Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 166

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH

ỨNG DỤNG LED THIẾT KẾ CHIẾU


SÁNG THỬ NGHIỆM 5 KM TRÊN
QUỐC LỘ 13

Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN ĐOÀN QUỐC ANH


Người thực hiện: NGUYỄN NGỌC DUYÊN
Lớp : 15040103
Khoá : K19

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018

i
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH

ỨNG DỤNG LED THIẾT KẾ CHIẾU


SÁNG THỬ NGHIỆM 5 KM TRÊN
QUỐC LỘ 13

Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN ĐOÀN QUỐC ANH


Người thực hiện: NGUYỄN NGỌC DUYÊN
Lớp : 15040103
Khoá : K19

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018

ii
LỜI CẢM ƠN

Kiến thức và thực tế là hai phạm trù không thể tách rời nhau trong cuộc
sống. Kiến thức lấy nền tảng từ thực tiễn để đưa ra hường giải quyết phù
hợp và ngược lại thực tế lại sử dụng kiến thức để hoàn thiện hơn. Tuy nhiên,
tiếp thu kiến thức có chọn lọc mới là cái đáng học của bất kì sinh viên nào.
Để có được sự chọn lọc kiến thức thì không thể quên đi vai trò của người
thầy đã hướng dẫn chúng tôi. Trong suốt quá trình làm Đồ án chuyên ngành
và trò chuyện cùng với thầy – TS. Nguyễn Đoàn Quốc Anh – giảng viên có
tại trường Đại học Tôn Đức Thắng, chúng tôi vô cùng thích thú với cách
hướng dẫn đi sâu nghiên cứu, hài hước nhưng nhiệt tình và thấu đáo từ thầy.
Trải qua khoảng thời gian hơn 8 tuần làm Đồ án cùng với thầy, chúng tôi
cảm thấy những kiến thức thầy truyền đạt rất hữu ích. Chúng tôi thật sự cảm
ơn sự chỉ dẫn của thầy, với nhiệt huyết nghề nghiệp và phương pháp dạy
khuyến khích sự chú tâm của sinh viên đã đã giúp chúng tôi hiểu và nắm kỹ
những kỹ năng nghề nghiệp. Với những kiến thức truyền đạt từ thầy, chúng
tôi thật sự cảm ơn thầy. Người thầy mẫu mực!
Bên cạnh đó, tôi xin cảm ơn sự ủng hộ từ gia đình, từ bạn bè đã luôn ủng
hộ, động viên tôi hoàn thành Đồ án này. Đặc biệt hơn, tôi xin gửi lời cảm ơn
đến anh Đạt – một cưu sinh viên Khoa Điện – Điện tử trường ĐH Tôn Đức
Thắng đã chỉ dẫn tôi hoàn thành mô phỏng và sử dụng được phần mềm
Dialux Evo.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 11 năm 2018
Tác giả

iii
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ............................................................................... X

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ....................................................................... XV

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ XVII

CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT CHIẾU SÁNG ................ 1

1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KỸ THUẬT CHIẾU SÁNG. ............................................... 1


1.2 SÓNG VÀ ÁNH SÁNG. ........................................................................................ 2
1.3 CÁC ĐẠI LƯỢNG ĐO ÁNH SÁNG VÀ ĐƠN VỊ....................................................... 3
1.3.1 Góc khối Ω (đơn vị Radian – rad). ........................................................... 3
1.3.2 Quang thông Φ (đơn vị Lumen – lm). ....................................................... 3
1.3.3 Cường độ ánh sáng I (đơn vị là Cadela – cd). .......................................... 5
1.3.4 Độ rọi E (đơn vị là Lux). ........................................................................... 6
1.3.5 Huy độ L (hay còn gọi là độ chói, đơn vị là cd/m2). ................................. 7
1.3.6 Độ trưng M (đơn vị là lm/m2).................................................................... 8
1.3.7 Nguồn sáng đều và định luật Lambert. ..................................................... 8
1.4 HỆ MÀU CỦA NGUỒN SÁNG. ............................................................................. 9
1.4.1 Nhiệt độ màu Tm. ..................................................................................... 10
1.4.2 Chỉ số hoàn màu CRI (chỉ số nhiễm sắc). ............................................... 11

CHƯƠNG 2.CHIẾU SÁNG NGOÀI TRỜI – CHIẾU SÁNG ĐƯỜNG PHỐ 13

2.1 MỤC ĐÍCH CỦA CHIẾU SÁNG ĐƯỜNG PHỐ. ..................................................... 13


2.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA CHIẾU SÁNG ĐƯỜNG PHỐ....................................................... 13
2.3 NHỮNG LƯU Ý KHI THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG ĐƯỜNG PHỐ. ................................. 13
2.4 CÁC YÊU CẦU CHUNG VỀ CHIẾU SÁNG VÀ CUNG CẤP ĐIỆN. ........................... 14
2.4.1 Các yêu cầu về chiếu sáng. ..................................................................... 14
2.4.2 Các yêu cầu về cung cấp điện. ................................................................ 14
2.5 CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT TRONG HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG ĐƯỜNG PHỐ. ....... 15
2.5.1 Độ chói trung bình Ltb. ............................................................................ 15

iv
2.5.2 Độ đồng đều độ chói. .............................................................................. 15
2.5.3 Hiện tượng chói lóa. ................................................................................ 16
2.6 CÁC KIỂU BỘ ĐÈN........................................................................................... 17
2.6.1 Bộ đèn chắn sáng toàn bộ (kiểu chụp sâu). ............................................ 17
2.6.2 Bộ đèn chắn sáng (kiểu chụp vừa). ......................................................... 18
2.6.3 Bộ đèn bán chắn sáng (kiểu chụp rộng).................................................. 18
2.6.4 Bộ đèn không chắn sáng.......................................................................... 18
2.7 CÁC PHƯƠNG PHÁP BỐ TRÍ BỘ ĐÈN. ............................................................... 19
2.7.1 Bố trí ở một bên đường. .......................................................................... 20
2.7.2 Bố trí hai bên so le. ................................................................................. 20
2.7.3 Bố trí hai bên đối xứng (đối diện nhau). ................................................. 20
2.7.4 Bố trí theo trục đường, dọc theo dải phân cách...................................... 21
2.7.5 Bố trí hỗn hợp, kết hợp nhiều phương pháp. .......................................... 21
2.8 PHƯƠNG PHÁP TỈ SỐ R.................................................................................... 22
2.9 KHOẢNG CÁCH VÀ CHIỀU CAO CỘT ĐÈN. ....................................................... 23
2.10 HỆ SỐ SỬ DỤNG CỦA BỘ ĐÈN....................................................................... 24
2.11 HỆ SỐ BẢO TRÌ ĐÈN. .................................................................................... 24
2.11.1 Nguyên nhân bảo trì đèn. ..................................................................... 24
2.11.2 Bảo trì thiết bị. ..................................................................................... 25
2.12 CẤU TRÚC LỚP PHỦ MẶT ĐƯỜNG. ............................................................... 25
2.13 TÍNH TOÁN LỰA CHỌN BÓNG ĐÈN. .............................................................. 26

CHƯƠNG 3. SỐ LIỆU KHẢO SÁT THỰC TẾ TẠI QUỐC LỘ 13 ĐOẠN


QUA TỈNH BÌNH DƯƠNG ................................................................................. 27

3.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐƯỜNG QUỐC LỘ 13. ................................................ 27


3.2 THÔNG SỐ CHUNG CỦA TUYẾN ĐƯỜNG QUỐC LỘ 13 ĐOẠN QUA TỈNH BÌNH
DƯƠNG. ................................................................................................................... 27
3.3 THỰC TRẠNG CHIẾU SÁNG HIỆN TẠI TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG. ............................ 28
3.3.1 Kiểu bố trí bộ đèn. ................................................................................... 28
3.3.2 Loại cột đèn sử dụng. .............................................................................. 29

v
3.3.3 Khoảng cách giữa các cột đèn. ............................................................... 30
3.3.4 Kiểu bộ đèn và nguồn sáng. .................................................................... 30
3.4 HÌNH ẢNH CHIẾU SÁNG THỰC TẾ. ................................................................... 30

CHƯƠNG 4.TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG THEO THIẾT KẾ


HIỆN TẠI………………………………………………………………………..32

4.1 CÁC THÔNG SỐ TÍNH TOÁN CẦN THIẾT........................................................... 32


4.2 TÍNH HỆ SỐ SỬ DỤNG CỦA BỘ ĐÈN. ................................................................ 33
4.3 TÍNH QUANG THÔNG BAN ĐẦU CỦA ĐÈN........................................................ 34
4.4 TÍNH TOÁN ĐỘ RỌI TRUNG BÌNH CỦA ĐÈN. .................................................... 35
4.5 PHÂN BỐ SỐ LƯỢNG ĐÈN TRÊN TOÀN TUYẾN QL 13 ĐOẠN QUA TỈNH BÌNH
DƯƠNG. ................................................................................................................... 35
4.6 KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CHIẾU SÁNG. ............................................................ 36

CHƯƠNG 5.TỔNG QUAN VỀ LED CHIẾU SÁNG ....................................... 38

5.1 CẤU TẠO CỦA LED. ....................................................................................... 38


5.2 ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA LED...................................................................... 38
5.3 ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA ĐÈN LED. ..................................................... 39
5.4 PHÂN LOẠI ĐÈN LED. .................................................................................... 40
5.5 LED TRẮNG. .................................................................................................. 41
5.6 PHẠM VI ỨNG DỤNG CỦA LED. ...................................................................... 42
5.7 TÌM HIỂU VỀ OLED........................................................................................ 42

CHƯƠNG 6.ỨNG DỤNG LED THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG THỬ NGHIỆM 5


KM TRÊN QL 13.................................................................................................. 44

6.1 CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG. ....................................................... 44


6.1.1 Phương án 1: Bố trí dọc theo dải phân cách. ......................................... 44
6.1.2 Phương án 2: Bố trí mỗi bên một dãy đèn đối diện. ............................... 44
6.1.3 Phương án 3: Bố trí hai bên so le. .......................................................... 45
6.1.4 Phương án 4: Bố trí kết hợp giữa hai bên đối diện so le với dọc theo dải
phân cách. ............................................................................................................ 46

vi
6.1.5 So sánh lựa chọn các phương án bố trí. ................................................. 46
6.2 ỨNG DỤNG LED TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG....................................... 47
6.2.1 Các thông số tính toán. ........................................................................... 47
6.2.2 Lựa chọn bộ đèn và bóng đèn. ................................................................ 48
6.2.3 Tính hệ số sử dụng của bộ đèn. ............................................................... 49
6.2.4 Tính toán độ rọi trung bình của đèn. ...................................................... 50
6.2.5 Phân bố số lượng đèn. ............................................................................. 51
6.2.6 Kiểm tra chất lượng chiếu sáng. ............................................................. 52

CHƯƠNG 7.THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG NÚT GIAO THÔNG ....................... 54

7.1 TẠI SAO PHẢI THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG NÚT GIAO THÔNG?................................ 54
7.2 CHIẾU SÁNG NÚT GIAO THÔNG BẰNG ĐÈN PHA. ............................................. 54
7.3 THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG NÚT GIAO THÔNG THEO PHƯƠNG ÁN HIỆN TẠI. .......... 56
7.3.1 Nút giao thông có vòng xoay. .................................................................. 56
7.3.2 Nút giao thông có cầu vượt. .................................................................... 77
7.4 ỨNG DỤNG LED CHIẾU SÁNG NÚT GIAO THÔNG. ........................................... 79
7.4.1 Nút giao thông có vòng xoay. .................................................................. 79
7.4.2 Nút giao thông có cầu vượt. .................................................................... 81

CHƯƠNG 8.TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN. ...... 84

8.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN CHIẾU SÁNG ĐƯỜNG PHỐ. ........... 84
8.2 NHỮNG YÊU CẦU KHI THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN. ........................................... 84
8.2.1 Độ tin cậy cung cấp điện liên tục. ........................................................... 84
8.2.2 Chất lượng điện năng. ............................................................................. 84
8.2.3 Tính đơn giản trong lắp đặt, vận hành và bảo trì. .................................. 86
8.2.4 Tính linh hoạt, tự động hóa và an toàn điện. .......................................... 86
8.2.5 Tính kinh tế. ............................................................................................. 87
8.3 CÁC PHƯƠNG ÁN CUNG CẤP ĐIỆN CHO HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG. .................... 87
8.3.1 Phương án 1: Kết nối trực tiếp vào lưới hạ thế của các hộ tiêu thụ. ...... 87

vii
8.3.2 Phương án 2: Thiết kế nhiều trạm biến áp riêng biệt cho hệ thống chiếu
sáng. 87
8.3.3 Phương án 3: Thiết kế 1 trạm biến áp cho toàn hệ thống chiếu sáng. ... 88
8.4 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ................................................................... 88
8.5 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN THEO PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN. ............ 88
8.5.1 Lựa chọn máy biến áp. ............................................................................ 88
8.5.2 Các phương án điều khiển chiếu sáng. ................................................... 92
8.5.3 Sơ đồ nguyên lý cung cấp điện của trạm biến áp.................................... 94
8.5.4 Tính toán lựa chọn dây dẫn điện phía cao áp. ........................................ 94
8.5.5 Tính toán lựa chọn thiết bị trong tủ hợp bộ. ........................................... 95
8.5.6 Tính toán tủ chiếu sáng đường. ............................................................... 98
8.5.7 Tính toán tủ chiếu sáng nút giao thông. ................................................ 101
8.5.8 Tính chọn dây dẫn hạ áp từ tủ chiếu sáng đường đến cột đèn. ............ 104
8.5.9 Tính chọn dây dẫn hạ áp từ tủ chiếu sáng nút giao thông đến cột đèn. 106
8.5.10 Tính chọn dây dẫn từ dây dẫn hạ áp đến đèn. ................................... 107
8.5.11 Kiểm tra độ sụt áp. ............................................................................. 108
8.6 TÍNH TOÁN LỰA CHỌN THIẾT BỊ BẢO VỆ ĐÈN. .............................................. 111
8.7 THIẾT KẾ HỆ THỐNG NỐI ĐẤT AN TOÀN CHO TRẠM BIẾN ÁP. ....................... 112

CHƯƠNG 9.TỔNG KẾT CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA HỆ


THỐNG ………………………………………………………………………...115

9.1 MỤC ĐÍCH. ................................................................................................... 115


9.2 TÍNH TOÁN CÁC CHI PHÍ ĐẦU TƯ THIẾT BỊ CHO HỆ THỐNG. .......................... 115
9.2.1 Chi phí đầu tư máy biến áp. .................................................................. 115
9.2.2 Chi phí đầu tư đèn LED. ....................................................................... 115
9.2.3 Chi phí đầu tư thiết bị bảo vệ. ............................................................... 116
9.2.4 Chi phí đầu tư dây dẫn điện. ................................................................. 116
9.3 TỔNG KINH PHÍ ĐẦU TƯ BAN ĐẦU DỰ TÍNH CỦA HỆ THỐNG. ........................ 117
9.4 TÍNH LƯỢNG ĐIỆN NĂNG TIÊU THỤ CỦA HỆ THỐNG. .................................... 117
9.5 TÍNH TOÁN TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TRONG HỆ THỐNG. ................................. 118

viii
9.6 KẾT LUẬN CHỈ TIÊU KINH TẾ CỦA HỆ THỐNG. .............................................. 120

CHƯƠNG 10.ỨNG DỤNG PHẦN MỀM THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG DIALUX


EVO……………………………………………………………………………..122

10.1 GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM DIALUX EVO................................................... 122


10.2 TÌM HIỂU GIAO DIỆN PHẦN MỀM. .............................................................. 122
10.3 THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG 5 KM QL13 BẰNG PHẦN MỀM DIALUX EVO. ........ 123
10.3.1 Thiết kế kết cấu đường. ...................................................................... 124
10.3.2 Lựa chọn đèn đường và phân bố đèn. ................................................ 125
10.3.3 Xuất kết quả mô phỏng. ...................................................................... 128
10.4 THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG NÚT GIAO THÔNG CÓ VÒNG XOAY BẰNG PHẦN MỀM
DIALUX EVO. ........................................................................................................ 133
10.4.1 Thiết kế kết cấu nút giao thông. ......................................................... 134
10.4.2 Lựa chọn đèn đường và phân bố đèn. ................................................ 134
10.4.3 Xuất kết quả mô phỏng. ...................................................................... 137
10.5 THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG NÚT GIAO THÔNG CÓ CẦU VƯỢT BẰNG PHẦN MỀM
DIALUX EVO. ........................................................................................................ 140
10.5.1 Thiết kế kết cấu nút giao thông. ......................................................... 141
10.5.2 Lựa chọn đèn đường và phân bố đèn. ................................................ 142
10.5.3 Xuất kết quả mô phỏng. ...................................................................... 145

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 148

ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

HÌNH 1.ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.: QUANG PHỔ ÁNH SÁNG


VÀ BƯỚC SÓNG …………………….2

HÌNH 1.3.1: GÓC KHỐI………………………………………………………….3

HÌNH 1.3.2: HÀM HIỆU QUẢ ÁNH SÁNG PHỔ TƯƠNG ĐỐI……………...4

HÌNH 1.3.3: CƯỜNG ĐỘ ÁNH SÁNG THEO HƯỚNGΑ……………………..5

HÌNH 1.3.4: ĐỘ RỌI TẠI MỘT ĐIỂM TRÊN BỀ MẶT LÀM VIỆC A……...7

HÌNH 1.3.5: HUY ĐỘ (ĐỘ CHÓI) THEO HƯỚNG Α…………………………7

HÌNH 1.3.7: ÁNH SÁNG PHẢN XẠ THEO ĐỊNH LUẬT DESCARTES VÀ


ĐỊNH LUẬT LAMBERT…………………………………………………………9

HÌNH 1.4.1: BIỂU ĐỒ KRUITHOF……………………………………………11

HÌNH 2.6: CÁC KIỂU BỘ ĐÈN………………………………………………...17

HÌNH 2.7.1: BỐ TRÍ ĐÈN Ở MỘT BÊN ĐƯỜNG ……………………………20

HÌNH 2.7.2: BỐ TRÍ ĐÈN 2 BÊN SO LE ……………………………………...20

HÌNH 2.7.3: BỐ TRÍ ĐÈN HAI BÊN ĐỐI XỨNG…………………………….20

HÌNH 2.7.4: BỐ TRÍ BỘ ĐÈN DỌC THEO TRỤC ĐƯỜNG, DỌC THEO
DẢI PHÂN CÁCH……………………………………………………………….21

HÌNH 2.7.5: BỐ TRÍ BỘ ĐÈN HỖN HỢP, KẾT HỢP NHIỀU PHƯƠNG
PHÁP……………………………………………………………………………...21

HÌNH 2.9: CÁC THÔNG SỐ BỐ TRÍ HÌNH HỌC CHIẾU SÁNG………….22

HÌNH 2.10: GIÁ TRỊ THƯỜNG DÙNG CỦA HỆ SỐ SỬ DỤNG…………...24

HÌNH 3.1: ẢNH CHỤP QUỐC LỘ 13 VÀO BAN NGÀY ……………………27

HÌNH 3.2: BẢN VẼ MÔ TẢ MỘT ĐOẠN TUYẾN ĐƯỜNG QL13 TẠI TỈNH
BÌNH DƯƠNG …………………………………………………………………...28

x
HÌNH 3.3.1: PHƯƠNG ÁN BỐ TRÍ BỘ ĐÈN HIỆN TẠI TRÊN QL13 Ở
BÌNH DƯƠNG …………………………………………………………………...28

HÌNH 3.3.2: CỘT ĐÈN CAO ÁP BÁT GIÁC LIỀN CẦN KÉP……………...29

HÌNH 3.3.3: KHOẢNG CÁCH GIỮA HAI BỘ ĐÈN LIÊN TIẾP…………...30

HÌNH 3.4A: HÌNH ẢNH MÀU SẮC ĐÈN THỰC TẾ………………………...30

HÌNH 3.4B: ĐỘ RỌI ĐO THỰC TẾ BÊN DƯỚI ĐÈN (TRÁI) VÀ TẠI VỈA
HÈ (PHẢI) ………………………………………………………………………..31

HÌNH 4.1: HÌNH CHIẾU ĐỨNG CỦA QL 13 DỌC THEO LÀN ĐƯỜNG ...32

HÌNH 4.2A: HỆ SỐ SỬ DỤNG CỦA ĐÈN A ………………………………….33

HÌNH 4.2B: HỆ SỐ SỬ DỤNG CỦA ĐÈN B…………………………………..34

HÌNH 4.6: CÁC BỘ ĐÈN GÂY RA ĐỘ CHÓI LÓA………………………….36

HÌNH 5.1: CẤU TẠO CỦA LED………………………………………………..38

HÌNH 5.2: ĐẶC TÍNH VOLT - AMPE CỦA LED…………………………….39

HÌNH 5.4A: MỘT SỐ LOẠI LED CÔNG SUẤT LỚN……………………….40

HÌNH 5.4B: CÁC DẠNG LED THƯỜNG GẶP……………………………….41

HÌNH 5.7: MÀN HÌNH OLED TRẮNG 0,96 GIAO TIẾP I2C D00 - 100…...43

HÌNH 6.1.1: PHƯƠNG ÁN 1: BỐ TRÍ ĐÈN DỌC THEO DẢI PHÂN CÁCH
…...………………………………………………………………………………...44

HÌNH 6.1.2: PHƯƠNG ÁN 2: BỐ TRÍ ĐÈN HAI BÊN ĐỒI DIỆN………….45

HÌNH 6.1.3: PHƯƠNG ÁN 3: BỐ TRÍ HAI BÊN SO LE …………………….45

HÌNH 6.1.4: PHƯƠNG ÁN 4: BỐ TRÍ KẾT HỢP 3 PHƯƠNG ÁN TRÊN…46

HÌNH 6.2: HÌNH CHIẾU ĐỨNG CỦA QL 13 DỌC THEO LÀN ĐƯỜNG ...47

HÌNH 6.2.2: ĐÈN BGP323 T35 1XECO287 - 3S/657………………………….49

HÌNH 6.2.3A: HỆ SỐ SỬ DỤNG CỦA ĐÈN A………………………………...49

xi
HÌNH 6.2.3B: HỆ SỐ SỬ DỤNG CỦA ĐÈN B………………………………...50

HÌNH 6.2.6: CÁC BỘ ĐÈN GÂY RA ĐỘ CHÓI LÓA………………………..52

HÌNH 7.2: GÓC TẠO BỞI TRỤC QUANG VÀ PHÁP TUYẾN MẶT ĐẤT..54

HÌNH 7.3.1: MỘT NÚT GIAO THÔNG CÓ VÒNG XOAY TRÊN TUYẾN
QUỐC LỘ 13……………………………………………………………………..56

HÌNH 7.3.1.2: BỘ ĐÈN PHA SNF 111 1X T1000W/220V MB/56 ……………57

HÌNH 7.3.1.3A: ĐIỂM RƠI CỦA CỘT ĐÈN LÊN MẶT ĐƯỜNG…………..58

HÌNH 7.3.1.3B: LƯỚI ĐIỂM…………………………………………………....58

HÌNH 7.3.2.2: BỘ ĐÈN PHA PHILIPS SNF 111 1X T1000W/220V MB/56 ...78

HÌNH 7.3.2.3: ĐIỂM RƠI CỦA CỘT ĐÈN A LÊN MẶT ĐƯỜNG………….79

HÌNH 7.4.1: MỘT NÚT GIAO THÔNG CÓ VÒNG XOAY TRÊN QUỐC LỘ
13…………………………………………………………………………………..80

HÌNH 7.4.1.2: BỘ ĐÈN PHA PHILIPS BVP651 T45 1X LED650 - 40S/757


OFA52 …………………………………………………………………………….81

HÌNH 7.4.2.2: BỘ ĐÈN PHA PHILIPS BVP651 T45 1X LED650 - 40S/757


OFA52 …………………………………………………………………………….83

HÌNH 7.4.2.3: ĐIỂM RƠI CỦA CỘT ĐÈN A LÊN MẶT ĐƯỜNG………….83

HÌNH 8.6.3: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG ISLM………...94

HÌNH 8.7: SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ CUNG CẤP ĐIỆN CỦA TBA……………..95

HÌNH 8.5.8: SƠ ĐỒ DÂY DẨN HẠ ÁP TỦ CHIẾU SÁNG ĐƯỜNG………105

HÌNH 8.5.9: SƠ ĐỒ DÂY DẪN HẠ ÁP TỦ CHIẾU SÁNG NÚT GIAO


THÔNG………………………………………………………………………….107

HÌNH 8.7A: MẶT CẮT HỆ THỐNG NỐI ĐẤT TRẠM BIẾN ÁP CHIẾU
SÁNG…………………………………………………………………………….113

HÌNH 8.7B: HỆ THỐNG NỐI ĐẤT TBA…………………………………….115

xii
HÌNH 10.1: BIỂU TƯỢNG PHẦN MỀM DIALUX EVO…………………...123

HÌNH 10.2: GIAO DIỆN LÀM VIỆC CỦA PHẦN MỀM DIALUX EVO…124

HÌNH 10.3A: LỰA CHỌN TÍNH NĂNG THIẾT KẾ………………………..125

HÌNH 10.3B: GIAO DIỆN THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG ĐƯỜNG PHỐ……..125

HÌNH 10.3.2A: THÊM CATALOGS ĐÈN PHILIPS CHO DIALUX EVO..127

HÌNH 10.3.2B: NHẬP THÔNG SỐ VÀ BỐ TRÍ BỘ ĐÈN…………………..127

HÌNH 10.3.2C: KẾT QUẢ MÔ PHỎNG CHIẾU SÁNG ĐƯỜNG………….129

HÌNH 10.3.2D: ĐƯỜNG PHỐI QUANG CỦA ĐÈN TRÊN BỀ MẶT ĐƯỜNG
...………………………………………………………………………………….129

HÌNH 10.4A: LỰA CHỌN TÍNH NĂNG THIẾT KẾ………………………..134

HÌNH 10.4B: GIAO DIỆN THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG NÚT GIAO THÔNG
CÓ VÒNG XOAY………………………………………………………………135

HÌNH 10.4.1: NÚT GIAO THÔNG……………………………………………136

HÌNH 10.4.2A: THÊM CATALOGS ĐÈN PHA LED PHILIPS CHO


DIALUX EVO…………………………………………………………………...136

HÌNH 10.4.2B: NHẬP THÔNG SỐ VÀ BỐ TRÍ BỘ ĐÈN…………………..137

HÌNH 10.4.2C: CHỌN VÙNG CẦN CHIẾU SÁNG…………………………137

HÌNH 10.4.2D: KẾT QUẢ MÔ PHỎNG CHIẾU SÁNG NÚT GIAO THÔNG
CÓ VÒNG XOAY………………………………………………………………138

HÌNH 10.4.2E: ĐƯỜNG PHỐI QUANG CỦA ĐÈN TRÊN BỀ MẶT ĐƯỜNG
……………………………………………………………………………………138

HÌNH 10.5A: LỰA CHỌN TÍNH NĂNG THIẾT KẾ………………………..142

HÌNH 10.5B: GIAO DIỆN THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG NÚT GIAO THÔNG
CÓ CẦU VƯỢT………………………………………………………………...142

HÌNH 10.5.1: NÚT GIAO THÔNG CÓ CẦU VƯỢT………………………..143

xiii
HÌNH 10.5.2A: THÊM CATALOGS ĐÈN PHA LED PHILIPS CHO
DIALUX EVO…………………………………………………………………...143

HÌNH 10.5.2B: NHẬP THÔNG SỐ VÀ BỐ TRÍ BỘ ĐÈN…………………..144

HÌNH 10.5.2C: CHỌN VÙNG CẦN CHIẾU SÁNG…………………………145

HÌNH 10.5.2D: KẾT QUẢ MÔ PHỎNG CHIẾU SÁNG NÚT GIAO THÔNG
CÓ CẦU VƯỢT………………………………………………………………...145

HÌNH 10.5.2E: ĐƯỜNG PHỐI QUANG CỦA ĐÈN TRÊN BỀ MẶT ĐƯỜNG
……………………………………………………………………………………146

xiv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

BẢNG 1.3.5: HUY ĐỘ CỦA MỘT SỐ BỀ MẶT ……………………………….8

BẢNG 1.4: MÀU CỦA ÁNH SÁNG NHÌN THẤY VÀ BƯỚC SÓNG ………..9

BẢNG 1.4.1: TỌA ĐỘ MÀU SẮC CỦA ÁNH SÁNG TRẮNG……………….10

BẢNG 1.4.2: CHỈ SỐ CRI VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG………………………11

BẢNG 2.4.1: THỜI GIAN VẬN HÀNH CHIẾU SÁNG TRONG NGÀY CỦA
HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG……………………………………………………..14

BẢNG 2.5.3: HỆ SỐ TÙY THUỘC K THEO ĐỘ TUỔI……………………...16

BẢNG 2.8: TỈ SỐ R THEO TCXDVN 259:2001 ………………………………23

BẢNG 2.9: KHOẢNG CHẤP NHẬN KHOẢNG CÁCH VÀ CHIỀU CAO


ĐÈN ……………………………………………………………………………….23

BẢNG 2.13: PHÂN LOẠI LỚP PHỦ MẶT ĐƯỜNG ...……………………....26

BẢNG 4.6: TỔNG KẾT CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG CHIẾU SÁNG CỦA
TUYẾN QL 13……………………………………………………………………36

BẢNG 6.2.6: TỔNG KẾT CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG CHIẾU SÁNG CỦA
TUYẾN QL 13……………………………………………………………………52

BẢNG 7.3.1.3A: GIÁ TRỊ GÓC NHÌN VÀ GÓC XOAY CỦA TỪNG ĐIỂM
RƠI TƯƠNG ỨNG………………………………………………………………58

BẢNG 7.3.1.3B: TỔNG HỢP KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐỘ RỌI LƯỚI ĐIỂM
……………………………………………………………………………………..75

BẢNG 7.3.2.3: GIÁ TRỊ GÓC NHÌN VÀ GÓC XOAY CỦA TỪNG ĐIỂM
RƠI TƯƠNG ỨNG………………………………………………………………79

BẢNG 7.4.2.3: GIÁ TRỊ GÓC NHÌN VÀ GÓC XOAY CỦA TỪNG ĐIỂM
RƠI TƯƠNG ỨNG………………………………………………………………84

xv
BẢNG 8.5.1: KẾT QUẢ SO SÁNH PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN MBA THEO
ỨNG DỤNG LED ………………………………………………………………..92

BẢNG 8.8: DÂY DẪN CAO ÁP TẠI TRẠM THEO PHƯƠNG ÁN LED
THAY THẾ……………………………………………………………………….96

BẢNG 9.3: CHI PHÍ ĐẦU TƯ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG BẰNG LED DỰ
TÍNH……………………………………………………………………………..118

BẢNG 9.6: CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ CỦA TOÀN HỆ THỐNG TRONG
MỘT NĂM……………………………………………………………………....121

BẢNG 10.5 GIÁ TRỊ TÍNH TOÁN THEO TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ ……128

xvi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CRI Color Rendering Index: Chỉ số nhiễm sắc (hoàn màu).


TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.
CIE Cambridge Assessment International Education: Ủy ban quốc tế về
chiếu sáng.
TP Thành phố.
QL Quốc lộ.
AH17 Tuyến đường xuyên Á.
JIS Japanese Industrial Standards: Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản.
LED Ligh – Emitting Diode.
MBA Máy biến áp.
TBA Trạm biến áp.
ISLM Intelligent Street Light Management: Hệ thống điều khiển đèn đường
thông minh.
AC Dây nhôm lõi thép.
DCL Dao cách ly.
CC Cầu chì.

xvii
xviii
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 1/148

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT CHIẾU SÁNG

1.1 Giới thiệu chung về kỹ thuật chiếu sáng.

Được đánh giá là một ngành chiếm ưu thế trong đòi sống, kỹ thuật chiếu sáng là
một lĩnh vực kỹ thuật đa ngành. Lĩnh vực chiếu sáng có tầm ảnh hưởng khá rộng rãi
trong lĩnh vực cung cấp điện và nghiên cứu về ánh sáng. Từ các kỹ sư đến các nhà
nghiên cứu kỹ thuật quang phổ học và các cán bộ kỹ thuật làm việc tại các công trình,
doanh nghiệp… đều bị thu hút bởi lĩnh vực này. Song song với thiết kế hệ thống cung
cấp điện, kỹ thuật thiết kế chiếu sáng cũng thu hút thêm sự quan tâm của các kỹ sư
kiến trúc, xây dựng và mỹ thuật. Khi thiết kế bất kì công trình nào, chiếu sáng luôn
là vấn đề quan tâm đi kèm của các kỹ sư xây dựng sao cho tạo nên sự kết hợp hài
hòa giữa đường nét kiến trúc với ánh sáng là hoàn mỹ nhất. Bên cạnh đó, chiếu sáng
cũng tác động không ít trong lĩnh vực y học, các nghiên cứu về ánh sáng rất hữu ích
trong các công trình nghiên cứu về mắt, tâm lí học và thậm chí là rèn luyện thể lực…
Ngày nay, khi sự tiến bộ và phát triển không ngừng nghỉ của khoa học kỹ thuật,
nhiều công nghệ nguồn sáng mới ra đời với hiệu suất làm việc cao hơn, đa dạng hơn
và mang đến nhiều sự lựa chọn hơn. Đi chung với sự tiến bộ đó là việc hoàn thiện và
bổ sung đầy đủ các phương pháp tính toán cũng như sự ra đời của các phần mềm,
công cụ hỗ trợ ngày càng phát triển và dần biến chiếu sáng đơn thuần thành chiếu
sáng tiện nghi, thân thiện.
Bên cạnh các lĩnh vực có sử dụng điện năng khác thì kỹ thuật chiếu sáng cũng
chiến tỉ trọng khá lớn. Theo thống kê, tổng lượng điện năng dành cho chiếu sáng trên
thế giới chiếm khoảng 16 – 19% tổng lượng điện năng sử dụng. Riêng tại Việt Nam,
chiếu sáng chiếm khoảng 35% tổng điện năng cung ứng. Phần lớn chiếu sáng hoạt
động vào khung giờ cao điểm đã tác động đến sự biến động của đồ thị phụ tải làm đồ
thị phụ tải của lưới điện nhảy vọt, gây ra không ít khó khăn cho việc truyền tải và
phân phối điện năng từ các nhà máy. Để giải quyết vấn đề đó, kỹ thuật chiếu sáng
tiện ích là giải pháp tối ưu giúp khắc phục những tác động của việc sử dụng điện

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 2/148

năng quá tải, tiết kiệm năng lượng mà cụ thể là việc áp dụng kỹ thuật vào thiết kế
nguồn sáng tiết kiệm như đèn led, đèn compact, đèn huỳnh quang… thay cho loại
đèn sợi đốt truyền thống, sử dụng nhiều điện năng nhưng hiệu suất thấp và tuổi thọ
không được cao.

1.2 Sóng và ánh sáng.

Trong không gian luôn tồn tại các sóng điện từ lan truyền có tính chất đặc biệt,
vừa có tính sóng vừa có tính chất hạt do đó sóng điện từ lan truyền trong không khí
cũng như các loại sóng khác là phải tuân theo các quy luật vật lí.
Ánh sáng là một loại sóng điện từ đặc biệt mà mắt người có thể nhìn thấy và cảm
nhận trực tiếp được. Bước sóng của ánh sáng dao động trong khoảng 380 - 780nm.

Hình 1.2: Quang phổ ánh sáng và bước sóng.


Theo đó, dãy giới hạn quang phổ được phân loại như sau:
- Dưới 380 nm: Ánh sáng tử ngoại.
- Từ 380 – 780 nm: Ánh sáng nhình thấy.
- Trên 780 nm: Ánh sáng hồng ngoại.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 3/148

Vùng ánh sáng nhìn thấy có thể nhìn thấy bằng mắt thường do các dãy màu trong
vùng này có khả năng kích thích võng mạc của mắt, tạo nên cảm giác về thị giác gọi
là khả năng nhìn của mắt.

1.3 Các đại lượng đo ánh sáng và đơn vị.

1.3.1 Góc khối Ω (đơn vị Radian – rad).

Tỷ số giữa diện tích và bình phương bán kính của nguồn sáng được gọi là góc
khối. Góc khối đơn thuần chỉ là một góc trong không gian.
Giả sử ta có một nguồn điềm O đặt tại tâm của một hình cầu rỗng có diện tích A
(m2) và bán kính r (m), khi đó:
A 4. π. r 2
Ω= = = 4. π (rad)
r2 r2

Hình 1.3.1: Góc khối.


Góc khối có giá trị cực đại khi A cực đại (nghĩa là diện tích A chắn toàn mặt cầu).

1.3.2 Quang thông Φ (đơn vị Lumen – lm).

Quang thông của một nguồn sáng là đại lượng đặc trưng cho lượng ánh sáng do
nguồn sáng đó phát ra hay còn gọi là thông lượng bức xạ hữu ích được quy ước
trong hệ ánh sáng mà mắt người có thể nhìn thấy.
Khi lựa chọn nguồn sáng, với cùng một công suất như nhau thì việc lựa chọn loại
đèn có quang thông càng lớn càng tốt.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 4/148

Có thể hiểu theo một cách khác thì quang thông là tác động của bức xạ lên bộ thu
chọn lọc (mắt người) có độ nhạy phổ được tiêu chuẩn hóa bằng hàm hiệu quả ánh
sáng phổ tương đối.

Hình 1.3.2: Hàm hiệu quả ánh sáng phổ tương đối.
Đơn vị quang thông Φ là Lumen (lm). 1 đơn vị lm được hiểu là quang thông của
một nguồn sáng điểm có cường độ ánh sáng I (cd) phát ra trong một đơn vị góc khối
(rad).
Trải qua quá trình thực nghiệm, ta xác định được:
1WΦλ=0,555μm = 683 lmΦ
Giá trị lớn nhất của độ nhạy cảm phổ mắt người:
1K(λ)max = 683 lm/W
Quang thông của một bức xạ phức tạp:

Φ = 683. ∫ φe . (λ). V(λ). dλ hay Φ = ∑ 683 . Vλi . Φeλi

Quang thông phát ra trong một góc khối φ:


φ

Φ = ∫ L. dφ
0

Quang thông nguồn sáng đều (I = const):


Φ = I. φ

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 5/148

1.3.3 Cường độ ánh sáng I (đơn vị là Cadela – cd).

Cường độ ánh sáng là đại lượng chỉ lượng quang thông nguồn sáng phát ra theo
một hướng cho trước trong một giây. Đơn vị là Candela – cd.
Một nguồn sáng điểm là nguồn sáng mà khoảng cách (l) từ điểm cho trước đến
nguồn sáng đó so với kích thước (a) lớn nhất của nguồn sáng sao cho:
l⁄ ≥ 5
a

Hình 1.3.3: Cường độ ánh sáng theo hướng α.


Nguồn sáng O phát ra một lượng quang thông dΦ trong một góc khối dω theo
một hướng α có cường độ ánh sáng bằng tỷ số quang thông phát ra trong một đơn vị
góc khối.
Cường độ ánh sáng trung bình của nguồn sáng:

IOA =

Cường độ ánh sáng tại bề mặt làm việc A:

IOA
⃗⃗⃗⃗⃗⃗ = lim
dω →0 dω

Những nguồn sáng có cường độ ánh sáng mạnh có thể gây nguy hại cho mắt
người, gây ra cảm giác bị lóa, khả năng nhận biết và phân biệt màu sắc suy giảm dẫn
đến thị lực và thần kinh không làm việc chính xác.
Khi một nguồn sáng chiếu đến nhiều hướng khác nhau trong không gian, mỗi
cường độ ánh sáng tương ứng cho mỗi hướng được biểu diễn bằng các vector có giá
trị bằng độ lớn I. Nối điểm cuối của các vector lại ta được đường phối quang của
nguồn sáng đó và quy giá trị về 1000 lm.
Tùy theo đặc tính phân bố I của nguồn sáng, nguồn sáng được chia làm 2 nhóm:

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 6/148

- Nhóm nguồn đối xứng: Cường độ ánh sáng phân bố đối xứng qua một
đường thẳng bất kì đi qua tâm nguồn sáng (trục nguồn sáng). Ví dụ: đèn
sợi tóc…
- Nhóm nguồn không đối xứng: Cường độ ánh sáng phân bố không đối
xứng qua trục nguồn sáng. Ví dụ: đèn huỳnh quang…
- Đường gồm trục của bóng đèn gọi là đường phối quang dọc. Đường
vuông góc với trục đẻn gọi là đường phối quang ngang.

1.3.4 Độ rọi E (đơn vị là Lux).

Độ rọi được hiểu là mật độ quang thông rơi trên bề mặt làm việc trong một
đơn vị diện tích và được xác định bởi công thức tổng quát:

E=
dS
Khi độ sáng trên bề mặt làm việc không đều, độ rọi được xét là độ rọi trung bình
ở các điểm khác nhau trên bề mặt đó.
Với trường hợp quang thông phân bố đều khắp trên mặt hứng ánh sáng (bề mặt
làm việc), độ rọi trung bình được tính theo công thức:
Φcs
Etb =
Scs
Dựa theo quá trình khảo sát, người ta ước lượng giá trị độ rọi trên mặt đất trong
một số trường hợp như sau:
- Giữa đêm, trời quang mây, không bị che khuất: E = 100000 lux.
- Đêm có trăng tròn, trời quang mây: E = 0,25 lux.
- Chiếu sáng công cộng vào ban đêm: E = 10 ÷ 30 lux.
Tại một điểm bất kì trên mặt chiếu sáng có độ rọi ứng với một nguồn sáng
điểm được xác định như sau:
dΦ Iα dω Iα . cosθ
E= = =
dS dS l2
Với dω = dS⁄l2 ; dS0 = dS. cosθ
Trong đó,

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 7/148

- Iα là cường độ ánh sáng theo hướng α.


- θ là góc tạo bởi hướng α và vector pháp tuyến n của mặt phẳng xét độ
rọi.
- l là khoảng cách từ nguồn O đến điểm xét độ rọi.

Hình 1.3.4: Độ rọi tại một điểm trên bề mặt làm việc A.

1.3.5 Huy độ L (hay còn gọi là độ chói, đơn vị là cd/m2).

Thông số đánh giá mức tiện nghi của chiếu sáng là độ chói. Huy độ (độ chói) là
tỷ số giữa cường độ ánh sáng của nguồn sáng theo một hướng α so với diện tích biểu
kiến của nguồn sáng đó.
dIα
Lα =
dAα
Giá trị của diện tích biểu kiến chính là día trị diện tích hình chiếu của nguồn sáng
lên một mặt phẳng vuông góc với hướng α cho trước.

Hình 1.3.5: Huy độ (độ chói) theo hướng 𝛂.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 8/148

Điểm quan trọng khi lựa chọn nguồn sáng chính là huy độ. Huy độ của một nguồn
sáng tác động trực tiếp lên mắt người. Mỗi nguồn sáng có tính chất sáng và huy độ
khác nhau, cụ thể:
Bảng 1.3.5: Huy độ của một số bề mặt.
Bề mặt Huy độ L (cd/m2)
Mặt trời 2. 109 cd/m2
Mặt trăng 2.500 cd/m2
Đèn huỳnh quang 5.000 ÷ 15.000 cd/m2
Đèn TNCA ≤ 1,8. 109 cd/m2
Tim đèn nung sáng 100W, 220V 5,5. 106 cd/m2
Mặt đường bê tông, E = 30 lux 2 cd/m2

1.3.6 Độ trưng M (đơn vị là lm/m2).

Mật độ quang thông trên diện tích phát sáng của một nguồn sáng được gọi là mật
độ phát sáng. Mật độ phát sáng còn được gọi là độ trưng của nguồn sáng và được xác
định:

M=
dA
Đối với những nguồn sáng phát sáng đều, độ trưng được xác định bằng tỷ số của
quang thông Φ trên một đơn vị diện tích A:
Φ
M=
A

1.3.7 Nguồn sáng đều và định luật Lambert.

Một nguồn sáng gọi là nguồn sáng đều khi huy độ của nguồn sáng đó là giống
nhau về mọi hướng trong không gian và trên bề mặt của bản thân nguồn sáng đó.
Khi ánh sáng đi qua một bề mặt trong suốt hay phản xạ trên một bề mặt mờ thì
một phần ánh sáng sẽ bị phản xạ hay khúc xạ theo định luật Descartes, phần còn lại
phản xạ khuếch tán hoặc truyền khuếch tán theo định luật Lambert:
ρE = Kπ và M = πL

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 9/148

Trong đó,
- ρ là hệ số phản xạ của bề mặt (ρ < 1).
- E là độ rọi của nguồn sáng (lux).
- M là độ trưng của nguồn sáng (lm/m2).
- L là huy độ của nguồn sáng (cd/m2).

Hình 1.3.7: Ánh sáng phản xạ theo Định luật Descartes và Định luật Lambert.

1.4 Hệ màu của nguồn sáng.

Mắt người là bộ thu mẫu ánh sáng, có khả năng làm việc trong các điều kiện ánh
sáng khác nhau. Mắt thường có thể phân biệt được 150 loại màu sắc. Ánh sáng nhìn
thấy là khoảng ánh sáng nằm trong dãy gồm 7 màu với bước sóng tương ứng trong
Bảng 1.4:
Bảng 1.4: Màu của ánh sáng nhìn thấy và bước sóng.
Loại ánh sáng màu Bước sóng 𝛌 (𝛍𝐦)
Đỏ 0,78 – 0,62
Cam 0,62 – 0,59
Vàng 0,59 – 0,57
Lục 0,57 – 0,495
Lam 0,495 – 0,45
Chàm 0,45 – 0,42
Tím 0,42 – 0,38
Ánh sáng trắng có phổ nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy. Nguồn ánh sáng trắng
thể hiện qua hai yếu tố đặc trưng là nhiệt độ màu Tm và chỉ số hoàn màu CRI.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 10/148

1.4.1 Nhiệt độ màu Tm.

Khái niệm nhiệt độ màu được hiểu là nhiệt độ của vật đen tuyệt đối, cái mà nhiệt
độ của nguồn sáng và vật đen là như nhau. Đơn vị của nhiệt độ màu Tm là độ Kelvin
(K).
- Nhiệt độ màu thấp: là những nguồn ánh sáng có màu vàng, nóng (gần
giống như tính chất của đèn sợi đốt).
- Nhiệt độ màu cao: là những nguồn ánh sáng có màu trắng, hơi lạnh (gần
như ánh sáng ban ngày).
Nhiệt độ màu của ánh sáng trắng có thể được phân loại như sau:
- 2.500 ≤ Tm ≤ 3.000: ánh sáng mặt trời lặn, đèn nung sáng, ánh sáng
nóng, giàu bức xạ màu đỏ (nguồn A).
- 4.500 ≤ Tm ≤ 5.500: ánh sáng ban ngày khi trời sáng (nguồn B).
- 6.000 ≤ Tm ≤ 8.000: ánh sáng khi trời có mây che khuất, ánh sáng lạnh
giàu bức xạ màu xanh da trời (nguồn C).
Tọa độ màu sắc của nguồn sáng sáng được cho bởi bảng 1.4.1:
Bảng 1.4.1: Tọa độ màu sắc của ánh sáng trắng.
Nguồn sáng
Nhiệt độ màu (K) x y
trắng
A 2.854 0,44757 0,40745
B 4.800 0,34842 0,35161
C 6.500 0,31006 0,31616
D 5.000 0,33333 0,33333
Dựa vào biểu đồ Kruithof, ta có thể lựa chọn nguồn sáng trắng theo độ rọi trong
môi trường tiện nghi, thoải mái.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 11/148

Hình 1.4.1: Biểu đồ Kruithof.

1.4.2 Chỉ số hoàn màu CRI (chỉ số nhiễm sắc).

Chỉ số hoàn màu CRI là chỉ số đặc trưng cho mức đo lường chất lượng của khả
năng của nguồn sáng phù hợp với màu sắc của vật thể được chiếu sáng một cách
trung thực so với ánh sáng ban ngày. Đơn vị của CRI là %, giới hạn của CRI nằm
trong khoảng từ 0 đến 100%.
- Chỉ số CRI càng cao thì khả năng hoàn màu càng cao.
- Nguồn sáng có chỉ số CRI nằm trong khoảng 85 ÷ 90 là nguồn sáng có
độ hoàn màu tốt nhất.
Tùy theo mục đích sử dụng và khoảng giới hạn của chỉ số CRI mà chỉ số hoàn
màu được phân loại như trong Bảng 1.4.2:
Bảng 1.4.2: Chỉ số CRI và phạm vi áp dụng.
Nhóm chỉ số màu CRI (%) Lĩnh vực áp dụng
Chỉ số màu tốt nhất,
thường ứng dụng ở
1A CRI ≥ 90
những nơi đòi hỏi yêu
cầu màu trung thực.
Chỉ số màu tốt, ứng dụng
1B 80 ≤ CRI < 90 ở những nơi cần thiết
phản màu chính xác.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 12/148

Chỉ số màu trung bình,


ứng dụng ở những nơi
2 60 ≤ CRI < 80
yêu cầu độ phản màu vừa
phải.
Chỉ số màu thấp, ứng
3 40 ≤ CRI < 60 dụng ở nơi không yêu
cầu độ diễn sắc.
Chỉ số màu rất thấp, ứng
4 20 ≤ CRI < 40 dụng ở những vị trí cần
thay đổi màu sắc của vật.
Từ bảng trên ta có thể thấy chỉ số CRI và hiệu suất của nguồn sáng tỉ lệ nghịch
với nhau.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 13/148

CHƯƠNG 2. CHIẾU SÁNG NGOÀI TRỜI – CHIẾU SÁNG ĐƯỜNG


PHỐ

2.1 Mục đích của chiếu sáng đường phố.

Bên cạnh chiếu sáng trang trí, chiếu sáng trong nhà thì chiếu sáng đường phố
cũng có vai trò cực kì quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Không chỉ mang
lại sự thẩm mĩ cho các công trình giao thông, chiếu sáng đường phố rất quan trọng
trong việc đảm bảo đủ độ sáng, tầm nhìn cho người tham gia giao thông vào buổi tối
trong quá trình di chuyển trên đường, quan sát, né tránh và phòng ngừa những tình
huống có thể xảy ra trên đường. Theo thống kê thì một hệ thống đường phố được
chiếu sáng tốt sẽ giảm 30% tỉ lệ tai nạn giao thông so với không chiếu sáng.

2.2 Đặc điểm của chiếu sáng đường phố.

Chiếu sáng đường phố có những đặc điểm sau:


- Chiếu sáng cho người quan sát khi người đó đang chuyển động.
- Độ chói là tiêu chuẩn đầu tiên và quan trọng nhất trong hệ thống chiếu
sáng đường phố.
- Khi thiết kế cần đảm bảo ánh sáng phân bố đều trên mặt bằng đường,
tránh hiện tượng “bậc thang”.
- Đèn sử dụng trong chiếu sáng đường phố phải có công suất lớn nhưng
đảm bảo chỉ tiêu tiết kiệm điện năng.
- Đảm bảo yêu cầu thẩm mĩ của hệ thống giao thông đô thị.

2.3 Những lưu ý khi thiết kế chiếu sáng đường phố.

Đường phố là khu vực đi lại của nhiều phương tiện giao thông chuyển động qua
lại, do đó khi thiết kế chiếu sáng cần chú ý:
- Cường độ xe cộ đi lại.
- Địa hình thiết kế (dốc, nghiêng, quanh co, đồi núi, khuất…).
- Tai nạn giao thông, loại xe tham gia giao thông.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 14/148

- Tốc độ di chuyển, bến dừng đỗ và đặc tính xây dựng.


- Vị trí giao nhau, cầu, cầu vượt, hầm chui, ….

2.4 Các yêu cầu chung về chiếu sáng và cung cấp điện.

2.4.1 Các yêu cầu về chiếu sáng.

- Yêu cầu chất lượng chiếu sáng và độ đồng đều cao, độ chói trung bình.
Hạn chế gây lóa mắt cho người tham gia lưu thông, màu sắc ánh sáng
thích hợp và phải thoải điều kiện CRI ≥ 65%.
- Phải đảm bảo chức năng dẫn hướng quan sát và định vị hướng đi cho các
phương tiện giao thông. Nguồn sáng có hiệu quả phát quang cao và bền
bỉ.
- Đảm bảo tính thẩm mĩ, hài hòa với phong cảnh xung quanh cũng như
phong cảnh đô thị.
- Thời gian vận hành chiếu sáng trong từng ngày như Bảng 2.4.1:
Bảng 2.4.1: Thời gian vận hành chiếu sáng trong ngày của hệ thống chiếu sáng.
Buổi Thời gian (giờ) Số đèn làm việc
Tối 18h – 23h 100%
Đêm khuya 23h – 6h 70%
Sáng 6h – 18h 0%

2.4.2 Các yêu cầu về cung cấp điện.

- Hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm điện năng sử dụng, tuổi thọ thiết bị cũng
như toàn hệ thống cao, vận hành ổn định, chi phí bảo trì và vận hành
thấp.
- Thỏa mãn các yêu cầu về an toàn kỹ thuật, an toàn vận hành và bảo trì.
- Hệ thống chiếu sáng sử dụng nguồn điện áp thông dụng là 0,4 kV, do đó
máy biến áp sử dụng nên dùng là loại 22/0,4 kV hoặc 10,5/0,4 kV.
- Khi vận hành, độ sụt áp cuối đường dây không được quá 3% so với điện
áp định mức.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 15/148

- Hệ thống cung cấp điện phải linh hoạt và có khả năng mở rộng mạng
trong tương lai.
- Tại mỗi trạm giám sát cung cấp điện cho hệ thống chiếu sáng phải có
trang bị đầy đủ các tủ điều khiển, thiết bị bảo vệ và đo lường.
- Nhân viên giám sát cung cấp điện phải làm việc chính xác, nhanh chóng
và kịp thời xử lí sự cố để bảo vệ thiết bị.

2.5 Các thông số kỹ thuật trong hệ thống chiếu sáng đường phố.

Như đã nói ở trên, độ chói là tiêu chuẩn có vai trò hàng đầu và quan trọng nhất
trong thiết kế chiếu sáng đường. Do đó, độ chói là thông số đầu tiên được xét đến,
cụ thể là độ chói trung bình.

2.5.1 Độ chói trung bình Ltb.

Độ chói trung bình trên bề mặt đường quyết định khả năng quan sát của con người
và cho phép lưu thông an toàn trên đường cũng như sự tiện nghi, thoải mái của môi
trường chiếu sáng đường phố.

2.5.2 Độ đồng đều độ chói.

Độ đồng đều độ chói biểu thị độ tiện nghi và mức an toàn giao thông.
- Độ đồng đều độ chói tổng quát được cho bởi:
Lmin
U0 = ⁄L
tb

(trong đó Lmin, Ltb: là giá trị độ chói nhỏ nhất và độ chói trung bình trên
đoạn đường xét)
- Độ đồng đều độ chói theo chiều dọc:
Lmin
U1 = ⁄L
max

(trong đó Lmin, Lmax: là giá trị độ chói nhỏ nhất và độ chói lớn nhất trên
đường tâm của làn xe xét)
- Theo TCXDVN 259:2001, độ đồng đều độ chói phải thỏa mãn yêu cầu:

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 16/148

• Độ đồng đều độ chói tổng quát tối thiểu: U0 ≥ 40%.


• Độ đồng đều độ chói theo chiều dọc (các cấp chiếu sáng A, B): U1 ≥
70%.

2.5.3 Hiện tượng chói lóa.

Hiện tượng chói lóa xảy bởi một hay nhiều nguồn sáng gần giống như một màn
ánh sáng tạo ra trên mắt người nhìn từ các tia ánh sáng đi thẳng đến mắt. Độ chói
ảnh hưởng rất lớn đến tầm nhìn của người khi quan sát vật trên đường. Độ chói của
màn ánh sáng này gọi là độ chói màn tương đương Lv.
- Đối với một nguồn sáng đơn, độ chói màn do nguồn sáng này gây nên
được xác định:
Ei
LVi = k.
θ2i
A 4
k = 9,86. [1 + ( ) ]
66,4
Với,
E – độ rọi trên mắt người (lux).
k – hệ số tùy thuộc vào tuổi người nhìn.
A – tuổi người nhìn.
θi – góc hợp bởi hướng nhìn và đường thẳng nối liền mắt và tâm nguồn
sáng.
Bảng 2.5.3: Hệ số tuỳ thuộc k theo độ tuổi.
Tuổi người nhìn A Hệ số tùy thuộc k
23 10
65 19
- Đối với nhiều nguồn sáng, độ chói màn tạo ra bằng tổng độ chói màn do
mỗi nguồn sáng đơn gây ra:
n

LV = ∑ LVi
i=1

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 17/148

2.6 Các kiểu bộ đèn.

Khả năng đồng đều của độ chói dọc theo tuyến đường là yếu tố quyết định sự
chọn lựa khoảng cách giữa hai bộ đèn liên tiếp nhau. Bên cạnh đó, khoảng cách này
còn phụ thuộc vào độ cao đèn và hình dạng của bộ đèn.
Ngày này, trong phạm vi chiếu sáng đường phố thường được nhóm gộp theo bốn
loại chính:
- Bộ đèn chắn sáng toàn bộ (kiểu chụp sâu).
- Bộ đèn chắn sáng (kiểu chụp vừa).
- Bộ đèn bán chắn sáng (kiểu chụp rộng).
- Bộ đèn không chắn sáng.

Hình 2.6: Các kiểu bộ đèn.

2.6.1 Bộ đèn chắn sáng toàn bộ (kiểu chụp sâu).

Ánh sáng phát ra trong phạm vi hẹp, ưu điểm của kiểu bộ đèn là khả năng chống
chói lóa cho người lái xe. Tuy nhiên, khi lựa chọn kiểu bộ đèn chắn sáng toàn bộ cần
lưu ý cân nhắc khi thiết kế, tránh hiện tượng “bậc thang”.
Bộ đèn chắn sáng toàn bộ (kiểu chụp sâu) thường được sử dụng cho các nguồn
sáng điểm.
Trong cùng một lượng quang thông Φ = 1000 lm:
- Khi góc α = 90°: Cường độ ánh sáng Iα = 0 cd.
- Khi góc α = 80°: Cường độ ánh sáng Iα ≤ 100 cd.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 18/148

Lĩnh vực sử dụng: Chủ yếu ứng dụng trong chiếu sáng đường phố, bãi đậu xe…
vì ít gây chói lóa hay ô nhiễm ánh sáng.

2.6.2 Bộ đèn chắn sáng (kiểu chụp vừa).

Đối với kiểu bộ đèn chắn sáng (kiểu chụp vừa) là kiểu bộ đèn thông dụng và phổ
biến nhất trong phạm vi chiếu sáng đường. Phạm vi ánh sáng phát ra của kiểu bộ đèn
này thường rộng hơn so với kiểu chắn sáng toàn bộ.
Tương tự như kiểu chụp sâu, cùng với một lượng quang thông Φ = 1000 lm:
- Hướng cường độ ánh sáng cực đại Imax nằm trong khoảng 0 ÷ 65°.
- Khi góc α = 90°: Cường độ ánh sáng Iα ≤ 25 cd.
- Khi góc α = 80°: Cường độ ánh sáng Iα ≤ 100 cd.
Lĩnh vực sử dụng: Chủ yếu ứng dụng trong chiếu sáng đường phố, lối đi bộ. Kiểu
bộ đèn chắn sáng tạo ra độ rọi đứng lớn hơn so với bộ đèn chắn sáng toàn bộ.

2.6.3 Bộ đèn bán chắn sáng (kiểu chụp rộng).

Đối với những nguồn sáng dạng hình ống như đèn natri áp suất thấp, đèn huỳnh
quang compact… thường có độ chói nhỏ. Do đó, bộ đèn kiểu bán chắn sáng là sự lựa
chọn thích hợp nhất khi thiết kế sử dụng các loại đèn này.
Khảo sát với một lượng quang thông Φ = 1000 lm:
- Hướng cường độ ánh sáng cực đại Imax nằm trong khoảng 0 ÷ 75°.
- Khi góc α = 90°: Cường độ ánh sáng Iα ≤ 50 cd.
- Khi góc α = 80°: Cường độ ánh sáng Iα ≤ 200 cd.
Lĩnh vực sử dụng: Đây là kiểu bộ đèn có độ chói tương đối cao vì vậy cần phải
được bảo vệ bằng kính chắn đẻ hạn chế độ chói gây ra. Phạm vi ứng dụng chủ yếu
trong chiếu sáng vùng đi bộ, khu dân cư.

