Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 60

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

Cơ quan thực tập: Công ty cổ phần Xăng dầu dầu khí Hà Nội
Địa chỉ: Số 194 Thái Thịnh- Đống Đa- Hà Nội
Số điện thoại: 84 243 8 563321
Thời gian thực tập: Học kỳ II, năm học 2019-2020
Website: http://pvoilhanoi.com.vn/

Sinh viên: Phùng Tuấn Minh


Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế

HÀ NỘI – tháng 2 - 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

Cơ quan thực tập: Công ty cổ phần Xăng dầu dầu khí Hà Nội
Địa chỉ: Số 194 Thái Thịnh- Đống Đa- Hà Nội
Số điện thoại: 84 243 8 563321
Thời gian thực tập: Học kỳ II, năm học 2019-2020
Website: http://pvoilhanoi.com.vn/

Họ tên sinh viên : Phùng Tuấn Minh


Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Mã số sinh viên: 11163427
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
HÀ NỘI – tháng 2 - 2020
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................1

LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................................3

DANH MỤC BẢNG................................................................................................4

DANH MỤC HÌNH.................................................................................................4

MỞ ĐẦU..................................................................................................................5

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU KHÍ


HÀ NỘI....................................................................................................................7

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xăng dầu dầu
khí Hà Nội................................................................................................................7

1.1.1. Thông tin chung về Công ty và quá trình hình thành...................................7


1.1.2. Các cơ sở kinh doanh, các kho bãi và hệ thống xe bồn................................8
CHƯƠNG 2: CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, LĨNH VỰC KINH DOANH, CƠ
CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU KHÍ HÀ NỘI
................................................................................................................................... 9

2.1. Chức năng, nhiệm vụ........................................................................................9

2.2. Các lĩnh vực kinh doanh chính.....................................................................9

2.2.1. Cơ cấu tổ chức và quản lý............................................................................9


2.2.2. Tình hình lao động.....................................................................................11
2.3. Khái quát tình hình kinh doanh....................................................................11

2.3.1. Tình hình giá cả thị trường xăng dầu trong nước.......................................11
2.3.2. Tình hình bán buôn bán lẻ xăng dầu..........................................................12
2.3.3. Phương hướng phát triển...........................................................................16
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU THẾ GIỚI VÀ
CHÍNH SÁCH VIỆT NAM..................................................................................17

3.1. Tổng quan về thị trường xăng dầu thế giới từ 1861- nay............................17

SV: Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58


Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

3.1.1. Lịch sử giá dầu thô thế giới: 1861-nay......................................................17


3.1.2. Giá dầu......................................................................................................21
3.2. Chính sách quản lý nhập khẩu xăng dầu và tình hình nhập khẩu của Việt
Nam........................................................................................................................21

3.2.1. Quy định pháp luật....................................................................................21


3.2.2. Tình hình nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam............................................22
KẾT LUẬN............................................................................................................24

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................26

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT.......................................................................................26

TÀI LIỆU TIẾNG ANH.......................................................................................28

PHỤ LỤC............................................................................................................... 29

PHỤ LỤC 1: NGHỊ ĐỊNH VỀ KINH DOANH XĂNG DẦU CỦA CHÍNH
PHỦ........................................................................................................................ 29

PHỤ LỤC 2: MẪU ĐƠN CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH XĂNG DẦU
NHẬP KHẨU.........................................................................................................48

PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH chi nhánh CỬA HÀNg XĂNG DẦU CỦA PV OIL
HÀ NỘI..................................................................................................................49

SV: Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58


Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

LỜI CAM ĐOAN


Tên em là: Phùng Tuấn Minh
Sinh viên lớp Kinh tế Nông Nghiệp 58
Trong thời gian từ 06/01/2020 đến 14/02/2020 em có tham gia thực tập và
tìm hiểu tài liệu tại Công ty Cổ phần Xăng dầu dầu khí Hà Nội. Trên cơ sở kiến
thức đã học, kết hợp với những số liệu cụ thể tại Công ty cùng sự hướng dẫn của
PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, em đã nghiên cứu và hoàn thành báo cáo thực tập
tổng hợp:
“Mạng lưới tiêu thụ xăng dầu nhập khẩu của Công ty cổ phần xăng dầu dầu
khí Hà Nội giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến 2025”
Em xin cam đoan Báo cáo tổng hợp này là kết quả của nghiên cứu, phân tích
và tìm hiểu cá nhân, không sao chép nguyên văn từ luận văn chuyên đề khác. Em
xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan trước Viện và Nhà trường.

Hà Nội, ngày tháng năm 2020


Sinh viên thực hiện

Phùng Tuấn Minh

1
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình làm việc và tìm kiếm các tài liệu về Công ty Cổ phần Xăng dầu
dầu khí Hà Nội, em đã nắm bắt được những thông tin cần thiết về công ty. Vì vậy,
hôm nay em viết báo cáo thực tập tổng hợp này gửi về Viện, rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến, bổ sung của các thầy cô để bài báo cáo của em hoàn thiện hơn.
Làm nền tảng cho bài viết chuyên đề thực tập sắp tới.
Tiếp theo, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong trường ĐH Kinh tế
quốc dân và Viện Thương mại & Kinh tế quốc tế đã truyền đạt cho em kiến thức để
em có thể hoàn thành bản báo cáo này. Em cũng xin chân thành gửi cảm ơn đặc biệt
tới thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng đã đưa ra những hướng
dẫn, góp ý để hoàn thành báo cáo làm tiền đề cho chuyên đề tốt nghiệp sau này.
Em xin cảm ơn các cán bộ nhân viên Công ty xăng dầu dầu khí Hà Nội đã
tạo điều kiện cho em hoàn thành bài báo cáo tổng hợp này.
Em xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, ngày tháng năm 2020


Sinh viên thực hiện

Phùng Tuấn Minh

2
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ Nghĩa đầy đủ
STT viết
tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
1 CHXD Cửa hàng xăng dầu
Cost, Insurance and
2 CIF Giá thành, Bảo hiểm và Cước
Freight
3 ĐL Đại lý
4 GTGT Giá trị gia tăng
5 KH Kế hoạch
6 KHCN Khách hàng công nghiệp
7 LNTT Lợi nhuận trước thuế
8 NSNN Ngân sách nhà nước
Vietnam National
9 PLX Petroleum Group Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
( Petrolimex)
Vietnam Oil and Gas
10 PVN Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Group
Petrol Vietnam Oil Joint Tổng Công ty Cổ phần Dầu Việt
11 PVOil
Stock Company Nam
PVOil Petrol Vietnam Oil Hanoi Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí
12
Hanoi Joint Stock Company Hà Nội
13 TĐL Tổng đại lý
14 TH Thực hiện
15 TNNQ Thương nhân nhượng quyền
16 TNPP Thương nhân phân phối

3
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

DANH MỤC BẢNG

STT Kí hiệu Tên bảng Trang


1 2.1 Các ngành nghề kinh doanh chính 9
2 2.2 Các chỉ tiêu kế hoạch cơ bản 6 tháng đầu năm 2019 13
3 2.3 Các kênh tiêu thụ xăng dầu 14
4 4.1 Mạng lưới chi nhánh tiêu thụ xăng dầu 49

DANH MỤC HÌNH

STT Kí hiệu Tên hình Trang


1 2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty 10
Thị phần của các doanh nghiệp kinh doanh xăng
2 2.2 12
dầu trên toàn quốc
3 3.1 Các quốc gia khai thác dầu thô nhiều nhất. 17
4 3.2 Giá dầu thô trên thế giới từ năm 2010 đến 2019 21

MỞ ĐẦU
1. Nguyên nhân chọn đề tài
Xăng dầu đóng góp rất lớn vào công cuộc hiện đại hóa hiện nay tại Việt Nam
trong những năm qua. Nhu cầu mỗi năm về xăng dầu không ngững tăng lên và
mạng lưới tiêu thụ mặt hàng xăng dầu có xu hướng ngày cảng được mở rộng trên
toàn quốc.
4
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

Công ty Xăng dầu dầu khí Hà Nội là đơn vị kinh doanh xăng dầu trực thuộc
công ty Dầu Việt Nam ( PV Oil) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là doanh nghiệp
chuyên bán buôn, bán lẻ xăng dầu tinh luyện từ 2 nguồn là Nhà máy Dung Quất và
xăng dầu nhập khẩu đã qua chế biến. Hiện tại do năng lực sản xuất của Nhà máy
Dung Quất còn nhiều hạn chế trong khi cầu xăng dầu trên thị trường là quá lớn, do
vậy việc kinh doanh xăng dầu nhập khẩu đã qua chế biến của Công ty Xăng dầu
Dầu khí Hà Nội là một điều tất yếu.
Do thị trường xăng dầu đang có sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân
với sự chuyên nghiệp và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn hẳn các doanh
nghiệp nhà nước. Với bản chất là một công ty do nhà nước nắm quyền sở hữu và
xăng dầu là loại mặt hàng thiết yếu, doanh nghiệp cần có một sự phân tích về thị
trường tiêu thụ sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh vốn là một điểm yếu của các
doanh nghiệp nhà nước. Hơn thế nữa, tình hình thế giới bất ổn nhất là ở khu vực
Trung Đông và Nga đã khiến giá dầu biến động rất bất thường trong khi nhu cầu về
tiêu thụ xăng dầu trong nước luôn tăng theo từng năm.
Vì vậy, việc nghiên cứu mạng lưới tiêu thụ xăng dầu nhập khẩu để nâng cao
chất lượng dịch vụ của công ty, chuẩn bị trước cho các kịch bản bất lợi từ thị trường
xăng dầu thế giới và mở rộng mạng lưới bán lẻ, bán buôn là vô cùng cần thiết. Với
những lý do trên đây, đề tài “Mạng lưới tiêu thụ xăng dầu nhập khẩu của công
ty cổ phần xăng dầu dầu khí Hà Nội trong giai đoạn 2015-2020 và định hướng
đến 2025” đã được lựa chọn để nghiên cứu.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


2.1. Mục đích
Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích tình hình thực tiễn, báo cáo triển khai phân
tích hoạt động kinh doanh xăng dầu nhập khẩu của Công ty Cổ phần Xăng dầu dầu
khí Hà Nội; từ những phân tích đó để đưa ra đề xuất định hướng và giải pháp thúc
đẩy mở rộng mạng lưới tiêu thụ xăng dầu nhập khẩu của Công ty.
2.2. Nhiệm vụ
Trực tiếp tìm hiểu, nghiên cứu, thu thập số liệu nghiên cứu về mạng lưới tiêu
thụ xăng dầu nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Xăng dầu dầu khí Hà Nội nhằm phân
tích và hoàn thiện đề tài.
Đề tài xác định rõ những điều cần hoàn thành như sau:
 Tìm hiểu về Công ty Cổ phần Xăng dầu dầu khí Hà Nội và thực trạng
hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xăng dầu dầu khí Hà Nội.
 Đánh giá, phân tích mạng lưới tiêu thụ xăng dầu của công ty trên toàn
quốc.
 Đề xuất về định hướng để mở rộng mạng lưới tiêu thụ của Công ty Cổ
phần Xăng dầu dầu khí Hà Nội tầm nhìn đến năm 2025.

5
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


3.1. Đối tượng
Mạng lưới tiêu thụ xăng dầu nhập khẩu của Công ty Cổ phần Xăng dầu dầu
khí Hà Nội.
3.2. Phạm vi
Mạng lưới tiêu thụ xăng dầu nhập khẩu của Công ty Cổ phần Xăng dầu dầu
khí Hà Nội trong giai đoạn 2015-2020 và định hướng tới năm 2025.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng các phương pháp: thống kê, tổng hợp, diễn giải, phân
tích, so sánh & quy nạp.
Nguồn tư liệu được tác giả sử dụng trong chuyên đề thực tập được thu thập
từ Công ty Cổ phần Xăng dầu dầu khí Hà Nội, số liệu của Tổng cục Hải Quan, Bộ
Công Thương, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Viện nghiên cứu Dầu khí Việt Nam
và một số tổ chức nghiên cứu về dầu khí và kinh doanh mặt hàng dầu khí trong và
ngoài nước,…
5. Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, báo cáo
thực tập tổng hợp bao gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu về Công ty Cổ phần Xăng dầu dầu khí Hà Nội.
Chương 2: Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực kinh doanh, cơ cấu tổ chức
của công ty cổ phần xăng dầu dầu khí hà nội
Chương 3: Tổng quan về thị trường xăng dầu thế giới và chính sách của
việt nam

6
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU KHÍ
HÀ NỘI
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xăng dầu dầu
khí Hà Nội
1.1.1. Thông tin chung về Công ty và quá trình hình thành
Thông tin chung:
- Tên Công ty: Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Hà Nội
 - Tên Tiếng Anh: Petrovietnam Oil Ha Noi Joint Stock Company PVOIL
Hà Nội
 - Tên viết tắt: PV Oil Hà Nội
 - Đơn vị chủ quản: Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP
 - Địa chỉ trụ sở: Số 194 phố Thái Thịnh - phường Láng Hạ - quận Đống Đa -
Hà Nội 
 - Điện thoại: 84 243 8 563321
 - Fax: 84 243 8 563319
 - Ngày thành lập: 01/12/2010
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0105029292 cấp
ngày 01/12/2011 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp

Quá trình hình thành và phát triển:


Năm 1996, Công ty Chế biến và Kinh doanh sản phẩm dầu mỏ (PDC) được
thành lập trên cơ sở sáp nhập Công ty dầu mỡ nhờn Vidamo và Ban quản lý Lọc
dầu Dung quất với chức năng nhiệm vụ chính là bao tiêu và phân phối sản phẩm
dầu mỏ từ nhà máy Lọc dầu Dung Quất để cung cấp cho thị trường trong nước và
đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, giai đoạn 1996 – 2000, quá trình
triển khai xây dựng Nhà máy Lọc dầu Dung quất gặp phải những khó khăn khách
quan, nên hoạt động chính của Công ty PDC giai đoạn này là kinh doanh sản phẩm
dầu mỡ nhờn.
Năm 2000, Công ty PDC phát triển thêm một lĩnh vực kinh doanh mới, đó là
kinh doanh xăng dầu. Bắt đầu từ năm 1999, Công ty PDC đã phát triển mạng lưới
các CHXD tại các Tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ
An...
Năm 2001, Công ty PDC chuyển trụ sở chính vào Thành phố Hồ Chí Minh
và đã thành lập tại phía Bắc Xí nghiệp Kinh doanh sản phẩm dầu Miền Bắc có
nhiệm vụ trực tiếp khai thác các thị trường dầu mỡ nhờn và xăng dầu tại khu vưc
Bắc Bộ thông qua tổng kho nhiên liệu đầu mối phía Bắc tại đảo Đình Vũ - Hải
Phòng có công suất 45.000m3.

7
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

Tháng 6/2002, Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam tổ chức
lại hoạt động của Công ty PDC, theo đó đã phê duyệt thành lập Xí nghiệp Dầu mỡ
nhờn Đông Hải trên cơ sở tách bộ phận sản xuất và kinh doanh Dầu mỡ nhờn từ Xí
nghiệp Kinh doanh sản phẩm dầu Miền Bắc đồng thời thành lập Xí nghiệp Xăng
dầu Dầu khí Hà Nội với chức năng, nhiệm vụ chính là kinh doanh xăng dầu.
Tháng 8/2007, Tổng Giám đốc Công ty PDC quyết định tổ chức lại hoạt
động của Xí nghiệp Xăng dầu dầu khí Hà Nội theo mô hình các Phòng chức năng,
theo đó bộ máy tổ chức của Xí nghiệp gồm 5 phòng Tổ chức Hành chính, Tài chính
kế toán, Kinh doanh xăng dầu, Kinh doanh Tổng hợp và Kỹ thuật đầu tư.
Tháng 6/2008, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có Quyết định số 1250/QĐ-
DKVN ngày 06/6/2008 thành lập Tổng Công ty Dầu Việt Nam trên cơ sở hợp nhất
giữa Công ty TNHH một thành viên Chế biến và Kinh doanh Sản phẩm Dầu mỏ
(PDC) và Tổng Công ty TNHH một thành viên Thương mại Dầu khí (Petechim).
Ngày 1/7/2008, Công ty Xăng dầu Dầu khí Miền Bắc được Hội đồng thành
viên Tổng Công ty Dầu Việt Nam thành lập theo Quyết định số 68/QĐ-DVN trên
cơ sở hợp nhất Xí nghiệp Xăng dầu Dầu khí Hà Nội và Chi nhánh Tổng Công ty
Thương mại Dầu khí Petechim tại Hà Nội nhằm nâng cao vị thế và năng lực cạnh
tranh của các đơn vị thành viên Tổng Công ty Dầu Việt Nam tại thị trường xăng dầu
trong nước và quốc tế.
Ngày 16/11/2010, Công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Hà Nội được thành lập
trên cơ sở góp vốn của 3 cổ đông sáng lập gồm Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV
OIL); Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (Ocean Bank) và Ngân hàng
thương mại cổ phần Đông Nam Á ( Seabank); Công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí
Hà Nội kế thừa nền tảng của Công ty Xăng dầu Dầu khí Miền Bắc.
Ngày 01/12/2010, Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Hà Nội được Sở Kế
hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và
chính thức đi vào hoạt động.
1.1.2. Các cơ sở kinh doanh, các kho bãi và hệ thống xe bồn
Các cơ sở kinh doanh gồm có 16 chi nhánh trực thuộc trên toàn quốc, gồm
có các tỉnh Hòa Bình, Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa, Lào Cai, Bắc Kạn, Bắc
Giang, Thái Nguyên và tất cả các tỉnh thành thuộc đồng bằng sông Hồng. Công ty
có 37 cây xăng trực thuộc hệ thống phân phối tại chính những địa điểm trên.
Công ty có một kho xăng dầu trung chuyển tại Bắc Giang với sức chứa
1.050 m3 với sản lượng bình quân đạt khoảng 6000 m3/tháng, đáp ứng 25% sản
lượng bán hàng của Công ty.
Hệ thống phương tiện vận tải xăng dầu gồm 13 xe bồn  được quản lý và khai
thác hiệu quả, đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành cũng như chất lượng hàng
hóa, chất lượng phục vụ, đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển phục vụ hệ thống khách
hàng và CHXD trực thuộc, đạt mục tiêu trở thành ưu thế cạnh tranh của Công
ty.Năm 2015, lượng hàng vận chuyển đạt 73.800 m 3/tấn xăng dầu, tương đương
12.516.000 m3/km có hàng.

