Kitô Giáo

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Kitô giáo (thuật ngữ phiên âm) hay Cơ Đốc giáo (thuật ngữ Hán Việt) là một trong các tôn giáo

khởi nguồn từ Abraham,[1][2][gc 1] đặt nền tảng trên giáo huấn, sự chết trên thập tự giá và sự sống
lại của Giêsu Kitô như được ký thuật trong Kinh thánh Tân Ước.[3] Kitô hữu (Cơ Đốc nhân) tin rằng
Giêsu là Con của Thiên Chúa và là Đấng Messiah của người Do Thái như đã được tiên báo
trong Kinh thánh Cựu Ước. Thuộc tôn giáo độc thần,[4] hầu hết Kitô hữu tin rằng chỉ có một Thiên
Chúa duy nhất hiện hữu trong ba thân vị (tiếng Hy Lạp: hypostasis) gọi là Ba Ngôi.[5] Kitô giáo đóng
một vai trò quan trọng trong nền văn hóa và văn minh phương Tây.

Trải qua hai thiên niên kỷ, các bất đồng về thần học và giáo hội học đã hình thành các hệ phái Kitô
giáo khác nhau. Bốn nhánh chính hiện nay của Kitô giáo là Công giáo Rôma, Kháng Cách (Tin
Lành), Chính Thống giáo Đông phương, và Chính Thống giáo Cựu Đông phương. Công giáo Tây
phương, Chính Thống giáo Đông phương và Chính thống giáo Cựu Đông phương cắt đứt hiệp
thông với nhau trong cuộc Ly giáo Đông–Tây năm 1054 và cuộc Ly giáo Chalcedon khởi đầu năm
451. Kháng Cách (cũng thường gọi là Tin Lành), không phải là một hệ phái đơn nhất nhưng là thuật
từ nhóm hợp, phát sinh từ cuộc Cải cách Kháng nghị thế kỷ 16. Tính chung, Kitô giáo là tôn giáo lớn
nhất thế giới với khoảng 2,3 tỉ tín hữu, chiếm hơn 31% dân số thế giới (năm 2015)

*Ly giáo Đông-Tây

Đại Ly giáo hay Ly giáo Đông–Tây là sự kiện chia rẽ Kitô giáo xảy ra vào thời Trung Cổ mà kết
quả là hai hệ phái Kitô giáo được hình thành: phương Đông (theo văn hóa Hy Lạp với trung tâm
là Constantinopolis) và phương Tây (theo văn hóa Latinh với trung tâm là Rôma), sau này tương
ứng là Chính thống giáo Đông phương và Công giáo Rôma. Quan hệ Đông - Tây bị chia rẽ bởi các
yếu tố: thần học, chính trị và kỷ luật. Đại diện hai phái là giáo hoàng Rôma Lêô IX và thượng phụ
Constantinopolis Michael Cerularius liên tục có những xung khắc với nhau. Năm 1054, sứ thần
Rôma gặp Cerularius và yêu cầu ông thần phục Giáo hội Rôma là "mẹ của giáo hội hoàn vũ" nhưng
Cerularius đã khước từ. Cùng năm, Rôma và Constantinopolis tuyên bố rút phép thông công lẫn
nhau, như thế, cuộc Đại Ly giáo chính thức bắt đầu. Năm 1965, Giáo hoàng Phaolô VI và Thượng
phụ Đại kết thành Constantinopolis, Athenagoras I đã gỡ bỏ vạ tuyệt thông lẫn nhau giữa hai giáo
hội, đánh dấu một bước quan trọng trong tiến trình hòa giải.

