Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 11

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC,

THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI


Câu 1. Thời gian nghỉ phép hàng năm của người lao động theo quy định của pháp
luật là:
A. 12 ngày
B. 14 ngày
C. 16 ngày
D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 2. Người lao động được thanh toán tiền lương của những ngày nghỉ hàng
năm khi:
A. Người lao động thôi việc, chấm dứt hợp đồng lao động
B. Vì lý do gì khác chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm
C. Nghỉ hưu
D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 3. Người sử dụng lao động chỉ thanh toán tiền tàu, xe và tiền lương của
những ngày đi đường đối với người lao động làm việc tại vùng xa xôi hẻo lánh (vùng
núi cao, vùng sâu, hải đảo xa) trong trường hợp sau:
A. Thăm vợ hoặc chồng, con
B. Thăm Bố mẹ (kể cả bên chồng hoặc bên vợ)
C. Ông, bà (kể cả bên nội hoặc bên ngoại)
D. A, B đều đúng

Câu 4. Đối với lao động nặng nhọc, độc hại người lao động được bao nhiêu ngày
phép trong một năm?
A. được nghỉ 12 ngày/năm
B. Được nghỉ 14 ngày/năm
C. Được nghỉ 16 ngày/năm

Câu 5. Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thì được nghỉ ốm
bao nhiêu ngày trong một năm?
A. Nghỉ 30 ngày nếu đóng BHXH dưới 15 năm
B. Nghỉ 40 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ mười lăm năm đến dưới 30 năm;
C. Nghỉ 60 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên
D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 6. Thời gian nghỉ ốm có tính luôn các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng
tuần hay không?
A. Chỉ tính những ngày nghỉ hàng tuần
B. Tính luôn các ngày nghỉ lễ, tết, hàng tuần
C. Thời gian nghỉ ốm chỉ tính theo ngày làm việc

Câu 7. Người sử dụng lao động có quyền quy định ngày nghỉ hàng năm hay
không?
A. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hàng năm
1
B. Không có quyền quy định ngày nghỉ hàng năm
C. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hàng năm sau khi tham khảo ý
kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở và phải thông báo trước cho mọi người trong doanh
nghiệp.

Câu 8. Thời gian làm việc vào ban đêm từ Đà Nẵng trở vào phía Nam được quy
định như thế nào?
A. Từ 20 giờ đến 04 giờ sáng
B. Từ 22 giờ đến 06 giờ sáng
C. Từ 21 giờ đến 05 giờ sáng
D. Cả A, B đều đúng

Câu 9. Thời giờ làm thêm, tăng ca của người lao động theo quy định của pháp
luật tối đa là :
A. Không quá 04 giờ/ngày và 200 giờ/năm
B. Không quá 06 giờ/ngày và 200 giờ/năm
C. Không quá 08 giờ/ngày và 200 giờ/năm

Câu 10. Người lao động làm thêm giờ vào ngày thường được trả bao nhiêu phần
trăm trên số tiền lương hiện hưởng?
A. 150%
B. 200%
C. 300%

Câu 11. Thời gian làm việc sau đây có được tính vào thời gian làm việc cho một
người sử dụng lao động?
A. Thời gian bị xử lý sai về kỷ luật sa thải hoặc về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động
B. Thời gian người lao động bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của Bộ luật Lao
động; Thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động do hai bên thoả thuận
C. Thời gian học nghề, tập nghề tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức
D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 12. Thời giờ dưới đây được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương?
A. Thời giờ nghỉ giữa ca làm việc
B. Thời giờ nghỉ giải lao theo tính chất công việc
C. Thời giờ phải ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động
D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 13. Người lao động làm việc mới 03 tháng tại doanh nghiệp có được nghỉ
hàng năm không?
A. Được nghỉ, thời gian nghỉ hàng năm được tính theo tỉ lệ tương ứng với số thời gian
làm việc và có thể được thanh toán bằng tiền
B. Phải đủ thời hạn12 tháng mới được nghỉ hàng năm
C. Phải đủ 6 tháng làm việc mới được nghỉ hàng năm

