Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Câu 1:

 Đảng phát động toàn quốc kháng chiến vì:


-Từ cuối tháng 10-1946, tình hình chiến sự ở Việt Nam ngày càng căng
thẳng. Đảng, Chính phủ ta luôn bày tỏ thiện chí hòa bình tuy nhiên thực
dân Pháp đã liên tục bội ước.
-Cuối tháng 11-1946, thực dân Pháp mở nhiều cuộc tấn công vũ trang
vào Hải Phòng, Lạng Sơn, chiếm đóng Đà Nẵng.
-Ngày 16, 17-12-1946, Thực dân Pháp chiếm trụ sở Bộ Tài chính, ngày
18-12 Pháp đơn phương tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Việt
Nam và gửi tối hậu thư yêu cầu chúng ta đầu hàng.
-Ngày 18-12-1946, Đảng họp hội nghị mở rộng ở Vạn Phúc, quyết định
phát động toàn quốc kháng chiến.
-Ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến”.
 Nội dung đường lối kháng chiến 1946-1950:
 Quá trình hình thành đường lối:
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến (12-12-1946)
- Lời kêu gọi kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh (19-12-
1946)
- Tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi – Trường Chinh
(1947)
-Mục tiêu của cuộc kháng chiến: Sự kế tục và phát triển sự nghiệp của
CMT8, đánh đổ thực dân pháp xâm lược, giành độc lập dân tộc, tự do và
thống nhất đất nước vì nền tự do dân chủ và góp phần bảo vệ hòa bình
thế giới.
=> Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng nhân dân đặc biệt là xuất phát từ truyền thống
toàn dân đánh giặc và từ yêu cầu thực tiễn của cuộc kháng chiến của
nhân dân ta.
-Kháng chiến toàn dân: Đảng xác định động viên toàn dân tích cực
tham gia kháng chiến. Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một
pháo đài đánh địch ở mọi nơi mọi lúc.
-Kháng chiến toàn diện: đánh địch trên mọi lĩnh vực, mọi mặt trận như
chính trị, kinh tế , văn hóa, ngoại giao, quân sự,…Trong đó mặt trận
quân sự đấu tranh vũ trang. Chúng ta tổ chức kháng chiến mang tính
toàn diện nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp trên các mặt trận để đánh bại
thực dân Pháp.

