Bao Cao Dien Tu Truong 2 PDF

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 47

NGUYỄN VĂN LƯỢNG – NGUYỄN XUÂN BÌNH – NGUYỄN THANH HÙNG

ÑIEÄN TÖØ TRÖÔØNG

CAÙC VAÁN ÑEÀ LIEÂN QUAN, LYÙ THUYEÁT VAØ AÙP DUÏNG
TÍNH TOAÙN CÖÔØNG ÑOÄ ÑIEÄN TÖØ TRÖÔØNG GAÂY RA BÔÛI
ÑÖÔØNG DAÂY DAÃN ÑIEÄN

PECC2 | June-2010, lưu hành nội bộ


1. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN ................................................................................... 3
2. TỔNG QUÁT VỀ ĐIỆN TỪ TRƯỜNG ..................................................................................... 3

3. NHỮNG ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN CỦA TRƯỜNG ĐIỆN TỪ.................................................... 7


3.1. Định luật bảo toàn điện tích ......................................................................................................... 7
3.2. Định luật Gauss đối với trường điện............................................................................................ 7
3.3. Định luật Ampere – Maxwell ...................................................................................................... 8
3.4. Định luật Gauss đối với trường từ ............................................................................................... 8
3.5. Hệ phương trình Maxwell............................................................................................................ 8

4. ỨNG DỤNG CỦA ĐIỆN TỪ TRƯỜNG TRONG CUỘC SỐNG............................................. 9


5. CÁC ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỆN TỪ TRƯỜNG DO ĐDK GÂY RA ĐẾN MÔI TRƯỜNG . 10

6. TÁC HẠI CỦA ĐIỆN TỪ TRƯỜNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI. ......................... 10
6.1 Trường Điện Từ tần số cao ........................................................................................................ 11
6.2 Ảnh hưởng trường Điện Từ tần số công nghiệp do đường dây cao thế gây ra.......................... 14
6.3 Các quy định hiện hành về mức tiếp xúc với cường độ Điện- Từ trường. ................................ 16
6.4 Cần làm gì để tránh bị ảnh hưởng bởi các Điện Từ trường ....................................................... 17

7. ĐIỆN TỪ TRƯỜNG CỦA ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN VÀ TRẠM BIẾN ÁP......................... 17
7.1 Điện Từ trường của đường dây tải điện..................................................................................... 17
7.2 Điện Từ trường trong trạm biến áp. ........................................................................................... 21
7.3 Cường độ điện trường của một số đường dây cao thế điển hình ............................................... 22

8. CÁC GIẢ THIẾT TÍNH TOÁN CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN – TỪ TRƯỜNG CỦA ĐƯỜNG DÂY
TRUYỀN TẢI ĐIỆN TRÊN KHÔNG ...................................................................................... 23
9. TÍNH TOÁN CƯỜNG ĐỘ TỪ TRƯỜNG GÂY RA BỞI ĐƯỜNG DÂY TRUYỀN TẢI
ĐIỆN TRÊN KHÔNG ............................................................................................................... 23
10. TÍNH TOÁN CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG GÂY RA BỞI ĐƯỜNG DÂY TRUYỀN TẢI
ĐIỆN TRÊN KHÔNG ............................................................................................................... 26
11. TÍNH TOÁN ĐIỆN TRƯỜNG XUYÊN QUA MÁI TÔN....................................................... 29
12. TÍNH TỪ TRƯỜNG QUA MÁI TÔN...................................................................................... 31

13. TÌM HIỂU MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH TÍNH CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TỪ TRƯỜNG .............. 32
13.1. Hệ tọa độ trong Cremag............................................................................................................. 33
13.2. Sử dụng chương trình................................................................................................................. 34
13.3. Ưu và khuyết điểm..................................................................................................................... 35

14. LẬP TRÌNH CHƯƠNG TRÌNH TÍNH CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG .................................. 36
14.1 Giới thiệu ................................................................................................................................... 36
14.2 Kết quả đạt được ........................................................................................................................ 36
14.3 Ưu và khuyết điểm của chương trình EMF calculation ........................................................... 37
14.4 Hướng dẫn sử dụng chương trình .............................................................................................. 38
14.5 Hướng mở rộng chương trình. ................................................................................................... 38

15. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 38


CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 40
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

1. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN


Xuất phát từ nhu cầu thực tế là trong quá trình thiết kế các công trình đường dây truyền tải
nói riêng và các công trình lưới điện nói chung cần thiết phải có công cụ tính toán cường
độ Điện Từ trường gây ra bởi các công trình này nhằm có luận chứng vững chắc để thiết kế
kết cấu, lựa chọn giải pháp phù hợp và linh động.

Công cụ sử dụng để hỗ trợ thiết kế nhất thiết phải nắm rõ bản chất, công nghệ, phương
pháp tính toán và dễ sử dụng.

Trên cơ sở tổng hợp và nghiên cứu các tài liệu kỹ thuật, các báo csao khoa học, các tiêu
chuẩn trong nước và quốc tế có liên quan, báo cáo đề cập một số vấn đề liên quan đến Điện
Từ trường và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường dưới đường dây tải điện, các mục
tiêu cụ thể của đề tài như sau:
• Hiểu rõ bản chất và nguyên nhân sinh ra Điện - Từ trường và các ứng dụng trong cuộc
sống hàng ngày;
• Tìm hiểu những ảnh hưởng của Điện Từ trường đến môi trường và đến sức khỏe con
người, từ đó đề nghị các biện pháp phòng chống và hạn chế;
• Tìm hiểu lý thuyết về Điện Từ trường (các định luật, công thức …) từ đó áp dụng tính
toán Điện Từ trường gây ra gởi đường dây điện trên không và TBA phục vụ công tác
thiết kế của Trung tâm Tư vấn lưới điện (TLĐ) – Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng
Điện 2 (PECC2);
• Tìn hiểu và khảo sát một số phần mền tính toán cường độ điện trường hiện có, kiến
nghị sử dụng trong công tác thiết kế của TLĐ nói riêng và PECC2 nói chung;
• Lập trình chương trình tính toán cường độ Điện Từ trường do đường dây gây ra phục
vụ công tác thiết kế tại Công ty.
Đề tài đã đạt được kết quả đáp ứng các mục tiêu trên đây. Việc tính toán Điện Từ trường
trong Trạm biến áp sẽ được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện.
2. TỔNG QUÁT VỀ ĐIỆN TỪ TRƯỜNG

Hiện tượng Điện Từ trường rất phổ biến và giữ vai trò quan
trọng trong trong tự nhiên cũng như trong đời sống hàng
ngày của chúng ta.
Tương tác Điện Từ trường là một trong 4 dạng tương tác cơ
bản mà con người biết đến (Tương tác Điện Từ trường,
tương tác hấp dẫn, tương tác mạnh và tương tác yếu).
Trường từ trái đất

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 3
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

Từ trường (H): Là môi trường vật chất đặc biệt sinh ra


quanh các điện tích chuyển động hoặc do sự biến thiên của
điện trường hoặc có nguồn gốc từ các môment lưỡng cực từ,
đơn vị trong hệ SI là A/m

Cường độ Điện trường (E): là đại lượng đặc trưng cho điện trường về phương diện tác
dụng lực. Nó là đại lượng vật lý có hướng, được biểu diễn thông qua vector cường độ
Điện trường (được ký hiệu là E ), đơn vị trong hệ SI là V/m

Cường độ Điện trường trong không gian có thể


được biểu diễn bằng các đường sức Điện trường.
Vector cường độ Điện trường có phương trùng
với phương tiếp tuyến của đường sức điện
trường và có chiều trùng với chiều của đường
sức điện trường. Tập hợp các đường sức cường
độ điện trường gọi là điện phổ. phóng sóng Điện Từ

Xét về bản chất, Từ trường và Điện trường là các biểu hiện riêng rẽ của một trường thống
nhất là Điện Từ trường.

