Đề Cương Giữa Kì 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

1.

5 MINH HOẠ ĐỀ ĐỌC


Câu 1: C
Câu 2: D
Câu 3: D
Câu 4: B
Câu 5: D
Câu 6: D

2.2 DÀN Ý CHI TIẾT


Lưu biệt khi xuất dương - Phan Bội Châu
Đề 1: Cảm nhận về bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu
Mở bài
● Giới thiệu tác giả:
- Phan Bội Châu (1867 - 1980 )
- Người khởi động cho văn trữ tình - chính trị
- Nội dung thơ thể hiện lí tưởng dân tọc cao cả, tình cảm yêu nước
thương dân sâu nặng, thể hiện nhiệt huyêt
● Giới thiệu tác phẩm:
- Viết năm 1905, khi chia tay đồng chí, bạn bè trước lúc bí mật sang
Nhật đẩy lên phong trào Đông du để cứu nước
- Chủ đề: khẳng định chí làm trai và quyết tâm xuất dương làm nên sự
nghiệp lớn của nước cứu dân
Thân bài
● Hai câu đề: quan niệm về chí làm trai
“ Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển dời “
- Chí làm trai thời phong kiến: lập công lạp danh để lai tiếng vang cho đời
- Với PBC “làm trai phải lạ” thi kì
→ sống phi thường hiển hách
- “Hà để cần khôn tự chuyển đời" (“hà để”: từ để hỏi, “càn khôn”: trời đất”)
→ Là nam phải sống chủ động tích cực, có tinh thần làm chủ TN, làm chủ cuộc
đời.
- Cách dùng câu khẳng định, lời thơ mộc mạc, nhịp thơ rắn rỏi, dứt khoát
⇒ Thể hiện mối quan niệm hết sức mới mẻ về chí làm trai, khẳng định 1 lẽ sống
đẹp và cũng là lí tưởng và tầm vóc của người làm trai: khoẻ khoắn, ngang tàng,
ngạo nghễ, thách thức và càn khôn.
● Hai câu thực: ý thức trách nhiệm cá nhân trc thời cuộc
“ Trong khoảng trăm năm cần có tớ,
Sau này muôn thuở, há không ai? “
- Câu 1: tác giả tự ý thức về cái tôi ( ngã, tôi, tớ )
→ tự hào về vai trò của mình trong cuộc đời (100 năm) và trong xã hội lịch sử
( ngàn năm sau)
- Câu 2: giọng thơ nghi vấn nhưg nhằm kđịnh quyết liệt hơn quan niệm công
danh mới mẻ tiến bộ của nhà thơ hướng về Tổ quốc và nhân dân.
- Giọng thơ chyển đổi từ khẳng định song nghi vấn “ hả không ai " phép đối
→ khẳng định trách nhiệm, khát vọng sống hiển hách phi thường ko chỉ cho hiên
tại mà còn cả tương lai.
⇒ Đặt trong hoàn cảnh đầu thế kỉ XX, sau những thất bại liên tiếp của phong trào
Cần Vương chông Pháp thì câu thơ như 1 hồi chuông cảnh tỉnh có sức rung vang
lớn.
● Hai câu luận: thái độ quyết liệt trc tình cảnh đất nước và nhug tin điều xưa

