Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TẬP NHÓM


MÔN QUẢN TRỊ HỌC

CÔNG TY NGHIÊN CỨU: AGIFISH Co


CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN AN GIANG
NHÓM : …5…
THÀNH VIÊN NHÓM: …5…Thành viên

Tỷ lê ̣ % thực
TT Họ và tên SV MSSV Ký tên
hiêṇ
1 Mai Lê Bích Ngọc 2320216131 20%
2 Phan Thị Thắm 23208610510 20%
3 Nguyễn Thị Lan Anh 23208611621 20%
4 Nguyễn Thị Thanh Nga 23208612395 20%
5 Trần Thị Mỹ Hà 23202112409 20%

Đà Nẵng, ngày 22 tháng 5 năm 2019

MỤC LỤC
Phần 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1.1. Tổng quan về công ty
1.2. Tình hình kinh doanh của công ty thời gian qua
Phần 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
2.1. Môi trường vĩ mô
2.2. Môi trường vi mô
Phần 3: CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA
3.1. Phân tích số liệu giai đoạn 2010-2014
3.2. Phân tích, đánh giá và so sánh so với các đối thủ cạnh tranh của công ty
3.3. Chiến lược phát triển hiện tại của công ty
3.4. Định hướng mục tiêu và chiến lược của công ty trong tương lai
Phần 4: CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐỂ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
4.2. Ưu và nhược điểm của mô hình cơ cấu mà công ty đang áp dụng
Phần 5: HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO, ĐỘNG VIÊN TẠI CÔNG TY
5.1. Phong cách hay cách thức lãnh đạo chung tại công ty
5.2. Chính sách đãi ngộ, động viên nhân viên
5.3. So sánh chính sách đãi ngô ̣ của công ty so với cac công ty hoă ̣c đối thủ cạnh
tranh
Phần 6: HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA TẠI CÔNG TY
6.1. Quy trình kiểm tra
6.2. Tổ chức hệ thống kiểm tra các hoạt động.
6.3. Công ty có bộ phận chuyên trách công tác kiểm tra không?
6.4. Làm thế nào để các nhà quản trị đảm bảo nhân viên tuân thủ Kỷ luật, Nội quy,
quy trình làm việc của công ty và làm việc theo quy trình, kịp thời phát hiện những sự
lệch lạc để chấn chỉnh?
6.5. Kiểm tra trước,kiểm tra trong, kiểm tra sau?
6.6. Kiểm tra và đưa ra phản hồi, xử lý và chấn chỉnh ?
6.7. Kiểm tra kết quả hoạt động : doanh thu, chi phí, lợi nhuận,..như thế nào ?
6.8. Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ.
6.9. Khi phát hiện những sai lệch thì công ty xử lý như thế nào ?

Phần 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

2
1.1.Tổng quan về công ty
 Tên công ty:
+Tên giao dịch: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản An Giang (Angiang
Fisheries Import Export Joint Stock Company)
+Tên viết tắt: AGIFISH Co
 Địa chỉ:
-1234 Trần Hưng Đạo, phường Bình Đức, thành phố Long Xuyên, tỉnh An
Giang.
 Ngành nghề kinh doanh:
+Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản
Nuôi trồng thuỷ sản nội địa(ngành chính)
+Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu: Sản xuất thuốc thú y, thuỷ sản
+Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, thuỷ sản
+Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu: Chế tạo thiết
bị cho ngành chế biến thực phẩm, thuỷ sản
+ Lắp đặt hệ thống điện
+ Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí
+Xây dựng nhà các loại : Xây dựng công trình dân dụng
+Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác: Xây dựng công trình công nghiệp
+Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác: Mua bán vật tư thiết bị cấp
nước trong nhà, dụng cụ hệ thống điện
+Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được
phân vào đâu: Dịch vụ nhà đất
+ Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu,chủ sử dụng
hoặc đi thuê
+ Kho bãi và lưu giữ hàng hoá: Dịch vụ kho vận, cho thuê kho lạnh, kiểm tra
hàng, cân hàng hoá thuỷ sản
+ Vận tải hàng hoá bằng đường bộ
+Cho thuê xe có động cơ: Cho thuê phương tiện vận tải đường bộ

3
 Vốn điều lê ̣ của công ty: 281.097.430.000 đồng (Hai trăm tám mươi một tỷ,
không trăm chín mươi bảy triệu, bốntrăm ba mươi nghìn đồng chẳn).
 Chủ tịch HĐQT : Ông Châu Duy Cường
 Lịch sử các giai đoạn phát triển của công ty:
+Tiền thân của Công ty trước đây là nhà máy đông lạnh của Công ty thuỷ sản
An Giang được khởi công xây dựng năm 1985 và đi vào hoạt động vào tháng 03
năm 1987.
+Tháng 11 năm 1995 Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản An Giang (AGIFISH)
được thành lập theo quyết định số 964/QĐQU của UBND Tỉnh An Giang ký
ngày 20/11/1995
+Năm 2000, Công ty Agifish được Nhà nước tặng danh hiệu “Anh Hùng Lao
Động” và đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam
trong ngành thủy sản.
+Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản An giang (AGIFISH Co.) được
thành lập theo Quyết định số 792/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 28
tháng 06 năm 2001.
+ Ngày 01/09/2001, Công ty Agifish chính thức hoạt động theo hình thức Công
ty cổ phần và được cấp phép niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt
Nam ngày 8/3/2002.
+Năm 2000, Công ty Agifish được Nhà nước tặng danh hiệu “Anh Hùng Lao
Động” và đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam
trong ngành thủy sản.
+Công ty Agifish là thành viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam (VCCI), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP),
Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thuỷ sản An Giang ( AFA ).
+ Agifish áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng trong toàn bộ quá trình sản
xuất: HACCP, ISO 9001:2008, Global Standard For Food Safety (BRC), ISO
17025: 2005, ISO 14001:2004. Tiêu chuẩn ASC cho vùng nuôi cá tra nguyên
liệu của Công ty.

