Sach NX CAD Design PDF

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 92

1.1.

Giao diện NX
Tổng quan
Cửa sổ NX chứa nhiều khu vực, qua đó tổ chức các công cụ bạn cần để làm việc hiệu quả
với phần mềm.

NX Window
Khi bạn mở NX lần đầu tiên, trình ứng dụng không mở rộng tối đa để chiếm toàn bộ
màn hình Windows của bạn. Bạn có thể chọn hiển thị phiên làm việc với toàn màn hình
hoặc tùy chỉnh cửa sổ như bạn muốn. Khi bạn thoát khỏi NX, bố cục cửa sổ của bạn được
lưu. Cho phép bạn xem các ứng dụng khác ở nền hoặc được trình bày như biểu tượng trên
desktop. Trong Windows, bạn có thể mở rộng tối đa cửa sổ NX sử dụng nút giữa ở đầu bên
phải của thanh tiêu đề.

NX lưu cấu hình cửa sổ từ phiên làm việc gần đây nhất của bạn và tự động gọi lại cấu hình
đã lưu vào lần sau bạn bắt đầu một phiên NX.
Cửa sổ NX được chia thành sáu khu vực như trong hình dưới đây.

1 - Quick Access Toolbar – thanh công cụ truy cập nhanh


Thanh công cụ này được đặt ở phía trên cùng cửa sổ NX trong đầu trái của thanh tiêu đề và
có chứa các lệnh thường được sử dụng nhất như: Save, Undo, Redo, Cut, Copy, Paste,
Window và ld Repeat Command. Về phía giữa thanh tiêu đề là phiên bản NX bạn
đang sử dụng và tên của mô hình hoặc chi tiết máy hiện đang mở và trình ứng
dụng bạn đang làm việc.

Ngoài ra còn có một nút mũi tên trỏ xuống nhỏ gọi là Toolbar Options nằm
về phía bên trái của thanh công cụ kể từ trung tâm. Lệnh đơn thả xuống này cho phép
bạn tùy chỉnh Quick Access Toolbar với các lệnh mà bạn sử dụng nhiều nhất, bằng cách bật
hoặc tắt các lệnh mà bạn muốn trên thanh công cụ.

2- Ribbon Bar
Ribbon Bar nằm ngay dưới Quick Access Toolbar. Thanh ribbon NX được thiết kế để cho
phép người dùng truy cập các tính năng và các lệnh thường được sử dụng nhất. Ribbon
Bar tổ chức các lệnh và các tính năng sử dụng Tabs, Groups và Galleries.
Ribbon Bar có bốn thành phần chính:

1. Một Tab (thẻ) tổ chức các lệnh vào thành các Groups (nhóm) với tính năng
và hàm liên quan.
2. Một Group tổ chức các lệnh theo tính năng nộ trong từng Tab. Các lệnh
liên quan xuất hiện trong Galleries nội trong từng Group.
3. Command Finder tìm hoặc điều hướng bạn tới một lệnh hoặc hiển thị các
lệnh bị ẩn khi nhập vào hộp nhắc.
4. Lệnh đơn thả xuống Toolbar Options cho phép người sử dụng
bật/tắt các lệnh trong từng Group.

Ở đầu phải của Ribbon Bar có 04 biểu tượng kiểm soát kích thước cửa sổ NX và
kích cỡ ribbon bar và cung cấp thông tin trợ giúp (Help) tới người sử dụng.

1. Command Finder bao gồm một hộp văn bản và một nút lệnh. Nhập từ khóa
tìm kiếm và nhấn ENTER hoặc kích vào nút lệnh để tìm một lệnh.
2. nút lệnh Full Screen mở rộng tối đa cửa sổ NX.
3. Nút lệnh Minimize Ribbon đóng các nhóm trong Ribbon Bar.
4. Nút lệnh On Context Help hiển thị các nguồn thông tin Help liên quan tới tác vụ
bạn đang sử dụng. Bạn cũng có thể bấm phím F1.
Resource Bar
Resource Bar cho phép người sử dụng bật/tắt giữa các tính năng điều hướng, các bảng, thư
viện vật liệu và chi tiết máy, Roles (vai trò), Web Browser (trình duyệt), và Studios.
Top Border Bar
Top Border Bar chứa các nhóm lệnh được sử dụng trong các trình ứng dụng và có thể được
tùy biến theo quy trình của người sử dụng. Thanh này chứa các nhóm Type Filter, Selection
scope, View, Selection và Utilities.

Cũng có một nút lệnh mũi tên trỏ xuống gọi là Ribbon Options cho phép bạn tùy biến Top
Border Bar.
Graphics Window – khu cửa sổ hình họa
Graphic Window cho phép bạn xem, tạo, phân tích và xử lý các mô hình, đường phác họa,
chi tiết máy và bộ phận lắp ráp. Bạn có thể chỉnh kích cỡ Graphics window nội trong cửa sổ
chính.
Cue/Status Line
Theo mặc định, dòng Cue hiển thị ở góc dưới bên trái của cửa sổ NX. dòng Status được
định vị phía bên phải dòng Cue. Bạn có thể hiển thị chúng tại mép trên cùng của cửa sổ NX
(dưới Top Border Bar) bằng cách chọn File Tab> Customize (tay phải phía dưới), hiển thị
thẻ Layout và thay đổi mục Cue/Status Line Position .
Dòng Cue hiển thị thông tin quan trọng cho biết hành động tiếp theo của bạn và nhắc bạn
thực hiện lựa chọn, khi cần thiết. Bạn nên luôn chú ý tới dòng Cue, ý thức rõ về mục hoặc
dạng mục bạn cần lựa chọn hoặc nhấn ở bước tiếp theo.

Dòng Status cung cấp thông tin phản hồi về tùy chọn hiện hành hoặc về hoạt
động vừa hoàn thành. Status Line cũng thông báo cho người dùng về đối tượng
được tô nổi bật trong tác vụ Quick Pick. Dòng thông tin này cũng quan trọng
như dòng Cue.
1.2. Thay đổi giao diện NX
Tổng quan
Khi thực hiện bảo trì và cập nhật lên phiên bản NX hiện tại, các khung cửa sổ trong giao
diện có thể thay đổi. Để thay đổi các khung cửa sổ giao diện bạn thực hiện các
bước dưới đây.

Thay đổi NX Interface Window Frame


Bước 1:
Sau khi cập nhật lên phiên bản NX hiện tại, cửa sổ giao diện của bạn có thể trông khác đi,
như trong hình dưới đây.

Bước 2:
Chọn File tab > Preferences > User Interface để hiển thị hộp thoại User Interface
Preferences .
Bước 3:
Chọn trang Theme và thiết lập danh sách thả xuống theo chủ đề (theme) mong muốn.
Bước 4:
Nhấn OK để thay đổi theme.
1.3. Hot Keys – phím tắt
Tổng quan
Một phím nóng (hot key) là một phím tắt tự động chọn một lệnh, ngay cả khi lệnh đó ở trên
một lệnh đơn hiện thời không được hiển thị. Phím nóng được liệt kê mé phải của
lệnh. Ví dụ, thay vì chọn File Tab> Save, bạn bấm Ctrl và S trên bàn phím
cùng lúc (Ctrl + S). Các phím nóng thông dụng nhất được liệt kê dưới đây.

