Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

ĐỀ THI THỬ THPTQG 2019 “VỢ CHỒNG A PHỦ” (Tô Hoài)

ĐỀ: Cảm nhận của Anh / Chị về cảnh Mị và A Phủ bị trói, bị đánh từ đó làm rõ giá trị hiện
thực của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài) :
Đoạn 1: “A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay
ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị
không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái lưng xanh ra ngoài
áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.”
Và đoạn 2: “A Phủ lại phải ra quỳ giữa nhà, lại bị người xô đến đánh. Mặt A Phủ sưng lên,
môi và đuôi mắt giập chảy máu. Người thì đánh, người thì quỳ lạy, kể lể, chửi bới. Xong một
lượt đánh, kể chửi, lại hút. Khói thuốc phiện ngào ngạt tuôn qua các cửa sổ. Rồi Pá Tra lại
ngóc cổ lên, vuốt tóc, gọi A Phủ… Cứ như thế, suốt chiều, suốt đêm, càng hút, càng tỉnh,
càng đánh, càng chửi, càng hút”.
“Con người với tất cả niềm vui, nỗi buồn, tâm tư, khát vọng, thành đạt hay khổ đau
luôn luôn là đối tượng trung tâm của văn học, là mối quan tâm của người nghệ sĩ chân
chính”. Tô Hoài có duyên với miền đất Tây Bắc và đặc biệt thành công với truyện ngắn
“Vợ chồng A Phủ” (trích từ tập “Truyện Tây Bắc”, 1953). Tác phẩm là bức tranh chân
thực về cuô ̣c sống và thân phâ ̣n khổ đau của những người nông dân nghèo miền núi dưới ách
áp bức, bóc lô ̣t của thực dân, phong kiến, đồng thời là bài ca về phẩm chất, sức sống, khát
vọng tự do của con người lao đô ̣ng miền núi, là hình ảnh con đường giải phóng và sự đổi đời
của họ. Tiêu biểu cho những con người ấy là Mị và A Phủ, hai nhân vâ ̣t thành công nhất của
Tô Hoài trong truyê ̣n ngắn này. Đọc "Vợ chồng A Phủ"”hình ảnh gợi nhiều ám ảnh và
xót xa, cảm thương nhất là cảnh Mị bị chồng là A Sử trói đứng vào cột ("A Sử bước
lại...khép cửa buồng lại ") và cảnh xử kiện A Phủ (“ A Phủ lại phải...càng hút”). Có thể
nói giá trị hiện thực của truyện được khắc họa đậm nét từ các chi tiết này.
Truyện “Vợ chồng A Phủ” đạt thành công vang dội, không những nhờ xây dựng hệ
thống nhân vật với diễn biến tâm lí độc đáo mà hơn cả là giá trị nội dung tư tưởng, hiện thực
đen tối của xã hội lúc bấy giờ ở các vùng núi phía Bắc trong thời thực dân phong kiến chúa
đất với nhiều bất công, tàn bạo. Trước hết, tác phẩm là bức tranh hiện thực sinh động về cảnh
sống bi thảm của những người dân nghèo miền núi và bộ mặt tàn ác, khắc nghiệt của chế độ
phong kiến miền núi.
Điển hình cho thân phận bèo bọt của người dân nghèo miền núi là cuộc đời nô lệ, khổ
đau của Mị và A Phủ. Mị vì món nợ truyền kiếp mà trở thành nô lệ, bị đè nén, áp bức đến
mức tê liệt, mất hết ý niệm sống, vô cảm và câm lặng giữa cuộc đời tăm tối. Mị trở thành con
trâu con ngựa, “con ngựa chỉ biết ăn cỏ và đi làm”. Giá trị hiện thực của tác phẩm là vạch
trần tội ác tàn bạo của chúa đất phong kiến và bè lũ thực dân. Rất nhiều lần trong tác phẩm,
Tô Hoài nhắc đến hành động đánh người, trói người tàn ác, thản nhiên của chúng. Trong đêm
tình mùa xuân, Mị nghe tiếng sáo ngoài đầu núi vọng lại thiết tha, bổi hổi. Mị ngồi nhẩm
thầm bài hát của người đang thổi : “Mày có con trai con gái rồi/Mày đi làm nương/Ta
không có con trai con gái/Ta đi tìm người yêu”. Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc của tiếng sáo
hàm chứa lẽ sống tự do, phóng khoáng của con người. Tiếng sáo đã đánh thức tuổi xuân
trong lòng cô gái trẻ, đưa cô trở về những tháng ngày yêu thương, hạnh phúc năm xưa.
