Hormone Sinh D C PDF

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 28

MÔN SINH HỌC – MÃ CHẤM: Si11

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn chuyên đề ...................................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của chuyên đề .................................................................................................................. 1
B. NỘI DUNG ............................................................................................................................................. 2
I. Khái quát lý thuyết trọng tâm về hormone sinh dục .......................................................... 2
1.Các hormone sinh dục nữ ............................................................................................................... 2
1.1 Hormone ostrogen ......................................................................................................................... 2
1.2. Hormone progesteron ................................................................................................................. 3
2. Các hormone sinh dục nam ........................................................................................................... 5
3. Điều hòa hormone sinh dục .......................................................................................................... 7
4. Một số vấn đề liên quan đến hormone sinh dục .................................................................. 9
II. Hệ thống câu hỏi và bài tập có hướng dẫn.......................................................................... 13
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................... 25
1. Kết luận ............................................................................................................................................... 25
2. Đề nghị ................................................................................................................................................ 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................................... 26
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn chuyên đề
Sinh sản luôn là một trong những nội dung kiến thức tương đối khó của
chương trình sinh lý người và động vật, tuy nhiên nguồn tài liệu tham khảo còn
rất nhiều hạn chế, làm cho giáo viên khá bối rối khi giảng dạy và nghiên cứu nội
dung này. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đã chọn chuyên đề: "Hormone
sinh dục và một số vấn đề liên quan đến hormone sinh dục ở người" với mong
muốn cung cấp thêm cho người dạy một số kiến thức lý thuyết và câu hỏi sử
dụng trong công tác giảng dạy và ôn tập cho học sinh.
2. Mục tiêu của chuyên đề
- Xây dựng được tài liệu tham khảo về hormone sinh dục cho giáo viên và
học sinh trung học phổ thông.
- Xây dựng được hệ thống câu hỏi và bài tập kiểm tra kiến thức của học
sinh về hormone sinh dục và một số vấn đề liên quan đến hormone sinh dục theo
hướng phát huy năng lực tư duy hệ thống, sáng tạo của học sinh.

1
B. NỘI DUNG
I. Khái quát lý thuyết trọng tâm về hormone sinh dục
1.Các hormone sinh dục nữ
1.1 Hormone ostrogen
a. Bản chất
Ostrogen là một nhóm gồm 3 loại hormone là estradiol, estron, estriol
trong đó oestradiol có hoạt tính mạnh nhất. Chúng đều là những hợp chất steroid
được tổng hợp từ cholesteron và axetyl coenzimA.

Hình 1. Cấu tạo hóa học của hormone ostrogen


Nguồn: http://www.goldenhealthusa.com
b. Nơi sản sinh
- Ở phụ nữ chưa có thai: hormone ostrogen được bài tiết ra chủ yếu là do buồng
trứng và chỉ có một lượng nhỏ do tuyến thượng thận tiết ra. Ở buồng trứng,
hormone ostrogen là do các tế bào hạt của lớp áo trong nang trứng tiết ra trong
thời gian đầu của chu kì kinh nguyệt và do thể vàng tiết ra ở nửa sau của chu kì
kinh nguyệt.
- Ở phụ nữ có thai: nhau thai sẽ tiết ra một lượng lớn ostrogen.
c. Tác dụng sinh lý

2
- Làm xuất hiện và duy trì các đặc tính sinh dục nữ thứ phát từ tuổi dậy thì như:
phát triển các cơ quan sinh dục, phát triển lớp mỡ dưới da, giọng nói trong và
dáng người mềm mại...
- Tác dụng lên tử cung: làm tăng kích thước của tử cung ở lứa tuổi dậy thì và khi
có thai, kích thích sự phân chia lớp nền là lớp tái tạo ra lớp chức năng trong nửa
đầu của chu kỳ kinh nguyệt, tăng tạo các mạch máu mới ở lớp chức năng. Kích
thích sự phát triển của các tuyến niêm mạc, tăng khối lượng tử cung và tăng co
bóp tử cung...
- Tác dụng lên cổ tử cung: làm cho các tế bào niêm mạc tử cung bài tiết ra dịch
nhày loãng mỏng, dịch nhày có thế kéo dài thành sợi dài, đó là đặc điểm để đánh
giá sự tiết ostrogen trong nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt.
- Tác dụng lên ống dẫn trứng: làm tăng sinh các mô tuyến của niêm mạc ống dẫn
trứng, tăng sinh các tế bào tiểu mô lông rung, làm tăng hoạt động của các tế bào
biểu mô lông rung theo một chiều hướng về phía tử cung.
- Tác dụng lên âm đạo: làm thay đổi các biểu mô của âm đạo, kích thích các
tuyến ở âm đạo bài tiết ra dịch axit...
- Tác dụng lên tuyến vú: làm phát triển các hệ thống ống tuyến, phát triển mô
đệm ở vú và tăng mỡ dự trữ ở vú...
- Tác dụng lên chuyển hóa như: tăng quá trình tổng hợp protein ở tử cung, tuyến
vú, xương và tăng nhẹ sinh tổng hợp protein ở toàn thân của cơ thể.
- Tác dụng lên xương: tăng hoạt động của các tế bào xương, tăng sự lắng đọng
của chất Ca và làm cho xương chậu mở rộng ra.
- Đối với tạo máu, nhiều tác giả cho rằng ostrogen phần nào ức chế tạo máu, đó
là lý do giải thích tại sao số lượng hồng cầu và hemoglobin của nữ giới thấp hơn
nam giới.
1.2. Hormone progesteron
a. Bản chất
Giống như ostrogen, progesteron cũng là một hợp chất steroid và được tổng
hợp từ cholesteron hoặc từ axetyl coenzym A.

