Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 20

XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE

Biên soạn: Tô Gia Kiên

MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
1. Trình bày được khái niệm vấn đề sức khỏe và mô tả được các vấn đề sức khỏe.
2. Trình bày và sử dụng được các phương pháp xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên.
3. Xây dựng sơ đồ quan hệ nguyên nhân - kết quả và xác định giải pháp can thiệp ưu tiên.
4. Trình bày được tầm quan trọng của việc xác định và phân tích vấn đề sức khỏe ưu tiên.

NỘI DUNG
1. Khái niệm về vấn đề sức khỏe (health problem)
Vấn đề nghĩa là có sự khác biệt giữa mong đợi và thực tiễn. Một vấn đề cần có tầm quan
trọng, nghĩa là có sự thôi thúc giải quyết từ phía cộng đồng, ngành y tế, và/hoặc chính
quyền; và có tính khả thi, nghĩa là có thể giải quyết được. Vấn đề sức khỏe có thể được hiểu
là tỷ lệ mắc và chết của một bệnh nào đó còn cao trong cộng đồng. Vấn đề sức khỏe còn có
thể được hiểu là vấn đề tồn tại trong y tế, nghĩa là tình trạng thiếu hụt hay tồn tại trong cung
cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của ngành y tế cũng như của toàn xã hội. Trên thực tế
người ta thường xem “vấn đề sức khỏe" là “vấn đề tồn tại trong y tế”. Ví dụ về vấn đề sức
khỏe:
- Tình trạng thiếu nhân lực y tế.
- Tỷ lệ bao phủ vắc xin sởi mũi hai thấp.
- Tình trạng thiếu nước sạch.

Để xác định vấn đề phù hợp, ta cần thu thập, phân tích và trình bày các dữ liệu, thông tin
liên quan tới vấn đề [1]. Khi đã có vấn đề, ta cần viết một câu đầy đủ mô tả vấn đề. Mô tả
vấn đề tốt giúp ta xác định rõ vấn đề y tế công cộng là gì, ai bị ảnh hưởng, chúng ta dự kiến
sẽ làm gì để giải quyết vấn đề. Để mô tả tốt một vấn đề nên tập trung trả lời 3 câu hỏi sau:
điều gì đang xảy ra? Ai bị ảnh hưởng và bị ảnh hưởng ở mức độ nào? Điều gì sẽ xảy ra nếu
vấn đề không được giải quyết. Chúng ta có thể sử dụng các chỉ số sức khỏe để trả lời 3 câu

1
hỏi trên [2]. Khi mô tả vấn đề nên tránh đổ lỗi và không nên mô tả giải pháp. Ví dụ như thay
vì viết “Những người học vấn kém cần phải hiểu tại sao vắc-xin lại quan trọng” thì nên viết
“Tỷ lệ tiêm sởi mũi 2 ở trẻ 1-5 tuổi (80%) chưa đạt được mục tiêu của chương trình tiêm
chủng mở rộng (>95%)”.

2. Các phương pháp xác định vấn đề sức khỏe


Có nhiều phương pháp để xác định vấn đề sức khỏe như Delphi, Hanlon, dựa trên gánh nặng
bệnh tật và cách cho điểm dựa trên bảng chuẩn.

2.1. Kỹ thuật Delphi


Delphi là phương pháp phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất [3]. Trong kỹ thuật Delphi,
các chuyên gia sức khỏe được mời tham gia trao đổi về một vấn đề nào đó, qua nhiều vòng
thảo luận cho tới khi đạt được sự đồng thuận với nhau [4]. Kỹ thuật Delphi có rất nhiều cách
thực hiện, một trong những cách đó là mỗi thành viên trong nhóm chuyên gia sẽ nhận được
bảng câu hỏi có cấu trúc mà không có bất kỳ sự tương tác trực tiếp nào giữa các chuyên gia
với nhau. Sau đó, một bản tóm tắt những phản hồi sẽ được gửi đến tất cả các chuyên gia.
Nhiều vòng bảng câu hỏi có thể được gửi đi và những phản hồi từ các chuyên gia có thể thay
đổi dựa trên bản tóm tắt mà họ đã xem cho đến khi có được sự đồng thuận. Các chuyên gia
tham gia không biết nhau, do đó kỹ thuật này thích hợp nếu các thành viên ở xa nhau. Hơn
nữa, do các chuyên gia không biết nhau (vô danh) nên kỹ thuật này hạn chế sự ảnh hưởng
của chuyên gia này đến suy nghĩ của các chuyên gia khác.