E H

Chiều của Điện-Từ trường do dây dẫn điện gây ra

Các đại lượng của sóng điện từ:


• Tần số: Tần số f của sóng là số lần giao động của
sóng trong một đơn vị thời gian

• Chu kỳ: Chu kỳ T của sóng là thời gian ngắn nhất


mà một cầu trúc sóng lặp lại tại một điểm. Thời
gian này bằng khoảng cách giữa hai cấu trúc lặp
lại (s)

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 4
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

• Bước sóng: Bước sóng λ là khoảng cách giữa hai đỉnh sóng (điểm mà sóng đạt giá trị
lớn nhất), hoặc tổng quát là giữa hai cấu trúc lặp lại của sóng, tại một thời điểm nhất
định.
λ = v/f với sóng điện từ λ ~ 300/f (MHz)
• Quang phổ sóng điện từ:

Điện Từ trường được phân làm 5 loại phụ thuộc vào tần số giao động của nó:

• Loại ELF (tần số cực thấp- extremely low


frequencies) - các thiết bị điện gia dụng,
đường dây điện;
• Loại HF và LF (tần số cao - high frequencies
và tần số thấp - low frequencies) - sóng radio
AM;
• Loại VLF (tần số rất thấp; very low
frequencies) – sinh ra từ tivi và video;
• Loại VHF (tần số rất cao; very high
frequencies) sóng tivi và radio FM;
• Loại SHF (siêu tần số; super high
frequencies) tần số của microwave, các tia
bức xạ
Hình bên thể hiện các dãi tần số, nguồn phát
sinh và các ứng dụng cường độ Điện trường
nhân tạo và trong tự nhiên

Nguồn: www.nationalgridus.com

Các mốc thời gian quan trọng trong lịch sử phát triển của Điện Từ trường có thể kể đến
như sau:

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 5
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

Mốc Sự kiện Ý nghĩa thực tiễn


Năm 600 Nhà triết học Hi Lạp Thales xứ Phát hiện đầu tiên và là mốc lịch sử
Trước Miletus phát hiện thấy hổ phách hút quan trọng về Điện Từ trường
Công được lông chim và những vật nhẹ
Nguyên khi bị cọ xát
1800 Nhà vật lí Italy Alessandro Volta Loài người sản xuất được nguồn điện
công bố nguồn điện liên tục đầu liên tục đầu tiên.
tiên - cột volta.
1800- Công bố định luật Ohms. U: Điện áp (hiệu điện thế) giữa hai
1826 điểm là công để dịch chuyển một điện
U = I*R (DC); U* = I*xZ (AC) tích từ điểm này đến điểm kia trong
điện trường.

I dòng điện: Là dòng chuyển dời có


Phát hiện mối liên hệ giữa điện và
hướng của các điện tích, chiều của
từ trường
dòng điện là chiều của các hạt mang
điện tích dương và chạy từ cực (+)
sang cực ( -)

R, Z: Điện (tổng) trở - là đại lượng vật


lý đặc trưng cho tính chất cản trở dòng
điện của vật dẫn.
9/1831 Micheal Faraday khám phá ra hiện Định luật Faraday “Độ lớn của suất
tượng cảm ứng Điện Từ. điện động cảm ứng trong mạch kín tỷ
lệ với tốc độ biến thiên của từ thông
qua mạch kín đó”.
10/1831 Faraday tạo ra dòng điện bằng cách Làm chấn động dư luận giới khoa học
cho một đĩa đồng quay ngang qua 1 thế giới. Faraday mở ra một kỉ nguyên
nam châm vĩnh cửu hình móng mới trong lịch sử Điện Từ học cũng
ngựa (đĩa Faraday) như lịch sử ngành kĩ thuật điện.
1840 Công bố định luật Joule-Lenx
“Nhiệt lượng tỏa ra ở một vật dẫn tỉ W = t x R x I2
lệ thuận với điện trở của vật dẫn và
với bình phương cường độ dòng Dây dẫn phát nóng khi mang tải
điện và thời gian dòng điện chạy
qua”
1845 Nhà vật lí Đức Gustav Kirchhoff Định luật Kirchhoff
đưa ra các định luật của ông về Tổng đại số của tất cả các dòng điện
mạch điện. đến và rời một nút trong mạch điện
bằng không.
Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 6
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

1865 Công bố các công thức của Điện Từ trường được mô hình toán học
Maxwell về Điện Từ trường. hóa.
1883 Nikola Tesla và Joseph Stefan cùng Hiệu ứng này có tầm quan trọng thực
phát hiện ra hiệu ứng bề mặt. tế trong thiết kế sự truyền tải và phân
Hiệu ứng bề mặt là xu hướng của phối điện năng.
dòng điện xoay chiều phân bổ trong Hiệu ứng bề mặt làm gia tăng điện trở
dây dẫn với mật độ dòng điện gần và giảm điện cảm của vật dẫn.
bề mặt dây dẫn lớn hơn so với ở
gần lõi của nó.
1887 Nhà vật lí Đức Heinrich Hertz chế Tiền thân của các thiết bị vô tuyến
tạo ra một thiết bị phát và dò tìm ngày nay.
sóng Điện Từ trở thành người đầu
tiên truyền và thu cái sau này gọi là
sóng vô tuyến
1888 Nhà máy thủy điện AC đầu tiên
được xây dựng ở thành phố
Oregon, bang Oregon Mỹ.
1911 Nhà vật lí Đức Heike Kamerlingh Là cơ sở lý thuyết để nghiên cứu chế
Onnes phát hiện hiện tượng siêu tạo chất siêu dẫn (trở kháng gần như
dẫn. bằng 0 của một số vật chất trong điều
kiện đặc biệt)
1954 Nhà máy điện nguyên tử đầu tiên
trên thế giới công suất 5 MW đã
dược vận hành ở Liên Xô.

3. NHỮNG ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN CỦA TRƯỜNG ĐIỆN TỪ

3.1. Định luật bảo toàn điện tích

Điện tích trong một hệ cô lập về điện không thay đổi.

3.2. Định luật Gauss đối với trường điện

Thông lượng của vector cảm ứng điện D gởi qua mặt kín S
bất kỳ bằng tổng các điện tích tự do phân bố trong thể tích V
bao quanh bởi mặt S.

∫ Sds = q
S Although
Gauss

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 7
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

3.3. Định luật Ampere – Maxwell

Lưu số của vector cường độ Từ trường H theo phương kín C


tùy ý bằng tổng đại số cường độ các dòng điện chạy qua diện
tích bao bởi đường kính C.

∫ H dl = ∑ I
C k
k

Maxwell

3.4. Định luật Gauss đối với trường từ

Thông lượng của vector cảm ứng từ B (từ thông) gửi qua mặt kín S tùy ý luôn luôn bằng
không

φ = ∫ B ds = 0
S

3.5. Hệ phương trình Maxwell

Các vector đặc trưng của Điện Từ trường liên hệ với nhau qua hệ phương trình Maxwell
sau:

∂D ∂B
rot H = J + ; rot E = − ; div B = 0 ; div D = 0
∂t ∂t
Trong các phương trình trên:
- E: Cường độ điện trường (V/m)
- H: Cường độ từ trường (T)
- B: Mật độ từ thông (Wb/m2) là đặc trưng cho khả năng tương tác lực của từ trường
lên điện tích chuyển động.
- D: Mật độ điện tích (c/m2)
- J mật độ dòng điện (A/m2)
- là hằng số điện môi của môi trường- đặc trưng cho tính chất điện của môi trường
+ Trong chân không = = 8.854.10-12 (F/m)
+ Trong môi trường không khí =1.0006* ~
- μ độ từ thẩm môi trường
+ Trong chân không μ = μ o = 4π 10 −7 (H/m)
+ Trong môi trường không khí μ = (1+3.6.10-7) μ o ~ μ o
- Cho hàm số X = f(x,y,z), các toán tử của X như sau:

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 8
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

4. ỨNG DỤNG CỦA ĐIỆN TỪ TRƯỜNG TRONG CUỘC SỐNG


Ngày nay Điện Từ trường được ứng dụng rộng rãi trong tất cả
các lĩnh vực phục vụ cuộc sống của chúng ta.
Trong tất cả các ngành công nghệp phát triển hiện nay không
thể thiếu các thiết bị ứng dụng Trường Điện từ. Có thể nói nó đã
len lỏi vào tất cả các ngóc ngách của ngành công nghiệp điện
nói riêng và ngành công nghiệp nói chung, các thiết bị ứng dụng
Điện Từ trường có thể kể ra như sau: Mạng viễn thông

• Các thiết bị điện (máy phát điện, máy biến áp, động cơ
điện .v.v.);
• Các thiết bị viễn thông (Điện thoại, truyền hình, định vị,
Internet .v.v.);
• Các thiết bị điện dân dụng (PC, TV, các thiết bị chiếu sáng
v.v.);
• Các thiết bị an ninh; Các thiết bị giao tiếp bằng sóng
điện từ
• Các thiết bị y tế;
• Các thiết bị hóa điện (đúc, mạ kim loại);
• Và các thiết bị khác.
Bên cạnh đó, các thiết bị y tế sử dụng Điện Từ trường (có kiểm
soát) để chữa bệnh đã trở nên phổ biến trên thế giới, từ trường có
nhiều tác dụng như: chống viêm, giảm phù nề, giảm đau, tăng
tuần hoàn ngoại vi và điều chỉnh áp lực động mạch, điều hòa
hoạt động thần kinh thực vật, giảm độ nhớt máu, kích thích miễn
dịch không đặc hiệu, hạn chế lắng đọng cholesterol, hạn chế hình
thành sỏi, kích thích phát triển canci xương, hạn chế thưa Công nghệ RF ID sử dụng năng
lượng sóng điện từ
xương v.v.

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 9
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

5. CÁC ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỆN TỪ TRƯỜNG DO ĐDK GÂY RA ĐẾN MÔI
TRƯỜNG
Dưới tác động của Điện từ trường, quanh dây dẫn điện không khí bị ion hoá khiến các
phân tử khí biến thành Ion, từ đó không khí trở nên có tính dẫn điện và tạo quanh dây
điện một màn bọc khí dẫn điện.

