Đề cương Tín Dụng: Domestic marketing. This involves the company manipulating a series of

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

Đề cương Tín Dụng

Domestic marketing. This involves the company manipulating a series of


controllable variables, such as price, advertising, distribution, and the product, in a
largely uncontrollable external environment that is made up of different economic
structures, competitors, cultural values, and legal infrastructure within specific
political or geographic country boundaries.

International marketing. This involves the company operating across several


markets in which not only do the uncontrollable variables differ significantly
between one market and another, but the controllable factor in the form of cost and
price structures, opportunities for advertising, and distributive infrastructure are
also likely to differ significantly.

Export marketing. In this case the firm markets its goods and/or services across
national/political boundaries. In general, exporting is a simple and low risk-
approach to entering foreign markets. Firms may choose to export products for
several reasons. First, products in the maturity stage of their domestic life cycle
may find new growth opportunities overseas, as Perrier chose to do in the US.
Second, some firms find it less risky and more profitable to expand by exporting
current products instead of developing new products. Third, firms who face
seasonal domestic demand may choose to sell their products to foreign markets
when those products are “in season” there. Finally, some firms may elect to export
products because there is less competition overseas.

A firm can export its products in one of three ways: indirect exporting, semi-direct
exporting, and direct exporting. Indirect exporting is a common practice among
firms that are just beginning their exporting. Sales, whether foreign or domestic,
are treated as domestic sales. All sales are made through the firm’s domestic sales
department, as there is no export department. Indirect exporting involves very little
investment, as no overseas sales force or other types of contacts need to be
developed. Indirect exporting also involves little risk, as international marketing
intermediaries have knowledge of markets and will make fewer mistakes than
sellers.

In semi-direct exporting, an American exporter usually initiates the contact through


agents, merchant middlemen, or other manufacturers in the US. Such semi-direct
exporting can be handled in a variety of ways: (a) a combination export manager, a
domestic agent intermediary that acts as an exporting department for several
noncompeting firms; (b) the manufacturer’s export agent (MEA) operates very
much like a manufacturer’s agent in domestic marketing settings; (c) a Webb-
Pomerene Export Association may choose to limit cooperation to advertising, or it
may handle the exporting of the products of the association’s members and; (d)
piggyback exporting, in which one manufacturer (carrier) that has export facilities
and overseas channels of distribution handles the exporting of another firm (rider)
noncompeting but complementary products.

When direct exporting is the means of entry into a foreign market, the
manufacturer establishes an export department to sell directly to a foreign film.
The exporting manufacturer conducts market research, establishes physical
distribution, and obtains all necessary export documentation. Direct exporting
requires greater investment and also carries a greater risk. However, it also
provides greater potential return and greater control of its marketing program.

Multinational marketing. Here the marketing activities of an organization include


activities, interests, or operations in more than one country, and where there is
some kind of influence or control of marketing activities from outside the country
in which the goods or services will actually be sold. Each of these markets is
typically perceived to be independent and a profit center in its own right.

Global marketing. The focuses on the selection and exploration of global


marketing opportunities entire organization and marshals resources around global
competitive the globe with the objective of achieving a advantage. The primary
objective of the company is to achieve synergy in the overall operation, so that by
taking advantage of different exchange rates, tax rates, labor rates, skill levels, and
market opportunities, the organization as a whole will be greater than the sum of its
parts.

Câu: Tín dụng tài trợ XNK là gì ? Vai trò ?


