Bai Giang Sinh Hoc Cho Su Pham 436 20190503091743

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 51

ĐẠI HỌC VINH

VIỆN SỰ PHẠM TỰ NHIÊN

BÀI GIẢNG HỌC PHẦN


SINH HỌC

Dành cho sinh viên thuộc khối ngành Nông-Lâm- Ngư- Môi trường

Mã số môn học:
Số tín chỉ: 05

Nghệ An, 3.2018

1
ĐẠI HỌC VINH
VIỆN SỰ PHẠM TỰ NHIÊN

BÀI GIẢNG HỌC PHẦN


SINH HỌC

Dành cho sinh viên thuộc khối ngành Nông-Lâm- Ngư- Môi trường
Mã số môn học:
Số tín chỉ: 05

Biên soạn: TS. Nguyễn Thị Thảo (Chủ biên)


Ths. Trần Thị Gái
TS. Lê Thị Hương
TS. Phạm Thị Hương
TS. Nguyễn Thị Việt

Nghệ An, 3.2018

2
MỤC LỤC

i
Lời nói đầu
Sinh học là học phần tiên quyết, được biên soạn nhằm cung cấp cho sinh viên
thuộc khối ngành Nông-Lâm-Ngư-Môi trường những kiến thức cơ sở và khái quát nhất
về thế giới sống. Nội dung của môn học gồm 13 chương, đề cập đến sinh giới, hệ sinh
thái, cơ thể thực vật và động vật, tế bào, cơ chế di truyền và tiến hóa. Sau khi kết thúc
môn học này, sinh viên sẽ nắm bắt được tốt hơn các kiến thức thuộc môn học chuyên
ngành tiếp theo. Đồng thời, chương trình dạy và học của môn Sinh học được thiết kế
theo hướng giúp người học rèn luyện kỹ năng tư duy logic, thái độ học tập và nghiên
cứu nghiêm túc, và khả năng làm việc nhóm cũng như thuyết trình.

1
Chương 9. Tổ chức cấu tạo và sự phát triển cơ thể ở động vật
GIỚI THIỆU CHƯƠNG 9
Chương này sẽ giới thiệu một cách khái quát nhất về các giai đoạn phát triển của
cơ thể động vật,về các loại mô của động vật, đặc điểm cấu tạo và chức năng của các
loại mô động vật. Bên cạnh đó, một số đặc điểm nổi bật gắn liền quá trình biến đổi và
thích nghi của động vật trong quá trình tiến hóa như sự xuất hiện các lá phôi, sự xuất
hiện các đăc điểm về đối xứng cơ thể, sự phân đốt và thể xoang của cơ thể cũng được
đề cập đến.
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG 9
Sau khi học xong chương này, sinh viên phải:
Trình bày được đă ̣c điểm cấu tạo, chức năng và hoạt đô ̣ng của mô, cơ quan
G5 và cơ thể động vật; đă ̣c điểm của các giai đoạn phát triển và các ngành
đô ̣ng vâ ̣t
CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG 9
Sau khi học xong chương này, sinh viên có khả năng:
G5.1 Trình bày đă ̣c điểm của mô, của các cơ quan và hệ cơ quan động vật
G5.5 Trình bày được các thời kì phát triển của cơ thể Động vật
NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG 9
9.1. Tổ chức cấu tạo cơ thể động vật
Tế bào là đơn vị cơ bản trong cấu trúc cơ thể động vật, được xem là đơn vị cấu
trúc và đơn vị chức năng của cơ thể. Cho đến nay thì song song tồn tại của nhiều nhóm
động vật với đặc trưng riêng: Động vật đơn bào, động vật đa bào thấp, động vật đa bậc
cao.
9.1.1. Tổ chức cấu tạo cơ thể động vật đơn bào (Protozoa).
Là những động vật mà cơ thể chỉ có cấu tạo một tế bào nhưng thể hiện được tính
ổn định về mặt tổ chức và cấu tạo. Có đầy đủ các hoạt động sống cơ bản như mọi động
vật điển hình khác, các hoạt động này được thực hiện bằng các cấu tạo đặc biệt là cơ
quan tử. Các cơ quan tử thực hiện chức năng sinh lí của cơ thể và tương ứng với các
cơ quan của động vật đa bào về mặt chức năng.
Tập đoàn đơn bào do các cơ thể đơn bào họp lại với nhau. Các tế bào của tập
đoàn đơn bào giống nhau hoàn toàn và không có tế bào chuyên hoá dinh dưỡng. Giữa
các tế bào liên hệ với nhau bằng cầu nguyên sinh chất. Phần lớn các cá thể trong quần
thể ĐVNS đều sinh sản bằng cách phân cắt đơn giản từ tế bào bố mẹ.
Sự xuất hiện tập đoàn đơn bào là hình ảnh chuyển tiếp con đường phát triển từ
động vật đơn bào lên động vật đa bào.

2
9.1.2. Tổ chức cấu tạo động vật đa bào (Metazoa)
Các động vật đa bào thấp là những động vật sống ở nước như Thân lỗ, Ruột
khoang, Giun dẹp…, chúng có cấu tạo cơ thể đơn giản, các hệ cơ quan chưa hoàn
thiện, sự phân hóa và chuyên hóa về chức năng và hoạt động của các hệ cơ quan chưa
cao. Vì vậy, hoạt động sống và sự vận chuyển của các động vật này phụ thuộc phần
lớn vào môi trường sống của chúng.
Ở các động vật đa bào bậc cao, từ những động vật ngành Giun đốt đến các động
vật có xương sống, cơ thể có cấu tạo gồm nhiều tế bào. Có sự chuyên hoá về cấu tạo
cũng như chức năng ở mức độ cao. Mỗi bộ phận trong cơ thể động vật đa bào hoạt
động trong mối liên hệ tương hỗ lẫn nhau và có sự thống nhất trong toàn bộ cơ thể.
Các sinh vật đa bào có tiềm năng vô cùng lớn trong sự chuyên hóa tế bào, dẫn
đến phát triển các mô và cơ quan, cho phép các bộ phận khác nhau của cơ thể đảm
nhiệm hoàn toàn các chức năng khác nhau. “Sự phân chia lao động” này hoàn thiện cơ
cấu cơ thể và là cơ sở để giải thích nguồn gốc của các động vật bậc cao.
a. Mô động vật
Đơn vị cấu tạo của động vật đa bào là mô, mô động vật là tập hợp gồm nhiều tế
bào có tính đồng nhất về cấu tạo, đôi khi có chung nguồn gốc để thực hiện chức năng
xác định, là nguyên liệu để xây dựng nên các cơ quan của cơ thể đa bào. Một trong
những khuynh hướng tiến hóa của động vật là sự chuyên hóa tế bào cơ thể và sự phân
chia chức phận.
Mỗi loại mô có cùng kích thước, hình dạng, vị trí, gồm các tế bào sống và chất
không có cấu tạo tế bào: chất chết (chất cơ bản) như gian bào mô sụn, mô xương.
Thông thường có từ 2 đến nhiều loại mô phối hợp với nhau để tạo thành những đơn vị
chức năng là cơ quan (ví dụ: da, thận, mạch máu…); một số cơ quan mà chức năng
của chúng có liên quan với nhau tạo thành hệ cơ quan (ví dụ: hệ hô hấp, hệ bài tiết…).
Trong cơ thể động vật có 4 loại mô cơ bản: biểu mô, mô liên kết, mô cơ và mô thần
kinh.
Mô liên kết
Là loại mô phổ biến nhất trong cơ thể, nằm xen giữa các bộ phận, các cơ quan,
có tác dụng gắn các mô với nhau. Mô liên kết là loại mô đệm bắt nguồn từ trung mô
thuộc lá phôi giữa, có các tế bào xếp không sít nhau, xen kẽ giữa các tế bào là chất

3
gian bào. Mô liên kết với sự phân bố rộng khắp cơ thể, đồng thời với việc cấu tạo của
mô liên kết rất phức tạp, có loại ở trạng thái dịch thể ổn định như sụn, xương.
Mô liên kết có chức năng quan trọng trong cơ thể sinh vật như tạo nên vỏ bọc
các nội quan, mạch máu, bó cơ..., tạo điều kiện cho các cơ quan hoạt động tương đối
độc lập; tạo thành bộ khung cơ thể: gân, dây chằng, sụn, xương...;
Phân loại: có 4 nhóm mô liên kết:
+ Mô liên kết mềm: mô mỡ, mô nhầy, mô hạt
+ Mô liên kết sợi: gân, dây chằng, lớp bì da...
+ Mô liên kết cứng: sụn, xương
+ Mô liên kết lỏng: máu, bạch huyết.
Mô thần kinh
Mô thần kinh là tổ chức tiến hóa cao nhất, nó hợp với hệ thần kinh và đáp ứng
một cách chi tiết, tỉ mỉ mọi hiện tượng bên ngoài và bên trong cơ thể. Tính cảm ứng là
một trong những thuộc tính của tế bào nhưng mô thần kinh được tạo thành bởi những
tế bào mà cảm ứng đã trở thành chức phận.
Mô thần kinh có nguồn gốc từ lá phôi ngoài; ngoài ra phần vi bào đệm của mô
thần kinh có nguồn gốc từ lá phôi giữa. Mô thần kinh được cấu tạo từ các neuron và tế
bào thần kinh đệm.
Neuron là những tế bào thần kinh chính thức, là đơn vị chức năng chuyên hóa
và là đơn vị cấu tạo của mô thần kinh. Neuron có cấu tạo (hình ) gồm: Thân neuron;
các dây thần kinh: sợi nhánh, sợi trục; cúc tận cùng.

Hình 9.1. Tế bào thần kinh chính thức


(Nguồn: http://lieuphaptebaogoc.com/tai-sinh-soi-truc-cua-te-bao-goc-than-kinh)
Mô cơ

4
Mô cơ là những mô được cấu tạo bởi những tế bào mà chức năng co duỗi đã trở
thành chức năng đặc hiệu.
Để thực hiện chức năng co duỗi thì mô cơ có những đặc điểm:
- Đặc điểm hình thái: các tế bào cơ thường gọi là các sợi cơ, trong bào tương
của tế bào cơ ngoài những bào quan phổ biến còn chứa những bào quan đặc biệt là các
tơ cơ.
- Đặc điểm hóa học: gồm 2 thành phần là vô cơ (nước; các chất điện giải Na +,
Ka+, Ca2+...; khoáng; ATP) và thành phần hữu cơ (Protein: actin, miozin, tropomiozin..
và cácenzyme: oxilase, cytochromoxydase...).
Nguồn gốc:
Có nguồn gốc từ lá phôi giữa (Trung bì)
Được biệt hóa để thực hiện chức năng vận động,
Không có khả năng phân bào từ khi tạo thành (trừ cơ tim),
Phân loại: Căn cứ vào sự phân bố trong cơ thể, tính chất co duỗi và cấu tạo chia
làm 3 loại cơ:
Cơ trơn: phân bố ở nội quan, hoạt động không theo ý muốn.
Cơ vân (cơ xương): gắn với bộ xương, hoạt động theo ý muốn.
Cơ tim: trung gian, có cấu tạo như cơ vân, hoạt động như cơ trơn.
Ngoài ra trong cơ thể còn có 1 loại tế bào cơ có gốc từ ngoại bì được gọi là tế
bào cơ bì: cơ dựng lông, cơ tuyến lệ, tuyến sữa, tuyến mồ hôi...

Hình 9.2. Các loại mô cơ

5
(Nguồn: https://sites.google.com/site/sinhlyhocdongvatvanguoi/tai-lieu-
hinh-anh/chuong-9-sinh-ly-van-dhong?tmpl=%2Fsystem%2Fapp
%2Ftemplates%2Fprint%2F&showPrintDialog=1)
Biểu mô
Là tập hợp các tế bào đứng sát nhau làm nhiệm vụ bao phủ mặt ngoài cơ thể
hoặc lót mặt trong những ống, khoang đồng thời làm nhiệm vụ chế tiết và bài xuất.
Nguồn gốc và phân bố: có nguồn gốc từ 3 lá phôi:
+ Lá ngoài tham gia cấu tạo biểu bì (ngoại biểu mô): cấu tạo lớp ngoài da
+ Lá giữa tham gia cấu tạo lá thành, lá tạng (trung biểu mô): Lót xoang
cơ thể
+ Lá trong tham gia lót xoang nội quan rỗng: mặt trong ống tiêu hóa, hô
hấp (nội biểu mô):
Chức năng:
+ Bảo vệ: chống lại các tác nhân vật lý, hóa học, nhiễm khuẩn...
+ Có khả năng tái sinh mạnh: nhờ phân bào nhanh giúp hàn gắn vết thương.
+ Một số nơi: biểu mô được biệt hóa làm nhiệm vụ hấp thu/bài tiết; thu
nhận kích thích (chồi vị giác).
Phân loại biểu mô:
+ Biểu mô phủ: đơn, kép, dẹt, khối...
+ Biểu mô tuyến:

Hình 9.3. Các loại biểu mô

6
Nguồn:https://websrv1.ctu.edu.vn/coursewares/khoahoc/sinhhocdc_a2/phan2/ch1.htm
-- Ngoại tiết: có ống dẫn, đổ chất tiết vào 1 xoang nào đó của cơ thể
Ví dụ: tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, tuyến độc (cóc)...
-- Nội tiết: không có ống dẫn, chất tiết đổ trực tiếp vào máu
Ví dụ: tuyến giáp, tuyến trên thận...

Hình 9.4. Các loại biểu mô tuyến


(Nguồn:https://websrv1.ctu.edu.vn/coursewares/khoahoc/sinhhocdc_a2/phan2/ch1.ht
m)
b. Hệ thống cơ quan và sự hình thành các hệ cơ quan
Cơ thể của các động vật đa bào đơn giản thường ít có các cơ quan riêng biệt,
nhưng ở các động vật đa bào bậc cao có rất nhiều cơ quan, các cơ quan có cùng chức
năng thường được sắp xếp lại thành một phức hệ gọi là hệ cơ quan.
Hệ bao bọc cơ thể: Tất cả động vật cơ thể của chúng đều có vỏ bọc bên ngoài,
nguồn gốc vỏ bọc tuỳ thuộc tổ tiên của động vật, dạng sống và môi trường sống. Vỏ
bọc có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, tác động của các yếu
tố vật lý, chống thoát nước bề mặt cơ thể.
Hệ cơ quan chuyển vận (hệ xương - cơ): Nhiều nhóm động vật có bộ khung
xương với chức năng chống đỡ cơ học của cơ thể, bảo vệ nội quan, nơi bám của cơ.
Hầu hết động vật đa bào cơ thể phản ứng kích thích bằng cơ quan chuyên hoá. Hệ cơ
được cấu tạo bằng nhiều tế bào co rút đặc trưng, những tế bào cơ khi co rút tạo thay
đổi hình dạng cơ thể, giúp cơ thể con vật di động được.
Hệ cơ quan trao đổi chất:
Hệ tiêu hoá: Thức ăn của động vật là thực vật và các động vật khác, thức ăn
cung cấp nguyên liệu cho hoạt động sống và giữ trữ năng lượng cho sự sinh trưỏng và
phát triển cơ thể. Dựa theo thức ăn chủ yếu mà động vật phân ra 3 nhóm chính: ăn
thực vật, ăn động vật, ăn tạp.

