Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Câu 1: Gen là một đoạn của phân tử ADN

A. Mang thông tin mã hoá chuỗi polipeptit hay phân tử ARN.

B. Mang thông tin di truyền của các loài.

C. Mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.

D. Chứa các bộ 3 mã hoá các axit amin.

Câu 2: Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm các vùng theo trình tự là?

A. Vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng mã hoá.

B. Vùng điều hoà, vùng mã hoá, vùng kết thúc.

C. Vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng kết thúc.

D. Vùng vận hành, vùng mã hoá, vùng kết thúc.

Câu 3: Vùng điều hoà là vùng

A. quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử protein.

B. mang tín hiệu kết thúc phiên mã.

C. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.

D. mang thông tin mã hoá các axit amin.

Câu 4: Vùng mã hoá của gen là vùng:

A. Mang tín hiệu khởi động và kiểm soát phiên mã

B. Mang tín hiệu kết thúc phiên mã

C. Mang tín hiệu mã hoá các axit amin

D. Mang bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc

Câu 5: Vùng kết thúc của gen là vùng?

A. Mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã

B. Mang tín hiệu kết thúc phiên mã


C. Quy định trình tự sắp xếp các aa trong phân tử prôtêin

D. Mang thông tin mã hoá các aa

Câu 6: Mã di truyền là:

A. Mã bộ một, tức là cứ một nuclêôtit xác định một loại axit amin.

B. Mã bộ bốn, tức là cứ bốn nuclêôtit xác định một loại axit amin.

C. Mã bộ ba, tức là cứ ba nuclêôtit xác định một loại axit amin.

D. Mã bộ hai, tức là cứ hai nuclêôtit xác định một loại axit amin.

Câu 7: Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ,
điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?

A. Mã di truyền có tính đặc hiệu.

B. Mã di truyền có tính thoái hóa.

C. Mã di truyền có tính phổ biến.

D. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.

Câu 8: Mã di truyền mang tính thoái hoá, tức là?

A. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin

B. Tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền

C. Tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền

D. Một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin

Câu 9: Mã di truyền có tính phổ biến, tức là?

A. Tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền

B. Nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin

C. Một bô ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin

D. Tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài loài ngoại lệ
Câu 10: Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các
bộ ba đó là:

A. UGU, UAA, UAG

B. UUG, UGA, UAG

C. UAG, UAA, UGA

D. UUG, UAA, UGA

Câu 11: Mỗi ADN con sau nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được
hình thành từ các nuclêôtit tự do. Đây là cơ sở của nguyên tắc:

A. Bổ sung.

B. Bán bảo toàn.

C. Bổ sung và bảo toàn.

D. Bổ sung và bán bảo toàn.

Câu 12: Một gen có chiều dài 5100A0 có tổng số nuclêôtit là

A. 2400 B. 3000 C. 3600 D. 4200

Câu 13: Một gen có chiều dài 4800A0 có tổng số nuclêôtit là

A. 2400 B. 3000 C. 3600 D. 4200

Câu 14: Một gen có 120 vòng xoắn có chiều dài là

A. 5100A0 B. 3600A0 C. 4080A0 D. 2400A0

Câu 15: Một gen có 150 vòng xoắn có chiều dài là

A. 5100A0 B. 3600A0 C. 4080A0 D. 2400A0

Câu 16: Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại nuclêôtit là: A = 600 , G = 300.
Tổng số nuclêôtit của gen này là :

A. 1800 B. 2100 C. 3600 D. 900


Câu 17: Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại nuclêôtit là: A = 600 , G = 300.
Số liên kết hiđrô trong gen là

A. 1800 B. 2100 C. 3600 D. 900

Câu 18: Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là

A. 1800 B. 2400 C. 3000 D. 2040

Câu 19: Một gen có tổng số 1000 cặp nuclêôtit. Khối lượng phân tử của gen đó xác định
theo đvC là
A. 300000 đvC. B. 200000 đvC. C. 600000 đvC. D. 100000 đvC.

Câu 20: Một gen có số nuclêôtit loại A là 900, chiếm 30% số nuclêôtit của gen. Số chu kì
xoắn của gen là
A. 100. B. 150. C. 250. D. 350.
ĐÁP ÁN

1A 2B 3C 4C 5B 6C 7C 8A 9A 10C
11B 12B 13A 14C 15A 16A 17B 18B 19C 20B

Cung cấp một số công thức về bài tập ADN, gen

Gọi N số nu của gen (ADN)


+ ∑N=A+T+G+X=2A+2G (A=T & G=X)
+ Chiều dài gen (ADN)
l=N2.3,4.A0l=N2.3,4.A0 (1 nu có chiều dài 3,4A0)
+ Chu kỳ xoắn
C=N:20 (1 chu kỳ xoắn = 10 cặp nu = 20 nu)
+ Khối lượng gen (ADN)
M = N.300 (1 nu có khối lượng 300 đvC)
+ Số liên kết hidro
H = 2A + 3G

You might also like