Bối cảnh và nguồn gốc


Jerusalem là điểm khởi đầu Giáo hội được hình thành sau biến cố Hiện xuống, nhưng Jerusalem chỉ
là một thành phố nhỏ, và Tin Mừng chỉ đóng khung trong nhóm nhỏ người Do Thái. Lời Chúa không
chỉ dành riêng cho người Do Thái, vì vậy theo sách Công vụ các Tông đồ thì rất nhanh sau đó Tin
Mừng được gửi đến dân ngoại và thành Antiochia sớm trở thành trung tâm truyền giáo ra phía
Ðông.[1] Thành Antiochia là thành phố thứ ba của Đế quốc La Mã tức là đứng sau thành Rôma và
thành Alexandria. Ðây cũng là nơi đầu tiên người tín hữu được gọi là Kitô hữu. Tại đây thánh
Phaolô và thánh Barnabê đến rao giảng cho dân ngoại mà không bắt họ phải cắt bì như luật Moses.
Thành Giêrusalem cũng mất dần ảnh hưởng, nhất là sau hai cuộc nổi dậy của người Do thái ở năm
70 và năm 135. Tháng 7 năm 70, tướng La Mã Titus tấn công chiếm thành Giêrusalem và tháng 9
năm 70, ông thiêu hủy thành phố và Ðền thờ. Sau này, người Do thái lại nổi dậy chống quân chiếm
đóng La Mã, nhưng vào năm 135 cuộc nổi dậy hoàn toàn thất bại, và Ðền thờ bị san bằng thành
bình địa. Từ đó Jerusalem không còn được coi là trung tâm điểm nữa. Mặt khác, bên Ai Cập thành
Alexandria là một thành phố lớn, nơi được coi là trung tâm trí thức của thời đó. Theo truyền thống
thì chính thánh Máccô đã đến rao giảng Tin Mừng tại Alexandria, rồi từ đó nơi đây bắt đầu trở thành
trung tâm quy tụ người Kitô hữu phương Ðông, như Kinh thành Rôma của người Kitô hữu ở Âu
Tây. Sau này Rôma chiếm ưu thế vì hai khuôn mặt lớn của Giáo hội là thánh Phêrô và thánh Phaolô
đã tử đạo tại đó.
Giáo hội đã đi ra khỏi mảnh đất Palestine và phát triển mạnh mẽ ra khắp bốn phương, tới các vùng
ven theo Địa Trung Hải với các nền văn hóa Latinh, Hy Lạp, Ai Cập, cũng như tới Armenia, Gruzia,
Lưỡng Hà, Abyssinia, v.v.
Khi Ðế quốc La Mã dần tan rã từ lúc hoàng đế Theodosius I (346-395) băng hà vào năm 395. Suốt
thời kỳ này điều đáng ghi là đế quốc La Mã bị các sắc dân man di xâm lăng. Năm 476, hoàng đế
cuối cùng bên Tây phương bị tướng man dân Odoacre truất phế. Từ đó, Đế quốc Tây La Mã hoàn
toàn biến mất. Bên Ðông phương, đế quốc còn cầm cự được thêm một thời gian, nhưng
thành Byzantium trở nên quan trọng được coi như là thủ đô của đế quốc mới và được đổi tên
thành Constantinopolis, được coi là thành Rôma thứ hai. Ðây là vấn đề nghiêm trọng, vì trước
đây công đồng Nicaea I (325) đã ấn định ba tòa thượng phụ là Rôma, Alexandria và Antiochia. Cho
nên vấn đề đưa Constantinopolis lên hàng thứ hai hiển nhiên Alexandria bị kéo xuống và Antiochia
cũng bị mất dần ảnh hưởng. Tất cả những tranh chấp này cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều trong các
cuộc tranh luận về giáo thuyết ở suốt thế kỷ như Công đồng Ephesus (431) và Công đồng
Chalcedon (451). Hai công đồng ở thế kỷ thứ 5 này nhóm họp để giải quyết vấn đề tín lý nhưng lại
là cơ hội cho những ly khai đầu tiên trong giáo hội, dần hình thành nên Chính thống giáo Cổ Đông
phương và Cảnh giáo. Trong khi đó tại phần còn lại của Đế quốc, lằn ranh giới phân chia Ðông
phương theo nghi thức Hy Lạp và Tây phương theo nghi thức Latinh ngày càng rõ rệt hơn.

*Ly giáo Chalcendon:

Công Đồng Chalcedon hay Calcedonia đã đưa ra một định nghĩa quan trọng có tính cách quyết
định cho việc trình bày đức tin về tín điều Nhập thể của Chúa Giêsu. Công đồng khẳng định Đức
Giêsu Kitô có hai bản tính, nhân tính và thiên tính, hai bản tính này kết hiệp trong cùng một chủ thể
có ngôi vị là Thiên Chúa Ngôi Lời. Về thần tính, Ngôi Lời Chúa Con được Chúa Cha sinh ra từ thuở
đời đời; còn về nhân tính và trong thời gian, ngài được thụ thai và sinh hạ bởi Maria.

