Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

無心論一 卷

釋菩提達摩製

夫至理無言。要假言而顯理。大道無相為
接麁而見形。今且假立二 人共談無心之
論 矣 弟子問和尚曰。有心無心 答曰
。無心 問曰。既云 無心。誰能見聞覺知
。誰知無心 答曰。還是無心既見聞覺知
。還是無心能 知無心 問曰。既若無心
。即合無有見聞覺 知。云 何 得有見聞
覺知 答曰。我雖無心能 見能聞能覺能
知 問曰。既能見聞覺知。即 是有心。
那得稱無 答曰。只是見聞覺知。即 是
無心。何 處更離見聞覺知別 有無心。我
今 恐汝不解。一 一 為汝解說。令汝得
悟真理。假 如見終日見由為無見。見亦
無心。聞終日聞 由為無聞。聞亦無心。
覺終日覺由為無覺。覺 亦無心。知終日
知由為無知。知亦無心終日 造作。作亦
無作。作亦無心。故云 見聞覺知總 是無
心 問曰。若為能得知是無心 答曰。

1
汝但 子細推求看。心作何 相貌。其心復
可得。 是心不是心。為復在內為復在外
為復在中 間。如是三處推求覓心了 不可
得。乃至於一 切處求覓亦不可得。當知
即是無心 問曰。 和尚既云 一 切處總
是無心。即合無有罪福。 何 故眾生輪迴
六 聚生死不斷。 答曰。眾生迷妄。於無
心中而妄生心。造種 種業。妄執為有。
足可致使輪迴六 趣生死不 斷。譬有人於
暗中見杌為鬼見繩為蛇便 生 恐怖。眾生
妄執亦復如是。於無心中妄執有 心造種
種業。而實無不輪迴六 趣。如是眾生 若
遇大善知識教令坐禪覺悟無心。一 切業
障 盡皆銷滅生死即斷。譬如暗中日光 一
照而暗 皆盡。若悟無心。一 切罪滅亦復
如是 問曰。 弟子愚昧心猶未了 審。一
切處六 根所用者 應 答曰。語種種施為
煩惱菩提生死涅槃 定無心否 答曰。定
是無心。只為眾生妄執 有心即有一 切煩
惱生死菩提涅槃。若覺無 心即無一 切煩
惱生死涅槃。是故如來為有 心者說有生
死。菩提對煩惱得名。涅槃者對 生死得

2
名。此皆對治之 法。若無心可得。即煩
惱菩提亦不可得。乃至生死涅槃亦不可得
問曰。菩提涅槃既不可得。過去諸佛皆得
菩 提。此謂可乎 答曰。但 以 世 諦文
字之 言得。 於真諦實無可得。故維摩經
云 。菩提者不可 以 身得不可以 心得。
又金剛 經云 。無有少法 可得。諸佛如
來但 以 不可得而得。當知有心 即一 切
有無心一 切無 問曰。和尚既云 於 一
切處盡皆無心。木石亦無心。豈不同於木
石乎 答曰。而我無心心不同木石。何
以 故。 譬如天鼓。雖復無心自然出種種
妙法教化 眾生。又如如意珠。雖復無心
自然能作種種 變現。而我無心亦復如是
。雖復無心善能覺 了 諸法實相具 真般
若三身自在應用無妨。 故寶積經云 。以
無心意而現行。豈同木石乎。 夫無心者
即真心也。真心者即無心也 問 曰。今
於心中作若為修 行 答曰。但 於一 切
事 上覺了 。無心即是修 行。更不別 有
修 行。故 知無心即一 切。寂滅即無心
也 弟子於是忽 然大悟。始知心外無物

