Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

SV: Ngô Văn An D02 Đề tài: “Tình hình xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam”

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCM

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

ĐỀ TÀI: Tìm hiểu về tình hình xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam
Môn học: Nhập môn ngành Kinh tế quốc tế

Giảng viên hướng dẫn : Lê Thị Ánh Tuyết


Sinh viên thực hiện: Ngô Văn An
MSSV: 030834180003
Lớp: D02

TPHCM, ngày 16 tháng 01 năm 2020


SV: Ngô Văn An D02 Đề tài: “Tình hình xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam”

LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hiện nay, việc xuất nhập khẩu mang lại rất nhiều lợi
ích to lớn cho tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là đất nước đang phát triển như
Việt Nam. Với một vị trí địa lý hết sức thuận lợi, Việt Nam đã và đang phát huy tốt
ngành kinh tế biển- đặc biệt là ngành thủy sản Việt Nam.
Xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam hiện nay đang phát triển khá tốt sau khi Việt Nam
đã kí kết nhiều Hiệp định thương mại tự do.
Do đó, để hiểu rõ hơn về những cơ hội và thách thức của ngành thủy sản Việt Nam.
Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu các số liệu thống kê gần đây của ngành thủy sản
và xuất khẩu thủy sản qua các nước, tôi đã đưa ra những nhận định cụ thể và có những
biện pháp nhằm nâng cao và phát triển vai trò của xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Đề tài: “Tìm hiểu về tình hình xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam”

1
SV: Ngô Văn An D02 Đề tài: “Tình hình xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam”

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở VIỆT NAM..........4
1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu...........................................................4
1.1.1. Một số khái niệm......................................................................................4
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu................................4
1.2. Vai trò, vị trí và tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam...................5
1.2.1. Vai trò và vị trí của xuất khẩu thủy sản trong nền kinh tế...................5
1.2.2. Tiềm năm xuất khẩu thủy sản của Việt Nam........................................6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở VIỆT NAM.............7
2.1. Tình hình ngành thuỷ sản 6 tháng đầu năm 2019........................................7
2.2. Tác động của các Hiệp định thương mại tự do đến xuất nhập khẩu Việt
Nam( đặc biệt CPTPP và EVFTA)........................................................................14
2.2.1. Cơ hội:....................................................................................................14
2.2.2. Thách thức:............................................................................................17
2.3. Cơ hội và thách thức của ngành thủy sản Việt Nam.................................17
2.3.1. Cơ hội......................................................................................................17
2.3.2. Thách thức:.............................................................................................18
CHƯƠNG 3: NHỮNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA
NGÀNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM TRONG NĂM TỚI.................19
3.1. Phát triển thêm nhiều mặt hàng thủy sản cho xuất khẩu, tăng giá thủy sản xuất
khẩu trong điều kiện bảo đảm cạnh tranh....................................................................19
3.2. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu thủy sản trên thị trường EU thông qua
các hiệp định thương mại tự do đã giảm thuế quan về 0%.......................................20
3.3. Tăng cường hợp tác quốc tế trong khu vực và thế giới...................................20
3.4. Đưa ra nhiều chính sách hấp dẫn thu hút nguồn cung từ nước ngoài.............20
3.5. Phát triển nguồn nhân lực cho ngành thủy sản...............................................20
3.6. Kiểm định chất lượng mẫu mã kĩ càng trước khi xuất khẩu...........................20
KẾT LUẬN................................................................................................................21

2
SV: Ngô Văn An D02 Đề tài: “Tình hình xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam”

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở VIỆT NAM


1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu
1.1.1. Một số khái niệm
- Xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia
với phần còn lại của thế giới dưới hình thức mua bán thông qua quan hệ
thị trường nhằm mục đích khai thác lợi thế của quốc gia trong phân công
lao động quốc tế.
- Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương, đã
xuất hiện từ rất lâu đời và ngày càng phát triển. Tuy hình thức đầu tiên
chỉ là hàng đổi hàng, song ngày nay hình thức xuất khẩu đã được thể
hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.
- Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh
tế, từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc
thiết bị, công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều
nhằm đem lại lợi ích cho quốc gia
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
1.1.2.1. Yếu tố kinh tế

Việc phát triển kinh tế của thị trưòng xuất khẩu có ảnh hưởng rất lớn tới
nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng, do đó đã làm ảnh hưởng
đến hoạt đông xuất khẩu của doanh nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự
phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu là tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
thu nhập của dân cư, tình hình lạm phát, tình hình lãi suất.

