Đề Ôn Chính Trị

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

TRƯỜNG TRUNG HỌC THỦY SẢN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BỘ MÔN: KHOA HỌC CƠ BẢN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tp. Hồ Chí Minh,ngày 20 tháng 01 năm 2020

NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN THI TỐT NGHIỆP


Môn: Chính trị

(Dành cho học sinh ôn tập)

Câu 1: Ph.Ăngghen viết: "[.........] là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người,
và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: [............] đã sáng tạo ra
bản thân con người". Hãy điền một từ vào chỗ trống để hoàn thiện câu trên.

a) Lao động;

b) Vật chất;

c) Tự nhiên;

d) Sản xuất.

Câu 2: Quan điểm, tư tưởng của xã hội là yếu tố thuộc phạm trù nào?

a) Kiến trúc thượng tầng;

b) Quan hệ sản xuất;

c) Cơ sở hạ tầng;

d) Tồn tại xã hội.

Câu 3: Nhà nước đầu tiên trong lịch sử là kiểu nhà nước nào?

a) Nhà nước phong kiến;

b) Nhà nước chủ nô;

c) Nhà nước tư sản;

d) Nhà nước vô sản..

Câu 4: Ph.Ăngghen viết về vai trò động lực của thực tiễn đối với nhận thức như sau: "Khi xã hội
có nhu cầu về kỹ thuật thì nó thúc đẩy khoa học phát triển hơn mười [..........]". Hãy điền vào chỗ
trống để hoàn thiện câu trên.
a) Nhà phát minh;

b) Viện nghiên cứu;

c) Tiến sĩ khoa học;

d) Trường đại học.

Câu 5: Mở đầu thời đại hiện nay được đánh dấu bằng sự kiện lịch sử quan trọng nào?

a) Cách mạng tư sản Pháp 1789;

b) Công xã Pari 1871;

c) Cách mạng tháng Mười Nga 1917;

d) Kết thúc chiến tranh thế giới Hai 1945.

Câu 6: Đặc trưng của xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng được thể hiện trong văn kiện nào
của Đảng Cộng sản Việt Nam?

a) Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986);

b) Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6/1991);

c) Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (4/2001);

d) Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (1991).

Câu 7: Ai là người đề ra khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa?

a) Các Mác (1818-1883);

b) Ph.Ăngghen (1820-1895);

c) V.I.Lênin (1870-1924);

d) Hồ Chí Minh (1890-1969).

Câu 8: Hãy điền vào chỗ trống để biết V.I.Lênin viết về vấn đề gì trong đoạn trích sau: "Vậy thì
danh từ [..........] có nghĩa là gì? Vận dụng vào kinh tế, có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện
nay có những thành phần, những bộ phận, những mảnh của cả chủ nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa
xã hội? Bất cứ ai cũng đều thừa nhận là có".

a) Quá độ;
b) Thời kỳ quá độ;

c) Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội;

d) Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.

Câu 9: Trong hệ thống chính trị nước ta, cơ quan lập pháp là cơ quan nào?

a) Quốc hội;

b) Chính phủ;

c) Toà án nhân dân;

d) Viện kiểm sát nhân dân.

Câu 10: Trong hệ thống chính trị nước ta, cơ quan hành pháp của Nhà nước là cơ quan nào?

a) Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp;

b) Chủ tịch nước;

c) Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân;

d) Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp.

Câu 11: Ph.Ăngghen viết: "Mác đã tìm ra quy luật phát triển của [.......]: cái sự thật giản đơn đã
bị những tầng tầng lớp lớp tư tưởng phủ kín cho đến ngày nay là con người trước hết cần phải
ăn, uống, chỗ ở và mặc, rồi mới có thể làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo". Hãy điền
vào chỗ trống để hoàn thiện câu trên.

a) Thế giới;

b) Tự nhiên;

c) Lịch sử loài người;

d) Xã hội.

Câu 12: Đường lối chung xây dựng XHCN ở miền Bắc (1954-1975) được đề cập ở Đại hội lần
thứ mấy của Đảng?

a) Đại hội II;

b) Đại hội III;


c) Đại hội IV;

d) Đại hội V.

Câu 13: Vào thời gian nào Đảng ta đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam?

a) Tháng 2/1951;

b) Tháng 10/1930;

c) Tháng 12/1976;

d) Tháng 12/1986.

Câu 14: Phong trào "vô sản hoá" ở Việt Nam với hoạt động đưa hội viên vào các nhà máy, hầm
mỏ, đồn điền cùng sống và lao động với công nhân để tự rèn luyện và truyền bá chủ nghĩa Mác-
Lênin. Phong trào này do tổ chức nào khởi xướng?

a) Việt Nam Quang Phục Hội (1912);

b) Việt Nam Quốc dân Đảng (1928);

c) Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông (1925);

d) Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (1928).

