Sach PL Cho Thanh Pho

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 124

SỔ TAY PHÁP LUẬT DÀNH CHO NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ

I. CÔNG CHỨNG
1. Đề nghị cho biết công chứng là gì? Những người nào có quyền yêu cầu
công chứng?
Trả lời:
Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp
của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản
mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện
yêu cầu công chứng.
Điều 8 Luật công chứng năm 2006 quy định những người có quyền yêu cầu
công chứng gồm có:
- Người yêu cầu công chứng là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ
chức nước ngoài.
Người yêu cầu công chứng là tổ chức thì việc yêu cầu công chứng được
thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo uỷ
quyền của tổ chức đó.
- Người yêu cầu công chứng phải có năng lực hành vi dân sự, xuất trình đủ
các giấy tờ cần thiết liên quan đến việc công chứng và chịu trách nhiệm về tính
chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đó.
2. Cá nhân có được thành lập tổ chức hành nghề công chứng không?
Việc hành nghề công chứng được tổ chức dưới các hình thức nào?
Trả lời:
Theo quy định của Luật công chứng năm 2006, việc hành nghề công chứng
được tổ chức dưới hình thức Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng.
- Phòng công chứng: Phòng công chứng do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết
định thành lập, là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài
khoản riêng. Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng
phòng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên và do Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
- Văn phòng công chứng: Văn phòng công chứng do công chứng viên thành
lập. Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập được tổ chức và
hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng công chứng do hai

1
công chứng viên trở lên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình công
ty hợp danh. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng
Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên. Văn phòng
công chứng có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự
chủ về tài chính bằng nguồn thu từ kinh phí đóng góp của công chứng viên, phí
công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì cá nhân được phép thành lập tổ
chức hành nghề công chứng dưới hình thức Văn phòng công chứng với điều kiện
người đó phải là công chứng viên.
3. Ông B bị câm điếc nên muốn ủy quyền cho ông H thay mình thực hiện
giao dịch mua bán ngôi nhà ông đang ở. Ông B đến Phòng công chứng yêu cầu
công chứng hợp đồng ủy quyền nêu trên. Xin hỏi trong trường hợp này việc
công chứng cần phải có người làm chứng không?
Trả lời:
Điều 9 của Luật công chứng năm 2006 quy định về người làm chứng trong
hoạt động công chứng như sau: Trong trường hợp pháp luật quy định việc công
chứng phải có người làm chứng hoặc trong trường hợp pháp luật không quy định
việc công chứng phải có người làm chứng nhưng người yêu cầu công chứng
không đọc được hoặc không nghe được hoặc không ký và không điểm chỉ được thì
phải có người làm chứng.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì việc công chứng hợp đồng ủy
quyền không bắt buộc phải có người làm chứng nhưng trong trường hợp này, ông
B là người yêu cầu công chứng nhưng ông B lại không đọc được, vì vậy khi thực
hiện công chứng cần phải có người làm chứng.
Người làm chứng do ông B mời, nếu ông B không mời được thì công chứng
viên chỉ định.
- Người làm chứng phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
+ Không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ về tài sản liên quan đến việc công
chứng.
4. Trong hoạt động công chứng những hành vi nào bị nghiêm cấm?
Trả lời:
Trong hoạt động công chứng, các hành vi sau đây bị nghiêm cấm:
- Nghiêm cấm công chứng viên thực hiện các hành vi sau đây:

2
+ Tiết lộ thông tin về nội dung công chứng mà mình biết được khi hành
nghề, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc
pháp luật có quy định khác; sử dụng thông tin đó để xâm hại quyền, lợi ích hợp
pháp của người khác.
+ Sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng.
+ Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ người yêu cầu
công chứng ngoài phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác đã được
xác định, thoả thuận.
+ Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp
đồng, giao dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; công chứng liên quan đến
tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc
chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi,
con dâu, con rể, ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của mình, của vợ hoặc
chồng, cháu là con của con trai, con gái, con nuôi.
- Nghiêm cấm người yêu cầu công chứng cung cấp thông tin, tài liệu sai sự
thật.
- Nghiêm cấm người làm chứng có hành vi gian dối, không trung thực.
- Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động công
chứng.
5. Việc công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn được tiến
hành như thế nào?
Trả lời:
Việc công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn được tiến hành
như sau:
1. Người yêu cầu công chứng nộp một bộ hồ sơ yêu cầu công chứng, gồm
các giấy tờ sau đây:
a) Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu.
b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch.
c) Bản sao giấy tờ tuỳ thân.
d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao
giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định
phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong trường hợp hợp đồng, giao dịch
liên quan đến tài sản đó.

3
đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật
quy định phải có.
2. Bản sao theo quy định nêu trên là bản chụp, bản in, bản đánh máy hoặc
bản đánh máy vi tính nhưng phải có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và
không phải có chứng thực.
Khi nộp bản sao thì người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản chính để
đối chiếu.
3. Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu
công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định
của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng.
4. Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có
vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép,
có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc có
sự nghi ngờ đối tượng của hợp đồng, giao dịch là không có thật thì công chứng
viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu
cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định;
trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.
5. Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu trong dự thảo
hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng
của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với thực tế thì công chứng viên phải chỉ rõ
cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng
không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.
6. Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc
công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe. Trường hợp người yêu
cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký
vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên ghi lời chứng; ký vào
từng trang của hợp đồng, giao dịch.
6. Công chứng hợp đồng, giao dịch do công chứng viên soạn thảo theo đề
nghị của người yêu cầu công chứng được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 36 Luật công chứng năm 2006 thì công chứng hợp đồng, giao
dịch do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng
được quy định như sau:

4
1. Người yêu cầu công chứng nộp một bộ hồ sơ yêu cầu công chứng, gồm
các giấy tờ sau đây:
a) Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu;
b) Bản sao giấy tờ tùy thân;
c) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy
tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải
đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên
quan đến tài sản đó;
d) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật
quy định phải có.
2. Bản sao quy định nêu trên là bản chụp, bản in, bản đánh máy hoặc bản
đánh máy vi tính nhưng phải có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và
không phải có chứng thực.
Khi nộp bản sao thì người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản chính để
đối chiếu.
3. Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu
công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định
của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng.
4. Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có
vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép,
có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc có
sự nghi ngờ đối tượng của hợp đồng, giao dịch là không có thật thì công chứng
viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu
cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định;
trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.
Trường hợp nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch là xác thực,
không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì công chứng viên soạn thảo
hợp đồng, giao dịch.
5. Người yêu cầu công chứng tự đọc dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công
chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe. Trường hợp người yêu cầu
công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào

5
từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên ghi lời chứng; ký vào từng
trang của hợp đồng, giao dịch.
7. Anh K và anh M sống ở thành phố H. Anh K bán cho anh M ngôi nhà
của mình ở tỉnh N. Xin hỏi việc công chứng hợp đồng mua bán ngôi nhà nêu
trên giữa anh K và anh M phải thực hiện tại Phòng công chứng thuộc thành
phố H hay tỉnh N?
Trả lời:
Theo Điều 37 của Luật công chứng năm 2006 thì thẩm quyền công chứng
hợp đồng, giao dịch về bất động sản được quy định như sau:
Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền công
chứng các hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp
công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản.
Căn cứ vào quy định nêu trên thì việc công chứng hợp đồng mua bán nhà
nêu giữa anh K và anh M phải thực hiện tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng
công chức có trụ sở tại tỉnh N.
8. Bố mẹ tôi tặng cho vợ chồng tôi một căn hộ chung cư. Chúng tôi đến
Phòng công chứng của tỉnh yêu cầu công chứng hợp đồng tặng cho bất động
sản và được công chứng viên hẹn 10 ngày sau đến lấy kết quả công chứng. Xin
hỏi theo quy định của pháp luật thì mất bao lâu chúng tôi có thể nhận lại kết
quả công chứng?
Trả lời:
Thời hạn công chứng được xác định kể từ ngày tổ chức hành nghề công
chứng nhận đủ hồ sơ yêu cầu công chứng đến ngày trả kết quả công chứng. Thời
gian xác minh, giám định không tính vào thời hạn công chứng.
Theo quy định của pháp luật thì thời hạn công chứng không quá hai ngày
làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch yêu cầu công chứng phức tạp thì thời hạn
công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá mười ngày làm việc.
9. Việc công chứng có bắt buộc phải thực hiện tại trụ sở Phòng công
chứng hay Văn phòng công chứng không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 39 của Luật công chứng thì việc công chứng phải
được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
6
Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề
công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu không
thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có
lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
10. Pháp luật quy định như thế nào về chữ viết trong văn bản công
chứng?
Trả lời:
Theo quy định của Luật công chứng năm 2006, thì chữ viết được quy định
như sau:
- Chữ viết trong văn bản công chứng phải rõ ràng, dễ đọc, không được viết
tắt hoặc viết bằng ký hiệu, không được viết xen dòng, viết đè dòng, không được
tẩy xoá, không được để trống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Thời điểm công chứng phải được ghi cả ngày, tháng, năm; có thể ghi giờ,
phút nếu người yêu cầu công chứng đề nghị hoặc công chứng viên thấy cần thiết.
Các con số phải được ghi cả bằng số và chữ, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác.
11. Xin hỏi trong trường hợp người yêu cầu công chứng không biết chữ,
không biết ký thì có được điểm chỉ vào văn bản công chứng không? Việc ký,
điểm chỉ trong văn bản công chứng được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định của Luật công chứng năm 2006 thì việc ký, điểm chỉ trong
văn bản công chứng được thực hiện như sau:
- Người yêu cầu công chứng, người làm chứng phải ký vào văn bản công
chứng trước mặt công chứng viên.
Trong trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức tín
dụng, doanh nghiệp khác đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công
chứng thì người đó có thể ký trước vào hợp đồng; công chứng viên phải đối chiếu
chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện việc công
chứng.
- Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong văn bản công chứng trong các
trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng không ký được do khuyết

7
tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng
sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ
bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm
chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay
nào.
- Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các
trường hợp sau đây:
+ Công chứng di chúc.
+ Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.
+ Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu
công chứng.
12. Hợp đồng mua bán nhà ở giữa tôi và anh B đã được công chứng tại
Văn phòng công chứng, do điều kiện kinh tế của bên mua gặp khó khăn, chúng
tôi thống nhất huỷ không thực hiện hợp đồng này nữa. Việc huỷ bỏ hợp đồng
đã công chứng cần được thực hiện như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 44 của Luật công chứng năm 2006 thì công chứng việc sửa đổi,
bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch được thực hiện như sau:
- Việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng
chỉ được thực hiện khi có sự thoả thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những
người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó và phải được công chứng.
- Người thực hiện việc công chứng sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao
dịch phải là công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc
công chứng đó. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công
chứng chấm dứt hoạt động hoặc giải thể thì công chứng viên thuộc tổ chức hành
nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung,
huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch.
- Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch được thực
hiện theo thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch quy định tại Chương IV của
Luật công chứng.

8
13. Pháp luật quy định như thế nào về công chứng hợp đồng thế chấp bất
động sản?
Trả lời:
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, thì thế chấp được hiểu là việc
một bên (gọi là bên thế chấp) dùng tài sản của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ dân sự đối với bên kia (gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản
đó cho bên nhận thế chấp. Việc thế chấp phải được lập thành văn bản, có thể lập
thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật
có quy định thì văn bản thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký.
Theo quy định của pháp luật về công chứng, thì việc công chứng hợp đồng
thế chấp bất động sản được thực hiện như sau:
- Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện công
chứng hợp đồng thế chấp bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương nơi có bất động sản, trừ trường hợp: Nhiều bất động sản thuộc các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau cùng được thế chấp để bảo đảm
thực hiện một nghĩa vụ thì việc công chứng hợp đồng thế chấp đó do công chứng
viên của tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương nơi có một trong số bất động sản thực hiện.
- Một bất động sản đã được thế chấp để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ và
hợp đồng thế chấp đã được công chứng mà sau đó được tiếp tục thế chấp để bảo
đảm cho một nghĩa vụ khác trong phạm vi pháp luật cho phép thì các hợp đồng thế
chấp tiếp theo phải do công chứng viên đã công chứng hợp đồng thế chấp lần đầu
thực hiện công chứng. Trường hợp công chứng viên công chứng hợp đồng thế
chấp lần đầu chuyển sang tổ chức hành nghề công chứng khác, không còn hành
nghề công chứng hoặc không thể thực hiện việc công chứng thì công chứng viên
thuộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hợp đồng thế chấp công chứng
hợp đồng đó.
14. Ông C muốn công chứng bản di chúc phân chia tài sản cho con cháu,
nhưng ông C bị ốm nặng, không thể đi lại được. Xin hỏi trong trường hợp này,
ông C có thể ủy quyền cho người khác đến Phòng công chứng để yêu cầu công
chứng bản di chúc trên được không? Việc công chứng di chúc được pháp luật
quy định như thế nào?
Trả lời:
9
Theo quy định của pháp luật thì ông C không thể ủy quyền cho người khác
yêu cầu công chứng di chúc của mình được mà phải tự mình yêu cầu công chứng
di chúc. Trường hợp ông C già yếu không thể đi lại được thì có thể yêu cầu công
chứng di chúc tại nhà riêng.
Luật công chứng năm 2006 quy định về việc công chứng di chúc như sau:
- Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc; không ủy
quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.
- Trường hợp công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần
hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc
cưỡng ép thì công chứng viên từ chối công chứng di chúc đó hoặc theo đề nghị
của người lập di chúc tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.
Trong trường hợp tính mạng người lập di chúc bị đe doạ thì người yêu cầu
công chứng không phải xuất trình đầy đủ các giấy tờ như: Phiếu yêu cầu công
chứng; bản sao giấy tờ tuỳ thân... nhưng phải ghi rõ trong văn bản công chứng.
- Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa
đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất
kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ
đó. Trong trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành
nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công
chứng đó biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc.
15. Bố mẹ tôi mất không để lại di chúc. Anh em chúng tôi tự thỏa thuận
với nhau việc phân chia di sản do bố mẹ để lại. Chúng tôi có thể yêu cầu công
chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản không?
Trả lời:
Theo quy định của pháp luật thì các anh chị hoàn toàn có quyền yêu cầu
công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản của bố mẹ để lại.
Công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản được Luật công chứng
năm 2006 quy định như sau:
- Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc
không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì họ có quyền yêu
cầu công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản.
10
Trong văn bản thoả thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể
tặng cho toàn bộ hoặc một phần quyền hưởng di sản của mình cho người thừa kế
khác.
- Trong trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy
định phải đăng ký quyền sở hữu thì người yêu cầu công chứng phải xuất trình giấy
tờ để chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản
đó.
Trong trường hợp thừa kế theo pháp luật, người yêu cầu công chứng còn
phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được
hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Trong trường hợp thừa kế theo di chúc, người yêu cầu công chứng còn phải
xuất trình di chúc.
- Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là
người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công
chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng
việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công
chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến
hành xác minh.
- Văn bản thoả thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các
căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.
16. Việc công chứng văn bản khai nhận di sản và công chứng văn bản từ
chối nhận di sản được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời:
Công chứng văn bản khai nhận di sản và công chứng văn bản từ chối nhận di
sản được pháp luật quy định như sau:
- Thứ nhất, công chứng văn bản khai nhận di sản
Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng
được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có
quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.

11
Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định
của pháp luật.
- Thứ hai, công chứng văn bản từ chối nhận di sản
Người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Khi
yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản, người yêu cầu công chứng phải
xuất trình giấy tờ tuỳ thân.
17. Xin hỏi theo quy định của pháp luật thì người yêu cầu công chứng di
chúc có thể yêu cầu Phòng công chứng lưu giữ di chúc của mình không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 52 của Luật công chứng năm 2006 thì người lập di
chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ di chúc của mình.
Khi nhận lưu giữ di chúc, công chứng viên phải niêm phong bản di chúc trước mặt
người lập di chúc, ghi giấy nhận lưu giữ và giao cho người lập di chúc.
Đối với di chúc đã được tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ nhưng
sau đó giải thể hoặc chấm dứt hoạt động thì trước khi giải thể hoặc chấm dứt hoạt
động, tổ chức hành nghề công chứng phải thoả thuận với người lập di chúc về việc
chuyển cho tổ chức hành nghề công chứng khác lưu giữ di chúc. Trường hợp
không thoả thuận được thì phải trả lại di chúc và phí lưu giữ di chúc cho người lập
di chúc.
Việc công bố di chúc lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng được thực
hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
II. CHỨNG THỰC
1. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký được thực
hiện tại cơ quan nào?
Trả lời:
"Chứng thực bản sao từ bản chính" là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng
với bản chính.
"Chứng thực chữ ký" là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người
đã yêu cầu chứng thực.
12
Điều 5 của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP quy định về thẩm quyền và trách
nhiệm chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký như sau:
- Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền
và trách nhiệm:
+ Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước
ngoài.
+ Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng
nước ngoài sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài; chứng thực
chữ ký trong các giầy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài.
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh thực hiện chứng thực các việc nêu trên và đóng dấu của Phòng Tư
pháp.
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có thẩm quyền và trách nhiệm:
+ Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt.
+ Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt.
Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện
chứng thực các việc nêu trên và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền và trách nhiệm:
+ Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt và
tiếng nước ngoài.
+ Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt hoặc tiếng
nước ngoài; chữ ký người dịch trong các bản dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng
Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài.
Viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao của Cơ quan đại diện ngoại giao,
cơ quan lãnh sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực
hiện chứng thực các việc theo thẩm quyền và đóng dấu của Cơ quan đại diện Việt
Nam ở nước ngoài.
Thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính, chữ ký quy định nêu trên
không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.

13
2. Trong khi nộp hồ sơ xin việc, cán bộ tiếp nhận yêu cầu tôi phải xuất
trình bản chính Bằng tốt nghiệp đại học để đối chiếu với bản sao đã được
chứng thực từ bản chính. Do không đem theo bản chính, nên hồ sơ xin việc
của tôi đã không được tiếp nhận. Việc làm đó của cán tiếp nhận hồ sơ có đúng
không?
Trả lời:
Việc làm đó của cán bộ tiếp nhận hồ sơ là không đúng.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Nghị định số 79/2007/NĐ - CP ngày
18 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ đã quy định: Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản
sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính không được yêu
cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ bản sao là
giả mạo thì có quyền xác minh.
Trong trường hợp tiếp nhận bản sao không có chứng thực, thì cơ quan, tổ
chức có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu phải ký
xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản
chính (khoản 2 Điều 6 của Nghị định số 79/2007/NĐ - CP).
3. Tôi nuôi một đứa cháu nội 12 tuổi (bố mẹ cháu hiện đang làm việc ở
Hàn Quốc). Tôi muốn sao học bạ của cháu từ sổ gốc của nhà trường để làm
thủ tục cho cháu đi du học. Đề nghị cho biết, tôi có quyền làm việc này không?
Trả lời:
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, Nghị định số 79/2007/NĐ -
CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định về cấp bản sao từ sổ gốc,
chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, thì ông (bà) hoàn toàn có
quyền yêu cầu nhà trường nơi cháu ông (bà) đang học cấp bản sao từ sổ gốc để
làm thủ tục du học cho cháu.
Điều 8 của Nghị định số 79/2007/NĐ - CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 quy
định những người có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc như sau:
- Người được cấp bản chính.
- Người đại diện hợp pháp, người được uỷ quyền của người được cấp bản
chính.

14
- Cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, người thừa kế của người được
cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết.
4. Đề nghị cho biết pháp luật quy định về thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc
như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định của Nghị định số 79/2007/NĐ - CP ngày 18 tháng 5 năm
2007 của Chính phủ quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản
chính, chứng thực chữ ký, thì thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện như
sau:
Thứ nhất, đối với người yêu cầu cấp bản sao:
- Người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc có thể trực tiếp yêu cầu hoặc gửi yêu
cầu của mình đến cơ quan quản lý sổ gốc qua bưu điện.
- Người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc phải xuất trình chứng minh thư nhân
dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác.
Trong trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc là người đại diện
hợp pháp, người được uỷ quyền; cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, người
thừa kế của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết còn phải
xuất trình thêm giấy tờ chứng minh là người có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ
gốc.
Trong trường hợp yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc qua bưu điện thì người yêu
cầu phải gửi đầy đủ các giấy tờ được quy định nêu trên (bản chính hoặc bản sao có
chứng thực).
Thứ hai, thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc:
- Cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc xem xét, kiểm tra tính hợp pháp của
việc yêu cầu cấp bản sao, đối chiếu với sổ gốc để cấp bản sao cho người yêu cầu.
Nội dung bản sao phải đúng với nội dung đã ghi trong sổ gốc.
- Thời hạn cấp bản sao được thực hiện như sau:
+ Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu.

15
+ Trong trường hợp yêu cầu được gửi qua bưu điện thì chậm nhất là trong
3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu (theo dấu ngày đến của bưu điện),
cơ quan, tổ chức cấp bản sao phải gửi bản sao cho người yêu cầu.
- Người yêu cầu cấp bản sao qua bưu điện phải trả lệ phí cấp bản sao và
cước phí bưu điện cho cơ quan, tổ chức cấp bản sao.
5. Pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu chứng
thực bản sao từ bản chính như thế nào?
Trả lời:
Người yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính có quyền và nghĩa vụ sau:
- Có quyền yêu cầu bất kỳ cơ quan có thẩm quyền chứng thực được pháp
luật quy định thực hiện việc chứng thực, không phụ thuộc nơi cư trú của người
yêu cầu chứng thực.
- Trong trường hợp bị từ chối chứng thực người yêu cầu chứng thực có
quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền chứng thực giải thích rõ lý do, nếu không
đồng ý với lý do đó thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác và tính hợp pháp của các giấy tờ mà họ
xuất trình khi yêu cầu chứng thực.
6. Trong hoạt động chứng thực, người thực hiện chứng thực có quyền và
nghĩa vụ gì?
Trả lời:
Người thực hiện chứng thực có quyền và nghĩa vụ sau:
- Thực hiện việc chứng thực một cách trung thực, khách quan, chính xác;
đáp ứng đủ số lượng bản sao theo yêu cầu của người yêu cầu chứng thực.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chứng thực.
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin cần
thiết cho việc xác minh tính hợp pháp của các giấy tờ, văn bản được yêu cầu
chứng thực.`
- Lập biên bản tạm giữ giấy tờ, văn bản có dấu hiệu giả mạo; phối hợp với
cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xử lý các trường hợp sử dụng giấy tờ
giả mạo.
16
- Trong trường hợp từ chối chứng thực, người thực hiện chứng thực phải
giải thích rõ lý do cho người yêu cầu chứng thực; nếu việc chứng thực không
thuộc thẩm quyền của cơ quan mình thì hướng dẫn họ đến cơ quan khác có thẩm
quyền.
7. Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính được thực hiện như thế
nào?
Trả lời:
Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính được thực hiện như sau:
- Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
+ Bản chính.
+ Bản sao cần chứng thực.
- Người thực hiện chứng thực phải kiểm tra tính hợp pháp của bản chính,
nếu phát hiện bản chính có dấu hiệu giả mạo thì đề nghị người yêu cầu chứng thực
chứng minh; nếu không chứng minh được thì từ chối chứng thực.
- Người thực hiện chứng thực đối chiếu bản sao với bản chính, nếu bản sao
đúng với bản chính thì chứng thực. Khi chứng thực bản sao từ bản chính người
thực hiện chứng thực phải ghi rõ “chứng thực bản sao đúng với bản chính", ngày,
tháng, năm chứng thực, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền
chứng thực .
- Trang đầu tiên của bản sao phải được ghi rõ chữ "BẢN SAO" vào chỗ
trống phía trên bên phải, nếu bản sao có từ hai tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
8. Hoạt động chứng thực bản sao từ bản chính có được thực hiện ở nhà
riêng của người yêu cầu chứng thực không? Thời hạn chứng thực được pháp
luật quy định như thế nào?
Trả lời:
Địa điểm chứng thực bản sao từ bản chính được quy định tại Điều 14 của
Nghị định số 79/2007/NĐ - CP ngày 18 tháng 5 năm 2007, cụ thể như sau:

17
- Việc chứng thực được thực hiện tại trụ sở của cơ quan có thẩm quyền
chứng thực. Cơ quan có thẩm quyền chứng thực phải bố trí cán bộ để tiếp nhận
yêu cầu chứng thực hàng ngày. Cán bộ tiếp dân phải đeo thẻ công chức.
- Tại trụ sở của cơ quan có thẩm quyền chứng thực phải niêm yết công khai
lịch làm việc, thẩm quyền, thủ tục, thời gian chứng thực và lệ phí chứng thực.
Đối chiếu với các quy định nêu trên của pháp luật, thì hoạt động chứng thực
bản sao từ bản chính không được thực hiện tại nhà riêng của người có yêu cầu
chứng thực.
Thời hạn thực hiện chứng thực: Việc tiếp nhận yêu cầu chứng thực bản sao
từ bản chính trong thời gian làm việc buổi sáng hoặc buổi chiều thì phải được thực
hiện chứng thực ngay trong buổi làm việc đó; trường hợp yêu cầu chứng thực với
số lượng lớn thì việc chứng thực có thể được hẹn lại để chứng thực sau nhưng
không quá 2 (hai) ngày làm việc.
9. Những trường hợp nào không được chứng thực bản sao từ bản chính?
Trả lời:
Người thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính không được thực hiện
chứng thực trong các trường hợp sau đây:
- Bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc giả mạo.
- Bản chính đã bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt hoặc đã bị hư hỏng, cũ nát
không thể xác định rõ nội dung.
- Bản chính không được phép phổ biến trên các phương tiện thông tin đại
chúng theo quy định của pháp luật.
- Đơn, thư và các giấy tờ do cá nhân tự lập không có chứng nhận, chứng
thực hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
- Các giấy tờ, văn bản khác mà pháp luật quy định không được sao.
10. Thủ tục chứng thực chữ ký được thực hiện như thế nào?
Trả lời:
Thủ tục chứng thực chữ ký được thực hiện như sau:
- Cá nhân yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ
sau đây:
18
+ Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tuỳ thân khác.
+ Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký vào đó.
- Người yêu cầu chứng thực phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực.
- Người thực hiện chứng thực phải ghi rõ ngày, tháng, năm chứng thực; địa
điểm chứng thực; số giấy tờ tuỳ thân của người yêu cầu chứng thực, ngày cấp, nơi
cấp; chữ ký trong giấy tờ, văn bản đúng là chữ ký của người yêu cầu chứng thực;
sau đó ký và ghi rõ họ, tên và đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền chứng thực.
11. Chứng thực chữ ký của người dịch được thực hiện như thế nào?
Trả lời:
Việc thực hiện chứng thực chữ ký của người dịch được thực hiện như sau:
- Người dịch phải là người thông thạo tiếng nước ngoài cần dịch.
- Người dịch phải cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản
dịch.
- Việc chứng thực chữ ký của người dịch được thực hiện theo thủ tục chứng
thực chữ ký.
- Trang đầu tiên của bản dịch phải được ghi rõ chữ "BẢN DỊCH” vào chỗ
trống phía trên bên phải. Nếu bản dịch có từ hai trang trở lên thì phải đánh số
trang theo thứ tự và phải đóng dấu giáp lai giữa các tờ. Bản dịch phải được đính
kèm với bản sao của giấy tờ cần dịch.
12. Thời hạn chứng thực chữ ký là bao lâu?
Trả lời:
Thời hạn chứng thực chữ ký được thực hiện như sau:
Việc tiếp nhận yêu cầu chứng thực chữ ký trong thời gian làm việc buổi
sáng hoặc buổi chiều thì phải được thực hiện chứng thực ngay trong buổi làm việc
đó; trường hợp cần phải xác minh làm rõ nhân thân của người yêu cầu chứng thực
thì thời hạn trên được kéo dài thêm nhưng không được quá ba ngày làm việc.
III. CƯ TRÚ
1. Quyền của công dân về cư trú được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời:
19
Tự do cư trú là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận
ngay từ Hiến pháp đầu tiên năm 1946 (Điều 10) và đến nay, quyền cơ bản đó vẫn
tiếp tục được khẳng định tại Điều 28 Hiến pháp năm 1959, Điều 71 Hiến pháp
năm 1980, Điều 68 Hiến pháp năm 1992, trong Bộ luật dân sự và các văn bản quy
phạm pháp luật khác.
Điều 68 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1992 quy định: Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra
nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật.
Thể chế hoá quy định của Hiến pháp, Luật cư trú năm 2006 đã quy định
quyền của công dân về cư trú như sau:
- Lựa chọn, quyết định nơi thường trú, tạm trú của mình phù hợp với quy
định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Được cấp, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến
cư trú.
- Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền cư
trú.
- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ
quyền cư trú của mình.
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú
theo quy định của pháp luật.
2. Cư trú và quản lý cư trú được thực hiện trên những nguyên tắc nào?
Trả lời:
Cư trú và quản lý cư trú được tuân theo các nguyên tắc sau:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
- Bảo đảm hài hoà quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của Nhà
nước, cộng đồng và xã hội; kết hợp giữa việc bảo đảm quyền tự do cư trú, các
quyền cơ bản khác của công dân và trách nhiệm của Nhà nước với nhiệm vụ xây
dựng, phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, giữ gìn trật tự, an
toàn xã hội.