3
物外無心。舉止動 用 皆得自在。斷諸疑
網更無罣礙。即起作禮。而 銘無心乃為
頌曰。

心神向寂 無色無形 覩之 不見

聽之 無聲 似 暗非暗 如明不明

捨之 不滅 取之 無生

大即廓周法界 小即毛竭不停

煩惱混之 不濁 涅槃澄之 不清

真如本無分別 能辯有情無情

收之 一 切不立 散之 普遍含靈

妙神非知所測 正覓絕於修 行

滅則 不見其懷 生則 不見其成

大道寂號無相 萬像 窈號無名

如斯運用自在 總是無心之 精

和尚又告曰。諸般若中以 無心般若而為
最 上故維摩經云 。以 無心意無受行。

4
而悉摧伏 外道。又法鼓經。若知無心可
得。法即不可得。 罪福亦不可得。生死
涅槃亦不可得。乃至一 切盡不可得。不
可得亦不可得。乃為頌曰。

昔日迷時為有心 爾時悟罷了 無心

雖復無心能照用 照用常寂即如如

重曰。 無心無照亦無用 無照無用即


無為

此是如來真法界 不同菩薩為辟支

言無心者即無妄相心也。

又問。

何 名為太上 答曰。太者大也。上者高
也。窮高之 妙理故云 太上也。又太者通
泰之 位 也。三界之 天雖有延康之 壽福
盡。是故終 輪迴六 趣。未足為太。十住
菩薩雖出離生死。 而妙理未極。亦未為
太。十住 修 心妄有入 無。 又無其無有
雙遣不妄中道。亦未為太。又忘 中道三
處都盡。位 皆妙覺。菩薩雖遣三處。不
5
能無其所妙。亦未為太。又忘其妙則 佛
道至 極。則 無所存。無存思則 無思慮
。兼 妄心智永 息。覺照俱 盡。寂然無
為。此名為太也。太是理 極之 義。上是
無等色。云 太上。即之 佛如 來之 別
名也。 無心論一 卷

6
VÔ TÂM LUẬN
(Đại Chánh Tân Tu Đại
Tạng Kinh số 2831)
Phàm tột lý không lời, cốt mượn lời để
hiển lý. Đạo lớn không tướng vì tiếp kẻ thô
nên thấy hình. Nay giả lập hai người để bàn
về luận vô tâm.

Đệ tử hỏi: Hòa thượng hữu tâm hay vô tâm?

ĐÁP: Vô tâm.

HỎI: Đã vô tâm ai thấy nghe hiểu biết, và ai


biết vô tâm?

ĐÁP: Vô tâm thấy nghe hiểu biết, cũng vô


tâm biết vô tâm.

HỎI: Nếu đã vô tâm tức đồng không có sự


thấy nghe hiểu biết, thì làm sao được thấy
nghe hiểu biết?

ĐÁP: Ta tuy vô tâm mà thường thấy nghe


hiểu biết.

7
HỎI: Đã thường thấy nghe hiểu biết tức là
hữu tâm, sao nói là vô tâm?

ĐÁP: Chỉ cái thấy nghe hiểu biết nầy tức là


vô tâm. Chỗ nào lìa thấy nghe hiểu biết
riêng có vô tâm? Ta nay sợ ông chẳng hiểu,
nên vì ông nói rõ ràng, để khiến ông được
ngộ chơn lý: Như thấy suốt ngày, thấy mà
không thấy, nên cái thấy cũng vô tâm. Nghe
suốt ngày, nghe mà không nghe, nên nghe
cũng vô tâm. Hiểu suốt ngày, hiểu mà không
hiểu, nên biết cũng vô tâm. Suốt ngày tạo
tác, tác mà không tác, nên tác cũng vô tâm.
Cho nên nói: Thấy nghe hiểu biết đều là vô
tâm.

HỎI: Nếu vậy, cái hay biết là vô tâm ư?

ĐÁP: Ông nên nhỏ nhiệm mà xét xem, tâm


khởi ra tướng mạo gì? Tâm kia có thể được
là tâm hay chẳng phải tâm? Là bên trong,
bên ngoài hay khoảng giữa? Như thế ba chỗ
suy xét tìm tâm không thể có. Cho đến tất cả
chỗ tìm cầu cũng không thể có. Nên biết,
đấy tức là vô tâm.

8
HỎI: Hòa thượng đã nói: Mọi nơi đều vô
tâm, tức là đồng với không có tội phước, vậy
cớ sao chúng sanh luân hồi trong sáu thú,
sanh tử không dừng?

ĐÁP: Chúng sanh mê vọng, chỗ vô tâm mà


vọng sanh tâm, tạo muôn ngàn nghiệp, rồi
vọng chấp là có. Bao nhiêu đó cũng khiến
luân hồi trong sáu thú, sanh tử chẳng dừng.
Ví như có người trong đêm tối thấy cái ghế
cho là ma, thấy sợi dây cho là rắn, rồi sanh
kinh sợ. Sự vọng chấp của chúng sanh cũng
giống như thế. Nơi vô tâm vọng chấp có
tâm, tạo muôn ngàn tội nghiệp. Vậy là sao
khỏi luân hồi trong sáu thú?