7
Hệ tuần hoàn: Quá trình sống động vật đòi hỏi phải sử dụng thức ăn và O 2, các
quá trình trao đổi chất diễn ra trong các tế bào liên tục cần chất dinh dưỡng và O 2, đồng
thời nó yêu cầu thải các sản phẩm của qua trình trao đổi chất. Vì vậy bằng cách này hay
cách khác vật chất được vận chuyển từ phần này đến phần khác cơ thể.
Hệ hô hấp: ở tất cả các động vật cần O 2 để duy trì quá trình sống của động vật,
đồng thời cần thải CO2 ra khỏi cơ thể. Sự thu nhận O2, phân giải CO2 là quá trình có
liên quan mật thiết với nhau trong một cơ thể. Ở động vật hấp thụ O 2 theo phương
cách: Từ H2O hoặc không khí O2 vào trực tiếp cơ thể qua bề mặt ẩm ướt như động vật
nguyên sinh, giun dẹp; Từ H2O hoặc không khí O2 qua thành cơ thể mỏng xâm nhập
vào mạch máu như ở giun đốt; O2 từ không khí qua lỗ thở hoặc từ mang khí quản và
hệ thống ống khí quản vào mô như ở côn trùng; Từ H 2O qua bề mặt mang vào mạch
máu như ở cá và ếch nhái có mang; Từ không khí qua bề mặt phổi ẩm ướt vào mạch
máu như ốc có phổi, động vật có xương sống.
Hệ bài tiết: Rất nhiều chất thừa do quá trình trao đổi chất tạo thành không có
ích cho hoạt động sống của cơ thể động vật, đôi khi còn là yếu tố độc hại cần bài tiết ra
khỏi cơ thể. Mỗi ngành động vật có cơ quan bài tiết khác nhau, hoặc là dạng biến đổi
của ngành trước đó. Tuy nhiên, càng lên cao bậc thang tiến hóa thì hệ bài tiết càng
phức tạp và hoàn thiện hơn, phù hợp giữa chức năng và cấu tạo.
Thần kinh giác quan: Hệ thần kinh giữ chức năng cảm nhận kích thích từ môi
trường. Truyền thông tin thần kinh trung ương thần kinh và bộ phận cơ thể điều chỉnh
các hoạt động cơ thể phản ứng với các tác động môi trường.
Các cơ quan cảm giác: chức năng nhận biết sự thay đổi môi trường trong hoặc
môi trường ngoài truyền thông tin thần kinh về trung ương thần kinh và điều khiển
hoạt động cơ thể phù hợp sự thay đổi đó.
Hệ cơ quan nội tiết: là tuyến tiết vào máu chất đặc biệt là kích thích tố hay
foocmôn. Thông qua máu các chất này đến các tế bào của các bộ phận khác nhau của
cơ thể có tác động điều chỉnh hoạt độ hay cơ thể gọi là tuyến nội tiết. Là tuyến sản
sinh ra sản phẩm không đi theo ống dẫn để tiết ra bề mặt cơ thể hoặc xoang và trực
tiếp đi vào máu, nghĩa là tuyến không có ống thoát.
Cơ quan sinh dục ở các nhóm động vật có các hình dạng và cấu tạo khác nhau
nhưng có cùng sơ đồ giống nhau đó là ống sinh dục và các tuyến sinh dục. Tuyến sinh

8
dục có thể một cái, một đôi hay nhiều cái. Ở động vật có xương sống cơ quan sinh dục
có quan hệ mật thiết với cơ quan bài tiết.
9.1.3. Một số khái niệm cơ bản
Sự đối xứng
Đối xứng là đặc tính của tổ chức cơ thể động vật, các phần khác nhau của cơ
thể động vật sắp xếp đối xứng theo một quy luật tương đối ổn định xung quanh trục
trung tâm: trục cơ thể. nó được cấu tạo theo một sơ đồ nhất định và các phần khác
nhau của cơ thể được theo một cách xác định quanh trục trung tâm gọi là trục cơ thể
theo vị trí đối xứng nhau.
Không có đối xứng: những động vật thuộc nhóm này có hình dạng cơ thể chưa
ổn định như ĐVNS, Thân lỗ…
Đối xứng tỏa tròn: phân biệt trên dưới, gồm đối xứng toả tròn không hạn định
và đối xứng toả tròn hạn định, (bất kỳ một mặt phẳng thẳng đứng nào đi qua trục đối
xứng đều chia cơ thể thành 2 phần bằng nhau) kiểu này là một đặc điểm của động vật
bởi không định hướng hay sống bám như (Ruột khoang, Sứa lược).
Đối xứng hai bên: những động vật này có chuyển động theo hướng trước sau,
xuất hiện đầu và đuôi, mặt lưng và mặt bụng. Đối xứng 2 bên chỉ có một đường nhất
định đi qua mặt phẳng đối xứng mới chia cơ thể động vật thành 2 nửa bằng nhau, kiểu
này có đặc điểm là động vật chuyển động theo một hướng.
Một số nhóm động vật có hiện tượng mất đối xứng do thích nghi với điều kiện
sống.
Hiện tượng phân đốt
Nhóm động vật đối xứng hai bên có tổ chức cấu tạo cao như giun đốt, chân
khớp, không sọ có hiện tượng phân đốt (ngoài và trong). Sự hình thành đốt ở cơ thể là
kết quả hoạt động tích cực của động vật, là hiện tượng tiếsn bộ trong quá trình phát triển
tiến hóa của động vật. Đồng thời xuất hiện phần phụ vận động của cơ thể.
Sự phân đốt ở cơ thể động vật có thể chia làm hai dạng: phân đốt đồng hình và
phân đốt dị hình. Phân đốt đồng hình là các đốt trên cơ thể có cấu tạo tương đồng
nhau cả hình thái ngoài và cấu tạo trong. Phân đốt dị hình là hiện tượng phân hóa
các đốt, tập trung các đốt hình thành các phần của cơ thể (đầu, ngực, bụng). Phân đốt
dị hình là một bước tiến trong quá trình tiến hóa của động vật, giúp động vật có tính
chuyên hóa.

9
Kiểu xoang cơ thể
Trong quá trình tiến hóa của sinh vật, các sinh vật tiến bộ hơn có thêm một
khoang cơ thể gọi là thể xoang (Coelom). Đó là một khoảng trống chứa đầy dịch nằm
trong lá phôi giữa, phân cách lớp cơ của ruột với lớp cơ của thành cơ thể. Thuật ngữ
xoang chỉ những khoang trong cơ thể động vật, ví dụ như xoang tuần hoàn (mạch
máu) xoang tiêu hoá. Ở động vật 3 lá phôi nó xuất hiện một xoang cơ thể là một thành
cấu tạo nên cơ thể động vật và có 2 loại xoang là xoang nguyên sinh và xoang thứ
sinh.
Xoang nguyên sinh – hay còn gọi là xoang giả là xoang nằm giữa thành cơ thể
và thành ruột, nó được phát triển từ xoang phôi nang và lá phôi ngoài phía ngoài, lá
phôi giữa phía trong. Xoang nguyên sinh điển hình có ở Giun tròn Pseudocoelemata,
là một xoang liên tục từ đầu đến cuối cơ thể. Trong xoang nguyên sinh chứa đầy dịch,
áp suất lớn hơn bên ngoài, do vậy sức căng bề mặt làm ổn định hình dạng cơ thể con
vật. Ngoài ra các dịch xoang giúp dẫn truyền các chât trong cơ thể.
Xoang thứ sinh (thể xoang) – hay còn gọi là xoang cơ thể chính thức là một
xoang nằm giữa cơ thể và thành ruột, nó được bao bọc bởi các mô cơ có nguồn gốc từ
lá phôi giữa. Trong quá trình phát triển thể xoang được hình thành từ vết nứt lá phôi
giữa và dần dần nó đẩy 2 lớp này ra 2 phía tạo nên 2 lớp biểu mô lót thể xoang, lớp
ngoài tạo thành lá thành, lớp trong tạo thành lá tạng. Thể xoang có từ giun đốt và nó
được xem như xoang sống vì tham gia vào các hoạt động cơ thể. Dịch dẫn truyền là
dịch thể xoang dẫn chuyển chất dinh dưỡng, thải chất bài tiết ra ngoài. ống bài tiết
thông thể xoang với môi trường ngoài, tham gia vào qúa trình trao đổi chất giữa cơ thể
và môi trường. Thể xoang ở giun đốt được phân thành những phần ứng với các đốt và
sự dồn nén dịch thể xoang giữa các đốt nó làm cho cơ thể con vật di chuyển được
trong bùn và trong các lớp đất. Xoang huyết (xoang hỗn hợp) là xoang cấu tạo pha trộn
giữa xoang nguyên sinh và xoang thứ sinh. Dịch thể xoang được thay thế bằng máu
của cơ thể nên gọi là xoang huyết. Xoang này có ở chân khớp, thân mềm và ở xoang
này toàn bộ nội quan được nhập chìm trong máu và quá trình trao đổi chất được diễn
ra trong xoang cơ thể.
Việc xuất hiện cấu trúc xoang chính thức có một số ưu điểm như: là nơi chứa
nội quan; là môi trường cho cơ quan hoạt động: tiêu hoá, hô hấp...; tham gia vận động,
vận chuyển chất dinh dưỡng, khí.
10
Động vật miệng nguyên sinh và động vật miệng thứ sinh
Trong quá trình phát triển cá thể lỗ miệng ở con vật trưởng thành được bắt
nguồn từ lỗ miệng phôi ta gọi là miệng nguyên sinh, còn lỗ nứt ra về sau là hậu môn.
Miệng nguyên sinh là miệng nhóm động vật ruột khoang, giun tròn, giun đốt, chân
khớp, thân mềm.
Khi miệng phôi trở thành lỗ hậu môn con vật trưởng thành, còn lỗ miệng được
hình thành từ một vị trí mới gọi là động vật miệng thứ sinh nhóm này gồm có da gai,
dây sống và một số ngành khác (Protostomia - Peuteno stomia).
9.2. Sự phát triển của cơ thể Động vật
9.2.1. Sự phát triển ở động vật đơn bào
Ở động vật đơn bào cá thể mới được hình thành theo con đường nguyên phân từ
tế bào mẹ, sau đó lớn lên đạt kích thước điển hình lại phân chia để có thế hệ mới
(trùng biến hình, trùng roi xanh...). Ở một số động vật nguyên sinh, thường có sự xen
kẽ thế hệ giữa sinh sản vô tính (nguyên phân) và sinh sản hữu tính (tạo giao tử bằng
giảm phân). Trong đó, giai đoạn đơn bội thường chiếm phần lớn vòng đời (trùng giày
tập đoàn, trùng bào tử...).
9.2.2. Sự phát triển ở động vật đa bào
Sự phát triển ở động vật đa bào bậc thấp
Ở các động vật đa bào bậc thấp như ruột khoang, giun dẹp..., chu trình phát
triển cá thể thường đơn giản, với hình thức sinh sản chủ yếu là sinh sản vô tính.
Sự phát triển ở động vật đa bào bậc cao
Ở các động vật đa bào bậc cao sinh sản hữu tính (động vật có 3 lá phôi: giun
đốt, thân mềm, chân khớp, động vật có xương sống), sự phát triển phức tạp gồm các
quá trình: Sự phát sinh giao tử (sự hình thành tế bào sinh dục đực và cái), Thụ tinh,
Phát triển phôi, phát triển hậu phôi.
a. Sự hình thành tế bào sinh dục và thụ tinh cho hợp tử
Hình thành tế bào sinh dục đực (tinh trùng)
Thành ống sinh tinh có chứa một số tế bào biểu mô mầm được gọi là các tinh
nguyên bào (tế bào sinh dục nguyên thuỷ). Khi động vật bước vào tuổi thành thục về
tính thì các tinh nguyên bào tiến hành giảm phân để tạo thành tinh trùng (trải qua hai
lần phân bào liên tiếp). Trước khi xảy ra quá trình giảm phân thì tinh nguyên bào (2n)
đã trải qua thời kì sinh trưởng để tạo thành tinh bào cấp I (2n). Tinh bào cấp I tiến

11
hành phân chia giảm nhiễm lần thứ nhất để tạo ra hai tế bào con như nhau được gọi là
tinh bào cấp II (n). Tinh bào cấp II tiếp tục phân chia lần thứ hai để tạo ra bốn tinh tử
đơn bội. Các tế bào này không còn phân chia nữa và biến thành những tinh trùng hoạt
động, trong đó có 2 tinh trùng mang NST giới tính X và 2 tinh trùng mang NST giới
tính Y. Điều đó nói lên rằng số lượng hai loại tinh trùng là bằng nhau. Tất cả các giai
đoạn hình thành tinh nguyên bào, tiền tinh trùng và tinh trùng đều xảy ra tại tế bào
sertoli. Tế bào này trực tiếp nuôi dưỡng, bảo vệ và kiểm soát quá trình sinh sản của
tinh trùng.
- Tinh trùng có kích thước bé, có khả năng di chuyển, hình dạng khác nhau
trong các nhóm động vật khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều có những nét cấu tạo chung
thích nghi với chức năng vận chuyển, thụ tinh và các chức năng sống khác. Các nghiên
cứu bằng kính hiển vi điện tử cho thấy tinh trùng cấu tạo gồm có bốn phần: đầu, cổ,
phần giữa và đuôi.
Hình thành tế bào sinh dục cái (noãn hay trứng)
- Từ các tế bào sinh dục nguyên thủy hay các noãn bào nguyên thủy phân chia
nguyên nhiễm nhiều lần cho ra các noãn nguyên bào (2n). Các noãn nguyên bào sau
một quá trình phân chia và tăng trưởng cho ra các noãn bào cấp 1 (2n). Các noãn bào
cấp 1 bắt đầu phân chia giảm nhiễm cho ra hai tế bào: tế bào to có thể tích bằng tế bào
trứng nên gọi là tế bào trứng (noãn bào cấp 2 (2)); tế bào nhỏ do cực động vật sinh ra
nên gọi là cực cầu (thể cực). Tế bào trứng lại phân chia lần thứ hai thành tế bào trứng
chín và thể cực thứ hai, cùng lúc đó thể cực thứ nhất cũng phân chia thành hai thể cực.
Kết quả tạo ra bốn tế bào trong đó chỉ có một tế bào trứng chín có thể thụ tinh còn ba
tế bào còn lại (ba thể cực) không có khả năng thụ tinh. Đây là sự khác biệt với quá
trình sinh tinh.
- Trứng có kích thước lớn hơn tinh trùng, không di chuyển, thường có hình cầu
hay hình trứng. Cấu tạo trứng: Tất cả trứng đều được bao quanh bởi màng sinh chất.
Trừ một số trường hợp, trứng còn được phủ một lớp màng nữa, tạo nên khi còn ở trong
buồng trứng là màng noãn hoàng. Trứng còn được bao quanh bởi màng trứng thứ ba
do các tế bào bao noãn tạo nên như màng chorion của côn trùng, hoặc do ống dẫn
trứng tiết ra màng keo ở lưỡng cư, lòng trắng trứng gà, màng đá vôi của trứng gà hay
vỏ dai của bò sát. Noãn hoàng là chất dự trữ dinh dưỡng trong trứng.
Tùy theo số lượng và sự phân bố của noãn hoàng trong trứng mà có thể phân
chia ra các loại trứng sau:

12
+ Trứng đồng noãn hoàng: lượng noãn hoàng ít, dạng hạt bé và phân tán đồng
đều trong tế bào chất. Ví dụ: trứng của động vật không xương sống, dây sống thấp,
động vật có vú.
+ Trứng đoạn noãn hoàng: noãn hoàng nhiều, dạng hạt lớn, tập trung ở cực dinh
dưỡng. Ví dụ: trứng cá, lưỡng cư, bò sát, chim.
+ Trứng trung noãn hoàng: noãn hoàng tập trung ở chính giữa tế bào, còn tế bào
chất tạo thành xung quanh. Ngoài ra, ở trung tâm cũng có một ít tế bào chất chứa
nhiều nhân. Ví dụ: trứng của các loài chân khớp, côn trùng.
b. Sự thụ tinh
Thụ tinh là sự kết hợp giữa noãn (tế bào sinh dục cái) và tinh trùng (tế bào sinh
dục đực) để tạo hợp tử mang bộ nhiễm sắc thể 2n. Hợp tử là cá thể mới phát sinh và
phát triển ở giai đoạn sớm nhất. c1
c. Sự phát triển phôi.
c1. Trứng và sự phân cắt trứng
Các kiểu trứng
Trứng có cực sinh học (SH) và cực dinh dưỡng (DD), trong trứng có chứa noãn
hoàng. Tuỳ theo khối lượng và vị trí noãn hoàng (chất dinh dưỡng dự trữ) trong trứng
mà có các loại trứng và các kiểu phát triển khác nhau:
- Trứng đồng noãn hoàng:
Kiểu trứng nguyên thuỷ nhất.
Trứng có ít noãn hoàng
Noãn hoàng phân bố đồng đều trong tế bào chất.
- Trứng đoạn noãn hoàng:
Noãn hoàng tập trung ở cực dưới (cực thực vật) của trứng.
Tế bào chất tập trung ở cực trên (cực động vật).
- Trứng trung noãn hoàng:
Noãn hoàng tập trung ở giữa còn tế bào chất ở xung quanh.
Sự phân cắt trứng:
Ngay sau khi thụ tinh tế bào trứng bắt đầu phân chia liên tiếp; 1 thành 2, 2
thành 4, 4 thành 8…để cho nhiều tế bào mới, gọi chung là phôi bào, có kích thước bé
dần. Kiểu phân cắt trứng phụ thuộc chủ yếu vào noãn hoàng (ví dụ như trứng gà là
lòng đỏ) nhiều hay ít và phân bố đều hay không đều của noãn hoàng trong trứng, đặc
trưng cho từng nhóm động vật. Có các kiểu phân cắt trứng: phân cắt hoàn toàn và phân
cắt không hoàn toàn.
13
- Phân cắt hoàn toàn:
+ Gồm các kiểu phân cắt phóng xạ, phân cắt xoắn ốc và phân cắt đối
xứng hai bên.
+ Đối với trứng ít noãn hoàng, tất cả các phần của trứng tham gia vào
quá trình phân cắt.
+ Dựa vào vị trí tương đối của các phôi bào ở 2 cực của trứng, có 3 kiểu
phân cắt:
Phân cắt phóng xạ:
-- Phôi bào cực sinh học nằm ngay trên phôi bào cực dinh dưỡng.
-- Gồm phân cắt phóng xạ đều: phôi bào cực sinh học bằng phôi
bào cực dinh dưỡng (trứng Hải sâm).
-- Phân cắt phóng xạ không đều: phôi bào cực sinh học bé hơn
phôi bào cực sinh dưỡng (trứng ếch).
Phân cắt xoắn ốc: Phôi bào cực sinh học nằm xen giữa 2 phôi bào cực
dinh dưỡng (trứng Giun đốt, Thân mềm)
Phân cắt đối xứng hai bên: Các phôi bào được phân cắt đối xứng nhau
(trứng Giun đũa).

Hình 9. 5. Các kiểu phân cắt trứng hoàn toàn


(Nguồn: Trần Thái Bái và cs., 2005)

14
Đều (Hải sâm); B. Không đều (êch); C. Xoắn ốc (thân mềm); D. Đối xứng hai bên (giun đũa);
SH. Cực sinh học; SD. Cực sinh dưỡng
Phân cắt không hoàn toàn:Phân cắt hình đĩa và phân cắt bề mặt
Chỉ một phần trứng tham gia vào quá trình phân cắt (có ở trứng nhiều noãn
hoàng và phân bố không đều).

(Nguồn: Trần Thái Bái và cs., 2005)


Phân cắt hình đĩa: có ở trứng đoạn noãn hoàng (trứng gà)
Phân cắt bề mặt: có ở trứng trung noãn hoàng (trứng Sâu bọ).
Kết quả của quá trình phân cắt tạo nên khối tế bào hình quả dâu gọi là phôi
dâu. Các tế bào phôi dâu tiết ra chất dịch làm tăng áp suất, đẩy các tế bào ra xung
quanh thành 1 lớp, có khoảng trống gọi là phôi nang. Phôi nang có đặc điểm:
Thành có 1 lớp tế bào.
Khoảng trống chứa đầy dịch gọi là xoang phôi nang.
c2. Sự hình thành phôi vị: xuất hiện 2 lá phôi
Ngay sau khi hình thành phôi nang là quá trình phôi vị hoá, phôi tiếp tục phát
triển thành một khối gồm 2 lớp tế bào.
Ở trứng đồng noãn hoàng, sự phôi vị hoá tiến hành bằng cách một phần phôi nang
lõm vào hình thành khoang phôi vị hay khoang ruột nguyên thuỷ. Chỗ bắt đầu lõm vào
khi phôi vị hoá là phôi khẩu hay miệng phôi. Lớp ngoài của thành phôi vị là lá phôi
ngoài (lớp này sẽ phát triển thành da và hệ thần kinh). Lớp trong lót xoang ruột nguyên
thuỷ là lá phôi trong (sẽ hình thành ống tiêu hoá, gan, tuỵ và phổi).

15
Hình 9.7. Các cách tạo phôi vị
Lõm; B, B’: di nhập; C, C’: tách lớp; D, D’: Lan phủ
Lá phôi ngoài; 2. Lá phôi trong; 3. Phôi xoang
(Nguồn: Trần Thái Bái và cs., 2005)
- Ở trứng đồng noãn hoàng:
Tế bào lớn lõm vào.
Khoang phôi nang biến mất.
Hình thành khoang phôi vị hay khoang ruột nguyên thuỷ.
Chỗ bắt đầu lõm vào khi phôi vị hoá là phôi khẩu hay miệng phôi.
Lúc này phôi có 2 lớp: Lớp ngoài của thành phôi vị là lá phôi ngoài (ngoại
bì), lớp trong lót xoang ruột nguyên thuỷ là lá phôi trong (nội bì).
- Ở trứng đoạn noãn hoàng (ếch, gà)
Do có lượng noãn hoàng lớn ở cực thực vật.
Sự phân cắt tiến hành ở đĩa phôi rất bé nằm ở cực động vật.
Quá trình phân cắt thành lớp trên (lá phôi ngoài) và lớp dưới (lá phôi trong).
c3. Sự hình thành lá phôi giữa (lá phôi thứ 3)
Ở tất cả động vật đa bào (trừ bọt bể và ruột túi) đều có một lớp tế bào thứ ba giữa
lá phôi ngoài và lá phôi trong - lá phôi giữa. Lá phôi giữa là lá phôi tạo nên một số cơ
quan mới, đồng thời hình thành nên thể xoang của cơ thể động vật: lá phôi giữa phân
thành 2 lá, một lá dính vào lá phôi ngoài - lá thành, một lá dính vào lá phôi trong - lá
tạng. Khoang giữa lá thành và lá tạng là xoang cơ thể chính thức. Lá thành sẽ cho các
cơ của thành cơ thể, lá tạng sẽ cho lớp cơ của ống tiêu hoá.

16
Hình 9.8. Các cách hình thành lá phôi giữa
A-B: Ở giun vòi; C-D: ở hàm tơ.
1. Lá phôi ngoài; 2. Lá phôi trong; 3. Ruột nguyên thủy; 4. Phôi khẩu; 5. Thể xoang; 6. Giải
mầm lá phôi giữa; 7. Phôi xoang; 8. Lỗ miệng thứ sinh đang hình thành.
(Nguồn: Trần Thái Bái và cs., 2005)
- Các ngành miệng sinh sau: trung bì phát sinh từ 2 túi có gốc từ lá nội bì.
- Các ngành động vật đối xứng toả tròn: trung bì phát triển từ những tế bào di
nhập có nguồn gốc từ ngoại bì.
- Phần lớn các ngành động vật miệng nguyên sinh: các tế bào phân chia tạo
thành khối trung bì nằm cạnh miệng phôi, nơi tiếp giáp giữa ngoại bì và nội bì.
Như vậy, các động vật mà cơ thể phát triển từ hai lá phôi được xếp vào động
vật 2 lá phôi. Bao gồm Bọt bể, Ruột khoang và Sứa lược (Sứa lược đã có mầm lá phôi
thứ ba). Các động vật phát triển từ ba lá phôi gọi là động vật 3 lá phôi, gồm các động
vật từ Giun dẹp trở lên đến Thú
c4. Sự hình thành các cơ quan từ các lá phôi
Lá phôi ngoài: tạo nên vỏ bọc cơ thể, hệ thần kinh, cơ quan cảm giác.
Lá phôi trong: hình thành nên hệ tiêu hoá, hô hấp
Lá phôi giữa: hình thành nên các bó cơ và các cơ quan bên trong, tạo nên các mô
liên kết: hệ cơ, xương, tuần hoàn, bài tiết, sinh dục.
Một phần lá phôi thứ ba hình thành nên lá thành lót mặt trong cơ thể và lá tạng
bao ngoài ống tiêu hoá tạo thành xoang cơ thể.

17
d. Thời kì hậu phôi
Thời kì hậu phôi ở động vật là một chuỗi nhiều quá trình phát triển phức tạp mà
bản chất là sự phân chia tế bào (do quá trình trao đổi chất và năng lượng theo phương
thức đồng hóa và dị hóa) dẫn đến sự tăng kích thước cơ thể: gọi là quá trình sinh
trưởng. Bên cạnh đó là sự triển khai chương trình trên gen đã được mã hóa trong bộ
gen để phát sinh các đặc điểm sinh sản (như hoàn thiện cơ quan sinh sản, các đặc tính
sinh dục phụ), đã dẫn đến sự hoàn thiện chức năng về sinh sản, đây chính là sự biến
đổi về chất: gọi là quá trình phát triển. Trong quá trình phát triển do sự nhân đôi tế bào
các gen bị khiếm khuyết, thoái hóa dẫn đến sự rối loạn sinh lý, sinh hóa trong cơ thể:
Biểu hiện là các cá thể già cỗi và chết sinh lý.
Sự phát triển của các nhóm động vật có thể được tiến hành bằng nhiều kiểu: tùy
thuộc vào lượng noãn hoàng mà sinh vật có thể phát triển trực tiếp hoặc gián tiếp. Đối
với trứng ít noãng hoàng thì thường phát triển gián tiếp qua giai đoạn ấu trùng gọi là
phát triển qua biến thái; đối với trứng giàu noãn hoàng thường phát triển trực tiếp.
Sự phát triển trực tiếp: một số động vật (tôm, nhện, chim) phôi phát triển thành
cơ thể giống với cơ thể trưởng thành. Chỉ khác:
Cơ thể nhỏ hơn
Cơ quan sinh sản chưa hoàn chỉnh.
Sự phát triển biến thái: Gặp ở một số nhóm động vật trong đó điển hình nhất là
các động vật thuộc ngành Chân khớp (Arthropoda). Sự phát triển cá thể theo tuần tự
sau giai đoạn phôi, tiếp đến giai đoạn ấu trùng: Ấu trùng qua nhiều biến đổi mới giống
dạng trưởng thành. Đó là quá trình biến thái, gồm biến thái hoàn toàn và biến thái
không hoàn toàn.
Biến thái không hoàn toàn: là dạng phát triển gặp ở các nhóm động vật như
châu chấu, cánh thẳng, bọ xít, cánh đều... Các động vật phát triển theo kiểu biến thái
không hoàn toàn vòng đời trải qua các giai đoạn trứng, ấu trùng và trưởng thành. Ở
giai đoạn ấu trùng (sâu non) có hình dạng gần giống con trưởng thành, chúng trải qua
4, 5 lần lột xác thành con trưởng thành. Về cấu tạo tổ chức cơ thể ấu trùng và trưởng
thành không có sự sai khác nhiều, con trưởng thành hoàn thiện về cơ quan sinh sản và
kích thước cơ thể lớn hơn ấu trùng.
Biếntháihoàntoàn:ThườnggặpởCánhcứng,cánhvảy,cánh
Màng,Haicánh...Vòngđờicó4phapháttriểnlàtrứng,ấutrùng,nhộng
vàtrưởngthành.Ấutrùngnởratừtrứngkháchẳntrưởngthànhvềđặc
điểmhìnhthái,đặcđiểmsinhhọc.Từấutrùngđểđếnđượcgiaiđoạntrưởngthành,ấutrùngphảil

18
ộtxác nhiều lần và trải qua pha phát triển mới là nhộng.
Nhộnglàgiaiđoạnđặctrưngcủabiếntháihoàntoàn,đâykhông
phảilàgiaiđoạntĩnhmàlàsựbiếnđổirấtlớn.Làquátrìnhtiêumôcủa
giaiđoạnấutrùngvàsinhmômớicủagiaiđoạntrưởngthànhnghĩalàxây
dựnglạitoànbộcấutrúccơthểcủadạngtrưởngthànhtừcáctếbàođĩa
mầm.Mỗigiaiđoạnpháttriểncủacôntrùngbiếntháihoàntoàngiữmột
chứcnăngchủyếucủaloài.Ấutrùnglàgiaiđoạntíchluỹnănglượngnên
chúngănrấtkhoẻ,thamgiatíchcựcvàoquátrìnhcảitạođấthaygâyhại
lớnchocâytrồng.Trưởngthànhlàgiaiđoạnsinhsản,duytrìnòigiống.
Phatrưởngthànhcónhiềuđặcđiểmquantrọng,cólốisốngphongphúvà
hoạtđộngrấttinhtế,thíchnghivớicaođộvớiđiềukiệnsốngcủamôi
trường.Đếngiaiđoạntrưởngthànhcôntrùngthườngkhônglớnthêm,làm nhiệmvụ duy trì
sinh sản.

Hình 9.. Vòng đời của côn trùng


(Nguồn: Phillips W. D. và Chilton T. J. , 2005)
Sự phát triển qua biến thái ở một số nhóm động vật là một sự kiện đặc biệt và
khá thú vị, có ý nghĩa lớn đối với đời sống của chúng như: Giúp chúng có điều kiện
thời gian để tu chỉnh cơ bản lại cơ thể; Hoàn chỉnh cơ quan còn thiếu và chưa hoàn
thiện; Tận dụng thời gian phát triển, tiềm năng môi trường (khí hậu, thức ăn, vật

19
chủ...). Thích ứng điều kiện bất lợi về hoàn cảnh môi trường: nguồn sống khác,
phương thức sống khác.

CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 9


Câu 1: Nêu các kiểu phân cắt trứng, vẽ sơ đồ minh họa? Yếu tố nào quyết định đến sự
phân cắt đó?
Câu2: Trình bày các kiểu hình thành phôi vị và lá phôi thứ 3. Vẽ sơ đồ minh họa.
Câu3: Mối quan hệ giữa các lá phôi với sự xuất hiện các cơ quan của cơ thể.
Câu4: Trình bày cấu tạo cơ bản các loại mô ở cơ thể động vật. Hãy lấy ví dụ minh họa.
Câu5: Tại sao nói sự xuất hiện các hiện tượng đối xứng, phân đốt và thể xoang cơ thể
ở cơ thể động vật gắn liền quá trình tiến hóa và thích nghi của cơ thể động vật?
Hãy lấy ví dụ chứng minh nhận định trên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 9
[1] Phan Cự Nhân (Chủ biên), Trần Bá Hoành, Lê Quang Long, Phạm Đình Thái,
Hoàng Thị Sản, Mai Đình Yên, Sinh học đại cương(2 tập). NXB Đại học Sư phạm,
2005.
[3]Trần Thái Bái,Động vật học không xương sống. NXB Giáo dục, 2001.
[4]Thái Trần Bái (chủ biên), Nguyễn Văn Khang (2005), Động vật không xương sống,
NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[5] Lê Vũ Khôi, Động vật học Có xương sống. NXB Giáo dục, 2005.
[6] Phillips W. D. và Chilton T. J., Sinh học (2 tập, tài liệu dịch), NXB Giáo dục, 2005.
[7] Trịnh Hữu Hằng, Trần Công Yên, Sinh học cơ thể động vật học (2 tập) NXB
ĐHQG Hà Nội, 18.

20
Chương 10. Các hệ cơ quan cơ thể động vật
GIỚI THIỆU CHƯƠNG 10
Chương này giới thiệu các kiến thức cơ bản của các hệ cơ quan chính và chức
năng của chúng hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ nội tiết, hệ thần
kinh, hệ xương, hệ cơ, hệ sinh dục.
Nội dung của chương cũng trình bày một cách khái quát mức độ và chiều hướng
tiến hóa của các hệ cơ quan ở cơ thể động vật, từ đó giúp sinh viên có thể phân tích, so
sánh mức độ gần gũi và mối liên quan họ hàng giữa các ngành Động vật với nhau.
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG 10
Sau khi học xong chương này, sinh viên có khả năng:
Trình bày được đă ̣c điểm cấu tạo, chức năng và hoạt đô ̣ng của các hê ̣ cơ
G5
quan và cơ thểđộng vật
CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG 10
Sau khi học xong chương này, sinh viên phải:
Trình bày được đă ̣c điểm cấu tạo, chức năng và hoạt đô ̣ng của các hê ̣ cơ quan và
G5.1
cơ thểđộng vật
G5.6 Phân tích được sự tiến hóa của các hệ cơ quan qua các nhóm động vật

NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG 10


10.1. Hệ cơ quan có chức năng truyền thông tin
10.1.1. Hệ thần kinh
Tất cả các hoạt động trong cơ thể sinh vật phần lớn đều được điều phối bởi các
tế bào đã được chuyên hóa của hệ thần kinh. Trong tất cả các sinh vật từ đơn giản đến
phức tạp, hệ thần kinh đều có bốn chức năng cơ bản:
1. Phát hiện kích thích
2. Lan truyền kích kích
3. Tổng hợp và phân tích các thông tin thu được
4. Ðáp ứng
Trong chương này chúng ta sẽ đề cập đến các chức năng trên trong hệ thần kinh
của người bao gồm não và các thụ quan.
Tổ chức của hệ thần kinh
Tế bào thần kinh (neuron) là đơn vị chức năng của hệ thần kinh. Chúng được
chuyên hóa cho việc truyền các tín hiệu từ một phần này đến một phần khác của cơ

21
thể. Mỗi tế bào thần kinh đều gồm có ba phần: Các sợi nhánh, thân tế bào và một sợi
trục.
Có ba loại tế bào thần kinh chính:
- Tế bào thần kinh cảm giác (sensory neuron): dẫn truyền các thông tin về môi
trường ngoài và trong từ các thụ quan về trung ương thần kinh.
- Tế bào thần kinh trung gian (interneuron): hay còn gọi là tế bào thần kinh liên
hợp, nằm trong trung ương thần kinh.
- Tế bào thần kinh vận động (motor neuron): dẫn truyền các xung thần kinh từ
trung ương thần kinh đến các cơ quan hiệu ứng.
- Tế bào thần kinh đệm (neuroglial):
Là những tế bào có quan hệ mật thiết với các tế bào thần kinh và được xem là
các tế bào nâng đỡ (supporting cell) có vai trò quan trong trong việc duy trì cân bằng
nội môi (khả năng thực bào đối với các tế bào thoái hóa) và cung cấp chất dinh dưỡng
cho các tế bào thần kinh.
Các mức độ cấu tạo và sự phát triển của hệ thần kinh
Trong quá trình phát triển chủng loại, ở những động vật đơn bào chưa có hệ
thần kinh cơ thể liên hệ với môi trường ngoài thông qua thể dịch tế bào. Đó là quá
trình điều hòa thể dịch mà bản chất của nó là các quá trình hóa học.
Về sau, trong quá trình tiến hóa của những động vật đa bào, hệ thần kinh
xuất hiện và phát triển dần từ thấp đến cao, ngày càng hoàn chỉnh về cấu tạo và chức
năng. Nhờ sự xuất hiện của hệ thần kinh mà sự điều hòa phối hợp hoạt động của cơ
thể được diễn ra thống nhất và nhanh chóng.
Ngành động vật nguyên sinh: chưa có các tế bào thần kinh. Tuy nhiên, một số
nguyên sinh động vật có các bào quan chuyên tiếp nhận cảm giác như các nhỡn điểm
(stigmata), các sợi co rút... và những cơ quan hiệu ứng như tiên mao, tiêm mao.
Ngành Ruột khoang, Sứa lược: đã xuất hiện dạng đơn giản nhất của hệ thần
kinh là thần kinh mạng lưới (nerve net). Từ thần kinh mạng lưới (động vật đối xứng
phóng xạ) phát triển lên hệ thần kinh trung ương (động vật đối xứng hai bên: do có sự
đầu hóa).
Ở các động vật không xương sống, hệ thần kinh tập trung đầu tiên được tìm
thấy ở giun dẹp: hệ thần kinh dạng hạch. Hai đám tế bào thần kinh ở đầu, có vai trò

22
như là bộ não của con vật. Hai chuỗi thần kinh chạy từ hạch não dọc theo chiều dài cơ
thể, được nối bởi các dây thần kinh.
Giun tròn có hệ thần kinh Ortogon điển hình: vòng thần kinh hầu gồm có các
hạch thần kinh, 6 dây thần kinh chạy về trước và 6 dây về phía sau cơ thể, trong đó có
2 dây lớn là dây thần kinh lưng và dây thần kinh bụng.
Ở giun đốt, thân mềm và chân khớp: Hệ thần kinh tương tự nhau, gồm 2 dạng
hệ thần kinh bậc thang hoặc chuỗi hạch:
Dạng bậc thang: gồm vòng thần kinh hầu, hai hạch dưới hầu xuất phát 1 đôi
dây thần kinh bụng; mỗi đốt có 1 đôi hạch thần kinh có 1 dây thần kinh chạy ngang.
Dạng chuỗi hạch: 2 dây thần kinh bụng dịch lại gần nhau, các đôi hạch ở mỗi
đốt cũng tiến tới tập trung thành 1 hạch.
Ở côn trùng còn hình thành các thể vân ở nhóm sống thành tập đoàn. Ở thân
mềm có hiện tượng bắt chéo dây thần kinh ở các nhóm.
Hệ thần kinh ở da gai: có dạng dây thần kinh, gồm vòng thần kinh ở phần trước
ống tiêu hóa, từ đó phát ra các dây thần kinh tương ứng với số bậc đối xứng của cơ
thể.
Hệ thần kinh ống ở động vật có dây sống phát triển hoàn thiện về cấu tạo và
chuyên hóa về chức năng gồm: Gồm não bộ và tủy sống. Có sự biệt hóa và phân hóa
thành các phần của não bộ ở miệng tròn, cá sụn, cá xuơng, lưỡng cư, bò sát, chim và
thú. Đặc điểm nổi bậc của não động vật có xương sống là các lớp bên ngoài (vỏ não).
- Vỏ não là phần của não trước.Có liên quan tới việc kiểm soát các cử động và
các chức năng thần kinh cấp cao như học thức, trí nhớ, tư duy trừu tượng.
- Não trung gian: gồm đồi thị và vùng dưới đồi. Ðồi thị (thalamus) liên quan
đến việc thu nhận và truyền các thông tin quan hệ đến các hoạt động vận động cục bộ
giữa vỏ não và các trung tâm thấp hơn. Vùng dưới đồi (hypothalamus): có liên quan
đến các hoạt động điều hòa thể dịch của cơ thể.
- Não giữa: có chức năng dẫn truyền, và là trung tâm của nhiều phản xạ mà
quan trọng nhất là phản xạ về tư thế
- Hành tủy (medulla): có các trung tâm kiểm soát chức năng của hệ tuần hoàn
và hệ tiêu hóa.

23
- Tiểu não là một phần của não sau. Chúng giữ vai trò quan trọng trong việc
phối hợp thăng bằng và cử động. Tiểu não nhạy cảm rõ nhất với rượu, ảnh hưởng sớm
nhất của nó là đến sự thăng bằng và đến phối hợp hoạt động của tay - mắt.
Các đôi dây thần kinh não: tùy từng nhóm động vật có 10 - 10 đôi dây thần
kinh não.
Chiều hướng tiến hóa chung của hệ thần kinh: Tập trung các tế bào thần kinh
tạo thành hạch thần kinh, phân hóa chức năng các bộ phận trong hệ thần kinh.
10.1.2. Cơ quan thụ cảm
Khái niệm cơ quan thụ cảm
Hệ thụ cảm còn được gọi là cơ quan cảm giác. Hệ thụ cảm là cơ quan chuyên
trách gồm những tế bào đã biệt hóa để tiếp nhận kích thích từ môi trường bên ngoài và
bên trong đối với cơ thể. Môi trường sống luôn biến đổi (cả bên ngoài và bên trong)
đòi hỏi cơ thể phải phản ứng để thích nghi.Điều đó đảm bảo cho tính toàn vẹn thống
nhất của cơ thể đối với môi trường, đảm bảo sự cân bằng cho các hệ thống sống để tồn
tại và phát triển. Là bộ phận đầu tiên của một quá trình thần kinh phức tạp. Nhờ hệ thụ
cảm mà người và động vật tiếp thu được mọi tín hiệu từ môi trường, và do đó mới
nhận thức được sự tồn tại của thế giới xung quanh, cũng như của thế giới chủ quan bên
trong chính mình. Thế giới vật chất với thuộc tính phản ánh của nó khi tác động vào
giác quan sẽ đem lại cho người và động vật những cảm giác. Cảm giác là sự bắt đầu
của một chuỗi các quá trình sinh học phức tạp và tinh vi, đem lại cho người và động
vật những hoạt động có tính bản năng và tập tính trong quá trình phát triển chủng loại
và phát triển cá thể.Nhờ sự hoàn thiện dần về cấu tạo và chuyên hóa dần về cấu tạo và
chuyên hóa về chức năng, mà cơ quan thụ cảm ở động vật càng ngày càng có ý nghĩa
lớn trong việc giúp con vật thích nghi đời sống.
Trong quá trình phát triển của thế giới động vật, từ những động vật đơn bào đã
bắt đầu có quá trình cảm nhận những kích thích của môi trường bên ngoài. Ví dụ như
amip đã cảm nhận và biết tránh xa nơi có luồng ánh sáng mạnh.
Càng ở bậc thang tiến hóa cao, cơ quan cảm giác ở động vật càng có cấu tạo
tinh vi phức tạp và hoàn thiện hơn. Và do đó khả năng tiếp nhận những biến đổi của
môi trường cũng chính xác hơn.
Một cơ quan cảm giác điển hình bình thường gồm 03 bộ phận cấu tạo chính:

24
Bộ phận ngoại biên: gồm những tế bào cảm giác chuyên biệt với những kích
thích khác nhau của môi trường (Receptors).
Bộ phận dẫn truyền: các dây thần kinh làm nhiệm vụ dẫn truyền thông tin (dẫn
truyền hướng tâm Afferent neuron).
Bộ phận trung ương: các cấu trúc tương ứng trong hệ thần kinh trung ương.
Căn cứ vào vị trí cấu tạo, vào đặc điểm cấu tạo và phương cách thu nhận kích
thích từ môi trường, có thể phân loại cơ quan cảm giác bằng nhiều cách khác nhau:
Theo vị trí cấu tạo: theo cách này, các cơ quan cảm giác được phân chia làm 3
loại:
Các thụ quan trong: là các tế bào thụ cảm nằm tại các cơ quan, cấu tạo bên
trong cơ thể để nhận các kích thích của nội môi. Ví dụ: các thụ quan cảm nhận áp lực
trong bàng quang, trong hệ tuần hoàn...
Các thụ quan ngoài: gồm những tế bào thụ cảm chuyên biệt và các bộ phận cấu
tạo riêng, hình thành cơ quan phân tích hay giác quan.
Cơ quan phân tích xúc giác: da
Cơ quan phân tích vị giác: lưỡi
Cơ quan phân tích khứu giác: mũi
Cơ quan phân tích thị giác: mắt
Cơ quan phân tích thính giác và thăng bằng: tai
Cơ quan xúc giác (Da): Là cơ quan thông báo cho cơ thể những cảm giác va
chạm, tiếp xúc, nóng, lạnh và đau.
Các thụ quan hay thụ quan bản thể: các thụ quan này nằm sau trong cơ thể,
nhất là những phần đầu gân của cơ bám xương, của các khớp
Theo cách thu nhận kích thích:theo cách này có thể chia làm hai loại:
Các thụ quan trực tiếp: các kích thích này thường tác động trực tiếp vào tế bào
thụ cảm.
Các thụ quan gián tiếp: các thụ quan này có thể tiếp nhận kích thích ở những
khoảng cách xa.
Theo tích chất của kích thích:theo cách này có thể phân chia ra:
Các thụ quan hóa học; tiếp nhận kích thích hóa học
Các thụ quan lý học: tiếp nhận các kích thích vật lí
Các tự thụ quan.
25
Hệ thụ quan ở động vật với tính chất có khả năng cảm nhận kích thích, khả
năng hưng phấn và điều hòa mối tương quan với cường độ kích thích đã giúp cho cơ
thể động vật thích nghi với điều kiện sống.
10.1.3. Hệ nội tiết
Khái quát hệ nội tiết
Hệ nội tiết bao gồm nhiều tuyến nội tiết nằm rải rác trong cơ thể, tiết ra
hormone; những hormone này có tác động điều hòa và điều chỉnh các hoạt động sinh
lý của cơ thể.
Tuyến nội tiết (endorine gland) là tuyến tiết ra hormone đổ trực tiếp vào máu
thông qua hệ thống mao mạch (không thông qua ống tiết).
Phân biệt với tuyến ngoại tiết (exocrine gland) là tuyến tiết có ống tiết và sản
phẩm theo ống tiết đổ ra ngoài hay đổ vào xoang cơ thể. Ví dụ: tuyến mồ hôi, tuyến
nước bọt, tuyến sữa…
Hệ nội tiết ở động vật bậc thấp
Cấu tạo và chức năng của hệ nội tiết còn chưa hoàn chỉnh, chỉ có một vài tuyến
ở sâu bọ và côn trùng, chất tiết chủ yếu là các Pheromone.
Ví dụ: Bướm cái của tằm có Pheromone Bombykol, bướm cái sâu róm có
Giplur nhằm quyến rũ bướm đực. Kiến tiết ra Pheromone đánh dấu đường đi tìm mồi
và báo động khi gặp nguy hiểm. Ong thợ đánh dấu đường đi bằng Geraniol
Pheromone. Ong chúa tiết ra acid -xetodecanic nhằm ức chế quá trình phát triển
buồng trứng của ong thợ và quyến rũ ong đực ở mùa sinh sản.
Ở côn trùng: Sự biến thái và sự phát triển được điều khiển bởi 3 loại hormone
chính: Bain hormone (BH), Ecdysone và Juvenile hormone. Brain hormone (BH) được
hình thành từ tế bào thần kinh tiết, kích thích sự giải phóng Ecdyson từ tuyến trước
ngực. Hormone Ecdysone thúc đẩy sự biến thái và phát triển các đặc điểm trưởng thành.
Hormone Juvenile hormone (JH): thúc đẩy sự lột xác
Hệ nội tiết ở động vật bậc cao
Là hệ thống tuyến trong cơ thể người và động vật bậc cao. Chúng được hình
thành từ các tế bào tuyến điển hình, một phần nhỏ từ các tế bào thần kinh tiết. Hệ
thống mao mạch phân bố trong tuyến, tiếp xúc với các tế bào tuyến. Hệ nội tiết tác
động thông qua đường máu nên chậm nhưng kéo dài và trên diện rộng.

