Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 21

CHUYÊN ĐỀ QUÁN HÌNH

THÁNG 11 NĂM 2019

Nguyễn Duy Khương, Nguyễn Hoàng Nam, Trần Quân


Nguyễn Đức Toàn, Phan Quang Trí, Đậu Văn Huy Hoàng

BBT nhận được khá nhiều lời giải của các bài đề nghị tháng 11 từ các bạn: Hà Huy Khôi, Ngọc Ánh, Nguyễn Phúc
Thịnh, Nguyễn Duy Phước, Dương Quý, Eugeo Synthesis 32.

1 Các bài toán đề nghị tháng 11/2019


Bài 1 - Bài toán đề nghị tháng 11/2019 - Trần Quân (bài toán đề nghị cho IGO 2019)

Cho tam giác 4ABC nội tiếp đường tròn (O). Gọi γ là đường tròn đường kính BC. Đường cao đỉnh A
lần lượt cắt γ tại D, E. Đường trung tuyến đỉnh A lần lượt cắt γ tại F, G (D, F cùng phía so với BC).
DG cắt EF tại H. Đường tròn (HDE) cắt (O) tại X. XD, XE lần lượt cắt lại (O) tại P, Q. Chứng
minh đường tròn ngoại tiếp tam giác tạo bởi các đường thẳng BP, CQ và AD tiếp xúc với (O).

X
F
D
O
H

B C

Q P

E
G

1
Bài 2 - Bài toán đề nghị tháng 11/2019 - Phan Quang Trí

Cho tam giác 4ABC có I là tâm đường tròn nội tiếp. Các điểm X, Y, Z lần lượt là các điểm thuộc
BC, CA, AB sao cho AX, BY, CZ đồng quy và Y, Z đối xứng với nhau qua AI. Gọi K = XZ ∩ AC,
gọi M là hình chiếu của Y lên KI. Chứng minh 4 điểm B, Z, M, I cùng thuộc một đường tròn.

Z M

B X C

Bài 3 - Bài toán đề nghị tháng 11/2019 - Nguyễn Đức Toàn

Cho tam giác 4ABC có (I) là đường tròn bàng tiếp góc ∠A. Đường tròn (I) tiếp xúc BC tại D. Một
đường tròn qua A và I cắt hai tia đối của tia BA, CA lần lượt tại E và F . Gọi M là trung điểm EF . DM
cắt lại (I) tại H. Đường thẳng qua F song song với BC cắt đường thẳng qua E vuông góc với IH tại
diểm K. Chứng minh rằng, KE + KF = AE + AF .

B D C

K F
M
E

Bài 4 - Bài toán đề nghị tháng 11/2019 - Khôi Nguyễn

Cho tam giác 4ABC. Các điểm D, E, F thuộc các đoạn BC, CA, AB sao cho các tứ giác DEAF, EF BD, F DCE
đều ngoại tiếp. Chứng minh rằng r(ABC) = 2r(DEF ), trong đó r(XY Z) là kí hiệu bán kính đường tròn

2
nội tiếp của tam giác 4XY Z.

Bài 5 - Bài toán đề nghị tháng 11/2019 - Đậu Văn Huy Hoàng

Cho 4ABC có các đường cao AD, BE, CF , H là trực tâm. Gọi I = HB ∩ DF và J = HC ∩ DE. IJ cắt
lại đường tròn Euler của 4ABC tại M và N ( M và C nằm cùng phía so với bờ AD). Gọi X, Y là giao
điểm thứ hai của M H, N H với đường tròn Euler của 4ABC. Gọi G là hình chiếu của A trên EF . Chứng
minh rằng 4 điểm X, Y, G, H lập thành hình bình hành.

E
G Y

F
M
X H
J
N I

B D C

2 Lời giải và nhận xét tháng 10/2019


Bài 1 - Bài toán đề nghị tháng 10/2019 - Trần Quân (bài toán đề nghị cho IGO 2019)

Cho tam giác 4ABC (AB < AC) nội tiếp đường tròn (O) có I là tâm nội tiếp. Gọi S là điểm trên BC
sao cho SA tiếp xúc với (O). Gọi J là điểm trên AI sao cho trung điểm của các đoạn thẳng AS, BI và
CJ cùng nằm trên một đường thẳng. Vẽ đường tròn (J) tiếp xúc với AB, AC. Tiếp tuyến song song với
BC của (J) lần lượt cắt AB, AC tại P, Q (J, A nằm khác phía so với P Q). Chứng minh đường tròn
(BP I) và đường tròn (CQJ) tiếp xúc với nhau.

Lời giải 1 - Trần Quân.

3
A
y

I O
P Q

S B C
K

AJ cắt lại đường tròn (CQJ) tại K, ta chứng minh đường tròn (BP I) tiếp xúc với đường tròn (CQJ)
∠AQP
tại K. Nhận thấy J là tâm bàng tiếp ứng với đỉnh A của tam giác 4AP Q suy ra ∠JQC = (900 − )=
2
∠C ∠A + ∠B ∠B
(900 − )= , suy ra ∠KCA = ∠AJQ = .
2 2 2
AP AQ
Như vậy tam giác 4AIB ∼ 4AKC, kết hợp với = suy ra 4AIB ∪ P ∼ 4AKC ∪ Q.
AB AC

Theo đầu bài, trung điểm các đoạn thẳng SA, BI và CJ cùng nằm trên một đường thẳng. Áp dụng bổ đề
SB AI
E.R.I.Q ta có = .
SC AJ
SA SB AB SB AB 2
Do SA là tiếp tuyến của (O) suy ra 4SAB ∼ 4SCA, suy ra = = , suy ra = . Vậy
SC SA AC SC AC 2
AI AB 2 AI · AK AB AP
= ⇒ = · ⇒ AI · AK = AB · AP .
AJ AC 2 AJ · AK AC AQ

Do đó (BP I) đi qua K và 4AIB ∪ P ∪ K ∼ 4AKC ∪ Q ∪ J. Suy ra ∠IBK = ∠KCJ.

