Đào Mạnh Toàn (2011) Đồng âm và đa nghĩa trong Tiếng Việt (Đối chiếu với tiếng Hán hiện đại)

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 202

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


….o0o….

ĐÀO MẠNH TOÀN

ĐỒNG ÂM VÀ ĐA NGHĨA TRONG TIẾNG VIỆT


(ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Thành phố Hồ Chí Minh, 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
….o0o….

ĐÀO MẠNH TOÀN

ĐỒNG ÂM VÀ ĐA NGHĨA TRONG TIẾNG VIỆT


(ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Chuyên ngành : Lý luận ngôn ngữ

Mã số : 62 22 01 01

Người hướng dẫn

PGS. Hồ Lê

TS. Trần Hoàng

Thành phố Hồ Chí Minh, 2011


MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................... 1
DẪN NHẬP ................................................................................... 1
1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............. 1
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ .............................................................................. 2
3. NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN ........................................................... 32
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU ........ 32
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN .......................................... 35
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN ................................................................ 36
CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG ................ 39
1.1. TỪ VÀ CẤU TRÚC NGHĨA TỪ.................................................. 39
1.2. HIỆN TƯỢNG CHUYỂN LOẠI CỦA TỪ ................................. 44
1.3. VAI TRÒ CỦA CHỮ VIẾT TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU
HIỆN TƯỢNG ĐỒNG ÂM VÀ HIỆN TƯỢNG ĐA NGHĨA .......... 45
1.4. KHÁI NIỆM ĐỒNG ÂM, ĐA NGHĨA VÀ TỪ ĐỒNG ÂM ĐA
NGHĨA ................................................................................................... 49
1.5. VỀ DANH XƯNG “TỪ ĐỒNG ÂM VÀ ĐA NGHĨA” .............. 54
1.6. TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH CÁC ĐƠN VỊ ĐỒNG ÂM, ĐA NGHĨA
VÀ TỪ ĐỒNG ÂM ĐA NGHĨA .......................................................... 55
1.7. GIỚI HẠN CỦA CÁC ĐƠN VỊ ĐỒNG ÂM, ĐA NGHĨA ........ 57
1.8. PHÂN LOẠI CÁC ĐƠN VỊ ĐỒNG ÂM, CÁC ĐƠN VỊ ĐA
NGHĨA VÀ TỪ ĐỒNG ÂM ĐA NGHĨA ........................................... 61
1.9. VỊ TRÍ CỦA TỪ ĐỒNG ÂM CÙNG GỐC TRONG TỔNG
THỂ TỪ ĐỒNG ÂM TIẾNG VIỆT .................................................... 68
1.10. NHẬN DIỆN CÁC ĐƠN VỊ ĐỒNG ÂM, CÁC ĐƠN VỊ ĐA
NGHĨA VÀ TỪ ĐỒNG ÂM ĐA NGHĨA TRONG TỪ ĐIỂN.......... 69
1.11. TIỂU KẾT..................................................................................... 71
CHƯƠNG 2: HIỆN TƯỢNG ĐỒNG ÂM TRONG TIẾNG
VIỆT ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI ................. 72
2.1. HIỆN TƯỢNG ĐỒNG ÂM TRONG TIẾNG VIỆT .................. 72
2.2. ĐỐI CHIẾU MỘT SỐ HTĐÂ TRONG TIẾNG VIỆT VỚI
THHĐ ..................................................................................................... 94
2.3. TIỂU KẾT..................................................................................... 109
CHƯƠNG 3: HIỆN TƯỢNG ĐA NGHĨA TRONG TIẾNG
VIỆT ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI ............... 111
3.1. HIỆN TƯỢNG ĐA NGHĨA TRONG TIẾNG VIỆT................ 111
3.2. ĐỐI CHIẾU MỘT SỐ HTĐN TRONG TIẾNG VIỆT VỚI
THHĐ ................................................................................................... 119
3.3. TIỂU KẾT..................................................................................... 158
CHƯƠNG 4: TỪ ĐỒNG ÂM VÀ ĐA NGHĨA TRONG
TIẾNG VIỆT ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI . 160
4.1. VỀ CÁC ĐƠN VỊ ĐỒNG ÂM VÀ ĐA NGHĨA TRONG TỪ
ĐIỂN ..................................................................................................... 160
4.2. PHÂN LOẠI CÁC ĐƠN VỊ ĐÂ&ĐN TRONG TIẾNG VIỆT
............................................................................................................... 160
4.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA NHỮNG ĐƠN VỊ ĐÂ&ĐN TRONG KHU
VỰC ĐỒNG ÂM KHÁC GỐC NGỮ NGHĨA ................................. 160
4.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA NHỮNG ĐV ĐÂ&ĐN TRONG KHU VỰC
ĐÂCG ................................................................................................... 167
4.5. BƯỚC ĐẦU ĐỐI CHIẾU TỪ ĐÂ&ĐN KHÁC GỐC NGHĨA
TRONG TIẾNG VIỆT VỚI THHĐ .................................................. 172
4.6. BƯỚC ĐẦU ĐỐI CHIẾU TỪ ĐÂ&ĐN CÙNG GỐC NGHĨA
TRONG TIẾNG VIỆT VỚI THHĐ .................................................. 175
4.7. TIỂU KẾT..................................................................................... 179
KẾT LUẬN ............................................................................... 181
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 190
DẪN NHẬP
1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đồng âm (ĐÂ), đa nghĩa (ĐN) là hiện tượng (HT) có tính phổ quát trong
ngôn ngữ, nó bao gồm: ĐÂ và ĐN trong từ, ĐÂ và ĐN trong ngữ, ĐÂ và ĐN
trong câu. Trong đó, ĐÂ và ĐN trong từ là HT phổ biến nhất. Với tư cách là trung
tâm của HTĐÂ và HTĐN, từ ĐÂ và từ ĐN đã được bàn đến từ khá sớm. Tuy vậy,
cho tới nay, HT này vẫn còn nhiều bất đồng trong giới nghiên cứu. Những công
trình khảo sát về từ ĐÂ và từ ĐN cho thấy HT này đã được tiếp cận từ nhiều
hướng và mỗi hướng tiếp cận đều cho ta những phát hiện khác nhau. Ngay trong
một hướng tiếp cận thì những đặc điểm, những khía cạnh liên quan đến từ ĐÂ và
từ ĐN cũng được nhìn nhận không hoàn toàn giống nhau giữa các tác giả.

Trong giới Việt ngữ học, rất nhiều nhà nghiên cứu dựa trên các quan niệm, đường
hướng tiếp cận và mức độ khác nhau đã bàn về từ ĐÂ và từ ĐN. Một số tác giả đã cố gắng
xác định các tiêu chí nhận diện từ ĐÂ, từ ĐN, đề xuất các hướng miêu tả, phân loại chúng.
Một số tác giả còn trình bày số liệu về các đơn vị (ĐV) ĐÂ và ĐN của họ. Tuy nhiên, chưa
có tác giả nào lấy từ ĐÂ, từ ĐN và từ vừa ĐÂ vừa ĐN làm đối tượng nghiên cứu chính của
mình, đặc biệt là họ chưa xác lập được sự đối lập cơ bản giữa từ ĐÂCG nghĩa (từ ĐÂCG)
với những từ ĐÂKG nghĩa (ĐÂngẫu nhiên). Đây là điểm mà luận án (LA) sẽ đề cập tới.

Vấn đề từ ĐN cũng còn nhiều chỗ phải đề cập tới như: xác định rõ các loại từ
ĐN, sự khác biệt giữa ĐN của một từ ĐN thông thường (giữa các nghĩa thường có
quan hệ phái sinh) với ĐN giữa các từ ĐÂ (không có quan hệ phái sinh, thường chỉ
có liên hệ về nghĩa). Từ những lí do này, chúng tôi xác định: đối tượng nghiên cứu
chính của LA là từ ĐÂ, từ ĐN; từ ĐÂ và ĐN trong TV. Đồng thời, sẽ đối chiếu nó
với vấn đề tương ứng trong tiếng Hán, một ngôn ngữ gần gũi về loại hình, nhằm tìm
ra những chỗ đồng nhất và khác biệt trong 2 ngôn ngữ. Đây là những lí do để chúng
chọn đề tài: Đồng âm và đa nghĩa trong tiếng Việt (đối chiếu với tiếng Hán hiện đại).

Như trên đã nói, LA không dừng lại ở sự nghiên cứu từ ĐÂ và từ ĐN nói


chung mà sẽ còn tập trung nghiên cứu từ ĐÂ và ĐN trong loại từ ĐÂCG và
ĐÂKG của TV. Nghiên cứu những đối tượng này, chúng ta một mặt sẽ làm rõ
được đặc điểm của từ ĐÂ, từ ĐN trong TV, mặt khác cũng làm rõ được vị trí, vai
trò và đặc điểm của từ ĐÂCG, từ vừa ĐÂ vừa ĐN trong khu vực ĐÂCG và
ĐÂKG của TV. Từ đó làm rõ được những đồng nhất và khác biệt cũng như thấy
được những điểm giao thoa giữa hai HT này. LA cũng sẽ đối chiếu từ ĐÂ, từ ĐN,
từ ĐÂ và ĐN trong TV với từ ĐÂ, từ ĐN, từ ĐÂ và ĐN trong THHĐ để tìm ra
những điểm tương đồng và dị biệt trong hai ngôn ngữ.

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1 Ở Việt Nam, trước 1945, HTĐÂ, ĐN của TV đã gián tiếp được đề cập tới
trong một số tự vị do chính người Việt Nam biên soạn nhằm chuẩn hóa chính tả, chữ
viết (chữ quốc ngữ) nhưng chưa được soi rọi dưới góc độ lí luận. Chẳng hạn:
Năm 1895, có Đại Nam quấc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của [13 ]. Đây là cuốn
tự điển tường giải đầu tiên do người Việt biên soạn, là nguồn tài liệu quý về từ vựng
ngữ nghĩa TV những năm cuối thế kỉ XIX. Theo Lê Quang Thiêm [131, tr.50-52] thì:
“Trong một mức độ nhất định, tác giả Đại Nam quấc âm tự vị đã phân biệt được các
đề mục ĐÂ (Lê Quang Thiêm gọi là ĐÂ ngữ nghĩa). Khảo sát công trình này chúng
tôi còn nhận thấy: tác giả công trình còn bỏ sót nhiều ĐVĐÂ được tạo ra từ quá
trình phân li ngữ nghĩa như trường hợp của các ĐV bạc, đài…
Năm 1925, ở Sài Gòn, Nguyễn Văn Mai [91] là người đầu tiên đề cập tới
HTĐÂ của TV với việc xuất bản ĐÂ tự vị. Công trình này thu thập “những chữ
khó viết hoặc những chữ ĐÂ cùng những chữ không nhằm ĐÂ mà phải viết dấu
hỏi hay dấu ngã, hoặc viết d hay g ở trước, c hay là t, có g hay là không có g ở
sau”. Khảo sát công trình này chúng tôi thấy: cấu tạo của ĐÂ tự vị gồm hai phần
(1) phần thu thập những “chữ” ĐÂ với SL lên tới 1779 ĐV, (2) Phần phụ thêm
thu thập những ĐV mà theo tác giả là sẽ có vấn đề về chính tả, những ĐV gốc
Ấn Âu không được thu thập và giải thích trong công trình này. Mặc dù tác giả
không hiển ngôn thế nào là ĐÂ song qua cách giải thích, sắp xếp của tác giả, ta
vẫn có thể thấy được. Đó là những ĐV có âm đọc giống nhau, có nghĩa khác
nhau và là những ĐV đơn tiết. Do hạn chế về thời đại nên ĐÂ tự vị của Nguyễn
Văn Mai mới chỉ thống kê được một SL rất nhỏ các ĐVĐÂ của TV, chưa xử lí
thỏa đáng các vấn đề của HTĐÂ trong TV, ngữ liệu mới chỉ dừng lại trong ngôn
ngữ sinh hoạt và trong văn ngôn tiếng Hán song bước đầu cũng đã gợi mở ra
một số vấn đề lí luận liên quan đến HTĐÂ của TV như: HTĐÂ giữa từ thuần
Việt với từ gốc Hán, giữa từ địa phương với từ toàn dân, vấn đề các ĐVĐÂ đơn
tiết.… Đó là những đóng góp không thể phủ nhận.
Năm 1931, có thêm sự góp mặt của Việt Nam tự điển [63]. So với Đại Nam
quấc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của, Việt Nam tự điển đã chú trọng tới việc phân
biệt các ĐVĐÂ và các ĐVĐN, các ĐVĐÂ đều được phân tách và giải thích khá
rõ ràng. Nếu là ĐÂ Hán Việt thì còn dẫn cả chữ Hán để phân biệt. Nghĩa của các
ĐVĐN được phân biệt bằng kí số Ả Rập 1, 2, 3…, sau mỗi nghĩa đều có ví dụ
minh họa. Các ĐV ĐÂCG được xếp liền nhau và phân biệt với nhau bằng kí số
La Mã. Sau cùng là việc liệt kê những kết hợp có chứa mục từ đó. Chẳng hạn,
loạt ĐÂ có âm đọc là A được giải thích và sắp xếp như sau:
A. I. Đồ làm ruộng để cắt rạ ở ruộng chiêm, Nam-Kỳ gọi là cái trang, cái gạc:
Rèn một lưỡi a bằng ba lưỡi hái. Cắt rạ thì dùng bằng a, quét nhà thì dùng bằng chổi.
II. Cắt rạ bằng cái a: Ruộng đã gặt rồi cầm cái a đi a rạ. (…)
Việt Nam tự điển đã phân biệt rõ từ ĐÂ và hình vị ĐÂ. Tuy vậy, công trình
này vẫn còn bỏ sót những HTĐÂ khác mà thời ấy chắc chắn đã có như HTĐÂ
giữa những ĐV thuần Việt với những ĐV có nguồn gốc Ấn Âu…
Năm 1932, đáng chú ý là công trình Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh [01]. Đây
là một bộ TĐ có ảnh hưởng lớn ở Việt Nam. Khảo sát vấn đề thu thập, giải thích,
phân loại các ĐVĐÂ và ĐN của Hán Việt từ điển chúng tôi thấy: Hán Việt từ điển
đã rất coi trọng vấn đề thu thập, giải thích và phân biệt, xử lí các ĐVĐÂ Hán và
Hán -Việt. Cách xử lí của ông như sau: đầu tiên, tác giả liệt kê tất cả các ĐVĐÂ
có trong mục từ đó, tiếp theo là việc liệt kê các kết hợp song tiết có chứa các
ĐVĐÂ đó cùng lời giải nghĩa về các ĐV này. Chẳng hạn: mục từ có âm đọc là
DAO được ông phân tách thành 07 mục từ nhỏ như sau:
Dao 摇 Lay động.
Dao 遥 Xa.
Dao 瑶 Một thứ ngọc tốt; quý báu; sáng sủa trong sạch.
Dao 谣 Câu hát không thành chương khúc; lời nói bằng không đặt ra.
Dao 愮 Lo buồn không tỏ cùng ai được.
Dao 徭 Xch. Dao dịch.

Dao 猺 Tên một dân-tộc ở miền núi thượng-du Bắc-kỳ và nhiều tỉnh phía tây-nam nước
tàu… (Hán Việt từ điển, tr. 197-198)
Năm 1939, có quan điểm của Trà Ngân Lê Ngọc Vượng [94]. HTĐÂ, ĐN
được tác giả bàn đến trong phần Những nguyên tắc chung (tr.29) và trong phần
Lược khảo về từ chương (tr.139). Theo tác giả thì: “ĐÂ nghĩa là đọc giống nhau.
Những TV – Nam cùng một âm như: nước chè – Nước Việt Nam – Nước cờ là
những tiếng Đ”. Và “Đ tất phải khác nghĩa”.
Năm 1940, có quan điểm của Trần Trọng Kim, Bùi Kỉ, Phạm Duy Khiêm
trong Việt Nam văn phạm [70]. Trong 18 chương của Việt Nam văn phạm thì
trong chương I Những điều khái lược (tr.18-19) và ở mục Lời tựa (tr. VIII, XI) là
những chỗ thể hiện rõ quan điểm của họ về từ ĐÂ và ĐN. Theo họ, “tiếng ĐÂ là
những tiếng viết giống nhau và đọc đồng một âm như nhau, nhưng cái nghĩa thì
khác mà không có liên – lạc gì với nhau cả. Ví như một tiếng nước là nói một xứ
có vua quan cai trị; một tiếng nước khác là nói chất lỏng ở sông ở biển. Một tiếng
năm là nói khoảng thời gian có mười – hai tháng; một tiếng năm khác là nói số
đếm sau số bốn” (Việt Nam văn phạm, tr.18).
Họ còn bàn về nguồn gốc của từ ĐÂ và nhược điểm của chữ Quốc ngữ:
“những tiếng ĐÂ ấy nhiều nhất là những tiếng gốc ở chữ nho mà ra” , họ nêu ví

dụ: Chữ minh là sáng thì viết chữ 明, chữ minh là tối thì viết chữ 冥, chữ

minh là mờ - mịt bát - ngát thì viết chữ 瞑, chữ minh là thề thì viết chữ 盟,
chữ minh là ghi, khắc thì viết chữ 铭, chữ minh là kêu (nói về chim) thì viết
chữ 鸣”.Theo họ thì “những chữ ấy viết bằng chữ nho là sáu chữ khác nhau, mà
viết bằng quốc - ngữ thì tiếng nào cũng như nhau cả. Song ta phải biết phân –
biệt rằng đó là sáu tiếng minh có sáu nghĩa riêng, chứ không phải là một tiếng
minh mà có sáu nghĩa...” (Việt Nam văn phạm; tr.19).
Trong Lời tựa, họ đưa ra nhận xét: “Chữ quốc – ngữ rất tiện – lợi là nhờ có
năm cái dấu giọng có thể phiên – dịch đúng hết thảy các âm. Chỉ hiềm vì các âm
tuy đúng, song khi gặp những tiếng đồng – âm thì viết giống nhau cả, thành ra
người nào không biết chữ nho, không làm thế nào phân - biệt những nghĩa khác
nhau trong những tiếng ấy...” (Việt Nam văn phạm; tr. III).
Có thể nói rằng, ngay từ rất sớm, HTĐÂ, ĐN trong TV đã được quan tâm
lưu ý. Ở giai đoạn này, do những hạn chế về thời đại nên chưa có những công
trình có tính lí luận, những công trình tập thể còn ít, chủ yếu là những công trình
dựa trên sự nỗ lực, cố gắng và kinh nghiệm của một số học giả nên thành tựu
nghiên cứu chưa nhiều, còn bỏ sót nhiều vấn đề liên quan đến HTĐÂ, ĐN trong
TV song bước đầu đã hé mở những vấn đề lí luận như: (1) tầm quan trọng và cái
khó của việc phân biệt những ĐVĐÂ thuần Việt và những ĐVĐÂ gốc Hán khi
không có chữ Hán chú kèm, (2) HTĐÂ giữa từ toàn dân với từ địa phương, (3)
việc chuẩn hóa chính tả, chữ viết, (4) sự xung đột giữa các loại văn tự đã và đang
được sử dụng (chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ) trong việc nhận diện các
ĐVĐÂ, ĐN của TV, (5) nhược điểm của chữ Quốc ngữ trong phản ánh các cách
phát âm vùng miền, (6) phân biệt những ĐVĐÂ với những ĐVĐN...
Từ sau 1945 đến 1975, HTĐÂ, ĐN tiếp tục nhận được sự quan tâm của các
nhà Việt ngữ học. Khảo sát những công trình này chúng tôi nhận thấy, trong khi
các học giả phía Nam vẫn tuân theo tôn chỉ chuẩn hóa chính tả, chữ viết và góp
phần truyền bá chữ Quốc ngữ là chính thì các học giả phía Bắc lại có xu thế
nghiêng nhiều về lí luận. Những quan điểm có tính lí luận ở giai đoạn này phần
lớn là về vấn đề từ điển học. Đáng chú ý là các công trình và quan điểm sau:
Năm 1947, ở Sài Gòn có Đồng âm vận tuyển của Trần Văn Khải [68]. Tiến
bộ hơn Nguyễn Văn Mai, Trần Văn Khải đã phát hiện và chỉ ra những nhược
điểm, những bất cập của chữ Quốc ngữ trong việc ghi âm, thể hiện giọng nói của
ba miền. Tác giả đã rất chú trọng đến thao tác so sánh đối chiếu và chọn mẫu
trong việc thu thập ngữ liệu: “trong quyển từ điển nầy, chúng tôi đối chiếu các tự
điển ở ba kỳ và chọn lấy cách viết của phần đông, hầu ngày sau điển - chế và
thống - nhứt văn – tự Việt – Nam” (Phàm lệ). Trần Văn Khải cũng đã có những
cải tiến, sáng tạo hơn về phương pháp biên soạn, điều này thể hiện ở phương
pháp sắp xếp các ĐVĐÂ của tác giả: thứ nhất, sau mỗi một đầu mục từ hay sau
mỗi một hình vị được giải thích đều có đánh số Ả-Rập chỉ rõ những từ hay hình
vị ĐÂ trong đầu mục ấy. Thứ hai, nghĩa của những hình vị ĐÂ được cho vào
ngoặc đơn để phân biệt với hình vị được giải thích. Sau cùng, là việc liệt kê
những kết hợp từ có chứa hình vị được giải thích. Ví dụ:
Ái 1 Ch.(Yêu) : ân ái ; ái chủng ; ái đái ; ái hộ ; ái hữu ; ái kỷ ; ái quốc ; ái sủng ;
ái tình ; bác ái ; bể ái ; luyến ái. 2 Ch. (giống như) : ái nam ; ái nữ. (lại đực ; lại cái). 3
Ch. (nấc cụt) : phát ái. 4 n. Êm ái ; ái đau ; ái ôi. (Đồng âm vận tuyển; tr 09).
Nghĩa của các từ hay các hình vị ĐÂ được thống kê và giải thích trong
Đồng âm vận tuyển khá rõ ràng và chính xác, nhất là các hình vị Hán Việt. Theo
thống kê của LA, ngoài 3647 hình vị và từ được đưa ra giải thích còn có phần
Câu rời là phần thu thập thêm những kết hợp từ có chứa những hình vị được giải
thích trong các mục từ trước đó và những chữ dễ gây nhầm lẫn với hình vị được
đưa ra giải thích. Phần này được tác giả cấu tạo thành những câu thơ lục bát
nhằm mục đích giúp người học dễ học, dễ nhớ, dễ phân biệt. Chẳng hạn, án và
áng được tác giả phân biệt như sau:
“Án binh, hương án, án quan
Áng công danh, với áng chiến trường có g” (Đồng âm vận tuyển; tr. 10).
Ngoài việc thu thập giải thích các hình vị Hán Việt, thuần Việt, Đồng âm
vận tuyển còn thu thập, giải thích cả những hình vị ĐÂ gốc Pháp.
Năm 1951, có Tự- điển Việt- Nam phổ- thông của Đào Văn Tập [118]. Công
trình này vẫn bộc lộ khá nhiều nhược điểm ở các khâu xác định nghĩa, sắp xếp
nghĩa, phân biệt các ĐVĐN với các ĐVĐÂ. Chẳng hạn: khi xác định nghĩa của
hình vị Hán Việt 白(bạch) tác giả đã gán thêm cho nó nghĩa của hình vị bạch
trong các kết hợp như: bạch đinh, bạch thủ, trinh bạch khi quan niệm hình vị này
ngoài cái nghĩa là “sắc trắng” ra còn có nghĩa là “sạch sẽ, sáng sủa; trắng trơn,
không có của cải, không có chức tước” (Tự- điển Việt- Nam phổ- thông; tr 27).
Về việc xử lí các ĐVĐÂ, Đào Văn Tập đã đem tất cả các ĐVĐÂ mà ngày nay
được dán nhãn là “ĐÂ được cấu tạo theo kiểu chuyển loại” như: cuốc (dt) <->
cuốc (đgt); bào (dt) <-> bào (đgt)... nhập chung vào một mục từ ĐN. (Tự- điển
Việt- Nam phổ- thông; tr.139, 34).
Năm 1969, đáng chú ý là quan điểm phân loại từ ĐN và từ ĐÂ của Hoàng
Phê [104, tr.3-18]. Ông cho rằng: “phân biệt HT từ nhiều nghĩa với HT từ ĐÂ là
một vấn đề khó khăn. Nhiều khi rất khó quyết định nên coi đây là một từ nhiều
nghĩa hay là nên tách ra thành mấy từ ĐÂ. Trong từ điển phổ thông, nếu quan hệ
giữa các nghĩa ngày nay không rõ ràng lắm, thì tốt hơn là tách ra thành Đ”.
Năm 1969, Đỗ Hữu Châu [17, tr.43-50] thông qua quá trình khảo sát việc giải
thích nghĩa của các ĐV từ trong TĐTV 1967 (Văn Tân chủ biên) đã thể hiện quan
điểm và phương pháp xử lí nghĩa của mình đối với các ĐVĐN. Đây là một công trình
thể hiện rõ những vấn đề lí luận ở giai đoạn này.
Trong phần thứ nhất của bài viết, ông nhấn mạnh tầm quan trọng và những
khó khăn của việc biên soạn từ điển một thứ tiếng, đặc biệt là những khó khăn
trong việc giải thích nghĩa của từ TV và khẳng định: “điều quan trọng nhất là
tính hệ thống trong cách làm việc”.
Ở phần thứ hai, ông chỉ ra những nhược điểm thường thấy trong những
quyển từ điển của ta trước đó. Trong đó, nhược điểm lớn nhất theo ông là “rời
rạc, thiếu tính hệ thống”. Nhược điểm này thể hiện ở ba điểm sau: (1) Bộc lộ ở
cách sắp xếp theo thứ tự chữ cái mà hệ quả của nó là “không thể giúp cho
người đọc thấy được những mối quan hệ giữa các ĐV từ vựng [...] cho rằng
từ vựng chỉ là một tập hợp hỗn độn những ĐVcô lập với nhau”.(2) Bộc lộ ở
cách giải thích các nghĩa khác nhau cho cùng một ĐV từ vựng mà hệ quả của nó
là “người đọc từ cách giải thích đó thường không thấy được mối quan hệ giữa
các nghĩa ấy như thế nào”. (3) Bộc lộ ở cách tách từ ĐÂ và tách nghĩa của từ với
những biểu hiện sau: ở những từ có cấu trúc ngữ nghĩa giống nhau thì trong trường
hợp A được tách thành 04 hay 05 nghĩa nhưng ở trường hợp B lại gộp thành 01
hay 02 nghĩa. Có khi, với hai nghĩa khác nhau của cùng một từ, tác giả tách làm
hai từ nhưng ở một từ khác tương tự lại được nhập làm một như trường hợp các từ
băng, đèn, bay.
Trong phần thứ ba, ông trình bày quan điểm của mình về cơ sở phân tách
nghĩa của từ, các nguyên tắc cần chú ý khi giải thích nghĩa của từ trong từ điển.
Tác giả đưa ra 02 nguyên tắc và 03 tiêu chuẩn khi giảng nghĩa của các từ như sau:
Nguyên tắc thứ nhất, “khi xử lí một ĐV từ vựng nào đó về mặt nghĩa cần
chú ý đến các HT giống nhau xảy ra trong toàn nhóm, tránh tình trạng cô lập đối
tượng. […] Vì việc tách một ĐV thành những từ riêng rẽ có liên quan tới lí luận
về ranh giới giữa HT nhiều nghĩa và HTĐ”. Đỗ Hữu Châu đề ra tiêu chuẩn
tách từ ĐÂ như sau: “nếu HT chuyển nghĩa xảy ra một cách cá biệt mà ngày
nay không thể giải thích mối quan hệ giữa nghĩa ấy với các nghĩa khác của
từ thì có thể tách nghĩa ấy thành một từ ĐÂ hay một quán ngữ.... Không thể
tách các từ ĐÂ nếu HT chuyển nghĩa đó xảy ra giống nhau trong cả một loạt
từ. Còn đối với các HT cá biệt thì việc có tách thành từ ĐÂ hay không là tùy
vào cách xử lí của người biên soạn và việc ấy không có ảnh hưởng gì tới
toàn hệ thống”.
Nguyên tắc thứ hai, “khi xử lí một từ cần nêu được thuộc tính thường trực
tổ chức và chi phối các nghĩa khác nhau của từ đó”. Theo Đỗ Hữu Châu, “đối với
các từ một nghĩa thì việc so sánh nó với các từ khác cùng nhóm (trái nghĩa, đồng
nghĩa) là điều quan trọng. Còn đối với từ nhiều nghĩa thì ngoài việc cần so sánh
với các từ cùng nhóm còn cần so sánh các nghĩa khác nhau của nó với nhau”.
Về việc sắp xếp các nghĩa của từ theo thứ tự, ông cho rằng: “nên sắp xếp
làm sao cho quan hệ giữa các nghĩa được nổi bật, làm sao cho thuộc tính thường
trực được nổi bật và được hiện lên trong lời giải thích”.
Về việc tách các nghĩa, ông đề ra ba tiêu chuẩn sau: (1) “Nếu từ được giải
thích có bao nhiêu đặc điểm từ loại khác nhau thì có thể chia thành bấy nhiêu
nghĩa”, (2) “nếu trong cùng một đặc điểm từ loại, từ đó có bao nhiêu đặc điểm cú
pháp (đặc điểm kết hợp) thì có thể có bấy nhiêu nghĩa trong phạm vi đặc điểm từ
loại ấy”, (3) “sau khi đã chia thành những đặc điểm ngữ pháp khác nhau nếu
trong cùng một đặc điểm ngữ pháp, từ ấy có khả năng kết hợp với bao nhiêu từ
loại khác xét về ngữ nghĩa thì có thể chia thêm thành bấy nhiêu nghĩa”. Theo ông,
trong ba tiêu chuẩn trên thì các tiêu chuẩn 01 và 02 là tiêu chuẩn mạnh còn tiêu
chuẩn 03 là tiêu chuẩn thứ yếu hay được dùng trong các cuốn từ điển trước đây.
Xem xét quan điểm của Đỗ Hữu Châu, chúng tôi thấy rằng: tác giả nhấn
mạnh và chú ý nhiều tới tiêu chuẩn tính thường trực và quan điểm hệ thống trong
việc xử lí nghĩa của các ĐV từ vựng trong từ điển. Qua quan điểm này, chúng ta
thấy được những khó khăn và những giải pháp của các nhà từ điển học cũng như
của tác giả khi xử lí nghĩa của các ĐV từ vựng trong từ điển, nhất là việc thu thập,
sắp xếp, xử lí các từ ĐÂ và ĐN.
Năm 1971, Nguyễn Thiện Giáp [43, tr.21-27] trình bày quan điểm về
HTĐÂ trong TV. Theo ông, có 02 đặc điểm quan trọng chi phối HTĐÂ trong TV
là: (1) không biến hình và (2) hình vị trong TV thường trùng với âm tiết. Theo
Nguyễn Thiện Giáp, từ ĐÂ trong TV có 04 đặc điểm sau: từ đơn một âm tiết
nhiều, chỉ tìm được một SL rất nhỏ từ đa âm tiết và từ ghép ĐÂ với nhau nhờ HT
chuyển loại. HTĐÂ trong TV ít hơn so với THHĐ bởi SLÂT cơ bản trong tiếng
Hán ít hơn TV và bao giờ cũng có giá trị đối lập về ý nghĩa. Đặc điểm nổi bật của
HTĐÂ trong TV là ĐÂ bộ phận (ĐÂ xảy ra giữa một hình vị cấu tạo từ với một
từ một hình vị). Ông phân loại từ ĐÂ trong TV thành 02 loại là: từ ĐÂ hoàn toàn
và từ ĐÂ bộ phận.
Từ 1976 tới nay, HTĐÂ, ĐN của TV tiếp tục nhận được sự quan tâm của
các nhà Việt ngữ học. Đáng chú ý là các công trình và quan điểm sau:
Năm 1976, đáng chú ý là quan điểm của Hồ Lê [77, tr.111-254]. Tác giả,
khi trình bày về Các mẫu cấu tạo từ tiếng Việt (06 loại nguyên vị), thông qua
việc lập danh sách các loại nguyên vị trong TV đã phân biệt rất rõ ràng các
nguyên vị ĐÂ trong hệ thống nguyên vị của TV. Bên cạnh công trình này Hồ Lê
còn có một số công trình khác hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp bàn về HT từ ĐÂ,
ĐN trong TV như: [80, tr.59-152] (khi trình bày về đặc điểm ngữ nghĩa – cú
pháp của các từ loại dt, đg, tt, phụ từ; khi trình bày những tiểu loại chính trong
từng loại từ, đặc biệt là khi bàn về sự phân loại đg). Về HTĐN nói chung và về
từ ĐN nói riêng, ông cũng có những đóng góp và kiến giải sâu sắc về lí luận [82].
Năm 1978, Đinh Văn Đức [40, tr.31-39] đã gián tiếp bày tỏ quan điểm của
mình về từ ĐÂ (ĐÂ do chuyển loại) và việc phân loại từ ĐÂ. Theo ông, những
ĐVĐÂ do chuyển loại có SL không lớn, là những ĐV có chung biểu vật nhưng
thuộc về những từ loại khác nhau, không có sự phân biệt về hình thái học nhưng có
những đặc trưng cú pháp khác nhau, có những quan hệ mới trong những trường
hợp khác nhau (khi làm chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ), bởi vậy tác giả cho rằng nên
tách ra hai từ riêng biệt và nên xếp chúng vào hai từ ĐÂ ngữ pháp và chỉ có thể
phân biệt với nhau bởi các ý nghĩa ngữ pháp. Và như vậy, chúng trở thành một tiểu
loại ĐÂ (ĐÂ ngữ pháp) bên cạnh loại ĐÂ truyền thống là ĐÂ ngẫu nhiên.
Năm 1978, Nhữ Thành [124, tr.40-48] tìm hiểu từ ĐÂ dưới góc độ tu từ
học. Qua việc khảo sát bốn kiểu hoạt động của âm tiết TV (hoạt động độc lập
thành một từ, hoạt động hạn chế với tư cách là một yếu tố CTT, hoạt động láy
âm, hoạt động kết hợp đơn nhất), tác giả đưa ra 05 nhóm đối lập có thể tạo nên
ĐÂ trong cách chơi chữ cổ và 03 cách đối lập khác do vai trò của từ phiên âm
trong TV hiện đại có thể tạo nên HTĐÂ. Từ việc đưa ra những nhóm đối lập
trên, tác giả đã loại trừ hai HT: (1) Âm tiết phiên âm ĐÂ với âm tiết phiên âm
và (2) âm tiết láy âm ĐÂ với âm tiết láy âm. Tiếp đó, tác giả đi vào khảo sát
năm nhóm đối lập đầu tiên và kết luận “hình thức âm tiết tự do ĐÂ với âm tiết
tự do xuất hiện nhiều nhất”.
Năm 1978, còn có quan điểm của Nguyễn văn Tu [138]. Quan điểm của ông tập
chung chủ yếu ở chương VI (Nghĩa từ vựng và kết cấu nghĩa của từ, tr.93-179) và ở
chương XV (Từ điển Việt Nam, tr.321-337). Trong chương VI, ông bàn về: nguồn gốc,
cách phân loại, cách phân giới hạn từ ĐÂ. Ông chia từ ĐÂ thành hai kiểu: (1) Từ ĐÂ từ
vựng và (2) từ ĐÂ từ vựng – ngữ pháp. Theo tác giả, từ ĐÂ có ba nguồn gốc sau: (1) Từ
ĐÂ ngẫu nhiên, (2) từ ĐÂ tạo ra do sự diễn biến về ngữ âm, (3) những từ ĐÂ do sự
tách rời các ý nghĩa của một từ ĐN. Tác giả đề ra 03 cách phân biệt từ ĐÂ và từ nhiều
nghĩa: (1) tìm những dấu hiệu khách quan, (2) áp dụng “tiêu chuẩn nội dung”, (3) chú ý
cả đến mặt lôgích, mặt tâm lí của nghĩa và mặt ngôn ngữ mà trong đó nghĩa tồn tại.
Theo ông, trong ba cách trên, cách thứ ba là cách có hiệu năng hơn trong việc phân biệt
từ nhiều nghĩa và từ ĐÂ trong TV.
Năm 1981, đáng chú ý là quan điểm của Đỗ Hữu Châu [19]. Ông cho rằng:
“những ĐVĐÂ là những ĐV giống nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau
về ý nghĩa”. Và “chỉ nên xem là ĐÂ thực sự khi các ĐV trong cùng một cấp độ
ĐÂ.” (tr.228). Ông cũng không coi là ĐÂ những trường hợp do cách phát âm
lệch chuẩn gây ra. Lí giải nguyên nhân hình thành HTĐÂ, ông cho rằng: do sự
trùng hợp ngẫu nhiên về ngữ âm, do sự rút gọn gây ra.
Bàn về việc phân biệt từ ĐÂ và từ nhiều nghĩa, Đỗ Hữu Châu cho rằng:
“khó khăn nhất là phân biệt từ ĐÂ và từ nhiều nghĩa. Có những từ mà nghĩa
chuyển biến đến một mức độ nào đấy thì tách ra thành hai ba từ ĐÂ... tuy nhiên
rất nhiều trường hợp chuyển nghĩa làm chúng ta băn khoăn...” Những trường hợp
khó xác định theo ông là: (1) những trường hợp chuyển nghĩa kèm theo sự
chuyển từ loại lớn như: cuốc (cuốc đất) và cuốc (cái cuốc), thịt (miếng thịt)
và thịt (thịt một con lợn)..., (2) những trường hợp chuyển nghĩa kèm theo sự
chuyển tiểu loại như: chạy (chạy trên đường) và chạy (chạy gạo)..., (3)
những trường hợp nhiều nghĩa mà quan hệ giữa các nghĩa tuy đã khá mờ
nhạt nhưng vẫn chưa mất hoàn toàn như: lóng (lóng tre) và lóng (lóng tay),
lỏi (tốt lỏi) và lỏi (thằng lỏi)..., những khó khăn trên theo ông là vẫn chưa
thể giải quyết được (tr.231-233).
Năm 1989, đáng chú ý là quan điểm của Lê Quang Thiêm [130, tr.116-189].
Trong chương IV, tác giả khẳng định: “…TV, do những đặc điểm của hình vị,
thường đơn nghĩa hoặc có ĐN thì cũng có SL rất hạn chế […] hình vị TV có đặc
trưng nổi bật nhất là ở mặt ĐÂ. Do hình vị TV tuyệt đại bộ phận là có nghĩa,
ngoài từ, phạm vi hoạt động rộng, hoàn thành nhiều chức năng nên thường có
nhiều cặp ĐÂ: về (đgt), về (từ liên hệ)” (tr.117). Trong chương VII, khi bàn về
Biểu hiện ĐÂ giữa các ngôn ngữ, Lê Quang Thiêm đã chia HTĐÂ thành: (1)
HTĐÂ ngẫu nhiên giữa các ngôn ngữ, (2) ĐÂ do kết quả tiếp xúc, vay mượn, (3)
HTĐÂ do sự giống nhau hoặc gần gũi về ngữ hệ và cấu trúc ngôn ngữ.
Khi bàn về Các bình diện ĐÂ, tác giả cho rằng “ĐÂ là những ĐV khác
nhau, có hình thức ngữ âm giống nhau. Như vậy, sự khác nhau chủ yếu là về mặt
nội dung. Và cần được xác định trên ba cơ sở là: (1) dựa vào sự phân biệt cấp độ
(cùng hoặc khác cấp độ), (2) các loại ĐV xác định (từ, hình vị, từ tổ), (3) các
mức độ khác nhau của sự Đ” (tr. 139). Theo tác giả, những ĐV giống nhau về
âm thanh mà khác cấp độ thì chắc chắn là ĐÂ. Đó là những ĐVĐÂ khác bậc.
Còn những ĐV giống nhau về âm thanh, ở cùng một cấp độ, khác nhau về nội
dung thì là những ĐVĐÂ cùng bậc (ĐÂ giữa từ với từ, hình vị với hình vị, từ tố
với từ tố). Trong hai loại trên, Lê Quang Thiêm xếp loại 01vào ĐÂ hình vị. Theo
ông, khi phân biệt các hình vị ĐÂ cũng nhất thiết phải dựa vào tiêu chuẩn ý
nghĩa (ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa ngữ pháp, ý nghĩa tạo từ, ý nghĩa cấu trúc). Theo
ông, “Trong TV, các hình vị ĐÂ là các âm tiết, chúng có SL lớn…, TV có nhiều
ĐÂ khác bậc (từ - hình vị; từ thuần – hình vị Hán Việt)” (tr.140).
Bàn về các dạng thể hiện ĐÂ từ, ông cho rằng “loại ĐV thể hiện ĐÂ điển
hình hơn cả là từ, vì rằng từ là ĐV phức tạp về cấu trúc và ý nghĩa. Từ cũng là
ĐV đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau và có nhiều hình thức thể hiện trong
ngôn ngữ và trong lời nói. Xét về mặt ý nghĩa, từ cũng là ĐV phức tạp, điển hình
về nghĩa”. Theo Lê Quang Thiêm “đối với ĐÂ từ vựng, cần phải xem xét: các
dạng biểu hiện ĐÂ của từ (có ý nghĩa từ vựng khác nhau) và ĐÂ hình thái của từ
(có ý nghĩa ngữ pháp khác nhau)”. Đáng chú ý là những nhận xét của tác giả về
02 khái niệm “hình thức từ” và “âm thanh từ”. Theo ông, “hình thức từ đối với
nhiều ngôn ngữ hiện đại biểu hiện ở mặt âm thanh và cả chữ viết. Khi nói về sự
giống nhau hay đồng nhất về hình thức thì trước hết và quan trọng nhất là âm
thanh. Song mặt khác không kém phần quan trọng, mặc dầu không hoàn toàn
chính xác là giống nhau về chữ viết. Chữ viết là biểu hiện kèm theo, vì hệ thống
chữ viết dù là “ghi âm vị” như TV cũng còn nhiều bất hợp lí cho nên không thể
dựa vào chữ viết làm chính mà chỉ xem là biểu hiện kèm theo. ĐÂ là giống nhau
về âm thanh. Đó là điều kiện tiên quyết, bắt buộc…” (tr.142). Theo tác giả, ĐÂ
hình thái là: “khi 02 hình thái từ (nói và viết) như nhau, có ý nghĩa ngữ pháp
khác nhau thì đó là ĐÂ hình thái”. Theo ông, TV và các ngôn ngữ đơn lập không
có ĐÂ hình thái.
Theo Lê Quang Thiêm, khi nói về ĐÂ cần chú ý tới các dạng ĐÂ và các
thuật ngữ sau: (1) ĐT dạng: là dạng viết giống nhau của các từ khác nhau (xét về
ý nghĩa từ vựng), (2) ĐÂ dạng: là dạng nói giống nhau của những từ khác nhau
(xét về ý nghĩa từ vựng), là ĐÂ theo nghĩa rộng, (3) từ ĐÂ: là những từ khác
nhau mà viết và nói như nhau, hay là từ ĐÂ hoàn toàn, ĐÂ theo nghĩa hẹp, (4)
ĐÂ hình thái: là ĐÂ ngữ pháp, đó là những hình thái của cùng một từ, giống
nhau về mặt âm thanh và chữ viết, có ý nghĩa ngữ pháp khác nhau.
Khi bàn về đặc điểm của sự thể hiện ĐÂ ở các ngôn ngữ (tr 144) Lê Quang
Thiêm cho rằng: “ (1) TV là ngôn ngữ không biến đổi hình thái từ để biểu hiện ý
nghĩa ngữ pháp nên tiêu chuẩn quan trọng để xác định từ ĐÂ hoàn toàn là khả
năng kết hợp của từ, (2) ĐÂ bộ phận (thường là các từ ĐÂ khác từ loại, khả năng
kết hợp ngữ pháp khác nhau) như: về 1 (về nhà) về 2 (bàn về)…, (3) ĐÂ dạng, có
khi không được thể hiện ra bằng chữ viết cho nên không thể căn cứ vào chữ viết
để xác định: ty 1 (ty; sở); ti 2 (cái ti). Trong TV, HTĐÂ dạng xảy ra với từ có cách
viết với các âm vị: k – k, c; i – y; z – d, gi… như: cuốc 1 (cái cuốc) và quốc 2 (tổ
quốc); dây 1 (sợi dây) và giây 2 ( giây phút), (4) khi bàn về Đồng tự dạng trong
TV phải chú ý tới khả năng khu biệt nghĩa của thanh không dấu, (5) TV không
biến đổi hình thái nên không có vấn đề đồng hình thái”.
Theo Lê Quang Thiêm, “HTĐN là HT một ĐV ngôn ngữ mà cấu tạo nội
dung của nó có nhiều nghĩa khác nhau… là HT phổ biến trong mọi ngôn ngữ”.
(tr.174). Chọn cách hiểu “từ ĐN là từ mà nội dung bao gồm một số nghĩa khác
nhau, các nghĩa này lập thành một hệ thống nằm trong các mối quan hệ liên kết
với nhau, gồm một vài nét nghĩa chung và nhiều nét nghĩa loại biệt. Các nét
nghĩa loại biệt thường biểu thị các đối tượng khác nhau nhưng lại được đặt cơ sở
trên một số giống nhau về chức năng, hình thức hoặc thuộc tính nào đó của đối
tượng”. Ông nhấn mạnh: “ĐN từ vựng trước hết là ĐNBN vì đó là dạng nghĩa
khái quát, ổn định, mang tính hệ thống cao […]. Nhờ có tính hệ thống ổn định
này mà ta mới có thể phân lập, tổng hợp, mô tả theo đặc điểm và tôn ty nhất định
trong TĐ […]. Dựa trên cấu trúc biểu niệm thì mới có cơ sở để đối chiếu đặc
điểm ĐN của mỗi ngôn ngữ như là sản phẩm sáng tạo, như là thành tựu được tập
thể ngôn ngữ ấy xây dựng nên. Nó cũng cho phép thấy rõ cái chung và cái riêng
của từ ĐN trong tất cả các lớp từ, các từ loại cơ bản của ngôn ngữ.” (tr.178).
Trong công trình này, Lê Quang Thiêm sau khi phân tích các dt, đg, tt trong
37.088 từ TV đã đưa ra số liệu: trong TV, từ đơn nghĩa chiếm 61,48 %; từ ĐN chiếm
38,52 %. Và chỉ ra sự phân bố về tỷ lệ ĐN qua các từ loại chính như sau:
DANH TỪ ĐỘNG TỪ TÍNH TỪ
ĐN Đơn nghĩa ĐN Đơn nghĩa ĐN Đơn nghĩa
30,16 % 69,84 % 31,48 % 69,52 % 27,70 % 72,30 %
Nguồn: Lê Quang Thiêm, Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ; tr.178, 179.
Bàn về đặc điểm tổ chức nội dung của từ ĐN, ông chỉ ra tình hình phân bố DLN
của các ĐVĐN trong TV (tính theo tỷ lệ %) như sau:
02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13
79,30 % 12,60 6,38 1,82 0,82 0,53 0,54 0,17 0,12 0,9 0,08 ….
% % % % % % % % % %
Nguồn: Lê Quang Thiêm, Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, tr.184.
Với quan điểm đồng đại, Lê Quang Thiêm cho rằng: nghĩa cơ bản là nghĩa
có chứa các nét nghĩa được đặt điều kiện chủ yếu bằng các quan hệ hệ hình.
Nghĩa không cơ bản là nghĩa mà các nét nghĩa tạo nên chúng phụ thuộc nhiều
vào các quan hệ cú đoạn. Trong một từ ĐN, có một nghĩa cơ bản và một số nghĩa
không cơ bản. Sự phân biệt nghĩa cơ bản, không cơ bản của một từ có thể dựa
vào các mức độ khác nhau của sự phụ thuộc nhiều hơn vào các quan hệ hệ hình
và ít hơn vào các quan hệ cú đoạn. Theo Lê Quang Thiêm, mối quan hệ về nghĩa
về mặt đồng đại được tổ chức theo 03 loại hình là: loại kế tiếp, loại song song,
xen kẽ kế tiếp với song song. Trong đó: (1) mối quan hệ kế tiếp là quan hệ đặc
trưng cho từ chỉ có 02 nghĩa và những từ nhiều hơn hai nghĩa mà các nghĩa liên
kết nhau theo tổ chức đơn tuyến, (2) mối quan hệ song song chỉ xuất hiện ở
những từ trên hai nghĩa mà các nét nghĩa liên kết theo tổ chức đa tuyến (tổ chức
hình cây, tẽ nhánh), (3) mối quan hệ xen kẽ giữa kế tiếp và song song xẩy ra với
những từ trên 03 nghĩa và theo một tổ chức phức hợp.
Bàn về giới hạn của việc phân li ĐN thành ĐÂ và tiêu chuẩn xác định
những ĐVĐÂ ngữ nghĩa ông cho rằng: “sự tồn tại hay vắng mặt nét nghĩa chung
trong các nghĩa của từ ĐN là tiêu chuẩn xác định ĐN và ĐÂ ngữ nghĩa”.
Trong công trình này, tác giả còn nhấn mạnh đến việc cần thiết phải phân
biệt các loại quan hệ tôn ty giữa các loại nghĩa trong từ ĐN khi biên soạn TĐ
đồng đại và TĐ lịch đại. Theo ông, cần phân biệt hai loại quan hệ tôn ty sau: (1)
tôn ty theo tuần tự phái sinh, phát triển (tôn ty lịch đại) để phân biệt nghĩa gốc,
nghĩa phái sinh và các nghĩa phái sinh thứ cấp, (2) tôn ty hiện hành (tôn ty đồng
đại) để phân biệt nghĩa cơ bản, nghĩa không cơ bản định danh, nghĩa không cơ
bản hình tượng (nghĩa bóng). Theo ông thì: “đối với những từ có từ 2 nghĩa trở
lên thì việc phân biệt theo tôn ty nhiều khi không thực hiện được vì rất khó xác
định niên đại và mô tả 2 ý nghĩa cùng loại. Đặc biệt là đối với kiểu sơ đồ cấu trúc
nghĩa có quan hệ hình nhánh”. Đây là một nhận xét rất chính xác.
Năm 1992, đáng chú ý là quan điểm của Nguyễn Đức Dân, Trần Thị Ngọc
Lang [31]. Hai tác giả này khi phân tích các câu mơ hồ trên chữ viết, các kiểu
câu mơ hồ về từ vựng đã gián tiếp bình luận tới nguyên nhân và tác dụng của từ
ĐÂ và từ ĐN (tr. 88, 91- 93) đồng thời chỉ ra các kiểu ĐÂ trong các từ loại, nhất
là trong các từ loại có SL lớn như dt, đg, tt (tr.113-116). Họ không những khảo
sát và chỉ ra HT mơ hồ do việc sử dụng những từ đơn tiết ĐÂ mà còn khảo sát sự
mơ hồ do sử dụng những ngữ ĐÂ, chuỗi ĐÂ (tr.113-120) và từ ĐÂ Hán Việt gây
ra như: đồng tử 1 và đồng tử 2 (tr.120).
Năm 1995, đáng chú ý là quan điểm của Phan Ngọc [100, tr.51-74]. Tuy
mục đích là bàn về phong cách, song qua những lập luận của tác giả, ta có thể
thấy được quan điểm của ông về HTĐÂ trong TV.
Phan Ngọc khẳng định “Mọi ngôn ngữ đều có HTĐÂ vì vỏ ngữ âm của từ
là võ đoán, không liên can gì đến nội dung của nó […] kết quả là một hình thức
ngữ âm có thể hiểu hai ba cách”. Theo tác giả, “HTĐÂ chỉ phổ biến ở những từ
chỉ có một hay hai âm tiết mà thôi, trái lại, rất hiếm ở những từ ba âm tiết trở lên
[…]. Mặt khác, ở các ngôn ngữ đơn tiết như tiếng Hán, TV, tiếng Thái…số từ
ĐÂ phải lớn hơn ở các ngôn ngữ đa tiết.” (tr. 66). Theo Phan Ngọc, nếu đã thừa
nhận trong TV có 3 lớp từ là thuần Việt, Hán Việt, láy âm thì về mặt lí thuyết, tối
đa chỉ có 6 kiểu từ ĐÂ sau: (1) thuần Việt - thuần Việt, (2) láy âm - láy âm, (3)
thuần Việt - láy âm, (4) Hán Việt - thuần Việt, (5) Hán Việt - láy âm, (6) Hán
Việt - Hán Việt.
Từ việc xác lập 6 kiểu từ ĐÂ, ông lần lượt đi vào khảo sát từng kiểu một và
khẳng định: “tuy về mặt cấu trúc có thể có sáu kiểu từ ĐÂ, nhưng một khi TV đã
là đơn tiết, thì chắc chắn HTĐÂ giữa từ thuần Việt với từ thuần Việt phải là cơ
bản nhất, tức là quen thuộc nhất… tần số xuất hiện nhiều nhất, làm cơ sở cho mọi
HTĐÂ khác” (tr. 67). Theo kết quả khảo sát, phân tích của Phan Ngọc thì đứng ở
vị trí thứ hai trong sáu kiểu ĐÂ là kiểu Hán Việt - Hán Việt. Trong bài viết, Phan
Ngọc còn lí giải một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới HTĐÂ trong
TV khác với HTĐÂ trong THHĐ là do SL âm tiết thực sử dụng của tiếng Hán ít
hơn so với TV.
Năm 1998, đáng chú ý là quan điểm của của Nguyễn Thiện Giáp [47,
tr.147-189]. Tác giả phân chia từ vựng TV thành hai loại là từ, ngữ (ngữ định
danh, thành ngữ, ngữ láy âm, quán ngữ). Ông cho rằng “từ của TV là một chỉnh
thể nhỏ nhất có ý nghĩa dùng để tạo câu nói, nó có hình thức của một âm tiết,
một khối viết liền” (tr 69). Ông quan niệm “nghĩa của từ là quan hệ” (tr. 125),
bao gồm 04 thành tố sau: (1) nghĩa sở chỉ, (2) nghĩa sở biểu, (3) nghĩa sở dụng,
(4) nghĩa kết cấu. Tác giả chia các từ của TV thành năm loại: (1) các từ kiểu một
như: nhà, đẹp, đi…, (2) các từ kiểu hai như: sẽ, tuy, với…, (3) các từ kiểu ba như:
quốc, thủy, hỏa…, (4) các từ kiểu bốn như: búa (chợ búa), lạnh (lạnh lẽo)…, (5)
các từ kiểu năm như: bù, nhìn, bồ, hóng….
Theo ông, HTĐN trong TV có những đặc điểm riêng sau đây: (1) để biểu thị
những SV, HT hoặc khái niệm mới, TV có thiên hướng cấu tạo các ĐV từ vựng mới
hơn là phát triển nghĩa của các ĐV từ vựng đã có từ trước, (2) số ĐV có nhiều nghĩa
cũng như số nghĩa trong những từ ĐN của TV đều thấp hơn so với nhiều ngôn ngữ
khác, trong khi đó, SL các ĐV từ vựng mới tăng lên rất nhanh, đặc biệt là những ĐV
hai âm tiết, (3) HTĐN của TV chủ yếu xảy ra ở các từ, ở các ngữ thì tỷ lệ ĐN chỉ
khoảng 1/10 và cũng chỉ có hai hoặc ba nghĩa mà thôi. Các ngữ ĐN phần lớn là có
nguồn gốc Hán.
Theo Nguyễn Thiện Giáp, HT từ ĐN của TV chỉ bao gồm 2 kiểu sau đây:
(1) HTĐN của các từ kiểu một (nhà, đẹp, đi) và (2) HTĐN của các từ kiểu ba
(quốc, thủy, hỏa). Tiến hành thống kê, phân tích những từ ĐN kiểu một trong
TĐTV do Văn Tân chủ biên, ông nhận xét: (1) số từ ĐN chiếm khoảng 33% tổng
số (33% tổng số từ kiểu một, là những từ thuần Việt và đều là đơn tiết), trong
đó những từ có 2 và 3 nghĩa chiếm khoảng 86% tổng số từ ĐN, từ nhiều
nghĩa nhất là 19 nghĩa, (2) về tỉ lệ ĐN ở các từ loại, đg có tỉ lệ cao nhất
(32%), kế đó là dt (23%), cuối cùng là tt (20%).
Phân tích các nghĩa của mỗi từ ĐN, tác giả đi đến 2 nhận xét sau: (1) Các
nghĩa của mỗi từ ĐN có thể thuộc hai loại là: nghĩa tự do (là nghĩa liên hệ trực
tiếp với sự phản ánh các HT của TTKQ), sự hoạt động của các nghĩa này không
bị hạn chế vào các ngữ cố định, có mối quan hệ đa dạng. Nghĩa hạn chế (là nghĩa
chỉ được thể hiện trong những kết hợp hạn chế, do quy luật nội tại của hệ thống
từ vựng quy định, không do nội dung lô gích của các từ quy định). Theo tác giả,
đối với TV thì nghĩa hạn chế là HT phổ biến hơn trong các ngôn ngữ khác vì TV
đã và đang phát triển mạnh khả năng cấu tạo các ngữ bởi chính các nghĩa hạn chế
góp phần tạo ra tính cố định của các cụm từ. (2) Trong các nghĩa của một từ ĐN,
có một nghĩa là cơ bản còn các nghĩa khác là phái sinh. Theo ông, nghĩa cơ bản
thường phải là nghĩa tự do. Trong trường hợp từ có một vài nghĩa tự do thì sẽ có
một nghĩa tự do là cơ bản, các nghĩa khác là nghĩa tự do phái sinh.
Trong phần III của Từ vựng học TV (tr.147-189), HTĐÂ cũng là một trong
sáu trọng tâm được Nguyễn Thiện Giáp đề cập tới. Trong phần Nhận xét chung,
trước tiên, ông coi HTĐÂ là một phổ niệm trong ngôn ngữ. Kế đó, tác giả đi vào
phân tích, so sánh HTĐÂ trong các loại hình ngôn ngữ đơn lập và biến hình với
ngữ liệu từ tiếng Anh, tiếng Nga, TV, tiếng Hán. Đáng chú ý là 5 nhận xét sau:
(1) HTĐÂ thường xảy ra trong phạm vi những từ ngắn, có cấu trúc đơn giản
do có tính võ đoán cao.
(2) Trong các ngôn ngữ Ấn Âu, từ ĐÂ thường là các từ đơn. Trong TV, do mỗi
âm tiết đồng thời là một từ, cấu trúc âm tiết TV lại gồm các thành phần (âm đầu, vần,
thanh điệu. Vần lại chia ra thành âm chính, âm cuối, âm đệm), mỗi thành phần của
âm tiết làm thành một đối hệ do đó các thành phần cấu tạo âm tiết luôn có mặt. Vì
vậy, HTĐÂ trong TV chắc chắn phổ biến hơn các ngôn ngữ Ấn Âu.
(3) HTĐÂ phụ thuộc rất nhiều vào SLÂT được ngôn ngữ sử dụng là nhiều hay
ít. TV sử dụng khoảng 6000 âm tiết, còn tiếng Hán chỉ sử dụng một SL ít (khoảng
1/10 TV) cho nên HTĐÂ trong tiếng Hán phổ biến hơn, nhiều hơn trong TV.
(4) So với các tiếng Ấn Âu, từ ĐÂ trong TV có những phẩm chất khác như
sau: (a) Vì TV không biến hình cho nên các từ đã có quan hệ ĐÂ sẽ giữ mãi
quan hệ đó trong tất cả hoàn cảnh sử dụng của mình, không có HTĐÂ ở một
dạng thức biến đổi nào đó của từ, TV chỉ có một dạng ĐÂ hoàn toàn mà thôi. (b)
Vì trong TV, mỗi hình vị là một từ cho nên cũng không có sự đối lập giữa HTĐÂ
gốc từ và HTĐÂ phái sinh, chỉ có một loại ĐÂ gốc từ mà thôi.
(5) Trong TV, tuy có HTĐÂ giữa các ngữ và các cụm từ như: băng hà 1 và
băng hà 2 … nhưng HTĐÂ của từ vẫn là cơ bản và quan trọng nhất bởi: (a)
HTĐÂ hoàn toàn của ngữ hoặc cụm từ tự do ít hơn rất nhiều so với HTĐÂ của từ.
(b) HTĐÂ của ngữ và cụm từ thường chỉ tạo nên từng cặp một, trong khi ấy, loạt
ĐÂ của từ khá phong phú, có khi lên tới 8 hay 9 thành viên. (c) Sự ĐÂ của từ
quyết định toàn bộ sự ĐÂ của những ĐV khác vì các ngữ, các cụm từ tự do ĐÂ
với nhau là do từng từ một tạo nên, chúng có quan hệ ĐÂ với nhau. HTĐÂ của
ngữ và cụm từ chỉ là sản phẩm hậu kỳ do kết quả của quá trình sử dụng có dụng
ý của con người. (d) Các HTĐÂ trong TV đều bắt nguồn từ sự ĐÂ của các từ và
cần phải xuất phát từ sự ĐÂ của các từ để soi sáng các HTĐÂ khác là phù hợp
với thực tế TV. Tuy kết luận như vậy, nhưng tác giả cũng nêu lên những ngoại lệ
sau: anh nuôi 1 và anh nuôi 2 (theo tác giả là hai từ ghép); ý thức 1 và ý thức 2; hy
vọng 1 và hy vọng 2… cũng không phải là do ĐÂ của những từ đơn tiết tạo ra mà
được hình thành từ HTCL.
Căn cứ vào năm kiểu từ khác nhau về nghĩa đã được phân chia, tác giả chia
từ ĐÂ thành 14 kiểu quan hệ. Theo Nguyễn Thiện Giáp, bức tranh về HTĐÂ của
TV rất đa dạng, trong một loạt ĐÂ của TV có thể có trên dưới 10 từ thuộc các
kiểu khác nhau (tr.173). Nguyễn Thiện Giáp còn bình luận về tác dụng của từ
ĐÂ. Theo ông, trong 14 kiểu quan hệ trên, chỉ có hai kiểu quan hệ có thể gây ra
sự hiểu lầm đó là: kiểu từ thuần việt - từ Hán Việt (kiểu 1.3) và kiểu từ Hán Việt
- từ Hán Việt (kiểu 3.3). Theo ông, sở dĩ các từ kiểu 1.3 và 3.3 dễ gây hiểu lầm
bởi chúng không hoạt động tự do nhưng cũng không chỉ nằm trong những kết
hợp đơn nhất, nghĩa của chúng ít nhiều có sự cộng hưởng với nghĩa của các từ
cùng kết hợp với chúng, vì vậy người ta khó nhận ra nghĩa riêng của từng từ. Ví
dụ: nghĩa của các từ đại trong các kết hợp đại ác; đại biểu, thời đại…
Theo Nguyễn Thiện Giáp, có bốn con đường hình thành nên các ĐVĐÂ của
TV, đó là: (1) do sự tiếp nhận các từ nước ngoài, trong đó, các từ gốc Hán tạo
nên SL lớn các loạt ĐÂ trong TV, (2) do sự biến đổi ngữ âm, (3) do sự phân hóa
ý nghĩa của từ ĐN, (4) do sự hình thành các ĐV từ vựng mới trên chất liệu cũ.
Bàn về vấn đề phân biệt ĐVĐN và ĐVĐÂ trong TV, tác giả cho rằng: “TV
là ngôn ngữ không biến hình cho nên không thể áp dụng tiêu chuẩn hình thái của
từ vì hoàn toàn không có tác dụng”. Ông chủ trương vận dụng tiêu chuẩn ngữ
nghĩa, theo ông “khi một ý nghĩa của một ĐV nhiều nghĩa bị phân hóa xa đến
mức cái nghĩa tố chung vốn có của ý nghĩa này với các ý nghĩa khác của từ trở
nên không quan yếu đối với nó nữa, đặc trưng cho ý nghĩa này là một nghĩa tố
khác, chính nghĩa tố đó đưa từ nhập vào một trường HT mới, khi đó có thể coi
như đã xuất hiện một từ mới”.
Năm 1998, có quan điểm của tập thể tác giả Hoàng Văn Hành, Hà Quang
Năng, Nguyễn Văn Khang [57, tr.143-184]. Xuất phát từ quan điểm của
Bloomfield, họ cho rằng: “hình vị là ĐV ngôn ngữ nhỏ nhất, có nghĩa”. Các tác
giả này tuy không đưa ra một định nghĩa cụ thể nào về từ song họ thừa nhận “từ
là ĐV cơ bản của TV”.
Theo họ, ĐÂ và nhiều nghĩa là những khái niệm khác nhau trong ngôn ngữ
học. Song có một điểm chung là: “sự khác nhau về ý nghĩa trong khi đồng nhất
về hình thức”, điểm khác biệt giữa hai HT này là ở chỗ: “trong trường hợp ĐÂ
thì những cái được biểu hiện là khác nhau, còn trong trường hợp nhiều nghĩa thì
cái biểu hiện chỉ là một” (tr.159). Theo họ, “Hệ thống các nghĩa của từ ĐN chính
là toàn bộ các mối liên hệ [...] bị chế định theo một kiểu nhất định [...] và được
bảo đảm bằng tính liên tục của các quan hệ phái sinh giữa các nghĩa riêng rẽ của
hệ thống... chỉ cần tính liên tục này bị phá hủy, bị đứt đoạn dù chỉ ở một chỗ, chỉ
cần một mắt xích bảo đảm cho tính liên tục này bị mất đi thì sự thống nhất về
ngữ nghĩa của từ sẽ bị phá vỡ và khi đó xảy ra sự phân rã HT nhiều nghĩa, tức là
biến một từ nhiều nghĩa thành hai từ ĐÂ không có liên hệ gì với nhau
nữa”(tr.161). Theo họ, “để nhận biết sự tồn tại hay vắng mặt các quan hệ phái
sinh giữa các nghĩa có thể dùng: phương pháp phân tích thành tố, phương pháp
so sánh cách giải thích của từ điển, phương pháp cải biến cách giải
thích”(tr.162)... Họ đưa ra 02 tiêu chí sau để xác định HTĐÂ trong TV: (1) đồng
nhất về mặt biểu hiện (trùng về âm thanh), (2) khác nhau về bình diện được biểu
hiện (ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa ngữ pháp).
Năm 1999, có quan điểm của Diệp Quang Ban [03, tr.69-70]. Ông quan
niệm: “từ là ĐV nhỏ nhất mà có nghĩa và có thể hoạt động tự do trong câu”. Khi
bàn về yếu tố ngoại lai trong CTT TV, tác giả có đề cập tới HTĐÂ trong TV.
Ông khẳng định: “các yếu tố Hán vừa chiếm đa số vừa giữ vai trò khá quan trọng
trong vốn từ và trong CTT TV”. Theo ông, “các yếu tố gốc Hán du nhập vào TV
vốn tự chúng đã chứa nhiều trường hợp ĐÂ như: thủy 1 (nước), thủy 2 (bắt đầu,
trước...). Thêm vào đó là những trường hợp ĐÂ giữa các yếu tố gốc Hán với các
yếu tố thuần Việt như: công 1 (thuần Việt) có nghĩa là “tha đi” như trong chim
công mồi...và công 2 (Hán Việt) có ý nghĩa là “chung cho mọi người” như trong
của công, ruộng công...
Năm 1999, Lê Biên [05, tr.177-183] dưới góc độ cú pháp học, gián tiếp
trình bày quan điểm của mình về từ ĐÂ và ĐN khi trình bày HTCL trong TV.
Theo tác giả, HTCL có liên quan đến HTĐÂ, ĐN của từ: chuyển loại không phải
là HTĐÂ từ vựng mà là ĐÂ – ngữ pháp (ĐÂCG). Theo tác giả, “đây là những từ
giống nhau về hình thức ngữ âm (ĐÂ), cùng gốc (xét về nghĩa) mà hiện nay được
sử dụng thành hai từ khác nhau về bản chất từ loại” (tr.179).
Năm 1999, Bùi Minh Toán [133, tr.61-68; tr.79,101] trình bày quan điểm của
mình về từ ĐÂ và ĐN trong TV. Tác giả cho rằng: “từ là ĐV nhỏ nhất mà có nghĩa
và có thể dùng độc lập để tạo câu, đồng thời là ĐV nhỏ nhất mà thực hiện được một
số chức năng đối với tư duy và giao tiếp” (tr 39). Theo ông, nghĩa của từ bao gồm:
(1) thành phần NBV, (2) thành phần NBN, (3) thành phần nghĩa tình thái.
Ông cho rằng: “Từ ĐÂ là những từ có hình thức âm thanh hoàn toàn giống
nhau nhưng lại khác hẳn nhau về ý nghĩa và có thể khác nhau cả về các phương
diện khác như bản chất ngữ pháp, chức năng trong giao tiếp, sắc thái phong
cách...” (tr. 61). Theo ông, từ ĐÂ là HT có trong nhiều ngôn ngữ. Nhưng có
những ngôn ngữ, từ ĐÂ chỉ tồn tại trong dạng ngôn ngữ nói, còn khi hoạt động
giao tiếp tiến hành bằng ngôn ngữ viết thì chữ viết hiện thực hóa sự khác nhau
giữa những từ ĐÂ khác nghĩa. Lúc đó, các từ ĐÂ chỉ giống nhau khi nói hoặc
khi đọc, còn khi viết, chúng được hiện thực hóa theo các dạng chữ viết khác nhau.
Điều này thể hiện rõ trong các loại chữ viết như chữ Hán. Ông nêu ví dụ : trung 1
中 có nghĩa là: ở giữa và: trung 2 忠có nghĩa là: sự trung thành, một lòng một dạ.
Theo Bùi Minh Toán, trong TV “các từ ĐÂ có sự giống nhau cả ở hình thức
âm thanh khi nói, cả ở hình thức văn tự khi viết. Nếu viết các từ ĐÂ bằng chữ quốc
ngữ và viết rời từng từ thì ta không thể phân biệt được chúng với nhau”. Theo ông,
trong TV, đại đa số các từ ĐÂ là từ đơn tiết. Tuy vậy vẫn có từ ĐÂ đa tiết. Cũng
theo tác giả, “không chỉ ở bình diện nghĩa mà ở bình diện ngữ pháp cũng có từ ĐÂ.
Nhưng chúng mang những thuộc tính và bản chất ngữ pháp hoàn toàn khác nhau.
Chúng thuộc các hệ thống từ loại khác nhau, do đó chúng hiện thực hóa các thuộc
tính ngữ pháp khác nhau khi tham gia hoạt động giao tiếp”, (tr.79). Ông nêu ví dụ :
là1 (là dt, chỉ hàng tơ, thưa, mỏng), là2 (là đg, chỉ hành động làm phẳng quần áo),
là3 (chỉ hành động sà xuống gần sát mặt phẳng nằm ngang nào đó), là 4 (là hệ từ) Nó
là sinh viên, là5 (là tình thái từ) trông nó hiền hiền là.
Theo chúng tôi, mặc dù tác giả đã nêu lên được một số đặc điểm cơ bản của
HT từ ĐÂ, ĐN trong một số ngôn ngữ và trong TV, song khái quát chưa đủ,
chưa toàn diện. Chẳng hạn, khi bàn về HTĐÂ trong THHĐ ông đã bỏ sót HT
ĐÂĐT và những HTĐÂ trong khi nói nhưng trên chữ viết lại phân biệt trong TV.
Năm 2001, đáng lưu ý là công trình Từ điển đồng âm tiếng Việt của tập thể
tác giả Hoàng Văn Hành, Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Thị Trung Thành, [58].
Công trình thu thập và giải thích khoảng 7000 ĐVĐÂ (bao gồm từ, ngữ và các
yếu tố CTT), đây là một trong số rất ít những công trình thực hiện nhiệm vụ thu thập,
xử lí những ĐVĐÂ trong TV. Mặc dù kết quả thống kê, phân loại và xử lí của họ vẫn
còn tồn tại những nhược điểm như: bỏ sót khá nhiều ĐV ĐÂST của TV… song đóng
góp của họ là quan trọng và rất đáng ghi nhận.
Năm 2007, đáng chú ý là quan điểm của Nguyễn Văn Khang [69, tr.144-
198]. Những nội dung liên quan tới HT từ ĐÂ, ĐN trong TV chủ yếu được tác
giả khai thác từ góc độ từ ngoại lai.
Theo tác giả, khi các từ Hán Việt hoạt động trong TV đã tạo ra xung đột ĐÂ: Thứ
nhất là HTĐÂ xảy ra giữa các từ Hán Việt với từ Việt như: 埃 (ai) bụi ĐÂ với ai (đại
từ);布(bố) vải ĐÂ với bố (cha);车(xa) xe ĐÂ với xa (nói về khoảng cách). Thứ hai, là
HTĐÂ xảy ra giữa các từ Hán Việt với nhau như:平 (bình) bằng ĐÂ với 评 (bình)
bình luận;人(nhân) người ĐÂ với 仁 (nhân) nhân đức (tr.144).
Theo tác giả, HTĐÂ có thể xảy ra giữa từ với từ, giữa hình vị với hình vị,
giữa hình vị với từ như: yếu要(quan trọng, là hình vị) ĐÂ với yếu (không khỏe, là
từ) lưu留(giữ, ở lại; là từ) ĐÂ với lưu流 (chảy, là hình vị). Mặt khác, ĐÂ không
chỉ liên quan tới các từ đơn tiết mà còn liên quan tới cả những từ Hán Việt đa tiết
như: yếu điểm1 (điểm quan trọng) và yếu điểm 2 (điểm chưa đạt, chưa tốt). Ông còn
thảo luận về HT: người Việt khi sử dụng từ Hán Việt đã đem những từ Hán Việt
có âm đọc giống nhau, có nghĩa gần nhau, chữ viết gần giống nhau nhập lại thành
một từ ĐN do phiên chuyển những ĐV này sang hệ chữ la tinh như những trường
hợp có âm đọc là chi, luyện, bản, dục, man, phản... trong một số cuốn từ điển của
người Việt.
Về những từ ngoại lai gốc Pháp (tr.257-320), theo tác giả, cũng như những
từ Hán Việt, từ mượn Pháp khi nhập vào TV, do quá trình Việt hóa về mặt ngữ
âm đã làm cho các từ mượn Pháp một mặt ĐÂ với các từ Việt vốn có, mặt khác
ĐÂ với các từ mượn Pháp khác (vốn trong tiếng Pháp chúng không ĐÂ), thậm
chí là ĐÂ với những từ mượn trong các ngôn ngữ khác như: can (canne và
calque) với can (can ngăn) và can (can đảm); băng (đạn) và băng (tuyết), băng
(qua cánh đồng)...
Theo tác giả, “cũng giống như HT du nhập của các từ mượn Hán, do sự gần
nhau về nghĩa và ĐÂ nhờ Việt hóa mà có HT nghĩa của các từ Pháp khác nhau
được xếp thành một từ ĐN như cách xử lí từ băng thành một từ ĐN trong các từ
điển TV là kết quả của việc đồng hóa và đập nhập ngữ nghĩa của các từ ĐÂ -
gần nghĩa trong tiếng Pháp như: bande, bandeau, bande role, ruban, panser...
thông qua nét nghĩa chung dải dài và hẹp để dùng vào việc gì đó”.
2.2. Ở Trung Quốc, ngay từ giai đoạn 1950 – 1976, HTĐÂ, ĐN đã nhận
được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu như: Cao Danh Khải, Tôn
Thường Tự, Chu Tổ Mạc, Thôi Hạ Ái, Hà Ái Nhân, Vương Cần – Võ Chiếm
Khôn….Đối với HT từ ĐÂ, trong giai đoạn này có 02 quan niệm rộng và hẹp.
Đại diện cho quan niệm rộng là Tôn Thường Tự [200, tr.199]. Ông cho rằng: “từ
có hình thức ngữ âm tương đồng và có nghĩa khác biệt nhau gọi là từ Đ”. Sở dĩ
chúng tôi xếp Tôn Thường Tự vào quan niệm rộng là bởi cách hiểu của ông về
tiêu chí ngữ âm tương đồng có điểm khác biệt với những tác giả khác. Trong các
ví dụ đưa ra của ông có cả những từ vốn không cùng thanh điệu. Chẳng hạn: dūn

吨 (đốn; mang thanh một: tấn) và: dùn 吨 (đốn; mang thanh bốn: bữa, trận); dà

yi 大意 (đại ý; mang thanh bốn và thanh nhẹ: sơ xuất, vô ý) và: dà yì 大意(đại ý;

mang hai thanh bốn: đại ý, ý chính) đều được xếp vào hai loạt ĐÂ. Ngày nay, (dūn 吨)

và (dùn 吨) được xếp vào những từ ĐH nhưng không ĐÂ còn (大意 dà yi) và (dà yì

大意) được xếp vào hai từ song tiết đồng từ tố.