“ Non sông đã chết, sống thêm nhục
Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài! “
- Tiếp tục triển khai để gắn chí làm trai vào thời cuộc của nước nhà
- “Non sông đã chết" một cách nói rất hay, rất cảm động về nối đau thương
của đất nước bị nô lệ
→ Là nam nhi - là kẻ sĩ sống phải sống nô lệ là sống nhục
- “Hiền thành còn đâu" phủ đinh jcachs học cũ kĩ, lạc hậu là đọc sách thánh
hiền - cách học ko hợp thời, vô nghĩa
⇒ Tư tưởng tiến bộ và sâu sắc nhất, cho thầy PBC là 1 người tiên phong
● Hai câu kết: khát vọng tư thế buổi lên đường
“ Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi "
- “Nguyên trục trường phong": ngọn gió dài qua biển Đông
- “Đông hải khư": ngàn đợt sóng bạc
→ Từ ngữ chỉ kgian vũ trụ, h/ảnh khoa trương kì vĩ
→ Khí thế lên đường hào hùng, tự tin
- “Nhất tề phi": đồng loạt cùng bay lên
→ Khí thế hoà hùng, bay bổng của buổi ra đi
⇒ H/ảnh thơ đẹp, lãng mạn, hào hùng giàu chất sử thi. Nhân vật ra đi như đc chấp
thêm đôi cánh thiên nhiên bay bổng trên thực tại tối tăm, khắc nghiệt, vươn ngnag
tầm vũ trụ bao la
● Nghệ thuật
- Thất ngôn bát cú Đường luật, viết bằng chữ Hán giọng thơ trang nghiêm
đĩnh đạc, hào hùng, mạnh mẽ, lôi cuốn.
Kết bài
● Cảm nhận những nét đặc sắc nghệ thuật đem lại thành công cho tác phẩm.
Khẳng định lại nội dung tư tưởng của tác phẩm và liên hệ về ý chí, khát
vọng của con người trong thời đại hiện nay.

Đề 2: Phân tích 4 câu thơ đầu của bài Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu
để thấy được chí làm trai và tư thế tầm vóc của con người trong vũ trụ
Mở bài:
● Trình bày khái quát về tác giả tác phẩm
● 4 câu thơ đầu nói về quan niệm chí làm trai và ý thức cá nhân trước thời
cuộc từ đấy thấy đc thấy được chí làm trai và tư thế tầm vóc của con người
trong vũ trụ
Thân bài:
● Hai câu đề: Quan niệm về chí làm trai của Phan Bội Châu
- Chí làm trai thời phong kiến: lập công lạp danh để lai tiếng vang cho đời
- Quan niệm mới: là đấng nam nhi phải sống với khát vọng, mong muốn làm
nên điều kì lạ : “ yếu hi kì”, không cam chịu để cho trời đất xoay chuyển
mình.
→ Tư thế, một tâm thế đẹp về chí nam nhi phải tin tưởng ở mức độ và tài năng của
mình
⇒ Tuyên ngôn về chí làm trai.
⇒ Thể hiện mối quan niệm hết sức mới mẻ về chí làm trai, khẳng định 1 lẽ sống
đẹp và cũng là lí tưởng và tầm vóc của người làm trai: khoẻ khoắn, ngang tàng,
ngạo nghễ, thách thức và càn khôn.
● Hai câu thực: khẳng định ý thức trách nhiệm của cá nhân trước thời cuộc
- Câu 3: “Tu hữu ngã” (phải có trong cuộc đời)
- Ý thức trách nhiệm của cái tôi cá nhân trước thời cuộc, ý thức rõ vai trò,
tầm quan trọng của cá nhân đối với vận mệnh trăm năm. Điều này đối lập
với sự tự cao cá nhân.
→ Khẳng định trách nhiệm, khát vọng sống hiển hách phi thường ko chỉ cho hiên
tại mà còn cả tương lai
- Câu 4: Tác giả lại chuyển giọng nghi vấn “cánh vô thuỳ” (há không ai?)
→ Khẳng định cương quyết hơn khát vọng sống hiển hách, phi thường, phát huy
hết tài năng trí tuệ dâng hiến cho đời.
⇒ Ý thức sâu sắc thể hiện vai trò cá nhân trong lịch sử: sẵn sàng gánh vác mọi
trách nhiệm mà lịch sử giao phó.
Kết bài
● Qua 4 câu thơ đầu ta thấy đc tư tưởng đổi mới táo bạo, đi tiên phong cho
thời đại đồng thời cho thấy tư thế con người kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ

Vội vàng – Xuân Diệu


Đề 1: Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
“ Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân ”