Câu 15: Quan điểm "Không ai tắm hai lần trên một dòng sông" là của ai?

a) Hêraclít (nhà triết học Hy Lạp cổ đại);

b) Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (tên thật là Tất Đạt Đa - người sáng lập đạo Phật ở Ấn Độ);

c) Lão Tử (nhà triết học Trung Hoa cổ đại - người được coi là ông tổ của đạo Lão Trang);

d) Giêsu Crít (người sáng lập Kitô giáo ở phương Tây).

Câu 16: Tác phẩm nào đánh dấu sự trưởng thành về tư tưởng của Mác-Ăngghen?

a) Tuyên ngôn của đảng cộng sản (1848);

b) Hệ tư tưởng Đức (1846);

c) Phê phán cương lĩnh Gôta (1875);

d) Bản thảo kinh tế - triết học (1844).


Câu 17: Tính dân tộc, tính đại chúng, tính hiện đại là ba đặc điểm của văn hoá tiến bộ được đề
cập trong văn bản nào?

a) Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH;

b) Đề cương văn hoá 1943;

c) Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá VIII;

d) Văn kiện Đại hội Đảng IX.

Câu 18: "Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn" là
khẳng định của Đảng ta trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam
lần thứ mấy?

a) Đại hội VI (1986);

b) Đại hội VII (1991);

c) Đại hội VIII (1996);

d) Đại hội IX (2001).

Câu 19: Việt Nam trở thành quan sát viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm
nào?

a) 1991;

b) 1992;

c) 1995;

d) 1996.

Câu 20: Chủ trương "Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của Đảng ta được
đề cập trong văn kiện nào?

a) Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI;

b) Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII;

c) Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII;

d) Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII.


Câu 21: Định lý hình học "Tổng các góc trong của một tam giác bằng 180o" xét đến cùng được
rút ra từ đâu?

a) Nhận thức;

b) Cảm giác;

c) Suy luận;

d) Thực tiễn.

Câu 22: "Dù sao trái đất vẫn quay" là phát biểu của nhà khoa học nào?

a) G.Galilê;

b) G.Brunô;

c) N.Côpécníc;

d) I.Niutơn.

Câu 23: Ph.Ăngghen viết: "[............] đạt tới trình độ rất cao, khiến nó có thể như một sức mạnh
thần kỳ, sáng tạo ra bức tranh của Pharaen, các pho tượng của Tôvanxen và các điệu nhạc của
Paganini". Hãy cho biết Ph.Ăngghen nói tới cái gì?

a) Bộ não con người;

b) Trí tuệ con người;

c) Hoạt động lao động;

d) Bàn tay con người.

Câu 24: "Hỡi đồng bào yêu quý!

Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy, đem sức ta
mà tự giải phóng cho ta".

Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào của Hồ Chí Minh?

a) Thư kêu gọi tổng khởi nghĩa (8/1945)

b) Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945)

c) Lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng (3/2/1930)


d) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19/8/1946)

Câu 25: "Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường
Sơn cũng phải cương quyết giành cho được độc lập". Hồ Chí Minh nói câu này với ai, vào thời
gian nào?

a) Đồng chí Võ Nguyên Giáp (đầu năm 1954);

b) Đồng chí Lê Duẩn (năm 1967);

c) Đồng chí Trường Chinh (tháng 8/1945);

d) Đồng chí Võ Nguyên Giáp (cuối tháng 7/1945).

Câu 26: Trong Thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết sắp đến, Hồ Chí Minh
viết: "Một năm [.......] vào mùa xuân. Một đời [.......] từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã
hội". Điền vào chỗ trống những từ còn thiếu.

a) Bắt đầu;

b) Bước đầu;

c) Khởi đầu;

d) Thoạt đầu.

Câu 27: Trong một bức thư đề ngày 31/5/1946, trước lúc sang Pháp, Hồ Chí Minh viết:
"........Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi". Chân lý đó là
gì?

a) Không có gì quý hơn độc lập, tự do;

b) Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng;

c) Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam;

d) Độc lập cho Tổ quốc tôi, tự do cho nhân dân tôi, hạnh phúc cho đồng bào tôi.

Câu 28: Hồ Chí Minh nói chuyện với cán bộ Đại đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản
thủ đô (9/1954), trong đó có câu:

a) "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của ta, từ xưa đến nay,
mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi...";

b) "Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước";
c) "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu";

d) "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng
vô sản".

