Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 22

CÔNG TRÌNH

CÔNG TRÌNH HỖN HỢP DỊCH VỤ, VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở


Lô số 1, ô đất 4.1-CC, Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

TÍNH TOÁN BIỆN PHÁP HẠ MỰC NƯỚC NGẦM

Thực hiện: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN XÂY DỰNG


HOÀ BÌNH

123 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Thành phố Hồ


Chí Minh, Việt Nam.

01-2018

397 | P a g e
MỤC LỤC
1  GIỚI THIỆU ................................................................................................................................400 
1.1 Tổng quan ............................................................................................................................................400 
1.2 Kích thước hình học kết cấu tầng hầm ................................................................................................400 
1.3 Mục đích và yêu cầu của công tác hạ mực nước ngầm .......................................................................401 
1.4 Cơ sở thiết kế.......................................................................................................................................401 
1.5 Tiêu chuẩn áp dụng .............................................................................................................................401 
1.6 Tài liệu tham khảo ...............................................................................................................................401 
2  THIÊT KẾ BIỆN PHÁP THI CÔNG HẠ MỰC NƯỚC NGẦM ...........................................402 
2.1 Giả thuyết thiết kế ...............................................................................................................................402 
2.2 Mặt cắt địa chất, thông sô địa chất, điều kiện thủy văn.......................................................................402 
2.2.1 Mặt cắt địa chất ................................................................................................................................402 
2.2.2 Nhận xét điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn................................................................403 
2.3 Tính toán hạ mực nước ngầm ..............................................................................................................403 
2.3.1 Thông số hố đào ...............................................................................................................................403 
2.3.2 Khả năng thu nước tối đa của giếng .................................................................................................405 
2.3.3 Tính toán số lượng giếng theo phương pháp giếng tương đương ....................................................406 
2.3.4 Tính toán độ hạ thấp- phương pháp tương tác giữa các giếng .........................................................407 
2.3.5 Kết luận ............................................................................................................................................412 
3  THI CÔNG HẠ MỰC NƯỚC NGẦM ......................................................................................412 
3.1 Khối lượng thực hiện...........................................................................................................................412 
3.2 Trình tự thi công ..................................................................................................................................413 
3.3 An toàn lao động .................................................................................................................................417 
3.3.1 Mục đích ...........................................................................................................................................417 
3.3.2 An toàn và vệ sinh lao động trong quá trình thực hiện.....................................................................417 

398 | P a g e
DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình: 1-1 Mặt bằng móng (HBC-LVL-08-51) .........................................................................................400 
Hình: 1-2 Mặt cắt 1-1 (HBC-LVL-08-48)................................................................................................401 
Hình: 1-3 Mặt cắt 2-2 (HBC-LVL-08-48)................................................................................................401 
Hình: 2-1 Cắt dọc địa chất các hố khoan HK1,2. .....................................................................................403 
Hình: 2-2 Sơ họa các thông số tính toán của Dupuit – Forcheimer: ........................................................406 
Hình: 3-1 Hình ảnh thả bơm .....................................................................................................................414 
Hình: 3-2 Chi tiết bể lắng .........................................................................................................................415 
Hình: 3-3 Đường ống thoát nước .............................................................................................................415 
Hình: 3-4 Tủ điện .....................................................................................................................................416 

DANH SÁCH BẢNG BIỂU


Bảng: 1 Thông số tính toán .......................................................................................................................404 
Bảng: 2 Thông số  ...................................................................................................................................405 
Bảng: 3 Kiểm tra trên 39 giếng đã thiết kế với điểm A.............................................................................408 
Bảng: 4 Kiểm tra trên 39 giếng đã thiết kế với điểm B .............................................................................410 
Bảng: 5 Khối lượng lắp đặt .......................................................................................................................412 
Bảng: 6 Thống kê vật tư và vật liệu đầu vào lắp đặt công trình ................................................................412 

399 | P a g e
1 GIỚI THIỆU
1.1 Tổng quan
Dự án Công trình hỗn hợp dịch vụ, văn phòng và nhà ở tọa lạc tại Lô số 1, ô đất 4.1 – CC. Đường Lê
Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội. Dự án bao gồm 35 tầng nổi là 5 tầng hầm. Diện tích 1 sàn tầng hầm
7590m2. Chủ đầu tư Công ty CP Dịch vụ và kinh doanh bất động sản Hà Nội.
Trong thuyết minh này, chúng tôi trình bày thiết kế biện pháp hạ mực nước ngầm với yêu cầu đảm bảo an
toàn, tiết kiệm và thuận tiện trong thi công. Thuyết minh này được thiết lập dựa trên báo cáo khảo sát địa
chất và bản vẽ do chủ đầu tư cung cấp.
1.2 Kích thước hình học kết cấu tầng hầm
Kích thước hình học chính của công trình được thể hiện trong Hình: 1-1, Hình: 1-2, Hình: 1-3.

