Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.Giới thiệu
Bệnh tả ở người (Cholerae) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở đường tiêu
hoá do vi khuẩn tả Vibrio cholerae gây ra. Biểu hiện bệnh tả chủ yếu là nôn và
tiêu chảy với số lượng lớn, người bệnh dễ dẫn đến mất nước và điện giải trầm
trọng, gây sốc nặng. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử
vong.
1.1.1.Triệu chứng :
Các biểu hiện chính của bệnh tả là tiêu chảy nhiều, không đau bụng và nôn
mửa những chất lỏng trong suốt. Tiêu chảy đã từng được mệnh danh là "cái chết
xanh" do da của bệnh nhân chuyển sang sắc xám xanh là kết quả của việc mất quá
nhiều nước.
 Thời kỳ ủ bệnh : Kéo dài từ vài giờ cho đến 5 ngày.
 Thời kỳ khởi phát : Biểu hiện chủ yếu là sôi bụng, đầy bụng, tiêu chảy vài
lần.
 Thời kỳ toàn phát:
+ Tiêu chảy liên tục, đi ngoài rất nhiều lần với khối lượng lớn, có khi
10 đến 20 lít nước chất thải một ngày. Đặc điểm phân trong bệnh tả
điển hình chỉ toàn là nước, màu trắng lờ đục như nước vo gạo,
không thấy có nhầy máu.
+ Nôn mửa rất dễ dàng, lúc đầu nôn ra thức ăn, lúc sau nôn toàn nước.
+ Bệnh nhân mắc bệnh tả thường không sốt, ít khi đau bụng.
+ Tình trạng mất điện giải gây mệt lả, chuột rút...
+ Triệu chứng mất nước: tụt huyết áp, mạch nhanh, mắt trũng, da nhăn
nheo, giảm nước tiểu...
 Thời kỳ hồi phục : Bệnh tả ở người thường diễn biến từ 1 - 3 ngày nếu
được bù đủ nước và điều trị kháng sinh phù hợp.
1.1.2.Nguyên nhân gây bệnh:
+ Thường là dùng nước, thực phẩm sử dụng nguồn nước nhiễm vi
trùng gây bệnh.
+ Vi trùng gây bệnh có nhiều nhất ở trong phân của người bệnh và
trong nước thải có chứa phân.
+ Do chế biến, sử dụng nguồn thực phẩm không đảm bảo sạch và kĩ
càng.
Bệnh tả chủ yếu truyền qua nguồn thức ăn hoặc nguồn nước bị nhiễm
khuẩn. Ở các nước phát triển, hải sản thường là nguyên nhân chính, còn ở
các nước đang phát triển con đường truyền chủ yếu từ nguồn nước.
1.1.3.Cơ chế gây bệnh:Các vi khuẩn tả xâm nhập cơ thể bằng đường tiêu
hóa, chúng phải vượt qua hàng rào dịch vị của dạ dày có pH axít để xuống ruột
non là nơi có pH thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn. Độ axít bình thường
của dịch vị là một cản trở lớn đối với quá trình sinh bệnh của vi khuẩn tả. Vào đến
ruột non, V.cholerae bám dính vào tế bào niêm mạc ruột nhờ có các yếu tố bám
dính như kháng nguyên TCP, kháng nguyên ngưng kết hồng cầu nhạy cảm với
mannose..., vi khuẩn nhân lên và tiết ra độc tố ruột. Các vi khuẩn không xâm nhập
vào trong các tế bào niêm mạc ruột.

Độc tố ruột của vi khuẩn tả là một protein gồm 2 tiểu phần A (Active) và B
(Binding) có chức năng riêng biệt. Tiểu phần A có hai tiểu đơn vị A1 và A2, tiểu
phần B có 5 tiểu đơn vị B1, B2, B3, B4 và B5. Tiểu phần B có chức năng gắn độc tố
ruột vào thụ thể ganglioside GM1 ở trên màng của tế bào niêm mạc ruột, còn tiểu
phần A mà chủ yếu là A1 xâm nhập vào bên trong tế bào hoạt hóa enzyme
adenylate cyclase, làm tăng nồng độ AMP vòng nội bào làm cho tế bào niêm mạc
ruột giảm hấp thu Na+, tăng tiết nước và Cl-, gây ra ỉa chảy cấp tính. Nếu không
được điều trị tích cực bệnh nhân sẽ chết vì kiệt nước và mất các chất điện giải.

