Bai Hoa

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 35

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y – DƯỢC ĐÀ NẴNG

BÁO CÁO
TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN
CỨU NHÓM:

HÓA 1. Dương Nguyệt Thảo


DƯỢC 2. Lê Thị Phương Thảo
VỀ 3. Phan Thị Phương Thảo
CANXI
4. Dương Tấn Phát

LỚP: DƯỢC 7B

NĂM HỌC:2019-2020

NỘI DUNG
1. LÝ DO VÀ MỤC TIÊU CHỌN ĐỀ TÀI
2. GIỚI THIỆU VỀ CANXI
3. TÍNH CHẤT CANXI
4. HIỆN TƯỢNG CÒI XƯƠNG
5. CANXI-TRẺ EM
6. TỔNG HỢP CÁC DƯỢC LIỆU TỪ CANXI
7. TÍNH CHẤT DƯỢC LIỆU
8. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG
9. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
https://meta.vn/thuoc-canxi-c3282
https://vi.wikipedia.org/wiki/Canxi
https://www.vinmec.com/vi/co-the-nguoi/canxi-43/
http://www.suckhoegiadinh.com.vn/thuoc-va-suc-khoe/bo-sung-canxi-
dung-cach-18179/
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/huong-dan-cach-
bo-sung-canxi-toan-phong-tranh-som-benh-co-xuong-khop/
https://suanonalphalipid.net/vai-tro-quan-trong-cua-canxi-doi-voi-tre-
em.htm ...
I-LÝ DO VÀ MỤC TIÊU CHỌN ĐỀ TÀI

-Hóa dược là một ngành hoa học thể hiện cao sự kết hợp giữa hóa hữu
cơ và sinh hóa, dược lý, sinh học phân tử và hóa lý.
-Hóa dược còn là một ngành khoa học giao giữa hóa học và dược học nghiên
cứu các vấn đề thiết kế và phát triển dược phẩm.
-Hóa dược bao gồm việc xác định, tổng hợp và phát triển các hóa chất mới phù
hợp cho mục đích trị liệu.
-Hóa dược cũng bao gồm cả việc nghiên cứu các thuốc đã sẵn có, các hoạt tính
sinh học mới và các mối quan hệ định lượng giữa cấu trúc và tác dụng sinh học.
-Như chúng ta được biết rằng trong ngành hóa dược có vô vàn các chất hóa
học.
-Một thực tế rằng, trong thực phẩm, mĩ phẩm, sản phẩm chúng ta sử dụng hằng
ngày đều chứa những chất hóa học. và điều chúng ta không thể phủ nhận được rằng
những chất hóa học đó có một ví trí, vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống hiện
nay của con người chúng ta.
- Ngày nay, ngành hóa dược không còn quá xa lạ đối với chúng ta nữa. Nhưng
những người bệnh nhân chỉ biết rằng uống thuốc do bác sĩ hay dược sĩ kê đơn, mà
hầu như ít người biết về công dụng hay những thứ hay ho xuất phát từ những viên
thuốc dường như nhỏ bé, nhưng lại mang những giá trị lớn lao.
-Chúng em chọn canxi để nghiên cứu, và giới thiệu đến mọi người, vừa cho
những người trong ngành y dược, hay thậm chí là những người quan tâm đến sức
khỏe con người đặc biệt hơn là những gia đình có trẻ em. Canxi được biết là nguyên
tố cần thiết cho con người, và cực kì quan trọng trong giai đoạn phát tiển của trẻ. Có
thể nói rằng Canxi không quá xa lạ,mà còn thông dụng, và dễ dàng để mọi người tìm
kiếm.
-Mọi người có thể tham khảo bài nghiên cứu này để nắm rõ hơn về CANXI.
II.GIỚI THIỆU VỀ CANXI

Canxi,  20Ca
1.KHÁI QUÁT CHUNG:
-Canxi (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp (calcium /kalsjɔm/),còn được viết là can-
xi, là nguyên tố hoá học ký hiệu Ca, số thứ tự 20 trong bảng tuần hoàn. Nó là
một kim loại kiềm thổ có nguyên tử khối là 40.
-Canxi là nguyên tố thiết yếu cho sinh vật sống, đặc biệt trong sinh lý học tế
bào và tồn tại dưới 3 dạng trong máu: 50% dưới dạng ion Ca2+, gần 50% kết hợp với
protein huyết tương, chủ yếu là albumin và chỉ còn rất ít dưới dạng phức hợp với
photphat, citrat, cacbonat. Ở đây có sự di chuyển ion Ca2+ vào và ra khỏi tế bào
chất có vai trò mang tính hiệu cho nhiều quá trình tế bào. Là một khoáng chất chính
trong việc tạo xương, răng và vỏ sò, canxi là kim loại phổ biến nhất về khối lượng
có trong nhiều loài động vật.

2.CANXI LÀ GÌ?
-Canxi là một loại khoáng chất có vai trò rất quan trọng trong cơ thể người.
Trong cơ thể Canxi chiếm 1,5 - 2% trọng lượng cơ thể người, 99%  lượng canxi tồn
tại trong xương, răng, móng và 1% trong máu. Canxi kết hợp với phospho là thành
phần cấu tạo cơ bản của xương và răng, làm cho xương và răng chắc khỏe. Ngoài ra,
canxi còn cần cho quá trình hoạt động của thần kinh cơ, hoạt động của tim, chuyển
hoá của thế bào và quá trình đông máu.
-Canxi tồn tại trong cơ thể dưới hai dạng:
-Canxi trong xương: cấu tạo thành phần hoá học của xương bao gồm: 25%
nước, 20% protein, 5% lipit, một lượng nhỏ glycosaminoglycan và gần 50% là chất
khoáng, trong đó hầu hết chất khoáng là muối canxi.
-Canxi ngoài xương: Lượng canxi trong dịch ngoài tế bào và tổ chức mềm ở
người bình thường không quá 10 g. Canxi ngoài xương cần thiết cho các hoạt động
thần kinh cơ và quá trình đông máu.

3.NHU CẦU

Nhóm tuổi/tình trạng sinh lý Nhu cầu canxi (mg/ ngày)

Trẻ em (Tháng tuổi) < 6 tháng tuổi 300

6 – 11 tháng tuổi 400

Trẻ nhỏ (Năm tuổi) 1 – 3 tuổi 500

4 – 6 tuổi 600

6 – 9 tuổi 700

Nam vị thành niên (Tuổi) 10 -18 tuổi 1000

Nữ vị thành niên (Tuổi) 10 – 18 tuổi 1000

Nam giới trưởng thành 19 - 49 tuổi 700


(Tuổi )
từ 50 tuổi trở lên 1000

Nữ giới trưởng thành (tuổi) 19 – 49 tuổi 700

từ 50 tuổi trở lên 1000

Phụ nữ mang thai (trong suốt thời kỳ mang 1000


thai)

Phụ nữ đang cho con bú (Trong suốt thời kỳ 1000


cho con bú)
4.CÔNG DỤNG CỦA CANXI:
-Đối với người lớn:
+Canxi giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa những bệnh loãng xương, giảm
tình trạng đau nhức và khó khăn trong vận động, làm nhanh lành các vết nứt gãy trên
xương.
+Canxi còn cần thiết cho hoạt động của tim. Nếu cơ thể thiếu canxi kéo dài,
cơ tim sẽ co bóp yếu, khi làm việc dễ mệt và hay vã mồ hôi.
+Ngoài ra, canxi có vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh. Ở người già thiếu
canxi dễ bị suy nhược thần kinh, trí nhớ kém, tinh thần không ổn định, đau đầu,…
-Đối với trẻ em:
+Nhờ có canxi sẽ giúp trẻ cao lớn, tăng cường cho khả năng miễn dịch và tiêu
diệt các loại vi khuẩn gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
+Với những trẻ thiếu canxi, trẻ sẽ chậm lớn, xương nhỏ và yếu dễ dẫn đến
bệnh còi xương, chất lượng răng kém, dễ sâu và răng mọc không đều.
+Bên cạnh đó, canxi rất quan trọng với hệ thần kinh của trẻ em, những trẻ bị
thiếu canxi thường có biểu hiện khóc đêm, hay giật mình và dễ nổi cáu