8
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

CHƯƠNG 2:
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, LĨNH VỰC KINH DOANH, CƠ
CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU
KHÍ HÀ NỘI
1.1.
2.1. Chức năng, nhiệm vụ
 Chức năng: Cung cấp và đảm bảo năng lượng cho phát triển đất nước. Đảm
bảo quảng bá hình ảnh cho PV Oil và Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam
 Nhiệm vụ chính: Bán buôn bán lẻ xăng dầu cho toàn quốc, đặc biệt là khu
vực miền Bắc. Tăng thị phần của PV Oil mảng bán buôn bán lẻ trên khu vực
được Công ty mẹ giao.
2.2. Các lĩnh vực kinh doanh chính
Ngành nghề kinh doanh chính là bán buôn, bán lẻ xăng dầu cho toàn quốc.
Ngoài ra còn có các ngành nghề kinh doanh khác như vận tải hàng hóa, dịch vụ kho
cảng, kinh doanh dầu mỡ nhờn, kinh doanh nước khoáng và cho thuê bất động sản.

Bảng 2.1: Các lĩnh vực kinh doanh chính

ST Ngành nghề Mã ngành


T
1 Kinh doanh xăng dầu 4661
2 Kinh doanh dầu mỡ nhờn 4661
3 Kinh doanh vận tải 49331
4 Kinh doanh nước đóng chai 4633
5 Cho thuê bất động sản 6810
Nguồn: PV Oil Hà Nội
Nhìn chung, lĩnh vực kinh doanh xăng dầu vẫn là lĩnh vực kinh doanh chính
của Công ty trong nhiều năm qua. Kinh doanh xăng dầu cũng mang lại rất nhiều
thách thức cho Công ty tròng những giai đoạn biến động khôn lường về giá cả.
Hoạt động kinh doanh dầu mỡ nhờn của công ty là nhập khẩu của PV Lube
và bán trực tiếp tại các cây xăng song vẫn chưa có doanh thu đáng kể như kinh
doanh xăng dầu.
Các lĩnh vực kinh doanh khác về vận tải hay kho bãi vẫn chủ yếu là kinh
doanh bổ trợ cho lĩnh vực kinh doanh xăng dầu do các loại xe và kho bãi là chuyên
dụng cho xăng dầu. Công ty có thể cho các đối tác kinh doanh khác thuê lại như
Petrolimex hay xăng dầu Quân đội,...
Lĩnh vực cho thuê bất động sản những năm gần đây của Công ty khá ổn định
khi các bất động sản đã tạo ra những lợi nhuận ổn định.

9
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

2.2.1. Cơ cấu tổ chức và quản lý


Tổ chức quản lý của Công ty được sắp xếp khoa học và chặt chẽ như sau:

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN GIÁM ĐỐC

P.KDXD P.KHĐT P. TCKT P.TCHC P.KDTH

16 CHI NHÁNH XĂNG


DẦU CỦA CÔNG TY

KHO TỔ
XĂNG XE
DẦU BẮC BỒN
GIANG
37 CỬA HÀNG XĂNG DẦU

Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty


Nguồn: PV Oil Hà Nội
Chức năng của các bộ phận:
1. Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là một hội đồng của các cá
nhân, tổ chức nắm giữ cổ phiếu của Công ty, quyết định các vấn đề hệ trọng
của Công ty được đưa ra bởi Họi đồng quản trị và là nguồn cung vốn cho
Công ty. Để được tham gia biểu quyết tại Đại hội đồng, cổ đông cần phải
nắm giữ trên 5% số cổ phiếu được ban hành.
2. Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị gồm những cán bộ của Công ty mẹ
PV Oil và Tập đoàn dầu khí Việt Nam, có nhiệm vụ đưa ra các Quyết định
quan trọng dựa trên kết quả kinh doanh của Công ty và những khó khăn khác
mà Công ty gặp phải.

10
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

3. Ban giám đốc: Ban giám đốc là những cá nhân có quyền ra quyết định
những vấn đề của các phòng ban và quản lý các vấn đề của Công ty.
4. Ban kiểm soát: Ban kiểm soát được thành lập dựa trên sự kiểm soát của
Công ty Dầu Việt Nam- PV Oil, kiểm soát chất lượng của xăng dầu và
những báo cáo tài chính của Công ty.
5. Các phòng ban:
 Phòng kinh doanh xăng dầu: Phòng kinh doanh xăng dầu là phòng
chịu trách nhiệm cho việc tiếp nhận nguồn cung xăng dầu từ Công ty
mẹ PV Oil và nhập thêm từ các nguồn bên ngoài nếu thiếu. Phòng
kinh doanh xăng dầu có nhiệm vụ đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho
công ty qua kho xăng dầu tại Bắc Giang.
 Phòng kế hoạch đầu tư: Phòng kế hoạch đầu tư có nhiệm vụ là
hoạch định chính sách và mở rộng lĩnh vực kinh doanh của Công ty,
đa dạng đầu tư vào các tài sản làm tăng giá trị cho Công ty và tạo
chiến lược mở rộng mạng lưới CHXD của Công ty, tạo tiền đề tăng
thị phần cho Công ty tại địa bàn được giao.
 Phòng tài chính kế toán: Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ quản
lý tài chính cho công ty và đảm bảo cân đối các khoản thu chi.
 Phòng tổ chức hành chính: Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ
giúp các phòng ban khác hoạt động trơn tru, nhân sự đầy đủ và các
thủ tục giấy tờ hành chính được giải quyết theo pháp luật.
 Phòng kinh doanh tổng hợp: Phòng kinh doanh tổng hợp có nhiệm
vụ quản lý các chi nhánh xăng dầu, CHXD, tổ xe bồn, đảm bảo mở
rộng mạng lưới tiêu thụ và việc kinh doanh của các chi nhánh có lãi.
6. Các chi nhánh: Các chi nhánh có nhiệm vụ bán buôn, bán lẻ xăng dầu đúng
như chỉ thị của Công ty và quảng bá hình ảnh của PV Oil.
2.2.2. Tình hình lao động
Công ty được tổ chức thành nhiều bộ phận, cơ bản gồm 2 bộ phận chính là
lao động khối văn phòng và khối phổ thông.
Khối văn phòng gồm các nhân sự ở các phòng ban, ban giám đốc và hội
đồng quản trị, công đoàn và các văn phòng tại các chi nhánh. Khối lao động phổ
thông là các nhân viên bán lẻ xăng dầu, nhân viên lái xe bồn, kho bãi và một số
mảng lao động khác.
2.3. Khái quát tình hình kinh doanh
2.3.1. Tình hình giá cả thị trường xăng dầu trong nước
Trong 6 tháng đầu năm 2019, giá xăng dầu biến động hết sức phức tạp, xu
hướng không rõ ràng. Từ giai đoạn nửa sau tháng 5/2019 đến nay, giá diễn biến
giảm và chưa có dấu hiệu phục hồi. Nhà nước đã 12 lần điều chỉnh giá xăng dầu với
biên độ tăng/ giảm không đều, trong đó có 5 lần tăng, 4 lần giảm và 3 lần bình ổn.
Đến hết tháng 6/2019, so với mức giá thời điểm đầu năm 2019 giá xăng A95 tăng
2.990 đồng/ lít, xăng E5 tăng 2.450 đồng/ lít, dầu tăng 650 đồng/ lít.
Về đối thủ cạnh tranh, PV Oil đang yếu thế hơn hẳn Petrolimex do hệ thống
bán lẻ của PV Oil có độ phủ sóng chưa lớn tại các đô thị lớn. Cùng với đó, PV Oil
tham gia vào ngành bán buôn bán lẻ xăng dầu chưa lâu.

11
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

Đơn vị
khác PV Oil
18% 20%

Mipec
6%
Saigon
Petrol
6%

Petrolimex
50%

PV Oil Petrolimex Saigon Petrol


Mipec Đơn vị khác
Hình 2.2: Thị phần của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên toàn quốc
Nguồn: PV Oil

2.3.2. Tình hình bán buôn bán lẻ xăng dầu


Bước chân vào ngành bán buôn bán lẻ xăng dầu trong những năm 2010,
trong thời kỳ mà Petrolimex đã nắm giữ hơn 80% thị phần trên toàn miền Bắc, PV
Oil Hà Nội được Công ty mẹ PV Oil giao nhiệm vụ mỗi năm sẽ tăng trưởng từ
0,5% thị phần mỗi năm tại địa bàn đã được giao. Từ điểm xuất phát chỉ chiếm vỏn
vẹn 5% thị phần miền Bắc, công ty đã nỗ lực hết sức mình để chiếm được lòng tin
và sự hài lòng của khách hàng. Đó quả thật là một sự cố gắng không ngừng nghỉ
của toàn bộ Công ty khi đã làm tăng thị phần bán lẻ xăng dầu chung của PV Oil trên
toàn quốc thành 20% vào năm 2019. Trong đó, Công ty Xăng dầu dầu khí Hà Nội
đã chiếm được 21,05% thị phần miền Bắc. Những cố gắng trên có được cũng là nhờ
những sự phân tích thị trường và tài chính của Công ty để đưa ra những quyết định
kịp thời, chính xác.

12
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

2.3.2.1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch cơ bản
Các kế hoạch cơ bản của công ty là chỉ tiêu kế hoạch về doanh thu, chi phí,
lợi nhuận trước thuế và các chi tiêu nôp ngân sách nhà nước được thể hiện bằng kỳ
kế hoạch và kỳ thực hiện. Sự so sánh cảu 2 kỳ với nhau thể hiện thực tế đã hoàn
thành được mức kế hoạch đề ra hay không.
Bảng 2.2 : Các chỉ tiêu kế hoạch cơ bản 6 tháng đầu năm 2019
STT Chỉ TH 6 KH 2019 Ước thực Lũy kế So sánh %
tiêu tháng hiện TH 6 TH 6 KH
đầu tháng 6/ tháng tháng năm
năm 2019 đầu năm 2019/ 2019
2018 2019 2018
1 Sản 154.632 300.004,0 26.051 160.427,8 104% 53,5%
lượng
(nghìn
m3/
tấn)
2 Doanh 2.073,7 4.049,8 346,04 2.024,7 98% 50,0%
thu (tỷ
đồng)
3 Lãi gộp 69,0 144,4 5,29 68,3 99% 47,3%
( tỷ
đồng)
4 Chi phí 63,5 131,4 10,99 64,13 101% 48,8%
hoạt
động
( tỷ
đồng)
Chi phí 403 431 415 393 98% 91,0%
đồng/
lít
5 LNTT 8,3 13,0 (5,7) 4,91 59% 37,8%
6 Nộp 288,9 670 55 308,87 107% 46,1%
NSNN

Nguồn: PV Oil Hà Nội


Có thể thấy, việc đạt được kế hoạch đề ra của Công ty là một nỗ lực rất lớn
từ phía các cán bộ công nhân viên Công ty. Tháng 6 năm 2019, Công ty đã có lợi
nhuận âm với lý do phải bán dưới giá thành để giữ vững thị phần. Nhưng tổng kết
sau 6 tháng thì chỉ số thực hiện vẫn đạt được như cùng kỳ năm 2018 cho dù có
nhiều khó khăn về giá cả do bất ổn chính trị thế giới trong năm nay. Dự báo cùng kỳ

13
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

năm 2020 thì các chỉ số trên sẽ vẫn được giữ ổn định và Công ty sẽ tăng thị phần
lên 22% tại toàn bộ miền Bắc và Bắc Trung Bộ.

Tổng sản lượng xăng dầu tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2019 là 160.427m 3/ tấn,
tương đương 53,5% KH năm (300.044m3/ tấn), trong đó:
 Xăng dầu: 160.404 m3/tấn
Bảng 2.3 : Các kênh tiêu thụ xăng dầu
ST Kênh tiêu TH 6 KH ước Lũy kế So sánh %
T thụ tháng 2019 thực TH 6 TH 6 KH
đầu hiện tháng tháng năm
năm tháng đầu 2019/2018 2019
2018 6/ năm
2019 2019
1 TNPP/TĐL/ 93.381 16350 13.666 83.761 89,7% 51,2%
ĐL 0

2 KHCN và 23.907 60000 6.188 39.087 163,5% 65,2%


mua bán
khác
3 Bán lẻ 37.323 76500 6.194 37.555 100,6% 49,1%
CHXD
Tổng cộng 154.611 30000 26.048 160.40 103,8% 53,5%
0 4

Nguồn: PV Oil Hà Nội


 Dầu mỡ nhờn: 20,7 m3/ tấn
 Kinh doanh vận tải: Sản lượng vận tải 6 tháng đầu năm 2019 đạt 20,7 m 3.
Doanh thu đạt 8,7 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 1,68 tỷ đồng.
 Kinh doanh dầu mỡ nhờn: Sản lượng dầu mỡ nhờn 6 tháng đầu năm 2019
đạt 20,7 m3 . Doanh số dầu mỡ nhờn đạt 1,38 tỷ đồng, lợi nhuận trước
thuế ước đạt 0,21 tỷ đồng.
a) Doanh thu
Tổng doanh thu kỳ báo cáo là 2.2024,7 tỷ đồng, bằng 98% cùng kỳ năm
trước, tương đương 50,0% kế hoạch năm 2019 (4.049,8 tỷ đồng). Trong đó:
- Doanh thu kinh doanh xăng dầu trong kỳ: 2.020,5 tỷ
- Doanh thu hoạt động dầu mỡ nhờn và khác: 4,2 tỷ
b) Lãi gộp
Tổng lãi gộp trong kỳ báo cáo là 63,8 tỷ đồng, tương đương 47,3% kế hoạch
năm 2019 (144,4 tỷ đồng), bằng 99,0% cùng kỳ năm trước. Lãi gộp các kênh
bán hàng cụ thể như sau:

14
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

- Lãi gộp từ kinh doanh xăng dầu: 65,38 tỷ đồng


- Lãi gộp từ hoạt động kinh doanh khác: 2,92 tỷ đồng
c) Chi phí hoạt động
Trong kỳ công ty đã thực hiện nhiều biện pháp thiết thực nhằm thực hiện tiết
giảm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Tổng chi phí hoạt động kỳ báo cáo là 64,13 tỷ đồng, tương đương 48,8% kế
hoạch năm 2019 ( 132,6 tỷ đồng), bằng 101,0% so với thực hiện 6 tháng đầu
năm 2018. Trong đó, chi phí kinh doanh xăng dầu trong kỳ 62,99 tỷ đồng,
bình quân 393 đồng/ lít, thấp hơn 38 đồng so với KH 2017 (431 đồng/ lít), cụ
thể:
- Chi phí cố định 215,5 đồng/ lít, chiếm 73,5% bằng 75,6% so với
kế hoạch năm
- Chi phí biến đổi 177,4 đồng/ lít, chiếm 26,4% bằng 121,5% so với
kế hoạch năm
d) Lợi nhuận trước thuế
Tổng lợi nhuận trước thuế kỳ báo cáo là 4,91 tỷ đồng, trong đó:
- Lợi nhuận trước thuế kinh doanh xăng dầu trong kỳ: 2,39 tỷ đồng
- Lợi nhuận kinh doanh dịch vụ khác: 1,78 tỷ đồng
- Thu tài chính/ Thu nhập khác: 0,73 tỷ đồng
e) Công tác khai thác nguồn mua ngoài Tổng công ty
Trên cơ sở tiến độ bán hàng và khả năng tiêu thụ của khách hàng đang tăng, do
nguồn cung từ phía Tổng Công ty chưa đáp ứng được, PV Oil Hà Nội đã phải
tìm mua từu các nguồn khác như B-12 Petrolimex, Bình Minh Petrol,... tất cả
đều là xăng dầu nhập khẩu từ Hàn Quốc.
2.3.2.2. Giá trị đầu tư mua sắm
Hết tháng 6/2019, Công ty đã tiến hành đầu tư mua sắm trang thiết bị, tài sản
phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh với giá trị 3,9 tỷ, trong đó cụ thể hoàn
thành đầu tư mua sắm, lắp đặt và đưa vào sử dụng các cột bơm cho CHXD các
tỉnh, đưa vào hệ thống phần mềm quản lý kho và hệ thống tích hợp tự động hóa
bến xuất, chống sét tại kho xăng dầu Bắc Giang. Hoàn thành mua sắm 2 xe ô tô
mới thay thế cho xe đã cũ, hoàn thành thủ tục mua xe 6m 3 theo hướng dẫn cuẩ
Tổng công ty.
2.3.2.3. Phát triển hệ thống mạng lưới
Những tháng đầu năm 2019, bên cạnh việc tiếp tục tập tring vào các hoạt
động cải tạo nâng cấp, sửa chữa hệ thống 36 CHXD trực thuộc nhằm đàm bảo
cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kinh doanh, mỹ quan chung cũng như góp
phần quảng bá hình ảnh của PV Oil trên thị trường được phân công, PV Oil Hà
Nội hết sức tích cực trong công tác tìm kiếm đầu tư phát triển hệ thống tại khu
vực thị trường được phân công như Thái Nguyên, Yên Bái, Bắc Giang và Hà
Nội. Đến nay PV Oil Hà Nội đã về cơ bản hoàn thành chuyển nhượng đầu tư
CHXD tại Phú Thọ.
Đến hết 6 tháng đầu năm 2019, hệ thống khách hàng của PV Oil Hà Nội gồm
có 27 TNPP, 02 TNNQ, 31 Đại lý, 60 khách hàng công nghiệp lớn, 07 Công ty

15
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

thành viên của PV Oil và hệ thống 36 cửa hàng xăng dầu trực thuộc; các CHXD
hoạt động ổn định, an toàn, sản lượng tốt.
2.3.2.4. Công nợ
Công nợ phải thu, công nợ phải trả : đảm bảo đúng hạn, đúng mức phê duyệt
của Tổng công ty và trong kỳ không phát sinh nợ xấu.
2.3.2.4.1. Các công tác khác
Về công tác quản lý điện tử cho Công ty, Công ty chủ trương áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc quản lý hệ thống bán lẻ của mình để thuận tiện
khách hàng. Chi phí đào tạo cán bộ và chi phí cách tân lại hệ thống sẽ được phí
Công ty chi trả.Công tác quản lý cán bộ và lao động phù hợp với tiêu chí của Công
ty và công đoàn. Tăng cường công tác kiểm tra các CHXD để đảm bảo đúng nề nếp.
Công tác hành chính và tranh chấp đất đai cũng được đẩy mạnh gải quyết và
các chi phí cho việc thuê mướn mặt bằng hay chậm bàn giao sẽ được Công ty ghi
nhận là những khoản không cố định trong báo cáo tài chính.

2.3.3. Phương hướng phát triển


1) Phấn đấu là đơn vị kinh doanh có hệ thống phân phối xăng dầu hàng đầu
miền Bắc.
2) Kinh doanh hiệu quả, sản lượng tăng tối thiểu 6%/năm, kinh doanh có hiệu
quả, phấn đấu giữ vững thị phần tại địa bàn được phân công, không ngừng
nâng cao chất lượng dịch vụ.
3) Phát triển hệ thống mạng lưới phân phối bao gồm hệ thống Tổng đại lý, Đại
lý, chú trọng phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ và khách hàng công nghiệp
tiêu thụ trực tiếp; gia tăng tỷ trọng bán lẻ cửa hàng xăng dầu và tiêu thụ trực
tiếp, trong đó tỷ trọng kênh bán lẻ đạt 24% vào năm 2020 và đạt 25% năm
2025.
4) Mở rộng và đa dạng các hoạt động kinh doanh khác như dầu mỡ nhờn, nước
khoáng và các dịch vụ phụ trợ liên quan đến kinh doanh xăng dầu mà Công
ty có thế mạnh.
5) Phát triển hệ thống cơ sở vật chất kinh doanh xăng dầu gồm kho, hệ thống xe
bồn, hệ thống cửa hàng xăng dầu, ...
6) Xây dựng được một đội ngũ nhân sự có chất lượng cao, kỷ luật tốt.
7) Xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Với tầm nhìn là Trở thành thương hiệu hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực xuất
nhập khẩu, kinh doanh dầu thô và lĩnh vực chế biến, kinh doanh phân phối sản
phẩm dầu và sứ mệnh là Trở thành thương hiệu hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực
xuất nhập khẩu, kinh doanh dầu thô và lĩnh vực chế biến, kinh doanh phân phối sản
phẩm dầu
Có thể thấy PVOIL không ngừng phấn đấu để nâng cao chất lượng dịch vụ, tính
chuyên nghiệp và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong đó, PVOIL luôn tạo ra môi
trường làm việc tốt nhất để xây dựng một đội ngũ nhân lực chất lượng cao, chuyên
nghiệp, luôn đoàn kết, gắn bó, tạo dựng niềm tin cho khách hàng, đối tác và không

16
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

ngừng vươn tới những mục tiêu cao hơn trên hành trình phát triển hướng tới tương
lai.
CHƯƠNG 3:
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU THẾ GIỚI VÀ
CHÍNH SÁCH VIỆT NAM
3.1. Tổng quan về thị trường xăng dầu thế giới từ 1861- nay
3.1.1. Lịch sử giá dầu thô thế giới: 1861-nay
Dầu thô là cơ sở chính để định giá xăng dầu, tại Việt Nam, giá xăng dầu lên
xuống theo nhịp của giá dầu thô toàn cầu. Giống như hầu hết các mặt hàng khác
trên thị trường, giá dầu thô thường xuyên có sự dao động giá mạnh xen kẽ giữa thời
điểm thiếu hụt lớn, nhu cầu cao và giá cao và thời gian cung vượt cầu, nhu cầu thấp
và giá thấp. Dầu thô có giá theo chu kỳ này có xu hướng kéo dài vài năm, tùy thuộc
vào các biến số như nhu cầu dầu, khối lượng dầu được khoan, chế biến và bán bởi
các nhà sản xuất chính.
Kể từ những ngày đầu sản xuất thương mại ở Baku, Azerbaijan, những biến
động giá này kích hoạt bởi các sự kiện kinh tế và chính trị, tiến bộ công nghệ và
thay đổi trong ngành dầu khí, và tiếp tục ảnh hưởng đến giá cả hiện nay

14%

9%

50% 4%

4%

4%

3%
Ả Rập Xê út Nga UAE Cô oét Ni giê ria Iran
3%
EU Venezuela Nauy Canada Các quốc gia khác
3%
3%
3%

Hình 3.1 : Các quốc gia khai thác dầu thô nhiều nhất
17
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

Nguồn: CIA World Factbook

3.1.1.1. 1800-1869: Cơn sốt vàng đen


Ngành công nghiệp dầu mỏ hiện đại có nguồn gốc từ Baku, nơi nhà máy lọc
dầu thương mại đầu tiên được thành lập vào năm 1837 để chưng cất dầu thành
parafin cho mục đích sưởi ấm và chiếu sáng.
Giếng dầu hiện đại đầu tiên đã bị chìm ở Baku vào năm 1846 và đạt độ sâu
21 mét. Các mỏ dầu duy nhất chiếm hơn 90% sản lượng toàn cầu, với phần lớn dầu
tìm đến Ba Tư (Iran ngày nay).
Một số giếng dầu thương mại ngay sau đó:
- Ba Lan - 1854
- Bucharest, Rumani - 1857
- Ontario, Canada - 1858
- Pennsylvania, Hoa Kỳ - 1859
Pennsylvania là tâm điểm của cơn sốt vàng đen đầu tiên, sản xuất gần 50%
lượng dầu của thế giới. Giá tăng vọt nhanh chóng từ 0,49 đô la / thùng vào năm
1861 lên 6,59 đô la một thùng vào năm 1865, thể hiện mức tăng khổng lồ 1.245%
chỉ sau bốn năm.
Standard Oil là công ty đã nhanh chóng phát triển mạnh trong hai thập kỷ
tiếp theo, đẩy giá xuống và tái lập lại sự cạnh tranh. Công ty đã thành công đến mức
kiểm soát gần 90% dầu tinh chế tại Hoa Kỳ vào năm 1890. Khi sản xuất dầu tiếp tục
mở rộng cả ở Mỹ và Nga, giá dầu toàn cầu giảm từ mức trung bình 2,56 USD /
thùng vào năm 1876 xuống chỉ còn 0,56 USD vào năm 1892. Điều này đã được đẩy
nhanh hơn nữa với sự ra mắt của những chiếc xe ô tô thương mại đầu tiên ở Đức và
Mỹ vào năm 1896, một cuộc cách mạng công nghệ đã thúc đẩy sự tăng trưởng chưa
từng có cho ngành công nghiệp xăng dầu.
3.1.1.2. 1901-1911: Sự trỗi dậy của các Tập đoàn dầu mỏ
Nhiều Công ty- Tập đoàn dầu mỏ hiện đại có thể có nguồn gốc thành lập vào
đầu thế kỷ 20.Việc phát hiện ra dầu tại Spindletop, Texas, đã dẫn đến việc tạo ra
Texaco và Gulf Oil vào năm 1901
Áp lực cạnh tranh ngày càng tăng khiến Shell và Royal Dutch sáp nhập vào
năm 1907 để tạo thành Royal Dutch / Shell. BP, trước đây gọi là Công ty Dầu mỏ
Ba Tư, được thành lập vào năm 1908 sau khi phát hiện ra dầu ở Iran
Chevron, Exxon và Mobil (nay là Exxon Mobil) ra đời vào năm 1911 sau khi
chia tách Standard Oil Co sau phán quyết chống độc quyền của Tòa án Tối cao Hoa
Kỳ. Bảy Tập đoàn dầu mỏ đã tiếp tục kiểm soát 85% trữ lượng dầu của thế giới
trong những năm hoàng kim của họ trong thập niên 1970.
3.1.1.3. 1914-1949: Phát hiện về dầu mỏ, chiến tranh, khủng hoảng
Việc phát hiện ra dầu ở Cushing, Oklahoma , vào năm 1912 được coi là một
cột mốc quan trọng đối với ngành dầu mỏ Hoa Kỳ vì khu vực này đã phát triển để
trở thành một trong những mỏ dầu quan trọng nhất ở nước này. Đáng chú ý, nó

18
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

cũng trở thành điểm đặt mốc cho giá dầu West Texas Middle (WTI), một chuẩn
mực giá dầu hàng đầu toàn cầu.
Bốn thập kỷ rưỡi tiếp theo là một thời kỳ hỗn loạn được đánh dấu bởi một
loạt các cuộc chiến tranh và khủng hoảng kinh tế lớn, tất cả đều có ảnh hưởng quan
trọng đến giá dầu. Đầu tiên là WWI (1914-1918) đã thúc đẩy nhu cầu dầu toàn cầu
tăng hơn gấp đôi giá dầu từ 0,81 đô la / thùng vào năm 1914 lên 1,98 đô la vào cuối
chiến tranh. Nhu cầu tiếp tục tăng ngay cả sau khi chiến tranh kết thúc chủ yếu do
sự phổ biến ngày càng tăng của ô tô và tình trạng thiếu xăng ở bờ biển phía tây Hoa
Kỳ. Lúc đầu, giá đã tăng lên 3,07 đô la / thùng trước khi rút lui và ổn định quanh
mức 1,61 đô la khi sản lượng tăng.
Trong khoảng thời gian này, các công ty dầu bắt đầu nghiên cứu các ứng
dụng khác cho hàng hóa bao gồm sản xuất nhựa thương mại. Tuy nhiên, giá vẫn
tương đối thấp mặc dù nhu cầu thêm được tạo ra bởi các ứng dụng này chủ yếu là
do sự kết hợp của cạnh tranh gay gắt và nguồn cung dồi dào. Trong khi đó, những
khám phá lớn về dầu mỏ ở những nơi khác tiếp tục khiến thị trường cạnh tranh hơn
bao gồm Venezuela, Iraq, Liên Xô, Kuwait, Ả Rập Saudi và Vịnh Mexico.
Việc phát hiện ra dầu ở Đông Texas năm 1930 là một trong những điểm nổi
bật chính của thời kỳ này bởi vì nó đã giúp tạo ra một lượng dầu lớn trùng với cuộc
Đại suy thoái do đó làm giảm giá từ $ 1,19 năm 1930 đến $ 0,65 vào năm 1931. của
Ủy ban Đường sắt Texas đã thi hành hạn ngạch sản xuất để ổn định giá cả và ngăn
chặn sự sụt giảm thêm.
Giống như WWI, sự khởi đầu của WWII vào năm 1939 cũng giúp thúc đẩy
nhu cầu và giá. Tuy nhiên, hiệu ứng tăng giá ít được ghi nhận trong khoảng thời
gian này do nguồn cung toàn cầu rất lớn. Tuy nhiên, cuộc chiến đã khiến các chính
phủ nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải kiểm soát dự trữ, và điều đó được thể
hiện rõ ràng trong hành động của các quốc gia trong vài thập kỷ kế tiếp.
3.1.1.4. 1950-2003: Trận chiến kiểm soát sản xuất
Sự kết thúc của chiến tranh thế giới thứ hai đã mở ra một giai đoạn mà nhiều
quốc gia đã nỗ lực phối hợp để tiến hành sản xuất dầu toàn cầu, với một số chính
phủ quốc hữu hóa cơ sở hạ tầng dầu mỏ của họ.
Giữa năm 1950 và 1960, Iran, Indonesia và Ả Rập Saudi đều một phần quốc
hữu hóa các ngành công nghiệp dầu mỏ của họ. Cuộc khủng hoảng Suez năm 1956-
57 đã chứng kiến Ai Cập chiếm kênh đào Suez qua đó gần 5% lượng dầu của thế
giới chảy qua nơi này.
Tuy nhiên, chính Hoa Kỳ và Liên Xô nổi lên như những đối thủ nặng ký nhất
về kiểm soát sản xuất. Vào cuối những năm 1950, Liên Xô bắt đầu cho tràn ngập thị
trường với dầu giá rẻ dẫn đến việc giảm giá. Để đối phó với giá dầu thấp, Ả Rập
Saudi, Iran, Iraq, Kuwait và Venezuela đã hợp tác và thành lập OPEC như một biện
pháp để giảm cạnh tranh giữa các quốc gia của họ và cũng là một phương tiện để có
tác động lớn hơn trong việc kiểm soát nguồn cung.
OPEC tiếp tục mở rộng thành viên trong hai thập kỷ kế đó với UAE, Libya,
Indonesia, Qatar, Nigeria, Algeria, Gabon và Ecuador tham gia tổ chức. Từ năm
1960 đến 1976, hầu hết các quốc gia này đã kiểm soát trữ lượng dầu của họ bằng
cách mua hoặc cưỡng chế cổ phần từ các công ty dầu mỏ.

