Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

Hướng tới kỳ thi Học sinh giỏi cấp Quốc gia năm học 2017 - 2018

Chủ đề 1.
PHƯƠNG PHÁP ĐẾM BẰNG HAI CÁCH
TRONG TỔ HỢP
A) Kiến thức cần biết.
1. Đếm bằng hai cách là gì?
- Đại lượng nào đó đếm bằng cách 1 được a , đếm bằng cách 2 được b thì a  b.
- Đại lượng nào đó đếm bằng cách 1 được  a , đếm bằng cách 2 được  b thì a  b.
- Thường xuất hiện trong các bài toán có 2 đối tượng: (giáo viên – học sinh), (ngày học – học
viên), … và đề bài sẽ cho trước các ràng buộc liên quan.
2. Các ví dụ minh họa.
VD1. Mỗi học sinh lớp 12A quen với đúng 9 học sinh của lớp 12B, mỗi học sinh lớp 12B quen
với đúng 8 học sinh của lớp 12A. Biết rằng tổng số học sinh của hai lớp là 85. Tính số học
sinh mỗi lớp.
Lời giải. Ta đếm số cặp học sinh (a, b) trong đó a là học sinh lớp 12A và b là học sinh lớp 12B
với a, b có quen nhau.

Gọi m, n lần lượt là số học sinh lớp 12A và 12B thì m  n  85.

Đếm theo học sinh lớp 12A, có 9m cách. Đếm theo học sinh lớp 12B, có 8n cách.
m 8
Suy ra 9m  8n   .
n 9
Từ đó dễ dàng tính được m  40, n  45.

VD2. Trong một lớp học có n giáo viên và 51 học sinh thỏa mãn 2 điều kiện sau
(1) Mỗi giáo viên dạy đúng 26 học sinh.

(2) Với 2 học sinh tùy ý, có đúng 13 giáo viên dạy họ.

Hỏi có tất cả bao nhiêu giáo viên?


Lời giải.
Ta đếm số bộ ( A, B, C ) mà trong đó học sinh A, B được dạy bởi giáo viên C.

Gọi S là số lượng tất cả các bộ có dạng trên. Ta sẽ đếm S theo hai cách như sau:

- Đếm theo học sinh: Chọn 2 học sinh, có C512 cách. Chọn giáo viên dạy họ, có 13 cách.

1
Hướng tới kỳ thi Học sinh giỏi cấp Quốc gia năm học 2017 - 2018

Suy ra S  13C512 .

- Đếm theo giáo viên:

Chọn giáo viên, có n cách. Chọn 2 học sinh (mà giáo viên đó dạy), có C262 cách.

Suy ra S  nC262 .

Do đó, nC262  13C512  n  51 .

Vậy có tất cả 51 giáo viên.


VD3. (Chọn đội tuyển Đồng Tháp 2013) Một CLB học thuật có n thành viên. Năm vừa rồi, họ
có 6 buổi chuyên đề mà mỗi buổi có 5 thành viên đứng ra tổ chức. Biết rằng 2 buổi bất kì thì có
chung nhau không quá 2 thành viên tổ chức. Tính GTNN của n .
Lời giải. Bài toán này giống bài trên đến 90%. Tuy nhiên, thông tin ở đây cho hơi bị “ngược”.
Thay vì cho 2 thành viên bất kỳ tổ chức chung bao nhiêu buổi, ở đây, đề bài lại cho 2 buổi được
tổ chức bởi bao nhiêu thành viên. Do đó, ta không thể xử lý dễ dàng như VD2 được mà cần có
một “kỹ thuật nhỏ” như sau.
Ta đếm số bộ ( A, B, C ) với buổi chuyên đề A, B được tổ chức bởi người C. Gọi số bộ này là S .

 Đếm theo buổi chuyên đề, tương tự VD2, ta có S  2C62 .


