, hướng tới chất
lượng. Với thành tố “Bối cảnh”, mô hình CIPO được xem là mô hình phù hợp với
những đặc điểm, yêu cầu của ĐTTT và quản lý ĐTTT trong trường đại học. Việc
xây dựng ma trận các chức năng quản lý và nội dung quản lý theo mô hình CIPO đã
định hướng và tạo điều kiện tiếp cận những điểm đặc trưng và những vấn đề cốt lõi
của quản lý ĐTTT cần tập trung nghiên cứu thực tiễn và đề xuất giải pháp quản lý
ĐTTT phù hợp.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ĐTTT được tác giả xác định bao gồm:
Nhận thức của tổ chức về công tác ĐTTT; Năng lực, trình độ của đội ngũ quản lý;
Việc ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo và Cơ cấu tổ chức đơn vị ĐTTT.
Nội dung nghiên cứu cơ sở lý luận về ĐTTT và quản lý ĐTTT trong các
trường đại học Việt Nam mà tác giả trình bày trong chương này có vai trò quan
trọng làm cơ sở nghiên cứu, khảo sát thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý ĐTTT
đáp ứng yêu cầu cơ bản của ĐTTT trong các trường đại học ở Việt Nam nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo, quản lý ĐTTT có hiệu quả đáp ứng yêu cầu hội nhập và xu
thế phát triển của ĐTTT trên thế giới, xu thế học tập suốt đời.

63
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
TRỰC TUYẾN TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM

3.1. Vài nét về đào tạo trực tuyến và đào tạo trực tuyến ở Việt Nam
3.1.1. Xu thế phát triển đào tạo trực tuyến trên thế giới
Xuất phát từ sự phát triển của giáo dục từ xa qua việc ứng dụng các thế hệ
công nghệ hỗ trợ cho đào tạo.Taylor (2001) đã tổng kết, hoạt động giáo dục từ xa đã
phát triển qua năm thế hệ. Đầu tiên là mô hình học hàm thụ, mô hình này được thực
hiện dựa trên công nghệ in ấn, tài liệu được gửi đến người học qua đường bưu
điện.Thứ hai là mô hình học tập dựa trên công nghệ in ấn, âm thanh và video; trong
mô hình này, việc tương tác giữa người dạy và người học phụ thuộc vào thư từ và
điện thoại. Thứ ba là mô hình học tập tương tác qua CNTT dựa trên các ứng dụng
của công nghệ hội thảo truyền hình; việc tương tác giữa người dạy và người học còn
hạn chế về địa điểm và tốc độ đường truyền thông tin.Thứ tư là mô hình học tập linh
hoạt dựa trên công nghệ internet và web toàn cầu; trong mô hình này, sự tương tác
giữa người dạy và người học thông qua email, diễn đàn trao đổi và các phương tiện
truyền thông đa phương tiện. Thứ năm là mô hình học tập linh hoạt thông minh, là
mô hình được thừa hưởng các giải pháp của mô hình thứ tư và bổ sung thêm giải
pháp tương tác truyền thông đa phương tiện hai chiều và hệ thống phản hồi tự động,
cho phép việc học tập được thực hiện với các nguồn lực được chia sẻ trên toàn cầu.
Mô hình này còn được gọi là mô hình học tập trực tuyến (e-learning) đã thể hiện sự
ưu việt hơn cho phép việc học tập ở mọi lúc mọi nơi và chủ động linh hoạt [99].
Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) với những thành tựu nổi bật trong
các lĩnh vực: internet, mạng xã hội, dữ liệu khổng lồ, di động, trí tuệ nhân tạo, sinh
học và robot đã tạo ra những thay đổi vô cùng lớn trong mọi hoạt động ở mọi lĩnh
vực của con người. Giáo dục là một trong những lĩnh vực chịu sự tác động tác động
mạnh mẽ và toàn diện, ranh giới giữa mọi lĩnh vực trong đời sống của con người
trên thế giới rất mỏng manh, thay vào đó là những liên kết “ảo” được thiết lập thông
qua công nghệ thông tin và truyền thông như phòng học ảo, thiết bị ảo, không gian
ảo,… Ứng dụng CNTT vào đào tạo trở thành xu thế phát triển của thế giới nhất là
đối với cộng đồng giáo dục mở và từ xa. Phương pháp học tập dựa trên CNTT và

64
truyền thông đang làm thay đổi ngành giáo dục thế giới từ công tác tổ chức giảng
dạy đến công tác quản lý đào tạo, từ xây dựng bài giảng đến tương tác giảng viên
học viên… Mặc dù có những cách tiếp cận rất khác nhau, nhưng hầu hết các cơ sở
đào tạo mở và từ xa đều đã có những bước tiến đáng kể trong lĩnh vực này.
ĐTTT được áp dụng ở hầu hết các trường đại học trên thế giới với nhiều mức
độ khác nhau, từ việc ứng dụng máy tính hỗ trợ cho đào tạo, tới việc sử dụng E-
learning như một phần của quá trình đào tạo hay thậm chí là đào tạo hoàn toàn trực
tuyến, không cần người học phải tới các lớp học truyền thống. Tại Mỹ, năm 2014 có
xấp xỉ 2.8 triệu sinh viên đã theo học các chương trình đại học trực tuyến, tương
đương 14% số sinh viên tại các trường đại học của Mỹ, bên cạnh đó có gần 3 triệu
sinh viên đã từng tham dự các khoá học trực tuyến. Có 247 trường đại học có hơn
5000 sinh viên trực tuyến và 80 trường có hơn 10,000 sinh viên theo học hình thức
này, trong đó có những trường đại học hàng đầu như Stanford hay MIT [48]. Nước
Anh cũng là một trong những nước có số lượng đông đảo các trường đại học cung
cấp các khoá ĐTTT, điển hình là Đại học Mở Vương quốc Anh với gần 200,000
sinh viên đang theo học. Tại các quốc gia khác đều xuất hiện rất nhiều các trường
đại học lớn cung cấp các khoá học trực tuyến và đạt được thành công như trường
Đại học Mở Quốc gia Indira Gandhi, Ấn Độ, trường Đại học Nam Queensland, Úc,
trường Đại học từ xa Massey, New Zealand, Trường Đại học Mở Hàn Quốc… cũng
đã cho thấy sự thành công và xu thế phát triển của hình thức đào tạo này.So với Mỹ
và nhiều nước châu Âu, các nước tại châu Á, ĐTTT vẫn đang trong tình trạng mới
phát triển, chưa có nhiều thành công vì một số lí do như: các quy tắc, luật lệ bảo thủ
hơn, sự ưa chuộng đào tạo truyền thống của văn hóa châu Á, vấn đề ngôn ngữ không
đồng nhất, hạn chế về cơ sở hạ tầng và tốc độ phát triển của nền kinh tế ở một số
quốc gia. Tuy vậy, đó chỉ là những rào cản tạm thời do nhu cầu đào tạo ở châu lục
này cũng đang trở nên ngày càng không thể đáp ứng được bởi các cơ sở giáo dục
truyền thống buộc các quốc gia châu Á đang dần dần phải thừa nhận những tiềm
năng mà ĐTTT mang lại. Một số quốc gia có nền kinh tế phát triển như: Nhật Bản,
Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc,… đã và đang nỗ lực phát triển ĐTTT.
3.1.2. Định hướng phát triển đào tạo trực tuyến ở Việt Nam
Trong những năm qua, nước ta đã ban hành nhiều văn bản thể hiện chủ
trương phát triển, đổi mới giáo dục và đào tạo cùng với đẩy mạnh phát triển, ứng

65
dụng CNTT như Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, Đề án “Xây dựng xã
hội học tập giai đoạn 2012-2020”, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013
của Ban chấp hành Trung ương 8 khóa XI về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo
dục và đào tạo,…
Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 đã chỉ rõ: đa dạng hóa phương thức
học tập đáp ứng nhu cầu nhân lực, tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân; phát
triển giáo dục từ xa [38]. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp
hành Trung ương 8 khóa XI về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đã
chỉ rõ quan điểm: hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo
dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và
truyền thông trong dạy và học [44]. Báo cáo số 46/BC- BGDĐT ngày 28/01/2016
của Bộ Giáo dục và Đào tạo sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày
09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập
giai đoạn 2012-2020” đã chỉ rõ yếu tố cơ bản để xây dựng XHHT và HTSĐ là cần
có hạ tầng CNTT phát triển, hỗ trợ việc giảng dạy và học tập. Theo báo cáo, một
trong những đặc thù của XHHT và HTSĐ là cần tạo một môi trường để có thể học
tập ở mọi lúc, mọi nơi, vì vậy, một hạ tầng CNTT phát triển sẽ là một yêu cầu cấp
thiết để tăng cơ hội học tập cho mọi người, nhất là đối với loại hình học tập không
chính quy và không chính thức [30]. Đề án “Phát triển Giáo dục từ xa giai đoạn
2005-2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số
164/2005/QĐ-TTg ngày 04/7/2005. Đề án nhằm mục tiêu phát triển và nâng cao
chất lượng giáo dục từ xa, tạo điều kiện để người dân, đặc biệt là nhân dân ở các
vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn được học tập thường xuyên, học tập suốt
đời, góp phần nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng nghề
nghiệp, nâng cao dân trí và đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước [26].
Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản nhằm xây
dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông, như Quyết định số
246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược
phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020, trong đó có nội dung “Đảm bảo trên 80% thanh niên ở các thành phố, thị xã,

66
thị trấn có thể sử dụng các ứng dụng CNTT và truyền thông và khai thác Internet.
Từng bước đưa CNTT và truyền thông vào đời sống của nông dân, thu hẹp khoảng
cách số giữa nông thôn và thành thị. Người dân được truy cập thông tin và tri thức
kịp thời thông qua phát thanh, truyền hình, Internet và các trang thông tin điện tử”
[11]. Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT và truyền thông”
trong đó có mục tiêu “Đến năm 2015, tỷ lệ người dân sử dụng Internet đạt trên
50%. Đến năm 2020 tỷ lệ người dân sử dụng Internet đạt trên 70%” [31]. Thực tiễn
những năm qua, CNTT ở Việt Nam đã có mức độ tăng trưởng rất cao. Năm 2015
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng công nghệ thông tin là 16% và đứng trong top 5
nước tăng trưởng CNTT nhanh nhất thế giới [42]. T lệ người dùng Internet tại Việt
Nam năm 2015 đã đạt 52% dân số [43]. Hạ tầng CNTT phát triển, đời sống kinh tế
của người dân được nâng cao, phần lớn người dân đã mua sắm được các thiết bị
công nghệ cao có thể truy cập internet. Từ đó, nhiều cơ sở giáo dục đã phát triển
công nghệ ĐTTT để hỗ trợ đào tạo.
Hội thảo quốc gia về đào tạo từ xa tháng 4/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
chỉ đạo rõ hướng đi phát triển đào tạo từ xa, tăng cường ứng dụng CNTT và đẩy
mạnh ĐTTT phát triển về qui mô song song với đảm bảo chất lượng đào tạo.
3.1.3. Tổng quan đào tạo trực tuyến tại các trường đại học Việt Nam
Trước những năm 2002, các tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về ĐTTT và quản lý
ĐTTT không nhiều. Từ 2003-2004, việc nghiên cứu ĐTTT được quan tâm hơn. Các
hội nghị, hội thảo về CNTT và giáo dục đều có đề cập nhiều đến ĐTTT và khả năng
áp dụng vào môi trường đào tạo ở Việt Nam như: Hội thảo khoa học quốc gia lần
thứ nhất về nghiên cứu phát triển - ứng dụng CNTT và truyền thông ICT/rda 2/2003,
Hội thảo khoa học quốc gia lần II về nghiên cứu phát triển và ứng dụng CNTT và
truyền thông ICT/rda 9/2004, hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai E-
Learning” do Viện CNTT (ĐHQG Hà Nội) và Khoa CNTT (ĐH Bách khoa Hà Nội)
phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005, Hội thảo quốc tế về nghiên cứu khoa học trong
lĩnh vực đào tạo từ xa do Trường Đại học Mở Hà Nội phối hợp với SEAMEO
SEAMOLEC tổ chức đã đề xuất mô hình ĐTTT cho Trường Đại học Mở Hà Nội,
đây là những hội thảo khoa học về ĐTTT đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.

67
Hình 3.1: Biểu đồ 10 quốc gia đứng đầu về tỷ lệ tăng E- earning tự học tính tới 2016

Hiện nay với việc ứng dụng CNTT trong đào tạo, nhiều trường đại học nhất
là các trường có loại hình đào tạo từ xa đã chuyển sang ứng dụng kết hợp đào tạo
theo phương thức truyền thống cùng với phương thức trực tuyến, được gọi là mô
hình học tập kết hợp (blended learning). Nếu như trước đây sinh viên học theo
phương thức từ xa truyền thống thì với ứng dụng ĐTTT, sinh viên có thể lựa chọn
hình thức học tập phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mình, một số học phần hay
cả chương trình.
Như đã đề cập ở chương 2 (mục 2.2.2), mô hình ĐTTT dựa trên mức độ tác
động của CNTT đến các hoạt động học tập và mức độ ứng dụng công nghệ mang
tính hệ thống cho các hoạt động học tập đã tạo ra những hình thức triển khai ĐTTT
khác nhau tùy vào điều kiện khác nhau ở mỗi cơ sở đào tạo.Trong thực tế triển khai
tại Việt Nam hiện nay, mô hình tổ chức ĐTTT được triển khai theo nhiều hình thức,
nhưng về cơ bản có 2 hình thức được phân loại theo mức độ ứng dụng công nghệ:
- Một là, mô hình học tập trực tuyến làm chủ đạo, sinh viên chủ động học
tập theo chương trình học với bộ học liệu điện tử, được giảng viên hỗ trợ
thông qua hệ thống quản lý học tập. Việc học tập trực tuyến có thể được
thực hiện đồng bộ hay không đồng bộ áp dụng cho toàn bộ chương trình
học tập. Mô hình này có 3 yếu tố quan trọng nhất đó là hệ thống học liệu,
giảng viên hướng dẫn, công nghệ và dịch vụ hỗ trợ. Tuy nhiên đối với
việc thi kết thúc học phần thì theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
sinh viên phải làm bài thi tập trung trên lớp.
- Hai là, mô hình học tập trực tuyến với vai trò hỗ trợ, sinh viên học đại học
các hệ đào tạo như đào tạo từ xa, chính qui, vừa làm vừa học sẽ tham gia
học tập trực tuyến với vai trò hỗ trợ, bổ trợ cho khoá học chính (học tập
trung trên lớp).

68
Về mức độ tương tác và đáp ứng của hệ thống ĐTTT đối với hoạt động học
tập của người học, theo nhiều nghiên cứu hiện nay, ĐTTT có 2 hình thức tổ chức
đào tạo dựa trên cách thức truyền tải kiến thức giữa người dạy và người học: không
đồng bộ (asynchronize) và đồng bộ/thời gian thực (synchronize). Trong đó, hình
thức không đồng bộ là quá trình học mà việc tương tác giữa người dạy và người học
không được thực hiện cùng một lúc, người học sẽ học theo kế hoạch thời gian tách
biệt với người dạy và về không gian và thời gian; hình thức đồng bộ là quá trình
truyền và nhận kiến thức giữa người dạy và người học được diễn ra cùng một lúc
thông qua hệ thống công nghệ trực tuyến. Ứng dụng trong ĐTTT ở các trường đại
học hiện nay có hai hướng tổ chức cơ bản đó là tự học và học có hướng dẫn. Theo
hướng tự học là hình thức học độc lập, sinh viên được cung cấp môi trường học tập
trực tuyến với khoá học có đầy đủ nội dung học tập, tài liệu hướng dẫn, hệ thống bài
tập để tự chủ động học tập, hệ thống nội dung kiến thức được thiết kế sẵn và đưa
trên hệ thống quản lý học tập với nhiều dạng như dạng văn bản, dạng video, dạng
audio, dạng đa phương tiện. Theo hướng học có hướng dẫn là khoá học được thực
hiện trên nền tảng công nghệ website. Các khoá học đều có giảng viên với vai trò
giải đáp, hướng dẫn được thực hiện đồng thời (synchronize) hoặc không đồng thời
(asynchronize) theo kế hoạch, lịch học tập nhất định. Việc hướng dẫn được thực
hiện thông qua diễn đàn thảo luận, giải đáp, qua email và các ứng dụng kết nối giao
tiếp qua mạng.
Theo số liệu nêu trong báo cáo tổng kết công tác đào tạo từ xa được trình bày
trong K yếu Hội thảo về đào tạo từ xa do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tháng
4/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cấp phép cho 21 trường đại học tiến hành các
chương trình ĐTTX. Trong số đó 11 trường đã ứng dụng CNTT trong đào tạo từ xa.
Tuy nhiên mức độ ứng dụng CNTT trong đào tạo từ xa ở các trường khác nhau tuỳ
vào phương thức tổ chức đào tạo (phụ trợ kết hợp giữa trực tuyến và truyền thống
hay ĐTTT là chính yếu). Các hình thức về cơ bản gồm: (1) ĐTTT hỗ trợ một số học
phần/môn học cho chương trình đào tạo từ xa truyền thống; (2) ĐTTT hỗ trợ cho
giảng dạy chương trình đào tạo từ xa truyền thống thông qua hệ thống bài giảng điện
tử và bài tập trắc nghiệm luyện tập; (3) ĐTTT chiếm chủ yếu cho hoạt động dạy-học
và tương tác giảng viên-sinh viên-sinh viên.

69
Theo tìm hiểu, các trường tổ chức ĐTTT là phương thức chính cho hoạt động
dạy-học và tương tác giảng viên-sinh viên-sinh viên gồm các trường: Đại học FPT,
Đại học Trà Vinh, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Duy Tân, Đại học Mở TP.
HCM, Đại học Thái Nguyên và Trường Đại học Mở Hà Nội. Học viện Bưu chính
viễn thông tổ chức hoạt động đào tạo kết hợp giữa ĐTTT với ĐTTX ứng dụng công
nghệ ở mức độ chuyên sâu theo đặc thù của ngành.
Theo báo cáo tổng kết tại Hội thảo quốc gia về Giáo dục từ xa (tháng
4/2017): năm 2012, có 17 trường đại học đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh ĐTTX với tổng
số là 68.020 chỉ tiêu, quy mô là 161.047 sinh viên theo học 90 chương trình đào tạo
chiếm 6% so với tổng số sinh viên đại học toàn quốc. Quy mô sinh viên giảm đáng
kể, từ 161.047 sinh viên (tháng 10/2012) giảm xuống chỉ còn 70.425 sinh viên
(tháng 10/2016).
3.2. Địa bàn khảo sát, tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu
3.2.1. Địa bàn khảo sát
Luận án đi sâu nghiên cứu về ĐTTT và QLĐTTT của 03 trường đại học ở
Việt Nam có triển khai đào tạo trình độ đại học với phương thức ĐTTT cấp bằng đại
học hệ từ xa. Cụ thể là Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Mở Hà
Nội, Trường Đại học Mở TP HCM.
Bảng 3.1: Tổng hợp một số thông tin của các trường
Nội dung Trường ĐH Kinh tế Viện ĐH Mở Hà Nội Trường ĐH Mở
Quốc dân TP HCM
Năm thành lập 1956 1993 1990
Loại hình trường Công lập Công lập Công lập
Năm bắt đầu triển 2012 2008 2009
khai ĐTTT
Quy mô sinh viên 1,000 9,300 20,000
đào tạo từ xa
Quy mô sinh viên 3,600 11,500 1,000
đào tạo trực tuyến
Số lượng sv tuyển 1,000 6,500 500
sinh/1 năm
Quy mô giảng viên 300 60 300
tham gia ĐTTT
Đội ngũ cán bộ 13 38 30
tham gia quản lý và
hỗ trợ ĐTTT
Hạ tầng công nghệ Hợp tác với doanh Tự xây dựng Tự xây dựng
ĐTTT nghiệp

70
Các trường triển khai ĐTTT chủ yếu các ngành thuộc khối khoa học xã hội,
các ngành thuộc khối khoa học kỹ thuật chiếm t lệ thấp. Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân chỉ triển khai tuyển sinh đầu vào trung học phổ thông, còn lại Trường Đại
học Mở Hà Nội và Trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh, với nét đặc thù của đào
tạo mở nên linh hoạt tuyển sinh tất cả các đối tượng trình độ đầu vào từ trung học
phổ thông, Trung cấp, Cao đẳng đến Đại học trở lên.
Qua khảo sát về t lệ các ngành đào tạo thuộc khối xã hội và kỹ thuật, cho thấy
phương thức ĐTTT không có nhiều thuận lợi cho đào tạo khối ngành kỹ thuật do đòi
hỏi các hoạt động thực hành nhiều với máy móc, thiết bị, phòng thí nghiệm,… Việc tổ
chức đào tạo các môn học mang tính chất thực hành nhiều nếu thực hiện qua bài giảng
điện tử, qua mạng sẽ khó tiếp cận kiến thức cho người học. Với công nghệ hiện tại nếu
có áp dụng các mô phỏng thực tại ảo cũng chỉ đáp ứng được phần nào, các môn học kỹ
thuật này sẽ đòi hỏi kết hợp giờ giảng trực tiếp trên lớp nhiều hơn.
3.2.2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
- Mục đích khảo sát:
Nhằm thu nhận thông tin làm cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng ĐTTT
và quản lý ĐTTT trong các trường đại học ở Việt Nam, là nhiệm vụ nghiên cứu tất
yếu nhằm xác định các luận cứ thực tiễn, từ đó làm cơ sở để đề xuất các giải pháp
quản lý ĐTTT phù hợp và đồng bộ, đáp ứng yêu cầu cơ bản của ĐTTT trong các
trường đại học ở Việt Nam, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu học tập
của xã hội, phù hợp với xu thế phát triển của CNTT và yêu cầu phát triển kinh tế-xã
hội. Hoạt động khảo sát, phân tích thực trạng quản lý ĐTTT trong các trường đại
học ở Việt Nam nhằm các mục tiêu cụ thể như sau:
(1) Đánh giá thực trạng đào tạo trực tuyến tại các trường đại học Việt Nam
hiện nay có triển khai đào tạo trực tuyến;
(2) Đánh giá thực trạng QLĐTTT trong các trường đại học có triển khai ĐTTT
được chọn là phương thức chính để đào tạo cấp bằng tốt nghiệp đại học hệ từ xa.
(3) Đánh giá thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý đào tạo
trực tuyến tại các trường đại học Việt Nam hiện nay.
(4) Tìm hiểu ưu điểm, nhược điểm/hạn chế và các nguyên nhân của ưu điểm,
nhược điểm trong QLĐTTT tại các trường đại học được khảo sát.
- Thời gian khảo sát
Thời gian khảo sát thực hiện từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2017.

71
- Hình thức khảo sát
Khảo sát được thực hiện dưới các hình thức: Phát phiếu khảo sát trực tuyến
thông qua email, hỗ trợ bởi phần mềm tạo biểu mẫu khảo sát của google, phiếu trả
lời được tổng hợp để thu nhận dữ liệu thông qua công cụ hỗ trợ từ google. Các email
không nhận được xác nhận trong vòng 02 ngày, sẽ được nhắc lại bằng việc gọi điện
trực tiếp cho đối tượng khảo sát; Phát phiếu khảo sát trực tiếp.
- Các giai đoạn nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu thực tiễn bao gồm 4 giai đoạn: giai đoạn thiết kế bảng
hỏi, giai đoạn điều tra thử, giai đoạn điều tra chính thức và giai đoạn xử lý kết quả.
1) Giai đoạn thiết kế bảng hỏi:
Giai đoạn này gồm hai bước: Tìm hiểu hoạt động tổ chức ĐTTT và quản lý
ĐTTTở các trường đại học để trên cơ sở đó thiết kế bảng hỏi.
Bước 1: Tìm hiểu về hoạt động tổ chức ĐTTT và quản lý ĐTTT.
+ Mục đích: Nghiên cứu tìm ra các yêu cầu về quá trình tổ chức ĐTTT, quá
trình thực hiện quản lý ĐTTT.
+ Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp chuyên gia
+ Khách thể nghiên cứu: 10 chuyên gia, nhà quản lý
+ Nội dung nghiên cứu: Khai thác thông tin để tìm hiểu chi tiết về các nội
dung nghiên cứu: đầu vào, quá trình, đầu ra, bối cảnh.
+ Tiến hành: Thứ nhất, tiến hành khái quát hóa các công trình nghiên cứu
của tác giả về tổ chức và quản lý ĐTTT. Thứ hai, từ những ý kiến của các nhà quản
lý về công tác tổ chức đào tạo và quản lý ĐTTT. Từ nguồn thông tin trên, tác giả lựa
chọn và tiếp tục lấy ý kiến các chuyên gia để chính xác hóa và làm tiêu chí đánh giá.
Bước 2: Thiết kế bảng hỏi:
+ Mục đích: Hình thành nội dung khảo sát cho bảng hỏi về thực trạng
ĐTTT và quản lý ĐTTT ở các trường đại học được chọn để khảo sát.
+ Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp chuyên gia, phương pháp phân
tích tài liệu, quan sát, phỏng vấn.
+ Nội dung nghiên cứu:
Khai thác thêm thông tin từ các nguồn khác nhau làm cơ sở để thiết kế bảng
hỏi nhằm tìm hiểu thực trạng ĐTTT và quản lý ĐTTT ở các trường đại học được
chọn để khảo sát.
+ Tiến hành thiết kế bảng hỏi: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu tài liệu, kết
quả thăm dò, tìm hiểu và phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý đào tạo trong lĩnh vực

72
ĐTTT. Xây dựng nội dung bảng hỏi để tiến hành khảo sát. Sau khi xây dựng bảng
hỏi, tác giả tiếp tục xin ý kiến chuyên gia để hoàn thiện bảng hỏi.
+ Nội dung và cấu trúc bảng hỏi: Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ nghiên
cứu, bảng hỏi cán bộ quản lý và giảng viên được xây dựng như sau:
Mở đầu: Giới thiệu sơ bộ về mục đích của bảng hỏi
Phần I. Một số thông tin chung về nhà trường (gồm 12 câu). Tìm hiểu một số
thông tin như: các ngành đào tạo, qui mô tuyển sinh, qui mô sinh viên, số lượng
giảng viên, số lượng nhân sự hỗ trợ - phục vụ đào tạo, hình thức ứng dụng CNTT
triển khai ĐTTT.
Phần II. Thực trạng ĐTTT của nhà trường và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động ĐTTT (gồm các câu hỏi từ 1 đến 21 đối với bảng hỏi của cán bộ quản lý, từ
câu hỏi 1 đến 14 đối với giảng viên)
Phần III. Thực trạng quản lý ĐTTT của nhà trường (gồm các câu hỏi từ 22 đến
32 đối với cán bộ quản lý, từ câu hỏi 15 đến 25 đối với bảng hỏi cho giảng viên).
Phần V. Một số thông tin cá nhân.
Bảng hỏi đối với sinh viên gồm 10 câu.
2) Giai đoạn khảo sát thử
Mục đích: Xác định độ tin cậy của bảng hỏi, tiến hành chỉnh sửa những câu
hỏi không đạt yêu cầu.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi đã thiết kế.
Khách thể nghiên cứu: 50 khách thể
Nội dung nghiên cứu: Khảo sát thử bằng bảng hỏi và tính độ tin cậy, độ giá
trị của công cụ điều tra.
Xử lý số liệu: Số liệu thu được sau điều tra thử được xử lý bằng chương trình
SPSS dùng trong môi trường Window phiên bản 20.0. Kết quả phân tích cho thấy độ
tin cậy và độ hiệu lực của các thang đo đảm bảo có thể sử dụng thang đo này trong
nghiên cứu thực tiễn. Bên cạnh đó, một số mục đã được chỉnh sửa về cách diễn đạt
và ngữ nghĩa cho chính xác và phù hợp hơn.
3) Giai đoạn khảo sát chính thức:
Trong giai đoạn này, tác giả sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và
phỏng vấn sâu.

73
Mục đích: Khảo sát thực trạng tổ chức ĐTTT và quản lý ĐTTT thông qua các
nội dung được xác định thuộc 4 yếu tố: Đầu vào, Quá trình, Đầu ra, Bối cảnh; Tìm
hiểu yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ĐTTT; Đánh giá và tìm nguyên nhân những ưu
điểm, hạn chế; Tìm hiểu các giải pháp quản lý ĐTTT khắc phục các tồn tại, hạn chế,
đạt chất lượng và hiệu quả hơn.
- Phương pháp nghiên cứu:
a) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
+ Mẫu chọn: Khách thể điều tra gồm 4 đối tượng: cán bộ quản lý, giảng viên,
chuyên gia, sinh viên thuộc 03 trường đại học có triển khai đào tạo trình độ đại học
bằng phương thức đào tạo trực tuyến cấp bằng tốt nghiệp đại học hệ từ xa (Trường Đại
học Mở Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Mở TP Hồ Chí
Minh). Tiêu chí lựa chọn kết hợp: là những trường đại học triển khai ĐTTX và ĐTTT
nhiều năm, có qui mô sinh viên lớn và hiện nay phát triển mạnh về qui mô sinh viên
theo học ĐTTT. Tổng số khách thể điều tra là 788 gồm: 52 cán bộ quản lý, 201 giảng
viên, 20 chuyên gia, 515 sinh viên. Sau khi kiểm phiếu có 9 phiếu không hợp lệ vì
không điền đầy đủ thông tin. Do đó, 264 phiếu hợp lệ (của cán bộ, giảng viên, chuyên
gia) và 515 phiếu hợp lệ (của sinh viên) được sử dụng cho xử lý kết quả điều tra.
+ Nội dung bảng hỏi: Trên cơ sở các nhiệm vụ nghiên cứu, nội dung khảo sát
về thực trạng ĐTTT và quản lý ĐTTT tại các trường đại học ở Việt Nam với các nội
dung sau:
Thứ nhất, các câu hỏi nhằm thực trạng ĐTTT. Thang đo gồm 4 mức: Tốt,
Khá, Trung bình, Yếu.
Thứ hai, các câu hỏi nhằm tìm hiểu về thực trạng quản lý ĐTTT của nhà trường.
Thứ ba, các câu hỏi đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý
ĐTTT. Thang đo gồm 3 mức độ: Ảnh hưởng nhiều, Ít ảnh hưởng, Không ảnh hưởng.
(Mẫu phiếu điều tra xem tại phụ lục 3, phụ lục 4 và phụ lục 5).
Nguyên tắc điều tra bảng hỏi: mỗi khách thể trả lời độc lập một phiếu khảo sát
về thực trạng tổ chức ĐTTT và quản lý ĐTTT. Trước khi trả lời, các khách thể được
hướng dẫn chi tiết để hiểu rõ mục đích và yêu cầu trả lời ở các nội dung của phiếu.
b) Phương pháp phỏng vấn sâu
Mục đích: Thu thập thêm thông tin để bổ sung định tính cho các thông tin đã
thu được ở phạm vi điều tra rộng.

74
Khách thể: gồm 20 cán bộ quản lý, giảng viên, cán bộ tham gia công tác
ĐTTT của các trường đại học được chọn nghiên cứu.
Nội dung: phỏng vấn về thực trạng ĐTTT, thực trạng quản lý ĐTTT và các
yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý ĐTTT. Tùy thuộc vào đối tượng mà phỏng
vấn đề cập đến thực trạng này ở các khía cạnh khác nhau phù hợp với vai trò của đối
tượng quản lý tham gia công tác quản lý ĐTTT.
Nguyên tắc phỏng vấn:phỏng vấn được tiến hành trong không khí cởi mở và tin
cậy. Khách thể trình bày về vấn đề mà người phỏng vấn đặt ra. Trình tự và nội dung
phỏng vấn đã được tác giả chuẩn bị kỹ nên có thể linh hoạt theo từng tình huống phỏng
vấn để tạo tâm lý cởi mở, thoải mái cho khách thể. Ngoài ra, người phỏng vấn chủ động
quan sát, đánh giá thái độ của khách thể để có thông tin chính xác.
4) Giai đoạn phân tích kết quả khảo sát
Số liệu thu được sau khảo sát thực tiễn được xử lý bằng chương trình phần
mềm SPSS 20.0. Các thông số và phép thống kê được dùng trong nghiên cứu là
phân tích thống kê mô tả và phân tích thống kê suy luận.
* Phân tích thống kê mô tả: Các chỉ số được dùng trong phân tích thống kê mô
tả gồm:
+ Điểm trung bình cộng (Mean) được dùng để tính điểm đạt được của từng
mệnh đề, từng nội dung của mỗi biểu hiện.
+ Độ lệch chuẩn (Standardizied Deviation) được dùng để mô tả mức độ phân
tán hay tập trung của các câu trả lời được lựa chọn.
+ Tần suất, chỉ số phần trăm phương án trả lời câu hỏi đóng, mở.
* Phân tích thống kê suy luận: Các phép thống kê suy luận được sử dụng gồm:
+ Phân tích so sánh: chủ yếu phép so sánh giá trị trung bình (compare means).
Các giá trị trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê khi xác suất
p <0,05. Để so sánh hai nhóm, tác giả sử dụng phép kiểm định (T-Test) về độc lập
giữa hai mẫu. Để so sánh 3 nhóm trở lên, sử dụng phép phân tích phương sai một
yếu tố (ANOVA). Bên cạnh đó, còn sử dụng phương pháp so sánh chéo (Crosstabs).
Các giá trị có ý nghĩa về mặt thống kê khi xác suất p <0,05.
+ Phân tích tương quan nhị biến: trong nghiên cứu này đề tài sử dụng phép
phân tích tương quan để xác định mức độ liên hệ giữa các kỹ năng. Mục đích là tìm

75
hiểu mức độ (hay độ mạnh) liên kết giữa hai biến. Mức độ này được đo bởi hệ số
tương quan Person hoặc Pspearman (r) có giá trị từ (-1) đến (+1). Giá trị này cho
biết độ mạnh và hướng của mối liên hệ: nếu giá trị (+), (r>0) có nghĩa là giữa chúng
có mối liên hệ thuận; nếu giá trị (-), (r<0) là thể hiện mối liên hệ nghịch. Còn r=0 thì
hai biến số đó không có mối liên hệ. Mức độ ý nghĩa của mối liên hệ dựa vào quan
hệ xác suất (p). Nếu p<0,05 thì giá trị của r có ý nghĩa cho phân tích mối quan hệ
giữa hai biến.
5) Giai đoạn xử lý và phân tích số liệu khảo sát
 Xử lý số liệu:
Dữ liệu khảo sát được tổng hợp và xử lý trên phần mềm thống kê SPSS, với
các bước bao gồm: 1) Làm sạch dữ liệu với việc loại bỏ các phiếu khảo sát không
hợp lệ, các phiếu khuyết thiếu, các phiếu không thu được dữ liệu. 2) Mã hóa dữ liệu
là quá trình chuyển dịch câu trả lời thực từ phía người trả lời vào từng nhóm, từng
mẫu đại diện với các giá trị tương ứng nhằm làm quá trình nhập liệu và phân tích
được dễ dàng, thuận tiện. 3) Nhập liệu và định biến cho từng câu hỏi, là quá trình
đưa dữ liệu khảo sát đã được làm sạch, mã hóa vào phần mềm thống kê, sau đó thiết
lập các kiểu dữ liệu phù hợp.
 Phân tích số liệu:
Số liệu sau khi trải qua các bước trên sẽ được sử dụng để thống kê các chỉ
tiêu nhằm đáp ứng được mục tiêu phân tích đề ra. Cụ thể, để phù hợp với các mục
tiêu này, các phương pháp phân tích được sử dụng bao gồm:
Đánh giá điểm trung bình có trọng số (mean):

Trong đó: x1,x2, …, xn là n phần tử trong tập mẫu; ai là trọng số của phần tử
xi. N là tổng số số lượng phần tử trong mẫu.
Đánh giá kết quả lựa chọn từng nội dung theo điểm trung bình như sau:
Bảng 3.2. Thang đánh giá thực trạng
Giá trị¯X¯¯s 1-1,75 1,76 – 2,50 2,51-3,25 3,26-4,00

Mức độ đáp ứng Yếu Trung bình Khá Tốt

Xếp hạng mức độ cao, thấp của giá trị điểm trung bình đánh giá, sử dụng hàm xếp
hạng Rank (xi, x1..xn, order) xếp thứ tự phần tử xi trong tập n phần tử theo thứ tự (order).

76
3.3. Thực trạng đào tạo trực tuyến trong các trƣờng đại học
3.3.1. Thực trạng tuyển sinh và tư vấn học trực tuyến tại các trường đại học
Báo cáo tại Hội thảo quốc gia về giáo dục từ xa năm 2017 cho thấy qui mô
tuyển sinh hệ đào tạo từ xa theo phương thức truyền thống giảm mạnh trong những
năm gần đây. Cùng với sự phát triển của CNTT và truyền thông, qui mô tuyển sinh
học theo phương thức ĐTTT lại có chiều hướng tăng đáng kể. Nếu như Trường Đại
học Mở Hà Nội là trường đại học đầu tiên bắt đầu triển khai ĐTTT từ năm 2009 với
qui mô tuyển sinh năm 2009 là 200 sinh viên thì đến nay Trường Đại học Mở Hà
Nội đã tuyển sinh được trên 6000 sinh viên (năm 2017) và có thêm nhiều trường đại
học (như đã nêu trên) đã triển khai ĐTTT với qui mô khá lớn.
Bảng 3.3: Qui mô sinh viên ĐTTT tại các trường khảo sát
(tại thời điểm khảo sát)
Qui mô sinh viên Trường ĐH Kinh tế Viện ĐH Mở Trường ĐH Mở
Quốc dân Hà Nội TP HCM
Đào tạo trực tuyến 3,600 11,500 1,000
Tuyển sinh trong năm 1,000 6,500 500

Các trường thực hiện tuyển sinh liên tục trong năm với hình thức tuyển sinh
xét tuyển (không thi tuyển), mở rộng đối tượng đầu vào từ tốt nghiệp trung học phổ
thông đến sau đại học, riêng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chỉ tuyển đối tượng
trung học phổ thông.Với kế hoạch tuyển sinh này tạo thuận lợi cho người học có thể
linh hoạt lựa chọn các thời điểm tham gia học, đáp ứng kịp thời nhu cầu học tập và
học tập liên tục. Hoạt động tư vấn người học được các trường rất coi trọng.
Hoạt động truyền thông và quảng bá tuyển sinh được thực hiện thông qua
đăng tải trên website của nhà trường, thông báo trên phương tiện thông tin đại
chúng, tờ rơi, một số trường giới thiệu qua các mạng xã hội để thu hút người học.
Trước khi nộp hồ sơ đăng ký học theo qui định của nhà trường, người học được tư
vấn lựa chọn ngành học, về phương pháp học trực tuyến, được tư vấn và cung cấp
các thông tin liên quan đến CTĐT và hướng dẫn thực hiện qui trình thủ tục xét
tuyển. Theo số liệu khảo sát thu thập được, có 98% sinh viên trả lời được tư vấn đầy
đủ thông tin về lựa chọn ngành đăng ký học, về phương pháp học tập trực tuyến, về
các thông tin liên quan đến CTĐT, những yêu cầu của nhà trường, trách nhiệm và
quyền lợi của người học, về việc chuẩn bị trang thiết bị học tập.