Hình: 1-1 Mặt bằng móng (HBC-LVL-08-51)

400 | P a g e
Hình: 1-2 Mặt cắt 1-1 (HBC-LVL-08-48)

Hình: 1-3 Mặt cắt 2-2 (HBC-LVL-08-48)

1.3 Mục đích và yêu cầu của công tác hạ mực nước ngầm
 Bơm hạ mực nước ngầm cho khối hầm công trình đến cao độ thấp hơn cao độ đào một khoảng xấp
xỉ 0.5m để thi công hầm và đảm bảo an toàn cho công trình.
 Quan trắc mực nước ngầm trong các giếng quan trắc trong quá trình bơm hạ mực nước ngầm nhằm
theo dõi mực nước, điều chỉnh thiết kế và điều tiết lượng nước bơm cho phù hợp để đảm bảo cho
quá trình thi công an toàn, tiến độ.
1.4 Cơ sở thiết kế
[1.] Báo cáo khảo sát địa chất được thực hiện bởi công ty TNHH Nhà Nước MTV Khảo sát và Xây
Dựng lập 2010.
[2.] Bản vẽ do Chủ đầu tư cung cấp.
1.5 Tiêu chuẩn áp dụng
[1.] TCVN 9903:2014 “Công trình thủy lợi - Yêu cầu thiết kế, thi công và nghiệm thu hạ mực nước
ngầm”.
1.6 Tài liệu tham khảo
[1.] Hướng dẫn thực hành địa chất thủy văn – Nhà xuất bản ĐHQG-TP.HCM.

401 | P a g e
[2.] Construction Dewatering and Groundwater Control – New method and applications – 3rd Edition,
J.Patrick et al.
[3.] Groundwater Lowering in Construction: A Practical Guide. P.M. Cashman.

2 THIÊT KẾ BIỆN PHÁP THI CÔNG HẠ MỰC NƯỚC NGẦM


2.1 Giả thuyết thiết kế
Thiết kế của chúng tôi dựa trên giả thiết sau:
 Hồ sơ khảo sát địa chất là đáng tin cậy
 Tường vây được thi công đảm bảo chất lượng, không có các khuyết tật trong thân tường, thân tường
vây kín nước hoàn toàn.
2.2 Mặt cắt địa chất, thông sô địa chất, điều kiện thủy văn
2.2.1 Mặt cắt địa chất
Báo cáo khảo sát địa chất được thực hiện bởi Công ty TNHH Nhà nước MTV Khảo sát và Xây dựng 2010
bao gồm 13 hố khoan với chiều sâu ~ 60m/ 1 hố khoan. Các lớp đất được phân bố từ trên xuống dưới như
sau:
Lớp 1: Cát lấp, màu xám đen. Phân bố đều khắp khu vực khảo sát và nằm ngay trên mặt đất. Thành phần
của lớp chủ yếu là cát mịn, màu xám đen. Chiều dày lớp thay đổi từ 0.7m (HK8) đến 1.5 (HK13), trung
bình khoảng 1.1m.
Lớp 2: Sét dẻo thấp (CL), màu nâu vàng, xám nâu, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng. Lớp sét dẻo cứng
đến nửa cứng, nằm dưới lớp cát lấp (1) phân đều khắp khu vực khảo sát. Gặp lớp tại độ sâu 0.7m (HK8)
đến 1.5m (HK13). Chiều dày lớp thay đổi từ 1.5m (HK3) đến 3.3m (HK11), trung binhd khoảng 2.6m.
Lớp 3 Cát lẫn sét, cát bụi (SC-SM), màu xám đen, xám nâu, xen kẹp các thấu kình mỏng sét dẻo thấp, trạng
thái rời. Lớp cát lẫn sét, cát mịn (3) nằm dưới lớp sét dẻo cứng đến nửa cứng, gặp trong tất cả các hố khoan,
ở độ sâu từ 2.0 (HK4) đến 4.5m (HK11). Chiều dày lớp thay đổi từ 3.2m (HK1) đến 13.2 (HK12) trung
bình khoảng 7.2m.
Lớp 4: Cát lẫn sét, cát bụi (SC-SM), trạng thái chặt vừa. Lớp cát lẫn sét, cát mịn nằm dưới lớp cát lẫn sét,
cát mịn, gặp lại tất cả các hố khoan ở độ sâu 7.2m (HK1) đến 16.0m (HK12). Chiều dày của lớp thay đổi
từ 4.0m (HK4) đến 24.8 (HK13), trung bình khoảng 15.0m.
Lớp 5 Sét dẻo thấp (CL) đôi chỗ lẫn hữu cơ, màu xám đen, xám nâu, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng.
Lớp sét dẻo thấp nằm dưới lớp 4 gặp tại hố khoan (HK1, HK4, HK6, HK8, HK10, HK12, HK13) ở độ sâu
18.0m (HK4) đến 37.8m (HK13). Chiều dày của lớp đất thay đổi từ 1.6m (HK7, HK13) đến 8.1m (HK6)
trung bình 4.2m.
Lớp 6 Cát mịn cấp phối kém lẫn sỏi sạn, màu xám vàng, xám ghi, trạng thái chặt. Lớp cát lẫn sỏi sạn nằm
dưới lớp sét dẻo thấp 5 tại các hố khoan (HK1, HK4, HK6, HK7,8,10,11,12,13) nằm dưới lớp 4 tại các hố
khoan (HK2, 3,5,9) ở độ sâu 23m (HK4) đến 39.4m (HK13). Chiều dày của lớp thay đổi khoảng từ 4.1m
(HK16) đến 16.0m(HK2) trung bình khoảng 10.7m.
Lớp 7 Cuội sỏi lẫn cát sạn (GP), màu nâu vàng, xám trắng, xám đen, trạng thái rất chặt. Lớp cuội sỏi lẫn
cát nằm dưới thấu kính sét nửa cứng (6a) tại hố khoan (HK9) hoặc dưới lớp cát lẫn sỏi sạn tại các hố khoan
(HK1,2,3,4,5,6,7,8,10,11,12,13). Bề mặt lớp cuội biến đổi mạnh, gặp lớp ở độ sâu từ 37m (HK12) đến
46.2m (HK13). Chiều dày của lớp chưa xác định, các hố khoan đã vào lớp từ 17.0 đến 19.0m mà vẫn chưa
hết lớp.

