Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TPHCM

KHOA KIẾN TRÚC

CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC

TÍNH BIỂU TƯỢNG TRONG


KIẾN TRÚC BẢO TÀNG

GVHD: TS. KTS TRỊNH DUY ANH


SVTH:
NGUYỄN PHÚC NGUYÊN - 15510201057
TRẦN THỊ THÃO MI - 15510201003
HUỲNH LÊ TUYẾT MINH - 15510201005
MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 02
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 02
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 03
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 03
5. NỘI DUNG ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU 03

B. PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO TÀNG VÀ BIỂU


TƯỢNG VĂN HÓA 04

1.1 Tổng quan về biểu tượng 04

1.2 Tổng quan về bảo tàng 07

1.3 Mối liên hệ giữa văn hóa với hình thức kiến trúc bảo tàng 15

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG THIẾT KẾ


BẢO TÀNG VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA BIỂU TƯỢNG
VÀ KIẾN TRÚC BẢO TÀNG 16

2.1 Cơ sở thiết kế bảo tàng 16

2.2 Biểu tượng văn hóa trong kiến trúc bảo tàng 25

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Tổng hợp các phương thức thể hiện biểu tượng
trong kiến trúc bảo tàng

3.2 Cơ sở và xu hướng biểu tượng trong kiến trúc bảo


tàng trong tương lai

C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ


D. PHỤ LỤC
(TÀI LIỆU THAM KHẢO)

01
A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trên thế giới, bảo tàng là một loại hình văn hóa được đặc biệt chú trọng phát
triển nhằm quảng bá lịch sử - văn hóa vốn là niềm tự hào của mỗi quốc gia.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về bảo tàng. Nhưng nhìn chung, Bảo tàng
không chỉ là một công trình có chức năng trưng bày, lưu giữ hiện vật, mà
còn có nhiều ý nghĩa tôn vinh khác.
Vì vậy, trong các yếu tố cấu thành nên không gian kiến trúc bảo tàng, yếu
tố biểu tượng lại đặc biệt quan trọng:
“ Như ta vẫn thường nói: ngôn ngữ thơ, ngôn ngữ hội họa, ngôn ngữ điêu
khắc,..ngôn ngữ không gian chính là khả năng thể hiện phong cách của một
công trình kiến trúc cũng qua đó được bộc lộ. Như vậy, biểu tượng trong mỗi
không gian kiến trúc làm nên mặt có nghĩa của nó, qua đó người thiết kế
truyền đạt những ý tưởng, những chủ định của mình đến người sử dụng,
người thụ hưởng kiến trúc.
Các khoa học xã hội nhân văn ngày nay đều rất quan tâm nghiên cứu vai
trò biểu tượng. Vì các biểu tượng nằm ở trung tâm và là trái tim của mọi
hoạt động văn hóa” - trích Biểu tượng và không gian kiến trúc - đô thị ( Ths.
Lê Thanh Sơn) (hình ảnh ví dụ về biểu tượng )
Nhưng, trên thực tế là hiện nay nhiều bảo tàng ở Việt Nam đang không phát
huy được vai trò xã hội - thẩm mỹ của nó, chưa kích thích được ham thích, tò
mò của người dân cũng như thu hút khách du lịch. Một trong những lý do là
vì yếu tố biểu tượng còn chưa được quan tâm, chưa truyền tải được văn hóa
bản sắc địa phương, quốc gia.
Vì vậy, việc nghiên cứu về “Tính biểu tượng trong kiến trúc bảo tàng” cũng
vì thế mà là một bước quan tâm cần thiết.

2. Mục tiêu nghiên cứu


Tổng quan về thể loại bảo tàng, cơ sở thiết kế bảo tàng và tính biểu tượng
văn hóa. Làm rõ được mối quan hệ giữa các biểu tượng văn hóa đối với kiến
trúc của bảo tàng và từ đó nhấn mạnh được tầm quan trọng của yếu tố này
trong việc thiết kế kiến trúc.

02
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chính là mối quan hệ giữa các biểu tượng văn hóa
đối với kiến trúc bảo tàng. Ngoài ra, để phục vụ đối tượng nghiên cứu
chính, chuyên đề cũng nghiên cứu về tổng quan công trình bảo tàng, cơ
sở thiết kế, các khái niệm chung về biểu tượng văn hóa và các công trình
thực tiễn làm minh chứng.
- Phạm vi nghiên cứu: rộng rãi từ trong nước đến các nước trên thế giới
qua các thời đại từ cổ đại đến đương đại.

4. Phương pháp nghiên cứu


- Thu thập và xử lí thông tin
- Phương pháp lịch sử
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

5. Nội dung định hướng nghiên cứu


Từ nghiên cứu cái tổng quan, khái niệm đi đến cơ sơ khoa học và đưa ra kết
quả:
- Nhận diện được tính biểu tượng thể hiện trong hình thái của công trình.
- Ứng dụng cụ thể cho công trình, tổ chức mặt bằng, không gian kết cấu.

03
B. PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO TÀNG VÀ BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA


1.1. Tổng quan về biểu tượng:

1.1.1 Định nghĩa


Biểu tượng hay ký hiệu là một hình ảnh, ký tự hay bất cứ cái gì đó đại diện
cho một ý tưởng, thực thể vật chất hoặc một quá trình. Mục đích của một
biểu tượng là để truyền thông điệp ý nghĩa một cách nhanh chóng dễ dàng
và ngắn gọn, đơn giản.
Thuật ngữ trong tiếng Anh là “symbol” có nghĩa là biểu tượng , biểu trưng ,
tượng trưng , biểu hiện , ký hiệu . . . Tùy theo ý đồ diễn đạt cụ thể mà nó
mang những sắc thái khác nhau , nhưng đều chỉ phần ngữ nghĩa của một
ký hiệu ( sign ) . Với F . De Saussure thì symbol dùng để chỉ ký hiệu , với S .
Peirce ( Mỹ ) thì symbol dùng để chỉ tượng hiệu . .
Biểu tượng tạo nên hệ thống ký hiệu thứ nhất của hiện thực . Biểu tượng là
cái được phản ánh khái quát và trừu tượng hơn so với tri giác , và bao hàm
những yếu tố của sự đánh giá một cách thực tiễn sự vật mà người ta nhận
xét trên một ý nghĩa nào đó . Trong kiến trúc , biểu tượng thuộc về ngữ
nghĩa của công năng tâm thức , bên cạnh công năng sử dụng của công
trình.

1.1.2 Các ví dụ về biểu tượng


Một trong những ví dụ có thể thấy rõ ràng nguyên bản tính chất của quá
trình hình tượng hóa đó là chữ viết tượng hình. Bên cạnh chữ viết tượng
thanh đơn thuần dùng để ký âm, , chữ tượng hình hình thành từ nhu cầu
truyền tải một nội dung, ý nghĩa thành dạng hình để người khác tiếp nhận
bằng c ách đọc - hiểu. Chữ tượng hình về cơ bản là các ký hiệu hình ảnh trực
quan mang tính gợi hình, gợi nhớ đến các vật thể, hành động, ý nghĩ… qua
đó việc tiếp nhận thông tin sẽ thông qua quá trình giải mã hình tượng được
ghi lại và chuyển hóa thành thông tin. Vì sự căn bản của tính chất truyền tải
thông tin mà chữ tượng hình được hình thành rất sớm từ những nền văn
minh cổ đại như chữ tượng hình Ai Cập cổ từ những năm 3200 trước Công
Nguyên hay chữ tượng hình Maya, Aztec,..

