eBook Một Số Mô Hình Công Nghiệp Hóa Trên Thế Giới Và Việt Nam - Phần 2 - PGS.ts. Mai Thị Thanh Xuân (Chủ Biên) - 1009428

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 195

-------------------------Chương 3 -----------------------------

n ô ttìntt cô n c nctiiỆp ttón ở VIỆT nan

Mặc dù trong các Văn kiện Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam
chưa đưa ra một mô hình cụ thế nào về công nghiệp hóa đất nước
cho cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hay cho từng giai đoạn
cụ thể, nhưng qua các quan điểm, đường lối của Đảng về công
nghiệp hóa, chúng ta vẫn có thế nhận thấy bóng dáng của mô hình
công nghiệp hóa qua từng thòi kỳ. Có thê’ phân chia quá trình công
nghiệp hóa ở Việt Nam thành ba giai đoạn, gắn với những đặc
điếm lịch sử, kinh tế cụ thể khác nhau: 1955-1975, 1976-1985 và
1986-2010.

Mú HÌNH CỦNG NGHIỆP HÓA GIAI SŨẠN 1955-1975


Ở Miền Nam

Bối cảnh tiến hành công nghiệp hóa

• Đặc điếm nổi bật của thời kỳ này là sự hình thành và mở rộng
của cộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa, theo đó là thu hẹp
234 MỘT s ó MO H)NH CÔNG NGHIỆP HỒA TRÊN THẾ GIỚI VA VIÊT NAM

Sự thống trị của hệ thống tư bản, thê’ hiện rõ nét nhất là sự tan
rã của chủ nghĩa thực dân kiêu cũ. Trước thực tế đó, Mỹ đã
chuyển sang thực hiện sự bóc lột và nô dịch thuộc địa băng
chính sách thực dân kiểu mới. Thêm vào đó, sự thất bại của
phát xít Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai và sự suy yếu
của các đế quốc Anh, Pháp và Hà Lan cũng tạo điều kiện cho
Mỹ thực hiện ý đồ nô dịch châu Á nói chung và Đông Nam Á
nói riêng.

• Tại Việt Nam, tháng 7/1954, ngay sau khi Hiệp định Giơ-ne-
vơ được ký kết, chính quyền Ngô Đình Diệm đã được Mỹ
dựng lên nhằm thực hiện mun đồ biến miền Nam thành
thuộc địa kiếu mói của chúng. Đê’ duy trì chế độ này, Mỹ tăng
cường đầu tư vào Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung
thông qua chiêu bài đầu tư tư bản tài chính và công nghiệp,
viện trợ kinh tế, viện trợ kỹ thuật. ề.

Mục đích Mỹ viện trợ kinh tế cho miền Nam, đặc biệt viện trợ
hàng hóa, là nhằm tạo cho vùng này một sự phồn vinh giả
tạo, kích thích sự đua đòi tiêu dùng của người Việt. Chi tính
trong 2 năm 1958-1959, Mỹ đã "rót" vào Sài Gòn và các vùng
phụ cận đến 1,2 tỳ đôla127. Động thái đó đã đưa Sài Gòn trờ
thành miếng nam châm thu hút các nhà tư sản trong và ngoài
nước, đặc biệt là tư sản người Hoa.

• Công nghiệp hóa tại miền Nam thòi kỳ này đã có tiền đề vật
chất - kỹ thuật do thực dân Pháp tạo ra. Đó là là một hệ thống
công nghiệp và kết cấu hạ tầng có trình độ phát triển cao hom
miền Bắc cùng then điếm, trong đó có nhà máy rượu Bình Tây
(xây dựng năm 1901), nhà máy bia-nước ngọt BGI và nhà máy
thuốc lá MIC (1929), nhà máy thuốc lá Bastos (1939), xưởng
đóng tàu Caric (1938), các nhà máy điện J. Compte, hãng cao
su Labbe...128

127 N guyễn Minh Tú, Vũ Xuân Nguyệt Hồng, sđd.


128 N guyễn Minh Tú, Vũ Xuân Nguyệt Hồng, sđd.
Mô hình c ô n g nghiệp h óa ở Việt Nam 235

Thực trạng công nghiệp hóa


Công nghiệp hóa ở miền Nam gắn liền với cuộc chiến tranh xâm
lược nhằm âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiêu mới của
Mỹ, do đó là một quá trình mang đậm bản chất của mô hình công
nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa.

Công nghiệp nhẹ điếm đột phá của tiến trình công nghiệp hóa
-

Điểm đột phá của sự nghiệp công nghiệp hóa tại miền Nam lúc
đó là các ngành công nghiệp nhẹ, dựa vào lợi thế về lao động và tài
nguyên tại chỗ, có khả năng xuất khẩu. Đây là những ngành cần ít
vốn nhưng lợi nhuận cao vì vòng chu chuyển vốn ngắn. Mặt khác,
đây cũng là chủ trương của Mỹ trong chiến lược biến miền Nam
thành xã hội tiêu dùng "kiểu Mỹ". Đó chính là sự lặp lại mô hình
công nghiệp hóa các nước tư bản chủ nghĩa đi trước đã thực hiện.

Với phương châm đó, các ngành công nghiệp nhẹ, trước hết là
công nghiệp hàng tiêu dùng như công nghiệp dược phẩm, công
nghiệp dệt, công nghiệp da-giày và công nghiệp chế biến lương
thực-thực phẩm... được đầu tư phát triển mạnh. Hàng năm, công
nghiệp hàng tiêu dùng chiếm khoảng từ 73-74% giá trị sản lượng
và khoảng 77% tổng số lao động của toàn ngành công nghiệp.129

Hệ thống máy móc được sử dụng thời kỳ này hầu hết đều có
xuất xứ từ các nước công nghiệp phát triển như: Pháp, Mỹ, Đài
Loan, Cộng hòa Liên bang Đức và Nhật Bản, vì vậy trình độ công
nghệ khá hiện đại.

Các khu công nghiệp đã được hình thành khá sớm. Đầu tiên là
Khu công nghiệp Biên Hòa, thu hút tới 70% tổng số xí nghiệp và
80% năng lực sản xuất toàn miền, sản xuất nhiều mặt hàng có chất
lượng tốt, đáp úng tốt nhu cầu thị trường. Tiếp đó là các khu công
nghiệp khác ở Đà Nang, Nha Trang, Mỹ Tho, Cần Thơ... cũng được
hình thành.

129 Nguyễn Minh Tú, Vũ Xuân Nguyệt Hồng, sđd.


236 MỘT s ó MO HlNH CỔNG NGHIỆP HOA t r ê n t h ể GlO l v a v i ệ t n a m

Bảng 3.1: Năng lực sản xuất một số ngành công nghiệp chủ yếu
của miển Nam thời kỳ 1955-1975

Chl tiê u Công su ất Chỉ tiê u Công su ất

Năng lượng (triệu kwh/năm ) 1.500 Bột ngọt (tấn/nám ) 5.200

Cơ khí và luyện kim Gang thép (tán/năm ) 76.000

Dệt, nhuộm (triệu m éưnăm ) 250 Thuốc lá (triệu bao/năm ) 1.100


Giấy (nghìn tán/năm ) 5 0 -6 0 Đường (nghìn tấn/năm ) 60

Diêm (triệu bao/năm ) 100 Nước ngọt (triệu líưnăm ) 60

Thủy tinh (tán/năm ) 30.000 Bia (triệu líưnăm ) 110


Xà phòng (tấn/năm ) 30.000 Ép và tinh luyện dáu thực vặt 84.500
(tán/năm )

Xay xát và chế biến hoa màu 400-S00 Xi măng (tán/năm ) 294.000
(nghìn tán/năm )

Nguỏn: Tổng hợp số liệu từ Chính sách công nghiệp... và các công cụ chính sách công nghiệp:
Kinh nghiệm của Nhật Bản và bài học rút ra cho công nghiệp hóa cùa Việt Nam và 45 nâm kinh tế
Việt Nam (1945-1990), sđdắ

Theo SỐ liệu thống kê của chính quyền Sài Gòn cũ, tính đến đầu
năm 1975, toàn miền Nam có khoảng 175.000 cơ sở sản xuất công
nghiệp, với hơn 1,4 triệu lao động. Vào thời kỳ đó, tại miền Nam đã
có nhiều xí nghiệp quy mô lớn, với số lượng công nhân từ 200-1.000
người, trong đó có 11 xí nghiệp sử dụng trên 1.000 công nhân.
Riêng Sài Gòn, trước năm 1975 có 761 xí nghiệp lớn và vừa, trong
đó có 437 xí nghiệp có quy mô từ 500 công nhân trở lên, 270 công ty
độc quyền trong các ngành hàng quan trọng. Những xí nghiệp tên
tuổi trong ngành cơ khí và luyện kim có Vicasa, Vikimco, Vinappro,
Vikyni, Silico, Sirtco, National, Sony, Canic, Citroen..., đặc biệt nhà
máy Ba Son có thể sửa chửa và đóng mới được các loại tàu có trọng
tải hàng nghìn tấn; trong lĩnh vực sành sứ7 thủy tình có Thủy tình
Việt Nam ở Khánh Hội, Thủy tinh Hưng Phú, nhà máv phích nước
Bình Tâyử..; trong lĩnh vực cao su có các xí nghiệp Michelin, Bình
M ô hình côn g nghiệp h óa ở Việt Nam 237

Lợi, Tiến Đạt, Tân Phú, UFI Palastic... Ngoài ra, còn có nhà máy Bia
Sài Gòn công suất 150 triệu lít/năm130; các nhà máy chế biến mỳ ăn
liền (Hai tôm, Năm tôm...). Nhiều nhà máy trong số đó vẫn tồn tại
và phát huy hiệu quả cho đến ngày nay.

Tính đến thời điểm đầu năm 1975, tổng giá trị tài sản cố định
toàn ngành công nghiệp miền Nam ước đạt khoảng 800 triệu đôla.
Giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm chiếm từ 8-10% tổng sản
phẩm xã hội toàn miền.

Trong lĩnh vực xây dựng, vào những năm 1960-1970, tại miền
Nam đã có mặt nhiều công ty nước ngoài với tư cách là "công ty
mẹ", trong đó có những công ty thuộc loại tầm cỡ của Mỹ, như
RMK-BRU (Raymond Morrison Knutsen-Brown and Root Jr) và
PAEI (Pacific Architects and Engineers Inc). Ờ trong nước, các hãng
thầu khoán xây dựng, với quy mô vốn lên tới hàng tỷ đồng (tiền
miền Nam lúc đó) cũng tăng mạnh, trong đó nổi lên là công ty
Phương Nam, Kiến Tạo, Nam Thắng, Hiệp Mỹ, Thái Thuận...

Công nghiệp miền Nam tuy có bước phát triển song phụ thuộc
nặng vào nước ngoài. Ngoại trừ ba ngành xay xát gạo, nấu rượu và
làm muối sử dụng 100% nguyên liệu trong nước, còn lại đều phải
nhập khẩu nguyên liệu, trong đó có ngành phải nhập từ 70-100%.
Kế từ 1970, hàng năm miền Nam phải nhập khẩu tói khoảng 300
triệu đôla nguyên liệu và phụ tùng, 65 triệu đôla máy móc thiết bị.
Đáng chú ý là, ngay cả nhiều ngành trong nước có nguồn nguyên
liệu tiềm năng vẫn phải nhập khẩu với một lượng khá lớn, như
đường (5 vạn tấn/năm), thuốc lá (3.000 tấn/năm), ép dầu (1.000 tấn
dầu dừa khô/năm), cao su (7.000 tấn/năm)Ểắ.

Sự lan tỏa của công nghiệp hóa sang lĩnh vực thương mại ■dịch vụ

Thực hiện chính sách thực dân kiểu mới của Mỹ, mạng lưới
thương nghiệp và đội ngũ thương nhân ờ miền Nam trước năm

130 Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 45 năm kinh tẽViệt Nam (1945-1990), NXB. Khoa
học Xã hội, H„ 1990.
238 MỘT s ó MO HlNH CÔNG NGHIỆP HỎA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1975 phát triển khá mạnh. Đê’ nuôi sống hàng chục vrạn quân viễn
chinh Mỹ và chư hầu, biến miền Nam thành "thiên đường" ăn chơi
của quân đội Mỹ, thực hiện ý đồ tạo lối sống xa hoa mà không sản
xuất, chi dựa vào nguồn viện trợ đê’ "buộc chặt" miền Nam vào chú
nghĩa tư bản, Mỹ và các nước tư bản khác đã ồ ạt tung viện trợ
hàng hóa ngày càng nhiều vào miền Nam Việt Nam. Nếu như năm
I960, nguồn viện trợ chiếm 42,7% tổng số hàng nhập khẩu, thì chi
sau đó 3 năm đã tăng lên đến 63% vào năm 1963, và lên tói 80-90%
vào những năm 1970-1971. Đây là nguồn lực to lớn thúc đẩy nền
kinh tế thị trường phát triển tại miền Nam.

Số hộ kinh doanh buôn bán tại miền Nam tăng nhanh. Năm
1967, toàn miền có 17.975 hộ hoạt động trong lĩnh vực thương mại.
Con SỐ đó tăng lên 24.158 hộ năm 1970 (tăng 34,4%). Sự phát triển
của đội ngũ thương nhân đã đẩy mạnh hoạt động ngoại thương tại
Sài Gòn thời gian đó, đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn
vùng tăng liên tục và ờ mức độ cao.

Như vậy, sau 10 năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn
miền Nam đã tăng hơn 2,2 lầnỂKim ngạch xuất nhập khẩu tăng
chủ yếu là do tăng mạnh nhập khẩu, còn xuất khẩu thì ngược lại,
có xu hướng giảm dần. Điều đó làm cho tình trạng nhập siêu
tăng mạnh. Tính chung trong 10 năm, tổng nhập siêu của toàn
miền lên tới 5.901 triệu đôla, trong đó nhập siêu năm sau cao hơn
năm trước. Cụ thể, năm 1960 nhập siêu 146,8 triệu đôla, đến các
năm tiếp theo (1961-1971) lần lượt là: 201; 219 9; 224,1; 270,5;
330,1; 621,4; 711,8; 630,2; 820,2; 837; và 882 triệu đôla. Một nền
kinh tế nhập siêu cao như vậy (kim ngạch xuất khẩu chưa bằng
1/10 kim ngạch nhập khẩu) đã làm tăng tính phụ thuộc của nền
kinh tế vào tư bản nước ngoài. Vì vậy, vào thập niên 1960, thế
giới có thê nhìn thấy một Sài Gòn phồn vinh, nhưng là một sự
phồn vãnh giả tạo.
M ô hlnh c ôn g nghiệp h óa ờ Việt Nam 239

Bảng 3.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu của miền Nam
giai đoạn 1960-1971

Đơn vị: Triệu đôla

Nám Tống kim ngạch X uất khấu N hập khẩu


x u ấ t nhập khấu

1960 413,2 88,8 324,4

1961 344,2 71,6 272,6

1962 317,3 48,7 268,6

1963 390,7 83,3 307,4

1964 374,5 49,5 325,0

1965 411,1 40,5 370,6

1966 581,8 25,2 556,6

1967 787,0 37,6 749,4

1968 713,2 41,5 671,7

1969 886,2 33,0 853,2

1970 862,6 12,8 849,8

1971 916,0 17,0 899,0

Tổng 7 ệ019 559,0 6.46 0

Nguỗn:ĩ\nh toán theo Viên Khoa hoc xã hôi Viẽt Nam, sđd.

Chính sách thực dân mới của Mỹ đã biến Sài Gòn trở thành
trung tâm thương mại và tiêu dùng lớn vào những năm 1960-1970.
Tâng lớp thương nhân Sài Gòn đã chi phối toàn bộ hoạt động
thương nghiệp trên toàn miền Nam, đặc biệt là tại khu vực Chợ
Lớn. Nền kinh tế thị trường tại miền Nam phát triển rất nhanh. Các
hoạt động buôn bán, lưu thông hàng hóa, lưu thông tiền tệ được
vận động theo xu hướng tự do hóa. Sài Gòn không dựa trên cơ sờ
phát triển sản xuất, mà chi dựa vào nguồn viện trợ (trong đó viện
trợ quân sự chiếm số lượng lớn) và buôn đi bán lại các thứ hàng
240 MỘT SỐ MÔ HlNH CONG n g h i ệ p h ỏ a t r ê n t h ế g i ớ i v a v i ệ t n a m

hóa của nước ngoài đưa vào, trong đó phần lớn là hàng viện trợ.
Không chi Mỹ, mà các nhà tư bản tài chính thuộc các nước trong
"thế giới tự do" khác cũng được khuyến khích đô’ tiền vào miền
Nam, vói số viện trợ ước đạt 2,5 tỷ đôla. Điều đó dân đến một co
cấu kinh tế què quặt và một nền kinh tế "bong bóng".

Hộp 3.1
Sự đáng sỢ của một nền kỉnh tế ỉệ thuộc

“Nển kinh tế ngoại thuộc, đứng về khía cạnh chuycn môn, một
nén kinh tế chỉ tổn tại bằng ngoại viện cũng đá đáng hủy diệt
chưa nói gì đến lý do chính trị bất lợi khác. M ột nén kinh tế với
những cơ cấu bệnh hoạn như vậy vẫn tổn tại là nhờ một chính
sách viện trợ 6 ạt, chính sách này dưới hình thức hàng hóa nhập
cảng đã biến nến kinh tế miển Nam thành một nến kinh tế ticu
thụ với những hiện tượng lạ lùng và tai hại nhất. Nển kinh tế Việt
Nam (Ngụy quyển Sài Gòn) chỉ có việc tiêu thụ hàng hóa nhập
cảng, chính phủ thu thuế và trả lương. Nếu hết viện trợ thi nhập
cảng cũng chấm dứt, tiêu thụ cũng hết, và ngàn sách củng hết” -
N hận định của Nguyễn Văn H ào, Phó Thủ tướng chế độ Mỹ-Ngụy.

“Sau nhiếu năm đ ư ợ c Mỹ tận lực giứp đỡ, miên Nam Việt Nam
(Ngụy quyển Sài Gòn) đã biến thành kẻ ăn xin thường trực” *
Nhạn xét cùa Milron Taylor, phái đoàn cố vấn cùa truờng Đại học
Michigan sanggiúp chính quyền Sài Gòn.
“Kinh tế Việt Nam (Ngụy quyển Sài Gòn) chỉ còn là “chợ trời”
của Mỹ” - Bão Công luận, ngày 12/8/1968.

Nguón: Viện Khoa học Xả hội Việt Nam, sđd.


Mỗ hình công nghiệp h óa ở Việt Nam 241

Sự xuất hiện của các ngân hàng Mỹ tại miền Nam tuy có muộn
hơn so với các hãng sản xuất, song lại phát triển khá nhanh. Phải
đến cuối những năm 1950, sau sự thất bại của "Chiến tranh đặc
biệt", Mỹ mới bắt đầu tính đến việc đưa các ngân hàng sang hoạt
động tại Sài Gòn, cạnh tranh với các ngân hàng của Pháp và Anh.
Nhưng đến trước năm 1975, tại miền Nam hệ thống ngân hàng tư
nhân đã phát triển mạnh (chủ yếu tập trung ờ Sài Gòn), trong đó có
31 ngân hàng thương mại và 90 ngân hàng nông thôn đang hoạt
động131. Các ngân hàng đó đều tập trung vào các hoạt động giao
dịch thương mại và đầu tư quốc tế.

Công nghiệp hóa nông nghiệp, hình thành và phát triển giai cấp tư sản
ở nông thôn
Khác với miền Bắc, tại miền Nam sản xuất nông nghiệp không
phát triến theo xu hướng tập thế hóa mà là tư sản hóa sản xuất
nông nghiệp và hữu sản hóa nông dân. Mặc dù các hoạt động công
nghiệp được tập trung phát triển, song Mỹ vẫn xác định nông
nghiệp, nông thôn là chỗ dựa vững chắc, lâu dài của chế độ thực
dân móiỂ Vì vậy, Mỹ đã sử dụng đội ngũ "cố vấn" để áp đặt
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào lĩnh vực nông nghiệp,
nhằm tạo ra một tầng lớp tư sản mới ở nông thônệ Thực hiện cuộc
"cải cách điền địa" lần thứ nhất (năm I960), Mỹ tiến hành tước đoạt
những phần ruộng đất tốt nhất mà cách mạng đã đem lại cho nông
dân để trao lại cho địa chủ, nhằm phục vụ đắc lực cho chính sách
xâm lược của chúng.

Trong 3 năm 1970-1972, một lần nữa kế hoạch cải cách điền địa -
một giải pháp chính trị ở miền Nam của Mỹ, với tổng chi phí
khoảng 400 triệu đôla được thực hiện nhằm thực thi Luật Người
cày có ruộng. Kết quả là Mỹ đã chuộc lại 1,3 triệu ha ruộng đất của
hơn 16.000 địa chủ và hơn 60 vạn hộ, với 4 triệu nông dân được cấp
không ruộng đất. Đ ế khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông

131 Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, sđd.


242 MỘT SÓ MÔ HlNH CÔNG NGHIỆP HỎA TRÊN THỂ GIỚI VA VIỆT NAM

dân sau khi nhận đất còn được vay thêm 8.000 đồng làm vốn và
được miễn thuế trong 1 năm. Những chính sách đó đã đẩy nhanh
việc hình thành nên tầng lớp trung nông khá giả ở nông thôn, thúc
đẩy nông nghiệp phát triển. Đây là lực lượng quan trọng đê’ tiếp
thu và du nhập kỹ thuật hiện đại đê’ áp dụng vào nông nghiệp và
nông thôn.

Đ ể thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp, từ năm 1968 đến
1971, miền Nam đã nhập 157ẽ436 máy nông nghiệp các loại, với
tổng công suất 1,2 triệu sức ngựa, trong đó có 18.493 máy cày tay và
máy cày 4 bánh, 444 máy gặt đập lúa, 2.152 máy bom nước. Tính
đến năm 1974, tổng số máy nông nghiệp được nhập vào miền Nam
lên tới 186.000 chiếc, trong đó có 20.000 máy cày132. Các loại máy
móc đó đều được nhập từ các nước tư bản phát triển như Nhật Bản,
Pháp và Tây Đức.

Với các chính sách trên, ở nông thôn miền Nam đã dần hình
thành một tầng lớp tư sản, họ vừa thuê mướn nhân công đê’ canh
tác ruộng đất, vừa kinh doanh hoặc chuyên kinh doanh máy nông
nghiệp, buôn bán lúa gạo hay cho vay nặng lãi. Tức là, tầng lớp tư
sản ở nông thôn miền Nam lúc đó không còn thuần túy kinh doanh
nông nghiệp, mà đã vươn ra kinh doanh cả các lĩnh vực công,
thương nghiệp và ngân hàng.

Tuy nhiên, do chính quyền Sài Gòn chưa thật sự quan tâm đến
nông nghiệp nên sản xuất nông nghiệp bị sụt giảm nghiêm trọng cả
về diện tích và sản lượng. Đến năm 1970, diện tích các loại cây công
nghiệp đều bị giảm mạnh, trong đó cây cà phê giảm 70%, dừa giảm
trên 20%, mía giảm 2/3... so với năm 1965. Đặc biệt, diện tích cao su
(cây công nghiệp chủ lực) giảm từ 14 vạn ha trước chiẽin tranh
xuống còn 8,2 vạn ha năm 1972, khiến sản lượng cao su xuất khẩu
cũng giảm từ 73.500 tấn thời kỳ 1955-1965 xuống còn 38.000 tấn
năm 1970. Sản lượng gạo xuất khẩu cũng giảm mạnh, từ 1 triệu tấn
gạo/năm trước Chiến tranh thế giới thứ hai xuống còn 20 vạn

132 Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, sđd.


Mô hình c ôn g nghiệp h óa ở Việt Nam 243

tấn/năm những năm 1956-1963; và đến năm 1969 phải nhập khẩu
32,5 vạn tấn, năm 1970 nhập 78,76 vạn tấn (không kế 14,56 vạn tấn
bột ngũ cốc)133.

Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa
Để phục vụ cuộc chiến, Mỹ đã chi hơn 2 triệu đôla (tương đương
tổng sản phẩm xã hội toàn miền Nam tạo ra trong 1 năm) đế xây
dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Các công ty xây
dựng đã đầu tư cải tạo và xây dựng hệ thống các sân bay, bến cảng,
hệ thống đường bộ và các phương tiện vận tải được đầu tư phát
triển. Năm 1967, đê’ hiện đại hóa sân bay Tân Som Nhất, Mỹ đã chi
15 triệu đôla (bằng tổng kim ngạch xuất khẩu toàn miền trong năm
đó), nhờ vậy năng lực vận chuyển bằng đường không đã lên tới 1
triệu lượt người vào đầu những năm 1970.

Hệ thống đường bộ cũng được kiên cố hóa, với tổng đường


được rải nhựa lên tới 2.127 km trên tổng chiều dài 20.930 km, đạt
10,16%. Các phương tiện vận tải cũng được trang bị, vói 70.000 ô tô
và máy kéo, 60.000 tàu thủy và xuồng máy, 200 đầu máy xe lửa134...

Sự phát triến hệ thống kết cấu hạ tầng tại các khu trung tâm
kinh tế đã thu hút nhiều nhà kinh doanh cũng như dân cư khắp
mọi nơi tập trung về đây, hình thành nên các trung tâm đô thị lớn.
Chiến tranh củng làm cho nhiều nông dân phải rời bỏ quê hương
đê’ vào thành thị kiếm sống, trong số đó phần lớn chọn nghề buôn
bán nhỏ và trở thành tầng lớp cư dân đô thị. Thêm vào đó, việc
thực hiện chính sách "cưỡng bức đô thị hóa"135 của Mỹ nhằm chống
lại lực lượng cách mạng cũng đã thúc đẩy sự hình thành và phát
triển triển của đô thị, làm cho dân số tại các thành thị lớn, nhất là ờ
Sài Gòn-Chợ Lớn, Đà Nằng, Cần Thơ tăng nhanh. Nếu vào đầu

133 Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, sđd.


134 Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, sđd.
155 Mỹ - Ngụy thực hiện chính sách bạo lực, như vạch ra những vùng "tự do giết hại",
"tự do bắn phá" khiến dần cư tại các vùng đó phải rời bỏ làng què đến sinh sống tại
các trục giao thông lớn, các đô thị đê’ tách nhân dàn ra khòi lực lượng cách mạng, cô
lập lực lượng cách mạng.
244 MỘT SÓ MO HlNH CÔNG NGHIỆP HÓA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIÊT NAM

những năm I960, dân số đô thị tại miền Nam mới chiếm khoảng
20%, đến đầu những năm 1970 dân số đô thị đã tăng lên đến 43%136.

Nhận xét
Thứ nhất, mô hình công nghiệp hóa mà miền Nam tiến hành
dưới thời Mỹ - Ngụy là mô hình cổ điên, theo cơ chế thị trường.
Đây là mô hình được áp dụng từ kinh nghiệm của Pháp-Anh-Mỹ.
Các nhà đầu tư được tự do lựa chọn lĩnh vực, ngành nghề đế đầu
tư kinh doanh. Tuy nhiên, vì chạy theo mục tiêu lợi nhuận, các nhà
tư sản đã đổ xô đầu tư vào các ngành công nghiệp, nhất là công
nghiệp nhẹ và công nghiệp dược phẩm, sau đó là vào lĩnh vực
thương mại-dịch vụễ

Thứ hai, công nghiệp miền Nam 20 năm dưới thời Mỹ-Ngụy đã
có bước phát triến mạnh, với năng lực sản xuất tương đối lớn, trình
độ công nghệ khá hiện đại, trong đó có một số dây chuyền sàn xuất
đạt trình độ tiên tiến của khu vực (như trong ngành dệt-may và chế
biến lương thực-thực phẩm). Đặc biệt, tại miền Nam lúc đó đã hình
thành ngành công nghiệp điện từ và cơ khí chính xác (mặc dù mới
chi là lắp ráp).

Thứ ba, hệ thống kết cấu hạ tầng tại miền Nam đã có sự phát
triển khá đồng bộ. Từ hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy,
đường hàng không, đến hệ thống bến cảng, nhà gaẽ.. đều được đầu
tư nâng cấp và xây dựng mới, đáp ứng cho nhu cầu quân sự cũng
như nhu cầu kinh doanh của các hãng và nhu cầu dân sinh.

Thứ tư, cùng với quá trình công nghiệp hóa là sự phát triển
nhanh chóng của đô thị hóaẾNhưng, cũng như sự phát triển chủ
nghĩa tư bản ở miền Nam, quá trình đô thị hóa diễn ra không hoàn
toàn do sự tự vận động của nó theo quy luật, mà là do sự áp đặt,
cưỡng bức từ bên ngoài, vì vậy sự phát triến các đô thị củng chi là
giả tạo.

136 Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, sđd.


M ô hình côn g nghiệp hóa ở Việt Nam 245

Thứ năm, tuy công nghiệp hóa được tiến hành theo cơ chế thị
trường, nhưng do quá lệ thuộc vào nước ngoài (có tới 70% hoạt
động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp do tư bản
nước ngoài chi phối), nên sự phát triến kinh tế của miền Nam bị
méo mó, cơ cấu mất cân đối và lãng phí công suất máy móc thiết bị.

Do phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài nên tình trạng
lãng phí công suất rất phổ biến. Chẳng hạn, ngành sản xuất nước
uống chỉ huy động được 18% công suất thiết kế, ngành giấy huy
động được 30%, thuốc lá 36%, hóa nhựa 40%, dệt 50% 137...

Thứ sáu, mặc dù đã quan tâm đến sự phát triển nông nghiệp,
song đầu tư cho nông nghiệp trên thực tế còn quá thấp. Tỷ lệ chi
ngân sách năm 1966 cho đầu tư nông nghiệp chi đạt 0,63%, cho
nông thôn đạt 0,09% trong khi chi cho quốc phòng lên tới 60,18%.
Đến năm 1973, các chi số đó củng không thay đổi nhiều, chi tăng
lên được 6,52% cho nông nghiệp và 0,28% cho nông thôn. Thêm
vào đó, chiến tranh liên tục tàn phá khiến cho sự phát triển của
nông nghiệp miền Nam ngày càng tụt dốc.

Thứ bảy, công n g h iệ p hóa ở miền Nam được thực hiện trong điều
kiện chi phối của Mỹ và nước ngoài nên nền kinh tế chi được phát
triến trong giới hạn được xác định. Quy mô công nghiệp phần lớn
là nhỏ bé, với chi 1% số cơ sở sản xuất có số lượng công nhân từ 10
người trở lên. Trong cơ cấu ngành công nghiệp thì công nghiệp nhẹ
chiếm ưu thế, còn công nghiệp nặng chi chiếm tỷ trọng nhò,
khoảng 10% tổng giá trị toàn ngành công nghiệp. Do vậy, tuv chủ
nghĩa tư bản đã phát triển tại miền Nam, nhưng trên thực tế sản
xuất nhỏ vẫn tồn tại phô biến tại đây. Đặc biệt, sau khi thống nhất
đất nước, nguồn viện trợ và nguồn hàng nhập khâu bị mất đi,
nhiều nhà máy tại miền Nam rơi vào tình trạng phải ngùng hoạt
động vì thiếu vốn và nguyên liệu.

137 Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, sđd.


246 MỘT S ố MỒ HlNH CÔNG NGHIỆP HỎA TRÊN THẾ GIỠI VÀ VIỆT NAM

Ở M iền Bắc

Bối cảnh miền Bác khi bước vào thực hiện công nghiệp hóa

Bối cảnh trong nước

Công nghiệp hóa là một quá trình khách quan trên con đường
trở thành nước công nghiệp của các quốc gia đang phát triển. Công
nghiệp hóa tạo ra nền kinh tế hiện đại với những ưu thế nổi bật:
năng suất lao động cao, cơ cấu sản xuất đa dạng, công ăn việc làm
phong phú, tổng thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân bình
quân đầu người ngày càng tăng.

Nhận thức được sự cần thiết và vai trò của công nghiệp hóa
trong xây dựng và phát triển kinh tế, ngay sau khi hoàn thành công
cuộc cải tạo đối với các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa,
vào đầu những năm I960, miền Bắc tiến hành công nghiệp hóa nền
kinh tế. Sự nghiệp này diễn ra trong bối cảnh:

• Miền Bắc đang ờ trong quá trình từ một xã hội với nền kinh
tế phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội,
bò qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, điểm
xuất phát của miền Bắc khi bước vào thực hiện công nghiệp
hóa rất thấp. Kinh tế miền Bắc lúc đó là nền kinh tế nông
nghiệp lạc hậu, chủ yếu dựa trên sản xuất nhỏ cá thể, cơ sở
kinh tế của chủ nghĩa tư bản hết sức kém cỏi và non yếu.
Công nghiệp mới phôi thai, nông nghiệp và thủ công nghiệp
có tính chất phân tán chiếm bộ phận lớn trong nền kinh tế
quốc dân. Diện tícih ruộng đất tính bình quân trên đầu người
chỉ có 3 sào Bắc Bộ (khoảng 1/10 ha), số lao động không có
việc làm ở nông thôn quá đông. Năm I960, công nghiệp
chiếm 18,2% thu nhập quốc dân sản xuất và 7% lao động xã
hội; tương ứng nông nghiệp chiếm tỷ trọng 42,3% và 83%.
Sản lượng lương thực/người dưới 300 kg; GDP/người dưới
100 đôla. Trong khi phân công lao động chưa phát triển và
M ô hlnh côn g ngh iệp hóa ở Việt Nam 247

lực lượng sản xuất còn ở trình độ thấp, thì quan hệ sản xuất
lại được "đẩy" lên trình độ tập thể hóa và quốc doanh hóa là
chủ yếu (năm 1960: 85,8% nông dân vào hợp tác xã; 100% hộ
tư sản được cải tạo, gần 80% thợ thủ công cá thế vào hợp tác
xã tiểu thủ công nghiệp).

• Trong thời kỳ này, Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai
miền Nam - Bắc, với hai chế độ chính trị khác nhau, hai cách
thức và trình độ phát triến khác nhau. Đối với miền Bắc, tuy
nền kinh tế còn rất lạc hậu, lại bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc
chiến chống thực dân Pháp (nhiều ngành kinh tế chi còn bằng
60-80% mức năm 1939), nhưng ngay từ những ngày đầu được
giải phóng (năm 1954), Đảng và Nhà nước đã lựa chọn con
đường phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội. Sau 5 năm tiến hành
khôi phục và cải tạo nền kinh tế (1955-1960), miền Bắc tiến
hành công nghiệp hóa nền kinh tế đê’ xây dựng cơ sở vật chất-
kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, tạo điều kiện đẩy mạnh cuộc
đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bối cảnh trên đã có tác động quyết định đến nhiệm vụ của
miền Bắc thời kỳ này, đó là cùng một lúc phải thực hiện hai
nhiệm vụ chiến lược: vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc, vừa đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

• Tình hình trong nước và quốc tế thời gian này diễn biến phức
tạp và không thuận chiều. Khi miền Bắc thực hiện công
nghiệp hóa được 4 năm (1960-1964), đế quốc Mỹ tiến hành mờ
rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Lúc này, miền Bắc
phải vừa xây dựng kinh tế, chiến đấu chống chiến tranh phá
hoại, lại vừa trờ thành hậu phương vững chắc cung cấp sức
người, sức của cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

Bối cảnh quốc tế

• Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa, xây dựng chủ nghĩa xã
hội trong sự bao vây cấm vận của các nước tư bản. Chúng ta
248 MỘT S ố MO HlNH CÔNG NGHIỆP HỒA TRÊN THẼ GIỚI VÀ VIÊT NAM

chi nhận được sự hợp tác, giúp đõ của Liên Xô, Trung Quốc
và một SỐ nước Đông Âu nhưng trình độ phát triên của các
nước đó cũng không hơn gì nhiều so với Việt Nam.

• Cuộc khủng hoảng dầu lừa thế giới (1973) đã làm cho nền
kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa gặp nhiêu khó khăn, kìm
hãm sự phát triến kinh tế, hiệu quả thấp, sức cạnh tranh
kém. Đặc biệt, sự tồn tại của cơ chế kế hoạch hóa tập trung
trong một thời gian dài đã bắt đầu bộc lộ những hạn chế,
thiếu sức sống, vì vậy các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đều
rơi vào trì trệ. Một khi kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa bị
suy giảm thì chỗ dựa về kinh tế của Việt Nam đương nhiên
cũng bị lung lay.

• Vào thời gian này, sự khác biệt giữa hai hệ thống tư bản chủ
nghĩa và xã hội chủ nghĩa không quá lớn, thậm chí hệ thống
xã hội chủ nghĩa ở một số mặt còn tỏ ra ưu việt hơn trong
phát triến Idnh tế. Đồng thòi, đây là thời kỳ Việt Nam phải
vừa phát triên kinh tế đất nước, vừa chống lại cuộc chiến
tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, nên nguồn lực đã ít òi lại bị
bị chia sẻ cho nhiều mục tiêu. Điều đó tất yếu làm giảm hiệu
quả của tiến trình công nghiệp hóa.

Mục tiêu, quan điểm công nghiệp hóa

Mục tiêu

Xuất phát từ bối cảnh trên, Đảng Lao động Việt Nam (nay là
Đảng Cộng sản Việt Nam) xác định, sau khi hoàn thành nhiệm vụ
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, miền Bắc cần phải tiến hành
cách mạng xã hội chủ nghĩa, và có đủ điều kiện đê bò qua giai đoạn
phát triển tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Theo
đó, nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nưóc ta lúc này là phải
"phát triển mạnh mẽ sức sản xuất, củng cố và phát triẽn quan hệ
sản xuất mới, đưa miền Bắc nước ta tiến nhanh, tiến manh, tiến
M ô hlnh côn g nghiệp hóa ở Việt Nam 249

vững chắc lên chủ nghĩa xã hội"138. Đê’ thực hiện nhiệm vụ đó,
Đảng chủ trương "thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ
nghĩa, xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa
xa hội".

Mục tiêu tổng quát của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa được
Đại hội đại biếu toàn quốc lặn thứ III (9/1960) của Đảng Lao động
Việt Nam đề ra là: cải biến nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu chủ yếu
dựa trên cơ sở sở hữu cá thể về tư liệu sản xuất thành nền kinh tế
xã hội chủ nghĩa dựa trên sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Nói
cách khác, mục tiêu tổng quát của công nghiệp hóa là chuyến dần
nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.

Đại hội cũng đề ra các mục tiêu cụ thể phát triển kinh tế-xã hội
(cũng là mục tiêu của công nghiệp hóa) trong 5 năm 1961-1965:

• Giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng 148% so với năm
1960, trong đó nhóm A tăng 215%, nhóm B tăng 110%. Bình
quân hàng năm công nghiệp sẽ tăng khoảng 20%, riêng
nhóm A tăng 25,8%, nhóm B tăng 16%.

• Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp tăng khoảng 61%, bình
quân tăng 10%/nămẵ

• Trong tổng giá trị sản lượng năm 1965, tỷ trọng giá trị công
nghiệp chiếm 51%, còn tỷ trọng giá trị nông nghiệp chiếm 49%.

• Năng suất lao động trong công nghiệp quốc doanh tăng 54%,
bình quân tăng 9%/năm.

• Đào tạo 125.000 cán bộ chuyên môn cao cấp và trung cấp.

• Thu nhập thực tế của công nhân và nông dân tăng khoảng 30%.

158 Đảng Cộng sản Việt Nam, Van kiện Đảng, Toàn tập, NXB. Chính trị Quốc gia, H.,
2002, Tạp 21, tr. 565-566.
250 MỘT Số MỒ HlNH CỒNG NGHIỆP HOA t r ê n t h ể g i ớ i v a v i ệ t nam

Quan điểm
Thứ nhất, coi công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là con đường
duy nhất đê đưa nền sản xuất nhỏ là chủ yếu lên sàn xuất lớn xã
hội chủ nghĩa, là nhiệm vụ trung tâm của cả thòi kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội.

Thực chất của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là
tiến hành cuộc cách mạng kỹ thuật, nhằm xây dựng cơ sờ vật chất
kỹ thuật của nền kinh tế, tạo điều kiện cơ bản cho sự thắng lợi của
chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng
đinh tính tất yếu khách quan phải thực hiện công nghiệp hóa nền
kinh tế, đồng thời nêu rõ nhiệm vụ công nghiệp hóa là hết sức quan
trọng đối với nước ta. Nghị quyết Đại hội III của Đàng xác định:
"Muốn cài biến tình trạng nông nghiệp lạc hậu hiện nay của nước
ta, đưa nước ta từ chế độ sản xuất nhỏ là chủ yếu lên chế độ sản
xuất lớn xã hội chủ nghĩa, chúng ta không có con đường nào khác
ngoài con đường công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, công
nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ
quá độ ở nước ta"139.

Để đưa miền Bắc từ nền kinh tế chủ yếu dựa trên sỏ hữu cá thê’
về tư liệu sản xuất tiến lên nền kinh tế xã hội chủ nghĩa dựa trên sở
hữu toàn dân và sở hữu tập thế, từ tình ưạng kinh tế rời rạc và lạc
hậu tiến lên một nền kinh tế cân đối và hiện đại, Việt Nam phải làm
một cuộc cải biến cách mạng về mọi mặt. Đê’ hoàn thành tốt cuộc
cách mạng đó, đòi hỏi chúng ta vừa phải đẩy mạnh cải tạo xã hội
chủ nghĩa, cải tạo các quan hệ sản xuất phi xã hội chủ nghĩa thành
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; vừa phải đẩy mạnh công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm phát triến sức sản xuất đã được
giải phóng, xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã
hội, xóa bỏ tình trạng lạc hậu, cải biến nền sản xuất nhò thành nền

139 Đàng Cộng sàn Việt Nam, Văn kiện Đảng, Toàn tập, NXB. Chính trị Q uốc gia, H,
2002,Tập 37, tr.543-544.
M ô hình côn g nghiệp hóa ở Việt Nam 251

sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Trong đó, nhiệm vụ thứ nhất được
thực hiện thông qua công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với
nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công thương nghiệp tư bản tư
doanh; nhiệm vụ thứ hai được thực hiện bởi công cuộc công nghiệp
hóa. Nhiệm vụ cải tạo tuy gay go, phức tạp nhưng vẫn có thể được
hoàn thành trong một thời gian ngắn, nhưng nhiệm vụ công nghiệp
hóa nền kinh tế đòi hỏi phải có thời gian lâu dài, thực hiện trong
suốt cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Bởi vì, công nghiệp hóa
xã hội chủ nghĩa không chỉ là đơn thuần xây dựng công nghiệp
hiện đại, mà còn phải làm cho nông nghiệp và các ngành kinh tế
khác đều trở thành hiện đại.

Thứ hai, Đảng xác định công nghiệp nặng là ngành cốt yếu của
nền kinh tế, phải được ưu tiên phát triến.

Công nghiệp hóa tại nước ta trong thời kỳ này được áp dụng
theo mô hình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa của Liên Xô, thực
hiện theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Vì vậy, những đặc trung
chung của mô hình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa đều được thế
hiện rõ nét ở Việt Nam. Tuy nhiên, do điều kiện thực hiện công
nghiệp hóa ở mỗi nước khác nhau nên việc triển khai các bước đi
củng có sự khác biệt. Tại Đại hội III (9/1960), sau khi xác định
đường lối chung của Đảng trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc "đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững
chắc lên chủ nghĩa xã hội", Đại hội đưa ra Nghị quyết "phải ưu tiên
phát triến công nghiệp nặng, làm cho công nghiệp phải giữ vị trí
chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân... và do vậy phài xây dựng một
cơ cấu công nghiệp hiện đại, phải phát triển điện lực, phát triển
công nghiệp gang thép, công nghiệp chế tạo cơ khí làm tiền đề để
đổi mới kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, thực hiện tái sản
xuất mờ rộng xã hội chủ nghĩa"140.

1W. Đảng Cộng sàn Việt Nam, V3?! kiệti Đáng, Toàn tập, NXB. Chính trị Quốc gia, H.,
2002, Tập 37.
252 MỘT S ổ MỒ HlNH CÔNG NGHIỆP HỎA TRÊN THẾ GIỜI VÀ VIÊT NAM

Về lý luận, việc Đảng xác định "ưu tiên phát triển công nghiệp
nặng" trong triển khai công nghiệp hóa thời kỳ này là thê hiện sự
trung thành với tư tưởng của V. I. Lênin, thực hiện theo đúng quy
luật "ưu tiên phát triển sản xuất tư liệu sản xuất đê sản xuất tư liệu
sản xuất". Về thực tiễn, việc ưu tiên phát triêh công nghiệp nặng sẽ
góp phần cung cấp đầy đủ tư liệu sản xuất cho công nghiệp và
nông nghiệp, nhờ đó bảo đảm thực hiện không ngừng tái sản xuất
mở rộng xã hội chủ nghĩa, phát triển cao độ nền kinh tế quốc dân,
không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân lao động. Quan điểm
này cũng phù hợp với hoàn cảnh nước ta lúc bấy giờ, muốn "tiến
nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội" trong điều
kiện một đất nước nghèo nàn, lạc hậu, đang phải đối mặt với đầy
rẫy những khó khăn, thách thức do bối cảnh trong nước và ngoài
nước gây ra.

Để thực hiện phương châm đó, tại Đại hội III (9/1960), Đảng đưa
ra chính sách cụ thế: "phải làm cho công nghiệp giữ vị trí chủ đạo
trong nền kinh tế quốc d ân ...", xây dựng một cơ cấu công nghiệp
hiện đại, phải phát triển điện lực, phát triển công nghiệp gang thép,
công nghiệp chế tạo cơ khí làm tiền đề đế đổi mới kỹ thuật, nâng
cao năng suất lao động, thực hiện tái sản xuất mở rộng xã hội chủ
nghĩa. Đồng thời, Đảng chỉ rõ những ngành công nghiệp nặng cần
được "ưu tiên" phát triển bao gồm: điện lực, luyện kim, chế tạo cơ
khí, nhiên liệu, vật liệu xây dựng, hóa học... Tuy nhiên, Đảng cũng
lưu ý là không phải xây dựng tất cả các ngành công nghiệp nặng,
trong mỗi ngành phái lựa chọn để xây dựng những cái gì thật sự
cần thiết và có khả năng phát triển, nhằm xây dựng cơ sở vật chất
và kỹ thuật thiết yếu cho chủ nghĩa xã hội, tạo điều kiện phục vụ
nhu cầu ngày càng lớn của nền kinh tế. Cụ thể, trong công nghiệp
nặng thì công nghiệp điện lực đi trước một bước, chú trọng phát
triến công nghiệp gang thép và công nghiệp chế tạo co khí, đồng
thời phát triến công nghiệp than, công nghiệp vật liệu xây dựng và
bước đầu xây dụng công nghiệp hóa học. Mặc dù vậy, trong khi
M ô hình côn g nghiệp h óa ở Việt Nam 253

xác đinh điện lực là ngành đi trước, Đảng vẫn coi ngành chế tạo cơ
khí là ngành then chốt, bởi đó là cơ sở để một đất nước có thể tự
giải quyết vẩn đề cung cấp trang thiết bị và máy móc cho nền kinh
tế, thay vì lúc đó Việt Nam phải nhờ vào sự giúp đỡ của các nước
anh em trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Đó là cách đế nền kinh tế
có được những máy móc, thiết bị, vật tư đủ khả năng đáp ứng yêu
cầu xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho nông nghiệp và các
ngành kinh tế khác.

Theo quan điểm của Đảng, trong phát triển công nghiệp, cần
phải có cơ cấu và quy mô thích hợp với điều kiện và nhu cầu của
nền kinh tế, phù hợp với sự phân công hợp tác giữa nước ta với các
nước xã hội chủ nghĩa anh em. Cụ thế, trong phát triến công nghiệp
cần: kết hợp những xí nghiệp quy mô lớn với những xí nghiệp quy
mô vừa và nhỏ, kết hợp kỹ thuật hiện đại với kỹ thuật thô sơ, kết
hợp xây dựng những xí nghiệp mới với việc tận dụng những xí
nghiệp cũ, phát triến công nghiệp trung ương kết hợp với phát
triển công nghiệp địa phương...

Thứ ba, coi nông nghiệp và công nghiệp nhẹ là những ngành sản
xuất có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, phải được phát triến
kết hợp chặt chẽ với công nghiệp nặngằ

Quan điếm về phát triển công nghiệp nặng kết hợp vói nông
nghiệp và công nghiệp nhẹ của Đảng xuất phát từ mục tiêu xây
dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý trong quá trình công nghiệp hóa,
nhằm đảm bảo sự phát triển nền kinh tế với tốc độ cao. Cơ sở của
quan điếm đó là: (1) Nông nghiệp và công nghiệp nhẹ là hai ngành
chủ yếu sản xuất ra lương thực, thực phẩm và vật phẩm tiêu dùng,
thỏa mãn nhu cầu về ăn, mặc, ở và học tập của nhân dân, mà đáp
ứng ngày càng cao các nhu cầu này cần phải có công nghiệp nặng,
cải tạo kỹ thuật và trang thiết bị mới, nâng cao năng suất lao động
cho các ngành sản xuất trên; (2) Sự phát triển của công nghiệp nặng
không thế tách rời sự phát triến của nông nghiệp, công nghiệp nhẹ
và các ngành kinh tế khác, tức là công nghiệp không thế tự phát
254 MỘT SỐ MO HlNH CỒNG n g h i ệ p h ỏ a t r ê n t h ế g i ớ i v à v i ệ t n a m

triển một cách cô lập, ngược lại, nó chi có thê’ phát triẽn và có khả
năng phát triển trong quá trình cải tạo nền kinh tế nông nghiệp lạc
hậu thành một nền kinh tế công nghiệp và nông nghiệp hiện đại. Vì
vậy, Đại hội n i (9/1960) của Đảng nhấn mạnh: phải rất coi trọng
phát triển công nghiệp nhẹ, không được vì ưu tiên phát triên công
nghiệp nặng mà sao nhãng hoặc coi thường công nghiệp nhẹ.

Quan điểm đó được củng cố thêm tại Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng lần thứ 19 (từ 12/1970 - 1/1971), khi đường lối
công nghiệp hóa được điều chinh từ "ưu tiên phát triển công
nghiệp nặng một cách hợp lý đồng thời ra sức phát triển nông
nghiệp và công nghiệp nhẹ" sang "ưu tiên phát triến công nghiệp
nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triêh nông nghiệp và công
nghiệp nhẹ". Như vậy, tại Hội nghị lần này, Đảng tiếp tục khẳng
định vai trò của nông nghiệp và công nghiệp nhẹ trong mối quan
hệ với công nghiệp nặng.

Trong nền kinh tế quốc dân, công nghiệp và nông nghiệp là hai
bộ phận chủ yếu có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chi có kết hợp
chặt chẽ kinh tế công nghiệp và kinh tế nông nghiệp, giải quyết
đúng đắn quan hệ giữa hai ngành này mới có thế xây dựng thành
công cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Mối quan hệ
đó thể hiện: công nghiệp, trước hết là công nghiệp nặng giữ vai trò
chủ đạo, nền tảng của kinh tế xã hội chủ nghĩa, kinh tế công nghiệp
góp phần giúp nông nghiệp và các ngành lãnh tế khác phát triển
cao độ; còn nông nghiệp là cơ sở phát triển của công nghiệp, tạo ra
những điều kiện thuận lợi cơ bản đê’ thúc đẩy công nghiệp phát
triến mạnh mẽ và nhanh chóng, nhằm biến nước ta thành một nước
xã hội chủ nghĩa có công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại,
văn hóa và khoa học tiên tiến.

Thứ tư, trong quá trình công nghiệp hóa, cần phát triển đồng bộ
giữa công nghiệp, nông nghiệp và các ngành kinh tế khác.

Cơ sờ vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là một nền đại
công nghiệp, nhưng điều đó không có nghĩa là chi phát triển công
nghiệp, mà nhiệm vụ của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa cần
Mô hlnh côn g nghiệp h óa ở Việt Nam 255

phải tạo ra sự phát triêh đồng bộ của tất cả các ngành trong nền
kinh tế quốc dân. Vì vậy, ngoài công nghiệp và nông nghiệp, công
nghiệp hóa cần phải tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triêh các ngành
giao thông vận tải, bưu điện, thương nghiệp (nội thương và ngoại
thương), tài chính... Nghị quyết của Đại hội III nêu rõ: phải ra sức
phát triển công nghiệp và nông nghiệp, thực hiện một bước ưu tiên
phát triển công nghiệp nặng, đồng thời ra sức phát triển nông
nghiệp toàn diện, phát triển công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực
phẩm, tích cực phát triển giao thông vận tải, tăng cường thương
nghiệp quốc doanh và thương nghiệp hợp tác xã, chuẩn bị tiền đề
đế nước ta tiến lên thành một nước công nghiệp và nông nghiệp xã
hội chủ nghĩa.

Đảng đưa ra mục tiêu ưu tiên phát triến công nghiệp nặng, tuy
nhiên vẫn chú trọng đến sự phát triến đồng bộ các ngành kinh tế
khác. Đảng xác định, cần phải phát triển giao thông vận tải mạnh
mẽ hơn, nhất là các loại phương tiện vận tải cơ giới nhằm phục vụ
yêu cầu của các ngành kinh tế quốc dân, mờ rộng quan hệ trong
nước và ngoài nước, phát triển hệ thống thương nghiệp quốc
doanh và hợp tác xã mua bán đi đôi với củng cố thị trường xã hội
chù nghĩa thống nhất, tiếp tục ổn định vững chắc giá cả.Ể. Nói tóm
lại, đê’ đạt được tốc độ công nghiệp hóa nhanh, "cần phải bảo đảm
phát triển cân đối các ngành kinh tế quốc dân, giữa công nghiệp và
nông nghiệp, giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ; giữa
công, nông nghiệp và giao thông vận tải; giữa công, nông nghiệp
và các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân".

Xác định mô hình công nghiệp hóa


Sau thắng lợi của công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nền
kinh tế quốc dân, miền Bắc bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, đồng
hành cùng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ nhất
(1961-1965). Trên cơ sở khẳng định tính tất yếu khách quan và mục
tiêu của công nghiệp hóa ở Việt Nam, Đại hội III (1960) nhấn mạnh:
"Muốn cải tiến tình trạng nông nghiệp lạc hậu hiện nay của nước
ta, đưa nước ta từ chế độ sản xuất nhỏ là chủ yếu lên sản xuất lớn
256 MỘT S ố M ô HlNH CỒNG n g h i ệ p HỐA t r ê n t h ế g i ớ i v a v i ệ t n a m

xã hội chủ nghĩa, chúng ta không còn con đường nào khác ngoài
con đường công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa" và coi "công nghiệp
hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của thòi kỳ quá độ ờ
nước ta "141.

Với tư duy lý luận đó đã dẫn đến việc hình thành mô hình công
nghiệp hóa theo kiểu khép kín, hướng nội; tự cấp tự túc; dựa vào
những lợi thế về lao động, tài nguyên; thực hiện theo phương thức
kế hoạch hóa tập trung, hiện vật; bao cấp đầu vào và đầu ra sản
phẩm, với hai thành phần kinh tế cơ bản thực hiện công nghiệp hóa
là quốc doanh và tập thế.

Như vậy, Đảng đã xác định rõ công nghiệp hóa ờ miền Bắc nước
ta được tiến hành theo mô hình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa,
mà Liên Xô đã tiến hành khá thành công và Trung Quốc cũng đang
thực hiện với những kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên, trong quá trình
thực hiện, những yếu tố của cả mô hình công nghiệp hóa cổ điển
(xét theo cách tiếp cận bước đi) và mô hình công nghiệp hóa thay
thế nhập khẩu (xét theo cách tiếp cận thương mại) cũng được áp
dụng. Hơn nữa, sự lựa chọn mô hình công nghiệp hóa xã hội chủ
nghĩa và thực hiện theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung không chi là
lựa chọn của Việt Nam, mà còn của khá nhiều nước lúc bấy giờ, kế
cả nước xã hội chủ nghĩa và các nước phi xã hội chủ nghĩa.

Mô hình công nghiệp hóa đó được duy trì trong suốt 15 năm xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1960-1975).

Triển khai mô hình công nghiệp hóa

Tập trung nguổn lực cho phát triển công nghiệp, trước hết là công nghiệp nặng

Thực hiện đường lối "Ư u tiên phát triến công nghiệp nặng",
chúng ta đã tập trung nguồn lực đế phát triển công nghiệp, trước
hết là các ngành công nghiệp điện, than, hóa chất, gang thép, xi

141 Đảng Lao động Việt Nam, Văn kiện Đảng, Toàn tập, NXB. Chính tri Q uốc gia, H., Tập
21, tr 543-544
Mô hlnh côn g nghiệp hóa ở Việt Nam 257

măng... Đến năm 1965, nguồn vốn đầu tư cơ bản cho xây dựng
kinh tế đã tăng gấp 4,5 lần so với năm 1955, trong đó vốn đầu tư
cho công nghiệp tăng 6 lần, cho nông nghiệp tăng 1,96 lần. Tính
riêng trong 5 năm 1961-1965, tài sản cố định ờ miền Bắc đã tăng
bình quân 15,5%/năm. Nếu tính chung giai đoạn 1960-1975, vốn
đầu tư cho công nghiệp nặng tăng 11,2 lần, cho công nghiệp nhẹ
tăng 6,9 lần và cho nông nghiệp tăng 6 lần. Ngay cả trong những
năm nước ta phải chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc
Mỹ, vốn đầu tư cho phát triển kinh tế vẫn gia tăng: thời kỳ 1965-
1968 tăng 5,7 lần so với thời kỳ 1955-1957; năm 1972 tăng 2,4 lần so
với năm 1960 và 1,8 lần so với năm 1964.

Số lượng tuyệt đối vốn đầu tư bình quân hàng năm cho công
nghiệp giai đoạn 1961-1965 là 343 triệu đồng/năm, gấp 3 lần so với
5 năm trước. Nhờ đó, trong thòi gian này miền Bắc đã xây dựng
thêm 120 xí nghiệp, đưa tổng số xí nghiệp công nghiệp tăng từ
1.012 xí nghiệp năm 1960 lên 1.132 xí nghiệp năm 1965. Theo đó, giá
trị tổng sản lượng toàn ngành công nghiệp tăng từ 1.458 triệu đồng
năm 1960 lên 2ề761 triệu đồng năm 1965 (tăng 89,4%)/ chiếm 55%
giá trị tổng sản lượng công-nông nghiệp142.

Điều đáng chú ý là, trong nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế
thời kỳ này, đầu tư của Nhà nước có xu hướng ngày càng tăng
cao. Năm 1975, trong khu vực sản xuất vật chất, có đến 99,7% tài
sản cố định đã thuộc về kinh tế xã hội chủ nghĩa; phần lớn thu
nhập quốc dân cũng như sản lượng công nghiệp, nông nghiệp là
do kinh tế xã hội chủ nghĩa tạo ra. Nhờ vậy, giá trị sản lượng công
nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất tăng 4,3 lần, công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng tăng 2,8 lần. Miền Bắc đã bắt đầu hình thành một
hệ thống công nghiệp dân tộc và hiện đại với sự phát triển của các
ngành năng lượng, cơ khí, luyện kim, khai khoáng, hóa chất và
các ngành công nghiệp nặng khác. Đó là điều kiện quan trọng,
thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyến dịch theo hướng hiện đại. Tỷ trọng

142 Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, sđd.


258 MỘT s ó MO HlNH CÔNG NGHIỆP HỒA TRÊN THẾ G lO l VÀ VIỆT NAM

giá trị công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng tử
16%/năm 1957 lên 18,2%/năm 1960 và 22,2%/năm 1965; còn tỷ
trọng giá trị nông nghiệp giảm từ 44,3% xuống 42,3% và 41,7%
trong thời gian tương lóng143.

Bảng 3.3: Cơ cấu công nghiệp theo giá trị tổng sản lượng

Đơn vị tinh: %

1960 1975

ĩốn g sổ 100 100

Nhóm A 33 42

Nhóm 6 67 58

Công nghiệp trung ương 38 45

Công nghiệp địa phương 62 55

Công nghiệp quóc doanh 57 72

Công nghiệp ngoài quóc doanh 43 28

Điện lực 1,2 4,3

Nhiên liệu 5,0 5,1

Luyện kim 0,8 2,1

Cơ khí 11,0 18,0

Hóa chát 3,7 14,1

Vật liệu xây dựng 8,7 5,6

Gò, giáy 13,0 5,9

Dệt da, may mặc 26,5 10,9

Lương thực, thực phẩm 25,0 30,6

Nguỏn: Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, sđd.

