BÀI TẬP THỰC HÀNH CHƯƠNG 4 - BUỔI 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

BÀI TẬP THỰC HÀNH CHƯƠNG 4

CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

I. Lựa chọn đáp án đúng


Câu 1:Quan điểm: “Tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập
trung sản xuất này khi phát triển đến mức độ nhất định lại dẫn tới độc quyền” là
của:
A. C.Mác
B. V.I.Lênin
C. Ph.Ănghen
D. G.W.F.Hêghen
Câu 2: Nguyên nhân hình thành của chủ nghĩa tư bản độc quyền:
A. sự phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học kỹ thuật
B. cạnh tranh gay gắt
C. sự phát triển của hệ thống tín dụng và tác động của khủng hoảng kinh tế năm
1873
D. cả ba phương án trên
Câu 3: Khẳng định: “Độc quyền là hiện tượng các hãng cam kết lại, thỏa
thuân với nhau cùng quy định mức giá và sản phẩm làm ra, chia nhau thị trường
hoặc cùng nhau vạch ra các quyết định kinh doanh” là của:
A. C.Mác
B. V.I.Lênin
C. Ph.Ănghen
D. P.Samuelson
Câu 4: Trong nền kinh tế thị trường, xuất hiện những hình thức cạnh tranh
giữa các tổ chức độc quyền:
A. cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các doanh nghiệp ngoài độc quyền
B. cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau
C. cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền
D. cả ba phương án trên
Câu 5: Nguyên nhân hình thành lợi nhuận độc quyền do:
A. cạnh tranh nội bộ ngành
B. sự thèm khát giá trị thặng dư của các nhà tư bản
C. địa vị độc quyền
D. cả ba phương án trên
Câu 6: Biện pháp cạnh tranh mà tổ chức độc quyền thường sử dụng đối với
các xí nghiệp độc quyền:
A. thương lượng
B. thôn tính
C. phân chia thị trường, nguồn nguyên liệu
D. độc chiếm nguồn nguyên liệu, sức lao động
Câu 7: Tác động tích cực của độc quyền đối với nền kinh tế:
A. trong việc nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học kĩ thuật, thúc đẩy
sự tiến bộ kĩ thuật
B. tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổ chức độc
quyền
C. tạo sức mạnh kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế theo hướng sản xuất lớn
hiện đại
D. cả ba phương án trên
Câu8: Quan điểm:“Nhưng trước mắt chúng ta cạnh tranh tự do biến thành
độc quyền và tạo ra nền sản xuất lớn, loại bỏ nền sản xuất nhỏ, thay thế nền sản
xuất lớn bằng một nền sản xuất lơn hơn nữa”là của:
A. C.Mác
B. V.I.Lênin
C. Ph.Ănghen
D. G.W.F.Hêghen
Câu 9: Mục đích cạnh tranh trong nội bộ tổ chức độc quyền:
A. dành thị phần
B. dành tỷ lệ sản xuất cao hơn
C. thôn tính nhau
D. cả A và B
Câu 10: Tác động tiêu cực của độc quyền đối với nền kinh tế:
A. xuất hiện cạnh tranh không hoàn hảo gây thiệt hại cho người tiêu dùng và xã
hội
B. có thể kìm hãm sự tiến bộ kĩ thuật, sự phát triển kinh tế, xã hội
C. chi phối các quan hệ kinh tế, xã hội, làm tăng phân hóa giàu nghèo
D. cả ba phương án trên
Câu 11: Biểu hiện quan trọng nhất của chủ nghĩa tư bản độc quyền:
A. sự phát triển nhanh
B. sự cạnh tranh gay gắt
C. sự phát triển nhanh và hậu quả của nó
D. sự bóc lột lợi nhuận độc quyền
Câu 12: Biểu hiện nổi bật trong chủ nghĩa tư bản độc quyền:
A. do độc quyền thống trị nên cạnh tranh đa dạng hơn
B. cạnh tranh đa dạng, gay gắt hơn và có sức phá hoại ghê ghớm
C. chỉ còn cạnh tranh giữa các ngành, không còn cạnh tranh trong nội bộ ngành
D. cạnh tranh đa dạng dưới những hình thức mới