04
Sự biến đổi của chữ tượng hình cũng song song với sự phát triển của văn
minh nhân loại khi con người cần truyền đạt những thông tin hay khái niệm
sâu sắc hơn. Do đó tính biểu tượng, hình tượng trong chữ tượng hình bị biến
đổi nhiều và dần mang tính quy ước. Chữ Hán (chữ Hán phồn thể: 漢字) là
ngôn ngữ tượng hình được hình thành từ những năm 1300 trước Công
Nguyên và còn được sử dụng cho đến ngày nay.

Hình 2 : Một số lí giải của quá trình đưa hình ảnh thành chữ viết trong chữ Hán
Một ví dụ điển hình khác của biểu tượng hóa mang nhiều tính quy ước hơn
là lá cờ. Lá cờ là một mảnh vải với thiết kế đặc biệt và được sử dụng như một
nghi trượng, thiết bị truyền tín hiệu hoặc để trang trí. Từ xa xưa, người ta đã
biết dùng lá cờ để biểu trưng cho 1 nhân vật lãnh đạo hay 1 gia tộc lãnh chúa.
Trong quân sự, các vị thống lãnh đều dùng lá cờ của bên mình làm điểm hội
tập binh sĩ, nơi xuất phát các hiệu lệnh hành quân. Màu sắc và hình tượng
trên lá cờ được xây dựng dựa theo những ý nghĩa của đối tượng mà lá cờ đại
diện. Ví dụ ý nghĩa quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thể
hiện trong nền đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu vàng là màu truyền
thống tượng trưng cho dân tộc Việt Nam, và 5 cánh sao tượng trưng cho 5
tầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh cùng đoàn kết. Mặc dù cách hình
thành nên màu sắc, hình ảnh của mỗi lá cờ đều khác nhau nhưng lá cờ như
một phép hoán dụ trở thành biểu tượng tượng trưng cho một tổ chức, tôn
giáo, quốc gia hay các vùng lãnh thổ,...
05
Hình 3: từ trái qua phải: quốc kỳ Việt Nam, Cờ Phật giáo, cờ lễ hội truyền thống

Ngoài ra một số hình ảnh biểu tượng được chuẩn hóa và trở thành quy ước
quốc tế ( logo )đại diện cho nhiều khái niệm khác nhau như tổ chức, sự kiện,
ngành nghề,... nhằm mang thông tin nhận diện cho đối tượng mà biểu
tượng đại diện.Ví dụ:
Biểu tượng ngành Y học đó là hình ảnh một con rắn đang quấn mình quanh
một cây gậy. Theo truyền thuyết kể lại rằng Asclepios là một y sĩ người Hy
Lạp, ông được người đời thờ phụng và tôn kính thành thần y khoa trong
thần thoại Hy Lạp.
Biểu tượng của Olympic với 5 vòng tròn màu xanh da trời, đen, vàng, đỏ và
xanh lá cây, tạo nên một trong những biểu tượng dễ nhận biết nhất vốn đại
diện cho 5 khu vực của thế giới tham gia các kỳ Olympic.
Tổ chức di sản UNESCO sử dụng hình ảnh mô phỏng mặt tiền của Đền Thờ
Parthenon làm biểu tượng của Tổ chức. Parthenon là một công trình kiến
trúc văn hoá Hy Lạp cổ đại tiêu biểu cho nền văn minh loài người, là biểu
tượng của vẻ đẹp lý tưởng, của sức mạnh trí tuệ và khả năng sáng tạo của
con người.

Hình 4 : từ trái qua phải: biểu tượng ngành y, logo Olympic, Logo tổ chức Unesco
1.1.3 Những hình ảnh biểu tượng không được quy ước.
Bên cạnh các biểu tượng mang một ý nghĩa có tính quy ước được hiểu và
chấp nhận rộng rãi, những hình ảnh mang một phạm vi nghĩa không rõ
ràng hoặc một ý niệm có ý nghĩa chung đối với một số đối tượng cụ thể.
Những hình ảnh đó khi được truyền tải vào một những tác phẩm, thông qua
quá trình hiểu và chấp nhận của cộng đồng người tiếp nhận sẽ trở thành
biểu tượng cho khái niệm mà nó truyền tải.

06
Những hình ảnh sử dụng khi mang thêm tầng nghĩa ẩn dụ và được nhiều
người hiểu theo trong một trường ý nghĩa chung sẽ trở thành biểu tượng
cho ý nghĩa đó.

1.1.4 Vai trò của biểu tượng


-Truyền tải thông tin
Mục đích cơ bản và đầu tiên của hình tượng hóa khái niệm thành biểu
tượng chính là truyền tải thông tin. Tùy theo bối cảnh, biểu tượng được
người tiếp nhận một lượng và nội dung thông tin khác nhau nhưng vẫn
nằm trong mục đích của quá trình biểu tượng hóa.
-Nhận diện
Khi các biểu tượng được quy ước và xác định đại diện cho một đối tượng
nhất định như tổ chức, thương hiệu, ngành nghề, địa điểm, cộng đồng,...
biểu tượng sẽ mang nhiệm vụ nhận diện cho đối tượng đó
-Phương tiện để truyền đạt ý niệm, cảm xúc
Mọi hình ảnh đều được liên tưởng và tiếp nhận thành những ý nghĩa nhất
định. Vì tính chất tâm lý của việc tiếp nhận ý nghĩa đó mà nó sẽ mang theo
những cảm xúc tâm lý nhất định cho từng đối tượng tiếp cận. Do đó biểu
tượng trở thành phương tiện để truyền tải cảm xúc, ý niệm thông qua các
tác phẩm nghệ thật, những sản phẩm mà người truyền đạt thiết kế. Trong
đó, kiến trúc có nhiều tác động từ tính biểu tượng mà đặc biệt là bảo tàng -
một công trình từ lâu chủ yếu mang nhiệm vụ mang lại cảm xúc, ý niệm, sự
trải nghiệm người sử dụng.

1.2. Tổng quan về bảo tàng:

1.2.1 Định nghĩa


Viện bảo tàng hay ngắn gọn là bảo tàng, là nơi trưng bày và lưu giữ tài liệu,
hiện vật cổ liên quan đến một hoặc nhiều lĩnh vực như lịch sử, văn hóa của
một dân tộc hay một giai đoạn lịch sử nào đó. Mục đích của viện bảo tàng là
giáo dục, học tập, nghiên cứu và thỏa mãn trí tò mò tìm hiểu về quá khứ.

1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của bảo tàng


Các bảo tàng của thời cổ đại có sự tương đồng với một học viện hiện đại.