 Đếm theo người, ta cần đặt thêm biến để đánh giá (vì không biết mỗi người tổ chức bao
nhiêu buổi). Cụ thể là gọi ai là số buổi chuyên đề mà người thứ i tổ chức.
Khi đó, thực hiện một bài đếm bằng 2 cách “phụ” giống VD1, ta có
n

a
i 1
i  6  5  30.
n
(đếm theo thành viên thì có  a , đếm theo buổi chuyên đề thì có 6  5 ).
i 1
i

n
Ngoài ra S   Ca2i nên theo BĐT Cauchy – Schwarz thì
i 1

  n 2 
1 n 2
  i a
1   i 1  n

1  900 
S    ai  ai     ai     30  .
2 i 1 2 n i 1
 2 n 
 
 
 

1  900 
Từ đó ta có   30   S  2C62  n  10.
2 n 
Do đó, GTNN là n  10 và việc xây dựng là điều không khó khăn.

2
Hướng tới kỳ thi Học sinh giỏi cấp Quốc gia năm học 2017 - 2018

B) Các bài toán áp dụng.


Các bài toán bên dưới sử dụng các kỹ thuật nằm trong 3 VD vừa nêu. Một số trường hợp đòi hỏi
tư duy, phân tích vấn đề mới xử lý được đều có gợi ý khá đầy đủ.
 Mục tiêu cần đạt: 10/18 bài.
Bài 1. (Hong Kong TST 2003) Có 15 học sinh tham gia một khóa học. Biết rằng mỗi ngày, có 3
học sinh phải trực vệ sinh cho lớp và sau khi kết thúc khóa học thì cứ 2 học sinh bất kì đều tham
gia trực chung đúng 1 lần. Tính số ngày khóa học diễn ra.
Bài 2. (APMO 2006) Trong một rạp xiếc, có n chú hề được trang điểm bằng một số trong tổng
cộng 12 màu sơn. Biết rằng mỗi chú hề phải sử dụng ít nhất 5 màu. Ngoài ra, mỗi màu được sử
dụng bởi không quá 20 chú hề. Chứng minh rằng n  48.
Bài 3. (China MO 96) Có 8 ca sĩ tham gia một chương trình văn nghệ với tổng cộng m buổi hòa
nhạc. Trong mỗi buổi hòa nhạc, có 4 ca sĩ tham gia và số lần tham gia của mỗi cặp ca sĩ là như
nhau và bằng n .
a) Tìm quan hệ giữa m, n.

b) Tính giá trị nhỏ nhất của m.


c) Xây dựng một bảng mô tả cách xếp thỏa mãn.
Bài 4. (Chọn đội tuyển PTNK 2014) Cho tập hợp X  {1, 2, 3,...,19} và xét một họ  gồm k tập
con có 7 phần tử của X . Một tập hợp A  X được gọi là “tập mẹ” của họ  nếu như A có 8
phần tử và tồn tại một tập hợp B   sao cho B  A. Gọi d là số tất cả các tập mẹ của  .
3
Chứng minh rằng d  k .
2
Gợi ý. Một mẹ ứng với mấy con? Một con ứng với mấy mẹ?
Bài 5. (Russia 1996) Ở một thành phố nọ, có 1600 đại biểu tham gia vào 16000 ủy ban và mỗi
ủy ban có đúng 80 người tham gia. Chứng minh rằng có 2 ủy ban nào đó có ít nhất 4 đại biểu
tham gia chung.
Gợi ý. Chứng minh bằng phản chứng, khi đó, 2 ủy ban tùy ý sẽ có không quá bao nhiêu đại biểu
tham gia chung? (chú ý rằng phủ định của tồn tại là với mọi, phủ định của với mọi là tồn tại).
Bài 6. (IMC 2002) Có 200 thí sinh tham gia một kì thi giải 6 bài toán. Biết rằng mỗi bài có ít
nhất 120 người giải được. Chứng minh rằng có hai thí sinh nào đó mà nếu họ “hợp tác” với nhau
thì giải được cả 6 bài toán của kì thi (mỗi bài toán sẽ giải được bởi thí sinh này, hoặc thí sinh kia
hoặc cả hai).
Gợi ý. Chứng minh phản chứng, 2 thí sinh tùy ý thì cùng không giải được ít nhất mấy bài?