20
- Trình tự, thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú phải đơn giản, thuận tiện, kịp
thời, chính xác, công khai, minh bạch, không gây phiền hà; việc quản lý cư trú
phải bảo đảm hiệu quả.
- Mọi thay đổi về cư trú phải được đăng ký; mỗi người chỉ được đăng ký
thường trú, đăng ký tạm trú tại một nơi.
3. Đề nghị cho biết các hành vi bị nghiêm cấm trong cư trú vá quản lý cư
trú?
Trả lời:
Nhằm bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân được thực hiện nghiêm
chỉnh, không bị gây phiền hà trong khi thực hiện việc đăng ký thường trú, tạm trú
hoặc thông báo lưu trú; đồng thời cũng bảo đảm cho công tác quản lý cư trú đạt
hiệu quả cao. Luật cư trú năm 2006 quy định các hành vi sau đây bị nghiêm cấm:
- Cản trở công dân thực hiện quyền tự do cư trú.
- Lạm dụng quy định về hộ khẩu để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân.
- Nhận hối lộ, cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây phiền hà trong việc
đăng ký, quản lý cư trú.
- Thu, sử dụng lệ phí đăng ký cư trú trái với quy định của pháp luật.
- Tự đặt ra thời gian, thủ tục, giấy tờ, biểu mẫu trái với quy định của pháp
luật hoặc làm sai lệch sổ sách, hồ sơ về cư trú.
- Cố ý cấp hoặc từ chối cấp giấy tờ về cư trú trái với quy định của pháp luật.
- Lợi dụng quyền tự do cư trú để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền,
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung sổ hộ
khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú; sử dụng giấy tờ giả về cư trú;
cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về cư trú.
- Tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, môi giới, giúp sức, cưỡng
bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú.
4. Tôi bị Toà án nhân dân huyện H xử phạt 02 năm tù nhưng cho hưởng
án treo. Xin hỏi, tôi có thuộc diện bị hạn chế quyền tự do cư trú không?
21
Trả lời:
Quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quyết định của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Theo quy
định tại Điều 10 của Luật cư trú năm 2006, các trường hợp bị hạn chế quyền tự do
cư trú bao gồm:
- Người bị cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền áp dụng biện pháp cấm
đi khỏi nơi cư trú.
- Người bị Toà án áp dụng hình phạt cấm cư trú; người bị kết án phạt tù
nhưng chưa có quyết định thi hành án, được hưởng án treo hoặc đang được hoãn,
tạm đình chỉ thi hành án phạt tù; người đang bị quản chế.
- Người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh,
cơ sở giáo dục nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành.
Đối chiếu với các quy định nêu trên, ông (bà) thuộc đối tượng bị hạn chế
quyền tự do cư trú.
5. Nơi tạm trú có được coi là nơi cư trú của công dân không? Trách
nhiệm của công dân về cư trú được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Luật cư trú năm 2006 thì nơi cư trú của công dân là chỗ
ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi
thường trú hoặc nơi tạm trú.
Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng
để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ
quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp
luật.
Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có
thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.
Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã
đăng ký tạm trú.
Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định nêu
trên thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.

22
Trách nhiệm của công dân về cư trú: Nhà nước luôn bảo đảm quyền tự do
cư trú của công dân, và xử lý nghiêm minh đối với các hành vi xâm phạm quyền
tự do cư trú của công dân. Công dân cũng phải có trách nhiệm về cư trú, đó là:
- Chấp hành các quy định của pháp luật về cư trú.
- Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu về cư trú của mình cho cơ
quan, người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin, tài liệu đã cung cấp.
- Nộp lệ phí đăng ký cư trú.
- Xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú khi cơ
quan, người có thẩm quyền yêu cầu.
- Báo ngay với cơ quan đã đăng ký cư trú khi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy
tờ khác liên quan đến cư trú bị mất hoặc bị hư hỏng.
6. Người chưa thành niên dưới 18 tuổi có được đăng ký nơi cư trú khác
với nơi cư trú của cha mẹ không? Pháp luật quy định về nơi cư trú của người
chưa thành niên như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 và Luật cư trú năm 2006, thì
nơi cư trú của người chưa thành niên được quy định như sau:
- Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha,
mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú
của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.
- Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha,
mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
7. Giám hộ là gì? những đối tượng nào được giám hộ? Luật cư trú năm
2006 quy định về nơi cư trú của người được giám hộ như thế nào?
Trả lời:
Điều 58 của Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về giám hộ, đối tượng được
giám hộ như sau:
- Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức được pháp luật quy định hoặc được cử để
thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành
niên, người mất năng lực hành vi dân sự.
23
- Người được giám hộ bao gồm:
+ Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ
hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự,
bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc,
giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu.
+ Người mất năng lực hành vi dân sự.
Điều 14 của Luật cư trú năm 2006 quy định về nơi cư trú của người được
giám hộ như sau:
- Nơi cư trú của người được giám hộ là nơi cư trú của người giám hộ.
- Người được giám hộ có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người
giám hộ nếu được người giám hộ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
8. Tôi là con gái độc nhất, khi lấy chồng bố, mẹ tôi rất muốn vợ chồng tôi
về sống chung cùng ông bà. Nhưng theo quan điểm của bố mẹ chồng tôi thì con
gái lấy chồng phải theo chồng, nơi cư trú của vợ, chồng do người chồng quyết
định? Xin hỏi quan điểm trên có đúng không? pháp luật quy định về nơi cư trú
của vợ, chồng như thế nào?
Trả lời:
Điều 20 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: Nơi cư trú của
vợ, chồng do vợ, chồng lựa chọn không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa
giới hành chính.
Điều 15 của Luật cư trú năm 2006 quy định:
- Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống.
- Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thoả thuận.
Với các căn cứ nêu trên của pháp luật, thì quan điểm vợ phải theo chồng và
nơi cư trú của vợ, chồng do người chồng quyết định là không đúng. Việc lựa chọn
nơi cư trú do vợ, chồng thoả thuận.
9. Cách đây 3 năm vợ chồng tôi có nhận chuyển nhượng quyền sở hữu
nhà ở gắn liền với đất của ông N tại thành phố T. Khi đó chúng tôi chưa có hộ
khẩu ở thành phố này và hai bên chỉ mua bán dưới hình thức giấy tờ “viết tay”
không có công chứng, chứng thực. Xin hỏi theo quy định của pháp luật hiện

24
hành, nhà ở của chúng tôi chưa được sang tên trước bạ có được coi là chỗ ở
hợp pháp để làm thủ tục đăng ký thường trú tại thành phố T hay không?
Trả lời:
Giấy tờ mua bán nhà ở gắn liền với đất dưới hình thức giấy tờ “viết tay”
không được coi là giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký nơi thường trú
theo quy định tại Điều 12 của Luật cư trú năm 2006 và Điều 5 của Nghị định số
107/2007/NĐ-CP ngày 25/6/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật cư trú.
Điều 5 của Nghị định số 107/2007/NĐ-CP quy định giấy tờ chứng minh chỗ
ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của công dân để đăng ký thường trú gồm một
trong các giấy tờ sau:
1. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở
do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ;
2. Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai (đã
có nhà ở trên đất đó);
3. Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với
trường hợp phải cấp phép);
4. Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hoá giá
thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
5. Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở của
doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;
6. Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng
hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
7. Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp
nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các
đối tượng khác;
8. Giấy tờ của Toà án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải
quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;
9. Giấy tờ có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về nhà ở, đất ở không có
tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các
loại giấy tờ nêu trên;
25
10. Giấy tờ chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, phương tiện khác thuộc
quyền sở hữu và địa chỉ bến gốc của phương tiện sử dụng để ở, trường hợp không
có giấy đăng ký thì cần có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về việc có tàu,
thuyền, phương tiện khác sử dụng để ở thuộc quyền sở hữu hoặc xác nhận việc
mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế tàu, thuyền, phương tiện khác và địa chỉ bến gốc
của phương tiện đó.
Đối chiếu quy định trên, để được xem xét đăng ký thường trú, anh (chị) cần
xin giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp
quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở kèm theo hợp đồng mua bán trong hồ sơ
đăng ký thường trú của mình.
10. Pháp luật hiện hành quy định cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký
thường trú? Trong thời hạn bao lâu thì cơ quan có thẩm quyền phải cấp sổ hộ
khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 21 Luật cư trú năm 2006 và mục 4 phần II của
Thông tư số 06/2007/TT-BCA-C11 hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật cư
trú và Nghị định số 107/2007/NĐ-CP thì Công an quận, huyện, thị xã thuộc thành
phố trực thuộc trung ương; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền
đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương và thị xã, thành phố thuộc
tỉnh. Công an xã, thị trấn có thẩm quyền đăng ký thường trú tại các xã, thị trấn của
huyện thuộc tỉnh.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm
quyền đăng ký thường trú phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký
thường trú. Trường hợp không cấp sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu
rõ lý do.
11. Theo quy định của pháp luật thì những trường hợp nào được đăng ký
thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương?
Trả lời:
Khoản 2 Điều 20 Luật cư trú năm 2006 quy định công dân được đăng ký
thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương nếu thuộc một trong những trường
hợp sau:

26
Thứ nhất, có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một
năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì
phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
Thứ hai, được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình
nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở
với con;
- Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở
với anh, chị, em ruột;
- Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh
khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị,
em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
- Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ
không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô,
dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
- Người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại.
Thứ ba, được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng
lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn
và có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá
nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
Thứ tư, trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương,
nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Trường hợp chỗ ở
hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho
mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
Tuy nhiên, ngoài các giấy tờ chung có trong hồ sơ đăng ký thường trú (phiếu
báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu; giấy chuyển hộ khẩu), đối
với trường hợp nói trên phải có thêm: giấy tờ để xác định là người chưa thành niên
(giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc xác nhận ngày, tháng, năm
sinh do Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cấp); giấy tờ chứng minh không còn
cha mẹ (giấy chứng tử của cha, mẹ hoặc quyết định của Toà án tuyên bố cha, mẹ
mất tích, chết hoặc xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc cha,
mẹ đã chết).
27
12. Anh Lê Văn Q định cư ở nước ngoài (vẫn còn quốc tịch Việt Nam) nay
trở về nước sinh sống và muốn đăng ký thường trú tại thành phố H (thành phố
trực thuộc trung ương). Xin hỏi hồ sơ đăng ký thường trú của anh Q bao gồm
những giấy tờ gì?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 21 Luật cư trú năm 2006 và điểm 1 mục II Thông tư
số 06/2007/TT-BCA-C11 ngày 26/5/2007 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện
một số điều của Luật cư trú và Nghị định số 107/2007/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký
thường trú của anh Q bao gồm các giấy tờ sau:
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
- Bản khai nhân khẩu;
- Giấy chuyển hộ khẩu;
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp; tài liệu chứng minh thuộc một
trong các trường hợp được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung
ương, trừ trường hợp được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu
của mình theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật cư trú năm 2006;
- Một trong các giấy tờ sau để chứng minh về việc người Việt Nam định cư
ở nước ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam trở về nước sinh sống: :
+ Hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ thay hộ chiếu Việt Nam có đóng dấu
kiểm chứng nhập cảnh của lực lượng kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu;
+ Giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam do cơ quan đại diện Việt
Nam ở nước ngoài cấp, kèm theo giấy tờ chứng minh được về Việt Nam thường
trú của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương, kèm theo giấy tờ chứng minh được về nước thường trú
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
13. Trường hợp công dân bỏ nhà đi mấy năm mà không hề có tin tức thì cơ
quan có thẩm quyền có được xoá tên công dân trong sổ hộ khẩu và sổ đăng ký
thường trú hay không?
Trả lời:

28
Việc xoá đăng ký thường trú của công dân được thực hiện theo quy định tại
Điều 22 Luật cư trú năm 2006.
Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xoá đăng ký thường
trú:
- Chết, bị Toà án tuyên bố là mất tích hoặc đã chết;
- Được tuyển sụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung
trong doanh trại;
- Đã có quyết định huỷ đăng ký thường trú trong trường hợp cơ quan, người
có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký thường trú không đúng thẩm quyền, không
đúng đối tượng và điều kiện theo quy định của Luật cư trú;
- Ra nước ngoài để định cư;
- Đã đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới.
Trường hợp công dân bỏ nhà đi đã một thời gian nhưng không có tin tức thì
cơ quan có thẩm quyền cũng không được xoá tên công dân trong sổ hộ khẩu và sổ
đăng ký thường trú. Để xoá đăng ký thường trú trong trường hợp trên, phải có
quyết định của Toà án tuyên bố người đó là mất tích hoặc đã chết và do đại diện
hộ gia đình nộp hồ sơ làm thủ tục xoá đăng ký thường trú.
14. Xin hỏi trong thời hạn bao lâu kể từ khi trẻ em được sinh ra thì cha
mẹ phải làm thủ tục đăng ký thường trú cho con mình?
Trả lời:
Mọi thay đổi về cư trú phải được đăng ký là một trong những nguyên tắc
quan trọng về cư trú và quản lý cư trú. Vì vậy, Luật cư trú năm 2006 quy định khi
công dân có sự thay đổi nơi cư trú thì phải có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký
thường trú trong thời hạn theo quy định tại Điều 23 Luật cư trú năm 2006 và Điều
6 Nghị định số 107/2007/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Đối với trường hợp chuyển chỗ ở hợp pháp, trong thời hạn 24 tháng kể từ
ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới, người thay đổi chỗ ở hợp pháp hoặc đại
diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng lý thường trú tại chỗ ở mới.
Đối với trường hợp nhập vào sổ hộ khẩu của hộ gia đình hoặc cá nhân, trong
thời hạn 60 ngày kể từ ngày có ý kiến đồng ý của người có sổ hộ khẩu, người

29
được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ của mình hoặc đại diện hộ gia
đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú.
Đối với trường hợp đăng ký thường trú cho trẻ em, trong thời hạn 60 ngày kể
từ ngày trẻ em được đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người
nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú cho
trẻ em đó.
15. Do bão lũ, nhiều gia đình đã bị sập nhà, tài sản bị mất mát, hư hỏng
trong đó có sổ hộ khẩu. Vậy các gia đình đó có được đổi hay cấp lại sổ hộ khẩu
không? Thủ tục như thế nào?
Trả lời:
Sổ hộ khẩu được cấp cho cá nhân hoặc hộ gia đình đã đăng ký thường trú và
có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.
Theo quy định tại mục 5 phần II của Thông tư số 06/2007/TT-BCA-C11 ngày
25/6/2007 hướng dẫn thực hiện Luật cư trú và Nghị định số 107/2007/NĐ-CP thì
trường hợp sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Sổ hộ
khẩu được đổi, cấp lại có số, nội dung như sổ hộ khẩu đã cấp.
 Thủ tục đổi, cấp lại sổ hộ khẩu bao gồm:
 - Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
 - Sổ hộ khẩu (đối với trường hợp đổi sổ hộ khẩu do bị hư hỏng) hoặc sổ hộ
khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể (đối với trường hợp đổi từ mẫu
sổ cũ đổi sang mẫu sổ mới).
  Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan
có thẩm quyền đăng ký thường trú phải đổi, cấp lại sổ hộ khẩu.
16. Anh X làm việc tại thành phố K và được bố mẹ đang sống ở một huyện
ngoại thành cho tiền mua nhà trong thành phố đó để ở và thuận tiện công tác.
Xin hỏi anh X có thuộc trường hợp được cấp sổ hộ khẩu cho cá nhân hay
không?
Trả lời:
Điều 26 của Luật cư trú năm 2006 quy định sổ hộ khẩu được cấp cho cá nhân
trong các trường hợp sau:
- Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có chỗ ở độc lập với gia đình
của người đó, người sống độc thân, người được tách sổ hộ khẩu;
30
- Người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động
khác, nếu họ không sống theo hộ gia đình;
- Thương binh, bệnh binh, người thuộc diện chính sách ưu đãi của Nhà nước,
người già yếu, cô đơn, người tàn tật và các trường hợp khác được cơ quan, tổ chức
nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung;
- Chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo
theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo mà sống tại cơ sở tôn giáo.
Theo quy định trên, anh X là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có
chỗ ở độc lập với gia đình nên thuộc trường hợp được cấp sổ hộ khẩu cho cá nhân.
17. Học xong đại học, tôi được tuyển dụng vào làm việc tại Bộ T. Tôi ở nhờ
nhà chị họ và đã xin nhập hộ khẩu tại gia đình chị. Nay tôi muốn tách sổ hộ
khẩu thì có được không? Xin hỏi những loại giấy tờ nào phải nộp khi làm thủ
tục tách sổ hộ khẩu?
Trả lời:
Theo quy định của pháp luật, trong trường hợp này, anh (chị) được tách sổ
hộ khẩu.
Điều 27 Luật cư trú năm 2006 quy định những trường hợp có cùng chỗ ở
hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:
1. Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;
2. Người đã nhập vào sổ hộ khẩu trong trường hợp không có quan hệ gia
đình (ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột) với chủ hộ
và được chủ hộ đồng ý bằng văn bản về việc cho tách sổ hộ khẩu.
Những loại giấy tờ phải xuất trình khi tách hộ khẩu là:
- Sổ hộ khẩu gia đình chị họ anh (chị);
- Phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu;
-Ý kiến bằng văn bản của chủ hộ về việc đồng ý cho tách sổ hộ khẩu.
Về thời hạn giải quyết việc tách sổ hộ khẩu: Trong thời hạn bảy ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết
việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả
lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
31
18. Em Trần Văn T được gọi đi làm nghĩa vụ quân sự trong thời gian hai
năm. Vậy xin hỏi gia đình T có phải làm thủ tục xin cấp giấy chuyển hộ khẩu
cho em hay không?
Trả lời:
Điều 28 Luật cư trú quy định công dân khi chuyển nơi thường trú được cấp
giấy chuyển hộ khẩu.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào chuyển nơi thường trú đều phải làm
thủ tục cấp giấy chuyển hộ khẩu. Theo quy định của khoản 6 Điều 28 của Luật cư
trú năm 2006 thì công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải cấp
giấy chuyển hộ khẩu:
- Chuyển đi trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong
cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi
trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Học sinh, sinh viên, học viên học tại nhà trường và cơ sở giáo dục khác.
- Đi làm nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân;
- Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung
trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể;
- Chấp hành hình phạt tù; chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng,
cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc, quản chế.
Như vậy, em T không phải làm thủ tục xin cấp giấy chuyển hộ khẩu trong
thời gian em đi làm nghĩa vụ quân sự.
19. Đề nghị cho biết pháp luật quy định khi nào thì phải điều chỉnh những
thay đổi trong sổ hộ khẩu và thủ tục điều chỉnh như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 29 Luật cư trú năm 2006 thì hộ gia đình, cá nhân
được cấp sổ hộ khẩu thực hiện điều chỉnh các nội dung trong sổ hộ khẩu khi có
những thay đổi sau đây:
- Trường hợp có thay đổi chủ hộ thì hộ gia đình phải làm thủ tục thay đổi
chủ hộ. Người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ

32
khẩu, nhân khẩu; ý kiến của chủ hộ hoặc người khác trong gia đình về việc thay
đổi chủ hộ.
- Trường hợp có thay đổi về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh hoặc
các thay đổi khác về hộ tịch của người có tên trong sổ hộ khẩu thì chủ hộ hoặc
người có thay đổi hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh. Người
đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc quyết định được
phép thay đổi của cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch; nộp phiếu báo thay
đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
- Trường hợp chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới trong phạm vi xã, thị trấn của
huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực
thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì chủ
hộ hoặc người trong hộ hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh.
Người đến làm thủ tục điều chỉnh phải nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân
khẩu; xuất trình sổ hộ khẩu; giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp mới.
- Trường hợp có thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính, đường
phố, số nhà thì cơ quan quản lý cư trú có thẩm quyền căn cứ vào quyết định thay
đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính, đường phố, số nhà của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền để đính chính trong sổ hộ khẩu.
Người đến làm thủ tục điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu phải là người
có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Đối với người chưa thành niên thì việc làm thủ
tục phải thông qua người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định của
pháp luật về dân sự.
20. Chị K có ý định lên thành phố thuê nhà để học nghề khoảng 5 tháng
nhưng không biết mình cần phải có giấy tờ gì để làm thủ tục đăng ký tạm trú.
Xin hỏi trong thời hạn bao lâu kể từ ngày đến thành phố chị K phải đăng ký
tạm trú?
Trả lời:
Khoản 2 Điều 30 Luật cư trú năm 2006 quy định người đang sinh sống, làm
việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không
thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn 30
ngày, kể từ ngày đến họ phải tiến hành đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường,
thị trấn nơi đến.

33
Chị K phải xuất trình các giấy tờ sau đây để đăng ký tạm trú:
- Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã,
phường, trị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú;
- Giấy chứng minh quyền sử dụng nhà ở: Giấy tờ chứng minh việc cho thuê
nhà là các loại hợp đồng, cam kết cho thuê nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức
hoặc cá nhân (trường hợp hợp đồng, cam kết cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà
của cá nhân phải có công chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã); ý
kiến đồng ý cho thuê nhà bằng văn bản của người cho thuê.
- Phiếu thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu.
Người đăng ký tạm trú được cấp sổ tạm trú trong thời hạn ba ngày làm việc
kể từ ngày nhận đủ giấy tờ nói trên. Trưởng Công an xã, phường, thị trấn cấp sổ
tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an. Sổ tạm trú có giá trị xác định nơi tạm
trú của công dân và không xác định thời hạn.
21. Cháu họ tôi đến chơi và ở lại nhà tôi một vài ngày. Xin hỏi tôi có phải
thông báo việc lưu trú của cháu với cơ quan Công an hay không?
Trả lời:
Lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm
thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp
phải đăng ký tạm trú.
Theo quy định tại Điều 31 Luật Cư trú năm 2006 thì gia đình, nhà ở tập thể,
cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác khi có người từ đủ mười bốn
tuổi trở lên đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với Công an xã,
phường, thị trấn. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp hoặc bằng điện
thoại. Công an xã, phường, thị trấn nơi công dân đến lưu trú có trách nhiệm thông
báo địa điểm, số điện thoại nơi tiếp nhận thông báo lưu trú cho nhân dân biết. Thời
gian thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú sau 23
giờ thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau.
Như vậy, trong trường hợp cháu của anh (chị) từ đủ mười bốn tuổi trở lên
thì anh (chị) có trách nhiệm thông báo việc lưu trú của cháu đó với Công an xã,
phường, thị trấn nơi anh (chị) cư trú.