3
Hình 2. Cấu tạo hóa học của hormone progesteron
Nguồn: http://www.goldenhealthusa.com
b. Nơi sản sinh
- Ở phụ nữ chưa có thai: hormone progesteron được bài tiết chủ yếu do nang
trứng và một lượng nhỏ do vỏ tuyến trên thận trong nửa đầu của chu kỳ kinh
nguyệt. Ở nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, progesteron được tiết ra nhờ thể
vàng.
- Ở phụ nữ có thai: nhau thai sẽ tiết ra một lượng lớn progesteron
c. Tác dụng sinh lý
- Tác dụng lên tử cung: quan trọng nhất là kích thích lên niêm mạc tử cung bài
tiết trong nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt. Dưới tác dụng của hormone
progesteron, lớp chức năng của niêm mạc tử cung được tăng sinh nay đã được
biến đổi về cấu trúc và có khả năng sẵn sàng đón nhận trứng đã thụ tinh làm tổ
và tiếp tục phát triển. Ngoài ra còn có tác dụng làm giảm sự co bóp cơ trơn của
tử cung, nên cũng có tác dụng là ngăn cản việc đẩy trứng đã được thụ tinh ra
ngoài.
- Tác dụng lên cổ tử cung: là kích thích các tế bào tuyến niêm mạc cổ tử cung
bài tiết dịch nhày và quánh dầy. Sự quánh đặc của dịch cổ tử cung là bằng chứng
cho thấy hiện tượng phóng noãn và giai đoạn hoàng thể đã được xảy ra.

4
- Tác dụng lên ống dẫn trứng: là kích thích lên niêm mạc của ống dẫn trứng, bài
tiết chất dịch có chứa các chất dinh dưỡng để nuôi trứng đã thụ tinh và thực hiện
các quá trình phân chia trong khi di chuyển về tử cung.
- Tác dụng lên tuyến vú: làm phát triển các thùy của tuyến vú, làm cho các tế
bào bọc quanh tuyến vú tăng sinh, to lên và có khả năng tiết.
- Tác dụng lên thân nhiệt: làm tăng nhiệt độ của cơ thể. Vì vậy nửa sau của chu
kỳ kinh nguyệt nhiệt độ của cơ thể người phụ nữ thường tăng cao hơn nửa đầu
của chu kỳ kinh nguyệt từ 0,3 - 0,5°C.
2. Các hormone sinh dục nam
Các hormone sinh dục ở nam gọi chung là androgen bao gồm các
hormone như: testosteron, dihidrotestosteron và androtenedion, nhưng hoạt tính
mạnh nhất là hormone testosteron.

CH
3

CH CH CH
3 3 3

O HO HO

Testosteron Dihidrotestosteron Androtenedion


Hình 3: Cấu tạo hóa học của hormone sinh dục nam
Nguồn:http://www.nutridesk.com.au/picture/upload/image/Testosterone_
structure.png
Trong giới hạn của chuyên đề, chúng tôi chỉ xin đề cập đến hormone sinh
dục chính, có vai trò quan trọng nhất đó là hormone testosteron.
a. Bản chất
- Testosteron là một hợp chất steroit có 19C và được tổng hợp từ cholesteron
hoặc axetyl - CoA. Phần lớn testosteron ở dạng liên kết lỏng lẻo vơi albumin

5
hoặc beta-globulin (gonadal steroid-binding globulin) và lưu thông trong máu từ
15-30 phút để đến cơ quan đích phát huy tác dụng. Testosteron cũng có thể bị
phân hủy và được bài tiết. Một lượng lớn testosterone đến cơ quan đích được
biến đổi thành dihydrotestosterone, phần nhỏ hơn biến đổi thành 5-alpha-
androstanediol (đặc biệt tại tuyến tiền liệt hay cơ quan sinh dục ngoài của bào
thai). Một số tác dụng của testosterone phụ thuộc vào bước biến đổi này trong
khi đó một số tác dụng khác thì không.
Lượng testosterone không được gắn với mô đích sẽ nhanh chóng bị biến
đổi (chủ yếu do tác dụng của gan) thành androsterone và dehydroepiandrosterone
và ở trạng thái kết hợp (glucoronide hay sulfate) rồi đi vào ruột (theo mật) hoặc ra
ngoài theo nước tiểu.
b. Nơi sản sinh
- Các tế bào kẽ - tế bào Leydig của tinh hoàn là cấu trúc chính sản sinh ra
testosteron. Ở giai đoạn bào thai, hầu như không có sự xuất hiện của tế bào
Leydig trong tinh hoàn, tế bào này chỉ được hình thành ở trẻ em nam mới mới
sinh và tăng nhanh ở giai đoạn tuổi dậy thì, tiết ra một lượng lớn testosteron.
- Tại tuyến thượng thận:
Ở cả nam và nữ, tuyến thượng thận đều có khả năng tiết ra các loại
androgen nhưng với một lượng rất nhỏ vì vậy ảnh hưởng của chúng không đủ để
quyết định sự hình thành các đặc sinh dục nam thứ cấp,tuy nhiên trong một số
trường hợp cơ thể có các khối u tại tuyến thượng thận làm cho hàm lượng
addrogen tăng tiết bất thường, dẫn đến hình thành mạnh các đặc điểm sinh dục
nam thứ phát hoặc gây hiện tượng " nam hóa" ở nữ với biểu hiện như lông nách,
lông tay chân rậm rạp, giọng nói ồm...
- Tại buồng trứng:
Trong một số trường hợp, sau khi rụng trứng, các tế bào còn lại ở nang
trứng có thể phát triển thành u nang và có khả năng sản xuất androgen. Buồng
trứng bình thường cũng sản xuất một lượng nhỏ androgen
c. Tác dụng