19
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

Hoa Kỳ và Liên Xô đã tiếp tục khai thác mạnh tay dầu nhưng chẳng mấy
chốc, tầm ảnh hưởng đã chuyển sang OPEC. Năm 1973, các thành viên OPEC cấm
vận các quốc gia ủng hộ Israel trong cuộc chiến Yom Kippur. Do đó, giá dầu tăng
vọt lên mức chưa từng thấy trước đây, từ 2,48 đô la / thùng vào năm 1972 đến 11,58
đô la vào năm 1974 và thậm chí cao hơn ở các vùng của Hoa Kỳ.
Đây là khoảng thời gian khi dầu được liên tiếp tham dò và việc phát hiện dầu
ở Biển Bắc trong khu vực do Anh và Na Uy kiểm soát. Dầu từ khu vực này được
gọi là dầu Brent và được sử dụng cùng với WTI để định giá chuẩn.
Iran cắt giảm mạnh sản xuất trong cuộc cách mạng Iran (1970-1980) và cả
trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq 1980-1988 dẫn đến tăng giá dầu lên 36,83 đô la.
Tuy nhiên, giá lại giảm do cú sốc nhu cầu cũng như tăng sản lượng của Liên Xô,
nơi trở thành nhà sản xuất lớn nhất thế giới vào năm 1988. Iraq xâm chiếm Kuwait
năm 1990, dẫn đến Chiến tranh vùng Vịnh. Điều này tạo ra một cú sốc cung lớn dẫn
đến giá tăng từ 14,98 đô la / thùng trước chiến tranh lên 41,00 đô la vào tháng 9
năm 1991.
Những năm 1990 chứng kiến sự biến động giá mạnh. Liên Xô sụp đổ năm
1991, gây ra sự sụp đổ của ngành dầu mỏ Nga với việc sản xuất giảm một nửa trong
thập kỷ tới chủ yếu do đầu tư giảm. Tuy nhiên, nhu cầu toàn cầu cũng sụt giảm vào
năm 1997 do cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nhưng đã tìm cách phục hồi vào
đầu thế kỷ sau khi triển vọng kinh tế của khu vực được cải thiện.
3.1.1.5. 2003-2020: Phá vỡ thủy lực và thay đổi cảnh quan
Thập kỷ này chứng kiến một số biến động mạnh nhất về giá dầu.
Hoa Kỳ xâm chiếm Iraq năm 2003 dẫn đến những bất ổn về nguồn cung. Bất
ổn còn được tăng lên bởi sự tăng trưởng và nhu cầu lớn của toàn bộ châu Á và đặc
biệt là Trung Quốc. Do đó, giá đã tăng từ $ 28,38 / thùng vào tháng 7 năm 2000 lên
$ 146,02 vào tháng 7 năm 2008.Từ đây giá giảm do cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu năm 2008 trước khi trở lại đà tăng. Mùa xuân Ả Rập năm 2011 đã tạo ra sự
thiếu hụt nguồn cung và giúp đẩy giá lên $ 126,48 mỗi thùng.
Những tiến bộ công nghệ trong thời gian gần đây đã làm thay đổi đáng kể
bối cảnh dầu mỏ toàn cầu. Công nghệ thủy lực đã đẩy Mỹ lên đỉnh cao sản xuất dầu
một lần nữa, làm giảm ảnh hưởng của OPEC và giảm giá. Thị trường tràn ngập bởi
dầu đá phiến Mỹ đã khiến giá dầu thế giới giảm mạnh, từ 114,84 USD / thùng vào
tháng 6 năm 2014 xuống còn 28,47 USD vào tháng 1 năm 2016. OPEC đã cố gắng
cải thiện tình trạng giá rẻ bằng cách hợp tác với các nước ngoài OPEC như Nga để
thực hiện cắt giảm sản xuất. Do đó, giá đã phục hồi phần nào nhưng chưa bao giờ
đạt đến mức từng được thấy trong thập kỷ qua.
Với việc Mỹ đóng vai trò là nhà sản xuất mới thay OPEC, tầm ảnh hưởng và
khả năng kiểm soát giá của OPEC dường như vẫn còn tiếp tục giảm. Cuộc chiến
thương mại chưa được giải quyết giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như sự không chắc
chắn về địa chính trị ở Iran, Syria và các quốc gia khác, dịch bệnh Covid-19 tại
Trung Quốc đã kiến giá từ mức thấp năm 2016- 30 đô la / thùng đến 54,70 đô la vào
tháng 10 năm 2019. Nhưng với mức sản xuất dầu đá phiến cao và dự báo nền kinh
tế toàn cầu tiếp tục suy thoái, giá dự kiến sẽ vẫn thấp hơn với giá trung bình 66 đô
la một thùng vào năm 2019 và dự kiến 65 đô la một thùng vào năm 2020.

20
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

3.1.2. Giá dầu


Giá dầu trong những năm gần đây biến động khôn lường, gây khó khăn trong việc
dự đoán trong tương lai. Do giá dầu thường bị thao túng bởi OPEC và chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ từ các biến động thời cuộc.
160

140

120

100
USD

80

60

40

20

0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

NĂM

Hình 3.2: Giá dầu thô trên thế giới từ năm 2010 đến 2019

Nguồn: OPEC- Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa

Có thể thấy giá dầu không hề ổn định và tụt dốc sau đỉnh điểm năm 2011,
thời điểm Mỹ tấn công Lybia và hạ cực thấp năm 2016 khi Mỹ quyết định mở kho
dầu dự trữ. Những biến động này góp phần làm tăng giảm giá dầu gây biến động
giá xăng dầu trong nước.

3.2. Chính sách quản lý nhập khẩu xăng dầu và tình hình nhập khẩu của Việt
Nam
3.2.1. Quy định pháp luật
Chính sách kinh doanh xăng dầu và nhập khẩu xăng dầu được thể hiện qua
MỤC 1 Nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ. Cụ thể là các
doanh nghiệp cần phải có những điều kiện để có thể trở thành thương nhân bán lẻ
xăng dầu vì đây là một mặt hàng thiết yếu, cần sự an toàn trong việc sản xuất kinh
doanh và biến động giá rất mạnh.
Thương nhân có đủ các điều kiện quy định được Bộ Công Thương cấp Giấy
phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu. Các quy định được thể hiện rõ
ràng và gắn chặt với tiêu chuẩn chung quốc tế.
Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu. Có cầu cảng chuyên
dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế của Việt Nam, bảo đảm tiếp nhận được tàu
chở xăng dầu hoặc phương tiện vận tải xăng dầu khác có trọng tải tối thiểu bảy
21
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

nghìn tấn (7.000 tấn), thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử
dụng từ năm (05) năm trở lên.
Có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu mười lăm nghìn
mét khối (15.000 m3) để trực tiếp nhận xăng dầu từ tàu chở xăng dầu và phương
tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng khác, thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở
hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05)
năm trở lên. Sau ba (03) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu,
nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc đồng sở hữu với số vốn góp tối thiểu năm
mươi mốt phần trăm (51%) đối với hệ thống kho, đủ đáp ứng tối thiểu một phần ba
(1/3) nhu cầu dự trữ của thương nhân theo quy định về chất lượng kho xăng dầu
quốc gia.
Có phương tiện vận tải xăng dầu nội địa thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc
đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ
năm (05) năm trở lên. Sau hai (02) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh
xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc đồng sở hữu với số vốn góp tối
thiểu năm mươi mốt phần trăm (51%) đối với các phương tiện vận tải xăng dầu nội
địa có tổng sức chứa tối thiểu là ba nghìn mét khối (3.000 m3).
Có hệ thống phân phối xăng dầu: Tối thiểu mười (10) cửa hàng bán lẻ thuộc
sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu của doanh nghiệp, tối thiểu bốn mươi (40) tổng
đại lý hoặc đại lý bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân.
Mỗi năm, kể từ khi được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
xăng dầu, phải sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu tối thiểu bốn (04) cửa hàng bán
lẻ xăng dầu, cho đến khi đạt tối thiểu một trăm (100) cửa hàng bán lẻ xăng dầu
thuộc hệ thống phân phối của thương nhân.
Phù hợp với quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng
dầu.Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu nhiên liệu bay không bắt buộc
phải có hệ thống phân phối quy định nhưng phải có phương tiện tra nạp nhiên liệu
bay thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu của thương nhân.
Chính sách của Việt Nam trong các FTA còn được thể hiện khi Việt Nam
đang áp dụng mức thuế nhập khẩu tối huệ quốc (mức thuế nhập khẩu MFN) cho tất
cả các nước thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Theo đó, Việt
Nam cam kết quy định mức thuế nhập khẩu trần (tối đa) là 40% đối với xăng.
Theo cam kết tại FTA trong nội khối ASEAN (ATIGA), từ năm 2012, mức
thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với mặt hàng xăng là 20%, dầu diesel là 5%, dầu
hỏa là 7%, nhiên liệu bay là 10%, dầu mazut là 0% (các mặt hàng dầu về 0% từ năm
2016, trừ dầu mazut).
Tại FTA Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA), từ năm 2016, mức thuế nhập khẩu
ưu đãi đặc biệt đối với mặt hàng xăng là 10%, các mặt hàng dầu là 5% (hiện nay,
các mặt hàng dầu đã về 0%). Mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với mặt hàng
xăng dầu cam kết trong các hiệp định dần về 0%.
Giá tính thuế nhập khẩu xăng dầu lấy theo mức giá của tháng 3/2018; áp
dụng mức thuế nhập khẩu MFN 40% so với áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc
biệt theo ATIGA 20% và VKFTA 10%.

22
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

Dựa trên 3 yếu tố đó để tính toán, số thu thuế từ hoạt động nhập khẩu xăng
dầu giảm từ 53 nghìn tỷ đồng năm 2015 xuống khoảng 13,4 nghìn tỷ đồng năm
2016 (giảm khoảng 39,6 nghìn tỷ đồng so với năm 2015); khoảng 14,1 nghìn tỷ
đồng năm 2017 (giảm khoảng 38,9 nghìn tỷ đồng so với năm 2015, số thu năm
2017 tăng nhẹ so với năm 2016 là do sản lượng nhập khẩu tăng); và sẽ giảm xuống
khoảng 10,3 nghìn tỷ đồng năm 2018 (giảm khoảng 42,7 nghìn tỷ đồng so với năm
2015). Số thu thuế từ hoạt động nhập khẩu xăng dầu sẽ tiếp tục giảm cho đến khi
thuế nhập khẩu giảm về 0% (theo ATIGA, mức thuế đối với mặt hàng xăng về 0%
vào năm 2024).
Quy định về tính giá xăng dầu:
Là mặt hàng quan trọng nên giá xăng dầu được quy định quản lý theo Nghị
định 83/NĐ-CP. Giá xăng dầu được tính theo giá cơ sở, và giá cơ sở trên cơ sở 15
ngày. Thời gian tối thiểu giữa 2 đợt điều chỉnh giá xăng liên tiếp là 15 ngày khi tăng
giá và tối đa 15 ngày khi giảm giá.
Giá cơ sở (*) = (Giá CIF + thuế nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt) * tỷ giá
ngoại hối + Chi phí định mức + lợi nhuận định mức +/- khoản trích vào "Quỹ bình
ổn giá xăng" + Thuế GTGT + Phí bảo vệ môi trường + Các loại thuế và phí khác
Trong đó: Giá CIF: Giá trung bình của xăng dầu được giao dịch ở thị trường
Singapore 15 ngày + Hàng hóa + Bảo hiểm
Tỷ giá ngoại hối: Tỷ giá bán ra của Vietcombank đối với giá CIF và lãi suất
liên ngân hàng để tính thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt.
Chi phí theo quy định: chi phí phân phối (cơ sở hạ tầng/chi phí bán hàng,
v.v.) của nhà bán buôn và bán lẻ
Lợi nhuận theo quy định: Lợi nhuận chia cho nhà phân phối từ mỗi lít xăng
dầu bán ra
Quỹ bình ổn giá xăng dầu: Được thành lập với mục đích hạn chế tác động
của biến động giá, được tính trên cơ sở sản lượng bán ra thực tế (300VND/lít) và
được ghi nhận là giá vốn hàng bán của nhà phân phối xăng dầu.
3.2.2. Tình hình nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam
Tháng 12 năm 2019, cả nước nhập khẩu 214.191 tấn xăng dầu, với tổng kim
ngạch đạt hơn 124 triệu USD. Lũy kế từ đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 6,5
triệu tấn, tổng kim ngạch 3,97 tỷ USD.
Đáng chú ý, sản lượng và kim ngạch đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm
ngoái, trong đó, sản lượng giảm 2,4 triệu tấn, kim ngạch giảm 1,97 tỷ USD.
Trong khi đó, nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2019 đã
giảm mạnh 27,1% về lượng và giảm 33,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018.
4 nhóm sản phẩm nhập khẩu chính của Việt Nam trong nhóm xăng dầu là:
Xăng, dầu diesel, dầu mazut, nhiên liệu bay.
Về thị trường, Việt Nam vẫn chủ yếu nhập khẩu xăng dầu của 3 quốc gia là
Malaysia, Hàn Quốc, Singapore. Với 4,74 triệu tấn, riêng 3 thị trường ở châu Á nêu
trên chiếm tới hơn 75% tổng sản lượng xăng dầu nhập khẩu cả nước trong cùng thời
điểm.

23
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

Trong đó, mặc dù Malaysia vẫn là thị trường cung cấp xăng dầu nhiều nhất
cho Việt Nam song nhập khẩu xăng dầu nhập khẩu từ thị trường này chỉ đạt 1,8
triệu tấn, tương đương trị giá 1,07 tỷ USD, giảm 25,8% về lượng và giảm 29,2% về
kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu xăng dầu từ Malaysia hiện chiếm
28,6% tổng lượng và chiếm 27,7% tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu của Việt
Nam.
Tương tự, nhập khẩu xăng dầu từ thị trường lớn thứ hai là Hàn Quốc cũng
giảm 28,7% về lượng và giảm 36,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018, đạt
1,54 triệu tấn, tương đương trị giá 1,01 tỷ USD. Nhập khẩu xăng dầu từ Hàn Quốc
chiếm gần 24,5% tổng lượng và chiếm 26,2% tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu
của cả nước.
Với thị trường Singapore cũng có mức nhập khẩu xăng dầu giảm mạnh. Theo
đó, nhập khẩu xăng dầu từ thị trường này giảm 29,7% về lượng và giảm 37% về
kim ngạch, đạt 1,4 triệu tấn, trị giá 801,29 triệu USD. Nhập khẩu xăng dầu từ
Singapore chiếm gần 22,3% tổng lượng và chiếm 20,8% tổng kim ngạch.
Việc giảm nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam là điều dễ hiểu khi Nhà máy
lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) đã vận hành ổn định hơn 1 năm qua.
Các sản phẩm lọc hóa dầu đa dạng bao gồm khí hóa lỏng LPG, xăng không
chì RON 92, RON 95, nhiên liệu diesel, nhiên liệu phản lực, benzen, lưu huỳnh
cùng nhiều sản phẩm phong phú khác.
Đáng chú ý, trong 12 tháng qua, nhập khẩu xăng dầu từ toàn bộ các thị
trường đều mạnh sụt giảm cả lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, mặc dù Malaysia vẫn là thị trường cung cấp xăng dầu nhiều nhất cho
Việt Nam song nhập khẩu xăng dầu nhập khẩu từ thị trường này chỉ đạt 1,8 triệu
tấn, tương đương trị giá 1,07 tỷ USD, giảm 25,8% về lượng và giảm 29,2% về kim
ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.Nhập khẩu xăng dầu từ Malaysia hiện chiếm
28,6% tổng lượng và chiếm 27,7% tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu của Việt
Nam.
Tương tự, nhập khẩu xăng dầu từ thị trường lớn thứ hai là Hàn Quốc cũng
giảm 28,7% về lượng và giảm 36,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018, đạt
1,54 triệu tấn, tương đương trị giá 1,01 tỷ USD. Nhập khẩu xăng dầu từ Hàn Quốc
chiếm gần 24,5% tổng lượng và chiếm 26,2% tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu
của cả nước.
Với thị trường Singapore cũng có mức nhập khẩu xăng dầu giảm mạnh. Theo
đó, nhập khẩu xăng dầu từ thị trường này giảm 29,7% về lượng và giảm 37% về
kim ngạch, đạt 1,4 triệu tấn, trị giá 801,29 triệu USD.Nhập khẩu xăng dầu từ
Singapore chiếm gần 22,3% tổng lượng và chiếm 20,8% tổng kim ngạch.
Điều tương tự cũng xảy ra đối với lượng nhập khẩu xăng dầu từ Trung Quốc,
Thái Lan và Nga, với mức giảm lần lượt là 1%, 41% và 80% về lượng so với cùng
kỳ năm ngoái. Duy nhất nhập khẩu xăng dầu từ thị trường Hồng Kông là tăng mạnh
452% về lượng và tăng 325,7% về kim ngạch, tuy nhiên lượng nhập khẩu lại rất ít,
chỉ 563 tấn.