.Tiếng sáo nhắc Mị nhớ lại một thời tươi đẹp, một thời tự do “Có biết bao nhiêu người mê
ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”. Để rồi, sau bữa cơm Tết, mọi người đi chơi thì Mị vẫn theo
quán tính “từ từ bước vào buồng”, “ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ
mờ trăng trắng”. Bởi vì bị giam hãm lâu ngày, Mị đã thành thói quen“ Chẳng năm nào A
Sử cho Mị đi chơi Tết, Mị cũng chẳng buồn đi”. Nhưng Mị thấy “phơi phới trở lại, trong
lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước”. “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ.
Mị muốn đi chơi”. Khi tiếng sáo “rập rờn” trong đầu, Mị quyết định đi chơi, Mị sửa soạn
đi chơi, Mị “quấn lại tóc”, “với tay lấy cái váy hoa”, “rút thêm cái áo”. Hành động của
Mị là hành động của một người tự do, theo tiếng gọi của lòng mình. Mị không còn là “con
rùa lùi lũi nuôi trong xó cửa” mà giờ khao khát được là cánh chim tung bay giữa bầu trời,
cất tiếng hót vui ca chào đón mùa xuân tươi đẹp, được bay về chốn xưa, được hòa mình trong
vũ điệu tình tứ của đêm xuân năm nào. Mị không cam chịu, không chấp nhận cuộc sống lầm
than, tủi cực, định tìm đến cái chết để giải thoát cuộc đời, không cam chịu, không chấp nhận
cuộc sống nô lệ trong hiện tại. Sức sống trong lòng Mị cứ lớn dần, sức ám ảnh của tuổi xuân
cứ lớn dần cho tới khi nó dường như chiếm trọn tâm hồn Mị. Đến lúc đó, Mị hành động như
một kẻ mộng du, không thấy, không nghe A Sử nói. Trong đầu Mị, chỉ rập rờn tiếng sáo, bên
tai Mị chỉ nghe văng vẳng tiếng gọi của tuổi trẻ, của tình yêu. Hòn than hồng phủ tro bấy lâu
vẫn âm ỉ cháy giờ đã bùng lên thành ngọn lửa, reo vui trong bước chuyển kì diệu của tâm
hồn, ghi dấu sự hồi sinh trong tâm hồn Mị. Giữa lúc khao khát tự do trong Mị sống dậy thì
Mị bị A Sử lầm lì “bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị”, trói buộc tự do về thể
xác Mị. Những tưởng như thế là xong nhưng bất ngờ thay khi ta thấy “nó xách cả một
thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà”. Chi tiết “cả một thúng sợi đay” là độ dài
không giới hạn của những xiềng xích, bạo tàn, bất công mà những thân phận nô lệ như Mị
phải gánh chịu,là đỉnh cao của tội ác mà những kẻ đại diện cho bọn quan lại cường quyền
chúa đất gây ra đối với những người nghèo khổ khi họ không may rơi vào tay chúng, để
chúng mặc sức tung hoành, giẫm đạp, giày xéo trong những tủi nhục, đau thương. A Sử “trói
đứng Mị vào cột nhà” và khi “tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị
không cúi, không nghiêng được đầu nữa”. Đọc văn Tô Hoài đoạn A Sử trói vợ, ta không
thể ngờ tất cả phần sự thật đen tối đó lại là thực tế của xã hội cũ Việt Nam trước Cách mạng
tháng Tám ở miền núi cao Tây Bắc. Quá đau thương và cũng thật đau lòng và cũng thật quá