Câu 29: Cái tên Nguyễn Ái Quốc (Người yêu nước họ Nguyễn) lần đầu tiên xuất hiện vào thời
gian nào?

a) Khi Bác lên tàu từ bến Nhà Rồng năm 1911;

b) Khi Bác tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Tua tháng 12/1920;

c) Tại Hội nghị Vécxay (Pháp) ngày 18/6/1919;

d) Khi Bác sang Liên Xô làm việc ở Ban Phương Đông của Quốc tế Cộng sản tháng 6/1923.

Câu 30: Tác phẩm nào của Bác được coi là bài giảng cho các lớp huấn luyện của Hội Việt Nam
cách mạng Thanh niên tại Quảng Châu (Trung Quốc)?

a) Bản án chế độ thực dân Pháp;

b) Sửa đổi lối làm việc;

c) Con rồng tre;

d) Đường kách mệnh.

Câu 31: Câu "Trung với Đảng, hiếu với dân. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành. Khó khăn nào
cũng vượt qua. Kẻ thù nào cũng đánh thắng", Hồ Chí Minh nói với lực lượng nào?

a) Công an nhân dân;

b) Quân đội nhân dân;

c) Thanh niên xung phong;

d) Dân công hoả tuyến.

Câu 32: Hồ Chí Minh viết: " [...........] mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài
người, mở đầu một thời đại mới trong lịch sử". Hãy điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu trên.

a) Cách mạng tư sản Pháp;

b) Cách mạng tháng Mười;

c) Cách mạng Tân Hợi;


d) Cách mạng tháng Tám.

Câu 33: Ai là tác giả hai câu thơ: "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn / Phần nhiều do giáo dục mà
nên"?

a) Khổng Tử (551-479 Tr.CN) - nhà giáo dục lớn thời cổ đại của Trung Hoa;

b) Hồ Chí Minh (1890-1969) - lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam;

c) Mahátma Ganđi (1869-1948) - lãnh tụ vĩ đại của nhân dân ấn Độ;

d) Giêsu Crít - người sáng lập Kitô giáo ở phương Tây.

Câu 34: Hồ Chí Minh nói: "Muốn có chủ nghĩa xã hội phải có [......] xã hội chủ nghĩa". Hãy điền
vào ô trống để hoàn thiện câu trên.

a) Phương thức sản xuất;

b) Con người;

c) Lực lượng lao động;

d) Người lao động.

Câu 35: Hồ Chí Minh nói: "Chủ nghĩa xã hội cộng với khoa học sẽ đưa loài người đến [........]".
Hãy điền vào ô trống để hoàn thiện câu trên.

a) Hạnh phúc vô tận;

b) Tự do;

c) Tương lai xán lạn;

d) Sự phát triển toàn diện.

Câu 36: Hồ Chí Minh khởi xướng Tết trồng cây với hai câu thơ: "Mùa xuân là tết trồng cây/
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân" vào năm nào?

a) 1960;

b) 1961;

c) 1962;

d) 1966.
Câu 37: Hồ Chí Minh gửi thư khen bộ đội pháo binh ngày 13/4/1967, trong đó có tám chữ vàng.
Tám chữ đó là gì?

a) Chân đồng, tay sắt, đánh giỏi, bắn trúng;

b) Chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng;

c) Chân đồng, vai thép, đánh giỏi, bắn trúng;

d) Chân đồng, tim thép, đánh giỏi, bắn trúng.


Câu 38: Môn khoa học nào sau đây không thuộc Chủ nghĩa Mác Lênin?
a) Triết học Mác-Lênin
b) Kinh tế chính trị Mác-Lênin
c) Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
d) Chủ nghĩa Xã Hội Khoa Học
Câu 39: Triết học Mác – Lê Nin có đối tượng nghiên cứu về?
a) Quy luật tự nhiên
b) Quy luật xã hội
c) Quy luật về tư duy
d) Tất cả các ý trên

Câu 40: Kinh tế chính trị Mác – Lê Nin có đối tượng nghiên cứu về?
a) Các quy luật vận động chung của kinh tế trong xã hội Nguyên thủy
b) Các quy luật vận động chung của kinh tế trong xã hội Nô lệ
c) Các quy luật vận động chung của kinh tế trong xã hội Phong kiến
d) Các quy luật vận động kinh tế căn bản, đặc biệt là quy luật kinh tế trong xã hội Tư
bản

Câu 41: Chủ nghĩa xã hội khoa học là:


a) Khoa học về sự phát triển cao của các luận thuyết CNXH không tưởng nhân đạo
b) Khoa học về sự phát triển cao của luận thuyết CNXH không tưởng phê phán
c) Khoa học về sự phát triển cao của các học thuyết chính trị
d) Nấc thang cao nhất của triết học Mác