77
3.3.2. Thực trạng mức độ đáp ứng của hạ tầng công nghệ ĐTTT đối với
các hoạt động ĐTTT
Bảng 3.4: Mức độ đáp ứng của hạ tầng công nghệ ĐTTT đối với các hoạt động ĐTTT
Tốt Khá TB Yếu
Nội dung ĐTB ĐLC
SL % SL % SL % SL %
Cổng thông tin điện tử ĐTTT 90 34,1 85 32,2 80 30,3 9 3,4 2,97 0,885
Hệ thống máy chủ và hạ
45 17,0 69 26,1 99 37,5 51 19,3 2,41 0,986
tầng kết nối Internet
Hệ thống quản lý học tập và
65 24,6 39 14,8 114 43,2 46 17,4 2,47 1,046
diễn đàn
Hệ thống quản lý nội dung
16 6,1 105 39,8 114 43,2 29 11 2,41 0,765
học tập
Chung 2,56 0,91

Phân tích số liệu tại bảng trên cho thấy, mức độ đáp ứng của hạ tầng công nghệ
ĐTTT đối với các hoạt động đào tạo trực tuyến ở mức độ khá (ĐTB = 2,56; ĐLC =
0,91).Kết quả nghiên cứu này khẳng định: Các trường đã có đầu tư xây dựng hạ tầng
công nghệ cho ĐTTT với hệ thống máy chủ, đường truyền, các hệ thống phần mềm
phục vụ học tập – giảng dạy, giúp cho người học dễ dàng truy cập từ các thiết bị máy
tính cá nhân. Các hệ thống phần mềm chính phục vụ học tập – giảng dạy gồm: Hệ
thống quản lý học tập (LMS), Hệ thống quản lý nội dung (LCMS), Diễn đàn thảo luận.
Đối với Trường Đại học Mở Hà Nội trong giai đoạn trước năm 2016 và Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân cho đến nay, hạ tầng công nghệ ĐTTT được cung cấp bởi một
đơn vị bên ngoài có kinh nghiệm phát triển phần mềm ĐTTT. Riêng Trường Đại học
Mở Hà Nội từ 2014 đến nay đã tự xây dựng và đầu tư cùng với sự tài trợ từ nước ngoài
nên hạ tầng công nghệ ĐTTT khá mạnh. Mặc dù việc triển khai hạ tầng công nghệ
ĐTTT đòi hỏi phải đầu tư nguồn kinh phí lớn nhưng các trường đại học đã chú trọng
đầu tư nguồn lực để trang bị hệ thống đảm bảo môi trường ĐTTT cho người học.
Kết quả nghiên cứu từ phương pháp phỏng vấn sâu cũng cho thấy kết quả
tương đồng. Đồng chí B. Th. L. chia sẻ: “,…mặc dù trước đây Trường Đại học Mở
Hà Nội có thuê hạ tầng công nghệ ĐTTT từ công ty bên ngoài cung cấp nhưng đến
nay Viện đã tự đầu tư, trang bị hạ tầng công nghệ ĐTTT từ nhiều nguồn lực để chủ
động trong việc tạo môi trường học tập cho người học, về cơ bản hạ tầng công nghệ
đáp ứng được yêu cầu đào tạo trực tuyến”. (Đồng chí B. Th. L. Trung tâm Đào tạo
trực tuyến của Trường Đại học Mở Hà Nội).
Có thể nhận thấy, do hạ tầng công nghệ ĐTTT ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình
tổ chức đào tạo được diễn ra liên tục, thông suốt hàng ngày, hàng giờ nên quá trình kiểm

78
tra, đánh giá được coi trọng và thực hiện thường xuyên, liên tục, chặt chẽ. Các trường đã
thực hiện kiểm tra, đánh giá hệ thống công nghệ trước khi vận hành và thử nghiệm kỹ
trước khi nghiệm thu sử dụng. Đồng thời theo dõi, giám sát thường xuyên trong quá trình
vận hành hệ thống phục vụ đào tạo, phát hiện hoặc khắc phục kịp thời những vấn đề phát
sinh làm ảnh hưởng đến khả năng và hiệu quả hoạt động của hệ thống đáp ứng qui trình
và yêu cầu đào tạo. Có thể thấy, hạ tầng công nghệ ĐTTT được đánh giá đã đảm bảo các
hoạt động đào tạo nhưng vẫn cần thiết nâng cao khả năng đáp ứng hơn nữa cho các hoạt
động đào tạo đa dạng, phong phú, đặc biệt là các chức năng để giảng viên thực hiện các
hoạt động giảng dạy đối với các học phần mang tính chất thực hành.
Số liệu nghiên cứu tại bảng trên cũng chỉ ra rằng, có sự khác biệt về mức độ
đáp ứng từng loại hạ tầng công nghệ ĐTTT cụ thể. Trong đó, chỉ có 1 khía cạnh
được đánh giá có mức độ đáp ứng đạt loại khá đó là “Cổng thông tin điện tử
ĐTTT”, (ĐTB = 2,97; ĐLC = 0,885), trong khi đó có tới 3 trên 4 khía cạnh chỉ được
đánh giá mức độ đáp ứng trung bình đó là: “Hệ thống máy chủ và hạ tầng kết nối
Internet; Hệ thống quản lý học tập và diễn đàn; Hệ thống quản lý nội dung học tập”,
(ĐTB từ 2,41 đến ĐTB = 2,47, mức độ đáp ứng trung bình). Kết quả nghiên cứu này
cho thấy, về cơ bản hạ tầng công nghệ đào tạo trực tuyến của các trường đại học
được nghiên cứu cơ bản đã đáp ứng được mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo trực tuyến
song sự đáp ứng này là chưa cao.
3.3.3. Thực trạng mức độ đáp ứng của học liệu đối với các hoạt động đào
tạo trực tuyến
Bảng 3.5: Đánh giá mức độ đáp ứng của học liệu đối với hoạt động ĐTTT

Tốt Khá TB Yếu


Nội dung ĐTB ĐLC
SL % SL % SL % SL %
Đảm bảo đầy đủ các môn học
trong chương trình đào tạo trực 75 28,4 133 50,4 41 15,5 15 5,7 3,02 0,818
tuyến nhà trường đang triển khai
Đảm bảo các thành phần học
liệu cơ bản theo qui định của 65 24,6 86 32,6 84 31,8 29 11 2,71 0,916
Bộ GD&ĐT
Chất lượng nội dung, phương
pháp truyền tải kiến thức và
44 16,7 66 25 103 39 51 19,3 2,39 0,980
khả năng truy cập bài giảng
đáp ứng tốt cho người tự học.
Đảm bảo qui trình biên soạn
học liệu theo qui định của Bộ 38 14,4 77 29,2 109 41,3 40 15,2 2,43 0,960
GD&ĐT
Chung 2,63 0,91

79
Phân tích số liệu tại bảng trên cho thấy, mức độ đáp ứng của hệ thống học
liệu đối với các hoạt động đào tạo trực tuyến ở mức độ khá (ĐTB = 2,63; ĐLC =
0,91, mức độ khá).Kết quả nghiên cứu này khẳng định: hệ thống học liệu phục vụ
đào tạo trực tuyến đã các trường đại học đào tạo trực tuyến chú trọng, đầu tư. Hệ
thống học liệu đáp ứng khá tốt yêu cầu và nhiệm vụ đào tạo trực tuyến tại trường đại
học. Có thể nhận thấy rằng, học liệu ĐTTT là điều kiện rất quan trọng để triển khai
ĐTTT. Khác với đào tạo truyền thống sử dụng sách, giáo trình in ấn, trong ĐTTT,
người học tự học với học liệu điện tử. Chính vì vậy, các trường đã rất chú trọng
trong việc xây dựng hệ thống học liệu điện tử và áp dụng không chỉ cho sinh viên
học từ xa, trực tuyến mà còn áp dụng hỗ trợ cho sinh viên hệ chính qui. Việc đầu tư
xây dựng hệ thống học liệu điện tử khá công phu và cần có nguồn tài chính cũng
như chính sách vận hành tốt.
Kết quả nghiên cứu tại bảng trên cũng chỉ ra rằng, hệ thống học liệu phục vụ
đào tạo trực tuyến của các trường được nghiên cứu trước hết “Đảm bảo đầy đủ các
môn học trong chương trình đào tạo trực tuyến nhà trường đang triển khai” (ĐTB =
3,02; ĐLC = 0,818). Đây là khía cạnh có ĐTB cao nhất trong 4 khía cạnh được
nghiên cứu của nội dung này. Như vậy, các trường đã rất chú trọng và thực hiện đầy
đủ học liệu phục vụ đào tạo. Bên cạnh đó, học liệu cũng đảm bảo các thành phần cơ
bản theo qui định của Bộ GD&ĐT” (ĐTB = 2,71; ĐLC = 0,916, mức độ đáp ứng
khá tốt). Thực tế cũng cho thấy, các trường đã và đang tiếp tục triển khai xây dựng,
nâng cấp hệ thống học liệu điện tử phục vụ đào tạo với các hình thức đa dạng: bài
giảng điện tử dạng video, bài giảng điện tử đa phương tiện (kết hợp âm thanh, hình
ảnh, trình chiếu, tích hợp bài tập), tài liệu hướng dẫn tự học, các tình huống học tập,
ngân hàng câu hỏi-bài tập, ngân hàng các chủ đề thảo luận, giáo trình điện tử,… Tùy
theo khả năng của đội ngũ giảng viên, đội ngũ thiết kế - kỹ thuật, sự đáp ứng của hạ
tầng công nghệ ĐTTT và mức độ đầu tư mà các trường lựa chọn xây dựng hình thức
học liệu ĐTTT phù hợp. Học liệu điện tử sau khi được biên soạn, nâng cấp, được
nhà trường tổ chức thẩm định, nghiệm thu để quyết định làm tài liệu học tập cung
cấp cho sinh viên thông qua hệ thống quản lý nội dung và hệ thống quản lý học tập.
Bên cạnh đó, hệ thống học liệu phục vụ hoạt động đào tạo trực tuyến tại các
trường đại học còn cần phải chú trọng nhiều hơn tới mức độ đáp ứng về chất lượng
nội dung, phương pháp truyền tải kiến thức và khả năng truy cập bài giảng đáp ứng tốt
cho người tự học. Khía cạnh này trong nội dung nghiên cứu về mức độ đáp ứng của học

80
liệu phục vụ đào tạo trực tuyến có ĐTB thấp nhất trong 4 khía cạnh được xem xét của nội
dung này (ĐTB = 2,39; ĐLC = 0,98). Như vậy, các trường cần phải chú trong nhiều hơn
tới việc đảm bảo chất lượng của thống học liệu đối với hoạt động đào tạo trực tuyến.
3.3.4. Thực trạng mức độ đáp ứng của đội ngũ giảng viên đối với các hoạt động
đào tạo trực tuyến
Thực tế đã cho thấy, đội ngũ giảng viên trong ĐTTT của các trường tham gia
giảng dạy trực tuyến được hướng dẫn cách thức sử dụng hệ thống công nghệ. Một số
trường yêu cầu giảng viên cần phải thực hiện đúng quy định về thời hạn giải đáp,
phản hồi các câu hỏi và ý kiến của sinh viên, đảm bảo thời gian trả điểm bài tự luận/
bài tập nhóm/ bài tập kỹ năng, tham gia buổi lên lớp trực tuyến đúng giờ. Hiện nay
một số trường như Trường Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Mở Hà Nội, Trường
Đại học Mở TP HCM có giảng viên chuyên môn và giảng viên hướng dẫn là chuyên
gia, nhà quản lý có uy tín, kinh nghiệm tại các doanh nghiệp tham gia. Do đặc thù
của ĐTTT, người học chủ yếu tự học trên môi trường học tập trực tuyến với hệ
thống học liệu điện tử, việc học tập trung trên lớp chiếm t lệ rất ít. Vì vậy giảng
viên tham gia các chương trình ĐTTT không chỉ đáp ứng về mặt chuyên môn mà
còn đáp ứng các yêu cầu của giảng dạy trực tuyến.

Bảng 3.6: Khả năng đáp ứng của đội ngũ giảng viên đối với ĐTTT

Tốt Khá TB Yếu Trung


Nội dung Độ LC
bình
SL % SL % SL % SL %
Khả năng đáp ứng về số
127 48,1 60 22,7 48 18,2 29 11,0 3,08 1,049
lượng
Hiểu biết cơ bản về CNTT
và Internet 90 34,1 91 34,5 51 19,3 32 12,1 2,91 1,007
Khả năng đáp ứng về
phương pháp giảng dạy từ
70 26,5 91 34,5 62 23,5 41 15,5 2,72 1,023
xa và kỹ năng làm việc trên
môi trường trực tuyến
Sự nhiệt tình, tâm huyết,
sáng tạo và thích ứng với 115 43,6 88 33,3 47 17,8 14 5,3 3,15 0,898
công nghệ mới
Chung 2,96 0,98

Phân tích số liệu tại bảng trên cho thấy, mức độ đáp ứng đội ngũ giảng viên
đối với các hoạt động đào tạo trực tuyến ở mức độ khá (ĐTB = 2,96; ĐLC = 0,98).
Kết quả nghiên cứu này khẳng định: Đội ngũ giảng viên các trường được nghiên cứu

81
đủ số lượng, đã đáp ứng khá tốt các hiểu biết về CNTT và Internet; phương pháp
giảng dạy từ xa, kỹ năng làm việc trên môi trường công nghệ và trực tuyến; Sự nhiệt
tình, tâm huyết, sáng tạo và thích ứng với công nghệ mới.

Việc xây dựng đội ngũ giảng viên dạy trực tuyến ở các trường thực tế gặp
một số khó khăn nhất định do giảng viên chủ yếu đang giảng dạy theo phương thức
truyền thống trên lớp, nên khi chuyển sang giảng dạy trực tuyến cần có sự tập huấn,
hướng dẫn qui trình và chính sách lựa chọn, sử dụng. Phần lớn giảng viên trước khi
tham gia giảng dạy trực tuyến được tập huấn về phương pháp và kỹ năng giảng dạy
trên môi trường trực tuyến, qui trình tổ chức ĐTTT và yêu cầu đối với hoạt động
giảng dạy. Thày N.Đ.T., cô B.Th.L (Trường Đại học Mở Hà Nội) cho biết, “Không
chỉ giảng viên của Trường Đại học Mở Hà Nội mà nhiều giảng viên của các Trường
Đại học khác, mặc dù đã có những kiến thức cơ bản về CNTT và Internet, tuy vậy
trước khi tham gia giảng dạy trực tuyến vẫn rất cần thiết được tập huấn kỹ về
phương pháp, kỹ năng sử dụng công nghệ”.

3.3.5. Thực trạng mức độ đáp ứng của đội ngũ nhân lực hỗ trợ các hoạt động đào
tạo trực tuyến
Với phương thức ĐTTT, người học chủ yếu tự học trên môi trường học tập
qua mạng với hệ thống học liệu điện tử, sử dụng các công cụ trên phần mềm để thao
tác học tập, được sự hướng dẫn không trực tiếp của giảng viên. Do vậy, đội ngũ
nhân lực hỗ trợ ĐTTT có vai trò rất quan trọng để hỗ trợ cho giảng viên, sinh viên
thực hiện các hoạt động biên soạn bài giảng, học liệu; các hoạt động giảng dạy, học
tập trên môi trường trực tuyến.
Các yêu cầu đối với đội ngũ nhân lực hỗ trợ ĐTTT được các trường đặt ra
như: hiểu biết cơ bản về CNTT, internet và ĐTTT; nắm vững qui trình tổ chức
ĐTTT; có kỹ năng làm việc trên môi trường công nghệ và trực tuyến (như đăng
nhập hệ thống, sử dụng các công cụ làm việc trực tuyến, tương tác với sinh viên qua
diễn đàn và lớp học trực tuyến đồng bộ,…). Tùy theo cách thức tổ chức ĐTTT, các
trường đã xây dựng đội ngũ nhân lực hỗ trợ ĐTTT gồm: đội ngũ quản trị hệ thống,
đội ngũ thiết kế học liệu, đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật, đội ngũ cố vấn học tập/quản lý học
tập, đội ngũ giáo vụ, đội ngũ quản lý lớp học phần online... Ở một số trường triển khai
ĐTTT là phương thức chính, đội ngũ nhân sự hỗ trợ ĐTTT được chú trọng tuyển dụng

82
và phát triển hơn. Đối với những trường thuê dịch vụ hạ tầng công nghệ bên ngoài chủ
yếu sử dụng đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật, phục vụ đào tạo của đơn vị đối tác.
Bảng 3.7: Khả năng đáp ứng của đội ngũ nhân lực hỗ trợ ĐTTT
Tốt Khá TB Yếu TB Độ
Nội dung
SL % SL % SL % SL % LC
Khả năng đáp ứng về
60 22,7 50 18,9 91 34,5 63 23,9 2,41 1,09
số lượng, cơ cấu
Hiểu biết cơ bản về
CNTT, Internet và 43 16,3 82 31,1 75 28,4 64 24,2 2,39 1,03
ĐTTT
Kỹ năng làm việc trên
môi trường công nghệ 60 22,7 52 19,7 76 28,8 76 28,8 2,36 1,13
và trực tuyến
Nắm vững qui trình tổ
49 18,6 62 23,5 82 31,1 71 26,9 2,34 1,07
chức ĐTTT
Chung
2,37 1,08

Phân tích số liệu tại bảng trên cho thấy, mức độ đáp ứng của đội ngũ nhân lực hỗ
trợ các hoạt động ĐTTT ở mức độ Trung bình (ĐTB = 2,37; ĐLC = 1,08). Kết quả
nghiên cứu này khẳng định: Khả năng đáp ứng về số lượng, cơ cấu; Hiểu biết cơ bản về
CNTT, Internet và ĐTTT; Kỹ năng làm việc trên môi trường công nghệ và trực tuyến;
Việc nắm vững qui trình tổ chức ĐTTT còn đáp ứng chưa tốt. Qua khảo sát sinh viên,
có 91% sinh viên cho rằng hoạt động hỗ trợ học tập rất cần thiết, hữu ích cho việc học
tập của sinh viên, giúp sinh viên kết nối thường xuyên cập nhật thông tin từ nhà trường
và giúp sinh viên học tập hiệu quả hơn. Các hoạt động hỗ trợ mà đại đa số sinh viên cho
là cần thiết gồm: hỗ trợ các thủ tục hành chính, hỗ trợ về phương pháp học trực tuyến,
hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ giải đáp kịp thời các vướng mắc của sinh viên trong quá trình
học tập. Điều này cho thấy, các trường cần chú ý đến vai trò của hoạt động hỗ trợ trong
ĐTTT để người học duy trì tốt việc học tập của mình và nâng cao hiệu quả đào tạo.
3.3.6. Thực trạng quá trình tổ chức dạy học trong đào tạo trực tuyến tại các
trường đại học
Các trường đều tiến hành song song hai phương thức đào tạo: đào tạo từ xa
và đào tạo trực tuyến. Tuy nhiên, theo xu thế, qui mô các lớp đào tạo từ xa có chiều
hướng giảm nhanh theo nhu cầu người học và qui mô các lớp ĐTTT tăng lên.

83
Trường Đại học Mở Hà Nội và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ngay từ khi triển
khai các lớp ĐTTT đã tách biệt riêng với các lớp đào tạo từ xa. Trường Đại học Mở
TP.HCM trong giai đoạn đầu kết hợp ĐTTT cho một số học phần đào tạo từ xa và
nhanh chóng tổ chức các lớp ĐTTT riêng đào tạo nhiều ngành học. Quá trình tổ
chức ĐTTT được thực hiện như sau:
- Về phía người học:
Sinh viên tham gia quá trình học tập trực tuyến là chủ yếu (90% thời lượng)
và kết hợp học tập tập trung trực tiếp (10%). Nhìn chung, các khoá học, sinh viên
được học trực tuyến với các hoạt động chính sau:
(1) Tự học, tự nghiên cứu (self-studying): Sinh viên học với tài liệu hướng
dẫn tự học, bài giảng đa phương tiện kết hợp âm thanh, hình ảnh, nội dung trình
chiếu được biên soạn dành cho người tự học. Bài giảng và các tài liệu này được đưa
lên hệ thống quản lý đào tạo (LMS), hệ thống sẽ ghi nhận việc theo dõi bài giảng
của sinh viên để xác nhận phần đánh giá chuyên cần của sinh viên.
(2) Trao đổi, thảo luận, giải đáp (Interactive): Được coi là hoạt động tương
tác có sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ. Giảng viên có vai trò giải đáp, hướng dẫn
các câu hỏi của sinh viên đưa lên diễn đàn. Ở những diễn đàn có tổ chức nội dung
tốt còn có các tình huống thảo luận, câu hỏi mở do giảng viên gợi ý đưa ra để định
hướng cho sinh viên thảo luận và trao đổi nội dung chuyên môn của môn học. Ngoài
hệ thống diễn đàn, việc trao đổi, thảo luận, giải đáp còn được thực hiện trên lớp học
trực tuyến (đồng thời).
(3) Luyện tập (Practice): Sinh viên được thực hiện các bài luyện tập về môn
học thông dưới dạng trắc nghiệm, tự luận có giải thích,… để tự ôn tập hoặc kiểm tra
lại phần kiến thức đã học. Hệ thống quản lý học tập cung cấp các dạng bài tập này
dựa trên ngân hàng câu hỏi/bài tập được đưa lên hệ thống, đồng thời ghi nhận kết
quả làm bài của sinh viên để đánh giá chuyên cần và quá trình học tập của sinh viên.
(4) Kiểm tra, đánh giá (Examination): Hệ thống kiểm tra đánh giá online
được thực hiện trên hệ thống công nghệ thông qua các bài tập trắc nghiệm và tự
luận/bài tập nhóm/bài tập kỹ năng theo yêu cầu của môn học. Kết quả làm bài của
sinh viên được ghi nhận trên hệ thống và làm cơ sở xét điều kiện dự thi kết thúc học
phần cho sinh viên.

84
Bảng 3.8: Các hoạt động học tập của người học
Các hoạt động học tập Tài liệu học tập Phƣơng tiện học tập
Tự nghiên cứu tài liệu
- Qua mạng (Online) Học liệu điện tử đăng tải trên hệ thống Máy tính cá nhân kết
nối Internet
- Không qua mạng Giáo trình, đĩa CD, CD-ROM, VCD Máy tính không cần
(Offline) được phát hoặc tải về máy kết nối Internet
Học trực tuyến (đồng bộ)
Bài giảng điện tử trên lớp học trực Máy tính cá nhân kết
tuyến nối Internet
Học tập trung
Bài giảng của giảng viên trực tiếp trên
lớp (chủ yếu những môn học kỹ năng,
thực hành, hạn chế khi học online)
Trao đổi, thảo luận, giải đáp
- Qua mạng (Online) Chủ đề, tình huống thảo luận trên Máy tính cá nhân kết
Diễn đàn, nghe hướng dẫn giải đáp nối Internet
qua email và các phương tiện khác
- Tập trung trên lớp Học viên đặt câu hỏi, thảo luận (chủ
yếu những môn kỹ năng, thực hành,
hạn chế khi trao đổi qua mạng)
Luyện tập
- Qua mạng (Online) Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, tự Máy tính cá nhân kết
luận trên hệ thống nối Internet
- Tập trung trên lớp Bài tập thực hành (chủ yếu những
môn kỹ năng, thực hành, hạn chế khi
thực hiện qua mạng)
Kiểm tra, thi
- Qua mạng (Online) Sinh viên làm Bài kiểm tra quá trình Máy tính cá nhân kết
đăng tải trên hệ thống nối Internet
- Tập trung tại các Sinh viên làm bài thi kết thúc học
trạm đào tạo phần tại các Hội đồng thi

- Về phía nhà trường:


Các hoạt động tổ chức và quản lý quá trình ĐTTT của nhà trường khái quát
chung gồm các hoạt động: Tổ chức và quản lý lớp học trực tuyến (lớp học không

85
đồng bộ, lớp học đồng bộ); Tổ chức và quản lý Diễn đàn trao đổi thảo luận, Tổ chức
ôn tập, luyện tập, thực hành; Tổ chức kiểm tra, đánh giá; Quản lý kết quả học tập.
Bảng 3.9: Các hoạt động giảng dạy từ phía nhà trường
Các hoạt động Mô tả
Tổ chức lớp học online
- Cung cấp môi trường Có nội dung học tập và các công cụ hỗ trợ học tập
học tập trực tuyến
- Tổ chức học liệu lên Có tài liệu hướng dẫn tự học
hệ thống Sinh viên tự truy cập vào nghiên cứu học liệu
Tổ chức lớp học trực tuyến (đồng bộ)
Giảng viên vào lớp học trực tuyến giảng bài hoặc ôn tập,
hướng dẫn, giải đáp, tương tác với sinh viên
Sinh viên truy cập vào lớp học từ máy tính cá nhân kết nối
mạng internet; Lớp học có thể được ghi lại
Tổ chức lớp học tập trung
Giảng viên trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn, giải đáp, ôn tập
trên lớp (chủ yếu những môn học kỹ năng, thực hành, hạn
chế khi học online)
Trao đổi, thảo luận, giải đáp
Qua mạng (Online) Giảng viên trao đổi, thảo luận với sinh viên thông qua các
chủ đề, tình huống thảo luận gợi ý trên Diễn đàn
Giảng viên trả lời câu hỏi của sinh viên trên Diễn đàn
Tổ chức cho sinh viên ôn tập, luyện tập
Qua mạng (Online) Cung cấp trên hệ thống ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, tự
luận;
Sinh viên làm bài và nộp bài theo qui định
Tổ chức kiểm tra, thi
Qua mạng (Online) Cung cấp trên hệ thống ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, tự
luận kiểm tra quá trình;
Sinh viên làm bài và nộp bài theo qui định
Tổ chức thi tập trung tại Tổ chức các Hội đồng thi kết thúc học phần tại các trạm đào
các trạm đào tạo tạo theo qui định của Bộ GD&ĐT;
Sinh viên có mặt tập trung tham dự kỳ thi
Tổ chức đội ngũ quản lý, hỗ trợ, phục vụ đào tạo
Cố vấn học tập tư vấn, hướng dẫn phương pháp học tập, đăng
ký kế hoạch học tập, …
Giáo vụ quản lý hồ sơ sinh viên, quá trình học tập và kết quả
học tập của sinh viên,…
Cán bộ hỗ trợ kỹ thuật tư vấn, hướng dẫn sinh viên về sử
dụng thiết bị học tập, cách thức đăng nhập và thao tác trên hệ
thống, hỗ trợ giải đáp kỹ thuật trong quá trình học tập.
Cán bộ trợ giảng (tại một số trường) quản lý lớp học phần
online, theo dõi và quản lý Diễn đàn, giám sát quá trình giảng
dạy củagiảng viên.
Trên môi trường học tập trực tuyến, nhiều trường đã tổ chức lớp học phần
được chia theo các tuần học (từ 8 đến 10 tuần học), mỗi tuần được cung cấp học liệu

86
sinh viên cần học và tham khảo, diễn đàn để sinh viên thảo luận và tương tác với
giảng viên, hệ thống bài tập để tự luyện tập. Các trường tổ chức đội ngũ hỗ trợ quá
trình dạy và học ở các mức độ dịch vụ khác nhau tùy vào khả năng và cách làm của
mỗi trường và không đồng đều. Trường Đại học Mở Hà Nội đã tổ chức công tác hỗ
trợ với nguồn lực nhân sự ở các vị trí như hỗ trợ kỹ thuật, giáo vụ, cố vấn học tập,
quản lý lớp môn. Việc tăng cường hỗ trợ sinh viên đã thúc đẩy hoạt động học tập và
tương tác trên lớp học trực tuyến, giúp cho các trường kiểm soát t lệ nghỉ học, bỏ
học của sinh viên. Để nâng cao chất lượng giảng dạy, các trường đã quan tâm hơn
việc mời giảng viên là những chuyên gia đến từ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
để tăng cường kiến thức thực tiễn cho người học.Bên cạnh lớp học online không
đồng bộ (giảng viên và sinh viên thực hiện giao tiếp qua diễn đàn môn học), các
trường (Trường Đại học Mở Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) đã mở các
lớp học trực tuyến đồng bộ được xác định và thông báo thời gian cụ thể cho sinh
viên đăng nhập vào lớp học. Lớp học có sự giao lưu trực tiếp hơn giữa người học và
giảng viên giúp cho việc trao đổi, giải đáp được thực hiện ngay, thay thế lớp học tập
trung tại trường.
Bảng 3.10: Mức độ thực hiện quá trình tổ chức dạy học trong ĐTTT
Tốt Khá TB Yếu TB Độ
Nội dung LC
SL % SL % SL % SL %
Thực hiện theo đúng
qui trình và kế 78 29,5 92 34,8 68 25,8 26 9,8 2,84 0,96
hoạch
Khả năng tự học của
sinh viên qua bài
giảng điện tử theo 82 31,1 82 31,1 82 31,1 18 6,8 2,86 0,94
yêu cầu của môn
học
Tương tácgiảng
viên-sinh viên-sinh 39 14,8 84 31,8 107 40,5 34 12,9 2,48 0,90
viên
Quá trình dạy và
học có sự giám sát,
hỗ trợ của đội ngũ 77 29,2 80 30,3 72 27,3 35 13,3 2,75 1,02
hỗ trợ, phục vụ đào
tạo
Chung
2,73 0,95

Bảng 3.10 cho thấy kết quả khảo sát đánh giá về quá trình tổ chức dạy và học
được thực hiện theo đúng qui trình và kế hoạch (ĐTB = 2,84; ĐLC = 0,96), khả
năng tự học của sinh viên đạt mức độ khá tốt (ĐTB = 2.86; ĐLC = 0,94). Tuy nhiên,

87
sự giám sát, hỗ trợ của đội ngũ hỗ trợ, phục vụ đào tạo còn tiệm cận ở mức trung
bình (ĐTB = 2,75; ĐLC = 1,02). Đối với sự tương tác giữa giảng viên-sinh viên-
sinh viên đạt mức thấp nhất trong các nội dung khác (ĐTB = 2,48; ĐLC = 0,90).
Qua phỏng vấn một số trường thì có nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân như:
sinh viên tự học qua hệ thống bài giảng, tài liệu tham khảo và luyện tập đã đạt được
kiến thức cần thiết và hiểu bài nên ít tham gia diễn đàn; giảng viên chưa có các chủ
đề hoặc tình huống thảo luận thu hút người học tham gia; sinh viên ngại đưa ra ý
kiến tại diễn đàn… Tuy nhiên các trường đang nỗ lực đổi mới để tăng cường việc
giao tiếp và tương tác giữa người học và người dạy trên môi trường trực tuyến để
thu hút sự tham gia của sinh viên nhiều hơn, cởi mở hơn. Bên cạnh đó cần thiết tăng
cường hơn hoạt động giám sát, hỗ trợ của đội ngũ hỗ trợ, phục vụ đào tạo.
3.4. Thực trạng quản lý đào tạo trực tuyến tại các trƣờng đại học
3.4.1. Thực trạng quản lý tuyển sinh và tư vấn học trực tuyến tại các trường
đại học
Kết quả nghiên cứu mức độ thực hiện nội dung quản lý tuyển sinh và tư vấn
học được chúng tôi tổng hợp tại bảng số liệu sau:
Bảng 3.11: Mức độ thực hiện các nội dung quản lý tuyển sinh và tư vấn học
Tốt Khá TB Yếu
Nội dung ĐTB ĐLC
SL % SL % SL % SL %
Lập kế hoạch TS, thông
báo TS và chuẩn bị nội 78 29,5 92 34,8 68 25,8 26 9,8 2,84 0,962
dung tư vấn người học
Tổ chức TS và tư vấn
người học đầy đủ thông 82 31,1 82 31,1 82 31,1 18 6,8 2,86 0,937
tin và rõ ràng
Chỉ đạo các hoạt động
TS, tư vấn người học 77 29,2 80 30,3 72 27,3 35 13,3 2,75 1,019
hiệu quả
Kiểm tra các hoạt động
TS và tư vấn người học
39 14,8 84 31,8 107 40,5 34 12,9 2,48 0,898
đúng chỉ tiêu và qui
định
Chung 2,73 0,963
Kết quả nghiên cứu được tổng hợp tại bảng trên cho thấy, cán bộ quản lý và
giảng viên đánh giá mức độ thực hiện nội dung quản lý tuyển sinh và tư vấn học đạt
mức độ khá (ĐTB chung của toàn thang đo = 2,73; ĐLC= 0,963). Kết quả nghiên
cứu này chỉ ra rằng, chủ thể quản lý tuyển sinh và tư vấn tuyển sinh đã thực hiện khá
tốt việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá tuyển sinh và tư vấn học
trực tuyến.

88
Trong các khía cạnh của nội dung quản lý này thì chủ thể quản lý thực hiện
tốt nhất khía cạnh “Tổ chức TS và tư vấn người học đầy đủ thông tin và rõ ràng”,
ĐTB = 2,86; ĐLC = 0,937, mức độ khá. Kết quả nghiên cứu này rất đúng với thực
tiễn hiện nay của các trường đại học đào tạo trực tuyến. Hiện nay, các trường đều
đứng trước thách thức lớn do số lượng học sinh đăng ký dự thi vào trường không
nhiều, có sự cạnh tranh rất gay gắt giữa các trường với nhau. Do vậy, các trường đại
học đặc biệt là các trường đại học đào tạo trực tuyến đã rất chú trọng tới việc tổ
chức tuyển sinh. Trong đó, các trường truyền thông và quảng bá tuyển sinh thông
qua đăng tải trên website của nhà trường, thông báo trên phương tiện thông tin đại
chúng, tờ rơi, một số trường giới thiệu qua các mạng xã hội để thu hút người học.
Trước khi nộp hồ sơ đăng ký học theo qui định của nhà trường, người học được tư
vấn lựa chọn ngành học, về phương pháp học trực tuyến, được tư vấn và cung cấp
các thông tin liên quan đến CTĐT và hướng dẫn thực hiện qui trình thủ tục xét tuyển.
Theo số liệu khảo sát thu thập được, có đến 98% sinh viên trả lời được tư vấn đầy đủ
thông tin về lựa chọn ngành đăng ký học, về phương pháp học tập trực tuyến, về các
thông tin liên quan đến CTĐT và khoá học, về việc chuẩn bị trang thiết bị học tập. Bên
cạnh đó, hoạt động tư vấn người học cũng được lên kế hoạch liên tục trong năm, phù
hợp với thông tin tuyển sinh, khai giảng, nhập học liên tục trong năm.
Việc tuyển sinh của các trường đại học đào tạo trực tuyến cũng được chú
trọng thực hiện. Các trường tổ chức xét tuyển dựa trên qui định hiện hành của Bộ
GD&ĐT và thông báo kết quả xét tuyển cho người học trước khi khai giảng và nhập
học. Việc quản lý tuyển sinh được tất cả các trường thực hiện bằng giấy tờ, biểu
mẫu kết hợp máy tính, phần mềm. Các trường đã ban hành các văn bản quy định,
qui trình tuyển sinh, hướng dẫn đăng ký nhập học,… nhằm cụ thể hóa công tác
tuyển sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người học đăng ký và phục vụ quản lý
tuyển sinh. Các văn bản được công khai trên website của nhà trường. Tuy nhiên, các
trường chưa áp dụng quản lý tuyển sinh hoàn toàn trực tuyến do các yêu cầu về các
thủ tục giấy tờ gốc của người học.
Khía cạnh “Lập kế hoạch tuyển sinh, thông báo tuyển và chuẩn bị nội dung tư
vấn người học” cũng có ĐTB cao thứ hai trong số 4 khía cạnh xem xét của nội dung
quản lý này (ĐTB = 2,84; ĐLC = 0,962). Đây là khía cạnh vô cùng quan trọng trong
nội dung quản lý tuyển sinh và tư vấn học. Bởi lẽ, lập kế hoạch tốt sẽ giúp cho chủ

89
thể quản lý xác định được rõ nhất các kế hoạch cụ thể về tuyển sinh, tư vấn học trực
tuyến về cả nội dung, thời gian, kinh phí, người thực hiện,… Do vậy, việc thực hiện
khá tốt khía cạnh này là cơ sở rất quan trọng để chủ thể quản lý tốt tuyển sinh và tư
vấn học cho sinh viên trong đào tạo trực tuyến.
Bên cạnh 2 khía cạnh nêu trên được đánh giá có mức độ thực hiện tốt nhất
trong 4 khía cạnh xem xét của nội dung quản lý này thì khía cạnh “Kiểm tra các hoạt
động TS và tư vấn người học đúng chỉ tiêu và qui định”, có ĐTB thấp nhất trong 4 khía
cạnh được xem xét (ĐTB = 2,48; ĐLC = 0,898). Do vậy, chủ thể quản lý cần phải chú
ý hơn nữa việc tìm ra giải pháp để thực hiện có hiệu quả nội dung quản lý này.
3.4.2. Thực trạng quản lý hạ tầng công nghệ ĐTTT tại trường đại học
Qua số liệu khảo sát đánh giá mức độ thực hiện của từng nội dung quản lý hạ
tầng công nghệ ĐTTT, tác giả thu được kết quả khảo sát sau:
Bảng 3.12: Đánh giá mức độ thực hiện các nội dung quản lý hạ tầng công nghệ ĐTTT
Tốt Khá TB Yếu
Nội dung ĐTB ĐLC
SL % SL % SL % SL %
Lập kế hoạch xây dựng,
phát triển và sử dụng hạ
tầng công nghệ ĐTTT đáp 47 17,8 68 25,8 89 33,7 60 22,7 2,39 1,03
ứng yêu cầu cập nhật và
các hoạt động ĐTTT
Tổ chức hoạt động xây
dựng, phát triển và vận
hành hạ tầng công nghệ 72 27,3 65 24,6 65 24,6 62 23,5 2,56 1,13
ĐTTT đảm bảo yêu cầu,
nhu cầu đã đặt ra
Chỉ đạo hoạt động xây
dựng, phát triển và vận
57 21,6 90 34,1 56 21,2 61 23,1 2,54 1,07
hành hạ tầng công nghệ
ĐTTT đúng tiến độ
Đánh giá hiệu quả xây
dựng, phát triển và vận
43 16,3 89 33,7 68 25,8 64 24,2 2,42 1,03
hành hạ tầng công nghệ
ĐTTT phục vụ đào tạo

Chung 2,47 1,065


Kết quả nghiên cứu được tổng hợp tại bảng trên cho thấy, cán bộ quản lý và
giảng viên đánh giá mức độ thực hiện nội dung quản lý hạ tầng công nghệ ĐTTT đạt

90
mức độ trung bình (ĐTB chung của toàn thang đo = 2,47; ĐLC= 1,065). Kết quả
nghiên cứu này chỉ ra rằng, chủ thể quản lý ĐTTT tại trường đại học đã lập kế
hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hạ tầng công nghệ ĐTTT như xây dựng,
phát triển và sử dụng hạ tầng công nghệ ĐTTT đáp ứng yêu cầu cập nhật và các hoạt
động ĐTTT tuy nhiên mức độ thực hiện chưa tốt, chỉ đạt mức độ trung bình.
Xem xét 4 khía cạnh của nội dung quản lý hạ tầng công nghệ ĐTTT của các
trường đại học được nghiên cứu cho thấy, 2 trong số 4 khía cạnh xem xét của nội
dung quản lý này đạt mức độ thực hiện khá tốt đó là: “Tổ chức triển khai xây dựng,
phát triển và vận hành hạ tầng công nghệ ĐTTT đảm bảo yêu cầu, nhu cầu đã đặt
ra”, ĐTB = 2,56; ĐLC= 1,13, mức độ thực hiện khá tốt; “Chỉ đạo hoạt động xây
dựng, phát triển và vận hành hạ tầng công nghệ ĐTTT đúng tiến độ”, ĐTB = 2,54;
ĐLC = 1,07. Kết quả nghiên cứu này là tín hiệu đáng mừng đối với quản lý điều
kiện triển khai ĐTTT. Bởi lẽ, việc tổ chức nhân sự, phân công trách nhiệm, phối hợp
các phòng ban, cá nhân để thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát triển và vận hành hạ
tầng công nghệ ĐTTT đảm bảo yêu cầu, nhu cầu đã đặt ra là yếu tố then chốt tạo
nên chất lượng của hoạt động này. Hệ thống hạ tầng công nghệ ĐTTT đảm bảo yêu
cầu, nhu cầu của hoạt động ĐTTT đã đặt ra là yêu cầu tiên quyết để hoạt động đào
tạo trực tuyến nói chung và quản lý hạ tầng công nghệ ĐTTT của các trường đại học
có hiệu quả tốt.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, bên cạnh 2 khía cạnh của nội dung quản
lý này có mức độ thực hiện khá tốt như phân tích ở trên thì 2 khía cạnh như “Lập kế
hoạch các hạng mục xây dựng, phát triển và sử dụng hạ tầng công nghệ ĐTTT đáp
ứng yêu cầu cập nhật và các hoạt động ĐTTT”; “Đánh giá hiệu quả xây dựng, phát
triển và vận hành hạ tầng công nghệ ĐTTT phục vụ đào tạo”, có ĐTB từ 2,39 đến
2,42, mức độ thực hiện trung bình. Đây cũng là 2 khía cạnh rất quan trọng trong nội
dung quản lý này. Do vậy, muốn đạt được hiệu quả mong muốn của quản lý hạ tầng
công nghệ ĐTTT đạt hiệu quả thì chủ thể nhà trường cần phải có các biện pháp thực
hiện 2 khía cạnh này hiệu quả hơn, tốt hơn.
3.4.3. Thực trạng quản lý học liệu đào tạo trực tuyến tại trường đại học
Qua số liệu khảo sát đánh giá mức độ thực hiện của từng nội dung quản lý
học liệu ĐTTT, tác giả thu được kết quả khảo sát sau:

91
Bảng 3.13: Mức độ thực hiện nội dung quản lý học liệu đào tạo trực tuyến
Tốt Khá TB Yếu Trung ĐLC
Nội dung
SL % SL % SL % SL % bình
Lập kế hoạch biên soạn,
cập nhật, phát triển và
sử dụng hệ thống học
102 38,6 101 38,3 30 11,4 31 11,7 3,04 1,007
liệu điện tử đáp ứng yêu
cầu của CTĐT và nhu
cầu dạy-học
Triển khai biên soạn,
cập nhật, phát triển và
sử dụng hệ thống học
81 30,7 107 40,5 42 15,9 34 12,9 2,89 0,99
liệu điện tử kịp thời đáp
ứng các hoạt động dạy-
học
Chỉ đạo hoạt động biên
soạn, cập nhật, phát
triển và sử dụng hệ 144 54,5 68 25,8 41 15,5 11 4,2 3,31 0,88
thống học liệu điện tử
đảm bảo chất lượng
Kiểm tra, giám sát hoạt
động biên soạn, cập
nhật, phát triển và sử
dụng hệ thống học liệu
132 50,0 81 30,7 36 13,6 15 5,7 3,25 0,90
điện tử đảm bảo chất
lượng, đánh giá hiệu
quả của học liệu được
sử dụng

Chung 3,12 0,94

Phân tích kết quả nghiên cứu được tổng hợp tại bảng trên cho thấy, cán bộ
quản lý và giảng viên đánh giá mức độ thực hiện nội dung quản lý học liệu ĐTTT
đạt mức độ khá (ĐTB chung của toàn thang đo = 3,12; ĐLC= 0,94). Kết quả nghiên
cứu này chỉ ra rằng, chủ thể quản lý ĐTTT tại trường đại học đã thực hiện khá tốt
lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá nhiệm vụ biên soạn, cập nhật, phát
triển và sử dụng hệ thống học liệu điện tử đáp ứng yêu cầu của CTĐT và nhu cầu
dạy-học.

