Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

I.

Tổng quan về Massive MIMO


Massive MIMO là 1 cải tiến của Multi-user MIMO. Có tên gọi đầy đủ là Massive
Multi-user MIMO.
Đây là hệ thống MIMO đa người dùng nơi các trạm gốc (BS) được trang bị số
lượng lớn N anten (số lượng lên đến hàng chục, hàng trăm) để phục vụ đồng
thời K người dùng với N lớn hơn rất nhiều lần so với K.
Sự chênh lệch giữa số lượng anten tại trạm gốc và số người dùng chính là điều
kiện thuận lợi cho hệ thống hoạt động trong thực tế như môi trường truyền thuận
lợi, đường truyền từ trạm gốc đến người dùng gần như hoàn toàn trực giao vì
các ảnh hưởng như small-scale fading, can nhiễu người dùng trong 1 cell gần
như bị loại bỏ.

Hình 1. hệ thống Massive MIMO trong một cell


Hình.2 Trạm gốc với số lượng lớn K anten
II. Tiềm năng và thách thức của hệ thống Massive MIMO
1. Tiềm năng của Massive MIMO
a. Tăng hiệu suất sử dụng phổ
Massive MIMO cải thiện hiệu suất phổ gấp 10 lần hệ thống MIMO thông thường
do sử dụng ghép kênh không gian. Trong đó hệ thống Massive MIMO sử dụng
một lượng lớn các antenna nên các luồng dữ liệu được truyền đi một cách độc
lập.
Kĩ thuật này cũng chia dữ liệu thành những phần nhỏ và được truyền trên các
đường khác nhau bằng cách này ta sẽ tăng tốc độ truyền dữ liệu, nhưng đổi lại
chất lượng tín hiệu sẽ bị giảm đi
Ngoài ra, việc sử dụng số lượng lớn anten ở trạm gốc giúp cho việc phục vụ
đồng thời hàng chục thiết bị đầu cuối, trong cùng một tài nguyên tần số-thời gian
cũng giúp gia tăng hiệu suất phổ sử dụng.
b. Tăng hiệu suất năng lượng
Sự gia tăng hiệu quả năng lượng sử dụng là do sự tập trung các chùm tia vào
mục tiêu cụ thể.
Bằng cách sử dụng phân tập không gian, các chùm tia tín hiệu sẽ được hình
thành rất hẹp và chính xác ở trạm gốc, giúp các trạm tập trung năng lượng phát
ra giúp cho tín hiệu có thể hội tụ tại vùng không gian có các thiết bị đầu cuối
được đặt cũng nhưng triệt tiêu những vùng không gian không cần thiết
Trong Massive MIMO đường xuống, kỹ thuật đa truy cập phân chia theo búp
sóng BDMA được sử dụng để BS có thể tập trung năng lượng vào các hướng
không gian nơi đặt các thiết bị đầu cuối
Do đó Massive MIMO có thể giúp cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng lên
đến hơn 100 lần so với hệ thống bình thường.
c. Tiết kiệm chi phí
Với Massive MIMO, các bộ khuếch đại siêu tuyến tính 50W mắc tiền có thể được
thay thế bằng hàng trăm bộ khuếch đại có giá rẻ hơn với công suất đầu ra trong
phạm vi vài mW.
Một số linh kiện đắt tiền và cồng kềnh cũng có thể loại bỏ (vd: cáp đồng trục lớn
sử dụng tại trạm cơ sở BS) cũng giúp giảm giá tiền
d. Giảm đáng kể độ trễ trên giao diện không khí
Hiệu suất của các hệ thống truyền thông thường bị giới hạn bởi fading. Fading
có thể khiến cường đọ tín hiệu nhận được rất nhỏ tại 1 số thời điểm. Điều này
xảy ra khi tín hiệu gửi từ trạm cơ sở truyền qua nhiều đường trước khi đến thiết
bị đầu cuối và sóng phát ra từ nhiều đường này giao thoa triệt tiêu. Do đó
Massive MIMO sử dụng nhiều anten nên các chum tia trong tín hiệu có thể tránh
fading bằng cách truyền tín hiệu bằng rất nhiều đường và được tính toán kỹ
lưỡng bằng cách thuật toán, vì thế nên fading không còn là nhân tố giới hạn độ
trễ nữa
e. Massive MIMO đơn giản hóa lớp đa truy cập
Do luật của số lượng lớn, kênh cứng lại để việc lập lịch cho miền tần số không
còn được đền đáp. Với OFDM, mỗi sóng mang con trong một hệ thống MIMO
lớn sẽ có cùng mức tăng kênh. Mỗi thiết bị đầu cuối có thể được cung cấp toàn
bộ băng thông, điều này làm cho hầu hết các tín hiệu điều khiển lớp vật lý dự
phòng
f. Tăng sự vững chắc của hệ thống trước các loại nhiễu
Vì băng thông hiện nay đang trong tình trạng khan hiếm nên việc trải đều thông
tin trong băng tần không phải là một cách tối ưu. Vậy nên chỉ có một cách hữu
dụng nhất bây giờ chính là dùng Massive MIMO để cung cấp một khoảng không
gian tự do (được tạo ra bởi số anten ở trạm gốc lớn hơn rất nhiều so với số
người dùng được phục vụ), có thể được sử dụng để hủy tín hiệu từ những kẻ
gây nhiễu cố ý

