Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 37

Chương 7.

Truyền sóng: Suy giảm trên đường truyền


kích thước nhỏ

Trên đường truyền kích thước nhỏ có thể bỏ qua hiệu ứng tổn hao theo kích
thước lớn. Suy giảm là do giao thoa của 2 hay nhiều phiên bản của tín hiệu phát đi
đến bộ thu tại các thời điểm lệch nhau một chút, gọi là sóng đa đường. Tín hiệu
thu tổng cộng có biên độ và pha thay đổi trong khoảng rộng tùy thuộc phân bố
cường độ, thời gian truyền tương đối của sóng đồng thời cũng phụ thuộc dải rộng
của tín hiệu truyền.

7.1 Lan truyền đa đường kích thước nhỏ.


Có 3 hiệu ứng quan trọng là:
- sự thay đổi nhanh độ mạnh của tín hiệu trên cự ly nhỏ hay trong khoảng
thời gian ngắn.
- Tín hiệu bị điều tần do độ dịch Doppler trên các đường truyền khác nhau
- Sự lệch thời gian (tiếng vọng) gây nên bởi trễ đa đường.
Trong các vùng đô thị, suy giảm xảy ra do chiều cao của anten di động thấp
hơn các công trình xây dựng xung quanh, nên không có đường truyền truyền thẳng
từ trạm cơ sở đến máy thu, thậm chí khi tồn tại đường truyền thẳng, đa đường vẫn
xảy ra do phản xạ từ mặt đất và môi trường xung quanh. Tín hiệu thu được tại máy
di động gồm một số lớn sóng phẳng có phân bố biên độ, pha và góc tới ngẫu
nhiên. Thậm chí máy di động đứng yên, tín hiệu nhận được vẫn có thể suy giảm
do sự chuyển động của các vật cản trong kênh radio.
Khi các vật cản đứng yên, chỉ có máy di động chuyển động, tín hiệu thu là
một hàm của biến không gian, nếu máy thu chuyển động với tốc độ không đổi thì
có thể coi là hàm của biến thời gian. Do tính giao thoa sóng mà máy có thể di
chuyển qua các điểm cực tiểu hay cực đại của tín hiệu, nghiêm trọng hơn là máy
thu có thể dừng lại tại một vị trí cực tiểu xác định, mặc dù xe cộ đi lại trong vùng
của máy thu làm nhiễu loạn trường sóng và giảm thiểu khả năng suy giảm sâu tín
hiệu thu trong thời gian dài.
7.1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến suy giảm kích thước nhỏ.
- Sự truyền đa đường: kéo dài tín hiệu băng cơ sở gây nên hiệu ứng ISI
- Tốc độ của máy di động: Gây nên điều chế tần số ngẫu nhiên do sự dịch

Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ 117


Doppler khác nhau trên các đường truyền. Độ dịch Doppler dương hay âm phụ
thuộc chiều máy lại gần hay ra xa trạm gốc.
- Tốc độ của các vật cản xung quanh: Được tính đến khi các vật xung quanh
chuyển động nhanh hơn máy di động.
- Dải rộng của tín hiệu truyền: Nếu dải rộng của tín hiệu truyền lớn hơn độ
rộng của kênh truyền, tín hiệu thu bị méo di, song cường độ không thăng giáng
mạnh. Nếu dải rộng tín hiệu truyền hẹp hơn độ rộng băng, tín hiệu thu không bị
méo dạng song cường độ tín hiệu bị thăng giáng mạnh.
7.1.2 Dịch tần Doppler:
Xét máy di động chuyển động với tốc độ v từ X đến Y (XY=d). trong khi
sóng tới từ nguồn xa S hợp với XY góc θ (véc tơ sóng tới và véc tơ vận tốc máy
thu có góc là π-θ). Sai khác đường truyền từ nguồn S đến X, Y là:
Δl=dcosθ=vΔtcosθ (7.1)

Hình 7.1 Minh họa hiệu ứng Doppler

Trong đó Δt là khoảng thời gian máy di động chuyển động từ X đến Y, do


S ở xa nên góc của sóng tới coi như không đổi vẫn bằng θ. Sai khác pha do sai
2l 2vt
khác đường truyền là:    cos  (7.2)
 
Do đó sự dịch tần biểu kiến (hay dịch tần Doppler) cho bởi fd là:
1  v
fd   cos  (7.3)
2 t 
fd sẽ cộng vào (làm tăng) hay trừ đi (làm giảm) từ tần số sóng tới tạo nên tần
số biểu kiến
Ví dụ :

118Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ


Bộ phát phát xạ sóng mang f=1850MHz, máy thu đặt trên xe có vận tốc
60mph. Tính tần số sóng mang biểu kiến trong các trường hợp a, lại gần b, ra
xa c, vuông góc với phương sóng tới.
Giải:
c 3.10 8
   0.162 m
f c 1850.10 6
Tốc độ máy thu: v=60 mph=26,82 m/s
a, khi chuyển động hướng tới nguồn:
26,82
f  f c  f d  1850.10 6   1850,00016 MHz
0,162
b, Khi máy thu chuyển động ra xa nguồn:
26,82
f  f c  f d  1850.10 6   1849,999834 MHz
0,162
c, khi máy thu chuyển động vuông góc với sóng tới:
θ=900 cosθ=0 fd=0 không có dịch tần Doppler, nên tần số thu được
vẫn giữ nguyên là 1850 MHz

7.2 Mô hình đáp ứng xung của kênh đa đường


Đáp ứng xung là đặc trưng kênh chứa tất cả các thông tin cần thiết để mô
phỏng và phân tích các loại tín hiệu truyền qua kênh (trong mô hình kích thước
lớn ta không dùng do trong các trường hợp này số đường truyền không nhiều khi
tính trung bình). Điều này bắt nguồn từ việc cho rằng kênh radio di động có thể
được mô hình như một bộ lọc tuyến tính có đáp ứng xung thay đổi theo thời gian
(sự thay đổi này do chuyển động của máy thu trong không gian). Bản chất lọc của
kênh là do việc cộng các sóng tới trễ so với nhau.
Do trễ đa đường khác nhau tại các vị trí thu khác nhau trong không gian
nên khi máy thu chuyển động đáp ứng xung cũng thay đổi theo thời gian. Nếu biểu
diễn tín hiệu truyền là x(t). Đáp ứng xung là h(d,t), đồng thời h(d,t)=0 khi t<0 .Tín
hiệu thu nhận được ở vị trí có khoảng cách d sẽ là
t
y (d , t )  x(t )  h(d , t )   x( )h(d , t   )d

(7.4)

Vì d=vt và giả sử v là hằng số thì y(vt,t) cũng là một hàm của thời gian
Sử dụng biểu diễn phức và chỉ xét với băng cơ sở (bỏ đi tần số mang,
chuyển từ đáp ứng xung thông dải h(t,τ) về đáp ứng băng cơ sở hb(t,τ) ):

Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ 119


1 1 1
r (t )  c(t )  hb (t , ) (7.5)
2 2 2
1 2
Trong đó x(t)=Re{c(t)exp(j2πfct)} và x 2 (t )  c(t )
2
y(t)=Re{r(t)exp(j2πfct)}
x 2 (t ) là công suất TB của tín hiệu thông dải trung bình lấy theo thời gian
hay tập hợp Ergodic.
Sẽ thuận tiện khi lượng tử hóa trục trễ trội đa đường. Bước lượng tử Δτ xác
định độ phân giải trễ của kênh, và khoảng tần tương ứng của mô hình sẽ là
1/(2Δτ). Tức là mô hình chỉ được dùng để phân tích tín hiệu truyền qua có độ rộng
dải nhỏ hơn 1/(2Δτ).
Vì tín hiệu nhận được trong kênh đa đường là một chuỗi các bản sao suy
giảm, trễ và dịch pha của tín hiệu phát, đáp ứng xung băng cơ sở có thể biểu diễn:
N 1
hb (t , )   ai (t , ) exp[ j 2f c i (t )   (t , )] (   i (t )) (7.6)
i 0

Trong đó ai(t,τ) và τi(t) là biên độ và trễ trội thực của thành phần đa đường
thứ i tại thời gian t. Pha trong hàm mũ biểu diễn dịch pha do lan truyền tự do của
thành phần thứ i cộng với sự dịch pha bổ sung của kênh.. Nói chung số hạng pha
được biểu diễn bằng biến đơn θi(t,τ) chúng gộp tất cả các cơ chế dịch pha trong
một trễ trội thứ i. Chú ý là một số trễ trội có thể không có tức là ai(t,τ)=0. δ(*) là
hàm xung đơn vị dùng để xác định thành phần trễ trội τi tại thời gian t (hình 7.2)

t
t3 τ(t3)

t2 τ(t2)

t1 τ(t1)

t0
τ(t0)
τ0 τ1 τ2 τ3 τ4

Hình 7.2 Mô hình đáp ứng xung của kênh đa đường

Nếu đáp ứng xung kênh giả sử là bất biến với thời gian hay it nhất là dừng
trong một khoảng thời gian nhỏ hay trên một cự ly ngắn, có thể thu gọn công thức:

120Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ


N 1
hb ( )   ai exp( j i ) (   i ) (7.7)
i 0

Khi đó một xung thử p(t) xấp xỉ hàm delta được dùng tại bộ phát, tức là
p(t)≈δ(t-τ). Tín hiệu nhận được sẽ là hb(τ).
Trong mô hình kênh kích thước nhỏ đường trễ công suất của kênh được tìm
bằng cách lấy trung bình không gian của |hb(t,τ)|2 trên các vùng cục bộ bằng cách
đo |hb(t,τ)|2 tại một số vị trí khác nhau trong mỗi vùng, tạo nên một tập các đường
trễ công suất mỗi cái biểu diễn một trạng thái có thể của kênh đa đường kích thước
nhỏ.
7.2.1 Liên hệ giữa dải rộng tín hiệu và công suất thu.
Trong hệ thông tin vô tuyến thực, đáp ứng xung của kênh đa đường được
đo bằng kỹ thuật dò kênh. Ta xét 2 trường hợp giới hạn để thấy được tính chất suy
giảm kích thước nhỏ của tín hiệu khác nhau trên cùng một kênh đa đường do có
dải rộng tín hiệu khác nhau. Xét một xung tín hiệu:
X(t)=Re{p(t)exp(j2πfct)} (7.8)
Trong đó p(t) là dãy xung lặp lại với độ rộng Tbb rất hẹp,TREP là chu kỳ lặp
lại lớn hơn nhiều trễ trội cực đại τmax đo được. Đặt:
p(t )  2  max / Tbb đối với 0<t<Tbb (7.9)
=0 t còn lại
Lối ra kênh thông thấp sẽ xấp xỉ với đáp ứng xung hb(t) :
1 N 1
r (t )   ai (exp( j i )). p(t   )
2 i 0
(7.10)