402 | P a g e
2.2.2 Nhận xét điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn
Khí hậu Hà Nội chịu ảnh hưởng kiểu nhiệt đới gió mùa:
 Mùa mưa: từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu nóng, mưa nhiều
 Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khí hậu lạnh ít mưa.
Điều kiện địa chất công trình tại khu vực có 6 lớp địa chất chủ yếu, như mặt cắt địa chất bên dưới. Mặt cắt
địa chất tham khảo như Hình: 2-1.

Hình: 2-1 Cắt dọc địa chất các hố khoan HK1,2.

Mực nước ngầm xuất hiện ở tầng chứa nước 1 là -12.28m, tầng chứa nước thứ 2 mực nước ngầm ở cao độ
-10.27m (so với mặt đất) tại thời điểm khảo sát vào tháng 7/2010 . Như vậy, mực nước ngầm trung bình
chọn đưa vào tính toán là -11.28m.
2.3 Tính toán hạ mực nước ngầm
2.3.1 Thông số hố đào
Dựa trên tài liệu khảo sát địa chất công trình cũng như theo kinh nghiệm tính toán, chúng tôi đưa
các thông số tính toán như Bảng: 1

403 | P a g e
Bảng: 1 Thông số tính toán

Kí hiệu (đơn vị) Mô tả Kết quả Ghi chú

F (m2) Diện tích hố đào 7600

K (m/ngày) Hệ số thấm theo tính toán 43 Thí nghiệm thấm hiện trường

rh (m) Bán kính giếng 0.1

Bề dày tầng chứa quy ước


D (m) Bề dày tầng chứa trung bình (44m-25m) 19 (đáy tầng chứa quy ước ở cao
độ -44m)

Chiều cao mực nước ngầm tính từ đáy


H (m) 32.72
tầng chứa quy ước

Chiều cao mực nước ngầm khi hạ thấp


hw (m) 18.95
tính từ đáy tầng chứa quy ước.

Dựa vào hiệu suất giếng và


Qg (m3/ngày) Lưu lượng giếng thiết kế 600-840
công suất mặc định thiết bị

l (m) Chiều dài ống lọc hoạt động 8

Mực nước ngầm được tính so cote mặt đất tự nhiên của công trình.

 Bề dày tầng chứa nước trung bình (tính từ mực nước tĩnh đến lớp sét pha) được chọn theo tài liệu
Báo cáo KSĐC do Công ty TNHH Nhà nước MTV Khảo sát và Xây dựng thực hiện. Trong tính
toán H= (36+8)-11.28 = 32.72m. Trong đó 36m là độ sâu đáy giếng, 11.28m là độ sâu mực nước
ngầm ban đầu, 8m là chiều dài ống lọc.
 Chiều sâu giếng được chọn theo tiêu chí sau:

∆ 25.05 1.85 1 8 35.90

Trong đó:

S – chiều sâu mực nước giai đoạn cuối bơm hạ. Chiều sâu lớn nhất của công trình là 24.55 m. Mực nước
ngầm được hạ thấp hơn cote đào sâu nhất tối đa 0.5m. Vây chọn S= 25.05m.

l1 – chiều dài đoạn ống lắng (lấy 1m)

l2 – chiều dài ống lọc (Chiều dài ống lọc được chọn theo chiều dài ống lọc của nhà sản xuất (4m/1 ống),
khả năng thu nước yêu cầu của giếng cho bơm 5Hp vì thế chúng tôi lựa chọn l2 = 8m)
∆ - bước nhảy thủy lực do tính bất hoàn chỉnh của giếng (1.85 m được tính theo công thức bên dưới)

404 | P a g e
.
∆ 0.01
.