phẫn nộ trước những việc làm vô nhân đạo của tên A Sử. Mị là vợ trong thân phận nô lệ, dẫu
không yêu và không xem là vợ thì cũng một ngày là nghĩa; Mị khi mới về làm dâu nhà thống
lí là một bông hoa rừng tươi tắn, xinh đẹp, từng khiến bao trai làng say đắm, A Sử cũng từng
chọn Mị để “cướp dâu”, chẳng lẽ trong tình cảnh thê thảm hiện tại, nhìn tóc Mị xõa xuống,
A Sử không cảm thấy xao lòng, run tay, đổi ý? Vậy mà hắn vẫn bình thản “quấn luôn tóc
lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa”. Điệp từ “không” khắc
đậm tình trạng bi kịch của Mị, đẩy con người vào tình thế vô cùng nan giải, bế tắc, giết chết
con người trong từng tia hy vọng sống để một cử động nhỏ cũng bị trói buộc, dập tắt. Câu
văn miêu tả với tốc độ chậm rãi nhưng mức độ tàn ác tăng tiến không ngừng theo sự xuất
hiện của hàng loạt các động từ “bước, nắm, lấy, trói, quấn…”, không khí như nghẹt thở,
bức bối, như một thước phim quay chậm, tái hiện lại cảnh quỷ sứ hành hạ linh hồn ở dưới
một tầng địa ngục sâu thẳm nào đó. Khốn thay, cảnh ấy lại chính là những gì bọn cha con
thống lí đã gây ra, chỉ là phần rất nhỏ trong số muôn vàn tội ác mà chúng đã gây ra. Chúng
làm tất cả những việc đó một cách thành thục, như đang trói một con vật, không chút động
lòng, thương xót. “Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt
đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.” Trong cảnh đêm tình mùa xuân, có lẽ đây là đoạn văn hay
nhất, thể hiện rõ nhất tài năng, tấm lòng của nhà văn Tô Hoài đối với những kiếp người
nghèo khổ trên vùng núi cao Tây Bắc. Miêu tả sự tàn nhẫn của A Sử chính là sức mạnh của
ngòi bút Tô Hoài đã tố cáo và lên án bộ mặt sát nhân của bọn chủ nô phong kiến miền núi.
Hành động của A Sử được diễn tả trong nhịp trôi chậm chạp của thời gian, cũng là điểm nhấn
của tình cảnh bi đát, buồn thảm của Mị, dập tắt mọi hy vọng được cứu sống trong Mị, đẩy Mị
vào đêm đen, để mặc cho Mị một mình chống chọi với số phận. Đọc "Vợ chồng A Phủ” ta
thấy Mị là bức chân dung tĩnh lặng. Hầu như trong thời gian ở nhà thống lí Mị chỉ nói có vài
ba câu. Nhưng ẩn chứa trong tâm hồn câm lặng ấy, là một sức sống mãnh liệt, một khát vọng
lớn lao như mạch suối ngầm trong mát. Tiếp xúc với "Vợ chồng A Phủ" ta nhớ, ta yêu một
cô Mị ở Hồng Ngài, càng bị đọa đày đau khổ, càng khát khao sức sống mãnh liệt để có thể
hiểu hơn một cô Mị du kích Phiềng Sa sau này.
  A Phủ là nhân vật được miêu tả sóng đôi với Mị, góp thêm một thân phận người lao
động nghèo vào bức tranh hiện thực của tác phẩmTác giả đã cho A Phủ xuất hiê ̣n khá đô ̣t
ngô ̣t trong hoàn cảnh đánh nhau với A Sử, bị bắt, bị đánh đâ ̣p tàn nhẫn ở nhà thống lí rồi mới
kể về lai lịch của nhân vâ ̣t. Đó là mô ̣t chàng trai phải chịu đựng mô ̣t tuổi thơ bơ vơ đau khổ.
