Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC

BÁO CÁO
NHIỄM ĐỘC CHẤT DẺO

Giáo viên hướng dẫn : TS. Hà Cẩm Anh


Nhóm 9: Trần Vũ Hoàng Minh 1512026
Nguyễn Thị Trà My 1512037
Nguyễn Huỳnh Hải Âu 1510137
Mai Thùy Trang 1513569
Nguyễn Văn Tuấn 1513852

Năm học 2017 – 2018

.
MỤC LỤC
I. Đại cương về chất dẻo:................................................................................................3
1. Khái niê ̣m:................................................................................................................3
2. Thành phần:.............................................................................................................4
3. Tính chất cơ bản:.....................................................................................................4
4. Phân loại:................................................................................................................5
II. Polyme – nguyên liệu chính của chất dẻo:..............................................................5
1. Định nghĩa:..............................................................................................................5
2. Tính chất của Polymer:............................................................................................6
3. Phân loại:................................................................................................................6
4. Các phản ứng tạo thành Polyme:.............................................................................6
4.1. Phản ứng trùng hợp:.........................................................................................6
4.2. Phản ứng trùng ngưng:.....................................................................................7
5. Các polymer thông dụng:.........................................................................................8
5.1. Este và ete của xenluloza:.................................................................................8
5.2. Sợi hóa học:......................................................................................................8
5.3. Cao su thiên nhiên và cao su nhân tạo:.............................................................8
5.4. Nhựa tổng hợp:.................................................................................................8
6. Tác hại đối với sức khỏe trong công nghiệp chất dẻo:.............................................9
III. Các polymer tổng hợp và độc tính:..........................................................................9
1. Phenoplaste và aminoplaste (hình thành do phản ứng trùng ngưng , các hợp chất
trung gian được hình thành ):.........................................................................................9
2. Nhựa ankit nhiệt cứng (polieste bão hòa ):..............................................................9
3. Polieste bão hòa :...............................................................................................10
4. Các nhựa epoxy:....................................................................................................10
5. Các polyvinyl:........................................................................................................11
6. Các polymer acrylic :.............................................................................................11
7. Các polime flo hóa :...............................................................................................12
8. Silicon:................................................................................................................... 12
9. Nhựa đàn hồi:........................................................................................................12

.
9.1. Cao su thiên nhiên:..........................................................................................13
9.2. Cao su tổng hợp:.............................................................................................13
9.3. Các loại sợi tổng hợp :....................................................................................13
IV. Các chất phụ gia và độc tính:.................................................................................13
1. Các chất ổn định:......................................................................................................13
2. Các chất xúc tác và các chất tăng tốc:......................................................................14
2.1. Các hợp chất hữu cơ của nhôm (Al):..................................................................14
2.2. Các peroxit hữu cơ:............................................................................................14
3. Các chất tạo bọt:.......................................................................................................14
4. Các chất chống lão hóa:...........................................................................................14
5. Các chất dẻo hóa:.....................................................................................................15
CÂU HỎI:........................................................................................................................ 15

.
I. Đại cương về chất dẻo:
1. Khái niê ̣m:
Chất dẻo chủ yếu là các hợp chất polyme ( chất cao phân tử ) được sản xuất từ các
nhựa thiên nhiên hoă ̣c tổng hợp, được cho thêm các chất phụ gia vào, hoă ̣c không cần
thêm chất phụ gia mà bản thân polyme đã là chất dẻo.

Hình 1. Phân tử Polyme


2. Thành phần:
Thành phần của chất dẻo như sau: chất kết dính (polyme), chất độn (bột vô cơ hoặc
hữu cơ, sợi vải, vẩy), chất hoá dẻo (để cải thiện cho khả năng tạo hình cho chất dẻo), chất
rắn nhanh và chất tạo màu.
3. Tính chất cơ bản:
-Có khả năng tạo hình, và cũng bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp suất và vẫn
giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng, bền cơ học, bền hoá học, bền với ánh
sáng, cách điê ̣n cao, dẫn nhiê ̣t kém,…
-Tính cách điện: đa số chất cách điện tốt dùng trong các sán phảm điện gia dụng, thiết bị
điện tử.
-Tính truyền nhiệt: đa số có độ truyền nhiệt kém.
-Độ bền kéo: Đặc trưng cho sự chống đối ngoại lực kéo.
Ví dụ: PE có độ bền đứt 8-10 N/mm2.
-Độ bền kéo đứt :tỷ số của lực kéo và tiết diện ngang nhỏ nhất trước khi kéo (N/mm2)
-Độ giãn dài: Đo bằng tỷ lệ giữa độ dài khi lực kéo tăng lên đến điểm đứt trên độ dài ban
đầu (%). Vật liệu có độ giãn dài lớn thì có tính dẻo lớn.
-Độ bền cứng: Biểu thị khả năng chống lại tác dụng để không bị nứt, vỡ.
-Độ co rút: % chênh lệch giữa kích thước sản phẩm sau khi được ổn định, định hình và
kích thước khuôn.