6
- Trong thời kỳ bào thai: từ tuần lễ thứ 7, tinh hoàn của thai nhi đã bắt đầu tiết ra
một lượng testosteron, tác dụng chủ yếu của nó là:
+ Kích thích sự phát triển của cơ quan sinh dục ngoài của thai nhi như:
dương vật, tuyến tiền liệt, túi tinh...
+ Kích thích để đưa tinh hoàn từ xoang bụng xuống bìu ở ngoài...
- Kích thích sự sinh trưởng, phát triển mạnh của cơ thể ở giai đoạn dậy thì.
- Làm xuất hiện và duy trì các đặc điểm sinh dục nam thứ phát kể từ tuổi dậy thì
như: phát triển dương vật, tuyến tiền liệt, túi tinh, mọc lông mu, nách, râu...
- Kích thích sự sản sinh ra tinh trùng
+ Testosteron kích thích sự hình thành tinh nguyên bào và sự phân chia
giảm nhiễm lần hai từ tinh bào II thành tinh trùng
+ Testosteron kích thích sự tổng hợp protein và bài tiết dịch từ tế bào
Stertoli. Hai tác dụng trên có liên quan đến việc sản sinh ra tinh trùng. Nếu
lượng testosteron bị giảm xuống thấp có thể dẫn đến vô sinh
- Ngoài ra testosteron còn có tác dụng lên sự chuyển hóa protein và tăng cường
cơ bắp.
3. Điều hòa hormone sinh dục
Đến tuổi thành thục về tính, những kích thích của ngoại cảnh như mùi, hình
dáng khác giới, những thay đổi về nhiệt độ, ánh sáng, thức ăn v.v tác động vào
hệ thần kinh trung ương, trước hết qua lớp vỏ đại não, rồi xuống vùng dưới đồi
kích thích bài tiết những yếu tố giải phóng GnRH xuống kích thích tuyến yên
tiết các kích tố hướng sinh dục tương ứng FSH, LH. Những hormone này nhằm
tuyến đích gây tác dụng. Đó là buồng trứng ở nữ và dịch hoàn ở nam.
a. Điều hòa tiết hormone sinh dục nữ
Ở nữ FSH xúc tiến noãn bào phát triển và gây tiết ostrogen; LH gây trứng
rụng và tạo thể vàng rồi kích thích thể vàng tiết progesterone. Lượng hormone
progesteron và hormone ostrogen được điều hòa phụ thuộc vào hai loại hormone
là FSH và LH do tuyến yên tiết ra. Nồng độ hormone FSH và LH tăng sẽ kích
thích các tế bào nang trứng tiết ostrogen và progesteron, ngược lại nồng độ FSH

7
và LH giảm thì sự tiết hormone ostrogen và progesteron cũng ít đi. Tuy nhiên
nếu hàm lượng hormone ostrogen và progesteron quá cao sẽ gây ức chế ngược
lên vùng dưới đồi và tuyến yên, dẫn đến tuyến yên giảm tiết FSH, LH và buồng
trứng giảm tiết ostrogen và progesteron.

Hình 4 Điều hòa tiết hormone sinh dục nữ


Nguồn: http://huecrei.com/sinh-ly-sinh-san/452-noi-tiet-sinh-san.html
b. Điều hòa tiết hormone sinh dục nam
- Thời kì bào thai: hormone testosteron được tiết ra dưới tác dụng của HCG là
một loại hormone của nhau thai

8
- Thời kì trưởng thành: hormone testosteron được điều hòa phụ thuộc vào hai
loại hormone là FSH và LH của tuyến yên. Nồng độ hormone FSH và LH tăng
sẽ kích thích các tế bào Leydig tiết testosteron, ngược lại nồng độ FSH và LH
giảm thì sự tiết hormone testosteron cũng ít đi.

Hình 5 Cơ chế điều hòa tiết hormone sinh dục nam: testosteron
Nguồn: http://image.slidesharecdn.com/15tpcnvsckhesinhsn-140311024511-
phpapp01/95/15-tpcn-v-sc-khe-sinh-sn-11-638.jpg?cb=139450610
4. Một số vấn đề liên quan đến hormone sinh dục
Androgen luôn là mối quan tâm của y học nhất là các nhà tim mạch nội
tiết học. Một số nghiên cứu về lãnh vực này được ghi nhận như sau :
Varant Kupelian và cộng sự (2006) nghiên cứu 950 nam giới ghi nhận
nồng độ thấp huyết thanh SHBG, testosterone toàn phần và biểu hiện lâm sàng
do giảm androgen đều có liên quan đến đến tiến triển hội chứng chuyển hoá đặc
biệt người không thừa cân, tuổi trung niên và BMI dưới 25. Chính sự giảm

9
SHBG và/hay biểu hiện lâm sàng thiếu androgen có thể là dấu báo hiệu sớm về
nguy cơ tim mạch và là thời điểm can thiệp sớm ở người không béo phì.
Johan Arnlov và cộng sự (2006) nghiên cứu trên 386 nam giới ghi nhận sự
gia tăng nồng độ estradiol huyết thanh liên quan với giảm nguy cơ tai biến tim
mạch ở nam giới cao tuổi. Điều này gợi ý estrogen nội sinh ở nam giới là yếu tố
bảo vệ tim mạch của nam giới. Nghiên cứu Framingham, Massachusetts cũng
ghi nhận có sự liên quan chặt chẻ giữa nồng độ hormone sinh dục và các yếu tố
nguy cơ tim mạch ở nam giới nhất là với estradiol với độ tin cậy 95%.
Chứng “ Hói đầu “ nam giới là loại bệnh lý liên quan do hiện diện nhiều thụ
thể androgen ở hộp sọ. Nghiên cứu tại đại học Harvard và Brigham và bệnh viện
Phụ Nữ ở Boston thực hiện trên 22.000 y sĩ nam giới, tuổi 40-84. Qua theo dõi
trong 10 năm ghi nhận có sự liên quan giữa chứng hói đầu và bệnh mạch vành.
Khi so sánh với nhóm bệnh nhân không rụng tóc, nhóm hói đầu có nguy cơ đến
36% về nguy cơ bệnh mạch vành như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, can thiệp
vành (nong vành và bypass). Nếu nhóm bệnh nhân chỉ hói đầu ở vùng trán nguy
cơ chỉ là 9% so với người không rụng tóc, nếu hói đầu ít thì nguy cơ là 23%, nếu
hói đầu mức độ trung bình thì nguy cơ lên đến 32%. Qua nghiên cứu đã cho thấy
có sự liên quan giữa nồng độ testosterone và bệnh mạch vành.
David nhà tim mạch học tại viện đại học Queensland (2000) cho rằng “
Nhiều thụ thể androgen tại hộp sọ giải thích chứng hói đầu, nhưng điều đó
không có nghĩa là nguy cơ cao về tim mạch”. Tuy nhiên chứng hói đầu mặc dù
là minh chứng liên quan đến nồng độ cao testosterone huyết tương và qua
nghiên cứu trước đây trên động vật có nồng độ testosterone cao ghi nhận gia
tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Điều cần biết, trên người hói đầu cũng cần phải
kể đến các yếu tố nguy cơ tim mạch phối hợp như hút thuốc lá, tăng cholesterol,
tăng huyết áp, tăng đường máu, các yếu tố tiết thực vận động không kiểm soát,
yếu tố thần kinh như trầm cảm và stress. Ngược lại một nghiên cứu cắt ngang
ghi nhận gia tăng bệnh tim mạch nhất là bệnh mạch vành có thể liên quan đến
giảm nồng độ testosterone huyết tương ở nam giới. Giảm nồng độ androgen nam

