Cod - Bod

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 12

BOD COD

BOD: Nhu cầu ôxy hóa sinh học hay nhu cầu COD: nhu cầu ôxy hóa học (COD - chemical
ôxy sinh học (ký hiệu: BOD, Biochemical oxygen demand) là lượng oxy có trong Kali
(Biological) Oxygen Demand) là lượng oxy cần bicromat (K2Cr2O7) đã dùng để oxy hoá (phân
cung cấp để oxy hoá (quá trình hô hấp) các chất hủy) chất hữu cơ trong nước.
hữu cơ trong nước bởi vi sinh vật.

BOD là một chỉ số và đồng thời là một thủ tục Chỉ số COD được sử dụng rộng rãi để đo gián
được sử dụng để xác định xem các sinh vật sử tiếp khối lượng các hợp chất hữu cơ có trong
dụng hết ôxy trong nước nhanh hay chậm như nước.
thế nào.
Nó được sử dụng trong quản lý và khảo sát chất Phần lớn các ứng dụng của COD xác định khối
lượng nước cũng như trong sinh thái học hay lượng của các chất ô nhiễm hữu cơ tìm thấy
khoa học môi trường. trong nước bề mặt (ví dụ trong các con sông hay
hồ), làm cho COD là một phép đo hữu ích về
Chỉ tiêu BOD phản ánh mức độ ô nhiễm hữu chất lượng nước.
cơ của nước thải. BOD càng lớn thì nước thải
(hoặc nước nguồn) bị ô nhiễm càng cao và
ngược lại.

Ký hiệu bằng BOD được tính bằng mg/L. Nó được biểu diễn theo đơn vị đo là miligam
trên lít (mg/L), chỉ ra khối lượng ôxy cần tiêu
hao trên một lít dung dịch.

không phản ánh đầy đủ về lượng tổng các chất đánh giá một cách đầy đủ lượng oxy cần thiết
hữu cơ trong nước thải, vì chưa tính đến các để oxy hóa tất cả các chất hữu cơ trong nước
chất hữu cơ không bị oxy hóa bằng phương thải
pháp sinh hóa và cũng chưa tính đến một phần
chất hữu cơ tiêu hao để tạo nên tế bào vi
khuẩn mới.
Mối liên hệ giữa COD và BOD
COD > BOD
Tỷ lệ giữa BOD:COD = 0.5: 0.7 . Số liệu COD chuyển sang BOD khi việc thí nghiệm đủ
nhiều để rút ra hệ số tương quan có độ tin cậy lớn.

Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand, COD)


Phương pháp xác định COD:
tác nhân ôxi hóa mạnh là pemanganat kali (KMnO4) đã được sử dụng để đo nhu cầu ôxy
hóa học. Tính hiệu quả của pemanaganat kali trong việc ôxi hóa các hợp chất hữu cơ bị
dao động khá lớn. Điều này chỉ ra rằng pemanganat kali không thể có hiệu quả trong việc
ôxi hóa tất cả các chất hữu cơ có trong dung dịch nước, làm cho nó trở thành một tác
nhân tương đối kém trong việc xác định chỉ số COD.
Kể từ đó, các tác nhân ôxi hóa khác như sulfat xêri, iodat kali hay dicromat kali đã được
sử dụng để xác định COD. Trong đó, dicromat kali (K2Cr2O7) là có hiệu quả nhất: tương
đối rẻ, dể dàng tinh chế và có khả năng gần như ôxi hóa hoàn toàn mọi chất hữu cơ.
Phương pháp đo COD bằng tác nhân oxy hoá cho kết quả sau 3 giờ và số liệu COD
chuyển đổi sang BOD khi việc thí nghiệm đủ nhiều để rút ra hệ số tương quan có độ tin
cậy lớn.
Kết hợp 2 loại số liệu BOD, COD cho phép đánh giá lượng hữu cơ đối với sự phân hủy
sinh học.