5.NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý:

 CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP:


Canxi là một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Khi
thiếu hoặc thừa canxi đều có thể gây ra những bệnh lý phức tạp.
-THIẾU CANXI:
     +Có thể do lượng ăn vào không đủ hoặc do hấp thu từ đường ruột kém gây ra
tình trạng thiếu canxi. Khi cơ thể bị thiếu canxi mạn tính, để duy trì nồng độ canxi
trong máu cơ thể sẽ tự huy động canxi từ trong xương ra, do đó ảnh hưởng đến sức
khỏe của xương. Chính vì vậy việc thiếu hụt canxi mạn tính là một trong những
nguyên nhân quan trọng của việc giảm khối lượng xương và loãng xương. Ảnh
hưởng của của thiếu canxi sẽ dẫn đến những nguy cơ sau:
 Thiếu xương (mật độ khoáng của xương thấp hơn bình thường)
 Loãng xưỡng (mật độ xương rất thấp)
 Tăng nguy cơ gãy xương
+Thiếu canxi lâu dài trong khẩu phần có dẫn tới những bệnh lý nghiêm trọng
như: bệnh cao huyết áp và ung thư ruột. Lượng canxi (dưới 600 mg/ngày) và áp lực
máu có mối liên quan ngược chiều (khi lượng canxi giảm, tỉ lệ mắc bệnh cao huyến
áp tăng).
-THỪA CANXI:
     +Rất hiếm gặp các trường hợp thừa canxi trong máu hay tích trữ thừa trong mô
do tiêu thụ quá nhiều canxi do lượng canxi khi ăn vào dư thừa, canxi sẽ được bài tiết
ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên khi dùng thuốc canxi liều cao, kéo dài có thể dẫn đến một
số tác dụng phụ thường thấy như sau:
 Sỏi thận
 Tăng canxi huyết và suy thận
 Giảm hấp thu các khoáng chất cần thiết khác như sắt, kẽm, magiê và phospho.

 NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý:


-Để phòng chống thiếu Canxi cần thực hiện một số biện pháp như sau:
+Chế độ ăn đa dạng các loại thực phẩm, sử dụng thực phẩm giàu canxi như
tôm, cua, cá, ốc, vừng, đậu nành, mộc nhĩ, rau ngót, các loại sữa và chế phẩm từ
sữa… Sữa và những chế phẩm từ sữa như sữa chua, pho mát là nguồn cung cấp
protein, canxi, vitamin và các chất khoáng với chất lượng cao và dễ hấp thu. Sử
dụng các thực phẩm có bổ sung canxi.
+Thay đổi những thói quen ăn uống có lợi cho hấp thu canxi như hạn chế cafe,
rượu và muối vì những chất này thường kìm hãm khả năng hấp thu canxi.
+Chế độ ăn cần đáp ứng đủ protein so với nhu cầu protein theo khuyến nghị.
Nếu chế độ ăn có quá nhiều protein so với nhu cầu khuyến nghị sẽ làm cho cơ thể
tăng nguy cơ thiếu canxi. Khẩu phần ăn có quá nhiều protein sẽ tăng đào thải canxi
qua đường tiết niệu và làm tăng nguy cơ sỏi thận.
+Hàng ngày nên dành ít nhất 10 đến 20 phút để tắm nắng vào buổi sáng (vào
9h - 9h30 sáng mỗi ngày) để giúp cơ thể hấp thụ được nhiều Vitamin D qua da, đồng
thời khẩu phần ăn có đủ dầu mỡ để Vitamin D được hấp thu qua đường tiêu hóa tốt
hơn.
+Không nên nhịn đói làm phophate trong cơ thể không bị giảm, gây hạ canxi.
+Chỉ nên dùng viên canxi bổ sung theo chỉ định của bác sĩ.
+Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.
-Canxi là một nguyên liệu phổ biến nhất trong tự nhiên. Thật vậy, canxi là
thành phần cần thiết của tất cả các sinh vật sống và cũng có rất nhiều trong phi sinh
vật, chẳng hạn như đất và nước. Răng, vỏ sò, xương và nhũ đá hang động đều là sản
phẩm của canxi.
-Theo Live Science, điều thú vị là, canxi dường như luôn đứng ở vị trí thứ
năm: Đây là nguyên tố nhiều thứ 5 trong khối lượng vỏ trái đất (sau oxy, silic, nhôm
và sắt); là loại ion hòa tan nhiều thứ 5 trong nước biển (sau natri, clorua, magiê và
sulfat); và là nguyên tố nhiều thứ năm trong cơ thể con người (sau oxy, carbon, hydro
và nitơ). Tuy nhiên, canxi lại là nguyên tố kim loại có nhiều nhất trong cơ thể con
người, 99% canxi có trong xương và răng.

-Canxi (Ca) đứng thứ 20 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, ngay dưới magiê
trong cùng một cột (nhóm IIA) như các kim loại kiềm thổ khác (nhóm các kim loại
có phản ứng hóa học cao hơn so với hầu hết các kim loại khác). Canxi bắt nguồn từ
tiếng Latin "calx" (chất tro còn lại sau khi nung), nghĩa là vôi.

-Năm 1808, nhà hóa học và là nhà phát minh Sir Humphry Davy ở xứ Cornwall
(Anh) là người đầu tiên tách thành công canxi. Một khi đã phân lập thành công canxi,
các nhà khoa học có thể tiếp tục nghiên cứu và phát hiện ra tầm quan trọng của nó đối
với sự sống còn của tất cả các sinh vật sống.

 NGUYÊN TỐ CẦN THIẾT:

-Canxi rất quan trọng với cơ thể con người. Không chỉ quan trọng cho xương
và răng, canxi còn hỗ trợ các chuyển động cơ bắp bằng cách thực hiện tin nhắn từ não
đến tất cả các bộ phận trên cơ thể chúng ta. Các tế bào trong tất cả các sinh vật sống
cần phải giao tiếp, hoặc ra "tín hiệu", với nhau. Ion canxi đóng vai trò như là sứ giả
giữa các tế bào và là chất cần thiết trong tất cả các dạng sống đa bào. Canxi cũng hỗ
trợ tiết ra các hormone và enzym.

-Trong thực phẩm, canxi được tìm thấy ở dạng khoáng chất. Các thực phẩm
giàu canxi bao gồm các sản phẩm từ sữa - như sữa, pho mát và sữa chua - và một số
loại rau như cải xoăn, cải xoong, rau bina và bông cải xanh. Để hấp thụ, canxi cần
được hấp thụ cùng với vitamin D. Magiê cũng cần thiết cho sự đồng hóa và sử dụng
canxi trong cơ thể. Trong thực tế, nếu chúng ta mất quá nhiều canxi và không đủ
magiê, cơ thể sẽ gặp nhiều vấn đề.

-Vôi, hay oxit canxi, sẽ tạo ra ánh sáng khi tiếp xúc với ngọn lửa
oxyhydrogen. Trong những năm 1800, trước khi phát minh ra điện, oxit canxi đã
được sử dụng để thắp sáng sân khấu, giúp diễn viên thực sự như đang biểu diễn
"trong ánh đèn sân khấu".

-Nhũ đá và măng đá trong hang động dưới lòng đất, được hình thành dần dần
qua thời gian bởi sự tích tụ cặn canxit. Điều này xảy ra khi nước thấm qua các vết nứt
trên trần của một hang động đá vôi, hòa tan và mang theo dấu vết của canxit, thành
phần chủ yếu của đá vôi. Khi nước giọt từ trần, dư lượng canxit này bắt đầu được tạo
ra tại các điểm nước nhỏ giọt, cuối cùng dẫn đến nhũ đá treo trên trần hang. Nước
này nhỏ giọt từ các nhũ đá sau đó lại hình thành các măng đá trên mặt đất bên dưới.

-Nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên cơ thể con người nên có tỷ lệ canxi-
magiê là 2: 1. Mặc dù cơ thể chúng ta cần nhiều canxi, chúng ta vẫn có nhiều khả
năng bị thiếu magiê. Điều này là do cơ thể chúng ta có xu hướng lưu trữ và tái chế
canxi, trong khi magiê được sử dụng hoặc thải ra và phải được bổ sung hàng ngày.
-Canxi cacbonat là thành phần hoạt động trong nhiều loại thuốc kháng acid,
như Tums và Rolaids. Các hợp chất kiềm hoạt động bằng cách trung hòa axit trong
dạ dày chính là nguyên nhân gây chứng ợ nóng và khó tiêu.

Các loại thực phẩm chứa nhiều canxi

 SỬ DỤNG CANXI

- Các hợp chất canxi có nhiều cách sử dụng, đặc biệt trong việc tạo ra vật liệu
xây dựng. Thạch cao, hay canxi sulfat, còn được sử dụng để tạo ra thạch cao, một loại
bột màu trắng nặng, khi trộn với nước, nó sẽ cứng lại, có thể tạo khuôn xương bị gãy.

- Đá vôi, hay canxi cacbonat, được sử dụng trực tiếp như một loại vật liệu xây
dựng và sử dụng gián tiếp cho xi măng. Khi đá vôi được nung nóng nó giải phóng
carbon dioxide, để lại vôi sống (canxi oxit). Khi vôi được trộn với nước, nó tạo ra vôi
tôi (canxi hiđrôxít) được sử dụng để làm xi măng. Vôi tôi cũng được sử dụng như
một chất điều hoà đất và một chất xử lý nước để giảm nồng độ axit

6.HỢP CHẤT:
-Vôi sống (CaO) được sử dụng trong nhiều quy trình làm sạch hóa học và được
sản xuất bằng cách nung nóng đá vôi. Khi thêm nước vào vôi sống thì nó tạo ra vôi
tôi Ca(OH)2. Khi Ca(OH)2 được trộn với cát nó tạo ra vữa sử dụng trong xây dựng,
vữa này cứng lại khi để lâu trong không khí do điôxít cacbon có phản ứng chậm với
vôi tôi tạo ra cacbonat canxi. Trộn với các chất khác, chẳng hạn đất sét và thạch
cao khi bị nung nóng ở nhiệt độ cao, CaO tạo ra một thành phần quan trọng của xi
măng Portland là cờ lanh ke (clinker).

-Khi nước thấm qua đá vôi hoặc các loại đá cacbonat,nó hòa tan một phần của
đá (do sự hiện diện của khí CO2) và sinh ra các loại hình nhũ đá cũng như hình thành
nên nước cứng. Các hợp chất quan trọng của canxi là nitrat, sulfua, clorua, cacbua,
xyanua và hypôclorit canxi.

7.ĐỒNG VỊ:
Canxi có 6 đồng vị ổn định, hai trong chúng có nguồn gốc tự nhiên: đồng vị
Ca  và đồng vị phóng xạ Ca41 với chu kỳ bán rã = 103.000 năm. 97% của nguyên tố
40

này là ở dạng Ca40. Ca40 là một trong các sản phẩm sinh ra bởi sự phân rã của K40,
cùng với Ar40. Trong khi tỷ lệ K/Ar được sử dụng rộng rãi trong địa chất học thì sự
phổ biến của Ca40 trong tự nhiên đã cản trở việc sử dụng chỉ số K/Ca này trong địa
chất. Không giống như các đồng vị có nguồn gốc vũ trụ được tạo ra trong khí quyển,
Ca41 được sản xuất do việc hấp thụ nơtron của Ca40. Phần lớn của việc tạo ra đồng vị
này là ở những mét cao nhất hay ở những lớp đất đá mà ở đó các bức xạ nơtron vũ trụ
là đủ mạnh. Ca41 đã thu được sự chú ý của các nhà khoa học trong nghiên cứu các
chòm sao vì Ca41 phân rã thành K41, một chỉ số quan trọng của các bất thường trong
hệ Mặt Trời.

8.CANXI TRONG SINH HỌC:


-Canxi là nguyên tố thiết yếu cho sự sống. Mức canxi trong động vật có vú được
kiểm soát chặt. regulated, Trong cơ thể thì 98% canxi nằm ở xương và răng; 2% còn
lại là ion canxi nằm trong máu để thực hiện các chức năng thần kinh cơ, đông máu.
Trong máu, Ca ở dưới 3 dạng: 50% dưới dạng ion Ca++, gần 50% kết hợp với
protein huyết tương, chủ yếu là albumin và chỉ còn rất ít dưới dạng phức hợp với
photphat, citrat, carbonat.
-Nếu tuyến cận giáp bị kích thích do thiếu canxi, tuyến cận giáp phải liên tục tiết
ra quá nhiều hooc môn, chức năng tuyến cận giáp làm việc quá mức nên không còn
kiểm soát được nồng độ canxi trong máu nữa, do vậy nồng độ canxi trong máu tăng
cao, dẫn đến loạn nhịp tim. Khi nhịp tim loạn thì tuyến giáp lại phải tiết ra hooc môn
để giảm nồng độ canxi trong máu, chuyển lượng canxi thừa đó ra ngoài tới các tổ
chức khác để duy trì ổn định nồng độ canxi trong máu. Quá trình đó gọi là “canxi di
chuyển”.
Thông tin khác

Cấu trúc tinh thể Lập phương tâm mặt

Vận tốc âm thanh que mỏng: 3810 m·s−1 (ở 20 °C)

Độ giãn nở nhiệt 22,3 µm·m−1·K−1 (ở 25 °C)

Độ dẫn nhiệt 201 W·m−1·K−1

Điện trở suất ở 20 °C: 33,6 n Ω·m

Tính chất từ Nghịch từ

Mô đun Young 20 GPa

Mô đun cắt 7,4 GPa

Mô đun nén 17 GPa

Hệ số Poisson 0,31

Độ cứng theo thang Mohs 1,75

Độ cứng theo thang Brinell 167 MPa

Số đăng ký CAS 7440-70-2


Đồng vị ổn định nhất

Bài chính: Đồng vị của Canxi


i D D
NA Chu kỳ bán rã DE (MeV)
so M P

4 40
96.941 Ca ổn định với 20 neutron
0
Ca %
4
Tổng 1,03×105 nă ε - 4

1 1
Ca hợp m K
4 42
0.647 Ca ổn định với 22 neutron
2
Ca %
4 43
0.135 Ca ổn định với 23 neutron
3
Ca %
4 44
2.086 Ca ổn định với 24 neutron
4
Ca %
4 β 4
Tổng 162,7 ngày 0.258
5 − 5
Ca hợp Sc
4
0.004 >2.8×1015 nă β
? 4

6 −β− 6
Ca % m Ti
4 β 4
Tổng 4,536 ngày 0.694,
7 − 7
Ca hợp 1.99 Sc
γ 1.297 -
4
0.187 >4×1019 năm β
? 4

8 −β− 8
Ca % Ti

III.TÍNH CHẤT CANXI:

1.TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN:


  Canxi có 6 đồng vị ổn định, hai trong chúng có nguồn gốc tự nhiên: đồng vị
Ca40 và đồng vị phóng xạ Ca41 với chu kỳ bán rã = 103.000 năm. 97% của nguyên tố
này là ở dạng Ca40

2.TÍNH CHẤT VẬT LÝ:

-Canxi là kim loại kiềm thổ, màu trắng bạc, dẻo, khá cứng. Bị phủ màng oxit –
hiđroxit ở trong không khí ẩm.
  -Canxi có khối lượng riêng là 1,54 g/cm3; có nhiệt độ nóng chảy là 8420C và sôi
ở 14950C.