Bảng: 2 Thông số 

Đất đá chứa nước α

Các hạt nhỏ với k đến 6m/ngđ 90


Cát trung với k đến 6-15m/ngđ 60
Cát hạt thô 50
Cuội sỏi 30

Hệ số α – “Hướng dẫn thực Hành Địa Chất Thủy Văn” – Nhà xuất bản ĐHQG -TP.HCM

f1 – Diện tích mặt lọc. f1 =πdl2

d – đường kính giếng.(0.2m)

k – hệ số thấm từ kết quả thí nghiệm hiện trường (K= 43 m/ngđ)

→ Chiều sâu giếng sẽ là 36.0m

2.3.2 Khả năng thu nước tối đa của giếng


Theo B.Sichardt (1928):
Q max  F1.Vth

F1  .d.n.l

Vth  19.4 K
Trong đó:
Qmax – Lưu lượng nước chảy vào giếng (m3/ngđ)

405 | P a g e
F1 – diện tích hoạt động của phần ống lọc (m2)
d – đường kính ống lọc (m) – 0.2m

l - chiều dài ống lọc (m) – 8 m

n – độ lỗ hổng của ống lọc (1.0)

Vth – vận tốc tới hạn của dòng thấm (m/ngđ) – theo B.Sichardt

K – hệ số thấm (43 m/ngđ)

→Lưu lượng của giếng sâu 36m (chiều dài ống lọc hoạt động trong giai đoạn hạ thấp sâu nhất là 8m): Qmax
= 639.45 m3/ngđ.
→Chọn lưu lượng thiết kết theo công suất bơm 5Hp → Qtk = 600 m3/ngđ.
2.3.3 Tính toán số lượng giếng theo phương pháp giếng tương đương

Hình: 2-2 Sơ họa các thông số tính toán của Dupuit – Forcheimer:
 Tầng chứa nước ở công trình là tầng chứa nước có áp
 Bán kính quy đổi

49.18

 Bán kính ảnh hưởng Ro (Theo Duipuy)

3000 √ 970.76
 Lưu lượng nước chảy vào hố móng:

2
23700.41 / à
ln /

Với lưu lượng bơm thiết kế ban đầu là 600 m3/ngày đêm ta tính toán được số giếng:
23700.41
39 ế
600

406 | P a g e
Như vậy với hố móng có diện tích 7600 m2 để hạ thấp mực nước ngầm tới độ sâu 25.05m (thấp hơn đáy hố
móng sâu nhất khoảng 0.5m) kết quả sơ bộ là 39 giếng.
2.3.4 Tính toán độ hạ thấp- phương pháp tương tác giữa các giếng
2.3.4.1 Phương pháp luận tính toán
Do các phương pháp tính toán bên trên quy công trình cần tình về dạng một giếng thu nước hình tròn có
cùng diện tích với công trình và các giếng được bố trí đều theo lưới. Trong thực tế công trình có hình dạng
phức tạp và việc bố trí giếng phải tránh các hố móng để phù hợp cho thi công. Nên người ta sử dụng
“phương pháp tương tác giữa các giếng” để tính toán đảm bảo yêu cầu hạ thấp hiệu quả nhất và an toàn tối
đa trong quá trình thi công, chúng tôi kiểm tra lần cuối bằng phương pháp trên.
Nguyên lý: độ hạ thấp tại một điểm bằng tổng độ hạ thấp tại điểm đó do từng giếng gây ra theo công thức:

2.25 2.25
Skt = 2
4 4
.

“Hướng dẫn thực hành địa chất thủy văn” – Nhà xuất bản ĐHQG-TP.HCM

Trong đó:

Skt – mực nước hạ thấp tới cuối thời gian yêu cầu.
∆h – bước nhảy do tính bất hoàn chỉnh của giếng bơm hạ.
t – thời gian bơm hoạt động liên tục
rg – bán kính giếng
rg-i – Khoảng cách từ điểm đang xét đến giếng bơm hạ
– hệ số hiệu chỉnh xác định từ biểu đồ, phụ thuộc vào vị trí ống lọc
.
– hệ số truyền áp = a - hệ số truyền mực nước.

He – bề dầy tầng chứa nước chịu ảnh hưởng của giếng
Qi- lưu lượng bơm tại các giếng
K – hệ số thấm tầng chứa nước
m – chiều dày tầng chứa nước trung bình
t – thời gian bơm hạ
∑ .. tổng các giếng còn lại ( dấu có nghĩa là trong tổng này đã loại giếng đang tính hạ thấp).
Các bước thực hiện tính toán:
 Bước 1: Xác định sơ bộ lượng giếng cần thiết để bơm hạ mực nước ngầm dựa vào các phương pháp
đơn giản là 39 giếng.
 Bước 2: Bố trí giếng lên mặt bằng.
 Bước 3: Đo khoảng cách từ các giếng đến điểm kiểm tra (thường là vị trí sâu nhất hoặc vị trí xa trung
tâm nhất).