.
Bảng 1. Độ co rút của một số loại nhựa

Nhựa Độ co (%) Mật độ (g/cm3)

PS 0.3-0.6 1.05

LDPE 1.5-5.0 0.954

HDPE 1.5-3.0 0.92

PP 1-2.5 1.15

PVC mềm >0.5 1.38

PVC cứng 0.5 1.38

PC 0.8 1.2

-Được dùng để chế tạo nhiều sản phẩm khác nhau, trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ dân
dụng đến kĩ thuâ ̣t.
-Chất dẻo còn được sử dụng rộng rãi để thay thế cho các sản phẩm làm bằng: vải, gỗ, da,
kim loại, thủy tinh. Vì chúng bền, nhẹ, khó vỡ, nhiều màu sắc đẹp.
4. Phân loại:
-Phân loại theo hiệu ứng của polyme với nhiệt độ:
+ Chât dẻo nhiê ̣t: là các chất dẻo có thể chảy nhiều lần khi đun nóng lại mà không mất
tính dẻo và vẫn giữ nguyên được đô ̣ tan của chúng trong những dung môi nhất định.
Bao gồm các loại: polymer polyvinylic, polyolefin, polyacrylic….
+ Chất dẻo kháng nhiê ̣t: là các chất dẻo khi đã đun nóng đến mô ̣t nhiê ̣t đô ̣ nào đó thì
trở nên cứng và không hoà tan do biến đổi hoá học, khi đã tạo hình thì không tái tạo
bằng nhiê ̣t được nữa.
Bao gồm các loại: phenoplast , aminoplast, poly este không bão hoà, polyepoxyt…
+ Silicon: là loại nhựa có tính đàn hồi như cao su.
-Phân loại theo ứng dụng:
+ Nhựa thông dụng: là loại nhựa được sử dụng số lượng lớn, giá rẻ, dùng nhiều trong
những vật dụng thường ngày, như: PP, PE, PS, PVC, PET, ABS,...
+ Nhựa kỹ thuật: Là loại nhựa có tính chất cơ lý trội hơn so với các loại nhựa thông
dụng, thường dùng trong các mặt hàng công nghiệp, như: PC, PA,......

.
+ Nhựa chuyên dụng: Là các loại nhựa tổng hợp chỉ sử dụng riêng biệt cho từng
trường hợp.
II. Polyme – nguyên liệu chính của chất dẻo:
1. Định nghĩa:
Polyme là những hợp chất cao phân tử được cấu tạo từ rất nhiều nhóm có cấu tạo hóa
học giống nhau lặp đi lặp lại .
Công thức chung: (M)n
Trong đó: M: monome.
n: hệ số trùng hợp.
2. Tính chất của Polymer:
-Khối lượng riêng bé, độ bền riêng cao ( độ bền tính trên một đơn vị khối lượng).
-Một số polymer có độ bền hóa học rất cao:
Ví dụ : Poly Tetraflo ethylene không bị phá vỡ bởi nước cường toan
n F2C=CF2 → − ( F2C − CF2 )n −
-Có tính chất quang học : một số polyme có độ trong suốt cao như thủy tinh hữu cơ được
làm các dụng cụ quang học , kính máy bay.

-Một số polymer có khả năng bám dính tốt , tính đàn hồi lớn.
Ví dụ : Epoxy ,cao su,…
-Độ bền nhiệt không cao , phần lớn được sử dụng trong khoảng 0 - 140oC.
-Cách nhiệt cách âm tốt (vật liệu polymer xốp).
3. Phân loại:
 Theo cấu trúc:
-Polyme đồng nguyên tố.
-Polyme dị nguyên tố.
-Homopolyme: cấu tạo từ 1 monome.
-Copolyme : nhiều loại polyme.
 Theo nguồn gốc:
-Polyme thiên nhiên: protein, albumin, cellulose...
-Polyme tổng hợp : PE, PP,PVC…

.
 Theo độ tan :
-Polyme tan được trong nước.
-Polyme không tan trong nước.
4. Các phản ứng tạo thành Polyme:
4.1. Phản ứng trùng hợp:
Là sự kết hợp chủ yếu giữa các monome với nhau, tạo polymer trùng hợp , không có
sản phẩm phụ.
Điều kiện cần về cấu tạo của monome tham gia phản ứng trùng hợp phải có là:
+ Liên kết bội.
Ví dụ: CH2 = CH2, CH2 = CH–C6H5.
+ Hoặc vòng kém bền:
Ví dụ:

Trùng hợp chỉ từ một loại monome tạo homopolime. Ví dụ:

Trùng hợp mở vòng. Ví dụ: 

                                                                                                 Nilon – 6 (tơ capron) 


Trùng hợp từ hai hay nhiều loại monome (gọi là đồng trùng hợp) tạo copolime.
Ví dụ: 

       Poli(butađien – stiren) (cao su buna – S)

.
4.2. Phản ứng trùng ngưng:
Là sự ngưng tụ giữa các monome và loại bỏ các phân tử đơn giản như nước, alcon …
tạo polyme trùng ngưng.
Điều kiện cần để có phản ứng trùng ngưng là các monome tham gia phản ứng trùng
ngưng phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng để tạo được liên kết với nhau.
Ví dụ:

                axit ε-aminocaproic                                     Nilon – 6 (tơ capron) 

           axit ω-aminoenantoic              Nilon – 7 (tơ enan) 

5. Các polymer thông dụng:


Là các polymer thiên nhiên và nhân tạo có nhiều ứng dụng trong công nghiệp và đời
sống.
5.1. Este và ete của xenluloza:
Nitroxenluloza : được điều chế bằng nitrat hóa xenlulozo của bông, gỗ….dùng làm
sơn, chất dẻo, phim ảnh.
[C6H7O2(OH)3]n + nHNO3 → [C6H7O2(OH)2ONO2]n + nH2O
Xenlulozo mononitrat
Axetat xenluloza để chế sợi , phim ảnh, màn cách điện.
[C6H7O2(OH)3]n + 3n(CH3CO)2O → [C6H7O2(OCOCH3]n + 3nCH3COOH
Xenlulozo triaxetat
5.2. Sợi hóa học:
Bao gồm sợi nhân tạo và sợi tổng hợp
+ Sợi nhân tạo: sợi visco , sợi axetat xenluloza…
+ Sợi tổng hợp: sợi polyvinylclorua, polyamit, polyester…
5.3. Cao su thiên nhiên và cao su nhân tạo:
Cao su thiên nhiên (C5H8)n được sản xuất từ mủ cây cao su.

.
Poly isopren
Cao su nhân tạo được tạo ra từ phản ứng trùng ngưng các cấu trúc đơn.
Ví dụ: Cao su “Buna S” (Cao su styren-butadien). Đây là sản phẩm đồng trùng ngưng của
butadien và styren .

5.4. Nhựa tổng hợp:


Bao gồm 2 loại : nhựa trùng hợp và nhựa trùng ngưng
+ Nhưa trùng hợp: PE,PP,PVC, nhựa acrylic,….
+ Nhựa trùng ngưng: Nhựa ankit , nhựa polyamit, nhựa epoxy,….
6. Tác hại đối với sức khỏe trong công nghiệp chất dẻo:
-Các polyme được xem là trơ về mặt sinh học trong tiếp xúc nghề nghiệp. Các chất có hại
cho sức khỏe là các monome và phụ gia.
-Con đường xâm nhập qua hô hấp: hơi, khí và bụi (xảy ra không thưởng xuyên).
-Theo R. Lauwerys tác hại ngoài da xảy ra thường xuyên nhất
+ Viêm da nhiêm độc: Kích ứng sơ cấp gây ban đỏ, dưng, mụn mủ, mụn nước.
Xảy ra đa phần những những người tiếp xúc lần đầu với chất kích ứng trong quá
trình lao động.
+ Eczema tiếp xúc:
Eczema là một dạng viêm da cấp tính xảy ra trên lớp nông của da hoặc chuyển
sang mạn tính. Bệnh tiến triển thành từng đợt hay tái phát, lâm sàng biểu hiện
bằng đám mảng đỏ da, mụn nước và ngứa.
III. Các polymer tổng hợp và độc tính:
1. Phenoplaste và aminoplaste (hình thành do phản ứng trùng ngưng , các hợp chất
trung gian được hình thành ):
- Phenoplaste được trùng ngưng từ các phenol và andehit , được dung làm sơn lắc , chất
điện môi.
- Aminoplaste được trùng ngưng từ amino và andehit (ure formol = trùng ngưng ure +
formandehit).
- Ứng dụng:
+ Được dùng với những thiết bị điện cơ, điện khí có yêu cầu cao về tính năng cơ
học và những linh kiện có kết cấu cách điện