10
với và tăng androgen nữ giới có liên quan đến béo phì dạng nam, kháng insulin,
giảm HDL.C, tăng TG, tăng LDL nhỏ đậm đặc và PAI-1... Giải thích sự khác
nhau này đã nhấn mạnh đến vai trò của testosterone liên quan đến xơ vữa động
mạch.
Cũng theo nghiên cứu Framingham, Massachusetts qua theo dõi trên 2084
người đàn ông trung niên có sức khỏe bình thường. Tiến hành định lượng
testosterone, DHEA-S, Estradiol, liên tiếp trong 10 năm đã có những kết luận
rằng 18,5% nam giới xảy ra biến cố bệnh tim mạch có nồng độ testosterone
giảm, sau khi khi điều chỉnh các yếu tố nguy cơ tim mạch. Ngoài ra cũng qua
nghiên cứu này cũng đã ghi nhận nồng độ estradiol cao đã làm giảm đáng kể
bệnh tim mạch .
Tan JK và cộng sự (2003) tại Singapore khi nghiên cứu về rối loạn cương
dương ở 729 người trên 30 tuổi ghi nhận ĐTĐ cũng là yếu tố nguy cơ suy sinh
dục nam và suy giảm nồng độ testosterone máu. Mặt khác ĐTĐ type 2 thường
có tỉ lệ rối loạn lipid cao và rối loạn lipid cũng như tăng glucose máu làm cho
quá trình xơ vữa động mạch tiến triển nhanh góp phần làm giảm testosterone
Tại Việt Nam trong những năm gần đây nhiều nghiên cứu ghi nhận nồng
độ testosterone trong một số bệnh nhân đái tháo đường cũng có sự thay đổi.
Nguyễn Văn Quýnh, Trần Đình Thắng (2007) ghi nhận nồng độ testosterone
huyết thanh ở bệnh nhân ĐTĐ giảm so với người không bị đái tháo đường cùng
độ tuổi. Giảm nồng độ testosterone liên quan đến tuổi, rối loạn lipid... ĐTĐ là
một bệnh lý mạn tính kết hợp với các yếu tố nguy cơ như yếu tố môi trường,
stress tinh thần hay thể chất là những yếu tố thuận lợi dẫn đến sự giảm
testosterone càng mạnh. Ngoài ra tăng đường máu gây tổn thương về mạch máu
nuôi dưỡng cơ quan sinh dục, tuyến nội tiết và tổn thương thần kinh tự động dẫn
đến giảm bài tiết testosterone.
Nguyễn Thị Bạch Oanh và Nguyễn Hải Thủy (2007-2009) tại Huế khi
khảo sát sự liên quan giữa nồng độ testosterone huyết tương với tổn thương
động mạch vành qua chụp vành chọn lọc trên 36 bệnh nhân đái tháo đường type

11
2 ghi nhận nồng độ testosteron huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có
bệnh mạch vành thấp hơn so với bệnh nhân không bị đái tháo đường (4,65
±1,74ng/ml so với 5,29 ± 2,38ng/ml, p < 0,01). Có sự liên quan giữa nồng độ
testosterone huyết tương với mức độ tổn thương động mạch vành trong đó nhóm
tổn thương ≥ 3 nhánh động mạch vành chiếm tỉ lệ 52,78% ( p < 0,05) và có sự
tương quan nghịch giữa nồng độ testosteron huyết tương với số nhánh động
mạch vành bị tổn thương (r = - 0,293).Có sự khác biệt về nồng độ testosteron
huyết tương giữa các nhóm tổn thương mạch vành, trong đó nồng độ testosteron
huyết tương thấp gặp chủ yếu ở nhóm có tổn thương 3 nhánh ( 26,32%).Nhóm
bệnh nhân hẹp động mạch vành ≥ 75% (n=27) chiếm tỉ lệ cao nhất 75,00% (p <
0,05) và có sự khác biệt về nồng độ testosteron huyết tương giữa các mức độ
hẹp, trong đó hẹp <50%, 50-74%, ≥75% với nồng độ lần lượt là 5,28
±1,12ng/ml, 5,48 ± 1,67ng/ml,4,39 ±1,78ng/ml và có sự tương quan nghịch giữa
nồng độ testosteron huyết tương với độ hẹp động mạch vành (r = - 0,234). Giới
tính cả hai phái đều có các yếu tố nguy cơ tim mạch chính như nhau nhưng nam
giới lại phát triển bệnh mạch vành sớm hơn nữ giới 10-15 năm. Tại Hoa kỳ vào
thời điểm tuổi 60 ghi nhận chỉ có 1/17 phụ nữ có biến cố BMV trong khi ở nam
giới là 1/15.Tuy nhiên trên 60 tuổi bệnh ĐMV trở nên là nguyên nhân tử vong
hàng đầu ở cả nam lẫn nữ và số lượng nữ tử vong do bệnh này cũng tương
đương với số lượng nam tử vong do bệnh này. Ảnh hưởng của của yếu tố nguy
cơ về giới tính phụ thuộc vào Cholesterol vì không có phụ nữ hoặc nam giới nào
phát triển BMV trừ phi nồng độ Cholesterol huyết tương > 150 mg%. Biến
chứng của vữa xơ động mạch xảy ra ở nam sớm hơn ở nữ, tỷ lệ nữ bị bệnh chỉ
tăng từ 60 tuổi. Theo Framingham (1985) tỷ lệ mắc bệnh hàng năm ở nam là
0,36% và ở nữ là 0,18%.
Qua các số liệu thống kê cho thấy rằng các hormone sinh dục
(testosterone,Dehydroepiandrosterone sulfate (DHEA-S) và Estradiol ) ảnh
hưởng đến các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch (mạch vành, mạch não, mạch
ngoại vi hoặc suy tim ) và chức năng mạch máu. Bệnh tim mạch liên quan đến