2
Câu 14. Các doanh nghiệp nào dưới đây được làm việc từ 200 giờ đến 300 giờ
trong một năm?
A. Doanh nghiệp, đơn vị có sản xuất gia công hàng xuất khẩu dệt may, da, giày
B. Doanh nghiệp chế biến thuỷ hải sản
C. Giải quyết cấp bách không thể trì hoãn được
D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 15. Tiền lương làm vào ban đêm được trả thêm bao nhiêu phần trăm:
A. 35%
B. 30%
C. 50%
D. Cả A, B, C đều sai

Câu số 16. Thời gian lao động nữ nghỉ sinh con nếu con dưới 60 ngày tuổi bị mất
thì mẹ được nghỉ là:
A. 60 ngày tính từ ngày sinh con
B. 90 ngày tính từ ngày sinh con
C. 50 ngày tính từ ngày sinh con

Câu 17. Người lao động làm thêm vào ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ có hưởng
lương được trả thêm ít nhất bằng bao nhiên phần trăm tiên lương?
A. Ít nhất bằng 150% tiền lương
B. Ít nhất bằng 200% tiền lương
C. Ít nhất bằng 300% tiền lương

Câu 18. Số ngày nghỉ hàng năm của người lao động được quy định tăng thêm
như thế nào?
A. Theo thâm niên làm việc cộng dồn của các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp có đóng
bảo hiểm xã hội
B Theo thâm niên làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao
động, cứ năm năm được nghỉ phép thêm một ngày.
C. Cả A, B đều đúng

Câu 19. Thời gian nghỉ giữa ca bao nhiêu phút nếu làm việc vào ban đêm?
A. Thời gian nghỉ giữa ca là 30 phút
B. Thời gian nghỉ giữa ca là 45 phút
C. Thời gian nghỉ giữa ca là 60 phút
D. Cả A, B, C đều sai

Câu 20. Đối với người lao động làm công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy
hiểm; người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở những nơi có điều kiện sinh
sống khắc nghiệt được nghỉ hàng năm bao nhiêu ngày?
A. Nghỉ 12 ngày/năm
B. Nghỉ 14 ngày/năm
C. Nghỉ 16 ngày/năm
D. Cả A, B, C đều đúng
3
Câu 21. Trường hợp nào người lao động nghỉ việc mà vẫn hưởng nguyên lương?
A. Nghỉ hàng năm
B. Nghỉ lễ tết
C. Nghỉ việc riêng về kết hôn, ma chay
D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 22. Trường hợp nào dưới đây nghỉ việc riêng có hưởng lương?
A. Người lao động kết hôn, nghỉ ba ngày;
B. Con của người lao động kết hôn, nghỉ một ngày;
C. Bố mẹ của người lao động (cả bên chồng và bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con
chết, nghỉ ba ngày.
D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 23. Pháp luật lao động quy định chế độ làm việc của người lao động trên 60
tuổi đối với nam và trên 55 tuổi đối với nữ như thế nào?
A. Người lao động cao tuổi nêu trên được rút ngắn thời giờ làm việc
B. Chế độ làm việc của người cao tuổi là không trọn ngày, không trọn tuần theo quy
định của Chính phủ
C. Cả A, B đều đúng
D. Không được tính giảm giờ làm việc cho người lao động cao tuổi nêu trên

Câu 24. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần
thì người sử dụng lao động phải đảm bảo cho người lao động được nghỉ tính bình quân
ít nhất là bao nhiêu ngày trong một tháng?
A. Thời gian nghỉ 06 ngày/tháng
B. Thời gian nghỉ 05 ngày/tháng
C. Thời gian nghỉ 04 ngày/tháng

Câu 25. Theo quy định pháp luật, người lao động làm việc được nghỉ ít nhất bao
nhiêu ngày trong một tuần?
A. 02 ngày (48 giờ liên tục)
B. 01 ngày (24 giờ liên tục)
C. Cả A, B đều đúng