Tuy nhiên nếu chúng sinh gặp được bậc


Thiện tri thức lớn giáo hoá khiến Toạ thiền
giác ngộ được vô tâm, thì tất cả nghiệp
chướng đều tiêu diệt, sanh tử liền dứt. Thí
như chỗ tối, ánh mặt trời chiếu đến tự nhiên
bóng tối hết. Nếu ngộ vô tâm tất cả tội đều
tiêu diệt cũng giống như vậy.

HỎI: Đệ tử còn mê muội, tâm chưa rõ ràng.


Tất cả chỗ, sáu căn khởi dụng ứng đáp, lời

9
nói và muôn ngàn thi vị, phiền não bồ đề,
sanh tử niết bàn nhứt định vô tâm chăng?

ĐÁP: Nhứt định vô tâm. Chỉ vì chúng sanh


vọng chấp có tâm, nên liền có tất cả phiền
não sanh tử, bồ đề niết bàn. Nếu giác ngộ vô
tâm liền không có tất cả phiền não, sanh tử
niết bàn. Cho nên Như Lai vì kẻ có tâm nói
có sanh tử.

Bồ đề đối vối phiền não mà có tên, Niết bàn


đối trị với sanh tử mà có tên. Đó đều là pháp
đối trị. Nếu được vô tâm thì phiền não bồ đề
không thể có, cho đến sanh tử niết bàn cũng
không thể có

HỎI: Bồ đề Niết bàn đã không thể có. Vậy


qúa khứ chư Phật đều được Bồ đề, việc nầy
có ư?

ĐÁP: Chỉ dùng văn tự của thế đế mà nói thì


có, còn với chơn đế thì không thể có. Trong
kinh Duy Ma nói: “Bồ đề không thể dùng
thân được, không thể dùng tâm được”. Lại
kinh Kim Cang nói: “Không một pháp nhỏ
có thể được, chư Như Lai do không thể được

10
mà được”. Cho nên, có tâm tức tất cả đều
có, vô tâm tức tất cả đều không.

HỎI: Hoà Thượng đã nói tất cả chỗ đều vô


tâm. Cây đá cũng vô tâm. Đâu chẳng giống
cây đá sao?

ĐÁP: Tâm vô tâm của ta nói không đồng


với cây đá. Vì sao? Thí như trống trời (thiên
cổ), tuy vô tâm mà khởi ra muôn ngàn tiếng
pháp vi diệu, giáo hoá chúng sanh. Lại như
hạt châu Như ý, tuy vô tâm mà tự nhiên khởi
ra muôn ngàn biến hiện. Sự vô tâm của ta
cũng vậy. Tuy vô tâm mà khéo hay giác liễu
thật tướng của các pháp, đầy đủ chơn bát
nhã, ba thân tự tại ứng dụng, không ngại.
Nên trong kinh Bảo Tích nói: “Do vô tâm ý
mà khởi hiện hành”. Đâu có thể đồng cây đá
sao?

Phàm nói vô tâm tức là chơn tâm. Nói chơn


tâm tức là vô tâm.

HỎI: Ngay đối với tâm con phải tu hành như


thế nào?

11
ĐÁP: Chỉ trên tất cả việc biết một cách rõ
ràng. Vô tâm tức là tu hành, chớ không riêng
có sự tu hành nào khác. Cho nên, vô tâm tức
tất cả. Tịch diệt tức vô tâm.

Người đệ tử ngay nơi đó bỗng nhiên đại


ngộ, mới biết ngoài tâm không vật, ngoài vật
không tâm. Cử chỉ động dụng đều tự tại,
đoạn hết chướng nghi không còn chướng
ngại. Liền đứng dậy đảnh lễ và làm bài minh
vô tâm rằng:

Tâm thần hướng tịch

Đổ chi bất kiến

Tợ tám phi ám

Xả chi bất diệt

Vô sắc vô hình

Thính chi vô thinh

Như minh bất minh

Thủ chi vô sanh

12
Đại tức quách châu pháp giới

Tiểu tức mao kiệt bất đình

Phiền não hỗn chi trọc (bất trọc)

Niết bàn trừng chi bất thanh

Chơn như bẩn vô phân biệt

Năng biện hữu tình vô tình

Thu chi nhất thiết bất lập

Tán chi phổ biến hàm linh

Diệt thần phi trí sở trắc

Chánh mích tuyệt ư tu hành

Diệt tắc bất kiến kỳ hoài

Sanh tắc bất kiến kỳ thành

Đại đạo tịch hiệu vô tướng

Vạn tượng yếu hiệu vô sanh

Như tư vận dụng tự tại

13
Tổng thị vô tâm chi tinh.

DỊCH:

Tâm thần về tịch

Nhìn đó chẳng thấy,

Giống tối chẳng tối,

Bỏ nó không diệt

Không hình không sắc

Nghe đó không tiếng

Như sáng chẳng sáng

Giữ nó không sanh.

