LSVMTG

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................2

1. Khái quát về đất nước Trung Quốc........................................................3

2. Khái quát tiếp xúc và giao lưu văn hóa Việt – Trung trong lịch sử.......4

3. Các mặt ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc..........................................7

3.1. Về tư tưởng tôn giáo........................................................................7

3.2. Về chữ viết........................................................................................9

3.3. Về văn chương..................................................................................9

3.4. Về kiến trúc....................................................................................10

3.5. Về phong tục tập quán...................................................................14

4. Những ưu điểm, hạn chế rút ra từ tiếp xúc giao lưu văn hóa này........14

KẾT LUẬN..............................................................................................18

1
LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía
cạnh, người Việt cùng cộng đồng 54 dân tộc có những phong tục đúng đắn, tốt
đẹp từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm
tin bền vững trong tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý khác nhau
của tôn giáo, tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp truyền đạt của ngôn ngữ, từ
truyền thống đến hiện đại của văn học, nghệ thuật. Sự phong phú và đa dạng
này là do địa hình, khí hậu và các yếu tố từ tự nhiên cùng với một lịch sử có từ
hàng nghìn năm của người Việt và những hội tụ về sau của các dân tộc khác, từ
văn hóa bản địa của người Việt cổ từ thời Hồng Bàng đến những ảnh hưởng từ
bên ngoài trong hàng nghìn năm nay. Trong đó không thể không kể đến những
ảnh hưởng to lớn của văn hóa Trung Quốc tới văn hóa Việt Nam.

Trong quá trình phát triển lịch sử, đã chịu ảnh hưởng rất nhiều từ nền văn
hóa Trung Quốc và ảnh hưởng đó đã thể hiện lên rất nhiều mặt như tư tưởng tôn
giáo, chữ viết, … của nền văn hóa Việt Nam. Để tìm hiểu sâu hơn về ảnh hưởng
của nền văn hóa Trung Quốc tới văn hóa Việt nam, em xin thực hiện bài tiểu
luận với đề tài: Ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc đến nền văn hóa Việt
Nam.

2
1. Khái quát về đất nước Trung Quốc.

Trung Quốc là một quốc gia nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân
cư nhất trên thế giới, với trên 1,35 tỷ người. Thủ đô của Trung Quốc là thành
phố Bắc Kinh. Trung Quốc có diện tích khoảng 9,6 triệu km², là quốc gia có
diện tích lục địa lớn thứ nhì trên thế giới và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ
ba hoặc thứ tư trên thế giới, tùy theo phương pháp đo lường.
Cảnh quan của Trung Quốc quảng đại và đa dạng, biến đổi từ những thảo
nguyên rừng cùng các sa mạc ở phía bắc khô hạn đến các khu rừng cận nhiệt
đới ở phía nam. Các dãy núi Himalaya, Karakoram, Pamir và Thiên Sơn phân
tách Trung Quốc khỏi Nam và Trung Á. Trường Giang và Hoàng Hà lần lượt là
sông dài thứ ba và thứ sáu trên thế giới, hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên
Thanh Tạng và chảy hướng về vùng bờ biển phía đông có dân cư đông đúc.
Đường bờ biển của Trung Quốc dọc theo Thái Bình Dương và dài 14500
km, giáp với các biển: Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông.
Lịch sử Trung Quốc bắt nguồn từ một trong những văn minh cổ nhất thế
giới, văn minh này phát triển tại lưu vực phì nhiêu của Hoàng Hà tại bình
nguyên Hoa Bắc. Trải qua hàng nghìn năm, hệ thống chính trị của Trung Quốc
dựa trên các chế độ quân chủ kế tập, được gọi là triều đại, khởi đầu với triều đại
Hạ bán thần thoại ở lưu vực Hoàng Hà. Từ năm 221 TCN, khi triều đại Tần
chinh phục các quốc gia khác để hình thành một đế quốc Trung Hoa, quốc gia
trải qua nhiều lần mở rộng, đứt đoạn và cải cách. Trung Hoa Dân Quốc lật đổ
triều đại Thanh vào năm 1911, và thống trị Trung Quốc đại lục cho đến năm
1949. Sau khi Đế quốc Nhật Bản chiến bại trong Chiến tranh thế giới thứ hai,
Cộng sản đảng đánh bại Quốc dân đảng tại Trung Quốc đại lục, và thiết lập
nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh vào ngày 1 tháng 10 năm
1949, trong khi đó Quốc dân đảng dời chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đến thủ
đô hiện hành là Đài Bắc.

