Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 28

KHOA QUẢN TRỊ

LỚP QUẢN TRỊ-LUẬT 44B

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT

CHỦ THỂ CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Bộ môn: Luật Dân Sự

Giảng viên: ThS. Nguyễn Tấn Hoàng Hải

Sinh viên: Nguyễn Hà Thy

MSSV: 1953401020230

Quảng Ngãi, ngày 20 tháng 02 năm 2020


MỤC LỤC
2

BÀI TẬP 1: NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CÁ NHÂN..................4


Tóm tắt quyết định số 11/2007/BLDS-TS ngày 18/7/2017 của Toà án
nhân dân thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam về “V/v tuyên bố một người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi”................................................................4
1.1. Hoàn cảnh của ông P như trong Quyết định được bình luận có thuộc
trường hợp mất năng lực hành vi dân sự hay không? Vì sao?...............................4
1.2. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạn chế năng lực hành
vi dân sự và mất năng lực hành vi dân sự..............................................................5
1.3. Trong Quyết định được bình luận, ông P có thuộc trường hợp người
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không? Vì sao?..............................................7
1.4. Điểm khác nhau cơ bản giữa người bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự và người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi...................................8
1.5. Tòa án xác định ông P thuộc trường hợp người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi có thuyết phục không? Vì sao?................................10
1.6. Việc Tòa án không để bà H là người giám hộ cho ông P có thuyết
phục không? Vì sao?...........................................................................................11
1.7. Việc Tòa án để bà T là người giám hộ cho ông P có thuyết phục
không? Vì sao?....................................................................................................12
1.8. Với vai trò của người giám hộ, bà T được đại diện ông P trong những
giao dịch nào? Vì sao?.........................................................................................13
1.9. Suy nghĩ của anh/chị về chế định người có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi mới được bổ sung trong BLDS 2015.........................................13

BÀI TẬP 2: TƯ CÁCH PHÁP NHÂN VÀ HỆ QUẢ PHÁP LÝ........15


Tóm tắt Bản án số 1117/2012/LĐ-PT ngày 11/9/2012 của Tòa án nhân
dân TP Hồ Chí Minh về “V/v Tranh chấp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng”..15
Tóm tắt tình huống:..................................................................................15
2.1. Những điều kiện để tổ chức được thừa nhận là một pháp nhân.........15
3

2.2. Trong Bản án số 1117, theo Bộ tài nguyên và môi trường, Cơ quan
đại diện Bộ tài nguyên và môi trường có tư cách pháp nhân không? Đoạn nào của
Bản án có câu trả lời?..........................................................................................18
2.3. Trong Bản án số 1117, vì sao Tòa án xác định Cơ quan đại diện Bộ tài
nguyên và môi trường không có tư cách pháp nhân?...........................................18
2.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án.......................19
2.5. Pháp nhân và cá nhân có gì khác nhau về năng lực pháp luật dân sự?
............................................................................................................................. 19
2.6. Giao dịch do người đại diện của pháp nhân xác lập nhân danh pháp
nhân có ràng buộc pháp nhân không?..................................................................22
2.7. Trong tình huống trên , hợp đồng kí kết với Công ty Nam Hà trong
tình huống trên có ràng buộc Công ty Bắc Sơn không? Vì sao?..........................22

BÀI TẬP 3: TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA PHÁP NHÂN.............23


Tóm tắt Bản án số 10/2016KDMT-PT ngày 17/3/2016 của Tòa án nhân
dân tỉnh An Giang về “V/v Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa”................23
3.1. Trách nhiệm của pháp nhân đối với nghĩa vụ của các thành viên và
nghĩa vụ của các thành viên đối với nghĩa vụ của pháp nhân..............................23
3.2. Trong Bản án được bình luận, bà Hiền có là thành viên của Công ty
Xuyên Á không? Vì sao?.....................................................................................24
3.3. Nghĩa vụ đối với Công ty Ngọc Bích là nghĩa vụ của Công ty Xuyên
Á hay của bà Hiền? Vì sao?.................................................................................24
3.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa cấp sơ thẩm và Tòa
cấp phúc thẩm liên quan đến nghĩa vụ đối với Công ty Ngọc Bích.....................24
3.5. Làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của Công ty Ngọc Bích khi Công ty
Xuyên Á đã bị giải thể?.......................................................................................26

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................27


4

BÀI TẬP 1

NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CÁ NHÂN


Tóm tắt quyết định số 11/2007/BLDS-TS ngày 18/7/2017 của Toà án
nhân dân thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam về “V/v tuyên bố một người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi”
Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là bà Vũ Thị H. Bà đưa đơn yêu cầu
tuyên bố ông Lê Văn P có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Bà Vũ Thị H và ông Lê Văn P có quan hệ vợ chồng. Theo như lời và Vũ Thị
H thì ông Lê Văn P bị bệnh tâm thần vào năm 2014, được điều trị tại bệnh viện Tâm
thần. Sau khi xuất viện thì điều trị ngoại trú, dưới sự quản lý của Trạm Y tế.
Bà Huỳnh Thị T là người có quan hệ nuôi dưỡng làm người giám hộ cho ông
Lê Văn P khi ông Lê Văn P được tòa tuyên bố khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi.
Căn cứ vào tài liệu, các chứng cứ có liên quan, Tòa chấp nhận đơn yêu cầu
của bà Vũ Thị H, tuyên bố ông Lê Văn P gặp khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi và chỉ định và bà Huỳnh Thị T là người giám hộ cho ông P.
1.1. Hoàn cảnh của ông P như trong Quyết định được bình luận có
thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự hay không? Vì sao?
Khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS 2015) quy định: “Khi
một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm
chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ
quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng
lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần”.
Như vậy, trường hợp mất năng lực hành vi dân sự được quyết định đối với
một người xảy ra với 2 tiêu chí:
(1) Kết luận giám định pháp y tâm thần
(2) Có yêu cầu quyết định tuyên bố.
Trong khi đó, đối với trường họp của ông Lê Văn P thì:
(1) Trung tâm Pháp ý tâm thần khu vực Miền Trung kết luận :
5