Qua K dựng tiếp tuyến xKy với (CQJ) (hình vẽ). Ta có ∠IKy = ∠xKJ = ∠KCJ = ∠IBK, suy ra xKy là
tiếp tuyến của (BP I). Vậy (BP I) và (CQJ) tiếp xúc với nhau tại K. 

Lời giải 2 - Ngọc Ánh.

4
A

I O
P Q

S B C
R

Ia

−→ − → −→ −→ AI SB AB 2
Do trung điểm AS, BI, CJ thẳng hàng nên SB − AI = l(SC − AJ) dẫn đến = = .
AJ SC AC 2
Gọi Ia là tâm bàng tiếp góc A của 4ABC và R ∈ AI sao cho AI · AJ = AR2 . Ta có AI · AIa = AB · AC và
AB AC AIa
= = (theo tính chất phép vị tự).
AP AQ AJ
AJ AB √
Khi đó, AB · AP = AB 2 · = · AI · AJ = AI · AJ · AI = AR · AI. Do đó, B, I, R, P đồng viên.
AIa AC
Tương tự có J, R, C, Q đồng viên.
AQ AJ
Hơn nữa, AC · AP = AB · AQ = AB · AC · = AI · AIa · = AR2 .
AC AIa
2
AR
Xét phép nghịch đảo đối xứng SAI · IA : B ↔ Q, P ↔ C, I ↔ J, R ↔ R thu được (BP I) tiếp xúc (CQJ) tại
R. 

Nhận xét. Ngoài hai lời giải trên, BBT còn nhận được lời giải của Phan Quang Trí với cách chứng minh tương
tự lời giải 2.

Bài 2 - Bài toán đề nghị tháng 10/2019 - Đậu Văn Huy Hoàng

Cho 4ABC. Một đường tròn đi qua B, C lần lượt cắt AC, AB tại E, F . Gọi N là trung điểm của EF .
Đường tròn (AN E) cắt lại AB tại X và đường tròn (AN F ) cắt lại AC tại Y . Đường thẳng qua A và
song song với BC cắt EF tại Z. Gọi I là tâm đường tròn (AXY ). Chứng minh rằng IZ ⊥ AN .

Lời giải 1 - Hà Huy Khôi

Ta có IE 2 − IF 2 = PE/ (I) − PF/ (I) = EY · EA − F X · F A = EN · EF − F N · F A = 0.

Do đó IE = IF và suy ra IN ⊥ EF .

5
Ta có
 2
ZE + ZF
ZN 2 − ZA2 = − ZE · ZF
2
(ZE + ZF )2 − 4ZE · ZF
=
4
(ZE − ZF )2
= = EN 2 (1)
4
.

Ta có

IN 2 − IA2 = IE 2 − EN 2 − IA2
= (IE 2 − IA2 ) − EN 2
= PE/ (I) − EN 2
= EN · EF − EN 2
= EN (EF − EN ) = EN 2 (2)

Từ (1) và (2), ta được ZN 2 − ZA2 = IN 2 − IA2 . Theo định lý Carnot (định lý bốn điểm), IZ ⊥ AN ⇔
ZN 2 − ZA2 = IN 2 − IA2 . Vậy IZ ⊥ AN (điều phải chứng minh).

Lời giải 2 - Đậu Văn Huy Hoàng

Lời giải của mình cũng chính là cách mình suy nghĩ ra bài toán này.

Bổ đề 1: Cho 4ABC. Một đường tròn đi qua B, C cắt AC, AB tại E, F . Lấy D là đối xứng của A qua EF .
Xét phép nghịch đảo tâm A, phương tích AB · AF . Khi đó D ↔ O. 1

F
D
O

B C

Chứng minh bổ đề 1

AD ⊥ EF nên AD đẳng giác với đường cao từ A trong ∆ABC. Suy ra AD đi qua O.

Ta cũng có ADF
\=F AD = ABO
\ \ nên BODF nội tiếp hay AD.AO = AB.AF = k.

Bổ đề 2: Cho 4ABC nội tiếp (O) có M là trung điểm BC. Một đường tròn qua B, C cắt AC, AB tại E, F .
Đường thẳng qua A song song BC cắt EF tại Z. Xét phép nghịch đảo tâm A, phương tích AF · AB. Khi đó
(Z, ZA) ↔ OM
1
Có thể nhận thấy đây là một bổ đề giúp nghịch đảo tâm đường tròn về một điểm thuận lợi trong bài toán.

6
A

F
D
O

B C

Giả sử AM cắt (AEF ) tại D. Gọi A0 là điểm đối xứng của A qua EF . Dễ chứng minh AZ là tiếp tuyến tại
A trong (AEF ).

Tam giác AEF có AM là đối trung nên ta suy ra AEDF là tứ giác điều hoà. Do đó ZD là tiếp tuyến tại A
của (AEF ). Suy ra ZD = ZA = ZA0 . Vậy (Z, ZA) chính là (ADA0 ).

Mặt khác, tứ giác EDM C nội tiếp nên D ↔ M . Theo bổ đề 1, A0 ↔ O. Suy ra (ADA0 ) ↔ OM .

Quay trở lại bài toán

A Z
X

E
Y
N
F D
O
A0

B M C

Kẻ AN cắt lại (ABC) tại P . Gọi A0 là đối xứng của A qua EF . Gọi D là giao của AM và Gọi X 0 = AB ∩ CP
và Y 0 = AC ∩ BP .