4
+Agifish được phép xuất khẩu sản phẩm thủy sản vào thị trường EU với 4 code:
DL07,DL08, DL09, DL360; được cấp chứng chỉ HALAL để xuất khẩu sang
cộng đồng người Hồi giáo trong và ngoài nước.
+Trên thị trường trong nước sản phẩm chế biến từ cá tra, basa Agifish là “Hàng
Việt Nam chất lượng cao” liên tục từ năm 2003 đến 2013 do người tiêu dùng
bình chọn.
+Agifish là doanh nghiệp duy nhất trong ngành thủy sản được tặng danh hiệu “
Thương hiệu Quốc gia 2012 ” (Vietnam Value) liên tục trong các năm 2008,
2010, 2012.
+Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản An Giang là một trong những nhà
chế biến và xuất khẩu cá tra, cá basa đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Trải qua gần 30 năm phát triển, Công ty hiện nay là một trong những doanh
nghiệp đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu thủy sản, với năng lực chế biến đạt
trên 30.000 tấn thành phẩm/năm, các thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, Châu
Âu; Châu Á, Úc, Đông Âu và Nga; Trung Đông; Nam Mỹ…

5
1.2. Tình hình kinh doanh của công ty thời gian qua

- Thị phần của công ty trong ngành(đơn vị:1tỉ VNĐ)


 Công ty AGIFISH

TT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018


1 Doanh thu 3,303 2,279 1,285

 Công ty Vĩnh Hoàn


T
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
T
1 Doanh thu 7,369 8,172 9,406

 Công ty Hùng Vương

TT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018


1 Doanh thu 18,026 15,709 8,230

% Doanh Thu Của Ba Công Ty Năm 2016,2017,2018


Năm
2016 2017 2018
Công Ty
Công ty
11.5 8.7 6.7
AGIFISH
Công ty
25.6 31.2 49.7
Vĩnh Hoàn
Công ty
Hùng 62.9 60.1 43.6
Vương

6
7
MẪU BẢNG BIỂU PHÂN TÍCH
(Đơn vị tính:1000000)
T Chỉ Năm 2017/2016 Năm 2018/2017
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
T tiêu Giá trị % Giá trị %
Doan
1 3,303,064 2,279,610 1,285,286 -1,023,454 -30.98 -994,324 -43.61
h thu

2 LNTT 4,365 -186,166 -177,511 -190,532 -41,64 8,655 -4.64

3 LNST 2,585 -187,329 -178,107 -189,914 -71.49 9,221 -4.92

8
Biểu Đồ Hiển Thị DT, LNTT,LNST
3.5 50000

3
0
2.5

-50000
2
Axis Title

1.5
-100000

1
-150000
0.5

0 -200000
2016 2017 2018
Doan Thu 3.303 2.279 1.297
LNST 2.585 -187,239 -178.107 5
LNTT 4.365 -188.166 -187,329

Năm 2017/2016 Năm 2018/2017

9
 NHẬN XÉT :
- Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy được Doanh Thu , LNTT, LNST của công
ty đang giảm dần đến số âm
- Năm 2018 Doanh Thu ( 1,185) Thấp hơn Năm 2017( 2,279) là 1,094 ( tỷ
đồng ) và thấp hơn Năm 2016 (3,303) đến tận 2,118 ( Tỷ đồng )
- LNTT, LNST của công ty thấp đến -187,329 ( tỷ đồng ) , Giá Trị % (-
71,49 %)
- Tổng doanh thu 2017 của Agifish cho thấy sự sụt giảm mạnh 31% so với
2016 khi đạt 2.273 tỷ đồng và chỉ hoàn thành được 91% chỉ tiêu cả năm.
- Công ty cũng bất ngờ ghi nhận khoản lỗ 186 tỷ trong năm qua và lỗ thêm
96 tỷ ngay trong quý I/2018
 Thực trạng: +Sản lượng hàng giá trị gia tăng vẫn tăng 3% với năm cũ khi
đạt 3.993 tấn.
+Sản lượng xuất khẩu (NET) cũng tăng 7% lên 26.324 tấn. Sản
lượng thì ổn định trong khi công ty lại thua lỗ đang cho thấy sự
bất ổn nhất định trong hiệu quả sản xuất kinh doanh .
 Nguyên nhân:+ Agifish năm qua không xuất hàng qua Mỹ khi bị áp mức
thuế chống phá giá khá cao. Thuế suất áp dụng cho sản phẩm
cá tra philê đông lạnh của Agifish ở mức 0,66 USD/kg.
+Không thể xuất vào thị trường Mỹ cũng dẫn đến các khoản
nợ phải thu tăng cao, buộc công ty phải trích lập dự phòng với
số tiền lớn (dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi tăng thêm 83
lên 160 tỷ đồng).
+Về nguồn vốn, Công ty gặp khó khăn do chính sách tín dụng
của các ngân hàng thắt chặt, nguồn vốn công ty bị thiếu hụt
không đủ đáp ứng cho các vùng nuôi nguyên liệu dẫn đến giá
thành nuôi cao, thiếu nguyên liệu sản xuất, không đủ sản phẩm
đáp ứng cho thị trường những lúc giá xuất khẩu tăng cao, lỡ
mất thời cơ.

10
 Hậu quả:+ Thiếu nguồn vốn cũng làm các vùng nuôi không đạt hiệu quả,
thiếu thức ăn cá chậm lớn, hao hụt nhiều, giá thành tăng, làm
cho hiệu quả nuôi không đạt như kế hoạch.
+Lỗ nặng
+Mất thị trường
+Giá cổ phiếu của Agifish cũng bắt đầu lao dốc và và chưa có
dấu hiệu dừng lại
+ Ngoài ra, cổ phiếu cũng bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt
kể từ ngày 07/03/2018 do tiếp tục vi phạm các quy định về
công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi đã bị
đưa vào diện cảnh báo.
 Cách giải quyết: công ty đã tìm kiếm thị trường thay thế mới là Trung
Quốc, thị trường này có mức tăng trưởng
+Song sản lượng xuất chủ yếu là nguyên con nên giá trị thấp,
hiệu quả không cao.
+Thu gọn các vùng nuôi, đổi mới phương thức quản lý để vùng
nuôi đạt hiệu quả.
+Thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh theo hướng thu hẹp
sản xuất để giảm giá thành
+Nâng cao chất lượng sản phẩm để có giá bán tốt tăng hiệu
quả; tiết giảm chi phí quản lý, bán hàng

Phần 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY


2.1. Môi trường vĩ mô
2.1.1. Các yếu tố kinh tế
- Nền KT việt nam đang trên đà tăng trưởng và phát triển mạnh
- Chế biến thuỷ sản dần là ngành KT mũi nhọn của tỉnh An Giang. Dân số An
giang hơn 2 triệu người tỉ lệ tăng dân số cao phần là dân trí thức. NN có CS
tăng lương cho CB CNV dẫn đến nhu cầu dùng thực phẩm thuỷ sản chế biến của
tỉnh và cả nước tăng cao.