“Về mặt y học: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại thuyên giảm (F13.7)
Về mặt pháp luật: Khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi”.
Rõ ràng, kết luận giám định đối với ông P là “khó khăn trong nhận thức và
làm chủ hành vi” chứ không phải bị mất năng lực hành vi dân sự.
(2) Không có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ
chức hữu quan về việc ông P mất năng lực hành vi dân sự.
Hơn hết, tuy theo lời khai của bà H thì ông P bị bệnh tâm thần nhưng đã
được điều trị tại bệnh viện cũng như là đã được xuất viện để điều trị ngoại trú dưới
sự quản lý của trạm Y tế cho đến nay nên không có căn cứ cho rằng ông P mất năng
lực hành vi dân sự.
Vậy hoàn cảnh của ông P như trong Quyết định được bình luận không thuộc
trường hợp mất năng lực hành vi dân sự.
1.2. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạn chế năng lực
hành vi dân sự và mất năng lực hành vi dân sự

Hạn chế năng lực hành Mất năng lực hành vi


vi dân sự dân sự
Giống Căn cứ Một người bị xem là mất năng lực hành vi dân
nhau chứng sự hoặc hạn chế năng lực hành  vi dân sự khi và chỉ
minh khi có Quyết định của Tòa án tuyên bố người đó mất
hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Khả năng Cá nhân không thể tự mình tham gia các giao
thực hiện dịch, giao dịch phải do người đại diện theo pháp luật
giao dịch thực hiện.
Khác nhau Đối tượng Khoản 1 Điều 24 Khoản 1 Điều 22
BLDS 2015 quy định: BLDS 2015 quy định:
“Người nghiện ma túy, “Người bị bệnh tâm thần
nghiện các chất kích hoặc mắc bệnh khác mà
thích khác dẫn đến phá không thể nhận thức, làm
tán tài sản của gia đình chủ được hành vi […]”.
6

[…]”.
Cơ sở để Theo yêu cầu của - Theo yêu cầu của người
Tòa án ra
người có quyền, lợi ích có quyền, lợi ích liên
quyết định
liên quan hoặc của cơ quan hoặc của cơ quan,
quan, tổ chức hữu quan. tổ chức hữu quan.

- Kết luận giám định


pháp y tâm thần.
Hệ quả Khoản 2 Điều 24 Khoản 2 Điều 22
pháp lý BLDS 2015: “Việc xác BLDS 2015: “Giao dịch
lập, thực hiện giao dịch dân sự của người mất
dân sự liên quan đến tài năng lực hành vi dân sự
sản của người bị Tòa án phải do người đại diện
tuyên bố hạn chế năng theo pháp luật xác lập,
lực hành vi dân sự phải thực hiện”.
có sự đồng ý của người
đại diện theo pháp luật,
trừ giao dịch nhằm phục
vụ nhu cầu sinh hoạt
hàng ngày hoặc luật liên
quan có quy định khác”.
Người đại Người đại diện Người đại diện cho người
diện của người hạn chế năng mất năng lực hành vi dân
lực hành vi dân sự do sự có thể là cá nhân hoặc
Tòa án chỉ định. pháp nhân và được gọi là
người giám hộ
“Người giám hộ có thể là
người giám hộ đương
nhiên hay giám hộ cử
(khi không có người giám
7

hộ đương nhiên)”1.

1.3. Trong Quyết định được bình luận, ông P có thuộc trường hợp người bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự không? Vì sao?
Khoản 1 Điều 24 BLDS 2015 quy định: “  Người nghiện ma túy, nghiện các
chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người
có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra
quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự”.
Như thế, người bị tòa tuyên bố bị hạn chế năng lực hành vi dân sự sẽ dựa
vào 2 tiêu chí:
(1) Có sử dụng các chất kích thích dẫn đến phá tán tài sản.
(2) Có yêu cầu quyết định tuyên bố.
Trong khi đó, trường hợp của ông P thì:
(1) Trong Quyết định được bình luận không đề cập đến việc ông Lê Văn P
có nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích dẫn đến phá tán tài sản của gia đình.
Mà chỉ có kết luận của Trung tâm Pháp ý tâm thần khu vực Miền Trung:
“Về mặt y học: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại thuyên giảm (F13.7)
Về mặt pháp luật: Khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi”.
Có thể thấy, kết luận giám định đối với ông P là “khó khăn trong nhận thức
và làm chủ hành vi” chứ không phải hạn chế năng lực hành vi dân sự.
(2) Tòa án cũng đã chấp nhận yêu cầu của bà Vũ Thị H yêu cầu tuyên bố ông
Lê Văn P có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Hơn hết, tuy theo lời khai của bà H thì ông P bị bệnh tâm thần nhưng đã
được điều trị tại bệnh viện cũng như là đã được xuất viện để điều trị ngoại trú dưới
sự quản lý của trạm Y tế cho đến nay nên không có căn cứ cho rằng ông P mất năng
lực hành vi dân sự.

1
Trang 5, Vấn đề bảo hộ người mất năng lực hành vi dân sự, Tạp chí khoa học pháp lý số 5/2011,
Đỗ Văn Đại và Nguyễn Thanh Thư.
8

Vậy, ông P không thuộc trường hợp người bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự.
1.4. Điểm khác nhau cơ bản giữa người bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự và người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Người bị hạn chế năng lực Người có khó khăn trong
hành vi dân sự nhận thức, làm chủ hành
vi
Chủ thể bị Khoản 1 Điều 24 Khoản 1 Điều 23
tuyên bố BLDS 2015: “Người nghiện BLDS 2015: “Người thành
ma túy, nghiện các chất kích niên do tình trạng thể chất
thích khác dẫn đến phá tán hoặc tinh thần mà không đủ
tài sản của gia đình[…]”. khả năng nhận thức, làm chủ
hành vi nhưng chưa đến
mức mất năng lực hành vi
dân sự […]”.
Chủ thể Khoản 1 Điều 24 Khoản 1 Điều 23
được yêu BLDS 2015: “[…] người có BLDS 2015: “[…] theo yêu
cầu quyền, lợi ích liên quan cầu của người này, người có
hoặc của cơ quan, tổ chức quyền, lợi ích liên quan
hữu quan”. hoặc của cơ quan, tổ chức
hữu quan”.
Cơ sở để tòa Theo yêu cầu của Theo yêu cầu của người
đưa ra người có quyền, lợi ích liên này, người có quyền, lợi ích
tuyên bố quan hoặc cơ quan, tổ chức liên quan hoặc của cơ quan,
hữu quan tổ chức hữu quan
Kết luận giám định pháp y
tâm thần
Khoản 2 Điều 46 BLDS
2015: “Trường hợp giám hộ
9

cho người có khó khăn trong


nhận thức, làm chủ hành vi
thì phải được sự đồng ý của
người đó nếu họ có năng lực
thể hiện ý chí của mình tại
thời điểm yêu cầu.”
Hệ quả Khoản 2 Điều 24 Tòa án sẽ xác định
pháp lý BLDS 2015: “Việc xác lập, quyền và nghĩa vụ của
thực hiện giao dịch dân sự người giám hộ (mỗi chủ thể
liên quan đến tài sản của sẽ có người giám hộ với
người bị Tòa án tuyên bố quyền và nghĩa vụ khác
hạn chế năng lực hành vi nhau chứ không phải lúc
dân sự phải có sự đồng ý nào cũng cần sự đồng ý của
của người đại diện theo người giám hộ trong các
pháp luật, trừ giao dịch giao dịch)
nhằm phục vụ nhu cầu sinh
hoạt hàng ngày hoặc luật
liên quan có quy định khác”.