A Phủ quê ở Háng-bla, vừa mới lên mười tuổi đầu đã phải gánh chịu mô ̣t tai họa khủng
khiếp. Trâ ̣n dịch đâ ̣u mùa tràn đến làm cho trẻ con, người lớn chết. Nhà A Phủ, cha mẹ, anh
chị em cũng bị chết hết, chỉ con sót lại mô ̣t mình A Phủ. Làng chết nhiều quá, có người làng
đói bụng đã bắt A Phủ đem xuống bán đổi lấy thóc của người Thái dưới cánh đồng. Là mô ̣t
thiếu niên có tính gan bướng, không chịu ở dưới cánh đồng thấp, A Phủ đã trốn lên núi khác,
lưu lạc đến Hồng Ngài. Đi làm cho nhà người, lần nữa mùa này sang mùa khác, dù sống
trong cảnh cực khổ, cô đơn, nhưng chẳng bao lâu A Phủ trưởng thành với biết bao những
phẩm chất tốt đẹp của người lao đô ̣ng miền núi. A Phủ là đứa con của núi rừng, quen sống
đời tự do mà vẫn không thoát khỏi kiếp sống nô lê ̣. Do tính tình phóng khoáng, bướng bỉnh
và yêu lẽ phải, chính nghĩa nên A Phủ đã dám đánh lại con nhà quan khi hắn phá đám chơi
ngày Tết. “A Phủ chạy vụt ra, vung tay ném con quay rất to vào mă ̣t A Sử. A Sử vừa kịp
vung tay lên, A Phủ đã xông tới, nắm cái vòng cổ dâ ̣p đầu xuống xé vai áo đánh tới
tấp”. Hành đô ̣ng dữ dô ̣i đó của A Phủ còn có nguyên cớ sâu xa từ mối thù giai cấp.
Những chi tiết như vậy làm cho bức tranh hiện thực được nới rộng thêm dung lượng
và sinh động thêm. Sự xuất hiện của nhân vật chính A Phủ tạo thêm tình huống để hoàn
chỉnh bức tranh đó. Cuộc đời nô lệ của A Phủ thật ra là sự lặp lại với ít nhiều biến thái
chính cuộc đời Mị. Lý do mà thống lí Pá Tra buộc A Phủ phải thành người ở không công,
không phải vì cuộc ấu đả thường tình của đám trai làng. Vấn đề là ở chỗ pháp luật trong
tay ai khi kẻ phát đơn kiện cũng đồng thời là kẻ ngồi ghế quan toà thì còn nói gì tới công lý
nữa! Vậy nên mới có cảnh xử kiện quái gỡ nhất trên đời mà chúng ta được chứng kiến tại
nhà thống lí. Kết quả là người con trai khỏe mạnh phóng khoáng vì lẽ công bằng mà phải
đem cuộc đời mình trả nợ nhà quan. Cảnh xử kiện trong tác phẩm diễn ra một cách lạ lùng,
quái đản cho thấy trong xã hội phong kiến miền núi trước cách mạng, chân lí, lẽ phải thuôc
về con quan, thuộc về kẻ giàu, kẻ mạnh, kẻ thống trị. Người nghèo phản kháng lại sự bất
công thì bị đánh, bị xử tội, bị tước quyền tự do trở thành nô lệ, không chỉ cả đời mà đến
đời con đời cháu cũng không thoát được. Cha con thống lí, đại diện cho bọn quan lại
phong kiến rất nhẫn tâm. Chúng làm giàu bằng bóc lột sức lao động, bằng lao dịch, cho
vay nặng lãi rồi bắt người ta làm nô lệ trừ nợ. A Phủ bị cha con thống lí Pá Tra và bọn tay
sai bắt và đánh đâ ̣p vô cùng tàn bạo, dã man hơn cả thời trung cổ. Đó là một vụ xử kiện
thật lạ lùng. Bọn thống lí và chức viê ̣c kéo đến ăn cỗ, nằm dài bên khay đèn, hút thuốc
phiê ̣n và đánh đâ ̣p A Phủ suốt từ trưa đến hết đêm. “A Phủ lại phải ra quỳ giữa nhà, lại
bị người xô đến đánh”. Từ “lại” cho thấy việc đánh đập A Phủ diễn ra như một quy
trình, được lặp đi lặp lại, dồn dập, tới tấp, bào mòn sinh lực, hòng tiêu diệt ý chí của con
người. Có lẽ không chỉ người bị đánh bị tổn thương, kiệt sức nhiều mà cả bọn trai làng đầu
trâu mặt ngựa cũng thấy cần phải được nghỉ ngơi một chút như giải lao giữa trận đấu. Có
vẻ như đánh người, hành hạ người cũng trở thành một thú vui không biết chán của loại
người bất nhân, mặt người dạ thú này. Bọn chúng chẳng chút bận tâm đến việc nạn nhân
của chúng tơi tả, bầm dập thế nào, còn sống được bao lâu nữa. Ngòi bút nhà văn Tô Hoài
hẳn phải run lên, xót xa nhiều thương cảm dành cho chàng trai nghèo nhưng đa tài, thẳng
thắn, dám chống lại những bất công giữa cuộc đời và phải chịu nhiều bất hạnh. Giữa vùng
núi rừng bao la hùng vĩ của Tây Bắc tươi đẹp này, nơi nào là nơi còn giữ được công lí, nơi
nào là nơi còn tồn tại những tấm lòng, những vị quan tòa công minh, đứng về phía lẽ phải?