3.TÍNH CHẤT HÓA HỌC:

    -Ca là chất khử mạnh, mạnh hơn Na và Mg. Trong hợp chất chúng tồn tại dưới
dạng ion M2+.                            
  M → M2+ + 2e
a. Tác dụng với phi kim
  2 Ca + O2 → 2 CaO + Q
  -Trong không khí, Ca tác dụng mạnh với oxi, khi đốt nóng Ca bị cháy trong oxi
nhuốm ngọn lửa đèn khí thành màu đỏ - nâu.
  Ca + H2 → CaH2 .
b. Tác dụng với axit
   Ca + 2HCl → CaCl2 + H2
   Với dung dịch HNO3:
    Ca + 4HNO3 đặc → Ca(NO3)2 + 2NO2  + 2H2O.
c. Tác dụng với nước
Ở nhiệt độ thường, Ca khử nước mạnh.
Ca + 2H2O → CaOH)2 + H2

d.Điều chế
 - Điện phân nóng chảy muối canxi clorua.
   CaCl2 → Ca + Cl2
e.Ứng dụng
  - Canxi là một thành phần quan trọng của khẩu phần dinh dưỡng. Sự thiếu hụt
rất nhỏ của nó đã ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của xương và răng. Thừa
can xi có thể dẫn đến sỏi thận. Vitamin D là cần thiết để hấp thụ canxi. Các sản phẩm
sữa chứa một lượng lớn canxi.
  - Để hiểu thêm về vai trò của canxi trong thế giới sự sống, xem thêm bài Canxi
trong sinh học.
Các ứng dụng khác còn có:
  + Chất khử trong việc điều chế các kim loại khác như uran, ziriconi hay thori.
  + Chất chống ôxi hóa, chống sulfua hóa hay chống cacbua hóa cho các loại hợp
kim chứa hay không chứa sắt.
  + Một chất tạo thành trong các hợp kim của nhôm, beryli, đồng, chì hay magiê.
  + Nó được sử dụng trong sản xuất xi măng hay vữa xây sử dụng rộng rãi trong
xây dựng.

IV.HIỆN TƯỢNG CÒI XƯƠNG:

1.KHÁI QUÁT VỀ BỆNH CÒI XƯƠNG:


-Còi xương là quá trình khoáng hoá hoặc vôi hóa xương có khiếm khuyết trước
khi hình thành sụn tiếp hợp đầu xương ở những động vật có vú chưa trưởng thành do
sự thiếu hụt hoặc sự chuyển hóa kém của vitamin D, phốtpho hoặc canxi có khả năng
dẫn đến gãy xương và biến dạng. Bệnh còi xương là một trong những bệnh thường
xảy ra ở trẻ em ở nhiều nước đang phát triển. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu hụt
vitamin D, nhưng thiếu hụt canxi trong khẩu phần ăn cũng có thể dẫn tới còi xương
(các trường hợp tiêu chảy nặng và nôn có thể là nguyên nhân của sự thiếu hụt này.
Mặc dù nó có thể xảy ra ở người lớn, phần lớn các trường hợp xảy ra ở trẻ em bị suy
dinh dưỡng nghiêm trọng, thường là do nạn đói hay đói ăn trong giai đoạn đầu của
thời thơ ấu.
-Bệnh còi xương ở trẻ thường gặp ở giai đoạn trẻ sơ sinh cho đến dưới 3 tuổi.
Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu Vitamin D, dẫn đến cơ thể không được cung cấp đủ
lượng chất canxi và phốt pho cần thiết cho sự phát triển toàn diện.
2.DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG:
Các dấu hiệu và triệu chứng của còi xương có thể bao gồm sự mềm hóa của
xương, và sự nhạy cảm đối với các vết nứt gãy xương đặc biệt là gãy xương cành
tươi. Sự biến dạng xương ban đầu có thể phát sinh ở trẻ sơ sinh với triệu chứng
xương sọ mềm và mỏng - một tình trạng được gọi là nhũn sọ và là dấu hiệu đầu tiên
của còi xương; lõm sọ có thể xuất hiện và sự chậm trễ đóng phần xương thóp trên đầu
trẻ.
Trẻ nhỏ có thể bị khoèo chân, có mắt cá chân và cổ tay dày lên; trẻ lớn có thể bị
chứng gối vẹo trong. Cột sống có thể mắc các chứng gù vẹo cột sống hoặc ưỡn cột
sống. Xương chậu có thể bị biến dạng. Triệu chứng tràng hạt sườn còi xương có thể
dẫn đến sự dày lên hình thành các dãy nốt trên khớp nối sụn. Sự biến dạng của chứng
ngực ức gà có thể hình thành do chứng rút lõm lồng ngực.
Bệnh còi xương ở trẻ thường biểu hiện qua một số dấu hiệu như sau:
•Trẻ thường quấy khóc, ngủ không yên, dễ giật mình, và đổ nhiều mồ hôi lúc
ngủ.
•Tóc rụng nhiều, đặc biệt là ở vùng sau gáy như hình vành khăn.
•Có các bất thường ở vùng xương đầu, bao gồm thóp rộng và mềm, thóp không
đầy và phập phồng theo nhịp thở; xuất hiện bướu đỉnh đầu, bướu trán (trán dô), hoặc
đầu bẹp trông giống cá trê.
•Răng mọc chậm, rối loạn trương lực cơ hoặc bị táo bón.
•Chậm phát triển vận động như lẫy, lật, bò, đi, đứng...
Trong trường hợp còi xương cấp tính, trẻ có thể bị co giật do lượng canxi trong
máu hạ xuống quá thấp. Bệnh còi xương nghiêm trọng có nguy cơ gây ra những biến
chứng chẳng hạn như: có chuỗi hạt ở xương sườn, dị tật xương ức gà hay còn gọi là
ngực lồi, và chân tay vòng kiềng.
Chân vòng kiềng là một trong những biến chứng của còi xương ở trẻ

3.NGUYÊN NHÂN BỆNH CÒI XƯƠNG:


-Còi xương ở trẻ xảy ra khi cơ thể bé bị thiếu hụt lượng vitamin D cần
thiết. Thiếu Vitamin D sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ cũng như chuyển hóa
2 loại chất quan trọng giúp xương phát triển là canxi và phốt pho.
-Bệnh còi xương ở trẻ phổ biến trong khoảng 3 năm đầu đời mà nguyên nhân
chính là do:

•Trẻ không được tiếp xúc đầy đủ với ánh nắng mặt trời (đặc biệt là trong
những tháng mùa đông) và trẻ không được bú mẹ, hoặc trẻ bú mẹ hoàn toàn nhưng
nguồn vitamin D trong sữa mẹ thấp do mẹ ít tiếp xúc với ánh nắng, bà mẹ có tình
trạng thiếu vitamin D nặng trong thời gian mang thai.

•Trẻ ăn sữa ngoài, ăn bột sớm, ăn bột nhiều (gây ức chế hấp thu canxi) hoặc
chế độ ăn thiếu canxi, phốt pho, vitamin và chất khoáng khác. Trẻ em có chế độ ăn
chủ yếu dựa vào rau và các loại hạt, không sử dụng sữa hoặc các thực phẩm có bổ
sung vitamin D. Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn (nhiễm khuẩn hô hấp, sởi, rối loạn
tiêu hoá kéo dài...).