N 1
 max Tbb
  ai exp( j i ). rect[t   i ]
i 0 Tbb 2
Để xác định công suất nhận được tại thời điểm t0 ta dùng công thức:
 max  max
1 1 1  N 1 N 1 
 r (t ).r (t )dt   Re  a j (t 0 )ai (t 0 ) p (t   j ) p (t   i ) exp( j ( j   i ))dt
2
r (t 0 )  *

 max 0
 max 0
4  j 0 i 0 
(7.11)
Chú ý là nếu tất cả các thành phần đa đường được phân giải theo xung thử thì |τj-
τi|>Tbb với mọi j ≠ i và:
 max
1 1  N 1 2 
   a k (t 0 ) p 2 (t   k ) dt
2
r (t 0 )  (7.12)
 max 0
4  k 0 
 max 2
1 N 1   max  T  

 max
a
k 0
2
k (t 0 )  
 Tbb
rect t  bb   k   dt
 2  
0

Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ 121


N 1
  a k2 (t 0 ) (7.13)
k 0

Đối với tín hiệu thử dải rộng, Tbb nhỏ hơn nhiều trễ trội giữa các thành phần
trong kênh. Công thức trên cho thấy, công suất nhận được là tổng công suất của
các đường riêng rẽ chia cho độ rộng của xung thử. giả sử công suất nhận được từ
các thành phần đa đường là một quá trình ngẫu nhiên, mỗi thành phần có biên độ
và pha ngẫu nhiên tại thời điểm t. Công suất TB thu được trên kích thước nhỏ đối
với tín hiệu dải rộng là:
 N 1 2
N 1
E a , P WW   E a ,  ai exp( j i )    ai2 (7.14)
 i 0  i 0
Trong đó Ea,θ[*] ký hiệu trung bình tập hợp của tất cả các giá trị có thể của
ai và θi trên vùng cục bộ thanh ngang trên đầu ký hiệu trung bình các mẫu trên
vùng đo cục bộ dùng thiết bị đo đa đường.
Kết quả của các công thức trên cho thấy nếu tín hiệu truyền đủ để để phân
giải đa đường thì công suất thu kích thước nhỏ bằng tổng các công suất nhận được
trên mỗi thành phần đa đường. Trên thực tế, biên độ của các thành phần độc lập
không thăng giáng mạnh trong vùng cục bộ, nên công suất nhận được của tín hiệu
dải rộng p(t) không thăng giáng mạnh khi máy thu chuyển động trên vùng kích
thước nhỏ.
Bây giờ xét tín hiệu CW truyền cũng trên kênh nói trên. Đặt biên độ phức
của nó bằng c(t)=2. ta có biên độ phức của tín hiệu thu tại thời điểm t sẽ là tổng
các pha:
N 1
r (t )   ai exp( j i (t , )) (7.15)
i 0

Công suất thu khi đó là:


N 1 2

a
2
r (t )  i exp( j i (t , )) (7.16)
i 0

Khi máy thu chuyển động trên vùng cục bộ, ai thay đổi ít song θi thay đổi
nhiều (trên đoạn đường cỡ bước sóng) nên r(t) thăng giáng lớn.
Công suất TB nhận được trên vùng cục bộ là :
 N 1 2

E a , PC   E a ,   ai exp( j i )  (7.17)
 i 0 
E a , PCW   (a 0 e j 0
 a1e j1  ...  a N 1e j N 1 )(a 0 e  j 0  a1e  j 2  ...  a N 1e  j N 1 )

122Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ


N 1 N 1 N 1
  ai2  2 r ij cos( i   j ) (7.18)
i 0 i 0 j 0

Trong đó rij là hệ số tương quan biên độ của các đường truyền, được định
nghĩa:
rij =Ea[aiaj] , thanh ngang trên đầu ký hiệu TB phép đo CW bởi máy thu trên một
vùng cục bộ. Chú ý là khi cos( i   j ) =0 và rị=0 thì công suất TB của tín hiệu CW
tương đương công suất TB của tín hiệu băng rộng trên vùng kích thước nhỏ. Điều
này có thể xảy ra khi các pha đa đường là giống nhau và phân bố đều trên [0,2π]
hoặc khi các biên độ trên các đường truyền không tương quan. Phân bố đều của θ
là giả thiết thích đáng vì các đường truyền khác nhau hàng trăm bước sóng đến bộ
thu một cách ngẫu nhiên. Nếu vì một số nguyên nhân nếu các pha là không độc lập
thì công suất TB tín hiệu dải rộng và CW vẫn bằng nhau nếu biên độ theo các
đường là độc lập. Tuy nhiên các pha là phụ thuộc nhau thì biên độ cũng tương
quan vì các cơ chế ảnh hưởng đến pha thì cũng ảnh hưởng đến biên độ. Tình
huống này không hứa hẹn trong hệ thông tin di động.
Như vậy công suất TB trong vùng cục bộ của tín hiệu dải rộng hay dải hẹp
là như nhau. Khi tín hiệu có dải lớn hơn độ rộng kênh thì cấu trúc đa đường được
phân giải tại bộ thu tại mọi thời điểm và công suất thu được thay đổi it do các biên
độ đa đường độc lập và không thay đổi lớn trong vùng cục bộ. Khi tín hiệu có dải
hẹp (tức là tín hiệu băng cơ sở có độ dài lớn hơn trễ trội của kênh) thì tính đa
đường không được phân giải tại bộ thu. Thăng giáng lớn của tín hiệu tổng hợp xảy
ra do dịch pha của nhiều thành phần đa đường không tách biệt (có phần chồng lên
nhau).
Ví dụ :
Giả sử đáp ứng xung rời rạc của kênh được dùng để mô hình kênh radio
vùng đo thị với trễ trội cỡ 100μs, và kênh microcell với trễ trội không lớn hơn 4μs.
Nếu số đa đường dược cố định là 64. a, Tính Δτ b, độ rộng băng cực đại của 2 mô
hình có thể biểu diễn chính xác. Lặp lại bài tập với kênh indoor với trễ trội cỡ
500ns (xem chương trình SIRCIM và SMRCIM).
Giải:
Trễ trội cực đại tính theo: τN=NΔτ=100μs
Với N=64 ta có Δτ= τN/N=1.5625 μs
Độ rộng băng mà SMRCIM có thể biểu diễn chính xác là:
1/(2 Δτ)=1/(2.1,5625)=0,32MHz
Đối với mô hình microcell τN=4 μs , Δτ= τN/N=62,5ns

Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ 123


Đọ rộng băng cực đại có thể biểu diễn là:
1/(2 Δτ)=1/(2.62,5)=8MHz
Tương tự với kênh indoor:
Δτ= τN/N=(500.10-9)/64=7,8125ns
1/(2 Δτ)=1/(2.7,8125)=64MHz
Ví dụ:
Giả sử một máy di động với tốc độ 10m/s thu 2 thành phần đa đường với
sóng mang 1000MHz. Thành phần 1 giả sử đến tại τ=0 với pha là 00 và công suất
là -70dBm. Thành phần yếu hơn 3dB và đến tại τ=1μs pha bằng 00. Nếu máy thu
chuyển động hướng tới thành phần 1, chuyển động ra xa thành phần 2. Tính công
suất tín hiệu dải hẹp tức thời tại các bước 0,1s từ 0 đến 5 s. tính công suất dải hẹp
TB trên khoảng quan sát này. So sánh công suất thu dải hẹp và dải rộng trên các
khoảng.
Giải:
Với v=10m/s, trong khỏang 0,1s sẽ tương ứng với 1m
c 3.10 8
Bước sóng của sóng mang là :     0,3 m
f 1000.10 6
Chú ý là -70dBm=100pW. Công suất tức thời dải hẹp là:
N 1 2
2
a
2
r (t )  i exp( j i (t , ))  100 pW exp(0)  50 pW exp(0)  291 pW
i 0

Dịch pha nhận được khi chuyển động sau 0,1 giây là:
2d 2vt 2 .10(m / s ).0,1s
i     2,09rad  120 0
  0,3m
Do 2 hướng chuyển động là hướng tới và ra xa nên
θ1=1200 và θ2=-1200 công suất tức nhận được tức thời là :
N 1 2
2
a
2
r (t )  i exp( j i (t , ))  100 pW exp( j120 0 )  50 pW exp( j120 0 )  78,2 pW
i 0

Tương tự tại t=0,2s (các bước 0,1s) θ1=2400 và θ2= -2400 và:
N 1 2
2
a
2
r (t )  i exp( j i (t , ))  100 pW exp( j 240 0 )  50 pW exp( j 240 0 )  81,5 pW
i 0

Tại t=0,3s θ1=3600 và θ2= -3600 Lặp lại


N 1 2
2
a
2
r (t )  i exp( j i (t , ))  100 pW exp( j 360 0 )  50 pW exp( j 360 0 )  291 pW
i 0