3
Trong hầu hết thời gian trong hai nghìn năm qua, kinh tế Trung Quốc lớn
nhất và phức tạp nhất trên thế giới, với những chu kỳ hưng thịnh và suy thoái.
Kể từ khi tiến hành cải cách khai phóng vào năm 1978, Trung Quốc trở thành
một trong các nền kinh kế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhấtTrung Quốc được
công nhận là một quốc gia vũ khí hạt nhân và có quân đội thường trực lớn nhất
thế giới, với ngân sách quốc phòng lớn thứ nhì. Nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa trở thành một thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1971, khi
chính thể này thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong vị thế thành viên thường trực
của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc cũng là thành viên của nhiều
tổ chức đa phương chính thức và phi chính thức, và được coi là một cường quốc
của khu vực Châu Á.

2. Khái quát tiếp xúc và giao lưu văn hóa Việt – Trung trong lịch sử.

Việt Nam là nước có ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa Trung Hoa. Điều đó
có thể khẳng định như vậy do rất nhiều lí do:
- Thứ nhất, Việt Nam là nước giáp với Trung Quốc về vị trí địa lý:
tuyến biên giới Việt-Trung với hệ thống cửa khẩu là đường bộ, là cửa ngõ giao
lưu của phía bắc với quốc tế. Đây là nơi mở rộng giao lưu văn hóa vùng miền
lớn nhất giữa miền núi-trung du phía bắc.
- Thứ hai, trong lịch sử Việt Nam và Trung Quốc đã có nhiều sự
tranh chấp và giao tranh tranh giành lãnh thổ: Lịch sử Việt Nam nếu tính từ
lúc có mặt con người sinh sống thì đã có hàng vạn năm trước công nguyên, còn
tính từ khi nhà nước được hình thành thì mới khoảng từ hơn 4000 năm trước
đây (theo truyền thuyết).
Đến thời kỳ đồ sắt, vào khoảng thế kỷ 7 trước công nguyên đã xuất hiện
nhà nước đầu tiên của người Việt trên miền Bắc Việt Nam ngày nay, theo sử
sách đó là nhà nước Văn Lang của các vua Hùng. Thời kỳ Vua Hùng được
nhiều người ghi nhận ra là một quốc gia có tổ chức đầu tiên của người Việt

4
Nam, bắt đầu với truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên mà người Việt Nam tự hào
truyền miệng từ đời này qua đời khác. Thế kỷ thứ 3 TCN, Thục Phán, thủ lĩnh
của bộ tộc Âu Việt-một trong những bộ tộc của Bách Việt ở phía bắc Văn Lang,
đã đánh bại Hùng Vương thứ 18 lập nên nhà nước Âu Lạc. Nhà nước liên minh
Âu Việt- Lạc Việt đã đánh bại cuộc xâm lược của nhà Tần. Nhà nước định đô
tại Cổ Loa, thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội ngày nay. Ông tự xưng là An
Dương Vương. Nước Âu Lạc của An Dương Vương bị Triệu Đà thôn tính năm
208 TCN (hoặc 179 TCN). Cuối thời Tần, Triệu Đà (người nước Triệu - thời
Chiến Quốc) là Huyện lệnh huyện Long Xuyên, sau được Nhâm Ngao tự ý bổ
nhiệm làm Quận úy quận Nam Hải (thuộc tỉnh Quảng Đông ngày nay). Nhân
khi nhà Tần rối loạn sau cái chết của Tần Thủy Hoàng (210 TCN), Triệu Đà đã
cát cứ quậnNam Hải, sau đó ông đem quân thôn tính sáp nhập vương quốc Âu
Lạc và quận Quế Lâm lân cận rồi thành lập nước Nam Việt với kinh đô đặt tại
Phiên Ngung (nay là thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông) vào năm 207
TCN.
Nước Nam Việt trong thời nhà Triệu bao gồm khu vực hai tỉnh Quảng
Đông, Quảng Tây của Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam ngày nay. Nam Việt
được chia thành 4 quận: Nam Hải, Quế Lâm, Giao Chỉ và Cửu Chân. Biên giới
phía bắc là hệ thống dãy núi Ngũ Lĩnh, biên giới phía nam là dãy Hoành Sơn.
Sau khi nhà Hán của người Hoa Hạ được thành lập, Triệu Đà đã đứng về
phía những bộ tộc Bách Việt còn lại để đối chọi với sự bành trướng xâm lăng
của nhà Tây Hán. Trong khoảng thời gian một thế kỷ (207 TCN-111 TCN), tuy
có vua ngoại tộc là người phương Bắc nhưng vương quốc Nam Việt hoàn toàn
độc lập, tự chủ trước đế chế Hán.
Đội quân của Hán Vũ Đế xâm chiếm nước Nam Việt và sáp nhập Nam
Việt vào đế chế Hán. Người Trung Quốc muốn cai quản miền châu thổ sông
Hồng để có điểm dừng cho tàu bè đang buôn bán với Đông Nam Á.