2. Thách thức của Massive MIMO


a. Tương hổ kênh (Channel Reciprocity)

TDD hoạt động phụ thuộc vào tính tương hỗ kênh. Dường như có sự nhất trí
rằng bản thân kênh truyền về cơ bản là có tính tương hỗ, trừ khi sự lan truyền bị
ảnh hưởng bởi các vật liệu có đặc tính từ tính lạ. Tuy nhiên, các chuỗi phần
cứng trong trạm gốc và máy thu phát thiết bị đầu cuối có thể không tương hỗ
giữa đường lên và đường xuống.

b. Nhiễu pilot

Trong hệ thống Massive MIMO, trường hợp lý tưởng nhất là mọi thiết bị đầu cuối
sẽ được một chuỗi pilot đường lên trực giao. Tuy nhiên số chuối pilot trực giao
lại bị giới hạn bởi thời lượng của khoảng thời gian kết hợp chia cho độ trễ lan
truyền kênh (VD: số lượng pilot trực giao tối đa trong khoảng thời gian kết hợp
1/1000 giây là khoảng 200). Việc cạn kiệt nguồn cung cấp các pilot trục giao này
dẫn đến việc các chuối pilot trực giao này thường được sử dụng lại từ cell này
qua cell khác. Do đó dẫn đến ước lượng kênh truyền bị can nhiễu trực tiếp từ
các cell lân cận (Pilot contamination), và dù ta có tăng số anten tại trạm gốc lên
vô tận thì tác hại này vẫn không biến mất

Các phương pháp ước tính kênh, tiền mã hóa và kết hợp khác nhau đã được đề
xuất để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, các phương pháp hiệu quả hơn với
hiệu suất tốt, độ phức tạp thấp và hạn chế hoặc không có sự phối hợp giữa các
trạm gốc mới là các phương pháp cần được nghiên cứu sâu hơn

c. Kênh truyền vô tuyến và tính trực giao của các đáp ứng kênh

MIMO khổng lồ (và đặc biệt là xử lý MRC / MRT) phụ thuộc rất lớn vào một tính
chất của môi trường vô tuyến gọi là lan truyền thuận lợi. Nói một cách đơn giản,
lan truyền thuận lợi có nghĩa là các phản ứng kênh lan truyền từ trạm gốc đến
các thiết bị đầu cuối khác nhau là đủ khác nhau. Tuy nhiên tuy nhiên ở thực tế,
vẫn có những môi trường truyền làm cho kênh truyền gặp nhiều bất lơi. VD Ví
dụ, trong môi trường truyền mà trong đó các thành phần tán xạ là nhỏ hơn so với
số lượng người dùng, hoặc các kênh từ các người dùng khác nhau đến BS có
chung thành phần tán xạ., số lượng anten tại trạm gốc hay cấu hình của anten
đều có ảnh hưởng đến kênh truyên thuận lợi của massive mimo

d. Khiếm khuyết phần cứng

Tác động của khiếm khuyết phần cứng trên các hệ thống Massive MIMO
chỉ mới được nghiên cứu rất hạn chế. Các nghiên cứu đầu tiên đã chỉ ra rằng
các
tác động của phần cứng có thể dẫn đến lỗi ước lượng kênh và giới hạn mức
dung
lượng ngay cả khi đạt được độ lợi mảng cao bằng cách tăng số lượng antenna
tại
trạm gốc

