đề cương chương 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Câu 1:

 Sự chuẩn bị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc:


- Năm 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường
cứu nước, giải phóng dân tộc.
- Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công tác động
mạnh mẽ Người, Người đã hướng sự chú ý về cuộc cách mạng
này.
- Năm 1919, Người tham gia Đảng Xã hội Pháp, Người gửi bản
yêu sách 8 điểm đòi quyền tự do cho nhân dân Việt Nam, kí tên
Nguyễn Ái Quốc.
- 7/1920, Người đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương
về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin, Người đã tiếp
thu luận cương và khẳng định đây chính là con đường giải
phóng dân tộc.
- 12/1920, Người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và tán
thành Quốc tế Cộng sản, Người đã trở thành người cộng sản đầu
tiên.
- Đầu năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung
Quốc), xây dựng tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt
Nam, phát triển lực lượng cách mạng, tuyên truyền chủ nghĩa
Mác – Lênin.
- 6/1925, thành lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên nhằm tổ
chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống Pháp.
- 6/1-3/2/1930, Người chủ trì hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng
sản, soạn thảo chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng
cộng sản Việt Nam.
- 28/1/1941 trở về nước lãnh đạo trực tiếp cuộc đấu tranh (Bước
ngoặt mới cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam)
 Về chính trị:
- Nhiệm vụ của Cách mạng: Giải phóng giai cấp, giải phóng
dân tộc. Đường lối của đảng phải hướng tới giành độc lập
dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân.
- Mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng thế
giới: Cách mạng giải phóng dân tộc là 1 bộ phận của cách
mạng thế giới, phải liên kết chặt chẽ với cách mạng chính
quốc.
- Lực lượng cách mạng: Cách mạng “Là việc chung của cả
dân chúng” trong đó “Công nông là gốc cách mệnh”
- Về đảng: Cách mạng trước hết phải có đảng cách mệnh,
Đảng có vững thì cách mệnh mới thành công.
 Về tư tưởng:
- Từ giữa năm 1921, người thành lập hội liên hiệp thuộc địa,
sáng lập báo “Người cùng khổ”, viết bài trên báo Nhân đạo,
Tạp chí Cộng sản,…
- Năm 1922, Người phụ trách tiểu ban nghiên cứu Đông
Dương của Đảng cộng sản Pháp, Người tiếp tục nghiên cứu
chủ nghĩa Mác Lênin.
- Năm 1927, Người khẳng định vai trò quan trọng của chủ
nghĩa Mác Lênin: “Đảng muốn giữ vững phải có chủ nghĩa
làm cốt”, tiếp tục truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin.
 Về tổ chức:
- Sau thời gian hoạt động tại Liên Xô, cuối năm 1924 Người
sang Trung Quốc.
- Tháng 6 – 1925, Người đã thành lập Hội Việt Nam Cách
mạng Thanh niên, Hội đã xuất bản tờ Thanh niên làm cơ
quan ngôn luận của tổ chức. Người đã mở các lớp huấn luyện
cán bộ cách mạng.
- Năm 1927, trên cơ sở các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc,
cuốn Đường cách mệnh đã được xuất bản, đây là cuốn sách
chính trị đầu tiên của cách mạng Việt Nam, có ý nghĩa quan
trọng về chính trị.
Câu 2: Cương lĩnh chính trị đầu tiên.
-Văn kiện: Chính cương vắn tắt và sách lược vắn tắt.

