Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 26

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y DƯỢC ĐÀ NẴNG

BÀI TIỂU LUẬN

GV hướng dẫn: Nguyễn Thị Ngọc Yến


Nhóm SV thực hiện: Bùi Phương Nam
Hoàng Hạ Diệu Uyên
Hồ Minh Tâm
Hoàng Thị Bảo Anh

Đà Nẵng, ngày 28 tháng 11 năm 2019


Sorbitol – Táo bón
Mục lục

Contents
1/ Giới thiệu sorbitol........................................................................................................................4
1.1.Trạng thái tự nhiên.................................................................................................................4
1.2.Tổng hợp................................................................................................................................4
2/Tính chất.......................................................................................................................................5
2.1.Tác dụng với Cu(OH)2...........................................................................................................6
2.2.Tác dụng với Na....................................................................................................................6
2.3.Tác dụng với anhidrit.............................................................................................................6
2.4. Tính chất vật lý.....................................................................................................................6
3/ỨNG DỤNG CỦA SORBITOL...................................................................................................6
3.1. Tác dụng của sorbitol trong ngành công nghiệp...................................................................6
3.2. Sorbitol dùng làm chất tạo ngọt............................................................................................7
3.3. Sorbitol được ứng dụng trong thực phẩm.............................................................................7
3.4. Sorbitol được sử dụng trong y dược.....................................................................................7
 Thuốc trị táo bond.......................................................................................................7
 Thuốc nhuận tràng......................................................................................................7
3.5.CÁC ỨNG DỤNG Y TẾ KHÁC...........................................................................................8
3.6.HÓA CHẤT SORBITOL CÓ GÂY ĐỘC HAY KHÔNG?..................................................9
3.7.Hiệu ứng quá liều.................................................................................................................10
4/TÁO BÓN...................................................................................................................................10
4.1.Bệnh táo bón........................................................................................................................10
4.2.Triệu chứng của bệnh táo bón ở cả trẻ em và người lớn.....................................................11
4.3.Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh táo bón ở cả trẻ em và người lớn?....................................12
5/Các nhóm thuốc điều trị..............................................................................................................13
5.1. Thuốc nhuận tràng tạo khối................................................................................................13
5.2. Thuốc nhuận tràng thẩm thấu.............................................................................................15
5.3. Thuốc nhuận tràng kích thích.............................................................................................17
5.4.Thuốc nhuận tràng làm mềm phân......................................................................................18
5.5. Nhuận tràng làm trơn (dầu khoáng)....................................................................................19
5.6. Thuốc điều trị táo bón mạn tính..........................................................................................20
6/ỨNG DỤNG SORBITOL TRONG ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN.......................................................22
Những ai không thể dùng Sorbitol?.......................................................................................22
7/CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG.............................................................................................................23
8/NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG THUỐC NHUẬN TRÀNG..........................................................23
8.1.Thay đổi lối sống.................................................................................................................23
8.2. Sử dụng thuốc nhuận tràng.................................................................................................24
8.3. Sử dụng thuốc nhuận tràng cho một số bệnh nhân đặc biệt...............................................24
1/ Giới thiệu sorbitol
1.1.Trạng thái tự nhiên
- Sorbitol là 1 loại đường thuộc học hexitol,
được phát hiện vào năm 1868 trong quả cây
thanh lương trà núi với hàm lượng 5-12%. Tên
gọi “sorbitol” được xuất phát từ tên khoa học
của cây này là Sorbus aucuparia. Ngoài ra,
sorbitol cũng có trong nhiều loại quả khác: mận
1,7-4,5%; lê 1,2-2,8%; đào 0,5-1,3%, táo 0,2-
1,0%. Trong quả và lá cây, sorbitol tồn tại ở
dạng hợp chất trung gian sinh học cho quá trình
tổng hợp tinh bột, xenluloza, sorbose và vitamin
C. Trong động vật, sorbitol được tìm thấy trong
quá trình hấp thụ glucoza hoặc tổng hợp
fructoza từ glucoza.
 - Sorbitol là một đồng phân của mannitol (một loại rượu đường khác); cả hai chỉ khác nhau về
hướng của nhóm hydroxyl trên carbon 2. Trong khi tương tự nhau, hai rượu đường có nguồn rất
khác nhau trong tự nhiên, điểm nóng chảy và cách sử dụng.

 Công thức cấu tạo: C6H14O6

1.2.Tổng hợp
-Sorbitol có thể được tổng hợp thông qua phản ứng khử glucose trong đó nhóm aldehyd chuyển
đổi được chuyển thành nhóm hydroxyl. Phản ứng đòi hỏi NADH và được xúc tác bởi aldose
reductase. Giảm glucose là bước đầu tiên của con đường chuyển hóa polyol và liên quan đến
nhiều biến chứng tiểu đường.
-Cơ chế liên quan đến dư lượng tyrosine trong vị trí hoạt động của aldehyd redasease. Nguyên tử
hydro trên NADH được chuyển sang nguyên tử cacbon aldehyd điện; các electron trên liên kết
đôi carbon-oxy aldehyd được chuyển đến oxy lấy proton trên chuỗi bên tyrosine để tạo thành
nhóm hydroxyl. Vai trò của nhóm aldehyd redasease tyrosine phenol là đóng vai trò là một axit
chung để cung cấp proton cho oxy aldehyd khử trên glucose.

- Giảm glucose không phải là con đường chuyển hóa glucose chính trong cơ thể người bình
thường, trong đó mức glucose nằm trong phạm vi bình thường. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân
tiểu đường có mức đường huyết cao, có tới 1/3 lượng glucose của họ có thể đi qua con đường
giảm glucose. Điều này sẽ tiêu thụ NADH và cuối cùng dẫn đến tổn thương tế bào.
- Sorbitol cũng có thể được tổng hợp thông qua quá trình hydro hóa xúc tác của d-glucose để tạo
thành d-sorbitol. Phản ứng này có hiệu suất 100% của d-sorbitol khi d-glucose được phản ứng
với hydro trong nước ở 120 độ C, trong 1 giờ.