24
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

3.3. Đễ xuất tên đề tài thực tập tốt nghiệp:


Đề xuất đề tài: “Mạng lưới tiêu thụ xăng dầu nhập khẩu của công ty cổ
phần xăng dầu dầu khí Hà Nội trong giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến
2025”

KẾT LUẬN
Trong những năm qua, Việt Nam đã và đang phụ thuộc nhiều hơn vào
thương mại quốc tế. Đặc biệt là trong lĩnh vực Năng lượng, khi nước ta đang đẩy
mạnh phát triển nền kinh tế, nhu cầu cho tiêu thụ xăng dầu rất lớn thì việc theo dõi,
học hỏi từ các nước trên thế giới nhất là những quốc gia có kinh nghiệm về lĩnh vực
này là rất cần thiết. Việc phân tích mạng lưới tiêu thụ xăng dầu của công ty cũng
nhằm cải thiện kết quả kinh doanh và đảm bảo sự cân đối, ổn định từ các nguồn
cung, nhất là các nguồn cung nước ngoài.
Thời gian vừa qua, mặc dù thị trường xăng dầu thế giới có nhiều biến động
phức tạp khó lường, Công ty Cổ phần Xăng dầu dầu khí Hà Nội vẫn luôn cố gắng
phân tích thị trường để đảm bảo phát triển mạng lưới tiêu thụ xăng dầu. Thông qua
hoạt động kinh doanh xăng dầu, Công ty Xăng dầu dầu khí Hà Nội đã đảm bảo an
ninh năng lượng đáp ứng yêu cầu trong nước, góp phần vào an sinh xã hội và hiện
đại hóa đất nước.
Nhưng do xăng dầu là mặt hàng luôn biến động, Công ty trong những năm
vừa qua đã trải qua những khó khăn nhất định cùng với Tổng công ty trong việc
kinh doanh xăng dầu, kiện toàn và mở rộng mạng lưới tiêu thụ. Nhằm vượt qua
những khó khăn thách thức trên, cần có một sự nỗ lực, cố gắng của cán bộ công
nhân viên toàn công ty và sự quan tâm, giúp đỡ của Nhà nước nhằm ổn định công
việc kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp nói chung và của Công ty nói riêng,
góp phần vào bình ổn và tăng trưởng kinh tế đất nước.
Báo cáo được chia làm 3 chương chính dựa theo tiêu chí cải thiện mạng lưới
tiêu thụ xăng dầu của Công ty.
Chương 1 trình bày về Công ty cổ phần Xăng dầu dầu khí Hà Nội nhằm đưa
ra thông tin cơ bản về công ty. Từ những hiểu biết cơ bản về Công ty, lịch sử thành
lập, các cơ sở kinh doanh của Công ty trên toàn quốc. Điều này giúp có cái nhìn
Tổng quan về quy mô của Công ty Xăng dầu dầu khí Hà Nội.
Chương 2 phân tích các chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và tình hình
hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Xăng dầu dầu khí Hà Nội. Những ngành
nghề kinh doanh của Công ty Xăng dầu dầu khí Hà Nội cho thấy rằng Công ty đang
đóng góp công sức rất lớn trong công cuộc hiện đại hóa đất nước dựa trên sự bình
ổn về năng lượng cho quốc gia.
Chương này cũng đề cập tới cơ cấu tổ chức của Công ty và tình hình lao
động hiện tại của Công ty để thể hiện được chất lượng nguồn nhân lực của Công ty
rất cao và luôn đầy đủ. Cơ cấu tổ chức của công ty cũng thể hiện sự quản lý khoa
học trong một ngành nghề kinh doanh vốn rất biến động.

25
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

Tình hình về giá cả cũng được đề cập trong chương này để thể hiện xu
hướng dao động giá của loại mặt hàng này. Xăng dầu vốn là loại mặt hàng phụ
thuộc mạnh vào giá thế giới, do vậy những doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này
phải hết sức quan tâm đến các biến động giá cả trong nước và quốc tế. Đồng thời
luôn cập nhật để đưa ra các biện pháp nhằm giữ bình ổn giá mặt hàng này và vẫn
kinh doanh có lãi.

Báo cáo tài chính và thông báo kết quả kinh doanh của các chi nhánh được
nêu trong chương 2 nhằm phân tích các chỉ số cơ bản về kỳ kế hoạch và thực hiện
của Công ty nhằm mang lại cái nhìn về doanh thu, chi phí, lợi nhuận trước thuế và
triển vọng về lợi nhuận có thể đạt được trong tương lai.
Chương 2 còn đề cập tới triển vọng và phương hướng phát triển của Công ty
trong bối cảnh bất ổn chính trị thế giới và các biến động khác đã làm giá dầu đi
xuống thời gian gần đây. Mục tiêu dài hạn của Công ty cũng chính là phương án
phát triển PV Oil Hà Nội trở thành Công ty kinh doanh mảng bán lẻ hàng đầu miền
Bắc và góp phần cải thiện hình ảnh Tổng công ty.
Chương 3 đánh giá về Thị trường xăng dầu trên thế giới và chính sách của
Việt Nam làm cơ sở để phân tích Chuyên đề thực tập. Chương này gồm có tổng
quan về thị trường xăng dầu Việt Nam và thế giới, phần chính sách luật pháp của
Việt Nam về nhập khẩu xăng dầu và các công ước quốc tế liên quan đến dầu mỏ mà
Việt Nam đã tham gia. Đổng thời, Chương 3 cũng đề cập đến tình hình nhập khẩu
xăng dầu của nước ta trong giai đoạn năm 2019 trong bối cảnh 2 nhà máy Dung
Quất và Nghi Sơn vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu trong nước.
Chương này cũng đưa ra các FTA mà Việt Nam đã ký kết về mặt hàng xăng
dầu và biểu thuế của loại mặt hàng này khi được nhập khẩu vào Việt Nam. Những
cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký còn là tiền đề tạo cơ sở cho việc khai thác hợp
lý dầu thô trên toàn quốc và buôn bán dầu trên lãnh thổ nước ta. Các phần sau đưa
ra các bộ luật ảnh hưởng tới giá xăng như luật bảo vệ môi trường, luật tiêu thụ đặc
biệt,... tất cả được đưa ra nhằm tạo những cơ sở tính toán và dự đoán giá xăng dầu
trong nước, quốc tế trong ngắn hạn và dài hạn.
Thị trường xăng dầu hiện đang biến động rất phức tạp với bối cảnh chính trị
thế giới giữa Mỹ- Iran và các cuộc xung đột tại Trung Đông, cùng với đó là tình
hình dịch bệnh Covid 19 đang lan tràn đã tạo nên một cuộc khủng hoảng kinh tế.
Các ngành kinh tế đình trệ và mọi người hạn chế di chuyển đã kéo giá xăng dầu
giảm xuống liên tiếp trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên đây cũng là một cơ hội để
ngành xăng dầu có thể chuyển mình thích ứng tốt hơn với những biến động của thời
cuộc. Công ty PV Oil Hà Nội cũng không nằm ngoài vòng xoáy này khi tình trạng
kinh doanh không khả quan trong những tháng vừa qua. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo
an ninh năng lượng cho đất nước và kinh doanh hiệu quả, Công ty đã và đang tìm
tòi nhiều giải pháp làm tăng doanh thu từ mặt hàng này.
Việc nghiên cứu mạng lưới tiêu thụ của Công ty nhằm cải thiện doanh thu
cho Công ty lại càng nên được lưu tâm một cách đặc biệt và nghiên cứu một cách
kỹ lưỡng. Với mạng lưới vẫn còn trong giai đoạn phát triển, PV Oil Hà Nội dự báo
sẽ chiếm được thị phần vô cùng lớn tại các khu vực ngoại ô và nông thôn trong
những năm kế tiếp khi mà đối thủ chủ chốt- Petrolimex chỉ tập trung tại các đô thị

26
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

lớn. Từ đó sẽ là tiền đề để Công ty từng bước chiếm nhiều thị phần hơn tại địa bàn
được giao và đảm bảo quảng bá hình ảnh PV Oil đi xa hơn nữa trên mọi miền tổ
quốc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Đặng Đình Đào - Hoàng Đức Thân (2003) - Giáo trình Kinh tế thương mại -
NXB Thống kê.
2. Đỗ Văn Quang (2018)- Cuộc chiến Vàng đen- NXB Trẻ
3. Hoàng Minh Đường – Nguyễn Thừa Lộc (2005) – Giáo trình Quản trị doanh
nghiệp thương mại – NXB Lao động – Xã hội.
4. Nguyễn Thường Lạng- Đỗ Đức Bình (2012) – Giáo trình Kinh tế quốc tế -
NXB ĐH Kinh tế quốc dân.
5. Nguyễn Xuân Hồng (2019) –Khách quan đánh giá những khó khăn của
ngành dầu khí (2019), truy cập lần cuối vào 06/02/2020, từ:
<http://tapchicongsan.org.vn/web/guest/tap-oan-dau-khi-viet-
nam/-/2018/55079/khach-quan-danh-gia%2C-chia-se-nhung-kho-khan-cua-
nganh-dau-khi.aspx#>.
6. Nguyễn Xuân Quang (2007) – Giáo trình Marketing thương mại – NXB Đại
học Kinh tế quốc dân.
7. Phạm Thị Thu Hường (2011)- Nghiệp vụ và quản trị bán hàng – NXB Thống
kê.
8. Phạm Xuân Linh- Tô Mạnh Vũ (2019)- Báo cáo thường niên PV Oil
9. Philip Kotler (1997)– Giáo trình Marketing căn bản – NXB Thống kê.
10. Trương Đình Chiến (1999)- Quản trị hệ thống phân phối sản phẩm – NXB
Thống kê.
11. Vũ Thị Minh (1998)- Giáo trình Kinh tế tài nguyên- NXB Thống kê
12. Vũ Thị Minh (2006)- giáo trình Quản lý tài nguyên- NXB Thống kê

27
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

TÀI LIỆU TIẾNG ANH


1. Aoyama, T., Hattori, Y., Mizuta, J., and Sato, Y. (1996),An Experimental
Study on Premixed-Charge Compression Ignition Gasoline Engine, truy cập
lần cuối ngày 06/02/2020 từ < https://www.sae.org/publications/technical-
papers/content/960081/>
2. Energy products (2019), truy cập lần cuối ngày 06/02/2020 từ
<https://www.petrol.eu/sustainable-development/environment/energy-
services/energy-products>
3. Jun Harada, Tsutomu Tomita, Hiroyuki Mizuno, Zenichiro Mashiki and
Yasushi Ito (2012), Development of Direct Injection Gasoline Engine truy
cập lần cuối ngày 06/02/2020 từ
< https://www.jstor.org/stable/44730719?seq=1>
4. L Benbrahim-Tallaa, RA Baan, Y Grosse (2012), Carcinogenicity of diesel-
engine and gasoline-engine exhausts and some nitroarenes, truy cập lần cuối
ngày 06/02/2020 từ
<https://s3.amazonaws.com/academia.edu.documents/39221828/54ae694f0cf
2828b29fcfcf8.pdf?response-content-disposition=inline%3B%20filename
%3DCarcinogenicity_of_diesel-engine_and_gas.pdf&X-Amz-
Algorithm=AWS4-HMAC-SHA256&X-Amz-
Credential=AKIAIWOWYYGZ2Y53UL3A%2F20200216%2Fus-east-
1%2Fs3%2Faws4_request&X-Amz-Date=20200216T155404Z&X-Amz-
Expires=3600&X-Amz-SignedHeaders=host&X-Amz-
Signature=0b63a4f177e9947ae694f5f9ec873d7aa341aca28e31e6bea602790
bb44070ca >
5. Petrol in Vietnam (2019), truy cập lần cuối ngày 06/02/2020 từ
<https://rentabikevn.com/finding-petrol-in-vietnam/>

28
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

6. Signature size distributions for diesel and gasoline engine exhaust particulate
matter (2001), truy cập lần cuối ngày 06/02/2020 từ
<https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0021850200001117>

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: NGHỊ ĐỊNH VỀ KINH DOANH XĂNG DẦU
CỦA CHÍNH PHỦ

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 84/2009/NĐ-CP Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2009


 

NGHỊ ĐỊNH
Về kinh doanh xăng dầu

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;


Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về kinh doanh xăng dầu và điều kiện kinh doanh xăng
dầu tại thị trường Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Nghị định này áp dụng đối với thương nhân Việt Nam theo quy định của
Luật Thương mại.
2. Nghị định này không áp dụng đối với thương nhân nhập khẩu, sản xuất và
pha chế các loại xăng dầu chuyên dùng cho nhu cầu riêng của mình, không lưu
thông trên thị trường theo quy định của Bộ Công Thương.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

29
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

1. Xăng dầu là tên chung để chỉ các sản phẩm của quá trình lọc dầu thô, dùng
làm nhiên liệu, bao gồm: xăng động cơ, dầu điêzen, dầu hỏa, dầu madút, nhiên liệu
bay; các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu động cơ, không bao gồm các loại khí
hóa lỏng.
2. Kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động: xuất khẩu (xăng dầu, nguyên
liệu sản xuất trong nước và xăng dầu, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu), nhập
khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu, nguyên liệu;
sản xuất và pha chế xăng dầu; phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước; dịch vụ
cho thuê kho, cảng, tiếp nhập, bảo quản và vận chuyển xăng dầu.
3. Sản xuất xăng dầu là quá trình lọc, chuyển hóa dầu thô, sản phẩm xăng dầu,
bán thành phẩm xăng dầu, phụ gia và các chế phẩm khác thành các sản phẩm xăng
dầu.
4. Pha chế xăng dầu là quá trình trộn sản phẩm, bán thành phẩm xăng dầu,
phụ gia và các chế phẩm khác để chuyển hóa thành sản phẩm xăng dầu.
5. Cơ sở kinh doanh xăng dầu bao gồm: cảng chuyên dụng, nhà máy sản xuất,
xưởng pha chế, kho, phương tiện vận chuyển và cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
6. Nguyên liệu để sản xuất và pha chế xăng dầu bao gồm: dầu thô, sản phẩm,
bán thành phẩm xăng dầu, phụ gia và các chế phẩm khác.
7. Giá xăng dầu thế giới là giá được giao dịch trên thị trường quốc tế do Liên
Bộ Tài chính – Công Thương xác định và công bố.
8. Giá bán lẻ xăng dầu là giá bán được niêm yết tại các cửa hàng bán lẻ xăng
dầu.
9. Giá cơ sở là giá để hình thành giá bán lẻ xăng dầu bao gồm các yếu tố và
được xác định bằng (=) {Giá CIF cộng (+) Thuế nhập khẩu cộng (+) Thuế tiêu thụ
đặc biệt} nhân (x) Tỷ giá ngoại tệ cộng (+) Chi phí kinh doanh định mức cộng (+)
Quỹ Bình ổn giá cộng (+) Lợi nhuận định mức trước thuế cộng (+) Thuế giá trị gia
tăng cộng (+) Phí xăng dầu cộng (+) Các loại thuế, phí và các khoản trích nộp khác
theo quy định pháp luật hiện hành; được tính bình quân của số ngày dự trữ lưu
thông quy định tại Điều 22 Nghị định này; trong đó:
Giá CIF là giá xăng dầu thế giới cộng (+) Phí bảo hiểm cộng (+) Cước vận tải
về đến cảng Việt Nam;
Tỷ giá ngoại tệ là tỷ giá bán bình quân của các ngân hàng thương mại mà
thương nhân đầu mối giao dịch;
Thuế nhập khẩu, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế giá trị gia tăng, Phí xăng dầu;
các loại thuế, phí và các khoản trích nộp khác (nếu có) theo quy định của pháp luật;
Chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức, Quỹ Bình ổn giá theo quy
định của Bộ Tài chính.
10. Thương nhân kinh doanh xăng dầu bao gồm: thương nhân kinh doanh xuất
khẩu, nhập khẩu xăng dầu; thương nhân sản xuất xăng dầu; thương nhân làm tổng
đại lý, đại lý bán lẻ xăng dầu; thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu.