2.6.4 Bộ đèn không chắn sáng.

Điểm hạn chế của loại bộ đèn này là tương đối lóa mắt, ít gặp trong chiếu sáng
đường ô tô nhưng lại thông dụng trong chiếu sáng khu vực nhiều người đi bộ qua lại

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 19/148

như quảng trường, công viên, khu nhà ở… Với độ chói tương đối cao, ảnh hưởng
đến mắt người là rất lớn, việc sử dụng kiểu bộ đèn này chỉ có thể chấp nhận được khi
các bóng đèn được đặt trong các quả cầu khuếch tán ánh sáng.
Tương ứng với một lượng quang thông Φ = 1000 lm:
- Hướng cường độ ánh sáng cực đại Imax nằm trong khoảng 0 ÷ 90°.
- Khi góc α = 90°: Cường độ ánh sáng là không giới hạn.
- Khi góc α = 80°: Cường độ ánh sáng là không giới hạn.
Lĩnh vực sử dụng: Do ảnh hưởng của độ chói lóa rất lớn nên hầu như kiểu bộ đèn
này chỉ sử dụng trong trang trí. Tuy nhiên, lượng quang thông phù hợp để lắp đặt
phải nằm trong giới hạn Φ < 4200 lm.
Tóm lại, sự chói lóa của bất kì bộ đèn nào cũng phụ thuộc vào hai yếu tố chính là
độ chói nguồn sáng và độ chói nền phản lên vật được quan sát. Khi độ tương phản
giữa độ chói vật và độ chói nền giảm thì việc nhận ra vật trên mặt đường sẽ khó khăn
hơn nghĩa là khả năng nhận biết của mắt bị giảm.

2.7 Các phương pháp bố trí bộ đèn.

Tùy thuộc vào đặc điểm địa hình, vị trí lắp đặt, kết cấu hạ tầng của công trình
giao thông mà có những phương pháp bố trí bộ đèn thích hợp sao cho vửa đảm bảo
yêu cầu chiếu sáng vừa thỏa mãn về mặt thẩm mĩ.
Ngày nay, có 5 phương pháp bố trí phổ biến và thông dụng:
- Bố trí ở một bên đường.
- Bố trí hai bên so le.
- Bố trí hai bên đối xứng.
- Bố trí theo trục đường, dọc theo dải phân cách.
- Bố trí hỗn hợp, kết hợp nhiều phương pháp.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 20/148

2.7.1 Bố trí ở một bên đường.

Hình 2.7.1: Bố trí đèn ở một bên đường.


Đối với những dạng đường tương đối hẹp (bề rộng R ≤ 12m), một phía có hàng
cây che khuất hay khu vực uốn cong thì phương pháp bố trí đèn ở một bên đường có
thể được áp dụng. Mục đích của việc bố trí lắp đặt theo phương án này ở những chỗ
uốn khúc nhằm bảo đảm hướng nhìn cho phép đánh giá tầm quan trọng của chỗ rẽ.

2.7.2 Bố trí hai bên so le.

Hình 2.7.2: Bố trí 2 bên so le.

Phương pháp bố trí bộ đèn hai bên so le áp dụng chủ yếu đối với đường hai chiều
(bề rộng đường R ≤ 24m). Độ rọi của bộ đèn khi sử dụng phương pháp này sẽ phân
bố đều hơn. Tuy nhiên, ở những đoạn đường uốn khúc hay bị che khuất thì không
nên áp dụng phương pháp này, không có lợi cho người lái xe.

2.7.3 Bố trí hai bên đối xứng (đối diện nhau).

Hình 2.7.3: Bố trí đèn hai bên đối xứng.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 21/148

Phương pháp bố trí bộ đèn hai bên đối xứng được áp dụng đối với các đoạn đường
rộng (độ rộng đường R ≤ 48m) hay khi chiếu sáng có yêu cầu vị trí đèn treo ở trên
cao. Đa phần các đoạn đường rộng sẽ có nhiều làn xe di chuyển, mật độ xe lưu thông
khá cao, đòi hỏi mức chiếu sáng đồng đều.

2.7.4 Bố trí theo trục đường, dọc theo dải phân cách.

Hình 2.7.4: Bố trí bộ đèn dọc theo trục đường, dọc theo dải phân cách.
Phương pháp bố trí bộ đèn dọc theo dải phân cách phân chia làn đường áp dụng
chủ yếu đối với những dạng đường đôi (bề rộng mỗi làn đường R ≤ 18m). Các bộ
đèn được đặt trên một cột đèn có hai đầu nhánh nhô ra vừa giữ vai trò là cột đèn vừa
là đường cung cấp điện cho bộ đèn. Nếu nguồn cung cấp là dây treo, các bộ đèn được
bố trí dọc theo trục đường thẳng thông qua các cột đỡ có khoảng cách tương đối xa.
Ưu điểm của phương pháp bố trí này là tăng tầm nhìn và ít gây chói lóa cho người
điều khiển phương tiện giao thông.

2.7.5 Bố trí hỗn hợp, kết hợp nhiều phương pháp.

Hình 2.7.5: Bố trí bộ đèn hỗn hợp, kết hợp nhiều phương pháp.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 22/148

Khi đường có độ rộng quá lớn, các phương pháp trên không thể đảm bảo yêu cầu
chiếu sáng, để giải quyết hạn chế đó thì việc kết hợp các phương án lại với nhau như
là một phương án tối ưu. Ngày nay, phương án kết hợp thông dụng nhất là kết hợp
phương án bố trí bộ đèn dọc theo dải phân cách kết hợp với bố trí đồi xứng dọc theo
hai bên đường. Phương pháp bố trí này tạo ra sự khép kín điểm tối của những phương
án còn lại, vừa so le vừa đối xứng đảm bảo chiếu sáng toàn bộ đường.

2.8 Phương pháp tỉ số R.

Kết cấu mặt đường là không bằng phẳng do địa hình dẫn đền sự phản chiếu không
vuông góc của lớp nhựa phủ trên mặt đường lên vật, ảnh hưởng đến việc xác định
mối quan hệ giữa độ chói và độ rọi ngang của mặt đường. Dựa trên kinh nghiệm, khi
nguồn sáng có sự phân bố ánh sáng đối xứng, tính đồng đều của độ chói hầu như phụ
thuộc vào cách bố trí đèn và lớp nhựa phủ mặt đường.
Phương pháp tỉ số R là phương pháp vận dụng theo các thông số bố trí hình học
chiếu sáng để xác định chất lượng và tiện nghi chiếu sáng của đường.

Hình 2.9: Các thông số bố trí hình học chiếu sáng.


Dựa vào hình 2.9, ta có thể thấy các thông số đặc trưng cho cách bố trí đèn gồm:
- h (m): Chiều cao cột đèn tính từ bóng đèn đến mặt đường.
- l (m): Bề rộng mặt đường.
- s (m): Khoảng cách từ cột đèn đến đèn hay độ nhô ra của cần đèn.
- a (m): Khoảng cách từ mép vỉa hè đến hình chiếu của đèn cùng phía.
Tùy theo tính chất lớp phủ mặt đường và loại bộ đèn được sử dụng, có thể xác
định tỉ số R chính bằng tỉ số giữa độ rọi trung bình Etb và độ chói trung bình Ltb:

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 23/148

Etb
R=
Ltb
Theo TCXDVN 259:2001, tỉ số R được quy ước trong Bảng 2.8:
Bảng 2.8: Tỉ số R theo TCXDVN 259:2001.
Tỉ số R
Lớp phủ mặt đường
𝐈𝐦𝐚𝐱 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝟎° ÷ 𝟔𝟓° 𝐈𝐦𝐚𝐱 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝟎° ÷ 𝟕𝟓°
Bê tông sạch 12 8
Bê tông bẩn 14 10
Bê tông nhựa màu sáng 14 10
Bê tông màu trung bình 20 14
Bê tông màu tối 25 18
Đường lát gạch 18 13

2.9 Khoảng cách và chiều cao cột đèn.

Tùy thuộc vào kiểu bộ đèn, phương pháp bố trí bộ đèn và chiều cao h của cột đèn
mà tính toán khoảng cách giữa hai bộ đèn liên tiếp nhau nhằm đảm bảo sự phân bố
đồng đều mức ánh sáng trong khoảng chấp nhận được.
Giả sử rằng ta có độ rộng đường là l, khoảng cách giữa hai cột đèn liên tiếp nhau
là e. Tùy thuộc vào độ cao cột đèn, kiểu bộ đèn và phương pháp bố trí bộ đèn, ta có
thể xác định các khoảng cách theo Bảng 2.9:
Bảng 2.9: Khoảng chấp nhận khoảng cách và chiều cao đèn.
Kiểu bộ đèn Dọc theo
2 bên đối
Phương 1 bên đường 2 bên so le dải phân
xứng
pháp bố trí cách
Chắn sáng toàn bộ/ l/h ≤ 1 l/h ≤ 1 l/h ≤ 2 l/h ≤ 1
chắn sáng e/h ≤ 3,7 e/h ≤ 3,4 e/h ≤ 3,7 e/h ≤ 3,7
l/h ≤ 1 l/h ≤ 1 l/h ≤ 2 l/h ≤ 1
Bán chắn sáng
e/h ≤ 3,4 e/h ≤ 3 e/h ≤ 3,4 e/h ≤ 3,4
Không chắn sáng l/h ≤ 1,5 l/h ≤ 1,5 l/h ≤ 3 l/h ≤ 1,5

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 24/148

e/h ≤ 3 e/h ≤ 2,8 e/h ≤ 3 e/h ≤ 3

2.10 Hệ số sử dụng của bộ đèn.

Hệ số sử dụng của bộ đèn được hiểu là phần trăm quang thông do đèn phát ra
chiếu trên phần đường hữu ích của công trình giao thông có chiều rộng l. Khi lựa
chọn bộ đèn, hệ số sử dụng phụ thuộc vào góc mở của chùm ánh sáng cắt trên mặt
đường.
Sự phụ thuộc này được biểu diễn bởi một tỉ số l/h.

Hình 2.10: Giá trị thường dùng của hệ số sử dụng.

2.11 Hệ số bảo trì đèn.

2.11.1 Nguyên nhân bảo trì đèn.

Hầu hết các thiết bị sau một thời gian sử dụng đều xuống cấp, giảm chất lượng.
Các đèn chiếu sáng cũng vậy, do sự già hóa của thiết bị cùng với những tác động
ngoại lực của môi trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất phát sáng của đèn.
Độ rọi lên bề mặt chiếu sáng bị giảm đi, do đó hệ số bảo trì được tín đến nhằm tăng
độ chói trung bình của đèn khi vận hành.
- Sự già hóa thiết bị:
• Phụ thuộc vào số giờ sử dụng và số lần bật/ tắt sẽ làm giảm đi một
lượng quang thông và hệ số màu nhất định của đèn theo thời gian.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 25/148

• Hệ số phản xạ của chụp đèn bằng nhôm bị giảm do tác động của nhiệt
độ lên mặt bóng của chóa đèn.
- Tác động ngoại lực của môi trường:
• Chủ yếu do sự bám bẩn của bụi, khói và hơi nước bên ngoài môi
trường.
• Do độ kín của các bộ phận bảo vệ bị tác động bởi gió, mưa, nắng hay
bị rung lắc dẫn đến suy thoái theo thời gian sử dụng.
• Nhiệt độ không khí, độ ô nhiễm không khí.
• Ảnh hưởng do tia cực tím làm cho bóng đèn bị vàng, không còn trong
suốt.

2.11.2 Bảo trì thiết bị.

Có 2 phương pháp bảo trì đèn thường sử dụng là lau chùi, vệ sinh bóng đèn theo
định kỳ hoặc thay mới các bóng đèn. Khi áp dụng phương pháp thay mới, tất cả các
đèn phải được thực hiện cùng một lúc trong cùng một hệ thống với điều kiện 10%
tổng số đèn bị hư hỏng và quang thông đèn giảm xuống còn 80% so với ban đầu.
Hệ số bảo trì được xác định bằng tích các hệ số suy giảm quang thông, hệ số già
hóa thiết bị và hệ số bảo trì định kỳ.
MF = VΦ . Vthiết bị . Vbảo trì
Trong đó,
VΦ – hệ số suy giảm quang thông.
Vthiết bị – hệ số già hóa thiết bị.
Vbảo trì – hệ số bảo trì định kỳ.

2.12 Cấu trúc lớp phủ mặt đường.

Độ chói của đèn phụ thuộc vào sự biến thiên hệ số phản xạ của lớp phủ mặt đường
theo thời gian. Khi hệ số phản xạ tăng kéo theo độ chói trung bình tăng nhưng lại
làm giảm độ đồng đều của đèn.
- Hệ số phản ánh độ sáng mặt đường Q0:

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 26/148

• Mặt đường tối: Q 0 ≈ 0,05


• Mặt đường sáng: Q 0 ≈ 0,11
- Hệ số S1: Nếu hệ số S1 càng lớn thì mặt đường càng sáng.
- Hệ số bề mặt đường S2:
• Mặt đường xù xì: S2 ≈ 1,5
• Mặt đường trơn nhẵn: S2 ≈ 3,55
Theo CIE, lớp phản quang của lớp phủ mặt đường chia làm 4 nhóm: R1, R2, R3,
R4 và được thể hiện trong Bảng 2.12:
Bảng 2.13: Phân loại lớp phủ mặt đường.
Lớp phủ mặt đường Tính chất
Loại lớp phủ Hệ số S1
S1 Q0 mặt đường
R1 S1 < 0,45 0,25 0,01 Tối
0,45 ≤ S1
R2 0,58 0,07 Trung bình
≤ 0,85
0,85 ≤ S1
R3 1,11 0,07 Sáng
≤ 1,35
R4 S1 ≥ 1,35 1,55 0,08 Rất sáng

2.13 Tính toán lựa chọn bóng đèn.

Lựa chọn đèn theo lượng quang thông ban đầu nhằm đảm bảo độ chói trung bình
Ltb của đèn sau một năm sử dụng và được xác định bởi:
l. e. Ltb . R
Φđèn =
MF. U
Trong đó,
U - hệ số sử dụng quang thông của bộ đèn.
l - bề rộng mặt đường (m).
e - khoảng cách giữa hai cột đèn liên tiếp (m).
Ltb - độ chói trung bình (lựa chọn theo TCXDVN 259:2001).

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 27/148

CHƯƠNG 3. SỐ LIỆU KHẢO SÁT THỰC TẾ TẠI QUỐC LỘ 13


ĐOẠN QUA TỈNH BÌNH DƯƠNG

3.1 Giới thiệu sơ lược về đường quốc lộ 13.

Hình 3.1: Ảnh chụp quốc lộ 13 vào ban ngày.


Quốc lộ 13 là tuyến đường liên tỉnh nằm theo hướng Nam – Bắc. Điểm đầu của
tuyến đường từ Ngã 5 Đài Liệt sĩ, TP. Hồ Chí Minh qua Bình Dương, Bình Phước
và kết thúc ở cửa khẩu Hoa Lư, ranh giới Việt Nam - Campuchia. Quốc lộ giao nhau
với Quốc lộ 14. Khi đi qua địa phận tỉnh Bình Dương, Quốc lộ còn có tên gọi là Đại
lộ Bình Dương.

3.2 Thông số chung của tuyến đường Quốc lộ 13 đoạn qua tỉnh Bình Dương.

- Tổng chiều dài tuyến đường qua tỉnh Bình Dương: 56,1 km.
- Đến năm 2002, bề rộng mặt đường đã được mở rộng từ 4 làn xe thành 6
làn xe với độ rộng một mặt đường l = 16 km.
- Tuyến QL 13 qua địa phận tỉnh Bình Dương là một phần của tuyến
AH17.
- Loại đường: Tuyến đường 2 chiều, mỗi chiều có 3 làn xe chạy.
- Chiều rộng dải phân cách: d = 1m.
- Chiều rộng vỉa hè: lvh = 2 m tính từ cột giới hạn đến mép đường.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 28/148

Từ những số liệu khảo sát trên, ta vẽ được bản vẽ mô tả 1 đoạn tuyến đường:

Hình 3.2: Bản vẽ mô tả một đoạn tuyến đường QL 13 tại tỉnh Bình Dương.

3.3 Thực trạng chiếu sáng hiện tại trên tuyến đường.

3.3.1 Kiểu bố trí bộ đèn.

Quốc lộ 13 đoạn qua tỉnh Bình Dương hiện đang sử dụng phương án thiết kế bố
trí đèn dọc theo dải phân cách với khoảng cách giữa hai cột đèn liên tiếp là e = 25m
và có sơ đồ bố trí như sau:

Hình 3.3.1: Phương án bố trí bộ đèn hiện tại trên QL 13 ở Bình Dương.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 29/148

Đây là kiểu bố trí đèn tối ưu nhất trong các kiểu bố trí, vừa đảm bảo tiết kiệm chi
phí đầu tư ban đầu do số lượng cột đèn ít nhất, vừa đảm bảo tính mỹ quan đô thị.

3.3.2 Loại cột đèn sử dụng.

Với phương án thiết kế như trên, chiều cao cột đèn lựa chọn là h = 16m (lựa chọn
theo điều kiện h ≥ l). Loại cột đèn sử dụng là cột đèn bát giác cần liền kép với cần
đèn dài 1,5m.

Hình 3.3.2: Cột đèn cao áp bát giác liền cần kép.
Đây là dạng cột đèn cho phép lắp đặt chiếu sáng trên nhiều vị trí địa hình khác
nhau: cầu cảng, đường phố, công viên và khu công nghiệp, ….
Ưu điểm của dạng cột đèn là cột đèn được tính toán thiết kế chịu được tốc độ gió
lên tới 45m/s, hệ số hình dạng địa hình và các hệ số thống kê khác bằng 1.
Vật liệu sử dụng thiết kế cột đèn phù hợp với tiêu chuẩn JIS 3101, JIS 3106.
Thân cột được chế tạo liền, không nối ngang thân. Sau khi gia công xong cột được
mạ nhúng kẽm nóng đảm bảo cột bền chắc khi lắp đặt ngoài trời, tránh tình trạng han
gỉ, oxy hóa.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 30/148

3.3.3 Khoảng cách giữa các cột đèn.

Tương ứng với chiều cao cột đèn là 16m và phương án bố trí dọc theo dải phân
cách thì khoảng cách giữa các cột đèn với nhau là 25m tương ứng với điều kiện
e⁄h < 3,4.

Hình 3.3.3: Khoảng cách giữa hai bộ đèn liên tiếp.

3.3.4 Kiểu bộ đèn và nguồn sáng.

Nhằm hạn chế độ chói và phù hợp yêu cầu tạo độ rọi đứng, tuyến đường sử dụng
kiểu bộ đèn bán chắn sáng của hãng PHILIPS có thông số như sau:
ISL = 3,8; Imax = 233 cd⁄1000lm ; điều chỉnh hai vị trí và độ nghiêng 10°
Loại đèn sử dụng là đèn Natri cao áp với phổ ánh sáng màu vàng cam.

3.4 Hình ảnh chiếu sáng thực tế.

Hình 3.4a: Hình ảnh màu sắc đèn thực tế.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 31/148

Hình 3.4b: Độ rọi đo thực tế bên dưới đèn (trái) và tại vỉa hè (phải).

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 32/148

CHƯƠNG 4. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG THEO THIẾT


KẾ HIỆN TẠI

4.1 Các thông số tính toán cần thiết.

A B

1.5m

16m

0.75m

2m 16m 1m 16m 2m

Hình 4.1: Hình chiếu đứng của QL 13 dọc theo làn đường.
Từ hình 4.1 ta có các thông số tính toán như sau:
- Chiều cao cột đèn lựa chọn: h = 16m.
- Bề rộng vỉa hè: dvh = 2m.
- Bề rộng làn đường: l = 16m.
- Khoảng cách từ đèn đến mép đường: a = 0,75m.
- Độ dài cần đèn: s = 1,5m.
- Bộ đèn chụp vừa, bố trí dọc theo dải phân cách 2 làn đường.
- Theo tiêu chuẩn Châu Âu EN – 13201 [1, tr. 204], ta lấy hệ số bảo trì
MF = 0,7. Trong đó, mức độ ô nhiễm nhiều, số giờ làm việc trước khi
lau chùi là 8000 giờ, loại đèn Natri cao áp, cấp bảo vệ IP 65, kính bảo vệ
nhựa.
- Khoảng cách giữa 2 cột đèn liên tiếp: e = 25m.
- Tra PL 1.4 [1, tr. 247] ta có cấp đường phố đô thị chính cấp 2, cấp chiếu
sáng A, tốc độ tính toán 80km/giờ, độ chói trung bình trên mặt đường
với lượng xe lưu thông trên 3000 xe/giờ.
Ltb = 1,6 (cd⁄m2 )

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 33/148

4.2 Tính hệ số sử dụng của bộ đèn.

Do kích thước mỗi bên đường là như nhau kết hợp phương án bố trí 2 bộ đèn dọc
theo dải phân cách nên hệ số sử dụng của mỗi bộ đèn sẽ giống nhau. Khi đó, ta chỉ
cần tính toán cho một bộ đèn, cụ thể như sau:
- Tính cho đèn A:
• Thông số Utrước (đường cong K1 ) của đèn:
l − a 16 − 0,75
Utrước = = = 0,953
h 16
• Thông số Usau (đường cong K 2 ) của đèn:
a 0,75
Usau = = = 0,047
h 16
 Hệ số sử dụng của đèn A là:
UđènA = Utrước + Usau = 0,953 + 0,047 = 1
A
K1
K1A

K2

K2A

Hình 4.2a: Hệ số sử dụng của đèn A.


- Tính cho đèn B:
• Thông số Utrước (đường cong K1 ) của đèn:
l − a 16 − 0,75
Utrước = = = 0,953
h 16
• Thông số Usau (đường cong K 2 ) của đèn:
a 0,75
Usau = = = 0,047
h 16
 Hệ số sử dụng của đèn B là:
UđènB = Utrước + Usau = 0,953 + 0,047 = 1

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 34/148

B
K1
K1B

K2

K2B

Hình 4.2b: Hệ số sử dụng của đèn B.

4.3 Tính quang thông ban đầu của đèn.

Nhằm đảm bảo độ chói trung bình sau 1 năm của đèn, ta đi tính quang thông ban
đầu của đèn dựa theo công thức:
l. e. Ltb . R
Φtt =
MF. U
Do đèn A và đèn B là như nhau, bố trí trên cùng 1 cột đèn dọc theo dải phân cách
nên ta tính chung trong một biểu thức:
l. e. Ltb . R 16.25.1,6.14
Φtt = = = 9595 (lm)
MF. U 0,7.1,334
Quang thông ban đầu của đèn A và B là: Φđèn_A = Φđèn_B = 9595 lm
Tra PL3.4 Đèn Natri cao áp (PHILIPS) với công nghệ chế tạo PIA [1, tr.259], ta
lựa chọn theo loại đèn đang sử dụng có thông số như sau:
- Mã hiệu: SON – T PLUS PIA 1950K R a = 25.
- Công suất: 150 W.
- Quang thông: 10700 lm.
- Hiệu suất: 107 lm/W.
- Tuổi thọ: 32000 giờ.
- Công suất ballast SHP 150: 20 W (tra PL4. Các thông số ballast đèn
phóng điện cao áp [1, tr. 261]).
 Tổng công suất bộ đèn chiếu sáng hiện tại là:
PBĐ = PĐ + PBallast = 150 + 20 = 170 (W)

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 35/148

4.4 Tính toán độ rọi trung bình của đèn.

Áp dụng phương pháp tỷ số R, tùy theo tính chất lớp phủ mặt đường và loại bộ
đèn sử dụng ta xác định được tỷ số R qua thực nghiệm như sau:
Etb
R=
Ltb
Tham khảo Bảng tỉ số R theo TCXDVN 259:2001 [1, tr. 199], ta lấy tỷ số R theo
tính chất phủ mặt đường bê tông nhựa màu sáng với R = 14.
Do các đèn phân bố dọc theo trục đường và 2 bên trục đường là như nhau nên ta
xét độ rọi trung bình của bộ đèn theo cách bố trí một bên đường:
Φđèn . U. MF 10700.1.0,7
Etb = = = 18,725 (lux)
e. l 25.16
Rõ ràng, từ kết quả tính toán độ rọi trung bình và kết quả đo độ rọi thực tế trên
mặt đường ta thấy:
E = 20 lux > Etb = 18,725 lux
 Bản thiết kế hiện tại vẫn đạt yêu cầu.

4.5 Phân bố số lượng đèn trên 5km QL 13 đoạn qua tỉnh Bình Dương.

Số lượng bóng đèn trên 1 km đường là:


S 1000
nđèn = ( + 1) . nBĐ = ( + 1) . 2 = 82 (bóng đèn)
e 25
Giả sử chiều cao trung bình của một người là 1,6m thì khoảng cách từ mặt đường
đến mắt người là hng = 1,5m. Khi đó, khoảng cách từ đèn đến mắt người được tính
như sau:
h′ = h − hng = 16 − 1,5 = 14,5m.
Kiểm tra chỉ số tiện nghi G cho bộ đèn:
G = ISL + 0,97 log Ltb + 4,41 log h′ − 1,46 log nđèn
G = 3,8 + 0,97 log 1,6 + 4,41 log 14,5 − 1,46 log 82
=> Chỉ số tiện nghi của bộ đèn là G = 6,325
Số cột đèn trong phạm vi tính toán:

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 36/148

SΣ 5. 103
ncột = ( + 1) . ndãy = ( + 1) . 1 = 201 (cột đèn)
e 25

4.6 Kiểm tra chất lượng chiếu sáng.

Hiện tượng chói lóa gây ra bởi một hay nhiều nguồn sáng được xem tương đương
với một màn ánh sáng tạo ra trên mắt người từ các tia sáng đi thẳng đến mắt người.
Độ chói lóa gây cản trở việc nhận ra vật trên mặt đường. Do đó, chất lượng chiếu
sáng đạt yêu cầu cần phải tính toán các tiêu chí sau:

H
20°

1,5m

(H - 1,5)tg70° 500m

Hình 4.6: Các bộ đèn gây ra độ chói lóa.


Xét một khoảng đường dài 500m, tuyến đường giao thông cấp A, độ chói trung
bình Lmoy = 1,6 cd⁄m2 , đòi hỏi chỉ số chói lóa ngưỡng TI ≤ 10%. Ta có:
Lv Lv
TI = 65. 0,8 = 65. = 10% => LV = 2,24. 10−3 cd⁄m2
Lmoy 1,60,8

Dựa theo tiêu chuẩn Châu Âu – EN 13201 – 2 [1, tr.193], ta thấy cấp chiếu sáng
A thỏa điều kiện của cấp chiếu sáng ME1 và ME2 nên ta có bảng tổng kết kiểm tra
chất lượng chiếu sáng như sau:
Bảng 4.6: Tổng kết chỉ tiêu chất lượng chiếu sáng của tuyến QL 13.
Chỉ số
Tỉ số tiếp
Độ chói trên mặt đường khô ráo chói lóa
cận
ngưỡng
Cấp chiếu
Độ đồng
sáng Độ đồng
đều theo TI %
𝐋𝐭𝐛 (𝐜𝐝⁄𝐦𝟐 ) đều tổng SR (min)
chiều dọc (max)
quát 𝐔𝟎
𝐔𝟏

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 37/148

ME1 2 0,4 0,7 10 0,5


ME2 1,5 0,4 0,7 10 0,5
A 1,75 0,4 0,7 10 0,5

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 38/148

CHƯƠNG 5. TỔNG QUAN VỀ LED CHIẾU SÁNG

5.1 Cấu tạo của LED.

LED hay diode phát quang là một vật liệu linh kiện bán dẫn có cấu trúc bằng lớp
tiếp giáp p – n và mang những đặc tính kỹ thuật tương tự như một diode thông thường.
Do nguyên tắc hoạt động đặc biệt, việc chế tạo ra LED hầu hết sử dụng nguyên
tố nhóm III và V như: GaAs (gallium arsenide), GaP (gallium phosphide) và hỗn hợp
“ternarius” từ 3 nguyên tố GaAsP. Khi các diode được chế tạo từ hỗn hợp này thông
qua tái hợp trực tiếp với năng lượng lớn hơn 1,7eV sẽ tạo ra ánh sáng nhìn thấy.

Hình 5.1: Cấu tạo của LED.

5.2 Đặc tính kỹ thuật của LED.

Có cấu tạo tương tự diode thông thường nên LED cũng có 2 trạng thái phân cực
là phân cực thuận và phân cực ngược. Ở quá trình phân cực thuận, điện áp phân cực
của LED thường cao hơn so với diode thông thường (khoảng 1,5V ÷ 3V) nhưng ở
quá trình phân cực ngược thì điện áp phân cực lại rất nhỏ. Vì vậy, LED có một nhược
điểm lớn là dễ hư hỏng nếu điện áp ngược quá cao.
Tùy vào mục đích sử dụng mà người ta chế tạo ra LED có màu sắc khác nhau với
kết cấu lớp tiếp xúc p – n khác nhau. Mức năng lượng hay màu sắc của LED hoàn
toàn phụ thuộc vào cấu trúc năng lượng của các nguyên tử chất bán dẫn.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 39/148

Hình 5.2: Đặc tính volt – ampe của LED.


Thông qua đặc tính Volt – Ampe của LED, người ta có thể nhận biết được vùng
phân cực thuận và vùng phân cực nghịch. Dòng làm việc thuận IF tương ứng với điện
áp phân cực thuận VF; dòng làm việc nghịch IR tương ứng vói điện áp phân cực
nghịch VR.

5.3 Ưu điểm và nhược điểm của đèn LED.