C6H12O6 + H2  C6H14O6
2/Tính chất
 Sorbitol còn có tính khử, không thể lên men được, và rất bền trước sự tấn công của vi
khuẩn
 Sorbitol có khả năng tạo phức với kim loại nặng góp phần cải thiện việc bảo quản các sản
phẩm béo.
2.1.Tác dụng với Cu(OH)2
2C6H14O6 + Cu(OH)2  (C6H13O6)2Cu + 2H2O

2.2.Tác dụng với Na


C6H14O6 + 6Na  C6H8O6Na6 + 3H2
2.3.Tác dụng với anhidrit
Sản phẩm tạo ra este và axit
C6H14O6 + (CH3CO)2O  CH2OH(CHOH)4CH2OOCCH3 + CH3COOH

2.4. Tính chất vật lý


- Ngoài tên gọi sorbitol, hóa chất này còn có các tên gọi khác là glucohexitol, sorbite, sorbol,
glucitol, hexa-ancol, E420 với khối lượng phân tử M=182,17
đvC, có nhiệt độ nóng chảy 110oC.
-Tinh thể sorbitol không màu, hút ẩm, độ ngọt bằng khoảng
60% so với đường mía. Sorbitol mang hàm lượng calo thấp, có
tính giữ ẩm, kháng khuẩn và là một chất ổn định. Trong cơ thể
người khỏe mạnh, 1g sorbitol sinh 3994 cal (trong khi 1g
đường mía sinh 3940 cal). Tinh thể Hydrat của nó tan chảy một
phần ở nhiệt độ dưới 100oC.
-Sorbitol dễ tan trong nước, ở 25oC, 100g nước có thể hoàn tan 256g sorbitol. Sorbitol tan tốt
trong rượu nóng, metanol, isopropanol, butanol, xyclohexanol, phenol, axetol, axit axetic, DMF,
pyridin, ít tan trong rượu lạnh, không tan trong hầu hết các dung môi hữu cơ khác. Dung dịch
sorbitol thương mại có nồng độ 70%. Ở nồng độ cao, dung dịch sorbitol có độ nhớt lớn hơn rất
nhiều so với dung dịch glyxerin có nồng độ tương đương.

3/ỨNG DỤNG CỦA SORBITOL


3.1. Tác dụng của sorbitol trong ngành công nghiệp
- Hóa chất sorbitol có vai trò quan trọng như chất ổn định, chất chống oxi hóa, chất chống oxi
hóa, chất hóa đẽo, chất giữ ẩm, chất tạo nhũ..., nên được sử dụng trong sản xuất các hợp chất
sơn, polymer  như các chất ổn định và chất chống oxi hóa, chất dẻo dùng trong đúc, chất tẩy rửa,
keo dán, da, vải, dệt may, điện hóa, giấy...

3.2. Sorbitol dùng làm chất tạo ngọt


- Sorbitol là một dạng đường thay thế. Sorbitol có tới 60% vị ngọt của mía đường. Sorbitol còn
được gọi là chất ngọt dinh dưỡng bởi vì nó cung cấp năng lượng trong chế độ ăn uống 2,6kcal
mỗi gram so với trung bình 4 kcal tương đương với 17calo cho carbohydrate. Sorbitol có trong
các loại thực phẩm như: Bạc hà, si ro ho và kẹo nhai không đường. 

3.3. Sorbitol được ứng dụng trong thực phẩm


- Sorbitol được dùng làm chất làm mềm da (hàm lượng 10 ÷ 20 %) hay chất ổn định (3 ÷ 5 %)
trong các loại kem bôi da, các loại gel, thuốc mỡ và đặc biệt là kem đánh răng (35 ÷ 40%)...
- C6H14O6 được xem là phụ gia thực phẩm
- C6H14O6  có thể cho thêm vào trong bánh kẹo, thực phẩm và bánh socola để tránh thực phẩm bị
khô và cứng bằng độ ẩm với khả năng ổn định tốt. 
- Mặt khác sorbitol còn được dùng trong sản xuất thuốc lá, dùng để ngăn ngừa sự vụn vỡ của sợi
thuốc lá và làm chất dịu thuốc nhai. 
- Sorbitol sử dụng trong bánh kẹo ít calo và trong rất nhiều thực phẩm khác và còn được dùng để
giải độc gan, tẩy trắng thịt, cá trong chế biến.
- Làm giảm điểm đóng băng của kem, giúp cho kem mềm hơn 

3.4. Sorbitol được sử dụng trong y dược


 Thuốc trị táo bond
-Theo các chuyên gia, Sorbitol chứa nhiều nhóm hydroxit có khả năng thúc đẩy sự hydrat hóa
các chất có chứa trong dạ dày. Đồng thời, thuốc có tác dụng kích thích nhu động ruột hoạt động
và sản xuất cholecystokinin – pancreazymin gúp thẩm thấu nhuận tràng, làm loãng phân.
 Chính nhờ vậy, thuốc có tác dụng chữa bệnh táo bón. Bên cạnh đó, Sorbitol thường được
bác sĩ chỉ định điều trị các triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa bao gồm tình trạng đầy
hơi, khó tiêu hay tiêu hóa chậm. 
 Thuốc nhuận tràng
-Như trường hợp của các loại rượu đường khác, thực phẩm có chứa sorbitol có thể gây ra rối
loạn tiêu hóa. Sorbitol có thể được sử dụng như thuốc nhuận tràng khi dùng đường uống
hoặc thuốc xổ. Sorbitol hoạt động như một thuốc nhuận tràng bằng cách hút nước vào ruột già,
kích thích nhu động ruột. Sorbitol đã được xác định là an toàn cho người già sử dụng, mặc dù nó
không được khuyến cáo nếu không có lời khuyên của bác sĩ. Sorbitol được tìm thấy trong một số
loại trái cây khô và có thể đóng góp vào tác dụng nhuận tràng của mận khô. 

3.5.CÁC ỨNG DỤNG Y TẾ KHÁC


 Được sử dụng trong các môi trường nuôi cấy vi khuẩn để phân biệt Escherichia coli
O157:H7 và gây bệnh với hầu hết các chủng loại khác vì nó thường không thể lên men
sorbitol, không giống như 93% các chủng E.Coli đã biết. Sorbitol được xác định là một chất
trung gian hoá học quan trọng tiềm năng để sản xuất nhiên liệu từ các nguồn sinh khối, có
thể được sử dụng làm nhiên liệu sinh học
 Điều trị tăng kalo trong máu cũng sử dụng sorbitol và nhựa polystyrence sulfonnate trao đổi
ion.
 Được sử dụng làm tá dược trong sản xuất thuốc chứa vitamin C, thuốc bổ và các loại thuốc
uống viên.
 Sorbitol có tác dụng làm ổn định các dung dịch huyền phù trong sản xuất chữa bệnh và đối
với người bị tiểu đường, Sorbitol có tác dụng rất tốt.
 Sorbitol cũng được sử dụng trong sản xuất viên nang mềm để lưu trữ một liều thuốc lỏng.
 Dung dịch dùng để rửa trong và sau khi phẫu thuật hệ thống tiết niệu, bơm rửa bàng quang,
rửa cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt.
 Được sử dụng để ngăn ngừa sự mất nước và nhiều vấn đề khác trong đó có các bệnh về tiêu
hóa và bệnh mất trương lực của túi mật.

