cstmqt thầy Việt - câu hỏi ôn tập

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

Chương 1: Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

1. Tại sao nói quan hệ KTĐN là phương thức để 1 quốc gia tham gia vào phân công lao động quốc tế?
Trả lời: phân công lao động là quá trình sản xuất, phân bổ các nguồn lực sản xuất vào các lĩnh vực phù
hợp nhất, đem lại hiệu quả kinh tế lớn nhất. Quá trình này diễn ra một cách khách quan, con người chỉ
có thể tác động để quá trình này diễn ra nhanh hơn chứ không thể quy định phân công lao động. Phân
công LĐ quốc tế diễn ra trên toàn cầu. Điều kiện cần và đủ để 1 QG tham gia vào phân công LĐ quốc
tế là có sự trao đổi và hợp tác với bên ngoài thông qua hoạt động KTĐN.
2. Việc mua bán nô lệ giữa các quốc gia trong thời kì chiếm hữu nô lệ có phải TMQT hay ko?
Trả lời: lúc đó bản thân nô lệ (người lao động) là hàng hóa, chứ không phải sự lao động của họ -> có
là TMQT.
3. Có thể phân biệt hàng hóa và dịch vụ không?
Trả lời: Rất khó để phân biệt vì nhu cầu của con người ngày càng đa dạng và phải kết hợp hàng hóa
và dịch vụ để đáng ứng đủ nhu cầu.
Cách phân biệt dễ dàng nhất là: giá trị sử dụng của hàng hóa dc tích hợp vào những vật thể hữu hình,
còn dịch vụ thì ko dc tích hợp vào vật thể hữu hình mà tồn tại trong lao động trực tiếp của con người.