Dọc đường dây phát sinh những tia phóng điện


li ti vào không khí kèm tiếng nổ và ánh sáng
tím thấy được trong đêm tối. Đó là hiện tượng
phóng điện vầng quang, sự phóng này tùy
thuộc vào điện thế, đường kính dây điện và bề
mặt của chất dẫn. Điều kiện môi trường như
mưa, sương mù, bão từ và tuyết làm gia tăng
đáng kể đến phóng điện vầng quang.
Ảnh hưởng của hiện tượng vầng quang gây ra
là nguyên nhân tạo ra tổn thất công suất điện, ô
nhiễm khí quyển, các tiếng ồn và các nhiễu
Hiện tượng Corona trên đường dây truyền tải điện
truyền tải.

• Tổn thất công suất tăng khi thời tiết ẩm ướt hay sương mù tăng.
• Phóng điện vầng quang giải phóng electron năng lượng cao biến Oxy không khí
(O2) thành ozone (O3) và tạo oxyde azote.
Các tia phóng điện nhỏ dọc theo đường dây tạo một tiếng động nhất định, cường độ của
nó mạnh nhất ở gần các chuỗi sứ cách điện, tiếng ồn đường dây cao thế khoảng 40dB-
50dB gây ô nhiễm tiếng ồn.
Cuối cùng, là ảnh hưởng làm nhiễu sóng Điện Từ ảnh hưởng đến các thiết bị thu phát
như máy thu thanh, thu hình .v.v.

6. TÁC HẠI CỦA ĐIỆN TỪ TRƯỜNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI.
Ảnh hưởng của Điện Từ Trường đến con người thuộc nhóm ảnh hưởng sinh học của Điện
Từ trường.
Con người tiếp xúc với nhiều nguồn Điện Từ trường khác nhau, trong đó có nguồn tự
nhiên và nguồn nhân tạo, do đó rất khó xác định mối liên hệ liều lượng - hậu quả của một
nguồn Điện Từ trường duy nhất gây ra. Trong tự nhiên các Điện Từ trường được tạo ra
bởi quá trình sấm chớp, Từ trường của trái đất, bão từ của mặt trời. Trong cơ thể con
người cũng có Trường Điện Từ để vận chuyển các thông tin trong hệ thống thần kinh.
Các nguồn Điện Từ trường nhân tạo sinh ra rừ quá trình sản xuất, truyền tải và sử dụng
điện.

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 10
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

Điện trường ít có khả năng thâm nhập vào cơ thể con người nhưng từ trường thì ngược
lại. Độ đâm sâu của sóng Điện Từ tỷ lệ nghịch với tần số. Vì vậy, người ta cho rằng các
hiệu ứng sinh học do tiếp xúc với bức xạ Điện Từ tần số thấp thường là do thành phần
Từ trường hoặc do Điện trường và dòng điện mà từ trường cảm ứng vào cơ thể con người
gây ra.

6.1 Trường Điện Từ tần số cao

Trường Điện Từ tần số cao thường là trường Điện Từ có tần số trong khoảng 3kHz.
Trường Điện Từ tần số cao có khả năng lan truyền trong không gian với vận tốc gần bằng
vận tốc ánh sáng, khi lan truyền nó mang theo năng lượng có tác dụng bất lợi đến cơ thể
con người.
Mức độ tác dụng của Điện Từ trường lên cơ thể con người phụ thuộc vào độ dài bước
sóng, chế độ làm việc của nguồn phát (gián đoạn hay liên tục), cường độ bức xạ, thời
gian tác dụng, khoảng cách từ nguồn đến cơ thể và sự cảm thụ riêng của cơ thể mỗi
người. Tần số càng cao (bước sóng càng ngắn), năng lượng Điện Từ mà cơ thể hấp thụ
càng tăng theo tỷ lệ khoảng:

• Tần số cao 20%


• Tần số siêu cao 25%
• Tần số cực cao 50%
Tác hại của sóng Điện Từ đến con người không
chỉ phụ thuộc vào năng lượng bức xạ bị hấp
thụ, mà còn phụ thuộc vào độ thấm sâu của
sóng bức xạ vào cơ thể. Độ thấm sâu càng cao
thì tác hại càng nhiều. Bảng sau đây cho thấy Não bộ
độ xuyên sau vào cơ thể với mỗi dãi bước sóng

Dải bước sóng Độ thẩm sâu


Loại mm Bề mặt lớp da
Loại cm Da và các tổ chức duwois da
Loại dm Vào sâu trong các tổ chức khoảng 10-15cm
Loại m Vào sâu hơn 15cm

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 11
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

Dưới tác dụng của trường Điện Từ tần số cao, các ion của các
tổ chức cơ thể sẽ chuyển động, trong các tổ chức này sẽ xuất
hiện một dòng điện cao tần.

Trị số độ truyền dẫn của mỗi tổ chức cơ thể tỉ lệ với thành


phần chất lỏng có trong tổ chức đó. Độ truyền dẫn mạnh nhất
là ở máu và ở các bắp thịt, còn yếu nhất là trong các mô mỡ.
Chiều dày lớp mỡ ở nơi bị bức xạ có ảnh hưởng đến mức độ
phản xạ sóng bức xạ ra ngoài cơ thể. Đại não, tuỷ xương sống
có lớp mô mỏng, còn mắt thì hoàn toàn không có nên các bộ
phận này chịu tác dụng nhiều hơn cả.

Chịu tác dụng của trường Điện Từ có tần số khác nhau và cường độ lớn hơn cường độ
giới hạn cho phép sẽ dẫn đến sự thay đổi một số chức năng của cơ thể, trước hết là hệ
thống thần kinh trung ương, mà chủ yếu là làm rối loạn hệ thần kinh thực vật và rối loạn
hệ thống tim mạch. Sự thay đổi đó có thể làm nhức đầu, mỏi mắt, dễ mệt mỏi, khó ngủ
hoặc buồn ngủ nhiều, suy yếu toàn thân, sinh ra nóng nảy và hàng loạt triệu chứng khác.
Ngoài ra, nó có thể làm chậm mạch máu, giảm áp lực máu, đau tim, khó thở, làm biến đổi
gan và lá lách.

Tác dụng của năng lượng Điện Từ trường tần số siêu cao
có thể làm biến đổi máu, giảm thính giác, giảm thị lực,
biến đổi nhân mắt.
Căn cứ để đánh giá tác hại của trường Điện Từ là cường độ
tác dụng của trường điện biểu thị bằng volt/met. Trị số giới
hạn cho phép ở chỗ làm việc là 5kV/m.

Nghiên cứu của các chuyên gia đã cho thấy


• Bức xạ Điện Từ trong thời gian dài có thể tổn thương trực tiếp đối với hệ miễn dịch
và hệ thần kinh;
• Bức xạ Điện Từ có thể làm mắt tổn thương. Ở mức độ nhẹ thể tinh thủy nhãn cầu
sưng phù, thị lực giảm sút, người nặng có thể gây thủy tinh thể vẩn đục, võng mạc
rơi rụng, thậm chí gây bệnh đục tinh thể. Khoa học đã chứng minh, thường xuyên ở
trong môi trường ô nhiễm sóng Điện Từ, tỷ lệ phát các bệnh về mắt gấp 2 lần người
bình thường khi không chịu ảnh hưởng từ các tia bức xạ. Tỷ lệ trẻ phát bệnh cận thị
đang có xu hướng tăng lên và có liên quan trực tiếp đến sóng Điện Từ.

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 12
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

• Các chuyên gia đều có chung quan điểm: Tia bức xạ là một trong những nguyên
nhân gây ra bệnh bạch cầu, giảm khả năng miễn dịch của trẻ, có thể làm chức năng
tạo máu trong gan giảm thấp, các tế bào ung thư sản sinh nhiều hơn.
• Từ trường có thể tăng cao mức độ nguy hiểm mắc bệnh ung thư, từ 2mG trở lên
mức độ nguy hiểm càng tăng cao. Trên thực tế, thời gian dài sống ở nơi có từ trường
vượt quá 1 mG bạn có thể bị ô nhiễm tia bức xạ.
• Ô nhiễm Điện Từ có thể gây đau đầu, mất ngủ, trí nhớ giảm sút, thị lực giảm, huyết
áp tăng cao hoặc giảm. Nghiêm trọng hơn có thể gây sanh non, bệnh đục tinh thể
thậm chí gây ung thư.
Theo các khảo cứu ở Los Angeles Mỹ người ta nhận thấy:

• Trẻ em xem TV tăng nguy cơ bệnh bạch cầu khi


tăng số giờ xem trừ phi đảm bảo khoảng cách
cho phép giữa trẻ và TV;
• Bệnh u não gia tăng khi người mẹ mang thai
thường dùng mền điện (electrical blanket),
giường nước (waterbed) để sưởi ấm;
• Khi phụ nữ mang thai sử dụng máy vi tính
thường xuyên thì có thể làm hư thai hoặc thai có
Giữ khoảng cách khi xem TV và không nên để trẻ
khuyết tật. xem TV nhiều trong ngày

Tham khảo kết quả đo đạc cường độ điện trường của một số thiết bị điện gia dụng như
sau:
Đơn vị mG
KHOẢNG CÁCH KHOẢNG CÁCH
Thiết bị ĐẾN THIẾT BỊ (m) Thiết bị ĐẾN THIẾT BỊ (m)
0.15 0.3 0.6 1.2 0.15 0.3 0.6 1.2

250 50 8 2 50 6 1

Air Cleaners Ceiling fans

200 40 13 4 20 6 4

Copy machines Window air conditioners

9 2 100 30 6

Fax machines Washing machines

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 13
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

20 6 3 20 3

Video display PC Irons

700 70 10 1 700 200 50 10

Hair dryers Vacuum cleaners

50 4 200 40 10 2

Battery chargers Microware

22 2 1 20-500

Refregerator Cell phone

Các nguồn từ trường trong tự nhiên

Nguồn B(mG) Nguồn B(mG)

Khoảng 0.06
350 - 700

Từ trường trái đất Bão từ

6.2 Ảnh hưởng trường Điện Từ tần số công nghiệp do đường dây cao thế gây ra.