Bảng 1. Các tính chất và ứng dụng của sorbitol

Lĩnh vực Tính chất Ứng dụng

Thực - Tăng thời gian bảo quản Chế biến thực phẩm
- Làm dịu vị - Kẹo cao su
phẩm
- Giữ ẩm - Sôcôla
- Làm ngọt - Bánh mỳ
- Tạo nhũ - Đồ uống
- Không ảnh hưởng đến hàm lượng - Kem
đường trong máu
- Không làm hỏng răng (không lên
men)

Mỹ - Giữ ẩm - Sữa rửa mặt


- Không làm hỏng răng - Kem đánh răng
phẩm
- Hoá dẻo - Bọt cạo râu
- Tạo nhũ
- Làm cho da mịn màng

Dược - Các tính chất sinh lý học Có trong:


- Thay thế đường cho người bị b ệnh - Viên nén
tiểu - Viên nhộng
đường - Dịch nhũ tương
- Chất nền - Siro chống ho
- Giữ ẩm - Sản xuất Vitamin C

Công - Hoá dẻo - Chất tẩy rửa


- Làm dịu vị - Công nghiệp giấy,
nghiệp
- Bền nhiệt vải, da
khác - Bền với axít và bazơ - Gelatin
- Nhớt - Keo dán
- Giữ ẩm - Loại sự oxy hoá của
- Tạo nhũ dầu bởi các kim loại
Tác nhân tạo phức càng cua với kim nặng
loại - Thuốc nổ
nặng - Sơn và verni
- Polyuretan
- Ete nhựa thông
3.6.HÓA CHẤT SORBITOL CÓ GÂY ĐỘC HAY KHÔNG?
Với những ứng dụng nêu trên ta thấy rõ được rằng sorbitol tốt cho sức khỏe và không gây độc
hại cho người sử dụng.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng:
Sorbitol được dùng trong điều trị táo bón.Nhưng,  nếu sử dụng quá liều – đặc biệt là đối với
các trường hợp táo bón mạn tính – có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Khi sử dụng nhiều
Sorbitol, người khỏe thì không sao nhưng với người có vấn đề về gan và thận thì người bệnh sẽ
dễ bị nhiễm độc các chất này và bệnh tình trở lên trầm trọng.
Khi bạn sử dụng thuốc nhuận tràng, bạn được bác sĩ lưu ý đầy đủ về các trường hợp chống chỉ
định với thuốc. Tuy nhiên, khi nó chỉ được sử dụng như một loại tá dược trị ho thì bạn lại không
được lưu ý bất cứ điều gì về thành phần phụ này. Nên những người không được phép sử dụng
loại thuốc này như: Người bị rối loạn ăn uống, dị ứng với sorbitol, người không dung nạp
fructose do di truyền, người bệnh bị viêm thực thể ruột non.

 Tác dụng phụ của thuốc trị táo bón Sorbitol


Thuốc trị táo bón Sorbitol rất ít khi gây tác dụng phụ nhưng đôi khi người bệnh cũng gặp phải
một vài phản ứng phụ sau đây:
 Buồn nôn
 Tiêu chảy
 Kích ứng hậu môn
 Đau bụng
 Trướng bụng
Ngoài các biểu hiện này, bệnh nhân có thể gặp phải tác dụng phụ do dị ứng với thuốc như:
 Chóng mặt
 Ngứa và sưng tại vị trí cổ họng, mặt và lưỡi
 Phát ban
Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà thuốc gây phản ứng phụ khác nhau. Do đó, người
bệnh cần thăm khám khi thấy cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường sau khi sử dụng thuốc trị táo
bón Sorbitol.

3.7.Hiệu ứng quá liều


Ăn một lượng lớn sorbitol có thể dẫn đến đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy từ nhẹ đến nặng.
Tiêu thụ sorbitol theo thói quen trên 20 gam (0,7 oz) mỗi ngày vì kẹo cao su không đường đã dẫn
đến tiêu chảy nghiêm trọng, gây giảm cân ngoài ý muốn hoặc thậm chí phải nhập viện. Trong
các nghiên cứu ban đầu, một liều 25g sorbitol, ăn qua ngày, tạo ra tác dụng nhuận tràng chỉ trong
5% cá nhân. Là kết quả của trọng lượng phân tử lớn của sorbitol, khi một lượng lớn sorbitol
được ăn vào, chỉ một lượng nhỏ sorbitol được hấp thụ ở ruột non, và hầu hết sorbitol đi vào đại
tràng, do đó ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.

4/TÁO BÓN
4.1.Bệnh táo bón là nguyên nhân chính dẫn đến ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Đối
với trẻ nhỏ thì trẻ chậm lớn, biếng ăn , còi cọc và đặc biệt hơn là nếu để bệnh lâu ngày thì sẽ dẫn
đến tình trạng sa hậu môn , mắc bệnh trĩ…

-Táo bón là chứng bệnh thường gặp ở trẻ em, người lớn và hầu như ở mọi lứa tuổi trong mọi thời
điểm trong năm. Tuy bệnh phổ biến và không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không
được chú ý đến thì rất dễ trở thành chứng mạn tính gây đau đớn và ảnh hưởng đến sức khỏe
chung của cả cơ thể, đồng thời là yếu tố thuận lợi cho bệnh trĩ là ung thư hậu môn, ung thư trực
tràng phát triển . 
-Ở nước ta thì tỉ lệ người mắc táo bón ngày tăng cao đặc biệt là những người làm việc nơi công
sở đang ngày càng tăng mạnh, số người bị táo bón ngày càng lớn.

Táo bón làm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của bạn
4.2.Triệu chứng của bệnh táo bón ở cả trẻ em và người lớn
– 1 tuần đi ngoài ít hơn 3 lần
– Mỗi lần đi ngoài đều mất rất nhiều sức lực
– Phân của bạn khô, cứng, hạt tròn,phân rắn màu đen và hay vón cục.
– Cần phải có nhiều biện pháp mới có thể kết thúc được.
– Bạn đi đại tiện khó khăn và muốn đại tiện được thì phải rặn mạnh đến nỗi có lúc bật cả máu
tươi.

 Bệnh gây ra nhiều phiền toái cho bệnh nhân như: Nhức đầu, mất ngủ, ăn không ngon, đầy
bụng, chướng hơi. Nguy hiểm hơn là táo bón có thể dẫn tới bệnh trĩ hoặc sa hậu môn.