1.5. Tòa án xác định ông P thuộc trường hợp người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi có thuyết phục không? Vì sao?
Khoản 1 Điều 23 BLDS 2015 quy định: “ Người thành niên do tình trạng thể
chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa
đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có
quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận
giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định
quyền, nghĩa vụ của người giám hộ”.
Như vậy, trường hợp người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
được tòa tuyên bố dựa vào 4 tiêu chí:
10

(1) Ông P sinh năm 1986 (31 tuổi). Tức là người đã thành niên.
(1) Không đủ khả năng nhận thức,làm chủ hành vi nhưng không đến mức
mất năng lực hành vi dân sự
Trong bản án có nhận định: “Theo lời khai của bà Vũ Thị H và ông Lê Văn P
thì ông P bị tâm thần từ năm 2004”. Có thể thấy, trong lúc ghi nhận lời khai này,
lời bà H và ông P là trùng khớp nên Tòa án mới có thể đưa ra nhận định như trên.
Vậy có thể hiểu, lúc đó ông P vẫn có thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình.
Tại phiên họp, khi đặt ra vấn đề về người giám hộ cho Lê Văn P, ông P đã
“yêu cầu Tòa án chỉ định bà Huỳnh Thị T làm người giám hộ cho mình”. Rõ ràng,
ông P vẫn có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi ở một khoảng thời gian nào đó
chứ không phải hoàn toàn bị mất đi nhận thức.
(2) Có yêu cầu quyết định tuyên bố
Tòa án cũng đã chấp nhận yêu cầu của bà Vũ Thị H yêu cầu tuyên bố ông Lê
Văn P có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
(3) Có kêt luận giám định pháp y tâm thần
Kết luận của Trung tâm Pháp ý tâm thần khu vực Miền Trung cho thấy:
“Về mặt y học: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại thuyên giảm (F13.7)
Về mặt pháp luật: Khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi”.
Mặc dù, theo lời bà H và ông P, ông P đã bị tâm thần từ năm 2004, thế
nhưng đã được điều trị tại Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng, đã được xuất
viện và điều trị ngoại trú dưới sự quản lý của Trạm Y tế xã Đ cho đến nay nên
không có căn cứ cho việc ông còn chứung tâm thần hay đã hoàn toàn bình phục.
Vậy việc Tòa án xác định ông P thuộc trường hợp người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi là hoàn toàn thuyết phục.
1.6. Việc Tòa án không để bà H là người giám hộ cho ông P có thuyết phục
không? Vì sao?
Việc Tòa án không để cho bà H là người giám hộ cho ông P là không thuyết
phhục. Vì các lý do sau:
Cơ sở pháp lý:
11

Điều 49 BLDS 2015 quy định: “Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể
làm người giám hộ:
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
2. Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền,
nghĩa vụ của người giám hộ.
3. Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị
kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
4. Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa
thành niên”.
- Bình luận:
Thứ nhất, quyết định số 11/2017/QDDS-ST ngày 18/07/2017 của Tòa án
nhân dân thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam đã cho rằng: “Lý do, mục đích bà H yêu
cầu tuyên bố ông P có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là để giải quyết
vụ án ly hôn giữa bà H và ông P” nên “bà H không đủ điều kiện làm người giám hộ
cho ông P”. Lập luận đưa ra của Tòa không phù hợp với bất kỳ khoản nào trong
Điều 49 BLDS 2015 để nhận đến nhận định bà H không đủ điều kiện làm người
giám hộ cho ông P.
Thứ hai, trong quyết định số 11/2017/QDDS-ST ngày 18/07/2017 không đề
cập tới bất kỳ vi phạm nào khác của bà H về điệu kiện trở thành người giám hộ.
Thứ ba, về điều kiện làm người giám hộ cho người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi, Khoản 2 Điều 46 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp giám
hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý
của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu”.
Trong khi đó, ông P có đủ năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu
cầu khi ông có thể yêu cầu Tòa án chỉ định bà Huỳnh Thị T làm người giám hộ cho
mình. Thế nhưng Tòa án lại không nhắc đến ý kiến của ông P về việc có đồng ý hay
không đồng ý cho bà H làm người giám hộ mà đã đưa ra nhận định bà H không đủ
điều kiện.
12

1.7. Việc Tòa án để bà T là người giám hộ cho ông P có thuyết phục không? Vì
sao?
Việc Tòa án để bà T là người giám hộ cho ông P là hoàn toàn thuyết phục.
Thứ nhất, bà T không vi phạm bấy kỳ khoản nào xét trong Điều 46 BLDS
2015 về điều kiện trở thành người giám hộ. Bà T còn là người chăm sóc, nuôi
dưỡng ông P từ nhỏ đến tuổi trưởng thành, và hiện này ông P vẫn sống cùng và T.
Điều này cho thấy, mối quan hệ thân thiết giữa bà T và ông P
Thứ hai, chính ông P là người yêu cầu Tòa án chỉ định bà T làm người giám
hộ cho mình. Tòa án đồng ý với quyết định này là tôn trọng ý chí của ông P khi ông
P còn có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi.
Thứ ba, “lý do, mục đích bà H yêu cầu tuyên bố ông P có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi là để giải quyết vụ án ly hôn giữa bà H và ông P”. Trong
trường hợp ông P gặp khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi tại thời điểm vụ
án ly hôn xảy ra, bà H có thể đưa ra những yêu cầu có lợi cho mình và nhân danh là
người giám hộ cho ông P để đồng ý với những yêu cầu đó. Khi đó người chịu thiệt
hại lớn nhất là ông P.
1.8. Với vai trò của người giám hộ, bà T được đại diện ông P trong những giao
dịch nào? Vì sao?
Cơ sở pháp lý:
Theo Điểm b Điều 57 BLDS 2015 quy định về “nghĩa vụ của người giám hộ
đối với người được giám hộ […] người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vi”: “ Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự”.
Bình luận:
Tại sao phải là giao dịch dân sự mà không phải các giao dịch nào khác? Có
thể thấy, giao dịch dân sự là căn cứ phổ biến nhất trong các căn cứ để làm phát sinh,
thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự, là phương tiện cơ bản để thực hiện
những giao lưu dân sự, đáp ứng những mong muốn tối thiểu nhất của mọi thành
viên trong xã hội. Trường hợp như ông P, là người có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi cũng sẽ có những nhu cầu mà phải dùng đến các giao dịch dân sự.
Chính vì thế, việc bà H đại diện cho ông P trong các giao dịch dân sự là đảm bảo
được những lợi ích về quyền con người của ông P.
13