•Một số yếu tố địa lý khí hậu, mùa đông, vùng núi cao có nhiều sương mù,
nhà ở chật chội, ô nhiễm môi trường,... làm tăng nguy cơ thiếu vitamin D.
-Nếu bệnh nghiêm trọng có thể khiến cho bộ xương của trẻ bị biến dạng.
Những em bé có nhiều nguy cơ bị còi xương thường thuộc các nhóm sau:

 Bé sinh non hoặc các cặp sinh đôi


 Cho bú sữa bò thay vì sữa mẹ
 Nặng cân, quá bụ bẫm
 Trẻ có da sậm màu
 Trẻ sinh ở những nơi có điều kiện thời tiết âm u, thiếu ánh nắng
-Ngoài bệnh còi xương, còn có khái niệm còi cọc dùng để chỉ những trẻ bị suy
dinh dưỡng, cân nặng lẫn chiều cao đều kém hơn mức trung bình, có thể kèm theo còi
xương hoặc không. Trong khi đó, có trường hợp bệnh còi xương còn gặp ở cả trẻ rất
bụ bẫm vì những đứa bé này có nhu cầu bổ sung canxi - phốt pho cao hơn các bạn có
chỉ số cơ thể phát triển bình thường.

4. ĐIỀU TRỊ CÒI XƯƠNG Ở TRẺ:


- Nếu như các bậc phụ huynh nhận thấy con mình có những triệu chứng kể
trên, cần đưa trẻ đến trung tâm dinh dưỡng hoặc bệnh viện chuyên khoa nhi để được
bác sĩ thăm khám và chẩn đoán. Đối với trẻ đã được kết luận mắc bệnh còi xương,
phương pháp điều trị chủ yếu tập trung vào nguyên nhân chính là bổ sung vitamin
D và canxi.
a. Phơi nắng sáng cho trẻ mỗi ngày

-Trong cơ thể người có sẵn chất tiền vitamin D nằm dưới da, có tên là 7-
dehydro-cholesterol. Tác động của tia tử ngoại có trong ánh nắng mặt trời khiến chất
tiền tố trên bị hoạt hóa, sau đó hình thành vitamin D. Vitamin D giúp điều hòa canxi,
phốt pho trong máu dễ dàng được hấp thu và chuyển hóa.
-Thời gian tắm nắng cho trẻ lý tưởng và an toàn nhất là trước 9h sáng và trong
vòng khoảng 10-30 phút. Ở những vùng thiếu ánh sáng mặt trời, có thể đưa trẻ đến
khoa vật lý trị liệu tại bệnh viện để tắm ánh sáng nhân tạo như là một liệu pháp thay
thế. Khi phơi nắng nên hạn chế có trẻ mặc nhiều quần áo để ánh nắng mặt trời được
chiếu trực tiếp lên da, không thông qua lớp vải hay cửa kính nhằm phát huy tác dụng
tối đa.
b.Cung cấp vitamin D và canxi

-Uống hoặc tiêm vitamin D: Liều lượng dùng vitamin D tham khảo là 4000
UI/ngày trong vòng 4 - 8 tuần. Tuy nhiên, vẫn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ vì
trong một vài trường hợp trẻ bị viêm phổi, tiêu chảy hay dựa vào thể trạng khác nhau
mà điều chỉnh mức độ uống vitamin D. Ngoài ra, cũng có thể cho trẻ tiêm vitamin D
200.000 UI/uống, khoảng cách tiêm nhắc lại là 3 tháng và kéo dài trong vòng 1 năm.
-Bổ sung canxi bằng các loại chế phẩm: Ống canxi B1 - B2 - B6 dạng uống hoặc
cốm ăn là một lựa chọn khác có thể cân nhắc để tăng cường cung cấp vitamin D hằng
ngày cho trẻ.
-Chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học: Đối với trẻ sơ sinh thì nên được nuôi
hoàn toàn bằng sữa mẹ. Khi đến tuổi ăn dặm, phụ huynh chú ý chọn các loại thực
phẩm chứa nhiều canxi như sữa và hải sản trong thực đơn hàng ngày. Bên cạnh đó,
cần lưu ý quan niệm cho trẻ ăn xương hầm sẽ chống được còi xương là không chính
xác. Thay vào đó, dầu mỡ sẽ hỗ trợ trẻ hấp thụ được vitamin D vì chúng là loại tan
trong dầu. Nếu bữa ăn hàng ngày thiếu dầu mỡ thì có nguy cơ không chữa khỏi còi
xương ở trẻ dù được uống và tiêm vitamin D đầy đủ.

Các món canh xương ống hầm không giúp trẻ chống lại bệnh còi xương
Các thực phẩm bổ sung canxi
-Để ngăn ngừa trẻ bị thiếu Vitamin D dẫn đến còi xương, khi mang thai người
phụ nữ nên hạn chế làm việc nặng nhọc, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý để tránh
trường hợp sinh non. Nên uống vitamin D bổ sung khi ở tháng thứ 7 của thai kỳ với
liều lượng được bác sĩ chỉ định.
-Sau khi sinh, cả hai mẹ con không nên quá kiêng cữ, thay vào đó là ưu tiên ở
trong căn phòng thoáng mát và đầy đủ ánh sáng mặt trời. Hơn nữa, bé 2 tuần tuổi có
thể bắt đầu cho tắm nắng 15 - 20 phút mỗi ngày trước 9 giờ sáng. Ngoài ra, phụ
huynh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ uống vitamin D bổ sung
trong suốt những năm đầu đời. Đối với trẻ giai đoạn ăn dặm, các loại thực phẩm giàu
canxi như sữa, trứng, hải sản, rau xanh và dầu mỡ nên được ưu tiên lựa chọn.
-Còi xương ở trẻ là căn bệnh mà không bậc cha mẹ nào mong muốn. Tuy
nhiên, để phòng ngừa được bệnh còi xương cũng không quá phức tạp, quý phụ huynh
nào cũng có thể tuân thủ theo hướng dẫn trên nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát
triển toàn diện nhất cho trẻ. Bên cạnh đó cũng cần quan sát những dấu hiệu từ lúc trẻ
sơ sinh cho đến lớn để nhận biết liệu con mình có bị thiếu Vitamin D hay không, từ
đó có biện pháp điều trị kịp thời, mang lại hiệu quả tích cực.
V. CANXI - TRẺ EM:

1.VAI TRÒ CỦA CANXI VỚI TRẺ:


-Canxi là một thành phần chính của xương, có vai trò quan trọng trong việc
phát triển chiều cao và sức khỏe xương của trẻ em. Có khoảng 99% canxi trong cơ
thể con người nằm trong xương. Canxi trong cơ thể không thể tự tổng hợp mà cần
được bổ sung từ chế độ ăn uống và tắm nắng hàng ngày. Do vậy, trẻ càng lớn thì nhu
cầu về canxi sẽ càng tăng.
-Canxi quan trọng đối với trẻ nhỏ, thiếu canxi trẻ sẽ mắc bệnh còi xương chậm
lớn và cơ thể kém phát triển chậm chạm so với trẻ cùng tuổi và rất dễ mắc các bệnh
lý khác. Nhưng nếu việc bổ sung canxi khiến canxi dư thừa sẽ dẫn đến các tình trạng
táo bón, đau xương và vôi hóa thận. Chính vì vậy, việc bổ sung canxi cho trẻ cần đảm
bảo đúng và đủ.
-Canxi được bổ sung cho trẻ qua chế độ ăn hàng ngày. Ngoài canxi chất không
thể thiếu làm nhiệm vụ chất dẫn truyền để cơ thể hấp thụ canxi đó chính là Vitamin
D.

2.DẤU HIỆU TRẺ THIẾU CANXI?


-Các dấu hiệu có thể nhận biết trẻ đang thiếu canxi, đó là:
+Chán ăn, biếng ăn
+Ngủ không ngon giấc, khó vào giấc
+Ra mồ hôi trộm vào ban đêm
+Nhận thức chậm, thích ứng kém với môi trường xung quanh
+Bé hay bị đau mỏi chân, tay
+Rụng tóc, đặc biệt với các bé dưới 1 tuổi hay bị rụng tóc hình vành khăn.