4.3.Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh táo bón ở cả trẻ em và người
lớn? 
? Theo quan điểm của Y học hiện đại:
– Do chế độ ăn uống thiếu khoa học, uống ít nước, ăn thiếu chất xơ, thói quen đại tiện không tốt
hoặc do hội chứng kích ứng ruột (IBS, rối loạn ruột già).
– Do sử dụng quá nhiều thuốc cho các bệnh trầm cảm, thuốc dạ dày hoặc các bệnh nhân bị bệnh
về xương khớp, tim mạch, đái tháo đường… cũng dễ gặp phải tình trạng táo bón hơn người bình
thường. Các trường hợp quá lạm dụng các loại thuốc nhuận tràng như forlax, duphalac cũng gây
ra táo bón

Bảng 2.Các thuốc gây táo bón


Thuốc ho và giảm đau opioid Thuốc ho và giảm đau opioid
(codein,oxycodon, morphin) (codein,oxycodon, morphin)

Thuốc kháng cholinergic (atropin, scopolamin) Thuốc chống trầm cảm (thuốc chống trầm cảm
3 vòng, IMAO, lithium)

Thuốc chống trầm cảm (thuốc chống trầm cảm Thuốc đối kháng α-adrenegic (clonidin,
3 vòng, IMAO, lithium) guanabenz, guafacin)

Thuốc lợi tiểu Thuốc nhuận tràng kích thích (lạm dụng)

Thuốc ức chế HMC – CoA (statin) Thuốc an thần

Thuốc trị parkinson (levodopa, bromocriptin) Kim loại (bismuth, sắt, kim loại nặng)

– Những người ít vận động, lười vận động hoặc người cao tuổi, chức năng của các cơ quan bộ
phận kém cũng là những đối tượng hay mắc phải tình trạng táo bón kéo dài.

?Theo quan điểm của Đông Y:


– Trường vị táo nhiệt: Những người dương thịnh hoặc uống nhiều rượu, ăn nhiều chất cay nóng
gây tích nhiệt trường vị, hoặc bệnh nhân nhiệt lâu ngày tổn thương tân dịch.
– Khí trệ: Lo nghĩ, buồn phiền, nằm lâu, ít vận động, làm cho khí huyết kém lưu thông gây ứ trệ
sinh táo bón.
– Khí huyết hư: Do tổn thương lao lực: sau khi mắc bệnh, sau sinh, người cao tuổi, khí hư thì
chức năng truyền đạo của đại trường giảm sút, huyết hư tân dịch kém không tư nhuận đại trường
gây táo bón.
– Dương suy:Những bệnh nhân suy nhược nặng, người cao tuổi, chân dương suy kém, hàn tà
ngưng kết gây táo bón.
Hậu quả của việc táo bón kéo dài ở cả trẻ em và người lớn
-Đặc biệt nếu để táo bón lâu ngày không đại tiện được khiến phân ứ đọng, những độc tố đáng lẽ
phải bài tiết thì nay quay trở lại cơ thể, thấm vào mạch máu trở về trực tràng. Những độc tố này
tạo thành các u cục, phát triển thành tế bào ung thư.
-Ngoài ra đối với trẻ em nếu để bệnh táo bón lâu ngày sẽ làm cho bé khó chịu, quấy khóc, mệt
mỏi khiến trẻ dễ bị sụt cân, ăn uống không ngon, không phát triển được.

5/Các nhóm thuốc điều trị


5.1. Thuốc nhuận tràng tạo khối
5.1.1. Cơ chế
- Thuốc nhuận tràng tạo khối là các polysaccharid thiên nhiên hoặc tổng hợp (cellulose,
hemicellulose, pectin, lignine, polycarbophil…)không hòa tan, không hấp thu trong ruột, trương
nở trong nước tạo thành một khối gel do đó làm tăng thể tích phân và giảm độ cứng của phân. 8 -
Ở ruột già, các polysaccharid được tiêu hóa thành từng phần bởi hệ vi khuẩn đường ruột, phân
giải ra nước, CO2, metan và các acid béo bay hơi (acid acetic, propionic, butiric,…). Chính
những sản phẩm sinh ra trong lên men có tác động kích thích nhu động ruột.
5.1.2. Dược động
- Tác dụng trong vòng 12 - 24 giờ,tác dụng hoàn toàn 2 - 3 ngày.
- Tương đối an toàn, ít gây tác dụng phụ, có thể sử dụng cho phụ nữ có thai, cho con bú.
5.1.3. Tác dụng phụ
- Do quá trình lên men của vi khuẩn ruột kết gây đầy bụng. Khi lượng chất xơ quá nhiều làm
phân đóng chặt, khó đẩy ra khỏi trực tràng.
- Khi sử dụng liều cao, thuốc gây tiêu chảy nghiêm trọng.
- Tắc nghẽn ruột, thực quản khi không uống đủ nước.
5.1.4. Một số biệt dược
5.1.4.1. Methylcellulose
- Citrucel (bột uống 364 mg/g, 105 mg/g)
+ Người lớn: 1 – 2 g x 1 – 3 lần/ngày.
+ Trẻ em: 0,5 g x 1 – 3 lần/ngày.
- Viên nén methylcellulose 500 mg
+ Người lớn, trẻ em > 12 tuổi: tối đa 6 g/ ngày.
+ 6 – 11 tuổi: tối đa 3 g/ngày.
5.1.4.2. Gôm cây trôm (Stercullia gum)
- Normacol (vi hạt uống 6,1/10 g), 2 – 4 gói/ngày.
- Normacol Bourbaine (vi hạt uống + 24 mg anthraquinon), 1 gói/ngày
5.1.5.Chống chỉ định
- Hẹp ruột, dính ruột, tắc nghẽn đường tiêu hóa, ruột kết hay trực tràng phình to.
5.1.6.Tương tác thuốc
- Giảm sự hấp thu digoxin, warfarin, salicylat, tetracyclin, quinolon,…
5.1.7. Lưu ý sử dụng
- An toàn nhất trong các thuốc nhuận tràng.
- Nên uống với nhiều nước (ít nhất 240 ml nước cho một liều thuốc) để tránh táo bón ngược lại
và nghẽn ruột.
- Tác dụng phụ: đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy,…
- Thận trọng với bệnh nhân tắc ruột hoặc loét đường tiêu hóa.