Chương 2: Lý thuyết TMQT


Sự ra đời của TMQT mang tính khách quan.
Thương mại tự do góp phần thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, dẫn đến
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
1. Tại sao gọi chủ nghĩa Trọng thương? Trọng thương tại sao lại ủng hộ bảo hộ mậu dịch?
Trả lời: quan điểm của chủ nghĩa này là bất kì hoạt động kinh tế xã hội nào không làm gia tăng tiền
bạc quốc gia thì không phải nguồn gốc tạo ra sự giàu có. Chỉ có hoạt động ngoại thương (xuất khẩu
hàng hóa ra nước ngoài và vơ vét hàng hóa bên ngoài) mới ra tăng khối lượng vàng bạc, đem lại sự
giàu có cho quốc gia.
Ngược lại, họ quan điểm nhập khẩu làm giảm sự giàu có, do đó hạn chế nhập khẩu.
2. Tại sao nói TMQT là 1 trò chơi có tổng lợi ích bằng 0?
Trả lời: Vì lợi ích của dân tộc này chỉ có được khi dẫm đạp lên lợi ích của những dân tộc khác. (kích
thích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu: nhập khẩu các hàng hóa rẻ như tài nguyên thiên nhiên như dầu
thô,..)
3. Sai lầm lớn nhất của chủ nghĩa trọng thương cổ điển là gì?
Trả lời: là quan điểm về ‘vàng’ vì đó là nguồn gốc của hệ thống lý thuyết, dẫn đến mọi lập luận logic
về sau đều sai.
4. Năm 2007, trong số các số liệu được đưa vào tính toán, sản phẩm nhựa của VN có RCA=0.74.
Năm 2010, sản phẩm nhựa ra nhập câu lạc bộ 1 tỷ và năm trong nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
VN từ 2010 đến nay.
Thông qua những dữ kiện trên, hãy bình luận về RCA và lợi thế so sánh?
5. Tại sao nói RCA là chỉ tiêu đánh giá tĩnh về lợi thế so sánh?
6. Một nước có lợi thế tuyệt đối mới có lợi ích từ TMQT, đúng hay sai? Giải thích?
Trả lời: Việc tính toán RCA không cho phép ta đánh giá khả năng xuất khẩu của 1 mặt hàng, vì chỉ cho
ta thấy vị thế của mặt hàng đó tại thời điểm tính toán. Lợi thế so sánh không phải phạm trù vĩnh viễn, nó
có thể thay đổi và sự thay đổi này RCA không đáng giá được.
7. Theo các lý thuyết cổ điển về TMQT, lợi thế tuyệt đối nếu thiếu lợi thế so sánh thì có lợi ích từ TMQT
không? Vì sao?
Trả lời: không có lợi thế so sánh là không có khác biệt về tương quan giá, do đó không có lợi ích khi
tham gia TMQT nên không trao đổi.
8. Điểm hạn chế của lý thuyết lợi thế so sánh?
Trả lời: lý thuyết lợi thế so sánh không nói đến khía cạnh còn lại của trao đổi là cầu.
Tổng kết lý thuyết cổ điển:
1. Trình bày ngắn gọn tư tưởng cơ bản của các lý thuyết cổ điển?
- Vì sao các quốc gia tham gia TMQT? -> Vì có lợi ích.
- Hình thái lợi ích đem đến cho các quốc gia là? -> vàng (cn trọng thương) – khối lượng hàng hóa dịch
vụ
- Lợi ích đó do đâu mà có? -> mua rẻ bán đắt (trọng thương) – chuyên môn hóa và trao đổi (lợi thế
tuyệt đối) – do giá rẻ tương quan (lợi thế so sánh) – khác biệt trong hiệu quả sản xuất tương đối (lý
thuyết H.O)
- Cái gì dẫn đến sự khác biệt trong hiệu quả sản xuất tương đối? -> có sự khác biệt trong mức độ trang
bị các yếu tố sản xuất sẵn có.
2. Trình bày những hạn chế lớn của các lý thuyết cổ điển?
- Có tính phiến diện: chỉ nhìn TMQT dưới khía cạnh cung, bỏ qua khía cạnh cầu; coi các quốc gia khi
tham gia TMQT chỉ để đạt được lợi ích về kinh tế.
- Thiếu tính thực tế: mục đích của các lý thuyết cổ điển là cố gắng chứng minh lý thuyết của mình đúng;
các lý thuyết này đều xuất phát từ phương pháp nghiên cứu diễn dịch.
3. Lợi thế so sánh do đâu mà có? LTSS có thay đổi được hay không? Nếu có, thay đổi theo chiều hướng
nào?
- Lợi thế so sánh có do 2 nguồn gốc:
+ nguồn gốc tĩnh (có nguồn lực hay không): nguồn vốn, nguồn tài nguyên, lao động.
+ nguồn gốc động: khoa học công nghệ.
- Lợi thế so sánh có thể thay đổi được không?
Có. Theo chiều hướng là: lợi thế so sánh dựa trên nguồn gốc tĩnh dần mất đi, được thay thế bằng
lợi thế mới – được tạo ra bằng khoa học, tri thức, công nghệ -> khả năng tiếp cận những phương
thức sản xuất mới.
4. Các lý thuyết hiện đại: cái gì quyết định sự dịch chuyển địa điểm sản xuất?
Trả lời: Do 2 tiền đề:
- Để 1 QG trở thành địa điểm chính sản xuất sản phẩm công nghệ phẩm phải có 2 điều kiện: điều kiện
tĩnh – đkiện sản xuất thuận lợi; điều kiện động – nắm giữ công nghệ sản xuất sp đó và luôn có sự phát
triển và lan truyền công nghệ.
- Để 1 QG có năng lực công nghệ vượt trội hơn so với các QG khác, cần 2 yếu tố: phải có nguồn lực
để phát triển KHCN, phải có thể chế phù hợp để phát triển KHCN.
Bởi công nghệ luôn luôn dịch chuyển còn lợi ích tĩnh của các QG không dịch chuyển nên khi CN
dịch chuyển thì sản xuất sẽ tìm đến nơi có chi phí sx thấp hơn thông qua các kênh đầu tư nước ngoài.

Chương 3: Tổng quan về TMQT


1. Trình bày nội dung, đặc điểm, mối quan hệ giữa chiến lược, cơ chế, công cụ, chính sách? Minh họa mối
quan hệ đó trong bối cảnh đổi mới kinh tế Việt Nam từ 1986 - nay?
Trả lời:
- Quá trình thực hiện gồm 4 bước:
Mục tiêu là gì?
Cơ chế về mặt hệ thống quản lí?
Để thực hiện mục tiêu cần thực hiện phương thức gì?
Đánh giá kết quả có đạt được mục tiêu đã đề ra không?