Trong trường hợp cụ thể hơn thì bà T có thể đại diện ông P trong thủ tục ly
hôn với bà H.
1.9. Suy nghĩ của anh/chị về chế định người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi mới được bổ sung trong BLDS 2015.
Chế định người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mới được bổ
sung trong BLDS 2015 là rất đúng đắn.
Thứ nhất, dựa vào Điều 22, 23 BLDS 2005, tùy vào mức độ nhận thức, làm
chủ hành vi mà người ta chia ra hai trường hợp: mất năng lực hành vi dân sự và hạn
chế năng lực hành vi dân sự. Từ đó, có thể hiểu, người từ mười sáu tuổi trở lên, khi
nhận thức không đến mức bị mất hoặc hạn chế hành vi dân sự thì vẫn có thể tham
gia vào các giao dịch dân sự, vẫn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn cho hành vi của
mình. Thế nhưng, trường hợp người thành niên vì một số lý do mà ảnh hưởng đến
khả năng nhận thức, làm chủ hành vi (người mắc phải các vấn đề về thể chất trong
quá trình hoạt động, làm việc; người khiếm khuyết; người lớn tuổi không còn được
mình mẫn…) nhưng không đến mức bị mất hoặc bị hạn chế năng lưc hành vi dân sự
mà vẫn phải tự mình quyết định các giao dịch dân sự quan trọng, tự chịu trách
nhiệm như những người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì rất bất công. Vì thực
tế, không phải lúc nào nhận thức của con người cũng thuộc hai trường hợp: hoàn
toàn đầy đủ hoặc hoàn toàn mất mà có lúc, con người có nhận thức thức và có lúc
thì không. Quy định này đưa ra đã bảo vệ tối đa quyền con người.
Thứ hai, đối với người mất năng lực hành vi dân sự và hạn chế năng lực
hành vi dân sự thì không được thể hiện mong muốn khi quyết định người đại diện
theo pháp luật. Thế nhưng, với trường hượp người có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi thì theo Khoản 2 Điều 46 BLDS 2015: “Trường hợp giám hộ cho
người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của
người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu ”. Đây là
quy định thể hiện rõ nét sự tôn trọng ý chí của người được giám hộ trong điều kiện
họ vẫn làm chủ được hành vi của mình.
Thứ ba, theo Điều 22 BLDS 2015, khi cảm thấy tình trạng thể chất, tinh thần
hoặc khả năng nhận thức của mình không còn đủ, chính người này có thể yêu cầu
Tòa đưa ra quyết định tuyên bố là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vi và quyết định người giám hộ chi mình. Quy định này đảm bảo con người có cơ
14

hội bảo vệ các lợi ích của bản thân mình trước khi rơi vào tình trạng tái không còn
đủ nhận thức mà đưa ra các quyết định sai lầm.

BÀI TẬP 2

TƯ CÁCH PHÁP NHÂN VÀ HỆ QUẢ PHÁP LÝ


Tóm tắt Bản án số 1117/2012/LĐ-PT ngày 11/9/2012 của Tòa án nhân
dân TP Hồ Chí Minh về “V/v Tranh chấp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng”.
Nguyên đơn là ông Nguyễn Ngọc Hùng yêu cầu khởi kiện cơ quan đại diện
Bộ tài nguyên và môi trường tại TP Hồ Chí Minh khi bị đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động.
Ông Hùng từng làm việc tại cơ quan đại diện Bộ tài nguyên và môi trường
với nhiệm vụ tuần tra canh gác, bảo vệ an toàn tài sản, đảm bảo an ninh trật tự, sửa
chữa điện, nước. Thế nhưng, trong thời gian ông Hùng làm việc tại đây đã xảy ra sự
việc mất cắp hai chiếc xe gắn máy.
Căn cứ vào hồ sơ vụ án, Tòa án chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của
cơ quan đại diện Bộ tài nguyên và môi trường TP Hồ Chí Minh.
Tóm tắt tình huống:
Công ty Bắc Sơn có thành lập chi nhánh Công ty Bắc Sơn tại TP Hồ Chí
Minh với quy định chi nhánh này có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập.
Vì thế, khi xảy ra tranh chấp giữa chi nhánh Công ty Bắc Sơn với Công ty Nam Hà
thì Công ty Bắc sơn phủ nhận trách nhiệm.
15

2.1. Những điều kiện để tổ chức được thừa nhận là một pháp nhân.
Cơ sở pháp lý:
Theo Khoản 1 Điều 74 BLDS 2015 quy định về “Pháp nhân”: “Một tổ chức
được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm
bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập”.
Bình luận:
Thứ nhất, pháp nhân không phải là một cá nhân mà phải là một tổ chức và
phải “được thành lập theo đúng trình tự, thủ tục chung do BLDS quy định và các
quy định của luật liên quan cho loại pháp nhân tương ứng” 2. Dù tùy vào mục đích
hoạt động, hình thức của tổ chức thì sẽ có trình tự, thủ tục khác nhau nhưng quy
định của BLDS vẫn luôn là cơ sở pháp lý chung cho mọi loại pháp nhân.
Các luật liên quan khác chính là các luật chuyên ngành, các luật này khiến
cho việc thành lập các loại pháp nhân thêm chặt chẽ đối với từng lĩnh vực. Nhưng
trên hết vẫn phải dựa trên quy định của BLDS.
Thông qua quy định này, “các cơ quan nhà nuớc có thể kiểm tra, giám sát
việc thành lập các tổ chức, đồng thời ngăn ngừa, không để cho các tổ chức nguy hại
cho xã hội ra đời3. Ngoài ra, từ đây ta cũng có thể xác định được quyền và nghĩa vụ
của pháp nhân, Tòa án có thể nắm bắt được tình hình của pháp nhân để xét xử khi
xảy ra tranh chấp.
Thứ hai, để được công nhân là pháp nhân, tổ chức đó phải có cơ cấu chặt
chẽ. Tại Điều 83 BLDS 2015 quy định: “1. Pháp nhân phải có cơ quan điều hành.
Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy
định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân. 2.
Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của