Xét phép nghịch đảo tâm A, phương tích AF · AB dễ thấy N ↔ P . Suy ra

X ↔ X 0, Y ↔ Y 0 ⇒ (AXY ) ↔ X 0 Y 0
.

Theo bổ đề 2 thì (Z, ZA) ↔ OM .

Mặt khác, theo định lý Pascal cho lục giác BBACCP , ta có giao điểm của 2 tiếp tuyến tại B và C của (ABC)
sẽ nằm trên X 0 Y 0 . Ta đã biết giao điểm ấy cũng nằm trên OM và nằm trên đối trung AP của 4ABC. Suy ra
X 0 Y 0 , OM, AP đồng quy.

7
Từ đó, qua phép nghịch đảo, ta có (AXY ) và (Z; ZA) cắt nhau trên AN . Mà AN là trục đẳng phương của
2 đường tròn này, suy ra IZ ⊥ AN .

Nhận xét.

Các bạn gửi lời giải cho bài này đều đi theo hướng tiếp cận rất tự nhiên đó là định lý bốn điểm.

Ngoài lời giải ngắn gọn của bạn Hà Huy Khôi, BBT còn nhận được những lời giải tốt khác từ bạn Nguyễn
Duy Phước và bạn Nguyễn Phúc Thịnh.

Bài 3 - Bài toán đề nghị tháng 10/2019 - Nguyễn Duy Phước

Cho tam giác 4ABC nội tiếp đường tròn (O). Gọi I là một điểm di động trên tia phân giác trong góc
∠BAC. AI, BI, CI lần lượt cắt lại (O) tại D, E, F . Đường thẳng qua I song song với BC lần lượt cắt
DB, DC tại M, N . Gọi P là điểm trên (O) sao cho IP k BC. Chứng minh rằng tâm đẳng phương của
các đường tròn (M F B), (N CE) và (D, DP ) nằm trên một đường cố định khi I di chuyển.

Lời giải 1 - Nguyễn Duy Phước.

J
E
A

Z
F V
Y
M Q H I WG K P N
U O

T
B C
X

Gọi d là đường thẳng qua I song song với BC, H, K lần lượt là giao điểm của d với AB, AC. Do D là điểm
>
chính giữa cung BC nên ta có ∠F IH = ∠F CB = ∠F AB = ∠F AH và ∠EIK = ∠EBC = ∠EAC = ∠EAK.

Vậy AIHF và AIKE là các tứ giác nội tiếp nên góc ∠HF C = ∠HF I = ∠HAI = ∠BAD = ∠DF C. Do đó ba
điểm F , H, D thẳng hàng. Tương tự, ba điểm E, K, D thẳng hàng.

Ta có ∠BF H = ∠BF D = ∠DBC = ∠BM H nên M F HB là tứ giác nội tiếp hay H ∈ (M F B). Tương tự
K ∈ (N EC).
>
Gọi Q = IP ∩ (O) (điểm Q 6= P ). Do P Q k BC nên D cũng là điểm chính giữa cung PQ. Vậy DP 2 =
DK · DE = DH · DF nên D thuộc trục đẳng phương của (M F B) và (N CE).

Từ D kẻ các tiếp tuyến DX, DY tới (M F B) và tiếp tuyến DT , DZ tới (N CE) thì DX 2 = DY 2 = DZ 2 =
DT 2 = DP 2 = DH · DF = DK · DE. Suy ra bốn điểm X, Y , Z, T nằm trên đường tròn (D, DP ).

Gọi U , V lần lượt là tâm của (M F B) và (N CE). Ta có ∠BU H = 2∠BF H = 2∠KEC = ∠KV C. Mà các tam
UH HB AH IH
giác 4U BH, 4V KC lần lượt cân tại U , V . Nên tam giác 4U BH ∼ 4V CK. Suy ra = = = .
VK CK AK IK
Mặt khác ta có góc ∠U HK = 180◦ − ∠M HU = 90◦ + ∠M BH = 90◦ + ∠ACD = 90◦ + ∠KEN = ∠HKV .
Nên U H k V K. Suy ra U , I, V thẳng hàng.

8
Ta có U ∈ (DXY ) và DU là đường kính của (DXY ), V ∈ (DZT ) và DV là đường kính của (DZT ).
Gọi W = (DXY ) ∩ (DZT ) (W 6= D) thì ba điểm U , W , V thẳng hàng. Mà U , I, V thẳng hàng nên U , I,
V , W thẳng hàng. Mà góc ∠IW D = ∠U W D = 90◦ = ∠IGD. Do đó W ∈ (DIG) nên ba đường tròn (DXY ),
(DZT ), (DIG) đồng trục.
>
Gọi J là điểm chính giữa cung BAC, G = DJ ∩ d, ta có DP 2 = DI.DA = DJ.DG. Xét phép nghịch đảo cực D,
2
phương tích DP ta có X ↔ X, Y ↔ Y , Z ↔ Z, T ↔ T , XY ↔ (DXY ), ZT ↔ (DZT ), A ↔ I, J ↔ G,
AJ ↔ (DIG).

Vậy ba đường tròn (DXY ), (DZT ), (DIG) đồng trục qua phép nghịch đảo sẽ trở thành XY , ZT , AJ đồng
quy.

Nhận xét. Sau khi dựng được bốn điểm X, Y , Z, T thì ta chỉ còn phải chứng minh XY , ZT , AJ đồng qui, như
tác giả là sử dụng nghịch đảo cực D phương tích DP 2 để chuyển về thành ba đường tròn đồng trục. Ngoài ý
đó ra thì còn có bạn Hà Huy Khôi chọn nghịch đảo cực I phương tích IA · ID do có nhận thấy có sự liên
quan tới định lý Brocard.