5
Trong thế kỷ thứ 1, các tướng Lạc vẫn còn được giữ chức. Trung Quốc
bắt đầu chính sách đồng hóa các lãnh thổ bằng cách tăng thuế và cải tổ luật hôn
nhân, biến Việt Nam thành một xã hội phụ hệ để dễ tiếp thu quyền lực chính trị
hơn. Một cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo đã nổ ra ở quận Giao Chỉ,
tiếp theo sau đó là các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và các địa phương
khác của vùng Lĩnh Nam (mà theo cổ sử Việt ghi nhận là có tất cả 65 thành trì)
diễn ra trong năm 40. Nhà Hán đã phái tướng Mã Viện sang đàn áp cuộc khởi
nghĩa này. Sau ba năm giành độc lập, cuộc khởi nghĩa bị tướng Mã Viện đàn áp.
Do bị cô lập và quân đội chưa tổ chức hoàn thiện nên không đủ sức chống cự lại
quân do Mã Viện chỉ huy, Hai Bà Trưng đã tuẫn tiết trên dòng sông Hát để giữ
vẹn khí tiết.
Nhà Đường đô hộ Việt Nam gần 300 năm. Trung Quốc đến thời Đường
đạt tới cực thịnh, bành trướng ra 4 phía, phía bắc lập ra An Bắc đô hộ phủ, phía
đông đánh nước Cao Ly lập ra An Đông đô hộ phủ, phía tây lập ra An Tây đô
hộ phủ và phía nam lập ra An Nam đô hộ phủ, tức là lãnh thổ nước Vạn Xuân
cũ.Từ sau loạn An Sử (756-763), nhà Đường suy yếu và bị mất thực quyền kiểm
soát với nhiều địa phương do các phiên trấn cát cứ, không kiểm soát nổi phía
nam. An Nam đô hộ phủ bị các nước láng giềng Nam Chiếu, Chăm Pa,
Sailendra vào cướp phá và giết hại người bản địa rất nhiều, riêng Nam Chiếu đã
giết và bắt đến 15 vạn người. Tới năm 866, nhà Đường kiểm soát trở lại, nhưng
đến cuối thế kỷ 9 thì bị suy yếu trầm trọng sau cuộc nổi loạn của Hoàng Sào và
các chiến tranh quân phiệt tại Trung Quốc. Đến năm 905, một hào trưởng địa
phương người Việt là Khúc Thừa Dụ đã chiếm giữ thủ phủ Đại La, bắt đầu thời
kỳ tự chủ của người Việt.
Tóm lại: Các triều đại này cố gắng đồng hóa dân tộc Việt Nam theo tộc
Hán. Mặc dù người Việt chịu nhiều ảnh hưởng về tổ chức thể chế chính trị, xã
hội, văn hóa của Trung Quốc, nhưng người Việt Nam vẫn giữ được nhiều bản
chất nền tảng văn hóa dân tộc vốn có của mình sau một nghìn năm đô hộ.

6
- Thứ ba, Việt Nam và Trung Quốc có sự giao thương:
Thông qua chiến tranh, quá trình giao lưu và tiếp biến ấy diễn ra ở hai
trạng thái: giao lưu cưỡng bức và giao lưu không cưỡng bức.Giao lưu cưỡng
bức: diễn ra từ thế kỉ I đến thế kỉ X, sử dụng chính sách đồng hóa và bóc lột
đồng hóa người Việt. Giao lưu văn hóa tự nguyện: nhà Trần, nhà Lê tự nguyện
giao lưu và chịu ảnh hưởng sâu đậm của Nho giao. Ta cũng tiếp nhận kĩ thuật
đúc sắt và gang, kinh nghiệm chất đá để ngăn sóng biển. Đáng chú ý là việc tiếp
nhận chữ Hán, làm cho tiếng Việt biến đổi theo xu hướng âm tiết hóa và thanh
điệu hóa, nhưng lại không bị đồng hóa về mặt tiếng nói. Không chỉ thời kì chiến
tranh mà ngay cả thời kì hòa bình văn hóa Việt nam vẫn có sự giao lưu với văn
hóa Trung Quốc. Trung Quốc tiếp tục có những ảnh hưởng về Văn hóa tới Việt
Nam, như các loại hình văn hóa của Trung Quốc được cho phép xuất bản rộng
rãi tại Việt Nam. Rất nhiều các loại phim Trung Quốc được dịch và trình chiếu
tại các đài truyền hình Trung Ương và địa phương.