143 Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, sđd.


Mó hlnh côn g nghiệp hóa ở Việt Nam 259

Trong cơ cấu ngành công nghiệp, công nghiệp nặng chiếm 33% giá
trị tổng sản lượng năm 1960 tăng lên 42% năm 1975, tương ứng công
nghiệp nhẹ giảm từ 67% xuống 58%; công nghiệp trung ương tăng từ
38% lên 45%, công nghiệp địa phương giảm từ 62% xuống 55%; công
nghiệp quốc doanh và công tư hợp doanh tăng cao nhất, từ 57% lên
72%, công nghiệp ngoài quốc doanh giảm từ 43% xuống 28%.

Tại miền Bắc, ngay từ những năm 1960 đã xuất hiện những cơ sở
công nghiệp nặng quan trọng như điện, than, cơ khí, luyện kim,
hóa chất, vật liệu xây dựng, đặc biệt là sự hình thành các trung tâm
công nghiệp như Quảng Ninh, Việt Trì, Thái Nguyên, Đông Anh,
Hải Phòng, Hồng Quảng, Nam Định, Thanh Hóa, Vinh... Cùng với
một hệ thống công nghiệp nhẹ kết hợp tiểu thủ công nghiệp truyền
thống được hình thành, công nghiệp miền Bắc có khả năng đáp ứng
được những nhu cầu hàng tiêu dùng thiết yếu nhất của nhân dân
và quân đội.

Với sự phát triển như vậy, dù chưa hết kế hoạch 5 năm lần thứ
nhất, về cơ bản miền Bắc đã tự bào đảm được lương thực, tự giải
quyết được 90% hàng tiêu dùng, đồng thời đã bắt đầu tạo được
nguồn tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng tổng sản
phẩm xã hội thời kỳ này đạt 9,6% và tốc độ tăng thu nhập quốc dân
đạt 7,1%, trong đó công nghiệp tăng 13,4%, nông nghiệp tăng
4,7%144.

Nhung từ đầu năm 1965, miền Bắc phải chuyển hướng kinh tế từ
thời bình sang thời chiến do đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá
hoại ra miền Bắc. Từ đó đến năm 1975 là thời kỳ miền Bắc chống
chiến tranh phá hoại xen kẽ với những thời kỳ ngắn khôi phục kinh
tế (1969-1971 và 1973-1975). Trong 10 năm này, miền Bắc không còn
điều kiện để tập trung sản xuất, mà phải vừa sản xuất vừa chiến
đấu. Vì vậy, công cuộc công nghiệp hóa đất nước bị gián đoạn, theo

144 Đảng Lao động Việt Nam, Văn kiện Đảng, Toàn tập, NXB. Chính trị Quốc gia, H., Tập
37, tr. 491.
260 MỘT S ổ MÔ HÌNH CÔNG NGHIỆP HỔA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

đó mục tiêu "đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc
lên chủ nghĩa xã hội" bị cản trờ. Tuy vậy, với tinh thần "M ôi người
làm việc bằng hai", "Tất cả vì chiến thắng", miền Bắc vẫn giữ vững
phương hướng lâu dài của sự nghiệp công nghiệp hóa trong điều
kiện có chiến tranh. Trong những năm này (1965-1968), nguồn vốn
đầu tư cho phát triển vẫn tiếp tục tăng 5,7 lần so với thời kỳ 1955-
1957. Đặc biệt, vào năm 1972 là năm chiến tranh ác liệt nhất thì
nguồn vốn đầu tư phát triển vẫn tăng 2,4 lần so với năm I960, gấp
1,8 lần so với năm 1964145.

Nhờ được tập trung đầu tư, thời kỳ 1968-1970 giá trị tài sản cố
định vẫn tăng 12,2%/năm. Nếu so với năm I960, giá trị tài sản cố
định trong khu vực sản xuất vật chất đã tăng lên gấp 5,1 lần, trong
đó tài sản CỐ định trong công nghiệp tăng 4,5 lần, trong nông
nghiệp tăng 6 lần. Theo đó, số xí nghiệp công nghiệp củng tăng lên,
gấp 16,5 lần so với năm 1955. Trong cơ cấu công nghiệp đã có
những cơ sở đầu tiên của các ngành công nghiệp nặng quan trọng:
điện, than, cơ khí, luyện kim, hóa chất vật liệu xây dựng; đồng thòi
một hệ thống công nghiệp nhẹ kết hợp với tiếu thủ công nghiệp
truyền thống được hình thành, có khả năng đáp ứng 70-80% nhu
cầu hàng tiêu dùng thiết yếu ở mức khiêm tốn của nhân dân và
quân đội.

Sự đầu tư cho công nghiệp nặng đã làm cho tốc độ tăng trường
của nhóm này (nhóm A) nhanh hơn tốc độ tăng trường chung cùa
toàn ngành công nghiệp. So với 20 năm trước, giá trị sản xuất toàn
ngành công nghiệp năm 1975 tăng 16,2 lần, trong đó ngành điện lực
tăng 22,3 lần, ngành cơ khí tăng 59,8 lần, ngành hóa chất tăng 79,1
lần146. Trong nông nghiệp, quá nừa số hợp tác xã nông nghiệp đã
được trang bị máy móc nhỏ. Sản lượng điện phục vụ nông nghiệp,
SỐ máy bơm, máv kéo đều tăng lên gấp nhiều lần so với năm 1955.
Ọuy mô hợp tác xã nông nghiệp tăng từ 125 lao động và 35 ha đất

145 Phan Khiêm ích, Nguyễn Đình Phan, sđd.


146 Phan Khiêm ích, Nguvễn Đình Phan, sđd.
Mô hlnh côn g nghiệp hóa ở Việt Nam 261

canh tác/hợp tác xã năm 1960 lên 247 và 89 năm 1970, 337 \à 115
năm 1975. Một số hợp tác xã có quy mô rất lớn, với hàng nghìn lao
động và 500 ha đất canh tác147.

Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật đi đôi với tiến hành hợp tác hóa
nông nghiệp

Ngay sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, Đảng chủ trương tiến
hành công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế, trong đó có nhiệm
vụ đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thê và tăng năng suất
lao động trong nông nghiệp. Triển khai nhiệm vụ đó, đến tháng
12/1960 toàn miền Bắc đã thành lập được 414.000 hợp tác xã, với 2,4
triệu hộ nông dân tham gia, chiếm 85,8% tổng số hộ và 76% tổng
diện tích canh tác148. Tiếp tục đưa phong trào hợp tác xã lên một
trình độ cao hơn, đến năm 1965 có 70% số hợp tác xã đó đã được
chuyên thành bậc cao. Tính đến năm 1975, toàn miền Bắc có 97% số
hộ nông dân tham gia hợp tác xã, trong đó có tới 88% là hợp tác xã
bậc cao.

Không chi phát triêh về số lượng, mà các hợp tác xã còn phát
triến mạnh cả về quy mô. Năm I960, bình quân 1 hợp tác xã nông
nghiệp có 125 lao động và 35 ha đất canh tác, thì đến năm 1970 đã
tăng lên 247 lao động và 89 ha đất canh tác; năm 1975 là 337 lao
động và 115 ha đất canh tác. Đặc biệt, có một số hợp tác xã quy mô
rất lớn, với hàng nghìn lao động và 500 ha đất canh tác149.

Cùng với việc thành lập hợp tác xã, Nhà nước cũng tăng cường
đầu tư xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật cho nông nghiệp. Với
chính sách khơi dậy tiềm lực về lao động và tiền vốn từ các hợp tác
xã kết hợp với đầu tư của Nhà nước (đầu tư trực tiếp và đầu tư tín
dụng), nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp ngày càng tăng thêm.
Trong 5 năm 1961-1965, tính bình quân nhà nước đã đầu tư vốn cho
lĩnh vực nông nghiệp 651 triệu đồng/năm, tăng gấp 4,9 lần so với

147 Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, sđd.


148 Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, sđd.
149 Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, sđd.
262 MỘT S ỗ MO HlNH CÔNG NGHIỆP HỒA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

thời kỳ 1958-1960. Tính đến năm 1974, toàn miền Bắc đã trang bị
2.057 máy phát lực, 3.909 máy công tác. Còn nếu tính đến năm
1975, tại các vùng đồng bằng có đến 96% số hợp tác xã được trang
bị công cụ cơ khí, trong đó máy động lực tăng 7,3 lần, máy công tác
tăng 16,65 lần so với năm 1969. Công tác thủy lợi và giống mới
củng được Nhà nước chú ý đầu tư phát triển. Nguồn vốn đầu tư
cho thủy lợi ngày càng tăng. So với thời kỳ 1955-1957, vốn đầu tư
cho thủy lợi những năm 1966-1971 bằng 4,04 lần, thời kỳ 1972-1975
bằng 6,06 lần. Giống mới củng được các hợp tác xã ứng dụng rộng
rãi. Tính đến năm 1975, đã có 70% diện tích lúa đông xuân được sử
dụng giống mới.

Với sự đầu tư đó, nền nông nghiệp miền Bắc đã đạt được nhiều
thành tựu đáng ghi nhận. So với năm I960, sàn lượng nông nghiệp
năm 1975 tăng lên 1,3 lân, năng suất lúa 2 vụ tăng 25% (từ 4,49 tấn/ha
lên 5,59 tấn/ha)150. Nhờ đó, miền Bắc vừa đảm bảo được sự ổn định
đời sống xã hội, vừa đảm bảo chi viện cho tiền tuyẽh miền Nam.

Tuy vậy, do nóng vội (chi trong 2 năm đã căn bản hoàn thành công
cuộc hợp tác hóa) cũng như trình độ và kinh nghiệm quản lý hợp tác
xã yếu kém (Ban quản trị hợp tác xã là những người trong thành phần
b ầ n CỐ n ô n g ) n ê n h i ệ u q u ả h o ạ t đ ộ n g của các hợp tác x ã th ấ p . So v ớ i
năm 1959, sản lượng lúa năm 1960 bị giảm gần 1 triệu tấn. Mức chi phí
sản xuất tính trên 1 ha gieo trồng năm 1964 tăng 14% so với năm 1963,
trong khi đó thu nhập của họp tác xã tăng không tương xứng, chi với
6,5% và thu nhập thuần túy chi tăng 3,9%ử

Phát triển mạnh thương nghiệp quốc doanh và thương nghiệp hợp tác xã

Sau hòa bình lập lại, trên miền Bắc có 1.753 hộ tư sản kinh doanh
thương nghiệp và 226.200 người buôn bán nhỏ. Tháng 8/1955, tại
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đàng lần thứ 8 (Khóa II) đã
đề ra nhiệm vụ cải tạo thương nghiệp tư nhân, "làm cho mậu dịch
quốc doanh chiếm un thế trên thị trường, đồng thời phát triển một

150 Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, sđd.


Mô hình côn g nghiệp h óa ở Việt Nam 263

cách vững chắc hợp tác xã mua bán" nhằm ổn định thị trường,
phục vụ dân sinh. Thực hiện nhiệm vụ đó, chi trong vòng 10 năm
(1955-1965), số lượng các cửa hàng thương nghiệp quốc doanh tăng
lên nhanh chóng. Nếu năm 1955 mới chi có 511 cửa hàng thì đến
năm 1960 đã có 1.987 cửa hàng (tăng 3,9 lần), năm 1974 có 6.124 cửa
hàng (tăng gần 3,1 lần so với 1960). Theo đó, số cán bộ thương
nghiệp quốc doanh cũng tăng từ 11.700 người năm 1955 lên 124.200
người năm 1974, tăng 10,62 lần.

Vào thời kỳ này, hầu hết nguồn hàng lưu thông (kế cả mua vào
và bán ra) trên thị trường miền Bắc đều do thương nghiệp quốc
doanh chi phối. Cụ thế, năm I960, hệ thống mậu dịch quốc doanh
đã nắm giữ đến 86,1% lượng lúa, 63,5% lượng ngô, 75% đỗ tương,
70% lạc, 81,8% đỗ các loại, 100% bông, 95% đay, 67,2% thuốc lá...
lưu thông trên thị trường. Đối với hàng công nghiệp, tỷ lệ đó còn
cao hơn nhiều, trong đó đồ gia dụng bằng cao su 98%, hàng dệt
kim 100%, đồ dùng bằng da 85%. v ề nguồn hàng bán ra, thương
nghiệp quốc doanh chiếm lĩnh trận địa bán buôn và chiếm tuyệt đại
bộ phận hệ thống bán lẻ. Thể hiện là, năm 1960 hệ thống mậu dịch
quốc doanh chiếm đến 93,6% tổng mức lun chuyển bán buôn và
51% tổng mức lun chuyên bán lẻ, tỷ lệ đó ngày càng tăng cao. So
với năm 1964, tổng mức lưu chuyển bán lẻ của thương nghiệp quốc
doanh năm 1974 tăng 2,05 lần.

Cùng với hệ thống thương nghiệp quốc doanh, các hợp tác xã
mua bán được thành lập rộng khắp từ trung ương đến địa phương.
SỐ của hàng (quầy bán lẻ) tăng từ 4.098 năm 1960 lên 8.485 năm
1965 (tăng 2,07 lần) và 8.937 năm 1974 (tăng 2,18 lần). Doanh số bán
lẻ của thương nghiệp hợp tác xã cũng tăng tương ứng, từ 314,4
triệu đồng năm 1960 lên 711,3 triệu đồng năm 1974, tăng 2,28 lần151.

Hoạt động ngọai thương thòi kỳ này gần như không đang kể, chủ
yếu là nhập siêu. Tinh trạng đó một mặt do chiến tranh phá hoại của

151 Yiện Khoa học Xã hội Việt Nam, sđd.


264 MỘT S ố MÔ HlNH CÔNG NGHIỆP HỎA t r ê n t h e G lơ l v a VIẸT n a m

đế quốc Mỹ, mặt khác (quan trọng hơn) do nền kinh tế kém phát
triển, mang nặng tính tự cung tự cấp. Kim ngạch xuất khâu tuy có
tăng qua các năm nhưng do tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu cao
hơn nên nền kinh tế luôn trong trạng thái nhập siêu. Nếu năm 1960,
miền Bắc phải nhập siêu 60,5 triệu rúp và đôla (xuất khâu 6,2 triệu,
nhập khẩu 66,7 triệu); thì năm 1965 các số liệu tương ứng là 45,5
triệu (xuất khẩu 71,1 triệu, nhập khẩu 116,5 triệu); và năm 1975 là
654,7 triệu (xuất khẩu 129,7 triệu, nhập khẩu 784,4 triệu)Ể

Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, có đến 2/5 là sàn phẩm thủ
công nghiệp, công nghiệp nhỏ và nông sản thô; và trong 3/5 còn lại
chủ yếu là hàng công nghiệp khai khoáng và hàng công nghiệp nhẹ
làm gia công cho nước ngoài152.

Nhân xét

Thứ nhẵì, xét theo hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, một mặt, việc
Việt Nam xây dựng nền kinh tế tự chủ ngày càng trở thành một
yêu cầu cấp thiết trong khi các thế lực thù địch tiến hành bao vây
cấm vận; mặt khác, nước ta có thê’ dựa vào nền tảng vật chất kỹ
thuật to lớn của Liên Xô, Trung Quốc nên việc xác định mô hình
công nghiệp hóa theo hướng xây dựng công nghiệp nặng là mục
tiêu hàng đầu và trực tiếp, nhằm tạo ra một hệ thống đầy đủ các
ngành công nghiệp, trước hết là công nghiệp nặng có khả năng cải
tạo cả các ngành kinh tế khác, củng có yếu tố hợp lý của nó. Hơn
nữa, đây không phải là sự lựa chọn riêng của Việt Nam mà là xu
thế chung của nhiều nước đang phát triển khác, không chi là của
các nưóc xã hội chủ nghĩa mà cả các nước phi xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, mô hình công nghiệp hóa theo cơ chế kế hoạch hóa tập
trung đã cho phép Nhà nưóc tập trung huy động và sử dụng mọi
nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, dù gặp nhiều khó
khăn do chủ quan và khách quan, khối lượng vốn đầu tư phát triển

152 Yiện Khoa học Xã hội Việt Nam, sđd.


M ô hình côn g nghiệp h óa ờ Việt Nam 265

vẫn tăng nhanh, kê’ cả trong những năm diễn ra chiến tranh phá
hoại của đế quốc Mỹ. Đó là điều kiện cơ bản để phát triển kinh tế,
giúp miền Bắc giải quyết được vấn đề lương thực và các nhu cầu
thiết yếu khác.
Thứ ba, trong thời kỳ đầu mô hình công nghiệp hóa này đã
mang lại những thành công nhất định. Chỉ trong một thòi gian
ngắn, miền Bắc đã tập trung được nguồn lực trong nước và từ một
số nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Trung Quốc, Ba Lan, Cộng
hòa Dân chủ Đức... đế xây dựng hàng loạt cơ sở sản xuất và các
ngành kinh tế. Vào thời kỳ này, công nghiệp nặng đã chế tạo được
máy động lực, máy công cụ, thiết bị lẻ và một số thiết bị toàn bộ cỡ
nhỏ trang bị cho các ngành kinh tế quốc dân. Còn công nghiệp nhẹ
sản xuất được nhiều mặt hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu thiết yếu
của người dân và một phần cho xuất khẩu.

Thứ tư, mặc dù tiến hành công nghiệp hóa trong điều kiện có
chiến tranh (giai đoạn 1964-1968 và năm 1972), nhưng nền kinh tế
miền Bắc vẫn đạt được những thành tựu khá ấn tượng. Tốc độ tăng
bình quân của tổng sản phẩm xã hội giai đoạn 1961-1965 đạt
9,6%/năm và tốc độ tăng thu nhập quốc dân bình quân đạt
7,1%/năm. Trong giai đoạn 1966-1970, do phải chống lại cuộc chiến
tranh phá hoại của Mỹ nên tốc độ tăng trưởng bị giảm, với mức
tương ứng là 0,7% và 0,4%; và 5 năm tiếp theo (1971-1975) nền kinh
tế đã lấy lại được tốc độ tăng trưởng cao, với mức tăng tổng sản
phẩm xã hội 7,3%/năm và thu nhập quốc dân 6,5%/năm.

Thứ năm, mặc dù công nghiệp là quá trình khách quan đối với
các nước kém phát triến, song việc chủ trương đẩy mạnh công
nghiệp hóa ngay trong những năm đầu tiên sau khi chiến tranh vừa
kết thúc khi nền kinh tế vốn thấp kém lại bị chiến tranh tàn phá
nặng nề đã làm giảm hiệu quả của tiến trình công nghiệp hóa. Minh
chứng là sau 15 năm nỗ lực công nghiệp hóa nền kinh tế vẫn không
tạo được sự thay đổi lớn. Trên thực tế, công nghiệp còn rất nhỏ bé,
chưa đảm đương được vai trò đòn bẩy cho sự phát triến các ngành
266 MỘT s ó MO HlNH CÔNG NGHIỆP HỎA t r ê n t h ế g i ờ i v a v i ệ t n a m

kinh tế khác, nhất là cho nông nghiệp; công nghiệp nhẹ chưa đảm
bảo được nhu cầu ở mức trung bình của nhân dân; còn nông
nghiệp tuy được tập thể hóa ờ mức độ cao nhưng năng suất và sản
lượng ngày càng giảm sút, thu nhập của người lao động tập thê’
không đủ để tái sản xuất sức lao động. Sản lượng một số sản phẩm
công nghiệp tính bình quân đầu người cho đến năm 1975 vẫn còn
quá thấp, trong đó sản phẩm điện chi đạt 54 kw/h; than đạt 212 kg;
xi măng 15,1 kg; gỗ tròn 0,034 m3; vải 4,3 m; giấy 0,87 kg; cá biển 3,8
kg; đường mật 0,8 kg153...

Mú HÌNH CÚNG NGHIỆP HÚA GIAI DOẠN 1 9 7 6 -1 9 8 5


Bói cảnh chung
Ngày 30/4/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, cả nưóc cùng
đi lên diủ nghĩa xã hội. Bối cảnh trong nước và quốc tế thời kỳ này
đã có nhiều thay đổi:

• Đất nước thống nhất, mở ra một giai đoạn phát triển mới với
nhiều thuận lợi cơ bản nhưng cũng không ít khó khăn, thách
thức. Thuận lợi là, đất nước hòa bình, cả nước giờ chi tập
trung sức thực hiện nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội
(thay vì phải thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược như trước
đây). Còn khó khăn là việc cùng lúc tồn tại hai nền kinh tế với
cơ cấu và trình độ khác nhau ờ hai miền. Nền kinh tế miền
Bắc phát triến quá thấp kém, hậu quả chiến tranh đê’ lại còn
nặng nề mà không thể khắc phục trong thời gian ngắn. Nền
kinh tế miền Nam tuy có trình độ phát triển cao hơn, song lại
què quặt, nhiều nhà máy không hoạt động được vì thiếu phụ
tùng thay thế và nguồn nguyên liệu.

• Chúng ta bị mất nguồn viện trợ lớn (chiếm khoảng 7% GDP),


gây khó khăn lớn cho tiến trình công nghiệp hóa. Trước giải
phóng, hàng năm miền Bắc vẫn nhận được nguồn viện trợ từ

153 Yịện Khoa học Xã hội Việt Nam, sđd.


Mổ hình côn g nghiệp hóa ở Việt Nam 267

các nước xã hội chủ nghĩa, khoảng 1 tỷ rúp/năm, miền Nam


cũng nhận được khoảng 1 tỷ đôla/năm từ Mỹ và các nước tư
bản chủ nghĩa khác. Khi giành hòa bình, cả miền Nam và
miền Bắc đều không còn được viện trợ. Thêm vào đó, quan hệ
buôn bán với các nước, kể cả các nước xã hội chủ nghĩa, đều
phải tính theo giá thị trường (cao hơn nhiều so với giá bao cấp
trước đó). Thêm vào đó, chúng ta phải đối mặt với sự cấm
vận của Mỹ khi kết thúc cuộc chiến. Tất cả điều đó đều là
những khó khăn không dễ vượt qua.

• Khi đất nước vừa thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội
được vài năm lại xảy ra chiến tranh biên giới Tây Nam và
biên giới phía Bắc. Tình hình đó buộc cả nước lại phải thực
hiện hai nhiệm vụ chiến lước: xây dựng chủ nghĩa xã hội và
bảo vệ Tổ quốc. Nguồn lực vốn đã hạn chế lại phải chia sẻ cho
những nhiệm vụ khác nhau, làm cho tốc độ công nghiệp
chậm lại, thậm chí bị phá hủy.

• Xu thế quốc tế hóa về thương mại và vốn đã tạo ra những


điều kiện thuận lợi đế các nước đang phát triến mở rộng quan
hệ kinh tế với các nước tiên tiến, nhập khẩu công nghệ đê đẩy
nhanh tiến trình công nghiệp hóa. Hơn nữa, trong thời gian
này, nhiều nước châu Á đã rất thành công trong việc áp dụng
mô hình công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu. Đó là những
cơ hội đối với Việt Nam để tiếp cận công nghệ mới và mô
hình công nghiệp hóa mới.

• Một đặc điếm nổi bật của thời kỳ này là cuộc cách mạng khoa
học - kỹ thuật đang diễn ra mạnh mẽ, tạo thành bước phát
triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất và đẩy nhanh quá trình
quốc tế hóa các lực lượng sản xuất. Cuộc cách mạng này làm
gay gắt thêm những mâu thuẫn của thời đại. Trên thế giới
đang hình thành một thị trường, trong đó hai hệ thống kinh tế
đối lập đấu tranh với nhau quyết liệt, mặt khác, sự hợp tác
268 MỘT SỔ MO HlNH C ô n g n g h i ệ p HỒA t r ê n t h ế G lO l v a v i ệ t n a m

kinh tế là yêu cầu phát triên tất yếu của cả hai hệ thống. Các
nước xã hội chủ nghĩa phát huy tính ưu việt của chế độ mới,
sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn những thành tựu của
cách mạng khoa học - kỹ thuật, đang thay đôi cơ cấu sản xuất,
cơ chế quản lý bằng một cuộc cải tổ rộng lớn, có ý nghĩa cách
mạng sâu sắc, chắc chắn sẽ tạo ra những biẽn đổi to lớn trong
một thời gian không xa.

Tiếp tục triển triển khai mô hình công nghiệp hóa xã hội chủ
nghĩa trên phạm vi cả nước

Nhận thức lại mục tiêu và mô hình công nghiệp hóa

Mặc dù mô hình công nghiệp hóa của những năm 1960-1975 ờ


miền Bắc vẫn được triển khai thực hiện trong 10 năm tiếp theo trên
phạm vi cả nước, nhưng trong nhận thức của Đảng đã có những
điểm khác hơn so với trước:

về mục tiêu công nghiệp hóa

Đại hội Đảng lần thứ rv (12/1976) và tiếp đó là Đại hội lần thứ V
(3/1982) đã khẳng định lại và cụ thể hóa thêm một bưóc mục tiêu
tổng quát của công nghiệp hóa. Đại hội khẳng định: "Công nghiệp
hóa xã hội chủ nghĩa là nhằm xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của
chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sàn
xuất lớn xã hội chủ nghĩa..., làm cho nước Việt Nam trờ thành một
nước xã hội chủ nghĩa có kinh tế công - nông nghiệp hiện đại, văn
hóa và khoa học, kỹ thuật tiên tiến, quốc phòng vững mạnh, có đời
sống văn minh, hạnh phúc"154. Đại hội còn đưa ra mục tiêu về thời
gian hoàn thành co bản quá trình đưa kinh tế nưóc ta từ sản xuất
nhò lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, kết thúc nhiệm vụ công
nghiệp hóa trong khoảng 20 năm.

154 Đảng Cộng sàn Việt Nam, Văn kiệti Đàng, Toàn tập, NXB. Chính trị Q uốc gia, H.(
2002, Tập 37, tr. 524, và Tập 43, tr.55-59.
M ô hình côn g nghiệp h óa ở Việt Nam 269

Trên cơ sở mục tiêu tổng quát về công nghiệp hóa, thông qua các
kỳ đại hội, Đảng đã vạch ra những mục tiêu cụ thể cho từng thời kỳ
5 năm. Trong đó:
Mục tiêu kế hoạch 5 năm 1976-1980 phải đạt được là: 21 triệu tấn
lương thực, 1 triệu ha khoai lang, 1 triệu tấn cá biển, 16,5 triệu con
lợn, 450 triệu mét vải, 130 nghìn tấn giấy, 1,2 triệu ha rừng mới
trồng, sản lượng cơ khí tăng 2,5 lần so với năm 1975, 5 tỷ kw/giờ
điện, 2 triệu tấn xi măng, 1,3 triệu tấn phân hóa học, 10 triệu tấn
than sạch, 300 nghìn tấn thép, 14 triệu m2 nhà ở (không kể nhân
dân tự làm).

Còn 5 năm 1981-1985 phải đạt: tốc độ tăng trưởng công nghiệp
4-5%/năm, thu nhập quốc dân sản xuất tăng 4,5-5%/năm, sản lượng
lương thực tăng 32%, sản xuất phân bón hóa học tăng 23%, sản xuất
điện tăng 51%, .sản xuất than tăng 54%, sản xuất giấy tăng 87%, sản
xuất xi măng tăng 84%.

vể mô hình công nghiệp hóa

Với quan điếm coi công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm của
thòi kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đại hội Đảng lần thứ IV đã xác
định nhiệm vụ cho kế hoạch 5 năm 1976-1980 là: "Tạo ra một bước
phát triển vượt bậc về nông nghiệp, phát triển công nghiệp nhẹ và
công nghiệp thực phẩm; phát huy năng lực sẵn có và xây dựng
thêm nhiều cơ sở mới về công nghiệp nặng, đặc biệt là cơ khí"155.
Đại hội khẳng định thêm: "Điều có ý nghĩa quyết định là phài thực
hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, tạo ra một cơ cấu kinh tế
công nghiệp - nông nghiệp hiện đại. Con đường cơ bản để tạo ra cơ
cấu ấy là ưu tiên phát triến công nghiệp nặng một cách hợp lý trên
cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng
công nghiệp, nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu công nghiệp -
nông nghiệp hiện đại"156.

155 Đảng Cộng sản Việt Nam, Vãn kiện Đảng, Toàn tập, NXB. Chírth trị Quốc gia, H., Tập 37.
156 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đàng, Toàn tập, NXB. Chính trị Quốc gia H.(
2002, Tạp 37.
270 MỘT só MO HlNH CỒNG NGHIỆP HỎA TRÊN THẾ GlO l VÀ VIỆT NAM

Trong ngành công nghiệp nhẹ, trước hết cần tập trung phát
triển các ngành phục vụ nhu cầu đòi sống cơ bản, như dệt may, da
giày, may mặc, giấy, đồ gỗ, đồ dùng gia đình, đồ dùng học sinh,
dụng cụ y tế, dụng cụ nhà trẻ, thể dục thê’ thao, văn hóa phẩm...
Đối với những cơ sở sản xuất hàng xuất khâu cần trang bị hiện
đại, cung cấp đủ nguyên liệu, tăng cường quản lý kinh tế, kỹ
thuật, bảo đảm làm ra sản phẩm đạt trình độ quốc tế. Với tiểu thủ
công nghiệp cần ra sức phục hồi và phát triển, nhất là các nghề
thủ công truyền thống.

Trong nông nghiệp, cần phát triển toàn diện cả trồng trọt và
chăn nuôi, trong đó lấy sản xuất lương thực làm trọng tâm. Đẩy
mạnh lâm nghiệp, ngư nghiệp theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ
nghĩa nhằm sớm bảo đảm đủ lương thực, thực phẩm cho toàn xã
hội và có lương thực dự trữ, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp,
tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu. Đê thực hiện được mục tiêu
trên, cần phải ra sức phát huy mọi khả năng thuận lợi của nông
nghiệp nhiệt đới, tích cực xây dựng hợp tác xã nông nghiệp và mở
rộng nông trường quốc doanh; thực hiện từng bước thủy lợi hóa và
cải tạo đất đai; cải tiến nông cụ và cơ giới hóa từng bước; mở rộng
diện tích bằng cách tăng vụ và khai hoang, đồng thời ra sức thực
hiện thâm canh tăng năng suất.

Như vậy, có thế thấy trong nhận thức của Đảng về mô hình công
nghiệp hóa đã có hướng khắc phục quan niệm đề cao công nghiệp
nặng, coi nhẹ nông nghiệp và công nghiệp nhẹ như Đại hội HI đã
nêu ra, trong đó nông nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm
cả lâm nghiệp và ngư nghiệp.

Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa rv (1979) và
tiếp đó là Đại hội V (3/1982) đã nhận thấy cần phải nhận thức đúng
hơn vị trí của nông nghiệp và phải bố trí lại cơ cấu sản xuất và điều
chinh cơ cấu đầu tư. Chính sách công nghiệp hóa được Đại hội V
xác định: "Trong 5 năm 1981-1985 và những năm 80 cần tập trung
Mô h)nh côn g nghiệp hóa ở Việt Nơm 271

sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng
đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa,
ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một
SỐ n g à n h c ô n g n g h i ệ p n ặ n g q u a n t r ọ n g ; k ế t h ợ p n ô n g n g h i ệ p , c ô n g

nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công-
nông nghiệp hợp lý. Đó là những nội dung chính của công nghiệp
hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường trước m ắt"157.

Như vậy, vai trò của nông nghiệp trong quá trình công nghiệp
hóa đã được Đại hội V nhận thức lại theo hướng đặt vị trí của nó ở
tầm cao hơn. Mặc dù vậy, Đại hội vẫn nhấn mạnh "không phải
phát triến nông nghiệp một cách đơn độc, mà chính là trong một cơ
cấu kết hợp chặt chẽ và hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp.
Phát triển nông nghiệp phải kết hợp vói phát triển công nghiệp
hàng tiêu dùng cả chiều rộng lẫn chiều sâu từ công nghiệp thực
phẩm, công nghiệp nhẹ đến các ngành, nghề tiếu công nghiệp, thủ
công nghiệp ở thành thị và nông thôn"158.

Có thế nói, Đại hội V đã đánh dấu một bước sự điều chinh trong
nhận thức về quá trình công nghiệp hóa. Đại hội xác định là chi xây
dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng chứ không phải
toàn bộ công nghiệp nặng. Sự điều chinh đó đã định hướng cho
việc bố trí lại một bước cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư trong kế
hoạch 1981-1985.

Dù có một SỐ điếm mới về mô hình công nghiệp hóa như trên,


song đáng tiếc là nó mới chi thê’ hiện trong nhận thức, chưa được
thế hiện trong hành động. Trên thực tế, mô hình công nghiệp hóa
của những năm 1960-1975 ở miền Bắc đã được tiếp tục áp dụng
trên phạm vi cả nước trong 10 năm tiếp theo (1976-1985).

157 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biếu toàn CỊUÕC lán thứ V, Tập 1, NXB.
Sự thật, H ẳ/1982.
158 Đảng Cộng sản Việt Nam, Vàn kiện Đảng, Toàn tập, NXB. Chính trị Quốc gia, H.,
2005, Tạp 43, tr.69.
272 MỘT s ó MO HlNH CỒNG NGHIỆP HÓA TRÊN THẾ GlO l VẨ VIỆT NAM

Diễn biến tiến trình công nghiệp hóa

Thực hiện "ưu tiên phát triển công nghiệp nặng"

Thực hiện đường lối "ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một
cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ,
k ế t h ợ p x â y d ự n g c ô n g n g h iệ p , n ô n g n g h iệ p c ả n ư ớ c t h à n h m ộ t cơ

cấu công nghiệp - nông nghiệp hiện đại" của Đại hội Đảng lần thứ
rv (1976), cả nước lại tập trung sức người, sức của đê’ phát triển
công nghiệp, trước hết là công nghiệp nặng. Kết quả lì, trong 10
năm 1976-1985, Nhà nước đã đầu tư gần 65 tỷ đồng (giá năm 1982)
để phát triển công nghiệp, chiếm gần 40% tổng vốn đầu tư cho khu
vực sản xuất vật chất, trong đó trên 70% dành (±10 công nghiệp
nặng và gần 30% cho công nghiệp nhẹ. Nhờ đó, giá trị tài sản cố
định toàn ngành công nghiệp đã tăng từ 13 tỷ đồng giai đoạn 1976-
1980 lên 18,6 tỷ đồng giai đoạn 1981-1985.

Với sự đầu tư đó, ngay từ năm 1976, trên phạm vi cả nước đã có


1.913 xí nghiệp công nghiệp quốc doanh (trong đó miền Bắc có
1.279 xí nghiệp và miền Nam có 634 xí nghiệp); đến năm 1985, con
SỐ đó đã lên tới 3.220, tăng 68,3%. Trong số đó, công nghiệp nhóm
A chiếm phần lớn, với 1.851 cơ sỏ (57,5%), nhóm B có 1.369 cơ sờ
(42,5%); công nghiệp trung ương có 748 cơ sở (hơn 23,3%), công
nghiệp địa phương 2.472 cơ sở (gần 76,8%). Số cơ sỏ tiểu thủ công
nghiệp tính đến năm 1985 có 36.630 cơ cở, tăng 18% so với năm
1980. Nếu tính cả công nghiệp ngoài quốc doanh, số cơ sỏ sản xuất
công nghiệp năm 1985 có 313.293 xí nghiệp, tăng 48,8 lần so với
nam 1980, tăng 70,86 lần so với năm 1976159. Việc đầu tư xây dựng
thêm các nhà máy xí nghiệp đã làm tăng đáng kê năng lực sàn xuất
của nhiều ngành. Tính riêng trong giai đoạn 1981-1985, năng lực
điện tăng 456.000 KW, than nguyên khai tăng 2,5 triệu tẩn, phân
bón hóa học tăng 275.000 tấn, xi măng tăng 2,4 triệu tẩn, công
nghiệp sợi tăng 33.000 tấn và giấy tăng 50.000 tấn.

159 Tính theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Sô' liệu thõng kê kinh tẽ-xã hội Việt Nam
1975-2000, NXB. Thống kê, H„ 2000.
Mô hình côn g nghiệp hóa ở Việt Nam 273

Giá trị sản lượng công nghiệp cả nước năm 1985 đạt 105 tỷ đồng,
tăng 57,4% so với năm 1980, tăng 61,3% so với năm 1976; chiếm
khoảng 40% tổng giá trị sản phẩm xã hội, 30% thu nhập quốc dân
và trên 50% giá trị sản lượng công-nông nghiệp160. Tính chung 5
năm 1981-1985, tốc độ tăng trưởng bình quân của công nghiệp đạt
9,5%/năm, trong đó công nghiệp nặng tăng 8,4%, công nghiệp nhẹ
tăng 11,2%; công nghiệp trung ương tăng 7,8% và công nghiệp địa
phương tăng 10,4%-

Bảng 3.4: Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu giai đoạn 1976-1985

1976 1980 1985

Điện (triệu kw/h) 3.064 3.627 5.230

Than (triệu tấn) 5,7 5,2 5,7

Máy công cụ (cái) 1.703 964 964

Động cơdiezen (cái) 3.240 3.116 5.315

Động cơ điện (cái) 10.952 16.925 15.359

Máy xay xát (cái) 526 445 1.467

Đáu máy bơm (cái) 1.837 1.496 1.823

Máy kéo và xevậnchuyén (cái) 964 1.600 1.103

Máy tuốt lúa (cái) 1.105 5.500 20.825

Thép cán (nghìn tấn) 63,8 60,3 61,5

Đường luyện (nghìn tẩn) 32,2 21,2 14,3

Sữa hộp (triệu hộp) 63,5 18,0 23,6

Quắn áo may sẵn 51,4 69,2 73,6


(triệu cái)

Nguỗn: Tổng cục Thống kẽ.

160 Viện Khoa học X ã hội Việt Nam, sđd.


274 MỘT só MO HlNH CÔNG NGHIỆP HÓA TRÊN THẾ GlO l VA VIỆT NAM

Về Cơ Cấu sản phẩm, trong tổng giá trị ngành công nghiệp năm
1985, điện năng chiếm 4,5%, nhiên liệu 1,2%, luyện kim 1,3%, cơ khí
14%, hóa chất 10,6%, vật liệu xây dựng 6,5%, khai thác chế biến gỗ
giấy 11,9%, sành sứ thủy tình 1,6%, lương thực-thực phẩm 27,4%,
dệt da may mặc 16,7%...

Trong 10 năm này thì 5 năm 1976-1980 là thời gian khó khăn
nhất đối với tiến trình công nghiệp hóa, phát triển kinh tế-xã hội
đất nước. Một mặt, do chiến tranh vừa chấm dứt, hậu quả của nó
còn đè nặng lên nền kinh tế mà khôi phục nó phải tốn nhiều thời
gian và tiền của; mặt khác do hai cuộc chiến tranh biên giói xảy ra
đã buộc chúng ta phải tập trung lực lượng chống đối, nên sự sụt
giảm về kinh tế là tất yếu. Bước sang 5 năm 1981-1985, công nghiệp
nước ta đã có bước phát triến khá hơn. Hầu hết các sản phẩm đều
có xu hướng tăng, trong đó điện tăng 1,44 lần, động cơ diezen tăng
1,7 lần, máy xay xát tăng gần 3,3 lần, máy tuốt lúa tăng 3,79 lần...
Công nghiệp trong nước đã sản xuất được một số sản phẩm như
máy cắt gọt kim loại, động cơ điện, máy biến thế, máy điện thoại,
máy bơm nước, máy kéo, máy xay xát gạo, bơm thuốc trừ sâu...
Đặc biệt, vào thời kỳ này, công nghiệp điện tử cũng bắt đầu hình
thành và có sự phát triển nhanh, với tốc độ tăng trường bình quân
15%/năm trong giai đoạn 1981-1985, đóng góp 1,6% tổng giá trị sản
lượng công nghiệpệ

Sự gia tăng sản lượng công nghiệp trong 5 năm 1981-1985 có


nguyên nhân từ sự đổi mói nhận thức về công nghiệp hóa của
Đảng, trong đó quan trọng nhất là tư tưởng của Nghị quyết Hội
nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (khóa IV) năm
1979, với kế hoạch ba phần nhằm "làm cho sản xuất bung ra
đúng hướng".

Tập trung sức phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt ưận hàng đắu

Khoảng thời gian 10 năm 1976-1985 là thời kỳ thừ nghiệm và thừ


thách lớn, trong đó giai đoạn 1976-1980 đánh dấu sự khủng hoảng
của mô hình tập thế hóa nông nghiệp. Đầu tư của Nhà nưóc cho
Mỗ hình côn g nghiệp h óa ở Việt Nam 275

nông nghiệp thời kỳ này tuy tăng khá cao, tù 2.561 triệu đồng năm
1976 lên 3.038 triệu đồng năm 1980 (tăng 18,6%), nhưng hiệu quả
thấp. Điều đáng nói là, quy mô hợp tác xã càng lớn thì hiệu quà
kinh tế càng thấp. Tính riêng khu vực miền Bắc, sản lượng lương
thực giảm liên tục, từ 6,407 triệu tấn năm 1076 xuống còn 6,241
triệu tấn năm 1978 và 5,997 triệu tấn năm 1980. Theo đó, sản lượng
lương thực bình quân đầu người cũng giảm từ 247 kg/người xuống
234 kg/người, và 214 kg/người trong thời gian tương ứng. Điều này
phản ánh sự nóng vội và chủ quan trong thực hiện công nghiệp hóa
nông nghiệp, chi chú trọng xây dựng quan hệ sản xuất mà không
chú ý đến phát triển lực lượng sản xuất.

Kết quả là, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp thấp và không ổn
định. Năm 1976, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 14,3% so với
năm 1975, nhung ngay sau đó, từ năm 1977 giá trị sản xuất nông
nghiệp đã giảm 4,7%, năm 1978 giảm tiếp 1,8%. Đến năm 1981, với
sự ra đời của Chi thị 100/BBT và tiếp theo là Chi thị 19 (về điều
chinh ruộng đất, đây mạnh cải tạo nông nghiệp miền Nam), Chi thị
29 (về giao đất giao rừng và củng cố quan hệ sàn xuất ở miền núi),
Chi thị 35 (về phát triển kinh tế gia đình), Chi thị 50 (về kiện toàn
quốc doanh nông nghiệp), Chỉ thị 67 (về hoàn thiện cơ chế khoán
sản phẩm đến nhóm và người lao động)..., nông nghiệp đã được
quan tâm hơn. Theo đó, tổng lượng vốn đầu tư cho nông nghiệp đã
tăng từ 2.938,9 triệu đồng năm 1981 lên 4.068,5 triệu đồng năm 1985
(tăng 38,4%), vốn Nhà nước cho hợp tác xã vay dài hạn tăng từ 17,3
triệu đồng lên 289 triệu đồng (tăng 16,7 lần) trong thòi gian trên.
Nhờ vậy, nông nghiệp đã có sự phát triển khá. Sản lượng lương
thực quy ra thóc đã tăng từ 15 triệu tấn năm 1981 lên 18,2 triệu tấn
năm 1985; tương ứng năng suất lúa cả năm tăng từ 21,7 tạ/ha lên
28,4 tạ/ha; lương thực bình quân đầu người tăng từ 273 kg/người
lên 304 kg/người161.

161Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, sđd.


276 MỘT S ố MO HlNH CỒNG NGHIỆP HỒA TRÊN THẾ GIỜI VA VIỆT NAM

Quốc doanh hóa và tập thể hóa các hoạt động thương nghiệp

Mô hình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa vẫn được tiếp tục áp
dụng trong thời kỳ 1976-1985, vì vậy cơ chế kế hoạch hóa tập trung
tiếp tục là yếu tố chủ yếu chi phối sự hoạt động của nền kinh tế nói
chưng và lĩnh vực thương mại-dịch vụ nói riêng. Đặc biệt, trong 5
năm 1976-1980, thương nghiệp quốc doanh và thương nghiệp hợp
tác xã (gọi chung là thương nghiệp xã hội chủ nghĩa) là lực lượng
nòng cốt trên thị trường. Số điểm bán hàng của thương nghiệp
quốc doanh đã tăng rất nhanh trong thời kỳ này, từ 7.824 điểm năm
1975 tăng lên 11.945 điểm năm 1980 (tăng 52,7%), và 13.968 điểm
năm 1985 (tăng 16,9%). Các điểm bán hàng của hợp tác xã năm 1985
cũng tăng 15.010 điểm so với năm 1980 (tăng 137,4%). Với hệ thống
tổ chức như vậy, thương nghiệp xã hội chủ nghĩa đã nắm gần 60%
tổng mức bán lẻ trên thị trường cả nước, trong đó thương nghiệp
quốc doanh chiếm khoảng 40%.

Bảng 3.5: Tổng mức bán lẻ của thương nghiệp xã hội


phân theo thành phẩn kinh tế

Đơn vi tính: ĩỷ đóng (giá hiện hành)

Năm Tổng Thị trường (ó tổ (hứ c Thị trư ờ ng tự do

m ức bán lẻ Tổng số Quốc Hợp tác xá Tón g só Thương nghiệp


doanh tư nhân

1976 13,9 6,2 5.1 1,1 7.5 4,4

1980 23,7 9,3 7,1 2,2 14,1 8,1

1985 650,6 378,9 264,9 83,8 271,9 342,2

Cơcóu(%)

1976 100 44,6 36,6 7,9 53,9 31,6

1980 100 39,2 29,9 9,2 59,9 34.0

1985 100 58,2 40,7 12,9 41,8 20,3

Nguốn: Viện Khoa học Xã hội V iệt Nam, sđd, tr.170.


Mô hỉnh côn g nghiệp h óa ở Việt Nam 277

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, thời kỳ 1976-1980 vẫn chưa có
sự thay đổi cơ bản nào so với thời kỳ trước. Kim ngạch xuất khẩu
nhỏ bé, cơ cấu mặt hàng lạc hậu, chủ yếu vẫn là ba nhóm: hàng
nông sản, hàng công nghiệp nhẹ và hàng tiểu thủ công nghiệp,
khoáng sản. Nhập siêu vẫn ở mức cao và ngày càng tăng. Năm
1976 nhập siêu ở mức 801,4 triệu rúp và đôla, nhưng năm 1980 đã
lên đến 976 triệu, năm 1985 đạt 940 triệu.

Một điều đáng nói là, chúng ta không chi nhập khẩu máy móc
nguyên liệu, mà nhập khẩu cả hàng tiêu dùng. Năm 1984 là năm có
tỷ trọng hàng tiêu dùng trong tổng kim ngạch nhập khẩu thấp nhất
thời kỳ 1976-1985 là 5,5%; còn năm cao nhất như 1979 thì con số đó
là 27,2%. Trong cơ cấu hàng nhập khẩu, nhóm hàng tư liệu sản xuất
chiếm tỷ lệ lớn, thường trên 80% tổng kim ngạch nhập khẩu, có
năm rất cao như 1984 đạt 94,5%, trong đó thiết bị toàn bộ chiếm tỷ
lệ cao và ngày càng tăng.

Bảng 3.6: Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 1976-1985

Đơn vị tính: Triệu rúp và đôla

Nảm Tống kim ngạch Kim ngạch Kim ngạch N hập siêu X uất khẩu/
x u ấ t n h ập khẩu x u ấ t khẩu nhập khắu nhập khấu (%)

1976 1.246,4 222,7 1.024,1 801,4 21,75

1980 1.648,0 336,0 1.312,0 976 25,61

1985 2.350,0 705,0 1.645,0 940 42,86

Nguón: Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, sđd, tr.218.

Như vậy, sau 10 năm tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng
gần 1,89 lần, trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh hơn kim
ngạch nhập khẩu (3,17 lần so với 1,6 lần). Tuy nhiên, do số tuyệt
đối kim ngạch xuất khẩu quá nhỏ nên tốc độ tăng cao đó vẫn
không mấy ý nghĩa.
278 MỘT S ố MO HlNH CÔNG NGHIỆP HỎA t r ê n t h ế g i ơ ! v à v i ệ t n a m

Tác động của việc thực hiện mô hình công nghiệp hóa đến
sự phát triển kinh tế - xã hội

Tác động tích cực


Tiếp tục thực hiện mô hình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa,
cả nước đã tập xây dựng mới được một số cơ sở sàn xuất và các
ngành kinh tế, giải quyết được mối quan hệ giữa công nghiệp
nặng với nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, đạt được những thành
tựu quan trọng:

• Mặc dù trong thời kỳ này nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn
(hậu quả của chiến tranh, bị mất nguồn việc trợ từ các nước xã
hội chủ nghĩa.. ề), nhưng nguồn vốn ngân sách đầu tư cho
phát triển chi bị giảm ít, thậm chú có năm còn tăng nhẹ. Cụ
thể, so với năm trước, vốn đầu tư năm 1977 tăng 25%, năm
1978 tăng gần 9,4%, năm 1979 giảm 2,9% và năm 1980 giảm
5,9%162.

• TỐC độ tăng trưởng kinh tế đã cao hơn thòi kỳ trước. Nếu


năm 1978, tốc độ tăng trưởng kinh tế chi đạt 1,1%/ thì đến
năm 1981 đã đạt mức 2,3%, năm 1985 đạt 5,7%. Tương ứng,
tăng trưởng nông nghiệp là -1,8%; 5,3% và 3%; tăng trưởng
công nghiệp đạt 9,5% năm 1981 và 9,9% năm 1985.

Trong 10 năm 1976-1985, nhiều sản phẩm công nghiệp đạt


được tốc độ tăng trường khá, trong đó máy tuốt lúa tăng cao
nhất, với 1.784% (từ 1.105 cái lên 20.835 cái); tiếp đến là xi
măng tăng 102% (từ 744 nghìn tấn lên 1.503 nghìn tấn); gỗ xẻ
các loại tăng 89,3% (từ 336 nghìn m3 lên 636 nghìn m3); điện
tăng 70,7% (từ 3.064 triệu kwh lên 5.230 triệu kwh); máy kéo
tăng 14,4% (từ 964 cái lên 1.103 cái)... Trong nông nghiệp, sàn
lượng lúa tăng 34% (từ 11.827,2 tấn năm 1976 lên 15.859,3 tấn
năm 1985), trong đó cao nhất là năm 1979, với 16,1%, tiếp đến

162 Tổng cục Thống kê, Sõliệu thõng kê kinh tẽ-xã hội Việt Nam 1975-2000 ư .335 NXB.
Thống kê, H., 2000.
M ô hình côn g nghiệp hóa ở Việt Nam 279

là năm 1982, với 15,9%. Năng suất lúa năm 1976 mới đạt 22,3
tạ/ha thì năm 1985 đạt 27,8 tạ/ha, tăng 24/7%163.

• Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỳ trọng


giá trị công nghiệp trong giá trị tổng sản phẩm xã hội (từ
28,7% năm 1975 lên 30% năm 1985); còn trong tổng giá trị sản
xuất công nghiệp thì giảm tỷ trọng công nghiệp trung ương
(từ 58,06% năm 1976 xuống 34% năm 1985). Đặc biệt, đã có
một số ngành công nghiệp phát triển khá, như điện (tổng
công suất năm 1985 tăng 26% so với năm 1976); cơ khí (giá trị
sản lượng năm 1980 tăng 67% so vói năm 1976, còn năm 1985
tăng 60% so với năm 1980); công nghiệp hóa chất (giá trị sản
lượng năm 1985 tăng 48% so vói năm 1980)...

• Tại miền Nam, công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đạt được
những kết quả bước đầu. Giai cấp tư sản mại bản bị xóa bỏ,
một bộ phận công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa được cải
tạo... Năng lực sản xuất của các ngành kinh tế được tăng
cường, cụ thể là đã cung ứng thêm cho nông nghiệp 18.000
máy kéo các loại, đưa tỷ lệ cơ giới hóa làm đất lên 25% diện
tích gieo trồng... Năng lực sản xuất trong công nghiệp được
bổ sung 100 nghìn kw điện, 2 triệu tấn than, 500 nghìn tấn xi
măng. Nhiều công trình được tiến hành xây dựng như các
nhà máy xi măng, nhà máy điện, cơ khí động lực, cơ khí đóng
và sửa chữa tàu thuyền, nhà máy đường, nhà máy giấy, nhà
máy kéo sợi... được đưa vào sản xuất trong thời kỳ 1981-1985.
Tài sản cố định của Nhà nước năm 1980 tăng 10,2 tỷ đồng so
với năm 1976164.

• Nhập khẩu lương thực giảm đáng kể, từ chỗ phải nhập 5,6
triệu tấn giai đoạn 1976-1980 đã giảm xuống chi còn phải
nhập khẩu 1 triệu tấn giai đoạn 1981-1985.

163 Tống cục Thống kè, sđd.


,M Đảng Cộng sản Việt Nam, Vãn kiện Đảng, Toàn tập, NXB. Chính trị Quốc gia, H.,
2005, Tạp 43, tr.42-43.
280 MỘT SÓ M ô HlNH CỒNG NGHIỆP HỒA TRÊN THẾ GIỚI VA VIỆT NAM

Hạn chế và nguyên nhân


Mặc dù mô hình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa đã đạt được
một số kết quả nhất định, nhưng nó cũng bắt đầu bộc lộ nhiều bất
cập, do đó tác động của công nghiệp hóa đến phát triển kinh tế - xã
hội bị hạn chế.

• Lượng vốn đầu tư lớn nhưng do đầu tư phân tán nên hiệu
quả thấp. Tình trạng thiếu vốn đã làm cho nhiều công trình
xây dựng dở dang, một số công trình đã đi vào hoạt động
nhưng do thiếu nguyên liệu nên công suất sừ dụng chi đạt
một nửa. Kết quả là lượng vốn đầu tư cho công nghiệp chiếm
trên 80% tổng vốn đầu tư xã hội nhưng đóng góp của khu vực
này vào nền kinh tế không tương xứng, chưa tới 30% tổng sản
phẩm xã hội.

• Giá trị kim ngạch xuất khẩu sau 10 năm (1975-1985) tuy đã
tăng đến gần 5 lần, nhưng số tuyệt đối không đáng kậ, nền
kinh tế luôn ở trạng thái nhập siêu cao. Kim ngạch xuất khẩu
năm cao nhất (1985) cũng chi 700 triệu đôla, trong khi đó giá
trị kim ngạch nhập khẩu đạt bình quân từ 1-2 tỷ đôla/năm,
chủ yếu là hình thức viện trợ và nợ.

• Nền kinh tế tăng trường chậm. Thời kỳ 1976-1980, tổng sản


phẩm xã hội tăng bình quân 1,4%/năm, thu nhập quốc dân
tăng 0,4%/năm, trong khi đó dân số tăng trên 3%/năm. Nhiều
mục tiêu được đề ra tại Đại hội rv không hoàn thành, trong
đó cơ khí là ngành đạt kế hoạch cao nhất cũng chi ở mức 80%,
tiếp theo là ngành điện lực đạt 72%; còn lại chi đạt dưới 50%,
thậm chí công nghiệp giấy chi đạt 37%, xi măng đạt 32%,
phân bón hóa học đạt 28%..Ế Đời sống nhân dân gặp nhiều
khó khăn. Thời kỳ 1976-1980 nền kinh tế lâm vào tình trạng
suy thoái, khủng hoảng; cơ cấu kinh tế bất hợp lý và mất cân
đối. Điều này đã dẫn đến những khó khăn trầm trọng về kinh
tế - xã hội trong những năm sau đó.
Mô hlnh côn g nghiệp hóa ở Việt Nam 281

• Tại các kỳ Đại hội IV và Đại hội V, Đảng đã có những điều


chinh về mô hình công nghiệp hóa theo hướng khắc phục
nhược điểm, song chi mang tính chất cục bộ, điều chinh trong
nhận thức chứ chưa điều chinh trong triển khai, chưa tạo ra
sự thay đổi căn bản để phù hợp hơn với yêu cầu mới của đất
nước. Sự điều chinh không dứt khoát đó đã khiến nền kinh tế
không tiến xa được, gặp nhiều khó khăn và khuyết điểm mói;
tình hình kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân sau 5 năm
không những không ổn định mà còn lâm vào khủng hoảng
trầm trọng. Vì vậy, công cuộc công nghiệp hóa đất nước hầu
như không thay đổi nhiều so với trước.

Những hạn chế trên đã làm cho mục tiêu cải thiện nhanh đời
sống nhân dân mà Đảng đặt ra không đạt được, trên thực tế khó
khăn vẫn tiếp tục kéo dài và ngày càng gay gắt. Sau 10 năm tiếp tục
thực hiện mô hình công nghiệp hóa hướng nội trong điều kiện đất
nước thống nhất, nền kinh tế Việt Nam vẫn nằm trong trạng thái trì
trệ: sản xuất nông nghiệp thấp kém, không đáp ứng được nhu cầu
trong nước; công nghiệp nặng đầu tư lớn nhưng hiệu quả thấp;
nhiều mặt hàng tiêu dùng thiếu trầm trọng; dấu hiệu của suy thoái
và khủng hoảng kinh tế đã dần dần xuất hiện và bộc lộ rõ nét vào
cuối những năm 1970 và suốt những năm tiếp theoẻ Có thể nói,
chưa bao giờ nền kinh tế đất nước lại bị lâm vào tình trạng khó
khăn như giai đoạn này.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do:

• Việc thực hiện công nghiệp hóa bắt đầu từ công nghiệp nặng,
lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, xem nhẹ vai trò của nông
nghiệp và công nghiệp nhẹ; coi trọng nguồn lực trong nước,
xem nhẹ nguồn lực từ bên ngoài; dựa vào phương thức kế
hoạch tập trung, quan liêu của Nhà nước, coi nhẹ cơ chế thị
trường... đã không tạo được sức mạnh tổng hợp cho sự
nghiệp công nghiệp hóa.
282 MỘT S ổ MO HlNH CONG n g h i ệ p HỒA t r ê n t h ế g i ớ i v a VIÊT n a m

• ƯU tiên phát triển công nghiệp nặng trong điều kiện nền kinh
tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ, đất nước bị chiến tranh tàn
phá khốc liệt đã kìm hãm nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp
đến đời sống nhân dân, gây mất lòng tin trong nhân dân.
Thêm vào đó, cơ chế quản lý tập trung, bao cấp tuy phát huy
tác dụng to lớn trong nhiều năm, động viên được tình thần
“đồng cam cộng khổ, dốc sức kháng chiến thắng lợi" song do
diễn ra trong thời gian dài đã làm suy yếu động lực của công
nghiệp hóa.

• Mô hình công nghiệp hóa được hoạch định xuất phát từ ý


nguyện chủ quan, mong muốn xây dựng một hệ thống đầy
đủ các ngành công nghiệp, tự đáp ứng các nhu cầu trong
nước, xây dựng nền kinh tế độc lập - tự chủ (theo nghĩa hẹp)
vô hình trung đã tạo rào cản cho nền kinh tế trong quan hệ
với bên ngoài, làm mất đi một nguồn trợ lực to lớn cho sự
nghiệp công nghiệp hóa. Trong khi đó, kinh nghiệm thực tế
cho thấy, một quốc gia không thể tiến hành xây dựng nền
kinh tế thịnh vượng, độc lập nếu chi sử dụng các nội lực sẵn
có (về tài nguyên và lao động); củng như không thể phát huy
được hiệu quả những yếu tố bên trong nếu không có sự hỗ trợ
tà bên ngoài (về vốn, công nghệ và thị trường).

Nhận xét, đánh giá

Ttiứ nhất, trong thời kỳ 1976-1985, tuy điều kiện kinh tế, chính trị
đã thay đổi nhưng quá trình công nghiệp hóa vẫn áp dụng nguyên
xi mô hình công nghiệp hóa theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung
được xác định từ Đại hội III (1960). Sau đó, mặc dù các Đại hội IV
và Đại hội V của Đàng đã có sự điều chỉnh, nhưng củng chi có tính
chất cục bộ, đưa ra về mặt chủ trương, đường lối mà chưa có sự
điều chinh thực sự trong triến khai, thực hiện.

Sự lựa chọn trên thê’ hiện ý chí xây dựng công nghiệp nặng giữ vị
trí chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, gồm các ngành điện lực,
gang thép, chế tạo co khí, năng lượng. ẽ. nhằm nhanh chóng biến
M ô hình côn g nghiệp hóa ở Việt Nam 283

nước ta thành một nước công nông nghiệp hiện đại, văn hóa và khoa
học tiên tiến, đảm bảo cho nền kinh tế phát triến độc lập, tự chủ. Mặc
dù, có thời điếm Đảng nhấn mạnh nông nghiệp là mặt trận hàng
đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra
sức đẩy manh sản xuất hàng tiêu dùng, nhưng trên thực tế, với
phương châm thay thế hàng nhập khẩu nên công nghiệp nặng vẫn
luôn được coi trọng và tập trung đầu tư phát triến.