Quick Access Toolbar


New - CTRL+N
Open - CTRL+O
Save - CTRL+S
Save As - CTRL+SHIFT+A
Undo - CTRL+Z
Redo - CTRL+YCut - CTRL+X
Copy - CTRL+C
Paste - CTRL+V
Customize - CTRL+1

Ribbon Bar
Full Screen - ALT+ENTER
On Context Help - F1
Chọn phím F1 sẽ hiển thị thông tin trợ giúp (help) liên quan tới hộp thoại hoặc tác vụ bạn
đang sử dụng.

File Tab
1.4. Mnemonics

Tổng quan
Trên tất cả các lệnh đơn, trong mỗi mục lệnh đơn sẽ có một chữ cái được gạch
chân. Kí tự được gạch chân này là một phím tắt bàn phím (hoặc phím nóng)
cho mục lệnh đơn đó.

Mnemonics – kí tự được gạch chân


Đối với các lệnh trong lệnh đơn, bạn phải kết hợp kí tự được gạch chân với một phím khác
trong bàn phím. Phím này có thể là ALT, CTRL, hoặc một phím khác phụ thuộc vào phần
cứng hoặc loại bàn phím. Hãy kiểm tra tài liệu NX để có thông tin về phím thích hợp. Ví dụ
sau đây là cho một máy Windows, sử dụng phím ALT.
Thay vì chọn File tab > Save; bạn đồng thời bấm ALT + F để hiển thị File tab, sau đó bấm
S để thực hiện lệnh Save .

Chú ý Trên một số bàn phím, bạn có thể thấy phím ALT ở bên trái của phím cách sẽ không
kích hoạt phím nóng. Hãy sử dụng phím ALT ở mé phải của phím cách trong những tình
huống này.
New - CTRL+N
Open - CTRL+O
Plot - CTRL+P
Save > Save - CTRL+S
Save > Save As - CTRL+SHIFT+A
Execute > Grip - CTRL+G
Execute > Debug Grip - CTRL+SHIFT+G
Execute > NX Open - CTRL+U
Applications > Modeling - CTRL+M
Applications > Sheet Metal - CTRL+SHIFT+M
Applications > Shape Studio - CTRL+ALT+S
Applications > Drafting - CTRL+SHIFT+D
Applications > Manufacturing - CTRL+ALT+M

View Tab
Orientation group > Left - CTRL+ALT+L
Orientation group > Back - CTRL+ALT+B
Orientation group > Top - CTRL+ALT+T
Orientation group > Front - CTRL+ALT+F
Orientation group > Bottom - CTRL+ALT+OOrientation group > Right -
CTRL+ALT+ROrientation group > Zoom- F6Orientation group > Rotate - F7
Orientation group > Fit - CTRL+F
Orientation group > More > View Layout > New Layout -
CTRL+SHIFT+NOrientation group > More > View Layout > Open Layout -
CTRL+SHIFT+O
Visibility group > Show and Hide - CTRL+W
Visibility group > Immediate Hide - CTRL+SHIFT+I
Visibility group > Hide - CTRL+B
Visibility group > Show - CTRL+SHIFT+K
Visibility group > Show All - CTRL+SHIFT+U
Visibility group > Invert - CTRL+SHIFT+BVisibility group > Layer Settings -
CTRL+L Visibility group > Edit Section - CTRL+H
Visualization group > Preferences - CTRL+SHIFT+V
Visualization group > Edit Object Display - CTRL+J

Home Tab in Modeling


Feature group > Extrude – X

Render Tab
Render Mode > Ray Traced Studio - CTRL+SHIFT+W

Tools Tab
Utilities group > Expressions - CTRL+E
Utilities group > Move Object - CTRL+T
Utilities group > More > WCS gallery > Display WCS - W
Utilities group > More > Properties/Informaion > Object
Information - CTRL+I
Utilities group > More > Properties/Informaion > Display Information Window -
CTRL+SHIFT+S
Movie group > Record - ALT+F5
Movie group > Pause - ALT+F6
Movie group > Stop - ALT+F7

Top Border Bar


Selection group > Select All - CTRL+A

View Pop-up Menu


Refresh - F5
Zoom - F6
Rotate- F7

Chú ý CTRL+D nhắc bạn xóa một đối tượng. Đầu tiên bạn chọn một đối tượng, một thành phần rồi
bấm CTRL+D hoặc DELETE để xóa nó.

Chú ý Nếu bạn đang làm việc đồng thời với nhiều trình ứng dụng, hãy chú ý rằng bạn phải kích hoạt
NX để phím tắt hoạt động.
1.5. Dấu chữ thập và quả bóng lựa chọn

Crosshairs – dấu chữ thập


Theo mặc định, dấu chữ thập chỉ mở rộng vượt ra ngoài hình cầu lựa chọn. Bạn có thể thay
đổi chúng để mở rộng đến toàn bộ màn hình. Điều này có thể hữu ích khi bạn cần phải
canh hình chữ thập với các đối tượng khác trong cửa sổ hình họa.

Thiết lập dấu thập (crosshairs) bằng cách chọn File tab > Preferences > Selection. Hộp
thoại Selection Preferences xuất hiện. Sau đó kích hoạt Show Crosshairs. Thiết lập
này trở thành mặc định mới, cả sau khi bạn thoát khỏi phiên làm việc.
Selection Ball Radius – bán kính của quả bóng chọn
Quả bóng chọn là vòng tròn bao quanh dấu thập khi con trỏ trong cửa sổ Graphics. Quả
bóng chọn được sử dụng để chọn các đối tượng và xác định địa điểm. Đối tượng phải nằm
trong quả bóng chọn thì mới được lựa chọn.

kích cỡ của quả bóng chọn được kiểm soát bởi mục Selection Radius trong hộp thoại
Selection Preferences . Bạn có thể chọn từ ba kích cỡ: Small, Medium, or Large.
1.6. Message Windows – cửa sổ thông báo
Tổng quan
Có rất nhiều các hộp thoại thông báo trong NX. Những hộp thoại đó chứa thông tin, cảnh
báo, lỗi, hoặc các câu hỏi liên quan đến các chức năng trong tiến trình.

Cửa sổ Notification
Một thông điệp chuyển tải thông tin quan trọng về một nhiệm vụ cụ thể.
Nút lệnh information thông tin hiển thị một cửa sổ chứa các thông tin chi tiết cho thông
điệp. Bạn nhấn OK để tiếp tục tác vụ.

Warning Message – cảnh báo


Một lời cảnh báo hiển thị thông tin tư vấn cho bạn về các vấn đề tiềm năng.

Error Message – thông báo lỗi


Một thông báo lỗi hiển thị tại vị trí con trỏ hiện hành và cho bạn biết đang có một vấn đề
ngăn cản bạn thực hiện tính năng. Để hủy bỏ, thông điệp phải được thừa nhận bằng cách
chọn OK. Nếu thông báo lặp lại, bạn bấm phím ESC để đóng hộp thoại.
Question Window – câu hỏi
Một hộp thoại dạng này hiển thị một câu hỏi mà bạn phải trả lời trước khi NX tiếp tục hoạt
động. Chọn OK để tiếp tục. Chọn Cancel để kết thúc tác vụ.

Work In Progress Window – cửa sổ về tiến trình thực hiện lệnh


Một cửa sổ Work in Progress sẽ hiển thị khi bạn thực hiện một tác vụ đòi hỏi nhiều thời
gian tính toán. Bạn có thể nhấn Stop trong cửa sổ này để hủy tác vụ. Mục này chỉ có trong
NX chạy trên nền Windows.

Phím tắt CTRL+SHIFT+L cũng ngưng tác vụ.

