QT.HSE.QUY TRÌNH HUẤN LUYỆN AN TOÀN. 20171212

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

LỊCH SỬ CHỈNH SỬA

Trang Ngày
Lần Thời gian Nội dung chỉnh sửa Duyệt
chỉnh sửa duyệt
00 2017 Ban hành lần đầu _ L.C.N.Q 2017

1
1. MỤC ĐÍCH

Quy trình này được biên soạn nhằm cung cấp các nguyên tắc chung cho việc thiết lập các
chương trình huấn luyện phù hợp với thực tế và hướng dẫn tổ chức thực hiện huấn luyện an
toàn lao động tại dự án.

2. PHẠM VI ÁP DỤNG

Quy trình này áp dụng cho tất cả các dự án của ECMEC.

3. THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA VÀ TÀI LIỆU LIÊN QUAN

3.1 Thuật ngữ và định nghĩa

ECMEC: Công ty TNHH kỹ thuật xây dựng và cơ điện công trình ECMEC.

HSE: Helthy, Safety and Environment (Sức khỏe, An toàn và Môi trường).

PM: Project Manager (Quản lý dự án).

SM: Site Manager (Chỉ huy trưởng).

Rủi ro: Rủi ro là sự kết hợp giữa khả năng xảy ra của những mối nguy (xác suất xảy ra) và mức
độ nghiêm trọng của tổn thương cơ thể hay bệnh tật gây ra do mối nguy này.

Sự cố: Sự kiện đã dẫn đến tai nạn hoặc có khả năng dẫn đến tai nạn.

3.2 Tài liệu liên quan

 Chính sách an toàn, sức khỏe và môi trường của công ty ECMEC.
 Kế hoạch tổng hợp An toàn – sức khỏe và môi trường.
 Bảng phân tích an toàn trong công việc và đánh giá rủi ro.
 Quy định chung áp dụng cho nhà thầu phụ.
 Luật số 10/ 2012/ QH13: Bộ luật lao động.
 Nghị định 44/ 2016 ND-CP: quy định chi tiết một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao
động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao
động và quan trắc môi trường lao động
 Thông tư 04/2017/TT-BXD quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây
dựng công trình.
 Các luật, nghị định, thông tư, quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam (QCVN, TCVN) có liên
quan về an toàn, vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy và sơ cấp cứu.

4. NỘI DUNG

4.1 Lưu đồ thực hiện


Bước Lưu đồ Diễn giải lưu đồ Trách nhiệm Biểu mẫu/ tài liệu
- Chuyên viên an toàn
Thiết lập khu vực, công Chuyên viên an toàn, PM và SM phối hợp thiết lập khu
- Quản lý dự án
1 vực và các công cụ hỗ trợ dành cho công tác huấn luyện an - Kế hoạch an toàn
cụ hỗ trợ huấn luyện - Chỉ huy trưởng
toàn.

Chuyên viên an toàn đưa ra danh mục hồ sơ an toàn, biểu - Chuyên viên an toàn - Quy định an toàn
mẫu danh sách huấn luyện và yêu cầu nhà thầu phụ phải - Quản lý/ giám sát, đội trưởng chung áp dụng cho nhà
2 Thiết lập danh mục hồ sơ an toàn đáp ứng trước thời gian bắt đầu triển khai thi công tại dự thầu phụ thầu phụ.
án một tuần. - BM.HSE.16.DSHL

Chuyên viên an toàn chuẩn bị bài giảng phù hợp dựa trên - Chuyên viên an toàn
Chuẩn bị bài giảng và thống nhất danh sách huấn luyện và danh mục hồ sơ an toàn từ bước - Quản lý dự án
3 - Kế hoạch an toàn
thời gian huấn luyện 2. Chuyên viên an toàn, PM, SM và quản lý của thầu phụ - Quản lý/ đội trưởng thầu phụ
tại dự án thống nhất về thời gian thực hiện huấn luyện.

Chuyên viên an toàn trực tiếp huấn luyện theo kế hoạch và - Chuyên viên an toàn
4 Huấn luyện
bài giảng đã chuẩn bị trước.

N Chuyên viên an toàn sẽ tiến hành kiểm tra và xác định kết
5 Kiểm quả sau khi hoàn thành huấn luyện. Nếu số câu trả lời đúng - Chuyên viên an toàn
- BM.HSE.17.BBKT
tra ≥ 85% sẽ chuyển sang bước 6. Nếu nhỏ hơn < 85% sẽ
chuyển về bước 4.