26
Ở động vật bậc cao và đặc biệt là người, hệ thống nội tiết có cấu tạo hoàn chỉnh,
bao gồm các tuyến chính sau:
Tuyến yên (Pitutary gland)
Tuyến giáp (Thyroid gland)
Tuyến cận giáp (Parathyroid gland)
Tuyến tụy (đảo tụy Langerhans)
Tuyến trên thận (Adrenal gland)
Tinh hoàn (Testis)
Buồng trứng (Ovary)
Ngoài ra còn có một số cơ quan có kèm chức năng nội tiết, tiết ra hormone. Ví
dụ: thận, dạ dày, ruột, nhau thai…
Hormone
Hormonelà những hoạt chất hóa học được tiết ra trong dịch ngoại bào và điều
khiển hoạt động sinh lý của tế bào.
Hầu hết các hormone có nguồn gốc là acid amin:
- Hormone là protein: hormone tăng trưởng, Insulin
- Hormone là peptid: Oxytocin, Vasopressin, Glucagon
- Hormone là acid amin: Epinephrine, Norepinerphrine, Melatonin
Một vài hormone là steroid (có nguồn gốc từ cholesterol):
- Hormone của phần vỏ tuyến trên thận: Cortisol
- Hormone của tuyến sinh dục: Testosterone và Estrogen
Tác dụng sinh lý của hormone
- Tham gia điều hòa quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Ví dụ: GH,
TSH của tuyến yên, TH của tuyến giáp…
- Tham gia quá trình trao đổi chất và năng lượng. Ví dụ: insulin, glucagon của
tuyến tụy; parathyroid hormone của tuyến cận giáp…
- Tham gia điều hòa sự cân bằng nội môi. Ví dụ: Vasopressin (ADH); ACTH
của tuyến yên; calcitonin của tuyến giáp…
- Tham gia điều tiết sự thích nghi của cơ thể với môi trường. Ví dụ:
Epinephrine và norepinerphrine
- Tham gia điều tiết quá trình sinh sản ở động vật. Ví dụ: androgen và
estrogen…
27
Đặc tính của hormone
- Tính đặc hiệu: Mỗi hormone chỉ ảnh hưởng đến một tế bào, cơ quan hay một
quá trình sinh học nhất định trong cơ thể.
- Tế bào (hay cơ quan) tiếp nhận sự tác động của hormone được gọi là tế bào
(cơ quan) đích hay mục tiêu.
- Hoạt tính sinh học cao: chỉ 1 lượng nhỏ cũng gây hiệu quả rõ rệt.
- Không mang tính đặc trưng cho loài.
Tế bào đích
- Là tế bào mà hormone tác động trực tiếp.
- Tế bào đích chứa các phân tử trên bề mặt của màng sinh chất, được gọi là thụ
thể (receptor), nơi hormone có thể gắn kết.
- Tế bào đích chỉ thực hiện chức năng của chúng khi hormone được gắn kết với
thụ thể.
- Hình dạng của hormone phải phù hợp với hình dạng thụ thể của tế bào đích.
- Đó là mô hình ổ khóa và chìa khóa.
- Sự gắn kết của hormone với tế bào đích
Cơ chế tác dụng của hormone
Hormone hoạt động trên các tế bào có thụ thể thích hợp để làm thay đổi hay
điều khiển các hoạt động của chúng:
- Thay đổi thuộc tính hay cấu tạo của màng sinh chất
- Kích thích sự tổng hợp protein
- Hoạt hóa hay giảm hoạt hóa các enzyme
- Tạo ra các quá trình chế tiết
- Kích thích quá trình phân bào
- Hormone có các tác dụng trên là nhờ 2 cơ chế:
1. Kết nối với các thụ thể của màng sinh chất và tạo ra chất truyền tin
thứ 2, hoặc
2. Kết nối với một thụ thể bên trong tế bào
- Hoạt động của hormone là acid amin
1. Hormone (chất truyền tin thứ nhất) kết nối với thụ thể của nó rồi giải
phóng ra G protein (hoặc ở dạng GDP hoặc ở dạng GTP)
2. G protein được hoạt hóa khi nó kết nối với GTP, đổi chỗ cho GDP
28
3. G protein – GTP có tác dụng hoạt hóa enzyme hoạt động adenylate
cyclase.
4. Enzyme adenylate cyclase đã được hoạt hóa xúc tác quá trình hình
thành AMP vòng (chất truyền tin thứ 2) từ ATP với sự có mặt của Mg2+
5. AMP vòng kích thích sự hoạt động của proteinkinase, chuyển chúng
sang dạng hoạt động. Chính enzyme này hoạt hóa 1 loạt các enzyme làm thay
đổi quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào và làm cho quá trình này diễn ra
thuận lợi.
- Điều khiển hoạt động tiết hormone
Hầu hết hormone không được tiết ra với tỉ lệ cố định nhưng sự tiết
hormone được điều khiển bởi 3 phương thức khác nhau:
(a) Con đường thể dịch (Humoral): do sự thay đổi hàm lượng ion và các
chất dinh dưỡng trong máu.
(b) Con đường thần kinh (Neural): tế bào thần kinh điều khiển hoạt động
tiết.
(c) Con đường hormone (Hormonal): điều khiển hoạt động tiết của một
tuyến nội tiết bằng hormone hoặc hormone thần kinh được tiết ra bởi tuyến nội
tiết khác.
10.2. Hệ cơ quan có chức năng vận động
Một trong những đặc điểm đặc trưng của động vật là sự vận động. Tùy vào môi
trường sống mà mỗi nhóm động vật có những phương thức vận động khác nhau. Hệ cơ
vân phát triển đã giúp cho sự vận động trở nên phong phú, đa dạng. Hệ cơ trơn giúp
vận động các cơ quan nội tạng như hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết…
10.2.1. Hệ xương
Bộ xương với vai trò quan trọng là giá đỡ cho toàn bộ cơ thể, ngoài ra nó còn
tham gia vào chức năng bảo vệ, nó hoạt động được là nhờ các lực cơ học, do đó tạo
nên sự chuyển động của cơ thể. Gần như các động vật đều có bộ xương, mặc dù ở một
số động vật đơn giản không có các chất xương bền vững như sụn hay xương thật sự.
Đối với giới động vật, chia làm 3 hệ xương: bộ xương thủy tĩnh, bộ xương ngoài, bộ
xương trong.
Bộ xương thủy tĩnh: Là thứ dịch lỏng, có độ đậm đặc cao, không thể nén lại
được, chiếm 40% -70% khối lượng cơ thể sống và là chỗ tựa cho tất cả các cơ quan bên

29
trong, các tế bào và các bào quan. Ví dụ: Amip, giun đất, sứa. Ở cơ thể đơn giản, bộ
xương kiểu này thường là các phương tiện chuyển động duy nhất, ví dụ như sự co của
các sợi actin ở một số bộ phận của amip tạo áp lực lên chất dịch ở bên trong, làm cho
bào tương của nó chuyển ra phía ngoài khi hình thành một chân giả mới. Tương tự như
vậy, ở loài giun đất các cơ vòng và cơ tia trên thân tác động lên chất dịch lỏng đóng kín
trong từng đoạn của cơ thể, tạo ra những thay đổi về hình dạng và từ đó làm cho cơ thể
chuyển động. Ở động vật có xương sống, bộ xương thủy tĩnh bao gồm hoạt động của
thủy dịch và dịch thủy tinh trong việc duy trì hình dạng của mắt, bao gồm các tác dụng
bảo vệ của dịch não tủy và dịch màng ối.
Bộ xương ngoài là lớp vỏ cứng bao bên ngoài cơ thể động vật, được tìm thấy
trong nhiều động vật không xương sống; chúng bao bọc và bảo vệ mô mềm và các cơ
quan của cơ thể. Một số loại bộ xương ngoài trải qua lột xác định kỳ khi các loài này
phát triển, như trường hợp ở các động vật ngành chân khớp (côn trùng và  giáp xác).
Bộ xương ngoài được cấu tạo bởi các chất liệu khác nhau như: chất ki tin ở động vật
ngành Chân khớp, các hợp chất Canxi (trong San hô đá và động vật Thân mềm), silicat
(đối với Tảo cát và radioarians). Bộ xương ngoài của côn trùng không chỉ là một lớp
bảo vệ, còn là nơi bám, là điểm tựa của các cơ giúp định hình khung cơ thể và giúp
con vật hoạt động rộng rãi trong các môi trường sống.
Việc xuất hiện bộ xương ngoài có ý nghĩa lớn với các động vật bảo vệ chống
thấm nước và chống bị khô, và như một giác quan để động vật tương tác với môi
trường. Tuy nhiên, lớp vỏ làm thành bộ áo giáp cản trở sự lớn lên của cơ thể. Bộ
xương ngoài có thể là khá nặng nề khi so với khối lượng tổng thể của một con vật, vì
vậy trên đất liền, sinh vật có một bộ xương ngoài hầu hết là tương đối nhỏ. Các động
vật thủy sản lớn có thể hỗ trợ một bộ xương ngoài to hơn vì trọng lượng chúng nhẹ
hơn khi ở dưới nước: Ngao khổng lồ phía Nam, một loài ngao nước mặn cực lớn ở
Thái Bình Dương, có lớp vỏ lớn cả về kích cỡ và trọng lượng, hoặc loài Syrinx
aruanus là một loài ốc biển có vỏ rất lớn.
Bộ xương trong: Cơ thể động vật có xương sống có bộ xương trong tạo thành
bộ khung vững chắc bằng sụn hay bằng xương, nâng đỡ cơ thể, chịu đựng được sức
hút của trọng lực. Nhờ có bộ xương vững chắc, cơ thể động vật có xương sống lớn đạt
được kích thước lớn, một số loài lớn nhất trong giới động vật. Dây sống chỉ tồn tại ở
giai đoạn phôi, giai đoạn trưởng thành được thay thế bởi cột sống. Bộ xương là nơi
30
bám của cơ. Nhiều mô cơ phát triển lớn lên kéo theo sự phát triển đồng thời của các hệ
cơ quan khác. Ngoài chức năng nâng đỡ cơ thể, bộ xương trong còn giữ chức năng bảo
vệ. Hộp sọ bao bọc và bảo vệ bộ não. Xương sườn và xương hông bao quanh tạo thành
bộ khung bảo vệ nội tạng.
Bộ xương trong được hình thành từ mô liên kết sụn và xương, có nguồn gốc từ
lá phôi giữa. Bộ xương sụn hoàn toàn thích hợp với đời sống ở nước và xuất hiện ở
phôi và ấu trùng. Ở dạng trưởng thành, xương sụn có những cá nguyên thủy. Chất
xương xuất hiện ở những động vật có xương sống bậc cao hơn. Bộ xương ở Động vật
có xương sống gồm 3 phần: cột sống, sọ và xương chi. Nơi 2 xương nối với nhau gọi
là khớp. Có 3 loại khớp: khớp bất động, khớp bán động, khớp động.
10.2.2. Hệ cơ
Hê cơ cùng với bộ xương đóng vai trò quan trọng trong sự cử động và di
chuyển, đảm bảo cho sự hoạt động của các cơ quan như sinh sản, hô hấp, dinh dưỡng,
bài tiết, tiếng nói, biểu lộ tình cảm... Mặt khác, hệ cơ được xem là yếu tố quyết định
hình dạng bên ngoài của cơ thể động vật. Hoạt động của hệ cơ còn sản sinh ra nhiệt
lượng làm thay đổi thành phần nội mô giúp cơ thể có thể giữ được thân nhiệt và nhiệt
lượng, ảnh hưởng đến nhiều quá trình sinh lý của cơ thể.
Sự phân hóa hệ cơ và các hình thức vận chuyển ở các nhóm động vật.
- Động vật nguyên sinh:
Ở các nhóm động vật nguyên sinh, vận chuyển của cơ thể được thực hiện nhờ
các cơ quan tử như chân giả (amip), tiêm mao (trùng cỏ) hay roi bơi (trùng roi).
- Động vật hình tấm: chuyển vận nhờ roi bơi và sự biến hình của cơ thể.
- Ruột khoang: có tế bào biểu mô cơ: tạo cho cơ thể có khả năng vận động chủ
động.
- Sứa lược: Tiêm mao dính với nhau làm thành 8 dãy tấm lược để chuyển vận.
- Giun dẹp, giun tròn, giun đốt: hình thành bao cơ với các bó cơ vòng, cơ dọc,
cơ xiên. Ở Giun tròn sự vận chuyển ngoài các bao biểu mô cơ (cơ dọc, cơ xiên) còn có
sự tham gia của xoang cơ thể và các tơ (giun bánh xe, giun bụng tơ).
Giun đốt: Sự chuyển vận nhờ cơ (lớp cơ vòng, cơ dọc và các bó cơ chéo), chi
bên, tơ, dịch thể xoang.
- Thân mềm: hệ cơ phát triển, đặc biệt là khối cơ chân (cơ trơn).
- Chân khớp:

31
+ Gồm hầu hết những sợi cơ vân (khác giun đốt là cơ trơn)
+ Có cơ dọc, cơ vòng và những bó cơ độc lập chạy theo nhiều hướng
khác nhau, chân đốt linh hoạt.
+ Cơ bám vào vững chắc là gờ cứng của vỏ kitin.
Sự vận chuyển của Chân khớp nhờ vào hệ cơ và phần phụ vận chuyển (chia
nhánh và có các khớp nối linh hoạt).
- Da gai có biểu mô linh hoạt, kết hợp với hệ chân ống tạo thành cơ quan vận
chuyển đặc trưng.
- Ở các nhóm động vật có dây sống:
Cơ có nguồn gốc từ lá phôi giữa. Phân hóa rõ và có vai trò quan trọng trong
chuyển vận cũng như cấu tạo nên hình dạng cơ thể (cơ thân). Ở động vật có xương
sống người ta thường phân biệt ba loại cơ chính là cơ xương, cơ trơn và cơ tim.
+ Cơ thân: chủ yếu là cơ vân, tương ứng với các bộ phận hoạt động mạnh.
+ Phát triển theo hướng giảm dần sự phân đốt: Các nhóm động vật có dây sống
thấp (cá miệng tròn, cá sụn, cá xương): cơ phân đốt thành các tiết cơ xếp dọc hai bên
thân. Các nhóm động vật có dây sống cao (lưỡng cư, bò sát, chim, thú): cơ phân hoá
thành nhiều bó cơ riêng biệt gắn liền với các phần cơ thể, sự phân đốt giảm dần chỉ
còn ở mộ số phần của cơ thể.
Sự vận chuyển của động vật có xương sống là sự kết hợp giữa bộ xương và hệ
cơ thân.
10.3. Các hệ cơ quan trao đổi chất
10.3.1. Hệ tuần hoàn
a. Khái quát về hệ tuần hoàn
Hệ tuần hoàn là hệ cơ quan có vai trò quan trọng của cơ thể động vật, v ận
chuyển chất dinh dưỡng, O2 đến tổ chức tế bào, mô và các cơ quan, và trao đổi chất,
các chất kích thích tố đến các cơ quan tương ứng. Mặt khác, nó liên kết các cơ quan
như trao đổi khí, tiêu hoá, bài tiết, chính nhờ nó mà các cơ quan thực hiện tốt chức
năng.
Cấu trúc sinh học hệ tuần hoàn hoàn chỉnh gồm: máu, tim và hệ mạch.
Máu: là một loại mô liên kết với một chất dịch cơ bản và các yếu tố hữu hình.
Chất dịch cơ bản của máu được gọi là huyết tương (plasma), chiếm phần lớn trọng lượng
của máu. Các yếu tố hữu hình là thành phần các tế bào gồm 3 loại chính:

32
(1) Các hồng cầu (erythrocytes): hình tròn đều, có nhân. Nhân chứa hemoglobin
(Protid chứa Fe) nên máu có màu đỏ
(2) Các bạch cầu (leukocytes): chống vi khuẩn gây bệnh
(3) Các tiểu cầu hay tấm máu (platelets): có vai trò quan trọng trong giai đoạn
đầu đông máu: trong cơ chế đông máu.
Tim (cor): là một bộ phận cấu tạo đặc biệt của hệ tuần hoàn. Tim có vai trò
quan trọng như là trung tâm co bóp đẩy máu đi nuôi cơ thể, thu máu từ cơ thể trở về.
Tim có nguồn gốc từ mạch bụng.
Tim ở động vật có xương sống có cấu tạo hoàn chỉnh gồm các phần: xoang tĩnh
mạch, tâm nhĩ, tâm thất. Bầu (côn) động mạch (khác nhau về gốc). Giữa các bộ phận
của tim có van để máu chảy một chiều.
Hệ mạch: có 3 loại mạch (động mạch, tĩnh mạch, mao mạch).
Động mạch (artery): là những mạch chuyên chở máu từ tim đi ra.
Tĩnh mạch (vein): mang máu từ các cơ quan trở trở về tim.
Các mao mạch (capillary): là những mạch máu rất nhỏ nối liền giữa động mạch
và tĩnh mạch. Phần lớn sự trao đổi chất giữa máu và các mô khác diễn ra qua lớp thành
mỏng của mao mạch.
Các dạng tuần hoàn: hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.
Hệ tuần hoàn hở ở động vật bắt gặp ở động vật Thân mềm, Chân khớp… Máu
được bơm từ tim ra với áp lực khá thấp vào một khoang chính của cơ thể. Dịch tuần
hoàn tiếp xúc trực tiếp với tế bào, từ từ thấm qua mô và quay trở lại tim nhờ hệ thống
mạch góp.

Hình 10.1. Hệ tuần hoàn hở


(Nguồn: Phillips W. D. và Chilton T. J. , 2005)
33
Hệ tuần hoàn kín là hệ thống tuần hoàn mà ở đó máu lưu thông liên tục trong
mạng lưới mạch máu. Điều đó tạo ra một áp lực cao và tốc độ chảy của máu sẽ nhanh
hơn. Hệ thống tuần hoàn kín hoạt động rất hiệu quả và là nhân tố quan trọng trong quá
trình tiến hóa của các loài động vật có xương sống cỡ lớn.

Hình 10.2. Hệ tuần hoàn kín


(Nguồn: Phillips W. D. và Chilton T. J. , 2005)
b. Các mức độ cấu tạo và sự tiến hóa hệ tuần hoàn ở các ngành Động vật
- Động vật không xương sống
Nhóm động vật chưa có hệ tuần hoàn: Động vật nguyên sinh, Ruột khoang,
Giun dẹp, Giun tròn.
Động vật nguyên sinh: không bào tiêu hóa di chuyển trong tế bào chất: chuyển
động của chất nguyên sinh.
Ruột khoang: chưa có hệ tuần hoàn, xoang vị và ống vị xung quanh hỗ trợ cho
việc vận chuyển chất dinh dưỡng.
Giun dẹp: cơ quan tiêu hóa hình cây phân nhánh đến các phần của cơ thể, từ đó
vận chuyển chất dinh dưỡng và khí đến từng tế bào.
Giun tròn: vận chuyển nhờ dịch của xoang cơ thể.
Nhóm động vật không xương sống đã có hệ tuần hoàn: Giun vòi, Giun đốt,
Thân mềm, Chân khớp.
Bắt đầu từ các động vật ngành Giun vòi lần đầu tiên xuất hiện hệ tuần hoàn, với
cấu trúc hệ tuần hoàn kín gồm gồm mạch lưng, mạch bụng và các mạch bên (mạch
nối). Ở Giun đốt cũng có cấu trúc hệ tuần hoàn kín và xuất hiện thêm yếu tố “tim bên”,
nhờ các mạch bên ở phần hầu phình rộng ra.

34
Hệ tuần hoàn ở động vật Chân khớp và Thân mềm là hệ tuần hoàn hở. Ở thân
mềm hệ tuần hoàn có tim nằm trong xoang bao tim (1 tâm thất, 1 hoặc 2 tâm nhĩ), và 2
mạch: mạch trước đưa máu tới phần đầu, mạch sau đưa máu tới nội quan. Ở chân
khớp: tim hình ống dài với những đôi lỗ tim, nằm ở mặt lưng.
- Động vật có xương sống:
Trong số động vật có xương sống, hệ thống tuần hoàn thay đổi cấu trúc tùy theo
các nhu cầu khác nhau của cơ thể.
Hệ tuần hoàn của động vật có xương ở nước: ở lưỡng tiêm, miệng tròn, cá sụn
và cá xương, hệ tuần hoàn kín có tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn.
Hệ tuần hoàn trung gian: lưỡng cư, bò sát có hệ tuần hoàn kín với tim 3 ngăn (2
tâm nhĩ và 1 tâm thất), 2 vòng tuần hoàn (vòng tuần hoàn phổi và vòng tuần hoàn cơ
thể).
Hệ tuần hoàn ở chim, thú: ở nhóm động vật này hệ tuần hoàn có cấu tạo hoàn
chỉnh với tim 4 ngăn (2 tâm nhĩ và 2 tâm thất), hai vòng tuần hoàn (vòng tuần hoàn
phổi và vòng tuần hoàn cơ thể).
10.3.2. Hệ hô hấp
a. Khái quát về hệ hô hấp
Hô hấp là quá trình phân giải các chất hữu cơ trong tế bào, giải phóng năng
lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể. Hô hấp là đặc trưng của mọi cơ thể
sống, là biểu hiện của sự sống. Hô hấp cung cấp năng lượng dạng ATP cho mọi hoạt
động sống trong cơ thể. Hô hấp còn tạo ra nhiều sản phẩm trung gian có vai trò quan
trọng trong hoạt động sống của cơ thể. Qua hô hấp các con đường trao đổi chất nối
liền với nhau tạo nên thể thống nhất trong cơ thể.
Tùy thuộc vào môi trường sống mà các nhóm động vật có các hình thức hô hấp
như trực tiếp qua bề mặt cơ thể; qua bề mặt da ẩm ướt; qua hệ thống mang; qua hệ
thống ống khí hay qua bề mặt phổi ẩm ướt.
Ở động vật, bề mặt hô hấp phụ thuộc chủ yếu vào kích thước cơ thể và môi
trường sống của chúng (ở nước hay ở cạn), dù là hô hấp bằng hình thức nào thì bề mặt
trao đổi khí là yếu tố quan trọng nhất, là ranh giới ngăn cách môi trường ngoài và các tố
chức sống bên trong. Các chất khí hòa tan chỉ có thể đi qua bề mặt trao đổi khí nhờ quá
trình khuếch tán. Cấu trúc bề mặt cơ thể có một số đặc điểm giúp quá trình khuếch tán

35
đạt hiệu quả cao: diện tích bề mặt rộng, bề mặt ẩm ướt, sự lưu thông khí thường xuyên,
có mạng mao mạch máu và có sự hỗ trợ bởi các sắc tố hô hấp.
Các kiểu hô hấp: Hô hấp ngoài và hô hấp trong.
Giống nhau: đều là hô hấp ở động vật, là những quá trình trao đổi khí lấy O2 và
thải CO2 nhờ cơ chế khuếch tán, có quan hê ̣ mâ ̣t thiết với nhau. 
Khác nhau: 
- Hô hấp ngoài: thực hiê ̣n ở phổi trao đổi khí với môi trường ngoài, đem O2 cho
máu và nhâ ̣n CO2 từ máu. 
- Hô hấp trong: thực hiê ̣n ở tế bào, là quá trình nhâ ̣n O2 từ máu và thải CO2 ra
máu, để thực hiê ̣n các phản ứng oxh trong tế bào.
b. Các mức độ cấu tạo và sự phát triển cơ quan hô hấp
Hô hấp qua bề mặt cơ thể
Hình thức hô hấp này gặp ở các nhóm động vật như động vật nguyên sinh và
các động vật đơn bào khác: Sự trao đổi khí xảy ra trên toàn bộ bề mặt cơ thể.
Ở một số động vật như ruột khoang, giun dẹp, màng nguyên sinh của mỗi tế
bào trong cơ thể tiếp xúc với môi trường ngoài, cung cấp đủ bề mặt hô hấp.
Tuy nhiên, ở nhiều động vật do toàn bộ cơ thể không tiếp xúc trực tiếp với môi
trường hô hấp nên bề mặt hô hấp là một lớp tế bào biểu mô ẩm phân cách môi trường
hô hấp với máu hoặc mao mạch.
Hô hấp qua da
Một số động vật dùng lớp da bên ngoài như một cơ quan hô hấp. Chẳng hạn
giun đất có lớp da ẩm và trao đổi khí bằng cách khuếch tán qua bề mặt cơ thể. Ngay
bên dưới lớp da là một mạng lưới mao mạch dầy đặc. Vì bề mặt hô hấp cần được duy
trì ẩm, giun đất và nhiều động vật thở bằng da (bao gồm cả lưỡng thê) phải sống trong
môi trường nước hoặc những nơi ẩm thấp. Hình thức hô hấp này cũng gặp ở các động
vật có xương sống bậc cao như lưỡng cư.
Mang
Mang là phần uốn cong ra ngoài của bề mặt cơ thể được chuyên hóa cho sự trao
đổi khí. Ở một số động vật không xương sống (Sao biển) mang có hình dạng đơn giản
và được phân bố gần như trên toàn bộ cơ thể. Ở nhiều loài giun đốt các mang mở ra từ
mỗi đốt thân hoặc các mang hình lông chim tập hợp thành đám ở đầu hoặc đuôi. Mang
của sò, tôm và nhiều động vật khác được giới hạn ở một vùng của cơ thể và tổng bề
mặt của mang lớn hơn nhiều so với bề mặt của những phần còn lại trong cơ thể.

36
Ở cá xương, mang được thông khí liên tục bởi một dòng nước liên tiếp đi vào
miệng, thông qua khe ở hầu, thổi qua mang và sau đó thoát ra ở phía sau của nắp
mang. Máu chảy theo hướng ngược với hướng nước chảy qua mang. Phương thức này
làm cho oxy được chuyển vào máu bởi một quá trình rất hiệu quả gọi là sự trao đổi
ngược dòng (countercurrent exchange).
Ống khí
Hô hấp bằng hệ thống ống khí (trachea) là một đăc trưng của một số động vật
thuộc ngành Chân khớp, chúng là một hệ thống ống phân nhánh khắp cơ thể côn trùng.
Các ống nhỏ nhất tiếp xúc với bề mặt của hầu hết các tế bào, tại đây khí được trao đổi bởi
sự khuếch tán qua lớp biểu mô ẩm lót ở đầu tận cùng của hệ thống ống khí.
Ðối với các côn trùng nhỏ, chỉ riêng sự khuếch tán cũng đủ để chuyển O 2 từ
không khí vào hệ thống ống khí và thải CO 2 ra ngoài. Những côn trùng lớn thường cần
nhiều năng lượng hơn để thông khí cho hệ thống ống khí nhờ chuyển động nhịp nhàng
của cơ thể để đóng và mở các ống khí. Một côn trùng khi bay thường có tốc độ trao
đổi chất cao, tiêu thụ O2 gấp 10 đến 100 lần so với lúc nghỉ ngơi vì vậy các tế bào cơ
cánh có rất nhiều ti thể.
Phổi
Là cơ quan trao đổi khí ở các động vật như Lưỡng cư, Bò sát, Chim và Thú.
Ngược với hệ thống ống khí được phân nhánh khắp cơ thể côn trùng thì phổi chỉ được
giới hạn trong một vùng. Vì bề mặt hô hấp của phổi không tiếp xúc trực tiếp với tất cả
các phần khác của cơ thể nên cần hệ tuần hoàn chuyên chở O 2 từ phổi đến các phần
còn lại của cơ thể. Phổi có một mạng lưới dầy đặc các mao mạch nằm ngay dưới lớp
biểu mô tạo thành bề mặt hô hấp.
Phổi ở phần lớn lưỡng cư như một quả bóng, không cung cấp một bề mặt hô hấp
lớn nhưng ngoài phổi, lưỡng thê còn nhận được O 2 từ sự khuếch tán qua da. Ngược lại,
phổi của thú có một cấu trúc xốp và có hình tổ ong với một biểu mô ẩm giữ vai trò bề
mặt hô hấp. Tổng bề mặt của mô đủ để trao đổi khí cho toàn bộ cơ thể.
10.3.3. Hệ tiêu hóa
a. Khái quát về hệ tiêu hóa
Để tồn tại và hoạt động được thì động vật cần phải có năng lượng để tổng hợp và
xây dựng cơ thể (protit, lipid, glucid, vitamin, các muối khoáng, nước…). Tuy nhiên tế