30
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

11. Thương nhân đầu mối bao gồm: thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập
khẩu xăng dầu và thương nhân sản xuất xăng dầu.
Điều 4. Áp dụng điều ước quốc tế và pháp luật có liên quan
1. Thương nhân nước ngoài kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam theo điều ước
quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, phải tuân thủ
các quy định tại Nghị định này; trường hợp điều ước quốc tế quy định khác với quy
định tại Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
2. Thương nhân kinh doanh xăng dầu, ngoài việc tuân thủ các quy định Nghị
định này còn phải tuân thủ các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 5. Quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu
1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan lập và
công bố công khai quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu trên cơ sở
phù hợp với định hướng phát triển ngành dầu khí Việt Nam và phát triển kinh tế -
xã hội đến năm 2020; quy hoạch phát triển hệ thống kho cảng xăng dầu đầu mối,
kho xăng dầu dự trữ chiến lược và dự trữ lưu thông, hệ thống tuyến ống xăng dầu
trên phạm vi cả nước.
2. Bộ Giao thông vận tải lập dự án xây dựng mới hoặc dự án cải tạo nâng cấp
hệ thống giao thông chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, các Bộ, ngành có liên
quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để xác định
các điểm đấu nối phù hợp với hệ thống cơ sở kinh doanh xăng dầu đã được quy
hoạch.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm lập
và công bố công khai quy hoạch mạng lưới cửa hàng bán lẻ xăng dầu và kho xăng
dầu phục vụ nhu cầu xăng dầu lưu thông trên địa bàn. Cửa hàng bán lẻ xăng dầu
phải phù hợp với Tiêu chuẩn Quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố;
riêng tại khu vực địa bàn biên giới, phải tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn
cho công tác quản lý, bảo vệ đường biên, mốc giới và chống buôn lậu xăng dầu qua
biên giới.
4. Khuyến khích thương nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư phát triển
cơ sở kinh doanh xăng dầu theo đúng quy hoạch đã được các cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
Điều 6. Phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường
1. Cơ sở kinh doanh xăng dầu phải thường xuyên bảo đảm các quy định của
pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động
kinh doanh xăng dầu.
2. Thương nhân kinh doanh xăng dầu phải tổ chức kiểm tra định kỳ các cơ sở
kinh doanh xăng dầu để thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về
phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường.
Chương II
KINH DOANH XĂNG DẦU
MỤC 1. KINH DOANH XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU XĂNG DẦU
31
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

Điều 7. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng
dầu
Thương nhân có đủ các điều kiện quy định dưới đây được cấp Giấy phép kinh
doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu:
1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh xăng dầu;
2. Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế của Việt Nam,
bảo đảm tiếp nhận được tầu chở xăng dầu nhập khẩu hoặc phương tiện vận chuyển
xăng dầu khác có trọng tải tối thiểu bảy ngàn tấn (7.000T), thuộc sở hữu doanh
nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê dài hạn từ năm (05) năm trở lên;
3. Có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu mười lăm ngàn
mét khối (15.000m3) để trực tiếp nhận xăng dầu từ tầu chở dầu và phương tiện vận
tải xăng dầu khác, thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng
dài hạn từ năm (05) năm trở lên;
4. Có phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng thuộc sở hữu doanh nghiệp
hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng dài hạn từ năm (05) năm trở lên để bảo đảm
cung ứng xăng dầu cho hệ thống phân phối của mình;
5. Có hệ thống phân phối xăng dầu của mình: tối thiểu mười (10) cửa hàng
bán lẻ thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu và hệ thống đại lý tối thiểu bốn mươi (40) đại
lý bán lẻ xăng dầu;
6. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu nhiên liệu bay không bắt
buộc phải có hệ thống phân phối quy định tại khoản 5 Điều này nhưng phải có
phương tiện tra nạp nhiên liệu bay thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu của thương nhân.
Điều 8. Thẩm quyền, hồ sơ, trình tự cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu,
nhập khẩu xăng dầu
1. Bộ Công Thương có trách nhiệm cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập
khẩu xăng dầu cho các thương nhân có đủ các điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị
định này.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu
a) Đối với trường hợp cấp mới, hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu theo
Mẫu số 1 kèm theo Nghị định này;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản kê cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu theo
quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 7 Nghị định này, kèm theo các tài liệu chứng
minh;
- Danh sách cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu và danh
sách tổng đại lý, đại lý thuộc hệ thống phân phối xăng dầu của thương nhân theo
quy định tại khoản 5 Điều 7 Nghị định này, kèm theo các tài liệu chứng minh.
b) Đối với trường hợp cấp bổ sung, sửa đổi

32
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

Trường hợp có thay đổi các nội dung của Giấy phép kinh doanh xuất khẩu,
nhập khẩu xăng dầu, thương nhân phải lập hồ sơ gửi về Bộ Công Thương đề nghị
bổ sung, sửa đổi Giấy phép. Hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị bổ sung, sửa đổi;
- Bản gốc Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu đã được cấp;
- Các tài liệu chứng minh yêu cầu bổ sung, sửa đổi.
c) Đối với trường hợp cấp lại
Trường hợp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu bị mất, bị
cháy, bị tiêu hủy dưới hình thức khác, thương nhân phải lập hồ sơ gửi về Bộ Công
Thương đề nghị cấp lại Giấy phép. Hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị cấp lại;
- Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
xăng dầu (nếu có).
Trường hợp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hết hiệu lực
thi hành, thương nhân phải lập hồ sơ như đối với trường hợp cấp mới quy định tại
điểm a khoản này và gửi về Bộ Công Thương trước ba mươi (30) ngày, trước khi
Giấy phép hết hiệu lực.
3. Trình tự cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu
a) Thương nhân gửi hồ sơ về Bộ Công Thương.
b) Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp
lệ, Bộ Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy phép kinh
doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu theo Mẫu số 2 kèm theo Nghị định này cho
thương nhân. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Công Thương phải trả lời bằng
văn bản và nêu rõ lý do.
c) Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng bảy (07) ngày kể từ ngày tiếp
nhận hồ sơ của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân bổ
sung.
4. Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu có thời hạn hiệu lực
là năm (05) năm kể từ ngày cấp.
5. Thương nhân được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng
dầu phải nộp phí và lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
6. Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu bị thu hồi trong các
trường hợp: hết thời hạn hiệu lực thi hành; thương nhân không tiếp tục hoạt động
kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xuất khẩu; thương nhân bị phá sản theo luật định
và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập
khẩu xăng dầu
1. Căn cứ hạn mức nhập khẩu tối thiểu Bộ Công Thương giao hàng năm,
thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu có trách nhiệm nhập khẩu bảo đảm

33
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

chất lượng, đủ số lượng, cơ cấu chủng loại cho hệ thống phân phối và mức dự trữ
lưu thông xăng dầu tối thiểu theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
2. Xuất khẩu (xăng dầu, nguyên liệu sản xuất trong nước và xăng dầu, nguyên
liệu có nguồn gốc nhập khẩu), tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu
xăng dầu và nguyên liệu theo quy định tại Điều 24 Nghị định này.
3. Được mua bán xăng dầu, nguyên liệu với các thương nhân đầu mối khác.
4. Chấp hành các quy định và chịu trách nhiệm về giá, số lượng, chất lượng
xăng dầu bán ra trên thị trường.
5. Ngoài việc bán trực tiếp cho các hộ công nghiệp, chỉ được ký hợp đồng với
các thương nhân đủ điều kiện làm tổng đại lý, đại lý quy định tại Điều 13, Điều 14
và các thương nhân này không vi phạm quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 17
Nghị định này; phải đăng ký hệ thống phân phối theo quy định của Bộ Công
Thương.
6. Phải quy định thống nhất việc ghi tên thương nhân kinh doanh xuất khẩu,
nhập khẩu xăng dầu tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của
mình và tổ chức kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp thuộc hệ thống phân phối của
mình. Việc sử dụng biểu tượng (lô gô), nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại của thương
nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu phải phù hợp với Luật Sở hữu trí
tuệ và các quy định khác của pháp luật.
7. Chỉ được chuyển tải, sang mạn xăng dầu tại các vị trí do Bộ Giao thông vận
tải hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định; chuyển
tải, sang mạn xăng dầu từ tàu lớn hoặc phương tiện vận tải khác mà cảng Việt Nam
không có khả năng tiếp nhận trực tiếp do cơ quan cảng vụ quy định.
8. Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ
môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh.
9. Được quyền nhập khẩu hoặc mua trong nước nguyện liệu để pha chế xăng
dầu. Việc nhập khẩu nguyên liệu phải theo kế hoạch đã đăng ký sau khi được Bộ
Công Thương xác nhận, thông báo cho cơ quan hải quan làm thủ tục và kiểm soát
việc nhập khẩu nguyên liệu của thương nhân.
10. Được thực hiện các dịch vụ cung ứng nhiên liệu bay nếu đáp ứng đủ các
điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.
11. Được áp dụng các công cụ, nghiệp vụ phát sinh phù hợp với thông lệ quốc
tế để giao dịch, mua bán xăng dầu.
MỤC 2. SẢN XUẤT XĂNG DẦU
Điều 10. Điều kiện sản xuất xăng dầu
Thương nhân có đủ các điều kiện quy định dưới đây được phép sản xuất xăng
dầu:
1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh xăng dầu;

34
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

2. Có cơ sở sản xuất xăng dầu theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt và
được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư;
3. Có phòng thử nghiệm, đo lường đủ năng lực để kiểm tra chất lượng xăng
dầu sản xuất theo các quy định hiện hành.
Điều 11. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân sản xuất xăng dầu
1. Sản xuất xăng dầu theo kế hoạch đăng ký được Bộ Công Thương xác nhận
hàng năm; duy trì mức dự trữ xăng dầu và nguyên liệu cho sản xuất tối thiểu phù
hợp với dự án đầu tư được phê duyệt và kế hoạch sản xuất đã đăng ký với Bộ Công
Thương.
2. Được mua nguyên liệu trong nước, trực tiếp nhập khẩu nguyên liệu hoặc ủy
thác cho các thương nhân có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu
thực hiện. Việc nhập khẩu nguyên liệu phải theo kế hoạch đã đăng ký sau khi được
Bộ Công Thương xác nhận, thông báo cho cơ quan hải quan làm thủ tục và kiểm
soát việc nhập khẩu nguyên liệu của thương nhân.
3. Được nhận gia công trong nước và gia công xuất khẩu xăng dầu.
4. Xăng dầu khi đưa vào lưu thông phải phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia,
Tiêu chuẩn công bố áp dụng.
5. Được tiêu thụ tại thị trường trong nước xăng dầu do thương nhân sản xuất
trong hệ thống phân phối của mình tổ chức theo các quy định tại Nghị định này
hoặc bán và chỉ được bán cho thương nhân đầu mối khác.
Xuất khẩu xăng dầu do thương nhân sản xuất theo kế hoạch đăng ký với Bộ
Công Thương, phù hợp với dự án đầu tư được phê duyệt.
6. Tổ chức hệ thống phân phối xăng dầu trong nước phải tuân thủ các quy định
áp dụng đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu tại khoản
4, khoản 5 Điều 7; các khoản 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 9 Nghị định này.
MỤC 3. KINH DOANH PHÂN PHỐI XĂNG DẦU
Điều 12. Quyền phân phối xăng dầu
Thương nhân đầu mối được thực hiện phân phối xăng dầu thông qua các đơn
vị trực thuộc, bao gồm các doanh nghiệp thành viên, chi nhánh, kho, cửa hàng bán
lẻ của doanh nghiệp hoặc thông qua hệ thống tổng đại lý, đại lý bán lẻ xăng dầu
theo các quy định tại Mục này.
Điều 13. Điều kiện đối với tổng đại lý kinh doanh xăng dầu
Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được làm tổng đại lý kinh doanh
xăng dầu (sau đây gọi tắt là tổng đại lý):
1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh xăng dầu;
2. Có kho, bể dung tích tối thiểu năm ngàn mét khối (5.000m 3), thuộc sở hữu
doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng dài hạn từ năm (05) năm trở lên
để bảo đảm cung ứng ổn định cho hệ thống phân phối xăng dầu của mình;

35
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

3. Có hệ thống phân phối xăng dầu, bao gồm tối thiểu năm (05) cửa hàng bán
lẻ thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu và tối thiểu hai mươi (20) đại lý
bán lẻ xăng dầu. Hệ thống phân phối này phải nằm trong hệ thống phân phối của
thương nhân đầu mối và chịu sự kiểm soát của thương nhân đó;
4. Có phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng thuộc sở hữu doanh nghiệp
hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng dài hạn từ năm (05) năm trở lên;
5. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo nghiệp vụ
về kỹ thuật an toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định hiện
hành.
Điều 14. Điều kiện đối với đại lý bán lẻ xăng dầu
Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được làm đại lý bán lẻ xăng dầu
(sau đây gọi tắt là đại lý):
1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh xăng dầu;
2. Có cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu.
3. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo nghiệp vụ
về kỹ thuật an toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định hiện
hành.
Điều 15. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng
dầu đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu
Cửa hàng bán lẻ xăng dầu có đủ các điều kiện dưới đây được cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu
1. Địa điểm của cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải phù hợp với quy hoạch đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
2. Được xây dựng và có trang thiết bị theo đúng các quy định hiện hành về
tiêu chuẩn cửa hàng kinh doanh xăng dầu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;
3. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo nghiệp vụ
về kỹ thuật an toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định hiện
hành.
Điều 16. Thẩm quyền, hồ sơ, trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh xăng dầu đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu
1. Sở Công thương có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh xăng dầu cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu có đủ các điều kiện quy định tại Điều
15 Nghị định này.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu
a) Đối với trường hợp cấp mới, hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu, theo
Mẫu số 3 kèm theo Nghị định này;

36
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân chủ sở
hữu cửa hàng bán lẻ xăng dầu;
- Bản kê trang thiết bị của cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo quy định tại khoản 2
Điều 15 Nghị định này và tài liệu chứng minh tính hợp pháp về xây dựng của cửa
hàng bán lẻ xăng dầu;
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ của cán bộ quản lý và nhân viên
cửa hàng theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này.
b) Đối với trường hợp cấp bổ sung, sửa đổi:
Trường hợp có thay đổi các nội dung của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh xăng dầu, thương nhân phải lập hồ sơ gửi về Sở Công Thương đề nghị bổ
sung, sửa đổi Giấy chứng nhận. hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị bổ sung, sửa đổi;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu đã được cấp;
- Các tài liệu chứng minh yêu cầu bổ sung, sửa đổi.
c) Đối với trường hợp cấp lại:
Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu bị mất, bị
cháy, bị tiêu hủy dưới hình thức khác, thương nhân phải lập hồ sơ gửi về Sở Công
Thương đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận. Hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị cấp lại;
- Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng
dầu (nếu có).
Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu hết hiệu lực
thi hành, thương nhân phải lập hồ sơ như đối với trường hợp cấp mới quy định tại
điểm a khoản này và gửi về Sở Công Thương trước ba mươi (30) ngày, trước khi
Giấy chứng nhận hết hiệu lực.
3. Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu
a) Thương nhân gửi hồ sơ về Sở Công Thương;
b) Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp
lệ, Sở Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh xăng dầu theo Mẫu số 4 kèm theo Nghị định này cho thương
nhân. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận, Sở Công Thương phải trả lời bằng
văn bản và nêu rõ lý do;
c) Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng bảy (07) ngày kể từ ngày tiếp
nhận hồ sơ của thương nhân, Sở Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân bổ
sung;
4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu có thời hạn hiệu lực là
năm (05) năm kể từ ngày cấp.
5. Thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu
phải nộp phí và lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.