Câu 13: Hình thức tổ chức độc quyền cơ bản đầu tiên là:
A. Các-ten
B. Xanh-đi-ca
C. Tờ-rớt
D. Công-xoóc-xi-om
Câu14: Đặc điểm của hình thức tổ chức độc quyền Các-ten là:
A. các xí nghiệp tư bản lớn ký hiệp nghị thỏa thuận với nhau về giá cả, sản lượng
hàng hóa, thị trường tiêu thụ kỳ hạn thanh toán
B. các xí nghiệp vẫn giữ độc lập về sản xuất chỉ mất độc lập về lưu thông hàng
hóa
C. việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa đều do một ban quản trị chung thống nhất
quản lý đầu mối mua và bán nguyên liệu với giá rẻ, bán hàng hóa với giá đắt nhằm thu lợi
nhuận độc quyền cao
D. có trình độ và quy mô lớn, với kiểu liên kết dọc có thể có hàng trăm xí nghiệp
liên kết trên cơ sở hoàn toàn phụ thuộc về tài chính vào một nhóm các nhà tư bản kếch xù
Câu 15: Liên minh độc quyền Các-ten phát triển điển hình ở nước:
A. Anh
B. Pháp
C. Mỹ
D. Đức
Câu 16:Trong liên minh độc quyền Các-ten ở Đức, ngành sản xuất phát triển
đứng đầu châu Âu:
A. công nghiệp sản xuất thép
B. công nghiệp hóa chất
C. công nghiệp ô tô
D. cả ba phương án trên
Câu 17: Đặc điểm của hình thức tổ chức độc quyền Xanh-đi-ca là:
A. các xí nghiệp tư bản lớn ký hiệp nghị thỏa thuận với nhau về giá cả, sản lượng
hàng hóa, thị trường tiêu thụ kỳ hạn thanh toán
B. các xí nghiệp vẫn giữ độc lập về sản xuất chỉ mất độc lập về lưu thông hàng
hóa
C. việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa đều do một ban quản trị chung thống nhất
quản lý đầu mối mua và bán nguyên liệu với giá rẻ, bán hàng hóa với giá đắt nhằm thu lợi
nhuận độc quyền cao
D. có trình độ và quy mô lớn, với kiểu liên kết dọc có thể có hàng trăm xí nghiệp
liên kết trên cơ sở hoàn toàn phụ thuộc về tài chính vào một nhóm các nhà tư bản kếch xù
Câu 18:Hình thức liên minh độc quyền Xanh-đi-ca phát triển mạnh nhất ở
nước:
A. Anh
B. Pháp
C. Mỹ
D. Đức
Câu 19: Những biểu hiện củaliên minh độc quyền Xanh-đi-ca phát triển
mạnh ở Pháp:
A. tập trung sản xuất diễn ra trong lĩnh vực công nghiệp, các công ty độc quyền
chi phối nền kinh tế Pháp
B. các ngân hàng lớn ở Pari - Pháp chiếm 2/3 tư bản của các ngân hàng trong nước
C. giai cấp tư sản phát triển công nghiệp trong nước, Nhà nước có vai trò quan
trọng trong nền kinh tế
D. cả ba phương án trên
Câu 20: Đặc điểm của hình thức tổ chức độc quyền Tờ-rớt là:
A. các xí nghiệp tư bản lớn ký hiệp nghị thỏa thuận với nhau về giá cả, sản lượng
hàng hóa, thị trường tiêu thụ kỳ hạn thanh toán
B. các xí nghiệp vẫn giữ độc lập về sản xuất chỉ mất độc lập về lưu thông hàng
hóa
C. việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa đều do một ban quản trị chung thống nhất
quản lý đầu mối mua và bán nguyên liệu với giá rẻ, bán hàng hóa với giá đắt nhằm thu lợi
nhuận độc quyền cao
D. có trình độ và quy mô lớn, với kiểu liên kết dọc có thể có hàng trăm xí nghiệp
liên kết trên cơ sở hoàn toàn phụ thuộc về tài chính vào một nhóm các nhà tư bản kếch xù
Câu 21:Hình thức liên minh độc quyền Tờ-rớt phát triển mạnh nhất ở nước:
A. Anh
B. Pháp
C. Mỹ
D. Đức
Câu 22: Những biểu hiện củaliên minh độc quyền Tờ-rớt phát triển mạnh ở
Mỹ là:
A. công ty thép Moócgân (1913) kiểm soát 60% ngành công nghiệp thép, khai
thác quặng, đồng
B. Tờ rớt dầu lửa Stan-đa của Rốcphelơ kiểm soát 90% ngành sản xuất dầu
C. tập đoàn thép Moócgân và dầu lửa Stan-đa lũng đoạn ngành ngân hàng
D. cả ba phương án trên
Câu 23: Đặc điểm của hình thức tổ chức độc quyền Công-xoóc-xi-om là:
A. các xí nghiệp tư bản lớn ký hiệp nghị thỏa thuận với nhau về giá cả, sản lượng
hàng hóa, thị trường tiêu thụ kỳ hạn thanh toán
B. các xí nghiệp vẫn giữ độc lập về sản xuất chỉ mất độc lập về lưu thông hàng
hóa
C. việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa đều do một ban quản trị chung thống nhất
quản lý đầu mối mua và bán nguyên liệu với giá rẻ, bán hàng hóa với giá đắt nhằm thu lợi
nhuận độc quyền cao
D. có trình độ và quy mô lớn, với kiểu liên kết dọc có thể có hàng trăm xí nghiệp
liên kết trên cơ sở hoàn toàn phụ thuộc về tài chính vào một nhóm các nhà tư bản kếch xù
Câu24: Những biểu hiện củaliên minh độc quyền Công-xoóc-xi-om phát triển
ở Mỹ:
A. tập đoàn thép Moócgân và dầu lửa Stan-đa liên minh lũng đoạn ngành ngân
hàng, chiếm 1/3 của cải nước Mỹ
B. tập đoàn thép Moócgân chi phối ngân hàng
C. tập đoàn dầu lửa Stan - đa lũng đoạn ngành ngân hàng
D. ngành nông nghiệp và tập đoàn dầu lửa Stan - đa lũng đoạn ngành ngân hàng
Câu 25: Đứng đầu liên minh độc quyền Công-xoóc-xi-om thường là:
A. ngành công nghiệp
B. một ngân hàng độc quyền lớn
C. một xí nghiệp độc quyên lớn
D. một ngành nông nghiệp
Câu 26: Những hình thức tổ chức độc quyền mới có trongchủ nghĩa tư bản
ngày nay là:
A. Công-xoóc-xi-omvà Công-gơ-lô-mê-rết
B. Công-xoóc-xi-omvà Consơn
C. Công-gơ-lô-mê-rết và Tờ-rớt
D. Công-gơ-lô-mê-rết và Consơn
Câu 27: Đặc điểm của hình thức tổ chức độc quyềnConsơn là:
A. độc quyền đa ngành, thành phần gồm hàng trăm các xí nghiệp có quan hệ với
những ngành khác nhau và được phân bố ở nhiều nước
B. độc quyền trong một ngành, quy mô lớn, ở nhiều nước
C. sự kết hợp của hàng chục những hãng vừa và nhỏ không có sự liên quan trực
tiếp về sản xuất hoặc dịch vụ cho sản xuất
D. độc quyền đơn ngành, quy mô lớn, ở nhiều nước
Câu28: Đặc điểm của hình thức tổ chức độc quyềnCông-gơ-lô-mê-rết là:
A. độc quyền đa ngành có hàng trăm doanh nghiệp
B. thành phần gồm hàng trăm các xí nghiệp có quan hệ với những ngành khác
nhau và được phân bố ở nhiều nước
C. sự kết hợp của hàng chục những hãng vừa và nhỏ không có sự liên quan trực
tiếp về sản xuất hoặc dịch vụ cho sản xuất
D. kết hợp nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ có quan hệvề sản xuất và dịch vụ
Câu 29: Nguyên nhân xuất hiện của độc quyền đa ngành:
A. sự điều tiết của Nhà nước
B. đối phó với luật chống độc quyền
C. do kinh doanh đơn ngành dễ bị phá sản trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt
D. cả ba phương án trên
Câu 30: Trongchủ nghĩa tư bản ngày nay,nguyên nhân xuất hiện doanh
nghiệp vừa và nhỏ do:
A. lực lượng sản xuất phát triển cho phép chuyên môn hóa sản xuất sâu
B. các doanh nghiệp vừa và nhỏ thích ứng nhanh với sự biến động của thị trường
C. doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ đổi mới trang thiết bị kỹ thuật
D. cả ba phương án trên
II. Mệnh đề dưới đây là đúng hay sai? Giải thích?
STT Hỏi Giải thích
1 Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ Sai Trong nền kinh tế thị trường tư bản
chủ nghĩa, các tổ chức độc quyền xuất
nghĩa, các tổ chức độc quyền xuất hiện hiện vào thời gian cuối thế kỉ XIX đầu
thế kỉ XX.
vào thời gian những năm 40 của thế kỷ
XIX
2 Sự hình thành các tổ chức độc quyền dựa Sai + cạnh tranh tự do diễn ra mạnh mẽ
hơn đã làm phá sản các xí nghiệp tư
trên cơ sở sản xuất nhỏ phân tán bản vừa và nhỏ, do đó nền sản xuất đã
được hội tụ tập trung nhanh hơn vào
các xí nghiệp lớn.
+ sự phát triển của lực lượng sản xuất
và việc áp dụng ngày càng mạnh của
khoa học kĩ thuật đã làm cho tập trung
sản xuất diễn ra ngày càng nhanh và
mạnh hơn.
+ các cuộc khủng hoảng cuối thế kỉ XIX
đầu thế kỉ XX đã làm sụp đổ hàng loạt
các xí nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh
quá trình hợp tác sản xuất.
3 Lợi nhuận độc quyền là lợi nhuận thu Lợi nhuận độc quyền là lợi nhuận dài
hạn trên mức bình thường mà nhà
được cao hơn lợi nhuận bình quân độc quyền thu được.