5.2. Thuốc nhuận tràng thẩm thấu


5.2.1. Cơ chế
5.2.1.1. Poly – alcohol
- Gồm: lactulose, sorbitol, glycerin, macrogol 4000 (PEG 4000) là các dung dịch ưu trương
nên làm tăng áp suất thẩm thấu trong lòng ruột do đó gây giữ nước, làm mềm phân, tăng nhu
động ruột.
- Lactulose là disaccharid tổng hợp, không hấp thu qua màng ruột vì không có men phân giải
thành đường đơn. Tại trực tràng, vi khuẩn ruột phân giải lactulose thành acid ngắn (acid lactic,
acid formic, acid acetic). Các acid này có tác dụng thẩm thấu làm tăng khối lượng phân và kích
thích nhu động ruột. Sự acid hóa trực tràng cũng ức chế NH3 từ ruột vào máu, ngược lại còn làm
NH3 từ máu vào ruột. Sau đó, NH3 + H NH4, NH4 không hấp thu qua màng ruột nên theo
phân ra ngoài. Nhờ cơ chế này mà NH3 huyết giảm nên được sử dụng trong điều trị hôn mê não
do gan.
5.2.1.2. Các muối vô cơ
- Gồm các ion kém hấp thu như magie, sulfat, phosphat và citrat nên tạo áp suất thẩm thấu kéo
nước vào lòng ruột.
- Muối magie kích thích màng nhày tá tràng phóng thích cholecytokinin là hormon kích thích
nhu động ruột và bài tiết dịch.
5.2. Dược động
- Thuốc nhuận tràng thầm thấu tác dụng rất nhanh. Các chế phẩm trực tràng như thuốc đạn, khởi
phát tác dụng trong 15-30 phút, còn dạng uống cần đến 4 giờ.
- Lactulose tác động tương đối chậm (sau vài ngày) nhưng an toàn và hiệu quả đối với phụ nữ có
thai, cho con bú, trẻ sơ sinh, bệnh nhân đái tháo đường, người già và táo bón mãn tính không rõ
nguyên nhân.
- Thuốc tăng hiệu quả khi bụng đói.
5.2.3. Tác dụng phụ
- Đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy.
- Gây rối loạn cân bằng nước và điện giải nếu sử dụng thuốc lâu dài.
- Bệnh nhân suy tim sung huyết: hạn chế sử dụng thuốc nhuận tràng chứa các muối phosphat vì
ion phoshat kết hợp với ion calci trong ruột nên làm giảm lượng calci trong máu. Do đó làm
nặng thêm tình trạng suy tim sung huyết.
- Thuốc chứa magie làm tăng magie huyết, chú ý magie sulfat độc đối với người suy thận.
5.2.4. Một số biệt dược
5.2.4.1. Sorbitol
- Sorbitol Delalande (bột uống 5 g ).
- Microlax (ống bơm trực tràng).
5.2.4.2. Phosphat
- Dung dịch Fleet Phospho – soda (1,8 g Na2HPO4 + 4,8 g NaH2PO4/10 ml).
- Viên Visicol (1,5 g Na3PO4).
5.2.4.3. Lactulose
- Duphalac (siro 50%/15 ml, 200 ml), pha với nước.
- Có thể dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú.
5.2.4.4. Glycerin
- Babylax (ống bơm trực tràng 4 ml).
- Sani-Supp (trẻ em, người lớn).
5.2.4.5. Polyethylen glycol (PEG)
- Liều cao: tạo tác dụng tẩy xổ, sử dụng trong thục rửa ruột trước khi chụp X – quang, phẫu
thuật, nội soi (4 lít dung dịch 3 – 4 giờ trước khi tiến hành). Biệt dược Colyte, Golytely là dung
dịch đẳng trương của PEG với Na2SO4, NaHCO3, NaCl, KCl.
- Liều thấp (250 – 500 ml mỗi ngày) có tác dụng nhuận tràng. Biệt dược Miralax, Forlax: gói bột
uống, dùng trong điều trị táo bón ngắn hạn (<2 tuần).
5.2.5. Chống chỉ định
- Trẻ em dưới 2 tuổi (Mg2+, PO4 3- )
- Thuốc có chứa natri: chống chỉ định với bệnh nhân cao huyết áp, suy tim và phù.
- Suy tim sung huyết, bệnh trĩ, kết tràng to bẩm sinh.
5.2.6. Lưu ý sử dụng
- Sử dụng liều thấp có tác dụng nhuận tràng, liều cao có tác dụng tẩy xổ (được sử dụng để khám
chẩn đoán bệnh đường ruột hay làm sạch ruột trước phẫu thuật).
- Phải luôn uống với nhiều nước để tránh mất nước.
- Nên uống lúc đói để tăng hiệu quả.
- Khi sử dụng các muối vô cơ nên bổ sung các chất điện giải để tránh thẩm thấu quá mức.

5.3. Thuốc nhuận tràng kích thích


5.3.1. Kích thích ruột non
- Gồm: dầu thầu dầu (castor oil).
- Cơ chế: bị thủy giải ở ruột non thành acid ricinoleic có tính kích thích nhu động ruột.
- Dược động: khởi đầu tác động 2 – 6 giờ, tác động chủ yếu ở ruột non, điều đó gây tác dụng tẩy
xổ mạnh (mất nhiều nước và chất điện giải).
- Chỉ định: giải độc các chất.
- Chống chỉ định: không dùng cho những chất độc thân dầu, phụ nữ có thai vì có thể gây sinh
non.
5.3.2. Kích thích ruột già
- Gồm: anthraquinon, diphenylmethan (phenolphtalein, bisacodyl, picosulfat natri, sennosid, …)
5.3.2.1. Cơ chế
- Các thuốc này hoạt hóa đám rối thần kinh ở thành ruột và niêm mạc kết tràng làm tăng nhu
động ruột. Đồng thời, chúng thay đổi tính thấm của tế bào niêm mạc kết tràng làm nước và các
chất điện giải từ các tế bào niêm mạc ruột vào trong lòng ruột, hạn chế sự hấp thu nước từ lòng
ruột vào. Do đó, làm tăng bài tiết nước và chất điện giải, điều tiết nhu động ruột.
5.3.2.2. Dược động
- Uống: hiệu quả sau 6 – 12 giờ. Do đó, nên uống 1 liều trước khi đi ngủ, để có thể đi tiêu vào
sáng hôm sau.
- Đương trực tràng: hiệu quả nhanh hơn (15 phút – 2 giờ).
5.3.2.3. Chỉ định
- Giảm co thắt khi đi tiêu (sau phẫu thuật, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…)
- Giảm cảm giác đau trong trường hợp có sự tổn thương ở hậu môn: nứt hâu môn, trĩ.
5.3.2.4. Một số biệt dược
- Bisacodyl:
+ Apo-bisacodyl (tọa dược 10 mg, viên nén 5 mg).
+ Dulcolax (viên nén 5 – 10 mg, tọa dược 5 – 10 mg).
- Sodium Picosulphat: Fructines, Uphatin (viên ngậm 5 mg).
- Sennosid:
+ Laxaton (viên nén 15 mg).
+ Mucinum (viên bao 2,1 mg).
5.3.3. Lưu ý sử dụng
- Uống một liều trước khi đi ngủ để trị táo bón.
- Không dùng quá 1 tuần và không dùng thường xuyên (khoảng cách vài tuần).
- TDP: đau bụng, buồn nôn, gây kích ứng, bỏng rát trực tràng (tọa dược),…
- Không dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú.
- Hiện nay, phenolphtalein không còn sử dụng do động tính cao.