Và t=0,4s |r(t)|2=78,2pW, t=0,5s |r(t)|2=81,5pW

124Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ


Công suất TB của tín hiệu dải hẹp là:
2.291  2.78,2  2.81,5
pW  150,233 pW
6
Dùng công thức cho công suất dải rộng
 N 1 2
N 1
E a , P WW   E a ,  ai exp( j i )    ai2
 i 0  i 0
E a , PW , B   100 pW  50 pW  150 pW
Có thể thấy rằng công suất dải hẹp và dải rộng là như nhau khi lấy TB trên 0,5 s
(5m). Trong khi tín hiệu CW suy giảm trên các khoảng quan sát thì tín hiệu dải
rộng giữ nguyên không đổi

7.3 Các phép dò kênh đa đường kích thước nhỏ


Do tính quan trọng của cấu trúc đa đường trong việc xác định hiệu ứng suy
giảm kích thước nhỏ, một số kỹ thuật dò độ rộng kênh đã được phát triển như: Đo
xung trực tiếp,đo tương quan dịch trải phổ, đo tần số quét.
7.3.1 Đo xung RF trực tiếp
Cho phép xác định nhanh đường trễ công suất của mọi loại kênh. Sử dụng
xung rada độ rộng hẹp τbb s, thu qua bộ lọc dải rộng (BW=2/ τbb) , tín hiệu sau đó
được khuếch đại , tách sóng và hiển thị lưu trên dao động ký. Phép đo này trực
tiếp cho bình phương của đáp ứng xung kênh nhân chập với xung thử.. Nếu dao
động ký đặt ở mode TB thì sẽ cho đường trễ công suất TB. Phương pháp này có
ưu điểm là đơn giản.
τREP

fc X τbb

Phát xung
Độ phân giải=độ rộngxung=τbb

Dao động
BPF Bộ tách ký số có
nhớ

Hình 7.3 Hệ thống đo đáp ứng xung RF trực tiếp

Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ 125


Trễ phân giải tối thiểu giữa các thành phần đa đường bằng độ rộng τbb, vấn đề
chính là hệ dễ bị giao thoa và ồn do bộ lọc dải thông rộng được yêu cầu phân giải
thời gian đa đường. Thêm nữa hệ dựa trên Triger của dao động ký đối với tín hiệu
đến đầu tiên, nếu tín hiệu đầu tiên bị chặn hay suy giảm thì độ chính xác không
cao. Một nhược điểm khác là không biết được pha của các thành phần đa đường
do tách sóng hình bao. Tuy nhiên nếu dùng tách sóng đồng bộ thì có thể đo được
pha.
7.3.2 Tương quan dịch của tín hiệu trải phổ.
Sơ đồ đo trên hình 7.4. Ưu điểm của hệ này là trong khi tín hiệu thu là dải rộng thì
có thể dùng bộ thu dải hẹp đặt sau bộ trộn dải rộng. Điều này cải thiện dải động
của hệ so với phương pháp xung trực tiếp.
Tín hiệu được trải phổ bằng cách trộn với dãy giả ngẫu nhiên nhị phân có
thời gian chip Tc và tốc độ Rc=1/Tc Hz. Dường bao phổ công suất của tín hiệu trải
phổ cho bởi:

Hình 7.4 Dò kênh theo phương pháp tương quan dịch trải tần
2
 sin( f  f c )Tc 
  (7.19)
 ( f  f c )Tc 

126Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ


Độ rộng băng từ zero đến zero là BW=2Rc
Tín hiệu trải phổ sau khi nhận được lọc, giải trải phổ dùng bộ phát dãy PN
giống như bên phát. Mặc dù 2 dãy PN giống nhau , song đồng hồ chip ở bộ phát
nhanh hơn một chút đồng hồ bộ thu. Việc trộn các dãy chip gọi là tương quan
trượt (dịch). Khi mã PN của đồng hồ chip nhanh bắt kịp mã PN của đồng hồ chíp
chậm, sẽ cho tương quan cực đại. Khi không tương quan cực đại bộ trộn sẽ trải tín
hiệu trên băng rộng. Do đó bộ lọc dải hẹp kế sau bộ trộn sẽ loại bỏ hết công suất
đến nếu không có tương quan và loại trừ giao thoa (đay là nhược điểm của hệ
xung trực tiếp). hệ số sử lý cho bởi:
2 Rc 2 bb ( S / N ) out
PG    (7.20)
Rbb Tc ( S / N ) in
Ở đó τbb=1/Rbb là chu kỳ của thông tin băng cơ sở . Khi dò kênh tốc độ
băng cơ sở bằng tần số đặt lệch đồng hồ dãy PN tại bộ phát và thu.
Vì các dãy đa đường đi qua bộ tương quan tùy theo thời gian trễ, nên sau
khi tách sóng đường bao đáp ứng xung của kênh nhân chập với xung chip đựoc
hiển thị trên dao động ký. Cox [1] lần đầu sử dụng phương pháp này đo đáp ứng
xung kênh outdoor trong môi trường ngoại ô thành phố ở tần số 910MHz.
Devasirvatham sử dụng thành công trong môi trường office tại 850MHz. Bultitude
dùng trong môi trường indoor và microcell.
Độ phân giải thời gian (Δτ) của các thành phần đa đường dùng kỹ thuật này
2
là:   2Tc  (7.21)
Rc
Nói cách khác hệ có thể phân giải được 2 thành phần đa đường khi chúng lệch
nhau không nhỏ hơn 2Tc giây. Trên thực tế các thành phần lệch nhau nhỏ hơn có
thẻ phân giải được vì độ rộng xung rms nhỏ hơn độ rộng tuyệt đối của xung tương
quan tam giác đặt trên Tc.
Quá trình tương quan trượt sẽ cho phép đo thời gian tương đương, tức là
cập nhật mỗi lần 2 dãy tương quan cực đại. Thời gian giữa các đỉnh cực đại có thể
tính như sau:
l
T  Tc l  (7.22)
Rc
Trong đó Tc là chu kỳ chíp, Rc tốc đọ chíp, γ nhân tử trượt, l là độ dài dãy
chip
Nhân tử trượt được định nghĩa như tỷ số giữa tốc độ đồng hồ phát và sự sai khác
tốc độ giữa đồng hồ phát và thu:

Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ 127



  (7.23)
 
α là tốc độ đồng hồ phát (Hz), β là tốc độ đồng hồ thu (Hz).
Độ dài cực đại của dãy PN : l = 2n-1
Vì tín hiệu trải phổ đến được trộn với dãy PN thu ở tốc độ chậm hơn, tín
hiệu đựoc chuyển thành tín hiệu tần thấp dải hẹp. Nói cách khác tốc độ hiệu của 2
dãy mã là tốc độ thông tin chuyển đến dao động ký. Tín hiệu này cho phép dùng
bộ lọc băng hẹp (BW=2(α-β)) loại trừ ồn và giao thoa băng thông.
Phép đo thời gian tương đương liên quan đến thời gian tương đối của các
thành phần đa đường, chúng cũng được hiển thị trên giao động ký. Bước thời gian
quan sát liên quan đến bước thời gian truyền thực:
Thời gian lan truyền thực = thời gian quan sát : γ
Hiệu ứng này là do tốc độ tương đối của việc chuyển thông tin trong bộ
tương quan trượt. Ví dụ Tc là thời gian quan sát được đo trên dao động ký không
phải là thời gian lan truyền thật. Hiệu ứng này được hiểu như sự dãn thời gian xảy
ra trong hệ tương quan trượt vì sự trễ lan truyền đã được dãn theo thời gian bởi bộ
tương quan trượt.
Cần đảm bảo rằng độ dài của dãy có chu kỳ lớn hơn độ dài nhất của trễ lan
truyền đa đường. chu kỳ của dãy PN là : τPnseq=Tcl
Chu kỳ dãy cho ước lượng một dải cực đại rõ ràng các thành phần đa
đường tới. Dải này được tính bằng cách nhân tốc độ ánh sáng với τPnseq
Phương pháp dò kênh trải phổ có nhiều ưu điểm. Một trong các ưu điểm then chốt
là khả năng loại trừ ồn băng thông rộng, cải thiện được dải tần với công suất phát
đã cho. Độ nhay được hiệu chỉnh bởi nhân tử trượt và độ rộng băng bộ lọc sau
tương quan. Thêm nữa công suất phát yêu cầu thấp hơn với hệ phát xung trực tiếp
do hệ số sử lý vốn có trong hệ trải phổ.
Nhược điểm của hệ này so với hệ phát xung trực tiếp là phép đo không tiến
hành trong thời gian thực, mà là sự trượt các dãy PN với nhau. Tùy theo các thông
số của hệ đo và đối tượng đo, thời gian yêu cầu để tạo nên đường trễ công suất có
thể vượt quá. Nhược điểm khác của hệ là tách sóng không đồng bộ, nên cũng
không xác định được pha của các thành phần đa đường. Thâm chí nếu tách sóng
đồng bộ được dùng, thời gian quét của tín hiệu trải phổ tạo nên sự trễ, như vậy pha
của các thành phần đa đường với thời gian trễ khác nhau được đo tại các thời điểm
khác nhau, mà khi đó kênh lại có thể thay đổi.
7.3.3 Dò kênh theo vùng tần số.

128Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ


Do liên hệ đối ngẫu thời gian và tần số nên đáp ứng xung của kênh có thể
tiến hành xác định trong vùng tần số. Một bộ phân tích mạng véctơ điều khiển một
bộ quét tần số đồng bộ, và phép thử thông số S được đặt để chỉ thị đáp ứng tần số
của kênh. Bộ quét tần sẽ nhảy qua các tần số rời rạc. Khoảng nhảy sẽ ảnh hưởng
đến độ phân giải đáp ứng xung. Đối với mỗi bước nhảy bộ thử thông số S sẽ phát
một mức tín hiệu biết trước ở cổng1 và chỉ thị mức tín hiệu thu ở cổng 2. mức này
cho phép bộ phân tích xác định đáp ứng phức (tức là hệ số truyền S21 của kênh
trên tần dải tần số đo) (hình 7.5).