Khái niệm: Tín dụng tài trợ XNK của ngân hàng thương mại là hình thức
tài trợ thương mại, kỳ hạn gắn liền với thời gian thực hiện thương vụ, đối tượng
tài trợ là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc ủy thác. Giá trị tài trợ
thường là ở mức vừa và lớn.
Vai trò:
 Đối với nền kinh tế
 Giúp cho hoạt động ngoại thương được tiến hành trôi chảy, thuận lợi:
thông qua các hình thức tài trợ vốn, uy tín của ngân hàng cho các bên tham gia,
tài trợ XNK giúp tạo dựng cơ sở tài chính và niềm tin giữa các đối tác để các
bên hoàn thành nghĩa vụ của mình. Khi hoạt động XNK được thực hiện thường
xuyên, liên tục, đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế thì nó sẽ là động lực để
tăng tính ổn định của thụ trường và năng động của nên kinh tế.
 Tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, tăng hiệu quả sản xuất kinh
donah, làm dộng cơ thúc đẩy nền kinh tế phát triển: thông qua hoạt động tài trợ
XNK của ngân hàng, doanh nghiệp có cơ hội được thay đổi dây chuyền máy
móc thiết bị nhăm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra sản
phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Cũng thông qua tài
trợ, các doanh nghiệp cũng có thể nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu
phục vụ cho đời sống sinh hoạt của người dân.
 Giúp cho doanh nghiệp phát triển, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, mở
rộng sản xuất góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ
lệ thất nghiệp, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
 Là một trong những công cụ để triển khai có hiệu quả các chiến lược phát
triển kinh tế - chính trị - xã hội của quốc gia. Tài trợ XNK góp phần hỗ trợ cho
các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế, cân bằng cán cân thanh toán, góp
phần mở rộng mối quan hệ đối ngoại với các quốc gia trên thế giới.
 Đối với ngân hàng thương mại
Với hoạt động XNK ngày càng đa dạng và có sự cạnh tranh coa, vai trò hỗ
trợ các NHTM là cực kỳ quan trọn. Các ngân hàng không những hỗ trợ về mặt
tài chính để hoàn tất nghĩa vụ thanh toán cho những hoạt động chu chuyển với
nước ngoài, đồng thời đảm nhân những rủi ro gắn liền với hoạt động đó.
 Đối với các doanh nghiệp
 Ngân hàng cho các doanh nghiệp vay để NK máy móc, trang thiết bị hiện
đại, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, dây chuyền sản xuất chế biến hàng XK với
công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, hạ giá thành
sản phẩm, tạo khả năng cạnh tranh với hàng ngoại nhập và kinh doanh có lãi.
 Đáp ứng nhu cầu về vốn của doanh nghiệp, giupsa doanh nghiệp có thể
tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo
công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đồng thời hoàn
thành nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước.
 Tạo điều kiện phát triển các sản phẩm XK như may mặc, giày dép, dệt,
sơn mài, gốm sứ, sản xuất chế biến thực phẩm XK,.. đa dạng hóa các mặt hàng
XK.
Câu: Phân tích quy trình Factoring quốc tê ?
BTT xuất nhập khẩu là nghiệp vụ BTT dựa trên hợp đồng xuất nhập khẩu
hàng hóa, các KH và con nợ là những doanh nghiệp ở các nước khác nhau. Đơn
vị BTT cấp tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải
thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa, trong đó bên bán và bên mua vượt ra
khỏi phạm vi quốc gia.
Quy trình nghiệp vụ:

1. HĐ bán
Nhà XK Nhà NK
7. Giao
( Người bán) hàng ( Người mua)
Đơn vị Bao thanh toán XK Đơn vị Bao thanh toán NK

12. Thanh
toán, báo

(1) Người bán và người mua tiến hành thương lượng trên hợp đồng mua bán
hàng hóa.
(2) Nguời bán đề nghị đơn vị bao thanh toán xuất khẩu tài trợ với tài sản đảm
bảo chính là khoản phải thu trong tương lai từ hợp đồng mua bán hàng hóa.
(3) Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu đề nghị đơn vị bao thanh toán nhập khẩu
cùng thực hiện hợp đồng bao thanh toán.
(4) Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu thực hiện phân tích các khoản phải thu,
tình hình hoạt động và khả năng tài chính của bên mua hàng.
(5) Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu đồng ý tham gia giao dịch bao thanh toán
với đơn vị bao thanh toán xuất khẩu. Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu chấp
thuận tài trợ cho người bán.
(6) Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu và người bán thỏa thuận và ký kết hợp
đồng bao thanh toán.
(7) Người bán giao hàng cho người mua theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng
mua bán hàng hóa.
(8) Đơn vị xuất khẩu chuyển nhượng hóa đơn cho đơn vị bao thanh toán xuất
khẩu và đơn vị bao thanh toán xuất khẩu chuyển nhượng hóa đơn cho đơn vị
bao thanh toán nhập khẩu.
(9) Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu chuyển tiền ứng trước cho người bán theo
thỏa thuận trong hợp đồng bao thanh toán.
(10) Khi đến hạn thanh toán, đơn vị bao thanh toán nhập khẩu tiến hành thu hồi
nợ từ người mua.
(11) Người mua thanh toán bằng đơn vị bao thanh toán nhập khẩu.
(12) Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu trích trừ phí và lãi ( nếu có ) rồi chuyển
số tiền còn lại cho đơn vị bao thanh toán xuất khẩu.
(13) Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu trích trừ phí rồi chuyển số tiền còn lại cho
người bán.
Câu: So sánh Factoring và Forfaiting ?
Tiêu chí khác Factoring Forfaiting
biệt
Quy mô tài trợ Thông thường là 80% trị giá Tài trợ ngay 100%
hóa đơn ứng trước
Mức độ tín Nhà Factor tự đánh giá mức độ Ngân hàng Forfaitin dựa trên
nhiệm tín nhiệm của người mua trong hệ số tín nhiệm của ngân hàng
trường hợp bao thanh toán miễn bảo lãnh
truy đòi
Công cụ chuyển Không giao dịch trong công cụ Liên quan đến giao dịch trong
nhượng chuyển nhượng công cụ chuyển nhượng
Các dịch vụ Quản lý sổ cái bán hàng hàng Không cung cấp các dịch vụ
cung cấp ngày cùng các dịch vụ khác đi khác
kèm
Chứng từ được Hóa đơn xuất hàng LC, PE, PN
sử dụng
Phạm vi miễn Truy đòi hoặc miễn truy đòi Miễn truy đòi
trách
Giá trị hàng hóa HH có giá trị nhỏ HH có giá trị lớn
Rủi ro Chủ yếu từ phia doanh nghiệp Từ ngân hàng, nhà nước, DN
Cơ sở tài chính Phụ thuộc vào tình trạng tín Phụ thuộc vào tình trạng tài
dụng của nhà XK chính của availing bank
Chi phí Thường do người bán chịu Thường do người NK chịu
Kỳ hạn Tài trợ ngắn hạn Tài trợ trung dài hạn
Câu: Khái niệm, đặc điểm của factoring, forfaiting
Factoring
 Khái niệm: là việc cấp tín dụng cho khách hàng là bên bán thông qua việc
mua lại các khoản phải thu mua của bên bán hàng phát sinh từ việc mua bán đã
được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng
hóa.
 Đặc điểm:
 Là hợp đồng mua bán các khoản phải thu chưa đến hạn
 Nhà Factor tài trợ cho người bán bằng cách ứng trước tiền
 Nhà Factor cung cấp dịch vụ quản lý sổ sách kế toán bán hàng và tiến
hành thu nợ khi đến hạn
 Nhà Factor đảm nhận rủi ro tín dụng (do đặc thù của nghiệp vụ Factoring
chủ yếu là miễn truy đòi, nên mọi rủi ro trong thanh toán do nhà Factor
chịu)
Forfaiting
 Khái niệm: là dịch vụ tài trợ xuất khẩu thông qua việc chiết khấu các
khoản phải thu xuất khẩu bằng hối phiếu, kỳ phiếu và các công cụ chuyển
nhượng khác với điều kiện miễn truy đòi người bán, tại một mức lãi suất cố
định và đến 100% giá trị của hợp đồng.
 Đặc điểm:
 Chuyển hoa khoản thu xuất khẩu trả chậm thành trả ngay, cải thiện khả
năng thanh khoản và luồng tiền mặt cho nhà xuất khẩu.
 Nhà xuất khẩu tránh được rủi ro quốc gia và rủi ro thi trường liên quan
đến các khoản phải thu xuất khẩu.
 Nhà xuất khẩu được tài trợ 100% giá trị xuất khẩu, lớn hơn nhiều so với
các hình thức tài trợ xuất khẩu thông thường (75-80%).
 Khoản tài trợ Forfaiting không thể là một khoản nợ trên bảng cân đối của
nhà xuất khẩu, do đó, không làm xấu đi các chỉ tiêu tài chính.
 Do lãi suất áp dụng là cố định và được thanh toán ngày, nên loại trừ được
rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá.
 Nhà xuất khẩu được giải phóng khỏi công việc quản lý tín dụng.
 Giúp nhà xuất khẩu mở rộng được tín dụng xuất khẩu dài hạn, tăng được
thị phần bán hàng.
 Giúp giảm được chi phí bản hiểm tín dụng xuất khẩu.
Câu 5: Phân tích một số hình thức tài trợ xuất khẩu ?
Tài trợ trên cơ sở hối phiếu
Quy trình chiết khấu hối phiếu:
1