Câu 42: Chủ nghĩa Mác – Lê Nin trải qua mấy giai đoạn lớn?
a) 2
b) 3
c) 4
d) 5

Câu 43: Chủ nghĩa Mác ra đời vào khoảng thời gian nào?
a) Những năm 20 của thế kỷ XIX
b) Những năm 30 của thế kỷ XIX
c) Những năm 40 của thế kỷ XIX
d) Những năm 50 của thế kỷ XIX
Câu 44: Những điều kiện về kinh tế, xã hội dẫn đến sự ra đời chủ nghĩa Mác?
a) Sự củng cố và phát triển của PTSX tư bản chủ nghĩa trong điều kiện cách mạng
công nghiệp.
b) Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử với tính cách một lực lượng chính trị -
xã hội độc lập.
c) Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản là cơ sở chủ yếu nhất cho sự ra đời triết
học Mác.
d) Các đáp án trên đều đúng.

Câu 45: Những tiền đề lý luận nào dẫn đến sự ra đời chủ nghĩa Mác, chon
phương án đúng nhất?
a) Chủ nghĩa duy vật triết học của Phoiơbắc, Kinh tế học Anh, Chủ nghĩa xã hội
không tưởng Pháp.
b) Triết học biện chứng của Hêghen, Kinh tế chính trị cổ điển Anh, tư tưởng xã hội
chủ nghĩa của Pháp
c) Kinh tế học của Anh, Chủ nghĩa xã hội Pháp, Triết học cổ điển Đức
d) Triết học cổ điển Đức, Kinh tế chính trị cổ điển Anh, Chủ nghĩa xã hội không
tưởng Pháp

Câu 46: Triết học Mác kế thừa trực tiếp tiền đề lý luận nào?
a) Triết học Hy lạp cổ đại
b) Triết học Tây âu thời trung cổ
c) Triết học Phương Tây hiện đại
d) Triết học cổ điển Đức

Câu 47: Kinh tế chính trị Mác – Lê Nin kế thừa trực tiếp tiền đề lý luận nào?
a) Kinh tế chính trị tư sản cổ điển ở Anh
b) Kinh tế học trung cổ
c) Kinh tế học hiện đại
d) Tất cả các phương án trên

Câu 48: CNXH ra đời kế thừa trực tiếp từ tiền đề lý luận nào?
a) CNXH không tưởng chủ yếu ở Anh
b) CNXH không tưởng chủ yếu ở Pháp
c) CNXH không tưởng chủ yếu ở Đức
d) CNXH không tưởng chủ yếu ở Ý

Câu 49: Chủ nghĩa Mác ra đời dựa trên những tiền đề KHTN nào?
a) Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
b) Học thuyết tế bào
c) Học huyết tiến hóa
d) Tất cả các phương án trên

Câu 50: Triết học Mác- Lênin do ai sáng lập và phát triển?
a) C. Mác - Ph Ănghen và V.I Lênin phát triển
b) C. Mác, Ph Ănghen
c) VI. Lênin
d) Ph Ănghen

Câu 51: Điều kiện kinh tế- xã hội cho sự ra đời của triết học Mác- Lênin?
a) Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được củng cố và phát triển
b) Giai cấp vô sản ra đời và trở thành lực lượng chính trỊ- xã hội độc lập
c) Giai cấp tư sản trở lên bảo thủ
d) Tất cả các đáp án trên

Câu 52: Ba phát minh trong khoa học tự nhiên: định luật bảo toàn và chuyển
hoá năng lượng, học thuyết tế bào, học thuyết tiến hoá chứng minh thế giới vật
chất có tính chất gì?
a) Tính tách rời của thế giới vật chất
b) Tính biện chứng của sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
c) Tính không tồn tại thực của thế giới vật chất
d) Tính tĩnh tại của thế giới vật chất

Câu 53: Khẳng định nào sau đây là đúng?


a) Triết học Mác ra đời là một tất yếu lịch sử
b) Triết học Mác ra đời là do óc sáng tạo của Mác và Ănghen nghĩ ra
c) Triết học Mác ra đời là hoàn toàn ngẫu nhiên
d) Triết học Mác ra đời thực hiện mục đích được định trước

Câu 54: Hãy xác định mệnh đề đúng ?


a) Triết học Mac- Lênin là một học thuyết hoàn chỉnh
b) Triết học Mác- Lênin là một học thuyết chưa hoàn chỉnh, cần phải bổ sung và phát
triển
c) Triết học Mác- Lênin là “khoa học của mọi khoa học”
d) Triết học Mác- Lênin là một học thuyết khép kín

Câu 55: Chọn phương án đúng cho năm sinh, năm mất của C. Mác
a) 1816 – 1883
b) 1818 – 1883
c) 1820 – 1895
d) 1870 – 1924