92
Xem xét 4 khía cạnh của nội dung quản lý học liệu ĐTTT của các trường đại
học được nghiên cứu cho thấy, tất cả các khía cạnh được nghiên cứu đều có mức độ
thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, có sự khác biệt về ĐTB của 4 khía cạnh trong nội dung
quản lý này. Trong đó, khía cạnh “Chỉ đạo hoạt động biên soạn, cập nhật, phát triển
và sử dụng hệ thống học liệu điện tử đảm bảo chất lượng”, có ĐTB cao nhất trong
số 4 khía cạnh thuộc nội dung quản lý này (ĐTB = 3,31; ĐLC= 0,88). Có thể nhận
thấy rất rõ kết quả nghiên cứu này khi xem xét kết quả phỏng vấn sâu của luận án.
Nhiều thầy cô giáo được hỏi đã chia sẻ như sau: Thầy V.V.D. chia sẻ: “Hiệu trưởng
nhà trường đã chỉ đạo rất sát sao, sâu sắc hoạt động biên soạn, cập nhật, phát triển
và sử dụng hệ thống học liệu để dạy và học”.Bên cạnh khía cạnh này, chủ thể quản
lý tại các trường đại học có đào tạo trực tuyến cũng thực hiện khá tốt các khía cạnh
như “Kiểm tra, giám sát hoạt động biên soạn, cập nhật, phát triển và sử dụng hệ
thống học liệu điện tử đảm bảo chất lượng, đánh giá hiệu quả của học liệu được sử
dụng”, ĐTB = 3,25; ĐLC = 0,90, mức độ thực hiện khá tốt. Kết quả nghiên cứu này
chỉ ra rằng, đối với việc quản lý học liệu ĐTTT của chủ thể quản lý thì việc thực
hiện khá tốt khâu kiểm tra, giám sát hoạt động biên soạn, cập nhật, phát triển và sử
dụng hệ thống học liệu điện tử đảm bảo chất lượng, đánh giá hiệu quả của học liệu
được sử dụng là cơ sở rất quan trọng để chủ thể quản lý nắm bắt được chính xác
nhất thông tin trong quá trình tổ chức thực hiện, có những điều chỉnh kịp thời, phù
hợp việc biên soạn, cập nhật, phát triển và sử dụng hệ thống học liệu điện tử phục vụ
đào tạo trực tuyến và thực hiện tốt khía cạnh này sẽ là cơ sở rất quan trọng để thực
hiện hiệu quả nội dung quản lý này.
Trong 4 khía cạnh xem xét của nội dung quản lý này thì khía cạnh “Triển
khai biên soạn, cập nhật, phát triển và sử dụng hệ thống học liệu điện tử kịp thời đáp
ứng các hoạt động dạy-học”, có ĐTB thấp nhất trong 4 khía cạnh xem xét của nội
dung quản lý này (ĐTB = 2,89; ĐLC = 0,99, mức độ khá tiệm cận với mức độ trung
bình. Do vậy, chủ thể quản lý cần phải xem xét để có biện pháp quản lý phù hợp hơn
để nâng cao hiệu quả quản lý của khía cạnh này trong quản lý học liệu phục vụ
ĐTTT. Kết quả nghiên cứu từ phương pháp phỏng vấn sâu cho thấy nhiều ý kiến
tương đồng với kết quả nghiên cứu định lượng nêu trên. Phỏng vấn sâu đồng chí
Ng.Th. K cho biết: “Học liệu điện tử đóng vai trò rất quan trọng đối với người tự
học qua mạng. Để có bộ học liệu tốt, cần phải triển khai việc biên soạn nội dung

93
của học liệu đảm bảo cập nhật, trình bày dễ tiếp thu, dễ dàng cho người học truy
cập. Đây là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư và cách thức tổ chức quản lý có hiệu
quả của các trường khi triển khai ĐTTT”.
3.4.4. Thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên đào tạo trực tuyến tại trường
đại học
Bảng 3.14: Mức độ thực hiện nội dung quản lý đội ngũ giảng viên đào tạo trực tuyến
Tốt Khá TB Yếu Trung Độ
Nội dung
SL % SL % SL % SL % bình LC
Lập kế hoạch tuyển
dụng, tập huấn đội ngũ
giảng viên định kỳ và 69 26,1 70 26,5 70 26,5 55 20,8 2,58 1,07
phù hợp với nhu cầu
đào tạo
Tổ chức tuyển dụng, tập
huấn đội ngũ giảng viên 51 19,3 82 31,1 65 24,6 66 25,0 2,45 1,09
theo đúng qui trình
Chỉ đạo công tác tuyển
dụng, tập huấn đội ngũ
giảng viên đảm bảo qui 62 23,5 64 24,2 74 28,0 64 24,2 2,47 1,10
định tiêu chuẩn giảng
viên
Kiểm tra, đánh giá các
hoạt động tuyển dụng,
tập huấn đội ngũ giảng 46 17,4 75 28,4 74 28,0 69 26,1 2,37 1,05
viên được đánh giá hiệu
quả định kỳ
Chung 2,46 1,07

Qua số liệu khảo sát được tổng hợp ở bảng trên cho thấy, chủ thể quản lý
ĐTTT tại các trường đại học được nghiên cứu thực hiện nội dung quản lý đội ngũ
giảng viên dạy trực tuyến ở mức độ trung bình (ĐTB = 2,46; ĐLC = 1,07). Kết quả
nghiên cứu này chỉ ra rằng, chủ thể quản lý ĐTTT tại trường đại học đã thực hiện
các khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá nhiệm vụ tuyển dụng, tập
huấn đội ngũ giảng viên định kỳ và phù hợp với nhu cầu đào tạo những mức độ thực
hiện chưa tốt, chỉ đạt mức trung bình.
Xem xét 4 khía cạnh của nội dung quản lý đội ngũ giảng viên của các trường
đại học được nghiên cứu cho thấy, duy nhất 1 khía cạnh trong nội dung quản lý này
có mức độ thực hiện đạt loại khá tốt đó là “Lập kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng, tập
huấn đội ngũ giảng viên định kỳ và phù hợp với nhu cầu đào tạo”, (ĐTB = 2,58;
ĐLC = 1,07). Tuy nhiên cả 3 khía cạnh còn lại của nội dung quản lý này đều đạt

94
mức trung bình (ĐTB từ 2,37 đến 2,47), đó là: tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá
các hoạt động tuyển dụng, tập huấn đội ngũ giảng viên được đánh giá hiệu quả định
kỳ. Thực tiễn hoạt động này tại các trường đại học có ĐTTT cũng cho thấy kết quả
tương đồng với kết quả nghiên cứu định lượng nêu trên. Đặc biệt là khía cạnh kiểm
tra đánh giá đội ngũ giảng viên trong quá trình giảng dạy và đánh giá phương pháp,
kỹ năng giảng dạy của đội ngũ giảng viên đáp ứng các yêu cầu của nhà trường; đồng
thời thực tiễn việc tập huấn giảng viên được đánh giá ở mức độ cần thiết và hữu ích.
Do vậy, đây chính là các khía cạnh mà chủ thể quản lý các trường đại học chú trọng
hơn và có biện pháp quản lý phù hợp hơn nhằm nâng cao hiệu quả của nội dung
quản lý này.
3.4.5. Thực trạng quản lý đội ngũ nhân lực hỗ trợ đào tạo trực tuyến tại
trường đại học
Căn cứ vào số lượng qui mô sinh viên, các trường đã và đang tiếp tục phát
triển đội ngũ nhân lực hỗ trợ ĐTTT về số lượng, chất lượng để đáp ứng yêu cầu đào
tạo. Đội ngũ nhân lực hỗ trợ ĐTTT tùy theo vị trí công việc được tập huấn về
phương pháp và kỹ năng làm việc trên môi trường trực tuyến, qui trình tổ chức
ĐTTT và yêu cầu đối với hoạt động hỗ trợ đào tạo.
Việc lập kế hoạch tuyển dụng, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực hỗ trợ
ĐTTT được các trường thực hiện hàng năm căn cứ vào qui mô sinh viên. Kế hoạch
tập trung vào nhu cầu về số lượng nhân sự hỗ trợ, các vị trí hỗ trợ đào tạo, các hoạt
động tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực hỗ trợ ĐTTT. Kế hoạch được xây dựng
hướng đến giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ đào tạo, giúp người học duy
trì việc học tập đạt hiệu quả tốt; hỗ trợ giảng viên thực hiện hoạt động giảng dạy có
chất lượng. Tuy nhiên có một số trường tổ chức ĐTTT hỗ trợ cho ĐTTX nên việc
lập kế hoạch tuyển dụng, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực hỗ trợ ĐTTT còn
chưa được chú trọng.
Việc tổ chức tuyển dụng đội ngũ nhân lực hỗ trợ ĐTTT căn cứ vào nhu cầu
sử dụng đáp ứng qui mô và yêu cầu công việc ở các vị trí cần thiết; tổ chức tập huấn
về những qui định nhiệm vụ và qui trình tổ chức ĐTTT, kiến thức cơ bản về CNTT,
về internet, về ĐTTT, về phương pháp thiết kế học liệu điện tử; kỹ năng làm việc
trên môi trường công nghệ và trực tuyến. Tuy nhiên, hoạt động bồi dưỡng, cập nhật
kỹ năng mới cho đội ngũ nhân lực hỗ trợ ĐTTT là hoạt động cần duy trì thường

95
xuyên và cập nhật bổ sung những nội dung tập huấn mới theo những yêu cầu mới
trong sự thay đổi, phát triển nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ đào tạo.
Việc chỉ đạo công tác tuyển dụng, tập huấn đội ngũ nhân lực hỗ trợ ĐTTT
được triển khai nghiêm túc theo đúng qui định, công khai nhằm bảo đảm chất lượng
đội ngũ nhân lực hỗ trợ ĐTTT. Tuy nhiên, việc chỉ đạo về phát triển, đổi mới, nâng
cao chất lượng đội ngũ còn như chưa thực hiện thường xuyên, ít hiệu quả; các chính
sách, chế độ đối với đội ngũ nhân lực hỗ trợ ĐTTT ở một số nơi còn chưa phù hợp
với năng lực, yêu cầu công việc và đặc thù công việc.
Xác định vai trò của đội ngũ nhân lực hỗ trợ ĐTTT trong việc vận hành các
khóa học trực tuyến, hỗ trợ công tác dạy và học trên môi trường trực tuyến, các
trường đã coi trọng quá trình kiểm tra, đánh giá hoạt động của đội ngũ nghiêm túc
thông qua theo dõi trực tiếp và qua phản hồi của giảng viên, sinh viên. Tuy nhiên,
quá trình kiểm tra, đánh giá chưa được thực hiện thường xuyên và chưa chặt chẽ,
chưa có tiêu chí cụ thể dẫn đến chất lượng đội ngũ nhân lực hỗ trợ ĐTTT ở các vị trí
còn chưa đồng đều.
Bảng 3.15: Mức độ thực hiện nội dung quản lý đội ngũ nhân lực hỗ trợ ĐTTT
Trung Độ
Tốt Khá TB Yếu
Nội dung bình LC
SL % SL % SL % SL %
Lập kế hoạch tuyển
dụng, tập huấn đội ngũ
nhân lực hỗ trợ ĐTTT 29 11,0 38 14,4 82 31,1 115 43,6 3,07 1,01
định kỳ và phù hợp với
nhu cầu đào tạo
Tổ chức tuyển dụng, tập
huấn đội ngũ nhân lực
85 32,2 105 39,8 36 13,6 38 14,4 2,90 1,01
hỗ trợ ĐTTT theo đúng
qui trình
Chỉ đạo công tác tuyển
dụng, tập huấn đội ngũ
nhân lực hỗ trợ 76 28,8 113 42,8 46 17,4 29 11,0 2,89 1,10
ĐTTTđảm bảo tiêu chí
đặt ra
Kiểm tra, đánh giá các
hoạt động tuyển dụng,
tập huấn đội ngũ nhân
93 35,2 55 20,8 39 14,8 77 29,2 2,62 1,05
lực hỗ trợ ĐTTTđược
đánh giá hiệu quả định
kỳ
Chung 2,87 1,04

96
Kết quả nghiên cứu được tổng hợp ở bảng trên cho thấy, chủ thể quản lý
ĐTTT tại các trường đại học được nghiên cứu thực hiện nội dung quản lý đội ngũ
nhân lực hỗ trợ đào tạo trực tuyến ở mức độ khá (ĐTB = 2,87; ĐLC = 1,04). Kết
quả nghiên cứu này chỉ ra rằng, chủ thể quản lý ĐTTT tại trường đại học đã thực
hiện các khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá nhiệm vụ tuyển
dụng, bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ nhân lực hỗ trợ ĐTTT đạt mức độ thực hiện khá
tốt. Có nhiều lí do có thể lí giải cho kết quả nghiên cứu này, tuy nhiên lí do quan
trọng là đối với hoạt động ĐTTT tại trường đại học thì ngoài giảng viên viên, học
liệu, cổng thông tin điện tử,… thì đội ngũ nhân lực hỗ trợ ĐTTT có một vai trò hết
sức quan trọng. Đội ngũ này sẽ trợ giúp cả giảng viên, học viên, sinh viên và nhà
quản lý sử dụng hiệu quả nhất công thông tin điện tử để dạy tốt, học tốt và quản lý
hoạt động đào tạo tốt. Do vậy các nhà trường bên cạnh việc chú trọng tới các biện
pháp để quản lý tốt đội ngũ giảng viên thì cũng đồng thời rất chú trọng tới quản lý
tốt đội ngũ nhân lực hỗ trợ ĐTTT. Kết quả phỏng vấn sâu của luận án cũng cho thấy
rõ hơn kết quả nghiên cứu này. Đồng chí Ph. Th. Ng. Th., Giám đốc Trung tâm Đào
tạo trực tuyến (Trường Đại học Mở TP.HCM)cho biết: “Đội ngũ nhân lực hỗ trợ rất
cần thiết trong tổ chức ĐTTT, giúp cho người học có thể dễ dàng theo dõi khoá học
từ xa, tạo động lực cho người học, rất cần thiết tăng cường vai trò của đội ngũ nhân
lực hỗ trợ ĐTTT”.
Xem xét 4 khía cạnh của nội dung quản lý này cho thấy, khía cạnh: “Lập kế
hoạch tuyển dụng, tập huấn đội ngũ nhân lực hỗ trợ ĐTTT định kỳ và phù hợp với
nhu cầu đào tạo” có ĐTB cao nhất so với các khía cạnh còn lại cùng nội dung quản
lý (ĐTB = 3,07; ĐLC = 1,01). Tiếp đến là khía cạnh “Tổ chức tuyển dụng, tập huấn
đội ngũ nhân lực hỗ trợ ĐTTT theo đúng qui trình”, ĐTB = 2,90, “Chỉ đạo công tác
tuyển dụng, tập huấn đội ngũ nhân lực hỗ trợ ĐTTT đảm bảo tiêu chí đặt ra”, ĐTB =
2,89, và có ĐTB thấp nhất đó là khía cạnh “Kiểm tra, đánh giá các hoạt động tuyển
dụng, tập huấn đội ngũ nhân lực hỗ trợ ĐTTT được đánh giá hiệu quả định kỳ”,
ĐTB = 2,62. Có thể thấy rằng, hoạt động kiểm tra, đánh giá còn rất cần được chủ thể
quản lý lưu ý để có các biện pháp quản lý hiệu quả hơn. Đặc biệt, để kiểm tra đánh
giá được công bằng, khách quan cần phải xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đối với
các nhân sự hỗ trợ đào tạo ở các vị trí công việc để làm cơ sở thực hiện kiểm tra
đánh giá cho chính xác và công bằng.

97
3.4.6. Thực trạng quản lý hệ thống các văn bản - qui định về tổ chức và hoạt
động đào tạo trực tuyến tại trường đại học
Bảng 3.16: Mức độ thực hiện nội dung quản lý hệ thống các văn bản - qui định về
tổ chức và hoạt động đào tạo trực tuyến tại trường đại học
Tốt Khá TB Yếu Trung Độ
Nội dung
SL % SL % SL % SL % bình LC
Lên kế hoạch định kỳ xây
dựng mới/ cập nhật hệ
thống các văn bản - qui 86 32,6 114 43,2 32 12,1 32 12,1 2,96 0,97
định về tổ chức và hoạt
động ĐTTT
Triển khai xây dựng mới/
cập nhật hệ thống các văn
bản, qui định về tổ chức 97 36,7 79 29,9 63 23,9 25 9,5 2,94 0,94
và hoạt động ĐTTT đáp
ứng yêu cầu thực tiễn
Chỉ đạo công tác xây
dựng, cập nhật hệ thống
các văn bản, qui định về
79 29,9 110 41,7 43 16,3 32 12,1 2,89 0,97
tổ chức và hoạt động
ĐTTT đúng qui trình ban
hành văn bản QL
Kiểm tra, đánh giá hiệu
lực, hiệu quả hệ thống các
văn bản - qui định về tổ
70 26,5 108 40,9 58 22,0 28 10,6 2,83 0,94
chức và hoạt động ĐTTT
phục vụ hoạt động quản
lý và tổ chức đào tạo
Chung 2,90 0,95
Số liệu nghiên cứu được tổng hợp tại bảng số liệu trên đã chỉ ra rằng, chủ thể
quản lý ĐTTT tại các trường đại học được nghiên cứu đã thực hiện ở mức độ khá tốt
nội dung quản lý hệ thống các văn bản - qui định về tổ chức và hoạt động ĐTTT,
(ĐTB = 2,90; ĐLC = 0,94). Kết quả nghiên cứu này cho thấy, chủ thể quản lý đã
thực hiện khá tốt các khía cạnh như: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh
giá xây dựng mới/ cập nhật hệ thống các văn bản - qui định về tổ chức và hoạt động
ĐTTT. Thực tiễn hoạt động này tại các trường đại học được nghiên cứu cũng cho
thấy: Bộ GD&ĐT từ năm 2016 đã ban hành các văn bản qui định về ứng dụng
CNTT trong đào tạo qua mạng đối với đào tạo đại học, ban hành mới qui chế về đào
tạo từ xa trong đó có phương thức đào tạo qua mạng, đào tạo trực tuyến (trong năm
2017). Trên cơ sở văn bản qui định của Bộ GD&ĐT, các trường đại học đã xây
dựng qui định trong nhà trường để thực hiện tổ chức và quản lý đối với ĐTTT. Các

98
văn bản qui định đến các vấn đề về hạ tầng công nghệ ĐTTT, hệ thống học liệu, quá
trình tuyển sinh, quá trình tổ chức đào tạo và kiểm tra đánh giá, đội ngũ nhân sự
tham gia giảng dạy và hỗ trợ ĐTTT, qui định về trách nhiệm – quyền lợi của người
học. Trong quá trình thực hiện tổ chức đào tạo và quản lý, các trường đã ban hành
các văn bản để cụ thể hóa như: qui trình tuyển sinh, qui trình biên soạn học liệu điện
tử, qui trình kiểm tra – đánh giá,…
Cả 4 khía cạnh xem xét của nội dung quản lý này đều được đánh giá có mức
độ thực hiện khá tốt. ĐTB từ 2,83 đến 2, 96. Trong số 4 khía cạnh xem xét của nội
dung quản lý hoạt động này thì khía cạnh: “Lên kế hoạch định kỳ xây dựng mới/ cập
nhật hệ thống các văn bản - qui định về tổ chức và hoạt động ĐTTT” có ĐTB cao
nhất, ĐTB = 2,96. Có thể nói rằng, chủ thể quản lý đã rất chú trọng và thực hiện các
biện pháp quản lý phù hợp với khía cạnh này. Dựa trên qui định của Bộ GD&ĐT,
các trường đã lên kế hoạch về việc ban hành, chỉnh sửa bổ sung, thay thế văn bản
qui định đối với hoạt động tổ chức và quản lý ĐTTT; đồng thời trong quá trình thực
hiện có những vấn đề phát sinh, các trường đã đưa vào kế hoạch để rà soát, cập nhật,
điều chỉnh văn bản qui định, qui trình để đáp ứng yêu cầu thực tế công việc. Việc
xây dựng hệ thống văn bản, qui định đối với tổ chức và quản lý ĐTTT giúp nhà
trường có căn cứ để triển khai thực hiện công việc, ngoài ra còn hướng dẫn cho các
đơn vị trong nhà trường vận dụng thực hiện có hiệu quả cao.Công tác lập kế hoạch
xây dựng, điều chỉnh, cập nhật các văn bản liên quan đến tổ chức đào tạo và quản lý
ĐTTT đã được các trường thực hiện tốt. Tuy nhiên, cũng trong khía cạnh này thì
hiệu trưởng còn chưa chú trọng nhiều việc lập kế hoạch xây dựng qui trình, văn bản
hướng dẫn đối với nhiều hoạt động trong ĐTTT.
Khía cạnh: “Triển khai xây dựng mới/ cập nhật hệ thống các văn bản, qui định
về tổ chức và hoạt động ĐTTT đáp ứng yêu cầu thực tiễn” cũng có ĐTB cao thứ hai
trong số 4 khía cạnh xem xét của nội dung quản lý này. Kết quả này cũng phù hợp
với thực tiễn thực hiện hoạt động này tại trường đại học được nghiên cứu. Các
trường tổ chức xây dựng, chỉnh sửa, cập nhật các văn bản - qui định về tổ chức và
hoạt động ĐTTT dựa trên các văn bản của cấp trên và thực tế các vấn đề phát sinh
trong quá trình thực hiện. Các trường phân công cho các đơn vị có liên quan nghiên
cứu và soạn thảo văn bản. Trước khi ban hành văn bản, nhà trường lấy ý kiến các
đơn vị có liên quan trong nhà trường đóng góp cho bản dự thảo về nội dung, cấu

99
trúc, đối tượng, phạm vi áp dụng, thời hạn của văn bản nhằm đảm bảo tính phù hợp
và khả thi của văn bản khi được công bố và triển khai thực hiện. Hệ thống văn bản –
qui định về tổ chức và hoạt động ĐTTT của các trường được ban hành và thực hiện
bởi các đơn vị: Khoa/Trung tâm tổ chức đào tạo, các Khoa chuyên môn, Phòng Đào
tạo và một số Phòng ban khác có liên quan.Hệ thống văn bản - qui định về tổ chức
và hoạt động ĐTTT là căn cứ để các trường tổ chức các hoạt động đào tạo và
QLĐT. Trong quá trình triển khai thực hiện các văn bản - qui định, do các văn bản -
qui định mới được ban hành nên hoạt động kiểm tra, đánh giá đối với các văn bản -
qui định về tổ chức và hoạt động ĐTTT chưa được thực hiện thường xuyên.
Hoạt động kiểm tra, đánh giá hiệu lực, hiệu quả của hệ thống văn bản được
đánh giá ở mức độ thấp nhất, cho thấy hoạt động này chưa được thực hiện đầy đủ,
nguyên nhân do các trường mới xây dựng và ban hành các văn bản - qui định trong
thời gian gần đây. Mặc dù vậy, hệ thống văn bản của các trường nhìn chung đáp ứng
yêu cầu hoạt động ĐTTT trong nhà trường.
3.4.7. Quản lý quá trình dạy-học
Bảng 3.17: Mức độ thực hiện nội dung quản lý quá trình dạy-học

Tốt Khá TB Yếu Trung Độ


Nội dung
bình LC
SL % SL % SL % SL %
Kế hoạch giảng dạy và
học tập được xây dựng
96 36,4 104 39,4 43 16,3 21 8,0 3,04 0,92
định kỳ, đầy đủ và rõ
ràng
Tổ chức quá trình dạy-
học thực hiện theo đúng 29 11,0 102 38,6 69 26,1 64 24,2 2,36 0,96
kế hoạch và CTĐT
Chỉ đạo hoạt động dạy-
học đảm bảo chất lượng
32 12,1 99 37,5 79 29,9 54 20,5 2,41 0,95
và nâng cao hiệu quả
đào tạo
Giám sát quá trình dạy-
học và đánh giá hiệu quả 37 14,0 94 35,6 82 31,1 51 19,3 2,44 0,97
các hoạt động dạy-học
Chung 2,56 0,95

Qua số liệu khảo sát trên cho thấy có duy nhất 1/4 khía cạnh trong nội dung
quản lý này đạt mức độ thực hiện khá đó là: „Kế hoạch giảng dạy và học tập được
xây dựng định kỳ, đầy đủ và rõ ràng” (ĐTB = 3,04; ĐLC = 0,92). Cả 3 khía cạnh
còn lại đều được đánh giá mức độ thực hiện trung bình (ĐTB từ 2,36 đến 2,41, mức

100
độ trung bình). Có thể lý giải kết quả nghiên cứu này như sau. Khác với đào tạo
truyền thống, trong ĐTTT, quá trình dạy và học được thực hiện qua mạng. Bên cạnh
các bài giảng, học liệu điện tử được cung cấp cho sinh viên trên hệ thống, quá trình
giảng dạy còn được thực hiện qua các hoạt động của giảng viên trên lớp học online
(đồng bộ và không đồng bộ) và học tập trung (kết hợp). Sinh viên tham gia các hoạt
động học tập trên lớp học online gồm: xem và nghiên cứu bài giảng trên học liệu
điện tử, trao đổi thảo luận trên diễn đàn, luyện tập thực hành với hệ thống bài tập
qua mạng. Người dạy và người học trao đổi, tương tác với nhau chủ yếu qua môi
trường ĐTTT với các tài liệu học tập, chức năng và tiện ích của hệ thống phần mềm.
Để khắc phục các trở ngại giữa người dạy và người học, các trường tổ chức đội ngũ
hỗ trợ đào tạo để giúp cho việc duy trì học tập của sinh viên.
Quản lý quá trình dạy-học ở các trường bao gồm quản lý môi trường lớp học
trên hệ thống; quản lý hoạt động tương tác, giải đáp câu hỏi của sinh viên, quản lý
hoạt động của diễn đàn thảo luận; quản lý quá trình học tập của sinh viên; quản lý
kết quả học tập của sinh viên; quản lý hỗ trợ quá trình dạy và học. Việc quản lý quá
trình dạy-học ở các trường được thực hiện theo qui định chung của Bộ GD&ĐT đối
với đào tạo đại học qua mạng. Tuy nhiên cách thức quản lý ở các trường được thực
hiện không giống nhau, phụ thuộc vào qui mô đội ngũ nhân lực, mức độ ứng dụng
công nghệ trong ĐTTT, song việc quản lý quá trình dạy và học được các trường
ngày càng chú trọng nâng cao chất lượng.
Các trường định kỳ lập kế hoạch giảng dạy để phân công, bố trí giảng viên.
Với mỗi lớp học phần, các trường đã lên kế hoạch các hoạt động giảng dạy gắn với
các học liệu, tài nguyên sử dụng trong quá trình giảng dạy. Trường Đại học Mở Hà
Nội và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là hai trường triển khai ĐTTT là phương
thức chính đã thực hiện việc lập giáo án điện tử giảng dạy của giảng viên, giáo áo
điện tử được chia theo từng tuần, kèm theo các tài liệu được sử dụng và các hoạt
động mà sinh viên cần phải thực hiện. Đối với các trường đại học khác, ĐTTT đóng
vai trò hỗ trợ ĐTTX nên công tác lập kế hoạch có sự kết hợp với học truyền thống
nên các hoạt động giảng dạy trực tuyến được xác định là hỗ trợ và không có qui định
cụ thể. Công tác lập kế hoạch giảng dạy nhìn chung ở các trường đã thực hiện đáp
ứng với đặc điểm của ĐTTT và phù hợp với việc học từ xa của sinh viên. Kế hoạch
học tập của sinh viên được các trường xây dựng căn cứ vào CTĐT và đảm bảo qui

101
định của Bộ GD&ĐT. Một số trường chú trọng dịch vụ hỗ trợ sinh viên đã tư vấn
cho sinh viên đăng ký kế hoạch học tập phù hợp với khả năng và điều kiện thời gian
và lập kế hoạch học tập cho từng sinh viên.
3.4.8. Quản lý kiểm tra-đánh giá
Bảng 3.18: Mức độ thực hiện nội dung quản lý kiểm tra-đánh giá
Tốt Khá TB Yếu Trung Độ
Nội dung
SL % SL % SL % SL % bình LC
Kế hoạch các hoạt động
kiểm tra-đánh giá được
64 24,2 70 26,5 63 23,9 67 25,4 2,50 1,12
xây dựng định kỳ, đầy
đủ và rõ ràng
Tổ chức quá trình kiểm
tra-đánh giá thực hiện
59 22,3 59 22,3 74 28,0 72 27,3 2,40 1,11
theo đúng kế hoạch và
yêu cầu của CTĐT
Chỉ đạo hoạt động kiểm
tra-đánh giá đảm bảo
55 20,8 82 31,1 51 19,3 76 28,8 2,44 1,12
chất lượng và đáp ứng
hiệu quả đào tạo
Giám sát quá trình kiểm
tra-đánh giá và đánh giá
50 18,9 75 8,4 65 24,6 74 28,0 2,38 1,09
hiệu quả hoạt động kiểm
tra-đánh giá
Chung 2,43 1,11

Giátrị¯X¯¯s 1-1,75 1,76 – 2,50 2,51-3,25 3,26-4,00

Mức độ đáp ứng Yếu Trung bình Khá Tốt

Qua số liệu khảo sát trên cho thấy quản lý quá trình kiểm tra đánh giá ĐTTT ở các
trường thực hiện ở mức độ trung bình (ĐTB = 2,43; ĐLC = 1,11). Tất cả 4 khía cạnh
xem xét thuộc nội dung quản lý này đều được đánh giá có mức độ thực hiện trung bình
(ĐTB = 2,43; ĐLC = 1,11). Có thể lý giải kết quả nghiên cứu này như sau:
Quá trình kiểm tra-đánh giá trong ĐTTT được các trường thực hiện theo qui
định của Bộ GD&ĐT và qui định của các trường. Quá trình kiểm tra đánh giá được
các trường xác định bao gồm: đánh giá chuyên cần, đánh giá quá trình và đánh giá
kết thúc học phần kết thúc khóa học. Việc đánh giá chuyên cần và đánh giá quá trình
học tập của sinh viên được các trường thực hiện qua hệ thống phần mềm quản lý
học tập. Đối với đánh giá kết thúc học phần, các trường tổ chức cho sinh viên làm
bài thi tập trung tại địa điểm của cơ sở của nhà trường hoặc của trạm liên kết đào tạo
với nhà trường.

102
Các trường lập kế hoạch hoạt động kiểm tra-đánh giá việc học tập của sinh
viên dựa trên kế hoạch dạy và học, hoạt động kiểm tra-đánh giá được thực hiện sau
khi kết thúc quá trình dạy và học. Các trường đã thực hiện lập kế hoạch kiểm tra-
đánh giá khá tốt. Kế hoạch kiểm tra-đánh giá được thông báo trên hệ thống lớp học
cho sinh viên gồm số lượng các bài kiểm tra sinh viên cần hoàn thành, các yêu cầu
khi làm bài kiểm tra, cách thức tính điểm, hình thức làm bài (trắc nghiệm hay tự
luận), thời hạn sinh viên cần hoàn thành và nộp; đối với hoạt động thi kết thúc học
phần, nhà trường lên kế hoạch kèm theo cả địa điểm thi, thời gian thi. Trên môi
trường học tập trực tuyến, nhiều trường đã tổ chức đánh giá chuyên cần và quá trình
học tập của sinh viên.
Các yêu cầu kiểm tra đánh giá của mỗi học phần và của toàn khóa học được
các trường qui định cụ thể, trong đó phân công cho các Khoa chuyên môn trong nhà
trường chịu trách nhiệm thực hiện. Kết quả học tập của sinh viên được ghi nhận trên
hệ thống quản lý học tập, được thông báo cho sinh viên. Đối với các bài tập/kiểm tra
trắc nghiệm, hầu hết các trường thực hiện đánh giá qua online, hệ thống phần mềm
chấm điểm tự động. Đối với các bài tập nhóm, bài tập kỹ năng, bài tập tự luận, giảng
viên sẽ thực hiện chấm và cập nhật kết quả lên hệ thống. Sinh viên không đủ điều
kiện về điểm sẽ phải học lại. Kỳ thi kết thúc học phần đóng vai trò quan trọng nhất
và được tính điểm thông thường với t trọng 70% điểm học phần. Kỳ thi này được
các trường tổ chức tập trung tại địa điểm đào tạo của nhà trường hoặc đơn vị liên kết
đào tạo/trạm đào tạo tại địa phương. Phương pháp tổ chức kiểm tra, đánh giá được
thực hiện kết hợp giữa trắc nghiệm, tự luận, bài tập nhóm, bài tập lớn.Các trường đã
có quy định về biểu mẫu chung đánh giá kết quả học tập để thực hiện quản lý trên hệ
thống phần mềm và trên giấy tờ. Qua khảo sát tại các trường, trong các biểu mẫu
đánh giá kết quả học tập của sinh viên đều thể hiện các điểm thành phần và điểm thi
với t trọng được qui định.
Hoạt động chỉ đạo, điều hành trong nhà trường hướng đến việc đảm bảo thực
hiện nghiêm túc qui chế, qui định kiểm tra đánh giá, thi cử. Hoạt động kiểm tra,
đánh giá được các trường nắm bắt thông qua các báo cáo định kỳ của đơn vị tổ chức
đào tạo và các biên bản của hội đồng thi.
Tuy nhiên việc kiểm tra đánh giá đối với giảng viên thực hiện đánh giá sinh
viên mới chỉ thực hiện được ở khối lượng công việc đã hoàn thành, chưa đánh giá

103
được chất lượng đánh giá sinh viên của giảng viên. Đối với sinh viên, việc phân tích
kết quả học tập và chất lượng đánh giá sinh viên còn chưa được quan tâm. Kết quả
nghiên cứu này cho thấy sự cần thiết tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá đối với
quá trình kiểm tra-đánh giá để tăng cường chất lượng và hiệu quả hơn.
3.4.9. Quản lý đánh giá kết quả đầu ra và tốt nghiệp
Bảng 3.19: Mức độ thực hiện nội dung quản lý đánh giá KQ đầu ra và tốt nghiệp
Tốt Khá TB Yếu Trung Độ
Nội dung
SL % SL % SL % SL % bình LC
Hoạt động đánh giá kết
quả đầu ra và tốt nghiệp
91 34,5 80 30,3 66 25,0 27 10,2 2,89 1,00
được lên kế hoạch định
kỳ
Triển khai hoạt động
đánh giá kết quả đầu ra
và tốt nghiệp theo đúng 105 39,8 61 23,1 73 27,7 25 9,5 2,93 1,03
kế hoạch, qui trình và
yêu cầu của CTĐT
Chỉ đạo hoạt động đánh
giá kết quả đầu ra và tốt 81 30,7 89 33,7 63 23,9 31 11,7 2,83 1,00
nghiệp đảm bảo qui định
Kiểm tra, giám sát hoạt
động đánh giá kết quả
56 21,2 53 20,1 115 43,6 40 15,2 2,47 0,99
đầu ra và tốt nghiệp
đúng qui trình, qui định
Chung 2,78 1,00

Giátrị¯X¯¯s 1-1,75 1,76 – 2,50 2,51-3,25 3,26-4,00


Mức độ đáp ứng Yếu Trung bình Khá Tốt

Qua số liệu khảo sát trên cho thấy quản lý đầu ra và tốt nghiệp ĐTTT ở các
trường thực hiện ở mức độ khá (ĐTB = 2,78; ĐLC = 1,00). ¾ khía cạnh xem xét
thuộc nội dung quản lý này có mức độ thực hiện khá tốt, với ĐTB từ 2,83 đến ĐTB
= 2,93. Cụ thể là các khái cạnh: “Triển khai hoạt động đánh giá kết quả đầu ra và tốt
nghiệp theo đúng kế hoạch, qui trình và yêu cầu của CTĐT”; “Hoạt động đánh giá
kết quả đầu ra và tốt nghiệp được lên kế hoạch định kỳ”; “Chỉ đạo hoạt động đánh
giá kết quả đầu ra và tốt nghiệp đảm bảo qui định”. Có thể nhận thấy, kết quả nghiên
cứu này là phù hợp với thực tế hoạt động này tại các trường đại học hiện nay. Do
thực hiện qui định của Bộ GD&ĐT về CTĐT của hệ ĐTTX, ĐTTT được xây dựng
theo CTĐT của hệ chính qui nên việc đánh giá kết quả đầu ra và tốt nghiệp được
thực hiện như đối với hệ chính qui.

104
Các trường xây dựng kế hoạch và nội dung đánh giá kết quả đầu ra dựa trên
chuẩn đầu ra đã được ban hành. Việc tổ chức tốt nghiệp cho sinh viên được các
trường thực hiện nhiều đợt trong năm, khi sinh viên đủ điều kiện.Quản lý cấp văn
bằng tốt nghiệp cho sinh viên được lên kế hoạch cùng với kế hoạch tốt nghiệp và
được các trường thực hiện nghiêm túc. Kế hoạch được tổ chức thực hiện do Phòng
Đào tạo là bộ phận thường trực và phối hợp với các Khoa, Bộ môn liên quan để triển
khai đánh giá kết quả đầu ra và tốt nghiệp. Các trường thành lập Hội đồng tốt
nghiệp, Chủ tịch Hội đồng tốt nghiệp thành lập các Tiểu ban như: Tiểu ban thư ký,
Tiểu ban thẩm định điều kiện tốt nghiệp, Tiểu ban đề thi, Tiểu ban coi thi, Tiểu ban
chấm thi. Trên cơ sở kết quả thi tốt nghiệp, Hội đồng thực hiện xét công nhận tốt
nghiệp. Một số trường không tổ chức thi tốt nghiệp mà tổ chức xét tốt nghiệp, Hội
đồng gồm các Tiểu ban như: Tiểu ban thư ký Tiểu ban nội dung, Tiểu ban đánh giá.
Hội đồng đánh giá kết quả đầu ra và tốt nghiệp được Hiệu trưởng nhà trường thành
lập và thực hiện nhiệm vụ đúng quy định và quy trình.
Các trường luôn coi trọng đánh giá kết quả đầu ra và là khâu quan trọng của
quá trình đào tạo nên các trường tổ chức Hội đồng độc lập đánh giá kết quả đầu ra
và tốt nghiệp thường được thành lập để chỉ đạo hoạt động này bảo đảm khách quan,
công bằng, hiệu quả. Đồng thời nhà trường chỉ đạo việc công khai cho sinh viên
toàn bộ các yêu cầu và mức độ cần đạt được khi tốt nghiệp. Dựa vào đó, sinh viên
cũng chủ động hơn trong quá trình học tập và tích lũy các điều kiện cần và đủ để
được công nhận tốt nghiệp. Việc cấp văn bằng cho sinh viên tốt nghiệp được thực
hiện theo kế hoạch, sau khi sinh viên được xét đủ điều kiện tốt nghiệp. Các trường
thực hiện theo đúng qui trình, thủ tục và lưu trữ danh sách sinh viên được cấp bằng
cũng như thông tin cho các Khoa/đơn vị đào tạo.
Việc đánh giá kết quả đầu ra và tốt nghiệp có vai trò quan trọng để xác định
những sinh viên đủ điều kiện được tốt nghiệp. Do vậy, yêu cầu quan trọng đối với
hoạt động kiểm tra, đánh giá là đảm bảo đánh giá khách quan, công bằng và đúng
quy định, qui trình. Từ khâu thẩm định điều kiện thi tốt nghiệp đến khâu kiểm tra,
giám sát trước, trong và sau các kỳ đánh thi, thi tốt nghiệp luôn được các trường
thực hiện nghiêm túc và hiệu quả. Việc cấp phát văn bằng cho sinh viên được các
trường thực hiện nghiêm túc, chính xác, kiểm soát chặt chẽ và hạn chế tối đa sai sót.
Tuy nhiên, vẫn có 1 khía cạnh xem xét thuộc nội dung quản lý này có mức độ
thực hiện trung bình (ĐTB = 2,47; ĐLC = 1,11). Do vậy, đây chính là khía cạnh mà

105
chủ thể quản lý hoạt động này tại trường đại học cần tìm ra được biện pháp quản lý
phù hợp và hiệu quả hơn khía cạnh này.
3.4.10. Quản lý thông tin đầu ra
Bảng 3.20: Mức độ thực hiện của từng nội dung quản lý thông tin đầu ra

Tốt Khá TB Yếu Độ


Nội dung TB LC
SL % SL % SL % SL %
Kế hoạch thu nhận và xử lý
thông tin đa chiều về đầu ra
43 16,3 82 31,1 75 28,4 64 24,2 2,39 1,00
của ĐTTT được xây dựng
định kỳ, đầy đủ, rõ ràng
Triển khaiviệc thu nhận, xử
lý thông tin đa chiều về đầu
60 22,7 52 19,7 76 28,8 76 28,8 2,36 1,03
ra của ĐTTT đến đầy đủ
các đối tượng liên quan
Chỉ đạo hoạt động thu nhận
và xử lý thông tin đa chiều
60 22,7 50 18,9 91 34,5 63 23,9 2,41 1,00
về đầu ra của ĐTTT thực
hiện chân thực, khách quan
Đánh giá hiệu quả hoạt
động thu nhận và xử lý
thông tin đa chiều về đầu ra 49 18,6 62 23,5 82 31,1 71 26,9 2,34 0,99
của ĐTTT và việc sử dụng
các thông tin này
Chung 2,37 1,00

Qua số liệu khảo sát trên cho thấy quản lý thông tin đầu ra ĐTTT ở các
trường thực hiện ở mức độ trung bình (ĐTB chung = 2,37; ĐLC = 1,00). Tất cả 4
khía cạnh xem xét thuộc nội dung quản lý này có mức độ thực hiện trung bình, với
ĐTB từ 2,36 đến ĐTB = 2,41. Tuy nhiên, quản lý thông tin đầu ra có vai trò quan
trọng nhằm xác định được kết quả thực hiện từ đầu vào đến quá trình và trong mối
liên hệ với bối cảnh, khẳng định giá trị đầu ra của quá trình đào tạo, từ đó các trường
đưa ra quyết định tiếp tục, hủy bỏ, sửa đổi hay tập trung vào những hoạt động cần
thiết và liên kết các hoạt động giữa các giai đoạn chính khác của quá trình thay đổi.
Quản lý thông tin đầu ra về sự hài lòng của người học, tình hình việc làm sau khi tốt
nghiệp, sự hài lòng của đơn vị sử dụng nhân lực, t lệ bỏ học được các trường triển
khai chưa thực sự đồng bộ và toàn diện. Một số thông tin được các trường quan tâm
hơn đó là: sự hài lòng của người học, tình hình việc làm sau khi tốt nghiệp, t lệ bỏ
học. Về thu nhận và xử lý thông tin đầu ra về sự hài lòng của đơn vị sử dụng nhân
lực, các trường hầu như chưa được thực hiện. Việc thu nhận và xử lý thông tin đầu ra