407 | P a g e
 Bước 4: Áp dụng công thức tương tác tính toán ra kết quả hạ thấp. Kết quả hạ thấp không đạt, tăng
lưu lượng giếng, tăng số lượng giếng lần lược thêm 1 giếng và thực hiện lại các bước 2-3-4 cho đến
khi đạt yêu cầu là 39 giếng.
2.3.4.2 Tính toán cho các điểm xem xét
 Kiểm tra tại điểm A (móng sâu, xa nhất khu), giao giữa trục Y7 và X5
Bảng: 3 Kiểm tra trên 39 giếng đã thiết kế với điểm A

2.25 Độ hạ thấp


rg-i
Giếng 4 Qi 2.25 Skt
(m)
(m3/ngđ) 4
2

GK1 0 600 38.96 0.34

GK2 0 600 35.30 0.35

GK3 0 600 41.40 0.33

GK4 0 600 59.31 0.29

GK5 0 600 74.38 0.26

GK6 0 600 72.19 0.26

GK7 0 600 71.01 0.26

GK8 0 600 68.46 0.27

GK9 0 600 59.43 0.29 13.42

GK10 0 600 43.08 0.32

GK11 0 600 37.98 0.34

GK12 0 600 45.02 0.32

GK13 0 600 41.54 0.33

GK14 0 600 31.06 0.36

GK15 0 600 22.14 0.40

GK16 0 600 33.08 0.35

GK17 0 600 39.63 0.33

408 | P a g e
2.25 rg-i Độ hạ thấp
Giếng 4 Qi 2.25 Skt
(m)
(m3/ngđ) 4
2

GK18 0 600 23.82 0.39

GK19 0 600 16.84 0.43

GK20 0 600 20.69 0.41

GK21 0 600 25.06 0.39

GK22 0 600 32.54 0.36

GK23 0 600 42.78 0.32

GK24 0 600 52.13 0.30

GK25 0 600 49.78 0.31

GK26 0 600 49.93 0.31

GK27 0 600 39.95 0.33

GK28 0 600 29.98 0.37

GK29 0 600 9.80 0.50

GK30 0 600 8.47 0.51

GK31 0 600 16.38 0.44

GK32 0 600 28.08 0.37

GK33 0 600 25.31 0.39

GK34 0 600 32.66 0.36

GK35 0 600 44.64 0.32

GK36 0 600 60.65 0.28

GK37 0 600 31.07 0.36

GK38 0 600 69.37 0.27

GK39 0 600 45.80 0.32

409 | P a g e
Như vậy: Với 39 giếng đã thiết kế với lưu lượng 600 m3/ngày, thì độ hạ thấp tại vị trí kiểm tra A (xem bản
vẽ HBC-LVL-09-03) đạt tới chiều sâu trung bình (11.28) + (13.42)= 24.70m. Đạt yêu cầu hạ thấp.
 Kiểm tra tại điểm B (móng sâu, xa nhất khu), giao giữa trục Y7 và X10
Bảng: 4 Kiểm tra trên 39 giếng đã thiết kế với điểm B

2.25
Độ hạ thấp
Giếng 4 Qi rg-i (m) 2.25
Skt
(m3/ng) 4
2

GK1 0 600 72.82 0.26

GK2 0 600 57.80 0.29

GK3 0 600 42.11 0.33

GK4 0 600 35.25 0.35

GK5 0 600 39.24 0.33

GK6 0 600 33.01 0.35

GK7 0 600 28.91 0.37

GK8 0 600 29.06 0.37

GK9 0 600 25.86 0.38

GK10 0 600 48.80 0.31 13.53

GK11 0 600 54.34 0.30

GK12 0 600 66.39 0.27

GK13 0 600 70.67 0.27

GK14 0 600 67.49 0.27

GK15 0 600 65.38 0.27

GK16 0 600 75.00 0.26

GK17 0 600 77.85 0.25

GK18 0 600 63.75 0.28

GK19 0 600 52.55 0.30

410 | P a g e
2.25
Độ hạ thấp
Giếng 4 Qi rg-i (m) 2.25
Skt
(m3/ng) 4
2

GK20 0 600 46.29 0.31

GK21 0 600 35.70 0.35

GK22 0 600 27.39 0.38

GK23 0 600 21.48 0.40

GK24 0 600 19.47 0.42

GK25 0 600 9.57 0.50

GK26 0 600 7.99 0.52

GK27 0 600 6.74 0.54

GK28 0 600 15.44 0.44

GK29 0 600 35.61 0.35

GK30 0 600 49.55 0.31

GK31 0 600 44.34 0.32

GK32 0 600 55.05 0.29

GK33 0 600 38.86 0.34

GK34 0 600 31.04 0.36

GK35 0 600 17.17 0.43

GK36 0 600 17.77 0.43

GK37 0 600 45.50 0.32

GK38 0 600 26.13 0.38

GK39 0 600 38.04 0.34

Như vậy: Với 39 giếng đã thiết kế với lưu lượng 600 m3/ngày, thì độ hạ thấp tại vị trí kiểm tra B (xem bản
vẽ HBC-LVL-09-03) đạt tới chiều sâu trung bình (11.28)+( 13.53)= 24.81m. Đạt yêu cầu hạ thấp.