Mở bài:
● Giới thiệu tác giả:
- Xuân Diệu
- Là trị thức Thây học ảnh hưởng của nền văn hoá truyền thống
- Sau CM tháng 8 ông gắn bó với CM và nên VH cách mạng
- Nắm 1996 ông đc Nhà nc tặng Giải thưởng HCM về văn học nghệ
thuật
- Trc cách mạng: nhà thơ của tình yêu mùa xuân và tuổi trẻ, hồn thơ
khát khao giao cảm với đời, cách tân nghệ thuật sáng tạo.
- Sau cách mạng: hướng vào đời sống thực tế, rất giàu tính thời sự
● Giới thiệu về tác phẩm:
- In trong tập “Thơ thơ" (1938)
- “Vội vàng" tính từ chỉ trạng thái vội vã, cuống quýt, hối hả. Vừa chứa
đựng tâm thế sống, vừa kđịnh triết lý sống
- Đoạn thơ về búc tranh thiên đường trên mặt đất
Thân bài:
● Vẻ đẹp thiên nhiên của mùa xuân trần thế:
- “Của ong bướm này đây tuần tháng mật”: vị ngọt
- “Này đây hoa của đồng nội xanh rì”: hương thơm, màu sắc
- “Này đây lá của cành tơ phơ phất”: dáng hình uyển chuyển
- “Của yến anh này đây khúc tình si”: âm thanh
- “Này đây ánh sáng chớp hang mi”: ánh sáng của bình minh xuân.
⇒ Tất cả những vẻ đẹp mỗi ngày như một bữa tiệc đầy đủ, thịnh soạn, bày ra gõ
cửa mang niềm vui đến từng nhà.
⇒ Quan điểm mới mẻ, tiến bộ của Xuân Diệu: Cuộc sống xung quang chúng ta đẹp
vô cùng. Vẻ đẹp không ở đâu xa mà ở ngay cõi trần thế, xung quanh mình
● Vẻ đẹp của mùa xuân tình yêu:
“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;”
- Khu vườn xuân đã biến thành khu vườn yêu, sự vật có đôi, có cặp. Từ thi
nhân trước khu vườn mùa xuân tình thế thành tình nhân trong khu vườn tình
yêu.
- Xuân Diệu khái quát lại: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
- “Tháng giêng” là tháng đầu tiên của mùa xuân, căng mọng đẹp tươi nhất
- “Cặp môi gần”: căng mọng, tươi đẹp nhất của tuổi trẻ.
- “Ngon”: nghệ thuật chuyển đổi cảm giác. Tháng giêng chỉ năm tháng, trừu
tượng môi gần: hữu hình, cụ thể
→ Gợi liên tưởng mạnh mẽ về tình yêu, hạnh phúc. Mùa xuân tươi đẹp như 1 cô
gái kiều diễm, tình tứ. Cảm xúc thân thể nồng nàn, say đắm cho thi nhân
→ Quan điểm mỹ nhân học của XD: lấy cái đẹp của con ng giữa tuổi trẻ
⇒ Có thể cảm nhận, hưởng thụ vẻ đẹp của mùa xuân rõ nét, cụ thể hơn
⇒ Tình yêu làm chuẩn mực cho cái đẹp tự nhiên
● Quan điểm thẩm mỹ mới mẻ, tiến bộ
“Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”
- Dấu chấm (.): giữa dòng
→ như một nốt lặng đột ngột thể hiện trạng thái sững sờ, hẫng hụt.
- Ttrạng vừa mâu thuẫn nhug cug vừa thống nhất: sung sướng - vội vàng
- Trong văn học xưa, coi thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp thì trong thơ
Xuân Diệu, con người là chuẩn mực của cái đẹp, tôn vinh vẻ đẹp của con
người.
- Nỗi ám ảnh bởi thời gian, lo sợ tgian chảy trôi mình sẽ không đón nhận
được, tận hưởng từng giây từng phút vẻ đẹp của cuộc sống.
⇒ Tâm trạng, tâm hồn tác giả, nhạy cảm trước sự vẫn đôngh của thời gian: trong
niềm vui đã nảy nở nỗi buồn lo, trong cái còn đã thấy cái mất.
● Nghệ thuật
- Câu thơ mở rộng
- Các thủ pháp nghệ thuật: nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, liệt kê, điệp ngữ, đảo
trật tự cú pháp
- Nhịp thơ sôi nổi
⇒ Như đếm, giới thiệu, mời mọi người đến thưởng thức vườn xuân đẹp đẽ
Kết bài:
● Vườn địa đàng phong phú, hấp dẫn, đầy sức sống, tràn ngập xuân tình
● Cái đẹp ở trong cuộc sống trần thế
● Quan niệm con người là chuẩn mực của cái đẹp