Câu 26. Thời giờ làm việc trong một ngày của người lao động theo quy định pháp
luật là:
A. Không quá 12 giờ/ngày
B. Không quá 10 giờ/ngày
C. Không quá 08 giờ/ngày

Câu 27. Người lao động nữ làm công việc nặng nhọc, khi có thai đến tháng thứ 7
thì chế độ làm việc được quy định như thế nào?
A. Được chuyển làm công việc nhẹ hơn
B. Hoặc được giảm bớt một giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương
C. A và B đúng
4
D. Người lao động nữ làm công việc nặng nhọc vẫn phải làm việc đủ 8 giờ/ngày

Câu 28. Người lao động trong một năm được nghỉ lễ tết bao nhiêu ngày theo quy
định?
A. Được nghỉ 08 ngày trong một năm
B. Được nghỉ 09 ngày trong một năm
C. Được nghỉ 10 ngày trong một năm

Câu 29. Những người lao động nào được rút ngắn thời gian làm việc?
A. Người lao động là người khuyết tật
B. Người lao động chưa thành niên
C. Người lao động là người cao tuổi
D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 30. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động về nghỉ
hàng năm như thế nào?
A. Nghỉ hàng năm nhiều lần
B. Nghỉ gộp của hai năm nghỉ một lần
C. Không được nghỉ gộp
D. Cả A, B đều đúng

Câu 31. Những trường hợp nào người sử dụng lao động huy động người lao động
làm thêm giờ?
A. Xử lý sự cố trong sản xuất;
B. Giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn được;
C. Xử lý các mặt hàng tươi sống, công trình xây dựng và các sản phẩm do yêu cầu
nghiêm ngặt công nghệ không thể bỏ dở được
D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 32. Trường hợp nào trong một năm làm việc, người lao động có tổng thời
gian nghỉ (cộng dồn) do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc nghỉ do ốm đau thì
thời gian đó không được tính để hưởng chế độ nghỉ hàng năm của năm ấy?

A. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quá 6 tháng (144 ngày)
B.Thời gian nghỉ do ốm đau quá 3 tháng (72 ngày)
C.Cả A, B đều đúng
D. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc nghỉ do ốm đau quá 4
tháng

Câu 33. Lao động nữ được nghỉ mỗi ngày 60 phút chăm sóc con nhỏ dưới 12
tháng tuổi có được hưởng nguyên lương hay không?
A. Được hưởng nguyên lương;
B. Không được hưởng nguyên lương;
C. Bảo hiểm xã hội trả lương cho thời gian này

5
Câu 34. Người lao động nữ làm công việc bình thường khi sinh con được nghỉ bao
nhiêu tháng?
A. 06 tháng
B. 05 tháng
C. 04 tháng

Câu 35. Người lao động là người khuyết tật được nghỉ thai sản mấy tháng khi sinh
con?
A. 04 tháng
B. 05 tháng
C. 06 tháng

Câu 36. Trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ tham gia BHXH hoặc cả cha và mẹ đều
tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì người cha hoặc người trực tiếp nuôi
dưỡng có được hưởng chế độ thai sản không?
A. Không được hưởng chế độ thai sản
B. Được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi
C. Chỉ có người cha được hưởng chế độ thai sản

Câu 37. Trong thời gian mang thai lao động có quyền nghỉ sớm trước hoặc sau
khi sinh là bao nhiêu tháng?
A. Nghỉ trước khi sinh 01 tháng
B. Nghỉ sau khi sinh 03 tháng
C. Người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con, cộng lại từ bốn tháng
đến sáu tháng do Chính phủ quy định tuỳ theo điều kiện lao động.