Hình 7.5 Dò kênh theo phương pháp quét tần số

Hàm truyền là biểu diễn tần số của đáp ứng xung, nó được chuyển về vùng
tần số bằng biến đổi IDFT. Về lý thuyết kỹ thuật này làm việc tốt và cung cấp gián
tiếp thông tin pha và biên độ trong vùng thời gian. Tuy nhiên hệ yêu cầu hiệu
chỉnh cẩn thận và đồng bộ giữa bộ phát và thu và chỉ thích hợp với phép đo cự ly
gần (dò kênh indoor). Một hạn chế khác của phương pháp này là bản chất phi thời
gian thực của phép đo. Khi kênh thay đổi, đáp ứng tần số kênh có thể thay đổi
nhanh tạo nên lỗi trong phép đo đáp ứng xung. Để loại bỏ hạn chế này thời gian
quét tần nhanh được đòi hỏi, thời gian quét nhanh đi với việc giảm số tần rời rạc
sẽ giảm độ phân giải thời gian và dải trễ trội. Hệ thống quét tần số được sử dụng
có kết quả bởi Pahlavan và Zaghloul [1]

7.4 Các thông số của kênh đa đường di động.

Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ 129


Nhiều thông số của kênh đa đường được rút ra từ đường trễ công suất.
Đường trễ công suất lại được tìm ra từ việc lấy trung bình các phép đo đường trễ
công suất tức thời trên vùng cục bộ.

Hình 7.6 Giản đồ trễ công suất đa đường:


a) Từ hệ thống tế bào 900Mhz
b) Bên trong một nhà kho với tần số 4Ghz

130Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ


Tùy thuộc độ phân giải thời gian của xung thử và loại kênh , các nhà nghiên
cứu thường chọn mẫu tại các vị trí tách biệt ¼ bước sóng và trên phạm vi không
lớn hơn 6m ngoài trời và 2m trong n nhà trong dải 450MHz -6GHz. Các mẫu này
không phải cho TB kích thước lớn mà cho thống kê kích thước nhỏ.(Hình 7.6 )
7.4.1 Các thông số phân tán thời gian.
Trễ trội TB là mô men bậc 1 của đường trễ công suất:
k ak2 k k P( k ) k
  (7.24)
 ak2
k
 P( k ) k

Trải trễ rms là căn của mômen trung tâm bậc 2:


    2  ( ) 2 (7.25)
Ở đó
a  2 2
k k  P( )k
2
k
2  k
 k
(7.26)
a k
2
k  P( )
k
k

Các trễ này được đo tương đối với τ0=0. Giá trị thông thường của rms là μs
trên kênh outdoor và ns trên kênh indoor và được tiến hành trên nhiều vùng cục bộ
của đường truyền kích thước lớn.
Trễ trội cực đại (X dB) của đường trễ công suất là trễ mà năng lượng đa
đường giảm thấp hơn X db so với năng lượng đa đường cực đại (không nhất thiết
năng lượng đa đường này tới tại τ0). Trễ trội cực đại xác định khoảng thời gian để
năng lượng đa đường trên một giá trị ngưỡng xác định. Đôi khi giá trị này được
gọi là trải trễ trội, song tất cả các trường hợp phải xác định với ngưỡng liên hệ nền
ồn đa đường với thành phần đa đường cực đại.
Trên thực tế  , 2 và  tùy thuộc sự lựa chọ ngưỡng ồn khi xử lý P(τ). Nếu
ngưỡng ồn đặt quá thấp ồn bị coi như đa đường và sự tăng giả tạo các giá trị
 , 2 và  .
7.4.2 Độ rộng dải liên kết
Nếu các thông số trải trễ là đặc trưng kênh về mặt thời gian thì độ rộng
băng liên kết là đặc trưng trong miền tần số. Đó là dải tần trên đó kênh có thể coi
là bằng phẳng (cho các tần số đi qua với hệ số bằng nhau và pha tuyến tính). Nói
cách khác đó là dải tần mà 2 tần số nằm trong đó có tương quan lớn về biên độ,
còn 2 tần số cách nhau lớn hơn dải này sẽ chịu sự ảnh hưởng khác nhau của kênh.
Nếu hàm tương quan lớn hơn 0,9 thì độ rộng băng được xác định:

Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ 131


1
Bc  (7.27)
50 
Nếu định nghĩa kém chặt chẽ hơn với hàm tương quan tần số lớn hơn 0,5 ta có
1
Bc  (7.28)
5 
Chú ý là không có sự liên hệ chính xác giữa độ rộng băng và trải trễ rms mà
chỉ là ước lượng. Nói chung kỹ thuật phân tích phổ và mô phỏng được sử dụng đẻ
xác định ảnh hưởng chính xác của đa đường thay đổi thời gian lên tín hiệu cụ thể
được truyền. Vì lý do này mô hình kênh đa đường chính xác phải được sử dụng để
thiết kế modem xác định cho các ứng dụng không dây.
Ví dụ:
Tính trễ trội TB, trải trễ rms, và trễ trội cực đại (10dB) đối với đường cong
đa đường cho trong biểu đồ dưới đây. Ước lượng độ rộng băng kết hợp 50% của
kênh. Kênh này có thỏa mãn cho các dịch vụ AMPS hay GSM mà không cần bộ
cân bằng hay không.
Giải :
Áp dụng các công thức thích hợp
1.5  0,1.1  0,1.2  0,01.0
  4,38 μs 0dB
0,01  0,1  1
1.5 2  0,1.12  0,1.2 2  0,01.0 -10dB
 
2
 21,07 μs
1,21
-20dB
Do đó trải trễ rms :    21,07  4,38  1,37 μs 2

-30dB
Độ rộng băng kết hợp sẽ là:
1 1
Bc    146 KHz
5  5.1,37 0 1 2 5
Vì Bc lớn hơn 30kHz nên AMPS không cần bộ cân bằng, tuy nhiên kênh của
GSM đòi hỏi 200kHz nên cần phải sử dụng bộ cân bằng (equalizer)
7.4.3 Độ trải Doppler và thời gian liên kết
Trải trễ và độ rộng băng liên kết là các thông số mô tả bản chất phân tán
thời gian của kênh trong một vùng cục bộ, tuy nhiên nó không cho thông tin về sự
thay đổi theo thời gian của kênh do sự chuyển động của máy thu đối với trạm cơ
sở.
Độ trải Doppler BD đo sự mở rộng phổ do chuyển động của máy thu. Khi
một tần số fc đựoc phát dải tần giữa fc-fd và fc+fd mà máy thu nhận được gọi là phổ
Doppler, fd là hàm số của tốc độ máy thu và góc giữa hướng chuyển động và

132Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ


hướng tới của sóng tán xạ. Nếu tín hiệu có dải rộng lớn hơn nhiều BD thì hiệu ứng
Doppler có thể bỏ qua.
Thời gian kết hợp Tc là đối ngẫu thời gian của sự trải Doppler đặc trưng cho
sự phân tán tần số trong vùng thời gian:
TC≈ 1/fm (7.29)
Thời gian kết hợp là khoảng thời gian trong đó đáp ứng xung của kênh có
thể coi là không đổi. Nói cách khác khi 2 tín hiệu cách nhau một khoảng nhỏ hơn
thời gian kết hợp sẽ có tương quan biên độ lớn. Nếu nghịch đảo độ rộng của tín
hiệu băng cơ sở lớn hơn thời gian kết hợp kênh thì kênh sẽ thay đổi nhanh trong
thời gian bản tin gây nên méo tại bộ thu. Nếu thời gian kết hợp đựoc định nghĩa là
khỏang thời gian mà trong đó hàm tương quan lớn hơn 0,5 thì nó được ước lượng:
TC≈ 9/(16πfm) (7.30)
Trong đó fmlà độ dịch tần Doppler cực đại cho bởi fm=v/λ
Trên thực tế công thức TC đầu cho khoảng thời gian trong đó tín hiệu suy
giảm Rayleigh có thể thăng giáng mạnh, công thức thứ 2 hạn chế chặt hơn. Một
công thức thường dùng cho hệ thông tin số hiện đại là tính thời gian kết hợp là TB
hình học của 2 công thức trên
9 0,423
TC   (7.31)
16f m2
fm
Định nghĩa thời gian kết hợp cho thấy nếu 2 tín hiệu tách biệt nhau một
khoảng lớn hơn TC sẽ chịu ảnh hưởng khác nhau bởi kênh. Với tốc độ máy thu 60
dặm/giờ tần số sóng mang 900MHz ,TC=2,22ms theo công thức 2, nếu sử dụng hệ
thông tin số tốc độ ký hiệu lớn hơn 1/TC=454 bps thì kênh sẽ không gây méo do
chuyển động (tuy nhiên vẫn có thể có méo do trải trễ đa đường phụ thuộc đáp ứng
xung của kênh). Dùng công thức thứ 3 ta có TC=6,77ms và tốc độ ký hiệu phải lớn
hơn 150 bit/s để tránh méo do phân tán tần số.
Ví dụ:
Xác định khoảng lấy mẫu không gian đúng để đo lan truyền kích thước nhỏ
khi đảm bảo các mẫu có tương quan cao trong thời gian. Có bao nhiêu mẫu yêu
cầu trên đoạn 10m nếu tần số fc=1900MHz và tốc độ chuyển động v=50m/s. Các
phép đo này kéo dài bao lâu (giả sử là có thể tiến hành trong thời gian thực từ một
xe chuyển động). Độ trải Doppler đối với kênh là bao nhiêu.
Giải:
Để đảm bảo tương quan khoảng cách giữa các mẫu bằng TC/2 và sử dụng
công thức tính TC nhỏ nhất cho thiết kế

Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ 133


9 9 9c 9.3.10 8
TC      565s
16f m 16v 16vf c 16.3,14.50.1900.10 6
Thời gian lấy mẫu sẽ ít hơn TC/2=282,5 μs Tương ứng với khoảng không gian là:
vTC 50.565s
x    0,014125m  1,41cm
2 2
Do đó số mẫu yêu cầu trên khoảng 10 m sẽ là
10 10
Nx    708
x 0,014125
Thời gian yêu cần thiết cho phép đo là: 10m/(50m/s)=0,2s
vf c 50.1900.10 6
Độ trải Doppler là BD  f m    316,66 Hz
c 3.10 8