3
Hướng tới kỳ thi Học sinh giỏi cấp Quốc gia năm học 2017 - 2018

Bài 7. (IMO 1998) Trong một cuộc thi, có m thí sinh và n giám khảo với n  3 là số lẻ. Mỗi
giám khảo sẽ đánh giá các thí sinh là đậu hoặc rớt. Giả sử mỗi cặp giám khảo tùy ý có đánh giá
k n 1
giống nhau ở không quá k thí sinh. Chứng minh rằng  .
m 2n
Gợi ý. Công việc thực hiện tương tự VD3. Ở cách 2 khi thiếu thông tin, ta gọi ai , bi lần lượt là số
giám khảo đánh giá đậu/rớt cho thí sinh thứ i thì ai  bi  n . Số giám khảo cùng đánh giá giống
1  n  1   n  1   (n  1) 2
2 2
1 2
nhau cho thí sinh này là Ca2i  Cb2i  ( ai  bi2  n)       n  . Ở đây
2 2  2   2   2
vì n lẻ nên không thể có ai  bi mà ta cho 2 số này gần nhau nhất có thể, là hai số liên tiếp.

Bài 8. (China TST 1992) Có 16 học sinh tham gia một cuộc thi có n câu hỏi và mỗi câu hỏi có 4
lựa chọn. Biết rằng 2 học sinh bất kì có không quá 1 câu trả lời chung cho tất cả các câu hỏi. Tìm
giá trị lớn nhất của n .
Gợi ý. Giống bài 7 đến 90%.
Bài 9. (Bulgari MO 2006) Một quốc gia có 16 thành phố và có 36 tuyến bay nối giữa chúng
(chuyến bay ở đây là hai chiều). Chứng minh rằng ta có thể tổ chức một chuyến bay vòng quanh
giữa 4 thành phố nào đó.
Gợi ý. Chứng minh bằng phản chứng, với hai thành phố A, B bất kỳ thì có không quá 1 thành
phố C có thể bay được tới cả A, B. Bởi vì nếu có C , D bay được tới A, B thì ta có đường bay
C  A  D  B  C , thỏa mãn đề bài (vẽ hình ra để dễ hình dung hơn). Do đó, ta đếm số bộ
( A, B, C ) mà thành phố A, B có chuyến bay đến C.

Bài 10. (Chọn đội tuyển Bình Thuận) Trong một hội nghị có 155 đại biểu tham dự và có 2015
cặp đại biểu quen biết nhau. Chứng minh rằng có thể chọn ra 4 đại biểu để xếp lên một bàn tròn
sao cho hai đại biểu ngồi cạnh nhau thì có quen biết nhau.
Gợi ý. Giống bài 9 đến 90%.
Bài 11. (IMO 1989) Cho n, k là các số nguyên dương. Xét S là tập hợp n điểm trên mặt phẳng
sao cho 3 điểm bất kỳ không thẳng hàng và mỗi điểm P tùy ý thì có ít nhất k điểm phân biệt
1
cách P một khoảng bằng nhau. Chứng minh rằng k   2n .
2
Bài 12. Trên bàn cờ có kích thước 13  13 , hỏi có thể tô nhiều nhất bao nhiêu ô vuông sao cho
không có 4 ô vuông nào là đỉnh của một hình chữ nhật?
Gợi ý. Giả sử tô được n ô. Ta đếm số bộ ( A, B, C ) trong đó dòng A, B và cột C giao nhau tại
một ô vuông được tô màu.
Bài 13. Cho 6 điểm nằm trong mặt phẳng và không có ba điểm nào thẳng hàng. Mỗi cạnh nối hai
điểm được tô bởi hai màu xanh/đỏ. Hỏi có ít nhất bao nhiêu tam giác được tô cùng màu?

4
Hướng tới kỳ thi Học sinh giỏi cấp Quốc gia năm học 2017 - 2018

Gợi ý. Gọi tam giác có ba cạnh được tô cùng màu là tam giác đẹp và n là số tam giác đẹp. Khi
đó, trong mỗi tam giác đẹp sẽ có 3 góc mà hai cạnh tô cùng màu; còn trong tam giác không đẹp
thì chỉ có đúng 1 góc mà hai cạnh tô cùng màu. Ta đếm ( A, B, C ) sao cho cạnh CA, CB được tô
cùng màu theo n để tìm đánh giá cho n.