Hẳn không ai biết rõ điều đó hoặc vẫn còn chìm lặng trong đau thương, uất hận ngút trời
xanh. Phần hiện thực đen tối, cay đắng của xã hội hiện rõ trên khuôn mặt A Phủ. “Mặt A
Phủ sưng lên, môi và đuôi mắt giập chảy máu”. Máu đã rơi, thù này sẽ có ngày phải trả,
nỗi đau này thật khó nguôi ngoai. Nhiều người “xô đến” chỉ đánh một người, thương làm
sao cho A Phủ, dẫu có là anh hùng giữa thế gian cũng có lúc gặp hạn thế nào sao? Tính
chất tố cáo tội ác man rợ, phi nhân đạo được đẩy lên đến đỉnh điểm trong hình thức điệp
cấu trúc: “người thì…” vừa là một phép đối sánh của hai hiện tượng xảy ra cùng lúc
nhưng lại không giao nhau trên bất cứ đường thẳng nào của sự thấu hiểu và cảm thông
nhau. Bởi lẽ, mặc cho nạn nhân A Phủ khốn khổ kia cứ “quỳ lạy”, bọn người đại diện cho
pháp luật rừng rú kia vẫn cứ tuần tự thực hiện nhiệm vụ đã được Pá Tra chỉ định cho mỗi
lượt là “đánh”, “kể”, “chửi”, “hút”. “Người thì đánh, người thì quỳ lạy, kể lể, chửi
bới. Xong một lượt đánh, kể chửi, lại hút”. Phép liệt kê trôi theo nhịp kể chậm, giọng
đều đều như khách quan mà sao nghe đắng lòng, buồn khôn tả. Giá có phép màu của ông
Bụt, những thân phận nô lệ đáng thương như A Phủ sẽ được cứu thoát khỏi chốn địa ngục
trần gian trên mảnh đất lắm người nhiều ma này. Hưng phấn sẽ được nhân lên gấp bội
phần sau mỗi lần hút chuyển lượt cũng có nghĩa là tội ác, oán thù sẽ theo khói thuốc mà
bay lên, không có điểm dừng. Tô Hoài thật tài tình khi hạ bút miêu tả hình ảnh “khói
thuốc phiện ngào ngạt tuôn qua các cửa sổ”. Khói thì nhẹ nhưng tội ác quả là không
nhẹ, “ngào ngạt” thơm đối với quỷ dữ nhưng là khói độc đủ bóp nghẹt nhịp đập trong trái
tim người lương thiện. Căn phòng không còn chỗ chứa khói thuốc phiện phải “tuôn qua
các cửa sổ” đủ thấy cả một guồng máy chỉ quen ăn chơi sa đọa, hành xác người vô tội để
thỏa mãn thú tính, kiếm chát, lợi lộc từ chiêu trò thu phục nô lệ để tha hồ bóc lột, sống phè
phỡn trên xương máu của người nghèo. Bóng dáng A Phủ, chắc là thân xác đã mềm nhũn
lắm rồi- hiện lên mờ nhòe trong làn khói, vừa là hình ảnh tả thực vừa mang ý nghĩa tượng
trưng cho giai đoạn đen tối, bi thảm, khốn khổ trong cuộc đời của họ, vừa hào hùng vừa bi
tráng, nhói buốt tận tim gan! “Rồi Pá Tra lại ngóc cổ lên, vuốt tóc, gọi A Phủ…”. Chỉ
một từ “rồi” mà như đến giờ đưa mình cho đao phủ, thật đầy ám ảnh, thật nhẫn tâm. Pá
Tra “ngóc cổ” sau khoảng thời gian say sưa, đắm chìm trong khói thuốc, vừa lâng lâng,
bay bổng vừa thỏa mãn, hài lòng, như gặm nhấm niềm vui chiến thắng. Cuộc xử kiện càng
dài, lòng Pá Tra càng khoan khoái. Ác nghiệt thay, nhiều khi niềm vui sướng, hạnh phúc
của người này là nỗi đau, bất hạnh của người khác. Cử chỉ “vuốt tóc” của Pá Tra có gì đó
thật kiểu cách, giả tạo, muốn chứng tỏ uy thế, uy quyền của mình, vừa dằn mặt người khác
vừa như tự hâm nóng ngọn lửa thù đối với những ai mà lão cho là phe đối nghịch, muốn