37
bào không có khả năng hấp thu trực tiếp các loại thức ăn trong tự nhiên mà cần phân
giải thành những phân tử đơn giản hơn: quá trình đó là sự tiêu hóa.
Sự tiêu hóa ở động vật có thể được thực hiện bằng 2 hình thức:
- Tiêu hóa nội bào: hấp thu thức ăn bằng tế bào (có ở đơn bào, Hải miên, ruột
khoang thấp, giun tơ và tế bào bạch cầu của ĐVCSX).
- Tiêu hóa ngoại bào: các động vật có tổ chức cao và phức tạp, quá trình tiêu
hóa do cơ quan chuyên hóa đảm nhận: hệ tiêu hóa.
Cấu trúc sinh học hệ tiêu hóa
Một hệ tiêu hóa hoàn chỉnh có cấu tạo gồm: ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa
Ống tiêu hóa là một cấu trúc gồm nhiều phần chạy liên tục từ miệng tới hậu
môn. Các phần khác nhau của ống tiêu hóa có chuyên hóa cho những chức năng khác
nhau nhưng thành của chúng có một cấu trúc chung.
Quá trình tiêu hóa thức ăn được thực hiện không chỉ bởi một ống tiêu hóa mà
còn phụ thuộc vào hoạt động của các cơ quan khác và các tuyến có liên quan. Các
tuyến tiêu hóa ở động vật như tuyến gan, tuyến tụy, tuyến ruột... Các cấu trúc này
đóng vai trò quan trọng trong tiêu hóa thức ăn về mặt hóa học, ngoài ra các tuyến này
còn tham gia thực hiện một số các chức năng quan trong khác giúp cho cơ thể động vật
hoạt động tốt.
Ống tiêu hóa gồm có các phần: miệng -> hầu -> thực quản -> dạ dày ->ruột
non -> ruột già -> hậu môn.
Khoang miệng: là nơi đầu tiên tiếp nhận thức ăn và tiêu hóa một phần về mặt cơ
học. Ở khoang miệng có các bộ phận như răng, lưỡi giúp tiêu hóa thức ăn về mặt cơ
học. Ngoài ra, ở khoang miệng có 3 đôi tuyến nước bọt chứa enzyme amilaza phân
giải tinh bột.
Dạ dày: Ngoài chức năng là một cơ quan dự trữ thức ăn dạ dày cũng có các
nhiệm vụ khác. Khi dạ dày chứa thức ăn, các cơ của nó co bóp sẽ khấy, trộn và phá vỡ
các mãnh lớn của thức ăn. Bằng cách này, chúng bổ sung cho hoạt động của răng trong
việc tiêu hóa cơ học. Các tuyến trên màng lót dạ dày gồm nhiều loại: một số tiết ra
chất nhày bao phủ bên trong dạ dày, một số khác tiết ra dịch vị là một hỗn hợp của
HCl và các enzyme tiêu hóa. Vì vậy, sự tiêu hóa thức ăn bằng các enzyme là chức
năng quan trọng thứ ba của dạ dày. Ngoài ra HCl còn giúp bảo vệ cơ thể bằng cách
giết chết nhiều loại vi khuẩn trong thức ăn.
38
Ruột non:Thức ăn rời khỏi dạ dầy, đi qua môn vị vào ruột non. Ðây là nơi mà
hầu hết các hoạt động tiêu hóa và hấp thu xảy ra. Ðoạn đầu tiên của ruột non nối với
dạ dầy được gọi là tá tràng. Theo sau là một đoạn rất dài, cuộn lại và nằm ở phần dưới
của xoang bụng.
 Ruột già:Ruột già thường được nối với ruột non tại một đoạn có hình chữ T,
mằm bên phải ở phần dưới xoang bụng. Tại đây có một cơ thắt hoạt động như một van
kiểm soát sự chuyển động của thức ăn. Ở một nhánh của đoạn chữ T có một túi bịt đầu
gọi là manh tràng (caecum). Người có manh tràng nhỏ, hình ngón tay, gọi là ruột
thừa(appendix).
Một trong những chức năng chính của ruột già là tái hấp thu nước được sử dụng
trong quá trình tiêu hóa. Phần lớn sự hấp thu nước xảy ra cùng với sự hấp thu các chất
dinh dưỡng ở ruột non. Các nước còn lại được tái hấp thu ở ruột già.
Một chức năng thứ hai của ruột già là bài tiết các muối như Ca, Fe khi nồng độ
của chúng trong máu quá cao. Muối từ máu đi vào ruột già và được thải ra ngoài theo
phân. Một số lượng lớn vi khuẩn thường sống trong ruột già, sự hiện diện của chúng
rất cần cho các chức năng bình thường của ruột. Ðôi khi việc điều trị bằng các chất
kháng sinh sẽ giết chết các vi khuẩn này, làm rối loạn hoạt động tiêu hóa gây ra tiêu
chảy.
Chức năng thứ ba của ruột già là dự trử phân cho đến khi chúng được thải ra
ngoài. Sự co bóp của ruột già sẽ đẩy khối vật liệu di chuyển từ từ (8 – 10 giờ) qua
phần đầu của ruột già đi vào trực tràng (rectum). Tại đây phân được trử lại cho đến khi
được thải ra ngoài qua hậu môn (anus).
Tuyến tiêu hóa
Các tuyến tiêu hóa nằm ngoài ống tiêu hóa: Tuyến nước bọt, Tuyến tụy, Gan,
túi mật…
Các tuyến tiêu hóa nằm trên thành ống tiêu hóa: Tuyến dạ dày, Tuyến ruột,
Một số tuyến nhỏ khác như tuyến má, tuyến lưỡi..
Hệ tiêu hóa có sự sai khác ở một số bộ phận giữa động vật ăn thịt và động vật
ăn cỏ, hệ tiêu hóa của động vật nhai lại (ruminant) như trâu, bò, cừu cũng có sự tham
gia của các vi sinh vật tiêu hóa celluloz nhưng những vi sinh vật nầy không nằm trong
manh tràng mà nằm trong dạ dầy. Dạ dày của động vật nahi lại có bốn túi: dạ cỏ, dạ tổ
ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Khi con vật nhai lần thứ nhất và nuốt, khối thức ăn sẽ đi
39
vào dạ cỏ(rumen) và dạ tổ ong (reticulum). Tại đây, một số lượng lớn các vi sinh vật
cộng sinh sẽ lên men các thức ăn có cellulose. Sau đó chúng sẽ từ từ dồn ngược thức
ăn lên và nhai lại khối thức ăn nầy. Sau đó khối thức ăn đã được nhai lại sẽ được nuốt
vào dạ lásách (omasum), cuối cùng đi vào dạ múi khế (abomasum) để được tiêu hóa
bằngcác enzyme riêng của động vật. Nhờ hoạt động của các vi khuẩn, những động vật
nhai lại sẽ hấp thu nhiều chất dinh dưỡng từ thức ăn hơn là các động vật ăn cỏ không
nhai lại.
b. Các mức độ cấu tạo và sự phát triển hệ tiêu hóa
- Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa 
- Đại diện: Động vật nguyên sinh (trùng roi, trùng biến hình,...).
- Hình thức tiêu hóa: nội bào
- Quá trình tiêu hóa: Khi tiếp xúc với thức ăn, màng sinh chất lõm sâu vào tạo
nên túi thực bào. Miệng túi khép lại, hình thành không bào tiêu hóa chứa thức ăn bên
trong. Không bào tiêu hóa gắn và dung hợp với lizoxom, các enzyme của lizoxom thủy
phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản. Các chất dinh
dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu hóa vào Tế bào chất cung cấp nguyên
liệu và năng luợng cho cơ thể. Phần thức ăn không được tiêu hóa được thải ra ngoài tế
bào theo kiểu xuất bào.
- Ở động vật có túi tiêu hóa
- Đại diện: ngành giun dẹp, ngành ruột khoang.
- Hình thức tiêu hóa: vừa nội bào vừa ngoại bào.
Túi tiêu hóa có 1 lỗ thông duy nhất ra ngoài nên lỗ thông vừa làm chức năng
của miệng vừa làm chức năng của hậu môn.
- Quá trình tiêu hóa: Khi thức ăn từ miệng vào túi tiêu hóa, tế bào tuyến trên thành
túi tiết enzyme vào xoang túi tiêu hóa. Thức ăn được enzyme thủy phân thành các mảnh
nhỏ, các mảnh thức ăn này được các tế bào có roi thực bào và tiêu hóa nội bào.
- Ở động vật đã hình thành ống tiêu hóa và các túi tiêu hóa
Đại diện: Ngàng chân khớp, động vật có xương sống (ở giun tròn, ống tiêu hóa
chưa phân hóa rõ ràng).
Ống tiêu hóa: Miệng – thực quản – dạ dày – ruột non – ruột già – hậu môn.

40
Tuyến tiêu hóa: Các tuyến tiêu hóa nằm ngoài ống tiêu hóa (Tuyến nước bọt,
Tuyến tụy, Gan, túi mật) và các tuyến tiêu hóa nằm trên thành ống tiêu hóa (Tuyến dạ
dày, Tuyến ruột, Một số tuyến nhỏ khác như tuyến má, tuyến lưỡi...).
Trong ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào thông qua các quá trình
biến đổi cơ học, hóa học và sinh học (chủ yếu ở Động vật có vi sinh vật cộng sinh).
Biến đổi cơ học: Các tác động như:
Cắn, xé, nhai, nghiền,... của miệng
Sự co bóp, nhào trộn của dạ dày
Các nhu động ruột
Có tác dụng nghiền nhỏ thức ăn, trộn đều thức ăn với dịch tiêu hóa để tăng tốc
độ tiêu hóa, đồng thời đẩy thức ăn di chuyển trong ống tiêu hóa.
Biến đổi hóa học: Các tác động của enzyme có trong các dịch tiêu hóa và trong
thức ăn làm phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất hữu cơ đơn giản mà cơ
thể hấp thụ được.
Biến đổi sinh học: Có chủ yếu ở các loài Động vật ăn thực vật nhờ các vi sinh
vật trong dạ dày và ruột để tiêu hóa thức ăn
10.3.4. Hệ bài tiết
a. Khái quát về hệ bài tiết
Qua quá trình trao đổi chất, nhiều sản phẩm dư thừa chưa được cơ thể dùng
ngay có thể được biến thành dạng dự trữ. Những sản phẩm dư thừa không sử dụng
được hoặc những sản phẩm độc hại, vô ích cần được bài tiết ra khỏi cơ thể.
Các chất thải cần bài tiết: Khí CO2 do quá trình hô hấp thải ra, các sản phẩm
chứa nitơ: sự chuyển hóa acid amin và nucleotid tạo ra sản phẩm chứa nitơ có tính độc
hại như amonia, urea, acid uric, các sản phẩm dư thừa: các ion như Na+, K+, HCO3-,
H+, Ca2+, Cl-, PO43-, H2O vào cơ thể bằng thức ăn, đồ uống, hoặc được tạo thành
qua quá trình trao đổi chất khi dư thừa cũng cần được thải bớt
Các chất độc: Bilirubin, kháng sinh, thuốc trừ sâu…
Nước tiểu: là dịch bài tiết khỏi cơ thể qua đường tiết niệu
Các cơ quan tham gia bài tiết ở các nhóm động vật:
Da: bài tiết mồ hôi, qua đó bài tiết nhiệt, nước và các muối.
Phổi: bài tiết CO2 và nước cũng như một phần nhiệt

41
Lách và hạch bạch huyết: lọc sạch, dọn sạch máu và bạch huyết bằng phương
thức thực bào; dọn sạch vi khuẩn, hồng cầu hỏng.
Gan: khử độc và bài tiết các chất độc thông qua hệ tiết niệu
Thận: cơ quan đặc thù làm chức năng bài tiết. Thận cùng với các phần phụ như
niệu quản, bàng quang và niệu đạo hình thành nên hệ tiết niệu có chức năng bài tiết
nước tiểu và điều hòa cân bằng nội môi.
b. Các mức độ cấu tạo hệ bài tiết ở các nhóm động vật
Ở các nhóm động vật bậc thấp chưa có cơ quan bài tiết các chất bài tiết được
thải ra ngoài trực tiếp qua bề mặt cơ thể hoặc nhờ hoạt động của không bào co bóp
(động vật nguyên sinh), nhờ sự chuyển dịch của dịch cơ thể trong các ống vị phóng xạ
(ruột khoang)...
Ở các nhóm động vật đã có cơ quan làm nhiệm vụ bài tiết (từ Giun dẹp trở về
sau), hệ bài tiết có nhiều mức độ cấu tạo khác nhau:
Bài tiết bằng nguyên đơn thận:
Gặp ở các động vật của ngành Giun dẹp. Nguyên đơn thận cấu tạo gồm một
mạng lưới ống kín một đầu (không có lỗ mở vào trong cơ thể). Các ống nhỏ được
phân nhánh khắp cơ thể và mỗi một nhánh nhỏ nhất được tận cùng bằng một tế bào
được gọi là tế bào ngọn lửa.
Tế bào ngọn lửa chứa một túm lông hướng vào lòng ống, túm lông này vận
động như ngọn lửa. Sự chuyển động của túm lông làm cho nước và chất hòa tan trong
dịch mô được lọc qua tế bào ngọn lửa để vào trong hệ thông ống. Khi dịch lọc (nước
tiểu) đầy ống sẽ được thải qua lỗ bài tiết
Chức năng: điều hòa thẩm thấu và duy trì cân bằng nội môi
Bài tiết bằng hậu đơn thận:
- Thường gặp ở các động vật của ngành có ở đa số giun đốt... Hậu đơn thận có
cấu tạo gồm một hệ thống ống bài tiết có lỗ mở vào dịch cơ thể để thu gom được
nhiều. Mỗi hậu đơn thận có phểu mở và phểu được bao đầy tiêm mao, được gọi là
miệng thận. Dịch cơ thể đi qua miệng thận vào trong hệ thống ống thận và được tích
trữ trong bóng đái và bài tiết ra ngoài qua lỗ thận.
Hậu đơn thận của giun đất có 2 chức năng: bài tiết và điều hòa thẩm thấu.

42
Dạng biến đổi của hậu đơn thận: Chỉcòn lại ở một số đốt
nhưtuyếnhàmhaytuyếnrâucủagiápxác,thậnmôihaythậnhàmcủa nhiều chân, tuyến háng
của một số hình nhện và đuôi kiếm.

Bài tiết bằng các ống thận Malpighi:


Côn trùng và các loài chân khớp ở cạn khác có cơ quan bài tiết gọi là ống thận
Malpighi có chức năng bài tiết sản phẩm nitơ cũng như chức năng điều hòa thẩm thấu.
Đó là ống mảnh chỉ gồm một lớp tế bào và cơ, một đầu kín tự do và một đầu hở thông
với đoạn đầu của ruột sau. Gián có trên 100 ống bài tiết có cấu tạo như vậy. Chất bài
tiết từ khoang cơ thể được lọc qua thành ống Manpighi rồi đổ vào ruột sau.
Bài tiết bằng thận ở động vật có xương sống:
Thận của động vật có xương sống được cấu tạo từ nhiều ống thận.
Gồm có 3 dạng: tiền thận (phôi của cá, lưỡng cư); trung thận (cá, lưỡng cư; phôi
của bò sát, chim, thú) và hậu thận (bò sát, chim, thú trưởng thành).
Hệ tiết niệu hoàn chỉnh ở người bao gồm: 2 quả thận, 2 niệu quản, bàng quang,
niệu đạo.
Thận ở người: Nằm sát phía lưng thành khoang bụng, 2 bên cột sống, khoảng
từ đốt sống ngực XII đến thắt lưng III. Nặng khoảng 100–100 g. Kích thước 10 x 6 x
3 cm. Được bao phủ bởi một lớp mỡ và dính lỏng lẽo với thành lưng bằng mô liên
kết.
Trên lát bổ dọc thấy rõ 2 miền:
Miền vỏ: màu đỏ thẩm, có chứa nhiều mao mạch và cầu thận
Miền tủy: màu nhạt hơn, là lớp hình tháp của thận (tháp Malpighi), đáy tháp
bắt nguồn từ lớp vỏ, đỉnh hướng vào bể thận, đó là hệ thống các ống thận
Bể thận (xoang thận): màu trắng, là nơi chứa nước tiểu do các ống góp ở tháp
Malpighi đổ về. Từ bể thận, nước tiểu chảy qua niệu quản vào bàng quang và cuối
cùng được thải ra ngoài qua niệu đạo. Mỗi thận cấu tạo bởi hơn 1 triệu đơn vị thận
gọi là nephron (ống sinh niệu).
Cầu thận: gồm 2 phần : Nang Bowman và quản cầu thận. Nang Bowman: túi
bao bọc quản cầu. Thành nang là lớp tế bào biểu mô, có các lỗ nhỏ. Quản cầu thận:
gồm khoảng 50 mao mạch, các mao mạch xếp song song thành một khối cầu nằm
trong nang Bowman.