Câu 56: Chọn phương án đúng cho năm sinh, năm mất của F. Ăng ghen
a) 1816 – 1883
b) 1818 – 1883
c) 1820 – 1895
d) 1870 – 1924

Câu 57: Chọn phương án đúng cho năm sinh, năm mất của V. Lê Nin
a) 1816 – 1883
b) 1818 – 1883
c) 1820 – 1895
d) 1870 – 1924

Câu 58: Đối tượng nghiên cứu của triết học Mác - Lê Nin là gì?

a) Những quy luật của thế giới nói chung


b) Những quy luật của tự nhiên
c) Những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy
d) Tất cả các đáp án trên

Câu 59: Chủ nghĩa Mác- Lênin được cấu thành từ mấy bộ phận?

a. 2 bộ phận
b. 3 bộ phận
c. 4 bộ phận
d. 5 bộ phận

Câu 60: Theo quan điểm của triết học Mác- Lênin, phương thức sản xuất là gì?
a. Cách thức con người quan hệ với tự nhiên.
b. Cách thức tái sản xuất giống loài.
c. Cách thức con người quan hệ với nhau trong sản xuất.
d. Cách thức sản xuất ra của cải vật chất của con người

Câu 61: Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin toàn bộ các yếu tố của lực lượng
sản xuất bao gồm?
a. Tư liệu sản xuất và người lao động.
b. Tư liệu sản xuất và sức lao động.
c. Công cụ lao động và người lao động.
d. Đối tượng lao động và người lao động

Câu 62: Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, quan hệ sản xuất không bao
gồm quan hệ nào sau đây?
a. Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất.
b. Quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất.
c. Quan hệ về mọi mặt giữa người lao động và ông chủ.
d. Quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động.

Câu 63: Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, trong ba mặt của quan hệ
sản xuất thì mặt nào quyết định nhất?

a. Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất.


b. Quan hệ tổ chức, quản lý
c. Tất cả các quan hệ có vị trí ngang nhau
d. Quan hệ phân phối sản phẩm
Câu 64: Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, trong mối quan hệ biện
chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất như thế nào?

a. Vai trò quyết định thuộc về lực lượng sản xuất hay quan hệ sản xuất là tuỳ
thuộc vào điều kiện cụ thể
b. Quan hệ sản xuất quyết định lực lượng sản xuất
c. Không cái nào quyết định cái nào
d. Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, Quan hệ sản xuất tác động
trở lại lực lượng sản xuất

Câu 65: Cơ sở hạ tầng của xã hội bao gồm các yếu tố nào?
a. Quan hệ sản xuất thống trị,
b. Quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ
c. Quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội tương lai.
d. Các phán đoán đều đúng

Câu 66: Kiến trúc thượng tầng là gì?


a. Các quan hệ sản xuất hiện có trong xã hội
b. Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị
c. Cơ sở kinh tế của xã hội
d. Những quan điểm, tư tưởng và các thiết chế của xã hội tương ứng được hình thành
trên cơ sở hạ tầng

Câu 67: Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là mối quan
hệ như thế nào?
a. Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, kiến trúc thượng tầng tác
động trở lại cơ sở hạ tầng
b. Vai trò quyết định thuộc về kiến trúc thượng tầng hay cơ sở hạ tầng
c. Kiến trúc thượng tầng quyết định cơ sở hạ tầng
d. Không cái nào quyết định cái nào

Câu 68: Cấu trúc của Kiến trúc thượng tầng bao gồm những yếu tố nào?

a. Đảng phái, nhà nước xây dựng trên quan hệ sản xuất nhất định.
b. Toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền,t riết học, đạo đức, tôn giáo,
nghệ thuật…
c. Những thiết chế xã hội như nhà nước, đảng phái, giaó hội, các đoàn thể xã
hội…
d. Toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo,
nghệ thuật…Những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giaó
hội, các đoàn thể…

Câu 69: Cuộc cách mạng nào sau đây là cách mạng xã hội chủ nghĩa?
a. CM văn hóa ở Trung hoa.
b. CM xanh ở Ân độ.
c. CM Khoa học kỹ thuật ở Mỹ
d. CM Nga 1917.