Đại diện cho quan niệm hẹp là Hà Ái Nhân, Chu Tổ Mạc, Cao Danh Khải
và một số tác giả khác. Cao Danh Khải [169, tr.300] cho rằng: “hai hoặc hơn hai
từ phát âm giống nhau nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác biệt gọi là từ Đ”. Hà Ái
Nhân [183] cho rằng: “từ ĐÂ là chỉ những từ có kết cấu âm tiết và thanh điệu
tương đồng và có ý nghĩa khác nhau”. Chu Tổ Mạc [177, tr.23] quan niệm “từ
ĐÂ là chỉ những từ có âm tố và thanh điệu hoàn toàn tương đồng… nếu chỉ là âm
tố tương đồng mà thanh điệu không giống nhau thì đó không thể gọi là từ Đ”.
Vương Cần, Võ Chiếm Khôn [159] còn chỉ rõ hơn: “cái gọi là hình thức ngữ âm
tương đồng là chỉ thanh, vận, điệu của từ… còn những từ nào đó mà có sự khác
biệt nhau về một trong các yếu tố thanh, vận, điệu thì không phải là từ Đ”.
Về vấn đề phân loại từ ĐÂ, các tác giả giai đoạn này có xu thế chia từ ĐÂ
thành bốn loại: (1) do ngữ âm biến đổi, (2) do âm đọc ngẫu nhiên trùng nhau, (3)
do sự phân hóa ý nghĩa của từ ĐN nhưng vẫn bảo lưu được âm đọc, (4) do mượn
dùng từ ngoại lai. Do ở thời kỳ này các khái niệm như từ, tự đã được phân biệt rõ
ràng nên một số tác giả như Chu Tổ Mạc [177], Hà Ái Nhân [183] còn đề nghị
phân biệt rõ tự ĐÂ và từ ĐÂ còn Thôi Hạ Ái [150] cùng một số tác giả khác như
Vương Cần, Võ Chiếm Khôn [159] lại đề nghị phân biệt từ ĐÂ dưới góc độ tự
hình với hai kiểu: ĐÂĐH và ĐÂDH.
Quan điểm cho rằng từ ĐÂ và từ đồng hình đều thuộc về vấn đề hình thức
cũng được nêu ra ở giai đoạn này. Chẳng hạn, Vương Cần – Võ Chiếm Khôn
[159] một mặt cho rằng “trong từ vựng, từ có âm nghĩa khác nhau, chỉ có hình
thức chữ viết giống nhau, nhìn từ góc độ văn tự ta gọi nó là từ đồng hình”, mặt
khác, họ bổ sung thêm: “phạm vi của từ đồng hình đương nhiên không phải là
tuyệt đối, không phải là không mở rộng được… nhưng nếu khảo sát từ phương
diện ngữ nghĩa thì nên đẩy nó vào đối tượng nghiên cứu của từ đồng hình dị âm”.
Thôi Hạ Ái [150] lại cho rằng: “một tổ hợp từ mà có ý nghĩa hoàn toàn
không giống nhau, âm đọc không giống nhau, chỉ giống nhau về hình thể gọi là
từ đồng hình. Hai tổ hợp từ mà có hình thức chữ viết giống nhau còn thì khác
nhau thì đó chính là đặc điểm của từ đồng hình”. Theo chúng tôi, quan niệm trên
của Thôi Hạ Ái là không chính xác bởi bản chất của từ đồng hình là chỉ xét ở
phương diện hình thức (văn tự), chỉ cần hình thức văn tự giống nhau thì đó là từ
đồng hình, nhưng nếu gặp hai tổ hợp từ có hình thức văn tự giống nhau, có nghĩa
khác nhau (vốn là hai từ ĐÂĐH với nhau) thì xử lí sẽ mâu thuẫn bởi chúng
không thể vừa là từ đồng hình lại vừa là từ ĐÂĐH được.
Một số tác giả thời kỳ này còn đi vào bình luận về tác dụng của từ ĐÂ (tác
dụng tích cực và tiêu cực) đối với quá trình giao tiếp của con người cũng như chỉ
ra những đặc trưng nổi bật của tiếng Hán. Theo họ, một trong những nét đặc thù
của tiếng Hán là “có nhiều từ đơn tiết ĐÂ, tiếng Hán đang phát triển theo xu thế
là đơn âm đến đa âm” [Cao Danh Khải, 169].
Năm 1975, đáng lưu ý là quan điểm của Lưu Thúc Tân và Lí Hành Kiện
[186]. Công trình gồm 08 chương với 26 tiết. Trong chương 02 có đề cập tới vấn
đề từ và nghĩa của từ. Họ thừa nhận những phương thức làm biến đổi ý nghĩa của

từ là: mở rộng, rút gọn, chuyển di và đưa ra hai thuật ngữ mới là 深化 (thâm hóa:
làm sâu sắc thêm) và 分割 (phân cát: chia cắt) trong đó: 深化 (thâm hóa) có

hàm nghĩa là có thêm nhận thức mới về sự vật cũ, HT cũ còn 分割 (phân cát) có

hàm nghĩa là chỉ một từ ĐN biến đổi thành hai từ ĐÂ khác nhau vì những mối
quan hệ vốn có về nghĩa đã bị triệt tiêu hoàn toàn.
Giai đoạn (1977 – 1989) đáng chú ý là quan điểm của Trương Vĩnh Ngôn
[182] và Phù Phó Thanh [189]. Đây là những công trình khảo cứu chuyên sâu về
từ vựng ngữ nghĩa học, có ứng dụng lí luận của nước ngoài vào việc nghiên cứu
từ vựng tiếng Hán.
Từ vựng học giản luận của Trương Vĩnh Ngôn gồm 06 chương, trong đó
chương 05 là chương có đề cập khá nhiều và khá sâu về vấn đề ĐÂ, ĐN trong
tiếng Hán. Về vấn đề từ ĐÂ, Trương Vĩnh Ngôn cho rằng: đã là ĐÂ thì phải thỏa
mãn ba điều kiện: (1) giống nhau về âm thanh, (2) giống nhau về hình thức chữ
viết, (3) có ý nghĩa khác nhau. Ông đặt ra thuật ngữ 等音词(đẳng âm từ) và
dùng thuật ngữ này để chỉ những từ có âm đọc giống nhau.
Hiện đại Hán ngữ từ vựng [1985] của Phù Phó Thanh gồm 10 chương. Tác
giả quan niệm: từ là ĐV nhỏ nhất của ngôn ngữ có nghĩa, dùng để tạo câu. Từ có
hai mặt là hình thức ngữ âm và khái niệm (nội dung). Theo Phù Phó Thanh, từ
trong quá trình sử dụng chịu rất nhiều những chế định, ảnh hưởng và nghĩa của
từ thể hiện ra rất nhiều điểm dị biệt. Tuy vậy, trong những điểm dị biệt ấy vẫn có
những nét chung có thể xác định được, đó chính là ý nghĩa của từ. Và một ý
nghĩa xác định được của từ gọi là một nghĩa hạng của từ. Theo tác giả, “nghĩa
hạng có tính khái quát và là đơn vị cơ bản của nghĩa từ”.
Trong chương 04, trên cơ sở xây dựng và xác định khái niệm nghĩa hạng,
ông thảo luận về vấn đề từ ĐN và từ ĐÂ. Theo ông, “từ đơn nghĩa là từ có một
hình thức ngữ âm liên hệ tới một nghĩa hạng. Còn từ ĐN là từ có một hình thức
ngữ âm liên hệ với hơn một nghĩa hạng trở lên và giữa các nghĩa hạng vẫn còn
tồn tại một mối quan hệ mà hiện thời vẫn nhận ra. Nếu giữa các nghĩa hạng
không còn nhận ra được mối quan hệ nữa thì chúng sẽ tách ra thành những từ ĐÂ.
Từ ĐÂ là một hình thức ngữ âm liên hệ với hơn một nghĩa hạng mà hiện nay đã
không còn nhận diện được quan hệ nữa vì vậy mà được coi là những từ có âm
thanh giống nhau và ý nghĩa khác nhau” (tr.51).
Về vấn đề từ ĐÂ, Phù Phó Thanh cho rằng “hai từ trở lên mà có thanh mẫu,
vận mẫu và thanh điệu giống nhau thì là những từ Đ” (tr.72). Tác giả chia từ
ĐÂ thành: (1) từ ĐÂĐH, (2) từ ĐÂDH (3) từ ĐÂ phái sinh. Phù Phó Thanh còn
đi vào phân tích những hệ quả xấu do nhận thức không tốt từ ĐÂ đưa lại mà việc
đem từ ĐÂ viết thành chữ khác là một ví dụ điển hình với các biểu hiện như: (1)
viết sai những từ ĐÂ có hình và nghĩa khác xa nhau, (2) viết sai những từ ĐÂ có
hình chữ gần giống nhau, (3) viết sai những từ ĐÂ có nghĩa gần nhau.
Bàn về nguồn gốc của từ ĐÂ ông cho rằng: có ba nguồn gốc chính là: (1) do
ngữ âm biến đổi mà thành ĐÂ, (2) do quá trình phân li ý nghĩa của từ ĐN tạo
thành, (3) do việc phiên dịch từ ngoại lai tạo nên. Bàn về giới hạn của từ ĐÂ và
từ ĐN ông cho rằng: “quan trọng nhất là xem hiện nay có còn quan hệ về ngữ
nghĩa hay không. Nếu không còn quan hệ thì là từ ĐÂ, nếu còn quan hệ thì là từ
ĐN”. Theo ông, có thể xét ở hai góc độ: (1) trong từ nguyên có quan hệ hay
không? (2) hiện nay có thể cảm nhận được không?, ông còn bình luận về tác
dụng của từ ĐÂ và từ ĐN dưới cả hai góc độ tích cực và tiêu cực.
Có thể nói rằng Hiện đại Hán ngữ từ vựng của Phù Phó Thanh là một công
trình khoa học rất chú trọng tới thao tác mô tả và hình thức hóa vấn đề. Đây là
một trong số ít công trình nghiên cứu về từ vựng học có tầm ảnh hưởng lớn ở
Trung Quốc đương thời và cho đến tận bây giờ.
Bên cạnh ba công trình có ảnh hưởng lớn ở trên, trong giai đoạn này còn có
một số chuyên đề, bài viết nghiên cứu khá sâu về vấn đề từ ĐÂ và từ ĐN. Tiêu
biểu là nhóm Vương Cần, Võ Chiếm Khôn [159], Cát Bản Nghi [179], Tôn Tích
Quân [184], Cao văn Đạt, Vương Lập Ứng [162], Tạ Văn Khánh, Vương Chấn
Côn [170], Từ Thanh [191]…. Những nghiên cứu về HTĐN trong những công
trình này tập trung chủ yếu vào hai vấn đề là: quan hệ giữa các ý nghĩa của từ
ĐN và những nguyên nhân sản sinh ra từ ĐN.
Về HT từ ĐÂ, các tác giả chủ yếu tập chung vào ba phương diện sau: những
nhận định về tính chất của từ ĐÂ, những nguyên nhân hình thành từ ĐÂ và việc
phân loại từ ĐÂ, tác dụng của từ ĐÂ.
Nhận định về tính chất của từ ĐÂ, nhiều nhà nghiên cứu kiên trì quan điểm
âm giống, nghĩa khác. Chẳng hạn: năm 1982, Cao Văn Đạt và Vương Lập Ứng
[162] cho rằng: “một tổ hợp từ trong kho từ vựng có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau
mà có âm thanh tương đồng gọi là từ Đ”. Cát Bản Nghi [179] cũng cho rằng:
“…giữa các từ ĐÂ không có quan hệ gì về nghĩa”.… Một số nhà nghiên cứu Hán ngữ
khác còn đề xuất thêm tiêu chí giống nhau về trọng âm đối với những từ ĐÂ đa tiết
bên cạnh tiêu chí có thanh, vận, điệu tương đồng.
Về nguyên nhân hình thành từ ĐÂ cũng có rất nhiều ý kiến. Ngoài quan điểm
của Phù Phó Thanh [189], Võ Chiếm Khôn và Vương Cần [172] còn đưa ra 4 nguyên
nhân hình thành từ ĐÂ là: (1) do ĐÂ ngẫu nhiên, (2) do lịch sử ngữ âm biến đổi làm
cho một số từ có âm đọc khác nhau trở thành có âm đọc giống nhau, (3) do sự tiếp
nhận vốn từ địa phương, từ có nguồn gốc nước ngoài cũng tạo nên một SL từ ĐÂ, (4)
do sự phân hóa của từ ĐN.
Về tác dụng của từ ĐÂ, Tạ Văn Khánh, Vương Chấn Côn [170] cho rằng:
“từ ĐÂ trong quá trình phát triển của ngôn ngữ học có tác dụng vô cùng quan
trọng và tích cực” Còn Cao Văn Đạt và Vương Lập Ứng [162] thì cho rằng: “con
người khi tiến hành giao tiếp, đặc biệt là trong khẩu ngữ thì việc sử dụng từ ĐÂ
có khi tạo ra những trường hợp không rõ ràng […] nhưng không thể phủ nhận
những khả năng gây ra nhầm lẫn do từ ĐÂ tạo nên”. Còn Từ Thanh [191] thì viết:
“sự tồn tại của từ ĐÂ cần phải cho rằng đó là một chuyện không tốt, nó gây ra
những trở ngại cho quá trình biểu đạt tư tưởng […] sự tồn tại của từ ĐÂ đối với
yêu cầu biểu đạt rõ ràng hiển nhiên là rất bất lợi […] tác dụng của từ ĐÂ là thứ
yếu, không thể bù đắp cho những điều mà nó gây ra”.
Trong thời kì này, vấn đề thống kê từ ĐÂ cũng đã được chú ý tới, đáng chú
ý là số liệu thống kê từ ĐÂST trong Hiện đại Hán ngữ từ điển của Tạ Văn Khánh,
Vương Chấn Côn [170]. Theo số liệu của họ thì: trong Hiện đại Hán ngữ từ điển
có 168 tổ hợp ĐÂST với 346 từ. Trong đó, từ ĐÂĐH có 65 tổ hợp với 130 từ,
chiếm 37% tổng số từ ĐÂST. Từ ĐÂDH có 103 tổ hợp với 216 từ, chiếm 62%
tổng số từ ĐÂST. Đây là bài viết sớm nhất có sử dụng thao tác thống kê mô tả về
từ ĐÂ trong THHĐ.
Ở giai đoạn (1990 – 1999), đáng nhắc đến là công trình nghiên cứu của Lưu
Thúc Tân [187]. Công trình gồm 12 vấn đề lớn. Trong 12 vấn đề chính, đáng chú
ý là vấn đề thứ 5 (bàn về hình thức ngữ âm của từ và ngữ cố định trong THHĐ).
Theo tác giả, hình thức ngữ âm của từ và ngữ cố định trong THHĐ có 3 đặc điểm
lớn sau: có thanh điệu, cấu trúc tương đối ngắn và nhẹ, tồn tại một SL lớn từ ĐÂ.
Khi bàn về đặc điểm thứ ba, Lưu Thúc Tân đã trình bày rất rõ quan điểm của
mình về HTĐÂ nói chung và HT từ ĐÂ nói riêng.
Theo tác giả, những nguyên nhân chính làm cho THHĐ có một SL lớn từ
ĐÂ là: (1) do những đặc điểm về ngữ âm đưa lại (ngắn, nhẹ), (2) SL âm tiết
trong THHĐ là hữu hạn, (3) hình thức ngữ âm của từ trong tiếng Hán phần lớn
là hai âm tiết khác nhau xâu chuỗi vào nhau hoặc là đơn tiết cho nên rất dễ
nảy sinh HT ĐÂ ngẫu nhiên. Theo Lưu Thúc Tân, “nói tới HTĐÂ là nói tới
hai từ hoặc trên hai từ có âm đọc giống nhau trở lên”, ông chia HTĐÂ thành
hai loại lớn là: ĐÂ ngẫu nhiên và từ ĐÂ. Theo tác giả thì “đối với trường hợp
ĐÂ ngẫu nhiên, ý nghĩa của chúng khác nhau rất xa. Trong lịch sử cũng
không có quan hệ gì với nhau hoặc cũng không có quan hệ diễn sinh. Loại ĐÂ
ngẫu nhiên này nếu là đơn tiết thường có SL hơn một, còn nếu là song tiết,
thường thành cặp và có SL khá nhiều. Hai âm tiết trở lên có SL rất ít, ba âm
tiết kiểu như: 礼拜寺 (lễ bái tự) lên chùa lễ phật) và: 礼拜四 (lễ bái tứ)chỉ
ngày thứ năm trong tuần cũng rất hiếm gặp”. Tác giả cũng chỉ ra rằng “trong
những từ ĐÂ ngẫu nhiên mà không phải là đơn âm tiết, thường có cùng một
yếu tố đóng vai trò là từ tố của từ căn như: 财力(tài lực) chỉ tài lực, sức của,
vốn liếng) và: 才力(tài lực) chỉ tài năng, năng lực. Những từ ĐÂ này do có
cùng chung một từ căn nên thường có quan hệ ít nhiều với nhau”.
Tác giả còn cho rằng: “trong những từ ĐÂ ngẫu nhiên, có một bộ phận nhỏ
có ý nghĩa rất gần nhau, tồn tại một mối quan hệ khá rõ ràng (quan hệ đồng nghĩa)
kiểu như: 厉害(lệ hại) ghê gớm, lợi hại, kịch liệt, hung dữ mạnh mẽ) và: 利害
(lợi hại) lợi hại, hơn thiệt. Đây là những từ ĐÂ đồng nghĩa rất đặc biệt” (tr 174).
Còn đối với những từ như: 月1 (nguyệt) tháng và: 月 (nguyệt) trăng; 满月 (mãn
2 1

nguyệt) đầy tháng, đầy cữ trẻ con và: 满月 (mãn nguyệt) chỉ trăng rằm; 快
2 1

(khoái) nhanh và: 快 (khoái) sắp; 顶子 (đỉnh tử) chỉ chóp của tháp, kiệu…, chỉ
2 1

ngọc (đính trên đỉnh mũ) và: 顶子 (đỉnh tử) chỉ nóc nhà thì ông coi là “những từ
2

ĐÂ được phân hóa từ những từ ĐN mà ra, giữa chúng đã từng là một từ, không
phải là ĐÂ ngẫu nhiên. Nếu xem xét từ góc độ nghĩa thì những từ này về mặt lịch
sử có quan hệ cội nguồn hay quan hệ diễn sinh nhưng hiện nay đã không còn
quan hệ gì nữa và nên xếp chúng vào nhóm ĐÂĐH”. Tuy vậy, tác giả cũng bổ
sung thêm rằng: “Song cũng có những từ ĐÂĐH không xuất phát từ một từ mà
do những từ khác nhau có hình thức văn tự và ngữ âm giống nhau như: 田鸡1
(điền kê) chỉ loài ếch và: 田鸡 (điền kê) chỉ một loài chim sống ở thảo nguyên
2

và ruộng lúa nước có hình dạng giống như gà” (tr.176).


Bên cạnh những loại ĐÂ kể trên, tác giả còn giới thiệu một loại HTĐÂ khác
là ĐÂ giữa những ngữ cố định với nhau như: 向前看1 (hướng tiền khán) nhìn về
phía trước) và: 向钱看 (hướng tiền khán; chỉ biết có tiền)… và khẳng định rằng:
2

“ngữ cố định cũng có trường hợp ĐÂ với từ ghép như: 大会(đại hội) chỉ đại hội,
mít tinh và: 大恚 (đại khuể) nỗi oán hận lớn và HTĐÂ xảy ra giữa ngữ cố định
với ngữ cố định, giữa từ và ngữ cố định là ít gặp”. Ông lí giải nguyên nhân của
HT này là “do hình thức ngữ âm của ngữ cố định nói chung là dài hơn từ”. Từ đó,
ông kết luận: “nói chung, khi nhắc đến HTĐÂ trong từ vựng chỉ nói đến từ mà
không đề cập tới các ĐV từ vựng của từ thì mới chỉ đề cập và nắm được đối
tượng chính. Nói tới cả những đối tượng như từ kiêm cấp và ngữ cố định mới là
nắm vững HTĐÂ của từ vựng tiếng Hán.” Từ đó ông đề xuất thuật ngữ từ ngữ
ĐÂ (同音词语) để chỉ các HT trên.
Bàn về tác dụng của từ ĐÂ, tác giả khẳng định cả tác dụng tích cực và tiêu
cực và chỉ ra rằng “đối với người học tiếng Hán như một ngoại ngữ thì HTĐÂ
trong THHĐ đã gây ra không ít những khó khăn, đặc biệt là với vấn đề văn tự
phiên âm”.
Những năm đầu thế kỷ XXI, tình hình nghiên cứu vấn đề ĐÂ, ĐN trong
THHĐ có những bước phát triển vượt bậc. Theo số liệu của Chu Tồn và Dương
Thế Thiết [198, tr.576] thì từ năm 2000 đến năm 2007 đã có 87 luận văn bàn về
nghĩa của từ và có 6 công trình bàn về từ ĐÂ. Đặc điểm của các công trình này là
luôn chú trọng tới thao tác thống kê và mô tả, đào sâu những vấn đề cũ bằng
những lí luận mới. Các tác giả tiêu biểu phải kể đến là Lưu Tân Xuân, Lưu xuyên
Dân [161], Tôn Kế Thiện [192], Chu Tồn [199]…. Chẳng hạn:
Trương Bác [151] đã lật lại vấn đề khu biệt từ ĐÂĐH và từ ĐN. Ông đề
xuất các phương pháp sau: phương pháp phân tích nghĩa tố, phương pháp khảo
sát từ nguyên, phương pháp so sánh đối chiếu và phương pháp xử lí nghĩa dẫn
xuất. Theo tác giả thì phương pháp phân tích nghĩa tố thích hợp với việc kiểm
nghiệm xem những từ có hơn một nghĩa hạng do sự mở rộng ý nghĩa, thu hẹp ý
nghĩa và chuyển di ý nghĩa hiện nay có còn tồn tại quan hệ hay không. Phương
pháp xử lí nghĩa dẫn xuất có lợi cho việc phân tích những từ ĐÂĐH mà có nhiều
nghĩa hạng. Phương pháp so sánh đối chiếu rất có lợi cho việc làm sáng rõ những
trường hợp đã bị hư hóa về ý nghĩa và ẩn dụ. Phương pháp khảo sát từ nguyên lại
có ích cho việc kiểm nghiệm những ý nghĩa mà hiện nay có cảm giác là có quan
hệ với từ nguyên học.
Tác giả Lưu Xuyên Dân [161] lại chú ý tới việc thống kê số liệu và phân
tích những nhược điểm của TĐ thể hiện ở việc xử lí từ ĐÂĐH trong TĐ. Qua
việc khảo sát Hán ngữ từ điển; 1996, tác giả đưa ra số liệu từ ĐÂĐH trong Hán
ngữ từ điển là 270 tổ hợp. Tiến hành phân tích số liệu này, tác giả cho rằng: số
liệu chính xác là từ ĐÂĐH chỉ có 237 tổ hợp, chiếm 88% tổng số. Số liệu không
phải là từ ĐÂĐH nhưng bị xử lí thành từ ĐÂĐH là 33 tổ hợp, chiếm 12%. Lí do
dẫn đến việc tác giả phủ nhận 33 tổ hợp không phải là từ ĐÂĐH là vì: giữa
những nét nghĩa của những từ này hoặc còn có quan hệ dẫn xuất như trường hợp
của 海口(hải khẩu) và 青皮(thanh bì) Hoặc là thông qua việc chuyển hóa từ tính
mà tạo nên như trường hợp 南面 (nam diện) và 杀气 (sát khí). Hoặc là do việc
sử dụng những chữ cũ, mới mà tạo nên như trường hợp của 皇皇 (hoàng hoàng)
và 累累 (lụy lụy). Từ kết quả phân tích này, tác giả cho rằng: khi nghiên cứu từ
ĐÂĐH, cần phải chú ý tới mối quan hệ giữa tiếng Hán xưa và nay cũng như phải
chú ý tới việc nghiên cứu quy luật diễn biến, phát triển nghĩa dẫn xuất của từ
vựng tiếng Hán mới có thể nắm vững được.
Tôn Kế Thiện [192], trước tiên nêu lên những khó khăn trong việc phân biệt
từ ĐÂĐH SÂT và từ ĐN SÂT: “việc phân biệt từ ĐÂĐH SÂT và từ ĐN SÂT
trên thực tế là rất phức tạp. Ngoài việc cần phải khảo sát cân nhắc xem giữa
chúng còn có quan hệ dẫn xuất về nghĩa hay không còn phải cân nhắc phương
thức cấu từ giữa những ngữ tố và những ngữ tố đại diện cho hai âm tiết xem
chúng có tương đồng hay không”. Tiếp đó, tác giả căn cứ vào cách xác lập các
đầu mục của Hiện đại Hán ngữ từ điển; 1996 để đưa ra 8 loại hình từ ĐÂ. Cuối
cùng tác giả cho rằng: đã là từ ĐÂĐH song tiết cần phải hội đủ các đặc trưng sau
đây: (1) hai từ phải có âm đọc hoàn toàn giống nhau và không có quan hệ dẫn
xuất về nghĩa, (2) phải bao hàm một hoặc hai ngữ tố ĐÂ, (3) phải bao hàm một
hoặc hai ngữ tố ĐN biểu thị những nghĩa hạng khác nhau, (4) nghĩa hạng của ngữ
tố phải giống nhau nhưng có phương thức cấu tạo từ khác nhau. Trong 04 điều
kiện trên, thì chỉ cần thỏa mãn 03 tiêu chuẩn là đạt.
Chu Anh Quý [185] công nhận: “từ ĐÂ là những từ có âm thanh giống nhau
và có ý nghĩa khác nhau”, và “trong THHĐ thì SL từ ĐÂ đơn tiết nhiều hơn SL
từ ĐÂ song tiết gấp nhiều lần”. Chọn đối tượng khảo sát của mình là từ ĐÂ song
tiết, loại bỏ những ĐVĐÂ đơn tiết và những ĐVĐÂ có từ ba âm tiết trở lên. Ông
đề xuất thêm một tiêu chí phân loại từ ĐÂ song tiết khác là “dựa vào những điểm
giống nhau và khác nhau về phương thức cấu tạo từ”. Theo tác giả “cách phân
loại này sẽ giúp các nhà nghiên cứu có thể những nhận thức mới về điểm khác
biệt và mối liên hệ giữa những từ ĐÂ song tiết với nhau”. Kết quả phân loại của
tác giả về từ ĐÂ song tiết trong Hán ngữ ngữ pháp tản luận như sau:
Căn cứ vào các tiêu chuẩn như “có hai yếu tố đồng hình”, “có yếu tố trước
đồng hình”, “có yếu tố sau đồng hình” Chu Anh Quý chia thành 4 loại lớn là: (1)
từ SÂT ĐÂĐH có cùng cấu tạo, cùng tính chất, (2) từ ĐÂ SÂT đồng cấu dị tính,
(3) từ ĐÂ SÂT đồng cấu đồng tính, (4) từ ĐÂ SÂT dị cấu dị tính.
Căn cứ vào đặc điểm “có yếu tố trước đồng hình”, ông chia làm 4 loại nhỏ
sau đây: (1) từ ĐÂST đồng cấu đồng tính, (2) từ ĐÂST đồng cấu dị tính, (3) từ
ĐÂST dị cấu đồng tính, (4) từ ĐÂST dị cấu dị tính.
Căn cứ vào đặc điểm “có yếu tố sau đồng hình”, ông chia làm 4 loại nhỏ sau:
(1) từ ĐÂST đồng cấu đồng tính, (2) từ ĐÂST đồng cấu dị tính, (3) từ ĐÂST dị
cấu đồng tính, (4) từ ĐÂST dị cấu dị tính.
Căn cứ vào đặc điểm “có cả hai yếu tố dị hình”, ông chia làm 4 loại: (1) từ ĐÂST
đồng cấu đồng tính, (2) từ ĐÂST đồng cấu dị tính, (3) từ ĐÂ ST dị cấu đồng tính, (4) từ
ĐÂ ST dị cấu dị tính.
Nhìn lại lịch sử nghiên cứu HTĐÂ, ĐN ta thấy: (i) Qua các thời kì, HTĐÂ,
ĐN luôn là một vấn đề nhận được sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học, các
nhà từ điển học… (ii) Với cách tiếp cận khác nhau, những khía cạnh có liên can
tới HTĐÂ, ĐN như: tiêu chí xác định từ ĐÂ, từ ĐN; tiêu chí xác định nghĩa có
quan hệ dẫn xuất (đối với các ĐVĐN thông thường) và nghĩa giữa các từ ĐÂ
(không có quan hệ dẫn xuất, chỉ có liên hệ về nghĩa) cũng đã được họ phân tích,
bàn luận và đề cập tới với những mức độ nông, sâu khác nhau.
Trên tinh thần kế thừa thành tựu nghiên cứu TV, tiếng Hán và lí thuyết
NNH ĐC, LA có những nhiệm vụ sau:

3. NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN


(1) Thống kê, phân loại và miêu tả các kiểu ĐVĐÂ, ĐN trong TV (dựa trên
cứ liệu của TĐTV 2006 là chính).
(2) Tập trung xác định vị trí của từ ĐÂST, từ ĐÂCG trong tổng thể từ ĐÂ
của TV.
(3) Xác định vị trí của từ vừa ĐÂ vừa ĐN trong khu vực ĐÂCG và trong
tổng thể từ ĐN và từ ĐÂ của TV.
(4) Đối chiếu từ ĐÂ, từ ĐN, từ vừa ĐÂ vừa ĐN của TV với từ ĐÂ, từ ĐN,
từ vừa ĐÂ vừa ĐN trong THHĐ.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU


4.1. Với đối tượng và nhiệm vụ được xác định như trên, LA chủ yếu sử
dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
(1) Phương pháp thống kê ngôn ngữ. Phương pháp này một mặt nhằm nâng
cao tính khách quan trong việc miêu tả cũng như những kết luận đưa ra trong LA,
mặt khác sẽ là cơ sở quan trọng để khái quát những biểu hiện phong phú của HT
ĐÂ và ĐN trong cả hai ngôn ngữ Việt, Hán.

(2) Phương pháp miêu tả. LA tập trung phân tích ngữ liệu để rút ra những
nhận xét, kết luận về các vấn đề có liên quan tới HTĐÂ và ĐN trong cả hai ngôn
ngữ Việt, Hán.
(3) Phương pháp đối chiếu. Phương pháp này được sử dụng nhằm góp phần
làm rõ các tiêu chí, cơ sở ngữ nghĩa, dấu hiệu hình thức thể hiện HTĐÂ và ĐN
trong các ngôn ngữ khác nhau. THHĐ là ngôn ngữ chủ yếu được dùng để đối
chiếu với TV. Đây là một ngôn ngữ có nhiều nét tương đồng về phương diện loại
hình với TV và cũng là ngôn ngữ được các nhà ngôn ngữ học trên thế giới để tâm
nghiên cứu từ lâu.
(4) Phương pháp phân lập và đối lập ngữ nghĩa trong phân tích ngữ nghĩa.
Trong các phương pháp trên thì các phương pháp (1), (2), (3) là những
phương pháp chính, phương pháp còn lại là phương pháp bổ sung.
Trong quá trình khảo sát, miêu tả ngữ liệu cũng như khi tiến hành đối chiếu,
chúng tôi đứng trên quan điểm đồng đại là chính. Tuy nhiên, để làm rõ một số vấn đề,
quan điểm lịch đại cũng được tham khảo và áp dụng như một hướng nhìn bổ sung.

4.2. Nguồn ngữ liệu chủ yếu mà LA khảo sát là TĐTV 2006 (Hoàng Phê
chủ biên) và TĐ THHĐ 2005.... Xét ở dạng thức thể hiện, ngôn ngữ nói (những
ví dụ được trích xuất trong từ điển) sẽ được lưu ý hơn so với ngôn ngữ viết. Xét
từ phương diện nguồn gốc, những từ thuần Việt, từ Hán Việt sẽ được lưu ý nhiều
hơn những từ có nguồn gốc ngoại lai khác như những từ gốc Ấn Âu…).

4.3. Với mục đích là khái quát tất cả những biểu hiện phong phú của HT
ĐÂ và ĐN trong cả hai ngôn ngữ Việt, Hán và do cách hiểu về ĐV cơ bản của
TV và sự phân biệt các ĐV cùng chức năng cú pháp như từ, ngữ… trong TV vẫn
còn một số điểm chưa rõ ràng nên chúng tôi chủ trương dùng khái niệm các ĐV
ĐÂ, các ĐV ĐN để chỉ tất cả các ĐVĐÂ hay ĐN là từ hay là ngữ.
Về khái niệm từ, quan niệm của chúng tôi như sau: xét từ phương diện cấu tạo,
từ có thể là từ đơn tiết, như: ăn, ngủ, chạy, nhảy, cười, nói, nghe, đánh, giúp..., chúng
cũng có thể là đa tiết (bao gồm cả từ phức là những từ có ít nhất 01 âm tiết vô nghĩa
như: vui vẻ, trẻ trung, động đậy, kín mít…, hoặc cả 02 âm tiết đều có nghĩa tiềm tàng
như: ngưỡng mộ, nhẫn tâm…, và từ ghép là những từ mà các âm tiết đều có nghĩa
như: kiêng cữ, động lòng, thù ghét, miễn giảm…, đại bộ phận chúng thường có cấu tạo
02 âm tiết), Những từ đa tiết như trên, thuộc vào một trong những kiểu kết hợp: (i) cả
hai âm tiết vốn là những từ Hán Việt không có khả năng hoạt động độc lập, (ii) một
hoặc tất cả các âm tiết không có nghĩa xác định, (iii) mối quan hệ giữa các âm tiết có
tính chất cố định, thành ngữ. Xét về phương diện nghĩa, chúng có thể là những ĐV
đơn nghĩa (chiếm đa số), và cũng có thể là những ĐV ĐN; chúng có thể chỉ có nghĩa
thực (chiếm đa số), cũng có thể chỉ có nghĩa ngữ pháp và nhiều khi có cả hai loại ý
nghĩa trên trong cùng một ĐV. Một số ĐV từ, ngữ vay mượn còn mới, hoặc chỉ
được sử dụng trong phạm vi giới hạn, có SL không nhiều sẽ không được đưa vào
phạm vi khảo sát hoặc sẽ không được ưu tiên khảo sát như: chat, e-mail, fax,
phone, penalty …

Một nội dung quan trọng của LA là so sánh từ ĐÂ và ĐN trong hai ngôn
ngữ Việt, Hán, do đó, ĐV cơ bản trong tiếng Hán cũng cần được xác định rõ ràng:
(i) về cấu tạo, cũng như trong TV, ĐV cơ bản trong tiếng Hán cũng là những ĐV

nhất thể ba ngôi, chúng có thể là những ĐV đơn tiết như: 说 (thuyết) nói, 走

(tẩu) đi, 看 (khán) thăm, xem, nhìn…, cũng có thể là những ĐV đa tiết (phần lớn

là những ĐV có cấu tạo 02 âm tiết) như: 参观 (tham quan) tham quan, 家庭 (gia

đình) gia đình, 好看 (hảo khán) đẹp, dễ coi….Chúng tôi cũng xem là đối tượng

khảo sát của LA những ĐV có cấu tạo từ 03 âm tiết trở lên như: 礼拜四 (lễ bái
tứ) chỉ thứ năm, 缩手缩脚 (súc thủ súc giảo)…vì những ĐV này cũng có đầy đủ
những đặc điểm của những ĐV khác đồng cấp với chúng như từ nên không có lí
do gì để gạt bỏ chúng. (ii) Về nghĩa, nghĩa của các ĐV này mang tính thành ngữ
– nghĩa của chúng khác với tổng ý nghĩa của các yếu tố hợp thành. (iii) Về cú
pháp, đây là những kết hợp cố định, khi tham gia vào câu chúng cũng giữ những
chức vụ cú pháp nhất định như từ (làm bổ ngữ, chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ…).

5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

Về phương diện lí luận, LA có những đóng góp sau đây: LA góp phần làm
rõ đặc điểm, vai trò và vị trí quan trọng của từ ĐÂ, từ ĐN, từ ĐÂCG nói chung
cũng như từ vừa ĐÂ vừa ĐN trong khu vực ĐÂCG của TV nói riêng.
Từ các tiêu chí: từ loại; SLÂT tham gia cấu tạo nên các ĐVĐÂ và ĐN của
TV; DLN; nét nghĩa và từ cấu trúc ngữ nghĩa của các ĐVĐN…, cùng với việc
vận dụng các khái niệm truyền thống như: ĐÂ đơn tiết, ĐÂ đa tiết, ĐÂ cùng từ
loại, ĐÂ khác từ loại, ĐÂ chuỗi…, ĐN đơn tiết, ĐN đa tiết, ĐN thường gặp, ĐN
ít gặp…, từ việc khái quát hóa các HT từ ĐÂ và ĐN trong hai ngôn ngữ, dựa trên
2 khối ngữ liệu đáng tin cậy của TV và THHĐ là TĐTV 2006 và TĐ THHĐ
2005, LA đã tiến hành thống kê, mô tả và phân loại chi tiết những biểu hiện của
HT từ ĐÂ, từ ĐN cũng như những đặc điểm của HT từ vừa ĐÂ vừa ĐN trong
TV, tiếng Hán, đồng thời lí giải được nguyên nhân của những biểu hiện và HT ấy.
Ở một góc độ nào đó, những đồng nhất và khác biệt trong TV và THHĐ thể hiện
ở HT từ ĐÂ, từ ĐN và HT từ vừa ĐÂ vừa ĐN đã được LA chứng minh, kiến
giải một cách có cơ sở khoa học từ việc thống kê, mô tả và đối chiếu ở diện rộng
và từ một số phạm trù hẹp song có tính phổ quát trong hai ngôn ngữ.
Về phương diện thực tiễn, LA đã đưa ra số liệu cập nhật, chi tiết về các
ĐVĐÂ, các ĐVĐN, các ĐV vừa ĐÂ vừa ĐN trong TV và ở một mức độ nào đó
là số liệu về các các ĐVĐÂ, các ĐVĐN, các ĐV vừa ĐÂ vừa ĐN trong tiếng
Hán. Trong một chừng mực nào đó, những số liệu này sẽ đem đến những lợi ích
nhất định cho việc biên soạn giáo trình từ vựng ngữ nghĩa học, từ điển đồng âm
TV, giáo trình dạy TV cho người nước ngoài, giáo trình dạy tiếng Hán cho người
Việt cũng như rất thuận tiện cho việc tra cứu nhanh trong quá trình học TV, tiếng
Hán. Những số liệu của LA cũng có thể được dùng cho việc xây dựng ngôn ngữ
máy và dịch máy.

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN


Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ đặt ra, LA được sắp xếp thành các phần
sau: phần chính văn có dung lượng 181 trang gồm phần Dẫn nhập, Kết luận và
bốn chương nội dung; phần còn lại gồm 3 Phụ lục và Danh mục tài liệu tham
khảo. Nội dung các phần của chính văn được tóm tắt như sau:

Phần Dẫn nhập có dung lượng 37 trang trình bày Lí do chọn đề tài và đối
tượng nghiên cứu (mục §1), Lịch sử vấn đề (mục §2), Nhiệm vụ của LA (mục
§3), Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu (mục §4), Những đóng góp của
LA (mục §5), Bố cục LA (mục §6).
Chương 1 với tiêu đề “Những vấn đề lí luận” có dung lượng 32 trang nêu
những vấn đề lí luận chung làm nền tảng cho việc tìm hiểu HTĐÂ và ĐN nói chung,
HTĐÂ và ĐN trong TV và THHĐ nói riêng. Cụ thể là: Từ và cấu trúc nghĩa từ
(mục §1.1.), HT chuyển loại của từ (mục §1.2.), Vai trò của chữ viết trong việc
nghiên cứu HTĐÂ và HTĐN (mục §1.3.), Khái niệm ĐÂ, ĐN và từ ĐÂĐN (mục
§1.4.), Về danh xưng từ ĐÂ và ĐN (mục §1.5.), Tiêu chí xác định các ĐVĐÂ, ĐN
và từ ĐÂ ĐN (mục §1.6.), Giới hạn của các ĐVĐÂ, ĐN (mục §1.7.), Vấn đề phân
loại các ĐV ĐÂ, ĐN và từ ĐÂĐN (mục §1.8.), Vị trí của từ ĐÂCG trong tổng thể
từ ĐÂTV (mục §1.9.), Nhận diện các ĐVĐÂ, ĐN trong TĐ (mục §1.10.), Tiểu kết
(mục §1.11.).

Chương 2 với tiêu đề “HTĐÂ trong TV đối chiếu với THHĐ” là một trong ba
phần trọng tâm của LA có dung lượng 36 trang gồm các nội dung chính sau đây: (1)
Trình bày số liệu về các ĐVĐÂ trong TĐTV 2006 (tổng số loạt và tổng số ĐVĐÂ, tỷ
lệ ĐÂ); phân loại và mô tả chi tiết các HTĐÂ của TV thông qua 04 tiêu chí: nguồn gốc,
từ loại, từ góc độ các ĐV ngôn ngữ, SLÂT tham gia cấu tạo và quan hệ ngữ nghĩa trong
nội bộ từ (mục §2.1 và các tiểu mục 2.1.1., 2.1.2.). (2) Trình bày các giải pháp phân loại
các ĐVĐÂ trong tiếng Hán của các nhà nghiên cứu Hán ngữ từ các tiêu chí hình – âm –
nghĩa và từ SLÂT tham gia cấu tạo cũng như đi vào mô tả một HTĐÂ đặc biệt chỉ thấy
trong THHĐ (ĐÂ phái sinh sau 儿化); trình bày số liệu thống kê ở diện rộng các

ĐVĐÂ trong THHĐ từ 02 tiêu chí: từ loại và SLÂT tham gia cấu tạo. (3) Đối chiếu từ
ĐÂCG trong TV với từ ĐÂCG trong THHĐ, nhận xét về HTĐÂ trong tiếng Hán và
HTĐÂ trong TV (mục § 2.2 và các tiểu mục 2.2.1; 2.2.2 và 2.2.3.), (4) Tiểu kết.

Chương 3 với tiêu đề “HTĐN trong TV đối chiếu với THHĐ” cũng là một
trọng tâm của LA có dung lượng 46 trang gồm các nội dung chính sau đây: (1)
Thống kê số liệu các ĐVĐN trong TĐTV 2006, (2) Phân loại và mô tả chi tiết
các HTĐN của TV thông qua 03 tiêu chí: từ loại, SLÂT tham gia cấu tạo và DLN.
Dựa vào đó làm cơ sở để xác định những HTĐN thường gặp, ĐN ít gặp hay
những trường hợp ĐN cơ bản, không cơ bản của TV (mục §3.1 và các tiểu mục
3.1.1., 3.1.2.), (3) Trình bày quan niệm cũng như các giải pháp phân loại các ĐV
ĐN trong tiếng Hán của các nhà nghiên cứu Hán ngữ; trình bày số liệu thống kê
ở diện rộng các ĐVĐN trong THHĐ của chúng tôi trong TĐTHHĐ 2005 từ 03
tiêu chí: từ loại, SLÂT tham gia cấu tạo và DLN, (4) Đối chiếu và nhận xét về
HTĐN trong tiếng Hán với HTĐN trong TV ở diện rộng cũng như ở diện hẹp
của hai khối ngữ liệu (qua số liệu của TĐ và qua một số phạm trù phổ quát) với
mục đích để làm nổi bật những tương đồng cũng như những khác biệt giữa hai
ngôn ngữ, qua đó tìm thêm luận cứ cho việc biện giải HTĐN trong TV (mục §3.2
và các tiểu mục 3.2.1, 3.2.2, 3.2.3), (5) Tiểu kết.

Chương 4 với tiêu đề “Từ ĐÂ và ĐN trong TV đối chiếu với THHĐ” có dung
lượng 20 trang gồm các nội dung chính sau đây: (1) Trình bày số liệu về các ĐV vừa
ĐÂ vừa ĐN trong khu vực ĐÂCG và khác gốc ngữ nghĩa, (2) Phân loại các ĐV vừa
ĐÂ vừa ĐN trong TV, tiếng Hán. (3) Mô tả nguồn gốc, đặc điểm cấu tạo, dung lượng
ngữ nghĩa, quan hệ ngữ nghĩa của những ĐV này trong TV, tiếng Hán. (4) Đối chiếu từ
ĐÂ và ĐN cùng gốc nghĩa và khác gốc nghĩa trong TV với từ ĐÂ và ĐN cùng gốc
nghĩa và khác gốc nghĩa trong THHĐ (trọng tâm là đối chiếu từ ĐÂ và ĐN cùng gốc
nghĩa trong 2 ngôn ngữ), nhằm chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt về vấn đề
này trong hai ngôn ngữ.

Phần Kết luận có dung lượng 10 trang nhằm tổng kết những nội dung cơ
bản của LA, nêu lên những khó khăn trong quá trình thực hiện LA cũng như
những vấn đề LA đề cập chưa đầy đủ hoặc chưa giải quyết được.
CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG

1.1. TỪ VÀ CẤU TRÚC NGHĨA TỪ


1.1.1. Là một trong những ĐV cơ bản và trung tâm của ngôn ngữ (âm vị,
hình vị, từ, câu) song thế nào là từ thì cho tới tận bây giờ vẫn chưa có một định
nghĩa nào có đủ sức khái quát từ của mọi ngôn ngữ. F.de Saussure [113, tr.111]
từng viết “…Từ là một ĐV luôn luôn ám ảnh tư tưởng chúng ta như một cái gì
đó trung tâm trong toàn bộ cơ cấu ngôn ngữ mặc dù khái niệm này khó định
nghĩa”. Theo Nguyễn Thiện Giáp [46, tr.61] thì “hiện nay có trên 300 định nghĩa
về từ”. Viện sĩ L.V.Sherba; (tr.09) cho rằng: “trong thực tế từ là gì, thiết nghĩ
rằng, trong các ngôn ngữ khác nhau, từ sẽ khác nhau. Do đó, tất sẽ không có khái
niệm từ nói chung” [57, tr.12]. Ngược lại với ý kiến này là quan điểm của những
nhà ngữ học như V. M.Solncev, B.A.Serebrennikov…. Họ cho rằng: “đằng sau
sự đa dạng về các thuộc tính của từ vẫn có thể tìm thấy những thuộc tính bản chất,
chung cho từ trong mọi ngôn ngữ”. Theo họ, từ có những thuộc tính sau: (i) Là
ĐV ngôn ngữ có hai mặt âm và nghĩa (ii) Có khả năng độc lập về cú pháp khi sử
dụng trong lời nói (thuộc tính bản chất) [57, tr.13-14]. Về sau, các nhà ngôn ngữ
học lại đưa ra một chùm tiêu chí cụ thể hơn để phân định ranh giới của từ với các
ĐV ngôn ngữ khác. Những tiêu chí này liên quan đến ba mặt: âm, nghĩa và chức
năng cú pháp của ĐV được đưa ra để xem xét.
Đối với các nhà Việt ngữ học, vấn đề nhận diện từ và vấn đề phân biệt từ
với những ĐV ngôn ngữ khác cho tới nay vẫn chưa có sự thống nhất. Về cơ bản,
có thể phân thành các khuynh hướng sau:
(1) Khuynh hướng coi tiếng (âm tiết) là từ. Đại diện là Nguyễn Tài Cẩn,
Nguyễn Thiện Giáp…., chẳng hạn: Nguyễn Tài Cẩn [08, tr.50] cho rằng: “tiếng
là ĐV cơ bản trong truyền thống ngữ văn Việt Nam” và “trong TV, đi từ tiếng
lên từ ghép hay từ từ ghép lên đoản ngữ rõ ràng là đi từ một ĐV bé lên một ĐV
lớn hơn”. Có thể hình dung quan điểm của ông qua sơ đồ sau:
Tiếng chặt
Từ ghép ↓
Đoản ngữ Lỏng

bé → lớn
Trong sơ đồ trên, ông cho rằng: từ ghép thuộc tổ hợp cố định, đoản ngữ
thuộc tổ hợp tự do.
Điểm khác biệt giữa hai tác giả này là ở chỗ: Nguyễn Thiện Giáp [44]
không thừa nhận từ ghép là từ, còn tiếng được Nguyễn Thiện Giáp coi là từ (bao
gồm cả những từ điển hình và những từ không điển hình). Từ đó ông kết luận:
“đường ranh giới rành mạch nhất, hiển nhiên nhất bao giờ cũng là đường ranh
giới độc lập một bên là “tiếng” ( từ điển hình, từ không điển hình) và một bên là
“tổ hợp tiếng” (bao gồm từ ghép và các tổ hợp cố định còn lại)”.
(2) Đại diện cho khuynh hướng thứ hai là các tác giả như Nguyễn Kim Thản
[120], Hoàng Tuệ [141], Đái Xuân Ninh [103], Lưu Vân Lăng [73], Hồ Lê [77],
[78], Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê [26], Nguyễn Văn Tu [136], [138],
Hoàng Văn Hành [57], Đỗ Hữu Châu [16], [21], Trần Ngọc Thêm [128]…. Mặc
dù giữa các tác giả này không phải là không còn tồn tại những điểm khác nhau như:
hệ thống phân loại khác nhau, tiêu chí phân loại khác nhau, sử dụng hệ thống thuật
ngữ khác nhau (người thì dựa vào tiêu chí khối lượng để chia thành hình vị lớn
hơn âm tiết, bằng âm tiết và nhỏ hơn âm tiết; người thì dựa vào tiêu chí nghĩa để
để chia thành hình vị thực, hình vị hư, hình vị hệ thống hay nguyên vị thực,
nguyên vị hư và nguyên vị hệ thống…) song về cơ bản họ đều cho rằng: (a) Tuy
còn có nhiều khó khăn trong việc phân định ranh giới từ TV song từ vẫn là một
thực thể, tồn tại với một tư cách là một ĐV cơ bản của TV, là khái niệm trung tâm
của Việt ngữ học, (b) để nhận diện từ, cần dựa vào các tiêu chí như: tính nhất thể
về ngữ âm, tính hoàn chỉnh về ngữ nghĩa, tính độc lập về cú pháp (khi hoạt động
trong lời nói), (c) tuy còn tồn tại những khó khăn nhất định song vẫn có thể chấp
nhận và vận dụng khái niệm hình vị vào phân tích cấu trúc từ TV, (d) từ TV về cơ
bản có thể phân thành: từ đơn, từ phức (bao gồm từ ghép và từ láy).
Những năm gần đây, đặc biệt là vào những năm cuối thế kỷ XX và những
năm đầu của thế kỷ XXI, lại nổi lên xu hướng coi tiếng (âm tiết) là từ, những tác
giả tiêu biểu cho khuynh hướng này là Cao Xuân Hạo [49], [54], [52], Nguyễn
Quang Hồng [60], [61]…. Chẳng hạn: Cao Xuân Hạo [52, tr.180-183,188] đã chỉ
ra rằng: “kích thước ngữ âm của hình vị TV là âm tiết (chiếm tới 97% hình vị TV)
và 100% trường hợp biên giới hình vị trùng với biên giới âm tiết (kể cả những
hình vị đa tiết), không có HT phụ âm cuối của một âm tiết đứng trước nhảy sang
một âm tiết khác bắt đầu bằng một nguyên âm để làm thay đổi diện mạo của nó đi,
mỗi âm tiết là một ĐV mang nghĩa, có cấu trúc chặt chẽ như từ của các ngôn ngữ
Châu Âu. Tình hình này cũng tương tự trong tiếng Trung Quốc. Bloomfield (1926)
cho rằng: “trong tiếng Trung Quốc, tiêu chuẩn để phân định từ là có hay không có
hình thức âm tiết (mỗi từ là một âm tiết gồm hai hay ba âm vị)” và còn nói rõ thêm:
“ngôn ngữ này không có hình thái ràng buộc” cho nên ngữ pháp “chung quy là cú
pháp, không có hình thái học”.
Cùng có quan điểm như Cao Xuân Hạo, Nguyễn Quang Hồng [61,tr. 215]
ngoài những vấn đề có tính lí luận còn đưa ra những số liệu quan trọng sau: (i) số
lượng (SL) âm tiết được sử dụng phổ biến trong TV văn hóa là 8590 âm tiết. (theo
Vương Hữu Lễ; 1974 là 6900 âm tiết. Theo Hoàng Tuệ và Hoàng Minh; 1978 là
6100 âm tiết). (ii) SL âm tiết có được trên lý thuyết là 19520 âm tiết. (iii) SL âm
tiết tiềm năng (không hoặc hầu như không được dùng đến) trong TV văn hóa hiện
đại là: 19520 - 5890 = 13630 (âm tiết tiềm năng). Cũng theo Nguyễn Quang Hồng
(dẫn lại của Đẳng Thiếu Văn; 1964), trong THHĐ có 1255 âm tiết được sử dụng
trong thực tế, 365 âm tiết tiềm năng và có khoảng 1620 âm tiết có thể có được
trong THHĐ, nếu loại trừ thanh điệu sẽ còn 408 khuôn âm tiết cho hệ thống ngữ
âm THHĐ (tr.219-224). Cũng theo Nguyễn Quang Hồng [60, tr.39] thì: SL âm tiết
cơ bản của tiếng Hán là ngày càng ít đi và hệ quả của nó là tiếng Hán sẽ ngày càng
có xu thế tiến gần tới chắp dính và chắc chắn sẽ kém điển hình hơn về mặt loại
hình so với TV.
Theo quan điểm của chúng tôi, khuynh hướng thứ hai mặc dù có những ưu điểm
nhất định trong việc nhận diện và phân định từ trong TV song vẫn phải dựa trên những
khái niệm cơ sở là âm tiết (tiếng) để lí giải. Trong LA này, chúng tôi tiếp thu những
thành tựu của khuynh hướng này song chúng tôi thấy rằng: giải thuyết âm tiết/tiếng – từ
một tiếng - hình vị là một thể ba ngôi là phù hợp hơn, có lợi hơn cho hướng đi của LA.
1.1.2. Theo John Lyons (89, tr.37-38-57), cùng với các khái niệm ngữ ngôn
(Langue), lời nói (Parole)… cho đến tận bây giờ thì thế nào là nghĩa (meaning)
và thế nào là nghĩa của từ vẫn là một vấn đề chưa có sự thống nhất. Chẳng hạn:
(1) Thuyết qui chiếu hay sở thị (denotational) cho rằng: “nghĩa của một biểu thức
chính là đối tượng mà biểu thức đó chỉ ra hay biểu thị hoặc đại diện. Chẳng hạn
“chó” thì có nghĩa hoặc là một tập hợp khái quát các con chó, hoặc là các đặc
trưng bản chất chung của chúng.”, (2) Thuyết ý niệm (ideational) hay tâm lý
(mentalistic) cho rằng “nghĩa của một biểu thức là cái ý niệm hay quan niệm gắn
với nó trong tư duy của những ai biết và hiểu được biểu thức đó.”, (3) Thuyết
hành vi (behaviourist) cho rằng “nghĩa của một biểu thức là cái kích thích được
gợi ra cho nó hay cái phản ứng mà nó gợi ra hoặc là sự kết hợp của hai thứ này
trong một tình huống phát ngôn cụ thể.”, (4) Thuyết nghĩa là cách dùng (meaning
is use) cho rằng “nghĩa của một biểu thức được xác định và đồng nhất với cách
dùng của nó trong ngôn ngữ.”, (5) Thuyết thẩm định (verification ist) thì cho rằng
“nếu một biểu thức có nghĩa thì cái nghĩa này được xác định bởi chứng cứ lấy từ
câu hay mệnh đề chứa biểu thức đó.”, (6) Thuyết điều kiện chân trị (truth
conditional) lại cho rằng “nghĩa của một biểu thức là sự đóng góp của nó vào
điều kiện chân trị của câu chứa nó.”. Và trên thực tế, vẫn không có thuyết nào tự
mình làm thành cơ sở cho một lí thuyết ngữ nghĩa học toàn diện và giàu sức giải
thích thực tiễn song chúng đều có những đóng góp nhất định cho việc xây dựng
một lí thuyết toàn diện hơn.
Để làm việc, trong LA này chúng tôi chấp nhận định nghĩa sau: “Nghĩa của
từ (cũng như của các ĐV ngôn ngữ khác) là quan hệ của từ với cái gì đó nằm
ngoài bản thân nó.” Đây cũng là quan niệm khá phổ biến trong giới Việt ngữ học
hiện nay. Theo chúng tôi, cần phân biệt rõ 02 vấn đề là: nghĩa (là nội dung tinh
thần, là quan hệ của từ với cái gì đó nằm ngoài bản thân nó) và vật sở chỉ (những
thực thể được từ, ngữ… chỉ ra. Trên thực tế, vật sở chỉ có thể có thực hoặc có thể
không có thực (là giả tưởng).
Về vấn đề cấu trúc của nghĩa từ, cũng có không ít những cách hiểu và quan
niệm khác nhau, cách sử dụng thuật ngữ cũng khác nhau, chẳng hạn: Đỗ Hữu
Châu [19, tr.103-105] cho rằng: các thành phần ý nghĩa chính trong từ (thực từ)
gồm 05 thành tố là: (1) nghĩa biểu vật (NBV), (2) nghĩa biểu niệm (NBN), (3)
nghĩa biểu thái (NBT), (4) nghĩa ngữ pháp, (5) những nét nghĩa liên hội. Nguyễn
Thiện Giáp [47, tr.125-128] cho rằng: nghĩa của từ bao gồm 04 thành tố là: (1)
nghĩa sở chỉ, (2) nghĩa sở biểu, (3) nghĩa sở dụng, (4) nghĩa kết cấu. Bùi Minh
Toán [133, tr.46-48] cho rằng: nghĩa của từ bao gồm 03 thành phần là: (1) thành
phần NBV, (2) thành phần NBN, (3) thành phần nghĩa tình thái. Ba thành phần
này làm nên nghĩa từ vựng của từ. Hoàng Dũng – Bùi Mạnh Hùng [35, tr.124] thì
cho rằng: nghĩa của từ bao gồm (1) nghĩa biểu hiện (là trung tâm của nghĩa từ, là
sự hợp thành của nghĩa sở biểu và nghĩa sở thị), (2) nghĩa liên hệ, (3) nghĩa liên
tưởng. Hoàng Phê [105, tr.14] thì cho rằng: nghĩa của từ bao gồm 02 thành phần
có cấp bậc khác nhau là: (1) nghĩa chính thức, (2) thành phần hàm ẩn (chỉ có ở một
số từ, không có giá trị thông báo chính thức). Hồ Lê [82, tr.155; tr. 179-226] cho
rằng: “về phương diện nghĩa, ngôn ngữ nào cũng đều có những nghĩa vị (nét nghĩa)
biểu vật, biểu niệm, biểu thái, biểu chức năng…”. Nghĩa vị theo Hồ Lê “là một ĐV
nghĩa” còn nghĩa “là một phạm trù”. Theo ông, “khi nói từ vị này có nhiều nghĩa
hoặc có nghĩa này, nghĩa kia thì cần hiểu là từ vị ấy mang nhiều nghĩa vị hoặc
mang nghĩa vị này, nghĩa vị kia…” (tr.198). Theo Hồ Lê “nghĩa vị phải là mô hình
được khái quát từ nhiều biến thể nghĩa cùng nội dung” (tr.206). Theo ông, cấu trúc
nghĩa trong một từ vị có thể được miêu tả bằng một trong 07 tập nghĩa vị (tr.276)
và hoàn toàn có thể xây dựng công thức của 04 loại nghĩa vị biểu vật, biểu niệm,
biểu thái, chức năng (tr.275). Lê Quang Thiêm [130, tr.177-178] thì cho rằng:
những thành phần nghĩa thường có mặt trong từ là (1) NBV, (2) NBN (là trung
tâm của nghĩa từ), (3) NBT….
Về cấu trúc của nghĩa từ, chúng tôi quan niệm: (1) có nhiều thành phần
nghĩa có mặt trong từ và những thành phần thường có mặt trong từ là: (a) NBV
(tồn tại trong thực từ), (b) NBN (là hạt nhân cơ bản, là cái ổn định, là trung tâm
của nghĩa từ), (c) NBT. (2) Cấu trúc của nghĩa từ là một cấu trúc có tính tôn ty
gồm nghĩa, nét nghĩa (nghĩa vị). Trong đó: nét nghĩa là những đặc trưng nhỏ
nhất, dùng để phân biệt từ này với từ kia. Chẳng hạn: nghĩa của 02 từ đàn ông,
đàn bà (TĐTV tr.206) có thể phân tích thành 02 nét nghĩa như sau:
Đàn ông Đàn bà
Người lớn + +
Nam giới + -
Đối với THHĐ, do đặc điểm nổi bật của từ vựng tiếng Hán là từ song tiết
(chiếm tới 67%) nên sự chú ý của các nhà từ vựng học tiếng Hán tập trung vào sự
phân biệt giữa nghĩa của từ và nghĩa của từ tố (nghĩa của hình vị cấu tạo từ). Về
việc xác định ĐV cơ bản của nghĩa từ, đại đa số họ đều cho rằng đó là nghĩa
hạng (là những nét nghĩa chung nhất, khái quát nhất giữa các nghĩa hạng, nghĩa
hạng là khái niệm tương đương với khái niệm nét nghĩa chung trong TV). Từ 02
khái niệm xuất phát là nghĩa hạng và nghĩa của từ tố nhiều nhà Hán ngữ chủ
trương chia từ ĐN thành 04 loại là: (1) toàn bộ nghĩa hạng của từ đều ĐN, (2) chỉ
có một nghĩa hạng là nghĩa của từ, còn lại là nghĩa của những từ tố ĐN, (3) từ đã
có nhiều nghĩa hạng lại kèm theo nghĩa của những từ tố ĐN, (4) đều là những từ
tố ĐN. Đây cũng là cơ sở để họ phân chia các nghĩa hạng thành 04 loại sau: (1)
nghĩa gốc, (2) nghĩa cơ bản, (3) nghĩa dẫn xuất, (4) nghĩa tỷ dụ. Trong đó: nghĩa
gốc là ý nghĩa xưa nhất, cổ nhất của từ được ghi lại. Nghĩa cơ bản là ý nghĩa chủ
yếu, thường dùng nhất của từ ngày nay. Là trường hợp hợp nhất giữa nghĩa gốc
và nghĩa cơ bản. Nghĩa dẫn xuất là ý nghĩa do phái sinh mà thành. Nghĩa dẫn
xuất gồm 02 loại: (i) phát triển từ nghĩa gốc, nghĩa cơ bản, (ii) phát triển từ nghĩa
dẫn xuất khác. Nghĩa tỷ dụ là ý nghĩa do những biện pháp tu từ về từ của từ cố
định lại mà thành.