11
- Biến động của nguồn nguyên liệu ảnh hưởng đến sản xuất
2.1.2. Các yếu tố Chính trị- Pháp luật
- Với vị trí là ngành mũi nhọn của nước ta. Chính phủ đã có nhiều chính sách
hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành thuỷ sản: thuế ( các doanh nghiệp thu được
hưởng ưu đãi thuế 15% ) vốn vay ưu đãi , chuyển đổi ngoại tệ để gia tăng kim
ngạch sản xuất .
- Tại kì họp thứ 4 khoá XI ( từ ngày 21 tháng 10 đến ngày 26 tháng 11 năm
2003) căn cứ Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã
được sửa đổi bổ sung theo nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm
2001 của Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 10 bộ luật thuỷ hải sản chính thức có hiệu
lực
- Hiện nay hệ thống toà án của Việt Nam đã được xếp vào hàng đầu về ổn định
chính trị , đồng thời quan hệ chính trị Việt Nam với các quốc gia trên thế giới
ngày càng tốt đã tạo điều kiện cho các ngành xuất khẩu của nước ta ngày càng
phát triển
2.1.3. Các yếu tố tự nhiên
- Điều kiện địa lý:
+Thuận lợi: Nguồn lợi thủy sản trên hai con sông Tiền sông Hậu không nhỏ, và
cùng với hệ thống kênh, rạch, ao, hồ đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển nghề nuôi cá bè, ao hầm, tôm
+Khó khăn:do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết bất thường, khó lường,
mưa lũ, lũ quét,…
- Nguồn cung cấp năng lượng:
+Năng lượng tiêu thụ trực tiếp và gián tiếp :
Công ty sử dụng hệ thống điện lưới quốc gia, có trang bị máy phát điện chạy
bằng dầu diesel dự phòng khi cúp điện.
+Năng lượng tiết kiệm được thông qua các sáng kiến sử dụng năng lượng hiệu
quả:
Thay thế hệ thống chiếu sáng từ đèn huỳnh quang chấn lưu sang công nghệ đèn
led.

12
- Các xí nghiệp đông lạnh trong toàn công ty sử dụng năng lượng tái tạo : tận
dụng nhiệt của đường nén hệ thống lạnh để làm nóng nước phục vụ cho việc vệ
sinh các công cụ sản xuất thay cho trước đây sử dụng máy nước nóng tiêu thụ
bằng năng lượng điện hoặc dầu diesel.
- Nguồn cung cấp nước:
+Nguồn nước cung cấp cho các Xí nghiệp đông lạnh 7, Xí nghiệp đông lạnh 9 và
Xí nghiệp chế biến thực phẩm 360 là nguồn nước giếng ngầm, khoan sâu 250m,
qua hệ thống xử lý nước cấp của các xí nghiệp 120m3/ giờ.
+Nguồn nước cung cấp cho các Xí nghiệp đông lạnh 8 là nguồn nước mặt bơm
trực tiếp từ sông Hậu qua hệ thống xử lý nước cấp của xí nghiệp công suất
60m3/ giờ.
- Các chính sách của nhà nước về bảo vệ môi trường và tài nguyên: Xử phạt
bằng tiền nếu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường của nhà nước(Xí
nghiệp đông lạnh 8 bị xử phạt vi phạm hành chính vềbảo vệ môi trường do xả
nước thải quy chuẩn kỹ thuật vềchất thải theo quyết định số 278/QĐ-XPVPHC
do Tổngcục trưởng Tổng cục môi trường ký ngày 29/9/2015.Tình tiết giảm nhẹ
là Công ty đã khắc phục hậu quả vi phạm nên hình thức xủ phạt chính là phạt
tiền 260.000.000 đồng)
2.1.4. Các yếu tố công nghệ
- Agifish áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng trong toàn bộ quá trình sản
xuất: HACCP, CoC, Global Standard For Food Safety (BRC), ISO 17025: 2005,
ISO 14001:2004. Các tiêu chuẩn ASC, BAP cho vùng nuôi cá tra nguyên liệu và
nhà máy chế biến của Công ty đã được cấp giấy chứng nhận bởi các tổ chức
quốc tế.
2.2. Môi trường vi mô
2.2.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
- Công ty hoạt động trong môi trường cạnh tranh mạnh mẽ, không chỉ là cạnh
tranh với các doanh nghiệp trong nước, và còn với các doanh nghiệp nước
ngoài như Thái Lan, Trung Quốc...
- Hiện tại nước ta có gần 700 doanh nghiệp hoạt động trong ngành thuỷ sản,
tạo ra môi trường cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt các công ty có tiềm lực như
13
thủy sản Bến Tre, Minh Phú, Vĩnh Hoàn, Nam Việt, Hùng Vương, MêKong...
do đó, doanh nghiệp cần tận dụng các thế mạnh của mình để tăng khả năng
canh tranh và vị thế của doanh nghiệp