2.2. Dựa trên gánh nặng bệnh tật


Đây là phương pháp hoàn toàn dựa vào các con số, các tỷ lệ để chọn ra vấn đề sức khỏe ưu
tiên cần giải quyết. Trước năm 1993, người ta dùng các chỉ số thống kê như mười bệnh có tỷ
lệ (tần suất) mắc cao nhất, mười nguyên nhân gây chết hàng đầu, tỷ suất tử vong (tử vong
thô, tử vong trẻ <1 tuổi, tử vong mẹ,...). Ví dụ như tỷ lệ bệnh giun sán trong cộng đồng nông
dân là rất phổ biến, nếu chỉ nhìn vào tỷ lệ nhiễm giun mà coi đó là “vấn đề sức khỏe" là chưa
hợp lý, vì trong điều kiện sản xuất nông nghiệp cũng như thiếu hố xí vệ sinh và khó khăn
kinh tế như hiện nay, rất khó can thiệp để hạ thấp tỷ lệ nhiễm giun.

2
Sau năm 1993, Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới (World Health Organisation) và Ngân Hàng
Thế Giới (World Bank) đề xuất xác định gánh nặng bệnh tật dựa trên DALY (Disability-
Adjusted Life Year) và chất lượng sống QALY (Quality-Adjusted Life Year). Hiện nay, Bộ
Y tế Việt Nam cũng đã sử dụng DALY để làm cơ sở đánh giá gánh nặng và xác định vấn đề
ưu tiên để giải quyết [5-7].

Sử dụng các chỉ số thống kê như tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong như trước đây có nhiều nhược
điểm. Chúng ta hãy xem xét qua ví dụ sau đây: cộng đồng A và B đều có 1.000 người. Cộng
đồng A có 10 người tử vong do tai nạn giao thông, cộng đồng B có 10 người tử vong do tim
mạch. Tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông ở cộng đồng A và tim mạch ở cộng đồng B đều là
1% (10*100/1.000). Tuy nhiên, những người tử vong do tai nạn giao thông thường là ở độ
tuổi trẻ, còn những người tử vong do tim mạch thường là người cao tuổi. Giả sử 10 người tử
vong ở cộng đồng A đều ở độ tuổi 20 và 10 người tử vong ở cộng đồng B đều ở độ tuổi 50.
Tuổi thọ trung bình của Việt Nam hiện nay là 76 [7], thì số năm mất đi của cộng đồng A là
(76-20)*10 = 560 cao hơn 400 năm so với cộng đồng B (76-50)*10=160.

2.3. Dựa vào cách cho điểm 4 tiêu chuẩn


Khi cho điểm người ta dựa vào 4 tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn để xác định vấn đề sức Điểm
TT
khỏe Vấn đề 1 Vấn đề 2 Vấn đề 3
1 Các chỉ số biểu hiện vấn đề ấy đã vượt
qua mức bình thường
2 cộng đồng đã biết tên của vấn đề đó và
có phản ứng rõ ràng
3 Đã có dự kiến hành động của nhiều
ban ngành, đoàn thể
4 Ngoài các cán bộ y tế, trong cộng đồng
đã có một nhóm người thông thạo về
vấn đề đó
Tổng cộng

3
Thang điểm được tính đồng đều với cả 4 tiêu chuẩn trong bảng như sau:
Tiêu chuẩn Điểm
Không có 0
Không rõ lắm 1
Rõ ràng 2
Rất rõ ràng 3

Cộng các điểm trên lại nếu đạt 9-12 điểm: có vấn đề sức khỏe trong cộng đồng, từ 8 điểm trở
xuống: vấn đề đó chưa rõ. Xác định mức bình thường của vấn đề sức khỏe là rất khó. Thông
thường dựa vào:
- Các chỉ số của vấn đề sức khỏe đó của cộng đồng mình những năm trước để xem

có xu hướng tăng lên, giảm đi hay duy trì.


- Các chỉ số của vấn đề sức khỏe đó của cộng đồng bên cạnh vào thời điểm hiện

tại.
- Các chỉ số ở trên giao (tham khảo).

- Kế hoạch dài hạn của cộng đồng mình trước đây đã làm.

- Họp nhóm hay lập đội kế hoạch để cùng xác định chỉ số bình thường của cộng

đồng.

2.4. Dựa vào cách cho điểm (6 tiêu chuẩn)


Để lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên, người ta sử dụng một bảng điểm và cân nhắc từng tiêu
chuẩn:
Điểm
TT Tiêu chuẩn để xác định vấn đề sức khỏe
Vấn đề 1 Vấn đề 2 Vấn đề 3
1 Mức độ phổ biến của vấn đề (nhiều người mắc
hoặc liên quan)
2 Gây tác hại lớn (tử vong, tổn hại về kinh tế - xã
hội,...)