1.1.2.2. Yếu tố môi trường văn hóa – xã hội

Sự thay đổi của văn hoá - xã hội của thị trường xuất khẩu có ảnh hưởng
lớn đến nhu cầu của khách hàng, do đó ảnh hưởng đến các quyết định mua
hàng của khách hàng và ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh
nghiệp.

1.1.2.3. Yếu tố môi trường chính trị - pháp luật

3
SV: Ngô Văn An D02 Đề tài: “Tình hình xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam”

Tình hình chính trị hợp tác quốc tế được biểu hiện ở xu thế hợp tác giữa
các quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến sự hình thành các khối kinh tế, chính trị
của một nhóm các quốc gia do đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình thị trường
xuất khẩu của doanh nghiệp.

1.1.2.4. Yếu tố cạnh tranh

Mức độ cạnh tranh quốc tế biểu hiện ở sức ép từ phía các doanh nghiệp,
các công ty quốc tế đối với doanh nghiệp, khi cùng tham gia vào một thị
trường xuất khẩu nhất định. Sức ép ngày càng lớn thì ngày càng khó khăn
cho doanh nghiệp muốn thâm nhập, duy trì, mở rộng thị trường xuất khẩu
cho mình.

1.2. Vai trò, vị trí và tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
1.2.1. Vai trò và vị trí của xuất khẩu thủy sản trong nền kinh tế
1.2.1.1. Ngành xuất khẩu thủy sản với vấn đề tăng trưởng kinh tế
- Trong những năm gần đây, với tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng,
sản lượng khai thác và giá trị xuất khẩu tăng mạnh, ngành thủy sản ngày
càng được xác định rõ là một trong những hướng ưu tiên của sự nghiệp
công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước hiện nay.
- Ngành thủy sản thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp 4 -5 % vào
GDP.
- Ngành thủy sản đóng góp khá mạnh mẽ vào kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa nói chung của Việt Nam.
1.2.1.2. Ngành xuất khẩu thủy sản với chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nghề thủy sản từ tự cung tự cấp đã trở thành nghề có khả năng phát triển


kinh tế hàng hóa. Phát triển nuôi trồng thủy sản sẽ góp phần làm chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện mức
sống cho nhân dân.

1.2.1.3. Ngành xuất khẩu thủy sản với vấn đề xã hội


- Tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập và mức sống của cộng đồng
đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, góp phần xóa đói giảm nghèo.
4
SV: Ngô Văn An D02 Đề tài: “Tình hình xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam”