- Về ưu điểm:
• Đèn LED có hiệu suất phát sáng cao gấp 8 lần đèn sợi đốt, ít toả nhiệt,
tiết kiệm từ 50% đến 80% điện năng tiêu thụ so với đèn natri và thuỷ
ngân cao áp.
• Tuổi thọ dao động từ 50000 đến 100000 giờ. Nếu vận hành 1 ngày 10
giờ thì tuổi thọ của đèn LED khoảng từ 13 đến 26 năm.
• Cấu trúc bền chắc, khó vỡ, bền và khả năng chịu va đập cao.
• Màu sắc phát ra hầu như theo ý muốn và không cần sử dụng kính lọc
màu.
• Chỉ số hoàn màu CRI cao và hầu như không suy giảm theo thời gian.
• Khi phát sáng, đèn LED không phát ra tia hồng ngoại hay tia cực tím.
• Thời gian phát sáng nhanh, khoảng 0,01s.
• Có thể điều chình công suất dễ dàng.
- Nhược điểm:

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 40/148

• Do có nhiều ưu điểm hơn so với các loại đèn khác nên giá thành LED
khá cao.
• Phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, khi nhiệt độ môi trường quá cao
dẫn đến ánh sáng phát ra giảm, tuổi thọ đèn giảm theo.
• Khó khăn trong việc điều chỉnh điện áp vận hành.
• Tuỳ theo mục đích và lĩnh vực sử dụng phải lựa chọn màu sắc phù
hợp.

5.4 Phân loại đèn LED.

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ chế tạo, để phân loại đèn
LED người ta chia làm 2 cách sau:
- Phân loại theo công suất đèn:
• LED công suất nhỏ: kích thước từ 2 – 8 mm, thường có 2 chân cắm,
dòng điện làm việc 1mA – 20mA, thiết kế đơn giản, không cần làm
mát, thường dùng làm đèn tín hiệu.
• LED công suất trung bình: dòng làm việc từ 20 – 100mA, quang thông
vài lumen, thường dùng làm tấm chiếu sáng, đèn sau ô tô….
• LED công suất lớn: dòng làm việc từ 100mA đến vài A, phát ra hang
ngàn lumen. Cần có bộ tản nhiệt và ứng dụng để thay thế các loại đèn
truyền thống.

Hình 5.4a: Một số loại LED công suất lớn.


- Phân loại theo hình dạng LED:

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 41/148

• LED hình trụ: thường có vỏ bọc kín nên không tỏa nhiệt, không thích
hợp cho những ứng dụng công suất lớn, đa phần chỉ sử dụng làm đèn
tín hiệu.
• LED dán (SMD – Surface Mounted Device): thường được gắn trực
tiếp lên mạch in thông qua việc làm chảy lớp kim loại trên LED.
• LED công suất: lượng ánh sáng phát ra lớn, cấu tạo gồm 1 chíp LED
hoắc nhiều chip LED kết hợp thành một nhóm. Khi dán lên vật liệu
cần có bộ phận tản nhiệt.
• LED C.O.B (Chip in board): là loại LED bán dẫn, không cần vỏ bọc,
không cần kết nối. Mỗi chip LED được gắn lên 1 bề mặt PCB và sử
dụng dây kết nối với bề mặt PCB, có lớp nhựa bảo vệ bện trên. Đây
là loại LED rẻ và phổ biến nhất trên thị trường.

Hình 5.4b: Các dạng LED thường gặp.

5.5 LED trắng.

LED trắng là loại Led có khả năng phát ra bức xạ màu trắng. Tuy nhiên, LED
trắng không tự nhiên sinh ra bức xạ trắng mà được tạo ra thông qua các phương pháp
sau:
- Phương pháp 1: Sử dụng 3 LED màu khác nhau (đỏ, xanh lá và xanh
lam) để tạo ra LED trắng. LED bày thường được gọi là multi – colored
white LEDs (hay RGB LEDs) gồm một số loại:

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 42/148

• Dichromatic white LEDs: có hiệu suất H = 280 – 360 lm/W, chỉ số


CRI thấp.
• Trichromatic white LEDs: có hiệu suất H = 336 lm/W, chỉ số CRI =
89.
• Tetrachromatic white LEDs: có hiệu suất H = 306 lm/W, chỉ số CRI
= 95.
- Phương pháp 2: Sử dụng tia bức xạ đơn sắc blue hoặc tia gần cực tím đi
qua lớp bột huỳnh quang tạo thành ánh sáng trắng. LED này gọi là
phosphor – based white LEDs.

5.6 Phạm vi ứng dụng của LED.

LED có phạm vi ứng dụng khá rộng rãi, chủ yếu trong lĩnh vực chế tạo thiết bị
điện tử, chiếu sáng, … mà nổi bật là trong các lĩnh vực sau:
- Thiết bị hiển thị: TV, màn hình điện thoại, màn hình vi tính, …
- Quảng cáo, đèn tín hiệu ô tô, …
- Chiếu sáng trang trí, chiếu sáng lễ hội, chiếu sáng công cộng, dân dụng,
thương mại, công nghiệp, …
- Truyền thông công nghiệp (cáp quang, điều khiển từ xa, …).
- Các loại cảm biến (cảm biến hồng ngoại, cảm biến quang, cảm biến
chuyển động, …).

5.7 Tìm hiểu về OLED.

OLED là dạng LED đặc biệt, có khả năng đạt độ sáng cao khi có dòng điện DC
điện áp thấp đi qua và cung cấp hiệu suất phát sáng cao bằng cách phát xạ ánh sáng
phẳng. OLED có hiệu quả phát sáng và tuổi thọ cao hơn đèn huỳnh quang, không
gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng và than thiện với môi trường trong
tương lai.
OLED có bề mặt phát sáng khuếch tán đồng đều, không cần chóa đèn để phân bố
ánh sáng. OLED trắng có chỉ số CRI rất cao, tạo nên ánh sáng thoải mái, có thể điều

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 43/148

chỉnh, bật tắt mà không có thời gian trễ. Ngày nay, OLED trắng thướng có hiệu suất
vào khoảng từ 30 đến 50 lm/W với tuổi thọ trên 10000 giờ.

Hình 5.7: Màn hình OLED trắng 0.96 giao tiếp I2C D00-100.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 44/148

CHƯƠNG 6. ỨNG DỤNG LED THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG THỬ


NGHIỆM 5 KM TRÊN QL 13

6.1 Các phương án thiết kế chiếu sáng.

6.1.1 Phương án 1: Bố trí dọc theo dải phân cách.

Tất các các bộ đèn sẽ được đặt trên cùng một cột đèn bố trí dọc theo dải phân
cách hai chiều mỗi bộ đèn sẽ chiếu sáng cho một chiều đường. Phương án bố trí này
gần như chiếu sáng 1 bên đường nên để đảm bảo độ đồng đều ta chọn chiều cao cột
đèn h phải lớn hơn hoặc bằng bề rộng mặt đường l (theo điều kiện h ≥ l).Theo yêu
cầu kỹ thuật, phương án này cho phép đối với bề rộng mặt đường l ≤ 18m nên ta
chọn chiều cao cột đèn h = 16m để đảm bảo cột không quá cao và khả năng chịu tác
động của ngoại lực tốt.

Hình 6.1.1: Phương án 1: Bố trí đèn dọc theo dải phân cách.

6.1.2 Phương án 2: Bố trí mỗi bên một dãy đèn đối diện.

Phức tạp và tốn kém hơn phương án 1, mỗi bộ đèn đặt trên một cột đèn riêng biệt
và nằm ở hai phía đối diện nhau, chiếu sáng cho mỗi chiều đường. Phương án bố trí
này để đảm bảo độ đồng đều ta chọn chiều cao cột đèn h phải lớn hơn hoặc bằng bề
2
rộng mặt đường l (theo điều kiện h ≥ l). Theo yêu cầu kỹ thuật, phương án này
3

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 45/148

cho phép đối với bề rộng mặt đường 24m ≤ l ≤ 48m nên ta chọn chiều cao cột đèn
h = 16m.

Hình 6.1.2: Phương án 2: Bố trí đèn hai bên đối diện.

6.1.3 Phương án 3: Bố trí hai bên so le.

Tương tự như phương án 2 nhưng cách cột đèn bố trí so le nhau. Phương án bố
trí này để đảm bảo độ đồng đều ta chọn chiều cao cột đèn h phải lớn hơn hoặc bằng
2
bề rộng mặt đường l (theo điều kiện h ≥ l). Theo yêu cầu kỹ thuật, phương án này
3

cho phép đối với bề rộng mặt đường l ≤ 24m nên ta chọn chiều cao cột đèn h = 16m.

Hình 6.1.3: Phương án 3: Bố trí hai bên so le.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 46/148

6.1.4 Phương án 4: Bố trí kết hợp giữa hai bên đối diện so le với dọc theo dải
phân cách.

Đây là phương án kết hợp của 3 phương án trên, tuy nhiên khá tốn kém và các
cột bố trí quá dày sẽ làm mất mỹ quan đô thị. Phương án bố trí này xem như bố trí
đèn 2 bên đối diện cho một lòng đường, để đảm bảo độ đồng đều ta chọn chiều cao
2
cột đèn h phải lớn hơn hoặc bằng bề rộng mặt đường l (theo điều kiện h ≥ l). Theo
3

yêu cầu kỹ thuật, phương án này cho phép đối với bề rộng mặt đường 24 ≤ l ≤ 48m
nên ta chọn chiều cao cột đèn h = 16m.

Hình 6.1.4: Phương án 4: Bố trí kết hợp 3 phương án trên.

6.1.5 So sánh lựa chọn các phương án bố trí.

Để lựa chọn được phương án phù hợp thỏa mãn các điều kiện tối ưu nhất, ta so
sánh các phương án theo ba tiêu chí sau:
- Về tính kỹ thuật: Cả 4 phương án đều sử dụng cột đèn có chiều cao h =
16m. Đây là chiều cao phù hợp, không quá thấp cũng không quá cao,
thỏa mãn yêu cầu phân bố đồng đều. Do đó, khả năng chịu tác động của
ngoại lực cũng đảm bảo yêu cầu.
- Về tính thẫm mĩ: Quốc lộ 13 qua địa phận tỉnh Bình Dương là tuyến
đường dài, do đó phương án số 4 sử dụng quá nhiều cột đèn dẫn đến sự
mất mỹ quan đối với tuyến đường và các công trình đô thị xung quanh.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 47/148

- Về chi phí đầu tư:


• Phương án số 1: Được xem là đơn giản và tiết kiệm chi phí đầu tư ban
đầu. Có thể tận dụng cột đèn cũ từ phương án thiết kế trước đó, giúp
giảm thiểu chi phí mua cột đèn và xây dựng, lắp đặt.
• Phương án số 2 và 3: Đơn giản, số lượng cột đèn nhiều gấp đôi so với
phương án số 1, do đó chi phí đầu tư ban đầu cao hơn.
• Phương án số 4: Phức tạp, số lượng cột đèn quá nhiều so với chiều dài
tuyến đường, chi phí đầu tư cao, tốn kém.
Từ các nhận xét trên, tôi quyết định chọn phương án số 1 để thiết kế vì các lý do
sau:
- Phương án 1 có số lượng cột đèn ít nhất nhưng đảm bảo phân bố đồng
đều và tính thẩm mĩ cao.
- Phương án 1 có chi phí đầu tư rẻ nhất, đơn giản, dễ dàng thi công lắp đặt.
- Có thể tận dụng lại cột đèn cũ từ bản thiết kế hiện tại để lắp đặt, không
tốn chi phí đầu tư, xây dựng lại hệ thống cột đèn.

6.2 Ứng dụng LED tính toán thiết kế chiếu sáng.

A B

1.5m

16m

0.75m

2m 16m 1m 16m 2m

Hình 6.2: Hình chiếu đứng của quốc lộ 13 dọc theo làn đường.

6.2.1 Các thông số tính toán.

Từ hình 6.2 ta có các thông số tính toán như sau:


- Chiều cao cột đèn lựa chọn: h = 16m.
- Bề rộng vỉa hè: dvh = 2m.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 48/148

- Bề rộng làn đường: l = 16m.


- Khoảng cách từ đèn đến mép đường: a = 0,75m.
- Độ dài cần đèn: s = 1,5m.
- Bố trí dọc theo dải phân cách 2 làn đường.
- Khoảng cách giữa 2 cột đèn liên tiếp: e = 25m.
- Tra PL 1.4 [1, tr. 247] ta có cấp đường phố đô thị chính cấp 1, cấp chiếu
sáng A, tốc độ tính toán 80km/giờ, độ chói trung bình trên mặt đường.
Ltb = 1,6 (cd⁄m2 )

6.2.2 Lựa chọn bộ đèn và bóng đèn.

Để đảm bảo tính đồng nhất và tin cậy vào chất lượng của thiết bị chiếu sáng ta
lựa chọn thiết bị theo hãng đang sử dụng là PHILIPS. Tra Catalog hãng PHILIPS
chọn bộ đèn BGP323 T35 1xECO287-3S/657 gồm các thông số cơ bản sau:
- Công suất bộ đèn: 149W.
- Thân đèn bằng nhôm đúc áp lực cao, sơn tĩnh điện Polyester epoxy
chuyên dụng ngoài trời màu ghi xám.
- Thấu kính PC-Special.
- Kính đèn thủy tinh cường lực chịu nhiệt.
- Zoăng silicon Sealsafe-20Y chịu nhiệt.
- Chip led: Philips 3030.
- Nhiệt độ màu: 3000K – 6000K.
- Quang thông đèn: 30100 lm.
- Quang thông bộ đèn: 28863 lm.
- Chỉ số hiển thị màu CRI > 70.
- Nguồn điện đầu vào: 185-265VAC/ 50Hz.
- Cấp bảo vệ IP66.
- Độ chịu va đập của kính đèn IK 08.
- Cấp cách điện: Class 1.
- Hệ số công suất là 0,96.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 49/148

- Hệ số công suất tại công suất tiết giảm > 0,90.


Chọn đèn BGP323 T35 1xECO287-3S/657; quang thông 14600 lm; điện áp làm
việc 220 V – 240 V; hệ số công suất 0,96; hiệu suất 136 lm/W; nhiệt độ màu 4000K;
công suất đèn 113 W.

Hình 6.2.2: Đèn BGP323 T35 1xECO287-3S/657.

6.2.3 Tính hệ số sử dụng của bộ đèn.

Do kích thước mỗi bên đường là như nhau kết hợp phương án bố trí 2 bộ đèn dọc
theo dải phân cách nên hệ số sử dụng của mỗi bộ đèn sẽ giống nhau. Khi đó, ta chỉ
cần tính toán cho một bộ đèn, cụ thể như sau:
- Tính cho đèn A:
• Thông số Utrước (đường cong K1 ) của đèn:
l − a 16 − 0,75
Utrước = = = 0,953
h 16
• Thông số Usau (đường cong K 2 ) của đèn:
a 0,75
Usau = = = 0,047
h 16
 Hệ số sử dụng của đèn A là:
UđènA = Utrước + Usau = 0,953 + 0,047 = 1
A
K1
K1A

K2

K2A

Hình 6.2.3a: Hệ số sử dụng của đèn A.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 50/148

- Tính cho đèn B:


• Thông số Utrước (đường cong K1 ) của đèn:
l − a 16 − 0,75
Utrước = = = 0,953
h 16
• Thông số Usau (đường cong K 2 ) của đèn:
a 0,75
Usau = = = 0,047
h 16
 Hệ số sử dụng của đèn B là:
UđènB = Utrước + Usau = 0,953 + 0,047 = 1

B
K1
K1B

K2

K2B

Hình 6.2.3b: Hệ số sử dụng của đèn B.

6.2.4 Tính toán độ rọi trung bình của đèn.

Áp dụng phương pháp tỷ số R, tùy theo tính chất lớp phủ mặt đường và loại bộ
đèn sử dụng ta xác định được tỷ số R qua thực nghiệm như sau:
Etb
R=
Ltb
Tham khảo Bảng tỉ số R theo TCXDVN 259:2001 [1, tr.199], ta lấy tỷ số R theo
tính chất phủ mặt đường bê tông nhựa màu sáng với R = 14.
Tra PL1.2 TCXDVN 333: 2005 “Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình
công cộng & kỹ thuật hạ tầng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế” [1, tr.242], ta có hệ số bảo
trì đèn theo chu kỳ 12 tháng 1 lần khu vực đô thị lớn MF = 0,91.
Do các đèn phân bố dọc theo trục đường và 2 bên trục đường là như nhau nên ta
xét độ rọi trung bình của bộ đèn theo cách bố trí một bên đường:

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 51/148

Φđèn . U. MF 30100.1.0,91
Etb = = = 68,4775 (lux)
e. l 25.16

6.2.5 Phân bố số lượng đèn.

Số lượng bóng đèn trên 1 km đường là:


S 1000
nđèn = ( + 1) . nBĐ = ( + 1) . 2 = 82 (bộ đèn)
e 25
Giả sử chiều cao trung bình của một người là 1,6m thì khoảng cách từ mặt đường
đến mắt người là hng = 1,5m. Khi đó, khoảng cách từ đèn đến mắt người được tính
như sau:
h′ = h − hng = 16 − 1,5 = 14,5m.
Kiểm tra chỉ số tiện nghi G cho bộ đèn:
- Diện tích chiếu sáng của chóa đèn trên bề mặt đường:
F = e. l = 25.16 = 400 m2
- Chỉ số đặc trưng của bộ đèn:
ISL = 13,84 − 3,31. log 180
180 180
+ 1,3. log ( ) . 0,5 − 0,08. log ( ) + 1,29. log F
188 188
ISL = 13,84 − 3,31. log 180
180
+ 1,3. log ( ) . 0,5
188
180
− 0,08. log ( ) + 1,29. log 400 = 9,721
188
- Chỉ số tiện nghi của bộ đèn:
G = ISL + 0,97 log Ltb + 4,41 log h′ − 1,46 log nBĐ
G = 9,721 + 0,97 log 1,6 + 4,41 log 14,5 − 1,46 log 82
=> Chỉ số tiện nghi của bộ đèn là G = 12,246 > 4 (đạt yêu cầu)
Số cột đèn trong phạm vi tính toán:
SΣ 5. 103
ncột = ( + 1) . ndãy = ( + 1) . 1 = 201 (cột đèn)
e 25

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 52/148

6.2.6 Kiểm tra chất lượng chiếu sáng.

Hiện tượng chói lóa gây ra bởi một hay nhiều nguồn sáng được xem tương đương
với một màn ánh sáng tạo ra trên mắt người từ các tia sáng đi thẳng đến mắt người.
Độ chói lóa gây cản trở việc nhận ra vật trên mặt đường. Do đó, chất lượng chiếu
sáng đạt yêu cầu cần phải tính toán các tiêu chí sau:

H
20°

1,5m

(H - 1,5)tg70° 500m

Hình 6.2.6: Các bộ đèn gây ra độ chói lóa.


Xét một khoảng đường dài 500m, tuyến đường giao thông cấp A, độ chói trung
bình Lmoy = 1,6 cd⁄m2 , đòi hỏi chỉ số chói lóa ngưỡng TI ≤ 10%. Ta có:
Lv Lv
TI = 65. 0,8 = 65. = 10% => LV = 2,24. 10−3 cd⁄m2
Lmoy 1,60,8

Dựa theo tiêu chuẩn Châu Âu – EN 13201 – 2 [1, tr.193], ta thấy cấp chiếu sáng
A thỏa điều kiện của cấp chiếu sáng ME1 và ME2 nên ta có bảng tổng kết kiểm tra
chất lượng chiếu sáng như sau:
Bảng 6.2.6: Tổng kết chỉ tiêu chất lượng chiếu sáng của tuyến QL 13.
Chỉ số
Tỉ số tiếp
Độ chói trên mặt đường khô ráo chói lóa
cận
ngưỡng
Cấp chiếu
Độ đồng
sáng Độ đồng
đều theo TI %
𝐋𝐭𝐛 (𝐜𝐝⁄𝐦𝟐 ) đều tổng SR (min)
chiều dọc (max)
quát 𝐔𝟎
𝐔𝟏
ME1 2 0,4 0,7 10 0,5
ME2 1,5 0,4 0,7 10 0,5

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 53/148

A 1,75 0,4 0,7 10 0,5

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 54/148

CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG NÚT GIAO THÔNG

7.1 Tại sao phải thiết kế chiếu sáng nút giao thông?

Nút giao thông hay là điểm giao nhau giữa các tuyến đường với nhau là vị trí
chuyển hướng của các phương tiện lưu thông. Với mật độ xe lưu thông dày đặc, các
điểm nút vào buổi tối thường xuyên xảy ra tai nạn nếu không được chiếu sáng đủ ánh
sáng. Hầu hết các loại đèn chiếu sáng đường phố đều không đủ ánh sáng để cho khu
vực, do đó đèn pha là sự lựa chọn thích hợp để chiếu sáng tại khu vực này. Ưu điểm
của việc sử dụng đèn pha là cung cấp đủ ánh sáng, đảm bảo mỹ quan đô thị và các
yêu cầu kỹ thuật khác.

7.2 Chiếu sáng nút giao thông bằng đèn pha.

Khi chiếu sáng nút giao thông bằng đèn pha, trục quang của đèn sẽ tạo với véc tơ
pháp tuyến của mặt đất một góc tới (hay còn gọi là góc nhìn) kí hiệu là V ứng với
điều kiện V ≤ 65⁰.
Z

V B

B<0 B B>0

Hình 7.2: Góc tạo bởi trục quang và pháp tuyến mặt đất.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 55/148

Giả sử rằng có 1 điểm P có tọa độ XYZ, khi đó góc nhìn V sẽ phụ thuộc vào:
- Khoảng cách từ điểm P đến đèn:

d = √X 2 + Y 2 + Z2
- Góc pháp tuyến của điểm P với phương của cường độ ánh sáng chiếu
đến điểm P:
√X 2 + Y 2
α = arcsin ( )
d
- Góc dư vĩ độ đối với điểm P:
|X|
β = arctg ( )
√X 2 + Z2
- Độ kinh của điểm P:
Y
B = arctg ( ) − V
Z
Từ các thông số trên ta có thể tìm được cường độ ánh sáng I chiếu đến điểm P
bằng phương pháp nội suy kép. Khi đó, độ rọi ngang của điểm P được xác định:
I. cosα
E(X, Y) =
d2

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 56/148

7.3 Thiết kế chiếu sáng nút giao thông theo phương án hiện tại.

7.3.1 Nút giao thông có vòng xoay.

33m
A B

24m 30m

25m

40m
D C

Hình 7.3.1: Một nút giao thông có vòng xoay trên tuyến quốc lộ 13.
Sử dụng phương án bố trí cột sẵn có là 1 cột đèn nằm giữa vòng xoay, chiều cao
cột đèn là h = 16m. Phạm vi cần chiếu sáng tạo bởi 4 điểm A, B, C và D bố trí ở 4
góc ngã tư. Với phương án bố trí này sẽ đảm bảo chất lượng chiếu sáng tốt, độ đồng
đều cao, phù hợp lắp đặt chiếu sáng cho ngã tư. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu
cao, kết cấu xây dựng móng phức tạp vị kích thước cột khá lớn.
7.3.1.1 Tính toán diện tích cần chiếu sáng.

Trong trường hợp này, xét diện tích chiếu sáng là hình chữ nhật tạo bởi 4 điểm
A, B, C và D, có khoảng cách như hình 7.3.1 khi đó, diện tích vùng chiếu sáng sẽ
được xác định như sau:
Diện tích cần chiếu sáng:
S = AD. CD = 30.40 = 1200 m2
7.3.1.2 Số lượng đèn trên mỗi cột đèn.

Chiều cao cột đèn h = 16m.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 57/148

Do ngã tư có phạm vi làm việc lớn hơn so với đường nên ta chọn độ rọi trung
bình phải lớn hơn so với đường. Chọn Etb = 40 lux.
Ngã tư là nơi có mật độ phương tiện lưu thông cao, độ ô nhiễm nặng. Tra Bảng 1
- PL1.2 TCXDVN 333:2005 [1, tr. 242] theo điều kiện bảo trì 12 tháng/lần và loại
môi trường đô thị lớn - KCN nặng, ta có hệ số duy trì của bộ đèn là MF = 0,91.
Hệ số sử dụng quang thông của bộ đèn là ksd = 0,25.
Tổng quang thông cần thiết:
Etb . S 40.1200
ΦΣ = = = 210989,011 lm
k sd . MF 0,25.0,91
Tra Catalog hãng Philips, chọn bộ đèn pha Philips SNF 111 - 52337 lm với đèn
pha Philips T1000W/220V MB/56 – 85000 lm.

Hình 7.3.1.2: Bộ đèn pha Philips SNF 111 1x T1000W/220V MB/56.


Tổng số bộ đèn pha cần sử dụng:
ΦΣ 210989,011
N= = = 2,482 (bộ đèn)
ΦĐèn 85000
 Chọn 3 bộ đèn pha, gắn trên 1 cột đèn.
7.3.1.3 Kiểm tra độ rọi lưới điểm.

Giả sử ta có 3 điểm rơi của cột đèn lên mặt đường so với trục quang của đèn được
kí hiệu lần lượt là Đ1, Đ2 và Đ3 thể hiện như hình 7.3.1.3a:

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 58/148

Ð2 Ð1

Ð3

Hình 7.3.1.3a: Điểm rơi của cột đèn lên mặt đường.
Tương ứng với hình 7.3.1.3a, ta có được các giá trị góc nhìn và góc xoay của từng
điểm rơi trong bảng dưới đây:
Bảng 7.3.1.3a: Giá trị góc nhìn và góc xoay của từng điểm rơi tương ứng.
Điểm rơi Góc nhìn V Góc xoay R
Đ1 V1 = 61,11° R1 = 7,46°
Đ2 V2 = 28,53° R 2 = 26,65°
Đ3 V3 = 55,31° R 3 = 37,64°
Sử dụng phương pháp kiểm tra độ rọi theo lưới điểm, ta chia mặt đường thành 6
phần như hình 7.3.1.3b:
1 4 7 10

2 5 8 11

3 6 9 12

Hình 7.3.1.3b: Lưới điểm.