Điện trường của đường dây và trạm điện cao thế (tần số công nghiệp) đặc biệt là các
đường dây và trạm 220kV đến 500kV thường có trị số khá cao. Khi làm việc, sinh sống ở
gần các công trình này cường độ điện trường lớn có thể gây nguy hiểm cho người
Theo các tiêu chuẩn hiện hành giá trị cho phép của cường độ Điện trường như sau:

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 14
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

• Khu dân cư, khu vực có người làm việc


thường xuyên cường độ điện trường cách
mặt đất 1m phải dưới 5kV/m (5kV/m là
giới hạn an toàn).
• Cấm người đi vào trong vùng điện trường
có cường độ trên 25kV/m
• Khi làm việc trong khu vực có cường độ
điện trường lớn hơn 5kV/m thì phải có
các biện pháp bảo vệ hay phải giảm thời
gian làm việc trong trường.
Đường làng Cam Vũ dưới hai đường dây 500KV

Nguồn http://vietbao.vn

Theo các nhà khoa học một số tác hại của Điện – Từ trường tần số thấp đến cơ thể con
người như sau:
• Điện – Từ trường tác động lên bề mặt ngoài của cơ thể thường làm rung động lông,
tóc và vì vậy da có thể cảm nhận được. Điện trường cảm ứng bên trong cơ thể
thường kèm theo các dòng điện cảm ứng do đặc tính dẫn điện của mô;
• Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra những biểu hiện bệnh lý của con người khi bị
tác động bởi cường độ bức xạ lớn hoặc kéo dài chủ yếu tập trung vào hệ thần kinh
trung ương bao gồm cả sinh lý, siêu cấu trúc và biến đổi sinh hóa, những biến đổi
của thành phần huyết học, hành vi, khả năng sinh sản và phát triển;
• Theo các nghiên cứu dịch tễ trên đối tượng là công nhân và các gia đình sinh sống
làm việc lâu dài dưới hay bên cạnh đường dây cao áp có cường độ điện từ trường
mạnh cho thấy là chỉ số rủi ro cao hơn mức bình thường về rối loạn hệ miễn dịch,
ảnh hưởng đến di truyền, có thể gây ra những biến đổi hành vi và sinh lý như: đau
đầu, khó tiêu, rối loạn giấc ngủ mệt mỏi cáu kỉnh, các bệnh u não, máu trắng ung
thư... cũng xuất hiện.

Theo các khảo cứu ở Mỹ (Becker, Marino,


Adey) và Tây Ban Nha (Delgado) xác nhận
sức khoẻ con người bị tác động bất lợi khi
sống ở cạnh đường điện cao thế, đặc biệt ghi
nhận:
Tích điện trên cơ thể

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 15
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

• Não bộ phát ra sóng Điện Từ chậm, tần số


thấp nên khá nhạy cảm với các bức xạ tần
số gần với hệ thống;
• Tiếp súc với Trường Điện từ trong thời
gian lâu dài có thể tạo xáo trộn cho hệ thần
kinh và gây ung thư. Dòng điện cảm ứng trong cơ thể
Nguồn: http://www.who.int

6.3 Các quy định hiện hành về mức tiếp xúc với cường độ Điện- Từ trường.

Theo Nghị định số 81/2009/NĐ-CP ngày ngày 12 tháng 10 năm 2009 của Chính Phủ thì
một trong những điều kiện để nhà cửa, công trình được tồn tài dưới hành lang đường dây
điện đến 220kV là cường độ điện trường ≤ 5 kV/m tại điểm bất kỳ ở ngoài nhà cách
mặt đất một mét và ≤ 1 kV/m tại điểm bất kỳ ở bên trong nhà cách mặt đất một
mét.
Theo tiêu chuẩn ngành áp dụng tạm thời về mức cho phép của cường độ Điện trường tần
số Công nghiệp và quy định việc kiểm tra ở chỗ làm việc ban hành kèm theo công văn số
792/NL-KHKT ngày 23/4/1994 của Bộ Năng lượng thì thời gian làm việc và giá trị
cường độ điện trường như sau:
Thời gian làm việc Giá trị cường độ điện trường E (kV/m) Ghi chú
0 > 25
1/6 20 < E < 25
50/E-2 5 < E < 20
Không hạn chế E<5

Theo tiêu chuẩn ICNIRP mức tiếp xúc với trường Điện Từ cho phép như sau:
Điện trường Từ tường
Giới hạn theo ICNIRP
(kV/m) uT mG
Giới hạn tiếp xúc (khu dân cư):
- Thường trực 5 100 1,000
- Vài giờ mỗi ngày 10 1000 10,000 )
Giới hạn tiếp xúc (làm việc) :
- Suốt ngày làm việc : 10 500 5,000
- Ngắn hạn 30* 5,000 ** 50,000
Ghi chú :
(*)
Khoảng thời gian tiếp xúc với điện từ trường thời gian “t” tùy thuộc vào cường độ điện
trường E. Nếu E trong khoảng 10kV/m và 30kV/m, có thể tính theo công thức t = 80/E
(h/ngày), với t tính bằng giờ trong mỗi ngày làm việc và E tính bằng kV/m..
(**)
Khoảng thời gian tiếp xúc tối đa là 2 giờ trong mỗi ngày làm việc.

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 16
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

6.4 Cần làm gì để tránh bị ảnh hưởng bởi các Điện Từ trường

• Tránh xa các nguồn phát sinh Điện


Từ trường;
• Hạn chế thời gian tiếp xúc với
Điện Từ trường;
• Sử dụng các thiết bị điện ít phát ra
trường Điện Từ;
• Dùng thiết bị có độ bức xạ Điện
Từ thấp;
• Sắp xếp nơi làm việc, sinh sống
hợp lý, cách xa các thiết bị phát
sinh Điện Từ trường;
• Áp dụng các giải pháp kỹ thuật để
giảm cường độ Điện Từ trường.
Không nên để điện thoại gần khi ngủ

7. ĐIỆN TỪ TRƯỜNG CỦA ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN VÀ TRẠM BIẾN ÁP

7.1 Điện Từ trường của đường dây tải điện


Như đã phân tích trên đây, các đường dây điện cao thế sẽ gây ra Điện Từ trường quanh nó,
giá trị phụ thuộc vào cấp điện áp, loại dây dẫn điện, số mạch, bố trí pha và chiều cao dây dẫn
so với mặt đất.
Xét cường độ Điện trường cách mặt đất 1m trong một số trường hợp sau đây:
a. Sự phụ thuộc vào cách bố trí pha trên cột
Xét cường độ Điện trường của đường dây 500kV 2 mạch bố trí thẳng đứng điển hình sau:

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 17
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

Sơ đồ Biểu đồ phân bố Điện trường


bố trí pha
8,000.00

Trường hợp (a)


7,000.00
Trường hợp (b)
Trường hợp (c)
6,000.00
Trường hợp (a)
5,000.00

E (V /m )
4,000.00

3,000.00
Trường hợp (b)
2,000.00

1,000.00

0.00
-35.00
-33.00
-31.00
-29.00
-27.00
-25.00
-23.00
-21.00
-19.00
-17.00
-15.00
-13.00
-11.00
-9.00
-7.00
-5.00
-3.00
-1.00
1.00
3.00
5.00
7.00
9.00
11.00
13.00
15.00
17.00
19.00
21.00
23.00
25.00
27.00
29.00
31.00
33.00
35 00
Trường hợp (c)
x(m)

Xét cường độ Điện trường của đường dây 220kV 2 mạch bố trí tam giác điển hình sau:
Sơ đồ Biểu đồ phân bố Điện trường
bố trí pha
E(V/m)
1,000.0
Trường hợp a
900.0
Trường hợp b
800.0
Trường hợp (a) Trường hợp c
700.0
600.0
500.0
400.0
Trường hợp (b) 300.0
200.0
100.0
0.0
Trường hợp (c)
-25.0
-22.5
-20.0
-17.5
-15.0
-12.5
-10.0
-7.5
-5.0
-2.5
0.0
2.5
5.0
7.5
10.0
12.5
15.0
17.5
20.0
22.5
25.0
X(m)
Nhận xét:

• Cường độ Điện Từ trường phụ thuộc vào cách bố trí pha trên cột;
• Sơ đồ bố trí pha như hai trường hợp b ở trên cho kết quả giá trị Điện Từ trường là nhỏ
nhất, do đó trong thiết kế kiến nghị sử dụng sơ đồ bố trí pha như trường hợp này
nhằm hạn chế ảnh hưởng của Điện Từ trường đến môi trường và sức khỏe con
người.