- Ổn định xã hội và an ninh quốc gia
- Cải thiện tiêu chuẩn dinh dưỡng của nhân dân bằng cách cung cấp cá
và hải sản cho tiêu thụ nội địa
- Tăng xuất khẩu để thu ngoại tệ
1.2.2. Tiềm năm xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
1.2.2.1. Tiềm năng về điều kiện tự nhiên
- Nằm trong khu vực Biển Đông, Việt Nam đã sớm là một quốc gia
biển, đánh bắt hải sản, vận tải biển và buôn bán trên biển là một bộ
phận cấu thành của nền văn hóa ngay từ thuở khai sinh. Biển Việt Nam
có tính chất như một vùng biển kín. Vịnh Bắc Bộ tương đối nông, mức
sâu không quá 90 mét, đây là biển bằng phẳng nằm trong khu vực Biển
Đông.
- Việt Nam có chiều dài bờ biển là 3260 km, trải dài từ Móng Cái đến
Hà Tiên.
- Diện tích vùng nội thủy và lãnh hải của Việt Nam rộng 226.000 km2
và vùng biển đặc quyền kinh tế trên 1 triệu km2, rộng gấp 3 lần diện
tích đất liền.
- Vùng biển Việt Nam có trên 4000 hòn đảo, vịnh, đầm, phá, cửa sông
và trên 400.000 hecta rừng ngập mặn rất thuận lợi cho phát triển, nuôi
trồng thủy sản và tạo nơi trú đậu cho tàu thuyền đánh cá.
- Biển Việt Nam có trên 2000 loài cá, trong đó có khoảng 130 loài có
giá trị kinh tế; 1600 loài giáp xác như tôm biển, tôm hùm, cua, ghẹ…;
khoảng 250 loài động vật thân mềm như mực, bạch tuộc… Ngoài ra
còn rất nhiều đặc sản quí như bào ngư, đồi mồi, chim biển, rong
biển…
 Những điều kiện trên vô cùng thích hợp trong việc nuôi trồng và khai
thác thủy sản. Do đó, yếu tố địa lý có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn đến
tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
1.2.2.2. Tiềm năng về nguồn nhân lực

5
SV: Ngô Văn An D02 Đề tài: “Tình hình xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam”

Về nhân lực, chúng ta có lao động nghề cá lên đến 4 triệu người sống
tập trung tại các vùng có tiềm năng về thủy sản. Số doanh nghiệp chế
biến thủy sản ngày một tăng đã thu hút nhiều hơn nữa số lao động vào
trong ngành. Có thể nói Việt Nam là quốc gia có lợi thế về nguồn nhân
lực so với nhiều nước khác. Chi phí lao động cho nông dân nuôi cá ở
Việt nam chỉ bằng 1/10 chi phí lao động cho nông dân nuôi cá ở Mỹ. Lợi
dụng được lợi thế này, Việt Nam đã giảm thiểu được chi phí đầu vào cho
sản xuất, chế biến thủy sản, nhờ đó có thể giảm giá thành, đẩy mạnh xuất
khẩu và nâng cao kim ngạch hàng năm như đã thấy.Tuy nhiên cũng phải
lưu ý một điểm, lao động của ta chủ yếu chỉ là lao động phổ thông, trình
độ nhận thức còn kém, cho nên việc nâng cao trình độ cho lao động nghề
cá cũng là yêu cầu bức thiết trong điều kiện cạnh tranh gay gắt. Bộ thủy
sản đang có những biện pháp đẩy mạnh và khuyến khích người dân đánh
bắt xa bờ, từ đó tăng sản lương và qui mô khai thác lâu dài.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở VIỆT NAM.


2.1. Tình hình ngành thuỷ sản 6 tháng đầu năm 2019
- Trong 6 tháng đầu năm 2019, sản lượng thủy sản khai thác và nuôi
trồng tăng so với cùng kỳ, lần lượt là 5.0% và 6.7%. Tuy nhiên, giá
tôm ,cá tra nguyên liệu đồng loạt giảm. Xuất khẩu thủy sản vẫn gặp
nhiều khó khăn, giảm 1.6% so với cùng kỳ.
- Tính đến cuối tháng 6, tổng sản lượng thủy sản đạt 3,780.5 nghìn tấn,
tăng 5.8% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng thủy sản khai thác tăng
5.0% và nuôi trồng tăng 6.7%.
- Bên cạnh đó, tình hình xuất khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn. Tổng
xuất khẩu thủy sản mới chỉ đạt 3.9 tỷ USD, giảm 1.6% so với cùng kỳ,
và chỉ đạt 39% kế hoạch năm. Nguyên nhân do giá trị xuất khẩu sang
các thị trường lớn tăng chậm hoặc giảm dần từ đầu năm đến nay. Cụ
thể:
+ Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 1.3%, EU giảm 15.4%, Hàn
Quốc giảm 4.4%