5.4.Thuốc nhuận tràng làm mềm phân


5.4.1. Cơ chế
- Thuốc nhuận tràng làm mềm phân gồm: poloxamer, dehydrocholat, docusat natri, docusat calci,
docusat kali.
- Bản chất các thuốc nhuận tràng làm mềm phần là các chất diện hoạt anion nên chúng đóng vai
trò là các chất nhũ hóa, làm tăng tương tác giữa nước, chất béo, các chất xơ trong phân. Ngoài ra,
thuốc còn kích thích bài tiết nước và các chất điện giải vào ruột non và ruột già. Chính vì vậy,
phân được làm ẩm và mềm nên giúp quá trình tống tháo phân dễ dàng.
5.4.2. Dược động
- Thuốc tác dụng chậm (sau vài ngày) vì cần thời gian nhũ hóa nước và chất béo.
5.4.3. Tác dụng phụ
- Cảm giác đắng, rát cổ họng, tiêu chảy, đau thắt vùng bụng nhẹ.
- Docusat: rối loạn nước và điện giải (dùng lâu dài), ngăn trở sự hấp thu vitamin tan trong dầu,
hít vào trong phổi có khả năng gây viêm phổi (người cao tuổi, suy nhược),…
5.4.4. Chống chỉ định
Không dùng docusat natri cho b- ệnh nhân cao huyết áp, suy tim xung huyết.
5.4.5. Tương tác thuốc
- Làm tăng nồng độ của các thuốc nhuận tràng khác.
- Docusat kết hợp với dầu khoáng làm tăng độc tính ở gan.
5.4.7. Một số biệt dược
5.4.7.1 Docusat
- Doxinate ( viên nang 240 mg, siro 50 mg/ml).
- Norgalax (ống bơm trực tràng chứa 120 mg).
- Dialose, Regutol (viên nén 50 – 100 mg).
5.4.7.2. Acid dehydrocholic
- Cholen HMB (viên nén 130 mg).
- Decholin (viên nén 250 mg).
- Bilax (viên nang 50 mg + 100 mg Docusat).

5.5. Nhuận tràng làm trơn (dầu khoáng)


5.5.1. Cơ chế
- Dầu khoáng không bị tiêu hóa có tác dụng bao quanh trực tràng làm trơn phân và niêm mạc
ruột. Đồng thời, ngăn chặn sự tái hấp thu nước từ niêm mạc ruột. Do đó làm khối phân dễ di
chuyển.
5.5.2. Dược động
- Thuốc có tác dụng sau 6 – 8 giờ.
5.5.3. Tác dụng phụ
- Hòa tan các vitamin tan trong dầu (A, D, K, E) nên làm giảm hấp thu vitamin tan trong dầu.
- Bệnh viêm phổi lipid do hít phải dầu khoáng. Thường xảy ra đối với trẻ em, người cao tuổi,
khó nuốt, suy nhược. Vậy không nên uống dầu khoáng lúc đi ngủ hay nằm.
- Dầu khoáng gây rỉ ở hậu môn, gây ngứa và khó chịu quanh hậu môn.
5.5.4. Chống chỉ định
- Trẻ em dưới 6 tuổi, bệnh liệt giường, người già.
5.5.5. Lưu ý sử dụng
- Dùng đường uống để ngăn chặn tổn thương mô trĩ hoặc ngăn kích ứng chỗ nứt hậu môn và làm
giảm căng thẳng do đại tiện cho người bệnh tim mạch.
- Không nên uống lúc bụng đói.
- Không uống trước khi đi ngủ hay nằm.
- Bổ sung các vitamin tan trong dầu khi cần thiết.
5.5.6. Một số biệt dược
- Neo-Cultol (dung dịch uống 55%).
- Agoral Plain (hỗn dịch uống 1,4 g/5 ml).