Thứ hai, mô hình công nghiệp hóa theo cơ chế kế hoạch hóa tập
trung tuy đã đạt được những kết quả nhất định trong thời kỳ đầu
những năm I960, nhưng đến giai đoạn 1976-1980 thì tác động của
nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội lại bị hạn chế, thậm chí còn
cản trở tiến trình phát triển. Điều đó là do bối cảnh lịch sử đã khác
trước (cuộc chiến tranh đã kết thúc, đất nước hòa bình độc lập, các
nguồn viện trợ bị mất đi) nhưng mô hình công nghiệp hóa thì vẫn
như vậy.

Mặc dù tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6
khóa IV (1979) và tiếp đó là Đại hội V (1982), Đảng đã có sự điều
chỉnh về quan điểm và mô hình công nghiệp hóa nhưng trên thực
tế không có sự thay đổi nhiều so với thời điếm trước đó. Chẳng
hạn, Đại hội V xác định "nông nghiệp là mặt trận hàng đầu" nhưng
trên thực tế nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp vẫn giảm từ
21,2%/năm giai đoạn 1976-1980 xuống còn 18,8%/năm giai đoạn
1981-1985.

Thứ ba, mặc dù có đạt được một số kết quả như trên, song nếu
nhìn một cách khách quan thì 10 năm 1976-1985 là thời kỳ mà
công nghiệp hóa phát huy tác dụng thấp nhất/ đặc biệt là 5 năm
đầu (1976-1980). Đại hội Đảng lần thứ V đã nhận định: "Kết quả
sản xuất không tương xứng với sức lao động và vốn đầu tư bỏ ra,
nhũng mất cân đối lớn của nền kinh tế vẫn trầm trọng, thu nhập
quốc dân chưa bảo đảm được tiêu dùng của xã hội trong khi dân
SỐ tăng nhanh; thị trường, vật giá, tài chính, tiền tệ không ổn định,
đời sống của nhân dân lao động còn nhiều khó khăn, nhất là đời
284 MỘT S ố MO HlNH CÔNG NGHIỆP HỐA TRÊN THẾ GIỚI VA VIỆT NAM

Sống của công nhân, viên chức và nông dân những vùng bị thiên
tai địch h ọa"165.

Nhiều người cho rằng, những năm 1976-1985 là thời kỳ chúng ta


bị khủng hoảng về mô hình phát triển. Đế nhanh chóng đưa đất
nước đi lên chủ nghĩa xã hội thì phải quốc doanh hóa, tập thê’ hóa
nhưng hiệu quả của kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thê’ trên thực
tế lại tỷ lệ nghịch với quy mô và tính chất của hai thành phần này;
đưa nông dân đi vào làm ăn tập thê’ để có cuộc sống ấm no hạnh
phúc hon, nhưng trên thực tế thu nhập từ kinh tế tập thể chi mang
lại chưa đến 50% tổng thu nhập của gia đình họ; xác định nông
nghiệp là mặt ưận hàng đầu nhưng vốn đầu tư cho nông nghiệp vẫn
ngày càng giảm xuống, trong khi đầu tư cho công nghiệp nặng vẫn
tiếp tục tăng lên; xây dựng thị trường xã hội chủ nghĩa nhưng kinh
tế phi chính thức, kinh tế ngầm vẫn phát triển mạnh, không kiêm
soát nổi; nhanh chóng tiến hành cải tạo các thành phần kinh tế phi tư
bản chủ nghĩa ở miền Nam đế rồi sau đó lại phải tạo điều kiện,
khuyến khích chúng phát triển; mục tiêu đề ra là xây dựng nền kinh
tế độc lập tự chủ nhưng tình trạng nhập siêu của nền kinh tế ngày
càng tăng, năng lực cạnh tranh của sản phẩm rất thấp, v.vẻ..

Thứ tư, việc áp dụng rập khuôn mô hình phát triêh của miền Bắc
vào miền Nam trên thực tế đã kéo thụt lùi sự phát triển của nền
kinh tế miền Nam. Như phần trên đã đề cập, kinh tế miền Nam
thời Mỹ-Ngụy đã phát triển theo cơ chế thị trường, trong đó kinh tế
tư nhân được khuyến khích phát triển, công nghiệp nhẹ được đặc
biệt ưu tiên, nền kinh tế mở cửa với thị trường bên ngoài. Nhưng
đáng tiếc, sau năm 1975, tất cả những điều đó đều bị giới hạn, nền
kinh tế được đưa vào khuôn mẫu của cơ chế kế hoạch hóa tập
trung, kinh tế quốc doanh là chù đạo, công nghiệp nặng là then
chốt. Mô hình phát triển đó khiến cho chúng ta vừa phải mất tổn
phí cho quá trình cải tạo kinh tế tư bàn tư nhân, vừa phải tổn phí đê’

165 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đàng, Toàn tập, NXB. Chính trị Q uốc gia H.
2005, Tập 43, tr. 177.
M ô hlnh côn g nghiệp h óa ở Việt Nam 285

xây dựng lại thành phần này về sau. Rõ ràng, chi vì nóng vội và
nhận thức chưa đầy đủ về sự tồn tại khách quan của nền kinh tế
nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội mà
chúng ta đã để mất 10 năm phát triển kinh tế xét về khía cạnh thời
gian, và để mất 20-30 năm phát triển xét về khía cạnh chi phí.

Mủ HÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA GIAI EOẠN 1986-2010

Đặc điểm trong nước và quốc tế cuối những năm 1980 -


đẩu những nảm 1990
Cuối những năm 1980, bối cảnh trong nước và quốc tế đã có
nhiều biến đổi, tác động lớn đến quá trình công nghiệp hóa thời kỳ
này, trong đó đáng chú ý là:

Thứ nhất, xu thế tự do hóa và quốc tế hóa phát triến mạnh, đặc
biệt trên lĩnh vực thương mại, đầu tư và chuyển giao công nghệ, đã
đặt Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức mới đối với
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự hợp tác với các nước
kinh tế phát triến tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam có được
những công nghệ hiện đại, nguồn nguyên liệu bổ sung, kinh
nghiệm tiến hành công nghiệp hóa. Ể. Tuy nhiên, nếu nưóc ta không
biết nắm bắt cơ hội, khắc phục khó khăn khi đứng trước sự cạnh
tranh gay gắt sẽ dẫn tới nguy cơ ngày càng tụt hậu so với các quốc
gia khác. Mặt khác, xu thế tự do hóa và quốc tế hóa đã làm thay đổi
vai trò của các yếu tố trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa,
thay đổi cả cơ cấu các lực lượng tham gia công nghiệp hóa. Cụ thể,
vai trò của các yếu tố bên ngoài ngày càng được củng cố, là nhân tố
có ý nghĩa quyết định đến quá trình công nghiệp hóa, và theo đó
các công ty xuyên quốc gia, tập đoàn tư bản lớn sẽ đóng vai trò đầu
tàu trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ cho quá
trình thực hiện công nghiệp hóa.

Thứ hai, vào những năm 1970-1980, nhiều nước đã chuyển


hướng chiến lược công nghiệp hóa từ thay thế nhập khẩu sang
286 MỘT s ó M ồ HlNH CONG NGHIỆP HỒA TRÊN THỂ GIỜI VA VIỆT NAM

hướng vào xuất khẩu và đạt được nhiều thành công, tạo nên hướng
đi mói cho các nước công nghiệp hóa muộn. Sự ra đòn cúa các nền
kinh tế công nghiệp hóa mới đã phản ánh xu thế đúng đắn trong
phát triển toàn cầu.

Thứ ba, cuối những năm 1980, cách mạng khoa học-công nghệ thế
giới phát triển mạnh mẽ tạo đà cho các hoạt động sản xuất kinh doanh
diễn ra hết sức nhanh chóng, xuất hiện những luồng tư duy mới,
khiến con người phải "làm việc theo tốc độ của tư duy" (Bill Gates).
Điều này đòi hỏi các quốc gia phải thường xuyên điều chinh mô hình
và chiến lược phát triễh cho phù hợp vói tình hình thực tiễn.

Thứ tư, sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu đã làm mất đi thị


trường và sự giúp đỡ to lớn đối với nước ta (ước tính khoảng 7%
GDP/năm). Sự chuyến đổi cơ chế kinh tế của Liên Xô có ảnh hường
quan trọng đối vói công cuộc công nghiệp hóa ở Việt Nam, đánh
dấu sự từ bỏ con đường công nghiệp hóa theo mô hình kế hoạch
hóa tập trung từng tồn tại hơn một phần tư thế kỷ.

Thứ năm, sau hon 10 năm thực hiện công nghiệp hóa trong chặng
đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Việt Nam
đã có những bài học kinh nghiệm quý báu. Với những thành tựu
đạt được trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, nước ta đã
khắc phục một bước sự phân tán và lạc hậu của nền kinh tế, cải
biến một phần cơ cấu kinh tế - xã hội, đặt những cơ sờ đầu tiên cho
bước phát triển mới.

Thứ sáu, thái độ "nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật,
nói rõ sự thật" của Đại hội VI (1986) là một sự đột phá vê tư duy
kinh tế, mờ ra một thời kỳ mới cho sự phát triển nền kinh tế theo cơ
chế thị trường, phù hợp với xu thế khách quan của thời đại. Tư duy
mới đó là tiền đề cho sự điều chinh mô hình theo hướng phát huy
triệt đê mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho sự nghiệp công
nghiệp hóa.

Tỉiứ bảy, về kinh tế, trong thòi kỳ này, nước ta vẫn còn gặp nhiều
khó khăn, đặc biệt là sự yếu kém của nền kinh tế. Mặc dù nền kinh
M ô hình côn g nghiệp h óa ở Việt Nam 287

tế đã CÓ 10 năm xây dựng trong điều kiện hòa bình nhưng vẫn chưa
thoát khỏi trạng thái trì trệ: sản xuất nông nghiệp thấp kém, không
đáp ứng được nhu cầu trong nước; công nghiệp nặng đầu tư lớn
nhưng hiệu quả thấp, nhiều mặt hàng tiêu dùng thiếu trầm trọng;
dấu hiệu của suy thoái và khủng hoảng kinh tế đã dần dần xuất
hiện và bộc lộ rõ nét vào cuối những năm 1970 và suốt những năm
tiếp theo. Có thể nói, chưa bao giờ nền kinh tế đất nước lại bị lâm
vào tình trạng khó khăn như giai đoạn này.

Mục tiêu, quan điểm công nghiệp hóa trong điều kiện mới

Mục tiêu
Với quyết tâm xoay chuyên tình hình, tạo ra bước ngoặt cho sự
phát triển trong thời kỳ mới, Đại hội VI (12/1986) đã xác định các
mục tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội cho những năm còn lại của
chặng đường đầu tiên: "sản xuất đủ tiêu dùng và có tích lũy; bước
đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm phát triến sản xuất; xây
dụng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới phù hợp với
tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; tạo ra
chuyển biến tốt về mặt xã hội; bảo đảm nhu cầu củng cố quốc
phòng và an ninh, tất cả nhằm ổn định mọi mặt tình hình kinh tế -
xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh
công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo"166.

Trong kế hoạch 5 năm (1986-1990), Đảng quán triệt chủ trương


phải thật sự tập trung sức người, sức của thực hiện ba chương trình
mục tiêu về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất
khẩu. Mục tiêu công nghiệp hóa mà Đại hội lần này đưa ra hoàn
toàn phù hợp với điều kiện nền kinh tế nông nghiệp, có tính khả thi
cao. Như vậy, Đại hội đã không đưa ra mục tiêu "ưu tiên phát triến
công nghiệp nặng", củng không đề ra các chi tiêu quá cao như

166 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, Toàn tập, NXB. Chính trị Quốc gia, H.,
2006, Tạp 47
288 MỘT s ó MÔ HlNH CÔNG NGHIỆP HỎA TRÊN THẾ GIỚI VA VIỆT NAM

trước, mà tập trung vào những vấn đề rất thiết thực đối với đời
sống người dân và nền kinh tế có khả năng thực hiện.

Đến Đại hội VII (6/1991), mục tiêu công nghiệp hóa được xác
đinh toàn diện hom, không chi tập trung vào ba chương trình kinh
tế lớn, mà phải "thực hiện công nghiệp hóa đất nước theo hướng
hiện đại", trong đó giai đoạn 1991-1995 phải "phát triền toàn diện
nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biẽn".

Xuất phát từ tình hình mói, Đại hội VIII (6/1996) đã có một tầm
nhìn dài hơn, đặt mục tiêu cho công nghiệp hóa đến năm 2020 "xây
dựng nước ta trờ thành một nước công nghiệp có cơ sờ vật chất -
kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ,
phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống
vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh"167.

Tại Đại hội IX (4/2001) và Đại hội X (4/2006), Đảng đều tiếp tục
khẳng định mục tiêu công nghiệp hóa là đưa nước ta "cơ bản trờ
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại", xác định cụ thể,
mục tiêu đến năm 2010 là "đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế,
đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và
tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng
kém phát triển (...), tạo nền tảng đê’ đưa nước ta cơ bản trờ thành
một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào nám 2020"168. Cụ
thể, đến năm 2010: GDP (theo giá so sánh) gấp 2,1 lần năm 2000; tốc
độ tăng trưởng GDP bình quân 7,5-8%/năm; GDP/người (giá hiện
hành) đạt khoảng 1.050 - 1.100 đôla; kim ngạch xuất khẩu tăng
16%/năm; tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách nhà nước đạt 21-
22%/năm; trong tổng GDP, nông nghiệp chiếm khoảng 15-16%
công nghiệp 43-44% và dịch vụ 40-41%; tỳ lệ lao động qua đào tạc

167 Đàng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quõc lán thứ v n i, \ X B . Chính
trị Quốc gia, H., 1996, tr.80.

168 Đàng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biêu toàn quõc lân thứ X, N'XB. Chính
trị Quốc gia, H., 2006.
M ỗ hình côn g nghiệp h óa ở Việt Nơm 289

khoảng 40%; tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm xuống dưới 50% tổng
lao động xã hội; vốn đầu tư xã hội khoảng 40%/GDP; tỷ lệ hộ nghèo
(theo chuẩn mới) 10-11%...

Quan điểm xây dựng mô hình công nghiệp hóa


Tư tưởng chi đạo của Đảng thế hiện qua Đại hội lần thứ VI đến
Đại hội lần thứ X là các kế hoạch và chính sách kinh tế phải nhằm
mục đích tạo điều kiện giải phóng tất cả năng lực sản xuất hiện có,
khai thác khả năng tiềm tàng của đất nước và sử dụng có hiệu quả
sự giúp đỡ quốc tế đê’ phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất đi đôi
với xây dựng, củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

Trên cơ sở phân tích sâu sắc, toàn diện thực trạng đất nước sau
10 năm Đổi Mới và đặc điếm của thời đại ngày nay, tại Đại hội VIII,
Đảng đã quyết định đưa đất nước bước vào thời kỳ phát triến mới
- thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đại hội xác định
hệ thống quan điếm cơ bản làm cơ sở định hướng cho việc lựa chọn
mô hình công nghiệp hóa thời kỳ này. Các quan điếm đó tiếp tục
được Đại hội IX và Đại hội X khẳng định và bổ sung. Theo đó, quá
trình xây dựng mô hình công nghiệp hóa trong thời kỳ này phải
quán triệt các quan điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác
quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.

Theo quan điếm trên, mô hình công nghiệp hóa ở nước ta phải
được xây dựng theo hướng vừa bào đảm một nền kinh tế độc lập
tự chủ, trước hết là độc lập tự chủ về đường lối phát triển theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, vừa mở cừa, hội nhập với khu vực và thế
giới, hướng mạnh vào xuất khẩu, thay thế nhập khẩu những sàn
phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả. Trong quan hệ kinh tế giữa
trong nước và ngoài nước, chủ yếu dựa vào nguồn lực trong nước,
đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Trong đó, mô hình
công nghiệp hóa phải tạo điều kiện đế nâng cao tiềm lực kinh tế,
khoa học và công nghệ, cơ sở vật chất-kỹ thuật đủ mạnh, hiệu quả
290 MỘT S ổ MÔ HlNH CÔNG NGHIỆP HỎA TRÊN THỂ GIỚI VA VIỆT NAM

và CÓ sức cạnh tranh; có thế chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; bảo đảm nền kinh tế
đủ sức đứng vững và ứng phó được với các tình huống phức tạp,
tạo điều kiện thực hiện có hiệu quả các cam kết hội nhập quốc tế.

Việc kết hợp giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế thực chất là sự kết hợp giữa sức
manh dân tộc với sức mạnh thời đại, và điều này phù hợp với đặc
điểm của thời đại, phù hợp với xu hướng quốc tế hóa, khu vực hóa
kinh tế; khai thác được những ưu thế về vốn, công nghệ, thị
trường.. ẻ của thế giới và khu vực. Nói cách khác, công nghiệp hóa
phải gắn liền với hiện đại hóa trên cơ sở phát huy những lợi thế của
đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên
tiến, đặc biệt là công nghệ thông tín và công nghệ sinh học, tranh
thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến
hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước
phát triển kinh tế tri thức. Như vậy, con đường công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở nước ta cần phải vừa có những bước đi tuần tự, vừa
có những bước nhảy vọt đê’ rút ngắn thời gian.

Thứ hai, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân,
của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp cách mạng trọng đại
của nhân dân ta, nhằm con đường duy nhất đạt đến mục tiêu "dân
giàu, nước mạnh, xã hôi công bằng, văn minh". Nói cách khác,
công nghiệp hóa là sự nghiệp chung của toàn Đảng, toàn dân, trong
đó Đảng lãnh đạo và nhân dân thực hiện. Cũng như các sự nghiệp
cách mạng khác, nhân dân là người quyết định thành công của quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, mô hình công
nghiệp hóa phải tạo điều kiện đê’ mọi người dân cùng tham gia,
nhằm huy động cao nhất sức mạnh của toàn dân về mọi mặt: sức
lao động, tiền vốn, trí tuệ, tài năng, kinh nghiệm, kỹ thuật, v ệv ẻ..

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được thực hiện trong
điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Cơ cấu kinh tế
Mô hlnh côn g nghiệp h óa ở Việt Nam 291

nhiều thành phần cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quà các
yếu tố sản xuất, tiềm năng và nguồn lực của đất nước, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Trong cơ cấu này, mỗi thành phần kinh tế có lợi thế so
sánh riêng về kỹ thuật, vốn, lực lượng lao động, kinh nghiệm quản
lý..., trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, làm đòn bẩy
đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và tạo nền tảng cho chế độ xã
hội mói.

Thứ ba, lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản
cho sự phát triển nhanh và bền vững.

Xác định mô hình công nghiệp hóa phải hướng vào việc phát
huy nguồn lực con người. Con người vừa là mục đích vừa là động
lực, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững. Nguồn
nhân lực là yếu tố quyết định trong việc sáng tạo và áp dụng công
nghệ hiện đại để tạo ra của cải cho xã hội, bảo vệ môi trường, thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo sự công bằng và tiến bộ xã hội. Vì
vậy, có thể nói, nguồn lực con người là nguồn lực của mọi nguồn
lực khác.

Nguồn lực con người phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa trước hết là đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật, chuyên gia
kinh tế, các nhà quản lý kinh tế - xã hội, đội ngủ công nhân lành
nghề... Đê’ có thế phát huy được nguồn nhân lực này, Đảng và Nhà
nước cần phải tập trung tháo gỡ mọi vướng mắc, xóa bỏ mọi trờ lực
đế khơi dậy nguồn lực to lớn trong nhân dân, cổ vũ các nhà kinh
doanh và người dân ra sức làm giàu cho bản thân và cho đất nước.
Nâng cao năng lực và tạo cơ hội cho tất cả các cá nhân trong xã hội
đều có thế phát huy tối đa tài năng, tham gia vào sự nghiệp công
nghiệp hóa, đồng thời nâng cao trách nhiệm của mỗi người góp sức
thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh".

Thứ tư, khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
292 MỘT s ó MO HlNH CÔNG NGHIỆP HỎA TRÊN THỂ GIỚI VA VIÊT NAM

Quan điểm này đòi hỏi mô hình công nghiệp hóa phải phát huy
được vai trò động lực của khoa học và công nghệ. Năng lực nội sinh
về khoa học - công nghệ là nền tảng cùa công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, do đó phải xây dựng năng lực nội sinh về khoa học - công nghệ
để đủ khả năng ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiếp cận trình độ
thế giói và tự phát triển trên một số lĩnh vực, nhất là công nghệ
thông tín, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự
động hóa... Đẩy mạnh việc ứng dụng có hiệu quả các công nghệ
nhập khẩu, đi nhanh vào công nghệ hiện đại ở những ngành và lĩnh
vực then chốt đế tạo bước nhảy vọt về công nghệ và kinh tế, tạo tốc
độ tăng trưởng vượt trội ở những sản phẩm và dịch vụ chủ lực. Đẩy
mạnh cải tiến công nghệ nhập khẩu phù hợp với quy trình sản xuất
trong nước, rồi từng bước tiến tới tự chế tạo công nghệ phục vụ cho
nền sản xuất. Vì vậy, Đảng và Nhà nước cần phải xây dựng đội ngũ
cán bộ khoa học và công nghệ vững mạnh, bằng cách phát hiện, bồi
dưỡng và trọng dụng nhân tài trong các lĩnh vực khoa học - công
nghệ, văn hóa - nghệ thuật, quản lý kinh tế - xã hội...

Thứ năm, lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để
xác định phương án phát triến, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ.

Theo quan điểm này, mô hình công nghiệp hóa phải tạo điều
kiện thúc đẩy kinh tế phát triến nhanh và bền vững; chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng hiện đại. Trước mắt,
phải huy động các nguồn lực cần thiết đê đẩy nhanh công nghiệp
hóa nông nghiệp và nông thôn, đưa nông nghiệp, lâm nghiệp và
ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng cách ứng dụng tiến bộ khoa
học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học. Trong công
nghiệp, vừa phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, vừa đẩy
mạnh một số ngành, lĩnh vực có công nghệ cao. Cụ thể, trong chiến
lược phát triến mới phải ưu tiên những ngành có quv mô vừa và
nhỏ, công nghệ tiên tiến, tạo nhiều việc làm, thu hồi vốn nhanh;
đồng thời xây dựng một số công trình quy mô lớn, cần thiết và có
hiệu quả, tạo ra những mũi nhọn trong từng bước phát triến. Phát
triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ, sớm phổ cập
M ô hình côn g nghiệp hóa ở Việt Nam 293

sử dụng tín học và mạng thông tin quốc tế (Internet) trong nền kinh
tế và đời sống xã hội. Tập trung đầu tư nguồn lực cho các lĩnh vực,
địa bàn trọng điểm, đồng thời quan tâm đáp ứng nhu cầu thiết yếu
của mọi vùng miền trong cả nước; có chính sách hỗ trợ những vùng
khó khăn, tạo điều kiện cho sự phát triển đồng đều giữa các vùng
miền. Sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên, bảo vệ và
cải thiện môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.

Thứ sáu, kết hợp kinh tế vói quốc phòng - an ninh.

Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc luôn là hai nhiệm vụ chiến lược có


sự tác động lẫn nhau. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế là cơ
sở tăng cường khả năng quốc phòng an ninh, ngược lại bào vệ
vững chắc Tổ quốc giữ vững an ninh, chính trị, xã hội là điều kiện
đê’ phát triển kinh tế. Trong quá trình công nghiệp hóa, đê’ giải
quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng
- an ninh, Đảng thực hiện phân bố hợp lý việc xây dựng cơ sờ vật
chất - kỹ thuật trên các vùng, miền của đất nước, góp phần vừa
phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội, vừa phục vụ nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh khi cần thiết. Nói cách khác, trong chiến lược quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của các
ngành, các địa phương và trong những dự án đầu tư lớn đều phải
xem xét tới cả hai lĩnh vực này.

Những quan điếm xây dựng mô hình công nghiệp hóa trên là
một thê’ thống nhất và có quan hệ chặt dìẽ với nhau, cần được quán
triệt trong việc xác định mô hình công nghiệp hóa cũng như xây
dụng các mục tiêu, nhiệm vụ của sự nghiệp này cả trong ngắn hạn
và dài hạn.

Điêu chỉnh mô hình công nghiệp hóa và tác động của nó


đến sự phát triển kinh tê - xã hội

Trước những thay đổi của tình hình trong nước và quốc tế, Đại
hội VI (1986) đã nghiêm khắc "nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá
đúng sự thật và nói rõ sự thật" về những khuyết điếm, sai lầm của
294 MỘT SÓ MÔ HÌNH CỒNG NGHIỆP HỒA TRÊN THẾ GIỚI VA VIỆT NAM

các Cơ quan Đảng và Nhà nước trong lãnh đạo và quản lý kinh tế
thời kỳ trước. Đại hội đã đưa ra đường lối đổi mói kinh tế, trong đó
mô hình công nghiệp hóa cũng được điều chinh. Đàng đã đổi mới
tư duy "ưu tiên phát triển công nghiệp nặng" trong mô hình công
nghiệp hóa những năm 1960-1985, thay vào đó “ngay từ đầu,
chúng ta kết hợp chặt chẽ nông nghiệp vói công nghiệp, bao gồm
công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng, đê từng bước hình thành cơ
cấu kinh tế hợp lý. Bằng cách đó, khắc phục khuyết điểm tách rời
công nghiệp với nông nghiệp, hướng công nghiệp nặng phục vụ
thiết thực và có hiệu quả cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ,
khắc phục từng bước sự lạc hậu của kết cấu hạ tầng, nhất là giao
thông vận tải ưong nền kinh tế nước ta"169.

Đại hội cũng đề ra chính sách công nghiệp hóa phù hợp hơn. Đó
là phải bảo đảm cho nông nghiệp, kê’ cả lâm nghiệp, ngư nghiệp
thật sự là mặt ưận hàng đầu; ra sức phát triển công nghiệp nhẹ,
tiếu công nghiệp và thủ công nghiệp, đáp ứng nhu cầu về hàng tiêu
dùng thông thường, về chế biến nông, lâm, thủy sản... Tiếp tục xây
dựng một số cơ sở công nghiệp nặng và kết cấu hạ tầng, trước hết
là năng lượng và giao thông vận tải phù hợp với điều kiện thực tế,
nhằm phục vụ thiết thực mục tiêu kinh tế, quốc phòng trong chặng
đường đầu tiên và chuẩn bị tiền đề cho việc đẩy mạnh công nghiệp
hóa trong chặng đường tiếp theo. Trước mắt, cần thực hiện ba
chương trình kinh tế lớn: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng
và hàng xuất khẩu. Ba chương trình này có liên quan chặt chẽ với
nhau, làm cơ sờ và tiền đề cho nhau. Sản xuất lương thực, thực
phẩm, hàng tiêu dùng là những điều kiện vật chất quan ưọng đế
ổn định tình hình kinh tế - xã hội và đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho
đời sống nhân dân; phát triển hàng xuất khẩu là một vếu tố có ý
nghĩa quyết định để thực hiện hai chương trình còn lại và các hoạt
động kinh tế khác. Ba chương trình này là mục tiêu cốt lõi của
nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong 5 năm (1986-1990), nó không chi có

169 Đàng Cộng sản Việt Nam, Ván kiện Đại hội đại biểu toàn quõc lán thứ VI, NXB. Sự thật,
H .,1987.
M ô hlnh côn g nghiệp h óa ở Việt Nam 295

ý nghĩa sống còn trong tình hình trước mắt, mà còn là những điều
kiện ban đầu không thê’ thiếu để triển khai công nghiệp hóa xã hội
chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo. Xác định thứ tự mục tiêu
ưu tiên cho phép nước ta phát huy sức mạnh nội lực và tranh thủ
sức mạnh từ bên ngoài đê’ phát triển kinh tế - xã hội.

Như vậy, tư tưởng của Đại hội VI về công nghiệp hóa đã quan
tầm đến vẩn đề xuất khẩu (tức hướng ra thị trường bên ngoài). Vê
thực chất, điều này phản ánh sự thay đổi trong tư duy của Đảng về
mô hình công nghiệp hóa, chuyển từ mô hình công nghiệp hóa
hướng nội (thay thế nhập khẩu) trước đây bằng mô hình hỗn hợp
(hướng vào xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu) đang được áp
dụng phổ biến và khá thành công tại một số nước châu Á lúc bấy
giờ. Đồng thời, đây là sự chuyến hướng từ mô hình công nghiệp
hóa xã hội chủ nghĩa được tiến hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập
trung, khép kín sang mô hình công nghiệp hóa định hướng xã hội
chủ nghĩa, mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới. Với việc xác
định thứ tự ưu tiên mới: nông nghiệp-công nghiệp hàng tiêu dùng,
hàng xuất khẩu-công nghiệp nặng, thay thế thứ tự công nghiệp
nặng-nông nghiệp và công nghiệp nhẹ trước đó đã cho phép Việt
Nam phát huy sức mạnh nội lực và tranh thủ sức mạnh từ bên
ngoài để đẩy mạnh công nghiệp hóa.

Sự đổi mới trong tư duy của Đảng về mô hình công nghiệp hóa
đã góp phần giải phóng sức sản xuất, khai thác mọi tiềm năng của
các thành phần kinh tế đế rút ngắn thời kỳ công nghiệp hóa. Đó là
mô hình công nghiệp hóa vừa dựa vào tư duy của mô hình thay thế
nhập khẩu, phát huy nguồn nội lực, vừa dựa vào tư duy phát huy
lợi thế so sánh trong từng ngành, từng vùng, hướng vào xuất khẩu.
Dưới tác động của tư duy mới về mô hình công nghiệp hóa, cùng
với các chính sách kinh tế khác, nền kinh tế nước ta nhanh chóng
được phục hồi và từng bước chuyến sang giai đoạn đẩy manh quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Từ sự đổi mới về mục tiêu ưu tiên "phát triến công nghiệp


nặng" sang "lấy nông nghiệp và công nghiệp hàng tiêu dừng và
296 MỘT S ố MÔ HÌNH CÔNG NGHIỆP HỒA TRÊN THẾ GlO l VÀ VIỆT NAM

hàng xuất khẩu làm trọng tâm" (phát triêh các ngành công nghiệp
phù hợp với lợi thế so sánh của đất nước và từng bước phù hợp với
phân công lao động quốc tế), đã dẫn đến sự đổi mới trong cơ cấu
đầu tư. Sự đầu tư dàn trải, phân tán trước đây đã được thay thế
bằng "đầu tư có trọng điểm và tập trung vào các mục tiêu và các
ngành quan trọng, trước hết đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, hàng
tiêu dùng, hàng xuất khẩu, cho chế biến nông sản và một số ngành
công nghiệp nặng trực tiếp phục vụ ba chương trình kinh tế lớn"170ẽ
Theo đó, tư tưởng về xây dựng ngay từ đầu một cơ cấu kinh tế đầy
đủ, tự cấp tự túc cũng chuyên sang cơ cấu bổ sung kinh tế và hội
nhập, phát huy có hiệu quả nguồn lực của nhiều thành phần kinh
tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Sự chuyển hướng trên cùng những thay đổi trong cơ chế quản lý
kinh tế đã tạo nên những thành tựu đáng khích lệ, đem lại những
điều kiện ban đầu quan trọng để triển khai công nghiệp hóa trong
những năm tiếp theo.

Những thành tựu cơ bản:

• Nền kinh tế có bước phát triến, đặc biệt trong lĩnh vực nông
nghiệp. Từ chỗ một nước thiếu lương thực triền miên, nước ta
đã trở thành nưóc xuất khẩu gạo lớn thứ ba, rồi thứ hai thế
giới. Năm 1988, Việt Nam còn phải nhập khẩu 50 vạn tấn gạo,
nhưng đến năm 1989, lần đầu tiên sau 30 năm nước ta có gạo
xuất khẩu, với sàn lượng 1,4 triệu tấn, đứng thứ hai thế giới;
năm 1990 xuất khẩu 1,6 triệu tấn, tăng 14,3%.

• TỐC độ tăng trưởng kinh tế khá cao và được duy trì trong suốt
hơn hai chục năm qua. Năm 1986 (năm đầu tiên thực hiện Đổi
Mới), tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước đạt 2,84%,
nhưng chi 2 năm sau - năm 1988 đã đạt 6,01%, và 1990 đạt
5,09%. Tương ứng, trong thời kỳ này công nghiệp tăng trường

170 Đàng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc tán thứ VI, NXB. Sự thật,
H„ 1987.
M ô hình côn g nghiệp hóa ở Việt Nam 297

10,94%, 5% và 2,27%; nông nghiệp tăng 2,99%, 3,65% và 1%;


dịch vụ tăng 2,27%, 8,77% và 10,19%. Theo đó, chi số lạm phát
củng giảm từ mức 3 con số (774,7% năm 1986) xuống còn 2
con số (67,1% năm 1990).

• Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng cao. Năm 1986 giá trị kim
ngạch xuất khẩu đạt 789,1 triệu đôla, tăng 12,97% so với năm
trước; đến năm 1988 đạt 1.038,4 triệu đôla, tăng 21,56%; năm
1990 đạt 2.404 triệu đôla, tăng 23,5%. Đặc biệt, một số mặt
hàng xuất khẩu chủ lực có vị trí trên thị trường thế giới như
gạo, than đá, dầu mỏ, lâm, hải sản...

• Cơ cấu nền kinh tế bắt đầu có sự chuyến dịch theo hướng tích
cực. Tỷ trọng giá trị các ngành nông nghiệp - công nghiệp -
dịch vụ trong GDP năm 1986 là 46,3% - 23,96% - 29,74% và
năm 1990 là 38,7% - 22,7% - 38,6%. Trong cơ cấu ngành công
nghiệp, tỷ trọng giá trị nhóm A đã giảm từ 33,5% thòi kỳ
1981-1985 xuống còn 32,9% năm 1990; tương ứng, nhóm B
tăng từ 66,5% lên 67,1%.

• Dấu ấn sâu đậm nhất là việc ban hành Luật đầu tư nước
ngoài năm 1987, mở đầu cho tiến trình hội nhập quốc tế của
nền kinh tế Việt Nam. Ngay sau khi có Luật này, dòng vốn
FDI đã đạt 341,7 triệu đôla năm 1988, đạt 525,5 triệu đôla năm
1989, tăng 53/8%, năm 1990 đạt 735 triệu đôla, tăng 39,9%.

Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện công nghiệp hóa vẫn còn
nặng về tự lực cánh sinh, chủ yếu dựa vào lợi thế đất đai, tài
nguyên, nguồn lao động và thị trường trong nước; việc mở cừa ra
thị trường bên ngoài chưa được chú ý đúng mức. Công nghiệp
nặng vẫn được đặt ờ ví trí hàng đầu trong ưu tiên phát triển, trong
khi nước ta không có nhiều lợi thế về lĩnh vực đó, vì vậy, cơ cấu
kinh tế vẫn lạc hậu, tốc độ chuyến dịch cơ cấu còn chậm chạp.

Vào đầu những năm 1990, hệ thống xã hội chủ nghĩa theo mô
hình cũ sụp đổ, kéo theo đó là nhiều thị trường truyền thống của
298 MỘT Sổ MO HlNH CONG n g h i ệ p h o a t r ê n t h ế g i ớ i v à v i ệ t nam

Việt Nam bị mất đi, gây khó khăn lớn cho nước ta. Tuy nhiên, đây
cũng là cơ hội đê’ Việt Nam từ bỏ kiểu công nghiệp hóa cố điển với
quan niệm lỗi thời và phương thức củ kỹ của mấy thập kỷ tnrớc.
Đại hội v n và đặc biệt là Hội nghị giữa nhiệm kỳ của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa v n (1994) đã quyết định đưa nền
kinh tế nước ta "chuyến dần sang một thời kỳ phát triển mới, đẩy
tói một bước công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, nhằm tạo
thêm nhiều công ăn việc làm, đẩy nhanh tốc độ tăng trường kinh tế,
cải thiện hơn nửa đời sống vật chất và tình thần của nhân dân"171.
Những định hướng lớn về phát triến kinh tế củng được xác định:
tập trung phát triển nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp
chế biến; đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu;
phát triển một số ngành công nghiệp nặng, trước hết phục vụ cho
sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu,
đồng thời tạo cơ sở cho những bước phát triển tiếp theo.

Như vậy, Đại hội v n đã xác định vai trò "m ặt trận hàng dầu"
của nông nghiệp, và trên thực tế mức đầu tư cho nông nghiệp từ
ngân sách đã tăng lên, đưa tốc độ tăng trường nông nghiệp từ 2,2%
năm 1991 lên 4,8% năm 1995 (tăng trưởng nền kinh tế tương ứng là
5,8% và 9,5%). Cơ cấu kinh tế thời kỳ này đã có sự chuyển dịch theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: tỷ trọng giá trị nông nghiệp
giàm từ 40,5% năm 1991 xuống còn 27,2% năm 1995; tương ứng tỷ
trọng giá trị công nghiệp tăng từ 23,8% lên 28,8%; dịch vụ tăng từ
35,7% lên 44%. Lạm phát được kiềm chế ở mức thấp, giảm từ 67,5%
năm 1991 xuống còn 12,7% năm 1995. Vốn đầu tư cho công nghiệp
giai đoạn 1991-1995 chiếm 38,4% tông đầu tư xã hội (20,8 tỷ đôla).

Do yếu tố thời đại, ngày nay công nghiệp hóa không chi gắn với
các mục tiêu và giải pháp mang tính truyền thống như trước, mà
phải đạt tới mục tiêu hiện đại và dựa vào các công cụ hiện đại.
Theo đó, công nghiệp hóa tất yếu phải gắn liền với quá trình hiện

171 Đàng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quõc giữa nhiệm kỳ Khóa V ũ
NXB. Chính trị Quốc gia, H., 1994.
M ô hình côn g nghiệp h óa ở Việt Nam 299

đại hóa. Vì vậy, tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa VII (1994), lần đầu tiên Đảng đưa ra mô
hình kết hợp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngoài ra, nước ta tiến
hành công nghiệp hóa trong điều kiện khoa học - kỹ thuật của thế
giới phát triển nhanh chóng, nhiều quốc gia đã đi vào kinh tế tri
thức, chu kỳ công nghệ, kỹ thuật và sản phẩm ngày càng rút ngắn,
những công nghệ trước đây được coi là hiện đại nay đã trở thành
bình thường, thậm chí lạc hậu, vì vậy tất yếu phải thường xuyên
nâng cấp, hiện đại hóa công nghệ, thiết bị đã được đầu tư. Nếu
không kết hợp công nghiệp hóa với hiện đại hóa, nền kinh tế sẽ
không đuổi kịp các nước xung quanh, thậm chí tụt hậu ngày càng
xa hơn. Như vậy, tư tưởng kết hợp công nghiệp hóa với hiện đại
hóa thể hiện một bước tiến dài trong nhận thức của Đảng về con
đường công nghiệp hóaắ Thực chất của sự kết hợp này là kết hợp
giữa những bước phát triển tuần tự (công nghiệp hóa) với những
bước phát triển nhảy vọt (hiện đại hóa), "đi tắt, đón đầu" để đẩy
nhanh thời gian hoàn thành công nghiệp hóa, hay công nghiệp hóa
rút ngắn mà sau này Đảng khẳng định tại Đại hội IX.

Như vậy, tuy vẫn chưa xác định mô hình công nghiệp hóa cụ thê
nhưng quá trình công nghiệp hóa đã được thực hiện dựa vào mô
hình hướng mạnh vào xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu
những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả; phát huy lợi thế
so sánh của cả nước cũng như từng vùng, từng ngành, từng lĩnh
vực, trong từng thời kỳ, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh trên
thị trường nội địa và thị trường quốc tếẾ Đây là bước tiến quan
trọng trong tư duy lý luận về mô hình công nghiệp hóa đã được
thực tiễn chứng minh tính đúng đắn của nó qua những thành tựu
phát triển kinh tế - xã hội đạt được.

Trong điều kiện nền kinh tế đã thoát khỏi khủng hoảng, đời
sống nhân dân được cải thiện, an ninh chính trị ổn định, Đại hội
VIII (1996) nhận định, nước ta đã hoàn thành cơ bàn việc chuẩn bị
tiền đề cho công nghiệp hóa, một lần nữa bắt đầu chuyển sang thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa đất nước, đưa nước ta trở thành một
300 MỘT SỐ MO HlNH CỒNG NGHIỆP HỒA TRÊN THẾ GIỚI VA V IỆT NAM

nước công nghiệp sau khoảng 25 năm. Trong đó, những năm trước
mắt phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và
nông thôn. Báo cáo Chính trị Đại hội VIII ghi rõ: "Đ ặc biệt coi trọng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; phát triến
toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến
nông, lâm, thủy sản; phát triển sản xuất hàng tiêu dùng và hàng
xuất khẩu... Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng
trọng yếu và hết sức cấp thiết, có điều kiện về vốn, công nghệ, thị
trường, phát huy tác dụng nhanh và có hiệu quả cao"172.

Sự điều chinh mô hình công nghiệp hóa theo hướng lấy nông
nghiệp làm khâu đột phá, coi nông nghiệp kết hợp vói công nghiệp
chế biến là mặt trận hàng đầu của Đại hội VIII, cùng với việc xác
đinh tiếp tục thực hiện rộng rãi hơn chính sách mở cửa, phát triển
kinh tế nhiều thành phần, nâng cao quyền tự chủ sản xuất kinh
doanh cho các doanh nghiệp; gắn liền công nghiệp hóa với hiện đại
hóa, lấy khoa học - công nghệ làm động lực, lấy nguồn lực con
người làm yếu tố trung tâm... đã có tác động tích cực đến nền kinh
tế Việt Nam. Cơ cấu kinh tế đã chuyến dịch theo hướng hiện đại, tỷ
trọng nông nghiệp giảm và tương ứng tăng tỷ trọng công nghiệp và
dịch vụ trong GDP. Cụ thể, năm 1996 quan hệ giữa ba ngành là:
nông nghiệp 27,8% - công nghiệp 29,7% - dịch vụ 42,5%, đến năm
2000 tương ứng là: nông nghiệp 24,3% - công nghiệp 36,6% - dịch
vụ 39,1%. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp luôn giữ ở mức ưên
4%/năm; tốc độ tăng trưởng kinh tế chung trên 6,5%/nảm; tốc độ
tăng kim ngạch xuất khẩu trên 20%/năm.

Nắm bắt được xu hướng phát triển hiện đại của thế giới, trên cơ
sở tổng kết thực tiễn công cuộc đổi mới ở nước ta, Đại hội IX của
Đảng (2001) khẳng định mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
nước ta lúc này là xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước
ta ưở thành một nước công nghiệp, trong đó tập trung mọi nguồn

172 Đàng Cộng sản Việt Nam, Vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quõc ỉân thứ VUI, \X B . Chính
trị Quốc gia, H., 19% *T. 86.
M ô hình côn g nghiệp hóa ở Việt Nam 301

lực đưa nông nghiệp phát triển lên một trình độ cao hơn. Trong đó,
thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền
kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công
nghiệp; un tiên phát triển lực lượng sản xuất đồng thời xây dựng
quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội xhủ nghĩa. Đại
hội đã chi rõ mục tiêu của mô hình phát triển kinh tế - xã hội 10
năm (2001-2010): "Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển,
nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền
tảng đế đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại"173. Theo đó, mô hình công nghiệp hóa
được xác định là phải gắn công nghiệp hóa vói kinh tế tri thức.

Sự khẳng định vai trò của kinh tế tri thức, coi "từng bước phát
triến kinh tế tri thức" là phương hướng và nhiệm vụ quan trọng đã
khẳng định quan điểm của Đảng ta về việc phát triến kinh tế tri
thức trờ thành một nội dung mới, quan trọng trong mô hình công
nghiệp hóa mới- công nghiệp hóa rút ngắn ở Việt Nam. Văn kiện
Đại hội chỉ rõ phải tiến hành "công nghiệp hóa rút ngắn theo
hướng hiện đại", khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, từng
bước phát triển kinh tế tri thức, hình thành đồng bộ các yếu tố của
kinh tế thị trường. Như vậy, mặc dù Đại hội IX vẫn thống nhất
quan điếm coi "phát triến kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là
nhiệm vụ trọng tâm" của các Đại hội trước, nhưng việc xác định
hướng đi cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa có sự khác biệt, đó là
"cần thiết, và có thế rút ngắn thời gian, tức vừa có nhũng bước đi
tuần tự, vừa có bước nhảy vọt".

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ năm, khóa
IX (2002) đã cụ thể hóa nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nước ta thời kỳ 2001-2010 là "đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn", chỉ rõ mục tiêu tổng quát và lâu dài
của quá trình này là: xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng

173 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc ỈSn thứ IX, NXB. Chính
trị Quốc gia, H., 2001, tr. 159.
3 02 MỘT S ố MÔ HlNH CONG n g h i ệ p HỒA t r ê n t h ế GlO l v a v i ệ t n a m

hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức
canh ưanh cao trên cơ sờ ứng dụng các thành tựu khoa học, công
nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khấu; xây dựng
nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có
cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sàn xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại.

Sự điều chinh mô hình công nghiệp hóa tại Đại hội IX và các kỳ
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương sau đó đã có tác động khá rõ
nét tới sự phát triến nền kinh tế giai đoạn này. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế đã tăng từ 6,84% năm 2001 lên 8,44% năm 2005; trong đó
công nghiệp tăng tương ứng từ 14,2% lên 10,68%, dịch vụ tăng từ
6,1% lên 8,29%, kim ngạch xuất khẩu tăng từ 3,8% lên 22,5%, còn
nông nghiệp vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng trên 4%/năm.
Trong cơ cấu kinh tế, năm 2005 tỷ trọng giá trị nông nghiệp đã
giảm xuống còn 20,97% (so với 24,53% nám 2000); tỷ ưọng công
nghiệp tăng lên 41,02% (so với năm 2000 là 36,73%).

Đại hội X (2006) tiếp tục bổ sung những vấn đề lý luận và thực
tiễn của việc rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà
Đại hội IX đã đề cập. Tại Đại hội này, Đảng đặc biệt nhấn mạnh
việc phát huy lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của đất nước do
chúng ta tạo ra, việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
môi trường chù động hội nhập kinh tế quốc tế và phát triến kinh tế
tri thức. Đại hội khẳng định "tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh
quốc tế tạo ra và tiềm năng lợi thế của nước ta đê’ rút ngắn quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nưóc theo định hướng xã
hội chủ nghĩa gắn với phát triến kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức
là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại
hóa"174. Đại hội cũng chi rõ: thực chất của việc phát triêh kinh tế tri
thức ở Việt Nam là thực hiện mô hình công nghiệp hóa rút ngắn
dựa trên tri thức, đẩy mạnh việc ứng dụng thành tựu khoa học và

174 Đảng Cộng sàn Việt Nam, Văn kiện Đại hội dại biểu toàn quõc tán thứ X, NXB. Chinh
trị Quốc gia, H., 2006, tr. 87.
M ỗ hình côn g nghiệp hóa ở Việt Nam 303

công nghệ hiện đại ở tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt
là ở những ngành mũi nhọn, có lợi thế phát triển, làm tăng tỷ lệ giá
trị gia tăng ở từng sản phẩm; giảm chi phí lao động và nguyên liệu,
vật liệu; tăng chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; đẩy nhanh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động xã hội theo hướng
hiện đại. Đây thực sự là một sự bổ sung mới về mô hình công
nghiệp hóa trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ, của xu thế toàn cầu hóa kinh tế đang gia tăng mạnh mẽ, do
đó sẽ là động lực mới để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, là phương thức đê’ đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém
phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành
một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Như vậy, qua các kỳ Đại hội, đặc biệt từ Đại hội IX, Đảng đã
quan tâm đến việc xây dựng và phát triêh công nghiệp công nghệ
cao, công nghiệp phần mềm, nhìn nhận kinh tế tri thức là xu thế
mới của đời sống kinh tế thế giới. Báo cáo Chính trị tại Đại hội IX
đã đề cập một vấn đề cốt lõi của công nghiệp hóa, xây dụng có
chọn lọc một số cơ sờ công nghiệp nặng quan trọng, sản xuất tư
liệu sản xuất cần thiết để trang bị cho các ngành kinh tế và quốc
phòng. Báo cáo phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
5 năm 2006-2010 tại Đại hội X đề cập cụ thê’ hơn, đó là phát triển
đồng bộ công nghiệp chế biến, chế tác, công nghiệp công nghệ cao,
công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng, công nghiệp quốc
phòng, góp phần xây dựng nền tảng cho một nước công nghiệp và
nâng cao khả năng tự chủ của nền kinh tế.

Những bổ sung của Đại hội X về nội dung và bước đi của công
nghiệp hóa đã phù hợp hơn với điều kiện trong nước và quốc tế lúc
bấy giờ, nó cho phép kết hợp được tối ưu nguồn lực trong và ngoài
nước để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Minh chứng là,
năm 2007 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức 8,44%; năm 2008 và
2009, tuy phải chịu tác động mạnh của khủng hoảng kinh tế toàn
cầúnhưng tốc độ tăng trường vẫn đạt mức 6,23% (2008) (trong khi
Mỹ chi đạt 1,6%, Nhật Bản 0,7%, EƯ 1,3%, Trung Quốc 9,7%, Ấn Độ
304 MỘT s ó M ô HlNH CỒNG NGHIỆP HÓA TRÊN THẾ GIỜI VÀ VIỆT NAM

6,9%); năm 2009, ưong khi nhiều quốc gia chưa thoát khỏi khủng
hoảng thì Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 5,32%, một mức
tăng trưởng khá ấn tượng trong khu vực và trên thế giới (mức tăng
chung toàn thế giói chi 1,1%)- Tính đến năm 2008, GDP của nước ta
(theo giá so sánh) đã tăng gấp 2 lần, kim ngạch xuất khẩu lớn hơn
gần 8,7 lần so với năm 1996. Theo đó, thu nhập quốc dân binh quân
đầu người cũng tăng 3,5 lần, tỷ lệ hộ nghèo giảm được 5,7% trong
thời gian tương ứng.

Như vậy, có thê’ thấy, so với thòi kỳ trước Đổi Mới, mô hình
công nghiệp hóa thời kỳ này ngày càng được định hình rõ hon, với
đặc trưng hướng vào xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu, kết
hợp công nghiệp hóa với hiện đại hóa trên cơ sỏ phát triển kinh tế
tri thức, chủ động hội nhập với khu vực và thế giói.

Những điểm mới trong mô hình công nghiệp hóa giai đoạn
1986-2010 so với trước
Công nghiệp hóa thời kỳ trước Đổi Mới và sau Đổi Mới đều thống
nhất về mục tiêu và định hướng xã hội chủ nghĩa; đều được xác định
là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ nhằm xây dựng cơ sờ vật
chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội; mang nội dung cốt lõi là cài
biến nền sản xuất xã hội từ lao động thủ công sang lao động bằng
máy móc và phương tiện kỹ thuật mới, tăng năng suất lao động xã
hội, tạo cơ sở mở rộng, tích lũy và nâng cao đời sống cho nhân dần.
Tuy nhiên, mô hình công nghiệp hóa kể từ năm 1986 đã có những
điếm mói cả về mô hình lẫn cách thức tiễn hành so với trước.

Thứ nhất, công nghiệp hóa được thực hiện gắn liền với hiện đại
hóa, thay vì công nghiệp hóa chỉ thực hiện một cách riêng biệt như
trước đây. Sự kết hợp công nghiệp hóa và hiện đại hóa thực chất là
kết hợp giữa những bước phát triển tuần tự với nhảy vọt, "đi tắt
đón đầu" đế hình thành nên những mũi nhọn phát triển theo trình
độ tiên tiến của khoa học - công nghệ thế giới. Theo đó, công
nghiệp hóa vừa nhằm mục đích cơ khí hóa nền sản xuất, thay thế
Mô hlnh côn g nghiệp h óa ở Việt Nam 305

lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc; vừa nhằm tạo
ra những bước nhảy vọt tà thủ công lên thẳng tự động hóa ở một
SỐ ngành mũi nhọn. Tại các nước tư bản trước đây, công nghiệp
hóa và hiện đại hóa là hai quá trình được thực hiện vào những giai
đoạn lịch sử khác nhau. Quá trình thứ nhất được thực hiện bởi cuộc
cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII; quá trình sau thực hiện cùng
với cách mạng khoa học - kỹ thuật được bắt đầu từ giữa thế kỷ XX.

Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa trong điều kiện khoa học -
kỹ thuật của thế giới diễn ra một cách nhanh chóng/ nhiều nước đã
đi vào kinh tế tri thức, do vậy chu kỳ công nghệ, kỹ thuật và sản
phẩm ngày càng rút ngắn thì những công nghệ trước đây được coi
là hiện đại nay đã trở thành bình thường, thậm chí lạc hậu, vì vậy
tất yếu phải thường xuyên nâng cấp, hiện đại hóa những công
nghệ, thiết bị đã được đầu tư. ễ. Điều đó đặt ra yêu cầu khách quan
là phải kết hợp công nghiệp hóa với hiện đại hóa. Cụ thê’ là: vừa
tranh thủ áp dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại ở một số ngành,
m ộ t SỐ d o a n h n g h iệ p , m ộ t s ố d â y c h u y ề n v à m ặ t h à n g c ó n h u c ầ u ,

có điều kiện và mang lại hiệu quà cao; vừa khai thác, sử dụng, cải
tiến, hiện đại hóa kỹ thuật truyền thống.

Thứ hai, công nghiệp hóa được thực hiện theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của nhà nước thay thế mô hình công nghiệp hóa được
tiến hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu trước đâyỂ
Nếu như truớc đây, hầu như toàn bộ việc đầu tư phát triển và phần
lớn hoạt động sản xuất kinh doanh đều theo chi tiêu kế hoạch pháp
lệnh giao từ trên xuống, thì hiện nay, theo cơ chế mới, kế hoạch nhà
nước chủ yếu mang tính đinh hướng, thị trường phản ánh nhu cầu
xã hội có tiếng nói quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực của
nền kinh tế, từ đó hình thành cơ cấu kinh tế theo tiêu chuẩn hiệu
quả kinh tế - xã hội. Nhà nước tuy không điều khiến nền kinh tế
bằng chi tiêu pháp lệnh và mệnh lệnh hành chính như trước, nhưng
lại có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói
chung và công cuộc công nghiệp hóa nói riêng, nhất là đối với sự
phát triến theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
306 MỘT S ỗ MÔ HlNH CÔNG NGHIỆP HỎA TRÊN THẾ GIỚI VẢ VIỆT NAM

Thứ ba, công nghiệp hóa được thực hiện theo hệ thống kinh tế
mở, hướng mạnh vào xuất khẩu đồng thòi thay thế nhập khâu
thay vì trước đây thực hiện theo xu hướng kinh tế khép kín. Công
nghiệp hóa theo kiểu cũ hướng vào mục tiêu chính là nâng cao
khả năng tự đáp ứng các nhu cầu của sản xuất và đời sống trong
nước, do đó tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp nặng để tự
giải quyết các nhu cầu về vật tư, trang bị kỹ thuật, dần dần thay
thế nhập khẩu, coi đó là con đường xây dựng kinh tế độc lập tự
chủ, tránh bị lệ thuộc vào nước ngoài. Tuy nhiên, với một đất
nước khá đông dân, cơ sở vật chất - kỹ thuật còn nhiều thiếu
thốn, xu hướng phát triển trên tất yếu dẫn đến chủ trương xây
dựng một nền công nghiệp tương đối hoàn chinh, gồm nhiều công
trình với quy mô lớn, thoát ly điều kiện và khả năng thực tế; hiệu
quả thu được rất thấp.

Thứ tư, công nghiệp hóa được thực hiện dựa vào tiết kiệm và
đầu tư của toàn xã hội, phát huy tiềm năng của tất cả các thành
phần kinh tế, còn trước đây chủ yếu chi dựa vào đầu tư của Nhà
nước, thông qua khu vực quốc doanh và tập thế. Trưóc đây, từ cơ
sở hạ tầng đến các đơn vị sản xuất kinh doanh, kể cả nhà ở đô thị
đều do Nhà nước đầu tư; còn các thành phần kinh tế khác hoặc là
không dám, hoặc là thiếu khả năng đầu tư, kê’ cả xây dựng nhà ở
đô thị. Vì vậy, trong khi nền kinh tế thiếu vốn, nguồn vốn trong
dân cư và các doanh nghiệp lại "thừa" tương đốiử

Thứ năm, công nghiệp hóa trước đây chủ yếu dựa vào nguồn vốn
từ bên ngoài, nay được huy động từ nhiều nguồn, trong đó nguồn
vốn trong nước là chủ yếu. Công nghiệp hóa giai đoạn trước đây
được tiến hành trong điều kiện Việt Nam có sự giúp đỡ của Liên Xô
và các nước Đông Âu, bình quân hàng năm khoảng 1 tỷ rúp. Từ
năm 1975, công nghiệp hóa được thực hiện trong điều kiện không
có viện trợ, phải "tự lực cánh sinh", quan hệ với các nước là quan
hệ hàng hóa - tiền tệ, tuân thủ theo cơ chế thị trường. Ngay cà
nguồn vốn từ bên ngoài cũng được huy động từ nhiều kênh khác
nhau, như nguồn tài trợ chính thức qua kênh chính thức (ODA) và
M ô hình công nghiệp hóa ở Việt Nam 307

phi chính thức (NGO), nguồn thu hút qua đầu tư trực tiếp, nguồn
từ phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế, nguồn từ Việt kiều,
nguồn vay n ợ . . .

Nhận xét
Nhìn lại chặng đường gần 1/4 thế kỷ (1986-2010) thực hiện công
nghiệp hóa trong điều kiện Đổi Mới, có thể khái quát những bước
chuyến lớn, mang tính đột phá trong phát triến tư duy lý luận và
thực tiễn của Đảng về lĩnh vực này như sau:

Thứ nhất, từ mô hình công nghiệp hóa theo cơ chế kế hoạch hóa
tập trung, bao cấp được chuyến sang công nghiệp hóa sử dụng
những yếu tố hợp lý của cơ chế thị trường. Nội dung cốt lõi của sự
chuyển biến này là sự thay đổi cơ chế phân bổ, điều tiết các nguồn
lực cho công nghiệp hóa; thừa nhận vai trò của thị trường, đồng
thời kết hợp vai trò của thị trường và Nhà nước trong việc phân bổ
nguồn lực, vì vậy đã tạo điều kiện giải phóng tối đa mọi năng lực
sản xuất hiện có, khai thác khả năng tiềm tàng của nền kinh tế để
đẩy mạnh công nghiệp hóaắ

Từ đầu những năm 1960 cho đến 1982 (Đại hội V), với quan
điếm nhận thức còn bó hẹp theo kiểu xây dựng nền kinh tế "khép
kín", hướng nội; tự cấp tự túc; dựa vào những lợi thế về lao động,
tài nguyên, đất đai; thực hiện theo phương thức kế hoạch hóa tập
trung, hiện vật; bao cấp cả đầu vào và đầu ra sản phẩm với hai
thành phần kinh tế cơ bản là quốc doanh và tập thể.

Từ năm 1986 (Đại hội VI) đến năm 2006 (Đại hội X), tư duy lý
luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng đã có những đổi mới.
Tư tưởng chủ đạo của các chính sách kinh tế là giải phóng sức sản
xuất, khai thác mọi khả năng và tiềm năng của các thành phần kinh
tế đế phát triến đất nước, theo đó mô hình công nghiệp hóa thay
thế nhập khẩu, phát huy nguồn nội lực với lợi thế so sánh trong
từng ngành, từng vùng đã được thay bằng mô hình hướng mạnh
vào xuất khẩu, đồng thòi thay thế nhập khẩu những sản phẩm
308 MỘT S ổ MỒ HlNH CONG n g h i ệ p h ỏ a t r ê n t h ế g i ớ i v à v i ệ t n a m

trong nước sản xuất có hiệu quả; phát huy lợi thế so sanh của cả
nước cũng như từng vùng, từng ngành, từng lĩnh vực, trong từng
thời kỳ, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong
nước và thị trường quốc tế.