Ban đầu Bảo tàng được thành lập để trưng bày các bộ sưu | tập tư nhân của
07
các cá nhân giàu có, gia đình hoặc các tổ chức nghệ thuật và hiện vật tự
nhiên, quý hiếm hoặc đồ tạo tác. Chúng thường được trưng bày trong
không gian phòng khá lớn.

Bảo tàng lâu đời nhất là Ennigald-Nanna, có niên đại vào khoảng năm 530
BC và dùng để trưng bày Cổ vật Lưỡng Hà.

Các bảo tàng công lâu đời nhất trên thế giới mở tại Rome trong thời kỳ Phục
Hưng. Tuy nhiên, nhiều bảo tàng lớn trên thế giới không được thành lập cho
đến thế kỷ 18 và Thời kỳ Khai Sáng. Viện Bảo tàng Capitoline, bộ sưu tập
nghệ thuật công chúng lâu đời nhất trên thế giới, xây dựng vào năm 1471 khi
Đức Giáo Hoàng Sixtus IV tặng một nhóm các tác phẩm điêu khắc Cổ đại
quan trọng cho người dân Rome.

Viện Bảo tàng Vatican, bảo tàng lâu đời nhất thứ hai trên thế giới, dấu vết
cho nguồn gốc của nó là bộ sưu tập điêu khắc công chúng vào năm 1506 bởi
Giáo hoàng Julius || Nội các Amerbach, ban đầu là một bộ sưu tập tư nhân,
đã được mua bởi các trường đại học và thành phố Basel năm. 1661 và mở cửa
cho công chúng năm 1671.

Bảo tàng Vũ khí Hoàng gia trong Tháp London là bảo tàng lâu đời nhất ở
Vương quốc Anh. Nó mở cửa cho công chúng vào năm 1660, mặc dù đã
được trả cho du khách đặc quyền hiển thị khu tập quân sự từ 1592. Nay bảo
tàng có ba trang địa điểm bao gồm cả trụ sở mới ở Leeds.

Bảo tàng Musée des Beaux-Arts et d'archéologie ở Besancon được thành lập
năm 1694 sau khi Jean-Baptiste Boisot, một trụ trì, đã đưa ra bộ sưu tập cá
nhân của mình để các tu sĩ Biển Đức của thành phố để tạo ra một bảo tàng
mở cửa cho hai ngày mỗi tuần.

Các bảo tàng của thời cổ đại có sự tương đồng với một học viện hiện đại.
Ban đầu Bảo tàng được thành lập để trưng bày các bộ sưu tập tư nhân.
Chúng thường được trưng bày trong không gian phòng khá lớn. Bảo tàng
lâu đời nhất là Enniggldi-Nanng, có niên đại vào khoảng năm 530 TCN và
dùng để trưng bày cổ vật Lưỡng Hà.

Các bảo tàng công lâu đời nhất trên thế giới mở tại Rome trong thời Phục
Hưng. Bảo tàng Capitoline, Với | bộ sưu tập nghệ thuật công chúng lâu đời
nhất trên thế giới, xây dựng năm 1471 khi Đức Giáo Hoàng Sixtus IV tặng một
nhóm các tác phẩm điêu khắc cổ đại quan trọng cho người dân Rome.

08
Viện Bảo tàng Vatican, bảo tàng lâu đời nhất thứ hai trên thế giới, dấu vết
cho nguồn gốc của nó là bộ sưu tập điêu khắc công chúng vào năm 1506.

Bảo tàng Vũ khí Hoàng gia trong Tháp London là bảo tàng lâu đời nhất ở
Vương quốc Anh. Nó mở cửa cho công chúng vào năm 1600. Nay bảo tàng
có ba trong địa điểm bao gồm cả trụ SỞ mới ở Leeds.

Bảo tàng Fine Arts and Archeology Ở Besançon đưỢC thành lập năm 1694
Sau khi Jean Baptiste Boisot, một trụ trì, đã đưa ra bộ sưu tập cá nhân của
mình để các | tu sĩ Biển Đức của thành phố để tạo ra một bảo tàng mở cửa
cho hai ngày mỗi tuần.

Bảo tàng Anh ở London, được thành lập năm 1753 và mở cửa cho công
chúng năm 1759 bộ sưu tập đồ cổ cá nhân của Sir Hans Sloane cung cấp nền
tảng ban đầu cho bộ sưu tập của Bảo tàng Anh. Bảo tàng Uffizi Gallery ở
Florence, vốn đã được mở cửa cho du khách theo yêu cầu từ thế kỷ 16, đã
được chính thức mở cửa năm 1765.

Bảo tàng Hermitage được thành lập vào năm 1764 bởi Catherine Đại đế và
đã được mở cửa cho công chúng từ năm 1852.

Bảo tàng Louvre ở Paris (Pháp), cũng là một cung điện | hoàng gia, đã mở
cửa cho Công chúng vào năm 1793.

Giáo hội Chính thống, trước kia một nhà thờ Hồi giáo Ottoman, và bây giờ là
một bảo tàng, Hagia Sophia đã từng là niềm tự hào của Đế quốc Byzantine.
Trước kia nằm Constantinople, bây giờ là hiện đại ngày Istanbul, Thổ Nhĩ
Kỳ.Bảo tàng Charleston được thành lập năm 1773 là bảo tàng của người Mỹ
đầu tiên. Nó không mở cửa cho công chúng cho đến 1824.

1.2.3. Phân loại bảo tàng:


1.2.3.1. Theo chức năng:

Bảo tàng tổng hợp:

Các hiện vật, vật phẩm, tài liệu về địa lí tự nhiên, lịch sử, xã hội, các tác phẩm
nghệ thuật, Văn hóa, khoa học kỹ thuật đại diện cho địa phương hay quốc
gia, thường mang ý nghĩa chính trị nên có thể gọi là bảo hàng chính trị.

09
Bảo tàng chuyên ngành:

Có thể sưu tầm, thu thập, giữ gìn, trưng bày các vật phẩm thuộc từng ngành
hoạt động khác nhau như lịch sử tự nhiên, con người, khoa học kĩ | thuật,
văn hóa, nghệ thuật, âm nhạc,...

Bảo tàng danh nhân:

Lưu giữ những hiện vật có liên quan đến những nhân vật nổi tiếng với đất
nước, dân tộc trong các lĩnh vực chính trị, xã hội, khoa học kĩ thuật, văn học,
nghệ thuật,...

Bảo tàng di tích, chứng tích hay di sản:

Lưu giữ những hiện vật có liên quan đến những nhân vật nổi tiếng với đất
nước, dân tộc trong các lĩnh vực chính trị, xã hội, khoa học kĩ thuật, văn học,
nghệ thuật,...

1.2.3.2. Theo quy mô:

Độ lớn: căn cứ vào diện tích, khối tích của bộ phận trưng bày.

Số lượng vật phẩm trưng bày cách phân loại này chỉ mang tính chất tương
đối vì bảo tàng luôn được bổ sung hiện vật theo thời gian.