5.6. Thuốc điều trị táo bón mạn tính


5.6.1. Cisaprid
5.6.1.1. Cơ chế
- Cisaprid làm tăng tiết acetylcholin từ đám rối thần kinh ruột nên làm tăng nhu động của cả hệ
thống tiêu hóa. Do đó, làm tăng khả năng tống tháo phân ra ngoài.
5.6.1.2. Dược động học
- Liều dùng 5 – 20 mg/ngày, hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn sau khi uống.
- Sinh khả dụng 40 – 50% và tăng lên khi có thức ăn.
- Thời gian bán thải từ 7 – 10 giờ.
5.6.1.3. Tác dụng phụ
- Không đáng kể như: đau bụng, sôi bụng, tiêu chảy.
5.6.1.4. Chống chỉ định
- Suy tim sung huyết, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), suy đa cơ quan, ung thư tiến triển.
- Sử dụng đồng thời với macrolid (erythromycin, clarithromycin,…), nhóm azol trị nấm
(ketoconazol, itraconazol,…)
5.6.1.5. Tương tác thuốc
- Cimetidin làm tăng sinh khả dụng của cisaprid.
- Cisaprid làm tăng hấp thu các thuốc chống đông máu.
- Thận trọng khi sử dụng đồng thời với các thuốc chống đông.
5.6.2. Naloxon
- Naloxon là một dẫn chất opioid đang trong quá trình thử nghiệm điều trị táo bón.
- Naloxon có tác dụng điều hòa nhu động ruột.
- Liều 20 – 30 mg/ngày làm cải thiện đáng kể tình trạng táo bón.
5.6.3. Lactulose
5.6.3.1. Chỉ định
-Táo bón mạn tính.
-Các bệnh não do gan, hôn mê gan.
5.6.3.2.Liều dùng & cách dùng: Dùng đường uống.
-Nếu dùng liều đơn thì nên dùng vào thời gian giống nhau giữa các ngày.
-Trong thời gian điều trị với thuốc nhuận tràng thì nên uống đủ lượng nước (1,5 2 lít, tương
đương với 6 8 ly) trong ngày.
*Táo bón mạn tính:
-Người lớn: 10 – 20 g lactulose (15 – 30 ml dung dịch uống)/ngày, chia 1 – 2 lần/ngày, có thể
tăng đến 40 g lactulose (60 ml dung dịch uống)/ngày nếu cần thiết. Điều chỉnh liều theo đáp ứng
từng người bệnh.
-Trẻ em: Liều khuyến cáo được dùng như sau và điều chỉnh liều đến khi có đáp ứng:
+Trẻ 1 tháng – 1 tuổi: 2,5 ml dung dịch uống/ lần x 2 lần/ngày.
+Trẻ 1 – 5 tuổi: 5 ml dung dịch uống/ lần x 2 lần/ngày.
+Trẻ 5 – 10 tuổi: 10 ml dung dịch uống/ lần x 2 lần/ngày.
+Trẻ 10 – 18 tuổi: 15 ml dung dịch uống/ lần x 2 lần/ngày.
-Giúp đại tiện bình thường cho bệnh nhân làm thủ thuật cắt trĩ: 10 g lactulose (15 ml dung dịch
uống)/ lần x 2 lần/ngày cho ngày trước khi làm thủ thuật và 5 ngày sau khi làm thủ thuật.
-Táo bón nặng do thụt rửa ruột bằng bari ở người già: 3,3 – 6,7 g (5 – 10 ml dung dịch uống)/ lần
x 2 lần/ngày trong 1 – 4 tuần.
*Điều trị các bệnh não do gan:
-Người lớn: 
+Dấu hiệu lâm sàng của bệnh tiến triển trong 1-3 ngày. Thời gian điều trị phụ thuộc vào triệu
chứng lâm sàng.
+Có thể điều chỉnh liều dựa theo pH của phân (xác định bằng giấy chỉ thị) lúc bắt đầu điều trị và
điều chỉnh liều cho đến khi pH phân khoảng 5 (thường đạt được khi người bệnh đại tiện 2-3 lần
phân mềm hàng ngày).
+Điều trị lâu dài liên tục có thể làm giảm mức độ nặng và ngăn bệnh tái phát.
+Điều trị đợt cấp bệnh não do gan ở người lớn:
20-30 g lactulose (30-45 ml dung dịch uống), uống cách nhau 1-2 giờ để gây nhanh nhuận tràng.
+Khi đạt được tác dụng nhuận tràng, có thể giảm liều cho tới liều cần thiết để có 2-3 lần đi phân
mềm hàng ngày.
+Tiền hôn mê hoặc hôn mê do gan:
+Dùng đường trực tràng, khuyến cáo dùng chế phẩm khác.
*Trẻ em: Tính an toàn và hiệu quả ở trẻ em (trẻ sơ sinh đến 18 tuổi) bị bệnh não do gan chưa
được thiết lập. Không có sẵn dữ liệu.
5.6.3.3Thận trọng:
-Các chứng đau bụng không rõ nguyên nhân trước khi bắt đầu điều trị với thuốc.
-Tác dụng trị liệu không hiệu quả sau vài ngày dùng thuốc.
-Nên thận trọng dùng lactulose ở những bệnh nhân không dung nạp lactose.
-Liều thông thường sử dụng trong điều trị táo bón không ảnh hưởng đến người tiểu đường.
-Trong điều trị bệnh não do gan thường dùng liều cao hơn, nên cần xem xét kỹ khi dùng cho
người tiểu đường.
-Sử dụng liều không điều chỉnh thường xuyên và không đúng có thể dẫn đến tiêu chảy và mất
cân bằng điện giải.
-Lactulose STADA chứa lactose, galactose và lượng nhỏ fructose. Không nên dùng thuốc này
cho những bệnh nhân có di truyền hiếm gặp không dung nạp galactose hay fructose, thiếu hụt –
-Lapp lactase hoặc kém hấp thu glucose-galactose.
-Trẻ em sử dụng thuốc nhuận tràng nên được giám sát chặt chẽ.
-Lactulose có thể được sử dụng trong thai kỳ. Sự ảnh hưởng trong thời kỳ mang thai là không
đáng kể khi người mẹ dùng lactulose.
-Lactulose có thể được sử dụng cho phụ nữ cho con bú. Sự ảnh hưởng trên trẻ sơ sinh bú sữa mẹ
được biết là không đáng kể.
-Thuốc gây ảnh hưởng không đáng kể trên khả năng lái xe và vận hành máy móc.

6/ỨNG DỤNG SORBITOL TRONG ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN


 Kích thích tiêu hóa, giảm thiểu các chứng đầy bụng, ăn không tiêu
 Làm tăng nhu động ruột, chống táo bón
 Với chứng táo bón, nên uống vào lúc đói, buổi sáng. Nếu dùng dạng thuốc bột, cần pha
một gói thuốc trong ½ cốc nước, uống trước bữa ăn 10 phút. Nếu dùng đường trực tràng,
dùng dung dịch dưới dạng thụt hoặc dung dịch uống 70% (cần pha loãng với tỉ lệ 1:1 với
nước rồi mới uống)

Những ai không thể dùng Sorbitol?


 Bệnh nhân bị viêm ruột non
 Người đang bị viêm loét đại trực tràng
 Đối tượng bị bệnh Crohn
 Người bị hội chứng ruột kích thích
 Người đang bị tắc hoặc bán tắc  ruột hoặc đau bụng mà chưa tìm ra nguyên nhân gây
bệnh.
 Trường hợp bị tắc đường dẫn mật
 Những người không thể dung nạp  fructose do di truyền cũng là đối tượng không nên  sử
dụng Sorbitol

7/CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG


Sorbitol là 1 thuốc nhuận tràng tương đối an toàn. Khi uống hoặc thụt trực tràng, nó hầu như
không hấp thu qua niêm mạc tiêu hóa. Ở đó, sorbitol bị phân hủy thành các acid béo chuỗi ngắn
nhờ tác dụng của các vi sinh vật trong lòng ruột già. Các acid béo chuỗi ngắn này làm tăng áp lực
thẩm thấu trong lòng đại tràng. Nước di chuyển từ nơi có áp lực thẩm thấu thấp đến nơi có áp lực
thẩm thấu cao, do đó sorbitol có tác dụng kéo nước di chuyển từ trong tế bào vào lòng ruột già.
Nước sẽ làm mềm phân và làm phân dễ đi ra ngoài hơn. Đồng thời các acid béo cũng sẽ kích
thích sự vận động của đại tràng. Đó là cơ chế chống táo bón của sorbitol.