2.2.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn


- Có vị trí nằm ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, nên công ty có lợi thế
trong việc thu mua nguyên liệu.
- Do bị thua lỗ liên tiếp vì ảnh hưởng của thời tiết, bệnh dịch, chi phí thức ăn
thủy sản tăng cao, nhiều hộ nuôi trồng thủy sản không còn vốn tái đầu tư. Nên
nhiều hộ đã chấm dứt nuôi trồng.
- Hiện tại hệ thống nhà máy phát triển nhanh hơn nhiều so với tốc độ phát
triển san xuất, khai thác nguyên liệu. Do đó nguồn nguyên liệu thuỷ sản như
tôm, cá... đang thiếu trầm trọng, nhiều doanh nghiệp nghỉ hoạt động cầm
chừng. Và nhiều doanh nghiệp có nguy cơ mất thị trường.
2.2.3. Khách hàng
- Agifish cung cấp trên cả nước qua mạng lưới đại lý của Agifish và các hệ
thống phân phối của Saigon Coopmart, BigC, Metro Cash & Carry,... Sản phẩm
cá tra, cá Basa Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm,
với giá cả hợp lý, góp phần tạo nên uy tính của sản phẩm thủy sản Việt Nam trên
thị trường thế giới như: Mỹ, Châu Úc, Châu Á, Châu Âu, Trung Đông, Nam Mỹ,
Đông Âu và Nga.
- Hiện tại sản phẩm của công ty được tiêu thụ trên 40 quốc gia trên thế giới
trong đó thị trường chu lực là EU, Nhật Bản , Mỹ, Nga, Pháp, Tây Ban Nha...
2.2.4. Nhà cung cấp
- Hải sản sẽ được lấy trược tiếp hoặc vận chuyển bằng đường bộ.Nên có 2
nguồn cung cấp chính.
- Đối với Hải sản đã nuôi được : cá song, tôm, Tu hài, cá giò… được cung cấp
bởi các nhà nuôi trồng Hải sản chuyên nghiệp : có nhiều trên thị trường, số
lượng nhà cung cấp nhiều, ổn định.
- Đối với các Hải sản đánh bắt từ tự nhiên : các loại ốc, mực, ruốc, cá hói….
Hải sản được đánh bắt và cung cấp vào đầu mỗi buổi sáng sớm tại các làng chài
14
ven biển. Số lượng nhà cung cấp nhiều , tuy nhiên sản phẩm mang tính chất mùa
vụ, không ổn định
2.2.5. Sản phẩm thay thế
- Basa cắt miếng
- Tra nguyên con không đầu, làm sạch móc nội tạng
- Basa Nguyên con
- Tra cat khoanh
- Tra nguyên con xẻ bướm
- Basa Fillet tẩm sả ớt
- Basa Fillet

Phần 3: CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA


3.1. Phân tích số liệu giai đoạn 2010-2014(đơn vị: 1000000đ)

Công ty AGIFISH

TT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1 Doanh thu 2,673,686 2,822,671 3,060,291 2,788,619

2 LNTT 77,200 42,066 37,303 90,341

3 LNST 61,908 33,960 21,331 72,124

Năm 2012/2011 Năm 2013/2012 Năm 2014/2013


TT Chỉ tiêu
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
1 Doanh thu 148,985 5.57 237,620 8.41 -271,672 -8.87

2 LNTT -35,134 -46 -4,763 -11 53,038 142


3 LNST -27,948 -45 -12,629 -37 50,793 238

15
Công ty Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC)

TT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1 Doanh thu 4,114,059 4,236,484 5,104,982 6,300,114


2 LNTT 480,094 269,636 227,546 587,062
3 LNST 412,974 232,743 176,037 462,913

Năm 2012/2011 Năm 2013/2012 Năm 2014/2013


TT Chỉ tiêu
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
1 Doanh thu 122,425 2.97 868,498 20.50 1,195,132 23.41
2 LNTT -210,458 -44 -42,090 -16 359,516 158
3 LNST -180,231 -44 -56,706 -24 286,876 163

3.2. Phân tích, đánh giá và so sánh so với các đối thủ cạnh tranh của
công ty
 Công ty AGIFISH
- Doanh thu
+2011-2014 doanh thu cty tăng rất ít so với cty đối thủ
+2011-2013: tăng chậm rãi
+Nhưng đến năm 2014 doanh thu đang bị sụt giảm so với đối thủ cạnh tranh
- LNTT
+2011-2013: giảm 1 cách trầm trọng cho đến năm 2014 đã tăng lên 1 cách mạnh
mẽ so với các năm trước.
- LNST
+năm 2011-2013 của LNTT giảm cho nên những năm đó LNST cubgx giảm
theo nó 2014 đã tăng lên.
+ Nhìn tổng quát 2012/2011-2013/2012 giá trị và % đã 1 mức an toàn
+nhưng năm 2014-2013 thì bị sụt giảm mạnh đến mức số âm.

 Công ty Vĩnh Hoàn(VHC)

16
- Doanh thu
+2011-2014 doanh thu cty đối thủ tăng rất đều
- LNTT
+Biến động mạnh
+2011-2013: giảm 1 cách trầm trọng nhưng đến năm 2014 nó lại tăng lên nhiều
so vs những năm trước

- LNST
+Năm 2011-2013 LNST lại bị giảm so vs các năm trước2014 đã tăng lên.
+ Nhìn tổng quát 2012/2011-2013/2012 giá trị và % bị sụt giảm đến âm
nhưng năm 2014-2013 giá trị và % đã tăng lên nhiều.
 Cả hai công ty đều có số âm (ở giá trị so sánh độ chênh lệch giữa hai năm)
của hai chỉ tiêu (LNTT,LNST) từ năm 2011-2013
 Nhưng đến năm 2014 cả hai công ty đều tăng mạnh và kết quả là số
dương

3.3. Chiến lược phát triển hiện tại của công ty


- Quản lý chất lượng cá nuôi theo tiêu chuẩn quốc tế; sản phẩm cá tra, basa
Agifsh đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng và an
toàn vệ sinh thực phẩm của các nước nhập khẩu.
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường, vốn đạt hiệu
quả cao nhất, tập trung nguồn lực cho sản xuất kinh doanh chính, không đầu tư
ngoài ngành; tiết giảm chi phí sản xuất để giảm giá thành nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp
3.4. Định hướng mục tiêu và chiến lược của công ty trong tương lai
Các mục tiêu chủ yếu của Công ty
- Tập trung nguồn lực cho vùng nuôi cá nguyên liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng
quốc tế, giá thành cá nuôi hiệu quả cao nhất.
- Nghiên cứu nâng cao giá trị sản phẩm cá tra, basa bằng các sản phẩm chế biến
giá trị gia tăng có bao bì đẹp và tiện dụng.