3. Các mặt ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc.

Từ thời các triều đại các Vua Hùng cho đến thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc,
Nước Đại Việt xưa bị ảnh hưởng sâu sắc bởi văn minh văn hóa Trung Hoa -
một dân tộc lớn ngay cạnh chúng ta. Tuy nhiên sự ảnh hưởng đó không phải là
sự tiêu cực mà nó là cơ hội để làm cho văn hóa của dân tộc ta càng sâu sắc theo
một cách riêng, những thứ mà đã được chắt lọc sau đó làm cho phù hợp với văn
hóa của người Việt.

3.1. Về tư tưởng tôn giáo

Về tư tưởng tôn giáo, Trung Hoa có rất nhiều những giáo lý và tư tưởng
nổi tiếng, nhiều trong số đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam như Phật giáo.
Đạo Phật truyền vào Việt Nam không phải thông qua con đường xâm lược,
không phải do sự cưỡng chế của Trung Hoa mà thông qua đường giao thương

7
buôn bán (giao thương buôn bán qua đường bộ với Trung Quốc). Đạo Phật đến
bằng con đường hòa bình, những giáo lý của đạo Phật về bình đẳng, bắc ái, cứu
khổ, cứu nạn…gần gũi với cư dân Việt Nam do đó dễ được chấp nhận. Mặt
khác thời kỳ này còn có các tín ngưỡng bản địa của cư dân nông nghiệp lúa
nước, cộng với sự tồn tại của Nho giáo cũng Trung Quốc truyền vào, tuy nhiên
các tín ngưỡng, tôn giáo đó còn có nhiều mặt khiếm khuyết đối với đời sống
tâm linh cộng đồng và đạo Phật đã bổ sung vào chỗ thiếu hụt ấy. Vì vậy đạo
Phật ở Việt Nam được giao thoa bởi các tín ngưỡng bản địa, cũng như ảnh
hưởng bởi đạo Lão ở Việt Nam. Phật giáo là tôn giáo gần gũi và dễ hoà hợp với
tín ngưỡng dân gian người Việt. Nếu đặc điểm tôn giáo Việt Nam là sự thờ
cúng tổ tiên (linh hồn người thân đã khuất) thì Phật hay quan âm cũng được coi
là một thứ tổ tiên (trong tâm thức dân gian Việt cổ, Phật hay quan âm không
phải là người “ngoại quốc, người khác tộc). Nếu đặc điểm của tôn giáo Việt
Nam là sự thờ thần (thế lực siêu nhiên) mà con người cũng cần để nhờ sự “phù
hộ độ trì” thì Phật hay quan âm cũng trở thành một vị thần, phật điện cũng trở
thành thần điện, tính tâm linh nhường bước cho tính tình Việt Nam. Hơn đâu
hết, tôn giáo Việt Nam nặng về tính tình cảm hơn là giáo lý.
Về hệ tư tưởng, Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo. Nho
giáo là một trong những trường phái triết học chính của Trung Quốc thời cổ đại
đó là những tư tưởng triết lý, luân lý đạo đức, thể chế cai trị vốn đã có cơ sở ở
Trung Quốc từ thời Tây Chu, đến cuối thời Xuân Thu (TKXI-TKV TCN) thì
được Khổng Tử (551-479TCN) và các môn đệ của Ông là Mạnh Tử (372-289
TCN) và Tuân Tử ( 313 -238 TCN) hệ thống hóa ổn định lại trong hai bộ kinh
điển là Tứ Thư và Ngũ Kinh. Nhà nước phong kiến Việt Nam chủ động tiếp
nhận Nho giáo, với tư tưởng trung quân ái quốc, là kim chỉ nam hành động của
sĩ phu, làm hệ tư tưởng chính. Nó rất thiết thực cho công cuộc cai trị, cho trật tự
xã hội và nhất là cho chế độ quân chủ. Để chọn lựa nhân tài ra làm quan, các
chính quyền quân chủ tổ chức thi cử bằng chữ Nho. Nội dung thi cử dựa trên

8
Nho học. Tất cả mọi người dân Việt muốn tiến thân, đều phải học chữ Nho, học
chương trình Nho học, để thi cử đỗ đạt, mới được ra làm quan.

