L I Ích C A LEAN Part 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Tại sao cần áp dụng LEAN – Sản xuất tinh gọn trong quy trình xét

nghiệm y học? (Phần 1)

Trong bài viết trước, chúng ta đã biết được định nghĩa và nguồn gốc ra đời của LEAN – phương thức
sản xuất tinh gọn được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành kinh doanh hiện nay trên toàn thế giới. Bên
cạnh đó, mình cũng nêu lên một cách sơ lược nhất về những mục tiêu mà một tổ chức mong muốn khi
áp dụng LEAN trong quy trình sản xuất sản phẩm. Những lợi ích của LEAN trong các ngành sản xuất là
không thể chối cãi. Thế còn đối với lĩnh vực xét nghiệm y khoa, liệu LEAN có những lợi ích cụ thể nào hay
không? Với bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này.

“Sản phẩm là mọi thứ có thể chào bán trên thị trường để khách hàng chú ý, mua, sử dụng hay tiêu
dùng, có thể thỏa mãn được một mong muốn hay nhu cầu.” - Trích Wikipedia tiếng Việt.

Khi nhắc tới sản phẩm, người ta thường hình dung ra một món hàng vật chất cụ thể ví dụ như một
chiếc váy, chiếc áo hay một cái bánh bao chay, vân vân. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có thể tồn tại ở dạng
phi vật chất và được xem như một loại dịch vụ thoả mãn một hay nhiều nhu cầu cụ thể. Nếu vậy, kết
quả xét nghiệm cung cấp những chứng cứ y khoa hỗ trợ việc theo dõi hay điều trị cho bệnh nhân cũng là
một sản phẩm. Theo đó, quy trình thực hiện các thao tác xét nghiệm của cán bộ y tế trên mẫu bệnh
phẩm để cho ra một kết quả xét nghiệm chính là một quy trình sản xuất sản phẩm. Điều đó cho thấy,
những phương thức của LEAN hoàn toàn có thể áp dụng trong lĩnh vực xét nghiệm y khoa và đã đem lại
những lợi ích cụ thể.

LEAN - Giảm chu kỳ sản xuất

Chu kỳ sản xuất là quy trình làm biến đổi về lượng và chất của nguyên liệu đầu vào tạo nên thành
phẩm cuối cùng. Trong xét nghiệm y khoa, kết quả xét nghiệm là thành quả của rất nhiều bước thực
hiện trước đó theo một quy trình chuẩn (SOP) được quy định chặc chẽ nhằm đảm bảo chất lượng kết
quả và an toàn sinh học cho cán bộ y tế và môi trường bên ngoài. Áp dụng LEAN để rút ngắn hiệu quả
quy trình này có thể kể đến đến một vài khía cạnh sau đây:

- Giảm thời gian chờ đợi giữa các công đoạn. Chẳng hạn, trong bước chuẩn bị mẫu, chúng ta có thể giảm
thời gian chờ quay ly tâm ống máu để tách huyết thanh hoặc huyết tương. Thực tế quan sát tại các
phòng xét nghiệm cho thấy: khoảng thời gian này thường nhiều hơn so với mức cần thiết thậm chí nhiều
nơi không có thiết bị canh thời gian cụ thể mà chỉ dựa vào sự án chừng của cán bộ y tế. Việc giảm thời
gian phải chờ đợi một cách vô nghĩa giữa các công đoạn giúp chuyển đổi nhanh quy trình xét nghiệm,
đảm bảo sự liền mạch sản xuất, từ đó rút ngắn thời gian cho ra các kết quả xét nghiệm có chất lượng.

- Giảm thời gian từ kho đến kho. Bố trí các bộ phận xét nghiệm gần nhau có thể rút ngắn đáng kể thời
gian thực hiện xét nghiệm. Ví dụ, phòng trữ hoá chất thiết bị với tủ mát tủ đông chứa đủ lượng test hay
hoá chất ở gần khu vực xét nghiệm sẽ đáp ứng kịp thời trong các tình huống phát sinh. Hoặc nơi lấy mẫu
bệnh phẩm gần khu vực đặt máy quay ly tâm, thiết bi tách chiết mẫu, rã đông sẽ thuận lợi và nhanh
chóng hơn cho cả quy trình xét nghiệm mà trước mắt là giảm thời gian di chuyển của nhân viên y tế giữa
các khâu xét nghiệm.

LEAN - Giảm tồn kho Tức là dự trù hoá chất vật tư xét nghiệm ở mức tối thiểu và an toàn. Mỗi loại hoá
chất đều cần không gian và những điều kiện bảo quản nhất định. Đồng thời, chúng cũng có thời hạn sử
dụng cụ thể và những rủi ro nguy hiểm khó lường. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu một lượng lớn hoá chất gần
hết hạn nằm chiếm gần hết chỗ trong kho chứa đã rất lâu chưa dùng tới? Được rồi, đó chính là sự lãng
phí. Và chúng ta cần giải quyết vấn đề này bằng LEAN. Lưu trữ đúng giúp giảm mặt bằng sản xuất, đem
lại nhiều không gian hiệu quả cho những thứ cần thiết. Để hiện thực được lợi ích này, bước “sàng lọc” –
chứ S đầu tiên trong quy tắc 5S cần được chú ý áp dụng: loại bỏ những thứ không cần thiết và lượng
không cần thiết của những thứ cần thiết.

LEAN - Tăng năng suất lao động “Năng suất lao động là một thuật ngữ để ám chỉ mức độ hiệu quả của
việc sử dụng lao động”

Bằng cách giảm những thao tác thừa trong quá trình thực hiện xét nghiệm, năng suất lao động sẽ tăng
lên đáng kể. Bởi điều này góp phần rút ngắn thời gian giữa các khâu xét nghiệm. Một quy trình xét
nghiệm hiệu quả là một quy trình cho ra kết quả đáp ứng đúng và đủ nhu cầu xét nghiệp. Đơn cử, một
trong những thao tác thừa là thực hiện nhầm những xét nghiệm không có trong chỉ định, hoặc thậm chí
là thực hiện lại lần hai một xét nghiệm do mắc lỗi trong lần thứ nhất. Chúng đều làm chậm trễ kết quả
xét nghiệm. Giảm tính liền mạch của cả quy trình xét nghiệm.

Cuối cùng thì, mọi thao tác của một quy trình xét nghiệm cũng đều vì một mục đích chung là trả kết
quả xét nghiệm được nhanh chóng, chính xác và đáp ứng phù hợp cho nhu cầu xét nghiệm. Áp dụng
LEAN – sản xuất tinh gọn vốn được biết đến nhiều hơn trong các ngành sản xuất. Nhưng, xét nghiệm y
khoa cũng không phải là một ngoại lệ. Việc chú ý áp dụng phương thức LEAN vào quy trình xét nghiệm
đã đem lại những lợi ích nhất định, bài viết trên chỉ mới nêu lên một vài gạch đầu dòng trong danh sách
đó. Còn nhiều lợi ích khác sẽ được mình chia sẻ tiếp trong bài viết sau. Cảm ơn bạn đã dành thời gian để
đọc đến những dòng này. Cùng đón đọc bài viết tiếp theo của mình nhé.

You might also like