Đây là bước tiến quan ưọng trong tư duy lý luận về mô hình


công nghiệp hóa đã được thực tiễn chứng minh về tính đúng đắn
thông qua những thành tựu phát triển kinh tế xã hội. Những đổi
mói tư duy lý luận về đường lối phát triển đất nước trong thời kỳ
mới của Đại hội VI được đánh dấu như một bước ngoặt lịch sử;
trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, phát triển kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần, xóa bỏ cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao
cấp. Theo đó tư duy lý luận về công nghiệp hoá, hiện đại hóa cũng
đã có những đổi mới. Đại hội xác định: Nhiệm vụ trung tâm của
công nghiệp hóa trong thời kỳ này là vừa ổn định mọi mặt tình
hình kinh tế - xã hội, vừa tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết
cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng
đường tiếp theo.

Thứ hai, từ bỏ quá trình công nghiệp hóa “khép kín" theo mô
hình thay thế nhập khẩu trên tinh thần "tự lực cánh sinh", chuyên
sang thực hiện công nghiệp hóa gắn liền với phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hướng mạnh vào xuất
khẩu, coi xuất khẩu là hoạt động trọng yếu (Đại hội VHT)ể Tuy vậy,
Đại hội vẫn xác định phải tự sản xuất những sản phẩm có lợi thế so
sánh đê thay thế nhập khẩu; phát huy lợi thế cạnh tranh của cả
nước củng như từng ngành, từng lĩnh vực, từng sản phẩm. Đây là
bước đột phá quan trọng trong đổi mới tư duy của Đảng về công
nghiệp hóa. Nó đã mờ ra một không gian phát triển mới, tạo điều
kiện đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
trong những năm tiếp theo.

Với chính sách phát triển đồng bộ các loại thị trường, kết hợp hài
hòa giữa thế chế thị trường và thể chế nhà nước, có sự tham gia của
nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vị trí chủ
Mô hlnh c ôn g nghiệp h óa ở Việt Nam 309

đạo và Nhà nước điều tiết vĩ m ô... đã tạo cho nền kinh tế những
bước tiến khá dài so với thời kỳ trước.

Như vậy, việc từng bước đổi mới nhận thức tù "công nghiệp hóa"
(trước Đại hội VI) sang "công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện
đại" (Đại hội VII) và "công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" (Hội
nghị đại biêu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Đại hội VIII và Đại
hội IX), rồi "công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triêh kinh tế tri
thức" (Đại hội X) đã thể hiện những bước tiến quan trọng trong tư
duy lý luận và thực tiễn của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Tại Hội nghị đại biếu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII,
Đảng đã xác định chỉ có công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới đưa đất
nước thoát khỏi nguy cơ tụt hậu so vói các nước chung quanh, giữ
được ổn định chính trị, xã hội, bảo vệ được độc lập, chủ quyền và
định hướng phát triến xã hội chủ nghĩa.

Thứ ba, cách thức thực hiện công nghiệp hóa từng bước được đổi
mới: từ công nghiệp hóa theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, với tư
duy hiện vật chuyến sang công nghiệp hóa gắn với nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, từng bước hình thành đồng bộ thế chế kinh tế thị
trường phù hợp; từ thực hiện công nghiệp hóa riêng biệt chuyến
sang thực hiện công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa. Đại hội
VIII (1996) khẳng định đó là con đường để đạt tới mục tiêu ''Xây
dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ
thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù
hợp với trình độ phát triến của lực lượng sản xuất, đòi sống vật
chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh" vào năm 2020. Đến Đại
hội IX (2001), Đảng xác định thêm nội dung công nghiệp hóa trong
thời kỳ này là phải thực hiện "công nghiệp hóa rút ngắn theo
hướng hiện đại", "từng bước phát triển kinh tế tri thứ c"...

Thứ tư, từ Đại hội IX (2001), con đường công nghiệp hóa rút
ngắn được định hình rõ hơn. Đại hội xác định: "Con đường công
310 MỘT S ố MỒ HlNH CỒNG NGHIỆP HOA t r ê n t h ế GlO l v a VIÊT n a m

nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta cần và có thê rút ngắn thời
gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt" trên cơ sơ
gắn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với phát triển kinh tế tri thức và
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Như vậy, Việt Nam phải đồng
thời thực hiện hai nội dung của quá trình công nghiệp hóa rút ngăn
hiện đại, đó là: vừa xây dựng nền công nghiệp hiện đại, vừa từng
bước phát triển kinh tế tri thức trong môi trường hội nhập quốc tế
dưới tác động của toàn cầu hóa kinh tế. Đây là tư duy phát triển
hiện đại mà Đảng đã nắm bắt và trờ thành một ưong những tư
tường chủ đạo của việc đẩy nhanh công nghiệp hóa, nhanh chóng
đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triến.

Đảng cũng đề ra biện pháp để hiện thực hóa khả năng rút ngắn
thời kỳ công nghiệp hóa là cần phải hình thành đồng bộ thê’ chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, coi phát triển giáo
dục - đào tạo, khoa học, công nghệ là nền tảng và động lực của quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướcề

Thứ năm, xác định nội dung công nghiệp hóa cho từng thời kỳ cụ
thế, trong đó nội dung công nghiệp hóa trong chặng đường đầu
của thòi kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đại hội VIII (1996)
đưa ra là: đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp và nông thôn. Đại hội cũng chi rõ: phát triển toàn diện
nông, lâm, ngư nghiệp; thực hiện thủy lợi hóa, điện khí hóa, cơ giới
hoá, sinh học hóa; phát triến công nghiệp chế biến; phát triển ngành
nghề; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Đến đại hội IX
(2001), Đảng khẳng định mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn và nêu vấn đề đẩy nhanh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nền
nông nghiệp hàng hóa lớn, hợp lý hóa cơ cấu sản xuất, táng cường
tiềm lực khoa học và công nghệ, hoàn thiện hệ thống thủy lợi, phát
triển mạnh công nghiệp và dịch vụ.

Thứ sáu, đưa ra một hệ thống quan điểm chi đạo về đấv manh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện mới (Đại hội VIII
Mổ hlnh c ôn g nghiệp h óa ở Việt Nam 311

1996). Những quan điểm đó là một thể thống nhất và quan hệ chặt
chẽ với nhau, từ việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ của công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, đến việc xác định rõ nguồn lực, động
lực và phương hướng, biện pháp cơ bản thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa; cùng những tiêu chuẩn đế xác định các phương án,
đánh giá kết quả khi tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thứ bảy, mặc dù đã có những thay đổi tích cực trong quá trình
công nghiệp hóa đất nước, song cũng phải nhận thấy rằng, quá
trình này vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại. Đó là: chưa xác định được
mô hình công nghiệp hóa cụ thể do đó chưa có được những biện
pháp phù hợp đê’ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dẫn đến
tình trạng nền kinh tế phát triến chưa tương xứng với tiềm năng;
chất lượng tăng trưởng chậm được cải thiện; công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn còn nhiều lúng túng, tình trạng
trùng lặp về cơ cấu giữa các vùng, các địa phương chậm được khắc
phục; khoa học và công nghệ chưa thật sự là nền tảng và động lực
của công nghiệp hóa, hiện đại hóa; môi trường ngày càng xuống
cấp; tình trạng tham nhũng, lãng phí ngày càng có xu hướng
nghiêm trọng...

Về nguyên nhân của những hạn chế trên, ừước hêĩ là do sự điều
chinh mô hình công nghiệp hóa chưa rõ ràng và dứt khoát. Mô
hình công nghiệp hóa được xác định từ Đại hội III (I960), sau đó
được Đại hội IV (1976) và Đại hội V (1982) điều chinh, tuy nhiên
mới chỉ là những điều chinh cục bộ, chưa thực sự là những thay đổi
căn bản chính sách cũ lạc hậu so với yêu cầu mới của đất nước. Vì
vậy, công cuộc công nghiệp hóa đất nước hầu như không có nhiều
thay đổi so với thời kỳ trước. Thứ hai, trước những đổi thay của
hoàn cảnh, điều kiện thực tế (thời kỳ 1975-1986), Việt Nam chậm
điều chinh, đổi mới chính sách thích ứng, vẫn duy trì một mô hình
nhất quán được xác định từ Đại hội III (1960) là công nghiệp hóa
bắt đầu từ công nghiệp nặng và lấy công nghiệp nặng làm nền
tảng, xem nhẹ vai trò của nông nghiệp và công nghiệp nhẹ; coi
trọng nguồn lực trong nước, xem nhẹ nguồn lực từ bên ngoài.
312 MỘT S ố MÔ HlNH CÔNG NGHIỆP HOA t r ê n t h ế GlO l v à v i ệ t n a m

EÁNH GIÁ KẾT QUÀ THỰC HIỆN MỦ HÌNH CỦNG NGHIỆP HÓA
QUA MỘT SỐ TIÊU CHÍ CHỦ YẾU
Xét theo nội dung thực tế, Việt Nam đã trải qua hai thời kỳ công
nghiệp hóa với hai mô hình khác nhau. Thời kỳ thứ nhất (mô hình
công nghiệp hóa lần thứ nhất) diễn ra từ giữa thập niên 1950 đến
năm 1975 ờ miền Bắc và 1976-1985 trên phạm vi cả nước, với
phương châm đi bằng “hai chân cân đối" công - nông nghiệp,
nhưng lại nhằm vào trọng tâm lấy công nghiệp nặng làm then chốt
dựa ưên cơ sờ của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu,
bao cấp, mang đặc tính hướng nội mạnh theo tinh thần độc lập tự
chủ với nghĩa tương đối hạn hẹp của cụm từ đó. Thời kỳ thứ hai
(mô hình công nghiệp hóa lần thứ hai) bắt đầu từ năm 1986, khi
Việt Nam có sự chuyên hướng chiến lược theo công cuộc đổi mới
kinh tế - xã hội cho đến nay. Tuy mô hình công nghiệp hóa mới
chưa được xác định rõ ràng về nội dung và cơ sờ lý thuyết của nó,
nhưng lại phản ánh một sự phát triển, xuất phát từ đòi hỏi thực tế
của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa kết hợp cả
việc phát huy nội lực với tranh thủ ngoại lực, giảm dân tập trung,
quan liêu, bao cấp, chuyển từ kế hoạch chi tiêu, mệnh lệnh, sang kế
hoạch định hướng.

Kết quả thực hiện mô hình công nghiệp hóa lần thứ nhất
Nhìn lại 25 năm thực hiện công nghiệp hóa theo mô hình công
nghiệp hóa lần thứ nhất, có thể đánh giá những kết quả và hạn chế
nổi bật thông qua một số tiêu chí chủ yếu sau:

Tàng trưởng kinh tế

Công nghiệp hóa được thực hiện với nhịp độ nhanh trong thời
kv kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) và tiếp tục phát triển
kinh tế trong điều kiện có chiến tranh (1965-1972). Tốc độ tăng tổng
sản phẩm xã hội bình quân trong 5 năm (1961-1965) đạt 9,5%/nănv
thu nhập quốc dân tăng 7%/năm; giá trị sản lượng công nghiệp
tăn? 13,4%; giá trị sàn lượng nông nehiệp tăr>ẹ 4.1%/năm. Trong
M ô hình c ô n g ngh iệp h óa ở Việt Nam 31 3

công nghiệp, nhóm A tăng 19,3%, nhóm B tăng 10,4%. Giá trị tuyệt
đối toàn ngành công nghiệp tăng từ 1.458 triệu đồng năm 1960 lên
2.761 triệu đồng năm 1965 (tăng 89,37%) và 4.100 triệu đồng năm
1975 (tăng 77% so với 1965). Trong nông nghiệp, năng suất lúa tăng
từ 20,2 tạ/ha thời kỳ 1976-1980 lên 25,8 tạ/ha thời kỳ 1981-1985, nhờ
đó sản lượng lương thực bình quân hàng năm tăng nhanh, từ 13,3
triệu tấn thời kỳ 1976-1980 lên 17,01 triệu tấn thòi kỳ 1981-1985.
Trong ngành giao thông vận tải, tổng chiều dài đường sắt đã tăng
từ 2.082 km năm 1975 lên 3183,9 km năm 1985, đường bộ tăng
tương ứng từ 78.600 km lên 84.935 km. Phải thừa nhận đây là
những chi số phát triêh khá cao. Tuy nhiên, trong những năm 1964-
1972, miền Bắc phải gánh chịu hai đợt ném bom phá hoại của đế
quốc Mỹ nên tốc độ tăng trưởng chậm lại, kéo theo tốc độ tăng
trưởng chung toàn giai đoạn 1960-1975 giảm.

Mặc dù mức tăng GDP hàng năm khá cao nhưng quy mô nền
kinh tế vẫn quá nhỏ. Năm 1985 - năm cuối cùng của thời kỳ thứ
nhất tiến hành mô hình công nghiệp hóa, GDP cả nước chi đạt 117
tỷ đồng. Nền kinh tế không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của xã
hội, chưa nói đến nhu cầu tích lũy cho tái đầu tư. Vì vậy, đất nước
rơi vào vòng luẩn quẩn: kinh tế kém phát triển dẫn đến vốn tích lũy
ít, đầu tư thấp, khoa học công nghệ yếu, năng suất lao động thấp,
hệ quả là kinh tế kém phát triển.

Thu nhập dân cư


Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, quy mô nhỏ bé, trong khi tốc
độ tăng dân số lại rất nhanh đã làm cho thu nhập bình quân đầu
người thực tế tăng không đáng kể. Trong khoảng thời gian từ 1960-
1985, GDP/người/năm chi tăng từ khoảng 50 đôla lên 100 đôla. Sản
lượng lương thực thời gian này tuy tăng nhưng lương thực bình
quân đầu người lại giảm (từ 325,7kg/người năm 1960 xuống
288kg/người năm 1974). Sản xuất không đủ tiêu dùng, dẫn đến
khan hiếm lương thực và hàng hóa trầm trọng. Tình hình đó đã làm
cho khoảng cách chênh lệch giữa Việt Nam với các nước không
314 MỘT s ó MO HlNH CONG n g h i ệ p h ỏ a t r ê n t h ế g i ớ i v à v i ệ t n a m

những không thu hẹp được, mà ngày càng tụt hậu xa hơn, nhất là
trong 10 năm từ 1976-1986.

CơCấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế thời kỳ này tuy thiên về công nghiệp nhưng tỷ
trọng giá trị công nghiệp vẫn chi chiếm phần nhỏ trong nền kinh tế.
Sau 25 năm, cơ cấu nền kinh tế hầu như không thay đối: tỷ trọng
giá trị nông nghiệp trong GDP vẫn chiếm khoảng 70-80%. Trong
nội bộ ngành công nghiệp, tỷ trọng nhóm A chiếm 42% và nhóm B
chiếm 52% (thời kỳ 1961-1965); còn trong nội bộ ngành nông nghiệp
thì trồng trọt chiếm ưu thế, chăn nuôi không đáng kế (chi khoảng
20 -22 %).

Về cơ cấu sờ hữu, kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thế ngày


càng giữ vai trò thống trị trong nền kinh tế. Năm 1957, thành phần
kinh tế xã hội chủ nghĩa mới chiếm 18,1%, các thành phần khác
chiếm 81,9% tổng sản phẩm xã hội, thì đến năm 1963, tình hình đã
thay đổi căn bản, với các tỷ lệ tương ứng là 88,4% và 11,6%. Trong
nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, khu vực kinh tế quốc doanh và công
tư hợp doanh chiếm 50,9%, kinh tế tập thê hợp tác xã chiếm
37,5%175.

CơCấu lao động

Cơ cấu đội ngủ công nhân kỹ thuật phân theo ngành (ở miền
Bắc) năm 1969 là: công nghiệp chiếm 53,3% (175.298 người), xây
dựng 12,3% (40.451 người), nông - lâm nghiệp 3,305% (28.026
người), giao thông vận tải, bưu điện 16,74% (55.071 người) và sản
xuất vật chất khác 0,11% (370 người). Các số liệu tương ứng của
năm 1973 là: 44,5% (209ể662), 19,6% (93.137), 9,79% (46.140), 12,2%
(57.466), 0,17% (804); và năm 1975 là: 41,3% (248.995), 25,36%
(152.622), (không có số liệu), 9,56% (57.567), 9,64 (57.914 người).

175 Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, sđd, tr.14-15.


M ô hình công nghiệp hóa ở Việt Nam 315

Xét về trình độ người lao động, tỷ trọng lao động có trình độ đại
học và cao đẳng tăng từ 0,8% năm 1960 lên 2,1% năm 1965; còn cán
bộ trung học chuyên nghiệp tăng tương ứng là 2,7% lên 7%.

Nhìn chung, dù đã có nhiều cố gắng, song tỷ lệ lao động qua đào


tạo thời kỳ này còn quá thấp, chi đạt 8,5% năm 1975, 13,5% năm
1983 và 15% năm 1985. Tỷ lệ công nhân có trình độ bậc IV trở lên
chi đạt 0,17% năm 1965, 4,76% năm 1972 và 11,05% năm 1975.

Xuất nhập khẩu


Đây là thời kỷ nền kinh tế đóng cửa (tương đối) nên quan hệ
kinh tế với nước ngoài rất hạn chế. Các quan hệ kinh tế và thương
mại chủ yếu chi tiến hành với Liên Xô và các nước Đông Âu củ
(xuất khẩu vào thị trường này thường chiếm 70% tổng kim ngạch
xuất khẩu, thậm chí năm 1971 lên tới 90,5%). Tỷ lệ nhập siêu ngày
càng tăng cao, nhất là vào thời kỳ chiến tranh phá hoại ở miền Bắc,
trong đó năm 1965 nhập siêu 146,9 triệu rúp và đôla, năm 1970 là
378 triệu, năm 1975 là 654,7 triệu, năm 1980 là 975,6 triệu đôla và
1985 là 1.158,9 triệu đôla. Kim ngạch nhập khẩu giảm xuống/ dẫn
đến tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu so với GDP ngày càng thấp.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nông sản phẩm, mà phần lớn
là xuất khẩu nông sản thô, còn tỷ trọng hàng chế biến xuất khẩu
không đáng kê’ễ Thị trường hạn hẹp, chi có quan hệ thương mại với
24 nước, trong đó chủ yếu là các nước xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, ít có
cơ hội khai thác các nguồn lực từ bên ngoài cho công cuộc công
nghiệp hóa ở nước ta.

Phát triển bền vững

V ê hình thức, nguvên tắc phân phối theo lao động được tuân thủ
nghiêm ngặt nên tạo được sự công bằng xã hội, nhưng chi là sự
công bằng trong đói nghèo. Rừng bị tàn phá trầm trọng do đốt
nương làm rẫy và di dân tự do. Vào cuối những năm 1979 đầu
những năm 1980, kinh tế - xã hội nước ta rơi vào cuộc khủng hoảng
nặng nề, làm giảm lòng tin và sự ủng hộ của dân đối với Đảng và
316 MỘT S ố MÔ HlNH CỒNG n g h i ệ p h o a t r ê n t h ế GlO l v à v i ệ t n a m

Nhà nước, dẫn đến tính bền vững của công nghiệp hóa bị phá vỡ,
do vậy, nước ta phải từ bỏ mô hình cũ đê’ chuyên sang mô hình
công nghiệp hóa mới kéo dài từ 1986 đểh nay và có thê’ kéo dài
trong một vài thập kỷ tới.

Các số liệu trên cho thấy, sự nghiệp công nghiệp hóa của nước ta
những năm 1955-1985 không gặt hái được nhiều thành công. Trong
giai đoạn 1960-1975, do mô hình công nghiệp hóa được triển khai
trong điều kiện đất nước chiến tranh nên những hạn chế của nó là
không thê’ tránh. Nhưng, trong 10 năm tiếp theo, công nghiệp hóa
trong điều kiện hòa bình (1975-1985) mà vẫn không đem lại được
những kết quả khả quan thì cần phải nhìn nhận lại đê’ đúc rút cho
mình những kinh nghiệm cần thiết.

Nếu nhìn nhận một cách khách quan, việc thực hiện mô hình
công nghiệp lần thứ nhất tuy góp phần xây dựng được một số
ngành công nghiệp non ưẻ cho đất nước, nhưng về cơ bản là không
mấy thành công, nếu không muốn nói là thất bại.

Kết quả thực hiện mô hình công nghiệp hóa lẩn thứ hai
Sự chuvêiì hướng mô hình công nghiệp hóa từ thực hiện theo cơ
chế kế hoạch hóa tập trung sang mô hình hướng vào xuất khẩu
đồng thời thay thế nhập khẩu, mở cửa với thị trường khu vực và
thế giói vào giữa thập niên 1980 có phần chậm trễ so với yêu cầu
thực tiễn, nhưng đó là một sự chuyến hướng cần thiết, phản ánh sự
đổi mới trong tư duy của các nhà lãnh đạo và nhà hoạch định chính
sách, mở đường cho những đổi mới kinh tế trong thời gian tiếp
theo. Sự đổi mới này tuy chưa toàn diện, triệt đê’ song đã mang lại
nhiều thành công cho nền kinh tế Việt Nam:

Tàng trưởng kinh tế

So với thời kỳ trước, mức tăng trường lãnh tế đã có bước phát


triến vượt trội. Tốc độ tăng trường bình quân giai đoạn 1986-1990:
4,45%/năm; 1991-1995: 6,29%/năm; 1996-2000: 6,96%/năm; 2001-
2005: 7,51%; và 2006-2010: 7,02%/năm. Đặc biệt, trong hai cuộc
Mô hình công nghiệp hóa ở Việt Nam 317

khủng khoảng 1997-1998 và 2008-2009, mặc dù nhiều nền kinh tế


trên thế giới bị suy giảm trầm trọng nhưng nền kinh tế Việt Nam
vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng vào loại cao trong khu vực và
trên thế giới. Năm 2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt
mức thấp nhất trong hai thập kỷ qua, nhưng vẫn đạt mức 5,32%,
cao hơn so với nhiều nước (mức tăng chung của thế giới: -1,1%;
các nền kinh tế phát triển: -3,4%; các nền kinh tế mới nổi và đang
phát triến: 1,7%).

Tuy nhiên, do quy mô nền kinh tế nhỏ bé (GDP năm 2010 lớn
nhất cũng chi đạt khoảng 100 tỷ đôla), nên khả năng tích lũy và đầu
tư rất hạn hẹp. Mặc dù chúng ta đã tiết kiệm tới 30-40% GDP mỗi
năm thì cũng chỉ có thể dành được khoảng 30-40 tỳ đôla cho tích
lũy, đầu tư - một lượng vốn rất nhỏ bé trong bối cảnh tổng lượng
kinh tế toàn cầu ngày càng lớn và đòi hỏi đầu tư cao như hiện nay.

Thu nhập dân cư


Mức tăng trưởng GDP đầu người đạt khá và liên tục tăng. Trong
25 năm (1986-2009), tốc độ tăng thu nhập quốc dân bình quân đầu
người đã gấp gần 6 lần, từ dưới 200 đôla/người năm 1986 vượt trên
1.168 đôla/người năm 2010. Đó là con số ấn tượng đối với Việt
Nam, nhưng so với tiêu chí chung, số thu nhập trên chi ở nấc thang
đầu tiên của nước có thu nhập trung bình, vì vậy, về cơ bản nước ta
chưa thoát khỏi tình trạng một nước cận nghèo. Mức thu nhập thấp
như vậy chủ yếu mới đủ đảm bảo các nhu cầu tối thiếu, chưa đủ
đảm bảo các nhu cầu cơ bản, trong khi mức thu nhập trung bình
khoảng 5.000 đôla mới là mức được xem như về cơ bản đã thoát
khỏi tình trạng đói nghèo, có tích lũy để thực hiện một tiến trình
công nghiệp hóa nhanh và tương đối bền vững.

CơCấu kính tế
Sau 25 năm, tỷ trọng giá trị nông nghiệp đã giảm được hơn một
nửa, từ 46,3% năm 1988 xuống còn 20,658% năm 2010; tương ứng tỷ
trọng giá trị công nghiệp tăng thêm 17,13%, từ 23,96% lên 41,09%;
và dịch vụ tăng thêm 8,59%, từ 29,74% lên 38,33%. Như vậy, cơ cấu
318 MỘT S ố MÔ HlNH CÔNG NGHIỆP HỚA TRÉN THỂ GlO l VÀ VIỆT NAM

kinh tế trong thời kỳ đổi mới đã chuyển dịch theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tuy vậy, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP còn cao so với nhiều
nước trong khu vực cũng như so với tiêu chí của một nước công
nghiệp. Cơ cấu trong nội bộ từng ngành chưa chứng minh được
xu hướng chuyên dịch theo hướng công nghiệp hóa. Trong công
nghiệp, các ngành công nghiệp chế tạo vẫn phát triển kém, các
ngành tăng khá chủ yếu là công nghiệp chế biến và khai khoáng.
Trong nông nghiệp vẫn còn thiên về nông nghiệp (thuần) với
81,87% tổng giá trị toàn ngành. Trong khi kinh tế biến được xác
định là mũi nhọn nhưng sự phát triển của nó nói riêng và ngành
thủy sản nói chung chưa xứng tầm, chi đạt 14,92% tổng giá trị
toàn ngành.

Có thế nói, tốc độ chuyên dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta diễn ra


quá chậm so với tiến trình công nghiệp hóa của các nước trong khu
vực. Ví dụ, Hàn Quốc, vào thòi điếm bắt đầu công nghiệp hóa (đầu
thập niên 1960), tỷ trọng giá trị nông nghiệp cũng chiếm khoảng
40% GDP, nhưng đến giữa thập niên 1980, con số đó chi còn
khoảng từ 10-15% và đến năm 1998 chi còn 4,8% GDP. Tức là, chi
trong vòng 30 năm, Hàn Quốc đã giảm được tỷ trọng nông nghiệp
trong nền kinh tế đạt tới mức chuẩn của một nước công nghiệp.
Tương tự, trong vòng 20 năm (từ 1976 đến 1997), Malaysia đã giảm
được tỷ trọng giá trị nông nghiệp từ 26,8% GDP xuống còn 12,1%;
Indonesia giảm được từ 29,7% xuống còn 16%; Philippines giảm từ
29,3% xuống còn 18,7%. Nếu so với tiêu chí của một nước công
nghiệp (dưới 10%), tỷ trọng giá trị nông nghiệp trong GDP của Việt
Nam còn cao hơn gấp đôi.

CơCấu lao động

Cơ cấu ngành đã có sự chuvển biến theo hướng công nghiệp hóa


như trên, nhưng cơ cấu lao động chưa đạt được mức chuyên dịch
tương ứng. Năm 1990, co cấu lao động theo 3 ngành công nghiệp-
M ô hỉnh côn g nghiệp h óa ở Việt Nam 319

nông nghiệp-dịch vụ là 73,0% - 11,2% - 15,8%, đến năm 2005 là:


57,1 - 18,2 - 24,6, và năm 2009 là: 51,9 - 21,5 - 26,6. Đến năm 2010,
tỷ trọng lao động trong nông nghiệp vẫn còn chiếm đến 48/2%176.
SỐ lao động thiếu việc làm (bao gồm thất nghiệp toàn phần và từng
phần) vẫn chiếm khoảng trên dưới 20% tổng lực lượng lao động.
Hạn chế đó phản ánh tình trạng đầu tư kém hiệu quả, bởi chi tập
trung vào các ngành thâm dụng vốn và lao động, mà chưa nhằm
vào các ngành có lợi thế đê’ phát huy cao độ các tiềm năng của nó.

Kim ngạch xuất khẩu

Trong cơ cấu kinh tế giữa đối nội và đối ngoại, tỷ lệ tương


đương giữa tổng giá trị xuất nhập khẩu với tổng GDP của nước ta
hiện nay chứng minh nền kinh tế của ta đã và đang mở cừa khá
mạnh. Tổng kim ngạch xuất khẩu so với GDP tăng từ 26,2% năm
1995 lên 46,4% năm 2000; 61,1% năm 2005 và 71,3% năm 2008. Nếu
tính cả tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, các số liệu tương ứng là
65,4%; 96,5%; 130,3% và 162,4%. Những số liệu trên chưa phản ánh
được mức độ hướng nội, hướng ngoại của các khoản đầu tư công
nghiệp và mức độ bảo hộ của nền kinh tế, nhưng đã cho thấy hiệu
quả của việc kết hợp các yếu tố nội lực với ngoại lực trong quá
trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tuy nhiên, cơ cấu ngành xuất khẩu hiện nay củng đã dẫn đến
tình trạng tương tự như cơ cấu ngành công nghiệp, đó là phần lớn
các ngành xuất khẩu mạnh chưa phải là các ngành công nghiệp chế
tạo, chỉ có một số ít ngành như dệt may, giày dép là công nghiệp
chế tạo, còn phần lớn vẫn là các sản phẩm nông nghiệp và khoáng
sản. Thực tế này chứng tỏ mô hình công nghiệp hóa chưa bước ra
khỏi giai đoạn sơ khai, phát triển vẫn nặng theo chiều rộng hơn là
chiều sâu.

Trong thời gian từ 2000-2007, trong tổng lượng sản phẩm xuất
khẩu của Việt Nam chi có khoảng 5% là hàng công nghệ cao, 10%

176. Thời báo kinh tế Việt Nam, 2009-2010


320 MỘT S ố MO HlNH CONG n g h i ệ p h ỏ a t r ẽ n t h ế g i ớ i v à v i ệ t n a m

hàng công nghệ trung bình, 40% hàng nông, thủy sản chưa qua chế
biến, 27% là hàng công nghệ thấp177...

ĐÔthị hóa
Một S Ố kết quả nghiên cứu xã hội học được thực hiện trước và
sau cuộc tổng điều ưa dân số và nhà ở hàng năm đã chi ra rằng:
trong một thời kỳ dài, tỷ lệ đô thị hóa ỏ Việt Nam thay đổi tương
đối chậm, thậm chí giảm sút trong những năm cuối của thập niên
1970 đầu thập niên 1980. Kể từ giữa thập niên 1980, tỷ lệ dân số đô
thị ở nước ta mới bắt đầu thực sự tăng trở lại và tăng đều, năm sau
cao hơn năm trước, nhưng ở mức tăng rất thấp (xem Bảng 3.7).
Mức độ đô thị hóa ở Việt Nam vẫn thuộc loại thấp nhất so với hầu
hết các nước trong khu vực, chi cao hơn không đáng kê’ so với Lào
và Campuchia. Trên 70% dân cư vẫn sống ờ nông thôn. Kết quả đó
chứng tỏ mức độ đô thị hóa và thay đổi cơ cấu dân số vùng theo
hướng công nghiệp hóa có diễn ra, nhưng kém, không ổn định và
chậm chạp, chưa kê’ mức chênh lệch giữa nông thôn và thành thị
đang có xu hướng ngày càng tăng lên.

Bảng 3.7: Tỷ lệ dân số đô thị ở Việt Nam (1960-2010)

Đơn vị tính: %

Năm 1960 1979 1989 1999 2009 2010

Tỷ lệ 15,2 19,2 19,38 23,47 29,6 29,9

Nguỗn: Tổng điéu tra dân só và nhà ở các nãm 1 9 6 0 ,1 9 7 9 ,1 9 8 9 ,1 9 9 9 ,2 0 0 9 và


Thời báo kinh tế Việt Nam 2010-2011.

Phát triển bền vững


Thành tích đáng ghi nhận trước tiên là các chính sách xóa đói,
giảm nghèo đã đạt kết quả tốt. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống, đặc biệt

177 "Tăng trướng kinh tế và những thách thúc - nhìn từ góc độ khoa học và công
nghệ", Tạp chí H ướng dẫn khoa học điện tủ, số 4/2008.
Mô hình c ôn g nghiệp h óa ở Việt Nam 321

giảm nhanh trong khoảng 10 năm gần đây. Nếu những năm đầu
Đổi Mới, số hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao thì hiện nay chi còn khoảng
trên 10%. Cụ thể, năm 1993, cả nước có 66,4% số hộ nghèo đói, đến
năm 2004 chi còn 18,1% số hộ, và năm 2009 còn 12,3%.

Ngược lại, mức chênh lệch thu nhập giữa các vùng, các đối
tượng đang có xu hướng ngày càng giãn ra. Nói cách khác, nước ta
đang chuyển từ bình đẳng trong nghèo đói sang bất bình đẳng,
chênh lệch giàu - nghèo ngày càng lớn, trái với tiêu chí công bằng
xã hội. Năm 1993 chênh lệch thu nhập là 6,48 lần, năm 2006 con số
đó tăng lên 8,4 lần. Mặc dù mỗi năm nước ta tạo được trên 1 triệu
việc làm mới, nhưng con số đó chi tương đương vói số thanh niên
mới trưởng thành bước vào tuổi lao động. Như vậy, thực chất số
thất nghiệp thường xuyên hầu như không được cải thiện.

Cuối cùng là một số tiêu chí tham khảo như hệ số năng suất
nhân tố tổng hợp (TFP), chi số phát triển nguồn nhân lực (HDI),
mức độ sẵn sàng nối mạng (NRI) và vị trí trong bảng xếp hạng
năng lực cạnh tranh. Đây là những chi số do một số tổ chức quốc tế
và học giả nước ngoài đưa ra, Việt Nam có thể sử dụng đê’ tham
khảo khi đánh giá về mức độ và chất lượng công nghiệp hóa của
đất nước. Những chi số này cho thấy trong những năm gần đây vị
trí của Việt Nam trong các bảng xếp hạng tuy đã được cải thiện và
được đánh giá là khá hơn so với một số quốc gia có mức thu nhập
tính theo đầu người tương đương với nước ta, nhung thực chất
Việt Nam luôn luôn ờ vào vị trí dưới trung bình khá xa, thường
khoảng từ số 60 đến 70/100 quốc gia. Ví dụ, xét về chi số NRI, Việt
Nam được xếp thứ 71/82 quốc gia, hay trong các bảng xếp hạng về
năng lực cạnh tranh Việt Nam thường được xếp vào vị trí 60-65
trên 70-75 nước, về năng xuất lao động thì có ý kiến cho rằng Việt
Nam kém Indonesia khoảng 30%, vì thế tuy nước ta có mức lương
thấp, nhưng không phát huy được lợi thế của nguồn lao động dồi
dào và giá rẻ.
322 MỘT s ó MÔ HlNH CONG n g h i ệ p h ó a t r ê n t h ế G lO l v a v i ệ t n am

Trình độ nguổn nhân lực


Đây là lĩnh vực kém nhất, thê’ hiện ỏ chỗ qua hàng thập kỷ tỷ lệ
lao động qua đào tạo vẫn không đạt tới 30% (năm 2000 là gần 20%;
năm 2009 là 29,5%). Công nhân lành nghề, công nhân kỹ thuật phục
vụ các ngành công nghệ cao ờ nước ta hiện nay còn rất thiếu. Tỳ lệ
cán bộ nghiên cứu khoa học ờ nước ta chi đạt 0,18/100 dân, trong
đó tỷ lệ cán bộ nghiên cứu và triển khai (R&D) chi đạt 0,05/100 dân
(trong khi đó Hàn Quốc là 2,19 - gấp 12,2 lần; Mỹ là 3,67 - gấp 20,4
lần). Chi phí cho R&D cũng rất thấp, chi đạt 0,4% tống đầu tư từ
ngân sách nhà nước (Nhật Bản 3,04% GDP, Hàn Quốc 2,44%,
Singapore 2,03%, Trung Quốc 1,03%). Tỷ lệ bài báo khoa học của
m ộ t SỐ n ư ớ c v à v ù n g l ã n h t h ổ t r o n g k h u v ự c t r ê n t ổ n g s ố c ủ a th ế

giới trong giai đoạn 1981-2002 là: Hàn Quốc và Đài Loan 0,77%;
Singapore 0,25%; Thái Lan 0,11%, Malaysia 0,08%, Philippines
0,05%, Indonesia 0,04%, trong khi Việt Nam là 0,02%. Năm 2006,
các nhà nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
(VAST) đăng tải được 41 bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế,
chi bằng 1,79% của Trường Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, với
2.286 bài. Tính chung cả giai đoạn 2001-2005, Việt Nam có 11 đơn
đăng kỷ sáng chế quốc tế; ưong khi đó, con số này của Malaysia là
147, Philippines 85, Thái Lan 39, Indonesia 36, Hàn Quốc 15ễ000,
Nhật Bản 87.620 và Mỹ 206.710178ệ

Nguyên nhân chính là do sự bất cập trong hệ thống giáo dục -


đào tạo và dạy nghề. Hệ thống giáo dục tăng về số lượng, nhất là
giáo dục phổ thông, nhưng kém về chất lượng, đặc biệt là thiếu
nhiều lao động lành nghề và lao động công nghệ cao. Các tiêu chí
về chất lượng sống, nhất là việc tăng tuổi thọ bình quân, và môi
trường chính trị, xã hội, kinh tế được đảm bảo khá ổn đinh là
những thành tích đáng mừng, nhưng việc nâng cao năng lực thê’
chế và bảo vệ môi trường tự nhiên vẫn chưa thê’ coi là những yếu tố
có lợi cho sự nghiệp công nghiệp hóa lâu dài và bền vững.

175 Tạp chí Hướng dẫn khoa học điện từ, sđd.
Mô hình côn g nghiệp h óa ở Việt Nam 323

Trình độ khoa học-công nghệ


So với trước đổi mới trình độ khoa học và công nghệ của Việt
Nam đã có nhiều tiến bộ. Số máy móc thiết bị hiện đại được đưa
vào sử dụng ngày càng nhiều trong các lĩnh vực công nghiệp, nông
nghiệp và một số lĩnh vực khác.. Tuy nhiên, nếu so với yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như so với trình độ phát triến
của khu vực và thế giới thì vẫn còn khoảng cách khá xa. Năng suất
lao động ở Việt Nam thấp hơn từ 2 đến 15 lần so với nhiều nước
trong khu vực. Ví dụ, năng suất lao động trong ngành thực phẩm
của Việt Nam chi bằng 7% của Đài Loan, 13% của Malaysia, 6% của
Hàn Quốc và 67% của Trung QuốcẼTrong bảng xếp hạng của châu
Á, năng lực công nghệ của Việt Nam đứng gần cuối bảng, thua
Thái Lan 49 bậc, Malaysia 65 bậc và Singapore 81 bậc. Đó là lý do
khiến cho tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam còn rất
thấp, chỉ chiếm 7% tổng lượng hàng xuất khẩu, trong khi con số đó
của Trung Quốc là 27%, Thái Lan: 30%, Singapore: 54% và Malaysia
58%. Trong các nước ASEAN, nhóm ngành công nghệ cao của Việt
Nam chi chiếm 21% tổng sản phẩm sản xuất, con số này của Thái
Lan gấp 1,5 lần, Malaysia gấp 2,5 lần, Singapore gấp 3,5 lần179.

Nguyên nhân trực tiếp của tình trạng này là do chất lượng
nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở nước ta quá thấp, nhưng
nguyên nhân sâu xa là do nhận thức về vai trò của khoa học công
nghệ trong cạnh tranh quốc tế, và do vốn đầu tư cho khoa học công
nghệ quá thấp. Tại Việt Nam, mức đầu tư bình quân của các doanh
nghiệp cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ không
quá 0,25% doanh thu, trong khi ờ các nước công nghiệp, tỷ lệ này
thường là 5-6%, các nước phát triển lên đến 10%; đối với các ngành
công nghệ cao, đầu tư cho R&D chiếm từ 10-20% doanh thu. Kết
q u à là , SỐ l ư ợ n g c ô n g t r ìn h k h o a h ọ c c ô n g b ố h à n g n ă m t ín h b ìn h

quân trên một cán bộ R&D tại Việt Nam chi đạt 0,065 công trình,
trong khi tại các nước con số đó là 0,2 ở Thái Lan, 1,29 ờ Hà Lan,

179 Tạp chí H ư ớ n g dẫn khoa học điện từ, sđd.


324 MỘT S ổ MỒ HlNH CỒNG NGHIỆP HỔA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

0,75 ở Mỹ, 0,37 ở Malaysia, 0,32 ở Nhật Bản, 0,31 ở Nga, 0,31 ở Ãn
Độ, và 0,13 ở Pakistan180.Ẻ.

Nhận xét chung


Thứ nhất, trong những năm tiến hành công nghiệp hóa (1960-
1986) Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định, đặc biệt
là n h ữ n g c ô n g t r ìn h x â y d ự n g c ơ s ở v ậ t c h ấ t - k ỹ t h u ậ t đ ã v à đ a n g

phát huy tác dụng trong nền kinh tế, như điện và hệ thống tải điện,
dầu khí, xi măng, thủy lợi... Mô hình công nghiệp hóa lúc đó đã
đóng góp tích cực vào thắng lợi của công cuộc đấu tranh thống
nhất đất nước.

Thứ hai, xét về hoàn cảnh lịch sử, sự lựa chọn mô hình công
nghiệp hóa lần thứ nhất là có tính phù hợp nhất đinh. Không thê’
phủ nhận những thành tựu đạt được của công nghiệp hóa thời kỳ
đó, ngay cả khi trong điều kiện đất nước phải đồng thòi thực hiện
hai nhiệm vụ chiến lượcễ Nhưng xét về quan hệ giữa quá trình hình
thành tích lũy của nền kinh tế với sự hình thành các yếu tố sản
xuất, cũng như yêu cầu về tăng trưởng kinh tế với các bước đi
nhanh của công nghiệp hóa, sự lựa chọn mô hình công nghiệp hóa
hướng nội vào đầu những năm 1960 là chưa hợp lý. Không thê’ phát
triển các ngành công nghiệp nặng một cách tùỵ tiện, mà phải căn cứ
vào tận dụng lợi thế so sánh và nhu cầu thị trường.

Thứ ba, mô hình cô ng nghiệp hóa được áp dụng trong thời kỳ


sau thế hiện hướng đi đúng của Đảng, đáp ứng nhu cầu thực tiễn
và thành công hơn mô hình công nghiệp hóa được áp dụng trong
thời kỳ thứ nhất. Nó cho phép kết hợp được giữa sức manh dân tộc
với sức mạnh thời đại, công nghệ truyền thống với công nghệ tiên
tiến, nội lực với ngoại lực... tạo điều kiện đê’ đây nhanh công
nghiệp hóa. Tuy nhiên, trên thực tế, sự nghiệp công nghiệp hóa đến
nay vẫn mới chi có sự phát triêh về lượng, chưa có sự phát triền về
chất, do đó thiếu tính bền vững.

180 Tạp chí H ư ớ n g dần khoa học điện từ, sđd.


Mô hình c ô n g ngh iệp h ó a ở Việt Nam 325

Thứ tư, xét chung về mức độ hoàn thành công nghiệp hóa, theo
một số nhà nghiên cứu, đến nay Việt Nam đã hoàn thành được
khoảng 63% (Trung Quốc hoàn thành 72%). Nhưng cũng có một số
người đánh giá, Việt Nam mới chi "bước ra" khỏi giai đoạn đầu
tiên trên con đường gồm 5 giai đoạn (Sơ đồ 3.1). Nếu đánh giá này
là chuẩn xác, trong thập kỷ tiếp theo, nhiệm vụ công nghiệp hóa
vẫn còn rất nặng nề, đòi hỏi sự nỗ lực về mọi mặt của toàn Đảng,
toàn dân mói có thể hoàn thành được sự nghiệp này trong vòng 10
năm nữa như dự báo.

Sáng tạo
GIAI ĐOẠN 4
Tiếp thu Cj =^\
Đù năng lực
công nghệ GIAI Đ O Ạ N 3 trong sáng tạo
Dòng vốn FDI
Cr=^ Tự chũ về quản và thiết kẽ san
Tích tụ
đô' vào lĩnh GIAI ĐOẠN 2 lý và công phẩm dẫn đầu
vực sản xuất Có công nghiệp nghệ, sàn xuẩt thế giới
GIAI Đ O ẠN 1
hỗ trợ nhưng được sàn phấm
Sàn xuất giàn Nhật Bản,
vẫn nhờ nước công nghệ cao
GIAI ĐOẠN 0 đơn dưới sự
ngoài Mỹ, châu Âu
Độc canh, sống hướng dẫn của Hàn Quốc,
bằng nông nước ngoài Thái Lan, Đài Loan
nghiệp, dựa Malaysia
vào viện trợ Việt Nam

Bức tường kính đối với


các nước ASEAN
(B ly thu nhập trung bình)

Sơ đồ 3.1: Các giai đoạn của quá trình công nghiệp hóa

Nguón: http://ncseif.gov.vn/Default.aspx?mod=News&cat=80&nid=14641

Tìiứ năm, quá trình công nghiệp hóa 50 năm qua chi dựa vào việc
khai thác tài nguyên, lao động rẻ, tăng suất đầu tư (tức công nghiệp
hóa theo chiều rộng). Vì vậy, hiện nay các nguồn lực này đã được
h u y đ ộ n g tố i đ a , là m c h o đ ấ t đ a i, t à i n g u y ê n n g à y c à n g b ị c ạ n k iệ t ,

thậm chí có loại như than đá đã phải tính đến việc nhập khẩu. Đầu
tư xã hội củng đã đạt đến "ngưỡng" (với tỷ lệ trên 40% GDP). Do
đó, đê’ đảm bảo sự phát triển cả về lượng và chất của nền kinh tế
trong các thập kỷ tới, Việt Nam cần xây dựng và thực thi mô hình
công nghiệp hóa hiệu quả hơn.
Chương 4

Lựa cttọn n ồ ttìntt (ỔỈIC ỉic ttệ nón


ctto VIỆT non CIBI toọn 2011-2020

C ơ SỞ CỬA S ự LỰA CHỌN M ổ HÌNH CŨNG NGHIỆP HÓA TRŨNG


THỜI GIAN TƠI
Đặc điểm phát triển kinh tế thế giới hiện nay

Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa trong điều kiện tình
hình thế giới và khu vực có nhiều biến động, với sự xuất hiện
nhiều nhân tố mới, trong đó nổi bật là xu thế toàn cầu hóa và phát
triển kinh tế tri thức. Những nhân tố đó đã có tác động nhiều mặt
(cả tích cực và tiêu cực) đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ờ nước ta, vì vậy việc lựa chọn mô hình công nghiệp hóa
trong giai đoạn tới (2011-2020) cần tính đến và lường trước những
biến đổi đó.

Tỉiứ nhất, toàn câu hóa và khu vực hóa liên kinh t ế đã làm thay đôì
những quan niệm truỳên thống vê công nghiệp hóa và mô hình công
nghiệp hóa.
Lựa c h ọ n m ô hình c ô n g nghiệp hóa cho Việt Nam giai đ o ạn 2011-2 02 0 327

Sự hình thành nhiều khu vực mậu dịch tự do và các hiệp định
mậu dịch tự do song phương và đa phương dẫn đến việc giảm thuế
nhập khẩu và bãi bỏ các hàng rào phi thuế quan, hàng hóa được
lưu thông tự do, khiến cho ranh giới giữa thị trường ưong nước và
thị trường ngoài nước không còn đáng kể, thậm chí không còn sự
khác biệt như trước... thì các mô hình công nghiệp hóa thay thế
nhập khẩu, hay công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu đều không
còn nguyên nghĩa ban đầu của nó. Đó là vì, khi nền kinh tế quốc gia
hòa vào nền kinh tế thế giới, hoạt động bán hàng hóa cho người
nước ngoài tại thị trường nội địa cũng được coi là hoạt động xuất
khẩu (xuất khẩu tại chỗ); ngược lại mua hàng hóa của nước ngoài
ngay tại thị trường nước mình cũng có ý nghĩa như nhập khẩu. Vì
vậy, một ngành sản xuất hay dịch vụ muốn có chỗ đứng trong điều
kiện toàn cầu hóa phải có khả năng cạnh tranh cả trên thị trường
quốc tế và thị trường trong nước. Như vậy, việc xác định mô hình
công nghiệp hóa, nội dung và cách thức tiến hành công nghiệp hóa,
hay các chủ thể tham gia quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
của nước ta cũng phải thay đổi cho phù hợp với điều kiện mói.

Thứ hai, trong bôĩ cảnh toàn cầu hóa, việc thực hiện mô hình công
nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu là không dễ dàng đôi với một nước kém
phát triển.

Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, xu hướng chung là các nước
ngày càng ít sử dụng những biện pháp bảo hộ mang tính trực tiếp
như áp đặt lệnh cấm, áp đặt thuế suất hay kiểm soát về số lượng..
mà họ thường sử dụng phổ biến các biện pháp bảo hộ khôn ngoan
bằng cách lồng các điều kiện vào những lý do chính đáng (như đê’
bảo vệ những ngành sản xuất trong nước trước những hành động
thương mại không lành mạnh, hay các hàng rào kỹ thuật về an toàn
thực phẩm, môi trường, lạm dụng quy định về ohống bán phá giá,
chống trợ cấp, hay thủ tục hải quan, ghi nhãn mác... trong nông
nghiệp) đế ngăn dòng chảy của hàng hóa từ các nước đang phát
triển. Trước những hình thức bảo hộ "hợp lý" như vậy, hàng hóa
Việt Nam đã bị ngăn cản đến với thị trường các nước phát triển;
328 MỘT S ố MÔ HlNH CÔNG NGHIỆP HOA t r ê n t h ế GlO l v a v i ệ t n a m

trong khi đó chúng ta lại yếu kém về năng lực quản lý, thiếu kinh
nghiệm về mở cửa thị trường, do đó hàng hóa nưóc ngoài lại ồ ạt
tràn vào thị trường trong nước. Mặt khác, xu hướng gắn hoạt động
thương mại với việc giữ gìn và tôn tạo môi trường sinh thái ngày
càng phổ biến, các thị trường "khó tính" (thị trường các nước phát
triển) ngoài yêu cầu về chất lượng, đều đưa ra những yêu cầu về
môi trường đối với sản phẩm (thực chất củng là những "rào cản
thương mại trá hình") nhằm làm giảm tính cạnh tranh và hạn chế
nhập khẩu hàng hóa từ các nước đang phát triển. Những tiêu
chuẩn này nhiều khi được đặt ra rất cao so vói trình độ kỹ thuật
cũng như công nghệ sản xuất của các nước đang phát triến, thậm
c h í đ ố i v ớ i m ộ t SỐ n ư ớ c p h á t t r iê h ( v í d ụ : q u y đ ịn h v ề h à m lư ợ n g

chất kháng sinh không được quá một phần triệu gram/kg trong cá).
Chính sự áp đặt các tiêu chuẩn về môi trường trong hoạt động
thương mại nhiều khi chưa chính đáng đã khiến nước đang phát
triển như Việt Nam khó thực thi mô hình công nghiệp hóa hướng
vào xuất khẩu.

Thứ ba, toàn cầu hóa làm thay đồi vai trò, ĩ?Ịệtrí của các lực lượng tham
gia quá trình công nghiệp hóa, đông thời tạo cơ hội đ ể thực hiện mô hình
công nghiệp hóa rút ngắn.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự "làm phẳng" thế giới (nói theo
cách của Thomas Friedman) đã dẫn đến hệ quả là sự chuyển đổi
thành một thế giới được liên kết nhiều hơn, trong đó các rào cản
thương mại và ranh giói ngăn cách dưới mọi hình thức đang dần
biến mất (do những thay đổi về công nghệ, đặc biệt là những công
nghệ có tác động làm giảm chi phí vận tải và liên lạc và do việc
phải dỡ bỏ các rào cản đối với các dòng di chuyến của con người,
hàng hóa và thông tin giữa các nước), làm cho sự khác biệt giữa các
quốc gia đang bị mờ nhạt dần. Đồng thời với sự hình thành các thê
chế kinh tế toàn cầu là một "thế giới phẳng" xuất hiện. Trong điều
kiện đó, Chính phủ không thê sử dụng các biện pháp truvền thống
như thuế quan hay hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp đế bảo vệ
nền kinh tế độc lập của mình, mà phải hòa vào nền kinh tế thế giới,
Lựa chọ n m ô hình c ô n g nghiệp hóa cho Việt Nam giai đ oạn 2 0 11-2020 329

phụ thuộc ngày càng nhiều hơn vào nền kinh te các nước. Trong
nền kinh tế toàn cầu, một nước nông nghiệp lạc hậu như Việt Nam
rất khó tự mình xây dựng được các ngành công nghiệp tạo giá trị
gia tăng cao như ô tô, điện tử..., bởi lợi ích của doanh nghiệp nhờ
sự bao cấp bảo hộ của Nhà nước đem lại không thể bằng với lượng
lợi nhuận mà các doanh nghiệp có được do liên kết với các công ty
nước ngoài. Cho nên, Việt Nam không thể cưỡng lại xu thế toàn
cầu hóa đê’ tiến hành công nghiệp hóa, mà trái lại Nhà nước giờ đây
phải chủ động tham gia vào các khối liên minh, các định chế kinh tế
thế giới đê’ rút ngắn thời kỳ công nghiệp hóa.

Cách tốt nhất là phải xem xét, tính toán lại toàn bộ vãn đề công
nghiệp hóa của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, trong đó Chính
phủ phải có nhũng biện pháp mạnh, đưa ra những quyết sách nhằm
chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới đê’ tranh thủ tối đa ưu thế
của hội nhập và hạn chế tối thiểu nhũng tác động xấu của quá trình
đó. Chính sách công nghiệp hóa phải tạo cơ chế để không những nền
kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới, mà còn phải để
cho riền kinh tế thế giới dễ dàng và sớm "có mặt" tại Việt Nam. Khi
đó, Việt Nam mới có cơ hội nắm bắt nhanh các thành tựu khoa học
công nghệ, cách thức quản lý của các nước phát triển, nhằm đẩy
nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong
điều kiện đó, Việt Nam cần phải nhìn nhận lại vai trò của Nhà nước
trong việc xác định mô hình công nghiệp hóa và thực hiện nó. Nghĩa
là, Nhà nước giờ đây không nhất thiết và cũng không thế là người
quan trọng nhất và chủ yếu nil ất đối với quá trình đó, mà là thuộc về
nhiều lực lượng khác nhau, trước hết là các công ty xuyên quốc gia
với bởi sức mạnh vô biên của chúng. Điều này khiến Việt Nam phải
cơ cấu lại các khu vực kinh tế (giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư
nhân; giữa kinh tế trong nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài)
đê’ phù hợp hơn với yêu cầu hội nhập.

Xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa cũng đòi hỏi tạo ra sự phối
hợp trong quản lý giữa các chính phủ, do đó phải có sự thay đổi về
phạm vi, chức năng và cấu trúc của các thể chế toàn cầu (như UN,
330 MỘT s ó MÔ HlNH CÔNG NGHIỆP HỎA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

WB, IMF, WTO) và theo đó dõng phải thay đổi thê chế của quốc
gia. Chính phủ cần phải có sự phối hợp chính sách hiệu quả; tìm ra
phương thức hợp tác trong đấu tranh đê’ quá trình toàn cầu hóa đạt
hiệu quả cao nhất, các nguồn lực kinh tế, trước hết là vốn và công
nghệ "chảy" vào nước mình nhiều nhất.

Thứ tư, sự phát triển của khoa học công nghệ và kinh t ế tri thức đã làm
thay đôĩ vị trí của các ngành sản xuất, theo đó là sự thay đối quan niệm ve
cơ cấu kinh t ế trong mô hình công nghiệp hóa.

Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ và kinh tế tri
thức, vói sự xuất hiện các ngành công nghệ mới, như công nghệ
thông tin - truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ năng
lượng mới, công nghệ vật liệu mới... vào những năm cuối của thế
kỷ XX đã tạo những đột phá lớn trong đòi sống kinh tế - xã hội,
làm thay đổi cơ cấu kinh tế của thế giói cũng như mỗi quốc giaỂ

Những thành tựu to lớn của khoa học công nghệ, đặc biệt là
công nghệ cao đã đưa xã hội loài người chuyến từ nền văn minh
công nghiệp sang thời đại thông tin; từ nền kinh tế dựa vào các
nguồn lực tự nhiên sang nền kinh tế dựa vào tri thức, mở ra cơ hội
mới cho các nước đang phát triển như Việt Nam rút ngắn quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời vói quá trình đó, nền
kinh tế mỗi nước củng đang chuyến dịch từ lao động cơ bắp sang
lao động trí tuệ, từ sản xuất vật chất sang dịch vụ, từ thị trường
quốc gia sang thị trường khu vực và thế giới, từ phân công lao
động theo nguồn lực sang tối ưu hóa hoạt động thị trường, từ ưu
tiên tốc độ tăng trưởng cao sang ưu tiên phát triển bền vững, từ
đáp ứng nhu cầu cơ bản sang nâng cao chất lượng cuộc sống.Ể.
Những biến đổi đó đã làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo kiểu truyền thống (chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp,
từ nông nghiệp và công nghiệp sang dịch vụ) không còn phù hợp
nữa, do vị trí các ngành sàn xuất ưong thời kỳ chuyên đổi sang xã
hội hậu công nghiệp đã thay đổi. Giờ đây, khu vực được coi là có
năng suất cao không chi là công nghiệp, mà cả khu vực dịch vụ
Lựa c h ọ n m ô hình c ô n g ngh iệp hóa cho Việt Nam giai đ o ạn 2 01 1 -2 02 0 331

(thậm chí khu vực dịch vụ còn chiếm tỷ trọng cao nhất trong GDP
của các nước phát triển). Mặt khác, khu vực nông nghiệp giờ đây
cũng không hoàn toàn là khu vực năng suất thấp, bời thực tế đã có
không ít lĩnh vực sản suất nông nghiệp đã tạo được giá trị gia tăng
cao nhờ vào tác động của khoa học công nghệ hiện đại. Do đó, việc
thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nưóc ta hiện nay là phải tìm
cách tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu và tìm được chỗ đứng
vững chắc trên thị trường (cả trong nước lẫn thế giói), bằng cách
chuyến dịch từ sản xuất các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có lợi thế
tĩnh sang tạo ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có sức cạnh tranh,
có thể chiếm giữ những công đoạn có giá trị gia tăng cao trong
chuỗi giá trị toàn cầu.

Rõ ràng việc xác định cơ cấu kinh tế trong điều kiện toàn cầu
hóa và kinh tế tri thức đòi hỏi Việt Nam phải tính đến lợi thế cạnh
tranh quốc tế trên cơ sở lấy thị trường toàn cầu, trong đó có thị
trường quốc gia làm căn cứỂĐiều đó có nghĩa là, trong điều kiện
toàn cầu hóa, các nước phụ thuộc lẫn nhau ngày càng nhiều thì việc
xây dựng một cơ cấu kinh tế hoàn chinh, hay thậm chí một ngành
hoàn chỉnh đều không hiệu quảắNgược lại, một cơ cấu kinh tế hiệu
quả trong điều kiện toàn cầu hóa phải là một nền kinh tế gồm
những ngành có lợi thế cạnh tranh cao không chỉ trên thị trường
nội địa, mà cả trên thị trường thế giới. Đặc biệt, toàn cầu hóa tài
chính còn đòi hỏi quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam phải
tính đến hoạt động của mạng lưới sản xuất đa quốc gia, với sự hỗ
trợ đắc lực của mạng lưới thông tin Internet toàn cầu (chuỗi giá trị
toàn cầu). Việt Nam phải gia nhập vào các chuỗi giá trị toàn cầu
thông qua hệ thống phân công lao động chuyên môn hóa chức
năng (tổ chức) sản xuất theo hệ thống liên kết mạng đê thực hiện sự
chuyến dịch cơ cấu kinh tế. Đây là điếm khác biệt so với quá trình
công nghiệp hóa Việt Nam đã và đang tiến hành (sự phân công lao
động quốc tế diễn ra chủ yếu thông qua việc cung cấp sàn phẩm).

Nói tóm lại, việc xác định cơ cấu kinh tế trong bối cảnh toàn cầu
hóa cần phải tính đến các yếu tố về lợi thế so sánh (để giảm chi phí
332 MỘT SỐ MO HlNH CONG n g h i ệ p h ỏ a t r ê n t h ể g i ớ i v a v i ệ t n a m

sản xuất, chi phí lưu thông, và cũng là yếu tố làm tăng khả năng
canh tranh quốc gia), về quy mô kinh tế (yếu tố giảm thiêu các chi
phí cố đinh cho một đơn vị sản phẩm); và dung lượng thị trường
(cơ sở xác đinh quy mô sản xuất) đê’ nền kinh tế đạt đến hiệu quả
cao nhất, rút ngắn thời kỳ công nghiệp hóa.

Thứ năm, sự phát triển nhanh chóng và khó dự báo của kinh t ế tri thức
đặt ra yêu cầu cho việc xác định mô hình công nghiệp hóa là phải "đón
trước" được những biên đối của TÌên kinh t ế th ế giới củng như ĩién kinh tế
CỊUỐC g i a .