3.CÁCH BỔ SUNG CANXI CHO TRẺ NHỎ, TRẺ SƠ SINH:


-Tuy có vai trò rất quan trọng nhưng canxi lại là chất mà cơ thể không thể tự
tổng hợp được mà phải sử dụng từ những nguồn bên ngoài. Trẻ càng lớn thì nhu cầu
canxi càng cao, chính vì vậy bổ sung canxi cho trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ đang bú mẹ là
vô cùng quan trọng. Nếu bổ sung canxi dư thừa hoặc không đúng cách còn có nguy
cơ gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho trẻ như táo bón, đau xương, vôi hoá
thận.
-Không chỉ canxi mà mẹ cũng cần chú ý bổ sung vitamin D đầy đủ để giúp trẻ
hấp thụ canxi một cách tốt nhất. Với từng giai đoạn phát triển, nhu cầu canxi của trẻ
là khác nhau.
-Nhu cầu canxi, vitamin D cần có trong khẩu phần ăn theo các nhóm tuổi khác
nhau (BYT/VDD 2016) như sau:

Nhóm tuổi Canxi Vitamin D


(mg/ngày) ( mcg/ngày)

0 - 6 tháng 300 10

6 - 8 tháng 400 10

9 - 11 tháng 400 10

1 - 2 tuổi 500 15

3 – 5 tuổi 600 15

6 - 7 tuổi 650 15

8 - 9 tuổi 700 15

10 - 19 tuổi 1000 15

-Theo như khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới WHO, nhu cầu canxi ở các độ
tuổi có sự khác nhau như sau:
+ Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 300mg/ngày
+Từ 7 – 12 tháng tuổi: 400mg/ngày
+Từ 1 – 3 tuổi: 500mg/ngày
+Từ 4 – 6 tuổi: 600mg/ngày
+Từ 7 – 9 tuổi: 700mg/ngày
+Từ 10 tuổi: 1000mg/ngày
+Từ 11 – 24 tuổi: 1200mg/ngày

Hấp thụ vitamin D bằng cách tắm nắng buổi sáng cho cả mẹ và bé
-Việc bổ sung canxi cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh cần được xác định bởi
bác sĩ chuyên khoa nhi và chuyên khoa dinh dưỡng, tùy theo từng độ tuổi bé, nhu cầu
của từng bé để bổ sung canxi hợp lý. Bố mẹ không nên tự ý dùng các sản phẩm thuốc
nhằm bổ sung canxi cho trẻ, việc sử dụng cần có hướng dẫn của bác sĩ.Đối với trẻ sơ
sinh, trẻ nhỏ còn đang bú mẹ thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính, đồng thời là
nguồn bổ sung canxi hiệu quả. Vì vậy chế độ dinh dưỡng của người mẹ là vô cùng
quan trọng. Để bổ sung canxi cho trẻ đang bú mẹ, thì việc đầu tiên đó là cải thiện
khẩu phần ăn uống cho người mẹ với những thực phẩm giàu canxi như:
-Sữa và các sản phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua), lòng đỏ trứng, nước cam,...
-Các loại ngũ cốc và hạt : hạt đậu, gạo, hạt mè, hạnh nhân, hạt điều, quả óc
chó...
-Các loại rau lá xanh thẫm: rau chân vịt, rau cải thìa, rau cải xoăn, cải bó xôi...
-Thuỷ hải sản: tôm , cua, nghêu, sò , ốc, hến,...
-Hấp thụ vitamin D bằng cách tắm nắng buổi sáng cho cả mẹ và bé. Nên tắm
nắng cho trẻ vào buổi sáng hoặc buổi chiều vì đây là thời điểm ánh nắng mặt trời
cung cấp nhiều vitamin D , nên cho trẻ mặc quần áo mỏng để tiếp xúc với ánh nắng
hiệu quả nhất.
-Hấp thụ vitamin D bằng cách tắm nắng buổi sáng cho cả mẹ và bé
-Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, phụ nữ đang cho con bú cần hấp thụ khoảng
1000 mg canxi mỗi ngày. Nhưng do việc ăn uống bị kiêng khem nên thường bị thiếu
hụt canxi sau khi sinh. Vì vậy, các mẹ cũng có thể cung cấp lượng canxi bị thiếu bằng
các loại thuốc bổ sung canxi. Tuy nhiên việc dùng thuốc cần phải có sự hướng dẫn
của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc bởi vì khi thiếu một số vi chất khác như thiếu
sắt, kẽm, trẻ cũng có một vài triệu chứng như thiếu Canxi.
-Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì bú mẹ hoàn toàn và tắm nắng thường xuyên
(việc này đang rất tranh cãi nên bỏ) là biện pháp tốt nhất giúp bổ sung canxi. Còn với
trẻ từ 7 tháng trở lên, đã có thể ăn dặm thì bên cạnh việc bú sữa, uống thêm sữa công
thức, thì các mẹ có thể chế biến những thực phẩm giàu canxi để bổ sung vào thực đơn
ăn dặm của trẻ.
 Kết hợp bổ sung canxi với vitamin D3 và vitamin K2:
+Vitamin D3 giúp tăng khả năng hấp thu canxi vào xương, giúp làm giảm
tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng. Vitamin D3 được tổng hợp tự nhiên nhờ sự
tiếp xúc của da với ánh nắng mặt trời. Vì vậy, việc tắm nắng cho trẻ vào sáng sớm
cũng là một biện pháp đơn giản và hiệu quả giúp bổ sung thêm lượng vitamin D3.
+Vitamin K2 hay còn gọi là MK-7, có tác dụng gắn canxi vào xương, tham
gia vào quá trình tạo xương của cơ thể, vì vậy, hạn chế được tình trạng vôi hóa thành
mạch do dư thừa canxi.
-Do vậy, việc kết hợp vitamin D3, vitamin K2 trong quá trình bổ sung canxi
là điều vô cùng cần thiết.
-Tổng kết lại, TS.BS Phan Bích Nga khuyên rằng, ngoài các bữa ăn giàu dinh
dưỡng thì việc bổ sung canxi cho trẻ là rất cần thiết. Và để bổ sung canxi đúng cách
và mang lại hiệu quả tốt nhất, các mẹ nên bổ sung canxi tự nhiên từ tảo biển đỏ kết
hợp vitamin D3 và K2 sẽ giúp cơ thể dễ hấp thu canxi, nhờ đó trẻ hấp thu đủ lượng
canxi cần thiết để phát triển chiều cao tối ưu. Ngoài ra, các mẹ có thể chọn các dạng
chế phẩm bổ sung canxi cho bé như viên nhai bổ sung canxi tự nhiên rất tiện lợi và dễ
sử dụng.
-TPBVSK Viên nhai canxi KidbiCals với thành phần Aquamin F từ tảo đỏ tự
nhiên bổ sung Canxi tự nhiên dễ hấp thu, hỗ trợ giảm nguy cơ còi xương, suy dinh
dưỡng ở trẻ. Hỗ trợ phát triển chiều cao; giúp xương, răng phát triển khỏe mạnh. Bên
cạnh đó còn có K2, D3, magie cùng các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp trẻ
phát triển khỏe mạnh.
-Ưu điểm của Viên nhai canxi KidbiCals:
+Sản phẩm dạng viên nhai dễ sử dụng, có vị dâu thơm ngon.
+Nguồn canxi tự nhiên từ tảo biển đỏ, có cấu trúc xốp dễ hấp thu hơn các loại
canxi thông thường.
+Nguyên liệu nhập khẩu từ Anh quốc, đã được chứng nhận Organic (hữu cơ)
+Không có đường, không chất bảo quản, không gây sâu răng.