Nhà xuất 2 Nhà nhập


khẩu 10b
khẩu

10a
7 8 10
3 4
NH Nhà xuất khẩu NH Nhà nhập khẩu
(1) Nhà XK sau khu giao hàng, chuyển chứng từ vận chuyển và hối phiếu đòi
nợ tới nhà NK.
(2) Nhà NK chấp nhận hối phiếu và chuyển hối phiếu đã chấp nhận cho nhà
XK.
(3) Nhà xuất khẩu đề nghị NH của mình cấp tín dụng trên cơ sở hối phiếu.
(4) NH XK đồng ý cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu (ghi vào tài khoản của nhà
XK khi đã trừ đi chi phí chiết khấu và lệ phí nhờ thu).
(5) NH XK đem hối phiếu đến NHTW để tái chiết khấu và thu hồi khoản tín
dụng đã cấp cho nhà XK.
(6) Khi tới hạn thanh toán, NHTW chuyển hối phiếu cho nhà NK và đề nghị
thanh toán.
(7) NH nhà XK chuyển hối phiếu cho nhà NK và đề nghị thanh toán.
(8) Nhà NK chấp nhận thanh toán và cho phép NH ghi nợ vào tài khoản mình.
(9) NH nhà NK ghi có vào tài khoản ở NHTW, chi phí hối phiếu sau khi đã trừ
đi lệ phí nhờ thu và thông báo khoản thu để thực hiện.
(10) NH nhà NK không chấp nhận thanh toán, nhà nhập khẩu chuyển hối phiếu
cho NH của mình từ đó hối phiếu được chuyển đến NHTW.
(10a) NHTW truy đòi NHXK hoặc có thể truy đòi trực tiếp nhà XK.
(10b) Mọi vấn đề nhà XK phải tự giải quyết với nhà NK.
- Tỷ lệ chiết khấu hối phiếu cao hay thấp phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Khả năng truy hoàn nhà XK.
Khả năng thanh toán của nhà NK, Nh nhà NK cũng như nước nhà NK.
Thời gian chờ thanh toán
Giá trị hối phiếu: mức giá hối phiếu cao rủi ro NH cao -> Chi phí chiết khấu cao
dẫn thời gian dài.
Tài trợ trên cơ sở L/C:
 Cho vay thực hiện hàng xuất theo L/C đã mở
Trên cơ sở L/C đã mở, nhà XK có thể đảm bảo thanh toán sau khi giao
hàng nếu xuất trình bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện đã quy định trong
L/C. Nhà XK hoàn toàn có thể dựa vào đó để nhờ Nh phục vụ mình cấp một
khoản tín dụng để thực hiện xuất hàng theo L/C quy định.
Mục đích: đáp ứng nhu cầu vốn cho nhà XK để thu mua NVL, trang trại,
các chi phí cần thiết hay thu gom hàng hóa nhằm có được sản phẩm hàng hóa
giao hàng đúng thời hạn. Sau khi được NH của nhà NK thanh toán thì NH nhà
XK sẽ gửi lại số tiền bằng khoản cho nhà XK vay cộng với lãi vay, số còn lại trả
cho nhà XK.
Đây là một hình thức tài trợ rất phổ biến do phương thức L/C trong thanh
toán là phương thức đảm bảo nhất. Mặt khác, do kỹ thuật nghiệp vụ dễ dàng áp
dụng. Trong tài trợ L/C trả chậm có xác nhận nhà XK có thể nhận tiền bất cứ
lúc nào vì đã có sự xác nhận trả tiền của đại lý tín dụng hoặc bất cứ NH thứ 3
nào. Lúc này nhà XK nhận tiền dưới dạng tín dụng chuyển nhượng toàn bộ
quyền sở hữu cho Nh cấp tín dụng.
 Cho vay chiết khấu hay ứng trước chứng từ hàng XK:

Người xuất 5 NH đại diện người


hhb khẩu XK 3
6

1 4

NH đại diện người


Người nhập 2
NK
khẩu

(1) Người NK và XK ký hợp đồng XNK hàng hóa hay dịch vụ.
(2) Người NK yêu cầu NH đại diện mở L/C để thực hiện hợp đồng.
(3) NH đại diện người NK mở L/C theo yêu cầu của người NK và thông báo
L/C đến người XK
(4) Người XK giao hàng cho người NK căn cứ vào hợp đồng và L/C.
(5) Người XK xin cấp tín dụng ứng trước hay chiết khấu chứng từ dựa vào L/C
đã mở hoặc sau khi giao hàng cho người NK.
(6) NH cấp tín dụng ứng trước bằng cách ghi có cho tài khoản của người XK.
(7) NH cấp tín dụng ghi nợ người XK.
(8) Người XK hoàn trả tín dụng trước khi đến thời hạn trả tiền.
Có hai hình thức chiết khấu:
 Chiết khấu miễn truy đòi: nhà Xk bán đứt bộ chứng từ cho NH, nhận tiền
và không còn trách nhiệm hoàn trả. Trách nhiệm thu tiền và quyền sử dụng số
tiền thu được hoàn toàn thuộc về NH. Hình thức này có nhiều rủi ro cho NH, vì
vậy giá mua sẽ thấp hơn.
 Chiết khấu có truy đòi: sau khi nhà XK chiết khấu bộ chứng từ cho NH
thì họ vẫn còn ràng buộc trách nhiệm hoàn trả trong trường hợp NH không thu
được tiền từ phía nước ngoài. Vì vậy rủi ro đối với NH thấp, giá chiết khấu cao.
Tài trợ thông qua bảo lãnh:
Bảo lãnh là một hình thức tín dụng bằng chữ ký của NH để bảo lãnh tài trợ
cho KH. Trong nhiệm vụ này, NH không thật sự phải xuất quỹ mà chỉ bảo lãnh
trả tiền khi KH không trả được. Trong mua bán quốc tế, đôi khi bên XK không
nắm khả năng tài chính để thanh toán và mức độ tín nhiệm của nhà XK. Do vậy
nhà XK sẽ yêu cầu nhà NK phải có một số tổ chức thường là NH đứng ra bảo
lãnh thanh toán. Ngược lại, do không biết rõ hoặc không tin nhau, nhà NK có
thể yêu cầu bên XK có NH đứng ra bảo lãnh giao hàng.
NH nhận bảo lãnh theo yêu cầu KH đê vay vốn nước ngoài dưới hoạt động
tín dụng thương mại hoặc tín dụng tài chính. Trách nhiệm của NH bảo lãnh là
đảm bảo thi hành đúng cam kết với nước ngoài trong trường hợp người xin bảo
lãnh không thực hiện đầu đủ nghiệp vụ nào đó với đối tác nước ngoài.
Các hình thức bảo lãnh:
 Mở thư tín dụng trả chậm
 Ký bảo lãnh hay ký chấp nhận
 Phát hành thư bảo lãnh
 Lập giấy cam kết trả nợ nước ngoài
Câu: Phân tích các hình thức tài trợ NK ?
Cho vay mở L/C:
7