Câu 70: Nguyên nhân sâu xa của Cách mạng xã hội là gì?
a. Mâu thuẫn về quan điểm giữa những lực lượng chính trị khác nhau trong xã
hội.
b. Mâu thuẫn giữa giai cấp cách mạng và phản cách mạng
c. Mâu thuẫn giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội
d. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Câu 71: Nguyên nhân sâu xa của cách mạng xã hội là gì?
a. Nguyên nhân chính trị
b. Nguyên nhân kinh tế
c. Nguyên nhân tư tưởng
d. Nguyên nhân tâm lý

Câu 72: Thực chất của cách mạng xã hội là gì?

a. Thay đổi thể chế chinh trị này bằng một thể chế chính trị khác
b. Thay đổi thể chế kinh tế này bằng thế chế kinh tế khác
c. Thay đổi hình thái kinh tế - xã hội thấp lên hình thái kinh tế - xã hội cao hơn
d. Thay đổi thể chế xã hội

Câu 73: Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, lực lượng quyết định sự
phát triển của lịch sử?
a. Nhân dân
b. Quần chúng nhân dân
c. Vĩ nhân lãnh tụ
d. Các nhà khoa học

Câu 74: Nguyễn ái Quốc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng chính
trị vô sản vào thời gian nào?
a) 1917
b) 1918
c) 1919
d) 1920
Câu 75: Hội Liên hiệp thuộc địa được thành lập vào năm nào?
a) 1920

b) 1921
c) 1923
d) 1924
Câu 76: Nguyễn ái Quốc đã đọc Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn
đề thuộc địa khi nào? ở đâu?
a. 7/ 1920 - Liên Xô
b. 7/ 1920 - Pháp
c. 7/1920 - Quảng Châu (Trung Quốc)

d. 7/ 1920 - Anh

Câu 77: Nguyễn ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc) vào thời gian nào?
a. 12/1924
b. 12/1925
c. 11/1924
d. 10/1924

Câu 78: Hệ tư tưởng chỉ đạo sự nghiệp cách mạng của nước ta hiện nay là?
a. Tư tưởng Hồ Chí Minh
b. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
c. Chủ nghĩa Mác - Lênin
d. Chủ nghĩa Mác
Câu 79 : Vai trò của triết học trong đời sống xã hội được xác định thông qua yếu tố nào?
a. Uy tín của người nêu lên chủ thuyết
b. Số lượng người tìm hiểu trường phái triết học
c. Chức năng thế giới quan và phương pháp luận của triết học
d. Tính giai cấp và tính đảng của nó
Câu 80: Thành tựu nào sau đây thể hiện rõ ràng nhất sức ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác –
Lênin đến phong trào cách mạng vô sản trên toàn thế giới?
a. Sự thành công của cách mạng Tháng Mười Nga (1917)
b. Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (1919)
c. Sự thành công của phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa giữa thế kỷ XX.
d. Cả ba nội dung trên
Câu 81: Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã tuần tự trải qua các hình thái kinh tế - xã
hội nào?
a.Cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, Tư bản chủ nghĩa, Cộng sản chủ nghĩa
b. Phong kiến, Tư bản chủ nghĩa, Cộng sản chủ nghĩa
c. Tư bản chủ nghĩa, Cộng sản chủ nghĩa
d. Cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, Tư bản chủ nghĩa, Cộng sản chủ nghĩa,
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Câu 82: Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa là?
a. Nông dân với Tư sản
b. Giai cấp công nhân và giai cấp tư sản
c. Nông dân với công nhân
d. Vô sản với địa chủ

Câu 83: Cách mạng xã hội chủ nghĩa là?