Bài 4 - Bài toán đề nghị tháng 10/2019 - Nguyễn Hoàng Nam

Cho tam giác 4ABC có đường cao AD và trực tâm H. Đường tròn đi qua B, H và tiếp xúc với BC cắt
lại AB tại E. Đường thẳng qua E vuông góc với AB cắt AC tại F . Gọi G là hình chiếu của F lên BC.
Chứng minh BD = CG.

Lời giải - Hà Huy Khôi

I F
H

B D G C

Gọi I là giao điểm của AH và (BEH) (điểm I 6= H). Ta có ∠AIE = ∠ABH = ∠HCA = ∠AF E. Suy ra A,
E, I, F cùng thuộc một đường tròn. Do đó góc ∠AIF = 90◦ . Suy ra IF k BC. Mà góc ∠IBD = ∠IEB =
∠AF E = ∠ACB nên tứ giác IF CB là hình thang cân. Vậy DB = CG.

Lời giải - Nguyễn Phúc Thịnh

F
T
H

B D G C

BD HD
Gọi T = CH ∩ AB. Do góc ∠HBD = ∠HET nên tam giác 4EHT ∼ 4BHD. Suy ra = .
ET HT

9
HD CD
Ta cũng có tam giác 4AT H = 4CDH nên = .
HT AT
CD BD BD ET CF CG
Vậy = . Mà ta cũng có EF k T C và F G k AD nên theo định lý Thales ta có = = = .
TA ET CD TA CA CD
Vậy BD = CG.

Lời giải - Đậu Văn Huy Hoàng

E
K
F
T
H

B D M G C

Xét phép nghịch đảo cực H, phương tích HA.HD, ta có

BC ↔ (AKH), B↔K .

Suy ra (HEB) ↔ KM do KM tiếp xúc với (AKH). Vậy E ↔ S nên E, H, S thẳng hàng. Suy ra góc
∠ESK = ∠HSK = ∠HCK = ∠KBE hay S thuộc (BEK).

Mà B, E, K, F , G đồng viên nên M thuộc trục đẳng phương của (BGK) và (DKC). Vậy BD = CG.

Nhận xét. Đầu tiên phải dành một lời khen cho Hà Huy Khôi vì lời giải ngắn gọn đễ hiểu. Tiếp đó là một lời
giải mà mình khá thích vì trái hoàn toàn với ý tưởng của mình khi sử dụng tỉ số làm trọng tâm của Nguyễn
Phúc Thịnh. Last but not least, lời giải của Đậu Văn Huy Hoàng làm mình thực sự ngạc nhiên khi chọn
hướng đi nghịch đảo cho bài toán này khi mà mình thấy khá ít dấu hiệu để nghich đảo. Ngoài ra còn có bạn
Eugeo Synthesis 32 cho một lời giải chính xác và bạn Dương Qúy cũng đề xuất 1 ý gần giống Hà Huy
Khôi.

Bài 5 - Bài toán đề nghị tháng 10/2019 - Nguyễn Duy Khương

Cho tam giác ABC ngoại tiếp đường tròn (I). Lấy P, Q lần lượt trên BC sao cho IP ⊥ IC, IQ ⊥ IB.
Gọi J là tâm (IP Q). Gọi D là hình chiếu của I lên BC. Gọi N là trung điểm của ID. Chứng minh rằng
N J chia đôi BC.

Lời giải 1 - Dương Quý

10
R

K
E
S

F I W
L
N
J
B P D QM C

Gọi E, F là tiếp điểm của (I) với AC, AB. Gọi K = BI ∩ EF , L = CI ∩ EF thì ta có kết quả quen thuộc đó
là BL ⊥ CI và CK ⊥ BI

Gọi R = BL ∩ CK, ta dễ suy ra I là trực tâm 4BRC. Do đó RI ⊥ BC và suy ra R, I, D.

Gọi W là tâm ngoại tiếp của (BRC) và S là trung điểm RD.

4BRC và 4P IQ có các cạnh tương ứng song song nên SW k N J.

RI RD − ID
Ta có M W = = = SD − N D, đồng thời SD k M W nên SW M N là hình bình hành.
2 2
Suy ra SM k M N . Suy ra N, J, M hay N J chia đôi BC.

Lời giải 2 - Hà Huy Khôi

N
J

B P D S M Q C

L F K

>
Gọi S, M là trung điểm P Q, BC. Gọi E là điểm chính giữa cung BC không chứa A của (ABC). Theo kết quả
quen thuộc thì E là tâm (IBC).

Kẻ IP, IQ cắt lại (IBC) tại L, K. Do ∠CIP = ∠BIQ = 90◦ nên CL, BK đi qua E.

Gọi F là trung điểm KL. Ta dễ dàng suy ra M, E, F và M F k ID.

Mặt khác IF đi qua S (sử dụng bổ đề hình thang). Suy ra trung điểm ID và M F cũng đi qua S, hay N, S, E.

Vì IP, IQ đẳng giác trong ∠BIC nên (IP Q) tiếp xúc (IBC). Suy ra I, J, E.

11
MS ES SJ SJ
Theo định lý Thales, ta có = = = .
MD EN IN DN
Từ đó, theo định lý Thales đảo, ta suy ra N, J, M hay N J chia đôi BC.

Nhận xét BBT còn nhận được lời giải sử dụng biến đổi đại số của bạn Eugeo Synthesis 32 và lời giải của
bạn Nguyễn Phúc Thịnh với ý tưởng xét riêng mô hình 4IBC tương tự bạn Hà Huy Khôi.