Information Window
Khi một tác vụ NX trình bày một danh sách thông tin, sẽ có một cửa sổ information xuất hiện.
Bạn có thể in, lưu hoặc chỉnh sửa dữ liệu trong cửa sổ thông tin này. Các cửa sổ thông tin
cho một đối tượng có thể được truy cập bằng cách chọn lệnh Tools tab > Utilities group
> More Gallery > Properties/Information Gallery > Object Information.
File Menu – lệnh đơn về tập tin
Bạn có thể chọn File tab > Save As để lưu thông tin ra thành tập tin văn bản (file_name.
txt) hoặc lệnh File tab > Print để in thông tin.
Edit Menu – lệnh đơn chỉnh sửa
Cửa sổ thông tin hoạt động giống Notepad hoặc WordPad. Bạn có thể chọn từ lệnh đơn
Edit để thực hiện các lệnh định dạng đơn giản như
Cut, Copy, Paste, Delete, Select All, Find, và Find Next.
1.7. NX Help – thông tin trợ giúp
Tổng quan
Lệnh đơn Help trên thẻ File chứa các mục lựa chọn để truy cập tài liệu trực tuyến về mọi
vấn đề NX. Bạn cũng có thể sử dụng nó để tìm phiên bản của phần mềm và các
tập tin đăng nhập của bạn.

NX Help
Lệnh này hiển thị bảng mục lục cho tài liệu trợ giúp. Bạn cũng có thể hiển thị thông tin trợ
giúp về cửa sổ hiện hành bằng cách chọn On Help Context ở góc trên bên phải của
Ribbon Bar hoặc bấm F1. Ví dụ, nếu cửa sổ hiện hành là hộp thoại Taper, thì khi bạn chọn
lệnh On Context Help, trang thông tin trực tuyến về Taper sẽ xuất hiện.

Release Notes
Mở cửa sổ trình duyệt Web thông báo về các vấn đề của phần mềm đã được giải quyết kể
từ phiên bản hoặc bản vá gần đây nhất.
What's New Guide
Hiển thị một cửa sổ liệt kê thông tin về nâng cấp và bổ sung trong phiên bản hiện hành.

Capture Incident Report Data – báo cáo lỗi phần mềm


Hiển thị hộp thoại Incident Report nơi bạn có thể nhập tên và số điện thoại của bạn.
Nhấp OK để hiển thị một cửa sổ thông tin nơi bạn có thể mô tả một vấn đề bạn gặp phải
trong phần mềm. Bạn có thể gửi email bản mô tả này tới nhóm hỗ trợ UGS khi bạn gọi cho
họ báo cáo vấn đề Problem Report (PR).

Log File – tập tin đăng nhập


Hiển thị một cửa sổ thông tin của tập tin ghi nhận các sự kiện của phiên làm việc.

Online Technical Support – hỗ trợ kỹ thuật trực tuyến


Hiển thị một menu với các lệnh khác nhau để liên lạc với UGS thông qua internet. Tất cả
các lệnh đều mở cửa sổ trình duyệt web kết nối tới các trang khác nhau trên website UGS.
About NX
Hiển thị một cửa sổ chứa các thông tin bản quyền phần mềm. Bạn cũng có thể sử dụng cửa
sổ này để tìm kiếm thông tin về phiên bản hiện tại, trên thanh tiêu đề của cửa sổ.

Nhấn System information để hiển thị một cửa sổ chứa thông tin về máy tính của bạn
2.1. Tổng quan về Ribbon Bar
Tổng quan
Có hai cách để truy cập vào các lệnh và tính năng trong cửa sổ NX. Một là Ribbon Bar và
cách khác là Menu (lệnh đơn). Mặc dù Menu sẽ được loại bỏ trong tương lai gần.

The Ribbon Bar


Ribbon Bar yêu cầu bạn bỏ một chút thời gian để làm quen và điều hướng. Khóa
học này có chứa các hướng dẫn về cách điều hướng và tùy biến Ribbon Bar cho quy trình
của riêng bạn.

The Menu
Menu (lệnh đơn) gồm một loạt các menu thả xuống, giống cách truy cập cũ tới các lệnh và
hàm. Nó tồn tại chủ yếu cho những người dùng NX cũ trong thời gian chuyển đổi sang giao
diện mới. Chúng tôi khuyên bạn nên tìm hiểu cách sử dụng Ribbon Bar để truy cập vào các
lệnh và hàm, bởi vì Menu trong Top Border Bar sẽ bị loại bỏ trong tương lai gần, và phần
mềm sẽ chỉ còn lại Ribbon Bar.
Command Finder
Khi bạn có bất kỳ khó khăn nào trong việc truy cập một lệnh trong Ribbon Bar, thì Command
Finder có thể được sử dụng để tìm kiếm lệnh đó. Nó nằm ở góc trên bên phải của cửa sổ
NX. Nếu bạn biết lệnh bạn đang tìm kiếm hoặc biết một thuật ngữ tương tự cho lệnh, hãy
nhập tên lệnh vào hộp và bấm phím ENTER hoặc chọn nút lệnh Command Finder như trong
hình dưới.
Hộp thoại Command Finder sẽ xuất hiện, trình bày lệnh của bạn và một nhóm các lựa
chọn khác phù hợp với chuỗi tìm kiếm của bạn. Hãy chú ý tới hộp được tô nổi bật trong
hình dưới, trình bày hai đường dẫn, một sử dụng lệnh đơn và một thông qua Ribbon Bar.

Khi bạn trỏ chuột vào lệnh được tìm kiếm trong danh sách kết quả, đường dẫn Ribbon Bar
sẽ xuất hiện một hộp đánh dấu xung quanh lệnh

Đơn giản nhấp vào kết quả trong danh sách để thực hiện lệnh.
Command Finder
Khi bạn có bất kỳ khó khăn nào trong việc truy cập một lệnh trong Ribbon Bar, thì Command
Finder có thể được sử dụng để tìm kiếm lệnh đó. Nó nằm ở góc trên bên phải của cửa sổ
NX. Nếu bạn biết lệnh bạn đang tìm kiếm hoặc biết một thuật ngữ tương tự cho lệnh, hãy
nhập tên lệnh vào hộp và bấm phím ENTER hoặc chọn nút lệnh Command Finder như trong
hình dưới.
Hộp thoại Command Finder sẽ xuất hiện, trình bày lệnh của bạn và một nhóm các lựa
chọn khác phù hợp với chuỗi tìm kiếm của bạn. Hãy chú ý tới hộp được tô nổi bật trong
hình dưới, trình bày hai đường dẫn, một sử dụng lệnh đơn và một thông qua Ribbon Bar.

Khi bạn trỏ chuột vào lệnh được tìm kiếm trong danh sách kết quả, đường dẫn Ribbon Bar
sẽ xuất hiện một hộp đánh dấu xung quanh lệnh

Đơn giản nhấp vào kết quả trong danh sách để thực hiện lệnh.
2.2. Quick Access Toolbar – Thanh công cụ
truy cập nhanh.
Tổng quan
Các lệnh trong Quick Access Toolbar có thể được tùy chỉnh theo quy trình của
người dùng. Trong đoạn sau bạn sẽ tìm hiểu cách thêm/bớt lệnh từ Quick
Access Toolbar.

Thêm lệnh vào Quick Access Toolbar


Bước 1:
Ở mép trên cửa sổ NX là Quick Access Toolbar. Chọn nút mũi tên như trong hình để hiển
thị danh sách Toolbar Options.