Khiếm khuyết về phía người dùng sẽ nghiêm trọng hơn so với phía
trạm gốc. May mắn thay, vấn đề pilot contamination trong trường hợp không lý
tưởng thực sự có thể dễ dàng giảm thiểu hơn so với trường hợp lý tưởng. Một
số
nghiên cứu khác đã tìm hiểu ảnh hƣởng của nhiễu pha, các hạn chế về công
suất
của mỗi antenna, ghép nối chung và kiến trúc beamforming kết hợp tương tự và
số, nhưng đều chỉ giới hạn ở các mô hình xử lý tín hiệu chứ không chỉ ra việc
triển trai trên máy thu phát.

|||. Ước lượng kênh truyền trong Massive MIMO


Trong Massive MIMO, quá trình giao tiếp đang diễn ra thông qua ghép kênh
không gian, đòi hỏi phải ước tính kênh cho cả hướng lên và hướng xuống.
Trong đó thông tin trạng thái kênh MIMO thông thường (CSI) được yêu cầu tại
trạm gốc (BS) để tiền mã hóa cho tín hiệu đường xuống và để phát hiện tín hiệu
đường lên. Ước tính kênh trong MIMO tỷ lệ thuận với số lượng ăng ten phát và
không liên quan gì đến số lượng ăng ten thu. Ước tính kênh là khác nhau phụ
thuộc vào các giao thức truyền (TDD hoặc FDD) của Massive MIMO
1. Giao thức FDD
Đối với hệ thống FDD, truyền tín hiệu đường lên và đường xuống sử dụng phổ
tần số khác nhau, do đó kênh Uplink và Downlink là bất đối xứng
Tại đường xuống, trạm phát cần thông tin kênh (CSI) để mã hóa trước tín hiệu
trước khi phát đến cho K người dùng. Tại trạm phát, M anten sẽ phát M tín hiệu
pilot (hay tín hiệu hoa tiêu) đến K người dùng, các tin hiệu hoa tiêu này trực giao
với nhau. Các người dùng này sẽ ước lượng kênh (một phần hoặc toàn bộ) và
cung cấp lại cho M kênh người dùng đến trạm phát. Thời gian cần thiết để truyền
các ký hiệu hoa tiêu đường xuống tỷ lệ thuận với số lượng ăng ten tại BS
Cả quá trình này đã yêu cầu ít nhất M kênh đường xuống và M kênh đường lên

2. Giao thức TDD


Đối với hệ thống TDD, kênh truyền đường lên và đường xuống sử dụng chung
dải phổ tần số, nhưng khác khe thời gian. Do có tính đồi xứng giữa đường lên và
đường xuống nên chỉ cần ước tính CSI cho đường lên thì có thể sử dụng luôn
cho đường xuống.
Trên đường lên, K người dùng sẽ phát đi K chuỗi pikot trực giao đến trạm phát.
Trạm phát sử dụng thông tin kênh này để mã trước tín hiệu gửi xuống và đồng
thời tạo búp sóng pilot đường xuống.
Tổng quá trình này cần sử dụng 2K kênh truyền (K kênh đường lên và K kênh
đường xuống). Thời gian cần thiết cho pilot truyền đi chỉ tỉ lệ với số anten người
dùng mà không phải phụ thuộc nhiều vào số anten ở trạm cơ sở
Bảng 1.1 chỉ ra số lượng kênh truyền cần thiết để phục vụ tín hiệu pilot và thông
tin phản hồi trong hệ thống Multi user MIMO và hệ thống Massive MIMO. Dễ
nhận thấy
hệ thống Massive MIMO với giao thức TDD sử dụng ít tài nguyên nhất, do số
lượng
kênh truyền cần sử dụng không phụ thuộc vào số anten trạm cơ sở M. Chính vì
vậy hệ
thống Massive MIMO có khả năng mở rộng không giới hạn – đây cũng là động
lực để
nghiên cứu mô hình Massive MIMO.

Chính vì thế, trong một hệ thống có mật độ anten tích hợp cỡ lớn thì TDD
là giao thức được chọn để ước tính kênh
Do đó tổng quá trình ước lượng kênh trong hệ thống FDD yêu cầu tối
thiểu M+K kênh trên đường lên và M kênh cho đường xuống (đúng)

TDD :
K pilot đường xuống
K pilot đường lên

You might also like