NH mở L/C 6 NH thông báo


2

5 8
10 9 1 3

Người NK 4 Người XK

(1) Người NK làm đơn xin mở L/C gửi đến NH của mình yêu cầu mở một L/C
cho người XK.
(2) Phát hành L/C cho NH nhận thông báo.
(3) Chuyển L/C cho nhà XK.
(4) Nhà XK chấp nhận tín dụng thì tiến hành giao hàng, nếu không thì đề nghị
NH mở L/C sửa đổi cho phù hợp với hợp đồng.
(5) Nhà XK xuất trình chứng từ, yếu cầu thanh toán.
(6) NH thông báo gửi chứng từ đến NH mở L/C thanh toán cho nhà XK.
(7) Kiểm tra bộ chứng từ và thông báo đến NH thông báo.
(8) Bộ chứng từ nếu sai thù NH thông báo có trách nhiệm yêu cầu tu chỉnh. Nếu
hợp lệ thì NH thông báo sẽ thông báo cho nhà XK và thanh toán.
(9) NH thông báo đã thanh toán cho nhà XK. NH mở L/C sẽ tiến hành phát
hành thanh toán cho nhà NK.
(10) Tiền sẽ chuyển vào tài khoản NH mở L/C. Đối với nhà NK, việc mở thư tín
dụng đã thể hiện việc NH cấp tín dụng cho nhà NK vì mọi thư tín dụng đều do
NH mở theo yêu cầu nhà NK. Nhưng không phải lúc nào nhà NK cũng đủ số dư
trên tài khoản thanh toán NH.
Khi NH mở L/C trả chậm cho nhà NK, NH gián tiếp cấp tín dụng cho nhà NK.
Khi mở L/C cho nhà NK để hạn chế rủi ro, NH thường cấp tín dụng cho nhà NK
theo hạn mức tín dung.
Tín dụng chấp nhận hối phiếu:
Đây là hình thức cấp tín dụng của NH dành cho nhà NK. NH cam kết
chấp nhận các hối phiếu mà KH của mình phải thanh toán. Hình thức này không
được sử dụng khi ngườ bán thiếu tin tưởng vào khả năng thanh toán ngườ mua
và họ đề nghị bên mua có một NH đứng ra chấp nhận trả tiền hối phiếu do họ ký
phát.
Đây chỉ là một hình thức đảm bảo về mặt tài chính cho nhà NK. Nếu đến
hạn thanh toán, người mua có đủ tiền thanh toán thì NH được nhận một khoản
phí chấp nhận. Ngược lại, nếu đến hạn thanh toán mà người mua không có khả
năng thanh toán thì NH phải gánh chịu thiệt hại.
Ưu điểm:
 Đối với nhà XK, với sự chấp nhận của nhà NK, họ có sự bảo đảm chắc
chắn về khả năng thanh toán của hối phiếu và họ có thể sẽ đem hối phiếu đi
chiết khấu lại bất cứ NH nào. Sự chấp nhận của NH đã tạo khả năng lưu thông
cho hối phiếu đồng thời cũng tạo điều kiện cho nhà XK được hưởng tỷ lệ chiết
khấu ưu đãi.
 Đối với nhà NK, hình thức này nhà NK sẽ tạo được uy tín đối với nhà
XK nếu nhà NK có đủ khả năng thanh toán cho nhà XK khi đến hạn. Măt khác,
nhà NK cũng có thể đem chiết khấu hối phiếu tại một NH khác có tỷ lệ chiết
khấu thấp hơn và từ khoản thu chiết khấu này nhà NK có được mức giá mua ưu
đãi nếu thanh toán trước hạn.
Câu: So sánh Factoring (BTT) nội địa và quốc tế
Tiêu chí Factoring nội địa Factoring quốc tế
Hệ thống pháp luật 1 hệ thống Ít nhất 2 hệ thống
điều chỉnh
Nghĩa vụ thu tiền từ Đơn vị BTT Đơn vị BTT nhập khẩu
người mua
Chất lượng dịch vụ Phục thuộc vào 1 nhà Phụ thuộc cả 2 nhưng
BTT cung cấp chủ yếu là nhà BTT nhập
khẩu
Cơ sở giao dịch Có truy đòi Miễn truy đòi
Câu: Phân tích ưu, nhược điểm của Factoring / Forfaiting đối với
nhà XK, NK?
Factoring:
 Ưu điểm:
 Với nhà NK:
Thông thường không phải kí quỹ.
Được nhận hàng và sử dụng hàng mà chưa cần phải thanh toán tiền hàng ngay.
Chỉ thanh toán tiền hàng khi hàng hóa đáp ứng được yêu cầu của hợp đồng mua
bán.
Được đơn vị BTT san sẻ những khó khăn về bất đồng ngôn ngữ với người XK.
 Với nhà XK:
Duy trì được sức mạnh cạnh tranh thông qua cho phép người mua thanh toán
như phương thức ghi sổ, T/T, P/A...
Có thông tin tín đúng và kịp thời về người mua hàng.
Thời gian liên lạc để thanh toán nhanh hơn.
Được tài trợ vốn lưu động trên cơ sở doanh thu bán hàng để vòng quay sản xuất
và tăng trưởng nhanh hơn.
Giảm chi phí hành chính, vì chỉ phải làm việc với 1 đơn vị BTT mặc dù bán
hàng đi nhiều vùng, nhiều nước khác nhau.
Những khó khăn về bất đồng ngôn ngữ được đơn vị BTT chia sẻ.
Báo cáo tài chính không có khoản nợ xấu, luồng tiền mặt ổn định.
 Nhược điểm:
 Với nhà NK:
Giá thành thanh toán bằng phương pháp tài trợ BTT có thể cao hơn so với giá
thành thanh toán bằng L/C. Nhưng thực chất giá hàng tăng lên chỉ bù đắp cho
người bán phần phí thanh toán mà lẽ ra người mua chịu khi sử dụng phương
thức tài trợ L/C.
 Với nhà XK:
Phí BTT tương đối cao. Tổng phí BTT (phí và lãi) khoảng 2-3% năm.
Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng của mình có thể bị ảnh hưởng
bởi đơn vị BTT.
Khi có tranh chấp xảy ra giữa người mua và người bán đói với 1 hoặc 1 số giao
dịch, đơn vị BTT sẽ không thanh toán lại những khoản đã thanh toán cho giao
dịch tranh chấp đó. BTT sẽ hỗ trợ người bán trong việc giải quyết tranh chấp
với ng mua.
Forfaiting:
 Ưu điểm:
 Với nhà NK:
 Thủ tục chứng từ đơn giản, dễ thực hiện.
 Được mở rộng tín dụng nhập khẩu với lãi suất cố định.
 Nếu sử dụng tín dụng ngân hàng để thanh toán tiền hàng thì có thể bị giới
hạn mức tín dụng.
 Với nhà XK:
 Giảm thiểu rủi ro về lãi suất và rủi ro về tỷ giá.
 Được tài trợ miễn truy đòi.
 Tỷ lệ chiết khấu cố định.
 Được trả tiền ngay khi giao hàng, tạo khả năng thanh toán, giảm được
nhu cầu vay vốn của ngân hàng.
 Không mất thời gian và tiền bạc vào việc quản lý, giám sát và thu nợ.
 Nhược điểm:
 Với nhà NK:
 Số dư bảo lãnh có thể được tính vào hạn mức tính dụng, làm giảm khả
năng tiếp cận tín dụng ngân hàng.
 Phải trả phí bảo lãnh thanh toán hối phiếu và kỳ phiếu.
 Việc nhà forfaiter thu hoa hồng phí và lãi suất cao khiến giá thành hàng
hóa tăng.
 Với nhà XK:
 Phải sở hữu hối phiếu và kỳ phiếu hợp pháp và phải thu xếp để chúng
được ngân hàng bảo lãnh thanh toán.
 Do forfaiter đảm nhận mọi rủi ro nên mức lãi suất chiết khấu và mức hoa
hồng sẽ cao hơn nhiều so với các hình thức tài trợ khác.
Câu: Trình bày đặc trưng của tín dụng. Các bước của một quy trình tín
dụng cơ bản.
Đặc trưng:
 Quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở lòng tin.
Người ta chỉ cho vay khi người ta tin tưởng, người đi vay có ý muốn trả nợ
và có khả năng trả nợ. Đồng thời người ta tin rằng người sử dụng lượng giá trị
đó sẽ thu được lượng giá trị cao hơn, đạt hiệu quả sau một thời gian nhất định,
người cho vay cũng tin tưởng người đi vay có ý muốn trả nợ thì quan hệ tín
dụng mới xảy ra. Như vậy có thể nói đây là điều kiện tiên quyết để thiết lập
quan hệ tín dụng.
 Tính hoàn trả.
Đối với quan hệ tín dụng thì đây là đặc trưng cơ bản nhất và sự hoàn trả là
tiêu chuẩn phân biệt quan hệ tín dụng với các quan hệ tài chính khác. Trong tính
hoàn trả thì lượng vốn được chuyển nhượng phải được hoàn trả đúng hạn về cả
thời gian và về giá trị bao gồm hai bộ phận : Gốc và lãi. Phần lãi phải đảm bảo
