Vong 2 Thi Chuyen SP 2019 PDF

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Nguyễn Tiến Lâm - Nguyễn Minh Đức - Trịnh Huy Vũ 1

Lời giải đề thi tuyển sinh vào lớp 10 (vòng 2)


Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội
Nguyễn Tiến Lâm - Nguyễn Minh Đức - Trịnh Huy Vũ

Câu 1. Cho hai số thực phân biệt a, b thỏa mãn a3 + b3 = a2 b2 (ab − 3). Tính giá trị của biểu
thức T = a + b − ab.

Lời giải. Giả thiết có thể viết lại thành

(a + b)3 − a3 b3 + 3a2 b2 − 3ab(a + b) = 0

hay tương đương


(a + b − ab).M = 0
 2
2 2 2 a+b 3
với M = (a + b) + ab(a + b) + a b − 3ab = ab + + (a − b)2 > 0 do a, b phân biệt.
2 4
Từ đó suy ra T = a + b − ab = 0.

Câu 2. Cho các đa thức P (x) = m1 x2 + n1 x + k1 , Q(x) = m2 x2 + n2 x + k2 , R(x) = m3 x2 +


n3 x + k3 với mi , ni , ki là các số thực và mi > 0, i = 1, 2, 3. Giả sử phương trình P (x) = 0 có
hai nghiệm phân biệt a1 , a2 , phương trình Q(x) = 0 có hai nghiệm phân biệt b1 , b2 , phương
trình R(x) = 0 có hai nghiệm phân biệt c1 , c2 thỏa mãn

P (c1 ) + Q(c1 ) = P (c2 ) + Q(c2 )


P (b1 ) + R(b1 ) = P (b2 ) + R(b2 )
Q(a1 ) + R(a1 ) = Q(a2 ) + R(a2 )

Chứng minh rằng a1 + a2 = b1 + b2 = c1 + c2 .

Lời giải. Ta có P (c1 ) + Q(c1 ) = P (c2 ) + Q(c2 ) tương đương với

(m1 + m2 )(c1 + c2 ) + (n1 + n2 ) = 0.


n1 + n2 n3
Suy ra c1 + c2 = − . Áp dụng định lý Viete cho R(x), ta có c1 + c2 = − . Suy ra
m1 + m2 m3
n3 n1 + n2 n1 + n2 + n3
= = .
m3 m1 + m2 m1 + m2 + m3
n3 n2 n1
Tương tự với các đẳng thức còn lại, suy ra = = . Áp dụng định lý Viete, ta có ngay
m3 m2 m1
a1 + a2 = b 1 + b 2 = c 1 + c 2 .

Câu 3. .

1. Tìm các số nguyên x, y thỏa mãn x2 y 2 − 4x2 y + y 3 + 4x2 − 3y 2 + 1 = 0.

2. Cho ba số nguyên dương a, b, c thỏa mãn a3 + b3 + c3 chia hết cho 14. Chứng minh rằng
abc chia hết cho 14.
Nguyễn Tiến Lâm - Nguyễn Minh Đức - Trịnh Huy Vũ 2

Lời giải. 1. Phương trình đã cho có thể viết lại thành

(y 2 − 4y + 4)x2 = −(y 3 − 3y 2 + 1).

Dễ thấy y = 2 không thỏa mãn nên ta có y − 2 | y 3 − 3y 2 + 1 = y 2 (y − 2) − (y 2 − 4) − 3.


Suy ra y − 2 | 3. Từ đây, suy ra y ∈ {−1; 1; 3; 5}. Bằng cách thử trực tiếp, ta tìm được 2
cặp (x, y) thỏa mãn là (1; 1), (−1; 1).

2. Từ giả thiết suy ra trong ba số a, b, c phải có ít nhất một số chẵn, kéo theo abc chia hết
cho 2.
Mặt khác, dễ dàng kiểm tra x3 ≡ 0, −1, 1 (mod 7) với mọi số nguyên x nên từ điều kiện
7 | a3 + b3 + c3 ta suy ra trong ba số a, b, c phải có ít nhất một số chia hết cho 7, vì nếu
không có số nào chia hết cho 7 thì a3 + b3 + c3 ≡ −3, 3, −1, 1 (mod 7), vô lí. Từ đó suy
ra abc chia hết cho 7.
Từ các điều vừa chứng minh ở trên, với chú ý (2, 7) = 1 nên abc chia hết cho 14.