.
+ Độ bền cơ học tốt thích hợp sử dụng cho tấm đệm khoan, hộp phân phối điện, đồ
gá cho công nghiệp, Jig gá, tấm mẫu khuôn, tấm kẹp khuôn, hộp phối điện cao-
thấp áp, máy đóng gói, lược..v.v của ngành PCB.
+ Nhựa aminoplaste , nhựa ure formandehyt , ứng dụng làm keo dán ván ép .
-Độc tính :
+ Monome và các phụ gia đều gây nguy hiểm khi nhiễm độc.
+ Chất andehit khi đi vào cơ thể gây đau đầu, chóng mặt, rối loạn trí nhớ, nặng hơn
gây hôn mệ, suy gan, thận cấp và tử vong.
+ Ở nhiệt độ 500oC , sinh ra CO , HCN , NH3 gây nhiễm độc.
+ Phenol và HCHO gây kích ứng và dị ứng .
+ Nồng độ cho phép của Melanneformandehyde trong cơ thể người là 0.08 mg/ m3.
2. Nhựa ankit nhiệt cứng (polieste bão hòa ):
-Là polyester bão hòa , được trùng ngưng từ andhyrit dicacboxylic và polyancol , và được
thêm các axit béo để cải biến .
-Ứng dụng: Được dùng để chế tạo sơn lắc .
-Độc tính :
+ Nguy cơ chủ yếu do axit dicacboxylic (sản phẩm phụ do andhirit bị oxi hóa
thành andhirit ).
+ Công nhân khi pha chế andhirit phtalic có thể bị kích ứng và dị ứng đường hô
hấp và da.
+ Kích ứng mắt
+ Kích ứng đường hô hấp trên và phế quản , đôi khi kèm ho , chảy máu và hen.
-Có biểu hiện chán ăn , buồn nôn, biểu hiện ngoài da eczema , ban đỏ , bỏng , nổi mề đay.
3. Polieste bão hòa :
-Được trùng ngưng từ acid dicacboxilic và các diol .
-Ứng dụng:
Polyester được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp để sản xuất các loại sản phẩm
như quần áo, đồ nội thất gia dụng, vải công nghiệp, vật liệu cách điện,đệm
-Độc tính :
+ Khi tiến hành gia cố bồn tắm , thùng ô tô sẽ dễ gặp nguy cơ tiếp xúc hơi styren ở
nồng độ cao (200 -700 ppm ). Nồng độ cho phép của hơi Styrene la 85 ppm.
+ Styrene gây buồn nôn , chán ăn , suy nhược hệ thần kinh , kích ứng da và mắt

.
+ Có thể gây viêm phổi hóa học, ung thư trên người, tổn thương di truyền, khuyết
tật bẩm sinh .
4. Các nhựa epoxy:
-Tên thương mại : Epon, Araldite, Epikotes.
-Ứng dụng:
+ Được ứng dụng để bảo vệ bê mặt của sắt, gỗ, nhựa…
+ Sơn epoxy tạo lớp phủ bảo vệ bền, có độ cứng tốt, có độ bóng cao dùng để sơn
các loại ô tô, tàu thuyền, …
-Độc tính chung :
+ Làm suy sụp hệ thần kinh trung ương, các hidrocacbon monoepoxy có trọng
lượng phân tử thấp là các chất gây mê nhẹ .
+ Tác động kích ứng rất mạnh, kích ứng da và mắt, viêm phổi hóa học
+ Mẫn cảm da, viêm da tiếp xúc .
+ Các hợp chất bi – epoxit có tác động giống các chất phóng xạ: suy giảm tủy
xương, gây ung thư lên động vật.
5. Các polyvinyl:
-Là sản phẩm của sự trùng hợp các hợp chất vinyl .
-Ứng dụng: màng bọc thực phẩm, chai nhựa, ống nước, chai đựng dầu ăn, đường ống dẫn
nước, vỏ bọc dây cáp điện
 Độc tính của các monomer như sau :
- Vinylclorua
Tác dụng cục bộ : Là 1 khí , tác dụng tại chỗ biểu hiện ở sự kích ứng mắt và da
Tác dụng toàn thân :
Độc tính cấp tính :
+ Làm suy sụp hệ thần kinh trung ương ( đôi khi sảng khoái ).
+ Gây chóng mặt , mất định hướng , mất tri giác , chết hoặc khỏi nếu được đưa
ra không khí sạch .
+ Nhiều trường hợp nhiễm độc cấp tính đã xảy ra khi cọ rửa bể chứa vinyl clorua
hoặc gần bể trùng hợp để hở .
Độc tính mãn tính :
+ Có thể gây ra các tổn thương tiêu xương đầu chi - hiện tượng Raynaud - như
tiêu xương đầu đốt ngón tay. Có thể có hiện tương tổn thương ngoài da giống bệnh xơ