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]


Nhiều Giám mục không đồng ý với tuyên tín của Công đồng Êphêsô về thiên tính và nhân tính của
Chúa Giêsu. Do đó, năm 433, Giám mục Gioan thành Antiokia đưa ra một công thức mới được đưa
ra: "Có sự hợp nhất của hai bản tính (...)". Công thức này sau đó được Cyrillo chấp nhận và Giáo
hoàng Xíttô II phê chuẩn.
Thế nhưng vẫn có một số người không tán thành. Theodoret miền Syria luôn bảo vệ hai bản tính
của Đức Kitô, không nói gì đến việc "kết hợp mà không lẫn lộn". Còn viện phụ Eutykes ở
Constantinople, cho rằng thiên tính bao trùm nhân tính đến độ chỉ còn thiên tính, đây gọi là Nhất tính
thuyết (Monophysitism). Ban đầu đây chỉ là một cao trào nhằm tiêu diệt mọi vết tích của Nestorius,
bằng việc cách chức nhiều Giám mục xứ Syria có cảm tình với người đã bị Công đồng Êphêsô lên
án.
Tuy nhiên Giám mục Constantinopolis là Flavianô liền tổ chức một công đồng kết án Eutykes. Tuyên
bố phạt vạ tuyệt thông ông này. Vạ này đến sau được Giáo hoàng Lêô I y nhận, khiến vấn đề trở
thành lớn.

Hội nghị ở Êphêsô[sửa | sửa mã nguồn]


Hoàng đế Theodose II bạn của Eutykes liền mời tất cả những Giám mục ủng hộ ông này về dự một
hội nghị được tổ chức ở Êphêsô. Hội nghị được đặt dưới quyền chủ tọa của Giám mục Alexandria
là Dioscorus, ông này cũng ủng hộ quan điểm của Eutykes.
Giáo hoàng Lêô I có cử ba đại diện và gửi thư tỏ lập trường, nhưng Dioscorus không cho đọc lá thư
đó. Ông còn yêu cầu Giám mục Eusebius thành Dorylea (Phrygia) người tố cáo Eutykes, phải ra
khỏi công đồng, viện lẽ nguyên cáo không được ngồi tòa xét xử. Giành được ưu thế nên Eutykes
được tự do bào chữa và chỉ phải ký nhận Kinh Tin Kính Nicea sau đó ông được tha vạ. Ngược lại,
Giám mục nào nói Đức Kitô hai bản tính thì đều bị truất chức[1].
Ngay sau đó, quân lính của triều đình được mời đến để "đánh chết những kẻ phân biệt hai bản
tính". Flavianô bị đánh trọng thương rồi chết. Giám mục Theodoret báo tin cho Rôma, giáo hoàng
Lêô liền lên tiếng phản bác hội nghị Êphêsô. Các sử giả công giáo thường gọi hội nghị này là "mẻ
cướp Êphêsô"[2]. Mặc dù bị phản bác nhưng học thuyết Eutykes vẫn được công khai tuyên truyền
cho đến hoàng đế Theodose II qua đời.

Công đồng[sửa | sửa mã nguồn]


Sau khi lên ngôi, tân hoàng đế Marcianus lại ủng hộ lập trường của Rôma. Marcianus quyết định
triệu tập một công đồng ở Calcedonia và yêu cầu giáo hoàng đến chủ tọa nhưng Lêô I không thể đi
được vì lúc này người Hung Nô đã xâm lăng đất Ý. Nhưng ông cử các đặc sứ gồm 3 Giám mục và
2 linh mục đến chủ tọa công đồng.

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]