Bước 2:
Danh sách thả xuống hiển thị các lệnh có sẵn trong Quick Access Toolbar. Bitu dấu kiểm 
xuất hiện bên cạnh các lệnh hiện đang được hiển thị trên Quick Access Toolbar. Bạn nhấn
chọn một lệnh không có dấu kiểm để kích hoạt nó, thêm nó vào Quick Access Toolbar.

Lệnh được chọn giờ có sẵn trong Quick Access Toolbar như được tô nổi bật dưới đây.

Ngược lại, các lệnh có thể được gỡ bỏ khỏi Quick Access Toolbar bằng cách làm theo các
bước sau, ngoại trừ việc bạn chọn một lệnh có dấu kiểm để tắt nó và loại bỏ nó từ Quick
Access Toolbar.
Thêm Groups và Commands từ Ribbon Bar vào Quick Access Toolbar
Bước 1:
Di chuyển con trỏ của bạn vào Ribbon Bar và trỏ chuột vào tên Group như trong
hình dưới; nhấp chuột phải để hiển thị một lệnh đơn thả xuống của Group và một
danh sách các tùy chọn.
Bước 2:
Chọn Add to Quick Access Toolbar.

Chú ý biểu tượng giờ được thêm vào Quick Access Toolbar. Cũng lưu ý rằng nhóm Feature
Group ban đầu vẫn ở trong Ribbon Bar.

Lựa chọn biểu tượng để hiển thị các lệnh trong nhóm feature group.
Để loại bỏ nhóm này khỏi Quick Access Toolbar, bạn trỏ chuột lên biểu tượng của nhóm,
nhấp chuột phải và chọn Remove from Quick Access Toolbar Group .

Bạn cũng có thể thêm các lệnh đơn Ribbon Bar vào Quick Access Toolbar. Trỏ chuột lên
lệnh, nhấp chuột phải và chọn Add to Quick Access Toolbar. Để loại bỏ một lệnh từ
Quick Access Toolbar bạn trỏ chuột vào biểu tượng của nó trên Quick Access Toolbar và
chọn Remove from Quick Access Toolbar.

Thêm lệnh từ Command Finder vào Quick Access Toolbar


Bước 1:
Tìm kiếm một lệnh bằng cách gõ tên nó vào Command Finder ở góc trên bên phải của cửa
sổ NX và bấm ENTER.
Hộp thoại Command Finder hiển thị với kết quả.

Bước 2:
Kích chuột phải vào một lệnh và chọn Add to Quick Access Toolbar từ lệnh đơn thả
xuống.
Chú ý là lệnh được thêm vào Quick Access Toolbar.
2.3. Tùy biến Ribbon Bar
Tổng quan
Các lệnh trong Ribbon Bar và Border Bars có thể được tùy chỉnh theo quy trình của người
dùng. Các lệnh được định vị trong các Tabs (thẻ) và được tổ chức thành các nhóm
(Group) rồi các Galleries (lệnh đơn thả xuống). Trong đoạn sau bạn sẽ tìm hiểu
cách thêm/bớt lệnh từ Ribbon Bar và Border Bars.

Thêm lệnh vào Ribbon Bar


Bước 1:
Nhấp vào mũi tên trỏ xuống ở phía bên phải của một nhóm mà bạn muốn bổ sung một lệnh.

Bước 2:
Danh sách thả xuống hiển thị các lệnh có sẵn trong nhóm đó của Ribbon Bar. Biểu tượng
dấu kiểm đứng cạnh các lệnh hiện đang được hiển thị trong nhóm. Bạn chọn một lệnh
không có dấu kiểm để kích hoạt nó, thêm nó vào nhóm.
Lệnh được thêm vào nhóm. Trong trường hợp này, vì lệnh ở trên một lệnh đơn con tên là
Datum/Point Drop-down, nên lệnh được thêm vào lệnh đơn thả xuống.

Ngược lại, các lệnh có thể được gỡ bỏ khỏi nhóm bằng cách làm theo các bước sau, ngoại
trừ việc bạn chọn một lệnh có biểu tượng dấu kiểm để tắt nó và loại nó khỏi nhóm Ribbon
Bar.
Thêm lệnh vào Ribbon Bar bằng hộp thoại Customize
Bước 1:
Trỏ chuột vào Ribbon Bar và nhấp chuột phải để hiển thị một lệnh đơn thả xuống.
Bước 2:
Chọn Customize từ lệnh đơn thả xuống để hiển thị hộp thoại Customize.

Bước 3:
Hiển thị thẻ Commands.
Bước 4:
Trong thẻ Commands có hai cột, Categories và Commands. Bạn chọn một thể loại và
nhóm trong cột Commands để hiển thị một danh sách các lệnh.

Để nhận các phần tiếp theo , vui lòng chia sẽ bài


viết theo yêu cầu và để lại Email
Chính xác nhất , hệ thống chúng tôi sẽ gửi tặng
cho bạn đọc phàn tiếp theo
Bước 5:
Chọn một lệnh trong cột Commands . Xuất hiện một hộp bao quanh lệnh.
Bước 6:
Nhấn giữ chuột trái với lệnh và kéo thả nó vào nhóm mong muốn trên thanh ribbon.

Để nhận các phần tiếp theo , vui lòng chia sẽ bài


viết theo yêu cầu và để lại Email
Chính xác nhất , hệ thống chúng tôi sẽ gửi tặng cho
bạn đọc phàn tiếp theo
Bước 7:
Chú ý rằng có một hộp màu đen xung quanh lệnh mà bạn vừa định vị.

Nhấn Close để đóng hộp thoại Customize. Lệnh sẽ được định vị trong nhóm, như hình
dưới đây.

Để bỏ lệnh mà bạn vừa định vị, nhấp chuột phải và chọn Remove from Feature Group
từ lệnh đơn thả xuống.
Thay đổi kích thước biểu tượng của một nút lệnh (Command Button)
Bước 1:
Trỏ chuột vào Ribbon Bar và nhấp chuột phải để hiển thị một lệnh đơn thả xuống.
Bước 2:
Chọn Customize từ lệnh đơn thả xuống để hiển thị hộp thoại Customize. Mặc dù bạn sẽ
không sử dụng hộp thoại, nhưng nó phải được mở để kích hoạt lệnh đơn tùy biến của
Ribbon Bar.
Bước 3:
Kích chuột phải vào một nút lệnh bạn muốn thay đổi để hiển thị một lệnh đơn thả xuống.
Bước 4:
Phong cách hiện được chọn có một dấu kiểm. Bạn chọn phong cách mong muốn.
Bước 5:
Chú ý là biểu tượng giờ nhỏ hơn. Nhấn Close để đóng hộp thoại Customize và chấp nhận
thay đổi.

Bổ sung một thẻ Custom vào Ribbon Bar


Bước 1:
Trỏ chuột vào Ribbon Bar và nhấp chuột phải để hiển thị một lệnh đơn thả xuống.
Bước 2:
Chọn Customize từ lệnh đơn thả xuống để hiển thị hộp thoại Customize.
Bước 3:
Nhấn chọn thẻ Tabs/Bar.
Bước 4:
Nhấn New để hiển thị hộp thoại Ribbon Properties .
Bước 5:
Nhấn một tên vào hộp văn bản Name và Nhấn OK. Thẻ mới hiển thị trong danh sách thẻ
và trong cửa sổ NX.