4
3 Ảnh hưởng đến lớp người có khó khăn (nghèo
khổ, mù chữ,...)
4 Đã có kỹ thuật, phương tiện giải quyết
5 Kinh phí chấp nhận được
6 Cộng đồng sẵn sàng tham gia giải quyết
Tổng cộng

Thang điểm chung cho 6 tiêu chuẩn như sau:


Tiêu chuẩn Điểm
Không có 0
Không rõ lắm 1
Rõ ràng 2
Rất rõ ràng 3

2.5. Phương pháp HANLON


Phương pháp này được sử dụng trong lĩnh vực Y tế công cộng, là quá trình giúp cá nhân có
những ưu tiên khác nhau trong cộng đồng thống nhất một ưu tiên chung cho cả nhóm.
Phương pháp này giúp xác định ưu tiên một cách công bằng, có thể chấp nhận được và dễ
tính toán do đó có giá trị lớn trong quá trình lập kế hoạch y tế của cộng đồng [8,9].

2.5.1. Ba mục tiêu của phương pháp HANLON:


- Cho phép các nhà lập kế hoạch y tế xác định được những yếu tố chính để đưa vào

trong quá trình xác định ưu tiên.


- Xếp những yếu tố lại thành nhóm để cân nhắc tương đối lẫn nhau.

- Cho phép cho điểm từng yếu tố riêng biệt và gia giảm khi cần thiết.

2.5.2. Ba nguyên tắc của phương pháp HANLON: để tránh chủ quan trong việc tính toán ưu
tiên, quá trình xếp ưu tiên cần phải được thực hiện:
- Trong một nhóm người đại diện và có trình độ.

5
- Linh động.

- Nghiêm ngặt: từ ngữ phải được định nghĩa chính xác, quá trình phải được mô tả rõ

ràng, các số liệu thống kê có thể được sử dụng để hướng dẫn việc tính toán.

2.5.3. Bốn yếu tố của phương pháp HANLON:


- Yếu tố A (size of the problem): phạm vi vấn đề (tầm cỡ, diện tác động) của vấn đề.

Cho điểm yếu tố này dựa vào tỷ lệ dân cư bị ảnh hưởng trực tiếp của vấn đề sức khỏe
(tỉ lệ mắc bệnh chẳng hạn). Phạm vi của vấn đề có thể được cân nhắc dựa vào toàn bộ
cộng đồng hoặc lựa chọn nhóm dân cư đích (quần thể đích – target population). Với
mỗi vấn đề sức khỏe đều phải cân nhắc và sau đó cho điểm từ 0-10 dựa vào tỉ lệ dân cư
bị tác động. Tỉ lệ dân cư trong cộng đồng bị ảnh hưởng càng cao thì điểm càng cao.

Thang điểm yếu tố A: Tỉ lệ dân chúng


bị tác động của vấn đề sức khỏe
% Điểm
<0,01 0
0,01-0,09 1-2
0,1-0,9 3-4
1-9,9 5-6
10-24,9 7-8
25 9-10

- Yếu tố B (seriousness of the problem): tính nghiêm trọng của vấn đề. Các thành viên

trong đội (nhóm) liệt kê những tiêu chuẩn mà mình cho là quan trọng. Những tính chất
này sẽ được biểu quyết chung. Số lượng tính chất nên ít hơn 10. Những tính chất của
yếu tố B thường được sử dụng một cách hữu hiệu hiện nay là:
- Tính khẩn cấp: có sự quan tâm nhiều về mặt sức khỏe cộng đồng; bản chất vấn đề
mang tính khẩn trương.
- Tính trầm trọng: hậu quả đưa đến chết yểu, tỉ lệ chết tăng, tuổi thọ bị giảm đi, tàn
tật.

6
- Thiệt hại kinh tế: đối với cá nhân bị ảnh hưởng trực tiếp; đối với cộng đồng
(huyện, tỉnh, quốc gia).
- Tác động đến dân cư: có tiềm năng tác động nhiều nhóm dân cư khác nhau (bệnh
sởi, bệnh đậu mùa) hoặc tác động đến nhiều thế hệ khác nhau trong gia đình (lạm
dụng trẻ em, giết người).
Thang điểm yếu tố B:
Tính nghiêm trọng của vấn đề
Tính nghiêm trọng Điểm
Không nghiêm trọng 0-2
Ít nghiêm trọng 3-5
Nghiêm trọng 6-8
Rất nghiêm trọng 9-10

- Yếu tố C (effectiveness of the solution): ước lượng hiệu quả của giải pháp can thiệp.

