Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 3

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NTT

TỔ: NGỮ VĂN


----------
BÀI TẬP TRONG THỜI GIAN NGHỈ HỌC TẬP TRUNG
Môn: Ngữ văn 11
Đợt 4 (Từ ngày 06/4/2020 đến ngày 11/4/2020)

Câu 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“-…Nếu thầy giáo đi xe đạp thì học sinh sẽ làm gì? Lũ trẻ chỉ còn thiếu nước là đi
đầu xuống đất thôi. Vả lại nếu không có chỉ thị nào cho phép thì ta không được làm. Hôm
qua tôi sợ phát kinh lên đấy! Khi tôi nhìn thấy chị của anh mắt tôi hoa lên. Đàn bà con gái
mà đi xe đạp thì quả là chuyện kinh khủng!
- Nhưng mà ông muốn cái gì mới được chứ?
- Tôi chỉ muốn mỗi một điều là nhắc bảo anh. Anh còn trẻ, tương lai anh còn ở phía
trước, anh cần phải xử sự rất, rất thận trọng. Thế mà anh đã buông thả! Ô! Anh buông thả
mình quá chừng! Anh mặc áo thêu ra đường, đi ngoài phố lúc nào anh cũng cầm theo sách
này sách nọ, rồi bây giờ lại còn cưỡi xe đạp nữa....”
(Trích Người trong bao, Sê - khốp)
a/ Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.
b/ Đoạn trích trên là cuộc đối thoại của những nhân vật nào trong tác phẩm? Cuộc đối
thoại ấy diễn ra ở đâu?
c/ Nhân vật đối thoại xưng “tôi” đã chỉ trích đối phương về những điều gì? Anh/chị
có nhận xét gì về những điều chỉ trích ấy?