Nền kinh tế tri thức ra đời dựa trên những tri thức sáng tạo đã
tạo nên những biến đổi sâu sắc và mạnh mẽ về cơ cấu, chức năng
và phương thức hoạt động của một nền kinh tế. Khi máy móc
thông minh kết hợp với tri thức sáng tạo trờ thành nguồn lực của
các công nghệ cao (cốt lõi của lực lượng sản xuất mới) thì tri thức,
công nghệ không còn là những yếu tố bên ngoài có tác động đến
sản xuất nửa, chúng trờ thành yếu tố bên trong của hệ thống kinh
tế và là yếu tố quan trọng nhất. Bởi vì, các yếu tố khác sẽ bị mất đi
trong quá trình sử dụng; ngược lại, thông tin, tri thức có thế được
chia sẻ, và càng chia sẻ cho nhiều ngưòi tri thức càng được sử dụng
tốt hơn, của cải làm ra cũng nhiều hơn với giá cả rẻ hơn (tức càng
nhiều người sừ dụng, giá trị của thông tin - tri thức sẽ càng cao,
trong khi các nguồn lực khác càng chia ra cho nhiều người dùng,
giá trị của cải vật chất càng thấp). Giáo sư Đặng Hữu đã gọi nền
kinh tế tri thức là một nền kinh tế dư dật chứ không phải khan
hiếm. Vì vậy, không phân biệt là nước đi trước hay đi sau, ai nắm
được tri thức của nhân loại, người đó sẽ có cơ hội vượt qua những
người khác, theo đó mô hình công nghiệp hóa ở nước ta hiện nay
cũng phải tính đến yếu tố này.

Sự phát triển của kinh tế tri thức diễn ra nhanh chóng, trong đó
có những biến động không thế dự báo trước. Với sự phát triển của
công nghệ và các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra mạnh mẽ,
trong đó tốc độ phát triển đã tạo nên sự phần cực trong quá trình
Lựa c h ọ n m ô hình c ô n g nghiệp hóa cho Việt Nam giai đ o ạn 20 1 1-2020 333

phát triển rất nhanh, do đó nếu nước ta không chủ động nắm bắt cơ
hội do lãnh tế tri thức tạo ra sẽ bị tụt hậu xa hơn. Trong điều kiện
mới, mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam không
thê’ lặp lại mô hình đã tiến hành trong mấy chục năm qua; cũng
không thể chi đi tuần tự bằng bước chuyển từ nền kinh tế nông
nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp; mà phải đồng thời "đi tắt,
đón đầu", tiến thẳng vào nền kinh tế tri thức ở những ngành,
những lĩnh vực có hàm lượng tri thức cao, tạo giá trị gia tăng lớn.
Nếu không, hệ quả phân đôi mạnh mẽ của kinh tế tri thức sẽ làm
cho nước ta tụt hậu xa hơn so với các nước đi trước. Điều đó đòi hỏi
Việt Nam phải đổi mới cả về mô hình, mục tiêu và nội dung công
nghiệp hóa theo hướng phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và phát
triển kinh tế tri thức. Mặc dù Việt Nam còn là một nền kinh tế chủ
yếu là nông nghiệp, với thu nhập trung bình thấp, nhưng nếu biết
phát huy đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có năng lực tiếp
thu những thành tựu do kinh tế tri thức tạo ra và ứng dụng nó phù
hợp với điều kiện thực tiễn, nước ta vẫn có thể có co hội rút ngắn
thời gian tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nghị quyết Đại
hội lần thứ X của Đảng (2006) đã chỉ rõ: Tranh thủ thời cơ thuận lợi
do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta đế rút
ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh
tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế có giá trị gia tăng
cao dựa nhiều vào tri thức, kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức
của người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại. Như vậy,
lý luận và thực tiễn là căn cứ vững chắc đê’ xây dựng đường lối
đúng đắn, tranh thủ thời cơ, rút ngắn thời gian công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại.

Những thành công và thất bại từ mô hình công nghiệp hóa


của các nước đi trước

Thực tiễn công nghiệp hóa diễn ra trên thế giới đã cho thấy, nhờ
có kinh nghiệm thành công của các quốc gia đi trước đế học hỏi, áp
334 MỘT SÓ MỒ HlNH CỒNG NGHIỆP HỒA TRÊN THẾ GIỜI VÀ VIỆT NAM

dụng nên các nước công nghiệp hóa đi sau có cơ hội rút ngăn thời
gian thực hiện quá trình này. Cụ thể, trước đây Anh thực hiện công
nghiệp hóa đầu tiên, phải tự mò mẫm, nghiên cửu, sáng tạo... nên
công nghiệp hóa là một con đường vừa dài, vừa gian nan, mất tới
120 năm; nhưng sau đó, Mỹ chi mất khoảng 90 năm, đến Nhật Bản,
quãng thời gian đó rút ngắn còn khoảng 70 năm; và các NIE với
quãng thời gian hơn 30 năm. Hiện nay, các nước ASEAN cũng
đang nỗ lực tận dụng lợi thế của nước đi sau đê’ rút ngắn hơn nửa
quá trình này. Việt Nam là nước tiến hành công nghiệp hóa muộn,
vì vậy có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp thu kinh nghiệm cùa các
nước đi trước, đặc biệt là kinh nghiệm các nước châu Á đê’ rút ngắn
thời gian hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa của mình.

Các nước châu Á thực hiện công nghiệp hóa đất nước trong điều
kiện ít nhiều giống với Việt Nam cả về điếm xuất phát và các đặc
điếm về tự nhiên, kinh tế, xã hội. Chi trong một thời gian ngắn,
Nhật Bản, và tiếp đó là Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Hàn
Quốc đã trở thành nước phát triển; còn Thái Lan, Malaysia,
Philippines, Ấn Độ, Trung Quốc... trở thành những nước công
nghiệp hóa mới; còn Indonesia đang cận kề với các NIE. Như vậy,
các quốc gia châu Á nêu trên đều đã thực hiện thành công công
nghiệp hóa ở nhũng mức độ khác nhau.

Nghiên cứu quá trình thực hiện công nghiệp hóa tại các nước
này, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cả thành công và thất
bại điến hình về sự lựa chọn mô hình và cách thức thực hiện công
nghiệp hóa đê’ Việt Nam có thể tham khảo.

Những kinh nghiêm thành công có thể vận dụng

Thực hiện mô hình công nghiệp hóa kết hợp giữa phát huy nội lực và
"thích ứng chuyểii ãôV' các yếu tố ngoại lực ờ Nhật Bản và Trung Quốc.

N h ật Bàn ngày nay là nước đứng đầu châu Á và đứng thứ hai
thế giới về phát triến kinh tế, nhưng cách đây hơn 100 năm về trước
Nhật Bàn cũng là một nước nông nghiệp cổ truyền tự cấp, tự túc,
Lựa c h ọ n m ô hình c ô n g ngh iệp hóa cho Việt Nam giai đ o ạn 2 01 1-2020 335

sản xuất manh mún, với những hộ nông dân quy mô nhỏ như Việt
Nam, thậm chí về điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết để phát triên
sản xuất nông nghiệp còn có phần khó khăn hơn (70% diện tích đất
đai là đồi núi, đồng bằng nhỏ hẹp, bị chia cắt bởi nhiều con sông
chảy xiết). Tuy nhiên, Nhật Bản đã nhanh chóng chuyển nền nông
n g h i ệ p CỔ t r u y ề n k i ể u c h â u Á t h à n h n ề n n ô n g n g h i ệ p h i ệ n đ ạ i , đ ư a

nền kinh tế thuần nông trở thành nền kinh tế công nghiệp, dịch vụ.
Có được thành công đó là do Nhật Bản biết lựa chọn và thực hiện
mô hình công nghiệp hóa dựa trên sự tương tác năng động của hai
hệ thống nội lực và ngoại lực, đồng thời chuyển hóa thành công các
yếu tố ngoại lực thành nội lực.

Nhật Bản tiến hành công nghiệp hóa từ nửa cuối thế kỷ XIX, đến
đầu thế kỷ XX sự nghiệp công nghiệp hóa của nước này đã đạt
được nhiều thành tựu quan trọng, trong đó một số ngành công
nghiệp nặng đã đạt được trình độ hiện đại của thế giới. Chiến tranh
thế giới thứ hai đã đế lại hậu quả nặng nề và lâu dài cho đất nước
này: 34% máy móc trong công nghiệp, 81% tàu bè, 25% công trình
xây dựng bị phá hủy, tổng sản phẩm quốc dân năm 1946 chi bằng
61%, sản lượng công nghiệp bằng 14% và thu nhập quốc dân bình
quân đầu người bằng 55% so vói trước chiến tranh. Trước tình hình
đó, Chính phủ Nhật Bản xác định vừa phải tiến hành khôi phục
nền kinh tế với mục tiêu "đảm bảo an ninh lương thực và cải cách
kinh tế nông thôn", vừa phải tiếp tục đẩy mạnh quá trình hiện đại
hóa đất nước nhằm tạo ra một trật tự công nghiệp mới, linh hoạt
nhằm thích ứng với những biến động của kinh tế trong nước và
quốc tế.

Để thực hiện mục tiêu thứ nhất (đảm bảo an ninh lương thực),
Chính phủ Nhật Bản đã ban hành nhiều đạo luật và thực thi nhiều
chính sách nhằm khuyến khích phát triển và bào vệ lợi ích của
nông nghiệp, nông dân và nông thôn, như: Luật tài trợ cho nông
dân trong trường hợp gặp thiên tai, Luật tăng cường độ màu mỡ
của đất, Luật đất đai nông nghiệp (năm 1947); thực thi chính sách
phát triển nông nghiệp toàn diện, lấy an ninh lương thực làm mục
33 6 MỘT SỐ MÔ H)NH CỒNG NGHIỆP HỎA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

tiêu chính... nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triến cao hơn nữa
(năm 1975). Nhờ những chủ trương đúng đắn đó, 15 năm sau chiến
tranh, nông nghiệp Nhật Bản đã đảm bảo được 102% nhu cầu về
gạo, 91% nhu cầu về thịt, 101% nhu cầu về trứng, 98% nhu cầu về
sữa và 100% nhu cầu về rau...

Trong quá trình thực hiện mục tiêu thứ hai (cải cách kinh tẽ
nông thôn), Chính phủ Nhật Bản tiến hành nhiều biện pháp nhằm
khai thác tối đa các nguồn lực từ bên ngoài và làm cho chúng
thích ứng với điều kiện Nhật Bản theo phương châm kết hợp "kỹ
thuật phương Tây với tinh thần Nhật Bản". Trong vòng 3 thập kỷ
kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, công nghiệp hóa
tại Nhật Bản trở thành hiện tượng "thần kỳ" của cả thế giới. Năm
1972, Nhật Bản trở thành nước sản xuất lớn nhất thế giới về sợi
tổng hợp, sản phẩm cao su, phôi kim loại, ô tô và là nhà sản xuất
lớn thứ ba thế giới về bột giấy, xi măng, thép, đồng và nhômễ Sàn
xuất công nghiệp không chi tăng về số lượng mà còn rất đa dạng
về chủng loại từ cao su tổng hợp, sợi tổng hợp hóa dầu, các sản
phẩm điện tử như tivi màu và các sản phẩm mới khác, đưa Nhật
Bản trở thành một trong những nước có nhiều lợi thế nhất thế giới
về công nghiệp.

Phương pháp chủ yếu và xuyên suốt của Nhật Bản trong việc
tiếp cận với kỹ thuật tiên tiến phương Tây là bằng con đường nhập
khẩu với nhiều hình thức khác nhau: nhập khẩu trực tiếp công
nghệ, mua bằng phát minh sáng chế, khuyến khích người Nhật đi
du học đế tiếp thu những tri thức mới của phương Tây và "nhập
khẩu" cả chuyên gia giỏi từ nhiều nước khác nhau ưên thế giới.
Chính phủ Nhật Bản đã thu hút nhân tài các nước bằng chế độ
lương bổng ưu đãi; khuyến khích các cá nhân và tổ chức tiếp cận
với những người nước ngoài có bằng sáng chế và có bản quyền
thích hợp, mời gọi họ đến Nhật Bản làm việc; thu hút trờ lại những
người đi du học ở nước ngoài... Bằng cách đó, số người nước ngoài
đến làm việc tại Nhật Bản ngày càng nhiều, từ cố vấn kỹ thuật, giáo
viên, nhà đầu tư, cho đến nhà quản lý và thợ lành nghề.
Lựa c h ọ n m ô hình c ô n g ngh iệp hóa cho Việt Nam giai đ o ạn 2011-20 2 0 337

Nhật Bản không chỉ nhập khâu máy móc thiết bị đê sử dụng, mà
còn nhập khẩu cả bằng phát minh sáng chế để nghiên cứu, bắt
chước; không chi học tập phương Tây về kỹ thuật, mà còn học tất
cả các mặt tiên tiến khác về thể chế kinh tế, kinh nghiệm quản lý,
kinh nghiệm phát triến giáo dục.ễ. Điều đặc biệt là, Nhật Bản
không bắt chước nguyên mẫu của nước ngoài, mà họ luôn tìm cách
cải tiến công nghệ nhập khẩu để thích nghi chúng (thích ứng
chuyển đổi). Vì thế, các ngành công nghiệp mới ra đời và phát triến
rất nhanh, và rồi lại nhanh chóng bị thay thế bởi một ngành công
nghiệp khác mới hơn. Đây là bí quyết thành công đê’ rút ngắn thời
kỳ công nghiệp hóa của Nhật Bản, bởi nếu tự mò mẫm đê’ chế tạo
công nghệ mới thì sẽ mất rất nhiều thời gian và tiền của; nhưng nếu
bắt chước vụng về, nguyên xi thì sẽ muôn đời là nước đi sau. Vì
vậy, đối với Nhật Bản việc bắt chước công nghệ và cải tiến công
nghệ cho phù hợp vói điều kiện nội tại là con đường ngắn nhất để
tiến tới nền kinh tế hiện đại. Nhờ đó, về cơ bản đến giữa thế kỷ XX,
Nhật Bản đã khôi phục được nền kinh tế và thiết lập được một "bộ
khung" công nghiệp khá vững chắc.

Đối với Trung Q uốc, sau 30 năm thực hiện công nghiệp hóa
theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, quốc gia này đã tự rút
ra những bài học kinh nghiệm quý báu. Cuối thập niên 1970,
Trung Quốc bắt đầu thực hiện các cải cách mở cửa đê’ phát huy lợi
thế sẵn có về tài nguyên thiên nhiên và sức lao động dồi dào, giá
rẻ; đồng thời tranh thủ tối đa nguồn vốn, công nghệ và đặc biệt là
tri thức từ bên ngoài thông qua ba hướng chủ yếu là thương mại,
đầu tư và du học. Cả ba hướng đó đều tập trung vào một mục tiêu
chung là tiếp thu, học tập những tri thức, thành tựu khoa học - kỹ
thuật và công nghệ mới của thế giới đê’ đẩy mạnh tiến trình công
nghiệp hóa đất nước.

Đế triển khai hướng thứ nhất (mở rộng thương mại), Chính phủ
Trung Quốc đã sớm từ bỏ chính sách độc quyền ngoại thương và
từng bước tự do hóa hoạt động xuất, nhập khẩu. Đặc biệt, Trung
Quốc rất chủ động trong việc mở cửa nền kinh tế. Để không bị phụ
338 MỘT SÓ MO HlNH CONG n g h i ệ p HỒA t r ê n t h ế G lở l v a v i ệ t n a m

thuộc quá sâu vào một thị trường, Trung Quốc thực hiện đa dạng
hóa sản phẩm và đa dạng hóa thị trường. Sự thay đôi trong chính
sách thương mại như vậy đã thúc đẩy quan hệ buôn bán hai chiều
giữa Trung Quốc và các nước phát triên rất nhanh. Tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu của Trung Quốc đã tăng từ 20,6 tỷ đôla năm 1978
lên 510 tỷ đôla năm 2001; 1Ế155 tỳ đôla năm 2004. Trung Quốc đã
vượt lên trên Nhật Bản đê’ trở thành cường quốc ngoại thương thứ
ba của thế giới, chi sau Mỹ và Đưc. Năm 2007, tổng kim ngạch xuất,
nhập khẩu của nước này đạt mức kỷ lục, với 1.760 tỳ đôla, trong đó
kim ngạch xuất khẩu đạt 986 tỷ đôla, chiếm 7,25% tổng kim ngạch
xuất khẩu của thế giớiễ Từ năm 2002, ưên thị trường Nhật Bản,
Trung Quốc đã vượt Mỹ và trở thành nước có thị phần lớn nhất
trong tổng nhập khẩu của Nhật. Còn tại Mỹ, ngay từ năm 2003,
21% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đã xuất sang thị
trường này. Riêng tại thị trường ASEAN, kim ngạch xuất khẩu
hàng công nghiệp của Trung Quốc đã tăng 7 lần trong vòng 10 năm
(1992-2002).

Cơ cấu hàng xuất khẩu của Trung Quốc ngày càng thiên về hàng
công nghiệp. Tỷ trọng hàng công nghiệp trong tổng kim ngạch xuất
khẩu năm 1980 chiếm 48%, năm 1990 tăng lên 78% và 2003 đã lên
tới 92%ễ Còn trong giá trị kim ngạch hàng công nghiệp xuất khẩu,
các sản phẩm đồ điện, điện từ gia dụng, đồng hồ, máy tính cá nhân,
xe máy và các loại máy móc khác chiếm tới 43%.

Thực hiện hướng thứ hai (mờ rộng đầu tư), Trung Quốc đã mở
rộng cừa nền kinh tế đế thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Trung Quốc rất coi trọng nguồn vốn và công nghệ của
phương Tây và xác định "m ở cửa" là để lợi dụng vốn và kỹ thuật
nước ngoài phục vụ hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, trong suốt thập
niên 1980 Trung Quốc đã sử dụng nhiều hình thức như vay vốn,
hợp tác liên doanh, thành lập các đặc khu kinh tế, các thành phố
mở cửa... đi đôi với kiện toàn pháp luật kinh tế đối ngoại, thực
hiện tốt các chính sách ưu đãi, cải thiện môi trường đâu tư đê’ thu
hút vốn từ nước ngoài. Với các chiến lược như "phát triêrt kinh tế 3
Lựa c h ọ n m ô hình c ô n g nghiệp hóa cho Việt Nam giai đ o ạn 2 0 11 -2 0 20 339

ven", hay "làm tổ cho chim phượng hoàng vào đẻ trứng", Trung
Quốc đã thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài, đi cùng với
chúng là kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Hiện nay đã
có gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đầu tư vào
Trung Quốc, trong đó có đến 450/500 công ty xuyên quốc gia hàng
đầu thế giới.
Con đường "thích ứng chuyển đổi" công nghệ nước ngoài của
Trung Quốc được thực hiện theo một chu trình gồm ba giai đoạn:
đầu tiên, thu hút FDI để lắp ráp sản phẩm, gia công theo thiết kế
chế tạo gốc; tiếp theo, thông qua các quan hệ liên kết, liên doanh đê
chuyến sang sản xuất trong nước các sản phẩm thuộc lĩnh vực công
nghệ cao và vẫn giữ nguyên thương hiệu gốc của các tập đoàn
nước ngoài; cuối cùng, tiến tới sản xuất các sản phẩm thuộc lĩnh
vực công nghệ cao nhờ các liên kết, liên doanh nhưng do Trung
Quốc tự thiết kế và mang thương hiệu riêng của Trung Quốc. Có
thê’ thấy, con đường đê’ tiếp cận công nghệ mới của Trung Quốc
cũng có phần giống với Nhật Bản, đó là bắt chước công nghệ và
"thích ứng chuyên đổi" nó. Bằng cách đó, Trung Quốc đã trở thành
"mô hình" mẫu về sản xuất hàng nước ngoài ở trong nước để tiêu
thụ ở nước ngoài. Với cách đi đó, ngày nay sản phẩm của Trung
Quốc đã có mặt tại hầu khắp các nước trên thế giói, kê’ từ những
sản phẩm có hàm lượng lao động giản đơn cao như quần áo, giày
dép, đồ chơi trẻ em..., đến những sản phẩm có hàm lượng công
nghệ cao như ô tô, xe máy, tivi, tủ lạnh, máy điện toán... Thậm chí
nhiều xí nghịêp tại các nước phát triển cũng đã phải chịu thất bại
trước hàng giá rẻ của Trung Quốc.

Còn hướng thứ ba (mờ rộng chương trình du học) được thực
hiện qua con đường học hỏi và kế thừa tiến bộ khoa học công nghệ
của phương Tây (chủ yếu là Mỹ). Mục tiêu phát triển giáo dục của
Trung Quốc được xác định theo ba hướng: Giáo dục hướng về hiện
đại nhằm mục tiêu đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nền kinh tế; giáo
dục hướng tới tương lai nhằm đón đầu các tri thức mới đê đáp ứng
các yêu cầu của nền kinh tế thế giới đang vận động và phát triển;
340 MỘT S ố MÔ HlNH CONG n g h i ệ p h ó a t r ê n t h ế g i ớ i v a VIÊT n a m

và giáo dục hướng ra thế giới nhằm tiếp thu những tình hoa của
nhân loại để vận dụng vào điều kiện đặc thù của Trung Quốc.
Phương châm giáo dục đó đã giúp cho Trung Quốc mở cửa giao
lưu rộng rãi với thế giới bên ngoài để tận dụng cơ hội do thời đại
tạo ra, đồng thcri vẫn giữ được truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đó
chính là bản chất của quá trình công nghiệp hóa kết hợp giữa phát
huy nội lực và "thích ứng chuyển đổi" các yếu tố ngoại lực đê thực
hiện thành công công nghiệp hóa rút ngắn tại Trung Quốc.

Để "học hỏi" một cách hiệu quả, một mặt Trung Quốc đưa người
ra nước ngoài, nhất là đến các nước phát triển đê’ học tập; mặt khác
họ mời người nước ngoài đến Trung Quốc giảng dạy, hoặc đầu tư
vào lĩnh vực giáo dục - đào tạo. v ề mặt thứ nhất, Trung Quốc tạo
điều kiện thuận lợi nhất đế tăng cường số lượng du học sinh, trải
thảm đỏ đón du học sinh trở về, mòi gọi Hoa kiều đóng góp tiền
của và trở về phục vụ đất nước, khuyến khích các nhà khoa học và
các nhà đầu tư dành thời gian công sức, tiền bạc và trí tuệ vào
nghiên cứu, phát minh, sáng tạo khoa học phục vụ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. v ề mặt thứ hai, Chính phủ tạo môi trường để các
chuyên gia nước ngoài đến làm việc tại Trung Quốc, nhất là chuyên
gia trong các ngành công nghệ cao, kêu gọi người nước ngoài bò
vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Nhờ đó, một số công ty lớn
như Siemens, Ericson, Motorola... không chi đến Trung Quốc đê’
xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, mà còn xây dựng cả trường học
đế đào tạo tại chỗ nguồn nhân lực chất lượng cao và thành thạo
nghề nghiệp cho Trung Quốc. Quá trình học hỏi, chuyển giao công
nghệ nước ngoài theo cách đó đã giúp Trung Quốc tiết kiệm được
thời gian và tiền của cho việc nghiên cứu công nghệ mới, cũng như
tiếp nhận chuyển giao công nghệ. Rõ ràng Trung Quốc đã đi trước
khá xa so với nhiều nước khác ở châu Á.

Từ thực tế trên, có thê’ khẳng định: việc kết hợp khéo léo giữa
sức manh nội lực và ngoại lực, đồng thời biết "thích ứng chuyển
đổi" các yếu tố ngoại lực là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến
sự thành công của mô hình công nghiệp hóa rút ngắn tại Nhật Bản
Lựa c h ọ n m ô hình c ô n g nghiệp hóa cho Việt Nam giai đ o ạn 2 01 1-2020 341

và Trung Quốc. Sự kết hợp hai yếu tố đó đã phát huy được tính
tương hỗ giữa chúng, tạo nên sức mạnh to lớn cho phát triển, trong
đó việc dựa vào và phát huy yếu tố nội lực cho phép bảo đảm được
các cân đối chủ yếu, tạo sự phát triển ổn định, bảo vệ được nền
kinh tế quốc gia trước những ảnh hưởng mạnh mẽ của nước ngoài,
và là cơ sở để các yếu tố tích cực từ bên ngoài được đưa vào nền
kinh tế hiệu quả hơn. Còn "sự thích ứng chuyển đổi" thế hiện sự
hội nhập có chuẩn bị, hội nhập chủ động nên sẽ đàm bảo đất nước
có thể duy trì quyền sở hữu (độc lập, tự chủ), tính liên tục của xã
hội và bản sắc dân tộc.

Thực hiện mô hình công nghiệp hóa kết hợp giữa thay th ế nhập khẩu
với hướng vào xuất khẩu và hướng tới công nghệ cao của các NIE châu Á.

Các NIE châu Á là tên gọi quên thuộc để chi những nước (vùng
lãnh thổ) công nghiệp hóa mói thuộc thế hệ thứ nhất, gồm: Hàn
Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore... Các nước, vùng lãnh
thô’ này đã tạo nên những nền công nghiệp tăng trưởng nhanh chưa
từng thấy trong lịch sử.

Ngược dòng lịch sử, trước những năm I960, các NIE châu Á
cũng là những nước nông nghiệp, với tỷ trọng ngành nông nghiệp
chiếm tới 75% lao động và trên 30% GDP. Tuy có những điểm khác
nhau, nhưng tất cả các nước đều có điểm chung là thực hiện kết
hợp và chuyến đổi giữa các mô hình công nghiệp hóa thay thế nhập
khẩu, công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu, và công nghiệp hóa
hướng tới công nghệ cao phù hợp với yêu cầu và mục tiêu đặt ra
trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thế. Điều đó đã tạo nên thành công
của sự nghiệp công nghiệp hóa tại các nước này. Bài học thành
công này của các NIE đã cung cấp những kinh nghiệm quý báu cho
các nước đi sau đế rút ngắn thời kỳ công nghiệp hóa.

Bước đi của các NIE là trong giai đoạn đầu, họ thực hiện mô
hình công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu - công nghiệp hóa hướng
nội (đây củng là mô hình được áp dụng phô biến tại nhiều nước
vào những năm giữa thê kỷ XX về trước). Mô hình này đã giúp các
344 MỘT s ó M ồ HlNH CỒNG NGHIỆP HỎA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

khẩu. Hàng năm, các công ty nước ngoài chiếm đến 70% giá trị
hàng xuất khẩu công nghệ của Singapore.

Việc thực hiện chuyển giao công nghệ thông qua khuyến khích
đầu tư trực tiếp nước ngoài là con đường phố biến tại nhiều nước,
nhưng Hàn Quốc lại thực hiện điều đó chủ yếu bằng các hợp đồng
nhập khẩu công nghệ và bằng sáng chế kỹ thuật. Vì vậy, nếu các dự
án đầu tư nước ngoài trực tiếp đưa công nghệ vào Hàn Quốc thì
phải chấp nhận điều kiện là tỷ lệ góp vốn của đối tác chi dưới 49%ễ
Đê’ làm được như vậy, Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành quy chế
giám sát cần thiết đê’ lựa chọn công nghệ tiên tiến với giá cả phù
hợp; đồng thời đặc biệt chú trọng đào tạo nguồn nhân lực để tiếp
thu, học hỏi và phát triển công nghệ. Ngoài ra, Chính phủ cũng
tăng cường bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển
với mục tiêu là phát triển và hoàn thiện các công nghệ được du
nhập từ nước ngoài và thành lập các cơ quan quản lý, các viện
nghiên cứu đế phổ biến, khai thác và hướng dẫn chuyên giao công
nghệ. Nhìn chung, các NIE đều chú trọng việc nghiên cứu, phân
loại tính chất công nghệ và đặc điếm các kênh chuyển giao đê tránh
nhập những "công nghệ rác", mà đi thẳng vào công nghệ hiện đại,
công nghệ cao. Điều đó đã có tác dụng làm chuyển dịch cơ cấu kinh
tế các NIE theo hướng hiện đại, tạo ra những ngành công nghiệp
mới có giá trị gia tăng cao, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.

Đê hội nhập hiệu quả vào nền kinh tế thế giới, hầu hết các NIE
đều thực hiện nghiêm ngặt nguyên tắc "Xuất khẩu hay là Chết".
Nguyên tắc này vừa nhằm đề cao vai trò trách nhiệm của doanh
nghiệp, vừa tạo ra sức ép đối với doanh nghiệp trên con đường hội
nhập kinh tế quốc tế. Theo nguyên tắc đó, nếu doanh nghiệp nào
không tạo được những sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường
quốc tế thì sẽ không có cơ hội tồn tại, bời chính phủ không "chạy
theo" doanh nghiệp mà chi thực hiện hỗ trợ cho một ngành công
nghiệp nào đó, hay thậm chí một công ty cá biệt nào đó trong thời
kỳ đầu khi còn non trẻ, còn sau một vài năm thì các công tv sẽ phải
tự tồn tại bằng cách xác lập vị trí của mình trên thị trường thế giới.
Lựa c h ọ n m ô hình c ô n g nghiệp hóa cho Việt Nam giai đ oạn 2 0 11 -2 0 20 345

Vì vậy, công ty nào chi quen dựa dẫm vào vị thế độc quyền trên thị
trường nội địa nhờ vào sự hỗ trợ của nhà nước mà không phải đối
mặt với áp lực canh tranh... thì sớm muộn cũng sẽ bị thất bại181.

Như vậy, rõ ràng mô hình công nghiệp hóa kết hợp thay thế
nhập khẩu, hướng vào xuất khẩu và hướng tới công nghệ cao đã
cho phép các nưóc đang phát triển có thê’ vận dụng được những hạt
nhân hợp lý của mỗi mô hình, trong đó đặt trọng tâm vào mô hình
hướng vào xuất khẩu, hướng tới công nghệ cao và lấy mô hình thay
thế nhập khẩu đê’ bổ sung. Sự kết hợp các mô hình này cũng là cách
đê’ các nước đang phát triển tham gia sâu rộng vào quá trình phân
công lao động quốc tế nhằm tranh thủ khai thác tối ưu các nguồn
lực từ bên ngoài, đồng thời phát huy được nguồn lực từ bên trong,
tạo ra sức bật mạnh mẽ và khả năng to lớn để thực hiện công
nghiệp hóa bền vữngỆNgày nay, đối vói các nước thực hiện công
nghiệp hóa muộn, việc thực hiện mô hình công nghiệp hóa xen kẽ
giữa thay thế nhập khẩu và hướng vào xuất khẩu đã trờ thành xu
thế tất yếu, nhưng kết hợp thế nào đê’ đạt đến thành công sự nghiệp
công nghiệp hóa lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có vai trò
của các chính phủ. Vì vậy, kinh nghiệm của các nước đi trước là bài
học bổ ích cho các nước đi sau trong vấn đề này.

Thực hiện công nghiệp hóa kêì hợp giữa sức mạnh của thị trường và sự
dẫn dắt của nhà nước của một sốnước ASEAN.

Trong khối ASEAN, Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái


Lan là những nước tuy kém phát triển hơn các NIE châu Á kế trên,
nhưng lại phát triển cao hơn các nước khác trong khối. Tốc độ công
nghiệp hóa tại các nước này trong những năm gần đây tiến triến rất
n h a n h , đ ư a c á c n ư ớ c n à y trở th à n h n h ữ n g " c o n h ổ " c h â u Á, t r o n g
đó Malaysia, Philippines và Thái Lan đã trở thành các nước công

181 Trước đây, vì đê niu kéo các chaebol (đại tập đoàn), Chính phủ Hàn Quốc luôn xuất
hiện bên cạnh các chaebol đê "giải cứu" khi cần thiết, nhưng hậu quà là các chaebol
trở nên trì trệ, ỷ lại, không có sức "đề kháng", rốt cuộc nhiều chaebol đã bị cuốn theo
cơn lốc khúng hoàng tài chính Đông Á 1997-1998, mà Chính phú Hàn Quốc đã không
đủ sức đ ể cứu vãn.
346 MỘT SÓ MO HlNH CÔNG NGHIỆP HỎA TRÊN THẾ GIỚI VA VIỆT NAM

nghiệp mới thộc thế hệ thứ hai. Các nước ASEAN đều tiến hanh
công nghiệp hóa khác vói các NIE về thời điếm (muộn hơn khoảng
một thập kỷ), về bối cảnh quốc tế (có sự phát triển mạnh mẽ của
cách mạng khoa học - kỹ thuật và xu hướng khu vực hóa, toàn cầu
hóa thương mại đang diễn ra rất sôi động). Mô hình công nghiệp
hóa mà các nước này áp dụng là kết hợp sức mạnh của thị trường
vói sự dẫn dắt của nhà nước. Trong mối quan hệ đó, nhà nước với
ưu thế về tính kế hoạch thống nhất sẽ điều tiết thị trường, còn thị
trường với ưu thế năng động và linh hoạt sẽ điều tiết các doanh
nghiệp, khắc phục những thiếu khuyết của nhà nước. Như vậy có
nghĩa là, tốc độ hoàn thành công nghiệp hóa nhanh hay chậm của
một quốc gia phụ thuộc rất lớn vào vai trò của nhà nước tại chính
quốc gia đó.

Vai trò nhà nước tại các nước ASEAN trong công nghiệp hóa
khác với Nhà nước Liên Xô trước đây. Đó là, Nhà nước Liên Xô
đóng vai trò là người trực tiếp tổ chức, quản lý và thực hiện quá
trình công nghiệp hóa với công cụ chủ yếu là kế hoạch hóa tập
trung cao độ; còn tại các nước ASEAN, vai trò nhà nước được phát
huy trong điều kiện gắn với quan hệ thị trường. Hệ thống điều tiết
của nhà nước tại các nước này được thiết lập không phải chi dựa
vào sức mạnh quyền lực và chi phối tuyệt đối quá trình công
nghiệp hóa, mà nhà nước căn cứ vào thị trường đế định hướng, quy
hoạch, kiếm soát và hỗ trợ công nghiệp hóa theo các mục tiêu của
mình, thông qua việc ban hành các luật lệ, chính sách kinh tế và xây
dựng bộ máy điều hành. Mục tiêu can thiệp của các nhà nước
ASEAN là nhằm làm cho thị trường hoạt động có hiệu quả hơn,
nhờ đó sẽ khai thác triệt đê’ hơn các nguồn lực phục vụ quá trình
công nghiệp hóa. Củng khác với Nhật Bản, nhà nước các nước
ASEAN không chi là người đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ
tầng, đưa ra các chính sách khuyến khích tiếp thu kỹ thuật, công
nghệ của nước đi trước, tôn trọng và nuôi dưỡng sáng kiẽn cá
nhân, mà còn có những chính sách cụ thê’ nhằm tăng cường thu hút
đầu tư trực tiếp, tiếp nhận chuyên giao công nghệ và mỏ rộng
Lựa c h ọ n m ô hình c ô n g nghiệp hóa cho Việt Nam giai đoạn 2 01 1-2020 347

luồng vốn tài chính từ nước ngoài để đẩy nhanh tốc độ công
nghiệp hóa đất nước.

Đê’ thu hút kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến
của nước đi trước phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa một cách
hiệu quả nhất, nhà nước các nước ASEAN đã chủ trương mở rộng
thị trường, tạo môi trường đê’ dòng vốn, công nghệ và chuyên gia
của nước ngoài "chảy" vào nền kinh tế một cách nhanh chóng,
thuận lợi. Chẳng hạn, đế tăng năng lực công nghệ quốc gia, nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, một mặt nhà nước tăng nguồn vốn
đầu tư từ ngân sách cho các hoạt động R&D; mặt khác khuyến
khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực đó... Ngoài ra, các nước còn thực
hiện các chính sách khuyến khích, kêu gọi các nhà khoa học,
chuyên gia kỹ thuật đang ở nước ngoài về nước làm việc và “nhập
khẩu" cả các chuyên gia, kỹ sư giỏi của nước ngoài với chế độ đãi
ngộ đặc biệt. Đó thật sự là những đột phá cho việc đẩy nhanh tiến
trình hiện đại hóa nền kinh tế tại các nước ASEAN.

Để thu hút FDI, chính phủ các nước ASEAN đã mở rộng cửa nền
kinh tế đi kèm với nhiều chính sách ưu việt như: mở cửa không hạn
chế đầu tư nước ngoài, tạo bầu không khí thuận lợi cho đầu tư,
khuyến khích vật chất.ễ. để các công ty đa quốc gia lựa chọn đất
nước mình làm "công xưởng" của thế giới. Chính phủ các nước
ASEAN đều ban hành các chính sách phát triển khoa học - công
nghệ phù hợp với điều kiện của nước mình. Chẳng hạn, Chính phủ
Singapore đã chi ngân sách đê’ xây dựng công viên khoa học - công
nghệ, còn Indonesia và Philippines xây dựng các khu chế xuất...
Kết quả là nhiều công ty từ các quốc gia phát triển đã tìm đến
ASEAN, trong đó nhiều nhất là từ Nhật Bản và Mỹ. Tại Malaysia,
nhờ biết tận dụng những ưu việt của cơ chế thị trường và hội nhập
quốc tế, cơ cấu kinh tế - xã hội đã nhanh chóng chuyên dịch theo
hướng hiện đại, vững vàng bước vào nền kinh tế tri thức. Có thể
thấy, việc tập trung nồ lực phát triển các ngành công nghiệp điện
tử, vi tính, thông tin và viên thông trên cơ sở nguồn công nghệ trực
tiếp và chủ yeu từ Nhật Bàn và các công ty đa quốc gia là sự lựa
348 MỘT S ố MỒ HlNH CONG n g h i ệ p HỔA t r ê n t h ế g i ớ i v à v i ệ t n a m

chọn mang tính quyết định hướng tới tương lai của Malaysia. Đối
với Thái Lan, có thê nhận thấy một sự kết hợp hết sức khéo léo giữa
mục tiêu công nghiệp hóa và thu hút đầu tư nước ngoài qua chính
sách thu hút FDI năng động, liên tục được điều chinh đê’ thích nghi
với từng thời kỳ phát triển đất nước. Thành công của Thái Lan
trong lĩnh vực này là chính sách thông thoáng và được thực hiện
bởi một bộ máy nhà nước hiệu quả. Thái Lan luôn xác định đối tác
trọng điểm để thu hút đầu tư, từ đó xây dựng các bộ phận chuyên
trách riêng biệt cho từng nguồn xuất xứ của nhà đầu tư. Chính sự
chuyên môn hóa và tổ chức này đã đáp ứng nhu cầu cụ thê’ của các
nhà đầu tư nước ngoài có quốc tịch khác nhau.

Thực hiện mô hình công nghiệp hóa kết hợp giữa cơ ch ế thị trường và
chủ nghĩa xã hội, gắn chặt công nghiệp hóa với cải cách và mở cửa của
Trung Quốc.

Trung Quốc là nước đầu tiên trong số các nước tiến hành công
nghiệp hóa theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung thực hiện thành
công cải cách thế chế kinh tế, mà nội dung chủ yếu là chuyên sang
kinh tế thị trường và mở cửa nền kinh tế, xây dựng xã hội xã hội
chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc. Các bước chuyển đó được
tiến hành một cách thận trọng, dần dần và chắc chắn. Cụ thể:

• Sự chuyến hướng mô hình công nghiệp hóa của Trung Quốc


được bắt đầu từ bước chuyển các "công xã nhân dân" thành
"kinh tế nông hộ". Cơ chế đó đã có tác dụng tích cực trong việc
làm tăng sản lượng nông nghiệp, đảm bảo ổn định lương thực
và thực phẩm cho 1,3 tỷ người; quan trọng hơn là chuyển được
một bộ phận đông đảo lao động nông nghiệp sang lĩnh vực
công nghiệp và dịch vụ (khoảng 150 triệu người).

• Điếm thành công nhất và cũng độc đáo nhất trong quá trình
thực hiện công nghiệp hóa theo hướng cải cách và mỏ cửa
kinh tế của Trung Quốc là việc thành lập và phát triển các xí
nghiệp hương trấn - bộ phận cấu thành hữu cơ của mô hình
công nghiệp hóa Trung Quốc. Thực chất đây là bưóc đi đầu
Lựa c h ọ n m ô hình c ô n g nghiệp h óa cho Việt Nam giai đ o ạn 20 1 1-2020 349

tiên đê chuyên mô hình tô chức sản xuất kinh doanh và quản


lý theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường.
Với nguyên tắc hoạt động là "lời ăn lỗ chịu", mô hình xí
nghiệp hương trấn đã tạo được tính tự chủ cao của xí nghiệp.

Sự phát triến các xí nghiệp hương trấn ở Trung Quốc đã đem


lại hiệu quả cao, góp phần quyết định vào việc làm thay đổi
bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn Trung Quốc. Đó là sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ thuần nông, sản xuất tự cung tự
cấp sang sản xuất hàng hóa, sử dụng được phần lớn lao động
dư thừa của nông nghiệp ngay trên địa bàn nông thôn, thúc
đẩy quá trình hiện đại hóa nông nghiệp truyền thống. Có thê
nói, các xí nghiệp hương trấn đã đóng một vai trò đáng kế
trong sự phát triển năng động của kinh tế Trung Quốc trong
thời kỳ cải cách mở cửa, là bằng chứng về sự sáng tạo độc đáo
mang màu sắc Trung Quốc: kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội và
thị trường.

• Bước chuyến từ mô hình công nghiệp hóa theo cơ chế kế


hoạch hóa tập trung bao cấp sang mô hình mới - mô hình kết
hợp giữa thị trường và chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc thê’
hiện tập trung nhất là ở sự chuyên đổi khu vực quốc hữu
sang hoạt động theo cơ chế thị trường. Bước chuyến này được
tiến hành từ từ từng bước, bắt đầu từ những năm 1984 và tạo
sự đột phá thật sự là từ năm 1993. Trung Quốc vẫn luôn xác
định vai trò trụ cột của các xí nghiệp quốc hữu, do đó việc cải
cách khu vực này được tính toán rất thận trọng, đi từ làm thử
ở nhóm nhỏ trước, rồi sau đó mới mở rộng ra theo hướng nới
lỏng dần các thiết chế kiếm soát của thời kỳ kế hoạch hóa tập
trung, đồng thời còi trói dần (hay mờ rộng dần sự tự chú) cho
các doanh nghiệp nhà nước trong kinh doanh. Thực chất, đây
là sự mờ rộng chế độ khoán sản phẩm từ khu vực nông
nghiệp sang khu vực công nghiệp theo kiểu "lấy nông thôn
bao vây thanh thị". Phương châm của Trung Quốc trong cải
cách quan hệ sờ hữu là "quốc thoái dân tiến" và "nắm lớn,
350 MỘT S ố MO HlNH CÔNG NGHIỆP HỎA TRÊN THẾ GIỚI VA VIỆT NAM

buông nhỏ". Các xí nghiệp quốc hữu sau khi hoàn thành kế
hoạch pháp lệnh về nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước thì được
quyền quyết định việc sản xuất "cái gì", "cho ai" và “thế nào"
đê’ đạt hiệu quả cao nhất. Một cuộc cải cách như vậy đã tạo
động lực mạnh mẽ cho hoạt động của các doanh nghiệp nhà
nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

• Thực hiện công nghiệp hóa gắn chặt với cải cách mờ cửa nền
kinh tế được thể hiện rõ nét nhất qua các chính sách cài cách hệ
thống thương mại và khuyên khích đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Về thương mại, Chính phủ Trung Quốc đã từ bỏ chính sách


độc quyền ngoại thương thông qua việc cho phép hàng nghìn
công ty được phép buôn bán quốc tế; cùng vói nó là việc bãi
bỏ các chi tiêu kế hoạch về sản phẩm nhập khẩu và giảm đáng
kê’ hàng rào thuế quan đối với hoạt động này. Cụ thế, Chính
phủ thực thi nhiều chính sách khuyến khích, như duy trì
chính sách tỷ giá hối đoái thực tế có lợi cho xuất khẩu, cho
phép các doanh nghiệp được giữ lại một phần ngoại tệ từ
hoạt động này, cho phép các ngân hàng tham gia giao dịch
ngoại tệ... Nhờ những chính sách như vậy, hoạt động ngoại
thương của Trung Quốc đã phát triển rất nhanh. Kim ngạch
xuất khẩu cả nước tăng từ 36 tỷ đôla năm 1978 lên 300 tỷ đôla
năm 1995 và 986 tỷ đôla năm 2007. Vị trí của Trung Quốc trên
bàn đồ ngoại thương thế giới đã thay đổi. Tỷ lệ xuất khẩu so
với GDP của nước này đã tăng từ 7% năm 1980 lén 15% năm
1990 và lên tới gần 30% những năm gần đây. Từ nám 2002,
Trung Quốc là nước có thị phần lớn nhất trong tổng nhập
khẩu của Nhật Bàn. Hiện nay Trung Quốc là nước xuất khẩu
lớn thứ ba trên thế giới, với tổng kim ngạch xuất, nhập khấu
lên tới 1.760 tỷ đôla, trong đó xuất siêu 212 tỷ đôla.

Về đầu tư, Trung Quốc mở rộng việc thu hút nguồn vốn FDI
thông qua phát triển mạnh các đặc khu kinh tế. Trung Quốc
xác định các đặc khu kinh tế là những “cửa sổ" đế tạo lập các
Lựa c h ọ n m ô hình c ô n g ngh iệp hóa cho Việt Nam giai đoạn 20 1 1-2020 351

kênh chuyển giao kỹ thuật, quản lý và tri thức vào sâu trong
lục địa. Chính đây là nét nổi bật của kinh tế thị trường xã hội
chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc. Thực tế là, ngay từ đầu
thập niên 1980, Trung Quốc đã thành lập bốn đặc khu kinh tế
(lúc đầu chi là khu chế xuất) là Thâm Quyến, Chu Hải, Sán
Dầu và Hạ Môn, sau thêm Hải Nam (đảo). Đến giữa thập niên
đó, Trung Quốc đã hình thành được một "cánh cung" khổng
lồ các đặc khu kinh tế và các thành phố mở cửa ven biển
hướng ra Thái Bình Dương. Hiện nay, Trung Quốc là một
trong SỐ những nước thu hút FDI nhiều nhất của thế giói.
Năm 2007, dòng vốn nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc
(không kê’ lĩnh vực tài chính ngân hàng) đạt 67,3 tỷ đôla (năm
2005: 53 tỷ đôla; 2000: 40 tỷ đôla)ế Các dự án đầu tư nước
ngoài vào Trung Quốc tăng nhanh, góp phần quan trọng vào
việc thay đổi cả chất và lượng của nền kinh tế nước này. Hiện
nay khu vực FDI chiếm hơn 30% tổng giá trị sản xuất và trên
50% tổng kim ngạch xuất khẩu công nghiệp của Trung Quốc.
Trung Quốc đã dần dần thay thế vị trí của Nhật Bản trong
lĩnh vực này182. Điều đó đã khẳng định khả năng sản xuất
hàng giá rẻ và chất lượng cao của Trung Quốc, đặc biệt là đồ
điện gia dụng trên thị trường tiêu thụ của thế giớiể Ngay từ
cuối thập niên 1990, Trung Quốc đã được cả thế giới biết đến
như là một "nhà máy sản xuất khổng lồ của thế giới", và đến
năm 2000, Trung Quốc chiếm 40% tổng lượng sản xuất máy
điều hòa không khí của thế giới, 24% tivi màu, 22% VTR, 11%
máy tính cá nhân, 10% điện thoại di động... Đồ điện, điện từ
gia dụng, đồng hồ, máy tính cá nhân, xe máy và các loại máy
móc khác chiếm tới 43% tổng xuất khẩu năm 2003.

Từ thực tế trên, có thê’ khẳng định sự thành công của mô hình


công nghiệp hóa tại Trung Quốc trong 20 năm gần đây chủ yếu là

182 Các cơ sở sản xuất của Nhật Bản trong các lĩnh vực trên đang dần được chuyên
sang Trung Quốc, còn Nhật Bản chi xuất khấu sang Trung Quốc các sàn phẩm trung
gian, các linh kiện, bộ phận điện từ cao cấp.
352 MỘT s ó MO HlNH CÔNG NGHIỆP HỚA TRẼN THẼ GIỠI VA VIÊT NAM

do ba nguyên nhân. Thứ nhất, do Trung Quốc đã tiến nhanh vào cơ


chế thị trường, nhất là trong lĩnh vực sản xuất. Mặc dù việc cải cách
khu vực doanh nghiệp nhà nước không mấy tiền triển nhưng
ngược lại khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước lại được tạo điều
kiện về cơ chế nên phát triển rất nhanh, đặc biệt là các doanh
nghiệp hương trấn. Thứ hai, do hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài diễn ra sôi động ngay từ những năm đầu sau khi Luật đầu tư
nước ngoài được ban hành (1979), với việc thu hút nguồn vốn và
công nghệ từ các doanh nghiệp nước ngoài, trước hết là sự hưởng
ứng tích cực của tư bản Hoa kiều ở Hồng Kông, Đài Loan và các
nước Đông Nam Á, sau đến các nước từ Âu - Mỹ và Nhật Bản. Thứ
ba, do xác định được con đường công nghiệp hóa riêng của Trung
Quốc nhưng phù hợp vói bối cảnh mới - phát triến kinh tế tri thức
và hội nhập kinh tế quốc tế. Việc thực hiện công nghiệp hóa theo
hướng kết hợp giữa cơ chế thi trường và chủ nghĩa xã hội, gắn chặt
công nghiệp hóa với cải cách và mở cửa, nên chi trong vòng 20 năm
cuối thế kỷ XX Trung Quốc đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao nhất trong lịch sử phát triển của quốc gia này và cũng là cao
nhất thế giới (bình quân tăng 9,8%/năm, năm 2007 tăng 11,4%).
Năm 2004, GDP của Trung Quốc đạt 1.649 tỷ đôla, xếp thứ bảy trên
thế giới; năm 2008 là 3.280 tỷ đôla, đứng thứ tư (sau Mỹ, Nhật Bản
và Đức), và năm 2010 là 5.878,6 tỷ đôla vói GDP bình quân đầu
người 4.500 đôla183.

Như vậy, Trung Quốc đã trải qua hai thòi kỳ, ứng với những mô
hình công nghiệp hóa khác nhau và kết quả công nghiệp hóa đạt
được cũng khác nhau. Nếu mô hình công nghiệp hóa những năm
trước 1980 là thất bại, thì ngược lại mô hình công nghiệp hóa được
thực hiện từ những năm 1980 đến nay đã rất thành công, trỏ thành
một mẫu mô hình công nghiệp hóa mới của Trung Quốc. Đó là mô
hình công nghiệp hóa kết hợp giữa cơ chế thị trường và chủ nghĩa

183 Vào cuối những năm 1980, GDP của Trung Quốc và Việt N am tương đương nhau,
khoảng 200 đôla; đến năm 2008 chi sổ đó của Trung Quốc đã cao hơn Việt N am 2,4 lần
(2.460 đôla so với 1.024 đôla), và năm 2010 gấp 3,85 lần (4.500 đôla so với 1.168 đôla).
Lựa c h ọ n m ô hình c ô n g nghiệp hóa cho Việt Nam giai đ o ạn 2 01 1-2020 353

xã hội, gắn chặt công nghiệp hóa với cải cách và mở cửa nền kinh
tế. Rõ ràng, những thành công của công nghiệp hóa Trung Quốc
trong hơn 20 năm gần đây là nhờ sự lựa chọn và chuyển đổi mô
hình công nghiệp hóa một cách khéo léo và uyển chuyển. Trung
Quốc đã tiến nhanh vào cơ chế thị trường, nhất là ưong lĩnh vực
sản xuất một cách khá hoàn hảo.

Những bài học thất bại cẩn tránh


Lịch sừ công nghiệp hóa thế giói đã cho thấy, không thế có một
mô hình công nghiệp hóa hoàn hảo, mà mỗi mô hình công nghiệp
hóa đều có những điểm hợp lý và bất hợp lý. Vì vậy, không có một
quốc gia nào tiến hành công nghiệp hóa mà không gặp phải những
thất bại nào đó. Mức độ thất bại nặng hay nhẹ, lớn hay nhỏ có tác
động rất lớn đến thời gian hoàn thành công nghiệp hóa của mỗi
nướcệ Xét đến cùng thì sự thất bại của các nước đều xuất phát từ
việc lựa chọn và thực thi mô hình công nghiệp hóa phiến diện,
tuyệt đối hóa một mặt nào đó. Dưới đây là những bài học thất bại
cụ thê’ từ mô hình công nghiệp hóa các nước đi trước, mà những
nước đang công nghiệp hóa như Việt Nam cần phải tránh:

Tuyệt đối hóa vai trò công nghiệp nặng và C Ị iiỳ ê n lực nhà nước

Đây là thất bại được rút ra từ mô hình công nghiệp hóa của Liên
Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Lịch sử đã chứng kiến
sự thành công của công nghiệp hóa ở Liên Xô, nước đầu tiên trong
hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thực hiện công nghiệp hóa và là
nước duy nhất trong khối này thực hiện thành công. Nhưng đáng
tiếc, sự hùng mạnh đó kéo dài không lâu, bởi vào lúc đạt tới những
đinh cao ấy cũng là lúc bộc lộ dấu hiệu sụp đổ.

Mô hình công nghiệp hóa mà Liên Xô và các nước xã hội chủ


nghĩa thực hiện lúc bấy giờ là mô hình dựa vào cơ chế kế hoạch hóa
tập trung, phiến diện với đường lối "Ưu tiên phát triển công nghiệp
nặng". Các nhà nghiên cứu đã phân tích những nguyên nhân khác
nhau dẫn đến sự sụp đổ của mô hình công nghiệp hóa đó, trong đó
354 MỘT SỐ MÔ HlNH CONG n g h i ệ p HỚA t r ê n t h ế g i ờ i v à v i ệ t n a m

xét về mặt hiện đại hóa thì nguyên nhân chủ yếu là ờ đường lối
hiện đại hóa phiến diện, thiếu tính bền vững. Sự phiến diện thê
hiện ở chỗ mô hình này quá coi trọng phát triến công nghiệp nặng
mà không quan tâm đến nông nghiệp và công nghiệp nhẹ (các
nước xã hội chủ nghĩa lúc đó đều dành từ 70-80% tổng vốn đầu tư
từ ngân sách nhà nưóc đê’ phát triển công nghiệp nặng và duy trì tỷ
lệ đó ưong suốt quá trình công nghiệp hóa); quá coi trọng các chi
tiêu kế hoạch cứng nhắc trong giải quyết các mối quan hệ kinh tế,
mà bỏ qua các quan hệ thị trường, không tôn trọng các quy luật
kinh tế khách qu an..ắ Vì vậy, sự thành công của Liên Xô củng chi
dừng lại ở trình độ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất,
không thể tiếp cận được với cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật
tiếp theo.

Lịch sử đã chứng minh rằng, nếu không tính đến đặc điếm thời
chiến thì mô hình công nghiệp hóa theo cơ chế kế hoạch hóa tập
trung là mô hình kém hiệu quả nhất. Mô hình này được hình thành
và thực hiện dựa vào ý chí chủ quan của các nhà nưóc, lại là nhà
nước toàn trị... đã khiến cho tính độc lập, chủ động sáng tạo của cá
nhân cũng như tập thể lao động bị bào mòn và đi đến triệt tiêu. Rút
cuộc là, hiệu quả đầu tư thấp, nền kinh tế tăng trường chậm, không
bảo đảm được hàng tiêu dùng thiết yếu của người dân. Đến cuối
những năm 1970 đầu 1980, nền kinh tế Xô viết bước vào trạng thái
đình đốn. Cuối cùng, mô hình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa dù
đã từng tạo lập cơ sờ vững chắc đê’ Liên Xô chiến thắng trong Chiến
tranh thế giới thứ hai thì chưa đầy 50 năm sau, trong bối cảnh toàn
cầu hóa nó lại trờ thành lực cản bời không thích ứng đưọc.

Việc các nước xã hội chủ nghĩa thực hiện mô hình công nghiệp
hóa này củng có yếu tố hợp lý của nó (cho phép các nưóc này huy
động nhanh chóng các nguồn lực và sừ dụng nó đúng chỗ cần thiết
trong điều kiện bị các nước tư bản chủ nghĩa bao vây, cấm vận gây
ra rất nhiều khó khăn trong việc khai thác thành tựu của các nước
đi trước và tranh thủ công nghệ của nước ngoài), nhưng vì cơ chế
đó tồn tại quá lâu trong điều kiện thiếu hăn một định chế quản lý
Lựa c h ọ n m ô hình c ô n g ngh iệp hóa cho Việt Nam giai đ o ạn 2 01 1-2020 355

xã hội năng động đế điều chinh kinh tế thích ứng và mở ra những


viễn cảnh phát triển mới, nên sự thất bại cũng là tất yếu. Trên thực
tế, mô hình công nghiệp hóa theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung tại
các nước xã hội chủ nghĩa đã không còn tồn tại nữa, song những
kinh nghiệm rút ra từ sự thất bại của mô hình này thì vẫn còn
nguyên ý nghĩa.

Tuyệt đôĩ hóa "thay th ế nhập khẩu" hoặc "hướng vào xuất khẩu"

Vào nửa đầu thế kỷ XX, hầu hết các nước đều thực hiện mô hình
công nghiệp hóa hướng nội, với quan điểm độc lập dân tộc và tự
lực cánh sinh, chủ trương không tham gia vào phân công lao động
quốc tế. Dù hoàn cảnh thực hiện công nghiệp hóa khác nhau,
nhưng những nước thực hiện mô hình công nghiệp hóa hướng nội
(kế cả theo mô hình thay thế nhập khẩu hay mô hình kế hoạch hóa
tập trung) đều giống nhau ở một mục đích công nghiệp hóa là
nhằm khai thác các yếu tố tài nguyên và lao động sẵn có của mỗi
nước. Mô hình này trên thực tế đã tạo được sự phát triển nhất định
trong thòi gian đầu, nhưng chi trong một thời gian ngắn đã bộc lộ
giới hạn của nó, do sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng
khoa học - công nghệ và toàn cầu hóa đã làm thay đổi lợi thế cạnh
tranh trên thế giới. Vì vậy, vào khoảng những năm 1980-1990, tại
nhiều nước thuộc các châu lục khác nhau, tốc độ tăng trưởng kinh
tế đã bắt đầu chậm lại, thậm chí các nước Brazil, Mexico, Argentina,
Nigeria và cả Việt Nam đã rơi vào tình trạng khủng hoảng. Cơ cấu
kinh tế các nước này bị mất cân đối, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội
lạc hậu, nợ nước ngoài cao, hiệu quả nền kinh tế thấp. Ngay cả Mỹ,
nền kinh tế mạnh nhất thế giới hiện nay củng từng phải trả giá cho
việc thực hiện mô hình công nghiệp hóa hướng nội. Sau Nội chiến,
Chính phủ Mỹ đã sử dụng công cụ thuế (nhập khẩu) đê bào hộ sản
xuất trong nước. Chính sách đó, một mặt không khai thác được lợi
thế từ bên ngoài; mặt khác làm cho giới doanh nhân gặp phải khó
khăn khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài vì bị các nước nhập
khâu "trả đũa". Kêt quả là Mỹ không tạo được nguồn vốn cân có đê
tái thiết đất nước.
356 MỘT s ó MÔ HlNH CONG n g h i ệ p HỒA t r ê n t h ế g i ớ i v à VIÊT n am

Còn những nước thực hiện mô hình công nghiệp hóa hướng vào
xuất khẩu, với quan điểm thổi phồng những nhân tố bên ngoài, coi
nhẹ những khả năng bên trong của đất nước, cho rằng sự tăng
trưởng chi có thể đạt được trên cơ sở dựa vào vốn, công nghệ và
viện trợ nước ngoài cũng không mấy thành công. Chẳng hạn, Hàn
Quốc thực hiện mô hình công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu đã
mang lại cho họ nhiều thành công, song nền kinh tế này đã bị
"buộc" chặt vào nền kinh tế thế giới và bị chi phối một cách mạnh
mẽ và rộng lớn, vượt quá sự kiểm soát của nhà nước, kê’ cả việc
hoạch định chính sách kinh tế. Nhìn chung, những nước chi chú
trọng hướng vào xuất khẩu thì nền kinh tế đều bị phụ thuộc thị
trường bên ngoài. Thậm chí, với một số nước đã sừ dụng tới 70-
80% sản lượng sản xuất một số sản phẩm nào đó đê’ xuất khẩu, thì
khi thị trường thế giới biến động (giá tụt giảm hoặc tranh chấp
thương mại), sản xuất trong nước sẽ bị ảnh hường ngay lập tức.
Hay một số nước quá tập trung -xuất khẩu vào một vài thị trường
cũng lập tức ảnh hưởng đến sản xuất trong nước khi thị trường đó
có thay đổi.