7.5 Các loại suy giảm kích thước nhỏ


Ta đã biết tùy thuộc thông số của tín hiệu lan truyền (dải rộng, chu kỳ ký
hiệu…) và các thông số của kênh (trải trễ rms và độ trải Doppler) mà tín hiệu chịu
sự suy giảm khác nhau. Trong khi trải trễ đa đường gây nên phân tán thời gian và
suy giảm chọn lọc tần số thì độ trải Doppler gây nên sự phân tán tần số và suy
giảm chọn lọc thời gian. Hai cơ chế này là độc lập với nhau. Ta có sơ đồ phân loại
sau
Suy giảm kích thước nhỏ do trễ đa đường
Suy giảm phẳng Suy giảm chọn lọc tần số
1. BW tín hiệu <BW kênh 1. BW tín hiệu >BW của kênh
2. Trải trễ < Chu kỳ ký hiệu 2. Trải trễ > Chu kỳ ký hiệu

Suy giảm kích thước nhỏ do trải Doppler


Suy giảm nhanh Suy giảm chậm
1. trải Doppler cao 1. Trải Doppler chậm
2. Thời gian kết hợp<Chu kỳ ký hiệu 2.Thời gian kết hợp>Chu kỳ ký hiệu
3.Biến đổi kênh nhanh hơn thay đổi 3.Biến đổi kênh chậm hơn thay đổi
tín hiệu băng cơ sở. tín hiệu băng cơ sở
7.5.1 Kênh suy giảm phẳng:
Còn gọi là kênh biên độ thay đổi (đôi khi còn gọi là kênh băng hẹp vì dải
rộng tín hiệu là hẹp hơn độ rộng băng của kênh). Thông thường loại kênh này gây
nên suy giảm sâu và cần 20-30 dB công suất thêm cho bộ phát để đạt được tốc độ
lỗi bit như kênh không có suy giảm. Phân bố hệ số kênh của suy giảm phẳng là rất

134Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ


quan trong cho thiết kế ghép nối. Phân bố phổ biến nhất là phân bố Rayleigh. Tóm
lại trong kênh suy giảm phẳng:
BS<BC TS>στ
TS là nghịch đảo độ rông dải BS của tín hiệu (chu kỳ ký hiệu). στ , BC là độ
trải trễ rms và độ rộng băng kết hợp của kênh

Hình 7.7 Kênh Fading phẳng

7.5.2 Kênh suy giảm chọn lọc tần số


Nếu kênh có hệ số không đổi và pha tuyến tính trong một khoảng tần nhỏ
hơn dải rộng tín hiệu truyền thì kênh sẽ gây suy giảm chọn lọc tần số. Khi đó trải
trễ đa đường lớn hơn nghịch đảo dải rộng tín hiệu, tín hiệu thu được gồm nhiều
phiên bản của dạng sóng phát bị suy giảm và làm trễ khác nhau gây nên méo tín
hiệu

Hình 7.8 Kênh Fading chọn lọc tần số

Suy giảm chọn lọc tần gây méo ký hiệu truyền còn gọi là giao thoa giữa
các ký hiệu (ISI). Kênh này khó mô hình hơn kênh suy giảm phảng vì môi đường

Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ 135


truyền phải được mô hình và kênh phải được xét như bộ lọc tuyến tính. Do nguyên
nhân này phép đo đa đường dải rộng phải được thực hiện và mô hình được phát
triển từ các phép đo này.
Khi phân tích các hệ thông tin di động, các mô hình đáp ứng xung thống kê
chẳng hạn như mô hình suy giảm Rayleigh 2 tia (đáp ứng xung là 2 xung dạng
hàm Delta, suy giảm độc lập và trễ giữa 2 xung đủ để tạo nên suy giảm chọn lọc
đối với tín hiệu được cấp) được máy tính tạo ra hay từ các phép đo nói chung đựoc
dùng để phân tích suy giảm chọn lọc tần kích thước nhỏ. Suy giảm chọn lọc tần số
là do trễ đa đường bằng hay vượt quá chu kỳ ký hiệu truyền, kênh này cũng còn
gọi là kênh băng rộng (vì dải rộng tín hiệu lớn hơn độ rộng kênh). Khi thời gian
thay đổi, kênh thay đổi hẹ số và pha suốt phổ tín hiệu gây nên méo thay đổi theo
thời gian.
Tóm lại ở kênh này BS>BC TS<στ
Một qui tắc chung là : kênh sẽ là chọn lọc tần số nếu στ>0,1TS dẫu rằng
điều này là độc lập với cách điều chế cụ thể.
7.5.3 Suy giảm nhanh
Tùy thuộc vào tín hiệu băng cớ sở thay đổi nhanh hay kênh thay đổi nhanh
hơn mà ta có suy giảm chậm hay nhanh. Kênh suy giảm nhanh là kênh có đáp ứng
xung thay đổi nhanh trong khỏang thời gian ký hiệu. tức là thời gian kết hợp của
kênh là nhỏ hơn chu kỳ ký hiệu. Điều này gây nên phân tán tần số (còn gọi là suy
giảm chọn lọc thời gian) do sự trải Doppler dẫn đến méo tín hiệu
TS>TC Hay BS<BD
Chú ý là kênh suy giảm nhanh hay chậm độc lập với tính chất phẳng hay
chọn lọc tần số của kênh. Ví dụ kênh suy giảm phẳng và nhanh được mô hình như
đáp ứng xung là hàm Delta, song biên độ của hàm Delta thay đổi nhanh hơn tín
hiẹu băng cơ sở. Kênh suy giảm chọn lọc tần, nhanh là biên độ ,pha,trễ của các
thành phần đa đường thay đổi nhanh hơn tín hiệu băng cơ sở.
7.5.4 Suy giảm chậm
Đáp ứng xung của kênh thay đổi chậm hơn tín hiệu băng cơ sở. Kênh được
coi là tĩnh trên một hay vài lần nghịch đảo dải rộng tín hiệu. trong miền tần số điều
này được hiểu là độ trải Doppler của kênh nhỏ hơn dải rộng của tín hiệu:
TS<TC Hay BS>BD

7.6 Phân bố Rayleigh và Ricean


7.6.1 Phân bố Rayleigh:

136Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ


Trong kênh radio di động phân bố Rayleigh thường được dùng để mô tả
bản chất thống kê theo thời gian của đường bao tín hiệu suy giảm phẳng ngoài
việc dịch Doppler, hay đường bao của một thành phần đa đường riêng rẽ. Ta biết
rằng đường bao của tổng 2 tín hiệu ồn Gauss vuông góc có phân bố Rayleigh.
Phân bố Rayleigh có hàm mật dộ xác suất là:
r  r2 
p(r )  exp   với 0<r (7.32)
2  2
2

=0 với r<0

Hình 7.9 Phân bố Rayleigh


Ở đó σ là giá trị rms của tín hiệu thế nhận được và σ2 là công suất TB của
tín hiệu thu trước khi tách đường bao. Xác suất để đường bao tín hiệu thu không
vượt quá giá trị R xác định tương ứng là hàm phân bố tích lũy:
R
 R2 
P ( R)  Pr(r  R )   p (r )dr  1  exp   (7.33)
 2
2
0 
Giá trị TB của phân bố Rayleigh rmean được tính:
R

rmean  E[r ]   p (r )dr    1,2533 (7.34)
0
2
Varian của phân bố cho bởi:

 2
 r2  E[r 2 ]  E 2 [r ]   r 2 p (r )dr    2 (2   / 2)  0,4292 2 (7.35)
0
2
Giá trị rms của đường bao là căn của TB bình phương hay là 2 . Giá trị trung
tâm của r được tính bằng việc giải phương trình:

Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ 137


rmedian
1
2
  p(r )dr
0
Hay rmedian=1,177σ (7.36)

Tức là giá trị trung bình và trung tâm của r chỉ khác nhau 0,55dB trong tín
hiệu suy giảm Rayleigh. Trong thực tế giá trị r trung tâm hay được dùng vì thích
hợp với phép đo.
7.6.2 Phân bố suy giảm Ricean
Khi có một thành phần đa đường mạnh trội và dừng, ví dụ như đường LOS,
Phân bố đường bao suy giảm kích thước nhỏ là phân bố Ricean, các thành phần đa
đường ngẫu nhiên tới bộ thu theo các góc khác nhau sẽ chồng chất thêm vào tín
hiệu dừng này, tại lối ra bộ thu sẽ có hiệu ứng cộng thêm thành phần dc vào đa
đường ngẫu nhiên.

Hình 7.10 Phân bố Ricean

Giống như trường hợp tách sóng sin trong ồn nhiệt, sóng nổi trội tới cùng
các tín hiệu đa đường yếu hơn sẽ cho phân bố Ricean. Khi thành phần nổi trội yếu
đi sẽ trở lại phân bố Rayleigh. Công thức phân bố như sau:
( r 2  A2 )
r   Ar 
p(r )  e 2 2
I0  2  đối với A>0, r>0 (7.37)
 2
 
=0 với r<0
Thông số A ký hiệu biên độ đỉnh của thành phần trội, I0(*) là hàm Bessel
loại1 bậc zero. Phân bố Ricean thường được mô tả bởi thông số K, định nghĩa như
là tỷ số giữa công suất tín hiệu xác định và variance của thành phần đa đường:
A2 A2
K K (dB)  10 log dB (7.38)
2 2 2 2

138Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ


Thông số K được hiểu như nhân tử Ricean, xác định hoàn toàn phân bố
Ricean. Khi A→0,K→-∞dB tức là khi thành phần trội giảm biên độ phân bố
Ricean trở thành phân bố Rayleigh. Hình vẽ

7.7 Mô hình thống kê cho kênh suy giảm đa đường.


Một số mô hình đa đường đã được đề nghị để giải thích bản chất thống kê
quan sát được của kênh di động. trước hết là mô hình Ossana dựa trên giao thoa
của sóng tới và sóng phản xạ từ các bề mặt phẳng của các tòa nhà xây dựng ngẫu
nhiên. Măc dù mô hình này dự đoán phổ công suất suy giảm phẳng và phù hợp với
phép đo ở vùng ngoại ô, nó phải giả thiết tồn tại đường truyền thẳng giữa phát và
thu và giới hạn một dải hạn chế góc phản xạ, nên mô hình này không mềm dẻo và
không thích hợp cho vùng đô thị ở đó hướng truyền thẳng luôn bị bởi các tòa nhà
hay các vật cản khác. Mô hình Clarke dựa trên tán xạ hay được dùng.
7.7.1 Mô hình Clarke cho suy giảm phẳng.
Mô hình giả sử bộ phát cố định với anten phân cực thẳng đứng, trường sóng
tới anten di động là tổng hợp của N sóng phẳng với góc tới và pha sóng mang tùy
ý . các sóng có biên độ TB bằng nhau. Chú ý là giả thiết biên độ bằng nhau dựa
trên thực tế không tồn tại đường truyền thẳng, các thành phần tán xạ chịu sự suy
giảm như nhau trên cự ly kích thước nhỏ..