Từ hình 7.3.1.3b, ta có tất cả 12 điểm rơi và diện tích mỗi phần như sau:
40 30
Sp = . = 200 m2
3 2
Cột đèn nằm ở tâm của hình chữ nhật nên các điểm 1, 2, 3, 4, 5, 6 sẽ đối xứng với
7, 8, 9, 10, 11 và 12. Khi đó ta chỉ cần tính cho 6 điểm 1, 2, 3, 4, 5 và 6.
➢ Xét tại điểm số 1:

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 59/148

E1 = E1.1 + E1.2 + E1.3


- Độ rọi E1.1:
• Đèn số 1 có góc nhìn V1 = 61,11° và góc xoay R1 = 7,46°
• Điểm 1 có tọa độ X = 15m và Y = 20m
• Từ đó ta xây dựng được ma trận ngược:
X0 cosR − sinR X
[ ]=[ ].[ ]
Y0 sinR + cosR Y
X0 12,28
Giải ma trận trên ta tìm được giá trị của ma trận ngược: [ ]=[ ]
Y0 21,78
• Độ kinh B1:
Y0 21,78
tg(B1 + V1 ) = = = 1,36
Z 16
Suy ra B1 + V1 = 53,67° => B1 = −7,44°
• Dư vĩ độ β1 :
X0 12,28
tgβ1 = = = 0,454
√Y02 + Z2 √21,782 + 162
Suy ra β1 = 24,42°
• Tìm cường độ ánh sáng I(β1 = 24,42°; B1 = −7,44°):
Tra Bảng 5.5 [2, tr. 135], ta có các giá trị sau:
Với β1 = 25; B1 = 5 => I = 277,5 cd
I. ΦĐ 277,5.85000
IĐ = = = 23587,5 cd
P 1000
√X 02 + Y02 √12,282 + 21,782
α = arctg ( ) = arctg ( ) = 57,384°
Z 16

• Độ rọi do đèn Đ1 gây ra tại điểm 1:


I. cosα 23587,5. cos (57,384°)
E1.1 = = = 14,43 lux
X 02 + Y02 + Z2 12,282 + 21,782 + 162
- Độ rọi E1.2:
• Đèn số 2 có góc nhìn V2 = 28,53° và góc xoay R 2 = 26,65°
• Điểm 1 có tọa độ X = 15m và Y = 20m

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 60/148

• Từ đó ta xây dựng được ma trận ngược:


X0 cosR − sinR X
[ ]=[ ].[ ]
Y0 sinR + cosR Y
X0 4,436
Giải ma trận trên ta tìm được giá trị của ma trận ngược: [ ]=[ ]
Y0 26,83
• Độ kinh B2:
Y0 26,83
tg(B2 + V2 ) = = = 1,68
Z 16
Suy ra B2 + V2 = 59,24° => B2 = 30,71°
• Dư vĩ độ β2 :
X0 4,436
tgβ2 = = = 0,142
√Y02 + Z2 √26,832 + 162
Suy ra β2 = 8,082°
• Tìm cường độ ánh sáng I(β2 = 8,082°; B2 = 30,71°):
Tra Bảng 5.5, [2, tr. 135], ta có các giá trị sau:
Với β2 = 8; B2 = 30 => I = 376,5 cd
I. ΦĐ 376,5.85000
IĐ = = = 32002,5 cd
P 1000
√X 02 + Y02 √4,4362 + 26,832
α = arctg ( ) = arctg ( ) = 59,53°
Z 16

• Độ rọi do đèn Đ2 gây ra tại điểm 1:


I. cosα 32002,5. cos (59,53°)
E1.2 = = = 16,301 lux
X 02 + Y02 + Z2 4,4362 + 26,832 + 162
- Độ rọi E1.3:
• Đèn số 3 có góc nhìn V3 = 55,31° và góc xoay R 3 = 37,64°
• Điểm 1 có tọa độ X = 15m và Y = 20m
• Từ đó ta xây dựng được ma trận ngược:
X0 cosR − sinR X
[ ]=[ ].[ ]
Y0 sinR + cosR Y
X0 −0,34
Giải ma trận trên ta tìm được giá trị của ma trận ngược: [ ]=[ ]
Y0 24,99

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 61/148

• Độ kinh B3:
Y0 24,99
tg(B3 + V3 ) = = = 1,562
Z 16
Suy ra B3 + V3 = 57,37° => B3 = 2,06°
• Dư vĩ độ β3 :
X0 −0,34
tgβ3 = = = −0,011
√Y02 + Z2 √24,992 + 162
Suy ra β3 = −0,63°
• Tìm cường độ ánh sáng I(β3 = 0,63°; B3 = 2,06°):
Tra Bảng 5.5, [2, tr. 135], ta có các giá trị sau:
Với β3 = 0; B3 = 2 => I = 329,5 cd
I. ΦĐ 329,5.85000
IĐ = = = 28007,5 cd
P 1000
√X 02 + Y02 √0,342 + 24,992
α = arctg ( ) = arctg ( ) = 57,373°
Z 16

• Độ rọi do đèn Đ3 gây ra tại điểm 1:


I. cosα 28007,5. cos (57,373°)
E1.3 = = = 17,15 lux
X 02 + Y02 + Z2 0,342 + 24,992 + 162
Vậy độ rọi tại điểm số 1 do 3 bộ đèn pha trên cột đèn cao 16m gây ra là:
E1 = E1.1 + E1.2 + E1.3 = 14,43 + 16,301 + 17,15 = 47,881 lux
➢ Xét tại điểm số 2:
E2 = E2.1 + E2.2 + E2.3
- Độ rọi E2.1:
• Đèn số 1 có góc nhìn V1 = 61,11° và góc xoay R1 = 7,46°
• Điểm 1 có tọa độ X = 0m và Y = 20m
• Từ đó ta xây dựng được ma trận ngược:
X0 cosR − sinR X
[ ]=[ ].[ ]
Y0 sinR + cosR Y
X0 −2,6
Giải ma trận trên ta tìm được giá trị của ma trận ngược: [ ]=[ ]
Y0 19,83

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 62/148

• Độ kinh B1:
Y0 19,83
tg(B1 + V1 ) = = = 1,24
Z 16
Suy ra B1 + V1 = 51,12° => B1 = −9,99°
• Dư vĩ độ β1 :
X0 −2,6
tgβ1 = = = −0,102
√Y02 + Z2 √19,832 + 162
Suy ra β1 = −5,824°
• Tìm cường độ ánh sáng I(β1 = −5,824°; B1 = −9,99°):
Tra Bảng 5.5 [2, tr. 135], ta có các giá trị sau:
Với β1 = 5; B1 = 10 => I = 363 cd
I. ΦĐ 363.85000
IĐ = = = 30855 cd
P 1000
√X 02 + Y02 √2,62 + 19,832
α = arctg ( ) = arctg ( ) = 51,34°
Z 16

• Độ rọi do đèn Đ1 gây ra tại điểm 2:


I. cosα 30855. cos (51,34°)
E2.1 = = = 29,383 lux
X 02 + Y02 + Z2 2,62 + 19,832 + 162
- Độ rọi E2.2:
• Đèn số 2 có góc nhìn V2 = 28,53° và góc xoay R 2 = 26,65°
• Điểm 2 có tọa độ X = 0m và Y = 20m
• Từ đó ta xây dựng được ma trận ngược:
X0 cosR − sinR X
[ ]=[ ].[ ]
Y0 sinR + cosR Y
X0 −8,97
Giải ma trận trên ta tìm được giá trị của ma trận ngược: [ ]=[ ]
Y0 17,88
• Độ kinh B2:
Y0 17,88
tg(B2 + V2 ) = = = 1,12
Z 16
Suy ra B2 + V2 = 48,24° => B1 = 19,71°

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 63/148

• Dư vĩ độ β2 :
X0 −8,97
tgβ2 = = = −0,374
√Y02 + Z2 √17,882 + 162
Suy ra β2 = −20,5°
• Tìm cường độ ánh sáng I(β2 = −20,5°; B2 = 19,71°):
Tra Bảng 5.5, [2, tr. 135], ta có các giá trị sau:
Với β2 = 20; B2 = 20 => I = 349 cd
I. ΦĐ 349.85000
IĐ = = = 29665 cd
P 1000
√X 02 + Y02 √8,972 + 17,882
α = arctg ( ) = arctg ( ) = 51,35°
Z 16

• Độ rọi do đèn Đ2 gây ra tại điểm 2:


I. cosα 29665. cos (51,35°)
E2.2 = = = 28,24 lux
X 02 + Y02 + Z2 8,972 + 17,882 + 162
- Độ rọi E2.3:
• Đèn số 3 có góc nhìn V3 = 55,31° và góc xoay R 3 = 37,64°
• Điểm 2 có tọa độ X = 0m và Y = 20m
• Từ đó ta xây dựng được ma trận ngược:
X0 cosR − sinR X
[ ]=[ ].[ ]
Y0 sinR + cosR Y
X0 −12,2
Giải ma trận trên ta tìm được giá trị của ma trận ngược: [ ]=[ ]
Y0 15,84
• Độ kinh B3:
Y0 15,84
tg(B3 + V3 ) = = = 0,99
Z 16
Suy ra B3 + V3 = 44,712° => B3 = −10,6°
• Dư vĩ độ β3 :
X0 −12,2
tgβ3 = = = −0,542
√Y02 + Z2 √15,842 + 162
Suy ra β2 = −28,46°

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 64/148

• Tìm cường độ ánh sáng I(β2 = −28,46°; B3 = −10,6°):


Tra Bảng 5.5, [2, tr. 135], ta có các giá trị sau:
Với β3 = 28; B3 = 10 => I = 296,5 cd
I. ΦĐ 296,5.85000
IĐ = = = 25202,5 cd
P 1000
√X 02 + Y02 √12,22 + 15,842
α = arctg ( ) = arctg ( ) = 51,331°
Z 16

• Độ rọi do đèn Đ3 gây ra tại điểm 2:


I. cosα 25202,5. cos (51,331°)
E2.3 = = = 24,014 lux
X 02 2
+ Y0 + Z2 12,22 + 15,842 + 162
Vậy độ rọi tại điểm số 2 do 3 bộ đèn pha trên cột đèn cao 16m gây ra là:
E2 = E2.1 + E2.2 + E2.3 = 29,383 + 28,24 + 24,014 = 81,637 lux
➢ Xét tại điểm số 3:
E3 = E3.1 + E3.2 + E3.3
- Độ rọi E3.1:
• Đèn số 1 có góc nhìn V1 = 61,11° và góc xoay R1 = 7,46°
• Điểm 3 có tọa độ X = 15m và Y = 20m
• Từ đó ta xây dựng được ma trận ngược:
X0 cosR − sinR X
[ ]=[ ].[ ]
Y0 sinR + cosR Y
X0 12,28
Giải ma trận trên ta tìm được giá trị của ma trận ngược: [ ]=[ ]
Y0 21,78
• Độ kinh B1:
Y0 21,78
tg(B1 + V1 ) = = = 1,36
Z 16
Suy ra B1 + V1 = 53,67° => B1 = −7,44°
• Dư vĩ độ β1 :
X0 12,28
tgβ1 = = = 0,454
√Y02 + Z2 √21,782 + 162
Suy ra β1 = 24,42°

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 65/148

• Tìm cường độ ánh sáng I(β1 = 24,42°; B1 = −7,44°):


Tra Bảng 5.5 [2, tr. 135], ta có các giá trị sau:
Với β1 = 25; B1 = 5 => I = 277,5 cd
I. ΦĐ 277,5.85000
IĐ = = = 23587,5 cd
P 1000
√X 02 + Y02 √12,282 + 21,782
α = arctg ( ) = arctg ( ) = 57,384°
Z 16

• Độ rọi do đèn Đ1 gây ra tại điểm 3:


I. cosα 23587,5. cos (57,384°)
E3.1 = = = 14,43 lux
X 02 2
+ Y0 + Z2 12,282 + 21,782 + 162
- Độ rọi E3.2:
• Đèn số 2 có góc nhìn V2 = 28,53° và góc xoay R 2 = 26,65°
• Điểm 3 có tọa độ X = 15m và Y = 20m
• Từ đó ta xây dựng được ma trận ngược:
X0 cosR − sinR X
[ ]=[ ].[ ]
Y0 sinR + cosR Y
X0 4,436
Giải ma trận trên ta tìm được giá trị của ma trận ngược: [ ]=[ ]
Y0 26,83
• Độ kinh B2:
Y0 26,83
tg(B2 + V2 ) = = = 1,68
Z 16
Suy ra B2 + V2 = 59,24° => B1 = 30,71°
• Dư vĩ độ β2 :
X0 4,436
tgβ2 = = = 0,142
√Y02 + Z2 √26,832 + 162
Suy ra β2 = 8,082°
• Tìm cường độ ánh sáng I(β2 = 8,082°; B2 = 30,71°):
Tra Bảng 5.5, [2, tr. 135], ta có các giá trị sau:
Với β2 = 8; B2 = 30 => I = 376,5 cd

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 66/148

I. ΦĐ 376,5.85000
IĐ = = = 32002,5 cd
P 1000
√X 02 + Y02 √4,4362 + 26,832
α = arctg ( ) = arctg ( ) = 59,53°
Z 16

• Độ rọi do đèn Đ2 gây ra tại điểm 3:


I. cosα 32002,5. cos (59,53°)
E3.2 = = = 16,301 lux
X 02 2
+ Y0 + Z 2 4,4362 + 26,832 + 162
- Độ rọi E3.3:
• Đèn số 3 có góc nhìn V3 = 55,31° và góc xoay R 3 = 37,64°
• Điểm 3 có tọa độ X = 15m và Y = 20m
• Từ đó ta xây dựng được ma trận ngược:
X0 cosR − sinR X
[ ]=[ ].[ ]
Y0 sinR + cosR Y
X0 −0,34
Giải ma trận trên ta tìm được giá trị của ma trận ngược: [ ]=[ ]
Y0 24,99
• Độ kinh B3:
Y0 24,99
tg(B3 + V3 ) = = = 1,562
Z 16
Suy ra B3 + V3 = 57,37° => B3 = 2,06°
• Dư vĩ độ β3 :
X0 −0,34
tgβ3 = = = −0,011
√Y02 + Z2 √24,992 + 162
Suy ra β2 = −0,63°
• Tìm cường độ ánh sáng I(β2 = 0,63°; B3 = 2,06°):
Tra Bảng 5.5, [2, tr. 135], ta có các giá trị sau:
Với β3 = 0; B3 = 2 => I = 329,5 cd
I. ΦĐ 329,5.85000
IĐ = = = 28007,5 cd
P 1000
√X 02 + Y02 √0,342 + 24,992
α = arctg ( ) = arctg ( ) = 57,373°
Z 16

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 67/148

• Độ rọi do đèn Đ3 gây ra tại điểm 1:


I. cosα 28007,5. cos (57,373°)
E3.3 = = = 17,15 lux
X 02 + Y02 + Z2 0,342 + 24,992 + 162
Vậy độ rọi tại điểm số 3 do 3 bộ đèn pha trên cột đèn cao 16m gây ra là:
E3 = E3.1 + E3.2 + E3.3 = 14,43 + 16,301 + 17,15 = 47,881 lux
➢ Xét tại điểm số 4:
E4 = E4.1 + E4.2 + E4.3
- Độ rọi E4.1:
• Đèn số 1 có góc nhìn V1 = 61,11° và góc xoay R1 = 7,46°
• Điểm 4 có tọa độ X = 15m và Y = 6,67m
• Từ đó ta xây dựng được ma trận ngược:
X0 cosR − sinR X
[ ]=[ ].[ ]
Y0 sinR + cosR Y
X0 14,01
Giải ma trận trên ta tìm được giá trị của ma trận ngược: [ ]=[ ]
Y0 8,561
• Độ kinh B1:
Y0 8,561
tg(B1 + V1 ) = = = 0,535
Z 16
Suy ra B1 + V1 = 28,147° => B1 = −32,963°
• Dư vĩ độ β1 :
X0 14,01
tgβ1 = = = 0,772
√Y02 + Z2 √8,5612 + 162
Suy ra β1 = 37,67°
• Tìm cường độ ánh sáng I(β1 = 37,67°; B1 = −32,963°):
Tra Bảng 5.5 [2, tr. 135], ta có các giá trị sau:
Với β1 = 37; B1 = 33 => I = 175,25 cd
I. ΦĐ 175,25.85000
IĐ = = = 14896,25 cd
P 1000
√X 02 + Y02 √14,012 + 8,5612
α = arctg ( ) = arctg ( ) = 45,74°
Z 16

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 68/148

• Độ rọi do đèn Đ1 gây ra tại điểm 4:


I. cosα 14896,25. cos (45,74°)
E4.1 = = = 19,781 lux
X 02 + Y02 + Z2 14,012 + 8,5612 + 162
- Độ rọi E4.2:
• Đèn số 2 có góc nhìn V2 = 28,53° và góc xoay R 2 = 26,65°
• Điểm 4 có tọa độ X = 15m và Y = 6,67m
• Từ đó ta xây dựng được ma trận ngược:
X0 cosR − sinR X
[ ]=[ ].[ ]
Y0 sinR + cosR Y
X0 10,41
Giải ma trận trên ta tìm được giá trị của ma trận ngược: [ ]=[ ]
Y0 12,69
• Độ kinh B2:
Y0 12,69
tg(B2 + V2 ) = = = 0,8
Z 16
Suy ra B2 + V2 = 38,66° => B2 = 10,13°
• Dư vĩ độ β2 :
X0 10,41
tgβ2 = = = 0,51
√Y02 + Z2 √12,692 + 162
Suy ra β2 = 27,022°
• Tìm cường độ ánh sáng I(β2 = 27,022°; B2 = 10,13°):
Tra Bảng 5.5, [2, tr. 135], ta có các giá trị sau:
Với β2 = 27; B2 = 10 => I = 296,5 cd
I. ΦĐ 296,5.85000
IĐ = = = 25202,5 cd
P 1000
√X 02 + Y02 √10,412 + 12,692
α = arctg ( ) = arctg ( ) = 45,731°
Z 16

• Độ rọi do đèn Đ2 gây ra tại điểm 4:


I. cosα 25202,5. cos (45,731°)
E4.2 = = = 33,483 lux
X 02 2
+ Y0 + Z 2 10,412 + 12,692 + 162
- Độ rọi E4.3:

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 69/148

• Đèn số 3 có góc nhìn V3 = 55,31° và góc xoay R 3 = 37,64°


• Điểm 4 có tọa độ X = 15m và Y = 6,67m
• Từ đó ta xây dựng được ma trận ngược:
X0 cosR − sinR X
[ ]=[ ].[ ]
Y0 sinR + cosR Y
X0 7,805
Giải ma trận trên ta tìm được giá trị của ma trận ngược: [ ]=[ ]
Y0 14,44
• Độ kinh B3:
Y0 14,44
tg(B3 + V3 ) = = = 0,903
Z 16
Suy ra B3 + V3 = 42,07° => B3 = −13,24°
• Dư vĩ độ β3 :
X0 7,805
tgβ3 = = = 0,362
√Y02 + Z2 √14,442 + 162
Suy ra β2 = 19,91°
• Tìm cường độ ánh sáng I(β2 = 19,91°; B3 = −13,24°):
Tra Bảng 5.5, [2, tr. 135], ta có các giá trị sau:
Với β3 = 19; B3 = 13 => I = 332,5 cd
I. ΦĐ 332,5.85000
IĐ = = = 28262,5 cd
P 1000
√X 02 + Y02 √7,8052 + 14,442
α = arctg ( ) = arctg ( ) = 45,732°
Z 16

• Độ rọi do đèn Đ3 gây ra tại điểm 4:


I. cosα 28262,5. cos (45,732°)
E4.3 = = = 37,63 lux
X 02 + Y02 + Z2 7,8052 + 14,442 + 162
Vậy độ rọi tại điểm số 4 do 3 bộ đèn pha trên cột đèn cao 16m gây ra là:
E4 = E4.1 + E4.2 + E4.3 = 19,781 + 33,483 + 37,63 = 90,894 lux
➢ Xét tại điểm số 5:
E5 = E5.1 + E5.2 + E5.3
- Độ rọi E5.1:

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 70/148

• Đèn số 1 có góc nhìn V1 = 61,11° và góc xoay R1 = 7,46°


• Điểm 5 có tọa độ X = 0m và Y = 6,67m
• Từ đó ta xây dựng được ma trận ngược:
X0 cosR − sinR X
[ ]=[ ].[ ]
Y0 sinR + cosR Y
X0 −0,87
Giải ma trận trên ta tìm được giá trị của ma trận ngược: [ ]=[ ]
Y0 6,614
• Độ kinh B1:
Y0 6,614
tg(B1 + V1 ) = = = 0,413
Z 16
Suy ra B1 + V1 = 22,441° => B1 = −38,67°
• Dư vĩ độ β1 :
X0 −0,87
tgβ1 = = = −0,05
√Y02 + Z2 √6,6142 + 162
Suy ra β1 = −2,862°
• Tìm cường độ ánh sáng I(β1 = −2,862°; B1 = −38,67°):
Tra Bảng 5.5 [2, tr. 135], ta có các giá trị sau:
Với β1 = 3; B1 = 40 => I = 222,5 cd
I. ΦĐ 222,5.85000
IĐ = = = 18912,5 cd
P 1000
√X 02 + Y02 √0,872 + 6,6142
α = arctg ( ) = arctg ( ) = 22,633°
Z 16

• Độ rọi do đèn Đ1 gây ra tại điểm 5:


I. cosα 18912,5. cos (22,633°)
E5.1 = = = 58,09 lux
X 02 2
+ Y0 + Z2 0,872 + 6,6142 + 162
- Độ rọi E5.2:
• Đèn số 2 có góc nhìn V2 = 28,53° và góc xoay R 2 = 26,65°
• Điểm 5 có tọa độ X = 0m và Y = 6,67m
• Từ đó ta xây dựng được ma trận ngược:

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 71/148

X0 cosR − sinR X
[ ]=[ ].[ ]
Y0 sinR + cosR Y
X0 −3
Giải ma trận trên ta tìm được giá trị của ma trận ngược: [ ]=[ ]
Y0 5,961
• Độ kinh B2:
Y0 5,961
tg(B2 + V2 ) = = = 0,373
Z 16
Suy ra B2 + V2 = 20,46° => B2 = −8,07°
• Dư vĩ độ β2 :
X0 −3
tgβ2 = = = −0,176
√Y02 + Z2 √5,9612 + 162
Suy ra β2 = −9,982°
• Tìm cường độ ánh sáng I(β2 = −9,982°; B2 = −8,07°):
Tra Bảng 5.5, [2, tr. 135], ta có các giá trị sau:
Với β2 = 10; B2 = 8 => I = 337,5 cd
I. ΦĐ 337,5.85000
IĐ = = = 28687,5 cd
P 1000
√X 02 + Y02 √32 + 5,9612
α = arctg ( ) = arctg ( ) = 22,64°
Z 16

• Độ rọi do đèn Đ2 gây ra tại điểm 5:


I. cosα 28687,5. cos (22,64°)
E5.2 = = = 88,1 lux
X 02 2
+ Y0 + Z 2 32 + 5,9612 + 162
- Độ rọi E5.3:
• Đèn số 3 có góc nhìn V3 = 55,31° và góc xoay R 3 = 37,64°
• Điểm 5 có tọa độ X = 0m và Y = 6,67m
• Từ đó ta xây dựng được ma trận ngược:
X0 cosR − sinR X
[ ]=[ ].[ ]
Y0 sinR + cosR Y
X0 −4,07
Giải ma trận trên ta tìm được giá trị của ma trận ngược: [ ]=[ ]
Y0 5,282
• Độ kinh B3:

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 72/148

Y0 5,282
tg(B3 + V3 ) = = = 0,33
Z 16
Suy ra B3 + V3 = 18,263° => B3 = −37,05°
• Dư vĩ độ β3 :
X0 −4,07
tgβ3 = = = −0,242
√Y02 + Z2 √5,2822 + 162
Suy ra β2 = −13,604°
• Tìm cường độ ánh sáng I(β2 = −13,604°; B3 = −37,05°):
Tra Bảng 5.5, [2, tr. 135], ta có các giá trị sau:
Với β3 = 13; B3 = 38 => I = 251,25 cd
I. ΦĐ 251,25.85000
IĐ = = = 21356,25 cd
P 1000
√X 02 + Y02 √4,072 + 5,2822
α = arctg ( ) = arctg ( ) = 22,624°
Z 16

• Độ rọi do đèn Đ3 gây ra tại điểm 5:


I. cosα 21356,25. cos (22,624°)
E5.3 = = = 65,61 lux
X 02 + Y02 + Z2 4,072 + 5,2822 + 162
Vậy độ rọi tại điểm số 5 do 3 bộ đèn pha trên cột đèn cao 16m gây ra là:
E5 = E5.1 + E5.2 + E5.3 = 58,09 + 88,1 + 65,61 = 211,8 lux
➢ Xét tại điểm số 6:
E6 = E6.1 + E6.2 + E6.3
- Độ rọi E6.1:
• Đèn số 1 có góc nhìn V1 = 61,11° và góc xoay R1 = 7,46°
• Điểm 6 có tọa độ X = 15m và Y = 6,67m
• Từ đó ta xây dựng được ma trận ngược:
X0 cosR − sinR X
[ ]=[ ].[ ]
Y0 sinR + cosR Y
X0 14,01
Giải ma trận trên ta tìm được giá trị của ma trận ngược: [ ]=[ ]
Y0 8,561
• Độ kinh B1:

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 73/148

Y0 8,561
tg(B1 + V1 ) = = = 0,535
Z 16
Suy ra B1 + V1 = 28,147° => B1 = −32,963°
• Dư vĩ độ β1 :
X0 14,01
tgβ1 = = = 0,772
√Y02 + Z2 √8,5612 + 162
Suy ra β1 = 37,67°
• Tìm cường độ ánh sáng I(β1 = 37,67°; B1 = −32,963°):
Tra Bảng 5.5 [2, tr. 135], ta có các giá trị sau:
Với β1 = 37; B1 = 33 => I = 175,25 cd
I. ΦĐ 175,25.85000
IĐ = = = 14896,25 cd
P 1000
√X 02 + Y02 √14,012 + 8,5612
α = arctg ( ) = arctg ( ) = 45,74°
Z 16

• Độ rọi do đèn Đ1 gây ra tại điểm 6:


I. cosα 14896,25. cos (45,74°)
E6.1 = = = 19,781 lux
X 02 + Y02 + Z2 14,012 + 8,5612 + 162
- Độ rọi E6.2:
• Đèn số 2 có góc nhìn V2 = 28,53° và góc xoay R 2 = 26,65°
• Điểm 6 có tọa độ X = 15m và Y = 6,67m
• Từ đó ta xây dựng được ma trận ngược:
X0 cosR − sinR X
[ ]=[ ].[ ]
Y0 sinR + cosR Y
X0 10,41
Giải ma trận trên ta tìm được giá trị của ma trận ngược: [ ]=[ ]
Y0 12,69
• Độ kinh B2:
Y0 12,69
tg(B2 + V2 ) = = = 0,8
Z 16
Suy ra B2 + V2 = 38,66° => B2 = 10,13°
• Dư vĩ độ β2 :

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 74/148

X0 10,41
tgβ2 = = = 0,51
√Y02 + Z2 √12,692 + 162
Suy ra β2 = 27,022°
• Tìm cường độ ánh sáng I(β2 = 27,022°; B2 = 10,13°):
Tra Bảng 5.5, [2, tr. 135], ta có các giá trị sau:
Với β2 = 27; B2 = 10 => I = 296,5 cd
I. ΦĐ 296,5.85000
IĐ = = = 25202,5 cd
P 1000
√X 02 + Y02 √10,412 + 12,692
α = arctg ( ) = arctg ( ) = 45,731°
Z 16

• Độ rọi do đèn Đ2 gây ra tại điểm 6:


I. cosα 25202,5. cos (45,731°)
E6.2 = = = 33,483 lux
X 02 2
+ Y0 + Z 2 10,412 + 12,692 + 162
- Độ rọi E6.3:
• Đèn số 3 có góc nhìn V3 = 55,31° và góc xoay R 3 = 37,64°
• Điểm 6 có tọa độ X = 15m và Y = 6,67m
• Từ đó ta xây dựng được ma trận ngược:
X0 cosR − sinR X
[ ]=[ ].[ ]
Y0 sinR + cosR Y
X0 7,805
Giải ma trận trên ta tìm được giá trị của ma trận ngược: [ ]=[ ]
Y0 14,44
• Độ kinh B3:
Y0 14,44
tg(B3 + V3 ) = = = 0,903
Z 16
Suy ra B3 + V3 = 42,07° => B3 = −13,24°
• Dư vĩ độ β3 :
X0 7,805
tgβ3 = = = 0,362
√Y02 + Z2 √14,442 + 162
Suy ra β2 = 19,91°
• Tìm cường độ ánh sáng I(β2 = 19,91°; B3 = −13,24°):

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 75/148

Tra Bảng 5.5, [2, tr. 135], ta có các giá trị sau:
Với β3 = 19; B3 = 13 => I = 332,5 cd
I. ΦĐ 332,5.85000
IĐ = = = 28262,5 cd
P 1000
√X 02 + Y02 √7,8052 + 14,442
α = arctg ( ) = arctg ( ) = 45,732°
Z 16

• Độ rọi do đèn Đ3 gây ra tại điểm 6:


I. cosα 28262,5. cos (45,732°)
E6.3 = = = 37,63 lux
X 02 + Y02 + Z2 7,8052 + 14,442 + 162
Vậy độ rọi tại điểm số 6 do 3 bộ đèn pha trên cột đèn cao 16m gây ra là:
E6 = E6.1 + E6.2 + E6.3 = 19,781 + 33,483 + 37,63 = 90,894 lux
Sau khi tính toán kiểm tra độ rọi lưới điểm của các đèn, ta có bảng tổng hợp dưới
đây:
Bảng 7.3.1.3b: Tổng hợp kết quả kiểm tra độ rọi lưới điểm.
Đèn Góc Góc V Góc B Góc 𝛃 Góc
𝐈Đ (𝐜𝐝) E (lux)
Điểm R (°) (°) (°) (°) 𝛂 (°)
1.1 7,46 61,11 -7,44 24,42 57,384 23587,5 14,43
2.1 26,65 28,53 30,71 8,082 59,53 32002,5 16,301
3.1 37,64 55,31 2,06 -0,63 57,373 28007,5 17,15
𝐄𝟏 = 𝟒𝟕, 𝟖𝟖𝟏(𝐥𝐮𝐱)
1.2 7,46 61,11 -9,99 -5,824 51,34 30855 29,383
2.2 26,65 28,53 19,71 -20,5 51,35 29665 28,24
3.2 37,64 55,31 -10,6 -28,46 51,331 25202,5 24,014
𝐄𝟐 = 𝟖𝟏, 𝟔𝟑𝟕 (𝐥𝐮𝐱)
1.3 7,46 61,11 -7,44 24,42 57,384 23587,5 14,43
2.3 26,65 28,53 30,71 8,082 59,53 32002,5 16,301
3.3 37,64 55,31 2,06 -0,63 57,373 28007,5 17,15
𝐄𝟑 = 𝟒𝟕, 𝟖𝟖𝟏(𝐥𝐮𝐱)
1.4 7,46 61,11 -32,963 37,67 45,74 14896,25 19,781

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 76/148

2.4 26,65 28,53 10,13 27,022 45,731 25202,5 33,483


3.4 37,64 55,31 -13,24 19,91 45,732 28262,5 37,63
𝐄𝟒 = 𝟗𝟎, 𝟖𝟗𝟒(𝐥𝐮𝐱)
1.5 7,46 61,11 -38,67 -2,862 22,633 18912,5 58,09
2.5 26,65 28,53 -8,07 -9,982 22,64 28687,5 88,1
3.5 37,64 55,31 -37,05 -13,604 22,624 21356,25 65,61
𝐄𝟓 = 𝟐𝟏𝟏, 𝟖 (𝐥𝐮𝐱)
1.6 7,46 61,11 -32,963 37,67 45,74 14896,25 19,781
2.6 26,65 28,53 10,13 27,022 45,731 25202,5 33,483
3.6 37,64 55,31 -13,24 19,91 45,732 28262,5 37,63
𝐄𝟔 = 𝟗𝟎, 𝟖𝟗𝟒(𝐥𝐮𝐱)
1.7 7,46 61,11 -32,963 37,67 45,74 14896,25 19,781
2.7 26,65 28,53 10,13 27,022 45,731 25202,5 33,483
3.7 37,64 55,31 -13,24 19,91 45,732 28262,5 37,63
𝐄𝟕 = 𝟗𝟎, 𝟖𝟗𝟒(𝐥𝐮𝐱)
1.8 7,46 61,11 -38,67 -2,862 22,633 18912,5 58,09
2.8 26,65 28,53 -8,07 -9,982 22,64 28687,5 88,1
3.8 37,64 55,31 -37,05 -13,604 22,624 21356,25 65,61
𝐄𝟖 = 𝟐𝟏𝟏, 𝟖 (𝐥𝐮𝐱)
1.9 7,46 61,11 -32,963 37,67 45,74 14896,25 19,781
2.9 26,65 28,53 10,13 27,022 45,731 25202,5 33,483
3.9 37,64 55,31 -13,24 19,91 45,732 28262,5 37,63
𝐄𝟗 = 𝟗𝟎, 𝟖𝟗𝟒(𝐥𝐮𝐱)
1.10 7,46 61,11 -7,44 24,42 57,384 23587,5 14,43
2.10 26,65 28,53 30,71 8,082 59,53 32002,5 16,301
3.10 37,64 55,31 2,06 -0,63 57,373 28007,5 17,15
𝐄𝟏𝟎 = 𝟒𝟕, 𝟖𝟖𝟏(𝐥𝐮𝐱)
1.11 7,46 61,11 -9,99 -5,824 51,34 30855 29,383

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 77/148

2.11 26,65 28,53 19,71 -20,5 51,35 29665 28,24


3.11 37,64 55,31 -10,6 -28,46 51,331 25202,5 24,014
𝐄𝟏𝟏 = 𝟖𝟏, 𝟔𝟑𝟕 (𝐥𝐮𝐱)
1.12 7,46 61,11 -7,44 24,42 57,384 23587,5 14,43
2.12 26,65 28,53 30,71 8,082 59,53 32002,5 16,301
3.12 37,64 55,31 2,06 -0,63 57,373 28007,5 17,15
𝐄𝟏𝟐 = 𝟒𝟕, 𝟖𝟖𝟏(𝐥𝐮𝐱)
Từ bảng tổng hợp trên, ta thấy:
- Độ rọi nhỏ nhất tại ngã tư là Emin = 47,811 lux.
- Độ rọi trung bình tại ngã tư là:
12
1141,974
Etb = ∑ Ei ⁄12 = = 95,1645 lux.
12
i=1

7.3.2 Nút giao thông có cầu vượt.

Sử dụng phương án bố trí cột sẵn có là 4 cột đèn bố trí ở 4 góc ngã tư, chiều cao
cột đèn là h = 16m. Phạm vi cần chiếu sáng là hình chữ nhật tạo bởi 4 điểm A, B, C
và D. Với phương án bố trí này sẽ đảm bảo chất lượng chiếu sáng tốt, độ đồng đều
cao, phù hợp lắp đặt chiếu sáng cho ngã tư. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu cao,
kết cấu xây dựng móng phức tạp vị kích thước cột khá lớn.
7.3.2.1 Tính toán diện tích cần chiếu sáng.