4 Trong chủ nghĩa tư bản độc quyền, cạnh Đúng Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do,
độc quyền đối lập với cạnh tranh tự
tranh không bị thủ tiêu do. Nhưng sự xuất hiện của độc quyền
không thủ tiêu được cạnh tranh, trái
lại còn làm cho cạnh tranh trở nên đa
dạng, gay gắt và có sức phá hoại to lớn
hơn.
5 Giá cả độc quyền là giá cả biệu hiện Sai Giá độc quyền là Giá hàng hoá, dịch vụ
chỉ do một tổ chức, cá nhân bán, mua
trong mua hàng hóa giá thấp và bán hàng trên thị trường hoặc là giá hàng hoá,
dịch vụ của các tổ chức, cá nhân liên
hóa với giá cao nhất
kết độc quyền chiếm phần lớn thị
phần, có sức mạnh chi phối giá thị
trường.
Giá cả độc quyền là giá cả hàng hóa có
sự chệnh lệch rất lớn so với giá cả sản
xuất.
6 Để thu được lợi nhuận độc quyền cao,
các tổ chức độc quyền thống trị bằng
cách khống chế giá mua hàng hóa thấp

7 Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc


quyền, quy luật giá trị biểu hiện thành
quy luật giá cả sản xuất

8 Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc Sai Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản cạnh
tranh tự do, quy luật giá trị thặng dư
quyền, quy luật giá trị thặng dư biểu hiện biểu hiệu thành quy luật tỷ suất lợi
nhuận bình quân. Bước sang giai đoạn
thành quy luật lợi nhuận bình quân
chủ nghĩa tư bản độc quyền, các tổ
chức độc quyền thao túng nền kinh tế
bằng giá cả độc quyền và thu được lợi
nhuận độc quyền cao. Do dó quy luật
lợi nhuận độc quyền cao là hình thức
biểu hiện của quy luật giá trị thặng dư
trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc
quyền.

III. Tự luận
1. Phân tích quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị
trường.
Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do, độc quyền đối lập với cạnh tranh tự do.
Nhưng sự xuất hiện của độc quyền không thủ tiêu được cạnh tranh, trái lại nó
còn làm cho cạnh tranh trở nên đa dạng, gay gắt và có sức phá hoại to lớn
hơn.

Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, không chỉ tồn tại sự cạnh tranh
giữa những người sản xuất nhỏ, giữa những nhà tư bản vừa và nhỏ như trong
giai đoạn chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, mà còn có thêm các loại cạnh
tranh sau:
Một là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các xí nghiệp ngoài độc
quyền. Các tổ chức độc quyền tìm mọi cách chèn ép, chi phối, thôn tính các xí
nghiệp ngoài độc quyền bằng nhiều biện pháp như: độc chiếm nguồn nguyên
liệu, nguồn nhân công, phương tiện vận tải, tín dụng, hạ giá có hệ thống,... để
đánh bại đối thủ.

Hai là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau. Loại cạnh tranh này
do nhiều hình thức: cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền trong một ngành,
kết thúc bằng một sự thỏa hiệp hoặc bằng sự phá sản của một bên; cạnh tranh
giữa các tổ chức độc quyền khác ngành có liên quan với nhau về nguồn
nguyên liệu, kỹ thuật...