17
- Tổ chức lại lao động; nâng cấp trang thiết bị, nhà xưởng; duy trì sản xuất ổn
định và kiểm soát chặt chẽ các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.Tiết kiệm
chi phí để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh..
- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, cung cấp các dịch vụ tốt nhất
cho khách hàng như giao hàng đúng tiến độ, chất lượng sản phẩm đúng như cam
kết.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng thương hiệu Agifish gắn với hệ
thống tiêu chuẩn chất lượng và truy xuất nguồn gốc, tăng cường năng lực quản
lý từ khâu nguyên liệu đến chế biến xuất khẩu.
- Sử dụng đồng vốn có hiệu quả, tập trung cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh cốt
lõi, không đầu tư ngoài ngành.
- Cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập cho cán bộ quản lý, công
nhân lao động bằng chính thành quả lao động đã làm ra, mang lại nhiều lợi ích
cho cổ đông và cộng đồng.
Chiến lược phát triển trung và dài hạn
Trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam và khu vực
ASEAN trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thuỷ sản bằng chiến lược phát
triển bền vững và có trách nhiệm.
Trong đó tập trung vào các sản phẩm cá basa, cá tra trên cơ sở xây dựng và phát
triển chuỗi lợi thế cạnh tranh cốt lõi: quy trình sản xuất kinh doanh khép kín,
cung ứng sản phẩm vào các hệ thống phân phối lớn phục vụ người tiêu dùng.
Xây dựng thương hiệu mạnh, thân thiện và hướng đến cộng đồng, hệ thống quản
trị và văn hoá doanh nghiệp đặc thù, tiên phong đầu tư đổi mới công nghệ để
mang lại giá trị gia tăng cao nhất cho cổ đông, người lao động và xã hội.
Tạo mối quan hệ chặt chẽ cùng với các đơn vị thành viên khác trong tập đoàn
Hùng Vương để tạo lợi thế cạnh tranh về chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu
thụ.

Các rủi ro và rào cản của công ty

18
+Thị trường xuất khẩu chủ yếu làMỹ, Nhật, Châu Âu và Úc. Đây là những thị
trường có tốc độ tăng trưởng tốt vàmức lợi nhuận cao.
 Tuy nhiên, quy định về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thựcphẩm của những
thị trường này khá khắt khe. Công ty phải tuân thủ theonhững tiêu chuẩn
nhất định và những tiêu chuẩn này thường xuyên thay đổi theo hướng
ngày càng nghiêm ngặt hơn.
+Bên cạnh đó, chính sách bảo hộ người nuôi trồng thủy sản tại các nước nhập
khẩu dẫn tới các vụ kiện chống bán phá giá cũng là một trong những yếu tố làm
thu hẹp thị trường xuất khẩu, qua đó, làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh
doanh của Công ty.
+Thuế chống phá giá: Mỹ là thị trường quan trọng của công ty chiếm 40% vào
tổng doanh thu xuất khẩu hàng năm. Các sản phẩm thủy sản của Việt Nam xuất
khẩu sang thị trường Mỹ thường phải trải qua các đợt xem xét mức thuế chống
bán phá giá định kỳ.
 Bất cứ sự tăng thuế nào cũng làm giảm sức cạnh tranh của Công ty, do
Công ty sẽ phải tăng giá bán theo một mức độ nào đó để bảo đảm mức lợi
nhuận cho Công ty.
+Việc đối mặt với sự cạnh tranh thu mua nguyên liệu từ các đơn vị khác.
 Những biến động về giá và sự khan hiếm nguồn nguyên liệu, gây ra sự
tăng giá nguyên liệu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty.
+Sức ép cạnh tranh: Việt Nam đóng góp khoảng 95% lượng xuất khẩu cá tra
toàn cầu với 160 doanh nghiệp hoạt động trong nghành, 160 doanh nghiệp này
thường cạnh tranh gay gắt với nhau, nên mặc dù VASEP đã có quy định mức giá
sàn
 Nhiều doanh nghiệp vẫn chủ động hạ giá bán thấp hơn để canh trạnh, ảnh
hưởng đến giá xuất khẩu của AGF nói riêng và ngành xuất khẩu cá tra của
cả nước nói chung.
+Cạnh tranh với các nước trong khu vực Trong khu vực, ngoài Trung Quốc,
Campuchia, Thái Lan, Băngladesh, Ấn Độ, Lào nuôi cá da trơn, hiện nay chính
phủ Philippin, Indonesia và Malaixia đang có chính sách khuyến khích người
19
dân nuôi và phát triển với qui mô lớn việc nuôi loài cá này. Ngoài ra họ cũng đã
chú ý đến việc đầu tư nuôi cá tra sạch. Công ty CP Thái Lan đang có chủ trương
tham gia đầu tư để quản lý một bộ phận quan trọng của ngành cá tra Việt Nam.
+Các rào cản thương mại và kỹ thuật của các nước nhập khẩu:
 Chương trình thanh tra cá da trơn kiểu mới của Mỹ chuyển giao chức
năng thanh tra, giám sát chất lượng sang Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
( USDA ), thay vì Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA).
Người nuôi cá tại Mỹ cần một sân chơi bình đẳng,cá nuôi ở Việt Nam
cũng cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn vệ sinh
như ở Mỹ - đó là cái lý mà USDA đưa ra để thực hiện chương trình
này.
 Chương trình thanh tra cá da trơn kiểu mới không khác gì lệnh cấm
nhập khẩu. Một số tiểu bang Hoa Kỳ đã ban hành luật ghi nhãn nguồn
gốc xuất xứ đối với cá da trơn. Các nhà xuất khẩu cá tra trơn Việt Nam
sẽ phải mất nhiều năm để thích ứng các điều kiện của chương trình và
tạm thời việc nhập khẩu cá tra, basa của Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ
vấp phải một rào cản rất gai góc. Một số nước EU đang yêu cầu các trại
nuôi thuỷ sản phải áp dụng việc xử lý nước thải nhằm bảo vệ môi
trường, áp dụng quy định về truy nguyên nguồn gốc sản phẩm
(traceability).