Câu 2.
Trong truyện ngắn Người trong bao, nhà văn A.P. Sê-khốp đã xây dựng hình tượng
nhân vật Bê-li-cốp để thể hiện một loại người trong xã hội mà ông gọi là "người trong
bao".
Vậy, anh/chị hiểu thế nào là "người trong bao"?
Quan sát trong đời sống thực tế, anh/chị có thấy xung quanh mình cũng có hiện tượng
"người trong bao"? Ý kiến của anh/chị về những hiện tượng này?
(HS có thể trình bày bằng đoạn văn hoặc trả lời theo từng ý)
---------HẾT---------
Họ và tên: Nguyễn Lê Kim Ngân
Lớp: 11AV
BÀI TẬP TRONG THỜI GIAN NGHỈ HỌC TẬP TRUNG
Môn: Ngữ văn 11
Đợt 4 (Từ ngày 06/4/2020 đến ngày 11/4/2020)
Câu 1.
a/ Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
b/ Đây là cuộc đối thoại giữa nhân vật Bê-li-cốp và Cô-va-len-cô, diễn ra ở nhà Va-ren-ca.
c/ Nhân vật xưng tôi (Bê-li-cốp) đang chỉ trích Cô-va-len-cô về việc đi xe đạp với người
chị Va-ren-ca, việc mà Bê-li-cốp cho rằng là cái trò giải trí hoàn toàn không phù hợp với
giáo viên và đàn bà con gái. Bên cạnh đó Bê-li-cốp còn phê phán những thói quen sinh
hoạt bình thường của Cô-va-len-cô như mặc áo thêu hay cầm sách đi trên phố đều là những
biểu hiện của sự “buông thả quá mức”. Đây là những chỉ trích vô lí và kì quái, máy móc,
giáo điều, đầy sự bảo thủ của một con người luôn thỏa mãn với lối sống cổ hủ, chui rúc, lập
dị. Y nói những lời đó với sự tự tin rằng mình đủ tư cách chỉ trích bởi cách sống “đúng
mực” trong khi chính bản thân cũng không thể nhận thức được sự sợ hãi, hèn nhát, cô độc,
kì quặc của mình giữa cộng đồng và xã hội.
Câu 2.
Những kiểu người kì quái, lạ lùng không ngừng xuất hiện giữa bối cảnh xã hội chung làm
ảnh hưởng xấu và lan tỏa luồng không khí tiêu cực đến mọi người xung quanh. Đặc biệt,
trong một môi trường xã hội suy thoái, ngột ngạt như xã hội nước Nga trong câu chuyện
“Người trong bao” càng dễ dàng tạo ra những “sản phẩm lỗi” như nhân vật Bê-li-cốp là
một ví dụ tiêu biểu cho kiểu người kì dị như vậy. Chân dung của Bê-li-cốp trong truyện
được khắc họa với lối sống, lối nghĩ đều như bị túm bọc trong một cái bao cả về nghĩa đen
lẫn nghĩa bóng: lúc nào cũng đi giày cao su, luôn cầm ô và cái ô được cất giữ trong bao, lúc
nào cũng giấu khuôn mặt trong chiếc cổ áo to tướng, đeo kính râm, lỗ tai nhét bông… Đối
với y, những chỉ thị, thông tư mới là rõ ràng, và đến cả ý nghĩ của chính bản thân y cũng
được cất giữ trong một cái bao vô hình. Lúc nào thầy giáo cứng nhắc ấy cũng cố làm và nói
theo những chỉ thị, thông tư một cách giáo điều và cố trốn tránh thực tại qua những lời ngợi
ca, tôn sùng quá khứ, ngợi ca những thứ không bao giờ có thật…Lối sống kì quặc của Bê-
li-cốp còn khiến mọi người xung quanh đều sợ y, tránh xa và ghét bỏ y. Sau khi Bê-li-cốp
chết, ai cũng thấy nhẹ nhàng, thoải mái nhưng mọi thứ vẫn không hề thay đổi vì vẫn còn
không ít người có lối sống như vậy. Từ đó ta có thể thấy “người trong bao” không phải là
một đối tượng nữa mà đó là một hiện tượng, một xu thế được sản sinh ra bởi môi trường xã
hội. Đó là một bộ phận con người có xu hướng ích kỉ, chỉ biết nghĩ cho bản thân mình, thu
gọn mình trong một cái bao, mang trên mình vỏ bọc như một con rùa chỉ biết thụt đầu. Họ
thường lo lắng, sợ hãi trước những biến cố và cố gắng tìm cách né tránh chúng. Dần dà họ
trở nên biến chất và trở thành con người lạc hậu, bảo thủ, lạnh lùng, vô cảm trước cuộc
sống. Những “người trong bao” đã đẩy bản thân vào một cuộc sống tầm thường và vô vị,
không biết tận hưởng một cuộc sống muôn màu muôn vẻ của một con người thực sự. Tác
hại của lối sống ích kỉ, chỉ nghĩ cho bản thân đó lại ảnh hưởng nặng nề, sâu sắc tới những
người xung quanh. Tuy Bê-li-cốp đã chết từ trăm năm trước, nhưng những biến thể của lối
sống trong bao vẫn còn đến tận ngày nay. Một bộ phận vẫn còn sống thu mình, hèn nhát,
chỉ biết lo vun vén cho bản thân mình mà không tham gia vào tập thể, không quan tâm chia
sẻ, giúp đỡ cộng đồng, ví dụ như những thanh niên suốt ngày đêm chỉ ru rú trong nhà tận
hưởng thú vui trên màn ảnh nhỏ mà lãng phí sức trẻ và sắc xuân, hay những con người vì
sợ liên lụy đến bản thân nên ngoảnh lơ đi một vụ tai nạn giao thông bên đường. Chúng ta
đều có những cái bao vật chất hay cái bao tinh thần như một bản năng tự vệ khỏi bất ổn và
nguy hiểm, và ít nhiều thấy hình ảnh của chính bản thân mình qua thầy giáo Bê-li-cốp. Vấn
đề là phải biết cái bao nào cần được xé bỏ để hành động đúng mực và suy nghĩ đúng cách.
Hành trình cái bao đó cũng là một thử thách về nhân cách và đạo đức của con người, vì vậy
chúng ta nên nhận thức được để trở thành các cá nhân lành mạnh, tích cực trong môi
trường xã hội dù có suy thoái đi chăng nữa. Không nên để những cái bao ấy chiếm trọn lí
trí của bản thân vì có thể dẫn đến những tác động tiêu cực đến cộng đồng xung quanh.
Trong bối cảnh xã hội hiện đại sôi động ngày nay, những sự thay đổi là không thể tránh
khỏi. Mỗi cá nhân cần phải biết xây dựng lối sống lành mạnh và dám thay đổi, dám thử
sức, đương đầu với hoàn cảnh, đối mặt với chính bản thân để trở nên hoàn thiện hơn. Đồng
thời, chúng ta cần phê phán những tư tưởng, biểu hiện của những “người trong bao”, kết
nối mình với những người sống hèn nhát, thu mình thái quá và động viên họ để cùng nhau
xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.

You might also like