Lớn thời rộng khắp pháp giới,

Nhỏ thời mảy lông chẳng dừng

Phiền não lẫn nó chẳng nhơ,

Niết bàn lắng nó chẳng sạch

Chơ như vốn không phân biệt,

Hay biện hữu tình vô tình

14
Thu vào tất cả chẳng lập,

Tán ra biến khấp hàm linh

Diệu thàn chẳng biết chỗ lường,

Với việc tu, dứt kiếm tìm

Diệt thời chẳng thấy nó đâu

Sanh thời chẳng thấy nó thành,

Đạo lớn lặng, gọi vô tướng

Muôn tượng mầu, gọi vô danh

Như đây vận dụng tự tại,

Đấy là tinh yếu vô tâm.

Hoà tượng lại bảo rằng: Trong các bát nhã,


vô tâm bát nhã là cao tột. Nên kinh Duy Ma
nói: “Dùng không tâm ý, không thọ hạnh mà
hay tồi phục ngoại đạo”. Lại kinh Pháp Cú
nói: “Nếu biết (ngộ) vô tâm, thì pháp không
thể có, tội phước cũng không thể có, sanh tử
Niết bàn cũng không thể có. Cho đến tất cả
đều không thể có. Không thể có cũng không
thể có”. Hoà Thượng nói bài tụng rằng:

15
Tịch nhựt mê thời vị hữu tâm,

Nhỉ thời ngộ bãi liễu vô tâm,

Tuy phục vô tâm năng chiếu dụng

Chiếu dụng thường tịch tức như như.

DỊCH:

Năm xưa mê thời vì có tâm

Ngày nay ngộ rồi lại vô tâm

Tuy vô tâm mà hay chiếu dụng

Chiếu dụng thường tịch tức như như.

Lại nói thêm:

Vô tâm vô chiếu diệc vô dụng,

Vô chiếu vô dụng tức vô vi

Thử thị Như Lai chơn pháp giới,

Bất đồng Bồ Tát vi Bích Chi.

16
DỊCH:

Vô tâm không chiếu cũng không dụng,

Không chiếu không dụng tức vô vi

Đây là Như lai chơn pháp giới,

Bích Chi Bồ Tát khó thể bì.

Nói vô tâm, tức là không có tướng vọng


tâm.

HỎI: Thế nào gọi là Thái Thượng?

ĐÁP: Thái là lớn. Thượng là cao. Diệu lý


cao tột gọi là Thái Thượng. Lại Thái là địa
vị lớn suốt. Chư Thiên trong ba cõi, tuy có
phước sống lâu, nhưng khi hết phước cũng
luân hồi trong sáu thú, nên chưa gọi là Thái.
Hàng thập trụ bồ tát tuy ra khỏi sanh tử,
nhưng mà diệu lý chưa cùng cực, nên cũng
chưa gọi là Thái. Hàng thập trụ tu tâm, vọng
cái có mà vào cái không, lại không cái có,
cái không kia. Cả hai đều trừ, chẳng lầm
Trung Đạo, cũng chưa cho là Thái. Lại quên
Trung Đạo ba chỗ đều hết, quả vị đến Diệu
17
Giác. Bồ tát tuy trừ ba chỗ mà không thể
không cái diệu kia, nên cũng chưa cho là
Thái. Lại quên cái diệu kia thì Phật đạo cùng
cực không có chỗ tồn. Không còn nghĩ thì
không nghĩ. Tâm trí mê vọng đều hằng dứt,
giác chiếu đều hết, lặng lẽ vô vi. Đây mới
gọi là Thái. Thái nghĩa là cực lý. Cao tột
không thể sánh, nên gọi là Thái Thượng tức
tên khác của Như Lai, Phật.

18

You might also like