Nội dung Đặc điểm

- tính tổng quan: chỉ đưa ra những cái


chung nhất
Là luận cứ có cơ sở khoa học, vạch ra hướng phát - tính khoa học: định hướng và mục tiêu
Chiến
triển của ngoại thương trong thời gian ít nhất 10 đặt ra phải dựa trên cơ sở khoa học (3 mô
lược
năm hình cơ bản)
- tính dài hạn: có tầm nhìn với đối tượng
quản lý
Là hệ thống tổ chức, quản lý đối với hoạt động
XNK.
- Chủ thế quản lý: chính phủ (thông qua luật pháp)
Cơ chế - đối tượng quản lý: tư nhân có hoạt động kinh
doanh/ hàng hóa dịch vụ tgia vào TMQT.
- phương thức tương tác giữa chủ thể điều chỉnh và
đối tượng điều chỉnh là CSTMQT
- Là hệ thống các quan điểm, tư tưởng, phương
Chính
hướng chỉ đạo, các công cụ kinh tế, pháp lí, hành
sách
chính mà chính phủ sử dụng để tác động tới TMQT,
định hướng, vận động tới mục tiêu đã định của Nhà
nước.
- Là các phương thức Chính phủ sử dụng để tương
tác với các đối tượng điều chỉnh.

Công Là những biện pháp hợp pháp được quốc tế thừa


cụ nhận mà CP dùng để thực hiện CSTMQT.

- Mối quan hệ:


Chiến lược: mục tiêu: đề ra phương hướng, mong muốn của chủ thể
Cơ chế: hệ thống tổ chức, quản lý để đạt chiến lược
Chính sách: phương thức tương tác giữa chủ thể điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh trong một cơ chế
Công cụ: phương tiện thực hiện chính sách
<----Việt Nam 1986 ---→
Chiến sản xuất thay thế nhập khẩu Hỗn hợp: hướng ngoại, tăng cường XNK,
lược qhe KTĐN
Cơ chế - Độc quyền ngoại thương - Khuyền khích mọi thành phần kinh tế với
- độc quyền định hướng chỉ đạo 3 yêu cầu: phải thành lập theo pháp luật,
- độc quyền sở hữu tài sản ngoại phải có vốn lưu động, phải có đội ngũ cán
thương bộ được đào tạo bài bản về chuyên ngành
- độc quyền trong kinh doanh hoạt ngoại thương
động ngoại thương - chỉ còn độc quyền định hướng chỉ đạo
- độc quyền quan hệ mua bán ngoại
thương
(3 cái sau mất đi khi sang giai đoạn
sau)
Chính Bảo hộ mậu dịch: tạo ra những hàng Bảo vệ hợp lý: vì mục tiêu phát triển nhấn
sách rào (thuế + phi thuế) để hạn chế hàng mạnh khía cạnh hỗ trợ
hóa nhập khẩu = biện pháp trợ cấp, Nội dung: bảo hộ có lựa chọn, bảo hộ có
ưu đãi -> mang tính chất bảo vệ, cản mức độ, bảo hộ có thời hạn.
trở.

2. Các nguyên tắc của CSTMQT: 5 ngtắc


- Ngtac bình đẳng, không phân biệt đối xử (nguyên tắc MFN, ngtac NT (NP) )
- TM phải được thực hiện tự do hơn nữa: chỉ thừa nhận thuế là công cụ hợp pháp và phải đưa ra cam
kết giảm thuế.
- Ngtac minh bạch hóa: CSTMQT của 1 QG phải được thông báo công khai, kịp thời, nhanh chóng cho
WTO và các đối tác thương mại; phải có khả năng dự báo được.
- Ngtac tương hỗ: có đi có lại: yêu cầu các thành viên phải dành cho nhau sự đối xử tương ứng
- Dành ưu đãi hơn cho các quốc gia đang và chậm phát triển.