Bài 6 - Bài toán đề nghị tháng 10/2019 - Nguyễn Đức Toàn

Cho tam giác nhọn 4ABC có AB < BC < CA. Gọi I, (O) lần lượt là tâm đường tròn nội tiếp và đường
>
tròn ngoại tiếp của tam giác 4ABC. Gọi D là điểm chính giữa cung BAC của (O). Giả sử trên đoạn AC
lấy được điểm E sao cho ∠AED = ∠AIO. Chứng minh rằng đường thẳng qua D vuông góc CI cắt đường
thẳng qua C vuông góc BI tại một điểm nằm trên đường tròn ngoại tiếp tam giác 4AED.

Lời giải 1 - Nguyễn Đức Toàn.

A
E P
Z
M
I O K

B C

Gọi X, Y, Z lần lượt là tâm bàng tiếp tương ứng với đỉnh A, B, C của tam giác 4ABC. Ta dễ có I, O lần lượt
là trực tâm và tâm đường tròn Euler của của tam giác 4XY Z.

Gọi K là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác 4XY Z, suy ra I, O, K thẳng hàng.

Gọi M là giao điểm của ZK và AI. Do AB < BC < CA nên O nằm khác phía với B so với AI và CI, suy ra
M nằm trên đoạn AI.
1 ZA ZM
Ta có ∠IM K = ∠ZKD = ∠BXC = 90◦ − ∠BAC = ∠DAE, suy ra 4M IK ∼ 4AED. Lại có = ,
2 AD MK
suy ra 4ZAE ∼ 4ZM I, suy ra ∠ZIM = ∠ZEA.

Suy ra tứ giác ZAEI nội tiếp. Suy ra ∠IEC = ∠AZI = ∠IBC. Suy ra E đối xứng B qua CI hay EB ⊥ CI.

ZE cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác 4AED tại điểm thứ hai là P , ta chứng minh P là giao của đường thẳng
qua D vuông góc với CI và đường thẳng qua C vuông góc với BI.

Nhận thấy ∠DP E = ∠ZAE = 180◦ − ∠ZBE = 180◦ − ∠ZEB = ∠BEP . Suy ra BE k DP hay DP ⊥ CI. AB
cắt lại đường tròn ngoại tiếp tam giác (AED) tại F .

Áp dụng định lý Reim ta được F P k ZB hay F P ⊥ BI. Ngoài ra, ta có 4DF B = 4DEC. Suy ra BF =

12
EC = BC. Suy ra F đối xứng C qua BI hay F C ⊥ BI. Suy ra F, P, C thẳng hàng hay P C ⊥ BI.

Nhận xét: Từ bài toán trên ta suy ra được một bài toán khá thú vị về mô hình trực tâm: Cho tam giác 4ABC
có các đường cao AD, BE, CF . Gọi E 0 đối xứng E qua CH, F 0 đối xứng F qua BH. Khi đó E 0 F 0 vuông góc
với đường thẳng Euler của tam giác 4ABC.

Lời giải 2 - Dương Quý.

A
E Z

I O

B C

CE SI SC CB
AI cắt lại (O) tại S. Nhận thấy 4SIO ∼ 4CED và 4OSC ∼ 4DCB, suy ra = = = ,
CD SO SO CD
suy ra CE = CB. Vậy E, B đối xứng nhau qua CI.

Gọi F đối xứng C qua BI thì 4DF B = 4DEC nên A, D, E, F đồng viên.

Gọi Z là giao của đường thẳng qua D vuông góc với CI và đường thẳng qua C vuông góc với BI. Ta có
∠B C
∠DZF = 180◦ − ∠BIC = + = ∠DCB = ∠DAF . Do đóng ta có A, D, E, F, Z đồng viên.
2 2

Nhận xét. Lời giải của Dương Quý rất ngắn gọn và đẹp. Ngoài hai lời giải trên, BBT còn nhận được lời giải
của các bạn Nguyễn Phúc Thịnh và Hà Huy Khôi.

Bài 7 - Bài toán đề nghị tháng 10/2019 - Phan Quang Trí

Cho tam giác 4ABC nội tiếp đường tròn (O) có hai đường cao BE, CF cắt nhau tại H. BE, CF lần
lượt cắt (O) tại L, K. Gọi N là trung điểm của OH. Các đường thẳng qua E, F lần lượt vuông góc với
BN, CN cắt nhau tại S. Gọi M là trung điểm của BC. KL cắt BC tại V . Chứng minh V H⊥SM

Lời giải 1 - Ngọc Ánh.

S
A L

E
K
F
H N O
Q
R

V U B D M C

13
Gọi D là chân đường cao từ A xuống BC; R, Q là giao của DF, DE với BE, CF ; U là giao của EF với BC.
CQ CF CQ CF CU
Khi đó U, R, Q thẳng hàng. Đồng thời do = nên = = . Suy ra: HV k QR. Như vậy cần
HQ HF CH CK CV
chứng minh QR⊥SM .

N
J R
Q Y
H
X
T G Z
U E P F

Gọi P là giao của AD với EF . Gọi J là hình chiếu của P lên QR. Đường thẳng qua J vuông góc với EF cắt
P D tại G.

Đường thẳng qua G song song EF cắt P Q, P R tại T, Z; X, Y là hình chiếu của J lên P Q, P R.

Khi đó, GJP


[ = P[ DJ nên P G · P D = P J 2 = P Y · P R = P X · P Q.
U J = P[

Từ đó có, T[
JZ = T[
JG + GJZ
[ =T\XG + GY
\ Z = QDG
\ + GDR
\ = QDR
\ = EM
\ F.

Mặt khác, EF k T Z và P (EG, T Z) = P (U D, QR) = −1 nên G là trung điểm T Z, kết hợp với JG ⊥ T Z thu
được 4JT Z cân tại J.