106
đối với chương trình ĐTTT ở các trường chủ yếu do đơn vị đào tạo thực hiện, chưa
được triển khai đồng bộ và có bộ phận độc lập chịu trách nhiệm triển khai xây dựng kế
hoạch, tổ chức thực hiện hay kiểm tra, đánh giá về hoạt động này.
Tuy nhiên, quản lý thông tin đầu ra mới chỉ được đánh giá mức độ trung bình,
các chủ thể quản lý chưa lập kế hoạch một cách đầy đủ, định kỳ và cụ thể, còn nhiều
hạn chế. Việc thăm dò, khảo sát đối với sinh viên đang học, sinh viên tốt nghiệp, các
nhà sử dụng nhân lực chưa được lên kế hoạch và đưa ra các yêu cầu cụ thể về việc
thông báo, tiếp nhận, xử lý thông tin và lập báo cáo. Trong các báo cáo tổng kết của
nhà trường còn chưa đề cập đầy đủ các thông tin về đầu ra. Mặc dù ĐTTT trình độ
đại học mới được triển khai trong những năm gần đây, hoạt động quản lý thông tin
đầu ra chưa được thực hiện nền nếp, thường xuyên và còn nhiều hạn chế, nhưng các
trường hiện đã bắt đầu quan tâm hơn để hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng
đào tạo, đáp ứng nhu cầu người học và xã hội nhằm thu hút người học tham gia
chương trình. Việc tổ chức thực hiện thăm dò, khảo sát, tiếp nhận phản hồi, xử lý
thông tin về kết quả đầu ra chưa được các trường đầu tư quan tâm đúng mức. Đối
với khảo sát sự hài lòng của người học được triển khai chú trọng hơn, hình thức thực
hiện chủ yếu khảo sát qua mạng (online) và thu thập thông tin tự động, còn hạn chế
phỏng vấn chiều sâu. Việc sử dụng thông tin đầu ra về sự hài lòng của sinh viên, về
tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp: đối với những điểm mạnh của
chương trình ĐTTT còn chưa được phát huy nhiều trong việc tuyên truyền quảng
bá; đối với những điểm chưa được hài lòng, việc điều chỉnh, đổi mới được xử lý giải
quyết chưa công khai các kế hoạch cụ thể. Với thông tin về t lệ bỏ học của sinh
viên đã được các trường thực hiện căn cứ ngay chính các số liệu đào tạo mà nhà
trường đang quản lý. T lệ bỏ học đối với sinh viên ĐTTT được các trường xác định
được ở mức khá cao so với các loại hình đào tạo khác, do đặc thù của phương thức
học tập trực tuyến. T lệ này đã được các trường đưa ra trong báo cáo, tuy nhiên còn
chưa có những phân tích sâu và giải pháp thiết thực, cụ thể. Nhìn chung, việc tổ
chức thực hiện thăm dò, khảo sát, tiếp nhận phản hồi, xử lý thông tin về kết quả đầu
ra chưa được thực hiện thường xuyên, chuyên trách ở các trường, chủ yếu do đơn vị
tổ chức đào tạo thực hiện, chưa đáp ứng được chiều sâu.
Trong những năm gần đây, nhu cầu học từ xa theo phương thức ĐTTT ngày
càng tăng, tuy nhiên có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh chất lượng đào tạo, chất
lượng đầu ra; vì vậy, công tác chỉ đạo đối với các thông tin đầu ra được lãnh đạo các

107
trường ngày càng quan tâm hơn. Công tác chỉ đạo trong nhà trường hướng đến giải
pháp nâng cao chất lượng đào tạo. Lãnh đạo các trường đã chỉ đạo việc tổ chức quản
lý hệ thống thông tin đa chiều (người học, người đã tốt nghiệp, người sử dụng nhân
lực,…). Tuy nhiên hoạt động chỉ đạo còn chưa được toàn diện và phát huy mọi
nguồn lực để tham gia thực hiện như nhân lực thực hiện, nguồn tài chính và các điều
kiện khác để hệ thống thông tin đầu ra được chất lượng và sâu hơn.
Hoạt động kiểm tra, đánh giá đối với hệ thống thông tin đầu ra chưa được các
trường thực sự chú trọng. Do có những hạn chế về nhân sự bộ phận quản lý thông
tin đầu ra nên việc kiểm tra, đánh giá chưa được xác định các tiêu chí đánh giá và
qui trình đánh giá cụ thể. Tuy nhiên với yêu cầu ngày càng chặt chẽ về nâng cao
chất lượng đào tạo, các trường cũng có nhiều chuyển biến nâng cao vai trò và tầm
quan trọng của kiểm tra, đánh giá hệ thống thông tin đầu ra nhằm đưa ra các giải
pháp nâng cao chất lượng đào tạo.
Tóm lại, hoạt động quản lý thông tin đầu ra tại các trường được đánh giá ở
mức trung bình cho thấy việc quản lý thông tin đầu ra tại các trường còn chưa tốt,
các chủ thể quản lý hoạt động này tại trường đại học cần quan tâm hơn nữa tới việc
thực hiện nội dung này.
3.4.11. Quản lý đào tạo thích ứng với tác động của bối cảnh
Bảng 3.21: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bối cảnh đến quản lý ĐTTT
Mức độ
Ảnh Không TB Độ
STT Các yếu tố Ít ảnh
hƣởng ảnh LC
hƣởng
nhiều hƣởng
1 Chủ trương, thể chế, chính sách
158 74 32
về phát triển giáo dục và giáo dục 2,48 0,703
(59,8%) (28,0%) (12,1%)
từ xa
2 Chủ trương, thể chế, chính sách 137 88 39
2,37 0,729
về phát triển hạ tầng CNTT (59,1%) (33,3%) (14,8%)
3 Sự tiến bộ của khoa học và công 204 46 14
2,72 0,556
nghệ (77,3%) (17,4%) (5,3%)
4 Xu thế phát triển của giáo dục từ
xa, giáo dục suốt đời và xu thế 186 63 15
2,65 0,586
hội nhập quốc tế trên thế giới và (70,5%) (23,9%) (5,7%)
trong nước
Chung 2,55 0,63
Qua kết quả khảo sát cho thấy các yếu tố bối cảnh về: Chủ trương, thể chế,
chính sách về phát triển giáo dục và GDTX; Chủ trương, thể chế, chính sách về phát
triển hạ tầng CNTT; Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ; Xu thế phát triển của

108
giáo dục từ xa, giáo dục suốt đời và xu thế hội nhập quốc tế trên thế giới và trong
nước đều có sự ảnh hưởng nhất định đến quản lý ĐTTT ở các trường đại học thể
hiện ở bảng số liệu nêu trên đều có mức độ ảnh hưởng khá lớn tới quản lý hoạt động
này (ĐTB = 2,55; ĐLC = 0,63). Trong số các yếu tố được nghiên cứu thì yếu tố có
ĐTB cao nhất đó là “Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ” và yếu tố “Xu thế phát
triển của giáo dục từ xa, giáo dục suốt đời và xu thế hội nhập quốc tế trên thế giới và
trong nước”, (ĐTB là 2,65 và 2,72). Như vậy, các yếu tố này có mức độ ảnh hưởng
khá nhiều tới quản lý hoạt động này tại trường đại học. Các yếu tố còn lại như “Xu
thế phát triển của giáo dục từ xa, giáo dục suốt đời và xu thế hội nhập quốc tế trên
thế giới và trong nước” và “Chủ trương, thể chế, chính sách về phát triển giáo dục
và giáo dục từ xa”, có ĐTB thấp hơn 2 yếu tố trên, tuy nhiên vẫn có mức độ ảnh
hưởng nhất định tới quản lý hoạt động này (ĐTB là 2,37 và 2,65).
Qua kết quả khảo sát cũng cho thấy, các yếu tố tác động đến QLĐTTT gồm:
Chủ trương, thể chế, chính sách về phát triển giáo dục và GDTX; Chủ trương, thể
chế, chính sách về phát triển hạ tầng CNTT; Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ;
Xu thế phát triển của giáo dục từ xa, giáo dục suốt đời và xu thế hội nhập quốc tế
trên thế giới và trong nước, chủ yếu bắt nguồn từ nhận thức của lãnh đạo nhà trường
để từ đó chỉ đạo các đơn vị, bộ phận liên quan trong nhà trường nghiên cứu, đề xuất
các phương án thực hiện. Định hướng hành động để thích ứng với bối cảnh do lãnh
đạo nhà trường quyết định, ở một số trường đại học, các đơn vị liên quan trực tiếp
đã có sự chủ động nghiên cứu và đề xuất đối với nhà trường. Do vậy, việc lập kế
hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá không thực hiện liên tục và có tính hệ
thống mà theo sự chỉ đạo và quyết định của lãnh đạo nhà trường và phụ thuộc rất
nhiều và khả năng thích ứng và ra quyết định của lãnh đạo nhà trường.
Bảng 3.22: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ĐTTT
Mức độ
STT Các yếu tố Ảnh hƣởng Ít ảnh Không ảnh Trung Độ
nhiều hƣởng hƣởng bình LC
1 Nhận thức của tổ chức về công 118 121 25
2,35 0,647
tác đào tạo trực tuyến (44,7%) (45,8%) (9,5%)
2 Năng lực, trình độ của đội ngũ 83 152 29
2,20 0,620
quản lý (31,4%) (57,6%) (11%)
3 Ứng dụng CNTT trong quản lý 72 158 34
2,14 0,618
đào tạo (27,3%) (59,8%) (12,9%)
4 Cơ cấu tổ chức đơn vị đào tạo 62 168 34
2,11 0,595
trực tuyến (23,5%) (63,6%) (12,9%)
Chung 2,20 0,61

109
Qua kết quả khảo sát cho thấy các yếu tố được nghiên cứu đều có ảnh hưởng
ở mức độ trung bình đến quản lý ĐTTT (ĐTB = 2,20; ĐLC = 0,61). Như vậy, các
yếu tố như nhận thức của tổ chức về công tác ĐTTT; Năng lực, trình độ của đội ngũ
quản lý; Ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo; Cơ cấu tổ chức đơn vị đào tạo trực
tuyến đều có ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này, nhưng ở mức độ trung bình. Do
vậy, chủ thể quản lý ĐTTT tại các trường đại học hiện nay cần phải chú ý tới sự ảnh
hưởng của các yếu tố này để có những biện pháp quản lý phù hợp và hiệu quả hơn
đối với ĐTTT tại trường đại học.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3


ĐTTT hệ từ xa cấp bằng đại học mới được triển khai mạnh ở một số trường
đại học Việt Nam trong những năm gần đây cùng với sự tiến bộ của CNTT và
truyền thông và nỗ lực thực hiện chủ trương tăng cường ứng dụng CNTT trong đào
tạo của ngành giáo dục. Trong bước đầu triển khai, ưu thế của ĐTTT đã thu hút
ngày càng gia tăng lượng người theo học, nhiều người đã lựa chọn ĐTTT thay vì
học từ xa truyền thống vì sự thuận tiện học tập mọi lúc, mọi nơi. Các trường đại học
khi triển khai đã có sự đầu tư đáng kể về các nguồn lực cho ĐTTT. Năm 2016,
2017, Bộ GD&ĐT đã chính thức ban hành các văn bản qui định về tổ chức và quản
lý ĐTTX và ĐTTT, giúp cho các trường đại học thực hiện tổ chức quản lý hoạt
động ĐTTT của trường mình. Mặc dù vậy, song trong quá trình bước đầu đẩy mạnh
ĐTTT cùng với những yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, nhu cầu học tập của người học, đặc biệt trong bối cảnh CNTT phát triển
mạnh mẽ và yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế và xã hội về chất lượng nguồn nhân lực
ngày càng cao trong xu thế hội nhập; Từ kết quả khảo sát điều tra cho thấy thực trạng
quản lý ĐTTT ở các trường đại học Việt Nam vẫn còn những hạn chế.
Cụ thể là: Hoạt động lập kế hoạch và kiểm tra đánh giá xây dựng, phát triển,
vận hành hạ tầng công nghệ ĐTTT còn chưa tốt ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng của
hạ tầng công nghệ ĐTTT (như hệ thống máy chủ và hạ tầng kết nối Internet, hệ
thống quản lý học tập, hệ thống quản lý nội dung học tập); Việc triển khai biên soạn,
cập nhật, phát triển hệ thống học liệu điện tử còn chưa đáp ứng được chất lượng học
liệu; Đội ngũ giảng viên còn chưa đáp ứng tốt về phương pháp giảng dạy từ xa, các
kỹ năng làm việc trên môi trường công nghệ trực tuyến và khả năng thích ứng với

110
công nghệ mới. Quản lý đội ngũ nhân lực hỗ trợ ĐTTT (hoạt động tổ chức, chỉ đạo,
kiểm tra) còn hạn chế dẫn đến mức độ đáp ứng đối với hoạt động ĐTTT còn thấp.
Quản lý quá trình đào tạo còn chưa đáp ứng so với yêu cầu chất lượng ngày càng
cao, hoạt động tương tác giữa giảng viên và sinh viên còn hạn chế; Kiểm tra, giám
sát hoạt động dạy-học cần được tăng cường; Hoạt động hỗ trợ sinh viên cần được
chú trọng hơn để phù hợp với hình thức học tập trực tuyến; Quản lý thông tin đầu ra
về sự hài lòng của người học, tình hình việc làm sau khi tốt nghiệp, sự hài lòng của
đơn vị sử dụng nhân lực, t lệ bỏ học được triển khai chưa thực sự đồng bộ và toàn
diện. Việc thu nhận và xử lý thông tin đầu ra về sự hài lòng của đơn vị sử dụng nhân
lực chưa được thực hiện. Hệ thống thông tin đầu ra chưa thực sự có chiều sâu; Khả
năng thích ứng với bối cảnh qua quá trình phân tích bối cảnh và đánh giá các yếu tố tác
động đến ĐTTT và quản lý ĐTTT trong nhà trường còn ở mức độ và phạm vi còn hạn
chế, chưa có giải pháp quản lý cụ thể, các trường cần nâng cao hơn nữa vai trò của nhận
thức, phân tích và đánh giá bối cảnh để có giải pháp quản lý có hiệu quả.

111
Chƣơng 4
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM

4.1. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp quản lý đào tạo trực tuyến tại các
trƣờng đại học Việt Nam
Việc nghiên cứu, lựa chọn các giải pháp quản lý ĐTTT ở các trường đại học
Việt Nam được xây dựng cần bảo đảm được các nguyên tắc chủ yếu đó là: tính đồng
bộ, tính cần thiết, tính khả thi và đảm bảo mục tiêu đào tạo.
4.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
Yêu cầu nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ xuất phát từ thực trạng quản lý
ĐTTT ở các trường đại học. Bên cạnh những mặt mạnh, quản lý ĐTTT vẫn còn
những điểm yếu như: sự thiếu gắn kết giữa nâng cao chất lượng hạ tầng công nghệ
ĐTTT với đảm bảo môi trường ĐTTT; giữa nâng cao chất lượng nội dung học liệu
và đội ngũ giảng viên với chất lượng dạy và học; một số bộ phận của quản lý ĐTTT
còn chưa được thực hiện tốt hoặc chưa được thực hiện. Việc đề xuất các giải pháp
quản lý ĐTTT phải được thực hiện trên cơ sở bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ, bao
gồm các yếu tố của quản lý ĐTTT quan hệ hữu cơ với nhau. Việc quản lý ĐTTT
phải được thực hiện thông qua sự nỗ lực chủ quan của đội ngũ giảng viên, sinh viên,
cán bộ quản lý để nâng cao chất lượng giảng dạy, chất lượng học tập và chất lượng
hỗ trợ, quản lý. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ của các giải pháp quản lý còn
được thể hiện ở các yếu tố khác như quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng, quản
lý quá trình dạy học, quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
4.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính cần thiết
Nâng cao chất lượng quản lý ĐTTT cần xuất phát từ những chủ trương, kế
hoạch, chiến lược về giáo dục – đào tạo từ xa – đào tạo trực tuyến. Các giải pháp
quản lý ĐTTT được đề xuất cần tuân thủ nghiêm túc các qui định của Luật Giáo
dục, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GD&ĐT. Từ đó, phải cụ thể hoá các
chủ trương về ĐTTT vào việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp quản lý
ĐTTT cho sát thực với nhiệm vụ và đối tượng. Việc nâng cao chất lượng quản lý
ĐTTT phải xuất phát từ thực tiễn đang đòi hỏi của ĐTTT, cần phải nắm bắt tốt xu
thế phát triển của CNTT, của ĐTTT, nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của xã hội
nhằm hoạch định các giải pháp quản lý cho phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao
trong ĐTTT.

112
4.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Việc đề xuất các giải pháp cần phản ánh đúng bản chất của từng yếu tố trong hệ
thống QLĐT, đáp ứng yêu cầu cơ bản của ĐTTT trong các trường đại học, phù hợp với
đặc điểm tình hình, điều kiện của các trường đại học, phù hợp với chủ trương, định
hướng phát triển cho đào tạo của Chính phủ. Nội dung của các giải pháp đề xuất cần
phải tương thích với mô hình quản lý đã lựa chọn theo các điều kiện khách quan, có khả
năng ứng dụng vào thực tiễn ở các trường đại học một cách thuận lợi và hiệu quả cao.
Việc đổi mới quản lý cần phải được xây dựng theo một qui trình chặt chẽ với các bước
tiến hành cụ thể, rõ ràng, chuẩn mực. Các giải pháp quản lý cần phải được kiểm chứng
theo nguyên tắc như có tính khoa học, tính khách quan và có tính khả thi cao. Các giải
pháp quản lý ĐTTT cần phải được tổ chức thực hiện một cách rộng rãi và cập nhật, đổi
mới thường xuyên để hoạt động quản lý ĐTTT ngày càng hoàn thiện hơn.
4.1.4. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu đào tạo
Việc đề xuất các giải pháp cần đảm bảo các yêu cầu, qui định của đào tạo và
đảm bảo mục tiêu của đào tạo nói chung và đào tạo trực tuyến nói riêng. Mục tiêu
đào tạo hướng tới là nhằm nâng cao chất lượng, đáp ứng các yêu cầu của nhà
trường, của xã hội, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội.
4.2. Giải pháp quản lý đào tạo trực tuyến tại các trường đại học Việt Nam
Căn cứ vào các hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong chương 3, căn cứ
vào nguyên tắc đề xuất các giải pháp, tác giả đề xuất 07 giải pháp quản lý ĐTTT tại
các trường đại học của Việt Nam.
4.2.1. Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý về
ĐTTT và quản lý ĐTTT
a) Mục đích của giải pháp
- Làm cho người quản lý nhận thức đúng đắn về vai trò của ĐTTT trong hiện
tại và xu thế phát triển của ĐTTT để nắm bắt những yếu tố thuận lợi, hạn chế của
ĐTTT, nhằm quản lý, chỉ đạo, tổ chức công tác ĐTTT phát huy được ưu điểm, hạn
chế những nhược điểm, từ đó nâng cao hiệu quả của công tác quản lý.
- Làm cho người quản lý nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vai trò, tầm quan
trọng của hoạt động quản lý ĐTTT để thực hiện các hoạt động điều hành, chỉ đạo
theo đúng những yêu cầu, qui định của ngành giáo dục, đáp ứng nhu cầu của người
học, của xã hội, nâng cao chất lượng ĐTTT và phát triển bền vững.

113
b) Nội dung của giải pháp
- Tăng cường bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ quản lý về giáo dục từ xa, về
ĐTTT, về ứng dụng CNTT trong đào tạo.
- Bồi dưỡng nâng cao kiến thức của đội ngũ cán bộ quản lý về CNTT và ứng
dụng CNTT trong quản lý ĐTTT.
- Bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý về các yêu cầu, hình thức thực
hiện hoạt động quản lý ĐTTT có hiệu quả trong môi trường ứng dụng công nghệ.
c) Tổ chức thực hiện giải pháp
- Tăng cường bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ quản lý nắm bắt yêu cầu, xu
thế phát triển của giáo dục từ xa, về ĐTTT.
 Lên kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ quản lý. Kế hoạch cần xác
định được nội dung cụ thể bồi dưỡng tập huấn như: xu thế phát triển, môi trường và
chính sách, các mô hình tổ chức ĐTTX và ĐTTT và sự vận dụng các mô hình trong
tổ chức ĐTTT, ứng dụng CNTT trong ĐTTT. Hình thức bồi dưỡng, tập huấn: tại
chỗ, tham dự hội nghị-hội thảo và tham quan các trường đại học ĐTTT thành công.
 Mời các chuyên gia trong lĩnh vực ĐTTT trong nước và ngoài nước tập
huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý những kiến thức về ĐTTT: sự phát triển
của ĐTTT trên thế giới, xu thế và những mô hình, cách thức tổ chức ĐTTT ở các
trường đại học trên thế giới.
 Cử cán bộ tham gia các hội thảo, hội nghị hoặc tham quan làm việc với các
trường đại học có ĐTTT nhằm giao lưu, trao đổi, học hỏi và cập nhật tình hình phát
triển chung cũng như học tập những kinh nghiệm thành công trong lĩnh vực ĐTTT,
những kinh nghiệm ứng dụng thành tựu của khoa học, CNTT trong giáo dục – đào tạo.
- Bồi dưỡng nâng cao kiến thức của đội ngũ cán bộ quản lý về CNTT và ứng
dụng CNTT trong quản lý ĐTTT.
 Lên kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ quản lý các kiến thức cần thiết về
CNTT và ứng dụng CNTT trong quản lý ĐTTT. Kế hoạch cần xác định được nội dung
cụ thể bồi dưỡng như: tình hình phát triển của CNTT, tình hình phát triển của cuộc cách
mạng công nghệ 4.0 với những tác động đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói chung
và ĐTTT nói riêng, nắm bắt những xu thế ứng dụng CNTT trong ĐTTT, ứng dụng
CNTT trong từng hoạt động quản lý ĐTTT.Hình thức bồi dưỡng, tập huấn: tại chỗ,
tham dự hội nghị-hội thảo và tham quan các trường đại học ĐTTT thành công.
 Mời chuyên gia bồi dưỡng, tập huấn hoặc cử cán bộ tham gia hội thảo,
hội nghị, đi tham quan làm việc một số trường đại học trong nước và quốc tế có
những thành công nhất định trong ĐTTT.

114
 Bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý về các yêu cầu, hình thức
thực hiện hoạt động quản lý ĐTTT có hiệu quả trong môi trường ứng dụng công nghệ.
 Lên kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ quản lý. Kế hoạch cần xác
định được nội dung cụ thể bồi dưỡng tập huấn như: yêu cầu đối với các hoạt động
quản lý ĐTTT, các mô hình quản lý ĐTTT và sự vận dụng các mô hình trong quản
lý ĐTTT. Hình thức bồi dưỡng, tập huấn: tại chỗ, tham dự hội nghị-hội thảo và tham
quan các trường đại học ĐTTT thành công.
 Cử cán bộ tham gia các hội thảo, hội nghị, tham quan làm việc với các
trường đại học có ĐTTT nhằm giao lưu, trao đổi, học hỏi và cập nhật tình hình phát
triển chung cũng như học tập những kinh nghiệm thành công trong lĩnh vực ĐTTT,
những kinh nghiệm ứng dụng thành tựu của khoa học, CNTT trong giáo dục – đào tạo.
Ngoài các nội dung giải pháp nêu trên, cần tăng cường công tác nghiên cứu
trong lĩnh vực ĐTTT và mở rộng hợp tác với các trường đại học thành công trong lĩnh
vực ĐTTT nhằm học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp nghiên cứu và đào tạo…
d) Điều kiện thực hiện giải pháp
Để thực hiện giải pháp “Nâng cao nhận thức của đội ngũ quản lý về vai trò
của ĐTTT và công tác quản lý ĐTTT” cần các điều kiện sau đây:
- Mời các chuyên gia có uy tín, kinh nghiệm trong lĩnh vực ĐTTT tham
gia các buổi tập huấn, thảo luận.
- Cung cấp cho đội ngũ quản lý một số phương tiện cần thiết phục vụ hoạt
động quản lý ĐTTT như: máy tính, các thiết bị di động, mạng internet kết nối.
- Có nguồn kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý đáp ứng được kế
hoạch đào tạo bồi dưỡng. Nguồn kinh phí cho cán bộ tham dự hội nghị - hội thảo
trong nước và quốc tế. Nguồn kinh phí cho cán bộ đi tham gia học tập kinh nghiệm
các trường đại học quốc tế thành công trong lĩnh vực ĐTTT. Nguồn kinh phí dành
cho công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực ĐTTT.
4.2.2. Giải pháp 2: Quản lý hạ tầng công nghệ ĐTTT có hiệu quả và đáp
ứng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng
Trong hoạt động ĐTTT, quá trình dạy-học và kiểm tra đánh giá quá trình chủ
yếu thực hiện qua mạng và hệ thống công nghệ học, vì môi trường ĐTTT được hình
thành từ hạ tầng công nghệ ĐTTT và hệ thống bài giảng, học liệu điện tử. Vì vậy,
quản lý hạ tầng công nghệ ĐTTT có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất
lượng đào tạo.

115
a) Mục đích của giải pháp
- Đảm bảo hạ tầng máy chủ, mạng internet, tốc độ, đường truyền, băng thông
và hệ thống các phần mềm đáp ứng việc việc lưu trữ các nguồn tài nguyên học tập,
các dữ liệu phục vụ giảng dạy và học tập.
- Đảm bảo hạ tầng máy chủ, mạng internet, tốc độ, đường truyền, băng thông
và hệ thống các phần mềm đáp ứng việc truy cập vào hệ thống của lượng người sử
dụng gồm sinh viên, giảng viên, cán bộ quản lý, … để thực hiện các hoạt động,
tương tác trong giảng dạy, học tập và hỗ trợ.
- Đảm bảo hạ tầng công nghệ ĐTTT về khả năng an toàn, ổn định phục vụ
các hoạt động đào tạo.
- Đảm bảo hạ tầng công nghệ ĐTTT về khả năng đáp ứng số lượng, chất
lượng và cập nhật công nghệ mới, đáp ứng nhu cầu đổi mới các hoạt động đào tạo
chiều hướng hiện đại hóa và nâng cao chất lượng đào tạo.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng và tăng hiệu quả đầu tư về hạ tầng công nghệ
ĐTTT cho nhà trường.
b) Nội dung của giải pháp
Hình 4.1: Đề xuất qui trình quản lý hạ tầng công nghệ ĐTTT

• Xác định nhu cầu về hạ tầng công nghệ ĐTTT

• Khảo sát hiện trạng hạ tầng công nghệ ĐTTT và các yêu cầu
mới cho hệ thống phần mềm

• Lên kế hoạch đầu tư, phát triển, nâng cấp hệ thống trang thiết
bị và phần mềm ĐTTT

• Tổ chức đầu tư, mua sắm, nghiên cứu phát triển, nâng cấp hệ
thống trang thiết bị và phần mềm ĐTTT

• Quản lý danh mục và quản lý sử dụng hệ thống trang thiết bị,


phần mềm theo phân cấp

• Bảo trì, bảo mật, bảo quản theo quy trình sử dụng và tài liệu
hướng dẫn

• Đánh giá định kỳ sự đáp ứng và hiệu quả đầu tư, phát triển, sử
dụng hạ tầng công nghệ ĐTTT

116
Nội dung của giải pháp bao gồm:
- Quản lý việc sử dụng có hiệu quả hạ tầng công nghệ ĐTTT.
- Quản lý việc bảo mật, bảo trì, bảo quản hệ thống các thiết bị phần cứng,
phần mềm để việc sử dụng ổn định, an toàn, hiệu quả.
- Quản lý việc nghiên cứu phát triển, cập nhật công nghệ mới đáp ứng nhu
cầu của người sử dụng tham gia vào quá trình đào tạo.
c) Cách thức tổ chức thực hiện
- Quản lý việc sử dụng có hiệu quả hạ tầng công nghệ ĐTTT:
Để quản lý việc sử dụng hạ tầng công nghệ ĐTTT hiệu quả, nhà trường cần
xây dựng qui định sử dụng từng hệ thống trang thiết bị và qui trình sử dụng. Đối với
các thiết bị phần cứng, cần phân công người quản trị, theo dõi nhật ký hoạt động,
mở rộng dung lượng, bộ nhớ khi cần thiết (theo số lượng sinh viên) đảm bảo đủ đáp
ứng nhu cầu sử dụng, tránh lãng phí. Đối với các hệ thống phần mềm, cần xây dựng
qui trình quản lý, trong đó phân công người quản trị hệ thống, quản lý và phân cấp
các tài khoản người sử dụng theo đúng vai trò, nhiệm vụ tham gia trên hệ thống. Cần
xây dựng đầy đủ, rõ ràng các tài liệu hướng dẫn sử dụng để cán bộ, giảng viên, sinh
viên nắm được các chức năng để sử dụng có hiệu quả.
- Quản lý việc bảo mật, bảo trì, bảo quản hệ thống các thiết bị phần cứng,
phần mềm để việc sử dụng ổn định, an toàn, hiệu quả.
Để quản lý việc bảo mật, bảo trì, bảo quản hệ thống các thiết bị phần cứng,
phần mềm của trường, cần xây dựng nội qui qui định về công tác bảo trì, bảo quản
và thực hiện an toàn bảo mật thông tin, dữ liệu trên hệ thống. Qui định được thông
báo và hướng dẫn thực hiện đến từng cán bộ, giảng viên, sinh viên tham gia hệ
thống nhằm bảo vệ người sử dụng hệ thống an toàn, hiệu quả.
- Quản lý việc nghiên cứu phát triển, cập nhật công nghệ mới đáp ứng nhu
cầu của người sử dụng tham gia vào quá trình đào tạo.
Quản lý việc nghiên cứu phát triển, cập nhật công nghệ mới đáp ứng nhu cầu
của người sử dụng tham gia vào quá trình đào tạo, cần xây dựng qui định, qui trình
phát triển, nâng cấp cập nhật công nghệ mới để cán bộ làm nhiệm vụ CNTT thực
hiện. Qui trình được xây dựng bắt nguồn từ nhu cầu người sử dụng. Người sử dụng
có thể là cán bộ, giảng viên, sinh viên có nhu cầu thay đổi hay bổ sung các chức
năng mới có thể đưa ra đề xuất yêu cầu. Trên cơ sở yêu cầu từ người sử dụng, cán
bộ phát triển phần mềm thực hiện quá trình khảo sát, phân tích và thiết kế hệ thống,
lập trình và kiểm thử sản phẩm mới. Hệ thống trang thiết bị và phần mềm mới cần

117
được nghiệm thu kèm theo qui trình sử dụng và tài liệu hướng dẫn. Định kỳ, nhà
trường cần đưa ra kế hoạch nghiên cứu phát triển và nâng cấp hệ thống để luôn có
được hạ tầng công nghệ cập nhật, hiện đại cho người dạy và người học có môi
trường tốt để tham gia hoạt động dạy-học.
d) Điều kiện thực hiện giải pháp
- Nhà trường cần tổ chức giám sát thường xuyên việc sử dụng hạ tầng công
nghệ ĐTTT sao cho có hiệu quả.
- Nhà trường cần có đội ngũ cán bộ quản trị và phát triển phần mềm có trình
độ chuyên nghiệp để nghiên cứu, phát triển nâng cấp hệ thống. Việc nghiên cứu phát
triển, nâng cấp công nghệ mới có thể được thực hiện thông qua hợp tác với đơn vị
bên ngoài nhà trường nếu nhà trường không đủ khả năng về nguồn nhân lực.
- Cán bộ, giảng viên, sinh viên cần có ý thức chấp hành nghiêm túc các qui
định về an toàn, bảo mật thông tin, dữ liệu.
- Định kỳ hàng năm nhà trường cần tổ chức đánh giá việc khai thác, sử dụng
hệ thống thiết bị phần cứng, phần mềm để kịp thời có giải pháp sử dụng hiệu quả
hơn, phù hợp với sự phát triển của CNTT.
- Nhà trường cần có nguồn kinh phí để duy trì, tiếp tục đầu tư, nghiên cứu,
phát triển và nâng cấp cho hệ thống.
4.2.3. Giải pháp 3: Quản lý phát triển học liệu ĐTTT đa dạng, đảm bảo
chất lượng chuyên môn và kỹ thuật
a) Mục đích của giải pháp
- Nâng cao chất lượng học liệu về nội dung, nguồn học liệu phong phú, chất
lượng, thường xuyên được nâng cấp, cập nhật phù hợp với nhu cầu của thị trường
lao động, đảm bảo yêu cầu về nội dung giảng dạy qui định.
- Nâng cao chất lượng về phương pháp truyền tải kiến thức, khả năng truy
cập của người học có thể sử dụng học liệu điện tử một cách thuận tiện, dễ dàng trên
máy tính và các thiết bị, thuận lợi cho việc tự học mọi lúc mọi nơi. Học liệu điện tử
ngoài đảm bảo yêu cầu nội dung chuyên môn còn phải được thiết kế, xây dựng với
phương pháp sư phạm giúp người tự học dễ hiểu, dễ tiếp thu.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, giúp cho người học tiếp cận được
nội dung học tập tốt với cách học thuận tiện; giúp cho những đơn vị, doanh nghiệp
sử dụng nguồn nhân lực làm việc có được nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu.
b) Nội dung của giải pháp
Trên cơ sở học liệu đã xây dựng, để quản lý phát triển học liệu ĐTTT, các
trường cần tập trung quản lý việc thiết kế, triển khai xây dựng nội dung học liệu;

118
quản lý công việc thẩm định, xét duyệt; quản lý việc khai thác và vận hành hệ thống
học liệu; quản lý việc rà soát, chỉnh sửa, cập nhật định kỳ và thường xuyên học liệu
điện tử của toàn bộ các môn học. Việc quản lý phát triển nội dung học liệu có vai trò
rất quan trọng để phát triển nội dung theo hướng phù hợp với yêu cầu thị trường lao
động và đáp ứng nhu cầu người học. Ngoài ra, các trường cần tổ chức một hệ thống
các khoá học mở trực tuyến để cung cấp kiến thức bổ trợ, tham khảo cho sinh viên –
mà hiện nay khoá học mở trực tuyến này đang là xu thế của nhiều trường đại học
trên thế giới, ở cấp nhà trường và cả ở cấp quốc gia.
Hình 4.2: Chu trình quản lý phát triển học liệu ĐTTT

Điều
Lập kế Phân
Thành nhóm Điều Đánh Ban Lấy ý chỉnh,
hoạch phối các
lập Ban triển giá hiệu hành và kiến cập
phát hoạt
chỉ khai quả phát sử dụng phản nhật,
triển động
đạo, bộ phát phát triển triển học liệu hồi của bổ
học triển học liệu
phận T. học liệu trong người sung
liệu học liệu ĐTTT đào tạo
trực ĐTTT học hàng
ĐTTT ĐTTT năm

Bảng 4.1: Đề xuất qui trình quản lý phát triển học liệu ĐTTT
TT Hoạt động Mô tả nội dung thực Trách nhiệm Các thủ tục Tài liệu
hiện thực hiện
1 Xác định Rà soát học liệu ĐTTT; Đơn vị đào Biên bản tập
những bất Phân tích các ý kiến tạo hợp ý kiến
cập cần điều phản hồi của người học phản hồi, đề
chỉnh, cập về học liệu; Tiếp nhận, xuất với nhà
nhật, nâng cập nhật các nội dung trường
cấp, bổ sung giảng dạy mới theo
đối với học CTĐT và thực tế; Khảo
liệu ĐTTT sát thực tế nhu cầu sử
dụng học liệu trên các
phương tiện học tập.
2 Xác định nội Kiểm tra (chuyên môn Ban rà soát Quyết định tổ Kết quả rà
dung cần và kỹ thuật) và xác định học liệu chức thẩm định soát và
điều chỉnh, nội dung cần được điều ĐTTT của thông báo;
cập nhật, chỉnh, cập nhật, nâng nhà trường Kế hoạch
nâng cấp, bổ cấp, bổ sung học liệu thực hiện
sung học liệu ĐTTT; lên kế hoạch
ĐTTT, lên kế thực hiện
hoạch

119
TT Hoạt động Mô tả nội dung thực Trách nhiệm Các thủ tục Tài liệu
hiện thực hiện
3 Tổ chức xây Phân công, theo dõi Giảng viên, Quyết định giao Kịch bản sư
dựng kịch giảng viên kết hợp với chuyên gia cho nhóm thực phạm học
bản sư phạm chuyên gia thiết kế bài thiết kế bài hiện điều chỉnh, liệu
của học liệu giảng để thống nhất xây giảng cập nhật, nâng
dựng kịch bản bài giảng cấp, bổ sung học
đáp ứng kế hoạch và liệu ĐTTT
yêu cầu đặt ra (các nội
dung cần được điều
chỉnh, cập nhật, nâng
cấp, bổ sung), đảm bảo
tính sư phạm cho người
tự học.
4 Tổ chức xây Phân công, theo dõi Giảng viên, Theo phân công Kịch bản
dựng kịch giảng viên kết hợp chuyên gia tổng thể học
bản tổng thể chuyên gia thiết kế bài thiết kế bài liệu
học liệu (về giảng và chuyên gia kỹ giảng,
sư phạm, kỹ thuật học liệu để thống chuyên gia
thuật) nhất xây dựng kịch bản kỹ thuật học
bài giảng, học liệu trên liệu
cơ sở kịch bản sư phạm
được thông qua về nội
dung chuyênmôn.
5 Tổ chức phát Phân công, theo Chuyên gia Theo phân công Các bài
triển nội dõichuyên gia kỹ thuật thiết kế bài giảng đã
dung học liệu thực hiện ứng dụng các giảng, được điện tử
hiệu ứng kỹ thuật xây chuyên gia hóa theo
dựng bài giảng theo kỹ thuật học kịch bản đã
kịch bản đã thống nhất liệu thiết kế
ở trên.
6 Tiếp thu các Tiếp nhận ý kiến đánh Đơn vị đào Biên bản
ý kiến từ giá, thẩm định của tạo thẩm định
chuyên gia, chuyên gia; ý kiến khảo Chuyên gia học liệu
người học về sát người học thử để thẩm định Lấy ý kiến
học liệu để chỉnh sửa theo các ý khảo sát học
hoàn thiện kiến và hoàn thiện. liệu từ nhóm
sinh viên
học thử
7 Thông qua Họp hội đồng nghiệm Hội đồng Quyết định Hội Biên bản
Hội đồng thu về nội dung và kỹ nghiệm thu đồng nghiệm thu họp Hội
nghiệm thu thuật của học liệu học liệu của học liệu đồng
học liệu nhà trường nghiệm thu
8 Hoàn thiện Quyết định giao
Chỉnh sửa các nội dung Giảng viên, Học liệu đã
học liệu theo ý kiến trong biên nhóm thiết kế
cho nhóm thực hoàn thiện
bản họp Hội đồng bài hiện điều chỉnh,
giảng,
nghiệm thu nhóm kỹ
cập nhật, nâng
thuật cấp, bổ sung học
liệu ĐTTT
9 Nghiệm thu Hội đồng nghiệm thu; Hội đồng Quyết định phê Học liệu
và đưa vào Ký ban hành học liệu và nghiệm thu; duyệt ban hành điện tử hoàn
sử dụng đưa lên hệ thống ĐTTT Hiệu trưởng thiện được
sử dụng cho đào tạo đưa lên hệ
thống ĐTTT

120
Quản lý phát triển học liệu ĐTTT được thực hiện theo chu trình hình 4.2,
trong đó, phần quan trọng nhất là quản lý các hoạt động điều chỉnh, nâng cấp, chỉnh
sửa, bổ sung học liệu ở các bước từ bước 2 đến bước 5. Bảng 4.1 đưa ra qui trình 9
bước để quản lý điều chỉnh nội dung học liệu. Việc điều chỉnh nội dung học liệu cơ
bản thực hiện dựa trên nội dung đề cương chi tiết của học phần trong CTĐT, đồng thời
xem xét đến những yêu cầu thực tế chưa thể hiện rõ trong CTĐT. Mặt khác việc điều
chỉnh học liệu còn dựa trên yêu cầu về phương pháp truyền tải mới, kỹ thuật mới làm
tăng khả năng tiếp cận của người học hiệu quả hơn, thuận tiện hơn. Các qui trình phối
hợp giữa giảng viên, chuyên gia thiết kế, chuyên gia kỹ thuật học liệu và tiêu chuẩn học
liệu cần được xây dựng để quản lý phát triển nội dung học liệu ĐTTT hiệu quả hơn.
Để tổ chức một hệ thống các khoá học mở trực tuyến để cung cấp kiến thức
bổ trợ, tham khảo cho sinh viên, mỗi trường đại học cần xây dựng hệ thống lưu trữ
bài giảng, học liệu điện tử, chia sẻ qua mạng miễn phí cho sinh viên quan tâm. Việc
chia sẻ này giúp cho sinh viên đang học được tra cứu thêm nhiều nguồn học liệu,
đồng thời có thể đóng góp cho sự phát triển, đổi mới nguồn học liệu ngày càng tốt
hơn. Những sinh viên được tiếp cận nguồn học liệu này không những là những sinh
viên đang học mà những sinh viên học các hệ đào tạo khác như hệ chính qui, vừa
làm vừa học cũng có thể tiếp cận được. Hệ thống các khóa học mở trực tuyến đang
được nhiều trường trên các nước phát triển mạnh – hệ thống MOOCs (Massive open
online courses) [34].
c) Cách thức tổ chức thực hiện
Kế hoạch phát triển nội dung học liệu ĐTTT phải được thể hiện trong kế
hoạch hàng năm của nhà trường. Kế hoạch được xây dựng dựa trên các hoạt động:
rà soát, đánh giá nguồn học liệu ĐTTT đang được sử dụng đào tạo, xác định nhu cầu
điều chỉnh, nâng cấp, cập nhật, bổ sung học liệu ĐTTT từ các ý kiến phản hồi từ
người học, từ giảng viên trong quá trình sử dụng học liệu, từ yêu cầu của nội dung
chương trình đào tạo và đề cương học phần.
Để tổ chức thực hiện, nhà trường cần hình thành nhóm/tổ phát triển học liệu
điện tử gồm các cán bộ, giảng viên có khả năng và đủ tiêu chuẩn để thực hiện để
nhận nhiệm vụ. Nhà trường cần ban hành qui trình phát triển nội dung học liệu
ĐTTT. Tham gia vào qui trình phát triển nội dung học liệu ĐTTT gồm 05 nhóm
nhân sự thực hiện sau: giảng viên chuyên môn; chuyên gia thiết kế nội dung học
liệu; chuyên gia kỹ thuật xây dựng nội dung và kỹ thuật trường quay; cán bộ quản lý

121
điều phối chung. Cần xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn công tác xây dựng, cập nhật
học liệu điện tử trong nhà trường. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho các nhóm/tổ
phát triển học liệu điện tử về qui trình mới và bổ sung kiến thức, kỹ năng để thực hiện
đối với từng hoạt động cụ thể. Bên cạnh đó cần ban hành hoặc cập nhật mới qui định về
tiêu chuẩn học liệu điện tử làm cơ sở để triển khai phát triển nội dung học liệu đồng
thời để đánh giá, nghiệm thu trước khi quyết định đưa học liệu vào sử dụng.
Nhà trường cần chỉ đạo thực hiện hoạt động phát triển nội dung học liệu ĐTTT
theo kế hoạch và qui trình đã ban hành, bám sát các tiêu chuẩn đặt ra.Tổ chức giám sát
việc thực hiện theo từng giai đoạn để đảm bảo yêu cầu và kế hoạch đặt ra, đảm bảo sự
phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm/tổ phát triển nội dung học liệu, đảm
bảo việc giám sát, thẩm định học liệu trong từng giai đoạn trong qui trình. Học liệu sau
khi hoàn thành được thông qua tại Hội đồng đánh giá, nghiệm thu của nhà trường, từ đó
nhà trường ra quyết định chính thức sử dụng học liệu điện tử vào giảng dạy.
d) Điều kiện thực hiện giải pháp
Để thực hiện giải pháp trên, cần các điều kiện sau đây:
- Ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện gồm: Quyết định thành lập Hội

đồng rà soát học liệu ĐTTT có sự tham gia của các đơn vị chuyên môn và đơn vị
quản lý, sử dụng học liệu; Quyết định thành lập Ban chỉ đạo; Quyết định thành lập
Hội đồng nghiệm thu học liệu có sự tham gia của các chuyên gia theo ngành phù
hợp và đơn vị quản lý, sử dụng học liệu. Ban hành các văn bản qui định, hướng dẫn
như: Qui định các tiêu chuẩn xây dựng học liệu điện tử; Qui trình xây dựng, cập
nhật học liệu điện tử; Tài liệu tập huấn xây dựng, cập nhật học liệu điện tử cho
giảng viên và cho các cán bộ thiết kế học liệu, các cán bộ kỹ thuật; qui định chế độ,
thù lao cho giảng viên vá các cán bộ tham gia thực hiện. Cần thiết lập hệ thống quản
lý “thông tin đầu ra” để tiếp nhận phản hồi từ người học.
- Đội ngũ cán bộ quản lý cần có trình độ, hiểu biết nhất định đối với hình

thức ĐTTT. Có đủ đội ngũ tham gia thực hiện bao gồm: đội ngũ giảng viên, đội ngũ
thiết kế học liệu, đội ngũ kỹ thuật xây dựng học liệu.
- Có đủ cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện công tác xây dựng, cập nhật học

liệu điện tử như: phòng studio có đủ diện tích phục vụ buổi giảng làm học liệu điện
tử, có đầy đủ trang thiết bị phục vụ công việc ghi âm, ghi hình, có đầy đủ phần mềm
xử lý, đóng gói, thử nghiệm học liệu điện tử.