Y
- BM.HSE.15.TTHL
Công nhân viên huấn luyện đạt yêu cầu sẽ tiến hành làm - BM.HSE.18.BBCK
Cam kết, dán tem và hoàn thành bản cam kết. Chuyên viên an toàn sẽ dán tem đã huấn - Chuyên viên an toàn
6 - BM.HSE.19.BBHL
biên bản huấn luyện luyện an toàn, nhãn mầu phân biệt nhà thầu, tên nhân viên
lên mũ và hoàn thành biên bản huấn luyện.

Lưu hồ sơ Chuyên viên an toàn sẽ lưu hồ sơ huấn luyện an toàn tại - Chuyên viên an toàn - Quy trình quản lý hồ
7 văn phòng dự án. sơ
huấn luyện

1
4.2 MÔ TẢ

Bước 1: Thiết lập khu vực và công cụ hỗ trợ huấn luyện an toàn

Chuyên viên an toàn phối hợp cùng PM và SM để thiết lập khu vực và công cụ hỗ trợ (1) cho công
tác huấn luyện an toàn. Khu vực huấn luyện được bố trí và thiết lập như một văn phòng làm việc tạm thời,
có đầy đủ điều kiện về ánh sáng, máy móc, công cụ hỗ trợ. Tại một số dự án có thể sử dụng văn phòng
làm việc vào công tác huấn luyện. PM và SM có trách nhiệm cung cấp nguồn lực cần thiết (2) để hỗ trợ
công tác huấn luyện.
(1)
Các công cụ hỗ trợ cho công tác huấn luyện cơ bản bao gồm: Ghế băng chờ, biển báo, biển thông tin an
toàn, máy vi tính, máy chiếu và các phụ kiện đi kèm, dây an toàn, bình cứu hỏa và các công cụ khác tùy
theo nội dung huấn luyện.
(2)
PM hoặc SM chịu trách nhiệm điều phối nhân sự, hỗ trợ cung cấp các công cụ cần thiết và phối hợp
cùng chuyên viên an toàn để thực hiện các công việc liên quan đến huấn luyện an toàn.

Bước 2: Thiết lập danh mục hồ sơ an toàn và danh sách huấn luyện

PM và SM phối hợp cùng chuyên viên an toàn để đưa các yêu cầu về an toàn áp dụng tại dự án vào
quá trình tìm kiếm và chọn lựa nhà thầu phụ. Quản lý, giám sát hoặc đội trưởng của thầu phụ phải nộp tất
cả các bản sao tài liệu liên quan (bản photo công chứng hoặc có dấu giáp lai của công ty nhà thầu phụ) của
công nhân viên thuộc phạm vi quản lý, tham gia làm việc tại dự án và gửi tới chuyên viên an toàn trước
ngày huấn luyện an toàn cho nhân viên mới một tuần.

Trong đó, danh mục hồ sơ an toàn áp dụng cho công tác huấn luyện an toàn cho nhân viên mới phải gồm:

 Danh sách công nhân viên theo mẫu BM.HSE.16.DSHL


 Giấy chứng minh thư hoặc thẻ căn cước.
 Hợp đồng lao động.
 Giấy khám sức khỏe của bệnh viện tuyến huyện trở lên và không quá 3 tháng.
 Danh sách mua bảo hiểm 24/24.
 Bằng cấp, chứng chỉ nghề liên quan.
 02 ảnh thẻ 3x4.
 Chứng chỉ huấn luyện an toàn.
 Các hồ sơ, giấy tờ khác được quy định trong danh mục các yêu cầu về an toàn theo các quy định
chung áp dụng cho nhà thầu phụ.

Danh mục hồ sơ an toàn áp dụng cho công tác huấn luyện cho khách bao gồm:

Giấy chứng minh thư hoặc thẻ căn cước, xuất trình tại cổng khi vào công trường. Nhà thầu phụ
phải thông báo tới chuyên viên an toàn để huấn luyện an toàn cho khách trước khi làm việc tại
công trường.
Danh mục hồ sơ an toàn áp dụng cho công tác huấn luyện bồi dưỡng bao gồm: Danh sách công nhân viên
tham gia huấn luyện, được quản lý thầu phụ gửi tới quản lý HSE để đăng ký trong vòng một tuần kể từ khi
nhận được thông báo về kế hoạch huấn luyện bồi dưỡng từ chuyên viên an toàn.

1
Bước 3: Chuẩn bị bài giảng và thống nhất thời gian huấn luyện

Dựa trên danh mục hồ sơ an toàn, danh sách công nhân viên tham gia làm việc và tình hình thực tế
tại dự án, chuyên viên an toàn sẽ chuẩn bị các chương trình huấn luyện (1) và bài giảng phù hợp. chuyên
viên an toàn, PM, SM và quản lý của nhà thầu phụ thống nhất về thời gian thực hiện huấn luyện và thông
báo tới tất cả công nhân viên ECMEC và nhà thầu phụ tại dự án về kế hoạch huấn luyện.
(1)
Các chương trình huấn luyện được triển khai tại dự án bao gồm:

 Huấn luyện an toàn cho nhân viên mới.