Từ sự phân tícih trên cho thấy, việc quá dựa nhiều vào mô hình
thay thế nhập khẩu hay hướng vào xuất khẩu cũng đều là bất lợi.
Trên thực tế, không phải nước nào cũng có thê’ hy vọng nhận được
nguồn lực từ nước ngoài, và nếu có được điều đó ứù nền kinh tế
nước đó củng bị phụ thuộc một chiều vào nước ngoài, rút cuộc là
khó tránh khỏi khủng hoảng kinh tế184. Nhưng nếu chi dựa vào sức
mình mà bỏ qua những cơ hội do thời đại tạo ra thì củng không thê’
đủ sức để tự phát triển. Tuy so với mô hình công nghiệp hóa thay
thế nhập khẩu thì mô hình công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu
có hiệu quả hơn, nhưng nếu chi thiên về xuất khẩu thì con đường

184 Do sự phụ thuộc vào nhau giữa các nền kinh tế mà cuộc khúng hoảng tài chính châu
Á năm 1997 đã lan truyền từ các "trung tâm nhạy cảm " sang các khu vực khác của thế
giới theo tính chất luồng, lan tỏa, Cụ thể, từ trung tâm chấn động là Thái Lan, cuộc
khủng hoảng đã lan tỏa sang Philippines, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bán. rồi sau đó
ảnh hướng đến một loạt quốc gia và vùng lãnh thổ có quan hệ kinh tẽ với khu vực này,
như Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, thậm chí còn lan sang cà Mỹ, EU, Nga, Brazil...
Lựa c h ọ n m ô hình c ô n g n gh iệp hóa c ho Việt Nam giai đ o ạn 2011-20 2 0 357

công nghiệp hóa cũng không dễ chút nào, bởi các nước tiên tiến
cũng có cách để ngăn chặn dòng chảy hàng xuất khẩu từ các nước
mới công nghiệp hóa.

Vì vậy, sai lầm chủ yếu của các nước chính là ở chỗ không biết
lựa chọn kết hợp nhiều mô hình để bổ sung lẫn nhau nhằm phát
huy ưu thế và khắc phục hạn chế của mỗi mô hình để đạt tới hiệu
quả tối đa. Thực ra, những thất bại đó đã được các nước nhận thức
sau một thời gian hàng chục năm thực hiện tuyệt đối hóa một mô
hình công nghiệp hóa. Trong bối cảnh khu vực hóa và toàn cầu hóa,
trên thực tế đã hình thành mô hình hỗn hợp (hướng vào xuất khẩu
đồng thời thay thế nhập khẩu) và nó đang trở thành xu hướng phát
triêh mạnh ở các nước đang phát triển hiện nay và cả ưong tương
lai. Đây không phải là một mô hình mới, mà chi là sự điều chinh
trọng tâm của hai mô hình đã nêu trên, tránh sự cực đoan trong xác
định thị trường và phương hướng phát triển các ngành kinh tế.
Trên thực tế, chính các nước đi đầu trong việc thực hiện mô hình
hướng ngoại (ví dụ Hàn Quốc) lại là những nước nhận thức sớm
nhất những khó khăn của mô hình hướng ngoại và thực hiện điều
chinh theo hướng của mô hình hỗn hợp. Thực hiện công nghiệp
hóa theo mô hình hỗn hợp trên thực tế đã đem lại nhiều thành công
cho các nước trong những thập niên cuối của thế kỷ XX, mà các NIE
và ASEAN là điển hình.

Tuyệt đôí hóa ve mặt kỹ thuật và công nghệ

Một thực tế là, hầu hết các nước đã hoàn thành công nghiệp hóa
đều là những nước phương Tây. Sau hàng trăm nám tồn tại trong
xã hội hiện đại, một điều không thể phủ nhận là các nước phương
Tây đang được thụ hưởng nhiều thành quả do công nghiệp hóa
mang lại. Ngay từ thế kỷ XIX, Cệ Mác đã nhận xét rằng lượng của
cải do chủ nghĩa tư bàn làm ra trong thời gian chưa đầy 100 năm
với lượng của cài do các thế hệ trước làm ra trong hàng chục nghìn
năm là bằng nhau. Và 100 năm tiếp theo, cho đến nay, chủ nghĩa tư
bản với sự phát triển nhanh chưa từng thấy của những thành tựu
358 MỘT S ố MỒ HlNH CỒNG NGHIỆP HỒA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIÊT NAM

khoa học công nghệ không chi làm ra lượng của cải khổng lồ hơn
nhiều lần so vói 100 năm trước, mà còn tạo ra những sản phẩm
công nghệ cao, từ máy hơi nước đến điện, từ máy cái đến rôbốt, từ
vô tuyến điện đến Internet... Theo đó, đòi sống của con người cũng
ngày càng được sử dụng nhiều tiện nghi cao cấp hơn, giàu có hơn
và đỡ nặng nhọc hơn. Nhưng điều đáng tiếc là, chính trong điều
kiện cuộc sống vật chất ngày càng cao, con người dường như lại bị
"kém phát triển", nhiều người đã cảm thấy bị hụt hẫng về ý nghĩa
của cuộc sống. Đó là do khi điều kiện sống vật chất quá đầy đủ, con
người trờ nên "thừa" đối với quá trình sản xuất nên không phải
suy nghĩ, không phải hoạt động. Thực tế tại nhiều nước, mọi công
việc (kế cả suy nghĩ) đều có máy móc làm thay nên con người chi
biết hưởng thụ, kết quả là đã tạo ra những con người thiếu năng về
trí tuệ. Điều này, đến lượt nó lại tạo nguy cơ đe dọa sự phát triển xã
hội trong tương lai.

Như vậy, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà các nước
phương Tây đã dày công tìm kiếm và thực hiện nhằm phát triến lực
lượng sản xuất thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và toàn diện của
con người dường như trong chừng mực nào đó đã đi ngược lại với
mục đích mà họ mong đợi. Một nhà nghiên cứu đã nhận định:
"Tính hiện đại đạt được những thành công to lớn về mặt lý trí hóa
của con người (mà đinh cao của nó là sự chiếm lĩnh những đinh cao
sáng tạo khoa học và kỹ thuật ngày càng mới mẻ và phong phú),
thì cũng chính nó đã thất bại lớn về mặt chủ thê’ hóa của con người.
Trong khi sống với những phương tiện gần như vạn năng, con
người củng trở thành một phương tiện, đánh mất chính bàn thân
mình. Con người thế tục hóa đến mức trở thành trần trụi, mất
những xúc cảm sâu sắc và tình tế, mất những nhu cầu tự khẳng
định, tự thực hiện đê’ đưa con người lên đến những tầm cao tinh
thần mói. Cái thiêng liêng của sự sống con người bị lùi vào dĩ vãng
đế bị thay bằng những cái giá trị thấp kém được ngụy trang. Con
người, khi hiếu ra điều đó, liền rơi vào chán nản, mất hướng"185.

185 w w w .ta la w a s .o rg .
lựa c h ọ n m ô hình c ô n g nghiệp hóa cho Việt Nam giai đ o ạn 2011-2 02 0 359

Điều này giải thích tại sao hiện nay đang có nhiều trí thức phương
râ y quay sang với những di sản mirth triết phương Đông đê’ tìm
kiếm những chiều sâu khác của đời sống con người.

Trước những bài học do công nghiệp hóa coi ằ‘k ỹ thuật và công
nghệ là tất cả" đem lại, thời gian gần đây nhiều nhà nghiên cứu đã
Dắt đầu nhấn manh tới các mặt văn hóa, thậm chí coi những nền
tảng văn hóa của xã hội là một trong những chỗ dựa không thê’
íhiếu được của công nghiệp hóa, là phương tiện có hiệu quả nhất
íê’ khắc phục tình trạng lạc hậu. Theo Paul Bairoch, một chuyên gia
Ighiên cứu về cách mạng công nghiệp thế giới thứ ba, khi nghiên
nni về trường hợp các nước công nghiệp hóa mới ờ châu Á đã kết
.uận những truyền thống văn hóa sâu xa của các dân tộc trở thành
ihững lợi thế đáng kê’ về công nghiệp hóa. Ông cho rằng tính năng
íộng nội tại của các nước đang tiến hành công nghiệp hóa có thê’
lít ngắn và xóa bỏ những khoảng cách tưởng chừng như không thê’
/ượt qua được.

Những điều trên đây đủ cho thấy rằng, cần phải tránh cách thức
tiến hành công nghiệp hóa phiến diện, lấy kinh tế - kỹ thuật để làm
thước đo duy nhất của công nghiệp hóa, hiện đại hóaễ Kiếu công
nghiệp hóa như vậy đã bỏ quên con người, chủ thê’ của công
nghiệp hóaỂMột cách hiếu và cách làm như vậy sẽ mang lại những
hậu quả nguy hại không thể nhận ra ngay, mà có khi phải rất lâu về
sau (thế hệ sau) mới phải trả giá. Do đó, một mô hình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đúng đắn là phải xuất phát từ sự đáp ứng từng
bước những nhu cầu thiết thân và ngày càng cao của chính con
người, của số đông người, tức là phải mang tính nhân văn.

Thực tiễn trên đã cung cấp cho Việt Nam những bài học vô cùng
quý báu. Đó là, phải xác định được một mô hình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa phù hợp đế kết hợp, phối hợp tối ưu các nguồn lực
bên trong và bên ngoài, cho phép tăng tốc, rút ngắn thời kỳ công
nghiệp hóa. Nhưng, về nguyên tắc, chúng ta không thể áp dụng
nguyên xi một mô hình nào, không thể dùng một "đơn thuốc"
360 MỘT SỐ MÔ HlNH CÔNG NGHIỆP HỎA TRÊN THẾ GIỜI VA VIỆT NAM

chung cho mọi "con bệnh", mà phải cố gắng tận dụng những ưu
thế và khắc phục những nhược điểm của mỗi mô hình đê’ chọn
được một cách đi tối ưu.

Thế và lưc mới của Viêt Nam


• •

Gần 50 năm tiến hành công nghiệp hóa, trong đó có hơn 20


năm thực hiện công nghiệp hóa trong điều kiện đổi mới, Việt Nam
đã tạo được nền tảng vật chất cho quá trình công nghiệp hóa
trong những năm tiếp theo. Có thê’ nói, Việt Nam giờ đây đã rất
khác với Việt Nam cách đây 10 năm, lại càng khác xa với Việt
Nam những năm trước 1986. Sự tiến bộ về kinh tế - xã hội đó nói
lên rằng, Việt Nam đang ờ điếm xuất phát cao hơn trước. Đó là cơ
sở quan trọng để chúng ta xây dựng mô hình công nghiệp hóa
trong thời kỳ 2011-2020ẵ

• K ể từ khi Đổi Mới, đặc biệt từ những năm đâu của thếkỷ XXI, rìên
kinh tếV iệt Nam đã bước vào một giai đoạn phát triển mới. Tốc độ
tăng trưởng GDP của nước ta luôn ở mức cao, đứng ở thứ bậc
hai, ba thế giới (sau Trung Quốc và Hàn Quốc). Kê’ từ năm
1990, tốc độ tăng GDP đạt mức bình quân 7,5%/năm, trong đó
năm thấp nhất là 1999, với 4,77% và năm cao nhất là 1995, với
9,54%. Điều đáng chú ý là, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển
dịch theo hướng hiện đại. Tỷ trọng giá trị nông, lâm nghiệp,
thủy sản trong GDP đã giảm xuống với tốc độ khá nhanh (từ
38,74% nám 1990 xuống 10,99% năm 2008), tương ứng tỳ
trọng giá trị công nghiệp xây dựng tăng từ 22,67% lên 39,91%
(trong đó, tỷ trọng công nghiệp chế biến trong khu vực công
nghiệp, xây dựng chiếm 24,3%). Như vậy, so với 20 năm
trước, tiềm lực kinh tế của đất nước đã được mở rộng và tăng
cường hơn, tạo sự chuyến biến cơ bản về năng lực nội sinh đê’
đất nước chủ động hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế
giới. Đây là cơ sở vững chắc để đất nước bước vào giai đoạn
tăng tốc của quá trình công nghiệp hóa.
Lựa c h ọ n m ô hình c ô n g nghiệp hóa cho Việt Nam giai đ oạn 2 01 1-2020 361

• Hệ thống thể ch ế kinh t ế thị trường đã đán được hoàn thiện, là cơ


sở để phát huy mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sau hơn 20 năm đổi mới,
nhiều cơ chế chính sách mới được ban hành đã có tác động
tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội. Chế độ sở hữu và
cấu trúc các thành phần lãnh tế được đổi mới cơ bản, từ sở
hữu toàn dân và sở hữu tập thể (tương ứng là thành phần
kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thê) là chủ yếu đã chuyên
sang nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế đan
xen, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước đã đi vào cuộc sống, trong
đó nổi bật là mọi loại hình doanh nghiệp đều được tự chủ
kinh doanh, được cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, trước
pháp luật; theo đó vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước cũng
có sự đổi mới mạnh mẽ. Nhà nước đã chuyến từ cách thức
can thiệp trực tiếp bằng mệnh lệnh hành chính vào hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sang quản lý bằng
pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các
công cụ điều tiết vĩ mô khác. Điều này đồng nghĩa với việc
thay đối cơ chế phân bổ các nguồn lực đã chuyến từ Nhà
nước (theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung) sang cho thị trường
(theo cơ chế thị trường), làm xuất hiện một động lực kinh tế
mới là cạnh tranh thị trường trên cơ sở hệ thước đo mới (giá
trị) đối với các yếu tố đầu vào cũng như kết quả đầu ra. Một
sự chuyển đổi như vậy vừa tạo động lực, vừa tạo điều kiện đế
huy động sức mạnh toàn bộ nền kinh tế tham gia vào quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đặc biệt, khung khổ pháp lý cho nền kinh tế thị trường đã
dần được định hình và ngày càng hoàn thiện hom. Điều đó đã
tạo môi trường cho việc thực hiện quyền tự do kinh doanh,
phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, nhằm khai thác có
hiệu quả các nguồn lực xã hội tham gia vào quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa (thông qua việc ban hành Luật đầu
362 MỘT S ố MÔ HlNH CÔNG NGHIỆP HÓA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

tư, Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã, Luật phá sản...)/ thúc
đẩy thị trường hàng hóa phát triển, mở rộng lưu thông hàng
hóa trên thị trường nội địa và thị trường quốc tế (thông qua
việc thực hiện các biện pháp dỡ bỏ những mệnh lệnh có tính
chất "b ế quan tỏa cảng" ở từng địa phương; ban hành Pháp
lệnh Hợp đồng kinh tế, Luật dân sự, Luật thương mại, Luật
đầu tư, Quyết định của Chính phủ về quản lý giá, xóa bỏ độc
quyền ngoại thương, nới lỏng về quản lý ngoại hối), v.v.ẽề

Tóm lại, trong thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực
trong việc cải cách thê’ chế kinh tế, tiến hành cải tổ bộ máy nhà
nước (số bộ và cơ quan ngang bộ giảm từ 26 xuống còn 22),
đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, điêh hình là sự kiện gậ,ì>
trong 1" theo hướng phù hợp hơn với kinh tế thị trường củng
như các cam kết hội nhập. Chi tính trong 3 năm 2005-2007,
chúng ta đã sừa đổi và xây dựng mói 27 luật, ban hành hơn
400 văn bản pháp luật liên quan đến 300 loại giấy phép kinh
doanh. ễẵ Đó là những tiền đề kinh tế vô cùng quan trọng,
giúp chúng ta hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, đẩy
tới một bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa đê’ đến năm 2020
trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

• Quan hệ kinh tếđ ôĩ ngoại được mở rộng và phát triển mạnh mẽ, là
động lực để Việt Nam thực hiện mô hình công nghiệp hóa
hướng vào xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu. Kê’ từ
năm 1995, Việt Nam đã thật sự thoát khỏi tình trạng bị cấm
vận kinh tế, quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế mở rộng.
Điều này thế hiện rõ qua hai biến số xuất nhập khẩu và đầu
tư nước ngoài.

Vê đâu tư nước ngoài: Kế từ khi ban hành Luật đâu tư nước


ngoài (năm 1987) đến cuối năm 2009, cả nước đã có hơn
10.330 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép với tông số
vốn đăng ký khoảng 185,176 tỷ đôla (kế cả vốn táng thêm).
Dòng vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò
Lựa c h ọ n m ô hình c ôn g nghiệp hóa cho Việt Nam giai đ oạn 2 0 11-2020 363

quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Đầu tư nước ngoài đã
góp phần đắc lực vào việc mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ
động hội nhập với khu vực và thế giới. Đến nay, đã có 82
nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, trong đó có 21
nước và vùng lãnh thổ đạt trên 1 tỷ đôla. Sự bùng phát của
dòng vốn đầu tư nước ngoài như vậy chứng tỏ các nhà đầu tư
nước ngoài đã tin tưởng vào tiến trình cải cách đổi mới và
triến vọng của nền kinh tế Việt Nam. Chẳng hạn, đầu tư của
Mỹ vào Việt Nam thời kỳ trước năm 2000 là chưa đáng kế,
nhưng kê’ từ sau khi ký Hiệp định thương mại Việt - Mỹ thì vị
trí của Mỹ đã thay đổi từ thứ 10 năm 2002 lên thứ 7 năm 2007
và thứ 1 năm 2009. Đây là nhân tố cực kỳ quan trọng đối với
Việt Nam trong việc thực hiện công nghiệp hóa rút ngắn.

Vê xuất nhập khẩu: Chủ trương mở cửa nền kinh tế được đề


xướng từ năm 1986 đã mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp
tiếp cận với nền kinh tế thế giói, nhờ đó Việt Nam từng bưóc
xác định được vị thế của mình trên trường quốc tế. Đến nay,
Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 225 nước và vùng
lãnh thổ, nhờ đó hoạt động ngoại thương được đẩy mạnh.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng
nhanh. Trong thời kỳ 1996-2000, tốc độ tăng kim ngạch xuất
nhập khẩu hàng hóa đạt mức bình quân 19,5%/năm; thời kỳ
2001-2005 tăng 18,5%/năm; đặc biệt trong 3 năm 2006-2008 đạt
tốc độ tăng cao nhất, tới 24,7%/năm. Tỷ lệ xuất khẩu so với
GDP đã tăng gấp đôi so với 10 năm trước (năm 1998 đạt
34,7%; năm 2008 đạt 71,3%). Giá trị tuyệt đối tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu năm 2008 là 143,322 tỷ đôla, gấp 6,87 lần so
với năm 1998 (đạt 20,859 tỷ đôla). Đặc biệt, đã có một số sàn
phẩm của Việt Nam khẳng định được vị trí trên thị trường thế
giới, như thủy sản, đồ gỗ mỹ nghệ, dệt may, gạo, cà phê...
Nhũng thành tựu về đầu tư và thương mại như vậy là cơ hội
đê Việt Nam du nhập luồng vốn và công nghệ từ các nước
tiên tiến, tranh thủ thị trường các nước đang phát triển đê đây
364 MỘT S ố MÔ HlNH CONG NGHIỆP HỎA TRÊN THẾ GIỚI VA VIỆT NAM

mạnh tiêu thụ hàng hóa, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng hiện đại.

• Vị th ế của Việt Nam đã được nâng cao một bước. Đầu năm 2007,
việc Việt Nam ưở thành thành viên chính thức của WTO và là
đối tác thương mại bình thường vĩnh viễn với Hoa Kỳ (PNTR)
đã mở ra một thị trường rộng lớn đối với nước ta. Tiếp đó,
tháng 10/2007 Việt Nam trở thành thành viên Ban chấp hành
liên minh Nghị viện toàn cầu (AIPA). Trong đó, sự kiện Việt
Nam trở thành thành viên chính thức của YVTO là bước ngoặt
lịch sừ của đất nước, có ý nghĩa to lớn trong quá trình hội
nhập quốc tế, thể hiện tư tưởng "Việt Nam muốn là bạn, là
đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế", tham
gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực. Với tư
cách là thành viên chính thức thứ 150 của WTO, Việt Nam có
vị thế mới, ngang bằng với các đối tác lớn, có uy tín trong
buôn bán và hợp tác đầu tư. Đồng thời đây củng là thuận lợi
mói để Việt Nam trở thành địa điểm đầu tư kinh doanh hấp
dẫn và an toàn trong khu vực và quốc tế.

Cũng vào năm 2007, Việt Nam trở thành ủ y viên không
thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-
2009, tạo thêm cơ hội mới để chúng ta nâng cao hơn nữa vị
thế và hình ảnh của đất nước trên trường quốc tế. Sự kiện này
sẽ tạo thêm niềm tin và lòng tự hào, thúc đẩy mọi người dân
ra sức tham gia đóng góp vào sự nghiệp đổi mới, sớm hoàn
thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Vị thế của Việt Nam còn được nâng cao bởi sự xuất hiện và
tăng trưởng của dòng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.
Tính đến tháng 7/2008, Việt Nam đã có 368 dự án đâu tư vào cả
năm châu lục, với tổng vốn đăng ký 4,39 tỷ đôla, vốn thực hiện
1,2 tỷ đôla. Điều đó phản ánh sức mạnh nội tại, khả năng vươn
ra thị trường thế giới của nền kinh tế. Như vậy chúng ta sẽ chủ
động hơn trong quan hệ kinh tế với các nước.
Lựa c h ọ n m ô hình c ô n g nghiệp hóa cho Việt Nam giai đ oạn 2 0 11-2020 365

Phải khẳng đinh rằng, nền kinh tế Việt Nam đã và đang trong
quá trình hội nhập quốc tế cả chiều rộng và chiều sâu, tạo
được niềm tín cho bạn bè trên thế giới và các nhà đầu tư. Đây
là những bước đệm quan trọng đê’ chúng ta bước tiếp trên con
đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sớm đưa nước
ta vượt ngưỡng "nước đang phát triến có thu nhập thấp"
ngay trong năm 2008..." như khẳng định của Chính phủ tại
kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XII (thực tế thu nhập bình
quân đầu người năm 2008 của Việt Nam đã đạt 1.024 đôla,
năm 2009 ước đạt 1.075 đôla).

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, nền kinh tế nước ta vẫn phải
tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, nhất là khi hội
nhập kinh tế đã bước sang giai đoạn mới, quyết liệt và gay gắt hơn.
Những khó khăn đó chắc chắn sẽ gây nhiều cản trở cho quá trình
công nghiệp hóa trong giai đoạn tới. Những khó khăn thách thức
chủ yếu là:

• Chất lượng tăng trưởng nền kinh tế còn thấp. Tỷ trọng đóng
góp của yếu tố vốn và lao động chiếm tới 77,5%, cao hơn 3 lần
tỷ trọng đóng góp của yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp;
còn giữa vốn và lao động thì yếu tố vốn lại đóng góp cao hơn
yếu tố lao động đến 3 lần. Điều đó cho thấy, tăng trưởng ở
Việt Nam còn nghiêng về số lượng hơn là chất lượng, nghiêng
về chiều rộng hơn là chiều sâu

• Hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp hơn
nhiều so với các nước trong khu vực và quốc tế. Giá trị gia
tăng trong sản phẩm và hiệu quả kinh tế nói chưng của Việt
Nam thua tất cả các nước trong nhóm ASEAN. Tính trong 5
năm gần đây, chi số ICOR của những nước này thường là 3,
nhưng của Việt Nam phải đến 4-5 (thậm chí năm 2008 là 6,92);
lạm phát của Việt Nam có chi số cao nhất, hon cả Trung
Q uốc...). Vì vậy, mặc dù tăng trưởng kinh tế khá cao, nhưng
thực tê khoảng cách phát triển của Việt Nam so với các nước
366 MỘT S ổ M ồ HlNH CỒNG n g h i ệ p HỒA t r ê n t h ế g i ờ i v a v i ệ t n a m

phát triến vẫn chưa giảm, mà còn tăng lên. Hiện tại, năng suất
lao động ở Việt Nam còn thấp hơn rất nhiều so với các nước
và vùng lãnh thổ ở châu Á. Sự yếu kém đó đã và sẽ cản trờ
việc tiếp nhận những tiến bộ khoa học và công nghệ cũng như
khai thác có hiệu quả các nguồn lực khác từ các nước phát
triển. Vì vậy, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ có
nguy cơ kéo dài hơn.

• Nhiều yếu tố của kinh tế thị trường chưa được thiết lập đồng
bộ đang gây cản trở cho các hoạt động đầu tư và sản xuất
kinh doanh. Mặc dù đã có hơn 20 năm xây dựng thế chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, song nhìn lại quá
trình này diễn ra còn chậm, chưa theo kịp yêu cầu của công
cuộc đổi mói. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách chưa
đầy đủ, đồng bộ và chưa thống nhất. Các thị trường cơ bản
như thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ, thị
trường đất đai... chưa được chú ý phát triến đúng mức, trong
khi đó thị trường chứng khoán (loại thị trường cao cấp, thậm
chí xa lạ đối với đại đa số dân chúng) lại được Chính phủ hỗ
trợ phát triển. Vấn đề sở hữu và phân phối trong các doanh
nghiệp nhà nước chưa giải quyết tốt, gây khó khăn cho sự
phát triêh. Vì vậy, sự phân bổ nguồn lực quốc gia vẫn còn
mang nặng tmh tập trung quan liêu, bao cấp. Chính sách tiền
lương còn mang tính bình quân, bao cấp, chưa phù hợp với cơ
chế thị trường. Thêm vào đó, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng
phí vẫn còn nghiêm trọng. Khoảng cách giàu nghèo giữa các
tầng lớp dân cư, giữa các vùng ngày càng lớn. Tất cà những
điều đó đã gây cản trở không nhỏ cho quá trình hội nhập,
khai thác tri thức và công nghệ của các nước phát triển.

• Sau hơn 20 năm đổi mới, nguồn nhân lực nước ta vẫn thuộc
nhóm trình độ thấp. Trong 177 quốc gia và vùng lãnh thổ,
chi số phát triến con người (HDI) năm 1995 của Việt Nam
xếp thứ 112, năm 2008 xếp thứ 105 (tăng 7 bậc), nhưng chi số
giáo dục lại bị giảm từ 0,84 xuống 0,82. Công nhân lành
Lựa c h ọ n m ô hình c ô n g nghiệp hóa cho Việt Nam giai đ o ạn 20 1 1-2020 367

nghề, công nhân kỹ thuật phục vụ các ngành công nghệ cao
ờ nước ta hiện nay còn thiếu nghiêm trọng. Tỷ lệ lao động
qua đào tạo, kê’ cả những người mới chi qua lớp đào tạo
ngắn ngày (không bằng cấp), hiện chi đạt 27,5%. Theo đánh
giá của Tô’ chức Lao động Quốc tế (ILO), Việt Nam đang
đứng thứ 11 trên tổng số 12 nước châu Á về chất lượng
nguồn nhân lực, đạt 32/100 điểm.

Một khi cuộc cạnh tranh hàng hóa dựa trên lao động rẻ và
chất lượng thấp ngày càng mất ưu thế trong nền kinh tế tri
thức, thì nguồn nhân lực nước ta hiện nay đã bất cập với yêu
cầu của nền kinh tế đó. Vì vậy, nguồn nhân lực Việt Nam hiện
nay chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện
đại hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

• Năng lực công nghệ của Việt Nam đang đứng gần cuối bảng
trong khu vực châu Á, thua Thái Lan 49 bậc, Malaysia 65 bậc
và Singapore 81 bậc. Tỷ trọng doanh nghiệp có công nghệ cao
của cả nước mới đạt 20,6% (năm 2006), thấp hơn nhiều so vói
các nước trong khu vực (Philippines: 29,1%; Indonesia: 29,7%;
Thái Lan: 30,8%; Malaysia: 51,1%; Singapore: 73%). Điều đó
dẫn đến tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghệ cao cũng rất thấp.
Năng lực khoa học - công nghệ yếu đã hạn chế khả năng nắm
bắt cơ hội và tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài của các
doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.

YÊU CẢU ĐỐI VƠI Mú HÌNH CÙNG NGHIỆP HÓA THŨNG ĐIỀU
KIỆN Mứl VÀ 0UAN ĐIỂM LỰA CHỌN Mũ HÌNH CÚNG
NGHIỆP HÓA
Những yêu cầu mới đối với mô hình công nghiệp hóa trong
giai đoạn tới

Đại hội X (2006) đã xác định: "Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối
cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta đế rút ngắn
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo đinh hướng
368 MỘT SÓ MO HỈNH CÔNG NGHIỆP HÓA TRÊN THẾ GIỚI VA V I Ệ T NAM

xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri
thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện
đại hóa". Tuy không xác định cụ thê’ tên gọi cùa mô hình công
nghiệp hóa ở nước ta hiện nay song tư tưởng chủ đạo ưên đã thê
hiện quan điểm của Đảng trong việc lựa chọn mô hình công nghiệp
hóa, đó là công nghiệp hóa kiểu mới. Xuất phát từ các quan điếm
và mục tiêu đối vói việc lựa chọn mô hình công nghiệp hóa như đã
phân tích ở trên, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước đi
trước, đồng thời tính đến bối cảnh trong nước và quốc tế, có thê’
nêu lên những đặc điếm cơ bản của mô hình công nghiệp hóa kiểu
mới như sau:

• Công nghiệp hóa được rút ngắn cả về thời gian và bước điẳ

Khái niệm “rút ngắn" ở đây được hiểu là trên cơ sỏ ứng dụng
thành tựu mới của khoa học công nghệ do thời đại tạo ra,
nước đi sau có thể bỏ qua một số bước đi mà các nước công
nghiệp hóa đi trước buộc phải trải qua để giảm thiểu về độ
dài thời gian của thời kỳ công nghiệp hóa. Tức là một nước
công nghiệp hóa muộn có thể thực hiện các chính sách công
nghiệp hóa trên cơ sở phát huy lợi thế của nước đi sau đê’
chuyển nền kinh tế từ trạng thái kém phát triển thành một
nền kinh tế công nghiệp hóa trong một khoảng thời gian ngắn
hơn các nưóc đi trướcể

• Công nghiệp hóa được thực hiện gắn vói hiện đại hóa.

Thực hiện công nghiệp hóa trong điều kiện phát triến kinh tế
tri thức đòi hỏi nền kinh tế của mỗi quốc gia đều phài hướng
tới hiện đại hóa, tức là phải hướng mạnh vào phát triển các
ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch. Gắn công
nghiệp hóa với hiện đại hóa là kết hợp bước phát triển tuần tự
về công nghệ với việc tranh thủ những cơ hội đi tắt, đón đầu
đế hình thành nên những mũi nhọn phát triến theo trình độ
tiên tiến của khoa học - công nghệ thế giới. Việc gắn kết công
nghiệp hóa với hiện đại hóa trong cùng một quá trinh cho
Lựa chọ n m ô hình c ô n g nghiệp hóa cho Việt Nam giai đ oạn 2 0 11 -2 0 20 369

phép chúng ta tránh được sự trùng lặp trong nhiều bước đi có


tính chuyển tiếp và một số khâu trong cơ cấu nền kinh tế. Vì
vậy, đây là cách duy nhất đê’ rút ngắn khoảng cách về trình
độ phát triển so với các nước đi trước.

• Công nghiệp hóa được tiến hành trên cơ sở khai thác tối đa
các lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế, đồng
thời tận dụng được nhiều nhất các lợi thế do thòi đại tạo ra.

Trong thời đại ngày nay, không một nước nào tự đóng cửa
nền kinh tế mà có thể phát triển được, kể cả những nước lón
nhất và giàu nhấtỂĐể đưa nền kinh tế phát triển nhanh với cơ
cấu kinh tế có hiệu quả, các nước đều phải tận dụng lợi thế
của mình, đồng thời khai thác cái hay, cái tốt của bên ngoài
thông qua xuất nhập khẩu, thu hút vốn và công nghệ. Vì vậy,
việc xác định mô hình công nghiệp hóa nước ta hiện nay cần
phải tính đến lợi thế so sánh đê’ kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại, khai thác những ưu thế về vốn, công nghệ,
thị trườngẳ.. của thế giới và khu vực, phát huy tiềm năng về
tài nguyên và lao động trong nước, đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng kinh tế. Nhưng vì lợi thế về tài nguyên và lao động
không bao giờ là lợi thế dài hạn, vì vậy công nghiệp hóa cần
phải hướng tới phát huy lợi thế cạnh ưanh để có thê’ chiếm
lĩnh những công đoạn có giá trị gia tăng cao, có lợi nhuận lớn
trong chuỗi giá trị toàn cầu (tức phát triển những ngành có
khả năng cạnh tranh trong tương lai).

• Mô hình công nghiệp hóa mới có đủ điều kiện đê’ tiếp cận với
sự phát triển kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế quốc tế.

Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế tri
thức đã tạo ra những cơ hội mới cho tiến trình công nghiệp
hóa ở nước ta. Cơ hội mà chúng ta có thê’nhận được là một thị
trường rộng lớn đê’ có thế tiêu thụ sản phẩm; tăng khả năng
thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài thông qua các TNC và
kèm theo chúng là công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý;
370 MỘT S ố MỒ HlNH CÔNG NGHIỆP HỒA TRẼN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

các nguồn viện trợ phát triêh của các nước và các định chế tài
chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ
Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)... Mặt
khác, những thách thức lớn đặt ra là sự cạnh tranh quyết liệt
với các sản phẩm nước khác không chi trên thị trường thế giới
mà ngay cả trên thị trường nội địa (do hàng rào bào hộ bị dỡ
bỏ, do phải thực hiện chế độ đãi ngộ tối huệ quốc và đối xử
quốc gia); là sự gắn kết giữa các quốc gia ngày càng sâu, mà
nếu một nền kinh tế yếu kém chắc chắn sẽ bị thua thiệt, và bị
lệ thuộc vào các nước phát triển. Vì vậy, một khi toàn cầu hóa
đã trở thành xu thế tất yếu thì vấn đề là chúng ta phải xác
định được một mô hình công nghiệp hóa phù hợp đê’ hội
nhập vào nền kinh tế đó một cách có lợi nhất, nhằm rút ngắn
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Tuy nhiên,
cần ghi nhớ rằng sự chuyến giao công nghệ luôn gắn chặt với
những lợi ích giữa trung tâm tiên tiến và ngoại vi lạc hậu
trong hệ thống kinh tế thế giới (do chuyến giao công nghệ
không phải là "cho không"), vì vậy, một mô hình công nghiệp
hóa có đạt đến thành công hay không cuối cùng là do những
yếu tố nội sinh quyết định chứ không phải do những yếu tố
ngoại sinh.

Trong khi đó, chi số phát triển kinh tế tri thức của Việt Nam
so với quốc tế và khu vực hiện còn rất thấp (tỷ lệ 1,9/10).
Nước ta phát triển chủ yếu vẫn dựa vào tài nguyên hơn là trí
tuệ, chú trọng đầu tư hữu hình hơn vô hình... Đó là nguyên
nhân cơ bản dẫn đến nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế. Vì
vậy, đế bảo đảm thành công cho công nghiệp hóa, hiện đại
hóa rút ngắn theo định hướng xã hội chủ nghĩa, sớm đưa
nước ta trở thành một nước công nghiệp, không còn con
đường nào khác hơn là phát triển mạnh kinh tế tri thức.

• Mô hình công nghiệp hóa mới đảm bảo được sự phát triến
bền vững và giữ được định hướng xã hội chủ nghĩa.
Lựa c h ọ n m ô hình c ô n g nghiệp hóa cho Việt Nam giai đ o ạn 2011-2020 371

Việc rút ngắn quá trình công nghiệp hóa đòi hỏi nen kinh tế
phải đạt được tốc độ tăng trưởng cao, nhưng điều đó không
có nghĩa là chúng ta phải hy sinh những mục tiêu khác. Có
nghĩa là, mô hình công nghiệp hóa ở nước ta phải đảm bào cà
mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường trên cơ sở sử dụng
công nghệ có hàm lượng khoa học cao, công nghệ sạch,
những công nghệ tiêu phí ít nguyên vật liệu và nhân lực. Tính
bền vững của sự phát triển còn được thể hiện ở các khía cạnh
về thể chế, trong đó vai trò trung tâm là Nhà nước. Nhà nước
phải tạo ra một môi trường chung ổn định, an ninh về chính
trị - xã hội, thân thiện với môi trường, đề cao các giá trị xã hội
và sự công bằng xã hội.

Công nghiệp hóa không chỉ nhằm đạt tới mục tiêu kinh tế mà
cả mục tiêu xã hội, vì vậy mô hình công nghiệp hóa mới phải
vừa đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế, vừa đảm bảo cho
mọi người dân có cơ hội phát triển năng lực, tham gia có hiệu
quả nhất vào quá trình này. Cụ thệ, dù công nghiệp hóa phải
hướng tới công nghệ cao, năng suất cao nhưng vẫn tạo thêm
ngày càng nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
Nói cách khác, công nghiệp hóa phải hướng tới sự công bằng
trong phát triển, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các
vùng, miềnệ Điều này phản ánh bản chất định hướng xã hội
chủ nghĩa mà mô hình công nghiệp hóa ờ nước ta hướng tới.

• Mô hình công nghiệp hóa mới khắc phục được nhiều nhất
những hạn chế và kế thừa tối đa những ưu điểm của các mô
hình công nghiệp hóa đã tồn tại trước đây.

Quan điểm lựa chọn mô hình công nghiệp hóa trong điều
kiện mới

Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa trong khi một số nước tiên
tiến lại đang trong quá trình phi công nghiệp hóa, tức là họ đã và
đang chuyển sang phát triển những ngành công nghiệp công nghệ
cao, công nghệ sạch thay vì phát triến những ngành công nghiệp
372 MỘT s ó M ồ HlNH CONG n g h i ệ p HỔA t r ê n t h ế GlO l v a v i ệ t n a m

hao phí quá lớn về nhân lực và nguyên vật liệu, gây ô nhiêm môi
trường hiện nay. Dù vậy, đối với một nền kinh tế mà nông nghiệp
còn chiếm ưu thế như Việt Nam thì công nghiệp hóa, với tư cách là
giai đoạn lịch sử quan trọng của sự phát triển lực lượng sản xuất,
vẫn là quá trình tất yếu, không thế bỏ qua. Và một khi đã không thê
bỏ qua tiến trình công nghiệp hóa, vấn đề còn lại là phải lựa chọn
mô hình công nghiệp hóa thế nào đê’ tận dụng được “lợi thế người
đi sau" mà bỏ qua một số bước đi, rút ngắn thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và giảm bớt đau khổ so với các nước đi trước.

Cụ thể, việc xác định mô hình công nghiệp hóa trong những
năm tới cần phải vận dụng các nguyên lý cơ bản sau:

Thứ nhất, mô hình công nghiệp hóa ở nước ta hiện nay phải theo
xu hướng phát triển bền vững. Tức là, trong quá trình thực hiện
công nghiệp hóa, chúng ta không thế hy sinh tài nguyên môi
trường tự nhiên đế đổi lấy tốc độ tăng trưởng kinh tế; không thê’
đánh đổi những giá trị nhân văn cao cả để lấy những giá trị vật
chất mang tính kinh tế thuần túy, dẫn tới suy thoái đạo đức và giá
trị văn hóa. Nói cách khác, công nghiệp hóa là đê’ xây dựng một
nền văn họa hội nhập với thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân
tộc; xây dựng con người Việt Nam phát triển cao vê trí tuệ, phong
phú về tình thần, trong sáng về đạo đức và cường tráng về thế chất.

Thứ hai, mô hình công n g h iệ p hóa phải bám sát xu thế vận động
của kinh tế thế giới nhằm khai thác được tối đa những cơ hội do
toàn cầu hóa và kinh tế tri thức tạo ra. Thế giói ngày nav đang biến
đổi không ngừng, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ đòi hòi tiến
trình công nghiệp hóa không chi nhằm trực tiếp đáp ứng yêu cầu
phát triển của nền kinh tế nước nhà, mà còn phải tạo dựng một nền
kinh tế có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Thực tế
hiện nay, năng lực cạnh tranh của hầu hết các sản phẩm của nước
ta đều rất thấp, vì vậy chúng ta sẽ bị mất lợi thế trong quan hệ kinh
tế với các nước. Điều đó đòi hòi mô hình công nghiệp hóa ở nước ta
phải tiếp cận được với nền kinh tế thế giói, nhất là các nén kinh tế
Lựa c h ọ n m ô hình c ô n g nghiệp hóa cho Việt Nam giai đ oạn 2011-2 0 20 373

phát triển, nếu không quá trình công nghiệp hóa đó sẽ ít có cơ may
thành công.

Vì vậy, phải đặc biệt coi trọng việc chuyển giao công nghệ vào
Việt Nam, bởi đây là khâu quyết định thành công của công nghiệp
hóa nhưng lại là khâu yếu kém nhất của nước ta hiện nay. Nhưng
đê’ tiếp thu có hiệu quả các nguồn lực khác từ bên ngoài thì đòi hỏi
phải tăng cường các yếu tố nội sinh, trước hết là nâng cao số lượng
và chất lượng nguồn nhân lực, nhất là đội ngủ chuyên gia (đặc biệt
là chuyên gia quản lý) và nhân viên kỹ thuật.

Thứ ba, mô hình công nghiệp hóa ở nước ta hiện nay phải cho
phép tránh được những thất bại mà các mô hình có trước đã gặp
phải và chắt lọc được những thành công từ các mô hình đóắ Nói
cách khác, đó phải là một mô hình mà khi thực hiện nó chúng ta sẽ
ít phải trả giá nhất về mọi phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa
xã hội và môi trường, đồng thời lại thu về được nhiều nhất của cải
và mọi nguồn lực khác (khoa học, công nghệ, tri thức, năng lực
quản trị đất nước, năng lực lãnh doanh, vốn và quyền năng con
người, vốn xã hội, tầm cao văn hóa mói...)/ đáp ứng tốt hơn và
nhanh hơn những đòi hỏi của nền kinh tế hiện đại.

Thứ tư, mô hình công nghiệp hóa ở nước ta hiện nay phải vừa
cho phép phát triển kinh tế nhanh hướng tới "dân giàu, nước
mạnh", vừa đảm bảo sự ổn định chính trị, an ninh và an toàn cho
cuộc sống, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong điều
kiện toàn cầu hóa, để tiến kịp thời đại, Việt Nam cần phải xây
dựng nền kinh tế năng động và có hiệu quả cao trên cơ sở hoàn
thiện thế chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và có
một cơ cấu kinh tê hiện đại; nhưng đồng thòi phải thực hiện tốt
chương trình giảm nghèo bền vững, thực hiện công bằng đê’ phát
huy tối đa sức mạnh của mỗi công dân; dân chủ đê phát huy sáng
tạ o c ù n g v ớ i g ià i p h ó n g n ă n g lự c c ủ a m ỗ i n g ư ờ i d â n , tạo cơ h ộ i

cho mỗi người làm việc sáng tạo, có kết quả và gắn kết xã hội, tạo
ổn định đế phát triển.
374 MỘT S ố M ô HlNH CÔNG NGHIỆP HỎA TRÊN THẾ GIỚI VA VIỆT NAM

Thứ năm, mô hình công nghiệp hóa nước ta phải được rút ngăn
về bước đi và thời gian so với các nước đi trước. Có nghĩa là, chúng
ta phải có một mô hình công nghiệp hóa cho phép đi nhanh tới hiện
đại trên cơ sở tạo ra và duy trì một tốc độ tăng trường kinh tế cao
và liên tục trong một thời gian dài. Đảng gọi đó là sự kết hợp công
nghiệp hóa và hiện đại hóa. Chúng ta có thê’ thực hiện được điều đó
bởi chúng ta có lợi thế của nước đi sau, nhờ đó có điều kiện tiếp thu
những thành tựu và kinh nghiệm của các nưóc đi trước đế có thê’ bò
qua một số quy trình mà các nước đi trước đã thực hiện đê’ tiến
thẳng vào các quy trình và sản phẩm mới, đón đầu các công nghệ
hiện đại.

PHÁC HỌA MÔ HÌNH CỦNG NGHIỆP HÓA THỜI KỲ 2 0 1 1 -2 Ũ 2 0


Lịch sử đã ghi nhận nhiều mô hình công nghiệp hóa cũng như
những bài học kinh nghiệm rút ra từ các mô hình đó, tuy nhiên
kinh nghiệm công nghiệp hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế
giới và phát triển kinh tế tri thức dường như chưa có. Vì vậy, cần
xem xét, tính toán lại toàn bộ vấn đề công nghiệp hóa của Việt Nam
trong bối cảnh mới đó. Thêm vào đó, chúng ta không thê áp dụng
nguyên xi bất kỳ mô hình có sẵn nào, bởi trên thực tế không có mô
hình nào hoàn hảo; hơn nữa, một mô hình có thể là rất thành công
đối với nước này nhưng lại không thành công đối với nước khác do
điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính trị và lịch sừ của mỗi nước
khác nhau. Chẳng hạn, mô hình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
đã khá thành công tại Liên Xô vào những năm đầu thế kỷ XX song
lại không thành công tại Trung Quốc, Việt Nam và một số nước
khác vào nửa cuối thế kỷ; hay mô hình công nghiệp hóa hướng vào
xuất khẩu được nhiều nước áp dụng nhưng lại chi có các NIE châu
Á đạt thành công...

Vì vậy, muốn thoát khòi nghèo nàn lạc hậu, nưóc ta phái tiến
hành công nghiệp hóa đất nước. Tuy nhiên trong bối cảnh quốc tế
hiện nay, việc tiến hành công nghiệp hóa không chi nhằm mục tiêu
đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất nước (mục tiêu trực tiếp), mà
Lựa c h ọ n m ô hình c ô n g ngh iệp hóa cho Việt Nam giai đ o ạn 2 0 11-2020 375

còn phải hướng tới mục tiêu làm cho sản phẩm xác lập được vị thế
trên thị trường và sinh lãi nhiều nhất, tiếp thu được các nguồn lực
về khoa học, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý, năng lực
kinh doanh và vốn... từ các nước ở mức tối đa nhưng lại ít phải trả
giá nhất. Đê’ làm được như vậy, Việt Nam cần phải lựa chọn được
một mô hình công nghiệp hóa của riêng mình, vừa phù hợp với
điều kiện và yêu cầu của nền kinh tế đất nước, vừa phù hợp với xu
hướng vận động chung của thế giới. Nếu chúng ta lựa chọn được
mô hình công nghiệp hóa như vậy thì sẽ huy động được toàn bộ
năng lực của đất nước, đặc biệt là năng lực trí tuệ vào sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhờ đó rút ngắn được khoảng cách
tụt hậu so với các nước phát triến; còn nếu không thì kết quả sẽ
ngược lại. Song cần nhớ rằng mô hình công nghiệp hóa của chúng
ta là phải do chính chúng ta lựa chọn chứ không thê’ lặp lại các mô
hình có sẵn của nước khác, bởi chi có như vậy mới bảo đảm được
rinh hiện thực của nó.

Dưới đây sẽ giói thiệu hai trong số các mô hình công nghiệp hóa
được một số nhà nghiên cứu phác họa cho thời kỳ 2011-2020.

MÔ hình 1

Định dạng mô hình công nghiệp hóa

Cho đến nay đã có nhiều mô hình công nghiệp hóa được thực
hiện tại nhiều nước trên thế giới, trong đó mỗi mô hình đều có
những ưu điếm và hạn chế nhất định. Điều đó đặt ra yêu cầu đối với
việc lựa chọn mô hình công nghiệp hóa ở nước ta hiện nay là không
nên vận dụng "rập khuôn" một mô hình nào đó; nhưng cũng không
thể tự mày mò tìm kiếm lý luận riêng cho mình mà bỏ qua kinh
nghiệm các nước, bởi cả hai trường hợp này đều là những khuynh
hướng sai lầm. Có nghĩa là, việc lựa chọn mô hình công nghiệp hóa
hiện nay phải được xây dựng trên cơ sở phân tích và đánh giá đúng
điều kiện trong và ngoài nưóc cũng như các nhân tố của sự phát
triển. Về nguyên tắc, không thể áp dụng nguyên xi một mô hình, mà
376 MỘT S ố MO HlNH CÔNG NGHIỆP HỎA TRÊN THẾ GIỚI VA VIỆT NAM

phải CỐ gắng tận dụng những ưu thế và khắc phục những nhược
điểm của mỗi mô hình đê’ chọn được một mô hình tối ưu.

Xuất phát từ các đặc điểm của công nghiệp hóa trong điều kiện
mới, tham khảo những kinh nghiệm cả thành công và thất bại của
các nước trong quá trình lựa chọn và thực hiện mô hình công
nghiệp hóa, có thế phác họa mô hình công nghiệp hóa cho Việt
Nam thời kỳ 2011-2020 là: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút
ngắn, đảm bảo tính bền vững trên cơ sở kết hợp sức mạnh dân tộc
và sức mạnh thời đại.

Mô hình này rõ ràng không giống với mô hình công nghiệp hóa
đã được chúng ta thực hiện trong quá khứ, mà mô hình tích hợp
được nhiều nhân tố tích cực của mỗi mô hình trước đây, nó cho
phép vừa khai thác được nguồn lực bên trong, vừa tận dụng nguồn
lực bên ngoài; vừa sử dụng được những điều kiện hiện có, vừa đón
đầu được những điều kiện do thời đại tạo ra. Vì vậy, đó chắc chắn
sẽ là mô hình cho phép chúng ta tăng tốc đê’ đạt tói trình độ một
nước công nghiệp trong thòi gian ngắn hơn.

Các điều kiện tiên quyết hiện thực hóa mô hình công nghiệp hóa

Về lý luận, những nước công nghiệp hóa muộn đều cần phải và
có thế thực hiện mô hình công nghiệp hóa rút ngắn. Thực tế đã cho
thấy việc thực hiện công nghiệp hóa rút ngắn, kể cả rút ngắn kiểu
cổ điển và rút ngắn hiện đại, đều cho phép các nước đi sau ưánh
được nhiều thế kỷ nỗ lực và đau khổ mà các nưóc đi trước đã trải
qua. c. Mác từng nói: Một xã hội dù đã tìm ra được quy luật tự
nhiên của sự tự vận động, nhưng vẫn không thế vượt qua và cũng
không thể dùng pháp lệnh đế thủ tiêu giai đoạn phát triển của tự
nhiên, nhưng nó có thê’ cho phép rút ngắn thời gian và giảm bớt
đau khổ... Vấn đề là, liệu chúng ta có thê’ rút ngắn thời kỳ công
nghiệp hóa được đến mức nào? Điều đó trước hết phụ thuộc vào
việc lựa chọn mô hình công nghiệp hóa, sau nửa là phụ thuộc vào
những điều kiện bên trong và bên ngoài nhất định, trong đó những
điều kiện vừa mang tính tiền đề, vừa mane h'nh giài pháp là:
Lựa c h ọ n m ô hình c ô n g nghiệp hóa cho Việt Nam giai đ o ạn 20 1 1-2020 377

CÓtiến để kinh tế - kỹ thuật do nước công nghiệp hóa đi trước tạo ra

Trước hết và là điều kiện quan trọng nhất đế rút ngắn thời kỳ
công nghiệp hóa là phải có sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng
sản xuất, khoa học kỹ thuật và công nghệ do các nước đi trước tạo
ra, để các nước đi sau có thể nhận chuyển giao công nghệ từ các
nước này (và các nước đi trước cũng sẵn sàng làm điều đó đế bước
sang một thế hệ công nghệ mới). Đó chính là lợi thế mà các nước đi
trước không thể có được. Điều này lý giải tại sao các nước đi trước
phải mất một thời gian rất dài để tạo dựng lực lượng sản xuất đó.
Ngược lại, các nước công nghiệp hóa muộn, khi tiến hành công
nghiệp hóa đã có sẵn các tiền đề vật chất do thòi đại tạo ra, nên có
thế đi thẳng vào công nghệ hiện đại, công nghệ cao để phát triển
kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, rút ngắn khoảng
cách so với các nước đi trước, thậm chí trong một số lĩnh vực còn có
thế vượt nước đi trước.

Thực tế cho thấy, nước Anh một mình thực hiện công nghiệp
hóa, không có bất kỳ sự trợ giúp nào từ bên ngoài nên phải tự mò
mẫm từ việc nghiên cứu đến triển khai, do đó phải trải qua hàng
trăm năm mới chuyển được nền sản xuất nhỏ dựa trên kỹ thuật thủ
công thành nền sản xuất lớn, dựa trên kỹ thuật cơ khí. Cụ thể, năm
1733 Anh đã phát minh ra "thoi bay" (bởi John Kay), giúp người
thợ dệt không phải lao thoi bằng tay và năng suất lao động tăng
gấp đôi; nhưng phải mất tới 32 năm nửa (năm 1765) mới chế tạo
được chiếc xa kéo sợi kéo 8 cọc sợi một lúc (bởi James Hagreaves);
rồi 4 năm sau (năm 1769), Richard Arkrwight mới cải tiến việc kéo
sợi bằng súc vật thay cho kéo sợi bằng tay; và đến năm 1785, linh
mục Edmund Cartwright mới phát minh ra máy dệt vải thật sự.
Chiếc máy này đã làm năng suất dệt vải lên tới 40 lần. Như vậy, để
có được một chiếc máy dệt hoàn chỉnh, nước Anh đã phải chờ đợi
hom nửa thế ký (52 năm), và đế những chiếc máy dệt đó được ứng
dụng phổ biến thì phải chờ đến tận những năm 1820-1830 (khoảng
40 năm nữa). Trong khi đó, với Mỹ, những tiền đề kỹ thuật cho sự
ra đời của nền công nghiệp nước này về căn bản đã được cuộc cách
378 M Ộ T S ổ MO HlNH C Ô N G N G H IỆP H Ổ A TR ÊN T H Ế G lO l VA V IỆ T NAM

mạng công nghiệp ở Anh tạo ra từ trước đó. Trên cơ sò tiếp nhận
"luồng di cư" của kỹ thuật nước Anh, khoa học kỹ thuật nước Mỹ
củng đã có sự phát triển hết sức nhanh chóng. Chi trong vòng chưa
đầy một thập kỷ (1851-1860), tại Mỹ đã có tới 23.140 phát minh kỹ
thuật được cấp bằng, giúp nước này rút ngắn thòi kỳ công nghiệp
hóa hơn so với Anh.

Đến lượt Nhật Bản, dù đã có một số tiền đề kinh tế do Anh và


Mỹ tạo ra song quốc gia này chi có thể vận dụng và rút ngắn giai
đoạn phát triển công nghiệp của mình hơn hai nước đó, chứ vẫn
chưa đủ lớn đê’ "nhảy vọt" sang kỹ thuật hiện đại trong thời gian
ngắn hơn như các NIE và ASESAN sau này. Chẳng hạn, trong
ngành dệt bông, phải đến giữa thập niên 1880 Nhật Bản mới thay
thế được tình trạng kéo sợi từ sử dụng lao động thủ công sang sử
dụng bằng máy móc, và phải sau đó hơn chục năm (đến năm 1897)
ngành công nghiệp sản xuất sợi của Nhật Bản mới đứng vững, trờ
thành một ngành công nghiệp xuất khẩu. Ngược lại, các NIE châu
Á đã tiến kịp Nhật Bàn trong lĩnh vực này vào đầu thập niên 1970,
còn các nước ASEAN-4186 đuổi kịp Nhật Bản vào thập niên 1980, và
đến cuối thập niên đó Trung Quốc cũng đuổi kịp Nhật Bản. Như
vậy, đế đuổi kịp Anh và Mỹ, Nhật Bản cần một khoảng then gian
rất dài, còn để đuổi kịp Nhật Bàn, các nưóc sau này chi cần khoảng
thời gian ngắn hơn do được kế thừa các thành tựu khoa học-kỹ
thuật của các nước đi trước. Để chứng minh điều này, hãy xem xét
thêm một ví dụ về việc sản xuất tivi màu. Vào thập niên 1970 mới
chi có Nhật Bàn sản xuất mặt hàng này, nhưng đến cuối thập niên,
ngành này đã bắt đầu phát triển tại Hàn Quốc và Đài Loan, rồi tại
Malaysia và Thái Lan từ cuối thập niên 1980, tiếp đó Trung Quốc
trở thành nước sàn xuất tivi màu nhiều nhất thế giới từ nửa sau
thập niên 1990.

So với Nhật Bàn, các NIE và ASEAN có ưu thế hơn trong việc
thừa hường những thành tựu công nghệ của nước đi trước. Sự hình

186 Các nước ASEAN -4 gồm: Malaysia, Philippines, Indonesia và Thái Lan.
Lựa c h ọ n m ô hình c ô n g nghiệp hóa cho Việt Nam giai đ o ạn 2 01 1-2 02 0 379

thành khuôn mẫu công nghệ - kỹ thuật mói dựa trên sự phát triển
của nền kinh tế tri thức. Những công nghệ mới, công nghệ cao như
công nghệ sinh học, công nghệ vi điện tử, công nghệ vật liệu mới,
công nghệ thông tín, công nghệ viễn thông, người máy kỹ thuật...
đã tạo những "bệ phóng" đế các nước này tăng tốc, đuổi kịp Nhật
Bản và các nước đi trưóc khác. Các nước đi sau không chi nhận
được sự chuyển giao từ các nước đi trước về công nghệ - kỹ thuật,
mà còn tiếp thu cả thế chế (như tổ chức tín dụng - ngân hàng, các
hình thái công ty, các phương thức hoạt động ngoại thương, kỹ
năng quản lý)..., nhờ đó tránh được những rủi ro nếu phải tự tìm
kiếm một mô hình phát triển mới.

Về tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng tương tự. Nhờ lợi thế của
nước đi sau, các nước công nghiệp hóa muộn thường có những
bước tiến dài và nhanh hơn các nước đi trước. Chẳng hạn, nếu Anh
phải mất đến 58 năm mới tăng được thu nhập quốc dân bình quân
đầu người lên gấp đôi; thì Mỹ nhờ được thừa hưởng những thành
tựu kỹ thuật do Anh tạo ra, lại có sự hỗ trợ của thị trường châu Âu
nên chi mất 47 năm để đạt được mức tăng trường đó, rút ngắn 11
năm so với Anh; Nhật Bản đi sau lại rút ngắn xuống còn 24 năm;
đến Hàn Quốc thì chi mất 11 năm, chưa bằng 1/5 thời gian so với
nước đi đầu tiên.

Như vậy, các nước đi đầu trong tiến trình công nghiệp hóa, do
không có sự trợ giúp từ bên ngoài, phải tự mò mẫm nên công nghệ
mới được tạo ra rất chậm và ít; trong khi đó các nước đi sau do được
"thừa hưởng" công nghệ các nước đi trước tạo ra nên đã nhanh
chóng có được những công nghệ hiện đại nhất đế rút ngắn thời kỳ
công nghiệp hóa của mình. Nhờ đó, các nước này thực hiện bước
chuyến dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, tạo ra nhiều ngành
công nghiệp mới có giá trị gia tăng cao, tạo khả năng giao lưu và
cạnh tranh quốc tế, có điều kiện để đuổi kịp các nước đi trước.

Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa khi thế giới đã trải
qua quá trình đó hàng trăm năm, trong đó có tới 29 nước đã hoàn
380 MỘT s ó MO HlNH CÔNG NGHIỆP HỎA TRÊN THẾ GIỜI VÀ VIỆT NAM

thành công nghiệp hóa, trở thành nước phát triển và 15 nước trở
thành nước công nghiệp hóa mới. Thêm vào đó, sự phát triên
nhanh chóng và mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ
thế giới đã có tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế —xã hội của
Việt Nam, giúp nước ta có thể "đảo ngược" lôgic phát triển thông
thường để rút ngắn thời kỳ công nghiệp hóa. Chúng ta có điều kiện
áp dụng các thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ ngay
từ đầu (thông qua nhập khẩu), bỏ qua một số bước trung gian
trong phát triển để đạt tới trình độ hiện đại nhất trong thời gian
ngắn hơn so với các nước đi trước (các nước tiến hành công nghiệp
hóa trước đây phải phát triển khoa học và kỹ thuật theo trình tự:
khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng, rồi phổ cập kỹ thuật tiên tiến
trên diện rộng; còn chúng ta có thể đi thẳng vào kỹ thuật tiên tiến).
Tương tự, chúng ta có thể sớm xây dựng được hệ thống kết cấu hạ
tầng hiện đại nhờ sự trợ giúp, đầu tư của các nước phát triến ngay
khi nền kinh tế của chúng ta chưa phát triển (đối với các nước đi
trước, hệ thống kết cấu hạ tầng được phát triến sau cùng trong quá
trình cách mạng công nghiệp)ỂChắc chắn đó là những tiền đề rất
quan trọng để Việt Nam có thê’ rút ngắn thời kỳ công nghiệp hóa
của mình.