122
- Xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động, cơ chế tài chính phù hợp với đặc thù
công việc nhằm khuyến khích những người tham gia và thúc đẩy công tác xây dựng,
cập nhật học liệu điện tử đảm bảo kế hoạch và yêu cầu.
4.2.4. Giải pháp 4: Xây dựng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu giảng
dạy trong môi trường ĐTTT
a) Mục đích của giải pháp
- Xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên đủ về số lượng và nâng cao chất
lượng, đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn, phương pháp, kỹ năng giảng dạy
trong môi trường ĐTTT.
- Nâng cao chất lượng ĐTTT đáp ứng nhu cầu người học và nhu cầu xã hội.
b) Nội dung của giải pháp
- Xác định nhu cầu về đội ngũ giảng viên đáp ứng qui mô và yêu cầu đào tạo.
- Lên kế hoạch tuyển chọn giảng viên dựa trên nhu cầu và khảo sát hiện trạng
số lượng, cơ cấu, năng lực giảng viên.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn,tuyển dụng giảng viên mới đáp ứng
những yêu cầu cần thiết để thực hiện hoạt động giảng dạy có chất lượng.
- Quản lý, giám sát việc thực hiện các hoạt động giảng dạy của giảng viên.
Định kỳ đánh giá giảng viên, khảo sát, lấy ý kiến người học về giảng viên.
Hình 4.3: Đề xuất qui trình quản lý giảng viên
Khảo sát Tổ chức đào Quản lý, Định kỳ
Xác định hiện trạng, tạo bồi giám sát đánh giá, lấy
nhu cầu về số lượng, cơ dưỡng, tập hoạt động ý kiến người
đội ngũ cấu, năng huấn, tuyển giảng dạy học về
giảng viên lực g.viên dụng g.viên của g.viên g.viên

c) Tổ chức thực hiện giải pháp


Với giải pháp này, cách tổ chức thực hiện như sau:
- Dựa trên qui mô đào tạo của nhà trường, số lượng ngành đào tạo, học
phần/môn học để xác định nhu cầu về đội ngũ giảng viên. Trên cơ sở giảng viên
hiện có, cần rà soát, khảo sát hiện trạng đội ngũ giảng viên về cơ cấu, số lượng và
năng lực giảng viên (chuyên môn và phương pháp, kỹ năng giảng dạy trực tuyến), từ
đó lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn hoặc tuyển dụng mới. Để thực hiện kế
hoạch, cần Thành lập Hội đồng rà soát để có thông tin cụ thể về tình hình giảng
viên, làm cơ sở để tổ chức các khóa tập huấn cho giảng viên và đề xuất tuyển chọn
giảng viên mới.

123
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn,tuyển dụng giảng viên mới đáp ứng
những yêu cầu cần thiết để thực hiện hoạt động giảng dạy có chất lượng.
Nhà trường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn,tuyển dụng giảng viên đáp ứng yêu
cầu về kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm có liên quan đến trình độ chuyên
môn, phương pháp giảng dạy cho người tự học, phương pháp giảng dạy trực tuyến,
cập nhật kiến thức mới về phương pháp giảng dạy – tương tác với người học trên
công nghệ ĐTTT, về ứng dụng phương tiện mới trong giảng dạy.
- Quản lý, giám sát việc thực hiện các hoạt động giảng dạy của giảng viên.
Định kỳ đánh giá giảng viên, khảo sát, lấy ý kiến người học về giảng viên.
Nhà trường thực hiện quản lý, giám sát giảng viên theo các đơn vị được phân
cấp như Khoa chuyên môn quản lý về chuyên môn, Khoa/Trung tâm đào tạo trực tuyến
quản lý về quá trình giảng dạy và việc thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy trên môi
trường trực tuyến. Các đơn vị thực hiện đánh giá giảng viên theo chức năng quản lý
được phân công. Định kỳ,nhà trường thực hiện khảo sát, lấy ý kiến người học về giảng
viên các nội dung như: phương pháp giảng dạy, truyền đạt kiến thức của giảng viên; sự
phản hồi của giảng viên đối với ý kiến, câu hỏi của sinh viên; sự hấp dẫn, hữu ích của
bài giảng hoặc các tài liệu mà giảng viên cung cấp trên lớp học trực tuyến như tình
huống học tập, chủ đề thảo luận, bài tập nhóm và các tài liệu tham khảo khác. Việc tổ
chức khảo sát, lấy ý kiến người học cần được thực hiện thông qua phần mềm khảo sát
hoặc hệ thống lấy ý kiến phản hồi của người học online (VD: hòm thư góp ý,…). Kết
quả khảo sát được phân tích, tổng hợp và đưa ra kết quả làm cơ sở để điều chỉnh các
hoạt động giảng dạy và hỗ trợ đánh giá chất lượng giảng viên.
d) Điều kiện thực hiện giải pháp
Để thực hiện giải pháp, cần các điều kiện sau đây:
- Ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện gồm: Quyết định thành lập Hội
đồng đánh giá giảng viên; Quyết định thành lập Hội đồng tuyển chọn giảng viên
giảng dạy trực tuyến. Ban hành các văn bản qui định, hướng dẫn như: Qui định các
tiêu chuẩn tuyển chọn giảng viên, các tiêu chí đánh giá giảng viên; Qui định nhiệm
vụ của giảng viên giảng dạy trực tuyến; Tài liệu tập huấn phương pháp giảng dạy và
cách thức sử dụng hệ thống trong giảng dạy trực tuyến; Qui định chế độ, thù lao,
khen thưởng, k luật đối với giảng viên.
- Các Khoa chuyên môn quản lý giảng viên phối hợp với các Khoa đào tạo
trực tuyến, Trung tâm đào tạo trực tuyến trong việc tuyển chọn, bồi dưỡng giảng
viên. Các Khoa đào tạo trực tuyến, Trung tâm đào tạo trực tuyến giám sát, đánh giá
việc thực hiện hoạt động giảng dạy của giảng viên.

124
- Đội ngũ cán bộ quản lý cần có trình độ, hiểu biết nhất định đối với hình
thức ĐTTT.
- Có cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện công tác tập huấn giảng viên.
- Cung cấp hoặc có chế độ cho giảng viên trang bị các phương tiện làm việc
như máy tính, mạng internet, thiết bị di động, tạo điều kiện để giảng viên thực hiện
hoạt động giảng dạy thuận tiện nhất. Ngoài ra, đảm bảo cung cấp môi trường lớp
học trực tuyến có các công cụ tương tác qua mạng với người học như diễn đàn, chat,
lớp học “live”, thông báo tự động…
- Có nguồn lực tài chính và có chế độ thù lao cho giảng viên xứng đáng, phù
hợp với đặc thù công việc giảng dạy trực tuyến để tạo động lực cho giảng viên phát
huy vai trò, trách nhiệm, lòng nhiệt huyết với nghề khi làm việc trong một môi
trường đòi hỏi chuyên môn cao, kỹ năng tốt và khả năng sáng tạo.
4.2.5. Giải pháp 5: Quản lý các hoạt động dạy-học hiệu quả, chất lượng
a) Mục đích của giải pháp
- Tạo động lực thúc đẩy sinh viên tích cực tham gia quá trình tự học, tích cực
tìm hiểu nghiên cứu các tài liệu học tập và tương tác với giảng viên, sinh viên khác.
- Tạo điều kiện cho giảng viên tích cực phát huy vai trò giảng dạy trên môi
trường trực tuyến tích cực đổi mới, sáng tạo nhằm tạo động lực học tập cho sinh viên.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học.
b) Nội dung của giải pháp
- Quản lý các hoạt động dạy-học và tương tác hiệu quả trên môi trường trực tuyến.
- Tạo cơ chế thúc đẩy và kiểm soát các hoạt động tương tác giữa giảng viên –
sinh viên – sinh viên nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học.
c) Tổ chức thực hiện giải pháp
Để thực hiện giải pháp tăng cường quản lý quá trình tổ chức đào tạo và hỗ trợ
người học nhằm nâng cao chất lượng ĐTTT, nhà trường cần tổ chức thực hiện như sau:
- Quản lý các hoạt động dạy-học và tương tác hiệu quả trên môi trường trực tuyến
o Căn cứ vào đề cương chi tiết học phần, cần xây dựng kế hoạch lớp môn
học và thiết kế các hoạt động giảng dạy cho khoá học trực tuyến để nâng cao hiệu
quả truyền tải kiến thức đến người học. Cần xây dựng bản thiết kế khóa học với các
nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy, các hoạt động giảng dạy được xây
dựng chi tiết để triển khai trên lớp học trực tuyến. Những người tham gia xây dựng
gồm: giảng viên môn học, cán bộ xây dựng kế hoạch đào tạo, cán bộ hỗ trợ đào tạo.

125
Giảng viên chịu trách nhiệm về chuyên môn của khóa học; cán bộ xây dựng kế
hoạch đào tạo kiểm soát nội dung được thiết kế tuân theo đúng yêu cầu đề cương
của học phần; cán bộ hỗ trợ đào tạo hỗ trợ về kỹ thuật để xây dựng bản thiết kế và
đưa lên lớp học trực tuyến để sinh viên theo dõi.
o Việc tổ chức thực hiện cần phát huy ứng dụng các công cụ, chức năng, tiện ích,
phần mềm trên hệ thống học trực tuyến để triển khai lớp học theo bản thiết kế cho toàn
bộ sinh viên như: Diễn đàn thảo luận (tương tác không đồng bộ), Lớp học ảo online
(tương tác đồng bộ), các ứng dụng chat, video chat. Tùy theo các công cụ, môi trường
giao tiếp mà các hoạt động dạy và học được thực hiện ở nhiều phương pháp khác nhau
như: học tập thông qua tình huống thảo luận mở, học tập thông qua tình huống nghiên
cứu, thông qua phần mềm ứng dụng (3D, dạng game,...). Cần xây dựng qui trình tổ chức
các hoạt động dạy-học để sinh viên, giảng viên, cán bộ hỗ trợ thực hiện.
- Tạo cơ chế thúc đẩy và kiểm soát các hoạt động tương tác giữa giảng viên –
sinh viên – sinh viên nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học.
o Việc giám sát các hoạt động của lớp học cần được thực hiện để nắm được
tình hình hoạt động của giảng viên, sinh viên nhằm đảm bảo duy trì, thúc đẩy các
hoạt động tương tác. Các nội dung trao đổi, câu hỏi của sinh viên được kiểm soát để
giảng viên phản hồi (ngay hoặc sau đó), đồng thời kiểm soát phát hiện những nội
dung thảo luận vi phạm nội qui. Việc giám sát hoạt động dạy-học cũng có thể được
thực hiện thông qua hệ thống quản lý học tập với một số hoạt động như: tham gia
thảo luận, hỏi đáp, làm bài tập trắc nghiệm,...
o Hoạt động kiểm tra, đánh giá quá trình dạy-học cần thực hiện theo từng
môn học. Cần qui định các tiêu chí đánh giá cho lớp môn học đã được thực hiện về:
giảng viên, hoạt động giảng dạy, học tập, tương tác... để làm cơ sở đánh giá và tổng
kết. Kết quả đánh giá cần được sử dụng làm căn cứ để điều chỉnh bản thiết kế khoá
học và các hoạt động có liên quan.
Bảng 4.2: Đề xuất qui trình quản lý các hoạt động dạy-học
Bƣớc Qui trình thực hiện Diễn giải Các tài liệu cần có
1 Xác định các hoạt động dạy- Căn cứ đề cương chi tiết học Đề cương chi tiết học phần
học phần
2 Khảo sát hiện trạng hoạt Căn cứ vào hiện trạng và nhu Kết quả khảo sát nhu
động dạy-học, hoạt động cầu thực tế của người học để xác
cầu người học
tương tác giảng viên-sinh định nhu cầu và sự cần thiết đối
Báo cáo đánh giá hiện
viên-sinh viên và nhu cầu với từng hoạt động dạy-học trạng hoạt động dạy-
của sinh viên học
3 Xác định các hoạt động Mô tả từng hoạt động và đưa ra Bản mô tả/giáo án điện
dạy học cụ thể đối với yêu cầu, mục đích, hướng dẫn tử

126
giảng viên, sinh viên và đối với giảng viên và sinh viên Bản yêu cầu và hướng
tương tác giảng viên-sinh dẫn học cho sinh viên
viên-sinh viên
4 Tổ chức các hoạt động Tổ chức, cung cấp môi trường
dạy-học và tương tác lớp học trực tuyến đáp ứng các
hoạt động dạy-học và tương tác
5 Phân công quản lý, giám Phân công đối với cán bộ quản Bản phân công cán bộ
sát lý, theo dõi, hỗ trợ nhằm duy trì, quản lý, hỗ trợ, giám
thúc đẩy hoạt động dạy-học, sát dạy-học
tương tác theo kế hoạch
6 Đánh giá các hoạt động Đánh giá hoạt động dạy-học Bản đánh giá hoạt động
giảng dạy của giảng viên, nhằm xác định việc thực hiện của giảng viên sau mỗi
đánh giá các hoạt động nhiệm vụ của giảng viên và sinh học phần
học tập của sinh viên viên trên lớp học và hiệu quả của Bản đánh giá hoạt động
các hoạt động dạy-học học tập và kết quả học
tập của sinh viên sau mỗi
học phần
7 Lấy ý kiến phản hồi của Khảo sát, lấy ý kiến của sinh Kết quả khảo sát của
người học, định kỳ đánh viên sau mỗi học phần được học sinh viên về hiệu quả,
giá các hoạt động hỗ trợ về hiệu quả, nhu cầu học tập và nhu cầu đối với học phần
dạy-học và đội ngũ hỗ trợ đánh giá giảng viên đã học và đánh giá đối
dạy-học với giảng viên

d) Điều kiện thực hiện giải pháp


Để thực hiện giải pháp trên, cần các điều kiện sau đây:
Ban hành các văn bản qui định, hướng dẫn thiết kế khóa học trực tuyến, văn
bản cử cán bộ hỗ trợ giảng dạy, cán bộ giám sát hoạt động của lớp học; Ban hành
qui trình tổ chức hoạt động dạy-học và hoạt động hỗ trợ dạy-học.
- Đội ngũ cán bộ quản lý cần có trình độ, hiểu biết nhất định đối với hình

thức ĐTTT.
- Có cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện các hoạt động giảng dạy như: studio

(trường quay), hệ thống phần mềm quản lý học tập, hệ thống lớp học ảo, hệ thống
Diễn đàn... và liên tục được nâng cấp, phát triển các chức năng, tiện ích mới.
- Xây dựng chế độ thù lao hợp lý cho giảng viên làm việc trên môi trường

trực tuyến và hỗ trợ cho giảng viên các phương tiện làm việc như máy tính kết nối
mạng, các phụ kiện,...
4.2.6. Giải pháp 6: Quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên và xây dựng hệ
thống các tài liệu hỗ trợ cung cấp cho sinh viên
a) Mục đích của giải pháp
- Sinh viên nắm được các nội dung nhà trường hỗ trợ cho sinh viên trong quá
trình học tập, thông qua các tài liệu hướng dẫn, qui trình quản lý, đồng thời có thể

127
theo dõi việc thực hiện, giúp công tác quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên và hoạt
động quản lý ĐTTT nói chung của nhà trường được tốt hơn.
- Tạo điều kiện cho sinh viên đảm bảo thực hiện các hoạt động học tập có hiệu
quả, khắc phục khoảng cách giữa người dạy và người học khi học tập qua mạng.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy và học trên môi trường trực tuyến.
b) Nội dung của giải pháp
- Rà soát, cập nhật qui trình quản lý ĐTTT, qui trình hỗ trợ sinh viên,
soạn thảo những nội dung còn chưa xây dựng qui trình, ban hành qui trình hỗ
trợ sinh viên.
- Rà soát, xây dựng những nội dung sinh viên được nhà trường hỗ trợ từ khi
sinh viên đăng ký học đến khi tốt nghiệp và sau tốt nghiệp.
- Quản lý đội ngũ hỗ trợ sinh viên đáp ứng yêu cầu tổ chức và quản lý ĐTTT
- Quản lý các hoạt động hỗ trợ sinh viên theo qui trình đã ban hành.
- Thông báo rộng rãi cho cán bộ, sinh viên: qui trình hỗ trợ sinh viên, các
hoạt động hỗ trợ sinh viên, qui trình quản lý đào tạo.

Hình 4.4: Đề xuất qui trình quản lý các hoạt động hỗ trợ sinh viên

Xác định các hoạt động hỗ trợ sinh viên


(nội dung và yêu cầu)

Khảo sát hiện trạng hoạt động hỗ trợ


sinh viên (cơ cấu, số lượng, năng lực
đội ngũ, nhu cầu hoạt động hỗ trợ)

Xác định cơ cấu, số lượng yêu cầu đối


với đội ngũ hỗ trợ sinh viên

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn,


tuyển dụng đội ngũ hỗ trợ sinh viên

Phân công, quản lý đội ngũ hỗ trợ sinh


viên

Tổ chức các hoạt động sinh viên

Giám sát các hoạt động hỗ trợ sinh viên

Lấy ý kiến phản hồi của người học,


định kỳ đánh giá các hoạt động hỗ trợ
và đội ngũ hỗ trợ

128
c) Tổ chức thực hiện giải pháp
- Hoàn thiện qui trình quản lý ĐTTT, qui trình hỗ trợ sinh viên của nhà trường:
 Rà soát các văn bản quản lý ĐTTT, quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên
hiện đang ban hành
 Đánh giá hiệu quả, hiệu lực của văn bản quản lý đang thực hiện
 Cập nhật, chỉnh sửa đáp ứng qui trình thực tế
Đối với qui trình hỗ trợ sinh viên:
 Xác định các nội dung, yêu cầu, dịch hỗ trợ cần thiết cho người học và quá
trình dạy-học.
 Xây dựng/cập nhật qui định, qui trình công việc đối với đội ngũ hỗ trợ
ĐTTT. Qui định, qui trình cần thể hiện những công việc đội ngũ hỗ trợ đào tạo cần
thực hiện khi sinh viên mới nhập học, trong quá trình học tập. Qui định về công tác
hỗ trợ người học cần đảm bảo thời gian xử lý, giải quyết công việc được đặt ra cho
đội ngũ hỗ trợ thực hiện đúng thời hạn phản hồi cũng như hình thức xử lý khi họ
không thực hiện đúng thời hạn. Qui định cũng cần xác định rõ những hình thức,
phương tiện để thực hiện công việc hỗ trợ người học.
 Xây dựng tài liệu tài liệu tập huấn cho đội ngũ hỗ trợ ở từng vai trò (hỗ trợ
kỹ thuật, hỗ trợ hành chính, tư vấn học tập, hỗ trợ học tập,…) về mục đích, ý nghĩa,
phương pháp, kỹ năng thực hiện công việc tư vấn, hỗ trợ người học đáp ứng yêu cầu
học tập trên môi trường trực tuyến. Bộ tài liệu cần bao gồm cách thức sử dụng hệ
thống phần mềm, các thiết bị kỹ thuật cá nhân, cách thức thao tác để thực hiện các
hoạt động hỗ trợ người học một cách chủ động. Tài liệu tập huấn cần định kỳ cập
nhật, nâng cấp khi cần thiết.
 Công tác tập huấn cần được xây dựng kế hoạch định kỳ, khi triển khai tập
huấn có bao gồm hai phần lý thuyết và thực hành, cần có đánh giá công nhận sau khi
kết thúc khoá tập huấn để đảm bảo đội ngũ hỗ trợ thành thạo sử dụng hệ thống, thiết
bị và có thể thực hiện tốt hoạt động hỗ trợ đào tạo của mình
- Hoàn thiện hệ thống tài liệu hướng dẫn, hỗ trợ sinh viên:
 Rà soát các tài liệu hướng dẫn, tài liệu hỗ trợ sinh viên hiện đang ban hành
 Đánh giá và cập nhật, chỉnh sửa phù hợp với qui trình quản lý hoạt động
hỗ trợ sinh viên và nhu cầu thực tế của sinh viên

129
- Quản lý đội ngũ hỗ trợ sinh viên:
 Cần đánh giá đội ngũ hỗ trợ đào tạo về số lượng, chất lượng, về khả năng,
phương pháp, kỹ năng thực hiện công việc hỗ trợ.
 Xây dựng/cập nhật các tiêu chuẩn/điều kiện của đội ngũ hỗ trợ đào tạo
theo từng mảng công việc hỗ trợ (hỗ trợ hành chính, hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn học tập,
giáo vụ,...) đáp ứng yêu cầu về phương pháp, kỹ năng hỗ trợ người học trong môi
trường ĐTTT.
 Tổ chức tuyển chọn đội ngũ hỗ trợ đào tạo căn cứ các tiêu chuẩn/ điều kiện
đã đưa ra. Bố trí, sắp xếp đội ngũ hỗ trợ người học đảm bảo số lượng phù hợp với số
lượng học viên.
 Tổ chức tập huấn đội ngũ hỗ trợ về phương pháp và kỹ năng theo từng mảng
nội dung hỗ trợ (hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ hành chính, tư vấn học tập, hỗ trợ học tập,…).
- Quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên:
Căn cứ vào qui trình tổ chức ĐTTT, nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động
hỗ trợ sinh viên với những hoạt động cụ thể và phân công đội ngũ hỗ trợ theo từng
nội dung như hỗ trợ hành chính, hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn phương pháp – lựa chọn
chương trình học, hỗ trợ hoạt động tương tác trên lớp học trực tuyến, hỗ trợ tương
tác giảng viên-sinh viên-sinh viên trong quá trình tổ chức đào tạo. Từ đó, nhà trường
bố trí đội ngũ hỗ trợ đã được tập huấn có đủ khả năng, kỹ năng tốt để thực hiện hỗ
trợ sinh viên. Đối với sinh viên, hoạt động của đội ngũ hỗ trợ nhằm duy trì và phát
huy động lực học tập của sinh viên trong môi trường trực tuyến.Định kỳ nhà trường
đánh giá hoạt động hỗ trợ bằng các hình thức như: qua hệ thống tự động theo dõi
các hoạt động hỗ trợ, thông qua khảo sát online, qua phản hồi của sinh viên. Từ đó
có cơ sở đánh giá để điều chỉnh qui trình hỗ trợ hoặc có cơ chế để đội ngũ hỗ trợ
làm việc hiệu quả.
- Thông báo rộng rãi cho cán bộ, sinh viên:
 Ban hành, thông báo trên hệ thống thông tin truyền thông của nhà trường
tới sinh viên ĐTTT: qui trình hỗ trợ sinh viên, các hoạt động hỗ trợ sinh viên, qui
trình quản lý đào tạo.
 Cung cấp cho sinh viên các tài liệu như đề xuất tại bảng 4.3, dưới nhiều
hình thức như video, tờ rơi, pano,…

130
Bảng 4.3: Đề xuất danh mục các tài liệu cung cấp hỗ trợ sinh viên
TT Loại tài liệu Tên tài liệu
1 Qui định, nội - Qui định về tổ chức, quản lý đào tạo của nhà trường (tuyển
qui sinh, thời gian học, CTĐT, điều kiện thi kết thúc học phần,
cách tính điểm, điều kiện tốt nghiệp,…)
- Nội qui sinh viên tham gia diễn đàn
- Qui chế thi kết thúc học phần
- Qui định khen thưởng, k luật
- Hệ thống các câu hỏi thường gặp liên quan đến tất cả các
lĩnh vực, vấn đề sinh viên cần hỗ trợ
2 Qui trình, - Qui trình đăng ký tuyển sinh
hướng dẫn - Qui trình tuyển sinh (thi/xét tuyển)
- Qui trình, thủ tục nhập học
- Hướng dẫn chuẩn bị thiết bị học tập
- Hướng dẫn phương pháp, kỹ năng học trực tuyến
- Hướng dẫn đăng nhập và sử dụng hệ thống phần mềm học
trực tuyến cho các hoạt động học tập (xem/tải học liệu, trao
đổi thảo luận trên diễn đàn, trao đổi thảo luận trên lớp học
trực tuyến, làm bài luyện tập, tra cứu thông tin,…)
- Hướng dẫn đăng ký kế hoạch học tập
- Hướng dẫn đăng ký xét miễn giảm học phần
- Hướng dẫn các thủ tục hành chính (chuyển lớp, chuyển
ngành, chuyển địa điểm học, bảo lưu, học lại,…)
- Hướng dẫn các hình thức nộp học phí
- Qui trình, thủ tục thi/xét tốt nghiệp
- Qui trình tổ chức trao bằng tốt nghiệp
- Hướng dẫn sinh viên đến dự lễ tốt nghiệp
- Hệ thống các câu hỏi thường gặp liên quan đến tất cả các
lĩnh vực, vấn đề sinh viên cần hỗ trợ
3 Thông tin - Chương trình đào tạo
- Kế hoạch học tập của từng lớp học phần
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Thông tin giảng viên, cố vấn học tập, cán bộ hỗ trợ
- Địa điểm học, thi
- Kết quả học tập
- Thông tin về học phí, lệ phí
- Thông tin giới thiệu việc làm
- Các thông tin về nhà trường và đơn vị đào tạo (đội ngũ lãnh
đạo, quản lý, số liệu báo cáo về tình hình hoạt động đào tạo
– NCKH của nhà trường, các tin tức, bài viết về nhà
trường,….)
- Các thông báo khác
- Hệ thống các câu hỏi thường gặp liên quan đến tất cả các
lĩnh vực, vấn đề sinh viên cần hỗ trợ
d) Điều kiện thực hiện giải pháp
Để thực hiện giải pháp trên, cần các điều kiện sau đây:

131
- Ban hành hệ thống văn bản quản lý, thông tin đến người học để cùng theo dõi.
- Ban hành các văn bản qui định, hướng dẫn như: Qui định các tiêu chuẩn
đội ngũ hỗ trợ sinh viên; Qui định nhiệm vụ của đội ngũ hỗ trợ sinh viên; Tài liệu
tập huấn về phương pháp và kỹ năng hỗ trợ sinh viên; Qui định chế độ làm việc, thù
lao, khen thưởng, k luật đối với đội ngũ hỗ trợ sinh viên.
- Đội ngũ cán bộ quản lý cần có trình độ, hiểu biết nhất định đối với hình
thức đào tạo trực tuyến.
- Có cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện công tác tập huấn (về lý thuyết và
thực hành).
- Cung cấp hoặc có chế độ trang bị cho đội ngũ cán bộ hỗ trợ các phương
tiện làm việc như máy tính, mạng internet, thiết bị di động, tạo điều kiện để đội ngũ
hỗ trợ thực hiện hoạt động thuận tiện nhất, dễ dàng được tiếp nhận bởi người học.
Ngoài ra, cần cung cấp môi trường, các công cụ, phương tiện giao tiếp qua với
người học như diễn đàn, chat, email, tin nhắn, thông báo tự động…
- Có nguồn lực tài chính và có chế độ thù lao xứng đáng cho đội ngũ hỗ trợ,
phù hợp với đặc thù công việc hỗ trợ trong ĐTTT (đặc biệt với đội ngũ làm việc
ngoài giờ và ngày nghỉ để đáp ứng yêu cầu của người học - phần lớn là những người
đi làm và tự học vào thời gian ngoài giờ, ngày nghỉ).
4.2.7. Giải pháp 7: Quản lý thông tin đầu ra và sử dụng có hiệu quả để
nâng cao chất lượng đào tạo
a) Mục đích của giải pháp
- Nhằm khẳng định giá trị đầu ra đối với chương trình ĐTTT của nhà trường,
qua đó quảng bá thương hiệu, hình ảnh của nhà trường và của chương trình và
phương thức ĐTTT.
- Xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường và các đơn vị
sử dụng nguồn nhân lực.
- Hình thành được hệ thống thông tin đầu ra của chương trình ĐTTT theo
từng ngành hoặc từng địa điểm đào tạo để quản lý các thông tin, dữ liệu khách quan
và chân thực nhằm đánh giá chính xác chất lượng đào tạo và hiệu quả đào tạo, qua
đó có những điều chỉnh kịp thời trong quá trình đào tạo; đồng thời góp phần xác
định nhu cầu đầu vào, phục vụ công tác tuyển sinh.
- Làm cơ sở để hình thành hệ thống tư liệu giúp hoạt động tư vấn đầu vào, tư
vấn việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp.

132
b) Nội dung của giải pháp
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các thông tin và sự hài lòng của người học
đối với chương trình ĐTTT của nhà trường.
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả thông tin về tình trạng việc làm của người
học sau khi tốt nghiệp chương trình ĐTTT.
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả thông tin phản hồi của đơn vị sử dụng
nguồn nhân lực sau khi tốt nghiệp chương trình ĐTTT của nhà trường.
c) Tổ chức thực hiện giải pháp
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các thông tin và sự hài lòng của người học
đối với chương trình ĐTTT của nhà trường
Nhà trường cần lên kế hoạch khảo sát, lấy ý kiến định kỳ của người học về
chương trình ĐTTT của nhà trường. Kế hoạch cần xác định cụ thể nội dung cần khảo sát
như: sự hài lòng về Nội dung CTĐT; nội dung tài liệu, học liệu điện tử, nội dung giảng
dạy đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên; đội ngũ giảng viên và các hoạt động giảng
dạy, đội ngũ hỗ trợ đào tạo và các hoạt động dịch vụ hỗ trợ đào tạo; công tác tổ chức đào
tạo và quản lý của nhà trường; ngoài ra lấy ý kiến của sinh viên về mong muốn cũng như
nhu cầu của họ. Kế hoạch cần nêu rõ mục đích và dự kiến sử dụng kết quả khảo sát, đồng
thời phản ánh khách quan quá trình thực hiện trên kế hoạch.
Để quản lý các thông tin về sinh viên đang học như: t lệ nghỉ học, bỏ học,
bảo lưu, chuyển ngành,... cần đưa vào kế hoạch định kỳ để lập báo cáo đưa ra số liệu
chính xác (hoặc xác lập trên hệ thống phần mềm cung cấp theo mẫu biểu).
Việc tổ chức thực hiện cần được phân công cho bộ phận chuyên trách để triển
khai theo kế hoạch. Việc thu thập thông tin phản hồi của người học có thể thực hiện
qua nhiều kênh thông tin để kết quả thu được đảm bảo tính khách quan, chính xác,
độ tin cậy. Cần xây dựng qui trình tổ chức để các cán bộ có liên quan thực hiện.
Nhà trường cần chỉ đạo, giám sát quá trình tổ chức lấy ý kiến phản hồi của
người học theo đúng qui trình, đồng thời chỉ đạo việc phân tích, xử lý số liệu, tổng
hợp báo cáo chính xác, hiệu quả và chỉ đạo việc sử dụng kết quả khảo sát thông tin
đầu ra làm cơ sở điều chỉnh hoạt động quản lý và đào tạo và tư vấn người học.
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả thông tin về tình trạng việc làm của người
học sau khi tốt nghiệp chương trình ĐTTT
Cần lên kế hoạch khảo sát, lấy ý kiến định kỳ của người học sau khi tốt
nghiệp về tình trạng việc làm. Kế hoạch cần xác định cụ thể nội dung cần khảo sát

133
như: tình trạng việc làm, ngành nghề làm việc, loại hình cơ quan/doanh nghiệp, chức
vụ, mức lương, thu nhập, sự phát triển (về vị trí, chức vụ, mức lương, thu nhập,...),
sự hài lòng về việc làm, nhu cầu và mong muốn hoặc ý kiến đóng góp của người học cho
chương trình ĐTTT của nhà trường,... Kế hoạch cần nêu rõ mục đích và dự kiến sử dụng
kết quả khảo sát, đồng thời phản ánh khách quan quá trình thực hiện trên kế hoạch.
Để tổ chức thực hiện, nhà trường cần xây dựng qui trình tổ chức khảo sát, lấy
ý kiến để các cán bộ có liên quan thực hiện. Tổ chức thực hiện khảo sát, lấy ý kiến
người học sau khi tốt nghiệp cần được thực hiện theo nhiều hình thức: qua phiếu
khảo sát trực tiếp, phỏng vấn trực tiếp, qua email, qua mạng,... Việc tổng hợp, phân
tích dữ liệu và lập báo cáo cần được thực hiện có hiệu quả, chỉ rõ những vấn đề cần
quan tâm như t lệ có việc làm, t lệ làm việc đúng ngành đào tạo, mức lương/thu
nhập, mức độ thăng tiến/thành công trong công việc,... và ý kiến đóng góp về chất
lượng và hiệu quả của chương trình ĐTTT của nhà trường.
Từ kết quả thông tin đầu ra về việc làm của sinh viên tốt nghiệp, nhà trường
cần chỉ đạo việc xây dựng mối quan hệ hợp tác, phối hợp thường xuyên với các doanh
nghiệp, đơn vị tuyển dụng nhân sự để có thể cập nhật được những thông tin liên quan đến
nhu cầu tuyển dụng, nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng nhân sự, làm
cơ sở cho công tác quản lý tư vấn, giới thiệu việc làm cho người học sau tốt nghiệp; đồng
thời, tiếp nhận và quản lý có hệ thống những thông tin phản hồi từ đơn vị sử dụng nhân
sự về những vấn đề liên quan đến QTĐT của nhà trường.
Nhà trường cần chỉ đạo, giám sát quá trình tổ chức lấy ý kiến phản hồi của
người học theo đúng qui trình. Cần thiết lập một hệ thống thông tin đầu ra về tình
trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp thông qua ứng dụng CNTT và các công cụ,
phương tiện quản lý hiện đại để đảm bảo một quy trình quản lý thống nhất, thông tin
được cập nhật thông suốt; Đồng thời hệ thống có thể xử lý cơ sở dữ liệu để xuất ra
các mẫu báo cáo theo yêu cầu của nhà quản lý. Nhà trường cũng cần bố trí đội ngũ
cán bộ đủ năng lực quản lý và phân tích và lập báo cáo theo định kỳ để thấy được ý
nghĩa của kết quả thông tin đầu ra phục vụ cho công tác quản lý.
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả thông tin phản hồi của đơn vị sử dụng
nguồn nhân lực sau khi tốt nghiệp chương trình ĐTTT của nhà trường.
Xây dựng Kế hoạch khảo sát thông tin từ các nhà doanh nghiệp, các tổ chức,
đơn vị sử dụng nhân lực sau khi tốt nghiệp về tình hình nhân sự và đánh giá chất

134
lượng nhân sự là sinh viên đã tốt nghiệp chương trình ĐTTT của nhà trường. Cần
xác định phạm vi và các nội dung cần khảo sát quan trọng như thực tế khả năng và
mức độ đáp ứng các yêu cầu của đơn vị sử dụng nhân lực về trình độ, kỹ năng,
phẩm chất, thái độ đối với công việc mà nhân sự tham gia tại đơn vị tuyển dụng; nhu
cầu, mong muốn và ý kiến góp ý của đơn vị sử dụng nguồn nhân lực nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo.
Cần xây dựng qui trình tổ chức khảo sát, lấy ý kiến để các cán bộ có liên
quan thực hiện. Tổ chức thực hiện khảo sát, lấy ý kiến nhà sử dụng nguồn nhân lực
cần được thực hiện theo nhiều hình thức: qua phiếu khảo sát trực tiếp, phỏng vấn
trực tiếp, qua email, qua mạng,... Việc tổng hợp, phân tích dữ liệu và lập báo cáo
cần được thực hiện có hiệu quả, chỉ rõ những vấn đề cần quan tâm: mức độ, nội
dung hài lòng, các nội dung còn hạn chế, nhu cầu và ý kiến đóng góp về chất lượng
và hiệu quả của chương trình ĐTTT.
Các trường cần quan tâm chỉ đạo, giám sát để việc quản lý thông tin phản hồi
của đơn vị sử dụng nguồn nhân lực sau tốt nghiệp được thực hiện theo qui trình,
đảm bảo khách quan, sát thực, hiệu quả. Các chỉ số kết quả khảo sát tích cực có thể
được sử dụng để phục vụ quảng bá, giới thiệu, tư vấn cho chương trình ĐTTT của
nhà trường. Bên cạnh đó, cần thiết lập một hệ thống thông tin đầu ra về sự hài lòng
của đơn vị sử dụng nguồn nhân lực thông qua ứng dụng CNTT và các công cụ,
phương tiện quản lý hiện đại để đảm bảo một quy trình quản lý thống nhất, thông tin
được cập nhật thông suốt và kết xuất ra các mẫu báo cáo theo yêu cầu của nhà quản lý.
Nhà trường cũng cần bố trí đội ngũ cán bộ đủ năng lực quản lý và phân tích và lập báo
cáo theo định kỳ, làm cơ sở để chỉ đạo điều chỉnh các hoạt động đào tạo và quản lý.
d) Điều kiện thực hiện giải pháp
- Cần xây dựng qui trình quản lý thông tin đầu ra để xây dựng phần mềm
quản lý, tích hợp với hệ thống quản lý ĐTTT. Qui trình cần được ban hành bằng văn
bản qui định đầy đủ, rõ ràng, công khai cho các cán bộ liên quan thực hiện.
- Phải xây dựng đội ngũ đủ khả năng tổ chức thực hiện quản lý thông tin đầu ra và
kết nối với các bộ phận liên quan trong nhà trường cũng như các đơn vị, doanh nghiệp.
- Có cơ chế tài chính thích hợp để chi cho con người thực hiện và xây dựng
phát triển phần mềm, có điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị để tổ chức thực hiện.