Đề 2: Phân tích đoạn thơ sau:


Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian;
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi;
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt...
Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi ?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
Mở bài:
● Giới thiệu về tác giả và tác phẩm
● Đoạn thơ nói về quan niệm mới mẻ về thời gian của tác giả Xuân Diệu
Thân bài:
- Quan niệm cũ “xuân vẫn tuần hoàn" (Chờ tưởng xuân tàn hoa rụng hết/
Đêm qua sân trước một nhánh mai/ Mãn giác thiên sứ)
+ Thời gian tuần hoàn, 4 mùa đắp đổi xuân hạ thu đong
+ Quan niệm này xuất phát từ cái nhìn tĩnh tại, lấy sinh mệnh vũ trụ
làm thước đo tgian
+ Con người luôn an nhiên, tự tại
- Quan niệm của Xuân Diệu
“Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.”
+ Xuân: tới - qua, non - già, hết
+ Tôi: cũng mất, tuổi trẻ chẳng 2 lần thắm lại, chẳng còn tôi mãi
+ Thời gian tuyến tính, một đi không trở lại
+ Xuất phát từi cái nhìn động, lấy sinh mệnh cá nhân, tuổi trẻ làm
thước đo thời gian
⇒ Con người vội vàng, cuông quýt, tiếc nuối thời gian
- Nghệ thuật:
+ Cách ngắt nhịp tuần tự tong cả 2 câu thơ ¾, diễn tả bước đi của
tgian
+ Điệp cấu trúc: điệp cấu trúc kiểu câu định nghĩa.
+ Cặp từ đối lập: tới – qua, non – già.
+ Từ đồng nghĩa: hết - mất
⇒ Khẳng định tgian tuyến tính, 1 đi ko trở lại, khám phá nhug biến thái vi của
tgian
- Mâu thuẫn:
+ Lòng tôi, rộng >< lương trời cứ chật
+ Tuổi trẻ chẳng 2 lần >< xuân tuần hoàn
+ Chẳng con tồi >< còn trời đất
- Nghệ thuật đối lập -> sự đối kháng giữa thiên nhiên & con người
- Giọng thơ hờn dỗi, ngậm ngùi trc quy luật nghiệt ngã của tgian
⇒ Tâm trạng buồn bâng khuâng, tiếc nuối, bất lực của thi nhân khy ý thức đc sự
hữu hạn của cuộc đời
“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi”
- Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác: tháng năm có mùi vị, tháng năm được
cảm nhận bằng giác quan khứu giác “mùi”, vị giác “chia phôi”, thị giác
“rớm”, hữu hình hóa tháng năm vốn trừu tượng.
- Những câu thơ sau là sự giải thích: Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt;
Con gió xinh thì thào trong lá biếc; Chim rộn rang bỗng đứt tiếng reo thi.
⇒Vạn vật tỏg kgian ngậm ngùi chia ly, tiễn biệt 1 phần đời của mình: sông núi
than thầm; gió xinh thì thào; hờn; chim đứt tiếng reo thi
⇒Dòng chảy của thời gian khiến vạn vật từng giây phút luôn có những cuộc chia
li, vạn vật chia li với một phần đời đã qua của mình.
Kết bài:
● Hình ảnh và ngôn từ thơ độc đáo
● Nội bật quan niệm về thời gian, tuổi trẻ, lời giục giã hãy sống mãnh liệt,
sống hết mình, quý trong tgian.