Bài 14. (Ukraina TST 2013) Cho đa giác lồi có 17 đỉnh A1A2A3 ...A17 và với hai đỉnh Ai , Aj bất

kỳ trong số các đỉnh của đa giác, ta định hướng cho đoạn thẳng nối chúng để có vectơ: AA i j

hoặc Aj Ai . Sau khi thực hiện với mọi cặp đỉnh, gọi S là số tam giác có tổng các vectơ đặt trên

3 cạnh là 0 . Tìm GTNN và GTLN của S .
Gợi ý. GTNN thì dễ, còn GTLN cần dùng đếm bằng hai cách giống bài 13 ở trên.

Bài 15. (VMO 2005) Cho bát giác lồi A1A2 ...A8 mà không có ba đường chéo nào đồng quy. Giao
của hai đường chéo tùy ý được gọi là một “nút”. Xét tất cả các tứ giác lồi được tạo thành bởi bốn
đỉnh của bát giác đã cho và các tứ giác đó được gọi là “tứ giác con”. Hãy xác định số nguyên
dương n nhỏ nhất sao cho có thể tô màu n nút để với mọi i  k và i, k {1, 2,...,8} thì các số
s(i, k ) bằng nhau, trong đó s(i, k ) ký hiệu số tứ giác con nhận Ai , Ak làm đỉnh và giao của hai
đường chéo là một nút được tô màu.
Gợi ý. Bài toán này đọc rất khó hiểu, nhưng thực ra nó giống hệt bài 3. Tại sao?
Bài 16. (China MO 2007) Trong một trường THPT, có 2007 học sinh nam và 2007 học sinh nữ.
Mỗi học sinh tham gia không quá 100 CLB ở trường. Biết rằng hai học sinh bất kỳ khác giới tính
đều có tham gia ít nhất 1 CLB chung nào đó. Chứng minh rằng có 1 CLB mà có ít nhất 11 thành
viên nam và 11 thành viên nữ.
Gợi ý. Chứng minh phản chứng, giả sử rằng mỗi CLB đều có không quá 10 thành viên nam hoặc
không quá 10 thành viên nữ. Ta đếm số bộ ( A, B, C ) mà học sinh nam A , học sinh nữ B cùng
tham gia vào CLB C.
Bài 17. (Trường Xuân 2013) Cô giáo có tất cả 2013 viên kẹo gồm 11 loại kẹo khác nhau. Cô
chia cho các học sinh của mình mỗi người một số viên kẹo và không có học sinh nào nhận nhiều
hơn một viên kẹo ở cùng một loại kẹo. Cô yêu cầu hai học sinh khác nhau bất kì so sánh các viên
kẹo mình nhận được và viết số loại kẹo mà cả hai cùng có lên bảng. Biết rằng mỗi cặp bất kì đều
được lên bảng đúng một lần. Gọi tổng các số được viết lên bảng là M . Xác định giá trị nhỏ nhất
của M .
Gợi ý. Thông tin cho hơi rườm rà nhưng bài toán không khó. Đếm số bộ ( A, B, C ) mà học sinh
A, B đều có loại kẹo C .

Bài 18*. (China TST 1990) Cho 7 điểm trên mặt phẳng và ta vẽ các đường tròn qua đúng 4 điểm
nào đó trong số chúng. Tính số đường tròn lớn nhất có thể có.

5
Hướng tới kỳ thi Học sinh giỏi cấp Quốc gia năm học 2017 - 2018

Bài 19. (Trường Đông TPHCM 2015) Trường phù thủy và pháp sư Hogwarts có n học sinh. Các
học sinh của trường rất hiếu động và tham gia vào nhiều CLB khác nhau. Cả trường có tất cả m
CLB. Theo quy định của trường mà thầy hiệu trưởng Albus Dumbledore công bố thì mỗi CLB
phải có ít nhất 2 thành viên. Nghiên cứu danh sách các CLB của trường, Harry Potter nhận thấy
một điều thú vị sau đây: Nếu 2 CLB nào đó có ít nhất 2 thành viên chung thì 2 CLB sẽ có số
thành viên khác nhau. Chứng minh rằng m  (n  1)2 .