Số lượng lượt người vào tham quan, các nhà chuyên môn đã nghiên cứu bảo
tàng đó.

1.2.3.3. Theo phân cấp bảo tàng:

Phân cấp theo độ bền của khối kiến trúc bảo tàng.

Theo các tiêu chuẩn cho các trang thiết bị phục vụ ch bảo quản, giữ gìn,
trưng bày hiện vật, trang thiết bị cho người xem, cán bộ nghiên cứu.

Theo cấp quản lý hành chính (xã, huyện, tỉnh và trung ương).

Theo các nhu cầu bảo vệ, bảo quản các loại hiện vật, nhu cầu về môi trường,
vi khí hậu, nhu cầu bảo vệ chống mất cắp, Sao chép các hiện vật, vật phẩm
có tính nguyên gốc.

1.2.4. Vai trò và nhiệm vụ của bảo tàng:


-Sưu tầm, kiểm kê, bảo quản và trưng bày các sưu tập hiện vật;
-Nghiên cứu khoa học phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
-Tổ chức phát huy giá trị di sản văn hoá phục vụ xã hội

10
-Quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật;
-Thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật;
-Tổ chức hoạt động dịch vụ phục vụ khách tham quan phù hợp với nhiệm vụ
của bảo tàng;
-Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

1.2.5. Hình thức kiến trúc của bảo tàng:


Các yêu cầu của hình thức, thẩm mỹ kiến trúc:

-Hình khối và mặt đứng phải biểu hiện được đặc điểm, tính chất, gây được ấn
tượng, cảm xúc mà ý đồ sáng tác đã định trước .
-Thiết kế một công trình kiến trúc là một sự tìm tòi toàn diện và tổng hợp các
yếu tố kỹ thuật, mỹ thuật, vật liệu, phương pháp xây dựng trên cơ sở nội
dung, yêu cầu sử dụng.
-Hình khối và mặt đứng phải hòa nhập được với khung cảnh thiên nhiên và
môi trường kiến trúc xung quanh, đồng thời phải chú ý đến những điều kiện
khác như: đặc thù kiến trúc, phong tục tập quán, quan niệm thẩm mỹ từng
dân tộc, từng vùng, từng địa phương,...Hình khối và mặt đứng của công
trình phải thể hiện trung thực được cơ cấu mặt bằng, tổ | hợp không gian
bên trong, tránh phô trương, hình thức giả dối .. .

1.2.5.1. Bố cục hình khối:

Ngôn ngữ của các khối cơ bản, tức là các khối được tạo thành bởi kích thước
theo các chiều hướng khác nhau, mỗi khối biểu hiện được những cảm xúc
khác nhau. Kết hợp các khối cơ bản với nhau, hoặc dùng một khối Cơ bản
kết hợp với phong cảnh tự nhiên, hay kiến trúc có sẵn ở xung quanh làm yếu
tố tổ hợp. Tầm nhìn, góc nhìn tới khối hay tổ hợp khối của tác phẩm kiến
trúc gây được ấn tượng cảm xúc nhất định. Các nguyên tắc thiết kế tổ hợp
hình khối không gian kiến trúc:

-Nguyên tắc 1: Nắm vững ngôn ngữ của các khối cơ bản. Nguyên tắc 2: Lựa
chọn các khối cơ bản độc lập, hay tổ hợp các khối theo luật bố cục:
-Nguyên tắc 2: Lựa chọn các khối cơ bản độc lập, hay tổ hợp các khối theo
luật bố cục: Dùng các khối cùng một loại có kích thước khác nhau hoặc
giống nhau, sắp xếp theo các quy luật. Dùng các khối thuộc nhiều loại sắp
xếp theo vị trí, hướng khác nhau.

11
-Nguyên tắc 3: Nắm được quy luật phân chia khối kiến trúc nếu khối có kích
thước lớn: Phân chia theo dạng đơn giản hay phức tạp. Phân chia để hỗ trợ
về chiều hướng.
-Nguyên tắc 4: Lựa chọn hình khối kiến trúc phải căn cứ vào: Nội dung sử
dụng của công trình => Bố cục mặt bằng. Ý đồ tư tưởng cần biểu đạt =>
Thể loại công trình kiến trúc. Góc nhìn và tầm nhìn thường xuyên của số
đông người. Không gian của tổng thể quy hoạch.
-Nguyên tắc 5: Đảm bảo tỷ lệ giữa các khối có tầm thước hoặc áp dụng luật
phi tỷ lệ tùy | theo ý đồ biểu hiện của tác giả cho từng thể loại khối kiến
trúc .
-Nguyên tắc 6: Đảm bảo sự thống nhất, hài hòa hoặc tương phản trong tổ
hợp khối và trong khung cảnh thiên nhiên, hoặc với các yếu tố quy hoạch ở
khu vực gần công trình.

a.Bố cục tập trung khối:

Gồm hai dạng toàn bộ công trình là một khối liền mạch và công trình gồm
hai hay nhiều khối nhỏ giao cắt với nhau. Thường được sử dụng thiết kế đối
với khu đất nhỏ hoặc mang tính hình tượng cao tạo hiệu ứng thị giác.

b.Bố cục theo tuyến:

Dạng bảo hàng này hình khối công trình được thiết kế trải dài trên mặt
bằng, thường dây chuyền tham quan, chỉ nằm ở một tầng và kéo dài xuyên
suốt dọc theo công trình.| Với dạng này bố cục theo tuyến thì nhược điểm
là hình khối công | trình khi quan sát từ mặt đất sẽ kém hấp dẫn và có thể
đơn điệu, hình khối chỉ thực sự hấp dẫn khi nhìn từ trên cao hoặc từ xa.
Nhưng bù lại ưu điểm là có thể dễ dàng thiết kế một dây chuyền tham
quan liền mạch theo chủ đề và có thể dễ dàng thiết kế lấy sáng tự nhiên
cho công trình

c.Bố cục dạng khối ngẫm:

Một số bảo tàng trên thế giới thay vì thiết kế hình khối đồ sộ thì chọn giải
pháp bố trí một phần hoặc toàn bộ không gian trưng bày bên dưới lòng
đất. Giải pháp này không hướng đến việc gây ấn tượng bằng hình khối mà
hướng đến dây chuyền tham quan bên trong, việc dây chuyền tham quan

12
từ mặt đất xuống lòng đất sâu mang nhiều cảm giác khác biệt. Một ưu
điểm khác chính là việc có thể tận dụng toàn bộ không gian bên trên
thành cảnh quan sân vườn, quảng trường và kết hợp với không gian trưng
bày chính phủ hợp cho thể loại bảo tàng tưởng niệm gắn liền Với một sự
kiện nào đó. Nhược điểm của hình thức bảo tàng ngầm là việc thông
thoáng, chiếu sáng và độ ẩm của đất trong việc bảo quản vật phẩm, hướng
giải quyết thường là một giếng trời hoặc không gian thông tầng được mở
để lấy ánh sáng cho không gian bên dưới.