trừ khử, hủy diệt. Tình hình xét xử của những trận tra tấn A Phủ sau đó có chiều hướng
càng lúc càng căng thẳng, thảm khốc. Ước gì dòng thời gian ngừng trôi trong giây lát,
trong khoảnh khắc cũng được để A Phủ có được những phút bình yên ngắn ngủi, xoa dịu
bớt nỗi đau trong anh. Lời văn miêu tả cứ như nhịp trôi nhưng hối hả hơn, điệp từ “càng”
vừa thể hiện sự tăng cấp của mức độ tàn ác vừa như dựng lại không khí ngột ngạt, u ám
của cảnh xử kiện, như âm thanh dồn dập của tiếng đánh, tiếng chửi, xoáy vào tim óc con
người, dựng con người lên rồi nhào nặn theo nhiều cấp độ. “Cứ như thế, suốt chiều, suốt
đêm, càng hút, càng tỉnh, càng đánh, càng chửi, càng hút”. Như vậy, ta có thể thấy, con
người bị bần cùng hóa, bị chà đạp lên nhân phẩm một cách tàn bạo. Tuy vâ ̣y A Phủ không
hề khóc lóc, van xin mà trái lại vẫn tỏ ra bất khuất, cứng rắn, gan dạ “A Phủ quỳ chịu đòn
chỉ im lă ̣ng như tượng đá”. Cuối cùng, với cách xử kiê ̣n quái gở, người phát đơn kiê ̣n
cũng là người xử kiê ̣n, A Phủ đã bị phạt làm nô lê ̣ suốt đời không công cho nhà thống lí. A
Phủ đã bị thống lí Pá Tra buô ̣c làm nô lê ̣ để trả nợ “đời mày, đời con mày, đời cháu mày
tao cũng bắt thế, bao giờ trả hết nợ mới thôi”. Đến sáng hôm sau thì đám kiện đã
xong.Thống lí Pá Tra mở tráp, lấy ra một trăm đồng bạc hoa xòe bày lên mặt tráp, rồi kể
các khoản tiền A Phủ phải nộp: nộp vạ cho người phải mày đánh là hai mươi đồng, nộp
cho thống quán năm đồng, mỗi xéo phải hai đồng, mỗi người đi gọi các quan về hầu kiện
năm hào. Mày phải mất tiền mời các quan hút thuốc từ hôm qua tới nay. Lại mất con lợn
hai mươi cân, chốc nữa mổ để các quan làng ăn vạ mày. Sau đó, thống lí cho A Phủ cúi sờ
lên đồng bạc trên tráp, còn mình thì đốt hương, lầm rầm khấn gọi ma về nhận mặt người
vay nợ. Pá Tra khấn xong, A Phủ cũng nhặt xong bạc, nhưng nhặt xong lại để ngay cả
xuống mặt tráp. Rồi Pá Tra lại trút cả bạc vào trong tráp.Từ đây, A Phủ đã bị trói vào con
ma nhà thống lí. A Phủ không phản kháng, không bỏ trốn. Cả khi bị trói đứng trong nhà
thống lí A Phủ vẫn chỉ lặng im như một tảng đá chờ gặp thần chết. A Phủ chính là nạn
nhân của sự áp bức tàn bạo của chế độ cường quyền và thần quyền. Thế là cũng như Mị, A
Phủ trở thành nô lê ̣ chung thân bị khinh rẻ, bị ngược đãi trong vòng kiểm soát của chủ nô
thống lí Pá Tra. Từ đây A Phủ bị thống lí bòn rút sức lao đô ̣ng “đốt rừng, cuốc nương,
săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, ngựa quanh năm mô ̣t thân mô ̣t mình, rong ruổi ngoài gò,
ngoài rừng”. Miêu tả cuô ̣c sống khổ cực đau thương, tủi nhục của A Phủ, Tô Hoài mô ̣t
mă ̣t đồng cảm xót thương với thân phâ ̣n khổ đau của người lao đô ̣ng miền núi, mô ̣t mă ̣t
khác vừa vạch trần bô ̣ mă ̣t tàn bạo, dã man của bọn chúa đất đã vùi dâ ̣p không tiếc thương
sự sống của họ. Cái xấu cái ác được xem như một vết bùn nhơ làm vấy bẩn bức tranh thơ
mộng của núi rừng Tây Bắc.