1.2. HIỆN TƯỢNG CHUYỂN LOẠI CỦA TỪ


Hiện tượng chuyển loại (HTCL) của từ được gọi bằng rất nhiều tên khác
nhau trong TV và tiếng Hán như: HT chuyển loại, chuyển hóa từ loại, chuyển từ
loại, chuyển di từ loại, HT cùng gốc khác loại, HT ĐÂ ngữ nghĩa, HT từ kiêm
loại, những từ ĐÂ ngữ pháp, HT các từ có đặc trưng hỗn hợp của các từ loại…
Theo chúng tôi, HTCL của từ là một phương thức cấu tạo từ (CTT), nhờ đó một
từ mới thuộc phạm trù từ loại này được tạo ra từ một từ loại khác mà vẫn giữ nguyên vỏ
âm thanh, đồng thời tạo ra ý nghĩa mới có quan hệ nhất định với ý nghĩa của từ xuất
phát và nhận những đặc trưng ngữ pháp mới (thể hiện ở khả năng kết hợp và chức năng
làm thành phần câu) khác với đặc trưng ngữ pháp của từ xuất phát.
Trong các ngôn ngữ biến hình như tiếng Anh, HT chuyển loại của từ thường
đi kèm với những đặc điểm về hình thái như: Happy (ad; vui)→ happiness (n; hạnh
phúc), lazy (ad; lười) → laziness (n; sự lười nhác), sad (ad; buồn) → sadness (n: nỗi
buồn), free (ad; tự do) → freedom (n, sự tự do), arrive (đến) → arrival (điểm đến),
learn (học) → learner (người học), play (chơi/thực hiện) → player (người
chơi/người làm), employ (v; thất nghiệp) → employment (n; sự thất nghiệp), nation
(n; quốc gia) → national (ad; thuộc về quốc gia), care (v; cẩn thận) → careness (n;
sự cẩn thận), child (n; trẻ con) → childlike (ad; tính trẻ con), fun (n; vui đùa) →
funny (ad; tính hài hước), man (n; đàn ông) → manly (ad; tính đàn ông/nam tính),
modern (n; hiện đại) → modernize (v; hiện đại hóa), beauty (n; vẻ đẹp) → beautify
(v; làm đẹp), popular (ad; được ưa chuộng) → popularize (v; phổ biến), class (n;
lớp/loại) → classify (v; phân loại)…
Trong các ngôn đơn lập như TV, tiếng Hán, HTCL của từ đại bộ phận là
không kèm phụ phẩm. Cụ thể, trong TV chỉ có một phương thức chuyển loại (PTCL)
không kèm phụ phẩm. VD: Lan vác cuốc ra vườn để cuốc đất. (dt – đg)
VD: Cảnh chùa ngày thường thật tĩnh lặng. _ Nó xài tiền chùa nên không
biết tiếc. (dt – t)
Đây là PTCL duy nhất và hiện vẫn đang diễn ra mạnh mẽ trong TV hiện đại.
Trong THHĐ, tuyệt đại bộ phận HTCL là không kèm phụ phẩm, trừ những
từ phái sinh dùng 儿化kiểu như: 坐 zuò (đg; ngồi) 坐儿 zuòr (dt; chỗ ngồi)…

1.3. VAI TRÒ CỦA CHỮ VIẾT TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU HIỆN
TƯỢNG ĐỒNG ÂM VÀ HIỆN TƯỢNG ĐA NGHĨA
Như lí luận ngôn ngữ học đại cương (NNHĐC) đã chỉ rõ: đối tượng cụ thể
của ngôn ngữ học là “cái sản phẩm xã hội được lưu trữ trong óc mỗi người” hay
“ngôn ngữ thuộc về hệ thống bên trong, độc lập với chữ viết” và “ngôn ngữ và
chữ viết là 02 hệ thống dấu hiệu khác nhau” và “lí do tồn tại duy nhất của chữ
viết là để biểu hiện ngôn ngữ”. Song cũng chính lí luận NNHĐC cũng từng
khẳng định: “trong mỗi tập thể ngôn ngữ, cái sản phẩm này (ngôn ngữ) lại khác,
thành ra những cái chúng ta có được là những ngôn ngữ khác nhau” và
“…Chúng ta thường chỉ biết các ngôn ngữ qua chữ viết […] đặc biệt là đối với
những ngôn ngữ phương xa và những ngôn ngữ đã mất đi […] cho nên, tuy chữ
viết tự bản thân nó vốn xa lạ đối với hệ thống bên trong, vẫn không thể nào
không đếm xỉa đến nó vốn là biện pháp luôn luôn được dùng để biểu thị ngôn
ngữ, cần phải biết công dụng của nó, những nhược điểm của nó và những mối
nguy hiểm do nó gây ra.” Saussure [113, tr.67-68].
Cũng trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương (tr.69), Saussure từng khẳng
định: “đối tượng của NNH không phải là sự kết hợp giữa cái từ được viết ra với
cái từ được nói ra, chỉ cái sau này mới là đối tượng của NNH. Song những từ viết
(chữ viết) luôn xen lẫn một cách khít khao với những từ nói (ngữ âm, âm thanh)
mà nó là hình ảnh…” hay “ngôn ngữ có một truyền thống phát âm độc lập với
chữ viết và lại cố định hơn nữa…”.
Ông đồng thời chỉ rõ 03 nguyên nhân khiến cho chữ viết có ưu thế hơn đối
với ngôn ngữ là: (1) trước hết, hình ảnh chữ viết của từ đập vào trí ta như một vật
cố định và vững chắc, thích hợp hơn là âm thanh đối với việc duy trì tính thống
nhất của ngôn ngữ qua thời gian. Mặc dầu mối liên hệ này rất hời hợt và tạo ra
một sự thống nhất thuần túy giả tạo, nó vẫn dễ thấy hơn nhiều, so với mối liên hệ
tự nhiên, mối liên hệ duy nhất chân chính của âm thanh, (2) ở phần lớn chúng ta,
các ấn tượng thị giác vẫn rõ và bền hơn các ấn tượng thính giác, cho nên người ta
thường bám vào loại trên hơn. Hình tượng chữ viết rốt cục lấn át âm thanh, (3)
ngôn ngữ văn học càng làm tăng thêm cái ưu thế không đáng được hưởng của
chữ viết. Nó có những pho từ điển, những bộ ngữ pháp của nó; người ta giảng
dạy ở nhà trường cũng theo sách và bằng sách; ngôn ngữ có một quy phạm chi
phối; mà cái quy phạm này cũng là một hệ thống luật lệ bằng chữ viết, tuân theo
một cách dùng nghiêm ngặt là chính tả, và thế là chữ viết đã có được một tầm
quan trọng hàng đầu. Rốt cục người ta quên mất rằng mình học nói rồi mới học
viết, và mối quan hệ tự nhiên bị đảo ngược lại. Cuối cùng, mỗi khi có sự mâu
thuẫn giữa ngôn ngữ và chính tả, thì bao giờ cuộc tranh chấp cũng khó giải quyết
đối với bất cứ ai không phải là nhà ngôn ngữ học lại không có tiếng nói ở đây,
cho nên hình thức chữ viết hầu như tất nhiên phải thắng thế, bởi lẽ bất cứ giải
pháp nào dựa vào nó cũng vẫn dễ hơn; do đó chữ viết tự gán cho mình một tầm
quan trọng mà nó không đáng có.
Saussure đồng thời cũng chỉ ra rằng: “chỉ có 2 loại chữ viết là loại biểu ý
(văn tự của người Trung Quốc) và loại chữ viết ngữ âm học” và “từ viết có xu
hướng thay thế cho từ nói trong trí óc ta; điều đó đúng với cả 2 loại chữ viết,
nhưng trong loại đầu (loại chữ viết biểu ý) xu hướng này mạnh hơn. Đối với
người Trung Quốc, chữ biểu ý và từ nói đều là những dấu hiệu của ý niệm như
nhau; đối với họ, chữ viết là một ngôn ngữ thứ hai, và trong khi nói chuyện, nếu
gặp 2 từ nói phát âm như nhau (ĐÂ), đôi lúc họ phải nhờ đến chữ viết để giải
thích ý nghĩ của mình. Nhưng sự thay thế này, vì nó có thể là tuyệt đối, không có
những hậu quả phiền hà như trong chữ viết của ta (chữ viết ngữ âm học), những
từ Trung Quốc thuộc nhiều phương ngữ khác nhau nhưng tương ứng với một ý
thì đều có thể cùng được biểu hiện bằng một chữ”.
Cũng trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, sau khi chỉ ra ưu thế của
chữ viết so với khẩu ngữ, Saussure đã giới hạn đối tượng nghiên cứu của mình ở
loại văn tự ngữ âm học và chỉ ra những nguyên nhân của tình trạng không ăn khớp
giữa cách viết và cách phát âm. Theo ông, có những nguyên nhân chính sau (1) do
ngôn ngữ biến hóa không ngừng trong khi chữ viết có xu thế đứng yên, (2) do sự
vay mượn hệ thống chữ cái của một dân tộc khác dẫn đến sự không tương thích…,
(3) do sự chi phối của từ nguyên học. Và những hậu quả của nó là: (1) chữ viết che
mất bộ mặt thật của ngôn ngữ, (2) chữ viết ngày càng ít biểu hiện cái mà nó phải
biểu hiện và cái xu hướng muốn lấy nó (chữ viết) làm cơ sở lại càng mạnh thêm
dẫn tới đảo ngược mối quan hệ chính đáng và hiện thực giữa chữ viết và ngôn ngữ,
(3) nó tác động đến ngôn ngữ và làm cho ngôn ngữ thay đổi (trong những ngôn
ngữ văn học) thậm chí là tạo ra những quái thai của chính tả.
Ở Việt Nam, ngay từ những năm đầu thế kỷ XX đã có rất nhiều ý kiến khen,
chê của các nhà khoa học về chữ Quốc ngữ như: Nguyễn Bạt Tụy [142]; nhóm
Trần Trọng Kim, Bùi Kỉ, Phạm Duy Khiêm [70]; Cao Xuân Hạo [52]…. Trong
những ý kiến này đáng lưu ý là quan điểm của Cao Xuân Hạo [52, tr.157, 160-
161]. Theo Cao Xuân Hạo, nhược điểm của chữ Quốc ngữ chính là ở chỗ “nó có
tính chất thuần túy ghi âm và hoàn toàn bất lực trước nhiệm vụ biểu hiện nghĩa
mà lẽ ra nó phải đảm đương, và nhược điểm ấy bộc lộ rõ nhất và tai hại nhất là
trong các trường hợp các từ ĐÂ vốn có rất nhiều trong TV [….] Bỏ chữ Hán và
chữ Nôm là một tai họa không còn hoán cải được nữa nhưng người ta còn có thể
bổ cứu cho sự mất mát này bằng cách dạy chữ Hán như một môn bắt buộc ở
trường phổ thông. Người Việt sẽ không thể giỏi TV nếu không thấu đáo nghĩa
của các từ Hán Việt, vốn chiếm tỷ lệ hơn 70% trong vốn từ TV” (tr.160-161) và
“trên bình diện ngôn ngữ học lý thuyết, chữ quốc ngữ không phải là một cách
viết thích hợp với TV” (tr.157).
Theo chúng tôi, những luận điểm trên có một ý nghĩa hết sức quan trọng
trong việc nghiên cứu HTĐÂ, HTĐN trong TV và THHĐ. Chúng tôi cho rằng,
không thể phủ nhận hoàn toàn vai trò của chữ viết trong việc nhận diện, phân loại
các ĐVĐÂ trong THHĐ và một bộ phận không nhỏ từ ĐÂ của TV (ĐÂ Hán
Việt). Hơn thế nữa, chữ viết còn là một tiêu chí quan trọng bên cạnh các tiêu chí
âm, nghĩa tạo thành một bộ tiêu chí quan trọng (hình – âm – nghĩa) trong việc
phân biệt các ĐVĐÂ của THHĐ và các yếu tố cấu tạo từ (YT CTT) kiểu như:
đại trong các kết hợp đại ác (大恶), đại biểu (代表) thời đại (时代)… trong TV
hiện đại. Các yếu tố này hiện nay, do việc thay đổi văn tự (từ văn tự biểu ý sang
văn tự ngữ âm) đã che mờ những sự khác biệt về văn tự và ý nghĩa vốn tồn tại
thật trong những ĐV Hán Việt này của TV – một bộ phận mà theo ước tính là
chiếm gần 70% vốn từ TV và hiện vẫn có rất nhiều yếu tố có sức sản sinh từ
vựng mạnh và có một vị trí xứng đáng trong tâm thức của người Việt.
Chúng tôi, mặc dầu cũng ý thức được những đặc điểm phong phú đa dạng
và phức tạp của HTĐÂ trong TV song do nhiệm vụ chính đã được xác định nên
chọn cho mình một quan điểm là: các ĐVĐÂ trong TV đồng thời cũng là những
ĐV đồng tự dạng trong mọi dạng thức biểu hiện của ĐV ấy.

1.4. KHÁI NIỆM ĐỒNG ÂM, ĐA NGHĨA VÀ TỪ ĐỒNG ÂM ĐA


NGHĨA
1.4.1. Theo Keith Brown [206, tr.72] thì: ĐÂ (homonyms) là những từ/mục
từ (lexemes) khác nhau nhưng chia sẻ cùng một hình thức giống nhau” và “các từ
ĐÂ (homophones ) cần phải được phát âm giống nhau” trong khi “các từ đồng tự
(homographs) có chung hình thức viết giống nhau”.
ĐN (polysemy) có nguồn gốc từ những quá trình và quan hệ ngữ nghĩa –
ngữ dụng trong đó các nghĩa của từ được mở rộng hoặc chuyển đổi thành một
mục từ vựng (lexical item) có nhiều nét nghĩa phân biệt.”
Ở Việt Nam, chỉ có một số ít công trình có đưa ra khái niệm ĐÂ nói chung
và khái niệm từ ĐÂ nói riêng, chẳng hạn: Trà Ngân Lê Ngọc Vượng [94, tr.29]
quan niệm: “ĐÂ nghĩa là đọc giống nhau…, ĐÂ tất phải khác nghĩa”. Trần
Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm [70, tr.18-19] cho rằng: “tiếng ĐÂ là
những tiếng viết giống nhau và đọc đồng một âm như nhau nhưng cái nghĩa thì
khác mà không có liên lạc gì với nhau cả”. Hữu Quỳnh [110, tr.49] quan niệm:
“từ ĐÂ là những từ khác nhau nhưng có vỏ âm thanh giống nhau”. Đỗ Hữu Châu
[19, tr.228] cho rằng: “những ĐVĐÂ là những ĐV giống nhau về hình thức ngữ
âm nhưng khác nhau về ý nghĩa”. Tập thể tác giả Hoàng Văn Hành, Hà Quang
Năng, Nguyễn Văn Khang [57, tr.164-165] cho rằng: “HTĐÂ trong TV là HT
đồng nhất về mặt biểu hiện (trùng về âm thanh), khác nhau về bình diện được
biểu hiện (ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa ngữ pháp)”. Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Đào
Thanh Lan [36, tr.89] thì cho rằng: “từ ĐÂ là những từ có cùng vỏ âm thanh
nhưng nội dung ý nghĩa khác nhau”. Bùi Minh Toán [133, tr.61] quan niệm: “từ
ĐÂ là những từ có hình thức âm thanh hoàn toàn giống nhau nhưng lại khác hẳn
nhau về ý nghĩa và có thể khác nhau cả về các phương diện khác như bản chất
ngữ pháp, chức năng trong giao tiếp, sắc thái phong cách”.
Khảo sát các quan niệm trong giới Việt ngữ học chúng tôi nhận thấy, về cơ
bản có thể phân thành 03 quan niệm: (1) nhóm xác định từ ĐÂ bằng 3 tiêu chí
(giống nhau về văn tự, giống nhau về âm thanh, khác nhau về nghĩa). Đại diện cho
nhóm này là nhóm Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm, (2) nhóm xác
định từ ĐÂ bằng các tiêu chí như (giống nhau về hình thức âm thanh, khác nhau
về nghĩa và có thể khác cả về các phương diện ngữ pháp), (3) những tác giả còn lại
đều chủ trương xác định từ ĐÂ dựa trên 2 tiêu chí cơ bản là (giống nhau về âm
thanh và khác nhau về ý nghĩa). Điều chưa được hợp lý ở những tác giả này là
cách diễn đạt cái gọi là “vỏ âm thanh” và “hình thức ngữ âm” ở đây rất mơ hồ, dễ
gây ra sự ngộ nhận những khái niệm này đơn thuần chỉ là chữ viết. Theo chúng tôi,
nên thay 02 khái niệm này bằng khái niệm hình thức biểu hiện hay chỉ rõ nội hàm
và ngoại diên của 02 khái niệm này thì sẽ phù hợp hơn.
Các tác giả không hiển ngôn khái niệm ĐÂ về cơ bản đều chủ trương 02
tiêu chí: âm giống, nghĩa khác. Theo chúng tôi, HTĐÂ là những HT đồng nhất về
mặt biểu hiện và khác nhau về bình diện được biểu hiện. Và từ ĐÂ trong TV là
những từ giống nhau về âm thanh, khác nhau về nghĩa và hiện không có quan hệ
gì với nhau. Cũng như Lê Quang Thiêm, chúng tôi cho rằng: hình thức từ đối với
nhiều ngôn ngữ hiện đại biểu hiện cả ở mặt âm thanh và chữ viết nhưng khi nói
về sự giống nhau hay đồng nhất về hình thức thì trước hết và quan trọng nhất là
về âm thanh, song mặt khác, đối với một số ngôn ngữ (tiếng Hán…) thì giống
nhau về văn tự cũng là quan trọng mặc dù không hoàn toàn chính xác song cũng
cần lưu tâm vì đó là biểu hiện kèm theo. Trên thực tế, trong một số ngôn ngữ như
TV thì thậm chí loại văn tự hiện dùng (chữ Quốc ngữ) vẫn là một loại văn tự còn
nhiều bất cập trong việc phản ánh cách phát âm của người Việt. Điều này cũng
đã được phản ánh nhiều trong các công trình ngữ âm học TV như: Đoàn Thiện
Thuật [127], Cao Xuân Hạo [52]…. Song, có lẽ quan điểm có lợi cho quá trình
dạy và học TV hơn cả là nên coi những ĐVĐÂ trong TV là những ĐV giống
nhau về âm đọc, khác nhau về nghĩa, trùng nhau về chữ viết và hiện không có
quan hệ gì về nghĩa.
Ở Việt Nam, khi xác định khái niệm ĐN, các nhà Việt ngữ học thường dựa trên 02
tiêu chí: “SL nghĩa, nét nghĩa” và “quan hệ giữa các nghĩa” trong một ĐVĐN. Thông
thường, một từ có từ 02 nghĩa trở lên và giữa 02 nghĩa ấy vẫn còn tồn tại một mối quan hệ
nào đó (thường là quan hệ phái sinh) thì được coi là một ĐVĐN. LA cũng có quan niệm
như vậy. Các ĐVĐN thường được các nhà Việt ngữ học chia thành: ĐNBV, ĐN BN,
ĐNBT….Trong các HT này thì HT ĐNBN (các ý nghĩa của một ĐVĐN còn bao hàm
những nét nghĩa nhỏ hơn) luôn được quan tâm chú ý nhiều. Chẳng hạn, phân tích các từ:
bấp bênh, bấc, bắp chuối ta thấy:
Bấp bênh (t). 1 Dễ mất thăng bằng, dễ nghêng lệch vì không có chỗ tựa vững chắc.
Tấm ván kê bấp bênh. 2 Dễ thay đổi thất thường vì không có cơ sở vững chắc. Cuộc
sống bấp bênh. 3 Dễ nghiêng ngả, dễ dao động. Lập trường bấp bênh. // Láy: bấp ba
bấp bênh (ý mức độ nghiêng). (TĐTV tr.49).
Tính từ bấp bênh được coi là một từ ĐNBV đơn thuần (gồm 03 nghĩa, giữa
các ý nghĩa có quan hệ phái sinh theo kiểu s 1 -> s 2 -> s 3 , trong mỗi ý nghĩa đều
không bao hàm những nét nghĩa nhỏ hơn).
Bấc (d). 1 Cây thân mọc thành cụm ở ven đầm hồ, thân có lõi xốp và nhẹ. Nhẹ
như bấc. 2 Lõi của cây bấc hoặc đoạn vải, sợi dùng làm vật dẫn dầu để thắp đèn. 3 Lõi
xốp và nhẹ của một số cây. Bấc sậy. Mía bấc (mía bị xốp ruột). (TĐTV tr.48).
Khác với tính từ bấp bênh, danh từ bấc lại là một từ ĐNBV, ĐNBN không
hoàn toàn. (danh từ bấc có 03 nghĩa, giữa các ý nghĩa có quan hệ phái sinh theo
kiểu s 1 -> s 2 -> s 3 , các ý nghĩa của từ bấc chỉ 03 đối tượng khác nhau trong hiện
thực khách quan (HTKQ) là: “cây thân mọc thành cụm ở ven đầm hồ ”, “lõi của
cây bấc hoặc đoạn vải ”, “lõi xốp và nhẹ của một số cây ”. Trong đó, các nghĩa
thứ 1 và thứ 2 của danh từ bấc còn bao hàm các nét nghĩa nhỏ hơn là: “có lõi xốp
và nhẹ”, “dùng làm vật dẫn dầu để thắp đèn”.
Bắp chuối (d). 1 Phần hình bắp của cụm hoa chuối còn lại sau khi đã sinh buồng
chuối, có thể dùng làm rau ăn. 2 Trạng thái bị sưng tấy ở các cơ chân tay, trông giống
hình cái bắp chuối. (TĐTV tr.46)
Khác với tính từ bấp bênh và danh từ bấc, danh từ bắp chuối lại là một từ
vừa ĐNBV vừa ĐNBN hoàn toàn. 02 nghĩa của từ này có quan hệ phái sinh theo
kiểu s 1 -> s 2 và chỉ 02 đối tượng khác nhau trong HTKQ là: “phần hình bắp của
cụm hoa chuối còn lại sau khi đã sinh buồng chuối ” và “trạng thái bị sưng tấy ở
các cơ chân tay ”. Ngoài ra, trong 02 nghĩa của danh từ bắp chuối còn bao hàm
những nét nghĩa nhỏ hơn là: “có thể dùng làm rau ăn”và “trông giống hình cái
bắp chuối ”.
Ở Trung Quốc, đáng chú ý là các quan điểm sau: (1) quan điểm kiên trì 02
tiêu chí: ngữ âm tương đồng và ý nghĩa hoàn toàn khác biệt là từ ĐÂ. Đại diện
cho quan điểm này là: Tôn Thường Tự [200], Lưu Thúc Tân [187], tập thể tác giả
khoa văn học và ngôn ngữ học Trung Quốc [155], Cao Văn Đạt, Vương Lập Ứng
[162], Chu Anh Quý [185]…. Một số tác giả khác như Hà Ái Nhân [183], Chu
Tổ Mạc [177] trong Hán ngữ từ vựng giảng thoại, Vương Cần, Võ Chiếm Khôn
[159], Phù Phó Thanh [189]… tuy cũng chủ trương 02 tiêu chí trên song họ cụ
thể hóa tiêu chí “ngữ âm tương đồng” thành kết cấu âm tiết và thanh điệu tương
đồng hay có thanh, vận, điệu tương đồng, (2) một số tác giả khác như Trương
Vĩnh Ngôn [182] thì ngoài 02 tiêu chí “âm giống, nghĩa khác” còn đưa ra tiêu chí
“giống nhau về chữ viết”.
Đối với những từ đồng âm đồng hình (ĐÂĐH), đặc biệt là đối với các ĐV
ĐÂĐH song tiết, các nhà Hán ngữ học còn đề cập tới 03 tiêu chuẩn là: có trọng
âm giống nhau, không còn quan hệ dẫn xuất về nghĩa và các PT CTT khác nhau.
Về khái niệm “ĐN”, các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc đều xây dựng khái
niệm “ĐN” dựa trên 02 tiêu chí số lượng và tiêu chí quan hệ. Chẳng hạn: Phù
Phó Thanh [189, tr.51] cho rằng: “từ ĐN là từ có nhiều ý nghĩa và những ý nghĩa
này có quan hệ mật thiết với nhau”. Hay: “từ đơn nghĩa là từ có một hình thức
ngữ âm liên hệ tới một nghĩa hạng. Còn từ ĐN là từ có một hình thức ngữ âm
liên hệ với hơn một nghĩa hạng trở lên và giữa các nghĩa hạng vẫn còn tồn tại
một mối quan hệ mà hiện thời vẫn nhận ra…”. Chẳng hạn: phân tích nghĩa của
02 danh từ: [指画2 zhĭ huà] và [点子 1 diǎn zi] trong THHĐ ta thấy:
[指画2] zhĭ huà. Tranh vẽ bằng ngón tay (một lối quốc họa của Trung Quốc,
nhúng ngón tay vào mực mà vẽ). (TĐ THHĐ 2005 tr.1753).
[点子 1] diǎn zi. 1. Giọt/hạt: 雨点子Giọt mưa. 2. Vết: 油点子Vết dầu. 3. Nhịp: 鼓
点子Nhịp trống. 4. <phương ngữ> Tí/chút/tí chút/chút ít: 这个病抓点子药吃就好了
Bệnh này bốc một ít thuốc uống là khỏi thôi. (TĐ THHĐ 2005 tr.305).
Từ ghép song tiết [指画2 zhĭ huà] là 01 danh từ đơn nghĩa với 01 nghĩa hạng là
“chỉ một loại tranh vẽ bằng ngón tay của Trung Quốc”, còn từ ghép song tiết [点子 -
1
diǎn zi] lại là 01 danh từ ĐN với 04 nghĩa hạng (ĐN biểu vật). Tất cả các nghĩa
hạng này đều có mối quan hệ qua lại với nhau theo kiểu s1 -> s2 -> s3 ->s4 do chúng
đều có chung một nguồn gốc (các nghĩa hạng của [点子 1 diǎn zi] đều được phát
triển từ nghĩa hạng thứ 01, thứ 02 và thứ 07 của từ点 1 diǎn dưới đây:
点 1 diǎn. 1. Hạt/giọt: 雨点Hạt mưa. 2. Chấm/vết: 墨点儿Vết mực. 斑点Vết
đốm….7. (lượng từ) Điểm/điều: 两点意见Hai ý kiến. 他的错误主要有三点Sai lầm của
nó chủ yếu có ba điểm….(TĐ THHĐ 2005, tr.304).
Và về cơ bản, các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc đều chủ trương rằng: tính
ĐN của từ là một khái niệm đồng đại, không phải để chỉ quá trình biến đổi lịch
đại nghĩa của từ.
1.4.2. Từ ĐÂ và ĐN là khái niệm dùng để chỉ 01 ĐV có 02 đặc điểm song
song tồn tại là vừa ĐÂ (xét trong mối quan hệ liên đối tượng trong một loạt ĐÂ)
vừa ĐN (xét trong mối quan hệ giữa các nghĩa trong bản thân nó).
Vấn đề ĐN của từ ĐÂ có nhiều điểm khác biệt so với các ĐVĐN thông
thường (khác biệt về dung lượng nghĩa (DLN)…) và có quan hệ rất mật thiết tới
vấn đề phân li các nghĩa của một ĐVĐN thành các ĐVĐÂ (ĐÂCG nghĩa), trực
tiếp liên can tới vấn đề xác định giới hạn phân li của các nghĩa thành các ĐVĐÂ
trong một số từ ĐN TV. Trong các công trình bàn về từ vựng ngữ nghĩa học TV
chưa có tác giả nào khai thác vấn đề từ ĐÂ và ĐN theo hướng đi của LA. Phần
lớn họ đều xử lí vấn đề từ Đ và ĐN theo hướng tách rời “từ Đ” và “từ ĐN”.
Một số tác giả như: Nguyễn Văn Tu [138], Đỗ Hữu Châu [23]… tuy có bàn tới
mối quan hệ giữa từ ĐÂ và từ ĐN khi giới thuyết về HT phân li các nét nghĩa
thành các ĐVĐÂ song chỉ dừng ở một mức độ rất sơ sài.
Trong các công trình viết về từ vựng ngữ nghĩa học ở Trung Quốc tình hình
cũng tương tự. Các nhà Hán ngữ học cũng có xu thế tách rời vấn đề từ ĐÂ và
vấn đề từ ĐN thành hai vấn đề riêng biệt và cũng chỉ dừng ở mức độ thảo luận sơ
lược về mối quan hệ giữa từ ĐÂ và từ ĐN khi nói về các ĐV ĐÂĐH mà thôi.
Tiêu biểu phải kể đến là Phù Phó Thanh [189], Tôn Kế Thiện [192], Lưu Xuyên
Dân [161], Trương Bác [151]…

1.5. VỀ DANH XƯNG “TỪ ĐỒNG ÂM VÀ ĐA NGHĨA”


Trên thực tế, danh xưng “từ ĐÂ và ĐN”có 02 cách hiểu:
Cách hiểu thứ nhất, “từ ĐÂ và ĐN” là một khái niệm dùng để chỉ một đối
tượng là từ vừa ĐÂ (nằm trong một loạt ĐÂ nào đó) vừa ĐN (có từ 02 nghĩa trở
lên). Trong danh xưng này chứa đựng hai khái niệm là “từ Đ”, “từ ĐN” gắn kết
chặt chẽ với nhau.
Cách hiểu thứ hai, “từ Đ và ĐN” gồm có hai đối tượng là “từ Đ” và “từ
ĐN” tách rời nhau hay không nhất thiết phải gắn kết với nhau.
Chúng tôi, trong LA này, hiểu danh xưng “từ ĐÂ và ĐN” theo cách hiểu thứ
nhất. Nói cách khác, ở diện rộng, LA không những lấy toàn bộ từ ĐÂ, từ ĐN của TV
làm đối tượng khảo sát để khái quát lên những HT cơ bản và quan trọng nhất của
HTĐÂ, HTĐN trong TV mà ở diện hẹp, LA còn đi vào khảo sát riêng một tiểu loại
đặc biệt của từ ĐÂ và từ ĐN (ĐÂ kèm ĐN trong khu vực cùng gốc ngữ nghĩa. Còn
gọi là những từ ĐÂ mà lại ĐN trong khu vực cùng gốc ngữ nghĩa) kiểu như:
Bã I d. Phần xác còn lại sau khi đã lấy hết chất nước cốt. Bã rượu. Theo voi ăn bã
mía.(tng.).
II t. 1 Rời, nát và nhạt nhẽo như chỉ là cái bã còn lại. Giò bã. 2 Mệt mỏi tới mức
có cảm giác như chân tay rã rời, không còn gắng gượng để hoạt động bình thường được.
Mệt bã cả người. (TĐTV tr.23).
Hay như:
Bẫy I (d). 1 Dụng cụ thô sơ để lừa bắt, giết loài vật hoặc kẻ địch. Chim sa vào bẫy.
Gài bẫy. Bẫy chông. 2 Cái bố trí sẵn để lừa cho người ta mắc vào. Tên cướp bị sa bẫy.
II (đg). 1 Bắt hoặc tiêu diệt bằng bẫy. Đốt đèn để bẫy bướm. 2 Lừa cho mắc mưu
để làm hại. Bẫy người vào tròng. (TĐTV tr.53).
Đây là những ĐV có mối liên hệ rất mật thiết tới quá trình phân li nghĩa và
HTCL của từ TV. Như vậy, đối tượng khảo sát của LA không chỉ thuộc về lĩnh
vực từ ĐÂ, lĩnh vực từ ĐN đơn thuần hay tách biệt mà còn bao gồm một bộ phận
không nhỏ những đối tượng trung gian giữa HTĐÂ và HTĐN. Theo chúng tôi,
làm như vậy mới có thể bao quát được tất cả những biểu hiện đa dạng, phong phú
cũng như chỉ ra được những điểm đồng nhất và khác biệt tinh tế giữa hai HT này.

1.6. TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH CÁC ĐƠN VỊ ĐỒNG ÂM, ĐA NGHĨA VÀ
TỪ ĐỒNG ÂM ĐA NGHĨA
1.6.1. Trong ngôn ngữ học, 03 tiêu chí cần và đủ để xác định những ĐVĐÂ
là: (1) tiêu chí về ngữ âm (giống nhau về âm thanh), (2) tiêu chí nghĩa (khác nhau
về nghĩa), (3) tiêu chí quan hệ (không có quan hệ gì với nhau). Chẳng hạn: trong
tiếng Anh bank 1 (chỉ tổ chức tài chính) và bank 2 (chỉ sườn dốc của con sông) là
02 từ ĐÂ với nhau (ĐÂ hoàn toàn) vì có âm thanh giống nhau, có nghĩa khác
nhau, không có quan hệ về từ nguyên. Trong TV, ba 1 (chỉ số đếm sau số hai) và
ba 2 (chỉ người đàn ông trong mối quan hệ với con) là 02 từ ĐÂ. anh vũ 1 (chỉ
chim vẹt) và anh vũ 2 (chỉ một loài cá nước ngọt) cũng là 02 từ ĐÂ với nhau.
Trong THHĐ 尝 (thường) nếm và 长 (trường) dài là 02 từ đơn tiết ĐÂ với nhau.
会议 (hội nghị) hội nghị và 会意 (hội ý) hội ý, biết ý, hiểu ý là 02 từ song tiết
ĐÂ với nhau. Tuy vậy, trên thực tế, khi xác định những ĐVĐÂ một số nhà ngữ
học vẫn đưa thêm vào một số tiêu chí khác như: văn tự, dạng thức….
Theo chúng tôi, TV và THHĐ thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, không biến
đổi hình thái nên phương pháp xác định các ĐVĐÂ nói chung và từ ĐÂ nói riêng sẽ
không giống vói các ngôn ngữ Ấn Âu (không có ĐÂ hình thái), các từ đã có quan hệ
ĐÂ sẽ giữ mãi quan hệ đó trong tất cả quan hệ sử dụng của mình và mặc dù chữ viết
(văn tự) về lí luận chỉ là “cái để biểu hiện ngôn ngữ”, “ nằm ngoài ngôn ngữ”…
song do những đặc thù về lịch sử của 2 ngôn ngữ Việt, Hán như: trong TV có một
bộ phận không nhỏ từ Hán Việt (xấp xỉ 70 %), người Việt đã sử dụng chữ Hán trong
một thời gian dài song song với việc sử dụng văn tự âm vị học và THHĐ hiện vẫn
đang sử dụng loại văn tự biểu ý nên theo chúng tôi, bên cạnh 3 tiêu chí (ngữ âm, ý
nghĩa, quan hệ) thì tiêu chí phụ (tiêu chí văn tự) sẽ có một vai trò nhất định trong
việc xác định, phân loại các ĐVĐÂ trong 2 ngôn ngữ Việt, Hán (dùng để phân biệt
các ĐV ĐÂĐH trong tiếng Hán, phân biệt các ĐVĐÂ ngẫu nhiên với những ĐVĐÂ
được phân tách từ những ĐVĐN…).
1.6.2. Trong ngôn ngữ học, những tiêu chí thường được dùng để xác định một
ĐVĐN là: (1) tiêu chí SL nghĩa (có từ 2 nghĩa trở lên), (2) tiêu chí quan hệ (giữa các
nét nghĩa của một ĐVĐN hiện vẫn còn tồn tại mối quan hệ nào đó với nhau), (3)
tiêu chí từ nguyên (có quan hệ về từ nguyên học).
Theo thống kê của chúng tôi, trong TV, từ có nhiều nghĩa nhất là từ đánh
(có 27 nghĩa), trong tiếng Hán, từ có nhiều nghĩa nhất là từ 打(đả; có 25 nghĩa)
song phổ biến nhất là những từ có 2 hoặc 3 nghĩa. Về mặt quan hệ, các nghĩa của
một từ ĐN thường được xác định là phải có một mối quan hệ nào đó với nhau
thông qua một vài nét nghĩa chung và một số nét nghĩa loại biệt. Các nét nghĩa
loại biệt thường biểu thị các đối tượng khác nhau nhưng lại được đặt cơ sở trên
một số điểm giống nhau về chức năng, hình thức hoặc một thuộc tính nào đó của
đối tượng. Những tiêu chí này đã dẫn tới những hệ quả như: sự phân loại các ĐV
ý nghĩa trong một từ ĐN thành: (1) HT ĐNBV (phạm vi hiện thực khách quan
ứng với từ), HT ĐNBN, HT ĐNBT. (2) Nghĩa gốc (nghĩa chính) – nghĩa phụ, (3)
nghĩa cơ bản – nghĩa không cơ bản, (4) nghĩa tự do, nghĩa hạn chế, (5) nghĩa dẫn
xuất bậc một, nghĩa dẫn xuất bậc hai…. Đồng thời cũng là cơ sở quan trọng để
nhận diện hiện tượng đẳng cấu ngữ nghĩa trong ngôn ngữ (đó là những ĐV có
SL nét nghĩa như nhau, trật tự các nét nghĩa giống nhau, quan hệ giá trị của các
nét nghĩa giống nhau).
Theo quan điểm của LA, cùng với các phương pháp phân loại khác, việc
phân loại HTĐN thành: ĐNBV, ĐNBN, ĐNBT cũng là hướng phân loại hợp lí.
Trong đó, theo chúng tôi HT ĐNBN là HT cần được lưu tâm nhất bởi đó là dạng
nghĩa khái quát, ổn định, có tính hệ thống cao, nhờ đó mà ta mới có thể phân lập,
tổng hợp, mô tả theo đặc điểm và tôn ty. Mặt khác, dựa trên cấu trúc biểu niệm
thì mới có được cơ sở vững chắc để đối chiếu đặc điểm ĐN của các ngôn ngữ với
nhau, từ đó mới thấy được cái chung và cái riêng của từ ĐN trong các lớp từ
vựng hay trong các từ loại cơ bản của ngôn ngữ.
Qua thực tiễn thống kê, mô tả chúng tôi nhận thấy: đối với TV, mối quan hệ về
nghĩa trong các ĐVĐN thường được xây dựng trên 3 kiểu quan hệ là: quan hệ kế
tiếp, quan hệ song hành và xen kẽ kế tiếp với song hành.
1.6.3. Từ ĐÂ và ĐN là từ vừa ĐÂ (nằm trong một loạt ĐÂ nào đó) vừa ĐN
(có từ 02 nghĩa trở lên). Trong TV, từ ĐÂ và ĐN có mặt ở cả hai khu vực: khu
vực ĐÂCG và khu vực ĐÂKG, chúng bao gồm cả những ĐV đơn tiết và đa tiết.
Điểm khác biệt cơ bản giữa những ĐV vừa ĐÂ vừa ĐN trong khu vực ĐÂCG và
những ĐV vừa ĐÂ vừa ĐN trong khu vực ĐÂKG là ở chỗ: những ĐV vừa ĐÂ
vừa ĐN trong khu vực ĐÂCG vẫn còn tồn tại một mối liên hệ về nghĩa nào đó
trong khi đó những ĐV vừa ĐÂ vừa ĐN trong khu vực ĐÂKG thì không.

1.7. GIỚI HẠN CỦA CÁC ĐƠN VỊ ĐỒNG ÂM, ĐA NGHĨA


Trong giới NNH, vấn đề giới hạn của từ ĐÂ và từ ĐN được thảo luận khá
nhiều và hiện vẫn là một vấn đề nan giải. Chẳng hạn:
John lyons [89, tr.75-77] cho rằng: “02 tiêu chí thường được dẫn ra liên quan
đến vấn đề này trong tiếng Anh (vấn đề sự khác biệt về lí thuyết giữa ĐÂ và ĐN) là
tiêu chí từ nguyên (lai nguyên lịch sử của từ) và tính có liên hệ về nghĩa […] trong
phần lớn trường hợp, từ nguyên học ủng hộ trực cảm của người bản ngữ bình
thường về sự khác biệt giữa ĐÂ và ĐN […] và chính sự mở rộng nghĩa theo ẩn dụ
với tư cách một quá trình đồng đại là vấn đề gây tranh cãi khi người ta dẫn ra các
nghĩa có liên quan tới nhau của một từ vị ĐN […] nói cho cùng, không thể nào vạch
ra được một sự phân biệt dứt khoát giữa sự mở rộng hay chuyển di ngữ nghĩa tự
phát, do những người nói cá biệt thực hiện trong những tình huống cụ thể với việc
họ dùng các nghĩa của một từ vị được mở rộng và chuyển di, đã được thể chế hóa,
tồn tại trước đó, được tìm thấy trong từ điển…”
Nguyễn Văn Tu [137, tr.53] chủ trương: “nên dựa vào những tài liệu khách
quan của ngôn ngữ toàn dân trong một giai đoạn lịch sử nhất định”. Tới công
trình Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại năm 1978 (tr.153), ông hiển ngôn như sau:
“những từ ĐÂ do sự tách rời các ý nghĩa cũa một từ ĐN ra thuộc về HT nhất từ
đa loại”. Theo ông, có thể phân biệt bằng 03 cách sau: (1) tìm những dấu hiệu
hình thái học và cú pháp, (2) áp dụng “tiêu chuẩn nội dung”, (3) phải chú ý tới cả
mặt lô gích, mặt tâm lí của nghĩa và mặt ngôn ngữ mà trong đó nghĩa tồn tại.
Theo ông, trong 03 phương pháp này thì phương pháp thứ ba là phương pháp có
hiệu năng hơn cả.
Hoàng Phê [104, tr.13] cho rằng: “phân biệt HT từ nhiều nghĩa và HT từ
ĐÂ là một vấn đề khó khăn. Nhiều khi rất khó quyết định nên coi đây là một từ
nhiều nghĩa hay là nên tách ra thành mấy từ ĐÂ… nếu quan hệ giữa các nghĩa
ngày nay không rõ ràng lắm thì tốt hơn là tách ra thành ĐÂ.”
Đỗ Hữu Châu [17, tr.48] đã đề ra tiêu chuẩn tách từ ĐÂ như sau: “nếu HT
chuyển nghĩa xảy ra một cách cá biệt mà ngày nay không thể giải thích mối quan
hệ giữa nghĩa ấy với các nghĩa khác của từ thì có thể tách nghĩa ấy thành một từ
ĐÂ hay một quán ngữ…” Tới công trình Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt [1981,
tr.232], Đỗ Hữu Châu còn cho rằng: “khó khăn nhất là phân biệt từ ĐÂ và từ
nhiều nghĩa. Có những từ mà nghĩa chuyển biến đến một mức độ nào đấy thì tách
ra thành hai ba từ ĐÂ... tuy nhiên rất nhiều trường hợp chuyển nghĩa làm chúng
ta băn khoăn...” Những trường hợp khó xác định theo ông là: “(1) Những trường
hợp chuyển nghĩa kèm theo sự chuyển từ loại lớn như: cuốc (cuốc đất) và cuốc
(cái cuốc), thịt (miếng thịt) và thịt (thịt một con lợn)..., (2) những trường hợp
chuyển nghĩa kèm theo sự chuyển tiểu loại như: chạy (chạy trên đường) và chạy
(chạy gạo)..., (3) những trường hợp nhiều nghĩa mà quan hệ giữa các nghĩa tuy
đã khá mờ nhạt nhưng vẫn chưa mất hoàn toàn kiểu như: lóng (lóng tre) và lóng
(lóng tay), lỏi (tốt lỏi) và lỏi (thằng lỏi)”.... Theo ông, nếu chỉ xét trong hệ thống
từ vựng (không xét vận động từ ngôn ngữ sang lời nói) thì có thể có những mức
độ sau đây: (a) một hình thức ngữ âm, một nghĩa, (b) một hình thức ngữ âm,
nhiều nghĩa (HT nhiều nghĩa bao gồm cả các NBV, biểu niệm và nghĩa ngữ pháp,
có tính đồng loạt cao kiểu như những trường hợp chuyển từ loại, tiểu loại hoặc
như trường hợp chuyển từ dt chỉ đồ vật sang dt chỉ đơn vị, trường hợp chuyển tên
gọi hoạt động sang tên gọi đơn vị, sự vật do hoạt động đó mà có, (c) một hình thức
ngữ âm, nhiều nghĩa (HT nhiều nghĩa chỉ bao gồm các NBV, không bao gồm ý nghĩa
ngữ pháp) nhưng tính đồng loạt vẫn cao, biểu hiện trong sự chuyễn nghĩa theo cùng
một hướng của những từ trong cùng một trường kiểu như: mặt - mặt ghế; chân – chân
tường; lòng – lòng súng…, (d) Một hình thức ngữ âm, nhiều nghĩa (HT nhiều nghĩa
bao gồm cả NBV) tính cùng hướng không rõ ràng tuy vậy vẫn có thể đoán được cơ
chế chuyển nghĩa theo hướng ẩn dụ, hoán dụ hay rút gọn kiểu như: lùa (lùa vịt) với
lùa (lùa cơm vào miệng), đầm (ao đầm) với đầm (lệ đầm thấm khăn), (e) một hình
thức ngữ âm, nhiều nghĩa nhưng không có tính đồng loạt, không nhận ra được cơ chế,
tính nhiều nghĩa hoàn toàn cá biệt kiểu như: đi (đi giày) với đi (đi Hà Nội) và những
trường hợp ĐÂ ngẫu nhiên do nhiều nguyên nhân mà có. Theo Đỗ Hữu Châu, chỉ có
thể xem là từ ĐÂ ở trường hợp (c) còn các trường hợp (a; b; d; e) thì là từ nhiều nghĩa.
Nguyễn Thiện Giáp [47, tr.188] thì chủ trương vận dụng tiêu chuẩn “ngữ
nghĩa”, ông viết: “khi một ý nghĩa của một ĐV nhiều nghĩa bị phân hoá xa đến
mức cái nghĩa tố chung vốn có của ý nghĩa này với các ý nghĩa khác của từ trở
nên không quan yếu đối với nó nữa, đặc trưng cho ý nghĩa này là một nghĩa tố
khác, chính nghĩa tố đó đưa từ nhập vào một trường HT mới, khi đó có thể coi
như đã xuất hiện một từ mới.”
Theo tập thể tác giả Hoàng Văn Hành, Hà Quang Năng, Nguyễn Văn Khang
[57, tr.159-160] thì “giới hạn của từ ĐÂ và từ ĐN có thể được nhận diện qua tiêu
chí “nhận biết sự tồn tại hay vắng mặt các quan hệ phái sinh giữa các nghĩa của
một từ ĐN”.
Lê Quang Thiêm [130, tr.193] cho rằng “sự tồn tại hay vắng mặt nét nghĩa
chung trong các nghĩa của từ ĐN là tiêu chuẩn xác định ĐN và ĐÂ ngữ nghĩa”.
Cao Xuân Hạo [52, tr.138-148] khi bàn về trọng âm và các quan hệ ngữ
pháp trong TV (trọng âm trong câu, trọng âm trong các tổ hợp đẳng kết) đã bước
đầu ứng dụng lý thuyết trọng âm khá thành công vào phân biệt những kiểu câu
mà trước đây được dán nhãn là “câu mơ hồ”, “câu Đ”, “câu đồng nghĩa” kiểu
như: Sinh viên mới học ngôn ngữ học. Theo tác giả, câu này là cách ghi dùng cho
03 câu nói khác nhau về mô hình trọng âm. Theo ông, nếu phát âm với mô hình
[001001] (trọng âm đánh vào chữ mới cho biết rằng chữ này kết thúc một ngữ
đoạn danh từ làm chủ ngữ (làm chủ đề của câu) còn học ngữ học là vị ngữ (phần
thuyết). Nếu phát âm với mô hình [011101] trọng âm ở chữ viên, cho biết rằng
chủ ngữ kết thúc ở đó; 02 trọng âm trên mới học cho thấy mối quan hệ giữa một
vị từ tình thái với bổ ngữ của nó. Còn nếu phát âm với mô hình [010101], ngữ
đoạn chủ đề cũng kết thúc với viên nhưng chữ mới khác hẳn với chữ mới trong
mô hình trước (nó không có trọng âm và nguyên âm của nó bị nhược hóa, đọc
nghe như “mí”). Theo ông, đây cũng là từ tình thái nhưng ý nghĩa của nó rất khác
với mới mang trọng âm. Nó cho biết tính “duy nhất” của đối tượng được nói tới ở
phần đề (chỉ có sinh viên mí học ngôn ngữ học mà thôi). Bên cạnh việc ứng dụng
lý thuyết trọng âm vào việc phân tích câu như vừa dẫn ở trên, Cao Xuân Hạo còn
áp dụng lý thuyết này vào việc phân biệt một số hư từ hay giới từ với những thực
từ vốn là gốc phát sinh của nó hoặc ngẫu nhiên ĐÂ với nó như: chỉ, là, với, và,
thì, cho…. Theo ông, lý thuyết trọng âm còn có thể giúp phân biệt quan hệ ngữ
pháp của những cặp tổ hợp có thành phần đồng nhất như:
a. bút mực [11] và bút mực [01]
b. cửa ngõ [11] và cửa ngõ [01]
c. em út [11] và em út [01]
d. cá mú [11] và cá mú [01]
Trong đó, những tổ hợp có mô hình [11] là một biểu thức có nghĩa “tập
hợp”. Tổ hợp có mô hình [01] là một kết cấu định ngữ hạn định (thứ bút gì…).
Theo chúng tôi, đây là một lý thuyết mới, có hiệu quả giải thích đối với TV song
cần tiếp tục kiểm nghiệm thêm.
Các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc như Tôn Kế Thiện [192] trước tiên nêu
lên những khó khăn trong việc phân biệt từ ĐÂĐH SÂT và từ ĐN SÂT: “việc
phân biệt từ ĐÂĐH SÂT và từ ĐN SÂT trên thực tế là rất phức tạp. Ngoài việc
cần phải khảo sát cân nhắc xem giữa chúng còn có quan hệ dẫn xuất về nghĩa hay
không còn phải cân nhắc phương thức cấu từ giữa những ngữ tố và những ngữ tố
đại diện cho hai âm tiết xem chúng có tương đồng hay không”. Tiếp đó, ông căn
cứ vào cách xác lập các đầu mục của Hiện đại Hán ngữ từ điển, 1996 để đưa ra
08 loại hình từ ĐÂ. Cuối cùng ông cho rằng: đã là từ ĐÂĐH SÂT cần phải hội
đủ các đặc trưng sau đây: (1) Hai từ phải có âm đọc hoàn toàn giống nhau và
không có quan hệ dẫn xuất về nghĩa, (2) phải bao hàm một hoặc hai ngữ tố
ĐÂ, (3) phải bao hàm một hoặc hai ngữ tố ĐN biểu thị những nghĩa hạng khác
nhau, (4) nghĩa hạng của ngữ tố phải giống nhau nhưng có phương thức CTT
khác nhau. Trong 04 điều kiện trên, thì chỉ cần thỏa mãn 03 tiêu chuẩn là đạt”.
Phù Phó Thanh [189] thì cho rằng: “quan trọng nhất là xem hiện nay có còn
quan hệ về ngữ nghĩa hay không. Nếu không còn quan hệ thì là từ ĐÂ, nếu còn
quan hệ thì là từ ĐN”. Theo ông, có thể xét ở hai góc độ: trong từ nguyên có quan
hệ hay không? Hiện nay có thể cảm nhận được không? Từ hai góc độ này, có thể
có 4 khả năng là: (a) Trong từ nguyên có quan hệ, hiện nay vẫn cảm nhận được
quan hệ, (b) trong từ nguyên có quan hệ, hiện nay không cảm nhận được quan hệ,
(c) trong từ nguyên không có quan hệ, hiện nay vẫn cảm nhận được quan hệ, (d)
trong từ nguyên không có quan hệ, hiện nay không cảm nhận được quan hệ. Theo
ông, ở trường hợp (a) là ĐN, trường hợp (d) là ĐÂ, khó khăn là ở các trường hợp
(b) và (c). Theo ông, trường hợp (c) xử lí thành từ ĐÂ là tốt nhất”.
Trương Vĩnh Ngôn [182, tr.56] cho rằng: “khi một nghĩa mới của từ và một
nghĩa cũ vẫn còn tồn tại một quan hệ nhất định, thuộc về cùng một kết cấu ý
nghĩa của một từ thì đó chính là sự phát triển về chất chứ không phải sự tăng
trưởng về lượng của từ vựng. Nếu mối quan hệ giữa ý nghĩa cũ và mới của một
từ đã đứt hẳn hoặc bị giải thể thì sản sinh ra từ mới và xảy ra sự tăng trưởng về
lượng và đồng thời cũng bao hàm sự phát triển về chất”.
Chúng tôi quan niệm: HTĐÂ là mối quan hệ nằm giữa 02 hoặc hơn 02 ĐV
khác biệt nhau còn HTĐN lại là một đặc trưng của một ĐV đơn nhất. Và mặc
dầu sự khác biệt giữa ĐÂ và ĐN không phải lúc nào cũng rạch ròi trong những
trường hợp cụ thể song có lẽ sự áp dụng đồng thời nhiều tiêu chí (tiêu chí từ
nguyên học, tiêu chí có tính liên hệ về nghĩa, tiêu chí khả năng kết hợp…) sẽ có
tác dụng cho việc phân biệt những ĐV này trong TV và trong THHĐ.

1.8. PHÂN LOẠI CÁC ĐƠN VỊ ĐỒNG ÂM, CÁC ĐƠN VỊ ĐA


NGHĨA VÀ TỪ ĐỒNG ÂM ĐA NGHĨA
1.8.1. Về vấn đề phân loại các ĐVĐÂ, trong một số ngôn ngữ biến hình như
tiếng Anh, việc phân loại các ĐVĐÂ có nhiều khác biệt so với việc phân loại các
ĐVĐÂ trong các ngôn ngữ đơn lập như TV, tiếng Hán. Chẳng hạn:
John Lyons [89, tr.75] phân loại ĐÂ thành 02 loại là ĐÂ tuyệt đối (absolute
homonymy) và ĐÂ không hoàn toàn (partial homonymy). Trong đó, những từ
ĐÂ tuyệt đối ngoài điều kiện bắt buộc tối thiểu cho mọi kiểu ĐÂ là giống nhau ít
nhất ở một dạng thức ra còn phải thỏa mãn 03 điều kiện là: (i) chúng không có
quan hệ gì về nghĩa, (ii) tất cả các dạng thức đều đồng nhất, (iii) các dạng thức
đồng nhất đều tương đương về ngữ pháp như: bank 1 (tổ chức tài chính) và bank 2
(sườn dốc của con sông); sole 1 (chỉ phần đáy của bàn chân hay giày) với sole 2
(chỉ một loại cá). Còn ĐÂ không hoàn toàn tức là những trường hợp mà: (i) có sự
giống nhau tối thiểu về một dạng thức, (ii) có một, hai chứ không phải tất cả 03
điều kiện trên được thỏa mãn, ví dụ như: các động từ find và found cùng chung
nhau dạng thức found song không chung nhau các dạng thức finds, finding hoặc
founds, founding… Hay HTĐÂ hoàn toàn của tính từ last 1 trong last week (tuần
trước) và động từ last 2 trong bricks last a long time (gạch bền trong một thời
gian dài). Hoặc: danh từ rung (chỉ thanh ngang của cái thang) và động từ ring
(reo) trong 02 phát ngôn sau cũng là ĐÂ không hoàn toàn: a rung of the ladder
was broken (một cái thanh ngang của cái thang đã gãy) và the bell was rung at
midnight (chuông reo vào lúc nửa đêm). Theo John Lyons, “trong tiếng Anh, tình
cờ là các dạng trích dẫn trùng với dạng cơ bản trong tất cả những từ vị chuẩn
mực về hình thái học song thực tế không được như vậy ở tất cả các ngôn ngữ”.
Ở Trung Quốc, các nhà ngôn ngữ học như Vương Cần, Võ Chiếm Khôn
[159] đề nghị phân biệt từ ĐÂ dưới góc độ tự hình với 02 kiểu: ĐÂĐH và
ĐÂDH. Các tác giả như Cao Danh Khải [169], Tôn Thường Tự [200], Chu Tổ
Mạc [177], Thôi Hạ Ái [150], Hà Ái Nhân [183] có xu thế chia từ ĐÂ thành 04
loại: do ngữ âm biến đổi mà thành ĐÂ, do âm đọc ngẫu nhiên trùng nhau, do sự
phân hóa ý nghĩa của từ ĐN nhưng vẫn bảo lưu được âm đọc, do mượn dùng từ
ngoại lai. Phù Phó Thanh [189] căn cứ vào 03 tiêu chí hình – âm – nghĩa chia từ
ĐÂ thành 03 loại: từ ĐÂĐH (từ và từ tố ĐÂĐH, từ tố ĐÂĐH với từ tố), từ ĐÂ
DH (hình chữ nửa giống nửa khác, hình chữ hoàn toàn khác nhau), từ ĐÂ phái
sinh. Lưu Thúc Tân [187] chia HTĐÂ thành 02 loại: ĐÂ ngẫu nhiên và từ ĐÂ.
Ở Việt Nam, năm 1971, Nguyễn Thiện Giáp [43, tr.22-24] đã phân từ ĐÂ
trong TV thành 02 loại là: những từ ĐÂ hoàn toàn và từ ĐÂ bộ phận (từ đơn ĐÂ
với bộ phận của từ đa tiết, bộ phận từ đa âm tiết ĐÂ với bộ phận của từ đa âm tiết).
Đinh Văn Đức [40, tr.38-39] chia từ ĐÂ thành 02 loại: ĐÂ ngữ pháp và ĐÂ ngẫu
nhiên. Nhữ Thành [124, tr.40-48] đưa ra các khả năng có thể tạo nên HTĐÂ là: âm
tiết phiên âm ĐÂ với âm tiết tự do, âm tiết phiên âm ĐÂ với âm tiết Hán việt, âm
tiết phiên âm ĐÂ với âm tiết láy âm… và cho rằng: âm tiết tự do ĐÂ với âm tiết tự
do xuất hiện nhiều nhất.
Nguyễn Văn Tu [138, tr.145] lại căn cứ vào “chỗ khác nhau về nghĩa từ vựng
và phạm trù ngữ pháp của các từ Đ” chia từ Đ thành hai kiểu: (1) Từ Đ từ vựng
(cùng từ loại, khác nhau về ý nghĩa từ vựng) và (2) từ ĐÂ từ vựng – ngữ pháp
(những từ ĐÂ với nhau cả về ngữ pháp lẫn nghĩa từ vựng). Trong đó loại ĐÂ từ
vựng gồm hai tiểu loại là ĐÂ hoàn toàn như: cất1 (cất sách đi), cất2 (cất rượu), cất3
R R R R R

R (cất hàng), cất4 (cất vó) và ĐÂ không hoàn toàn như: chảy (chảy nước mắt), trảy
R R

(trảy quả). Loại ĐÂ từ vựng – ngữ pháp cũng bao gồm hai tiểu loại là: loại đơn giản
(chỉ có hai từ loại với nhau) kiểu như: bào (đgt) – bào (dt); về (giới từ) – về (về nhà).
Loại phức tạp (gồm nhiều từ loại khác nhau) như: dầu (liên từ) – dầu (dt) – giầu (tt)
– rầu (tt)”.
Phan Ngọc [100, tr.67] thì chia từ ĐÂ thành 06 loại là: (1) thuần Việt ĐÂ
với thuần Việt, (2) láy âm ĐÂ với láy âm, (3) thuần Việt ĐÂ với láy âm, (4) Hán
Việt ĐÂ với thuần Việt, (5) Hán Việt ĐÂ với láy âm, (6) Hán Việt ĐÂ với Hán
Việt. Từ việc xác lập 06 kiểu từ ĐÂ trên, ông lần lượt đi vào khảo sát từng kiểu
một và khẳng định: “Tuy về mặt cấu trúc có thể có 06 kiểu từ ĐÂ, nhưng một khi
TV đã là đơn tiết, thì chắc chắn HTĐÂ giữa từ thuần Việt với từ thuần Việt phải
là cơ bản nhất, tức là quen thuộc nhất… tần số xuất hiện nhiều nhất, làm cơ sở
cho mọi HTĐÂ khác” (tr 67). Theo kết quả khảo sát, phân tích của Phan Ngọc
thì đứng ở vị trí thứ hai trong 06 kiểu ĐÂ là kiểu Hán Việt ĐÂ với Hán Việt.
Nguyễn Thiện Giáp [44], [47; tr.174-178] chia từ ĐÂ thành 02 loại là: (1) ĐÂ
giữa từ với từ (là cơ bản nhất), (2) ĐÂ giữa ngữ và cụm từ (là sản phẩm hậu kỳ của
quá trình sử dụng ngôn ngữ) với 14 kiểu quan hệ. Tập thể tác giả Hữu Đạt, Trần Trí
Dõi, Đào Thanh Lan [36, tr.89-90] chia từ ĐÂ thành 02 loại là (1) ĐÂ hoàn toàn: là
ĐÂ giữa hai ĐV cùng cấp độ. Tức là ĐÂ giữa từ với từ hoặc giữa từ tố với từ tố, (2)
ĐÂ khác bậc: là kiểu ĐÂ giữa một từ tố với một từ độc lập”. Bùi Minh Toán [133,
tr.65] chia từ ĐÂ thành 04 loại là (1) ĐÂ từ vựng, (2) ĐÂ ngữ pháp, (3) ĐÂ đơn tiết,
(4) ĐÂ đa tiết. Nguyễn Văn Khang [69, tr.144,476] chia từ ĐÂ thành 03 loại là: ĐÂ
giữa từ Hán Việt với từ Việt, từ Hán Việt ĐÂ với từ Hán Việt, ĐÂ giữa từ mượn
Pháp với từ Việt, rồi lại chia nhỏ thành: ĐÂ giữa từ với từ, ĐÂ giữa hình vị với hình
vị, ĐÂ giữa từ với hình vị. Lê Quang Thiêm [130, tr.139-141] thì chia thành 02 loại
là (1) ĐÂ cùng bậc và (2) ĐÂ khác bậc và khẳng định “ĐV ĐÂ điển hình là từ bởi
từ là ĐV phức tạp về cấu trúc, ý nghĩa, đảm nhiệm nhiều chức năng và có nhiều
dạng thể hiện trong lời nói”…
Theo chúng tôi, tất cả những cách phân loại trên đều có cơ sở khoa học, vẫn
có giá trị giải thích đối với HTĐÂ trong TV. Và trong những thời điểm nhất định
đã giúp ích cho việc dạy và học TV. Song có lẽ do tiến hành thống kê trong
những bộ từ điển được biên soạn đã quá lâu nên số liệu tới nay đã không còn
hoàn toàn chính xác. Mặt khác, một số tác giả khi làm thống kê chưa thật sự triệt
để mà chỉ làm điểm một số mục từ rồi dựa vào đó để đoán định nên kết quả là bỏ
sót nhiều HTĐÂ lí thú của TV và khi kiểm tra lại thấy còn mơ hồ hoặc còn nhiều
sai sót. Chẳng hạn: Đỗ Hữu Châu [1981; tr. 229-230] cho rằng: “…HT ĐÂ trong
tiếng Việt xuất hiện khá nhiều ở những từ một âm tiết”. Theo kết quả thống kê xử
lí mục L trong từ điển của ông thì: “…Có tổng cộng 106 âm tiết tương đương với
hai từ trở lên và có 164 âm tiết tương đương với một từ. Ở các mục từ khác thì tỷ
lệ giữa các âm tiết ĐÂ và âm tiết một từ cũng xấp xỉ tỷ lệ trên. Còn những trường
hợp ĐÂ song tiết (02 âm tiết) là cực kỳ hiếm thấy…”. (chỉ thấy ông đưa ra có 06
cặp). Thống kê Từ điển từ đồng âm tiếng Việt; 2001 [58] chúng tôi thu được 136
loạt ĐÂST với 272 ĐV. Còn theo số liệu thống kê TĐTV 2006 của chúng tôi thì
trong TV hiện có tới 282 loạt ĐÂST với 577 ĐV.
Theo quan điểm của LA, nếu tiến hành phân loại các ĐVĐÂ theo hướng
đối lập từ địa phương với từ toàn dân thì sẽ đứng trước một tình trạng là rất khó
phân biệt được một cách rạch ròi giữa từ ĐÂ địa phương với từ ĐÂ toàn dân,
nhất là trong bối cảnh giao thoa ngôn ngữ mạnh mẽ như hiện nay. Những khó
khăn tương tự cũng là như vậy nếu chọn cách đối lập giữa từ thuần Việt với từ
Hán việt. Còn nếu tiến hành phân loại các ĐVĐÂ theo tôn ty, cấp bậc của các
ĐV ngôn ngữ thì cũng sẽ có một số khó khăn như: sự phân biệt giữa những ĐV
như từ ghép và ngữ cố định… là không rõ ràng. Còn nếu tiến hành phân loại các
ĐVĐÂ theo từ loại của chúng thì sẽ có một khó khăn như: cho tới tận bây giờ,
sự phân biệt các từ loại trong TV vẫn không thật sự rõ ràng, thậm chí còn có
nhiều ý kiến khác nhau. Chẳng hạn như sự phân biệt giữa đg từ với tt, giữa tt với
dt… Điều này dẫn tới một thực tế là sẽ có những ĐVĐÂ mà khi chú từ loại sẽ
phải dùng một giải pháp lưỡng khả là đg cũng được mà tt cũng được hay dt hay
tt cũng không sai. Khảo sát những ĐVĐÂ trong TĐTV 2006 chúng tôi thấy
những trường hợp như vậy là không hiếm gặp. Mặt khác, có một số ĐVĐÂ
nhưng đồng thời lại là những ĐVĐN, các nghĩa của những ĐVĐÂ - ĐN này lại
thuộc về các từ loại khác nhau và sự sắp xếp ý nghĩa này trước ý nghĩa kia nhiều
khi chỉ có tính võ đoán chứ không phản ánh một trật tự lôgic nào, lắm khi chỉ
phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người biên soạn…. Điều này chắc chắn sẽ ảnh
hưởng ở một mức độ nào đó tới việc thống kê, quy loại và đánh giá tỷ lệ các ĐV
ĐÂ trong nội bộ một từ loại và liên từ loại.
Ý thức được những khó khăn này, chúng tôi khi thống kê xử lí những ĐV
kiểu này đã triệt để tuân thủ một nguyên tắc là: lấy việc chú loại cho nghĩa thứ
nhất làm cơ sở quy loại cho ĐV được thống kê đối với những ĐVĐÂ có hai
nghĩa trở lên mà những nghĩa đó lại thuộc về những từ loại khác nhau…
Chúng tôi còn nhận thấy, ngoài Nguyễn Văn Tu [138], Nguyễn Đức Dân [32]
và Nguyễn Thiện Giáp [44], [47], các tác giả Việt ngữ khác khi tìm hiểu HTĐÂ
của TV dưới góc độ từ loại không thấy đề cập tới những HT mà trên thực tế đã
xẩy ra như: có HTĐÂ giữa những ĐV thuộc về nhiều từ loại khác nhau (trên 2 từ
loại), thậm chí lên tới 4 từ loại. Và ngoài những HTĐÂ thường gặp giữa các thực
từ thì còn có những HTĐÂ giữa những ĐV hư từ với nhau với nhiều dạng thức
khác nhau….Theo chúng tôi, nhìn nhận HTĐÂ dưới góc độ từ loại tuy có phức
tạp song nếu tiến hành triệt để, nhất quán thì những kết luận đưa lại vẫn có giá trị
tham khảo, vẫn có ích cho thực tiễn. Đứng trước những tồn tại chưa được giải
quyết của HTĐÂ trong TV và với những băn khoăn của mình, chúng tôi quyết
định thống kê, phân loại tất cả những ĐVĐÂ trong TĐTV 2006. Từ việc thống kê
đó, thử lật lại vấn đề dưới hai góc độ: từ góc độ SLÂT tham gia cấu tạo nên các
loạt ĐÂ và từ góc độ từ loại. Hi vọng rằng, với một cách làm triệt để sẽ tìm thấy
những khám phá mới về HTĐÂ trong TV hay chí ít ra cũng kiểm chứng và củng
cố được một cách chắc chắn những kết luận đã được một số tác giả đi trước nêu ra.
1.8.2. Về việc phân loại các ĐVĐN trong các ngôn ngữ cũng có nhiều ý
kiến khác nhau. Trong giới nghiên cứu Hán ngữ học, vấn đề phân loại các ĐV
ĐN trong tiếng Hán cũng là một vấn đề hết sức phức tạp. Đáng chú ý và hợp lý
hơn cả là quan điểm của Phù Phó Thanh [189]. Căn cứ vào nghĩa hạng và nghĩa
của từ tố, ông chia từ ĐN thành 04 loại: (1) toàn bộ nghĩa hạng của từ đều ĐN,
(2) chỉ có một nghĩa hạng là nghĩa của từ, còn lại là nghĩa của những từ tố ĐN,
(3) từ đã có nhiều nghĩa hạng lại kèm theo nghĩa của những từ tố ĐN, (4) là
những từ tố ĐN.
Trong TV, lấy đối tượng khảo sát là thực từ (dt, đg, tt), Đỗ Hữu Châu [19,
tr.131] phân loại các ĐVĐN thành: (1) HT nhiều NBV, (2) HT nhiều NBN, (3)
HT nhiều NBT trong đó: căn cứ để xác định từ nhiều NBV là phạm vi, các lãnh
vực sự vật hiện tượng thực tế khác nhau ứng với từ. Theo ông, phải lưu ý đến
HT nhiều NBV trong ngôn ngữ (đã cố định lại trong ngôn ngữ). Theo tác giả,
căn cứ để xác định một từ có nhiều NBN là dựa vào các tiêu chuẩn sau: (i) ý
nghĩa từ loại khác nhau, đặc điểm ngữ pháp khác nhau, (ii) đặc điểm ngữ pháp
của các từ loại và kèm theo là các ý nghĩa ngữ pháp của các từ loại nhỏ trong
một từ loại lớn, (iii) dựa vào tính đồng nhất giữa các NBN được tách ra trong
một từ với ý NBN của các từ khác. Theo ông, “SL NBN thường ít hơn SL NBV”
và “có nhiều cách phân loại ý nghĩa biểu vật của một từ (05 cách) và nên dùng
sự phân biệt nghĩa chính (nghĩa cơ bản) và nghĩa phụ”.
Nguyễn Thiện Giáp [44], [47; tr.148) thì chia thành: (1) HT từ ĐN (chiếm
tuyệt đối) và (2) HT ngữ ĐN (chiếm một tỷ lệ nhỏ). Theo ông, trong mỗi một từ
ĐN thì có thể có những nghĩa thuộc về nghĩa tự do, và có những nghĩa thuộc về
nghĩa hạn chế. Và trong một từ ĐN sẽ có một nghĩa là cơ bản và một số nghĩa là
phái sinh. Lê Quang Thiêm [130, tr.178] tuy không hiển ngôn về phân chia từ ĐN
song nhấn mạnh: “ĐN từ vựng trước hết là ĐNBN vì đó là dạng nghĩa khái quát,
ổn định, mang tính hệ thống cao, là yếu tố của ngôn ngữ. Nhờ có tính hệ thống ổn
định này mà ta mới có thể phân lập, tổng hợp, mô tả theo đặc điểm và tôn ty nhất
định trong từ điển…. Dựa trên cấu trúc biểu niệm thì mới có cơ sở để đối chiếu
đặc điểm ĐN của mỗi ngôn ngữ như là sản phẩm sáng tạo, như là thành tựu được
tập thể ngôn ngữ xây dựng nên. Nó cũng cho phép thấy rõ cái chung và cái riêng
của từ ĐN trong tất cả các lớp từ, các từ loại cơ bản của ngôn ngữ”.
Một số tác giả như Nguyễn Thiện Giáp [47, tr.150], Lê Quang Thiêm [130,
tr.178-179, 184] còn có xu hướng tích hợp thêm những tiêu chí về lượng (thống
kê phân loại các ĐVĐÂ, ĐN của TV dưới góc độ từ loại, SL nghĩa, SLÂT tham
gia cấu tạo nên các loạt ĐÂ, các ĐVĐN). Theo chúng tôi, đây là phương pháp
tiếp cận và phân loại hợp lí bởi nó cho phép chúng ta tiếp cận vấn đề từ cả 02
hướng bên trong và bên ngoài. Thông qua kết quả thống kê, xử lí từ điển của họ,
số liệu về các ĐVĐÂ, ĐN trong TV hiện lên một cách khá cụ thể. Đáng tiếc là
phương pháp này chưa được áp dụng một cách triệt để, nhất quán; khối ngữ liệu
thống kê còn nhỏ, thời gian thống kê cách đây đã khá lâu (trên 20 năm) nên cho
tới nay một số điểm đã không còn phù hợp, cần phải được kiểm chứng lại.
Có thể nói rằng, các nhà Việt ngữ học khi phân loại các ĐVĐN thường đi
từ các hướng tiếp cận như: (1) từ quan điểm hệ thống, cấu trúc luận và đều nhấn
mạnh đến những ĐVĐN thuộc ngôn ngữ như: từ ĐN, ngữ ĐN, ĐNBV cố định,
ĐNBN…, (2) từ quan điểm cú pháp học (từ loại, tôn ty…). Chúng tôi cho rằng:
những phương pháp tiếp cận và phân loại các ĐVĐN trên đây đều dựa trên
những cơ sở khoa học khách quan và đều góp phần bổ sung soi sáng cho HTĐN
trong TV. Song cũng phải thừa nhận một thực tế là cũng như một số các đường
hướng phân loại khác, sự phân loại này chưa bao giờ được áp dụng và kiểm
chứng một cách triệt để trên một khối ngữ liệu đủ lớn để xem năng lực giải thích
của chúng thế nào mà mới chỉ dừng ở việc chứng minh sự tồn tại của các
phương pháp phân loại này mà thôi. Trong LA này, chúng tôi sẽ bước đầu thử
nghiệm những tiêu chí phân loại khác như: (1) Tiêu chí về lượng (DLN, nét
nghĩa của các ĐVĐN), (2) tiêu chí từ loại, (3) tiêu chí SLÂT tham gia cấu tạo
nên một ĐVĐN…. Tuy nhiên, các phương pháp phân loại truyền thống cũng sẽ
được tham khảo và áp dụng trong một chừng mực nhất định mà chúng tôi cho là
hợp lí. Chẳng hạn, chúng tôi cũng sẽ đặc biệt chú ý tới việc đối chiếu cấu trúc
biểu niệm, biểu vật (HT đa nghĩa biểu niệm, đa nghĩa biểu vật) trong tiếng Hán
với TV thông qua việc so sánh một số đg, dt, tt… thuộc lớp từ vựng cơ bản của
02 ngôn ngữ. Từ đó chỉ ra những điểm tương đồng và dị biệt trong nhận thức và
phản ánh HTKQ của 02 dân tộc Việt, Hán.
1.8.3. Về vấn đề phân loại các ĐV vừa ĐÂ vừa ĐN, căn cứ vào tiêu chuẩn:
các ý nghĩa của một ĐV vừa ĐÂ vừa ĐN bao chứa/không bao chứa hoàn toàn
các nét nghĩa chúng tôi phân loại các ĐV vừa ĐÂ vừa ĐN thành 02 loại là: (i)
ĐÂĐN đa nét nghĩa hoàn toàn và (ii) ĐÂĐN đa nét nghĩa không hoàn toàn.

1.9. VỊ TRÍ CỦA TỪ ĐỒNG ÂM CÙNG GỐC TRONG TỔNG THỂ


TỪ ĐỒNG ÂM TIẾNG VIỆT
Chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng thể từ ĐÂTV (36,1 % với 3060 ĐV và
với 1480 loạt), những ĐV ĐÂCG ngữ nghĩa trong TV có một vị trí và vai trò
quan trọng trong việc thể hiện đặc điểm loại hình của TV: đơn lập, không biến
hình; từ một mặt có những đặc điểm từ loại khá mơ hồ (chủ yếu là phụ thuộc
vào vị trí của từ trong hoàn cảnh sử dụng, trong cấu trúc câu), một mặt lại thể
hiện được tính linh hoạt, uyển chuyển trong quá trình sử dụng. Thêm vào đó là
đặc điểm cấu tạo đơn giản: phần lớn là đơn tiết, những ĐV có cấu tạo đa tiết (02,
03, 04 âm tiết) chiếm tỷ lệ ít, lại có DLN thấp (đại bộ phận là từ đơn nghĩa) nên
những ĐVĐÂ này thường được sử dụng làm nguyên liệu cho những thủ pháp tu
từ về từ, nhất là trong câu đối hay chơi chữ. Tuy nhiên chúng cũng có một
nhược điểm lớn là có thể gây ra những khó khăn nhất định trong giao tiếp, nhất
là đối với người nước ngoài học TV, đặc biệt là khi họ phải đối mặt với những
ĐV ĐÂCG có đặc điểm vừa ĐÂ lại vừa ĐN (bao gồm cả những ĐV vừa ĐÂ
vừa ĐN hoàn toàn và không hoàn toàn). Chẳng hạn như các ĐVĐÂ nằm trong
02 loạt ĐÂCG có âm đọc là bẫy và bã dưới đây:
Bẫy I (d). 1 Dụng cụ thô sơ để lừa bắt, giết loài vật hoặc kẻ địch. Chim sa vào bẫy.
Gài bẫy. Bẫy chông. 2 Cái bố trí sẵn để lừa cho người ta mắc vào. Tên cướp bị sa bẫy.
II (đg). 1 Bắt hoặc tiêu diệt bằng bẫy. Đốt đèn để bẫy bướm. 2 Lừa cho mắc mưu
để làm hại. Bẫy người vào tròng. (TĐTV tr.53).
Bã I d. Phần xác còn lại sau khi đã lấy hết chất nước cốt. Bã rượu. Theo voi ăn bã
mía.(tng.).
II t.1 Rời, nát và nhạt nhẽo như chỉ là cái bã còn lại. Giò bã. 2 Mệt mỏi tới mức có
cảm giác như chân tay rã rời, không còn gắng gượng để hoạt động bình thường được.
Mệt bã cả người. (TĐTV tr.23).
Đi vào nghiên cứu, tìm hiểu từ ĐÂ và ĐN nói chung cũng như đi vào tìm
hiểu từ vừa ĐÂ vừa ĐN trong khu vực ĐÂCG nói riêng, một mặt sẽ thấy rõ
được đặc điểm và tầm quan trọng của HTCL trong TV, tiếng Hán. Mặt khác
chính là đi vào tìm hiểu một khu vực nhạy cảm – khu vực giao thoa giữa ĐÂ và
ĐN. Ở đó, có sự thể hiện rất tinh tế cái lằn ranh tế nhị và mơ hồ, thể hiện những
nét đồng nhất và khác biệt giữa HTĐÂ và HTĐN.