Hình 1.1.Cơ chế gây bệnh tả

1.1.4.Những yếu tố làm tang nguy cơ mắc bệnh tả :


Bệnh tả cực kỳ phổ biến ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, đông đúc,
chiến tranh và nạn đói. Dịch tả thường xuất hiện ở những vùng như châu Phi, Nam
Á và Mỹ Latinh. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng sẽ nguy hiểm
hơn nếu xuất hiện ở trẻ nhỏ.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh tả, chẳng hạn như:

 Điều kiện vệ sinh kém


 Sống ở các khu vực trại tị nạn, các nước nghèo và các khu vực bị tàn
phá bởi nạn đói, chiến tranh hay thiên tai
 Giảm hoặc không có axit dạ dày
 Người nhóm máu O: các nghiên cứu gen mới đây cho thấy rằng mức
độ dễ bị lây nhiễm của một người đối với bệnh tả phụ thuộc
vào nhóm máu của họ. Người có nhóm máu O dễ bị lây nhiễm nhất
trong khi người có nhóm máu AB có khả năng kháng cự nhiều nhất,
gần như là miễn nhiễm.
 Ăn thức ăn chưa được nấu chín và các loài hải sản có vỏ.

1.1.5.Cách phòng tránh và điều trị:


Những thói quen sinh hoạt giúp phòng ngừa bệnh tả:
+ Rửa tay bằng xà phòng và nước thường xuyên, đặc biệt là sau khi
đi vệ sinh và trước khi chế biến thức ăn. Nếu không có xà phòng
và nước, có thể sử dụng chất khử trùng tay có cồn.
+ Uống nước đun sôi hoặc đã được khử trùng.
+ Ăn thực phẩm còn nóng và được nấu chín hoàn toàn, tránh những
thực phẩm bán hàng rong ngoài đường không đảm bảo vệ sinh
+ Tránh ăn sushi, các món hải sản sống
+ Gọt vỏ trái cây, rau quả trước khi ăn, chẳng hạn như chuối, cam,
nho
+ Cảnh giác với các thực phẩm từ sữa, bao gồm cả kem và sữa
chưa tiệt trùng.
+ Vắc-xin: vắc-xin tả dùng qua đường uống an toàn và hiệu quả.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm chủng của các
nhóm có nguy cơ cao như trẻ em, người bị nhiễm HIV, ở những
quốc gia mà bệnh tả vẫn còn nhiều. 

Điều trị cụ thể :


+ Bù nước và điện giải: mục tiêu là để thay thế nước và các chất
điện giải bằng các loại dịch qua đường uống (oresol, nước cam
chanh...)
+ Dịch truyền tĩnh mạch: trong bệnh tả, hầu hết triệu chứng sẽ
giảm nếu được bù nước bằng đường uống, nhưng nếu bệnh nhân
mất nước nghiêm trọng, bác sĩ có thể cho truyền dịch tĩnh mạch
+ Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh không cần thiết cho việc
điều trị bệnh tả, nhưng một số loại thuốc có thể làm giảm cả số
lượng và thời gian tiêu chảy. Một liều doxycycline hoặc
azithromycin có thể có hiệu quả
+ Bổ sung kẽm: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng kẽm có thể làm giảm và
rút ngắn thời gian tiêu chảy ở trẻ em mắc bệnh tả.
1.2.Giới thiệu vi khuẩn Vibrio cholerae
1.2.1.Lịch sử phát triển
Vibrio cholerae (còn gọi là Kommabacillus) là một loài vi trùng gram âm
gây bệnh tả ở người. Cơ sở của phân loại huyết thanh học của Vibrio cholerae
được mô tả lần đầu tiên bởi Gardner & Venkatraman (1935); Hiện tại, sinh vật này
được phân loại thành 206 nhóm huyết thanh (Shimada et al., 1994; Yamai et al.,
1997). Cho đến gần đây, dịch tả chỉ liên quan đến các chủng Vibrio cholerae của
nhóm huyết thanh O1. Tất cả các chủng được xác định là Vibrio cholerae trên cơ
sở các xét nghiệm sinh hóa nhưng không kết tủa với antiserum được gọi chung là
không phải là O1 Vibrio cholerae . Nhóm huyết thanh O1 tồn tại dưới dạng hai
kiểu gen, cổ điển và El Tor; yếu tố kháng nguyên cho phép phân biệt rõ hơn thành
hai loại huyết thanh chính là Ogawa và Inaba. Các chủng của kiểu huyết thanh
Ogawa được cho là biểu hiện A và B một antigens và một lượng nhỏ kháng
nguyên C, trong khi các chủng Inaba chỉ biểu hiện các kháng nguyên A và C.
Từ năm 1817 đến 1961, sáu đại dịch tả đã được ghi nhận. Tác nhân gây ra đại
dịch tả thứ bảy và hiện tại, bắt đầu vào năm 1961, là kiểu gen El Tor. Kiểu sinh
học cổ điển đã bị thay thế hoàn toàn trên toàn thế giới, ngoại trừ ở Bangadesh, nơi
nó xuất hiện trở lại vào năm 1982. Sau này, các nghiên cứu sâu hơn cho thấy rằng
sinh vật này không thuộc về bất kỳ nhóm huyết thanh O nào được mô tả trước đây
cho Vibrio cholerae mà thuộc về một nhóm huyết thanh mới, mà đã được chỉ định
O139 Bengal sau khu vực nơi các chủng đầu tiên được phân lập (Shimada et al.,
1993). Kể từ khi công nhận nhóm huyết thanh O139, ký hiệu không phải O1
không phải O139 Vibrio cholerae đã được sử dụng để bao gồm tất cả các nhóm
huyết thanh được công nhận khác của Vibrio cholerae trừ O1 và O139 (Nair et al.,
1994).
1.2.2. Định nghĩa
Vibrio cholerae là một loại trực khuẩn hiếu khí, gram âm hoặc trực khuẩn kỵ
khí. Vibrio cholerae là một loài vi trùng gram âm gây bệnh tả ở người. V. cholerae
và các loài khác thuộc chi Vibrio thuộc về lớp gamma của ngành Proteobacteria.
Có hai chủng V. cholerae chính, chủng cổ điển và chủng El Tor và một số nhóm
huyết thanh khác.
1.2.3. Đặc điểm hình thái
Vibrio cholerae có hình dấu phẩy, dài 2 - 4 mm. Phẩy khuẩn di động mạnh
nhờ 1 lông duy nhất, lông này dài gấp 3 - 4 lần thân vi khuẩn.Trên tiêu bản nhuộm
Gram, phẩy khuẩn bắt màu Gram âm, đứng rải rác (nếu nhuộm từ môi trường lỏng
nuôi cấy vi khuẩn) hoặc xếp thành từng đàn cá đang bơi (nếu nhuộm từ bệnh phẩm
là phân).