Tràng giang – Huy Cận


Đề 1: Phân tích hai khổ thơ sau trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận:
Sóng gợn tràng giang buồn diệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,


Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng bến cô liêu.
Mở bài:
● Giới thiệu tác giả:
- Huy Cận
- 1 trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào thơ Mới
- Trước cách mạng: tham gia phong trào sinh viên yêu nc và Mặt trận Việt
Minh và có nhiều đóng góp cho CM (Lửa thiếng, vũ trụ ca)
- Sau cách mạng: Bộ trưởng bộ Canh Nông khi đó ông mới 26 tuổi và từ đó
giữ nhiều chức vụ tỏng chính phủ (Đất nở hoa, trời mỗi ngày lại sáng)
- Thơ Huy Cận hàm súc, giàu triết lý, là một trong những nhà thơ xuất sắc
của nền thi ca hiện đại VN.
● Giới thiệu tác phẩm:
- Được sáng tác vào năm 1939 in trong tập Lửa Thiêng (1940)
- Nội dung 2 khổ thơ đầu: khung cảnh sông nước mênh mông và cánh cồn
bến hoang vắng bên nắng chiều
Thân bài:
* Khổ 1: Khung cảnh sông nước mênh mông, bất tận
- Với âm điệu nhịp nhàng, trầm buồn, các từ láy đặc sắc, đối ý, hình ảnh độc
đáo, chi tiết mới mẻ, Huy Cận đã phác họa nên một nỗi buồn bơ vơ, bế tắc
của lòng người trước không gian sông nước mênh mông, rợn ngợp, hoang
vắng.
● Hai câu thơ đầu:
- Câu thơ mở đầu nhắc lại nhan đề “tràng giang” với cách điệp vần “ang”:
gợi sự ngân vọng vang xa cổ kính.
- Từ láy “điệp điệp”, “song song”: Khung cảnh sông nước gắn với tâm trạng
buồn da diết, khôn nguôi.
- Hình ảnh:
+ “Sóng”: gợi lên từng đợt như những nỗi buồn chồng chéo trong tâm
trạng.
+ “Thuyền” và “nước”: vốn luôn giao hòa nhưng trong câu thơ này lại
lạc điệu, li cách.
● Câu thơ thứ ba:
- Hình ảnh: “thuyền” và “nước” lặp lại từ câu thơ trên nhưng vẫn không hề
có sự đồng điệu mà còn tan tác hơn với nghệ thuật đối “thuyền về” >< “nước
lại”.
- Từ ngữ trực tiếp miêu tả cảm xúc “sầu trăm ngả”: nỗi buồn từ trong lòng
người lan rộng ra khắp cảnh vật, đất trời.
● Câu thơ cuối:
- H/ảnh độc đáo “củi một cành khô lạc mấy dòng: sự trôi nổi, bấp bênh của
thân phận cỏ cây hay cũng là của số kiếp con ng giữa cuộc đời sóng gió trăm
ngả.
- Nghệ thuật đảo ngữ và đối lập: tăng sức gợi hình, gợi cảm và giá trị biểu
đạt cho câu thơ.
*Khổ 2: Cảnh cồn bến hoang vắng trong nắng chiều
- Huy Cận đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên tràng giang mở rộng ra
đến bến bờ, trời đất. Từ không gian ấy, ta nhận ra sự ám ảnh về cái vô biên
và sự trống trải tuyệt đối của cảnh vật và lòng người.
● Hai câu thơ đầu:
- Từ ngữ:
+ Khổ thơ bắt đầu bằng một câu thơ với hai từ láy gợi hình “lơ thơ”
và “đìu hiu”: gợi tả nỗi buồn và sự nhỏ nhoi, thưa thớt, lạnh lẽo.
+ Từ phiếm chỉ “đâu” kết hợp với âm thanh “tiếng làng xa” có hai
cách hiểu: Âm thanh rất nhỏ, rất khẽ của phiên chợ chiều đã vãn vọng
về từ một nơi xa không xác định.Ko có âm thanh tiếng chợ chiều.Dù
là cách nào thì khung cảnh tràng giang đều hiện lên mênh mông, vắng
vẻ, hiu hắt.
⇒ Hình ảnh: được mở rộng ra so với khổ thơ trước. Bức tranh thiên nhiên ở đây
không chỉ có mênh mông sông nước mà còn có cồn nhỏ, có gió thổi, có xóm làng,
có nắng chiều, có trời cao… nhưng vẫn toát lên vẻ hiu quạnh, lặng ngắt. Những
dấu hiệu của cuộc sống xuất hiện như những nốt nhạc cao hiếm hoi giữa bản đàn
trầm buồn triền miên. Nó càng tô đậm thêm nỗi cơ đơn của con người.
● Hai câu thơ cuối:
– H/ảnh “nắng xuống”, “trời lên”, “sông dài”, “trời rộng”, “bến cô liêu” đã
vẽ nên một không gian rộng mênh mông, vô cùng, vô tận ở mọi sự vật, mọi
chiều kích.
– Những tính từ gợi cảm xúc: “sâu chót vót”, “bến cô liêu” là sáng tạo đặc
biệt của Huy Cận.
⇒ Không gian mở rộng ra ba chiều: sâu thăm thẳm, cao chót vót, rộng mênh mông.
Kết bài:
● Tóm tắt nội dung và nghệ thuật của 2 khổ thơ đầu
● Cảm nhận đc nỗi buồn trông trải, cô đơn khi đứng trước sự mênh mông của
Tràng Giang