Hiệu quả của giải pháp can thiệp là mức độ làm giảm vấn đề sức khỏe trong cộng
đồng, sự cải thiện tình trạng hiện tại nhờ vào kết quả của việc tiến hành giải pháp được
đề nghị. Đây là yếu tố quan trọng nhất trong xếp loại vấn đề sức khỏe ưu tiên. Sự đánh
giá hoặc đo lường hiệu quả thường khó khăn vì công cụ đo lường chưa được thiết lập
do đó ở đây chỉ có sự ước lượng. Hiệu quả bao giờ cũng được xác định trong một giới
hạn (có điểm cao nhất và thấp nhất) và đánh giá mỗi chương trình can thiệp cũng dựa
vào khoảng giới hạn này. Một vấn đề sức khỏe có một hay nhiều giải pháp can thiệp do
vậy phải chấm điểm cho tất cả các giải pháp can thiệp. Dĩ nhiên với mỗi vấn đề sức
khỏe ta chỉ chọn một chương trình can thiệp có số điểm cao nhất để đưa vào tính BPRS
(basic priority rating system: hệ thống phân loại ưu tiên cơ bản).

Thang điểm yếu tố C: Hiệu quả của


chương trình can thiệp
% Điểm
<5 (Không hiệu quả) 0

7
5-20 (Ít hiệu quả) 1-2
21-40 (Tương đối hiệu quả) 3-4
41-60 (Hiệu quả) 5-6
61-80 (Khá hiệu quả) 7-8
81-100 (Rất hiệu quả) 9-10

- Yếu tố D gồm các thành phần:

- P (propriety): phù hợp, việc giải quyết vấn đề sức khỏe đó có phù hợp với nhiệm
vụ, chức năng hoạt động của tổ chức, đơn vị không?
- E (economic feasibility): kinh tế, điều kiện khả năng kinh tế có đảm bảo giải quyết
được vấn đề hay không hoặc nếu vấn đề không giải quyết được thì thiệt hại kinh tế
là nặng hay nhẹ.
- A (acceptability): chấp nhận được, cộng đồng hay nhóm dân cứ đích có chấp nhận
hay muốn làm chương trình can thiệp về vấn đề này không?
- R (resource availability): tính sẵn có của nguồn lực. Nguồn lực có sẵn có để giải
quyết vấn đề sức khỏe hay không?
- L (legality): luật pháp, luật hiện hành có cho phép giải quyết vấn đề này không?
Hệ thống phân loại ưu tiên cơ bản được tính toán dựa trên các yếu tố A, B, C. Tất cả
các yếu tố này còn bị phụ thuộc vào yếu tố D. Điểm của yếu tố D là tích số của
thành phần PEARL; mỗi thành phần của D cho điểm 1 khi câu trả lời là “có” và
cho điểm 0 khi câu trả lời là “không”. Khi một thành phần trong D có điểm 0 thì
điểm của yếu tố D sẽ là 0 như vậy cả điểm chung của OPRS (overall priority rating
system: hệ thống phân loại ưu tiên chung) cũng bằng 0. Do đó dù điểm của BPRS có
thể là lớn nhưng một chương trình hay một hoạt động có thể không thực hiện được
hoặc không thực tiễn vào thời điểm nên vấn đề sức khỏe sẽ bị loại, không cần phải
xác định ưu tiên nữa trừ khi câu trả lời 0 có thể được xem xét và sửa đổi lại khi đó
vấn đề sức khỏe đó mới được tiếp tục đưa vào quá trình phân loại ưu tiên.

8
2.5.4. Công thức tính thang điểm cơ bản để xác định ưu tiên: các yếu tố trên được chuyển
đổi trong một công thức, công thức này sẽ cho chúng ta thang điểm nhờ đó có thể liệt kê các
vấn đề sức khỏe theo trình tự ưu tiên:
- BPRS = (A + 2B)  C.

- OPRS = (A + 2B)  C  D.

2.5.5. Các bước tiến hành HANLON


- Xác định các vấn đề sức khỏe.

