Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Phần 1 – Giới thiệu than sinh học (Biochar)

Posted By admin WASI on 07/11/2018

                                                                               Tổng hợp: TS. Phạm Công Trí

     Trong nông nghiệp truyền thống, các phế phụ phẩm đã được sử dụng từ lâu,
bằng nhiều hình thức như: làm vật liệu che phủ gốc, vùi cho xốp đất, ủ hoai mục
làm phân hữu cơ, đốt lấy tro bón,… Trong nông nghiệp hiện đại, bên cạnh những
hình thức đó, chúng còn được ứng dụng sản xuất than sinh học. Than sinh học
được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống, mà một trong những ứng
dụng nổi bật là làm phân bón thế hệ mới trong nông nghiệp.

1.1. Khái niệm than sinh học

     Theo tổ chức IBI (International Biochar Initiative – Sáng kiến Than sinh học
Quốc tế) thì than sinh học là một chất rắn thu được từ quá trình cacbon hóa sinh
khối. Than sinh học có thể được bổ sung vào đất với mục đích cải thiện các chức
năng của đất và giảm sự phát thải các khí nhà kính. Chúng có ý nghĩa lớn trong
việc cố định cacbon theo chu trình tuần hoàn vật chất cacbon trong khí quyển,
(Warnock, 2007).

     Có thể hiểu than sinh học là một sản phẩm của quá trình nhiệt phân vật liệu
hữu cơ trong môi trường yếm khí (thiếu oxygen và áp suất lớn thì cacbon sinh
khối không bị cháy hoàn toàn mà chuyển sang dạng giữa khoáng và hữu cơ), có
khả năng tồn tại bền vững trong môi trường đất và làm tăng lượng cacbon lưu giữ
trong đất, có ảnh hưởng tích cực đến sức sản xuất của đất. 
Hình 1. Cấu trúc xốp than sinh học (Biochar)

1.2. Đặc điểm cấu trúc xốp và nhóm trên bề mặt của than sinh học

      * Cấu trúc xốp của bề mặt than sinh học: Than sinh học với sự sắp xếp ngẫu
nhiên của các vi tinh thể và với liên kết ngang bền giữa chúng, làm cho than sinh
học có một cấu trúc lỗ xốp khá phát triển. Các lỗ rỗng trên bề mặt than sinh học
có cường độ sắp xếp lớn, thực sự mang lại giá trị quan trọng lớn hơn so với sinh
khối không bị cháy (Downie et al, 2009). Chúng có tỷ trọng tương đối thấp (nhỏ
hơn 2g/cm3) và mức độ graphit hóa thấp. Cấu trúc vi lỗ xốp bề mặt này quyết định
chủ yếu từ bản chất nguyên liệu ban đầu, được tạo ra trong quá trình than hóa và
phát triển hơn trong quá trình hoạt hóa than sinh học.
      Cấu trúc xốp của than sinh học có tác dụng to lớn trong nông nghiệp. Nó có
thể chứa một lượng nước lớn, khi  bón trên đất cát giúp nâng cao năng lực giữ
nước của đất, cải thiện đáng kể độ ẩm đất. Đồng thời nó cũng có khả năng giữ khí
rất tốt, khi bón cho đất sét, nó có ảnh hưởng đáng kể đến độ xốp thoáng và khả
năng trao đổi khí của loại đất này. Cấu trúc xốp của than sinh học cũng là nơi hấp
phụ hữu cơ là nơi trú ngụ và nhân sinh khối của các vi sinh vật hữu ích trong đất.

      * Nhóm Cacbon – Oxy trên bề mặt than sinh học: Nhóm cacbon – oxy bề mặt
là nhóm quan trọng nhất ảnh hưởng đến đặc trưng bề mặt (tính ưa nước, độ
phân cực, tính a xít,…), đặc điểm hóa lý (khả năng xúc tác, dẫn điện,…) và khả
năng phản ứng của các vật liệu này. Thực tế, oxy đã kết hợp thường được biết là
yếu tố làm cho than trở nên hữu ích và hiệu quả trong một số lĩnh vực ứng dụng
nhất định. Ví dụ, oxy có tác động quan trọng đến khả năng hấp phụ nước và các
khí và hơi có cực khác, ảnh hưởng đến sự hấp phụ ion, khả năng bám dính,… Theo
Kipling, các nguyên tử oxy và hydro là những thành phần cần thiết của than hoạt
tính với đặc điểm hấp phụ tốt, và bề mặt của vật liệu này được nghiên cứu như
một bề mặt hydrocacbon biến đổi ở một số tính chất bằng nguyên tử oxy. Bản
chất và lượng nhóm oxy- cacbon bề mặt phụ thuộc vào bản chất bề mặt than và
cách tạo ra nó, diện tích bề mặt của nó, bản chất chất oxy hóa và nhiệt độ quá
trình.