Trong trường hợp này, xét diện tích chiếu sáng là hình chữ nhật tạo bởi 4 điểm
A, B, C và D, diện tích vùng chiếu sáng sẽ được xác định như sau:
Diện tích cần chiếu sáng:
S = AD. CD = 50.75 = 3750 m2
7.3.2.2 Số lượng đèn trên mỗi cột đèn.

Chiều cao cột đèn h = 16m.


Do ngã tư có phạm vi làm việc lớn hơn so với đường nên ta chọn độ rọi trung
bình phải lớn hơn so với đường. Chọn Etb = 50 lux.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 78/148

Ngã tư là nơi có mật độ phương tiện lưu thông cao, độ ô nhiễm nặng. Tra Bảng 1
- PL1.2 TCXDVN 333:2005 [1, tr. 242] theo điều kiện bảo trì 12 tháng/lần và loại
môi trường đô thị lớn - KCN nặng, ta có hệ số duy trì của bộ đèn là MF = 0,91.
Hệ số sử dụng quang thông của bộ đèn là ksd = 0,25.
Tổng quang thông cần thiết:
Etb . S 50.3756
ΦΣ = = = 824175,8242 lm
k sd . MF 0,25.0,91
Tra Catalog hãng Philips, chọn bộ đèn pha Philips SNF 111 - 52337 lm với đèn
pha Philips T1000W/220V MB/56 – 85000 lm.

Hình 7.3.2.2: Bộ đèn pha Philips SNF 111 1x T1000W/220V MB/56.


Tổng số bộ đèn pha cần sử dụng:
ΦΣ 824175,8242
N= = = 9,696 (bộ đèn)
ΦĐèn 85000
 Chọn 3 bộ đèn pha, gắn trên mỗi cột đèn.
7.3.2.3 Kiểm tra độ rọi lưới điểm.

Giả sử ta có 4 điểm rơi của cột đèn A lên mặt đường so với trục quang của đèn
được kí hiệu lần lượt là Đ1, Đ2, Đ4 và Đ3 thể hiện như hình 7.3.2.3a:

Ð2 Ð1

Ð4 Ð3

Hình 7.3.2.3: Điểm rơi của cột đèn A lên mặt đường.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 79/148

Tương ứng với hình 7.3.2.3a, ta có được các giá trị góc nhìn và góc xoay của từng
điểm rơi trong bảng dưới đây:
Bảng 7.3.2.3: Giá trị góc nhìn và góc xoay của từng điểm rơi tương ứng.
Điểm rơi Góc nhìn V Góc xoay R
Đ1 V1 = 61,11° R1 = 7,46°
Đ2 V2 = 28,53° R 2 = 26,65°
Đ3 V3 = 55,31° R 3 = 37,64°
Đ4 V4 = 45,26° R 3 = 60,95°
Sử dụng phương pháp kiểm tra độ rọi theo lưới điểm, ta chia mặt đường thành 6
phần bằng nhau tương ứng với 12 điểm rơi và tính toán độ rọi của từng đèn theo từng
điểm giống như tính toán cho nút giao thông có vòng xoay ở mục 7.3.1.

7.4 Ứng dụng LED chiếu sáng nút giao thông.

7.4.1 Nút giao thông có vòng xoay.

33m
A B

24m 30m

25m

40m
D C

Hình 7.4.1: Một nút giao thông có vòng xoay trên tuyến quốc lộ 13.
Sử dụng phương án bố trí cột sẵn có là 1 cột đèn nằm giữa vòng xoay, chiều cao
cột đèn là h = 16m. Phạm vi cần chiếu sáng tạo bởi 4 điểm A, B, C và D bố trí ở 4
góc ngã tư. Với phương án bố trí này sẽ đảm bảo chất lượng chiếu sáng tốt, độ đồng

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 80/148

đều cao, phù hợp lắp đặt chiếu sáng cho ngã tư. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu
cao, kết cấu xây dựng móng phức tạp vị kích thước cột khá lớn.
7.4.1.1 Tính toán diện tích cần chiếu sáng.

Trong trường hợp này, xét diện tích chiếu sáng là hình chữ nhật tạo bởi 4 điểm
A, B, C và D, có khoảng cách như hình 7.4.1 khi đó, diện tích vùng chiếu sáng sẽ
được xác định như sau:
Diện tích cần chiếu sáng:
S = AD. CD = 30.40 = 1200 m2
7.4.1.2 Số lượng đèn trên mỗi cột đèn.

Chiều cao cột đèn h = 16m.


Do ngã tư có phạm vi làm việc lớn hơn so với đường nên ta chọn độ rọi trung
bình phải lớn hơn so với đường. Chọn Etb = 40 lux.
Ngã tư là nơi có mật độ phương tiện lưu thông cao, độ ô nhiễm nặng. Tra Bảng 1
- PL1.2 TCXDVN 333:2005 [1, tr. 242] theo điều kiện bảo trì 12 tháng/lần và loại
môi trường đô thị lớn - KCN nặng, ta có hệ số duy trì của bộ đèn là MF = 0,91.
Hệ số sử dụng quang thông của bộ đèn là ksd = 0,25.
Tổng quang thông cần thiết:
Etb . S 40.1200
ΦΣ = = = 210989,011 lm
k sd . MF 0,25.0,91
Tra Catalog hãng Philips, chọn bộ đèn pha Philips BVP651 T45 1 xLED650-
4S/757 OFA52.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 81/148

Hình 7.4.1.2: Bộ đèn pha Philips BVP651 T45 1 xLED650-4S/757 OFA52.


Tổng số bộ đèn pha cần sử dụng:
ΦΣ 210989,011
N= = = 3,2 (bộ đèn)
ΦĐèn 66000
 Chọn 3 bộ đèn pha, gắn trên 1 cột đèn
Để kiểm tra độ rọi lưới điểm, ta thực hiện các bước tính toán tương tự với phương
án hiện tại.

7.4.2 Nút giao thông có cầu vượt.

Sử dụng phương án bố trí cột sẵn có là 4 cột đèn bố trí ở 4 góc ngã tư, chiều cao
cột đèn là h = 16m. Phạm vi cần chiếu sáng là hình chữ nhật tạo bởi 4 điểm A, B, C
và D. Với phương án bố trí này sẽ đảm bảo chất lượng chiếu sáng tốt, độ đồng đều
cao, phù hợp lắp đặt chiếu sáng cho ngã tư. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu cao,
kết cấu xây dựng móng phức tạp vị kích thước cột khá lớn.
7.4.2.1 Tính toán diện tích cần chiếu sáng.

Trong trường hợp này, xét diện tích chiếu sáng là hình chữ nhật tạo bởi 4 điểm
A, B, C và D, có khoảng cách như hình 7.4.1 khi đó, diện tích vùng chiếu sáng sẽ
được xác định như sau:
Diện tích cần chiếu sáng:

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 82/148

S = AD. CD = 50.75 = 3750 m2


7.4.2.2 Số lượng đèn trên mỗi cột đèn.

Chiều cao cột đèn h = 16m.


Do ngã tư có phạm vi làm việc lớn hơn so với đường nên ta chọn độ rọi trung
bình phải lớn hơn so với đường. Chọn Etb = 50 lux.
Ngã tư là nơi có mật độ phương tiện lưu thông cao, độ ô nhiễm nặng. Tra Bảng 1
- PL1.2 TCXDVN 333:2005 [1, tr. 242] theo điều kiện bảo trì 12 tháng/lần và loại
môi trường đô thị lớn - KCN nặng, ta có hệ số duy trì của bộ đèn là MF = 0,91.
Hệ số sử dụng quang thông của bộ đèn là ksd = 0,25.
Tổng quang thông cần thiết:
Etb . S 50.3750
ΦΣ = = = 824175,8242 lm
k sd . MF 0,25.0,91
Tra Catalog hãng Philips, chọn bộ đèn pha Philips BVP651 T45 1 xLED650-
4S/757 OFA52.

Hình 7.4.2.2: Bộ đèn pha Philips BVP651 T45 1 xLED650-4S/757 OFA52.


Tổng số bộ đèn pha cần sử dụng:
ΦΣ 824175,8242
N= = = 12,49 (bộ đèn)
ΦĐèn 66000
 Chọn 3 bộ đèn pha, gắn trên mỗi cột đèn.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 83/148

7.4.2.3 Kiểm tra độ rọi lưới điểm.

Giả sử ta có 4 điểm rơi của cột đèn A lên mặt đường so với trục quang của đèn
được kí hiệu lần lượt là Đ1, Đ2, Đ4 và Đ3 thể hiện như hình 7.4.2.3a:

Ð2 Ð1

Ð4 Ð3

Hình 7.4.2.3: Điểm rơi của cột đèn A lên mặt đường.
Tương ứng với hình 7.3.2.3a, ta có được các giá trị góc nhìn và góc xoay của từng
điểm rơi trong bảng dưới đây:
Bảng 7.4.2.3: Giá trị góc nhìn và góc xoay của từng điểm rơi tương ứng.
Điểm rơi Góc nhìn V Góc xoay R
Đ1 V1 = 61,11° R1 = 7,46°
Đ2 V2 = 28,53° R 2 = 26,65°
Đ3 V3 = 55,31° R 3 = 37,64°
Đ4 V4 = 45,26° R 3 = 60,95°
Sử dụng phương pháp kiểm tra độ rọi theo lưới điểm, ta chia mặt đường thành 6
phần bằng nhau tương ứng với 12 điểm rơi và tính toán độ rọi của từng đèn theo từng
điểm giống như tính toán cho nút giao thông có vòng xoay ở mục 7.3.1.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 84/148

CHƯƠNG 8. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CUNG CẤP


ĐIỆN.

8.1 Đặc điểm của hệ thống cung cấp điện chiếu sáng đường phố.

Chiếu sáng đường phố là dạng phụ tải chiếu sáng công trình công cộng loại 3,
cho phép mất điện trong thời gian ngắn để sửa chữa, bảo trì … vì vậy chỉ cần 1 nguồn
cấp điện.
Hệ thống cung cấp điện chiếu sáng đường phố có nhiệm vụ cung cấp điện với
điện áp ổn định, tổn thất nằm trong giới hạn cho phép. Thiết kế hệ thống cung cấp
điện đóng vai trò rất quan trọng trong việc thiết kế chiếu sáng.

8.2 Những yêu cầu khi thiết kế cung cấp điện.

Mục đích chính của thiết kế hệ thống cung cấp điện là đảm bảo các phụ tải chiếu
sáng phải luôn được cung cấp đủ điện năng và với chất lượng tốt nhất. Do đó, khi
thiết kế cần lưu ý những yêu cầu sau:

8.2.1 Độ tin cậy cung cấp điện liên tục.

Độ tin cậy cung cấp điện thể hiện qua khả năng cung cấp điện liên tục, được tính
bằng thời gian mất điện trung bình năm cho một phụ tải tiêu thụ và các chỉ tiêu khác.
Độ tin cậy càng cao thì khả năng mất điện càng thấp và ngược lại.
Độ tin cậy cung cấp điện được bảo đảm thông qua kết cấu hợp lý của mạng điện
thiết kế.

8.2.2 Chất lượng điện năng.

Đảm bảo chất lượng điện năng thực chất là đảm bảo độ lệch, độ dao động điện áp
và tần số nguồn điện nằm trong giới hạn định mức.
Chất lượng điện năng bao gồm:
- Chất lượng tần số: được đánh giá thông qua độ lệch và độ dao động tần
số nguồn điện.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 85/148

• Độ lệch tần số: Là giá trị trung bình hiệu số trong khoảng thời gian 10
phút giữa giá trị tần số thực tế với giá trị tần số định mức.
∆f = f − fm (Hz)
Phần trăm độ lệch tần số:
f − fm
%∆f = . 100 (%)
fm
Theo tiêu chuẩn GOCT – 13109 – 87, độ lệch tần số cho phép là
∓0,2 Hz; theo tiêu chuẩn Việt Nam là ∓0,5 Hz.
• Độ dao động tần số: Là hiệu số giữa giá trị max và min của tần số khi
tốc độ thay đổi tần số lớn hơn 0,2 Hz trong 1 đơn vị giây.
Độ dao động tần số ≤ 0,2 Hz
- Chất lượng điện áp: được đánh giả chủ yếu qua các yếu tố sau:
• Độ lệch điện áp: Là hiệu số giữa giá trị thực tế với giá trị định mức
của điện áp, sinh ra khi có sự thay đổi chế độ làm việc (nhỏ hơn 1%/s).
∆U = U − Um (V)
Phần trăm độ lệch điện áp:
U − Um
%∆U = . 100 (%)
Um
Theo tiêu chuẩ Việt Nam, giới hạn phần tram độ lệch điện áp là:
−10% ≤ %∆U ≤ +5%
• Độ dao động điện áp: Là hiệu số giữa giá trị max và min của điện áp
khi tốc độ thay đổi điện áp lớn hơn 1% trong 1 đơn vị giây.
Umax − Umin
∆V = . 100 (%)
Um
Theo tiêu chuẩn Nga, quy định dao động điện áp trên cực các thiết bị
chiếu sáng như sau:
6 ∆t
∆V = 1 + =1+
n 10
Với n là số dao động trong 1 giờ và ∆t là khoảng thời gian trung
bình giữa 2 dao động.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 86/148

• Độ không đối xứng: Điện áp không đối xứng sẽ làm giảm hiệu quả
làm việc và tuổi thọ của thiết bị điện, giảm khả năng tải của lưới điện
và tang tổn thất điện năng.
• Độ không sin: Trong mạng điện thường có các thiết bị có đặc tính phi
tuyến như MBA, bộ chỉnh lưu, … sẽ làm biến dạng đồ thị điện áp dẫn
đến thay đổi dạng sin và gây ra các song hài bậc cao. Các song hài này
sẽ làm giảm điện áp, sinh nhiệt và gây tổn thất. Theo tiêu chuẩn Nga,
độ không sin phải thỏa điều kiện:

13

UiΣ = √ ∑ Uj2 ≤ 5%. U1


j=3,5,…

Với j = 3, 5, … là sóng hài bậc j, U1 là trị hiệu dụng sóng hài bậc 1.

8.2.3 Tính đơn giản trong lắp đặt, vận hành và bảo trì.

Đơn giản trong lắp đặt giúp đẩy nhanh quá trình thi công, đơn giản trong vận
hành tạo điều kiện cho kỹ thuật viên vận hành linh hoạt, thao tác và ra quyết định
chính xác trong thời gian ngắn nhất, góp phần nâng cao ổn định hệ thống. giảm chi
phí đầu tư, thuê nhân công lắp đặt.

8.2.4 Tính linh hoạt, tự động hóa và an toàn điện.

Tính linh hoạt thể hiện ở khả năng mở rộng, phát triển trong tương lai và phù hợp
với sự thay đổi của phụ tải.
Hệ thống cung cấp điện phải an toàn với người và thiết bị. Khi xảy ra sự cố trước
khi có sự tác động của người vận hành, đòi hỏi hệ thống phải được giám sát và loại
bỏ sự cố thông qua các hệ thống tự động.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 87/148

8.2.5 Tính kinh tế.

Chỉ tiêu kinh tế là yêu cầu cần được xét đến khi chỉ tiêu kỹ thuật đã đảm bảo yêu
cầu. Bao gồm chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vận hành, chi phí bảo trì và chi phí tổn
thất.

8.3 Các phương án cung cấp điện cho hệ thống chiếu sáng.

8.3.1 Phương án 1: Kết nối trực tiếp vào lưới hạ thế của các hộ tiêu thụ.

Ưu đểm:
- Tận dụng lưới hạ thế từ các hộ tiêu thụ hai bên đường để cấp điện cho
hệ thống chiếu sáng.
- Giảm thiểu chi phí đầu tư MBA, thiết bị bảo vệ phía cao thế và dây dẫn.
- Giảm thiểu khoảng cách truyển tải điện từ trạm đến hệ thống, giảm tổn
thất điện năng khi truyền tải.
Nhược điểm:
- Không đảm bảo tính liên tục cung cấp điện, khi xảy ra sự cố ở hệ thống
hay hộ tiêu thụ buộc phải cắt điện toàn bộ để sửa chữa.

8.3.2 Phương án 2: Thiết kế nhiều trạm biến áp riêng biệt cho hệ thống chiếu
sáng.

Ưu điểm:
- Hệ thống được cung cấp điện riêng biệt, không chịu ảnh hưởng từ các
phụ tải khác.
- Độ tin cậy cao, sụt áp và tổn thất nhỏ do thiết kế đẽ tính đến cho từng
thiết bị.
Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư cao do phải trang bị nhiều MBA, thiết bị bảo vệ và dây
dẫn.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 88/148

8.3.3 Phương án 3: Thiết kế 1 trạm biến áp cho toàn hệ thống chiếu sáng.

Ưu điểm:
- Hệ thống được cung cấp điện riêng biệt, không chịu ảnh hưởng từ các
phụ tải khác.
- Độ tin cậy cao, sụt áp và tổn thất nhỏ do thiết kế để tính đến cho từng
thiết bị.
- Điện áp ổn định, tuổi thọ đèn tăng cao.
Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư cao do phải trang bị nhiều MBA, thiết bị bảo vệ và dây
dẫn.

8.4 Lựa chọn phương án thiết kế.

Xét về phương diện kỹ thuật và phương diện kinh tế phù hợp với tầm quan trong
của tuyến đường đòi hỏi cung cấp điện chiếu sáng liên tục. Tuyến QL 13 chủ yếu đi
qua khu vực đô thị đông dân cư và phương tiện qua lại. Tuy nhiên đây là tuyến đường
dài và cần phải quản lí một cách nghiêm ngặt nhằm khắc phục sự cố nhanh nhất có
thể. Do đó, tôi quyết định chọn phương án 3 để thiết kế. Trong trạm bố trí 2 tủ cấp
điện, 1 tủ cấp điện cho hệ thống chiếu sáng đường chính và 1 tủ cấp điện cho hệ
thống chiếu sáng nút giao thông.

8.5 Tính toán thiết kế cung cấp điện theo phương án lựa chọn.

8.5.1 Lựa chọn máy biến áp.

Yêu cầu lựa chọn:


- Làm việc an toàn và phải đảm bảo liên tục cung cấp điện.
- Đảm bảo chỉ tiêu kỹ thuật và kinh tế.
Lựa chọn công suất máy biến phải thỏa điều kiện:
SMBA ≥ 1,8. Sht_cs
Chiều dài tuyến QL 13 qua địa phận tỉnh Bình Dương là 56,1 km.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 89/148

Số lượng bộ đèn trên đường chính:


nBĐ = ncột . 2 = 201.2 = 402 bộ đèn.
Tổng công suất đèn đường chính:
PĐ = nBĐ . PBĐ = 402.149 = 59,898 kW
Tuyến đường có khoảng 10 nút giao thông, tổng công suất đèn pha:
PĐP = nBĐ . PBĐ = 120.415 = 49,8 kW
Tổng công suất chiếu sáng:
P = PĐ + PĐP = 59,898 + 49,8 = 109,698 kW
Lấy hệ số công suất cosφ = 0,85, công suất tính toán phụ tải chiếu sáng:
P 109,698
Stt = = = 114,269 KVA
cosφ 0,96
➢ Công suất máy biến áp làm việc riêng lẻ:
SMBA ≥ K. Stt
lấy hệ số dự trữ K = 1,45
=> SMBA ≥ 1,45.114,269 = 165,69 KVA
Tra PL2.4 Máy biến áp ba pha hai cuộn dây [4, tr.333], chọn MBA có các
thông số sau:
- Mã hiệu: 180 – 10/0,4.
- Công suất định mức: SMBA = 180 KVA.
- Tổn thất không tải: ΔP0 = 1,2 kW.
- Tổn thất ngắn mạch: ΔPN = 4,1 kW.
- Điện áp ngắn mạch phần trăm: UN % = 5,5%.
- Dòng điện không tải phần trăm: I% = 7%.
Tổn thất công suất tác dụng trong MBA:
Spt 2 114,269 2
ΔP = ΔP0 + ΔPN . ( ) = 1,2 + 4,1. ( ) = 2,852 kW
Sđm 180
Tổn thất công suất phản kháng trong MBA:

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 90/148

Spt 2 I%. Sđm UN %. Sđm Spt 2


ΔQ = ΔQ 0 + ΔQ N . ( ) = + .( )
Sđm 100 100 Sđm
7.180 5,5.180 114,269 2
= + .( ) = 16,59 KVAr
100 100 180
Tra Phụ lục 1 [3, tr.115], theo hệ số cosφ = 0,85 lấy Tmax = 5000 giờ.
Thời gian tổn thất công suất cực đại:
Tmax 2
τ = (0,124 + ) . 8760 = 3411 giờ
104
Tổn thất điện năng tiêu thụ trong MBA:
Thời gian vận hành MBA là liên tục nên t = 8760 giờ.
Spt 2 114,269 2
ΔA = ΔP0 . t + ΔPN . ( ) . τ = 1,2.8760 + 4,1. ( ) . 3411
Sđm 180
= 16148,084 kWh
➢ Công suất 2 MBA làm việc song song:
1 P
Stt = . = 0,5.114,269 = 57,135 KVA
2 cosφ
Chọn công suất MBA:
SMBA ≥ K. Stt
lấy hệ số dự trữ K = 1,45
=> SMBA ≥ 1,45.57,135 = 82,846 KVA
Tra PL2.4 Máy biến áp ba pha hai cuộn dây [4, tr.333], chọn MBA có các
thông số sau:
- Mã hiệu:100 – 10/0,4.
- Công suất định mức: SMBA = 100 KVA.
- Tổn thất không tải: ΔP0 = 0,73 kW.
- Tổn thất ngắn mạch: ΔPN = 2,4 kW.
- Điện áp ngắn mạch phần trăm: UN % = 5,5%.
- Dòng điện không tải phần trăm: I% = 7,5%.
Tổn thất công suất tác dụng trong MBA:

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 91/148

Spt 2 57,135 2
ΔP = 2. ΔP0 + 2. ΔPN . ( ) = 1,46 + 4,8. ( ) = 3,027 kW
Sđm 100
Tổn thất công suất phản kháng trong MBA:
Spt 2 2. I%. Sđm 2. UN %. Sđm Spt 2
ΔQ = ΔQ 0 + ΔQ N . ( ) = + .( )
Sđm 100 100 Sđm
11.100 15.100 57,135 2
= + .( ) = 15,9 KVAr
100 100 100
Tra Phụ lục 1 [3, tr.115], theo hệ số cosφ = 0,85 lấy Tmax = 5000 giờ.
Thời gian tổn thất công suất cực đại:
Tmax 2
τ = (0,124 + ) . 8760 = 3411 giờ
104
Tổn thất điện năng tiêu thụ trong MBA:
Thời gian vận hành MBA là liên tục nên t = 8760 giờ.
1 Spt 2
ΔA = 2. ΔP0 . t + . ΔPN . ( ) .τ
2 Sđm
57,135 2
= 1,46.8760 + 1,2. ( ) . 3411 = 14125,8 kWh
100
Bảng 8.5.1: Kết quả so sánh phương án lựa chọn MBA theo ứng dụng
LED.
1 máy 2 máy song song
ΔP = 2,852 kW ΔP = 3,027 kW
ΔQ = 16,59 KVAr ΔQ = 15,9 KVAr
ΔA = 16148,084 kWh ΔA = 14125,8 kWh
 Từ bảng 8.5.1, ta có thể thấy khi vận hành 2 MBA song song có tổn thất
điện năng nhỏ hơn so với phương án vận hành 1 máy riêng lẻ. Do đó,
chọn phương án vận hành 2 MBA song song là hợp lý nhất cho TBA.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 92/148

8.5.2 Các phương án điều khiển chiếu sáng.

8.5.2.1 Điều khiển bật tắt (ON/OFF) theo mức.

Điều khiển bật tắt (ON/OFF) theo mức thực chất là công việc sử dụng các công
tắc để ngắt nguồn điện ra khỏi hệ thống chiếu sáng. Phương án này cho phép tắt toàn
bộ đèn khi không chiếu sáng, tắt một vài đèn khi độ rọi yêu cầu thấp hơn tùy theo
mục đích công việc và nhu cầu sử dụng tại thời điểm đó. Đây là phương án thao tác
đơn giản, giúp giảm chi phí nhân công và tổn thất điện năng khi không cần sử dụng
toàn bộ đèn.
Phương án này hoàn toàn phù hợp với yêu cầu về thời gian bật tắt của đèn. Thông
thường trong chiếu sáng đường phố, khi thời gian quá 24 giờ sẽ tắt đi một nữa hoặc
hai phần ba tổng số đèn để tiết kiệm điện năng. Tuy nhiên, khi thực hiện việc cắt
giảm số lượng đèn chiếu sáng như trên sẽ dẫn đến độ đồng đều dọc tuyến đường
giảm, gây ra hiện tượng bậc thang, làm mỏi mắt người điều khiển phương tiện.
8.5.2.2 Điều khiển làm mờ (giảm quang thông đèn).

Phương án điều khiển làm mờ chủ yếu thực hiện qua các thiết bị điều chỉnh điện
áp xoay chiều của từng đèn hay các bộ chấn lưu theo nhiều mức công suất. Tuy nhiên,
để áp dụng phương pháp này đòi hỏi phải có kế hoạch định trước. Ưu điểm của
phương pháp chính là có thể tiết kiệm đến 30% điện năng tiêu thụ nhưng vẫn đảm
bảo độ đồng đều. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư cho thiết bị sẽ rất cao và cần phải được
vận hành bởi chuyên gia.
8.5.2.3 Sử dụng bộ điều khiển thông minh ISLM.

Hệ thống điều khiển đèn đường thông minh ISLM (Intelligent Street Light
Management) là giải pháp tối ưu cho việc điều chỉnh quang thông đèn cũng như bật
tắt đèn khi cần sử dụng. Khi có chuyển động, đèn sẽ tự bật sáng và ngược lại khi
không có chuyển động đèn sẽ mờ dần hoặc tắt đi.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 93/148

Hệ thống ISLM làm việc được thông qua các máy ảnh hoặc cảm biến được gắn
trên đèn, cho phép chúng phát hiện ra chuyển động. Ưu điểm của hệ thống là cho
phép các đèn giao tiếp với nhau và quá trình điều khiển hoàn toàn thực hiện từ xa.

Hình 8.6.3: Nguyên lý hoạt động của hệ thống ISLM.


Thông qua hình 8.6.3, ta có thể thấy rằng:
- Hệ thống gồm một Master (Máy chủ - thường là một máy tính) và các
Slave (bộ đèn) được liên kết với nhau thông qua mạng Internet truyền
thông.
- Khi muốn điều khiển ánh sáng của đèn, Master sẽ gửi tín hiệu từ CPU
lên điện tín đám mây, đến điểm truy cập và truyền đến Slave cần điều
khiển.
- Ngược lại, khi các cảm biến trên đèn phát hiện chuyển động sẽ lập tức
gửi tín hiệu lên điểm truy cập, đến điện tín đám mây và báo cáo tình
trạng cho Master.
- Bên cạnh đó, các Slave có thể giao tiếp với nhau và tự động phát sáng
khi có chuyển động gần khu vực làm việc của nó.
Đây là giải pháp lý tưởng cho việc đổi mới lại hệ thống chiếu sáng, phù hợp với
xu thế Công nghiệp 4.0 và hoàn toàn thích hợp với hệ thống chiếu sáng bằng LED.
8.5.2.4 Kết luận lựa chọn phương án điều khiển.

Thông qua 3 phương án đề xuất ở trên, dựa theo các ưu điểm và khả năng ứng
dụng trong tương lai, phù hợp với loại nguồn sáng lựa chọn, tôi quyết định chọn
phương án điều khiển số 3 là sử dụng hệ thống điều khiển đèn thông minh ISLM.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 94/148

8.5.3 Sơ đồ nguyên lý cung cấp điện của trạm biến áp.

cap ngam 10,5 kV

Tu hop bo

dao cach ly
chong set van

cau chi 1

MBA MBA

AT1 AT2

AT3 AT4

Tu chieu sang duong


K1 K2 K3 K4 K5

diem Tu chieu sáng


noi nut giao thong

cac bo den

1 2 3 4 5

Hình 8.7: Sơ đồ nguyên lý cung cấp điện của TBA.

8.5.4 Tính toán lựa chọn dây dẫn điện phía cao áp.

Dây dẫn điện được chọn theo điều kiện sụt áp cho phép, điều kiện phát nóng theo
độ bền cơ học và mật độ dòng kinh tế Jkt.
Do khoảng cách giữa lưới điện và MBA tương đối ngắn, xét đến khả năng mở
rộng phát triển hệ thống trong tương lai nên ta chọn dây dẫn theo phương pháp mật
độ dòng kinh tế Jkt.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 95/148

Hệ thống sử dụng nguồn điện từ đường dây cao áp ngầm 10,5 kV dọc theo tuyến
đường. Chiều dài dây dẫn cao áp từ lưới đến TBA khoảng 15m. Khi đó, tiết diện dây
dẫn được tính như sau:
Iđm1
Fdd =
Jkt
Dòng điện làm việc cực đại của hệ thống chiếu sáng tính theo điều kiện khởi động
tất các hệ thống dòng điện sẽ tăng gấp 2 lần dòng định mức, lấy hệ số khuếch đại
dòng điện k = 2.
SMBA 100
Iđm1 = k. = 2. = 11 (A)
√3. U1đm √3. 10,5
Tra Bảng 2.3 [ 3, tr. 18], lấy mật độ dòng kinh tế theo điều kiện dây nhôm lõi thép
với thời gian vận hành cực đại trên 5000 giờ/năm là Jkt = 1 (A⁄mm2 ).
Tiết diện dây dẫn cao áp lựa chọn theo dây lộ đơn:
Iđm1 11
Fdd = = = 11 (mm2 )
Jkt 1
Tra Phụ lục 2, Bảng PL2.1 [2, tr. 116] chọn dây dẫn AC – 16 có các thông số sau:
Bảng 8.8: Dây dẫn cao áp tại trạm theo phương án LED thay thế.

