On Thi ERM

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

QUẢN TRỊ RỦI RO

I. ĐỊNH NGHĨA RỦI RO

3 khía cạnh cơ bàn của rủi ro:


 Rủi ro là sự không chắc chắn: bất cứ khi nào có ít hơn 100% chắc chắn rằng một sự
kiện sẽ xảy ra chính xác như mong đợi thì rủi ro tồn tại.
 Rủi ro bao gồm biến động tích cực: khi nghĩ về rủi ro người ta thường nghĩ đến sự
kiện tiêu cực. Tuy nhiên, trong bối cảnh erm thì rủi ro là bất kỳ sai lệch nào so với dự
kiến, bao gồm cả biến động tích cực và tiêu cực. Caqnf phải phản ánh thích hợp 3
đặc điểm của rủi ro:
1. Bù đắp từ các mảng kinh doanh khác
2. Bù đắp từ các mảng sự kiện khác
3. Chi phí của sự biến động
 Rủi ro là sự sai lệch so với dự kiến: rủi ro thường xem như khả năng mất mát. Tuy
nhiên, mất mát là khái niệm không đầy đủ vì nó loại trừ biến động tích cực. Mất mát
còn có một thiếu sót là nó khiến chl người ta đánh giá quá cao mức độ nghiêm trọng
hay độ lớn của rủi ro.