2
Giáo trình Những vấn đề chung về Luật dân sự ĐH Luật TP Hồ Chí Minh, trang 162
3
Giáo trình Những vấn đề chung về Luật dân sự ĐH Luật TP Hồ Chí Minh, trang 163
16

pháp luật”. Tức có nghĩa, Cơ cấu tổ chư chặt chẽ của pháp nhân đuợc biểu hiện
thông qua ba mặt: Thứ nhất, pháp nhân tồn tại duới một hình thái tổ chức nhất định
phù hợp với mục đích, chức năng, lĩnh vực hoạt động của tổ chức đó tính tổ chức
của pháp nhân tạo sự liên kết tưong đối bền vững và đảm bảo sự thống nhất trong
hoạt động của pháp nhân. Thứ hai, pháp nhân có cơ cấu hoàn chỉnh, thống nhất. Sự
hoàn chỉnh về cơ cấu đuợc hiểu là pháp nhân có “bộ máy” 4 làm việc bao gồm đầy
đủ các cơ quan tổ chức, các đơn vị chuyên môn và giữa các bộ phận đó phải có sự
liên kết chặt chẽ với nhau, chịu sự lãnh đạo của ban lãnh đạo pháp nhân. Thứ ba,
pháp nhân có tính độc lập về mặt tổ chức. Sự độc lập đó thể hiện ở chỗ pháp có ý
chí riêng và hành động độc lâp theo ý chí đó mà không phụ thuộc vào các chủ thể
khác.
Thứ ba, theo quy định của pháp luật thì pháp nhân phải có tài sản độc lập để
chủ động thực hiện trong các giao dịch.Tài sản độc lập đó có được từ nhiều nguồn5
khác nhau. Tài sản đó phải hoàn toàn tách biệt với tài sản của các cá nhân là thành
viên nên các thành viên chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp vào
tổ chức, đảm bảo quyền độc lập và tự chủ của pháp nhân trong vệc chiếm hữu, sử
dụng và định đoạt các tài sản đó. Đây là điều kiện quan trọng để phân biệt pháp
nhân với cá nhân và các tổ chức khác. Sự độc lập về tài sản của pháp nhân thể hiện
ở “chế độ quản lý, kiểm soát và cơ chế thực hiện quyền làm chủ của pháp nhân đối
với tài sản của mình”6. Nó còn thể hiện ở việc pháp nhân có quyền dùng tài sản của
mình để phục vụ cho các hoạt động của pháp nhân, đem tài sản đó để chịu trách
nhiệm và thực hiện các nghĩa vụ của pháp nhân và “khi tài sản của pháp nhân bị
thiệt hại, chỉ có pháp nhân mới có quyền khởi kiện đòi bồi thường”7.
Bên cạnh việc có tài sản độc lập thì pháp nhân còn phải có khả năng tự chịu
trách nhiệm bằng tài sản của mình. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm tài sản một
cách độc lập nghĩa là pháp nhân phải tự mình chịu trách nhiệm truớc chủ nợ bằng
chính tài sản của pháp nhân và cũng chỉ phải chịu trách nhiệm tối đa bằng toàn bộ

4
Giáo trình Những vấn đề chung về Luật dân sự ĐH Luật TP Hồ Chí Minh, trang 164
5
BLDS 2015 có bổ sung quy định về tài sản của pháp nhân như sau: “Tài sản của pháp nhân bao gồm
vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở
hữu theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.” (Điều 81)
6
Giáo trình Những vấn đề chung về Luật dân sự ĐH Luật TP Hồ Chí Minh, trang 167.
7
Điểm iii và iv, trang 163, Lê Minh Hùng, Giáo trình Những vấn đề chung về Luật dân sự ĐH Luật
TP Hồ Chí Minh.
17

tài sản của pháp nhân. Việc quy định như vậy nhằm giới hạn mức độ chịu trách
nhiệm của pháp nhân và hạn chế rủi ro tài chính đối với các thành viên cũng như
người sáng lập.
Thứ tư, pháp nhân có quyền nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp
luật thông qua người đại diện theo pháp luật. Người này có quyền thực hiện mọi
giao dịch dân sự theo mong muốn của pháp nhân. Tham gia với tư cách là nguyên
đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trước tòa án, trọng tài và các
quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2.2. Trong Bản án số 1117, theo Bộ tài nguyên và môi trường, Cơ quan
đại diện Bộ tài nguyên và môi trường có tư cách pháp nhân không? Đoạn nào
của Bản án có câu trả lời?
Theo Bộ tài nguyên và môi trường, cơ quan đại diện Bộ tài nguyên và môi
trường có tư cách pháp nhân.
Trong quyết định 1364/QĐ-BTNMT ngày 8/7/2008 của Bộ trưởng Bộ tài
nguyên và môi trường có nội dung: “Cơ quan đại diện có tư các pháp nhân, có con
dấu và tài khoản riêng”
2.3. Trong Bản án số 1117, vì sao Tòa án xác định Cơ quan đại diện Bộ
tài nguyên và môi trường không có tư cách pháp nhân?
- Cơ sở pháp lý:
Điều 92 BLDS 2005 quy định: “[…] 2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ
thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của pháp nhân
và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó. 4. Văn phòng đại diện, chi nhánh không
phải là pháp nhân. Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh thực hiện nhiệm
vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền. 5. Pháp
nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do văn phòng đại
diện, chi nhánh xác lập, thực hiện”.
Bình luận:
Cơ quan đại diện của Bộ tài nguyên và môi truờng đã vi phạm điều kiện để
được công nhận là pháp nhân đó là không cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Theo quyết định
1364/QĐ-BTNMT có đề cập rõ, Cơ quan đại diện của Bộ tài nguyên và môi truờng
chỉ là một bộ phận “giúp Bộ truởng theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện nhiệm
18

vụ” và “thực hiện một số nhiệm vụ theo chuơng trình công tác của Bộ”, nó không
được tự do quyết định, xác định phương hướng cho mình mà phải hoạt động theo sự
chỉ đạo của Bộ. Hơn hết, nó “phải phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc bộ Bộ để
thực hiện công tác chuyên môn nghiệp vụ được giao”. Về vấn đề nhân sự, cơ quan
đại diện cũng “quản lí cán bộ, công chức, người lao động, […] theo quy định của
pháp luật và phân cấp của Bộ”.