411 | P a g e
Ngoài ra, để duy trì đủ lượng bơm để giữ mực nước đạt yêu cầu trong quá trình đổ bê tông, cho nên cần dự
phòng giếng trong trường hợp này. Theo kinh nghiệm thi công các công trình tương tự chúng tôi lấy lượng
giếng bằng 5% trên số lượng giếng tính toán được. Để dự phòng trong trường hợp mất điện và các sự cố
khác (di dời đường ống cho xe chạy) cần bơm hạ trở lại mực hạ thấp yêu cầu trong thời gian ngắn chúng
tôi lấy lượng giếng bằng 5% trên số lượng giếng tính toán được. Như vậy cần 10% giếng dự phòng cho các
trường hợp trên.
Số lượng giếng dự phòng: n = 0.1*39 = 4 giếng.
2.3.5 Kết luận
Với tổng số lượng giếng là 39 giếng bơm và 4 giếng dự phòng với chiều sâu giếng 36m hoạt động liên tục
5 ngày với lưu lượng mỗi giếng khoảng 600 m3/ngày đêm sẽ đảm bảo yêu cầu hạ mực nước ngầm phía bên
trong hố đào xuống độ sâu cách mặt hố đào khoảng 0.5m.

3 THI CÔNG HẠ MỰC NƯỚC NGẦM


3.1 Khối lượng thực hiện
Số lượng giếng hạ mực nước ngầm và vật tư kèm theo được thể hiện trong
Bảng: 5 Khối lượng lắp đặt

STT Công việc Đơn vị Số lượng dự Ghi chú


kiến

1 Khoan giếng, bơm hạ nước ngầm Giếng 43 4 giếng dự phòng

2 Vận hành giếng Giếng 39

3 Vật tư dự phòng Chiếm 20% số lượng tính toán

Bảng: 6 Thống kê vật tư và vật liệu đầu vào lắp đặt công trình

STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng Năm sản xuất Nguồn gốc/
hoặc nhập hãng sản xuất
khẩu

1 Ống PVC D200 có Ống 86 2016-2017 Ống PVC đạt


khoan lỗ dùng cho tiêu chuẩn
giếng bơm hạ nước
ngầm bao gồm phụ kiện
(keo, nắp bịt, ống nối,
sỏi san…)

2 Ống PVC D200 dùng Ống 268 2016-2017 Ống PVC đạt
cho giếng bơm hạ nước tiêu chuẩn
ngầm bao gồm phụ kiện
(keo, nắp bịt, ống nối,
sản sỏi…)

412 | P a g e
3 Máy bơm điện chìm Bộ 44 2015-2016 Việt Nam hoặc
công suất 5- 10 Hp bao Đài loan
gồm phụ kiện (dây điện,
tủ điện, dây treo
bơm,…)

4 Tủ điện có đèn xoay Bộ 15 2015-2016 Việt Nam


báo hiệu, chế độ bảo vệ
tự động

Bảng: 6 Danh sách các thiết bị khoan giếng và đo mực nước ngầm

STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng Nguồn gốc/ Mục đích sử


hãng sản xuất dụng

1 Máy khoan tháp chữ A Bộ 01-02 Trung Quốc Khoan giếng


hoặc máy khoan XY-1 hay Nhật bơm hạ mực
bao gồm bơm và phụ nước ngầm và
kiện kèm theo giếng quan trắc

2 Thiết bị đo mực nước Ống 1 Yamayo/ Nhật Đo mực nước


ngầm

Bảng: 6 Thông số kỹ thuật của bơm

Kiểu Bơm điện chìm dạng đẩy

Lưu lượng 20 – 30m3/h

Công suất 5-10HP, 3 pha x 380 Volt

Kết cấu giếng PVC D200 sâu 36m

3.2 Trình tự thi công


Giai đoạn 1: Thi công giếng
Bước 1 Khoan tạo lỗ
 Bố trí dàn khoan máy XY-100 hoặc dàn khoan chữ A để thi công các giếng khoan bơm hạ nước
ngầm.
 Định vị vị trí giếng khoan để thiết bị khoan vào đúng vị trí đã được định vị.
 Định vị tháp khoan, làm đường bao quanh khu vực khoan để chứa dung dịch khoan kích thước 3 x
2.5 x 0.3m.