Nút lệnh Delete trên hộp thoại Customize có thể được sử dụng để xóa thẻ custom.
Bước 6:
Nhấn chọn thẻ Commands trong hộp thoại Customize và chọn New Item trong danh
sách Categories

Bước 7:
Nhấn New Group trong cột Commands.
Bước 8:
Kéo và thả New Group vào thẻ để tạo một nhóm mới.
Bước 9:
Với hộp thoại Customize vẫn mở, nhấn chuột phải vào tên của nhóm mới ở mé trái của thẻ
custom trên Ribbon Bar để hiển thị lệnh đơn thả xuống.

Bước 10:
Nhập tên cho nhóm trong hộp văn bản Name và bấm ENTER.
Bước 11:
Tiếp tục sử dụng hộp thoại Customize để bổ sung lệnh bằng cách kéo và thả chúng vào thẻ
mới và nhóm.

Lưu một bố cục của Ribbon Bar


Bước 1:
Khi bạn thêm lệnh hoặc nhóm vào Border Bars hoặc khi bạn tùy biến Ribbon Bar những thay
đổi đó có thể được lưu như một Role (vai trò). Trên Bar Resource bạn chọn biểu tượng của
thẻ Role như hình bên dưới
Bước 2:
Trong không gian mở, nhấp chuột phải và chọn New User Role từ lệnh đơn thả xuống để
tạo một Role tùy biến mới.

Bước 3:
Hộp thoại Role Properties xuất hiện. Trong hộp thoại văn bản Name bạn nhập tên cho
Role mới và nhấn OK.

Role (vai trò) mới được tự động định vị trong thư mục User đứng bên dưới thư mục
Presentation.

Để xóa một Role trong thư mục User, nhấn chuột phải vào role và chọn Delete từ lệnh đơn
thả xuống. Bạn không thể xóa một Role từ thư mục System Defaults.
Bổ sung lệnh vào Border Bars
Bước 1:
Bao quanh khu hình họa là các đường viền. Bạn có thể thêm lệnh hoặc nhóm vào các
đường viền này.

Nhấn chuột phải vào một lệnh hoặc nhóm trong Ribbon Bar và chọn Add to Right Border
Bar (hoặc Border Bar nào bạn mong muốn).
Để nhận các phần tiếp theo , vui lòng chia sẽ bài viết
theo yêu cầu và để lại Email
Chính xác nhất , hệ thống chúng tôi sẽ gửi tặng cho bạn
đọc phàn tiếp theo
Bước 2:
Chú ý rằng Group ở trên Border Bar bên phải cũng như trong Ribbon
Bar.

Để xóa một nhóm khỏi Border Bar, nhấn chuột phải vào nhóm và chọn Remove from
Right Border Bar.
Bổ sung lệnh từ Command Finder vào Border Bar
Bước 1:
Tìm một lệnh bằng cách gõ tên nó vào Command Finder ở góc trên bên phải của
cửa sổ NX và nhấn ENTER.

Hộp thoại Command Finder xuất hiện hiển thị kết quả.

Bước 2:
Nhấn chuột phải vào một lệnh và chọn Add to Left Border Bar từ lệnh đơn thả xuống
(hoặc chọn Border Bar nào bạn mong muốn).
Bước 3:
Nhấn Close để đóng hộp thoại Command Finder. Lệnh giờ được hiển thị trong Border
Bar mé trái của cửa sổ hình họa.

Enabling Recently Used Commands – xem các lệnh gần đây nhất
Bước 1:
Chọn File tab > Customize hoặc bấm CTRL+1 để hiển thị hộp thoại Customize .
Bước 2:
Nhấn chuột phải vào một gallery trên Ribbon Bar để hiển thị một lệnh đơn thả xuống.
Bước 3:
Nếu muốn, bạn nhập vào hộp văn bản Number of Items số lượng mong muốn các lệnh
gần đây nhất mà bạn muốn được hiển thị.
Bước 4:
Chọn Recently Used > Enable Recently Used.
Bước 5:
Nhấn Close để đóng hộp thoại Customize . Sau khi sử dụng các lệnh trong gallery, các
lệnh được sử dụng gần đây nhất sẽ được hiển thị tại mé trên gallery.

Chú ý Một gallery có thể được đóng lại. Với hộp thoại Customize đang mở, Nhấn chuột
phải và kích hoạt mục Collapsed trong lệnh đơn thả xuống.
3.1. Resource bar – Thanh tài nguyên
Tổng quan
Thanh Resource bar là vị trí trung tâm cho mọi động tác điều hướng (navigator) trong NX.
Nó cũng hỗ trợ hai nguồn lực khác: một trình duyệt web tích hợp và một palette ghi
lịch sử.

Behavior – hành vi
Để mở một mục trên Resource bar, chỉ cần nhấp vào biểu tượng. Khi bạn thực hiện hành
động này, trang duyệt navigator duyệt hoặc palette sẽ hiển thị như một cửa sổ bay ra. Ngay
khi bạn dời con trỏ khỏi cửa sổ, nó sẽ tự động bị ẩn.
Trỏ chuột lên mé phải của thanh Resource mà không nhấp chuột, sẽ hiển thị mục được sử
dụng gần đây nhất.

Nếu Resource Bar không vừa trong cửa sổ NX, sẽ có một tập hợp con các nút lệnh được
hiển thị để điều hướng. Các nút này sẽ cuộn thanh tới đầu, cuối hoặc đi từng bước Forward
/ Backward (tới/lui).
Có một nút lệnh options nằm trong góc trên bên trái. Nhấp chuột vào nó sẽ hiển thị một lệnh
đơn.
Pin Open
Mục này ngăn Resource Bar không bị ẩn khi bạn di chuyển con trỏ chuột ra khỏi nó. Tắt tùy
chọn này để unpin nó, qua đó cửa sổ Resource Bar sẽ bị ẩn khi bạn di chuyển con trỏ chuột
ra khỏi nó.
Maximize Tab
Mở rộng tối đa màn hình hiển thị navigator hoặc palette. Một khi được mở
rộng tối đa, bạn đóng nó để thu nhỏ tối đa navigator hoặc palette.
Display on Left
Hiển thị Resource bar trên mép trái của cửa sổ NX.
Display on Right
Hiển thị Resource bar trên mép phải của cửa sổ NX.
Overlap on Second Monitor
Mục này có sẵn khi bạn sử dụng hai màn hình và định vị Resource Bar trên màn hình thứ 2
và cho phép nó che đè lên.
Dock on Second Monitor
Mục này có sẵn khi bạn sử dụng hai màn hình và định vị Resource Bar trên màn hình thứ 2
nhưng không muốn nó che đè lên.
Tabs
Hiển thị một danh sách các navigators và palettes để bạn có thể kiểm soát việc hiển thị
chúng trên Resource Bar.

Navigators – trình điều hướng


Tính năng hiển thị Navigators dựa trên Resource bar.
Nếu bạn muốn xem một navigator như là một thành phần riêng biệt suốt phiên làm việc, bạn
có thể mở neo (undock) cho nó bằng cách nhấp đúp vào nó hoặc kích phải chuột và chọn
Undock Tab từ lệnh đơn thả xuống. Bạn có thể hiển thị Navigator trôi nổi tại bất kỳ vị trí nào
trên màn hình hoặc thậm chí gắn neo nó vào một vị trí trên cửa sổ NX. Đóng một navigator
là trả nó về thanh Resource.