37
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

6. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu bị thu hồi trong các
trường hợp: hết thời hạn hiệu lực thi hành; thương nhân không tiếp tục hoạt động
kinh doanh xăng dầu; thương nhân bị phá sản theo luật định và các trường hợp khác
theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của tổng đại lý, đại lý và cửa hàng bán lẻ
xăng dầu
1. Tổng đại lý chỉ được ký hợp đồng làm tổng đại lý cho một (01) thương nhân
đầu mối.
2. Đại lý chỉ được ký hợp đồng làm đại lý bán lẻ xăng dầu cho một (01) tổng
đại lý hoặc một (01) thương nhân đầu mối.
3. Cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân đầu
mối phải chịu sự kiểm soát của thương nhân đó; phải niêm yết giá bán các loại xăng
dầu theo hợp đồng đại lý và bán đúng giá niêm yết; biển hiệu phải ghi đầy đủ các
nội dung theo quy định của pháp luật.
4. Chỉ được mua bán xăng dầu với các thương nhân trong hệ thống phân phối
của mình theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, để bán cho người tiêu dùng
và chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng, giá xăng dầu bán ra theo quy định.
5. Nghiêm cấm các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất
thiệt, buôn lậu, gian lận thương mại và các hành vi gian dối khác.
6. Thực hiện chế độ ghi chép chứng từ trong các khâu kinh doanh xăng dầu
theo quy định của Bộ Tài chính.
7. Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ
môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh.
8. Các doanh nghiệp thành viên, chi nhánh, kho, cửa hàng bán lẻ xăng dầu
thuộc thương nhân đầu mối phải chấp hành các quy định tại Điều 15, Điều 16 và
các quy định tại Điều này.
9. Ngoài việc treo biển hiệu của thương nhân theo quy định hiện hành, nếu sử
dụng tên thương mại, biểu tượng (lô gô), nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại của thương
nhân đầu mối, phải thực hiện bằng hợp đồng phù hợp với Luật Sở hữu trí tuệ.
10. Tổng đại lý có nghĩa vụ kiểm tra, giám sát hoạt động của đại lý trong hệ
thống phân phối của mình; liên đới chịu trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm
của đại lý trong hoạt động kinh doanh xăng dầu theo quy định của pháp luật.
MỤC 4. KINH DOANH DỊCH VỤ XĂNG DẦU
Điều 18. Điều kiện kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng, kho tiếp nhận xăng
dầu
1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh xăng dầu.
2. Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng biển, cảng thủy nội địa,
có kho chứa thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu, được xây dựng theo các
tiêu chuẩn quy định và theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

38
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

3. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo nghiệp vụ
về kỹ thuật an toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định hiện
hành.
Điều 19. Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu
1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh xăng dầu.
2. Có phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng thuộc sở hữu doanh nghiệp
hoặc đồng sở hữu; bảo đảm các yêu cầu và tiêu chuẩn quy định về vận chuyển xăng
dầu, được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, cho phép lưu hành theo quy định của
pháp luật.
3. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp sử dụng phương tiện vận tải phải được
đào tạo nghiệp vụ về kỹ thuật an toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường
theo quy định hiện hành.
Điều 20. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng
dầu
1. Chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng xăng dầu trong quá trình tiếp
nhận, bảo quản, vận chuyển theo hợp đồng đã ký kết với thương nhân thuê tiếp
nhận, bảo quản, vận chuyển xăng dầu.
2. Nếu có hoạt động kinh doanh khác về xăng dầu (tổng đại lý, đại lý) phải
thực hiện đúng quy định tại Nghị định này về hoạt động kinh doanh đó.
3. Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ
môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh.
MỤC 5. DỰ TRỮ LƯU THÔNG XĂNG DẦU
Điều 21. Đối tượng thực hiện dự trữ lưu thông xăng dầu
1. Đối tượng thực hiện dự trữ lưu thông xăng dầu là thương nhân đầu mối.
2. Dự trữ Quốc gia về xăng dầu theo quy định riêng của Chính phủ.
Điều 22. Dự trữ lưu thông xăng dầu
1. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực đến năm 2025, thương nhân kinh
doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu phải bảo đảm ổn định mức dự trữ lưu thông
xăng dầu tối thiểu bằng ba mươi (30) ngày cung ứng cả về cơ cấu chủng loại, theo
kế hoạch tiêu thụ được xác định hàng năm của thương nhân.
2. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực đến năm 2025, thương nhân sản xuất
xăng dầu có hệ thống phân phối trên thị trường trong nước phải bảo đảm ổn định
mức dự trữ lưu thông xăng dầu tối thiểu bằng ba mươi (30) ngày cung ứng cả về cơ
cấu chủng loại, theo kế hoạch tiêu thụ xăng dầu trong nước đã đăng ký với Bộ Công
Thương hàng năm.
3. Sau năm 2025, thương nhân quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này có
trách nhiệm bảo đảm mức dự trữ lưu thông xăng dầu tối thiểu theo quy định của
Thủ tướng Chính phủ.
Chương III
39
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

QUẢN LÝ KINH DOANH XĂNG DẦU


Điều 23. Nhập khẩu xăng dầu
1. Hàng năm, căn cứ nhu cầu xăng dầu của nền kinh tế quốc dân và nguồn
xăng dầu sản xuất trong nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ
Công Thương xác định nhu cầu định hướng về xăng dầu nhập khẩu của năm tiếp
theo. Nhu cầu xăng dầu phục vụ cho quốc phòng được xác định riêng.
2. Trên cơ sở nhu cầu định hướng về xăng dầu nhập khẩu, Bộ Công Thương
giao hạn mức nhập khẩu tối thiểu cả năm theo cơ cấu chủng loại cho từng thương
nhân có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu để làm thủ tục nhập
khẩu với cơ quan hải quan.
3. Căn cứ nhu cầu thị trường, thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
xăng dầu quyết định khối lượng xăng dầu nhập khẩu các loại để tiêu thụ tại thị
trường trong nước nhưng không thấp hơn mức tối thiểu được giao.
4. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan kiểm tra,
giám sát việc nhập khẩu xăng dầu của các thương nhân, bảo đảm đáp ứng nhu cầu
của nền kinh tế và tiêu dùng của xã hội. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Công
Thương điều chỉnh mức nhập khẩu tối thiểu đã giao cho các thương nhân.
Điều 24. Xuất khẩu, tạm nhập tái xuát, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu
xăng dầu và nguyên liệu
1. Chỉ thương nhân có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu
được xuất khẩu (xăng dầu, nguyên liệu sản xuất trong nước và xăng dầu, nguyên
liệu có nguồn gốc nhập khẩu), tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu và nguyên
liệu. Chỉ có thương nhân sản xuất xăng dầu được xuất khẩu và gia công xuất khẩu
xăng dầu.
2. Tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu và nguyên
liệu thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hoạt động xuất khẩu xăng
dầu, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu.
Điều 25. Thuế nhập khẩu xăng dầu
Căn cứ khung thuế suất do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, các chỉ tiêu
cân đối vĩ mô và dự báo giá xăng dầu thế giới, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với
Bộ Công Thương quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu ổn định đối với chủng
loại xăng dầu, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và các cam
kết quốc tế.
Điều 26. Quỹ Bình ổn giá
1. Thương nhân đầu mối có nghĩa vụ trích lập Quỹ Bình ổn giá để tham gia
bình ổn giá theo quy định tại Điều 27 Nghị định này.
2. Quỹ Bình ổn giá được lập để tại doanh nghiệp, được hạch toán riêng và chỉ
sử dụng vào mục đích bình ổn giá.

40
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

3. Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế hình thành, quản lý và sử dụng Quỹ Bình ổn
giá.
Điều 27. Giá bán xăng dầu
1. Nguyên tắc quản lý giá bán xăng dầu
a) Giá bán xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của
Nhà nước;
b) Thương nhân đầu mối được quyền quyết định giá bán buôn; việc điều chỉnh
giá bán lẻ xăng dầu được thực hiện theo nguyên tắc, trình tự quy định tại Điều này;
có trách nhiệm tham gia bình ổn giá theo quy định của pháp luật hiện hành và được
bù đắp lại những chi phí hợp lý khi tham gia bình ổn giá.
c) Thời gian giữa hai (02) lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là mười (10)
ngày dương lịch đối với trường hợp tăng giá, tối đa là mười (10) ngày dương lịch
đối với trường hợp giảm giá; khi điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu, thương nhân đầu
mối đồng thời phải gửi quyết định giá và phương án giá của mình đến các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền;
d) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khi nhận được quyết định giá và phương
án giá của thương nhân đầu mối, có trách nhiệm giám sát để bảo đảm việc điều
chỉnh giá của thương nhân đầu mối thực hiện đúng quy định của pháp luật;
đ) Căn cứ tình hình kinh tế - xã hội, giá xăng dầu thế giới trong từng thời kỳ;
Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh các quy định nêu tại khoản 2, khoản 3
Điều này.
2. Điều chỉnh giảm giá bán lẻ xăng dầu
a) Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở giảm trong
phạm vi mười hai phần trăm (≤ 12%) so với giá bán lẻ hiện hành, thương nhân đầu
mối phải giảm giá bán lẻ tương ứng;
b) Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở giảm trên
mười hai phần trăm (>12%) so với giá bán lẻ hiện hành, sau khi cơ quan có thẩm
quyền áp dụng các giải pháp điều tiết về tài chính theo quy định của pháp luật (Thuế
nhập khẩu, Quỹ Bình ổn giá …), thương nhân đầu mối tiếp tục giảm giá bán lẻ của
mình; không hạn chế khoảng thời gian giữa hai (02) lần giảm và số lần giảm giá.
3. Điều chỉnh tăng giá bán lẻ xăng dầu
a) Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trong
phạm vi bảy phần trăm (≤ 07%) so với giá bán lẻ hiện hành, thương nhân đầu mối
được quyền tăng giá bán lẻ tương ứng;
b) Trường hợp các yếu tố cấu thành làm cho giá cơ sở tăng vượt bảy phần
trăm (> 07%) đến mười hai phần trăm (≤ 12%) so với giá bán lẻ hiện hành, thương
nhân đầu mối được quyền tăng giá theo điểm a khoản này cộng (+) thêm sáu mươi
phần trăm (60%) của mức giá cơ sở tăng trên bảy phần trăm (> 07%) đến mười hai
phần trăm (≤ 12%); bốn mươi phần trăm (40%) còn lại sử dụng Quỹ Bình ổn giá để
bù đắp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;

41
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

c) Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trên
mười hai phần trăm (>12%) so với giá bán lẻ hiện hành hoặc việc tăng giá ảnh
hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, Nhà nước công bố áp
dụng các biện pháp bình ổn giá thông qua điều hành thuế, quỹ Bình ổn giá và theo
quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 28. Quản lý số lượng và chất lượng xăng dầu
1. Chỉ được phép lưu thông xăng dầu trên thị trường Việt Nam có chất lượng
phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và Tiêu chuẩn công bố áp dụng.
2. Thương nhân kinh doanh xăng dầu phải thực hiện các quy định hiện hành
về quản lý chất lượng xăng dầu trong quá trình nhập khẩu, sản xuất, pha chế, tồn
trữ, vận chuyển và bán cho người tiêu dùng; chịu trách nhiệm về chất lượng xăng
dầu trong hệ thống phân phối thuộc mình quản lý. Phải bảo đảm độ chính xác của
dụng cụ đo lường xăng dầu bán cho các đối tượng sử dụng; bán đủ số lượng, đúng
chất lượng.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chỉ đạo việc kiểm định các thiết
bị đo lường theo quy định hiện hành của pháp luật về đo lường và việc bảo đảm
chất lượng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và Tiêu chuẩn công bố áp dụng; phối
hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về xăng dầu để điều chỉnh, bổ sung các chỉ tiêu chất lượng, phương pháp
thử phù hợp với tiêu chuẩn của các nước trong khu vực và quốc tế; chỉ định tổ chức
đánh giá sự phù hợp trong nước; tiến hành thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá
sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài để bảo đảm đáp ứng yêu
cầu kịp thời, nhanh chóng, chính xác và thuận lợi cho công tác kiểm tra.
Điều 29. Trách nhiệm của các Bộ
Ngoài trách nhiệm cụ thể được quy định tại các điều khoản nêu tại Nghị định
này, các Bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm:
1. Bộ Công Thương
a) Kiểm tra, giám sát thương nhân đầu mối tuân thủ các điều kiện và quy định
tại các Điều 7, 9, 10, 11 và 22 Nghị định này;
b) Ban hành Quy chế đại lý kinh doanh xăng dầu; kiểm tra, giám sát thương
nhân tuân thủ các điều kiện và các quy định tại các Điều 13, 14, 15, 16 và 17 Nghị
định này;
c) Kiểm tra, giám sát thương nhân tuân thủ các điều kiện và quy định tại các
Điều 18, 19 và 20 Nghị định này.
2. Bộ Tài chính
Kiểm tra, giám sát thương nhân đầu mối thực hiện các quy định tại Điều 26 và
Điều 27 Nghị định này.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ
a) Kiểm tra, giám sát thương nhân kinh doanh xăng dầu thực hiện các quy
định có liên quan tại các Điều 9, 10, 11, 15, 17 và 28 Nghị định này.
42
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

b) Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện tiêu chuẩn về cửa hàng bán lẻ xăng dầu và quy
định thực hiện thống nhất trong cả nước.
4. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Khoa học
và Công nghệ và các cơ quan liên quan quy định tiêu chuẩn, điều kiện điểm đấu nối
của hệ thống giao thông với hệ thống cơ sở kinh doanh xăng dầu.
5. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có
trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo thẩm quyền đối với các quy
định có liên quan tại Nghị định này.
Chương IV
THANH TRA, KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 30. Thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu
1. Thương nhân kinh doanh xăng dầu phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của các
cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh xăng
dầu.
2. Việc thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu phải thực hiện đúng
chức năng, thẩm quyền và các quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo chức năng,
nhiệm vụ của mình có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp
hành các quy định tại Nghị định này và các văn bản liên quan khác; ngăn chặn và
xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, bảo đảm ổn định thị trường xăng dầu, đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Điều 31. Hành vi vi phạm đối với thương nhân kinh doanh xăng dầu
1. Hành vi vi phạm của thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng
dầu
a) Xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu không có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu,
nhập khẩu xăng dầu;
b) Quá trình kinh doanh xăng dầu không bảo đảm các điều kiện quy định tại
Điều 7 Nghị định này;
c) Không bảo đảm chất lượng xăng dầu bán ra trên thị trường theo quy định
của pháp luật;
d) Nhập khẩu xăng dầu thấp hơn mức Bộ Công Thương giao hàng năm theo
quy định tại Điều 23 Nghị định này hoặc duy trì mức dự trữ lưu thông xăng dầu
dưới mức tối thiểu quy định tại Điều 22 Nghị định này;
đ) Chuyển tải, sang mạn xăng dầu không đúng vị trí do Bộ Giao thông vận tải
hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định;
e) Ký hợp đồng đại lý với thương nhân không đủ điều kiện làm tổng đại lý quy
định tại Điều 13 Nghị định này hoặc ký hợp đồng đại lý với thương nhân không đủ
điều kiện làm đại lý quy định tại Điều 14 Nghị định này;
g) Ký hợp đồng với tổng đại lý hoặc đại lý vi phạm quy định tại khoản 1 hoặc
khoản 2 Điều 17 Nghị định này;
43
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

h) Mua bán xăng dầu với các đối tượng trái quy định tại khoản 3 Điều 9 hoặc
bán xăng dầu cho các đối tượng ngoài hệ thống phân phối của mình theo quy định
tại Nghị định này.
i) Không quy định thống nhất việc ghi tên thương nhân kinh doanh xuất khẩu,
nhập khẩu xăng dầu tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của
mình theo quy định tại khoản 6 Điều 9 Nghị định này;
k) Tăng, giảm giá bán không đúng quy định tại Điều 27 Nghị định này hoặc có
hành vi liên kết độc quyền về giá;
l) Tiếp tục hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu sau khi Giấy phép kinh
doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu bị thu hồi;
m) Các hành vi vi phạm khác quy định tại nghị định này và pháp luật khác có
liên quan.
2. Hành vi vi phạm của thương nhân sản xuất xăng dầu
a) Sản xuất xăng dầu không đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 10
hoặc sản xuất thấp hơn mức kế hoạch đăng ký hàng năm hoặc sản xuất không theo
đúng tiến độ đã đăng ký quy định tại Điều 11 hoặc duy trì mức dự trữ lưu thông
xăng dầu thấp hơn mức tối thiểu quy định tại Điều 22 Nghị định này;
b) Nhập khẩu nguyên liệu trái với quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 11 Nghị
định này;
c) Đưa vào lưu thông xăng dầu khi chưa được chứng nhận phù hợp Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia hoặc không bảo đảm chất lượng xăng dầu theo Tiêu chuẩn công
bố áp dụng tại khoản 3 Điều 11 Nghị định này;
d) Xuất khẩu hoặc bán xăng dầu do thương nhân sản xuất không đúng quy
định hoặc sai đối tượng quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 11 Nghị định này.
đ) Chuyển tải, sang mạn xăng dầu không đúng vị trí do Bộ Giao thông vận tải
hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định;
e) Ký hợp đồng đại lý với thương nhân không đủ điều kiện, làm tổng đại lý
quy định tại Điều 13 Nghị định này hoặc ký hợp đồng đại lý với thương nhân không
đủ điều kiện làm đại lý quy định tại Điều 14 Nghị định này;
g) Ký hợp đồng với tổng đại lý hoặc đại lý vi phạm quy định tại khoản 1 hoặc
khoản 2 Điều 17 Nghị định này;
h) Không quy định thống nhất việc ghi tên thương nhân sản xuất xăng dầu tại
cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình theo quy định tại
khoản 6 Điều 9 Nghị định này;
i) Tăng, giảm giá bán không đúng quy định tại Điều 27 Nghị định này hoặc
liên kết độc quyền về giá;
k) Các hành vi vi phạm khác quy định tại nghị định này và pháp luật khác có
liên quan.
3. Hành vi vi phạm của thương nhân làm tổng đại lý, đại lý bán lẻ xăng dầu