Hình 1.2.Vi khuẩn Vibrio cholerae


1.2.4. Đặc điểm sinh hóa
Vi khuẩn tả có oxidase, lên men không sinh hơi với nguồn đường glucose,
saccharose, D-mannitol, maltose, không lên men arabinose. Phản ứng indol dương
tính, phản ứng Voges-Proskauer âm tính đối với sinh type cổ điển và dương tính
đối với sinh type El Tor. Sức đề kháng yếu, dễ chết ở 800C/5phút. Khô hanh, ánh
sáng mặt trời cũng làm cho phẩy khuẩn dễ chết.
1.2.5. Nuôi cấy
Dễ nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng thông thường, phẩy khuẩn tả mọc
được trên môi trường nghèo dinh dưỡng, pH kiềm và mặn. Thường dùng nước
pepton 1%, có pH 8,6 và NaCl 20 g/lít để nuôi cấy và phân lập phẩy khuẩn tả.
Phẩy khuẩn tả là vi khuẩn ưa khí bắt buộc và mọc nhanh. Trong môi trường lỏng,
sau 4 - 6 giờ, mọc thành váng trên bề mặt môi trường. Trên môi trường đặc (thạch
kiềm) khuẩn lạc có hình nhỏ, tròn, ướt, long lanh như hạt sương.Vi khuẩn lên men
và không sinh hơi các đường manoza, sacaroza, không lên men đường arabinoza,
không sinh H2S, sinh indol và làm lỏng gelatin. Phẩy khuẩn tả cho phản ứng
oxydaza (+), đây là test phân biệt quan trọng vi khuẩn tả với các vi khuẩn đường
ruột Gram (-) khác. Môi trường thông dụng để nuôi và phân lập phẩy khuẩn tả là
thạch TCBS (Thiosulfate Citrate bille Salt agar) khi vi khuẩn mọc và lên men
đường thì khuẩn lạc có màu vàng trên nền xanh của đĩa thạch.
1.2.6.Cấu trúc kháng nguyên
Kháng nguyên O của phẩy khuẩn tả là KN thân, Bản chất KN O là
lipopolysaccarit chứa các serotype đặc hiệu. Dựa vào KN O người ta
phân chia phẩy khuẩn tả thuộc nhiều nhóm, có ít nhất 139 nhóm kháng
nguyên O. Các chủng phẩy khuẩn thuộc nhóm O1 và O139 là nguyên
nhân gây bệnh tả và dịch tả. Các chủng phẩy khuẩn tả không thuộc
nhóm O1/ hoặc O139 là nguyên nhân gây các bệnh giống tả. Trong
nhóm O1 người ta phân thành 2 týp huyết thanh: Ogawa và Inaba có cả
ở V. cholerae cổ điển và týp sinh học Eltor.Kháng nguyên H là kháng
nguyên ít được nghiên cứu và ít được ứng dụng trong thực tế.
Kháng nguyên độc tố: KN được quan tâm là enterotoxin (độc tố ruột)
chịu nhiệt của V. cholerae, bản chất là protein, kích thích cơ thể sinh
kháng thể kháng độc tố có vai trò bảo vệ chống lại bệnh tả. Enterotoxin
này sẽ được trình bày rõ ở phần độc tố ruột của phẩy khuẩn tả.
1.2.7. Độc tố ruột của Vibrio cholera
Độc tố của phẩy khuẩn tả hoạt hoá enzym adenylate cyclase trong các tế
bào niêm mạc ruột dẫn hình thành cAMP và tiết nước, các ion Na+, K+, Cl-,