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 18
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

b. Sự phụ thuộc vào khoảng cách giữa các mạch


Xét cường độ Điện trường của đường dây 220kV 2 mạch bố trí các pha thẳng đứng điển hình
sau:
Sơ đồ Biểu đồ phân bố Điện trường
bố trí pha
900.00
Trường hợp a
800.00
Trường hợp b
700.00 Trường hợp c
600.00
E(V/m)

Trường hợp a 500.00


h = 10m 400.00
Trường hợp b 300.00
h = 16m
Trường hợp c 200.00
h = 32m 100.00
0.00 5
0
25
00

12 5
-2 0
-1 5
-1 0
-1 5
00

16 0
20 5
23 0
5
.2
.5
0
2
5
7

.5
.2
.0
.7
7
5.
1.
7.
3.
0.

1.
5.
8.
x(m)
-6
-2
-2

Nhận xét:

• Cường độ Điện Từ trường trường phụ thuộc khoảng cách giữa các mạch trên cột;
• Khoảng cách giữa các mạch trên cột càng lớn thì cường đồ điện trường càng nhỏ tại tâm
đường dây và càng lớn dần về hai phía. Trong thiết kế kiến nghị giảm tối đa khoảng cách
giữa hai mạch trên để giảm cường độ Điện- Từ trường ở phía ngoài hành lang.

c. Sự phụ thuộc vào chế độ làm việc của đường dây, bố trí và độ cao dây dẫn.
Tham khảo hình ảnh về phân bố Điện Từ trường của ĐD 500kV 2 mạch, sử dụng 2 dây chống
sét trong báo cáo khoa học “Finite Element Analysis of Magnetic Field Distribution for 500kV
Power Transmission Systems” của các tác giả P. Paolaor, A. Isaramongkolrak, and
T.Kulworawanichpong - 1 February 2010.

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 19
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

Sơ đồ bố trí pha

Nhận xét:
• Cường độ Điện Từ trường phân bố đối xứng qua mặt phẳng chứa tim các cột (trường
hợp các pha đối xứng);

• Giá trị cường độ Điện Từ trường phụ thuộc vào điều kiện vận hành của đường dây
(mang tải, sự cố .v.v.);

• Do dây dẫn thấp nhất ở giữa khoảng cột nên cường độ điện trường phân bố dọc đường
dây không đều, lớn nhất ở giữa khoảng cột và nhỏ nhất ở gần các vị trí cột.

• Cường độ Điện - Từ trường phụ thuộc vào độ cao của dây dẫn, dây dẫn càng cao thì
cường độ Điện – Từ trường càng nhỏ và ngược lại.
d. Sự phụ thuộc vào bố trí dây chống sét.
Xét cường độ Điện trường của đường dây 220kV 2 mạch có và không có dây chống sét như
sau:

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 20
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

Sơ đồ Biểu đồ phân bố Điện trường


bố trí pha

700.00
Không có DCS
600.00 Có DCS

500.00
Trường hợp
Không có DCS 400.00

E(V/m)
300.00

200.00

100.00

0.00

00

00

00

0
0

0
0

0
Trường hợp Có

.0

.0

.0

.0

.0
.0

.0

.0
0

0
x(m)

2.

5.

8.
5.

2.

9.

6.

3.

0.

11

14

20

23
17
-7

-4

-1
-2

-2

-1

-1

-1

-1
DCS

Nhận xét:
• Cường độ Điện Từ trường phụ thuộc vào bố trí, số lượng dây chống sét trên cột.
• Sử dụng dây chống sét ngoài việc bảo vệ sét đánh vào đường dây còn làm giảm cường
độ Điện – Từ trường của đường dây gây ra;
• Số lượng dây chống sét càng lớn thì giá trị cường độ Điện Từ trường càng nhỏ.

7.2 Điện Từ trường trong trạm biến áp.


Tham khảo báo cáo khoa học “Computation of the Electric and Magnetic Field Distribution
inside High and Very High Voltage Substations” của các tác giả Gh. Visan, I. T. Pop(1), C.
Munteanu thuộc trường Đại Học Kỹ thuật “Technical University of Cluj-Napoca, Cluj-
Napoca, Romania”, phân bố cường độ Điện – Từ trườngcủa một TBA 400/220kV như sau:

Phân bố Từ trường

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 21
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

Phân bố Điện trường

Nhận xét:
• Giá trị cường độ Điện - Từ trường phụ thuộc vào cách bố trí các thiết bị và các thanh
cái trong trạm biến áp;
• Giá trị cường độ Điện - Từ trường phân bố không đều trong phạm vi trạm và giao động
trong khoảng 2~22kV/m việc xác định giá trị Điện Từ trường nhằm bố trí các khu vực
làm việc thường xuyên, nhà điều hành .v.v. trong trạm là cần thiết nhằm hạn chế ảnh
hưởng đến sức khỏe con người.

7.3 Cường độ điện trường của một số đường dây cao thế điển hình
Tham khảo kết quả đo đạc cường độ Điện Từ trường của các đường dây cao thế điển hình
như sau:

Ghi chú: 1 feet = 0.3048 m

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 22
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

8. CÁC GIẢ THIẾT TÍNH TOÁN CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN – TỪ TRƯỜNG CỦA ĐƯỜNG
DÂY TRUYỀN TẢI ĐIỆN TRÊN KHÔNG
Do các công trình đường dây có nhiều đặc thù như: đi qua nhiều vùng địa hình, nhiều vùng
khí hậu khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện làm việc của đường dây, phụ thuộc vào các
nguồn Điện Từ trường trong tự nhiên do đó việc xác định chính xác các điều kiện của đường
dây để tính toán cường độ Điện – Từ trường là hết sức phức tạp và khó thực hiện.
Để đơn giản, giả thiết các điều kiện tính toán cường độ Điện Từ trường của đường dây như
sau:
• Địa hình: Mặt đất là mặt phẳng tuyệt đối;
• Sử dụng các hệ số về Điện và Từ của môi trường chân không (xem môi trường không
khí là môi trường chân không);
• Không xét đến ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên như: từ trường trái đất, bão từ mặt
trời, ô nhiễm khí hậu .v.v.
• Các pha của đường dây là các điểm tròn có bán kính bằng trung bình hình học (GMD)
của dây dẫn. Xét cường độ điện trường trong mặt phẳng cắt ngang đường dây dẫn điện
(xét cho trường hợp 2D).

9. TÍNH TOÁN CƯỜNG ĐỘ TỪ TRƯỜNG GÂY RA BỞI ĐƯỜNG DÂY TRUYỀN


TẢI ĐIỆN TRÊN KHÔNG
Xét 1 điểm có tọa độ (X, Y, Z) cách dây dẫn có tọa độ (x, y, z) và dòng điện i chạy qua một
khoảng r như hình dưới đây.

Từ định luật Ampere-Maxwell đối với


trường từ, cường độ Từ trường gây ra gởi
dòng điện i trên dây dẫn có dạng như sau:

∫ H dl = ∑ I
C k
k
y
z
x
Iu 0
Với: H = = Hxux + H yuy + Hzuz
2πr

Vector cường độ Từ trường có hướng theo quy tắc đinh ốc 1, phương là tiếp tuyến của
đường tròn bán kính r tại điểm xét và có độ lớn xác định bằng:

i i
H= = (A/m)
2πr 2π ( x − X ) 2 + ( y − Y ) 2 + ( z − Z ) 2

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 23
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

Trong đó:

- i : Dòng điện chạy trong dây dẫn (x, y, z) (A)


- H : Cường độ từ trường do dây dẫn gây ra tại điểm (X, Y, Z) (A/m)
- ux, uy, uz: vector đơn vị theo trục tọa độ x, y, z

Để đơn giản, chọn trục Z song song với dây dẫn, điểm xét trong mặt phẳng OXY, khi đó
ta có Z = 0.