Suy ra JT k M E, JZ k M F , kết hợp với T P k ES, ZP k F S dẫn đến JP k M S hay M S ⊥ QR hay M S ⊥ HV .




Nhận xét. Bài toán này là một bài tương đối khó. Bạn Ngọc Ánh đã đưa ra một lời giải rất rõ và gọn gàng.

3 Các bài toán MO, TST


Bài 1 (Iran TST 2018, Test 1 Day 1)

Cho tam giác 4ABC có M là trung điểm BC. Gọi ω là đường tròn nằm trong tam giác 4ABC và tiếp
xúc với hai cạnh AC, AB lần lượt tại E, F . Tiếp tuyến từ M đến ω cắt ω tại P, Q sao cho P và B nằm
cùng phía đối với AM . Gọi X ≡ P M ∩ BE và Y ≡ QM ∩ CF . Giả sử 2P M = BC, khi đó chứng minh
rằng XY tiếp xúc ω.

Lời giải - Nguyễn Đức Toàn.

Bổ đề. Cho tứ giác ABCD không phải là hình thang nội tiếp đường tròn (O). E = AB∩CD; F = AD∩BC; K =
AC ∩ BD. Khi đó F K là đối cực của E và EK là đối cực của F đối với đường tròn (O).

Bổ đề này có thể chứng minh dễ dàng bằng hàng điểm điều hòa.

14
Trở lại bài toán.

K
E
F
Q
I
P

X L Y

B M C

Gọi K = BP ∩ CQ, L = CP ∩ BQ, I = KL ∩ P Q. Do M P = M Q = M B = M C nên ∠CP B = ∠CQP = 90◦ .

Suy ra L là trực tâm tam giác KBC. Gọi γ là đường tròn ngoại tiếp tứ giác KP LQ.

Ta có: ∠M P Q = ∠M P C + ∠CP Q = ∠P CM + ∠LKC = ∠BKL + ∠CKL = ∠P KQ. Suy ra M P tiếp xúc với
γ. Tương tự M Q cũng tiêp xúc với γ (*). Suy ra γ ≡ ω nên K, L thuộc đường tròn ω.

Áp dụng bổ đề ta chứng minh được BI là đối cực của C ứng với đường tròn ω. Ngoài ra CF tiếp xúc ω nên
C, F liên hợp đối với ω. Suy ra F ∈ BI và X ∈ BI. Suy ra X, C liên hợp đối với ω.

Lại có XP tiếp xúc với ω nên X, P liên hợp đối với ω. Suy ra P C là đối cực của X ứng với ω. Suy ra L, X liên
hợp với ω hay LX tiếp xúc ω.

Tương tự LY tiếp xúc ω. Suy ra XY tiếp xúc ω tại L. Ta có điều phải chứng minh. 

Bài 2 (ELMO Shortlist 2019, G3)

Cho tam giác nhọn 4ABC có I, O lần lượt là tâm nội tiếp, tâm ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp (I) lần
lượt tiếp xúc với BC, CA, AB tại D, E, F . Gọi A0 đối xứng với A qua O. Các đường tròn ngoại tiếp các
tam giác 4ABC, 4A0 EF cắt nhau tại G 6= A và (AM G) cắt (A0 EF ) tại H 6= G. Chứng minh nếu GH
cắt EF tại T thì DT ⊥EF .

Lời giải (cách chính thức - Maxwell Jiang).

K
H E
T M
F
I O

X
G
B D C

A0

15
Định nghĩa lại điểm T là chân đường cao từ D lên EF . Ta chứng minh T ∈ GH.

Đường tròn (AI) cắt lại (O) tại K, ta có kết quả K, T, I, A0 thẳng hàng.

Áp dụng định lý tâm đẳng phương cho ba đường tròn (AI), (O) và (A0 EF G) ta có AK, EF, A0 G đồng
qui, gọi X là điểm đồng qui.

Do ∠XGA = 900 = ∠XM A suy ra X ∈ (AM G).

Ta có K(A, I; E, F ) = −1 suy ra (X, T ; E, F ) = −1. M là trung điểm của EF suy ra T M.T X = T E.T F . Vậy
T nằm trên trục đẳng phương của (AM G) và (A0 EF G), suy ra T ∈ GH. 

Mở rộng ELMO Shortlist 2019, G3 (Quân.T): Cho tam giác 4ABC nội tiếp (O) có I là tâm nội tiếp.
Đường tròn A − M ixtilinear tiếp xúc trong với (O) tại T và tiếp xúc với AC, AB lần lượt tại E, F . Gọi
D = IT ∩ BC. AA0 là đường kính của (O). (A0 EF ) cắt lại (O) tại G. (AIG) cắt lại (A0 EF ) tại H.
Gọi L = GH ∩ EF , chứng minh DL⊥EF .

Bài 3 (Nguyễn Duy Khương)(Chọn đội tuyển Hà Nam 2019)

Cho tam giác ABC nội tiếp (O) và ngoại tiếp (I). Lấy P, Q lần lượt trên BC sao cho IP ⊥ IC, IQ ⊥ IB.
N là trung điểm P Q. Điểm Lemoine của tam giác IQP là L. Chứng minh khi A di động trên cung BC cố
định của (O) thì LN đi qua 1 điểm cố định.

Sau đây, thay cho lời giải cụ thể, mình sẽ trình bày lời giải bài toán tổng quát.

Bài toán. Cho tam giác ABC nội tiếp (O), ngoại tiếp (I). IK ⊥ BC (K ∈ BC). Gọi trung điểm cung BC
không chứa A là D. Chứng minh rằng trục đẳng phương của (B − M ixtilinear) nội và (C − M ixtilinear) nội
đi qua D và chia đôi IK.