     Tác dụng của nhóm các bon – ô xy trên bề mặt của than sinh học trong nông
nghiệp rất phong phú, trong đó quan trọng nhất là làm cải thiện khả năng hấp
phụ, lưu trữ và trao đổi khoáng làm tăng tính đệm, độ phì hiệu dụng của đất, tăng
hệ số sử dụng và hiệu quả của phân bón.

1.3. Đặc tính của than sinh học khi bón vào đất

     Các yếu tố chính quyết định đến đặc tính của than sinh học khi bón vào đất là:
(i) thành phần vật liệu ban đầu; (ii) quá trình nhiệt phân (các yếu tố nhiệt độ, khí,
chất xúc tác,..); (iii) cách thức và điều kiện sử dụng. Chính sự khác nhau về đặc
tính của than sinh học mà hiệu quả dùng làm phân bón, giá trị mang lại khác nhau.

      * Đặc tính vật lý: Than sinh học bao gồm 4 phần chính: cacbon bền, cacbon
không bền, các thành phần bay hơi khác, phần tro khoáng và độ ẩm. Trong quá
trình nhiệt phân yếm khí, một số chất hữu cơ bị mất ở dạng bay hơi, chất khoáng
và bộ khung cacbon vẫn giữ hình dạng cấu trúc của vật liệu ban đầu. Do đó cấu
trúc của than sinh học có trạng thái xốp và có diện tích bề mặt rất lớn. Các lỗ rỗng
đường kính rất nhỏ (50 nm) hình thành trong quá trình nhiệt phân tạo nên các hệ
thống mao quản, góp phần quan trọng cho sự thông khí, hoạt động của hệ rễ và
cấu trúc của đất. Chính vì vậy bổ sung than vào đất làm thay đổi tính chất vật lý tự
nhiên của đất, làm tăng tổng diện tích bề mặt riêng, cải thiện cấu trúc và sự
thoáng khí của đất (Kolb, 2007).

      * Đặc tính hoá học: Trong than sinh học có sự kết hợp chặt chẽ giữa các
nguyên tố như: H, N, O, P, S trong các vòng thơm; chính điều này tạo ra ái lực
điện tử của than, ảnh hưởng đến khả năng trao đổi cation (CEC). Điện tích bề mặt
của than quyết định bản chất của sự tương tác giữa than sinh học với các hạt đất,
chất hữu cơ hòa tan, khí, vi sinh vật và nước trong đất. Theo thời gian, than sinh
học mất dần hoạt tính do các lỗ rỗng của nó bị bít kín và do đó khả năng hấp phụ
của nó sẽ giảm. Các lỗ rỗng bên trong trở nên không tiếp cận được dẫn tới giảm
diện tích bề mặt (Warnock và nnk, 2007). Sự tái tạo lại hoạt tính là điều có thể khi
vi khuẩn, nấm và giun tròn định cư trong các lỗ rỗng đó của than sinh học.

      * Đặc tính cải thiện sinh học: Không giống các loại chất hữu cơ khác được bón
vào đất, than sinh học làm thay đổi môi trường lý hóa tính của đất, ảnh hưởng tới
các tính chất cũng như sự tồn tại, phát triển của vi sinh vật trong đất, việc dụng
bón than sinh học đã được chứng minh là có lợi cho nấm rễ (Warnock et al, 2007).
Mức độ hóa mùn của phân hữu đạt kết quả cao hơn với ứng dụng bổ sung than
sinh học (Dias et al, 2009). Sự phát triển hệ vi sinh vật hữu ích khu trú trên than
sinh học, góp phần cải thiện cân bằng vi sinh học đất theo hướng có lợi, quyết
định đến năng suất cây trồng và hệ sinh thái đồng ruộng. 

      * Đặc tính lưu trữ dinh dưỡng: Than sinh học không trực tiếp cung cấp dinh
dưỡng khi được bón vào đất. Bởi vì, than sinh học thường không có hàm lượng
NPK-TE dễ tiêu cao; nhưng giá trị dinh dưỡng gián tiếp có được là rất to lớn, do
khả năng tồn trữ và cung cấp lại các chất dinh dưỡng cho đất, hạn chế sự rửa trôi,
gia tăng sự hấp thu, hệ số sử dụng dinh dưỡng của cây trồng, nhờ đó năng suất vụ
mùa cao hơn.

     Vì những đặc tính quan trọng đó mà gần đây than sinh học đã được nghiên cứu
để ứng dụng trong các phân bón thế hệ mới, nhất là trong phân hữu cơ vi sinh.

You might also like