Đề 2: Cảm nhận của anh/chị về bài thơ Tràng giang của Huy Cận
Mở bài:
● Giới thiệu thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
● Bức tranh thiên nhiên sông nước cũng là bức tranh tâm tưởng của nhà thơ
● Nhan đề:
- Gợi lên không khí bài thơ cổ
+ 1 dòng sông dài rộng
+ Nhưng khoảng cách xa xôi
+ Nhưng chia li cách trửo
- Gợi tên con sông Trường GIang, TQ
- Lúc đầu, Huy Cận đc đặt “chiều trên sông" nhug viết “ Tràng Giang" vì vần
“ang" liên tiếp 2 lần nghe buồn và mênh mang hơn.
→ Tái hiện 1 kgian khóng đạt vô cùng vô tận của TN và vũ trụ
→ Chính là con sông Hồng của VN. Bên dòng sông ấy nơi 1 bến đò có tên là bến
Chèm. Huy Cận đã cảm xúc mà viết lên bài Tràng Giang
Thân bài:
● Lời đề tự
“ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài “
- Bâng khuâng: trạng thái ko ổn định, suy nghĩ vẩn vơ
- Trời rộng sông dài: quan sát mở rộng theo kgian
- Nhớ: nhớ những cái gì đó mơ hồ, đã qua
→ Nỗi buồn phản phất gợi ra bởi sự chia ctaws giữa trời và sông
- Câu thơ định hướng cảm xúc chủ đạo cả bài thơ
→ Nỗi buồn sầu lan toả, nhẹ nhàng mà lắng sâu trc cảnh sông dài, trời rộng
→ Vẻ đẹp hài hoà vừa cổ điện (của sông nước mây trời) với hiện đại (nỗi buồn nhớ
bâng khuâng) của chàng thanh niên thời Thời mới
● Khổ 1: Khung cảnh sông nước mênh mông, bất tận
“ Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song ”
- “Sóng gợn tràng giang”: chuyển động lặng lẽ, yếu ớt
→ Sông dài mênh mông
- “Buồn" + “sầu": nói ra trực tiếp nỗi buồn của con người hiện đại
- “Con thuyền xuôi mái": cảm giác trễ nại
→ hình ảnh tình trên 1 dòng sông tĩnh
- “Điệp điệp" + “song song”: láy cả từ
→ bức tranh thiên nhiên mở ra theo 2 chiều: rộng - dài
- Câu 1: nỗi buồn nằm trong bản thân tạo vật
→ Nỗi buồn của con người
- Câu 2: thuyền và nước
→ Có sự xa cách hững hỡ
“ Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả ”
- “Thuyền về nước lại": mỗi sự vật đi kèm với 1 ĐT, sự chuyển động trái
chiều, thuyền và nc ko còn cùng 1 hướng
⇒ Nổi lên cuộc chia lìa nghe đầy xót xa
⇒ 1 khoảng trống đc mở ra
- Từ chỉ sô nhiều “trăm" : thổi vào câu thơ nỗi buồn vô hạn
- Từ chỉ số “mấy": một mối sầu lan toả khắp mọi chiều trog kgian
“Củi một cành khô lạ mấy dòng"
- “Củi":
+ ko dùng “gỗ"→ củi nhỏ bé hơn, tầm thường hơn
+ ko dùng “beo"→ củi ko có màu xanh
- “Cành khô": khô héo, cạn kiệt nhựa sống
- Đảo ngữ “củi một cành khô": thể hiện nỗi cô đơn, lạc lõng
- “Một" + “mấy": vô định, ko có phương hướng
⇒ Nét đẹp cổ điển ”tả cảnh ngụ tình" thật khéo léo
⇒ Nhà thơ biểu hiện cảm quan của mình về sự nhỏ nhoi vô nghĩa, của sự sống 1
kiếp người đang lạc lối, bơ vơ trc vũ trụ, thiên nhiên vô tận