Để giải bài toán tổng quát, ta chứng minh bổ đề sau.

Bổ đề. Cho tam giác ABC nội tiếp (O), ngoại tiếp (I). Gọi P, Q lần lượt là các tiếp điểm đường tròn
C − M ixtilinear nội và B − M ixtilinear nội với BC. D là trung điểm cung BC không chứa A của (O).
Và AI ∩ BC = J. T là tâm của (IQP ). Chứng minh rằng: (IJ, T D) = −1.

X
I O

B P J Q C

Chứng minh.

Gọi X là trung điểm cung AB không chứa C. Ta có IQ, IP lần lượt vuông góc IC, IB, do đó: IP, IQ đẳng giác
trong góc BIC. Do đó: (IP Q) tiếp xúc (BIC) dẫn đến: I, T, D thẳng hàng.

TJ JP. sin T P Q sin T IP . sin T P Q sin T P Q TJ


Ta có: = = = = .
TI P I. sin T P I sin P JI. sin T P I sin T JI TP
Mặt khác, ta có: ∠T P Q = 90◦ − ∠P IQ = ∠P IB = ∠P XB = ∠IAB suy ra T, A, P, B đồng viên. Suy ra
TJ TJ JB DJ DJ
= = = = .
TI TP AB DC DI

16
Vậy (IJ, T D) = −1.

Quay trở lại bài toán ban đầu.

X P

R O
I

B Q K T Y C

Gọi (P QR) là đường tròn (C − M ixtilinear) và (XY Z) là đường tròn (B − M ixtilinear)(như hình vẽ).

Ta có tính chất quen thuộc rằng: RQ, Y Z đi qua D và DR · DQ = DY · DZ(= DI 2 ) suy ra D thuộc trục đẳng
phương của (XY Z) và (P QR). Gọi trung điểm QY là T , ta chứng minh T D chia đôi IK.

Gọi J là tâm của (IQY ), theo bổ đề ta có: T (JD, Y I) = −1 = T (JD, KI) suy ra: T D chia đôi IK. Điều
này dẫn đến N, D, T thẳng hàng mà phương tích từ T đến (P QR) bằng phương tích từ T đến (XY Z) điều
này dẫn đến điều phải chứng minh.

Nhận xét.

Khai thác mô hình ta thấy khá nhiều bài toán thú vị. Đặc biệt là khai thác vai trò của trung điểm IK cũng
như trung điểm Y Q. Sử dụng bổ đề về điểm Lemoine: Cho tam giác ABC có điểm Lemoine là L. Đường cao
AH và J là trung điểm AH. Lấy M là trung điểm BC khi đó M, L, J thẳng hàng, ta có bài toán chọn đội
tuyển Hà Nam.

Ngoài ra, các bạn có thể nhận ra bài 5 trong phần các bài toán đề nghị của Quán hình tháng 10 năm 2019 cũng
chính là kết quả của bài toán tổng quát trên.

Bài 4 (Chọn đội tuyển Bình Phước 2019-2020, P2)

Cho tam giác 4ABC nội tiếp đường tròn (O). Kẻ đường cao AH. Gọi M là trung điểm BC, AM cắt
OH tại G. Chứng minh rằng G nằm trên trục đẳng phương của đường tròn ngoại tiếp tam giác BOC và
đường tròn Euler của tam giác ABC.

Lời giải - Zeref

17
A

I O
G

B H M C

Xét thế hình như hình vẽ, những trường hợp còn lại làm tương tự.

Kẻ đường cao CI của tam giác ABC. Kẻ OH cắt lại (BOC) tại K. Kẻ AM cắt lại (N HI) tại J.

Trước hết ta chứng minh OA tiếp xúc (AJH).

Thật vậy, ta có

∠JHA = ∠HJM − ∠HAM


= (∠HIC − ∠M IC) − ∠HAM
= ∠HAC − ∠HAM − ∠BCI
= ∠CAM − ∠CAO
= ∠OAJ.

Do đó OA tiếp xúc (AJH). (1)

Mặt khác, xét phép nghịch đảo tâm O, phương tích OA2 , ta có

(BOC) ↔ BC, OH ↔ OH.

Mà K = (BOC) ∩ OH, nên ảnh nghịch đảo của K là BC ∩ OH, hay K ↔ H qua phép nghịch đảo trên.

Suy ra OA2 = OK · OH, hay OA tiếp xúc (AKH). (2)

GA GK
Từ (1) và (2), ta suy ra AJHK nội tiếp. Suy ra = . (3)
GH GJ
GA GM
Áp dụng định lý Thales, ta có = . (4)
GH GO
Từ (3) và (4), ta suy ra GO · GK = GJ · GM .

Vậy G có cùng phương tích tới (BOC) và đường tròn Euler của 4ABC nên G nằm trên trục đẳng phương
của hai đường tròn này.

Nhận xét.

18
Lời giải trên xoay quanh các tính chất của (AJH). Đây là một đường tròn có nhiều tính chất đẹp. Ta sẽ đi
tìm hiểu một vài tính chất đặc trưng của đường tròn này.

Cho 4ABC nhọn nội tiếp (O) có 3 đường cao là AD, BE, CF , 3 đường trung tuyến là AM, BN, CP . Gọi
H là trực tâm của 4ABC và (T ) là đường tròn Euler của 4ABC. Gọi X là giao điểm thứ hai của AM và
(T ), các điểm Y và Z định nghĩa tương tự. Ta có các tính chất sau đây:

i. (AXD) trực giao với (T ) và với (O).