Hơn hết, một trong những điều kiện để một tổ chức được công nhận là pháp
nhân còn là phải “có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách
nhiệm bằng tài sản đó”. Có nghĩa là tài sản đó sẽ được pháp luật công nhận là thuộc
toàn quyền sở hữu của pháp nhân, không phải phụ thuộc, bị kiểm soát bởi bất kỳ ai.
Tuy nhiên, trong quyết định số 1364/QĐ-BTNMT ngày 8/7/2008 của Bộ trưởng Bộ
tài nguyên và môi trường có nhắc đến cơ quan đại diện Bộ tài nguyên và môi trường
là phải “lập dự toán, tổ chức thực hiện dự toán, quyết toán thu chi ngân sách theo
quyết định của Nhà nước và theo phân cấp của Bộ”. Vậy, hạch toán của cơ quan đại
diện Bộ tài nguyên và môi trường là hạch toán phụ thuộc vào “quyết định của Nhà
nước và theo phân cấp của Bộ”, không được phép tự thu, tự chi, tùy ý quyết toán
thuế.
Vì thế, Tòa án có thể xác định cơ quan đại diện Bộ tài nguyên và môi trường
là văn phòng đại diện của Bộ tài nguyên và môi trường đặt tại TP Hồ Chí Minh.
Thế nhưng, theo Khoản 4 Điều 92 BLDS thì “Văn phòng đại diện, […]
không phải là pháp nhân”. Từ đó, Tòa án có thể xác định cơ quan đại diện Bộ tài
nguyên và môi trường không có tư cách pháp nhân.

2.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án
Hướng giải quyết mà Tòa án đưa ra là hoàn toàn hợp lý.
Thứ nhất, việc xác định bị đơn cần phải chính xác. Bị đơn là cá nhân, tổ
chức, cơ quan phải chịu bồi thường cho những thiệt hại đã gây ra. Xác định bị đơn
sai lầm, dẫn đến tình trạng luận tội không đúng người, người đó phải chịu tổn thất
về vật chất cũng như tinh thần một cách phi lý và việc xử án lúc này cũng không
19

còn ý nghĩa. Trong trường hợp này, bị đơn chính xác phải là Bộ tài nguyên và môi
trường.
2.5. Pháp nhân và cá nhân có gì khác nhau về năng lực pháp luật dân
sự?
Những điểm khác nhau về năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân và cá
nhân:
- Khái niệm:
Theo Khoản 1 Điều 14 BLDS 2005: “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự”.
Theo Khoản 1 Điều 86 BLDS 2005: “Năng lực pháp luật dân sự của pháp
nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục
đích hoạt động của mình”.
Có thể thấy, khái niệm năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân bị thu hẹp
hơn so với cá nhân khi phải “phù hợp mới mục đích hoạt động” của pháp nhân đó,
“có những giao dịch pháp nhân xác lập nhưng khó xác định có phù hợp với mục
đích của pháp nhân hay không”8.
Theo BLDS 2015, khái niệm năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân và cá
nhân là giống nhau. BLDS 2015 đã cải thiện được bất cập này của BLDS 2005 cho
thấy sự tiến bộ trong phương pháp điều hành.
- Năng lực pháp luật dân sự cá nhân có quyền xác định giới tính và chuyển
đổi giới tính:
BLDS 2005 chưa đề cập đến nội dung này.
Theo Điều 36, 37 BLDS 2015 đã bổ sung quyền xác định giới tính và
chuyển đổi giới tính đối với năng lực dân sự cá nhân. Việc bổ sung nội dung này
của BLDS 2015 vừa đáp ứng được sự thay đổi của xã hội vừa nâng cao quyền con
người. Vì đây là những đặc điểm mang tính cá nhân nên đối với năng lực pháp luật
dân sự của pháp nhân thì không được đề cập.
- Khi tham gia các quan hệ dân sự:

8
Thuvienphapluat.vn
20

Theo Khoản 2 Điều 134 BLDS 2015 quy định: “Cá nhân […] có thể xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện”.
Điều 85 BLDS 2015: “Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp
luật hoặc đại diện theo ủy quyền”.
Cá nhân có thể tự mình thực hiện năng lực pháp luật dân sự. Khi không đủ
điều kiện tham gia các quan hệ dân sự, cá nhân có thể nhờ người đại diện để thực
hiện các giao dịch dân sự thay mình. Còn đối với pháp nhân, để thực hiện năng lực
pháp luật dân sự thì cần phải có người đại diện.
- Thời điểm phát sinh của năng lực pháp luật dân sự
Theo Khoản 3 Điều 14 BLDS 2005 quy định: “Năng lực pháp luật dân sự
của cá nhân có từ khi người đó sinh ra […]”.
Khoản 2 Điều 86 BLDS 2005 quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của
pháp nhân phát sinh từ thời điểm pháp nhân được thành lập […]”.
Thời điểm phát sinh của năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân hay cá
nhân tương đối giống nhau, phù hợp với từng đối tượng.
Khoản 3 Điều 16 BLDS 2015 quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của cá
nhân có từ khi người đó sinh ra […]”.
Khoản 2 Điều 86 BLDS 2015: “Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho
phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự
của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký”.
Không phải lúc nào tổ chức được công nhận là pháp nhân cũng do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền thành lập mà các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty cổ phần cũng được xem là pháp nhân
và có năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân kể từ khi ghi vào sổ đăng ký. Đây
cũng là một điểm mới trong BLDS 2015 để theo kịp với sự phát triển của xã hội.
- Thời điểm chấm dứt năng lực pháp luật dân sự
Theo Khoản 3 Điều 14 BLDS 2005 quy định: “Năng lực pháp luật dân sự
của cá nhân […] chấm dứt khi người đó chết”.
21