Phương pháp xác định BOD:


Thử nghiệm BOD được thực hiện bằng cách hòa loãng mẫu nước thử với nước đã khử
ion và bão hòa về ôxy, thêm một lượng cố định vi sinh vật mầm giống, đo lượng ôxy hòa
tan và đậy chặt nắp mẫu thử để ngăn ngừa ôxy không cho hòa tan thêm (từ ngoài không
khí).
Mẫu thử được giữ ở nhiệt độ 20°C trong bóng tối để ngăn chặn quang hợp (nguồn bổ
sung thêm ôxy ngoài dự kiến) trong vòng 5 ngày và sau đó đo lại lượng ôxy hòa tan.
Khác biệt giữa lượng DO (ôxy hòa tan) cuối và lượng DO ban đầu chính là giá trị của
BOD. Giá trị BOD của mẫu đối chứng được trừ đi từ giá trị BOD của mẫu thử để chỉnh
sai số nhằm đưa ra giá trị BOD chính xác của mẫu thử.
BOD5: Để Oxy hoá hết chất hữu cơ trong nước thường phải mất 20 ngày ở 20oC. Để đơn
giản người ta chỉ lấy chỉ số BOD sau khi Oxy hoá 5 ngày, ký hiệu BOD5. Sau 5 ngày có
khoảng 80% chất hữu cơ đã bị oxy hoá.

Ngày nay việc đo BOD được thực hiện bằng phương pháp chai đo BOD Oxitop: Đặt chai
trong tủ 20oC trong 5 ngày, BOD được đo tự động khi nhiệt độ đạt đến 20oC. Giá trị
BOD được ghi tự động sau mỗi 24 giờ.
Nguyên tắc chai đo BOD Oxitop: Đo sự giảm áp suất khí trong lọ sau 5 ngày ủ mẫu
Hạn chế bởi chất ức chế quá trình nitrate hóa bị mất hoặc thiếu.
Giá trị xác định quá cao: >2000mg/l
Trong quá trình ủ mẫu kín, vi sinh vật sử dụng O2 làm cho lượng O2 giảm dần, đồng thời khí
CO2 tạo thành trong quá trình phân hủy được trung hòa bằng chất kiềm mạnh làm áp suất trong
chai giảm dần. Sự giảm áp suất được chuyể qua 1 bộ phận vi xử lý trong sensor và chuyển thành
giá trị BOD tương ứng.

Xử lý mẫu: Trung hòa mẫu: dùng dung dịch NaOH 1N (hoặc nồng độ cao hơn) hoặc H2SO4 1N
(hoặc nồng độ cao hơn) điều chỉnh pH của mẫu về khoảng 6,5- 7,5. Thể tích acid hoặc base cho
vào không nên vượt quá 0.5% thể tích mẫu. Cần thiết có thể dùng dung dịch có nồng độ cao hơn.
Mẫu nước thải sinh hoạt đô thị (nếu không chứa các chất độc, đồng thời có đủ các chất dinh
dưỡng và thường đã có vi sinh vật thích hợp) có thể lấy phân tích ngay mà không cần bổ sung vi
sinh vật và chất dinh dưỡng.
Cách tiến hành:
Chọn thể tích mẫu: Thể tích mẫu lấy phụ thuộc vào khoảng giá trị BOD của mẫu (xem bảng).
Giá trị BOD của mẫu được ước đoán qua trị số COD. Thông thường, có thể ước đoán để lấy mẫu
theo tỷ lệ khoảng BOD=80%COD, rồi dựa vào giá trị này lấy thể tích mẫu tương ứng bằng các
bình định mức sẵn có.
Bảng: Thể tích lấy mẫu tương ứng để xác định chỉ số ô nhiễm COD
Thể tích mẫu(ml) Khoảng BOD (mg/l) Hệ số
432 0-40 1
365 0-80 2
250 0-200 5
164 0-400 10
97 0-800 20
43.5 0-2000 50
Bổ sung mẫu nước thải cần phân tích vào chai ủ mẫu, thả que khuấy khuấy từ vào trong chai. Đặt
ống cao su lên miệng chai và cho vào ống cao su 2 viên NaOH (chú ý không được để NaOH rơi
vào mẫu). Vặn chặt nút gắn sensor đo BOD vào chai. Bấm đồng thời phím S và M trên sensor để
đặt chế độ gốc (khoảng 2 giây thì màn hình xuất hiện 00). Rồi đặt chai mẫu lên thiết bị khuấy từ
trong tủ nuôi và nuôi ở 200C). Thời gian nuôi là 3 hoặc 5 ngày (kiểm tra giá trị BOD bằng cách
bấm phím M để xêm giá trị BOD tức thời).
Tính kết quả
BOD (mg/l)= D x Hệ số pha loạng
D: số hiện trên sensor BOD
Cách vận hành
Bộ đo Oxitop thực chất là 1 tủ nuôi điều hiệt bên trong có đặt 1 máy khuấy từ nhiều khay mẫu.
Thiết bị khuấy từ làm việc ở điện áp 230V/50Hz (hoặc 120V/60Hz). Bên trên các vị trí đặt mẫu
của thiết bị khuấy từ (trong tủ nuôi) đặt các chai chứa mẫu phân tích chuyên dùng. (Trên nắp có
khoang chứa NaOH khan và có sensor cảm ứng để xác định BOD)