.
cứng bì .
+ Tiếp xúc lâu dài hoặc liên tiếp có thể bị tổn thương di truyền ở người
+ Là một chất gây ung thư trên người .
- Vinylidenclorua: là một chất lỏng không màu, mùi đặc biệt, dễ cháy nổ. Nồng
độ cho phép là 5 ppm.
+ Độc tính tương tự CCl4.
+ Hít phải nồng độ cao có thể gây suy sụp hệ thần kinh trung ương .
+ Tiếp xúc mãn tính với các nồng độ thấp có thể dẫn đến tổn thương thận và
gan.
+ Là một chất gây kích ứng mắt và da .
6. Các polymer acrylic :
-Độc tính của một số monomer .
+ Acrylat metyl và acrylate etyl :
Là những chất có thể làm phồng rộp da , chảy nước mắt , kích ứng phổi mạnh và
có thể gây phù phổi .
+ Acrylamit
Là chất bột kết tinh trắng . có thể hấp thụ qua đường hô hấp , đường tiêu hóa và
đường da .
Gây ra các hội chứng thần kinh : mệt mỏi , chứng ngủ lịm , dị cảm trong các chi ,
suy nhược và đau cơ , mất điều hòa , ra nhiều mồ hôi .
Run toàn than , hư đĩa khớp và đi tiểu không được .
Tổn thương thoái lui sau khi ngừng tiếp xúc va chạm
7. Các polime flo hóa :
- Độc tính :
Nguy cơ bị nhiễm độc do các sản phẩm bị cháy thiêu đốt .
Trong các sản phẩm phân hủy có C2F4 , f2, HF floruacacbonyl
Tiếp xúc với các sản phẩm thiêu đốt gây ra kích ứng các đường hô hấp , dẫn tới
phù phổi cấp .
- Các triệu chứng được mô tả :
Cảm giác như bị cúm sau sự kích ứng hô hấp trên .

.
Rúng mình có cảm giác đè nặng xương ức .
Tăng nhiệt, tim đập nhanh, tăng thông khí, vã mồ hôi, tăng bạch cầu nhẹ, các triệu
chứng biến đi sau 24 giờ.
8. Silicon:
Được ứng dụng là dầu đánh bóng bề mặt gỗ , là chất ít độc hại , tuy nhiên khi hít
một lượng silicon sẽ gây khó thở , suy hô hấp.
Silicon gây độc đường hô hấp và đường tiêm , đường da và tiêu hóa không gây độc .
Silicone là thành phần có mặt trong hầu hết các sản phẩm Make up do tạo hiệu ứng mượt
mà, căng da nhờ khả năng khóa ẩm và được sử dụng trong công nghệ thẩm mỹ.
Độc tính: gây ra viêm phổi , tắc nghẽn mạch , khi vỡ túi silicon sẽ gây ra nhiễm
trùng nặng.
9. Nhựa đàn hồi:
9.1. Cao su thiên nhiên:
- Được chế tạo từ nhựa cây cao su và được trải qua quá trình lưu hóa.
- Các sản phẩm của cao su là latex. Chất này gây dị ứng.
9.2. Cao su tổng hợp:
Cao su Buna S Là polime của butadiene và styrene.
Butadien là chất gây mê, đồng thời là chất gây kích ứng mắt và phổi. Nó cũng là chất
có khả năng gây ung thư ở người, nó có thể gây tổn thương di truyền và gây khuyết tật
bẩm sinh.
9.3. Các loại sợi tổng hợp :
- Các sản phẩm trùng hợp: đi từ axit adipic và hexametylendiamin .
Độc tính hexaetylendiamin: là một kiềm mạnh , kích ứng da và niêm mạc , có tác
dụng dị ứng.
- Các sản phẩm trùng ngưng:
Trong sản phẩm có mặt các monome dư có thể gây eczema .
IV.Các chất phụ gia và độc tính:
Trong công nghiệp chất dẻo các chất phụ gia được sử dụng rất nhiều và phức tạp vì vậy
độc tính của chúng rất khác nhau. Được phân loại bao gồm: các chất ổn định, các chất
xúc tác và các chất tăng tốc, các chất tạo bọt, các chất chống lão hóa, các chất dẻo hóa.
1. Các chất ổn định:
- Chúng được sử dụng để ngăn ngừa sự thoái biến của các chất dẻo đặc biệt có liên