1.10. NHẬN DIỆN CÁC ĐƠN VỊ ĐỒNG ÂM, CÁC ĐƠN VỊ ĐA


NGHĨA VÀ TỪ ĐỒNG ÂM ĐA NGHĨA TRONG TỪ ĐIỂN
Trong TĐTV 2006 (Hoàng Phê chủ biên), mỗi một ĐVĐÂ là một mục từ. Các
mục từ ĐÂ được xếp theo một trật tự: từ trước tổ hợp cố định hoặc hình vị trước từ.
Nếu cùng là từ cả thì được căn cứ vào từ loại để xếp theo thứ tự: danh từ, động từ, tính
từ, đại từ, phụ từ, trợ từ, kết từ, cảm từ. Nếu là từ thuộc cùng một từ loại (thường là dt,
cũng có khi là đg, tt) thì căn cứ vào nội dung ngữ nghĩa, xếp theo thứ tự: từ có nghĩa cụ
thể trước, từ có nghĩa trừu tượng sau; trong từ có nghĩa cụ thể thì từ nói về cái có sẵn
trong tự nhiên (người, động vật, khoáng vật) trước, từ nói về cái do con người tạo ra sau.
Các ĐVĐÂ hợp lại với nhau tạo thành những loạt ĐÂ, những ĐVĐÂ trong loạt
ĐÂ được phân biệt với nhau bằng việc phân tách thành các đề mục riêng và bằng
các kí số Ả rập 1, 2 , 3, 4…
Trong TĐTV 2006 còn có một kiểu ĐÂ được gọi là “ĐÂ ngữ nghĩa” (vì
những ĐV này hiện còn có mối quan hệ nguồn gốc - ngữ nghĩa khá rõ ràng).
Những ĐV này có khi là những ĐV chuyển loại trong cùng một từ loại như:
bươm bướm, tóc tơ… có khi là những ĐV chuyển loại thành những ĐV khác từ
loại như: hỗn hợp, bạnh… những ĐVĐÂ ngữ nghĩa này được phân biệt với nhau
bằng việc phân tách thành các đề mục riêng và bằng các kí số La mã I, II, III, IV.
Khảo sát nghĩa của ĐV được TĐTV 2006 dán nhãn là “ĐÂ ngữ nghĩa” này
ta nhận thấy: chúng thường là những ĐV có chung biểu vật, giữa những ĐV này
vẫn có mối liên hệ ngữ nghĩa nào đó với nhau dẫu không còn rõ ràng. Theo số
liệu thống kê của chúng tôi, những ĐV kiểu này có SL là 1480 ĐV, trong đó đơn
tiết có 804 ĐV và đa tiết là 676 ĐV.
Trong TĐTV 2006, các ĐVĐN của TV bao gồm 02 loại lớn là: đơn tiết (có
SL nhiều nhất) và đa tiết (có SL ít hơn). Các ĐVĐN của TV có khi là những ĐV
đơn tiết như: ăn, đi, làm…, có khi là những ĐV đa tiết như: giảng viên, luận cứ,
luận thuyết…, có khi là những ngữ cố định như: nói trống không, mức thiếu hụt,
hạch toán kinh tế, khoa học kỹ thuật, nhất hô bá ứng…. Trong đó, các ĐV là từ,
ngữ chiếm SL tuyệt đối. Trong những ĐV là từ thì những ĐV đơn tiết ĐN chiếm
ưu thế hơn các ĐV đa tiết ĐN (nhiều hơn về SL ĐV, nhiều hơn về DLN).
Các ý nghĩa của một ĐVĐN trong TV có khi chỉ thuộc về một từ loại duy
nhất như: bắn (TĐTV tr.44), bấc (TĐTV tr.48), bập bùng (TĐTV tr.50)…, có
khi thuộc về nhiều từ loại như: hỗn hợp (TĐTV tr.462), huyền 1 (TĐTV tr.470)…,
có khi có cấu trúc nghĩa khá cân đối (vừa ĐN đa nét nghĩa hoàn toàn) như: anh
(TĐTV tr.06)…, có khi có cấu trúc nghĩa không cân đối (ĐN đa nét nghĩa không
hoàn toàn) như: nói (TĐTV tr.732), đỏ (TĐTV tr. 327)…
Hiện tượng đẳng cấu ngữ nghĩa trong TV là HT thường gặp (chủ yếu là đẳng cấu
ngữ nghĩa ở những ĐV có 02 nghĩa và 03 nghĩa, chiếm xấp xỉ 93%). Những ĐV ĐN có
từ 04 đến 27 nghĩa có SL rất ít (chỉ chiếm hơn 7%) trong đó những ĐV có từ 07 đến 27
nghĩa chỉ có 72 ĐV, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ và tất cả đều là những ĐV đơn tiết. Đây là
những cơ sở quan trọng để chúng tôi tiến hành phân loại các ĐVĐN của TV từ 03 góc
độ: góc độ DLN của các ĐVĐN, góc độ từ loại, góc độ SLÂT tham gia cấu tạo nên
một ĐVĐN. Các ý nghĩa của các ĐVĐN trong TV được phân biệt với nhau bởi các kí
số Ả-rập 1, 2, 3, 4, 5…. HTĐN của TV nhiều nhất xếp theo thứ tự là: dt, đg, tt…
Trong TĐ THHĐ 2005, cũng có 2 loại ĐVĐÂ được thu thập, xử lí là: (1) Các ĐV
ĐÂCG ngữ nghĩa còn gọi là những ĐV ĐÂĐH (chúng có hình văn tự giống nhau, có
nghĩa khác nhau song những ĐV này hiện vẫn còn cảm nhận được mối liên hệ về
nguồn gốc - ngữ nghĩa giữa chúng). Trong từ điển, những ĐV này vừa được phân tách
thành các đầu mục riêng biệt vừa được phân biệt bằng các kí số Ả rập 1,2,3…đánh ở
phía trên bên phải như: 月1 (nguyệt) tháng và: 月2 (nguyệt) trăng; 满月1 (mãn nguyệt)
đầy tháng, đầy cữ trẻ con và: 满月 (mãn nguyệt) chỉ trăng rằm… (2) Các ĐV ĐÂKG
2

ngữ nghĩa còn gọi là những ĐV ĐÂDH (chúng có hình văn tự khác nhau, có nghĩa
khác nhau, giữa những ĐV này không còn cảm nhận được bất cứ mối liên hệ nào về
nguồn gốc - ngữ nghĩa). Trong từ điển, những ĐV này được phân tách thành các đầu

mục riêng biệt như: 尝 (thường) có nghĩa là nếm ĐÂ với长 (trường) có nghĩa là dài,目

的 (mục đích) chỉ mục đích ĐÂ với 墓地 (mộ địa) chỉ nghĩa trang…

Các ĐVĐN trong TĐ THHĐ 2005 bao gồm cả những ĐV đơn tiết và đa tiết,
có mặt ở tất cả các từ loại của tiếng Hán, nhiều nhất về SL là các ĐV thuộc về
các từ loại như: dt, đg, hình dung từ, phó từ. Chúng bao gồm các ĐV là từ, ngữ
và hình vị cấu tạo từ (từ tố, ngữ tố). Trong đó ĐV trung tâm của HTĐN trong
THHĐ là từ ĐN (từ đơn tiết, từ song tiết).

1.11. TIỂU KẾT


Chương 1 có nhiệm vụ trình bày những vấn đề lí luận cơ bản làm nền tảng cho
việc thống kê, khảo sát và miêu tả những vấn đề liên quan tới HTĐÂ, HTĐN trong
ngôn ngữ nói chung cũng như trong TV, tiếng Hán nói riêng. Trong quá trình trình bày,
phân tích và thảo luận những vấn đề lí luận có liên quan, LA đã cố gắng chọn lọc, tóm
tắt các lí thuyết và phương pháp tiếp cận, phân loại HTĐÂ, HTĐN của các nhà NNH
trong một số loại hình ngôn ngữ như: loại hình ngôn ngữ biến hình, loại hình ngôn ngữ
đơn lập…. Từ đó, chọn cho mình một hướng tiếp cận phù hợp. Theo quan điểm của LA,
nghiên cứu, tìm hiểu HTĐÂ, HTĐN trong TV, tiếng Hán một mặt vừa phải biết kế thừa,
nắm vững những thành tựu lí luận của NNH đại cương, một mặt cần phải xuất phát từ
những đặc điểm riêng về loại hình của đối tượng nghiên cứu.
Những cơ sở lí luận được trình bày, thảo luận trong chương 1 này là xuất
phát điểm, là cơ sở để LA tiến hành so sánh, đối chiếu HTĐÂ, HTĐN, từ ĐÂ và
ĐN trong TV với THHĐ trong những chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2: HIỆN TƯỢNG ĐỒNG ÂM TRONG TIẾNG
VIỆT ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI

2.1. HIỆN TƯỢNG ĐỒNG ÂM TRONG TIẾNG VIỆT


2.1.1. Tổng quan về hiện tượng đồng âm trong tiếng Việt
Là một ngôn ngữ đơn lập điển hình có tiếng/âm tiết - từ một tiếng - hình vị
gần như trùng làm một nên TV có nhiều ĐVĐÂ. Theo số liệu thống kê của
chúng tôi, trong TĐTV 2006 hiện có 3691 loạt ĐÂ với 8408 ĐVĐÂ chiếm
21,06 % khối ngữ liệu của TĐTV 2006.
Biểu hiện của bức tranh ĐÂ trong TV khá phong phú và đa dạng: có cả hình
vị ĐÂ như: nhân viên – công viên…, có cả từ đơn ĐÂ như: án 1 và án 2… , có cả từ
phức, từ ghép ĐÂ như: ác ôn I và ác ôn II…, có cả ngữ ĐÂ như: cộng sản
nguyên thuỷ I và cộng sản nguyên thuỷ II… Các ĐVĐÂ của TV bao gồm những
cả những ĐV có cấu tạo 01 âm tiết, 02 âm tiết, 03 âm tiết và tối đa là 04 âm tiết,
chúng bao gồm cả những ĐV ĐÂCG ngữ nghĩa và ĐÂKG như: đại biểu I và đại
biểu II; ao 1 và ao 2 … Các ĐVĐÂ của TV bao gồm những ĐV có nguồn gốc
khác nhau (chủ yếu là gốc Hán, thuần Việt và một số ít gốc Ấn Âu). Chẳng hạn:
đảo chính I và đảo chính II, crêp I và crêp II, ba rọi I và ba rọiII… Đây sẽ là
những cơ sở quan trọng để chúng tôi tiến hành phân loại các ĐVĐÂ của TV từ
các tiêu chí: nguồn gốc, SLÂT tham gia cấu tạo, quan hệ ngữ nghĩa giữa các
ĐVĐÂ và từ góc độ các ĐV ngôn ngữ.
2.1.2. Phân loại hiện tượng đồng âm trong tiếng Việt
2.1.2.1. Phân loại hiện tượng đồng âm từ tiêu chí nguồn gốc
(1) Những đơn vị đồng âm gốc Hán
Bao gồm cả những ĐVĐÂ ngẫu nhiên và những ĐV ĐÂCG ngữ nghĩa,
chiếm SL nhiều nhất là những ĐV có cấu tạo đơn tiết (bao gồm cả từ đơn tiết và
hình vị cấu tạo từ), song tiết (từ ghép, từ phức) và một số ít các ĐV có cấu tạo 03
âm tiết và 04 âm tiết vốn là những ngữ cố định như: tiểu tư sản I d. II t. (TĐTV tr.
992), xã hội chủ nghĩa I d. II t. (TĐTV, tr. 1140)…. Những ĐVĐÂ gốc Hán hiện
chiếm SL đông đảo nhất trong tổng thể từ ĐÂTV. Những ĐVĐÂ gốc Hán một
mặt, tương tác với nhau tạo ra những loạt ĐÂ thuần chất. Những loạt ĐÂ thuần
chất này thường chứa 02 và 03 ĐV song nhiều khi lên tới 06 ĐV như: tiết 1,2,3,4,5,6
(TĐTV, tr. 989)… Một mặt, thông qua PTCL đối với những ĐV có cấu tạo song
tiết và một số ít là các ĐV có cấu tạo 04 âm tiết (chủ yếu là chuyển hóa thành hai
từ loại và một số ít là chuyển hóa trong nội bộ một từ loại) đã tạo nên một PT
CTT chủ yếu của TV, làm tăng thêm vốn từ song tiết cho TV. Mặt khác, những
ĐVĐÂ gốc Hán còn tương tác với những ĐVĐÂ thuần Việt và với những
ĐVĐÂ gốc Ấn Âu tạo nên những loạt ĐÂ hỗn hợp về nguồn gốc chứa tới 09 ĐV
như: ban 1,2,3,4,5,6,7,8,9 (TĐTV, tr. 28).
Một đặc trưng dễ nhận biết và nổi bật của những ĐV Hán Việt nói chung
và những ĐVĐÂ Hán Việt nói riêng là tính trang trọng và tính hàm súc của
chúng. Xét về DLN thì đại bộ phận những ĐV ĐÂ Hán Việt đơn tiết thường có
SL nghĩa nhiều hơn và khái quát hơn nghĩa của những ĐVĐÂ Hán Việt đa tiết.
Ngược lại, nghĩa những ĐVĐÂ Hán Việt đa tiết lại rõ ràng, cụ thể hơn nghĩa của
những ĐVĐÂ Hán Việt đơn tiết.
(2) Những đơn vị đồng âm thuần Việt
Bao gồm cả những ĐVĐÂ ngẫu nhiên và những ĐV ĐÂCG ngữ nghĩa, có SL
chỉ xếp sau từ ĐÂ gốc Hán, phần nhiều là từ đơn tiết, song tiết, và một số ít là từ có
cấu tạo 03 và 04 âm tiết (bao gồm từ phức, từ ghép, từ láy và ngữ cố định) như:
cóc1,2,3 (TĐTV tr.196); cóI, II, III, IV, V (TĐTV, tr.195); huếch hoácI,II (TĐTV,
tr.468); nhọ nồi1,2 (TĐTV, tr.721), chan chát1,2 (TĐTV, tr.132), cọc cà cọc cạch1,2
(TĐTV, tr.197), những ĐVĐÂ thuần Việt cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng
thể từ ĐÂTV. Những ĐVĐÂ này một mặt cũng tự mình tạo nên những loạt ĐÂ
thuần chất. Những loạt ĐÂ thuần chất này phần lớn thường chứa 02 và 03 ĐV song
nhiều khi lên tới 07 ĐV như: ve 1,2,3,4,5,6,7 (TĐTV, tr.1109). Thông qua PTCL của
những ĐV có cấu tạo đơn tiết, song tiết và một số ít là các ĐV có cấu tạo 03 và 04
âm tiết (chủ yếu là chuyển hóa thành hai từ loại và một số ít là chuyển hóa trong nội
bộ một từ loại), sự chuyển hóa từ loại của những ĐVĐÂ này cũng đã và đang trở
thành một PT CTT quan trọng của TV, làm tăng thêm vốn từ đơn tiết và đa tiết cho
TV. Kết quả khảo sát thống kê cho thấy: đối với những ĐV đơn tiết, sự chuyển hóa
từ loại thường gặp là thành 02 ĐV khác từ loại song có khi diễn ra tới 05 từ loại,
chẳng hạn như loạt ĐÂ thuần Việt có âm đọc là có sau đây: cóI (đg), cóII (d), cóIII
(t), cóIV(p), cóV (tr) (TĐTV, tr.195). Đối với những ĐV đa tiết, sự chuỵển hóa từ
loại thường là diễn ra theo kịch bản tự nhân đôi thành 02 ĐV khác nhau (thường là
khác từ loại) và tối đa là phân rã thành 03 ĐV.
Một đặc trưng dễ thấy và khá điển hình của những ĐVĐÂ thuần Việt là tính
biểu cảm rất cao của chúng. Đặc biệt là khi chúng là từ tượng thanh, từ tượng
hình hoặc vừa là từ tượng thanh lại vừa là từ tượng hình như: tong tong 2 ; lốp
bốpI; san sátI,II; sền sệt 2 ; hơ hớ 1,2 ….
(3) Những đơn vị đồng âm có nguồn gốc Ấn Âu
Bao gồm cả những ĐV được phiên chuyển thành đơn tiết và đa tiết (thường là
song tiết) như: bít1 (binary Digit; TĐTV 2006 tr.70), ba2 (bar; TĐTV 2006 tr.21),
bonsevichI, crêpII.… Những ĐVĐÂ có nguồn gốc Ấn Âu hiện chiếm tỷ lệ ít nhất trong
tổng thể từ ĐÂTV. Chúng xuất hiện cả trong 02 khu vực ĐÂ ngẫu nhiên và ĐÂCG
song chỉ ở khu vực ĐÂCG mới xảy ra HTĐÂ giữa những ĐV có chung nguồn gốc Ấn
Âu với nhau còn ở khu vực ĐÂKG thì hoặc chỉ xảy ra HTĐÂ giữa những ĐV có
chung nguồn gốc Ấn Âu với những ĐV thuần Việt hoặc chỉ xảy ra HTĐÂ giữa những
ĐV có nguồn gốc Ấn Âu với những ĐV có nguồn gốc Hán mà thôi. Theo chúng tôi, sở
dĩ có tình trạng này là bởi: khác với những ĐV như bít1, ba2… là những ĐV mới được
du nhập vào vốn từ TV từ quá trình hội nhập quốc tế gần đây, còn những ĐVĐÂ có
nguồn gốc Ấn Âu ở khu vực ĐÂ cùng gốc như bonsevichI, logicI, cao suI… lại là
những ĐV đã được du nhập khá lâu vào trong vốn từ TV, được người Việt sử dụng
nhiều, cũng như nhiều ĐV khác trong TV, chúng cũng chịu tác động của quy luật
chuyển hóa từ loại trong TV và xảy ra HTĐÂ. Thậm chí, một số ĐVĐÂ có nguồn gốc
Ấn Âu ở khu vực ĐÂCG còn trở thành những ĐV vừa ĐÂ vừa ĐN hoàn toàn. Chẳng
hạn như loạt ĐÂCG có chung âm đọc là logic dưới đây:
Thí dụ 1: Logic [lô- jíc] cv, lôgic.I 1. cn. Logic học. Khoa học nghiên cứu các quy
luật và hình thức của tư duy, nghiên cứu sự suy luận đúng đắn. Nghiên cứu logic. Logic
hình thức. 2. Trật tự chặt chẽ, tất yếu giữa các HT. Logic của cuộc sống. 3. Sự gắn bó
chặt chẽ giữa các ý, các suy luận chặt chẽ. Lập luận thiếu logic.
II t. 1. Hợp với quy luật logic. Một kết luận logic. Cách suy luận logic. 2. Hợp với logic,
giữa các HT có quan hệ chặt chẽ, tất yếu. Sự việc diễn ra rất logic. (TĐTV 2006 tr. 576).
Sau đây là danh sách của những ĐVĐÂ có nguồn gốc Ấn Âu thống kê
được trong khu vực ĐÂCG: Crêp I d. II d. (TĐTV, tr. 218), bonsevich Id. II t. (TĐTV,
tr. 76), cao su I d. II t. (TĐTV, tr. 115), fát xít I t. II d. (TĐTV, tr. 366), logic Id. II t.
(TĐTV, tr. 576), măng sông1 d. măng sông2 I d. II đg. (TĐTV, tr. 619), mit tinh I d. II đg.
(TĐTV, tr. 634), phăng teo I d. II đg. (TĐTV, tr. 769, 770), xích1 I d. II đg. xích 2 đg.
(TĐTV, tr. 1150), xô viêt I d. II t. (TĐTV, tr. 1157)…
Chúng tôi cho rằng: theo xu thế hội nhập hóa ngày càng sâu như hiện nay
thì những ĐVĐÂ có nguồn gốc Ấn Âu chắc chắn sẽ ngày càng tăng thêm trong
tổng thể từ ĐÂTV.
2.1.2.2. Phân loại HTĐÂ từ tiêu chí SLÂT và từ tiêu chí quan hệ ngữ nghĩa
Từ tiêu chí SLÂT và từ tiêu chí quan hệ ngữ nghĩa chúng ta có bảng 2.1 và
2.2 dưới đây:
(1) Bảng 2.1. Bảng thống kê các loạt ĐÂ trong TĐTV 2006:

Bảng thống kê các loạt ĐÂ trong TĐTV 2006


ĐÂ đơn tiết ĐÂ đa tiết
Ngẫu Cùng gốc 02 âm tiết 03 âm tiết 04 âm tiết
nhiên
Ngẫu Cùng Ngẫu Cùng Ngẫu Cùng
nhiên gốc nhiên gốc nhiên gốc
1913 807
282 673 04 03 02 07
2720 loạt 955 loạt 07 loạt 09 loạt
3691 loạt
(2) Bảng 2.2. Bảng thống kê các ĐV ĐÂ trong TĐTV 2006:

Bảng thống kê các ĐV ĐÂ trong TĐTV 2006


ĐÂ đơn tiết ĐÂ đa tiết
Ngẫu Cùng gốc 02 âm tiết 03 âm tiết 04 âm tiết
nhiên
4843 1598 Ngẫu Cùng Ngẫu Cùng Ngẫu Cùng
nhiên gốc nhiên gốc nhiên gốc
577 1356 10 06 04 14
6441 đvị 1933 đvị 16 đvị 18 đvị
8408 đvị (chiếm 21,06 % TĐTV 2006)
Kết quả thống kê cho thấy: (1) trong TV, các ĐVĐÂ phần lớn có cấu tạo đơn giản,
đại bộ phận là ĐÂ ngẫu nhiên. (2) Sự phân bố của các ĐV ĐÂCG trong vốn từ TV là
không đều. Cụ thể: trong khu vực những ĐVĐÂ đơn tiết thì những ĐVĐÂ ngẫu nhiên
đơn tiết có SL nhiều hơn hẳn các ĐV ĐÂCG đơn tiết (chiếm tới 75,19 % các ĐVĐÂ
đơn tiết). Song ở khu vực ĐÂ song tiết thì các ĐV ĐÂST cùng gốc lại chiếm SL áp đảo
(chiếm tới 70,15 % các ĐV ĐÂST). Nhưng về tổng quan thì SL các ĐVĐÂ ngẫu nhiên
bao giờ cũng có SL lớn hơn các ĐV ĐÂCG (5434 ĐV ĐÂ ngẫu nhiên / 8408 tổng số;
chiếm 64,63 %). (3) Những từ ĐÂ có cấu tạo đơn tiết và từ ĐÂST đã và đang giữ vai
trò chủ đạo làm nên diện mạo chính cho HTĐÂ TV. (4) Trong TV, ngữ ĐÂ có SL rất
ít và chỉ là sản phẩm hậu kì, không phải là “nhân vật chính” của HTĐÂ TV.
2.1.2.3. Phân loại hiện tượng đồng âm từ góc độ các đơn vị ngôn ngữ

(1) Hiện tượng từ đơn tiết đồng âm với từ đơn tiết


Đây là HTĐÂ thường gặp nhất do tỷ lệ từ đơn tiết trong TV chiếm đa số so với từ
đa tiết và thường là các ĐVĐÂ ngẫu nhiên (1913 loạt với 4843 ĐV là các ĐVĐÂ ngẫu
nhiên). Tuy vậy, theo thống kê của chúng tôi, trong các loạt ĐÂ đơn tiết thuộc khu vực
ĐÂ ngẫu nhiên cũng chỉ có 01 loạt duy nhất có chung âm đọc là ban (TĐTV, tr. 28).
chứa tối đa là 09 ĐVĐÂ. Còn ở khu vực ĐÂCG cũng chỉ có 01 loạt duy nhất có âm
đọc là có (TĐTV, tr.195) chứa tối đa là 05 ĐVĐÂ mà thôi.
(2) Hiện tượng từ song tiết đồng âm với từ song tiết
Chiếm vị trí thứ yếu sau HT từ đơn tiết ĐÂ với từ đơn tiết, HT từ song tiết ĐÂ với
từ song tiết cũng là HT hay gặp trong TV.
Về SL, trong TĐTV 2006 hiện thống kê được 1828 ĐV ĐÂST với 894 loạt.
Trong đó: có 858 loạt chứa 02 ĐV với SL là 1716 ĐV, có 32 loạt chứa 03 ĐV
với SL là 96 ĐV, có 04 loạt chứa 04 ĐV với SL là 16 ĐV.
Về DLN, đại bộ phận các ĐV ĐÂST của TV là những ĐV đơn nghĩa (1630
ĐV đơn nghĩa /1828 ĐV thống kê được, chiếm 89,1%). Chỉ có 198 ĐVĐN /1828
ĐV thống kê được, chiếm 10,9%. Trong 198 ĐVĐN này thì những ĐV có 02 và
03 nghĩa chiếm tỷ lệ tuyệt đối (187 ĐV/198 ĐVĐN thống kê được, chiếm tỷ lệ
94,4 %), những ĐV có 04, 05, 06 nghĩa chỉ có 11 ĐV/ 198 ĐVĐN thống kê được,
chiếm tỷ lệ 5,6%). (Chi tiết xem bảng 2.3)
Bảng 2.3. Bảng thống kê SL và DLN của các ĐV ĐÂST trong TĐTV 2006:
Các đơn vị đồng âm song tiết trong TĐTV 2006

Đơn nghĩa Đa nghĩa

02 nghĩa 03 nghĩa 04 nghĩa 05 nghĩa 06 nghĩa

160 đ.vị 27 đ.vị 09 đ.vị 01 đ.vị 01 đ.vị

Tổng số:1630 đơn vị Tổng số: 198 đơn vị

Chiếm: 98,1% Chiếm: 10,9%


Khảo sát mối quan hệ giữa các nghĩa trong những ĐVĐÂ SÂT ĐN ta thấy:
Trong các ĐV có 02 nghĩa, phần lớn chúng đều có quan hệ dẫn xuất hay phái
sinh theo kiểu: S 1  S 2 .
Thí dụ 2: Độc lậpI t. 1. Tự mình tồn tại, hoạt động, không nương tựa hoặc phụ
thuộc vào ai, vào cái gì khác. Sống độc lập. Độc lập suy nghĩ. 2. (Nước hoặc dân tộc) có
chủ quyền, không phụ thuộc vào nước khác hoặc dân tộc khác. (TĐTV tr.40).
Trong các ĐVĐÂ SÂT có từ 03 nghĩa trở lên, phần lớn vẫn là quan hệ dẫn
xuất song khó xác định hơn.
Thí dụ 3: Anh hùng I d. 1. Người lập nên công trạng đặc biệt lớn lao đối với nhân
dân, đất nước. Nguyễn Huệ là một anh hùng dân tộc. 2. Nhân vật thần thoại có tài năng và
khí phách lớn, làm nên những việc phi thường. Các anh hùng trong truyện thần thoại Hy
Lạp. 3. Danh hiệu vinh dự cao nhất của nhà nước tặng thưởng cho người hoặc ĐV có thành
tích và cống hiến đặc biệt xuất sắc trong lao động hoặc chiến đấu. Anh hùng lao động. Anh
hùng các lực lượng vũ trang. Đại đội không quân anh hùng. (TĐTV, tr.07).
Về nguồn gốc, khảo sát khối ngữ liệu thống kê được chúng tôi nhận thấy
chúng có ba nguồn gốc:
Chiếm gần 2/3 là những ĐV có nguồn gốc Hán – Việt như: ảnh hưởng, an
toàn…. Chiếm 1/3 là những ĐV thuần Việt như: bánh tẻ, lay lắt…. Những ĐV
gốc Pháp chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, trên thực tế chỉ thống kê được 05 loạt là: li tô,
măng xét, măng xông, xúc xích, bùng binh với 10 ĐV.
Khảo sát mối quan hệ về âm và nghĩa giữa các tiếng trong từ ĐÂST TV,
chúng tôi nhận thấy, giữa các tiếng trong các ĐV ĐÂST có các kiểu quan hệ sau
đây: (i) giữa các tiếng có quan hệ về ý nghĩa như: bà mụ, bọ gạo, công đức, cộng
sản, pháp y, hợp tác, hoa hồng…, (ii) giữa các tiếng có quan hệ về ngữ âm như:
bo bo, cọc cạch, chan chát, tích tắc…, (iii) giữa các tiếng không có quan hệ ngữ
âm và không có quan hệ ý nghĩa như: lay lắt, ba rọi, gạo cội, mặc nhiên…
Về cấu tạo, các ĐV ĐÂST của TV thuộc về một trong các kiểu cấu tạo sau
đây: (i) là từ ghép đặt theo quan hệ ý nghĩa (từ ghép nghĩa) như: chiến thắng, độc
lập…, (ii) là từ ghép đặt theo quan hệ ngữ âm (từ láy âm, từ lắp láy) như: chong
chóng, đủng đỉnh…, (iii) là từ ghép đặt theo quan hệ ngẫu nhiên (từ ngẫu kết, từ
ngẫu hợp) như: chĩa ba, đãi đằng…
Khảo sát các ĐV ĐÂST của TV chúng tôi thống kê được các dạng ĐÂ sau:
Có 202 loạt ĐÂ trong một từ loại. Trong đó: có 111 loạt ĐÂ giữa danh từ -
danh từ, có 38 loạt ĐÂ giữa động từ - động từ, có 53 loạt ĐÂ giữa tính từ - tính từ.
Có 674 loạt xảy ra HTĐÂ giữa hai từ loại. Trong đó: ĐÂ giữa danh từ - động
từ có 279 loạt, ĐÂ giữa danh từ - tính từ có 245 loạt, ĐÂ giữa danh từ - đại từ có 01
loạt, ĐÂ giữa danh từ - cảm từ có 01 loạt, ĐÂ giữa danh từ - kết từ có 01 loạt, ĐÂ
giữa danh từ - phụ từ có 07 loạt, ĐÂ giữa động từ - phụ từ có 06 loạt, ĐÂ giữa tính
từ - động từ có 114 loạt, ĐÂ giữa tính từ - phụ từ có 15 loạt, ĐÂ giữa tính từ - trợ từ
có 01 loạt, ĐÂ giữa tính từ - cảm từ có 01 loạt, ĐÂ giữa phụ từ - kết từ có 01 loạt,
ĐÂ giữa phụ từ - trợ từ có 01 loạt, ĐÂ giữa kết từ - tính từ có 01 loạt.
Có 14 loạt xảy ra HTĐÂ giữa 03 từ loại. Trong đó: ĐÂ giữa danh từ - phụ
từ - kết từ có 01 loạt, ĐÂ giữa danh từ - tính từ - phụ từ có 02 loạt, ĐÂ giữa danh
từ - tính từ - động từ có 11 loạt.
Có 545 ĐVĐÂ ngẫu nhiên (đánh số Ả-rập); Có 1283 ĐV ĐÂCG (loại có
đánh số La mã)
Thống kê từ loại của các ĐV ĐÂST của TV chúng tôi có số liệu sau:
Thuộc về danh từ có 794 ĐV, chiếm 43,4 %; thuộc về động từ có 486 ĐV,
chiếm 26,6 %; thuộc về tính từ có 506 ĐV, chiếm 27,7 %; thuộc về phụ từ có 34
ĐV, chiếm 1,85 %; thuộc về kết từ có 03 ĐV, chiếm 0,2 %; thuộc về cảm từ có 02
ĐV, chiếm 0,1 %; thuộc về trợ từ có 02 ĐV, chiếm 0,1 %; thuộc về đại từ có 01 ĐV,
chiếm 0,05 %. (Chi tiết xin xem bảng 2.4)
Bảng 2.4. Bảng thống kê từ loại của các ĐVĐÂ song tiết trong TĐTV 2006:

Tsố Từ loại Ghi


đvị chú
Danh Động Tính Đại Cảm Phụ Kết Trợ
1828 794 486 506
đvị 01 đvị 02 đvị 34 đvị 03 đvị 02 đvị
đvị đvị đvị

Chiếm: 97,7% Chiếm: 2,3%

Từ kết quả trên ta thấy:


Các ĐV ĐÂST của TV đều là những ĐV có DLN thấp (chỉ có từ 01- 06
nghĩa). Những ĐV ĐÂST ĐN có SL ít (198 ĐV). Quan hệ giữa các đợn vị ĐÂ
ST của TV đại bộ phận là quan hệ phái sinh theo kiểu mô hình S 1  S 2 …
Các ĐV ĐÂST của TV có 03 nguồn gốc chính là: Hán Việt, thuần Việt và
gốc Ấn Âu. Trong đó, các ĐV gốc Hán có SL nhiều nhất, kế đó là các ĐV thuần
Việt, và cuối cùng là các ĐV có nguồn gốc Ấn Âu.
Mối quan hệ giữa các tiếng trong từ ghép song tiết ĐÂ của TV phần lớn
thuộc về 03 quan hệ là: (i). Giữa các tiếng đều có mối quan hệ về ý nghĩa, (ii).
giữa các tiếng đều có quan hệ về ngữ âm, (iii). giữa các tiếng đều không có quan
hệ về ngữ âm và đều không có quan hệ về ý nghĩa.
Các ĐV ĐÂST của TV xét về mặt cấu tạo phần lớn đều thuộc về 03 loại là:
(i) từ ghép nghĩa: chiếm tỷ lệ lớn nhất, kế đó là (ii) từ ghép láy âm và (iii) từ
ghép ngẫu hợp.
Trong các kiểu ĐÂ của các ĐV ĐÂST (ĐÂ trong nội bộ một từ loại, ĐÂ
giữa hai từ loại, giữa ba từ loại…) thì ĐÂ giữa 2 từ loại có SL nhiều nhất, thường
gặp nhất.
Đại bộ phận từ ĐÂST của TV là được cấu tạo và sản sinh bằng PTCL.
Chiếm SL nhiều nhất là các ĐV thuộc các từ loại: danh, động, tính…
(3) Hiện tượng từ đơn tiết đồng âm với hình vị cấu tạo từ
HT từ đơn tiết ĐÂ với hình vị cấu tạo từ cũng là một HT thường gặp trong TV.
Trong TV, có ba loại hình vị cấu tạo từ thường gặp là: hình vị ghép trước, hình vị
ghép sau và loại hình vị vừa có khả năng ghép trước lại vừa có khả năng ghép sau.
Tuyệt đại bộ phận hình vị cấu tạo từ của TV là các hình vị đơn tiết. Ba loại hình vị
này thấy xuất hiện trong các kiểu ĐÂ giữa từ đơn với hình vị cấu tạo từ.
Thí dụ 4: ĐÂ giữa từ đơn tiết với hình vị cấu tạo từ là một yếu tố ghép trước
như: Tiền 3 II (TĐTV 2006, tr.984) là yếu tố ghép trước để cấu tạo danh từ, tính
từ, có nghĩa “trước, ở phía trước, thuộc thời kỳ trước” trong các kết hợp như:
Tiền tệ. Tiền đồn. Tiền tư bản chủ nghĩa. Tiền khởi nghĩa. ĐÂ với danh từ đơn
tiết tiền 1 với ý nghĩa là “vật đúc bằng kim loại hay in bằng giấy do ngân hàng
phát hành, dùng làm ĐV tiền tệ”. trong các kết hợp như: hết tiền 1 , vay tiền 1 …
Thí dụ 5: ĐÂ giữa từ đơn với hình vị cấu tạo từ là yếu tố ghép sau như:
Học 1 I (TĐTV 2006, tr.453) là yếu tố ghép sau để cấu tạo danh từ, có nghĩa “khoa
học về một lĩnh vực nào đó”như: Tâm lý học. Toán học… ĐÂ với động từ đơn
tiết học 1 I với ý nghĩa là “thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng do người khác
truyền lại” và với ý nghĩa là “đọc đi đọc lại, nghiền ngẫm cho nhớ” trong các kết
hợp như: học nghề, học văn hóa, học bài, học thuộc lòng…
Thí dụ 6: ĐÂ giữa từ đơn với hình vị cấu tạo từ vừa là yếu tố ghép trước
vừa là yếu tố ghép sau như: Trưởng III (TĐTV 2006, tr.1058) là yếu tố ghép
trước hoặc ghép sau để cấu tạo danh từ, có nghĩa “người cấp trưởng”. Trưởng
phòng. Trưởng ban. Hội trưởng. Đại hội trưởng. Kế toán trưởng… ĐÂ với tính
từ đơn tiết trưởngII với ý nghĩa là “người đứng đầu trong gia đình” trong các kết
hợp như: Anh ấy là trưởng, còn em là thứ…
Thí dụ 7: ĐÂ giữa một tính từ đơn tiết - YT CTT như:
Sợ tái 1 cả mặt ______ Bệnh cũ lại tái 2 phát.
Thí dụ 8: ĐÂ giữa một động từ đơn tiết - YT CTT như:
Mua rẻ bán 1 đắt ______ hoạt động bán 2 công khai.
Mời anh vô 1 nhà ______ Vô 2 cùng, vô 2 dụng, vô 2 luận…
Thí dụ 9: ĐÂ giữa một danh từ đơn tiết - YT CTT như:
Đun một siêu 1 nước ______ Siêu 3 mẫu, siêu 3 thoát…
Sống rất có hiếu 1 I _____Người con hiếu2 học. Gia đình này hiếu2 khách…
Thí dụ 10: ĐÂ giữa danh từ - động từ - YT CTT như:
Đây là cây bách 1
Bị bách 2 nên phải làm
Bách 3 chiến bách thắng, cửa hàng bách 3 hóa
Thí dụ 11: ĐÂ giữa danh từ - trợ từ - YT CTT như:
Kia là cây đa 1
Việc đó coi bộ khó dữ đa 2
Đa 3 sầu, đa 3 diện…
Thí dụ 12: ĐÂ giữa đại từ - động tù – YT CTT như:
Đệ 2 chúc mừng huynh
Đệ 1 đơn xin từ chức
Đệ 3 tam, đệ nhất (chu niên)….
Trong TĐTV 2006 hiện chỉ thống kê được 21 hình vị cấu tạo từ ĐÂ với từ
đơn tiết trong khu vực ĐÂCG là: bộ 3 II (TĐTV 2006, tr.79), chủ nghĩaII (TĐTV
2006, tr.147), cựuII (TĐTV 2006, tr.235), đạiIII (TĐTV 2006, tr.278), đồng 6 II
(TĐTV 2006, tr.341), hậu 1 II (TĐTV 2006, tr.430), hóa 2 II (TĐTV 2006, tr.447),
học 1 I (TĐTV 2006, tr.453), lãoIII (TĐTV 2006, tr.546), nguyên 1 VI (TĐTV
2006, tr.693), nữIII (TĐTV 2006, tr.744), phản 2 II (TĐTV 2006, tr.764), phi 7 II
(TĐTV 2006, tr.777), phó 1 II (TĐTV 2006, tr.781), tân 2 II (cũ). (TĐTV 2006,
tr.899), tiền 3 II (TĐTV 2006, tr.984), tiểu 4 II (TĐTV2006, tr. 991), tính 1 II (TĐTV
2006, tr.998), tổng 2 II (TĐTV 2006, tr.1013), trưởngIII (TĐTV 2006, tr.1058),
viên 2 II (TĐTV 2006, tr.1115).
(4) Hiện tượng ngữ đồng âm với ngữ
Trong TV, HT ngữ ĐÂ với ngữ là HT rất hiếm gặp (trong TĐTV 2006, hiện
chỉ thống kê được 09 loạt với 18 ĐV). Các ngữ ĐÂ của TV phần lớn nằm ở khu
vực ĐÂCG, đa phần có cấu tạo 04 âm tiết và chủ yếu được sản sinh nhờ phương
thức chuyển hóa từ loại và phương thức ghép (ghép trước, ghép sau). Các ngữ
ĐÂ của TV phần lớn là các cấu tạo có chứa yếu tố Hán Việt và hoàn toàn là đơn
nghĩa, phần lớn thuộc về lớp từ vựng chính trị xã hội. Trong đó, nhiều nhất xếp
theo thứ tự là: ngữ danh từ, ngữ động từ, ngữ tính từ.
Dưới đây là danh sách các ngữ ĐÂ của TV:
Cá nhân chủ nghĩa I t. II d. (TĐTV tr.100), cộng sản nguyên thủy I d. II t.
(TĐTV tr.212), đế quốc chủ nghĩa I t. II d. (TĐTV tr.309), điều hòa nhiệt độ I đg.
II d. (TĐTV tr.321), điều khiển từ xa I đg. II d. (TĐTV tr.321), hình thức chủ
nghĩa I t.II d. (TĐTV tr.442), thực dụng chủ nghĩa Id. II t. (TĐTV tr.973), tiểu tư
sản I d. II t. (TĐTV tr.992), xã hội chủ nghĩa I d. II t. (TĐTV tr.1140).
(5) Hiện tượng hình vị đồng âm với hình vị
HT hình vị ĐÂ với hình vị cũng là một trong những đặc điểm nổi bật của
HTĐÂ TV. Do trong TV, từ song tiết ngày càng chiếm một tỷ lệ lớn, do phương
thức cấu tạo từ chủ đạo trong TV là phương thức ghép và do các hình vị cấu tạo
từ trong TV tuyệt đại bộ phận là các hình vị đơn tiết có nguồn gốc Hán Việt nên
các kiểu ĐÂ giữa hình vị cấu tạo từ đơn tiết với hình vị cấu tạo từ đơn tiết trong
các kết hợp đa tiết sẽ đóng vai trò chủ đạo cho HT hình vị ĐÂ với hình vị trong
TV. HT các hình vị cấu tạo từ đơn tiết như: sĩ, viên, bán, giả, tử, hóa… ĐÂ với
nhau trong các kết hợp từ đa tiết kiểu như: hình vị hóa trong hóa học ĐÂ với
hình vị hóa trong xanh hóa… chính là nhũng ví dụ tiêu biểu cho HT hình vị ĐÂ
với hình vị trong TV.
2.1.2.4. Phân loại hiện tượng đồng âm từ góc độ từ loại
Từ góc độ từ loại, HTĐÂ trong TV sẽ gồm những loại dưới đây:
(1) Hiện tượng đồng âm trong nội bộ một từ loại
a) Danh từ đồng âm với danh từ
Thí dụ 13:
Một gánhII thóc nặng ______ GánhIII xiếc này rất nổi tiếng
Anh cho tôi mượn cái chĩa baI ______ Đây là cây chĩa baII
Ánh 2 I đèn ______ Khoai sọ trồng bằng ánh 1
Yếu trâu còn hơn khỏe bò 1 I _____Đong mấy bò 1 II gạo
Đồ ăn trầu của bà nội bị thiếu mất cái chìa vôiI
Đây là chim chìa vôiII
Đồng tử 1 của mắt tôi có vấn đề
Đây là đồng tử 2 của một đạo sĩ
b) Động từ đồng âm với động từ
Thí dụ 14:
Điệu hát cảmI được người nghe ______ Lan bị cảmII
Không hợp nhau nên phải chia tayI ______ Chia tayII nhau của ăn cắp
Liếc 1 mắt nhìn trộm ______ Liếc 2 dao vào trôn bát
Viết hết một câu thì phải chấmII ______ Giáo viên chấmIII bài
Bày vẽ 1 ra cho thêm việc ______ Bày vẽ 2 cách làm ăn
c) Tính từ đồng âm với tính từ
Thí dụ 15:
Thị trường đang khanI hàng ______ Nói nhiều khanII cổ quá
Thuyền đậu san sátI ở bến ______ Nói san sátII cả ngày
Ốm 1 liệt giường ______ Người ốm 2 như que củi
Quần áo bê bết 1 dầu mỡ ______ Công việc bê bết 2 vì không có người điều khiển
Tiếng vỗ tay lốp bốpI ______ Ăn nói lốp bốpII
(2) Hiện tượng đồng âm khác từ loại
a) Hiện tượng đồng âm giữa hai từ loại
a1) Danh từ - động từ
Thí dụ 16:
Trâu kéo bừa 1 I ______ Chồng cầy vợ cấy con trâu đi bừa 1 II (cd)
Được cử làm chỉ huyII ______Chi huyI một cuộc hành quân
Lan đi mua than 1 ______ Anh ấy than 2 với tôi
Băng hà 1 đã bắt đầu tan chảy ______ Vua băng hà 2
a2) Danh từ - tính từ
Thí dụ 17:
Cáo 1 I bắt gà ______ Thằng cha ấy cáo 1 II lắm
Pha chế thuốc theo công thứcI ______ Phát biểu rất công thứcII
Tôi thích ăn bánh tẻ 1 ______ Tre bánh tẻ 2 làm lạt buộc mới tốt
Đây là bơ 1 loại tốt ______ Nó bơ 3 đi vờ như không biết
a3) Động từ - tính từ
Thí dụ 18:
Căng 2 I mặt trống ______ Quả bóng bơm rất căng 2 II
Trồng cây để điều hòaII khí hậu ______ Mưa nắng điều hòaI
Nhân bản 1 vô tính người. ______ Đó là hành vi rất nhân bản 2 .
Lẳng 1 cho một phát ngã nhào ra thềm ______Con bé ấy rất lẳng 2 .
a4) Danh từ - trợ từ
Thí dụ 19:
Đủ cả, không thiếu cái 2 I gì ______ Cái 2 II đời tủi nhục ngày xưa
Giỗ tổ 3 ______ Chiều cho lắm chỉ tổ 4 hư
Bắn trúng đích 1 ______ Đích 2 là nét chữ của anh ta
a5) Danh từ - đại từ
Thí dụ 20:
Chiếc thuyền nằm phơi mìnhI trên bãi ______ Cậu giúp mìnhII một tay
Lan đi chụp ảnh 1 ______ Ảnh 2 nói, ảnh thương em
Đừng tham đó 1 bỏ đăng ______ Từ đây đến đó 2 không xa lắm
a6) Danh từ - kết từ
Thí dụ 21:
CủaI bền tại người (tng) ______ Sách củaII thư viện
Nêu thí dụI ______ Thí dụII (giả sử) nó ốm thì anh làm thế nào
Hoa đi mua dù 1 ______ Dù 2 mưa to Lan vẫn đi
Mà 1 cua ______ Đói mà 2 chẳng muốn ăn
a7) Danh từ - phụ từ
Thí dụ 22:
Mũi Cà Mau ở cực 1 I nam đất nước ______ Món ăn này cực 1 II ngon
Mâu thuẫn đến cực độI ______ Vui mừng cực độII
Càng 1 xe bò ______ Có gió, lửa càng 2 bốc cao
Đây là đồng thanh 1 ______ Không ai bảo mọi người đồng thanh 2 đáp
a8) Danh từ - cảm từ
Thí dụ 23:
Có trời đấtI chứng giám ______ Trời đấtII! Có chuyện đó sao.
Nó cậy nó ô 2 to ______ Ô 5 , sao lại thế!
Dạ 3 I thưa bác, mẹ con đi vắng ______ DạII một tiếng thật dài
a9) Động từ - phụ từ
Thí dụ 24:
Cơn mưa àoI tới ______ Lội àoII xuống ruộng
Cái đồ cổ lỗ ấy đã được tống tángII từ lâu ______ Ăn tống tángII cho hết
Nó lịm 2 người đi ______ Nó tím lịm 1 cả người
Nó xiết 3 được một cái xe ______ Tiền của nó nhiều không đếm xiết 4
Giai đoạn quá độ 1 ______ Chơi bời quá độ 2
a10) Động từ - trợ từ
Thí dụ 25:
MấtI tín hiệu liên lạc ______ Nhanh lên! Kẻo muộn mấtII
Nó nhá 1 máy cho tôi ______ Em đi nhá 2
Lũ trẻ à 1 vào vườn ______ Mới đó mà đã quên rồi à 2 I
a11) Động từ - kết từ
Thí dụ 26:
Vô ý lỡ1 I gây ra chuyện đáng tiếc ______ Mang thêm tiền, lỡ1 II có việc cần tiêu
Với 1 I tay tắt đèn ______ Tôi với 2 I nó như hình với bóng
Miễn 1 thuế ______ Đi đâu cũng được miễn 2 là đúng giờ
a12) Động từ - cảm từ
Thí dụ 27:
VângI lời cha mẹ ______ Con ở nhà nhé (VângII! )
Thay 1 người giúp việc ______ Đau đớn thay 2
Nước ồ 1 vào thuyền ______ Ồ! Tôi nhớ ra rồi
a13) Động từ - đại từ
Thí dụ 28:
Ngồi đâu 1 lưng vào nhau ______ Từ sáng tới giờ đi những đâu 1 I
Qua 1 I nhà bên cạnh ______ Qua 2 đây là bạn của má
a14) Phụ từ - trợ từ
Thí dụ 29:
Nghỉ cái đã 2 I, rồi hãy làm tiếp ______ Đã 2 II dễ gì bảo được anh ta
Tịnh vôI tin tức ______ Tịnh vôII không ai biết cả
a15) Phụ từ - kết từ
Thí dụ 30:
Từ đầu chí 4 I cuối ______ Nói chí 4 II phải
Anh chờ một chút, rồi cùng về nhân thể 2 I __ Có anh ở đây, nhân thể 2 II nhờ anh 1việc.
Chớ 1 vì thất bại mà nản lòng ______ Thà chết chớ 2 không khai
a16) Đại từ - trợ từ
Thí dụ 31:
Từ đây đến đó 2 I không xa lắm ______ Tình hình là như vậy đó 2 II
ĐâyI là bạn tôi ______ Chắc là có chuyện gì đâyII
Mình về mình có nhớ ta 1 ______ Ông quê ở đâu ta 2
a17) Đại từ - phụ từ
Thí dụ 32:
Bọn cướp và tên cầm đầu của chúngI đã bị bắt ___Mời chị tới nhà chơi với chúngII em
a18) Kết từ - trợ từ
Thí dụ 33:
Thà chết chứI không khai ______ Anh vẫn khỏe chứII!
Nói mà 2 I không làm ______ Thôi mà 2 II
a19) Tính từ - kết từ
Thí dụ 34:
Cái tên ấy nghe thật ngộ 1 ______ Đem theo ít thuốc, ngộ 3 có lúc phải dùng đến.
a20) Tính từ - cảm từ
Thí dụ 35:
Thịt bị ôi 1 ______ Ôi 2 ! Đẹp quá
Ăn chua nhiều ê 1 I cả răng ______ Ê II, đi đâu đấy
a21) Tính từ - trợ từ
Thí dụ 36:
Câu nói nửa kín nủa hở 1 I ______ Có chuyện gì thế hở 2 con
Tiên xuống cõi phàm 1 ______ Phàm 2 việc gì khởi đầu cũng khó
a22) Tính từ - đại từ
Thí dụ 37:
Nát bấy 1 ______ Từ bấy 2 đến nay
b) Hiện tượng đồng âm chuỗi (đồng âm giữa 03 từ loại trở lên)
b1) Đồng âm giữa danh từ - động từ - tính từ
Thí dụ 38:
* Một cânI đường
CânII nhẹ đong vơi
Bức tranh treo không cânIII
* Không khí là một hỗn hợpI khí, chủ yếu gồm nitrogen và oxygen
Hỗn hợpII hai thứ này vào nhau sẽ được thứ ta cần
Một chương trình biểu diễn quá hỗn hợpIII
*Cái suốt 1 (sợi) bị hư rồi
Đi suốt 2 lúa
Phải cưa đứt, đục suốt 3
b2) Đồng âm giữa danh từ - tính từ - phụ từ
Thí dụ 39:
* Tan tác như ong mất chúaI
Thằng ấy về khoa nói thì chúaII lắm
Anh ta chúaIII ghét thói ba hoa
* Về căn bảnI là vậy
Sự khác nhau căn bảnII
Ý kiến căn bảnIII giống nhau
*Quá mù 1 ra mưa
Có mắt như mù 2
Mùi cao su cháy khét mù 3
b3) Đồng âm giữa danh từ - đại từ - trợ từ
Thí dụ 40:
Không mai thì kiaII, thế nào cũng có tin
Bức tranh này đẹp hơn bức tranh kiaI
Anh bảo tôi đến kiaIII mà
b4) Đồng âm giữa danh từ - tính từ - trợ từ
Thí dụ 41:
Mốc 1 I tương
Gạo mốc 1 II
Có còn xu mốc 1 III nào đâu
b5) Đồng âm giữa danh từ - trợ từ - cảm từ
Thí dụ 42:
Sao trên trờiI
Suốt mấy ngày trờiII
TrờiIII ! , Sao lại có thể như vậy được
b6) Đồng âm giữa danh từ - động từ - kết từ
Thí dụ 43:
Mở ví 1 lấy tiền
Công ơn cha mẹ ví 2 như trời biển
Ví 3 đây đổi phận làm trai được
b7) Đồng âm giữa danh từ - động từ - đại từ
Thí dụ 44:
Đi mượn cái bay 1 về xây tường rào
Chim bay 2
Tụi bay 3 muốn giở trò gì
b8) Đồng âm giữa danh từ - động từ - phụ từ
Thí dụ 45:
Lần 1 đầu tiên sai hẹn
Lần 2 túi tìm chiếc chìa khóa
Sắm lần 3 (dần) các thứ cần dùng
b9) Đồng âm giữa danh từ - động từ - cảm từ
Thí dụ 46:
Rung chà 1 cá nhảy
Chà 2 bột làm bánh
Chà 3 ! Đẹp lắm
b10) Đồng âm giữa danh từ - động từ - trợ từ
Thí dụ 47:
Vai hề 1 diễn rất đạt
Nhà sập nhưng không có ai hề 2 II gì
Tôi chưa hề 2 II nói dối
b11) Đồng âm giữa danh từ - đại từ - cảm từ
Thí dụ 48:
Chơi họ 1 phải góp tiền họ
Có mấy người đến nhưng họ 2 lại đi rồi
Họ 4 ! (tiếng hô cho trâu dừng lại)
b12) Đồng âm giữa danh từ - đại từ - kết từ
Thí dụ 49:
Nguyễn Du tự 2 là Tố Như
Tự 3 tay mình làm ra
Tự 4 anh nên hỏng việc
b13) Đồng âm giữa danh từ - đại từ - phụ từ
Thí dụ 50:
Chân đi tất 1
Có tiền việc gì cũng xong tất 2
Cái gì phải đến tất 3 sẽ đến
b14) Đồng âm giữa danh từ - tính từ - kết từ
Thí dụ 51:
Lan đi mua dầu 2 khuynh diệp
Vải bị dầu 3 hết rồi
Dầu 4 thế nào cũng phải đi
b15) Đồng âm giữa danh từ - tính từ - cảm từ
Thí dụ 52:
Vỡ ối 1 là sắp đẻ
Còn ối 2 chuyện phải làm
Ối 3 ! đau quá
b16) Đồng âm giữa danh từ - phụ từ - trợ từ
Thí dụ 53:
Nà 1 (bãi) ngô xanh tốt
Rượt nà 2 (riết) theo
Thôi nà 3 (nào)
b17) Đồng âm giữa động từ - tính từ - trợ từ
Thí dụ 54:
*Cứ chắc 2 II là được, ai ngờ lại thua
Chưa lấy gì làm chắc 2 I
Anh quen thằng ấy chắc 2 II
*Tịnh 1 lương thực đã vào bao trước khi cho vào kho
Trên đường tịnh 3 không có một bóng người
Nó tịnh 2 khẩu cho yên chuyện
b18) Đồng âm giữa động từ - kết từ - trợ từ
Thí dụ 55:
Tàu đếnI ga
Vấn đề đã được bàn đếnII
Hoa đếnIII là thơm
b19) Đồng âm giữa động từ - phụ từ - kết từ
Thí dụ 56:
Kẻ còn 2 I người mất
Anh ấy còn 2 II rất trẻ
Nắng thì đi còn 2 III mưa thì nghỉ
b20) Đồng âm giữa động từ - tính từ - cảm từ
Thí dụ 57:
Ai cũng gớmI mặt hắn
Hắn cũng vào loại gớmII
GớmIII, nhỡ một tí thôi mà!
b21) Đồng âm giữa động từ - trợ từ - cảm từ
Thí dụ 58:
Thôi 2 I chức chủ tịch
Bài văn ấy ngắn thôi 2 II nhưng rất hay
Thôi 2 III thế là hết
b22) Đồng âm giữa động từ - tính từ - kết từ
Thí dụ 59:
NhằmI thẳng mục tiêu mà bắn
Đánh nhằmII chổ hiểm
Nói thêm nhằmIII thanh minh
b23) Đồng âm giữa động từ - tính từ - phụ từ
Thí dụ 60:
Trần 3 II thân mới có được miếng ăn
Mình trần 3 I
Trên người chỉ trần 3 III một chiếc áo lót
b24) Đồng âm giữa tính từ - kết từ - trợ từ
Thí dụ 61:
Anh em cùng 2 I cha khác mẹ
Nó đến cùng 2 II với bạn
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nươc thì thương nhau cùng 2 III" (Ca dao)
b25) Đồng âm giữa tính từ - phụ từ - kết từ
Thí dụ 62:
Ruộng liềnI khoảnh
Chỉ kịp dặn vài câu rồi đi liềnII
Cả mẹ liềnIII (lẫn) con đều biết
b26) Đồng âm giữa tính từ - phụ từ - trợ từ
Thí dụ 63:
Đứng cho ngayI hàng thẳng lối
Đưa ngayII bệnh nhân đến bệnh viện
NgayIII một đồng cũng không có
b27) Đồng âm giữa đại từ - trợ từ - cảm từ
Thí dụ 64:
Cái thời ấyI đã qua rồi
Nó đang bận làm gì ấyII
ẤyIII đừng làm thế
b28) Đồng âm giữa đại từ - phụ từ - trợ từ
Thí dụ 65:
Cái gìI kia ?
Có nhiều nhặn gìII cho cam
Nó chẳng biết gìIII
b29) Đồng âm giữa danh từ - động từ - phụ từ - trợ từ
Thí dụ 66:
Tạm rút về cứII
CứI phép công mà làm
Đừng sợ, cứIII nói !
Nặng thế mà nó xách cứIV như không
b30) Đồng âm giữa danh từ - động từ - tính từ - phụ từ
Thí dụ 67:
Đêm năm canh, ngày sáu khắc 1
Khắc 2 chữ vào đá
Thủy khắc 3 hỏa
Việc của tôi, tôi khắc 4 lo
b31) Đồng âm giữa danh từ - động từ - tính từ - kết từ
Thí dụ 68:
Một năm học có hai kì 2
Kì 3 lưng cho sạch
Tính anh ta kì 4 lắm
Làm cho kì 5 xong
b32) Đồng âm giữa danh từ - động từ - đại từ - phụ từ
Thí dụ 69:
Xe chỉ 1 luồn kim
Chỉ 5 cho cách làm ăn
Chỉ 4 nói, chỉ thương ảnh
Chỉ 6 một mình anh ấy trở lại
b33) Đồng âm giữa danh từ - động từ - đại từ - kết từ
Thí dụ 70:
Lòng vả 1 cũng như lòng sung
Vả 2 cho mấy cái
Tôi vừa gặp vả 3 (anh ta, ông ta) hôm qua
Tôi không thích, vả 4 (vả lại) không có thì giờ đi xem
b34) Đồng âm giữa động từ - tính từ - phụ từ - trợ từ
Thí dụ 71:
ĐượcI của rơi, trả lại cho người mất
Cô ấy đượcII người được nết
Nghe lõm bõm câu đượcIII câu chăng
Gặp đượcIV người tốt
b35) Đồng âm giữa động từ - phụ từ - kết từ - trợ từ
Thí dụ 72:
Bơi qua 1 I sông
Tạt qua 1 II hiệu sách
Học tập qua 1 III sách vở
Chẳng nói qua 1 IV một lời nào
b36) Đồng âm giữa động từ - tính từ - phụ từ - kết từ
Thí dụ 73:
Hay 1 tin tôi ốm, nó liền tới thăm
Vở kịch hay 2
Ông khách hay 3 đến chơi nhà
Về hay 4 ở
b37) Đồng âm giữa tính từ - phụ từ - kết từ - trợ từ
Thí dụ 74:
Ăn cơm mớiI , nói chuyện cũ (tng)
Ngôi nhà này vừa mớiII xây xong
Có thực mớiIII vực được đạo (tng)
Cảnh mớiIV đẹp làm sao
b38) Đồng âm giữa đại từ - phụ từ - trợ từ - cảm từ
Thí dụ 75:
Anh biết người nàoI trong tấm ảnh
NàoII thấy ai đâu
Chờ nó ăn xong đã nàoIII
NàoIV, có giỏi thì đánh đi !
b39) Đồng âm giữa danh từ - động từ - tính từ - phụ từ - trợ từ
Thí dụ 76:
Doanh nghiệp này nợ nhiều hơn cóII
Cơ hội ngàn năm cóI một
Lúc cóIII phải nghĩ khi túng thiếu
CóIV cứng mới đứng đầu gió
Nó chỉ ăn cóV một bát cơm
2.1.2.5. Những hiện tượng đồng âm khác
a) Đồng âm giữa một tính từ - yếu tố tình thái
Thí dụ 77:
a1) Giá cả phải chăng 1
a2) Phải chăng 2 nguyên nhân việc đó là như vậy
b) Đồng âm giữa động từ - yếu tố tình thái
Thí dụ 78: b1) Báng bổ thần thánh thế thì phải tội 1 chết
b2) Nó nhanh nhẹn, phải tội 2 (chỉ mỗi tội) hơi lười
2.2. ĐỐI CHIẾU MỘT SỐ HTĐÂ TRONG TIẾNG VIỆT VỚI THHĐ
Là một ngôn ngữ đơn lập khá điển hình, THHĐ có nhiều ĐVĐÂ. Lí do
THHĐ có nhiều ĐVĐÂ đã được bàn đến và phân tích khá nhiều như: do có SL
âm tiết cơ bản và SL âm tiết tính trên lí thuyết ít, SL âm tiết thực sử dụng cũng
không nhiều, do những biến đổi về ngữ âm trong lịch sử, do sự du nhập và phiên
chuyển các yếu tố ngoại lai vào tiếng Hán, do sự du nhập ngôn ngữ địa phương
vào ngôn ngữ toàn dân, do quá trình phân li các nét nghĩa của từ ĐN tạo nên…
Hiện nay, quan điểm về HTĐÂ trong giới nghiên cứu Hán ngữ vẫn còn nhiều
điều không thống nhất song theo quan điểm phổ biến của những nhà nghiên cứu
Hán ngữ thì : (i) những ĐV có âm đọc giống nhau, có nghĩa khác nhau là những
ĐVĐÂ với nhau, (ii) do những đặc trưng của tiếng Hán quy định nên việc nghiên
cứu tìm hiểu HTĐÂ trong THHĐ không thể tách rời mối quan hệ khăng khít giữa ba
mặt hình – âm – nghĩa, (iii) không thể tách rời những đặc điểm vốn có của một ngôn
ngữ đơn lập khá điển hình như tiếng Hán (đơn lập, không biến đổi hình thái, cấu trúc
của các ĐV từ vựng ngắn, có tính võ đoán cao…), (iv) có thể phân loại HTĐÂ trong
THHĐ thành các kiểu như: ĐÂ ngẫu nhiên và ĐÂ do quá trình phân li những nét
nghĩa của từ ĐN (Lưu Thúc Tân; 1990), ĐÂĐT với ĐÂDT, ĐÂ đơn tiết với ĐÂ đa
tiết và ĐÂ phái sinh (Phù Phó Thanh; 1983), ĐÂ đồng cấu đồng tính, ĐÂ đồng cấu
dị tính (Chu Anh Quý; 2002)…
Theo quan điểm của chúng tôi, việc phân loại các ĐVĐÂ của tiếng Hán dựa
vào các tiêu chí hình – âm – nghĩa và tiêu chí SLÂT tham gia cấu tạo nên các
ĐVĐÂ là cách phân loại hợp lí, khoa học và có sức giải thích cao còn các cách
phân loại xuất phát từ những góc độ khác, tiêu chí khác cũng có giá trị tham khảo,
có ích với thực tiễn nếu được tiến hành một cách nghiêm túc, triệt để.
Do đứng trước một khối lượng ngữ liệu quá lớn, do mục đích của LA không
đặt ra nên chúng tôi không thống kê tất cả những ĐVĐÂ trong THHĐ mà chỉ
làm điểm một số loại đặc biệt và sử dụng số liệu từ những công trình khoa học có
làm thống kê về ĐÂ trong THHĐ làm cơ sở so sánh đối chiếu với TV.
Sau đây là kết quả phân loại và mô tả các ĐVĐÂ của THHĐ dựa vào các
tiêu chí hình – âm – nghĩa, tiêu chí SLÂT tham gia cấu tạo nên các ĐVĐÂ và từ
góc độ cấu tạo từ.
2.2.1. HTĐÂ trong THHĐ nhìn từ tiêu chí SLÂT tham gia cấu tạo
Cũng giống như TV, âm tiết là ĐV cơ bản, dễ nhận biết của THHĐ. Âm tiết
của THHĐ có cấu tạo đơn giản, ở dạng đầy đủ gồm có 03 thành tố (thanh mẫu,
vận mẫu, thanh điệu). Ở dạng tối thiểu bao gồm 02 thành tố (vận mẫu và thanh
điệu). SLÂT chưa tính thanh điệu trong tiếng Hán theo TĐ THHĐ 1996 là 400,
SLÂT có thanh điệu thực sử dụng là khoảng 1250.
Theo số liệu thống kê từ TĐ THHĐ 1996 của Chu Tồn [199, tr.365–375]
thì: nếu nhìn từ góc độ lí thuyết âm tiết, vốn từ vựng của THHĐ (bao gồm 58.481
ĐV được thu thập và giải thích ) sẽ gồm hai mảng lớn là: mảng những ĐV đơn
tiết (chỉ có một âm tiết) và mảng những ĐV đa tiết (có từ 02 đến 12 âm tiết). Chi
tiết xin xem bảng dưới đây:
STT LOẠI ĐƠN VỊ SỐ LƯỢNG TỶ LỆ %
01 Có 01 âm tiết 8795 15,039
02 Có 02 âm tiết 39548 67,625
03 Có 03 âm tiết 4910 8,396
04 Có 04 âm tiết 4798 8,204
05 Có 05 âm tiết 218 0,373
06 Có 06 âm tiết 104 0,178
07 Có 07 âm tiết 48 0,082
08 Có 08 âm tiết 50 0,086
09 Có 09 âm tiết 07 0,012
10 Có 10 âm tiết 02 0,003
11 Có 12 âm tiết 01 0,002
Tổng số: 11 loại 58.481 đvị 100 %
Theo số liệu này thì những ĐV đơn tiết và song tiết mới là những ĐV làm
nên diện mạo chính cho kho từ vựng tiếng Hán (với 48.343 ĐV, chiếm khoảng
83 %) trong đó, những ĐV có cấu tạo 02 âm tiết chiếm tỷ lệ cao nhất (với 39.548
ĐV, chiếm 67,625%). Điều này đã giúp chúng ta giải thích tại sao trong THHĐ
chỉ hay gặp những ĐVĐÂ đơn tiết và song tiết kiểu như: 福 (phúc) là một từ đơn
tiết ĐN chỉ sự hạnh phúc, may mắn… đồng âm với 蝠 (bức) là một từ đơn tiết
đơn nghĩa chỉ con dơi. Hay: 暴力 (bạo lực) là một ĐV song tiết chỉ bạo lực, vũ
lực đồng âm với暴利 (bạo lợi) là một ĐV song tiết chỉ hành vi dùng thủ đoạn bất
chính, trong một thời gian ngắn kiếm được lợi nhuận lớn. Còn những ĐVĐÂ có
cấu tạo từ 03 âm tiết trở lên kiểu: lễ chùa 礼拜寺 (lễ bái tự) ĐÂ với thứ năm礼
拜四 (lễ bái tứ) hay: viêm khí quản气管炎(khí quản viêm) ĐÂ với bị vợ quản
thúc nghiêm ngặt妻管严(thê quản nghiêm), nhìn về phía trước向前看 (hướng
tiền khán) đồng âm với向钱看(hướng tiền khán) chỉ chú đến vấn đề tiền bạc, 满
堂红1 (mãn đường hồng) chỉ (thắng lợi) trọn vẹn, xuất sắc đồng âm với满堂红2
P P P PR

R (mãn đường hồng) chỉ (cây, hoa) mãn đường hồng... rất hiếm gặp và thường là
ĐÂ ngẫu nhiên.
Theo số liệu của Trương Đình [163] thì: trong Hiện đại Hán ngữ từ điển;
1996 có 97,85% các ĐV đơn tiết được thống kê trong TĐ có liên quan tới ĐÂ và
có 15,157% các ĐV đa tiết được thống kê trong TĐ có liên quan tới ĐÂ. Còn số
liệu các ĐVĐÂ song tiết mà tác giả thống kê được trong Hiện đại Hán ngữ từ
điển 1996 chiếm 7,67% tổng số ĐV song tiết của từ điển. Còn theo số liệu của Cố
Việt [203] thì tổng số ĐVĐÂ của THHĐ là vào khoảng 9,5 %.
2.2.2. HTĐÂ trong THHĐ nhìn từ tiêu chí hình - âm – nghĩa

Như chúng ta đã biết, do những đặc điểm riêng mà ba tiêu chí hình – âm –
nghĩa đã từ lâu được coi là những tiêu chí quan trọng mà các nhà ngôn ngữ học
dùng để phân loại những ĐVĐÂ trong THHĐ. Từ góc độ này, các ĐVĐÂ của
tiếng Hán được phân loại thành ba loại lớn là: (1) ĐÂĐT, (2) ĐÂDT và (3) ĐÂ
phái sinh. Chẳng hạn: 在 (tại) có nghĩa là ở và再 (tái) có nghĩa là lại là hai ĐV đơn
tiết ĐÂDT. Còn 生地 P
1
P (sinh địa) là tên một vị thuốc và生地 2
P P (sinh địa) chỉ đất
hoang, đất không trồng trọt là những ĐV SÂT ĐÂĐT. Còn hai từ 盘 (bàn) và牌
(bài) vốn là những ĐV đơn âm tiết khác nhau, không ĐÂ với nhau nhưng sau khi
được 儿化 (nhi hóa) mà trở thành hai ĐVĐÂ với nhau. Chẳng hạn:
盘[bàn; pán] chậu rửa tay ->盘儿[pár] cái khay, cái mâm
牌[bài; pái] nhịp điệu -> 牌儿[pár] tấm biển của cửa hiệu
2.2.2.1. Hiện tượng đồng âm đồng hình trong THHĐ
ĐÂĐH là khái niệm dùng để chỉ những ĐV có âm đọc và hình chữ giống hệt
nhau nhưng có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau trong THHĐ như: 黑人1 (hắc nhân) chỉ P P

người da đen và黑人2 (hắc nhân) chỉ người không có hộ khẩu là hai ĐV song tiết
P P

ĐÂĐH với nhau. 生气 (sinh khí) có nghĩa là tức giận và生气2 (sinh khí) chỉ sức sống
1
P P P P

cũng là hai ĐV song tiết ĐÂĐH với nhau. Còn 叫1 (khiếu) có nghĩa là kêu, gáy và叫2
P P P P

(khiếu) có nghĩa là baûo, laøm cho, khieán cho là hai ĐV đơn tiết ĐÂĐH với nhau.
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu Hán ngữ hiện đại, thuộc về HT
ĐÂĐH còn có:
(1) Hiện tượng đồng âm đồng hình giữa từ với từ tố
Ví dụ: 借1 (giá) tạm thời sử dụng tiền hay đồ vật của người khác là một từ đơn
tiết ĐÂ với借2 (giá) là một từ tố ( YT CTT) trong 借故 (giá cố) có nghĩa là mượn
cớ, vin vào cớ . 穷1 (cùng) là một từ đơn tiết có nghĩa là nghèo ĐÂ với穷2 (cùng) là
một YT CTT trong穷途 (cùng đồ) có nghĩa là đường cùng.
(2) Hiện tượng đồng âm đồng hình giữa từ tố với từ tố
Ví dụ: từ tố 津1 (tân) trong 津液 (tân dịch) chỉ nước bọt, nước miếng ĐÂ với
(tân) trong 津渡 (tân độ) chỉ bến sông, bến đò. Từ tố 工1 (công) trong 工
2
từ tố津
业 (công nghiệp) chỉ công nghiệp ĐÂ với từ tố工2 (công) trong 工作 (công tác) chỉ
công tác, lao động sản xuất.
Hiện nay, theo quan điểm phổ biến, những ĐV ĐÂĐH trong THHĐ được coi là
những ĐVĐÂ bị phân li từ những nét nghĩa của các ĐVĐN. Chúng có SL ít hơn nhiều so
với những ĐV ĐÂDT. Theo số liệu của Tạ Văn Khánh và Vương Chấn Côn [170] thì
trong Hiện đại Hán ngữ từ điển có 168 tổ hợp ĐÂST với 346 từ. Trong đó: từ ĐÂĐH là
65 tổ hợp với 130 từ chiếm 37% tổng số từ ĐÂST, từ song tiết ĐÂDH là 103 tổ hợp với
216 từ chiếm 62% tổng số từ ĐÂST. Còn theo số liệu của Lưu Xuyên Dân [161] thì trong
Hiện đại Hán ngữ từ điển có 273 tổ hợp là từ ĐÂ song tiết.
(3)Từ đồng âm đồng hình song âm tiết trong THHĐ
Tiến hành khảo sát, thống kê TĐ THHĐ 2005 chúng tôi thu được 317 loạt
ĐÂĐH SÂT với 645 ĐV. Trong đó phổ biến nhất là HT những loạt ĐÂĐH SÂT có
chứa hai ĐV. Những loạt có chứa 03 ĐV chỉ có 07 loạt dưới đây: (xin xem bảng 2.5)
Bảng 2.5. Bảng kê những loạt ĐÂĐH song tiết chứa 03 đv trong THHĐ 2005:
stt ĐV được thống kê Âm Hán Việt TĐ Trang

01 把子(1) (2) (3) Bả tử Tr 21


02 溜子(1) (2) (3) Lưu tử Tr 939
03 吃水(1) (2) (3) Ngật thủy Tr 180
(1) (2) (3)
04 打眼 Đả nhãn Tr 247
05 声色(1) (2) (3) Thanh sắc Tr 1222
06 水印(1) (2) (3) Thủy ấn Tr 1334
(1) (2) (3)
07 小号 Tiểu hiệu Tr 1497
Và chúng tôi cũng chỉ thống kê được 06 loạt ĐÂĐH có cấu tạo 03 âm tiết và 01 loạt
ĐÂĐH có cấu tạo 04 âm tiết. (Chi tiết xin xem bảng 2.6)
Bảng 2.6. Bảng kê Những loạt ĐÂĐH ST có cấu tạo 03, 04 âm tiết trong THHĐ:

stt ĐV được thống kê Âm Hán Việt TĐ Trang


01 贫骨头(1) (2) Bần cốt đầu Tr 1110
02 竹叶青(1) (2) Trúc diệp thanh Tr 1777
03 怪不得(1) (2) Quái bất đắc Tr 499
04 霸王鞭(1) (2) Bá vương tiên Tr 22
05 白头翁(1) (2) Bạch đầu ông Tr 27
06 顶牛儿 Đỉnh ngưu nhi
(1) (2)
Tr 319/320
07 把火罐儿 (1) (2) Bả hỏa quán nhi Tr 19
Những ĐV này bao gồm: từ ĐÂĐH SÂT, ngữ ĐÂĐH SÂT. Đây là những
ĐV có cấu tạo 02 âm tiết, có chữ viết (hình văn tự) giống nhau, có âm đọc giống
nhau (giống nhau về thanh mẫu, vận mẫu, thanh điệu).
Về ngữ nghĩa, những ĐV ĐÂĐH có nghĩa khác nhau, phần lớn chúng là
những ĐV có 01 nghĩa (đơn nghĩa), những ĐVĐN có SL ít hơn. DLN của những
ĐV ĐÂĐH SÂT trong THHĐ là từ 01 đến 05 nghĩa.
Về nguồn gốc, khác với những ĐV ĐÂDT song tiết, những ĐV ĐÂĐH
SÂT thường có mối quan hệ về nguồn gốc với nhau. Đại bộ phận là do chuyển
loại mà thành. Sự chuyển loại trong những ĐV này tuyệt đại bộ phận là diễn ra
trong một từ loại (60,6%), những ĐV chuyển loại khác từ loại ít gặp hơn (39,4%).
Trong TĐ THHĐ 2005 hiện chỉ tìm thấy sự chuyển loại thành hai từ loại khác
nhau. Mô hình chuyển loại giữa hai từ loại thường gặp là:
(i). Thực từ <=> thực từ
Thí dụ 79:【黑人】1 (hēi rén) (名): 指黑种人( chỉ người da đen). 我的男朋友是黑
人bạn trai của tôi là người da đen.
【黑人】2 (hēi rén) (名): 躲藏起来不敢会开露面的人 (chỉ những kẻ sống chui lủi,
không có hộ khẩu). 在这个城市里 有很多黑人ở thành phố này có rất nhiều người không
có hộ khẩu. ( TĐ THHĐ tr. 557)
(ii). Thực từ <=> hư từ
Thí dụ 80:【立地】1 (lì dì) (动): 立在地上(đứng trên mặt đất). 顶天立地
đầu đội trời, chân đạp đất.
【立地】2 (lì dì)(副): 立该 (Lập tức). 放下屠刀, 立地成佛bỏ con
dao giết người xuống là lập tức thành phật ngay. ( TĐ THHĐ tr. 838)
(iii). Hư từ <=> hư từ
Thí dụ 81: 【就是】1(jiù shì) (助): 用在句末表示肯定 (dùng ở cuối câu
biểu thị sự khẳng định: là được, là xong). 我一定办到,你放心就是了tôi nhất
định làm được, anh cứ yên tâm
【就是】2(jiù shì) (连): 表示假设的让步 (biểu thị sự nhượng bộ). 就是
在日常生活中,也需要有一定的科学知识ngay cả trong cuộc sống thường
ngày, cũng cần có những hiểu biết khoa học nhất định. ( TĐ THHĐ tr.734)
Trong 03 mô hình chuyển loại trên đây thì mô hình (i) có SL nhiều nhất, kế
đó là mô hình (ii), cuối cùng là mô hình (iii).
Phân loại các ĐV ĐÂĐH từ góc độ từ loại ta sẽ có 02 loại chính dưới đây:
(i). Từ ĐÂĐH song tiết ĐÂ trong nội bộ một từ loại. Loại này gồm 04 kiểu HT sau:
- Danh từ đồng âm với danh từ
Thí dụ 82:【案子】1 (àn . zi)(名)一种旧式的狭长桌子或架起来代替
桌子用的长本板 (chỉ loại bàn dài kiểu cũ hoặc tấm phản thay cho bàn).我家有
一张裁缝案子nhà tôi có một cái bàn cắt may.