34
22. Chị A bị kết án phạt tù được hưởng án treo theo quyết định của Toà
án nhân dân thành phố H. Nay chị A muốn đi khỏi nơi cư trú mấy ngày để
thăm người nhà ốm thì có phải khai báo tạm vắng hay không?
Trả lời:
Chị A có trách nhiệm khai báo tạm vắng khi đi khỏi nơi cư trú theo quy
định của Điều 32 Luật Cư trú năm 2006.
Khoản 1 Điều 32 Luật cư trú năm 2006 quy định những trường hợp phải
khai báo tạm vắng khi đi khỏi nơi cư trú từ một ngày trở lên gồm:
- Bị can, bị cáo đang tại ngoại;
- Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc được
hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù;
- Người bị kết án phạt tù được hưởng án treo;
- Người bị phạt cải tạo không giam giữ;
- Người đang bị quản chế;
- Người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
- Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh,
trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành.
Như vậy, khi đi khỏi nơi cư trú vài ngày, chị A đến Công an xã, phường, thị
trấn nơi cư trú của mình để thực hiện việc khai báo tạm vắng. Khi đến khai báo
tạm vắng, phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân và ghi vào phiếu khai báo
tạm vắng.
IV. HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
1. Pháp luật hiện hành quy định các bên có những quyền và nghĩa vụ gì
trong trường hợp giao vật không đúng số lượng theo hợp đồng mua bán tài sản
đã ký kết?
Trả lời:
Điều 435 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định trách nhiệm do giao vật không
đúng số lượng như sau:

35
Trường hợp bên bán giao vật với số lượng nhiều hơn số lượng đã thoả thuận
thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận phần dôi ra; nếu nhận thì việc thanh
toán được thực hiện theo thoả thuận đối với phần dôi ra.
Trường hợp bên bán giao ít hơn số lượng đã thoả thuận thì bên mua có một
trong các quyền sau đây:
- Nhận phần đã giao và yêu cầu bồi thường thiệt hại;
- Nhận phần đã giao và định thời hạn để bên bán giao tiếp phần còn thiếu;
- Huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
2. Ông X mua nhà của ông Q và hai bên thoả thuận hoàn tất thủ tục vào
tháng 8/2008. Tuy nhiên, căn nhà này ông Q đã cho bà N thuê để ở đến tháng
12/2008 mới hết thời hạn thuê nhà. Vậy ông X có quyền yêu cầu bà N chấm dứt
việc thuê nhà hay không?
Trả lời:
Hợp đồng thuê nhà giữa ông Q và bà N tiếp tục có hiệu lực
cho đến khi hết thời hạn như thoả thuận. Ông X có nghĩa vụ bảo
đảm các quyền và lợi ích của bà N theo thoả thuận trong hợp
đồng thuê nhà khi thời hạn thuê còn hiệu lực theo quy định tại
Điều 453 Bộ luật dân sự năm 2005.
Điều 453 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định nghĩa vụ của bên
mua nhà ở như sau:
- Trả đủ tiền mua nhà đúng thời hạn, theo phương thức đã
thoả thuận; nếu không có thoả thuận về thời hạn và địa điểm trả
tiền thì bên mua phải trả vào thời điểm bên bán giao nhà và tại
nơi có nhà;
- Nhận nhà và hồ sơ về nhà đúng thời hạn đã thoả thuận;
- Trong trường hợp mua nhà đang cho thuê, phải bảo đảm
quyền, lợi ích của người thuê như thoả thuận trong hợp đồng thuê
khi thời hạn thuê còn hiệu lực.
Đối chiếu quy định trên, ông X không có quyền chấm dứt hợp
đồng thuê nhà của bà N khi thời hạn thuê còn hiệu lực.

36
3. Anh A và anh B thoả thuận đổi chiếc xe máy lấy chiếc máy giặt, nhưng
khi bàn giao giấy tờ, anh A phát hiện người đứng tên đăng ký chiếc xe máy là
bố anh B. Trong trường hợp này anh A có quyền huỷ bỏ hợp đồng trao đổi tài
sản không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự năm 2005 thì hợp đồng trao đổi tài
sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở
hữu đối với tài sản cho nhau.
Trong trường hợp một bên trao đổi cho bên kia tài sản không thuộc quyền sở
hữu của mình hoặc không được chủ sở hữu uỷ quyền thì bên kia có quyền huỷ bỏ
hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại
Như vậy, theo quy định của pháp luật, anh A có quyền huỷ bỏ hợp đồng trao
đổi tài sản vì chiếc xe máy không thuộc quyền sở hữu của anh B.
4. Pháp luật hiện hành có quy định việc tặng cho bất động sản phải lập
thành văn bản có công chứng, chứng thực hay không?
Trả lời:
Bất động sản là các tài sản bao gồm: đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn
liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài
sản khác gắn liền với đất đai; các tài sản khác do pháp luật quy định.
Tặng cho bất động sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho
giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không
yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận.
Theo quy định tại Điều 467 Bộ luật dân sự năm 2005 thì tặng cho bất động
sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký,
nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.
Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất
động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể
từ thời điểm chuyển giao tài sản.
5. Anh H thuê ôtô của Công ty K đưa gia đình đi du lịch và trả xe chậm so
với thời hạn thuê trong hợp đồng là 01 ngày. Xin hỏi Công ty K có quyền gì khi
anh H chậm trả ôtô?

37
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 490 Bộ luật dân sự năm 2005 thì:
- Bên thuê phải trả lại tài sản thuê trong tình trạng như khi nhận, trừ hao mòn
tự nhiên hoặc theo đúng như tình trạng đã thoả thuận. Nếu giá trị của tài sản thuê
bị giảm sút so với tình trạng khi nhận thì bên thuê có quyền yêu cầu bồi thường
thiệt hại, trừ hao mòn tự nhiên.
- Khi bên thuê chậm trả tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên
thuê trả lại tài sản thuê và trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường
thiệt hại; bên thuê phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê, nếu có thoả
thuận.
- Bên thuê phải chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản thuê trong thời gian chậm
trả.
Đối chiếu quy định trên, công ty K có quyền yêu cầu anh H trả tiền thuê trong
thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại. Nếu các bên thoả thuận trong hợp
đồng thuê tài sản về phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê thì anh H còn phải trả
tiền phạt vi phạm cho công ty K và phải chịu những rủi ro xảy ra đối với tài sản
thuê trong thời gian chậm trả.
6. Bà X cho chị M thuê nhà để ở thời hạn là 01 năm nhưng mới được 3
tháng, chị M đã sử dụng căn nhà thuê để kinh doanh cà phê nên bà X đơn
phương chấm dứt hợp đồng mà không báo trước cho chị M biết. Xin hỏi bà X
có quyền chấm dứt hợp đồng thuê nhà hay không?
Trả lời:
Điều 498 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định bên thuê nhà có quyền đơn
phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà khi bên thuê có một trong các hành
vi sau đây:
- Không trả tiền thuê nhà liên tiếp trong ba tháng trở lên mà không có lý do
chính đáng;
- Sử dụng nhà không đúng mục đích thuê;
- Cố ý làm nhà hư hỏng nghiêm trọng;
- Sửa chữa, đổi hoặc cho người khác thuê lại toàn bộ hoặc một phần nhà đang
thuê mà không có sự đồng ý bằng văn bản của bên cho thuê;
38
- Làm mất trật tự công cộng nhiều lần và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh
hoạt bình thường của những người xung quanh;
- Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vệ sinh môi trường.
Trong trường hợp trên, chị M thoả thuận với bà X thuê nhà để ở nhưng sau đó
đã chuyển sang kinh doanh, do vậy bà X có quyền đơn phương chấm dứt hợp
đồng thuê nhà ở với chị M. Tuy nhiên, trước khi chấm dứt hợp đồng, bà X. phải
báo cho chị M biết trước một tháng theo quy định tại khoản 3 Điều 498 của Bộ
luật dân sự năm 2005.
7. Ông B thuê căn nhà 4 tầng của hộ gia đình bà K để mở nhà hàng ăn
uống. Nhưng sau đó ông B gọi điện thương lượng với bà K để ông cho người
khác thuê lại, hai bên chia đôi phần chêch lệch về giá thuê nhà và được bà K
đồng ý. Xin hỏi thoả thuận giữa ông B và bà K có đúng với quy định của pháp
luật hiện hành hay không?
Trả lời:
Điều 496 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định bên thuê nhà ở có các quyền
sau đây:
- Nhận nhà thuê theo đúng thoả thuận;
- Được đổi nhà đang thuê với người thuê khác, nếu được bên cho thuê đồng
ý bằng văn bản;
- Được cho thuê lại nhà đang thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý bằng văn
bản;
- Được tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận với bên cho thuê,
trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu nhà;
- Yêu cầu bên cho thuê sửa chữa nhà đang cho thuê trong trường hợp nhà bị
hư hỏng nặng;
- Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà theo quy định tại
khoản 2 và khoản 3 Điều 498 của Bộ luật dân sự.
Căn cứ quy định trên, các bên được thoả thuận việc cho người khác thuê lại
nhà đang thuê, ông B có quyền cho người khác thuê lại nếu được bà K đồng ý
bằng văn bản. Vì vậy, việc bà K đã đồng ý để ông B cho thuê lại nhà nhưng chỉ
qua điện thoại là chưa đúng với quy định của pháp luật.

39
8. Khi ký kết hợp đồng mượn tài sản thì bên mượn và bên cho mượn có
những quyền và nghĩa vụ gì?
Trả lời:
Hợp đồng mượn tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn
giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền,
còn bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn cho mượn hoặc mục đích
mượn đã đạt được.
Điều 514, 515 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định quyền và nghĩa vụ của bên
mượn tài sản như sau:
Về quyền:
- Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục
đích đã thoả thuận;
- Yêu cầu bên cho mượn phải thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc
làm tăng giá trị tài sản mượn, nếu có thoả thuận;
- Không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của tài sản mượn.
Về nghĩa vụ:
- Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn như tài sản của chính mình, không được tự
ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa
chữa.
- Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho
mượn;
- Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thoả thuận về thời hạn trả
lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt
được;
- Bồi thường thiệt hại, nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản mượn.
Điều 516, 517 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định quyền và nghĩa vụ của bên
cho mượn tài sản như sau:
Về quyền:
- Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thoả
thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần
40
sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt
được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý;
- Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng,
không đúng cách thức đã thoả thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có
sự đồng ý của bên cho mượn;
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do người mượn gây ra.
Về nghĩa vụ:
- Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài
sản, nếu có;
- Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản,
nếu có thoả thuận;
- Bồi thường thiệt hại cho bên mượn, nếu biết tài sản có khuyết tật mà không
báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật
mà bên mượn biết hoặc phải biết.
9. Ông A và nhà máy in N ký hợp đồng dịch vụ in ấn tài liệu. Do nhầm lẫn
về thời hạn hợp đồng nên nhà máy in N không hoàn thành công việc đúng thời
hạn như thỏa thuận. Trong trường hợp này, ông A có quyền yêu cầu bồi
thường thiệt hại không?
Trả lời:
Theo khoản 4 Điều 524 Bộ luật dân sự năm 2005, trong trường hợp dịch vụ
được cung ứng không đạt được như thoả thuận hoặc công việc không được hoàn
thành đúng thời hạn thì bên thuê dịch vụ có quyền giảm tiền dịch vụ và yêu cầu
bồi thường thiệt hại. Như vậy, trong trường hợp nhà máy in N không hoàn thành
công việc đúng thời hạn thì ông A có quyền giảm tiền dịch vụ và yêu cầu bồi
thường thiệt hại.
Tuy nhiên, Điều 256 Bộ luật dân sự quy định cụ thể việc tiếp tục thực hiện
hợp đồng. Sau khi đã kết thúc thời hạn dịch vụ mà công việc chưa hoàn thành và
bên cung ứng dịch vụ vẫn tiếp tục thực hiện công việc, còn bên thuê dịch vụ biết
nhưng không phản đối thì hợp đồng dịch vụ đương nhiên được tiếp tục thực hiện
theo nội dung đã thoả thuận cho đến khi công việc được hoàn thành.

41
Như vậy, nếu nhà máy in N vẫn tiếp tục thực hiện công việc khi đã hết hạn
hợp đồng và nếu ông A biết mà không phản đối thì hợp đồng dịch vụ được tiếp tục
thực hiện cho đến khi công việc hoàn thành.
10. Doanh nghiệp A thuê Công ty vận tải N vận chuyển 20 tấn xi măng.
Trong hợp đồng vận chuyển có nội dung việc trông coi tài sản trên đường vận
chuyển thuộc về trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp A. Trên đường vận
chuyển do trời mưa nên toàn bộ số xi măng trên bị ướt, vậy Công ty N có phải
bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp A hay không?
Trả lời:
Điều 546 Bộ luật dân sự quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vận
chuyển tài sản như sau:
- Bên thuê vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên vận chuyển và người
thứ ba về thiệt hại do tài sản vận chuyển có tính chất nguy hiểm, độc hại mà không
có biện pháp đóng gói, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển.
- Trong trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất mát, hư
hỏng hoặc bị huỷ hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc
pháp luật có quy định khác.
- Bên vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển, nếu để
tài sản bị mất mát hoặc hư hỏng trừ trường hợp có thoả thuận trông coi tài sản trên
đường vận chuyển.
Đối chiếu quy định trên, công ty N không phải bồi thường thiệt hại cho doanh
nghiệp A vì hai bên đã thoả thuận việc trông coi tài sản trên đường vận chuyển
thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp A.
11. Trong trường hợp đến hạn giao nhận sản phẩm gia công mà các bên
chậm giao hoặc chậm nhận thì pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của các
bên như thế nào?
Trả lời:
Điều 555 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định quyền và nghĩa vụ của các bên
trong trường hợp chậm giao, chậm nhận sản phẩm gia công như sau:

42
Trong trường hợp bên nhận gia công chậm giao sản phẩm thì bên đặt gia
công có thể gia hạn. Nếu hết thời hạn đó mà bên nhận gia công vẫn chưa hoàn
thành công việc thì bên đặt gia công có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện
hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trong trường hợp bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm thì bên nhận gia
công có thể gửi sản phẩm đó tại nơi nhận gửi giữ và phải báo ngay cho bên đặt gia
công. Nghĩa vụ giao sản phẩm hoàn thành khi đáp ứng được các điều kiện đã thoả
thuận và bên đặt gia công đã được thông báo. Bên đặt gia công phải chịu mọi chi
phí phát sinh từ việc gửi giữ.
12. Ông B nhận trông nom hộ ông A không lấy tiền công khu vườn trồng
cam trong thời gian ông A vào miền Nam thăm người thân. Khi ông A về, ông
B trả lại ông A khu vườn nhưng trước đó ông B đã cho thu hoạch cam dem
bán. Ông B có được làm như vậy không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 564, Điều 566 Bộ luật dân sự năm 2005 về hợp đồng
gửi giữ tài sản thì khi kết thúc thời hạn hợp đồng gửi giữ tài sản, bên giữ phải trả
lại chính tài sản đã nhận và cả hoa lợi nếu có, bên gửi phải trả đủ tiền công khi lấy
lại tài sản gửi giữ, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Như vậy, đối chiếu với quy định trên thì việc làm của ông B là trái với quy
định của pháp luật. Trong trường hợp này, ông B phải trả lại ông A toàn bộ vườn
cây ăn quả và cả hoa lợi (tức là số quả trong vườn).
13. Hợp đồng uỷ quyền chấm dứt trong những trường hợp nào? Khi nào
các bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp dồng uỷ quyền?
Trả lời:
Điều 588 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định việc đơn phương chấm dứt hợp
đồng uỷ quyền như sau:
- Trong trường hợp uỷ quyền có thù lao, bên uỷ quyền có quyền đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được
uỷ quyền tương ứng với công việc mà bên được uỷ quyền đã thực hiện và bồi
thường thiệt hại. Nếu uỷ quyền có thù lao thì bên uỷ quyền có thể chấm dứt thực
hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được uỷ quyền một
thời gian hợp lý.
43
Bên uỷ quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên uỷ
quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba
vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng
uỷ quyền đã bị chấm dứt.
- Trong trường hợp uỷ quyền không có thù lao, bên được uỷ quyền có quyền
đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước
cho bên uỷ quyền biết một thời gian hợp lý; nếu uỷ quyền có thù lao thì bên được
uỷ quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và
phải bồi thường thiệt hại cho bên uỷ quyền.
Theo quy định tại Điều 589 Bộ luật dân sự năm 2005 thì hợp đồng uỷ quyền
chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
- Hợp đồng uỷ quyền hết hạn;
- Công việc được uỷ quyền đã hoàn thành;
- Bên uỷ quyền, bên được uỷ quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp
đồng theo quy định của pháp luật;
- Bên uỷ quyền hoặc bên được uỷ quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng
lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
V. XÂY DỰNG, NHÀ Ở
1. Pháp luật hiện hành quy định có những hình thức nào để xử lý các công
trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị?
Trả lời:
Công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị phải bị phát hiện, ngăn
chặn và xử lý kịp thời, triệt để.
Điều 4 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/01/2007 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi
phạm trật tự xây dựng đô thị quy định hành vi vi phạm trật tự xây dựng đô thị phải
bị xử lý theo một hoặc các hình thức sau đây:
- Ngừng thi công xây dựng công trình;
- Đình chỉ thi công xây dựng công trình, áp dụng các biện pháp ngừng cung
cấp điện, nước: thông báo cho cơ quan có thẩm quyền không cung cấp các dịch vụ

44
điện nước, các hoạt động kinh doanh và các dịch vụ khác đối với công trình xây
dựng vi phạm;
- Cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm;
- Buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra;
- Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng. Trường hợp vi
phạm nghiêm trọng có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự;
- Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn thiết kế, nhà thầu
tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình có hành vi vi phạm trật tự xây dựng
còn bị nêu tên trên website của Bộ Xây dựng và thông báo trên các phương tiện
thông tin đại chúng.
2. Tháng 01/2008, ông X không xin cấp phép xây dựng nhưng đã tiến
hành xây nhà ở tại phường B và bị cán bộ quản lý xây dựng của phường lập
biên bản ngừng thi công xây dựng công trình, yêu cầu ông X tự phá dỡ. Tuy
nhiên, ông X vẫn tiếp tục cho thi công, vậy cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý ông
X như thế nào?
Trả lời:
Ông X đã vi phạm trật tự xây dựng đô thị và bị xử lý theo quy định tại Điều
12 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP thì những
công trình xây dựng theo quy định phải có Giấy phép xây dựng khi xây dựng
không có Giấy phép xây dựng, trừ những công trình không có Giấy phép xây dựng
nhưng đủ điều kiện để cấp Giấy phép xây dựng theo quy định, phải bị xử lý như
sau:
- Lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư tự phá dỡ công
trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị;
- Trường hợp chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng phải bị đình chỉ thi
công xây dựng, buộc phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị;
đồng thời áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước và các
dịch vụ khác liên quan đến xây dựng công trình; cấm các phương tiện vận tải
chuyên chở vật tư, vật liệu, công nhân vào thi công xây dựng;

45
- Cưỡng chế phá dỡ nếu chủ đầu tư không thực hiện quyết định đình chỉ thi
công xây dựng. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí lập phương án phá
dỡ (nếu có) và chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ.
3. Đề nghị cho biết những công trình xây dựng nào bị áp dụng biện pháp
xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị?
Trả lời:
Điều 5 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP quy định những công trình xây dựng
sau đây vi phạm trật tự xây dựng đô thị phải bị xử lý:
- Công trình xây dựng theo quy định của pháp luật phải có Giấy phép xây
dựng mà không có Giấy phép xây dựng.
- Công trình xây dựng sai nội dung Giấy phép xây dựng được cơ quan có
thẩm quyền cấp.
- Công trình xây dựng sai thiết kế được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê
duyệt; sai quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt (đối với công trình xây dựng được miễn Giấy phép xây dựng).
- Công trình xây dựng có tác động đến chất lượng công trình lân cận; ảnh
hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư.
4. Hộ gia đình bà M được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng ngôi
nhà 3 tầng tại phố K, nhưng bà M đã xây thành 4 tầng. Trường hợp này sẽ bị
xử lý như thế nào?
Trả lời:
Bà M đã xây nhà sai nội dung Giấy phép xây dựng được cơ quan có thẩm
quyền cấp và bị xử lý theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP:
- Lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu tự phá dỡ phần công trình
sai nội dung Giấy phép xây dựng.
- Trường hợp bà M không tự phá dỡ phần công trình sai nội dung Giấy phép
xây dựng được cấp thì bị cưỡng chế phá dỡ. Bà M phải chịu trách nhiệm về toàn
bộ chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ.

46
5. Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về việc bồi thường thiệt hại
trong trường hợp xây nhà làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình lân cận,
ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư ?
Trả lời:
Điều 15 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP quy định công trình xây dựng ảnh
hưởng đến chất lượng công trình lân cận; ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng
dân cư bị xử lý như sau:
- Đối với trường hợp công trình xây dựng gây lún, nứt, thấm, dột hoặc có
nguy cơ làm sụp đổ các công trình lân cận thì phải ngừng thi công xây dựng để
thực hiện bồi thường thiệt hại.
Việc bồi thường thiệt hại do chủ đầu tư và bên bị thiệt hại tự thoả thuận.
Trường hợp các bên không thoả thuận được thì bên thiệt hại có quyền khởi kiện
đòi bồi thường tại toà án.
Công trình chỉ được phép tiếp tục thi công xây dựng khi các bên đạt được
thoả thuận việc bồi thường thiệt hại.
- Trường hợp công trình xây dựng gây ô nhiễm môi trường khu vực lân cận,
để vật tư, vật liệu và thiết bị thi công gây cản trở giao thông công cộng thì phải
ngừng thi công xây dựng; chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng phải có biện
pháp khắc phục hậu quả. Việc thi công xây dựng chỉ được phép tiếp tục khi chủ
đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng đã hoàn thành việc khắc phục hậu quả, bồi
thường thiệt hại và bảm đảm không làm ảnh hưởng đến môi trường lân cận.
Trường hợp chủ đầu tư, nhà thầu thi công không thực hiện theo quy định trên
thì bị đình chỉ thi công xây dựng, đồng thời bị áp dụng các biện pháp ngừng cung
cấp các dịch vụ điện, nước và các dịch vụ khác liên quan đến xây dựng công trình;
cấm các phương tiện vận tải chuyên chở vật tư, vật liệu, công nhân vào thi công
xây dựng cho đến khi chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng hoàn thành việc
khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại.
6. Đề nghị cho biết cán bộ quản lý xây dựng cấp xã có được quyền ra quyết
định đình chỉ thi công xây dựng đối với công trình vi phạm trật tự xây dựng đô
thị hay không?
Trả lời:

47
Cán bộ quản lý xây dựng cấp xã không có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ
thi công xây dựng đối với công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị theo quy định
tại Điều 16 của Nghị định số 180/2007/NĐ-CP.
Điều 16 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP quy định thẩm quyền của Thanh tra
viên, cán bộ quản lý xây dựng cấp xã trong xử lý công trình vi phạm trật tự xây
dựng đô thị như sau:
- Lập biên bản ngừng thi công xây dựng công trình, yêu cầu chủ đầu tư tự phá
dỡ công trình vi phạm;
- Kiến nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định đình chỉ thi công
xây dựng hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng
đô thị thuộc thẩm quyền.
7. Cho rằng đất và nhà ở của gia đình mình đã được cấp sổ đỏ nên khi xây
nhà anh K không xin cấp phép xây dựng. Chủ tịch UBND phường đã ra quyết
định đình chỉ thi công xây dựng đối với nhà anh K. Xin hỏi việc xử lý của Chủ
tịch UBND phường có đúng với quy định của pháp luật hay không?
Trả lời:
Chủ tịch UBND phường có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ thi công công
trình xây dựng theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP. Điều 17
Nghị định số 180/2007/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây
dựng đô thị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
- Quyết định đình chỉ thi công xây dựng đối với công trình xây dựng vi phạm
thuộc địa bàn mình quản lý; quyết định cưỡng chế phá dỡ đối với công trình xây
dựng vi phạm thuộc địa bàn do mình quản lý.
- Tổ chức thực hiện cưỡng chế tất cả các công trình xây dựng vi phạm theo
quyết định cưỡng chế của Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp huyện và
Chánh thanh tra Sở Xây dựng.
- Xử lý cán bộ dưới quyền được phân công quản lý trật tự xây dựng đô thị để
xảy ra vi phạm mà không xử lý kịp thời, dung túng bao che cho hành vi vi phạm.
- Kiến nghị Chủ tịch UBND cấp huyện xử lý các trường hợp vi phạm trật tự
xây dựng đô thị vượt thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã; xử lý cán bộ làm
công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị thuộc thẩm quyền quản lý của Chủ tịch
UBND cấp huyện.
48
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP thì trước
khi Chủ tịch UBND phường ra quyết định đình chỉ thi công công trình xây dựng
vi phạm trật tự xây dựng đô thị phải được lập biên bản ngừng thi công xây dựng,
yêu cầu làm thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng. Trường hợp anh K không ngừng
thi công theo yêu cầu của Thanh tra viên hoặc cán bộ quản lý xây dựng cấp xã thì
Chủ tịch UBND cấp xã mới ra quyết định đình chỉ thi công xây dựng.
8. Trong thời hạn bao lâu kể từ khi ban hành quyết định đình chỉ thi công
thì công trình vi phạm bị cưỡng chế phá dỡ?
Trả lời:
Việc cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm được thực hiện theo quy định tại
Điều 24 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị.
Uỷ ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ và tổ chức
phá dỡ sau thời hạn 03 ngày (kể cả ngày nghỉ) kể từ khi ban hành quyết định đình
chỉ thi công xây dựng đối với công trình xây dựng không phải lập phương án phá
dỡ.
Uỷ ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ và tổ chức
phá dỡ sau thời hạn 10 ngày (kể cả ngày nghỉ) kể từ khi ban hành quyết định đình
chỉ thi công xây dựng đối với công trình xây dựng phải lập phương án phá dỡ mà
chủ đầu tư không tự thực hiện nội dung ghi trong biên bản ngừng thi công xây
dựng.
Chủ đầu tư phải chịu toàn bộ chi phí lập phương án phá dỡ và chi phí tổ chức
cưỡng chế phá dỡ.
9. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với cá
nhân được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở lần đầu được pháp luật
quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 16 Luật nhà ở năm 2005 và Điều 46 Nghị định số
90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật nhà ở thì cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà ở có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị cấp giấy và nộp cho Phòng có chức
năng quản lý nhà ở cấp huyện. Trường hợp là cá nhân trong nước ở khu vực nông
49
thôn thì có thể nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã và trong thời hạn 5 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm chuyển
hồ sơ cho Phòng có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (theo mẫu do Bộ
Xây dựng hướng dẫn);
b) Bản sao giấy tờ về tạo lập nhà ở theo quy định tại Điều 43 Nghị định này.
Đối với nguời Việt Nam định cư ở nước ngoài đề nghị cấp giấy chứng nhận thì
phải có thêm bản sao giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại
Việt Nam;
c) Bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1
Điều 11 của Luật nhà ở, Bản vẽ sơ đồ nhà ở đối với trường hợp quy định tại điểm
b khoản 1 Điều 11 của Luật nhà ở, trừ trường hợp trong giấy tờ về tạo lập nhà ở
quy định tại điểm b khoản này đã có bản vẽ sơ đồ và trên thực tế không có thay
đổi.
Bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở phải thể hiện được vị trí, hình dáng, kích thước,
diện tích thửa đất; hình dáng, kích thước, diện tích mặt bằng các tầng nhà ở; vị trí
nhà ở trên khuôn viên đất, tường chung, tường riêng. Riêng đối với căn hộ trong
nhà chung cư thì thể hiện vị trí ngôi nhà, hình dáng, kích thước mặt bằng tầng có
căn hộ và vị trí, hình dáng, kích thước, diện tích của căn hộ đề nghị cấp giấy.
Bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở có thể do cá nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận tự
đo vẽ hoặc thuê tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng đo vẽ hoặc
do cơ quan cấp giấy chứng nhận đo vẽ. Trường hợp cá nhân đề nghị cấp giấy tự đo
vẽ thì bản vẽ sơ đồ phải có thẩm tra xác nhận của Phòng có chức năng quản lý nhà
ở cấp huyện nếu là cá nhân tại đô thị, của Ủy ban nhân dân xã nếu là cá nhân tại
khu vực nông thôn. Đối với nhà ở xây dựng mới trong các dự án nhà ở, dự án khu
đô thị mới thì sử dụng bản vẽ do chủ đầu tư cung cấp.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, đối chiếu các bản
sao với giấy tờ gốc, nếu hồ sơ đã có đủ các giấy tờ theo quy định nêu trên thì phải
viết giấy biên nhận cho người đề nghị cấp giấy, trong đó ghi rõ thời gian giao trả
giấy chứng nhận. Trường hợp bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở do cá nhân tự đo vẽ mà
chưa có thẩm tra xác nhận của cơ quan có thẩm quyền thì trong giấy biên nhận
phải hẹn thời gian đến thẩm tra; thời gian hẹn thẩm tra không được quá 10 ngày

50
làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy và không tính vào thời hạn cấp
giấy chứng nhận.
Trường hợp hồ sơ không đủ các giấy tờ theo quy định thì người tiếp nhận
hồ sơ phải nêu rõ lý do và có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể ngay khi nhận hồ sơ
để người đề nghị cấp giấy biết, bổ sung hồ sơ.
Cá nhân đề nghị cấp giấy có trách nhiệm nộp ngay lệ phí cấp giấy cho cơ
quan tiếp nhận hồ sơ khi nộp hồ sơ. Lệ phí cấp giấy được hoàn trả lại cho các
trường hợp không được cấp giấy, trừ trường hợp người đề nghị cấp giấy kê khai
hồ sơ không đúng sự thật hoặc không thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt
Nam.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng có chức
năng quản lý nhà ở cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, thể hiện các nội
dung trên giấy chứng nhận, trình cơ quan có thẩm quyền ký giấy chứng nhận,
thông báo cho người đề nghị cấp giấy chứng nhận nộp các khoản nghĩa vụ tài
chính theo quy định của pháp luật, vào sổ đăng ký quyền sở hữu nhà ở và giao trả
giấy chứng nhận cho người đề nghị cấp giấy, đồng thời có trách nhiệm sao 01 bản
giấy chứng nhận chuyển cho cơ quan quản lý đất đai cùng cấp để lưu theo quy
định tại khoản 6 Điều 45 Nghị định số 90/2006/NĐ-CP.
Người đề nghị cấp giấy có trách nhiệm nộp các khoản nghĩa vụ tài chính đã
được thông báo để được nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Chủ sở hữu nhà ở nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tại cơ quan đã
tiếp nhận hồ sơ, trường hợp người khác nhận thay thì phải có giấy uỷ quyền của
chủ sở hữu nhà ở có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi nhận giấy
chứng nhận, chủ sở hữu phải nộp biên lai thu các khoản nghĩa vụ tài chính đã
được thông báo, các giấy tờ gốc về tạo lập nhà ở mà trong hồ sơ là bản sao cho cơ
quan giao trả giấy để lưu hồ sơ (trừ quyết định phê duyệt dự án phát triển nhà ở;
Giấy chứng nhận đầu tư; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp
được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở quy định tại điểm b khoản 1 Điều
11 của Luật nhà ở); chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền nhận giấy phải ký nhận
vào sổ đăng ký quyền sở hữu nhà ở.
Trường hợp Ủy ban nhân dân xã giao trả Giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà ở thì Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm thu các giấy tờ quy định tại khoản
này và trong thời hạn 15 ngày làm việc, phải nộp cho cơ quan quản lý nhà ở cấp
huyện để đưa vào hồ sơ lưu trữ. 

51
10. Trên đường đi làm về, tôi đánh rơi một số giấy tờ, trong đó có Giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Xin hỏi tôi có được cấp lại không?Đề nghị
cho biết những trường hợp nào được cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền
sở hữu nhà ở?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06
tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà
ở quy định về trình tự cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì tổ chức, cá
nhân đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở mà trong quá trình sử
dụng, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở bị mất, bị hư hỏng, rách nát, hết trang
ghi thay đổi hoặc nhà ở, đất ở có thay đổi về diện tích, tầng cao, kết cấu chính có
trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị cấp lại, cấp đổi hoặc xác nhận thay đổi.
Trường hợp của anh (chị), Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đã bị mất thì
được cấp lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở khác.
11. Hồ sơ và thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở được
pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời:
Luật nhà ở năm 2005 và Điều 47 Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06
tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà
ở, quy định chủ sở hữu nhà ở bị mất Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở phải có
hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận và nộp cho Phòng có chức năng quản lý
nhà ở cấp huyện.
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (theo mẫu do
Bộ Xây dựng hướng dẫn), trong đó nêu rõ lý do mất Giấy chứng nhận và cam
đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của mình;
- Giấy tờ xác nhận về việc mất Giấy chứng nhận của cơ quan công an cấp
xã nơi mất giấy kèm theo giấy tờ chứng minh đã đăng tin trên phương tiện thông
tin đại chúng một lần đối với khu vực đô thị (mẩu tin trên báo hoặc giấy xác nhận
của cơ quan đăng tin) hoặc đã niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà ở tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã trong thời hạn mười ngày làm việc đối

52
với khu vực nông thôn, trừ trường hợp có căn cứ rõ ràng là Giấy chứng nhận bị
tiêu huỷ do thiên tai, hoả hoạn.
- Nộp lệ phí cấp lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Lệ phí cấp lại
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở không quá 50.000 đồng/ 1 Giấy chứng nhận.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ không đủ
các giấy tờ theo quy định thì người tiếp nhận hồ sơ phải nêu rõ lý do và hướng dẫn
cụ thể cho người đề nghị biết bổ sung hồ sơ; nếu hồ sơ đã có đủ các giấy tờ theo
quy định thì viết giấy biên nhận, trong đó ghi rõ thời gian giao trả Giấy chứng
nhận.
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ mà chủ sở hữu
nhà ở vẫn không tìm lại được Giấy chứng nhận thì Phòng có chức năng quản lý
nhà ở cấp huyện có trách nhiệm trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký Giấy
chứng nhận, vào sổ đăng ký quyền sở hữu nhà ở và giao trả Giấy chứng nhận cho
người đề nghị.
Kể từ ngày được cấp lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở mới, nếu có
tìm lại được Giấy chứng nhận cũ đã mất thì Giấy chứng nhận cũ này không có giá
trị pháp lý.
12. Xin hỏi thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở được pháp
luật quy định như thế nào?
Trả lời:
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở bị hư hỏng, rách nát hoặc đã ghi hết
trang xác nhận thay đổi thì chủ sở hữu nhà ở được cấp đổi Giấy chứng nhận.
Theo Điều 18 của Luật nhà ở năm 2005 và Điều 47 Nghị định số
90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật nhà ở, quy định trình tự, thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở gồm:
- Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (theo mẫu do
Bộ Xây dựng hướng dẫn);
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cũ;

53
- Nộp lệ phí cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Lệ phí cấp đổi
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở không quá 50.000 đồng/ 1 Giấy chứng nhận.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng có
chức năng quản lý nhà ở cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, thể hiện các nội
dung trên Giấy chứng nhận, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký Giấy chứng
nhận và giao trả Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho chủ sở hữu nhà ở.
13. Tôi xây nhà năm 2005 và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở
hữu. Vừa qua, con trai tôi lấy vợ nên tôi đã sửa chữa, cải tạo nhà và xây thêm
01 tầng nữa. Xin hỏi, tôi có cần phải xim xác nhận thay đổi Giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở không?
Trả lời:
Theo quy định của pháp luật về nhà ở hiện hành, khi có sự thay đổi về diện
tích, tầng cao, kết cấu chính của nhà ở so với những nội dung đã ghi trong Giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì chủ sở hữu nhà cần đến cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đề nghị xác nhận thay đổi trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Như vậy, khi ông (bà) sửa nhà đã xây thêm 01 tầng nữa thì ông (bà) cần
mang Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đến Phòng có chức năng quản lý nhà
ở để xác nhận những thay đổi trong Giấy chứng nhận đúng với thực tế, nhằm đảm
bảo quyền sở hữu của ông (bà).
Hồ sơ đề nghị xác nhận thay đổi bao gồm:
- Đơn đề nghị xác nhận thay đổi nội dung trong Giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà ở;
- Bản kê khai những nội dung thay đổi, trừ trường hợp trong đơn đề nghị
xác nhận thay đổi đã có kê khai những nội dung thay đổi đó;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cũ;
- Nộp lệ phí xác nhận thay đổi nội dung Giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà ở. Lệ phí thay đổi không quá 50.000 đồng/1 lần ghi thay đổi trong Giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ không đủ
các giấy tờ theo quy định thì người tiếp nhận hồ sơ phải nêu rõ lý do và hướng dẫn
cụ thể cho người đề nghị biết bổ sung hồ sơ; nếu hồ sơ có đủ các giấy tờ theo quy

54
định thì phải viết giấy biên nhận, trong đó phải hẹn thời gian đến thẩm tra và thời
gian giao trả Giấy chứng nhận. Thời gian đến thẩm tra không quá 10 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đề nghị xác nhận thay đổi và không tính vào thời hạn
xác nhận thay đổi trên Giấy chứng nhận.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không tính thời
gian hẹn thẩm tra), và kết quả thẩm tra đúng như đề nghị xác nhận thay đổi của
chủ sở hữu nhà ở thì Phòng có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện có trách nhiệm
xác nhận và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp huyện vào phần ghi thay đổi trong
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và giao trả Giấy chứng nhận cho người đề
nghị xác nhận thay đổi.
14. Đề nghị cho biết những công trình xây dựng nào phải xin cấp Giấy
phép xây dựng?
Trả lời:
Chủ đầu tư và nhà thầu thi công chỉ được khởi công xây dựng công trình khi
đã có đủ các điều kiện khởi công theo quy định tại Điều 72 Luật xây dựng: có mặt
bằng xây dựng; có Giấy phép xây dựng đối với các công trình phải có Giấy phép
xây dựng; có thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt; có biện pháp bảo đảm an
toàn, vệ sinh môi trường; có hợp đồng xây dựng; có đủ nguồn vốn để thực hiện
theo tiến độ.
Như vậy, trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có Giấy
phép xây dựng, trừ những trường hợp xây dựng các công trình quy định tại khoản
1 Điều 62 Luật xây dựng thì không phải xin cấp phép xây dựng, gồm: Công trình
thuộc bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm
phục vụ xây dựng công trình chính; công trình xây dựng theo tuyến không đi qua
đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng, dự án đầu tư xây dựng đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình hạ tầng kỹ thuật quy mô nhỏ
thuộc các xã vùng sâu, vùng xa; nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô
thị, không thuộc điểm dân cư tập trung, điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch
xây dựng được duyệt; các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong
không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình.
15. Do việc xây dựng công viên vui chơi theo quy hoạch của Uỷ ban nhân
dân thành phố nên căn nhà gia đình tôi đang ở bị cắt xén một phần nên tôi làm
đơn xin phép xây dựng thì Phòng xây dựng quận cho biết, nhà tôi chỉ có thể được
55
cấp phép xây dựng tạm. Xin hỏi việc cấp giấy phép xây dựng tạm được áp dụng
đối với những trường hợp nào?
Trả lời:
Theo khoản 3 Điều 62 Luật xây dựng thì khi xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ
trong vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện
thì chỉ được cấp giấy phép xây dựng tạm có thời hạn theo thời hạn thực hiện quy
hoạch.
Cũng tại khoản 2, mục I, Thông tư số 09/2005/TT-BXD của Bộ Xây dựng
hướng dẫn cụ thể như sau:
- Việc cấp phép xây dựng chỉ tạm áp dụng đối với những vùng đã có quy
hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện;
- Tuỳ thuộc vào tình hình, đặc điểm của mỗi địa phương, mỗi khu vực, Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể thời gian thực hiện quy hoạch xây dựng, quy mô
công trình được phép xây dựng tạm cho phù hợp, tránh lãng phí nhưng vẫn đảm bảo
an toàn, vệ sinh, môi trường để làm và xác định thời gian có hiệu lực của Giấy phép
xây dựng tạm thời.
- Trong nội dung của Giấy phép xây dựng tạm phải ghi rõ thời gian có hiệu lực
của giấy phép. Hết thời hạn có hiệu lực của Giấy phép, nếu Nhà nước giải phóng mặt
bằng để thực hiện quy hoạch thì chủ công trình xây dựng phải tự phá dỡ và được đền
bù phần hiện trạng công trình đã có trước khi xây dựng theo Giấy phép xây dựng
tạm, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và chủ công trình xây dựng phải chịu mọi
chi phí cho việc cưỡng chế.
Như vậy, khi gia đình ông (bà) xin phép xây dựng, Phòng Xây dựng quận sẽ căn
cứ vào quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền duyệt, công bố và quy định
của Uỷ ban nhân dân thành phố để xem xét và trả lời về việc khu đất ở của ông (bà)
có nằm trong quy hoạch giải phóng mặt bằng không để quyết định cấp giấy phép xây
dựng hay giấy phép xây dựng tạm cùng các nội dung ghi trong giấy phép đó.
16. Vợ chồng tôi được cha mẹ cho 01 mảnh đất để ra ở riêng. Tôi dự định
xây nhà trên đất đó nên chuẩn bị các giấy tờ để xin cấp phép xây dựng. Đề nghị
cho biết, tôi phải lập hồ sơ như thế nào và nộp ở đâu để được cấp Giấy phép
xây dựng?
Trả lời:
56
Các công trình xây dựng khi tiến hành khởi công phải có Giấy phép xây
dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng
gồm:
- Đơn xin cấp Giấy phép xây dựng (theo mẫu do Bộ Xây dựng hướng dẫn);
- Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của
pháp luật về đất đai có công chứng.
- Bản vẽ thiết kế thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng điển hình;
mặt bằng móng của công trình; sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình; sơ đồ hệ thống
và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước; ảnh chụp hiện trạng (đối
với công trình sửa chữa, cải tạo yêu cầu phải có Giấy phép xây dựng).
- Khi xây dựng nhà ở riêng lẻ trong vùng đã có quy hoạch xây dựng được
duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện thì hồ sơ cần phải có Giấy cam kết tự phá
dỡ công trình khi Nhà nước thực hiện quy hoạch xây dựng. (Trong trường hợp này
chỉ được cấp Giấy phép xây dựng tạm có thời hạn theo thời hạn thực hiện quy
hoạch).
- Nộp lệ phí cấp Giấy phép xây dựng. Lệ phí cấp Giấy phép xây dựng thuộc
thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Căn cứ vào quy mô và đặc thù của công trình, ông (bà) có thể nộp hồ sơ xin
cấp Giấy phép xây dựng tại những cơ quan sau:
- Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy phép xây dựng đối với các công
trình xây dựng trong đô thị, các trung tâm cụm xã thuộc địa giới quản lý hành
chính của quận, huyện mình, trừ các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền cấp
phép của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở những
điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt, những điểm dân cư
theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải cấp Giấy phép xây dựng thuộc
địa giới hành chính mình quản lý.
Khi tiếp nhận hồ sơ xin phép xây dựng, cơ quan cấp Giấy phép có trách
nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng chưa đầy đủ thì cơ
quan cấp Giấy phép xây dựng phải giải thích, hướng dẫn cho người xin cấp Giấy
phép xây dựng bổ sung hồ sơ theo đúng quy định. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ
không tính vào thời hạn cấp Giấy phép xây dựng. Trường hợp hồ sơ có đủ giấy tờ
57
hợp lệ, cơ quan cấp Giấy phép xây dựng sẽ trao giấy biên nhận trong đó hẹn ngày
nhận kết quả. Giấy biên nhận được lập thành 02 bản, một bản giao cho người xin
cấp Giấy phép xây dựng và một bản lưu tại cơ quan cấp Giấy phép xây dựng.
Đối với nhà ở riêng lẻ thì thời hạn cấp Giấy phép xây dựng không quá 15
ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
17. Tôi được thừa kế ngôi nhà do cha mẹ để lại. Bố mẹ tôi đã mất, nhưng
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở vẫn mang tên chủ sở hữu nhà là bố tôi.
Vậy, tôi có được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà mới không?
Trả lời:
Theo quy định của Luật nhà ở, tổ chức, cá nhân tạo lập hợp pháp nhà ở là chủ
sở hữu nhà ở đó và được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở khi có yêu cầu.
Việc tạo lập nhà ở hợp pháp thông qua: đầu tư xây dựng, mua, được tặng cho,
được nhà nước cấp, được nhận giải thưởng, được hưởng thừa kế hoặc đổi nhà…
đều được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Căn cứ vào quy định trên thì anh (chị) hoàn toàn đủ điều kiện để được cấp
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với ngôi nhà bạn được hưởng thừa kế do
cha mẹ để lại. Trường hợp này bạn cần làm các thủ tục về quyền hưởng thừa kế và
mang Giấy chứng tử của bố anh (chị), Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và các
giấy tờ liên quan khác (như giấy tờ chứng minh việc hưởng thừa kế: di chúc hoặc
bản phân chia di sản…) đến Phòng có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện để làm
thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho anh (chị) (Anh (chị) đứng
tên là chủ sở hữu căn nhà).
18. Vì có sự thắc mắc về cách ghi trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà ở nên tôi sang nhà ông H để đối chiếu giữa hai Giấy chứng nhận thì phát
hiện sự khác nhau rõ rệt. Giấy chứng nhận của nhà ông H ghi “Giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất”, còn Giấy chứng nhận của gia
đình tôi chỉ ghi là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà”. Xin hỏi tại sao lại có
sự khác nhau như vậy? Có phải Uỷ ban nhân dân đã ghi thiếu trong Giấy
chứng nhận của gia đình tôi không?
Trả lời:
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở là cơ sở pháp lý để người chủ sở hữu
nhà ở thực hiện các quyền của chủ sở hữu, như quyền sử dụng (để ở, sửa chữa, tu
58
bổ, cải tạo…); quyền định đoạt (trao đổi, tặng cho, bán nhà, để lại thừa kế…). Chủ
sở hữu có quyền tự bảo vệ nhà ở của mình bằng những biện pháp hợp pháp hoặc
yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người xâm phạm phải chấm
dứt hành vi và bồi thường thiệt hại nếu có.
Theo Điều 11 của Luật nhà ở quy định hai trường hợp sở hữu nhà ở:
- Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu
căn hộ chung cư thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền
sử dụng đất ở.
Chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở là những trường hợp tổ
chức, cá nhân tạo lập hợp pháp nhà ở trên đất được Nhà nước giao, cho thuê, hoặc
được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở theo quy định pháp luật.
- Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì chỉ
được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở là trường hợp chủ sở
hữu có nhà ở trên đất của chủ sử dụng khác do thuê hoặc mượn của họ.
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở được cấp theo một mẫu thống nhất trong cả nước và là
cơ sở pháp lý để chủ sở hữu thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định
pháp luật.
Đối chiếu các quy định trên của pháp luật, thì ông (bà) cần xem xét nguồn
gốc đất mà ông (bà) đang ở, tức là ông (bà) có phải là chủ sử dụng của đất đó
không hay ông (bà) là người được người khác cho mượn, thuê.
19. Ba anh em tôi được thừa kế của cha mẹ ngôi nhà 4 tầng, chúng tôi
không muốn bán căn nhà này vì để sử dụng là nơi thờ tự ông bà, cha mẹ. Căn
nhà cũng không chia nhỏ được vì không đủ diện tích. Cả ba anh em tôi đều là
chủ sở hữu căn nhà, vậy xin hỏi khi cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
thì ghi tên ai? Có phải ghi tên anh cả không?
Trả lời:
Việc ghi tên người chủ sở hữu trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở rất
quan trọng vì nhà ở là một khối tài sản lớn có giá trị, đồng thời chủ sở hữu nhà ở
có quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà ở đó theo quy định của pháp luật.