.
quan đến sự lão hóa và sự phân hủy nhiệt của các chất dẻo đó.
Ví dụ:
- Các muối của axit béo: Pb, Cd, Ba, Sr, Sn.
- Các muối kim loại: Pb, Mg, Na.
- Các hợp chất cơ – kim: đặc biệt là Sn.
- Các oxit nội, đặc biệt là etylen oxit, butylene oxit, các nhựa epoxy...
Độc tính của các chất ổn định:
+ Các dẫn xuất của Pb (Pb sterat và Pb laureat) có thể gây nhiễm độc chì hữu cơ
(khác với nhiễm độc chì vô cơ). Ở người, chì hữu cơ gây nhiễm độc kiểu viêm não là
thường gặp nhất.
+ Các hợp chất hữu cơ của thiếc như các dẫn xuất của dialkyl gây ra bệnh gan và
đường mật; các dẫn xuất của trialkyl và tetralkyl có thể gây phù hệ thần kinh trung ương.
+ Các oxit nội như oxit etylen đã nêu ở trên là tác nhân gây ung thư, với nồng độ
200ppm khi hít vào sẽ gây kích ứng màng nhầy ở mũi và họng, nồng độ cao hơn sẽ làm
phù phổi và phá hoại hệ thống tim mạch.
2. Các chất xúc tác và các chất tăng tốc:
2.1. Các hợp chất hữu cơ của nhôm (Al):
Đó là nhôm trimethyl và triethyl, chúng có đặc điểm là:
- Rất độc.
- Gây bỏng da.
- Kích ứng đường hô hấp gây ra phù xuất huyết, sốt khói kim loại.
Thường phải thao tác dưới lớp khí trơ như N2, Ar.
2.2. Các peroxit hữu cơ:
Là dẫn xuất của H2O2, đó là các hợp chất không bay hơi, nhanh chóng tạo ra các gốc tự
do, chúng được dung cho các phản ứng trùng hợp, không phải là các chất xúc tác thật sự
vì chúng không tái sinh sau khi tham gia phản ứng. Chúng được phân tán vào các chất
dẻo hóa (ví dụ: dimethylphatalat) hoặc vào các dung môi hữu cơ.
Hỗn hợp các peroxit với các chất tăng tốc có thể gây nổ.
Nói chung, các peroxit hữu cơ đều là các chất kích ứng da và mắt ( àm đục giác mạc).
Ví dụ các peroxit hữu cơ như lauroyl peroxit, benzoyl peroxit, butyl peroxit…
Phòng ngừa bằng cách đeo kính bảo vệ khu thao tác. Phải rửa mắt bằng nhiều nước khi
bị dây dính.

.
3. Các chất tạo bọt:
Người ta dung hoặc các sản phẩm tạo ra các bọt khí tại chỗ tiếp xúc theo phản ứng
hóa học ( Na2CO3, NaNO2, H2O, azoisobutyronitril,…) hoặc cho trực tiếp một khí vào
chất dẻo có độ nhớt thấp (không khí, CO2, freon, methyl clorua).
Porophor N (Azoisobutyronitril) ở 190oC nó giải phóng N2 và tetrametyl scinic
dinitril, chất này rất độc, nó gây nhức đầu và co giật.
Metyl clorua (CH3Cl) rất độc. Được dung làm chất làm lạnh, làm tác nhân tạo bọt
và làm dung môi. Nó gây bệnh về hệ thần kinh trung ương.
4. Các chất chống lão hóa:
- Các phenol: phenol gây bỏng nặng khi rơi vào da, gây ra nhiều tổn thương cho
các cơ quan và hệ thống khác nhau nhưng chủ yếu là tác động lên hệ thần kinh, hệ thống
tim mạch và máu.
- Các amin: paraphenylen diamin, hexametylen tetramin. Chúng gây viêm da khi
tiến.
- Các oxim: n-butyraldoxim gây ra đỏ mặt, khó thở, đánh trống ngực, tim đập
chậm, huyết áp hạ, nhất là sau khi uống rượu.
5. Các chất dẻo hóa:
Chúng hoạt động như các dung môi dung cho các chất dẻo. Chúng làm giảm lực hấp
dẫn giữa các phân tử của polymer và cuối cùng làm tăng độ dẻo. Chúng có sức căng hơi
thấp.
Nói chung đa phần các chất ít nguy hiểm trừ triothocresylphosphate (TOCP) gây ra liệt
ngoại biên. TOCP không tác động trực tiếp mà được chuyển hóa thành phenyl saligenin
phosphate, chất này mới là tác nhân thực sự gây thái hóa thần kinh. Nó có tác dụng thần
kinh chậm, làm mất điều hòa và liệt nhão các cơ chân tay và tủy sống… Về tổ chức học,
thấy có sự thái hóa thần kinh ngoại biên và tủy sống...
Nói chung, nhiều hóa chất trong công nghiệp chất dẻo là tác nhân gây bệnh nghề
nghiệp, đã được một số nước đưa vào danh sách bệnh nghề nghiệp.
CÂU HỎI:
1. So sánh con đường xâm nhập của chất dẻo trong đời sống và công nghiệp
- Con đường xâm nhập của chất dẻo trong công nghiệp chủ yếu qua đường hô hấp
(khí, bụi, hơi).
- Con đường xâm nhập chất dẻo trong đời sống : hô hấp, tiêu hóa, da.
2. Tổn thương di truyền là gì ?