【案子】2 (àn . zi)(名) 案件 (Vụ án, vụ kiện).办了一件案件thụ lý một


vụ kiện. ( TĐ THHĐ tr.11)
- Động từ đồng âm với động từ
Thí dụ 83:【参见】1 (cān jiàn) (动) chỉ thuật ngữ dùng khi chú thích: xem,
xem thêm…
【参见】2 (cān jiàn) (动): 以一定礼节进见;谒见 (bái kiến, yết kiến với
một lễ nghi nhất định).参见师傅bái kiến sư phụ. ( TĐ THHĐ tr. 128)
- Hình dung từ đồng âm với hình dung từ
Thí dụ 84:【颠连】1(diān lián ) (形): 困苦 (khốn khổ). 颠连无告khốn
khổ song không có ai thổ lộ.
【颠连】2(diān lián ) (形): 形容连棉不断. (trùng điệp, dằng dặc). 群山
颠连起伏núi non nhấp nhô trùng điệp. ( TĐ THHĐ tr. 303)
- Trợ từ đồng âm với trợ từ
Thí dụ 85:【也罢】1(yě bà ) (助): 算了,也就算了 (được rồi, đành vậy):

也罢, 你一定走,我送你上车。được rồi, anh muốn đi thì tôi sẽ tiễn anh lên xe.

【也罢】 2(yě bà ) (助): 表示在任何情况下都是这样 (vẫn thế, cũng


được): 你去也罢,不去也罢,反正我是不去。anh đi cũng được, không đi
cũng được, dù sao tôi cũng không đi. ( TĐ THHĐ tr. 1588)
(ii). Từ ĐÂĐH song tiết ĐÂ khác từ loại với 10 kiểu HT sau:
- Động từ đồng âm với danh từ
Thí dụ 86:【包金】1 (bāo jīn) (动)用薄金叶包在金属首饰外面 (bọc
vàng).包金项链vòng cổ bọc vàng.

【包金】2(bāo jīn) (名): 旧时戏院按期付给剧团或主要演员的约定的


报酬 (Tiền lương/ Thù lao (thời xưa, chủ rạp định kì trả thù lao cho gánh hát
hoặc diễn viên chính theo mức thỏa thuận). 这个月他的包金是三百元 tiền
lương tháng này của anh ta là ba trăm đồng. ( TĐ THHĐ tr. 44)
- Danh từ đồng âm với hình dung từ
Thí dụ 87:【草本】1 (cǎo běn) (形):有草质茎的 (植物) (chỉ những thực vật
có tính chất hay đặc điểm của thực vật thân thảo).
【草本】2(cǎo běn) (名):文稿的底本 (bản thảo). 明天你给我草本吧 ngày
mai bạn đưa bản thảo cho tôi nhé. (TĐ THHĐ tr.135)
- Động từ đồng âm với hình dung từ
Thí dụ 88:【机灵】1(jī . ling) (形): 聪明伶俐;机智 (thông minh, lanh lợi)
这孩子怪机灵的。đứa bé này thật tinh nhanh.
【机灵】2(jī . ling) (动): 受惊吓猛然料动 (giật mình). 他吓得一机灵就醒
了 hắn ta sợ đến nỗi giật mình tỉnh dậy (TĐ THHĐ tr. 627; 634)
- Động từ đồng âm với phó từ
Thí dụ 89:【立地】1 (lì dì) (动): 立在地上(đứng trên mặt đất). 顶天立地
đầu đội trời, chân đạp đất.
【立地】2 (lì dì)(副): 立该 (Lập tức). 放下屠刀, 立地成佛bỏ con dao
giết người xuống là lập tức thành phật ngay. (TĐ THHĐ tr. 838)
- Danh từ đồng âm với phó từ
Thí dụ 90:【恰恰】1 (qià qià) (副) 刚好;正(vừa hay/vừa vặn). 我跑到那
里恰恰十二点tôi đi đến đó vừa đúng 12 giờ.
【恰恰】2(qià qià) (名)拉丁舞哥的一种chỉ một vũ điệu latinh có tên là
cha- cha. (TĐ THHĐ tr.1083)
- Hình dung từ đồng âm với phó từ
Thí dụ 91:【自是】1(zì shì) (副): 自然是 (tất nhiên là). 久别重逢,自是高
兴xa nhau lâu ngày gặp lại tất nhiên là vui.
【自是】2(zì shì) (形): 自以为是 (tự cho là đúng, tự thị, tự cho mình là đúng). 他既
很自是有很顽固hắn ta đã hay tự thị lại còn rất ngoan cố. (TĐ THHĐ tr. 1808)
- Danh từ đồng âm với đại từ
Thí dụ 92:【大家】1(dà jiā) (名): 1. 著名的专家 (chuyên gia nổi tiếng)书
法大家nhà thư pháp nổi tiếng. 2. 世家望族 (chỉ gia đình quyền quý): 大家闺秀
tiểu thư khuê các.
【大家】2(dà jiā) (代): 指一定范围内所有的人 (chỉ tất cả mọi người trong
một phạm vi nhất định). 大家的事大家办Việc của mọi người thì mọi người làm.
大家安静一点儿, 现在开会了mọi người trật tự một chút, bây giờ đã vào cuộc
họp rồi. (TĐ THHĐ tr. 252)
- Danh từ đồng âm với lượng từ
Thí dụ 93:【绺子】1(liǔ . zi) (量): 绺儿 (bó, nắm). 一绺子头发một nắm tóc.

【绺子】2(liǔ . zi) (名): 土匪帮伙 (bọn, đám thổ phỉ). 这绺子人很可怕


bọn thổ phỉ này rất đáng sợ. (TĐ THHĐ tr. 877)
- Động từ đồng âm với liên từ
Thí dụ 94:【纵令】1(zòng lìng) (连): 却使 (dù cho/ dù có). 纵令有大困难,也吓
不倒我们cho dù khó khăn đến mấy cũng không khuất phục nổi chúng ta.

【纵令】2(zòng lìng) (动): 放任不加管束,听凭 (lơi lỏng, để mặc). 不得纵令


坏人逃脱không được nơi lỏng cho kẻ xấu trốn thoát. (TĐ THHĐ tr. 1815)
- Trợ từ đồng âm với liên từ
Thí dụ 95:【就是】1(jiù shì) 1. (助): (用在句末表示肯定, 常加 “了”(dùng
ở cuối câu, biểu thị sự khẳng định, thường thêm “了”: là được, là xong). 我一定
办到,你放心就是了tôi nhất định làm được, anh cứ yên tâm. 2.(副)(单用,
表示同意dùng một mình, biểu thị sự đồng ý):就是,就是 你的话很对vâng,
vâng, ý kiến của anh rất đúng.
【就是】2(jiù shì) (连): 表示假设的让步 下半句常用“也”呼应(Biểu thị
sự nhượng bộ có tính giả thiết). 就是在日常生活中,也需要有一定的科学知识
(Ngay cả trong cuộc sống thường ngày, cũng cần có những hiểu biết khoa học nhất
định). (TĐ THHĐ tr. 734). Tổng hợp lại, LA có bảng 2.7 và 2.8 dưới đây:
Bảng 2.7. Bảng thống kê, phân loại các ĐV ĐÂĐH SÂT trong TĐTHHĐ
2005 (ĐÂ trong một từ loại):
HT ĐÂ trong nội bộ một từ loại (04 HT)
Danh từ -Danh từ Động từ - Động từ Hình dung từ - Hình dung từ Trợ từ - Trợ từ
101 loạt 80 loạt 10 loạt 01 loạt
192/317 loạt (chiếm 60,6%)
Bảng 2.8. Bảng thống kê, phân loại các ĐV ĐÂĐH SÂT trong TĐ THHĐ
2005 (ĐÂ giữa hai từ loại):
HT ĐÂ giữa hai từ loại (10 HT)
Hiện Tượng Số Lượng loạt
01 Động từ - Danh từ 72 loạt (Từ - ngữ: 30 loạt; Từ - từ: 42 loạt)
02 Danh từ - hình dung từ 20 loạt (Từ - ngữ: 03 loạt; Từ - từ 17 loạt)
03 Động từ - Hình dung từ 27 loạt ( Từ - ngữ: 17 loạt; Từ - từ: 8 loạt; Ngữ- ngữ: 02 loạt)
04 Động từ - Phó từ 05 loạt ( Từ - ngữ: 01 loạt; Từ - từ: 04 loạt)
05 Danh từ - Phó từ 03 loạt
06 Hình dung từ- Phó từ 01 loạt
07 Danh từ - Đại từ 01 loạt
08 Danh từ - Lượng từ 03 loạt
08 Động từ - Liên từ 01 loạt
10 Trợ từ - Liên từ 01 loạt
Tổng số: 10 HT 124/317 loạt, chiếm 39,4%
Từ góc độ các ĐV ngôn ngữ, các ĐV ĐÂĐH SÂT gồm 03 kiểu HT là:
(i). Từ đồng âm với từ
Thí dụ 96:【海口】1 (hǎi kǒu) 1. (名): 河流通海的地方 (chỉ nơi thông ra
ăn với biển).九龙江有九海口sông Cửu Long có chín cửa. 2. 海湾内的港口 (chỉ
cảng trong vịnh biển)
【海口】2(hǎi kǒu) (名)漫无边际地说大话 (nói khoác).他是一个海口
的人anh ta là một người nói khoác (TĐ THHĐ tr. 530; 790)
(ii). Ngữ đồng âm với từ
Thí dụ 97:【插口】1 (chā//kǒu)(动)在别人说中间插进去说话 (nói leo,
nói chen vào). 你别插口,先听我说完bạn đừng nói leo, hãy nghe tôi nói hết đã.
【插口】2(chā kǒu) (名)可以插入东西的孔 (ổ cắm, phích cắm). 扩音
器上有两个插口,一个插麦克风,一个插电唱头trên máy phóng thanh (tăng
âm) có hai lỗ cắm, một cắm micro, một cắm loa. (TĐ THHĐ tr.141)
(iii). Ngữ đồng âm với ngữ
Thí dụ 98: 【 成 家 】 1(chéng//jiā) ( 动 ) 结 婚 (kết hôn, lập gia đình.
Thường dùng cho nam giới).姐姐出嫁了,哥哥也成了家chị gái đi lấy chồng
rồi, anh trai cũng đã lập gia đình.
【成家】2(chéng//jiā) (动)成为专家 (trở thành chuyên gia).他才三十岁
已有名的成家了anh ta mới 30 tuổi đã trở thành chuyên gia nối tiếng rồi. (TĐ
THHĐ tr.172). Tổng hợp lại chúng ta có bảng 2.9 dưới đây:
Bảng 2.9. Bảng phân loại các ĐV ĐÂĐH SÂT trong TĐTHHĐ 2005 (từ
góc độ các ĐV ngôn ngữ):
Bảng phân loại các ĐV ĐÂĐH từ góc độ các ĐV ngôn ngữ
Từ - từ Từ - ngữ Ngữ - ngữ
232 loạt 65 loạt 20 loạt
Chiếm: 73,2% Chiếm: 20,5% Chiếm: 6,3%
Tổng số: 317 loạt
- Khảo sát các ĐV ĐÂĐH từ góc độ DLN, chúng tôi nhận thấy:
(i). Đại bộ phận các ĐVĐÂ SÂT trong THHĐ là những ĐV đơn nghĩa (260
loạt/ 317 loạt). Thí dụ 99:【艾虎】1 (ài hǔ) và 【艾虎】2(ài hǔ)
(ii). Những ĐV ĐÂĐH song tiết có đặc điểm vừa ĐÂ vừa ĐN không hoàn
toàn (có một trong những ĐV nằm trong loạt ĐÂ là ĐVĐN) có SL đáng kể (101
loạt/ 317 loạt)
Thí dụ 100:【白地】1 (bái dì) 1. (名) 没有种上庄稼的田地。(đất chưa
gieo trồng). 留下一块白地准备种白薯để một vạt đất không chuẩn bị trồng
khoai. 2. 没有树木, 房屋等的土地 (chỉ nơi không có nhà cửa cây cối gì):村子
被烧成一片白地 làng xóm bị thiêu rụi thành một vùng đất trống.
【白地】2 (bái dì) (名) 白色的衬托面:白色儿红花儿 hoa hồng trên nền
trắng. (TĐ THHĐ tr. 24)
(iii). Những ĐV vừa ĐÂ vừa ĐN (tất cả các ĐV trong loạt ĐÂ đều là những
ĐVĐN) có SL rất ít (10/ 317 loạt)
Thí dụ 101:【花红】1 (名) (huā hóng) 1. Chỉ một loại táo tây quả nhỏ. 2.
Chỉ quả táo tây loại nhỏ.
【花红】2(huā hóng) (名) 1. đồ dẫn cưới: 花红彩礼lễ dẫn cưới. 2. Tiền
hoa hồng. 3. Tiền thưởng. (TĐ THHĐ tr. 581)
- Những ĐVĐÂ song tiết ĐN trong tiếng Hán là những ĐV có DLN thấp
(từ 02 đến 05 nghĩa), chúng thuộc về các kiểu quan hệ ngữ nghĩa dưới đây:
(i). Giữa các nghĩa có quan hệ phái sinh (quan hệ dẫn xuất, quan hệ kế tiếp)
Thí dụ 102:【花红】1(huā hóng) (TĐ THHĐ tr. 581)
(ii). Giữa các nghĩa có quan hệ song song
Thí dụ 103:【笼头】1 (lóng tóu) (名) 1. Chỉ cái vòi nước. 2. Chỉ cái ghi đông xe đạp.
【笼头】2(lóng tóu) (名) 1. Tỷ dụ về việc dẫn đầu/đầu tàu: 笼头企业 xí nghiệp
dẫn đầu. 2. Thủ lĩnh (cầm đầu băng đảng đường sông). (TĐ THHĐ tr. 880)
(iii). Giữa các nghĩa vừa có quan hệ phái sinh vừa có cả quan hệ song song
Thí dụ 104:【花红】2(huā hóng) (名) 1. Đồ dẫn cưới: 花红彩礼lễ dẫn cưới. 2. Tiền
hoa hồng. 3. Tiền thưởng.(TĐ THHĐ tr. 581). (Chi tiết xem bảng 2.10 và 2.11)
Bảng 2.10 Bảng thống kê các ĐV ĐÂĐH SÂT đơn nghĩa, ĐN không hoàn
toàn và ĐN hoàn toàn trong TĐTHHĐ 2005:
ĐÂĐH song tiết ĐN ĐÂĐH song tiết ĐN
ĐÂĐH song tiết đơn nghĩa
không hoàn toàn hoàn toàn
Ngữ - Từ - Ngữ -
Từ -từ Từ - ngữ Ngữ - ngữ Từ - từ Từ - ngữ ngữ
Từ - từ
ngữ ngữ
150 loạt 41 loạt 15 loạt 76 loạt 22 loạt 03 loạt 06 loạt 02 loạt 02 loạt
206 loạt 101 loạt 10 loạt
Chiếm 65% Chiếm 31,9% Chiếm 3,1%
Tổng số: 317 loạt
Bảng 2.11 Bảng thống kê DLN của các ĐV ĐÂĐH SÂT trong TĐTHHĐ 2005:
Bảng thống kê DLN của các ĐV ĐÂĐH song tiết
01 nghĩa 02 nghĩa 03 nghĩa 04 nghĩa 05 nghĩa
Từ Ngữ Từ Ngữ Từ Ngữ Từ Ngữ Từ Ngữ
437 87 85 15 13 01 05 01 01
đvị đvị đvị đvị đvị đvị đvị đvị đvị
100 đvị 14 đvị 06 đvị 01 đvị
524 đvị 121 đvị
Chiếm 81,2% Chiếm 18,8%
Tổng số: 645 đvị
Từ góc độ cấu tạo từ, chúng tôi nhận thấy: các ĐV ĐÂĐH (từ) che phủ hết
các kiểu cấu tạo từ trong THHĐ. Cụ thể là:
(1) Thuộc về phương thức cấu tạo từ hợp thành như:
(i) Là phương thức thêm phụ gia tố (thêm hậu tố) như: 案子 àn.zi;把子 bǎ. zi…
(ii) Là phương thức động tân như: 吃水 chī shuǐ;包金 bāo jīn;结果 jié guǒ…
(iii) Là phương thức chính phụ như: 黑人 hēi rén;香烟 xiāng yān…
(iv) Là phương thức liên hợp như: 水火 shuǐ huǒ 面盆 miàn pén 上下 shàng xià…
(v) Là phương thức bổ sung như: 辩证 biàn zhèng; 消耗 xiāo hào…
(vi) Là phương thức chủ - vị như: 花红 huā hóng…
(vii) Là phương thức lặp lại như: 恰恰 qià qià…
(2) Thuộc về phương thức cấu tạo từ đơn thuần như:皇皇 Huáng huáng, 累
累 leǐ leǐ…
Trong hai phương thức cấu tạo từ trên đây (phương thức cấu tạo từ đơn
thuần, phương thức cấu tạo từ hợp thành) thì phương thức cấu tạo từ hợp thành là
phương thức gặp nhiều nhất.
Có thể nói rằng, tuy chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng thể từ ĐÂ của
THHĐ song những ĐV ĐÂĐH SÂT của THHĐ là những ĐVĐÂ có nhiều đặc
điểm lí thú cần tiếp tục đào sâu nghiên cứu tiếp. Theo các nhà nghiên cứu Hán ngữ
hiện đại thì những ĐV ĐÂĐH trong THHĐ là những ĐV gây lên sự tranh cãi nhiều
nhất bởi vấn đề này có liên can tới nhiều vấn đề phức tạp khác như: mối quan hệ
giữa tiếng Hán xưa và nay cũng như phải chú yù tới quy luật diễn biến, phát triển
nghĩa dẫn xuất của từ vựng học tiếng Hán mới có thể nắm vững chúng được.
2.2.2.2. Hiện tượng đồng âm dị hình trong THHĐ
Khái niệm ĐÂDH là khái niệm dùng để chỉ những ĐV có âm đọc giống nhau,
hình thức văn tự có điểm khác nhau hoặc hoàn toàn khác nhau, có ý nghĩa khác
nhau. Trên thực tế, các ĐV này được phân ra thành các loại nhỏ sau:
(1) Hình chữ nửa giống nửa khác

Thí dụ 105: 会议 (hội nghị) chỉ hội nghị và 会意 (hội ý) có nghĩa là hiểu ý, biết

ý. Đây là hai ĐV ĐÂDT (khác nhau ở yếu tố cấu tạo thứ hai). 事物 (sự vật)

chỉ SVHT nói chung và 事务 (sự vụ) chỉ việc, công việc, việc hành chính

quản trị… cũng là hai ĐV ĐÂDT (khác nhau ở yếu tố cấu tạo thứ hai).
(2) Hình chữ hoàn toàn khác nhau

Thí dụ 106: 尝 (thường) có nghĩa là nếm ĐÂ với 长 (trường) có nghĩa là dài

và ĐÂ với 肠 (trường) chỉ ruột là 3 ĐVĐÂ đơn tiết có hình chữ hoàn toàn khác

nhau. 目的 (mục đích) chỉ mục đích ĐÂ với 墓地 (mộ địa) chỉ nghĩa trang cũng là

những ĐVĐÂ song tiết có hình chữ hoàn toàn khác nhau. 密封 (mật phong) có

nghĩa là đóng kín, gói kín ĐÂ với 蜜蜂 (mật phong) chỉ mật ong là những ĐVĐÂ

song tiết có hình chữ hoàn toàn khác nhau.


Ngoài 02 loại trên, các ĐV ĐÂDH trong tiếng Hán còn bao gồm:

* HT từ và từ tố ĐÂDH như: 布1 (bố) chỉ vải ĐÂ với 簿(bộ/bạ) trong簿子 (bạ

tử) chỉ sổ sách, vở ghi chép nói chung. 刁1 (điêu) chỉ họ điêu ĐÂ với碉2 (điêu) trong

碉堡 (điêu bảo) chỉ lô cốt, boong ke.

* HT từ tố và từ tố ĐÂDH như: 躯 (khu) chỉ thân thể ĐÂ với 祛 (khư) có ý


nghĩa là trừ bỏ; 欣 (hân) là vui ĐÂ với 薪 (tân) chỉ củi lửa, tiền lương…

Trên thực tế thì những ĐV ĐÂDH (bao gồm cả đơn tiết lẫn đa tiết) là những
ĐV có SL đông đảo nhất và cũng là những ĐV làm nên diện mạo chính cho HTĐÂ
trong THHĐ.
2.2.3. Hiện tượng đồng âm phái sinh trong THHĐ nhìn từ góc độ cấu từ pháp
Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu từ vựng học Trung Quốc thì ĐÂ
phái sinh là khái niệm dùng để chỉ “những từ mà ban đầu có âm đọc không giống
nhau, sau khi âm biến đổi mà trở thành Đ” (Phù Phó Thanh; 1983; tr.77). Hay:
“hình thức ban đầu của những từ ĐÂ phái sinh là những từ có âm đọc khác nhau,
do sự chi phối có quy luật của sự biến đổi ngữ âm của từ, có một số từ ban đầu
không Đ sau khi biến đổi trở thành Đ” (Tôn Thường Tự; 1957; tr.207). Thuộc
về từ ĐÂ phái sinh có các loại: (i) Do HT biến điệu về thanh điệu ở từ song tiết,
(ii) do việc bảo lưu một số âm cổ trong một số vùng phương ngôn, (iii) do việc

tiếp nhận và sử dụng từ nước ngoài, (iv) do 儿化 đưa lại…Trong LA này chúng

tôi bước đầu đi vào tìm hiểu loại ĐÂ phái sinh do 儿化 đưa lại.

Trong THHĐ, HTĐÂ phái sinh nói chung và HTĐÂ phái sinh do 儿化 đưa

lại là HT thường gặp.


Thí dụ 107:
盘[pán] chậu rửa tay >盘儿 [pár] cái khay, cái mâm
牌[pái] nhịp điệu > 牌儿 [pár] tấm biển của cửa hiệu
坛[tán] cái đàn tế, luống, hội tế thần > 坛儿 [tár] cái vò, cái hũ
台[tái] lượng từ > 台儿 [tár] cái đài, cái bục…
柜[gùi] cái két > 柜儿 [gùr] cái tủ
棍[gùn] chỉ kẻ xấu nói chung > 棍儿 [gùr] cái que, cái gậy…

Khảo sát, so sánh từng cặp từ trên ta thấy: khi chưa chịu sự tác động của 儿

化 chúng là những từ khác nhau về âm đọc, chỉ giống nhau về thanh điệu và có
cùng một kiểu kết thúc vận mẫu. Sau khi chịu sự tác động của 儿化 trở thành hai

từ hoàn toàn ĐÂ. Chẳng hạn: 盘 [pán] chậu rửa tay và 牌 [pái] nhịp điệu là hai
từ khác nhau về âm đọc, chỉ giống nhau về thanh điệu và có cùng một kiểu kết

thúc vận mẫu (khai khẩu hô), sau khi chịu sự tác động của 儿化 trở thành hai từ

hoàn toàn ĐÂ: 盘儿 [pár] cái khay, cái mâm;牌儿 [pár] tấm biển của cửa hiệu.
Tương tự như vậy 柜 [gùi] và 棍 [gùn] cũng là hai từ khác nhau về âm đọc,
chỉ giống nhau về thanh điệu và có cùng một kiểu kết thúc vận mẫu (hợp khẩu

hô), sau khi chịu sự tác động của 儿 化 trở thành hai từ hoàn toàn ĐÂ:

柜儿 [gùr] cái tủ, cái két;棍儿 [gùr] cái que, cái gậy…

Qua việc phân tích các ví dụ ta thấy: xét về bản chất thì loại ĐÂ phái sinh sau 儿

化 không những có nguyên nhân từ quá trình 儿化 đưa lại mà còn có nguyên nhân từ

cách kết thúc đuôi vần trong THHĐ, liên quan tới khái niệm tứ hô (四呼). Để rõ ràng
hơn chúng tôi xin được nói rõ hơn về vấn đề này: tứ hô là khái niệm chỉ những cách

kết thúc đuôi vần trong cấu trúc âm tiết tiếng Hán với 04 kiểu: khai khẩu hô (开口呼 ),

tề xỉ hô (齐齿呼), hợp khẩu hô (合口呼), toát khẩu hô (撮口呼). Trong đó: tề xỉ hô

chỉ những vận mẫu là [i] hoặc lấy [i] làm giới âm. Căn cứ vào TĐ THHĐ thì trong
tiếng Hán có khoảng 400 âm tiết, nếu tính âm tiết mang thanh điệu thực sử dụng thì có

khoảng 1250 âm tiết (nếu tính cả những âm tiết có 儿化 thì SL còn lớn hơn). Trong

400 âm tiết này thì có tới 83 âm tiết có kiểu kết thúc này. Hợp khẩu hô chỉ những vận
mẫu là [u] hoặc lấy [u] làm giới âm, loại này gồm 114 âm tiết. Toát khẩu hô chỉ
những vận mẫu là [ü] hoặc lấy [ü] làm giới âm, loại này có SL ít (chỉ có 24 âm tiết).
Khai khẩu hô chỉ những vận mẫu không dùng [i, u, ü] cũng không lấy [i, u, ü] làm
giới âm. Loại này gồm 179 âm tiết, chiếm gần ½ SL âm tiết của tiếng Hán.

Thực tế cho thấy rằng: loại ĐÂ phái sinh sau 儿化 chỉ nảy sinh ở những từ

khác nhau, có cùng một kiểu kết thúc đuôi vần, cùng thanh điệu, sau khi chịu tác
động của quá trình 儿化 mà trở thành ĐÂ. Mặt khác, từ số liệu thống kê ta cũng có

thể dự đoán rằng: tiềm năng sản sinh ra loại ĐÂ phái sinh sau 儿化 nhiều nhất xếp

theo thứ tự là nhóm âm tiết khai khẩu hô, hợp khẩu hô, tề xỉ hô và toát khẩu hô.

Theo chúng tôi loại ĐÂ phái sinh sau 儿化 thuộc về HTĐÂ ngẫu nhiên

song cái cơ chế tạo ra HT này là rất đặc biệt, nó thuộc về lĩnh vực ĐÂ song lại có

liên quan mật thiết tới tới HT 儿化 trong THHĐ. Còn HTĐÂ phái sinh trong

THHĐ nói chung có quan hệ tới việc giao thoa giữa ngôn ngữ toàn dân và ngôn
ngữ địa phương cũng như với HT biến đổi ngữ âm trong lời nói…
Có thể nói rằng, sản sinh ra những lớp từ vựng mới nhằm thỏa mãn nhu cầu của cuộc
sống luôn là yêu cầu cấp thiết của mọi ngôn ngữ. Bên cạnh những phương thức sản sinh từ
vựng thường gặp, trong một số ngôn ngữ chúng ta còn thấy những phương thức sản sinh

đặc biệt khác và phương pháp phái sinh dùng 儿化 và ĐÂ phái sinh sau 儿化 trong

THHĐ là một ví dụ điển hình. Nó điển hình vì bởi nó không tìm thấy trong tiếng Hán cổ và
cũng không tìm thấy trong các ngôn ngữ đơn lập khác như TV. Từ cách thức và sản phẩm
mà nó tạo ra cho chúng ta thấy rõ hơn những nét đại đồng tiểu dị trong các ngôn ngữ thuộc
về cùng một loại hình.

2.3. TIỂU KẾT


Trên đây là kết quả thống kê, phân loại, mô tả và đối chiếu các ĐVĐÂ, các HTĐÂ
trong TV với các ĐVĐÂ và các HTĐÂ trong THHĐ của chúng tôi từ các góc độ: nguồn
gốc, SLÂT tham gia cấu tạo nên loạt ĐÂ, góc độ hình – âm – nghĩa, góc độ cấu tạo từ…
Từ kết quả làm việc trên, chúng ta có thể củng cố và rút ra những nhận xét sau:
(i) Cũng như TV, THHĐ là một ngôn ngữ có nhiều ĐVĐÂ do có SLÂT ít, cấu
trúc đơn giản dẫn đến tính võ đoán cao.
(ii) Nếu như trong TV, các ĐVĐÂ có thể được phân loại bằng các tiêu chí
như: nguồn gốc, SLÂT tham gia cấu tạo, các ĐV ngôn ngữ…thì trong THHĐ,
cách phân loại các ĐVĐÂ dựa trên các tiêu chí: SLÂT tham gia cấu tạo nên loạt
ĐÂ, bộ ba tiêu chí hình – âm – nghĩa hay từ góc độ cấu tạo từ…lại là cách phân
loại tỏ ra phù hợp với đặc thù của THHĐ và có công năng giải thích cao.
(iii) Việc tìm hiểu nghiên cứu HTĐÂ của THHĐ luôn gắn bó mật thiết với
nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực, đặc biệt là gắn chặt với việc nghiên cứu HTĐN hay
vấn đề văn tự học…
(iv) Tuy đều là những ngôn ngữ đơn lập nhưng HTĐÂ của TV và THHĐ vẫn có

những dị biệt nhất định và kiểu các ĐVĐÂ phái sinh sau 儿化 và các ĐV ĐÂDH là

những ví dụ điển hình.


Theo chúng tôi, việc tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề có liên quan tới
HTĐÂ trong TV, THHĐ sẽ rất có ích đối với việc làm sáng tỏ hơn một số vấn đề về
loại hình học cũng như có ích đối với việc học tập và giảng dạy TV, THHĐ.
CHƯƠNG 3: HIỆN TƯỢNG ĐA NGHĨA TRONG TIẾNG
VIỆT ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI
3.1. HIỆN TƯỢNG ĐA NGHĨA TRONG TIẾNG VIỆT
3.1.1. Tổng quan về hiện tượng đa nghĩa trong tiếng Việt
TV là một ngôn ngữ có một tỉ lệ đáng kể các ĐVĐN (chiếm 13,58 %).
Trong đó, chiếm phần lớn là các ĐV đơn tiết và 02 âm tiết, đại bộ phận chúng
thuộc về các từ loại: dt, đg, tt. (Xem bảng 3.1)
Bảng 3.1 Bảng thống kê tỉ lệ đơn nghĩa/ĐN của các ĐV từ vựng trong
TĐTV 2006:

Bảng thống kê tỉ lệ đơn/đa nghĩa của các đơn vị từ vựng trong TĐTV 2006
Đơn nghĩa Đa nghĩa
34504 ĐV (chiếm 86,42%) 5420 ĐV (chiếm 13,58 %)
39924 ĐV (100%)
Nhìn từ góc độ từ loại chúng tôi nhận thấy: HTĐN của TV nhiều nhất
là ở dt, kế đó là đg, tt rồi đến các từ loại khác.
Nhìn từ DLN, có thể thấy rằng: TV là một ngôn ngữ có DLN thấp, phần
lớn các ĐVĐN của TV là các ĐV có 02 hoặc 03 nghĩa, những ĐV có 07
nghĩa trở lên chỉ chiếm 1,42%. Từ góc độ này thì đg lại là từ loại có nhiều
nghĩa nhất, kế đó là dt và tt.
Các ĐVĐN trong TV thuộc loại có cấu tạo đơn giản, phần lớn là các ĐV
đơn tiết và song tiết, những ĐV nào có cấu tạo phức tạp nhất cũng chỉ lên tới 04
âm tiết là cùng và cũng chỉ có một SL rất ít.
Quan hệ giữa các nghĩa trong từ ĐN TV phần lớn thuộc về 03 kiểu là: (i)
quan hệ kế tiếp (quan hệ phái sinh), (ii) quan hệ song song và (iii) quan hệ kế tiếp
xen kẽ với song song.
3.1.2. Phân loại hiện tượng đa nghĩa trong tiếng Việt
- Hướng phân loại từ cấu trúc nghĩa của từ
Từ góc độ cấu trúc ngữ nghĩa, các ĐVĐN của TV có thể được phân loại
thành: HT ĐNBV, HT ĐNBN, HT ĐNBT. Ba thành phần ý nghĩa trên đây là các
thành phần ý nghĩa thường có mặt ở trong từ. Trong đó:
Căn cứ để xác định tính nhiều NBV là các phạm vi, các lĩnh vực, SVHT
thực tế khác nhau ứng với từ.
Căn cứ để xác định tính nhiều NBN của từ là: (i) Ý nghĩa từ loại khác nhau
và đi kèm với chúng là các đặc điểm ngữ pháp khác nhau. (ii) Các đặc điểm ngữ
pháp của các từ loại và đi kèm với chúng là các ý nghĩa ngữ pháp của các từ loại
nhỏ trong một từ loại lớn. (iii) Tính đồng nhất giữa các NBN được tách ra trong
một từ với ý NBN của các từ khác.
Do DLN của các ĐVĐN TV phần lớn là thấp (những ĐV có 02 và 03 nghĩa
chiếm trên 90 %) nên sẽ dẫn đến một hệ quả tất yếu là: cấu trúc của các ĐV ĐN
BV, ĐNBN, ĐNBT trong TV phần lớn cũng sẽ là kiểu cấu trúc đơn giản. LA
bước đầu chỉ khảo sát, phân tích một số HT ĐNBV, ĐNBN cố định mà thôi.
3.1.2.1.Hiện tượng đa nghĩa biểu vật
Thí dụ 01: Âu 1 d. 1. Âu tàu (nói tắt) 2. ụ (để đưa tàu lên thuyền) (TĐTV, tr. 19)
Phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của từ âu 1 ta thấy: danh từ âu 1 là từ ĐNBV.
Cụ thể, danh từ từ âu 1 có có 02 NBV dưới đây:
Từ Nghĩa biểu vật của từ
âu 1 1. NBV 01: Chỉ âu tàu (nói tắt)
2. NBV 02: Chỉ ụ (để đưa tàu lên thuyền)
Thí dụ 02: Ăn mày I đg. 1. Xin của bố thí để sống. Xách bị đi ăn mày. 2. Cầu xin
của Thánh, Phật theo quan điểm tín ngưỡng. Ăn mày của Phật. (TĐTV, tr. 13)
Phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của động từ ăn mày I ta thấy: động từ ăn mày I
cũng là một từ ĐNBV. Động từ ăn mày I có 02 NBV sau:
Từ Nghĩa biểu vật của từ
1. NBV 01: Xin của bố thí để sống.
ăn mày I 2. NBV 02: Cầu xin của Thánh, Phật theo quan điểm tín ngưỡng.
Thí dụ 03: Bạc bẽo t. 1. Không nghĩ gì đến tình nghĩa, ân nghĩa. Ăn ở bạc bẽo. 2.
Không đền bù tương xứng với công lao. (TĐTV, tr. 24)
Phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của tính từ bạc bẽo ta thấy: tính từ bạc bẽo
cũng là một từ ĐNBV. SL NBV của tính từ bạc bẽo được phân tích như sau:

Từ Nghĩa biểu vật của từ


bạc bẽo 1. NBV 01: Không nghĩ gì đến tình nghĩa, ân nghĩa.
2. NBV 02: Không đền bù tương xứng với công lao.
Các từ âu 1, ăn mày I, bạc bẽo trên đây chỉ là những từ ĐNBV đơn thuần.
Nghĩa của chúng ứng với các phạm vi, các lĩnh vực, SVHT thực tế khác nhau
trong cuộc sống, trong các nghĩa của những ĐVĐN này không bao hàm những
nét nghĩa nhỏ hơn.
3.1.2.2. Hiện tượng đa nghĩa biểu niệm và việc phân loại đa nghĩa biểu niệm
3.1.2.2.1. Hiện tượng đa nghĩa biểu niệm
Thí dụ 04: Anh d. 1. Người con trai cùng một thế hệ trong gia đình, trong họ,
nhưng thuộc hàng trên (sinh trước, là con nhà bác, v.v.; có thể dùng để xưng gọi). Anh
ruột. Anh rể. Anh họ. Người anh con bác. 2. Từ dùng để chỉ hoặc gọi người đàn ông còn
trẻ; hay là dùng để gọi người đàn ông cùng tuổi hoặc vai anh mình. 3. Từ phụ nữ dùng
để gọi chồng, người yêu hoặc người đàn ông dùng để tự xưng khi nói với vợ, người yêu.
4. Từ dùng để gọi người đàn ông thuộc thế hệ sau mình (như cha mẹ gọi con rể hoặc
con trai đã trưởng thành, v.v.) với ý coi trọng (gọi theo cách gọi của những con còn nhỏ
tuổi của mình). (TĐTV, tr. 06)
Phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của từ anh ta thấy: danh từ anh là một từ vừa
ĐNBV vừa ĐNBN.
(i) SL NBV của từ anh có thể được phân tích như sau:
Từ Nghĩa biểu vật của từ
1. NBV 01: Chỉ con trai cùng thế hệ trong họ, thuộc hàng trên.
anh 2. NBV 02: Chỉ người đàn ông còn trẻ (bằng hoặc hơn vai mình).
3. NBV 03: Chỉ chồng hay người yêu của phụ nữ.
4. NBV 04: Chỉ người đàn ông thuộc thế hệ sau mình.
(ii) SL nét nghĩa của từ anh có thể được phân tích như sau:
Từ Nghĩa SL nét nghĩa (cấu trúc NBN) của từ
(1) Chỉ người con trai cùng thế hệ trong họ
Nghĩa 01 (2) Thuộc hàng trên
(3) Dùng để xưng gọi
Nghĩa 02 (1) Chỉ hoặc gọi người đàn ông còn trẻ
anh (2) Gọi người đàn ông cùng tuổi hoặc vai anh mình.
Nghĩa 03 (1) Từ mà người phụ nữ dùng để gọi chồng hay người yêu
(2) Từ mà người đàn ông tự xưng khi nói với vợ, người yêu.
Nghĩa 04 (1) Từ dùng để gọi người đàn ông thuộc thế hệ sau mình
(2) Có ý coi trọng.
Thí dụ 05: Nói đg. 1. Phát ra thành tiếng, thành lời để diễn đạt một nội dung nhất
định trong giao tiếp. Nghĩ sao nói vậy. Ăn nên đọi, nói lên lời (tng.). Hỏi chẳng nói, gọi
chẳng thưa. Đã nói là làm. Nói mãi, nó mới nghe. 2. Phát âm. Nói giọng Nam Bộ. 3. Sử
dụng một thứ tiếng nào đó, phát âm để giao tiếp. Nói TV. Đọc được tiếng Hán, nhưng
không nói được. 4. Có ý kiến chê trách, chê bai. Người ta nói nhiều lắm về ông ta. Làm
đừng để cho ai nói. 5. (id.). Trình bày bằng hình thức nói. Nói thơ Lục Vân Tiên. Hát
nói *. 6. Thể hiện một nội dung nào đó. Bức tranh nói với người xem nhiều điều. Những
con số nói lên một phần sự thật. Nói với nhau bằng ánh mắt. (TĐTV, tr. 732).
Phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của động từ nói ta thấy: nói là một từ vừa ĐNBV
vừa ĐNBN. Động từ này có 06 NBV sau đây:
Từ Nghĩa biểu vật của từ
1. NBV 01: Phát ra thành tiếng, thành lời để diễn đạt một nội dung nhất
nói định trong giao tiếp.
2. NBV 02: Phát âm
3. NBV 03: Sử dụng một thứ tiếng nào đó, phát âm để giao tiếp.
4. NBV 04: Có ý kiến chê trách, chê bai.
5 NBV 05: Trình bày bằng hình thức nói.
6 NBV 06: Thể hiện một nội dung nào đó.

Dưới đây là cấu trúc NBN của động từ nói:


Nghĩa SL nét nghĩa (cấu trúc nghĩa biểu niệm) của từ
Nghĩa 01 (1) Phát ra thành tiếng, thành lời
(2) Nhằm diễn đạt nội dung nhất định trong giao tiếp.
Nghĩa 02 (1) Phát âm
Nghĩa 03 (1) Sử dụng một thứ tiếng nào đó
(2) Phát âm để giao tiếp
Nghĩa 04 (1) Có ý kiến chê trách, chê bai.
Nghĩa 05 (1) Trình bày bằng hình thức nói.
Nghĩa 06 (6) Thể hiện một nội dung nào đó.
Thí dụ 06: Đỏ t. 1. Có màu như màu của son, của máu. Mực đỏ. Khăn quàng đỏ.
Thẹn quá mặt đỏ như gấc. Lửa đỏ rực một góc trời. 2. (hay đg.). Ở trạng thái hay làm
cho ở trạng thái cháy (nói về lửa). Lửa đã đỏ lại bỏ thêm rơm. (tng.). Đỏ lửa*. 3. Thuộc
về cách mạng vô sản, có tư tưởng vô sản (do coi màu đỏ là biểu tượng của cách mạng
vô sản.). Công hội đỏ. Đội tự vệ đỏ. 4. Có sự may mắn ngẫu nhiên nào đó; trái với đen.
Số đỏ. Gặp vận đỏ. // Láy: đo đỏ (ng.l; ý mức độ ít) (TĐTV, tr. 327).
Phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của tính từ đỏ ta thấy: tính từ đỏ cũng là một từ
vừa ĐNBV vừa ĐNBN. Cụ thể, tính từ đỏ có 04 NBV sau đây:
(1) Chỉ màu giống như màu của máu, của son
(2) (lửa) ở trạng thái cháy hoặc làm cho ở trạng thái cháy
(3) Thuộc về cách mạng vô sản, có tư tưởng vô sản
(4) Có sự may mắn ngẫu nhiên nào đó, trái với đen
Tính từ đỏ có cấu trúc NBN như sau:
Nghĩa SL nét nghĩa (cấu trúc NBN của từ)
Nghĩa 01 (1) Giống như màu của máu, của son
Nghĩa 02 (1) Nói về lửa (ở trạng thái cháy)
Nghĩa 03 (1) Thuộc về cách mạng vô sản
(2) Có tư tưởng vô sản
Nghĩa 04 (1) Có được sự may mắn ngẫu nhiên nào đó
(2) Trái với đen
Từ kết quả phân tích trên, ta thấy rằng: cũng như danh từ anh và động từ nói,
tính từ đỏ cũng là một từ vừa ĐNBV vừa ĐNBN. Tuy vậy, giữa động từ nói,
tính từ đỏ và danh từ anh vẫn có một điểm khác biệt cơ bản là: trong khi cấu trúc
ngữ nghĩa của động từ nói, tính từ đỏ chỉ có một số ý nghĩa có bao hàm những
nét nghĩa nhỏ hơn thì tất cả các ý nghĩa trong cấu trúc ngữ nghĩa của danh từ anh
đều bao hàm những nét nghĩa nhỏ hơn.
Và như vậy là, nghĩa của các ĐVĐN có cấu trúc ngữ nghĩa giống với cấu
trúc ngữ nghĩa của các từ: đỏ, nói trên đây chính là những ĐV vừa ĐNBV vừa ĐN
BN không hoàn toàn. Còn nghĩa của các ĐVĐN có cấu trúc ngữ nghĩa giống với
cấu trúc ngữ nghĩa của danh từ anh chính là những ĐV vừa ĐNBV vừa ĐNBN
hoàn toàn.
3.1.2.2.2. Phân loại hiện tượng đa nghĩa biểu niệm
(1) Hiện tượng đa nghĩa biểu niệm không hoàn toàn
HT ĐNBN không hoàn toàn là HT mà trong đó một trong các nghĩa của
một ĐVĐN hay hầu hết các nghĩa của một ĐVĐN đều bao hàm các nét nghĩa
nhỏ hơn. Những ĐVĐN có cấu trúc ngữ nghĩa kiểu như cấu trúc ngữ nghĩa của
tính từ đỏ, động từ nói mà ta vừa phân tích ở trên chính là kiểu ĐNBN không
hoàn toàn.
(2) Hiện tượng đa nghĩa biểu niệm hoàn toàn
HT ĐNBN hoàn toàn là HT mà tất cả các tất cả các nghĩa trong cấu trúc ngữ
nghĩa của một ĐVĐN đều bao hàm các nét nghĩa nhỏ hơn. Những ĐV ĐNBN
hoàn toàn là những ĐV có kiểu cấu trúc ngữ nghĩa giống như cấu trúc ngữ nghĩa
của danh từ anh như vừa phân tích ở trên.
Trong TV, HT ĐNBN hoàn toàn và không hoàn toàn đều là những HT
thường gặp, thường thấy trong các ĐVĐN của TV. Nhất là trong các ĐVĐN có
SL nghĩa từ 04 nghĩa trở lên. Xét về SL thì những ĐV ĐNBN không hoàn toàn
có SL nhiều hơn những ĐV ĐNBN hoàn toàn.
- Từ hướng phân loại bằng DLN, ta sẽ có 02 HT: (i) HTĐN thường gặp và
(ii) HTĐN ít gặp.
3.1.2.3. Hiện tượng đa nghĩa thường gặp
Khái niệm HTĐN thường gặp là khái niệm dùng để chỉ HTĐN phổ biến
trong TV, làm nên diện mạo chính cho HTĐN TV. (chỉ các ĐVĐN có DLN từ 02
đến 06 nghĩa, chiếm tới 98,58 % HTĐN của TV). Có SL nhiều nhất là các ĐV
thuộc về các từ loại như: dt, đg, tt; bao gồm cả những ĐV có cấu tạo đơn tiết và
đa tiết (nhiều nhất là các ĐV đơn tiết và song tiết, những ĐV có cấu tạo 03 hay
04 âm tiết chỉ có 24 ĐV và đều là những thành ngữ, quán ngữ thường dùng của
TV). Tuyệt đại bộ phận chúng là những ĐV có nguồn gốc Hán Việt, thuần Việt
và một SL không đáng kể là từ gốc Ấn Âu. Trong HTĐN thường gặp ta thấy cả
những ĐV chỉ ĐNBV, những ĐV vừa ĐNBV lại vừa ĐNBN (bao gồm cả những
ĐV vừa ĐNBV vừa ĐNBN hoàn toàn và những ĐV vừa ĐNBV vừa ĐNBN
không hoàn toàn), những ĐV ĐNBT…
3.1.2.4. Hiện tượng đa nghĩa ít gặp
Khái niệm HTĐN ít gặp là khái niệm dùng để chỉ HTĐN không phổ biến
trong TV (chỉ những ĐV có từ 07 đến 27 nghĩa). Trong TV, thuộc về HT này chỉ
có 72 ĐV, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số các ĐVĐN của TV (chiếm 1,42 %).
Đây là nhóm xưa nay hay được chú ý tới, thường được đưa ra làm ngữ liệu phân
tích trong các công trình viết về từ vựng ngữ nghĩa học TV. Khảo sát những ĐV
này chúng tôi nhận thấy: tuy không phải là những ĐV làm nên diện mạo chính cho
HTĐN TV song chúng có một đặc điểm nổi bật là có nhiều nghĩa nhất, có cấu trúc
ngữ nghĩa phức tạp nhất, thường là những ĐV vừa ĐNBV lại vừa ĐNBN, chúng là
những ĐV đơn tiết và thường là thực từ. Trong đó có:
* 28 ĐV có 07 nghĩa là: chú, công 2 , giờ, hoa 1, hơi 1 , mũi, người, phép, ý,
R R R R R R

dập, đứng 2 , kể, rút, bắt, đâm, chết, tròn, choI, đểI, điểmI, kêuI, màI, ngoàiI,
R R

quayI, vàoI, vềI, vòngI, với 2 I.


R R
* 13 ĐV có 08 nghĩa là: chịu, mang 3 , vật 2, giống 1 , mạch 2 , mặt 1 , nhà, non2 ,
trơ, bóng 1 I, đượcI, giàI, qua 1 I.
* 17 ĐV có 09 nghĩa là: đất, đầu 1 , đường 2 , lớp, số 1 , tay, cánh, đổ, đưa, bỏ,
cắt 2 , cầm 2 , cất 1 , chữI, lấyI, lênI, nổiI.
* 05 ĐV có 10 nghĩa là: đời, theo, cứng, nặng 2 , nhẹ.
* 01 ĐV có 11 nghĩa là : kéo 2 .
* 04 ĐV có 12 nghĩa là: làm, ra, chạyI, lại 2 I.
* 02 ĐV có 13 nghĩa là: đóng, ăn.
* 01 ĐV có 18 nghĩa là: điI
* 01 ĐV có 27 nghĩa là: đánh.
Trong 72 ĐV này thì có tới 37 ĐV là động từ, 26 ĐV là danh từ, 07 ĐV là
tính từ, 02 ĐV là kết từ. Và tất cả các ĐV này đều nằm trong vốn từ vựng cơ bản
của TV. Cụ thể là: dùng để chỉ người và các bộ phận cơ thể người như: người,
mũi, mặt 1 , đầu 1 , tay. Dùng để chỉ các hoạt động cơ bản thường dùng trong cuộc
sống như: dập, đứng 2 , kể, rút, bắt, đâm, chịu, mang 3 , vật 2 , đổ, đưa, bỏ, cắt 2 , cầm
2, cất 1 , theo, kéo, làm, ra, đóng, ăn, đánh, choI, chạyI, điI…. Dùng chỉ quan hệ
gia đình như: chú. Dùng để chỉ lĩnh vực tâm lí, tâm linh hay quản lí xã hội như:
phép, ý, chết, đời. Dùng để chỉ công trình kiến trúc và những gì liên quan đến gia
đình như: nhà. Dùng để chỉ các đặc điểm, tính chất của sự vật mà con người có
thể trực tiếp tri giác được như: tròn, non 2 , trơ, cứng, nặng, nhẹ, giàI… Dùng để
chỉ số đếm như: số một. Dùng để chỉ công cụ sản xuất như: giống 1 , đất. Dùng để
chỉ các ĐV đo lường hay các phương pháp đo lường, tính toán như: công 2 , giờ,
hơi 1 . Dùng để chỉ lĩnh vực lưu thông, giao thông như: đường 2 , mạch 2 . Dùng để
chỉ thực vật và những ẩn dụ về cái đẹp như: hoa 1. Dùng để chỉ cấu tạo hay kiến
trúc của sự vật, HT như: lớp, cánh…. Dùng để chỉ vị trí, phuơng hướng như:
ngoàiI…. Dùng để liên kết các ý trong một phát ngôn như: màI, với 2 I. Dùng để
chỉ các hành động di chuyển của con người trong không gian như: quayI, vàoI,
vềI, vòngI, qua 1 I, lại 2 I, lênI….
Theo chúng tôi, đây là những ĐV cần đi vào khảo sát kĩ bởi nó cung cấp
cho ngôn ngữ học tri nhận nhiều tư liệu quí. (Xem bảng 3.2)
Bảng 3.2 Bảng thống kê tỉ lệ các ĐVĐN thường gặp, ĐN ít gặp trong
TĐTV 2006:

Các đơn vị đa nghĩa của tiếng Việt trong TĐTV 2006


Các ĐVĐN thường gặp Các ĐVĐN ít gặp

5343 đvị 72 đvị


Chiếm 1,42 % vốn từ ĐN
Chiếm 98,58% vốn từ ĐN
5420 ĐVĐN (100%)
- Phân loại các ĐVĐN từ góc độ các ĐV ngôn ngữ, ta sẽ có 02 HT: (i) HT
từ ĐN và (ii) HT ngữ ĐN.
3.1.2.5. Hiện tượng từ đa nghĩa
Trước hết, cần khẳng định rằng: đối với TV, HT từ ĐN là HT chủ yếu (xấp
xỉ 99 % các ĐVĐN của TV là từ). HT từ ĐN trong TV bao gồm 02 HT là: (i) HT
từ đơn tiết ĐN và (ii) HT từ song tiết ĐN (bao gồm cả từ phức, từ ghép ĐN).
(1) Hiện tượng từ đơn tiết đa nghĩa
HT từ đơn tiết ĐN là HT cơ bản và quan trọng nhất của HT từ ĐN TV vì:
chúng không những có SL nhiều nhất mà còn có DLN cao nhất (tất cả những ĐV
có từ 07 đến 27 nghĩa đều là từ đơn tiết). Các ĐV đơn tiết ĐN tuyệt đại bộ phận
là những ĐV gốc Hán và thuần Việt, phần lớn chúng thuộc về thực từ, có SL
nhiều nhất là: dt, đg, tt... Song nếu tính theo DLN thì trật tự sẽ là: đg, dt, tt…
Các ĐVĐN đơn tiết của TV bao hàm tất cả các biểu hiện của HTĐN TV
như: ĐNBV, ĐNBN, ĐN BT như vừa phân tích ở trên.
(2) Hiện tượng từ song tiết đa nghĩa
HT từ song tiết ĐN là HT cơ bản và quan trọng thứ yếu của HT từ ĐN TV
với một số đặc điểm nổi bật sau đây: (i) chúng có SL chỉ đứng sau các ĐV đơn
tiết ĐN, (ii) đại bộ phận chúng là những ĐV có DLN trung bình (phần lớn là
những ĐV có 02 và 03 nghĩa, chỉ có một SL không đáng kể có 04 nghĩa, 05
nghĩa và 06 nghĩa), (iii) chiếm tỷ lệ lớn nhất là các ĐV song tiết gốc Hán, kế đó
là các ĐV song tiết thuần Việt và một SL nhỏ là từ gốc Ấn Âu. Cũng giống như
các ĐVĐN đơn tiết của TV, từ song tiết ĐN của TV cũng bao hàm tất cả các biểu
hiện của HTĐN TV như: ĐNBV, ĐNBN, ĐNBT, phần lớn chúng thuộc về thực
từ, có SL nhiều nhất là: dt, đg, tt...
3.1.2.6. Hiện tượng ngữ đa nghĩa
HT ngữ ĐN là HT rất ít gặp trong TV (chỉ có 24 ĐV); và chủ yếu là các
ĐV không được chú loại, chúng có DLN thấp (từ 02 đến 05 nghĩa) trong đó tuyệt
đại bộ phận là 02 nghĩa. Chúng gồm 02 nhóm dưới đây:
(1) Nhóm các ĐV có hình thức là những ngữ cố định (thành ngữ), có cấu tạo
04 âm tiết: ăn sống nuốt tươi (02 nghĩa, TĐTV tr.14), chiêu binh mãi mã (02 nghĩa,
TĐTV tr.159), chồng chung vợ chạ (02 nghĩa, TĐTV tr.170), một lòng một dạ (02
nghĩa, TĐTV tr. 643), nhất hô bá ứng (02 nghĩa, TĐTV tr. 714), tô son điểm phấn
(02 nghĩa, TĐTV tr.1007), trái gió trở giời (02 nghĩa, TĐTV tr. 1021).
(2) Nhóm các ĐV có cấu tạo 02 âm tiết và 03 âm tiết (những quán từ, quán
ngữ) như: ra dáng (02 nghĩa, TĐTV tr.817), ra tuồng (02 nghĩa, TĐTV tr. 818),
ra vẻ (02 nghĩa, TĐTV tr.818), kể cả (02 nghĩa, TĐTV tr.485), nói chung (02
nghĩa, TĐTV tr.732), phải chăng 2 (02 nghĩa, TĐTV tr.763), đến nỗi (02 nghĩa,
TĐTV tr.311), gọi là (02 nghĩa, TĐTV tr.408), việc gì (03 nghĩa, TĐTV tr.115),
làm gì (02 nghĩa, TĐTV tr.539), làm sao (05 nghĩa, TĐTV tr.540), thì có (02
nghĩa, TĐTV tr.937), thôi thì (02 nghĩa, TĐTV tr.950), bớt miệng (02 nghĩa,
TĐTV tr.87), trộm vía (02 nghĩa, TĐTV tr.1041), ví như (02 nghĩa, TĐTV tr.
1114), sạch nước cản (02 nghĩa, TĐTV tr.843).

3.2. ĐỐI CHIẾU MỘT SỐ HTĐN TRONG TIẾNG VIỆT VỚI THHĐ
3.2.1. Các đơn vị đa nghĩa trong THHĐ
Cũng như trong TV, HTĐN trong THHĐ cũng có nhiều biểu hiện phong
phú và phức tạp. Về quan niệm, các nhà Hán ngữ hiện đại cũng chủ trương xác
định một ĐV ĐN dựa trên 02 tiêu chí là: (i) tiêu chí về lượng: có từ 02 nghĩa
(nghĩa hạng) trở lên, (ii) tiêu chí quan hệ: các nghĩa hạng của một ĐVĐN có
quan hệ với nhau. Chẳng hạn, hai ĐV dưới đây là 02 ĐVĐN:
Thí dụ 07: 插 [ tháp]1. Cắm, cấy, giâm, giắt, gài, thọc (vào) 2. Chen, cắm, nhúng, chõ,
chêm (vào).
尝 [ thường] 1. Nếm 2. Nếm trải. (TĐ THHĐ tr. 140, 154).
Từ góc độ ĐV cơ bản của ngôn ngữ, các ĐVĐN của tiếng Hán có thể là
những ĐV đơn tiết như: 插,尝... có khi là những ĐV đa tiết (từ 02 đến 06 âm

tiết) như: 有一搭, 没一搭 (hữu nhất đáp, một nhất đáp).

Từ góc độ các ĐV ngôn ngữ và góc độ cấu từ pháp ta thấy: các ĐVĐN của

tiếng Hán có thể là một ngữ như: 吃白饭(ngật bạch phạn), 站住脚(trạm trú

giảo)… Có thể là từ (bao gồm từ đơn và từ phức) như: 刨 (bào, 02 nghĩa,); 报告


(báo cáo, 02 nghĩa); 霸王鞭(bá vương tiên, 02 nghĩa)…, có thể là những YT
CTT như: 阿 (a, 02 nghĩa); 儿 (nhi, 02 nghĩa); có thể là những từ tố (hình vị) như:
员 (viên) song thường gặp nhất là 04 kiểu dưới đây:
Kiểu 1: toàn bộ nghĩa hạng đều là nghĩa của từ như:
Thí dụ 08: 缺 (khuyết): 1. thiếu: 缺人 (thiếu người). 2. sứt, mẻ: 缺口 (sứt miệng). 3.
vắng mặt, không có mặt: 缺课 (không đi học, không đến lớp) 缺勤 (không đi làm). 4. thiếu,

trống, khuyết: 补一个缺 (bù vào một chỗ khuyết). (TĐ THHĐ tr. 1134).

Kiểu 2: chỉ có một hoặc một số nghĩa hạng của từ còn lại là nghĩa của
những từ tố ĐN như:
Thí dụ 09: 折 (chiết): 1. gấp, gập, xếp: 把信折好装在信封里 (gấp xong thư, bỏ
vào phong bì) 2. sổ, tập: 存折(sổ tiết kiệm). (TĐ THHĐ tr. 1725).
Kiểu 3: từ đã có nhiều nghĩa hạng lại kèm theo nghĩa của những từ tố ĐN.
Chẳng hạn như nghĩa của từ 风(fēng; phong) dưới đây:
Thí dụ 10: 风(fēng) 1. Gió. 2. Làm khô (bằng sức gió): 风干 Hong cho khô. 晒干
风净 Phơi khô quạt sạch. 3. Hong: 风鸡 gà hong, 风肉 thịt hong. 4. Nhanh như gió: 风
发 hăm hở/phấn khởi. 风行 thịnh hành. 5. Phong khí/phong tục: 蔚然成风 Phát triển
mạnh mẽ thành phong trào. 移风易俗 Thay đổi phong tục. 不正之风 Phong khí bất
chính/nếp làm sai trái. 6. Cảnh tượng: 风景 phong cảnh. 风光 Phong quang. 7. Thái độ:
作风 Tác phong. 风度 Phong độ. 8. Phong thanh/tin đồn/tin tức: 闻风而动 Nghe tin
liền nổi dậy. 刚听见一点风儿就来打听 Vừa nghe thấy một chút phong thanh liền tới
hỏi thăm. 9. Đồn đại/không có căn cứ chắc chắn: 风闻 Nghe đồn. 风言风语 Lời đồn
nhảm/điều bịa đặt. 10. Dân ca: 采风 Thu thập dân ca. 11. (đông y chỉ một số bệnh)
bệnh phong: 鹅掌风 Bệnh tổ đỉa. 羊痫风 Bệnh động kinh. (TĐ THHĐ tr.405).

Trong các nghĩa của từ 风(fēng) trên thì các nghĩa 1, 4, 7 là nghĩa của từ,
các nghĩa còn lại là nghĩa của từ tố.
Kiểu 4: đều là nghĩa của từ tố như:
Thí dụ 11: 元1 (nguyên): 1. Đầu tiên, thứ nhất: 元始 (nguyên thủy). 2. Đứng đầu:
状元 (trạng nguyên). 3. Chủ yếu, cơ bản, cơ sở: 元素(nguyên tố),元音(nguyên âm). 4.
Nguyên tố: 一元论 (nhất nguyên luận). 5. Tổ hợp tự cấu thành chỉnh thể hoặc hệ thống:

单元 (đơn nguyên). ( TĐ THHĐ tr. 1672).


Từ góc độ từ loại, các ĐVĐN của THHĐ có thể thuộc về 12 từ loại của
tiếng Hán. Trong đó, chiếm SL nhiều nhất là các ĐV thuộc về danh từ, động từ,
hình dung từ. Chẳng hạn:
Thuộc về danh từ như:

Thí dụ 12: 阿姨 (a di): 1. Dì, dà (chị gái, em gái của mẹ). 2. Cô, dì (xưng gọi

người phụ nữ cùng thế hệ và tuổi xấp xỉ với mẹ mình). 3. Cô (xưng gọi cô bảo mẫu).
( TĐ THHĐ tr. 01).
Thuộc về động từ như:

Thí dụ 13: 安排 (an bài): 1. Xếp đặt, sắp đặt, bố trí (việc, người): 安排工作(bố trí

công tác). 安排生活(tổ chức đời sống). 安排他当统计员(cắt đặt anh ta làm nhân viên

thống kê). 2. Quy hoạch, sắp xếp, tổ chức:重新安排家乡的山河 (quy hoạch lại núi sông

quê nhà). (TĐ THHĐ tr. 07).


Thuộc về hình dung từ như:

Thí dụ 14: 安静 (yên tĩnh): 1. Yên tĩnh, yên lặng: 病人需要安静 (người bệnh cần

yên tĩnh). 2. Yên, yên ổn: 孩子睡得很安静 (con ngủ rất yên giấc). 过了几年安静生活

(sống mấy năm yên ổn). (TĐ THHĐ tr. 07).


Phổ biến nhất là những ĐVĐN có các nghĩa hạng thuộc về các từ loại khác nhau như:
Thí dụ 15: 犁 (lê): 1. (dt): Cái cày 2. (đgt): Cày (TĐ THHĐ tr. 832).
Thí dụ 16: 不过 (bất quá): 1. (phó từ; dùng sau cụm hình dung từ SÂT, biểu

thị mức độ cao nhất): Nhất trên đời, chẳng gì bằng, cực kì, hết mức: 再好不过(tốt

chẳng gì hơn được nữa). 最快不过 (nhanh hết mức).乖巧的孩子不过(đứa bé cực

kì kháu khỉnh). 2. (phó từ, biểu thị phạm vi thu hẹp): Chỉ có, vẻn vẹn, không quá,

chỉ, mới có: 当年她参军的时候不过十七岁 (hồi ấy, khi chị tòng quân tuổi mới

mười bảy). 3. (liên từ, đứng đầu phân câu sau, biểu thị sự trái ngược): Nhưng,

song, chỉ có điều là: 病人精神还不错,不过胃口不太好 (bệnh nhân tinh thần vẫn

khá, có điều là ăn uống chưa ngon miệng lắm). (TĐ THHĐ tr.112).
Đặc biệt, trong các ĐV đơn tiết thường có nhiều từ loại tham gia vào việc
tạo nên các nghĩa hạng của một ĐVĐN. Chẳng hạn như:
Thí dụ 17: 爱 (ái): 1. đg: Yêu, chuộng: 爱劳动 (yêu lao động). 他爱上了一个姑娘

(anh ta đem lòng yêu một cô gái). 2. đg: Thích, ưa: 爱游泳 (thích bơi) 爱看电影 (thích xem

phim). 3. đg: Quý, trọng: 爱公物 (quý của công). 爱集体荣誉 (trọng vinh dự tập thể). 4.

phó từ: Hay, dễ (nảy sinh): 爱笑 (hay cười).爱哭 (hay khóc). 铁爱生锈 (sắt dễ gỉ). 5. dt:

Tình yêu, lòng thương yêu, tình: 谈情说爱 (tình tự). 母爱 (tình mẹ). 同志爱 (tình đồng

chí). ( TĐ THHĐ tr. 05).