Câu 38. Trong thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản có tính ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ
hàng tuần hay không?
A. Tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết
B. Tính cả ngày nghỉ hàng tuần
C. Cả A và B
D. Không tính các ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần

Câu 39. Người lao động nhận con nuôi được nghỉ hưởng chế độ thai sản như thế
nào?
A. Lao động nữ được nghỉ hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 04 tháng tuổi
B. Lao động nam được nghỉ hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 04 tháng tuổi
C. Người lao động được nghỉ hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi
D. Cả A và B

Câu 40. Lao động nữ khi sinh con thì hưởng chế độ thai sản theo quy định nhưng
nếu sinh đôi trở thì tính từ con thứ hai trở đi mỗi con được nghỉ thêm bao nhiêu ngày?
A. 30 ngày cho mỗi con
B. 45 ngày cho mỗi con
C. 60 ngày cho mỗi con

6
Câu 41. Những thời gian sau đây của người lao động cũng được tính vào thời gian
làm việc cho người sử dụng lao động:
A. Thời gian thử việc hoặc tập sự (nếu có) tại doanh nghiệp, cơ quan tổ chức
B. Thời gian doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nâng cao trình độ nghề nghiệp hoặc cử đi
đào tạo nghề cho người lao động
C. Thời gian nghỉ chờ việc khi hết hạn tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc người lao
động ngừng việc có hưởng lương
D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 42. Theo quy định của pháp luật lao động, người lao động làm việc bao nhiêu
giờ trong một tuần?
A. 40 giờ/tuần
B. 48 giờ/tuần
C. 52 giờ/tuần

Câu 43. Thời gian người lao động được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ sau khi
ốm đau là:
A. Từ 05 ngày đến 10 ngày/năm
B. Từ 07 ngày đến 15 ngày/năm
C. Từ 10 ngày đến 30 ngày/năm

Câu 44. Lao động nữ sau thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định mà
sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe bao nhiêu ngày?
A. Từ 05 đến 15 ngày/năm
B. Từ 05 ngày đến 10 ngày/năm
C. Từ 05 ngày đến 20 ngày/năm

Câu 45. Lao động nữ có thời gian nghỉ thai sản được xét danh hiệu lao động tiên
tiến, chiến sỹ tiên tiến vào dịp tổng kết cuối năm hay không?
A. Không được xét danh hiệu
B. Được xét danh hiệu
C. Không được xét danh hiệu nhưng khen thưởng tương ứng với số tháng làm việc

Câu 46. Cá nhân đi học, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 1 năm có được người sử dụng
lao động xét danh hiệu “lao động tiên tiến” hay không?
A. Được xét nếu đạt kết quả học tập từ loại khá trở lên
B. Được xét nếu chấp hành tốt các quy định của cơ sở đào tạo
C. Được xét nếu có thời gian làm việc 6 tháng tại đơn vị
D. Cả A, B đều đúng

Câu 47. Trường hợp nào không được xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”?
A. Nghỉ việc từ 40 ngày làm việc trở lên
B. Không đăng ký thi đua
C. Mới tuyển dụng dưới 10 tháng
D. Cả A, B, C đều đúng
7
Câu 48. Người lao động mắc bệnh thuộc danh mục cần chữa trị dài ngày do Bộ Y
tế ban hành thì thời gian được nghỉ hưởng chế độ ốm đau là:
A. Tối đa không quá 180 ngày trong một năm
B. Tối đa không quá 150 ngày trong một năm
C. Tối đa không quá 90 ngày trong một năm

Câu 49. Trong thời gian nghỉ điều trị bệnh dài ngày theo danh mục do Bộ y tế
ban hành có tính luôn các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hàng tuần hay không?
A. Không được tính
B. Được tính
C. Chỉ tính các ngày nghỉ hàng tuần vào thời gian nghỉ điều trị bệnh

Câu 50. Trường hợp người lao động ốm đau, tai nạn lao động do tự hủy hoại sức
khỏe, do say rượu hoặc sử dụng ma túy, chất cai nghiện có được tính nghỉ chế độ ốm
đau theo quy định không?
A. Không được tính
B. Được tính
C. Chỉ được tính trong trường hợp do say rượu

Câu 51. Người lao động khi có con ốm đau trong một năm được nghỉ bao nhiêu
ngày?
A. Tối đa 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi
B. Tối đa 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến 07 tuổi
C. Tối đa 20 ngày làm việc nếu con từ đủ 05 tuổi đến 07 tuổi
D. Cả A, B đều đúng