1.2.5.2. Giải pháp mặt đứng :

Hình khối công trình phải gây được ấn tượng khi nhìn từ xa và nhìn từ
nhiều phía. Khi đến gần công | trình thì hiệu quả nghệ thuật lại thể hiện
trên mặt đứng của nó. Do đó xử lý mặt đứng của công | trình sẽ là biện
pháp chính để thỏa mãn yêu cầu mỹ quan, truyền cảm nghệ thuật của
công trình. Vì thế sau khi đã chọn được hình khối phù hợp với ý đồ tư tưởng
chủ đạo, thì thiết kế mặt đứng có nghĩa là sắp xếp các mảng, đường nét,
chi tiết, vật liệu, màu sắc, trên các mặt của khối đó.

Phân chia, sắp xếp các mảng: Đặc, rỗng, sáng, tối, thường do tường đặc, các
mảng cửa, hoặc do sự lồi, lõm của các mảng tạo | thành dưới ánh sáng .
Phân chia, sắp xếp các | hình thức mang theo ý đồ, tạo sự tập trung khác
nhau vào các trục chính phụ, tạo cảm giác nặng, nhẹ khác nhau theo các
quy luật bố cục, thống nhất, hài hòa, tương phản, dị biến, vần điệu...

Lựa chọn đường nét , chi tiết trên mặt như:

-Đường nét, chi tiết trên mặt đứng thường biểu hiện rõ ở hệ thống kết cấu,
cột, dầm, mảng tường, ban công, các loại cửa, lỗ thông hơi. Đường nét, chi
tiết là các phần hỗ trợ cho mảng và khối có thể nhấn mạnh chiều, hướng,
hoặc SO sánh tỷ lệ, nhằm làm cho công trình có sự hấp dẫn bởi cách nhấn
mạnh chủ đề, cũng như có sự thống nhất, biến hóa phong phú.
-Hình thức mặt đứng: Thiết kế mặt đứng phụ thuộC vào nhiều yếu tố Vị trí
công trình: ngã tư, góc phố, tính chất địa phương (vùng quê, nông thôn)
góc nhìn thị giác của con người Yếu tố văn hóa- xã hội- lịch sử địa phương
Mặt đứng đi theo yêu cầu giải quyết về vấn đề khí hậu địa phương: hệ lam
che nắng, đón gió, mặt đứng Vỏ bao che hai lớp, hàng lang đệm.

13
1.2.5.4. Giải pháp vỏ bao che

a. Kết cấu khung phẳng

Giàn phẳng (hay còn gọi là giòn vì kèo) là kết cấu làm việc theo một phương
trong mặt phẳng nhất định, nhiều khung phẳng liên kết với nhau thông qua
hệ giằng tạo thành khung đỡ mái công trình. Uu diem: | Kết cấu đơn giản,
dễ thi Công. Chi phí xây dựng thấp. Cấu kiến để sản xuất đồng bộ. Khuyết
điểm: | Không phù hợp với Công trình có hình khối phức tạp. | Khoảng vượt
lớn sẽ làm tăng kích thước hệ kết cứu đáng kể.

b. Kết cấu khung không gian:

- Hệ khung không gian làm việc trên hai hoặc nhiều mặt phẳng truyền tải
trọng xuống đất nền nhờ vào bộ phận phương ngang và các bộ phận
phương đứng. Những bộ phận có sức kháng chịu biến dạng văng và uốn.
Công trình có hình dáng phức tạp. Thông thường sẽ sử dụng hệ khung để
đảm bảo khả năng tạo hình tự do. Tuy nhiên nó lại khá đắt.

- Ưu điểm: Khả năng tạo hình tự do Chi phí xây dựng thấp đối với hình khối
đơn giản. Cấu kiện có tính ổn định cao.

- Khuyết điểm: Đối Với hình khối phức tạp sẽ có sẽ khó thi công và sản xuất
đồng loạt cấu kiện. Khoảng vượt lớn sẽ làm tăng kích thước hộ kết cấu.

c. Kết cấu dây căng

Các cấu trúc hệ cong dạng dây căng được hình thành mang hình dáng ứng
tải trọng tác dụng. Sao cho những ứng suất xảy ra bên trong các bộ phận
chỉ là ứng suất kéo hoặc ứng suất nén.

d. Kết cấu giàn không gian

Kết cấu giàn không gian dùng để chỉ các hệ kết cấu chịu lực mà các bộ
phận của nó theo chiều phương và không cùng nằm trong một mặt phẳng.
Giàn không gian là một hệ tổ hợp đơn vị tam giác ba chiều, vượt hai phương,
các thành phần chỉ chịu lực kéo hoặc nén. Hầu hết những gian không gian
được hình thành từ những module đồng nhất, với hai lớp trên dưới Song
Song nhau. Hình thức hình học của giàn không gian rất đa dạng. Tuy nhiên,
khối bột diện (hình kim tử tháp 4 mặt bên) và khối tự diện (hình kinh tử tháp
ba mặt bên) được dùng rộng rãi hơn trong kiến trúc. Ưu điểm: Tính thẩm mỹ
cao, phù hộp với các nhu cầu đa dạng về kiến trúc. Khả năng vượt nhịp rất
lớn. Độ cứng Công trình lớn, chống gió bão, động đất tốt.

14
Trọng lượng bản thân kết cấu mái nhỏ, giảm chi phí cho thân, mỏng. Dễ
dàng khi sửa chữa, thay thế các bộ phận hư hỏng...

-Nhược điểm: Chỉ kinh tế với kết cấu nhịp lớn. Thi công chức phức tạp và tốn
kém hơn.

e. Kết cấu vỏ mỏng

Bề mặt công và chiều cao tiết diện rất nhỏ. Cấu trúc truyền tải trọng đến
gốc tải chỉ dưới trạng thái nén, kéo và cắt (trượt). Nó được phân biệt với cấu
trúc vòm mái ở khả năng chống lại lực kéo. Do vậy, hình dáng cong của cấu
trúc này có thể giống vòm mới nhưng cách thức làm việc và đường huyền
tải trọng lại thường rất khác biệt. Những hình thức Vỏ mỏng được thấy
trong tự nhiên là vỏ trứng, mai rùa, vỏ sò, hộp só… Cấu trúc vỏ mỏng rất hiệu
quả cho các cấu trúc ( như mới) có tải trong phân bố đâu và thích hợp với
các hình dạng cong. Bởi vì có tiết diện rất mỏng, cấu trúc này không có khả
năng chống lại tỷ trọng tập trung gây võng cục bộ. Hầu hết cấu trúc vỏ
mỏng trong kiến trúc được cấu tạo bằng bê tông cốt thép mặc dù gỗ dán,
kim loại, cả chất dẻo gia cường thủy tinh có thể được dùng. Ưu điểm: Khả
năng tạo hình tự do.Cấu kiện có tính ổn định cao. Nhược điểm: Đối với hình
thức phức tạp sẽ khó thi công và sản xuất đồng loại cấu kiện. Hao phí vật
liệu lớn kết cấu nặng.