135
4.3. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp quản lý
đào tạo trực tuyến trong các trƣờng đại học ở Việt Nam
4.3.1. Mục đích, nội dung và phương pháp khảo nghiệm
4.3.1.1. Mục đích khảo nghiệm
Nhằm mục đích thăm dò ý kiến đánh giá của nhà khoa học, chuyên gia và cán
bộ quản lý các trường đại học có ĐTTT về tính cần thiết và tính khả thi của các giải
pháp quản lý ĐTTT đã đề xuất.
4.3.1.2. Nội dung khảo nghiệm
Khảo nghiệm đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của toàn bộ 07 giải pháp
quản lý ĐTTT đã được đề xuất.
4.3.1.3. Phương pháp khảo nghiệm
Luận án đã sử dụng phương pháp dùng phiếu hỏi để thăm dò ý kiến của cán
bộ quản lý (xem phụ lục 3). Các ý kiến đánh giá bằng cách cho điểm theo thang
điểm đánh giá từ 1 đến 5, cụ thể: Mức 1: Rất thực tiễn/Rất khả thi; Mức 2: Thực
tiễn/Khả thi; Mức 3: Tương đối thực tiễn/Tương đối khả thi; Mức 4: Ít thực tiễn/Ít
khả thi; Mức 5: Không thực tiễn/Không khả thi.
4.3.1.5. Khách thể khảo nghiệm
Tổng số khách thể khảo nghiệm là 152 gồm 52 cán bộ quản lý và 100 giảng viên.
4.3.1.6. Kết quả khảo nghiệm
Kết quả nghiên cứu đánh giá của cán bộ quản lý và giảng viên về tính cần
thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất được chúng tôi tổng hợp tại bảng số liệu
sau đây:
Bảng 4.4: Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi
của các giải pháp
TT Nội dung
5 4 3 2 Thứ
1
bậc
1 Giải pháp 1: Nâng cao nhận Tính
64,62 29,23 6,15 0 0 5
thức của đội ngũ cán bộ quản cần thiết
lý về ĐTTT và QLĐTTT Tính khả
43,08 43,08 13,85 0 0 6
thi
2 Giải pháp 2: Quản lý hạ tầng Tính
69,23 27,69 3,08 0 0 1
công nghệ ĐTTT có hiệu quả cần thiết
và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của Tính khả
41,54 46,15 9,23 3,08 0 5
người sử dụng thi
3 Giải pháp 3: Quản lý phát Tính
63,08 32,31 4,62 0 0 2
triển học liệu ĐTTTđa dạng, cần thiết
đảm bảo chất lượng chuyên Tính khả
43,08 47,69 7,69 1,54 0 3
môn và kỹ thuật thi
4 Giải pháp 4: Xây dựng đội Tính
40,00 53,85 6,15 0 0 5
ngũ giảng viên đáp ứng yêu cần thiết

136
cầu giảng dạy trong môi Tính khả thi
38,46 50,77 9,23 0 0 4
trường ĐTTT
5 Giải pháp 5: Quản lý các hoạt Tính
69,23 26,15 4,62 0 0 2
động dạy-học hiệu quả, chất cần thiết
lượng Tính khả thi 47,69 47,69 4,62 0 0 1
6 Giải pháp 6: Quản lý hoạt Tính
44,62 49,23 6,15 0 0 5
động hỗ trợ sinh viên và xây cần thiết
dựng hệ thống các tài liệu hỗ Tính khả thi
43,08 49,23 6,15 1,54
trợ cung cấp cho sinh viên 0 2
7 Giải pháp 7: Quản lý thông Tính
44,62 50,77 4,62 0 0 2
tin đầu ra và sử dụng có hiệu cần thiết
quả để nâng cao chất lượng Tính khả thi
41,54 43,08 9,23 6,15 0 7
đào tạo

Kết quả khảo sát thống kê ở bảng 4.4 cho thấy: đa số các ý kiến cho rằng các
giải pháp đưa ra là cần thiết và khả thi ở mức độ cao (T lệ số người đánh giá mức
độ cần thiết và khả thi ở mức độ “cần thiết” và “rất cần thiết” từ 84,62 đến 96,92%).
-Về tính cần thiết: Tất cả các khách thể được khảo sát đều khẳng định rằng, 7
giải pháp mà luận án đưa ra đều có tính cần thiết ở mức độ cao. Trong số các giải
pháp đề xuất thì giải pháp 2 “Quản lý hạ tầng công nghệ ĐTTT có hiệu quả và đáp
ứng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng”, được đánh giá có mức độ khả thi nhất (có
tới 96,92% số người đánh giá mức độ rất cần thiết và cần thiết, xếp thứ bậc 1”. Có
thể lý giải kết quả nghiên cứu này như sau: Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp
4.0, cùng với những yêu cầu của nền kinh tế-xã hội trong thời kỳ hội nhập, đòi hỏi
cần thiết tận dụng thế mạnh của CNTT trong tổ chức đào tạo và đổi mới QLĐT nói
chung và đối với ĐTTT nói riêng nhằm hướng đến nâng cao chất lượng. Do vậy, các
trường đều rất cần chú trọng đến việc quản lý hạ tầng công nghệ ĐTTT có hiệu quả
và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng. Đây được coi như điều kiện tiên
quyết để đào tạo trực tuyến đạt hiệu quả như mục tiêu đề ra.
Tiếp đến là các giải pháp “Quản lý phát triển học liệu ĐTTT đa dạng, đảm
bảo chất lượng chuyên môn và kỹ thuật”; “Quản lý các hoạt động dạy-học hiệu quả,
chất lượng”; “Quản lý thông tin đầu ra và sử dụng có hiệu quả để nâng cao chất
lượng đào tạo”, (có tới 95,38% số người đánh giá mức độ rất cần thiết và cần thiết,
xếp thứ bậc 2”. Có thể nhận thấy rằng, các giải pháp trên đều thật sự cần thiết đối
với đào tạo trực tuyến tại trường đại học hiện nay. Trong đó, các nội dung như phát
triển học liệu đào tạo trực tuyến; hoạt động dạy học trực tuyến; thông tin đầu ra,…
đều là những thành tố cầu thành nên chất lượng và hiệu quả đào tạo trực tuyến. Do
vậy, nếu không chú trọng tới việc tìm ra các giải pháp quản lý hiệu quả các khía
cạnh này thì việc mong muốn chất lượng và hiệu quả đào tạo trực tuyến sẽ không
đáp ứng yêu cầu.

137
Các giải pháp còn lại như: “Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý
về ĐTTT và quản lý ĐTTT”; “Xây dựng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu giảng
dạy trong môi trường ĐTTT”; “Quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên và xây dựng hệ
thống các tài liệu hỗ trợ cung cấp cho sinh viên” mặc dù có t lệ số người được hỏi
đánh giá có mức độ cần thiết thấp hơn các giải pháp đã phân tích ở trên. Tuy nhiên,
t lệ số người được hỏi đánh giá mức độ rất cần thiết và cần thiết trên 80%.
-Về tính khả thi của các giải pháp đề xuất:
Tất cả các khách thể được khảo sát đều khẳng định rằng, 7 giải pháp mà luận
án đưa ra đều có tính cần thiết ở mức độ cao. Trong đó, giải pháp 1 về “Nâng cao
nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý về ĐTTT và quản lý ĐTTT” (92,31%), giải
pháp 4 về “Xây dựng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu giảng dạy trong môi
trường ĐTTT” (90,77%), giải pháp 5 về “Quản lý các hoạt động dạy-học hiệu quả,
chất lượng” (89,23%) và giải pháp 6 về “Quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên và xây
dựng hệ thống các tài liệu hỗ trợ cung cấp cho sinh viên” (95,38%) và là những giải
pháp được đánh giá có tính khả thi cao. Trên thực tế, có thể dễ dàng nhận thấy các
giải pháp này có thể được các trường tổ chức thực hiện và quản lý chủ động trong
điều kiện của các trường và các nguồn lực hiện tại mà trường đang có. Tuy nhiên,
hai giải pháp, giải pháp 2 về “Quản lý hạ tầng công nghệ ĐTTT có hiệu quả và đáp
ứng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng” (86,15%) và giải pháp 3 về “Quản lý phát
triển học liệu ĐTTT đa dạng, đảm bảo chất lượng chuyên môn và kỹ thuật”
(87,69%) được đánh giá có tính khả thi thấp hơn do các giải pháp này đòi hỏi điều
kiện của nhà trường cần đầu tư về nguồn lực thực hiện mạnh, về nhân lực có chuyên
môn và đòi hỏi kinh phí đầu tư lớn về con người, về cơ sở vật chất, công nghệ. Còn
giải pháp 7 về “Quản lý thông tin đầu ra và sử dụng có hiệu quả để nâng cao chất lượng
đào tạo” (84,62%) được đánh giá về tính khả thi thấp hơn cả, các chuyên gia và nhà
quản lý còn chưa tin tưởng do đó là giải pháp cần có sự phối hợp với đơn vị sử dụng
nhân sự hoặc cần có phương pháp tổ chức thực hiện đảm bảo độ tin cậy, chính xác,
phản ánh đúng bản chất của các số liệu, từ đó mang lại hiệu quả cho quản lý thông tin
đầu ra.
4.3.2. Thử nghiệm một giải pháp
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, căn cứ vào điều kiện thực tế và thực
trạng quản lý ĐTTT tại các trường đại học ở Việt Nam, NCS không thể tổ chức thử
nghiệm cho tất cả các giải pháp, một giải pháp được thử nghiệm là:

138
- Giải pháp 3: “Quản lý phát triển học liệu ĐTTT đa dạng, đảm bảo chất lượng
chuyên môn và kỹ thuật”.
4.3.2.1. Thử nghiệm giải pháp 3
a) Mục đích thử nghiệm
Đánh giá sự phù hợp và tính khả thi, tính cần thiết và tính hiệu quả của việc triển
khai áp dụng giải pháp 3 nhằm minh chứng cho giả thuyết khoa học đã đề ra, cụ thể kiểm
chứng tính khả thi, tính cần thiết của giải pháp 3 về “Quản lý phát triển học liệu ĐTTT đa
dạng, đảm bảo chất lượng chuyên môn và kỹ thuật” thông qua triển khai qui trình quản lý
bảng 4.1 và chu trình quản lý hình 4.2 đã đề xuất trong giải pháp 3.
b) Giới hạn thử nghiệm
- Về không gian thử nghiệm: Trường Đại học Mở Hà Nội.
- Về thời gian thử nghiệm: giải pháp thử nghiệm được triển khai trong 8 tháng,
từ 01/10/2017 đến 31/5/2018.
c) Nội dung thử nghiệm
Thực hiện qui trình quản lý phát triển học liệu đã đề xuất để xây dựng nội dung
học liệu ĐTTT cho một học phần cụ thể và tổ chức một hệ thống các khoá học trực
tuyến mở phục vụ việc học tập và tham khảo tài liệu cho sinh viên.
d) Phương pháp và tiến trình thử nghiệm
- Làm việc với Ban giám hiệu Trường Đại học Mở Hà Nội, Ban lãnh đạo
Trung tâm Đào tạo Trực tuyến của Trường Đại học Mở Hà Nội và các thành viên
tham gia để trực tiếp tham gia và được phép tiến hành thử nghiệm giải pháp quản lý
phát triển nội dung học liệu ĐTTT đối với một học phần cụ thể được Trường Đại
học Mở Hà Nội phân công cho Trung tâm Đào tạo Trực tuyến thực hiện việc phát
triển học liệu điện tử. Sản phẩm cuối cùng của học liệu được Trường Đại học Mở
Hà Nội nghiệm thu và ban hành sử dụng phục vụ đào tạo trực tuyến. Học phần được
thực hiện là học phần: Luật Tố tụng hình sự thuộc chuyên ngành Luật Kinh tế, đào
tạo hệ từ xa trực tuyến tại Trường Đại học Mở Hà Nội.
Trên cơ sở đồng ý từ nhà trường và các cán bộ tham gia, NCS đã lập kế hoạch
và tổ chức thực hiện. Trong tháng đầu tiên, NCS đã chuẩn bị và trao đổi thống nhất
với nhóm các thành viên tham gia về mục đích, nội dung, cách thức tiến hành và các
điều kiện thực hiện; đã thống nhất việc lựa chọn các tiêu chí đánh giá kết quả của
giải pháp được lựa chọn thử nghiệm dựa trên các tiêu chí của phiếu khảo sát thực
trạng của luận án và đề xuất thực tế của đơn vị, làm cơ sở để đánh giá hiệu quả của
giải pháp sau thử nghiệm.
Các tiêu chí được đánh giá theo 05 mức:
 Mức 5: Rất phù hợp; Rất tốt; Rất quan trọng

139
 Mức 4: Phù hợp; Tốt; Quan trọng
 Mức 3: Tương đối phù hợp; Tương đối tốt; Tương đối quan trọng
 Mức 2: Chưa phù hợp; Chưa tốt; Ít quan trọng
 Mức 1: Không phù hợp,không tốt,không quan trọng.
Đối với việc tổ chức một hệ thống các khoá học mở trực tuyến được đánh giá
dựa trên số lượng truy cập của người dùng.
NCS đã phối hợp với các thành viên trong nhóm triển khai cụ thể các nội dung,
phương pháp và tiến trình thử nghiệm giải pháp.
- Đối tượng thử nghiệm: Thử nghiệm được thực hiện bởi một nhóm phát triển
học liệu. NCS chủ trì nhóm tham gia gồm Giảng viên chuyên môn, cán bộ thiết kế
học liệu, cán bộ kỹ thuật, cán bộ trường quay, kết hợp với các cán bộ tại các đơn vị
liên quan của nhà trường.
- Cách thức đối chứng: Cách thức đối chứng thông qua các tiêu chí đã xác lập và
được thực hiện ở thời điểm trước khi diễn ra hoạt động thử nghiệm 1-2 tháng và sau khi
kết thúc hoạt động thử nghiệm 1 tháng, bằng cách lấy ý kiến của 25 cán bộ quản lý, giảng
viên Trường Đại học Mở Hà Nội, của 150 sinh viên là người tham gia học trực tuyến với
học liệu của học phần được áp dụng trong thử nghiệm giải pháp. Kết quả khảo sát nhằm
rút ra kết luận sự cần thiết và hiệu quả của việc triển khai áp dụng giải pháp.
- Chuẩn bị các điều kiện để thử nghiệm:
Để đảm bảo tính pháp lý cho việc thử nghiệm giải pháp 3, NCS đã thực hiện
các thủ tục sau đây:
 Đề xuất việc triển khai các hoạt động do nhà trường giao cho NCS chủ
trì thực hiện cùng với nhóm cán bộ của Trung tâm Đào tạo trực tuyến
của nhà trường và giảng viên chuyên môn.
 Đề xuất qui trình quản lý thực hiện để Lãnh đạo và bộ phận Phát triển
học liệu của Trung tâm Đào tạo trực tuyến – Trường Đại học Mở Hà
Nội thông qua.
 Tổ chức họp triển khai các hoạt động thử nghiệm gồm các thành viên:
đại diện Lãnh đạo Trung tâm Đào tạo trực tuyến của nhà trường,
người chủ trì, người chủ trì, cán bộ thiết kế nội dung, cán bộ thiết kế
kỹ thuật, và các thành viên khác trong nhóm và phối hợp. Cuộc họp
nhằm triển khai cho các cán bộ hiểu rõ mục đích, quy trình, cách thức
thực hiện cũng như các yêu cầu và sự cần thiết áp dụng giải pháp 3.
- Triển khai thử nghiệm giải pháp:
Các nội dung được triển khai như sau:

140
 Phổ biến kế hoạch, qui trình, nội dung, các bước thực hiện tới các thành
viên tham gia các hoạt động thử nghiệm.
 Triển khai phân công nhiệm vụ kèm theo các tài liệu, biểu mẫu, yêu cầu
cụ thể đối với từng thành viên tham gia các bước cụ thể trong qui trình.
 Giám sát chặt chẽ quá trình thử nghiệm theo đúng qui trình thử nghiệm.
 Các thành viên tham gia hoạt động thử nghiệm sau khi kết thúc và báo
cáo kết quả thực hiện theo quy trình và các yêu cầu đã được phân công.
 Đo lường kết quả thử nghiệm các hoạt động thông qua phiếu khảo sát ý
kiến của cán bộ quản lý, giảng viên, đồng thời kết hợp phỏng vấn trực tiếp
đối với những ý kiến đánh giá chưa thống nhất (xem phụ lục 7).
Triển khai các bước cụ thể:
+ Bước 1: Xác định những hạn chế, bất cập về nội dung giảng dạy và về kỹ thuật
cần thiết phải điều chỉnh, cập nhật, bổ sung đối với học liệu ĐTTT. Những vấn đề này
được xác định thông qua ý kiến của giảng viên phụ trách học phần, qua thu thập ý kiến và
thực tế tìm hiểu từ cán bộ quản lý lớp môn học, từ sinh viên sử dụng học liệu môn học.
Kết quả tổng hợp cho thấy, cần cập nhật vào nội dung bài giảng theo bộ Luật mới
2015 thay thế cho bộ Luật cũ 2005; đồng thời cần nâng cấp kỹ thuật của học liệu để sử
dụng được trên các thiết bị di động, các trình duyệt mới phù hợp với sự thay đổi của
CNTT nhằm đảm bảo cho người học truy cập được trên các phương tiện học tập thuận
lợi. Bên cạnh đó, theo đề xuất của đơn vị sử dụng học liệu đào tạo, học liệu cần được bổ
sung thêm các tài liệu giúp cho sinh viên tự học phong phú đa dạng hơn như ngân hàng
câu hỏi luyện tập, các câu hỏi thường gặp, các tình huống thảo luận,...
+ Bước 2: Lấy ý kiến thông qua của Ban rà soát học liệu về việc điều chỉnh,
cập nhật nội dung học liệu và nâng cấp kỹ thuật đối với học liệu ĐTTT.
+ Bước 3: Thông qua hội đồng khoa học của ngành về việc các học liệu cần
điều chỉnh, cập nhật, nâng cấp.
+ Bước 4: Lên kịch bản sư phạm của học liệu có sự tham gia của giảng viên và
cán bộ thiết kế học liệu. Lấy ý kiến chuyên gia về việc đảm bảo nội dung chuyên
môn và phương pháp sư phạm.
+ Bước 5: Lập kịch bản tổng thể gồm nội dung chuyên môn và kỹ thuật. Lấy ý
kiến giảng viên thông qua kịch bản tổng thế.
+ Bước 6: Phát triển nội dung trên cơ sở kịch bản được duyệt.
+ Bước 7: Tiếp thu ý kiến phản hồi từ chuyên gia và người học về học liệu,
chỉnh sửa và hoàn thiện.
+ Bước 8: Thông qua Hội đồng nghiệm thu cấp nhà trường đối với sản phẩm
học liệu mới, đồng thời ghi nhận những đánh giá, góp ý của hội đồng nghiệm thu để
chỉnh sửa, hoàn thiện.

141
+ Bước 9: Nghiệm thu, ký duyệt và ban hành sử dụng. Sau khi hoàn thành sản
phẩm cuối cùng (xem phụ lục 10 về HLĐT cũ và mới), nhóm thực hiện bàn giao cho
Phòng Quản lý Khoa học trình Viện trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội ký duyệt
nghiệm thu để ban hành sử dụng. Các sản phẩm học được sử dụng trong tổ chức đào
tạo và sẽ tiếp tục thực hiện chu trình điều chỉnh, nâng cấp, cập nhật định kỳ.
Đối với sản phẩm học liệu đã hoàn thiện được nghiệm thu, học liệu được tổ
chức lên hệ thống các khoá học mở trực tuyến.
e) Kết quả thử nghiệm
Kết quả thử nghiệm và đối chứng hiệu quả của việc áp dụng giải pháp 3 về
“Quản lý phát triển học liệu ĐTTT đa dạng, đảm bảo chất lượng chuyên môn và kỹ
thuật” được đánh giá theo 7 tiêu chí như bảng 4.5 (dưới) và sản phẩm minh chứng là
học liệu ĐTTT đã hoàn thiện . So sánh mức đánh giá thực nghiệm giải pháp trước
khi áp dụng và sau khi đã áp dụng thử nghiệm cho thấy hầu hết các tiêu chí đều
được đánh giá ở mức cao hơn.
Bảng 4.5: Tổng hợp ý kiến đánh giá về thực nghiệm giải pháp “Quản lý phát triển
học liệu ĐTTT đa dạng, đảm bảo chất lượng chuyên môn và kỹ thuật”
(Đơn vị tính: %)
TT Các yếu tố và thời điểm đánh giá Mức đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5
1 Thực hiện chu trình và qui Trước TN 20,0 28,0 24,0 16,0 12,0
trình điều chỉnh, nâng cấp, cập
Sau TN
nhật, bổ sung và phát triển học 0 0 12,0 40,0 48,0
liệu ĐTTT
2 Học liệu được thực hiện theo Trước TN 12,0 32,0 28,0 16,0 12,0
đúng kế hoạch chi tiết và tiêu Sau TN
0 0 28,0 40,0 32,0
chuẩn đặt ra
3 Sự phối hợp chặt chẽ giữa Trước TN 20,0 12,0 32,0 28,0 8,0
giảng viên và nhóm thiết kế, Sau TN
0 8,0 32,0 36,0 24,0
nhóm kỹ thuật
4 Học liệu đảm bảo yêu cầu về nội Trước TN 0 0 52,0 28,0 20,0
dung cần điều chỉnh, cập nhật Sau TN 0 0 16,0 40,0 44,0
5 Học liệu đảm bảo yêu cầu về kỹ Trước TN 16,0 24,0 36,0 12,0 12,0
thuật cần nâng cấp, cập nhật Sau TN 0 0 24,0 44,0 32,0
6 Học liệu phù hợp và đáp ứng Trước TN 8,0 20,0 36,0 24,0 12,0
yêu cầu thực tế giảng dạy và Sau TN
0 0 20,0 48,0 32,0
nhu cầu người học
7 Học liệu được thẩm định trong Trước TN 0 20,0 40,0 32,0 8,0
quá trình và tổ chức nghiệm thu Sau TN 0 0 12,0 44,0 44,0

142
Cụ thể:
- Tiêu chí “Thực hiện chu trình và qui trình điều chỉnh, bổ sung, nâng cấp, cập
nhật học liệu ĐTTT” có mức đánh giá Tốt và Rất tốt tăng từ 28% lên 88%. Đây là
tiêu chí được đánh giá rất cao trong quá trình thử nghiệm giải pháp 3.
- Tiêu chí “Học liệu được thực hiện theo đúng kế hoạch chi tiết và tiêu chuẩn
đặt ra” có mức đánh giá quan trọng và rất quan trọng tăng từ 28% lên 72% cho thấy
việc đặt ra các tiêu chuẩn học liệu là rất cần thiết.
- Tiêu chí “Sự phối hợp chặt chẽ giữa giảng viên và nhóm thiết kế, nhóm kỹ
thuật” có mức đánh giá Tốt và Rất tốt tăng từ 36,0% lên 60,0%, cho thấy vai trò
giảng viên và việc phối hợp với các nhóm thiết kế, kỹ thuật rất quan trọng trong việc
phát triển nội dung,…
- Tiêu chí “Học liệu đảm bảo yêu cầu về nội dung cần điều chỉnh, cập nhật” có
mức đánh giá Tốt và Rất tốt tăng từ 48,0% lên 88,0%.
- Tiêu chí “Học liệu đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật cần nâng cấp, cập nhật” có
mức đánh giá Tốt và Rất tốt tăng từ 24,0% lên 76,0%. Điều này cho thấy việc nâng
cấp, cập nhật về kỹ thuật học liệu cũng đóng vai trò quan trọng đối với việc phát
triển học liệu.
- Tiêu chí “Học liệu phù hợp và đáp ứng yêu cầu thực tế giảng dạy và nhu cầu
người học” có mức đánh giá phù hợp và rất phù hợp tăng từ 36% lên 80% cho thấy
hướng tích cực của học liệu được quản lý phát triển theo qui trình mới.
- Tiêu chí “Học liệu được thẩm định trong quá trình và tổ chức nghiệm thu”
có mức đánh giá phù hợp và rất phù hợp tăng từ 40,0% lên 88,0% cho thấy vai trò
của hoạt động kiểm tra đánh giá phát triển học liệu mới.
Về kết quả tổ chức học liệu lên hệ thống các khoá học mở trực tuyến cho thấy
số lượng người truy cập liên tục tăng với hàng nghìn lượt truy cập mỗi tuần.
Ngoài việc lấy ý kiến đánh giá của cán bộ về thực hiện qui trình quản lý phát
triển học liệu, tác giả đã lấy ý kiến đánh giá của một nhóm người học gồm 150 sinh
viên đã được học học phần Luật Tố tụng hình sự cũ. Nhóm sinh viên này thực hiện
đánh giá học liệu cũ và học liệu mới được thực hiện theo qui trình quản lý mới. Kết quả
cho thấy mức độ đánh giá về “tính cập nhật, bổ ích” đối với học liệu mới cao hơn rất
nhiều so với trước đây (học liệu cũ 16,0%, học liệu mới 100%), tiếp đến là “học liệu
mới dễ tiếp thu, trình bày hấp dẫn” (học liệu cũ 74,0%, học liệu mới 96,0%).

143
Bảng 4.6: Đánh giá của người học đối với học liệu trước khi phát triển nâng cấp
(Đơn vị tính: %)

S Mức độ
Đánh giá học liệu ĐTTT
TT Tốt Khá TB Yếu
1 Nội dung học liệu được cập nhật, cần thiết, bổ
6,0 10,0 56,0 28,0
ích
2Học liệu có thể truy cập được thuận tiện và dễ
62,0 18,0 12,0 8,0
2 dàng trên máy tính
3Học liệu có thể truy cập được thuận tiện và dễ
58,0 22,0 10,0 10,0
3 dàng trên thiết bị di động
4Học liệu giúp sinh viên dễ tiếp thu, được trình
52,0 22,0 18,0 8,0
4 bày hấp dẫn
5Học liệu đa dạng về hình thức phù hợp với điều
54,0 20,0 18,0 8,0
5 kiện của người học

Đánh giá của người học đối với học liệu trước khi phát triển nâng cấp cho
thấy, sản phẩm học liệu cho thấy, người học đánh giá hệ thống học liệu chưa đáp
ứng được yêu cầu và nhiệm vụ học tập. Tất cả các khía cạnh như: Nội dung học liệu
được cập nhật, cần thiết, bổ ích; Học liệu có thể truy cập được thuận tiện và dễ dàng
trên máy tính; Học liệu có thể truy cập được thuận tiện và dễ dàng trên thiết bị di
động; Học liệu giúp sinh viên dễ tiếp thu, được trình bày hấp dẫn; Học liệu đa dạng
về hình thức phù hợp với điều kiện của người học đều có t lệ nhất định số người
được hỏi đánh giá mức độ đáp ứng yếu (t lệ số người được hỏi đánh giá mức độ
đáp ứng yếu từ 8,0% đến 28,0%). Số người đánh giá mức độ đáp ứng tốt và khá
tương đối nhiều tập trung vào các khía cạnh như: Học liệu có thể truy cập được
thuận tiện và dễ dàng trên máy tính; Học liệu có thể truy cập được thuận tiện và dễ
dàng trên thiết bị di động; Học liệu giúp sinh viên dễ tiếp thu, được trình bày hấp
dẫn; Học liệu đa dạng về hình thức phù hợp với điều kiện của người học (T lệ số
người được hỏi đánh giá mức độ đáp ứng ở mức độ khá và tốt từ 74,0% đến 80%).
Như vậy, có thể khẳng định bước đầu người học đánh giá hệ thống học liệu
đào tạo trực tuyến đã cơ bản đáp ứng yêu cầu, tuy nhiên mức độ đáp ứng chưa cao.
Do vậy, rất cần phải tập trung tìm ra các giải pháp để quản lý tốt hơn học liệu đào
tạo trực tuyến sao cho đáp ứng tốt nhất yêu cầu của hoạt động này.

144
Bảng 4.7: Đánh giá của người học đối với học liệu sau khi phát triển nâng cấp
(Đơn vị tính: %)

S Mức độ
Đánh giá học liệu ĐTTT
TT Tốt Khá TB Yếu
1Nội dung học liệu được cập nhật, cần thiết, bổ
78,0 22,0 0,0 0,0
1 ích
2Học liệu có thể truy cập được thuận tiện và dễ
74,0 18,0 8,0 0,0
2 dàng trên máy tính
3Học liệu có thể truy cập được thuận tiện và dễ
70,0 22,0 8,0 0,0
3 dàng trên thiết bị di động
4Học liệu giúp sinh viên dễ tiếp thu, được trình
78,0 18,0 4,0 0,0
4 bày hấp dẫn
5Học liệu đa dạng về hình thức phù hợp với điều
62,0 24,0 10,0 4,0
5 kiện của người học

Đánh giá của người học đối với học liệu sau khi phát triển nâng cấp cho thấy,
sản phẩm học liệu được phát triển thông qua thực nghiệm giải pháp “Quản lý phát
triển học liệu ĐTTT đa dạng, đảm bảo chất lượng chuyên môn và kỹ thuật” đã được
nâng lên rõ rệt. Tất cả các khía cạnh xem xét của nội dung này đều không có ai
trong số khách thể được nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng “yếu”, chỉ có một t
lệ rất nhỏ số người được hỏi đánh giá ở mức độ “trung bình”. T lệ số người được
hỏi đánh giá mức độ thực hiện “khá” và “tốt” từ 86,0% đến 100%. Kết quả nghiên
cứu này khẳng định, qua thử nghiệm giải pháp cho thấy việc áp dụng giải pháp
“Quản lý phát triển học liệu ĐTTT đa dạng, đảm bảo chất lượng chuyên môn và kỹ
thuật” đã khẳng định thêm cho nhận định khi tăng cường khâu phối hợp chặt chẽ
giữa giảng viên và các nhóm học liệu; khi điều chỉnh, nâng cấp, cập nhật học liệu về
cả nội dung và kỹ thuật tuân thủ qui trình giám sát/thẩm định trong quá trình thực
hiện thì chắc chắn sản phẩm học liệu sẽ đáp ứng tốt hơn mong đợi của người học.
Việc áp dụng giải pháp là rất cần thiết trong việc nâng cao chất lượng nội dung
giảng dạy trực tuyến, hiệu quả dạy và học và nâng cao chất lượng ĐTTT nói chung.

Kết luận chƣơng 4


Từ kết quả nghiên cứu lí luận và thực trạng, luận án đã đề xuất được 7 giải
pháp quản lý đào tạo trực tuyến tại các trường đại học Việt Nam hiện nay. Luận án
đã tiến hành khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất.
Kết quả khảo nghiệm cho thấy cả 7 giải pháp quản lý đều được các chuyên gia đánh

145
giá là cần thiết và khả thi khi áp dụng vào thực tiễn quản lý đào tạo trực tuyến tại
các trường đại học Việt Nam hiện nay.
Luận án đã thử nghiệm giải pháp “Quản lý phát triển học liệu đào tạo trực
tuyến đa dạng, đảm bảo chất lượng chuyên môn và kỹ thuật”. Kết quả thử nghiệm cho
thấy, trước thử nghiệm mức độ đáp ứng của học liệu ĐTTT về yêu cầu nội dung, kỹ
thuật và qui trình quản lý phát triển học liệu đều đạt mức độ “Khá”. Kết quả đo sau
thử nghiệm cho thấy, có sự thay đổi có ý nghĩa về mặt thống kê về mức độ đánh giá
đối với học liệu ĐTTT đã nâng cấp theo qui trình quản lý đã áp dụng. Kết quả thử
nghiệm khẳng định hiệu quả của giải pháp này đã nâng cao được hiệu quả quản lý
phát triển học liệu ĐTTT đa dạng, đảm bảo chất lượng chuyên môn và kỹ thuật.

146
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. ĐTTT trong những năm gần đây đang phát triển mạnh ở Việt Nam.
ĐTTT khác biệt với đào tạo kiểu truyền thống ở mọi yếu tố từ đầu vào, quá trình
dạy học đến đầu ra, và chịu tác động nhiều của bối cảnh. Ưu điểm lớn nhất của
phương thức đào tạo này là dựa trên thế mạnh của CNTT và truyền thông giúp cho
việc rút ngắn khoảng cách giữa người dạy và người học, người học có thể tham gia
học tập linh hoạt, chủ động ở không gian, thời gian khác nhau, người học là trung
tâm của quá trình đào tạo. Tuy nhiên, để phát huy tốt những ưu điểm của phương
thức đào tạo này đòi hỏi các điều kiện về hạ tầng CNTT, hệ thống học liệu điện tử,
đội ngũ giảng viên, đội ngũ nhân lực hỗ trợ các hoạt động tổ chức và phục vụ đào
tạo, hệ thống văn bản – qui định – hướng dẫn thực hiện phải đồng bộ và đáp ứng
những yêu cầu của quá trình đào tạo trong môi trường trực tuyến.
1.2. Hoạt động triển khai ĐTTT hiện nay ở các trường đại học đã được đẩy
mạnh, tuy nhiên tuỳ theo mỗi trường có cách làm khác nhau chưa có mô hình QLĐT
phù hợp. Mô hình CIPO được vận dụng trong quản lý ĐTTT tiếp cận theo quá trình,
trong đó có yếu tố bối cảnh về môi trường chính trị, xã hội, sự phát triển của
CNTT… là một giải pháp để các trường đại học tham khảo.
1.3. Đào tạo trực tuyến hệ từ xa cấp bằng đại học mới được triển khai mạnh ở
một số trường đại học Việt Nam trong những năm gần đây cùng với sự tiến bộ của
CNTT và truyền thông và nỗ lực thực hiện chủ trương tăng cường ứng dụng CNTT
trong đào tạo của ngành giáo dục. Trong bước đầu triển khai, ưu thế của ĐTTT đã
thu hút ngày càng gia tăng lượng người theo học, nhiều người đã lựa chọn ĐTTT
thay vì học từ xa truyền thống vì sự thuận tiện học tập mọi lúc, mọi nơi. Mặc dù
vậy, song trong quá trình bước đầu đẩy mạnh ĐTTT cùng với những yêu cầu nâng
cao chất lượng đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhu cầu học tập của người học,
đặc biệt trong bối cảnh CNTT phát triển mạnh mẽ và yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế
và xã hội về chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao trong xu thế hội nhập.
Kết quả nghiên cứu thực trạng đào tạo trực tuyến tại các trường đại học cho
thấy, mức độ đáp ứng của hạ tầng công nghệ ĐTTT, hệ thống học liệu, đội ngũ
giảng viên, quá trình tổ chức dạy học trong đào tạo trực tuyến ở mức độ khá. Tuy
nhiên, xem xét mức độ đáp ứng của từng nội dung cho thấy có sự khác biệt có ý

147
nghĩa về mặt thống kê, các nội dung như: Hệ thống học liệu điện tử; quá trình tổ
chức dạy – học. Ngoài ra, nội dung đội ngũ nhân lực hỗ trợ các hoạt động đào tạo
trực tuyến ở mức độ trung bình.
Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý đào tạo trực tuyến tại các trường đại
học theo tiếp cận CIPO cho thấy, trạng quản lý đào tạo trực tuyến tại các trường đại
học ở mức độ trung bình. Tuy nhiên, xem xét mức độ thực hiện của từng nội dung
quản lý cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Các nội dung quản lý
như: quản lý tuyển sinh và tư vấn học; quản lý học liệu ĐTTT; quản lý đội ngũ nhân
lực hỗ trợ đào tạo trực tuyến; quản lý hệ thống các văn bản - qui định về tổ chức và
hoạt động ĐTTT; đầu ra và tốt nghiệp ĐTTT ở các trường thực hiện ở mức độ khá.
Tuy nhiên các nội dung quản lý như: quá trình dạy-học; hạ tầng công nghệ đào tạo
trực tuyến; đội ngũ giảng viên dạy trực tuyến; kiểm tra đánh giá ĐTTT; thông tin
đầu ra ĐTTT ở các trường đại học được nghiên cứu có mức độ thực hiện trung bình.
Các yếu tố bối cảnh về: Chủ trương, thể chế, chính sách về phát triển giáo
dục và GDTX; Chủ trương, thể chế, chính sách về phát triển hạ tầng CNTT; Sự tiến
bộ của khoa học và công nghệ; Xu thế phát triển của giáo dục từ xa, giáo dục suốt
đời và xu thế hội nhập quốc tế trên thế giới và trong nước đều có sự ảnh hưởng nhất
định đến quản lý ĐTTT ở các trường đại học thể hiện ở bảng số liệu nêu trên đều có
mức độ ảnh hưởng khá lớn tới quản lý hoạt động này. Các yếu tố như nhận thức của
tổ chức về công tác ĐTTT; Năng lực, trình độ của đội ngũ quản lý; Ứng dụng CNTT
trong quản lý đào tạo; Cơ cấu tổ chức đơn vị đào tạo trực tuyến đều có ảnh hưởng
tới quản lý hoạt động này, nhưng ở mức độ trung bình.
1.4. Những nguyên nhân gây ra những hạn chế của quản lý ĐTTT ở các
trường đại học ở Việt Nam là do: quản lý các điều kiện triển khai ĐTTT còn chưa
đáp ứng với sự cần thiết, chưa phù hợp với bối cảnh và theo kịp xu thế phát triển;
Các điều kiện đảm bảo chất lượng còn chưa đồng bộ, chưa được quan tâm thích
đáng với tầm quan trọng.
1.5. Luận án đã đưa ra 7 giải pháp quản lý, đó là: Quản lý hạ tầng công nghệ
ĐTTT có hiệu quả và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng; Quản lý phát
triển học liệu ĐTTT đa dạng, đảm bảo chất lượng chuyên môn và kỹ thuật; Xây
dựng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu giảng dạy trong môi trường ĐTTT; - Quản
lý các hoạt động dạy-học hiệu quả, chất lượng; Quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên

148
và xây dựng hệ thống các tài liệu hỗ trợ cung cấp cho sinh viên; Nâng cao nhận thức
của đội ngũ cán bộ quản lý về ĐTTT và quản lý ĐTTT; Quản lý thông tin đầu ra và
sử dụng có hiệu quả để nâng cao chất lượng đào tạo.
1.6. Kết quả lấy ý kiến các chuyên gia cho thấy các giải pháp đều phù hợp
với thực tiễn, cần thiết và khả thi. Mặc dù còn một số ý kiến băn khoăn về tính khả
thi của các giải pháp đã đề xuất, nhưng hầu hết ý kiến cho rằng phải đổi mới, hoàn
thiện qui trình quản lý, nâng cao nhận thức và vai trò của người quản lý trong việc
chỉ đạo các hoạt động ĐTTT. Kết quả thử nghiệm giải pháp cho thấy việc áp dụng
giải pháp mà luận án đề xuất đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và thực hiện
mục tiêu đào tạo.
2. Khuyến nghị
2.1. Khuyến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Xây dựng và ban hành qui định về kiểm định và đảm bảo chất lượng đối
với hình thức ĐTTX, ĐTTT phù hợp với bối cảnh ở Việt Nam, làm cơ sở để các
trường tự đánh giá hoạt động đào tạo, quản lý đào tạo và đảm bảo chất lượng.
- Xác định xu thế của các quốc gia trong khu vực và thế giới, cùng với chủ
trương của Đảng và Nhà nước về xã hội học tập và học suốt đời, Bộ Giáo dục và
Đào tạo cần hiện thực hoá bằng việc đề xuất với Chính phủ hoặc đưa ra các chính
sách đầu tư trọng điểm cho phát triển ĐTTX, ĐTTT, đặc biệt phát huy vai trò của
các trường Đại học Mở, trên cơ sở tham khảo mô hình các đại học Mở trong khu
vực và trên thế giới.
- Tăng cường đầu tư về hạ tầng công nghệ cho ĐTTT một cách đồng bộ
không chỉ tại các cơ sở đào tạo mà còn ở khắp các vùng miền được phủ sóng và
trang bị các thiết bị học tập giúp cho người dân được tạo thuận lợi học tập.
- Có chính sách và tiêu chuẩn đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý trong
ĐTTT, từ đó tăng cường bồi dưỡng đội ngũ để đáp ứng với yêu cầu phát triển của
ĐTTT và đạt chuẩn trong khu vực và quốc tế.
- Đầu tư tập trung cho phát triển nội dung học liệu ở các trường nhằm đạt
chuẩn về nội dung chuyên môn và kỹ thuật, từ đó xây dựng hệ thống kho dữ liệu
quốc gia để cung cấp nguồn bài giảng, học liệu điện tử đạt chuẩn quốc gia, phát huy
nguồn lực của các nhà trường đóng góp vào tài nguyên chung của quốc gia, thực

149
hiện các mục tiêu phát triển giáo dục nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực,
xây dựng xã hội học tập và học suốt đời.
2.2. Khuyến nghị với các trường đại học
- Có chính sách bồi dưỡng, qui hoạch đội ngũ cán bộ quản lý có tầm hiểu
biết, trình độ, kỹ năng thích ứng với bối cảnh và xu thế mới. Đổi mới tư duy, nhận
thức về đào tạo trong thời kỳ mới - cách mạng công nghiệp 4.0.
- Đổi mới, hoàn thiện qui trình quản lý đối với các yếu tố đầu vào, quá trình,
đầu ra của ĐTTT tại nhà trường phù hợp với điều kiện bối cảnh và xu thế phát triển
hiện nay của thế giới, khu vực và Việt Nam.
- Các trường đại học cùng hợp tác, tạo thành mạng lưới chia sẻ nội dung đào
tạo, bài giảng qua mạng, tạo nên nguồn tư liệu phong phú cho cộng đồng.
- Bên cạnh đổi mới quản lý cần tăng cường hợp tác quốc tế để nâng cao
năng lực tổ chức, quản lý.
- Đầu tư, trang bị cơ sở vật chất, hạ tầng, các thiết bị làm việc, học tập để
đảm bảo các hoạt động đào tạo và quản lý ĐTTT trong nhà trường.

150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

Các bài báo khoa học liên quan đến luận án:
1. Trần Thị Lan Thu (2018), Mô hình đào tạo trực tuyến và vai trò của đào
tạo trực tuyến trong giáo dục, Tạp chí Tâm lý học xã hội, số 07.
2. Trần Thị Lan Thu (2018), MOOCs – Một giải pháp hỗ trợ học tập suốt đời
trong xu thế giáo dục 4.0, Tạp chí khoa học Viện Đại học Mở Hà Nội, số 40, Tháng
02-2018, Trang 44.
3. Trần Thị Lan Thu (2018), Quản lý hạ tầng công nghệ triển khai dạy học từ
xa theo hình thức đào tạo trực tuyến tại các trường đại học, Tạp chí Tâm lý học xã
hội, số 08.
4. Trần Thị Lan Thu (2017), E-learning và mô hình đại học ảo tại Việt Nam,
K yếu hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo từ xa theo xu thế phát triển của khu
vực và thế giới, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017, trang 76.
5. Trần Thị Lan Thu (2016), Xây dựng tình huống dạy học trong đào tạo trực
tuyến, Tạp chí khoa học Viện Đại học Mở Hà Nội, Số 23, Tháng 09-2016, trang 1.
9. Tran Thi Lan Thu (2015), Student support Service in E-learning: Case of
Hanoi Open University (HOU), the International Conference on Scientific Research
in Nha Trang City, The Socialist Republic of Vietnam, 2015, P.45.
7. Trần Thị Lan Thu (2014), Xây dựng bài tập tình huống (Case study) trong
đào tạo trực tuyến Elearning, Tạp chí khoa học Viện Đại học Mở Hà Nội, Số 05,
Tháng 06-2014, trang 33.
8. Trần Thị Lan Thu (2013), Đào tạo từ xa với ứng dụng công nghệ đào tạo
trực tuyến để hỗ trợ người học, Tạp chí khoa học Viện Đại học Mở Hà Nội, Số 01,
Tháng 10-2013, trang 29.
9. Trần Thị Lan Thu (2018), Design case study for E-learners, K yếu Hội
thảo “Open education in human resource development of Asia‟s period of
integration”, tháng 10-2018.
10. Trần Thị Lan Thu (2018), E-learning development in Vietnam
universities: opportunities and challenges, “Open education in human resource
development of Asia‟s period of integration”, tháng 10-2018.