12
XVĐM do nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau, khi trọng lượng cơ thể tăng có giả
thuyết cho rằng testosteron có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của xơ vữa
động mạch.
II. Hệ thống câu hỏi và bài tập có hướng dẫn
Câu 1 (IBO 2011).
Quá trình sinh tinh được điều khiển bởi các hormone nam. Có nhiều trường hợp
vô sinh xảy ra bởi sự rối loạn hoạt động của hormone. Sơ đồ dưới mô tả mối
quan hệ giữa vùng dưới đồi, tuyến yên và tuyến sinh dục. Dấu “ - ” mô tả quá
trình điều hòa ngược.

Dựa vào sơ đồ, hãy nối tên các hormone hoặc cơ quan tương ứng từ a đến h theo
bảng sau
Hormone /cơ quan Câu trả lời
Tế bào sinh tinh e
Thùy trước tuyến yên b
Hormone điều hòa sinh dục a

13
HSH c
Inhibin g
Hướng dẫn trả lời
Hormone /cơ quan Câu trả lời
Tế bào sinh tinh e
Thùy trước tuyến yên b
Hormone điều hòa sinh dục a
FSH c
Inhibin g

Câu 2 (IBO 2003)


Sơ đồ sau mô tả hàm lượng 3 hormone trong máu của phụ nữ đang mang thai

14
1. Hãy sử dụng dấu + (đúng) và dấu – (sai) để đánh dấu vào các ô trống trong
các nhận định sau:
Hormone A được sinh ra từ buồng trứng
Hormone A là hormone HCG
Hormone A là prolactin
Hormone A được tạo ra bởi lớp màng đệm

2. Hormone nào giữ thư giãn cơ tử cung khi mang thai (điền dấu +)?
progesteron
Prolactin
oxytocin
FSH
LH

3. Hai hormone khác được sản sinh trong quá trình mang thai mà không được
biểu diễn trên sơ đồ là prostaglandins và oxytocin. Hãy cho biết những nhận
định sau đây là đúng (+) hay sai (-)?
1. Cả 2 hormone này đều được sản sinh từ buồng trứng -
2. Cả 2 hormone này đều cần thiết trong quá trình sản xuất sữa. -
3. Cả 2 hormone này cần thiết cho sự co thắt của thành tử cung -
4. Cả 2 hormone này được sinh ra riêng rẽ bởi niêm mạc tử -
cung và tuyến yên.

Hướng dẫn trả lời


1.
Hormone A được sinh ra từ buồng trứng -
Hormone A là hormone HCG +
Hormone A là prolactin -
Hormone A được tạo ra bởi lớp màng đệm -

15
2.
progesteron +
Prolactin -
oxytocin -
FSH -
LH -

3.
1. Cả 2 hormone này đều được sản sinh từ buồng trứng -
2. Cả 2 hormone này đều cần thiết trong quá trình sản xuất sữa. -
3. Cả 2 hormone này cần thiết cho sự co thắt của thành tử cung -
4. Cả 2 hormone này được sinh ra riêng rẽ bởi niêm mạc tử -
cung và tuyến yên.
Câu 3 (IBO 2006)
Hình vẽ dưới đây mô tả mối quan hệ giữa vùng dưới đồi, thùy trước tuyến yên
và các tuyến sinh dục nam. Hình () chỉ tác dụng kích thích và () chỉ tác
dụng ức chế.
Hãy hoàn thiện sơ đồ sau bằng cách sử dụng các từ khóa:
01. Tế bào Sertol.
02. Testosterone.
03. FSH .
04. Tế bào Leydig cells hoặc tế bào kẽ.
05. Inhibin

16
.

Hướng dẫn trả lời

17
Câu 4
a. Người ta làm thí nghiệm tiêm hoocmon progesteron cho một người phụ nữ
đang ở độ tuổi sinh nở vào ngày thứ 3 của chu kỳ kinh nguyệt. Em hãy cho biết
trong chu kỳ kinh nguyết của người đó có những biến đổi gì về niêm mạc tử
cung, nồng độ estrogen trong máu. Giải thích
b. Chu kỳ động dục khác với chu kỳ kinh nguyệt thế nào, người ta thấy hai loại
chu kỳ này ở các động vật nào?
Hướng dẫn trả lời
- Tiêm hoocmon progesteron  nồng độ hoocmon này trong máu tăng cao
liên hệ ngược âm tính lên vùng dưới đồi giảm tiết GnRH, tuyến yên giảm tiết
FSH, LH ->. Nang trứng không phát triển và không chín  nồng độ estrogen
trong máu giảm
- Tác dụng của estrogen làm cho niêm mạc tử cung tăng đồng thời kích thích thụ
thể tiếp nhận progestron, thiếu estrogen. Niêm mạc tử cung không tiếp nhận
đươc progesteron  niêm mạc tử cung bình thường
- Trong các chu kì động dục, thường xảy ra hầu hết các con thú cái, thì niêm
mạc tử cung được tái hấp thu (thay vì bị bong ra) nếu sự thụ tinh không xảy ra.
Sự động dục thường xảy ra một hoặc một vài lần trong một năm, và con cái chỉ
chấp nhận giao phối quanh thời kì rụng trứng.
- Chu kì kinh nguyệt chỉ có ở người và một số loài linh trưởng có hiện tượng
niêm mạc tử cung được bong ra nếu sự thụ tinh không xảy ra
Câu 5
a- Trình bày ảnh hưởng của hoocmon tới sự dày lên và phá vỡ niêm mạc tử cung
trong một chu kì kinh nguyệt?
b- Vì sao trong suốt thời gian mang thai không thể có trứng rụng? Cơ sở khoa
học của phương pháp chẩn đoán có thai qua nước tiểu?
Hướng dẫn trả lời
a- LH và FSH tiết ra từ tuyến yên
- LH tác động lên buồng trứng  tiết ơstrogen  làm dày niêm mạc tử cung

