Thiên Van

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

CÁC HỆ TỌA ĐỘ THIÊN VĂN

1.HỆ CHÂN TRỜI

Đường cơ bản là đường chân trời, điểm cơ bản là thiên đỉnh. Hệ gồm 2 tọa độ là độ cao h và độ
phương A.

Độ cao h là khoảng cách góc từ thiên thể đến đường chân trời, có giá trị trong khoảng

0<=h<=90 độ. Nhiều khi người ta dùng khoảng cách góc từ thiên đỉnh đến thiên để Z là z.

Vậy ta có : h+z=90 độ

Trong đó h và z chỉ có giá trị khi thiên thể ở trên đường chân trời.
Độ phương A

Độ phương được tính trên đường chân trời, có thể lấy gốc ở điểm nam, tính theo chiều Nam-
Tây-Bắc-Đông-Nam. Độ phương có giá trị trong khoảng:

0<=A<=360 độ

Nhiều khi người ta còn quy ước bầu trời Đông và Tây để có độ phương Đông và Tây

0<=h<=180 độ Đ,T

Hệ chân trời được dùng khi quan sát các thiên thể trên bầu trời. Vì cả hai tọa độ h và A đều
phụ thuộc vào nơi và thời điểm quan sát nên không thể dùng để thông báo cho các nơi khác trên
thế giới được.

Tips: Khi đó ta phải dùng các công thức lượng giác cầu để chuyển từ A,h sang các hệ tọa độ
khác

Z
z
P
S
Đ
h
B
O N
S’ A

P’

Z’
2.CÁC HỆ TỌA ĐỘ XÍCH ĐẠO

Hệ tọa độ xích đạo 1

Đường cơ bản là xích đạo trời .Hệ gồm hai tọa độ là xích vĩ δ và góc giờ t.

Xích vĩ δ là khoảng cách góc từ thiên thể đến xích đạo trời. Đó là 1 cung của vòng giờ, tức là
vòng tròn lớn vẽ từ thiên cực bắc đi qua thiên thể đến thiên cực nam.Các vòng giờ đều vuông
góc với xích đạo trời. Xích vĩ của thiên thể S:

Delta=cung SS’ = góc SOS’

Xích vĩ có giá trị từ 0 độ đến +-90 độ. Dấu (+) tính cho các thiên thể ở nửa thiên cầu bắc, dấu

(-) cho nửa thiên cầu nam.

Do nhật động, các thiên thể vẽ những vòng tròn song song với xích đạo trời, nên xích vĩ
không thay đổi vì nhật động. ;).Nó cũng không phụ thuộc vào nơi quan sát.

Góc giờ t của thiên thể là góc giữa kinh tuyến trên và vòng giờ qua thiên thể đó. Nó được tính
từ kinh tuyến trên theo chiều nhật động (tức là từ kinh tuyến trên sang hướng tây ) và có giá trị
từ 0 đến 360 độ hay từ 0 đến 24h (mỗi giờ ứng với 15 độ).

Nhật động làm cho góc giờ t của thiên thể biến thiên tuần hoàn từ 0 đến 360 độ với chu kì bằng
chu kì nhật động. Đồng thời nó còn phụ thuộc vào nơi quan sát.( Vì điều này nên hệ tọa độ này
cũng không thông báo cho nhiều nơi được T-T)
t
P
S X

Đ δ

B O N
S’

T
X’;
’ P’
Hệ tọa độ xích đạo 2

Hệ gồm 2 tọa độ : Xích vĩ δ (giống như ở hệ tọa độ xích đạo 1) và xích kinh α.

Xích kinh được tính trên xích đạo trời lấy gốc là điểm xuân phân. Hàng năm vào ngày 21 tháng
3, Mặt trời đi từ nửa thiên cầu nam lên nửa thiên cầu bắc qua một điểm trên xích đạo trời kí
hiệu γ, gọi là điểm xuân phân. Xích kinh được tính từ điểm gamma theo hướng ngược chiều
nhật động (Nhìn lên bầu trời từ Tây sang Đông ) đến giao điểm của vòng giờ đi qua thiên thể
với xích đạo trời và có giá trị trong khoảng từ 0 đến 360 độ hay từ 0 đến 24h.Ta có :

α= góc γOS’= cung γS’

Điểm xuân phân là một điểm trên thiên cầu cùng tham gia nhật động như các thiên thể, nên
xích kinh không thay đổi vì nhật động.

Như vậy dùng các tọa độ δ và α không phụ thuộc vào nơi quan sát và thời điểm quan sát. Do
đó tọa độ của các thiên thể trên bầu trời đều được công bố và thông báo theo các tọa độ δ và α.
( Yeah đó là lí do dùng cái này nè !!!)

Ví dụ, khi phát hiện được một thiên thể mới (sao chổi, vệ tinh, thiên thạch,…) qua kính thiên
văn đo được các tọa độ chân trời h,A vào thời điểm t, người ta phải dùng các công thức lượng
giác cầu để chuyển các tọa độ h,A sang tọa độ δ và α thì các đài quan sát khác mới có thể theo
dõi sự dịch chuyển của thiên thể này bằng cách dùng các tọa độ delta, alpha và tọa độ địa lí nơi
quan sát để chuyển sang tọa độ chân trời rồi hướng ống kính thiên văn theo tọa độ này mới nhìn
thấy thiên thể.
P

S
H’
;’,
δ
X O X’

H γ α S’

VẼ HÌNH BẰNG TAY NÊN KHÔNG ĐƯỢC ĐẸP LẮM :)))))))))))

You might also like