II. ĐỊNH NGHĨA ERM


ERM được định nghĩa từ các phương diện sau:
 Định nghĩa cơ bản: là quá trình công ty xác điinh, đo lường, quản lý và công bố tất cả
các rủi ro quan trọng nhằm tăng giá trị cho các bên liên quan.
 Tiêu chí quan trọng:
1. Phạm vi toàn công ty: ERM phải áp dụng đối với mọi lĩnh vực của công ty.
2. Mọi loại rủi ro đều được bao gồm: rủi ro tài chính, rủi ro chiến lược và rủi
ro hoạt động
3. Tập trung vào các rủi ro quan trọng: chỉ nên bao gồm những rủi ro lớn đối
với giá trị công ty, ko bao gồm toàn bộ các rủi ro tiềm ẩn. Số lượng hợp lý
các rủi ro quan trọng là từ 10 – 30
4. Tích hợp các loại rủi ro khác nhau: cần tiếp cận rủi ro trên cơ sở tích hợp vì
cách tiếp cận quản lý rủi ro tách biệt có 3 nhược điểm là:
_ không đầy đủ
_ không hiệu suất
_ không nhất quán trong nội bộ
5. Thang đo tổng hợp: khả năng tổng hợp các thang đo rủi ro và ra quyết
định rủi ro cấp độ doanh nghiệp
6. Bao gồm ra quyết định: đối phó với rủi ro, quản lý nó và ra quyết định
7. Cân bằng quản lý rủi ro và lợi nhuận: ERM không chỉ là giảm thiểu rủi ro
màt toàn bộ công việc kinh doanh được nhận ra và giải quyết. Rủi ro ko
được hưởng lợi được xem xét giảm thiểu, rủi ro mang lại phần thưởng
được xem xét tận dụng.
8. Công bố rủi ro thích hợp: quản lý cần xem xét để công bố những rủi ro
quan trọng nhất ảnh hưởng đến giá trị công ty và các bên liên quan.
9. Đo lường các tác động giá trị: chỉ ra tầm qua trọng của thang đo toàn diện
trong quá trình định lượng rủi ro, nắm bắt đầy đủ giá trị công ty đối với
bên liên quan chính
10. Chú trọng các bên liên quan: tập trung vào việc tăng giá trị cổ đông. Mức
độ hài lòng các bên liên quan thứ cấp được đưa vào nhưng trong phạm vi
mà nó tác động đến giá trị cổ đông hay công ty
 Chu kỳ chu trình ERM:
1. Nhận dạng rủi ro: Xác định các rủi ro quan trọng, đe dọa tiềm năng lớn
nhất đồi với doanh nghiệp. Thu gọn 1 danh sách rất lớn các rủi ro tiềm ẩn
thành 1 số lượng nhỏ các rủi ro quan trọng rừ 20-30 bằng cách sử dụng
đánh giá định tính
2. Định lượng rủi ro: Dựa trên 2 cơ sở tích hợp và riêng lẻ. Sử dụng ERM để
định lượng tác động của các tình huống rủi ro riêng lẻ gồm: rất bi quan, bi
quan, cơ sở, lạc quan, rất lạc quan dựa trên tác động của chúng lên các
thang đo chính. Sau đó đo tác động của các tình huống rủi ro tích hợp, rủi
ro xảy ra đồng thời lên các thang đo rủi ro doanh nghiệp
3. Ra quyết định rủi ro: có 3 phương diện:
- Xác định mức chấp nhận rủi ro hay dung sai rủi ro. Là ở mức mà nhà
quản lý thấy thoải mái, ở giới hạn thể hiện mức tối đa mục tiêu của
rủi ro DN
- Quản lý rủi ro trong phạm vi mức chấp nhận rủi ro: Phần quan trọng
nhất, di chuyển rủi ro doanh nghiệp trong phạm vi mức chấp nhận
rủi ro -> mục đích chính của ERM
- Hoạch định chiến lược và quyết định kinh doanh khác: định lượng
các rủi ro quan trọng và tác động của chúng lên giá trị công ty, hỗ
trợ ra quyết định rủi ro, thông tin cho việc ra quyết định
4. Truyền thông rủi ro: có 2 loại riêng biệt:
- Truyền thông trong nội bộ: Tích hợp ERM phân tích hiệu quả KD và
cơ chế đãi ngộ. Phát tín hiệu đến nhà quản lý là rủi ro và lợi nhuận
cần được xem xét cùng với nhau.
- Truyền thông ra bên ngoài: Tích hợp ERM để thông tin liên lạc với
các cổ đông, tổ chức đánh giá, cơ quan quản lý.
 Các lợi ích cơ bản
III. NHẬN DẠNG RỦI RO:
 5 tiêu chí quan trọng để nhận dạng rủi ro thành công:
1. Định nghĩa rủi ro theo nguồn
2. Phân loại rủi ro phù hợp
3. Định nghĩa thang đo rõ ràng
4. Thu thập dữ liệu thích hợp
5. Nhận dạng các rủi ro tương lai
 Các thành phần của nhận dạng rủi ro:
1. Định nghĩa và phân loại rủi ro: Xây dựng một danh sách các rủi ro tiềm
năng. Kết quả thu được là công cụ định nghĩa và phân loại rủi ro RCD. Bao
gồm sự phân loại rủi ro theo thứ bậc như nhóm rủi ro, phân nhóm rủi ro,
phân nhánh rủi ro và 1 định nghĩa làm rõ phạm vi rủi ro. Để công cụ RCD
được hiệu quả, cần phản ánh 2 tiêu chí:
- Tiêu chí 1: Định nghĩa rủi ro theo nguồn
- Tiêu chí 2: Phân loại rủi ro phù hợp
2. Đánh giá định tính rủi ro: Mô tả đánh giá rủi ro định tính theo mục đích,
quy trình và sản phẩm. Sắp xếp ưu tiên 1 danh sách rủi ro tiềm năng và rút
gọn các rủi ro quan trọng khoảng từ 20-30 rủi ro. Đánh giá định tính có 2
mục đích là đưa qua bước định lượng và hỗ trợ quy trình nhận dạng rủi ro
mới phát sinh.
3. Đánh giá định tính có 4 bước:
- Bước 1: Nhận dạng người tham gia: quyết định số lượng người tham
gia, thay đổi tùy quy mô tổ chức và người tham gia thích hợp nhất.
- Bước 2: Truyền đạt trước: gồm 4 loại thông tin để đánh giá định tính
rủi ro:
 Dữ liệu đầu vào cần thiết từ những người tham gia điều tra
 Cơ sở nền ERM
 Rủi ro phải xem xét
 Định nghĩa thang đo: đáp ứng tiêu chí 3: Định nghĩa rõ ràng
thang đo
- Bước 3: Khảo sát đánh giá định tính rủi ro: tiến hành khảo sát. Đáp
ứng 2 tiêu chí cuối cùng:
 Tiêu chi 4: Thu thập các dữ liệu phù hợp: thu thập dữ liệu
đúng thời điểm, đúng cách
 Tiêu chí 5: Nhận dạng rủi ro tương lai: nhận dạng rủi ro
tương lai trong đánh giá định tính rủi ro
- Bước 4: Họp thống nhất ý kiến: có 2 nội dung chính:
 Tăng cường sự thống nhất
 Chọn rủi ro quan trọng
4. Nhận dạng rủi ro mới phát sinh: gồm 2 thành phần:
- Theo dõi các rủi ro đã biết: theo dõi các rủi ro không quan trọng đã
biết về mọi thay đổi có thể làm tăng cấp độ của chúng đủ thành rủi
ro quan trọng.
- Rà soát môi trường tìm các rủi ro chưa biết: Kiểm tra kỹ môi trường
đối với các rủi ro chưa biết. Nhiệm vụ này không dễ và không bao
giờ hoàn thành. Không nên giữ niềm tin sai lạc rằng ERM có thể bảo
vệ tổ chức khỏi các rủi ro chưa biết.