Hình 7.11 Mô hình Clark

Hình vẽ cho thấy máy di động chuyển động theo trục x tốc độ v, góc tới của
sóng phẳng đo trong mặt x-y so với phương chuyển động. Các sóng phẳng tới đều
chịu sự dịch Doppler (do chuyển động của máy thu) và tới máy thu cùng một lúc,

Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ 139


tức là không có trễ trội do đa đường (Giả thiết suy giảm phẳng). Đối với sóng tới
thứ n có góc αn với trục x, dịch tần Doppler được tính:
v
cos  n fn  (7.39)

Trong đó λ là bước sóng của sóng tới. Sóng phẳng phân cực thẳng tới máy
di động có thành phần trường E và H:
N
E z  E 0  C n cos(2f c t   n ) (7.40)
n 1
N
E
Hx  

C
n 1
n sin  n cos(2f c t   n ) (7.41)

E0 N
Hy  

C
n 1
n cos  n cos(2f c t   n ) (7.42)

Trong đó E0 là biên độ thực của trường E trung bình cục bộ (Giả sử là


không đổi), Cn là biến ngẫu nhiên thực biểu diễn biên độ sóng tới,η là trở nộ của
không gian tự do.fc là tần số sóng mang. Pha ngẫu nhiên của sóng tới thứ n là:
θn = 2πfnt + φn (7.43)
Biên độ trường E và H được chuẩn hóa sao cho trung bình tòan thể Cn thỏa mãn:
N

C
n 1
2
n 1 (7.44)

Vì dịch Doppler là rất nhỏ so với tần số sóng mang, 3 thành phần trường có
thể mô hình như quá trình ngẫu nhiên băng hẹp. Ez,Hx và Hy có thể xấp xỉ như
biến ngẫu nhiên Gauss nếu N đủ lớn. Các pha được giả thiết là phân bố đều trên
khỏang (0,2σ]. Khi đó có thể viết:
Ez=Tc(t)cos(2πfct)-Ts(t)sin(2πfct) (7.45)
Với
N
Tc (t )  E 0  C n cos(2f n t   n ) (7.46)
n 1
N
Ts (t )  E 0  C n sin( 2f n t   n ) (7.47)
n 1

Cả Tc(t) và Ts(t) là các quá trình ngẫu nhiên Gauss. Tc và Ts là cá biến ngẫu nhiên
Gaus trung bình zero không tương quan và có varian bằng nhau:
2
Tc2  Ts2  E z  E 02 / 2 (7.48)
gạch ngang trên đầu ký hiệu trung bình tập hợp. Đường bao của trường E thu
được sẽ là
E z (t )  Tc2 (t )  Ts2 (t )  r (t ) (7.49)

140Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ


Vì Tc và Ts là các biến Gauss ngẫu nhiên qua phép biến đổi Jacobean đường bao
tín hiệu r nhận được sẽ có phân bố Rayleigh
r  r2 
p(r )  exp   với 0<r<∞ (7.50)
2  2
2

=0 với r<0
2 2
Trong đó σ =E0 /2
7.7.1.1 Dạng phổ do trải Doppler trong mô hình Clarke
Gan đã phát triển việc phân tích phổ đối với mô hình Clarke. Ký hiệu
p(α)dα là phần của công suất tới tổng cộng trong dα của góc α. A là công suất TB
nhận đượcvới anten đẳng hướng. Khi N→∞, p(α)dα có thể coi là liên tục. Gọi
G(α) là hệ số anten di động như một hàm của góc tới. Công suất thu tổng cộng có
thể biểu diễn như sau:
2
Pr   AG( ) p( )d
0
(7.51)

Nếu tín hiệu tán xạ là CW có tần số fc thì tần số tức thời của thành phần tín hiệu đi
tới với góc α sẽ được tính:
v
f ( )  f cos( )  f c  f m cos   f c (7.52)

Trong đó fm là dich Doppler cực đại. Có thể thấy rằng f(α) là hàm chẵn
(f(α)=f(-α)). Nếu S(f) là phổ công suất của tín hiệu nhận. Thay đổi vi phân của
công suất nhận được theo tần số là S(f)|df|. Cân bằng vi phân công suất nhận được
theo tần số và theo góc:

Hình 7.12 Chọn lọc tần số do hiệu ứng Doppler

Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ 141


S(f) |df|=A[p(α)G(α)+ p(-α)G(-α)]|dα| (7.53)
Do |df|=|dα|.|-sinα|.fm và dùng công thức dịch Doppler
2
f  fc  f  fc 
cos   hay sin   1    (7.54)
fm  fm 
Kết hợp các phương trình lại:
A[ p ( )G ( )  p ( )G ( )]
S( f )  khi |f-fc|<fm (7.55)
2
 f  fc 
f m 1   
 fm 
=0 khi |f-fc|>fm
Với trường hợp anten λ/4 thẳng đứng (G(α)=1,5) và phân bố đều p(α)=1/2π từ 0
đến 2π. Phổ tín hiệu thu sẽ là
1,5
S Ei ( f )  (7.56)
2
 f  fc 
f m 1   
 fm 
Trong công thức này mật độ công suất phổ tại f=fc±fm là vô cùng. Điều này
không thành vấn đề vì α phân bố liên tục và xác suất thành phần tới góc này là
bằng zero. Sau khi tách hình bao của tín hiệu dịch Doppler, phổ băng cơ sở nhận
được có tần số cực đại là 2fm . có thể chỉ ra rằng trường điện tạo nên mật độ phổ
công suất băng cơ sở là:
1   f  
S bbE z ( f )  K  1   2  (7.57)
8f m   2 fm  

Trong đó K[*] là tích phân Eliptic loại 1, và công thức trên là kết quả tương
quan thời gian của tín hiệu nhận được khi đi qua một bộ tách sóng hình bao phi
tuyến. Dạng trải phổ Doppler sẽ xác định dạng sóng suy giảm trong miền thời
gian, qui định tương quan thời gian và độ dốc suy giảm. Các bộ mô phỏng suy
giảm Rayleigh phải dùng phổ suy giảm như công thức gần cuối để tạo nên dạng
sóng suy giảm thực.
7.7.1.2 Mô phỏng Clarke và mô hình suy giảm Gan
Thường có ích khi mô phỏng kênh suy giảm đa đường trong phần cứng và
phần mềm. Phương pháp mô phỏng phổ biến là dùng các đường điều chế cùng pha
và vuông pha để tạo nên tín hiệu có đặc tính phổ và thời gian gần với số liệu đo.
Hai nguồn ồn Gauss thông thấp độc lập để tạo nên các nhánh suy giảm
vuông pha và đồng pha. Mỗi nguồn là tổng của 2 biến ngẫu nhiên Gauss độc lập
và trực giao (tức là g=a+jb, ở đó a,b là biến ngẫu nhiên Gauss thực, g là biến

142Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ


Gauss phức). Bằngcách dùng bộ lọc được định nghĩa theo dịch Doppler để tạo
dạng tín hiệu ngẫu nhiên trong vùng tần số, dạng sóng thời gian chính xác của suy
giảm Doppler được tạo bởi biến đổi ngược nhanh(IFFT) tại phần cuối của bộ mô
phỏng . Smith đã biểu diễn một chương trình máy tính đơn giản (hình 7.14). Trong
phương pháp này bộ phát số ngẫu nhiên Gauss phức dùng để tạo phổ vạch băng cơ
sở với tần số phức trong băng tần dương. Tần số cực đại trong phổ vạch là fm.
Dùng tính chất của số thực, các thành phần tần số âm được tạo nên bằng cách lấy
liên hợp giá trị Gauss phức có được từ thành phần tần số dương. Chú ý là IFFT
của tín hiệu này là quá trình ngẫu nhiên thực trong vùng thời gian được dùng trong
các nhánh vuông nhau. Phổ vạch ngẫu nhiên sau đó được nhân với biểu diễn tần

Nguồn ồn
Gauss băng
cơ sở
Bộ trộn cân bằng Bộ lọc
Doppler
Nguồn ồn
Gauss băng
cơ sở

Nguồn ồn
Gauss băng Bộ lọc
cơ sở Doppler

Nguồn ồn
Gauss băng Bộ lọc
cơ sở Doppler

Hình 7.13 Bộ mô phỏng dùng điều chế biên độ vuông góc:


a) Với bộ lọc Doppler tần số cao
b) Với bộ lọc Doppler băng cơ sở

số rời rạc của S E z ( f ) có cùng số điểm như nguồn ồn. Để xử lý giá trị vô cùng tại
sườn của băng thông, Smith đã cắt giá trị của S E ( f m ) bằng cách tính độ nghiêng
z

của hàm tại điểm lấy mẫu tần số ngay trước sườn băng thông và mở rộng độ dốc
đến sườn băng thông. Mô phỏng thực hiện theo sơ đồ thứ 2 thường ứng dụng trong

Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ 143


miền tần số dùng phổ vạch Gauss phức sẽ có ưu điểm dễ thực hiện. Điều này cũng
chứng tỏ rằng các thành phần ồn Gauss thông thấp thực sự là chuỗi các thành phần
tần số (phổ vạch từ -fm đến fm) chúng cách nhau các khoảng đều đặn và có trọng số
phức. Để thực hiện phương pháp mô phỏng của Smith các bước sau đây được thực
hiện [1]:
1. Xác định số điểm vùng tần số (N) để biểu diễn S E z ( f ) và độ dịch tần
maximum (fm). Giá trị của N thường là lũy thừa của 2.
2. Tính khoảng cách tần số giữa các vạch phổ ∆f=2fm/(N-1). Từ đó cũng có
độ dài của dạng sóng suy giảm T=1/∆f.