Một điều hết sức thú vị là hầu hết các từ được TĐTV 2006 tách thành những
ĐV ĐÂCG như: cày, bừa, đục, cưa, bào, sơn, biên dịch, phiên dịch, quan niệm, quy
định, lãnh đạo, quyết định… thì trong TĐ THHĐ 2005 lại được xử lý thành những
ĐVĐN. (Xin xem một số ví dụ dưới đây):
stt ĐVĐN SL nghĩa Quan hệ TĐ
Từ loại 01 Từ loại 02 giữa các nghĩa hạng Tr
01 犁 lê Dt; cái cày Đg; cày Công cụ - chức năng 832
02 耙 bà Dt; cái bừa Đg; bừa Công cụ - chức năng 1015
03 錾 tạm Dt; cái đục Đg; đục Công cụ - chức năng 1697
04 据 cự Dt; cái cưa Đg; cưa Công cụ - chức năng 792
05 刨 bào Dt; cái bào Đg; bào Công cụ - chức năng 52
06 油漆 du tất Dt; sơn Đg; sơn Chất liệu - động tác 1648
07 编译 biên dịch Dt; nghề Đg; biên dịch Nghề-hoạt động đặc thù 80
của nghề
08 观念 quan niệm Dt; quan niệm Đg; quan niệm Nhận thức - thể hiện 502
nhận thức
09 规定 quy định Dt; quy định Đg; quy định Sản phẩm - hành vi, 513
động tác
10 贪心 tham tâm Dt; lòng tham hdt ; tham lam Bản chất – mức độ 1320
11 锄 sừ Dt; cái cuốc Đg; cuốc Công cụ - chức năng 203
Từ góc độ cấu trúc ngữ nghĩa các ĐVĐN của THHĐ có thể là những ĐV
ĐNBV như:

Thí dụ 19: 扳手(ban thủ): 1. Cờ lê, lắc lê (dụng cụ vặn mở ốc vít, ê cu). 2. Tay quay, cán

vặn. (TĐ THHĐ tr. 33).

棒子(bổng tử): 1. Cái gậy. 2. Chỉ ngô (một loại ngũ cốc). (TĐ THHĐ tr.42).

包子(bao tử): 1. Bánh bao. 2. Nồi luyện gang thép. (TĐ THHĐ tr. 44).

Có thể là những ĐV ĐNBT như:

Thí dụ 20: 哎 (ai): 1.Ôi, ôi chao, ồ, ơ kìa (tỏ ý ngạc nhiên hoặc không vừa lòng):

哎,真是没想到的事 (ôi, thật là một chuyện không thể nào ngờ). 2. Này, nè (tỏ ý nhắc

nhở): 哎, 我倒有个办法,你们大家看 行不行 (này, tôi có một biện pháp, mọi người

xem có được không). (TĐ THHĐ tr. 02).


Có thể là những ĐV ĐNBN như:

Thí dụ 21: 矛盾 (mâu thuẫn): 1. Chỉ 02 loại vũ khí thời cổ đại (mâu để đâm và

thuẫn để đỡ). 2. Mâu thuẫn (trong phép biện chứng chỉ mối quan hệ giữa các mặt đối
lập trong nội bộ sự vật khách quan và trong tư tưởng của người ta, vừa dựa vào nhau
vừa bài xích lẫn nhau). 3. Mâu thuẫn (trong lôgích hình thức chỉ mối quan hệ giữa hai khái
niệm bài xích lẫn nhau hoặc giữa hai phán đoán không thể cùng đúng cũng không thể cùng

sai). 4. Mâu thuẫn (chỉ chung các sự vật đối lập bài xích lẫn nhau) 他俩的意见有矛盾 (ý

kiến của hai người ấy có mâu thuẫn với nhau). (TĐ THHĐ tr. 923).
Có thể là những ĐV được sắp xếp theo kiểu: từ cụ thể đến khái quát như:
Thí dụ 22: 标号 (tiêu hiệu): 1. Mác (chữ số ghi tính năng vật lí của sản phẩm như

xi măng mác 200, 300…). 2. Dấu, kí hiệu (nói chung). (TĐ THHĐ tr. 88).
Có thể là những ĐV được sắp xếp theo một trật tự dẫn xuất: S 1 -> S 2 ->
S 3 …như:

Thí dụ 23: 标兵 (tiêu binh): 1. Tiêu binh (người đứng làm mốc ranh giới trong duyệt

binh, mít tinh). 2. (ví người hoặc ĐV gương mẫu): Tấm gương, mẫu mực, kiểu mẫu: 树立

标兵 (dựng kiểu mẫu, nêu tấm gương). 服务标兵 (tấm gương phục vụ, phục vụ kiểu mẫu).

( TĐ THHĐ tr. 87).

标的 (tiêu đích): 1. Cái bia (tập bắn). 2. Mục đích. 3. Chỉ tiêu (hàng hóa, lao động,

hạng mục công trình… mà quyền lợi mà nghĩa vụ của hai bên kí hợp đồng cần cùng nhau
đạt tới). ( TĐ THHĐ tr. 88).

正房 (chính phòng): 1. Nhà chính, nhà trên. 2.Vợ cả. ( TĐ THHĐ tr. 1739).

Có thể là những ĐV được sắp xếp theo kiểu “song song” như:
Thí dụ 24: 按 1 (án): 1. (dùng ngón tay hoặc tay) Ấn, bấm, đè: 按电铃 (bấm

chuông). 按图钉(bấm đinh ghim bản đồ). 按脉 (bắt mạch). 一手按着纸 (một tay đè lên

giấy). 2. Ỉm đi, gác lại, để lại, ém: 按下此事不说 (ỉm việc đó đi không nói). 3. Nén, kìm,

ức chế: 按不住心头怒火 (không nén nổi tức giận). 4. (tay) Đặt lên: 按剑 (tay đặt lên

đốc kiếm). 5. Theo, dựa vào: 按时上班 (làm ca theo giờ). 按质论价 (định giá theo chất

lượng). 按制度办事 (làm việc theo đúng chế độ). ( TĐ THHĐ tr. 10).

Có thể là những ĐV được sắp xếp theo kiểu “hỗn hợp”như:

Thí dụ 25: 正面 (chính diện): 1. Chính diện, mặt trước, mặt tiền, phía trước: 正

面图 (bản vẽ chính diện). 大楼的正面有八根大理石的住子 (mặt trước của tòa lầu

có tám trụ đá hoa). 一连从正面进攻,二连,三连侧面包抄 (đại đội một tấn công trực

diện, đại đội hai, đại đội ba đánh vòng hai bên). 2. Mặt phải, mặt ngoài, mặt trước, mặt

trên của vật mỏng: 牛皮纸的正面比较光滑 (mặt phải của giấy bao bì khá nhẵn). 3.

Mặt tốt, mặt tích cực, chính diện: 正面人物(nhân vật chính diện). 正面教育 (giáo dục
mặt tốt). 4. Mặt phải, mặt bộc lộ (của sự việc, vấn đề…): 不但要看问题的正面,还要看

问题的反面(không những phải xem xét mặt phải của vấn đề, mà còn phải xét tới cà mặt

trái của vấn đề). 5. Trực tiếp, thẳng, trực diện: 有问题正面提出来,别绕弯子(có vấn đề

gì cứ nói thẳng ra, đừng có vòng vo). ( TĐ THHĐ tr. 1739).


Có thể là những ĐV được sắp xếp theo kiểu từ nghĩa đen (nghĩa gốc) đến
nghĩa bóng (nghĩa chuyển, nghĩa tỷ dụ) như:
Thí dụ 26: 帮腔 (bang xoang): 1. Hát theo, hát đệm, hát đế, hát phụ họa (một người hát

chính trên sân khấu, nhiều người ở hậu đài hát họa theo). 2. (tỷ dụ) Về hùa, phụ họa, ủng hộ, nói

giúp: 帮腔助势 (nói giúp thêm thế). 他看见没有人帮腔,也就不再坚持了(anh ta thấy

chẳng có ai về hùa ủng hộ, cũng không dám kiên trì nữa). ( TĐ THHĐ tr. 40).

病根 (bệnh căn): 1. Bệnh căn, bệnh cũ (chưa chữa khỏi hẳn): 这是坐月子时留

下的病根 (đây là bệnh cũ hồi ở cữ để lại). 2. (ví với nguyên nhân gây ra thất bại, tai

họa): Căn nguyên, mầm tai họa, mầm bệnh: 我厂连年亏损的病根要找出来 (phải tìm

ra căn nguyên làm nhà máy ta mấy năm liên tiếp thua lỗ). ( TĐ THHĐ tr. 100).

园丁(viên đinh): 1. Người làm vườn, nhân viên công ti cây xanh. 2. Người trồng

vườn (ví với người thầy giáo). ( TĐ THHĐ tr. 1673).


Có thể là những ĐV được sắp xếp theo kiểu đối lập (có những nét nghĩa đối
lập nhau trong một cấu trúc ngữ nghĩa) như:
Thí dụ 27: 战败 (chiến bại): 1. Chiến bại, thua trận, bị đánh bại: 战败国 (nước thua

trận). 铁扇公主打败了(công chúa Thiết Phiến đã bị thua trận). 2. Chiến thắng, đánh thắng,

đánh bại (kẻ thù): 孙行者打败了铁扇公主 (Tôn Hành Giả đã đánh thắng công chúa

Thiết Phiến). 孙行者把铁扇公主打败了(Tôn Hành Giả đã đánh bại công chúa Thiết

Phiến). ( TĐ THHĐ tr. 1713).


打败 (đả bại): 1. Đánh bại: 打败侵略者 (đánh bại kẻ xâm lược). 2. Thua, bị thua,

bị đánh bại: 这场比赛如果你们打败了,就失去赛资格 (trận đấu này nếu các anh thua

thì mất quyền vào chung kết). ( TĐ THHĐ tr. 243).


Thuộc về những ĐV được sắp xếp theo kiểu đối lập này còn có các ĐV như:
下船 (hạ thuyền), 下药 (hạ dược), 谢客 (tạ khách), 虚文 (hư văn), 压称 (áp xưng),直眉

瞪眼 (trực mi trừng nhãn), 抓耳挠腮 (trảo nhĩ náo tai), 打败 (đả bại), 打包 (đả bao)…

Các ĐV này phần lớn là ngữ (từ tổ, đoản ngữ), có cấu tạo và cấu trúc ngữ nghĩa
đơn giản (thường là có 02 nghĩa hạng) và có một đặc điểm đặc biệt là các nghĩa
hạng luôn luôn đối lập nhau. Theo chúng tôi, đây là những ĐVĐN hết sức thú vị
cần tiếp tục đào sâu nghiên cứu.
3.2.2. Phân loại các đơn vị đa nghĩa trong THHĐ
Cũng như trong TV, vấn đề phân loại các ĐVĐN trong tiếng Hán cũng rất
phức tạp. Trên thực tế đã có các giải pháp phân loại sau đây:
(i) Xuất phát từ cấu trúc ngữ nghĩa để phân loại thành ĐNBV, ĐNBN, ĐN
BT, (ii) dựa vào trật tự, tính chất giữa các nghĩa hạng để chia thành: nghĩa cơ bản
(nghĩa gốc), nghĩa chuyển (nghĩa dẫn xuất, nghĩa tỷ dụ), (iii) dựa vào tần xuất sử
dụng hay phạm vi rộng hẹp để chia thành: nghĩa thường dùng và nghĩa không
thường dùng, (iv) dựa vào quan hệ chặt/ lỏng giữa các nghĩa hạng để phân loại
thành: nghĩa tự do và nghĩa không tự do, (v) dựa vào ĐV ngôn ngữ để phân loại
thành nghĩa của từ và nghĩa của từ tố (hình vị), (vi) dựa vào SLÂT tham gia cấu
tạo để phân loại thành từ đơn tiết ĐN và từ đa tiết ĐN…
Song cũng như trong TV, phần lớn những công trình có đề cập tới vấn đề
phân loại các ĐVĐN của tiếng Hán chỉ đi vào chứng minh lý do tồn tại của các
giải pháp phân loại này hơn là việc đi vào chứng minh khả năng giải thích, ứng
dụng vào thực tiễn của các giải pháp phân loại trên. Những công trình chứng
minh được tính hiệu quả của việc phân loại và giải thích cũng như khả năng bao
quát khối ngữ liệu rất ít, chủ yếu tập trung vào mảng ĐÂĐH là mảng có giao
thoa với HTĐN (Tạ Văn Khánh, Vương Chấn Côn, 1980; Lưu Xuyên Dân, 2001;
Chu Anh Quý, 2002). Số liệu về các ĐVĐN trong THHĐ rất sơ sài, thiếu bổ
sung cập nhật.
Chúng tôi, trong LA này, bước đầu thử nghiệm hướng phân loại các ĐVĐN
của THHĐ từ các tiêu chí: (i) Từ DLN của các ĐVĐN, (ii) từ cấu tạo của các ĐV
ĐN (SLÂT tham gia cấu tạo nên các ĐVĐN), (iii) từ góc độ từ loại. Do đứng trước
một khối ngữ liệu quá lớn nên chúng tôi chủ trương: (i) Chỉ thống kê điểm một số
mục từ trong TĐ THHĐ 2005 (mục A,B; có tham khảo những mục từ còn lại) để
chứng minh hiệu quả của giải pháp phân loại từ tiêu chí SLÂT tham gia cấu tạo nên
các ĐVĐN trong THHĐ. (ii) Quét toàn bộ ngữ liệu của TĐ THHĐ 2005 đối với 02
hướng phân loại còn lại. Sau đây là kết quả thống kê, phân loại cụ thể:
3.2.2.1. Phân loại các ĐVĐN trong THHĐ từ tiêu chí SLÂT tham gia cấu tạo
Thống kê điểm một số mục từ trong TĐTHHĐ 2005 (mục A,B) từ tiêu chí
SLÂT tham gia cấu tạo chúng tôi thu được kết quả sau: (xem bảng 3.3)
Bảng 3.3 Bảng thống kê, phân loại các ĐVĐN trong TĐ THHĐ 2005 mục
A,B từ tiêu chí SLÂT tham gia cấu tạo:
Tổng số ĐVĐN Số lượng âm tiết tham gia cấu tạo
Đơn tiết Đa tiết
02 âm tiết 03 âm tiết 04 âm tiết
339 đv 46 đv 18 đv
403 đv
692 đv 289 đv 84,12 % 11,41 % 4,47 %

Tỷ lệ % 41,76 % 58,24 %
Kết hợp với số liệu của các mục từ khác trong TĐ chúng tôi nhận thấy: các
ĐVĐN của tiếng Hán gồm 02 loại: đơn tiết (chiếm tỷ lệ thứ yếu) và đa tiết
(chiếm tỷ lệ chủ yếu). Kết quả khảo sát còn cho thấy, các ĐV đa tiết ĐN trong
tiếng Hán có cấu tạo từ 02 đến 06 âm tiết, trong đó thường gặp nhất, có SL nhiều
nhất là những ĐV song tiết như: 爱人(ái nhân), 安静 (yên tĩnh)… nhưng có khi
là những ĐV có cấu tạo 03 âm tiết như: 站住脚 (trạm trú giảo, 04 nghĩa), 吃白
饭 (ngật bạch phạn, 03 nghĩa )…, có khi lại là những ĐV có cấu tạo 04 âm tiết

như: 缩手缩脚 (súc thủ súc giảo, 02 nghĩa), 直眉瞪眼 (trực mi trùng nhãn, 02

nghĩa), có khi là những ĐV có cấu tạo 05 âm tiết như: 无政府主义 (vô chính
phủ chủ nghĩa, 02 nghĩa) và có cấu tạo tối đa là 06 âm tiết như: 有一搭没一搭

(hữu nhất đáp, một nhất đáp, 02 nghĩa). Các ĐVĐN có cấu tạo từ 03 âm tiết trở
lên trong tiếng Hán có SL ít và có DLN không cao (thường chỉ có 02 hoặc 03
nghĩa), quét toàn bộ TĐ THHĐ 2005 chúng tôi chỉ thu thập được 01 ĐV có cấu
tạo 03 âm tiết có 04 nghĩa là: 站住脚 (trạm trú giảo, 04 nghĩa), và duy nhất 01

ĐV có cấu tạo 04 âm tiết có 05 nghĩa là: 昏天黑地 (hôn thiên hắc địa).

Các ĐVĐN SÂT trong tiếng Hán tuy chiếm tỷ lệ áp đảo hơn song có DLN
không cao (thường gặp nhất là có 02 hoặc 03 nghĩa). Thống kê toàn bộ TĐ THHĐ

2005 chúng tôi chỉ thu thập được 07 ĐV có 06 nghĩa là: 底子(để tử); 上面 (thượng

diện); 先生(tiên sinh); 意思 (ý tứ); 宽松 (khoan tùng); 拉扯 (lạp chỉ/xả); 关系

(quan hệ), 04 ĐV có 07 nghĩa là: 倒是 (đảo thị); 人事 (nhân sự); 什么 (thân ma); 抓

挠 (trảo náo); và chỉ tìm được duy nhất 01 ĐV có 08 nghĩa là: 一头 (nhất đầu). Và

cũng chỉ thống kê được 46 ĐV có 05 nghĩa bao gồm cả từ và ngữ. (xem bảng 3.4)
Bảng 3.4 Bảng thống kê các ĐVĐN song tiết có từ 05 nghĩa hạng trở lên
trong THHĐ 2005:
stt ĐV ĐN Âm Hán Việt SL nghĩa TĐ trang
01 总理 tổng lí 05 nghĩa 1814
02 组织 tổ chức 05 nghĩa 1820
03 左右 tả hữu 05 nghĩa 1825
04 交通 giao thông 05 nghĩa 680
05 理会 lí hội 05 nghĩa 835
06 没有 một hữu 05 nghĩa 927
07 门户 môn hộ 05 nghĩa 944
08 勉强 miễn cưỡng 05 nghĩa 1053
09 内线 nội tuyến 05 nghĩa 570
10 后身 hậu thân 05 nghĩa 572
11 厚实 hậu thực 05 nghĩa 591
12 怀抱 hoài bão 05 nghĩa 617
13 活动 hoạt động 05 nghĩa 1715
14 站住 trạm trú 05 nghĩa 1719
15 招呼 chiêu hô 05 nghĩa 1739
16 正面 chính diện 05 nghĩa 1594
17 一定 nhất định 05 nghĩa 1628
18 引子 dẫn tử 05 nghĩa 1059
19 破坏 phá hoại 05 nghĩa 1114
20 清爽 thanh sảng 05 nghĩa 1146
21 人情 nhân tình 05 nghĩa 1218
22 生活 sinh hoạt 05 nghĩa 1243
23 世界 thế giới 05 nghĩa 1363
24 通报 thông báo 05 nghĩa 1378
25 秃噜 thốc lỗ 05 nghĩa 1398
26 外家 ngoại gia 05 nghĩa 1419
27 尾巴 vĩ ba 05 nghĩa 1468
28 下海 hạ hải 05 nghĩa 335
29 独立 độc lập 05 nghĩa 231
30 粗重 thô trọng 05 nghĩa 257
31 大小 đại tiểu 05 nghĩa 213
32 窗口 song khẩu 05 nghĩa 143
33 碴儿 tra nhi 05 nghĩa 156
34 场面 trường diện 05 nghĩa 366
35 发火 phát hỏa 05 nghĩa 379
36 反映 phản ánh 05 nghĩa 383
37 方便 Phương tiện 05 nghĩa 390
38 放炮 phóng pháo 05 nghĩa 399
39 分解 phân giải 05 nghĩa 408
40 风情 phong tình 05 nghĩa 450
41 高低 cao đê 05 nghĩa 454
42 高压 cao áp 05 nghĩa 457
43 疙瘩 ngật đáp 05 nghĩa 464
44 根本 căn bản 05 nghĩa 526
45 过去 quá khứ 05 nghĩa 117
46 不行 bất hành 05 nghĩa 117
Từ số liệu trên có thể thấy rằng: (i) Các ĐVĐN có cấu tạo phức tạp trong
tiếng Hán có SL nhiều hơn trong TV, (ii) cũng như các ĐVĐN của TV, các ĐV
ĐN trong tiếng Hán cũng có chung một quy luật là: những ĐV nào có cấu tạo
càng đơn giản thì ý nghĩa càng phức tạp và ngược lại, những ĐV nào có cấu tạo
càng phức tạp thì ý nghĩa càng đơn giản. Và nếu như trong TV, vấn đề ĐN của
những ĐV đơn tiết là vấn đề nổi bật hơn thì trong THHĐ, vấn đề ĐN của những
ĐV đa tiết lại là vấn đề cần được lưu tâm hơn (đặc biệt là với những ĐV SÂT).
Điều này cũng có nghĩa là, trong THHĐ, vấn đề nghĩa của từ tố (hình vị) là một
trọng tâm cần chú ý.
3.2.2.2. Phân loại các ĐVĐN trong THHĐ từ tiêu chí DLN
Từ danh sách 692 ĐVĐN thống kê được trong TĐ THHĐ 2005 chúng tôi
tiếp tục phân loại các ĐV này từ tiêu chí DLN, kết quả như sau: (Xem bảng 3.5)
Bảng 3.5 Bảng phân loại các ĐVĐN song tiết trong TĐTHHĐ 2005 mục
A,B từ tiêu chí DLN:
Tổng số Dung lượng nghĩa
ĐV ĐN
02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 13
473 117 37 28 11 07 08 05 04 01 01
đvị đvị đvị đvị đvị đvị đvị đvị đvị đvị đvị
590 đvị 102 đvị
692 đvị
Tỷ lệ % 85,26 % 14,74 %

Kết hợp với số liệu của các mục từ khác trong TĐ chúng tôi nhận thấy: các
ĐVĐN của tiếng Hán có dung lượng từ 02 đến 25 nghĩa. Trong đó những ĐV có

02 và 03 nghĩa chiếm SL tuyệt đối, ĐV có nhiều nghĩa nhất là 打 (đả, 25 nghĩa).

Với mục đích so sánh những ĐVĐN ít gặp trong TV và THHĐ, chúng tôi tiến
hành thống kê những ĐV có từ 07 nghĩa trở lên trong TĐ THHĐ 2005 và thu
được số liệu sau: (Xem bảng 3.6)
Bảng 3.6 Bảng TK các ĐV có từ 07 nghĩa hạng trở lên trong TĐ THHĐ 2005:
SỐ LƯỢNG NGHĨA Sl & Tlệ
07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 25 slg tl
đơn đa đơn đa
87 04 75 01
91 76 49 28 14 09 09 07 04 01 01 02 02 01 01 295
%
So sánh bảng số liệu này với số liệu thống kê những ĐV có từ 07 nghĩa trở
lên trong TĐTV 2006 chúng tôi thấy: những ĐV có từ 07 nghĩa trở lên trong
THHĐ có SL lớn hơn trong TV (gần gấp 05 lần). Trong những ĐV có từ 07
nghĩa trở lên thì đại đa số là các ĐV đơn tiết (290/295 ĐV). Số liệu này chứng tỏ
rằng: về tổng quát THHĐ không những có SL các ĐVĐN nhiều hơn TV mà
THHĐ còn có nhiều ĐVĐN có cấu trúc ngữ nghĩa phức tạp hơn TV.
Trong cả hai ngôn ngữ Việt, Hán đều có các kiểu quan hệ ngữ nghĩa phổ biến
như: quan hệ dẫn xuất, quan hệ song song, quan hệ xen kẽ giữa dẫn xuất và song song,
quan hệ hình nhánh. Tuy nhiên, kiểu từ có cấu trúc nghĩa đối lập nhau trong tiếng Hán
phổ biến hơn trong TV và HT hình vị cấu tạo từ ĐN trong TV ít gặp hơn trong THHĐ.
3.2.3. Đối chiếu cấu trúc ngữ nghĩa, ngữ dụng của các từ ăn, hoa, hồng, đỏ

trong TV với các từ吃1,花1,红, 赤trong THHĐ

3.2.3.1. Cơ sở đối chiếu


TV và THHĐ đều được xếp vào loại hình ngôn ngữ đơn lập, không biến
hình. Các ĐVĐN trong TV và tiếng Hán đều có thể phân thành các từ loại như:
dt, đg, tt… và sự đối lập giữa các từ loại này về cơ bản là có thể xác lập được.
Trong TV, các ĐV đơn tiết nói chung và các ĐV đơn tiết ĐN nói riêng có
một SL đông đảo (chiếm tỷ lệ cao hơn so với các ĐV đa tiết và các ĐV đa tiết
ĐN). DLN trong các ĐVĐN đơn tiết trong TV và trong tiếng Hán bao giờ cũng
cao hơn DLN trong các ĐVĐN đa tiết.
Các ĐV đơn tiết ĐN trong TV và tiếng Hán có cấu trúc phức tạp về ngữ
nghĩa song phần lớn đều thuộc lớp từ vựng cơ bản của một ngôn ngữ, hàm chứa
trong đó những lớp trầm tích về văn hóa và tư duy của người bản ngữ, lịch sử của
dân tộc nên việc đối chiếu chúng là cần thiết để tìm ra điểm tương đồng và dị biệt
về tư duy và văn hóa giữa hai dân tộc Việt – Hán.
Đối chiếu cấu trúc ngữ nghĩa của một số ĐV đơn tiết thuộc lớp từ vựng cơ
bản trong hai ngôn ngữ Việt – Hán, chúng tôi có tham khảo, đối chiếu danh sách
các ĐV từ vựng cơ bản của Swadesh [48].
Những ĐV đơn tiết này thuộc hệ thống từ vựng cơ bản, liên quan tới các khu
vực như: họ hàng, màu sắc, thực vật, động vật, trọng lượng và đo lường, cấp bậc
trong quân đội, cách đánh giá trong đạo đức và thẩm mỹ; những loại kiến thức kĩ
năng và trí năng khác nhau…. Là những dấu hiệu góp phần khẳng định một luận
điểm quan trọng của De. Saussure là “mỗi ngôn ngữ áp đặt một hình thức riêng cho
một chất liệu tiên nghiệm chưa được biện biệt của bình diện nội dung”.
Chúng tôi trong LA này, để làm rõ những điểm tương đồng và dị biệt về
tư duy giữa hai dân tộc Việt, Hán, sẽ tiến hành đối chiếu một số ĐV thuộc
lớp từ chỉ màu sắc (chỉ màu đỏ, màu hồng), chỉ thực vật (hoa); chỉ một trong
những hoạt động cơ bản (ăn) trong hai ngôn ngữ Việt, Hán. Những phương
pháp được sử dụng ở đây là phương pháp thống kê ngôn ngữ học và phương
pháp phân tích nghĩa tố.
3.2.2.2. Đối chiếu cấu trúc ngữ nghĩa, ngữ dụng của từ hoa 1 trong TV với

từ 花1 trong THHĐ

Nằm trong lớp từ chỉ thực vật thuộc hệ thống từ vựng cơ bản, lại là 02 ĐV

ĐN dùng chung ít gặp, hoa 1 trong TV và花1(hoa) trong THHĐ là những ĐV ĐN

có cấu trúc ngữ nghĩa đặc biệt (vừa có điểm tương đồng, vừa có điểm khác biệt).
Để làm rõ những điểm tương đồng, dị biệt này, chúng tôi sẽ tiến hành đối chiếu

cấu trúc ngữ nghĩa của từ hoa 1 trong TV với từ花1(hoa) trong THHĐ.

Trong TĐTV 2006, có thu thập và xử lí 03 từ ĐÂ có chung một vỏ ngữ âm là hoa


trong đó: hoa2 là động từ, có nghĩa tương tự như động từ khoa3: dùng tay hay vật cầm ở tay
dơ lên và đưa đi đưa lại thành vòng phía trước mặt; vung. Khoa đèn lên soi. Khoa kiếm,
(TĐTV 2006; tr. 502). Và: tính từ hoa3: ở trạng thái nhìn thấy mọi vật xung quanh đều lờ
mờ và như quay tròn trước mắt, do quá mệt mỏi hoặc do thị giác bị kích thích mạnh và đột
ngột. Sức kiệt mắt hoa. Đi nắng hoa cả mắt. Hoa mắt lên vì màu sắc. (TĐTV 2006; tr. 444).
Hai từ: hoa2 và hoa3 này không phải là đối tượng của LA.

Trong TĐTHHĐ cũng có 02 từ 花 (hoa) ĐÂĐH. Trong đó: 花2 (hoa 2 ) là

đg; có nghĩa là: tiêu dùng, sử dụng. Đây cũng không phải là đối tượng của LA.
Khảo sát cấu trúc ngữ nghĩa của danh từ hoa 1 trong TV qua một số từ điển,
tự điển do người Việt biên soạn chúng tôi có được kết quả sau: (Xem bảng 3.7)
Bảng 3.7 Bảng thống kê nghĩa của từ hoa 1 qua các tự điển, từ điển do người
Việt Nam biên soạn:
Stt Nguồn Số Lượng nghĩa
Tự điển chữ Nôm (Nguyễn Quang 1. Chỉ cơ quan sinh sản hữu tính của loài cây
Hồng chủ biên) Nxb GD 2006; tr 481. có hạt, thường có màu sắc, hương thơm.
01
2. Hình dung sự vật tươi đẹp.
花 3. Hình dung vẻ đẹp của người phụ nữ. Nói
[kèm 14 dẫn liệu] về người phụ nữ.

TĐ từ Hán – Việt (Phan Văn Các) Nxb 1. d. Cơ quan sinh sản của cây hạt kín,
TP HCM 2001; tr 190. thường có hương thơm và màu sắc.
02
2. (Vch). Người con gái đẹp.
花 3. Phần mười của lạng.
[kèm 09 dẫn liệu] 4. Có hình hoa.
5. Choáng váng, có cảm giác như các vật
xoay tròn.
6. Vung tròn lên (một vũ khí).
TĐ Hán – Việt (Đào Duy Anh) Nxb 1. Bộ phận trọng yếu của loài cây kết thành
Trường Thi 1957; tr 365. quả.
03
[kèm 54 dẫn liệu] 2. Sắc tạp loạn.
3. Chỉ Ả đào hoặc đĩ.
4. Bệnh đậu trời.
5. Tiêu phí. (化)
TĐTV (Văn Tân chủ biên) Nxb KHXH Hoa. - Cơ quan sinh sản của cây bí tử
1967; tr 492. thường có hương thơm và màu sắc.
04
Tách từ “Hoa” thành 04 từ ĐÂ. Ngb. Từ chỉ phụ nữ đẹp trong văn học xưa:
[Không chú chữ Hán; kèm 39 dẫn liệu] hoa sao hoa khéo đọa đày bấy hoa (k).
Hoa. - Quáng mắt vì bệnh ánh sáng quá
mạnh rọi vào hoặc bị rối loạn về sinh lí.
Hoa. – “Hoa tai” nói tắt: đeo hoa tai.
Hoa. – Hòn dái của gà đã luộc rồi.
TĐTV 2006, Nxb Đà Nắng (Hoàng 1. Cơ quan sinh sản hữu tính của cây hạt kín,
Phê chủ biên) tr 444. thường có màu sắc và hương thơm. Hoa sen.
05
[Không chú chữ Hán; kèm 51 dẫn liệu] Ra hoa. Kết quả. Cười tươi như hoa.
2. Cây trồng để lấy hoa làm cảnh. Trồng
hoa. Mấy khóm hoa. Vườn hoa nhiều hương
sắc.
3. Vật có hình tựa bông hoa. Hoa lửa. Hoa
tuyết. Hoa đèn.
4. (id). Hoa tai (nói tắt). Đeo hoa.
5. (Kng). ĐV đo khối lượng, bằng một phần
mười lạng, ngày trước được tính bằng dấu
hoa thị trên cán cân. Ba lạng hai hoa.
6. (Dùng phụ sau dt). Hình hoa trang trí. Đĩa
men hoa (có hình hoa). Vải hoa. Chiếu hoa.
7. (Kết hợp hạn chế). Dạng chữ đặc biệt, to
hơn chữ thường, thường dùng ở đầu câu và
đầu danh từ riêng. Viết hoa. Chữ A hoa.
Việt Nam Quấc Âm Tự Vị (Huỳnh Tịnh Hán (bông).
Của) 1895; tr 427. 1. Cái tinh anh cây cỏ.
06
2. Phát ra có nhiều màu sắc.
花 [kèm 36 dẫn liệu] 3. Cái tốt.
4. Cái nhuân nhụy.
TĐ từ và ngữ Hán – Việt (Nguyễn 1. Bông hoa; Người con gái.
07 Lân) Nxb TĐBách Khoa 2002; tr 303. 2. Tốt đẹp; Nước Trung Hoa.
(không chú chữ Hán).
Song nhập 02 từ 华 và 花 vào làm
một.
[kèm 25 dẫn liệu]
TĐTV (Thanh Nghị) Sài Gòn 1951; tr Hoa1 (huê) dt.
550. (Tách ra làm 05 từ ĐÂ). 1. Phần trong cây cỏ nở ra đầu mút cành
08
[Không chú chữ Hán; với 50 dẫn liệu] nhỏ, để rồi kết thành quả: Có hoa rồi mới có
quả (…).
Ngb. a, Người đàn bà (tươi tốt, mong manh
như hoa) (…).
b, Ả đào, đĩ: hoa liễu.
2. Bịnh đậu trời: lên hoa.
Hoa2 tt. (khd).
1. Rực rỡ; Hoa – mỹ.
2. Nói chữ viết lớn, khác với chữ thường
(…)
Hoa3 đt. Huơ, vẩy, động đậy: hoa chân múa
tay.
Hoa4 (khd). Nước trung Hoa nói tắt (…)
Hoa5 đt. Choáng, làm chói: lửa sáng quá hoa
cả mắt.
Tự - điển Việt – Nam Phổ - Thông (Đào 1. Bộ - phận sinh – thực của cây cối, thường
Văn Tập) Sài Gòn 1951; tr 270. có hương có sắc (nh. Bông): (…)
09
[Không chú chữ Hán; kèm 39dẫn liệu] 2. Vật gì hình cái hoa: (…)
3. Đẹp (…)
4. Con gái đẹp (…)
5. Chỉ chữ viết lối lớn và đặc biệt cho khác
với chữ nhỏ thường (…)
6. Hoa tai (…)
7. Hoa mắt (…)
Tự điển Việt Nam (Hội Khai Trí Tiến Hoa1.
Đức) 1931; tr 238. 花 1. Bộ phận của cây cỏ nảy ra, thường kết
10
thành quả (…)
(tách ra thành 02 từ ĐÂ ĐH)
2. Nghĩa rộng: Cái gì có hình giống cái hoa:
[kèm 20 dẫn liệu]
Hoa đèn.
Hoa2: Choáng: Trời nắng hoa cả mắt.
Từ kết quả thu thập, xử lí nghĩa của hoa1 qua các bộ TĐ trên, chúng tôi thấy:
Cách các bộ TĐ của ta giải thích nghĩa của từ hoa1 là rất khác nhau và không
thống nhất, cụ thể là: (i) khác nhau ở SL nghĩa ( SL nghĩa dao động từ 02 đến 07
nghĩa). (ii) Khác nhau ở việc tách các nghĩa của một ĐVĐN có chung một âm đọc là

hoa ra thành một số ĐVĐÂ: Tự điển Việt Nam, 1931, tách 花ra thành 02 từ ĐÂĐH;

TĐTV (Thanh Nghị), 1951, tách ra làm 05 từ ĐÂ). Ngược lại với việc tách các nghĩa
của từ hoa thành các ĐVĐÂ là việc nhập các nghĩa của một số ĐVĐÂ có cùng âm
đọc là hoa vào một ĐVĐN (Nguyễn Lân, Đào Văn Tập, Phan Văn Các…). Nguyên
nhân của sự khác nhau thì có nhiều nhưng chủ yếu là do liên quan tới lí luận của các
tác giả về vấn đề ĐÂ, ĐN, liên quan tới việc có/không chú Hán tự (những từ điển, tự
điển có chú Hán tự thì tính ổn định cao hơn và những sự khác biệt giữa họ về cơ bản
là đều có thể lí giải được), do quá trình mở rộng ý nghĩa của từ hoa theo thời gian.
Thậm chí là do những sai lầm hay nhầm lẫn của các nhà biên soạn TĐ đưa lại. LA lấy
cách giải nghĩa của từ hoa1 trong TĐTV 2006 làm điển mẫu để phân tích và đối chiếu

với từ花1 trong THHĐ.

Xem xét cách giải thích nghĩa của từ hoa1 trong TĐTV 2006 ta thấy: (i) hoa1 là
một ĐVĐN ít gặp, là một ĐVĐN đa nét nghĩa không hoàn toàn. (ii) Các nghĩa của
hoa1 được sắp xếp theo kiểu từ nghĩa gốc đến nghĩa phái sinh (s1 -> s2 -> s3 -> s4 -> s5 ->
s6 -> s7 ). (iii) Trong 07 nghĩa của hoa1 thì nghĩa phái sinh thứ ba (chỉ những vật có
hình tựa bông hoa) là nghĩa được sử dụng nhiều nhất hiện nay còn các nghĩa 05, 06,
07 xét về bản chất cũng chỉ là những nghĩa phái sinh ra từ nghĩa thứ 03 này mà thôi.
Các kết hợp có chứa hoa1 theo nghĩa này cũng chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số các
kết hợp được thống kê trong từ điển. (iv) Trong các nghĩa của hoa1 thì các nghĩa 01 và
03 là những nghĩa thường dùng và cổ xưa nhất, nghĩa 07 là nghĩa sau này mới có (liên
quan tới chữ quốc ngữ và những quy định chính tả của chữ quốc ngữ).
Khảo sát các kết hợp có chứa hoa 1 trong TĐTV 2006 ta thấy: (i) hoa 1 là yếu
tố chính trong các kết hợp chính - phụ của những từ hay ngữ định danh như: hoa
đèn, hoa đăng, hoa lệ, hoa mĩ, hoa tai, hoa thị, hoa văn, hoa môi, hoa lá 1 , hoa
hiên, hoa loa kèn…(ii) có khả năng kết hợp với một số yếu tố khác để tạo ra một
số ẩn dụ từ vựng cố định như: hoa lá 1 , hoa hoét: (có hàm ý chê, mỉa mai những
biểu hiện phô trương hình thức), hoa nguyệt (ẩn dụ thường dùng để nói về
chuyện trai gái, cũng có lúc đảo ngược trật tự thành nguyệt hoa), hoa niên (ẩn dụ
chỉ tuổi trẻ - tuổi được coi là tuổi đẹp nhất trong đời người), hoa râm (ẩn dụ chỉ
tuổi trung niên), hoa tàn nhị rữa (ẩn dụ chỉ sắc đẹp của người phụ nữ đã bị tàn tạ),
hoa tay (ẩn dụ chỉ dấu hiệu biểu thị tài nghệ khéo léo có tính chất bẩm sinh của
con người), hoa cái (ẩn dụ chỉ xương sọ của người chết)…
Trong tiếng Hán, chữ gốc của花1 là 华và còn viết là 华. Hình chữ trong kim

văn giống như một đóa hoa. Về sau (từ tiểu triện, lệ thư, khải thư, thảo thư, hành thư

và chữ giản thể) có thêm bộ thảo đầu “艹” ở trên. Trong kinh thi, 花1 có nghĩa gốc là

chỉ hoa. Ví dụ: 桃之夭夭, 灼灼其华Cây đào mơn mởn, rực rỡ những hoa. Về sau,

花1 có thêm ý nghĩa là 光彩 (quang thái), 光辉 (quang huy), 繁荣 (phồn vinh). Trong

Thuyết văn, 花1 cũng được giải thích là phồn vinh, tươi tốt: 华,荣也Hoa là phồn vinh.

Trong Cổ Hán ngữ tự điển của Vương Lực, (tr.1045) 花1 có 05 nghĩa sau:花1 1. Chỉ

đóa hoa. 2. Chỉ những vật có hình dạng giống bông hoa. 3. Chỉ những vật có màu sắc,
hoa văn. 4. Chỉ màu sắc tạp loạn. 5. Chỉ dung mạo xinh đẹp của phụ nữ.
Trong TĐTHHĐ 2005, hiện có 02 từ花 ĐÂĐH, trong đó: 花1 là danh từ, 花2

là động từ, có nghĩa là tiêu dùng/sử dụng. Đối tượng của LA là花1. Trong

TĐTHHĐ花1(Hoa) gồm 19 nghĩa hạng như sau:

1. (~ 儿) Hoa: 一朵花儿 Một bông hoa. 2. (~ 儿) (Một loại thực vật dùng để

thưởng thức) Hoa: 花木 Hoa, cây cảnh. 花盆儿 Chậu hoa. 花儿匠 Thợ trồng hoa. 种花

Trồng hoa. 3. (~ 儿) (Vật có hình dạng như cái hoa) Hoa: 灯花儿 Hoa đèn. 火花 Hoa

lửa/ tia lửa. 雪花 Hoa tuyết. 4. (Một loại pháo hoa) Hoa: 花炮 Pháo hoa. 礼花 Pháo

hoa/ pháo bông. 放花 Đốt pháo hoa. 5. (~ 儿) Vân hoa: 白地蓝花儿 Nền trắng vân hoa

xanh. 这被面花太密 Chiếc vỏ chăn này vân hoa quá dày. 6. (Trang trí bằng hoa) Hoa:

花圈 Vòng hoa. 花篮 Lẵng hoa. 花灯 Hoa đăng. 花车 Xe hoa. 花布 Vải hoa. 7. (Màu

sắc hoặc chủng loại hỗn tạp trộn lẫn vào nhau) Hoa/ đốm/ lốm đốm: 花猫 Mèo hoa. 花

花绿绿 Sặc sỡ. 8. (Mắt nhìn lờ mờ) Hoa/ mờ: 眼花 Mắt hoa. 昏花 Hoa mắt/mờ mắt. 9.

Sờn: 袖子都磨花了 Ống tay sờn hết cả. 10. Giả dối: 花招儿 Mánh khóe. 花账 Khoản
ma. 花言巧语 Lời ngon ngọt. 11. (Tinh hoa, tinh túy) Bông hoa: 文艺之花 Bông hoa

văn nghệ. 革命之花 Bông hoa cách mạng. 12. Hoa khôi: 校花 Hoa khôi của trường. 交

际花 Hoa khôi giao tế/ bông hoa giao tiếp. 13. (Chỉ gái điếm hoặc có liên quan đến gái

điếm) Hoa: 花魁 Hoa khôi. 花街柳巷 Đường hoa ngõ liễu. 寻花问柳 Tìm hoa hỏi liễu.

14. Bông: 扎花 Cán bông. 弹花 Bật bông. 花纱布 Vải sợi bông. 15. (~ 儿) Giọt/hạt/vụn:

泪花 Giọt lệ. 油花 Giọt dầu. 花葱 Hành thái vụn. 16. Nhỏ/con: 蚕花 Tằm nhỏ. 鱼花 Cá

con. 17. (~ 儿) (Bệnh) Đậu: 天花 Bệnh đậu mùa. 种花儿 Chủng đậu. 出过花儿 Đã

từng bị lên đậu. 18. Bị thương: 挂了两次花 Đã bị thương hai lần. 19. (Họ) Hoa.

Khảo sát các nghĩa hạng của花1 chúng tôi nhận thấy: về cơ bản, quan hệ

giữa các nghĩa hạng của花1 là quan hệ dẫn xuất (quan hệ phái sinh), trong đó:

quan hệ giữa các nghĩa hạng 01, 02, 03, 04, 05, 06 hay quan hệ giữa các nghĩa
hạng 07, 08 hay quan hệ giữa các nghĩa hạng 11, 12, 13 là còn nhận ra khá rõ.
Trong khi đó, quan hệ giữa các nhóm nghĩa hạng 07, 08 với các nghĩa hạng 09,
10 là khá mơ hồ. Tương tự như vậy, mối quan hệ giữa các nghĩa hạng 09, 10 với
nhóm các nghĩa hạng 11, 12, 13 hay mối quan hệ giữa các nghĩa hạng 11, 12, 13
với các nghĩa hạng 14, 15, 16, 17, 18, 19 cũng là khá mờ nhạt.
Trong 19 nghĩa hạng của花1 thì các nghĩa hạng 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08,

11,12, 13, 17, 19 là các nghĩa hạng thường dùng, các nghĩa hạng còn lại (09, 10, 14,
15, 16, 18) là những nghĩa hạng không thường dùng. Trong các nghĩa hạng thường
dùng thì nghĩa hạng 03 (chỉ những vật có hình dạng như cái hoa) là nghĩa hạng
được dùng nhiều nhất. Như vậy là ở đây, có một sự tương ứng giữa nghĩa thường
dùng với nghĩa gốc, nghĩa cơ bản của từ花1 trong THHĐ và điểm giống nhau giữa

花 trong THHĐ và hoa 1 trong TV cũng bộc lộ ở nghĩa hạng này.


1

Khảo sát 134/142 kết hợp có chứa花1 trong TĐTHHĐ 2005, chúng tôi nhận

thấy: (i) 花1 đóng vai trò là YT CTT trong các kết hợp đa tiết (từ 02 đến 05 âm
tiết), (ii) 花1 cũng có khả năng kết hợp với một số yếu tố khác để tạo nên nhiều ẩn

dụ từ vựng cố định đặc sắc. (Xem bảng 3.8)


Bảng 3.8 Bảng TK những ĐV ẩn dụ từ vựng cố định có chứa 花1 trong THHĐ:
stt ĐV ẩn dụ từ vựng cố định Nghĩa/Quy chiếu của ẩn dụ TĐ
có chứa花1 Trang
01 花花公子 hoa hoa công tử Công tử bột 581
02 花花世界 hoa hoa thế giới Thế giới ăn chơi/chốn phồn hoa 581
03 花架子 hoa giá tử 1. Chỉ những động tác vũ thuật biến hóa 582
đẹp nhưng không thực dụng. 2. Mẽ bên
ngoài.
04 花街柳巷 hoa nhai liễu hạng Đường hoa ngõ liễu/xóm làng chơi 582
05 花魁 hoa khôi Hoa khôi/chúa của trăm hoa/kĩ nữ nổi 582
tiếng
06 花里胡哨 hoa lí hồ tiêu Sặc sỡ lòe loẹt/hoa hòe hoa sói/hào 582
nhoáng
07 花抢 hoa thương Trò bịp bợm 583
08 花天酒地 hoa thiên tửu địa Rượu chè đĩ bợm/ăn chơi đàng điếm 583
09 花言巧语 hoa ngôn giảo ngữ 1. Nói ngon nói ngọt. 2. lời đường mật/lời 584
ngon ngọt.
10 花子 hoa tử Kẻ ăn mày 584
11 花枝招展 hoa chi chiêu triển Ăn mặc đẹp như hoa 584
12 花烛 hoa chúc Đuốc hoa/đèn nến đêm tân hôn 584
13 花絮 hoa tự/nhứ Tin ngoài lề/dư luận 584
14 花容月貌 hoa dung nguyệt mạo Mặt hoa da phấn 583
15 花团锦簇 hoa đoàn cẩm tộc Gấm hoa rực rỡ/gấm hoa lộng lẫy 583

Phần lớn các ẩn dụ từ vựng này gắn với phụ nữ, diễn tả vẻ đẹp về dung mạo
và trang phục của phụ nữ, gắn với thế giới ăn chơi (kĩ viện, nhà chứa), chỉ khách
làng chơi và kĩ nữ, chỉ những hành động hay sự sự vật có vẻ hoa mĩ về hình thức
song không có thực chất, chỉ những trò bịp bợm hay chỉ những gì còn chưa chính
thức, chưa xảy ra, chưa được xác thực hóa… Tất cả những ẩn dụ từ vựng này đều
là những ẩn dụ giàu sức gợi cảm, gợi tả và rất phổ biến trong giao tiếp xã hội của
người Hán xưa và nay.

Qua việc khảo sát nghĩa và khả năng kết hợp của hoa 1 trong TV và花1 trong

THHĐ, chúng tôi thấy rằng: (i) Tuy đều là những ĐV dùng chung trong TV và
tiếng Hán song mức độ phát triển nghĩa (mở rộng nghĩa) của 02 ĐV này là không

như nhau (花1 trong THHĐ có SL nghĩa cao gần gấp 03 lần hoa 1 trong TV). Nói

khác đi thì chúng chỉ giống nhau ở nghĩa gốc, nghĩa cơ bản, khác nhau ở những
nét nghĩa phái sinh. (ii) Bên cạnh những điểm tương đồng về nghĩa (ở các nét
nghĩa 01, 02, 03, 06 trong TV và các nghĩa hạng 01, 02, 03, 06 trong THHĐ) thì
những điểm khác biệt trong hai ngôn ngữ là khá rõ ràng (các nét nghĩa và nghĩa

hạng còn lại trong hai ngôn ngữ). (iii) Hoa 1 trong TV và花1 trong THHĐ đều là

những ĐV có khả năng kết hợp với một số yếu tố khác để tạo ra nhiều ẩn dụ từ
vựng cố định trong ngôn ngữ. Trong những ẩn dụ từ vựng cố định này thì điểm
giống nhau là cơ bản, điểm khác biệt là nét không cơ bản (ẩn dụ liên quan đến
hoa 1 trong TV đa dạng hơn trong THHĐ. Ví dụ như: hoa cái, hoa tay… là
những ẩn dụ từ vựng chỉ có trong TV mà không thấy trong tiếng Hán song những
ẩn dụ từ vựng trong TV thường ít hơn THHĐ về SL ĐV.
3.2.2.3. Đối chiếu cấu trúc ngữ nghĩa của các từ hồng, đỏ trong TV với

các từ 红, 赤 trong THHĐ

Từ chỉ màu sắc là một trong những vấn đề thuộc vốn từ vựng cơ bản của một
dân tộc. Trong hội họa, màu sắc được hiểu là độ sáng tối của màu. Trong đó: màu là
tên gọi (màu đỏ, màu vàng…). Sắc là độ sáng tối của màu. Lý luận hội họa cũng
thừa nhận: sự tham gia một phần của ánh sáng đã làm cho màu sắc thay đổi.
Trong hội họa, thông thường người ta hay nhắc tới 03 màu cơ bản (màu bậc
một) như: đỏ, vàng, lam. (vì không thể pha 03 màu này từ những màu khác). Từ
màu đỏ và màu vàng sẽ tạo thành màu da cam; từ màu vàng và màu xanh dương
cho ta màu lục; từ màu xanh dương và màu đỏ cho ta màu tím. Và những màu da
cam, màu lục, màu tím được màu bậc hai. Quy luật này cũng đúng với những
màu bậc ba vốn được tạo ra từ một màu cơ bản và một màu bậc hai kế tiếp nó,
hình thành những màu như: đỏ cam, cam vàng, vàng lục, lục xanh dương, xanh
tím hay tím đỏ. Trong hội họa, tất cả các màu được xếp vào hai loại: nóng và
lạnh. Trong đó các màu nóng gồm: đỏ, cam, vàng. Các màu lạnh gồm: lục, xanh
dương (lam) và tím. Tuy nhiên, hai thuật ngữ này chỉ tương đối vì hầu như các
màu đều có hai yếu tố nóng và lạnh và đứng một mình thì được xem là nóng
song có thể trở thành lạnh khi đứng cạnh màu khác tương tự nhưng “nóng” hơn.
Do màu nóng và màu lạnh có sự tương phản nhau nên trong hội họa người ta
thường sử dụng màu thứ ba tham gia vào đó là màu đen hoặc trắng để tạo ra độ
sáng hay tối.
Như vậy, trong hội họa, danh sách các màu cơ bản gồm: đỏ, vàng, lam, đen,
trắng, và trên thực thế đã và có thể quy về hai gam màu (tông màu) cơ bản: nóng,
lạnh và cũng có thể quy thành ba loại là: những màu tương phản, những màu
tương đồng, những màu bổ túc (chỉ xảy ra bên màu tương phản). Đồng thời lý
luận về hội họa cũng đã khẳng định rằng: (1) tất cả các sắc độ của một màu đều
có thể so sánh tương đương với một một thanh sắc độ chuyển dần từ đen sang
trắng, (2) việc phân biệt sắc độ riêng của một số màu là không phải dễ, (3) màu
sắc có thể tạo nên cảm giác và là phương tiện để thể hiện cảm xúc như: vui –
buồn, đẹp – xấu… và khi vẽ, phần lớn các họa sĩ thường sử dụng ít nhất 02 màu
và nhiều là 06 màu.
Trong ngôn ngữ học, khu vực màu sắc là một trong những khu vực được
bàn luận khá nhiều vì đây là khu vực được dùng làm ví dụ để chứng minh rằng:
cùng một chất liệu có thể có những hình thức khác nhau do các ngôn ngữ khác
nhau áp đặt cho nó. Lí luận ngôn ngữ đại cương cũng đã chỉ rõ: trong các ngôn
ngữ, SL chỉ màu sắc là không hoàn toàn như nhau chẳng hạn:
Trong tiếng Anh, các từ chỉ màu sắc thường gặp là: red (đỏ), orange (cam),
yellow (vàng); green (xanh) và blue (xanh da trời)… trong từ điển, nghĩa của
chúng thường được quy chiếu với một sự vật nào đó gắn với đặc điểm điển hình
của bối cảnh.
Theo conklin [88, tr. 677] Trong tiếng Hanu nóo (một ngôn ngữ ở
Philippines) lại có 04 từ chỉ màu sắc chính là: sáng, tối, ướt và khô. Cũng
theo conklin thì “màu, theo ý nghĩa chuyên môn của phương tây, không phải
là khái niệm phổ quát; các đối lập quy định thực chất của màu trong các
ngôn ngữ có thể lệ thuộc trước tiên vào sự liên tưởng của các ĐV từ vựng
với các đặc điểm quan trọng về mặt văn hóa của các sự vật trong môi trường
tự nhiên”. Còn Lý Toàn Thắng [126, tr. 36, 37], dựa vào những nghiên cứu
của Rosch 1970, 1971, 1972 và các tác giả khác như Berlin và Kay năm
1969 thì lại nhận định rằng: “khi phạm trù hóa các màu sắc, chúng ta dựa
vào một số điểm quy chiếu để định hướng trong việc lựa chọn thẻ màu nào là
đúng nhất, là “tâm điểm nhất” của một màu nào đó…và dựa vào “các màu
trung tâm” vốn không những được người bản ngữ dễ dàng đồng tình trong sự
phân loại mà còn rất nhất quán giữa các ngôn ngữ khác nhau. Các tâm điểm
hay các màu trung tâm này có một tôn ty nhất định mang tính phổ quát chứ
không phải mang tính tương đối) rất rõ qua khảo sát các từ chỉ màu cơ sở
(basis colour terms) của 98 ngôn ngữ trên thế giới. Cụ thể là với 11 phạm trù
màu cơ sở (Trắng – Tr, Đen – Đn, Đỏ - Đ, Xanh lá cây – Xlc, Xanh da trời –
Xdt, Vàng – V, Nâu – N, Tía – T, Hồng – H, Da cam – Dc, Xám – X) thì quy
tắc phân bổ các từ chỉ màu cơ sở trong 98 ngôn ngữ như sau: /Tr/Đn/ < /Đ/ <
/Xlc/ /V/ < /Xdt/ < /N/ < /T/H/Dc/X/. Nghĩa là tất cả 98 ngôn ngữ đều có 02
từ chỉ màu đen và màu trắng. Và một ngôn ngữ có 03 từ chỉ màu thì ngôn
ngữ đó sẽ có thêm từ chỉ màu đỏ, nếu có 04 từ thì sẽ có thêm từ chỉ màu
xanh lá cây hoặc vàng…. Và tiến trình lịch sử xuất hiện các từ chỉ màu cơ sở
gồm 07 giai đoạn sau:
/Xlc/ → /V/
/Tr/Đ/ → /Đ/ /Xdt/ → /N/ /T/H/Dc/X/

/V/ → /Xlc/
Tiếng Việt, theo Berlin và Kay, với 09 từ chỉ màu cơ sở đã phát triển tới
giai đoạn 07…” .
Chúng tôi thấy rằng: màu hồng và màu đỏ được xếp vào danh sách các màu
cơ bản của TV (trắng, đen, vàng, đỏ, hồng, xanh). Trong từ điển, chúng được xử
lí thành 02 màu riêng biệt (màu đỏ, TĐTV 2006; tr. 327; màu hồng, TĐTV 2006;
tr. 462). Song bản chất đều là một màu (chỉ khác nhau về thang độ đậm – nhạt).
Trong TV, để diễn tả màu đỏ hay màu hồng còn có các ĐV khác như:
Chu 3 (朱): đỏ như màu son. Cái ấm chuyên da chu. (TĐTV 2006 tr.173)
chu sa (朱砂): Đỏ như màu son (là thủy ngân kết tinh thành hạt, nhỏ như cát, màu
đỏ tươi, rất độc, thường dùng làm chất màu hoặc làm thuốc). (TĐTV 2006 tr.173)
Xích (赤) trong các kết hợp xích thằng, xích thố, xích vệ, xích tử….(TĐTV
2006 tr.1150) Song đó chỉ là những yếu tố gốc Hán không độc lập (các hình vị
gốc Hán) dùng để cấu tạo từ. Trong các văn bản cổ, TV cũng dùng các từ này để
chỉ màu đỏ và màu hồng. Sau đây là nghĩa của 02 ĐVĐN hồng và đỏ được thu
thập, phân tích qua một số TĐ của người Việt: (Xem bảng 3.9)
Bảng 3.9 Bảng thống kê nghĩa của từ hồng qua các tự điển, từ điển do
người Việt Nam biên soạn:
Stt Nguồn Số lượng nghĩa
Tự điển chữ Nôm (Nguyễn Quang 1. Màu đỏ.
Hồng); Nxb GD 2006; tr 495. 2. Trỏ người con gái đẹp: Bóng hồng, má hồng.
01
3. Trỏ nhân duyên: Tơ hồng, chỉ hồng.
红 4. Một loài cây, hoa (thường màu đỏ).
5. Chỉ thế gian trần tục.
6. Cây ăn quả, cùng họ với thị, quả chín màu đỏ.
[kèm 22 dẫn liệu có liên quan]
TĐ Hán – Việt (Phan Văn Các); 1. tt. Đỏ. Cờ hồng. Má hồng.
Nxb TpHCM 2001; tr 202. 2. Lợi tức.
02
[kèm 10 dẫn liệu có liên quan]

TĐTV ( Văn Tân) 1967; Nxb 1. Đỏ: Cờ hồng.
KHXH; tr 512. 2. Đỏ nhạt mà tươi: Má hồng.
03
[không chú Hán tự] [kèm 13 dẫn liệu có liên quan]
TĐ Hán – Việt (Đào Duy Anh) Nxb Đỏ lợt gọi là hồng (đơn nghĩa).
Tràng Thi 1957; tr 390. [kèm 23 dẫn liệu có liên quan]
04

TĐTV 2006 (Hoàng Phê chủ biên); tt. 1. (Vch; kết hợp hạn chế). Đỏ, có màu đỏ.
tr 462. Cờ hồng. Ngọn lửa hồng.
05
[không chú Hán tự] 2. Có màu đỏ nhạt và tươi. Má ửng hồng. Tia
nắng hồng ban mai.
3. (cũ; kết hợp hạn chế). Có tư tưởng vô sản, tư
tưởng cách mạng. Vừa hồng vừa chuyên.
[kèm 20 dẫn liệu có liên quan]
06 Việt Nam Quấc âm tự vị (Huỳnh Màu đỏ tươi (đơn nghĩa)
Tịnh Của) 1895; tr 446. [kèm 20 dẫn liệu có liên quan]
07 Việt Nam Tự điển (Hội Khai Trí Màu đỏ (đơn nghĩa)
Tiến Đức) 1931; tr 248. [kèm 14 dẫn liệu có liên quan]
08 Tự điển Việt - Nam - Phổ - Thông 1. Giống cây có quả, thuộc loài cây: Cốm ăn
(Đào Văn Tập, Sài gòn 1951); tr với hồng.
285. Gộp tất cả các từ “hồng” thành 2. Giống cây nhỏ, có hoa thơm: Hoa hồng.
một từ ĐN với 05 nét nghĩa. 3. Màu đỏ: Phấn hồng. Má hồng.
[không chú Hán tự] 4. Lớn: Hồng phúc.
Nhận xét: 5. Chim thuộc loài ngỗng: Chim hồng, chim
- Nhầm lẫn với nghĩa của từ 洪 hộc.
[kèm 23 dẫn liệu liên quan tới nghĩa 03].
“Hồng” (nghĩa 04).
- Nhầm lẫn với nghĩa của từ 鸿
“Hồng” (nghĩa 05).
TĐTV (Thanh Nghị, Sài gòn 1951); Hồng 1 : dt. (th). Cây có trái, đến khi chín đỏ
tr 583. hồng, trái ăn rất ngon, trái đỏ như quả hồng.
09
Tách thành 04 từ Hồng ĐÂ. Hồng ngâm, thứ hồng phải ngâm nước rồi mới
[có chú từ loại; không chú Hán tự] ăn được.
Hồng 2 : dt. (th). Loại cây có hoa màu sắc rất
đẹp và rất thơm, cành cây có nhiều gai: Anh kia
sao khéo hoài công, tham hái hoa hồng bị mắc
phải gai (cd).
Hồng 3 : tt. 1. Đỏ lạt, đỏ: Má hồng. Mây hồng.
2. Màu hồng lạt:
Hồng 4 : dt. (đ). Chim thuộc loại Ngỗng: Cánh
hồng bay bổng tuyệt vời ( Nguyễn Du).
[kèm 25 dẫn liệu liên quan tới hồng 3 ].
TĐ từ và nghĩa Hán – Việt (Nguyễn 1. Đỏ.
Lân; Nxb TĐBách khoa 2002); tr 2. Lớn.
10
326. 3. Ngỗng trời.
Tách “Hồng” làm 03 ĐV ĐÂ. [kèm 17 dẫn liệu liên quan tới “đỏ”].
[không chú Hán tự]
Từ kết quả thu thập, xử lí nghĩa của hồng trên, chúng tôi thấy rằng:
Cách các bộ TĐ giải thích nghĩa của từ hồng là không thống nhất, trong đó:

(i) Đào Văn Tập [118, tr. 285] khi giải thích nghĩa của từ红 (hồng) đã có sự

nhầm lẫn ở nghĩa thứ 04 và 05. Cụ thể: ở nghĩa 04 đã nhầm sang nghĩa của từ 洪,

ở nghĩa 05 đã nhầm sang nghĩa của từ 鸿. Mặt khác, việc tách thêm các nghĩa 01

và 02 là không hợp lí mà nên xử lí chúng thành hai từ ĐÂ, và như vậy, chỉ có

nghĩa 03 mới là nghĩa chính của từ红 (hồng). (ii) Thanh Nghị [96, tr.583] tách

thành 04 ĐV hồng ĐÂ song chỉ có hồng 3 mới là đối tượng của LA. (iii) Các tác
giả còn lại (trừ Hoàng Phê, Nguyễn Quang Hồng, Phan Văn Các), về cơ bản đều

quy chiếu nghĩa của từ红 (hồng) về 02 sắc độ của đỏ là đỏ và đỏ nhạt (đỏ tươi).

(iv) Nguyễn Quang Hồng [62, tr. 495] tách红 (hồng) thành 06 nghĩa song theo

chúng tôi đó là những ý nghĩa của những ĐV红 (hồng) ĐÂĐT với nhau. (v)

Phan Văn Các [06, tr. 202] thì ngoài việc quy chiếu nghĩa của红 (hồng) về màu

đỏ còn cấp thêm cho红 (hồng) một nét nghĩa mới (chỉ lợi tức). Theo chúng tôi,

đây là ý nghĩa chỉ có ở红 (hồng) trong THHĐ, 红 (hồng) trong TV không có ý


nghĩa này. (vi) TĐTV 2006, tr.462 tách nghĩa của红 (hồng) thành 03 nghĩa.

Trong đó: 02 nghĩa đầu quy chiếu nghĩa của từ红 (hồng) về 02 sắc độ là đỏ và đỏ

nhạt (đỏ tươi), ngoài ra còn chú thêm 01 nghĩa nữa là “có tư tưởng cách mạng, tư

tưởng vô sản”. Theo chúng tôi, cách chú giải nghĩa của红 (hồng) trong TĐTV

2006 là cách chú giải hợp lí hơn. Trong LA, chúng tôi lấy cách chú giải này làm
điển mẫu để so sánh với THHĐ.
Thống kê cách thu thập, giải thích nghĩa của từ đỏ trong một số bộ từ
điển và tự điển của ta chúng tôi có được kết quả dưới đây: (Xem bảng 3.10)
Bảng 3.10 Bảng thống kê nghĩa của từ đỏ qua các tự điển, từ điển do người
Việt Nam biên soạn:
stt Nguồn SL nghĩa
01 Việt Nam Quấc âm tự vị (Huỳnh Nôm: Màu lửa, thuộc về nam phương. Màu
Tịnh Của); 1895; tr 303. tươi tốt. đỏ lòm, đỏ chói…
[kèm 38 dẫn liệu có liên quan].
02 Việt Nam tự điển (Hội Khai Trí Tiến Đỏ. Màu hồng: Phẩm đỏ, vải đỏ, mặt trời đỏ.
Đức); 1931; tr 184. Nghĩa bóng: Nói về lúc vận may, gặp dịp: Vận
[kèm 07 dẫn liệu có liên quan] đỏ dễ làm ăn, đánh bạc gặp canh đỏ.

03 Tự điển Việt – Nam – phổ - Thông Đỏ. 1. Màu hồng tươi và xẫm: phẩm đỏ; mặt đỏ
(Đào Văn Tập); 1951, Sài gòn; tr 2. Gặp may (nh. Hên sui): Cuộc đỏ đen.
200.
[kèm 13 dẫn liệu có liên quan]
04 TĐTV (Thanh Nghị); 1951; tr 424 Đỏ: tt. Hồng thẫm.
[kèm 17 dẫn liệu có liên quan] Nghĩa bóng: may mắn: vận đỏ, số đỏ.

05 TĐTV (Văn Tân chủ biên); 1967; tr Đỏ: I. . 1. Có màu như màu máu: Cờ nền đỏ sao
378. vàng.
[kèm 30 dẫn liệu có liên quan] 2. May mắn: Vận đỏ.
3. Cộng sản, có tư tưởng cộng sản: Vừa chuyên
vừa đỏ.
II. Sáng, sáng lên: Đỏ đèn.
06 TĐTV 2006 (Hoàng Phê chủ biên); Đỏ. tt. 1. Có màu đỏ như màu của son, của
tr 327. máu. Mực đỏ. Khăn quàng đỏ. Thẹn quá, mặt
[kèm 38 dẫn liệu có liên quan] đỏ như gấc. Lửa đỏ rực cả góc trời.
2. (Hay đg). Ở trạng thái hoặc làm cho ở trạng
thái cháy (nói về lửa). Lửa đã đỏ lại bỏ thêm
rơm (tng). Đỏ lửa.
3. Thuộc về cách mạng vô sản, có tư tưởng vô
sản (do coi màu đỏ là biểu tượng của cách
mạng vô sản). Công hội đỏ. Đội tự vệ đỏ.
4. Có được sự may mắn ngẫu nhiên nào đó; trái
với đen. Số đỏ. Gặp vận đỏ. Láy: đo đỏ (nghĩa
1; ý mức độ ít).
07 Tự điển chữ Nôm (Nguyễn Quang 1. Màu thắm.
Hồng) Nxb GD 2002; tr 345. 2. Hoa quả chín (ngả màu vàng sẫm).
[có chú chữ nôm; kèm 30 dẫn liệu 3. Trẻ nhỏ, đứa bé.
có liên quan] 4. Màu tượng trưng cho vận may.
Phân tích cách thu thập, giải thích nghĩa của từ đỏ trong một số bộ từ điển và
tự điển của ta ở trên chúng tôi nhận thấy: tuy việc phân tách nghĩa và giải thích
nghĩa của từ đỏ là không hoàn toàn như nhau song nét chung nhất, dễ nhận thấy
nhất là: (i) Đều quy chiếu nghĩa của đỏ vào sắc độ đậm của đỏ (màu lửa, màu của
phẩm đỏ, hồng thẫm, màu của máu, màu của son…). (ii) Đều hướng tới những ẩn
dụ, so sánh về sự may mắn, tốt lành, tích cực hay sự thay đổi theo chiều hướng tốt.
(iii) Đỏ có sự tương liên nhất định với ý nghĩa của hồng song phân biệt nhau ở sắc
độ (đỏ có sắc độ mạnh và cao hơn hồng), ý nghĩa và sự quy chiếu của đỏ trong TV

gần với ý nghĩa và sự quy chiếu của 赤 (xích) trong THHĐ hơn là đối với 红

(hồng). (iv) Rõ ràng là có sự phát triển về nghĩa của đỏ (thuộc về cách mạng vô
sản, có tư tưởng vô sản; có được sự may mắn ngẫu nhiên nào đó…) so với ý nghĩa
và sự quy chiếu ban đầu (đơn thuần là chỉ sắc độ của màu sắc).
Phân tích các kết hợp của hồng4 (20/32 kết hợp) trong TĐTV 2006 chúng tôi
nhận thấy: (i) chỉ có 20/32 kết hợp từ là thuộc hồng4. (ii) Hồng4 luôn là yếu tố chính
của các kết hợp đa tiết Hán Việt (đại bộ phận là song tiết) có cấu tạo theo kiểu chính -
phụ của ngữ định danh như: hồng lâu, hồng cầu, hồng nhan, hồng thập tự, hồng y
giáo chủ…(iii) Hồng4 thường được quy chiếu tới các sắc độ sáng hơn là tối. (iv) Sắc
thái biểu cảm của hồng4 thiên về trung tính. (v) Hồng4 có xu thế thiên về diễn tả
ngoại giới hơn là nội giới. (vi) Hồng4 cũng có tiềm năng tạo lên những ẩn dụ từ vựng
cố định như: vừa hồng vừa chuyên (vừa có đạo đức cách mạng, vừa có năng lực trong
công tác), hồng nhân (chỉ người tri kỉ với mình), hồng trần (chỉ cuộc đời trần tục
nhiều đau khổ), hồng quần (chỉ phụ nữ nói chung)…
Phân tích các kết hợp của đỏ (38 kết hợp) trong TĐTV 2006 chúng tôi nhận
thấy: (i) đỏ là yếu tố chính, thường nằm trong các kết hợp của những ĐV đa tiết
Hán Việt có cấu tạo theo kiểu chính - phụ của ngữ tính từ như: đỏ au, đỏ chóe, đỏ
chói…(ii) Các sắc độ mà các kết hợp của đỏ quy chiếu rất đa dạng, có khi là
những sắc độ sáng như: đỏ chót, đỏ hoe, đỏ rực, đỏ ửng, đỏ au, đỏ chóe, đỏ
chói…. Có khi là những sắc độ tối như: đỏ đọc, đỏ hoét, đỏ hỏn, đỏ khè, đỏ kè,
đỏ khé, đỏ loét, đỏ lòm, đỏ lừ, đỏ lựng, đỏ ngầu, đỏ nhừ, đỏ ối, đỏ
quạch…(iii) Sắc thái biểu cảm mà các kết hợp của đỏ biểu thị cũng rất
phong phú như: đỏ bừng (đỏ lên nhanh, thời gian ngắn), đỏ gay (diện rộng,
thời gian dài), đỏ loét (mức độ đậm, loang lổ không đều), đỏ ối (mức độ đều,
rộng khắp)….(iv) Đỏ có khả năng diễn tả tinh tế cả ngoại giới và thế giới nội
tâm. (v) Đỏ cũng có khả năng tạo nên những ẩn dụ từ vựng, ẩn dụ tu từ như:
công hội đỏ (chỉ công đoàn luôn đấu tranh vì quyền lợi của công nhân, người
lao động, đối lập với công đoàn vàng), máu đỏ da vàng (chỉ những người có
cùng chủng tộc)….
Tuy vậy, trong TV hiện nay, vẫn tồn tại những khu vực chồng lấn trong việc
tri nhận màu đỏ của người Việt. Chẳng hạn: Trong công trình Những cây cỏ và vị
thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi [87] chúng tôi thấy rằng: có khá nhiều vị thuốc,
cây thuốc có liên quan tới màu đỏ được người Việt định danh có tính tương đối
(không phân biệt một cách dứt khoát giữa các sắc độ của đỏ nữa). Chẳng hạn:

Quất hồng bì (红皮) = Quất hoàng bì (黄皮); Chu sa (朱砂) = Đan sa (丹砂);

Đan sâm (丹参) = Xích sâm (赤参); Duyên đơn (铅丹) = Hồng đơn (红丹)….