Thời gian cần thiết để các vi sinh vật oxy hóa hoàn toàn các chất hữu cơ có thể kéo
dài đến vài chục ngày tùy thuộc vào tính chất của nước thải, nhiệt độ và khả năng
phân hủy các chất hữu cơ của hệ vi sinh vật trong nước thải. Để chuẩn hóa các số liệu
người ta thường báo cáo kết quả dưới dạng BOD5 (BOD trong 5 ngày ở 20oC). Mức
độ oxy hóa các chất hữu cơ không đều theo thời gian. Thời gian đầu, quá trình oxy
hóa xảy ra với cường độ mạnh hơn và sau đó giảm dần.
Ví dụ: đối với nước thải sinh hoạt và nước thải của một số ngành công nghiệp có
thành phần gần giống với nước thải sinh hoạt thì lượng oxy tiêu hao để oxy hóa các
chất hữu cơ trong vài ngày đầu chiếm 21%, qua 5 ngày đêm chiếm 87% và qua 20
ngày đêm chiếm 99%. Để kiểm tra khả năng làm việc của các công trình xử lý nước
thải người ta thường dùng chỉ tiêu BOD5. Khi biết BOD5 có thể tính gần đúng
BOD20 bằng cách chia cho hệ số biến đổi 0,68.
BOD20 = BOD5 : 0,68
Hoặc tính BOD cuối cùng khi biết BOD ở một thời điểm nào đó người ta có thể dùng
công thức:
BODt = Lo (1 - e-kt)
hay BODt = Lo (1 - 10-Kt)
trong đó
BODt: BOD tại thời điểm t (3 ngày, 5 ngày...)
Lo: BOD cuối cùng
k: tốc độ phản ứng (d-1) tính theo hệ số e
K: tốc độ phản ứng (d-1) tính theo hệ số 10, k = 2,303(K)

Giá trị K và k tiêu biểu cho một số loại nước thải


Loại nước thải
K (20oC) (day-1)
k (20oC) (day-1)
Nước thải thô
0,15 ¸ 0,30
0,35 ¸ 0,70
Nước thải đã được xử lý tốt
0,05 ¸ 0,10
0,12 ¸ 0,23
Nước sông bị ô nhiễm
0,05 ¸ 0,10
0,12 ¸ 0,23

Để tính giá trị k ở nhiệt độ T ta có công thức

Giải:

 Xác định BOD cuối cùng

BODt = Lo (1 - e-kt)
200 mg/L = Lo (1 - e-0,23  5)
Lo = 293 mg/L

 Xác định BOD ngày thứ nhất
BODt = Lo (1 - e-kt)
BODt = 60 mg/L
1. Mục đích của việc xác định BOD trong khảo sát ô nhiễm nước?
- BOD là một trong những chỉ tiêu đánh giá mức độ gây ô nhiễm của các chất thải và khả
năng tự làm sạch của nguồn nước. BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất hữu cơ trong
nước có thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật.
2. Liệt kê 5 điều kiền cần phải thực hiện để có kết quả phân tích BOD chính xác?
5 điều kiện ảnh hưởng tới kqpt BOD:
- Các chất độc hại đối với VSV
- pH và điều kiện thẩm thấu phải thích hợp
- Chất dinh dưỡng
- Nhiệt độ
- Seed ( Vi sinh vật được bổ sung trong pt BOD)
3. 5 điều kiện thỏa mãn quá trình pha loãng mẫu nước để xác định BOD:
- Nước không chứa tảo và Vi khuẩn. tốt nhất là nước cất.
- pH nước khoảng 6.5 – 8.5
- Điều kiện thẩm thấu thích hợp được duy trì bằng K3PO4 và Na3PO4
- Nước pha loãng phải đồng nhất và không chứa Nitơ
- Nước pha loãng phải được sục khí cho đến khi bão hòa ôxy.
4. Mục đích của việc cho các chất sau vào trong quá trình phân tích BOD:
- FeCl3 : Keo tụ các chất rắn lơ lửng
- MgSO4: có tác dụng khử cứng
- K2HPO4 : Dinh dưỡng cho Vi sinh vật
- NH4Cl: Dinh dưỡng cho Vi sinh vật
- CaCl2 : Dinh dưỡng cho Vi sinh vật
5. Giải thích tại sao 1 mẫu nước song có nhiệt độ thấp hơn 20oc cần phải xử lý sơ bộ
trước khi phân tích BOD?
Nếu nước có nhiệt độ thấp hơn 200 sẽ ngăn cản sự hoạt động của VSV. Nếu lớn hơn 20o
sẽ xảy ra hiện tượng quang hợp do sự phát triển của tảo làm sai lệch kết quả pt.
6. Tại sao lại phải cho them một số chất dinh dưỡng ban đầu khi tiến hành xác định
BOD của mâu nước thải công nghiệp khó có khả năng ô xy hóa sinh học?
Mục đích là cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của VSV
7. Tại sao kết quả phân tích giá trị BOD thong thường không được khyến cáo để suy
ra nhu cầu Oxy hóa Nitơ trong xử lý nước thải:
∑BOD = BODCO3 + BODN2
Vì Nitơ cho them vào nước thỉ chỉ co tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho VSV
8. 3 phương pháp hiện nay sử dụng trong việc kiểm soát quá trình Nitrát hóa trong
xác định BOD5 .
- Thời gian ủ là 5 ngày
- Các chất ức chế vi khuẩn Nitrát hóa như Methylene Blue hoặc Allylthourae.
- Khử trùng bằng Clorine.
9. Những yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ ôxy hóa sinh học trong xác định BOD:
- Các chất độc hại đối với VSV
- pH và điều kiện thẩm thấu phải thích hợp
- Chất dinh dưỡng
- Nhiệt độ
- Seed ( Vi sinh vật được bổ sung trong pt BOD)
10. Ý nghĩa cũa sự hoat động của vi sinh vật trong việc xác định BOD?
- Lien quan đến tốc độ ôxy hoa sinh học
DO là gì?
DO (Dessolved Oxygen) là lượng oxy hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các
thủy sinh. Trong các chất khí hòa tan trong nước, oxy hòa tan đóng một vai trò rất quan
trọng. Oxy hòa tan cần thiết cho sinh vật thủy sinh phát triển, nó là điều kiện không thể
thiếu của quá trình phân hủy hiếu khí của vi sinh vật. Khi nước bị ô nhiễm do các chất
hữu cơ dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật thì lượng oxy hòa tan trong nước sẽ bị tiêu thụ bớt,
do đó giá trị DO sẽ thấp hơn so với DO bảo hòa tại điều kiện đó. Vì vậy DO được sử
dụng như một thông số để đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ của các nguồn nước. DO
có ý nghĩa lớn đối với quá trình tự làm sạch của sông (assimilative capacity – AC). Đơn
vị tính của DO thường dùng là mg/l.
Phương pháp xác định DO.
Có thể xác định DO bằng hai phương pháp khác nhau:

– Phương pháp điện cực oxy hòa tan – máy đo oxy. (oxy meter )
Nguyên tắc của oxymeter: Nồng độ oxy hòa tan được sensor ghi nhận
Hạn chế phụ thuộc vào slope của máy và độ nhạy của điện cực.

Phương pháp Winkler:


Nguyên tắc: Dựa vào sự oxy hóa mangan (II) thành mangan (IV) bởi lượng oxy hòa tan
trong nước. Hạn chế bởi các tác nhân oxy hóa khác như nitrate, Fe(III)