413 | P a g e
 Khoan bằng phương pháp khoan phá mẫu toàn phần quan sát mùn khoan với đường kính khoan
315 – 350mm, đến độ sâu 36m. Mô tả địa tầng thực tế, ghi sổ nhật ký công trường và các thông số
kỹ thuật khoan theo đúng quy trình qui phạm hiện hành.
Bước 2 Chống ống
 Ống PVC D200, dày từ 4.5-6.0mm từ mặt đất hiện hữu đến độ sâu 28m.
 Ống lọc PVC D200, lỗ lọc 3-5mm. quấn lưới nhựa hoặc sỏi sạn lấp xung quanh, dày 4.5mm –
6mm, trung bình từ độ sâu 28m đến 36m.
 Sau khi chống ống xong, tiến hành bơm thổi rửa giếng khoan, làm sạch mùn khoan & loãng dung
dịch sét bettonite, chọn thời điểm thích hợp đổ sạn lọc D3.0-6mm với khối lượng 0.5-1.0m3 từ độ
sâu 26 đến 36m.
 Tiến hành bơm rửa giếng bằng máy bơm chìm. Bơm sạch cho đến khi nước giếng trong, không có
cát mịn, đo lưu lượng, đo mực nước tĩnh.
 Sau khi khoan xong đội khoan tiến hành thu dọn vật tư, vệ sich sạch sẽ khu vực làm việc.
Giai đoạn 2 Lắp đặt
 Thả bơm chìm có lưu lượng Q = 20-30m3/h, 3 pha x 380 Volt và phụ kiện bơm cho các giếng bơm
hạ trong tầng hầm.
 Bơm được thả xuống giếng đến độ sâu thấp hơn mực nước ngầm ít nhất 5-7m, bơm được treo bằng
dây dù.

Hình: 3-1 Hình ảnh thả bơm

 Đường ống nhựa Ø90 hoặc Ø75 (phụ thuộc công suất của bơm) được lắp đặt từ vị trí giếng đến bể
lắng trong công trường. Chi tiết bể lắng được thể hiện Hình: 3-2.

414 | P a g e
Hình: 3-2 Chi tiết bể lắng

 Lắp đặt hệ thống ống xả từ đầu bơm ra ngoài hố lắng của công trường.

Hình: 3-3 Đường ống thoát nước

 Nguồn điện: từ hệ thống tủ chính, điện sẽ sẽ được đấu nối ra các tủ điều điển để vận hành thiết bị
bơm.

415 | P a g e
Hình: 3-4 Tủ điện

Hệ thống điện được lắp riêng rẽ từ đồng hồ chính của công trình tránh hiện tượng phải sử dụng chung với
tủ điện công trình. Lắp đặt hệ thống máy phát điện dự phòng, phòng ngừa trường hợp mất điện bơm không
hoạt động được.
Giai đoạn 3 Vận hành
Các giếng bơm được bơm thử sau 48h, sau đó kiểm tra hàm lượng cát, nếu giếng đạt yêu cầu không có cát
thì tiếp tục vận hành. Nếu giếng có cát thì tiến hành bơm thổi rửa lại giếng.
Các giếng được bật từng cái một, mỗi cái cách nhau 24h, trong thời gian hạ mực nước ngầm, quan trắc mực
nước ngầm nội bộ ngày 1 lần để kiểm soát tốc độ hạ mực nước ngầm.
Ghi chú: kế hoạch khoan giếng và vận hành có thể thay đổi tùy thuộc vào tiến độ, vị trí đào đất ngoài công
trường.
Số lượng giếng được vận hành phụ thuộc vào mức độ hạ thấp mực nước được theo dõi qua giếng quan trắc
và tốc độ đào của tầng hầm.
Trong quá trình vận hành giếng và đào đất qua từng giai đoạn, các giếng hạ mực nước ngầm phải được bảo
vệ và cảnh báo thường xuyên bằng dấu hiệu dễ nhận biết (sơn đỏ, cọc bảo vệ…) hay có người trực tiếp theo
dõi, tránh hiện tượng xe đào, xe xúc va chạm hay xúc, đào trúng giếng gây hư hỏng và phải dừng bơm.
Tùy thuộc vào quá trình hạ mực nước ngầm và đào đất theo chiều sâu hay khu vực, các giếng được vận
hành phải đảm bảo đủ công suất và mực nước hạ theo yêu cầu, các giếng được chọn lựa vận hành sao cho
đảm bảo được yêu cầu hạ thấp nhưng cũng phải có vị trí giếng dự phòng trong trường hợp bị sự cố bơm
hoặc điện. Trong quá trình vận hành, nếu bơm bị hỏng thì sẽ cho hoạt động giếng dự phòng, nhanh chóng
thay bơm mới cho giếng bị cháy bơm.
Nếu quá trình bơm nước hạ mực nước ngầm với số giếng thiết kế không đảm bảo để thi công tầng hầm thì
tiến hành khoan thêm giếng trong từng giai đoạn đào đất tầng hầm.
Tùy thuộc vào tiến độ thi công đào đất, điều kiện thời tiết và các đột biến của số liệu quan sát mực nước
ngầm, số lượng giếng bơm sẽ được điều tiết cho phù hợp với yêu cầu nhằm hạn chế tối đa việc sử dụng
năng lượng điện và việc sụt lún công trình xung quanh do quá trình bơm hút nước ngầm.