⇒ Khổ 1: sự mênh mông→ sự chia li→ sự nổi trội
● Khổ 2: Cảnh cồn bến hoang vắng trong nắng chiều
“ Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu “
- Bắt nguồn từ chinh phụ ngâm
- Câu thơ đầu là 1 nét vẽ mềm mại, uốn lượn, nhịp nhàng bởi các vần lưng
liên tiếp: lơ thơ, nhỏ, gió đìu hiu.
- Từ láy:
+ Lơ thơ: ít ỏi, bé nhỏ
+ Đìu hiu: quanh quẽ
⇒Khung cảnh hiu quạnh, tiêu điều, lạnh vắng, hiu hắt con người đơn côi
“ Đâu tiếng làng xa va “
- “Đâu":
+ 1 nỗi niềm khao khát, mong mỏi của nhà thơ về 1 chút sự hoạt
động, âm thanh sự sống con người.
+ Có thể là "đau có", 1 sự phủ định hoàn toàn, chung quanh đây chẳng
hề có chút gì sống đông để xua bớt cái tịch liêu của thiên nhiên.
- Lang xa, chợ chiều : xuật hiện sự sống con người
→ Sự xuất hiện của con người càng làm tăng thêm vẻ hiu quạnh, tiếng làng xa vãn
chợ chiều lại làm nổi bật thêm sự vắng lặng trong khung cảnh đó → lấy động tả
tĩnh
“ Nắng xuống, trời lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu ”
- Câu trên là sự vô biên đc mở về chiều cao
- Câu được cả về bề rộng và chiều dài
→ 1 khoảng kgian đang giãn nở ra trong cụm từ
“Nắng xuống, trời lên” + “Sông dài trời rộng"
⇒ Nghệ thuật đăng đối
- 2 ĐT ngược hướng “lên“, “xuống" đem lại một cảm giác chuyển động
rõ rệt. Nắng xuống đến đâu trời lên đến đó → Đè ép
- “Sâu chót vót”:
+ Xuyên vào đáy vũ trụ để cảm nhận về chiều sâu
+ Chiều sâu của cái nhìn ngước lên
+ Sáng tạo từ ngữ vì “chót vót" là từ láy của chiều cao. Nếu có “sâu“
+ ”chót vót"
→ Phát huy hiệu quả
→ Tác giả ngước đến đau trời sẽ cao đến đó
- Trước thiên nhiên rộng lớn, nhà thơ tìm những nơi chốn tụ họp của con
người (làng, chợ, bến) nhưng càng thấy hoang vắng trơ trọi
⇒ Khổ thơ ghi lại cảnh đất, trời, dòng sông mênh mông nhưng vắng lặng, cô liêu,
đượm buồn.
⇒ Còn người trở nên bé nhỏ, rợn ngợp trc thiên nhiên, vũ trụ rộng lớn và cảm thấy
lạc loài giữa cảnh mênh mông của trời đất, cái xa vắng của tgian.
⇒ Khồ 2: Nỗi buồn trống trải, cô đơn
● Khổ 3: Cảnh bèo trôi, bờ xanh hoang vắng
“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng”
- Cánh bèo:
+ Hình ảnh quen thuộc trong thơ cổ điển
+ Sự lênh đênh, phiêu dạt vô định
→ Kiếp người bấp bênh, nổi trôi giữa dòng đời
- Cánh bèo “dạt” theo dong nước → phó mặc cho số phận
- Về đâu: câu hỏi tu từ →ko biết là trôi về phương trời nào
- Ko phải là 1 hay 2 cánh bèo mà là “hàng nối hàng”
→ Lòng người rợn ngợp đau đớn
“Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật”
- Khuyết chủ ngữ: nhấn mạnh sự mênh mông
- “Khuyết chuyến đò không cầu” → vắng vẻ tĩnh lặng →điệp từ “Từ”
