Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Về tiếp tế cho chiến trường miền Nam, theo con số thống kê chưa đầy đủ, hậu phương miền

Bắc
đã giao cho các chiến trường từ năm 1959 đến năm 1975 gần 700.000 tấn vật chất (gấp 2 lần số
lượng vật chất khai thác tại chỗ), trong đó có trên 180.000 tấn vũ khí trang bị kỹ thuật. Năm
1959, miền Bắc đưa vào miền Nam 5.000 người, năm 1964 là 17.000 người, năm 1968 là
141.000 người, năm 1972 là 153.000 người, năm 1975 là 117.000 người.

Thực tế cho thấy, để có 1 tấn lương thực vào đến chiến trường Trị Thiên, hậu phương miền Bắc
phải chuẩn bị 8 tấn; để có 1 tấn vào Khu 5 và chiến trường Tây Nguyên, hậu phương miền Bắc
phải chuẩn bị 12 tấn, đó là chưa kể đến sự hy sinh xương máu của bộ đội, dân công làm công tác
vận chuyển.

Để vận chuyển hàng chi viện cho miền Nam, hậu phương miền Bắc đã tập trung củng cố phát
triển hệ thống đường giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt,… huy động mọi năng lực vận
tải, năng lực giao thông để tạo thành sức mạnh tổng hợp bảo đảm khối lượng vận chuyển kịp
thời, đầy đủ, vững chắc. Càng về giai đoạn cuối, khối lượng vận chuyển càng tăng cao. Xem xét
tổng khối lượng vận chuyển vật chất trong 10 năm thì tập trung vào 3 năm (1972 - 1974) là 50%,
và trong đó đặc biệt năm 1973 tỷ lệ này chiếm 19%.

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Binh-luan/2015/35426/Hau-phuong-mien-Bac-
xa-hoi-chu-nghia-trong-khang-chien-chong.aspxc

TỔNG KẾT TÀI LIỆU:

Các bạn đã nộp bài đúng deadline và hoàn thành tốt công việc của mình. Mình dành lời
khen cho bạn Chan Thuy, Thúy Nguyễn nộp bài sớm; các bạn muộn deadline: Nguyễn
Thị Thảo Trang, Lương Thị Thu Trang, hoàng Thị Thanh Trà (mình đã nhắn tin add fb
mình để vào nhóm mà chưa thấy gì), Đỗ Thu Trang

Chú ý: nhóm mình rất nhiều Trang nên mình dễ nhầm lẫn nên khi thực hiện công việc các
bạn ghi họ và tên giúp mình nhé

Sau khi đọc bài của các bạn mình làm bố cục của bài như sau:

Bố cục:
1, Bối cảnh lịch sử:

- Tình hình miền Bắc và miền Nam Việt Nam


- Hậu phương là gì
- Vai trò hậu phương miền Bắc chi viện cho miền Nam

2, Con đường chi viện:

- Số lượng chi viện cho miền Nam


- Phương tiện chi viện
- Con đường chi viện gồm 5 con đường: con đường Trường Sơn, con đường hàng
không, con đường trên biển, con đường xăng dầu, con đường chuyển ngân
- Các câu chuyện hình ảnh thực tế liên quan
- Ý nghĩa, vai trò

3, Kết luận

Về phân công công việc:

- Làm slide: thúy nguyễn


- Thuyết trình: Thủy Nguyễn
- Thư ký: Hà Thu Trang
- Các bạn còn lại có nhiệm vụ support các bạn

Trên đây là phân công công việc và bố cục bài, các bạn có bất kì góp ý thì cmt bên dưới.