Giám mục Dioscorus đến tham dự công đồng và đề nghị kết án Giám mục Rôma. Nhưng ông bị tố
cáo về tội lộng hành và bị công đồng tuyên bố cách chức và lưu đày. Chức vụ của Flavianô được
phục hồi. Những người tham gia vào "mẻ cướp Êphêsô" đều bị áp dụng kỷ luật.
Về Giáo lý, Bản tuyên tín Nicea-Constantinopoli và thư của giáo hoàng Lêô được đem ra đọc. Các
nghị phụ đã đồng thanh tung hô: "Đây là đức tin các Giáo phụ, đức tin các Tông đồ. Tất cả chúng tôi
đều tin như vậy... Phêrô đã nói qua miệng Lêô"[3].
Công đồng tuyên bố[4]:
"Nhờ ơn Chúa, bản tuyên tín Nicea - Constantinopoli thực là sáng suốt và bổ ích, đủ để giúp
hiểu biết trọn vẹn và củng cố đức tin chân thật...Vì những sự ấy đang âm mưu chống lại
chân lý, Đại Công Đồng chung hôm nay họp tại đây, dạy lại giáo thuyết vững chắc đã được
giảng dạy từ thuở ban đầu…
Noi theo các Thánh phụ, tất cả chúng tôi đồng thanh dạy chỉ có một và cùng một Chúa Con,
Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, chính Ngài toàn hảo trong thần tính và cũng chính ngài toàn
hảo trong nhân tính, cũng chính ngài là Thiên Chúa thật và là người thật, gồm một linh hồn
có lý trí và một thân xác, đồng bản tính với Chúa Cha theo thần tính, đồng bản tính với
chúng ta theo nhân tính, giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi, sinh ra bởi Chúa Cha từ
trước muôn đời xét về thần tính, nhưng vào những ngày sau hết, "vì chúng ta và để cứu rỗi
chúng ta, đã sinh bởi Đức Maria Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa (Théotokos) xét về nhân tính, chỉ
một và cùng một Đức Kitô, là Chúa Con, là Chúa, là Con duy nhất mà chúng tôi nhìn nhận
nơi Ngài có hai bản tính, không lẫn lộn, không thay đổi, không chia cắt, không phân ly; Sự
khác biệt của hai bản tính hoàn toàn không bị tiêu tan bởi sự phối hợp, nhưng ngược lại các
thuộc tính của mỗi bản tính vẫn được nguyên vẹn và gặp gỡ nhau trong một ngôi vị
(hypostase) duy nhất (...)
Về tổ chức giáo hội, công đồng công nhận khoản luật của Công đồng Constantinopolis về
các đặc ân dành cho Giáo hội rất thánh ở Constantinople là Rôma mới. Bởi thành phố này
có sự hiện của hoàng đế, của thượng viện, và thừa hưởng cùng những đặc quyền như cố
đô Rôma; Do đó, thành phố này đóng vai trò quan trọng trong các việc của Giáo hội, chỉ sau
Rôma[5]...

Hậu công đồng[sửa | sửa mã nguồn]


Nhiều Giám mục Hy Lạp, Syria, Palestin, Ai Cập không chịu ký nhận công thức do Công
đồng Calcedonia. Các Giám mục này cho rằng: nếu chấp nhận công thức của Calcedonia;
tức là đi ngược với Công đồng Êphêsô, và nhượng bộ Nestorius; nhất là không thể dung
hòa được với giáo lý của Cyrillô.
Giáo chủ thành Alexandria là Timotheus Aelurius, người kế vị Dioscorus đã công khai chống
đối công đồng. Cuộc chống đối này kéo dài gần nửa thế kỷ với các giáo chủ nối tiếp. Các
đan sĩ, những người có nhiều ảnh hưởng trong quần chúng, kéo nhau theo bè Nhất tính
thuyết, làm Giám mục Acacius thành Constantinopoli nghiêng theo.
Năm 484, hoàng đế Zenon ban hành chiếu chỉ Henotikos nhằm dung hòa hai bên, bằng một
công thức "trung lập" làm ngơ đi tuyên tín của Calcedonia. Tuy nhiên công thức này đã
bị Giáo hoàng Fêlix III phản đối và chính thức lên án[6].

Ly giáo Đông–Tây
Đại Ly giáo hay Ly giáo Đông–Tây là sự kiện chia rẽ Kitô giáo xảy ra vào thời Trung Cổ mà kết
quả là hai hệ phái Kitô giáo được hình thành: phương Đông (theo văn hóa Hy Lạp với trung tâm
là Constantinopolis) và phương Tây (theo văn hóa Latinh với trung tâm là Rôma), sau này tương
ứng là Chính thống giáo Đông phương và Công giáo Rôma. Quan hệ Đông - Tây bị chia rẽ bởi các
yếu tố: thần học, chính trị và kỷ luật. Đại diện hai phái là giáo hoàng Rôma Lêô IX và thượng phụ
Constantinopolis Michael Cerularius liên tục có những xung khắc với nhau. Năm 1054, sứ thần
Rôma gặp Cerularius và yêu cầu ông thần phục Giáo hội Rôma là "mẹ của giáo hội hoàn vũ" nhưng
Cerularius đã khước từ. Cùng năm, Rôma và Constantinopolis tuyên bố rút phép thông công lẫn
nhau, như thế, cuộc Đại Ly giáo chính thức bắt đầu. Năm 1965, Giáo hoàng Phaolô VI và Thượng
phụ Đại kết thành Constantinopolis, Athenagoras I đã gỡ bỏ vạ tuyệt thông lẫn nhau giữa hai giáo
hội, đánh dấu một bước quan trọng trong tiến trình hòa giải