18
- FSH tác động lên buồng trứng tạo trứng  thể vàng tạo progesterone
- Progesterone cùng ơstrogen làm niêm mạc tử cung dày lên ức chế tiết LH, FSH
- Thể vàng giữ ổn định progesterone  niêm mạch tử cung không vỡ
- Thể vàng thoái hóa  progesterone giảm  ơstrogen giảm  phá vỡ niêm
mạc tử cung
b- Sau khi trứng rụng các nang bào  thể vàng, tiết hoocmon progesterone và
hoạt động trong suốt thời kì có thai
- progesterone phối hợp với ơstrogen có tác dụng liên hệ ngược âm tới vùng
dưới đồi  ức chế tiết yếu tố giải phóng, làm giảm mạnh nồng độ LH và FSH
 không rụng trứng
- Cơ sở khoa học chẩn đoán có thai qua nước tiểu: Trong thời gian mang thai,
hoạt động của thể vàng được duy trì nhờ hoocmon HCG do nhau thai tiết ra 
HCG có trong nước tiểu.
Kiểm tra sự có mặt của HCG  có thai hay không
Câu 6
a. Ở gà trống khi cắt bỏ tinh hoàn ở giai đoạn còn non sẽ có biểu hiện gì? Giải
thích.
b. Hai loại hoocmon FSH và LH có tác dụng khác nhau như thế nào ở con cái
và con đực?
Hướng dẫn trả lời
a.
- Biểu hiện: Các tính trạng sinh dục thứ cấp không hình thành (mào nhỏ, không
có cựa, không biết gáy) và mất bản năng sinh dục, béo lên.
- Giải thích: Tinh hoàn là nơi tiết ra testosteron để hình thành ðặc ðiểm sinh dục
thứ cấp ở con ðực, khi cắt bỏ tinh hoàn HM testosteron không ðýợc sản sinh 
không hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.

19
b.
Tên hoocmon Tác dụng ở con đực Tác dụng ở con cái
FSH Kích thích ống sinh tinh Kích thích nang trứng đang phát
phát triển  tham gia vào triển, tác động vào tế bào hạt của
quá trình sản sinh ra tinh của nang trứng gây tăng sinh tế
trùng bào hạt.

LH Tác dụng vào tế bào kẽ Cùng với FSH làm trứng chín và
 tăng tiết testosteron rụng, kích thích sự phát triển của
thể vàng, tạo ostrogen và
progesteron.

Câu 7
FSH và LH lấy tên từ các sự kiện của chu kì sinh dục giới cái, nhưng chúng
cũng hoạt động trong con đực. Các chức năng trong con đực và con cái giống
nhau như thế nào?
Hướng dẫn trả lời
- Trong tinh hoàn, FSH kích thích các TB Sertoly là những TB nuôi dưỡng tinh
trùng đang phát triển. LH kích thích sản sinh androgenes (chủ yếu là
testosterone) là hormone kích thích sản sinh tinh trùng.
- Ở cả nam và nữ :
+ FSH kích thích sự sinh trưởng của các TB có chức năng hỗ trợ và nuôi dưỡng
các giao tử đang phát triển (TB nang trứng ở nữ và TB Sertoly ở nam).
+ LH kích thích sản sinh hormone sinh dục thúc đẩy hình thành giao tử
(estrogene, chủ yếu là estradiol, ở nữ giới và androgene, đặc biệt là testosterone,
ở nam giới).

20
Câu 8
a. Giải thích tại sao nồng độ hai hoocmôn FSH và LH chỉ tăng nhẹ ở đầu chu kì rụng
trứng sau đó tăng cao trước khi trứng rụng và lại giảm mạnh ở thời gian sau rụng
trứng?
b. Người ta ghi nhận có trường hợp xuất hiện hiện tượng nam hóa ở phụ nữ khi
già (biểu hiện một số đặc điểm sinh dục phụ của nam giới). Hiện tượng trên
được giải thích như thế nào? Có thể sử dụng biện pháp nào để ngăn chặn hiện
tượng đó?
Hướng dẫn trả lời
a. - Đầu chu kì ơstrôgen tăng → tác động ngược âm tính lên vùng dưới đồi và
tuyến yên→ giảm tiết FSH và LH.
-Trước rụng trứng ơstrogen tăng → tác động ngược dương tính lên vùng dưới
đồi và tuyến yên→ tăng tiết FSH và LH.
- Sau rụng trứng prôgesterôn và ơstrôgen tăng → tác động ngược âm tính lên
vùng dưới đồi và tuyến yên → giảm tiết FSH và LH.
b.- Do vỏ tuyến thượng thận có khả năng tiết hoocmôn andrôgen kích thích sự
phát triển đặc tính sinh dục phụ nam tính.
- Lúc trẻ, buồng trứng hoạt động tích cực tạo nhiều hoocmôn ơstrôgen qui định
đặc điểm của nữ giới, tác dụng của andrôgen không được biểu hiện.
- Khi về già, buồng trứng ngưng hoạt động, tác dụng của andrôgen phát huy gây
biến đổi các đặc điểm sinh dục phụ theo hướng nam hóa.
- Có thể sử dụng biện pháp bổ sung hoocmôn ơstrôgen để khắc phục tình trạng
thiếu hoocmôn do tuyến sinh dục ngưng hoạt động.
Câu 9 Rối loạn sản xuất hoocmon FSH, LH, ơstrôgen và prôgestêron có ảnh
hưởng đến quá trình sản sinh trứng hay không ? Vì sao ?
Hướng dẫn trả lời
Có ảnh hưởng đến quá trình sản sinh trứng.
- Vì FSH, LH kích thích phát triển nang trứng, làm cho trứng chín và rụng.