151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Ban chấp hành trung ương Đảng (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày
04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương 8 khóa XI về Đổi mới căn bản và
toàn diện giáo dục và đào tạo
2. Đặng Quốc Bảo (2006), Vấn đề quản lý nhà trường nhận diện qua các sơ đồ,
Thông tin quản lý giáo dục số 2-2006 (42)
3. Trịnh Văn Biểu (2012), “Một số vấn đề về đào tạo trực tuyến (e-learning)”,
Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 40: 86-90
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Thông tư số 12/2016/TT-BGDĐT ngày
22/4/2016 về Quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức
đào tạo qua mạng trong các cơ sở giáo dục đại học
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại họcban
hành kèm theo Thông tư số 10/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 4 năm 2017
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Báo cáo số 46/BC- BGDĐT ngày
28/01/2016 sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày
09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học
tập giai đoạn 2012-2020”
7. Chính phủ (2004), Báo cáo về tình hình giáo dục Việt Nam trình tại kỳ họp
thứ 6 Quốc hội XI ngày 15/11/2004
8. Chính phủ (2010), Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT
và truyền thông”
9. Chính phủ (2005), Đề án “Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn
2006-2020”
10. Chính phủ (2005), Đề án “Phát triển Giáo dục từ xa giai đoạn 2005-2020”
kèm theo Quyết định số 164/2005/QĐ-TTg ngày 04/7/2005.
11. Chính phủ (2005), Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền
thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ban hành kèm
theo Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005
12. Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 ban hành kèm
theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012
13. Võ Thúy Diệp (2012), E-learning (đào tạo trực tuyến) sự lựa chọn của thời
đại, chương trình Vietnamlearning - Công ty GK www.vietnamlearning.vn.

152
14. Mai Đình Đoài (2014), “Kinh nghiệm triển khai e-Learning ở Trường đào tạo
cán bộ BIDV”, Online Management Training, http://omt.vn/kinh-nghiem-
trien-khai-e-learning-o-truong-dao-tao-can-bo-bidv/
15. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế k
XXI, NXB Giáo dục, Hà Nội
16. Hoàng Mạnh Hà (2013), Một số vấn đề về đào tạo trực tuyến, Viện nghiên
cứu Giáo dục
17. Vũ Thị Hạnh (2013), “Nghiên cứu hệ thống đào tạo elearning và xây dựng
thử nghiệm bài giảng điện tử theo chuẩn SCORM”, Luận văn Thạc sĩ, Học
viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Hà Nội
18. Lê Huy Hoàng (2011), E-learning và ứng dụng trong dạy học, NXB. Đại học
Sư phạm Hà Nội
19. Lê Huy Hoàng, Lê Xuân Quang (2011), E-learning và ứng dụng trong dạy và
học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
20. (Đặng Vũ Hoạt, 2004), Lý luận dạy học đại học, NXB Đại học Sư phạm, Hà
Nội
21. Phan Văn Kha (2007), Giáo trình quản lý nhà nước về giáo dục, NXB Đại
học Quốc gia, Hà Nội
22. Nguyễn Văn Linh, Phan Phương Lan, Trần Minh Tân, Phan Huy Cường, Võ
Huỳnh Trâm và Trần Ngân Bình (2013), “Nghiên cứu xây dựng hệ thống e-
learning hỗ trợ trong đào tạo theo học chế tín chỉ”, Tạp chí Khoa học Đại học
Cần Thơ, 25 (2013), 94-102
23. Nguyễn Thị Lệ (2012), “Nghiên cứu về E-learning và đề xuất giải pháp triển
khai E-learning trong trường phổ thông”, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Công
nghệ Bưu chính viễn thông
24. Nguyễn Hồng Minh (2017), “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề
đặt ra đối với hệ thống giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam”, đăng tải ngày
17/8/2017, http://caodangquany1.edu.vn/cuoc-cach-mang-cong-nghiep-4-0-va-
nhung-van-de-dat-ra-doi-voi-he-thong-giao-duc-nghe-nghiep-viet-nam.htm
25. Quỳnh Nga (2015), Công nghệ thông tin Việt Nam - Top tăng trưởng nhanh
nhất thế giới, nguồn: http://baocongthuong.com.vn/cong-nghe-thong-tin-viet-
nam-top-tang-truong-nhanh-nhat-the-gioi.html, đăng ngày 25/6/2015

153
26. Thái Kim Phụng, Trương Việt Phương (2016), “Ảnh hưởng của chất lượng
thông tin đến kiến thức thu nhận của sinh viên qua hệ thống e-learning: Một
nghiên cứu tại các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa
học Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Số 2 (47), 90-101
27. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), uật Giáo dục
28. Lê Quang Sơn (2010), Những vấn đề của quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ
ở trường Đại học Sư phạm, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà
Nẵng - Số 6(41).2010, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
29. Lê Quang Sơn (2010), Những vấn đề của quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ
ở trường Đại học Sư phạm, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà
Nẵng - Số 6(41).2010, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
30. Nguyễn Phước Tài (2011), Đào tạo trực tuyến mảnh đất giàu tiềm năng,
Phòng Thanh tra Đào tạo – Trường ĐH Đồng Tháp
31. Lê Trung Thành, Bùi Kiên Trung và Đàm Quang Vinh (2015), “Đào tạo từ
xa trực tuyến tại Việt Nam: Mô hình phát triển Đại học Kinh tế Quốc dân”,
Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Dạy – Học – Chia sẻ: Hội nhập quốc tế, Bộ Giáo
dục và Đào tạo, tháng 12/2015, tr.72-78
32.Trần Thị Lan Thu (2015), Khai thác những ưu việt của E-learning trong giáo
dục từ xa – kinh nghiệm tại Viện Đại học Mở Hà Nội, Tạp chí khoa học Viện
Đại học Mở Hà Nội, Số 13, Tháng 8-2015, trang 18
33. Trần Thị Lan Thu và cộng sự (2016), “Đánh giá chất lượng đào tạo từ xa theo
phương thức trực tuyến của Viện Đại học Mở Hà Nội”, Đề tài nghiên cứu
khoa học, Viện Đại học Mở Hà Nội
34. Trần Thị Lan Thu (2018), MOOCs – một giải pháp hỗ trợ học tập suốt đời
trong xu thế giáo dục 4.0, Tạp chí khoa học, số 40, tháng 2/2018, Viện Đại
học Mở Hà Nội
35. TS. Võ Như Tiến (2011), Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về Đổi mới trong công tác
giảng dạy, nghiên cứu & quản lý giáo dục đại học, SEAMEO RETRAC –
TPHCM
36. Bùi Kiên Trung (2016), “Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ đào tạo với sự
hài lòng và mức độ trung thành của sinh viên trong đào tạo từ xa e-learning”,
Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội

154
37. Bùi Kiên Trung và Nguyễn Đức Hòa (2014), “Sơ kết chương trình đào tạo từ
xa theo phương thức E-learning”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Sơ kết chương
trình đào tạo từ xa NEU-EDUTOP theo phương thức E-learning, Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân, tr.307-316
38. Trung tâm nghiên cứu giáo dục đại học Melbourne tại trường đại học
Melbourne (2017), Đảm bảo chất lượng trong đào tạo trực tuyến, Cơ quan
tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại học - Bộ Giáo dục và Đào tạo Australia
39. Thạch Thị Tuyến (2015), “Thực trạng hệ thống e-learning tại Trường Đại học
Cần Thơ”, Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam:
Đề xuất chính sách, tạo lập cộng đồng và phát triển giải pháp công nghệ,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, NXB. Đại học Quốc gia Hà
Nội
40. Trần Xuân Tuyến (2013), E –learning trong trường học Việt Nam, Công ty
phần mềm giáo dục Khải Minh
41. Nguyễn Thị Bạch Tuyết (2014), “E-learning – Xu thế đào tạo tất yếu trong
nền kinh tế tri thức”, Kỷ yếu hộithảo khoa học Sơ kết chương trình đào tạo từ
xa NEU-EDUTOP theo phương thức E-learning, Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân, tr.25-32
42. Từ Đức Văn, (2013) Quản lý đào tạo và hệ thống đào tạo theo tín chỉ,
Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh
43. Lê Vân (2015), T lệ người dùng Internet tại Việt Nam đạt 52% dân số,
nguồn: http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/174-4869-nam-2015--ty-le-nguoi-
dung-internet-tai-viet-nam-dat-52-dan-so-.html, đăng ngày 22/12/2015
44. Nguyễn Thị Hồng Vân (2011), Quản lý hoạt động đào tạo ở Học viện Chính
trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay, Luận án
Tiến sĩ, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
45. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam,
Website: http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/, truy cập ngày
10/10/2017
Tiếng Anh
46. Adlakha, N., Mehta, M., Kaur, J., Kocher, G. (2011), “A study into the
effects of e-learning on higher education”, National Workshop-Cum-

155
Conference on Recent Trends in Mathematics and Computing (RTMC),
Proceedings published in International Journal of Computer Applications®
(IJCA).
47. Ali Tarhini, Kate Hone, and Xiaohui Liu (2013),“Factors Affecting Students‟
Acceptance of e-Learning Environments in Developing Countries: A
Structural Equation Modeling Approach”, International Journal of
Information and Education Technology vol. 3, no. 1, pp. 54-59.
48. Allen, Seaman, Poulin, & Straut (2016), Online Report Card – Tracking
Online Education in the United States
49. Annemieke C., Annegret G., Jo Coldwell, Jamie M. (2008), “Perceptions of
Roles and Responsibilities in Online Learning: A Case Study Deakin
University, Victoria, Australia”, Interdisciplinary Journal of E-Learning and
Learning Objects, Australia.
50. Arwa. H.R., Zaid ahmad abed alabaddi, Majd Mohammad al-omoush (2016),
“The Implementation Of E-learning Strategy”, American Academic &
Scholarly Research Journal, Volume 8, Number 1 - AASRJ Issue.
51. Bagarukayo, E., Kalema, B. (2015), “Evaluation of elearning usage in South
African universities: A critical review”, International Journal of Education
and Development using Information and Communication Technology
(IJEDICT), 11 (2), 168-183.
52. Bates, T., https://www.tonybates.ca/2008/07/07/what-is-e-learning/
53.Beatrice Ghirardini(2011), “E-learning methodologies: A guide for -
designing and developing e-learning courses”, Food and Agriculture
Organization of the United Nations
54. Belawati, T and Baggaley, J. (2010), “Policy and Practice in Asian Distance
Education”, Sage Publications, International Development Research Centre,
Canada.
55. Bonk, C.J. & Cunningham, D.J. (1998), “Searching for learnercentered,
constructivist, and sociocultural components of collaborative educational
learning tools”, in C.J. Bonk & K.S. King (Eds.), p.25-50.
56. Boulton, H. (2008), “Managing e-Learning: What are the Real Implications
for Schools?”, The Electronic Journal of e-Learning, 6 (1), 11-18.

156
57. Brandon, B. (Ed.) (2007), The e-learning Guild’s Handbook of e-learning
Strategy, The eLearning Guild, Santa Rosa, CA.
58. Bussakorn Cheawjindakarn, Praweenya Suwannatthachote, Anuchai
Theeraroungchaisri (2012), “Critical Success Factors for Online Distance
Learning in Higher Education: A Review of the Literature”, Creative
Education Vol.3, Supplement, 61-66.
59. Chiu, Liu và Sun (2005), “The Influence of Learning Style and Training
Method on Self – Efficacy and Learning Performance in WWW Homepage
Design Training,” International Journal of Information Management, 20, 455-
472.
60. Chyung, Y., Winiecki, D. J. & Fenner, J. A. (1998), “A case study: Increase
enrollment by reducing dropout rates in adult distance education”,
Proceedings of the annual conference on distance teaching &learning,
Madison, WI.
61. Curran, Chris (2004), “Strategies for E-Learning in Universities”, Center for
Studies in Higher Education, UC Berkeley.
http://escholarship.org/uc/item/78280303\, pp. 205-217.
62. Davis, F. D, (1989), Perceived usefulness, perceived ease of use, and user
acceptance of information technology, MIS Quarterly, pp. 319- 340.
63. DfES (2003), Towards a Unified E-Learning Strategy, London: DfES.
64. Dublin, L. (2004) Lessons on E-Learning Strategy Development from the
Cheshire Cat, www.learningcircuits.org
65. Elliott, K.M. and Healy, M.A. (2001), “Key factors influencing student
satisfaction related to recruitment and retention”, Journal of Marketing for
Higher Education, 10 (4), p.1-11.
66. Garrison,D.R. (2011), E-Learning in the 21st Century: A Framework for
Research and Practice, Taylor & Francis.
67. Ghirardini, B. (2011), “E-learning methodologies: A guide for designing and
developing e-learning courses”, Food and Agriculture Organization of the
United Nations.
68. Graham, C. R., Blended learning systems: Definition, current trends, and
future directions, 2005

157
69. Hao Shi (2010), “Developing E-learning Materials for software development
course”, International Journal of Managing Information Technology (IJMIT),
2 (2), 15-21.
70. Holmberg, B. (1983), “Guided didactic conversation in distance education”,
in D. Sewart, D. Keegan, and B. Holmberg (Eds.), Distance Education:
International Perspectives, New York: Croom Helm, p.114-222.
71. Horton, W. (2006), E-learning by Design, John Wiley & Sons, San
Francisco.
72. Horton, W. & Katherine, E-Learning by Design, in HandBook, 2002
73. JISC (2007), “E-Learning Pedagogy Programme”,
http://www.jisc.ac.uk/whatwedo/programmes/elearning_pedagogy.aspx.
Accessed 7 Jan 2007.
74. Insung Jung (2007). Innovative Practices of Distance Education (including e-
learning) in Asia and the Pacific. International Journal for Educational
Media and Technology, 2007, Vol 1. Num 1.
75. Johnson, Hornik và Salas (2008) An empirical examination of factors
contributing to the creation of successful e-learning
environments. International Journal of Human-Computer Studies, 66(5), 356-
369.
76. Joo, J. (1999), “Cultural Issues of the Internet in Classrooms”, British
Journal of Educational Technology, 30 (3), 245-250.
77. Karl, K. (2001), Virtuality on the Students' and on the Teachers' sides: A
Multimedia and Internet based International Master Program, Proceedings
on the 7th International Conference on Technology Supported Learning and
Training – Online Educa, Berlin, pp. 133-136.
78. Karon, R. (2000), “Bankers Go Online: Ilinois Banking Company Learns
Benefits of E-Trainig”, E-Learning 1 (1), 38-40.
79. Kattoua, T. et al. (2016), “A Review of Literature on E-Learning Systems in
Higher Education”, International Journal of Business Management and
Economic Research (IJBMER), Vol 7(5), 2016, 754-762.
80. Krishman, C. (2012), Virtuality on the Students' and on the Teachers' sides:
A Multimedia and Internet based International Master Program, Proceedings

158
on the 7th International Conference on Technology Supported Learning and
Training – Online Educa; Berlin, Germany; November 2012, pp. 133–136.
81. Lepori, B., Cantoni, L., Succi, C. (2003), “The introduction of e-learning in
European universities: Models and strategies”, Digitaler Campus, Michael
Kerres, Britta Voß (Hrsg.), Waxmann Verlag GmbH, Münster, Berlin.
82. Levy, Y. (2007), “Comparing dropouts and persistence in e-learning
courses”, Computers & Education, 48 (2), 185-204.
83. Mbarek, R. & Zaddem F. (2013), Determinants of E-Learning Effectiveness:
A Tunisian Study, IBIMA Business Review, Vol. 2013 (2013), Article ID
996925, DOI: 10.5171/2013. 996925.
84. Mood, T.A. (1995), “Distance Education: An Annotated Bibliography”,
Englewood, CO: Libraries Unlimited.
85. Moore, M.G and Anderson, W.G. (Eds) (2003), Handbook of Distance
Education, Routledge Publisher.
86. Moore, M.G. & Kearsley, G. (1996), Distance Education: A System View,
Belmont, CA: Wadsworth Publisher.
87. Nicholson, P.A. (1998), “Higher education in the year 2030”, Futures,
OECD, 30 (7), 725-729.
88. OECD (2001) The Hidden Threat to E-government, Avoiding Large
Government IT Failures. PUMA Policy Brief No 8. Paris: OECD.
89. Pettigrew, M. and Elliott, D. (1999), Student IT Skills,Gower Publishing Ltd.
90. Reinhart, J. & Schneider, P. (2001), “Student satisfaction, self-efficacy, and
the perception of the two-way audio/video distance learning environment: A
preliminary examination”, Quarterly Review of Distance Education, 2 (4),
p.357-365.
91. Resta, P. and Patru, M. (Eds) (2010), Teacher Development in an E-learning
Age: A Policy and Planning Guide, Paris, UNESCO.
92. Roberta & Westwood (2001), Developing an e-Learning Strategy for Your
Organization, www.westwood-dynamics.com.
93. Sachs, N. and Hale P. (2003), “University‟s focus on student satisfaction with
student services in online education”, Journal of Asynchronous Learning
Networks 7 (2), 36–42.

159
94. Scheerens, J. (1990). School Effectiveness and the Development of Process
Indicators of School Functioning. School Effectiveness and School
Improvement, 1, 61-80.
95. Smith, A. (2006) Content is Critical to a Good eLearning Strategy,
amysmithconsulting.blogs.com.
96. Southeast Asian Ministers of Education Organization (2003), Framwork For
Regional Quality Management, Cooperation in High Education.
97. https://www.slideshare.net/truonghang297/digital-social-mobile-in-2015-
vietnam-we-are-social
98. Taylor, J. (2001), “Fifth generation distance education”, Higher Education
Series 40, June 2001, Australia: Department of Education, Training and
Youth Affairs.
99. UNESCO, 2002. Open and Distance Learning – Trends, Policy and Strategy
Considerations. Division of Higher Education@UNESCO 2002.
100. Urdan, T. and Weggen, C. (2000), Corporate E-Learning: Exploring a
new frontier, Washington: Hambrecht and Co.
101. Uvasara, D., Heshan, I. (2010), “E-Learning in Agriculture Higher
Education: A Case Study”, Journal of Emerging Trends in Educational
Research and Policy Studies (JETERAPS), Scholarlink Research Institute
Journals (2), p.80-83.
102. Verduin, J.R. & Clark, T.A. (1991), Distance Education: The Foundations
of Effective Practice, San Francisco, CA: Jossey-Bass Publishers.
103. Wagner, R., J. Werner ve R. Schramm (2005), “An Evaluation of Student
Satisfaction with Distance Learning Courses”, 18th Annual Conference on
Distance Teaching and Learning, 15/4/2015,
http://www.uwex.edu/disted/conference/.
104. Wheelen T., Hunger D. (2008), Strategic management and business policy,
Person International Edition, eleventh edition, USA.
105. Wegerif, R. (1998), “The social dimensions of asynchronous learning
networks”, Journal of Asynchronous Learning Networks, 2 (1), p.34-49.
106. Yang, Z. and Liu, Q. (2007), “Research and development of web-based
virtual online classroom”, Computers & Education, 48 (2), 171-18.

160
107. Zhang Guili, 2011, (p64-66), Journal of Higher education Outreach and
Engagement, Vol 15, Number 4 (2011), Using the Context, Input, Process,
and Product Evaluation Model (CIPP) as a Comprehensive Framework to
Guide the Planning, Implementation, and Assessment of Service-learning
Programs.
108. Zhang Y.U. (2003), “Analyzing service quality via QFD and SERVQUAL
applications in accommodation services and distance learning”, A thesis
submitted for the degree of Master of Engineering, National University of
Singapore.

161
Phụ lục 1:
CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO TỪ XA VÀ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN

STT Tên trƣờng Đào tạo Đào tạo trực tuyến


từ xa
1 Trường Đại học Mở Hà Nội x Toàn phần
2 Trường Đại học Mở TP. HCM x Toàn phần
3 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội x Các khoá đào tạo bồi
dưỡng ngắn hạn
4 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 x Các khoá học ngoại ngữ
5 Trường Đại học Trà Vinh x Toàn phần
6 Đại học Huế x Một số học phần
7 Đại học Đà Nẵng x Toàn phần
8 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn x Kết hợp
thong
9 Trường Đại học Công nghệ thông tin x Toàn phần
– Đại học Quốc gia TP HCM
10 Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân x Toàn phần
11 Trường Đại học Hà Nội x Hỗ trợ
12 Trường Đại học Bình Dương x
13 Trường Đại học Kinh doanh và công x
nghệ Hà Nội
14 Trường Đại học Duy Tân x Toàn phần
15 Trường Đại học Cần Thơ x Một số học phần và hỗ
trợ
16 Trường Đại học Vinh x Toàn phần
17 Trường Đại học Công nghệ TP. HCM x
18 Trường Đại học FPT x Toàn phần
19 Đại học Thái Nguyên x Toàn phần

162
Phụ lục 2:
CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐANG TRIỂN KHAI THEO PHƢƠNG THỨC
CHÍNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC

TT Trƣờng Đại học Ngành đào tạo


1 Trường Đại học Mở Hà Nội Quản trị Kinh doanh, Kế toán, Tài chính
Ngân hàng, CNTT, Ngôn ngữ Anh và
Luật Kinh tế
2 Trường Đại học Kinh tế Quốc Quản trị Kinh doanh, Kế toán, Tài chính
dân ngân hàng
3 Học viện Công nghệ Bưu Quản trị kinh doanh, ngành Kỹ thuật điện
chính Viễn thông tử - truyền thông, Công nghệ thông tin
4 Trường Đại học Mở TP HCM Luật, Kế toán, Quản lý xây dựng, Luật
kinh tế, Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ
Anh, Công nghệ kỹ thuật công trình xây
dựng chuyên ngành Xây dựng dân dụng
và Công nghiệp, Công tác xã hội
5 Đại học Vinh Luật kinh tế, Quản trị kinh doanh, Kế toán
6 Đại học Thái Nguyên Luật kinh tế, Quản trị kinh doanh, Kế
toán, Tài chính ngân hàng, Công nghệ
thông tin

163
Phụ lục 3
Mẫu phiếu khảo sát (Dành cho cán bộ quản lý)

Kính thưa Ông/Bà,


Để có cơ sở đánh giá thực trạng đào tạo trực tuyến (ĐTTT) và quản lý đào tạo trực
tuyến (QLĐTTT) tại các trường đại học đào tạo từ xa áp dụng phương thức trực tuyến, kính
mong Ông/Bà trả lời các câu hỏi trong Phiếu khảo sát dưới đây. Tất cả các thông tin này
chỉ nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, không phục vụ vào mục đích nào khác.
Xin chân thành cảm ơn!
PHẦN I. Thông tin về nhà trƣờng và hoạt động ĐTTT của nhà trƣờng:
1.1. Tên trường đại học của Ông/Bà: ...............................................................................
1.2. Năm thành lập: ...............................................................................................................
1.3. Quy mô sinh viên đang học: ......................................................................................
1.4. Quy mô sinh viên tuyển sinh hàng năm: ................................................................
1.5. Quy mô giảng viên: ......................................................................................................
1.6. Năm triển khai ĐTTT: ................................................................................................
1.7. Các ngành đào tạo: ......................................................................................................
.....................................................................................................................................................
1.8. Quy mô tuyển sinh ĐTTT hàng năm: ....................................................................
1.9. Quy mô giảng viên tham gia ĐTTT: .......................................................................
1.10. Quy mô nhân sự tham gia quản lý ĐTTT: ..........................................................
1.11. Nhà trường tự tổ chức hay có hợp tác với đơn vị cung cấp hạ tầng công
nghệ ĐTTT:
Tự tổ chức Liên kết thuê ngoài Được tài
trợ
1.12. Nhà trường ứng dụng phương thức ĐTTT cho đào tạo từ xa theo hình
thức nào (Không kể thi kết thúc học phần):
ĐTTT là chính yếu ĐTTT là hỗ trợ

PHẦN II. Khảo sát thực trạng đào tạo trực tuyến của nhà trƣờng
Câu 1: Nhà trƣờng tuyển sinh hệ đào tạo từ xa trực tuyến bao nhiêu đợt trong
một năm?
a) Một đợt/ năm
b) Hai đợt/ năm
c) Liên tục trong năm

164
d) Khác: ................................................................................................................
Câu 2: Công tác tuyển sinh theo hệ đào tạo từ xa trực tuyến đang thực hiện theo
hình thức nào?
a) Xét tuyển
b) Thi tuyển
c) Khác: ................................................................................................................
Câu 3: Nhà trƣờng tuyển sinh những đối tƣợng ngƣời học nào sau đây?
a) Tốt nghiệp THPT
b) Tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng
c) Tốt nghiệp Đại học trở lên
d) Tất cả các đối tượng tốt nghiệp từ THPT trở lên
e) Khác: ................................................................................................................
Câu 4: Nhà trƣờng có thực hiện tƣ vấn những nội dung gì cho ngƣời đăng ký
tuyển sinh chƣơng trình ĐTTT tại trƣờng?
a) Lựa chọn ngành đăng ký học
b) Phương pháp học tập trực tuyến
c) Các thông tin về CTĐT, những yêu cầu của nhà trường
và trách nhiệm quyền lợi đối với người học
d) Việc chuẩn bị trang thiết bị học tập
e) Không tư vấn
f) Khác: ................................................................................................................
Câu 5: Nhà trƣờng có yêu cầu điều kiện gì đối với ngƣời học trƣớc khi tham gia
chƣơng trình ĐTTT tại trƣờng?
g) Có chứng chỉ CNTT
h) Tham gia khóa tập huấn về phương pháp, kỹ năng học trực tuyến
i) Không yêu cầu
j) Khác: ...............................................................................................................................
Câu 6: Ông/Bà cho biết hạ tầng công nghệ ĐTTT đƣợc nhà trƣờng xây dựng
gồm những hệ thống nào sau đây?
a) Hệ thống máy chủ và hạ tầng kết nối mạng internet
b) Hệ thống quản lý học tập (LMS)
c) Hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS)
d) Hệ thống quản lý đào tạo
e) Hệ thống lớp học trực tuyến đồng bộ
f) Cổng thông tin đào tạo trực tuyến

165
g) Ý kiến khác: ................................................................................................................
Câu 7: Ông/Bà hãy đánh giá về khả năng đáp ứng của hạ tầng công nghệ ĐTTT
và hệ thống thiết bị xây dựng nội dung đối với các hoạt động dạy-học?

Mức độ
STT Hạ tầng công nghệ ĐTTT
Tốt Khá TB Yếu
1 Cổng thông tin đào tạo trực tuyến
2 Hệ thống máy chủ và hạ tầng kết nối mạng
internet
3 Hệ thống quản lý học tập (LMS) và diễn đàn
4 Hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS)

Câu 8: Ông/Bà hãy cho biết hệ thống học liệu ĐTTT đƣợc nhà trƣờng xây dựng
gồm những thành phần nào sau đây?
a) Bài giảng video
b) Bài giảng đa phương tiện (kết hợp video, text, audio,…)
c) Giáo trình điện tử
d) Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm
e) Ngân hàng các chủ đề/tình huống thảo luận
f) Tài liệu hướng dẫn tự học
g) Các tài liệu khác (nếu có): ...................................................................................................
Câu 9: Ông/Bà hãy đánh giá về khả năng đáp ứng của hệ thống học liệu ĐTTT
đối với các hoạt động dạy-học?
Mức độ
STT Hệ thống học liệu ĐTTT
Tốt Khá TB Yếu
1 Đảm bảo đầy đủ các môn học trong chương trình
đào tạo trực tuyến nhà trường đang triển khai
2 Đảm bảo các thành phần học liệu cơ bản theo qui
định của Bộ GD&ĐT
3 Chất lượng nội dung, phương pháp truyền tải kiến
thức và khả năng truy cập bài giảng đáp ứng tốt cho
người tự học.
4 Đảm bảo qui trình biên soạn học liệu theo qui định
của Bộ GD&ĐT

Ý kiến khác (nếu có): ................................................................................................................

166
Câu 10: Ông/Bà hãy đánh giá về khả năng đáp ứng của đội ngũ giảng viên giảng
dạy trực tuyến đối với yêu cầu đào tạo của nhà trƣờng?
Mức độ
Giảng viên
Tốt Khá TB Yếu
1 Khả năng đáp ứng về số lượng
2 Hiểu biết cơ bản về CNTT và Internet
3 Khả năng đáp ứng về phương pháp giảng
dạy từ xa và kỹ năng làm việc trên môi
trường công nghệ và trực tuyến
4 Sự nhiệt tình, tâm huyết, sáng tạo và thích
ứng với công nghệ mới

Ý kiến khác (nếu có): ................................................................................................................


Câu 11: Nhà trƣờng có yêu cầu điều kiện gì đối với đội ngũ nhân lực hỗ trợ đào
tạo tham gia chƣơng trình ĐTTT của trƣờng?
a) Có bằng cấp, chứng chỉ CNTT
b) Tham gia khóa tập huấn về kỹ năng làm việc trên môi trường
công nghệ và nắm rõ qui trình đào tạo trực tuyến
c) Không yêu cầu
d) Khác: ................................................................................................................
Câu 12: Ông/Bà hãy đánh giá về khả năng đáp ứng của đội ngũ nhân lực hỗ trợ
đào tạo tham gia chƣơng trình ĐTTT của trƣờng?
Mức độ
STT Giảng viên
Tốt Khá TB Yếu
1 Khả năng đáp ứng về số lượng, cơ cấu
2 Hiểu biết cơ bản về CNTT và Internet và
ĐTTT
3 Kỹ năng làm việc trên môi trường công nghệ
và trực tuyến
4 Nắm vững qui trình tổ chức ĐTTT
Ý kiến khác (nếu có): ................................................................................................................
Câu 13: Nhà trƣờng có ban hành hệ thống các văn bản, qui định về quản lý, tổ
chức và hoạt động ĐTTT không?
a) Có đầy đủ qui định, qui trình và biểu mẫu thống nhấ
b) Có qui định, qui trình nhưng chưa đầy đủ

167
c) Không có qui định chính thứ
d) Khác: ................................................................................................................
Câu 14: Hoạt động dạy và học của nhà trƣờng đƣợc thực hiện theo hình thức
nào?
a) Không đồng bộ
b) Đồng bộ
c) Kết hợp không đồng bộ và đồng bộ
d) Khác: ................................................................................................................
Câu 15: Ông/Bà hãy cho ý kiến đánh giá về quá trình dạy và học nhƣ thế nào?
Mức độ
STT Quá trình dạy và học
Tốt Khá TB Yếu
1 Thực hiện theo đúng qui trình và kế hoạch
2 Khả năng tự học của sinh viên qua bài giảng
điện tử theo yêu cầu của môn học
3 Tương tác giữa giảng viên-sinh viên-sinh viên
4 Quá trình dạy và học có sự giám sát, hỗ trợ
của đội ngũ hỗ trợ, phục vụ đào tạo
Ý kiến khác (nếu có): ................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
Câu 16: Ông/Bà hãy cho ý kiến đánh giá về quá trình kiểm tra-đánh giá?
Mức độ
STT Quá trình kiểm tra- đánh giá
Tốt Khá TB Yếu
1 Thực hiện theo đúng qui trình và kế hoạch
2 Kết quả kiểm tra-đánh giá được thông báo
cho sinh viên theo thời gian qui định
3 Kết quả kiểm tra-đánh giá được lưu trữ đầy
đủ, chính xác
Ý kiến khác (nếu có): ................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
Câu 17: Công tác tốt nghiệp đƣợc nhà trƣờng tổ chức bao nhiêu đợt trong một
năm?
a) Một đợt/ năm
b) Hai đợt/ năm
c) Liên tục trong năm khi sinh viên đủ điều kiện
d) Khác: ................................................................................................................

168
Câu 18: Công tác tốt nghiệp đang thực hiện theo hình thức nào?
a) Xét tốt nghiệp
b) Thi tốt nghiệp
c) Bảo vệ tốt nghiệp
d) Khác: ................................................................................................................
Câu 19: Trong các báo cáo chính thức của nhà trƣờng hàng năm có các số liệu
dƣới đây không?

TT Các số liệu trong báo cáo hàng năm Không
(tỷ lệ)
1 T lệ việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp
2 T lệ sinh viên tốt nghiệp trên số sinh viên nhập học
đầu khóa
3 Các số liệu khảo sát về sự hài lòng của người học
4 Các số liệu khảo sát về sự hài lòng của đơn vị sử
dụng nhân lực
Ý kiến khác (nếu có): ................................................................................................................
Câu 20: Ông/Bà cho rằng những yếu tố nào sau đây ảnh hƣởng đến ĐTTT và
mức độ ảnh hƣởng?
Mức độ
STT Các yếu tố Ảnh hƣởng Ít ảnh Không ảnh
nhiều hƣởng hƣởng
1 Chủ trương, thể chế, chính sách về phát
triển giáo dục và giáo dục từ xa
2 Chủ trương, thể chế, chính sách về phát
triển hạ tầng công nghệ thông tin
3 Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ
4 Xu thế phát triển của giáo dục từ xa, giáo
dục suốt đời và xu thế hội nhập quốc tế trên
thế giới và trong nước
5 Nhận thức của tổ chức về công tác đào tạo
trực tuyến
6 Năng lực, trình độ của đội ngũ quản lý
7 Ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo
8 Cơ cấu tổ chức đơn vị đào tạo trực tuyến
Ý kiến khác (nếu có): ................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
Câu 21: Xin Ông (Bà) cho biết những khó khăn hiện nay của nhà trƣờng nhằm
nâng cao chất lƣợng và hiệu quả ĐTTT
1) Tuyển sinh không đủ số lượng
2) Hạ tầng công nghệ đào tạo trực tuyến chưa đáp ứng
nhu cầu sử dụng hoặc chưa hiện đại

169
3) Môi trường học tập trực tuyến chưa đáp ứng tốt
các hoạt động tương tác giữa giảng viên-sinh viên
4) Nội dung học liệu không sát thực tế, ít cập nhật
kiến thức, công nghệ mới
5) Người học gặp khó khăn về phương tiện học tập
6) Người học còn yếu về phương pháp và kỹ năng
học tập trên môi trường trực tuyến
7) Đội ngũ giảng viên còn thiếu về số lượng
8) Đội ngũ giảng viên chưa thành thạo về phương pháp
và kỹ năng giảng dạy trên môi trường trực tuyến
9) Đội ngũ hỗ trợ, phục vụ đào tạo chưa đáp ứng
về số lượng và dịch vụ hỗ trợ
10) Hệ thống văn bản, qui định, hướng dẫn chưa đầy đủ
11) Mối liên hệ giữa nhà trường và đơn vị sử dụng
nhân lực còn hạn chế
12) Cơ cấu tổ chức và quản lý của nhà trường chưa phù hợp
13) Trình độ của đội ngũ quản lý còn chưa đáp ứng
14) Nguồn kinh phí của nhà trường cho đào tạo còn eo hẹp
15) Khó khăn khác: ................................................................................................................
PHẦN III. Khảo sát thực trạng quản lý đào tạo trực tuyến của nhà trƣờng
Câu 22: Ông/Bà hãy đánh giá mức độ thực hiện quản lý của công tác tuyển sinh
và tƣ vấn ngƣời học.
Mức độ thực hiện
TT Nội dung
Tốt Khá TB Yếu
1 Lập kế hoạch TS, thông báo TS và chuẩn bị nội
dung tư vấn người học
2 Tổ chức TS và tư vấn người học đầy đủ thông tin
và rõ ràng
3 Chỉ đạo các hoạt động TS và tư vấn người học
hiệu quả
4 Kiểm tra các hoạt động TS và tư vấn người học
đúng chỉ tiêu và qui định

170
Câu 23: Ông/Bà hãy đánh giá mức độ thực hiện quản lý hạ tầng công nghệ
ĐTTT.
Mức độ thực hiện
TT Nội dung Tốt Khá TB Yếu
1 Lập kế hoạch xây dựng, phát triển và sử dụng hạ tầng
công nghệ ĐTTT đáp ứng yêu cầu cập nhật và các
hoạt động ĐTTT
2 Tổ chức triển khai xây dựng, phát triển và vận hành
hạ tầng công nghệ ĐTTT đảm bảo yêu cầu, nhu cầu
đã đặt ra
3 Chỉ đạo hoạt động xây dựng, phát triển và vận hành
hạ tầng công nghệ ĐTTT đúng tiến độ
4 Đánh giá hiệu quả xây dựng, phát triển và vận hành
hạ tầng công nghệ ĐTTT phục vụ đào tạo

Câu 24: Ông/Bà hãy đánh giá mức độ thực hiện quản lý hệ thống học liệu điện
tử.
Mức độ thực hiện
TT Nội dung Tốt Khá TB Yếu
1 Lập kế hoạch biên soạn, cập nhật, phát triển và sử
dụng hệ thống học liệu điện tử đáp ứng yêu cầu của
CTĐT và nhu cầu dạy-học
2 Triển khai biên soạn, cập nhật, phát triển và sử dụng
hệ thống học liệu điện tử kịp thời đáp ứng các hoạt
động dạy-học
3 Chỉ đạo hoạt động biên soạn, cập nhật, phát triển và sử
dụng hệ thống học liệu điện tử đảm bảo chất lượng
4 Kiểm tra, giám sát hoạt động biên soạn, cập nhật,
phát triển và sử dụng hệ thống học liệu điện tử đảm
bảo chất lượng, đánh giá hiệu quả của học liệu được
sử dụng

171
Câu 25: Ông/Bà hãy đánh giá mức độ thực hiện quản lý đội ngũ giảng viên.
Mức độ thực hiện
TT Nội dung Tốt Khá TB Yếu
1 Lập kế hoạch tuyển dụng, tập huấn đội ngũ giảng
viên định kỳ và phù hợp với nhu cầu đào tạo
2 Tổ chức tuyển dụng, tập huấn đội ngũ giảng viên
theo đúng qui trình
3 Chỉ đạo công tác tuyển dụng, tập huấn đội ngũ giảng
viên đảm bảo qui định tiêu chuẩn giảng viên
4 Các hoạt động tuyển dụng, tập huấn đội ngũ giảng
viên được đánh giá hiệu quả định kỳ

Câu 26: Ông/Bà hãy đánh giá mức độ thực hiện quản lý đội ngũ nhân lực hỗ trợ.
Mức độ thực hiện
TT Nội dung Tốt Khá TB Yếu
Lập kế hoạch tuyển dụng, tập huấn đội ngũ nhân lực
hỗ trợ ĐTTT định kỳ và phù hợp với nhu cầu đào tạo
2 Tổ chức tuyển dụng, tập huấn đội ngũ nhân lực hỗ
trợ ĐTTT theo đúng qui trình
3 Chỉ đạo công tác tuyển dụng, tập huấn đội ngũ nhân
lực hỗ trợ ĐTTT đảm bảo tiêu chí đặt ra
4 Các hoạt động tuyển dụng, tập huấn đội ngũ nhân lực
hỗ trợ ĐTTT được đánh giá hiệu quả định kỳ

Câu 27: Ông/Bà hãy đánh giá mức độ thực hiện quản lý hệ thống các văn bản,
qui định về tổ chức và hoạt động ĐTTT.
Mức độ thực hiện
TT Nội dung Tốt Khá TB Yếu
1 Lên kế hoạch định kỳ xây dựng mới/ cập nhật hệ
thống các văn bản - qui định về tổ chức và hoạt động
ĐTTT
2 Triển khai xây dựng mới/ cập nhật hệ thống các văn
bản, qui định về tổ chức và hoạt động ĐTTT đáp ứng
yêu cầu thực tiễn
3 Chỉ đạo công tác xây dựng, cập nhật hệ thống các

172
văn bản, qui định về tổ chức và hoạt động ĐTTT
đúng qui trình ban hành văn bản quản lý
4 Đánh giá hiệu lực, hiệu quả hệ thống các văn bản -
qui định về tổ chức và hoạt động ĐTTT phục vụ hoạt
động quản lý và tổ chức đào tạo

Câu 28: Ông/Bà hãy đánh giá mức độ thực hiện quản lý quá trình dạy-học trực
tuyến.
Mức độ thực hiện
TT Nội dung
Tốt Khá TB Yếu
1 Kế hoạch giảng dạy và học tập được xây dựng định
kỳ, đầy đủ và rõ ràng
2 Tổ chức quá trình dạy-học thực hiện theo đúng kế
hoạch và CTĐT
3 Chỉ đạo hoạt động dạy-học đảm bảo chất lượng và
nâng cao hiệu quả đào tạo
4 Giám sát quá trình dạy-học và đánh giá hiệu quả các
hoạt động dạy-học

Câu 29: Ông/Bà hãy đánh giá mức độ thực hiện quản lý quá trình dạy-học trực
tuyến.
Mức độ thực hiện
TT Nội dung
Tốt Khá TB Yếu
1 Tư vấn và lập kế hoạch học tập cho sinh viên
2 Tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho sinh viên trong quá
trình học tập (hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ hành chính, hỗ
trợ phương pháp học tập tốt, thúc đẩy sinh viên duy
trì học tập)
3 Chỉ đạo hỗ trợ các hoạt động học tập
4 Kiểm tra, giám sát quá trình học tập của sinh viên

Câu 30: Ông/Bà hãy đánh giá mức độ thực hiện quản lý quá trình dạy-học trực
tuyến.
TT Nội dung Mức độ thực hiện

173
Tốt Khá TB Yếu
1 Kế hoạch các hoạt động kiểm tra-đánh giá được xây
dựng định kỳ, đầy đủ và rõ ràng
2 Tổ chức quá trình kiểm tra-đánh giá thực hiện theo
đúng kế hoạch và yêu cầu của CTĐT
3 Chỉ đạo hoạt động kiểm tra-đánh giá đảm bảo chất
lượng và đáp ứng hiệu quả đào tạo
4 Giám sát quá trình kiểm tra-đánh giá và đánh giá
hiệu quả hoạt động kiểm tra-đánh giá

Câu 31: Ông/Bà hãy đánh giá mức độ thực hiện quản lý công tác đánh giá kết
quả đầu ra và tốt nghiệp.
Mức độ thực hiện
TT Nội dung
Tốt Khá TB Yếu
1 Hoạt động đánh giá kết quả đầu ra và tốt nghiệp được
lên kế hoạch định kỳ
2 Triển khai hoạt động đánh giá kết quả đầu ra và tốt
nghiệp theo đúng kế hoạch, qui trình và yêu cầu của
CTĐT
3 Chỉ đạo hoạt động đánh giá kết quả đầu ra và tốt
nghiệp đảm bảo qui định
4 Kiểm tra, giám sát hoạt động đánh giá kết quả đầu ra
và tốt nghiệp đúng qui trình, qui định

Câu 32: Ông/Bà hãy đánh giá mức độ thực hiện quản lý thông tin đầu ra.
Mức độ thực hiện
TT Nội dung
Tốt Khá TB Yếu
1 Kế hoạch thu nhận và xử lý thông tin đa chiều về
đầu ra của ĐTTT được xây dựng định kỳ, đầy đủ, rõ
ràng
2 Triển khai việc thu nhận, xử lý thông tin đa chiều về
đầu ra của ĐTTT đến đầy đủ các đối tượng liên quan
3 Chỉ đạo hoạt động thu nhận và xử lý thông tin đa
chiều về đầu ra của ĐTTT thực hiện chân thực,

174
khách quan

4 Đánh giá hiệu quả hoạt động thu nhận và xử lý


thông tin đa chiều về đầu ra của ĐTTT và việc sử
dụng các thông tin này

Xin Ông (Bà) vui lòng cho biết thông tin cá nhân:

1. Họ và tên (không bắt buộc): ……………………………………………


2. Giới tính: �Nam; �Nữ
3. Trình độ chuyên môn:
�Đạihọc � Thạc sĩ � Tiến sĩ;
4. Học hàm: � Giáo sư; � Phó Giáo sư
5. Thâm niên công tác: �1 – 5 năm; �5 – 10 năm; �Trên 10 năm
6. Chức vụ/chức danh:
�Lãnh đạo �Cán bộ quản lý �Cán bộ kiêm giáo viên;
�Giảng viên; �Chuyên viên � Nhà khoa học

Xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác của Ông (Bà)!