Cảnh ngộ của hai nhân vật Mị và A Phủ ít nhiều gợi đến những Chí Phèo, chị Dậu,
những chú AQ và những thím Tường Lâm… Đó là những hình tượng nghệ thuật được cô
đúc từ chính cuộc đời đau khổ trong xã hội cũ. Nhưng nếu nói giá trị hiện thực của tác phẩm
“Vợ chồng A Phủ” mà chỉ phân tích ở khía cạnh phơi bày, tố cáo, phê phán thông qua
những cảnh ngộ bi thảm của người dân lao động là còn chưa đủ. Nhiều tác phẩm hiện thực
phê phán xuất sắc vẫn được xem như có hạn chế trong tầm nhìn và bởi thế, giá trị hiện thực
sẽ không được toàn vẹn. Tô Hoài trong khi đào sâu vào hiện thực đã phát hiện ra con đường
tất yếu mà các nhân vật của ông đi tới. Sự đè nén quá nặng nề, những đau khổ chồng chất mà
bọn thống trị gây ra tất sẽ dồn những kẻ khốn cùng ấy tới sự chống trả và nếu gặp được ánh
sáng soi đường, họ sẽ đến được thắng lợi. Bất cứ tác phẩm văn học nào cũng chứa đựng thái
độ của nhà văn đối với cuộc sống, trước hết là với con người. Ngay giá trị hiện thực của ”Vợ
chồng A Phủ” đã để lộ cái nhìn nhân đạo, ưu ái của Tô Hoài. Khi cô đúc nỗi cùng khốn vào
hai thân phận nô lệ với ý thức làm một bản cáo trạng về xã hội cũ, Tô Hoài đã gợi lên trong
chúng ta sự căm phẫn, sự đau xót, sự cảm thông khi miêu tả cảnh Mị và A Phủ bị bắt trói, bị
đánh đập dã man, thừa chết, thiếu sống.Thật ra cũng khó tách bạch đâu là giá trị hiện thực,
đâu là giá trị nhân đạo ở một tác phẩm như “Vợ chồng A Phủ”. Hiện thực và nhân đạo nhiều
khi hòa trộn với nhau. Không thể không nói đến tính chân thật, chính xác, logic ở những
đoạn mô tả hiện thực, nhưng rõ ràng phải biết thông cảm, biết trân trọng nâng niu con người
lắm, đau cùng nỗi đau của nhân vật mới có thể dựng cảnh, miêu tả hành động, tính cách, mức
độ lạnh lùng đến tàn bạo của cha con nhà thống lí chân thực, sống động, gây nhiều phẫn nộ
trong lòng người đọc đến thế! Thông qua những cái nhìn hiện thực về cuộc sống của con
người, nhà văn hướng đến thể hiện những giá trị nhân đạo vô cùng sâu sắc. Trước tiên, tác
phẩm là tiếng nói tố cáo gay gắt bọn thống trị, những kẻ cướp đoạt quền sống, quyền hạnh
phúc chính đáng của con người. Đó là thống lí Pá Tra, là A Sử, những kẻ sẵn sàng chà đạp,
bóc lột con người để đạt được mục đích. Chúng lợi dựng cường quyền, thần quyền ép những
người dân nghèo khổ thành công cụ làm giàu cho chúng với những mánh lới, thủ đoạn tàn
độc, phi nghĩa. Ngoài ra, tác phẩm cũng là thái độ cảm thông sâu sắc đối với con người.