Câu 52. Trong trường hợp cả cha,mẹ đều tham gia BHXH , nếu người mẹ đã hết
thời hạn hưởng chế độ con ốm đau mà con vẫn còn ốm thì người cha có được hưởng chế
độ con ốm đau không?
A. Người cha vẫn được hưởng chế độ con ốm trong năm làm việc
B. Không được hưởng do mẹ đã hưởng hết chế dộ con ốm
C. Cả A, B đều đúng

Câu 53. Quy định về giờ nghỉ ngơi nào dưới đây là đúng?
A. Người lao động làm việc 8 giờ liên tục thì được nghỉ ít nhất nửa giờ, nửa giờ này
không được tính vào giờ làm việc.
B. Người lao động làm việc 8 giờ liên tục thì được nghỉ ít nhất nửa giờ, được tính vào
giờ làm việc.
C. Người lao động làm việc 8 giờ liên tục thì được nghỉ ít nhất 45 phút, được tính vào
giờ làm việc.
D. Người lao động làm việc 8 giờ liên tục thì được nghỉ ít nhất 45 phút, không được
tính vào giờ làm việc.

8
Câu 54. Đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành
được rút ngắn thời giờ làm việc ra sao?
A. Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn từ một đến hai giờ
B. Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn từ một đến một giờ rưỡi
C. Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn từ một giờ rưỡi đến hai giờ

Câu 55. Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất bao nhiêu giờ trước
khi chuyển sang ca khác?
A. Được nghỉ ít nhất 24 giờ trước khi chuyển sang ca khác.
B. Được nghỉ ít nhất 18 giờ trước khi chuyển sang ca khác.
C. Được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác.
D. Được nghỉ ít nhất 08 giờ trước khi chuyển sang ca khác.

Câu 56. Nếu những ngày nghỉ lễ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì được quy
định như thế nào?
A. Người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.
B. Người lao động được nghỉ bù vào ngày theo quy định của người sử dụng lao động.
C. Người lao động được thanh toán tiền lương của số ngày nghỉ

Câu 57. Quy định của pháp luật lao động về việc ứng trước tiền khi nghỉ hàng
năm của người lao động như thế nào?
A. Được ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng ¼ tiền lương của những ngày nghỉ.
Tiền tàu xe và tiền lương của người lao động trong những ngày đi đường do hai bên thoả
thuận.
B. Được ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng ½ tiền lương của những ngày nghỉ.
Tiền tàu xe và tiền lương của người lao động trong những ngày đi đường do hai bên thoả
thuận.
C. Được ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ. Tiền
tàu xe và tiền lương của người lao động trong những ngày đi đường do hai bên thoả thuận.

Câu 58. Thời gian từ ngày thứ mấy trở đi doanh nghiệp mới tính thời gian đi
đường cho người lao động
A. Ngày thứ hai trở đi
B. Ngày thứ ba trở đi
C. Ngày thứ tư trở

Câu 59. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong những hành vi vi phạm:
buộc người lao động làm việc quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần hoặc
buộc làm việc quá 7 giờ trong một ngày hoặc 42 giờ trong một tuần đối với người lao
động chưa thành niên, lao động là người tàn tật như sau:
A. Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100
người lao động;
B. Từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100
người lao động;

9
C. Từ 4.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người
lao động;
D. Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100
người lao động.

Câu 60. Phạt tiền người sử dụng lao động có hành vi vi phạm một trong các quy
định về làm thêm giờ: vượt quá số giờ làm thêm theo quy định; buộc người lao động
làm thêm giờ mà không có thỏa thuận; sử dụng người lao động làm thêm không thuộc
một trong các trường hợp được pháp luật cho phép; không trả đủ tiền làm thêm giờ cho
người lao động, theo một trong các mức như sau:
A. Từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 50 người
lao động;
B. Từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 50 người
lao động;
C. Từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 50 người
lao động;
D. Từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 50 người
lao động

10
11

You might also like