416 | P a g e
3.3 An toàn lao động
3.3.1 Mục đích
Yêu cầu nhằm đảm bảo an toàn, an ninh và phòng cháy chữa cháy trong quá trình thực hiện công việc, góp
phần hoàn thành công việc, đảm bảo chất lượng, am toàn và đúng tiến độ.
 Tránh gây thương tích cho con người, thiệt hại trang thiết bị.
 Chỉ ra được những nguy cơ để khắc phục và giảm thiểu thiệt hại.
 Đáp ứng các yêu cầu về các tiêu chuẩn của Nhà nước, mang lại hiệu quả trong công việc.
 Đảm bảo chương trình quản lý và đào tạo kinh nghiệm cho công nhân để nhanh chóng hoàn thành
tốt công việc.
 Ngăn ngừa những tác nhân gây hại ảnh hưởng đến môi trường.
3.3.2 An toàn và vệ sinh lao động trong quá trình thực hiện
Nhà thầu có trách nhiệm đảm nhận việc xem xét, đánh giá những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình làm
việc trong khu vực làm việc của mình.
Những rủi ro phát sinh trong quá trình làm việc phải được đánh giá chính xác và phải được ghi chép cụ thể
để chỉ ra được mức độ các loại rủi ro trong vấn đề thi công tại công trường. Công việc này phải được thường
xuyên duy trì trong suốt quá trình làm việc.
3.3.2.1 Bảo hộ lao động tối thiểu
Người lao động trên công trường phải được trang bị quần áo bảo hộ trước khi làm việc. Những trang bị bảo
hộ được cung cấp bao gồm:
 Mũ bảo hộ
 Quần áo bảo hộ, giầy bảo hộ.
Khi vào công trường thi công bắt buộc mọi cá nhân phải đội nón bảo hộ lao động, đi giầy ủng bảo hộ.
3.3.2.2 An toàn trong thi công
An toàn
 Không được dịch chuyển Barrie hoặc các dấu an toàn.
 Mọi tai nạn hay sự cố xảy ra phải được báo cáo kịp thời cho Giám sát viên đang làm nhiệm vụ và
phải được ghi nhận trong cuốn sổ sự cố.
 Người bị thương cần phải được sơ cứu và đưa tới cơ sở y tế để được cứu chữa một cách nhanh
nhất.
 Không làm bất kỳ điều gì gây hại cho người khác, cho dù là hành vi cẩu thả, sơ suất, không sử dụng
đúng thiết bị.
 Cần phải biết cách nhận biết các tín hiệu báo động và biết cách hành động.
Vệ sinh
 Nơi làm việc phải luôn gọn gàng, sạch sẽ.
 Dọn sạch rác và xử lý chất thải thường xuyên sau mỗi ca làm việc.

417 | P a g e
 Người thực hiện công việc phải chắc chắn là mọi thứ an toàn, kể cả dụng cụ làm việc để được cất
giữ tốt.
Những quy định chung đối với dụng cụ và các trang thiết bị
 Tất cả bộ phận máy để trần cần được che chắn mưa, nắng để hiệu quả làm việc được tốt hơn.
 Đảm bảo rằng công tác an toàn đã sẵn sàng trước khi sử dụng.
 Nếu các thiết bị hư hỏng cần phải ngưng và đánh giá lại xem xét mức độ hư hỏng. nếu nhự thì tiến
hành sửa chữa, nặng thì thay thế thiết bị khác để đảm bảo tiến độ công trình và điều kiện làm việc
được an toàn hơn.
 Công tác vận chuyển vật tư, thiết bị đến bãi tập kết phải được chỉ dẫn và có kế hoạch cụ thể.
 Kho bãi để sắp xếp và bảo quản nguyên vật liệu, thiết bị phải được định trước trên mặt bằng công
trường với số lượng cần thiết cho thi công. Địa điểm khu vực này phải thuận tiện cho việc vận
chuyển và bốc dỡ.
 Vật tư, thiết bị tập kết trong công trường phải được cất giữ trong kho tạm hoặc được che kín bằng
bạt.
An toàn điện khi thi công
 Máy khoan chữ A (sử dụng điện) phải được kiểm tra đủ điều kiện an toàn bởi cán bộ an toàn của
nhà thầu và chủ đầu tư.
 Máy bơm điện chìm phải được kiểm tra đủ điều kiện tiếp đất, các mối nối điện trong nước phải có
keo dán bơm chống nhiễm rò điện.
 Các loại dây điện, tủ điện có chế độ chống rò, giật, cách nước và được bảo vệ an toàn tránh va
chạm với các vật dụng khác.

418 | P a g e

You might also like