Bối cảnh và nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]


Jerusalem là điểm khởi đầu Giáo hội được hình thành sau biến cố Hiện xuống, nhưng Jerusalem chỉ
là một thành phố nhỏ, và Tin Mừng chỉ đóng khung trong nhóm nhỏ người Do Thái. Lời Chúa không
chỉ dành riêng cho người Do Thái, vì vậy theo sách Công vụ các Tông đồ thì rất nhanh sau đó Tin
Mừng được gửi đến dân ngoại và thành Antiochia sớm trở thành trung tâm truyền giáo ra phía
Ðông.[1] Thành Antiochia là thành phố thứ ba của Đế quốc La Mã tức là đứng sau thành Rôma và
thành Alexandria. Ðây cũng là nơi đầu tiên người tín hữu được gọi là Kitô hữu. Tại đây thánh
Phaolô và thánh Barnabê đến rao giảng cho dân ngoại mà không bắt họ phải cắt bì như luật Moses.
Thành Giêrusalem cũng mất dần ảnh hưởng, nhất là sau hai cuộc nổi dậy của người Do thái ở năm
70 và năm 135. Tháng 7 năm 70, tướng La Mã Titus tấn công chiếm thành Giêrusalem và tháng 9
năm 70, ông thiêu hủy thành phố và Ðền thờ. Sau này, người Do thái lại nổi dậy chống quân chiếm
đóng La Mã, nhưng vào năm 135 cuộc nổi dậy hoàn toàn thất bại, và Ðền thờ bị san bằng thành
bình địa. Từ đó Jerusalem không còn được coi là trung tâm điểm nữa. Mặt khác, bên Ai Cập thành
Alexandria là một thành phố lớn, nơi được coi là trung tâm trí thức của thời đó. Theo truyền thống
thì chính thánh Máccô đã đến rao giảng Tin Mừng tại Alexandria, rồi từ đó nơi đây bắt đầu trở thành
trung tâm quy tụ người Kitô hữu phương Ðông, như Kinh thành Rôma của người Kitô hữu ở Âu
Tây. Sau này Rôma chiếm ưu thế vì hai khuôn mặt lớn của Giáo hội là thánh Phêrô và thánh Phaolô
đã tử đạo tại đó.
Giáo hội đã đi ra khỏi mảnh đất Palestine và phát triển mạnh mẽ ra khắp bốn phương, tới các vùng
ven theo Địa Trung Hải với các nền văn hóa Latinh, Hy Lạp, Ai Cập, cũng như tới Armenia, Gruzia,
Lưỡng Hà, Abyssinia, v.v.
Khi Ðế quốc La Mã dần tan rã từ lúc hoàng đế Theodosius I (346-395) băng hà vào năm 395. Suốt
thời kỳ này điều đáng ghi là đế quốc La Mã bị các sắc dân man di xâm lăng. Năm 476, hoàng đế
cuối cùng bên Tây phương bị tướng man dân Odoacre truất phế. Từ đó, Đế quốc Tây La Mã hoàn
toàn biến mất. Bên Ðông phương, đế quốc còn cầm cự được thêm một thời gian, nhưng
thành Byzantium trở nên quan trọng được coi như là thủ đô của đế quốc mới và được đổi tên
thành Constantinopolis, được coi là thành Rôma thứ hai. Ðây là vấn đề nghiêm trọng, vì trước
đây công đồng Nicaea I (325) đã ấn định ba tòa thượng phụ là Rôma, Alexandria và Antiochia. Cho
nên vấn đề đưa Constantinopolis lên hàng thứ hai hiển nhiên Alexandria bị kéo xuống và Antiochia
cũng bị mất dần ảnh hưởng. Tất cả những tranh chấp này cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều trong các
cuộc tranh luận về giáo thuyết ở suốt thế kỷ như Công đồng Ephesus (431) và Công đồng
Chalcedon (451). Hai công đồng ở thế kỷ thứ 5 này nhóm họp để giải quyết vấn đề tín lý nhưng lại
là cơ hội cho những ly khai đầu tiên trong giáo hội, dần hình thành nên Chính thống giáo Cổ Đông
phương và Cảnh giáo. Trong khi đó tại phần còn lại của Đế quốc, lằn ranh giới phân chia Ðông
phương theo nghi thức Hy Lạp và Tây phương theo nghi thức Latinh ngày càng rõ rệt hơn.