1.3. Mối liên hệ giữa biểu tượng văn hóa với hình thức kiến trúc bảo tàng:

Ở bất kỳ quốc gia nào, Bảo tàng luôn là gương mặt " đại diện về văn hóa”
tiêu biểu của một quốc gia, cái gọi là “Biếu tượng về văn hóa” của chính
quốc gia đó , giới thiệu với bạn bè quốc tế. Không chỉ vậy, nó còn là tấm
gương để chính quốc gia đó Soi vào, nhìn thấy mình trong quá khứ để hiểu
mình hơn ở hiện tại và tương lai. Chính vì vậy, hệ thống bảo tàng và di tích –
gọi chung là những di sản văn hóa - được nhà nước và nhân dân luôn có ý
thức bảo tồn, gìn giữ đồng thời có nhiều hình thức giới thiệu và tôn vinh
những giá trị của nó.

Từ những nhận định trên, chúng ta có thể thấy biểu tượng là một nội hàm
về văn hóa của hình thức kiến trúc - đô thị, là hiện tượng có ở tất cả các nền
văn hóa khác nhau. Bởi kiến trúc không chỉ là những không gian chức năng.
Mà còn là những không gian văn hóa, biểu thị những khuynh hướng giá trị
mà thời đại con người đòi hỏi.
15
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG THIẾT KẾ BẢO TÀNG VÀ MỐI
QUAN HỆ GIỮA BIỂU TƯỢNG VÀ KIẾN TRÚC BẢO TÀNG
2.1. Cơ sở thiết kế bảo tàng:

2.1.1. Quy chuẩn/ tiêu chuẩn/ cơ sở tính toán


2.1.1.1 Cơ sở tính toán
-Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, tập I - IV (1997).
-Nguyên lí thiết kế kiến trúc ( KTS Tạ Trường Xuân NXB Xây Dựng ).
-Tổ chức không gian kiến trúc các loại nhà công cộng ( TS - KTS Vũ Duy Cừ -
NXB Xây Dựng 2003 ).
-Dữ liệu kiến trúc sư Neufert.
-Metric Handbook - Planning and Design Data và nguyên lý thiết kế bảo
tàng.
-Bảo tàng học và Thiết kế kiến trúc trưng bày - TS KTS Lê Thanh Sơn.
2.1.1.2 Quy mô khu đất
Quy mô trung bình từ 3 - 5 (ha)

MĐXD khối bảo tàng 30 % - 35 %

Diện tích phần trưng bày ngoài trời 25 %- 30 %

Diện tích cây xanh sân vườn 15% - 20%

Diện tích giao thông 10 %

2.1.1.3 Quy mô tổng quan công trình

Loại bảo tàng


% Diện tích sàn

Trưng bày Kho

Quốc gia 35 29

Địa phương 57 25

Tư nhân 58 12

Tất cả 53 19

Cơ sở xác định quy mô công trình, có 2 cách như sau:


-Xác định sức chứa hợp lý cho công trình bằng cách xác định nhu cầu phục
vụ thể hiện ở các chỉ tiêu số chỗ phục vụ cho 1000 dân. Theo tiêu chuẩn quy
hoạch đối với công trình bảo tàng cứ 1000 dân là có 10 - 12 người đến.

16
-Dân số khu vực.
-Căn cứ vào cấp độ và bán kính phục vụ, tầm ảnh hưởng của công trình, từ đó
tính được tổng số theo nhu cầu của loại hình phục vụ.
-Sử dụng phương pháp nội suy bằng cách so sánh qui mô của các công trình
thực tế, từ đó suy ra được quy mô hợp lý cho công trình.
2.1.1.4 Quy mô từng hạng mục
Tỉ lệ các thành phần chức năng:

Diện tích trưng bày 57 % diện tích bảo tàng

Diện tích kho lưu trữ 25 % diện tích bảo tàng

Diện tích bộ phận giao lưu 35 % diện tích trưng bày

Diện tích bộ phận kỹ thuật nghiệp vụ 50 % diện tích trưng bày

2.1.1.5 Vị trí xây dựng, yêu cầu về tổng mặt bằng


-Ở trung tâm đô thị để có sức hấp dẫn, đồng thời đóng góp cho sự hoạt động
và bề mặt của khu trung tâm.
-Ở gần khu tập trung dân cư hoặc nằm trong khu cây xanh, khu công viên
giữa các khu dân cư.
-Ở nơi có đường giao thông thuận tiện cho các phương tiện giao thông cá
nhân và công cộng - Xa các nguồn ồn, nguồn khí độc hại, các nơi có nguy
cơ cháy nổ cao
-Diện tích khu đất tính bình quân 6 - 8 m2 / khách.

2.1.2. Nguyên lí thiết kế cơ bản ảnh hưởng đến hình thức kiến trúc
Nguyên lý thiết kế là điều kiện cần đầu tiên trong việc thiết kế mọi loại công
trình. Đối với bảo tàng, điều quan tâm lớn là dây chuyền hạng mục chức
năng, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và hình thức tổ chức không gian mặt bằng
khu trưng bày.
2.1.2.1 Dây chuyền công năng
Giao thông trong công trình gồm có:
-Giao thông khách
-Giao thông khối nghiên cứu - hội thảo
-Giao thông xuất nhập hàng hóa
-Giao thông nhân viên

17
2.1.2.2 Yêu cầu kỹ thuật
a. Chiếu sáng
Chiếu sáng tự nhiên cho nhà và công trình công cộng được lấy theo tiêu
chuẩn TCXD 29 - 1991 “Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng. Tiêu
chuẩn thiết kế”. Lấy sáng tự nhiên có thể là:
-Lấy sáng bên
-Lấy sáng qua cửa mái
-Lấy sáng qua giếng trời
-Lấy sáng khuếch tán qua toàn bộ mái nhà
-Lấy sáng khuếch tán qua một phần của mái nhà/ giếng trời
Chiếu sáng nhân tạo
Đặc điểm nổi bật của chiếu sáng nhân tạo trong bảo tàng là sự chính xác và
ổn định. Độ sáng và bóng đổ có thể được điều chỉnh với độ sắc của ánh sáng
mà không thể đạt được bằng ánh sáng tự nhiên. Hiệu ứng nhìn có thể đạt
được một cách chính xác mà không phụ thuộc vào mùa hay thời gian.
-Chiếu sáng bề mặt trong phòng
-Chiếu sáng vật ba chiều
-Chiếu sáng vật hai chiều
-Chiếu sáng vật phẩm trong hộp kính
-Chiếu sáng nhân tạo bổ sung
-Vật trưng bày là nguồn sáng

18
b. Phòng cháy chữa cháy
Khi thiết kế chống cháy cho công trình công cộng, phải tuân theo những
quy định trong TCVN 2622 - 1995 “Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công
trình. Yêu cầu thiết kế”
Trong các công trình công cộng phải đảm bảo yêu cầu thoát nạn an toàn khi
có cháy. Các lối thoát được coi là an toàn khi đảm bảo những yêu cầu sau
đây:
-Đi từ các phòng ở tầng một trực tiếp ra ngoài hay qua tiền sảnh ra ngoài.
-Đi từ phòng ở bất kỳ tầng nào (không kể tầng một) ra hành lang có lối thoát
ra ngoài.
-Đi từ các phòng vào buồng thang có lối ra trực tiếp bên ngoài hay qua tiền
sảnh ra ngoài.
Trong công trình công cộng, chiều rộng tổng cộng của cửa thoát ra ngoài
hay của vế thang hoặc của lối đi trên đường thoát nạn phải tính theo số
người của tầng đông nhất ( không kể tầng một) và được quy định như sau:
-Đối với nhà 1 đến 2 tầng tính 1m cho 125 người
-Đối với nhà từ 3 tầng trở lên tính 1m cho 100 người
-Đối với các phòng khán giả ( hội trường) tính 0,55m cho 100 người.