 Nội dung:
- Mục tiêu chiến lược: Chủ trương làm tư sản dân quyền và
thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
- Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt: Chống đế quốc để giành độc
lập dân tộc, chống phong kiến giành ruộng đất cho dân cày
trong đó chống đế quốc giành độc lập là nhiệm vụ hàng đầu.
o Về chính trị: Đánh đổ đế quốc giành độc lập, thành lập
chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông.
o Về kinh tế: Tịch thu toàn bộ sản nghiệp và ruộng đất
của đế quốc giao cho chính phủ công nông binh, chia
cho dân nghèo, tích cực mở mang phát triển kinh tế.
o Về xã hội: Được tự do tổ chức nam nữ quyền, phổ
thông giáo dục theo công nông hóa.
- Lực lượng cách mạng: Công nhân, nông dân, là lực lượng
cơ bản trong đó công nhân là giai cấp lãnh đạo<Vì đặc tính
kiên quyết, triệt để, có tổ chức, có kỷ luật. Giai cấp tiền tiến
nhất trong sức sản xuất. Đồng thời, tinh thần đấu tranh của
họ ảnh hưởng tới các tầng lớp khác>. Bên cạnh đó, phải hết
sức lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông và các tầng lớp
khác.
- Phương pháp cách mạng: Bằng con đường bạo lực cách
mạng của quần chúng.
- Đoàn kết quốc tế: Cách mạng Việt Nam liên hệ mật thiết và
là một bộ phận của cách mạng thế giới. Vì vậy phải đoàn kết
chặt chẽ với các dân tộc bị áp bức và vô sản trên thế giới nhất
là giai cấp vô sản Pháp.
- Vai trò lãnh đạo của Đảng: Đảng là đội tiên phong của giai
cấp vô sản, phải thu phục được đại bộ phận giai cấp của mình
và phải làm cho giai cấp của mình lãnh đạo được dân chúng.
 Đánh giá: Cương lĩnh phản ánh xúc tích các luận điểm cơ
bản của Nguyễn Ái Quốc trong tác phẩm đường cách mệnh
và vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo cho cách
mạng Việt Nam mà không chịu ảnh hưởng bởi quan điểm “tả
khuynh” của quốc tế cộng sản. Cương lĩnh mang tính khoa
học sâu sắc và cách mạng triệt để. Cương lĩnh vừa mang đậm
tính dân tộc lại vừa hài hòa quan điểm giai cấp.
Câu 3:
a, Bối cảnh lịch sử:
*Tình hình thế giới:
-9/1939, chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ, phát xít Đức tấn công
nhiều nước Châu Âu.
-1940, Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng.
-6/1941, Phát xít Đức tấn công Liên Xô, Liên Xô chính thức tham gia
vào chiến tranh thế giới thứ 2.
*Tình hình trong nước:
-Ở Đông Dương, thực dân Pháp đẩy mạnh đàn áp phong trào Cách
Mạng, thi hành chính sách phản động thời chiến.
-9/1940, Phát xít Nhật tiến vào Đông Dương, Pháp kí hiệp định đầu
hàng Nhật, từ đó đặt nhân dân ta dưới cảnh “1 cổ 2 tròng”, mâu thuẫn
giữa nhân dân ta với đế quốc phát xít Pháp-Nhật trở nên gay gắt.
*Nội dung
-Sự chuyển hướng CM VN được thể thiện thông qua hội nghị trung
ương 6 (11/1939) được khẳng định và bổ sung trong hội nghị trung ương
7 (11/1940) và được hoàn chỉnh trong hội nghị trung uong 8 (5/1941)
dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
-Mâu thuẫn chủ yếu: Mâu thuẫn dân tộc giữa VN với đế quốc phát xít
Pháp Nhật.
-Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tạm gác khẩu hiệu
“Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” thay bằng khẩu hiệu
“Tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian, chia cho dân cày nghèo”.
-Giải quyết vấn đề dân tộc trong phạm vi từng nước Đông Dương, thi
hành chính sách “dân tộc tự quyết”.
-Tập hợp rộng rãi mọi lực lượng dân tộc, thành lập mặt trận Việt Minh
(Việt Nam độc lập đồng minh, các đoàn thể trong mặt trận đều có tên
Cứu Quốc).
-Chủ trương sau khi cách mạng thành công sẽ thành lập nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa.
-Xúc tiến khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và nhân
dân.
-Đảng chủ trương sử dụng cách mạng quần chúng với 2 lực lượng: lực
lượng chính trị và lực lượng vũ trang. Kết hợp 2 hình thức đấu tranh
(đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang) tiến lên khởi nghĩa vũ trang
giành chính quyền khi thời cơ đến.
*Ý nghĩa:
-Hội nghị trung ương 8 đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chiến lược với
nhiệm vụ hàng đầu, thể hiện sự nhạy bén, sáng suốt của đảng, khắc phục
được hạn chế của luận cương chính trị.
-Nhờ có đường lối đúng đắn trên, từ 1941 đến 1944 trong khi vừa đấu
tranh chống Pháp-Nhật, công tác xây dựng chuẩn bị lực lượng, chuẩn bị
căn cứ địa cách mạng được đẩy mạnh, quần chúng được rèn luyện, tập
dượt đấu tranh, là cơ sở cho thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945.

You might also like