20
Phần 4: CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐỂ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

Đại Hội Đồng Cổ Đông

Ban Kiểm Xoát

Hội Đồng Quản Trị

Chủ Tịch HĐQT

Phó Chủ Tịch HĐQT

Phó Chủ Tịch HĐQT


Tổng Giám Đốc

Phó Tổng Giám Đốc Phó Tổng Giám Đốc Phó Tổng Giám Đốc

Chi Nhánh Phòng Kế Phòng Phòng Phòng Phòng


TP.Hồ Chí Toán Tài KH&Đ TC&HC Quản Lý Kỹ
Minh Vụ ĐSX Chất Thuật
Lượng

SƠ ĐỒ CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY

=>Cơ cấu tổ chức đó theo Mô hình tổ chức hỗn hợp

21
CTCP XNK THUỶ SẢN AN GIANG

CHI XÍ XÍ XÍ XÍ XÍ XÍ
NHÁNH NGHIỆP NGHIỆP NGHIỆP NGHIỆP NGHIỆP NGHIỆP
HCM ĐÔNG ĐÔNG ĐÔNG ĐÔNG DỊCH KHO VẬN
LẠNH LẠNH LẠNH LẠNH VỤ MỸ THỜI
AGF 7 AGF 8 AGF 9 AGF THUỶ SẢN
360

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY

4.2. Ưu và nhược điểm của mô hình cơ cấu mà công ty đang áp dụng


Ưu Điểm Nhược Điểm
+Tận dụng được cái ưu thế của mô +Do cơ cấu phức tạp, có thể dẫn đến
hình tổ chức thành phần. hình thành các bộ phận , phân hệ quá
+Giảm thiểu ,có thể xoá bỏ được nhỏ
nhược điểm của mô hình tổ chức +Mô hình hỗn hợp có thể loãng
chính +Chi phí quản lý tốn kém.
+Xử lý được cái tình huống hết sức
phức tạp
+Có tác dụng tốt đối với các doanh
nghiệp lớn
+Cho phép chuyên môn hoá cơ cấu
tổ chức.

22
Phần 5: HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO, ĐỘNG VIÊN TẠI CÔNG TY
5.1. Phong cách hay cách thức lãnh đạo chung tại công ty
- Phong cách lãnh đạo được coi như một nhân tố quan trọng trong quản lý, nó
không chỉ thể hiện tính khoa học và tổ chức mà còn thể hiện tài năng chí hướng
và nghệ thuật chỉ huy của người lãnh đạo.
- Trong lãnh đạo kết quả công việc phụ thuộc vào phương thức, phương pháp
và cách thức làm việc. Nghệ thuật của người lãnh đạo thể hiện ở chỗ họ biết lựa
chọn cho mình phương thức, phương pháp và cách thức làm việc tối ưu.
- Phong cách lãnh đạo khoa học sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu
và nhiệm vụ đặt ra, ngược lại nó sẽ cản trở quá trình đạt đến mục tiêu và hiệu
quả hoàn thành nhiệm vụ.
- Dựa trên những cơ sở này công ty AGIFISH có các loại hình phong cách lãnh
đạo sau :
+Phong cách lãnh đạo tham gia đóng góp và dân chủ. Là kiểu phong cách được
đặc trưng bằng việc người quản lý biết phân chia quyền lực của mình, tham khảo
ý kiến cấp dưới, bàn bạc, lắng nghe ý kiến cấp dưới trước khi ra các quyết định.
Lãnh đạo bao gồm một hoặc nhiều nhân viên sẽ thực hiện việc ra quyết định
(định hướng những điều họ cần làm cũng như cách thức thực hiện những điều
đó), nhưng các nhà lãnh đạo sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng.
5.2. Chính sách đãi ngộ, động viên nhân viên:
 Công ty AGISH
1. Lương bổng
- Đảm bảo ổn định việc làm và thu nhập của người lao động.
- Thu nhập bình quân toàn công ty đạt 4.600.000 đ/người/tháng.
- Công ty thực hiện chính sách trả lương cho người lao động dựa vào sự đóng
góp của người lao động đối với công ty.
- Khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động để giảm bớt giờ làm
đem lại hiệu quả cao.

23
2. Các chính sách liên quan đến đào tạo, phát triển nhân viên
- Công ty phải thường xuyên tổ chức huấn luyện, đào tạo dạy nghềcho công
nhân mới vào làm việc trực tiếp trên dâychuyền sản xuất tại các xí nghệp chế
biến đông lạnhcủa Công ty.
- Tập huấn HACCP và lớp học hổ trợ cho công tác chuyên ngành (kỹ năng
quản lý cho cán bộ lãnh đạo, học ngoại ngữ tại nước ngoài, tập huấn về kế toán,
phòng thí nghiệm,...cho cán bộ quản lý và công nhân).
- Tiền ăn trưa 6.000đ/người tại nhà ăn của Công ty.
- Hổ trợ miễn phí chổ ở cho công nhân trong khu cư xá Agifish với gần 100
phòng ở (4 công nhân/phòng).
- Hổ trợ sửa chữa nhà ở cho công nhân nghèo (20 trường hợp, trị giá 5
triệu/trường hợp).
- Hàng năm Công ty tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho hơn 2.800 lượt người
lao động với tổng số tiền hơn 400 triệu đồng.
3. BHXH, BHYT
- Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách về lương, thưởng, phúc lợi, trích nộp
bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, ốm đau, thai sản theo quy
định của Nhà nước.
- Tổng mức đóng BHXH hằng năm là trên 25 tỷ đồng.
 Công ty Vĩnh hoàn
1. Lương bổng
- Công ty luôn quân tâm đến việc đảm bảo điều kiện làm việc và phúc lợi thỏa
đáng cho người lao động.
- Thu nhập bình quân toàn công ty đạt 4.500.000 đ/người/tháng
2. Các chính sách liên quan đến đào tạo, phát triển nhân viên
- Xây dựng nhà ở tập thể hoặc trợ cấp tiền nhà cho các nhân viên đến từ khu
vực địa phương khác.
- Tài trợ bữa ăn trưa đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và bữa ăn ca cho nhân viên.
- Chế độ thưởng theo hiệu suất công việc, thưởng theo kết quả kinh doanh của
công ty.
- Cấp đất và hỗ trợ cho nhân viên mượn tiền để xây nhà, ổn định cuộc sống.
24
- Đối với đội ngũ quản lý chủ chốt, công ty còn có quỹ cổ tức lớn để thưởng và
giữ chân nhân viên gắn bó với công ty.
- Đối với lượng lao động trực tiếp , công ty trang bị đầy đủ các phương tiện bảo
hộ lao động,vệ sinh lao động các nguyên tắc an toàn lao động được tuân thủ
nghiêm ngặt, nhà ăn khang trang thoáng mát sạch sẽ , đảm bảo về tiên chuẩn vệ
sinh an toàn thực phẩm.
- Công ty củng thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho công
nhân sản xuất trực tiếp . Điều này thể hiện qua những con số năng suất lao động
bình quân của công nhân tăng 16%, dẫn đến thu nhập bình quân của công nhân
sản xuất trực tiếp tăng gần 20%.
- Để tạo động lực cho nhân viên, công ty cũng thực hiện thưởng lương những
ngày tết và thưởng xứng đáng cho những cá nhân có thành tích tốt đóng góp cho
công ty
3. BHXH, BHYT
- Người lao động ốm đau được hỗ trợ với mức tiền từ 200.000 đồng đến 1triệu
đồng tùy vào từng trường hợp, mức độ nặng nhẹ.
- Tham gia đầy đủ các chế độ bảo hiểm theo quy định pháp luật, tổ chức khám
sức khỏe định kỳ cho nhân viên.

