Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Tác động của FDI đến công nghệ tại Việt Nam

Công nghệ là yếu tố quyết định tăng trưởng và sự phát triển của mỗi quốc gia, đặc biệt đối với
các nước đang phát triển, mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng và sẽ góp phần phát triển về nội lực quốc
gia, giúp nhanh chóng rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển so với việc tự nghiên cứu, thử
nghiệm. Một trong những mục đích của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chính là kỳ vọng
được chuyển giao về công nghệ.

1. Thông qua FDI Việt Nam đã có nhiều công nghệ mới, tiên tiến, sản xuất ra các sản phẩm mà
trước đây chưa từng có. Việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài thông qua FDI đã hạn chế
đến mức tối đa nhập khẩu nhiều loại hàng hóa thuộc các lĩnh vực dầu khí, sản xuất vật liệu
xây dựng mới, hàng điện tử gia dụng, phương tiện giao thông,… DN FDI tạo ra được nhiều
sản phẩm có chất lượng cao với hình thức, mẫu mã đẹp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị
trường trong nước và xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài… Có doanh nghiệp FDI đã tổ chức
sản xuất sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ cao và xuất khẩu gần 100% sản phẩm ra thị
trường nước ngoài ở các lĩnh vực điện tử, quang cơ - điện tử
2. FDI đã góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ, từng bước nâng cao trình độ công nghệ sản
xuất trong nước. Một số ngành đã tiếp thu được công nghệ tiên tiến của thế giới như: bưu
chính - viễn thông, dầu khí, xây dựng, cầu đường, khách sạn, văn phòng cho thuê... Nhiều
doanh nghiệp trong nước đã đổi mới hoặc nâng cấp trang thiết bị đáp ứng yêu cầu cạnh tranh
ngày càng cao của nền kinh tế.
3. Các doanh nghiệp FDI đã tạo ra được nhiều sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, kiểu
dáng hợp thời trang, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường trong nước và gia tăng nhanh
chóng kim ngạch xuất khẩu như máy tính, smartphone, điện tử gia dụng, cơ khí chế tạo.
Do sức ép cạnh tranh ngày càng tăng từ sản phẩm của doanh nghiệp FDI, nên nhiều doanh
nghiệp trong nước đã đầu tư nhập thiết bị và công nghệ mới, lập bộ phận hoặc trung tâm
R&D. Do đó, họ đã sản xuất được sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, thay thế hàng
hàng nhập khẩu với giá cả hợp lý, được người tiêu dùng ưu tiên sử dụng và xuất khẩu ra thị
trường thế giới.
4. Dầu khí và truyền thông là hai ngành kinh tế nhờ chuyển giao công nghệ và R&D gắn với
FDI nên đã phát triển với tốc độ nhanh, hiện đại, tiến kịp trình độ thế giới. Cụ thể, các hợp
đồng thăm dò và khai thác dầu khí đều có quy định về chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ
quản lý và cán bộ kỹ thuật, nên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) không những làm chủ
được nhiều công nghệ hiện đại và phức tạp trong hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí ở thềm
lục địa của nước ta, mà còn có năng lực về công nghệ và nhân lực tham gia một số liên doanh
ở nước ngoài.
5. So với 30 năm trước, ngành truyền thông Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc, bắt đầu từ hợp
tác với một số doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông và áp dụng cơ chế
cạnh tranh từ những năm cuối thế kỷ XX; nhiều công nghệ hiện đại đã được chuyển giao và
ứng dụng thành công như mạng viễn thông số hóa, mạng cáp quang, công nghệ GSM và
CDMA, đặc biệt là công nghệ 4G đã được một số doanh nghiệp viễn thông bắt đầu áp dụng.
Một số công nghệ mới như WiMax và mobile TV đang được tiếp tục thử nghiệm để đưa vào
ứng dụng. Số lượng doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin vào kinh doanh, thương mại
điện tử tăng nhanh. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã triển khai thành công một số
hoạt động chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông với hai
cường quốc lớn là Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Mặc dù các công nghệ chuyển giao vào Việt Nam phần lớn có trình độ bằng hoặc cao hơn công nghệ
sẵn có ở trong nước, nhưng mới chỉ đạt mức trung bình hoặc trung bình tiên tiến so với các nước
trong khu vực. Công nghệ được chuyển giao theo các dự án FDI chủ yếu do lợi ích của nhà đầu tư,
nên có tình trạng gây ô nhiễm môi trường, phát thải nhiều khí các-bon.

Bên cạnh đó, chính quyền một số tỉnh, thành phố và Ban quản lý KKT, KCN chưa chú ý nâng cao
năng lực thẩm định để lựa chọn dự án FDI công nghệ cao , hiện đại gắn với chuyển giao công nghệ
gắn với FDI nhằm thực hiện có hiệu quả tái cấu trúc nền kinh tế. Tránh trường hợp do dễ dãi trong
việc thẩm tra năng lực nhà đầu tư nên đã nhập khẩu máy móc, thiết bị qua sử dụng, lạc hậu, đã bị
thải loại ở nước ngoài.

Để thực hiện được mục tiêu đó, cần sửa đổi Luật Chuyển giao công nghệ và các văn bản pháp luật
liên quan theo hướng bắt buộc đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt
Nam, giám sát chặt chẽ việc thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ và chỉ thực hiện chính sách
ưu đãi đối với các hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được thực hiện có kết quả.

Các doanh nghiệp trong nước cần chủ động trong việc tìm kiếm các kênh chuyển giao công nghệ
thông qua hợp đồng mua phát minh, bản quyền, thương quyền, hợp tác nghiên cứu với cơ quan, tổ
chức trong nước, chuyển giao công nghệ thông qua FDI, không bị động trong việc tìm kiếm công
nghệ thích hợp với từng doanh nghiệp.

You might also like