Theo chúng tôi, nguyên nhân đầu tiên có lẽ là do việc sử dụng chung các
tên thuốc, vị thuốc với y học cổ truyền Trung Quốc (có nhiều tên thuốc, vị thuốc
được sử dụng cho tới nay đã tới vài ngàn năm). Nguyên nhân thứ hai là do SVHT
luôn phát triển, biến đổi trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của nó, dẫn
tới “những nét đặc thù” của đối tượng được định danh cũng có sự biến đổi ít
nhiều theo thời gian hay theo một thang độ nào đó nhưng vẫn còn là nó. Và có thể còn
do những nguyên nhân khách quan khác như: do sự di thực các cây thuốc, vị thuốc từ
khu vực này sang khu vực khác; do đặc điểm về thổ nhưỡng, khí hậu… của các vùng
miền không giống nhau nên sinh giới ở những vùng miền khác nhau sẽ có một số đặc
điểm khác nhau và sự khác nhau này thể hiện ngay trong từng họ, loài và thậm chí là
ở từng cá thể…. Bởi vậy, việc định danh các đối tượng như vậy chỉ là tương đối và
trên thực tế, người Việt cũng đã chấp nhận điều này.
Trong tiếng Hán, đặc biệt là tiếng Hán cổ cũng có khá nhiều ĐV dùng để
phản ánh những sự vật, HT có thuộc tính “đỏ” hay “hồng”. Khảo sát sơ bộ công
trình Cổ Hán ngữ tự điển của Vương Lực [176 ]; chúng tôi thu thập được không
ít các ĐV dùng để phản ánh những sự vật, HT có thuộc tính “đỏ” hay “hồng”
chẳng hạn như:
Hà (瑕): 有赤色之玉 chỉ ngọc có sắc đỏ

Hà (霞): 赤色云气 chỉ ráng mây hồng

Hà (鰕): chỉ tôm


Hà (騢): chỉ một giống ngựa có màu pha trộn giữa đỏ và trắng

Hà (驖): chỉ một giống ngựa có màu pha trộn giữa đỏ và đen

Lưu (骝): chỉ một loại ngựa xích thố (có bờm và lông đuôi màu đen) ….

Trong TĐ THHĐ, hiện cũng còn thu thập, lưu giữ và giải thích khá nhiều
những ĐV dùng để phản ánh những sự vật, HT có màu đỏ, màu hồng và liên can
tới các sắc độ của đỏ và hồng. (Xem bảng 3.11)
Bảng 3.11 Bảng thống kê những ĐV dùng để phản ánh những SVHT có
màu đỏ, màu hồng và liên can tới các sắc độ của đỏ và hồng trong THHĐ:
Stt Từ diễn tả hồng, đỏ Âm Hán Việt Nghĩa TĐ Trang
01 缙 tấn chỉ lụa điều, lụa đỏ 716
02 绯 Phi chỉ màu đỏ 394
03 缇 đề chỉ màu cam 1340
04 绀 Cám chỉ màu đen pha màu hồng 446
05 緅 Trâu/ tưu màu bánh mật, ngăm đen 1816
06 緟 Huân màu hồng nhạt 1597
07 赧 Noãn màu đỏ 982
08 朱 Chu/châu màu đỏ như màu son 1775
09 丹 Đan/đơn màu đỏ tươi 263
10 茜 Khiếm màu đỏ 1092
11 彤 đồng màu đỏ 11368
12 絳 Giáng màu đỏ thẫm 678
13 赭 Giả màu đỏ 1726
Tuy là vậy nhưng phần lớn các ĐV trên hiện rất ít sử dụng hay chỉ là những

hình vị cấu tạo từ (từ tố) trong các kết hợp như: 朱墨 (chu mặc): màu đỏ và màu

đen; 丹枫 (đơn cương): cây bàng; 茜纱 (khiếm sa): the màu đỏ… trong những

ĐV dùng để phản ánh những SVHT có màu đỏ, màu hồng và liên can tới các sắc

độ của đỏ và hồng có 02 ĐV 红 (hồng) và 赤 (xích) là hai ĐV được sử dụng

nhiều, trong đó: 赤 (xích) được dùng nhiều trong ngôn ngữ viết còn 红 (hồng)

xuất hiện trong cả ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói và là từ điển hình (điển mẫu)
cho nhóm từ chỉ màu đỏ, màu hồng và liên can tới các sắc độ của đỏ và hồng

trong THHĐ. Trong Hán ngữ từ điển, 红 (hồng) và 赤(xích) được giải thích như

sau: (Xem bảng 3.12)


Bảng 3.12 Bảng kê nghĩa của từ 赤 và 红 cùng các kết hợp của chúng trong THHĐ:

Nghĩa của 赤 (xích) Nghĩa của 红 (hồng)


1. Màu đỏ tươi hơi nhạt, màu son 1. Đỏ, hồng
2. Màu đỏ (chỉ chung) 2. Chỉ vải đỏ, lụa hồng
3. Đỏ (tượng trưng cho cách mạng) 3. Chỉ sự thuận lợi, thành công
4. Trung thành, son sắt: 赤心… 4. Màu tượng trưng cho cách mạng
5. Chỉ lợi nhuận, lãi, tiền hoa hồng
5. Để trần, trần truồng: 赤子…
6. Không, không có gì cả: 赤贫, 赤身…
7. Chỉ vàng ròng: 赤金 [TĐ THHĐ; tr. 613; Kèm 75 kết hợp]
[TĐ THHĐ; tr. 216; Kèm 29 kết hợp]
Khảo sát các kết hợp của 红 (hồng) và 赤 (xích), chúng tôi nhận thấy: 红

(hồng) và 赤 (xích) cũng là hai từ đồng nghĩa (đồng nghĩa không hoàn toàn), các

nghĩa hạng của 赤 (xích) được thu thập trong từ điển nhiều hơn so với 红 (hồng)

nhưng tần số sử dụng và khả năng kết hợp để sản sinh từ vựng mới của 红 (hồng)

là mạnh hơn so với 赤 (xích). 红 (hồng) và 赤 (xích) đều có thể kết hợp với một

số ĐV để tạo ra những ẩn dụ tu từ như: ẩn dụ về cách mạng, về sự thành công….

Nhưng 赤 (xích) thường được quy chiếu về những gam màu đậm hơn so với 红
(hồng) và cũng có một số trường hợp mà sự quy chiếu về thang độ của 红 (hồng)

và 赤 (xích) là rất khó phân biệt (có chồng lấn). Nhìn về tổng quan, 赤 (xích)

thiên về chỉ nội giới còn 红 (hồng) thiên về chỉ ngoại giới hơn.

Nhìn về tổng thể, chúng ta thấy rằng: (i) TV và THHĐ đều là những ngôn
ngữ có nhiều ĐV dùng để phản ánh những sự vật, HT có thuộc tính “đỏ” hay
“hồng” và SL những ĐV sử dụng chung trong cả hai ngôn ngữ là khá nhiều, đó
là do những nguyên nhân sâu xa từ lịch sử để lại. (ii) Xét về SL thì THHĐ có
nhiều ĐV dùng để phản ánh những SVHT có thuộc tính “đỏ” hay “hồng” hơn TV.
(iii) Nếu như trong TV, hai từ hồng và đỏ là hai ĐV được sử dụng chính (là điển

mẫu) thì trong THHĐ 红 (hồng) và 赤 (xích) lại là những từ vựng điển hình

dùng để phản ánh những sự vật, HT có thuộc tính “đỏ” hay “hồng”. (iv) Trong
hai ĐV hồng và đỏ của TV thì đỏ có xu hướng phát triển các nghĩa mạnh hơn và

có tần số sử dụng cao hơn so với hồng. Trong THHĐ 赤 (xích) tuy có nhiều

nghĩa hơn so với 红 (hồng) song tần số sử dụng của 红 (hồng) lại cao hơn nhiều

so với 赤 (xích). (v) Hồng và đỏ trong TV cũng như 红 (hồng) và 赤 (xích)

trong THHĐ đều là những màu sắc được sử dụng để tạo nên nhiều ẩn dụ tu từ
với nhiều sắc thái biểu cảm như: ẩn dụ về cách mạng, về sự may mắn, tốt đẹp….
3.2.2.4. Đối chiếu cấu trúc ngữ nghĩa, ngữ dụng của từ ăn trong TV với

từ 吃1trong THHĐ

Là một trong những hành vi quan trọng nhằm duy trì sự sống, phạm trù ăn
cũng là một phạm trù quan trọng trong nhiều ngôn ngữ. Trong TV, có khá nhiều
ĐV dùng để diễn tả sự tình ăn với rất nhiều sắc thái biểu cảm như: chén, măm,
ngốn, xơi, đớp, hốc, tọng, xực, dùng…. Bên cạnh đó, trong lớp từ Hán Việt còn
có những ĐV cũng dùng để diễn tả sự tình ăn hay liên can tới việc diễn tả sự tình

ăn như: 食 (thực) trong các kết hợp như: thực túc binh cường, lễ hội ẩm thực,

nam thực như hổ nữ thực như miêu…, 服(phục) trong các kết hợp như: phục
thuốc… Trần Ngọc Thêm [129, tr.342, 343] cho rằng: “hiển nhiên, để duy trì sự
sống, ăn uống luôn là việc có tầm quan trọng số một. Tuy nhiên, quan niệm của
các dân tộc về việc này lại không giống nhau […] người Việt Nam nông nghiệp
với tính thiết thực thì trái lại, công khai nói to lên rằng ăn quan trọng lắm: có
thực mới vực được đạo (thành ngữ), có năng lượng vật chất thì mới nói đến
chuyện tinh thần được […] Người Việt Nam rất có “tâm hồn ăn uống” […]
Trong TV, các từ ghép chỉ những hành động thông thường hầu hết đều bắt đầu
bằng từ tố “ăn” […] Ngay cả khi tính thời gian, người Việt Nam xưa cũng lấy
việc ăn uống và cấy trồng làm đơn vị tính…”.
Trong các tự điển, từ điển của người Việt, ăn là một trong những ĐV có
nhiều nghĩa nhất (xem bảng 3.13). Theo kết quả thống kê chi tiết của chúng tôi,
trong TĐTV 2006, ăn là một trong 72 ĐV có nhiều nghĩa nhất trong 5420
ĐVĐN của TV, SL nghĩa của ăn chỉ đứng sau 02 ĐVĐN có nhiều nghĩa nhất
của TV là: đi (18 nghĩa), đánh (27 nghĩa). Trong những ĐV đồng nghĩa với ăn,
chúng tôi coi ăn là điển mẫu trong số những ĐV dùng để diễn tả sự tình ăn trong
TV và lấy cấu trúc ngữ nghĩa của ăn trong TĐTV 2006 làm đối tượng để so sánh,

đối chiếu với cấu trúc ngữ nghĩa của “吃1 ” trong THHĐ. Tuy nhiên để có được

một cái nhìn lịch đại và tổng quát về quá trình phát triển về ngữ nghĩa của ăn
trong TV, góp phần làm sáng tỏ cấu trúc ngữ nghĩa và đặc điểm của đối tượng
khảo sát, chúng tôi thấy rằng cần phải có những số liệu thống kê chi tiết cấu trúc
ngữ nghĩa, ngữ dụng và khả năng kết hợp của ăn trong các tự điển, từ điển của
người Việt. (Xem bảng 3.13)
Bảng 3.13 Bảng thống kê nghĩa của từ ăn qua các tự điển, từ điển do người
Việt Nam biên soạn:
stt Nguồn Số lượng nghĩa
Việt Nam Nôm: Nhai nuốt, hưởng dùng
01 Quấc âm tự
vị (Huỳnh
Tịnh Của); [kèm 125 dẫn liệu có liên quan].
1895; tr 09.

Việt Nam tự I. Cắn, gậm, bỏ vào miệng nhai rồi nuốt đi. Ăn cơm, ăn bánh (…)
02 điển (Hội II. Nói chung về sự ăn uống, sự tiêu dùng. Nhà nọ đủ ăn đủ tiêu (…)
Khai Trí III. Nói chung cuộc ăn uống trong sự vui mừng hay ngày giỗ tết: Ăn
Tiến Đức); cưới, ăn giỗ (…)
1931; tr 08. IV. Hưởng thụ cái của lợi lộc gì: Ăn lương, ăn bổng …
V. Thu nhận một cách không chính đáng: Ăn tiền, ăn đút …
[kèm 410 VI. Lấy, tìm cách mà lấy làm của mình: Ăn cắp, ăn gian …
dẫn liệu có VII. 1. Vừa vặn bằng nhau, đúng khớp, in nhịp: Đàn ăn nhịp, hai cánh
liên quan] cửa này ăn khớp nhau như in (…) 2. Xứng nhau mà làm cho tôn lên:
Nước da ăn phấn ăn đèn (…)
VIII. Được hơn trong cuộc đố, trong đám cờ bạc hoặc trong đám cạnh
tranh: Ăn cuộc, ăn gà…
IX. Ưng thuận, nhận, chịu: Đặt mười đồng có ăn không?; ăn giá…
X. Đi kiếm ăn: Vạc đi kiếm ăn (…)
XI. 1. Xâm vào, bén vào: sơn ăn mặt (…) 2. Lấn ra: Cỏ ăn lan ra, rễ ăn
sâu vào (…) 3. Thấm vào: Cá ăn muối, giấy ăn mực, nước ăn chân (…)
4. Dính vào: Hồ loãng dán không ăn.
XII. Mua hàng, tiêu thụ đồ, hàng: Độ này tàu ăn gạo nhiều. Người khách
đương ăn tơ nhiều.

Tự điển Việt 1. Cho vào miệng rồi nuốt vào dạ dày (…)
03 - Nam - Phổ 2. Bày cuộc ăn uống nhân một cơ hội nào (…)
- Thông 3. Kiếm ăn: Cò đi ăn đêm
(Đào Văn 4. Thâu nạp, thừa nhận: ăn lãi, giấy không ăn mực.
Tập, Sài 5. Mua: Tàu ăn hàng
gòn 1951); 6. Nhận của hối lộ: Viên quan ăn bẩn…
tr 18. 7. Vừa, đúng, hợp: Mặt ăn ảnh; da ăn phấn.
8. (Cờ bạc) được, hơn
[kèm 57 dẫn 9. Xâm lấn: Ăn lan ra, ăn sâu vào.
liệu có liên 10. Nói về địa vị, ngôi thứ trong một đoàn thể: ăn lên, ăn trên.
quan]
TĐTV 1. Cắn, nhai và nuốt.
04 (Thanh 2. Dùng với các tiếng khác để chỉ sự ăn uống, tiêu pha trong nhà.
Nghị); 3.Dùng với tiếng khác để chỉ sự hưởng lợi lộc gì: Ăn huê hồng, ăn lương.
1951; tr 30 4. Dùng với tiếng khác để chỉ sự ăn uống, tiệc tùng, giỗ cúng.
5. Dùng với tiếng khác để chỉ sự thu nhận tiền của không chính đáng: Ăn
[kèm 85 dẫn hối lộ, ăn đút…
liệu có liên 6. Dùng với tiếng khác để chỉ sự được, hơn trong một cuộc tranh chấp, cờ
quan] bạc: Ăn non, ăn lường…
7. Dùng với tiếng khác để chỉ sự lấy của người làm của mình một cách
hèn mọn: Ăn cắp, ăn lận…
8. Dùng với tiếng khác để chỉ sự vừa vặn, thích hợp nhau: Ăn nhịp…
9. Dùng với tiếng khác để chỉ sự ưng, thuận: Ăn giá, ăn lời...
10. Chỉ sự đi tìm thức ăn, tìm sự sống: Thú vật đi ăn đêm; quen mồi lại
kiếm ăn miền nguyệt hoa (Nguyễn Du).
11. Tùy thuộc với: Đất này ăn về làng anh.
12. Chỉ sự mua hàng, tiêu thụ: Dạo nầy gạo hút vì có tàu ăn nhiều.
13. a. Chỉ sự mòn: Chất hóa học ăn da.
b. Lấn: Cỏ ăn lan cả sân.
c. Thấm vào: Giấy thấm ăn mực.
d. Dính: Hồ dán không ăn.
TĐTV (Văn 1. Bỏ vào miệng, nhai và nuốt. (…)
05 Tân chủ 2. Hút thuốc vì thói quen: Ăn thuốc lào.
biên); 1967; 3. Dự một cuộc ăn uống nhân một dịp gì.
tr 21. 4. Dùng những dụng cụ như bát, đũa, thìa để ăn: Người Châu Âu không
quen ăn đũa.
[kèm 157 5. Ăn uống tiêu dùng nói chung.
dẫn liệu có 6. Hưởng một lợi lộc gì.
liên quan] 7. Vơ về mình, thu về mình một cách không chính đáng.
8. Hợp với nhau, khớp với nhau.
9. Có tác dụng đến, như thấm vào, dính vào hoặc lan ra, làm cho loét ra
(…)
10. Nắm phần thắng trong một cuộc đố, một đám bạc hay một cuộc cạnh
tranh (…)
11. Tiêu thụ, lấy hàng, lấy khách để chở đi (…)
12. Tính theo giá tiền, tương đương với: Một cân ta ăn sáu trăm gam.
13. Thuộc vào: Đất này ăn vào làng bên.
14. Thông ra, thông đến (…)
15. Từ ghép trước một động từ để khái quát hóa ý nghĩa của động từ ấy:
ăn cướp, ăn mặc.
Tự điển chữ 1. Nhận hưởng. Sinh nhai.
06 Nôm a. Nhận hưởng vật phẩm. Hưởng thụ vật phẩm, của cải (…)
(Nguyễn b. Hành nghề sinh hai (làm ăn, kiếm ăn…)
Quang c. Cách sống xử thế (ăn ở, ăn nói…)
Hồng) Nxb d. Được phần hơn, đạt hiệu quả. (…)
GD 2002; tr 2. Trong ăn năn.
07. [có chú chữ Nôm; kèm 35dẫn liệu có liên quan]

07 TĐTV 2006 1. Tự cho vào cơ thể thức ăn nuôi sống. Ăn cơm. Thức ăn. Ăn có nhai,
(Hoàng Phê nói có nghĩ (tng.). Làm đủ ăn. Cỏ ăn hết màu.
chủ biên); tr 2. Ăn uống nhân dịp gì. Ăn cưới. ăn liên hoan. Ăn tết.
12 3. (Máy móc, phương tiện vận tải) tiếp nhận cái cần thiết cho sự hoạt
động. Cho máy ăn dầu mỡ. Xe ăn tốn xăng. Tàu đang ăn hàng (nhận
[kèm 114 hàng để chuyên chở) ở cảng.
dẫn liệu có 4. (Kết hợp hạn chế). Nhận lấy để hưởng. Ăn hoa hồng. Ăn thừa tự. Ăn
liên quan] lương tháng.
5. (kng.). Phải nhận lấy, chịu lấy (cái không hay; hàm ý mỉa mai). Ăn
đòn. Ăn đạn.
6. Giành về mình phần hơn, phần thắng (trong cuộc thi đấu). Ăn con xe.
Ăn giải. Ăn cuộc. Ăn ở tinh thần.
7. Hấp thu cho thấm vào, nhiễm vào trong bản thân. Vải ăn màu. Da ăn
nắng. Cá không ăn muối, cá ươn (tng.).
8. Gắn, dính chặt vào nhau, khớp với nhau. Hồ dán không ăn. Gạch ăn
vôi vữa. Phanh không ăn.
9. (kết hợp hạn chế). Hợp với nhau tạo nên một cái gì hài hòa. Hai màu
rất ăn nhau. Người ăn ảnh (chụp ảnh dễ đẹp).
10. Làm tiêu hao, hủy hoại dần dần từng phần. Sương muối ăn bạc trắng
cả lá. Sơn ăn mặt.
11. Lan ra hoặc hướng đến nơi nào đó (nói về khu vực hoặc phạm vi tác
động của cái gì). Rễ tre ăn ra tới ruộng. Sông ăn ra biển. Phong trào ăn
sâu, lan rộng.
12. (kng.). Là một phần ở ngoài phụ vào; thuộc về. Đám đất này ăn về xã
bên. Khoản này ăn vào ngân sách của tỉnh.
13. (ĐV tiền tệ, đo lường) có thể đổi ngang giá. Một dollar ăn mấy đồng
Việt Nam?
Trong TĐTV 2006, các nghĩa của ăn được sắp xếp theo một trật tự dẫn
xuất (từ nghĩa gốc đến nghĩa phái sinh), từ những nghĩa thường dùng tới những
nghĩa không thường dùng. Quan hệ giữa các nghĩa của ăn về cơ bản là có thể giải
thích được, còn nhận ra được.
Khảo sát các kết hợp có chứa ăn chúng tôi nhận thấy: (i) ăn là yếu tố chính
trong 114 kết hợp đa tiết (từ 02 đến 05 âm tiết). Trong 114 kết hợp này có 15 kết
hợp là những ĐVĐN, 99 kết hợp là những ĐV đơn nghĩa. Các kết hợp này có khi
là từ như: ăn học, ăn cướp, ăn mày…, có khi là những cụm từ cố định như: ăn
chắc mặc bền, ăn hương ăn hoa…, (ii) cùng với một số yếu tố khác, ăn trong TV
đã góp phần tạo ra nhiều ẩn dụ từ vựng cố định giàu sức gợi cảm gợi tả như: ăn
cháo đái bát, ăn dầm nằm dề, ăn hại đái nát, ăn không ngồi rồi, ăn không nói có,
ăn lông ở lỗ, ăn mày đòi xôi gấc, ăn mặn khát nước, ăn miếng trả miếng, ăn nên
làm ra, ăn no vác nặng, ăn như mỏ khoét, ăn ốc nói mò, ăn sống nuốt tươi, ăn
sung mặc sướng, ăn thật làm giả, ăn to nói lớn, ăn trắng mặc trơn, ăn trên ngồi
trốc, ăn xổi ở thì, ăn đời ở kiếp, ăn xôi nghe kèn, ăn phải đũa (bị ảnh hưởng xấu,
nhiễm thói xấu của kẻ khác), ăn cám (vô tích sự, vô dụng), ăn đất (chết), ăn đong
(túng thiếu), ăn gỏi (đoạt được thắng lợi một cách dễ dàng), ăn hớt (chiếm và
hưởng trước thành quả của người khác), ăn nằm (có sự chung đụng về xác thịt),
ăn sương (kiếm ăn một cách không chính đáng), ăn xổi (muốn đạt kết quả ngay
vì nóng vội)…. Đây là những ẩn dụ xuất phát từ đời sống thực tế hàng ngày, đã
đi vào lời ăn tiếng nói của người Việt nên nói ra ai cũng hiểu và cảm nhận được
ngay hàm ý của chúng.

Trong THHĐ có 03 ĐV đơn tiết thường dùng để diễn tả phạm trù ăn là: 吃

(ngật), 食(thực), 用(dụng). Trong 03 ĐV này thì 吃 (ngật) là điển mẫu, là ĐV

thường dùng để diễn tả phạm trù ăn trong THHĐ. Trong đó: chức năng chủ yếu

của 食(thực) là ĐV dùng để cấu tạo nên các ngữ định danh liên quan tới phạm trù

ăn như: 食堂 (thực đường, nhà ăn), 食品 (thực phẩm), 主食 (chủ thực, thức ăn

chính), 面食 (diện thực, chỉ đồ ăn chế biến từ bột mì), 食客 (thực khách, chỉ
khách ăn uống trong nhà hàng), 食谱 (thực phổ, sách dạy nấu ăn), 食油 (thực du,

dầu ăn), 食盐 (thực diêm, muối ăn), 饮食 (ẩm thực, chỉ chuyện ăn uống nói

chung)…. Còn chức năng chủ yếu của 吃 (ngật) là để trực tiếp diễn tả sự tình ăn

trong THHĐ như: 吃饭 (ngật phạn, ăn cơm), 吃药 (ngật dược, uống thuốc), 吃奶

(ngật nãi, uống sữa), 吃素 (ngật tố, ăn chay)…. Còn 用(dụng) cũng có chức năng

như 吃 (ngật) song có hàm ý trang trọng lịch sự hơn 吃 (ngật). 用(dụng) có cách

dùng tương đương với xơi, dùng trong TV còn 吃 (ngật) có sắc thái trung hòa

giống như ăn trong TV.

吃 (ngật) trong TĐ THHĐ có 11 nghĩa hạng sau đây:

吃 1 chī [NGẬT] 1. Ăn/uống: 吃饭Ăn cơm. 吃奶Ăn sữa/uống sữa. 吃药Uống

thuốc. 2. Ăn ở nơi bán nào đó/ăn theo tiêu chuẩn nào đó: 吃食堂Ăn ở nhà ăn. 吃大灶
Ăn đại táo. 吃大灶Ăn tiểu táo. 3. Sống nhờ/ăn nhờ: 靠山吃山,靠水吃水Ở ven rừng
núi ăn nhờ rừng núi, ở ven sông biển ăn nhờ sông biển. 4. Thấm/ngấm/hút (nước): 道林
纸不吃墨Giấy Đạo Lâm (Dowling) không thấm mực. 5. Ăn sâu/ngập: 这条船吃水浅
Chiếc thuyền này mớn nước nông. 6. Tiêu diệt/xơi/ăn (dùng về quân sự và đánh cờ): 吃
敌人一个团Xơi tái một trung đoàn địch. 拿车吃他的炮Dùng con xe ăn con pháo của
anh ấy. 7. Lĩnh hội/nắm chắc: 吃透文件精神Hiểu thấu tinh thần văn kiện. 他的心思我
还吃不准Tâm tư anh ấy tôi còn chưa nắm đúng. 8. Chịu đựng/gánh chịu: 这根绳子吃
不住这么重的分量Sợi dây này chịu không được phân lượng nặng đến thế. 9. Bị: 吃批
评Bị phê bình. 10. Hao phí/tốn. 11. Bị (thường gặp trong văn bạch thoại thời kì đầu): 吃
他耻笑Bị anh ta cười khinh. (TĐTH; tr. 208).

Khảo sát mối quan hệ giữa các nghĩa hạng của 吃 (ngật) chúng tôi nhận thấy:

quan hệ giữa các nghĩa hạng của 吃 là quan hệ dẫn xuất (từ nghĩa gốc tới nghĩa

phái sinh), từ nghĩa thường dùng đến nghĩa không thường dùng. Thống kê các

kết hợp có chứa 吃 trong TĐTHHĐ 2005 chúng tôi thu được số liệu sau: 吃 nằm
trong 80 kết hợp đa tiết (từ 02 đến 06 âm tiết) trong đó có 15 kết hợp ĐN, 65 kết
hợp đơn nghĩa, trong 80 kết hợp này thì những kết hợp SÂT chiếm đại bộ phận

và cùng với một số các yếu tố khác, 吃 (ngật) cũng tạo nên rất nhiều ẩn dụ từ

vựng cố định: (Xem bảng 3.14)


Bảng 3.14 Bảng thống kê những ĐV ẩn dụ từ vựng cố định có chứa
吃1 trong THHĐ:
Stt ẩn dụ từ vựng chứa Âm Hán Quy chiếu của ẩn dụ TĐ Trang
吃 Việt
01 吃醋 Ngật thố Ghen tuông/đánh 179
ghen/ghen (trong quan
hệ nam nữ)
02 吃豆腐 Ngật đậu hủ Chòng ghẹo đàn bà con 179
gái/ đi viếng đám ma
03 吃独食 Ngật độc Ăn một mình/ăn mảnh 179
thực
04 吃粉笔灰 Ngật phấn Ăn bụi phấn (chỉ nghề 209
bút khôi dạy học, hàm ý khôi hài)
05 吃里爬外 Ngật lí ba Ăn táo, rào sung 180
ngoại
06 吃抢子 Ngật thương Chết súng/chết đạn (lời 210
tử rủa)
07 吃素 Ngật tố Ăn chay/ăn nhạt (không 180
làm chuyện sát thương)
08 吃闲饭 Ngật nhàn Lười biếng/ngồi ăn 180
phạn không
09 吃现成饭 Ngật hiện Ăn sẵn/ngồi mát ăn bát 180
thành phạn vàng
10 吃鸭蛋 Ngật áp đản Ăn trứng vịt (ví với thi 180
cử/thi đấu bị điểm
không)
180
11 吃哑巴亏 Ngật á ba (bị thiệt thòi mà không
khuy nói ra được): ngậm bồ
hòn làm ngọt/ngậm đắng
nuốt cay
12 吃一堑长一智 Ngật nhất (sự trưởng thành): có dại 180
khiếm, mới nên khôn/đi một
trưởng nhất ngày đàng học một sàng
trí khôn…
180/181
13 吃重 Ngật trọng (phải gánh vác những
việc khó nhọc hay trách
nhiệm nặng nề): nặng
nề/khó nhọc/gay go/vất
vả
14 吃白饭 Ngật bạch Ăn không của người 179
phạn khác mà không làm gì
đền đáp
15 吃回扣 Ngật hồi Hưởng phần trăm do 209
khấu mua sắm dùm hoặc do
dẫn khách tới mua hàng

So sánh cấu trúc ngữ nghĩa của từ ăn trong TV với cấu trúc ngữ nghĩa của

吃 (ngật) trong THHĐ chúng tôi nhận thấy: tuy giữa chúng có một số điểm giống

nhau (các nghĩa 01, 06, 07 của từ ăn trong TV giống với các nghĩa hạng 01, 04,

06 của từ 吃 (ngật) trong THHĐ) song điểm khác biệt giữa chúng vẫn là cơ bản

(các nghĩa và các nghĩa hạng còn lại trong hai ngôn ngữ), cụ thể là: (i) Đối tượng
mà động từ ăn của TV hướng tới là phong phú, đa dạng hơn rất nhiều đối tượng

của động từ 吃 trong THHĐ. Trong TV, chúng có thể là thực phẩm để nuôi sống

con người như cơm, thức ăn, rau…, mà cũng có thể là: cưới, liên hoan, thừa tự,
sinh nhật, tân gia…, chúng có thể là nguyên, nhiên liệu hay hàng hóa như: xăng,
dầu mỡ, hàng, đất, than…, có khi chúng là những lợi ích vật chất như: hoa hồng,
chiết khấu, lương, tiền bo, hối lộ, lại quả… và cũng có thể là những đối tượng
gây bất lợi như: đòn, đạn, chửi, bả… hay những đối tượng trừu tượng thiên về
đời sống tinh thần như: giải, cuộc, may…. (ii) Chủ thể của động từ ăn trong TV
cũng đa dạng hơn trong tiếng Hán, nó có thể là người, động vật, thực vật hay đồ
vật, máy móc, công cụ do con người chế tạo ra, nó có thể là những đối tượng
thuộc về thế giới tự nhiên như: sông, biển, núi, đất, nước, sương muối.… (iii) Sắc

thái biểu cảm của từ ăn trong TV cũng phong phú, đa dạng hơn 吃 (ngật) trong

THHĐ. Nó có thể là trung tính trong các trường hợp như: ăn cơm, ăn liên hoan,
ăn tết… Nó có thể là tiêu cực trong các trường hợp như: ăn đòn, ăn đạn, ăn
bẩn… Nó có thể là tích cực trong các trường hợp như: ăn lộc, ăn giải, ăn cuộc….
Chính vì vậy, để chuyển tải hết chức năng ngữ nghĩa của từ ăn trong TV

sang tiếng Hán người ta bắt buộc phải sử dụng rất nhiều vị từ khác nhau như: 过

(qua), 加 (gia), 装(trang), 享(hưởng), 受(thụ), 拿(nã), 吞 (thôn), 换(hoán), 属于


(thuộc vu), 添 (thiêm)…, thậm chí còn phải dùng tới những kiểu cấu trúc có cấu

tạo phức tạp hơn từ bao gồm một vị từ và một động từ đứng sau làm bổ ngữ chỉ

kết quả như: 相上 (tương thượng), 相合 (tương hợp), 通到 (thông đáo)… thậm

chí là cả các ĐV bậc trên từ như câu. Chẳng hạn: để truyền tải một nội dung
thông báo là xe này ăn tốn xăng từ TV sang tiếng Hán người ta sẽ không thể

dùng động từ吃 (ngật) để diễn tả mà chắc chắn sẽ dùng một vị từ như 耗 (hao)

để thay thế hay dùng một ngữ vị từ như: 不好用 (bất hảo dụng, xài không ngon)

hay耗油量多 (hao du lượng đa, tiêu tốn rất nhiều xăng)… thì mới có thể chuyển

tải hết chức năng ngữ nghĩa của từ ăn trong phát ngôn này. (iv) Khác với THHĐ,
trong TV, dường như có sự đối lập hay phân biệt một cách khá rõ ràng giữa việc
ăn những thực phẩm có đặc tính đặc với những thực phẩm có đặc tính lỏng.
Chẳng hạn, người Việt sẽ nói: ăn cơm, ăn súp, ăn cháo, ăn bánh, ăn kẹo, ăn kem,
uống nước, uống sữa, uống thuốc… mà sẽ không nói hay ít nói là: uống súp*, ăn
canh, ăn sữa*, ăn thuốc*, uống cháo* như người Hán. Nói khác đi thì trong TV,
cái đặc thù của thực phẩm (± đặc/lỏng) dùng để ăn sẽ quy định việc dùng động từ
ăn hay uống. Nếu đặc, sẽ có xu hướng thiên về dùng ăn, nếu lỏng sẽ có thiên
hướng dùng uống. Nếu thực phẩm dùng để ăn có đặc điểm pha trộn giữa đặc và
lỏng thì xu thế lựa chọn này vẫn là phổ biến, chẳng hạn: người Việt sẽ nói: khôn
ăn cái, dại uống/húp nước hay: không ăn cái thì uống/húp nước chứ không nói là:
khôn uống cái dại ăn nước hoặc: không uống/húp cái thì ăn nước… nhưng nếu
với động từ dùng thì đều được. Cũng bởi chính vì có sự phân biệt dứt khoát và
tinh tế này mà TĐTV 2006; tr 1087 đã định nghĩa động từ uống rất đơn giản và
ngắn gọn như sau:
Uống đg. Đưa chất lỏng vào miệng rồi nuốt. Uống bia. Uống nước nhớ
nguồn (tng). Nghe như uống từng lời.
Ngay cả đối với những trường hợp lưỡng khả như: ăn canh, ăn cháo… nếu
xét về bản chất cũng chỉ thường dùng khi nhằm nhận xét, đánh giá bản chất nói
chung như: ăn canh cả cặn, ăn cháo đái bát.… Nói khác đi thì chúng chỉ nằm
trong hệ thống của những nhận xét, đánh giá kiểu như: ăn chó cả lông, ăn hồng
cả hạt; ăn tục nói phét, ăn trên ngồi trốc… mà thôi.

3.3. TIỂU KẾT


Qua thống kê, khảo sát và so sánh các ĐVĐN trong TĐTV 2006 và
TĐTHHĐ 2005 chúng ta có thể thấy rằng: Các ĐVĐN trong TV và THHĐ vừa
có những điểm tương đồng và có những điểm dị biệt. Những điểm tương đồng và
dị biệt ấy có thể được khái quát lại như sau:
(1) Những điểm tương đồng
Trong TV và THHĐ đều tồn tại một SL đáng kể các ĐVĐN (từ ĐN, ngữ
ĐN) song trung tâm vẫn là từ ĐN.
Các ĐVĐN trong TV và THHĐ đều có chung một qui luật là: những ĐV
ĐN có cấu trúc ngắn, thường dùng và là thực từ bao giờ cũng có DLN cao hơn
các ĐV có cấu trúc phức tạp và không thường dùng. Đại bộ phận các ĐVĐN là
thuộc về thực từ, chiếm SL nhiều nhất là các từ loại dt, đg, tt…
Căn cứ vào cấu trúc ngữ nghĩa, tần số sử dụng của các ĐVĐN, cấu tạo của
chúng cũng như căn cứ vào tầng bậc, sự bao hàm hoàn toàn hay không hoàn toàn
các nét nghĩa trong các nghĩa của từ mà các ĐVĐN trong hai ngôn ngữ đều có
thể được phân loại thành: (i) HT ĐNBV, HT ĐNBN, HT ĐNBT. (ii) HTĐN
thường gặp và ít gặp. (iii) HT hình vị ĐN, từ ĐN và ngữ ĐN. (iv) HT ĐNBN
(hoàn toàn, không hoàn toàn), (v) HT từ đơn tiết ĐN, HT từ đa tiết ĐN.
(2) Những điểm dị biệt
Trong THHĐ, các ĐVĐN có cấu trúc phức tạp và có DLN cao có SL nhiều
hơn hẳn TV.
Trong THHĐ, bên cạnh những HT phổ biến như: từ ĐN (từ đơn, từ ghép),
ngữ ĐN còn có cả một SL đáng kể hình vị cấu tạo từ ĐN. Trong TV, rất hiếm
gặp HT hình vị cấu tạo từ ĐN và nếu có thì DLN của chúng cũng thường chỉ là
hai hoặc ba nghĩa mà thôi.
Cấu trúc ngữ nghĩa của một ĐVĐN trong tiếng Hán có xu thế ổn định hơn,
khó phân rã hơn cấu trúc của các ĐVĐN TV nhờ sự ràng buộc của các yếu tố
hình - âm - nghĩa trong 01 kí hiệu khối vuông.
Trong 02 ngôn ngữ Việt – Hán, hiện tồn tại đáng kể một lớp từ ĐN dùng
chung như: hoa, hồng, xích, ngật… song quá trình phát triển ngữ nghĩa của
chúng trong hai ngôn ngữ là không hoàn toàn như nhau.
CHƯƠNG 4: TỪ ĐỒNG ÂM VÀ ĐA NGHĨA TRONG
TIẾNG VIỆT ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI
4.1. VỀ CÁC ĐƠN VỊ ĐỒNG ÂM VÀ ĐA NGHĨA TRONG TỪ ĐIỂN
Như trong các mục 1.4 và 1.5 đã thảo luận, các ĐVĐÂ và ĐN cũng chính là
các ĐV có đặc điểm vừa ĐÂ vừa ĐN. Chúng là những ĐV giao thoa giữa HT
ĐÂ và HTĐN.
Trong TĐTV 2006, hiện thu thập khá nhiều những ĐV vừa ĐÂ vừa ĐN.
Nếu phân loại các ĐVĐÂ của tiếng Việt thành hai khu vực: ĐÂKG và ĐÂCG
ngữ nghĩa thì chỉ xét trong khu vực ĐÂCG đã có tới gần 600 loạt (594 loạt ĐÂ)
(bao gồm cả đơn tiết lẫn đa tiết) với SL hơn ngàn ĐV (1264 ĐV) liên quan tới
HT này. Số liệu này đã nói rõ tỉ trọng đáng kể của những ĐV vừa ĐÂ vừa ĐN
trong tổng thể từ ĐÂTV.

4.2. PHÂN LOẠI CÁC ĐƠN VỊ ĐÂ&ĐN TRONG TIẾNG VIỆT


Trong TV, các ĐVĐÂ và ĐN bao gồm hai loại, phân bố trong hai khu vực là:
(i) Các ĐVĐÂ và ĐN trong khu vực ĐÂ ngẫu nhiên (ĐÂKG).
(ii) Các ĐVĐÂ và ĐN trong khu vực ĐÂCG ngữ nghĩa.
Trong chương 4 này, LA ưu tiên cho việc tìm hiểu những ĐV vừa ĐÂ vừa
ĐN trong khu vực ĐÂCG của TV vì đây là những ĐVĐÂ và ĐN thể hiện rõ
được một số đặc trưng về loại hình của TV. Những ĐV vừa ĐÂ vừa ĐN trong
khu vực ĐÂKG cũng được LA tiến hành khảo sát, miêu tả song không phải là
đối tượng chính của LA.
Dưới đây là kết quả thống kê, khảo sát và mô tả đặc điểm của những ĐVĐÂ và
ĐN trong khu vực ĐÂ ngẫu nhiên và những ĐV ĐÂ và ĐN trong khu vực ĐÂCG
ngữ nghĩa của TV.

4.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA NHỮNG ĐƠN VỊ ĐÂ&ĐN TRONG KHU VỰC
ĐỒNG ÂM KHÁC GỐC NGỮ NGHĨA
4.3.1. Về nguồn gốc
Kết quả thống kê, khảo sát cho thấy: đây là những ĐVĐÂ ngẫu nhiên với
nhau (khác gốc ngữ nghĩa), do có âm đọc ngẫu nhiên giống nhau nên được xếp
chung vào cùng một loạt ĐÂ. Các loạt ĐÂ này tạo thành các lớp ĐÂ trong từ
điển. Các ĐV trong các loạt ĐÂ này đại bộ phận thuộc về các lớp từ thuần Việt,
Hán Việt, Ấn Âu. Dưới đây là các dạng biểu hiện của những loạt ĐÂ này:
(1) Toàn bộ những đơn vị đồng âm trong loạt đều là từ Hán Việt
Thí dụ 1: Loạt ĐÂ có âm đọc là “bản vị” và “bất tử” dưới đây:
Bản vị 1 d. 1. Trọng lượng kim loại quí dùng làm đơn vị tiền tệ cơ sở của
một nước. 2. Kiểu chế độ tiền tệ. Bản vị bạc (lấy bạc làm thước đo giá trị và
phương tiện lưu thông. Bản vị vàng.
Bản vị 2 t. Chỉ biết chú ý và bênh vực lợi ích của bộ phận mình mà không
quan tâm đến lợi ích của bộ phận khác. Tư tưởng bản vị. (TĐTV. tr 31).
Thí dụ: Bất tử 1 t. 1. (tr tr.). Không bao giờ chết, còn sống mãi trong trí nhớ,
tình cảm của người đời. Những người anh hùng đã trở thành bất tử. 2. (thgt.).
Bạt mạng. Tứ bất tử. Ăn nói bất tử.
Bất tử 2 p. (Ph.). Bất thình lình. Ngã lăn ra chết bất tử. (TĐTV. tr 52).
(2) Toàn bộ những đơn vị đồng âm trong loạt đều là từ thuần Việt
Thí dụ 2: Loạt ĐÂ có âm đọc là “bánh” và “ang” dưới đây:
Bánh 1 d. 1. Món ăn chín có hình khối nhất định chế biến bằng bột thường
có thêm chất ngọt, mặn, béo. Gói bánh. Nhân bánh. 2. (thường dùng phụ trước
d.). Từ dùng để chỉ ĐV có hình khối bề ngoài giống như chiếc bánh. Bánh xà
phòng. Bánh pháo. Đóng thành bánh.
Bánh2 d. (thường nói bánh xe). Bộ phận của xe máy, có dạng đĩa tròn hoặc vành
lắp nan hoa, quay quanh một trục để thực hiện một chuyển động hoặc để truyền
chuyển động. Xe ba bánh. Không thể quay ngược bánh xe lịch sử. (TĐTV. tr 34).
Ang1 d. 1. Đồ đựng nước bằng đất nung, thành hơi phình, miệng rộng. Ang sành.
Ang đựng nước. 2. Đồ đựng bằng đồng, thấp, thành hơi phình, miệng rộng.
Ang 2 d. Dụng cụ đong lường bằng gỗ hoặc đan bằng tre, hình hộp, dung
tích khoảng bảy tám lít, dùng ở một số địa phương để đong chất hạt rời. Một ang
gạo. (TĐTV. tr 06)
Tuy vậy, trong TV vẫn có một SL lớn những loạt ĐÂ chứa những ĐV khác
nhau về nguồn gốc. Chẳng hạn như:
(3) Là những ĐV Hán Việt đồng âm với những ĐV thuần Việt
Thí dụ 3: Biểu1 (表) d. 1. Bảng kê số liệu có đối chiếu. Biểu thuế. 2. (chm). Cn. Biểu

thống kê. Bảng thống kê làm theo mẫu quy định trước. Lập biểu. Lên biểu.

Biểu 2 (表) d. Bài văn tâu lên vua, trình bày ý kiến về sự việc quan trọng.

Biểu trần tình. Biểu tạ ơn.


Biểu3 đg. Dán tranh lên giấy mỏng để giữ cho mặt tranh phẳng và hình vẽ nổi rõ lên.
Biểu 4 (Ph.). x. bảo. (TĐTV. tr 66).
Trong loạt ĐÂ có chung âm đọc là “biểu” trên đây, những ĐV như biểu 1,2 là
những ĐVĐÂ có nguồn gốc Hán Việt còn những ĐV như biểu 3,4 là những ĐV
ĐÂ thuần Việt.
(4) Là những ĐV thuần Việt đồng âm với những ĐV gốc Ấn Âu
Thí dụ 4: các loạt ĐÂ có chung âm đọc là “ba”, “bít” và “bếp” dưới đây:
Ba 1 d. Cha (chỉ dùng để xưng gọi). Ba má tôi.
Ba 2 (gốc Ấn âu ) x. bar.
Ba 3 d. 1. Số tiếp theo số hai trong dãy số tự nhiên. Một trăm lẻ ba. Một vạn
ba (kng.; ba nghìn). Một mét ba (kng.; ba tấc). Hạng ba. Công nhân làm ca ba. 2.
Từ chỉ số lượng không xác định, nhưng là ít, không đáng kể. Ăn ba miếng lót dạ.
Mới ba tuổi đầu. 3. Từ chỉ số lượng không xác định, nhưng không phải một vài
mà là nhiều. Người ba đấng, của ba loài (có những loại khác nhau). Một cây làm
chẳng nên non, ba cây chụm lại, nên hòn núi cao (cd.). (TĐTV. tr 21).
Bít 1 (Tiếng Anh Binary Digit, “con số nhị phân”, viết tắt). d. đơn vị thông
tin nhỏ nhất, được lưu giữ trong bộ nhớ của máy tính, tương đương với sự lựa
chọn giữa một trong hai giá trị (thường được kí hiệu bằng 0 và 1); một chuỗi 8
bit làm thành một byte, đơn vị thông tin cơ bản của máy tính.
Bít 2 đg. 1. Làm cho chỗ hở hoặc lối thông với bên ngoài trở thành kín đi, bị
tắc đi. Nhét giấy bít khe hở. Bít miệng hang. Cây đổ làm bít lối đi. 2. (id.). Như
bịt (ng. 2). (TĐTV. tr 70).
Bếp 1 d. 1. Dụng cụ để đun nấu. Bếp lò. Bếp điện. Nhóm bếp. 2. Gian nhà
làm nơi đặt bếp để nấu ăn. 3. Người đàn ông đi ở hoặc làm thuê chuyên việc nấu
ăn thời trước. Làm bồi, làm bếp. Đầu bếp. 4. (cũ). Đơn vị gia đình riêng lẻ, ăn
cùng một bếp; hộ. Nhà này có hai bếp.
Bếp 2 d. 1. (id.). Lính trong quân đội thời phong kiến (hàm ý coi trọng). 2.
Binh nhất trong quân đội thời thực dân Pháp. (TĐTV. tr 59).
Một điểm đáng lưu ý là, những loạt ĐÂ chứa những ĐVĐÂ và ĐN trong khu
vực ĐÂKG là những loạt ĐÂ có chứa SL ĐVĐÂ đông đảo nhất của TV. Trong
những trường hợp đó, các ĐV trong loạt thường là những ĐV hỗn hợp về nguồn gốc.
Thí dụ 5: Loạt ĐÂ có âm đọc là ban dưới đây:
Ban 1 d. Cây nhỡ, lá hình móng bò, hoa màu trắng.

Ban 2 (斑) d. Nốt đỏ bất thường nổi thành từng mảng trên da, thường thấy

khi mắc một số bệnh. Sốt phát ban.


Ban 3 d. (Ph.) Bóng (đồ chơi thể thao).

Ban 4 (班) d. 1. Hàng quan lại trong triều đình phong kiến, chia theo văn, võ

(hoặc tả, hữu) và phân theo hạn bậc. Hai ban văn võ. 2. Tổ chức gồm một tập thể
người được lập ra để cùng làm một công việc. Ban văn nghệ. Ban bầu cử. Ban
thư kí của hội nghị. Ban quản trị. 3. (kết hợp hạn chế). Phiên làm việc để bảo
đảm công tác liên tục. Nhận ban. Giao ban.

Ban 5 (般) d. (cũ). Môn (võ nghệ).

Ban 6 d. (dùng trong một số tổ hợp). Khoảng thời gian không xác định rõ,
nhưng tương đối ngắn (thường trong phạm vi một phần nào đó của ngày). Ban
trưa. Ban chiều. Ban đêm. Ban nãy.
Ban 7 đg. (ph.) San cho bằng. Ban mô đất. Ban bờ.
Ban 8 đg. (kng.) Pan.

Ban 9 (颁) đg. 1. (cũ; trtr.). Cho, cấp cho người dưới. Ban lộc. Ban phúc. 2.

(cũ). Truyền cho mọi người biết. Lệnh trên ban xuống. (TĐTV. tr 28).
Trong loạt ĐÂ có âm đọc là “ban” trên đây, các ĐVĐÂ trong loạt như: ban 2

(斑), ban 4 (班), ban 5 (般), ban 9 (颁) là những ĐVĐÂ Hán Việt. Những ĐVĐÂ
trong loạt như: ban 1 , ban 6 , ban 7 là những ĐVĐÂ thuần Việt. Còn ban 3 , ban 8 lại
là những ĐVĐÂ có nguồn gốc Ấn Âu.
4.3.2. Về dung lượng nghĩa
Những ĐV ĐÂ và ĐN trong khu vực ĐÂ ngẫu nhiên nhìn chung là những
ĐV có DLN thấp. Đại bộ phận là những ĐV có 2 và 3 nghĩa. ĐV có nhiều nghĩa
nhất là 12 nghĩa và chỉ có duy nhất một ĐV là lại 2 (TĐTV. tr 537)
4.3.3. Về cấu tạo
Những ĐVĐÂ và ĐN trong khu vực ĐÂ ngẫu nhiên có cấu tạo tối đa là 04
âm tiết như: cọc cà cọc cạch 1,2 . Trong đó: những ĐV có cấu tạo 01 âm tiết như:
bê 2 , ải 1 … có SL nhiều nhất, kế tiếp là những ĐV có cấu tạo 02 âm tiết như: bà
mụ 2 , bản vị 1 , bẻ bai 2 , bo bo 4 …. Kết quả thống kê cho thấy: về SL, những ĐVĐÂ
và ĐN có cấu tạo song tiết trong khu vực ĐÂ ngẫu nhiên có SL ít hơn hẳn những
ĐVĐÂ và ĐN có cấu tạo song tiết trong khu vực ĐÂCG ngữ nghĩa.
4.3.4. Về quan hệ ngữ nghĩa
4.3.4.1. Mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các đơn vị trong loạt đồng âm
Qua khảo sát ngữ liệu của TĐTV 2006 chúng tôi thấy rằng: những ĐVĐÂ
và ĐN trong một loạt ĐÂ ngẫu nhiên không hề có mối quan hệ hay liên hệ gì về
nghĩa với nhau.
Thí dụ 6: Loạt ĐÂ có âm đọc là bết dưới đây:
Bết 1 đg. Dính hành lớp, dính sát. Quần áo ướt dính bết vào người.
Bết 2 t. (Ph.; kng.) 1. Mệt quá sức. Trâu cày đã bết. 2. Kém, tồi. Nhà máy
này bết lắm. (TĐTV. tr 59).
4.3.4.2. Mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các nghĩa trong một đơn vị ĐÂ&ĐN
Kết quả thống kê, khảo sát của chúng tôi cũng cho thấy, mối quan hệ ngữ
nghĩa giữa các nghĩa trong một ĐVĐÂ và ĐN thuộc khu vực ĐÂ ngẫu nhiên thuộc về
một trong ba kiểu dưới đây:
(1) Chỉ có mối quan hệ phái sinh về ngữ nghĩa
Thí dụ 7: Ác 1 d. 1. (Ph.). Quạ. Ác tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa (tng.). Gửi
trứng cho ác. 2. Miếng gỗ đẽo hình con quạ để mắc dây go trong khung cửi. 3.
(cũ; vch.). Từ dùng để chỉ mặt trời. Thỏ lặn, ác tà.
Ác 2 t. 1. (Người hoặc việc) gây hoặc thích gây đau khổ, tai hoạ cho người
khác. Kẻ ác. Làm điều ác. Đối xử ác. 2. Có tác dụng gây nhiều tai họa. Năm nay
rét ác hơn mọi năm. Trận đánh ác. 3. (kng.; thường dùng phụ sau đg.). (Làm việc
gì) ở mức độ cao khác thường, gây ấn tượng mạnh. Dạo này cô ta diện ác lắm.
(TĐTV. tr 02)
Thí dụ 8: Bông 1 d. 1. Cây thân cỏ hay cây nhỡ, Lá hình chân vịt, hoa màu
vàng, quả già chứa xơ trắng dùng để kéo thành sợi vải. Ruộng bông. 2. Chất sợi
lấy từ quả của bông hoặc một số cây khác. Cung bông. Bông gạo. Chăn bông. Áo
Bông. 3. (dùng trong tên gọi một số sản phẩm). Chất tơi xốp như bông. Ruốc
bông. (TĐTV. tr 83).
Trong các thí dụ trên, trật tự các ý nghĩa là không thể đảo lộn. Nếu cố tình
đảo lộn sẽ dẫn tới việc phá vỡ cấu trúc ngữ nghĩa vốn rất chặt chẽ và logic của
chúng. Đây chính là những ĐV có cấu trúc ngữ nghĩa theo kiểu phái sinh.
(2) Chỉ có mối quan hệ song song về ngữ nghĩa
Thí dụ 9: Bà mụ3 d. 1. Người đàn bà đỡ đẻ ở nông thôn ngày trước. 2. Nữ thần nặn ra
hình đứa trẻ và chăm nom, che chở cho trẻ, theo tín ngưỡng dân gian. (TĐTV. tr 22).
Thí dụ 10: Bớt 2 đg. 1. Làm cho hoặc trở lên ít đi một phần về số lượng, mức
độ. Giảm bớt chi phí. Thêm bạn bớt thù. Chặt cho ngắn bớt. 2. (kng.). Lấy ra một
phần dùng vào việc khác. Bớt lại một tí để dành. 3. (kng.). Nhường hoặc bán lại
một phần. Bớt cho ít gạch để xây giếng. (TĐTV. tr 87).
Trong 2 ví dụ trên, các ý nghĩa của bà mụ3 và bớt 2 hoàn toàn có thể hoán
đổi vị trí cho nhau mà không hề ảnh hưởng gì tới cấu trúc ngữ nghĩa của từ. Đây
chính là những ĐV có cấu trúc ngữ nghĩa theo kiểu song song.
(3) Vừa có mối quan hệ phái sinh lại vừa có mối quan hệ song song về
ngữ nghĩa
Thí dụ 11: Bố 1 d. 1. (kng., hoặc ph.). Cha (có thể dùng để xưng gọi). Con
giống bố. Bố chồng. Con lại đây với bố! 2. (thường dùng phụ sau d.). Con vật
đực thuộc thế hệ trước, trong quan hệ với những con vật thuộc thế hệ sau và được
trực tiếp sinh ra. Lựa chọn cá bố, cá mẹ. 3. (kng.). Thường dùng để gọi nhười lớn
tuổi, đáng mặt cha (tỏ ý thân mật hoặc vui đùa). Nhà bố ở đâu? Bố già. 4. (thgt.).
Từ dùng để gọi người đàn ông hàng bạn bè hoặc trẻ em trai (hàm ý đùa nghịch
hoặc không bằng lòng, trách mắng). Thôi đi các bố, đừng nghịch nữa! 5. (kng.;
dùng phụ sau d., trong một số tổ hợp). Cỡ lớn, to (thường nói về chai lọ). Chai
bố. 6. (thgt.; dùng sau đg., kết hợp hạn chế). Từ dùng trong tiếng rủa, biểu thị ý
hơi bực mình. Mất bố cái đồng hồ rồi. (TĐTV. tr 78).
Trong ví dụ trên thì các nghĩa thứ nhất, thứ hai và thứ ba là các nghĩa có
quan hệ phái sinh (không thể đảo lộn trật tự các nghĩa này) còn các nghĩa thứ tư,
thứ năm và thứ sáu là những nghĩa có quan hệ song song với nhau (có thể hoán
đổi trật tự các nghĩa cho nhau mà không ảnh hưởng gì tới cấu trúc ngữ nghĩa của
từ). Kiểu cấu trúc ngữ nghĩa này là kiểu cấu trúc ngữ nghĩa hỗn hợp (tức là vừa
có mối quan hệ phái sinh lại vừa có mối quan hệ song song về ngữ nghĩa).
Thí dụ 12: Bầu1 d. 1. Cây leo bằng tua cuốn, lá mềm rộng và có lông mịn, quả
tròn, dài hay thắt eo ở giữa, dùng làm thức ăn. Canh bầu. Bầu ơi, hương lấy bí cùng…
(cd.). 2. Đồ đựng làm bằng vỏ quả bầu tròn và to đã nạo ruột và phơi khô; đồ đựng hoặc
nói chung vật giống hình quả bầu. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài (tng.). Bầu rượu. Bầu
đèn. 3. (chm.). Phần phình to ở phía dưới của nhuỵ hoa, bên trong chứa noãn. 4. Khối
đất bọc quanh rễ khi bứng cây lên để đem đi trồng nơi khác. Trồng cây bằng cách đánh
bầu. 5. (kng.; kết hợp hạn chế). Thai. Có bầu. Mang bầu. 6. (dùng trước d, trong một số
tổ hợp). Từ dùng để chỉ một lượng nhiều, nhưng không xác định, những tình cảm, ý
nghĩ, tưởng tượng như chứa đầy trong tim, trong lòng. Dốc bầu tâm sự (kể hết nỗi lòng).
Bầu nhiệt huyết. (TĐTV. tr 52).
Trong ví dụ trên thì các nghĩa thứ nhất và thứ hai là các nghĩa có quan hệ
phái sinh (không thể đảo lộn trật tự các nghĩa) còn các nghĩa thứ ba, thứ tư, thứ
năm và thứ sáu là những nghĩa có quan hệ song song với nhau (có thể thay đổi
trật tự các nghĩa). Đây cũng là một ĐV có kiểu cấu trúc ngữ nghĩa hỗn hợp.
Qua việc thống kê, khảo sát những ĐV này chúng tôi nhận thấy:
(i) Trong ba kiểu quan hệ ngữ nghĩa trên đây thì kiểu (3) là kiểu có SL ĐV
ít hơn kiểu (1) và kiểu (2).
(ii) Mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các nghĩa trong một ĐVĐÂ và ĐN thuộc khu vực
ĐÂ ngẫu nhiên của TV có nhiều nét tương đồng với những ĐVĐN thường gặp của TV.
4.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA NHỮNG ĐV ĐÂ&ĐN TRONG KHU VỰC
ĐÂCG
4.4.1. Về số lượng
Trong TĐTV 2006 hiện thu thập và xử lí một SL đáng kể những ĐVĐÂ và
ĐN trong khu vực ĐÂCG ngữ nghĩa. (Xem bảng 4.1)
Bảng 4.1 Bảng Tkê các ĐV vừa ĐÂ vừa ĐN trong khu vực ĐÂCG của TV.
Các ĐV ĐÂCG ngữ nghĩa trong TĐTV 2006
ĐÂ đơn thuần ĐÂ – ĐN ĐÂ - ĐN
(không ĐN) không hoàn toàn hoàn toàn
886 loạt (1772 đv) 479 loạt (1029 đv) 115 loạt (235 đv)
1480 loạt (3036 đv)
4.4.2. Về cấu tạo
Trước hết, phải thấy rõ rằng: những ĐV ĐÂCG nói chung, những ĐV
ĐÂvà ĐN cùng gốc ngữ nghĩa nói riêng vốn là những ĐV được sản sinh bằng
PTCL. Sự chuyển loại của những ĐV kiểu này có khi diễn ra trong nội bộ một từ
loại (danh từ, động từ, tính từ...), có khi diễn ra thành nhiều từ loại mà nhiều nhất
là 02 từ loại với các kiểu mô hình thường gặp như: danh – động, danh – tính,
động – tính.... Những ĐV chuyển hóa thành 03 từ loại khác nhau trở lên kiểu
(danh – động – tính...) rất hiếm gặp. Nhiều nhất là chuyển hóa thành 04 từ loại.
Chẳng hạn như loạt ĐÂ có âm đọc là cứ dưới đây:
Thí dụ 13: Cứ I đg. 1. Dựa theo để hành động hoặc lập luận. Cứ phép công mà
làm. 2. (thường dùng không có chủ ngữ). Dựa vào, lấy đó làm điều kiện tất yếu cho sự
việc gì. Chẳng cứ có kiểm tra mới làm cẩn thận. Cứ đà này thì công việc sẽ hoàn thành
đúng thời hạn. Cứ đúng 7 giờ là đóng cửa. Cứ gì khó dễ, việc cần là làm.
II d. 1. (cũ ; id.). Khu vực dùng làm chỗ dựa để chuẩn bị và tiến hành chiến tranh.
Chọn nơi làm cứ. 2. (kng.). Căn cứ địa cách mạng ở vùng nông thôn hoặc rừng núi. Tạm
rút về cứ.
III p. Từ biểu thị ý khẳng định về hoạt động, trạng thái nhất định như thế, bất chấp
mọi điều kiện. Dù có phải hi sinh cũng cứ làm. Đừng sợ, cứ nói ! Tôi cứ tưởng là đã hết.
Nó vẫn cứ chứng nào tật ấy.
IV tr. (kng.). Từ biểu thị ý nhấn mạnh thêm về sắc thái khẳng định, không kể
khách quan như thế nào. Cứ nói trắng ra. Nặng thế mà nó xách cứ như không. (TĐTV
2006 tr. 228).
Trong TV, sự chuyển hóa từ loại trong nội bộ một từ loại của các ĐV ĐÂ
CG ít hơn sự chuyển hóa thành nhiều từ loại. Sự chuyển hóa khác từ loại của
chúng có các kiểu sau:
(i) Thực từ <-> thực từ.
Chẳng hạn như 2 loạt ĐÂ có âm đọc là bừa, cưa dưới đây:
Thí dụ 14: Bừa 1 I d. Nông cụ dùng sức kéo để làm nhỏ, làm nhuyễn đất, san bằng
ruộng hoặc làm sạch cỏ, có nhiều kiểu loại khác nhau. Kéo bừa. Bừa cải tiến.
Bừa II đg. Làm nhỏ, làm nhuyễn đất, san bằng ruộng hoặc làm sạch cỏ bằng cái
bừa. Cày sâu bừa kĩ. ... chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa (cd.). (TĐTV 2006 tr. 93).
Cưa I d. Dụng cụ để xẻ, cắt gỗ, kim loại và vật liệu cứng khác, lưỡi bằng thép
mỏng có nhiều răng sắc nhọn.
Cưa II đg. 1. xẻ, cắt, làm cho đứt bằng cái cưa. Cưa gỗ. Nhà máy cưa. Chân bị
thương, phải cưa. 2. (thgt.). Tán tỉnh, làm cho xiêu lòng mà đồng ý nghe theo ( thường nói
về quan hện tình cảm). Tán tỉnh mãi mà không cưa được cô nào. (TĐTV 2006 tr. 228).
(ii) Thực từ <-> hư từ.
Thí dụ như 2 loạt ĐÂ có âm đọc là của, đố dưới đây:
Thí dụ 15: Của I d. 1. Vật do sức con người làm ra, về mặt thuộc quyền sở hữu
của người nào đó. Người làm nên của, của chẳng làm nên người (tng.). Bảo vệ của công.
Của bền tại người (tng.). 2. Cái ăn, về mặt có đặc tính nào đó. Thích của ngọt. Của
không ngon, nhà đông con cũng hết (tng.). 3. (kng. ; thường dùng trước ấy, này.). Đồ
vật hoặc người thuộc loại, hạng nào đó (hàm ý coi khinh). Mua làm gì cái của ấy ! của
ấy chỉ biết ăn diện.
Của II k. Từ biểu thị quan hệ sở thuộc. 1. Biểu thị điều sắp nêu ra là người hay sự
vật có quyền sở hữu, quyền chi phối đối với cái vừa được nói đến. Chiếc đồng hồ của
tôi. Sách của thư viện. 2. Biểu thị điều sắp nêu ra là chỉnh thể, mà bộn phận là cái vừa
được nói đến. Tay của em bé. Nắp của cái hộp. Một phần mười của giây. 3. Biểu thị
điều sắp nêu ra là người hay sự vật có thuộc tính hoặc hoạt động vừa được nói đến.
Lòng dũng cảm của anh ta. Mùi hương của hoa nhài. Đề nghị của cấp dưới. Sự phát
triển của xã hội. 4. Biểu thị điều sắp nêu ra là người hay sự vật có quan hệ nguồn gốc,
thân thuộc, tác động qua lại,v.v. với người hay sự vật vừa được nói đến. Tác phẩm của
nhà văn trẻ. Tác giả của bài thơ. Người bạn của tôi. Nguyên nhân của sự việc. (TĐTV
2006 tr 220).
Đố 3 I đg. 1. Hỏi để thử trí thông minh hoặc trí nhớ. Chơi trò đố chữ. Câu đố. 2.
Nói khích người khác thử làm việc gì đó, với ngụ ý cho rằng người ấy không làm nổi.
Không thầy đố mày làm nên (tng.). Đố ai quét sạch lá rừng. Để ta khuyên gió, gió đừng
rung cây (cd.).
Đố 3 II p. (kng.). Từ biểu thị ý phủ định tuyệt đối ; hoàn toàn không, không hề.
Dọa thế mà nó đố có sợ. (TĐTV 2006 tr. 334).
(iii) Hư từ <-> hư từ.
Chẳng hạn như 3 loạt ĐÂ có âm đọc là chứ, đã, đếch dưới đây:
Thí dụ 16: Chứ I k. Từ biểu thị điều sắp nêu ra phủ định khả năng ngược lại điều
vừa nói đến, để bổ sung khẳng định thêm điều muốn nói. Tôi vẫn còn nhớ, chứ quên thế
nào được. Anh ta chứ ai ! thế chứ còn gì nữa. Thà chết, chứ không khai.
Chứ II tr. (dùng trong đối thoại, thường ở cuối câu hoặc cuối đọan câu). 1. Từ biểu
thị ý ít nhiều đã khẳng định về điều nêu ra để hỏi, tựa như chỉ là để xác định thêm. Anh
vẫn khỏe đấy chứ ? Anh quen ông ấy chứ ? 2. Từ biểu thị ý nhấn mạnh thêm điều vừa
khẳng định hoặc yêu cầu, cho là không có khả năng ngược lại. Có thế chứ ! Đẹp đấy
chứ nhỉ ! Khẽ chứ ! Phải làm thế nào chứ, cứ để như thế à ? (TĐTV 2006 tr. 190).
Đã 2 I p. 1. (thường dùng trước đg., t.). Từ biểu thị sự việc, HT nói đến xảy ra
trước hiện tại hoặc trước một thời điểm nào đó được xem là mốc, trong quá khứ hoặc
tương lai. Bệnh đã khỏi từ hôm qua. Mai nó về thì tôi đã đi rồi. Đã nói là làm. 2. (dùng
ở cuối vế câu, thường trong câu cầu khiến). Từ biểu thị việc vừa nói đến cần được hoàn
thành trước khi làm việc nào đó. Đi đâu mà vội, chờ cho tạnh mưa đã. Nghỉ cái đã, rồi
hãy làm tiếp.
Đã 2 II tr. 1. Từ biểu thị ý nhấn mạnh thêm về sắc thái khẳng định của một nhận
xét. Nhà ấy đã lắm của. Đã đẹp chưa kìa ? Đã đành như thế. 2. (dùng trong câu có hình
thức nghi vấn). Từ biểu thị ý nhấn mạnh thêm về sắc thái nghi vấn. Phê bình chưa chắc
nó đã nghe. Đã dễ gì bảo được anh ta. (TĐTV 2006 tr. 276).
Đếch I p. (thgt.). Từ biểu thị ý phủ định dứt khoát một cách nặng lời. Đếch cần.
Đếch ai tin. Đếch ra gì.
Đếch II tr. (thgt.). Từ biểu thị ý nhấn mạnh về sắc thái phủ định dứt khoát một
cách nặng lời. Nói làm đếch gì nữa. Đi thế đếch nào được. Việc đếch gì phải buồn.
(TĐTV 2006 tr. 309).
Những ĐV ĐÂCG nói chung và những ĐVĐÂ và ĐN cùng gốc nói riêng
có cấu tạo từ 01 đến 04 âm tiết, đại bộ phận là những ĐV có cấu tạo 01 và 02 âm
tiết. Những ĐV có cấu tạo 03 và 04 âm tiết có SL rất ít (chỉ có 10 loạt với 20 ĐV)
và đều là ngữ. Trong những ĐV có cấu tạo 01 âm tiết và 02 âm tiết thì chiếm
tuyệt đối là từ đơn tiết và từ song tiết, chỉ có một SL rất nhỏ các ĐV đơn tiết là
các YT CTT (yếu tố phụ trước, phụ sau danh từ, động từ, tính từ). Các YT CTT
này luôn luôn là những ĐV đơn nghĩa. (Chi tiết, xem bảng 4.2)
Bảng 4.2 Bảng thống kê, phân loại các ĐV ĐÂCG trong TV ( SL loạt) nhìn
từ tiêu chí SLÂT tham gia cấu tạo:
Bảng thống kê các ĐV ĐÂCG nhìn từ tiêu chí SLÂT
Đơn tiết Đa tiết
02 âm tiết 03 âm tiết 04 âm tiết
797 loạt 673 loạt 03 loạt 07 loạt
683 loạt
1480 loạt
Những ĐV ĐÂ cùng gốc nói chung và những ĐV ĐÂ và ĐN cùng gốc nói
riêng có 03 nguồn gốc là: từ thuần Việt, từ Hán Việt, từ gốc Ấn Âu. Trong đó,
nhiều nhất xếp theo thứ tự là: từ Hán Việt, từ thuần Việt, từ gốc Ấn Âu. Chúng
có mặt ở tất cả 08 từ loại cơ bản của TV và có SL nhiều nhất là ở các từ loại:
danh từ, động từ, tính từ, phó từ...
4.4.3. Về dung lượng nghĩa
Những ĐV ĐÂCG của TV có biên độ nghĩa rộng (có từ 01 đến 18 nghĩa).
Trong những ĐV vừa ĐÂ vừa ĐN thì những ĐV có 02 và 03 nghĩa chiếm SL
tuyệt đối. Những ĐV có nhiều nghĩa nhất là những ĐV có cấu tạo đơn tiết và 02
âm tiết. Những ĐV có cấu tạo 03 và 04 âm tiết đều là đơn nghĩa. Những từ loại
có nhiều nghĩa nhất là động từ, danh từ, tính từ.... (Chi tiết xin xem bảng 4.3)
Bảng 4.3 Bảng thống kê DLN của các ĐV ĐÂCG trong TĐTV 2006:
Bảng thống kê DLN của các ĐV ĐÂCG
Đơn Đa nghĩa
nghĩa 02 03 04 05 06 07 08 09 12 18
2195 563 129 78 35 14 11 04 04 02 01
đvị đvị đvị đvị đvị đvị đvị đvị đvị đvị đvị
841 đvị
3036 đvị
Khảo sát 841 ĐV vừa ĐÂ vừa ĐN trong khu vực ĐÂCG ngữ nghĩa về các
phương diện từ loại, chúng tôi nhận thấy:
Cũng giống như các ĐVĐN thông thường, các ĐVĐN trong khu vực ĐÂ
CG cũng tuân theo quy luật: (i) các ĐV đơn tiết bao giờ cũng có nhiều nghĩa hơn
các ĐV song tiết, (ii) xét về SL thì các ĐVĐN thuộc thực từ bao giờ cũng chiếm
SL tuyệt đối so với các ĐV hư từ. Trong các ĐVĐN thuộc thực từ như danh từ,
động từ, tính từ, thì những ĐVĐN thuộc từ loại danh từ bao giờ cũng có SL
nhiều nhất. Song nếu xét về DLN thì những ĐV là động từ lại có DLN cao hơn.
4.4.4. Về quan hệ ngữ nghĩa
Khảo sát mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các nghĩa trong một ĐVĐN thuộc khu
vực vừa ĐÂ vừa ĐN chúng tôi cũng nhận thấy một quy luật chung là: về cơ bản,
chúng cũng có 03 kiểu quan hệ: (i) quan hệ phái sinh (thường gặp nhất trong
những ĐV có 02 và 03 nghĩa). (ii) quan hệ song song (thường gặp nhất là trong
những ĐV có từ 04 nghĩa trở lên). (iii) quan hệ vừa phái sinh vừa song song
(thường gặp trong các ĐV có từ 05 nghĩa trở lên.
Thí dụ 17: (quan hệ phái sinh): bào II đg. 1. Làm nhẵn mặt gỗ bằng cái bào. Bào
tấm ván. Vỏ bào. Ruột xót như bào. 2. (chm.). Cắt các mặt do một đường thẳng chuyển
động vạch ra trên vật kim loại đang chế tạo bằng cách dùng một lưỡi dao hớt từng lớp
mỏng theo phương của đường thẳng ấy. (TĐTV 2006 tr. 38).
Thí dụ 18: (quan hệ song song): bạn I d. 1. Người quen biết và có quan hệ gần gũi,
coi nhau ngang hàng, do hợp tính, hợp ý hoặc cùng cảnh ngộ, cùng chí hướng, cùng
hoạt động, v.v. Bạn nghèo với nhau. Bạn chiến đấu. Người với người là bạn. 2. (ph.).
Người đàn ông đi ở làm thuê theo mùa, theo việc trong xã hội cũ. Ở bạn. Bạn ghe. 3.
Người đồng tình, ủng hộ. Bạn đồng minh. Thêm bạn bớt thù. 4. (dùng phụ sau d.). ĐV
tổ chức có quan hệ gần gũi. Đội bạn. Nước bạn. (TĐTV 2006 tr. 33).
Thí dụ 19: (quan hệ phái sinh kèm song song): bóng1 I d. 1. Vùng không được ánh
sáng chiếu tới do bị một vât che khuất, hoặc hình của vật ấy trên nền. Dưới bóng cây. Bóng
người in lên vách. Ngồi sấp bóng (quay lưng về phía ánh sáng). Trong bóng đêm (bóng tối
ban đêm). Đi đôi với nhau như hình với bóng. 2. (Dùng sau đg.; kết hợp hạn chế.). Bóng
của người có thế lực, dùng để ví sự che chở. Núp bóng. Nương bóng từ bi. 3. (chm.). Mảng
sáng tối trên bề mặt của vật do tác dụng của ánh sáng. Đánh bóng. 4. (kết hợp hạn chế).
Ánh, ánh sáng. Bóng nắng xuống thềm. Bóng trăng mờ mờ. 5. Hình ảnh do phản chiếu mà
có. Soi bóng trong gương. Bóng cây in xuống nước. 6. Hình dạng không rõ nét hoặc thấp
thoáng. Bóng núi trong sương. 7. (thường dùng sau đg., trong một số tổ hợp.). Hình ảnh
gián tiếp hoặc vu vơ. Nói bóng. Dọa bóng. Chó sủa bóng. (sủa vu vơ trong đêm.). 8. (ph.).
Ảnh. Chụp bóng. (TĐTV 2006 tr. 74-75).
Khác với những ĐV vừa ĐÂ vừa ĐN trong khu vực ĐÂ ngẫu nhiên (giữa
các nghĩa của một ĐVĐN và các ĐVĐÂ trong loạt không có mối liên hệ hay
quan hệ gì với nhau – võ đoán tuyệt đối), các nghĩa của một ĐVĐN hay một số
nghĩa của chúng với các ĐVĐÂ trong loạt ĐÂ của khu vực ĐÂCG luôn có mối
liên hệ về ngữ nghĩa với nhau mà hiện thời chúng ta vẫn có thể cảm nhận được.
Chẳng hạn như:
Mối liên hệ giữa nghĩa thứ nhất của bào II (làm nhẵn mặt gỗ bằng cái bào)
với một danh từ cùng gốc nghĩa với nó là bào I (dụng cụ của thợ mộc ; gồm một
đoạn gỗ có lắp lưỡi thép nằm ngang; dùng để nạo nhẵn mặt gỗ) là hoàn toàn có
thể nhận ra. Đó là mối liên hệ giữa một danh từ với chức năng của danh từ đó.
Đây chính là lí do dẫn đến việc một số từ điển nhập chung các nghĩa của hai từ
bào I, II thành một từ ĐN.
Quy luật này cũng giống như mối liên hệ giữa nghĩa thứ nhất của danh từ
bạn I “chỉ người quen biết và có quan hệ gần gũi, coi nhau ngang hàng, do hợp
tính, hợp ý hoặc cùng cảnh ngộ, cùng chí hướng, cùng hoạt động như: Bạn nghèo
với nhau. Bạn chiến đấu. Người với người là bạn. với động từ bạn II vốn có
nghĩa là “kết bạn”.