3.2. Về chữ viết

Một ảnh hưởng quan trọng nữa của văn hóa Trung Quốc đến văn hóa
Việt Nam mà ta có thể thấy rõ chính được thể hiện qua chữ viết của ta trong lịch
sử. Chữ Hán vào Việt Nam theo con đường giao lưu văn hóa bắt đầu từ thiên
niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Đến thế kỷ VII - XI chữ Hán và tiếng Hán
được sử dụng ngày càng rộng rãi ở Việt Nam. Thời kỳ này tiếng Hán được sử
dụng như một phương tiện giao tiếp, giao lưu kinh tế thương mại với Trung
Quốc. Từ sau thế kỷ thứ X, tuy Việt Nam giành được độc lập tự chủ, thoát khỏi
ách thống trị của phong kiến phương Bắc, nhưng chữ Hán và tiếng Hán vẫn tiếp
tục là một phương tiện quan trọng để phát triển văn hóa dân tộc. Bên cạnh việc
tiếp tục dùng chữ Hán để phiên âm từ tiếng Việt, đã xuất hiện những chữ Nôm
tự tạo theo một số nguyên tắc nhất định. Loại chữ Nôm tự tạo này, sau phát
triển theo hướng ghi âm, nhằm ghi chép ngày một sát hơn, đúng hơn với tiếng
Việt. Từ thời Lý thế kỷ thứ XI đến đời Trần thế kỷ XIV thì hệ thống chữ Nôm
mới thực sự hoàn chỉnh. Chữ Nôm là một loại văn tự xây dựng trên cơ sở đường
nét, thành tố và phương thức cấu tạo của chữ Hán để ghi chép từ Việt và tiếng
Việt. Do vậy, ta có thể thấy, dù chữ Hán có sức sống mạnh mẽ đến đâu chăng
nữa, một văn tự ngoại lai không thể nào đáp ứng, thậm chí bất lực trước đòi hỏi,
yêu cầu của việc trực tiếp ghi chép hoặc diễn đạt lời ăn tiếng nói cùng tâm tư,
suy nghĩ và tình cảm của bản thân người Việt. Chữ Nôm đã ra đời để bù đắp
vào chỗ mà chữ Hán không đáp ứng nổi.

3.3. Về văn chương

Văn học Việt Nam được chia thành hai loại: văn học dân gian và văn học
viết. Cả hai loại văn học này đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung

9
Quốc. Văn học dân gian của Việt Nam được ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ
văn học Trung Quốc. Ảnh hưởng trực tiếp là vận dụng trực tiếp văn học Trung
Hoa vào văn học Việt Nam, còn ảnh hưởng gián tiếp là một quá trình này diễn
ra như sau: lúc đầu những điển tích, tên đất, tên người của tác phẩm văn học
Trung Quốc đi vào những tác phẩm lớn của văn học viết của người Việt, sau đó
các tác giả thơ ca dân gian người Việt đã tiếp thu những điển tích này.Và nhiều
khi ca dao người Việt chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc trong việc sử
dụng các điển tích đúng như người Trung Quốc quan niệm, nhiều khi ý nghĩa
của các hình ảnh trong ca dao người Việt lại khác với ý nghĩa của các hình ảnh
cùng tên trong văn học Trung Quốc. Đây là sự khác nhau giữa hai cách tiếp thu
văn hóa Trung Quốc của người Việt: tiếp thu nguyên vẹn so với tiếp thu có cải
biên.
Trong văn học viết, với chữ Hán và chữ Nôm được sử dụng trong một
thời gian dài. Các tác phẩm văn học cổ nhất còn lưu lại được sáng tác vào thế kỷ
11 và chủ yếu liên quan đến đạo Phật khi đó đang thịnh hành tại Việt Nam. Đó
là những bài thơ của các vị sư giải thích về cơ sở căn bản của đạo Phật cũng như
bình luận về các biến cố lịch sử hay các đề tài về ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, từ
thế kỷ 13 nhiều công trình về lịch sử, địa lý và địa chí bằng chữ Hán đã xuất
hiện. Khi hệ thống chữ Nôm được hoàn chỉnh vào thế kỷ 13, nhiều tác phẩm
văn học viết bằng chữ Nôm lần lượt xuất hiện, một trong những tác phẩm sớm
nhất bằng chữ Nôm còn để lại đến hôm nay là các bài thơ của Nguyễn Trãi, các
tác phẩm đồ sộ của ông bao gồm một tuyển tập hàng trăm bài thơ Nôm có tên
Quốc âm thi tập ở thế kỷ 15, và kế tiếp là Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm,
các bài thơ của Hồ Xuân Hương và đặc biệt là tác phẩm Truyện Kiều của
Nguyễn Du.Ngoài những mặt chính đã kể trên, văn hóa Trung Quốc còn ảnh
hưởng đến rất nhiều yếu tố khác trong sự hình thành và phát triển văn hóa Việt
Nam.