59
Điều 12 Luật nhà ở quy định cách ghi tên chủ sở hữu trong Giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở như sau:
- Nhà ở thuộc sở hữu của một tổ chức thì ghi tên tổ chức đó.
- Nhà ở thuộc sở hữu của một cá nhân thì ghi tên người đó.
- Nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất thì ghi tên người được các chủ sở hữu
thoả thuận cho đứng tên trong giấy chứng nhận, nếu không có thoả thuận thì ghi
đủ tên các chủ sở hữu nhà ở đó; trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ
chồng thì ghi đủ tên của cả vợ và chồng, trường hợp có vợ hoặc chồng không
thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật thì chỉ ghi
tên người có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
- Nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì ghi tên từng chủ sở hữu đối với
phần sở hữu riêng và giấy chứng nhận đối với nhà ở đó được cấp cho từng chủ sở
hữu.
Căn cứ vào các quy định nêu trên, nhà ở mà ba anh em bạn được thừa kế từ
cha mẹ là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của cả ba người, cả ba người này
đều là chủ sở hữu và có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với ngôi nhà này. Do vậy,
ba anh em bạn có thể thoả thuận ghi tên một người trên Giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà, không nhất thiết phải ghi tên anh cả mà có thể là một trong hai người kia.
Hoặc có thể yêu cầu cơ quan cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ghi tên cả ba
anh em trong Giấy chứng nhận.
20. Khi nào thì Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà không còn giá trị
pháp lý?
Trả lời:
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở là cơ sở pháp lý để chủ sở hữu nhà ở
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà ở đó theo quy định của
pháp luật.
Điều 13 của Luật nhà ở năm 2005 quy định các trường hợp Giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở không còn hiệu lực pháp lý như sau:
- Nhà ở bị tiêu huỷ hoặc bị phá dỡ;
- Nhà ở bị tịch thu hoặc trưng mua theo quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền;

60
- Nhà ở được xây dựng trên đất thuê đã hết thời hạn thuê đất mà không
được gia hạn thuê tiếp hoặc không được chuyển sang hình thức giao đất để sử
dụng ổn định lâu dài;
- Nhà ở đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở nhưng bị cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thu hồi do cấp không đúng thẩm quyền,
người được cấp giấy chứng nhận không đúng đối tượng, nhà ở được ghi trong
giấy chứng nhận không đúng với hiện trạng khi cấp giấy hoặc nhà ở xây dựng
trong khu vực đã bị cấm xây dựng nhà ở;
- Nhà ở có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở nhưng đã được cấp lại, cấp
đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở khác theo quy định của Luật nhà ở.
21. Đề nghị cho biết cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở?
Trả lời:
Điều 14 của Luật nhà ở năm 2005 quy định:
- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền cấp
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho tổ chức. Trường hợp nhà ở thuộc sở hữu
chung của tổ chức và cá nhân thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở.
- Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền
cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho cá nhân.
22. Xin hỏi hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở bao
gồm những giấy tờ gì ?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật nhà ở năm 2005 và khoản 2 Điều
46 của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (theo mẫu do Bộ
Xây dựng hướng dẫn);
- Bản sao giấy tờ về tạo lập hợp pháp nhà ở, gồm một trong những giấy tờ
sau:
61
+ Giấy phép xây dựng.
+ Quyết định phê duyệt dự án phát triển nhà ở.
+ Giấy chứng nhận đầu tư.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ hợp
lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
+ Giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các
thời kỳ.
+ Thoả thuận đồng ý bằng văn bản của chủ sử dụng đất ở đối với trường
hợp chủ sở hữu nhà ở không phải là chủ sử dụng đất ở mà nhà ở được xây dựng tại
các khu vực không thuộc diện phải có giấy phép xây dựng.
+ Giấy tờ mua bán, tặng cho, đổi, thanh lý, hoá giá nhà ở.
+ Hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội; quyết định trao tặng nhà tình nghĩa, nhà
tình thương; giấy tờ về thừa kế nhà ở; bản án, quyết định của Toà án hoặc quyết
định của cơ quan có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật về sở hữu nhà ở.
+ Giấy tờ xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với các
trường hợp khác, trừ nhà ở thuộc các khu vực cấm xây dựng theo quy định của
pháp luật về xây dựng.
- Bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở đối với trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời
là chủ sử dụng đất ở; Bản vẽ sơ đồ nhà ở đối với trường hợp chủ sở hữu nhà ở
không phải là chủ sử dụng đất ở, trừ trường hợp trong giấy tờ về tạo lập nhà ở nêu
trên đã có bản vẽ sơ đồ và trên thực tế không có thay đổi. Bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất
ở có thể do tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận tự đo vẽ hoặc thuê tổ
chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng đo vẽ hoặc do cơ quan cấp giấy
chứng nhận đo vẽ. Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy tự đo vẽ thì bản
vẽ sơ đồ phải có thẩm tra xác nhận của Cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nếu là tổ
chức, của Phòng có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện nếu là cá nhân tại đô thị,
của Ủy ban nhân dân xã nếu là cá nhân tại khu vực nông thôn. Đối với nhà ở xây
dựng mới trong các dự án nhà ở, dự án khu đô thị mới thì nộp bản vẽ do chủ đầu
tư cung cấp.
- Nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

62
23. Xin hỏi tổ chức, cá nhân muốn được cấp Giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà ở thì phải nộp hồ sơ tại cơ quan nào và trong khoảng thời gian bao
lâu thì được nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 16 của Luật nhà ở năm 2005 và Điều 46 Nghị định số
90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật nhà ở, thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà ở nộp cho Cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nếu là tổ chức, nộp cho Phòng
có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện nếu là cá nhân. Trường hợp là cá nhân
trong nước ở khu vực nông thôn thì có thể nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã và
trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân
xã có trách nhiệm chuyển hồ sơ cho Phòng có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, đối chiếu các bản sao
với giấy tờ gốc, nếu hồ sơ không đủ các giấy tờ theo quy định thì người tiếp nhận
hồ sơ phải nêu rõ lý do và có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể ngay khi nhận hồ sơ
để người đề nghị cấp giấy biết, bổ sung hồ sơ. Nếu hồ sơ đã có đủ các giấy tờ theo
quy định thì phải viết giấy biên nhận cho người đề nghị cấp giấy, trong đó ghi rõ
thời gian giao trả Giấy chứng nhận. Trường hợp bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở do tổ
chức, cá nhân tự đo vẽ mà chưa có thẩm tra xác nhận của cơ quan có thẩm quyền
theo quy định thì trong giấy biên nhận phải hẹn thời gian đến thẩm tra; thời gian
hẹn thẩm tra không được quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đề nghị cấp
giấy và không tính vào thời hạn cấp giấy chứng nhận.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan quản lý
nhà ở cấp tỉnh, Phòng có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện có trách nhiệm kiểm
tra hồ sơ, thể hiện các nội dung trên giấy chứng nhận, trình cơ quan có thẩm quyền
ký giấy chứng nhận, thông báo cho người đề nghị cấp giấy chứng nhận nộp các
khoản nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, vào sổ đăng ký quyền sở
hữu nhà ở và giao trả giấy chứng nhận cho người đề nghị cấp giấy.
Chủ sở hữu nhà ở nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tại cơ quan đã
tiếp nhận hồ sơ, trường hợp người khác nhận thay thì phải có giấy uỷ quyền của
chủ sở hữu nhà ở có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi nhận giấy
chứng nhận, chủ sở hữu phải nộp biên lai thu các khoản nghĩa vụ tài chính đã
được thông báo, các giấy tờ gốc về tạo lập nhà ở mà trong hồ sơ là bản sao cho cơ

63
quan giao trả giấy để lưu hồ sơ (trừ quyết định phê duyệt dự án phát triển nhà ở;
Giấy chứng nhận đầu tư; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp
được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở khi chủ sở hữu nhà ở không đồng
thời là chủ sử dụng đất ở). Khi nhận Giấy chứng nhận, chủ sở hữu hoặc người
được ủy quyền nhận giấy phải ký nhận vào sổ đăng ký quyền sở hữu nhà ở.
24. Tôi đến Uỷ ban nhân dân quận để nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở. Sau hai tuần nộp hồ sơ tôi nhận được thông báo của Uỷ
ban nhân dân quận hẹn đến trả lại hồ sơ vì khu vực gia đình tôi đang ở nằm
trong diện giải tỏa theo Quyết định của UBND thành phố nên không được cấp
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Xin hỏi, việc không cấp Giấy chứng
nhận của Uỷ ban nhân dân quận có đúng không?
Trả lời:
Điều 51 của Nghị định Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm
2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở, quy định
những trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, như sau:
- Nhà ở nằm trong khu vực cấm xây dựng hoặc lấn chiếm mốc giới bảo vệ
các công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử, văn hoá đã được xếp hạng.
- Nhà ở đã có quyết định hoặc thông báo giải toả, phá dỡ hoặc đã có quyết
định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
- Nhà ở mà Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước, các tổ chức quốc
tế có cam kết khác.
- Trường hợp có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu nhà ở,
quyền sử dụng đất ở mà chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Các trường hợp không thuộc diện được sở hữu nhà ở hoặc không đủ điều
kiện cấp giấy Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về
nhà ở.
Cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh, Phòng có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện
khi thụ lý hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở mà phát hiện
trường hợp thuộc diện không được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở nêu
trên thì phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không cấp giấy

64
và trả lại hồ sơ cho người đề nghị trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày
nhận được hồ sơ.
Đối chiếu với các quy định trên của pháp luật thì việc Uỷ ban nhân dân quận
trả lại hồ sơ và không cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho ông (bà) là
đúng pháp luật. Vì khu đất mà gia đình ông (bà) đang ở thuộc diện phải giải toả
theo quyết định của Uỷ ban nhân dân thành phố.
25. Đề nghị cho biết theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu nhà ở có
những quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định của Luật nhà ở thì chủ sở hữu nhà ở có những quyền và nghĩa
vụ sau:
Quyền của chủ sở hữu nhà ở: Chủ sở hữu nhà ở có đầy đủ các quyền sở hữu
theo quy định của pháp luật dân sự, gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và
quyền định đoạt nhà ở của mình. Cụ thể như sau:
- Chiếm hữu đối với nhà ở, thực hiện việc quản lý, nắm giữ nhà ở;
- Sử dụng nhà ở;
- Bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, cho mượn, cho ở
nhờ, uỷ quyền quản lý, thế chấp nhà ở thuộc sở hữu của mình theo quy định của
pháp luật;
- Bảo trì, cải tạo, phá dỡ hoặc xây dựng lại nhà ở và sử dụng không gian của
nhà ở phù hợp với quy hoạch xây dựng, kiến trúc và các quy định của pháp luật có
liên quan;
- Khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm quyền sở hữu nhà ở hợp pháp
của mình;
- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp mới, cấp đổi, cấp lại Giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, xác nhận những thay đổi sau khi cấp giấy chứng
nhận theo quy định;
- Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở:

65
- Thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục khi đề nghị cấp mới, cấp đổi, cấp lại
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và xác nhận thay đổi sau khi cấp giấy chứng
nhận theo quy định;
- Quản lý, sử dụng, bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở của mình
theo quy định của pháp luật nhưng không được làm ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại
đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người
khác;
- Thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật khi bán, cho
thuê, tặng cho, đổi, để thừa kế, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý, thế chấp
nhà ở;
- Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật khi được Nhà
nước cấp mới, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, xác nhận
thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận và trong quá trình sử dụng nhà ở;
- Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xử lý
vi phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về nhà ở, về việc giải toả, bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư, phá dỡ nhà ở hoặc khi Nhà nước trưng dụng, trưng
mua, mua trước nhà ở;
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
26. Đề nghị cho biết khi tiến hành xây dựng nhà ở, chủ sở hữu nhà ở
phải đáp ứng những yêu cầu gì và có trách nhiệm như thế nào?
Trả lời:
Pháp luật khuyến khích và tạo điều kiện để công dân tạo lập nhà ở. Mỗi hộ
gia đình, cá nhân khi phát triển nhà ở riêng lẻ của gia đình mình phải đáp ứng
những yêu cầu và trách nhiệm sau:
- Phải có quyền sử dụng đất hợp pháp, có nhà ở nhưng không thuộc diện
cấm cải tạo, cấm xây dựng lại theo quy định của pháp luật về xây dựng.
- Việc phát triển nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân tại đô thị và điểm
dân cư nông thôn phải phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp không thuộc diện phải có giấy phép xây
dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

66
- Việc xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải bảo đảm yêu cầu kết nối với
hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của đô thị.
- Tuân thủ việc xây dựng theo quy hoạch, kiến trúc, trình tự, thủ tục trong
đầu tư xây dựng.
- Chịu trách nhiệm về chất lượng nhà ở.
- Đóng góp công sức hoặc kinh phí để xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật
chung do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.
27. Khu nhà tập thể cao tầng của cán bộ, viên chức cơ quan A đã hết
niên hạn sử dụng, mặc dù nhưng đã được tu bổ, cải tạo nhiều lần nhưng nhiều
chỗ vẫn bị hư hỏng nặng. Xin hỏi, khu nhà này có thuộc trường hợp phải phá
dỡ không? Cơ quan nào chịu trách nhiệm phá dỡ?
Trả lời:
Để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho các hộ gia đình sống trong khu
nhà tập thể và các hộ lân cận cũng như đảm bảo cảnh quan đô thị, thì khu nhà tập
thể cán bộ, viên chức cơ quan A thuộc diện phải phá dỡ vì đã hết niên hạn sử
dụng.
Điều 83 Luật nhà ở năm 2005 quy định các trường hợp phải phá dỡ nhà ở
như sau:
- Nhà ở bị hư hỏng, xuống cấp có nguy cơ sập đổ đã có kết luận của cơ
quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng công trình xây dựng.
- Nhà ở thuộc diện phải giải toả để thu hồi đất theo quyết định của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.
- Nhà chung cư cao tầng hết niên hạn sử dụng.
- Nhà ở thuộc diện phải phá dỡ theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Việc phá dỡ khu nhà tập thể này phải do doanh nghiệp có năng lực về xây
dựng thực hiện và phải lập phương án phá dỡ cụ thể và được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt trước khi tiến hành phá dỡ.
Điều 84 Luật nhà ở năm 2005 quy định trách nhiệm phá dỡ nhà ở như sau:

67
- Chủ sở hữu nhà ở có trách nhiệm phá dỡ nhà ở. Trường hợp phải giải toả
nhà ở để xây dựng công trình khác thì chủ đầu tư công trình có trách nhiệm phá dỡ
nhà ở.
- Chủ sở hữu nhà ở tự thực hiện việc phá dỡ nếu có đủ năng lực theo quy
định của pháp luật về xây dựng hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực về xây
dựng phá dỡ.
- Việc phá dỡ nhà chung cư từ hai tầng trở lên và nhà ở khác từ bốn tầng trở
lên phải do doanh nghiệp có năng lực về xây dựng thực hiện và phải có phương án
phá dỡ cụ thể được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp
khẩn cấp.
- Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc phá dỡ nhà
ở trên địa bàn.
28. Bà H cho ông S thuê nhà với thời hạn 02 năm. Nhưng ông S mới
thuê được hơn 01 năm thì bà H đòi nhà để phá đi xây mới và yêu cầu ông S
phải dọn đi trong thời hạn 02 tuần. Do chưa tìm được chỗ ở khác, mà hợp đồng
thuê nhà vẫn còn thời hạn nên ông S yêu cầu bà H bố trí chỗ ở khác cho mình,
bà H không đồng ý. Xin hỏi việc làm của bà H đúng hay sai?
Trả lời:
Điều 88 của Luật nhà ở năm 2005 quy định việc phá dỡ nhà ở đang cho thuê
như sau:
- Bên cho thuê nhà ở phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê nhà ở biết
trước thời gian phá dỡ, quyền và nghĩa vụ của bên thuê nhà ở trong quá trình phá
dỡ ít nhất là ba tháng trước khi thực hiện phá dỡ, trừ trường hợp khẩn cấp.
- Trường hợp phá dỡ để xây dựng lại nhà ở mà thời hạn thuê vẫn còn thì bên
cho thuê nhà ở có trách nhiệm bố trí cho bên thuê nhà ở chỗ ở khác trong thời gian
phá dỡ và xây dựng lại nhà ở, trừ trường hợp bên thuê nhà ở thoả thuận tự lo chỗ
ở. Sau khi xây dựng xong, bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp
đồng. Trong trường hợp bên thuê nhà ở tự lo chỗ ở thì không phải trả tiền thuê nhà
ở trong thời gian phá dỡ và xây dựng lại, thời gian phá dỡ và xây dựng lại không
tính vào thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở.
Như vậy, việc làm như trên của bà H là sai. Theo quy định của pháp luật, bà
H không những phải thông báo trước 3 tháng mà còn phải có trách nhiệm bố trí
68
cho ông S một chỗ ở khác trong thời gian xây nhà và trong thời hạn thuê nhà.
Đồng thời, nếu sau khi xây dựng nhà mới xong mà thời hạn thuê nhà của ông S
vẫn còn bà H phải tiếp tục cho ông S thuê nhà cho đến khi hết hạn hợp đồng thuê
nhà trước đây.
29. Xin hỏi việc phá dỡ nhà chung cư được pháp luật quy định như thế
nào?
Trả lời:
Tại Điều 89 Luật nhà ở năm 2005 quy định việc phá dỡ nhà ở theo nhu cầu
của chủ sở hữu nhà ở thì chủ sở hữu nhà ở phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu và
trách nhiệm khi tiến hành phá dỡ.
Đối với việc phá dỡ nhà chung cư của nhiều chủ sở hữu theo nhu cầu thì
phải được hai phần ba tổng số chủ sở hữu nhà chung cư đồng ý.
Trường hợp phá dỡ nhà chung cư để xây dựng lại thì phải có dự án được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm quyền được tái định cư và lợi
ích chính đáng của các chủ sở hữu nhà chung cư theo quy định của pháp luật.
30. Ông K có ý định bán ngôi nhà đang ở cho ông B. Tuy nhiên, ngôi nhà
đó đang có sự tranh chấp về quyền sở hữu giữa các thành viên trong gia đình.
Vậy ông K có được bán ngôi nhà đó không?
Trả lời:
Điều 91 của Luật nhà ở năm 2005 quy định các điều kiện của nhà ở tham gia
các giao dịch về mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ,
uỷ quyền quản lý nhà ở thì nhà ở phải có các điều kiện sau đây:
- Có giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở theo quy định của pháp
luật;
- Không có tranh chấp về quyền sở hữu;
- Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, đối chiếu với các quy định trên đây thì ngôi nhà của ông K không
đáp ứng đủ điều kiện để bán cho ông B. Ông K phải thoả thuận thống nhất với các
thành viên trong gia đình về quyền sở hữu ngôi nhà, nếu không thoả thuận được

69
thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, xác định chủ sở
hữu ngôi nhà.
31. Tôi là một cán bộ đã về hưu, có sở hữu một căn nhà tại thành phố Y,
nay tôi chuyển về quê sinh sống, muốn bán ngôi nhà cho anh Nguyễn Văn A
hiện đang định cư ở nước ngoài. Anh A đang băn khoăn không biết có được
mua nhà ở tại Việt Nam hay không nên chưa ký hợp đồng mua bán với tôi. Xin
hỏi, anh A có thể mua ngôi nhà này của tôi không? Pháp luật quy định điều
kiện gì đối với người mua nhà?
Trả lời:
Theo quy định của Điều 92 Luật nhà ở năm 2005, điều kiện của các bên
tham gia giao dịch về nhà ở được quy định như sau:
- Đối với bên bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, cho
mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý nhà ở phải có các điều kiện sau đây:
+ Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật về
dân sự;
+ Cá nhân có năng lực hành vi dân sự; tổ chức bán, cho thuê nhà ở phải có
chức năng kinh doanh nhà ở, trừ trường hợp tổ chức bán nhà ở không nhằm mục
đích kinh doanh.
- Đối với bên mua, thuê, thuê mua, đổi, nhận tặng cho, mượn, ở nhờ, được
uỷ quyền quản lý nhà ở là tổ chức, cá nhân; nếu là cá nhân trong nước thì không
phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và phải có năng lực hành vi dân sự;
nếu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải thuộc diện được sở hữu,
được thuê nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này; nếu là tổ chức thì
không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh.
Căn cứ vào các quy định nêu trên, thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài
muốn mua nhà ở tại Việt Nam thì phải thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt
Nam. Anh A muốn mua nhà ở tại Việt Nam phải đáp ứng một trong các điều kiện
sau:
+ Về đầu tư lâu dài tại Việt Nam;
+ Là người có công đóng góp với đất nước;

70
+ Là nhà hoạt động văn hoá, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường
xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước;
+ Người được phép về sống ổn định tại Việt Nam và các đối tượng khác do
Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài không đáp ứng một trong
các điều kiện trên, nếu đã về Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từ sáu tháng
trở lên thì được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ.
32. Pháp luật quy định như thế nào về trình tự, thủ tục trong giao dịch về
nhà ở? Hợp đồng trong giao dịch về nhà ở bao gồm những nội dung cơ bản
nào?
Trả lời:
Trình tự, thủ tục trong giao dịch về nhà ở được quy định tại Điều 93 Luật nhà
ở năm 2005:
Các bên trực tiếp hoặc thông qua người đại diện thoả thuận về mua bán, thuê,
thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý nhà ở
(gọi chung là hợp đồng về nhà ở). Trường hợp pháp nhân tặng cho nhà ở thì phải
có văn bản tặng cho.
Hợp đồng về nhà ở phải có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của
Uỷ ban nhân dân cấp huyện đối với nhà ở tại đô thị, chứng thực của Uỷ ban nhân
dân cấp xã đối với nhà ở tại nông thôn, trừ các trường hợp sau đây:
- Cá nhân cho thuê nhà ở dưới sáu tháng;
- Bên bán, bên cho thuê nhà ở là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở;
- Thuê mua nhà ở xã hội;
- Bên tặng cho nhà ở là tổ chức.
Một trong các bên theo thoả thuận thực hiện nộp thuế và lệ phí theo quy
định của pháp luật.
Bên mua, bên nhận tặng cho, bên đổi, bên được thừa kế nhà ở có trách nhiệm
nộp hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo trình tự quy
định tại Điều 16 của Luật nhà ở năm 2005, trừ trường hợp bên bán nhà ở là tổ
chức có chức năng kinh doanh nhà ở hoặc các bên có thỏa thuận khác. Quyền sở

71
hữu nhà ở được chuyển cho bên mua, bên nhận tặng cho, bên thuê mua, bên nhận
đổi nhà ở kể từ thời điểm hợp đồng được công chứng đối với giao dịch về nhà ở
giữa cá nhân với cá nhân hoặc đã giao nhận nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng
đối với giao dịch về nhà ở mà một bên là tổ chức kinh doanh nhà ở hoặc từ thời
điểm mở thừa kế trong trường hợp nhận thừa kế nhà ở.
Trường hợp cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý nhà ở từ sáu
tháng trở lên thì bên cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý nhà ở phải
nộp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở bản sao hợp đồng.
Trình tự thế chấp nhà ở thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự. Bên
nhận thế chấp được giữ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở trong thời gian nhận
thế chấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Những nội dung cơ bản của hợp đồng về nhà ở, văn bản tặng cho nhà ở được
quy định tại khoản 2 Điều 93 Luật nhà ở năm 2005, gồm các nội dung sau đây:
- Tên và địa chỉ của các bên;
- Mô tả đặc điểm của nhà ở;
- Giá và phương thức thanh toán nếu trong hợp đồng có thoả thuận về giá;
- Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành (nếu có); thời hạn cho thuê;
cho mượn, cho ở nhờ; uỷ quyền quản lý;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Cam kết của các bên;
- Các thỏa thuận khác;
- Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng hoặc ký văn bản;
- Chữ ký của các bên (nếu là tổ chức thì phải đóng dấu và ghi rõ chức vụ
của người ký).
33. Bà Q mua một căn hộ với phương thức trả chậm của Công ty kinh
doanh nhà T, Bà Q đã trả trước 40% giá trị hợp đồng mua nhà, số tiền còn lại
trả dần trong 3 năm. Tuy nhiên sau một năm kể từ khi ký kết hợp đồng bà Q đã
bán căn hộ này cho bà G. Xin hỏi việc mua bán này được pháp luật quy định
như thế nào?
Trả lời:
72
Việc mua bán nhà ở trả chậm, trả dần phải thực hiện theo quy định tại Điều
95 của Luật nhà ở năm 2005, theo đó:
- Việc mua bán nhà ở trả chậm hoặc trả dần do các bên thoả thuận và được
ghi trong hợp đồng mua bán nhà ở. Trong thời gian trả chậm, trả dần, bên mua nhà
ở được quyền sử dụng nhà ở và có trách nhiệm bảo trì nhà ở đó, trừ trường hợp
nhà ở còn trong thời gian bảo hành theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc
các bên có thoả thuận khác.
- Sau khi bên mua nhà ở đã trả đủ tiền cho bên bán nhà ở và làm thủ tục cấp
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
- Bên mua nhà ở chỉ được bán, tặng cho, đổi nhà ở cho người khác sau khi
đã trả đủ tiền cho bên bán nhà ở, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
- Trường hợp bên mua nhà ở có nhu cầu trả lại nhà ở đã mua trong thời gian
trả chậm, trả dần và được bên bán nhà ở đồng ý thì hai bên thoả thuận phương
thức trả lại nhà ở và việc thanh toán lại tiền mua nhà ở.
Đối chiếu với các quy định nêu trên của pháp, bà Q chỉ được bán căn hộ sau
khi đã trả hết khoản tiền cho Công ty kinh doanh nhà T và được cấp Giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở.
34. Anh N và anh S cùng chung tiền mua một căn nhà để ở. Sau ba năm
thì mâu thuẫn giữa hai người nảy sinh, nên anh S đã quyết định bán nhà. Biết
vậy, anh N đề nghị anh S bán nhà cho mình. Anh S không đồng ý bán cho anh
N mà ký hợp đồng bán nhà cho ông K. Đề nghị cho biết anh N có được quyền
ưu tiên mua căn nhà đó không?
Trả lời:
Việc bán nhà thuộc sở hữu chung hợp nhất phải có sự đồng ý của tất cả chủ
sở hữu. Điều 96 của Luật nhà ở năm 2005 quy định:
- Việc bán nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất phải có sự đồng ý của tất cả
các chủ sở hữu bằng văn bản.
Trường hợp có chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung không đồng ý bán thì
các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung khác có quyền làm đơn yêu cầu Toà án
giải quyết theo quy định của pháp luật. Các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung

73
được quyền ưu tiên mua, nếu các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung không
mua thì nhà ở đó được bán cho người khác.
Trường hợp có chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung vắng mặt mà đã được
Toà án tuyên bố mất tích thì các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung còn lại
được quyền bán nhà ở đó; phần giá trị quyền sở hữu nhà ở của người mất tích
được xử lý theo quy định của pháp luật dân sự.
- Trường hợp có chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung bán phần quyền sở
hữu nhà ở của mình thì các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung khác được
quyền ưu tiên mua; trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày nhận được thông báo về
việc bán phần quyền sở hữu nhà ở và điều kiện bán mà không có chủ sở hữu nhà ở
thuộc sở hữu chung nào mua thì phần quyền đó được bán cho người khác. Trong
trường hợp vi phạm quyền ưu tiên mua thì xử lý theo quy định của pháp luật dân
sự.
Như vậy, anh N được quyền ưu tiên mua phần nhà của anh S. Nếu như anh
N không có nhu cầu mua hoặc không đủ điều kiện để mua thì anh S mới được
quyền bán cho ông K.
35. Anh X thuê nhà ở của chị B với thời hạn thuê là 18 tháng. Nhưng
anh X mới thuê nhà được 10 tháng thì chị B yêu cầu anh X trong một tháng
phải dọn đi nơi khác ở để chị bán ngôi nhà lấy tiền cho con đi du học nước
ngoài. Hỏi, việc bán nhà của chị B khi hợp đồng cho thuê còn trong thời hạn là
đúng hay sai?
Trả lời:
Theo quy định của Luật nhà ở năm 2005 thì chủ sở hữu nhà ở có trách nhiệm
thông báo việc bán nhà ở đang cho thuê cho bên thuê nhà biết trước để bên thuê có
thời gian tìm chỗ ở khác. Nếu bên thuê không tìm được chỗ thuê khác thì chủ sở
hữu nhà ở phải bố trí chỗ ở cho bên thuê đến hết thời gian còn lại của hợp đồng đã
ký kết.
Điều 97 của Luật nhà ở năm 2005 quy định việc mua bán nhà ở đang cho
thuê như sau: Chủ sở hữu bán nhà ở đang cho thuê phải thông báo cho bên thuê
nhà ở biết về việc bán và các điều kiện bán nhà ở; bên thuê nhà ở được quyền ưu
tiên mua nếu không có chỗ ở khác và đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bên thuê
nhà ở, trừ trường hợp nhà ở thuộc sở hữu của cá nhân và nhà ở thuộc sở hữu
chung. Trong thời hạn một tháng, kể từ ngày bên thuê nhà ở nhận được thông báo
74
mà không mua thì chủ sở hữu nhà ở được quyền bán nhà ở đó cho người khác, trừ
trường hợp các bên có thoả thuận khác về thời hạn.
Như vậy, chị B có quyền bán ngôi nhà đang cho anh X thuê, nhưng chị phải
chấp hành đúng các quy định về thời gian thông báo bán nhà và các điều kiện bán
nhà để anh X biết. Đồng thời khi đã bán nhà đang cho thuê mà thời hạn thuê nhà ở
vẫn còn thì anh X được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng; chủ sở hữu nhà ở mới
có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà ở đã ký kết trước đó, trừ
trường hợp các bên có thoả thuận khác.
36. Tôi đã ký hợp đồng thuê nhà ở của bà H với thời hạn 2 năm. Vừa
qua, bà H đột ngột qua đời, các con của bà không cho tôi tiếp tục thuê nữa mặc
dù thời hạn thuê theo hợp đồng còn 5 tháng. Tôi được các con bà H giải thích
là chủ sở hữu nhà cho thuê đã chết thì hợp đồng cho thuê nhà hết hiệu lực. Xin
hỏi, như vậy có đúng không? Pháp luật quy định trường hợp nào chấm dứt hợp
đồng thuê nhà ở?
Trả lời:
Theo quy định của Điều 499 của Bộ luật dân sự năm 2005 và Điều 102 của
Luật nhà ở năm 2005, hợp đồng thuê nhà ở sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:
- Thời hạn thuê nhà ở đã hết. Nếu hợp đồng không xác định thời hạn thuê
thì hợp đồng chấm dứt sau sáu tháng, kể từ ngày bên cho thuê nhà ở thông báo cho
bên thuê nhà ở biết việc chấm dứt hợp đồng.
- Nhà ở cho thuê không còn.
- Bên thuê nhà ở chết mà khi chết không có ai cùng chung sống.
- Nhà ở cho thuê hư hỏng nặng có nguy cơ sập đổ hoặc nằm trong khu vực
đã có quyết định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng hoặc có quyết định phá dỡ của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đồng thời Điều 104 của Luật nhà ở năm 2005 cũng quy định: Trường hợp
chủ sở hữu nhà ở chết mà thời hạn thuê nhà ở vẫn còn thì bên thuê nhà ở được tiếp
tục thuê đến hết hạn hợp đồng. Người thừa kế có trách nhiệm tiếp tục thực hiện
hợp đồng thuê nhà ở đã ký kết trước đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận
khác.
Trường hợp không có người thừa kế theo quy định của pháp luật thì nhà ở đó
thuộc quyền sở hữu nhà nước và người đang thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết
hạn hợp đồng.
75
Đối chiếu các quy định nêu trên của pháp luật, thì việc các con bà H đòi nhà
thuê khi còn thời hạn với lý do chủ sở hữu nhà đã chết là sai. Bạn được quyền tiếp
tục thuê nhà ở này đến khi hết thời hạn thuê theo hợp đồng. Trừ trường hợp nhà
bạn đang thuê phải phá dỡ do bị hư hỏng nặng hoặc có nguy cơ sập đổ hoặc thực
hiện quy hoạch xây dựng của Nhà nước thì bạn phải trả lại nhà thuê.
37. Đề nghị cho biết pháp luật quy định như thế nào về các trường hợp
được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở?
Trả lời:
Hợp đồng thuê nhà ở là sự thoả thuận giữa chủ sở hữu nhà cho thuê và bên
thuê về thời hạn thuê, giá thuê. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng mà
do lỗi của một bên hoặc do những sự cố khách quan mang lại mà hợp đồng thuê
nhà ở phải chấm dứt. Điều 498 Bộ luật dân sự năm 2005 và Điều 103 của Luật
nhà ở năm 2005 quy định các trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp
đồng thuê nhà ở như sau:
1. Bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
thuê nhà khi bên thuê nhà ở có một trong các hành vi sau đây:
- Không trả tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng liên tiếp trong
ba tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;
- Sử dụng nhà ở không đúng mục đích thuê như đã thoả thuận;
- Cố ý làm hư hỏng nhà ở đang thuê;
- Sửa chữa, cải tạo, đổi nhà ở đang thuê hoặc cho người khác thuê lại toàn
bộ hoặc một phần nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê;
- Làm mất trật tự công cộng, vệ sinh môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sinh hoạt của những người xung quanh đã được bên cho thuê nhà ở hoặc tổ
trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc lập biên bản đến
lần thứ ba mà vẫn không khắc phục.
2. Bên thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê
nhà ở khi bên cho thuê nhà ở có một trong các hành vi sau đây:
- Không sửa chữa nhà ở khi nhà ở có hư hỏng nặng;
- Tăng giá cho thuê nhà ở bất hợp lý hoặc tăng giá mà không thông báo cho
bên thuê nhà ở biết trước theo thoả thuận;
76
- Khi quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba.
Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở phải thông báo
cho bên kia biết trước ít nhất một tháng, trừ trường hợp các bên có thoả thuận
khác. Nếu bên đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở vi phạm quy định về
thời hạn báo trước nêu trên mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của
pháp luật.
38. Anh K ký hợp đồng thuê nhà ở của ông P với thời hạn 5 năm để làm
trụ sở công ty. Thời gian thuê mới được 3 năm thì ông P bán nhà cho bà G và
yêu cầu bà G tiếp tục cho anh K thuê nhà đến hết thời hạn ghi trong hợp đồng.
Nhưng bà G không cho anh K thuê nhà nữa, yêu cầu anh phải chuyển ngay đi
nơi khác. Xin hỏi trường hợp này phải giải quyết như thế nào?
Trả lời:
Trường hợp chủ sở hữu nhà ở chuyển quyền sở hữu nhà ở (bán nhà) đang
cho thuê mà thời hạn thuê nhà ở vẫn còn thì bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê nhà
đến hết thời hạn hợp đồng. Vấn đề này được quy định tại Điều 104 của Luật nhà ở
năm 2005, cụ thể như sau:
Trường hợp chủ sở hữu nhà ở chuyển quyền sở hữu nhà ở đang cho thuê mà
thời hạn thuê nhà ở vẫn còn thì bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp
đồng; chủ sở hữu nhà ở mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà ở
đã ký kết trước đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên thì bà G là chủ sở hữu nhà mới có
trách nhiệm tiếp tục cho anh K được thuê nhà cho đến khi hết hạn hợp đồng đã ký
kết với ông P.
39. Đề nghị cho biết ai có quyền tặng cho nhà ở thuộc sở hữu chung?
Trả lời:
Nhà ở thuộc sở hữu chung là nhà ở có từ hai chủ sở hữu trở lên, có thể là sở
hữu chung theo phần hoặc sở hữu chung hợp nhất. Nhà ở thuộc sở hữu chung theo
phần là trường hợp nhà ở đó được chia thành nhiều phần, mỗi phần có một chủ sở
hữu. Còn nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất là nhà ở có nhiều chủ sở hữu mà
không xác định cụ thể, chính xác được phần quyền của mỗi chủ sở hữu.
Việc tặng cho nhà ở thuộc sở hữu chung là quyền của mỗi chủ sở hữu, nhưng
phải tuân theo nguyên tắc theo quy định tại Điều 107 của Luật nhà ở năm 2005:
77
- Trường hợp tặng cho nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất thì phải được sự
đồng ý bằng văn bản của tất cả các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung.
- Trường hợp tặng cho nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì chủ sở hữu
chỉ được tặng cho phần nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình và bảo đảm không
làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung khác.
- Người nhận tặng cho nhà ở thuộc sở hữu chung được công nhận là chủ sở
hữu đối với nhà ở thuộc sở hữu chung được tặng cho kể từ khi hợp đồng tặng cho
nhà ở được công chứng.
Căn cứ vào các quy định nêu trên, các chủ sở hữu chung nhà ở đều có quyền
tặng cho quyền sở hữu của mình cho người khác. Tuy nhiên, khi tặng cho phải
tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật.

VI. XUẤT NHẬP CẢNH


1. Đề nghị cho biết công dân Việt Nam khi xuất cảnh hoặc nhập cảnh
qua biên giới cần có những giấy tờ gì?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày
17 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt
Nam, thì công dân Việt Nam khi xuất cảnh, nhập cảnh sẽ được cấp một trong các
giấy tờ sau:
- Hộ chiếu quốc gia, bao gồm:

+ Hộ chiếu ngoại giao;


+ Hộ chiếu công vụ;
+ Hộ chiếu phổ thông.
- Giấy tờ khác bao gồm:
+ Hộ chiếu thuyền viên;
+ Giấy thông hành biên giới;
+ Giấy thông hành nhập, xuất cảnh;
+ Giấy thông hành hồi hương;
78
+ Giấy thông hành.
Khi xuất cảnh hoặc nhập cảnh qua biên giới Việt Nam, công dân Việt Nam
phải xuất trình một trong các giấy tờ nêu trên cùng một số giấy tờ khác theo quy
định của pháp luật.
2. Con trai tôi đang làm việc và định cư ở nước ngoài, chúng tôi dự định
xin cấp hộ chiếu để thỉnh thoảng đi thăm con trai và kết hợp đi du lịch. Đề nghị
cho biết hộ chiếu có giá trị trong thời hạn bao lâu?
Trả lời:
Hộ chiếu là một loại giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh qua biên giới
Việt Nam. Thời hạn của hộ chiếu được quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định
số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập
cảnh của công dân Việt Nam, như sau:
- Hộ chiếu quốc gia:
+ Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có giá trị không quá 5 năm tính từ
ngày cấp. Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ được gia hạn một lần, tối đa
không quá 3 năm. Việc gia hạn phải thực hiện trước khi hộ chiếu hết hạn ít nhất
30 ngày.
+ Hộ chiếu phổ thông có giá trị không quá 10 năm tính từ ngày cấp và
không được gia hạn.
+ Thời hạn của hộ chiếu quốc gia cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi hoặc cấp cho
công dân kèm theo trẻ em dưới 14 tuổi có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày
cấp đến khi trẻ em đó đủ 14 tuổi và không được gia hạn.
- Thời hạn của các giấy tờ khác có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh:
+ Giấy thông hành biên giới, giấy thông hành nhập xuất cảnh, giấy thông
hành hồi hương có giá trị không quá 12 tháng tính từ ngày cấp và không được gia
hạn.
+ Giấy thông hành có giá trị không quá 6 tháng tính từ ngày cấp và không
được gia hạn.
+ Hộ chiếu thuyền viên có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp. Hộ
chiếu thuyền viên được gia hạn một lần, tối đa không quá 3 năm. Việc gia hạn
phải thực hiện trước khi hộ chiếu hết hạn ít nhất 30 ngày.
79
3. Gia đình tôi dự định đi du lịch ở nước ngoài, tôi rất băn khoăn không
biết trình tự và thủ tục xin cấp hộ chiếu như thế nào. Con tôi năm nay được 5
tuổi thì có được cấp hộ chiếu không?
Trả lời:
Theo quy định của pháp luật, hộ chiếu phổ thông cấp cho mọi công dân Việt
Nam. Trẻ em dưới 14 tuổi được cấp hộ chiếu phổ thông, có thể được cấp riêng cho
trẻ em đó hoặc cấp chung vào hộ chiếu của cha hoặc mẹ nếu có đề nghị của cha
hoặc mẹ trẻ em đó. Như vậy, con anh (chị) được 5 tuổi vẫn được cấp riêng hộ
chiếu phổ thông hoặc cấp chung vào hộ chiếu của bạn. Tuy nhiên khi anh (chị) lập
hồ sơ xin cấp hộ chiếu cần lưu ý là đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên, mỗi người
sẽ được cấp riêng một hộ chiếu. Do vậy, anh (chị) cần lập riêng từng bộ hồ sơ của
chồng, vợ, con khi xin cấp hộ chiếu.
Theo Điều 15 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 về xuất cảnh,
nhập cảnh của công dân Việt Nam quy định:
Công dân Việt Nam ở trong nước đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông có thể nộp
hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh theo một trong các cách
sau đây:
- Trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh
Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc nơi đang tạm
trú.
- Gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công
an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú và đề nghị được nhận kết
quả qua đường bưu điện. Việc gửi hồ sơ và nhận kết quả qua đường bưu điện thực
hiện theo thủ tục do Bộ Công an và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
quy định.
- Ủy thác cho cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân trực tiếp nộp hồ sơ và
nhận kết quả tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương nơi thường trú. Việc ủy thác thực hiện theo quy định của Bộ
Công an.
- Trong trường hợp cấp thiết cần hộ chiếu gấp (do Bộ Công an quy định)
người đề nghị có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh -
Bộ Công an.

80
Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu gồm có:
- Đối với trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan Quản
lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú
hoặc nơi đang tạm trú, hồ sơ gồm:
+ Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định.
Đối với trẻ em dưới 14 tuổi thì cha, mẹ hoặc người đỡ đầu của trẻ em đó
khai và ký vào tờ khai; nếu cha hoặc mẹ có nhu cầu cho con dưới 14 tuổi đi cùng
hộ chiếu thì khai chung vào tờ khai của mình.
+ Bản sao giấy khai sinh của trẻ em dưới 14 tuổi.
Khi nộp hồ sơ phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân của người đề nghị
cấp hộ chiếu còn giá trị để đối chiếu.
- Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện
+ Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định, có xác nhận
của Trưởng Công an phường, xã nơi đăng ký thường trú.
+ Bản chụp giấy chứng minh nhân dân còn giá trị.
Khi nộp hồ sơ, người đề nghị cấp hộ chiếu phải nộp lệ phí hộ chiếu theo
quy định của Bộ Tài chính. Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện thì nộp lệ
phí cùng với hồ sơ và thanh toán cước phí chuyển, phát cho Bưu điện.
Thời hạn giải quyết hồ sơ và trả kết quả như sau:
- Đối với các trường hợp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan Quản lý
xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì cơ quan Quản
lý xuất nhập cảnh trả kết quả trong thời hạn không quá 8 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận hồ sơ.
- Đối với trường hợp Gửi hồ sơ qua đường bưu điện, cơ quan Quản lý xuất
nhập cảnh trả kết quả trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
hồ sơ.
Cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân được người đề nghị cấp hộ chiếu ủy
thác nộp hồ sơ và nhận kết quả phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đối
chiếu chính xác giữa người đề nghị cấp hộ chiếu, giấy chứng minh nhân dân và tờ
khai của họ.

81
4. Tôi là công dân Việt Nam, đang sinh sống tại nước ngoài, muốn được
cấp hộ chiếu phổ thông. Xin hỏi thủ tục và hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu phổ
thông gồm có những giấy tờ gì?
Trả lời
Công dân Việt Nam đang ở nước ngoài đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông thì
nộp hồ sơ tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo qui định tại Điều 16 Nghị định
số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 về xuất cảnh, nhập cảnh của công
dân Việt Nam gồm:
- Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu quy định;
- Giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam;
- Bản sao giấy khai sinh nếu người đề nghị cấp hộ chiếu dưới 14 tuổi.
Trường hợp cha hoặc mẹ có nhu cầu cho con dưới 14 tuổi đi cùng hộ chiếu
thì khai chung vào tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu của mình.
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trả kết quả cho người đề nghị
trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
5. Theo quy định của pháp luật thì công dân Việt Nam ở trong nước
chưa được phép xuất cảnh trong những trường hợp nào?
Trả lời
Điều 21 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 về xuất
cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam thì công dân Việt Nam ở trong nước chưa
được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều
tra tội phạm.
- Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.
- Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải
quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.
- Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính,
nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền,
đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.
82
- Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.
- Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
- Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của
Chính phủ.
6. Thẩm quyền quyết định chưa cho công dân Việt Nam xuất cảnh.
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17
tháng 8 năm 2007 về xuất cảnh, nhập cảnh thì thẩm quyền quyết định chưa cho
công dân Việt Nam xuất cảnh như sau:
- Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án hoặc cơ quan thi hành án các
cấp quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người đang bị truy cứu trách
nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm, đang có nghĩa vụ
chấp hành bản án hình sự và đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế;
đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ; Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết
định chưa cho xuất cảnh đối với những người đang có nghĩa vụ chấp hành quyết
định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về
tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để
thực hiện nghĩa vụ đó.
- Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người vì
lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.
- Bộ trưởng Bộ Công an quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những
người vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
- Thủ trưởng cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an quyết định
chưa cho xuất cảnh đối với những người có hành vi vi phạm hành chính về xuất
nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.
Các cơ quan có thẩm quyền nêu trên (trừ Thủ trưởng cơ quan Quản lý xuất
nhập cảnh) khi quyết định chưa cho công dân xuất cảnh phải gửi văn bản thông
báo cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an, nêu rõ các yếu tố nhân thân
của người chưa được xuất cảnh và thời hạn chưa cho người đó xuất cảnh, để thực

83
hiện. Khi hủy bỏ quyết định đó cũng phải thông báo bằng văn bản cho Cục Quản
lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an để thực hiện.
Cơ quan nào quyết định chưa cho công dân xuất cảnh thì có trách nhiệm
thông báo bằng văn bản cho công dân đó biết, trừ trường hợp vì lý do đảm bảo bí
mật cho công tác điều tra tội phạm và lý do an ninh.
Người quyết định chưa cho công dân xuất cảnh phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật về quyết định của mình.
VII. XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
A. XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC AN
NINH TRẬT TỰ
1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an
ninh và trật tự, an toàn xã hội phải chịu hình thức xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 4 Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12 ngày 12 tháng 2005
quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn
xã hội thì đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự
được quy định tại Nghị định này, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong
các hình thức xử phạt chính sau đây:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền.
Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự có thể bị
phạt từ 60.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều
hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc bằng, chứng
chỉ hành nghề hoặc giấy phép khác;
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm
hành chính.

84
Ngoài ra, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
an ninh, trật tự còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả
sau đây:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành
chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;
- Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường,
lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật
phẩm, phương tiện;
- Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây
trồng, văn hoá phẩm độc hại.
Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh,
trật tự trên lãnh thổ Việt Nam có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. Bộ
trưởng Bộ Công an quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là gì và thời hiệu xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội được quy
định như thế nào?
Trả lời:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là thời hạn để xử phạt đối với cá
nhân hay tổ chức vi phạm pháp luật hành chính; nếu quá thời hạn mà pháp luật
quy định thì không xử phạt nữa.
Điều 5 Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2005 quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã
hội quy định:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự là một
năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện; đối với vi phạm hành chính về
xuất cảnh, nhập cảnh thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là hai năm, kể từ
ngày hành vi vi phạm được thực hiện.
Nếu quá các thời hạn nói trên thì không bị xử phạt vi phạm hành chính
nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính quy
định tại Nghị định.

85
Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét
xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ
án thì bị xử phạt vi phạm hành chính nếu hành vi của người đó có dấu hiệu vi
phạm hành chính; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là
ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ
và hồ sơ vi phạm.
Trong thời hạn được quy định trên mà cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi
vi phạm hành chính mới hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp
dụng thời hiệu xử phạt nói trên; thời hiệu xử phạt được tính lại kể từ thời điểm người
đó thực hiện hành vi vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn
tránh, cản trở việc xử phạt.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nếu có lỗi trong việc để
quá thời hiệu xử phạt thì bị xử lý theo quy định.
3. Trần Văn C thường xuyên say rượu, bia, hay chửi bới và gây mất trật
tự công cộng ở thôn xóm. Cơ quan có thẩm quyền đã xử phạt C 500.000 đồng.
C không đồng ý vì cho rằng mức phạt trên quá nặng. Xin hỏi việc C bị xử phạt
như vậy là đúng hay sai?
Trả lời:
Trong trường hợp này, hành vi của C đã vi phạm trật tự công cộng và bị xử
phạt 500.000 đồng là đúng với các qui định về việc xử lý vi phạm hành chính đối
với hành vi vi phạm trật tự công cộng đã được qui định tại khoản 2 Điều 7 của
Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2005 qui định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội:
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành
vi sau đây:
- Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;
- Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Gọi điện thoại đến các số máy khẩn cấp để trêu đùa, chửi bới, đe doạ,
quấy nhiễu, thử máy điện thoại hoặc nhằm các mục đích khác;
- Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;

86
- Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào tàu, thuyền,
xe lửa hoặc các phương tiện giao thông khác, vào người, đồ vật, tài sản của người
khác;
- Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng mà không được phép của cơ quan có thẩm
quyền;
- Để gia súc hoặc các động vật khác gây thương tích cho người khác.
4. Anh T thường hay tụ tập bạn bè ăn nhậu, hát karaoke về đêm gây mất
trật tự khu phố. Theo quy định của pháp luật thì hành vi của anh T bị xử lý
như thế nào?
Trả lời:
Hành vi gây ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung được quy định tại Điều 8
Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2005 quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với
một trong những hành vi sau đây:
- Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo trong khoảng thời gian từ 22
giờ đến 5 giờ sáng ngày hôm sau;
- Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của bệnh viện, nhà điều
dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung.
5. Cửa hàng rửa xe máy của gia đình ông Đ thường xuyên đổ nước chảy
ra lòng đường, vỉa hè làm mất vệ sinh chung. Mọi người đã nhắc nhở nhiều
lần nhưng ông Đ vẫn không có biện pháp sửa chữa, khắc phục. Xin hỏi việc để
nước chảy ra lòng đường, hè phố của ông Đ có vi phạm pháp luật không? Nếu
có thì bị xử lý như thế nào?
Trả lời:
Hành vi của ông D đã gây ảnh hưởng đến việc giữ gìn vệ sinh chung được
quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 150/2005/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm
2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an
toàn xã hội và sẽ bị xử lý như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một
trong những hành vi sau đây:
87
- Không thực hiện các quy định về quét dọn rác, khai thông cống rãnh
trong và xung quanh nhà ở, cơ quan, doanh nghiệp, doanh trại gây mất vệ sinh
chung;
- Đổ nước hoặc để nước chảy ra khu tập thể, lòng đường, vỉa hè, nhà ga,
bến xe, nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông hoặc ở những nơi khác
làm mất vệ sinh chung;
- Vứt rác, xác động vật, chất thải hoặc bất cứ vật gì khác ra nơi công cộng,
chỗ có vòi nước, giếng nước ăn, ao, đầm, hồ mà thường ngày nhân dân sử dụng
trong sinh hoạt gây ô nhiễm hoặc làm mất vệ sinh;
- Tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung;
- Để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật khác phóng uế ở nơi công
cộng;
- Lấy, vận chuyển phân bằng phương tiện giao thông thô sơ trong thành
phố, thị xã để rơi vãi hoặc không đảm bảo vệ sinh;
- Tự ý đốt chất thải, chất độc hoặc các chất nguy hiểm khác ở khu vực dân
cư, nơi công cộng.
Ngoài việc bị phạt tiền, ông Đ còn bị buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm
môi trường do hành vi vi phạm hành chính của mình gây ra.
6. Q bị bắt quả tang khi đang dán các tờ giấy quảng cáo vào các cột
điện, tường nhà... Hành vi của Q có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Trả lời:
Hành vi của Q sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 10
Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12 ngày 12 năm 2005 quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Cụ thể như sau:
Q sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000đồng đến 100.000 đồng; ngoài ra
còn bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu do vi phạm hành chính gây ra và bị
tịch thu tang vật, phương tiện.
Cụ thể khoản 1 Điều 10 Nghị định 150/2005/NĐ-CP quy định như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một
trong những hành vi sau đây:

88
- Không mặc quần, áo hoặc mặc quần áo lót ở nơi hội họp đông người, các
địa điểm văn hoá, tín ngưỡng, nơi làm việc của các cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội;
- Không có vé mà vào những nơi quy định phải có vé;
- Có lời nói hoặc cử chỉ thô thiển, tục tĩu, thiếu văn hóa ở nơi công cộng;
- Làm hoen bẩn, vẽ, viết, dán quảng cáo, tranh ảnh vào các biển hiệu, biển
quảng cáo, panô, áp phích, cây, cột điện, tường nhà, hàng rào, trụ sở của cơ quan,
tổ chức, trường học, bệnh viện, khu dân cư hoặc những nơi khác mà không được
phép. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị buộc khôi phục lại
tình trạng ban đầu do vi phạm hành chính gây ra và bị tịch thu tang vật, phương
tiện.
7. Hành vi tẩy, xóa, sửa chữa nội dung, hình thức giấy tờ hộ khẩu bị xử
lý như thế nào?
Trả lời:
Hành vi trên đã vi phạm quy định về đăng ký và quản lý hộ khẩu. Khoản 2
Điều 11 Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2005 quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội quy
định như sau:
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành
vi sau đây:
- Tẩy, xoá, sửa chữa hoặc làm sai lệch nội dung, hình thức giấy tờ hộ khẩu;
- Thuê, mượn hoặc cho thuê, cho mượn giấy tờ hộ khẩu để thực hiện hành
vi trái quy định của pháp luật;
- Sử dụng giấy tờ hộ khẩu để thực hiện hành vi trái pháp luật;
- Không thực hiện việc đăng ký tạm trú cho khách lưu trú với cơ quan
công an theo quy định.
8. Hành vi vi phạm quy định về cấp và quản lý, sử dụng giấy chứng
minh nhân dân và các giấy tờ đi lại khác bị xử lý như thế nào?
Trả lời:

89
Hành vi vi phạm quy định về cấp và quản lý, sử dụng giấy chứng minh
nhân dân và các giấy tờ đi lại khác được quy định tại Điều 12 Nghị định số
150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một
trong những hành vi sau đây:
- Không mang theo giấy chứng minh nhân dân hoặc không xuất trình giấy
chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra;
- Không thực hiện đúng quy định về cấp mới, cấp lại, đổi giấy chứng minh
nhân dân;
- Không thực hiện đúng quy định về thu hồi, tạm giữ giấy chứng minh nhân
dân;
- Không làm giấy chứng minh nhân dân theo quy định;
- Sử dụng giấy chứng minh nhân dân đã hết thời hạn.
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành
vi sau đây:
- Đến khu vực quy định cần có giấy phép mà không có hoặc có giấy phép
nhưng không còn giá trị;
- Sử dụng giấy chứng minh nhân dân của người khác.
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành
vi sau đây:
- Tẩy xoá, sửa chữa giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy phép đi lại khác;
- Thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn giấy chứng minh nhân dân,
giấy phép đi lại khác;
- Bỏ lại giấy chứng minh nhân dân sau khi bị kiểm tra, tạm giữ;
- Tự ý thay ảnh của mình hoặc thay ảnh của người khác vào giấy chứng
minh nhân dân.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những
hành vi sau đây:

90
- Khai man, giả mạo hồ sơ để được cấp giấy chứng minh nhân dân hoặc
giấy phép đi lại khác;
- Làm giả giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy phép đi lại khác;
- Sử dụng giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy phép đi lại không do cơ
quan có thẩm quyền cấp.
Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức
xử phạt bổ sung và biện pháp sau đây:
- Bị tịch thu tang vật, phương tiện đối với các hành vi sử dụng giấy chứng
minh nhân dân đã hết thời hạn; sử dụng giấy chứng minh nhân dân của người
khác...
- Bị huỷ bỏ hồ sơ giả mạo đối với hành vi khai man, giả mạo hồ sơ để
được cấp giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy phép đi lại khác...
9. Gia đình L làm nghề buôn bán vật liệu phế thải, đã nhiều lần mua
các loại phế liệu, phế phẩm có lẫn vũ khí, công cụ hỗ trợ với số lượng nhỏ, về
bán kiếm lời. Xin hỏi hành vi của gia đình L có vi phạm pháp luật hay không?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày
12/12/2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật
tự, an toàn xã hội về hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu
nổ, công cụ hỗ trợ, các loại pháo, đồ chơi nguy hiểm bị cấm:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những
hành vi sau:
- Mua, bán, vận chuyển vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ với số lượng nhỏ mà
không có giấy phép hoặc có giấy phép nhưng không còn giá trị;
- Mua, bán các loại phế liệu, phế phẩm có lẫn vũ khí, công cụ hỗ trợ với số
lượng nhỏ;
- Vi phạm các quy định an toàn về vận chuyển vũ khí, công cụ hỗ trợ;
- Cưa hoặc tháo bom, mìn, đạn, lựu đạn, thủy lôi và các loại vũ khí khác để
lấy thuốc nổ trái phép;

91
- Sản xuất, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển pháo, thuốc pháo và đồ chơi
nguy hiểm;
- Để mất vũ khí, công cụ hỗ trợ;
Như vậy, hành vi của gia đình L đã vi phạm các quy định pháp luật. Ngoài
việc bị phạt tiền, gia đình L còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tịch thu
tang vật, phương tiện.
10. Hành vi vi phạm các quy định về quản lý một số ngành, nghề kinh
doanh có điều kiện như cho thuê lưu trú, cầm đồ, vũ trường, karaoke, tắm hơi,
xoa bóp (massage), in... bị xử lý như thế nào?
Trả lời:
Hành vi vi phạm các quy định về quản lý một số ngành, nghề kinh doanh
có điều kiện về an ninh, trật tự được quy định tại Điều 14 Nghị định số
150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội:
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành
vi sau đây:
- Hộ kinh doanh cá thể cho thuê lưu trú, in lưới (in lụa), photocopy hoạt
động không có cam kết thực hiện các điều kiện về an ninh trật tự với cơ quan công
an;
- Sử dụng người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn vào hoạt động trong các
cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự hoặc không thực hiện đầy đủ các
quy định khác về điều kiện an ninh, trật tự khi hoạt động ngành, nghề kinh doanh
có điều kiện;
- Mất giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự hoặc bản cam kết thực
hiện các điều kiện về an ninh, trật tự.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những
hành vi sau đây:
- Kinh doanh không đúng nội dung, địa điểm quy định trong giấy xác nhận
đủ điều kiện về an ninh, trật tự hoặc bản cam kết thực hiện các điều kiện về an ninh,
trật tự;

92
- Nhận cầm cố tài sản mà theo quy định tài sản đó phải có giấy tờ sở hữu
hoặc đăng ký nhưng không có các giấy tờ đó;
- Cầm cố, thế chấp tài sản mà không có hợp đồng theo quy định;
- Cho mượn, mượn hoặc chuyển nhượng giấy xác nhận đủ điều kiện về an
ninh, trật tự hoặc bản cam kết thực hiện các điều kiện về an ninh, trật tự.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những
hành vi sau đây:
- Hành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự mà không có giấy
xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự;
- Không có bản cam kết thực hiện các điều kiện về an ninh, trật tự với cơ
quan công an đối với các toà nhà cao từ 10 tầng trở xuống dùng làm khách sạn,
nhà ở, nhà nghỉ, văn phòng làm việc, cầm đồ, karaoke, vũ trường; tắm hơi, xoa
bóp (massage), cơ sở in;
- Không cam kết thực hiện các điều kiện về an ninh trật tự, không thực
hiện đúng những yêu cầu về các điều kiện đảm bảo an ninh trật tự hoặc không
khai báo tạm trú khi cho người nước ngoài thuê chỗ ở, làm việc;
- Dùng cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để tổ chức hoạt
động mại dâm, ma tuý, cờ bạc hoặc các hoạt động khác trái pháp luật;
- Tạo điều kiện cho người khác lợi dụng cơ sở kinh doanh có điều kiện về
an ninh, trật tự để tổ chức hoạt động mại dâm, ma tuý, cờ bạc hoặc các hoạt động
khác trái pháp luật;
- Cầm cố tài sản do trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt hoặc do các hành vi vi
phạm pháp luật khác mà có.
Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức
xử phạt bổ sung sau đây:
- Bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ
3 tháng đến 6 tháng đối với các hành vi hộ kinh doanh cá thể cho thuê lưu trú, in
lưới (in lụa), photocopy hoạt động không có cam kết thực hiện các điều kiện về an
ninh trật tự với cơ quan công an; dùng cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh,
trật tự để tổ chức hoạt động mại dâm, ma tuý, cờ bạc hoặc các hoạt động khác trái
pháp luật...

93
- Bị tịch thu tang vật, phương tiện và tước quyền sử dụng giấy phép, chứng
chỉ hành nghề trong thời hạn từ 6 tháng đến 9 tháng đối với hành vi cầm cố tài sản
do trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt hoặc do các hành vi vi phạm pháp luật khác mà
có.
11. Ngô Thị Ng làm công tác văn thư cho Ủy ban nhân dân xã X, đã tự ý
mang con dấu về nhà để đóng dấu giấy tờ cho bà con của mình. Hỏi hành vi của
Ng có vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu?
Trả lời:
Việc mang con dấu về nhà của Ng đã vi phạm các quy định về quản lý và sử
sụng con dấu được quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 150/2005/NĐ-CP
ngày 12/12/2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh
và trật tự, an toàn xã hội. Cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những
hành vi sau đây:
- Khắc các loại con dấu mà không có giấy phép hoặc các giấy tờ khác theo quy
định;
- Sử dụng con dấu chưa đăng ký lưu chiểu mẫu hoặc chưa có giấy chứng
nhận đã đăng ký mẫu con dấu;
- Tự ý mang con dấu ra khỏi cơ quan, đơn vị mà không được phép của cấp
có thẩm quyền;
- Để mất con dấu đang sử dụng;
- Không khắc lại con dấu khi có quyết định của cấp có thẩm quyền về đổi
tên cơ quan, tổ chức hoặc thay đổi trụ sở cơ quan, tổ chức theo quy định;
- Không khắc lại con dấu theo mẫu quy định;
- Không nộp lại con dấu khi cơ quan, tổ chức tách, sát nhập, giải thể, phá
sản hoặc thôi hoạt động;
- Không thông báo mẫu dấu với các cơ quan có liên quan trước khi sử dụng.
12. Xin hỏi hành vi không cung cấp tài liệu, vật chứng theo yêu cầu hợp
pháp của cơ quan và người tiến hành tố tụng, không thực hiện nghĩa vụ của

94
người làm chứng, người phiên dịch, người bào chữa, người có quyền và lợi ích
liên quan đến vụ án bị xử lý như thế nào?
Trả lời:
Hành vi trên bị xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định số
150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội, cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những
hành vi sau đây:
- Vi phạm các quy định về áp dụng biện pháp ngăn chặn như: bắt, tạm giữ,
tạm giam, bảo lĩnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo
đảm hoặc có các hành vi vi phạm các biện pháp ngăn chặn khác theo quy định của
pháp luật;
- Vi phạm nghĩa vụ của người tham gia tố tụng như: không cung cấp tài
liệu, vật chứng theo yêu cầu hợp pháp của cơ quan và người tiến hành tố tụng,
không thực hiện nghĩa vụ của người làm chứng, người phiên dịch, người bào
chữa, người có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án; vi phạm các quy định về bảo
quản vật chứng, niêm phong, kê biên tài sản hoặc có các hành vi vi phạm khác
theo quy định của pháp luật;
- Vi phạm quy chế, chế độ thi hành các bản án hình sự như: án treo, quản
chế, cấm cư trú, cư trú bắt buộc, cải tạo không giam giữ, thi hành án phạt tù, cố ý
không chấp hành hoặc cản trở việc thi hành các bản án, quyết định của Toà án về
dân sự, hành chính, lao động, hôn nhân và gia đình hoặc có các hành vi vi phạm
khác theo quy định của pháp luật.
13. M và N thất nghiệp, thường xuyên tụ tập tại bến xe nhận bốc vác,
chuyên chở hành lý cho khách. Chúng thường xuyên gây gổ, sách nhiểu, gây
phiền hà cho khách và đòi thêm tiền. Xin hỏi hành vi của M và N bị xử phạt
như thế nào?
Trả lời:
Hành vi của M và N bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều
18 Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội, cụ thể như sau:

95
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những
hành vi sau đây:
- Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;
- Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao
trực tiếp quản lý;
- Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ
hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng
khác;
- Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản.
14. Hành vi gây hư hại đến các công trình công cộng, công trình an
ninh, trật tự bị xử lý như thế nào?
Trả lời:
Hành vi gây hư hại đến các công trình công cộng, công trình an ninh, trật
tự bị xử lý theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày
12/12/2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật
tự, an toàn xã hội, cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những
hành vi tự ý xê dịch, tháo dỡ, phá huỷ hoặc làm bất cứ việc gì khác gây hư hại đến
các loại biển báo, biển chỉ dẫn, biển hiệu của cơ quan, tổ chức.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những
hành vi tự ý xê dịch, tháo dỡ cột dây điện thoại, điện tín, cột đèn, hàng rào của các
cơ quan nhà nước hoặc các công trình công cộng khác.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm
quy định về bảo vệ công trình an ninh, trật tự.
- Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị tịch thu tang vật,
phương tiện và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm
hành chính gây ra.
15. Hành vi đốt nương, rẫy trong vành đai biên giới, làm hư hại các
biển báo khu vực biên giới, vành đai biên giới, vùng cấm sẽ bị xử lý như thế
nào?

96
Trả lời:
Hành vi đốt nương, rẫy trong vành đai biên giới, làm hư hại các biển báo
khu vực biên giới, vành đai biên giới, vùng cấm sẽ bị xử lý theo khoản 1 Điều 20
Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Cụ thể khoản 1 Điều
20 Nghị định số 150/2005/NĐ-CP quy định như sau:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những
hành vi sau đây:
- Làm hư hại hoặc có bất cứ hành động gì khác có hại tới cột mốc, dấu
hiệu trên đường biên giới;
- Vi phạm các quy định về chăn, thả gia súc qua biên giới;
- Đốt nương, rẫy trong vành đai biên giới, làm hư hại các biển báo khu vực
biên giới, vành đai biên giới, vùng cấm.
16. Hành vi vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh cư
trú và đi lại bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm các quy định về
xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh cư trú và đi lại được quy định tại Điều 22 Nghị
định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội, cụ thể như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với
hành vi người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam mà không mang theo hộ
chiếu hoặc giấy tờ khác thay hộ chiếu; không xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ
khác thay hộ chiếu khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra.
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những
hành vi sau đây:
- Làm mất, hư hỏng hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị
thực Việt Nam, thẻ tạm trú, thẻ thường trú mà không khai báo ngay với cơ quan
có thẩm quyền;
- Tẩy, xoá, sửa chữa hoặc làm sai lệch hình thức, nội dung ghi trong hộ
chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực, thẻ tạm trú;
97
- Khai không đúng sự thật để được cấp hộ chiếu, giấy tờ khác có giá trị
thay hộ chiếu,thị thực Việt Nam, thẻ tạm trú, thẻ thường trú; dùng hộ chiếu, hoặc
giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu mà không còn giá trị để nhập cảnh, xuất cảnh;
- Người nước ngoài đi vào các khu vực cấm, các khu vực nhà nước quy
định cần có giấy phép mà không có giấy phép hoặc đi lại quá phạm vi, thời hạn
được phép;
- Nhập cảnh, xuất cảnh mà không xuất trình giấy tờ khi nhà chức trách
Việt Nam yêu cầu; không chấp hành các yêu cầu khác của nhà chức trách về kiểm
tra người, hành lý theo quy định của pháp luật;
- Người nước ngoài không khai báo tạm trú theo quy định hoặc sử dụng
chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn mà
không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
- Cơ sở có người nước ngoài nghỉ qua đêm nhưng không chuyển nội dung
khai báo tạm trú, không hướng dẫn người nước ngoài khai báo tạm trú theo quy
định hoặc không thực hiện đúng các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những
hành vi sau đây:
- Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh không có hộ chiếu, thị thực hoặc giấy tờ
có giá trị thay hộ chiếu và thị thực theo quy định;
- Trốn hoặc tổ chức, giúp đỡ người khác trốn vào các phương tiện nhập
cảnh, xuất cảnh nhằm mục đích vào Việt Nam hoặc ra nước ngoài;
- Cho người khác sử dụng hộ chiếu, giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc sử
dụng hộ chiếu, các giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu của người khác để nhập cảnh,
xuất cảnh.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những
hành vi sau đây:
- Chủ phương tiện, người điều khiển các loại phương tiện chuyên chở
người nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam trái phép;
- Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan
có thẩm quyền.

98
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong
những hành vi sau:
- Giúp đỡ, chứa chấp, che dấu, tạo điều kiện cho người khác đi nước ngoài,
ở lại nước ngoài, vào Việt Nam, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia
trái phép;
- Người nước ngoài nhập cảnh, hành nghề hoặc có hoạt động khác tại Việt
Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy
định của pháp luật;
- Cá nhân, tổ chức ở Việt Nam bảo lãnh hoặc làm thủ tục cho người nước
ngoài nhập cảnh Việt Nam, xin cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, gia hạn tạm trú
nhưng không thực hiện đúng trách nhiệm theo quy định của pháp luật hoặc khai
không đúng sự thật khi bảo lãnh, mời hoặc làm thủ tục cho người nước ngoài nhập
cảnh, xin cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, gia hạn tạm trú;
- Ở lại nước ngoài mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong
những hành vi sau đây:
- Giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị
thay hộ chiếu, thị thực, thẻ tạm trú, thẻ thường trú;
- Làm giả hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực, thẻ
tạm trú, thẻ thường trú hoặc dấu kiểm chứng;
- Sử dụng hộ chiếu giả, giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu giả, thị thực giả,
thẻ tạm trú giả, thẻ thường trú giả, dấu kiểm chứng giả để xuất cảnh, nhập cảnh,
quá cảnh;
- Trốn vào đại sứ quán, lãnh sự quán hoặc trụ sở cơ quan, tổ chức quốc tế
đóng tại Việt Nam;
- Tổ chức, đưa dẫn hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh
Việt Nam trái phép.
Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị thu hồi hộ
chiếu, giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu và tịch thu tang vật, phương tiện.

99
17. Mai Thị M là chủ quản lý nhà hàng karaoke, do sơ hở đã để cho
khách hàng chích ma túy trong phòng vệ sinh, dẫn đến sốc thuốc phải đi cấp
cứu. Hỏi hành vi của M có vi phạm pháp luật hay không?
Trả lời:
Hành vi của M đã vi phạm các quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định số
150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những
hành vi sau đây:
- Người chủ hoặc người có trách nhiệm quản lý nhà hàng, khách sạn, quán
trọ, nhà nghỉ, câu lạc bộ, các phương tiện giao thông và các nơi khác do sơ hở,
thiếu trách nhiệm để cho người khác lợi dụng sử dụng chất ma tuý trong khu vực,
phương tiện mình quản lý;
- Trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa, cây cô ca hoặc các cây khác
có chứa chất ma tuý.
Ngoài việc bị phạt tiền, M còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Bị
tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 3 tháng đến
6 tháng.
18. Ông B cho K thuê phòng tại nhà nghỉ của mình để thực hiện hành
vi mua dâm với X. Theo quy định của pháp luật thì hành vi của ông B, K, X bị
xử lý như thế nào?
Trả lời:
Hành vi cung cấp địa điểm cho hoạt động mại dâm của ông B bị xử phạt vi
phạm hành chính theo Điều 24 Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12 tháng 12
năm 2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật
tự, an toàn xã hội, cụ thể ông B sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000
đồng đối với hành vi cung cấp địa điểm cho hoạt động mại dâm. Ngoài việc bị
phạt tiền, ông B còn bị tịch thu toàn bộ số tiền cho thuê phòng.

Hành vi mua dâm của K bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại
Điều 17 Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2004 của Chính

100
phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Phòng chống mại dâm. Theo
đó, K sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng hoặc phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu mua dâm có tính chất đồi trụy.
Hành vi bán dâm của X bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại
Điều 18 Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2004 của Chính
phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Phòng chống mại dâm. Theo
đó, X sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng; nếu
trong trường hợp bán dâm có tính chất đồi trụy thì phạt tiền từ 500.000 đồng đến
1.000.000 đồng. Nếu X từ đủ 14 tuổi trở lên và bán dâm có tính chất thường
xuyên, có nơi cư trú nhất định thì bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường,
thị trấn; nếu X từ đủ 16 tuổi trở lên và bán dâm có tính chất thường xuyên, đã áp
dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp
này nhưng không có nơi cư trú nhất định thì bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở
chữa bệnh.
19. Vào những ngày nghỉ chủ nhật, lễ tết, A cùng một số người tổ chức
các trò vui chơi giải trí có thưởng trong công viên, nhưng thực chất là để đánh
bạc ăn tiền. Hành vi của A có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì bị xử lý thế
nào?
Trả lời:
Khoản 5 Điều 24 Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm
2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an
toàn xã hội quy định:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi tổ chức đánh đề sau đây:
- Làm chủ lô, đề;
- Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;
- Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;
- Tổ chức các loại chơi cá cược “cá độ” trong hoạt động thi đấu thể dục thể
thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.
Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị tịch thu tiền do vi
phạm hành chính mà có và tịch thu tang vật, phương tiện.

101
Như vậy, theo quy định của pháp luật A sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng
đến 20.000.000 đồng. Ngoài việc bị phạt tiền, A 1còn bị tịch thu tiền do vi phạm
hành chính mà có và tịch thu tang vật, phương tiện.
20. Hành vi vi phạm quy định về bán, sử dụng rượu, bia bị xử phạt như
thế nào?
Trả lời:
Hành vi vi phạm quy định về bán, sử dụng rượu, bia bị xử phạt vi phạm
hành chính theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12
tháng 12 năm 2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an
ninh và trật tự, an toàn xã hội. Cụ thể như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với
hành vi say rượu, bia ở công sở, nơi làm việc, trong các khách sạn, nhà hàng, quán
ăn, trên các phương tiện giao thông và những nơi công cộng.
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành
vi sau đây:
- Xúi giục, cưỡng ép, tạo điều kiện cho trẻ em dưới 16 tuổi uống rượu, bia
- Chủ khách sạn, nhà hàng, quán ăn bán các loại rượu, nước uống hoặc các
chất kích thích khác có nồng độ cồn từ 14 độ trở lên cho người chưa thành niên;
bán rượu, bia cho trẻ em dưới 16 tuổi;
- Bán rượu, bia, các chất kích thích khác có nồng độ cồn từ 14 độ trở lên
tại các trường phổ thông;
- Uống rượu, bia trong các trường phổ thông.
Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm đối với các các hành vi bán rượu, bia, các chất kích thích
khác có nồng độ cồn từ 14 độ trở lên tại các trường phổ thông, uống rượu, bia
trong các trường phổ thông...
21. Người có hành vi đưa hối lộ người thi hành công vụ thì bị xử lý như
thế nào?
Trả lời:

102
Theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12 tháng
12 năm 2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và
trật tự, an toàn xã hội thì đối với hành vi đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất
khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính,
nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt tiền từ 500.000 đồng
đến 2.000.000 đồng .
Ngoài việc bị phạt tiền, người có hành vi trên còn bị tịch thu toàn bộ số
tiền, tài sản hoặc vật chất dùng để hối lộ người thi hành công vụ.
B. XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC AN
TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1. A điều khiển xe ô tô vượt đèn đỏ. Hỏi hành vi của A bị xử phạt như
thế nào?
Trả lời:
Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2007
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy
định:
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe vi
phạm một trong các hành vi sau đây:
- Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng
phần đường hoặc làn đường quy định;
- Để xe, đỗ xe ở lòng đường, hè phố trái quy định của pháp luật;
- Vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép;
- Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không
nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới
tại nơi đường giao nhau;
- Để người ngồi trên buồng lái quá số lượng quy định;
- Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
- Quay đầu xe ở trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, đường ngầm, đường hẹp,
đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất;

103
- Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị,
khu đông dân cư; trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
- Không tuân thủ quy tắc, hướng dẫn của người điều khiển giao thông khi
qua phà, cầu phao hoặc nơi ùn tắc giao thông;
- Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong
ngõ, đường nhánh ra đường chính;
- Xe được quyền ưu tiên sử dụng tín hiệu còi, cờ, đèn của xe ưu tiên không
đúng quy định;
- Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h.
A điều khiển ôtô vượt đèn đỏ như vậy đã không chấp hành hiệu lệnh của
đèn tín hiệu giao thông. A bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
2. Người điều khiển xe máy có hành vi lạng lách, đánh võng trên đường
thì bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Hành vi trên bị xử lý theo quy định tại khoản 7 Điều 9 Nghị định số
146/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Cụ thể, người điều khiển, người ngồi trên xe
mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương
tự xe gắn máy (kể cả xe ba gác máy, xe lôi máy) bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng
đến 6.000.000 đồng nếu vi phạm một trong các hành vi sau đây:
- Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
- Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, xe chạy bằng hai
bánh đối với xe ba bánh;
- Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi
về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; đứng trên xe điều khiển
xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy;
- Điều khiển xe thành nhóm từ 2 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe vi phạm còn bị tước quyền sử
dụng giấy phép lái xe 90 (chín mươi) ngày; tái phạm bị tước quyền sử dụng giấy
phép lái xe không thời hạn, tịch thu xe.