a. Là cuộc cách mạng bắt đầu từ khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính
quyền nhà nước đến khi xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
b. Là cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện và triệt để nhất trong lịch sử nhằm mục đích xóa bỏ chế
độ người bóc lột người và chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là nguồn gốc sinh ra bóc lột, để xây
dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa do nhân dân lao động làm chủ.
c. Là cuộc cách mạng do nhân dân lao động tiến hành
d. Là cuộc cách mạng nhằm giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột
Câu 84: Theo Hồ Chí Minh Tư tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt tiến trình cách mạng
Việt Nam là:
a. Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH
b. Tư tưởng về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
c. Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc
d. Tư tưởng về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân
Câu 85. Đảng ta xác định phấn đấu đưa nước ta trở thành nước công nhgiệp vào năm nào?
a. 2010 c. 2020
b. 2015 d. 2025
Câu 86. Đội tiên phong của giai cấp công nhân là?
a. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
b. Công đoàn Việt Nam
c. Đảng Cộng sản Việt Nam
d. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam
Câu 87. Chủ Tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công,
thành công, đại thành công”. Ta hiểu ý nghĩa đó là gì?
a. Đoàn kết trong Đảng , đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế
b. Đoàn kết dân tộc, đoàn kết trong Đảng, đoàn kết quốc tế
c. Đoàn kết quốc tế, đoàn kết dân tộc, đoàn kết trong Đảng
d. cả a, b, c, đều sai
Câu 88. Tư tưởng cách mạng triệt để nhất của Hồ Chí Minh là gì?
a. Tư tưởng về sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người
b. Tư tưởng giải phóng phụ nữ
c. Tư tưởng về lương giáo đoàn kết
d. Tư tưởng về đoàn kết quốc tế
Câu 89: Nhà nước sẽ trở thành không cần thiết và tự tiêu vong ở hình thái kinh tế - xã hội nào?
a. Hình thái KT – XH Phong kiến.
b. Hình thái KT – XH Tư bản chủ nghĩa.
c. Hình thái KT – XH Chủ nghĩa xã hội
d. Hình thái KT – XH Cộng sản chủ nghĩa
Câu 90: Trong quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, thời kỳ 1921- 1930
được gọi là thời kỳ gì?
a. Sự hình thành tư tưởng yêu nước
b. Đến với chủ nghĩa Mác- Lênin
c. Thời kỳ hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam
d. Thời kỳ vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng
Câu 91: Trong quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, thời kỳ trước năm
1911 được gọi là thời kỳ gì?
a. Sự hình thành tư tưởng yêu nước
b. Đến với chủ nghĩa Mác- Lênin
c. Thời kỳ hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam
d. Thời kỳ vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng
Câu 92: Chủ nghĩa Mác ra đời vào khoảng thời gian nào?
a. Những năm 20 của thế kỷ XIX b. Những năm 30 của thế kỷ XIX
c. Những năm 40 của thế kỷ XIX d. Những năm 50 của thế kỷ XIX
Câu 93: Tư tưởng nào của Tôn Trung Sơn được Nguyễn Ái Quốc đánh giá là phù hợp với
điều kiện nước ta?
a. Đánh đổ phong kiến, ủng hộ dân chủ tư sản, thân Nga Xô viết
b. Đánh đổ phong kiến, thân Nga, Quốc - Cộng hợp tác
c. Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc
d. Dân tộc độc lập, tam quyền phân lập, dân sinh hạnh phúc
Câu 94: Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế-xã hội với tăng trưởng quốc phòng, an ninh?
a. Kinh tế phát triển tạo cơ sở để tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh. Quốc phòng, an ninh
mạnh tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững
b. Kinh tế phát triển tạo môi trường thuận lợi để phát triển quốc phòng, an ninh. Quốc phòng, an
ninh tạo cơ sở để tăng cường kinh tế phát triển
c. Kinh tế phát triển thúc đẩy an ninh quốc phòng phát triển
d. Quốc phòng, an ninh vững mạnh tạo cho nền kinh tế phát triển
Câu 95: Sự kiện nào sau đây được Hồ Chí Minh đánh giá là đã làm “thức tỉnh các dân tộc
châu Á”?
a. Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917
b. Quốc tế Cộng sản ra đời năm 1919
c. Cách mạng Tháng Tám năm 1945
d. Cách mạng Tân Hợi
Câu 96: Hồ Chí Minh tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân lọai – kể cả chủ nghĩa Mác – Lênin như
thế nào?
a. “Sao y bản chính”
b. Có chọn lọc, phê phán, kế thừa và phát triển
c. Loại bỏ hết các tư tưởng phong kiến, tư sản
d. Loại bỏ hết các tư tưởng tôn giáo
Câu 97: Hồ Chí Minh viết: " [...........] mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài
người, mở đầu một thời đại mới trong lịch sử". Hãy điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu trên.
a. Cách mạng tư sản Pháp; b. Cách mạng tháng Mười Nga;
c. Cách mạng Tân Hợi; d. Cách mạng tháng Tám.
Câu 98: Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự phát triển thế giới là gì?
a. Phản ánh khát vọng thời đại
b. Tìm ra các giải pháp đấu tranh giải phóng loài người
c. Cổ vũ các dân tộc đấu tranh trong sự nghiệp giải phóng
d. Cả a, b, c
Câu 99: Trong xã hội cộng sản chủ nghĩa thực hiện nguyên tắc phân phối theo:
a. Lao động b. Phúc lợi xã hội
c. Vốn đóng góp d. Nhu cầu
Câu 100: Thiết chế chính trị và pháp luật sẽ hoàn toàn mất đi ở hình thái kinh tế - xã hội nào?
a. Hình thái KT – XH Phong kiến.
b. Hình thái KT – XH Tư bản chủ nghĩa.
c. Hình thái KT – XH Chủ nghĩa xã hội
d. Hình thái KT – XH Cộng sản chủ nghĩa
Câu 101: Sau khi tìm đường cứu nước, Bác Hồ trở về nước lãnh đạo cuộc kháng chiến vào
năm nào, ở đâu?
a. 28/1/1941, Bắc Bó - Cao Bằng b. 28/1/1941, Tân Trào - Tuyên Quang
c. 8/2/1941, Bắc Bó - Cao Bằng d. 8/2/1941, Tân Trào - Tuyên Quang
Câu 102: Chủ nghĩa Mác ra đời dựa trên những tiền đề KHTN nào?
a. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
b. Học thuyết tế bào
c. Học huyết tiến hóa
d. Tất cả các phương án trên
Câu 103: Công thức chung của tư bản là?
a. H – T - H
b. T – H - T'
c. T – SX - T'
d. Cả a, b, c đều sai
Câu 104: Quy luật kinh tế cơ bản của CNTB là?
a. Quy luật giá trị
b. Quy luật giá trị thặng dư
c. Quy luật giá cả sản xuất
d. Quy luật tự do cạnh tranh
Câu 105: Bản chất của tiền tệ là?
a. Một sản phẩm được tách ra từ thế giới hàng hóa làm vật ngang giá chung
b. Một loại hàng hóa đặc biệt được tách ra từ thế giới hàng hóa làm vật trao đổi
c. Một loại hàng hóa đặc biệt được tách ra từ thế giới hàng hóa làm vật ngang giá chung
d. Tiền giấy và tiền đúc
Câu 106: Công thức của lưu thông hàng hóa khi tiền là môi giới trong trao đổi?
a. T-H- b. T-H-T'
c. H-T-H d. cả a, b, c đều sai
Câu 107: Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa là?
a. Quy luật giá trị thặng dư b. Quy luật lưu thông tiền tệ
c. Quy luật giá trị d. Quy luật lợi nhuận bình quân
Câu 108: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được thành lập vào thời gian nào?
a. 20/07/1946 c. 14/09/1957
b. 28/07/1929 d. 02/09/1945 .
Câu 109: Tờ báo nào được coi là cơ quan ngôn luận Tổng Công đoàn Việt Nam?