6
SV: Ngô Văn An D02 Đề tài: “Tình hình xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam”

+ Giá trị xuất khẩu tăng chậm tại thị trường US, tăng 2.7%
+ Riêng thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam là Nhật
Bản, vẫn tăng trưởng tốt, tăng 11.0% so với cùng kỳ.
Mặc dù diễn biến xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU (thị
trường xuất khẩu thủy sản lớn của Viê ̣t Nam) trong 6 tháng đầu năm
không thuâ ̣n lợi, nhưng ngành thủy sản được kỳ vọng sẽ hưởng lợi
nhiều sau khi EVTFA có hiê ̣u lực.
- Về cá tra:
+ Tổng sản lượng cá tra 6 tháng đầu năm đạt 643.8 nghìn tấn (tăng
7.7%). Giá trị xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm đạt 961.6 triệu USD,
giảm 4.1% so với cùng kỳ.
+ Về diễn biến giá, giá cá tra nguyên liê ̣u tiếp tục giảm, giảm gần
16,000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2018 và giảm gần 10,000 đồng/kg
so với đầu năm, mức thấp nhất trong 10 năm qua. Với giá này người
nuôi thua lỗ từ 3,000 – 5,000 đồng/kg.
- Về mặt hàng tôm:
+ Sản lượng tôm đạt 296.4 nghìn tấn. Trong đó, tôm sú ước đạt 119.4
nghìn tấn (tăng 7.5%), tôm thẻ chân trắng ước đạt 177 nghìn tấn (tăng
10.7%).
+ Giá trị xuất khẩu tôm 6 tháng 2019 ước tính đạt 1.44 tỷ USD, giảm
12.0% so với cùng kỳ.
+ Về diễn biến giá, trong tháng 6, giá tôm sú ướp đá nguyên liệu có xu
hướng tăng so với tháng trước nhờ sức tiêu thụ tại nội địa tăng trong
khi giá tôm thẻ giảm do nguồn cung tăng vào vụ thu hoạch theo Bộ
NN & PTNN).

“Ví dụ về một thị trường xuất khẩu tôm khá lớn mà việt nam đang
là nơi cung cấp”

- Canada hiện là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 6 của Việt Nam và
chiếm gần 5% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam đi các thị trường.

7
SV: Ngô Văn An D02 Đề tài: “Tình hình xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam”

- Trong 10 năm (2007-2016), xuất khẩu tôm Việt Nam sang Canada
không ổn định, dao động trong khoảng từ 65,5 – 201,5 triệu USD. Tuy
nhiên, từ năm 2016 đến 2018, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Canada
tăng trưởng liên tục từ 122,5 triệu USD năm 2016 lên 161,6 triệu USD
năm 2018.

- Tính tới 15/3/2019, XK tôm Việt Nam sang Canada đạt 23,8 triệu
USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2018.
- Trong cơ cấu sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu sang Canada, tỷ trọng
tôm chân trắng ngày càng tăng.
- Những năm gần đây, Canada tiêu thụ khá nhiều tôm nước ấm của các
nước Đông Nam Á trong bối cảnh nguồn cung tôm nước lạnh sụt giảm.
Các báo cáo mới đây dự kiến sản lượng khai thác tôm nước lạnh tại
Canada sẽ giảm mạnh trong năm 2019 do các khảo sát về sinh khối
tôm tại các ngư trường khai thác của Canada cho thấy kết quả không
khả quan. Đây có thể được coi là yếu tố thuận lợi cho XK tôm Việt
Nam sang Canada.
- Theo Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), NK tôm của Canada năm
2018 đạt 513,3 triệu USD, giảm 5% so với năm 2017. Việt Nam vẫn là