Nói cách khác, là nước đi sau, Việt Nam có rất nhiều cơ hội đê’
lựa chọn công nghệ tiên tiến mà không nhất thiết phải tự phát minh
và củng không phải trải qua những bước phát triển tuần tự về công
nghệ với thòi gian hàng trăm năm như các nước đi đầu từng trải
qua. Nhưng cần nhớ rằng, đê’ chuyến giao công nghệ mới từ các
nước phát triển một cách hiệu quả, đòi hỏi phải có những điều kiện
trong nước tương thích. Đó là phải có một nguồn nhân lực trình độ
cao đủ sức nắm bắt và áp dụng công nghệ hiện đại một cách sáng
tạo vào điều kiện cụ thê’ của Việt Nam; phải có một chính phủ đủ
năng lực đế điều hành nền kinh tế trong bối cảnh phát triéin kinh tế
tri thức và hội nhập kinh tế quốc tế.
Lựa c h ọ n m ô hình c ô n g nghiệp hóa cho Việt Nam giai đ oạn 2011-2 02 0 381

Hội nhập sâu rộng vào nển kinh tế thị trường thế giới

Với đặc trưng cơ bản là một thể chế thống nhất, không cát cứ,
không cấm đoán, không có rào cản..., nền kinh tế thị trường tạo khả
năng giải quyết nhanh nhạy các vấn đề kinh tế - xã hội đặt ra, do
đó được coi là phương thức tích lũy vốn hữu hiệu đế tăng trưởng
kinh tế. Nguyên tắc của thị trường là giới doanh gia tự do di
chuyển vốn, sản xuất và phân phối các nguồn tài lực một cách hợp
lý và có hiệu quả nhất, còn vai trò nhà nước là điều không thế thiếu
đối với sự tiến bộ xã hội nhưng cũng chi can thiệp khi cần thiết. Vì
vậy, chi có thông qua thị trường các nước đi sau mới có cơ hội nắm
bắt những thành tựu của nước khác tạo ra, cũng như chuyến giao
những thế mạnh của mình cho nước khác. Kinh tế thị trường càng
phát triển thì những cơ hội này càng lớn, đồng thòi việc nắm bắt cơ
hội đó sẽ tác động mạnh mẽ đến hiệu quả tiến trình công nghiệp
hòa nền kinh tế.

Công nghiệp hóa tại Anh trước đây tuy không có sẵn tiền đề kỹ
thuật để áp dụng như các nước đi sail/ nhưng nước này đã có sự hỗ
trợ của thi trường thế giới nên đạt được thành công. Lúc đó, Anh
đã biết dựa vào nền kinh tế của nhiều nước để tạo nguồn lực cho
công nghiệp hóa đất nước. Thông qua con đường "thương nghiệp
tam giác", Anh đã phát huy được lợi thế của mình, khai thác lợi thế
của nước khác để tạo vốn cho công nghiệp hóa. Nguồn vốn thu
được từ hoạt động ngoại thương được đầu tư vào phát triển nông
nghiệp, công nghiệp da, và cuối cùng là phát triến công nghiệp
nặng. Như vậy, nhờ có thị trường thế giới mà các nhà kinh doanh
nước này đã biết kết hợp vốn tích lũy từ nước ngoài với điều kiện
tài nguyên và lao động trong nước, từng bước phát triển các lĩnh
vực sản xuất. Có thế nói, nếu không có thị trường thế giớ i thời gian
hoàn thành công nghiệp hóa của Anh không phải là 120 năm, mà
chắc chắn sẽ dài hơn.

Vào giữa thế kỷ XIX, nền kinh tế thị trường đã phát triển khá
mạnh. Thị trường phát triển không chi bó hẹp trong phạm vi từng
382 MỘT S ố MÔ HlNH CỒNG NGHIỆP HÓA TRÊN THỂ GIỚI VA VIỆT NAM

vùng, từng nước mà đã phát triến trên phạm vi thế giới; không chi
có thị trường sản phẩm, mà còn có thị trường các yếu tố sản xuất.
Có nghĩa là, các nước sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận
những thành tựu văn minh của nhân loại. Trong điều kiện đó, các
nước công nghiệp hóa thuộc luồng thứ hai và thứ ba đã nắm bắt
được cơ hội do thị trường thế giới tạo ra để rút ngắn thời kỳ công
nghiệp hóa. Kết quả là nước Mỹ đã rút ngắn được thời kỳ công
nghiệp hóa hơn nước Anh tói 30 năm; còn Nhật Bản rút ngắn hơn
so với Mỹ 20 n ăm ...

Đến giữa thế kỷ XX, thế giới bước vào giai đoạn phát triển kinh
tế thị trường hiện đại. Các nước và vùng lãnh thổ Hàn Quốc,
Hồng Kông, Đài Loan và Singapore đã tranh thủ tận dụng những
lợi thế do thị trường mang lại, mở rộng quan hệ kinh tế với các
nưóc phát triển đế tìm kiếm nguồn vốn cho công nghiệp hóa, đặc
biệt là nguồn tư bản đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Mỹ và
Nhật Bản. Thông qua nguồn vốn này, các NIE phát huy được tốt
nhất những lợi thế hợp lý của nước đi sau, nhanh chóng tiến hành
công nghiệp hóa, đưa đất nước phát triến lên một tầm mới. Ngoài
FDI, các nước này còn tranh thủ tối đa nguồn vốn viện trợ phát
triển chính thức (ODA). Tại Hàn Quốc và Đài Loan, nguồn vốn
viện trợ của Mỹ chiếm hơn 30% tổng vốn đầu tư của mỗi nước
trong thời kỳ những năm 1950 và 1960. Còn vào hai thập kỷ cuối
của thế kỷ XX, khi nhân loại bước vào giai đoạn phát triến hết sức
mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ và kinh tế tri thức,
khía cạnh thay đổi công nghệ cũng như lợi thế so sánh của các
ngành công nghiệp trên thị trường quốc tế càng được các nước
công nghiệp hóa muộn coi trọng.

Sau các NIE, các nước ASEAN và Trung Quốc củng rất nhạy bén
trong việc nắm bắt những ưu thế của kinh tế thị trường thế giới để
chuyến giao công nghệ, vốn và kinh nghiệm quản lý từ các nước
công nghiệp hóa đi trước. Các nước này đã biết kết hợp chính sách
công nghiệp và chính sách thương mại, đặc biệt là thương mại quốc
tế trong quá trình hoạch định bước đi của quá trình công nghiệp
Lựa c h ọ n m ô hình c ô n g nghiệp hóa cho Việt Nam giai đ o ạn 2011-2 02 0 383

hóa, nhờ đó phát huy lợi thế về tài nguyên và lao động, tranh thủ
được nguồn vốn và công nghệ tiên tiến từ nưóc ngoài. Chi sau một
vài thập kỷ phát triển, khoảng cách công nghệ giữa các nước
ASEAN và Trung Quốc so với các NIE, Nhật Bản và Mỹ được rút
ngắn. Thậm chí, vào đầu thập niên 1990, Trung Quốc hầu như chưa
có khả năng xuất khâu sang các thị trường Mỹ và Nhật Bản, nhưng
đến những năm 2000 quốc gia này đã chiếm lĩnh xấp xi 30% tống
nhập khẩu của Nhật Bản trong hầu hết các hàng điện và điện tử gia
dụng. Thi phần của Trung Quốc tại thị trường Nhật Bản rất đáng
kê’: 29% về máy điều hòa không khí, 33% về máy giặt, 44% về đồ
nhiệt điện gia dụng, 43% về radio và 24% về tivi màu. Còn thị phần
của các nước ASEAN tính chung tương ứng là 35%, 30%, 31%, 44%
và 67%. Có thể thấy vai trò của sự phát triển kinh tế thị trường thế
giới là hết sức to lớn đối với quá trình công nghiệp hóa rút ngắn
của các nước đi sau.

Các nước đi sau trong quá trình công nghiệp hóa ngày càng
giành được sự phân công sản xuất hoặc thực thi những công đoạn
có giá trị gia tăng cao trong toàn bộ chuỗi giá trị của từng ngành
công nghiệp. Đặc biệt, trong các ngành sản xuất máy móc như máy
tính cá nhân, máy giặt, máy chụp ảnh.Ế., trước đây các nước
ASEAN và Trung Quốc chủ yếu phụ trách công đoạn lắp ráp (công
đoạn giá trị gia tăng thấp nhất), nhưng hiện nay họ đã nhận được
những công đoạn sản xuất tạo giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá
trị/ đặc biệt là giai đoạn sản xuất bộ phận, linh kiện. Phải thấy rằng,
nếu không có sự phát triến mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường thế
giới đê’ tận dụng ưu thế của phân công lao động quốc tế, Trung
Quốc sẽ không bao giờ có được nền công nghiệp luyện kim hiện
đại (thay thế cho những lò luyện thủ công theo mô hình "nhà nhà
làm gang thép" của thập niên 1950-1960) đế biến nhũng nguồn tài
nguyên sẵn có thành những sản phẩm cần thiết mà ngày nay nó đã
có mặt ở nhiều nước trên thế giói. Sở dĩ Trung Quốc và ASEAN giữ
được sức cạnh tranh quốc tế về các sản phẩm điện, điện tử gia
dụng chinh là nhờ biết "đứng trên vai nhũng người khổng lồ" bằng
384 MỘT S ổ MÔ HlNH CONG NGHIỆP HỎA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

cách thu hút các dự án FDI từ Nhật Bản, thông qua các công ty đa
quốc gia. Đó là cách khôn ngoan đê’ các nước công nghiệp hóa
muộn chen chân vào thị trường công nghệ thế giới.

Việt Nam chủ trương mờ cửa thị trường cách đây hơn 20 năm,
đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường khu vực và toàn
cầu. Hiện tại, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đã có nhiều
thay đổi theo hướng mạnh lên, tức là chúng ta đang ở một quỹ đạo
vận động mới, hoàn toàn khác với mọi thời điếm trong quá khứ. Đó
là tiền đề tất yếu, là động lực để phát huy lợi thế tương đối của
quốc gia, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa. Khác với các giai
đoạn trước, hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức
và đầy đủ của Tổ chức Thương mại Thế giới và là thành viên của
nhiều tổ chức quốc tế khác như APEC, ASEAN, Tiêu vùng sông
Mêkông... Đặc biệt, nước ta lại nằm trong một khu vực kinh tế năng
động nhất thế giới (châu Á), có nhiều thể chế song phương và đa
phương đã đi vào hoạt động, trong đó nổi bật là các Hiệp định
Thương mại Song phương (BTA), sự hình thành các khung khổ hợp
tác ASEAN + 1, ASEAN + 2 hay ASEAN + 3, và trong tương lai sẽ là
các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) khác. Có nghĩa rằng, nền
kinh tế nước ta đã và sẽ có cơ hội và thể chế đê’ trờ thành một bộ
phận hợp thành hữu cơ của kinh tế thị trường tòan cầu, nhờ đó
chúng ta sẽ có một thị trường rộng lớn để tiêu thụ sản phẩm nhiều
hơn, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài cùng các nguồn viện trợ
phát triển của các nước và các định chế tài chính quốc tế như Ngân
hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát
triển Châu Á (ADB)... nhiều hơn, có điều kiện tiếp nhận công nghệ
sản xuất và công nghệ quản lý hiện đại hơn. Như vậy, nhò có sự
mờ rộng thị trường thế giới, nhờ sự tham gia vào quá trình phân
công lao động quốc tế cả chiều rộng lẫn chiều sâu, Việt Nam sẽ có
được những điều kiện cần thiết cho công nghiệp hóa, nhanh chóng
tiếp cận được với những thành tựu mới nhất của công nghệ thế giới
trong khi chưa có đủ khả năng đê’ sáng tạo công nghệ mới. Tất cả
những yếu tố đó sẽ là cơ hội để chúng ta rút ngắn tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Lựa c h ọ n m ô hình c ô n g nghiệp hóa cho Việt Nam giai đ o ạ n 2 0 11 -2 0 20 385

Tuy Sự phát triêh của thị trường toàn cầu đã mở ra cơ hội cho
chúng ta trong việc du nhập những ưu thế của thế giới, nhưng nếu
không biết nắm bắt thì nguy cơ sẽ lớn hơn cơ hội. Đó là sự cạnh
tranh quyết liệt trên cả ba cấp độ (sản phẩm, doanh nghiệp và nền
kinh tế), trên cả thị trường quốc tế và thị trường nội địa do hàng rào
bảo hộ bị dỡ bỏ, do phải thực hiện chế độ đãi ngộ tối huệ quốc và đối
xử quốc gia. Vì vậy, để tranh thủ được cơ hội nhiều nhất từ thị
trường quốc tế cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà ít
phải trả giá nhất, chúng ta phải có sự chuẩn bị tốt nhất về mọi mặt
cho công cuộc hội nhập quốc tế, trong đó quan trọng là nâng cao
trình độ nguồn nhân lực, trước hết là trình độ của bộ máy nhà nước.

Có nguồn nhân lực trình độ cao

Con người là chủ thê’ của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Con
người không chi là yếu tố quyết định đê’ thực hiện chuyển giao
công nghệ, mà còn là chủ thế tạo ra công nghệ hiện đại và sử dụng
chúng đế thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Vì vậy, quỹ vốn con người của mỗi quốc gia là yếu tố quan
trọng đê’ tăng quy mô và tốc độ phát triển kinh tế của nưóc đóễ Đặc
biệt, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, chi có những người
lao động trình độ cao mới biết sáng tạo ra những thứ thị trường thế
giới cần từ những thứ sẵn có của nước mình; đồng thòi chi có họ
mới "đủ sức" đế tiếp thu những tính hoa của nhân loại và thuần
hóa nó đế phục vụ sự phát triển kinh tế đất nước, rút ngắn thời kỳ
công nghiệp hóa. Thực tiễn cho thấy, các nước và vùng lãnh thổ
Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore đạt được nhiều thành
công hơn trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa so với các
nước đi trước là do họ có đội ngũ trí thức lớn, có khả năng tiếp thu
vốn tri thức mới, công nghệ tiên tiến và áp dụng thành công ở đất
nước họ.

Nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa trước hết là đội ngủ cán bộ khoa học —kỹ thuật, các chuyên
gia kinh tế, các nhà quản lý kinh tế - xã hội, đội ngủ công nhân
386 MỘT SÓ MO HlNH CÔNG NGHIỆP HỎA TRÊN THẾ GIỜI VA VIỆT NAM

lành nghề. Có thê’ coi nguồn lực con người trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa là nguồn lực của mọi nguồn lực khác, vì
vậy trình độ của nguồn lực này cao hay thấp sẽ quyết định đến thời
gian hoàn thành công nghiệp hóa dài hay ngắn.

Kinh nghiệm của các nước phát triển đều cho thấy vai trò to lớn
của nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nhật Bản đã khẳng định quan chức nhà nước (bộ phận quan trọng
nhất của nguồn nhân lực) đóng vai trò hết sức quan trọng đối với
thành công của chiến lược phát triển quốc gia. Chính lực lượng này
đã giúp Nhật Bản có được các chính sách và thực hiện chính sách
phát triển kinh tế một cách hiệu quả, nhờ đó rút ngắn quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướcắVai trò của nguồn nhân lực
đã được Chính phủ Nhật Bản nhận thức từ rất sớm, thê’ hiện là
ngay sau Cách mạng Minh Trị, chính phủ nước này đã xác định ba
chính sách trụ cột đê’ công nghiệp hóa đất nước, trong đó một trụ
cột là con người187. Sự thành công của Hàn Quốc trong chiến lược
du nhập công nghệ nước ngoài đê’ công nghiệp hóa đất nước cũng
đi từ phát triển nguồn nhân lực. Họ xác định, đối với những ngành
muốn đi nhanh vào kinh tế tri thức trước hết phải có đội ngũ trí
thức đồng bộ và chất lượng cao, đội ngủ những tài năng đủ sức
sáng tạo và làm chủ công nghệ, nắm bắt được bí quyết công nghệ
cao. Hay trường hợp Ấn Độ cũng vậy, tiềm năng trí tuệ của nguồn
lực con người, đặc biệt là trong lĩnh vực toán học đã cho phép quốc
gia này chuyển rất nhanh vào quá trình phát triển hiện đại. Trong
hơn một thập kỷ gần đây, khi bắt đầu thực hiện chiến lược phát
triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực tin học (sản xuất phần mềm),
Ấn Độ đã đạt được một bưóc nhảy vọt về kinh tế. Hiện tại, Ấn Độ
đang là một trong những cường quốc tin học của thế giới. Đó chính
là nhân tố để Ấn Độ có thê’ rút ngắn thòi kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa.

187 Ba trụ cột là "công nghiệp lập quốc", "giáo dục lập quốc7' và "thương mại lập quốc".
Lựa c h ọ n m ô hình c ô n g nghiệp hóa cho Việt Nam gioi đ o ạn 2 01 1-2020 387

Trong nguồn lực con người, các nhà quản lý và giới kinh doanh
có vị trí đặc biệt quan trọng đối vói quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Nhiều nước châu Á đều nhận thức rằng, để có một nền
kinh tế hiện đại cần hình thành nhanh chóng giói kinh doanh, đặc
biệt là kinh doanh lớn, và khả năng quản lý giỏi. Giới kinh doanh
này, nhất là các nhà công nghiệp và nhà tài chính, không chi đóng
vai trò như một động lực chính thúc đẩy sự phát triển của nền kinh
tế từ bên trong, mà còn là lực lượng chủ yếu đóng vai trò đối trọng
trước các đối tác từ bên ngoài, đặc biệt khi đất nước mở cửa có
nhiều nhà đầu tư tràn vào. Nếu không có lực lượng đối trọng về
kinh tế này, sự độc lập về chính trị cũng sẽ bị đe dọa. Vì vậy, tại các
NIE, việc tạo điều kiện thuận lợi cho giới kinh doanh phát triển đã
trờ thành một chính sách thường xuyên của chính phủ. Họ xác
định, có giới kinh doanh giỏi thì sẽ có người đứng ra huy động vốn,
có người xây dựng công nghiệp, có người tạo việc làm, nhờ đó rút
ngắn thời gian hoàn thành công nghiệp hóa.

Vai trò của nguồn nhân lực càng quan trọng hơn khi thế giói đã
chuyên sang một giai đoạn mới trong sự phát triển kinh tế toàn cầu:
nền kinh tế tri thức. Đó là vì, cuộc cạnh tranh thế giới đã chuyến từ
cạnh tranh nguồn tài nguyên sang cạnh tranh nguồn nhân lực, đòi
hỏi con người phải đạt đến trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ
thuật cao. Có nghĩa là, nếu trước đây nước nào giàu tài nguyên
thiên nhiên sẽ có cơ hội bỏ xa các nước khác trong phát triển, thì giờ
đây nước nào có "chất xám" mới là nước "đi trước" thời đại. Do
vậy, một điều dễ hiểu là, hiện nay mặc dù các nước đang công
nghiệp hóa không có đủ điều kiện về vốn vật chất đế tạo ra tri thức
mới song vẫn tạo được những bước nhảy vọt trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, do họ có một lực lượng lao động được
đào tạo tốt để tiếp thu những tri thức tiên tiến của thế giới và điều
chỉnh chúng phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế mỗi nước.

Tại Việt Nam, Đại hội VIII (1996) của Đảng cũng đã nhận thức
được vai trò của nguồn nhân lực đối với thành công của công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đại hội xác định: "Công nghiệp hóa, hiện
388 MỘT S ố M ồ HÌNH CONG n g h i ệ p h ỏ a t r ê n t h ế g i ớ i v à v i ệ t n a m

đại hóa nền kinh tế lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu
tố cơ bản cho sự phát triêh nhanh và bền vững". Là "yếu tố cơ bản
cho sự phát triển" nhưng chất lượng nguồn nhân lực nước ta quá
thấp, vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện
đại hóa trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức và hội nhập kinh
tế quốc tế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo hiện nay đạt mức chưa đầy
30%, lại bất hợp lý về cơ cấu188. Theo điều tra của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư tại 63.000 doanh nghiệp ờ 36 tinh, thành phố trong cả nước,
có đến 34,3% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có trình độ học vấn
dưới cấp ba; chi có 2,99% chủ doanh nghiệp có trình độ từ thạc sĩ
trở lên. Còn theo công ty tư vấn việc làm Vietnam Works, nguồn
nhân lực quản lý cấp cao tại Việt Nam chi đáp ứng được khoảng
30-40% nhu cầuệ Những kết quả đó đã cho thấy sự thiếu hụt trầm
trọng đội ngũ nhân lực bậc cao, các giám đốc điều hành doanh
nghiệpắĐó là những nhân tố kéo dài thời gian hoàn thành công
nghiệp hóa ở nước ta.

Tuy nhiên, nguồn nhân lực trình độ cao không phải tự nhiên có,
mà hầu hết đều được tạo ra thông qua giáo dục đào tạo. Các chính
phủ, công nhân, các chủ doanh nghiệp và gia đình đều phải tích
cực đầu tư tiền của và thời gian cho giáo dục đào tạo đế con người
tích lũy được tri thức và kỹ năng. Có thể nói, đây là điều kiện cơ
bản nhất để thực hiện công nghiệp hóa rút ngắn tại các nước đi sau.
Với nguồn lao động khá đông (hơn 43,8 triệu người năm 2009,
chiếm 51,1% dân số) và có ưu thế nổi trội là tiếp thu cái mới khá
nhanh, nếu được bồi dưỡng, nâng cao trình độ thì đây sẽ là lợi thế
cạnh tranh dài hạn của nước ta. Chúng ta phải tập trung sức đê’
biến lợi thế tiềm năng này thành hiện thực, nhằm khai thác tối đa
các thành tựu mới của khoa học - công nghệ thế giới, tăng tốc tiến
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

188 Cơ cấu đào tạo chuẩn quốc tẽ là đào tạo 1 đại học và trên đại học thj tương ứng
phải đào tạo 3 trung học chuyên nghiệp và 5 công nhân kỹ thuật, nhưng tại Việt Nam
tý lệ đó là 1 - 1,13 - 0,92.
Lựa c h ọ n m ô hình c ô n g nghiệp hóa cho Việt Nam giai đ oạn 2 01 1-2020 389

CÓmột chính phủ hiệu quả

Theo quy luật, các nước công nghiệp hóa muộn đều có thể rút
ngắn thời kỳ công nghiệp hóa của mình, nhưng rút ngắn thế nào,
rút ngắn được đến đâu lại phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó vai trò
chính phủ là đặc biệt quan trọng. Nói cách khác, công nghiệp hóa
rút ngắn là khà năng tiềm ẩn đối với mọi quốc gia công nghiệp hóa
muộn, nhưng đê’ biến khả năng ấy thành hiện thực thì vai trò chính
phủ là không thế thiếu, nhất là trong điều kiện phát triển nền kinh
tế tri thức hiện nay. Đó là vì, sự phát triển kinh tế tri thức tất yếu
dẫn đến hệ quả là sự phân đôi trong phát triển thành nhóm các
nước phát triển và chậm phát triêh, nhóm người giàu và người
nghèo, nhóm tiếp cận thông tin nhiều và tiếp cận thông tin ít... Vì
vậy, nhiệm vụ của mỗi quốc gia là phải đưa nền kinh tế nước mình
vào nhóm phát triển và giữ vững vị trí đó, không để tụt hậu so với
nước khác; đồng thời phải giảm thiếu sự phân đôi ở trong nước đến
mức có thể chấp nhận. Nhiệm vụ đó được thực hiện đến đâu hoàn
toàn phụ thuộc vào vai trò "đầu tàu" và "quyết sách" của chính
phủ mỗi nước. Vai trò đó được thê’ hiện ở việc tạo những tiền đề
cho nền kinh tế tri thức phát triển, trước hết là cơ sở hạ tầng thông
tin, phát triển nguồn nhân lực tiếp cận với kinh tế tri thức và một
cơ chế thực thi hiệu quả. Những tiền đề và cơ chế đó sẽ khuyến
khích tính năng động, sáng tạo của mỗi cá nhân đế tận dụng tài
nguyên tri thức, năng lực sáng tạo của dân tộc, tiến nhanh vào nền
kinh tế hiện đại nhằm chiếm giữ một vị trí nào đó trong nền kinh tế
thế giới, trở thành một bộ phận cấu thành của nền kinh tế thế giới
thống nhất.

Sự thành công của công nghiệp hóa tại nhiều nước đi sau là bằng
chứng về việc không thế thiếu một chính phủ hiệu quả. Sờ dĩ các
NIE đã rút ngắn được thời gian hoàn thành công nghiệp hóa của họ
so với các nước đi trước, chủ yếu và trên hết là do chính phủ các
nước đó đã quyết định "đi thẳng" vào hiện đại hóa cơ cấu kinh tế,
lấy định hướng chuyên dịch cơ cấu kinh tế làm cơ sở cho việc lựa
chọn trang bị kỹ thuật, công nghệ và đào tạo nhân lực (ngược lại
390 MỘT S ố MO HtNH CÔNG NGHIỆP HỎA TRÊN THẾ GlO l VA VIỆT NAM

với trình tự của các nước đi trước là công nghiệp hóa được băt đầu
từ việc trang bị kỹ thuật, từ đó dẫn đến sự thay đổi cơ cấu lãnh tế);
biết lựa chọn những ngành, lĩnh vực ưu tiên đê tiến thăng vào công
nghệ hiện đại mà không lựa chọn con đường trải qua các giai đoạn
phát triến trung gian. Cách thức tiến hành công nghiệp hóa như
vậy đã tạo sự chủ động hơn trong quá trình tiến hành công nghiệp
hóa, nhờ đó tốc độ công nghiệp hóa cũng nhanh hơn. Chính sách
phổ biến được các quốc gia này đưa ra là tập trung phát triển khoa
học công nghệ, dùng khoa học - công nghệ làm đòn bấy đế phát
triển các lĩnh vực khác. Chẳng hạn, Chính phủ Hàn Quốc và Đài
Loan đã ban hành chính sách phát triển khu khoa học - công
nghiệp; Chính phủ Singapore tập trung xây dựng công viên khoa
học - công nghệ; Chính phủ Indonesia và Philippines lại chủ
trương xây dựng các khu chế xuất, v.v...

Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong quá trình công nghiệp hóa 20
năm cuối thế kỷ XX thể hiện rõ nét nhất vai trò của Chính phủ trong
quá trình thực hiện công nghiệp hóa kiếu mới. Những quyết sách
của chính phủ nước này đưa ra là hết sức độc đáo và mang lại những
thành công đáng kinh ngạc cho cả thế giới, như: công nghiệp hóa kết
hợp chủ nghĩa xã hội với thị trường; sự tồn tại một đất nước hai chế
độ; tạo cơ chế "lỏng" đê phát huy năng lực cá nhân... Trong khi
nhiều nước sợ bị chảy máu chất xám ra nước ngoài, Đặng Tiểu Bình
lại chủ trương gừi càng nhiều người ra nước ngoài học tập càng tốt,
nhất là sang Mỹ, mà không bắt buộc họ phải quay trở về khi học
xong. Khẩu hiệu mà Đặng Tiêu Bình đưa ra gồm 12 chữ: "Giúp đỡ đi
học" (khuyến khích, động viên gia đình, công ty nhà nưóc ủm mọi
cách đế tuyển chọn người gửi đi học ở Mỹ, không hạn chế số lượng);
"Khuyến khích trở về" (không đặt điều kiện cho người đi học phải
quay trở về nước, ai quay về là trung thành với Đảng Cộng sản, với
nhân dân; còn ai ở lại sẽ là Hoa kiều yêu nưóc); và 'T ự do đi ờ" (nếu
ai đó trờ về nước làm việc mà thấy không toàn tâm và muốn đi thì
lại cho đi; còn ai làm ăn đàng hoàng ờ nước ngoài rồi muốn quay về
thì lại mời về). Thoạt nghe quyết sách đó có vẻ dễ dãi, nhưng thực
Lựa c h ọ n m ô hình c ô n g nghiệp hóa cho Việt Nam giai đ o ạn 2 01 1-2020 391

chất lại CÓ sức hút khá "chặt", bởi Trung Quốc biết gắn vào cơ chế đó
những điều kiện đi kèm hấp dẫn. Ví dụ, những người nào đang sinh
sống và làm việc tại Mỹ mà đất nước cần, thì Chính phủ (cụ thê’ là
Chủ nhiệm ủ y ban Khoa học Kỹ thuật) đích thân viết thư tay mời họ
về nước làm việc với điều kiện kèm theo là mức lương cao hơn gấp
mấy lần lương giáo sư Đại học Bắc Kinh, được cấp nhà ở và ô tô.
Điều đặc biệt là, hết hạn hợp đồng họ có thể quay lại Mỹ. Với cơ chế
thoáng như vậy, tỷ lệ sinh viên đi học tại Mỹ quay về ngày càng
tăng, từ 2-3% trong thời kỳ đầu lên 30-35% hiện nay (mỗi năm Trung
Quốc có từ 50.000-70.000 sinh viên đi học và làm việc tại Mỹ). Trong
khi đó, tại nhiều nước đang phát triêh khác, số người rời bỏ đất nước
đi ra nước ngoài rất nhiều, mặc dù các chính phủ đã rất cố gắng đế
giữ họ. G ìẳng hạn, năm 2003, Giamaica có 500/22.000 giáo viên
(khoảng 2,3%) tới làm việc tại Anh; hàng năm tại Ấn Độ có 1/2 số cán
bộ tín học được đào tạo ra nước ngoài làm việc... Những hệ quả đó
xuất phát từ những quyết sách khác nhau của mỗi chính phủ.

Trường hợp Nhật Bản, một nước không thuộc phương Tây lại
sớm trở thành nước công nghiệp cũng nhờ vai trò to lớn của Chính
phủ. Cụ th£ Nhật Bản có một chính phủ mạnh, biết nắm bắt những
lợi thế của nước đi sau và "thích ứng chuyên đổi" chúngẻ Ngay từ
những năm đầu của quá trình công nghiệp hóa (năm 1871), Chính
phủ Minh Trị đã biết cử các quan chức đi du học tại những nước
tiên tiến trong một thời gian dài (2 năm) đế tiếp thu kinh nghiệm về
cách thức tổ chức trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục rồi
"Nhật Bản hóa" chúng. Chính phủ Minh Trị còn tiến hành xây
dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại cùng với việc phát triến các
ngành công nghiệp then chốt, nhờ đó chỉ một thời gian ngắn (1869-
1872), Nhật Bản đã có được tuyến đường sắt đầu tiên nối liền
Tokyo và Yokohama; đến năm 1880, trong lĩnh vực công nghiệp đã
có 2 xưởng đóng tàu, 51 tàu buôn, 5 xưởng chế tạo đạn dược, 52
nhà máy các loại khác, 10 hầm mỏ, 75 dặm đường xe lừa và 1 hệ
thống điện tín thuộc nhà nước quản lý. Ngoài ra, Chính phủ còn có
chính sách cụ thế đê’ giúp đỡ các hãng tư nhân về mặt tài chính,
39 2 MỘT S ố MO HlNH CONG n g h i ệ p HỒA t r ể n t h ế g i ớ i v a v i ệ t n a m

đồng thời tạo điều kiện cho họ dễ dàng mua những máy móc mà
Chính phủ nhập từ nước ngoài về đê’ phục vụ mục đích mở mang
công nghiệp. Đây chính là lý do cơ bản giúp nước này rút ngăn thời
kỳ công nghiệp hóa của họ.

Cơ hội mà thời đại tạo ra bình đẳng đối với các nước, nhưng tại
sao lại có nưóc đạt được nhiều thành công hơn, có nưóc lại phải
chịu thất bại trong quá trình công nghiệp hóa? Câu trả lời chính là
do trình độ nhận thức và nắm bắt cơ hội của mỗi chính phủ không
giống nhau. Có chính phủ biết tiếp thu kinh nghiệm của nước
ngoài và thích ứng chuyển đổi, làm cho nó phù hợp với điều kiện
thực tiễn đất nước nên gặt hái được nhiều thành công (như Nhật
Bản, các NIE và một số nước ASEAN); nhưng cũng có chính phủ
chi tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài một cách thụ động, áp dụng
"máy móc, rập khuôn" vào nước mình, không nhận thức được điều
kiện thực tiễn khác nhau thế nào nên đã thất bại (như các nước xã
hội chủ nghĩa trước đây).

Tại Việt Nam, kê’ từ năm 1986, Đảng và Chính phủ đã nhận thức
được những hạn chế của mô hình công nghiệp hóa theo cơ chế kế
hoạch hóa tập trung kéo dài trong suốt mấy chục năm, thậm chí
ngay cả khi đất nước đã thống nhất, vì vậy đã từ bỏ cách thức nhà
nước làm công nghiệp hóa, chuyên sang cách thức nhà nước tạo
môi trường cần thiết đê’ toàn dân làm công nghiệp hóa. Những
thành tựu phát triển kinh tế - xã hội sau hơn 20 năm đổi mới kinh
tế ở nước ta đã thế hiện rõ vai trò quan trọng của Chính phủ trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, cho đến nay dấu ấn của cơ chế
cũ (tư tưởng thụ động, trông chờ ỷ lại, quan hệ xin-cho, can thiệp
trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp...) vẫn đang đeo bám
nhiều cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Đó cũng chính là một
trong những nhân tố kéo dài tiến trình công nghiệp hóa ờ nước ta.
Vì vậy, để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngấn, bền
vững trên cơ sở kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại,
Lựa c h ọ n m ô hình c ô n g nghiệp hóa cho Việt Nam giai đ o ạn 2 0 11 -2 0 20 393

Việt Nam cần phải có một chính phủ mạnh và hoạt động có hiệu
quả, biết tiếp nhận các yếu tố của quốc tế mà không đánh mất bản
sắc của chính mình.

MÔ hình 2

Định dạng mô hình công nghiệp hóa và các bước tiến hành
Chứng ta đã và đang trải qua hai cuộc thử nghiệm lớn, thứ nhất là
thử nghiệm mô hình công nghiệp hóa lấy công nghiệp nặng làm
then chốt từ thập niên 1960 đến giữa thập niên 1980; thứ hai là mô
hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đồng hành với tiến trình đổi mới
triển khai từ năm 1986 đến nay, có người gọi cuộc thử nghiệm thứ
hai là mô hình công nghiệp hóa "rút ngắn" nhằm mau chóng đưa
nước ta trở thành một nước cơ bản công nghiệp hóa vào năm 2020.
Cả hai cuộc thử nghiệm này đều đã mang lại một số kết quả nhất
định, cái trước tạo ra một số ngành công nghiệp non trẻ, cái sau có
khá hơn, bước đầu phát huy được một số nội lực, nhưng chưa cái
nào đạt được mục tiêu mong muốn là nhanh chóng chuyên nước ta
từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp, mặc
dù cả hai cuộc thừ nghiệm đều đã kéo dài, cuộc thứ nhất 35 năm,
cuộc thứ hai 25 năm, tổng cộng 6 thập kỷ, song đên nay Việt Nam
thực chất vẫn là một nước nông nghiệp cận nghèo.

Nguyên nhân chính là do chúng ta tiến hành công nghiệp hóa


một cách duy ý chí, nôn nóng muốn "đi tắt, đón đầu", không xuất
phát từ thực lực, xây dựng chiến lược dựa trên những cái nước ta
không có, thiếu thốn đủ mọi thứ từ vốn đến công nghệ, nguồn
nhân lực am hiểu công nghiệp và phương pháp quản lý công
nghiệp, mà luôn ưu tiên đầu tư cho các ngành, các công trình, công
ty to và nặng, nhưng chính những thứ đó đã kéo chúng ta chậm lại,
vì vậy chúng ta không những không tiến nhanh hay rút ngắn được,
mà đã kéo dài tiến trình công nghiệp hóa. Nước ta cần chuyển sang
một tư duy mới, một cách làm mới, một mô hình mới. Đó là: Mô
hình công nghiệp hóa phát huy lợi thế so sánh động.
394 MỘT s ó MÔ HlNH CÔNG NGHIỆP HỎA TRÊN THÉ GIỚI VA VIỆT NAM

MÔ hình này dựa trên thực lực và lợi thế mà chúng ta có thê tiếp
cận được, khắc phục tình trạng duy ý chí, nóng vội. Mô hình mới
được diễn tả theo sơ đồ công nghiệp hóa hai giai đoạn dưới đây:

Thu nhập Thu nhập Thu nhập


trung bình thấp trung bình trung binh cao
(1.000 đôla) (5.000 đôla) (1 o/ooo đỏla)

Sơ đổ 4.1: Công nghiệp hóa hai giai đoạn

Trong Sơ đồ 4.1, hai đường cong mô tả sự phát triển của hai loại
lợi thế so sánh bậc thấp và bậc cao. Ở giữa là giải phân cách thể
hiện mức thu nhập trung bình của quốc gia, đồng thời là chi giới
phân định hai giai đoạn phát triển trong tiến trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Các số liệu 1.000 đôla, 5.000 đôla và 10.000 đôla là
những chi số phản ánh ba mức thu nhập: trung bình thấp, trung
bình và trung bình cao (những số liệu này là số tròn dựa vào sự xếp
hạng của Ngân hàng Thế giới năm 2007, trong đó xếp nước có mức
thu nhập thấp là ít hơn hoặc bằng 935 đôla, thu nhập trung bình
thấp là từ 936 đôla đến 3.705 đôla, thu nhập trung bình cao là từ
3.706 đến 11.455 đôla, và nước có mức thu nhập cao là trên 11.456
đôla)ẳCác loại lợi thế so sánh được đưa ra nghiên cứu là những loại
Lựa c h ọ n m ô hình c ô n g nghiệp hóa cho Việt Nơm giai đ o ạn 2011-20 2 0 395

yếu tố Cơ bản mà các nước sử dụng trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Các lợi thế so sánh bậc thấp gồm năm loại: (1) lao
động giản đom, (2) nguyên liệu thô, sơ chế, (3) vốn vừa và nhỏ, (4)
công nghệ phù hợp, (5) sức mua thấp. Các lợi thế so sánh bậc cao
gồm: (1) lao động chất lượng cao, (2) nguyên vật liệu tinh chế, (3)
vốn lớn, (4) công nghệ hiện đại, (5) sức mua cao.

Sơ đồ 4.1 vạch ra một lộ trình rất rõ ràng là muốn thực hiện rút
ngắn quá trình công nghiệp hóa, cần sử dụng một cách hợp lý,
đúng lúc và hiệu quả các lợi thế mà đất nước sẵn có cùng với việc
tranh thủ các cơ hội mà xu thế toàn cầu hóa mang lại. Khi đất nước
có nhiều nguồn lực hay lợi thế ở bậc thấp thì tranh thủ sử dụng các
nguồn lực đó đến mức cao nhất; trong giai đoạn thấp này có thể sừ
dụng các nguồn lực bậc cao, nhưng nên chọn lọc những ngành, lĩnh
vực có tính khả thi cao; không nên đầu tư dàn trải, vượt quá xa so
với những nguồn lực thực tế, gây lãng phí và không hiệu quả; chi
đến khi chúng ta có khả năng tạo ra và được tiến trình toàn cầu hóa
của thế giới mang lại cho chúng ta nhiều nguồn lực, nhiều lợi thế
bậc cao thì lúc đó mới dành ưu tiên đầu tư cho sự phát triến của
những ngành dựa trên lợi thế bậc cao.

Theo Sơ đồ 4 ểl và căn cứ vào những thay đổi về lợi thế so sánh


của nước ta trong quá trình chuyển từ một nền kinh tế kém phát
triển sang một nền kinh tế có mức thu nhập trung bình ở giai đoạn
thấp với mức thu nhập bình quân từ 1.000 đôla đến 5.000
đôla/người, Việt Nam cần ưu tiên cao cho các ngành thuộc 5 loại lợi
thế bậc thấp bao gồm lao động giản đơn, giá rẻ; các loại tài nguyên,
nguyên liệu truyền thống thông thường như nông sàn với các sản
phẩm đã có thương hiệu và thị trường trên thế giới gồm lúa gạo, cà
phê, cao su, hạt điều, hồ tiêu, rau quả, chè, lâm sản, thủy hải sản,
phát triêh mạnh kinh tế biến và một số khoáng sản như dầu, khí,
than, bô-xítẾ..; các dự án, doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, vốn ít;
các ngành công nghiệp có công nghệ phù hợp; và các ngành hàng
đáp ứng sức mua thấp của người tiêu dùng. Đến giai đoạn đạt mức
396 MỘT SỐ MÔ HÌNH CONG NGHIỆP HỒA TRÊN THẾ GIỚI VA VIỆT NAM

thu nhập trung bình cao từ 5.000 đôla đến 10.000 đôla/người,
chuyển trọng tâm ưu tiên đầu tư cho các ngành có lợi thế bậc cao
như lao động chất lượng cao, có trình độ học vấn, trinh độ nghề
nghiệp và kỹ năng cao; nguyên vật liệu mới; vốn và quy mô lớn;
công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tín và các nganh
dịch vụ gắn với công nghệ cao như ngân hàng, viên thông, giao
thông vận tải; các ngành hàng phục vụ nhu cầu người tiêu dùng có
sức mua cao. Chi có làm theo cách này thì mới có thế nhanh chóng
nâng cao được năng suất, hiệu quả trong phân bố nguồn lực, từ đó
rút ngắn được tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vừa giải
quyết được tình trạng dư thừa lao động, thất nghiệp cao trong giai
đoạn đầu, vừa tiến nhanh đến hiện đại trong giai đoạn sau.

Những kết quả đạt được trong quá trình phân bổ vốn đầu tư của
thời kỳ đổi mới vừa qua đã xác minh rất rõ hiệu quả thực tế của sơ
đồ trên. Cụ thể, trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2008, mặc dù
nhiều ngành có lợi thế thấp, không được quan tâm đúng mức như
sản xuất lúa gạo, trồng và chế biến cao su, chè, cà phê, sản xuất
phân bón, thuốc chữa bệnh, sản phẩm điện từ gia dụng, khu vực
nông nghiệp, nông thôn nơi đóng góp tới 20% GDP, nơi sinh sống
của 70% dân số, một thị trường lớn về nguồn lao động giá rẻ và khả
năng tiêu thụ cá nhân không cao, chi được đầu tư chưa đầy 9%
tổng vốn xã hội, hay các lĩnh vực khác như cơ sở hạ tầng, nguồn
nhân lực, giáo dục, đào tạo, văn hóa, xã hội, cải cách hành chính...
đều chi được đầu tư ở mức thấp song đã đạt mức tăng trưởng và
hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Trong khi đó, phần lớn vốn đầu tư
tập trung vào những ngành, những tập đoàn, dự án lớn được xác
đinh có thể đóng góp nhiều cho tăng trưởng song thực tế lại tiêu
tốn nhiều tiền của hơn là mang lại hiệu quả cao, thê’ hiện rõ nhất là
20 ngành bao gồm khai thác than, dầu khí, điện, bất động sản,
khách sạn, giao thông đường bộ và quản lý nhà nước đã nhận tới
72% tổng vốn đầu tư xã hội song đến nay chưa có ngành nào tạo ra
được những sản phẩm và thương hiệu có tên tuổi trong khu vực và
Lựa c h ọ n m ô hình c ô n g nghiệp hóa cho Việt Nam giai đ o ạn 2011-2020 397

trên thế giới, thậm chí nhiều sản phẩm có giá thành cao hơn sản
phẩm cùng loại sản xuất ở các nước trong khu vực Đông Nam Á tới
20-30%, không cạnh tranh nổi ngay trên thị trường trong nước, trừ
một số ngành khai thác tài nguyên khoáng sản xuất khẩu thô.

Kinh doanh kém song lại được ưu ái, nhiều tập đoàn vay nợ
ngày càng nhiều, góp phần đưa tổng dư nợ của các doanh nghiệp
nhà nước năm 2008 lên 181.000 tỷ đồng, tương đương 10 tỷ đôla.
Tuy doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam chưa đủ lực đê’ gây ra
những cú sốc gây chấn động như các quỹ đầu tư nhà nước khổng
lồ của Abu Dhabi, Arab Saudi, Kuwait và Qatar (thua lỗ tới 350 tỷ
đôla năm 2008, riêng Tập đoàn Dubai World nợ tói 59 tỷ đôla tính
đến tháng 11/2009, làm chao đảo thị trường tài chính châu Á), hay
khoản nợ công khổng lồ 300 tỷ euro, chiếm 125% GDP của Hy Lạp
năm 2009, song những gì đã phát lộ trước kiếm toán nhà nước đủ
đê’ chúng ta phải xem xét lại cách phân bổ và quản lý vốn đầu tư
nhà nước, tránh ưu ái quá nhiều cho những doanh nghiệp nhà
nước kém cỏi trong kinh doanh. Một bài học được rút ra là nếu
không tái cấu trúc các hoạt động đầu tư, phân bổ nguồn lực theo
hướng tăng cường cho các ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp mang lại
hiệu quả cao, cắt bỏ bao cấp cho các ngành, công ty thường xuyên
kinh doanh thua lỗ, kém hiệu quả, thì sẽ không bao giờ nâng cao
được chất lượng tăng trưởng, dù rằng vẫn có thế có tăng trưởng,
nhưng đó sẽ tiếp tục là tăng trưởng nhờ tăng đầu tư chứ không
phải tăng trưởng nhờ nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.

Mô hình công nghiệp hóa hai giai đoạn trên đây là giải pháp
nhằm đạt mục tiêu rút ngắn tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, là cách đi nhanh có tính khả thi cao, huy động được nhiều
nguồn lực và sử dụng các nguồn lực đó một cách hiệu quả nhất,
thay cho cách làm củ cứng nhắc, coi trọng các ngành công nghiệp
nặng một cách vô căn cứ, dẫn đến tình trạng không đủ thực lực đế
đảm bảo phát triên thanh công chính các ngành đó. Mô hình này có
thê được thực hiện thông qua việc áp dụng những biện pháp điều
chỉnh kịp thời, năng động, tranh duy trì những chính sách, biện
398 MỘT SÓ MÔ HlNH CÔNG NGHIỆP HỒA TRÊN THẾ GlO l VA VIỆT NAM

pháp quá lâu đê rơi vào "bẫy" nước thu nhập trung bình. Nói như
vậy không có nghĩa là chúng ta chi nên phát triêh một cách tuần tự,
chậm chạp từ công nghệ thấp đến công nghệ cao, mà trái lại, có thê’
phát triến nhanh các ngành hiện đại, nhưng cần có sự chọn lọc cho
phù hợp vói điều kiện thực tế, chẳng hạn trong giai đoạn đầu công
nghiệp hóa cùng với việc áp dụng công nghệ phù hợp, trình độ
chưa cao đế phát triển các ngành thuộc lợi thế cấp thấp như may
mặc, giày dép, đồ gỗ, cơ khí, lắp ráp ô tô, xe máy, đồ điện, điện tử...
nhằm tạo nhiều việc làm, khắc phục thất nghiệp cao, góp phần xóa
đói giảm nghèo, đồng thời vẫn cần lựa chọn một số ngành có tính
khả thi đê’ đầu tư đi thằng lên hiện đại như công nghệ thông tín,
viễn thông, dịch vụ ngân hàng, tài chính..., nhưng không nên đầu
tư đại trà, dàn trài cho quá nhiều ngành hiện đại khi chưa đủ điều
kiện vì sẽ kém hiệu quả, gây lãng phí lớn.

Một vấn đề lớn khác trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa là việc
xây dựng và thực thi những chính sách công nghiệp hữu hiệu. Khi
đã lựa chọn và xác định được những ngành công nghiệp trọng
điếm, cần tập trung đầu tư và có chính sách hữu hiệu đê’ xây dựng
các ngành đó trước khi mở rộng sang ngành khác. Thực tế cho thấy
mặc dù chúng ta đã nỗ lực phát triển nhiều ngành công nghiệp,
nhưng do đầu tư dàn trải ra quá nhiều ngành trong khi thiếu chính
sách hữu hiệu và thiếu nguồn lực cần thiết nên cho đến nay chưa
xây dựng được một ngành công nghiệp nào theo đúng nghĩa. Ví dụ
trong ngành công nghiệp ô tô, các nước công nghiệp mới như Hàn
Quốc chi mất từ 15-20 năm có thê’ thiết kế và chế tạo được ô tô ở
trong nước, trong khi chúng ta đã mất hơn 20 năm với những cam
kết rất hậu hĩnh cho hơn một chục hãng ô tô nước ngoài mà đến
cuối năm 2009 Toyota Việt Nam - hãng có mức nội địa hóa cao nhất
- chi nội địa hóa được 7% giá trị xe so với tỷ lệ cam kết trong giấy
phép đầu tư là 30% sau 10 năm; hãng Việt Nam Suzuki nội địa hóa
3% so với giấy phép 38,2% vào năm 2006; hãng Ford Việt Nam nội
địa hóa 2%; những hãng còn lại nội địa hóa khoảng từ 2-4%. Các
ngành công nghiệp khác như tàu thủy, sắt thép, điện tử, công
Lựa c h ọ n m ô hình c ô n g nghiệp hóa cho Việt Nam giai đ o ạn 2011-20 2 0 399

nghiệp phụ trợ... đều trong tình trạng tương tự, tỷ lệ nội địa hóa chi
đạt được vài phần trăm.
Nguyên nhân chính của tình trạng yếu kém này một phần là do
chúng ta quá tham vọng muốn xây dựng nhanh nhiều ngành công
nghiệp ngay trong thời kỳ chưa đủ lực, trình độ phát triến quốc gia,
chất lượng nguồn nhân lực, nguồn vốn, công nghệ, dung lượng thị
trường, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, trình độ quản lý...
đều dưới khả năng phát triển công nghiệp; một phần do chúng ta
trông chờ quá nhiều vào cam kết của các hãng nước ngoài, trong
khi các hãng này chi lo chạy theo lợi nhuận, không quan tâm đến
việc phát triên các ngành công nghiệp nội địa của Việt Nam. Đã
đến lúc chúng ta phải hành động một cách chủ động, tích cực,
mạnh mẽ và dứt khoát hơn, phải đề ra và thực thi những chính
sách công nghiệp thích hợp, có tính khả thi cao. Đây chính là khâu
đột phá đế tiến tới xây dựng từng ngành công nghiệp và toàn bộ
nền công nghiệp Việt Nam. Thiếu sự đột phá về chính sách công
nghiệp, Việt Nam khó có thể xây dựng được một nền công nghiệp
thực thụ. Chúng ta không thê’ tăng thuế nhập khẩu từ 100% đến
400% như Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và nhiều nước đang phát
triêh khác làm cách đây 4-5 thập kỷ, khi thế giới đang thịnh hành
chính sách bảo hộ mậu dịchẵ Trong bối cảnh mới do toàn cầu hóa,
tự do hóa chi phối và trong khuôn khổ các hiệp định quốc tế mà
Việt Nam đã tham gia như WTO, ASEAN, các hiệp định tự do
thương mại song phương, đa phương...; chúng ta cần áp dụng
những chính sách, biện pháp ưu tiên thông qua thuế, kích thích
kinh tế, cơ sở hạ tầng, đất đai và những ưu tiên khác trong một vài
thập kỷ phù hợp với các quy định hiện hành của luật pháp Việt
Nam và luật pháp quốc tế đê’ hỗ trợ cho những hãng có công xây
dụng các ngành công nghiệp Việt Nam, tương xứng với công sức
và sự đóng góp của họ, còn những hãng không có nỗ lực góp phần
xây dựng công nghiệp Việt Nam, chi đơn thuần chạy theo lợi
nhuận riêng thì áp dụng các biện pháp thị trường công bằng, sòng
phẳng. Không cần đến 12 hãng ô tô không làm ra được một chiếc ô
400 MỘT S ổ MỒ HlNH CÔNG NGHIỆP HÓA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

tô nào mang nhân hiệu Việt Nam, chi cần một vài hãng, nhưng
phải là những hãng làm ra ô tô mang nhãn hiệu Việt Nam.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một tiến trình phát triển có tác
động hai mặt: một mặt là xây dựng, mặt kia là phá hoại. Cho đến
nay loài người đã phát huy được mặt xây dựng, chế ngự được mặt
phá hoại, do vậy công nghiệp hóa, hiện đại hóa về cơ bản có tác
dụng tích cực, góp phần đưa xã hội loài người tiến lên. Nhưng
lượng biến, chất biến, tích tiêu thành đại, những tác động mang
tính phá hoại nhỏ bé trước đây không gây hại đáng kẽ, dần dần đến
nay đã tích tụ lại thành những mối đe dọa lớn đối với chính sự
sống của loài người, trong một số lĩnh vực đã vượt ra ngoài tầm
kiếm soát của con người, đặc biệt khi sự phá hoại của công nghiệp
hóa, hiện đại hóa được nhân lên gấp bội cùng với những tác động
bất lợi về biến đổi khí hậu, với việc cắt đất nông nghiệp, phá ruộng,
phá rừng đê’ xây dựng các nhà máy, công xưởng, các khu đô thị,
khu vui choi giải trí..., gây ô nhiễm đất, nước, không khí, nhiệt độ
trái đất củng đang ngày càng nóng lên nhanh chóng, làm tan băng,
dâng nước các đại dương, nhấn chìm nhiều vùng dân cư xuống
biển, mà con người dường như chưa tìm được phương cách hoặc
chưa đủ sức chế ngự. Ngay trước mắt là những vấn đề mất an ninh
toàn cầu về lương thực, năng lượng, môi trường, bệnh dịchẵ.. mà
con người là tác nhân phá hoại, rồi lại trờ thành nạn nhân của chính
sự phá hoại đó.

Đối vói Việt Nam, năm tác nhân lớn là tốc độ tăng nhanh dân
số, tình trạng nghèo đói, chiến tranh kéo dài, tốc độ tăng trưởng
kinh tế nhanh, công nghiệp hóa nhanh và chính sách bất cập đã và
đang phá hoại môi trường một cách nghiêm trọng, nhất là đối với
rừng, đất nông nghiệp, sông ngòi, biến. Rừng tự nhiên của Việt
Nam từ chỗ chiếm 3/4 đất nước, nay chi còn che phủ khoảng 9%
lãnh thổ, mà theo tính toán của các nhà khoa học, rừng phải che
phủ được khoảng 50% lãnh thổ thì mới có thê’ đảm bảo được một
sự phát triển bền vữngể Tương tự, một lượng không nhỏ diện tích
đất nông nghiệp đang bị "hy sinh" cho hàng trăm khu công
Lựa c h ọ n m ô hình c ô n g nghiệp hóa cho Việt Nam giai đ o ạn 2 01 1-2020 401

nghiệp, thành phố, sân gôn... do thiếu quy hoạch hợp lý, đẩy hàng
chục triệu nông dân ra khỏi làng mạc, quê hương của họ. Các
nguồn năng lượng có tiềm năng lớn, sạch, rẻ, kỹ thuật khai thác
dễ và an toàn hơn so với nhiệt điện, thủy điện và điện nguyên tử
như năng lượng mặt trời, gió, thủy triều lại ít được quan tâm phát
triển. Trong bối cảnh hiện nay, khi chúng ta chưa có được các điều
kiện tối thiếu xét từ nguồn vốn, đến nhân lực, công nghệ, khả
năng quản lý, đặc biệt là chưa có kinh nghiệm về chế ngự rủi ro,
thảm họa nguyên tử, thì chưa nên ưu tiên cao cho năng lượng
nguyên tử đế vừa đảm bảo đầu tư có hiệu quả vừa tránh hậu họa
lớn về sau, mà nên ưu tiên cao cho đầu tư khai thác và phát triển
các nguồn năng lượng sạch, có khả năng tái sinh, có trữ lượng lớn,
đồng thời chuẩn bị những điều kiện cần thiết về công nghệ, vốn,
nhân lực... để trong một vài thập kỷ tói có thể ưu tiên năng lượng
nguyên tử. Đó chính là chiến lược kết hợp sử dụng hiệu quả tài
nguyên sẵn có với kiến tạo tài nguyên mới. Những thập kỷ qua
chúng ta đã thiên về khai thác và bán rẻ tài nguyên thô, nay cần
tăng đầu tư cho các hoạt động chế biến, chế tạo nhằm tăng cường
sử dụng tài nguyên thiên nhiên vì mục đích xây dựng và phát
triển nền công nghiệp nước nhàế Đã đến lúc chúng ta cần nghiên
cứu kỹ đê’ xây dựng và áp dụng những mô hình được nhiều nhà
khoa học trên thế giới nói tới, đó là mô hình công nghiệp hóa
xanh, tăng trưởng kinh tế xanh hay phát triển xanh.

Các giải pháp cơ bản để thực thi mô hình công nghiệp hóa phát huy lợi
thếso sánh động

Đế thực hiện thành công mô hình công nghiệp hóa phát huy lợi
thế so sánh động ờ Việt Nam, cần phải làm tốt ba loại giải pháp sau:

Thứ nhất, tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển
hiệu quả

Thực tế thòi kỳ vòra qua chứng minh rằng công cuộc đổi mới ở
Việt Nam đã có nhũng bước tiến lớn đáp ứng nhu cầu thiết yếu của
402 MỘT S ố MÔ HlNH CÔNG NGHIỆP HỎA t r ẽ n t h ế g i ớ i v à v i ệ t n a m

đất nước, khởi đầu từ những nỗ lực đối mói tư duv, vượt qua
những rào cản của tư duy cũ và cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập
trung, quan liêu, bao cấp, từng bước tiến dần từ phát triển "nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần", rồi "cơ chế kinh tế thị trường"
và nay là "nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chú nghĩa".
Những đổi mới này đã mở đường, giải phóng, "cởi trói" cho sự
"bung ra" của các lực lượng và quan hệ sản xuất, đậc biệt là lực
lượng lao động, tạo thuận lợi cho việc huy động các nguồn lực
trong và ngoài nước phục vụ cho tiến trình tăng trưởng, mang lại
những thành quả về kinh tế - xã hội, chấm dứt thời kỳ tăng trưởng
3-4%/năm đi đôi với lạm phát phi mã 700-800%/năm, nâng mức
tăng trưởng lên 7-8%/năm, hạ mức lạm phát xuống dưới 25%/năm,
một SỐ năm dưới 10%/năm, đưa tỷ lệ nghèo đói từ 70% xuống 20%,
nâng mức thu nhập bình quân đầu người từ dưới 100 đôla lên trên
1.000 đôla/năm, cơ cấu kinh tế ngành chuyến dịch theo hướng công
nghiệp hóa, từ năm 1986 đến nay tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ
đã tăng từ dưới 60% lên gần 80%, tỷ trọng nông nghiệp giảm từ
trên 40% xuống ưên 20%, mờ rộng hội nhập quốc tế, nâng tỷ lệ
ngoại thương so với GDP từ 10-20% lên gần 150%, khẳng định tính
thiết thực và hiệu quả của tiến trình đổi mới, nhất là những đổi mới
về tư duy, cách nghĩ, cách làm.

Mặc dù vậy, kết quả đổi mới vẫn bộc lộ những tương phản rõ
nét. Bên cạnh những thành quả ấn tượng đưa nền kinh tế thoát
khỏi thời kỳ khủng hoảng, nền kinh tế còn chứa dựng nhiều yếu
kém chưa được khắc phục, dù đã thoát khỏi tình trạng một trong
những nước nghèo nhất thế giới, nhưng mới đặt chân lên nấc thang
đầu tiên của giai đoạn trờ thành nước thu nhập trung bình, tính
công bằng xã hội giảm sút so với thời kỳ bình quân chủ nghĩa trưóc
đổi mới, mức độ chênh lệch thu nhập giữa nhóm 20% giàu nhất và
nhóm 20% nghèo nhất tăng từ 3-4 lần lên gần 10 lần, mức độ chênh
lệch vùng miền ngày càng gia tăng, hạ tầng cơ sở cứng và mềm đều
yếu kém, năng lực cạnh tranh tăng được vài năm rồi lại giảm, lực
lượng lao động vừa kém về chất vừa chậm chuyên dịch cơ cấu theo
Lựa c h ọ n m ô hình c ô n g nghiệp hóa cho Việt Nam giai đ o ạn 20 1 1-2020 403

hướng công nghiệp hóa, nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu dựa vào
mức tăng đầu tư trong khi hiệu quả vốn đầu tư thấp, mức độ hủy
hoại môi trường ngày càng cao...
Những tương phản trên đây đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi phải có
sự suy nghĩ, nghiên cứu, tìm tòi giải pháp. Cho dù giờ đây hầu như
không ai phủ nhận nền kinh tế thị trường đã mang lại cho Việt
Nam nhiều thành quả quan trọng, nhưng vẫn còn nhiều người,
thậm chí có cả những quốc gia chưa thừa nhận nền kinh tế thị
trường Việt Nam. Phải chăng Việt Nam làm như vậy là chưa đủ?
Và nếu chưa đủ thì Việt Nam còn cần làm gì để có được một nền
kinh tế thị trường thực thụ?

