Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 2

ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TRẮC ĐỊA

(Ngày chỉnh sửa 17/5/2014)

Nội dung thực tập: Thành lập lưới khống chế đo vẽ; Đo vẽ bình đồ khu vực;

PHẦN 1: ĐO VẼ THỰC ĐỊA


1. Thành lập lưới khống chế mặt bằng và lưới khống chế độ cao đo vẽ
Thành lập lưới đường chuyền kín tối thiểu 4 đỉnh, chiều dài cạnh từ 50m đến 250m.
Đánh dấu đỉnh đường chuyền bằng cọc gỗ có tim là đinh sắt (trường hợp đỉnh đường
chuyền trên nền đất), hoặc đinh bê tông, có đánh dấu bằng sơn đỏ.
1.1.1. Đo đạc các yếu tố đường chuyền.
a) Đo góc: - Đo góc tại các đỉnh đường chuyền bằng máy kinh vĩ với phương pháp
đo đơn giản, độ chính xác Δβcp= 2t và fβcp = 1,5t√n.
- Thành lập sổ đo góc theo mẫu 1
b) Đo cạnh: - Đo các cạnh đường chuyền bằng thước thép và máy kinh vĩ để xác

S 1
định hướng đường thẳng. Đo đi và về 2 lần độc lập, độ chính xác yêu cầu: 
Stb 2000

- Thành lập sổ đo cạnh theo mẫu 2


c) Đo cao các đỉnh đường chuyền: - Đo hiệu độ cao các đỉnh đường chuyền bằng

phương pháp đo cao hình học từ giữa. Độ chính xác yêu cầu: f hCP  30 L(km) (mm) .
- Thành lập sổ đo cao theo mẫu 3
1.1.2. Bình sai đường chuyền
- Tiến hành bình sai lưới khống chế mặt bằng và lưới khống chế độ cao của đường
chuyền bằng chương trình excel hoặc bằng tay.
- Thể hiện các điểm khống chế trên bình đồ khu vực

1.2. Đo điểm chi tiết vẽ bình đồ tỷ lệ 1/200


- Đo vẽ bình đồ bằng phương pháp toàn đạc, các điểm đo phải thể hiện hết các đặc
trưng về địa hình, địa vật khu vực đo, mật độ điểm không được lớn hơn 10m/điểm, số lượng
điểm tùy thuộc vào đặc điểm của khu vực đo nhưng không nhỏ hơn 300 điểm.
- Thành lập sổ đo điểm chi tiết theo mẫu 4

1
- Vẽ bình đồ trên máy tính bằng phần mềm hoặc bằng tay (Bình đồ in hoặc vẽ
phải đảm bảo đúng tỷ lệ, quy định về lưới ô vuông, khung tên và khung bản vẽ, cỡ chữ và
số trên bình đồ 2mm (trừ tên bản vẽ, tên địa danh).

PHẦN 2: YÊU CẦU VỀ TÀI LIỆU VÀ THI


Nhóm đo: khoảng 15-20 sinh viên/1 nhóm; Tổ làm báo cáo và thi vấn đáp 4 sinh
viên/1 tổ.
Sinh viên hoàn thành tài liệu theo tổ (mỗi tổ không quá 4 sinh viên). Nhóm sinh viên
do giáo viên hướng dẫn phân công cụ thể. Tài liệu thực tập do tổ sinh viên cùng thực hiện.
Tài liệu phải hoàn thành cho một tổ gồm:
1. Báo cáo thực tập.
Báo cáo thực tập do tổ sinh viên tự viết trên cơ sở đề cương nội dung thực tập, trong
báo cáo thực tập nêu rõ cách đo và kết quả đo, tính.
2. Bản vẽ.
Bản vẽ đóng kèm Báo cáo thực tập. Bản vẽ được thực hiện bằng tay hoặc bằng phần
mềm gồm:
- Bình đồ khu vực tỷ lệ 1/200 trên khổ giấy A1.
Tài liệu thực tập phải được ký duyệt trước khi bảo vệ mới được bảo vệ
3. Hình thức thi: vấn đáp
Lưu ý
Để kết quả thực tập đạt yêu cầu, sinh viên cần lưu ý một số vấn đề sau.
- Đọc lại phần bài giảng liên quan đến nội dung thực tập trước khi đi thực tập.
- Xem kỹ đề cương hướng dẫn thực tập.
- Tổ chức làm việc theo nhóm, có kế hoạch làm việc, phân công công việc, tổng kết kết
quả làm việc sau mỗi ngày, mỗi người làm phải trình bày lại cách làm và kết quả công việc
của mình.
- Trong trường hợp làm hỏng dụng cụ thực tập, tùy theo mức độ Khoa sẽ có hình thức kỷ
luật tương ứng. Để rơi vỡ, mất dụng cụ thực tập, nhóm sinh viên phải đền cho nhà trường và
không được bảo vệ thực tập.
- Chú ý đến thời gian hoàn thành.

You might also like