Chứng minh tính chất i

X
Oa P N

O
T

B D M C

Ta có chùm điều hòa quen thuộc D(M X, N P ) = −1. Chiếu hàng này lên (T ), ta được DP N X là tứ giác điều
hòa.

Suy ra N P và hai tiếp tuyến tại X và D của (T ) đồng quy, ta gọi điểm đồng quy là Oa . Dễ thấy Oa D = Oa X.

Mặt khác, N P là đường trung trực của AD nên Oa A = Oa D.

Suy ra Oa là tâm của (AXD). Mà Oa X ⊥ T X nên (ADX) trực giao (T ).

Chứng minh ý (AXD) trực giao với (O), xin dành lại cho bạn đọc.

ii. GD, XH, (ADX), (O) cùng đi qua một điểm.

Chứng minh tính chất ii

Bổ đề: Cho 4ABC nhọn có trực tâm H, đường cao AD, M là trung điểm BC, G là trọng tâm của 4ABC,
AM cắt đường tròn Euler của tam giác ABC tại X. Gọi S là giao điểm thứ 2 của OH với (AHX). Chứng
minh ASDG nội tiếp.

19
A

G
H
T

S B D M C

Chứng minh bổ đề

Gọi T là tâm đường tròn Euler của tam giác ABC. Dễ chứng minh được ∠T DX = ∠XAD (dựa vào góc chắn
>
cung XD trong (T )). Suy ra T D tiếp xúc (AXD).

Ta có AXHS nội tiếp nên ∠XST = ∠DAX = ∠XDT , hay XSDT nội tiếp.
>
Mặt khác dễ chứng minh được ∠ADX = ∠T XM (dựa vào góc chắn cung XM trong (T )).

Ta có ∠XDS = ∠XT S ⇒ ∠XDS − ∠ADX = ∠XT S − ∠T XM ⇒ ∠ADS = ∠AGS ⇒ ASDG nội tiếp (bổ đề
được chứng minh).

Quay trở lại bài toán,

A L

X
Oa P
N
G
H

S B M C
D
Da

Qua N, P , kẻ đường tròn tiếp xúc trong với (O) tại Da . Tiếp tuyến tại Da của (O) cắt N P tại Oa . Qua A,
kẻ tia song song với BC, cắt lại (O) tại L. Gọi S là giao điểm thứ hai của GH và (AXH).

Xét ba đường tròn (Da N P ), (O), (AN P ), ta có Oa là tâm đẳng phương của ba đường tròn này. Suy ra Oa A là
tiếp tuyến tại A của (Oa ). Suy ra Oa là tâm ngoại tiếp của (ADX) (từ tính chất i). Mặt khác, Oa A = Oa Da
nên Da ∈ (ADX). Hay nói cách khác, Da là điểm chung của (O) và (ADX) (1).

Ta có ∠ADa D = ∠AOa N = ∠ADa L. Đồng thời, ta có tính chất quen thuộc sau: L, G, D. Do đó L, G, D, Da .
(2) 2
2
Các bạn có thể tham khảo thêm bài G4 của IMO Shortlist 2011 để tìm hiểu thêm về tính chất thẳng hàng
này.

20
Xét phép nghịch đảo tâm G, phương tích GX · GA, ta có

H ↔ S, X ↔ A, Da ↔ D

Mà theo bổ đề, ta đã chứng minh được AGDS nội tiếp. Qua phép nghịch đảo đã xét ở trên, ta suy ra H, X, D
thẳng hàng. (3)

Từ (1), (2), (3), ta suy ra điều phải chứng minh.

iii. Các đường tròn (ADX), (BY E), (CXF ) cùng cắt nhau tại 2 điểm phân biệt. Gọi 2 điểm ấy là U, V thì
(GH, U V ) = −1.

Chứng minh tính chất iii

X E
P N

F H U G O
Z
Y
B D M C
D0
V

Trong quá trình chứng minh bài toán chọn đội tuyển Bình Phước 2019-2020, ta có được kết quả OA tiếp xúc
(AXD). Do đó PO/(AXD) = OA2 .

Tương tự, ta có PO/ (BY E) = OB 2 và PO/ (CZF ) = OC 2 . Suy ra PO/ (AXD) = PO/ (BY E) = PO/ (CZF ) hay
O có cùng phương tích tới ba đường tròn này (1) .

Ta lại có PH/ (AXD) = HA · HD và thiết lập các biểu thức tương tự, ta dễ dàng suy ra PH/ (AXD) =
PH/ (BY E) = PH/ (CZF ) . Vậy H có cùng phương tích tới ba đường tròn này (2) .

Từ (1) và (2), suy ra OH là trục đẳng phương chung của cả ba đường tròn trên.

Mặt khác PH/ (AXD) = HA · HD < 0 (chú ý 4ABC nhọn) và PO/ (AXD) = OA2 > 0 nên OH cắt được
(AXD) tại 2 điểm phân biệt.

Điều trên kết hợp với OH là trục đẳng phương chung của cả ba đường tròn, ta dễ dàng suy ra cả ba đường
tròn cùng cắt nhau tại 2 điểm nằm trên OH.

Gọi 2 điểm giao của ba đường tròn là U, V . Ta sẽ chứng minh (GH, U V ) = −1. Theo kết quả của tính chất ii,
ta có AXDD0 nội tiếp và H = AD ∩ XD0 , G = AX ∩ D0 D nên H liên hợp G trong đường tròn (AXD). HG
cắt lại đường tròn (AXD) tại U, V nên (HG, U V ) = −1 (điều phải chứng minh).

Ngoài các tính chất trên, đường tròn (AXD) còn nhiều tính chất đẹp khác, phần khai thác các tính chất khác
ấy xin dành lại cho bạn đọc.

21

You might also like