cho lượng giá trị hoàn trả lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Sự chênh lệch này là
giá trả cho quyền sử dụng vốn tạm thời. Nói cách khác, nó là giá trị cho sự sinh
quyền sử dụng vốn hiện tại của người sở hữu, vì thế nó phải đủ hấp dẫn để
người sở hữu có thể sẵn sàng hy sinh quyền sử dụng nó. Mặt khác nếu không có
sự hoàn trả thì đó là quan hệ tín dụng không hoàn hảo.
 Tính thời hạn.
Xuất phát từ bản chất của tín dụng là sự tín nhiệm, người cho vay tin tưởng
người đi vay sẽ hoàn trả vào một ngày trong tương lai. Người đi vay chỉ được
sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định, sau khi hết thời gian sử dụng
theo thỏa thuận, người đi vay hoàn trả cho người cho vay.
 Tín dụng ẩn chứa nhiều khả năng rủi ro.
Do sự không cân xứng về thông tin và người cho vay không hiểu rõ hết về
người đi vay. Một mối quan hệ tín dụng được gọi là hoàn hảo nếu người đi vay
hoàn trả được đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn.
Quy trình tín dụng cơ bản
Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn
Do cán bộ tín dụng thực hiện sau khi tiếp xúc khách hàng.
Các thông tin cần thu thập:
 Năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng
 Khả năng sử dụng vốn vay
 Khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi)
Bước 2: Phân tích tín dụng
Là xác định khả năng hiện tại và tương lai của khách hàng trong việc sử
dụng vốn vay và hoàn trả nợ.
Mục tiêu: tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân
hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp
giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng. Phân tích tính chân thật của
những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng trong bước 1, từ đó nhận
xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay.
Bước 3: Ra quyết định tín dụng
Ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ
vay vốn của khách hàng. Khi ra quyết định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản:
 Đồng ý cho vay bởi một khách hàng không tốt
 Từ chối cho vay bởi một khách hàng tốt
Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tín dụng, thậm chí sai
lầm thứ 2 còn ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng.
Bước 4: Giải ngân
Ngân hàng sẽ phát tiền cho khách hàng theo các hạn mức tín dụng đã ký kết
trong hợp đồng tín dụng.
Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng
hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của
ngân hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự
thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách
hàng.
Bước 5: Giám sát tín dụng
Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của
khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng,... để
đảm bảo khả năng thu nợ
Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng
Câu 11: So sánh tín dụng thế chấp và tín dụng tín chấp ?
Giống nhau:
 Đều là các hình thức cho vay của các tổ chức tín dụng và ngân hàng.
 Đều phải trả cẩ lãi và gốc khi đến thời hạn.
Khác nhau:
Tiêu chí Tín dụng thế chấp Tín dụng tín chấp
Tài sản đảm bảo Cần có tài sản Không cần tài sản
Số tiền vay Số tiền vay được lớn Số tiền vay nhỏ
Thủ tục vay Phức tạp, thời gian xử lý Đơn giản, nhanh chóng, có
giao dịch lâu thể vay trong ngày