- Mỗi cá nhân trong nhóm sẽ cho điểm các yếu tố A, B, C, D của từng vấn đề sức khỏe

bằng bảng chấm điểm sau:


Vấn đề Yếu tố BPRS Yếu tố D OPRS
sức khỏe A B C (A+2B)C P E A R L (A+2B)CD
1
2
3

- Sau khi mỗi cá nhân đã cho điểm tất cả các yếu tố chúng ta sẽ hợp lại để lấy quyết

định của tập thể bằng cách lấy điểm trung bình cộng của tất cả các cá nhân trong nhóm
lập kế hoạch, sau đó xếp loại ưu tiên theo bảng sau:

Vấn đề sức khỏe Người A Người B Người C Trung bình Xếp hạng
1
2
3

- Xếp hạng ưu tiên dựa vào tổng số điểm của các vấn đề sức khỏe. Vấn đề sức khỏe ưu

tiên số một là vấn đề có tổng điểm cao nhất, vấn đề này sẽ được ưu tiên giải quyết
trước.

3. Phân tích nguyên nhân và giải pháp


9
Có rất nhiều kỹ thuật phân tích nguyên nhân và giải pháp, có 3 kỹ thuật thường hay sử dụng
là “kỹ thuật nhưng tại sao”, sơ đồ xương cá và cây vấn đề [10].

3.1. Kỹ thuật “nhưng tại sao?”


Kỹ thuật này còn được gọi là kỹ thuật five ‘whys’, nghĩa là chúng ta nên hỏi ‘tại sao’ 5 lần
để có thể tìm ra nguyên nhân cố lõi của vấn đề [10]. Kỹ thuật này được thực hiện như sau:
(1) mô tả vấn đề sức khỏe, (2) thảo luận nguyên nhân tại sao vấn đề lại xảy ra, ghi nhận lại
các câu trả lời, (3) Xác định xem các nguyên nhân đó có phải là nguyên nhân cốt lõi hay
không? (4) Nếu không thì tiếp tục hỏi tại sao để tìm ra các nguyên nhân tiếp theo.

Tỷ lệ tiêm sởi mũi 2 ở trẻ 1-5 tuổi


chưa đạt mục tiêu CT TCMR
Tại sao?

Người dân không đưa trẻ


đến tiêm
Tại sao? Tại sao?

Người dân nghĩ Thời gian tổ chức tiêm


không cần tiêm sởi mũi 2 không phù
sởi mũi 2 hợp với người dân

Tại sao?

Truyền thông
không hiệu quả

Tại sao? Tại sao?

Kỹ năng truyền Thiếu kinh phí


thông của nhân cho các chương
viên y tế chưa tốt trình truyền thông

3.2. Sơ đồ xương cá (fishbone diagram)


Sơ đồ xương cá còn gọi là sơ đồ nhân quả (cause-and-effect diagram) hay sơ đồ Ishikawa
(Ishikawa diagram), giúp xác định các nguyên nhân của vấn đề và được sử dụng để tránh các

10
lối mòn tư duy [11]. Để vẽ sơ đồ xương cá, đầu tiên phải thống nhất vấn đề sức khỏe và viết
vấn đề sức khỏe vào đầu cá. Bước kết tiếp, động não (brainstorming) để tìm ra các nhóm
nguyên nhân của vấn đề như các nhóm về kỹ thuật, trang thiết bị, con người, vật tư, .... Sau
đó viết các nhóm nguyên nhân vào các nhánh chính của xương cá.

Động não để tìm ra các nguyên nhân có thể có của vấn đề và sắp vào các nhóm nguyên nhân
chính của xương cá. Các nguyên nhân có thể được viết vào nhiều nhánh nếu nó liên quan tới
nhiều nhóm nguyên nhân. Có thể kết hợp với kỹ thuật “nhưng tại sao” để tìm ra các nguyên
nhân.

Điểm mạnh của sơ đồ xương cá là giúp xác định quan hệ nhân quả của vấn đề và xác định
nguyên nhân trực tiếp để giải quyết. Hạn chế là không thể hiện được mối quan hệ phức tạp
giữa các yếu tố và có thể đưa ra các yếu tố không liên quan tới vấn đề.

11
Vaccine Nhân viên

Thiếu vaccine Quá nhiều việc

Kho lạnh bảo Chưa được đào


quản không tốt tạo đầy đủ

Lịch tiêm Cam kết không


không phù hợp đầy đủ
Tỷ lệ tiêm sởi mũi
2 ở trẻ 1-5 tuổi
chưa đạt mục tiêu
Thiếu giám sát CT TCMR
Không muốn tiêm ngừa

Lãnh đạo địa phương


Không biết tiêm mũi 2 là
không hỗ trợ
cần thiết

Không tổ chức Lịch tiêm không phù hợp


được đội lưu động

Quản trị Dân số

Sau khi đã phát triển được đầy đủ các nguyên nhân trên sơ đồ xương cá, chúng ta có thể sử
dụng kỹ thuật TPN để gán mức độ kiểm soát T hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát, P một
phần trong tầm kiểm soát và N không nằm trong tầm kiểm soát. Cố gắng giải quyết các
nguyên nhân bạn có thể kiểm soát được hoàn toàn và/hoặc một phần. Nguyên nhân không
kiểm soát được cố gắng phối hợp giải quyết.