4.LỰA CHỌN LOẠI CANXI DỄ HẤP THU CHO TRẺ:


-Đây là một yếu tố được coi là vấn đề cốt lõi trong việc bổ sung canxi. Các mẹ
thường rất lo lắng khi cho con sử dụng các sản phẩm bổ sung canxi bởi nhiều sản
phẩm bổ sung canxi thường gây nóng trong, táo bón,… Khi canxi được bổ sung vào
cơ thể mà không đi tới đích cuối cùng là hệ xương răng thì sẽ gây tăng nồng độ canxi
trong máu hoặc lắng cặn do không hấp thu hết, từ đó sẽ hình thành vôi hóa ở thành
mạch máu hoặc sỏi ở thận do không bài tiết được hết canxi dư thừa ra khỏi cơ thể.
-Theo Bác sĩ Nga, các bậc cha mẹ nên lựa chọn loại canxi dễ hấp thu như canxi
tự nhiên để bổ sung cho bé. Ngoài ra, cần tăng cường các loại thực phẩm giàu canxi
như: rau có màu xanh đậm (rau bina, súp lơ xanh, cải chíp,…), các loại hoa quả tươi
(cam, quýt…), các loại đậu, hạt, trứng, sữa, tảo biển,… Trong đó, tảo biển đỏ là
nguồn bổ sung canxi tự nhiên rất hiệu quả, được coi là xu hướng phát triển chiều cao
tối ưu cho trẻ hiện nay. Canxi trong tảo biển đỏ có cấu trúc lỗ xốp tổ ong nên rất dễ
hấp thu, do đó giúp trẻ hấp thu đủ lượng canxi cần thiết mà không phải lo lắng vấn đề
nóng trong, táo bón hay vôi hóa thành mạch, sỏi thận như khi dùng các loại canxi
thông thường.

5.THỜI ĐIỂM BỔ SUNG CANXI TỐT NHẤT:


-Thời điểm bổ sung canxi tốt nhất trong ngày là vào buổi sáng, sau bữa ăn sáng
khoảng 30 phút đến 1 giờ đồng hồ. Bởi buổi sáng là thời điểm bắt đầu một ngày mới,
nếu bổ sung canxi vào thời điểm này, trẻ sẽ vận động cả ngày, điều này ảnh hưởng
tích cực đối với việc hấp thu canxi. Đồng thời, thời gian từ 6-8 giờ sáng là khoảng
thời gian trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều hơn, giúp tổng hợp vitamin D3 hỗ
trợ quá trình hấp thu canxi.
-Ngoài ra, không nên cho con bổ sung canxi vào thời điểm chiều hoặc tối. Tối
là thời gian trẻ ít vận động nhất, vì vậy làm giảm khả năng hấp thu canxi, tăng khả
năng bị lắng cặn canxi hơn, gây ra các tình trạng táo bón, vôi hóa thành mạch hoặc
sỏi thận.

6.CHO TRẺ UỐNG NHIỀU CANXI LIỆU CÓ TỐT KHÔNG?


-Trẻ uống canxi nhiều có tốt không? Tất nhiên là không, bổ sung canxi cho trẻ
cần đúng và đủ liều lượng. Để tránh tình trạng dư thừa hay thiếu hụt lượng canxi cho
trẻ cha mẹ cần biết đến nhu cầu canxi của trẻ.
-Canxi là dưỡng chất đặc biệt cần thiết cho cơ thể và xương. Tuy nhiên, việc
cho trẻ uống nhiều canxi có hại không thì cần phải tìm hiểu kỹ càng. Không nên lạm
dụng, không dùng quá liều, không cho trẻ dùng thời gian quá dài khi không có sự chỉ
định của bác sĩ vì có thể xảy ra các tác hại như sỏi thận, vôi hóa động mạch…..
- Khi cho trẻ uống canxi, nên uống vào buổi sáng trong thời gian thích hợp nhất
là sau khi trẻ ăn sáng, không uống sau 14 giờ chiều và kết hợp vận động ngoài trời để
có sự chuyển hóa tốt nhất.
- Cho trẻ uống canxi trong và sau bữa ăn, tránh tuyệt đối không nên cho trẻ uống
khi đói. Đối với các trường hợp trẻ đang được sử dụng các loại kháng sinh thì nên
cho trẻ uống cách sau 2 tiếng.
-Tránh tuyệt đối không cho trẻ uống canxi kèm sữa, sẽ dẫn đến tranh chấp trong
quá trình hấp thụ canxi.
-Thời điểm mùa đông ít ánh nắng mặt trời trẻ sẽ bị thiếu hụt hàm lượng canxi
cao hơn vì vậy bổ sung cho trẻ uống canxi mùa này là thích hợp nhất.
-Cho trẻ uống canxi cũng đừng quên bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng 15-
30 phút vào sáng sớm để trẻ hấp thu tốt nhất lượng canxi.

Trẻ uống canxi quá nhiều không tốt, có thể dẫn đến sỏi thận, vôi hóa động mạch…..

7.BỔ SUNG CANXI CHO TRẺ CẦN CHÚ TRỌNG LIỀU LƯỢNG:
-Lâu nay, rất nhiều người vẫn lầm tưởng rằng việc bổ sung nhiều canxi và
vitamin D là rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ để phát triển chiều cao,
phòng ngừa các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng. Vậy cho trẻ uống canxi bao nhiêu
là đủ?
-Thừa canxi có thể gây táo bón, ức chế việc hấp thụ các dưỡng chất khác như
sắt, kẽm từ đó sẽ làm cho cơ thể có nguy cơ thiếu 2 chất này. Mặt khác, thừa canxi
còn gây quá tải cho thận, nếu vẫn tiếp tục bổ sung quá nhu cầu cơ thể trong thời gian
dài sẽ làm tăng nguy cơ sỏi niệu quả và sỏi thận.
-Nếu dùng canxi liều cao hoặc đi đến những nơi không cần, có thể làm ảnh
hưởng đến nồng độ canxi trong máu gây rối loạn canxi máu và rối loạn nhịp tim.
Thừa canxi gây ra tình trạng sỏi thận mạn tính, vôi hóa khớp vai, xơ vữa động mạch
mái, canxi hóa mô mềm….
-Lượng canxi cần thiết cho cơ thể (theo tổ chức y tế thế giới WHO):
+ Trẻ em 0-1 tuổi: cần 400mg – 600mg /ngày
+ Trẻ em 1-10 tuổi : cần 800 mg /ngày
+ Người lớn 11- 24 tuổi cần 1200 mg /ngày
+ Người lớn 24 – 50 tuổi cần 800mg – 1000mg /ngày
+ Phụ nữ có thai, người cao tuổi: cần 1200 mg – 1500 mg /ngày.
-Đảm bảo việc bổ sung canxi cho trẻ không bị dư thừa các mẹ cần lưu ý các vấn đề
sau:
+Trẻ thuộc một trong các nhóm cần bổ sung canxi, trẻ đang trong độ tuổi phát
triển
+Nên bổ sung canxi cho trẻ mỗi năm  từ 2-3 đợt, mỗi đợt khoảng 2-3 tháng, tùy
mức độ cần thiết của trẻ
+ Bổ sung canxi cho trẻ nên kết hợp với vận động ngoài trời.
8.CANXI NÀO TỐT NHẤT  CHO TRẺ?
-Để khắc phục hạn chế của các loại canxi thông thường, hiện nay các nhà khoa
học đã ứng dụng công nghệ nano để sản xuất ra canxi dạng nano với kích thước siêu
nhỏ, tăng khả năng hấp thụ lên mức tối đa. Cũng do tính năng hấp thụ cao mà canxi
nano không gây các tác dụng phụ hay “dư thừa” canxi trong cơ thể.
-Canxi là thành phần quan trọng nhất để tạo xương, giảm nguy cơ loãng xương
và tăng mật độ xương, giúp xương chắc khỏe, Vitamin D3 và MK7 sẽ giúp cho
canxi phát huy công dụng một cách tốt nhất.
-Vitamin D3 giúp tăng khả năng hấp thụ canxi từ ruột vào máu. Nhưng nếu
không có MK7 (Vitamin K2 tự nhiên) thì protein osteocalcin sẽ tồn tại ở dạng không
hoạt động. MK7 sẽ kích hoạt osteocalcin từ dạng bất hoạt sang dạng hoạt động, khi
đó có khả năng vận chuyển canxi từ máu vào tận khung xương, giúp tăng mật độ
xương. Nếu không có MK7, dù có Vitamin D thì Canxi vẫn sẽ chống lại bạn. Khi đó
Canxi thích gắn vào mô mềm, vào mạch máu (như động mạch vành tim, thận, tĩnh
mạch) hơn là gắn vào xương, gây ra nhiều phiền hà cho con người (như nhiều bệnh
xương khớp, vôi hóa mạch máu tạo vữa xơ động mạch, giãn tĩnh mạch, bệnh mạch
vành tim, sỏi thận, suy thận, vôi hóa các mô liên kết, tạo vết nhăn v.v…)
-Vitamin D3 và MK7 sẽ hiệp đồng tác dụng để đưa Canxi từ ruột vào tận xương,
và ngăn Canxi đi vào những chỗ nguy hiểm. Khung xương của cơ thể được ví như
một ngôi nhà được xây dựng với bê tông cốt thép. Trong đó, xi măng là Canxi (giúp
tăng mật độ xương) và cốt thép là Collagen ( giúp tăng chất lượng, tính đàn hồi của
xương nhờ mối liên kết của các phân tử Collagen). MK7 kích thích cơ thể sản xuất
Collagen.
-Khung xương chắc khỏe, dẻo dai sẽ giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh, giúp trẻ em
phát triển chiều cao tối đa, người trưởng thành tránh được các bệnh lý về xương
khớp, đặc biệt là khi tuổi cao.