a. Báo Thanh niên b. Báo Sài Gòn giải phóng


b. Báo Tuổi trẻ d. Báo Lao động

Câu 110: Tổng Công đoàn Việt Nam đổi tên thành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vào
thời gian nào?

a. Tháng 10 năm 1988 b. Tháng 10 năm 1989


c. Tháng 10 năm 1990 d. Tháng 10 năm 1991

Câu 111: Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ những cơ sở nào?

a. Hoàn cảnh lịch sử VN và thế giới


b. Những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tinh hoa văn hóa thế giới
c. Chủ nghĩa Mác – Lênin
d. Cả a,b,c
Câu 112: Trong các tư tưởng khách quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng
nào là quan trọng nhất?

a. Chủ nghĩa yêu nước c . Phẩm chất năng lực của Hồ Chí Minh
b. Tinh hoa văn hóa nhân loại d. Chủ nghĩa Mác – Lênin

Câu 113: Câu nói “Nhân chi sơ tính bản thiện” là của ai?

a. Khổng Tử b. Tuân Tử c. Mạnh Tử d. Lão Tử

Câu 114: Bản chất của con người được quyết định bởi:

a. Nỗ lực của mỗi cá nhân c. Giáo dục của gia đình và nhà trường
b. Các mối quan hệ xã hội d. Hoàn cảnh xã hội

Câu 115: Vào thời gian nào đảng ta đổi tên thành đảng Lao động Việt Nam?

a. Tháng 10/1930 b. Tháng 2/1951 c. Tháng 12/1976 d. Tháng 12/1986

Câu 116: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kéo dài bao nhiêu năm?

a. 7 năm b. 8 năm c. 9 năm d. 10 năm

Câu 117: Về đến Cao Bằng, Nguyễn Ái Quốc đã dùng Bí danh gì để hoạt động cách
mạng?

a. Thầu Chín b. Lin c. Già Thu d. Lý Thụy

Câu 118: Tổ chức cách mạng “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên” được Nguyễn Ái
Quốc sáng lập tại Quảng Châu (Trung Quốc) vào thời gian nào?

a. 4/1925 b. 5/1925 c. 6/1925 d. 7/1925

Câu 119: Hình thái kinh tế - xã hội là phạm trù cơ bản của:

a. Triết học Mác – Lênin b. Kinh tế chính trị Mác – Lênin


b. Chủ nghĩa duy vật lịch sử d. Chủ nghĩa duy vật biện chứng

Câu 120: Tư tưởng nào của Tôn Trung Sơn được Nguyễn Ái Quốc đánh giá là phù hợp
với điều kiện nước ta?

a. Đánh đổ phong kiến, ủng hộ dân chủ tư sản, thân Nga Xô viết
b. Đánh đổ phong kiến, thân Nga, Quốc – Cộng hợp tác
c. Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc
d. Dân tộc độc lập, tam quyền phân lập, dân sinh hạnh phúc

Lưu ý: Đề thi chiếm 80% trong Bộ câu hỏi ôn tập; 20% còn lại ngoài Bộ câu hỏi ôn tập

You might also like