Từ nguyên của "Kitô" là Χριστός (Khristos) trong tiếng Hy Lạp, nghĩa là "Đấng được xức dầu", dịch
theo danh hiệu Messiah trong tiếng Hebrew. Trong tiếng Việt, người Công giáo dùng từ "Kitô" để gọi
danh hiệu này của Giêsu, trong khi người Tin Lành thường dùng từ "Christ". Bên cạnh từ "Kitô"
phiên âm qua tiếng Bồ Đào Nha được sử dụng bởi tín hữu Công giáo, còn có từ "Cơ Đốc" xuất phát
từ chữ Nho (基督) và thường được tín hữu Tin Lành sử dụng. Ngoài ra, một số người cũng dùng
cách gọi Thiên Chúa giáo để chỉ Công giáo nói riêng và Kitô giáo nói chung.

Lịch sử
Khởi nguyên
Theo Kinh thánh, Thiên Chúa là đấng đã sáng tạo ra vũ trụ, muôn loài trong 6 ngày và ngày thứ 7
Ngài nghỉ ngơi. Ông Adam và bà Eva là tổ phụ của loài người, không nghe lời Thiên Chúa đã ăn trái
của "cây biết điều thiện điều ác" (trái cấm) nên bị Thiên Chúa đuổi khỏi Vườn địa đàng. Hai người
này truyền tội lỗi (gọi là tội tổ tông, nguyên tội) cho con cháu là loài người. Bởi loài người mang tội,
Thiên Chúa đã giáng sinh làm người và chịu khổ hình để loài người được hòa giải với Thiên Chúa.