9.MỘT SỐ LOẠI THUỐC CÓ CHỨA CANXI:

Pediakid Vitamin D3
Thực phẩm chức năng Sanct
Thực phẩm chức năng Sanct
Bernhard Calcium D3
Bernhard Calcium D3 Kapseln
hương vị socola

Cốm tăng chiều cao


Pediakid Calcium Thực phẩm chức năng
Pre-Vipteen
Croissance-Tăng trưởng Waki-Bewl Bone and
chiều cao Calcium Nhật Bản

Thực phẩm chức


Cốm tăng chiều cao Pre-
Pediakid Calcium năng Waki Bewel
Vipteen
Croissance-Tăng trưởng Bone. Calcium
chiều cao Nhật Bản
VI.TỔNG HỢP CÁC DƯỢC LIỆU TỪ CANXI

1.DƯỢC LIỆU CANXI HỮU CƠ VÀ DƯỢC LIỆU CANXI VÔ CƠ:


a. DƯỢC LIỆU HỮU CƠ

 CALCIUM CORBIERE 5ML (nước,viên)


 Canxi Glucoheptonat: 0.550g
 Acid Ascorbic: 0.050g
 Vitamin PP: 0.025g

 CAlCIUM KIDBICALS (nước,viên)


 CALCI: 50mg
 MAGIE: 4mg
 VITAMIN D3: 80IU
 VITAMIN K2: 5mcg

b. DƯỢC LIỆU VÔ CƠ
 CALCIUM SANDOZ FORTE(nước,bột)
• Calcium gluconolactateZ: 2.94g
• Calcium carbonate: 0.3g
• Tương ứng Ca 12.5 mmol hoặc 500mg
• Sodium: 12.5 mmol hoặc 275mg
• Sucrose 868mg
VII.TÍNH CHẤT DƯỢC LIỆU

1.TÍNH CHẤT CỦA DƯỢC LIỆU HỮU CƠ:


-Được cấu thành từ ion Canxi với các loại hợp chất hữu cơ.
Ví dụ: Canxi gluconat (Tên đầy đủ Canxi Lactac Gluconat), Canxi caseinate….
-Chủ yếu dạng nước hoặc dạng viên nén.
-Dễ hấp thụ nhanh và không bị lắng động Canxi.

2.TÍNH CHẤT CỦA DƯỢC LIỆU VÔ CƠ:


-Phần lớn các dạng sản phẩm là Canxi ở dạng muối
Ví dụ: Canxi cacbonat (Ca 40%), Canxi nitrat,…..
-Chủ yếu dạng nước và dạng bột.
-Chứa lượng Canxi nguyên tố lớn

VIII.CƠ CHẾ HOẠT DỘNG CỦA DƯỢC LIỆU


DƯỢC LIỆU VÔ CƠ VÀ HỮU CƠ

-Chỉ định:
Giúp tình trạng thiếu canxi như: chứng còi xương, chế độ ăn thiếu canxi, trong
thời kỳ nhu cầu canxi cao (trẻ em đang lớn, phụ nữ mang thai và cho con bú, giai
đoạn phục hồi vận động khi bị gãy xương sau một thời gian bị bất động kéo dài). Hỗ
trợ điều trị loãng xương, phòng ngừa tình trạng giảm khoáng hóa xương ở giai đoạn
tiền và hậu mãn kinh.
-Liều lượng và cách dùng (dạng nước Calcium Sandoz Forte):
Dùng 1000 mg thuốc mỗi ngày. Nếu cần tăng Canxi hoặc trong các trường
hợp nặng ( điều trị bisphosphnates) liều hằng ngày có thể tăng lên đến 2000 mg.
-Liều lượng và cách dùng (dạng nước Calcium Corbiere):
+Ống 5ml: Trẻ em 1-2 ống/ngày uống vào buổi sáng và buổi trưa.
+Ống 10ml: Người lớn 1-2 ống/ngày uống vào buổi sáng và buổi trưa còn Trẻ
em 1 ống/ngày uống vào buổi sáng.
-Liều lượng và cách dùng (dạng viên Calcium Corbiere:
Sử dụng từ 2-3 viên/ngày ( không dùng vượt quá 16 viên/ngày).
-Liều lượng và cách dùng (dạng viên Calcium Kidbicals)
+Với trẻ từ 2-3 tuổi: Dùng 2-4 viên/ngày.
+Với trẻ từ 4 trở lên: Dùng 4-6 viên/ngày.
+Người lớn: Không quá 10 viên/ngày.
-Chống chỉ định:
 Mẫn cảm với thành phần của thuốc tăng canxi huyết, canxi niệu; sỏi
canxi; u ác tính phá hủy xương; loãng xương do bất động lâu ngày; suy tim và
suy thận.
 Tránh dùng liều cao vitamin C ở những người có tình trạng dư acid, xơ
gan, bệnh gút, nhiễm toan ống thận, hoặc tiểu hemoglobin kịch phát về đêm.
 Tránh dùng liều cao Vitamin C ở bệnh nhân bị suy thận. Canxium
Corbiere có chứa vitamin PP không dùng cho người bệnh gan nặng, loét dạ dày
tiến triển, xuất huyết động mạch, hạ huyết áp nặng.
-Tác dụng phụ:
+ Vì là thực phẩm bổ sung nên có khả năng dung nạp tốt do đó những tác dụng
phụ sẽ xảy ra sẽ không quá nguy hiểm:
+Gây rối loạn tiêu hóa với các triệu chúng như đầy hơi, buồn nôn, táo bón, đỏ
bừng mặt hoặc cũng có thể xuất hiện các biểu hiện như mặt, ngứa cổ, rát bỏng hoặc
cảm thấy đau nhỏi ở da và một số triệu chứng về đường tiêu hóa.
-Ưu điểm và nhược điểm:
+Ưu điểm:
 Dạng hữu cơ sẽ được hấp thụ nhanh hơn (được định hướng cho bà bầu).
 Phòng ngừa được các bệnh về xương ở người lớn.
+Nhược điểm:
 Dạng vô cơ sẽ có thể làm lắng động Canxi trong ruột gây nên táo bón,
sỏi thận.
 Dùng quá liều sẽ gây phản tác dụng nên cần phải nghe theo lời khuyên
của bác sĩ.

MONG ĐÂY SẼ LÀ MỘT BÀI THAM KHẢO BỔ ÍCH.


CẢM ƠN MỌI NGƯỜI ĐÃ ĐÓN ĐỌC.

You might also like