Cách tiến hành: Oxy trong nước được cố định ngay sau khi lấy mẫu bằng hỗn hợp chất cố
định (MnSO4, KI, NaN3), lúc này oxy hòa tan trong mẫu sẽ phản ứng với Mn2+ tạo
thành MnO2. Khi đem mẫu về phòng thí nghiệm, thêm acid sulfuric hay phosphoric vào
mẫu, lúc này MnO2 sẽ oxy hóa I- thành I2. Chuẩn độ I2 tạo thành bằng Na2S2O3 với chỉ
thị hồ tinh bột. Tính ra lượng O2 có trong mẫu theo công thức:
DO (mg/l) = (VTB x N/ VM ) x 8 x 1.000
Trong đó: VTB: là thể tích trung bình dung dịch Na2S2O3 0,01N (ml) trong các lần
chuẩn độ.
N: là nồng độ đương lượng gam của dung dịch Na2S2O3 đã sử dụng.
8: là đương lượng gam của oxy.
VM: là thể tích (ml) mẫu nước đem chuẩn độ.
1.000: là hệ số chuyển đổi thành lít.
Phương pháp điện cực oxy hoà tan- máy đo oxy:
Đây là phương pháp được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Máy đo DO được dùng để xác
định nồng độ oxy hòa tan ngay tại hiện trường. Điện cực của máy đo DO hoạt động theo
nguyên tắc: dòng điện xuất hiện trong điện cực tỷ lệ với lượng oxy hòa tan trong nước
khuếch tán qua màng điện cực, trong lúc đó lượng oxy khuếch tán qua màng lại tỷ lệ với
nồng độ của oxy hòa tan. Đo cường độ dòng điện xuất hiện này cho phép xác định được
DO
2.2 MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
 
* Bùn hoạt tính: là vật chất ở dạng rắn được hình thành khi vi sinh vật được sử dụng để xử lý nước
thải trong quá trình xử lý bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính bao gồm vi sinh vật, chất hữu cơ và những
sản phẩm của quá trình phân hủy hiếu khí.
 
* Xử lý nước thải bậc cao: là một công nghệ xử lý tạo ra dòng thải đạt chất lượng cao.
 
* Hiếu khí: là những điều kiện có sự hiện diện của oxy tự do và oxy nguyên tử. Được dùng cho sự
sinh trưởng và phát triển của một số vi sinh vật, hoạt động sinh học hoặc những quá trình xử lý yêu
cầu cần có oxy.
 
* Kỵ khí: là những điều kiện không có sự hiện diện của oxy (ở dạng tự do và liên kết). Đươc dùng
cho sự sinh trưởng và phát triển của một số vi sinh vật, hoạt động sinh học, và một số quá trình xử
lý không yêu cầu sự hiện diện của oxy.
 
* Hiếm khí: là những điều kiện không có sự hiện diện của oxy ở dạng tự do và nguyên tố. Chỉ có
những nguồn oxy ở dạng liên kết, ví dụ những hợp chất nitrate. Được dùng cho hoạt động sinh học
hoặc những quá trình xử lý mà tại đó chỉ có oxy ở dạng liên kết.
 
* Giá trị giới hạn dòng thải trung bình hàng tháng : là lượng dòng thải có thể cho phép cao nhất trên
một tháng.
 
* Giá trị giới hạn dòng thải trung bình hàng tuần : là lượng dòng thải có thể cho phép cao nhất trên
một tuần.
 
* BOD5 (biochemical oxygen demand): là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ bằng sinh
học với thời gian xử lý là 5 ngày ở điều kiện nhiệt độ là 20 0C.
 
* Chất rắn sinh học: là những chất hữu cơ ở dạng rắn được phục hồi từ quá trình xử lý nước thải và
đặc biệt là những chất rắn hữu cơ đó có thể được sử dụng để làm phân bón.
 
Lưu ý: trong phần này và cả những phần sau trong xử lý nước thải nói chung và nước thải công
nghiệp nói riêng, chất rắn sinh học (trừ bùn hoạt tính) sẽ được nói chung cho thuật ngữ “lượng bùn
giới hạn tiêu chuẩn”. Chât rắn sinh học có thể được tái sử dụng và có giá trị cao (ví dụ như làm
phân bón).
 
̣ m): là những chất hoặc dung dịch hỗ trợ cho sự thay đổi pH môi trường.
* Buffer (chất đê
 
* cBOD5 (Carbonaceous biochemical oxygen demand): là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất
hữu cơ ở dạng Cacbohydrat bằng sinh học.
 
* COD (chemical oxygen demand): là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học có trong
nước thải.
 
* Bể lắng: là một thiết bị dùng để lắng hoặc tách các chất rắn ra khỏi hỗn hợp.
 
* Coliform: là một loài vi khuẩn được dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước từ người và
động vật.
 
* Hệ thống cống rãnh: là một hệ thống đường ống mang nước thải và nước mưa.
 
* Nghiền: là một quá trình làm nhỏ các chất rắn.
 
* Mẫu tổng hợp: là sự kết hợp của những mẫu riêng lẻ theo một tỷ lệ thích hợp.
 