Với cường độ dòng điện là

i = I sin (ωt + ϕ)

Giá trị tức thời của biên độ từ trường H như sau

i I × sin(ωt + ϕ )
H= =
2πr 2π ( x − X ) 2 + ( y − Y ) 2

Để đơn giản trong tính toán phức hóa giá trị cường độ dòng điện như sau

i = I ejϕ = I [cos(ϕ ) + j sin(ϕ )]

Ta có phương trình tính H dạng phức

I
H= (cos ϕ + j sin ϕ )
2π ( x − X ) + ( y − Y )
2 2

Thành phần theo phương x và phương y của từ trường H như sau

Trong đó:

y −Y x− X
cos(φ ) = và sin(φ ) =
( x − X )2 + ( y − Y )2 ( x − X )2 + ( y − Y )2

Suy ra

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 24
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

I (y −Y)
Hx = × (cosϕ + j sin ϕ )
2π ( x − X ) 2 + ( y − Y ) 2

I (x − X )
Hy = × (cos ϕ + j sin ϕ )
2π ( x − X ) 2 + ( y − Y ) 2

Xét n dây dẫn cùng gây ra từ trường tại điểm có tọa độ (X, Y) khi đó ta có Từ trường do
dây thứ k gây ra như sau:

H k = H xk + H yk
Với
Ik (y k −Y)
H xk = × (cosϕk + j sin ϕk )
2π ( xk − X ) 2 + ( yk − Y ) 2
Ik (x k − X )
H yk = × (cosϕk + j sin ϕk )
2π ( xk − X ) 2 + ( yk − Y ) 2
Đặt
Ik (y k −Y) Ik (x k − X )
Ax k = × và A = ×
2π ( xk − X ) 2 + ( yk − Y ) 2 2π ( xk − X ) 2 + ( yk − Y ) 2
y k

Rút gọn công thức trên ta có


H x k = Axk cos ϕ k + jAxk sin ϕ k

H y k = Ayk cos ϕ k + jAyk sin ϕ k

Từ trường tổng hợp do n dây dẫn gây ra tại điểm xét là


n
H tong = ∑ H k
k =1

Các thành phần theo phương x và phương y như sau


n
H x _ tong = ∑ H x k = Ax _ tong + jBx _ tong
k =1
n
H y _ tong = ∑ H y k = Ay _ tong + jBy _ tong
k =1

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 25
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

Giá trị biên độ của các thành phần theo phương x và y là:

2 2
H x _ tong = Ax _ tong + Bx _ tong
2 2
H y _ tong = Ay _ tong + By _ tong

Giá trị biên độ từ trường tổng hợp

2 2 2 2 2 2
H tong = H x _ tong + H y _ tong = Ax _ tong + Bx _ tong + Ay _ tong + By _ tong (A/m)

Giá trị cảm ứng từ tổng như sau:

Btong = μ0 × H tong (T)

10. TÍNH TOÁN CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG GÂY RA BỞI ĐƯỜNG DÂY
TRUYỀN TẢI ĐIỆN TRÊN KHÔNG

Xét 1 điểm có tọa độ (X, Y, Z) cách dây dẫn có tọa độ (x, y, z) và điện tích q, từ định luật
Gauss đối với trường điện ta có

∫ Dds = q
S

Ta có cường độ điện trường được tính như sau:

Trong đó: E – điện trường do dây dẫn sinh ra (V/m)


Q - điện lượng
X - khoảng cách từ dây dẫn đến điểm cần xét

Xét điện tích Q, điện thế giữa 2 điểm bất kỳ nằm trong điện trường do Q gây ra là:

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 26
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

Khảo sát 3 điện điểm có điện tích Q1,2,3 như hình vẽ dưới, áp dụng phương pháp ảnh điện
ta có hệ phương trình liên hệ giữa điện tích Qi, điện áp Vi và khoảng cách giữa chúng như
sau:

Tổng quát xét trường hợp có n điểm có tọa độ là ( ), i=1,n. gây ra Điện trường tại
điểm có tọa độ (x, y)
, với i=j,

với i≠j

Hệ phương trình sẽ có dạng:

Giải hệ phương trình cho ta nghiệm:


, với

Cường độ điện trường tại 1 điểm có tọa độ (x,y):

với
Trong đó: h – độ cao của dây dẫn
ux- vector đơn vị trục x
uy - vector đơn vị trục y
x,y - tọa độ của điểm xét

rcond: Bán kính dây dẫn/pha (m)

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 27
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

Ghi chú: Để đơn giản, trong trường hợp dây dẫn phân pha thì rcond được tính là bán kínhtrung
bình hình học của 1 pha dây dẫn.

Giá trị cường độ Điện trường chiếu xuống 2 trục tọa ox và oy như sau:

Giá trị cường độ Điện trường tống hợp như sau:


n
E tong = ∑ E i
i =1
Các thành phần theo phương ox và phương oy như sau:
n
E x _ tong = ∑ E x _ i = C x _ tong + jDx _ tong
i =1
n
E y _ tong = ∑ E y _ i = C y _ tong + jD y _ tong
i =1

Với:
,

Tính được giá trị cường độ Điện trường như sau:

(V/m)

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 28
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

11. TÍNH TOÁN ĐIỆN TRƯỜNG XUYÊN QUA MÁI TÔN

Xét trường hợp cường độ điện trường xuyên qua mái tôn phẳng, nằm song song với mặt đất
như sau:

1 α
K1,ZC1

2 D K2,ZC2
β
K3,ZC3
3

Trong đó:
Môi trường không khí (1) và (3)
Môi trường trong mái tôn (2)
D: độ dày tấm tôn,
K1 , K3 : hệ số truyền của môi trường không khí
K2 : hệ số truyền của môi trường tôn
ZC1, ZC3 :Tổng trở sóng của môi trường không khí
ZC2 :Tổng trở sóng của môi tường mái tôn
E1 : Cường độ Điện trường trước khi gặp mái tôn
E2: Cường độ điện trường trong tấm tôn
E3 Cường độ điện trường xuyên qua mái tôn
E’1,2: Cường độ điện trường phản xạ trong không khí và trong mái tôn

Áp dụng điều kiện biên đối với thành phần tiếp tuyến của vector cường độ điện trường ta
có:

Áp dụng điều kiện biên đối với thành phần tiếp tuyến của vector cường độ từ trường suy
ra:

Giải hệ 2 phương trình trên ta có kết quả:


Cường độ điện trường trong mái tôn:

Với:

Do đó:

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 29
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

Tương tự ta cũng tính được cường độ điện trường xuyên qua mái tôn vào môi trường
không phí (3)

Với:

Do đó:

Thay (*) vào (**) ta được (để đơn giản ta lấy gần đúng:   

Sau khi biến đổi ta được giá trị cường độ Điện trường qua lớp tôn là:

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 30
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

Với:
; = 8.854.10-12 (F/m)

12. TÍNH TỪ TRƯỜNG QUA MÁI TÔN

Tương tự như xét với cường độ điện trường, cường độ từ trường qua mái tôn được tính như
sau:

Do đó:

Tương tự ta cũng tính được cường độ từ trường xuyên qua mái tôn

Với:   , ta có: 

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 31
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

Sau khi biến đổi ta được giá trị cường độ Điện trường qua lớp tôn là:

13. TÌM HIỂU MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH TÍNH CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TỪ TRƯỜNG

Qua tìm hiểu hiện có một số chương trình tính cường độ Điện –Từ trường phục vụ công tác
thiết kế các công trình lưới điện như sau:
• Chương trình SES-TLC
• Chương trình COULOMB 3D
• Chương trìnhCremag

SES-TLC COULOMB 3D Cremag

Do hiện nay tại phòng đường dây đang sử dụng chương trình Cremag để tính toán cường độ
Điện –Từ trường nên nhóm thực hiện có điều kiện khảo sát chương trình này.

Các chương trình khác nhận thấy chuyên nghiệp và vượt trội hơn so với Cremag nhưng
nhóm thực hiện không có điều kiện tiếp cận để khảo sát.

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 32
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

Cremag là một phần mền tính toán cường độ Điện – Từ trường mà TLĐ đang sử dụng phục
vụ công tác thiết kế.

Do chương trình có giao diện tiếng Nhật nên đề tài chỉ khảo sát một số tính năng cơ bản của
chương trình.

Giao diện của chương trình Cremag

13.1.Hệ tọa độ trong Cremag


Trong Cremag mặc định sử dụng hệ trục tọa độ Descartes vuông góc (x,y,z). Để tính toán
cường độ Điện Từ trường của đường dây gây ra ta cần xác định tọa độ giả định và nhập tọa
độ của dây dẫn ứng với hệ tọa độ đó.

Trên thực tế dây dẫn gần như nằm ngang song song với mặt đất, do đó để đơn giản trong tính
toán và nhập tọa độ, chương trình mặc định chọn hệ trục tọa độ theo quy ước như sau:

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 33
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

• Trục x: Phương nằm ngang


(song song mặt đất và
vuông góc với dây dẫn);
• Trục y: Phương nằm ngang
(song song mặt đất và song
song dây dẫn);
• Trục z: Phương thẳng đứng
(vuông góc với mặt đất).

Hệ tọa độ và nhập tọa độ trong chương trình Cremag

13.2. Sử dụng chương trình


Do có giao diện tiếng Nhật nên ít nhiều gây khó khăn trong việc sử dụng chương trình, sau
đây nêu sơ lược cách sử dụng chương trình để tính cường độ Điện và Từ trường do ĐDK gây
ra.
a. Tính cường độ Điện trường.

• Từ menu chính của chương trình, chọn chức


năng tính cường độ điện trường (E) như hình
bên.
• Xuất hiện hộp thoại nhập liệu như hình dưới
đây:
Nhập tọa độ dây dẫn:
• Tọa độ dây dẫn là tọa độ của mặt cắt ngang Chọn chứ năng tính E
dây dẫn với mặt mặt phẳng OXZ (theo quy
ước hệ trục tọa độ trên).
• Mặc định chương trình sử dụng đơn vị tọa độ
là “m”, người sử dụng có thể thay đổi thành
“mm” trong ô đơn vị.
• Để đơn giản nên chọn trục Y trùng với tim
đường dây.