Vậy tâm điểm việc cứu rỗi của Kitô giáo là Giêsu, do đó trọng tâm của cuộc sống Kitô hữu là niềm
xác tín rằng Giêsu là Con Thiên Chúa giáng trần, là Đấng Mê-si-a. Danh hiệu "Messiah" có nguồn
gốc từ tiếng Hebrew ַ‫( מָ שִׁ יח‬māšiáħ), nghĩa là "đấng được xức dầu", chuyển ngữ sang tiếng Hy Lạp
là Χριστός Khristos.[7]
Kitô hữu tin rằng, là Đấng Messiah, Giêsu được Thiên Chúa xức dầu để tể trị và cứu rỗi nhân loại,
Giêsu đến để làm ứng nghiệm lời tiên tri về Đấng Messiah trong Cựu Ước. Trọng tâm của đức tin
Kitô giáo là qua sự chết và phục sinh của Giêsu, con người tội lỗi được phục hòa với Thiên Chúa,
nhờ đó mà nhận lãnh sự cứu rỗi và lời hứa được hưởng sự sống đời đời.
Trong khi những tranh luận thần học về bản thể của Giêsu vẫn đang tiếp diễn, thì phần lớn Kitô hữu
tin rằng Giêsu là Thiên Chúa nhập thể, Giêsu "là Thiên Chúa và là con người" trong ý nghĩa trọn vẹn
của cả hai bản tính. Vì Giêsu là người nên phải trải qua những đau khổ và bị cám dỗ như con người
bình thường, nhưng không hề phạm tội. Vì là Thiên Chúa, Giêsu đánh bại quyền lực sự chết và
sống lại từ kẻ chết. Theo Kinh Thánh, Thiên Chúa đã cho Giêsu sống lại từ cõi chết,[8] đặt Giêsu ngồi
bên hữu của Chúa Cha và Ngài sẽ trở lại để làm ứng nghiệm lời tiên tri về Đấng Messiah như sự
phục sinh, sự phán xét sau cùng và sự thiết lập Vương quốc của Thiên Chúa.
Kitô giáo được biết đến từ thế kỷ thứ nhất khi các môn đồ của Giêsu được gọi là Kitô hữu tại
thành Antiochia xứ Syria (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ), nơi họ đến để lánh nạn và định cư sau những
cuộc bức hại đầu tiên tại xứ Judea. Nền thần học của Kitô giáo sơ khai được thành lập và truyền bá
bởi sứ đồ Phaolô và các sứ đồ khác.
Theo Tân Ước, Giêsu tự xưng mình là Đấng Messiah mà dân Do Thái vẫn hằng mong đợi, nhưng
đã bị nhóm lãnh đạo Tôn giáo và Dân sự cũng như dân chúng chối từ và bị xem như là chống lại
Đền thờ và luật lệ thời đó. Ngài cũng bị buộc tội phạm thượng do dám gọi Thiên Chúa là Cha và bị
kết án tử hình bởi chính quyền La Mã vào năm 30. Tuy nhiên Giêsu được Pontius Pilatus, tổng trấn
người La Mã, gọi là "Vua của dân Do Thái".
Theo các sách Phúc âm, người La Mã buộc tội Giêsu vì muốn xoa dịu sự bất bình của giới cầm
quyền Do Thái, nhưng một số học giả cho rằng đó là cách mà Đế chế La Mã trừng phạt những
người chống đối họ. Kitô hữu tin rằng Cựu Ước đã tiên báo cái chết và sự sỉ nhục mà Giêsu phải
chịu như đã chép trong Tân Ước. Sách Isaiah ngụ ý rằng Giêsu bị vả, nhổ, đấm vào mặt (Isaiah
50.6, 52.14-15; Matthew. 26.67-68; Mark 14.65), bị đánh bằng roi (Isaiah 53.5; John 19.1; Matthew
27.26) cũng như bị sỉ nhục.
Kitô hữu xem sự phục sinh của Giêsu là nền tảng của đức tin và là biến cố quan trọng nhất trong
lịch sử nhân loại.[9] Theo Tân Ước, Giêsu là tâm điểm của Kitô giáo, bị đóng đinh trên thập tự giá,
chết và mai táng trong mộ, đến ngày thứ ba thì sống lại.[10] Theo ký thuật của Tân Ước, sau khi sống
lại, Giêsu, trong những lần khác nhau tại những địa điểm khác nhau, đã đến gặp mười một sứ đồ và
các môn đồ, trong đó có lần xuất hiện trước sự chứng kiến của "hơn năm trăm người",[11] sau đó thì
về trời.
Các sứ đồ của Giêsu là nhân chứng về cuộc đời, lời giảng và sự sống lại của Giêsu. Ngoài ra còn
có nhiều môn đồ (đến 70 người) trong đó có Giacôbê, Máccô, Luca, Maria Mađalêna..., những
người này theo Giêsu trong các cuộc hành trình và họ chứng kiến khi Giêsu giảng dạy và làm nhiều
phép lạ. Sau khi Giêsu bị đóng đinh, các sứ đồ và các môn đệ khác công bố rằng Giêsu đã sống lại
từ cõi chết và họ khởi sự rao giảng thông điệp mới. Các sứ đồ và môn đệ này đã viết các sách Phúc
âm và các Thư tín.
Trong số 27 sách của Tân Ước, nhiều quyển được viết bởi Phaolô. Ông là tác giả của mười bốn thư
tín và một số truyền thuyết cho rằng ông cũng là tác giả của Thư gửi tín hữu Do Thái. Phúc âm Luca
và sách Sách Công vụ Tông đồ được viết bởi Luca, người chịu ảnh hưởng trực tiếp của Phaolô.
Phaolô là môn đồ của Gamaliel (Cv 22.3), một nhân vật có thanh thế trong toà công luận (Cv 5.34-
40). Phaolô được xem như là nhà truyền giáo quan trọng nhất rao giảng thông điệp Kitô cho thế giới
bên ngoài.