43
Ống thận: Ống lượn gần (Proximal tubule) nối với cầu thận. Quai Henlé (Loop
of Henle): hình chữ U, gồm nhánh xuống và nhánh lên. Ống lượn xa (Distal tubule):
tiếp theo nhánh lên của quai Henlé, nối với ống góp.
Bàng quang: Nước tiểu được hình thành liên tục, qua ống góp đổ vào bể thận.
Nhờ cử động nhu động của 2 niệu quản, nước tiểu dồn xuống và tích tụ ở bàng
quang. Bàng quang có sức chứa khoảng 500ml. Tuy nhiên, khi lượng nước tiểu đạt
250ml sẽ gây kích thích lên các thụ quan cảm giác định vị trong thành bàng quang,
xung động truyền về tủy sống và não bộ. Các cơ trơn thành bàng quang co rút tự
động làm tăng áp suất, tự động bài xuất nước tiểu ra khỏi bàng quang. Đó là phản xạ
tiểu tiện một cách tự động không theo ý muốn.
10.4. Hệ sinh dục
a. Khái quát về hệ sinh dục
Về nguồn gốc phôi thai, hệ sinh dục bắt nguồn từ lá phôi giữa, tuy rất khác
nhau về chức năng với hệ tiết niệu, nhưng hai hệ này rất giống nhau về nguồn gốc phát
sinh, có mối liên hệ mật thiết với nhau, ở một số ngành hệ sinh dục có vài bộ phận
chung với hệ bài tiết. Không giống như nhiều hệ cơ quan khác, cấu trúc của hệ phụ
thuộc vào những sự khác biệt về giới tính của cá thể trong loài, đặc biệt là ở những
loài đơn tính. Những sự khác biệt này cho phép sự kết hợp của vật chất di truyền giữa
hai cá thể riêng biệt, tạo khả năng đa dạng và phù hợp về gen của thế hệ con cháu.
Động vật chưa có tuyến sinh dục: gặp ở các động vật nguyên sinh: chưa phân
hóa cơ quan sinh dục, chưa có tuyến sinh dục, các hình thức sinh sản rất đơn giản, chủ
yếu là sinh sản vô tính.
Động vật đã có tuyến sinh dục: Chân khớp, thân mềm, da gai: tuyến sinh dục đã
có ống dẫn
Sứa lược:
Sứalượclưỡngtính,tuyếnsinhdụcđựcvàcáixếpđốidiệntrongtừngốngvịdọc
vàxếpđốixứngquamặtphẳngdạdày.
Giun dẹp: Hệ sinh dục có thêm tuyến phụ sinh dục, ống dẫn sinh dục và có thể
có cả cơ quan giao phối.
Giuntròn: làđộngvậtphântính,conđựcvàconcáisai khácnhauvềhìnhdạng
vàcấutạocủacơquansinhdục. Cơquansinhdụcđực: Cấutạo
đơngiản,chỉlàmộtsợidàiliêntục.Đầutiênlàtuyếntinh,tiếptheoốngdẫntinh, ốngphóng tinh
và tậncùnglàcơquangiaophốigồm2gaigiao phối thò ra ngoài qua huyệt. Cơ quan sinh

44
dục cái: Cấu tạo kép, gồmhai sợi dài gấp nhiều lần so
vớichiềudàicơthể,đượcgấpkhúcvàxếpvớinhauthànhbúitrongcơ
thể.Tuyếntrứnglàphầncókíchthướcnhỏvàmảnh
đếnốngdẫn.Tiếptheolàphầntửcunglớnnằmsongsongdọchai
bêncơthể.Phíacuối2tửcungnhậpvớinhauđổvàoâmđạo,tậncùnglà lỗ sinh dục cái.
Giun đốt: Cấu  tạo  khá đơngiản:Gồmtuyếnsinhdụcbám
từngđôitrênthànhcơthểởtấtcả cácđốthaychỉcóởmộtsốđốt.Có
ốngdẫnhaykhôngcóốngdẫnsinh dụcriêng(họCapitellidae).Thường thì  tế  bào  sinh  dục
chín  và  nằm ngaytrongdịchthểxoangvàđược giải  phóng  vào  nước  để  thụ  tinh
trongmùagiaohoan.
Chân khớp: Tuyến sinh dục của động vật chân khớp là phần thu hẹp củathể
xoang. Sảnphẩmsinhdụcđổtrựctiếpvàoốngdẫn(cóquanhệvớiống dẫnthểxoang).
Lỗsinhdụckhôngcốđịnh.Vídụnhưởgiápxácthìở
cuốingực,nhệnởgầngiữacơthể,nhiềuchânthìngaysauđầu,còncôn trùngthìởcuốicơthể.
Thân mềm: Đa số thân mềm phân tính, Một số trong chúng lưỡng tính (ốc sên).
Đơntính, tuyến sinh dục có 2 đôi trong thể xoang. Sản phẩm sinh dục được chuyểnra
ngoàiquathận.
Da gai: Cấutạokháđơngiản,cáctuyếnsinhdụcthườngxếpđối
xứngtoảtrònhayhìnhốngdàinhưởHảisâm.
Động vật có xương sống: tuyến sinh dục đã có ống dẫn
Hệ sinh dục Cá sụn
- Cá thể đực: 2 tinh hoàn hình khối dài màu trắng nằm phía dưới thận, ống Volff
vừa dẫn niệu vừa dẫn tinh.
- Cá thể cái: 2 buồng trứng màu vàng dài, không liên hệ với thận. Noãn quản do
ống Muller thoái hoá thành. Có cơ quan giao cấu: thụ tinh trong ống dẫn trứng. Đa số
cá sụn đẻ trứng (noãn sinh). Một số loài đẻ trứng thai (noãn thai sinh).
Hệ sinh dục Cá xương
Cá xương là lớp động vật có xương sống duy nhất có hệ bài tiết và hệ sinh dục
hoàn toàn không có liên quan, các ống dẫn sinh dục đều do thành tuyến sinh dục kéo
dài, thu nhỏ tạo thành, không hình thành từ ống muller hoặc ống wollf của trung thận
như các lớp ĐVCXS khác.Cá thể đực có 2 tinh hoàn, cái có 2 noãn sào, màu sắc như đã
trình bày bên trên. Tuyến được bao bởi màng mỏng, phía cuối màng thu hẹp thành ống
dẫn ngắn, 2 ống chập một trước khi đỗ vào xoang niệu sinh dục.

45
Cơ quan sinh dục Ếch:
Ếch đực có một đôi tinh hoàn hình hạt đậu màu trắng đục bám vào phần hậu
thận, đẩy tinh hoàn ra xa làm căng màng nối sẽ thấy rõ nhiều ống dẫn tinh nhỏ màu
trắng đổ vào ống wofll vừa dẫn niệu vừa đưa tinh trùng vào huyệt. Bám trên đầu tinh
hoàn có thể mỡ màu vàng, mùa không sinh sản thể vàng lớn và mùa sinh sản thể vàng
bé. Ếch cái có 2 buồng trứng, mỗi buồng chia thành nhiều ống dẫn trúng. Ống dẫn
trứng rất dài cuộn xoắn xuýt 2 bên cơ thể dọc lên gần thực quản, đoạn đầu loe thành
phểu vòi hứng trứng, nằm sát hai bên gốc phối, đoạn cuối trước khi đổ vào xoang
huyệt phình rộng thành tử cung. Trứng chính rụng vào xoang cơ thể rồi được hút vào
noãn quản và được bọc thêm một lớp vỏ keo do tế bào tuyến trong thành noãn quản
tiết ra.
Hệ sinh dục bò sát
Cơ quan sinh dục: Đực: 2 tinh hoàn, hình khối bầu dục màu trắng. Cái: đôi
buồng trứng rỗng (thằn lằn, rắn) hoặc đặc (bò sát khác). Cơ quan giao phối:
 Rắn, thằn lằn là 2 túi rỗng ở gốc đuôi.
 Rùa và cá sấu có 1 ngọc hành đặc (ngọc hành chính thức).
Hệ sinh dục ở Chim
Cơ quan sinh dục đực là 2 tinh hoàn bầu dục, màu trắng đục nằm ở phần trước
của thận. Ống dẫn tinh là ống Volff, chạy song song với ống niệu, gốc phình rộng
thành túi tinh.
Cơ quan sinh dục cái gồm 1 buồng trứng bên trái, ống dẫn trứng (ống Muller)
có phễu vòi, tử cung, đổ vào huyệt qua lỗ noãn trái.
Hệ sinh dục ở Thú:
Đực: đôi tinh hoàn, tinh hoàn phụ, ống dẫn tinh, tuyến sinh dục.
Tinh hoàn hình bầu dục, gắn với tinh hoàn phụ (di tích của trung thận) là một búi
ống dẫn tinh trùng. Tinh hoàn phụ thông với ống dẫn tinh. Tinh trùng được đổ vào gốc
ống dẫn niệu hình thành ống niệu sinh dục, ống này nằm trong cơ quan giao cấu.
Cơ quan giao cấu: 2 thể hang có thể chứa đầy máu làm cương lên khi giao phối.
Đầu cơ quan giao cấu có phủ lớp da (bao quy đầu), có tuyến qui đầu tiết ra chất có mùi
đặc biệt. Đa số thú, cơ quan giao cấu khi không hoạt động nằm trong một bao tạo
thành do một nếp gấp của da bụng (trừ linh trưởng và dơi). Cơ quan giao cấu đực của
thú túi chẻ đôi ứng với 2 âm đạo của cá thể cái.
46
Cơ quan sinh dục cái: Buồng trứng. Ống dẫn trứng 3 phần: vòi phalôp, tử cung
và âm đạo. Thú đơn huyệt thiếu âm đạo, vòi phalôp và tử cung trực tiếp thông với
xoang niệu sinh dục. Thú có túi có 2 âm đạo. Thú có nhau chỉ có 1 âm đạo.
b. Các hình thức sinh sản ở động vật
Sinh sản là đặc điểm cơ bản của sinh vật
Gồm 2 dạng:
Sinh sản vô tính
Sinh sản hữu tính
Sinh sản vô tính: Phổ biến ở cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào bậc thấp. Chỉ có 1
cá thể tham gia bằng cách: Phân đôi, nảy chồi, phân mảnh.
Ưu điểm: tạo được nhiều thế hệ trong một thời gian ngắn.
Nhược điểm: không có phân hóa giới tính đực cái và không tạo được đa dạng di
truyền hạn chế khả năng tiến hóa.
Sinh sản vô tính phân đôi: Ví dụ trùng đế giày Paramecium, phân đôi cho ra cá
thể giống hệt nhau.
Sinh sản vô tính nảy chồi: Ví dụ Thủy tức (Hydra), chồi lớn dần và tách khỏi cơ
thể mẹ thành con thủy tức con
Phân mảnh: Ví dụ Giun dẹt, mỗi mảnh giun dẹt có khả năng sinh sản sinh
dưỡng cho ra con giun dẹt mới.
Sinh sản đa phôi: Sinh sản trong giai đoạn trứng. Một quả trứng có thể phân
chia thành nhiều tế bào riêng (ký sinh trứng Copis phonggi, ong ký sinh đa phôi
Copidosomopis coni..vv).
Sinh sản ấu thời: Sinh sản ở giai đoạn sâu non và nhộng (giống Miastor, giống
Chironomus..vv).
Sinh sản thai sinh: Côn trùng đẻ ra thẳng sâu non (trứng phát dục trong mình
mẹ) (dán,rệp và một số loài ruồi dê Oestrus ovis..vv).
Sinh sản hữu tính
Có 2 cá thể tham gia. Bao gồm các phương thức: tiếp hợp ở động vật đơn bào;
sinh sản hữu tính ở động vật đa bào.
Sự tiếp hợp ở động vật đơn bào: Ví dụ: Paramecium

47
Sinh sản hữu tính ở động vật đa bào: có 2 cá thể tham gia, mỗi cá thể sản xuất
một loại giao tử (giao tử đực và giao tử cái). Giao tử kết hợp với nhau tạo thành hợp
tử, rồi phát triển thành cơ thể trưởng thành.
Ưu điểm: thế hệ con cái là tổ hợp của yếu tố di truyền của con đực và con cái,
nghĩa là tạo nên đa dạng di truyền trong các thế hệ sau khiến cho chúng ngày càng tiến
hóa.

CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 10


Câu 1: Hãy nêu chiều hướng tiến hóa của hệ thần kinh qua các ngành động vật.
Câu 2: Hãy nêu các mức độ cấu tạo và sự phát triển tiến hóa hệ tuần hoàn ở các ngành
động vật.
Câu 3: Hãy trình bày các mức độ cấu tạo và các hình thức hô hấp của các ngành ĐV.
Câu 4: Hãy nêu các mức độ cấu tạo và sự phát triển hệ tiêu hóa của các ngành ĐV.
Câu 5: Hãy nêu các cơ quan tham gia bài tiết của các ngành ĐV.
Câu 6: Hãy nêu các hình thức sinh sản ở động vật. Hình thức sinh sản nào là tiến hóa
nhất và vì sao?
Câu 7: Hãy nêu vai trò của hệ nội tiết ở động vật. Hãy kể tên một số loại hormone của
các ĐV bậc thấp và ở các ĐV bậc cao?
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 10
[1] Phan Cự Nhân (Chủ biên), Trần Bá Hoành, Lê Quang Long, Phạm Đình Thái,
Hoàng Thị Sản, Mai Đình Yên, Sinh học đại cương(2 tập). NXB Đại học Sư phạm,
2005.
[3]Trần Thái Bái,Động vật học không xương sống. NXB Giáo dục, 2001.
[4]Thái Trần Bái (chủ biên), Nguyễn Văn Khang (2005), Động vật không xương sống,
NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[5] Lê Vũ Khôi, Động vật học Có xương sống. NXB Giáo dục, 2005.
[6] Phillips W. D. và Chilton T. J., Sinh học (2 tập, tài liệu dịch), NXB Giáo dục, 2005.
[7] Trịnh Hữu Hằng, Trần Công Yên, Sinh học cơ thể động vật học (2 tập) NXB
ĐHQG Hà Nội, 18.

48

You might also like