44
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

a) Kinh doanh xăng dầu không đủ điều kiện quy định tại Điều 13 hoặc Điều 14
Nghị định này;
b) Ký hợp đồng làm tổng đại lý hoặc làm đại lý trái với quy định tại khoản 1
hoặc khoản 2 Điều 17 Nghị định này;
c) Mua bán xăng dầu trái với quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định này;
d) Không bảo đảm số lượng, chất lượng xăng dầu bán ra trên thị trường theo
quy định của pháp luật;
đ) Có các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn
lậu, gian lận thương mại và các hành vi gian dối khác.
e) Chuyển tải, sang mạn xăng dầu không đúng vị trí do Bộ Giao thông vận tải
hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định;
g) Sử dụng trái phép tên thương mại, biểu tượng (lô gô), nhãn hiệu, chỉ dẫn
thương mại theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và vi phạm các cam kết trong hợp
đồng;
h) Tiếp tục hoạt động kinh doanh xăng dầu sau khi Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh xăng dầu bị thu hồi;
i) Các hành vi vi phạm khác quy định tại nghị định này và pháp luật khác có
liên quan.
4. Hành vi vi phạm của cửa hàng bán lẻ xăng dầu
a) Kinh doanh xăng dầu không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
xăng dầu;
b) Quá trình kinh doanh xăng dầu không bảo đảm các điều kiện quy định tại
Điều 15 Nghị định này;
c) Không có biển hiệu hoặc ghi biển hiệu không đúng quy định tại khoản 3,
khoản 9 Điều 17 Nghị định này;
d) Không niêm yết giá hoặc niêm yết sai giá theo hợp đồng đại lý hoặc bán sai
giá niêm yết quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này;
đ) Mua bán xăng dầu trái với quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định này;
e) Không bảo đảm số lượng, chất lượng xăng dầu bán ra trên thị trường theo
quy định của pháp luật;
g) Có hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu,
gian lận thương mại và các hành vi gian dối khác;
h) Sử dụng trái phép tên thương mại, biểu tượng (lô gô), nhãn hiệu, chỉ dẫn
thương mại theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và vi phạm các cam kết trong hợp
đồng;
i) Tiếp tục hoạt động kinh doanh xăng dầu sau khi Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh xăng dầu bị thu hồi;
k) Các hành vi vi phạm khác quy định tại nghị định này và pháp luật khác có
liên quan.
45
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

5. Hành vi vi phạm của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu
a) Kiểm tra dịch vụ xăng dầu không đủ điều kiện quy định tại Điều 18 hoặc
Điều 19 Nghị định này;
b) Làm thay đổi chất lượng xăng dầu hoặc có các hành vi gian lận về số lượng,
chất lượng xăng dầu trong quá trình thực hiện dịch vụ;
c) Thực hiện các hoạt động kinh doanh xăng dầu khác trái với quy định tại
khoản 2 Điều 20 Nghị định này;
d) Sử dụng trái phép tên thương mại, biểu tượng (lô gô), nhãn hiệu, chỉ dẫn
thương mại theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và vi phạm các cam kết trong hợp
đồng;
đ) Các hành vi vi phạm khác quy định tại nghị định này và quy định của pháp
luật khác có liên quan.
Điều 32. Xử lý vi phạm
1. Thương nhân kinh doanh xăng dầu vi phạm các quy định tại Nghị định này,
tùy theo mức độ vi phạm, bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự
theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Cán bộ quản lý, nhân viên của các thương nhân kinh doanh xăng dầu; cán
bộ, công chức trong khi thi hành công vụ vi phạm các quy định tại Nghị định này,
tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách
nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 33. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2009.
2. Bãi bỏ Nghị định số 55/2007/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2007 của Chính
phủ về kinh doanh xăng dầu; Quyết định số 04/2009/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01
năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc trích quỹ bình ổn giá xăng dầu.
3. Những quy định trước đây về quản lý kinh doanh xăng dầu trái với quy định
tại Nghị định này đều bị bãi bỏ.
Điều 34. Điều khoản chuyển tiếp
1. Các thương nhân kinh doanh xăng dầu đã được cấp Giấy phép kinh doanh
xuất khẩu, nhập khẩu hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu
trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành không phải làm lại thủ tục cấp Giấy
phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh xăng dầu.
2. Các cơ sở kinh doanh xăng dầu khi được đầu tư mới phải phù hợp với quy
hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định này.

46
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

3. Các cơ sở kinh doanh xăng dầu hiện có chưa phù hợp với quy hoạch được
cấp có thẩm quyền phê duyệt phải có lộ trình nâng cấp, di dời bảo đảm phù hợp quy
hoạch.
4. Căn cứ tình hình kinh tế - xã hội, thực tiễn kinh doanh xăng dầu tại Khu vực
3 thuộc địa bàn miền núi, vùng cao theo quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép thương nhân là hộ kinh doanh,
trạm cấp phát xăng dầu quốc phòng được làm đại lý bán lẻ xăng dầu với quy mô,
trang thiết bị phù hợp với điều kiện kinh doanh xăng dầu ở khu vực đó; các điều
kiện khác phải tuân thủ theo quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật
khác có liên quan.
5. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định lộ trình thực hiện
theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này, bảo đảm việc cung ứng xăng dầu được
ổn định, đáp ứng nhu cầu xăng dầu trên địa bàn.
Điều 35. Tổ chức thực hiện
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
 

TM. CHÍNH PHỦ


THỦ TƯỚNG

(đã ký)

Nguyễn Tấn Dũng

47
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

48
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

PHỤ LỤC 2: MẪU ĐƠN CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH


XĂNG DẦU NHẬP KHẨU

MẪU SỐ 1
TÊN DOANH NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
---------- Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------

Số: / ……., ngày ….. tháng …. năm ….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP


KINH DOANH XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU XĂNG DẦU

Kính gửi: Bộ Công thương


Tên doanh nghiệp: ......................................................................................................
Tên giao dịch đối ngoại: ..............................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính: ....................................................................................................
......................................................................................................................................
Số điện thoại: ........................................
Số Fax: .........................................................
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số …….do ……. cấp ngày … tháng….. năm
..............
Mã số thuế: .................................................................................................................
Đề nghị Bộ Công thương xem xét, cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
xăng dầu cho doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số …./2009/NĐ-CP ngày
….tháng…… năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
Doanh nghiệp xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số
…../2009/NĐ-CP ngày…. tháng …. năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu,
các văn bản pháp luật khác có liên quan và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp
luật./.

GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP


(Ký tên và đóng dấu)

49
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH CHI NHÁNH CỬA HÀNG XĂNG


DẦU CỦA PV OIL HÀ NỘI
Bảng 4.1: Mạng lưới chi nhánh tiêu thụ xăng dầu
STT Chi nhánh Địa chỉ
1 Chi nhánh Công Cửa hàng xăng dầu số 234 Đường 30/6 Phường
ty Cổ phần Xăng Nam Thành - Ninh Nam Thành, TP Ninh Bình
dầu Dầu khí Hà Bình
Nội tại Đông Hà Cửa hàng xăng dầu  Km13 Quốc lộ 21 cũ, Xã Mỹ
Nội Mỹ Thuận - Nam thuận, Huyện Mỹ Lộc, Tỉnh
Định Nam Định
Cửa hàng xăng dầu Thôn Thăng Lợi, Xã An
An Hải - Hải Phòng Hưng , Huyện An Dương ,
TP . Hải Phòng.
Cửa hàng xăng dầu Nguyễn Sơn Long Biên, Gia
Hồ Sen - Hà Nội Lâm, Hà Nội
Cửa hàng xăng dầu Thôn Thái Phù, Đường 2 Phù
Phù Lỗ - Hà Nội Lỗ, Huyện Sóc Sơn, Hà Nội
Cửa Hàng Xăng Thôn Mai Hiên, Huyên Đông
Dầu Mai Lâm - Hà Anh, Hà Nội
Nội
2 Chi nhánh Công Cửa Hàng Xăng Tổ 9 - Phường Hợp Minh -
ty Cổ phần Xăng Dầu Hợp Minh - Thành phố Yên Bái - Tỉnh Yên
dầu Dầu khí Hà Yên Bái Bái
Nội tại Yên Bái
3 Chi nhánh Công Chi nhánh Công ty Hưng Yên
ty cổ phần Xăng cổ phần Xăng dầu
dầu Dầu khí Hà Dầu khí Hà Nội tại
Nội tại Hưng Yên Hưng Yên
4 Chi nhánh Công Cửa hàng xăng dầu Tổ 19 Phố Hồng Hà, Phường
ty cổ phần Xăng Việt Trì - Phú Thọ Bến Gót, Thành Phố Việt Trì,
dầu Dầu khí Hà Tỉnh Phú Thọ.
Nội tại Phú Thọ Cửa Hàng Xăng Khu 8, xã Thanh Ngã, huyện
Dầu Cẩm Khê - Phú Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ
Thọ
5 Chi nhánh Công Cửa hàng xăng dầu Số 404, KM 3, Đường Mê
ty Cổ phần Xăng Vĩnh Yên - Vĩnh Linh, Thành phố Vĩnh Yên,
dầu Dầu khí Hà Phúc Vĩnh Phúc
Nội tại Vĩnh Phúc Cửa hàng xăng dầu  Khu Trung tâm, thị trấn Lập
Lập Thạch - Vĩnh Thạch, Huyện Lập Thạch,
Phúc Vĩnh Phúc
6 Chi nhánh Công Cửa hàng xăng dầu  Km13 Quốc lộ 21 cũ, Xã Mỹ
ty cổ phần Xăng Mỹ Thuận - Nam thuận, Huyện Mỹ Lộc, Tỉnh
50
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

dầu Dầu khí Hà Định Nam Định


Nội tại Nam Định
7 Chi nhánh Công Cửa hàng xăng dầu số 234 Đường 30/6 Phường
ty cổ phần Xăng Nam Thành - Ninh Nam Thành, TP Ninh Bình
dầu Dầu khí Hà Bình
Nội tại Ninh Bình
8 Chi nhánh Công Chi nhánh Công ty An Hải - Hải Phòng
ty cổ phần Xăng cổ phần Xăng dầu
dầu Dầu khí Hà Dầu khí Hà Nội tại
Nội tại Hải Phòng Hải Phòng
9 Chi nhánh Công Chi nhánh Công ty Tuyên Quang
ty cổ phần Xăng cổ phần Xăng dầu
dầu Dầu khí Hà Dầu khí Hà Nội tại
Nội tại Tuyên Tuyên Quang
Quang
10 Chi nhánh Công Cửa hàng Xăng dầu Xã Lạc Thịnh - huyện Yên
ty cổ phần Xăng Yên Thủy - Hòa Thủy - Tình Hòa Bình
dầu Dầu khí Hà Bình
Nội tại Hòa Bình Cửa Hàng Xăng Xã Tân Sơn, huyện Mai Châu,
Dầu Tân Sơn - Hòa tỉnh Hòa Bình
Bình
11 Chi nhánh Công Cửa hàng xăng dầu Số 404Km4 Quôc lộ 3 P. tân
ty Cổ phần Xăng Tân Thịnh - Thái Thịnh, đường Thống nhất, TP
dầu Dầu khí Hà Nguyên thái Nguyên (ĐDTaxiHoa mai)
Nội tại Thái Cửa hàng xăng dầu Xã Bá Xuyên, thị xã Sông
Nguyên Bá Xuyên - Thái Công tỉnh Thái Nguyên
Nguyên
Cửa hàng xăng dầu Dốc Quán Vã, Tiểu khu 5, xã
Hồng Tiến - Thái Hồng Tiến, Huyện Phổ Yên,
Nguyên tỉnh Thái Nguyên
Cửa hàng xăng dầu Tổ Đoàn Kết - Phường Xuất
Đoàn Kết - Bắc Hóa - Thành phố Bắc Kạn -
Kạn Tỉnh Bắc Kạn
Cửa hàng xăng dầu Thôn Cốc Po, Xã Thanh Bình,
Thanh Bình - Bắc Huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
Kạn
Cửa Hàng Xăng Đường Thống Nhất, Phường
Dầu Cải Đan - Thái Cải Đan, Thị xã Sông Công,
Nguyên Tỉnh Thái Nguyên
Cửa Hàng Xăng Tổ 9, Phường Mỏ Chè - Thị xã
Dầu Mỏ Chè - Thái Sông Công - Tỉnh Thái
Nguyên Nguyên
Cửa Hàng Xăng Tổ 9 - Phường Hợp Minh -

51
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

Dầu Hợp Minh - Thành phố Yên Bái - Tỉnh Yên


Yên Bái Bái
Cửa Hàng Xăng Lô 4 KCN nhỏ Cao Ngạn, xóm
Dầu Cao Ngạn - Ao Vàng, xã Cao Ngạn, Tp.
Thái Nguyên Thái Nguyên (Cạnh DN Thiên
Thanh cũ)
12 Chi nhánh Công Cửa hàng xăng dầu Tổ 3 khu Nam Trung, Phường
ty cổ phần Xăng Nam Khê - Quảng Nam Khê, TP Uông Bí, Quảng
dầu Dầu khí Hà Ninh Ninh
Nội tại Quảng
Ninh
13 Chi nhánh Công Cửa hàng xăng dầu  Khối 4 - Thị trấn Diễn Châu -
ty cổ phần Xăng Diễn Châu - Nghệ Huyện Diễn Châu - Nghệ An
dầu Dầu khí Hà An
Nội tại Nghệ An Cửa hàng xăng dầu  Km 389 Quốc lộ 1A - Thị trấn
Hoàng Mai - Nghệ Hoàng Mai - Nghệ An
An
14 Chi nhánh Công Cửa hàng xăng dầu Thôn Lân Thịnh, Xã Phúc
ty cổ phần Xăng Phúc Hòa - Bắc Hòa, Huyện Tân Yên, Tỉnh
dầu Dầu khí Hà Giang Bắc Giang
Nội tại Bắc Giang Cửa hàng xăng dầu Km45+600 tỉnh lộ Làng Sai,
Hợp Tiến - Bắc Ngọc Vân, Bắc Giang
Giang
Cửa hàng xăng dầu Thị trấn Nhã Nam, Huyện Tân
Nhã Nam - Bắc Yên, Tỉnh Bắc Giang
Giang
15 Chi nhánh Công Cửa hàng xăng dầu  xã Bản Lầu - huyện Mường
ty cổ phần Xăng Mường Khương - Khương - tỉnh Lào Cai
dầu Dầu khí Hà Lào Cai
Nội tại Lào Cai Cửa hàng xăng dầu Xã Xuân Giao - Huyện Bảo
Xuân Giao - Lào Thắng - Tỉnh Lào Cai
Cai
Cửa hàng xăng dầu Thôn Phoòng Chú, Xã Cốc
Cốc San - Lào Cai San, Huyện Bát Xát, Tỉnh Lào
Cai
16 Chi nhánh Công Chi nhánh Công ty km7 Thị Xã - Bắc Cạn
ty cổ phần Xăng cổ phần Xăng dầu
dầu Dầu khí Hà Dầu khí Hà Nội tại
Nội tại Bắc Kạn Bắc Kạn
17 Chi nhánh Hà Nội Cửa hàng xăng dầu Số 194 Thái Thịnh - phường
Thái Thịnh - Hà Láng Hạ - quận Đống Đa - Hà
Nội Nội
Cửa hàng xăng dầu Số 148 Hoàng Quốc Việt,

52
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

Thái Thịnh - Hà phường Nghĩa Tân, quận Cầu


Nội Giấy,Tp. Hà Nội
Cửa hàng xăng dầu Xã Châu Can - Huyện Phú
Châu Can - Hà Nội Xuyên - TP Hà Nội
Cửa hàng xăng dầu 15 Quốc lộ 1A - Xã Liên Ninh
Liên Ninh - Hà Nội- Huyện Thanh Trì - TP Hà
Nội
Cửa hàng Xăng dầu Xã Đông Mỹ - huyện Thanh
Đông Mỹ - Hà Nội Trì - Tp. Hà Nội
Nguồn: PV Oil Hà Nội

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Đô ̣c lâ ̣p – Tự do – Hạnh phúc
---------------------------
...................., ngày...........tháng .......năm………

NHẬN XÉT
SINH VIÊN THỰC TẬP

53
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

Họ tên sinh viên: ........................................................................................................

Sinh ngày.........../......./............. Mã sinh viên:..........................................

Lớp:................................................................................Khóa.....................................

Khoa/Viện:........................ ........................................ Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

Đã thực tập tại đơn vị từ ngày ............./......./............. đến ngày.............../......../..........

Đánh giá quá trình thực tâ ̣p tại đơn vị của sinh viên như sau:

Ghi
Mức độ đánh giá
ST chú
Nội dung
T Rất Trung Rất
kém Kém bình Tốt tốt
Ý thức tổ chức kỷ
1 luâ ̣t
2 Kết quả thực tập

Nhâ ̣n xét khác:


.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Xác nhâ ̣n của cơ sở thực


tâ ̣p
(Ký tên, đóng dấu)

54
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................

55
Phùng Tuấn Minh Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 58

You might also like