Câu 4. Cho tam giác ABC có ba góc nhọn nội tiếp đường tròn (O) và AB > AC. Gọi D, E
lần lượt là chân các đường cao của tam giác ABC hạ từ A, B. Gọi F là chân đường vuông
góc hạ từ B lên đường thẳng AO.

1. Chứng minh rằng B, D, E, F là bốn đỉnh của một hình thang cân.

2. Chứng minh rằng EF đi qua trung điểm của BC.

3. Gọi P là giao điểm thứ hai của đường thẳng AO và đường tròn (O), M và N lần lượt
là trung điểm của EF và CP . Tính góc ∠BM N .

O E

M
D
B C
K
F
N

P
Nguyễn Tiến Lâm - Nguyễn Minh Đức - Trịnh Huy Vũ 3

Lời giải. 1. Ta có ∠ADB = ∠AEB = ∠AF B = 90◦ nên ba điểm A, B, D, E, F cùng nằm
trên đường tròn đường kính AB. Như vậy, tứ giác BEDF nội tiếp. Chú ý rằng ta có
kết quả quen thuộc ∠OAB = ∠DAC nên ∠F DB = ∠F AB = ∠DAC = ∠DBE suy ra
DF k BE. Từ đó suy ra BEDF là hình thang cân.

2. Gọi K là giao điểm của EF và BC. Do BEDF là hình thang cân nên KE = KB và từ
đó ∠KEB = ∠KBE. Do đó, ∠KCE = 90◦ − ∠KBE = 90◦ − ∠KEB = ∠KEC suy ra
tam giác KEC cân tại K. Như vậy, KC = KE = KB và vì vậy K là trung điểm của
BC.

3. Do các tứ giác ABF E và ABP C nội tiếp nên ∠BF E = 180◦ −∠BAE = 180◦ −∠BAC =
∠BP C và ∠BEF = ∠BAF = ∠BAP = ∠BCP . Suy ra 4BF E ∼ 4BP C(gg). Hai tam
BM BE
giác đồng dạng này có cặp trung tuyến tương ứng là BM và BN , suy ra = và
BN BC
∠M BN = ∠M BC + ∠N BC = ∠M BC + ∠M BE = ∠EBC. Từ đó 4BM N ∼ 4BEC,
vì vậy nên ∠BM N = ∠BEC = 90◦ .

Câu 5. Cho tập X thỏa mãn tính chất sau: tồn tại 2019 tập con A1 , A2 , · · · , A2019 của X
sao cho mỗi tập con A1 , A2 , · · · , A2019 có đúng ba phần tử và hai tập con Ai , Aj đều có đúng
một phần tử chung với mọi 1 ≤ i < j ≤ 2019.

1. Chứng minh rằng tồn tại 4 tập hợp trong các tập A1 , A2 , · · · , A2019 sao cho giao của 4
tập hợp này có đúng một phần tử.

2. Chứng minh rằng số phần tử của X phải lớn hơn hoặc bằng 4039.

Lời giải. 1. Xét tập A1 = {a, b, c}, do giao của hai tập có đúng một phần tử nên 2008 tập
con còn lại phải chứa đúng 1 trong 3 phần tử a, b, c. Do đó tồn tại ba tập con cùng chứa
một phần tử, giả sử là a và ba tập con đó cùng với A tạo ra bốn tập con thỏa mãn bài
toán.
(Thực ra ta có thể chứng minh có ít nhất 674 tập có đúng một phần tử chung).

2. Gọi a là phần tử thuộc vào ít nhất 4 tập con. Ta chứng minh a thuộc vào tất cả các tập
hợp. Thật vậy, giả sử phản chứng tồn a ∈ A1 , A2 , A3 , A4 nhưng a ∈ / A5 . Vì A5 đều có
chung với bốn tập A1 , A2 , A3 , A4 một phần tử nên A5 chứa ít nhất 4 phần tử, vô lý. Do
vậy, a thuộc vào tất cả các tập. Gọi Bi là tập sau khi bỏ khỏi Ai phần tử a. Thế thì các tập
Bi đôi một giao nhau bằng rỗng. Suy ra số phần tử trong hợp các tập B1 , B2 , · · · , B2019
là 2 × 2019. Suy ra nếu gọi n là số phần tử của X thì n ≥ 2.2019 + 1 = 4039 vì có thêm
phần tử a nữa.

You might also like