175
Phụ lục 4: Mẫu phiếu khảo sát
(Dành cho giảng viên chương trình ĐTTT)

PHIẾU KHẢO SÁT


(Dành cho giảng viên chƣơng trình ĐTTT)
Kính thưa Thày/Cô,
Để có cơ sở đánh giá thực trạng đào tạo trực tuyến (ĐTTT) và quản lý đào tạo trực
tuyến (QLĐTTT) tại các trường đại học đào tạo từ xa áp dụng phương thức trực tuyến, kính
mong quý Thầy/Cô trả lời các câu hỏi trong Phiếu khảo sát dưới đây. Tất cả các thông tin
này chỉ nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, không phục vụ vào mục đích nào khác!
Xin Thày/Cô vui lòng cho biết thông tin cá nhân:
1. Họ và tên (không bắt buộc): .........................................................................................
2. Giới tính: �Nam; �Nữ
3. Trình độ chuyên môn:
�Đạihọc � Thạc sĩ � Tiến sĩ;
4. Học hàm: � Giáo sư; � Phó Giáo sư
5. Thâm niên công tác: �1 – 5 năm; �5 – 10 năm; �Trên 10 năm
6. Chức vụ/chức danh:
�Lãnh đạo �Cán bộ quản lý �Cán bộ kiêm giáo viên;
�Giảng viên; �Chuyên viên � Nhà khoa học
7. Trường đang tham gia giảng dạy chương trình trực tuyến:
..............................................................................................................................................
PHẦN 1. Khảo sát thực trạng đào tạo trực tuyến của nhà trƣờng
Câu 1: Thày/Cô hãy đánh giá về khả năng đáp ứng của hạ tầng công nghệ
ĐTTT và hệ thống thiết bị xây dựng nội dung đối với các hoạt động dạy-học?
Mức độ
STT Hạ tầng công nghệ ĐTTT
Tốt Khá TB Yếu
1 Cổng thông tin đào tạo trực tuyến
2 Hệ thống máy chủ và hạ tầng kết nối mạng
internet
3 Hệ thống quản lý học tập (LMS) và diễn
đàn
4 Hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS)

176
Câu 2: Thày/Cô hãy cho biết hệ thống học liệu ĐTTT đƣợc nhà trƣờng xây
dựng gồm những thành phần nào sau đây?
a) Bài giảng video
b) Bài giảng đa phương tiện (kết hợp video, text, audio,…)
c) Giáo trình điện tử
d) Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm
e) Ngân hàng các chủ đề/tình huống thảo luận
f) Tài liệu hướng dẫn tự học
g) Các tài liệu khác (nếu có): ………………………………………………………………….
Câu 3: Thày/Cô hãy đánh giá về khả năng đáp ứng của hệ thống học liệu ĐTTT
đối với các hoạt động dạy-học?
Mức độ
STT Hệ thống học liệu ĐTTT
Tốt Khá TB Yếu
1 Đảm bảo đầy đủ các môn học trong chương trình
đào tạo trực tuyến nhà trường đang triển khai
2 Đảm bảo các thành phần học liệu cơ bản theo qui
định của Bộ GD&ĐT
3 Chất lượng nội dung, phương pháp truyền tải kiến
thức và khả năng truy cập bài giảng đáp ứng tốt cho
người tự học.
4 Đảm bảo qui trình biên soạn học liệu theo qui định
của Bộ GD&ĐT

Ý kiến khác (nếu có): ………………………………………………………………….


Câu 4: Ngoài chuyên môn giảng dạy, nhà trƣờng có yêu cầu điều kiện gì đối với
giảng viên trƣớc khi tham gia giảng dạy chƣơng trình ĐTTT tại trƣờng?
a) Có chứng chỉ CNTT
b) Tham gia khóa tập huấn về phương pháp giảng dạy trực tuyến
c) Không yêu cầu
d) Khác: ………………………………………………………………………..
Câu 5: Khóa tập huấn giảng viên dạy trực tuyến gồm những nội dung nào sau
đây?
a) Cách thức đăng nhập và sử dụng hệ thống đào tạo trực tuyến.
b) Cách thức/phương pháp xây dựng bài giảng điện tử.
c) Cách thức/phương pháp xây dựng ngân hàng câu hỏi.
d) Các chủ đề Thảo luận/Case study.
e) Cách thức và yêu cầu khi giảng dạy tại lớp học đồng bộ
f) Khác (ghi cụ thể): ………………………………………………………………….

177
Câu 6: Thày/Cô đánh giá về mức độ cần thiết và hữu ích của các nội dung tập
huấn:
Mức độ
STT Các nội dung đánh giá Rất cần Cần Bình Ít cần
thiết thiết thƣờng thiết
Cách thức đăng nhập và sử dụng hệ
1
thống đào tạo trực tuyến
Cách thức/phương pháp xây dựng bài
2
giảng điện tử.
Cách thức/phương pháp xây dựng ngân
3
hàng câu hỏi
4 Các chủ đề Thảo luận/Case study
Cách thức và yêu cầu khi giảng dạy tại
5
lớp học đồng bộ
Câu 7: Thày/Cô hãy đánh giá về khả năng đáp ứng của đội ngũ giảng viên giảng
dạy trực tuyến đối với yêu cầu đào tạo của nhà trƣờng?
STT Giảng viên Mức độ
Tốt Khá TB Yếu
1 Khả năng đáp ứng về số lượng
2 Hiểu biết cơ bản về CNTT và Internet
3 Khả năng đáp ứng về phương pháp giảng
dạy từ xa và kỹ năng làm việc trên môi
trường công nghệ và trực tuyến
4 Sự nhiệt tình, tâm huyết, sáng tạo và thích
ứng với công nghệ mới
Ý kiến khác (nếu có): ………………………………………………………………….
Câu 8: Thày/Cô hãy đánh giá về khả năng đáp ứng của đội ngũ nhân lực hỗ trợ
đào tạo tham gia chƣơng trình ĐTTT của trƣờng?
Mức độ
STT Giảng viên
Tốt Khá TB Yếu
1 Khả năng đáp ứng về số lượng, cơ cấu
2 Hiểu biết cơ bản về CNTT và Internet và ĐTTT
3 Kỹ năng làm việc trên môi trường công nghệ
và trực tuyến
4 Nắm vững qui trình tổ chức ĐTTT

178
Câu 9: Nhà trƣờng có ban hành hệ thống các văn bản, qui định về quản lý, tổ
chức và hoạt động ĐTTT không?
a) Có đầy đủ qui định, qui trình và biểu mẫu thống nhấ
b) Có qui định, qui trình nhưng chưa đầy đủ
c) Không có qui định chính thứ
d) Khác: …………………………………………………………………
Câu 10: Hoạt động dạy và học của nhà trƣờng đƣợc thực hiện theo hình thức
nào?
a) Không đồng bộ
b) Đồng bộ
c) Kết hợp không đồng bộ và đồng bộ
d) Khác: ………………………………………………………………….
Câu 11: Thày/Cô hãy đánh giá về quá trình dạy và học nhƣ thế nào?
Mức độ
STT Quá trình dạy và học
Tốt Khá TB Yếu
1 Thực hiện theo đúng qui trình và kế
hoạch
2 Khả năng tự học của sinh viên qua bài
giảng điện tử theo yêu cầu của môn học
3 Tương tác giảng viên-sinh viên-sinh viên
4 Quá trình dạy và học có sự giám sát, hỗ
trợ của đội ngũ hỗ trợ, phục vụ đào tạo
Ý kiến khác (nếu có): ………………………………………………………………….

Câu 12: Thày/Cô hãy đánh giá về quá trình kiểm tra-đánh giá?
Mức độ
STT Quá trình dạy và học
Tốt Khá TB Yếu
1 Thực hiện theo đúng qui trình và kế hoạch
2 Kết quả kiểm tra-đánh giá được thông báo
cho sinh viên theo thời gian qui định
3 Kết quả kiểm tra-đánh giá được lưu trữ
đầy đủ, chính xác
Ý kiến khác (nếu có): ………………………………………………………………….

179
Câu 13: Thày/Cô cho rằng những yếu tố nào sau đây ảnh hƣởng đến ĐTTT và
mức độ ảnh hƣởng?
Mức độ
STT Các yếu tố Ảnh hƣởng Ít ảnh Không ảnh
nhiều hƣởng hƣởng
1 Chủ trương, thể chế, chính sách về phát
triển giáo dục và giáo dục từ xa
2 Chủ trương, thể chế, chính sách về phát
triển hạ tầng công nghệ thông tin
3 Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ
4 Xu thế phát triển của giáo dục từ xa, giáo
dục suốt đời và xu thế hội nhập quốc tế
trên thế giới và trong nước
5 Nhận thức của tổ chức về công tác đào tạo
trực tuyến
6 Năng lực, trình độ của đội ngũ quản lý
7 Ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo
8 Cơ cấu tổ chức đơn vị đào tạo trực tuyến
Ý kiến khác (nếu có): ………………………………………………………………….
Câu 14: Xin Thày/Cô cho biết những khó khăn hiện nay của nhà trƣờng nhằm
nâng cao chất lƣợng và hiệu quả ĐTTT
a) Tuyển sinh không đủ số lượng
b) Hạ tầng công nghệ đào tạo trực tuyến chưa đáp ứng
nhu cầu sử dụng hoặc chưa hiện đại
c) Môi trường học tập trực tuyến chưa đáp ứng tốt
các hoạt động tương tác giữa giảng viên-sinh viên
d) Nội dung học liệu không sát thực tế, ít cập nhật
kiến thức và công nghệ mới, học liệu chưa phong phú
e) Người học gặp khó khăn về phương tiện học tập
f) Người học còn yếu về phương pháp và kỹ năng
học tập trên môi trường trực tuyến
g) Đội ngũ giảng viên còn thiếu về số lượng
h) Đội ngũ giảng viên chưa thành thạo về phương pháp
và kỹ năng giảng dạy trên môi trường trực tuyến
i) Đội ngũ hỗ trợ, phục vụ đào tạo chưa đáp ứng

180
về số lượng và dịch vụ hỗ trợ
j) Hệ thống văn bản, qui định, hướng dẫn chưa đầy đủ
k) Mối liên hệ giữa nhà trường và đơn vị sử dụng
nhân lực còn hạn chế
l) Cơ cấu tổ chức và quản lý của nhà trường chưa phù hợp
m) Trình độ của đội ngũ quản lý còn chưa đáp ứng
n) Nguồn kinh phí của nhà trường cho đào tạo còn eo hẹp
Khó khăn khác: ………………………………………………………………….

PHẦN 2. Khảo sát thực trạng quản lý đào tạo trực tuyến của nhà trƣờng
Câu 15: Ông/Bà hãy đánh giá mức độ thực hiện quản lý của công tác tuyển sinh
và tƣ vấn ngƣời học.
Mức độ thực hiện
TT Nội dung
Tốt Khá TB Yếu
1 Lập kế hoạch TS, thông báo TS và chuẩn bị nội
dung tư vấn người học
2 Tổ chức TS và tư vấn người học đầy đủ thông tin
và rõ ràng
3 Chỉ đạo các hoạt động TS và tư vấn người học
hiệu quả
4 Kiểm tra các hoạt động TS và tư vấn người học
đúng chỉ tiêu và qui định

Câu 16: Ông/Bà hãy đánh giá mức độ thực hiện quản lý hạ tầng công nghệ
ĐTTT.
Mức độ thực hiện
TT Nội dung
Tốt Khá TB Yếu
1 Lập kế hoạch xây dựng, phát triển và sử dụng hạ tầng
công nghệ ĐTTT đáp ứng yêu cầu cập nhật và các
hoạt động ĐTTT
2 Tổ chức triển khai xây dựng, phát triển và vận hành
hạ tầng công nghệ ĐTTT đảm bảo yêu cầu, nhu cầu
đã đặt ra
3 Chỉ đạo hoạt động xây dựng, phát triển và vận hành
hạ tầng công nghệ ĐTTT đúng tiến độ
4 Đánh giá hiệu quả xây dựng, phát triển và vận hành
hạ tầng công nghệ ĐTTT phục vụ đào tạo

181
Câu 17: Ông/Bà hãy đánh giá mức độ thực hiện quản lý hệ thống học liệu điện
tử.
Mức độ thực hiện
TT Nội dung Tốt Khá TB Yếu
1 Lập kế hoạch biên soạn, cập nhật, phát triển và sử
dụng hệ thống học liệu điện tử đáp ứng yêu cầu của
CTĐT và nhu cầu dạy-học
2 Triển khai biên soạn, cập nhật, phát triển và sử dụng
hệ thống học liệu điện tử kịp thời đáp ứng các hoạt
động dạy-học
3 Chỉ đạo hoạt động biên soạn, cập nhật, phát triển và sử
dụng hệ thống học liệu điện tử đảm bảo chất lượng
4 Kiểm tra, giám sát hoạt động biên soạn, cập nhật,
phát triển và sử dụng hệ thống học liệu điện tử đảm
bảo chất lượng, đánh giá hiệu quả của học liệu được
sử dụng

Câu 18: Ông/Bà hãy đánh giá mức độ thực hiện quản lý đội ngũ giảng viên.
Mức độ thực hiện
TT Nội dung Tốt Khá TB Yếu
1 Lập kế hoạch tuyển dụng, tập huấn đội ngũ giảng
viên định kỳ và phù hợp với nhu cầu đào tạo
2 Tổ chức tuyển dụng, tập huấn đội ngũ giảng viên
theo đúng qui trình
3 Chỉ đạo công tác tuyển dụng, tập huấn đội ngũ giảng
viên đảm bảo qui định tiêu chuẩn giảng viên
4 Các hoạt động tuyển dụng, tập huấn đội ngũ giảng
viên được đánh giá hiệu quả định kỳ

Câu 19: Ông/Bà hãy đánh giá mức độ thực hiện quản lý đội ngũ nhân lực hỗ trợ.
Mức độ thực hiện
TT Nội dung Tốt Khá TB Yếu
Lập kế hoạch tuyển dụng, tập huấn đội ngũ nhân lực
hỗ trợ ĐTTT định kỳ và phù hợp với nhu cầu đào tạo
2 Tổ chức tuyển dụng, tập huấn đội ngũ nhân lực hỗ

182
trợ ĐTTT theo đúng qui trình

3 Chỉ đạo công tác tuyển dụng, tập huấn đội ngũ nhân
lực hỗ trợ ĐTTT đảm bảo tiêu chí đặt ra
4 Các hoạt động tuyển dụng, tập huấn đội ngũ nhân lực
hỗ trợ ĐTTT được đánh giá hiệu quả định kỳ

Câu 20: Ông/Bà hãy đánh giá mức độ thực hiện quản lý hệ thống các văn bản,
qui định về tổ chức và hoạt động ĐTTT.
Mức độ thực hiện
TT Nội dung Tốt Khá TB Yếu
1 Lên kế hoạch định kỳ xây dựng mới/ cập nhật hệ
thống các văn bản - qui định về tổ chức và hoạt động
ĐTTT
2 Triển khai xây dựng mới/ cập nhật hệ thống các văn
bản, qui định về tổ chức và hoạt động ĐTTT đáp ứng
yêu cầu thực tiễn
3 Chỉ đạo công tác xây dựng, cập nhật hệ thống các
văn bản, qui định về tổ chức và hoạt động ĐTTT
đúng qui trình ban hành văn bản quản lý
4 Đánh giá hiệu lực, hiệu quả hệ thống các văn bản -
qui định về tổ chức và hoạt động ĐTTT phục vụ hoạt
động quản lý và tổ chức đào tạo

Câu 21: Ông/Bà hãy đánh giá mức độ thực hiện quản lý quá trình dạy-học trực
tuyến.
Mức độ thực hiện
TT Nội dung
Tốt Khá TB Yếu
1 Kế hoạch giảng dạy và học tập được xây dựng định
kỳ, đầy đủ và rõ ràng
2 Tổ chức quá trình dạy-học thực hiện theo đúng kế
hoạch và CTĐT
3 Chỉ đạo hoạt động dạy-học đảm bảo chất lượng và
nâng cao hiệu quả đào tạo
4 Giám sát quá trình dạy-học và đánh giá hiệu quả các
hoạt động dạy-học

183
Câu 22: Ông/Bà hãy đánh giá mức độ thực hiện quản lý quá trình dạy-học trực
tuyến.
Mức độ thực hiện
TT Nội dung
Tốt Khá TB Yếu
1 Tư vấn và lập kế hoạch học tập cho sinh viên
2 Tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho sinh viên trong quá
trình học tập (hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ hành chính, hỗ
trợ phương pháp học tập tốt, thúc đẩy sinh viên duy
trì học tập)
3 Chỉ đạo hỗ trợ các hoạt động học tập
4 Kiểm tra, giám sát quá trình học tập của sinh viên

Câu 23: Ông/Bà hãy đánh giá mức độ thực hiện quản lý quá trình dạy-học trực
tuyến.
Mức độ thực hiện
TT Nội dung
Tốt Khá TB Yếu
1 Kế hoạch các hoạt động kiểm tra-đánh giá được xây
dựng định kỳ, đầy đủ và rõ ràng
2 Tổ chức quá trình kiểm tra-đánh giá thực hiện theo
đúng kế hoạch và yêu cầu của CTĐT
3 Chỉ đạo hoạt động kiểm tra-đánh giá đảm bảo chất
lượng và đáp ứng hiệu quả đào tạo
4 Giám sát quá trình kiểm tra-đánh giá và đánh giá
hiệu quả hoạt động kiểm tra-đánh giá

Câu 24: Ông/Bà hãy đánh giá mức độ thực hiện quản lý công tác đánh giá kết
quả đầu ra và tốt nghiệp.
Mức độ thực hiện
TT Nội dung
Tốt Khá TB Yếu
1 Hoạt động đánh giá kết quả đầu ra và tốt nghiệp được
lên kế hoạch định kỳ
2 Triển khai hoạt động đánh giá kết quả đầu ra và tốt
nghiệp theo đúng kế hoạch, qui trình và yêu cầu của
CTĐT

184
3 Chỉ đạo hoạt động đánh giá kết quả đầu ra và tốt
nghiệp đảm bảo qui định
4 Kiểm tra, giám sát hoạt động đánh giá kết quả đầu ra
và tốt nghiệp đúng qui trình, qui định

Câu 25: Ông/Bà hãy đánh giá mức độ thực hiện quản lý thông tin đầu ra.
Mức độ thực hiện
TT Nội dung
Tốt Khá TB Yếu
1 Kế hoạch thu nhận và xử lý thông tin đa chiều về
đầu ra của ĐTTT được xây dựng định kỳ, đầy đủ, rõ
ràng
2 Triển khai việc thu nhận, xử lý thông tin đa chiều về
đầu ra của ĐTTT đến đầy đủ các đối tượng liên quan
3 Chỉ đạo hoạt động thu nhận và xử lý thông tin đa
chiều về đầu ra của ĐTTT thực hiện chân thực,
khách quan
4 Đánh giá hiệu quả hoạt động thu nhận và xử lý
thông tin đa chiều về đầu ra của ĐTTT và việc sử
dụng các thông tin này

Xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác của Quý Thày/Cô!

185
Phụ lục 5
Mẫu phiếu khảo sát
(Dành cho sinh viên)

Thưa anh/chị sinh viên,


Để có cơ sở đánh giá thực trạng đào tạo trực tuyến (ĐTTT) và quản lý đào tạo trực
tuyến (QLĐTTT) tại các trường đại học đào tạo từ xa áp dụng phương thức trực tuyến,
mong Anh/chị trả lời các câu hỏi trong Phiếu khảo sát dưới đây. Tất cả các thông tin này
chỉ nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, không phục vụ vào mục đích nào khác.
Xin chân thành cảm ơn!

Câu 1: Nhà trƣờng thực hiện tƣ vấn những nội dung gì cho ngƣời đăng ký tuyển
sinh chƣơng trình ĐTTT tại trƣờng?
Lựa chọn ngành đăng ký học
Phương pháp học tập trực tuyến
Các thông tin về CTĐT, những yêu cầu của nhà trường
và trách nhiệm quyền lợi đối với người học
Việc chuẩn bị trang thiết bị học tập
Không tư vấn
Khác: …………………………………………………………………….…
Câu 2:Anh/Chị hãy cho biết ý kiến về khả năng đáp ứng của hạ tầng công nghệ
ĐTTT đối với các hoạt động học tập của anh/chị?
Mức độ
STT Hạ tầng công nghệ ĐTTT
Tốt Khá TB Yếu
1 Cổng thông tin đào tạo trực tuyến đáp ứng
việc truy cập vào lớp học và các thông tin về
khoá học
2 Hệ thống công nghệ đáp ứng các hoạt động
học tập được kết nối liên tục, thông suốt
3 Môi trường học tập trực tuyến có đầy đủ nội
dung học tập, thông tin liên quan khoá học
4 Môi trường học tập trực tuyến có đầy đủ
chức năng, tiện tích phục vụ học tập

186
Câu 3: Anh/Chị hãy cho biết hệ thống học liệu ĐTTT đƣợc nhà trƣờng xây dựng
gồm những thành phần nào sau đây?
1. Bài giảng video
2. Bài giảng đa phương tiện (kết hợp video, text, audio,…)
3. Giáo trình điện tử
4. Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm
5. Ngân hàng các chủ đề/tình huống thảo luận
6. Tài liệu hướng dẫn tự học
7. Các tài liệu khác (nếu có): ………………………………………………………
Câu 4:Anh/Chị hãy cho ý kiến về khả năng đáp ứng của hệ thống học liệu ĐTTT
đối với các hoạt động học tập?
Mức độ
STT Hệ thống học liệu ĐTTT
Tốt Khá TB Yếu
1 Khả năng đáp ứng về chất lượng nội dung
2 Khả năng đáp ứng việc truy cập thuận tiện và
dễ dàng của người học trên máy tính
3 Khả năng đáp ứng việc truy cập thuận tiện và
dễ dàng của người học trên các thiết bị di động
4 Khả năng đáp ứng về phương pháp truyển tải
dễ tiếp thu, hấp dẫn đối với người học
5 Học liệu đa dạng về hình thức phù hợp với điều
kiện của người học
6 Nội dung học liệu liên tục cập nhật đáp ứng
yêu cầu kiến thức thực tiễn
Ý kiến khác (nếu có): …………………………………………………………………
Câu 5:Anh/Chị hãy cho biếtý kiến về giảng viên giảng dạy trực tuyến của nhà
trƣờng?
Mức độ quan trọng
STT Giảng viên Rất
QT TB Ít QT
QT
1 Giảng viên có vai trò quan trọng để hướng
dẫn sinh viên tự học
2 Tương tác giữa giảng viên và sinh viên
giúp cho việc học tập hiệu quả hơn
3 Giảng viên tích cực ứng dụng CNTT
4 Giảng viên giải đáp kịp thời cho sinh viên
trong quá trình học tập
Ý kiến khác (nếu có): …………………………………………………………………

187
Câu 6:Anh/Chị hãy cho biếtý kiến về hoạt động hỗ trợ đào tạo của trƣờng?
Mức độ
STT Hỗ trợ đào tạo
Tốt Khá TB Yếu
1 Cán bộ hỗ trợ nhiệt tình
2 Cán bộ hỗ trợ giúp cho việc học tập của sinh viên
thuận lợi
3 Cán bộ hỗ trợ kịp thời khi sinh viên cần sự trợ
giúp
4 Sinh viên được hỗ trợ về các thủ tục hành chính
5 Sinh viên được hỗ trợ về kỹ thuật
6 Sinh viên được hỗ trợ giải đáp trên lớp học

Ý kiến khác (nếu có): …………………………………………………………………


Câu 7:Anh/chị có cho rằng nhà trƣờng cần thiết cung cấp qui trình, qui định
quản lý sau đây không?
Mức độ
STT Các qui trình, qui định quản lý
Tốt Khá TB Yếu
1 Qui trình tuyển sinh, nhập học
2 Qui trình, nội qui quản trị, vận hành hạ tầng
công nghệ ĐTTT
2 Về qui trình quản lý biên soạn, phát triển nội
dung, xây dựng học liệu điện tử và sử dụng
4 Tiêu chuẩn và điều kiện đội ngũ giảng viên dạy
trực tuyến
5 Tiêu chuẩn và điều kiện đội ngũ hỗ trợ, phục vụ
đào tạo
6 Qui trình tổ chức và quản lý các hoạt động dạy-
học
7 Qui trình tổ chức và quản lý hoạt động kiểm tra-
đánh giá
8 Qui định quản lý, công nhận kết quả học tập

9 Qui trình xét tốt nghiệp


10 Qui định quản lý thông tin đầu ra
Ý kiến khác (nếu có): …………………………………………………………………

188
Câu 8:Anh/chị hãy đánh giá về quá trình học tậptrực tuyến tại trƣờng?
Mức độ
STT Quá trình học tập trực tuyến
Tốt Khá TB Yếu
1 Thực hiện theo đúng qui trình và kế hoạch
2 Sinh viên tích cực tự học qua bài giảng điện tử
theo yêu cầu của môn học
3 Tương tác giữa giảng viên-sinh viên-sinh viên
4 Giảng viên cung cấp, hướng dẫn sinh viên tìm
hiểu thêm các tài liệu tham khảo
5 Quá trình học tập có sự giám sát, hỗ trợ của
đội ngũ hỗ trợ, phục vụ đào tạo
Ý kiến khác (nếu có): …………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………..
Câu 9: Anh/Chị có đƣợc cung cấp các số liệu dƣới đây trong hệ thống thông tin
hay các báo cáo chính thức của nhà trƣờng hàng năm không?

TT Các số liệu trong báo cáo hàng năm Không
(tỷ lệ)
1 T lệ việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp
2 T lệ sinh viên tốt nghiệp trên số sinh viên nhập học
đầu khóa
3 Các số liệu khảo sát về sự hài lòng của người học
4 Các số liệu khảo sát về sự hài lòng của đơn vị sử
dụng nhân lực
Ý kiến khác (nếu có): …………………………………………………………………
Câu 10:Anh/chị cho biết những khó khăn hiện nay của anh/chị trong quá trình
học trực tuyến tại nhà trƣờng:
- Hạ tầng công nghệ đào tạo trực tuyến chưa đáp ứng
nhu cầu học tập hoặc chưa hiện đại
- Môi trường học tập trực tuyến chưa đáp ứng tốt
các hoạt động tương tác giữa giảng viên-sinh viên
- Nội dung học liệu không sát thực tế, ít cập nhật
kiến thức, ít thuận tiện truy cập
- Người học gặp khó khăn về phương tiện học tập
- Người học còn yếu về phương pháp và kỹ năng

189
học tập trên môi trường trực tuyến
- Đội ngũ giảng viên còn chưa đáp ứng nhu cầu học tập
- Đội ngũ hỗ trợ, phục vụ đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu người học
- Hệ thống văn bản, qui định, hướng dẫn chưa đầy đủ
- Mối liên hệ giữa nhà trường và đơn vị sử dụng nhân lực còn hạn chế
- Cơ cấu tổ chức và quản lý của nhà trường chưa phù hợp
- Trình độ của đội ngũ quản lý còn chưa đáp ứng
- Nguồn kinh phí của nhà trường cho đào tạo còn eo hẹp
- Khó khăn khác: …………………………………………………………………

Anh/chị vui lòng cho biết thông tin cá nhân:


1. Họ và tên (không bắt buộc): ……………………………………………
2. Giới tính: �Nam; �Nữ
3. Ngành đào tạo: ........................................................................................
4. Trình độ đầu vào:
�THPT �Trung cấp �Cao đẳng;
�Đạihọc � Thạc sĩ � Tiến sĩ;...

Xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác của Anh/chị!

190
Phụ lục 6:
PHIẾU THĂM DÕ Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ CÁC GIẢI PHÁP
Kính gửi Ông/Bà: ……………………………………………………
Kính mong Ông/Bà cho ý kiến về các giải pháp quản lý đào tạo trực tuyến tại
các trường đại học theo 2 tiêu chí: Tính cần thiết và Tính khả thi.Ông/Bà vui lòng
đánh dấu X để cho điểm đánh giá từ 1 đến 5 vào ô trống (điểm 1 là tối thiểu, điểm 5
là tối đa).
TT Các giải pháp Mức độ đánh giá
1 2 3 4 5
1 Giải pháp 1:Nâng cao nhận thức Tính cần
của đội ngũ cán bộ quản lý về thiết
ĐTTT và QLĐTTT Tính khả thi
2 Giải pháp 2: Quản lý hạ tầng Tính cần
công nghệ ĐTTT có hiệu quả và thiết
đáp ứng tốt hơn nhu cầu của Tính khả thi
người sử dụng
3 Giải pháp 3: Quản lý phát triển Tính cần
học liệu ĐTTT đa dạng, đảm bảo thiết
chất lượng chuyên môn và kỹ Tính khả thi
thuật
4 Giải pháp 4: Xây dựng đội ngũ Tính cần
giảng viên đáp ứng yêu cầu thiết
giảng dạy trong môi trường Tính khả thi
ĐTTT
5 Giải pháp 5: Quản lý các hoạt Tính cần
động dạy-học hiệu quả, chất thiết
lượng Tính khả thi
6 Giải pháp 6: Quản lý hoạt động Tính cần
hỗ trợ sinh viên và xây dựng hệ thiết
thống các tài liệu hỗ trợ cung cấp Tính khả thi
cho sinh viên
7 Giải pháp 7: Quản lý thông tin Tính cần
đầu ra và sử dụng có hiệu quả để thiết
nâng cao chất lượng đào tạo Tính khả thi

191
Ngoài những giải pháp đã nêu trên, Ông/Bà thấy cần bổ sung thêm giải pháp,
xin vui lòng ghi cụ thể nội dung giải pháp và cho điểm đánh giá trong ngoặc.
………………………………………………………………….………………………………………………
………………….………………………………………………………………….……………………………
…………………………………….………………………………………………………………….…………
……………………………………………………….…………………………………………………………
……….………………………………………………………………….………………………………………
………………………….……………………………………………………………………………………….

Xin Ông (Bà) vui lòng cho biết thông tin cá nhân:

1. Họ và tên (không bắt buộc): ……………………………………………


2. Giới tính: �Nam; �Nữ
3. Trình độ chuyên môn:
�Đạihọc � Thạc sĩ� Tiến sĩ;
4. Học hàm:� Giáo sư; � Phó Giáo sư
5. Thâm niên công tác: �1 – 5 năm; �5 – 10 năm; �Trên 10 năm
6. Chức vụ/chức danh:
�Lãnh đạo�Cán bộ quản lý�Cán bộ kiêm giáo viên;
�Giảng viên; �Chuyên viên� Nhà khoa học

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của Ông/Bà!

192
Phụ lục 7:
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN
Đánh giá kết quả trƣớc khi thử nghiệm và sau khi áp dụng các giải pháp thử nghiệm
(Dành cho lãnh đạo, cán bộ quản lý, giảng viên ở Trường Đại học Mở Hà Nội)
Kính thưa Quý thày/cô,
Nghiên cứu sinh đang triển khai nghiên cứu thử nghiệm giải pháp “Quản lý
hoạt động phát triển học liệu đào tạo trực tuyến đảm bảo chất lượng chuyên môn và
kỹ thuật” trong luận án “Quản lý đào tạo trực tuyến tại các trường đại học ở Việt
Nam”.
Để kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp này nhằm nâng
cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, nghiên cứu sinh mong nhận được sự hợp tác của
Quý thày cô cho ý kiến có liên quan theo bảng hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu (X)
vào một trong số bốn ô mà thày cô cho là phù hợp nhất trong mỗi yếu tố cần đánh
giá.
Ghi chú:
- Mức 1: Không phù hợp / Không tốt / Không quan trọng
- Mức 2: Chưa phù hợp / Chưa tốt / Ít quan trọng
- Mức 3: Tương đối phù hợp / Tương đối tốt / Tương đối quan
trọng
- Mức 4: Phù hợp / Tốt / Quan trọng
- Mức 5: Rất phù hợp / Rất tốt / Rất quan trọng

Xin Thày/Cô vui lòng cho biết thông tin cá nhân:


1. Họ và tên (không bắt buộc): ……………………………………………
2. Giới tính: �Nam; �Nữ
3. Trình độ chuyên môn:
�Đạihọc � Thạc sĩ� Tiến sĩ;
4. Học hàm:� Giáo sư; � Phó Giáo sư
5. Thâm niên công tác: �1 – 5 năm; �5 – 10 năm; �Trên 10 năm
6. Chức vụ/chức danh:
�Lãnh đạo�Cán bộ quản lý�Cán bộ kiêm giáo viên;
�Giáo viên; �Chuyên viên� Nhà khoa học

193
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ VỀ VIỆC THỬ NGHIỆM GIẢI PHÁP

TT Các yếu tố và thời điểm đánh giá Mức đánh giá


Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5
1 Thực hiện chu trình và qui Trước TN
trình điều chỉnh, nâng cấp,
Sau TN
cập nhật, bổ sung và phát
triển học liệu ĐTTT
2 Học liệu được thực hiện theo Trước TN
đúng kế hoạch chi tiết và tiêu Sau TN
chuẩn đặt ra
3 Sự phối hợp chặt chẽ giữa Trước TN
giảng viên và nhóm thiết kế, Sau TN
nhóm kỹ thuật
4 Học liệu đảm bảo yêu cầu về Trước TN
nội dung cần điều chỉnh, cập Sau TN
nhật
5 Học liệu đảm bảo yêu cầu về Trước TN
kỹ thuật cần nâng cấp, cập Sau TN
nhật
6 Học liệu phù hợp và đáp ứng Trước TN
yêu cầu thực tế giảng dạy và Sau TN
nhu cầu người học
7 Học liệu được thẩm định Trước TN
trong quá trình và tổ chức Sau TN
nghiệm thu

Nghiên cứu sinh cam đoan các thông tin mà quý vị cung cấp không sử dụng
vào mục đích gì khác ngoài phục vụ cho đề tài nghiên cứu.

194
Phụ lục 8:
QUI TRÌNH XÂY DỰNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ

TT Hoạt động Mô tả nội dung Triển khai Trách nhiệm Tài liệu
thực hiện thực hiện
1 Xác định Rà soát học liệu Tổng hợp ý Trung tâm Biên bản
những bất ĐTTT; Phân tích các kiến từ sinh Đào tạo trực tập hợp ý
cập cần điều ý kiến phản hồi của viên, giảng viên tuyến kiến phản
chỉnh, cập người học về học góp ý về học hồi, đề
nhật, nâng liệu; Tiếp nhận, cập liệu ĐTTT xuất với
cấp, bổ nhật các nội dung nhà trường
sung đối với giảng dạy mới theo
học liệu CTĐT và thực tế;
ĐTTT Khảo sát thực tế nhu
cầu sử dụng học liệu
trên các phương tiện
học tập.
2 Xác định Kiểm tra (chuyên Cập nhật bộ Ban rà soát Kết quả rà
nội dung môn và kỹ thuật) và Luật mới, cập học liệu soát và
cần điều xác định nội dung nhật kỹ thuật ĐTTT của thông báo;
chỉnh, cập cần được điều chỉnh, mới phù hợp nhà trường Kế hoạch
nhật, nâng cập nhật, nâng cấp, với các trình thực hiện
cấp, bổ bổ sung học liệu duyệt hiện
sung học ĐTTT; lên kế hoạch hành. Thực hiện
liệu ĐTTT, thực hiện các tiêu chí
lên kế nâng cao chất
hoạch lượng tương tác
của học liệu.
Học liệu gồm:
bài giảng điện
tử tích hợp, bài
giảng text, bộ
ngân hàng câu
hỏi luyện tập
3 Tổ chức xây Phân công, theo dõi Dựa trên giáo Giảng viên, Kịch bản

195
dựng kịch giảng viên kết hợp trình, phân tách chuyên gia sư phạm
bản sư với chuyên gia thiết thành các thiết kế bài học liệu
phạm của kế bài giảng để modul, xác định giảng
học liệu thống nhất xây dựng hình thức,
kịch bản bài giảng phương pháp
đáp ứng kế hoạch và diễn đạt đáp
yêu cầu đặt ra, đảm ứng tiêu chí đặt
bảo tính sư phạm ra.
cho người tự học.
4 Tổ chức xây Phân công, theo dõi Kết hợp với yếu Giảng viên, Kịch bản
dựng kịch giảng viên kết hợp tố kỹ thuật đưa chuyên gia tổng thể
bản tổng thể chuyên gia thiết kế ra nội dung chi thiết kế bài học liệu
học liệu (về bài giảng và chuyên tiết cho từng giảng,
sư phạm, kỹ gia kỹ thuật học liệu modul giảng, chuyên gia
thuật) để thống nhất xây xây dựng lời kỹ thuật học
dựng kịch bản bài giảng chi tiết. liệu
giảng, học liệu trên
cơ sở kịch bản sư
phạm được thông
qua về nội dung
chuyên môn.
5 Tổ chức Phân công, theo dõi Xây dựng thành Chuyên gia Các bài
phát triển chuyên gia kỹ thuật các slide bài thiết kế bài giảng đã
nội dung thực hiện ứng dụng giảng, tích hợp giảng, được điện
học liệu các hiệu ứng kỹ hình ảnh, video, chuyên gia tử hóa theo
thuật xây dựng bài ghi hình giảng kỹ thuật học kịch bản đã
giảng theo kịch bản viên. Đóng gói liệu thiết kế
đã thống nhất ở trên. thành học liệu
hoàn chỉnh
6 Tiếp thu các Tiếp nhận ý kiến Đơn vị đào Biên bản
ý kiến từ đánh giá, thẩm định tạo thẩm định
chuyên gia, của chuyên gia; ý Chuyên gia học liệu
người học kiến khảo sát người thẩm định Lấy ý kiến
về học liệu học thử để chỉnh sửa khảo sát

196
để hoàn theo các ý kiến và học liệu từ
thiện hoàn thiện. nhóm sinh
viên học
thử
7 Thông qua Họp hội đồng Hội đồng Biên bản
Hội đồng nghiệm thu về nội nghiệm thu họp Hội
nghiệm thu dung và kỹ thuật của học liệu của đồng
học liệu học liệu nhà trường nghiệm thu
8 Hoàn thiện Chỉnh sửa các nội Giảng viên, Học liệu đã
học liệu dung theo ý kiến nhóm thiết hoàn thiện
trong biên bản họp kế bài giảng,
Hội đồng nghiệm thu nhóm kỹ
thuật
9 Nghiệm thu Hội đồng nghiệm Hội đồng Học liệu
và đưa vào thu; Ký ban hành nghiệm thu; điện tử
sử dụng học liệu và đưa lên Hiệu trưởng hoàn thiện
hệ thống ĐTTT sử được đưa
dụng cho đào tạo lên hệ
thống
ĐTTT

197
Phụ lục 9:
QUYẾT ĐỊNH GIAO NHIỆM VỤ XÂY DỰNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ

198
Phụ lục 10:
SẢN PHẨM HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ

Học liệu điện tử phiên bản cũ và sản phẩm học liệu điện tử mới xây dựng áp
dụng qui trình quản lý phát triển học liệu điện tử, kèm theo kịch bản tổng thể
được đăng tải tại địa chỉ sau đây:
http://learning.ehou.edu.vn/course/view.php?id=3221
Tài khoản: hldttt
Mật khẩu: thunghiemgp

199
Phụ lục 11:
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA NHÓM SINH VIÊN ĐỐI VỚI
HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ MỚI

Thưa anh/chị sinh viên,


Để có cơ sở đánh giá học liệu đào tạo trực tuyến học phần Luật Tố tụng hình sự - là
học phần được xây dựng, cập nhật mới thay thế học liệu cũ, phục vụ cho hoạt động đào tạo
trực tuyến, anh/chịhãy cho ý kiến đánh giá trong bảng dưới đây.
Ghi chú: Đánh dấu (x) vào các ô mà anh/chị đồng ý với mức độ đáp ứng của học
liệu.
Xin chân thành cảm ơn!

S Mức độ
Đánh giá học liệu ĐTTT
TT Tốt Khá TB Yếu
1 Nội dung học liệu được cập nhật, cần thiết, bổ
ích
2Học liệu có thể truy cập được thuận tiện và dễ
2 dàng trên máy tính
3Học liệu có thể truy cập được thuận tiện và dễ
3 dàng trên thiết bị di động
4Học liệu giúp sinh viên dễ tiếp thu, được trình
4 bày hấp dẫn
5Học liệu đa dạng về hình thức phù hợp với điều
5 kiện của người học

Anh/chị vui lòng cho biết thông tin cá nhân:


1. Họ và tên (không bắt buộc): ……………………………………………
2. Giới tính: �Nam; �Nữ
3. Ngành đào tạo: ........................................................................................
4. Trình độ đầu vào:
� THPT �Trung cấp �Cao đẳng;
�Đạihọc � Thạc sĩ � Tiến sĩ;...
Xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác của Anh/chị!

200

You might also like