Sau đây là một số navigators và palettes có sẵn:


Assembly Navigator – tìm thông tin bộ phận lắp ráp

Assembly Navigator hiển thị bộ phận lắp ráp như một cấu trúc cây với các nút
(node) cho phép bạn nhanh chóng xác định chi tiết làm việc (Work Part) và các
thành
phần không được
Constraint hiển thị.
Navigator – xem điều kiện hạn chế

Constraint Navigator là một navigator mới trên Resource Bar, cho phép bạn xem các điều
kiện hạn chế (constraints) nội trong bộ phận lắp ráp cũng như nhận diện và giải quyết các
vấn đề về constraint.
Part Navigator – tìm thông tin thiết kế

Part Navigator chứa cả thông tin mô hình lẫn thông tin bản vẽ. Cho Modeling (mô hình),
Part Navigator hiển thị các thành phần tạo nên chi tiết máy, cũng như các quan hệ cha-con
giữa các thành phần. Trong Drafting (bản vẽ), Part Navigator hiển thị các trang và các
khung nhìn.
Reuse Library – thư viện

Thư viện này chứa một thư mục các tập tin chi tiết máy chuẩn, cho bạn sử dụng.
HD3D Tools – công cụ tìm kiếm

Bảng (palette) này chứa một loạt các công cụ giúp bạn dễ dàng tìm thông tin trên một mô
hình, thứ mà nếu không có công cụ bạn sẽ rất khó tìm hoặc tốn nhiều thời gian.
Web Browser – trình duyệt

Đây là một trình duyệt có thể hiển thị nội dung web trong NX. Nó bị hạn chế về tính năng và
chỉ có một số lệnh
History – lịch sử

Bảng này sẽ hiển thị các tập tin chi tiết máy được mở gần đây nhất, để bạn có thể nhanh
chóng mở mà không cần phải di chuyển đến thư mục của chúng. Nó khác với lệnh đơn con
Recently Opened Parts ở chỗ hệ thống cập nhật bảng này ở đầu phiên làm việc. Nếu
các chi tiết máy đã bị di chuyển, thì chúng sẽ được loại bỏ ra khỏi History Palette, nhưng
chúng sẽ không được gỡ bỏ lệnh đơn con Recently Opened Parts.
Process Studio – mô phỏng quy trình

Đây là một phần mềm tách rời, chứa một thuật trình (wizard) chuyên cho mô
phỏng và quy trình gia công.
Roles – vai trò

Bảng này hiển thị các role (vai trò), được sử dụng nhằm tùy biến giao diện người dùng cho
các công việc và hàm đặc biệt.
System Scenes – cảnh trực quan

Bảng này palette hiển thị một tổ hợp lựa chọn các cảnh trực quan mà bạn có thể áp dụng
cho nền của chi tiết máy nhằm mục đích trình bày.

System Materials – vật liệu của hệ thống

Bảng này sẽ hiển thị trong trình ứng dụng Shape Studio và cho phép bạn áp dụng các vật
liệu vào mô hình của bạn, nhằm đạt hình ảnh thực tế cho mô hình.

File Palettes – bảng tập tin


Bạn có thể tạo bảng các tập tin riêng của bạn. Những bảng này trỏ đến một thư mục xác
định từ đó bạn có thể mở các tập tin chi tiết máy. Điều này là lý tưởng cho các chi tiết máy
thường được sử dụng, ví dụ bu-lông và các chi tiết chuẩn. Một biểu tượng chung trình bày
dạng bảng này, nhưng cũng hiển thị đường dẫn của thư mục mà bạn xác định trước cho nó.
Nếu bạn đã tạo nhiều bảng tập tin, bạn sẽ cần phải xem kỹ đường dẫn thư mục được hiển
thị, bởi vì tất cả các biểu tượng trông giống hệt nhau. Trong đoạn sau bạn sẽ tìm hiểu cách
tạo ra bảng tập tin của riêng bạn.

Template Palettes – bảng mẫu


Bạn có thể sử dụng các mẫu (template) để tạo tập tin chi tiết máy mới. Đây là một lợi thế rất
lớn vì bạn có thể kết hợp vào tập tin các tiêu chuẩn mà công ty đã thiết kế sẵn và thiết kế
viên như bạn phải tuân theo. Hiện tại có năm loại mẫu: Studio, Modeling, Drawing,
Visualization và Tables. Các mẫu Studio đưa bạn vào trình ứng dụng Shape Studio. Tương
tự, các mô hình Modeling trong trình ứng dụng Modeling.
Các mẫu Drawing không chỉ đưa bạn vào trình ứng dụng Drafting, mà còn tạo tập tin chi tiết
máy sử dụng khái niệm Master Model, bổ sung thêm chi tiết máy làm việc (Work Part) hiện
hành như một thành phần.
NX cung cấp các mẫu Modeling và Drawing trong ca3 hai loại đơn vị inch và mm. Khi bạn
tải mẫu, các thẻ sau sẽ xuất hiện trong thanh Resource:

Master Model Templates

Drawing Templates
Hai loại mẫu khác được cung cấp bởi NX là Standard Visualization và Tables. Các mẫu
Standard Visualization cho phép bạn thiết lập các tham số về trực quan, lưu chúng và sau
đó áp dụng các thiết lập này cho các tập tin chi tiết máy khác. Các mẫu Tables có hành vi
tương tự nhưng với các ghi chú dạng bảng.
Bạn có thể tạo bảng mẫu riêng của bạn sử dụng hai phương pháp. Phương pháp đầu tiền
là dễ nhất - trỏ đến một thư mục chứa các tập tin bạn muốn sử dụng làm mẫu.
Phương pháp thứ hai là tạo ra tập tin palette và cung cấp các biểu tượng riêng của bạn để
tạo một bảng mẫu tùy biến hoàn chỉnh.

Resource Bar Preferences – tham số cho thanh tài nguyên


Các thiết lập mặc định cho thanh Resource Bar có trong hộp thoại User Interfaces
Preferences. Bạn hiển thị trang Resource Bar để truy cập các tham số ưu tiên cho
Resource Bar.
Display – hiển thị
Tùy chọn này được thiết lập thành On Left (bên trái) theo mặc định, nhưng bạn có thể thiết
lập khác đi để hiển thị Resource Bar ở On Right (bên phải) hoặc As Ribbon Bar Tab
(thành một thẻ của Ribbon Bar).

When NX is Maximized - Khi NX được mở rộng tối đa


Tùy chọn này xác định các việc phải làm để bạn mở rộng tối đa cửa sổ NX khi bạn sử dụng
hai màn hình.
Overlap on Second Monitor định vị Resource Bar trên màn hình thứ 2 và cho phép nó
đè chồng.
Dock on Second Monitor định vị Resource Bar trên màn hình thứ 2 nhưng không cho
phép nó đè chồng.
Pages Automatically Fly Out - Các trang tự động bay ra
Mục này kiểm soát liệu các trang có tự động bay ra khi con trỏ chuột của bạn di chuột qua
một mục cụ thể trên Resource Bar.
Home Page URL – đường dẫn cho thông tin trợ giúp
Chỉ định Home URL được sử dụng cho thông tin trợ giúp trực tuyến.

Frequently Asked Questions - Câu hỏi thường gặp


Câu hỏi: Bạn cần biết điều gì về phiên bản UNIX của NX?