8
SV: Ngô Văn An D02 Đề tài: “Tình hình xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam”

nguồn cung tôm lớn nhất cho thị trường này, chiếm 30,3% thị phần tại
Canada. Ấn Độ và Trung Quốc lần lượt đứng thứ 2 và 3 với 26,3% và
16,9% thị phần.
- Năm 2018, trong các nguồn cung tôm chính, NK tôm vào Canada từ
Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia tăng trong khi NK từ Ấn Độ, Thái
Lan và Ecuador giảm trong đó Thái Lan giảm mạnh nhất 38% so với
năm 2017.
- Nền kinh tế của Canada trong 2 năm gần đây tăng trưởng tốt khiến nhu
cầu nhập khẩu hàng hóa tăng cao hơn. Hiện Chính phủ Canada đang có
nhu cầu đa dạng hóa thị trường, giảm phụ thuộc nhập khẩu từ Hoa Kỳ,
và Việt Nam là một trong những quốc gia các DN Canada quan tâm
muốn đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu.
- Đầu năm nay, Hiệp định CPTPP đã chính thức có hiệu lực đối với Việt
Nam trong đó Việt Nam và Canada đều là thành viên. Và đây là cơ hội
tốt để DN tôm Việt Nam khai thác thị trường Canada vì các đối thủ
cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường này như Ấn Độ, Thái Lan,
Indonesia đều không tham gia hiệp định.

9
SV: Ngô Văn An D02 Đề tài: “Tình hình xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam”

- Với những lợi thế trên, DN cần tìm hiểu kỹ thị trường, chú trọng các
Nhập khẩu tôm của Canada (GT: nghìn USD, Nguồn: ITC)
Nguồn
2017 2018 Tăng, giảm (%)
cung
TG 542.733 513.315 -5,4
Việt Nam 145.128 155.729 7,3
Ấn Độ 139.933 135.115 -3,4
Trung
80.242 86.872 8,3
Quốc
Thái Lan 102.227 62.994 -38,4
Indonesia 16.876 20.401 20,9
Ecuador 16.343 14.732 -9,9
Mỹ 12.341 10.104 -18,1
Argentina 10.442 9.961 -4,6
Peru 5.609 7.847 39,9
Bangladesh 6.333 3.208 -49,3
Chile 134 1.251 833,6
Philippines 740 970 31,1
Canada 1.389 484 -65,2
Tây Ban
184 465 152,7
Nha
yếu tố về giá cả, mẫu mã, chất lượng để nâng tính cạnh tranh của sản
phẩm tôm Việt Nam trên thị trường Canada.
 Qua bảng trên, có thể thấy rằng, Canada đang là đầu mối khá quan
trọng trong việc Việt Nam xuất khẩu tôm sang đất nước này. Doanh
thu từ năm 2017-2018 đều tăng nhanh đáng kể. đầu năm 2019, các
Hiệp định CPTPP và EVFTA có hiệu lực, chắc chắn rằng nguồn thu
từ xuất khẩu tôm sang Canada và các nước Châu Âu sẽ tăng đáng kể.
Nhờ đó, giúp nên kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt hơn.
 Dưới đây là một số biểu đồ cụ thể về xuất khẩu tôm trong 6 tháng
đầu năm 2019.

10
SV: Ngô Văn An D02 Đề tài: “Tình hình xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam”

11
SV: Ngô Văn An D02 Đề tài: “Tình hình xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam”

12
SV: Ngô Văn An D02 Đề tài: “Tình hình xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam”

13
SV: Ngô Văn An D02 Đề tài: “Tình hình xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam”

Nguồn: Bộ NN & PTNT, Tổng cục thống kê, Tổng cục hải quan,
Vietdata tổng hợp

2.2. Tác động của các Hiệp định thương mại tự do đến xuất nhập khẩu
Việt Nam( đặc biệt CPTPP và EVFTA).
2.2.1. Cơ hội:
- Ưu đãi thuế quan, Việt Nam có cơ hội gia tăng xuất khẩu sang
10 thị trường, vốn đang chiếm 25% tổng xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam, vì hầu hết được cắt giảm thuế về 0%. Cụ thể như sau:
Cam kết mở cửa của Đối tác cho Việt Nam (toàn bộ Biểu thuế):