3.3. Cây vấn đề (problem tree)

12
Cây vấn đề là phương pháp phân tích vấn đề bằng hình ảnh. Cái cây liên kết giữa vấn đề
chính với các nguyên nhân (causes) và hậu quả (consequences). Cây vấn đề có thể được thực
hiện qua 5 bước sau [10,12]:
1/ Xác định vấn đề sức khỏe và ghi vào giữa thân cây.
2/ Thêm các nguyên nhân gây ra vấn đề sức khỏe vào phía dưới và vẽ mũi tên từ các
nguyên nhân vào vấn đề (nguyên nhân cơ bản – primary roots).
3/ Đối với mỗi nguyên nhân, ghi các yếu tố gây ra nguyên nhân đó và cũng vẽ các
mũi tên nối các yếu tố đó tới nguyên nhân (các nguyên nhân thứ cấp - secondary
roots).
4/ Nối mũi tên từ vấn đề sức khỏe tới các hậu quả của nó (các nhánh - branches).
5/ Đối với từng hậu quả có thể vẽ thêm các hậu quả xa hơn (các lá – leaves).

Tăng nhu cầu Giảm năng suất


sử dụng dịch lao động
vụ sức khỏe

Tăng tỷ lệ bệnh
và tử vong

Dịch tả xảy ra

Điều kiện vệ Nguồn nước bị Thực hành vệ


sinh kém ô nhiễm sinh và dinh
dưỡng kém

Nhà tiêu không Lũ lụt Bảo vệ nguồn Thiếu kiến Thu nhập thấp
hợp vệ sinh nước kém thức

13
Điểm mạnh của phương pháp phân tích theo cây vấn đề là cho thấy mối quan hệ giữa các
nguyên nhân với vấn đề sức khỏe và giúp xác định được nguyên nhân trực tiếp và gốc rễ để
giải quyết. Điểm hạn chế của cây vấn đề là khó hiểu hết các mối quan hệ nhân quả của vấn
đề và tốn thời gian xác định các nguyên nhân và quan hệ nhân quả.

4. Tầm quan trọng của việc phân tích và xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên
Trước đây, cách quản lý theo phương pháp chỉ đạo từ trên xuống, mọi hoạt động y tế đều
thực hiện theo “chỉ tiêu kế hoạch” được giao. Tỉnh thực hiện chỉ tiêu từ Bộ đưa xuống,
Trung tâm y tế Huyện thực hiện chỉ tiêu của Sở, Trạm y tế xã, phường thực hiện chỉ tiêu của
trung tâm y tế Huyện. Chính vì vậy mà tạo ra tỉ lệ thụ động, làm vì cấp trên nhiều hơn là
phục vụ cho chính cộng đồng của mình.
Khi thực hiện kế hoạch được ở trên giao xuống, y tế tuyến dưới ít khi nghĩ tới cần xác định
xem có thực là đang tồn tại những vấn đề đó tại cộng đồng hay không? Tiếp đến trong rất
nhiều vấn đề, những tồn tại nào thật sự cần thiết phải can thiệp và có khả năng giải quyết
cũng như giải quyết rồi thì sẽ có khả năng duy trì được. Như vậy, nếu không xác định vấn đề
sức khỏe sẽ có các quyết định sai làm lãng phí nguồn lực và thời gian.

Trong việc giải quyết các vấn đề sức khỏe, không một nước nào có đầy đủ nguồn lực để giải
quyết cùng một lúc tất cả. Do đó người quản lý phải cân nhắc việc đầu tư vào đâu, đầu tư
vào khâu nào cho hiệu quả nhất,..., sắp xếp vấn đề sức khỏe theo thứ tự ưu tiên để giải quyết.
Để giải quyết một vấn đề sức khỏe có hiệu quả chúng ta cần phải:
- Xác định vấn đề sức khỏe và vấn đề sức khỏe ưu tiên.

- Phân tích các nguyên nhân đưa đến tình trạng sức khỏe đó, các nguyên nhân chính và

các yếu tố góp phần.


- Quyết định can thiệp.

- Theo dõi, đánh giá chương trình can thiệp.

