Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

TỔNG QUAN DU LỊCH

BÀI TẬP CÁ NHÂN CHƯƠNG 1


1. Sản phẩm du lịch là gì? Phân loại sản phẩm du lịch hoàn chỉnh và
sản phẩm du lịch riêng lẽ.
Sản phẩm du lịch là sự kết hợp giữa các yếu tố vật chất và phi vật chất
nhằm thỏa mãn một hoặc một vài nhu cầu, mong muốn nào đó. Theo khoản 5
điều 3 Luật Du lịch nước CHXHCN Việt Nam (2017) định nghĩa “Sản phẩm
du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để
thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch”.
Sản phẩm du lịch bao gồm:
- Dịch vụ tham quan, giải trí
- Dịch vụ lưu trú
- Dịch vụ vận chuyển
- Dịch vụ mua sắm
- Các dịch vụ trung gian

Sản phẩm du lịch hoàn chỉnh Sản phẩm du lịch riêng lẻ


“Sản phẩm du lịch là sự kết hợp Mỗi bộ phận của nó thỏa mãn
những dịch vụ và phương tiện vật một nhu cầu riêng lẻ nào đó trong
chất trên cơ sở khai thác các tiềm chuyến đi, tạo nên các sản phẩm du
năng du lịch nhằm cung cấp cho du lịch riêng lẻ. Đó là ta nói đến từng
khách một khoản thời gian thú vị, dịch vụ như dịch vụ tham quan, dịch
một trải nghiệm du lịch trọn vẹn và vụ giải trí, dịch vụ đi lại, dịch vụ lưu
sự hài lòng” trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ mua
Sản phẩm du lịch được định sắm,…
nghĩa như trên là sản phẩm du lịch
hoàn chỉnh, nó là sự tập hợp tất cả
các hàng hóa và dịch vụ tạo nên toàn
bộ chuyến đi.
2. Phân tích vai trò của tài nguyên du lịch trong cấu trúc sản phẩm du
lịch.
Toàn bộ các dịch vụ tạo nên sản phẩm du lịch đều dựa vào nguồn tài
nguyên du lịch tại điểm đến, nói theo cách khác thì tài nguyên du lịch
chính là nền tảng của sản phẩm du lịch.
- Đối với dịch vụ tham quan, giải trí:
Hầu hết các dịch vụ tham quan giải trí đều hình thành trên cơ sở khai
thác tài nguyên du lịch sẵn có ở địa phương (các điều kiện về thắng cảnh,
di sản văn hóa,…).
Tài nguyên du lịch tạo nên những điểm đặc sắc riêng cho mỗi địa
phương, mỗi vùng miền. Tài nguyên du lịch càng phong phú, đặc sắc thì
càng thu hút khách du lịch. Sức chứa và sức hấp dẫn của tài nguyên du
lịch quy định quy mô và chất lượng dịch vụ tham quan, giải trí.
- Đối với dịch vụ vận chuyển:
Dịch vụ vận chuyển tạo điều kiện cho khách du lịch tiếp cận tài nguyên
du lịch. Nhu cầu của khách du lịch đến trải nghiệm tại các tài nguyên du
lịch dẫn đến yêu cấu xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và phương tiện vận
chuyển cho phép tiếp cận tài nguyên du lịch.
- Đối với dịch vụ lưu trú:
Quy mô và đặc điểm nguồn khách du lịch quyết định số lượng, loại
hình, phong cách, cấp hạng của hệ thống cơ sở lưu trú trong khi sự phân bố
tài nguyên quyết định vị trí của các cơ sở lưu trú tại điểm đến.
Giá trị của tài nguyên du lịch của một địa phương càng lớn thì quy mô
của các dịch vụ lưu trú tại địa phương ấy càng được mở rộng để đáp ứng nhu
cầu về chỗ ở, nghỉ ngơi, ăn uống của khách du lịch.
Đồng thời chất lượng của các dịch vụ lưu trú hầu hết sẽ tăng theo giá trị
của tài nguyên du lịch vì tính cạnh tranh càng cao do chính dịch vụ lưu trú
mới mang lại phần thu nhập chủ yếu cho điểm đến.
Vị trí của tài nguyên du lịch quy định vị trí của cơ sở cung ứng dịch vụ
tham quan, giải trí. Một cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú sẽ có lợi thế cạnh
tranh hơn khi nó có vị trí gần với tài nguyên du lịch.
- Hệ thống cơ sở tham quan, giải trí, hệ thống cơ sở lưu trú xác định sự
phân bố, quy mô và đặc điểm của hệ thống nhà hàng, cửa hàng bán
hàng lưu niệm. Chính vì vậy nhiều nhà nghiên cứu cho rằng du lịch là
một ngành định hướng tài nguyên.

3. Lấy ví dụ một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh tại quê em. Phân tích vai
trò của tài nguyên du lịch trong sản phẩm du lịch này.
Du lịch biển ở Đà Nẵng là sự kết hợp khéo léo giữa tài nguyên du lịch
sẵn có và sự định hướng, đầu tư khai thác các dịch vụ phù hợp của cơ quan
quản lý Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp.
Vai trò của tài nguyên du lịch trong sản phẩm du lịch này:
Thiên nhiên ưu ái ban cho Đà Nẵng những bãi biển dài, đẹp vô ngần
chính là yếu tố cơ bản để hình thành nên các bãi tắm và các hoạt động giải trí
biển hấp dẫn. Đà Nẵng có tiềm năng lớn để phát triển du lịch và đặc biệt là
du lịch biển.
Để đáp ứng nhu cầu chỗ ở và ăn uống của khách du lịch, các hình thức
dịch vụ lưu trú dần hình thành tại đây, điển hình là resort Furama.
Kéo theo cùng sự phát triển nhu cầu tham quan, giải trí và lưu trú ngày
càng tang của khách du lịch, các dịch vụ vận chuyển cũng theo đà phát triển.
Các tuyến đường ven biển như Trường Sa, Hoàng Cát bắt đầu được khởi
công. Tiếp nối theo đó là sự phát triển lớn dần trong quy mô của hệ thống cơ
sở tham quan, giải trí, hệ thống cơ sở lưu trú, hệ thống nhà hàng, resort ven
biển, các cửa hàng bán hàng lưu niệm, các shop quần áo, shop hoa thu hút
khách du lịch.
Bên cạnh đó, Bãi biển Đà Nẵng (bao gồm Mỹ Khê, Sơn Trà, Làng Vân,
Non Nước, Xuân Thiều, Nam Ô, Bắc Mỹ An) được tạp chí Forbes bình chọn
là một trong sáu bãi biển hấp dẫn nhất hành tinh. Điều này đem du lịch biển
Đà Nẵng tiếp cận gần hơn với thế giới, tạo sự thay đổi trong nguồn khách du
lịch, Đà Nẵng phải phát triển và sáng tạo nhiều loại hình giải trí, thể thao biển
(như lướt sóng, dù lượn, lái ca-nô,...). Những điều ấy đã làm tăng chất lượng
của du lịch biển Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung lên một bước tiến
mới, chứng minh vai trò quan trọng của tài nguyên du lịch đối với sản phẩm
du lịch biển ở địa phương em.

You might also like