4.5. BƯỚC ĐẦU ĐỐI CHIẾU TỪ ĐÂ&ĐN KHÁC GỐC NGHĨA


TRONG TIẾNG VIỆT VỚI THHĐ
Cũng như trong TV, THHĐ cũng có 2 loại ĐVĐÂ là: (1) Những ĐV ĐÂ KG
ngữ nghĩa (những ĐV ĐÂDH) như: 保(bǎo) và 饱 (bǎo), 变 症(bin zhèng)và辩
证(bin zhèng)…(2) những ĐV ĐÂCG ngữ nghĩa (những ĐV ĐÂ ĐH) như:
安1(ān)và安2(ān), 霸王鞭1(b wáng bin)và霸王鞭2(b wáng bin)…
4.5.1. Về số lượng và nguồn gốc
Về SL, những ĐV ĐÂKG ngữ nghĩa trong THHĐ cũng có SL nhiều hơn
những ĐV ĐÂCG ngữ nghĩa. Trong đó: những ĐV ĐÂKG ngữ nghĩa và cùng
gốc ngữ nghĩa đơn tiết chiếm SL nhiều nhất, kế đó là các ĐV ĐÂKG ngữ nghĩa
và cùng gốc ngữ nghĩa đa tiết (tuyệt đại bộ phận những ĐVĐÂ, ĐN đa tiết là
những ĐV có cấu tạo song tiết). Đây cũng là điểm giống nhau giữa TV và THHĐ.
Về nguồn gốc, những ĐV ĐÂKG ngữ nghĩa trong THHĐ là những ĐVĐÂ
ngẫu nhiên với nhau (có âm đọc ngẫu nhiên giống nhau, có nghĩa khác nhau,
hình văn tự khác nhau). Còn những ĐV ĐÂCG ngữ nghĩa là những ĐV có quan
hệ về cội nguồn với nhau, có âm đọc giống nhau, có nghĩa khác nhau, có hình
văn tự giống nhau.
Giống như trong TV, các ĐV ĐÂCG nghĩa trong THHĐ đều có thể truy
nguyên về nguồn gốc bằng những thủ pháp về từ nguyên học hay hình văn tự học.
Ngày nay, trong phần lớn các trường hợp, chúng ta thường vẫn cảm nhận được
sự liên hệ về ngữ nghĩa giữa chúng.
4.5.2. Về dung lượng nghĩa
Kết quả khảo sát, thống kê ở diện rộng cho thấy: các ĐV ĐÂKG ngữ nghĩa
trong THHĐ là những ĐV có DLN thấp hơn các ĐV ĐÂCG ngữ nghĩa. (ĐV có
nhiều nghĩa nhất trong khu vực ĐÂCG ngữ nghĩa của THHĐ là đả打1 (có tới 25
nghĩa hạng). Đây cũng là ĐV có nhiều nghĩa hạng nhất trong THHĐ.
4.5.3. Về chữ viết và cấu tạo
Những ĐV ĐÂKG ngữ nghĩa trong THHĐ có cấu tạo từ 01 tới 04 âm tiết,
chúng là những ĐV có hình văn tự khác nhau. Cụ thể là: có hình văn tự khác
nhau hoàn toàn ở những ĐV đơn tiết như: 砹(ài) và 爱(ài), khác nhau hoàn toàn
hay khác nhau ở YT CTT thứ nhất trong các ĐV có cấu tạo từ song tiết trở lên
như: 杯子(bēi zi)và 背子(bēi zi), 保健 (bǎo jiàn)và 宝剑 (bǎo jiàn)…
Trong TV, những ĐV ĐÂKG ngữ nghĩa cũng có cấu tạo từ 01 tới 04 âm tiết
song do sự thay đổi về văn tự (từ văn tự biểu ý sang văn tự ghi âm âm vị học) nên
những điểm khác biệt về văn tự giữa hai loại ĐV ĐÂCG và khác gốc của TV về
căn bản đã bị xóa nhòa, thay vào đó là những kí số Ả rập và kí số La Mã vốn
không thích hợp lắm với phần đông các ĐVĐÂ trong TV được các nhà biên soạn
TĐ sử dụng để phân biệt chúng với nhau, điều này đã gây nên những khó khăn
nhất định khi nhận diện và phân biệt những ĐV ĐÂCG có nguồn gốc Hán.

4.5.4. Về quan hệ ngữ nghĩa


Qua thống kê, khảo sát mối quan hệ về ngữ nghĩa giữa các ĐVĐÂ trong
loạt cũng như mối quan hệ về ngữ nghĩa giữa các nghĩa hạng của những ĐV ĐÂ
và ĐN thuộc khu vực ĐÂDH trong THHĐ chúng tôi thấy rằng:
(i) Giữa các ĐVĐÂ và ĐN trong loạt hiện nay không hề cảm nhận được
mối liên hệ hay quan hệ gì về ngữ nghĩa.
(ii) Giữa các nghĩa hạng trong một ĐVĐÂ và ĐN cũng có các kiểu quan hệ
giống như các ĐVĐN thông thường của THHĐ (có cả quan hệ phái sinh, quan hệ
song song và xen kẽ giữa quan hệ phái sinh và quan hệ song song…). Chẳng hạn:
(1) Tất cả các nghĩa hạng của từ đều là quan hệ phái sinh.
Thí dụ 20: 饱 bǎo 1.No: 我饱了,一点也不下了 Tôi no rồi, không ăn thêm
được nữa đâu. 2. Mẩy/chắc: 谷粒儿很饱 Hạt thóc rất mẩy. 3. Đầy đủ/đủ/nhiều:
饱经世故 Thế thái nhân tình đã trải đủ. 饱览大好河山 Giang sơn gấm vóc ngắm
đủ. 4. Thỏa mãn/no. 一饱眼福 Nhìn no mắt. 饱看 Xem thỏa thích. 5. Vơ đầy/vét
cho đầy túi: 折扣军粮,以饱私囊 Khấu giảm quân lương, vơ đầy túi riêng.
(2) Trong các nghĩa hạng của từ, có một số nghĩa hạng là quan hệ phái
sinh còn một số nghĩa hạng lại là quan hệ song song.
Thí dụ 21: 保 bǎo 1. Báu vật/của quý/của báu: 国宝 Quốc bảo. 粮食是宝中
之宝 Lương thực là thứ quý nhất. 2. Quý báu/báu: 宝剑 Kiếm báu. 3. Chỉ con
súc sắc (bằng sừng, hình vuông, mặt có kí hiệu chỉ phương hướng, dùng để đánh
bạc. 4. (kính từ, dùng để xưng gọi gia quyến, cửa hiệu…của người đối thoại): 宝
号 Quý tiệm/ quý hiệu. 宝眷 Quý quyến. (TĐ THHĐ 2005. tr 45).
Trong thí dụ trên, 2 nghĩa hạng đầu tiên thuộc về quan hệ phái sinh (nghĩa
hạng 2 là nghĩa hạng phái sinh từ nghĩa hạng thứ nhất, trật tự của 2 nghĩa hạng là
không thể đảo ngược). Còn 2 nghĩa hạng sau thuộc về quan hệ song song (trật tự
của 2 nghĩa hạng là có thể thay đổi).
(3) Tất cả các nghĩa hạng của từ đều là quan hệ song song
Thí dụ 22: 报子 bào zi 1. Người cung cấp tin/thám tử 2. Người báo tin
mừng (để xin tiền thưởng). 3. Giấy báo tin mừng. 贴报子 Dán tin mừng. 4.
Quảng cáo/áp phích: 新戏的报子一贴轰动了全成 Áp phích vở mới dán lên làm
vang động cả thành phố. (TĐ THHĐ 2005. tr 52)
刨子 bào zi: Cái bào (thủ công) (TĐ THHĐ 2005. tr 52)
Có thể nói rằng: mối quan hệ giữa các ĐVĐÂ trong loạt và mối quan hệ giữa
các nghĩa hạng trong một ĐVĐÂ và ĐN thuộc khu vực ĐÂ ngẫu nhiên của THHĐ
cũng có nhiều nét tương đồng với những ĐVĐÂ và ĐN thuộc khu vực ĐÂ ngẫu
nhiên của TV.
Dưới đây là những kết quả mà chúng tôi rút ra được từ việc đối chiếu từ ĐÂ
và ĐN cùng gốc nghĩa trong TV với từ ĐÂ và ĐN cùng gốc nghĩa trong THHĐ.

4.6. BƯỚC ĐẦU ĐỐI CHIẾU TỪ ĐÂ&ĐN CÙNG GỐC NGHĨA


TRONG TIẾNG VIỆT VỚI THHĐ
4.6.1.Những điểm tương đồng
Cũng như trong TV, trong THHĐ cũng có một SL đáng kể các ĐV ĐÂCG ngữ
nghĩa trong tổng thể từ ĐÂ của THHĐ. Kết quả thống kê và đối chiếu 02 mục A, B
trong TĐTV 2006 và TĐTHHĐ 2005 đã nói rõ điều này. (Xem bảng 4.4)
Bảng 4.4 Bảng đối chiếu (SL và cấu tạo) của những ĐV ĐÂCG mục A,B
trong TĐTV 2006 với những ĐV ĐÂCG mục A,B trong TĐ THHĐ 2005:
Từ ĐÂCG Từ ĐÂCG
Trong TĐTV 2006 (mục A,B) Trong TĐTH HĐ 2005 (mục A,B)
Đơn tiết Đa tiết Đơn tiết Đa tiết
02 âm tiết 03 âm tiết 02 âm tiết 03 âm tiết
80 đvị 49 đvị 01 đvị 111 đvị 31 đvị 04 đvị
50 đvị 35 đvị
130 đvị 146 đvị
Cũng như trong TV, các ĐV ĐÂCG đơn tiết trong THHĐ có SL đông đảo
hơn các ĐV đa tiết. Theo số liệu thống kê từ TĐ THHĐ 2005, hiện chỉ tìm thấy
317 loạt với 645 ĐV ĐÂCG có cấu tạo song tiết, những ĐV có cấu tạo 03 và 04
âm tiết là rất hiếm gặp, hiện chỉ thống kê được 07 loạt với 14 ĐV mà thôi.
Về cơ bản, mối liên hệ ngữ nghĩa giữa các ĐV ĐÂCG ngữ nghĩa trong
THHĐ là vẫn có thể nhận ra. Chẳng hạn, xét mối liên hệ ngữ nghĩa giữa 02 ĐV
ĐÂCG trong TĐTHHĐ 2005 là bao kim包金1 và bao kim包金2 ta thấy:
包金1 包金2
动。用薄金叶包在金属首饰外面:项 名。包银。旧时戏院按期付给剧团或
链。 主要演员的约定的报酬。
Dịch: Dùng giấy vàng hoặc bạc bọc bên Dịch: Có nghĩa giống như 包 银 (thời
ngoài kim loại quí hay đồ trang sức: vòng trước, rạp hát căn cứ vào thời gian để trả
cổ bọc vàng. thù lao cho đoàn kịch hoặc diễn viên
Tương đương với động từ bọc trong TV. chính một số tiến thù lao nhất định.
Tương đương với: tiền bao, tiền cátxê...
trong TV.
Mối liên hệ về mặt ngữ nghĩa giữa hai ĐV song tiết cùng gốc ngữ nghĩa này
vẫn có thể nhận ra bởi chúng (包金1và包金2) đều là hai từ được phát triển từ
những nét nghĩa khác nhau của từ đa nghĩa 包. Trong đó, 包金1phát triển từ
nghĩa 01 còn包金2 phát triển từ nghĩa thứ 12 của từ包mà thành:
包 bāo BAO 1. Gói/ bọc/ đùm/ bao: 包书 bọc sách, gói sách. 包饺子 làm
bánh cảo (bánh chẻo/ bánh xếp). 头上抱着一条毛巾 trên đầu bịt/quấn/ trùm một
chiếc khăn mặt. 2. Buộc/ băng bó: 把伤口包扎起来 băng vết thương. 3. (包儿)
Bao/ túi (đồ vật): 包药 Túi thuốc. 邮包 Túi bưu kiện. 打了个抱 Gói một bọc. 4.
Túi/ cặp/ ví:书包 Cặp sách.皮包 Ví da/ ví tiền/ cặp da. 病包儿 Túi bệnh. 坏包 Túi
rách/ túi thủng. 淘气包儿 Túi nghịch ngợm. 5. (lượng từ) Gói/ bao/ túi/ bọc : 两包
大米 Hai bao gạo. 一大包衣服 Một bọc to quần áo. 6. Khối u/ cục bướu trên vật
thể hoặc thân thể: 树干上有个大包 Trên thân cây có một cục bướu. 脚上起了个
包 Bắp chân nổi lên một cái u. 7. Lều mái tròn căng bằng thảm :蒙古包 Lều
người Mông cổ. 8. Vây quanh/ bao quanh/ quây/ bao bọc : 火苗包住了锅台
Ngọn lửa bọc lấy kiềng bếp. 骑兵分两路包过去 Kị binh phân hai mũi quây lại.
9. Bao gồm/ bao quát/ bao trùm/ bao hàm/ chứa đựng: 无所不包 Bao quát hết
thảy. 10. Khoán/ bao/ nhận khoán/ nhận làm cả gói: 包医 Chữa bệnh khoán. 包
教 Dạy khoán. 包片儿 Mảng việc nhận khoán. 11. Đảm bảo/ bảo đảm/ cam
đoan/ chắc chắn:包你没错 Bảo đảm với anh là không sai. 包你满意 Tôi cam
đoan rằng nhất định anh sẽ vừa lòng. 12. Thuê bao/ mua bao/ bao cả/ khoán: 包
车 Khoán xe/ nhận khoán xe/ mua bao cả chuyến xe (tàu). 包场 Mua bao cả
buổi (chiếu/ diễn). 包了一只船 Thuê bao cả một thuyền. 13. (Họ). Bao
Thí dụ 23: Đối chiếu nghĩa của 白地1 và 白地2 ta thấy:
白地1 白地2

名。 1 没有种上庄稼的天地:留下一 (白地儿)名。白色的衬托面:白地
块白地准备种白薯。2 没有树木,房屋 儿红花儿。
等的土地:村子被烧成一片白地。 Dịch : Nền trắng : Bông hoa hồng trên
Dịch: 1. Đất chưa gieo trồng: Để một vạt nền trắng.
đất không, chuẩn bị trồng khoai. 2. Đất
không (không nhà cửa, cây cối) : Làng
xóm bị thiêu trụi thành một giải đất
không.
Nghĩa của白地1 và 白地2 đều được phát triển từ các nghĩa khác nhau của từ

白1 dưới đây. Trong đó: 白地1 được phát triển từ nghĩa thứ 04 còn白地2 là phát
triển từ nghĩa thứ 01.
白 1 bái 1. 形。像霜或雪的颜色(跟 “黑”相对)。2. 形。光亮;明
亮:东方发白/ 大天白日。3. 清楚;明白;弄明白:真相大白/ 不白之冤。4.
没有加上什么东西的;空白:白卷/ 白饭/ 白开水/ 一穷二白。5. 副。没有效
果,徒然:白跑一趟/ 白费力气。6. 副。无代价;无报偿:白吃/ 白给/白看
戏。7. 象征反动:白军/ 白区。8. 指丧事:白事。9. 动。用白眼珠看人,表
示轻视或不满:白了他一眼。10. (bái)名。姓。
Dịch: BẠCH 1. (Hình dung từ) giống như màu của sương hay tuyết (ngược lại với
đen): Trắng/ bạc. 2. (Hình dung từ) Sáng/ rạng/ quang sáng/ tỏ: phương đông hừng
sáng/ trời đông đã rạng. Thanh thiên bạch nhật/ ban ngày ban mặt/ giữa ban ngày. 3.
Rõ ràng/ rõ/ làm rõ/ sáng rõ. Rõ chân tướng/ rõ bộ mặt thật. Nỗi oan chưa tỏ. 4. Trắng
không (không có gì thêm)/ không/ suông/ trống/ hổng: một nghèo hai trắng. Một vùng
đất trống không. Công tác khoa học còn có một số điểm trống hổng. Thịt gà luộc. 5.
Mất công/ uổng phí/ toi/ chẳng được tích sự gì: Toi công một chuyến đi. Uổng phí một
ngày trời. 6. Không phải trả tiền: Cho không. Ăn không. Xem chạc (không trả tiền.). 7.
Trắng (phản động) : Bạch quân. Vùng trắng. 8. (Chỉ việc tang) : Việc hiếu hỉ/ đám cưới
đám tang. 9. Lườm/ nguýt (tỏ ý khinh thị hoặc không hài lòng): Lườm nó một cái. 10.
Bạch (tên dân tộc): dân tộc Bạch. 11. (Họ) Bạch.
Những ĐV vừa ĐÂ vừa ĐN trong khu vực ĐÂCG nghĩa trong THHĐ có
biên độ nghĩa rất rộng (từ 02 đến 27 nghĩa). Trong đó, những ĐV có 02 nghĩa, 03
nghĩa, chiếm tỉ lệ lớn nhất. Chúng che phủ tất cả HTĐN trong THHĐ như: ĐN
BV, ĐNBN, ĐNBT, từ đơn ĐN, từ tố ĐN, từ song tiết ĐN, ngữ ĐN.
Dưới đây là bảng đối sánh DLN trong các ĐV ĐÂCG nghĩa trong mục A,
B của TĐTV 2006 và TĐTH HĐ 2005.
Bảng 4.5 Bảng đối chiếu DLN của những ĐV ĐÂCG mục A,B trong
TĐTV 2006 với DLN của những ĐV ĐÂCG mục A,B trong TĐ THHĐ:

TĐ 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 SL
TV
2006
Mục 112 34 08 03 03 01 161đvị
A, B đvị đvị đvị đvị đvị đvị

TĐT 80 27 14 08 04 03 02 02 02 02 01 01 146 đvị


HHĐ đvị đvị đvị đvị đvị đvị đvị đvị đvị đvị đvị đvị
2005
Mục
A, B
Khảo sát các YT CTT trong TV và tiếng Hán cũng như các ĐV dùng chung
trong hai ngôn ngữ ở khu vực ĐÂCG ngữ nghĩa chúng tôi nhận thấy những điểm
khác biệt dưới đây:
4.6.2. Những điểm khác biệt
(i) Trong khi THHĐ có một SL không nhỏ các YT CTT đa nghĩa thì trong TV
các YT CTT đa nghĩa là rất hiếm gặp.
(ii) Các ĐV đơn tiết cùng gốc ngữ nghĩa trong TV như: cuốc, bào, đục,
cưa... luôn có xu hướng phân hóa thành 02 ĐV ĐÂCG. Trong đó thường là
chuyển hóa thành một ĐV danh từ (chỉ tên gọi) và một ĐV động từ (chỉ chức
năng) thì trong THHĐ, những ĐV kiểu này lại có xu thế tích hợp hay được xử lí
thành những ĐVĐN (thường là có 02 nghĩa). Trong đó, nghĩa đầu tiên (thường là
danh từ) có chức năng miêu tả, định danh. Nghĩa thứ 02 (thường là động từ) có
chức năng mô tả chức năng của danh từ đó. Các ĐV đa tiết dùng chung như: âm
mưu, anh hùng, ảnh hưởng, bảo an, báo cáo... cũng có xu thế như vậy. Thậm chí
đối với các ĐV đa tiết khác (bao gồm từ và ngữ) như: cá nhân, bộ phận, cá nhân
chủ nghĩa... thì cũng luôn tuân theo quy luật này. Các xu thế “phân rã”thành
03 hay 04 hoặc 05 ĐV ĐÂCG trong TV hiện nay là rất hiếm gặp, nếu có thì chỉ
thấy ở những ĐV đơn tiết. Xu thế “phân rã” áp đảo phổ biến hiện nay trong TV
là kiểu “phân rã” thành 02 ĐV. Đó cũng là những điểm lí thú của 02 ngôn ngữ.

4.7. TIỂU KẾT


Từ những khảo sát trên đây về các ĐVĐÂ và ĐN trong hai ngôn ngữ và
những ĐV từ vựng dùng chung trong TV và tiếng Hán, cùng với những kết quả
đã phân tích ở các chương trước, chúng ta có thể thấy rất rõ hai xu thế ngược
nhau của TV và tiếng Hán là: trong khi TV có xu thế ĐÂ hóa (tách các nghĩa, các
nét nghĩa của những ĐVĐN thành những ĐV ĐÂCG thì trong tiếng Hán lại có
xu thế ĐN hóa.). Đặc trưng ĐN hóa này kết hợp với xu thế đa tiết hóa đang diễn
ra mạnh mẽ trong THHĐ, theo chúng tôi sẽ dẫn đến những hệ quả tất yếu sau đây:
(i) Về tổng quan, các ĐV ĐÂKG ngữ nghĩa trong TV và tiếng Hán bao giờ
cũng có SL nhiều hơn các ĐV ĐÂCG ngữ nghĩa.
(ii) Các ĐV ĐÂCG ngữ nghĩa trong TV sẽ chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng
thể từ ĐÂTV và sẽ còn tiếp tục được sản sinh bằng phương pháp chuyển loại. Và
chắc chắn chúng sẽ có SL và tỉ lệ nhiều hơn so với các ĐV ĐÂCG trong tổng
thể từ ĐÂ của THHĐ.
(iii) THHĐ chắc chắn sẽ có nhiều ĐVĐN hơn trong TV và cấu trúc ngữ
nghĩa của các ĐVĐN trong tiếng Hán sẽ chặt hơn so với cấu trúc ngữ nghĩa của
các ĐVĐN trong TV. Số liệu thống kê ở diện rộng của chúng tôi cũng đã chứng
minh rõ điều này.
Theo chúng tôi, có nhiều nguyên nhân dẫn tới những điểm khác biệt này và
một trong những nguyên nhân ấy là do trong tiếng Hán các ĐV ngôn ngữ vẫn giữ
được mối quan hệ khăng khít giữa ba mặt âm – hình – nghĩa trong một kí tín
hiệu ngôn ngữ. Điều này làm cho kí tín hiệu ngôn ngữ trong tiếng Hán đỡ võ
đoán hơn các kí tín hiệu ngôn ngữ trong TV. Đây cũng là kết luận chung trong
nhiều công trình viết về tín hiệu học, văn tự học, ngữ nghĩa học, từ vựng học trên
thế giới và ở Việt Nam: Saussure (1973; tr 69), Cao Xuân Hạo (2001), Nguyễn
Văn Khang (2007)…
KẾT LUẬN

HTĐÂ,ĐN trong ngôn ngữ cũng như HTĐÂ,ĐN và HTĐÂ&ĐN trong TV,
THHĐ là một vấn đề lớn mà phạm vi của một LA cũng như khả năng có hạn của
người viết sẽ không thể nào bao quát đầy đủ được. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực của
mình, chúng tôi cũng đã tiếp cận được một số khía cạnh cơ bản và quan trọng của
vấn đề cũng như có được một số đóng góp nhất định về số liệu và lí luận. Dưới
đây là những thuận lợi, khó khăn mà chúng tôi gặp phải trong quá trình thực hiện
LA cũng như các kết quả cơ bản đã thực hiện được và những vấn đề còn tồn
đọng chưa giải quyết được liên quan tới đề tài.
1. Việc nghiên cứu HTĐÂ,ĐN và HTĐÂ&ĐN trong ngôn ngữ cũng như
trong TV, THHĐ đã được đề cập tới từ lâu và hiện vẫn đang được tiếp tục. Đây
là thuận lợi lớn cho chúng tôi. Trong giới Việt ngữ học, những vấn đề liên quan
tới HTĐÂ,ĐN và HTĐÂ&ĐN được đề cập tới từ khá sớm. Tuy nhiên, vì nhiều lí
do, HT này chưa được khảo sát có hệ thống trên cùng một khối ngữ liệu mà chỉ
được tiến hành với quy mô nhỏ và tản mạn, số liệu đã cũ do được thống kê cách
đây trên 20 năm nên đã bộc lộ những điểm không còn phù hợp nữa. Tuy vậy, có
rất nhiều vấn đề có liên quan như: HT ĐÂĐH, ĐÂDH, HT ĐÂCG, HTCL, HT
ĐNBV, ĐNBN, ĐNBT, mối quan hệ giữa ngôn ngữ với chữ viết… đã được
nhiều nhà Việt ngữ học, Hán ngữ học khảo sát và đề cập tới. Đây chính là những
điều kiện quan trọng mà thiếu nó, chúng tôi sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ đã
đề ra. Trên cơ sở thực tiễn sử dụng TV, thông qua việc thống kê, mô tả số liệu
của TĐTV 2006, TĐ THHĐ 2005, LA đã xác lập được một cách khá hệ thống
những đồng nhất và khác biệt giữa HTĐÂ, HTĐN cũng như sự khác biệt giữa
những ĐV ĐÂ&ĐN trong khu vực ĐÂCG với những ĐV ĐÂ&ĐN trong khu
vực ĐÂKG trong TV và THHĐ cả ở diện rộng, diện hẹp và ở một số phạm trù cơ
bản; LA đã xác lập được vị trí, vai trò của những ĐV ĐÂCG trong tổng thể từ
ĐÂ của TV, đã chứng minh được tầm quan trọng của HTCL trong TV. Cụ thể là:
1.1. Về HTĐÂ, nếu như trong THHĐ vấn đề gây nên tranh luận chỉ nằm ở
một SL nhất định các ĐV ĐÂĐH (các ĐV phân li từ những nghĩa hạng của một
ĐVĐN), còn đại bộ phận các ĐVĐÂ trong tiếng Hán đã có 3 tiêu chí hình, âm,
nghĩa ràng buộc và khu biệt thì trong TV, do việc từ bỏ chữ Hán, chữ Nôm dẫn tới
mối quan hệ giữa ba mặt hình, âm, nghĩa của gần 70% vốn từ Hán Việt và một tỷ
lệ không nhỏ từ thuần Việt hoàn toàn bị đứt đoạn, do việc xác định các đối lập cơ
bản giữa những ĐV đồng cấp độ như từ, ngữ… trong TV còn nhiều chỗ đáng phải
bàn thêm nên việc nhận diện, xác định và phân loại các ĐVĐÂ hay ĐN gặp rất
nhiều khó khăn, tạo nên nhiều khu vực có sự tròng tréo hay lưỡng khả mà những
ĐV được TĐTV 2006 dán nhãn là ĐÂ ngữ nghĩa là một ví dụ điển hình. Mặt khác,
do sự đối lập giữa những lớp từ loại của TV như: đg - tt, dt - tt… cũng là những
chỗ chưa có được những tiêu chuẩn rõ ràng nên cũng gây ra nhiều tranh luận trong
nhận diện, quy loại, phân loại và xử lý các ĐVĐÂ và ĐN trong TV. Tiếp đó là
những khó khăn không nhỏ do HTCL của các ĐV ngôn ngữ gây nên. Tiếp nữa là
việc xác định những giới hạn hay điều kiện phân li cho những ĐV vốn là những
nét nghĩa của một ĐVĐN để chúng trở thành những ĐVĐÂ với nhau cũng là
những thách thức không nhỏ… Cuối cùng phải kể đến là những khó khăn do quan
niệm hay do phương pháp xử lí khác nhau của các công trình từ điển học, từ vựng
ngữ nghĩa học. Thực tế này dẫn đến những số liệu khác nhau, không khớp nhau,
thậm chí trái ngược nhau qua các thời kỳ đã gây ra sự phân vân, thậm chí là những
ngộ nhận cho người viết. Chính những điều này đã tạo ra những khó khăn trong
nhận diện, phân loại và mô tả các ĐV ĐÂ,ĐN trong TV và tất yếu sẽ dẫn đến một
sự thật là: hoặc phải chấp nhận rất nhiều ngoại lệ hay vùng giao vùng mờ, hoặc
phải tìm ra những tiêu chí phân loại mới hay phải triệt để nhất quán hơn với một
chùm tiêu chí trên cùng một khối ngữ liệu.
Chọn hướng tiếp cận, phân loại các ĐVĐÂ của TV không chỉ từ tiêu chí ngữ
nghĩa đơn thuần hay từ tiêu chí nguồn gốc, LA còn kết hợp với 2 tiêu chí: SLÂT
tham gia cấu tạo nên các ĐVĐÂ; Từ loại của các ĐVĐÂ để tiến thống kê, phân loại
và mô tả các ĐVĐÂ của TV trên một khối ngữ liệu 39.924 ĐV của TĐTV 2006.
Đây không phải là một hướng phân loại mới song được thực hiện triệt để, nhất quán
và là số liệu cập nhật nhất sau hơn 20 năm.
Từ tiêu chí phân loại thứ nhất (từ tiêu chí SLÂT tham gia cấu tạo nên các
ĐVĐÂ), tức là xuất phát từ chính những đặc điểm cơ bản của TV (đơn lập; có
tiếng/âm tiết – từ đơn tiết - hình vị là 1 thể ba ngôi), tức là xuất phát và dựa trên
những cơ sở quan trọng của lý thuyết tín hiệu học. Từ tiêu chí này, các ĐVĐÂ
của TV được khảo sát, thống kê chi tiết tới từng loạt ĐÂ, từng ĐVĐÂ và được
mô tả chi tiết về sự phân bố của chúng qua từng khu vực và hoàn toàn có thể
kiểm tra được bằng từ điển. Từ số liệu này, tỷ lệ của các ĐVĐÂ trong kho ngữ
liệu được đánh giá cụ thể với 8408 ĐV (chiếm 21,06 % TĐTV 2006) với 3691
loạt chứ không phải bằng những con số ước lượng. Các cấu tạo tối đa của các
ĐVĐÂ cũng được thống kê và mô tả chi tiết (tối đa là 4 âm tiết). Từ số liệu này,
các ĐVĐÂ cũng như các kiểu HTĐÂ cơ bản, không cơ bản của TV cũng được
làm rõ. Đó là các ĐV có một vỏ ngữ âm ứng với 2, 3 ĐV và kiểu ĐVĐÂ đơn tiết.
Từ tiêu chí phân loại thứ hai (từ tiêu chí từ loại của các ĐVĐÂ) tức là xuất
phát từ tiêu chí ngữ pháp, tức là xuất phát từ bên ngoài, các ĐVĐÂ của TV sẽ có
3 loại là: ĐÂ cùng từ loại (với 3 tiểu loại kèm danh sách chi tiết); ĐÂ khác từ
loại (với 2 tiểu loại); và các HTĐÂ khác (với 2 tiểu loại). Điểm mạnh của 2 tiêu
chí phân loại này là có thể giải thích được toàn bộ khối ngữ liệu ĐÂ của TĐTV
2006 mà không gặp bất cứ sự cản trở hay mâu thuẫn nào.
Từ tiêu chí phân loại thứ ba (từ tiêu chí nguồn gốc của các ĐVĐÂ) tức là
xuất phát từ tiêu chí từ nguyên, các ĐVĐÂ của TV sẽ có 3 loại là: ĐÂ Hán Việt
(chiếm đa số), ĐÂ thuần Việt (chiếm tỷ lệ thứ yếu) và ĐÂ gốc Ấn Âu (chiếm tỷ
lệ ít nhất).
Từ tiêu chí ± quan hệ ngữ nghĩa, ta sẽ có 2 loại là: từ ĐÂKG (không có liên
hệ, quan hệ gì về nghĩa, chiếm tỷ lệ nhiều nhất) và từ ĐÂCG (giữa các ĐVĐÂ
vẫn còn tồn tại một mối liên hệ mơ hồ về nghĩa thông qua PTCL của từ (chiếm tỷ
lệ thứ yếu).
Từ các hướng tiếp cận và phân loại khả quan này, chúng tôi cũng tiến hành
với khối ngữ liệu của TĐ THHĐ 2005 nhằm kiểm tra thêm năng lực giải thích
của những tiêu chí này đối với HTĐÂ của một ngôn ngữ đơn lập cùng loại hình
song kém điển hình hơn TV. Kết quả khảo sát ở diện rộng và những đối chiếu ở
diện hẹp trong 2 ngôn ngữ Việt, Hán đã chứng tỏ ưu điểm của những tiêu chí
phân loại này. Sau đây là những kết luận quan trọng được rút ra từ việc so sánh
đối chiếu HTĐÂ trong 2 ngôn ngữ Việt, Hán:
1.1.1 Nếu như trong TV, HTĐÂ của các ĐV đơn tiết mới là kịch bản chính
(ĐÂ giữa những ĐV đơn tiết với những ĐV đơn tiết là quan trọng) thì trong
THHĐ vấn đề ĐÂ của các ĐV đa tiết (nhất là các ĐV song âm tiết) lại là vấn đề
then chốt. Điều này dẫn tới một hệ quả tất yếu là: trong THHĐ, HTĐÂ của từ tố
là vấn đề quan trọng còn HTĐÂ giữa từ đơn tiết với từ đơn tiết, giữa từ với từ tố
là vấn đề thứ yếu.
1.1.2. Đứng ở góc độ lý thuyết tín hiệu học, THHĐ do có SL âm cơ bản ít
hơn TV nên tỷ lệ ĐÂ phải cao hơn TV. Kết quả thống kê của chúng tôi ở diện
rộng đã chứng minh rất rõ điều này. Trong TV, ta chỉ gặp những ĐVĐÂ đơn tiết
là chính và SL các ĐVĐÂ đa tiết có cấu tạo phức tạp (2, 3, 4 âm tiết) là rất ít
(gồm có 1967 ĐV, chỉ chiếm 10,867 % tổng số các ĐVĐÂ của TV) và chỉ có cấu
tạo tối đa là 4 âm tiết nhưng trong THHĐ, ta lại thường gặp các ĐVĐÂ đa tiết là
chính (phần lớn là song tiết) và cấu tạo của chúng lên tới 6 âm tiết. Bên cạnh
những loại ĐÂ thường gặp như: ĐÂĐT, ĐÂDT… trong THHĐ còn có những
HTĐÂ đặc biệt khác không tìm thấy trong TV và cũng không thấy trong tiếng

Hán cổ là loại ĐÂ phái sinh sau 儿化.

1.1.3. Do việc từ bỏ loại văn tự biểu ý và chuyển sang sử dụng loại văn tự
ghi âm mà HTĐÂ của TV đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, khó nhận
diện, xử lí hơn trong THHĐ do mối quan hệ then chốt, vốn có giữa ba mặt hình –
âm – nghĩa của một tín hiệu văn tự biểu ý bị phá vỡ hoàn toàn dẫn đến tính võ
đoán của các ĐVĐÂ trong TV cao hơn trong THHĐ rất nhiều.… Theo chúng tôi,
để khắc phục điều này cần phải có những giải pháp mạnh trong việc dạy và học
từ Hán Việt ở các cấp học và bậc học (bắt buộc phải học viết chừng 500 chữ Hán
thông dụng chứ không chỉ dừng ở việc nhận diện từ Hán Việt thông qua âm đọc
ghi bằng chữ quốc ngữ) như ý kiến của nhiều nhà ngôn ngữ học đã đề nghị.
Chúng tôi, do những giới hạn về thời gian nên đã không thể thống kê, mô tả và
phân loại toàn bộ các ĐVĐÂ trong THHĐ mà mới chỉ dừng ở diện khái quát mà
thôi. Đây là điều mà chúng tôi thấy còn thiếu sót trong LA.
1.2. Với tư cách là một trong những vấn đề trọng tâm của từ vựng ngữ nghĩa
học, có mối quan hệ mật thiết với HTĐÂ, HTĐN trong TV cũng là một trong
những vấn đề được luận án quan tâm, giải quyết.
1.2.1. Xuất phát từ quan niệm một ĐVĐN là 1 ĐV có từ 2 nghĩa trở lên, giữa
các nghĩa còn tồn tại một quan hệ nào đó; với mục đích khái quát các biểu hiện
của HTĐN TV, đánh giá tổng quan về các ĐVĐN trong TV, làm cơ sở đối chiếu
với HTĐN trong THHĐ ở diện rộng, ở diện hẹp và ở một số phạm trù phổ quát;
qua việc xử lý TĐTV 2006, chúng tôi thống kê được 5420 ĐVĐN (bao gồm từ,
ngữ ĐN; chiếm 13,58 % khối ngữ liệu của TĐTV 2006). Chọn hướng phân loại,
miêu tả 5420 ĐV này từ tiêu chí: DLN của các ĐVĐN; SLÂT cấu tạo nên các
ĐVĐN và từ tiêu chí từ loại, chúng tôi thu được kết quả sau:
1.2.1.1. Nhìn từ tiêu chí SLÂT các ĐVĐN của TV sẽ gồm 5420 ĐV. Số liệu
rút ra từ hướng phân loại này đã chỉ rõ đặc điểm của các ĐVĐN trong TV là: đơn
tiết chiếm ưu thế hơn đa tiết, các ĐVĐN trong TV là những ĐV có cấu tạo đơn
giản (từ 1 - 4 âm tiết).
1.2.1.2. Từ tiêu chí DLN, các ĐVĐN của TV có 2 HT thường gặp: (i) HTĐN
thường gặp (có từ 2 - 6 nghĩa) với 5343 ĐV, chiếm 98,58 % các ĐVĐN. (ii)
HTĐN ít gặp (có từ 7 nghĩa trở lên) với 72 ĐV đơn tiết chiếm 1,42 % các ĐVĐN.
Số liệu và những phân tích ở hướng phân loại này đã chỉ rõ: những ĐVĐN
thường gặp với hạt nhân là những ĐVcó 2, 3 nghĩa mới là vấn đề cơ bản của
HTĐN TV còn những ĐVĐN ít gặp là HT không cơ bản, chúng chỉ góp phần tạo
nên bức tranh chung về HTĐN TV mà thôi. (iii) HT đẳng cấu ngữ nghĩa thường
gặp trong TV là HT đẳng cấu ở những ĐVcó 2 và 3 nghĩa.
1.2.1.3. Từ tiêu chí từ loại, ta lại thấy được một số khía cạnh khác của
HTĐN TV là: các ĐVĐN có mặt ở tất các các từ loại của TV, nhiều nhất là: dt,
đg, tt… song nếu xét về DLN thì trật tự sẽ là: đg, dt, tt… thực tế này phù hợp với
tỷ lệ của các từ loại trong TV.
Từ 3 tiêu chí tiếp cận trên, đặc điểm của các ĐVĐN TV bộc lộ rõ và cụ thể qua
từng khu vực, từng danh sách, góp phần làm sáng tỏ hơn lí luận của NNH đại cương
và lý thuyết tín hiệu học. Đây là những đóng góp quan trọng của luận án.
1.2.2. Dựa vào đặc điểm của các ĐVĐN TV, kết hợp với các khái niệm như:
nghĩa, nét nghĩa chúng tôi đề xuất một số thuật ngữ sau đây: ĐN đơn tiết, ĐN đa
tiết, ĐN thường gặp, ĐN ít gặp, ĐNBV đơn thuần, ĐN đa nét nghĩa không hoàn
toàn (ĐNBN không hoàn toàn), ĐN đa nét nghĩa hoàn toàn (ĐNBN hoàn toàn).
Các khái niệm này được xây dựng dựa trên những đặc điểm nội tại của các
ĐVĐN TV, dựa trên những số liệu thực của từ điển tiếng Việt, chúng bao quát và
giải thích được toàn bộ khối ngữ liệu ĐN của TV.
1.3. Luận án cũng tiến hành thống kê ở diện rộng các ĐVĐN của tiếng Hán
trong TĐ THHĐ 2005 từ 3 tiêu chí trên. Kết quả thống kê cũng chỉ rõ: hoàn toàn
có thể ứng dụng 3 tiêu chí này vào việc nhận diện, mô tả và phân loại các ĐVĐN
của THHĐ. Sau đây là những kết luận được rút ra từ việc đối chiếu HTĐN TV
với HTĐN trong THHĐ:
1.3.1. Nhìn từ tiêu chí SLÂT tham gia cấu tạo nên các ĐVĐN ta thấy: nếu
như trong TV, ĐVĐN có cấu tạo tối đa là 4 âm tiết thì trong THHĐ, chúng có thể
có cấu tạo lên tới 6 âm tiết (có cấu tạo phức tạp hơn TV). Nếu như trong TV,
HTĐN của các ĐVđơn tiết là HT nổi bật thì trong THHĐ, HTĐN của các ĐV đa
tiết (2 âm tiết) là HT phải được lưu tâm. Nói khác đi: trong TV, HT từ đơn tiết
ĐN là trung tâm, các HT khác là biên còn trong THHĐ vấn đề từ tố ĐN lại là
trung tâm, các HT khác thuộc về biên. Nguyên do sâu xa là do xu thế đa tiết hóa
đã và đang diễn ra mạnh trong THHĐ. Nói khác đi là do THHĐ là một ngôn ngữ
đơn lập kém điển hình hơn TV.
1.3.2. Nhìn từ tiêu chí DLN của các ĐVĐN ta lại thấy: ở diện rộng của khối
ngữ liệu, THHĐ là ngôn ngữ có DLN cao hơn hẳn so với TV. Trong TV, chỉ
thống kê được 72 ĐV có 7 nghĩa trở lên và toàn là những ĐV đơn tiết. Trong
THHĐ, số lượng các ĐVĐN có 7 nghĩa trở lên có số lượng gần gấp 5 lần TV,
bao gồm cả những ĐV đa tiết, đơn tiết (trong đó, đơn tiết chiếm SL tuyệt đối).
1.3.3. Nhìn từ tiêu chí từ loại của các ĐVĐN ta lại thấy: giống như trong TV,
các ĐVĐN của THHĐ cũng có mặt ở tất cả các từ loại cơ bản. Và nếu xét về SL
thì ba từ loại có số lượng ĐVĐN nhiều nhất là: dt, đg, hình dung từ… song nếu
xét ở DLN thì trật tự cũng sẽ là: đg, dt, hình dung từ.
1.4. Với mục đích làm rõ thêm những điểm tương đồng và khác biệt về tư
duy, văn hóa và tri nhận của hai dân tộc Việt, Hán, LA đã tiến hành khảo sát, đối
chiếu một số ĐV dùng chung trong hai ngôn ngữ và một số phạm trù cơ bản như:
cấu trúc ngữ nghĩa của lớp từ chỉ màu sắc (màu đỏ, màu hồng), các hoạt động cơ
bản nhằm duy trì sự sống (động từ ăn), lớp từ chỉ thực vật (danh từ hoa) trong 2
ngôn ngữ. Qua phân tích đối chiếu, những điểm tương đồng và dị biệt về cơ bản
đã được miêu tả và làm rõ. Đây cũng là một đóng góp của LA.
1.5. Với mục đích: làm rõ thêm những điểm tương đồng và khác biệt giữa
những ĐV vừa ĐÂ vừa ĐN trong khu vực ĐÂKG với những ĐV vừa ĐÂ vừa
ĐN trong khu vực ĐÂCG, tìm hiểu tỷ trọng của những ĐV ĐÂCG và những ĐV
vừa ĐÂ vừa ĐN trong tổng thể từ ĐÂ và từ ĐN TV, chỉ ra những khác biệt cơ
bản giữa những ĐVĐN thông thường và những ĐVĐN nằm trong khu vực
ĐÂCG, trong chương 4, LA đã đi vào thống kê, mô tả những ĐV vừa ĐÂ lại vừa
ĐN trong 2 khu vực: khác gốc và cùng gốc ngữ nghĩa về các mặt: cấu tạo, DLN,
quan hệ ngữ nghĩa… trong TV và đối chiếu vấn đề này với THHĐ. Những kết
quả đối chiếu rút ra ở khu vực này một lần nữa đã làm sáng tỏ thêm những đồng
nhất và khác biệt về HTĐÂ, HTĐN trong 2 ngôn ngữ Việt, Hán. Cụ thể là: (1)
Những ĐV vừa ĐÂ vừa ĐN trong khu vực ĐÂCG của TV và THHĐ đều là
những ĐV được sản sinh bằng PTCL. Trong TV, sự chuyển loại trong nội bộ một
từ loại của các ĐV ĐÂCG ít hơn sự chuyển hóa thành nhiều từ loại. Trong
THHĐ thì ngược lại. (2) Khác với những ĐV vừa ĐÂ vừa ĐN trong khu vực
ĐÂKG (giữa các nghĩa của một ĐVĐN và các ĐVĐÂ trong loạt không có mối
quan hệ hay liên hệ gì với nhau – võ đoán tuyệt đối), các nghĩa của một ĐVĐN
hay một số nghĩa của chúng với các ĐVĐÂ trong loạt thuộc khu vực ĐÂCG luôn
có mối liên hệ về ngữ nghĩa với nhau mà hiện thời chúng ta vẫn có thể cảm nhận
được. (3) Trong khi TVcó xu thế ĐÂ hóa (tách các nghĩa, các nét nghĩa của
những ĐVĐN thành những ĐV ĐÂCG thì THHĐ lại có xu thế ĐN hóa.…
Trên đây là một số kết quả và những vấn đề còn tồn tại liên quan đến LA.
Chắc chắn có nhiều vấn đề mà hướng giải quyết của LA không phải là tối ưu, cần
bổ khuyết hoặc cần phải được nghiên cứu kĩ hơn trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT :
1. Đào Duy Anh (1932), Hán Việt từ điển, Nxb Tràng Thi.
2. Đào Duy Anh (1978), "Để hiểu nghĩa, cần biết từ nguyên", Ngôn ngữ số 04.
3. Diệp Quang Ban (1999), Ngữ pháp tiếng Việt, Tập 1, 2. Nxb GD.
4. Diệp Quang Ban, Hoàng văn Thung (1991), Ngữ pháp tiếng Việt, Tập 1 Nxb GD.
5. Lê Biên (1999), Từ loại tiếng Việt hiện đại, Nxb GD.
6. Phan Văn Các (2001), Từ điển Hán Việt, Nxb Tp HCM.
7. Nguyễn Tài Cẩn (1975a), Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb KHXH.
8. Nguyễn Tài Cẩn (1975b), Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ), Nxb
ĐH và THCN, Hà Nội.
9. Nguyễn Tài Cẩn (1998), “Thử phân kì lịch sử 12 thế kỉ của tiếng Việt”, Ngôn ngữ số 10.
10. Nguyễn Tài Cẩn (2000), Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt,
Nxb ĐHQG Hà Nội.
11. Lê Cận, Phan Thiều, Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1983), Giáo trình ngữ
pháp tiếng Việt, Tập 1, Nxb GD, Hà Nội.
12.Nguyễn Hồng Cổn (2003), "Về vấn đề phân định từ loại trong tiếng Việt", Ngôn ngữ số 02.
13. Huỳnh Tịnh Của (1895), Việt Nam quấc âm tự vị, Quyển I,II, Sài Gòn.
14. Hoàng Cao Cương (2004), "Về chữ Quốc Ngữ hiện nay", Ngôn ngữ số 01.
15. Chafe.W.L (1998), Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ, Nxb GD.
16. Đỗ Hữu Châu (1962), Giáo trình Việt ngữ (từ hội học), Nxb GD.
17. Đỗ Hữu Châu (1969), “Một số ý kiến về việc giải thích nghĩa của từ trong từ điển
tiếng Việt”, Ngôn ngữ số 02.
18. Đỗ Hữu Châu (1979), "Cách xử lý những hiện tượng trung gian trong ngôn ngữ ",
Ngôn ngữ số 01.
19. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb GD, Hà Nội.
20. Đỗ Hữu Châu (1983), "Ngữ nghĩa học hệ thống và ngữ nghĩa học hoạt động", Ngôn
ngữ số 01.
21. Đỗ Hữu Châu (1985), “Từ và tiếng” (thảo luận về bài báo Về cương vị ngôn ngữ học
của tiếng), Ngôn ngữ số 03.
22. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb GD.
23. Đỗ Hữu Châu (1999), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb ĐHQG Hà Nội.
24. Hoàng Thị Châu (2004), Phương ngữ học tiếng Việt, Nxb ĐHQG Hà Nội.
25. Nguyễn Văn Chiến (1992), Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông Nam Á.
26. Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê (1963), Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam,
Nxb Đại học Huế.
27. Trương Chính (2001), Giải thích các từ gần âm, gần nghĩa dễ nhầm lẫn, Nxb GD.
28. Đỗ Quang Chính (1972), Lịch sử chữ quốc ngữ (1620-1659), Tủ sách ra khơi Sài Gòn.
29. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1997), Cơ sở ngôn ngữ học và
tiếng Việt, Nxb GD.
30. Mai Ngọc Chừ (2001), Các ngôn ngữ phương Đông, Nxb ĐHQG Hà Nội.
31. Nguyễn Đức Dân (1999), Lô gích và tiếng Việt, Nxb GD.
32. Nguyễn Đức Dân, Trần Thị Ngọc Lang (1992), Câu sai và câu mơ hồ, Nxb GD.
33. Nguyễn Đức Dân (2005), “Những giới từ không gian: sự chuyển nghĩa và ẩn dụ”,
Ngôn ngữ số 09.
34. Trần Trí Dõi (2007), Giáo trình lịch sử tiếng Việt sơ thảo, Nxb ĐHQG Hà Nội.
35. Hoàng Dũng, Bùi Mạnh Hùng (2007), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb ĐHSP.
36. Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Đào Thanh Lan (1998), Cơ sở tiếng Việt, Nxb GD.
37. ĐHQG Tp HCM, (2001), Mấy vấn đề về tiếng Việt hiện đại, Nxb ĐHQG Tp HCM.
38. Phạm Hữu Điển (1933), Trùng -Âm - Dị -Tự (in lần 2 năm 1949), Sài Gòn.
39. Lê Đông, Nguyễn Văn Hiệp (2003), “Khái niệm tình thái trong ngôn ngữ học”,
Ngôn ngữ số 07-08.
40. Đinh Văn Đức (1978), “Về một cách hiểu ý nghĩa các từ loại trong tiếng Việt”,
Ngôn ngữ số 02.
41. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại), Nxb ĐH và THCN.
42. Lê Văn Đức (chủ biên) 1962, Việt Nam tự điển, Quyển thượng, quyển hạ, Nhà sách
Khai Trí, Sài Gòn.
43. Nguyễn Thiện Giáp (1971), "Một vài suy nghĩ về hiện tượng đồng âm trong tiếng
Việt", Ngôn ngữ số 04.
44. Nguyễn Thiện Giáp (1985), Từ vựng học tiếng Việt, Hà Nội, Nxb ĐH và THCN.
45. Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ tiếng Việt, Nxb GD.
46. Nguyễn Thiện Giáp (1996), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb GD.
47. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb GD.
48. Nguyễn Thiện Giáp (2009), Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, Nxb GD.
49. Cao Xuân Hạo (1985), “Về cương vị ngôn ngữ học của tiếng” Ngôn ngữ số 01.
50. Cao Xuân Hạo (1991a), “Mấy tiền đề cho việc phân tích cú pháp”, Ngôn ngữ số 02.
51. Cao Xuân Hạo (1991b), Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Quyển I, Nxb KHXH.
52. Cao Xuân Hạo (1998), Tiếng Việt - Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Nxb GD.
53. Cao Xuân Hạo (2001a), “Hai phép tính cộng và trừ trong ngôn ngữ học”, Ngôn ngữ số 10.
54. Cao Xuân Hạo (2001b), Âm vị học và tuyến tính, Nxb ĐHQG Tp HCM.
55. Cao Xuân Hạo (2002), “Bắt buộc và tùy ý về hai cách biểu đạt nghĩa trong ngôn
ngữ”, Ngôn ngữ số 09.
56. Cao Xuân Hạo (chủ biên) (2005), Nguyễn Văn Bằng, Hoàng Xuân Tâm, Bùi Tất
Tươm, Ngữ pháp chức năng tiếng Việt, quyển 2 - Ngữ đoạn và từ loại, Nxb GD.
57. Hoàng Văn Hành (chủ biên) (1998), Từ tiếng Việt, Nxb KHXH.
58. Hoàng Văn Hành, Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Thị Trung Thành (2001), Từ điển
đồng âm tiếng Việt, Nxb Tp HCM.
59. Honey. P.J (1965), Vài nhận xét về văn phạm Việt Nam, Trong: "Tham luận về từ
pháp và cú pháp Việt ngữ”, Hoàn Vũ xuất bản, Sài Gòn.
60. Nguyễn Quang Hồng (1986), “Hiện tượng đơn lập hóa âm tiết về mặt ngữ âm trong
các ngôn ngữ có thanh điệu ở phương đông” Ngôn ngữ số 02.
61. Nguyễn Quang Hồng (2002), Âm tiết và loại hình ngôn ngữ, Nxb ĐHQG Hà Nội.
62. Nguyễn Quang Hồng (2006), Tự điển chữ Nôm, Nxb GD.
63. Hội Khai trí Tiến đức (1931), Việt Nam tự điển, Mặc Lâm xuất bản, Hà Nội.
64. Đinh Thanh Huệ (1986), Hư từ đa chức năng trong tiếng Việt hiện đại, Trong:
"Những vấn đề ngôn ngữ học về các ngôn ngữ phương Đông", Hà Nội.
65. Đỗ Việt Hùng (2004),"Nét nghĩa và hoạt động của nét nghĩa trong kết hợp từ" Ngôn
ngữ số 02.
66. Bùi Mạnh Hùng (2008), Ngôn ngữ học đối chiếu, Nxb GD, Hà Nội.
67. Kasevich. V.B. (1977), Những yếu tố cơ sở của ngôn ngữ học đại cương (Trần Ngọc
Thêm dịch, 1998), Nxb ĐH và THCN, Hà Nội.
68. Trần Văn Khải (1951), Đồng âm vận tuyển, Thanh Trung thư xã xuất bản, Sài Gòn.
69. Nguyễn Văn Khang (2007), Từ ngoại lai trong tiếng Việt, Nxb GD.
70. Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm (1940), Việt Nam văn phạm, Sài
Gòn (in lại 1973).
71. Phan Khôi (1955), Việt ngữ nghiên cứu. Nxb Đà Nẵng, (tái bản, 1997).
72. Trần Thị Ngọc Lang (1995), Phương ngữ Nam Bộ, Nxb KHXH.
73. Lưu Vân Lăng (1986), “Cần phân biệt hình (trong từ vựng) với tiếng trong ngữ
pháp” Ngôn ngữ số 04.
74. Lưu Vân Lăng (1998), Ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb KHXH.
75. Nguyễn Lân (1956), Ngữ pháp Việt – Nam, Hà Nội.
76. Nguyễn Lân (2002), Từ điển từ và ngữ Hán Việt, Nxb Từ điển Bách Khoa.
77. Hồ Lê (1976), Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại, Nxb KHXH Hà Nội.
78. Hồ Lê (1985), "Vị trí của âm tiết, nguyên vị và từ trong tiếng Việt", Ngôn ngữ số 02.
79. Hồ Lê (1991), Cú pháp tiếng Việt, Quyển I, (phương pháp nghiên cứu cú pháp),
Nxb KHXH Hà Nội.
80. Hồ Lê (1992), Cú pháp tiếng Việt, Quyển II, (cú pháp cơ sở), Nxb KHXH Hà Nội.
81. Hồ Lê (1993), Cú pháp tiếng Việt, Quyển III, (cú pháp tình huống), Nxb KHXH.
82. Hồ Lê (1995), Quy luật ngôn ngữ, Quyển 1, (tính quy luật của bộ máy ngôn ngữ),
Nxb KHXH.
83. Hồ Lê (2002), Một số vấn đề về lý luận ngữ pháp, Nxb ĐHQG Tp HCM.
84. Nguyễn Hiến Lê (1952), Để hiểu văn phạm, Nxb Phạm Văn Tươi, Sài Gòn.
85. Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Quyết Thắng (1990), Chúng tôi tập viết tiếng Việt, Nxb Long An.
86. Đặng Chấn Liêu (1978), "Những câu và nhóm từ mơ hồ hoặc nhiều nghĩa ở tiếng
Việt và tiếng Anh", Ngôn ngữ số 03.
87. Đỗ Tất Lợi (2005), Những cây cỏ và vị thuốc Việt Nam,; Nxb Y học.
88. Lyons J. (1968), Nhập môn ngôn ngữ học lý thuyết, (Vương Hữu Lễ dịch, 1996),
Nxb GD, Hà Nội.
89. Lyons. J (2006), Ngữ nghĩa học dẫn luận (Nguyễn Văn Hiệp dịch), Nxb GD.
90. Lê Văn Lý (1968), Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam, Trung tâm học liệu Bộ Giáo dục, Sài Gòn.
91. Nguyễn Văn Mai (1925), Đồng âm tự vị, Sài Gòn.
92. Hà Quang Năng (1988), Đặc trưng ngữ pháp của hiện tượng chuyển từ loại
trong tiếng Việt, “Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt”. Nxb KHXH, Hà Nội.
93. Nguyễn Thị Thanh Nga (1997), “Vài nhận xét về việc chú từ loại trong từ điển
tiếng Việt”, Ngôn ngữ số 01.
94. Trà Ngân (1939), Khảo cứu về tiếng Việt Nam, Nxb Cộng Lực, Hà Nội.
95. Lý Lạc Nghị, Jim Waters (1997), Tìm về cội nguồn chữ Hán, Nxb Thế giới.
96. Thanh Nghị (1951), Tân từ điển tiếng Việt, Sài Gòn.
97. Vũ Đức Nghiệu (1986), Về sự biến dịch âm - nghĩa ở một ở số nhóm từ trong tiếng Việt. Trong:
"Những vấn đề ngôn ngữ học về các ngôn ngữ phương Đông", Hà Nội.
98. Vũ Đức Nghiệu (2004), "Một số hệ quả của xu thế đơn tiết hoá trong quá trình phát
triển của tiếng Việt", Ngôn ngữ số 02.
99. Phan Ngọc, Phạm Đức Dương (1983), Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á, Viện
Đông Nam Á xuất bản.
100. Phan Ngọc (1995), Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học, Nxb Trẻ.
101. Phan Ngọc (2000), Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt và chữa lỗi chính tả, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
102. Đái Xuân Ninh (1978), Hoạt động của từ tiếng Việt. Nxb KHXH.
103. Đái Xuân Ninh (1986), “Hình vị, đơn vị cơ sở của tiếng Việt”, Ngôn ngữ số 01.
104. Hoàng Phê (1969), “Về việc biên soạn một cuốn từ điển tiếng Việt mới”, Ngôn
ngữ số 02.
105. Hoàng Phê (1975), “Phân tích ngữ nghĩa”, Ngôn ngữ số 02.
106. Hoàng Phê (1989), Lô gích ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng.
107. Hoàng Phê (1992), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
108. Hoàng Phê (2003), Chính tả tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
109. Hoàng Phê (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
110. Hữu Quỳnh (1978), Cơ sở ngôn ngữ học, Tập 1, Nxb GD.
111. Rhodes. A.de (1651) Từ điển ANNAM – LUSITAN – LATINH, Nxb KHXH (in lại 1991).
112. Sapir E.D (2000), Ngôn ngữ dẫn luận vào việc nghiên cứu tiếng nói, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp HCM.
113. Saussure F.de (1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Nxb KHXH Hà Nội.
114. Solncev V-M (1980), "Một số vấn đề lý thuyết nghĩa" (hay ngữ nghĩa), Ngôn ngữ số 02.
115. Solncev V-M (1986), "Những thuộc tính về mặt loại hình học của các ngôn ngữ
đơn lập" (trên cứ liệu tiếng Hán và tiếng Việt), Ngôn ngữ số 03.
116. Taberd. A.J.L (1838), Dictionarium Anamitico Latinum, Nxb Văn Học (in lại 2004).
117. Văn Tân (chủ biên) (1976), Từ điển tiếng Việt.
118. Đào Văn Tập (1951), Từ điển Việt Nam phổ thông, Sài Gòn.
119. Vũ Thế Thạch (1985), “Ngữ nghĩa và cấu trúc của động từ tiếng Việt (khuynh
hướng định danh trong nghiên cứu ngữ nghĩa)”, Ngôn ngữ số 03.
120. Nguyễn Kim Thản (1964), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, Tập 2,Nxb KHXH.
121. Nguyễn Kim Thản (1977), Động từ trong tiếng Việt, Nxb KHXH.
122. Nguyễn Kim Thản (1997), Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, Nxb GD.
123. Trần Văn Thanh (1953), Đồng âm dẫn giải và mẹo – luật chánh – tả, Sài Gòn.
124. Nhữ Thành (1978), "Cấu trúc từ đồng âm trong câu đối", Ngôn ngữ số 02.
125. Lý Toàn Thắng (2004), Lý thuyết về trật tự từ trong cú pháp, Nxb ĐHQG Hà Nội.
126. Lý Toàn Thắng (2005), Ngôn ngữ học tri nhận, từ lí thuyết đại cương đến thực
tiễn tiếng Việt, Nxb KHXH.
127. Đoàn Thiện Thuật (1977), Ngữ âm tiếng Việt, Nxb ĐH và THCN.
128. Trần Ngọc Thêm (1984), “Bàn về hình vị tiếng Việt dưới góc độ ngôn ngữ học đại
cương”, Ngôn ngữ số 01.
129. Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tp HCM.
130. Lê Quang Thiêm (1989), Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, Nxb ĐH và THCN.
131. Lê Quang Thiêm (2003), lịch sử từ vựng tiếng Việt thời kì 1858 – 1945, Nxb KHXH.
132. Bùi Đức Tịnh (1968), Văn phạm Việt Nam giản dị và thực dụng, Trung tâm học liệu
Bộ Giáo Dục, Sài Gòn.
133. Bùi Minh Toán (1999), Từ trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt, Nxb GD.
134. Nguyễn Đức Tồn (2002), Tìm hiểu đặc trưng văn hoá - dân tộc của ngôn ngữ và tư
duy ở người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác), Nxb ĐHQG Hà Nội.
135. Nguyễn Đức Tồn (2001), Phương pháp dạy và học tiếng Việt ở bậc trung học cơ
sở, Nxb ĐHQG Hà Nội.
136. Nguyễn Văn Tu (1968), Từ vựng học tiếng Việt hiện đại, Nxb GD, Hà Nội.
137. Nguyễn Văn Tu (1969), “Về việc giải thích từ nhiều nghĩa trong từ điển tiếng
Việt”, Ngôn ngữ số 02.
138. Nguyễn Văn Tu (1978), Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, Nxb ĐH và THCN, Hà Nội.
139. Hoàng Tuệ (1962), Giáo trình Việt ngữ, Nxb GD.
140. Hoàng Tuệ (1969), "Chung quanh một cái từ nho nhỏ của tiếng Việt”, Tác phẩm mới, số 04,
Trích trong: Tuyển tập ngôn ngữ học, Nxb ĐHQG Tp HCM, 2001.
141. Hoàng Tuệ (1984), Thảo luận chuyên đề “Tiếng, hình vị và từ trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ số
01, Trích trong: Tuyển tập ngôn ngữ học, Nxb ĐHQG Tp HCM.
142. Nguyễn Bạt Tụy (1959), Ngôn – ngữ - học Việt – Nam, chữ và vần Việt khoa – học, Sài Gòn.
143. Lê Ngọc Trụ (1959), Việt-Ngữ, chánh- tả, Tự -vị, Thanh Tân xuất bản, Sài Gòn.
144. Lê Ngọc Trụ (1993), Tầm nguyên từ điển Việt Nam, Nxb Tp HCM.
145. Nguyễn Văn Trung (1975), Chữ, văn quốc ngữ thời kỳ đầu pháp thuộc, Nam Sơn xuất bản.
146. Thomas. D (1965), Thế nào là một “tiếng” trong Việt ngữ , Trong: “Tham luận về
từ pháp và cú pháp Việt ngữ”, Hoàn Vũ xuất bản, Sài Gòn.
147. Thompson L.C (1965), Tính cách nội tâm của các cấu tạo ngữ pháp tiếng Việt. Trong:
“Tham luận về từ pháp và cú pháp Việt ngữ”, Hoàn Vũ xuất bản, Sài Gòn.
148. UB KHXH Việt Nam (1983), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb KHXH Hà Nội.
149. Xtankêvich N.V (1982), Loại hình các ngôn ngữ, Nxb ĐH &THCN.
TIẾNG HÁN:
150. 崔夏爱, (1957),《现代汉语词义讲话》.

151. 张博, (2000),《现代汉语同形同音词与多义词的区分原则和方法》语言教学与

研究 04 期。

152. 张博, (2006), 《影响同形同音词与多义词区分的深层原因》摘自《词汇学理

论与应用》商务印书馆。

153. 北京语言大学出版, (2004),《汉语语言学文萃》.

154. 北京大学出版, (1959), 《现代汉语》.

155. 北京师范大学中文系小组, (1972),《多义词,同义词,反义词》北京人民出版社.

156. 王建平, (2005),《常见错别字辨析词典》世界用书出版公司。


157. 诸葛平, 徐来娣, 姜雅明, 判例超, (2001),《汉俄语言对比实验研究》南京大学

出版社。

158. 高等教育出版社, (1959),《汉语讲义》。

159. 王勤, 武战昆, (1959),《现代汉语词汇》。

160. 章士钊, (1907)《初等国文典》。

161.刘川民, (2001),《现代汉语词典中的同形同音词》杭州师范学院报 01 期。

162. 高文达, 王立适, (1982),《词汇知识》。

163. 张廷 (2006), 《现代汉语单音节同音词现状分析及辨析》

164. FanciscoVaro “Arte dela lengua mandarina” , (2003), 姚小平, 马又青, 外语教学

与研究出版社。

165. 许威汉, (2001),《二十世纪的汉语词汇学》书海出版社。

166. 华中师范大学中文系, (1973),《现代汉语词汇知识》湖北人民出版社。

167. 吕文华, (1993),《对外汉语教学语法探索》语文出版社。

168. 杨青蕙, (1995),《现代汉语正吴辞典》湖南出版社。

169. 高名凯, (1957),《普通语言学》新知识出版社。

170. 谢文庆, 王振昆, (1980),《试论同音词在现代汉语发展中的作用》语文杂志 03 期。

171. 刘梦溪, (1996),《赵元任卷》河北教育出版社。

172. 武战昆, 王勤, (1983), 《现代汉语词汇概要》内蒙古人民出版社。

173. 张世林, (1999),《学林春秋》朝华出版社。

174. 王力, (1996),《汉语史稿》中华书局。

175. 王力, (1999),《同源词典》商务印书馆。

176. 王力, (2007),《古汉语字典》中华书局出版社。


177. 周祖模, (1959),《汉语词汇讲话》人民教育出版社。

178. 俞敏, 黄智显, (1956),《语言学概论讲义》北京师范大学出版。

179. 葛本仪, (1985),《汉语词汇研究》山东教育出版社。

180. 张志毅, 张庆云, (2005),《词汇词义学》商务印书馆。

181. 邢富义, (2000),《汉语语法学》东北师范大学出版社。

182. 张永言, (1982),《词汇学讲论》华中工学院出版社出版。

183. 何霭人, (?)《 普通话讲义》

184. 孙积君, (1982),《论词义》。

185. 朱英贵, (2002),《汉语语法散论》香港新天出版社。

186. 刘叔新, 李行健, (1975),《怎样使用词语》天津人民出版社。

187. 刘叔新, (2000),《汉语描写词汇学》商务印书馆。

188. 周星, (1981),《汉语词义简析》湖北人民出版社出版。

189. 符准清, (1985),《现代汉语词汇》北京大学出版社。

190. 符准清, (1996),《词义的分析和描写》语文出版社。

191. 徐青, (1983),《词汇漫谈》浙江出版社。

192. 孙继善, (2001),《双音节多义词与双音节同音词的划界问题》内蒙古社会科学

05 期。

193. 商务印书馆, (2006),《词汇学理论与应用》。

194. 商务印书馆, (2006),《普通话水平测试实施纲要》。

195. 商务印书馆, (1998),《现代汉语词典》修订本。

196. 上海外国语学院—哈尔滨外国语学院, (1959),《语言学引论》时代出版社。

197. 徐世荣, (1996),《北京土语词典》。


198. 周存, 杨世铁, (2006),《汉语词汇研究百年史》外语教学与研究出版社。

199. 周存, (2006),《词汇学词典学研究》商务印书馆。

200. 孙常孜, (1956), 《汉语词汇》.

201. 吕叔湘, (2003)《现代汉语八百词》商务印书馆。

202. 马建忠, (?)《马氏文通》。

203. 顾越, (1981), 《汉语拼音词汇同音词再统计》, 语文研究.

204. 刁晏, (2004),《现代汉语虚义动词研究》,辽宁师范大学出版社。

205. 肖懋燕, 陈杰, (2002),《多功能学生语文词典》上海辞书出版社。

TIẾNG ANH :
206. Ashe, R.E (ed) (1994). The Encyclopedia of Language and Linguistics. Volume
08, Pergamon Press Ltd.
207. Thompson L.C (1965). A Vietnamese Grammar. University of Washington Press.

You might also like