Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Quan điểm 5: phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.

Tăng trưởng kinh tế đi đôi với việc thực


hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.

Trước hết phải nhìn nhận rằng mục tiêu của công nghiệp hóa và của tăng trưởng kinh tế là vì con người;
vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh.

Sau gần 30 năm đổi mới, nước ta đã vượt qua ngưỡng nước nghèo vào năm 2010 và đồng thời bước vào
nhóm nước có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu vượt bậc đó, chúng ta lại đang
phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về môi trường. Thực tế đáng buồn là, ô nhiễm không
khí, nguồn nước hiện nay ở nước ta không chỉ ở các khu công nghiệp , khu đô thị mà ngay cả ở các vùng
nông thôn; đa dạng sinh học tiếp tục bị suy giảm, biến đổi khí hậu và nước biển dâng đang gây ra triều
cường và những hậu quả khôn lường, thành quả phát triển của nhiều địa phương trong nhiều năm chỉ sau
một đợt thiên tai là có thể bị xóa sạch. Đơn cử có thể kể đến hiện tượng cá chết hoàng loạt ở vùng biển
Vũng Áng vào năm 2016 và sau đó lan rộng ra các vùng biển Quảng Trị, Quảng Bình và Thừa Thiên Huế
mà nguyên nhân chính đến từ việc Formosa Hà Tĩnh đã không xây bể lọc trong trạm x ử lý nước thải
sinh hóa như cam kết mà trực tiếp xả thẳng nguồn chất thải có chứa độc tố lớn này ra biển 1. Hay chỉ mới
trong năm 2019 vừa qua, chúng ta chứng kiến hàng loạt các sự cố môi trường nghiêm trọng như vụ đầu
độc nguồn nước sông Đà do xe tải đổ trộm dầu thải trên đường liên xã Hợp Thịnh, Phúc Tiến, Phú Minh
hay việc Hà Tĩnh phải huy động đến 15.000 người để tham gia cứu hàng chục hecta rừng. Thiệt hại về
kinh tế tất nhiên là không thể kể hết, khi nhà nước phải chi ra gói cứu trợ hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng,
hoạt động kinh doanh, dịch vụ, du lịch và đời sống của nhiều ngư dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bên
cạnh đó những sự cố này còn gây tác động tiêu cực đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt người dân đồng thời
những tác động đến môi trường khó có thể khắc phục được. Năm 2019, chúng ta chứng kiến mực nước
song Mê Kong xuống thấp nhất trong 10 năm qua, báo động về tình trạng ô nhiễm bụi mịn tại Tp.Hồ Chí
Minh và Hà Nội hay triều cường tại TP Hồ Chí Minh lập đỉnh kỷ lục mới 1.73m (vượt mức báo động 3 là
0.25m)2, hệ sinh thái biển bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Rõ ràng từ thực tế cho thấy rằng trong những năm
qua nhiều địa phương đã quá coi trọng thu hút đầu tư mà chưa quan tâm đúng mức tới bảo vệ môi trường

Có thể thấy song song với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa , chúng ta đang phải chịu những áp
lực nặng nề về thay đổi cấu trúc và mô hình phát triển do sự cạn kiệt về tài nguyên và sức ép lớn về ô
nhiễm môi trường ngày càng lộ rõ. Do đó các mối quan tâm về môi trường cần được lồng ghép ngay từ
quá trình ra các quyết định về phát triển kinh tế xã hội. Có nghĩa là, cần cụ thể hóa nội dung dịch chuyển
cơ cấu kinh tế theo hướng thân thiện môi trường , tiếp cận mô hình tăng trưởng xanh được đề cập trong
văn kiện của Đại hội Đảng lần thứ XI. Trong đó, nhà nước sẽ dành sự quan tâm đặc biệt để xây dựng
năng lực nội sinh nhằm sử dụng và phát triển các công nghệ tiết kiệm tài nguyên, nhiên liệu, năng
lượng….vì đây là động lực để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng phát
triển bền vững.

Chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững là biện pháp hữu hiệu nhất có khả năng p hòng ngừa và hạn
1
1.https://tuoitre.vn/formosa-dung-dau-cac-vu-gay-o-nhiem-nam-2016-1351267.htm
2
chế tối đa các tác động xấu đến môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa. Những
yếu kém, khuyết điểm trong công tác bảo vệ môi trường trong thời gian qua chủ yếu do các cấp ngành
thường nặng quan tâm về các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, chưa đảm bảo hài hòa cân bằng trong phát triển
kinh tế với bảo vệ môi trường. Do đó, cần sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn Đảng, toàn dân và toàn xã
hội về nhận thức và hành động, trong chỉ đạo điều hành và đặc biệt trong tổ chức triển khai các hoạt động
bảo vệ môi trường. Trước hết tất cả các dự án đầu tư phải có báo cáo đánh giá tác động đến môi trường và
được Bộ hoặc sở Tài nguyên Môi trường đánh giá thẩm định kỹ lưỡng trước khi phê duyệt. Đồng thời
tăng cường việc kiểm soát ô nhiễm tại nguồn, chú trọng quản lý chất thải, nhất là các chất thải trong sản
xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ y tế. Khắc phục các khu vực môi trường đã bị ô nhiễm suy
thoái; nâng cao khả năng và nguồn lực điều tra nắm chắc các tài nguyên để có phương án bảo vệ và khai
thác hợp lý. Đồng thời Nhà nước cũng cần sử dụng công cụ tài chính để khuyến khích đầu tư vào các
ngành sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, sử dụng công nghệ sạch, sản xuất và sử dụng năng lượng
sạch, năng lượng tái tạo, sử dụng các sản phẩm và bao bì không hoặc ít gây hại với môi trường.

Thực tiễn những năm gần đây cũng cho thấy rằng, nhận thức được rằng môi trường chính là một trong ba
trụ cột của phát triển kinh tế bền vững bên cạnh kinh tế và xã hội cũng như nhờ vào đường lối chỉ đạo
đúng đắn và hợp lý của Đảng, Chính phủ đã và đang thực hiện những biện pháp quyết liệt hơn nhằm cải
thiện nâng cao chất lượng môi trường. Nổi bật là việc Chính phủ vừa ban hành Nghị định số
40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành
Luật Bảo vệ môi trường. Với 7 Điều, 81 trang nội dung, 121 trang Phụ lục và biểu mẫu kèm theo, Nghị
định đã giải quyết các vấn đề còn chồng chéo lấp lửng trước đó, đặc biệt có nhiều quy định về việc lập
báo cáo đánh giá tác động môi trường và bổ sung. Danh mục các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy
cơ gây ô nhiễm môi trường. Cùng với đó là nỗ lực cam kết giải quyết vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa, từng
bước thay đổi hành vi ứng xử của các sản phẩm nhựa tại Việt Nam trong xu thế phát triển chung toàn cầu,
quyết tâm đến 2025 nước ta không còn sử dụng đồ nhựa xài 1 lần. Phong trào “Chống rác thải nhựa” giờ
không chỉ là khẩu hiệu mà đã đi vào nếp sống, thói quen hàng ngày ở khắp các nơi từ công sở đến cộng
đồng với nhiều hoạt động như: Phong trào Ngày chủ nhật xanh; thu gom phân loại và tái chế rác thải
nhựa, tăng cường công tác tuyên truyền, hạn chế sử dụng túi ni long. Hay như việc Hà Nội cấm dung bếp
than tổ ong từ năm 2020. Theo đó UBND thành phố Hà Nội xác định lộ trình đến ngày 31-12-2019, các
quận huyện phải tổ chức thong báo đến mọi tầng lớp nhân dân của thành phố về chủ trương loại bỏ toàn
bộ việc sử dụng than tổ ong làm nhiên liệu trong sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn. Năm 2019,
Việt Nam đã hoàn thành bộ bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1/200.000 thống nhất hệ quy chiếu
quốc gia VN-2000 trên quy mô toàn quốc. Đây là lần đầu tiên, bộ bản đồ chuyên ngành lĩnh vực tài
nguyên nước dưới đất được thiết lập cập nhật và bổ sung các nguồn thông tin dữ liệu hiện có trên toàn
quốc.

You might also like