-Kháng chiến lâu dài: Xuất phát từ so sánh tương quan lực lượng ban
đầu ta yếu hơn địch do vậy phương châm chiến lược của ta là đánh lâu
dài, vừa đánh vừa tiêu hao lực lượng địch vừa xây dựng phát triển lực
lượng ta từng bước làm xoay chuyển so sánh tương quan lực lượng trên
chiến trường có lợi cho ta rồi tiến lên giành thắng lợi quyết định.
-Kháng chiến dựa vào sức mình là chính: chính là sự kế thừa tư
tưởng, chiến lược trong chỉ đạo cách mạng của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
=>Phát huy cao độ sức mạnh nội lực đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của
các nước anh em và nhân dân tiến bộ yêu chuộng hòa bình thế giới. Bên
cạnh đó khi mới bắt đầu tiến hành kháng chiến ta vẫn chưa nhận được sự
công nhận, giúp đỡ của bất kì quốc gia nào, lại bị Pháp bao vây 4 phía,
do đó đảng đã nhấn mạnh kháng chiến dựa vào sức mình là chính.
-Mặc dù cuộc kháng chiến diễn ra lâu dài, gian khổ nhưng nhất định sẽ
giành thắng lợi.
=> Ý nghĩa của đường lối:
+ Đường lối kháng chiến của đảng là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
Mác Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam và là sự kế thừa truyền
thống đánh giặc giữ nước của tổ tiên.
+ Đường lối kháng chiến của đảng là hoàn toàn đúng đắn, đáp ứng được
yêu cầu thực tiễn của CMVN khi bước vào kháng chiến lâu dài, là nhân
tố quan trọng hàng đầu quyết định tới thắng lợi của cuộc kháng chiến.
+ Đường lối của đảng đã động viên dẫn dắt toàn đảng toàn dân toàn
quân ta tiến hành cuộc kháng chiến gian khổ, lâu dài, giành thắng lợi
Câu 3:
a, Hoàn cảnh lịch sử:
 Thế giới:
- Phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh: hệ thống
XHCN, phong trào giải phóng dân tộc,…
- Mỹ thực hiện chiến lược toàn cầu nhằm chống lại phong trào
cách mạng, thế giới đi vào thời kì chiến tranh lạnh, sự chia rẽ
trong hệ thống XHCN, nhất là Liên Xô và Trung Quốc.
 Trong nước:
- Miền Bắc: Đã được hoàn toàn giải phóng, làm căn cứ địa của
cách mạng cả nước, thế và lực cách mạng đã lớn mạnh, tạo
cơ sở đưa Miền Bắc lên CNXH
- Miền Nam: Mỹ nhảy vào thay chân Pháp, âm mưu biến
Miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới, chia cắt lâu dài
Miền Nam. Mỹ đã thiết lập bộ máy chính quyền tay sai Việt
Nam Cộng Hòa do Ngô Đình Diệm làm tổng thống.
b, Đại hội Đại biểu III (9/1960 tại Hà Nội)
 Nội dung:
- Đường lối chung của cách mạng Việt Nam: Tiến hành
đồng thời 2 chiến lược cách mạng: Cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở
miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc
lập dân chủ trong cả nước.
- Mục tiêu chiến lược chung: Cách mạng 2 miền Nam Bắc
tuy có những mục tiêu cụ thể riêng nhưng đều hướng vào
mục tiêu chung là giải phóng miền Nam thực hiện hòa bình,
thống nhất đất nước.
- Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của cách mạng hai miền:
 Vị trí cách mạng mỗi miền:

 CM XHCN ở miền Bắc đóng vai trò quyết định nhất.


 CM Dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam đóng vai trò quyết
định trực tiếp.
 Vai trò, nhiệm vụ: Tiến hành cách mạng XHCN tại miền Bắc, xây
dựng miền Bắc thành căn cứ địa cách mạng vững mạnh của cả
nước, tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam
nhằm giải phóng miền nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và
tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành cuộc cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
- Mối quan hệ giữa cách mạng 2 miền: 2 Nhiệm vụ CM 2
miền tuy khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ gắn bó
khăng khít biện chứng với nhau, cùng thúc đẩy nhau phát
triển, cùng hướng tới thực hiện mục tiêu chung là hòa
bình, thống nhất tổ quốc và đi lên CNXH.
- Về con đường hòa bình thống nhất tổ quốc: Kiên trì con
đường đấu tranh hòa bình, thống nhất theo hiệp định
Giơnevơ nhưng nếu đế quốc Mỹ và tay sai gây ra chiến
tranh xâm lược miền Bắc thì nhất định nhân dân ta sẽ
đứng lên đánh bại chúng.
- Triển vọng cách mạng: Thống nhất đất nước là một quá
trình đấu tranh gian khổ, phức tạp, lâu dài nhưng nhất định
ta sẽ giành thắng lợi.
- Về xây dựng CNXH: Về xây dựng CNXH ở miền Bắc:
Đại hội đã thông qua đường lối Chủ nghĩa Cách mạng xã
hội ở miền Bắc và kế hoạch 5 năm lần thứ 1 (1961-1965).
 Ý nghĩa:
-Đại hội 3 đã đề ra đường lối CMVN trong giai đoạn mới, đường lối này
đã thể hiện sự đúng đắn, sáng tạo, đầy tinh thần độc lập tự chủ của đảng
ta.
-Đó là đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, vừa phù
hợp với yêu cầu thực tiễn cách mạng Việt Nam vừa phù hợp với tình
hình quốc tế nên đã phát huy và kết hợp sức mạnh hậu phương và tiền
tuyến, sức mạnh trong nước và sức mạnh thời đại. Tạo ra được sức mạnh
tổng hợp để dân tộc ta đủ sức đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, giải
phóng VN thống nhất đất nước.

You might also like