10
3.4. Về kiến trúc

Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng và đã cùng phát triển
với bề dày lịch sử gần như tương đương nhau. Trong suốt quá trình phát triển cả
hai đều tạo nên những thành tựu văn hóa rực rỡ mà vượt lên trên hết là nghệ
thuật kiến trúc của hai dân tộc. Trung Quốc vốn nổi tiếng với nhiều công trình
kiến trúc nổi tiếng thế giới như Vạn Lý trường thành, các lăng tẩm của vua
chúa, cung điện,… Về nước ta chúng ta có Kiến trúc: Văn Miếu – Quốc Tử
Giám, Cung đình Huế, Hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ và một số công
trình đền đài, tượng điêu khắc, tứ linh (long, ly, quy, phượng), … có sự pha trộn
phong cách kiến trúc của Trung Hoa.

11
 Kiến trúc Trung Quốc: (Tử Cấm Thành – Khổng Miếu – Bia ở

12
Khổng Miếu)

 Kiến trúc Việt Nam: (Cung Đình Huế - Văn Miếu Quốc Tử Giám,
Bia ở Văn Miếu)

13
14
3.5. Về phong tục tập quán

Không chỉ ở mặt kiến trúc, mà nền văn hóa nước này còn ảnh hưởng đến
phong tục tập quán của nước Việt Nam. Một minh chứng điển hình là tết Trung
Thu. Tết Trung Thu đã có từ thời Đường Minh Hoàng bên Trung Hoa vào đầu
thế kỉ thứ tám (713-755. Về sau tết Trung Thu lan rộng sang các nước láng
giềng và thuộc địa Trung Hoa, trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, tục vàng mã
cũng là ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc, gắn với tục hiến sinh và được

15
truyền vào Việt Nam. Tục lì xì cũng được cho là bắt nguồn từ Trung Quốc.
Dưới triều đại nhà Tần, người già thường tích những đồng xu nhỏ, buộc lại với
nhau bằng một sợi chỉ đỏ. Đây tiền may mắn giúp xua đi tà khí và bảo vệ những
người trẻ trong nhà khỏi bệnh tật, xúi quẩy. Bên cạnh đó, một số tục đầu xuân
của nước ta cũng bắt nguồn từ Trung Quốc như lễ động thổ, lễ thần nông, lễ tịch
điền,…

4. Những ưu điểm, hạn chế rút ra từ tiếp xúc giao lưu văn hóa này.

Từ những ảnh hưởng được nêu ở mục trên, ta có thấy những giá trị điển
hình và quan trọng nhất mà văn hóa Trung Quốc ảnh hưởng đến văn hóa Việt
Nam ta chính là tư tưởng Phật giáo, tư tưởng Nho Giáo, và chữ Nôm. Những
giá trị điển hình này mang được du nhập và Việt Nam hóa, mang lại cho chúng
ta rất nhiều ưu điểm không thể chối cãi.
+Về Phật giáo: Chúng ta cũng có thể thấy rằng tư tưởng Phật giáo có ảnh
hưởng ít nhiều đến đời sống của thanh thiếu niên hiện nay. Ở các trường phổ
thông, tổ chức đoàn, đội luôn phát động các phong trào nhân đạo như “Lá lành
đùm lá rách”, “ quỹ giúp bạn nghèo vượt khó”, “quỹ viên gạch hồng”… Ngay
từ nhỏ các em học sinh đã được giáo dục tư tưởng nhân đạo, bác ái, giúp đỡ
người khác mà cơ sở của nền tảng ấy là tư tưởng giáo lý nhà Phật đã hoà tan với
giá trị truyền thống của con người Việt Nam. Lên đến cấp III và vào Đại học,
những thanh thiếu niên có những hoạt động thiết thực hơn. Việc giúp đỡ người
khác không phải hạn chế ở việc xin bố mẹ tiền để đóng góp mà có thể bằng
chính kiến thức, sức lực của mình. Sự đồng cảm với những con người gặp khó
khăn, những số phận bất hạnh cô đơn, cộng với truyền thống từ bi, bác ái đã
giúp những học sinh, sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường có đủ nghị lực và
tâm huyết để lập ra những kế hoạch, tham gia vào những hoạt động thiết thực
như hội chữ thập đỏ, hội tình thương, các chương trình phổ cập văn hoá cho trẻ