Không trả nợ Bị mất tài sản thế chấp Bị nợ xấu, bị kiện ra tòa
Lãi suất Thấp và giảm dần Cao vì không cần tài sản
thế chấp
Thời hạn vay Có thể kéo dài lên đến 20 Thường ngắn hơn thế chấp
năm tùy mục đích vay
Đối tượng được Rộng hơn vay tín dụng Hạn chế, thường phải có
vay lương và việc làm ổn định
Câu: Phân loại tín dụng
 Căn cứ vào thời hạn tín dụng:
 Tín dụng không kỳ hạn: là loại tín dụng mà người cho vay không quy
định thời hạn cho vay, khi cần có thể yêu cầu người đi vay hoàn lại vốn bất kì
lúc nào. Nguồn tín dụng này chủ yếu là nguồn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi chưa sử
dụng đến hoặc những nguồn tiền tệ không thể đầu tư có thời hạn trước rủi ro do
tiền mất giá gây ra. Tính “lỏng” của loại tín dụng này rất là cao, do đó, ngân
hàng hoặc người đi vay bao giờ cũng phải lập quỹ dự bị tiền mặt đủ mức cần
thiết để phòng sự rút tiền đột ngột của khách hàng.
 Tín dụng ngắn hạn: là những khoản vay có thời hạn đến 1 năm, thường
được sử dụng cho việc huy động vốn và bổ sung vốn lưu động của doanh
nghiệp hoặc phục vụ nhu cầu tiêu dùng bức thiết của dân cư.
 Tín dụng trung hạn: là những khoản vay có thời hạn trên 1 năm đến 5
năm; được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, đầu tư mở rộng sản xuất với
quy mô nhỏ, thu hồi vốn nhanh.
 Tín dụng dài hạn: là những khoản vay có thời hạn trên 5 năm. Loại tín
dụng này được sử dụng để đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở của nền kinh tế quốc
dân, đầu tư chiều sâu để nâng cao năng suất lao động và tạo vị thế cho các
ngành công nghiệp then chốt và khả năng hợp tác chuyên ngành và đa ngành,
đồng thời góp phần đổi mới cơ cấu của nền kinh tế quốc dân.
 Căn cứ vào đối tượng của tín dụng:
 Tín dụng hiện vật: là loại tín dụng khi vay hay trả đều dùng hiện vật như
thóc, gạo, gạch,... Xuất hiện sớm nhất và được duy trì đến ngày nay, sử dụng
chủ yếu trong hoạt động dân cư.
 Tín dụng tiền tệ: là loại tín dụng khi vay hay trả đều dùng tiền tệ, bao
gồm cả quan hệ vay mượng bằng những giấy tờ có giá trị. Quy mô của tín dụng
tiền tệ có thể rất lớn, thời hạn linh hoạt, có thể là loại có kỳ hạn hoặc không kỳ
hạn.
 Loại tín dụng hỗn hợp vừa tiền vừa hiện vật gồm các loại tín dụng khi
vay bằng hiện vật, khi trả bằng tiền hoặc khi vay bằng tiền, khi trả bằng hiện
vật.
 Tín dụng hàng hóa: là một loại tín dụng hỗn hợp, đối tượng vay là hàng
hóa và trả bằng tiền. Quy mô thường nhỏ, thời hạn ngắn và thường do doanh
nghiệp cấp cho nhau để thúc đẩy việc mua bán hàng hóa, dịch vụ nên còn gọi là
tín dụng thương mại.
 Tín dụng thuê mua: là một dạng của tín dụng hỗn hợp, là loại tín dụng mà
các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính mua các loại máy móc, thiết bị theo
yêu cầu của bên đi thuê để cho họ thuê. Bên đi thuê sử dụng thiết bị máy móc
và trả tiền thuê theo thỏa thuận.
 Căn cứ vào sự đảm bảo hoàn trả nợ (2 loại):
 Tín dụng tín chấp: là hình thức tín dụng mà việc cho vay vốn dựa trên uy
tín của người vay đmả bảo việc hoàn trả nợ. Áp dụng trong trường hợp nếu
người cho vay và người đi vay có quan hệ thân tín, hoặc người đi vay là người
có uy tín rất lớn và được mọi người công nhận.
 Tín dụng thế chấp (vật chấp): là sự vay mượn mà việc hoàn trả nợ được
đảm bảo không chỉ bởi uy tín của người đi vay mà còn được đảm bảo bằng các
tài sản của người đi vay hoặc người bảo lãnh của người đi vay.
 Căn cứ vào lãnh thổ hoạt động (2 loại):
 Tín dụng nội địa: là việc vay mượn phát sinh giữa các bên hoạt
động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
 Tín dụng quốc tế: là việc vay mượn phát sinh giữa các bên hoạt
động trên các lãnh thổ khác nhau như giữa hai chính phủ, hai doanh
nghiệp, hai cá nhân thuộc hai quốc gia khác nhau hoặc với tổ chức quốc
tế nào đó. Hoạt động tín dụng quốc tế chịu chi phối phức tạp của luật
pháp và tập quán quốc gia và quốc tế. Gắn liền với quan hệ chính trị
thương mại giữa các quốc gia và ảnh hưởng lớn tới uy tín của một quốc
gia trên trường quốc tế.
 Căn cứ vào chủ thể tham gia tín dụng:
 Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng do các doanh nghiệp, tổ chức
kinh tế, doanh nhân cấp cho nhau không có sự tham gia của hệ thống ngân
hàng. Hình thức phổ biến nhất là mua chịu hàng hóa.
 Tín dụng ngân hàng: là hình thức tín dụng giữa một bên là các ngân hàng,
các tổ chức tín dụng và một bên là các chủ thể kinh tế - tài chính của toàn xã hội
(doanh nghiệp, tổ chức xã hội, các cấp quản lý nhà nước hoặc cá nhân)
 Tín dụng nhà nước: là quan hệ vay mượn giữa nhà nước với xã hội để
phục vụ cho việc thực thi các chức năng quản lý kinh tế - xã hội của mình.
 Tín dụng tiêu dùng: là quan hệ tín dụng phục vụ cho việc tiêu dùng của
cư dân với người tiêu dùng là đi vay và doanh nghiệp, cá nhân là người

You might also like