Chương 4: Chính sách nhập khẩu


1. Phân biệt chính sách thuế và công cụ thuế:
Chính sách là cách thức sử dụng công cụ để đạt mục tiêu. Chính sách là khách quan.
Công cụ là phương tiện, là yếu tố khách quan. Công cụ ở đâu cũng giống nhau, chỉ khác tên gọi.
2. So sánh 2 phương pháp tính thuế là thuế tuyệt đối và thuế tương đối
Thuế tương đối Thuế tuyệt đối
- Khó xác định, tính toán phức tạp - đơn giản
- dễ dàng hơn cho các nước ngồi lại đàm phán vì - sử dụng đơn vị tính là đồng tiền của 1 quốc
sử dụng đơn vị tính % gia/1 đơn vị
- đảm bảo tính công bằng hơn khi càng giàu thì - kém công bằng hơn vì thu nhập khác nhau
đóng thuế càng cao nhưng đóng thuế như nhau
- phản ánh chính xác giá trị hàng hóa hơn: xe - kém chính xác hơn: xe cùng dung tích thì cùng
đắt/rẻ khác nhau thì chịu thuế khác nhau mức thuế, không quan tâm đến giá

3. Tổn thất xã hội do đâu mà có?


Do thuế làm tăng giá hàng hóa (vẽ hình như vi mô)
-> Cầu giảm: lợi ích của người tiêu dùng giảm -> tác động hạn chế tiêu dùng
-> cung tăng: lợi ích của người sản xuất tăng -> khuyến khích sản xuất không hiệu quả (vì mở rộng quy
mô sản xuất nhưng chi phí sản xuất + chi phí cơ hội tăng)
-> nhập khẩu giảm
Vẽ hình chỉ ra phần mất không của xã hội.
4. Tại sao chi phí bảo hộ cao mà 1 số ngành vẫn bảo hộ?
- Bảo vệ lợi ích tương lai
- Tổn hại được chia nhỏ nên không đáng kể
- Thuế là nguồn thu cho NSNN
- Lợi ích nhóm
- Cân bằng cán cân XNK
5. Có thể tăng cường mức độ bảo hộ thông qua việc giảm thuế suất hay không, nếu có nó diễn ra ntn?
Trả lời: có, diễn ra: giảm thuế đánh vào đầu vào nk sâu hơn giảm thuế đánh vào sản phẩm nk
6. Tác động tạo thu ngân sách nhà nước:
Năm 2007, VN chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Có nhiều ý kiến lo ngại rằng, việc gia
nhập WTO cùng với đó là các cam kết giảm thuế nhập khẩu sẽ làm ảnh hưởng nguồn thu ngân sách từ
thuế trong bối cảnh bội chi ngân sách bình quân GDP 3% mỗi năm.
Tuy nhiên đến năm 2010, theo quan sát thực tiễn thì lo ngại này đã không xảy ra.
Hãy trình bày những nguyên nhân có thể? Vì sao nó không xảy ra?
Trả lời:
- Dựa trên cơ cấu những mặt hàng xuất khẩu của VN, chủ yếu là tư liệu sản xuất có thuế suất thấp.
- Dựa trên cơ cấu ngành xuất khẩu: mặt hàng xuất khẩu chủ yếu xuất xứ từ những quốc gia mà VN đã
có cam kết giảm thuế từ trước.
- Dựa vào nội dung lộ trình cắt giảm thuế của VN khi tham gia WTO: chủ yếu những mặt hàng xuất
khẩu có thuế suất thấp như thủy sản, dệt may,…thì cắt giảm thuế luôn; còn những mặt hàng có kim
ngạch xuất khẩu cao thì chưa cắt giảm thuế vội.
- Mối quan hệ giữa thu thuế và thuế suất:
Ko phải mối quan hệ tuyến tính và giữa thuế suất và lượng hàng hóa nhập khẩu có quan hệ ngược
chiều.
Thuế suất làm tăng thu thuế trong khi lượng HH nhập khẩu làm giảm thu thuế -> thu thuế phụ thuộc
vào độ nhạy cảm của lượng HH nhập khẩu với thuế suất.
- Từ cơ cấu thu ngân sách, tổng thu ngân sách từ hải quan đến nay khoảng 20% và thu chủ yếu từ VAT.
Khi giảm thuế nhập khẩu, hàng hóa ồ ạt tràn vào dẫn đến lượng thu từ thuế VAT tăng, bù đắp lại sự
giảm thuế.
7. Tác động định hướng, hướng dẫn tiêu dùng: Tại sao nói thuế có tác động hướng dẫn tiêu dùng thông qua
việc làm giảm thu nhập thực tế của người tiêu dùng? Lấy ví dụ về tác động này trong bối cảnh VN?
Trả lời:
Thu nhập thực tế là lượng hàng hóa mua được nhờ thu nhập danh nghĩa.
Thu nhập thực tế phụ thuộc 2 yếu tố:
- Thuế tăng -> giá cả hàng hóa: P tăng -> lượng hàng hóa giảm -> thu nhập thực tế giảm
- Thu nhập danh nghĩa: tăng -> thu nhập thực tế tăng
VD: thuế thuốc lá…
- Tác động hướng dẫn tiêu dùng đi kèm với những biện pháp nội địa (khác với tác động thay thế nhập
khẩu như tăng thuế hàng nhập khẩu để đẩy mạnh tiêu dùng hàng nội địa)
8. Phân biệt NTBs (hàng rào phi thuế quan) và NTMs (biện pháp phi thuế quan)
Trả lời:
Giống nhau: phi thuế quan
Khác nhau: hàng rào – biện pháp
Cụ thể:
- Tất cả các biện pháp nào không phải là thuế được sử dụng trong quản lý hoạt động XNK -> NTMs
- Trong những biện pháp đó, có những biện pháp có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở hoạt động
XNK. Gián tiếp -> NTBs
- Do đó NTBs có tính chất: không có cơ sở khoa học, không minh bạch, không bình đẳng.
9. So sánh thuế và các biện pháp hàng rào phi thuế (NTBs)
- Ưu điểm của thuế so với NTBs:
Thuế NTBs
- Tạo thu ngân sách - Làm thất thu ngân sách
- Minh bạch, rõ ràng - Độc quyền
- Phạm vi áp dụng rộng - Lấp liếm, không rõ ràng