14
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

Câu 1: Khi lựa chọn vấn đề giải quyết cần dựa trên:
A. Tầm quan trọng và tính khả thi.
B. Tầm quan trọng và yêu cầu của cấp trên.
C. Tính khả thi và yêu cầu của cấp trên.
D. Tính khả thi và đội ngũ nhân viên.
ĐÁP ÁN: A

Câu 2: Các anh/chị hãy cho biết nội dung nào dưới đây KHÔNG phải là vấn đề:
A. Trẻ mắc sởi tăng.
B. Thiếu vắc xin.
C. Thiếu trang thiết bị y tế.
D. Độ bao phủ vắc xin đang tăng.
ĐÁP ÁN: D

Câu 3: Sau khi nêu được tất cả các vấn đề còn tồn động, bước tiếp theo ta cần:
A. Xác định vấn đề ưu tiên cần giải quyết.
B. Phân tích và lựa chọn các giải pháp.
C. Lập kế hoạch giải quyết vấn đề.
D. Xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên.
ĐÁP ÁN: A

Câu 4: Vấn đề nào dưới đây được mô tả phù hợp.


A. Nhân viên không chịu làm việc ngày cuối tuần nên độ bao phủ của vắc xin thấp.
B. Những người có học vấn thấp không hiểu được tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin.
C. Tỷ lệ tiêm sởi mũi 2 ở trẻ 1-5 tuổi chưa đạt được mục tiêu của chương trình tiêm chủng
mở rộng.
D. Người dân không chịu tiêm ngừa vì nhân viên y tế có thái độ không thân thiện.
ĐÁP ÁN: C

Câu 5: Sau khi chọn vấn đề cần giải quyết, kỹ thuật nào giúp ta hiểu được nguyên nhân vấn
đề:
A. Kỹ thuật DELPHI.
B. Kỹ thuật nhưng tại sao.
C. Kỹ thuật HANLON.
D. Kỹ thuật phỏng vấn.
ĐÁP ÁN: B

Câu 6: Vấn đề còn tồn tại trong y tế như: tỷ lệ mắc của một bệnh còn cao trong cộng đồng,
tỷ lệ chết của một bệnh còn cao trong cộng đồng, tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch thấp
được xem là:
A. Gánh nặng bệnh tật.
B. Tệ nạn xã hội.
15
C. Vấn đề sức khỏe.
D. Tệ nạn y tế.
ĐÁP ÁN: C

Câu 7: Kỹ thuật nào sau đây được dùng để xác định vấn đề sức khoẻ:
A. Biểu đồ xương cá.
B. Đặt câu hỏi "nhưng tại sao vậy?".
C. Sơ đồ Venn.
D. Delphi.
ĐÁP ÁN: D

Câu 8: Kỹ thuật nào sau đây được dùng để xác định vấn đề sức khoẻ ưu tiên:
A. Delphi.
B. Hanlon.
C. Dựa trên gánh nặng bệnh tật.
D. Cả a, b, c đúng.
ĐÁP ÁN: D

Câu 9: Một nhóm người được coi là hiểu biết vấn đề liên quan cùng nhau bàn bạc thống nhất
để xác định xem hiện nay địa phương mình có những vấn đề sức khỏe gì. Đây là kỹ thuật:
A. Hanlon.
B. Delphi.
C. Dựa trên bảng điểm.
D. Dựa trên gánh nặng bệnh tật.
ĐÁP ÁN: B

Câu 10: Kỹ thuật xác định vấn đề sức khỏe nào phải dựa vào (1) Các chỉ số biểu hiện vấn đề
đã vượt quá mức bình thường (2) Cộng đồng đã biết tên của vấn đề đó và có phản ứng rõ
ràng (3) Đã có dự kiến hành động của nhiều ban ngành đoàn thể (4) Ngoài cán bộ y tế, trong
cộng đồng đã có một nhóm người thông thạo về vấn đề đó.
A. Delphi.
B. DALY và QALY.
C. Dựa vào cách cho điểm.
D. Dựa trên gánh nặng bệnh tật.
ĐÁP ÁN: C.

Câu 11: Kỹ thuật xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên nào dựa trên (1) Mức độ phổ biến của
vấn đề (2) Tác hại của vấn đề (3) Ảnh hưởng đến lớp người khó khăn (4) Đã có phương tiện
giải quyết (5) Kinh phí chấp nhận được (6) Cộng đồng sẵn sàng tham gia giải quyết.
A. Hệ thống phân loại ưu tiên chung (OBRS).
B. Hệ thống phân loại ưu tiên cơ bản (BPRS).
C. Hanlon.
D. Bảng tiêu chuẩn thông thường.
ĐÁP ÁN: D