Hộp thoại nhập liệu

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 34
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

b. Tính cường độ Từ trường.

• Từ menu chính của chương trình,


chọn chức năng tính cường độ
điện trường (E) như hình bên.
• Tương tự như tính cường độ
Điện trường, xuất hiện hộp thoại
nhập liệu như hình dưới đây:

Nhập tọa độ dây dẫn:


• Tọa độ dây dẫn là tọa độ của mặt
cắt ngang dây dẫn với mặt phẳng
OXZ (theo quy ước hệ trục tọa
độ trên).
• Mặc định chương trình sử dụng
đơn vị tọa độ là “m”, người sử
dụng có thể thay đổi thành “mm”
trong ô đơn vị.
• Để đơn giản nên chọn trục Y
trùng với tim đường dây.

13.3. Ưu và khuyết điểm


a. Ưu điểm
• Là chương trình tính toán miễn phí;
• Tương thích với hệ điều hành Windows nên dễ dàng cài đặt và chạy chương trình;
b. Khuyết điểm
• Giao diện tiếng Nhật nên khó khăn trong việc sử dụng chương trình;
• Không rõ xuất xứ, nguồn gốc chương trình;
• Không hiểu bản chất và phương pháp tính toán của chương trình;
• Chức năng tính cường độ Từ trường không chính xác với các trường hợp có các dòng
điện ngược nhau;
• Không vẽ được biểu đồ tính cường độ Điện – Từ trường;
• Không thực hiện tính toán được nhiều độ cao dây dẫn cùng lúc;
• Hạn chế trong phạm vi tính toán (trong khoảng x = + 50m);

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 35
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

• Không tính toán được cường độ Điện Từ trường qua các môi trường khác nhau.
13.4. Kiến nghị
Trong trường hợp không có các chương trình thay thế vẫn có thể sử dụng Cremag để tính toán
cường độ Điện Từ trường trong thiết kế. Tuy nhiên nên hạn chế và tìm các chương trình khác
dễ sử dụng và tiện lợi hơn để thay thế.

14. LẬP TRÌNH CHƯƠNG TRÌNH TÍNH CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG

14.1 Giới thiệu

Với mong muốn thiết kế một phần mềm chuyên ngành mang thương hiệu PECC2, phục vụ
công tác thiết kế đường dây truyền tải điện, nhóm thực hiện đã sử dụng phần mền Matlab để
lập trình chương trình tính cường độ Điện Từ trường mang tên EMF calculation.

Mặc dù chương trình chưa thực sự là những phần mềm mang tính chuyên nghiệp và chưa thể
so sánh được với các phần mền thương mại lớn nhưng với giao diện thân thiện, dễ sử dụng
đặc biệt là hiểu rõ nguyên tắc, nắm vững bản chất và làm chủ công nghệ chương trình sẽ
góp phần đắc lực vào công tác thiết kế các công trình đường dây truyền tải điện nói riêng và
các công trình lưới điện nói chung góp phần nâng cao vị thế của Công ty.

Không đặt mục đích thương mại, nhóm thực hiện mong muốn sẽ được ứng dụng chương
trình vào công tác thiết kế tại Công ty.

14.2 Kết quả đạt được

Sử dụng chương trình Matlab để lập trình, nhóm đã lập trình thành công chương trình tính
cường độ Điện – Từ trường “EMF calculation” phục vụ công tác thiết kế.

Sau thời gian chạy thử nghiệm và kiểm tra, so sánh kết quả với các tính toán trong một số
sách kỹ thuật chuyên ngành cũng như so sánh với chương trình Cremag nhận thấy kết quả
tính toán của chương trình hoàn toàn trùng khớp với chương trình Cremag và một số tài liệu
kỹ thuật khác, một số minh chứng thể hiện trong Phụ lục 3 sau đây.

Các chức năng chính của chương trình như sau:

• Tính toán cường độ Điện trường do đường dây dẫn điện gây ra;
• Tính toán cường độ Từ trường do đường dây dẫn điện gây ra;
• Tính toán cường độ Điện-Từ trường xuyên qua mái tôn;
• Vẽ đồ thị cường độ Điện – Từ trường trên cùng 1 giao diện;
• Khả năng xuất, lưu file kết quả và hình ảnh biểu đồ;

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 36
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

Giao diện chính của chương trình EMF calculation do nhóm thực hiện lập trình như sau:

Giao diện chính của chương trình EMF calculation

14.3 Ưu và khuyết điểm của chương trình EMF calculation

a. Ưu điểm

• Giao diện thân thiện, dễ sử dụng, tương thích Windows;


• Tính toán cùng lúc giá trị cường độ Điện từ trường ở nhiều độ cao khác nhau;
• Vẽ biểu đồ ngay trên giao diện chương trình;
• Tính toán cường độ Điện Từ trường qua mái tôn;
• Phạm vi tính toán không hạn chế;
• Nắm rõ bản chất, phương pháp tính toán;
• Khả năng xuất file hình ảnh biểu đồ phân bố Điện- Từ trường;
• Mang thương hiệu PECC2 do đó việc sử dụng rộng rãi chương trình này sẽ góp phần làm
tăng giá trị thương hiệu Công ty.

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 37
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

b. Khuyết điểm

• Chưa có thương hiệu phần mền kỹ thuật;


• Chưa tính toán được cường độ Điện – Từ trường trong Trạm Biến áp và nhà máy điện;
• Chưa tính toán được mức độ ảnh hưởng của đường dây/ trạm biến áp đến các công trình
viễn thông và thông tin liên lạc;
• Chưa tính toán được cường độ Điện Từ trường của đường dây truyền tải Điện một chiều;
• Giao diện chưa thực sự chuyên nghiệp.

14.4 Hướng dẫn sử dụng chương trình

Hướng dẫn sử dụng chương trình EMF calculation được trình bày cụ thể trong Phụ lục 4
của báo cáo này.

14.5 Hướng mở rộng chương trình.

EMF calculation còn một số hạn chế, nhóm thực hiện dự kiến sẽ phát triển thêm một số
chức năng như sau:
• Tính toán cường độ Điện Từ trường trong trạm biến áp và nhà máy điện;
• Tính toán cường độ Điện Từ trường qua mái tôn có nối đất để xác định cường độ Điện
trường trong nhà hoặc các công trình xây dựng nhằm xác định ảnh hưởng đến sức khỏe
con người;
• Tính toán điện áp cảm ứng lên các công trình do ĐDK gây ra, từ đó kiến nghị các phương
pháp phòng ngừa;
• Tính toán mức độ ảnh hưởng của Điện Từ trường đến các công trình viễn thông và thông
tin liên lạc nhằm đưa ra giải pháp hạn chế ảnh hưởng đến mức thấp nhất;
• Tính toán cường độ Điện Từ trường của đường dây truyền tải Điện một chiều.

15. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Kết luận.
• Chuyên đề đã tổng kết bức tranh sơ lược về quá trình hình thành, phát triển và khả năng
ứng dụng của Điện từ trường trong đời sống của chúng ta;
• Chuyên đề cũng đã thống kê và tổng hợp những ảnh hưởng của Điện từ trường đến môi
trường và con người, từ đó đề xuất một số giải pháp chính để hạn chế các ảnh hưởng này;
• Kết quả đạt được của Chuyên đề đã đáp ứng yêu cầu ban đầu đề ra của TLĐ;

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 38
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

• Với kết quả là lập trình thành công chương trình tính toán Cường độ Điện – Từ trường
EMF calculation - mặc dù chưa thể so sánh với các chương trình thương mại khác nhưng
có thể thay thế chương trình Cremag đang sử dụng và đáp ứng thiết thực trong công tác
thiết kế công trình đường dây của TLĐ nói riêng và một phần đáp ứng công tác thiết kế
các công trình lưới điện của Công ty nói chung.
Kiến nghị
• Kiến nghị lãnh đạo phòng, lãnh đạo Trung tâm, Lãnh đạo Công ty xem xét kiểm tra và
nghiệm thu chuyên đề này làm cơ sở ứng dụng trong tính toán thiết kế tại TLĐ và
PECC2;
• Có ý kiến chỉ đạo để mở rộng chương trình ngày càng hoàn thiện tính năng và mang tính
chuyên nghiệp hơn.