Xóa bỏ ngay khi 78-95% số dòng thuế


Hiệp định có
hiệu lực
Xóa bỏ cuối lộ 97-100% số dòng thuế
trình
Lộ trình Thường: 5-10 năm Nhạy cảm: Trên
14
SV: Ngô Văn An D02 Đề tài: “Tình hình xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam”

10 năm hoặc hạn ngạch thuế quan

 Australia: Về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực với tất cả sản
phẩm thủy sản (thuế cơ bản vốn là 0% trừ cá ngừ sọc dưa chế
biến HS160414 giảm từ 5% xuống 0%)
 New Zealand: Tất cả TS về 0% ngay. (Một số sản phẩm surimi
và cá hộp giảm từ 5% về 0%
 Nhật Bản: Hầu hết sản phẩm chế biến đang chịu thuế cơ bản 4,8
– 10,5% được giảm về 0% ngay, trừ sản phẩm từ cá trích, cá thu
có lộ trình 6 năm và sản phẩm có gạo có lộ trình 11 năm. Sản
phẩm HS 03 bao gồm cá ngừ vây xanh, cá ngừ mắt to, cá ngừ
albacore, cá hồi, cá trích, cá thu, cá cơm, cá kiếm, cá tuyết, cá
minh thái lộ trình giảm thuế 6 – 11 năm...
 Canada: Tất cả TS về 0% ngay. (Các sản phẩm hun khói có lợi
thế vì thuế giảm từ 4%-6,5% về 0%, cá ngừ chế biến đóng hộp
giảm từ 4,5% về 0%).
 Chile: Các sản phẩm TS đều được giảm từ 6% về 0% ngay. Cá
tra, cá ngừ, tôm chân trắng đông lạnh, chế biến.

15
SV: Ngô Văn An D02 Đề tài: “Tình hình xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam”

 Mexico: một số sản phẩm giảm từ 10-20% về 0% ngay. Đa số


sản phẩm cá: hồi, rô phi, thu, giò, kiếm, tôm... Giảm theo lộ trình
5-10 năm. Cá tra đông lạnh giảm từ 20% về 0% sau 3 năm.
- Việt Nam tham gia CPTPP phải kể đến cơ hội đa dạng hóa nguồn
cung nguyên liệu từ việc gia tăng nhập khẩu từ các nước để sản xuất
chế biến xuất khẩu và gia công nhờ thuế xuất khẩu giảm hoặc về 0%,
từ đó thúc đẩy các hoạt động chế biến, xuất khẩu. Các nước CPTPP
chiếm gần 16% nhập khẩu thủy sản của Việt Nam. Cụ thể:

Nhập khẩu thủy sản từ các nước CPTPP trong năm 2018

Xuất xứ Giá trị (USD) Tỷ lệ trong tổng giá trị


NK(%)
Nhật Bản 106694897 6,23

Chile 62432171 3,65

Canada 42268313 2,47

Australia 16666535 0,97

Singapore 11696617 0,68

New Zealand 10662509 0,62

Malaysia 7653908 0,45

Mexico 5485648 0,32

Peru 3685917 0,22

Brunei 142483 0,01

Tổng 10 nước 267388998 15,62

Tổng cộng 1711755398 100

16
SV: Ngô Văn An D02 Đề tài: “Tình hình xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam”

- Thủ tục xuất nhập khẩu thuận lợi: chứng nhận xuất xứ, thủ tục hải
quan, khiếu nại, xử lí vướng mắc TBT, SPS nhanh hơn minh bạch
hơn.
- Thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao công nghệ sản xuất và chất
lượng sản phẩm, tham gia chuỗi cung ứng khu vực nhờ sự dịch
chuyển đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia.
- Tăng khả năng cạnh tranh so với các đối thủ chưa có FTA với các đối
tác (Ấn Độ, Thái Lan).
2.2.2. Thách thức:
- Rào cản phi thuế quan, SPS, TBT vẫn thuộc quyền của nước NK
- Những quy định về lao động, môi trường có thể bị kiểm soát tuân thủ
chặt chẽ hơn
- Có nhiều quy định mới và phức tạp
- Chất lượng sản phẩm của ta so với các nước đối tác FTA kém cạnh
tranh hơn
2.3. Cơ hội và thách thức của ngành thủy sản Việt Nam.
2.3.1. Cơ hội
- Thứ nhất, khi hiệp định thực thi có hiệu lực, Việt nam sẽ được hưởng
ưu đãi thương mại, có điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng thị
trường. Chúng ta đều biết Mỹ là một thị trường hấp dẫn đối với nhiều
quốc gia, thu hút sự qua tâm của nhiều nhà xuất khẩu. Trước thời
điểm Hiệp định thương mại chưa được ký kết, doanh nghiệp Việt
nam và hàng hoá Việt nam xâm nhập thị trường Mỹ rất khó khăn,
phải cạnh tranh không bình đẳng với các doanh nghiệp của các nước
khác cùng có mặt tại thị trường Mỹ, đặc biệt là hàng hoá Việt nam
phải chịu mức thuế rất cao. Khi Hiệp định có hiệu lực, các trở ngại
trên bị rỡ bỏ,các doanh nghiệp Việt nam được bình đẳng với các
doanh nghiệp khác khi tiếp cận thị trường Mỹ bởi lẽ Việt nam có
được đối xử Tối huệ quốc (được hưởng điều kiện thương mại bình

17
SV: Ngô Văn An D02 Đề tài: “Tình hình xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam”

thường) từ phía Mỹ trong đó quan trọng là các hàng rào thuế quan và
phi thuế quan sẽ được cắt giảm đáng kể .
- Thứ hai, tăng cường thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ cao từ
Mỹ và các nước tạo điều kiện để nâng cao chất lượng hàng hoá, tăng
năng xuất lao động hạ giá thành sản phẩm. Nhiều nước và trước hết
là các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật, Singapo, Thái Lan…
sẽ tăng cường đầu tư vào Việt nam vì hàng hóa sản xuất tại Việt nam
xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Bản thân các nhà đầu tư Mỹ cũng sẽ vào Việt
nam nhiều hơn để sử dụng những lợi thế ở thị trường này sản xuất ra
hàng hoá rồi xuất khẩu trở lại Hoa Kỳ và các nước khác.
- Thứ ba, tạo điều kiện tiền đề cho Việt nam trong quá trình hội nhập
quốc tế và gia nhập WTO. Việc Việt nam tham gia vào ASEAN,
APEC và đặc biệt là hiệp định thương mại có những điểm khá tương
đồng về mục tiêu, nguyên tắc và lộ trình. Đó là sự thúc đẩy tự do hoá
thương mại và đầu tư giữa các quốc gia với nguyên tắc: thương mại
không phân biệt đối xử dưới hai hình thức đãi ngộ Tối huệ quốc và
đãi ngộ quốc gia, thương mại tự do hơn, tăng cường cạnh tranh bình
đẳng, công bằng khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế .
- Thứ tư, thúc đẩy quá trình đổi mới đất nước đặc biệt là đổi mới cơ
chế và hành chính. Chính việc thực hiện các cam kết và mở cửa thị
trường Việt nam theo lộ trình của Hiệp định đã ký sẽ là chất xúc tác
thúc đẩy quá trình điều chỉnh, đổi mới cơ chế chính sách, luật pháp
và thực tiễn hoạt động kinh tế của đất nước làm cho các hoạt động
này trở nên năng động, mềm dẻo hơn thích ứng với thông lệ và tập
quán quốc tế, cũng như các nguyên tắc, quy định của Mỹ.
2.3.2. Thách thức:

- Năm 2018, thủy sản ghi nhận với giá trị sản xuất đạt
khoảng 228.139,8 tỷ đồng, tăng 7,7% so với năm
2017, đồng thời kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt
khoảng 9 tỷ USD, tăng 8,4%. So với chỉ tiêu tại phương

18
SV: Ngô Văn An D02 Đề tài: “Tình hình xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam”

án tăng trưởng năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát


triển nông thôn, giá trị sản xuất vượt 2,4%, kim ngạch
xuất khẩu đạt 90%. Đây là thành quả thể hiện nỗ lực
của thủy sản trong năm vừa qua.