Mách bảo
 Một thanh công cụ tương thích cho navigators sẽ không tự động hiển thị khi
navigator của nó đang hiển thị. Bạn phải chọn File tab > Customize hoặc
Nhấn chuột phải và chọn chọn Customize trong cửa sổ NX để kích hoạt thanh
công cụ mong muốn.
 Một navigator đang mở sẽ không được ghi nhớ sang phiên làm việc tiếp theo.
Bạn phải mở lại nó mỗi lần khởi chạy NX.
 Các Palettes (bảng) có hành vi giống navigators. Bạn có thể undock (thả trôi
nổi) chúng từ thanh Resource và gắn neo chúng vào vị trí mong muốn trên cửa
sổ NX.
3.2. Sử dụng thanh Resource Mục
tiêu
 Mở một tập tin từ danh sách lịch sử History Palette.
 Thêm một tập tin chi tiết máy vào làm một thành phần cho bộ phận lắp
ráp.
 Mở một trang web từ trình duyệt web tích hợp.

Mở một tập tin từ bảng lịch sử History Palette


Bước 1:

trên thanh Resource bar, nhấn History. History palette xuất hiện.
Bước 2:
Mở thư mục chứa tập tin chi tiết máy mong muốn.

hoặc
Trong hộp ở phía trên, áp dụng bộ lọc để định vị trí tập tin chi tiết máy mong muốn.
Bước 3:
Nhấn vào cửa sổ xem trước để mở tập tin chi tiết máy.
hoặc
Kích chuột phải vào cửa sổ xem trước và chọn Open.
hoặc
Kéo và thả cửa sổ preview vào nền NX.

Bổ sung một tập tin chi tiết máy vào thành một thành phần từ History Palette
Bước 1:

Trên thanh Resource, nhấp vào History. History Palette xuất hiện.
Bước 2:
Mở thư mục chứa tập tin chi tiết máy mong muốn.
hoặc
Áp dụng bộ lọc cần thiết để định vị trí tập tin chi tiết máy mong muốn.
Bước 3:
Hiển thị thẻ Assemblies.
Bước 4:
Kéo và thả cửa sổ xem trước vào cửa sổ đồ họa để thêm nó như một thành phần vào chi tiết
máy làm việc (Work Part). Hộp thoại Assembly Constraints hiển thị.
Bước 5:
Áp dụng điều kiện hạn chế thành phần như cần thiết và nhấn OK.

Mở một trang Web trong NX


Bước 1:

Chọn thẻ Web Browser trên Resource Bar để hiển thị một cửa sổ trình duyệt trong NX.
Bước 2:
Trình duyệt web tích hợp này bị hạn chế về tính năng. Bạn nhập vào Website mong muốn
và bấm ENTER.

Bước 3:
Nút lệnh Tools mở thanh công cụ Find. Tùy chọn này cho phép tìm kiếm trang web thông
qua trình duyệt web. Chọn nút Close sẽ đóng thanh công cụ Find.
History – lịch sử
Các tùy chọn sau đây có sẵn cho History Palette.
Filter – bộ lọc
Cho phép bạn lọc màn hình hiển thị của các cửa sổ xem trước. Bạn chỉ cần nhập từ khóa
hoặc cụm từ cần tìm. Ví dụ, nhập “object” sẽ hiển thị mọi tập tin chi tiết máy chứa từ "
object".
Sau khi nhập một bộ lọc vào hộp đứng phía trên cùng danh sách, mục này sau đó sẽ hiển thị
trong danh sách, để bạn có thể chọn nó trong tương lai.
Reset

Xóa bộ lọc, hiển thị tất cả các tập tin chi tiết máy trong bảng.
View Type

Thay đổi cách tập tin chi tiết máy được xem trong một bảng xác định.
3.3. Roles – vai trò
Tổng quan
Một role (vai trò) là một môi trường giao diện người dùng được tùy biến dành cho một người
sử dụng NX với chức năng công việc cụ thể. Khi bạn chọn một Role trên Roles
Palette trong Resource Bar, các công cụ và lệnh không thường được sử dụng
cho chức năng này sẽ bị ẩn.

Content Roles - Nội dung của vai trò


Có nhiều role được định nghĩa sẵn trong NX. Nếu bạn là người mới dùng phần mềm này,
bạn có thể muốn chọn vai trò Essentials. Động tác này sắp xếp lại giao diện và ẩn nhiều
lệnh nâng cao.
Tương tự, vai trò nâng cao Advanced sẽ bổ sung thêm các lệnh mà một người sử dụng
nâng cáo có thể cần. Hình ảnh dưới đây sánh Ribbon Bar của hai vai trò. Vai trò
Advanced nằm dưới vai trò Essentials và bao gồm nhiều lệnh bổ sung liên quan đến bề
mặt trên thẻ Home. Các thẻ khác cũng có các lệnh bổ sung và hai thẻ Assemblies và
Surface được thêm vào.

Chú ý Nếu bạn thấy rằng các vai trò mặc định là không phù hợp, bạn có thể tạo vai trò của
riêng bạn.

Presentation Roles – các vai trò dạng trình bày


Có ba vai trò trong thư mục Presentation. Các lệnh hiển thị trong mỗi vai trò là như nhau.
Sự khác biệt giữa các vai trò là giao diện cho mỗi vai trò được tối ưu hóa cho loại màn hình
bạn đang sử dụng.
Default
Vai trò này được tối ưu hóa cho một màn hình không cảm ứng thông thường.
Touch Panel
Vai trò này được tối ưu hóa cho một màn hình cảm ứng. Một Ribbon Bar trôi nổi,
kích thước và khoảng cách của các thẻ của Resource Bar, nút lệnh của Ribbon
Bar và các thành phần giao diện khác được tăng lên để dễ sử dụng hơn với
màn hình cảm ứng.

Touch Tablet
Vai trò này tương tự như Touch Panel ngoại trừ việc nó được tối ưu hóa cho máy tính
bảng cảm ứng, bằng cách tăng thêm khoảng cách và kích thước của các thành phần giao
diện, loại bỏ văn bản khỏi nút lệnh và cũng loại bỏ các thanh Border (đường viền) và Title
(tiêu đề).

Operations – tác vụ
Có nhiều tác vụ định sẵn, từ việc thay đổi màn hình hiển thị của bảng vai trò (Roles Palette),
áp dụng một vai trò, tạo một vai trò mới hay tải một vai trò sẵn có.
Palette Display
Bạn có thể thay đổi hiển thị bảng vai trò Roles Palette sử dụng trình đơn thả xuống trong góc
trên bên phải.

Apply a Role - Áp dụng một vai trò


Áp dụng một vai trò là dễ dàng: bạn nhấn vào nó trên bảng hoặc hoặc kích chuột phải và
chọn Apply. Trước khi làm như vậy, bạn di con trỏ lên vai trò để đọc đoạn mô tả của nó.
Bất cứ khi nào bạn tùy chỉnh giao diện NX, các chi tiết tùy biến được lưu trữ trong tập tin
user. mtx. Khi bạn áp dụng hoặc tải một vai trò, một màn hình cảnh báo sẽ xuất hiện, cho
biết rằng vai diễn này sẽ ghi đè tập tin này.

Create a User Role - Tạo một vai trò tùy biến


Tạo một vai trò tùy biến (do người dùng định nghĩa) bằng cách đầu tiên tùy biến giao diện
sau đó kích chuột phải lên vùng trống trên Roles palette và chọn Create User Role từ lệnh
đơn thả xuống. Động tác này hiển thị hộp thoại Role Properties, nơi bạn có thể gán cho
vai trò một tên, một hình ảnh, viết một mô tả và gán các ứng dụng mà vai trò này cần được
sử dụng.

Động tác tạo ra một thư mục bảng Roles chứa vai trò mới. Bạn có thể tạo thêm các vai trò
khác và chỉnh sửa chúng như cần thiết.