* Liên kết chéo: là một sự liên kết giữa hệ thống ống dẫn nước mưa và hệ thống thu gom rác, là sự
kết hợp giữa hai bộ phận của một hệ thống điều hòa để điều chỉnh những dòng quá tải đã được dự
tính của cùng một hệ thống, hoặc là sự liên kết của nguồn cung cấp nước sinh hoạt và nguồn cung
cấp nước không an toàn hoặc hệ thống thu gom nước thải.
 
* Dòng thải hàng ngày: dòng thải của các chất ô nhiễm được đo đạc mỗi ngày hoặc bất kỳ thời
điểm nào trong ngày thay cho việc lấy mẫu hàng ngày.Sự giới hạn ở đây là khối lượng tổng cộng
được thải bỏ trong 1 ngày và sự đo lường của những bộ phận xử lý khác trong một ngày.
 
* Dòng thải lớn nhất trong một ngày: là lượng dòng thải cao nhất cho phép trong một ngày.
 
* Thời gian lưu: là lượng thời gian tính theo lý thuyết mà nước thải được giữ lại trong bể tại một tốc
độ dòng chảy xác định.
 
* Khử nước: Là sự loại bỏ hoặc tách nước có trong bùn hoặc bùn than.
 
* DMR (Discharge monitoring report): là bản báo cáo hằng tháng được yêu cầu bởi NPDES (National
Pollutant Discharge Elimination System-hệ thống loại bỏ dòng thải ô nhiễm quốc tế) của các nhà
máy xử lý nước thải.
 
* DO (Dissolved Oxygen – oxy hòa tan) : là lượng oxy tự do hoặc nguyên tử có thể hòa tan trong
nước.
 
* Dòng thải: là lượng nước đi ra khỏi bể xử lý, các kênh, hoặc hệ thống xử lý.
 
* Sự giới hạn dòng thải : là sự kìm hãm chất lượng dòng thải, tốc độ dòng thải hoặc nồng độ các
chất ô nhiễm bởi các tác nhân điều chỉnh.
 
̣ c kị khí không bắt buô
* Vi khuẩn hiếu khí hoă ̣ c: là những vi khuẩn có khả năng sống trong điều kiện
có mặt hoặc vắng mặt của oxy nguyên tử/oxy tự do.
 
* Coliform phân: là những loài vi khuẩn được tìm thấy trong chất thải của động vật máu nóng. Được
dùng làm vi sinh chỉ thị.
 
* Cụm xốp: Khối chất rắn kết lại với nhau thành những cụm lớn, giúp quá trình lắng diễn ra tốt hơn.
 
* Máng dẫn: một thiết bị để điều chỉnh tốc độ dòng chảy.
 
* F/M (food and microorganism ratio-tỷ lệ thức ăn trên vi khuẩn): là sự tính toán kiểm soát quá
trình bùn hoạt tính dựa trên lượng thức ăn (BOD 5 hoặc COD) có sẵn trong mỗi pound chất rắn lơ
lửng dễ bay hơi hỗn hợp (MLVSS).
 
* Bơm chính: là một ống bơm mang dòng nước thải theo áp lực từ đầu ra của một bơm đến một
điểm của xuôi dòng theo trọng lực.
 
* Lấy mẫu: là mẫu đơn được thu thấp tại một thời điểm ngẫu nhiên.
 
* Hạt cứng (grit): là những chất rắn vô cơ có khối lượng phân tử lớn như là hạt cát, đá sỏi, vỏ trứng
hay mạt kim loại.
 
* Làm sạch thủy lực: là thao tác làm sạch nước đi qua ống cống dưới một áp suất vừa phải để dòng
thải đạt một tốc độ cao. Thiết bị hoặc máy móc làm sạch thủy lực bao gồm thiết bị tẩy rửa tốc độ
cao, bộ kit hoặc những thiết bị làm sạch đơn giản, scooter và dòng xả thải (flushing)
 
* Nước thải công nghiệp: là loại nước thải trong các nhà máy sản xuất quy mô công nghiệp.
 