Hình 7.14 Mô phỏng phân bố Rayleigh trong vùng tần số

3. Tạo biến ngẫu nhiên Gauss phức đối với mỗi thành phần tần số dương
của nguồn ồn.
4. Cấu tạo các thành phần tần số âm của nguồn ồn bằng cách lấy liên hợp
các giá trị tần số dương và sắp chúng về phía tần số dương.
5. Nhân các nguồn ồn cùng pha và vuông pha với phổ suy giảm S Ez ( f )
6. Thực hiện biến đổi IFFT tín hiệu nhận được trong vùng tần số từ các
nhánh đồng và vuông pha và tính tổng các bình phương tín hiệu của mỗi nhánh.
7. Lấy căn bậc 2 của tổng nhận được trong bước 6, để nhận được một chuỗi
N điểm thời gian của tín hiệu được mô phỏng suy giảm Rayleigh với sự trải
Doppler và tương quan thời gian chính xác.

144Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ


Một số bộ mô phỏng suy giảm Rayleigh có thể dùng phối hợp với hệ số
khuếch đại và thời gian trễ thay đổi để tạo nên hiệu ứng suy giảm chọn lọc tần số
(hình 7.14)
Bằng cách tạo một thành phần đơn trội biên độ trong S E z ( f ) ta chuyển suy
giảm Rayleigh thành suy giảm Ricean. Điều này có thể được dùng để biến đổi
phân bố xác suất của các thành phần riêng rẽ trong bộ mô phỏng.
Để xác định ảnh hưởng của suy giảm phẳng lên tín hiệu s(t) chỉ cần nhân
tín hiệu với lối ra của các bộ mô phỏng. Để xác định ảnh hưởng của nhiều hơn một
thành phần đa đường, một phép nhân chập cần thực hiện như hình 7.15.

Hình 7.15 Mô phỏng kênh Rayleigh đa đường kết hợp với tín hiệu

7.7.2 Vượt mức và thống kê suy giảm.


Rice đã kết hợp tính toán thống kê cho vấn đề toán học của mô hình suy
giảm Clarke đã rút ra một số biểu thức đơn giản để tính số trung bình vượt ngưỡng
và thời gian dưới ngưỡng có ích cho việc thiết kế mã điều khiển lỗi và các sơ đồ
phân tập dùng trong thông tin di động
Tốc độ vượt ngưỡng (LCR) là tốc độ tại đó đường bao suy giảm Rayleigh,
đã được chuẩn hóa với mức tín hiệu rms cục bộ, vượt một mức xác định theo

Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ 145


hướng chuyển động dương. Số lượng vượt mức trên giây (hay tốc độ vượt
ngưỡng) có thể tính:
x
N R   rp ( R, r)d r  2 f m e  
2
(7.58)
0

Trong đó r là đạo hàm theo thời gian của r(t) (tức là độ dốc), p( R, r) là hàm
mật độ liên kết của r và r tại r =R, fm là tần số Doppler cực đại và   R / Rrms là giá
trị của mức xác định R được chuẩn hóa với biên độ rms của đường bao suy giảm.
Phương trình nói trên cho giá trị NR là là số trung bình vượt ngưỡng R trên giây.
Tốc độ vượt ngưỡng là hàm của tốc độ máy thu do sự có mặt của fm. Số lượng
vượt là ít tại cả ngưỡng cao và thấp và maximum xảy ra tại   1 / 2 (tức là 3 dB
thấp hơn mức rms).Biên độ (đường bao) tín hiệu ít khi chịu sự suy giảm sâu mà
thường là suy giảm nông.
Ví dụ
Đối với tín hiệu suy giảm Rayleigh, tính tốc độ vượt ngưỡng hướng dương
đối với ρ=1, khi tần số Doppler cực đại fm là 20Hz. Tốc độ máy di động khi đó là
bao nhiêu nêu tần số sóng mang là 900MHz.
Giải :
Sử dụng công thức tính số xuyên mức zero là
N R  2 (20)(1)e 1  18,44 vượt ngưỡng trên giây
Từ liên hệ Doppler fd,max=v/λ ta tín được tốc độ máy di động
v=fd/λ=20Hz(1/3m)=6,66m/s=24km/giờ
- Khoảng dưới ngưỡng TB: là thời gian trung bình mà trong đó tín hiệu thu
được ở dưới mức R xác định. Đối với tín hiệu suy giảm Rayleigh giá trị này là:
1
 Pr[r  R] (7.59)
NR
Ở đó Pr[r<R] là xác suất mà tín hiệu nhận được r nhỏ hơn R và cho bởi:
1
Pr[r  R ]   i (xác suất tính theo thời gian)
T i
(7.60)

Ở đó τi là độ dài thời gian dưới ngưỡng, T là khoảng thời gian quan sát tín hiệu.
Xác suất để tín hiệu thu được nhỏ hơn ngưỡng R được tìm từ phân bố Rayleigh là:
R
Pr[r  R ]   p(r )dr  1  exp(  2 ) (7.61)
0

Ở đó p(r)là hàm phân bố Rayleigh. Kết hợp các phương trình trên lại, khoảng
dưới ngưỡng TB là hàm của ρ và fm có thể biểu diễn:

146Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ


2
e 1
 (7.62)
f m 2
Khoảng dưới ngưỡng TB của tín hiệu giúp cho việc xác định đúng nhất số
bit của tín hiệu có thể bị mất khi suy giảm. Khoảng dưới ngưỡng TB phụ thuộc tốc
độ máy di động và giảm nhỏ khi tần số Doppler cực đại là lớn. Nếu có một giới
hạn suy giảm xây dựng trong hệ thông tin di động, thì đó là việc đánh giá hoạt
động của bộ thu bằng cách xác định tốc độ mà tại đó tín hiệu lối vào nhỏ hơn mức
R, và kéo dài TB bao lâu. Điều này có ích cho việc liên hệ SNR trong khi suy
giảm với BER tức thời
Ví dụ
Tìm khoảng dưới ngưỡng TB đối với ngưỡng ρ=0,01 và ρ=0,1 ρ=1, khi
dịch tần Doppler là 200H
Giải:
Đối với ρ=0,01:
2
e 0,01  1
  19,9 s
0,01.200. 2
Với ρ=0,1
2
e 0,1  1
  200s
0,1.200. 2
Với ρ=1
2
e1  1
  3,43ms
1.200. 2
Ví dụ:
Tìm khoảng dưới ngưỡng TB đối với mức ngưỡng ρ=0,707 khi dịch tần
Doppler là 20Hz. Đối với điều chế nhị phân tốc độ 50bps, đây là suy giảm
Rayleigh chậm hay nhanh. Tính tốc độ lỗi bit TB đối với tốc độ dữ liệu đã cho.
Giả sử rằng lỗi bit xảy ra khi bất kỳ phần nào của bit có suy giảm mà ρ<0,1
Giải:
Khoảng dưới ngưỡng TB được tính
2
e 0, 707  1
  18,3ms
0,707.20. 2
Đối với tốc độ dữ liệu 50bps, chu kỳ bit là 20ms. Do chu kỳ bit lớn hơn
khoảng dưới ngưỡng TB, nên ở tốc độ dữ liệu này tín hiệu chịu suy giảm Rayleigh
nhanh. Dùng phương trình tính khoảng dưới ngưỡng TB khi ρ=0,1 là 0,002s
(2ms). Giá trị này nhỏ hơn độ dài một bit, vì vậy TB chỉ một bit bị mất trong thời

Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ 147


gian suy giảm. Số vượt mức với ρ=0,1 là NR=4,96/s. Từ giả thiết lỗi bit xảy ra khi
một phần của bit bị suy giảm và vì khoảng dưới ngưỡng TB ngắn chỉ một phần
của bit nên tổng số bit bị lỗi là 5/giây. Kết quả là BER=5/50=0,1
7.7.3 Mô hình suy giảm Rayleigh 2 tia.
Mô hình và thống kê Clarke đối với suy giảm Rayletgh là với điều kiện suy
giảm phẳng mà không xét với trễ đa đường. Trong các hệ thông tin hiện đại, tốc độ
dữ liệu cao cần phải mô hình trải trễ đa đường cũng như suy giảm. Mô hình phổ
biến là mô hình suy giảm Rayleigh 2 tia độc lập.(hình 7.16). Đáp ứng xung của mô
hình được biểu diễn:
hb (t )   1 exp( j1 ) (t )   2 exp( j 2 ) (t   ) (7.63)
Ở đó α1 và α2 là độc lập và có phân bố Rayleigh. φ1 và φ2 cũng độc lập và
phân bố đều trên [0,2π], τ là trễ giữa 2 tia . Khi α1 =0 ta có trường hợp riêng là
kênh suy giảm Rayleigh phẳng: hb (t )   1 exp( j1 ) (t ) (7.64)

Hình 7.16 Mô hình kênh Rayleigh hai đường

Bằng cách thay đổi τ có thể tạo nên một dải rộng hiệu ứng suy giảm chọn
lọc tần số. Tính chất tương quan thời gian của các biến ngẫu nhiên Rayleigh α1 và
α2 được đảm bảo bằng cách tạo 2 dạng sóng độc lập, mỗi dạng được tạo từ biến
đổi Furie ngược của phổ được mô tả trong mục trước
7.7.4 Mô hình thống kê indoor của Saleh và Valenzuela
Saleh và Valenzuela đã báo cáo kết quả đo truyền sóng indoor giữa 2 anten
tròn phân cực thẳng đặt cùng tầng của tòa nhà cỡ trung bình. Phép đo dùng xung
ra đa 10ns tần số 1,5GHz. Phương pháp gồm việc lấy trung bình bình phương đáp
ứng xung tách được sau khi thu và quét tần xung phát. Dùng phương pháp này các
thành phần đa đường 5ns được phân giải.

148Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ


Kết quả nhận được cho thấy: a, kênh indoor là chuẩn tĩnh hay thay đổi theo
thời gian chậm b, Thống kê của đáp ứng xung là độc lập với các cực tính anten
phát và thu nếu giữa chúng không có LOS. Trải trễ đa đường cực đại từ 100ns đến
200ns trong phòng tòa nhà và 300ns ở hành lang.Trải trễ rms đo được trong phòng
có mức trung bình 25ns và cực đại 50ns. Mất mát đường truyền kích thước lớn khi
không có LOS thay đổi trên dải 60dB và theo luật loga khoảng cách với số mũ mất
mát 3 đến 4
Saleh và Valenzuela đã phát triển mô hình đa đường đơn giản của kênh
indoor dựa trên các kết quả đo này. Mô hình giả thiết các thành phần đa đường tới
thành từng cụm. Biên độ của các thành phần thu được là các biến ngẫu nhiên
Rayleigh độc lập với varian giảm theo hàm mũ với trễ cụm cũng như trễ trội trong
cụm. Các góc pha tương ứng là các biến ngẫu nhiên độc lập phân bố đều từ [0,2π].
Cụm và các thành phần đa đường trong cụm tạo nên quá trình tới Poisson với tốc
độ khác nhau. Cụm và các thành phần trong cụm có khoảng thời gian giữa các
sóng tới phân bố theo hàm mũ. Sự tạo nên cụm liên quan đến cấu trúc xây dựng,
trong khi các thành phần trong cụm là do sự phản xạ nhiều lần từ các vật cản trong
phạm vi bộ phát và thu.
7.7.5 Các mô hình thống kê indoorr và outdoor (SIRCIM và SMRCIM)
Rappaport và Seidel đã đo tại tần số 1300MHz tại 5 nhà máy. Các tác giả
dã phát triển mô hình thống kê rút từ thực nghiệm dựa trên đáp ứng xung kênh rời
rạc và viết chương trình SIRCIM (Simulation of indoor Radio Channel Impulse
response Models). Chương trình tạo ra các mẫu thực của phép đo đáp ứng xung
kênh indoor kích thước nhỏ. Chương trình sau của Huang là SMRCIM
(Simulation of Mobile Radio Channel Impulse-response Models) tương tự tạo ra
đáp ứng xung kênh cell và microce vùng đô thị kích thước nhỏ. Chương trình này
hiện đang được dùng ở trên 100 viện nghiên cứu thế giới.
Bằng cách ghi lại các đường cong trễ công suất của đáp ứng xung tại các
khoảng λ/4 trong 1m và theo nhiều vị trí đo trong indoor, các tác giả đặc trưng
được sự suy giảm kích thước nhỏ cục bộ của các thành phần riêng rẽ, số lượng và
thời gian tới bộ thu của các thành phần đa đường. Như vậy, mô hình thống kê toàn
thể là hàm của trễ đa đường τi, bước đo Xl trong phạm vi 1 m, địa hình Sm tức là
truyền thẳng hay bị chắn, cự ly giữa phát và thu Dn và vị trí đo cụ thể Pn. Vì vậy
mỗi đường cong trễ công suất băng cơ sở riêng rẽ nhận biên độ và trễ ngẫu nhiên
tùy thuộc môi trường xung quanh. Các pha được tổng hợp dùng mô hình giả xác
định (nó cung cấp kết quả thực), như vậy đáp ứng xung kênh băng cơ sở phức thay
đổi theo thời gian đầy đủ có thể nhận được trên vùng cục bộ thông qua mô phỏng

Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ 149


hb (t , X l , S m , Dn , Pn )   Ai ( i , X l , S m , Dn , Pn )e ji [ i , X l , S m , Dn , Pn ] . (t   i ( X l , S m , Dn , Pn ))
i

(7.65)
Trong công thức trên Ai2 là công suất thu đa đường trung bình trong các
khoảng trễ trội rời rạc 7,8125ns.
Trễ đa đường đo được bên trong tòa nhà có sơ đồ mở là từ 40 đến 800ns.
Trễ đa đường trung bình và giá trị trải trễ rms từ 30 đến 300ns với trung bình của
LOS là 96ns và không có LOS là 105ns. Trải trễ cho thấy không có sự tương quan
với khoảng cách T-R nhưng chịu ảnh hưởng của vật liệu xây dựng, tuổi tòa nhà, vị
trí và độ cao trần của tòa nhà. Các phép đo trong nhà máy chế biến thực
phẩm(thực phẩm khô) được coi là nơi ít có các vật liệu thép hơn các nhà máy khác
có trễ trải rms bằng ½ so với nhà máy sản suất các sản phẩm kim loại. Những nhà
máy mới kết hợp dầm thép và bê tông tăng cường thép trong cấu trúc xây dựng có
tín hiệu đa đường mạnh hơn và suy giảm it hơn các nhà máy cũ dùng gỗ và gạch
cho tường bao ngòai. Cách dữ liệu cho thấy sự truyền sóng trong các tòa nhà có
thể mô tả bằng mô hình lai ghép hình học-thống kê tức là tính đến cả sự phản xạ từ
tường, trần nhà và sự tán xạ ngẫu nhiên từ các thiết bị và các đồ vật khác.
Bằng cách phân tích các phép đo từ 50 vùng cục bộ trong nhiều tòa nhà có
thể thấy số các thành phần đa đường Np tới những vị trí xác định là hàm của
Xl,Sm,Pn và luôn là phân bố Gauss. Số trung bình các thành phần đa đường là từ 9
đến 36 được tạo ra dựa trên kinh nghiệm phù hợp với phép đo. Xác suất để các
thành phần đa đường tới bộ thu với trễ trội cụ thể Ti trong môi trường cụ thể Sm ký
hiệu là Pr(Ti,Sm) được tìm từ các phép đo bằng cách tính số các thành phần đa
đường được tách ra tại thời gian trễ trội rời rạc cụ thể chia cho tổng số các thành
phần đa đường có thể đối với khoảng trễ trội. Xác suất để đa dường tới với một giá
trị trễ trội cụ thể có thể mô hình như hàm từng khúc:
Ti
Pr(Ti , S1 )  1  (Ti<110ns) (7.67)
367
(Ti  110)
Cho đường truyền  0,65  (110ns<Ti<200ns)
360
(T  200)
LOS  0,22  i (200ns<Ti<500ns)
1360

Ti
Pr(Ti , S 2 )  0,55  (Ti<100ns) (7.68)
667
Cho đường truyền bị cản

150Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ


(Ti  110)
 0,08  0,62 exp[ ] (100ns<Ti<500ns)
360
Trong đó S1 là tương ứng với địa hình LOS và S2 là địa hình bị chắn.
SIRCIM dùng xác suất phân bố đến mô tả ở các phương trình trên cùng với phân
bố xác suất của số các thành phần đa đường Np(X,Sm,Pn) để mô phỏng đường cong
trễ công suất trên khoảng cách kích thước nhỏ. Một thuật toán đệ qui so sánh lặp
lại hai phương trình trên với biến ngẫu nhiên phân bố đều cho đến khi giá trị Np
đúng được tạo ra cho mỗi đường cong.
Hình 7.17 cho ví dụ đo đường cong trễ công suất tại 19 vị trí thu rời rạc dọc
theo 1m và minh họa kèm theo thông tin băng hẹp mà SIRCIM tính dựa trên các
pha được tổng hợp cho mỗi thành phần đa đường. Các phép đo trong các tài liệu
tham khảo cung cấp phù hợp tốt với đáp ứng xung dự đoán bởi SIRCIM [1].

Hình 7.17 Đáp ứng xung dải rộng mô phỏng bởi SIRCIM tại tần số 1,3GHz

Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ 151


Hình 7.17 Đáp ứng xung dải rộng mô phỏng bởi SMRCIM tại tần số 1,3GHz

Dùng kỹ thuật mô hình thống kê tương tự, các dữ liệu đo đa đường của tế bào và
vi tế bào vùng đô thị được dùng để xây dựng SMRCIM. Cả mô hình tế bào cỡ lớn
và cỡ nhỏ cũng được phát triển. Hình vẽ cho ví dụ kết quả của SMRCIM đối với
môi trường outdoor microcell [Rap93a].

Câu hỏi ôn tập


1. Mô hình đáp ứng xung của kênh đa đường
2. Các phương pháp dò kênh để xác định đáp ứng xung kênh đa đường
3. Các thông số của kênh đa đường và phương pháp mô phỏng kênh
4. Một đường cong trễ công suất TB cục bộ được vẽ trên hình:
a, Xác định trải trễ rms và trễ trội TB của kênh truyền.
b, Xác định trễ trội cực đại 20dB
c, Nếu kênh đòi hỏi bộ cân bằng khi độ dài ký hiệu nhỏ hơn 10στ, hãy xác định
tốc độ ký hiệu cực đại mà không cần dùng bộ cân bằng

152Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ


Pr(τ)
0dB
-10dB
-20dB
-30dB

0 1 2 (μs)

d, Nếu máy thu chuyển động với tốc độ 30km/giờ, hãy xác điịnh thời gian mà
trong đó kênh có thể coi là dừng (hay là có tương quan trong đó lớn).

5. Một tín hiệu suy giảm Rayleigh được thu bởi máy thu chuyển động 80km/giờ
a, Xác định số vượt ngưỡng rms xảy ra trong 5 giây
b, Xác định khoảng dưới ngưỡng rms TB
c, Xác định khoảng dưới ngưỡng (mức ngưỡng này nhỏ hơn rms 20dB) TB.

Giáo trình thông tin di động - Trịnh Anh Vũ 153

You might also like