21
- Rối loạn sản xuất hoocmon FSH, LH của tuyến yên thì sẽ làm rối loạn quá
trình trứng chín và rụng.
- Nồng độ ơstrôgen và prôgestêron trong máu có tác dụng lên quá trình sản xuất
hoocmon FSH, LH của tuyến yên, vì vậy ảnh hưởng đến quá trình sản sinh trứng
Câu 10
Thể vàng có tồn tại suốt trong thời kì mang thai ở người phụ nữ không? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời
Thể vàng không tồn tại trong suốt quá trình mang thai.
- Nếu trứng được thụ tinh thì thể vàng tồn tại thêm khoảng 2 tháng nữa và sau đó
teo đi.
- Nguyên nhân: Trong 2 tháng đầu mang thai , nhau thai tiết hoocmon HCG
duy trì sự tồn tại của thể vàng. Từ tháng thứ 3 trở đi nhau thai thay thế thể vàng
tiết ra prôgesteron và estrogen để duy trì sự phát triển của niêm mạc tử cung,
đồng thời nhau thai ngừng tiết HCG dẫn tới thể vàng teo đi.
Câu 11. Ở người nữ, hormone của buồng trứng có tác động ngược như thế nào
đến tuyến yên và vùng dưới đồi?
Hướng dẫn trả lời
+Dưới tác dụng của hormone GnRH của vùng dưới đồi, tuyến yên tiết ra FSH và
LH kích thích buồng trứng tiết oestrogen (do nang noãn) và progesteron (do thể
vàng).
+Ở giai đoạn đầu chu kỳ kinh nguyệt: lượng oestrogen do nang noãn tiết ra sẽ
tác động ngược lên tuyến yên, kích thích tăng tiết LH,có tác dụng kích thích
trứng chín,rụng.
+Ở giai đoạn sau của chu kì: hàm lượng estrogen và progesteron tăng cao,gây
tác động ngược lên vùng dưới đồi và thùy trước tuyến yên, ức chế tiết FSH,LH
 ức chế rụng trứng

22
Câu 12
a.FSH và LH có tác dụng khác nhau như thế nào ở con cái và con đực?
b. Tại sao khi trứng chín và rụng, được thụ tinh, phát triển thành phôi thai thì sẽ
không có trứng nào khác rụng trong khoảng thời gian đó?
Hướng dẫn trả lời
a.Tác dụng của FSH và LH
FSH: + Ở con đực: kích thích ống sinh tinh phát triển, tác động vào tế bào sertoli
=> tham gia vào quá trình sản sinh ra tinh trùng
+ Ở con cái: kích thích nang trứng đang phát triển, tác động vào tế bào hạt của
của nang trứng gây tăng sinh tế bào hạt
LH: + Ở con đực: tác dụng vào tế bào kẽ ( tế bào leydig) => tăng tiết testosteron
+ Ở con cái: cùng với FSH làm trứng chín và rụng, kích thích sự phát triển của
thể vàng, tạo ostrogen và progesteron
b.Khi trứng chín và rụng, được thụ tinh, phát triển thành phôi thai thì trong suốt
quá trình đó nồng độ 2 hoocmon ostrogen và progesteron được duy trì ở nồng độ
cao (do thể vàng tiết ra). Hai hoocmon này ức chế ngược âm tính lên vùng dưới
đồi, tuyến yên ức chế sự sản sinh FSH và LH nên trứng không chín và rụng
- Trong suốt thời kì thai nhi phát triển thì nhau thai sản xuất ra ostrogen và
progesteron để ức chế sự sản sinh ra FSH và LH của tuyến yên
Câu 13: So s¸nh sù thay ®æi vÒ nång ®é cña c¸c hoocm«n: FSH, LH, ¬str«gen vµ
pr«gestªr«n ë ng-êi phô n÷ tr-ëng thµnh trong giai ®o¹n tr-íc khi trøng rông vµ
sau khi trøng rông. Gi¶i thÝch t¹i sao cã sù thay ®æi ®ã?
Hướng dẫn trả lời
* So s¸nh sù thay ®æi nång ®é c¸c hoocm«n
Hoocm«n Tr-íc khi trøng rông Sau khi trøng rông
FSH T¨ng dÇn Gi¶m dÇn
LH T¨ng dÇn Gi¶m dÇn
¥str«gen T¨ng dÇn Gi¶m sau ®ã t¨ng
Pr«gestªr«n Ch-a xuÊt hiÖn XuÊt hiÖn vµ t¨ng dÇn