 Các rủi ro chết người: có 3 đặc tính:


1. Khó khăn về mặt chính trị để giới thiệu
2. Dễ nhận dạng
3. Chỉ số dự báo rủi ro có mức độ nghiêm trọng cao

Có 2 loại rủi ro chết người là rủi ro sự kiêu ngạo và rủi ro tập trung

IV. ĐỊNH LƯỢNG RỦI RO:


Bước tiếp theo sau nhận dạng rủi ro. Củng cố việc sắp xếp ưu tiên và xếp hạng các rủi ro,
cung cấp các thông tin cần thiết để ra quyết định. Mối liên kết quan trọng trong bước
này là mối liên kết giữa rủi ro và giá trị bằng cách định lượng rủi ro theo giá trị tác động
của nó. Đây là cầu nối giữa rủi ro và lợi nhuận.
4 điều cần lưu ý khi thực hiện định lượng:
 Độ tin cậy
 Tốc độ
 Rõ ràng
 Cân bằng độ chính xác
 Các thành phần của định lượng rủi ro:
1. Tính giá trị cơ sở công ty: Rủi ro được định nghiã và định lượng theo độ lệch chuẩn so
với kỳ vọng. Kỳ vọng của một công ty thể hiện qua chiến lược của nó. Giá trị cơ sở của
công ty là định giá nội bộ dựa trên việc đạt được kế hoạch chiến lược. 3 phương diện
của tính giá trịnh cơ sở công ty:
- Các giả định dữ liệu đầu vào:
 Dự báo tài chính theo kế hoạch chiến lược
 Dữ liệu tài chính gần nhất
 Suất chiết khấu
- Các tính toán mô hình:
 Công thức giá trị công ty:
+Công thức tổng quát
+ Ngân lưu có thể phân phối
+ Công thức được cắt gọn
+ Công thức tính giá trị cuối cùng
 Dự báo:
+ Các mối quan hệ động
+ Đường xu hướng hợp lý
+ Kiểm tra tính hợp lý
- Kết quả đầu ra: Chính yếu là giá trị cơ sở của công ty. Là cái giá phải trả hôm nay nếu
nhà quản lý tin rằng tổ chức sẽ thực hiện đúng kế hoạch chiến lược.Cách định giá
riêng của nhà quản lý với 3 ưu thế chính vượt trội:
 Chính xác hơn
 Chi tiêt hơn
 Năng động hơn
2. Định lượng rủi ro riêng lẻ: Định lượng nhiều tình huống rủi ro xác định cho mỗi rủi ro
quan trọng, theo tác động theo tác động tiềm năng của chúng lên giá trị cơ sở công ty. 3
vấn đề của định lượng rủi ro riêng lẻ:
- Các giả định dữ liệu đầu vào: Theo dõi và phát triển dữ liệu đầu vào, thực hiện định
lượng rủi ro riêng lẻ:
 Sức mạnh các tình huống rủi ro xác định
 Phạm vi các tình huống rủi ro riêng lẻ
 Xếp hạng các tình huống rủi ro riêng lẻ
 Phương pháp phát triển các tình huống rủi ro riêng lẻ
- Các tính toán mô hình:
 Những cú sốc đối với giá trị cơ sở
 Phản ứng của giới hữu quan
- Các kết quả đầu ra: có 3 loại chính:
 Sốc của các thang đo quan trọng
 Sự phân bổ các cú sốc
 So sánh cấp độ các cú sốc
3. Định lượng rủi ro doanh nghiệp:
- Các giả định dữ liệu đầu vào:
 Đạt được giá trị cơ sở (Không có biến cố rủi ro)
 Một tình huống rủi ro tại một thời điểm
 Hai tình huống rủi ro tại một thời điểm
 Ba tình huống rủi ro tại một thời điểm và tương tự
- Các tính toan mô hình:
 Lựa chọn mô phỏng
 Tính toán tác động
 Tính xác suất
- Kết quả đầu ra:
 Rủi ro dưới dạng đồ thị
 Rủi ro dưới dạng bảng
 Độ lệch chuẩn
 Kết quả khác