16
Câu 12: Bảng dưới đây cho ta biết tỷ lệ tử vong của 10 bệnh, ba bệnh nào có tần suất tử
vong cao nhất theo thứ tự giảm dần:

A. Tim mạch, Ung thư, tai biến mạch máu não.


B. Tim mạch, tiểu đường, rối loạn tiêu hoá.
C. Tai biến mạch não, ung thư, rối loạn tâm thần.
D. Tai biến mạch não, chấn thương, STDs/AIDS.
ĐÁP ÁN: A

Câu 13: Phần trăm tích luỹ của 3 nguyên nhân chết cao nhất là:

A. 18,8.
B. 27,6.
C. 46,5.
D. 57,5.
ĐÁP ÁN: D

Câu 14: Ở xã X có 6 người chết vì tim mạch ở các độ tuổi: 52, 67, 73, 45, 70, 51 và 4 người
chết vì tai nạn ở các độ tuổi: 3, 27, 16, 35. Tỷ suất chết thô của bệnh tim mạch là:
A. 6%.
B. 60%.
C. 6.
D. 4%.
ĐÁP ÁN: B

17
Câu 15: Ở xã X có 6 người chết vì tim mạch ở các độ tuổi: 52, 67, 73, 45, 70, 51 và 4 người
chết vì tai nạn ở các độ tuổi: 3, 27, 16, 35. Tỷ suất chết thô của chấn thương là:
A. 40%.
B. 4%.
C. 0,6.
D. 60%.
ĐÁP ÁN: A

Câu 16: Theo bảng thì vấn đề sức khỏe nào được chọn:

A. A, B, D.
B. C, D, E.
C. B, E, D
D. A, B, E.
ĐÁP ÁN: C

Câu 17: Theo bảng thì vấn đề sức khỏe ưu tiên nào được chọn:

A. I.
B. H.
C. G.
D. J.
ĐÁP ÁN: C

Câu 18: Theo bảng thì vấn đề sức khỏe ưu tiên nào được chọn:

A. Y.
B. X.

18
C. Z.
D. U.
ĐÁP ÁN: A

Câu 19: BPRS được tính theo công thức:


A. (A + B) x C.
B. (A + B) x 2C.
C. (A + 2B) x C.
D. (A + 2B) x C x D.
ĐÁP ÁN: C

Câu 20: OPRS được tính theo công thức:


A. (A + B) x C.
B. (A + 2B) x C x D.
C. (A + 2B) x C.
D. (A + B) x 2C.
ĐÁP ÁN: B

19
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Centers for Disease Control and Prevention. CDC Policy Process. 2020;
https://www.cdc.gov/policy/analysis/process/index.html, 11/05/2020.
[2] Centers for Disease Control and Prevention. Problem Description. 2020;
https://www.cdc.gov/healthcommunication/cdcynergy/ProblemDescription.html,
11/05/2020.
[3] Linstone H, Turoff M. Introduction. In: Linstone H, Turoff M, eds. The Delphi Method
Techniques and Applications. USA: Addison-Wesley Publishing Company; 2002:3-12.
[4] Bryar R, Anto-Awuakye S, Christie J, Davis C, Plumb K. Using the delphi approach to
identify priority areas for health visiting practice in an area of deprivation. Nurs Res Pract.
2013;2013:780315-780315.
[5] Bộ Y tế, Nhóm đối tác y tế. Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2014: Tăng cường dự
phòng và kiểm soát bệnh không lây nhiễm. Hà Nội2015.
[6] Bộ Y tế, Nhóm đối tác y tế. Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2015: Tăng cuồng y tế
cơ sở hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân. Hà Nội2016.
[7] Bộ Y tế, Nhóm đối tác y tế. Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016: Hướng tới mụ
tiêu già hóa dân số khỏe mạnh. Hà Nội2017.
[8] Douglas V, Dandoy S. A Priority Rating System for Public Health Programs. Public Health
Reports (1974-). 1990;105(5):463-470.
[9] Terwindt F, Rajan D, Soucat A. Chapter 4: Priority-setting for national health policies,
strategies and plans. In: Schmets G, Rajan D, Kadandale S, eds. Strategizing national health
in the 21st century: a handbook. Geneva: World Health Organisation; 2016.
[10] World Health Organisation. WASH and Health Working Together - a 'how to' guide for
NTD programmes. Tools: Problem Analysis Approaches. 2020.
[11] American Society for Quality. Learn about quality: Fishborne diagram. 2020;
https://asq.org/quality-resources/fishbone, 12/05/2020.
[12] Odi. Planning tools: Problem tree analysis. 2009; https://www.odi.org/publications/5258-
planning-tools-problem-tree-analysis.

20

You might also like