5.3.So sánh chính sách đãi ngô ̣ của công ty so với cac công ty hoă ̣c đối
thủ cạnh tranh
-Về lương : mức lương của công ty đáp ứng được ngang với mức lương công
nhân lao động tại Việt Nam, so với công ty đối thủ Vinh Hoan trả lương ổn định
theo tháng thì Agifish còn áp dụng quản trị theo mục tiêu MBO trả lương dựa
vào sự đóng góp khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động
. - Chính sách đào tạo so với công ty Vĩnh Hoàn còn hướng tầm nhìn ra thế giới
đao tạo cho cán bộ , quản lý , nhân viên về ngoại ngữ .
- Chính sách nhà ở, chỗ nghỉ trưa cho công nhân ở xa : AGF hổ trợ trực tiếp
công nhân bằng tiền mặt, còn công ty Vĩnh Hoàn hỗ trợ bằng vật chất chỗ nghĩ
trưa, ...

25
=>Theo các chỉ tiêu trên ta thấy AGF đưa ra các chính sách hơn Vĩnh Hoan chỗ
đánh nhiều hơn vào tài chính đúng với tâm lý của công nhân . Việc AGF trả
lương theo năng lực sẽ thu hút nhân tài người thực sự có năng lực , tạo môi
trường làm việc cạnh tranh hơn ở công ty Vĩnh Hoàn

Phần 6: HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA TẠI CÔNG TY


6.1. Quy trình kiểm tra
 Gồm 4 bước
- Bước1 Xác định nội dung kiểm tra khi thực hiện hoạt động kiểm tra người
kiểm tra cần xác định hình thức kiểm tra phù hợp qua đó xác định cụ thể nội
dung kiểm tra. Việc xác định nội dung kiểm tra cần phải được cân nhắc thận
trọng phải được căn cứ vào kế hoạch và quá trình thực hiện các hoạt độnh của tổ
chức. Những nội dung có tính chất quan trọng quyết định thành công hay thất
bại của tổ chức cần phải được kiểm tra thường xuyên liên tục và ngược lại.
- Bước 2 Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra tiêu chuẩn là các yếu tố được chọn
làm cơ sở để đo lường và xác định những thành quả đạt được có như mong đợi
hay không. Để đạt được hiệu quả trong cô ng tác kiểm tra các tiêu chuẩn cần
được trình bày một cách rõ ràng và quan hệ logic với các mục tiêu của tổ chức ,
các tiêu chuẩn là những tiêu chí để xác định loại thông tin cần thiết phải thu thập
xử lí và đánh giá.
- Bước 3 Đo lường kết quả thực hiện là để xác định kết quả đạt được trên thực
tế so sánh với những mục tiêu đã dự kiến từ đó phát hiện ra được hay không
những mục tiêu dự kiến.
- Bước 4 Điều chỉnh sai lệch nếu kết quả thực hiên trên thực tế có sai lệch so
với mục tiêu dự kiến thì cần phải phân tích rõ nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch
đó . Sai lệch có thể bắt nguồn từ nhiều lí do khác nhau như lỗi của người vận
hành giám sát, huấn luyện viên không phù hợp..... khi có sai lệch cần phải có các
giải pháp khắc phục.
6.2. Tổ chức hệ thống kiểm tra các hoạt động:

26
- Các nhà quản trị ở từng bộ phận trong việc kiểm tra nhân viên, máy móc thiết
bị, quy trình làm việc, kiểm tra và đảm bảo chất lượng.
6.3. Công ty có bộ phận chuyên trách công tác kiểm tra không?
- Công ty có bộ phần công tác kiểm tra thường xuyên
6.4. Làm thế nào để các nhà quản trị đảm bảo nhân viên tuân thủ Kỷ luật,
Nội quy, quy trình làm việc của công ty và làm việc theo quy trình, kịp thời
phát hiện những sự lệch lạc để chấn chỉnh?
Để các nhà quản trị đảm bảo nhân viên tuân thủ kỹ thuật nội quy , quy trình làm
việc của công ty và làm việc theo quy trình kịp thời phát hiện những sự lệch lạc
cần chấn chỉnh, cần :
-Kiểm tra chéo giữa các bộ phận để phòng ngừa gian lận.
-Thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ chính là xác lập một cơ chế giám sát
mà ở đó bạn không quản lý bằng lòng tin, mà bằng những quy định rõ ràng
nhằm:
+Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong kinh doanh (sai sót vô tình gây thiệt
hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch, tăng giá thành, giảm chất lượng sản phẩm...)
+Bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát, hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm
cắp…
+Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính
+Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy của công ty cũng như các quy
định của luật pháp
+ Đảm bảo sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra
+Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông và gây dựng lòng tin đối với họ.
+Các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ
6.5. Kiểm tra trước,kiểm tra trong, kiểm tra sau?
+Kiểm tra trước độ trễ thời gian trong quá trình kiểm tra quản lí chỉ ra rằng công
việc kiểm tra cần phải được hướng về tương lai nếu như muốn có hiệu quả. Ta
cứ lấy thông tin đầu ra của hệ thống để tác động ngược lại đầu vào thì không thể
điều chỉnh tức thời được , vấn đề là làm sao báo cáo cho nhà quản trị biết rằng
nếu không chịu điều chỉnh yếu tố này hay yếu tố kia ngay bây giờ thì tương lai