 Huấn luyện an toàn cho khách.
 Huấn luyện an toàn bồi dưỡng.
 Huấn luyện chuyên sâu theo từng chủ đề
Bước 4: Huấn luyện

Chuyên viên an toàn chịu trách nhiệm huấn luyện tại dự án theo bài giảng và kế hoạch đã thống
nhất.

Các yêu cầu chung:

1. Huấn luyện an toàn cho nhân viên mới

Chương trình huấn luyện an toàn cho nhân viên mới áp dụng cho tất cả cán bộ công nhân viên của
ECMEC và thầu phụ làm việc tại dự án. Thời lượng huấn luyện,số lượng người tham dự phụ thuộc
vào từng điều kiện thực tế dự án.

Nội dung huấn luyện

Nội dung huấn luyện sẽ thay đổi phụ thuộc vào điều kiện thực tế của dự án. Tuy nhiên,
sẽ bao gồm các nội dung chính như:

o Tầm quan trọng của công tác an toàn.


o Tổng quan chính sách, pháp luật an toàn, vệ sinh lao động.
o Chính sách, mục tiêu an toàn tại công trường.
o Phương hướng sơ đồ bố trí công trường và địa điểm làm việc.
o Khái quát về phạm vi công việc.
o Quy định làm việc (giờ làm việc, tăng ca, ngày lễ...)
o Tổ chức an toàn, nhiệm vụ và trách nhiệm của cá nhân cho an toàn
o Quy định về an ninh (kiểm soát cửa ra vào, kiểm tra thẻ ra vào, thông báo công trường, quy
định hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích...)
o Quy định về sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân phù hợp với công việc (dây đai an toàn, mũ,
kính, găng tay bảo hộ, mặt nạ bụi/khí, mặt nạ phòng độc...)
o Thủ tục phòng cháy chữa cháy, sơ tán và cấp cứu (hướng dẫn xử lý trong trường hợp khẩn
cấp, hệ thống thông tin liên lạc khẩn cấp, sơ tán tuyến đường và khu vực tập kết…)
o Quy định về cuộc họp toolbox meeting (khi nào, ở đâu, làm thế nào)
o Quy định về vệ sinh môi trường (sau giờ làm việc trong ngày, vệ sinh hàng tuần trong công
trường...)
o Các quy định về báo cáo tai nạn, các hành vi và các điều kiện làm việc không an toàn.
o Các chương trình khuyến khích nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác an toàn.
Huấn luyện an toàn cho các công việc nguy hiểm cụ thể
o Làm việc trên cao 2 mét.
o Các công việc phát sinh tia lửa, nhiệt.
o Công việc điện nguy hiểm.
o Vận hành máy móc và thiết bị xây dựng.
o Vận hành cần cẩu, công tác nâng.
o Lắp đặt, tháo dỡ dàn giáo hoặc các công việc có khả năng rơi vật từ trên 2 mét.
o Làm việc với các chất độc hại.
o Làm việc trong không gian hạn chế.
Huấn luyện an toàn trong các trường hợp khẩn cấp, sơ tán
o Hướng dẫn các kỹ năng phòng cháy chữa cháy, sử dụng các phương tiện chữa cháy.
o Hướng dẫn phương án sơ tán khi có sự cố.
o Hướng dẫn sử dụng tủ thuốc y tế và xử lý khi bị chấn thương.
Sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện đầu vào, chuyên viên an toàn ECMEC sẽ truyền đạt
tới các quản lý, giám sát, đội trưởng hoặc nhân sự chịu trách nhiệm về an toàn của công ty và thầu
phụ về các thủ tục, quy trình và kế hoạch thực hiện công tác an toàn áp dụng tại dự án.