Ngoài ra sorbitol là 1 polyalcol nên khi uống, nó có tác dụng tăng cường hydrate hóa các thành
phần trong ruột non. Sự hydrate hóa này thúc đẩy quá trình tiêu hóa, đồng thời do làm tăng nhu
động ruột nên tăng đầy nhanh thức ăn theo hướng đi xuống, do đó thuốc làm giảm các triệu
chứng khó tiêu. Sorbitol còn kích thích tiết cholecystokinin - pancreazymin, tăng nhu động ruột,
làm loãng phân nhờ tác dụng nhuận tràng thẩm thấu.

8/NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG THUỐC NHUẬN TRÀNG


8.1.Thay đổi lối sống
- Việc đầu tiên của chữa trị táo bón là tập thể dục thường xuyên để tăng cường trương lực ruột.
- Thay đổi lối sống như:
+ Tăng cung cấp nước và thực phẩm nhiều chất xơ vào khẩu phần ăn.
+ Tập thói quen đi tiêu đúng giờ, hàng ngày.

8.2. Sử dụng thuốc nhuận tràng


- Nếu thay đổi lối sống không giải quyết dược táo bón thì sử dụng thuốc nhuận tràng tạo khối.
Có thể sử dụng thuốc nhuận tràng tạo khối hàng ngày và liên tục ở hầu hết bệnh nhân, đặc biệt là
bệnh nhân táo bón mạn tính. Ngoài ra có thể sử dụng glycerin đặt hậu môn.
- Nếu không hiệu quả có thể dùng đến diphenylmethan hoặc dẫn xuất anthraquinon liều thấp
hoặc muối nhuận tràng.
- Nếu sử dụng thuốc nhuận tràng hơn 1 tuần vẫn không giải quyết được táo bón thì nên đến bác
sĩ tìm nguyên nhân táo bón để giải quyết theo hướng khác như phẫu thuật.
- Chống chỉ định chung của thuốc nhuận tràng: buồn nôn, ói mửa, đau bụng, tắc nghẽn ruột,
không được dùng thường xuyên và kéo dài.
- Một số lưu ý khi sử dụng thuốc nhuận tràng:
+ Không được tự ý dùng quá 1 tuần. 15
+ Không dùng khi đau bụng không rõ nguyên nhân.
+ Không lạm dụng thuốc nhuận tràng để giảm cân.
+ Táo bón mạn tính, không phức tạp nên dùng thuốc nhuận tràng tạo khối.
+ Tránh dùng dạng tọa dược, thụt trực tràng khi đường uống còn hiệu quả.
+ Nên dùng loại đơn chất.
+ Tránh phối hợp trên 2 loại.
+ Chỉ dùng trong 1 tuần: thuốc nhuận tràng thẩm thấu liều thấp, thuốc nhuận tràng kích thích và
tọa dược glycerin.

8.3. Sử dụng thuốc nhuận tràng cho một số bệnh nhân đặc biệt
8.3.1. Trẻ em
- Táo bón trẻ em thường do thần kinh, chuyển hóa hoặc bất thường về giải phẩu nếu táo bón kéo
dài. Nếu không liên quan tới bệnh lý thì cách xử lý cũng giống người lớn.
- Trẻ sơ sinh nên cho trẻ uống các loại nước trái cây giàu chất xơ (táo, lê, quả mâm xôi,…) hoặc
ăn bột nhuyễn chứa sorbitol.
- Đối với điều trị táo bón ngắn hạn ở trẻ em, bắt đầu điều trị với thuốc nhuận tràng làm mềm
phân (docusat), nhuận tràng thẩm thấu (PEG, lactulose, sữa magie) hoặc một lượng lớn nhuận
tràng tạo khối (methylcellulose). Tuy nhiên, ưu tiên sử dụng polyethylen gycol (PEG) hơn
lactulose và sữa magie. PEG có tác dụng nhuận tràng tốt hơn vì vừa làm tăng số lần thải phân và
số lượng phân, vừa tạo càm giác dễ chịu. thải phân dễ chịu và hoàn toàn hơn. PEG không mùi,
vị, màu sắc nên có thể trộn vào thức ăn hoặc nước cho trẻ.
- Táo bón cấp nên dùng thuốc đạn glycerin và thuốc nhuận tràng magie. Thuốc nhuận tràng kích
thích và thuốc thụt là biện pháp sau cùng.
8.3.2. Người cao tuổi
- Nguyên nhân táo bón:
+ Người cao tuổi hay quên, không cảm thấy khát nên làm giảm lượng nước trong khối phân, gây
táo bón.
+ Mất hay giảm trương lực cơ ở ruột, giảm phản xạ mót rặn.
+ Bệnh lý đường tiêu hóa, các bệnh mạn tính khác: đái tháo đường, suy thận,… làm thay đổi
chuyển hóa và nội tiết.
+ Sử dụng thuốc gây táo bón: thuốc thần kinh, thuốc chống trầm cảm, bổ sung calci, thuốc chống
tăng huyết áp,…
- Đối với người cao tuổi nên đánh giá táo bón có liên quan đến bệnh lý hay do sử dụng thuốc.
Nếu không liên quan đến đến bệnh lý và sử dụng ưu tiên thuốc nhuận tràng tạo khối.
- Trị táo bón cấp: thuốc đạn glycerin và lactulose.
8.3.3. Bệnh nhân liệt giường
- Sử dụng nhuận tràng tạo khối hàng ngày. Tuy nhiên, cũng có thể sử dụng loại mạnh hơn với
điều kiện dùng liều có hiệu lực thấp nhất trong thời gian ngăn nhất (> 3 tuần/lần) để duy trì
trương lực bình thường của ruột. Trong trường hợp này có thể dùng lactulose, sữa magie,
diphenylmetan.
- Tránh sử dụng dầu khoáng vì nguy cơ hít phải, gây viêm phổi do lipid.
- Trước khi dùng thuốc nhuận tràng đường uống nên giải quyết khối phân lèn chặt trong đường
tiêu hóa bằng phương pháp cơ học như thụt tháo bằng dung dịch muối tẩy xổ.
8.3.4. Phụ nữ có thai
- Nguyên nhân táo bón:
+ Do thay đổi hormon trong cơ thể làm thay đổi bài tiết nước và các chất điện giải.
+ Bào thai lớn dần chèn ép ruột già.
+ Thường sử dụng sắt.
- Cần tránh các loại thuốc nhuận tràng:
+ Nhuận tràng kích thích: hấp thu toàn thân.
+ Dầu khoáng: ảnh hưởng đến hấp thu các vitamin.
+ Dẩu thầu dầu: gây sinh non.
- Nên uống các thuốc nhuận tràng tạo khối và nhuận tràng làm mềm phân.

You might also like