Bài 20. Giả sử S là tập hợp hữu hạn các điểm mà mỗi điể m của nó được tô bởi một trong 2
màu đỏ hoặc xanh. Go ̣i A1 , A2 ,, A68 là các tập con của tập S mà mỗi tâ ̣p chứa đúng 5 điể m
thỏa mãn đồ ng thời hai điều kiện sau:

i) Mỗi tập A1 , A2 ,, A68 chứa ít nhất một điể m màu đỏ.
ii) Với ba điểm bất kì trong S , tồn tại chính xác 1 tập con Ai chứa 3 điểm đó.

a) Tìm số phần tử của tâ ̣p S .

b) Tồn tại hay không một tập con Ai chứa 4 hoặc 5 điểm đỏ? Vì sao?

Gợi ý. Phản chứng và đếm số tập con chứa hai điểm đỏ, một điểm xanh.
Bài 21. Cho đa giác lồi P có 2016 đỉnh và một điểm X tùy ý không nằm trên cạnh hoặc đường
chéo nào của đa giác P (có thể nằm ngoài P ). Gọi a là số tam giác chứa điểm X bên trong nó.
Chứng minh a là số chẵn.
Bài 22. Người ta dùng các miếng da để ghép lại thành quả bóng hình cầu. Các miếng da có hình
ngũ giác đều hoặc lục giác đều như hình vẽ:

Chứng minh rằng số lượng miếng da cần dùng bằng 32.


Bài 23. Một CLB có n thành viên và họ đã tham gia vào 12 buổi chuyên đề, mỗi buổi có 24
thành viên tham gia. Biết rằng hai thành viên bất kỳ tham gia chung không quá một buổi.
a) Tìm giá trị nhỏ nhất của n.
b) Câu hỏi tương tự nếu có 10 buổi chuyên đề và mỗi buổi có 7 thành viên tham gia.

6
Hướng tới kỳ thi Học sinh giỏi cấp Quốc gia năm học 2017 - 2018

Bài 24. Trên mặt phẳng cho tập hợp A gồm 66 điểm phân biệt và tập hợp B gồm 16 đường
thẳng phân biệt. Gọi m là số bộ (a, b) sao cho a  A, b  B, a  b . Chứng minh rằng m  159.

Bài 25. Một nhóm có n  1 học sinh được phân hoạch thành m  1 nhóm nhỏ sao cho:
i) Mỗi nhóm có số thành viên bằng nhau.
ii) Hai nhóm tùy ý có đúng 1 thành viên chung.
iii) Hai thành viên tùy ý tham gia chung đúng 1 nhóm.
a) Chứng minh rằng số nhóm mà mỗi thành viên tham gia là giống nhau.
b) Chứng minh rằng 2(m  n)  3 là số chính phương.

Bài 26. (IMO Shortlist 1995) Một cuộc họp có 12k người và mỗi người bắt tay với đúng 3k  6
người còn lại. Biết rằng với mọi cách chọn cặp hai người, số người bắt tay với cả hai là như
nhau. Tính số người trong cuộc họp.
Gợi ý. Đếm số bộ ba ( A, B, C ) mà C bắt tay với cả A, B nhưng A, B không có bắt tay với nhau.

Bài 27. Cho một đồ thị G đầy đủ có n đỉnh có một số cạnh được tô màu xanh. Gọi d là tổng số
bậc của các đỉnh của đồ thị con của đồ thị G đã cho và có các cạnh được tô xanh. Chứng minh
rằng số tam giác có ba cạnh đều được tô màu hoặc đều không được tô màu ít nhất là

n(n  1)( n  2)  3n(n  1) d  3d 2


.
6n
Gợi ý. Ta xét hai cạnh tùy ý a, b . Nếu chúng cùng được tô màu hoặc cùng không được tô màu
thì đánh trọng số 2, ngược lại thì đánh trọng số 1 . Khi đó, một tam giác có ba cạnh cùng được
tô màu hoặc cùng không được tô màu sẽ có tổng trọng số các cạnh là 6, tam giác còn lại sẽ có
tổng trọng số là 0.

You might also like