- Hạn chế của thuế so với NTBs:


Thường xuyên bị ràng buộc, áp đặt bởi các cam kết quốc tế. trong khi có rất nhiều NTBs ko bị
cam kết cắt giảm -> chính phủ có thể tùy ý áp dụng.
10. Tác động hạn chế nhập khẩu của hàng rào kỹ thuật TBTs?
- Vì các quy định về hàng rào kỹ thuật ở các quốc gia quá khác biệt nhau
- Những yêu cầu kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu quá khắt khe và chặt chẽ, có sự phân biệt đối xử với
hàng nội địa
- Quy trình cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn mất thời gian, tạo rào cản lớn.
11. Vì sao nói VN chưa thực sự có hàng rào kỹ thuật trong TMQT?
- Biện pháp chưa được thực hiện triệt để nên hiệu quả chưa cao.
- Bản thân những quy định về hàng rào kỹ thuật ở VN quá dễ dàng để đáp ứng.
12. Tại sao lại gọi là các biện pháp bảo vệ TM tạm thời?
(chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ trong TM)
Trả lời: Vì đây chỉ là những biện pháp được áp dụng trong những trường hợp rất đặc biệt.
13. Trình bày những khác biệt cơ bản nhất giữa những biện pháp bảo vệ TM tạm thời và xu hướng áp dụng
các bp này trên thế giới hiện nay?
Trả lời:
*khác biệt cơ bản nhất là nguyên nhân dẫn đến việc áp dụng các biện pháp này:
- Chống bán phá giá: có sự cạnh tranh không bình đẳng giữa DN xuất khẩu và DN nhập khẩu
- Chống trợ cấp: có sự giúp đỡ của chính phủ nước xuất khẩu cho DN xuất khẩu, cạnh tranh với DN
nhập khẩu.
- Tự vệ trong TM: do DN nhập khẩu quá yếu
*Xu hướng:
Đây là những biện pháp chốt chặn cuối cùng mà CP nước nhập khẩu sử dụng khi các biện pháp khác
ko khả thi.
Phổ biến nhất là chống bán phá giá và chống trợ cấp (2 cái này thường đi kèm với nhau), vì dễ tìm cơ
sở, bằng chứng. Hầu hết CP nước nhập khẩu thắng kiện.
Ít phổ biến là tự vệ trong TM vì nghĩa vụ khi thực hiện rất lớn: phải chứng minh thiệt hại thực sự
nghiêm trọng mới có thể đòi bồi thường; ngnhân xuất phát từ nước nhập khẩu nên khó đổ lỗi.