Ba là, cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền. Những nhà tư bản tham
gai cácten, xanhđica cạnh tranh với nhau để giành thị trường tiêu thụ có lợi
hoặc giành tỷ lệ sản xuất cao hơn. Các thành viên của tơrớt và côngxoócxiom
cạnh tranh với nhau để chiếm cổ phiếu khống chế, từ đó chiếm địa vị lãnh đạo
và phân chia lợi nhuận có lợi hơn.

2. Phân tích nguyên nhân hình thành độc quyền. Nêu biểu hiện của quy
luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn độc quyền.
*Nguyên nhân hình thành độc quyền:
- cạnh tranh tự do diễn ra mạnh mẽ hơn đã làm phá sản các xí nghiệp tư bản
vừa và nhỏ, do đó nền sản xuất đã được hội tụ tập trung nhanh hơn vào các xí
nghiệp lớn.
- sự phát triển của lực lượng sản xuất và việc áp dụng ngày càng mạnh của
khoa học kĩ thuật đã làm cho tập trung sản xuất diễn ra ngày càng nhanh và
mạnh hơn.
- các cuộc khủng hoảng cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã làm sụp đổ hàng
loạt các xí nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh quá trình hợp tác sản xuất.
*Biểu hiện của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong giai
đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Các tổ chức độc quyền hình thành do chính sự vận động nội tại của chủ
nghĩa tư bản sinh ra. Độc quyền là biểu hiện mới, mang những quan hệ mới
nhưng nó không vượt ra khỏi các quy luật của chủ nghĩa tư bản, mà chỉ là sự
tiếp tục mở rộng, phát triển những xu thế sâu sắc nhất của chủ nghĩa tư bản và
của nền sản xuất hàng hoá nói chung, làm cho các quy luật kinh tế của nền
sản xuất hàng hoá và của chủ nghĩa tư bản có những biểu hiện mới.

- Do chiếm được vị trí độc quyền nên các tổ chức độc quyền đã áp đặt giá
cả độc quyền; giá cả độc quyền thấp khi mua, giá cả độc quyền cao khi bán.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc
quyền quy luật giá trị không còn hoạt động.

Về thực chất, giá cả độc quyền vẫn không thoát ly và không phủ định cơ sở
của nó là giá trị. Các tổ chức độc quyền thi hành chính sách giá cả độc quyền
chẳng qua là chiếm đoạt một phần giá trị và giá trị thặng dư của những người
khác. Nếu xem xét trong toàn bộ hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa thì tổng số
giá cả vẫn bằng tổng số giá trị.
Như vậy, nếu như trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh quy luật
giá trị biểu hiện thành quy luật giả cả sán xuất, thì trong giai đoạn chủ nghĩa
tư bản độc quyền quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả độc quyền.

- Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, quy luật giá trị thặng
dư biểu hiệu thành quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân. Bước sang giai đoạn
chủ nghĩa tư bản độc quyền, các tổ chức độc quyền thao túng nền kinh tế bằng
giá cả độc quyền và thu được lợi nhuận độc quyền cao. Do dó quy luật lợi
nhuận độc quyền cao là hình thức biểu hiện của quy luật giá trị thặng dư trong
giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền.

Nguồn gốc của lợi nhuận độc quyền cao là: lao động không công của công
nhân ở các xí nghiệp độc quyền; một phần lao dộng không công của nhân
công ở các xí nghiệp không độc quyền; một phần giá trị thặng dư của các nhà
tư bản vừa và nhỏ bị mất di do thua thiệt trong cuộc cạnh tranh; lao động
thặng dư và đôi khi cả một phần lao động tất yếu của những người sản xuất
nhỏ, nhân dân lao động ở các nước tư bản và các nước thuộc địa, phụ thuộc.

Như vậy, trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền quy luật giá trị thặng dư
biểu hiện thành quy luật lợi nhuận độc quyền cao. Quy luật này phản ánh
quan hệ thống trị và bóc lột của tư bản độc quyền trong tất cả các ngành kinh
tế của xã hội tư bản và trên toàn thế giới.
3. Phân tích các tác động của độc quyền trong nền kinh tế
4. Phân tích những biểu hiện mới của tập trung sản xuất và các tổ chức độc
quyền trong giai đoạn hiện nay.

You might also like