Tiết diện Tiết diện tính toán Đường kính tính Điện trở Khối
2
định (mm ) toán (mm) khi nhiệt lượng
mức Dây dẫn độ tính toán
Lõi thép Dây dẫn Lõi thép 𝛀
(mm2) nhôm +𝟐𝟎℃ ( ) (kg/km)
𝒌𝒎

16 15,3 2,5 5,4 1,8 2,06 62

8.5.5 Tính toán lựa chọn thiết bị trong tủ hợp bộ.

8.5.5.1 Chọn dao cách ly.

Điện áp định mức của DCL:


UđmDCL ≥ 1,15. U1đm = 1,15.10,5 = 12,075 kV
Dòng điện định mức của DCL: (chọn k = 2)

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 96/148

SMBA 100
IđmDCL ≥ Icb = k. = 2. = 11 A
√3. U1đm √3. 10,5
Điện trở của 1 MBA trong trạm:
2
∆PN . U𝑝𝑡 3
2,4. 0,42
R MBA = 2 . 10 = 2
. 103 = 0,0384 (Ω)
SMBA 100
=> R TBA = 0,0192 (Ω)
Tổng trở của 1 MBA trong trạm:
2
UN %. Upt 5,5. 0,42
ZMBA = . 10 = . 10 = 0,0,088 (Ω)
SMBA 100

2
=> X MBA = √ZMBA − R2MBA = √0,0882 − 0,03842 = 0,0792 (Ω)

X MBA
=> X TBA = = 0,0396 (Ω) => ZTBA = 0,044 (Ω)
2
Dòng điện ngắn mạch tại đầu cực phía thứ cấp MBA:
Upt 400
IN1 = = = 5249 (A) = 5,249 (kA)
√3. ZTBA √3. 0,044
Dòng điện xung kích:
ixk = 1,8. √2. IN1 = 1,8. √2. 5,249 = 13,362 (kA)
Tra PL 2.16 [4, tr. 343], chọn DCL PΠH – 6/200.
8.5.5.2 Chọn cầu chì.

Điện áp định mức của cầu chì:


UđmCC ≥ k. U1đm = 1,1.10,5 = 11,55 kV
Dòng điện định mức của cầu chì:
SMBA 100
IđmCC ≥ k. Iđm1 = k. = 1,1. = 6,05 A
√3. Uđm √3. 10,5
Chọn cầu chì tự rơi có cắt tải LBFCO 24kV-200A-10kA.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 97/148

8.5.5.3 Chọn chống sét van.

Do chiều dài đường dây tương đối ngắn nên ta bỏ qua sụt áp trên đường dây, ứng
với điện áp định mức là 10,5 kV, chọn chống sét van YH10W5 Chống Sét Lan
Truyền Loại Sét (Thiết Bị Chống Sét Sét) 9/10/11kV 3 Pha.
8.5.5.4 Chọn Aptomat tổng (AT1 và AT2).

Dòng cắt định mức của Aptomat:


IC ≥ k. I2đm
Chọn hệ số khuếch đại k = 2, dòng cắt định mức của Aptomat:
SMBA 2.100
IC ≥ k. I2đm = 2. = = 288,675 (A)
√3. U2đm √3. 0,4
Tra PL3.2 [4, tr.354] chọn Aptomat của hãng Merlin Gerin chế tạo có các thông
số:
- Mã hiệu: NS 400E.
- Dòng điện cắt định mức: 400 A.
- Điện áp định mức: 500 V.
- Số cực: 3.
8.5.5.5 Chọn máy biến dòng.

Để lựa chọn máy biến dòng cần chọn theo điều kiện:
UđmBI ≥ U2đm
Imax
IđmBI ≥
1,2
Ta có,
UđmBI ≥ U2đm = 0,4 kV
Imax 288,675
IđmBI ≥ = = 240,563 (A)
1,2 1,2
Tra PL2.23 [4, tr. 347] chọn máy biến dòng do Liên Xô chế tạo có thông số:
- Mã hiệu: TKM – 0,5.
- Điện áp định mức: 0,5 kV.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 98/148

- Dòng điện định mức: 5 - 800 A.


8.5.5.6 Chọn dây dẫn điện từ tủ hợp bộ đến tủ chiếu sáng đường.

Dòng điện làm việc cực đại:


Spt_cs 62,4
Imax (cs) = 2. = 2. = 180,133 (A)
√3. U2đm √3. 0,4
Tra Bảng 2.3 [3, tr.18], lấy mật độ dòng kinh tế theo thời gian làm việc cực đại
(1000 – 3000 giờ) loại dây nhôm lõi thép là Jkt = 1,3 A⁄mm2 .
Phương án đi dây lộ đơn cho chiếu sáng đường, tiết diện dây dẫn:
Imax(cs) 180,133
Fcs ≥ = = 138,564 (mm2 )
Jkt 1,3
Tra Bảng PL 2.1 [2, tr. 116] chọn dây dẫn AC – 150.
8.5.5.7 Chọn dây dẫn điện từ tủ hợp bộ đến tủ nút giao thông.

Dòng điện làm việc cực đại:


Spt_đp 51,875
Imax (cs) = 2. = 2. = 149,75 (A)
√3. U2đm √3. 0,4
Tra Bảng 2.3 [3, tr.18], lấy mật độ dòng kinh tế theo thời gian làm việc cực đại
(1000 – 3000 giờ) loại dây nhôm lõi thép là Jkt = 1,3 A⁄mm2 .
Phương án đi dây lộ đơn cho chiếu sáng đường, tiết diện dây dẫn:
Imax(đp) 149,75
Fđp ≥ = = 115,2 (mm2 )
Jkt 1,3
Tra Bảng PL 2.1 [2, tr. 116] chọn dây dẫn AC – 120.

8.5.6 Tính toán tủ chiếu sáng đường.

8.5.6.1 Chọn Aptomat 3 (AT3).

Dòng cắt định mức của Aptomat:


IC ≥ k. I2đm
Chọn hệ số khuếch đại k = 2, dòng cắt định mức của Aptomat:
Spt 2.62,4
IC ≥ k. I2đm = 2. = = 180,133 (A)
√3. U2đm √3. 0,4

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 99/148

Tra PL3.2 [4, tr.354] chọn Aptomat do Merlin Gerin chế tạo có các thông số:
- Mã hiệu: NS 225E.
- Dòng điện định mức: 225 A.
- Số cực: 3.
8.5.6.2 Lựa chọn Contactor.

Để đơn giản việc thao tác đóng cắt các nguồn động lực một cách tự động hóa
thông qua các tín hiệu điều khiển ta sử dụng các Contactor lắp đặt trong tủ chiếu sáng
để thực hiện đóng cắt góp phần tiết kiệm điện năng tiêu thụ của đèn, điều khiển hệ
thống làm việc theo yêu cầu về thời gian chiếu sáng.
- K1: Đóng/cắt 2/3 số đèn của hệ thống.
- K2: Đóng/cắt toàn bộ số đèn của hệ thống.
- K3: Đóng/cắt 1/3 số đèn của hệ thống.
• Tính chọn K1:
Tổng công suất đèn chiếu sáng đường chính:
Ptt_Đ = 59,898 kW
Dòng điện đi qua K1:
P1 2.59,898
I1 = = = 60,04 (A)
√3. U2đm . cosφ 3. √3. 0,4.0,96
Dòng điện định mức đi qua bộ phận đóng cắt của K1:
Iđm1 ≥ 2. I1 = 2.60,04 = 120,08 (A)
• Tính chọn K2:
Tổng công suất đèn chiếu sáng đường chính:
Ptt_Đ = 59,898 kW
Dòng điện đi qua K2:
P2 59,898
I2 = = = 90,06 (A)
√3. U2đm . cosφ √3. 0,4.0,96
Dòng điện định mức đi qua bộ phận đóng cắt của K2:
Ic2 ≥ 2. I2 = 2.90,06 = 180,12 (A)
• Tính chọn K3:

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 100/148

Tổng công suất đèn chiếu sáng đường chính:


Ptt_Đ = 59,898 kW
Dòng điện đi qua K3:
P3 59,898
I3 = = = 30,02 (A)
3. √3. U2đm . cosφ 3. √3. 0,4.0,96
Dòng điện định mức đi qua bộ phận đóng cắt của K3:
Ic3 ≥ 2. I3 = 2.30,02 = 60,04 (A)
8.5.6.3 Lựa chọn cầu chì cho mỗi dãy đèn.

Tổng công suất chiếu sáng đường chính: SΣ = 62,4 KVA


- Nhánh số 1:
• Điện áp định mức cầu chì:
UCC_đm ≥ 1,1. Upt = 1,1.220 = 242 V
• Dòng điện tính toán đi qua cầu chì:
S1 2.62,4
ICC = = = 63,205 (A)
√3. Upt_đm 3. √3. 380
• Dòng định mức của cầu chì:
ICCđm ≥ 2. ICC = 2.63,205 = 126,41 (A)
Tra PL 3.11 [4, tr. 359] chọn cầu chì kiểu ống ΠP − 2 của Liên Xô chế
tạo có các thông số:
Dòng định mức của cầu chì: 200 A.
Dòng định mức của dây chảy: 200 A.
Dòng cắt giới hạn ở điện áp 380V: 11 kA.
- Nhánh số 2:
• Điện áp định mức cầu chì:
UCC_đm ≥ 1,1. Upt = 1,1.220 = 242 V
• Dòng điện tính toán đi qua cầu chì:
S2 62,4
ICC = = = 94,807 (A)
√3. Upt_đm √3. 380

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 101/148

• Dòng định mức của cầu chì:


ICCđm ≥ 2. ICC = 2.94,807 = 189,614 (A)
Tra PL 3.11 [4, tr. 359] chọn cầu chì kiểu ống ΠP − 2 của Liên Xô chế
tạo có các thông số:
Dòng định mức của cầu chì: 200 A.
Dòng định mức của dây chảy: 200 A.
Dòng cắt giới hạn ở điện áp 380V: 11 kA.
- Nhánh số 3:
• Điện áp định mức cầu chì:
UCC_đm ≥ 1,1. Upt = 1,1.220 = 242 V
• Dòng điện tính toán đi qua cầu chì:
S3 62,4
ICC = = = 31,602 (A)
√3. Upt_đm 3. √3. 380
• Dòng định mức của cầu chì:
ICCđm ≥ 2. ICC = 2.31,602 = 63,204 (A)
Tra PL 3.11 [4, tr. 359] chọn cầu chì kiểu ống ΠP − 2 của Liên Xô chế
tạo có các thông số:
Dòng định mức của cầu chì: 100 A.
Dòng định mức của dây chảy: 100 A.
Dòng cắt giới hạn ở điện áp 380V: 11 kA.

8.5.7 Tính toán tủ chiếu sáng nút giao thông.

8.5.7.1 Chọn Aptomat 4 (AT4).

Dòng cắt định mức của Aptomat:


IC ≥ k. I2đm
Chọn hệ số khuếch đại k = 2, dòng cắt định mức của Aptomat:
Spt 2.51,875
IC ≥ k. I2đm = 2. = = 149,75 (A)
√3. U2đm √3. 0,4

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 102/148

Tra PL3.2 [4, tr.354] chọn Aptomat do Merlin Gerin chế tạo có các thông số:
- Mã hiệu: NS 225E.
- Dòng điện định mức: 225 A.
- Số cực: 3.
8.5.7.2 Lựa chọn Contactor.

Để đơn giản việc thao tác đóng cắt các nguồn động lực một cách tự động hóa
thông qua các tín hiệu điều khiển ta sử dụng các Contactor lắp đặt trong tủ chiếu sáng
để thực hiện đóng cắt góp phần tiết kiệm điện năng tiêu thụ của đèn, điều khiển hệ
thống làm việc theo yêu cầu về thời gian chiếu sáng.
- K4: Đóng/cắt 1/2 số đèn của hệ thống.
- K5: Đóng/cắt toàn bộ số đèn của hệ thống.
• Tính chọn K4:
Tổng công suất đèn chiếu sáng nút giao thông:
Ptt_đp = 49,8 kW
Dòng điện đi qua K4:
P4 49,8
I4 = = = 37,44 (A)
2. √3. U2đm . cosφ 2. √3. 0,4.0,96
Dòng điện định mức đi qua bộ phận đóng cắt của K4:
Iđm4 ≥ 2. I4 = 2.37,44 = 74,88 (A)
• Tính chọn K5:
Tổng công suất đèn chiếu sáng nút giao thông:
Ptt_đp = 49,8 kW
Dòng điện đi qua K5:
P5 49,8
I5 = = = 74,875 (A)
√3. U2đm . cosφ √3. 0,4.0,96
Dòng điện định mức đi qua bộ phận đóng cắt của K5:
Ic2 ≥ 2. I2 = 2.74,875 = 149,75 (A)

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 103/148

8.5.7.3 Lựa chọn cầu chì cho mỗi dãy đèn.

- Nhánh số 4:
• Điện áp định mức cầu chì:
UCC_đm ≥ 1,1. Upt = 1,1.220 = 242 V
• Dòng điện tính toán đi qua cầu chì:
S4 25,938
ICC = = = 39,409 (A)
√3. Upt_đm √3. 380
• Dòng định mức của cầu chì:
ICCđm ≥ 2. ICC = 2.39,409 = 78,818 (A)
Tra PL 3.11 [4, tr. 359] chọn cầu chì kiểu ống ΠP − 2 của Liên Xô chế
tạo có các thông số:
Dòng định mức của cầu chì: 100 A.
Dòng định mức của dây chảy: 100 A.
Dòng cắt giới hạn ở điện áp 380V: 11 kA.
- Nhánh số 5:
• Điện áp định mức cầu chì:
UCC_đm ≥ 1,1. Upt = 1,1.220 = 242 V
• Dòng điện tính toán đi qua cầu chì:
S5 51,875
ICC = = = 78,816 (A)
√3. Upt_đm √3. 380
• Dòng định mức của cầu chì:
ICCđm ≥ 2. ICC = 2.78,816 = 157,632 (A)
Tra PL 3.11 [4, tr. 359] chọn cầu chì kiểu ống ΠP − 2 của Liên Xô chế
tạo có các thông số:
Dòng định mức của cầu chì: 200 A.
Dòng định mức của dây chảy: 200 A.
Dòng cắt giới hạn ở điện áp 380V: 11 kA.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 104/148

8.5.8 Tính chọn dây dẫn hạ áp từ tủ chiếu sáng đường đến cột đèn.

Tu chieu sang
duong

1 1'
2 2'
3 3'

Hình 8.5.8: Sơ đồ dây dẫn hạ áp tủ chiếu sáng đường.


- Pha 1: 2/3 số bộ đèn của hệ thống: P1 = P1′ = 19,966 kW.
- Pha 2: toàn bộ số bộ đèn của hệ thống: P2 = P2′ = 29,949 kW.
- Pha 3: 1/3 số bộ đèn của hệ thống: P3 = P3′ = 9,983 kW.
Cáp được chôn ngầm trong đất nên sẽ có các hệ số hiệu chỉnh K, tra Bảng 8.13,
8.14, 8.15 và 8.16 [3, tr. 134], ta có:
- Hệ số ảnh hưởng của phương pháp lắp đặt, đi trong máng cáp:
K 4 = 0,8
- Hệ số ảnh hưởng của số dây đặt trong hàng, cáp 1 lõi:
K5 = 1
- Hệ số ảnh hưởng của đất, theo điều kiện đất ẩm:
K 6 = 1,05
- Hệ số phụ thuộc vào nhiệt độ của đất, tính theo nhiệt độ 20℃:
K7 = 1
 Hệ số hiệu chỉnh K theo điều kiện lắp đặt thực tế:
K = K 4 . K 5 . K 6 . K 7 = 0,8.1.1,05.1 = 0,84
Trạm phân phối chiếu sáng đường đặt ở giữa phạm vi tính toán, cách cột đèn
cuối cùng 2,5 km.
- Chiều dài dây dẫn:
• Chiều dài dây dẫn trên toàn tuyến: l1 = 2,5 km.
• Chiều dài dây dẫn từ tủ đến cột đèn đầu tiên: l2 = 25 m.
l = l1 + l2 = 2,5 + 0,025 = 2,525 km

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 105/148

➢ Tính chọn dây dẫn nhánh 1 và 1’:


- Dòng điện qua dây dẫn:
P1 19,966
Ilv = = = 30,02 (A)
√3. Upt_đm . cosφ √3. 400.0,96
- Dòng điện phát nóng tính toán:
Ilv 30,02
Icptt = = = 35,74 (A)
K 0,84
 Tra Bảng 8.7 [3, tr. 130] chọn cáp điện lực CV có tiết diện cáp là 300mm2
và dòng điện cho phép là 570 A.
➢ Tính chọn dây dẫn nhánh 2 và 2’:
- Dòng điện qua dây dẫn:
P2 29,949
Ilv = = = 45,03 (A)
√3. Upt_đm . cosφ √3. 400.0,96
- Dòng điện phát nóng tính toán:
Ilv 45,03
Icptt = = = 53,61 (A)
K 0,84
 Tra Bảng 8.7 [3, tr. 130] chọn cáp điện lực CV có tiết diện cáp là 400mm2
và dòng điện cho phép là 660 A.
➢ Tính chọn dây dẫn nhánh 3 và 3’:
- Dòng điện qua dây dẫn:
P3 9,983
Ilv = = = 15,01 (A)
√3. Upt_đm . cosφ √3. 400.0,96
- Dòng điện phát nóng tính toán:
Ilv 15,01
Icptt = = = 17,87 (A)
K 0,84
 Tra Bảng 8.7 [3, tr. 130] chọn cáp điện lực CV có tiết diện cáp là 200mm2
và dòng điện cho phép là 440 A.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 106/148

8.5.9 Tính chọn dây dẫn hạ áp từ tủ chiếu sáng nút giao thông đến cột đèn.

Tu chieu sang nut


giao thong

4 4'
5 5'

Hình 8.5.9: Sơ đồ dây dẫn hạ áp tủ chiếu sáng nút giao thông.


- Pha 1: 1/2 số bộ đèn của hệ thống: P4 = P4′ = 12,45 kW.
- Pha 2: toàn bộ số bộ đèn của hệ thống: P5 = P5′ = 24,9 kW.
Cáp được chôn ngầm trong đất nên sẽ có các hệ số hiệu chỉnh K, tra Bảng 8.13,
8.14, 8.15 và 8.16 [3, tr. 134], ta có:
- Hệ số ảnh hưởng của phương pháp lắp đặt, đi trong máng cáp:
K 4 = 0,8
- Hệ số ảnh hưởng của số dây đặt trong hàng, cáp 1 lõi:
K5 = 1
- Hệ số ảnh hưởng của đất, theo điều kiện đất ẩm:
K 6 = 1,05
- Hệ số phụ thuộc vào nhiệt độ của đất, tính theo nhiệt độ 20℃:
K7 = 1
 Hệ số hiệu chỉnh K theo điều kiện lắp đặt thực tế:
K = K 4 . K 5 . K 6 . K 7 = 0,8.1.1,05.1 = 0,84
Trạm phân phối chiếu sáng đường đặt ở giữa phạm vi tính toán, cách cột đèn
cuối cùng 2,5 km.
- Chiều dài dây dẫn:
• Chiều dài dây dẫn trên toàn tuyến: l1 = 2,5 km.
• Chiều dài dây dẫn từ tủ đến cột đèn đầu tiên: l2 = 25 m.
l = l1 + l2 = 2,5 + 0,025 = 2,525 km
➢ Tính chọn dây dẫn nhánh 4 và 4’:

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 107/148

- Dòng điện qua dây dẫn:


P4 12,45
Ilv = = = 18,72 (A)
√3. Upt_đm . cosφ √3. 400.0,96
- Dòng điện phát nóng tính toán:
Ilv 18,72
Icptt = = = 22,3 (A)
K 0,84
 Tra Bảng 8.7 [3, tr. 130] chọn cáp điện lực CV có tiết diện cáp là 200mm2
và dòng điện cho phép là 440 A.
➢ Tính chọn dây dẫn nhánh 5 và 5’:
- Dòng điện qua dây dẫn:
P5 24,9
Ilv = = = 37,44 (A)
√3. Upt_đm . cosφ √3. 400.0,96
- Dòng điện phát nóng tính toán:
Ilv 37,44
Icptt = = = 44,571 (A)
K 0,84
 Tra Bảng 8.7 [3, tr. 130] chọn cáp điện lực CV có tiết diện cáp là 300mm2
và dòng điện cho phép là 570 A.

8.5.10 Tính chọn dây dẫn từ dây dẫn hạ áp đến đèn.

Theo điều kiện lắp đặt thực tế, dòng phát nóng cho phép của dây dẫn không chôn
ngầm phải được hiệu chỉnh theo hệ số K, tra Bảng 8.10, 8.11 và 8.12 [3, tr. 132 –
133] bao gồm các hệ số thành phần:
- Hệ số ảnh hưởng của phương pháp lắp đặt, đặt cáp trong ống vật liệu
cách điện, chịu nhiệt:
K1 = 0,7
- Hệ số ảnh hưởng của số dây dẫn trong ống, 2 dây:
K 2 = 0,8
- Hệ số ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường, 35℃:
K 3 = 0,93
 Hệ số hiệu chỉnh K = K1 . K 2 . K 3 = 0,7.0,8.0,93 = 0,5208.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 108/148

8.5.10.1 Chiếu sáng đường.

- Dòng làm việc cực đại của đèn:


PBĐ 149
Ilv_max = = = 0,71 (A)
U. cosφ 220.0,96
- Dòng điện phát nóng cho phép tính toán:
Ilv_max 0,71
Icptt = = = 1,363 (A)
K 0,5208
 Tra Bảng 8.9 [ 3, tr.132] chọn dây dẫn VC 1.5 có dòng điện cho phép là
23 A.
8.5.10.2 Chiếu sáng nút giao thông.

- Dòng làm việc cực đại của đèn:


PBĐ 415
Ilv_max = = = 1,965 (A)
U. cosφ 220.0,96
- Dòng điện phát nóng cho phép tính toán:
Ilv_max 1,965
Icptt = = = 3,773 (A)
K 0,5208
 Tra Bảng 8.9 [ 3, tr.132] chọn dây dẫn VC 1.5 có dòng điện cho phép là
23 A.

8.5.11 Kiểm tra độ sụt áp.

Theo TCVN 9207 – 2012, độ sụt áp cho phép từ tủ phân phối hạ áp của trạm biến
áp cho mạng điện chiếu sáng không quá 5% giá trị điện áp định mức.
8.5.11.1 Chiếu sáng đường.

➢ Tổn thất điện áp trên nhánh 1 và 1’:


- Tra Bảng 8.7 [3, tr. 130], cáp điện lực có tiết diện 300 mm2, ta tìm được
điện áp rơi trên 1 km đường dây:
Vd = 0,19 V⁄A⁄km
- Tổn thất điện áp đến cuối đường dây:
∆U = Vd . Ilv . L = 0,19.30,02.2,525 = 14,402 V

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 109/148

- Phần trăm tổn thất điện áp:


∆U 14,402
∆U% = = . 100 = 3,601 % < 5% (thỏa)
Uđm 400
➢ Tổn thất điện áp trên nhánh 2 và 2’:
- Tra Bảng 8.7 [3, tr. 130], cáp điện lực có tiết diện 400 mm2, ta tìm được
điện áp rơi trên 1 km đường dây:
Vd = 0,17 V⁄A⁄km
- Tổn thất điện áp đến cuối đường dây:
∆U = Vd . Ilv . L = 0,17.45,03.2,525 = 19,33 V
- Phần trăm tổn thất điện áp:
∆U 19,33
∆U% = = . 100 = 4,833 % < 5% (thỏa)
Uđm 400
➢ Tổn thất điện áp trên nhánh 3 và 3’:
- Tra Bảng 8.7 [3, tr. 130], cáp điện lực có tiết diện 200 mm2, ta tìm được
điện áp rơi trên 1 km đường dây:
Vd = 0,24 V⁄A⁄km
- Tổn thất điện áp đến cuối đường dây:
∆U = Vd . Ilv . L = 0,24.15,01.2,525 = 9,096 V
- Phần trăm tổn thất điện áp:
∆U 9,096
∆U% = = . 100 = 2,274 % < 5% (thỏa)
Uđm 400
8.5.11.2 Chiếu sáng nút giao thông.

➢ Tổn thất điện áp trên nhánh 4 và 4’:


- Tra Bảng 8.7 [3, tr. 130], cáp điện lực có tiết diện 200 mm2, ta tìm được
điện áp rơi trên 1 km đường dây:
Vd = 0,24 V⁄A⁄km
- Tổn thất điện áp đến cuối đường dây:
∆U = Vd . Ilv . L = 0,24.18,72.2,525 = 11,344 V
- Phần trăm tổn thất điện áp:

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 110/148

∆U 11,344
∆U% = = . 100 = 2,836 % < 5% (thỏa)
Uđm 400
➢ Tổn thất điện áp trên nhánh 5 và 5’:
- Tra Bảng 8.7 [3, tr. 130], cáp điện lực có tiết diện 300 mm2, ta tìm được
điện áp rơi trên 1 km đường dây:
Vd = 0,19 V⁄A⁄km
- Tổn thất điện áp đến cuối đường dây:
∆U = Vd . Ilv . L = 0,19.37,44.2,525 = 17,962 V
- Phần trăm tổn thất điện áp:
∆U 17,961
∆U% = = . 100 = 4,49 % < 5% (thỏa)
Uđm 400
8.5.11.3 Tổn thất từ đường dây hạ áp đến đèn.

➢ Đèn đường:
- Chiều dài dây dẫn từ chân cột đến đèn, cột cao 16m, cửa sổ đấu nối cao
1m với cần vươn 0,75m cho mỗi phía, hệ số dự trữ bằng 1,1:
L = [(16 − 1) + 0,75]. 1,1 = 17,325 m
- Tra bảng 8.9 [3, tr. 132] ta có điện áp rơi trên 1km của dây VC 1.5 là:
Vd = 21,93 V
- Tổn thất điện áp cuối đường dây:
ΔU = Vd . Ilv . L = 21,93.0,71. (17,325. 10−3 ) = 0,27 V
- Phần trăm tổn thất điện áp:
∆U 0,27
∆U% = = . 100 = 0,123 % < 5% (thỏa)
Uđm 220
➢ Đèn pha:
- Chiều dài dây dẫn từ chân cột đến đèn, cột cao 16m, cửa sổ đấu nối cao
1m với bán kính vươn 0,5m và hệ số dự trữ bằng 1,1:
L = [(16 − 1) + 0,5]. 1,1 = 17,05 m
- Tra bảng 8.9 [3, tr. 132] ta có điện áp rơi trên 1km của dây VC 1.5 là:
Vd = 21,93 V

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 111/148

- Tổn thất điện áp cuối đường dây:


ΔU = Vd . Ilv . L = 21,93.1,965. (17,05. 10−3 ) = 0,735 V
- Phần trăm tổn thất điện áp:
∆U 0,735
∆U% = = . 100 = 0,335 % < 5% (thỏa)
Uđm 220

8.6 Tính toán lựa chọn thiết bị bảo vệ đèn.

Đèn LED là dạng nguồn sáng điện tử với đặc thù của mạng chiếu sáng, các thiết
bị sau khi đưa vào sử dụng một thời gian nhất định sẽ phải kiểm tra định kỳ và bảo
vệ thiết bị khỏi những hư hỏng. Việc bảo vệ thiết bị bao gồm bảo vệ thiết bị trong
trạm biến áp, đèn, đường dây và các mạch điện tử trong bộ đèn. Ngày nay, hầu hết
các thiết bị bảo vệ được sử dụng là Aptomat. Do đó, ta sử dụng Aptomat đẻ bảo vệ
hệ thống. việc lựa chọn Aptomat phù hợp sẽ được tính toán như sau:
➢ Đối với cột đèn chiếu sáng đường:
- Dòng điện trong mỗi cột đèn:
nBĐ . PBĐ 2.149
I1 = = = 1,411 (A)
Uđm . cosφ 220.0,96
- Khi hệ thống khởi động, dòng điện tăng gấp đôi. Do đó, chọn Aptomat
có dòng định mức theo điều kiện sau:
IđmA = 2. I1 = 2.1,411 = 2,822 (A)
 Tra PL 3.5 [4, tr. 356] chọn Aptomat do Nhật chế tạo có các thông số
sau:
• Mã hiệu: EA53 – G.
• Dòng điện định mức: 10 A.
• Điện áp định mức: 220 – 380 V.
• Dòng ngắn mạch: 5 kA.
➢ Đối với cột đèn chiếu nút giao thông:
- Dòng điện trong mỗi cột đèn:
nBĐ . PBĐ 3.415
I2 = = = 5,895 (A)
Uđm . cosφ 220.0,96

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 112/148

- Khi hệ thống khởi động, dòng điện tăng gấp đôi. Do đó, chọn Aptomat
có dòng định mức theo điều kiện sau:
IđmA = 2. I2 = 2.5,895 = 11,79 (A)
 Tra PL 3.5 [4, tr. 356] chọn Aptomat do Nhật chế tạo có các thông số
sau:
• Mã hiệu: EA53 – G.
• Dòng điện định mức: 15 A.
• Điện áp định mức: 220 – 380 V.
Dòng ngắn mạch: 5 kA.