Chương 5: Chính sách xuất khẩu


1. Để thực hiện mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu dưới góc độ chính sách (hay dưới góc độ can thiệp của chính
phủ), chúng ta cần quan tâm đến/giải quyết những vấn đề gì?
Trả lời: 3 vấn đề
- Đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu -> tạo và cải biến nguồn hàng
- Phát triển thị trường xuất khẩu -> xúc tiến xuất khẩu cấp nhà nước (tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ
doanh nghiệp)
- Hỗ trợ DN kết nối giữa nguồn hàng trong nước với thị trường nước ngoài = hỗ trợ DN trong các hoạt
động kinh doanh XNK: cho vay tín dụng, đảm bảo môi trường vĩ mô bằng tỷ giá, tạo điều kiện thuận
lợi cho DN như điều kiện về thuế,…
2. So sánh tác động của các nhóm công cụ tạo và cải biến nguồn hàng với các công cụ tài chính tín dụng?
3. Tại sao nói gia công xuất khẩu là hình thức xuất khẩu sức lao động tại chỗ?
Trả lời: Bản chất gia công xuất khẩu là đi làm thuê cho nước ngoài, hàng hóa là sức lao động. Sức lao
động đã được sử dụng và kết tinh trong hàng hóa trong quá trình sản xuất trong nước, sau đó được xuất
khẩu sang nước ngoài.
4. Có thể coi gia công xuất khẩu là phương thức bền vững đẩy mạnh XK? Tại sao?
Trả lời: không. Vì gia công XK phù hợp với việc nhu cầu ban đầu trong phát triển, nhưng gia công XK
không chủ động về nguyên liệu.
5. Trong bối cảnh VN hiện nay, chúng ta nên khuyến khích biện pháp gia công XK nào?
Trả lời: Gia công XK chủ động và bị động
6. Hãy lấy ví dụ về 1 mặt hàng XK chủ lực của VN và phân tích các điều kiện để XK mặt hàng đó?
7. Nêu các đặc điểm khác biệt cơ bản nhất giữa các mô hình khu kinh tế đặc biệt.
Trả lời:
- Trao đổi và giao dịch TM (ko có hoạt động sản xuất)
VD: chợ cửa khẩu, kho ngoại quan, cảng tự do,…
- Sản xuất hàng hóa + trao đổi, giao dịch:
VD: khu chế xuất, khu công nghiệp cao,…
- Tất cả các hoạt động KTXH trên địa bàn khu đó:
VD: khu kinh tế biển, đặc khu kinh tế,…
- Khu kinh tế đặc biệt có quy mô siêu lớn, kết hợp và thỏa thuận giữa 2 hay nhiều quốc gia
VD: hàng lang Đông-Tây, tam giác phát triển (VN-TL-Campuchia)
8. Giải thích các tính chất đặc biệt trong các khu kinh tế đặc biệt?
- Không gian về kinh tế: tập trung ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng
- Không gian về hành chính: môi trường quản lí cấp giấy phép ưu tiên
- Không gian pháp lí: cơ chế quản lí khác bên ngoài (ví dụ: hàng hoá ra thị trường không chịu quản lí
bởi thuế).
9. Vì sao mô hình khu chế suất không phải mô hình thích hợp để phát triển mà KCN mới phù hợp?
- Mục đích hình thành các khu chế suất và khu công nghiệp
- Sự khác biệt trong cơ chế quản lý xuất nhập khẩu
- Sự thay đổi trong cơ chế quản lý XNK nói chung ở VN từ 1991 – nay.

You might also like