23
* Gi¶i thÝch:
- FSH t¨ng do t¸c ®éng cña GnRH tiÕt ra tõ vïng d-íi ®åi, gi¶m lµ do t¸c ®éng
ng-îc ©m cña ¬str«gen vµ pr«gestªr«n lªn vïng d-íi ®åi vµ thïy tr-íc tuyÕn
yªn.
- LH t¨ng do t¸c ®éng cña GnRH tiÕt ra tõ vïng d-íi ®åi, gi¶m lµ do t¸c ®éng
ng-îc ©m tÝnh cña ¬str«gen vµ pr«gestªr«n lªn vïng d-íi ®åi vµ thuú tr-íc tuyÕn
yªn.
- ¥str«gen t¨ng lÇn 1 lµ do t¸c ®éng cña FSH, gi¶m lµ do trøng rông, t¨ng lÇn 2
lµ do t¸c ®éng cña LH lªn thÓ vµng lµm thÓ vµng t¨ng tiÕt ¬str«gen vµ
pr«gestªr«n.
- Pr«gestªr«n ch-a xuÊt hiÖn do thÓ vµng ch-a h×nh thµnh. Pr«gestªr«n t¨ng dÇn
do LH t¸c ®éng lªn thÓ vµng lµm thÓ vµng t¨ng tiÕt ¬str«gen vµ pr«gestªr«n.
Câu 15 Dựa vào sự biến động về nồng độ hoocmôn sinh sản trong thời kỳ
mang thai của phụ nữ hãy cho biết : tại sao nang trứng không chín ,chín không
rụng và không có kinh nguyệt trong thời kỳ phụ nữ mang thai?
Hướng dẫn trả lời
- Nang trứng không chín và trứng không rụng vì FSH và LH giảm thấp trong
thời kỳ mang thai.
- Không có kinh nguyệt vì trứng đã thụ tinh,nồng độ Progesteron và Estrogen
luôn duy trì ở mức cao do đó duy trì được niêm mạc tử cung không gây chảy
máu.
Câu 16
a. Vì sao khi trứng không thụ tinh, thể vàng tiêu biến? Điều này có ý nghĩa gì?
b. Vì sao trứng được thụ tinh khi đã di chuyển được 1/3 đoạn đường trong ống
dẫn trứng mà hiếm khi xảy ra ở vị trí khác?
Hướng dẫn trả lời
- Tiêu biến, vì: LH trong máu thấp do bị ơstrogen và progesterol ức chế.
- Tiêu biến để: Giảm progesterol và ơstrogen -> giải phóng ức chế vùng dưới đồi
và tuyến yên -> tiết FSH, LH kích thích nang trứng mới phát triển.

24
- Trước khi được 1/3 đoạn đường trứng còn quá non, màng trứng chưa thuận lợi
cho sự kết hợp với tinh trùng để thụ tinh.
- Không thụ tinh sau, vì: vận tốc dẫn trứng chậm mà thời gian tồn tại trứng chưa
thụ tinh ngắn.
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Khi xây dựng chuyên đề này, chúng tôi đã cung cấp thêm cho người dạy
một số kiến thức mở rộng về tác dụng sinh lý của hormone sinh dục cũng như
các nghiên cứu mới trong sinh học ứng dụng, có liên quan đến những hormone
này. Hi vọng rằng đó là một nguồn tài liệu tham khảo mở rộnghữu ích cho giáo
viên trong giảng dạyvà kiểm tra đánh giá.
2. Đề nghị
Do chuyên đề được xây dựng trong khoảng thời hạn hẹp, vì vậy không
tránh khỏi những thiếu sót. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện
chuyên đề bằng cách xây dựng hệ thống nhiều bài tập áp dụng hơn, phù hợp với
sự phát triển nhanh chóng của sinh học ứng dụng. Chúng tôi rất mong nhận
được sự chia sẻ, góp ý của đồng nghiệp trường bạn.

25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Campbel. Reece, Urry. Cain. Wasserman, Minorsky. Jackson, Sinh học (dịch
theo sách xuất bản lần thứ tám), NXb Giáo dục Việt Nam, 2011.
2. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Phạm Văn Lập (Chủ biên), Sinh học 10,
Nxb Giáo dục, 2006.
3. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Đặng Hữu Lanh, Mai Sĩ Tuấn, Sinh học
12, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007.
4. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Đặng Hữu Lanh, Mai Sĩ Tuấn, Sinh học
12, Sách GV, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007.
5. Ngô Văn Hưng (chủ biên), Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa
lớp 12 môn Sinh học, Nxb Giáo dục, 2008.
6. Trần Văn Kiên, Phạm Văn lập, Giới thiệu đề thi học sinh giỏi quốc gia và
Olimpic quốc tế năm 2004-2005, Nxb Giáo dục, 2006.
7. Trần Văn Kiên, Phạm Văn lập, Giới thiệu đề thi học sinh giỏi quốc gia và
Olimpic quốc tế năm 2006, Nxb Giáo dục, 2007.
8. Trần Văn Kiên, Phạm Văn lập,Đinh Đoàn long, Giới thiệu đề thi học sinh giỏi
quốc gia và Olimpic quốc tế năm 2007, Nxb Giáo dục, 2008.
9. Vũ Đức Lưu (Chủ biên), Nguyễn Thành Đạt, Trần Quý Thắng, Chuyên đề bồi
dưỡng học sinh giỏi THPT môn Sinh học, tập I, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2002.
10. Lê Đình Tuấn (chủ biên), Đặng Trần Phú, Tàiliệu giáo khoa chuyên Sinh
học THPT, sinh lí học động vật, Nxb Giáo dục Việt Nam,2009.
11. Lê Đình Tuấn, Chuyên đề Sinh lý máu, Tài liệu tập huấn phát triển chuyên
môn giáo viên THPT Chuyên tháng 8, năm 2012.
12. Nguyễn Quang Vinh (chủ biên) – Trần Thu Hương, Tài liệu chuyên Sinh
học THPT, Bài tập sinh lí học động vật, Nxb Giáo dục Việt Nam,2010.
13. Nguyễn Quang Vinh (chủ biên), Trần Văn Kiên, Bồi dưỡng học sinh giỏi
Sinh học THPT, sinh lí học động vật, Nxb Giáo dục Việt Nam,2011.
14. Nguyễn Quang Vinh (chủ biên), Trần Văn Kiên, Bồi dưỡng học sinh giỏi
Sinh học THPT, Bài tập sinh lí học động vật, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2011.

26
Nguyễn Quang Vinh, Tài liệu tập huẩn chuyên sinh 2009.
15. Vũ Văn Vụ (tổng chủ biên) – Nguyễn Như Hiền (đồng chủ biên) – Vũ Đức
Lưu (đồng chủ biên) – Trịnh Đình Đạt – chu Văn Mẫn – Vũ Trung Tạn, Sinh
học 12 nâng cao, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007.

27

You might also like