8.7 Thiết kế hệ thống nối đất an toàn cho trạm biến áp.

Trong hệ thống cung cấp điện, để đảm bảo an toàn cho người vận hành và thiết
bị cần phải có hệ thống nối đất an toàn. Tuy nhiên, để phòng ngừa tai nạn điện giật
thì trước tiên phải chấp hành nghiêm chỉnh các thao tác an toàn khi vận hành thiết bị.
Mục đích của hệ thống nối đất là hạn chế dòng điện đi qua cơ thể người khi xảy ra
sự cố rò điện. Các thiết bị trong trạm có vỏ máy kim loại đều được nối đất an toàn.
Để thực hiện nối đất an toàn, ta sử dụng thép cọc thép đường kính d = 16mm có
chiều dài 2,5m được kết nối với nhau thông qua thanh thép dẹt 40x4mm kiểu mạch
vòng khép kín bao quanh thiết bị. Các cọc chôn sâu dưới đất, cách mặt đất 0,7m,
thanh thép dẹt được hàn chặt với cọc ở độ sâu cách mặt đất 0,8m. Sơ đồ hệ thống nối
đất được thể hiện ở hình 8.7 dưới đây.

0,7m 0,8m

3m Tram Bien Ap Chieu Sang

2,5m

6m

Hình 8.7a: Mặt cắt hệ thống nối đất trạm biến áp chiếu sáng.
Tham khảo tài liệu trên Website [1], ta có:

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 113/148

- Điện trở suất của đất theo điều kiện đất ẩm ρđo = 0,4. 104 (Ω. cm).
- Hệ số thay đổi điện trở suất theo mùa K m = 1,4 (đo vào mùa mưa).
- Hệ số sử dụng cọc ηc = 0,8 và thanh ηth = 0,64.
- Điện trở nối đất yêu cầu của hệ thống cọc là R yc = 4 Ω.
Điện trở suất tính toán của đất:
ρtt = K m . ρđo = 1,4.0,4. 104 = 5600 (Ω. cm)
Điện trở tản của một cọc:
rc = 0,00289. ρtt = 0,00289.5600 = 16,184 (Ω)
Số cọc trong hệ thống tính toán sơ bộ:
rc 16,184
n= = = 5,06
R yc . ηc 4.0,8
 Chọn n = 6 cọc.
Điện trở nối đất của hệ thống gồm n cọc chôn thẳng đứng:
rc 16,184
Rc = = = 3,372 (Ω)
n. ηc 6.0,8
Điện trở của thanh dẫn nối đất:
0,366. ρtt 2. l2 0,366.5600 2. 18002
R th = . log 2 = . log = 2,737 (Ω)
l b. t 1800 4. 802
Điện trở nối đất thực tế của các thanh nối đất:
R th 2,737
R′th = = = 4,277 (Ω)
ηth 0,64
Điện trở nối đất cần thiết của toàn bộ số cọc:
4. R′th 4.4,277
R yc = ′ = = 1,305 (Ω)
4. R th − 4 4.4,277 − 4
Số cọc cần đóng của hệ thống:
rc 16,184
n= = = 15,502
R yc . ηc 1,305.0,8
 Hệ thống có tất cả 16 cọc và có sơ đồ bố trí như sau:

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 114/148

He thong noi dat


thanh dan - coc

Hình 8.7b: Hệ thống nối đất TBA.


Quy trình tiến hành lắp đặt nối đất:
- Sử dụng 16 cọc thép có tiết diện d = 16mm dài 2,5m tạo thành mạch
vòng kín có tổng chiều dài các cạnh là 18m, được kết nối với nhau thông
qua thanh thép dẹt như hình 8.7b.
- Để kết nối các thiết bị trong trạm biến áp với hệ thống nối đất an toàn,
từ hệ thống nối đất thiết kế 2 đầu nối và thực hiện như sau:
• Trung tính phía hạ áp (0,4kV) sẽ được kết nối vào 1 đầu của hệ thống
nối đất.
• Các thiết bị khác (có vỏ bằng kim loại) sẽ kết nối vào đầu còn lại.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 115/148

CHƯƠNG 9. TỔNG KẾT CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT


CỦA HỆ THỐNG

9.1 Mục đích.

Khi thiết kế một hệ thống điện hay một dự án bất kì, điều quan trong sau khi thiết
kế là phải xem xét đến chỉ tiêu kinh tế của dự án. Chỉ tiêu kinh tế bao gồm dự toán
kinh phí đầu tư cho dự án và tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
Việc lập bản dự toán kinh phí đầu tư được thiết lập sau khi hoàn thành bản thiết
kế chi tiết về dự án. Từ đó, lập bản dự toán kinh phí xây dựng trạm, chi phí xây dựng
đường dây, chi phí đầu tư thiết bị mới, chi phí thuê nhân công lắp đặt, vận hành ….

9.2 Tính toán các chi phí đầu tư thiết bị cho hệ thống.

9.2.1 Chi phí đầu tư máy biến áp.

Trạm cung cấp điện chiếu sáng gồm 2 máy biến áp vận hành song song với công
suất một máy là 100 KVA – 10/0,4 kV. Máy biến áp loại ba pha hai cuộn dây do Việt
Nam sản xuất. Tra bảng giá máy biến áp Đông Anh, loại máy 22 -10/0,4 kV ta có giá
thành 1 máy là 85,5 triệu đồng.
Như vậy, chi phí đầu tư máy biến áp là:
K T = 2.85,5 = 171 (triệu đồng)

9.2.2 Chi phí đầu tư đèn LED.

➢ Đèn LED chiếu sáng đường: Đèn BGP323 T35 1xECO287-3S/657.


- Giá tiền mua một bộ đèn: € 171,5 = 4,548 (triệu đồng).
- Tổng số bộ đèn trên 5 km chiếu sáng: 402 bộ.
- Tổng chi phí đầu tư đèn chiếu sáng đường:
K Đ = 402.4,548 = 1828,296 (triệu đồng)
➢ Đèn pha LED: Philips BVP651 T45 1 xLED650-4S/757 OFA52.
- Giá tiền mua một bộ đèn: € 200 = 5,304 (triệu đồng).

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 116/148

- Tổng số bộ đèn trên 5 km chiếu sáng: 120 bộ.


- Tổng chi phí đầu tư đèn chiếu sáng đường:
K ĐP = 120.5,304 = 636,48 (triệu đồng)

9.2.3 Chi phí đầu tư thiết bị bảo vệ.

- Dao cách ly 10 kV chém đứng ngoài trời: K DCL = 3,94 (triệu đồng).
- Cầu chì tự rơi có cắt tải LBFCO 24kV-200A-10kA:
K FCO = 2,3 (triệu đồng)
- Chống sét van loại điện áp định mức từ 6 -36 kV:
K LA = 5,3 (triệu đồng)
- Aptomat: K AT = 4.3,85 = 15,4 (triệu đồng).
- Máy biến dòng 800/5A: K CT = 2.0,439 = 0,878 (triệu đồng).
- Contactor: K K = 5.2,608 = 13,04 (triệu đồng).
- Cầu chì bảo vệ đèn: K CC = 5.0,077 = 0,385 (triệu đồng).

9.2.4 Chi phí đầu tư dây dẫn điện.

- Cáp cao áp dẫn điện từ lưới đến trạm:


K dd = 15.52 = 780 (nghìn đồng)
- Cáp dẫn điện từ tủ hợp bộ đến tủ chiếu sáng đường:
K dd = 5.56 = 280 (nghìn đồng)
- Cáp dẫn điện từ tủ hợp bộ đến tủ chiếu sáng nút giao thông:
K dd = 5.56 = 280 (nghìn đồng)
- Cáp dẫn điện từ tủ chiếu sáng đường đến cột đèn:
K dd = (5025.5,2) + (5025.7,986) + (5025.4,5)
= 88,872 (triệu đồng)
- Cáp dẫn điện từ tủ chiếu sáng nút giao thông đến cột đèn:
K dd = (5025.4,5) + (5025.5,2) = 48,743 (triệu đồng)
- Dây dẫn từ cáp hạ áp đến đèn đường:
K dd = 2. (17,325.3,223) = 111,677 (nghìn đồng)

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 117/148

9.3 Tổng kinh phí đầu tư ban đầu dự tính của hệ thống.

Dự tính chi phí xây dựng, lắp đặt thiết bị, nhân công làm việc, vật tư xây dựng và
thiết bị phụ trợ khác khoảng 800 triệu đồng.
Bảng 9.3: Chi phí đầu tư hệ thống chiếu sáng bằng LED dự tính.
Loại đầu tư Chi phí (triệu đồng)
Máy biến áp 171
Đèn LED chiếu sáng đường 1828,296
Đèn LED chiếu sáng nút giao thông 636,48
Dao cách ly phía cao áp 3,94
Cầu chì tự rơi FCO 2,3
Chống sét van LA 5,3
Aptomat 15,4
Máy biến dòng điện 0,878
Contactor 13,04
Cầu chì bảo vệ đèn 0,385
Dây dẫn điện 139,067
Chi phí khác 800
Tổng kinh phí đầu tư ban đầu (ước lượng): K = 3616,086 (triệu đồng)

9.4 Tính lượng điện năng tiêu thụ của hệ thống.

- Điện năng tiêu thụ cực đại của 1 bộ đèn đường trong 1 ngày (thời gian
vận hành từ 18h đến 6h với t = 12 giờ):
AĐ = PĐ . t = 149.12 = 1788 (Wh) = 1,788 kWh
- Điện năng tiêu thụ cực đại của 1 bộ đèn pha trong 1 ngày (thời gian vận
hành từ 18h đến 6h với t = 12 giờ):
AĐP = PĐP . t = 415.12 = 4980 (Wh) = 4,98 kWh
 Điện năng tiêu thụ của toàn hệ thống trong 1 ngày:

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 118/148

Angày = nĐ . AĐ + nĐP . AĐP = 402.1,788 + 120.4,98


= 1316,376 kWh
 Điện năng tiêu thụ của toàn hệ thống trong 1 năm:
Anăm = nĐ . AĐ + nĐP . AĐP = (402.1,788 + 120.4,98). 365
= 480477,24 kWh
 Chi phí điện năng cung cấp cho chiếu sáng hằng năm của nhà nước với
giá tiền cho 1 kWh điện năng là c = 1,755 nghìn đồng:
$ = Anăm . c = 480477,24.1,755 = 843237,5562 (nghìn đồng)
= 843,24 (tỷ đồng).

9.5 Tính toán tổn thất điện năng trong hệ thống.

Tổn thất điện năng trong hệ thống ứng với tình trạng làm việc với phụ tải cực đại
của hệ thống. Trong phạm vi đồ án, phụ tải chiếu sáng làm việc cực đại khi tất cả đèn
trong hệ thống cùng hoạt động. Khi đó, ta có các tổn thất điện năng thông qua tổn
thất công suất của các thiết bị như sau:
- Tổn thất công suất trong máy biến áp: Gồm 2 máy vận hành song song.
Spt 2 57,135 2
ΔPT = 2. ΔP0 + 2. ΔPN . ( ) = 1,46 + 4,8. ( ) = 3,027 kW
Sđm 100
- Tổn thất công suất trên đường dây hạ áp từ máy biến áp đến cột đèn: Do
tính tổn thất khi phụ tải cực đại nên ta tính cho đường dây số 2 và 2’:
• Công suất tác dụng trên đường dây 2 và 2’ là: P2 = P2′ = 29,949 kW.
• Công suất phản kháng trên đường dây 2 và 2’ là:

P2 2
Q 2 = Q 2′ = √S22 − P22 = √( ) − P22
cosφ

29,949 2
= √( ) − 29,9492 = 8,735 (KVAr)
0,96

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 119/148

• Dây dẫn có tiết diện 300 mm2 và 400 mm2 > 55 mm2 nên ta bỏ qua
điện trở r0. Nghĩa là điện trở trên dây dẫn R2 = 0 và tổn thất công suất
trên dây dẫn cũng bằng 0.
- Tổn thất công suất trên đường dây cấp điện từ dây dẫn hạ áp đến đèn:
• Công suất tác dụng trên đường dây chiếu sáng đường:
PĐ = 149 W = 0,149 kW.
• Công suất phản kháng trên đường dây chiếu sáng đường:

PĐ 2 0,149 2
Q Đ = √SĐ2 − PĐ2 = √( ) − PĐ2 = √( ) − 0,1492
cosφ 0,96

= 0,0435 (KVAr)
• Dây dẫn có tiết diện 1.5 mm2 < 55 mm2 nên tính điện trở r01:
22,5 22,5
r01 = = = 15 (Ω⁄km)
F 1,5
• Công suất tác dụng trên đường dây chiếu sáng nút giao thông:
PĐP = 415 W = 0,415 kW.
• Công suất phản kháng trên đường dây chiếu sáng nút giao thông:

PĐP 2 0,415 2
Q ĐP = 2
√SĐP − 2
PĐP √
= ( 2 √
) − PĐP = ( ) − 0,4152
cosφ 0,96

= 0,121 (KVAr)
• Dây dẫn có tiết diện 1.5 mm2 < 55 mm2 nên tính điện trở r02:
22,5 22,5
r02 = = = 15 (Ω⁄km)
F 1,5
Tổng điện trở của dây dẫn trong hệ thống:
R = (nĐ . L01 . r01 ) + (nĐP . L02 . r02 )
= [402. (17,325. 10−3 ). 15]
+ [120. (17,325. 10−3 ). 15] = 135,655 (Ω)
Tổn thất công suất trên toàn đường dây:

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 120/148

PĐ2 + Q2Đ 2
PĐP + Q2ĐP
∆PL = 2 . R Đ + 2 . R ĐP = 52,004 + 120,401
Uđm Uđm
= 172,405 W
Như vậy, tổng tổn thất công suất trong hệ thống:
∆PΣ = ΣΔPT + ΣΔPL = 3027 + 172,405 = 3,2 (kW)
Thời gian vận hành cực đại là 12 giờ/ngày nên thời gian vận hành cực đại dây
dẫn trong 1 năm là: Tmax = 12.365 = 4380 giờ.
Thời gian tổn thất công suất cực đại của đường dây:
Tmax 2 4380 2
τ = (0,124 + ) . 8760 = (0,124 + ) . 8760 = 2767 (giờ/năm)
104 104
Tổn thất điện năng trên đường dây:
ΔAL = ΣΔPL . τ = 172,405.2767 = 477044,635 Wh = 477,045 kWh
Tổn thất điện năng khi vận hành 2 máy biến áp song song:
1 Spt 2 57,135 2
ΔAT = 2. ΔP0 . t + . ΔPN . ( ) . τ = 1,46.8760 + 1,2. ( ) . 3411
2 Sđm 100
= 14125,8 kWh
Tổng tổn thất điện năng trong toàn hệ thống:
ΔA = ΔAL + ΔAT = 477,045 + 14125,8 = 14602,845 kWh
Phần trăm tổn thất điện năng trong năm của hệ thống:
ΔA 14602,845
ΔA% = . 100% = . 100% = 3,04 %
A 480477,24

9.6 Kết luận chỉ tiêu kinh tế của hệ thống.

Bảng 9.6: Chỉ tiêu kinh tế của toàn hệ thống trong một năm.
Số thứ
Các chỉ tiêu kinh tế Trị số Đơn vị
tự
1 Chi phí đầu tư ban đầu 3616,086 Triệu đồng
2 Chi phí tiêu thụ điện năng 843,24 Tỷ đồng
3 Điện năng tổn thất 14602,845 kWh

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 121/148

Phần trăm tổn thất điện


4 3,04 %
năng

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 122/148

CHƯƠNG 10. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG


DIALUX EVO

10.1 Giới thiệu về phần mềm DiaLux Evo.

Hình 10.1: Biểu tượng phần mềm DiaLux Evo.


DiaLux Evo là phần mềm thiết kế chiếu sáng độc lập được phát triển bởi tập đoàn
DIAL của Đức. Ngoài tính năng thiết kế chiếu sáng trong nhà hay ngoại cảnh bằng
ánh sáng nhân tạo hoặc tự nhiên, DiaLux Evo còn cho phép chèn mô hình IFC trực
tiếp vào thiết kế. Điểm đặc biệt của phần mềm là hỗ trợ hầu hết tất cả các sản phẩm
chiếu sáng của các hãng sản xuất lớn trên thế giới.
DiaLux Evo cho phép kỹ sư thiết kế, mô phỏng và tính toán chiếu sáng trực tiếp
trên phần mềm. Qua đó, có thể nhìn nhận được sơ bộ thiết kế như màu sắc ánh sáng,
hiệu suất phát sáng, độ rọi, … và các tiêu chuẩn khác nhằm so sánh với phương pháp
thiết kế bằng tay.
Các tính năng chính của phần mềm:
- Thiết kế chiếu sáng nội thất (trong nhà).
- Thiết kế chiếu sáng ngoại thất (ngoài trời).
- Thiết kế chiếu sáng đường phố.
- Chèn tập tin từ AutoCAD để thiết kế và xuất ra hình ảnh, tập tin PDF.
- Chèn các biểu tượng, hình ảnh, vật dụng để làm thiết kế thêm sinh động.

10.2 Tìm hiểu giao diện phần mềm.

Sau khi khởi động phần mềm, cửa sổ làm việc sẽ hiện lên để tùy chọn tính năng
thiết kế mong muốn. Ở đây, tôi thiết kế sử dụng phần mềm DiaLux Evo 8.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 123/148

Hình 10.2: Giao diện làm việc của phần mềm DiaLux Evo.
Từ hình 10.2, ta có thể tùy chọn chức năng thiết kế:
- Outdoor and buiding planning: Thiết kế chiếu sáng ngoài trời và trong
nhà.
- Import plan or IFC: Thiết kế dựa theo bản thiết kế có sẵn hoặc từ tập tin
IFC.
- Street Lighting: Thiết kế chiếu sáng đường phố.
- Simple indoor planning: Thiết kế chiếu sáng 1 phòng đơn trong nhà.
- Edit existing project: Chỉnh sửa thiết kế có sẵn.
- Other topics: Các chủ đề khác.

10.3 Thiết kế chiếu sáng 5 km QL13 bằng phần mềm DiaLux Evo.

Từ giao diện làm việc, tôi chọn tính năng Street Lighting để thiết kế chiếu sáng
cho 1 đoạn đường.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 124/148

Hình 10.3a: Lựa chọn tính năng thiết kế.


Sau khi lựa chọn tính năng thiết kế, cửa sổ thiết kế hiện ra để nhập thông số thiết
kế.

Hình 10.3b: Giao diện thiết kế chiếu sáng đường phố.

10.3.1 Thiết kế kết cấu đường.

Như đã tính toán bằng tay ở trên, tại phần này chúng ta nhập thông số tính toán
của đường vào phần mềm. Tuy nhiên, phương án thiết kế là bố trí 1 dãy đèn đôi dọc
theo dải phân cách 2 làn đường bằng nhau, để đơn giản thiết kế tôi chỉ mô phỏng cho
1 làn đường.
Theo hình 10.3b:

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 125/148

- Tại mục Active Road:


• Tên đường (Name): QL13
• Tiêu chuẩn thiết kế (Standard): Tôi chọn tiêu chuẩn Châu Âu: EN
13201:2015.
- Tại mục Street Profile:
• Chọn dải phân cách cỏ xanh (Grass Strip): rộng 1m, cao 10cm.
• Chọn làn đường chính (Roadway): 3 làn rộng 16m.
• Chọn làn đường cho người đi bộ (SlideWalk): rộng 2m, cao 10cm.
- Tại mục Active profile element: Click vào làm đường muốn chỉnh sửa.
• Tên làn đường (Name): Roadway.
• Tiêu chuẩn xây dựng mặt đường (Roadway surface): CIE C1 – Q0:0.1
• Bề rộng mỗi làn đường (Roadway width): 16m.
• Số làn đường (Number of lanes): 3.
• Định giá (Illuminance Class): Cấp chiếu sáng M2.

10.3.2 Lựa chọn đèn đường và phân bố đèn.

DiaLux Evo 8 cho phép thêm dữ liệu đèn từ nhà sản xuất vào để mô phỏng. Để
thêm dữ liệu đèn vào phần mềm thực hiện như sau:
Chọn mục Lamp => Select => Catalogs => Additional Catalogs => chọn hãng
đèn (ở đây tôi chọn đèn Philips) => Double Click vào logo Philip => Giao diện hãng
Philips hiện ra. Tại đây, nhập mã hiệu loại đèn lựa chọn để thêm vào phần mềm.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 126/148

Hình 10.3.2a: Thêm Catalogs đèn Philips cho DiaLux Evo.


Sau khi tìm được loại đèn phù hợp là bộ đèn BGP323 T35 1xECO287-3S/657
DC, chọn Add để thêm dữ liệu vào phần mềm.

Hình 10.3.2b: Nhập thông số và bố trí bộ đèn.


Từ hình 10.3.2b, ta có thể thấy:
- Tại vị trí 1: Bộ đèn được chọn.
• Mã hiệu: BGP323 T35 1xECO287-3S/657.
• Số giờ làm việc tối đa trong năm: 4000 giờ.
- Tại vị trí 2: Bố trí đèn và thông số cột đèn.
• Phương pháp bố trí: Bố trí bộ đèn ở 1 bên đường.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 127/148

• Nhập thông số cột đèn thiết kế.


- Tại vị trí 3: Số liệu tính toán theo tiêu chuẩn và các giá trị cột đèn nhập
ở vị trí 2. Các giá trị này dùng để kiểm tra chỉ tiêu yêu cầu kỹ thuật của
thiết bị đã phù hợp với tiêu chuẩn hay chưa và được thể hiện trong bảng
10.3.2 dưới đây.
Bảng 10.3.2: Giá trị tính toán theo tiêu chuẩn thiết kế.
STT Đại lượng tính toán Trị số
1 Khoảng cách 2 cột đèn liên tiếp 25m
2 Chiều cao cột đèn 16m
3 Góc nghiêng cần đèn 10°
4 Khoảng cách từ đèn đến mép đường 0,75m
5 Số đèn 1 bên đường 1
6 Khoảng cách từ cột đèn đến mép 0,75m
đường
7 Chiều dài cần đèn (2 bên) 1,5m
8 Độ rọi trung bình ≥ 1,5 cd/m2
9 Hệ số chói lóa TI ≤ 10
Khi các giá trị tính toán đã thỏa mãn yêu cầu theo tiêu chuẩn thiết kế, phần mềm
sẽ tự động tính toán chiếu sáng trên tuyến đường, thể hiện như hình 10.3.2c:

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 128/148

Hình 10.3.2c: Kết quả mô phỏng chiếu sáng đường.

Hình 10.3.2d: Đường phối quang của đèn trên bề mặt đường.

10.3.3 Xuất kết quả mô phỏng.

Để xuất kết quả mô phỏng trên phần mềm, ta thực hiện như sau: Chọn mục
Document => chọn dữ liệu muốn xuất.
10.3.3.1 Xuất thông tin bộ đèn lựa chọn.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 129/148

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 130/148

10.3.3.2 Xuất thông tin cột đèn và tiêu chuẩn thiết kế.

10.3.3.3 Xuất kết quả tính toán trên làn đường.

➢ Kết quả tóm tắt:

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 131/148

➢ Lưới điểm:

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 132/148

➢ Đường phối quang:

➢ Biểu đồ giá trị:

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 133/148

10.4 Thiết kế chiếu sáng nút giao thông có vòng xoay bằng phần mềm DiaLux
Evo.

Để thiết kế chiếu sáng nút giao thông có vòng xoay, trước tiên cần phải có vản vẽ
AutoCAD cho nút giao thông. Chọn tính năng Import plan or IFC để thiết kế.

Hình 10.4a: Lựa chọn tính năng thiết kế.


Sau khi lựa chọn tính năng thiết kế, cửa sổ thiết kế hiện ra để nhập thông số thiết
kế.

Hình 10.4b: Giao diện thiết kế chiếu sáng nút giao thông có vòng xoay.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 134/148

10.4.1 Thiết kế kết cấu nút giao thông.

Phương án thiết kế là bố trí 1 cột đèn pha ở giữa vòng xoay của ngã tư.
- Tại mục Construction:
• Chọn “Furniture and objects” để thêm các khối cấu trúc và vật dụng
tạo sinh động cho nút giao thông. Kích thước vật dụng tùy ý nhưng
phải phù hợp và không ảnh hưởng đến khu vực chiếu sáng.
• Chọn “Materials” để thay đổi màu sắc cho các vật dụng thêm sinh
động.

Hình 10.4.1: Nút giao thông.

10.4.2 Lựa chọn đèn đường và phân bố đèn.

Tương tự như chiếu sáng đường, ta thêm Catalog đèn pha LED hãng Philips.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 135/148

Hình 10.4.2a: Thêm Catalogs đèn pha LED Philips cho DiaLux Evo.
Sau khi tìm được loại đèn phù hợp là bộ đèn pha BVP651 T45 1 xLED650-4S/757
OFA52, chọn Add để thêm dữ liệu vào phần mềm.

Hình 10.4.2b: Nhập thông số và bố trí bộ đèn.


Từ hình 10.4.2b, ta có thể thấy:
• Mã hiệu: BVP651 T45 1 xLED650-4S/757 OFA52.
• Phương pháp bố trí: Bố trí một cột đèn ở giữa vòng xoay.
Bảng 10.4.2: Giá trị tính toán theo tiêu chuẩn thiết kế.
STT Đại lượng tính toán Trị số
1 Chiều cao cột đèn 16m

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 136/148

2 Bán kính khung đèn 0,85m


Khi các giá trị tính toán đã thỏa mãn yêu cầu theo tiêu chuẩn thiết kế, chọn vùng
cần chiếu sáng:

Hình 10.4.2c: Chọn vùng cần chiếu sáng.


Để tính toán chiếu sáng, chọn “Entire projects”, phần mềm sẽ tự động tính toán.

Hình 10.4.2d: Kết quả mô phỏng chiếu sáng nút giao thông có vòng xoay.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 137/148

Hình 10.4.2e: Đường phối quang của đèn trên bề mặt đường.

10.4.3 Xuất kết quả mô phỏng.

Để xuất kết quả mô phỏng trên phần mềm, ta thực hiện như sau: Chọn mục
Document => chọn dữ liệu muốn xuất.
10.4.3.1 Xuất thông tin bộ đèn lựa chọn.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 138/148

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 139/148

10.4.3.2 Xuất thông tin cột đèn và tiêu chuẩn thiết kế.

10.4.3.3 Xuất kết quả tính toán trên làn đường.

➢ Lưới điểm:

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 140/148

➢ Đường phối quang:

➢ Phổ màu:

10.5 Thiết kế chiếu sáng nút giao thông có cầu vượt bằng phần mềm DiaLux
Evo.

Để thiết kế chiếu sáng nút giao thông có cầu vượt, trước tiên cần phải có vản vẽ
AutoCAD cho nút giao thông. Chọn tính năng Import plan or IFC để thiết kế.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 141/148

Hình 10.5a: Lựa chọn tính năng thiết kế.


Sau khi lựa chọn tính năng thiết kế, cửa sổ thiết kế hiện ra để nhập thông số thiết
kế.

Hình 10.5b: Giao diện thiết kế chiếu sáng nút giao thông có cầu vượt.

10.5.1 Thiết kế kết cấu nút giao thông.

Phương án thiết kế là bố trí 4 cột đèn pha ở 4 góc của ngã tư.
- Tại mục Construction:

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 142/148

• Chọn “Furniture and objects” để thêm các khối cấu trúc và vật dụng
tạo sinh động cho nút giao thông. Kích thước vật dụng tùy ý nhưng
phải phù hợp và không ảnh hưởng đến khu vực chiếu sáng.
• Chọn “Materials” để thay đổi màu sắc cho các vật dụng thêm sinh
động.

Hình 10.5.1: Nút giao thông có cầu vượt.

10.5.2 Lựa chọn đèn đường và phân bố đèn.

Tương tự như chiếu sáng đường, ta thêm Catalog đèn pha LED hãng Philips.

Hình 10.5.2a: Thêm Catalogs đèn pha LED Philips cho DiaLux Evo.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 143/148

Sau khi tìm được loại đèn phù hợp là bộ đèn pha BVP651 T45 1 xLED650-4S/757
OFA52, chọn Add để thêm dữ liệu vào phần mềm.

Hình 10.5.2b: Nhập thông số và bố trí bộ đèn.


Từ hình 10.5.2b, ta có thể thấy:
• Mã hiệu: BVP651 T45 1 xLED650-4S/757 OFA52.
• Phương pháp bố trí: Bố trí một cột đèn ở giữa vòng xoay.
Bảng 10.5.2: Giá trị tính toán theo tiêu chuẩn thiết kế.
STT Đại lượng tính toán Trị số
1 Chiều cao cột đèn 16m
2 Bán kính khung đèn 0,85m
Khi các giá trị tính toán đã thỏa mãn yêu cầu theo tiêu chuẩn thiết kế, chọn vùng
cần chiếu sáng:

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 144/148

Hình 10.5.2c: Chọn vùng cần chiếu sáng.


Để tính toán chiếu sáng, chọn “Entire projects”, phần mềm sẽ tự động tính toán.

Hình 10.5.2d: Kết quả mô phỏng chiếu sáng nút giao thông có cầu vượt.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 145/148

Hình 10.5.2e: Đường phối quang của đèn trên bề mặt đường.

10.5.3 Xuất kết quả mô phỏng.

Để xuất kết quả mô phỏng trên phần mềm, ta thực hiện như sau: Chọn mục
Document => chọn dữ liệu muốn xuất.
10.5.3.1 Xuất thông tin bộ đèn lựa chọn.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 146/148

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 147/148

10.5.3.2 Xuất thông tin cột đèn và tiêu chuẩn thiết kế.

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Trang 148/148

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:
[1] Giáo trình Kỹ thuật chiếu sáng, Dương Lan Hương, NXB. Đại học Quốc gia
TP.HCM [2018].
[2] Hướng dẫn đồ án môn học điện 1 – Thiết kế mạng điện, Hồ Văn Hiến, NXB. Đại
học Quốc gia TP.HCM.
[3] Giáo trình Cung cấp điện, Quyền Huy Ánh, NXB. Đại học Sư phạm Kỹ thuật
TP.HCM.
[4] Hệ thống cung cấp điện của xí nghiệp công nghiệp đô thị và nhà cao tầng, Nguyễn
Công Hiền, NXB. Khoa học và kỹ thuật.
Website:
[1] https://thietkemep.com/thiet-ke-dien/thiet-ke-thong-tiep-dia-va-tinh-toan-dien-
tro-noi-dat/

Ứng dụng LED chiếu sáng 5km QL13 SVTH: Nguyễn Ngọc Duyên

You might also like