- “Không” lặp 2 lần tiếp tục tô đậm cái mênh mông lặng lẽ, cô đơn của cảnh
vật vì ko có hoạt động của cuộc sống con người
- Cầu:
+ Cây cầu bắc qua song
+ Cầu nguyện
→ Dường như đã bị cõi thiên nhiên nhắn chìm, trôi đi nơi nào
“Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”
- “Bờ xanh tiếp bãi vàng”: sự liên kết lặng lẽ
- Đảo ngữ: “lặng lẽ” đưa lên đầu câu
→ càng tăng thêm sự vắng vẻ, cô đơn
- Bên cạnh hàng cánh bèo là “bờ xnah tiếp bãi vàng” như mở ra một không
gian bao la vô cùng, vô tận, thiên nhiên nối tiếp thiên nhiên, dường như
không có con người, không có chút sinh hoạt của con người, không có sự
giao hòa, nối kết
⇒ Nhà thơ mong tìm được một sự giao cảm, gắn bó những trước mắt chỉ là không
gian mênh mông, không một chuyến đò, không một cây cầu kết nối. Con người
cảm thấy bơ vơ, cô độc giữa một cõi đời không chút niềm thân mật
● Khổ 4: Tâm sự nhớ quê và nỗi niềm của nhà thơ
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc”
- Tầm nhìn của tác giả đã đc mở ở nơi rất xa cuối chân trời tràng giang.
- 1 h/động lặng lẽ như thế đã tạo nên 1 kgian đầy mây nhug cũng đầy rợn
ngợp
- Nỗi nhớ quê nhà tha thiết của tác giả.
→ Liên tưởng đến Thu hứng của Đỡ Phú “Mặt đăt mây đùn cửa ải xa”
“Chim nghiêng cánh nhơ: bóng chiều sa”
- Sử dụng dấU “:” giải thích vì sao chim nghiêng cánh
- Dùng 1 vật hữu hình để diễn tả 1 cái vô hình
→ Bóng chiều như 1 khối vật đề nặng lên cánh chim khiến cho cánh chim chấp
chớp phải nghiêng cành. Ngay tức khắc bóng chiều “sa”
- “Sa” gợi lên ấn tượng mạnh, bóng chiều bị rơi 1 cách đột ngột.
⇒ 1 cánh chim lẻ loi, chấp chới trong ánh chiều đang xuống khiến cho kgian như
rộng them ra. Tiêu biểu cho cái tôi bé nhỏ của nhà thơ rợn ngợp trc cảnh bao la của
vũ trụ.
“ Lòng quê dợn dợn với con nước ”
- Dợn dợn: từ mới do nhà thơ tự chế, con người cảm thấy bé nhỏ, bất lực mà rờn
rợn trc cái giới hạn của kgian và tgian.
→ Liên tưởng đến câu thơ đầu “ Sóng gợn tràng giang buồn điệp điêp"
⇒ Sóng nước tràng giang gợi nhớ con sông quê hương. Tgia nhớ quê cũng như
những lớp sóng dợn dợn trên mặt sông, nỗi nhớ đó, ko mãnh liệt nhưng xao xuyến,
khắc khoải và mênh mang.
“ Không khỏi hoàng hôn cũng nhớ nhà "
⇒ Tâm trạng bơ vơ→ tột độ
⇒ 1 nỗi cô đơn, 1 nỗi nhớ quê khắc khoải Huy Cận khi đứng trước thiên nhiên.
Qua đó, thể hiện lòng yêu nước thầm kín của tác giả.
Kết bài
● Bức tranh thiên nhiên sông nước cũng là bức tranh tâm tưởng của nhà thơ
● Tràng giang mang nỗi sầu từ vạn cổ con người bé nhỏ, hữu hạn trc thời gian
và kgian vô tận
● Tràng giang thể hiện nỗi buồn thế hệ của 1 cái “tôi" thơ mới

You might also like