Khoản 2 Điều 86 BLDS 2005 quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của
pháp nhân […] chấm dứt từ thời điểm chấm dứt pháp nhân”
Thời điểm chấm dứt năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân và cá nhân
tương đối giống nhau, phú hợp theo từng đối tượng.
Khoản 3 Điều 16 BLDS 2015 quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của cá
nhân […] chấm dứt khi người đó chết”.
Khoản 3 Điều 86 BLDS 2015: “Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân”.
Song, trong BLDS 2015, có xu hướng thêm quy định để bảo vệ quyền lợi
cho người chết, người chết vẫn được pháp luật ghi nhận.Theo Khoản 2 Điều 34
BLDS 2015 quy định: “[…] Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được
thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên;
trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã
chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác”.
2.6. Giao dịch do người đại diện của pháp nhân xác lập nhân danh pháp
nhân có ràng buộc pháp nhân không?
Theo Khoản 1 Điều 87 BLDS 2015 quy định: “Pháp nhân phải chịu trách
nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập,
thực hiện nhân danh pháp nhân […]”. Người đại diện của pháp nhân chỉ có trách
nhiệm thực hiện những yêu cầu từ pháp nhân, thay mặt pháp nhân nói lên ý kiến
chung chứ không phải người đại diện thực hiện các giao dịch dân sự có hiệu lực với
chính mình. Hơn hết, mọi hành động của người đại diện cũng cần có sự chỉ đạo,
đồng ý từ pháp nhân, chính vì thế giao dịch do người đại diện của pháp nhân xác lập
nhân danh pháp nhân có ràng buộc pháp nhân.
2.7. Trong tình huống trên , hợp đồng kí kết với Công ty Nam Hà trong
tình huống trên có ràng buộc Công ty Bắc Sơn không? Vì sao?
Theo Điều 92 BLDS 2015 quy định: “[…] 3.Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc
của pháp nhân, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp
nhân, kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. 4.Văn phòng đại diện chi nhánh
không phải là pháp nhân. Người đứng đầu đại diện, chi nhánh thực hiện nhiệm vụ
theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn đuợc ủy quyền. 5. Pháp
22

nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do văn phòng  đại
diện ,chi nhánh xác lập, thực hiện”.
Từ đây có thể thấy, Quyết định số 10/QĐ-BS/2N được Công ty Bắc sơn đưa
ra với nội dung Chi nhánh Công ty Bắc Sơn là “tổ chức kinh tế có tư cách pháp
nhân” là không đúng với Khoản 3 Điều 92 đã được nêu trên. Chi nhánh Công ty
Bắc Sơn chỉ được phép thay mặt Công ty Bắc Sơn hoạt động, làm việc, thực hiện
các giao dịch trong phạm vi và thời hạn mà Công ty Bắc Sơn đã ủy quyền cho tại
khu vực TP Hồ Chí Minh. Vì lẽ đó, khi xảy ra tranh chấp với Công ty Nam Hà, Chi
nhánh Công ty Bắc Sơn cũng chỉ là nhân danh Công ty Bắc Sơn để thực hiện giao
dịch, nên mọi vấn đề dân sự xảy ra đều ràng buộc trách nhiệm với Công ty Bắc Sơn.

BÀI TẬP 3

TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA PHÁP NHÂN


Tóm tắt Bản án số 10/2016KDMT-PT ngày 17/3/2016 của Tòa án nhân
dân tỉnh An Giang về “V/v Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa”
Nguyên đơn là Công ty TNHH Dịch vụ Xây dựng-Thương mại Ngọc Bích
(Công ty Ngọc Bích) kiện Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại Xuyên Á
(Công ty Xuyên Á) về “Hợp đồng mua bán tài sản”.
Công ty Xuyên Á có đặt mua hàng gạch men của Công ty Ngọc Bích nhưng
sau khi nhận hàng thì Công ty Xuyên Á chỉ đồng ý trả cho Công ty Ngọc Bích một
khoản tiền nhất định, không theo như hợp đồng với lý do là hàng giao không đúng
chuẩn.
Căn cứ vào quá trình điều tra, xem xét tài liệu, Tòa đã hủy Bản án kinh
doanh thương mại sơ thẩm số 02/2015/KDTM-ST ngày 27/10/2015 của Tòa án
nhân dân huyện Tri Tôn và yêu cầu giải quyết lại vụ án.
23

3.1. Trách nhiệm của pháp nhân đối với nghĩa vụ của các thành viên và
nghĩa vụ của các thành viên đối với nghĩa vụ của pháp nhân.
Trách nhiệm của pháp nhân đối với nghĩa vụ của các thành viên.
Theo Khoản 1 Điều 87 BLDS 2015 quy định: “Pháp nhân phải chịu trách
nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập,
thực hiện nhân danh pháp nhân.
Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại
diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”.
Trách nhiệm của các thành viên đối với nghĩa vụ của pháp nhân.
Theo Khoản 3 Điều 87 BLDS 2015: “Người của pháp nhân không chịu trách
nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập,
thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác”
3.2. Trong Bản án được bình luận, bà Hiền có là thành viên của Công ty
Xuyên Á không? Vì sao?
Trong Bản án được bình luận, bà Hiền là thành viên của Công ty Xuyên Á.
Vì theo như Bản án, bà Hiền đã “vốn góp 26,05%” vào Công ty TNHH Xuất nhập
khẩu Thương mại Xuyên Á (Công ty Xuyên Á) do ông Trần Ngọc Phong là giám
đốc.
3.3. Nghĩa vụ đối với Công ty Ngọc Bích là nghĩa vụ của Công ty Xuyên
Á hay của bà Hiền? Vì sao?
Nghĩa vụ đối với Công ty Ngọc Bích là nghĩa vụ của Công ty Xuyên Á.
Thứ nhất, Công ty Xuyên Á là một pháp nhân. Theo Khoản 1 Điều 87 BLDS
2015 quy định: “Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền,
nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.”. Thế
nên khi xảy ra tranh chấp, Công ty Xuyên Á phải chịu trách nhiệm đối với Công ty
Ngọc Bích.
Thứ hai, bà Hiền chỉ là một thành viên của công ty Xuyên Á. Theo Khoản 3
Điều 87 BLDS 2015: “Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay
cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường
24