Nhìn nhận một cách bình tĩnh, khách quan, không thế không
thừa nhận một thực tế là quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị
trường ở Việt Nam tiến triển chậm chạp vì có hàng loạt những vấn
đề, trở ngại chưa được giải quyết, tháo gõ, nhất là sự chậm trễ
trong thay đổi tư duy, vẫn còn tình trạng níu bám vào tư duy cũ,
cách làm củ mang tính chỉ huy, mệnh lệnh, bao cấp để trục lợi,
chậm tiếp thu những tư duy mới về kinh tế thị trường, chưa phân
định rõ ràng, rành mạch giữa vai trò, chức năng Nhà nước với vai
trò, chức năng của thị trường, chưa xác lập đầy đủ các thể chế kinh
tế thị trường, vẫn duy trì độc quyền, hạn chế cạnh tranh, phân biệt
đối xử giữa quốc doanh với tư doanh, có nhiều hạn chế về các thị
trường vốn, lao động, dịch vụ, nhà đất, bất động sản, khoa học -
công nghệ, chưa chú ý đầy đủ đến tiếng nói của người đóng thuế,
người tiêu dùng, chưa giải quyết được những vấn nạn nhức nhối
như tham nhũng, lãng phí, thiếu minh bạch..ế Những vấn đề trên
cho thấy Việt Nam làm như vậy là chưa đủ, nay cần có những nỗ
lực lớn hơn đê phát triển một nền kinh tế thị trường thực thụ.

Kinh nghiệm các nước cho thấy trong kinh tế thị trường, Nhà
nước đóng vai trò chủ đạo, định hướng, điều tiết gián tiếp thông
qua các công cụ đòn bẩy vĩ mô mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội
cao hơn nhiều so với Nhà nước chi huy, can thiệp trực tiếp bằng
404 MỘT SÓ MO HlNH CỒNG NGHIỆP HỒA TRÊN THẾ GlO l VÀ VIẼT NAM

mệnh lệnh, áp đặt. Tuy nhiên, do kinh tế thị trường phát triên một
cách linh hoạt, điều chinh dựa trên những tín hiệu thường xuyên
thay đổi của thị trường, không xuất phát từ những giáo điều đã
đinh sẵn, nên không có một mẫu hình cứng nhắc hay cố định nào
về vai trò Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Tùy theo những
điều kiện cụ thể trong mỗi thời kỳ, mỗi xã hội và mỗi quốc gia, Nhà
nước có những điều chinh phù hợp với tình hình thực tế, lúc thì
tăng cường can thiệp, lúc thì giảm bớt can thiệp. Cuộc khủng hoảng
tài chính châu Á năm 1997-1998 và khủng hoàng lãnh tế thế giới
năm 2008-2009 là những thời điếm đã chứng kiến nhiều sự điều
chinh về vai trò Nhà nước, nhất là những điều chinh được thực
hiện thông qua các biện pháp ổn định vĩ mô, các đợt điều chinh tỷ
giá, lãi tức, các gói kích thích kinh tế, các biện pháp đảm bảo an
sinh xã hội, tạo việc làm, chống thất nghiệp, các hoạt động hỗ trợ,
cổ phần hóa, tư nhân hóa, mua bán công ty, kê’ cả công ty tư nhân
và nhà nước...

Nhìn vào từng thời điểm, giai đoạn ngắn đã thấy như vậy, nhìn
vào một thời kỳ lịch sừ dài càng thấy rõ những điều chinh này.
Giữa thế kỷ XX, học thuyết Keynes đã phát huy tác dụng tốt khi nó
đề cao vai trò điều tiết của Nhà nước, vì lúc đó cuộc công nghiệp
hóa đang ờ giai đoạn khởi động mạnh trong khi sự phát triến của
thị trường chưa được đảm bảo đầy đủ bằng một hệ thống luật pháp
chặt chẽ, cần có "bàn tay hữu hình" của Nhà nước. Đến ba thập kỷ
cuối của thế kỷ XX, sự phát triển của thị trường đã vào nê nếp, hoạt
động của các doanh nghiệp đã được quy định bòi những khung
luật pháp rõ ràng/ rành mạch, sự can thiệp quá cao của Nhà nước
trở thành vật cản đối với hoạt động kinh doanh, lúc này vai trò can
thiệp của Nhà nước được nhấn mạnh trong học thuyết Keynes
không còn phù hợp nữa, nên nó đã được thay thế bằng Thuyết tự
do mới coi trọng hơn vai trò của "bàn tay vô hình", tăng tính tự vận
hành của các nguyên lý thị trường, giảm thiêu vai trò của Nhà
nước. Từ giữa thập niên 1990 của thế kỷ XX, khi chính sách tự do
hóa đã đi quá xa, tự do hóa quá nhanh thị trường vốn đã trò thành
Lựa c h ọ n m ô hình c ô n g nghiệp hóa cho Việt Nam giai đ o ạn 2 01 1-2 02 0 405

một "thảm họa", đúng như lời nhận định của nhà kinh tế học nổi
tiếng thế giới Joseph Stiglitz (2000, 2002) cách đây gần một thập kỷ
sau khi phân tích những đổ vỡ của cuộc khủng hoảng tài chính
châu Á năm 1997-1998, thì vai trò điều tiết của Nhà nước lại cần
được khôi phục, nhưng không có nghĩa là quay ưở lại với thuyết
chỉ huy như dưới thời của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, vì
nếu quay trở lại nền kinh tế đó, trở lại với những biện pháp chi
huy, mệnh lệnh, phủ nhận vai trò điều tiết của các nguyên lý thị
trường, phủ nhận tự do hóa, thì - vẫn theo lời Joseph Stiglitz - củng
gây ra một "thảm họa" không kémỆThiên lệch quá về phía này hay
phía kia, dù là theo hướng nào, tự do hóa quá mức hay trì trệ, bảo
thủ, đi ngược lại tiến trình đổi mới, đều dẫn đến một kết cục như
nhau: thảm họa.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường chưa phát triển đầy đủ
như ở Việt Nam hiện nay, Nhà nước đóng vai trò chủ đạo là hoàn
toàn đúng, nhưng không có nghĩa Nhà nước bao biện mọi thứ, mà
cần tập trung vào những trọng tâm, trọng điểm. Nhà nước cần làm
và có thể làm tốt hơn tư nhân xét cả về mặt hiệu quả kinh tế và hiệu
quả xã hội trong các ngành thuộc bốn lĩnh vực trọng điếm là định
hướng chiến lược, cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội và an ninh quốc gia.
Ngoài các ngành đó, kinh tế tư nhân có thế làm tốt hơn, hiệu quả
hơn kinh tế nhà nước ở các ngành khác, thì tạo điều kiện đế tư
nhân đảm nhiệm. Đây là cơ sở để chúng ta rà soát, sắp xếp lại các
tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước, tránh tình trạng để các tập đoàn,
tổng công ty nhà nước gây nhiều sai phạm, gây bức xúc trong dư
luận xã hộiế Theo báo Tuổi trẻ (ngày 30/12/2009), có tới "172/189
doanh nghiệp có sai phạm trong cổ phần hóa", "sai phạm lớn thuộc
về các tập đoàn, tổng công ty" nhà nước, "doanh nghiệp càng lón,
sai phạm càng lớn". Nhũng bằng chứng trên đây càng khẳng định
rõ sự đúng đắn của chủ trương, đường lối đổi mới là cần đẩy mạnh
phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, không nên lập thêm các
tổng công ty nhà nước hay xí nghiệp quốc doanh không thuộc các
ngành trọng tâm, trọng điêm, lập thêm như vậy là đi ngược lại với
406 MỘT S ố MO HlNH CÔNG NGHIỆP HỎA TRÊN THỂ GIỚI VẢ VIỆT NAM

XU hướng đổi mới đã và đang diễn ra, xét cả về lý luận, chính sách
và thực tiễn. Đê tránh những sai phạm như đã xảy ra, đối vói Nhà
nước, bên cạnh việc tập trung thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong
các lĩnh vực trọng tâm, trọng điếm, cần đây mạnh cô phân hóa, tư
nhân hóa; cần tạo hành lang pháp lý cho việc thành lập và phát
triển các tập đoàn tư nhân, vừa nhằm đảm bảo đầu tư của Nhà
nước có trọng tâm, trọng điếm, hiệu quả hơn, giảm bớt những thất
thoát, lãng phí, vừa tăng cường huy động sự tham gia đóng góp
của các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước, các nguồn vốn xã hội
vào tiến trình phát triên và đào tạo những doanh nhân đích thực
cho đất nước.

Việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước theo hướng tập
trung vào những lĩnh vực trọng điểm, trọng tâm là phù hợp với xu
hướng chuyển đổi vai trò của các thành phần kinh tế trong nền
kinh tế thị trường nước ta hiện nay khi khu vực kinh tế nhà nước từ
chỗ chi phối gần như toàn bộ nền kinh tế đã giảm xuống còn chiếm
34% GDP, 1/3 tổng vốn xã hội, sử dụng 9% lực lượng lao động; khu
vực ngoài nhà nước đóng góp 47% GDP, sử dụng 32% tổng vốn xã
hội, tạo việc làm cho 87% lực lượng lao động; riêng khu vực tư
nhân trong nước từ chỗ bị phủ nhận vai trò trong thời kỳ trước đổi
mới, đến năm 2001 nhờ có luật doanh nghiệp đã bung ra, n ở TỘ
nhanh chóng, chưa đầy một thập kỷ đã vươn lên đóng góp tới 10%
GDP, sử dụng 7% lực lượng lao động, đặc biệt đã trở thành khu
vực kinh doanh mang lại hiệu quả đầu tư cao nhất trong các thành
phần kinh tế, doanh thu tạo ra từ 1 đồng vốn của doanh nghiệp tư
nhân trong nước cao gấp 3 lần so với doanh nghiệp nhà nước và
bằng 2,9 lần so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Một trong những tương phản đã và đang diễn ra trong nền kinh
tế Việt Nam là những diễn biến trái chiều giữa mức tăng trường
cao và chi số cạnh tranh toàn cầu giảm từ vị trí 68 năm 2007 xuống
70 năm 2008, rồi 75 năm 2009. Yếu tố chính dẫn tới sự tụt hạng về
chi số cạnh tranh là do chi số ổn định kinh tế vĩ mô giảm tử 51 năm
2007 xuống 112 năm 2009, tiếp đến là thê’ chế kinh tế thị trường
Lựa c h ọ n m ô hình c ô n g nghiệp hóa cho Việt Nam giai đ o ạn 20 1 1-2020 407

chưa phát triển, cách điều hành theo kiêu ra sắc lệnh còn cao, chưa
dựa trên những diễn biến của thị trường, chưa có sự hội nhập đầy
đủ vào hệ thống tài chính quốc tế, đang ở giai đoạn đầu của quá
trình tham gia mạng lưới sản xuất trong khu vực và thế giới, năng
lực canh tranh ở các cấp quốc gia, sản phẩm và doanh nghiệp đều ở
mức thấp.

Bình Ổn vĩ mô và an ninh kinh tế - xã hội là những vấn đề lớn đã


và đang được đặt ra, nhất là vào thời điểm nổ ra cuộc khủng hoảng
tài chính khu vực châu Á năm 1997-1999 và khủng hoảng kinh tế
thế giới năm 2008-2009 bộc lộ rõ những điểm yếu của nền kinh tế
Việt Nam với tỷ lệ lạm phát tăng cao trờ lại 20-25%; hiệu quả đầu
tư giảm, chi số ICOR tăng từ 5% lên 8% trong khoảng một chục
năm vừa qua, trong khi tốc độ tăng trưởng dựa chủ yếu vào tăng
nhanh đầu tư, hiện mức đầu tư chiếm khoảng 43% GDP, không
dựa chủ yếu vào hiệu quả kinh doanh và năng suất lao động cao;
mức độ phụ thuộc vào thị trường bên ngoài cao, thâm hụt cán cân
thanh toán và cán cân thương mại cao; dự trữ ngoại tệ giảm từ 24 tỷ
đôla cuối năm 2008 xuống 16 tỷ đôla cuối năm 2009; nợ nước ngoài
đến hạn phải trả tăng; mức độ hưởng ứng, tin tưởng và đồng thuận
của người dân vào một số chính sách kinh tế giảm thể hiện qua việc
giảm mua công trái, tăng số cuộc đình công, khiếu kiện, thậm chí
xung đột, bạo lực. Năm 2009, số vụ biếu tình, đình công tuy giảm
nhưng vẫn còn 216 vụ so với khoảng 760 vụ năm 2008, phần lớn
xuất phát từ những bất cập liên quan đến chính sách thu hồi, đền
bù đất đai chưa thỏa đáng cho nông dân. Đây là những mặt trái mà
kinh tế học gọi là "những thất bại của thị trường" cần được khắc
phục đế đảm bào sự phát triến ổn đinh và bền vững.

Thứ hai, xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển lấy con
người làm trung tâm với nguồn nhân lực chất lượng cao là động
lực chính

Kinh nghiệm của cả những nước nghèo tài nguyên thiên nhiên
như Nhật Bàn, Hàn Quốc, Singapore, Thụy Sỹ, Israel và những
408 MỘT s ó MÔ HlNH CÔNG NGHIỆP HÓA TRÊN THẾ GIỜI VA VIỆT NAM

nước giàu tài nguyên thiên nhiên như các quốc gia có nhiều dầu
lửa, vàng, kim cương và các loại khoáng sản khác ờ khu vực Trung
Đông, châu Phi, đều khẳng định chi có dựa trên nguồn nhân lực
chất lượng cao là chính thì mới có thê’ đạt được một sự phát triên
nhanh, cao và bền vững. Hơn nữa, nguồn nhân lực chất lượng cao
với trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp cao còn là yếu tố cốt
lõi giúp một nước phát triển trung bình sớm thoát khòi cái "bây thu
nhập trung bình".

Đối với Việt Nam, một nước vừa nhỏ vừa hẹp, tuy mới phát
hiện ra một số tài nguyên khoáng sản có trữ lượng khá nhưng
không đáng kê’ so với nhiều nước trên thế giới, trong khi chúng ta
lại có nguồn nhân lực khá dồi dào với 86 triệu người năm 2009,
đứng thứ 13 thế giớiệ Do đó, Việt Nam càng cần phải thực thi
chiến lược phát triển lấy con người làm trung tâm với nguồn nhân
lực chất lượng cao là động lực chính để đẩy nhanh tốc độ phát
triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của đất nước, của công ty,
cũng như của mỗi sản phẩm. Muốn làm được điều đó, chúng ta
không những cần xây dựng một xã hội công bằng, ổn định và
đồng thuận, mà còn cần phát triến mạnh giáo dục, đào tạo bậc cao
đê’ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tạo ra một môi trường
dân chủ đê’ mọi người phát huy tài năng, sáng tạo, góp phần xây
dựng và phát triển đất nưócế

Trong những năm đổi mới vừa qua và trước đó, chúng ta đã đạt
một số thành quả quan trọng trong việc giải quyết và phát triển
một số vấn đề kinh tế - xã hội thiết yếu, nổi bật là đã phát triển
rộng rãi hệ thống giáo dục phổ thông, tạo điều kiện đê’ trên 90% số
người dân được đến trường và biết chữ, mở rộng mạng lưới y tế,
chăm sóc sức khòe cho đại đa số nhân dân, góp phần nâng cao tuổi
thọ trung bình từ 50 tuổi trong thập niên 1960 lên trên 70 tuổi hiện
nay, giảm nhanh tỷ lệ nghèo đói từ trên 70% xuống 20%, đàm bảo
phân phối những thành quả của tiến trình đổi mới không chi có lợi
cho người giàu, mà còn hỗ trợ tích cực cho cả người nghèo. Những
thành quả trên đây chứng minh tính ưu việt cùa mô hình "kinh tế
Lựa chọ n m ô hình c ô n g nghiệp hóa cho Việt Nam giai đoạn 2011-2020 409

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" ế Chính nhờ mô hình đó
mà nhiều vấn đề kinh tế - xã hội nan giải và thiết yếu đã được giải
quyết khá thành công ngay trong điều kiện một nước có nền kinh tế
kém phát triển vào loại nhất thế giói như Việt Nam. Thực tế này
khẳng đinh sự đúng đắn và cần thiết tiếp tục đường lối định hướng
xã hội chủ nghĩa, nhất là trong việc đề ra và thực thi các chiến lược
phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội, khắc phục cơ chế bình quân
chủ nghĩa trước đây đã triệt tiêu động lực phát triển, xây dựng một
cơ chế mới kết hợp tăng trường kinh tế cao với công bằng xã hội,
khơi dậy các động lực phát triển phục vụ lợi ích người lao động,
tạo ra một môi trường sống và làm việc năng động, ổn định và
đồng thuận.

Trước hết nói về hệ thống giáo dục, đây là yếu tố có vị trí hàng
đầu, cốt lõi đê’ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo lợi thế cạnh
tranh. Một thành tích lớn của chúng ta trong thời kỳ vừa qua là đã
đẩy mạnh phát triển giáo dục phổ thông và dạy tiếng Việt, đưa
giáo dục phổ thông và tiếng Việt trở thành nền tảng tri thức, một
động lực lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Mặc dù vậy, kết quả đạt được chủ yếu mới là phát triển đại trà về
chiều rộng với trình độ và chất lượng thấp. Lợi thế về nguồn lao
động giá rẻ, trình độ thấp, kết hợp với khai thác, sử dụng và xuất
khẩu tài nguyên thiên nhiên thô đang nhanh chóng tiến tới
ngưỡng, không bao lâu nữa chúng ta sẽ mất lợi thế này. Đê’ vượt
qua được ngưỡng phát triển theo chiều rộng đó, bước sang giai
đoạn mới nhằm đáp ứng những nhu cầu to lớn mới của đất nước
như tăng cường phát triêh theo chiều sâu, đẩy manh tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở rộng hơn nửa tiến trình hội nhập
quốc tế và thúc đẩy phát triển nền kinh tế tri thức, chúng ta không
có sự lựa chọn nào tốt hơn là chuyển trọng tâm sang nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, đặc biệt cần nâng cao chất lượng giáo dục,
đào tạo bậc cao, đại học và trên đại học. Đây là lĩnh vực hiện đang
còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được những nhu cầu mới của giai
đoạn phát triển mới gắn vói công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn
410 MỘT s ó MO HlNH CỒNG n g h i ệ p h ỏ a t r ê n t h ế g i ớ i v a v i ệ t n a m

Cầu hóa và kinh tế tri thức. Một nước ngày càng tăng mức độ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế mà không có trường đại
học đạt chuẩn khu vực và quốc tế thì không thê hội nhập hiệu quả
và chất lượng. Đó chính là lý do tại sao hầu hết học sinh giỏi, có
điều kiện kừih tế khá đều không muốn học ờ trong nước, tìm
đường đi du học ở nước ngoài, mặc dù chi phí tốn kém hơn nhiều
so với học ở trong nước. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục đào
tạo để đạt chuẩn quốc tế, trước hết các cấp đại học và trên đại học
phải dạy và học các kiến thức quốc tế đế đào tạo ra những người có
khả năng làm việc cả ở trong nước và nước ngoài, đồng thòi phải
dạy nhiều bằng những ngôn ngữ phổ biến trên thế giới, đặc biệt là
tiếng Anh, phải coi tiếng Anh là quốc ngữ thứ hai, sau tiếng Việt,
hoặc là ngoại ngữ số một. Vì độc lập, tự chủ, giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc thì dạy tiếng Việt; vì hội nhập quốc tế, mở mang dân trí
thì dạy tiếng Anh. Nếu không, sẽ không bao giờ tiến kịp các nước
phát triến, chứ chưa nói tới "đi tắt đón đầu" trong xu thế toàn cầu
hóa, tiến nhanh, tiến mạnh lên lãnh tế tri thức.

Một bất cập lớn trong hệ thống giáo dục của nước ta hiện nay là
ít coi trọng đào tạo kỹ năng, nghề nghiệp. Chúng ta có một thói
quen xấu là thích thành tích, còn gọi là "bệnh thành tích", vì thế
nhiều người thường tỏ ra rất hồ hởi khi nói về kết quà cao trong các
kỳ thi quốc tế về toán, lý, hóa của một số học sinh giỏiễ Đáng tiếc là
phần lớn SỐ học sinh đó sau khi thi đạt giải cao ít phát huy được tài
năng bởi họ được luyện thi đê’ lấy thành tích thi cừ cao, không phải
để có kỹ năng, nghề nghiệp giỏi. Một ví dụ điển hình là hãng Intel
của Mỹ vào Việt Nam đầu tư đã tô’ chức thi tuyển nhân viên công
nghệ thông tin, một lĩnh vực nhiều người Việt Nam tự cho là giỏi,
nhưng kết quả đáng bất ngờ: trong số 2.000 ứng viên dự thi đê’ vào
làm việc cho co sở sàn xuất của hãng tại thành phố Hồ Chí Minh,
chi có 90 ứng viên, tức 5%, đạt chuẩn chuyên môn, trong đó 40 ứng
viên (2%) đủ trình độ tiếng Anh đê’ tuyển dụng, kết quà chi có 2%
đạt chuẩn tuyến dụng. Hay Renesas, một hãng thiết kế và sản xuất
vi mạch hàng đầu của Nhật Bản đầu tư vào thành phố Hồ Chí
Lựa chọ n m ô hình c ô n g nghiệp hóa cho Việt Nam giai đ o ạn 2011-2 0 20 4 11

Minh, có nhu cầu tuyển 500 kỹ sư cho giai đoạn hoạt động đầu tiên
song suốt 2 năm 2007 và 2008 chi tuyến được 60 người đạt chuẩn.
Bệnh thành tích đã lái hệ thống giáo dục, đào tạo Việt Nam phát
triển theo hướng ưái với nhu cầu phát triển, coi trọng thành tích thi
cừ mười, kỹ năng nghề nghiệp m ột nay cần thay đổi theo chiều
ngược lại, đáp ứng đúng nhu cầu thực tế: xây dựng một hệ thống
giáo dục thực sự phục vụ phát triển, coi trọng đào tạo kỹ năng
nghề nghiệp mười, thành tích thi cử một.

Vấn đề phân phối hiện nay cũng đang ảnh hưởng không nhỏ
đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Mặc dù từ khi áp
dụng cơ chế kinh tế thị trường, chế độ phân chia mang tính cào
bằng theo kiêu bình quân chủ nghĩa đã được khắc phục, người làm
tốt hơn đã được đối xử tốt hơn, được hường quyền lợi cao hơn, có
thu nhập cao hơn, nhưng mọi chính sách dù ưu việt đến đâu cũng
không tránh khỏi những hạn chế, bất cập. Chính từ việc xóa bỏ chế
độ cào bằng, áp dụng cơ chế người làm tốt hơn được hưởng quyền
lợi cao hơn đã dẫn đến những mất cân bằng khác, đặc biệt là tình
trạng tăng nhanh mức chênh lệch giàu nghèo giữa các cá nhân,
vùng miền, mức chênh lệch thu nhập giữa nhóm 20% dân số giàu
nhất và nhóm 20% dân số nghèo nhất từ chỗ gần như ngang nhau
nay tăng lên gần 10 lần, ngược với xu hướng diễn ra tại một số nền
kinh tế trong khu vực châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan
mức chênh lệch giảm dần từ trên 20 lần xuống 4-5 lầnế Mặc dù
trong kinh tế thị trường, chênh lệch là cần thiết đê’ tạo động lực
phát triển, nhưng chênh lệch tới 10 lần là quá cao; chênh lệch
khoảng 5 lần là hợp lý, vừa khuyến khích, tạo điều kiện để người
làm ăn giỏi có thu nhập cao hơn, vừa đảm bảo những lợi ích của
tăng trường kinh tế được phân phối tương đối công bằng cho
những người có tài năng làm ăn tốt và cả những người có hạn chế
về sức khỏe, năng lực, làm ăn kém hơnỂ

Cơ cấu lao động là một trong những tiêu chí cơ bàn đế đánh giá
mức độ thay đổi về chất của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Tuy cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ đổi mới đã có sự
412 MỘT SÓ M ô HlNH CÔNG NGHIỆP HỒA TRÊN THẾ GIỚI VẨ VIỆT NAM

chuyển dịch tương đối khá theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, tỷ trọng nông nghiệp đã giảm xuống khoảng 20%, công nghiệp
và dịch vụ tăng lên 80%, nhưng cơ cấu lao động phân theo ngành
còn xa mới đạt được các tỷ lệ đó, trong khi cơ cấu lao động chính là
thước đo phản ánh thực chất của việc áp dụng phương pháp công
nghiệp trong phát triển. Thực tế quá trình chuyên đổi cơ cấu lao
động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta diên ra
rất chậm chạp, sau 60 năm vẫn còn trên 70% lao động làm nghề
nông, sống ở các vùng nông thôn. Chừng nào tỳ lệ này chưa giảm
xuống dưới 25% thì nền kinh tế nước ta về thực chất chưa thế được
gọi là nền kinh tế công nghiệp. Để đưa tỷ lệ lao động nông nghiệp
xuống dưới 25%, chắc chắn chúng ta còn mất ít nhất vài ba thập kỷ.
Theo các tính toán gần đây, dự báo tỷ lệ số dân Việt Nam sống ở
khu vực đô thị đến năm 2020 có thê’ được nâng lên 45%, đến năm
2050 đạt khoảng 80%, nếu chúng ta tiếp tục duy trì được tốc độ
tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa cao như thời kỳ vừa qua.
So vói tỳ lệ cơ cấu dân số của Mỹ hiện nay là 1-2% số dân làm nông
nghiệp, dưới 20% làm công nghiệp và khoảng 80% ưong khu vực
dịch vụ, thì đế trở thành một nước công nghiệp phát triến, chắc
chắn chúng ta còn phải trải qua một chặng đường rất dài.

Một nhiệm vụ cấp bách, nhưng đồng thời có ý nghĩa lâu dài, là
phải xây dựng được một đội ngũ các doanh nhân giỏi, đặc biệt là
các nhà tài chính, thương nhân, các nhà công nghiệp và dịch vụ có
tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Việc chúng ta tiếp nhận trên 90% đầu tư
nước ngoài là đầu tư trực tiếp chứng tỏ đội ngũ các nhà kinh doanh
của Việt Nam còn rất non kém, chưa đủ sức phát triến các ngành
công nghiệp của đất nước, phụ thuộc quá nhiều vào các nhà đầu tư
trực tiếp nước ngoài. Chừng nào chúng ta làm được như Hàn Quốc
trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa vào những thập niên 1950 và
I960, hay Ấn Độ từ khi bắt đầu công cuộc cải cách, tự do hóa năm
1991 đến nay, thu hút trên 90% đầu tư nước ngoài là đầu tư gián
tiếp để xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp của các nhà
kinh doanh trong nước, lúc đó chúng ta mói có thê’ yên tâm rằng
đội ngũ các doanh nhân Việt Nam có đủ khả năng phát triển nền
Lựa c h ọ n m ô hình c ô n g nghiệp hóa cho Việt Nam giai đ o ạn 2011-2020 413

công nghiệp của đất nước. Xây dựng một đội ngũ các doanh nhân
đông đảo và giỏi kinh doanh là một thách thức lớn của đất nước,
nhưng không thê’ không làm, nhất là trong bối cảnh nước ta đã
chính thức là thành viên của WTO, các nhà kinh doanh phải cạnh
tranh công bằng không chi tại thị trường trong nước, mà cả trên thị
trường quốc tế. Những gì chúng ta đã và đang làm từ khi thực hiện
chính sách đổi mới, tuy đã giảm bớt tính kỳ thị và phân biệt đối xử
giữa quốc doanh và tư doanh so với thời kỳ trước Đổi Mói, nhưng
chưa gỡ bỏ hết những "trói buộc" đằng sau những lời hô hào mang
tính khẩu hiệu động viên khuyến khích chung chung. Hiện nay cần
có cơ chế, chính sách thiết thực để đưa những lời động viên đó trờ
thành những biện pháp kích thích kinh doanh thật sự. Khi được
trao chứng nhận doanh nhân giỏi, có nhà tư doanh đã phát biểu
rằng đó là một vinh dự, nhưng nếu sự vinh danh đó được thê’ hiện
bằng những biện pháp tạo điều kiện thuận lợi và kích thích kinh tế
thông qua các thủ tục hành chính minh bạch, các chế độ thuế, tín
dụng, đất đai, cơ sở hạ tầng mang tính khuyến khích đối vói doanh
nghiệp, không sách nhiễu... thì còn hơn nhiều so với việc cấp cho
một tờ giấy vinh danh mà chưa "cởi trói" thật sự.

Một vấn đề nữa tuy được nêu sau, nhưng có ý nghĩa quan trọng
hàng đầu đối với việc phát triển và sử dụng nguồn nhân lực chất
lượng cao, đó là viêc giải phóng tư duy và năng lực sáng tạo, trọng
dụng người tài, loại bỏ những rào cản gây trờ ngại đối với sự sáng
tạo và đóng góp của người tài. Những xã hội văn minh sờ dĩ trờ
nên văn minh vì họ đã xây dựng được các cơ chế đảm bảo cho tự
do sáng tạo và khuyến khích người tài sáng tạoệ Những xã hội văn
minh đã làm thế, nước ta muốn đi lên văn minh, hiện đại, không
thê’ không làm thế.

Thứ ba, đẩy mạnh hội nhập quốc tế theo hướng bổ sung giữa nội
lực và ngoại lực, kết hợp hài hòa chiến lược hướng vào xuất khẩu
và thay thế nhập khẩu

Đây là bài học được đúc rút sau khi chứng kiến những tác động
tiêu cực của các chính sách thái quá hướng nội và có dấu hiệu thiên
lệch hướng ngoại một số năm gần đây. Hướng nội quá thì bỏ lõ các
414 MỘT SỐ MÔ HlNH CỒNG NGHIỆP HỒA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Cơ hội mà thị trường thế giới mang lại trong khi các nguồn nội lực
quá khan hiếm, thiếu thốn, không đủ đê’ phát triêh, khiến kinh tế -
xã hội rơi vào khủng hoảng trầm trọng như đã diễn ra ngay đêm
trước của thời kỳ đổi mới. Hướng ngoại quá thì bị tác động tiêu cực
khi thị trường thế giới và khu vực thu hẹp như đã trài nghiệm qua
hai cuộc khủng hoảng khu vực và thế giới những năm 1997-1998 và
2008-2009. Bài học này gợi mở một chiến lược hội nhập quốc tế mới
mang tính cân bằng hơn, điều chinh và khắc phục những thái quá
đã và đang diễn ra.

Trong thực tế chúng ta đã có các điều chinh đáp ứng những thay
đổi của mỗi thời kỳ, như đã kịp thời chuyên hướng từ "nhất thê’
hóa" một chiều dưới hệ thống xã hội chủ nghĩa cũ trước đây sang
đa phương hóa, đa dạng hóa, phù hợp với xu thế mói về toàn cầu
hóa, khu vực hóa, tránh được sự sụp đổ theo hệ thống xã hội chủ
nghĩa cũ từ đầu thập niên 1990. Nhưng đa phương hóa, đa dạng
hóa mà thiếu định hướng rõ ràng, thiếu những chiến lược, chính
sách, giải pháp sát với điều kiện thực tế của đất nưóc và thế giới thì
sẽ dẫn đến không rõ hướng đi cụ thế, hoặc vô tình đi theo những
lối mòn, những chính sách, chiến lược do người khác định sẵn, đã
được các nước áp dụng thành công ở những thời điểm nhất định
với những điều kiện thích hợp trong tình hình lúc đó, nhưng không
còn phù hợp hay chi phù hợp từng phần với những điều kiện thực
tế của thế giới và nước ta hiện nay.

Chẳng hạn, chiến lược thay thế nhập khẩu đã phát huy tác dụng
tốt vào thập niên 1950 và nửa đầu thập niên 1960 khi các nước đang
phát triển cần xây dựng nền kinh tế độc lập dân tộc, chống lại sự đô
hộ của tư bản nước ngoài, nhưng đến giữa thập niên 1960 nó đã trở
thành vật cản đường của các nước đang phát triển do quá nhấn
mạnh đến độc lập, tự chủ, dẫn các nền kinh tế đang phát triển đến
chỗ bị khu biệt khỏi thế giới phát triến, không tranh thủ được các
nguồn vốn, công nghệ, thị trường và kinh nghiệm quản lý, làm cho
các nước đang phát triển bị mất nhiều cơ hội và nguồn lực phát
triến. Rõ ràng đến lúc này chiến lược thay thế nhập kháu không còn
phù hợp nữa.
Lựa chọ n m ô hình c ô n g nghiệp hóa cho Việt Nam giai đ o ạn 20 1 1-2020 415

Từ giữa thập niên I960, một chiến lược mói đã được thiết kế -
chiến lược hướng vào xuất khẩu - với mục tiêu khắc phục những
hạn chế của chiến lược thay thế nhập khẩu, mờ ra những cơ hội
mới cho các nước đang phát triển trong tiếp cận thị trường thế giới
rộng lớn, tiếp cận các nguồn vốn, công nghệ và phương pháp quản
lý hiện đại. Chiến lược hướng vào xuất khẩu đã phát huy tác dụng
rất manh cho đến khi nổ ra cuộc khủng hoảng dầu lửa vào những
năm 1973-1974, rồi khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998 và
khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009 thu hẹp thị trường thế
giới, thì chiến lược hướng vào xuất khẩu đã mất dần tác dụng của
nó. Lúc này nhiều nhà chiến lược và hoạch định chính sách đã quay
lại nhấn mạnh các thị trường trong nước và khu vựcắ

Những thay đổi trên đây cũng đã diễn ra tương tự đối với Việt
Nam, một nước từng nhấn mạnh yếu tố tự lực cánh sinh, rồi mờ
cửa thúc đẩy hội nhập quốc tế, và nay lại đang phát động phong
trào người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Thực tế đó đang
đặt ra cho Việt Nam một yêu cầu là cần tìm cho mình một chiến
lược hội nhập mới phù hợp hon, cân đối hơn, khắc phục những
lệch lạc hướng nội hay hướng ngoại thái quá. Trong bối cảnh như
vậy, thực hiện chiến lược mở rộng hội nhập quốc tế theo hướng bổ
sung giữa nội lực và ngoại lực, kết hợp hài hòa hai chiến lược
hướng xuất khẩu và thay thế nhập khẩu là phù hợp nhất. Chiến
lược mới này cho phép chúng ta vừa phát huy được các nguồn nội
lực sẵn có, vừa tranh thủ được các cơ hội mà toàn cầu hóa, khu vực
hóa mang lại, một mặt không quá trông chờ vào các cơ hội bên
ngoài mà quên hoặc coi nhẹ những nguồn lực trong nước, mặt khác
khắc phục tình trạng mất thị trường nước ngoài khi xảy ra khủng
hoảng kinh tế thế giới và khu vực, không bỏ trống thị trường trong
nước cho tư bản nước ngoài, khi kinh tế thế giới và khu vực tăng
trưởng mạnh thì hướng ngoại mạnh, đẩy mạnh xuất khẩu, khi kinh
tế thế giới và khu vực rơi vào khủng hoảng, suy thoái thì hướng nội
mạnh, mờ rộng thị trường trong nước, vào lúc bình thường thì phát
huy cả hai.
416 MỘT SỐ MO HlNH CONG n g h i ệ p HỒA t r ê n t h ế g i ớ i VA VIỆT NAM

Một Vấn đề lón khác của Việt Nam trong hội nhập quốc tế là
cách thức hội nhập. Đã có thời khi nói đến hợp tác quốc tế hay
"nhất thể hóa" xã hội chủ nghĩa, hầu như chúng ta chi chú trọng
đến viện trợ, ít đê’ ý đến phát triển ngoại thương, đầu tư, du lịch,
xuất khẩu lao động và các hình thức kinh doanh quốc tế khác. Tuy
nhiên, từ khi tiến hành Đổi Mới, chúng ta đã dần dần tìm ra được
cái cần câu và cách câu hữu hiệu, đã thay đổi một cách căn bản
quan niệm về làm kinh tế đối ngoại, không còn quá lệ thuộc vào
viện trợ, hay có thể nói là đã "cai" được bệnh "nghiện" viện trợ,
chuyển dần sang một tư duy mới và cách làm mới, ngày càng coi
trọng các phương thức kinh doanh kinh tế đối ngoại, phát triển
mạnh ngoại thương, đầu tư nước ngoài, du lịch, xuất khẩu lao
động..., đưa những lĩnh vực kinh doanh mới này lên ngang tầm,
thậm chí dần vượt lên trên viện trợ, khắc phục đân thói quen ỷ lại,
bên ngoài thì trông chờ vào sự giúp đỡ hảo tâm của các nước xã hội
chủ nghĩa cũ, bên trong thì dựa dẫm vào cơ chế bao cấp, xin - cho.

Chính việc tìm được "cái cần câu" và "cách câu" mới này là
thành quả lớn nhất trong hai thập kỷ rưỡi đổi mới hoạt động kinh
tế đối ngoại nói riêng, đổi mới cơ chế hoạt động kinh tế của đất
nước nói chung. Đây tuy không là sản phẩm cân, đo, đong, đếm
được, nhưng là thành quả bao trùm lên trên tất cả những thành quả
cân, đo, đong, đếm được. Nhờ có cái cần câu và cách câu mới này
mà Việt Nam - một nước nhỏ với nền kinh tế kém phát triêh - đã
bắt được những con cá khá to, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh
tế, giảm bớt đói nghèo, mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư
nước ngoài, du lịch, dịch vụ, kiều hối, đồng thời huy động và sừ
dụng tốt hơn nguồn viện frợ nước ngoài. Sự thay đổi cách nghĩ,
cách làm trong những năm Đổi Mới đã tạo cho Việt Nam một đà
phát triển khá mạnh, một dòng chảy liên tục, một xu hướng tất yếu
không thể đào ngược. Thứ đang cần hiện nay là tìm ra một mô hình
mới có khả năng đưa đất nước tới một giai đoạn phát triến năng
động, ổn định và bền vững hơnỂ
Tài liệu tham khảo 417

TÒI LIỆU Ttlfln M Á O

1. Alice Amsden, Asia’s next Giant: South Korea and late


industrialization, Oxford University Press, NY, 1989.

2. Ashok Parthasarathi, Indian Science: A Champion ofnew


Technologies, Nehru University, Delhi, India, 2004.

3. “Ấn Độ sc viết nên trang sử thi mới”, Thời bảo Tài chinh Việt
Nam, 5/2004.

4ắ Ban Khoa giáo Trung ương ' Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường - Bộ Ngoại giao, Kỷ yếu hội thảo khoa học "'Kinh t ế tri thức
và những vấn đ ề đặt ra đối với Việt N a m ”, H ễ, 21-22/6/2000.

5ề Ban Đối ngoại Trung ương Đảng, Vụ Đông Nam Á - Nam Á -


Nam Thái Bình Dương, Chính sách "hướng Đông" của Ấn Độ và
quan hệ Việt N am - Ấn Độ trong bối cảnh mới, Để tài Khoa học,
mã số: K H BĐ (2 0 0 5 )- 11.

6. Bộ Kê' hoạch và Đầu tư, Các quốc gia và vùng lãnh th ổ có quan hệ
kinh t ế với Việt N am , NXB. Thông tấn, H ễ, 2006.

7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, D ự thảo Báo cáo tác động hội nhập đỗi với
nền kinh t ế sau hơn một nầm Việt N am gia nhập ĨVTO, Báo cáo
trình phiên họp thường kỳ tháng 5/2008 của Chính phủ.

8. “Can China and India Double Inward FD I”, h ttp ://google.com.

9. Bùi Căn, “Thế mạnh khoa học công nghệ của Ấn Đ ộ”, Báo N hản
dân, 25/8/2007.

10. “Chia sẻ kinh nghiêm phát triển của Thụy Điển vói Việt Nam”,
http://www.un.org.vn/
418 MỘT s ó MÔ HlNH CÔNG NGHIỆP HỒA TRÊN THẾ GIỚI VẢ VIỆT NAM

11. Chủ nghĩa Mảc-Lénin, tư tưởng Hố Chí Minh và con đường xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, phấn thứ hai, tập I, 1988.

12. Chương trình K X-02, Mô hình công nghiệp hóa,, hiện đại hóa theo
định hướng xã hội chủ nghĩa: Con đường và bước đi (Báo cáo tổng
hợp), H ề, 5 /2 0 0 8 ệ

13. Cục Đầu tư Nước ngoài - Hiệp hội Doanh nghiệp đáu tư nước ngoài
- Tạp chí Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài, 20 nãm đáu tư nước ngoài,
nhìn lại và hướng tới, 1987-2007, NXB. Tri thức, H ịf 2008.

14. Vũ Đình Cự, “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với
phát triển kinh tế tri thức”, http://www.tapchicongsan.org.vn,
19/11/2007.

15. Phạm Quang Diệu, “Chiến lược công nghiệp hóa lan tỏa * Chuyến
đổi nển kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp", Thời đại mởi,
số 4, 3/2005.

16. Đại học Khoa học Xá hội và Nhân vân - Viện Konrad Adenauer,
Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Việt Nam và tiến trình gia nhập W T 0,
H., 2004.

17. Đại học Quốc gia Hà Nội - Viện Khoa học X ã hội Việt Nam, Kỳ
yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lấn thứ II: 'V iệt N am trên
đường p h á t triển và hội nhập: Truyền thống và hiện đại', NXB.
Thế giới, 4 tập, H., 2004.

18. Đàng Cộng sản Việt Nam, Vãn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 21, 37,
4 3 ,4 7 , 51,53, N XB. Chính trị Quốc gia.

19. Davids Landes, The Wealth and Poverty o f Nation, Why Some Are
So Rich and Some So Poor, 1998.

20ế Danon Accmoglu, Institution as the Fundametal Cause o f Long-


Run Growth, M iT Press, 2004.

21. Đỗ Đức Định (Chủ bicn), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Phát
huy lợi thế so sánh - Kinh nghiệm của các nén kinh t ỉ đang phát
triển ở cháu Ã, N XB. Chính trị Quốc gia, H„ 1999.
Tài liệu tham khào 419

22. Đỗ Đức Định, Kinb tễ học phát triển vê' cồnạ nghrệp hóa và cải cách
nền kinh tế, NXB. Chính trị Quốc gia, H„ 2004.

23. Đỗ Đức Định, 50 năm kinh tẽ Ấn Độ, N XB T hê giới, ỉ ĩ., 1999.

24. Donglas North, Thể chế, thay đổi thể chi và phát trièn kinh tế,
NXB. Khoa học Xã hội, H., 2002.

25. Lê Cao Đoàn, Phát triển kinh tế - Lịch sử và lý thu) ết, NXB.
Chính trị Quốc gia, H ề, 1993.
26. Lê Cao Đoàn (Chủ biên), Công nghiệp hoa, biện đại hóa rút ngắn:
Nhữnợ vấn đê lý luận và kinh nợhiệm thégiới, N XB. Khoa học Xã
hội, H ẻ, 2008.

27. Phạm Đức, “Đi tắt đón đầu để công nglàệp hóa - hiện đại hóa”,
http://w\vw.ovsclub.com.vn

28. Cốc Thư Đường (Chủ biên), Lý luận mới vê kinh tế bọc xả hội chủ
nghĩa, NXB. Chính trị Quốc gia, H., 1997.

29. Fareed Zakaria, “India's rising”, Newsweek, 6/3/2006.

30. G. A. Cudơlốp và s. Pứ Perơvusin (Chủ biên), Từ điển kinh tế,


NXB. Sự thật, H., 1976.

31. G. Grelott, Cơ cáu và chiến lược phát triển kinh tế, Viện Quản lý
Kinh tế Trung ương dịch, 1989.

32. An Như Hải, “Vai trò của Nhà nước trong các mô hình công
nghicp hóa rút ngắn - Bài học đối với Việt Nam”,
www.irv.moi.gov.vn.

33. Hội thảo quóc tế Việt Nam học lần thứ III: Việt Nam - Hội nhập
và phát triển, Tuyển tập báo cáo tóm tắnt, N XB. Đại học Quốc gia
Ha Nội, H., 12/2008ể

34. Hội thảo khoa học Kinh tế tri thức và định hướng xã hội chủ
nghĩa, 23 7 /2 0 0 4 , h ttp ://2 0 3 .l62 0.19:8080.

35. Đào Việt Hưng, Một số đặc điểm tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ
hiện nay, Tạp chíNkung vấn đê kinh tếtbếgiới, số 3/2005.
420 MỘT S ổ M õ HlNH CONG n g h i ệ p h ỏ a t r ẽ n t h ế g i ớ i v à v i ệ t n a m

36. Phan Khiêm ích - Nguyễn Đình Phan, Cồng nghiệp hỏa., hiện
đ ại hóa ờ Việt N am và các nưởc trong khu vực, N X B . Thống kc,
H , 1995.

37. IMF, “Danh sách các quổc gia theo G D P”,


http://vi.wikipedia.org/

38. IMF, “Danh sách các quốc gia theo chi sổ phát triến con người”,
http://vi.wikipedia.org/

39. “Industrialization in South Korea”,


http://internationalbusiness.wikia.com/wiki/Industrialization_in
South Korea.

40. Joseph Stiglitz, w h.it ỉ leLimed at the World Economic Crisis, The
Insider, The New Republic, Issue date: 04.17.00, Post date:
04.06.00.

41. Joseph Stiglitz, The Role o f Government in Economic Development,


Annual World Bank, 1997.

42. J. N. Bhagwati và T. N. Xrinivisan, Foreign Trade Regimes and


Economic Development, India, National Bureau o f Economic
Resarch, NY, 1995, p.46-49ề

43. Kenichi Ohno, Phát triển kinh tế cùa Nhật Bản, con đường đi lên
từ m ột nước đang p h á t triển, Diễn đàn phát triển Việt Nam,
3 /2 0 0 7 Ế

44. Kantillal, The A pparel Industry in India, Ahmedabad, National


Information Center for Textile and Allied Subjects, 1990.

45. Kumar, India's Manufatured Expo% Oxford University Press,


1998, p.77-78.

46. Kaoru Sugihara, Labour-intensive Industrilisaticn in G lobal


History, The paper presented to the 13th International Economic
History Congress held in Buenos Aires 16th July 2002.
Tài liệu tham khảo 421

47. Khoa Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Tống hợp Hà Nội, Giải
thích D anh từ kinh tế (Tài liệu tham khảo), H., 1976.

48. Phan Vãn Khải, “Một số nội dang mới trong quan điểm cóng
nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng”, Tạp chí Cộng sản, số 9/1994.

49ề “Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài”,


http://ncseif.gov.vn.

50. Nguyễn Văn Lạng, “Xu thế toàn cầu và giải pháp phát triển cLt
nước giai đoạn 2010-2025”, Tạp chí Q uin lý kinh tế, số 29, 11-
12/2009.

51. V. I. Lênin, Toàn tập, Tập 1, NXB. Tiến bộ Matxcơva, 197 6 ể

52. Hoàng Xuân Long, “Công nghiệp hóa trong cơ chế kế hoạch hóa
tập trung quan liêu, bao cáp”, Tạp chí K hoa học Cồng nghệ, số
tháng 4/2006.

53. Thái Vản Long, “Kinh tê Ấn Độ sau 5 nàm cải cách”, Tạp chí
Kinh tế và D ự báo, số 3/1997.

54ề c . Mác - Ph. Ảngghen, Toàn tập, Tập 23, N XB. Chính trị Quốc
gia, H .,1993.

55. Mehta, Textile and Ảpprel Trade: Impact o f New Regionalism,


Economics and Politics Weekly (EPW ), June 8,1996.

56. MeKong -Ganga Policy Brief, No.l, March 2007.

57. Michel Beaud, Lịch sử Chủ nghĩa tư bản từ 1500 đến 2 0 0 0 , N XB.
Thế giới, H., 2002.

58ề Ngọc Minh, “Nước ta “đang phát triển” tới đâu?”,


www.thanhnienonlines.com.vn.

59. Đỏ Mười, “Tập trung sức đẩy mạnh công nghiệp hóa nước nhà”,
Bảo N hân dãn, 21/09/2006.

60. Đỗ Hoài Nam (Chủ biên), Một số vấn để vế công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở Việt Nam, N X B. Khoa học X ã hội, H Ế> 2003.
42 2 MỘT SÓ MO H)NH c o n g n g h i ệ p h ỏ a t r ê n t h ế g i ớ i \ A v i ệ t n a m

6 l ế Đỗ Hoài Nam và Trẳn Đình Thiên, “Mô hình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa rút ngắn theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt
Nam tron^giai đoạn tỏi”, www.dangcongsan.vn.

62. Nay)ar, In dian Economy at the Crossroad: Illusion a n d Realities,


Economics and Politics Weekly, April 10, 1993, p.639.

63. Nirviker s ngh, Miracles an d Reform in India: Policy Reflections,


Asian Survey, No.5, October, 2004.

64. Trấn Ngọc Ngoạn (Chủ biên), Phất triển nông thổn bén vững:
Những vấn đ ê lý luận và kinh nghiêm ihếgiới, N XB. Khoa học Xã
hội, H ẻ, 2(X'8.

65. National Ii.telligence Council (N IC ), M appin g the G lobal


Future 2020.

66. Olivier de Solages, Những thành cóng l à những th.ít vọng vê'phát
triển trcng th ế giới thứ bu, Trung tâm Thòng tin rư liệu, Viện
Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, H ẽ, 1996.

67. P. K. Jalan, Industrial Sectoì Reforms in Globalization E n , New


Delhi, Sarup, 2004.

68. P. Samuelson Kinh tẽ học, Tập 2, Viện Qi an Kệ Qi ốc tế, 1989.

69. Pr. Munier Mahmud, “Phần loại các nước đarg phát triển”,
www.kinhtehoc.com (Lê Thu dich).

70. Đinh T hế Phong, Còng nghiệp hóa trong bối cải.h toàn cẩu hóa,
http://www.tidì>ang com.vn.

71 ế Nguyễn Minh Phong, “Rút ngắn: Yêu cầu khách quan để Việt
Nam hóa rống”, Tạp ch í K inh tế và DiỉbÁo, số 15/2008.

72. Tiấn Thanh Phương, “Con dường công nghiệp hóa và hiện đại
hóa của Việt Nam trong bối cành của cuộc cách m>ng khoa h )C '
công nghệ hiện đại”, http://www.clst.ac.vn.

73. Phạm Thái Q iố c, Trung Quổc - Quá trình công hghiệp hóa tì ong
20 nảm cuối th ế kỷ XX, NXB. Kh >a học Xã hội, H., 2001.
Tài liệu tham khảo 423

74 Rnstogi Rajiv, Ngành lông nghệ thông tin cùa Ấn Độ, Ấn Độ toàn
cảnh, số đặc biệt 20 năm 1988-2008, tài liệu do Đại sứ quán Ấn
Độ tại Hà Nội cung cấp.

75. Đỗ Quốc Sam, “Vể công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam",
Tạp chí Cộng san, số 11,6/2006.

76. Đỗ Quốc Sam, “Thế nào là một nước công nghiệp”,


http://wwwệvnep orgếvn.

77 Seung-Chan Park, A Study o f the China's Technology


Industrialization M odel an d Strategy, Regional Study Series
05-03, 2005.

78. Taty.ma p. Soubbotina, Không chỉ là tảng trưởng kiỉth tế, NXB.
Văn hóa Thông tin, H., 2005.

79. Tạp chí Cộng sản, số 7/1994, số 8/1994, số 3/1994.

80. Tạp chí Khoa học x ã hội Việt Nam, số 6/2009.

81ễ Tạp chí Nghiên cứu Kình tẽ, các sô 2 (4/1995), số 6 (9/1995), số 8
(8/1996), sổ 2 3 9 (4 /1 9 9 8 ).

82. Tạp chí Nghiền cứu Phát triển Bền I ữ n gcíc sổ 2 ,3 ,4 /2 0 0 9 .

83. “Tải.g trưởng kinh lế\ à những thách thức ' Nhìn từ góc độ khoa
học và công nghệ”, \vww.tchdkh.oig.vn2008.

84. Tổng cục Thống kè, Sổ liệu thõng kê kinh tế * xã hội Việt Nam
1975-2000, NXB. Thống kê, H., 2000.

85. Tổng cục Thống kè, Kinh t ế - x ã hội Việt N ,.m 3 nảm 2001-2003,
NXB. Thống kê, H„ 2003.

86ệ Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2 102, N X B. Tnống kê,
Hề, 2003.

87. Bùi Tát Thing, “Toài 1 cầu hóa k nh tế và co may của công nghiệp
hóa rút ngân ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu K inh tễy số 314,
7/2004.
424 MỘT s ó MỒ HlNH CÔNG NGHIỆP HỔA TRÊN THỂ GlO i V À V I Ệ T NAM

88. Nguyễn Xuân Thắag (Chủ biên), Toàn cẩu hóa kinh té và hội
nhập kinh t ẽ q i ỗc tẽd ỗ i với tiến trình công nghiệp boa, hiện đạt hóa
ờ Việt N am , NXB. Khoa học Xả hội, H ể, 2007.
89Ế Ngô Đăng Thành (Chủ biên), Các mô hình tông nghiệp hóa trên
t h i giới và bài học kinh nghiệm cho Viột Num, N X B. Chính trị
Quỗc gia I 2009.
90. Hà Huy Thành - Nguyễn Ngọc Khánh, Phái triển b b i vủt.g ■Từ
quan niệm đến hành động, NXB. Khoa học Xả hội Việt Nam, 2009.

91. Trần Đình Thiên (Chủ biên), Củng nịhiệp hóa, hiện đại hóa ở
Việt Nam. Phác thảo lộ trình, NXB. Chính trị Quổc gia, H., 2004.

92. Trần Đình Thiên, “Chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa của
Việt Nam: Hoàn cảnh mới và tư duy đột phá đế tiến kịp”, Tạp chi
K inh t ế và Dự báo, số 7 /2 0 0 8 ề

93. Trẩn Đình Thiên (Chủ biên), Cóng nghiệp hóa, biện đại hóa ờ
Việt N am , N XB. Chính trị Quốc gia, H., 2002.

94. Trần Văn Thọ, Còng nghiệp hóa Việt N am trong thời đụi châu Ả -
T hải Bình Dương, N XB. T P Hồ Chí Minh, 1996.

95. Trấn Văn Thọ, Biến ảộn gkin h tẽĐ ôn gẢ và con dường cóng nghiệp
hóa Việt N am , N XB. Chính trị Quốc gia, H., 2005ế

96. “Kinh tế Việt Nam và thế giới 2005-2006, 2006-2007, 2007-2008


và 2008-2009”, Thời báo Kinh tế Việt Nam.

97 “Tìm hiểu mô hình công nghiệp hóa mới của Trung Quốc",
www.laocai.gov.vn.

98. Tin kinh tế các sổ năm 2004 và 2005.

99. Tổng điêu tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006.

100. Nguyễn Trung, “Công nghiệp hóa - hiện đại hóa thế nào cho lãi
nhất”, vina.net.

101. Nguyễn Trung, “Công nghiệp hóa - hiện đại hóa cắn hưóng tới
diện mạo nào?”, viriiinet.
Tài liệu thơm khảo 425

102. Trường Đại học Kinh tế Kế hoạch, G iải thích danh từ kin h tế,
1983.
103. Nguyễn Minh Tú, Vũ Xuân Nguyệt Hồng (Chủ biên), Ch nh
sách công nghiệp và cắc công cụ chính ĩãch cổng nghiệp: ỉ inh
nghiệm của N hật Bản và bài học rút ra cho công nghiệp hóa của
Việt Nam, NXB. Lao động, H., 2001.

104. Đào Hoàng Tuấn (Chủ biên), P hát triển đ ổ thị bền I 'ĩng:
Những vãn đ ể lý luận và kinh nghiệm t h ế giới, N X B. Khoa học
Xã hội, 2008.

105. Trương Đình Tuyển, “Toàn cầu hóa kinh tế - cách tiếp cận, cơ
hội, thách thức”, ww\v.dangcongsan.vnẾ

106. Từ điển Bách khoa Việt N am , Tập 2, N XB. Từ điển Bách khoa,
H., 2002.

107. U N CTA D , W orld investment Report, United N ations, New


York and Geneva.

108. Viện Kinh tế Thế giới, Các mô bỉnh kinh tẽ thị trường trên thế
giới, NXB. Thống kê, H., 1994.

109. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo bàn tròn
cấp cao: Tổng kết 2 0 nàm đổi m ỏi ờ Việt N am , 4 tập, H., 2005
và 2006.

110. Mai Thị Thanh Xuân, Những điểu kiện cơ bản đ ể thực hiện công
nghiệp hóa rút ngắn: Thực tiễn các nước và ý nghĩa đối với Việt
Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Trung râm Đào tạo Bồi duỡng
giảng viên lý luận chính trị, Đ H Q G H N , 12/2009.

111. Mai Thị Thanh Xuân, Ngô Đăng Thành, “M ột số kinh nghiệm
rút ra từ mô hình công nghiệp hóa của các nước Đông Á”, Tạp
chí Nghiên cứu Đông Bắc Ả, số 8 (90)/2008.

112. w . Easterly, Đ i tìm căn nguyên cùa tàng trường kinh tế, N XB.
Lao động Xã hội, H„ 2009.
426 MỘT S ố MO HlNH CỒNG NGHIỆP HỐA TRẼN THÉ G lỡ l V * VIÊT NAM

113. W B Country Study, India - Five Years o f Stabiiiz irions ĩtid


Refo ~m and the Challenges Ahead, 1 996 .

1 ] 4. W B Country Study, India - Sustaining R ap id Econov 1C


Growth, 1997.

M ộ t số w ebsite:

1. http://www.cancl.com.vn

2 . http://wu-w.cpv.org.vn

3 . http://www.vietnam.net

4. httpi/Avw’w.vneconomy.com.vn

5. h ttp ://en .wikipedia.org.wiki/Model_(economics)

6. http://wv. w.saga.vn/dictviewẾaspx:id=9037

7. lưtp://wMrw.psychstat.missouritate.edu/introbook./sbk04.htm

8. http://vww.clst.ac.vn/
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
16 Hàng Chuối - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Điện thoại: Biên tập - chế bản: (04) 3971 4896
Hành chừth: (04) 3971 4899; Tổng Biên tạp: (04) 3971 4897
Fax: (04) 3971 4899

MỘT SỐ MÔ HÌNH CỒNG NGHIỆP HÓA


TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
(Sách chuyên kh ảo)

Chịu trách nhiệm xuất bản

Giám đốc: PHÙNG QUỐC BẢO


Tôhg Biên tập: PHẠM THỊ TRÂM

Biên tập: ĐINH VIỆT HÒA


Thiết k ế b ìa .ỷ PAILEMA JSC.
Chếbản: MINH HÀ

Liên kết xuất bản: BỘ PHẬN TẠP CHÍ VÀ XUẤT BẢN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Địa chi: Phòng 703, nhà E4, 144, Xuân Thủy, Câu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (04) 3754 7506 (703 - 713); Fax: (04) 3754 6765
Email: tapchiktkd_kt@vnu.edu.vn
Website: ueb.vnu.edu.vn

Mã S ố : 2K - 2 5 Đ H 2 0 1 1 . I n 500 c u ố n , k h ổ 16 X 24cm. tại Công t y


TNHH In TM & DV Nguyền Lâm. số xuất bản: 489-201 l/C XB/02 -
55/ĐHQGHN, ngày 17/5/2011. Quyết định xuất bàn sổ: 20 KH-
XH/QĐ - NXBĐHQGHN. In xong và nộp lưu chiểu Quý II nảm 2011.

You might also like