2.1.2.3 Không gian trưng bày


a. Tổ chức không gian trưng bày
Một bảo tàng với các không gian trưng bày giống nhau sẽ tạo ra sự đơn điệu
vàn hám chán. Bằng cách thay đổi kích thước và mối quan hệ giữa chiều cao
và chiều rộng, sử dụng màu sắc khác nhau cho tường và sàn sẽ tạo nên sự
ngẫu nhiên và kích thích thu hút chú ý.
Không gian trưng bày là một không gian cần gây nhiều cảm giác, phải gây
được sự chú ý của du khách đối với hiện vật. Sự đơn điệu xảy ra khi các
phòng được sắp xếp trên cùng một đường thẳng. Ngay cả khi việc này
không thể tránh được, cửa của các phòng trưng bày không nên đặt đối diện
nhau, tạo một view nhìn thông qua toàn bộ công trình.

Về hướng đặt cửa


Nhằm phục vụ cho thiết kế kiến trúc bảo tàng. Một lộ trình quá dài xuyên
qua công trình sẽ tạo hiệu ứng xấu, gây chán cho khách tham quan. Tuy

19
nhiên cũng cần sự xuyên suốt qua một số không gian nhằm đảm bảo an
ninh. Cách đặt của cũng là cách hướng khách tham quan đến khu vực trưng
bày theo ý đồ của thiết kế, tạo view nhìn hướng đến vật trưng bày quan
trọng nhất trong phòng. Theo nguyên tắc, cửa nên đặt ở vị trí mà khách
tham quan khi bước vào có thể thấy toàn bộ chiều dài của tường đối diện và
không nên đặt đối diện với cửa sổ vì khách sẽ bị choáng khi vừa bước vào.
Theo lý thuyết cửa vào giữa hai phòng được chiếu sáng nên được đặt gần
bức tường cạnh cửa sổ vì nơi hai bức tường gặp nhau sẽ tạo nên góc tối
không thể trưng bày. Nhưng nếu chiếu sáng tự nhiên không từ cửa sổ đứng
và hẹp mà là một dãy cửa sổ chạy dọc chiều dài bức tường. Trong trường
hợp này hai bức tường vuông góc sẽ được chiếu sáng, lối ra vào vì thế nên
được đặt xa nhất có thể để tạo chiều sâu cho phòng.
Đối với những tác phẩm đặc biệt cần riêng không gian trưng bày cho nó
nhằm thu hút sự chú ý đến mức có thể. Các phòng như vậy cần đủ rộng để
chứa riêng tác phẩm và giao thông thoải mái cho người tham quan.

Về các loại không gian trưng bày


● Không gian kín: Là nơi để trưng bày những vật có kích thước nhỏ,
khó bảo quản, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
● Không gian nửa kín nửa hở: Nơi trưng bày các vật phẩm có kích
thước khá lớn ( đòi hỏi chiếu sáng tự nhiên )
● Không gian hở ( trưng bày ngoài trời) : là không gian trưng bày tạm
thời hoặc biểu tượng của bảo tàng, các vật trưng bày quy mô lớn
hoặc có yêu cầu đặc biệt về môi trường trưng bày ( gắn với thiên
nhiên)

Về thủ pháp trưng bày

Phông nền trên đố đặt các hiện vật trưng bày nên ứng dụng những thủ
pháp truyền thống của việc sử dụng các cặp vật liệu, chất liệu trong đó có lợi
dụng các đặc tính tương phản mạnh hoặc đồng điệu để có thể nhấn mạnh,
truyền đạt hiện vật được trưng bày.

VD: Gốm trên nền gỗ; đồng trên nền bằng đá; thép trên nền bằng kính; kim
cương trên nền bằng vàng, bạc trên nền bằng nhung, lụa.

Phạm vi trưng bày: bảo đảm nguyên tắc vật nhỏ xem gần, vật lớn nhìn xa.
Phân loại như sau:
20
Theo mặt đứng: Panô, tường, tủ...Chiếm khoảng chiều cao từ 2,4 - 3m (cách
mặt sàn từ 0,7 - 1m). Trong đó các tài liệu hiện vật được trưng bày khoảng
tường từ 0,7 - 2,4m. Từ 2,4 - 3m là phần trưng bày các panoeu, phù điêu và
các câu trích ngôn. Diện tích trưng bày cho tranh 3 - 5 m2 / bề mặt treo.

Theo mặt bằng: là các tủ, hộp, kệ, diorama với chiều cao mặt phẳng xem
được tính từ sàn

Diện tích cho tượng = 6 - 10 m2/ tượng

DIện tích cho hiện vật nhỏ = 1,2 - 2 m2/ khoang.

Đối với các hiện vật có kích thước khổng lồ như: cổ thực vật hóa thạch, đá
tảng di tích, máy móc, xe pháo, thì không được phép trưng bày ở ngoài trời
hoặc trong không gian riêng biệt hoặc phòng kính để dễ hòa nhập vào kiến
trúc chính của bảo tàng.

b. Đặc điểm các loại vật phẩm trưng bày


Phân loại:
● Vật phẩm trưng bày là mặt phẳng: gồm có tranh, ảnh, pano, biểu
bảng - Chất liệu: giấy, vải lụa, gõ phẳng, đỏ, kim loại.
● Vật phẩm trưng bày có nền phẳng trên đó có hình lồi, lõm: như tranh
khắc, hoặc trạm lộng bằng gỗ hay phù điêu, thạch cao, xi măng,..
● Vật phẩm trưng bày có khối:
● Vật phẩm trưng bày theo dạng thức tổng hợp:
● Thông tin trưng bày dạng media

c. Cách sắp xếp bố trí hiện vật


Tâm nhìn mắt người
Góc nhìn thẳng đứng tốt nhất là 27 độ. Chiều cao hiện vật, góc nhìn đứng
góc nhìn ngang quyết định khoảng lùi can thiết để có được view nhìn tốt
nhất.

21
Đường chân trời
Trong việc sắp xếp bố cục tranh lên tường, đặc biệt là tranh phong cảnh, ta
cần chú ý đến đường chân trời. Các tác phẩm thường không có vị trí đường
chân trời giống nhau. Cần chú ý việc đặt những bức tranh có đường chân
trời chênh lệch nhau quá nhiều có thể tạo nên sự xung đột rất lớn.