Customize - Tùy biến


Chọn File tab > Preferences > User Interface và hiển thị bảng Roles, với các tùy chọn
có thể được sử dụng để tạo một vai trò mới hay tải vai trò hiện có.

Khi bạn sử dụng nút lệnh New Role để tạo một vai trò, bạn sẽ được yêu cầu đặt tên cho
một tập tin MTX, nơi dữ liệu của vai trò được lưu trữ. Tập tin kết quả sau đó có thể được
chia sẻ với người dùng khác và nạp bằng nút lệnh Load Role.
3.4. Creating Roles – Thiết lập vai trò

Mục tiêu
 Nạp một vai trò mặc định hoặc tùy biến.

Điều kiện tiên quyết


 Tùy chỉnh và định vị hộp thoại và các thanh công cụ của bạn trước khi tạo một
vai trò.
 Nếu khó tìm tính năng hoặc lệnh, bạn gõ nó vào Command Finder để tìm thấy
đường dẫn của nó trong NX.

Thay đổi Role


Bước 1:

Trên Resource Bar, nhấn Roles. Các vai trò có sẵn được hiển thị.
Bước 2:
Từ danh sách các vai trò có sẵn, chọn vai trò tốt nhất đối với mục
đích sử dụng phần mềm của bạn. Trước khi chọn role (vai trò),
hãy đảm bảo trỏ chuột vai trò và đọc phần mô tả của nó.
Bước 3:
Khi bạn chọn một vai trò, một thông điệp Load Role hiển thị.

Giao diện cập nhật để phản ánh vai trò được chọn.

Tạo một Role


Bước 1:
Trên Role Palette, trỏ chuột vào một vùng trống của bảng và nhấn chuột phải để hiển thị
lệnh đơn thả xuống.

Bước 2:
Chọn New User Role. Hộp thoại Role Properties hiển thị.
Bước 3:
Trong hộp thoại Role Properties, nhập tên cho vai trò tùy biến của bạn. Bạn cũng có thể
chọn một hình ảnh sẽ hiển thị trên danh sách các vai trò tùy biến.
Bước 4:
Thêm phần mô tả nếu muốn. Phần mô tả sẽ xuất hiện khi bạn trỏ chuột lên biểu tượng
Role.

Bước 5:
Chọn các ứng dụng mà bạn muốn thực hiện với vai trò này.
Bước 6:
Nhấn OK để chấp nhận vai trò này. Vai trò mới hiển thị trong thư mục User.

Nạp một Role


Bước 1:
Chọn File tab > Preferences > User Interface để hiển thị hộp thoại User Interface
Preferences .
Bước 2:
Hiển thị trang Roles và nhấn Load.

Bước 3:
Chọn tập tin MTX mong muốn.

Bước 4:
Nhấn OK để nạp role (vai trò).
Chỉnh sửa một Role
Bước 1:
Chọn vai trò mà bạn muốn thay đổi từ danh sách có sẵn. Mọi tùy biến đã được gán
cho vai trò được chọn này sẽ được nạp.
Bước 2:
Thực hiện các thay đổi mong muốn đối với các thanh công cụ và biểu tượng cho
vai trò này.
Bước 3:
Kích chuột phải vào vai trò để hiển thị lệnh đơn thả xuống và chọn Edit để hiển thị hộp thoại
Role Properties.

Bước 4:
Kích hoạt Use Current Session.
Bước 5:
Nhấn OK. Có thể mất vài phút cho các dữ liệu cập nhật.
Bước 6:
Lần tiếp theo bạn chọn vai trò này, mọi thay đổi bạn vừa thực hiện sẽ được hiển thị.

Role Properties – thuộc tính của vai trò


Bạn có thể nhập tên cho vai trò tùy biến. Bạn cũng có thể duyệt đến một hình ảnh bitmap
mong muốn, thêm một đoạn mô tả, và xác định các trình ứng dụng cho vai trò này.
4. Bài tập và kiểm tra =====
4.1. Bắt đầu làm việc trong NX
Tổng quan
Bạn sẽ tạo ra một tập tin chi tiết máy mới và thiết lập các tuỳ chọn ưu tiên, vai trò
và tùy biến nhiều thành phần của giao diện người dùng. Bạn sẽ hoàn thành dự
án bằng cách tạo ra một thành phần.

Thời gian học 15 phút

Hướng dẫn
Bước 1:
Tạo một tập tin chi tiết máy mới bằng phím nóng CTRL+N. Thiết lập đơn vị
Units Millimeters, nhập first_project vào hộp văn bản Name và thiết lập mục
Folder thành một thư mục bạn mong muốn.

Bước 2:
Hiển thị hộp thoại Selection Preferences và kích hoạt tùy chọn the Show Crosshairs
(hiển thị dấu thập).
Bước 3:
Hiển thị thẻ Roles trên Resource Bar. Mở rộng thư mục Content và nhấp vào vai trò
Essentials để kích hoạt nó và thay đổi giao diện người dùng.

Bước 4:
Hiển thị lệnh đơn thả xuống Ribbon Options ở mé phải của Top Border Bar (thanh công
cụ mép trên). Bỏ kích hoạt Menu để ẩn nó. Trong Utilities Group, kích hoạt WCS Drop-
down và lệnh WCS Dynamics để hiển thị cả hai trong Top Border Bar.
Bước 5:
Hiển thị lệnh đơn thả xuống Toolbar Options ở bên phải Quick Access Toolbar. Kích
hoạt New và Open để hiển thị các lệnh trong Quick Access Toolbar.
Bước 6:
Kích chuột phải vào một vùng trống trên Ribbon Bar và kích hoạt Assemblies để hiển thị thẻ
Assemblies.

Bước 7:
Trong Command Finder, nhập block và nhấn ENTER.
Bước 8:
Nhấn lệnh Block trên hộp thoại Command Finder để gọi lệnh. Lệnh này bị ẩn theo mặc
định và có thể hữu ích trong việc tạo một mô hình đơn giản. Sau này trong cua học
Sketcher về vẽ phác họa, bạn sẽ tìm hiểu cách tạo một đường phác họa như là thành phần
đầu tiên của mô hình, cho một tiết diện phức tạp hơn và linh hoạt hơn cho chỉnh
sửa.
Trên hộp thoại Block, nhập các thông số sau và and Nhấn OK để tạo ra
thành phần Block:
100 cho Length (XC)
75 cho Width (YC)
20 cho Height (ZC)

Đóng hộp thoại Command Finder .


Bước 9:
Bấm Ctrl+F để gọi lệnh Fit, chỉnh mô hình theo cửa sổ Graphics.

Để nhận các phần tiếp theo , vui lòng chia sẽ bài viết theo
yêu cầu và để lại Email
Chính xác nhất , hệ thống chúng tôi sẽ gửi tặng cho bạn
đọc phàn tiếp theo
4.2. Kiểm tra ngắn
1) Một cửa sổ Work in Progress hiển thị trong khi bạn thực hiện các tác
vụ cần nhiều thời gian tính toán của máy tính. Bạn không thể
làm gián đoạn tác vụ đó.
o Đúng
o Sai
2) Khu vực bên trái của cửa sổ NX (theo mặc định) có chứa các
tiện ích dịu (navigators) và các palettes là _______________.
o Left Border Bar
o Resource Bar
o Ribbon Bar
o Quick Access Toolbar
3) Trình ứng dụng Gateway cho phép bạn truy cập vào các lệnh cần
thiết để tạo một mô hình khối.
o Đúng
o Sai

You might also like