Đường mòn Hồ Chí Minh, hay còn gọi là đường Trường Sơn được hình thành
từ năm 1959 do Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên chỉ huy đoàn 559 ( mà người
tiền nhiệm ông là Tướng Võ Bẩm) mở ra. Để dễ hình dung con đường mòn
Bắc - Nam này, xin kể tên những đoạn đường mòn chính trên núi rừng
Trường Sơn thời đó:
1/ Đường thượng (Tây Trường Sơn): Lộ trình bắt đầu từ Chu Lễ (Hà Tĩnh) đi
bộ theo đường sắt đến ga Tân Ấp (đầu Quảng Bình), leo nhiều núi, qua nhi ều
đèo và thác, đến Phong Nha, qua khe Cóc, đi đò (vì không có đ ường đi b ộ)
lên khe Giữa, đến Bang Bụt là hết đất Quảng Bình. Rồi từ Quảng Bình tiếp
đến Cổ Kiềng (Quảng Trị) vào xóm Mới, Khe Sanh, qua đường 9 đến Ba Lòng
là chiến khu Quảng Trị .[1]
2/ Con đường Đông Trường Sơn: Bắt đầu từ Chu Lễ (Hà Tĩnh) đi bộ, rồi đi
goòng (goòng là toa xe lửa nhưng không có đầu máy, hai người chạy b ộ hai
bên kéo và hai người chạy sau đẩy trên đường ray) qua Minh Cầm vào Bồng
Lai, đến Thuận Đức (Quảng Bình). Từ đây có thể đi theo hai hướng qua
đường số 9 đến chiến khu Quảng Trị.[1]
3/ Từ chiến khu Quảng Trị vào Liên khu V: Từ Ba Lòng vượt qua nhiều thác
của đất Bình Trị Thiên như thác Mệ, qua vùng đồng bào Vân Kiều rồi vào
Phú Lộc, A Lưới về dốc Bút (Quảng Nam), đến bến Hiên là địa đầu của tỉnh
Quảng Nam rồi đi tiếp vào Bồng Sơn - Bình Định.[1]
4/ Từ Khu V vào Nam Bộ: Từ dốc Chanh (Phú Yên) đi đến hòn Dữ (Khánh
Hoà) rồi xuyên qua núi Ba Cụm, qua bản làng của người Thượng, đến Lý
Điềm, từ Lý Điềm xuống dốc để đến trạm Mã Đà và sau đó đến trạm Đội Lào
(Tà Lu), thuộc miền Đông Nam Bộ.[1]
---
Nếu tính đến 30/04/1975 thì hệ thống đường Hồ Chí Minh có quy mô như
sau: 
- Tổng cộng 16.700 km đường cho xe cơ giới, xuyên cả 3 nước Việt Nam,
Lào, Campuchia, đi qua 10 tỉnh của Việt Nam, 7 tỉnh của Lào và 4 t ỉnh c ủa
Campuchia ( có nguồn cho biết là hơn 1800 km ). Trên hệ thống này có 6
tuyến dọc dài 6.800 km và 21 tuyến ngang dài 5.000 km, 5.000 km đ ường
vòng tránh (nếu cộng lại là 16.800 km, chứ không phải 16.700 km - Nhi ều
nguồn không thống nhất về số liệu này), trong đó có hơn 1000 km đường kín
(Đường K) được ngụy trang bằng tán lá rừng tự nhiên, 1.500 km đường rải
đá, trên 200 km đường nhựa.[1][2] 
- Có tổng cộng 9 binh trạm, cứ khoảng 200km 1 binh trạm.
- Có 3.000 km đường vận tải....chưa tính các trục song song và dọc ngang).
[1]
- Có 1.445 km đường ống dẫn xăng dầu (chi tiết sẽ nêu ở kì sau).[1][2]
- Có 600 km đường sông. [1][2]
- Có 1350 km dây tải ba và hàng vạn km đường thông tin dã chiến.[2]
- Trên tuyến đường này, đã có hơn 1.5 triệu lượt người vào ra chiến đấu ở
các chiến trường.[2]
- Tính đến 1975 sau 60.000 ngày đêm mở và giữ đường, Bắc Việt đã vận
chuyển hơn 1.349.000 tấn hàng hóa-vũ khí Đồng thời cũng tổ chức vận
chuyển giúp Lào 66.354 tấn, Campuchia 8.179 tấn... đổi lại đó là h ơn 20.000
người hi sinh và 3 vạn người bị thương, 5.000 chiếc xe vận tải, xe máy, súng
pháo và tăng bị đánh cháy và hư hỏng, gần 90.000 tấn hàng hóa đã bị đánh
cháy hoặc hư hỏng trên tuyến đường này. Mức trả giá cho mỗi ngàn tấn
hàng đưa vào Nam là: 25 chiến sĩ hy sinh, 51 chiến sĩ bị thương, 23 xe vận
tải bị phá hủy, 143 tấn bị tiêu hủy.[1][6]
Cũng trên tuyến đường này VNCH và Mỹ đã ném xuống hơn 8 triệu tấn bom
mìn các loại, tính trung bình Đường mòn phải hứng chịu 5 quả bom/m
đường[7]. Nếu không ném bom thường xuyên ở tuyến đường này thì chỉ mất
5-6 tháng, một người lính Bắc Việt có thể vượt qua Đường mòn và vào chiến
trường Miền Nam. Và khi tuyến đường đã được hoàn thiện hơn, thời gian để
đi từ Bắc vào Nam rút ngắn lại còn 3-4 tháng. [3]
Nhưng, không phải ai cũng đi hết chặn đường, bệnh tật đã giết chết hơn 10%
số binh lính trên tuyến đường này [5]. Ông Hồ Sĩ Thành, chiến sĩ của Đại đội
17 - Đại đội trợ chiến cối 82 thuộc Trung đoàn 52 - Sư đoàn 320 kể về cuộc
hành quân của Đại đội ông từ Hòa Bình vượt Trường Sơn năm 1966, đại đội
ông gồm hơn 120 người, sau sáu tháng hành quân, 18 người đến được điểm
tập kết ở chiến trường Nam Bộ, sau hai tháng tập kết đợi những người ốm
bệnh dọc đường, quân số đại đội đến nơi chưa lên được một nửa.[4]
Nguồn tham khảo:
[1] 5 đường mòn Hồ Chí Minh – Đăng Phong.
[2] Wikipedia Đường Trường Sơn.
[3] Ho Chi Minh Trail http://www.u-s-history.com/pages/h1875.html
[4] Hồi ký "Trên con đường không cột số" Lam Giang (Hồ Sĩ Thành, chiến sĩ
của Đại đội 17 - Đại đội trợ chiến cối 82 thuộc Trung đoàn 52 - Sư đoàn 320)
[5] Chân trần, Chí thép - James G. Zumwalt
[6] Chiến tranh Việt Nam 1945-1975. Thắng lợi và bài học.  
[7] Lịch sử giao thông vận tải Việt Nam

You might also like