V. RA QUYẾT ĐỊNH RỦI RO:


Có 2 vấn đề chính khi đưa ra quyết định về rủi ro:
 Xác định mức chấp nhận và giới hạn rủi ro: Quyết định đầu tiên và quan trọng nhất,
tạo thuận lợi cho quản lý rủi ro trong phạm vi mức chấp nhận rủi ro, hỗ trợ việc đưa
ra tất cả các quyết định. Sau khi mức chấp nhận được xác định ở cấp độ doanh
nghiệp, nó được phân bổ xuống cấp thấp hơn thông qua các giới hạn rủi ro. 2 khía
cạnh của giới hạn rủi ro gồm:
1. Tại sao sử dụng giới hạn rủi ro:
- Phân tán rủi ro: phân tán bớt rủi ro, ngăn ngừa sự tập trung quá
nhiều vào bất kỳ một khu vưc nào
- Quản lý rủi ro – lợi nhuận: Quản lý sự cân bằng rủi ro – lợi nhuận,
tạo ra sự phân bổ thang đo độ lệch chuẩn tiêu cực cho một bộ phận
kinh doanh cụ thể.
- Quản lý rủi ro doanh nghiệp: Đánh giá các tác động cận biên của bất
kỳ quyết định tiềm năng nào lên rủi ro
- Thói quen: Thay đổi mạnh mẽ từ cách quản lý rủi ro độc lập sang
cách quản lý rủi ro từ trên xuống có tổ chức
2. Làm thế nào xác định giới hạn rủi ro: phát triển các thanh đo tổng hợp
thích hợp, cả rủi ro doanh nghiệp và mức chấp nhận rủi ro. Cách thực hiện
phân bổ từ trên xuống:
- Phân tích mức độ đóng góp: xác định phần rủi ro doanh nghiệp có
thể phân bổ cho từng bộ phận kinh doanh
- Điều chỉnh theo tương quan rủi ro – lợi nhuận: Phân tích cân đối
giữa rủi ro – lợi nhuận
- Chuyển quy mô: chuyển từ rủi ro doanh nghiệp sang mức chấp nhận
rủi ro
 Tích hợp ERM vào việc ra quyết định: 3 khía cạnh của tích hợp ERM vào việc ra
quyết định:
1. Ra quyết định với ERM: ra quyết định cân bằng rủi ro và lợi nhuận với
thông tin ERM, gồm 2 bước:
- Tính toán lại các thang đo rủi ro và lợi nhuận:
 Bước 1: Chỉnh lại dự báo ngân lưu có thể phân phối
 Bước 2: Chình lại suất chiết khấu
 Bước 3: Tính toán lại giá trị cơ sở công ty
 Bước 4: Xem xét lại các tình huống rủi ro quan trọng
 Bước 5: Tính toán lại rủi ro doanh nghiệp
- Đánh giá sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận:
 Tác động đến rủi ro doanh nghiệp
 Tác động đến độ lệch chuẩn tiêu cực
 Tác động đến giá trị cơ sở công ty
 Tác động đến giá trị trung bình công ty
2. Quyết định ưu tiên rủi ro:
- Quản lý rủi ro doanh nghiệp trong phạm vi mức chấp nhân rủi ro
- Những quyết định giảm thiểu
3. Quyết định ưu tiên lợi nhuận:
- Tích hợp ERM vào hoạch định chiến lược
- Tích hợp ERM vào việc ra quyết định kinh doanh

You might also like