.
Tổn thương di truyền gây ra tổn thương DNA thông qua một số cơ chế gián tiếp như
ức chế sinh tổng hợp DNA, can thiệp vào quá trình oxi hóa khử của tế bào, stress oxy hóa
gây nên các thiệt hại DNA và ức chế quá trình sửa chữa DNA do đó, dẫn đến sự mất ổn
định hệ gen và làm tích lũy các đột biến quan trọng.
3. Cách sử dụng chai nước uống an toàn nhất?
Dụng cụ chứa nước và dùng để uống nước an toàn nhất là bình và cốc thủy tinh, pha
lê. Tuyệt đối không nên dùng các loại bình nhựa tái chế để trữ nước. Khi mua đồ nhựa,
đáy chai sẽ có ký hiệu con số từ 1-7. Chai nhựa có ký hiệu số 1 sẽ chỉ sử dụng một lần
trong thời gian ngắn và không được tái sử dụng. Loại nhựa có số từ 2,3,5 là loại nhựa
tương đối tốt nhưng cũng không dùng để trữ nước trong một thời gian dài.
Kiểm tra ký hiệu dưới đáy chai nước.
Dưới đây một vài ký hiệu và ý nghĩa của chúng để tham khảo và chọn mua bình
nước có ký hiệu an toàn .
  Số 1 – PET hay còn gọi là PETE
Nhựa PET (viết tắt của polyethylene terephthalate) là một trong số những loại nhựa
được sử dụng phổ biến cho các sản phẩm gia dụng, ví dụ như chai nước khoáng, nước
ngọt, bia và bao bì đóng gói.
Đây là kí hiệu chỉ loại nhựa chỉ sử dụng duy nhất một lần, nên nếu dùng đi dùng lại
có thể gia tăng nguy cơ làm hòa tan các kim loại nặng và hóa chất cấu tạo nên chúng. Các
chất này làm ảnh hưởng đến sự cân bằng hóc-môn trong cơ thể.
Nhựa PET rất khó để làm sạch, mức độ tái chế của chúng cũng rất thấp (chỉ khoảng
20%) vì vậy tốt nhất là hạn chế sử dụng lại .
Số 2 – HDP hay HDPE
HDP (high density polyethylene, tức là nhựa nhiệt dẻo mật độ cao) là loại nhựa
dùng để chế tạo các bình nhựa cứng như bình đựng sữa, bình đựng chất tẩy rửa, dầu ăn,
đồ chơi và một số túi nhựa.
Loại nhựa này không thải ra chất độc hại nào vì thế, các chuyên gia thường khuyên
lựa chọn các loại chai HDP khi mua hàng bởi chúng được coi là an toàn nhất trong tất cả.

Số 3 – PVC hay 3V
PVC là loại nhựa mềm và dẻo được sử dụng để sản xuất bao bì thực phẩm trong
suốt, chai đựng dầu ăn, đồ chơi và rất nhiều sản phẩm khác. PVC khá phổ biến nhưng
chúng có chứa 2 loại hóa chất độc hại làm ảnh hưởng đến hóc-môn cơ thể. Chất này có
thể giải phóng chất độc khi ở nhiệt độ cao, nên chỉ được phép đựng thực phẩm hoặc đồ

.
uống dưới 81 độ C.
Số 4 – LDPE
LDPE là chất nhựa nhiệt dẻo mật độ thấp khá phổ biến trong các hộp mì, hộp đồ
đông lạnh, túi đựng hàng và vỏ bánh. Sản phẩm chứa chất này sẽ không thể làm nóng
trong lò vi sóng, tránh nhiệt độ cao vì sẽ giải phóng hóa chất.
Số 5 – PP
PP (polypropylene) là loại nhựa màu trắng hoặc gần như trong suốt, dùng để làm
cốc đựng sữa chua, si-rô, hoặc cốc cà phê. Chất này bền và nhẹ, chịu được ở nhiệt độ 167
độ C nên có thể tái sử dụng, quay trong lò vi sóng. PP cũng chống được ẩm và chất nhờn
rất tốt.
Số 6 – PS