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 39
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

• Byus, C.V., Piper, S.A., Adey, W.R., The effect of low energy 60 Hz environmental
electromagnetic fields upon the growth related enzyme ornithine decarboxylase,
Carcinogenesis, 8, 1385–1389, 1987;
• Electric power system, Michel Crappe, Wiley;
• Electric Field Calculation of High Voltage Transmission Line, Yong Lu, Guangxi Electric
Power Institute of Vocational Training, Nanning 530007, China;
• Electric Power Engineering Handbook, Leonard L. Grigsby;
• Wertheimer, N., Leeper, E., Electric wiring configuration and childhood cancer, American
Journal of Epidemiology, 109 (3), 273–284, March 1979;
• Savitz, D.A., Wachtel, H., Barnes, F.A., John, E.M., and Tvrdik, R.G., Case control study of
childhood cancer and residential exposure to electric and magnetic fields, American Journal
of Epidemiology, 128 (1), 21–38, January 1988;
• London, S.J., et al., Exposure to residential electric and magnetic fields and risk of childhood
leukemia, American Journal of Epidemiology, 131 (9), 923–937, November 1992;
• Floderus, B., Persson, T., Stenlund, et al., Occupational exposure to electromagnetic fields in
relation to leukemia and brain tumor, Department of Neuromedicine, National Institute of
Occupational Health, Solna, Sweden, 1992;
• Tynes, T., Hanevik, M., Vistnes, A.I., A nested case-control study of leukemia and brain
tumors in Norwegian railway workers, Conference Proceedings Fifteenth Annual Meeting of
the Bioelectromagnetic Society, Los Angeles, CA, June 1993;
• Scarfi, M.R., Bersani, F., Brooks, A.L., et al., 50 Hz, sinusoidal electric field do not exert
genotaxis effects (micronucleus formation) in human lymphocytes, Radiation Research,
135(1), 64–68, 1992;
• Báo cáo “ELECTROMAGNETIC FIELDS AND PUBLIC HEALTH Effects of EMF on the
Environment” của tổ chức y tế thế giới WHO;
• Báo cáo khoa học “Computation of the Electric and Magnetic Field Distribution inside High
and Very High Voltage Substations” của các tác giả Gh. Visan, I. T. Pop, C. Munteanu thuộc
trường Đại Học Kỹ thuật “Technical University of Cluj-Napoca, Cluj-Napoca, Romania;
• Báo cáo khoa học “Finite Element Analysis of Magnetic Field Distribution for 500-kV
Power Transmission Systems” của các tác giả P. Pao-la-or, A. Isaramongkolrak, and T.
Kulworawanichpong - 1 February 2010;
• Báo cáo khoa học “Magnetic Field Generated by Sagging Conductors of Overhead Power
Lines 6 April 2009 ” của các tác giả Jordi-Roger Riba Ruiz,1 Antonio Garcia Espinosa thuộc
trường Đại Học Universitat Polite`cnica de Catalunya, Tây Ban Nha;

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 40
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

• Trường Điện từ - Ngô Nhật Ảnh, Trương Trọn Tuấn Mỹ, NXB Đại Học Quốc Gia TP. Hồ
Chí Minh;
• Tiêu chuẩn ngành số 68-161:1996 của viện KHKT Bưu điện về phòng chống ảnh hưởng của
đường dây điện lực đến các hệ thống thông tin – yêu cầu kỹ thuật;
• Tiêu chuẩn ngành áp dụng tạm thời về mức cho phép của cường độ Điện trường tần số Công
nghiệp và quy định việc kiểm tra ở chỗ làm việc ban hành kèm theo công văn số 792/NL-
KHKT ngày 23/4/1994 của Bộ Năng lượng
Các webside:
• http://www.who.int;
• http://vi.wikipedia.org;
• http://www.niehs.nih.gov/emfrapid;
• http://www.nationalgridus.com;
• http://www.bpa.gov;
• http://www.greenfacts.org;
• http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn;
• http://www.khoahoc.com.vn.
• http://www.vatlyvietnam.org.

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 41
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

PHỤ LỤC 1
CÁC ĐƠN VỊ ĐIỆN TỪ TRONG HỆ ĐƠN VỊ SI

Ký hiệu đại Ký hiệu


Tên đại lượng Đơn vị dẫn xuất Đơn vị cơ bản
lượng[1] đơn vị
ampere (SI base
I Dòng điện A A (= W/V = C/s)
unit)
Q Điện tích coulomb C A·s
Hiệu điện thế; Suất điện
U, ΔV, Δφ; E volt V J/C = kg·m2·s−3·A−1
động
Điện trở; Trở kháng;
R; Z; X ohm Ω V/A = kg·m2·s−3·A−2
Điện kháng
ρ Điện trở suất ohm metre Ω·m kg·m3·s−3·A−2
P Công suất watt W V·A = kg·m2·s−3
C Điện dung farad F C/V = kg−1·m−2·A2·s4
E Cường độ điện trường volt per metre V/m N/C = kg·m·A−1·s−3
coulomb per
D Độ phân cực điện C/m2 A·s·m−2
square metre
ε Hằng số điện môi farad per metre F/m kg−1·m−3·A2·s4
χe Độ cảm điện (không đơn vị) - -
Độ dẫn; Admittance;
G; Y; B Đơn vị Siemens S Ω−1 = kg−1·m−2·s3·A2
Susceptance
κ, γ, σ Độ dẫn điện siemens per metre S/m kg−1·m−3·s3·A2
Wb/m2 = kg·s−2·A−1 =
B Từ trường, Cảm ứng từ tesla T
N·A−1·m−1
Φ Từ thông weber Wb V·s = kg·m2·s−2·A−1
H Cường độ từ trường ampere per metre A/m A·m−1
Wb/A = V·s/A =
L, M Độ tự cảm henry H
kg·m2·s−2·A−2
μ Độ từ thẩm henry per metre H/m kg·m·s−2·A−2
χ Độ cảm từ (không đơn vị) - -
1μT = 10mG=0.01 G
1 T = 1 Wb/m² = V s/m². 1

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 42
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

PHỤ LỤC 2
CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TỪ TRƯỜNG CÁCH MẶT ĐẤT 1m CỦA MỘT SỐ ĐƯỜNG DÂY ĐIỂN HÌNH

Cấp Thông số
Sơ đồ bố trí pha Cường độ Điện trường (kV/m) Cường độ Từ trường (mG) Ghi chú
điện áp (m)
h=7m, 13m, 15m
I = 500A, cùng chiều

h1 = 4
110kV h2 = 4
x=5

h=8m, 15m, 18m


I = 800A, cùng chiều

h1 = 6
220kV h2 = 6
x = 9.2

h= 12m, 14m, 16m


I=2500A, cùng chiều

h1 = 10.5
500kV h2 = 10.5
x = 16

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 43
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

PHỤ LỤC 3
SO SÁNH KẾT QUẢ TÍNH TOÁN GIỮA CREMAG VỚI EMF calculation
Ghi
Sơ đồ bố trí pha Cường độ Điện trường E (kV/m) Cường độ Từ trường H (mG) chú

KHÔNG XÉT ẢNH HƯỞNG CỦA DÂY CHỐNG SÉT

uA1= uB1 = uC1 = 220kV


uA2= uB2 = uC2 = 220kV

IA1= IB1 = IC1 = 1000A X(m) X(m)


IA2= IB2 = IC2 = 1000A Nhận xét:
- Kết quả trùng khớp Nhận xét:
- Kết quả trùng khớp

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 44
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

uA1= uB1 = uC1 = 220kV


uA2= uB2 = uC2 = 110kV

IA1= IB1 = IC1 = 1000A


IA2= IB2 = IC2 = -1000A

X(m) X(m)
Nhận xét: Nhận xét:
- Kết quả trùng khớp - Chương trình Cremag không chính xác (gí trị Cường độ
Từ trường không phụ thuộc vào chiều dòng điện)
BIỂU ĐỒ SO SÁNH CƯỜNG ĐỘ TỪ TRƯỜNG CỦA 2 CHƯƠNG TRÌNH TRONG 2 TRƯỜNG HỢP

TH1

IA1= IB1 = IC1 = 1000A


IA2= IB2 = IC2 = 1000A

TH2

IA1= IB1 = IC1 = 1000A


IA2= IB2 = IC2 = -1000A

Chương trình Cremag Chương trình EMF cal


Nhận xét:
- Chương trình Cremag không chính xác (giá trị Cường độ Từ trường không phụ thuộc vào chiều dòng điện)

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 45
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

XÉT ẢNH HƯỞNG CỦA DÂY CHỐNG SÉT


3m

A1 C2
6m

B1 B2
6m

C1 A2

10m
18m

1m

uA1= uB1 = uC1 = 220kV


uA2= uB2 = uC2 = 220kV X(m) X(m)
Nhận xét: Nhận xét:
IA1= IB1 = IC1 = 1000A - Kết quả trùng khớp - Kết quả trùng khớp
IA2= IB2 = IC2 = 1000A

uA1= uB1 = uC1 = 220kV


uA2= uB2 = uC2 = 110kV

IA1= IB1 = IC1 = 1000A


IA2= IB2 = IC2 = -1000A

X(m) X(m)
Nhận xét: Nhận xét:
- Kết quả trùng khớp - Chương trình Cremag không chính xác (gía trị Cường
độ Từ trường không phụ thuộc vào chiều dòng điện)

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 46
Điện Từ trường – Các vấn đề liên quan, lý thuyết và áp dụng tính toán cường độ Điện Từ trường gây ra bởi đường dây dẫn điện

Nuyễn Văn Lượng – Nguyễn Xuân Bình – Nguyễn Thanh Hùng PECC2 | Trang 47

You might also like