16
em nghèo, chăm nom các bà mẹ Việt Nam nghèo... Ta không thể phủ nhận Phật
giáo đã góp phần tạo nên những giá trị tốt đẹp ấy.
+Về Nho giáo: Nho giáo có sức mạnh và uy thế góp phần củng cố và phát
triển chế độ quân chủ và những kinh nghiệm mẫu mực cho việc chấn chỉnh và
mở rộng nhà nước phong kiến tập quyền. Mà ở thế kỷ XV, các xu thế phát triển
đó đã và đang giữ vai trò thúc đẩy sự phát triển của xã hội Việt Nam trên các
phương diện sản xuất và củng cố quốc phòng. Như đã biết, quá trình đi lên của
Nho giáo Việt Nam không tách rời yêu cầu phát triển nền kinh tế tiểu nông gia
trưởng dựa trên quyền sở hữu của giai cấp địa chủ của nhà nước và của một bộ
phận nông dân trực tiếp tự canh về ruộng đất. Vì thế cho nên khi chiếm được vị
trí chủ đạo trên vòm trời tư tưởng của chế độ phong kiến, Nho giáo càng có điều
kiện xúc tiến sự phát triển này. Nó làm cho sản xuất nông nghiệp và trao đổi
hàng hoá được đẩy mạnh hơn trước. Đồng thời Nho giáo đem lại một bước tiến
khá căn bản trong lĩnh vực văn hoá tinh thần của xã hội phong kiến nước ta từ
thế kỷ XV, trước hết nó làm cho nền giáo dục phát triển hết sức mạnh mẽ nhất
là dưới triều Lê Thánh Tông. Nền giáo dục ấy cùng với chế độ thi cử đã đào tạo
ra một đội ngũ tri thức đông đảo chưa từng thâý trong lịch sử chế độ phong kiến
Việt Nam. Do đó khoa học và văn học nghệ thuật phát triển. Hơn nữa sự thịnh
trị của Nho giáo từ thế kỷ XV cũng là một hiện tượng góp phần thúc đẩy lịch sử
tư tưởng nước ta tiến lên một bước mới. Là một học thuyết tích cực nhập thể, nó
cổ vũ và khuyến khích mọi người đi sâu vào tìm hiểu những quan hệ xã hội,
những vấn đề của thực tiễn chính trị, pháp luật và đạo đức. Do đó, nhận thức lý
luận của dân tộc ta về các vấn đề ấy cũng được nâng cao hơn. Dựa vào lịch sử
của Nho giáo, nhà vua và các nho sĩ giải thích các vấn đề ấy có lập luận và có lý
lẽ đầy đủ hơn. Tuy có nhiều ưu điểm như vậy, nhưng những giá trị điển hình
vẫn có những nhược điểm mà ta có thể nhìn thấy rõ, phản ánh tróng xã hội ngày
nay.