hợp luật có quy định khác.” Nên bà Hiền không phải chịu trách nhiệm đối với Công
ty Ngọc Bích.
3.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa cấp sơ thẩm và
Tòa cấp phúc thẩm liên quan đến nghĩa vụ đối với Công ty Ngọc Bích.
Hướng giải quyết của Tòa cấp sơ thẩm có nhiều sai xót khiến cho việc đưa ra
kết luận gây thiệt hại đến lợi ích cá nhân.
Thứ nhất, Công ty Xuyên Á được thừa nhận là một pháp nhân. Khi Công ty
Ngọc Bích kiện Công ty Xuyên Á thì Công ty Xuyên Á phải cử người đại diện pháp
nhân, thay mặt pháp nhân thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự. Trong bản án,
khi đề cập đến “Người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng”, ngoài ông Trần Ngọc
Phong-giám đốc Công ty và bà Hồ Hoàng Phượng-người đại diện của pháp nhân do
ông Phong ủy quyền thì Bản án còn nhắc đến bà Võ Thị Thanh Hiền. Trong khi đó,
bà Hiền chỉ là một thành viên của Công ty Xuyên Á, bà Hiền không phải người chịu
trách nhiệm về quyền và nghĩa vụ tố tụng theo Khoản 3 Điều 86 BLDS
2015: “Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối
với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy
định khác”. Nên việc để bà Hiền là “người kế thừa quyền và nghĩa vụ” cùng với ông
Phong là không hợp lý.
Thứ hai, Tòa cấp sơ thẩm đã “buộc ông Trần Ngọc Phong và bà Võ Thị
Thanh Hiền trả cho Công ty TNHH Dịch vụ Xây dựng-Thương mại Ngọc Bích do
ông Đặng Ngọc Bích làm giám đốc” với số tiền vốn lẫn lãi là 107,030,752 (Một
trăm lẻ bảy triệu không trăm ba mươi nghìn bảy trăm năm mươi hia đồng). Thực tế,
Công ty Xuyên Á là một pháp nhân, tức là theo Điểm c Khoản 1 Điều 74 BLDS
2015 quy định thì pháp nhân phải “có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác” ,
tức là tài sản của nó phải tách biệt với tài sản của các thành viên hoặc tài sản của cơ
quan nhà nước sáng lập pháp nhân. Hơn hết, theo Khoản 2 Điều 87 BLDS 2015:
“Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình”. Chính vì thế việc Tòa
án buộc hai thành viên của Công ty Xuyên Á trả nợ là sai.
Thứ ba, Công ty Xuyên Á đã giải thể theo thông báo về giải thể doanh
nghiệp ngày 17/3/2014 theo Điều 93 BLDS 2015 nhưng Tòa án lại bỏ xót tình tiết
này, dẫn đến đưa ra những kết luận sai.
25

Dựa vào kết luận của Tòa cấp sơ thẩm, Tòa cấp phúc thẩm đã đưa ra hướng
giải quyết rất hợp lý.
Thứ nhất, Tòa án sau khi nhận được đơn kháng cáo của ông Trần Ngọc
Phong và bà Võ Thị Thanh HIền, xét thấy bà Hiền chỉ là thành viên với vốn góp là
26,05%, pháp nhân phải chịu trách nhiệm tài sản một cách độc lập. “Các thành viên
và người sáng lập không dùng tài sản của mình để chịu trách nhiệm thay cho pháp
nhân”9.
Thứ hai, Tòa cấp phúc thẩm đã phát hiện ra lỗi thiếu xót của Tòa cấp sơ
thẩm trong việc kiểm tra lý do giải thể, tài sản sau khi giải thể, nghĩa vụ về tải sản
của Công ty… mà đã vội vàng đưa ra kết luận.
Thứ ba, Tòa cấp phúc thẩm cũng đưa ra nhũng nhận xét về việc xác định tư
cách tham gia tố tụng của bà Hiền do Tòa cấp sơ thẩm là khôngg chính xác.
Từ đó, Tòa đã hủy bản án sơ thẩm va yêu cầu giải quyết lại vụ án.
3.5. Làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của Công ty Ngọc Bích khi Công ty
Xuyên Á đã bị giải thể?
Trước khi giải thể, pháp nhân phải thực hiện đầy đủ các bước theo quy định
tại Điều 93 BLDS 2015 và chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ như theo Điều
94 BLDS 2015.
Có thể thấy, Công ty Xuyên Á đã giải thể theo thông báo về việc doanh
nghiệp giải thể ngày 17/3/2014 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang nhưng
trong đó không có căn cứ đảm bảo rằng Công ty Xuyên Á đã đủ điều kiện được giải
thể. Vì “doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp
tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài”10.  Và cho dù là giải thể tự nguyện hay giải thể
bắt buộc thì điều kiện đặt ra là doanh nghiệp phải đảm bảo thanh toán được các
nghĩa vụ tài chính của mình. Từ đây ta có thể hình dung hai trường hợp:

9
Trang 164 Giáo trình những vấn đề chung của Luật dân sự – Lê Minh Hùng – ĐH Luật TP Hồ Chí
Minh.
10
Khoản 2 Điều 201 Luật doanh nghiệp 2014
26

Nếu sau khi điều tra, Công ty Xuyên Á với tất cả tài sản của độc lập của
pháp nhân mà vẫn không đủ khả năng trả nợ thì để bảo vệ lợi ích của Công ty Ngọc
Bích thì Công ty Ngọc Bích không nên khởi kiện vì Công ty Xuyên Á đã phá sản.
Nếu sau khi điều tra, Công ty Xuyên Á vẫn còn khả năng hoàn nợ mà vẫn
tuyên bố giải thể để trốn việc chi trả toàn bộ số nợ thì để đảm bảo lợi ích cho Công
ty Ngọc Bích, thì Công ty Ngọc Bích có thể tiếp tục khởi kiện Công ty Xuyên Á.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Bộ luật Dân sự số: 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc
hội.
2. Bộ luật Dân sự số: 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Quốc
hội
3. Bộ luật Doanh nghiệp số: 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của
Quốc hội
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
I. Giáo trình
Giáo trình Những vấn đề chung về Luật dân sự ĐH Luật TP Hồ Chí Minh
II. Báo/Tạp chí
Vấn đề bảo hộ người mất năng lực hành vi dân sự, Tạp chí khoa học pháp lý
số 5/2011, Đỗ Văn Đại và Nguyễn Thanh Thư.
27
28

You might also like