104
3. B điều khiển máy kéo, do lùi xe không quan sát nên đã va quệt vào xe
đạp của S làm S bị thương. Hành vi của B bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Hành vi của B đã vi phạm các quy tắc giao thông đường bộ, theo quy định
của khoản 1 Điều 10 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2007
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ:
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong
các hành vi vi phạm sau đây:
- Không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường
quy định;
- Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch
kẻ đường, trừ các hành vi quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe; đi vào đường cấm,
khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều…thì bị xử phạt theo các quy
định của các hành vi đó;
- Chuyển hướng không nhường đường cho người đi bộ tại nơi có vạch kẻ
đường dành cho người đi bộ qua đường hoặc cho người điều khiển xe thô sơ đang
đi trên phần đường dành cho họ;
- Lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước.
Ngoài việc bị phạt tiền, B còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe vì
gây tai nạn giao thông.
4. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp điện, người điều
khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ bị xử phạt như thế
nào?
Trả lời:
Việc xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp điện, người
điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ được quy định tại
Điều 11 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2007 quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ:
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 40.000 đồng đối với một trong
các hành vi vi phạm sau đây:

105
- Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường
quy định;
- Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước;
- Không tuân thủ quy tắc, hướng dẫn của người điều khiển giao thông khi
qua phà, cầu phao hoặc khi ùn tắc giao thông;
- Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu,
vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định ở điểm b khoản 3 Điều này thì bị
xử phạt theo điểm, khoản đó;
- Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép;
- Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị có lề
đường;
- Để xe ở lòng đường, hè phố trái quy định của pháp luật;
- Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phản quang; dừng xe, đỗ
xe trong hầm không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;
- Xe đạp, xe đạp điện đi dàn hàng ngang từ ba xe trở lên, xe thô sơ khác đi
dàn hàng ngang từ hai xe trở lên;
- Người điều khiển xe đạp, xe đạp điện sử dụng ô, điện thoại di động,
người ngồi trên xe đạp, xe đạp điện sử dụng ô;
- Xe thô sơ đi ban đêm không có báo hiệu bằng đèn hoặc vật phản quang.
Phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng đối với người điều khiển xe vi
phạm một trong các hành vi sau đây:
- Đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông, đỗ xe trên đường xe
điện, đỗ xe trên cầu gây cản trở giao thông;
- Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao cắt
đường sắt;
- Không nhường đường hoặc gây cản trở đối với xe cơ giới xin vượt, gây
cản trở xe ưu tiên;
- Dùng xe đẩy làm quầy hàng lưu động trên đường, gây cản trở giao thông;

106
- Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất
kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;
- Xe đạp, xe đạp điện, xe xích lô chở quá số người quy định, trừ trường
hợp chở người bệnh đi cấp cứu;
- Hàng xếp trên xe không bảo đảm an toàn, gây trở ngại giao thông; che
khuất tầm nhìn của người điều khiển.
Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
- Điều khiển xe đạp, xe đạp điện buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột
trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp điện;
- Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều đường của đường một chiều;
- Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc người
kiểm soát giao thông;
- Người điều khiển hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật
khác; mang vác, chở vật cồng kềnh.
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe vi
phạm một trong các hành vi sau đây:
- Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường;
- Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp điện; đi xe bằng hai bánh đối
với xe xích lô;
- Khi xảy ra tai nạn không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn
không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị
nạn.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện tái phạm đối với các
hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường; đi xe bằng một
bánh đối với xe đạp, xe đạp điện; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô còn bị tịch
thu xe.
5. Để kịp sang đường đi xe buýt, bà B đã trèo qua giải phân cách đường.
Xin hỏi Bà B có vi phạm các quy tắc giao thông đường bộ không?
Trả lời:
107
Hành vi của bà B đã vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, được quy định
tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2007
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và bị
phạt tiền từ 40.000 đồng đến 80.000 đồng.
Cụ thể khoản 2 Điều 12 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP quy định như sau:
Phạt tiền từ 40.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
- Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;
- Trèo qua giải phân cách; đi qua đường không bảo đảm an toàn;
- Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
6. Ông H chiếm dụng hè phố để làm nơi rửa xe. Hành vi của ông H bị
xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Hành vi của ông H vi phạm khoản 4 Điều 14 Nghị định số 146/2007/NĐ-
CP ngày 14 tháng 9 năm 2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ. Theo đó, ông H bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến
1.000.000 đồng. Ngoài việc bị phạt tiền ông H còn buộc phải thu dọn đồ vật chiếm
dụng mặt đường.
7. Công ty cấp nước A khi làm đường ống nước đã để vật liệu, đất đá
ngoài phạm vi thi công gây cản trở giao thông. Xin hỏi hành vi của Công ty cấp
nước A có vi phạm các quy định pháp luật hay không?
Trả lời:
Hành vi để vật liệu, đất đá ngoài phạm vi thi công của công ty cấp nước A là
vi phạm quy định về thi công, bảo trì công trình trong phạm vi đất dành cho đường
bộ. Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2007
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy
định: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
- Thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ không thực hiện
đúng các quy định trong giấy phép thi công;

108
- Thi công trên đường bộ đang khai thác không bố trí đủ biển báo hiệu, cọc
tiêu di động, rào chắn theo quy định; không đặt đèn đỏ vào ban đêm tại hai đầu
đoạn đường thi công; không có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông thông suốt;
- Không bố trí người hướng dẫn, điều khiển giao thông khi thi công ở chỗ
đường hẹp hoặc ở hai đầu cầu, cống, đường ngầm đang thi công theo đúng quy
định;
- Để vật liệu, đất đá, phương tiện thi công ngoài phạm vi thi công gây cản trở
giao thông;
- Thi công công trình trên đường đô thị không thực hiện theo phương án thi
công hoặc thời gian quy định;
- Không thu dọn ngay các biển báo hiệu, rào chắn, phương tiện thi công, các
vật liệu khác hoặc không hoàn trả phần đường theo nguyên trạng khi thi công
xong.
Ngoài việc bị phạt tiền, công ty cấp nước A còn bị áp dụng các hình thức xử
phạt bổ sung và các biện pháp sau đây: buộc phải thực hiện ngay các biện pháp
bảo đảm an toàn giao thông theo quy định, khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị
thay đổi do vi phạm hành chính gây ra. Trường hợp không thực hiện được thì bị
đình chỉ thi công hoặc tước quyền sử dụng giấy phép thi công (nếu có) cho đến
khi thực hiện theo đúng quy định.
8. Hành vi xây dựng bến xe, bãi đỗ xe không đúng quy mô thiết kế đã
được duyệt hoặc không theo quy hoạch đã được phê duyệt bị xử lý như thế
nào?
Trả lời:
Điều 17 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2007 quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng
bến xe, bãi đỗ xe không theo đúng quy mô thiết kế đã được duyệt.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng
hoặc thành lập bến xe, bãi đỗ xe không theo quy hoạch đã được phê duyệt.
Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn bị áp
dụng các biện pháp sau đây:

109
- Buộc phải xây dựng lại bến xe, bãi đỗ xe theo đúng quy mô thiết kế đã
được phê duyệt đối với hành vi xây dựng bến xe, bãi đỗ xe không theo quy mô
thiết kế đã được phê duyệt.
- Buộc phải tháo dỡ công trình trái phép, khôi phục lại tình trạng ban đầu
đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra đối với hành vi xây dựng hoặc thành
lập bến xe, bãi đỗ xe không theo quy hoạch đã được phê duyệt.
9. H điều khiển xe ôtô nhưng không có giấy đăng ký xe? Hỏi hành vi
của H sẽ bị xử lý như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14
tháng 9 năm 2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ thì hành vi điều khiển xe ôtô nhưng không có giấy đăng ký xe sẽ bị phạt
tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
10. Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự mô tô
và các loại xe tương tự xe gắn máy (kể cả xe ba gác máy, xe lôi máy) vi phạm
quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông bị xử phạt như
thế nào?
Trả lời:
Việc xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự mô
tô và các loại xe tương tự xe gắn máy (kể cả xe ba gác, xe lôi máy) vi phạm quy định
về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông được quy định tại Điều 20
Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2007 quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, cụ thể như sau:
- Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng đối với một
trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; đèn tín hiệu; gương chiếu
hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;
- Gắn biển số không đúng quy định; biển số mờ; biển số bị bẻ cong; biển
số bị che lấp; biển số bị hỏng.
Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe
không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật.

110
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
- Sử dụng còi không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe;
- Không có bộ phận giảm thanh hoặc có nhưng không đúng tiêu chuẩn kỹ
thuật;
- Không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng.
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
- Không có giấy đăng ký xe theo quy định;
- Sử dụng giấy đăng ký xe đã bị tẩy xoá; sử dụng giấy đăng ký xe không
đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Không gắn biển số (nếu có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không
đúng với số hoặc ký hiệu trong giấy đăng ký; biển số không do cơ quan có thẩm
quyền cấp.
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
- Xe đăng ký tạm hoạt động quá phạm vi, thời hạn cho phép;
- Điều khiển xe tự sản xuất, lắp ráp.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và các loại
xe tương tự mô tô còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp
sau đây:
- Bị tịch thu còi đối với hành vi sử dụng còi không đúng tiêu chuẩn kỹ
thuật cho từng loại xe
- Bị tịch thu giấy đăng ký, biển số không đúng quy định đối với các hành
vi sử dụng giấy đăng ký xe đã bị tẩy xoá; sử dụng giấy đăng ký xe không đúng số
khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp; không gắn biển
số (nếu có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với số hoặc ký hiệu
trong giấy đăng ký; biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Bị tước quyền sử sụng giấy phép lái xe 30 (ba mươi) ngày đối với hành vi
Xe đăng ký tạm hoạt động quá phạm vi, thời hạn cho phép; bị tịch thu xe và tước
111
quyền sử dụng giấy phép lái xe 90 (chín mươi) ngày đối với hành vi điều khiển xe
tự sản xuất, lắp ráp.
11. P điều khiển xe xích lô chở khách không có hệ thống hãm. Xin hỏi
hành vi của P bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Việc xử phạt người điều khiển xe thô sơ vi phạm quy định về điều kiện của
phương tiện khi tham gia giao thông được quy định tại Điều 21 Nghị định số
146/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ như sau:
Phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
Không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng;
Xe thô sơ chở khách, chở hàng không bảo đảm tiêu chuẩn về tiện nghi và
vệ sinh theo quy định của địa phương.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, P bị phạt tiền từ 40.000 đồng đến
60.000 đồng.
12. Xin cho biết người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm
quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông bị xử phạt như
thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 của
Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao
thông đường bộ, người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm quy
định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông bị xử phạt như sau:
- Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi
không có đèn chiếu sáng; không có bộ phận giảm thanh theo thiết kế.
- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây: 1) Không có giấy đăng ký xe; không gắn biển số đúng vị trí quy
định; gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp; 2) hệ thống hãm hoặc hệ
thống chuyển hướng không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật; 3) các bộ phận chuyên
dùng lắp đặt không đúng vị trí; không bảo đảm an toàn khi di chuyển; 4) hoạt động
112
không đúng phạm vi quy định; 5) không có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trường (nếu có quy định phải kiểm định) hoặc có nhưng đã
hết hạn.
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển máy
kéo, xe máy chuyên dùng tự sản xuất, lắp ráp hoặc cải tạo. Ngoài việc bị phạt tiền,
người điều khiển phương tiện còn bị tịch thu phương tiện.
13. Hàng ngày có nhiều xe tải chở đất đá, vật liệu xây dựng mà không có
che chắn làm các vật liệu này rơi xuống đường gây ô nhiễm, mất vệ sinh môi
trường. Xin hỏi theo quy định của pháp luật hành vi này sẽ bị xử phạt như thế
nào?
Trả lời:
Khoản 3 Điều 23 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 của Chính
phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông
đường bộ quy định:
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
- Để dầu nhờn, hoá chất rơi vãi xuống đường bộ;
- Chở hàng rời, vật liệu xây dựng, chất phế thải dễ rơi vãi mà không có mui,
bạt che đậy hoặc có mui, bạt che đậy nhưng vẫn để rơi vãi;
- Lôi kéo đất, cát từ công trình ra đường phố gây mất vệ sinh đô thị.
Như vậy, căn cứ vào quy định trên đây người điều khiển phương tiện chở vật
liệu xây dựng mà không có mui, bạt che đậy, để rơi vãi thì bị phạt tiền từ 300.000
đồng đến 500.000 đồng. Ngoài việc bị phạt tiền, theo quy định tại Khoản 5 Điều
này, người điều khiển phương tiện còn bị buộc phải khắc phục hậu quả do hành vi
vi phạm hành chính gây ra.
14. Trong khi kiểm tra các phương tiện tham gia giao thông, cảnh sát giao
thông phát hiện Nguyễn Văn A điều khiển xe mô tô nhưng không có giấy phép
lái xe nên đã lập biên bản xử lý. Xin cho biết trong trường hợp này, hành vi của
Nguyễn Văn A bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:

113
Khoản 3 Điều 24 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 của Chính
phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông
đường bộ có quy định:
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
- Người điều khiển xe mô tô không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép
lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp; giấy phép lái xe bị tẩy xoá;
- Người điều khiển xe ô tô không mang theo giấy đăng ký xe, giấy phép lái
xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Đối chiếu với quy định trên, anh Nguyễn Văn A có thể bị phạt tiền từ
100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe mô tô không có giấy
phép lái xe.
15. Trong khi dừng kiểm tra phương tiện, cảnh sát giao thông phát hiện xe
khách 24 chỗ do Trần Minh C điều khiển chở tới 30 hàng khách. Hỏi trong
trường hợp này, hành vi chở quá số người quy định của Trần Minh C sẽ bị xử
phạt như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày
14/9/2007 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
an toàn giao thông đường bộ, hành vi chở quá số người quy định bị xử phạt như
sau:
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng trên mỗi người (hành khách)
vượt quá quy định được phép chở của phương tiện (trừ xe buýt) đối với hành vi:
chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ ngồi, chở quá từ 03 người trở lên
trên xe 10 chỗ ngồi đến xe 15 chỗ ngồi, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ
ngồi đến xe 30 chỗ ngồi, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ ngồi.
Như vậy, áp dụng quy định trên đây, Trần Minh C đã có hành vi chở quá 6
người trên xe 24 chỗ, do vậy sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối
với mỗi người vượt quá quy định được phép chở.
16. Xin cho biết người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương
tự ô tô vận chuyển hàng có hành vi chở hàng vượt quá trọng tải thiết kế được ghi
trong giấy đăng ký xe bị xử phạt như thế nào?
114
Trả lời:
Việc xử phạt đối với người điều khiển xe ôtô tải, máy kéo và các loại xe tương
tự ôtô vận chuyển hàng có hành vi chở hàng vượt quá trọng tải thiết kế được ghi
trong giấy đăng ký xe được quy định tại Điều 28 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP
ngày 14/9/2007 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực an toàn giao thông đường bộ, cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm chở
hàng vượt trọng tải thiết kế được ghi trong giấy đăng ký xe từ 10% đến 40% đối
với xe có trọng tải dưới 5 tấn và từ 5% đến 30% đối với xe có trọng tải từ 5 tấn trở
lên. Ngoài việc bị phạt tiền, người có hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình
thức xử phạt bổ sung và các biện pháp bị buộc phải hạ phần hàng quá tải; bị tước
quyền sử dụng giấy phép lái xe 30 (ba mươi) ngày.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm
chở hàng vượt trọng tải thiết kế được ghi trong giấy đăng ký xe trên 40% đối với
xe có trọng tải dưới 5 tấn và trên 30% đối với xe có trọng tải từ 5 tấn trở lên.
Ngoài việc bị phạt tiền, người có hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử
phạt bổ sung và các biện pháp bị buộc phải hạ phần hàng quá tải; bị tước quyền sử
dụng giấy phép lái xe 60 (sáu mươi) ngày.
- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm chở
hàng vượt quá trọng tải thiết kế được ghi trong giấy đăng ký xe mà chưa đến mức vi
phạm trong hai trường hợp trên.
17. Pháp luật quy định xử phạt như thế nào đối với người điều khiển xe ô
tô có các hành vi vi phạm quy định về vận chuyển chất gây ô nhiễm môi trường,
hàng nguy hiểm?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007
của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn
giao thông đường bộ, người vi phạm quy định về vận chuyển chất gây ô nhiễm
môi trường, hàng nguy hiểm bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây: 1) Vận chuyển hàng nguy hiểm mà dừng xe, đỗ xe ở nơi đông
người, khu dân cư, công trình quan trọng hoặc nơi dễ xảy ra nguy hiểm; không có

115
báo hiệu hàng nguy hiểm theo quy định; 2) Vận chuyển các chất gây ô nhiễm môi
trường không theo đúng quy định về bảo vệ môi trường. Ngoài việc bị phạt tiền,
người có hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 30 (ba mươi)
ngày.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển
hàng nguy hiểm không có giấy phép hoặc có nhưng không thực hiện đúng quy
định trong giấy phép. Ngoài việc bị phạt tiền, người có hành vi vi phạm còn bị tước
quyền sử dụng giấy phép lái xe 30 (ba mươi) ngày.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vận
chuyển chất thải nguy hại hoặc có chứa chất phóng xạ không theo đúng quy định
về bảo vệ môi trường. Ngoài việc bị phạt tiền, người có hành vi vi phạm bị tước
quyền sử dụng giấy phép lái xe 60 (sáu mươi) ngày.
18. Trong khi thực hiện nhiệm vụ, cảnh sát giao thông đường bộ phát hiện
doanh nghiệp kinh doanh vận tải khách bằng taxi TH thuê người mới 19 tuổi
điều khiển xe taxi. Cảnh sát giao thông đã lập biên bản tại chỗ và tiến hành xử
phạt vi phạm đối với doanh nghiệp TH 1.000.000 đồng. Xin hỏi mức phạt trên có
đúng với quy định của pháp luật không?
Trả lời:
Doanh nghiệp TH bị phạt 1.000.000 đồng là đúng với quy định của pháp luật
Điểm đ, khoản 4, Điều 32 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 của
Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao
thông đường bộ quy định: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với
chủ doanh nghiệp kinh doanh vận tải khách bằng taxi sử dụng người chưa đủ 21
tuổi điều khiển xe taxi.
19. Xin cho biết cá nhân, cơ sở có hành vi sản xuất, lắp ráp trái phép
phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007
của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn
giao thông đường bộ, cá nhân, cơ sở có hành vi sản xuất, lắp ráp trái phép phương
tiện giao thông cơ giới đường bộ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000
đồng. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, cơ sở sản xuất, lắp ráp có hành vi vi phạm

116
còn bị tịch thu phương tiện sản xuất, lắp ráp trái phép và đình chỉ hoạt động; nếu
tái phạm bị tịch thu trang thiết bị trực tiếp sản xuất, lắp ráp.
20. Hiện nay, trên một số tuyến xe khách từ Hà Nội đi các tỉnh có hiện
tượng hành khách trả tiền mua vé nhưng lái, phụ xe không đưa vé cho khách,
thậm chí còn thu tiền vé cao hơn so với quy định. Vậy họ có bị xử lý hay
không?
Trả lời:
Khoản 2 Điều 35 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 của Chính
phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông
đường bộ đã quy định:
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
- Không trao vé cho khách, thu tiền vé cao hơn quy định;
- Lôi kéo, ép khách lên xe;
- Sang nhượng khách dọc đường cho xe khác mà không được khách đồng ý.
Đối chiếu với quy định trên đây thì lái, phụ xe có hành vi không trao vé cho
khách, thu tiền vé cao hơn quy định thì bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000
đồng .
21. Khi bị cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm, người vi phạm luật giao
thông đường bộ có hành vi đưa tiền cho cảnh sát để bỏ qua việc vi phạm đó thì
sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007
của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn
giao thông đường bộ thì người có hành vi đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất
khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến
2.000.000 đồng.
Ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt
bổ sung và các biện pháp như: Người vi phạm đưa tiền, tài sản cho người thi hành
công vụ còn bị tịch thu số tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất đó; nếu người vi phạm
117
là người điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (khi
điều khiển ô tô, mô tô, máy kéo, các loại xe tương tự ô tô, các loại xe tương tự mô
tô), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều
khiển xe máy chuyên dùng) 90 (chín mươi) ngày.
VIII. MỘT SỐ TỘI PHẠM HÌNH SỰ
1. H bị bắt quả tang bán trái phép xăng dầu sang Campuchia trị giá gần
900 triệu đồng. Xin hỏi H đã phạm tội gì?
Trả lời:
Điều 153 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tội buôn lậu như sau:

1. Người nào buôn bán trái phép qua biên giới thuộc một trong các trường
hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt
tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ một
trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng
đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các
điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về
một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc
trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238
của Bộ luật này;
b) Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá;
c) Hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy
định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và
161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án
tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194,
195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm
đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;

118
d) Vật phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu
đồng;
đ) Hàng cấm có số lượng rất lớn;
e) Thu lợi bất chính lớn;
g) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn khác;
h) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
i) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
k) Phạm tội nhiều lần;
l) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy
năm đến mười lăm năm:
a) Vật phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng;
b) Hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn;
c) Thu lợi bất chính rất lớn;
d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười
hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Vật phạm pháp có giá trị từ một tỷ đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu
đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Đối chiếu với quy định trên, H đã bán trái phép xăng dầu sang Campuchia trị
giá gần 900 triệu đồng do đó sẽ bị truy tố về tội buôn lậu theo Khoản 3 Điều 153
và phải chịu hình phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Ngoài ra, H còn có thể bị
phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ

119
tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ
một năm đến năm năm
2. Tháng 12/2007, Võ Văn M bị bắt quả tang khi đang vận chuyển thuốc
lá ngoại để bán cho các đầu mối trong nước (trước đó 6 tháng, Võ Văn M đã bị
xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này). Trong trường hợp trên hành vi
của Võ Văn M phạm tội gì?
Trả lời:
Thuốc lá ngoại là mặt hàng Nhà nước cấm kinh doanh, việc Võ Văn M
buôn bán mặt hàng này là trái với quy định của pháp luật. Trước đó 6 tháng Võ
Văn M đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này. Do đó, với việc tiếp tục
vi phạm như trên, Võ Văn M đã phạm tội buôn bán hàng cấm theo Điều 155 Bộ
luật hình sự năm 1999.
Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà Võ Văn M sẽ chịu các mức hình
phạt quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự năm 1999, cụ thể như sau:
1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng hoá mà Nhà
nước cấm kinh doanh có số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn hoặc đã bị xử phạt
hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại các điều 153, 154, 156, 157,
158, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa
được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các Điều
193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ
năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba
năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Hàng phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc thu lợi bất chính rất lớn;
e) Tái phạm nguy hiểm.

120
3. Phạm tội trong trường hợp hàng phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn
hoặc thu lợi bất chính đặc biệt lớn, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu
đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ
một năm đến năm năm.
3. Trần Công V làm giả mực in đem bán. Số mực giả mà V bán ra thị
trường tương đương số lượng hàng thật có giá trị khoảng 1 tỷ đồng. Hỏi trong
trường hợp này hành vi của Trần Công V phạm tội gì và có thể bị áp dụng hình
phạt như thế nào?
Trả lời:
Hành vi sản xuất, buôn bán mực giả của Trần Công V đã vi phạm Điều 156
Bộ luật hình sự năm 1999.
Điều 156 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng
giả như sau:
1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng của
hàng thật có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệu đồng
hoặc dưới ba mươi triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt
hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 154,
155, 157, 158, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này,
chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba
năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ một trăm
năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
g) Thu lợi bất chính lớn;
121
h) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy
năm đến mười lăm năm:
a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ năm trăm
triệu đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi
triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm
hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Đối chiếu với quy định trên, Trần Công V sẽ bị truy tố theo Khoản 3 Điều
156 về tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 4 Điều
này, Trần Công V còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu
đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
4. Doanh nghiệp tư nhân H không đăng ký kinh doanh mặt hàng thuốc
tân dược nhưng khi khám xét kho của công ty, công an đã phát hiện và lập biên
bản niêm phong một số lượng lớn thuốc tân dược trị giá khoảng 1 tỷ đồng. Hỏi
với hành vi này, chủ doanh nghiệp tư nhân H sẽ bị xử lý về tội gì?
Trả lời:

Hành vi trên của chủ doanh nghiệp H là hành vi kinh doanh trái phép. Điều
159 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tội kinh doanh trái phép như sau:

1. Người nào kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không
đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong
trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép thuộc một trong các trường hợp
sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt cải
tạo không giam giữ đến hai năm:
a) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc
về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 160, 161,
164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được
xoá án tích mà còn vi phạm;
122
b) Hàng phạm pháp có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu
đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba
tháng đến hai năm:
a) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
b) Mạo nhận một tổ chức không có thật;
c) Hàng phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;
d) Thu lợi bất chính lớn.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu
đồng.
Đối chiếu với quy định trên thì chủ doanh nghiệp tư nhân H sẽ bị truy tố về
tội kinh doanh trái phép theo khoản 2 Điều 159 Bộ luật hình sự năm 1999 với mức
hình phạt từ ba tháng đến hai năm tù. Chủ doanh nghiệp tư nhân H còn có thể bị
phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
5. Lợi dụng tình hình thị trường bất ổn định, một số người đã mua gom
gạo với số lượng lớn nhằm bán lại kiếm lời, gây hậu quả nghiêm trọng, làm rối
loạn thị trường, tạo ra sự hoang mang trong xã hội. Hành vi của họ phạm tội gì
và bị xử lý như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 160 Bộ luật hình sự năm 1999 thì người nào lợi
dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên
tai, dịch bệnh, chiến tranh mua vét hàng hoá có số lượng lớn nhằm bán lại thu lợi
bất chính gây hậu quả nghiêm trọng thì phạm tội đầu cơ và bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm
đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Hàng đầu cơ có số lượng rất lớn;
123
đ) Thu lợi bất chính rất lớn;
e) Gây hậu quả rất nghiêm trọng;
g) Tái phạm nguy hiểm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ tám năm
đến mười lăm năm:
a) Hàng đầu cơ có số lượng đặc biệt lớn;
b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu
đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ
một năm đến năm năm.

124

You might also like