Hội thánh sơ khai


Trong suốt ba thế kỷ đầu tiên, Kitô giáo lan truyền nhanh chóng trong khu vực Địa Trung Hải và
được truyền bá ra cả bên ngoài Đế quốc La Mã:

 thông qua Syria tới Armenia, Gruzia, Lưỡng Hà, Ba Tư và Ấn Độ


 thông qua Ai Cập đến Libya, Sudan và Ethiopia
 thông qua Tiểu Á, Hy Lạp và La Mã đến các vùng khác của Âu châu cũng như tới tây
bắc Phi châu
 Vào thời kỳ ban đầu, Hội thánh bao gồm hai cộng đồng: Do Thái và Hy Lạp. Trong khi cộng
đồng Do Thái, phần đông là các tín hữu gốc Do Thái, muốn duy trì một số tập tục và nghi
thức của Do Thái giáo (Judaism) như phép cắt bì và một số kiêng cữ khác thì cộng đồng Hy
Lạp, những người chịu ảnh hưởng từ thế giới nói tiếng Hy Lạp, tin rằng thông điệp của Kitô
giáo nên được truyền bá theo các phương pháp thích hợp hơn với thế giới Hellenistic bên
ngoài.
 Một trong những nhà trước tác quan trọng đầu tiên của Kitô giáo, Tertullianus, đã viết cho
một quan tổng đốc Đế chế La Mã về sự phát triển của Kitô giáo tại Carthago rằng mới hôm
qua họ chỉ là một nhóm nhỏ, "nay có mặt khắp mọi nơi – các đô thị, hải đảo, trong thành lũy,
thị trấn, chợ, ngay cả trong trại lính, tại các bộ tộc, lâu đài, nghị viện; chúng tôi chẳng để lại
gì cho quý vị ngoại trừ các nơi thờ phụng các thần linh của quý vị mà thôi." (Bài biện giáo
viết tại Carthago, năm 197).
 Trong vòng vài thế kỷ đầu tiên, các Giáo Phụ, là các nhà thần học và triết học khoa bảng,
như Justinô Tử đạo, Origenes và Augustinus đã phát triển nền thần học và triết học Kitô
giáo.
 Suốt thời kỳ này, trong khi đang phát triển mạnh mẽ, Hội thánh cũng phải trải qua các
cơn bách hại. Ngay từ những ngày đầu tiên, Kitô giáo là mục tiêu của những sự bách hại,
dẫn đến sự tử đạo của Stêphanô[12] và Giacôbê, con của Zêbêđê.[13] Những đợt bách hại ở
quy mô lớn hơn, dù không thường xuyên nhưng dữ dội, xảy ra dưới thời trị vì của các hoàng
đế La Mã như Nero, Valerianus, Diocletianus và Galerius. Cuộc đời của những người tử
đạo, thà chết chứ không chối bỏ đức tin, trở nên biểu trưng cho đức hạnh cao quý nhất. Các
bản dịch Kinh Thánh sớm nhất bắt đầu xuất hiện, danh sách quy điển Tân Ước được đồng
thuận. Hệ thống phẩm trật được củng cố: các giám
mục thành Roma, Alexandria và Antiochia đều được công nhận danh hiệu Trưởng phụ.
 Hoàng đế La Mã Galerius, trước khi chết, ban chiếu chỉ Galerius ngưng mọi hoạt động bách
hại. Hoàng đế Constantinus I gặp thị kiến năm 312 và một năm sau đó ban hành chiếu chỉ
Milano hợp pháp hóa Kitô giáo. Dù vậy, các cuộc bách hại được tái lập dưới triều Julianus
Kẻ bội giáo (361-363), người muốn phục hồi cựu giáo trên lãnh thổ đế quốc. Tuy nhiên, vào
năm 380 dưới triều hoàng đế Theodosius I, Kitô giáo được công nhận làm quốc
giáo với chiếu chỉ Thessalonica. Trước đó, điều tương tự đã xảy ra tại các xứ láng
giềng Armenia và Gruzia, cũng như tại Ethiopia. Nhưng tại Đế quốc Ba Tư vốn luôn đối
nghịch với Đế quốc La Mã, Kitô hữu phải chịu nhiều áp bức từ Nhà Sassanid muốn củng cố
lại địa vị của Hỏa giáo.
 Tại Đế quốc Ba Tư, vào năm 410 giám mục thành Seleucia-Ctesiphon miền Assyria đã thay
thế Thượng phụ thành Antiochia để giữ thẩm quyền cao nhất trong Giáo hội Phương
Đông (Cảnh giáo). Trong thời kỳ ly giáo Nestorian, giáo hội này cắt đứt quan hệ với phương
Tây. Trong suốt một thiên niên kỷ đã trở thành giáo hội có nhiều ảnh hưởng tại châu Á với
các giáo phận được thành lập tại những nơi xa xôi như Trung Á, Ấn Độ, Java và Trung Hoa.

You might also like