Cân bằng
Cân bằng thường là kết quả mong muốn cho sự sắp xếp của các đối tượng.
Các đặc tính của đối tượng các nhân nên được cân bằng trong mối quan hệ

22
với tổng thể. Đặt bức tranh đen tối ở một bên và các bức tranh ánh sáng mặt
khác sẽ gây ra một sự mất cân bằng thị giác. Đôi khi, thích hợp sử dụng
không gian tiêu cực có thể được thay thế các yếu tố tích cực để tạo ra sự cân
bằng. Nó đòi hỏi một số lượng tỉ lệ lớn hơn không gian tiêu cực để bù đắp
ngay cả một đối tượng nhỏ. Tiêu cực không gian đó là quá lớn chỉ đơn giản
là trở thành không gian và không còn phục vụ để cân bằng, nhưng trở
thành nền. Các nguyên tắc trên là sự thật của bất kỳ sự sắp xếp của các đối
tượng, cho dù hiển thị như miếng cá nhân hoặc nhóm hạng mục. Nhóm các
đối tượng thành các đơn vị gắn kết và hiệu quả là một nghệ thuật của riêng
mình. Thành phần tổng thể của nhóm một cách sâu sắc có thể ảnh hưởng
đến sự chú ý cho bất kỳ đối tượng bên trong nó.

Chiều hướng xem


Việc sắp xếp những tác phẩm có tính toán không khéo tạo cho người xem
một hướng theo dõi từ tác phẩm này qua tác phẩm khác 1 cách có chủ ý.
Các ngăn kệ có thể là phần trang bị rất quan trọng của bảo tàng.
Các ngăn kệ cũng phải được thiết kế sao cho phù hợp với tính đa dạng của
hoạt động bảo trì, gồm các hiện vật trong ngăn kệ và bản thân các ngăn kệ.
Hệ thống vách ngăn: ở những khu vực không đủ diện tích thường phục vụ
trưng bày treo các tác phẩm thì hệ thống vách ngăn là rất quan trọng.

23
Bục kệ trưng bày
Các ngăn kệ có thể là phần trang bị rất quan trọng của bảo tàng.
Các ngăn kệ cũng phải được thiết kế sao cho phù hợp với tính đa dạng của
hoạt động, bảo trì, gồm các hiện vật trong ngăn kệ và bản thân các ngăn kệ.
Hệ thống vách ngăn: Ở những khu vực không đủ diện tích thường phục vụ
trưng bày treo các tác phẩm thì hệ thống vách ngăn là rất quan trọng.

24
2.2. Biểu tượng văn hóa và kiến trúc bảo tàng:

2.2.1. Lịch sử của việc truyền tải biểu tượng văn hóa vào bảo tàng:

25
26
2.2.2. Các yếu tố là cơ sở cho biểu tượng trong thiết kế bảo tàng, tưởng
niệm( văn hóa, lịch sử, vị trí, tôn giáo, chức năng...)
Mỗi công trình bảo tàng đều mang một phạm vi chủ đề nhất định và được
đặt trong một bối cảnh của không gian và thời gian. Vì vậy sự xuất hiện của
một công trình bảo tàng chắc chắn sinh ra những mối quan hệ giữa bảo
tàng và bối cảnh. Những yếu tố ngoại cảnh và nội tại của chính công trình
bảo tàng là cơ sở của những biểu tượng được sử dụng trong bảo tàng thì
việc khai thác biểu tượng mới hiệu quả. Những yếu tố bao gồm: chủ đề
trưng bày, văn hóa, lịch sử, tự nhiên, nơi chốn, thời kì... nhưng những yếu tố
luôn gắn kết với nhau và hình thành một “nền” tinh thần chung của mối
quan hệ giữa bối cảnh và bảo tàng.

2.2.3. Phân loại các biểu tượng trong bảo tàng và ví dụ


-Biểu tượng tôn giáo
Các tôn giáo đều có một hệ tư tưởng, quan niệm về thế giới khác nhau. Hệ
thống lý tưởng và quan niệm này hay được hình tượng hóa thành những
biểu tượng hình học để biểu thị ý niệm về cấu trúc thế giới theo quan niệm
mỗi tôn giáo,... Do đó giữa lớp vỏ của biểu tượng và hệ tư tưởng mà nó ẩn
chứa là một mối liên kết chặt chẽ. Những công trình tôn giáo có ứng dụng từ
biểu tượng hình học đều mang một cấu trúc không gian gắn chặt với lý
tưởng tôn giáo ví dụ như tính tuyến tính trong mặt bằng nhà thờ Công
giáo,...
Ví dụ: Bảo tàng nghệ thuật Hồi giáo Doha Qatar - KTS I.M.Pei. Bảo tàng là nơi
trưng bày những di vật, hiện vật về nghệ thuật Hồi giáo ở khu vực. Ngôn ngữ
hình học đặc trưng của hồi giáo đã được khai thác và chuyển hóa trên tỉ lệ
hình khối, mặt bằng và cả trong thiết kế nội dung bên trong bảo tàng.

27
Biểu tượng từ tự nhiên

Dựa trên bối cảnh tự nhiên của công trình bảo tàng, những ý nghĩa của một
số biểu tượng xuất phát từ tự nhiên được khai thác để thể hiện những tính
chất tương tự của bảo tàng mà người sử dụng cần được cảm nhận.
Ví dụ: Bảo tàng Quốc gia Qatar - Atelier Jean Nouvel. Với định hướng trở
thành một điểm nhấn cho cả quốc gia, bảo tàng quốc gia Qatar lấy cảm
hứng hình học từ một loại khoáng thạch của vùng sa mạc. Hình tượng
mang đến những trải nghiệm mới cho người tham quan và thể hiện sự giàu
có, độc đáo của đất nước giữa sa mạc
-Biểu tượng văn hóa, truyền thống:
Yếu tố truyền thống và văn hóa dân tộc luôn là tiền đề quan trọng đối với thể
loại công trình văn hóa, đặc biệt là Bảo tàng.
Ví dụ: Bảo tàng Dân tộc học Đak Lak, lấy cảm hứng từ ngôi nhà Rông truyền
trống của vùng dân tộc Tây Nguyên.
Bảo tàng này trở thành một nơi lưu giữ truyền thống văn hóa và cũng là nơi
sinh hoạt cộng đồng của người dân nơi đây.

28
- Biểu tượng từ hình ảnh khái niệm chung:
Một số hình ảnh mang một khái niệm, ý nghĩa chung được hiểu rộng rãi.
Bằng cách khai thác những hình ảnh đó, bảo tàng truyền tải được một suy
nghĩ, cảm giác cho người trải nghiệm.
Ví dụ: Bảo tàng Do thái Berlin - Daniel Libeskind với mặt đứng làm bằng kim
loại tối màu gây cảm giác lạnh, phi con người cùng với tạo hình của những
“vết chém” trên mặt đứng gợi những suy tưởng mạnh mẽ về sự đối ứng của
giữa con người với nhau.

Hình : Bên ngoài bảo tàng Do thái Berlin

29

You might also like