Tuy nhiên, bước sang năm 2019, các Hiệp định Đối tác
toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP)
và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)
sẽ là động lực giúp cho thương mại của Việt Nam có
nhiều thuận lợi cũng như cả những thách thức. Cuộc
chiến thương mại Mỹ - Trung diễn biến khó lường, có
thể tạo ra cơ hội nhưng cũng có khả năng tạo ra những
bất ổn.

- Các thị trường chính tăng cường kiểm soát chất lượng
và an toàn thực phẩm như: Hoa Kỳ, EU, Ả rập Xê út,
Hàn Quốc… Đặc biệt, việc EC cảnh báo thẻ vàng đối
với mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào EU
từ cuối năm 2017 cũng gây khó khăn với ngành thủy
sản Việt Nam nói chung và ngành khai thác thủy sản
nói riêng.
- Cùng với những tác động khách quan, những khó khăn
nội tại trong năm 2018 vẫn chưa hẳn được tháo gỡ.
Đặc biệt là tình trạng các cơ sở hậu cần nghề cá như:
cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão… dù đã được quy
hoạch, đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thực
tế phục vụ sản xuất, vẫn còn tình trạng thiếu cảng để
neo đậu và bốc dỡ sản phẩm khai thác.
- Thực tế thiếu lao động trong khai thác hải sản đã và
đang phổ biến ở nhiều địa phương dẫn đến nhiều tàu
cá phải nằm bờ do không có lao động đi biển. Hệ thống

19
SV: Ngô Văn An D02 Đề tài: “Tình hình xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam”

tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật trong


ngành thủy sản còn thiếu và chưa đồng bộ.

CHƯƠNG 3: NHỮNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA
NGÀNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM TRONG NĂM TỚI
3.1. Phát triển thêm nhiều mặt hàng thủy sản cho xuất khẩu, tăng giá thủy sản xuất
khẩu trong điều kiện bảo đảm cạnh tranh
3.2. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu thủy sản trên thị trường EU thông qua
các hiệp định thương mại tự do đã giảm thuế quan về 0%
3.3. Tăng cường hợp tác quốc tế trong khu vực và thế giới
3.4. Đưa ra nhiều chính sách hấp dẫn thu hút nguồn cung từ nước ngoài
3.5. Phát triển nguồn nhân lực cho ngành thủy sản
3.6. Kiểm định chất lượng mẫu mã kĩ càng trước khi xuất khẩu

20
SV: Ngô Văn An D02 Đề tài: “Tình hình xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam”

KẾT LUẬN
Thông qua việc tìm hiểu tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong những
năm gần đây, có thể thấy được tình hình hết sức khả quan và có những bước phát
triển hết sức vượt bậc. Trong thời gian tới, nhờ các hiệp định CPTPP, EVFTA có
thể giúp Việt Nam một phần nào đó phát triển ngành xuất khẩu thủy sản ở Việt
Nam ra thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

https://www.vietdata.vn/tinh-hinh-nganh-thuy-san-6-thang-dau-nam-2019-1652881933

https://voer.edu.vn/m/nhung-co-hoi-va-thach-thuc-doi-voi-hoat-dong-xuat-khau-thuy-san-cua-
viet-nam/fb18db7f

https://vietnambiz.vn/thuy-san-viet-nam-nam-2019-can-vuot-qua-nhieu-thach-thuc-119121.htm

http://vasep.com.vn/Tin-Tuc/1203_55118/Con-nhieu-tiem-nang-cho-xuat-khau-tom-Viet-Nam-
sang-Canada.htm

https://text.xemtailieu.com/tai-lieu/bai-tieu-luan-danh-gia-tinh-hinh-xuat-khau-thuy-san-tai-viet-
nam-446748.html

---CẢM ƠN---

21

You might also like