2. Huấn luyện an toàn cho khách.


Khách của ECMEC và thầu phụ, sẽ được huấn luyện an toàn và cấp phát đồ bảo hộ phù hợp trước
khi vào công trường. Thời gian huấn luyện cho khách trong khoảng 15 – 20 phút. Nội dung huấn
luyện tập trung vào các quy tắc chung và trách nhiệm khi tham quan hoặc làm việc tại dự án.
3. Huấn luyện an toàn bồi dưỡng
Áp dụng cho bất kỳ nhân viên nào có các lỗi nghiêm trọng, liên tục vi phạm bất kỳ quy định và các
yêu cầu an toàn hoặc những nhân viên được đề nghị bởi ban quản lý dự án. Đối với các nhân sự
sau khi tham gia huấn luyện bồi dưỡng vẫn tiếp tục vi phạm các lỗi nghiêm trọng hoặc các yêu cầu
về an toàn, chuyên viên an toàn sẽ lập biên bản hiện trường và chuyển tới ban quản lý dự án để
đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp. Chương trình này cũng áp dụng cho các công việc phát sinh
tiềm ẩn rủi ro cao. Nhằm nâng cao và củng cố các kiến thức, kỹ năng về an toàn cho người
lao động.
4. Huấn luyện chuyên sâu theo từng chủ đề
Bước 5: Kiểm tra
Sau khi kết thúc nội dung huấn luyện, tất cả người lao động tham gia sẽ thực hiện làm bài kiểm tra
theo biểu mẫu BM.HSE.17.BBKT. Thời gian hoàn thành là 15 - 20 phút, dựa trên kết quả bài kiểm tra
quản lý an toàn sẽ quyết định những người lao động nào đủ điều kiện làm việc tại dự án. Đối với các bài
kiểm tra có số câu trả lời đúng lớn hơn 85% (tức là đạt 26/30 câu trả lời đúng) là đủ điều kiện làm việc.
Đối với các bài kiểm tra có số câu trả lời đúng nhỏ hơn 84% (tức là trả lời đúng dưới 25 câu) là chưa đạt.
Những người lao động này sẽ được thay đổi hoặc huấn luyện bổ sung để họ đáp ứng được các mong đợi
về an toàn từ ECMEC.
Bước 6: Cam kết, dán tem và hoàn thành biên bản huấn luyện

Khi kết thúc huấn luyện và hoàn thành bài kiểm tra đạt yêu cầu, mỗi người lao động sẽ thực hiện
ký vào danh sách nhân viên tham gia huấn luyện(BM.HSE.16.DSHL) và bản cam kết thực hiện an toàn tại
dự án (BM.HSE.18.BBCK). Đồng thời cán bộ huấn luyện sẽ hoàn thành 02 biên bản huấn luyện theo
(BM.HSE.19.BBHL), ban quản lý an toàn sẽ lưu 1 bản và bên được huấn luyện sẽ giữ một bản. Sau đó
mỗi nhân viên sẽ được dán tem “đã huấn luyện an toàn” lên mũ và “cấp thẻ ra vào”
(BM.HSE.15.TTHL). Trên tem đã huấn luyện có mã số riêng biệt cho từng người và được đồng bộ với mã
số trong danh sách nhân viên tham gia huấn luyện. Bất kỳ nhân sự nào tham gia làm việc mà không có
tem hoặc thẻ ra vào, sẽ không được phép làm việc tại công trường. Các trường hợp bị mất hoặc hư hỏng,
phải nhanh chóng liên hệ ban an toàn để được cấp mới.

Sau khi hoàn thành các thủ tục trên, thủ kho tại dự án phải lập sổ cấp phát và theo dõi phương tiện
bảo hộ cá nhân cho những người lao động hoàn thành khóa huấn luyện.

Bước 7: Lưu hồ sơ huấn luyện


Tất cả các hồ sơ huấn luyện, biên bản kiểm tra và các hồ sơ liên quan đến nhân sự phải được lưu
lại tại văn phòng dự án. (tham khảo quy trình quản lý hồ sơ).

5. HỒ SƠ LIÊN QUAN

Thời gian lưu


Stt Tên hồ sơ Nơi lưu Thẩm quyền tham khảo
(Năm)
Danh sách nhân viên tham gia
1 Phòng an toàn Tất cả thành viên
huấn luyện an toàn
2 Biên bản kiểm tra huấn luyện Phòng an toàn Tất cả thành viên
3 Biên bản cam kết thực hiện Phòng an toàn Tất cả thành viên
4 Tem đã huấn luyện an toàn Phòng an toàn Tất cả thành viên
5 Danh mục hồ sơ an toàn Phòng an toàn Tất cả thành viên

6. BIỂU MẪU VÀ PHỤ LỤC LIÊN QUAN

Stt Tên biểu mẫu Ký hiệu Nơi lưu


1 Tem đã huấn luyện an toàn và thẻ ra vào BM.HSE.15.TTHL Phòng an toàn
Danh sách nhân viên tham gia huấn
2 BM. HSE.16.DSHL Phòng an toàn
luyện an toàn
3 Biên bản kiểm tra huấn luyện BM.HSE.17.BBKT Phòng an toàn

4 Biên bản cam kết thực hiện BM.HSE.18.BBCK Phòng an toàn


5 Biên bản huấn luyện an toàn BM.HSE.19.BBHL Phòng an toàn

You might also like