Chúng ta phải thừa nhận rằng chỉ khi nhà văn đau nỗi đau của người dân, thấu triệt những bế
tắc, tủi nhục mà họ phải gánh chịu và tái hiện lại một cách cụ thể, chân thực như vậy.

Có thể nói, thông qua việc miêu tả cuộc đời, số phận của Mị và A Phủ, Tô Hoài đã làm sống
lại cả một quãng đời tăm tối, cơ cực của những người dân miền núi dưới ách thống trị của bè
lũ phong kiến thực dân. Từ đó, tác giả thể hiện niềm thương cảm xót xa trước những thân
phận nhỏ bé, đau khổ và lên tiếng tố cáo xã hôi phong kiến thực dân cướp đi quyền sống
chính đáng của con người. Với những giá trị mang đậm tính nhân văn như vậy, Tô Hoài và
“Vợ chồng A Phủ” sẽ mãi mãi để lại dấu ấn trong tim độc giả mọi thế hệ.

THAM KHẢO THÊM:

GIÁ TRỊ HIỆN THỰC GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO

- Tác phẩm cho thấy cuộc sống cơ cự bị đè - Cảm thông sâu sắc đối với người dân, thể
nén áp bức nặng nề của người dân miền núi hiện tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc
vùng Tây Bắc dưới ách thống trị hà khắc với thân phận đau khổ của người dân lao
của bọn địa chủ và phong kiến cấu kết với động miền núi trước cách mạng.
thực dân Pháp. - Tố cáo lên án, phơi bày bản chất xấu xa
+ Tiêu biểu cho số phận những con người tàn bạo của thế lực phong kiến ở miền núi
khốn khổ bị vùi dập chẳng khác nào con chà đạp lên quyền sống của con người, hiểu
sâu, con kiến, bị coi không bằng trâu ngựa ở được ước mơ nguyện vọng của họ, trân
nhà thống lí ấy là Mị và A Phủ ( dẫn ra một trọng đề cao những khát vọng chính đáng
số chi tiết để thấy cuộc sống nô lệ ở Hồng của con người.
Ngài tối tăm của hai nhân vật) - Ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh
- Gía trị hiện thực của thiên truyện còn thể liệt  và khả năng cách mạng của nhân dân
hiện ở chỗ người đọc thấy hiện lên ở đây rất Tây Bắc.
sinh động bộ mặt tàn bạo và những hũ tục - Thấy được người nông dân miền núi mặc
thối nát của chế độ phong kiến ở miền núi dầu bị đè nén, áp bức nặng nề nhưng họ vẫn
trước CM. Điều này thể hiện tập trung ở cha tiềm tàng một sức sống mãnh liệt , khao
con thống lí: khát tình yêu, hạnh phúc, tự do. Đặc biệt
 + Cảnh ăn vạ và xử kiện cũng như nhiều tác phẩm ở giai đoạn này,
  + Cảnh hút thuốc phiện truyện " Vợ chồng A Phủ” đề cao tình hữu
  + Cảnh hành hạ A Phủ ái giai cấp, sự đồng cảm của những con
  + Cảnh đánh đập Mị của bố con thống lí người nhèo khổ cùng cảnh ngộ.
 - Phần sau của chuyện hé mở cho người  - Giải phóng con người khỏi sự chà đạp,
đọc thấy sự đổi đời của "vợ chồng A Phủ". cho họ một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Nhà
Dưới ánh sáng của cách mạng, A Phủ và Mị văn đã tin tưởng vào sức mạnh quật khởi ,
đã tham gia du kích, chuẩn bị cùng dân làng tinh thần đấu tranh để tự giải phóng của họ.
đánh Pháp sống cuộc sống của những con
người tự do.

You might also like