17
+ Như Nho giáo, dù có lý do để tồn tại và phát triển thì cũng vẫn gắn liền
với giai cấp phong kiến địa chủ trong nước và là công cụ thống trị và tư tưởng
của giai cấp đó. Mà giai cấp địa chủ đó từ thế kỷ XV trở về trước tuy có một vai
trò nhất định nhưng vẫn là một giai cấp bóc lột đối với nhân dân. Và bất cứ một
giai cấp bóc lột nào ngay cả khi đang lên cũng mang theo những vết bùn nhơ và
bàn tay vấy máu của những người lao động. Cho nên Nho giáo với tư cách là vũ
khí của giai cấp phong kiến Việt Nam dù cho có không ít tích cực thì tác dụng
tích cực đó cũng còn rất hạn chế. Thực ra ngay ở thời kỳ thịnh trị của nó, Nho
giáo cũng đã có những mặt tiêu cực nghiêm trọng và chứa đựng khả năng suy
yếu sau này của nó. Nho giáo ở Việt Nam khi chiếm ở vị trí độc tôn thì đã làm
cho chủ nghĩa giáo điều và bệnh khuôn sáo phát triển mạnh trong lĩnh vực tư
tưởng và trong địa hạt giáo dục khoa học. Các quan lại, sĩ phu, đều lấy thánh
kinh, hiền truyện của Nho giáo làm khuôn vàng thước ngọc cho mọi người suy
nghĩ và hành động của mình, lấy cái xã hội thời Nghiêu Thuấn làm khuôn mẫu
cho mọi tình trạng xã hội; lấy những sự tích và điều phạm trong kinh, thư, kinh
xuân thu làm tiêu chuẩn để bình giá mọi sự việc. Bệnh giáo điều và khuôn sáo
này đã ăn sâu vào trong lĩnh vực khoa học và nghệ thuật nhất là trong văn học
và sử học khiến cho sự sáng tạo trong các lĩnh vực này bị dập vào những cái
khuôn sẵn có. Đó là một tật bệnh đã được rèn đúc ngay từ khi người nho sĩ phải
mài dũa văn chương để tiến vào con đường cử nghiệp. Sự thịnh trị của Nho giáo
còn khuyến khích mọi người nhất là các phần tử tri thức đi sâu vào cải tạo “tu tề
trị bình” vào việc học hành, thi đỗ, dương danh thiên hạ. Vì vậy mà trong thực
tế, Nho giáo đã làm cho những người gia nhập tầng lớp Nho sĩ này xa rời sinh
hoạt kinh tế và lĩnh vực sản xuất xã hội, nó chỉ biết đề cao đạo tư thân và đạo tự
nước chứ không hề đếm xỉa đến các tri thức vè khoa học tự nhiên cũng như về
các ngành sản xuất và lưu thông. Tính chất tiêu cực ấy của Nho giáo càng về
sau càng gây tác hại không nhỏ trong việc phát triển lực lượng sản xuất của xã
hội. Khi đã chiếm được địa vị thống trị trên vũ đài tư tưởng, Nho giáo Việt Nam

18
không tiếp tục đi sâu vào khám phá những vấn đề bản chất của đời sống và của
vũ trụ, vì mối quan hệ giữa tinh thần và thể xác. Nó chỉ chú trọng đến những
quan hệ chính trị và đạo đức thực tế. Cho nên khi xã hội phong kiến rối loạn,
vấn đề số phận và yêu cầu giải phóng con người được đặt ra thì Nho giáo trở
thành bất lực. Nó không giải đáp được vấn đề ấy vì nó đã sớm bỏ con đường
phát triển tư duy trừu tượng. Hơn nữa, một khi Nho giáo chiếm vị trí độc tôn thì
lễ chế của nó đặc biệt phát triển mạnh. Khi đó nó bắt đầu đè nặng lên con người
và bóp nghẹt nếp sống giản dị, những quan hệ xã hội trong sáng, những tình
cảm tự nhiên và chân thực của suy sụp cùng với xã hội phong kiến thì nó trở
nên phản động, cổ hủ và lạc hậu. Do đó,bên cạnh những ảnh hưởng tích cực,
Nho giáo cũng đem lại không ít tác động tiêu cực mà cho đến nay nó vẫn còn là
nhân tố kìm hãm sự phát triển văn hoá tại các vùng nông thôn Việt Nam.

19
KẾT LUẬN

Tóm lại, sự ảnh hưởng của văn minh Trung Quốc tới Việt Nam là vô
cùng lớn, cho đến giờ những ảnh hưởng đó vẫn còn những tồn tại trong đời
sống xã hội và đời sống của mỗi người dân Việt Nam ở nhiều khía cạnh khác
nhau. Chính sự ảnh hưởng đó đã khiến cho văn hóa Việt Nam ngày càng phong
phú và đa dạng. Sự ảnh hưởng đó có cả yếu tố tích cực và yếu tố tiêu cực,
nhưng dù sao nó cũng đóng góp một phần quan trọng vào lịch sử văn hiến của
nước ta, làm cho văn minh Việt Nam có thể đóng góp nhiều phần nhỏ vào văn
minh thế giới rộng lớn.

20

You might also like