* Sự thẩm thấu/dòng vào: đơn giản chỉ là dòng chảy đi vào hệ thống ống bơm, là nước chảy vào hệ
thống ống cống hoặc các thiết bị kết nối với những nguồn vào như cống thoát nước đầu nguồn,
nước từ mái nhà, những dòng chảy ngầm hoặc sân vườn, nước mát từ máy điều hòa không khí,
hoặc hệ thống làm sạch nước từ những cơ sở công nghiệp hoặc cơ sở thương mại. Được định nghĩa
như sau:
 
** Thẩm thấu: là hiện tường nước đi vào hệ thống thu gom qua những vết rạn nứt, kẽ hở hoặc
những chỗ bị bẻ gãy.
 
**Dòng chảy ổn định: là nước được thải từ dòng nước ngầm hoặc bề mặt, nước lạnh từ máy điều
hòa, dòng chảy từ những vùng nắng ấm hoặc đầm lầy. Đây là loại nước vào ổn định được xác định
và đo lường bằng phương pháp phi thẩm thấu.
 
**Dòng chảy trực tiếp: là những dòng nước mưa đi vào hệ thống ống cống vệ sinh. Đây cũng là
nguyên nhân làm gia tăng nguồn nước thải. Những nguồn nước chảy trực tiếp như nước mưa từ
mái nhà, nước mưa từ vườn và areaway, lỗ cống, sự liên kết chéo giữa ống thoát nước mưa và bể
chứa, và hệ thống ống cống.
 
**Dòng vào tổng: là toàn bộ dòng vào trực tiếp ở bất kỳ điểm nào trong hệ thống cộng với các
dòng chảy được thải ra từ thượng nguồn qua bể tràn, và những trạm bơm hoặc những thứ giống
như vậy.
 
**Dòng chảy chậm: nước mưa mất vài ngày hoặc hơn để thải bỏ nhờ hệ thống  cống rãnh. Đây là
loại nước được loại bỏ của hệ thống ống bơm, trạm bơm qua hệ thống thoát nước ngầm, cũng
giống như sự chảy chậm của nước bề mặt qua  lỗ cống ở những vùng trũng.
 
* Dòng chảy vào: Nước, nước thải hay chất lỏng khác chảy vào một hồ chứa nước, lòng chảo hay
nhà máy xử lý.
 
* Chất vô cơ: Chất hoá học có nguồn gốc khoáng chất, không có cấu trúc cacbon về cơ bản. Ví dụ
như: muối, sắt clorua, sắt, cát, sỏi…
 
* Giấy phép: là một loại giấy chứng nhận được ban hành bởi Hội đồng Nhà nước của Nhà máy
nước/Nhà điều hành xử lý nước thải công trình nhằm ủy quyền nghĩa vụ đối với những nhà nhà lãnh
đạo vận hành nhà máy xử lý nước thải.
 
* Trạm nâng cao: là những trạm bơm nước thải được thiết kế để nâng cao chất lượng nước thải.
Những trạm bơm nâng cao thông thường hoặc những thiết bị máy móc khác được dùng để bơm
hoặc thải nước thải nhờ áp suất là động lực chính đến ống.
 
* MCRT (Mean cell residence time-thời gian lưu trú tế bào có nghĩa) : là lượng thời gian trung bình
của hỗn hợp chất rắn lơ lửng được giữ lại trong bùn hoạt tính. Cũng có thể giống thời gian lưu bùn
(SRT-sludge retention time).
 
* Dọn dẹp thiết bị: là hoạt động làm sạch đường ống bằng những trang thiết bị (thùng chứa, thanh
gạt điện, thanh gạt thủ công…) có thể nạo vét, cắt, kéo, hoặc đẩy chất thải ra khỏi ống cống.
 
* Dung dich hỗn hợp: Một hỗn hợp bùn hoạt hoá và nước chứa chất hữu cơ trải qua quá trình xử lý
bùn hoạt hoá trong bể sục khí.
 
* MLSS (mixed liquor suspended sludge-dung dịch hỗn hợp bùn lơ lửng): chất rắn lơ lửng có trong
hỗn hợp dung dịch.
 
* MLVSS (Mixed liquor volatile suspended solids-chất rắn lơ lửng dễ bay hơi trong hỗn hợp dung
dịch): là lượng chất hữu cơ có trong hỗn hợp dung dịch rắn lơ lửng.
 
* mg/L (Milligrams/Liter): là một đơn vị đo lường nồng độ của một chất tương đương với phần triệu
(ppm).
 
* NOD (Nitrogenous oxygen demand): là lượng oxy cần thiết để oxy hóa sinh học hợp chất chứa
Nito trong điều kiện kiểm soát về thời gian và nhiệt độ.
 
* Giấy phép của NPDES (National Pollutant Discharge Elimination System permit-giấy phép Hệ thống
khử thải chất ô nhiễm quốc gia): Một điều khoản trong đạo luật nước sạch cấm thải các chất gây ô
nhiễm vào nguồn nước.
 