27
sẽ bị thua lỗ, bị chênh lệnh hướng mục tiêu mong muốn nên phải có kiểm tra
trước.
+Mục tiêu của kiểm tra trước là tránh những sai lầm ngay từ ban đầu
+Kiểm tra trong loại kiểm tra này thì theo dõi hoạt động đang diễn ra để đảm
bảo chắc chắn rằng mọi hoạt động đều hướng đến mục tiêu , căn cứ để tiến hành
kiểm tra các tiêu chuẩn công việc được thực hiện.
+Hình thức kiểm tra đồng thời phổ biến nhất là bám sát trực tiếp .
+Khi nhà quản trị công ty thuỷ hải sản an giang giám sát trực tiếp việc làm của
người cấp dưới trực tiếp sửa những sai sót
+Kiểm tra trong kiểm tra sau khi thực hiện là kiểm tra sau quá trình đã kết thúc
bằnh cách đo lường kết quả thực hiện so sánh với kết quả ban đầu, nhằm rút ra
những kinh nghiệm từ sự thành công hay thất bại của quá trình thực hiện kế
hoạch để điều chỉnh cho quá trình tiếp theo
6.6. Kiểm tra và đưa ra phản hồi, xử lý và chấn chỉnh ?
Hoạt động giám sát của BKS đối với HĐQT, Ban Giám đốc điều hành và cổ
đông:
+Ban kiểm soát đã tổ chức 2 cuộc họp định kỳ và Trưởng ban kiểm soát cùng
tham dự cuộc họp hội đồng quản trị của công ty Giám sát việc tuân thủ nghị
quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên niên độ 2017-2018 và pháp luật trong
quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của Hội đồng quản trị, Ban tổng giám
đốc công ty. Xem xét tính phù hợp của các quyết định của Hội đồng quản trị,
Ban Tổng giám đốc trong công tác quản lý.
+Kiểm soát các báo cáo tài chính trong nửa niên độ tài chính nhằm đánh giá
trung thực của các số liệu tài chính, phù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt
Nam.
+Công ty chấp hành tốt quy định của pháp luật về công bố thông tin đối với
Công ty cổ phần đại chúng niêm yết trên thị trường chứng khoán (Riêng việc
công bố thông tin báo cáo tài chính quý, soát xét và năm không đúng thời gian
qui định).

28
+Qua công tác giám sát, Ban Kiểm soát đánh giá hoạt động của các thành viên
HĐQT, thành viên BGĐ trong kỳ báo cáo qua là phù hợp với nhiệm vụ và quyền
hạn được quy định trong điều lệ Công ty và tuân thủ qui định của pháp luật.
+Sự phối hợp hoạt động giữa BKS đối với hoạt động của HĐQT, Ban Giám đốc
điều hành và các cán bộ quản lý khác: tốt
Hoạt động giám sát của HĐQT đối với Ban Giám đốc:
+Tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên niên độ 2017-2018.
Tổng giám đốc tiếp tục tập trung mọi nguồn lực cho sản xuất kinh doanh, cơ cấu
lại tổ chức, nhân sự.
+Tiếp tục chấn chỉnh lại công tác quản lý, điều hành, tháo gỡ khó khăn của thị
trường, tìm kiếm thêm khách hàng tại các thị trường Trung quốc và các nước
Châu Á. Tổng giám đốc Công ty triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đại hội
đồng cổ đông thường niên niên độ 2017-2018 và Hội đồng quản trị. Báo cáo đầy
đủ và kịp thời cho Hội đồng quản trị về tình hình sản xuất kinh doanh của Công
ty, đề xuất các giải pháp liên quan đến chiến lược phát triển để HĐQT đưa ra
quyết định cuối cùng, cụ thể là :
+ Tạm ngưng sản xuất 02 nhà máy đông lạnh AGF8 và AGF9, cho
các đơn vị khác gia công để tập trung nguồn nguyên liệu cho nhà
máy AGF7 sản xuất với chi phí thấp nhất đủ sức cạnh tranh nhằm
mang lại hiệu quả;
+Tăng cường chất lượng sản phẩm, tiết giảm chi phí sản xuất
xuống mức thấp nhất như cắt giảm tiền lương, nhân sự, giải thể các
đơn vị không phát huy được hiệu quả…; đồng thời tiết giảm các chi
phí đầu vào như bao bì, nhiên liệu, điện, nước….
+Tập trung đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng
phát triển tốt ở các thị trường mới như Campuchia, Malaysia…để
đạt hiệu quả cao.
+Đoàn kết thống nhất tốt trong nội bộ về quan điểm thực hiện.
+ Tăng sản lượng hàng chế biến giá trị gia tăng chất lượng cao bán
trong hệ thống siêu thị, mạnh lưới phân phối trong nước.

29
+Tiết giảm chi phí đầu vào 5 – 10% : cá nguyên liệu, thức ăn cho
cá, vật tư bao bì, hoá chất, nhiên liệu, điện nước….
Hoạt động của các tiểu ban thuộc Hội đồng quản trị: không có
6.7. Kiểm tra kết quả hoạt động : doanh thu, chi phí, lợi nhuận,..như thế
nào ?
Kiểm tra kết quả hoạt động : doanh thu, chi phí, lợi nhuận.. thông qua các đợt
báo cáo tài chính thường niên, và theo các quý trong năm.
6.8. Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ.
Đối với hoạt động kiểm tra công ty AGF tổ chức kiểm tra định kỳ theo năm và
theo quý, ngoài ra còn có các đợt kiểm tra đột xuất, việc kiểm tra liên tục thường
xuyên là không thể thiếu đối với 1 công ty hoạt động kinh doanh về lĩnh vực
thực phẩm
6.9. Khi phát hiện những sai lệch thì công ty xử lý như thế nào ?
Khi phát hiện nên sai lệch công ty AGF yêu cầu cải chính sai lệch, yêu cầu bồi
thường tài chính.

30

You might also like