HCO3- vào trong lòng ruột. Ảnh hưởng của độc tố phụ thuộc vào một thụ quan
đặc biệt có tên monosialosyl ganglioside (GM1 ganglioside) có trên bề mặt các tế
bào niêm mạc. Phẩy khuẩn sản xuất men tan nhầy và chất giúp nó xâm nhập vào tế
bào đồng thời tác động làm ganglioside chuyển thành monosialosyl có thể nhận
độc tố.
Độc tố bao gồm 5 cấu phần kết hợp (11.500 dalton) được gọi là thành phần B và
cấu phần có hoạt tính A1 (23.500 dalton), thành phần có tác dụng như cầu nối
(A2) liên kết A1 với B. Khi xâm nhập được vào tế bào, A1 sẽ xúc tác quá trình
chuyển đường ribose từ NAD đến protein có tên gọi Gs hoặc Ns. Protein này sẽ
điều khiển hệ thống adenylate cyclase có mặt ở phía trong màng tế bào.
Như ta đã biết, adenylate cyclase là một enzyme liên kết với màng tế bào và có
khả năng chuyển ATP (adenosine triphosphate) thành dạng AMP vòng (cyclic
adenosine monophosphate). Hình thành cAMP là một trong những bước đầu tiên
để bất cứ một tín hiệu hoá học nào tác động kích thích hay ức chế adenylate
cyclase.
Hình 1.3. Độc tố của vi khuẩn tác động vào cơ thể

Bình thường adenylate cyclase được hoạt hoá bởi protein điều hoà và GTP. Thời
gian hoạt hoá adenylate cyclase thường ngắn do một protein khác (được gọi là Gi) có khả
năng thuỷ phân GTP làm mất khả năng hoạt hoá adenylate cyclase của GTP. Thành phần
A1 của phẩy khuẩn xúc tác cho quá trình gắn ADP-Ribose với protein điều hoà để hình
thành dạng liên kết protein với ADP-Ribose (Gs-ADPR). Kết quả của sự liên kết này là
GTP không bị thuỷ phân để tiếp tục thực hiện chức năng hoạt hoá adenylate cyclase dẫn
đến hình thành hàm lượng cao hơn bình thường của cAMP. cAMP kích thích tế bào
"bơm" ion Cl- vào lòng ruột. Do mất ion Cl- nên nước, Na+, và các chất điện giải khác sẽ
ra khỏi tế bào (theo chiều gradient). Chính vì vậy các tế bào chịu tác động của độc tố
phẩy khuẩn tả nghiễm nhiên trở thành những chiếc "máy bơm" chuyển nước vào lòng
ruột dẫn đến ỉa chảy, mất chất điện giải. Mất nước và chất điện giải là đặc điểm dễ thấy
nhất của bệnh tả.

2.1.Sản xuất vắc xin:

 Dưới đây nhóm em xin trình bày dây chuyền công nghệ sản xuất vắc xin tả:
Quy trình công nghệ sản xuất vắc xin tả

Chuẩn bị môi trường


Giống Vibrio cholerae

Tiệt trùng
Hoạt hóa

Làm nguội
Nhân giống các cấp

Nhân giống sản xuất Lên men

Ly tâm Dịch loại bỏ

Dung dịch Thu sinh khối


NaCl

Dung dịch
Bất hoạt
formalin

Lọc

Cô đặc

Kiểm tra độ tinh khiết

Đông khô

Kiểm tra độ đục và độ


tinh khiết

You might also like