* Chất dinh dưỡng: là những cơ chất cung cấp cho hoạt động sống của vi sinh vật. Thường là
những hợp chất chứa Nito, photpho, sắt và những kim loại vi lượng khác.
 
* Chất hữu cơ: là những hợp chất chứa Carbon, hydro, oxy, lưu huỳnh và nito. Một số chất hữu cơ
có thể là sản phẩm của chất phân hủy sinh học. Khi ở nhiệt độ cao ,tất cả các hợp chất hữu cơ có
thể được chuyển thành carbon dioxit và nước.
 
* Tác nhân gây bệnh: một vi sinh vật gây bệnh có thể gây nên bệnh.
 
* Vị trí nguồn ô nhiễm: địa điểm hay phương tiện cô định thải ra chất ô nhiễm; bất kỳ nguồn ô
nhiễm đơn lẻ nào có thể xác định  được; vd: đường ống, con mương, tàu, hầm quặng, ống khói nhà
máy.
 
* Phần triệu (ppm-Parts per million): là một đơn vị (giá trị tương đương) có thể thay thế cho mg/l
trong hóa học.
 
* PM (Preventive maintenance-bảo trì dự phòng): là sự bảo dưỡng định kỳ theo lịch trình của máy
móc hoặc những thiết bị khác bằng những công cụ, kiểm tra, các chất bôi trơn. Đây là loại bảo trì có
thể kéo dài tuổi thọ của các thiết bị máy móc và làm tăng hiệu suất làm việc bằng cách kiểm soát và
sửa lỗi các sự cố trước khi chúng kịp gây ra hỏng hóc cho thiết bị.
 
* RASS (return activated sludge solids-bùn tuần hoàn): là lượng bùn hoạt tính được tuần hoàn lại từ
bể lắng để làm chất dinh dưỡng cho vi sinh vật trong bể hiếu khí.
 
̣ p trung: nước thải từ những hộ gia đình, từ những trung tâm thương mại, cơ quan và
* Nước thải tâ
những nhà máy tương tự. Bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.
 
* Váng bọt: là một hỗn hợp gồm các chất rắn nổi trên bề mặt bể lắng và nước.
 
* Tự hoại: nước thải không có sự hiện diện của oxy hòa tan. Đặc tính của loại nước thải này là có
màu đen và mùi trứng thối (hydro sulphit).
* Khả năng lắng: là một thí nghiệm nhỏ kiểm tra khả năng lắng của bùn hoạt tính. Đọc kết quả sau
30 đến 60 phút để đánh giá thể tích bùn lắng (SSV) và chỉ số thể tích bùn (SVI).
 
* SSV (Settle Sludge Volume-thể tích bùn lắng): thể tích (phần trăm) bùn hoạt tính chiếm trong mẫu
sau 30 đến 60 phút để lắng. Thông thường đươch viết là SSV (SSV60 hoặc SSV30).
 
* Nước thải sinh hoạt: là loại nước thải từ các hộ gia đình.
 
* Bùn rắn: hỗn hợp của những chất rắn có khả năng lắng và nước được thải bỏ ở dưới đáy bề lắng.
 
* Thời gian lưu (SRT): xem thời gian lưu trú tế bào có nghĩa.
 
* Chỉ số thể tích bùn (SVI): là một đại lượng dùng để đánh giá khả năng lắng của bùn hoạt tính.
SSV30 và MLSS được dùng để tính SVI.
 
* Cống nước mưa: Một hệ thống đường ống (tách khỏi cống vệ sinh) chứa nước chảy ra từ toà nhà
và bề mặt đất.
* Nước mưa: là nước từ những trận mưa rào và tuyết tan chảy.
 
* Nước thải: Nước đã qua sử dụng được thải ra từ hộ gia đình, cộng đồng, nông trại hay nhà máy
công nghiệp, có chứa chất hòa tan hay lơ lửng.
 
* Bùn thải (WASS-Waste activated sludge solids): là rắn lơ lửng được loại bỏ sau quá trình xử lý bùn
hoạt tính.
 
* Đập tràn: một thiết bị dùng để đo dòng chảy của nước thải
 
* Zoogleal slime: một dạng lỏng đậm đặc sinh học có trên thiết bị xử lý màng bám. Nó chứa đa
dạng các loài vi sinh vật cần thiết cho quá trình xử lý nước thải.

You might also like