PS, hay polystyrene, là loại nhựa rẻ và nhẹ có thể tìm thấy trên vỏ một số hộp đựng
đồ ăn nhanh, cốc uống nước, hộp đựng trứng và dao đĩa thìa picnic. Dù chúng có khả
năng chịu nhiệt và lạnh đáng kể, nhưng ở nhiệt độ cao như lò vi sóng chúng có thể giải
phóng chất độc hại. Ngoài ra, cũng không được dùng đựng đồ có chất acid mạnh, chất
kiềm mạnh. Chính vì thế, loại nhựa này không được phép dùng để đựng đồ ăn thức uống
lâu dài.
Số 7 – PC hoặc không có kí hiệu
Loại nhựa này có thể dùng để đựng thùng hoặc can nước dung tích 3 – 5 lít và một
số sản phẩm đựng thức ăn. Là loại nhựa nguy hiểm nhất, dễ dàng sinh ra chất gây ung
thư, vô sinh BPA.
4. Chất dẻo sinh học là gì ?
- Chất dẻo sinh học là chất dẻo có nguồn gốc từ các nguồn sinh khối tái tạo,
như Chất béo thực vật, tinh bột ngô, hoặc vi sinh. Sinh học có thể được làm từ các
phụ phẩm nông nghiệp và cũng có thể từ chai nhựa đã qua sử dụng và các dụng cụ
chứa khác sử dụng vi sinh vật. Một số, nhưng không phải tất cả, nhựa sinh học
được thiết kế để phân hủy sinh học. Sinh học phân hủy sinh học có thể phân hủy
trong môi trường khan khí hoặc aerobic, tùy thuộc vào cách chúng được sản xuất.
- Chất dẻo sinh học có thể bao gồm tinh bột, xenluloza, nhựa sinh học và nhiều loại
vật liệu khác.
5. Ví dụ cụ thể chất tạo màu trong chất dẻo?
- Chất tạo màu chia làm 2 loại: thuốc nhuộm (dye), chất màu(pigment)
 Thuốc nhuộm: là loại chất hữu cơ, tan trong nhựa, không chịu nhiệt.
 Chất màu: là loại chất vô cơ, không tan trong nhựa, kháng nhiệt cao hơn
thuốc nhuộm.

.
Chất tạo màu được phân loại: boat màu tức màu khô dùng cho PVC cứng, PS,
ABS, … màu dạng paste nhão dùng cho PVC mềm, màu dạng vẫy được tạo màu từ
bột màu, màu nước dùng cho PVC mềm, màu chủ(Masterpatch) là màu tạo từ chất
dẻo, là chất màu với nồng độ cao có thể dạng hạt, vẫy, tấm, miếng…
Các loại bột màu thông dụng dùng trong nhựa:
 Trắng : TiO2
 Vàng : có thể là màu của Crôm.
 Xanh: màu của oxyt đồng
6. Chất hóa dẻo : BPA là chất gì , công thức , tên đầy đủ ?
Là chất hóa dẻo , tên đầy đủ Bisphenol A , công thức

7. Nội giới , ngoại giới là gì ?


Nội giới là do bên trong cơ thể như bị rối loạn nội tiết , rối loạn thần kinh , rối loạn
chức phận nội tạng .
Ngoại giới là nguyên nhân do bên ngoài , là các yếu tố , sinh , lý , hóa đụng chạm
vào da
8. Nhựa kỹ thuật thường là loại nhựa số mấy?
Là nhựa số 7
9. Nhựa PE tạo màng chịu được nhiệt độ bao nhiêu?
Nhiệt độ nóng chảy của PE là 120
10. Nguyên nhân gây ra eczema tiếp xúc ?
Chủ yếu là do các dung môi , monomer còn dư trong polime chưa phản ứng hết
11. Ưu nhược điểm của nhựa ankit nhiệt cứng
Ưu : có độ cứng và giòn , chịu lực cao
Nhược : không thể tái chế được nữa
12. Bỏ đồ ăn vào màng bọc nilong có tác hại gì ?
Nếu thức ăn nóng hoặc có chứa các chất axit như chanh , giấm , sẽ làm cho màng
bọc giải phóng ra các chất gây ung thư
13. Bình thường sử dụng silicon có gây hại không ?
Không , chỉ khi hít phải silicon ở liều lượng lớn mới gây độc .
14. Chảo chống dính dùng ở nhiệt độ bao nhiêu thì gây độc ? Chảo còn nguyên
vẹn với trầy xước thì cái nào an toàn hơn ?

.
Ở nhiệt độ sôi của dầu (240 độ C ) , chảo chống bắt đầu sinh ra chất độc . Chảo
nguyên vẹn thì sẽ sử dụng an toàn hơn .
15. Nhựa epoxy được sử dụng rất nhiều vậy cách thức như thế nào để không gây
độc cho sức khỏe ?
Khi sử dụng sơn , keo có epoxy thì nên dùng khẩu trang để tránh hít phải , khi nhà
của mới sơn xong thì để vài ngày cho hết mùi .
16. Có thể thay thế BPA bằng các chất nào khác không ?
Có thể thay bằng BPS hoặc BPF ( bisphenol F )
17. Lời khuyên cho người sử dụng khi dùng nhựa ở nhiệt độ cao .
Nên tìm hiểu kỹ xem đó là nhựa số mấy , nhiệt độ nóng chảy là bao nhiêu , có sử
dụng được trong lò vi sóng không .
18. Trẻ em liếm , ngậm , cắn đồ chơi có bị gì không ?
Có , vì trong đồ chơi có thể có muối vô cơ tạo màu có thành phần Pb , Ca

You might also like